Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kĩ thuật canh tác đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng của giống sắn mới KM21 12 tại trường đại học nông lâm thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 85 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN VIẾT HOÀNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN
PHÁP KĨ THUẬT CANH TÁC ĐẾN SINH TRƯỞNG
NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA GIỐNG SẮN
MỚI KM21-12 TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
THÁI NGUYÊN
NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ: 60.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Viết Hưng

THÁI NGUYÊN, 2016


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tất cả các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận
văn là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Mọi trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng bảo vệ luận văn, trước phòng
quản lý sau đại học và nhà trường về các thông tin, số liệu trong đề tài.
Tác giả luận văn

Nguyễn Viết Hoàng



ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ nông nghiệp của mình, tôi đã nhận được
sự quan tâm của nhiều tập thể và cá nhân. Nhân dịp này, tôi xin chân thành
cảm ơn ban Giám hiệu, thầy giáo, cô giáo khoa Nông học, thầy cô giáo khoa
sau Đại học, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận
lợi và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS.
Nguyễn Viết Hưng, khoa Nông học, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên
đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi vượt qua khó khăn để hoàn
thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi cũng chân thành cảm ơn bạn bè và gia đình đã luôn động viên giúp
đỡ tôi về tinh thần và vật chất trong quá trình học tập và thời gian thực hiện
luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình.
Do còn hạn chế về trình độ lý luận và kinh nghiệm thực tế nên
không tránh khỏi thiếu sót, tôi rất mong được sự giúp đỡ, góp ý kiến bổ
sung của các thầy cô để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 9 năm 2016
Học viên

Nguyễn Viết Hoàng


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .........................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ vi
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................3
3. Yêu cầu của nghiên cứu. .........................................................................................3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................4
1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn trên thế giới ...................................................4
1.2. Tình hình sản xuất sắn các châu lục trên thế giới ................................................5
Toàn thế giới ...............................................................................................................5
1.3. Tình hình sản xuất sắn ở Việt Nam ......................................................................7
1.4. Tình hình sản xuất sắn của một số vùng ở Việt Nam ..........................................8
1.5. Tình hình sản xuất sắn tại tỉnh Thái Nguyên .......................................................9
1.6. Tình hình nghiên cứu về một số biện pháp kỹ thuật thâm canh sắn ở trên thế
giới và trong nước .......................................................................................................9
1.6.1. Tình hình nghiên cứu dinh dưỡng và kỹ thuật bón phân cho sắn .....................9
1.6.2. Tình hình nghiên cứu mật độ và khoảng cách trồng sắn trên thế giới và trong
nước. ..........................................................................................................................14
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................17
2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................17
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................................17
2.3.Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................17
2.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................17
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm ........................................................................17


iv
2.4.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi .............................................................19
2.5. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................................20
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................21

3.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến sinh trưởng năng suất
và chất lượng giống sắn mới KM21-12 ....................................................................21
3.1.1. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến sinh trưởng của giống sắn mới
KM21-12 ...................................................................................................................21
3.1.2. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất năng suất
và chất lượng của giống sắn mới KM21-12. .............................................................28
3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, năng suất và
chất lượng của giống sắn mới KM21-12...................................................................41
3.2.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng của giống sắn mới KM21-12 .41
3.2.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và
chất lượng của giống sắn mới KM21-12...................................................................47
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................................57
1.Kết luận ..................................................................................................................57
1.1. Thí nghiệm xác định tổ hợp phân bón thích hợp cho giống sắn mới KM21-12 57
1.2. Thí nghiệm xác định mật độ trồng thích hợp cho giống sắn mới KM21-12 ..............57
2. Đề nghị ..................................................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................59


v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BNN&PTNT : Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn
CIAT

: Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới

CSTH

: Chỉ số thu hoạch


CTTN

: Công thức thí nghiệm

ĐHNLTN

: Đại học Nông lâm Thái Nguyên

FAO

: Tổ Chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc

NLSH

: Năng lượng sinh học

NSCT

: Năng suất củ tươi

NSSVH

: Năng suất sinh vật học

NSTL

: Năng suất thân lá

NSCK


: Năng suất củ khô

NSTB

: Năng suất tinh bột

MARD

: Cổng thông tin điện tử Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

TB

: Trung bình

TLCK

: Tỷ lệ chất khô

TLTB

: Tỷ lệ tinh bột

CLT&CTP

: Viện cây lương thực và cây thực phẩm


vi
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng sắn trên thế giới từ năm 2009 – 2014.............. 4
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng sắn của các châu trên thế giới năm 2014 ........ 5
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất và sản lượng sắn ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2005
đến 2014 ................................................................................................................................. 7
Bảng 1.4. Diện tích, năng suất và sản lượng sắn của các vùng trong cả nước năm 2014 ..... 8
Bảng 1.5. Diện tích, năng suất và sản lượng sắn của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn
từ năm 2008- 2014 ................................................................................................................. 9
1.6.2. Tình hình nghiên cứu mật độ và khoảng cách trồng sắn trên thế giới và
trong nước. .......................................................................................................................... 14
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của giống
sắn mới KM21-12 tại Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên ......................................... 22
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến tốc độ ra lá của giống sắn mới KM21-12 tại
Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên ............................................................................. 23
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến tuổi thọ lá của giống sắn mới KM21-12 tại
Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên ............................................................................. 24
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến đặc điểm nông sinh học của giống sắn mới
KM21-12 tại Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên ....................................................... 26
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống
sắn mới KM21-12 tại Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên ......................................... 28
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến năng suất của giống sắn mới KM21-12
tại Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên ....................................................................... 30
Bảng 3.7: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến chất lượng của giống sắn mới KM21-12
tại Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên ....................................................................... 35
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến hiệu quả kinh tế của giống sắn mới KM2112 tại Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên ................................................................... 40
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của giống sắn
mới KM21-12 tại Trường Đại học Nông lâmThái Nguyên ................................................. 42
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tốc độ ra lá của giống sắn mới KM21-12 tại
Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên ............................................................................. 43



vii
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tuổi thọ lá của giống sắn mới KM21-12 tại
Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên ............................................................................. 44
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến đặc điểm nông sinh học của giống sắn mới
KM21-12 tại Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên ....................................................... 45
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống sắn
mới KM21-12 ...................................................................................................................... 47
tại Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên ........................................................................ 47
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất của giống sắn mới KM21-12 tại
Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên ............................................................................. 48
Bảng 3.15: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chất lượng của giống sắn mới KM21-12 tại
Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên ............................................................................. 51
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến hiệu quả kinh tế của giống sắn mới KM21-12
tại Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên ........................................................................ 55


viii
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1: Biểu đồ ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến năng suất củ tươi của
giống sắn mới KM21-12 ................................................................................. 32
Hình 3.2: Biểu đồ ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến tỷ lệ chất khô của
giống sắn mới KM21-12 ................................................................................. 36
Hình 3.3: Biểu đồ ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến tỷ lệ tinh bột
của giống sắn mới KM21-12........................................................................... 38
Hình 3.4: Biểu đồ ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến năng suất tinh bột .... 39
Hình 3.5: Biều đồ hoạch toán kinh tế ở các tổ hợp phân bón của
giống sắn mới KM21-12 ................................................................................. 41
Hình 3.6: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất củ tươi của giống sắn
mới KM21-12 .................................................................................................. 49

Hình 3.7: Biểu đồ ảnh hưởng của mật độ trồng đến tỷ lệ chất khô
của giống sắn mới KM21-12........................................................................... 52
Hình 3.8: Biểu đồ ảnh hưởng của mật độ trồng đến tỷ lệ tinh bột
của giống sắn mới KM21-12........................................................................... 54
Hình 3.9: Biểu đồ ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất tinh bột
của giống sắn mới KM21-12........................................................................... 55
Hình 3.10: Biều đồ hoạch toán kinh tế ở các mật độ của
giống sắn mới KM21-12 ................................................................................. 56


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây sắn (Manihot esculenta crants) là một trong những cây lương thực
dễ trồng, có khả năng thích ứng rộng, và trồng được trên những vùng đất
nghèo, không yêu cầu cao về điều kiện sinh thái, phân bón, chăm sóc. Sắn
được trồng rộng rãi ở 300 Bắc đến 300 Nam và được trồng ở trên 100 nước
nhiệt đới thuộc ba châu lục lớn là châu Phi, châu Mỹ và châu Á.
Trên thế giới sắn là cây lương thực, thực phẩm chính của hơn 500 triệu
người đồng thời là cây thức ăn gia súc và cũng là cây hàng hóa có giá trị xuất
khẩu cao.
Sắn là cây lương thực rất quan trọng bởi có giá trị lớn trên nhiều mặt:
Sắn là nguồn lương thực đáng kể cho con người, hiện nay nhiều nước trên thế
giới đã sử dụng sắn và các sản phẩm chế biến từ sắn làm nguồn lương thực
chính, nhất là các nước của châu Phi. Tinh bột sắn còn là một thành phần
quan trọng trong chế độ ăn của hơn một tỷ người trên thế giới. Sắn cũng là
thức ăn cho gia súc, gia cầm quan trọng tại nhiều nước trên thế giới, ngoài ra
sắn còn là hàng hóa xuất khẩu có giá trị để làm nguyên liệu cho ngành công
nghiệp chế biến bột ngọt, bánh kẹo, mì ăn liền, ván ép, bao bì, màng phủ sinh

học và phụ gia dược phẩm… Đặc biệt trong thời gian tới việc nghiên cứu phát
triển sản xuất và sử dụng nhiên liệu sinh học đang được các quốc gia trên thế
giới quan tâm bởi các lợi ích của loại nhiên liệu này đem lại mà cây sắn là
nguyên liệu chính cho công nghiệp chế biến nhiên liệu sinh học (ethanol).
Việc nghiên cứu phát triển các giống sắn mới có năng suất tinh bột cao và kỹ
thuật canh tác sắn theo hướng sử dụng đất nghèo dinh dưỡng, đất khó khăn và
phù hợp với vùng sinh thái là việc làm có hiệu quả vì nó góp phần chuyển
một phần đất trồng sắn sang canh tác những cây trồng khác mà vẫn không
làm giảm sản lượng sắn.


2

Giống sắn mới KM21-12 do Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây
có củ (Viện CLT&CTP) chọn tạo từ nguồn giống nhập nội của Trung tâm
Quốc tế nông nghiệp nhiệt đới (CIAT). Giống sắn KM21-12 là con lai được
chọn lọc từ tổ hợp lai SM2354, dòng SM2354-4 có mẹ là CM805-15
(polycross) có nguồn gốc từ CIAT/Colombia (GY94.35 Z01), được nhập nội
bằng hạt lai vào Việt Nam từ năm 1996. KM21-12 đã được Cục Trồng trọt –
Bộ Nông nghiệp và PTNT đặc cách công nhận giống cây trồng mới theo
Quyết định 168/QĐ-TT-CLT, ngày 14 tháng 5 năm 2012. Năng suất củ tươi
của KM21-12 cao hơn KM94 từ 10-15% (3-5 tấn/ha) ở hầu hết các điểm
nghiên cứu; trên đất nghèo dinh dưỡng năng suất củ tươi đạt từ 30 tấn/ha đến
37 tấn/ha. Giống sắn KM21-12 có tỷ lệ tinh bột 28,0% và tỷ lệ chất khô
39,0% tương đương với KM94. Giống có ưu điểm: Thích hợp trên đất kém
màu mỡ, năng suất khá, dùng để chế biến tinh bột và thái lát phơi khô để làm
nguyên liệu cho sản xuất cồn sinh học và thức ăn chăn nuôi.
Tuy vậy, năng suất sắn KM21-12 tại nhiều địa phương ở Việt Nam
cũng như ở tỉnh Thái Nguyên còn thấp. Đó là do người nông dân thường quan
niệm sắn là cây dễ trồng, thích ứng rộng, ít sâu bệnh, chịu đất chua, nghèo dinh

dưỡng và không đòi hỏi kỹ thuật phức tạp nên chưa chú ý đầu tư thâm canh và
chọn giống phù hợp với điều kiện sinh thái. Để phục vụ cho chiến lược phát
triển bền vững ở tỉnh Thái Nguyên, việc nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật
thâm canh (mật độ, thời vụ, phân bón) cho giống sắn KM21-12 nhằm nâng cao
năng, suất chất lượng của giống sắn KM21-12 là vấn đề rất cần thiết. Từ những
lý do trên nên việc thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện
pháp kĩ thuật canh tác đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng của giống
sắn mới KM21-12 tại Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên” là hết sức cần
thiết trong giai đoạn hiện nay.


3

2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định được biện pháp kỹ thuật canh tác (mật độ trồng, tổ hợp phân
bón) hợp lý đối với giống sắn mới KM21-12 nhằm nâng cao năng suất và chất
lượng giống sắn mới KM21-12 góp phần tăng hiệu quả kinh tế cho người dân.
3. Yêu cầu của nghiên cứu.
- Xác định được mật độ trồng hợp lý cho giống sắn mới KM21-12
nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cho người sản xuất.
- Xác định được tổ hợp phân bón thích hợp cho giống sắn mới
KM21-12 nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cho
người sản xuất.
4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Giúp học viên củng cố và hệ thống lại toàn bộ những kiến thức đã
học, áp dụng vào thực tế tạo điều kiện cho học viên chau dồi thêm kiến thức
cũng như kinh nghiệm trong sản xuất.
- Trên cơ sở học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn đã
giúp cho học viên nâng cao được chuyên môn, có phương pháp và tổ chức

tiến hành nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
4.2. Ý nghĩa trong sản xuất
Là cơ sở khuyến cáo kĩ thuật cho nông dân lựa chọn được tổ hợp phân
bón và mật độ trồng phù hợp cho giống sắn KM21-12 nhằm đạt được năng
suất cao, chất lượng tốt để đưa vào áp dụng trong sản xuất đại trà nhằm đáp
ứng nhu cầu sản xuất của tỉnh Thái nguyên nói riêng và các tỉnh trung du
miền núi phía Bắc nói chung.


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn trên thế giới
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng sắn trên thế giới
từ năm 2009 – 2014
Năm

2009

2010

Diện tích (triệu ha)

19,378

19,685

Năng suất (tấn/ha)


12,135

12,234

2011

2012

2013

2014

20,609 23,277

23,523

23,867

12,298 11,057

11,100

11,241

Sản lượng (triệu tấn) 235,141 240,821 253,456 257,375 261,101 268,278
(Nguồn: FAOSTAT 2016 ) [11]
Qua bảng 1.1 cho ta thấy:
Trong giai đoạn 2009 – 2014 diện tích, năng suất và sản lượng sắn trên
thế giới đều có xu hướng tăng. Năm 2009 diện tích trồng sắn trên thế giới đạt
19,378 triệu ha, đến năm 2014 diện tích trồng sắn đạt 23,867 triệu ha, tăng

4,489 triệu ha. Năng suất sắn năm 2009 đạt 12,135 tấn/ha. Sản lượng sắn
năm 2009 là 235,141 triệu tấn, đến năm 2014 đạt 268,278 tăng 33,137 triệu
tấn so với năm 2009.


5

1.2. Tình hình sản xuất sắn các châu lục trên thế giới
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng sắn của các châu
trên thế giới năm 2014
Vùng trồng
Toàn thế giới
Châu Phi
Nigeria
Cộng hòa Congo
Angola
Ghana
Mozambique
Châu Mỹ
Brazil
Paraguay
Colombia
Peru
Haiti
Châu Á
Indonesia
Thái Lan
Việt Nam
Ấn Độ
Trung Quốc


Diện tích
Năng suất
(triệu ha)
(tấn/ha)
24,222
11,159
17,524
8,379
7,102
7,720
2,056
8,077
0,756
10,106
0,889
18,587
0,870
5,877
2,542
12,921
1,568
14,826
0,212
17,000
0,258
10,226
0,097
12,244
0,186

3,305
4,134
21,859
1,003
23,360
1,349
22,255
0,553
18,471
0,228
35,656
0,288
16,269
(Nguồn: FAOSTAT 2016 ) [11]

Sản lượng
(triệu tấn)
270,294
146,825
54,832
16,609
7,639
16,524
5,115
32,845
23,242
3,606
2,635
1,188
0,615

90,372
23,436
30,022
10,210
8,139
4,680

Qua bảng số liệu cho ta thấy:
Châu Phi đứng đầu thế giới về diện tích trồng sắn lên tới 17,524 triệu
ha trong khi toàn thế giới 24,222 triệu ha. Sắn là nguồn lương thực chính của
nhiều nước thuộc Châu lục này. Một số nước trồng nhiều sắn ở Châu Phi như:
Nigeria (54,832 triệu tấn), Cộng hòa Congo (16,609 triệu tấn), Ghana (16,524
triệu tấn).
Châu Á cùng với Châu Phi và Châu Mỹ là một trong ba vùng sắn quan
trọng của thế giới. Diện tích sắn Châu Á hiện là 4,134 triệu ha, sản lượng đạt
90,372 triệu tấn đứng thứ hai sau Châu Phi, năng suất sắn ở Châu Á hiện đạt


6

bình quân 21,859 tấn/ha cao hơn Châu Phi 13,480 tấn/ha. Nước có diện tích
trồng sắn lớn nhất Châu Á là Thái Lan với diện tích 1,349 triệu ha và có sản
lượng cao nhất đạt 30,022 triệu tấn.
Tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em của Châu Phi cao nhất trên thế giới
nên cây sắn được coi là giải pháp an toàn lương thực hàng đầu, Sắn chiếm tỷ
trọng cao trong cơ cấu lương thực ở Châu Phi, bình quân khoảng
96kg/người/năm. Zaire là nước sử dụng sắn nhiều nhất với 391kg/người/năm
(hoặc 1123calori/ngày).
Viện nghiên cứu chính sách lương thực thế giới (IFPRI), đã tính toán
nhiều mặt và dự báo tình hình sản xuất sắn toàn cầu với tầm nhìn đến năm

2020. Năm 2020 sản lượng sắn toàn cầu ước đạt 275,10 triệu tấn, trong đó sản
xuất sắn ở các nước đang phát triển là 274,7 triệu tấn, các nước đã phát triển
khoảng 0,40 triệu tấn. Mức tiêu thụ sắn ở các nước đang phát triển dự báo đạt
254,60 triệu tấn so với các nước đã phát triển là 20,5 triệu tấn. Châu phi vẫn
là khu vực dẫn đầu sản lượng sắn toàn cầu với dự báo sản lượng năm 2020
đạt 168,6 triệu tấn. Trong đó, khối lượng sản phẩm sử dụng làm lương thực
thực phẩm là 77,2%, làm thức ăn gia súc là 4,4%. Châu Mỹ La Tinh giai đoạn
1993-2020, ước tính tốc độ tiêu thụ sản phẩm sắn tăng hàng năm là 1,3 %, so
với châu Phi là 2,44% và châu Á là 0,84 – 0,96%. Cây sắn tiếp tục giữ vai trò
quan trọng trong nhiều nước ở Châu Á, đặc biệt là các nước vùng Đông Nam
Á nơi cây sắn có tổng diện tích đứng thứ ba sau lúa và ngô và tổng sản lượng
đứng thứ ba sau lúa và mía. Chiều hướng sản xuất sắn phụ thuộc vào khả
năng cạnh tranh cây trồng. Giải pháp chính là tăng năng suất sắn bằng cách áp
dụng giống mới và các biện pháp kỹ thuật tiến bộ.


7

1.3. Tình hình sản xuất sắn ở Việt Nam
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất và sản lượng sắn ở Việt Nam giai đoạn
từ năm 2005 đến 2014
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012

2013
2014

Diện tích
Năng suất
(nghìn ha)
(tấn/ha)
425,50
15,87
475,20
16,38
495,50
16,53
554,00
16,80
507,80
16,80
498,00
17,26
558,17
17,73
550,81
17,69
554,30
17,90
551,10
18,55
(Nguồn: FAOSTAT 2016 ) [11]

Sản lượng

(triệu tấn)
6,72
7,78
8,19
9,31
8,53
8,60
9,90
9,75
9,74
10,23

Qua bảng số liệu 1.3 cho ta thấy diện tích trồng sắn của Việt Nam năm
2005 là 425,50 nghìn ha, đến năm 2014 đạt 551,10 tăng 125,6 nghìn ha. Năm
2005 năng suất sắn của Việt Nam là 15,87 tấn/ha, đến năm 2014 đạt 18,55
tấn/ha tăng 2,66 tấn/ha. Về sản lượng sắn của Việt Nam thì năm 2005 sản
lượng sắn chỉ đạt 6,72 triệu tấn, nhưng đến năm 2014 sản lượng sắn đã tăng
lên 10,21 triệu tấn tăng 3,51 triệu tấn.
Ở Việt Nam, sắn là một trong bốn cây trồng có vai trò quan trọng trong
chiến lược an toàn lương thực quốc gia sau lúa và ngô (Phạm Văn Biên,
1998) [1].
Từ lâu, cây sắn đã trở thành cây có củ đứng hàng đầu về diện tích và
sản lượng so với cây có củ ở nước ta và trở thành cây công nghiệp hàng hóa
xuất khẩu và làm thức ăn cho gia súc có giá trị kinh tế cao trong xu thế hội
nhập khu vực và thế giới.


8

1.4. Tình hình sản xuất sắn của một số vùng ở Việt Nam

Bảng 1.4. Diện tích, năng suất và sản lượng sắn của các vùng trong cả
nước năm 2014
Diện tích Năng suất Sản lượng
Vùng
(Nghìn ha) (Tạ/ha) (Nghìn tấn)
Cả nước
551,10
185,50
10.225,20
Đồng bằng sông Hồng
6,30
157,60
99,20
Trung du và miền núi phía Bắc
118,50
128,70
1.525,60
Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung
170,10
180,30
3.103,40
Tây Nguyên
152,20
176,00
2.679,20
Đông Nam Bộ
97,70
277,90
2.715,10
Đồng Bằng sông Cửu Long

6,30
163,00
102,70
Nguồn ( Mard, 2016) [12]
Qua bảng số liệu 1.4 cho ta thấy:
Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung là vùng có tổng diện tích trồng sắn
cao nhất cả nước đạt 170,10 nghìn ha, tiếp đến là Tây Nguyên với 152,20 nghìn ha.
Tây Nguyên phần lớn dân số còn gặp nhiều khó khăn, điều kiện canh tác còn nhiều
lạc hậu do vậy sắn là cây lương thực giúp xóa đói giảm nghèo. Các tỉnh trồng sắn
phía Nam tăng nhanh về cả diện tích và sản lượng sắn.
Tuy diện tích trồng sắn ở vùng Đông Nam Bộ chỉ đứng thứ tư ở các
vùng trong cả nước nhưng năng suất sắn lại cao nhất đạt 277,90 tạ/ha, cao hơn
năng suất sắn trung bình của cả nước 92,40 tạ/ha.
Sản lượng sắn của vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung cao nhất
đạt 3.103,40 nghìn tấn, Đồng Bằng sông Hồng có sản lượng sắn thấp nhất chỉ
đạt 99,20 nghìn tấn.


9

1.5. Tình hình sản xuất sắn tại tỉnh Thái Nguyên
Bảng 1.5. Diện tích, năng suất và sản lượng sắn của tỉnh Thái Nguyên
giai đoạn từ năm 2008- 2014
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(nghìn ha)


(tấn/ha)

(nghìn tấn)

2008

4,10

10,60

43,30

2009

3,90

13,10

51,20

2010

3,90

14,60

56,90

2011


3,60

14,70

52,80

2012

3,80

14,70

55,80

2013

3,70

15,10

55.70

2014

3,70

14,76

54,60


Năm

(Nguồn: Mard, 2016) [12]
Thái Nguyên là tỉnh thuộc khu vực Trung du và miền núi phía Bắc,
mang nét đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, địa hình
chủ yếu là đồi núi thích hợp cho việc canh tác sắn. Ngày nay công nghiệp chế
biến sắn càng phát triển nhất là ngành chế biến tinh bột và etanol thì sắn được
coi là một trong những cây trồng cho thu nhập cao. Tổng diện tích trồng sắn
của tỉnh Thái Nguyên đạt 3,70 nghìn ha năm. Sản lượng từ năm 2008 đến
năm 2014 tăng từ 43,30 nghìn tấn lên 54,60 nghìn tấn. Điều này cho thấy
người dân đang sử dụng giống sắn mới cho năng suất cao, chất lượng tốt và tỷ
lệ tinh bột cao. Năng suất sắn năm 2008 là 10,60 tấn/ha đến năm 2014 đã tăng
lên 14,76 tấn/ha, tăng 4,16 tấn/ha so với năm 2008.
1.6. Tình hình nghiên cứu về một số biện pháp kỹ thuật thâm canh sắn ở
trên thế giới và trong nước
1.6.1. Tình hình nghiên cứu dinh dưỡng và kỹ thuật bón phân cho sắn


10

1.6.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới:
Theo tác giả Howeler và cộng sự, (1997) cho rằng sắn được
trồng trên đất giầu dinh dưỡng hoặc được bón đầy đủ và hợp lý các loại phân
vô cơ, hữu cơ thì sức sinh trưởng tốt dẫn đến năng suất củ, năng suất sinh
học, tỷ lệ tinh bột đạt cao. Nếu sắn trồng trên đất nghèo dinh dưỡng có sức
sinh trưởng yếu, năng suất củ, năng suất sinh học và tỷ lệ tinh bột trong củ
thấp; bón quá nhiều phân đặc biệt là đạm đối với một số giống sắn có tốc độ
sinh trưởng nhanh sẽ dẫn đến thân lá phát triển nhiều, năng suất sinh vật cao,
năng suất củ tươi giảm, chỉ số thu hoạch thấp. Cũng theo tác giả Howeler,

(1997) nếu cung cấp P, K vượt mức giới hạn cho phép sẽ ức chế đến sự hấp
phụ các chất dinh dưỡng khác như Fe và Zn hoặc Ca, Mg làm cho sắn sinh
trưởng và phát triển kém, năng suất củ giảm. Việc cung cấp dư thừa đạm dẫn
đến cây sắn phát triển rất mạnh về thân lá, ẩm độ không khí của bộ lá cao,
không bào lá lớn, lá non hơn dẫn đến cây sắn dễ bị sâu bệnh phá hoại. Bón
phân dư thừa sẽ làm tăng giá thành sản xuất và đôi khi làm giảm năng suất
dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp. Chính vì vậy duy trì việc cung cấp dinh
dưỡng cân đối cho cây sắn là rất cần thiết để đạt năng suất cao [20].
Tác giả Duangpatra (1987), cho biết đạm là nguyên tố rất cần thiết đối
với sinh trưởng và phát triển của cây sắn. Cây sắn hấp thu một lượng N rất
lớn từ đất, nên bón đạm làm tăng số lá trên thân, số đốt, số rễ củ và năng
suất củ. Tuy nhiên, theo các tác giả khác thì bón đạm làm giảm tỷ lệ tinh bột
chứa trong củ. Ở các thí nghiệm dài hạn và ngắn hạn cho thấy sắn phản ứng
với đạm rất mạnh, nhất là trên các loại đất nghèo dinh dưỡng. Phản ứng của
sắn đối với các liều lượng N khác nhau đã thể hiện rõ ngay từ năm thí
nghiệm đầu tiên. Ngoài ra có mối quan hệ khá rõ giữa lượng N bón vào đất


11

và hàm lượng N chứa trong thân lá sắn. Hàm lượng N trong thân lá tăng khi
mức bón đạm tăng.[18]
Tác giả Kanapaty, (1974) cho rằng để đạt được mức năng suất củ tươi
20 tấn/ha thì cây sắn đã hấp thu một lượng dinh dưỡng là: 87kgN +
37,0kgP2O5 + 177kgK2O + 35,1kgMgO [22].
Theo tác giả Howeler, (1999) nếu lúc thu hoạch người ta lấy toàn bộ sinh
khối của sắn có trên đồng ruộng (củ tươi, các bộ phận thân lá) thì họ đã lấy đi
hầu hết các chất hữu cơ do cây sắn hấp thụ được trong quá trình sinh trưởng
và phát triển bao gồm 75% N, 92%Ca, 76,% Mg. Số liệu phân tích được cho
thấy tổ hợp lân chứa trong củ lúc thu hoạch tương đương với lượng P ở bộ

phận trên mặt đất (thân, lá) khi thu hoạch cộng với lượng P ở nhiều bộ phận lá
đã rụng (lá già). Riêng ở rễ và củ sắn thì tỷ lệ N, P, K bị lấy đi khi thu hoạch
là 2:1:4. Song tính chung cho tất cả các bộ phận ở dưới và trên mặt đất thì tỷ
lệ này là 3:1:3 [21].
Theo tác giả Sittibusaya (1984), Weite, (1996) từ những kết quả nghiên
cứu hơn 100 thí nghiệm trên đồng ruộng của nông dân tại Thái Lan và Trung
Quốc cho rằng cây sắn phản ứng mạnh với mức bón phân N từ 50 đến
200kgN/ha nhưng cũng có sự khác nhau tuỳ theo giống (giống SC205 phản
ứng với mức bón 200kgN/ha còn giống SC201 ở mức 50kgN/ha) [27].
Tác giả Howeler, (1981) khi tập hợp nhiều kết quả nghiên cứu về nhu
cầu dinh dưỡng đối với cây sắn của các tác giả khác nhau trên thế giới đã đi
đến kết luận: Để đạt năng suất 15 tấn củ tươi/ha, cây sắn lấy đi lượng dinh
dưỡng trung bình là 74kgN, 16kgP2O5, 87kgK2O, 27kg Ca và 12kg Mg. Nhiều
công trình nghiên cứu về bón N, P, K đơn lẻ hoặc kết hợp, so sánh phản ứng
của cây sắn đối với phân bón là tuỳ thuộc vào tình trạng dinh dưỡng ban đầu


12

của đất, điều kiện sinh thái của vùng cũng như các loại phân và phương pháp
bón khác nhau [19].
K là nguyên tố được cây sắn hấp phụ nhiều nhất và là nguyên tố hạn
chế năng suất củ của cây sắn. Theo tác giả Aiyer và cộng sự (1995) triệu
chứng thiếu hụt K2O được đặc trưng bởi sự giảm tốc độ sinh trưởng của cây
sắn và dễ dàng nhận thấy triệu chứng thiếu K2O xuất hiện ở phiến lá và cuống
những lá già, thiếu K2O dẫn đến là những lá này bị rụng sớm. Khi cung cấp
quá nhiều K sẽ làm giảm sự hấp thu Mg và Ca [15]. Theo các kết quả nghiên
cứu khác tại Côlombia bón K2O làm tăng năng suất sắn từ 23,0 lên 43,7
tấn/ha và có sự tương quan thuận giữa năng suất và hàm lượng K 2O chứa
trong lá. Kết quả nghiên cứu của Quinol và Amora (1987) cho thấy trên đất

độc canh sắn, nếu hàng năm đều bón phân K 2O đầy đủ thì năng suất sắn sẽ
không bị giảm [26].
Theo kết quả nghiên cứu của Anneke M. Fermont và cộng sự, (2005) ở
Châu Phi cụ thể là ở Kenya, Uganda mức phân bón [100kgN + 22kgP 2O5 +
80kgK2O]/ha là phù hợp để cho năng suất từ 14,4 -25,7 tấn/ha [16].
1.6.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam:
Tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu của tác giả Công Doãn Sắt và Hoàng
Văn Tám cho thấy sắn được trồng chủ yếu trên các loại đất có độ phì thấp,
quá trình canh tác không bón phân hoặc bón ít và chưa áp dụng đầy đủ các
biện pháp bảo vệ đất trồng sắn. Hàng năm cây sắn đã lấy đi một lượng dinh
dưỡng khá lớn so với các cây trồng khác; mặt khác sắn trồng với mật độ thưa,
diện tích che phủ thấp đã làm tăng quá trình rửa trôi, xói mòn đất, dẫn đến sự
cạn kiệt và mất cân đối nguồn dinh dưỡng của cây, do vậy cần phải áp dụng
các biện pháp kỹ thuật bón phân để duy trì sản xuất sắn bền vững [9].


13

Thái Phiên và Nguyễn Công Vinh (1998) chỉ ra rằng: Hậu quả của tập
quán sản xuất độc canh sắn nhiều năm đã làm cho đất mất sức sản xuất. Sự
thoái hoá đất dẫn đến độ chua của đất tăng, hàm lượng mùn trong đất giảm
kéo theo độ phì cũng như lý, hoá tính của đất bị suy giảm [8].
Theo tác giả Trần Công Khanh, Nguyễn Văn Long (1998) cho thấy bón
phân NPK cân đối cho sắn có hiệu lực rõ rệt so với không bón phân hoặc bón
mất cân đối, đồng thời ở các công thức bón cho 1 ha: 160kgN +80kgP2O5
+100kgK2O và 120kgN +80kgP205 +160Kg K2O đem lại hiệu quả cao nhất
trên đất nâu đỏ ở Bình Long [6].
Theo tác giả Trần Công Khanh thì lượng phân bón thích hợp trồng sắn
ở vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên là: Trên vùng đất đỏ bón (80kgN +
40kg P2O5 + 80kg K2O)/ha; kết hợp với 5 - 10 tấn phân hữu cơ và trên các

vùng đất khác bón (160 kgN+ 60 – 80 kg P2O5 + 120 – 160 kg P2O5)/ ha; kết
hợp với 5 - 10 tấn phân hữu cơ hoặc phân xanh [5].
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thế Đặng (1997) bón phân
khoáng hợp lý cho sắn có tác dụng tốt đến việc cải thiện các đặc tính lý - hoá
của đất cũng như nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế sản xuất sắn [2].
Theo tác giả Thái Phiên và Nguyễn Công Vinh(1998) khi trồng sắn 3
năm liên tục trên cùng một diện tích đất ở miền Bắc Việt Nam thì năng suất
sắn giảm xuống chỉ còn 10 tấn/ha nếu không bón phân, ngược lại năng suất
sắn tăng lên đến 20tấn/ha khi cung cấp đầy đủ N; P;K và đặc biệt khi bón
K ở mức cao [8].
Theo tác giả Lê Hồng Lịch, Võ Thị Kim Oanh (2000) lượng phân
khoáng bón cho đất trồng sắn tại Đắc Lắc (đất phiến thạch sét và đất bazan
nâu đỏ) là 70kgN +50kgP2O5 +100kgK2O/ha năng suất sắn tăng và đạt hiệu
quả kinh tế cao nhất [7].


14

Một số công trình nghiên cứu thực hiện tại miền Bắc Việt Nam trên đất
đỏ vàng của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên và một số địa điểm khác
trên ruộng của nông dân cho thấy rõ phản ứng của cây sắn với N và K. Trong
các nguyên tố đa lượng thì K là yếu tố hạn chế năng suất sắn. Thí nghiệm bón
N, P, K hàng năm trên đất đỏ vàng của Đại học Nông lâm Thái Nguyên chỉ ra
rằng nếu bón N, K mà thiếu P thì năng suất sắn vẫn cao, nhưng khi bón N, P
mà không bón K thì năng suất sẽ giảm.
Hàng năm cây sắn đã lấy đi một lượng dinh dưỡng khá lớn so với các
cây trồng khác; mặt khác sắn trồng với mật độ thưa, diện tích che phủ thấp đã
làm tăng quá trình rửa trôi, xói mòn đất, dẫn đến sự cạn kiệt và mất cân đối
nguồn dinh dưỡng của cây, do vậy cần phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật
bón phân để duy trì sản xuất sắn bền vững.

Nhiều kết quả nghiên cứu của các tác giả khác nhau cho thấy bón phân
hữu cơ làm giảm dung trọng đất, tăng độ xốp, điều hoà được chế độ nhiệt và
ẩm độ trong đất, dung tích hấp thụ của đất được cải thiện, nhờ đó khả năng
trao đổi ion và khoáng chất của đất được tốt hơn. Phân hữu cơ còn có tác
dụng chuyển lân từ dạng khó tiêu thành dạng dễ tiêu cho cây trồng.
1.6.2. Tình hình nghiên cứu mật độ và khoảng cách trồng sắn trên thế giới
và trong nước.
* Trên thế giới:
Theo tác giả Ociano (1980) cho biết rằng khoảng cách trồng sắn thích
hợp nhất đối với giống sắn có mức độ phân cành ít, thân gọn là 75cm x 75
cm/cây (17.700 cây/ha) [25].
Theo tác giả Tongglum (1987) cho biết mật độ và khoảng cách trồng có
sự ảnh hưởng khác biệt lớn đến năng suất. Khoảng cách mật độ trồng phụ
thuộc vào giống: Giống Rayong 2 mật độ trồng thích hợp có thể thay đổi từ
7.000 - 27.000 cây/ha, còn giống Rayong 3 là 10.000-15.000cây/ha [28].


15

Kết quả nghiên cứu của Weite (1987) cho rằng mật độ trồng sắn phụ
thuộc vào loại đất và mùa vụ trồng. Thường những đất có độ phì cao thì trồng
sắn với mật độ thưa còn đối với đất có thành phần dinh dưỡng thấp thì trồng
với mật độ dầy. Mật độ trồng sắn còn liên quan đến đặc tính phân cành và sự
sinh trưởng thân lá của từng giống: Giống phân cành nhiều, thân lá phát triển
nhanh trồng với mật độ thưa và ngược lại [30].
Theo tác giả Villamayor, F.G.Jr (1983). Mật độ trồng sắn chịu ảnh
hưởng bởi các đặc điểm về hình thái của giống. Đối với những giống sắn ít
phân nhánh có tán gọn thì năng suất ít bị ảnh hưởng bởi khoảng cách mật độ
trồng. Trái lại những giống phân cành nhiều thân lá phát triển mạnh trồng với
mật độ cao năng suất sẽ giảm. Mật độ trồng sắn thích hợp có thể thay đổi từ

13.00020.000 cây/ha [33].
* Ở Việt Nam:
Ở Việt Nam mật độ trồng sắn thích hợp với các giống sắn KM60, KM94
trồng vụ đầu mùa mưa trên đất đỏ ở Đông Nam Bộ là 10.000 cây/ha và trên
đất xám là 11.080 cây/ha sẽ đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao (Nguyễn
Hữu Hỷ, 2002) [4].
Theo Nguyễn Viết Hưng (2004) thì mật độ thích hợp cho giống sắn
KM94 và KM98-7 được trồng ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam là
15.625 cây/ha và 12.500 cây/ha sẽ cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao
nhất [3].
Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT (2010) tổng hợp từ nhiều kết quả nghiên
cứu của các nhà khoa học và đưa ra nguyên tắc chung cho trồng sắn là đất tốt
trồng thưa, đất xấu trồng dày hơn. Ở đất tốt khoảng cách 1,0m x 1,0m (tương
ứng mật độ 10.000 hom/ha); Ở vùng đất xấu khoảng cách trồng là 1,0m x
0,7m (mật độ 14.000 hom/ha).


16

Theo tác giả Trần Công Khanh thì mật độ trồng sắn thích hợp ở vùng
Đông Nam bộ và Tây Nguyên là: Đối với đất tốt nên trồng với khoảng cách
1.0m x 1.0m, tương đương với 10.000 cây/ha, đất xấu trồng với khoảng cách
1m x 0.9m hoặc 1m x 0.8m (tương đương với 11.080 cây và 14.000 cây/ha)
thì cây sắn sẽ cho năng suất cao [5].
Vậy qua phân tích trong từng điều kiện sinh thái, từng nơi mà trồng với
mật độ trồng sắn thích hợp để đạt năng suất cao, chất lượng tốt.


×