Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số giá thể đến sinh trưởng, phát triển của cà chua tại trường đại học nông lâm thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.6 MB, 88 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHẠM THỊ TRÚC
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ GIÁ THỂ ĐẾN
SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÀ CHUA TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NƠNG LÂM THÁI NGUN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Ngành

: Khoa học cây trồng

Khoa

: Nơng học

Khóa học

: 2016 – 2020

Thái Nguyên, năm 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHẠM THỊ TRÚC
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ GIÁ THỂ ĐẾN
SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÀ CHUA TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NƠNG LÂM THÁI NGUN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Ngành

: Khoa học cây trồng

Lớp

: K48 - TT - N02

Khoa

: Nơng học

Khóa học

: 2016 – 2020

Giảng viên hướng dẫn


: TS. Hà Duy Trường

Thái Nguyên, năm 2020


i
LỜI CẢM ƠN
Ngày nay khi tiến bộ khoa học ngày càng phát triển đòi hỏi mỗi sinh
viên khi ra trường khơng chỉ vững về lý thuyết mà cịn giỏi về tay nghề với
phương châm “học đi đôi với hành’’, “lý thuyết gắn liền với thực tiễn”. Do
vậy việc thực tập tốt nghiệp là giai đoạn quan trọng và cần thiết với mỗi sinh
viên bởi qua đó mỗi sinh viên có điều kiện hệ thống, củng cố lại toàn bộ kiến
thức đã học và hiểu rõ mối quan hệ giữa kiến thức lý luận và thực tiễn.
Được sự nhất trí, phân công của nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa
Nông Học em đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số
giá thể đến sinh trưởng, phát triển của Cà chua tại trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên’’.
Để được kết quả này em xin cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô trong
khoa. Đặc biệt sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của thầy TS. Hà Duy Trường đã
tạo điều kiện giúp đỡ em vượt qua những khó khăn trở ngại để hồn thành tốt
luận văn của mình.
Với khoảng thời gian hạn hẹp và trình độ chun mơn cịn nhiều hạn chế,
nên đề tài của em không tránh khỏi những thiếu sót, vậy kính mong sự chỉ
bảo góp ý của các thầy cơ để khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên

Phạm Thị Trúc



ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
MỤC LỤC ......................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................... vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................ viii
PHẦN 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục đích nghiên cứu đề tài ........................................................................ 2
1.3. Yêu cầu của đề tài ...................................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.................................................................... 2
1.4.1 Ý nghĩa khoa học ..................................................................................... 2
1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................... 2
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 3
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 3
2.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài ........................................................................... 3
2.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ........................................................................ 3
2.2. Nguồn gốc, phân loại và phân bố cà chua ................................................. 4
2.2.1. Nguồn gốc ............................................................................................... 4
2.2.2. Phân loại .................................................................................................. 4
2.2.3. Phân bố cà chua trên thế giới .................................................................. 5
2.3. Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế ........................................................ 6
2.3.1. Giá trị dinh dưỡng ................................................................................... 6
2.3.2. Ý nghĩa kinh tế ........................................................................................ 7
2.4. Đặc điểm thực vật học của cây cà chua ..................................................... 8
2.4.1. Rễ ............................................................................................................ 8



iii
2.4.2. Thân ......................................................................................................... 8
2.4.3. Lá ............................................................................................................. 8
2.4.4. Hoa .......................................................................................................... 9
2.4.5. Quả .......................................................................................................... 9
2.5. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh đối với sinh trưởng và phát triển cây cà
chua ................................................................................................................... 9
2.5.1. Nhiệt độ ................................................................................................... 9
2.5.2. Ánh sáng .................................................................................................. 9
2.5.3 Nước ....................................................................................................... 10
2.5.4. Dinh dưỡng............................................................................................ 10
2.6. Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới và Việt Nam............................. 12
2.6.1. Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới ............................................... 12
2.6.2. Tình hình sản xuất cà chua ở Việt Nam ................................................ 12
2.7. Nghiên cứu về giá thể trồng rau ............................................................... 14
2.7.1. Tình hình nghiên cứu giá thể trên thế giới ............................................ 14
2.7.2.Tình hình nghiên cứu giá thể ở Việt Nam.............................................. 14
2.8. Giới thiệu một số nguyên liệu phối trộn giá thể ...................................... 15
2.8.1. Xơ dừa ................................................................................................... 15
2.8.2 . Vỏ trấu hun ........................................................................................... 16
2.8.3. Phân gia súc........................................................................................... 16
2.8.4. Phân gà .................................................................................................. 17
2.8.5. Phân trùn quế......................................................................................... 17
2.8.6. Bã dong riềng ........................................................................................ 18
2.9. Kết luận rút ra từ tổng quan ..................................................................... 18
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 19
3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ............................................................. 19



iv
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 19
3.1.2. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................... 19
3.2. Địa điểm thời gian nghiên cứu ................................................................. 20
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 20
3.4. Phương pháp bố trí thí nghiệm................................................................. 20
3.5. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cà chua ........................................................ 21
3.6. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ...................................................... 22
3.7. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 24
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 25
4.1. Phân tích một số chỉ tiêu hóa lý trong giá thể trước khi trồng và giai đoạn
thu hoạch ......................................................................................................... 25
4.2. Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến sinh trưởng, năng suất và chất
lượng quả cà chua............................................................................................ 28
4.2.1. Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến động thái tăng trưởng chiều cao
cây cà chua ...................................................................................................... 28
4.2.2. Ảnh hưởng của giá thể đến động thái ra lá trên thân chính cây cà chua ..... 30
4.2.3. Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến thời gian sinh trưởng, phát triển
cây cà chua thí nghiệm .................................................................................... 32
4.2.4. Ảnh hưởng của giá thể đến các yếu tố cấu thành năng suất cà chua .... 33
4.2.5. Ảnh hưởng của giá thể đến chất lượng của cà chua ............................. 35
4.2.6. Ảnh hưởng của giá thể đến tình hình sâu bệnh hại cà chua .................. 38
4.2.7. Ảnh hưởng của giá thể đến hiệu quả kinh tế cà chua ........................... 40
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................... 41
5.1. Kết luận .................................................................................................... 41
5.1.1. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu lý hóa trong giá thể trước khi trồng và
giai đoạn thu hoạch ......................................................................................... 41
5.1.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số giá thể đến sinh trưởng, năng



v
suất và chất lượng của giống cà chua lai F1 T252 .......................................... 41
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 43
PHỤ LỤC


vi
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Nhu cầu dinh dưỡng của cà chua ở các mức năng suất khác nhau ....... 11
Bảng 2.2 Diện tích, năng suất, sản lượng của cà chua trên thế giới ............... 12
Bảng 2.3: Diện tích, năng suất và sản lượng cà chua ở Việt Nam .................. 13
Bảng 4.1: Phân tích một số chỉ tiêu hóa lý trong giá thể trước khi trồng và giai
đoạn thu hoạch ................................................................................ 25
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của giá thể đến động thái tăng trưởng chiều cao cây
cà chua ...................................................................................... 29
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của giá thể đến động thái ra lá trên thân chính cây cà
chua .......................................................................................... 31
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của giá thể đến thời gian sinh trưởng, phát triển của
cây cà chua ............................................................................... 32
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của giá thể đến các yếu tố cấu thành năng suất cà chua .... 33
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của giá thể đến chất lượng của cà chua ....................... 36
Bảng 4.7 Ảnh hưởng của giá thể đến tình hình sâu bệnh hại cà chua ............ 39
Bảng 4.8: Ảnh hưởng của giá thể đến hiệu quả kinh tế .................................. 40


vii
DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 4.1: Biểu đồ pH giá thể trước khi trồng và giai đoạn thu hoạch ............ 26
Hình 4.2: Biểu đồ EC giá thể trước khi trồng và giai đoạn thu hoạch............ 27
Hình 4.3: Biểu đồ tương quan giữa EC với năng suất cà chua ....................... 35
Hình 4.4: Biểu đồ tương quan giữa EC và độ Brix......................................... 38


viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Nội dung đầy đủ

Từ viết tắt
CT

Công thức

CV

Hệ số biến động

FAO

Tổ chức nông nghiệp Liên Hợp Quốc

GT

Giá thể

LSD

Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa


NXB

Nhà xuất bản

TB

Trung bình


1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Tăng dân số tồn cầu và tình trạng mất diện tích đất nông nghiệp đồng
nghĩa với nhu cầu lương thực sẽ ngày càng tăng lên trong tương lai. Để khắc
phục tình trạng trên, công nghệ trồng cây không cần đất đang được mở rộng
nhanh chóng xuyên suốt các quốc gia trên thế giới. Trồng cây khơng cần đất
cho phép kiểm sốt các yếu tố sinh trưởng, phát triển. Ứng dụng trong sản
xuất rau sạch, giảm bớt và rút ngắn thời gian xử lý nông sản sau thu hoạch.
Hiện nay xơ dừa, bã dong riềng, vỏ trấu là những phụ phẩm nông nghiệp
chưa được tận dụng triệt để, đang có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ việc
đốt, bỏ bừa bãi. Để tận thu hiệu quả nguồn nguyên liệu dư thừa trong sản xuất
nông nghiệp, một giải pháp hiệu quả được đề ra là sử dụng chúng tạo giá thể
trồng cây.
Cà chua là loại cây ăn quả có giá trị dinh dưỡng cao, nhiều chất dinh
dưỡng có lợi cho cơ thể như carotene, lycopene, vitamin A, B, C, E trong đó
có khoảng 95%-99% là vitamin A, 60%-70% là Vitamin B2 và gần 100%
Vitamin C…và nhiều khống chất có trong quả cà chua như: Ca, Fe, P, S, K,
Mg, Na…Theo Đỗ Tất Lợi (1990) [9], cà chua có thể bảo vệ những người

nghiện thuốc lá khỏi nguy cơ bị bệnh phổi, lycopen trong cà chua có tác động
mạnh đến việc giảm sự phát triển nhiều loại ung thư như tiền liệt tuyến, ung
thư ruột kết, ung thư trực tràng, nhồi máu cơ tim… Ngoài những giá trị về
dinh dưỡng, xét về mặt kinh tế cà chua là cây rau ăn quả quan trọng của nhiều
vùng chuyên canh, cho hiệu quả kinh tế năng suất cao, sinh trưởng nhanh, bảo
quản được tương đối dài hơn so với các loại rau khác, quả có thể vận chuyển
đi xa thuận lợi.
Tuy nhiên để đảm bảo cho cà chua sinh trưởng tốt, cho trái nhiều thì cần


2
kết hợp rất nhiều yếu tố lại với nhau, xong ảnh hưởng của giá thể đóng vai trị
rất quan trọng. Giá thể phải đảm bảo các yếu tố như giá rẻ, có sẵn ở địa
phương, ổn định, khả năng giữ nước và thốt nước tốt, ít nhiễm sâu bệnh.
Chính vì vậy, đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số giá thể đến sinh
trưởng, phát triển của Cà chua tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên’’
được thực thiện nhằm xác định tỷ lệ phối trộn giá thể thích hợp cho sinh
trưởng, phát triển của cà chua.
1.2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Xác định được loại giá thể hữu cơ phù hợp nhất cho sinh trưởng, năng
suất và chất lượng của cà chua trong nhà màng tại trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của cây cà chua trên các
nền giá thể khác nhau.
- Đánh giá được khả năng cho năng suất của cà chua trên các nền giá
thể khác nhau.
- Xác định một số chỉ tiêu về chất lượng quả cà chua.
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.4.1 Ý nghĩa khoa học

- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học về
ảnh hưởng của một số loại giá thể đến khả năng sinh trưởng, năng suất và
chất lượng của cà chua tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Kết luận của đề tài là cơ sở khoa học cho định hướng sử dụng các loại
giá thể nhằm phát triển sản xuất cà chua. Xác định được loại giá thể thích hợp
cho cây cà chua góp phần làm hồn thiện quy trình kỹ thuật trồng cà chua trên
nền giá thể phù hợp nhất.


3

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
Giá thể là cách gọi chung cho tất cả các hỗn hợp, vật liệu giúp tạo môi
trường thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng. Có khả năng giữ nước, tạo
độ thoáng cho sự phát triển của cây, hỗn hợp này được dùng đơn lẻ hoặc trộn
lại để tận dụng ưu điểm từng loại. Giá thể thường được trộn từ các vật liệu
khác nhau như phân hữu cơ, vỏ cây, chất thải xanh, xơ dừa, than bùn hoặc các
thành phần khoáng chất như đất sét, đá bọt và đá trân châu (Theo nguồn tin
báo điện tử thegioinhanong.vn) [17]
Theo Roe và cộng sự (1993) việc ứng dụng sản xuất giá thể đặt nền tảng
cho việc phòng trừ cỏ dại sinh trưởng giữa các hàng rau ở các thời vụ. Chất
thải hữu cơ là tiền đề làm tăng giá trị thương mại của các loại giá thể. Nhờ
vào kỹ thuật, công nghệ mà làm tăng chất lượng cây và giảm thời gian sản
xuất. Cho thấy lợi nhuận của việc sử dụng giá thể trên vùng đất nghèo dinh
dưỡng làm tăng độ màu mỡ của đất, tăng thêm lượng đạm trong đất và làm
tăng năng suất chất lượng rau.

Theo Lê Thị Hảo (2013) [6], sử dụng giá thể trồng cà chua làm giảm sự
ảnh hưởng của sâu bệnh hại và làm tăng năng suất chất lượng quả.
2.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
Hiện nay, cà chua đang được trồng nhiều ở trang trại, mơ hình và các
khu nhà ở tuy nhiên diện tích còn hạn chế do thiếu đất. Năng suất, chất lượng
sản phẩm chưa tốt do đất chưa đáp ứng đủ điều kiện cho cây trồng. Từ đó, các
loại vật liệu có hàm lượng dinh dưỡng cao đã được phối trộn với nhau tạo
thành giá thể, đựng trong túi bầu để trồng cà chua là giải pháp cho vấn đề
thiếu đất và đất nghèo dinh dưỡng hiện nay.


4
2.2. Nguồn gốc, phân loại và phân bố cà chua
2.2.1. Nguồn gốc
Tomato là tên gọi của Nam Mỹ cho cây cà chua, từ này có nguồn gốc từ
xitomate hoặc zitotomate và mexican tomati. Cây cà chua có nguồn gốc ở
Peru, Bolivia và Ecuador. Trước khi Cờ-rít-tốp-cơ-lơng tìm ra Châu Mỹ thì cà
chua đã được trồng ở Peru và Mehico. Những loại cà chua hoang dại gần gũi
với cà chua trồng ngày nay vẫn được tìm thấy dọc theo núi Andes(Peru),
Ecuado, Bolivia, Chile. Vào năm 1554, cà chua được nhà nghiên cứu thực vật
Pier Andrea Mattioli giới thiệu những giống cà chua từ Mehico có màu vàng
đỏ nhạt, năm 1650 ở Bắc Âu thời gian đầu cà chua chỉ dùng để trang trí để
thỏa tính tị mị. Năm 1710 Thomas jeffeson đã trồng cà chua trong vườn
nhưng khơng tìm được kết quả mong muốn trong việc cải tiến giống cà chua.
Năm 1750 cà chua được trồng ở Anh để làm thực phẩm, nhưng phải mãi đến
thế kỷ 19 (1830) cà chua mới thực sự trở thành loại thực phẩm cho bữa ăn
hàng ngày của con người.
Đến thế kỷ 20 được di thực vào nước ta sau đó được trồng trên diện
rộng. Cà chua là cây rau quan trọng được trồng và sử dụng khắp nơi trên thế
giới. Vào năm 1863 có 23 giống cà chua được giới thiệu, sau đó 2 thập kỷ, số

lượng đã tăng nhanh chóng lên tới 200 giống. Cho đến nay số lượng và chủng
loại cà chua rất phong phú, đa dạng, phần nào đáp ứng được nhu cầu của
người tiêu dùng khắp nơi trên thế giới (Nguyễn Thúy Hà 2010) [3].
2.2.2. Phân loại
Cây cà chua thuộc họ cà (Sonalaceoe), có tên khoa học là Lycopersicon
esculentum Mill, dạng thân thảo hàng năm hoặc thân thảo lưu niên thuộc chi
lycopersicon chi này thường được chia làm 2 chi phụ dực vào màu sắc quả:
- Chi phụ Eulycopersicon ( red fruited ): Quả của chi này có màu đỏ
hoặc vàng, hoa to là cây hàng năm. Chi này gồm 2 loại:


5
+ L. Esculentum: Cà chua thông thường
+ L. Pimpineliolium: Cà chua nhỏ
- Chi phụ Eriopersicon: Quả của chi này có màu xanh, có sọc tía, có
lơng, hạt nhỏ
Chi này gồm 5 loại:
+ L. Cheesmanii: Hoang dại
+ L. Chilense: Hoang dại
+ L. Glandulosum: Hoang dại
+ L. Hirsutum: Hoang dại
+ L. Peruvianum: Hoang dại
- Những biến đổi chủng thực vật:
+ L. Esculentum là loại cà chua trồng trọt, có bốn chủng sau đây:
+ L. Esculentum var. Co mmune: Cà giống cà chua thông thường, hầu
hết các giống cà chua thông thường đều thuộc chủng này.
+ L. Esculentum var. Validum: Cà chua anh đào, thuộc loại hình sinh
sản hữu hạn, cây đứng, mập lùn.
+ L. Esculentum var. Grandfolium: Lá to, giống lá khoai tây, mặt lá
rộng và láng bóng, số lá trên cây từ ít đến trung bình.

+ L. Esculentum var. Pyirforme: Cà chua dạng hình quả lê
2.2.3. Phân bố cà chua trên thế giới
Đầu thế kỷ 16, cà chua được đưa vào Italia. Năm 1570 các nước Đức,
Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha cũng đã biết giống cà chua có hình quả nhỏ.
Năm 1596, ở Anh cà chua trồng dùng làm cây cảnh gọi là love apple. Sang
thế kỷ 17, cà chua được trồng rộng rãi khắp lục địa Châu Âu, nhưng cũng chỉ
được xem như một loại cây cảnh và bị quan niệm sai lệch cho là loại quả độc.
Đến thế kỷ 18, cà chua mới được chấp nhận là cây thực phẩm ở Châu Âu, đầu
tiên là Italia và ở Tây Ban Nha. Ở Châu Á, cà chua suốt hiện vào thế kỷ 18,


6
đầu tiên ở Philippin, Inđôlnêxia và Malayxia thông qua các lái buôn từ Châu
Âu và thực dân Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha. Từ đó cà chua được phổ
biến ở Châu Á. Ở Châu Bắc Mỹ lần đầu tiên người ta nói đến cà chua vào
năm 1710, nhưng mới đầu chưa được chấp nhận do quan niệm rằng cà chua
chứa độc, gây hại cho sức khỏe. Tới năm 1830 cây cà chua mới được coi là
cây thực phẩm cần thiết như ngày nay. Đến tận nửa đầu thế kỷ 20 cà chua mới
trở thành cây trồng phổ biến trên toàn thế giới (Nguyễn Thúy Hà 2010) [3].
2.3. Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế
2.3.1. Giá trị dinh dưỡng
Cây cà chua là loại cây ăn quả có giá trị dinh dưỡng cao, trong quả chín
có nhiều đường chủ yếu là đường glucoza, có nhiều vitamin B1, B2, C, axit
amin và nhiều khoáng quan trọng Ca, P, Fe…
Theo Edward C. Tigchelaar (1989) thì thành phần hóa học của cà chua
như sau:
Nước: 94% - 95%
Chất khô: 5 - 6%
Trong chất khô gồm các chất chủ yếu:
- Đường (glucoza, fructoza, sucroza): 50%

- Chất khơng hịa tan trong rượu (protein, xenlulo, pictin,
polysacarit): 21%
- Axit hữu cơ (xitric, malic, galacturonic, pyrolidon-cacboxylic): 12%
- Chất vô cơ: 7%
- Các chất khác: 5%
Theo Tạ Thị Cúc và cộng sự (2007) [2] kết quả phân tích trên 100 mẫu
cà chua trồng ở vùng Đồng Bằng Sông Hồng có thành phần hóa học chủ yếu
sau: Hàm lượng chất khô 4,3 - 6,4%, hàm lượng đường tổng số 2,6 - 3,5%, độ


7
Brix khoảng 2,6 - 3,5%, axit tổng số 0,22 - 0,72 và Vitamin C 17,1 - 18,8
mg/100g.
2.3.2. Ý nghĩa kinh tế
Cà chua là cây có giá trị kinh tế cao được trồng rộng rãi trên thế giới. Ở
nước ta cà chua được trồng trên 100 năm nay, diện tích trồng cà chua khoảng
13,000 ha. Cà chua là loại rau được sử dụng rộng rãi, cách chế biến đa dạng
và phong phú. Ở Đài Loan hàng năm xuất khẩu cà chua tươi với tổng giá trị là
952.000 USD và 40.800 USD cà chua chế biến, mỗi hecta mang lại 4.0005000 USD ( Nguyễn Xuân Hiền và cộng sự, 2003) [7]. Lượng cà chua trao
đổi trên thị trường thế giới năm 1999 là 36,7 triệu tấn, trong đó cà chua được
dùng ở dạng quả tươi chỉ từ 5 - 7%. Ở Mỹ (1997) tổng giá trị sản xuất 1 ha cà
chua cao hơn 4 lần so với lúa nước và 20 lần so với lúa mì.
Quả cà chua có thể ăn tươi, nhất là các giống cà chua hồng, quả ăn vừa
ngọt vừa có vị chua thanh. Cà chua cũng có thể nấu canh với thịt, đánh nước
sốt với cá. Quả cà chua còn dùng làm nguyên liệu chế biến đồ hộp, làm nước
quả, phơi khơ làm mứt…
Cây cà chua có thể cho năng suất cao, sinh trưởng nhanh, bảo quản
được tương đối dài hơn so với các loại rau khác, quả có khả năng vận chuyển
thuận lợi và đi xa.
Ở Việt Nam, tùy theo đặc điểm của từng vùng sinh thái, thời vụ và kinh

nghiệm sản xuất của nhà vườn mà có thể thu trên 1 đến 2 - 3 triệu
đồng/sào.Theo Tạ Thị Cúc, 2006 [1] ở Vùng Gia Lâm (Hà Nội) tổng giá trị
sản xuất thu từ cà chua là 27.409.000 triệu đồng/ha, lãi 15.087.000 triệu
đồng/ha. Cà chua là rau quan trọng của nhiều vùng chuyên canh, là cây trồng
có hiệu quả kinh tế cao.


8
2.4. Đặc điểm thực vật học của cây cà chua
2.4.1. Rễ
Rễ chùm, ăn sâu và phân nhánh mạnh, khả năng phát triển rễ phụ rất
lớn. Trong điều kiện tối hảo những giống tăng trưởng mạnh có rễ ăn sâu 1 1,5m và rộng 1,5 - 2,5m vì vậy cà chua chống hạn tốt. Khi cấy rễ chính bị đứt,
bộ rễ phụ phát triển và phân bố rộng lên cây cũng chịu đựng được kiều kiện
khô hạn. Bộ rễ ăn sâu, cạn, mạnh hay yếu đều liên quan đến mức độ phân
cành và phát triển của bộ phận trên mặt đất, do đó khi trồng cà chua tỉa cành,
bấm ngọn, bộ rễ thường ăn nông và hẹp hơn so với điều kiện trồng tự nhiên.
2.4.2. Thân
Căn cứ vào đặc điểm sinh trưởng về chiều cao cây có thể chia làm
3 loại:
+ Thân lùn: Cây mập, thấp lùn, lóng ngắn, cây mọc thành bụi, chiều
cao cây dưới 65cm loại này không cần tạo hình, hạn chế việc tỉa cành.
+ Loại cao: Cây cao thân lá phát triển mạnh, chiều cao cây trên 120cm,
lóng dài, lá có từ 3 - 4 đơi lá chép, có nhiều lá giữa và lá bên. Trong sản xuất
tỉa cành, tỉa hoa, làm dàn.
+ Loại trung bình: Loại này có chiều cao cây 65 - 120 cm.
2.4.3. Lá
Lá cà chua thuộc lá kép lông chim lẻ, mỗi lá hồn chỉnh có 3 - 4 đơi lá
chép. Ngọn lá có một phiến lá riêng biệt gọi là lá đinh. Giữa các lá chét cịn
có lá giữa và lá bên nhỏ hơn lá chét. Đặc trưng đặc tính lá của giống biểu hiện
đầy đủ nhất khi có chùm hoa đầu tiên. Năng suất cà chua cao hay thấp phụ

thuộc nhiều vào số lượng lá trên cây. Lá ít ảnh hưởng tới q trình quang hợp
của cây, bên cạnh đó cịn ảnh hưởng tới chất lượng quả, nếu không đủ lá để
che quả sẽ gây ra hiện tượng nứt và dám quả. Diện tích lá lớn hay nhỏ phụ
thuộc nhiều vào giống và kỹ thuật trồng trọt.


9
2.4.4. Hoa
Hoa cà chua thuộc loại hoa hoàn chỉnh bao gồm lá đài, cánh hoa, nhị và
nhụy. Thuộc loại hoa chùm, hoa đính vào chùm bằng cuống ngắn, ở cuống
hoa có một lớp tế bào riêng rẽ, khi gặp điều kiện không thuận lợi lớp tế
bào này sẽ chết đi và làm cho hoa bị rụng. Hoa cà chua nhỏ, có màu vàng,
thường mọc thành chùm. Mỗi chu kỳ sống có khoảng 20 chùm, mỗi chùm
có từ 5 - 20 hoa.
2.4.5. Quả
Cà chua thuộc loại quả mọng bao gồm vỏ, thịt quả, vách ngăn, giá lỗn, ở
giữa có trục. Khối lượng quả có sự chênh lệch đáng kể giữa các loài 1 - 2 g đến
200 - 300g. Căn cứ vào khối lượng quả chia làm 3 loại: quả nhỏ có khối lượng
trung bình dưới 50g, quả trung bình 50 - 100g, quả trên 100g. Màu sắc quả cà
chua phụ thuộc vào màu sắc vỏ quả và thịt quả. Màu sắc quả thay đổi trong q
trình chín thường có từ hồng nhạt đến đỏ thẫm hoặc vàng đến vàng sáng.
2.5. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh đối với sinh trưởng và phát triển
cây cà chua
2.5.1. Nhiệt độ
Cà chua ưa khí hậu ấm áp, khả năng thích nghi rộng, chịu được nhiệt
độ cao, nhưng mẫn cảm với rét. Cà chua sinh trưởng bình thường trong phạm
vi nhiệt độ 15 - 35°C. Nhiệt độ thích hợp cho cà chua nằm trong giới hạn 22 24°C. Giới hạn nhiệt độ thấp là 10°C và nhiệt độ tối cao là 35°C. Hạt nảy
mầm tốt ở nhiệt độ 25 - 30°C, nhưng nhiệt độ thích hợp là 29°C. Quá trình
sinh trưởng tốt ở nhiệt độ 20 - 22°C, sắc tố hình thành ở nhiệt độ 20°C, q
trình chín ở nhiệt độ 24 - 30°C, lớn hơn 35 độ các sắc tố bị phân giải.

2.5.2. Ánh sáng
Cà chua là cây trồng không phản ứng với độ dài ngày, có thể ra hoa
trong điều kiện chiếu sáng cả ngày dài lẫn ngày ngắn. Cà chua là cây ưu


10
cường độ ánh sáng mạnh. Ánh sáng đầy đủ cây con sinh trưởng tốt, cây ra hoa
thuận lợi, năng suất, chất lượng tốt. Cây thiếu ánh sáng biểu hiện hình thái
bên ngoài yếu ớt lá nhỏ, mỏng, cây vống, ra hoa quả chậm, năng suất chất
lượng giảm.
2.5.3 Nước
Chế độ nước trong cây ảnh hưởng nhiều đến quá trình sinh lý diền ra
trong cây như: Quang hợp, hô hấp, sinh trưởng và phát triển. Cây cà chua
chịu được hạn như không chịu được úng. Hạt cà chua hút nước 32 - 36% so
với khối lượng bản thân để nảy mầm. Khi độ ẩm đất 70% thì số lượng hạt nảy
mầm cao nhất và thu được cây giống cao nhất. Độ ẩm thích hợp cho cây cà
chua sinh trưởng phát triển là 70-80%. Thiếu nước cây sinh trưởng kém lóng
ngắn, lá nhỏ, rụng nụ, rụng hoa, rụng quả. Thừa nước cũng ảnh hưởng đến
sinh trưởng phát triển của cà chua. Trong điều kiện độ ẩm khơng khí cao
(95%), cây sinh trưởng mạnh, lá mềm, mỏng, giảm khả năng chống chịu với
điều kiện bất thuận và sâu bệnh hại. Hàm lượng nước trong quả cao, giảm
nồng độ các chất hòa tan, bảo quản và vận chuyển gặp nhiều khó khăn.
2.5.4. Dinh dưỡng
Cà chua có thời gian sinh trưởng dài, thân lá sinh trưởng mạnh, khả
năng ra hoa ra quả nhiều, tiềm năng cho năng suất rất lớn. Vì vậy cung cấp
đầy đủ chất dinh dưỡng là yếu tố và tính chất quyết định đến năng suất và
chất lượng quả.
Đất phù hợp với cây cà chua là đất thịt nhẹ, đất cát pha, tơi xốp, tưới
tiêu dễ dàng, độ pH từ 5,5 - 7,5. Độ pH thích hợp nhất cho cây cà chua phát
triển là 6 - 6,5. Trên đất có pH dưới 5, cây cà chua bị bệnh héo xanh gây hại.

Cà chua là loại cây thân lá sinh trưởng mạnh, khả năng ra hoa lớn, vì
vậy cần cung cấp đủ dinh dưỡng là yếu tố có tính chất quyết định đến năng
suất, chất lượng quả. Cà chua hút nhiều nhất là kali, sau đó là đạm và ít nhất


11
là lân. Cà chua sử dụng 60% lượng N, 50 - 60% K và 10 - 20% P tổng lượng
phân bón và đất suốt vụ trồng (theo Tạ Thu Cúc và cơng sự 2007) [6].
- Đạm có tác dụng thúc đẩy sinh trưởng thân lá, phân hóa hoa sớm, số
lượng hoa trên cây nhiều, hoa to tăng năng suất trên một đơn vị diện tích.
- Lân có tác dụng kích thích hệ rễ cà chua phát triển, nhất là thời kỳ cây
con. Bón phân đầy đủ sẽ phân hóa hoa sớm, hình thành chùm hoa sớm, hoa
nở sớm, quả chín sớm, rút ngắn thời gian sinh trưởng.
- Kali cần thiết hình thành thân, bầu quả, kali làm cho cây cứng, chắc,
tăng khả năng chống chịu sâu hại.
- Các yếu tố vi lượng có tác dụng quan trọng đối với sự sinh, trưởng
phát triển của cây: Bo, Mn, Zn, Cu…Đặc biệt Bo có vai trị rất lớn trong việc
hạn chế rụng hoa, rụng quả. Bo thúc đẩy việc hút canxi của cây, tăng trưởng
canxi cho cây. Bón Bo vào thời kỳ cây sắp ra hoa làm tăng tỉ lệ đậu quả.
Thiếu Bo bộ lá kém phát triển, chồi đỉnh dễ bị thối, quả bị biến dạng.
- Zn (kẽm) thúc đẩy việc sử dụng và chuyển hóa đạm cho cây. Cây
thiếu Zn có thể bị giảm 50 % năng suất.
- Mn (mangan) thúc đẩy cây nảy mầm sớm, làm cho rễ to khỏe, cây ra
hoa kết quả nhiều.
Bảng 2.1 Nhu cầu dinh dưỡng của cà chua ở các mức năng suất khác nhau
Nguyên tố dinh dưỡng (kg/ha)
P
K
Mg
2,0

20,0
2,25

Năng suất
(tấn/ha)
5

N
14,5

10

29,0

4,0

40,0

4,50

23,50

25

72,5

10,0

100,0


11,25

58,75

100

290,0

40,0

400,0

45,00

235,00

200

580,0

80,0

800,0

90,00

470,00

Ca
11,75


Nguồn: Robert Cowell


12
2.6. Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới và Việt Nam
2.6.1. Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới
Trong những năm gần đây, sản xuất cà chua trên thế giới có những biến
đổi cả về diện tích, năng suất, sản lượng số liệu được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.2 Diện tích, năng suất, sản lượng của cà chua trên thế giới
Năm

Diện tích (ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (tấn)

2014

4.903.097

356.484

174.787.530

2015

4.799.965


368.385

176.823.434

2016

5.013.367

355.367

176.501.042

2017

4.848.384

373.334

178.158.747

2018

4.762.457

382.694

180.945.772

Nguồn: FAOSTAT, 2020 [15]
Qua bảng 2.2 ta thấy: Diện tích trồng cà chua trên thế giới tăng giảm

qua các năm. Năm 2014 - 2015 diện tích trồng cà chua giảm, đến năm 2016
diện tích trồng cà chua tăng, sau đó giảm dần qua các năm 2017 - 2018. Năm
2014 diện tích trồng là 4.903.097 ha, đến năm 2018 là 4.762.457 ha. Về
năng suất mặc dù diện tích trồng có sự thay đổi nhưng năng suất cà chua
vẫn tăng dần qua các năm. Năm 2014 năng suất 356.484 tạ/ha, năm 2016
diện tích tăng nhưng năng suất trồng lại giảm so với những năm trước.
Năm 2018 năng suất 382.694 tạ/ha, tăng 26,21 tạ/ha so với năm 2014. Sản
lượng cà chua có chiều hướng tăng, đạt 180.945.772 tấn vào năm 2018 tăng
6.158.242 tấn so với năm 2013.
2.6.2. Tình hình sản xuất cà chua ở Việt Nam
Ở nước ta cà chua được trồng rất lâu đời, cho đến nay cà chua vẫn là
loại rau ăn quả chủ lực được nhà nước ưu tiên phát triển.


13
Bảng 2.3: Diện tích, năng suất và sản lượng cà chua ở Việt Nam
Năm

Diện tích (ha)

Năng suất
(tấn/ha)

Sản lượng
(tấn)

2013

26.589,5


33,9

901.384,1

2014

21.977,8

37,8

830.760,8

2015

23.308,9

39,7

925.362,5

2016

24.699,9

40,2

992.935,2

2017


25.592,3

40,5

1.036.486,5

Nguồn: Số liệu của Tổng Cục Thống Kê 2018
Năm 2017 diện tích cà chua khoảng 25,59 nghìn ha, năng suất trung
bình 40,5 tấn/ha (Tổng cục Thống kê, 2018). Phần lớn ở nước ta cà chua được
trồng ở các tỉnh phía Bắc, hiện nay vẫn tập trung lớn ở đồng bằng Sông
Hồng, Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Tây, Nam Định,.. chiếm trên 60% diện tích
của cả nước. Tại các tỉnh phía Nam ước đạt 9.000 ha, chiếm khoảng 40%
diện tích trồng cà chua cả nước, được trồng nhiều ở các tỉnh như : Lâm
Đồng, An Giang, TP Hồ Chí Minh, Bình Thuận… trong đó Lâm Đồng chiếm
diện tích lớn nhất, khoảng 7.000 ha, năng suất trung bình đạt 50 - 60 tấn/ha
(Nguyễn Thế Thuận, 2016) [11]
Cà chua là một trong những mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao kể cả
dạng tươi và dạng chế biến. Ở Việt Nam diện tích gieo trồng cà chua hằng
năm biến động từ 23 - 25 nghìn ha, năng suất trung bình 30 - 40 tấn/ha. Mức
tiêu thụ bình quân đầu người của nước ta là: 3kg/người/năm. Tại khu vực
Đơng Anh, Hồi Đức, Thanh trì (Hà Nội) sản xuất cà chua mỗi năm một sào
cho thu nhập 40 - 50 triệu đồng. Cà chua là loại cây ngắn ngày, trồng khoảng
2,5 tháng là cho thu hoạch trừ chi phí, mỗi sào cà chua lãi từ 20 - 25 triệu
đồng/vụ, cao hơn nhiều so với lúa. Trồng lúa chỉ giải quyết 230 - 250 công


14
lao động, trong đó trồng cà chua giải quyết được 1100 - 1200 công lao động.
2.7. Nghiên cứu về giá thể trồng rau
2.7.1. Tình hình nghiên cứu giá thể trên thế giới

Ở các nước đang phát triển, hỗn hợp đặc biệt gồm đá châu, than mùn, cát
khơ có sẵn ở dạng sử dụng được cung cấp ngay cho mục đích thay thế đất.
Các trang trại thâm canh chủ yếu ở các nước đang phát triển thiên về nhập
khẩu những hỗn hợp khơng phải là đất này, khơng có khả năng khai thác và
sử dụng vật liệu sẵn có ở địa phương. Thực tế, mơi trường nhiệt đới có rất
nhiều vật liệu có thể sử dụng pha chế hỗn hợp bầu trong vườn ươm.
- Masstalerz (1997) [13] cho biết ở Mỹ đưa ra cơng thức phối trộn (tính
theo thể tích) thành phần phối trộn hỗn hợp bầu bao gồm mùn sét, mùn cát sét
và mùn cát tỉ lệ 1:2:2; 1:1:1 hay 1:2:0 đều cho hiệu quả. Cho thêm 5,5-7,7g
bột đá vôi và 7,7-9,6 supe phosphat cho một đơn vị thể tích.
- Theo Lawtence; Newell (1950) [14] cho biết Anh sử dụng đất mùn +
than bùn + cát thơ (tích theo thể tích) có tỉ lệ 2:1:1 để gieo hạt, để trồng cây là
7:3:2.
2.7.2.Tình hình nghiên cứu giá thể ở Việt Nam
Ở Việt Nam giá thể như xơ dừa, trấu hun, mùn cưa, cát, sỏi vụn,
đất nung xốp, đá trân châu, đá bọt núi lửa, loại vật liệu có nhiều thớ, sợi,
đang rất được ưa chuộng . Có thể dùng đơn lẻ hoặc trộn lại để tận dụng ưu
điểm từng loại.
Một giá thể tốt phải đảm bảo sự phát triển mạnh khỏe cho cây trồng
bằng việc cung cấp một loạt các yếu tố cần thiết sau:
- Có khả năng giữ ẩm, hút ẩm nhanh, thấm nước dễ dàng
- Có khả năng giữ độ thống khí
- Có pH trung tính và khả năng ổn định Ph
- Có khả năng tái sử dụng hoặc phân hủy an tồn trong mơi trường


15
- Sạch bệnh khơng có nguồn nấm bệnh lây nhiễm
- Cung cấp dinh dưỡng thiết yếu cho cây.
- Ngô Thị Hạnh (1997) [5] Viện rau quả Hà Nội đưa ra công thức trộn

giá thể cho gieo cải bao trong khay gồm đất + cát + phân chuồng + trấu hun
theo tỷ lệ 3:1:1:1 và lượng NPK là 500g sunphat amon, 500g supe photphat
và 170g clorua kali trong 1 tấm giá thể.
- Sở NN & PTNT Hà Nội (2003) [10] qua nghiên cứu bước đầu, đưa ra
5 công thức phối trộn giá thể cho 5 loại cây trồng như sau: Cây hồng Đà Lạt:
Than bùn 76,5% + bèo dâu 13,5% + 10% đất; cây cảnh: than bùn 76,5% +
6,75% trấu + 6,75% bèo dâu + 10% đất; hoa giống: Than bùn 45% + 22,5%
trấu + 22,5 bèo dâu + 10% đất; ớt: Than bùn 67,5% + 22,5% trấu hun + 10%
đất và cà chua : 67,5% than bùn + 22,5 bèo hoa dâu + 10% đất.
2.8. Giới thiệu một số nguyên liệu phối trộn giá thể
2.8.1. Xơ dừa
Đối với người dân Việt Nam thì dừa và xơ dừa đã khơng cịn xa lạ. Cây
dừa gắn bó lâu đời với nhiều nước trong đó có Việt Nam. Dừa là cây mang lại
rất nhiều lợi ích, từ thân dừa cây che bóng, đến lá dừa, nước của quả dừa. Đặc
biệt ngày nay xơ dừa đang được sử dụng nhiều nhất bởi xơ dừa ứng dụng và
được dùng với nhiều mục đích khác nhau trong nông nghiệp cũng như trong
sản xuất. Xơ dừa là vỏ của trái dừa mà chúng ta xé ra. Là phần của vỏ dạng
khơ và thường có màu nâu vàng.
Xơ dừa có rất nhiều tác dụng đối với đời sống con người được ứng
dụng nhiều trong sản xuất. Ngoài ra, xơ dừa khi trộn với các chất hữu cơ cũng
như với đất cho độ ẩm rất tốt và hiệu quả. Hỗn hợp này có tác dụng giữ được
độ ẩm, làm cho đất thêm tơi xốp. Tuy nhiên xơ dừa có tác dụng tốt nhưng
trong xơ dừa vẫn chứa nhiều chất chát chất này nếu chúng ta không ủ kỹ xơ
dừa thì khi sử dụng sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến cây trồng, đặc biệt là đối với


×