Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

bien dao vn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.32 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>I. Quyền của sinh viên</b>


1. Được nhận vào học đúng ngành nghề đã đăng ký dự tuyển nếu đủ các điều kiện trúng tuyển theo quy định
của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Hội đồng tuyển sinh Nhà trường.


2. Được Nhà trường tôn trọng và đối xử bình đẳng; được cung cấp đầy đủ thơng tin cá nhân về kết quả học
tập, rèn luyện theo quy định của Nhà trường; được phổ biến nội quy, quy chế về học tập, thực tập, thi tốt
nghiệp, rèn luyện, về các chế độ chính sách của Nhà nước có liên quan đến sinh viên.


3. Được tạo điều kiện trong học tập và rèn luyện, bao gồm:


a) Được sử dụng thư viện, các trang thiết bị và phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, thí nghiệm, nghiên
cứu khoa học, văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao;


b) Được tham gia nghiên cứu khoa học, thi Olympic các mơn học và các cuộc thi khác có liên quan theo kế
hoạch của Nhà trường.


c) Được chăm lo, bảo vệ sức khoẻ theo chế độ hiện hành của Nhà nước;


d) Được đăng ký dự tuyển đi học ở nước ngồi, học chuyển tiếp ở các trình độ đào tạo cao hơn theo quy định
hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy định của Nhà trường.


đ) Được tạo điều kiện hoạt động trong tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội sinh
viên Việt Nam, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam; tham gia các tổ chức tự quản của sinh viên, các hoạt
động xã hội có liên quan ở trong và ngoài Nhà trường theo quy định của pháp luật, phù hợp với mục tiêu đào
tạo của Nhà trường;


e) Được nghỉ học tạm thời, tạm ngừng học, học theo tiến độ chậm, tiến độ nhanh, học cùng lúc hai chương
trình, chuyển trường theo quy định của quy chế về đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo; được nghỉ hè (06
tuần), nghỉ tết (02 tuần), nghỉ các ngày lễ theo quy định của Nhà nước.



4. Được hưởng các chế độ, chính sách ưu tiên theo quy định của Nhà nước; được xét nhận học bổng khuyến
khích học tập, học bổng do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ; vay vốn tín dụng phục vụ học
tập; được miễn giảm phí khi sử dụng các dịch vụ cơng cộng về giao thơng, giải trí, tham quan viện bảo tàng,
di tích lịch sử, cơng trình văn hố theo quy định của Nhà nước và của Nhà trường.


5. Được trực tiếp hoặc thơng qua đại diện lớp, tổ chức Đồn, Hội sinh viên để kiến nghị với Nhà trường các
giải pháp góp phần xây dựng Nhà trường; được đề đạt nguyện vọng và khiếu nại lên Hiệu trưởng giải quyết
các vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích chính đáng của sinh viên.


6. Sinh viên không thuộc diện bắt buộc ở nội trú (nêu ở Điều 5, mục 5) được xét vào ở tại khu nội trú theo thứ
tự ưu tiên dựa trên quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.


7. Sinh viên đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp được Nhà trường cấp bằng tốt nghiệp, bảng kết quả học tập và
rèn luyện, hồ sơ sinh viên và các giấy tờ có liên quan khác và giải quyết các thủ tục hành chính theo quy định.
8. Được hưởng chính sách ưu tiên của Nhà nước trong tuyển dụng vào các cơ quan Nhà nước nếu tốt nghiệp
loại giỏi, rèn luyện tốt và được hưởng các chính sách ưu tiên khác theo quy định về tuyển dụng cán bộ, công
chức, viên chức.


<b>II. Nghĩa vụ của sinh viên</b>


1. Chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy chế, nội quy, điều lệ của
Nhà trường. Tôn trọng nhà giáo, cán bộ và nhân viên của Nhà trường; đồn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong q
trình học tập và rèn luyện; thực hiện tốt nếp sống văn minh.


2. Khi đến trường học tập và công tác, sinh viên phải mặc đồng phục (quần, áo, giầy dép, mũ) và đeo thẻ sinh
viên theo đúng quy định của Nhà trường; sinh viên ngành đi biển phải đi giầy đen; sinh viên các ngành khác
đi giầy hoặc dép quai hậu.


3. Sinh viên có nghĩa vụ tham gia trực an ninh chung, trực an ninh khu nội trú (đối với sinh viên ở nội trú)
theo kế hoạch phân cơng của Nhà trường, góp phần giữ gìn và bảo vệ tài sản của Nhà trường; xây dựng, bảo


vệ và phát huy truyền thống của Nhà trường.


4. Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục, đào tạo của Nhà trường; chủ
động tích cực tự học, nghiên cứu, sáng tạo và tự rèn luyện đạo đức, lối sống.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

6. Thực hiện đầy đủ quy định về việc khám sức khoẻ khi nhập học và khám sức khoẻ định kỳ trong thời gian
học tập theo quy định của Nhà trường. Sinh viên ngành đi biển phải thoả mãn các quy định tuyển sinh riêng
của Trường theo yêu cầu của nghề nghiệp đi biển.


7. Đóng học phí và các chi phí có liên quan theo đúng thời hạn quy định.


8. Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với năng lực và sức khoẻ
theo yêu cầu của Nhà trường.


9. Chấp hành nghĩa vụ làm việc có thời hạn theo sự điều động của Nhà nước khi được hưởng học bổng, chi
phí đào tạo do Nhà nước cấp hoặc do nước ngoài tài trợ theo Hiệp định ký kết với Nhà nước, nếu khơng chấp
hành phải bồi hồn học bổng, chi phí đào tạo theo quy định.


10. Tham gia phòng, chống tiêu cực, gian lận trong học tập, thi cử và các hoạt động khác của sinh viên, cán
bộ, giáo viên; kịp thời báo cáo với khoa, Phịng Đào tạo và Cơng tác sinh viên (ĐT&CTSV), Hiệu trưởng Nhà
trường hoặc các cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện những hành vi tiêu cực, gian lận trong học tập, thi cử
hoặc những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy, quy chế khác của sinh viên, cán bộ, giáo viên trong
trường.


11. Tham gia giữ gìn trật tự, an tồn giao thơng, phịng chống tội phạm, tệ nạn ma tuý, mại dâm và các tệ nạn
xã hội khác.


<b>III. Các hành vi sinh viên không được làm</b>


1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, nhân viên Nhà trường và các sinh


viên khác.


2. Gian lận trong học tập như: quay cóp, mang tài liệu vào phịng thi, xin điểm; học, thi, thực tập, trực hộ
người khác hoặc nhờ người khác học, thi, thực tập, trực hộ; sao chép, nhờ hoặc làm hộ tiểu luận, đồ án, khoá
luận tốt nghiệp; tổ chức hoặc tham gia tổ chức thi hộ hoặc các hành vi gian lận khác.


3. Hút thuốc, uống rượu, bia trong giờ học; say rượu, bia khi đến lớp hoặc tại khu nội trú.
4. Gây rối an ninh, trật tự trong Trường hoặc nơi công cộng.


5. Tham gia đua xe hoặc cổ vũ đua xe trái phép.


6. Đánh bài trong giờ học hoặc giờ tự học tại Khu nội trú, đánh bạc dưới mọi hình thức.


7. Sản xuất, buôn bán, vận chuyển, phát tán, tàng trữ, sử dụng hoặc lôi kéo người khác sử dụng vũ khí, chất
nổ, các chất ma tuý, các loại hoá chất cấm sử dụng, các tài liệu, ấn phẩm, thông tin phản động, đồi trụy và các
tài liệu cấm khác theo quy định của Nhà nước; tổ chức, tham gia truyền bá các hoạt động mê tín dị đoan, các
hoạt động tôn giáo trong Nhà trường và các hành vi vi phạm đạo đức khác.


8. Thành lập, tham gia các hoạt động mang tính chất chính trị trái pháp luật; tổ chức, tham gia các hoạt động
tập thể mang danh nghĩa Nhà trường khi chưa được Hiệu trưởng cho phép.


Hoàng Sa - Trường Sa, một phần đất thiêng liêng của Tổ quốc. Mỗi người Việt Nam, ai cũng tự hào về biển
đảo quê hương. Nơi đây, biết bao chiến sỹ đã dũng cảm hy sinh để bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Nhằm thực
hiện lời Bác Hồ dạy: “Bờ biển ta dài, tươi đẹp. Ta phải biết giữ gìn lấy nó”, ngày nay đồng bào, chiến sĩ Việt
Nam sinh sống trên các đảo đang ngày đêm gìn giữ và xây dựng, khơng ngừng phát triển nâng cao đời sống,
khẳng định chủ quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của Tổ quốc.


từ thế kỷ XVI, nhiều người phương Tây đã biết đến vùng biển đảo Hoàng Sa và ghi nhận quần đảo này là một
phần lãnh thổ của Việt Nam (mà bấy giờ họ gọi là Cochinchine, Cochinchina, Annam…).



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

TT - Từ những năm đầu thế kỷ 20, các khảo sát về Hoàng Sa, Trường Sa đã được thực hiện, đóng góp một
khối lượng lớn cơng trình nghiên cứu cho công cuộc chinh phục và bảo vệ biển Đông VN.


Cơ quan tiến hành các chuyến điều tra khảo sát này là Sở Hải dương học nghề cá Đông Dương, thành lập từ
năm 1922, tiền thân của Viện Hải dương học VN. Từ ngày 12 đến 14-9 tại TP Nha Trang (Khánh Hòa), viện
đã tổ chức “Hội nghị quốc tế biển Đông năm 2012: 90 năm các hoạt động hải dương học trên vùng biển VN
và lân cận” với sự tham gia của hơn 200 đại biểu, trong đó có các nhà khoa học đến từ 14 quốc gia trên thế
giới.


Theo TS Võ Sĩ Tuấn - phó giám đốc Viện Hải dương học, từ tháng 6-1925 Sở Hải dương học nghề cá Đơng
Dương đã có chuyến điều tra khảo sát đầu tiên ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng tàu De Lanessan.
Con tàu có trọng tải 750 tấn, cơng suất 350CV này tiếp tục đi khảo sát hai quần đảo trên thêm nhiều đợt:
tháng 6 đến tháng 7-1926, tháng 5 đến tháng 6-1931 và tháng 10-1935. Những năm sau, có ba chuyến tàu
khác đi điều tra khảo sát ở Hoàng Sa và Trường Sa gồm tàu La Marne (tháng 10-1937), tàu Marine National
(tháng 4-1949), tàu La Charante (tháng 7-1953).


Những chuyến khảo sát trên đã có các báo cáo: Phát hiện sự kiến tạo địa chất của khối đảo cách ly bao gồm
quần đảo Hoàng Sa với bờ biển Đơng VN (1925-1926); Xác định nguồn gốc lớp trầm tích vùng thềm lục địa
biển Đông và lớp phủ trên mặt của các quần đảo, kể cả quần đảo Hoàng Sa (1925-1926); Báo cáo chim biển ở
quần đảo Hoàng Sa của Delacour và Jabouille (1928-1929); Bản đồ độ sâu vùng phía đơng và đơng bắc quần
đảo Trường Sa (1935-1936).


Sau năm 1975, Viện Hải dương học tiếp tục các chuyến điều tra khảo sát quần đảo Trường Sa bằng tàu hải
quân (từ năm 1988 đến 1993). Tuy nhiên, theo TS Võ Sĩ Tuấn, nghiên cứu về biển hiện nay chưa được tổ
chức đồng bộ, đầu tư rất dàn trải nên chưa tập hợp được sức mạnh. “Chính việc mạnh ai nấy nghiên cứu khiến
việc đóng góp của khoa học cho Trường Sa hạn chế, nghiên cứu về biển đảo của chúng ta cũng không xứng
tầm. Tôi cho rằng điều cần thiết nhất hiện nay là cần có một chiến lược nghiên cứu khoa học dài hơi về biển
đảo của VN với những mục đích, mục tiêu rõ ràng” - ông Tuấn đề nghị.


Hội nghị quốc tế biển Đơng năm 2012 có tổng cộng 152 báo cáo được trình bày với tám nhóm chủ đề. Trong


khn khổ hội nghị cịn có hội thảo “Các khu vực bảo tồn biển ở VN: cơ hội và thách thức”. Đây là lần thứ tư
hội nghị về biển Đông được tổ chức sau ba lần trước vào các năm 2000, 2002 và 2007.


<b>Khẳng định chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa - Trường Sa</b>


<b>Thêm một tài liệu do Trung Quốc biên soạn vào đời Thanh tìm thấy trong tủ sách của gia đình họ Trần</b>
<b>do Thượng thư Trần Đình Bá (1867 - 1933) để lại, đã góp phần khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở </b>
<b>hai quần đảo Hồng Sa - Trường Sa, đó là tập Địa dư đồ khảo.</b>


Ngày 9.8, nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn - chủ sở hữu tủ sách của gia đình họ Trần dành cho chúng tôi cuộc
trao đổi về tài liệu nói trên trước khi chính thức cơng bố.


<i>Vậy riêng với Việt Nam, sách Địa dư đồ khảo có những nội dung cũng như bản đồ liên quan đến chủ quyền </i>
<i>nước ta ở Hoàng Sa - Trường Sa cụ thể hơn ra sao? </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

kiện từ năm Quang Tự thứ hai trở về trước, nên tập sách có thể đã ra đời trước năm 1876. Lâu nay chúng ta đã
công bố được rất nhiều bản đồ do các giáo sĩ phương Tây, các nhà hàng hải vẽ, có ghi chú quần đảo Hồng Sa
- Trường Sa của đất nước Việt Nam. Sử sách Việt Nam trải qua các thời kỳ đều có ghi chép việc quản lý, khai
thác Hoàng Sa - Trường Sa rồi. Đến nay, người Việt Nam trong và ngoài nước vẫn đang tiếp tục nỗ lực tìm
kiếm thêm bản đồ, tư liệu để chứng minh chủ quyền của nước ta ở đấy. Đó chính là động lực để gia đình
chúng tơi đem tập Địa dư đồ khảo trong tủ sách gia bảo ra công bố và theo nhận định của chúng tôi, tập Địa
dư đồ khảo là nền tảng ban đầu để vẽ ra các bản đồ từ đầu thế kỷ 20 về sau. Những phân tích chi tiết và cụ thể
hơn sẽ được chúng tơi trình bày tại buổi họp mặt để cơng bố chính thức tài liệu này trong những ngày sắp
tới...


<b>Một số vấn đề cơ bản của chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020</b>



<b>Nước ta có một vùng biển đặc quyền kinh tế rộng trên 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền; có bờ </b>
<b>biển dài 3.260 km. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, biển có vai trị, vị trí rất quan trọng, </b>
<b>gắn bó mật thiết và ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, </b>


<b>bảo vệ môi trường của nước ta. Sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của </b>
<b>Đảng, tiềm lực kinh tế biển của đất nước ta đã không ngừng lớn mạnh, phát triển với tốc độ khá nhanh </b>
<b>và đã có những đóng góp quan trọng vào nhịp độ tăng trưởng kinh tế - xã hội của đất nước theo hướng </b>
<b>cơng nghiệp hố, hiện đại hố.</b>


Ngày 22/9/1997, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 20-CT/TW về đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từ những quan điểm cơ bản của Nghị quyết này, cùng với việc tiếp tục nhấn mạnh chủ
trương lớn xây dựng Việt Nam trở thành một nước mạnh về biển, phát triển kinh tế - xã hội vùng biển, hải đảo, ven biển
phải gắn kết với yêu cầu bảo vệ đất nước, có thể thấy rõ hơn chủ trương rất quan trọng là: cần đặt kinh tế biển trong
tổng thể kinh tế cả nước, trong quan hệ tương tác với các vùng và trong xu thế hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới.
Để tiếp tục phát huy các tiềm năng của biển trong thế kỷ XXI, Hội nghị lần thứ tư ban Chấp hành Trung ương
Đảng (khoá X) đã thông qua Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9/2/2007 “Về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”,
trong đó nhấn mạnh "Thế kỷ XXI được thế giới xem là thế kỷ của đại dương”. Nghị quyết đã xác định các quan điểm chỉ
đạo về định hướng chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020:


<i>Một là,</i> nước ta phải trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng từ
biển, phát triển toàn diện các ngành, nghề biển với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền
vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn.


<i>Hai là,</i> kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng - an ninh, hợp tác quốc tế và
bảo vệ môi trường, kết hợp giữa phát triển vùng biển, ven biển, hải đảo với phát triển vùng nội địa theo hướng cơng
nghiệp hố, hiện đại hoá.


<i>Ba là,</i> khai thác mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường biển trên tinh thần chủ động, tích
cực mở cửa, phát huy đầy đủ và có hiệu quả các nguồn lực bên trong; tranh thủ hợp tác quốc tế, thu hút mạnh các
nguồn lực bên ngồi theo ngun tắc bình đẳng, cùng có lợi, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh
thổ của đất nước.


<b>Mục tiêu tổng quát</b> là đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển,
bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp cơng


nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố, làm cho đất nước giàu mạnh. <b>Mục tiêu cụ thể</b> là xây dựng và phát triển toàn
diện các lĩnh vực kinh tế, xã hội, khoa học - công nghệ, tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh; phấn đấu đến năm
2020, kinh tế trên biển và ven biển đóng góp khoảng 53-55% tổng GDP của cả nước. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội,
cải thiện một bước đáng kể đời sống nhân dân vùng biển và ven biển; có thu nhập bình quân đầu người cao gấp hai
lần so với thu nhập bình quân chung của cả nước. Cùng với xây dựng một số thương cảng quốc tế có tầm cỡ khu vực,
hình thành một số tập đồn kinh tế mạnh, sẽ xây dựng một số khu kinh tế mạnh ở ven biển; xây dựng cơ quan quản lý
tổng hợp thống nhất về biển có hiệu lực, hiệu quả, mở rộng hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực về biển.


Nghị quyết cũng đã xác định sát đúng và cụ thể về phát triển kinh tế biển đến năm 2020 trên lĩnh vực kinh tế - xã
hội; chiến lược quốc phòng, an ninh, đối ngoại; phát triển khoa học - công nghệ biển; xây dựng kết cấu hạ tầng biển.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam... Các cơ quan ở Trung
ương và địa phương đã chủ động xây dựng kế hoạch, trực tiếp triển khai chương trình hành động cùng với sự nỗ lực
của các cấp, các ngành, toàn dân và đã đạt được những kết quả quan trọng: Kinh tế biển, ven biển được quan tâm đầu
tư, phát triển theo hướng khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên biển kết hợp phát triển lâm nghiệp; đẩy mạnh công
nghiệp chế biến, xuất khẩu thuỷ sản gắn phát triển nuôi trồng với nâng cao hiệu quả khai thác, đánh bắt; tăng nhanh
các ngành dịch vụ du lịch; kết hợp phát triển kinh tế biển bền vững với đảm bảo an ninh quốc phòng vùng biển; xây
dựng cơ sở hạ tầng, tạo thế đứng chân ổn định, vững chắc, sẵn sàng đối phó với các tình huống phức tạp xảy ra trên
biển; xây dựng hệ thống nhà ở, tường, kè chống xói lở trên các đảo thuộc quần đảo; quy hoạch, triển khai xây dựng
cụm công nghiệp ven biển; công tác quản lý Nhà nước về biển và cơng tác Cải cách hành chính phục vụ phát triển kinh
tế cảng và du lịch được quan tâm đẩy mạnh; thiết lập các dự án, cơng trình nâng cao chất lượng môi trường ven biển,
cải thiện môi trường ven biển phục vụ phát triển kinh tế - xã hội mang tính bền vững...


Để góp phần thực hiện mục tiêu đến năm 2020 đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển,
bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trênbiển, đảo của Tổ quốc, Bộ Tư pháp quán triệt về " Chiến lược biển Việt Nam
đến năm 2020" theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khoá X và Đề án "Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý,
bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam" ban hành theo Quyết định số 373/QĐ-TTg ngày 23/3/2010 của
Thủ tướng chính phủ trong đó Bộ Tư pháp và cơ quan Tư pháp địa phương cần tăng cường phối hợp với các Bộ,
Ngành về công tác tập huấn, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển,
hải đảo; phổ biến, cập nhật những văn bản chuyên ngành trong nước về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững tài


nguyên và môi trường biển, hải đảo cho cán bộ, công chức, đơn vị vũ trang thực thi nhiệm vụ trên khu vực biển, hải
đảo; tìm hiểu, phân tích và phổ biến về những khác biệt của hệ thống pháp luật chuyên ngành liên quan đến hoạt động
trên biển của Việt Nam so với pháp luật một số nước trong khu vực; nâng cao nhận thức cộng đồng về khai thác, sử
dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển, hải đảo; tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức
phịng ngừa, ứng phó, kiểm sốt và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển (nhất là đối với công chức tư
pháp cấp xã, phường, thị trấn vùng ven biển, hải đảo); nâng cao nhận thức về vị thế quốc gia biển và hội nhập quốc tế
của Việt Nam trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, hải đảo...


</div>

<!--links-->
kiến nghị và giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tửtực tiếp nước ngoài có hiệu quả góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.DOC
  • 30
  • 541
  • 3
  • Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

    Tải bản đầy đủ ngay
    ×