Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

thực trạng đầu tư công tại Việt Nam giai đoạn 2007-2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.09 KB, 11 trang )

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN
KHOA TÀI CHÍNH TIỀN TỆ

BÀI TIỂU LUẬN
ĐỀ BÀI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ CÔNG TẠI
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007-2011

Họ và Tên : Nguyễn Thị Huyền Trang
Lớp

: Tài Chính Cơng 1

MSV

: 5014021045

GVHD

: ThS. Nguyễn Việt Anh

HÀ NỘI ,2013
Nguyễn Thị Huyền Trang-TCC1n Thị Huyền Trang-TCC1 Huyền Trang-TCC1n Trang-TCC1

Page 1


Tóm tắt :Bài viết tìm hiểu về “thực trạng đầu tư công tại Việt Nam giai đoạn
2007-2011”. Cùng với việc chuyển hướng phát triển kinh tế theo chiều sâu, trong
thời gian qua, vấn đề đầu tư công đã được đặt ra, với trọng tâm là nâng cao hiệu
quả đầu tư nói chung, đặc biệt là đầu tư nhà nước .kết thúc bài là những giải pháp


nhằm nâng cao tính hiệu quả cho đầu tư công tại Việt Nam.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………………………...2
PHẦN I: Khái quát đầu tư công ở Việt Nam ……………………………………3
1.Khái niệm………………………………………………………………...3
2.Các lĩnh vực của đầu tư công…………………………………………...3
PHẦN II: Thực trạng đầu tư công tại Việt Nam…………………………………4
1.Quy mô và cơ cấu đầu tư công ở Việt Nam……………………………4
2.Nguyên nhân của thực trạng đầu tư công chưa hiệu quả…………….8
3.Đánh giá kết quả của đầu tư công……………………………………...9
PHẦN II: Đề xuất giải pháp cho thực trạng đầu tư công ở Việt Nam………….9
KẾT LUẬN.
LỜI MỞ ĐẦU
Công cuộc đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế đã mang lại nhiều thành tựu về tăng
trưởng kinh tế cho Việt Nam. Trong quá trình này việc huy động và sử dụng vốn
đầu tư phát triển của nhà nước (đầu tư cơng) có một ý nghĩa quan trọng. Đầu tư
cơng đóng vai trị tạo những nền tảng vật chất kỹ thuật quan trọng cho đất nước, là
"cú huých" đối với một số ngành và vùng trọng điểm, đồng thời thúc đẩy thực hiện
các chính sách phúc lợi xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng
Như vậy, nhiệm vụ của Chính phủ mỗi nước là đầu tư làm sao cho đồng vốn của
mình thực sự hiệu quả, chất lượng, đóng góp cho nền kinh tế quốc dân, thúc đẩy sự
tăng trưởng về mọi mặt của đất nước. Ngày 24/02/2011, Chính phủ ban hành Nghị
quyết 11/NQ – CP về những giải pháp ổn định nền kinh tế vĩ mô, trong đó có một
giải pháp quan trọng được nhắc đến đó là cắt giảm đầu tư công. Một vài câu hỏi đặt
ra là: Vậy, thực trạng đầu tư công hiện nay ở Việt Nam trong những năm trở lại đây
như thế nào?, có thực sự mang lại hiệu quả như mong muốn hay khơng?, cịn những
tồn tại gì cần phải khắc phục và Chính phủ nên khắc phục nó như thế nào?Em xin
được trình bày, làm rõ cũng như đưa ra những khuyến nghị trong bài tiểu luận này.

Nguyễn Thị Huyền Trang-TCC1n Thị Huyền Trang-TCC1 Huyền Trang-TCC1n Trang-TCC1


Page 2


Bài viết gồm 3 phần : phần I :khái quát đàu tư công ở Việt Nam ; phần II : thực
trạng đầu tư công tại Việt Nam ; phần III : đề xuất giải pháp cho thực trang đầu tư
công tại Việt Nam.
Được sự hướng dẫn của thầy giáo ThS. Nguyễn Việt Anh và qua tìm hiểu một số tài
liệu sách vở em đã đưa ra một sồ ý kiến. Trong q trình làm bài khơng thể tránh
khỏi những sai xót mong thầy và các bạn đóng góp ý kiến để bài làm được hoàn
thiện hơn . Em xin chân thành cảm ơn .
PHẦN I: Khái quát đầu tư công ở Việt Nam.
1.Khái niệm
Việc gia tăng tư bản tư nhân được gọi là đầu tư tư nhân. Việc gia tăng tư bản xã hội
được gọi là đầu tư công. Việc tăng tư bản xã hội thuộc chức năng của chính phủ, vì vậy
đầu tư cơng Việc gia tăng tư bản tư nhân được gọi là đầu tư tư nhân. Việc gia tăng tư
bản xã hội thường được đồng nhất với đầu tư mà chính phủ thực hiện

Trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập trung
Đầu tư của Nhà nước là chủ yếu và lúc đó trong quản lý kinh tế và thống kê chỉ sử
dụng khái niệm "đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước". Đầu tư của khu vực tập
thể và nhân dân xây dựng các công trình cơng cộng hầu như khơng thống kê được.

Trong thời kỳ kinh tế thị trường
Thuật ngữ "đầu tư công" được sử dụng bên cạnh các thuật ngữ "đầu tư của khu vực
kinh tế ngoài quốc doanh" và "đầu tư trực tiếp nước ngồi". Các khái niệm "đầu tư
cơng" và "đầu tư của Nhà nước (hay Chính phủ)" được sử dụng với ý nghĩa giống
như nhau.

Quan niệm phổ biến hiện nay

Đầu tư công là đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước theo quy định của pháp luật hiện
hành, bao gồm: Vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn
tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của các doanh nghiệp
nhà nước và các vốn khác do Nhà nước quản lý.
2.Các lĩnh vực của đầu tư công.
Theo thống kê hiện nay, đầu tư công (hay đầu tư của Nhà nước) bao gồm:
- Đầu tư từ ngân sách (phân cho các Bộ ngành Trung ương và phân cho các địa
phương).
- Đầu tư theo các chương trình hỗ trợ có mục tiêu (thường là các chương trình mục
tiêu trung và dài hạn) cũng được thông qua trong kế hoạch ngân sách hàng năm,
nhưng về chủ trương lại thường được quyết định cho thời kỳ dài hơn 1 năm, ví dụ
3-5 năm.
- Tín dụng đầu tư (vốn cho vay) của Nhà nước có mức độ ưu đãi nhất định.

Nguyễn Thị Huyền Trang-TCC1n Thị Huyền Trang-TCC1 Huyền Trang-TCC1n Trang-TCC1

Page 3


- Đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước, mà phần vốn quan trọng của doanh
nghiệp có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước.
Dự thảo Luật đầu tư công của Việt Nam đề nghị áp dụng khái niệm “đầu tư công”
được hiểu là việc sử dụng nguồn vốn Nhà nước để đầu tư vào các chương trình, dự
án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội không nhằm mục đích kinh doanh.
Theo cách hiểu này, lĩnh vực đầu tư cơng gồm:
- Chương trình mục tiêu, dự án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, kinh tế, xã hội,
môi trường, quốc phòng, an ninh; các dự án đầu tư khơng có điều kiện xã hội hố
thuộc các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, y tế, khoa học, giáo dục, đào tạo và các
lĩnh vực khác.
- Chương trình mục tiêu, dự án phục vụ hoạt động của các cơ quan nhà nước, đơn vị

sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, kể cả việc mua sắm, sửa chữa
tài sản cố định bằng vốn sự nghiệp.
- Các dự án đầu tư của cộng đồng dân cư, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp,
tổ chức xã hội - nghề nghiệp được hỗ trợ từ vốn nhà nước theo quy định của pháp
luật.
- Chương trình mục tiêu, dự án đầu tư cơng khác theo quyết định của Chính phủ.
PHẦN II: Thực trạng đầu tư công của Việt Nam.
Theo nhận định của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam là một trong những quốc
gia đầu tư cao nhất thế giới, chiếm trên 40% GDP. Trong đó, đầu tư cơng chiếm tỷ
lệ khá lớn (hơn 10% GDP đầu tư cơ sở hạ tầng). Mỗi năm, Việt Nam phải bỏ ra
lượng tiền đầu tư công bằng khoảng 17 – 20% GDP, trong khi đó thì tại các nước
trong khu vực con số này chỉ dưới 5%, như Trung Quốc là 3,5%, Indonesia 1,6%…
Đó là một xu thế ngược với yêu cầu giảm đầu tư công vào nền kinh tế, tăng đầu tư
phát triển từ các nguồn vốn xã hội khác.
1.Quy mô và cơ cấu đầu tư công ở Việt Nam.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đất nước, trong những năm gần đây tổng vốn
đầu tư trong xã hội cũng đã liên tục tăng cao
Bảng 1: Phân bố nguồn vốn đầu tư toàn xã hội quý I thời kỳ 2007-2011
Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

86,1


106,7

116,3

146,8

171,5

41,7=48,4%

47,8=44,8%

57,4=49,3%

70,8=48,2%

76,4=44,5%

Tổng nguồn
vốn
(nghìn tỷ
đồng)
Khu vực Nhà
nước

Nguyễn Thị Huyền Trang-TCC1n Thị Huyền Trang-TCC1 Huyền Trang-TCC1n Trang-TCC1

Page 4



(nghìn tỷ
đồng)
Khu vực
ngồi Nhà
nước

27,4=31,8%

30,5=28,6%

39,6=34,1%

28,3=19,3%

45,6=26,6%

17=19,7%

28,4=26,6%

19,3=16,6%

47,7=32,5%

49,5=28,9%

(nghìn tỷ
đồng)
Khu vực có
vốn đầu tư

trực tiếp
nước ngồi
(nghìn tỷ
đồng)

Nguồn: Tổng Cục thống kê,Q I năm 2007-2011
Từ bảng số liệu trên ta có biểu đồ sau:

Nguyễn Thị Huyền Trang-TCC1n Thị Huyền Trang-TCC1 Huyền Trang-TCC1n Trang-TCC1

Page 5


Xét về cơ cấu, trong qúy I của các năm 2007-2011
 Khu vực kinh tế Nhà nước vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng đầu tư xã hội, mặc
dù tỷ trọng của khu vực này đã giảm từ 49,3% vào năm 2009 xuống còn 44,5% năm
2011.
 Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước mặc dù giảm 14,8% từ 34,1% năm 2009 xuống
19,3% năm 2010 nhưng lại có xu hướng tăng trở lại là 26,6% tức là tăng 7,3% năm
2011.
 Khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngồi nhìn chung chưa ổn định.
Trong đó , khu vực Nhà nước , vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước (tỷ đồng)
theo cấp quản lý quý I thời kỳ 2007-2011 như sau:
Bảng 2: Đầu tư từ Ngân sách Nhà nước phân theo cấp quản lý
Quý I thời kỳ 2007-2011
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
2007

Năm

2008

Năm
2009

Năm
2010

Tổng số

18871,0

17995,6

20119,2

21808,0

38880,
0

Cấp
trung
ương

6713,8

5478,3

7150,6


6716,0

8148,0

Cấp địa
phương

12157,2

12517,3

12968,6

15092,0

30732,
0

Nguồn: Tổng Cục thống kê

Nguyễn Thị Huyền Trang-TCC1n Thị Huyền Trang-TCC1 Huyền Trang-TCC1n Trang-TCC1

Page 6

Năm
2011


Nguồn: Tổng Cục thống kê

Bảng 3:Phân bổ vốn đầu tư theo lĩnh vực Quý I thời kỳ 2007-2011
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm

Thương
nghiệp, dịch
vụ, tài chính,
tín dụng

Xây
dựng

Nơng
nghiệp, lâm
nghiệp, thủy
sản

Giao
thơng, vận
tải, năng
lượng,
thơng tin

Khoa
học, giáo
dục đào
tạo

Văn hóa,
thể thao,

du lịch

Y tế

Tổng vốn

2007

36

21.4

435.8

1128.3

265.7

70.3

235

2192.5

2008

57.8

55


527

1217.2

256.7

92.6

167.6

2373.9

2009

69.5

109

655

1090

172.4

122.3

194.4

2412.6


2010

739

211

540

1207

156.4

110.5

199.8

3163.7

2011

675

160

421

1333

149


101

199

3038

Ở cấp độ lĩnh vực (Biểu đồ1), trong quý I từ năm 2007- 2011 trung bình đầu tư
cho các ngành thuộc lĩnh vực kinh tế chiếm tới 78,7% vốn đầu tư của nhà nước
(năm cao nhất là 2010 chiếm 85,2%, năm thấp nhất 2008 chiếm 69,5%). Đầu tư vào
các ngành thuộc lĩnh vực xã hội, liên quan trực tiếp tới phát triển con người (khoa
học, giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao,du lịch) trung bình trong 5 năm là
21,3%(năm cao nhất là 2008 chiếm 30,5%, năm thấp nhất 2010 chiếm 14,7%). Xu
thế này là biểu hiện rõ rệt chính sách tập trung đầu tư cho kinh tế và tiết chế đầu tư
Nguyễn Thị Huyền Trang-TCC1n Thị Huyền Trang-TCC1 Huyền Trang-TCC1n Trang-TCC1

Page 7


cho xã hội; mơ hình tăng trưởng “nóng”, dựa chủ yếu vào tăng vốn đầu tư đó là
xu thế khơng hợp quy luật, bởi vì một mặt cùng với sự tăng lên của mức sống, các
nhu cầu về phúc lợi cần phải được đảm bảo ở mức cao hơn, mặt khác sự phát triển
của khoa học – công nghệ và xu thế phát triển kinh tế tri thức đòi hỏi phải đầu tư
ngày càng nhiều hơn cho phát triển nguồn lực con người.
Như vậy, xét cả về tốc độ tăng và tỷ trọng trong tổng đầu tư nhà nước, thì
những ngành có thế mạnh trong sự phát triển dài hạn của đất nước là nông, lâm
nghiệp, thủy sản và khoa học, giáo dục, đào tạo lại là những ngành chiếm vị thế yếu
nhất trong chính sách đầu tư của nhà nước. Việc khơng chú ý tới nơng nghiệp trong
chính sách phát triển trong thời gian 10 năm qua đã gây nên nhiều vấn đề bất ổn
trong nơng nghiệp.
Bên cạnh đó, nền giáo dục chậm được cải cách và chưa được đầu tư thích

đáng cũng đang là điểm yếu trên con đường phát triển đất nước. Ngân sách giáo dục
hiện được phân bổ và quản lý một cách phân tán: các địa phương quản lý 74%
NSNN chi cho giáo dục hàng năm, các bộ, ngành khác 21%, Bộ Giáo dục và Đào
tạo chỉ quản lý 5%. Cùng với đó, việc sử dụng đầu tư công như là một công cụ thúc
đẩy các ngành trọng điểm, then chốt trong nền kinh tế đã được thực hiện ở một
phạm vi và mức độ nhất định, song tác động đối với hiện đại hóa và chuyển dịch cơ
cấu của tồn nền kinh tế cịn hạn chế. Những kết quả của việc nhà nước đầu tư cho
các ngành cơng nghiệp tiên tiến, có cơng nghệ cao và có tác dụng thúc đẩy, lan tỏa
mạnh đối với sự phát triển chưa thấy rõ.
2.Nguyên nhân của thực trạng đầu tư cơng chưa hiệu quả.
Nhìn nhận một cách khách quan, có nhiều nguyên nhân tác động khiến cho đầu tư
cơng ở Việt Nam tuy có số vốn lớn, đầu tư nhiều ngành, nhiều lĩnh vực nhưng chưa
mang lại hiệu quả như mong muốn. Nguyên nhân lớn nhất phải kể đến là cơng tác
quản lý của nhà nước cịn nhiều bất cập, thể hiện sự thiếu và yếu của mình đối với
đồng vốn bỏ ra đầu tư cơng:- Đầu tư khơng có quy hoạch, kế hoạch cụ thể: hay nói
cách khác, nhà nước chưa thực sự đề ra các mục tiêu cụ thể, thiết thực, phù hợp với
thực tiễn.
Các mục tiêu dàn trải, không thống nhất khiến việc phân bổ vốn đầu tư không theo
thứ tự ưu tiên, không tập trung nguồn lực vào những lĩnh vực, những dự án then
chốt có tác động thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.- Đầu tư chưa có đầy đủ căn cứ
pháp lý cần thiết: Nhiều dự án không trong quy hoạch, không đủ thủ tục nhưng vẫn
được duyệt, dự án chưa giải phóng mặt bằng vẫn bố trí vốn... Khi xây dựng dự án
đầu tư, nhiều địa phương và bộ, ngành chưa chú trọng khâu khảo sát, đánh giá chi
phí – lợi ích, dẫn đến những quyết định đầu tư sai lầm hoặc kém hiệu quả. Hậu quả
là hàng trăm cơng trình lớn trong cả nước được đầu tư hàng trăm hoặc nghìn tỷ
đồng, nhưng làm xong thì khơng được sử dụng, hoặc sử dụng không hết công suất,
chi phí vận hành cao. - Đầu tư phân tán và thiếu đồng bộ xảy ra khá phổ biến.

Nguyễn Thị Huyền Trang-TCC1n Thị Huyền Trang-TCC1 Huyền Trang-TCC1n Trang-TCC1


Page 8


Với nguồn lực có hạn, việc phân bổ vốn cho nhiều dự án dẫn đến chỗ các dự án
thường bị thiếu vốn, kéo dài tiến độ, làm tăng chi phí đầu tư. Đầu tư thiếu đồng bộ
khiến cho cơng trình đã hồn thành mà khơng thể đưa vào sử dụng hoặc các cơng
trình đầu tư có liên quan bị dở dang, gây lãng phí to lớn cho xã hội. - Tình trạng
tham nhũng, thất thốt, lãng phí trong đầu tư cơng ở mức khá nghiêm trọng. Qua
các cơng trình được thanh tra, tỷ lệ thất thốt trung bình dao động từ 10 đến 30%.
Thất thốt, lãng phí chủ yếu do bng lỏng từ khâu thiết kế, giải phóng mặt bằng,
thi cơng cho đến giám sát, làm cho cơng trình khơng đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ
thuật, không bảo đảm chất lượng và xuống cấp nhanh chóng.
Trên đây là những nguyên nhân cơ bản, cụ thể khiến cho việc đầu tư công của nhà
nước chưa đạt chất lượng, hiệu quả, gây lãng phí, tổn thất cho đất nước và tồn thể
xã hội. Nhận diện được các nguyên nhân gây ra tình trạng này sẽ là cơ sở quan
trọng cho việc đề xuất những khuyến nghị đối với công tác quản lý của nhà nước
sao cho đồng vốn bỏ ra mang lại những giá trị tương xứng.
3.Đánh giá kết quả của đầu tư công.
Ở nước ta thường dẫn ra những bằng chứng về số lượng các cơng trình đã xây dựng,
năng lực sản xuất và dịch vụ đã được tăng lên. Điều dễ thấy là đầu tư công trong
những năm qua đã làm thay đổi đáng kể kết cấu hạ tầng kỹ thuật, nhờ đó thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế của cả nước.
Tuy nhiên, đánh giá hiệu quả của đầu tư công địi hỏi khơng chỉ đo đếm số lượng
những kết quả đạt được mà còn phải xem xét mối tương quan về lượng giữa số vốn
đã bỏ ra và kết quả đạt được vốn là nhân tố chủ đạo của sự tăng trưởng, đóng góp
tới 46% mức độ tăng trưởng, nhân tố lao động khá ổn định, chỉ chiếm tỷ lệ 20%,
nhân tố tiến bộ công nghệ và quản lý chiếm 34%, nhưng đã ngày càng đi xuống,
mặc dù khi phân tích sâu thì việc ứng dụng tiến bộ cơng nghệ, như công nghệ thông
tin, viễn thông, năng lượng, xây dựng, sinh học đã được nâng lên. Trong 10 năm
gần đây, tác động của nhân tố tăng trưởng theo chiều sâu chỉ còn 20%, gần giống

như nhân tố lao động 21%, trong khi nhân tố vốn đã tăng lên 59%.
PHẦN III:Đề xuất giải pháp cho thưc trạng đầu tư công tại Việt Nam giai đoạn
2007-2011.
1) Từ bỏ mơ hình tăng trưởng “nóng”, dựa chủ yếu vào tăng vốn đầu tư, chuyển
sang mơ hình phát triển theo chiều sâu, lấy nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu
quả và sức cạnh tranh làm tiêu chí chủ yếu.
Để thực hiện sự chuyển đổi này, chính sách kinh tế vĩ mơ của Nhà nước cần thay
đổi mạnh mẽ trước.
- Giữ và giảm dần tỷ trọng tích lũy (xuống dưới 40% GDP).
- Giữ ổn định gánh nặng thuế, giảm tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách. Nhờ đó, tạo
mơi trường thuận lợi hơn cho kinh tế dân doanh phát triển; khu vực ngồi nhà nước
có thể tự tích lũy nhiều hơn để phát triển và đồng thời tỷ lệ tiêu dùng trong GDP
Nguyễn Thị Huyền Trang-TCC1n Thị Huyền Trang-TCC1 Huyền Trang-TCC1n Trang-TCC1

Page 9


tăng lên; đó là biện pháp kích cầu hữu hiệu đối với sản xuất và cũng tạo điều kiện
trực tiếp để nâng cao mức sống nhân dân.
(2) Thay đổi cơ cấu chi tiêu ngân sách theo hướng giảm bớt chức năng “nhà
nước kinh doanh” và đồng thời tăng cường chức năng “nhà nước phúc lợi”.
- Thực hiện “xã hội hóa” việc đầu tư kinh doanh (BT, BOT, PPP), thay vì “xã hội
hóa” việc gánh vác các chi phí cho phúc lợi công.
- Chuyển hướng chi tiêu ngân sách nhiều hơn cho phúc lợi (giáo dục, y tế, nhà ở, an
sinh).
(3) Tập trung đầu tư công cho kinh tế vào một số ít trọng điểm, có tính đột phá và
lan tỏa nhằm nhanh chóng đưa vào sử dụng.
- Tập trung xây dựng dứt điểm và đồng bộ một số cơng trình kết cấu hạ tầng trọng
điểm.
- Hỗ trợ (trong khuôn khổ thể chế kinh tế thị trường) một số ngành, lĩnh vực, dự án

mũi nhọn có tác động lan tỏa về mặt cơng nghệ.
- Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật cao để đáp ứng nhu cầu phát triển
kinh tế theo chiều sâu.
(4) Thay đổi thể chế đầu tư cơng theo hướng đảm bảo tính thống nhất của chiến
lược phát triển quốc gia.
- Tập trung hóa cơng tác quy hoạch dài hạn, mang tầm chiến lược. Thay đổi cơ chế
phân quyền quyết định đầu tư phát triển một cách phân tán hiện nay.
- Nâng cao chất lượng của quy hoạch bằng cách huy động sự tham gia rộng rãi của
đội ngũ khoa học, chuyên gia kỹ thuật và mọi tầng lớp nhân dân.
- Đảm bảo tính cơng khai, minh bạch của các quyết định đầu tư.
(5) Nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường của đầu tư cơng
- Xóa bỏ cơ chế bao cấp qua đầu tư từ ngân sách cho các hoạt động kinh doanh của
các DN nhà nước.
- Sớm ban hành Luật đầu tư cơng, trong đó bao hàm các tiêu chuẩn pháp quy nhằm
đảm bảo hiệu quả tổng hợp của đầu tư cơng.
- Đổi mới quản lý đầu tư cơng (hồn thiện công tác thẩm định, đấu thầu, theo dõi,
giám sát, báo cáo).
(6) Tăng cường công khai minh bạch trong hoạt động đầu tư công
Nâng cao hiệu quả của công tác cơng khai ngân sách nói chung cũng như chi ngân
sách nhà nước cho đầu tư cơng nói riêng. Tăng cường quản lý, giám sát, nâng cao
hiệu quả đầu tư nguồn vốn NSNN. Đảm bảo hiệu quả đầu tư nhà nước từ xác định
chủ trương, lập và duyệt dự án đến thực hiện dự án. Đề cao trách nhiệm giám sát
của Quốc hội đối với các cơng trình trọng điểm quốc gia, của HĐND đối với các dự
Nguyễn Thị Huyền Trang-TCC1n Thị Huyền Trang-TCC1 Huyền Trang-TCC1n Trang-TCC1

Page 10


án đầu tư trên địa bàn; tăng cường giám sát cộng đồng, hoàn thiện cơ chế để người
dân kiểm tra cơng việc có liên quan đến ngân sách, đất đai, tài sản của nhà nước

KẾT LUẬN
Như vậy có thể nói việc nâng cao hiệu quả đầu tư công được coi là một yêu cầu và
nhiệm vụ cấp bách trong quản lý nhà nước về kinh tế ở Việt Nam hiện nay. Nó
đóng vai trị quan trọng việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về kinh
tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực công so với khu vực tư, khẳng định vị
trí và vai trị của kinh tế nhà nước. Vì vậy địi hỏi phải có một q trình nghiên cứu,
xem xét, phân tích thận trọng trên cơ sở thực trạng của đầu tư công và những thay
đổi trong cơ cấu của nền kinh tế cũng như các mục tiêu cần đạt được và quan trọng
là phải đảm bảo được những điều kiện cần thiết cho việc sử dụng hiệu quả nguồn
vốn đầu tư. Trong thực tiễn có nhiều cách làm, nhiều phương án, việc lựa chọn cách
làm nào phù hợp mà tính khả thi cao là điều mà các nhà quản lý cần cân nhắc. Thực
trạng quản lý về đầu tư công hiện nay cho thấy vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế.
Do vậy trong thời gian tới cần khắc phục những tồn tại, tiếp tục tăng cường và thực
hiện triệt để các giải pháp mang tính đồng bộ. Tuy nhiên, chúng ta cũng tin tưởng
rằng, với quyết tâm và nỗ lực của Chính phủ cùng sự ủng hộ mạnh mẽ từ phía các
cấp chính quyền và người dân, hiệu quả của đầu tư cơng sẽ mang lại những tín hiệu
tích cực hơn nữa trong thời gian tới.
Qua đây cho em được xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới Thầy ThS. Nguyễn Việt Anh
đã hướng dẫn cho chúng em hoàn thành bài làm của mình cũng như có cái nhìn
tổng quan về thực trạng đầu tư công tại Việt Nam giai đoạn 2007-2011.
Tài liệu tham khảo:
1. Sách “Đầu tư công: Thực trạng và tái cơ cấu”(2011)-Vũ Anh Tuấn, Nguyễn Quang
Thái-NXB Từ điển Bách khoa
2. Giáo trình quản lý tài chính cơng , học viên tài chính , chủ biên PGS.TS Dương
Đăng Chinh và TS Phạm Văn Khoa (2009).
3. Một số trang web : Website :www.tapchitaichinh.vn,
Website :www.tinkinhte.com,
Website :www.phaply.net.vn
Website :www.hanhchinh.com.vn


Nguyễn Thị Huyền Trang-TCC1n Thị Huyền Trang-TCC1 Huyền Trang-TCC1n Trang-TCC1

Page 11



×