Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Tìm hiểu di tích đình an thái (làng an thái, xã phượng lâu, thành phố việt trì, tỉnh phú thọ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.92 MB, 122 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI
KHOA BẢO TÀNG

-------------------

NGUYỄN THỊ TUYẾN

TÌM HIỂU DI TÍCH ĐÌNH AN THÁI
(LÀNG AN THÁI, XÃ PHƯỢNG LÂU,
THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ)

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH BẢO TÀNG

Người hướng dẫn: PGS-TS. Nguyễn Văn Tiến

HÀ NỘI - 2010


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.

Lý do chọn đề tài ................................................................................. 1

2.

Mục đích nghiên cứu ........................................................................... 2

3.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................... 2

4.

Phương pháp nghiên cứu.................................................................... 3

5.

Bố cục tiểu luận: .................................................................................. 3

CHƯƠNG 1: ĐÌNH AN THÁI TRONG LỊCH SỬ ..................................... 4
1.1. Khái quát về vùng đất nơi di tích tồn tại. ....................................... 4
1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ................................................... 4
1.1.2. Lịch sử hình thành làng An Thái .................................................... 7
1.1.3.Đặc điểm dân cư, đời sống kinh tế-văn hố-xã hội làng An Thái .9
1.2. Đình An Thái trong lịch sử ............................................................. 11
1.2.1. Vài nét về đình làng Việt Nam ..................................................... 11
1.2.2. Lịch sử hình thành và quá trình tồn tại của đình An Thái. ........... 12
1.2.3. Lịch sử và sự tích nhân vật được thờ: ........................................... 14
1.2.3.1. Sự ra đời nhà nước Văn Lang của các Vua Hùng.............. 14
1.2.3.2. Sự tích nhân vật được thờ .................................................... 17
1.2.4. Các di tích liên quan đến việc thờ thành hồng đình An Thái...... 24
CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC- NGHỆ THUẬT VÀ LỄ HỘI ĐÌNH
AN THÁI ........................................................................................................ 27
2.1. Giá trị kiến trúc- nghệ thuật ............................................................. 27
2.1.1. Không gian cảnh quan................................................................... 27
2.1.2. Bố cục mặt bằng tổng thể .............................................................. 30
2.1.3. Các đơn nguyên kiến trúc ............................................................. 32
2.1.4. Nghệ thuật chạm khắc trên kiến trúc ............................................ 39
2.2. Hệ thống di vật trong di tích ............................................................. 42

2.2.1. Di vật gỗ ........................................................................................ 42
2.2.2. Di vật gốm ..................................................................................... 48


2.2.3. Di vật giấy ..................................................................................... 48
2.2.4. Di vật đồng………………………………………………………46
2.3. Lễ hội đình An Thái ........................................................................... 50
2.3.1 Thời gian, khơng gian diễn ra lễ hội .............................................. 51
2.3.2. Công tác chuẩn bị cho lễ hội ......................................................... 53
2.3.3. Diễn trình lễ hội đình An Thái ...................................................... 55
2.3.3.1. Phần lễ ................................................................................... 56
2.3.3.2. Phần hội ................................................................................. 61
2.3.4. Giá trị văn hoá của lễ hội làng An Thái ........................................ 66
CHƯƠNG 3: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH ĐÌNH AN
THÁI ............................................................................................................... 70
3.1. Thực trạng di tích đình An Thái....................................................... 71
3.1.1. Thực trạng kiến trúc ...................................................................... 71
3.1.2. Thực trạng di vật ........................................................................... 75
3.1.3. Thực trạng lễ hội ........................................................................... 76
3.1.4. Thực trạng về vấn đề quản lí và sử dụng di tích ........................... 78
3.2. Một số biện pháp bảo tồn di tích đình An Thái .............................. 79
3.2.1. Các giải pháp bảo tồn kiến trúc..................................................... 81
3.2.2. Bảo quản các di vật có trong di tích .............................................. 86
3.2.3. Tu bổ di tích đình An Thái ............................................................ 87
3.2.4. Bảo tồn lễ hội cổ truyền ................................................................ 88
3.3. Khai thác và phát huy giá trị di tích đình An Thái ........................ 90
KẾT LUẬN .................................................................................................... 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 98



1
Khãa luËn tèt nghiÖp
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam- một đất nước có bề dày lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ
nước anh hùng, bất khuất. Đó là truyền thống lâu đời của dân tộc ta; một dân
tộc dù đất không rộng, người không đông, nhưng với truyền thống đó đã kết
thành sức mạnh vơ cùng to lớn đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược. Sở dĩ chúng
ta giữ được một giang sơn, chung một ngọn cờ đào, một tiếng nói, một lịch
sử gian khó mà vẫn hào hùng là vì cả nước có một mộ Tổ Vua Hùng, là vì
chúng ta có một nền văn hố mang đậm bản sắc riêng mà không phải dân
tộc nào, quốc gia nào cũng có được. Trải qua hàng nghìn năm Bắc thuộc.
Chúng ta khơng bị đồng hố, ơng cha ta đã biết tiếp thu có chọn lọc những
tinh hoa văn hố từ bên ngồi, để làm giàu thêm cho kho tàng văn hố của
mình, khác hẳn với các nước Á Đông.
Đặc biệt, ông cha ta đã để lại cho con cháu sau này những di sản văn hố
vơ cùng quý giá (văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần). Và di tích lịch sử văn
hố là nơi lưu giữ những giá trị đó- một bảo tàng sống ln thu hút sự quan
tâm đặc biệt của những nhà nghiên cứu và những ai yêu thích lịch sử, muốn đi
sâu tìm hiểu về nó.
Tìm hiểu về di tích lịch sử là tìm hiểu về những giá trị của nó mang lại cho
cuộc sống con người: giá trị văn hoá, lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, thẩm mỹ. Mà
đằng sau nó là dấu ấn của một thời kỳ lịch sử hào hùng của dân tộc ta.
Là người Việt Nam, chúng ta thật tự hào vì có chung một ơng Tổ- Vua
Hùng. Từ bao đời nay, ông cha ta đã tôn thờ Vua Hùng thành bậc thánh nhân
vì có cơng dựng nước. Để tưởng nhớ công lao của các Vua Hùng, nhân dân ta
đã cho xây dựng biết bao ngơi đền, đình thờ các ngài. Và đình An Thái (xã
Phượng Lâu, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) là một ví dụ.

Nguyễn Thị Tuyến



2
Khãa luËn tèt nghiÖp
Là người con sinh ra và lớn lên trên vùng đất Tổ linh thiêng, lại vinh dự
là sinh viên khoa Bảo Tàng, trường Đại học Văn Hoá, em rất mong có một
đóng góp nhỏ vào việc tìm hiểu và làm rõ những giá trị của những di sản văn
hố q hương mình (gắn với thời đại Hùng Vương).
Hơn nữa, hiện nay các di tích đang bị phá huỷ rất nhiều trước sự khắc
nghiệt của khí hậu (đặc biệt là đối với một nước nhiệt đới gió mùa như nước
ta) và càng đau đớn hơn khi chiến tranh đã tàn phá biết bao di sản văn hoá của
nước nhà. Vậy, vấn đề giữ gìn và bảo vệ giá trị của các di sản văn hoá ấy càng
trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Được sự đồng ý của khoa Bảo Tàng và giảng viên hướng dẫn PGS- TS
Nguyễn Văn Tiến, em chọn đề tài “Tìm hiểu di tích đình An Thái (làng An
Thái, xã Phượng Lâu, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ)” làm Khố luận tốt
nghiệp Đại học ngành Bảo tồn- Bảo tàng. Hi vọng rằng: Những ai đã biết về
đình An Thái sẽ hiểu thêm về nó và những ai chưa biết xin hãy một lần đặt
chân lên mảnh đất này để thấy được những giá trị văn hố tiềm ẩn trong di
tích.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu những giá trị về mặt lịch sử, văn hố, kiến trúc, nghệ thuật
của đình An Thái.
- Nhằm cung cấp một số thông tin tại chỗ, phục vụ cho việc học tập
nghiên cứu.
- Trên cơ sở nghiên cứu thực tế, đưa ra một số giải pháp góp phần bảo
tồn và phát huy giá trị của di tích trong phạm vi hiểu biết của mình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của Khố luận là Di tích
đình An Thái (làng An Thái, xã Phượng Lâu, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú

Thọ).
* Phạm vi nghiên cứu:
Nguyễn Thị Tuyến


3
Khãa luËn tèt nghiÖp
- Về thời gian: Nghiên cứu di tích đình An Thái gắn liền với q trình
hình thành, tồn tại của di tích từ khi khởi dựng cho đến nay.
- Về khơng gian: Nghiên cứu di tích đình An Thái trong khơng gian lịch
sử- văn hố của vùng đất nơi di tích tồn tại.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điền dã, khảo sát thực tế.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp tư liệu.
- Phương pháp liên ngành khảo cổ học, sử học, văn hoá học….
5. Bố cục khố luận:
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục; bài khoá luận
được kết cấu ba chương:
Chương 1: Đình An Thái trong lịch sử
Chương 2: Giá trị kiến trúc- nghệ thuật và lễ hội của đình An Thái
Chương 3: Bảo tồn và phát huy giá trị di tích đình An Thái
Đình An Thái là một di tích lịch sử văn hố có giá trị khơng chỉ về mặt
văn hố, lịch sử mà nó cịn có giá trị cả về mặt kiến trúc, nghệ thuật và thẩm
mỹ. Với sự nỗ lực của bản thân, xong trình độ và nhận thức của sinh viên còn
hạn chế và tài liệu tham khảo khơng có nhiều, chắc chắn bài khố luận khơng
tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến đóng
góp của các thầy cơ và tồn thể các bạn để bài khố luận của em được hồn
thiện hơn.
Qua đây, em xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới thầy Nguyễn Văn
Tiến- người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt q trình làm bài

khố luận. Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy, cô
giáo trong khoa Bảo tồn- Bảo tàng- Trường Đại học Văn Hố Hà Nội, ban
quản lý di tích đình An Thái và các cá nhân, các ban ngành liên quan đã giúp
đỡ em hồn thành khố luận này.

Nguyễn Thị Tuyến


4
Khãa ln tèt nghiƯp
CHƯƠNG 1:
ĐÌNH AN THÁI TRONG LỊCH SỬ
1.1. Khái quát về vùng đất nơi di tích tồn tại.
1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Trong quá trình tồn tại và phát triển, mỗi di tích lịch sử văn hố đều có
mối quan hệ mật thiết với một địa danh cùng với những con người cụ thể.
Mảnh đất đó, những con người đó là những nhân chứng khơng thể thiếu được
cho sự hiện diện của di tích. Vì lẽ đó để tìm hiểu một cách tồn diện về di tích
với những thăng trầm, hưng vong của nó chúng ta không thể không đề cập
đến mảnh đất, con người; nơi từ đó di tích được sinh ra và ni dưỡng trong
suốt tiến trình lịch sử.
Phú Thọ là một vùng đất có lịch sử lâu đời. Vùng hợp lưu của ba con
sông: sông Thao, sông Đà, sông Lô; là trung tâm sinh tụ của người Việt cổ.
Phú Thọ tự hào là cội nguồn, là phát tích của dân tộc, tại đó nhưng giá trị vật
chất và tinh thần từ thời nguyên thuỷ trải qua rất nhiều biến đổi lịch sử vẫn để
lại dấu ấn đậm nét trong thiên nhiên, trong sinh hoạt xã hội, trong tính cách
con người.
Ngày nay, Phú Thọ là một trong những tỉnh có dân số đơng, có tài
ngun phong phú và khả năng tiềm tàng về mọi mặt, có vị trí kinh tế và quốc
phịng quan trọng ở miền Bắc nước ta. Phú Thọ được coi là vùng đất Tổ- là

vùng văn hoá dân gian đặc sắc, cái nơi của văn hố dân tộc từ lâu đã trở thành
một đề tài nghiên cứu có sức hấp dẫn lớn đối với những người làm công tác
khoa học xã hội ở trong tỉnh, ở trung ương và nhiều địa phương vốn có tấm
lịng hướng về vùng đất cội nguồn.
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”.

Nguyễn Thị Tuyến


5
Khãa luËn tèt nghiÖp
Câu ca giao này, từ bao đời, giống như tiếng chim gọi đàn, khơi dậy
trong tâm khảm mọi người Việt những tình cảm thân thương và sâu sắc. Tất
cả chúng ta đều là con Hồng cháu Lạc đều cùng chung mộ Tổ. Phú Thọ là
trung tâm nước Văn Lang xưa, nơi các vua Hùng dựng nước và đóng đơ.
Hàng năm cứ đến ngày hội đền Hùng- Phú Thọ, lại đón tiếp các con cháu từ
khắp đất nước lại tập trung về làm giỗ Tổ. Vào những năm gần đây ngày hội
đền Hùng mùng 10 tháng 3 được xem như là Quốc lễ của cả nước. Phong tục
giỗ Tổ Hùng Vương đã trở thành truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” lâu
đời ở nước ta. Là người con của đất Việt có lẽ ai ai cũng muốn một lần được
trở về cội nguồn thăm nơi đất Tổ.
Phú Thọ là một tỉnh còn bảo lưu được rất nhiều sinh hoạt văn hố dân
gian và hàng loạt các di tích có giá trị. Nếu chỉ tính từ Việt Trì ngược sơng
Thao lên đến Hạ Hồ, ngược sơng Đà lên đến Thanh Thuỷ, ngược sơng Lơ
lên đến Đoan Hùng thì ít nhất cũng có thể đếm được 432 di tích trong đó đền,
miếu thờ vua Hùng là 40, thờ vợ và các con vua Hùng là 77, thờ Cao Sơn Tản
Viên và các tướng lĩnh của Vua Hùng là 288 và 87 di tích khác liên quan đến
các sự kiện lịch sử thời các Vua Hùng. Song song với các di tích có thờ các
nhân vật truyền thuyết thời các vua Hùng là những hình thức sinh hoạt văn

hố dân gian khác như: tục lệ, kị, lễ hội, diễn xướng sự tích…Là kho tàng văn
hố phi vật thể của Phú Thọ.
Có thể nói hàng loạt các tác phẩm văn hố, văn nghệ dân gian của Phú
Thọ mang tính phổ biến trong tồn quốc lại thường có tính dị bản cổ xưa hơn
nơi khác. Hơn nữa, ở nơi đây còn hội tụ những nét văn hố mà ít thấy hoặc
khơng thấy ở nơi khác như: Trị múa Tùng Dí ở Chu Hố thuộc huyện Lâm
Thao, trò múa “ gà phủ” ở Phú Lộc, trị Trẹo ở Hi Cương…Những sinh hoạt
văn hố này mang đậm sắc thái thời sơ khai dựng nước. Những nét văn hố
ấy ta có thể thấy đâu đó ở những vùng văn hoá khác trong cả nước nhưng đậm

Nguyễn Thị Tuyến


6
Khãa luËn tèt nghiÖp
đặc nhất vẫn là vùng Phú Thọ. Văn hoá dân gian Phú Thọ đậm nét hơn những
vùng văn hố khác trong những buổi đầu hình thành bản sắc văn hoá Việt cổ
cùng với những buổi đầu xây dựng đất nước Việt Nam. Thời kì các vua Hùng
dựng nước đã thực sự xây dựng được nền móng và bản sắc độc đáo, vì văn
hố của người Việt cổ mà sau này Vua An Dương Vương- người kế nghiệp
Vua Hùng phát huy tinh thần đoàn kết, đã xây dựng được thành Cổ Loa với
quy mô to lớn, đã chống lại được sự xâm lược của Triệu Đà.
Nói đến Phú Thọ là nói đến một vùng cảnh quan địa mạo đa dạng. Đình
An Thái nằm trọn trong khơng gian địa mạo nói trên, nó được xây dựng trên
một quả đồi cao hình bát úp ( nhân dân gọi là núi Đình) nằm ở vị trí trung tâm
làng An Thái, thuộc xã Phượng Lâu, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Truyền thuyết kể rằng: Đình An Thái làm trên lưng con rùa, có địa thế cao
dáo, dốc thoai thoải; phía trước của đình là hồ Thiếc, có thể nói đây là một địa
thế đẹp “Sơn thuỷ hữu tình”. Các nhà nghiên cứu văn hoá dân gian cho rằng:
An Thái là một trong bốn phường Xoan gốc của tỉnh Phú Thọ và hát Xoan

gắn liền với ngơi đình An Thái, một làn điệu dân ca độc đáo của vùng đất Tổ.
An Thái xưa kia là vùng đất do phù sa sông Lô bồi đắp( nằm bên hữu
ngạn sơng Lơ). Phía Đơng giáp dịng sơng Lơ, phía Tây giáp xã Vân Phú
(huyện Phù Ninh), phía Bắc giáp xã Hùng Lơ, Kim Đức( huyện Phù Ninh) và
phía Nam giáp xã Dữu Lâu.
Đình An Thái nằm ở vị trí trung tâm làng An Thái cách UBND xã
Phượng Lâu khoảng 1km về hướng Đông Nam, cách Đền Hùng khoảng 5km
về hướng Tây Bắc. Du khách đến thăm quan di tích có thể đi bằng nhiều
phương tiện đều thuận lợi. Lấy trung tâm là Việt Trì, đi bằng đường bộ,
đường sắt, đường thuỷ:
- Đường bộ: Du khách từ Hà Nội lên tới ngã ba (Gia Cẩm) đi qua
phường Dữu Lâu, qua nhà máy đóng tàu sơng Lơ theo đê sông Lô đi khoảng

Nguyễn Thị Tuyến


7
Khãa luËn tèt nghiÖp
500m là tới địa phận xã Phượng Lâu. Đình An Thái cách trụ sở UBND xã
Phượng Lâu 1km về hướng Đông Bắc.
Hoặc du khách từ Lào Cai- Yên Bái xuôi theo đường quốc lộ số 2 tới
Chùa Nang (xã Vân Phú- Việt Trì) rẽ trái theo đường cấp phối liên xã (phía
trái nghĩa trang An Thái) đi khoảng 3km là tới làng An Thái( đình An Thái
nằm ở trung tâm làng).
- Đường sắt: Du khách đi tàu xuống ga Phủ Đức rồi đi theo đường quốc
lộ 2 khoảng 1km đến chùa Nang( xã Vân Phú) đi theo chỉ dẫn đường cấp phối
liên xã, đi theo chỉ dẫn đường bộ là đến di tích.
- Đường thuỷ: Du khách có thể đi bằng phương tiện tàu thuỷ trên sơng
Lơ đến địa phận xã Phượng An, lên bờ đi khoảng 1km là tới trụ sở UBND xã
Phượng Lâu, di tích đình An Thái cách UBND xã 1km.

Với vị trí như vậy, xã Phượng Lâu có nhiều điều kiện thuận lợi để phát
triển kinh tế nông nghiệp, ngư nghiệp cũng như giao lưu bn bán với những
vùng lân cận. Từ đó đẩy mạnh phát triển mọi mặt sống kinh tế- văn hố- xã
hội của địa phương.
1.1.2. Lịch sử hình thành làng An Thái
Ngược dịng lịch sử để tìm hiểu về sự thay đổi địa danh làng xã qua các
thời kỳ, làng An Thái trong quá khứ đã thuộc những khu vực hành chính sau:
Thời Hùng Vương, gọi là trang An Thái thuộc bộ Văn Lang.
Thời thuộc Hán, làng An Thái nằm trong quận Giao Chỉ.
Từ thế kỉ 3 đến thế kỉ 5, làng An Thái thuộc huyện Gia Minh, quận Tân
Xương.
Từ thế kỉ 6 đến thế kỉ 10, làng An Thái thuộc huyện Gia Minh, quận
Phong Châu, Thừa Hoá.
Thời Trần( thế kỉ 13-14), làng An Thái thuộc huyện Phù Ninh, châu Tam
Đới, lộ Đông Đô.

Nguyễn Thị Tuyến


8
Khãa luËn tèt nghiÖp
Sang thế kỉ 15, làng An Thái thuộc phủ Tam Đới, trấn Sơn Tây.
Thế kỉ 16 đời vua Lê Trang Tông (1533-1546) huyện Phù Ninh đổi tên
là Phù Khang, làng An Thái thuộc huyện Phù Khang, phủ Tam Đới, trấn
Sơn Tây.
Đến đời Nguyễn, huyện Phù Khang đổi là Phù Ninh. Làng An Thái
thuộc huyện Phù Ninh, phủ Tam Đới, tỉnh Sơn Tây.
Ngày 08/09/1891 tỉnh Hưng Hoá được thành lập thì đất đai làng An Thái
thuộc huyện Phù Ninh, phủ Đoan Hùng, tỉnh Hưng Hoá.
Năm 1900, huyện Hạc Trì ra đời, làng An Thái thuộc tổng Phượng Lâu,

huyện Hạc Trì, tỉnh Hưng Hố.
Năm 1903, tỉnh Hưng Hố đổi tên là tỉnh Phú Thọ, làng An Thái thuộc
huyện Hạc Trì, tỉnh Phú Thọ.
Từ sau Cách Mạng tháng 8 năm 1945, mỗi làng được gọi là một xã thì xã
An Thái thuộc huyện Hạc Trì, tỉnh Phú Thọ.
Năm 1946, các làng Sơn Mai, Vân Luông, Phú Nang, Phượng Lâu, An
Thái, Phượng An hợp lại thành xã Chiến Thắng, huyện Hạc Trì, tỉnh Phú Thọ.
Năm 1954, xã Chiến Thắng lại tách ra làm 2 xã: Vân Phú và Phượng
Lâu, làng An Thái thuộc xã Phượng Lâu, huyện Hạc Trì, tỉnh Phú Thọ.
Năm 1960, huyện Hạc Trì giải thể, làng An Thái, xã Phượng Lâu thuộc
huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.
Tháng 3/1968, hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ hợp nhất thành Vĩnh Phú;
làng An Thái, xã Phượng Lâu thuộc thành phố Việt Trì, tỉnh Vĩnh Phú.
Ngày 06/11/1996, Quốc hội khố IX kỳ họp thứ X phê chuẩn việc tách
và thành lập lại các tỉnh, tỉnh Vĩnh Phú chia thành 2 tỉnh Phú Thọ và Vĩnh
Phúc thì làng An Thái, xã Phượng Lâu, thuộc thành phố Việt Trì, tỉnh Phú
Thọ.

Nguyễn Thị Tuyến


9
Khãa ln tèt nghiƯp
Từ ngày 1/1/1997 đến nay, đình An Thái có địa chỉ: Làng An Thái, xã
Phượng Lâu, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
1.1.3. Đặc điểm dân cư, đời sống kinh tế- văn hoá- xã hội làng An Thái.
Việt Trì vốn là vùng đất cổ thời Hùng Vương dựng nước, sớm đã có cư
dân sinh sống. Kết quả đợt khai quật khảo cổ với di chỉ làng Cả đã minh
chứng “ đây là một địa danh cổ của thời kỳ văn hố Đơng Sơn cách đây trên
2000 năm”. Nơi đây đã xuất hiện rất nhiều những di tích thờ nhân vật thời

Hùng Vương và là nơi lưu giữ được rất nhiều thần tích, thần sắc, ngọc phả về
18 đời Vua Hùng.
Đặt An Thái trong bối cảnh chung của thành phố Việt Trì, có thể khẳng
định rằng làng An Thái có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời.
Con người ở đây nói riêng và con người Phú Thọ nói chung có đức tính
cần cù, sáng tạo, lịng u nước, tình đồn kết, ý chí kiên cường…Đó là sự
tổng hợp những phẩm chất tốt đẹp của cư dân nơng nghiệp vùng đất Tổ, dịng
dõi người Việt cổ Phùng Nguyên- Đồng Đậu- Gò Mun- Làng Cả, những
người đã tham gia cơng cuộc chinh phục thiên nhiên vùng đỉnh chóp châu thổ
sông Hồng từ những ngày đầu dựng nước, đã góp phần xương máu của mình
vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
Làng An Thái, xã Phượng Lâu nằm bên hữu ngạn sông Lô. Đất đai ở đây
tương đối màu mỡ và địa hình bằng phẳng nên đã thu hút được những luồng
di cư từ nơi khác đến đây thường trú và lập nên làng ấp, khai phá trồng trọt ở,
dần dần lập nên An Thái như ngày nay. Làng An Thái với những điều kiện
thiên nhiên ưu đãi ngày càng mở mang phát triển, đông đúc và thịnh vượng.
Ngày nay, An Thái đã trở thành một làng văn hoá của thành phố. Trong
những năm gần đây, nhân dân trong xã đã thúc đẩy phát triển sản xuất bằng
nhiều biện pháp thâm canh, gối vụ trong nông nghiệp, ứng dụng khoa học kĩ
thuật vào thủ cơng nghiệp…Tỉ lệ hộ đói nghèo trong xã là rất ít và đang dần

Nguyễn Thị Tuyến


10
Khãa ln tèt nghiƯp
tiến tới khơng có gia đình nào xếp vào hộ đói nghèo- tạo tiền đề phát triển
kinh tế địa phương, góp phần vào cơng cuộc đổi mới đất nước.
Với diện tích vào loại trung bình của thành phố, theo số liệu đo đạc gần
đây thì xã hiện nay có 290ha đất canh tác và nhà ở, trong đó đất ở là 114ha

cịn lại là đất canh tác là 176ha. Như vậy ta có thể thấy: đất canh tác nhiều
hơn đất ở; tuy nhiên đó là điểm chung của những xã ngoại thành Việt Trì- vì
dân cư vốn chưa đông đúc bằng những vùng ngoại thành Hà Nội. Người dân
An Thái đã sử dụng triệt để số đất này vào sản xuất nông nghiệp mà chủ yếu
là trồng lúa và đã đưa những giống lúa mới vào sản xuất.
Làng An Thái có vùng chiêm sâu gọi là sa chiêm. Khi cấy nước sâu lạnh
buốt, bà con nắm bùn vào gốc dạ ném xuống ruộng cho mạ đứng cây. Khi gặt
phải dùng thuyền thúng kéo lúa vào bờ.
Bên cạnh đó để tăng thêm thu nhập, người dân ở đây còn làm thêm các
nghề phụ như nghề mộc, trồng dâu nuôi tằm, đan lát…cùng với đà phát triển
của các địa phương khác, bộ mặt nơng thơn được đổi mới, trình độ dân trí, đời
sống vật chất lẫn tinh thần của nhân dân trong xã đều có nhiều tiến bộ hơn
trước. Hệ thống điện, đường, trường, trạm được nâng cấp, làm mới đáp ứng
tốt nhu cầu về giao thông, liên lạc. Đồng thời, gần đây xã đã đầu tư cho xây
dựng nhà văn hoá, sân chơi cho trẻ em, phục vụ đời sống tinh thần của nhân
dân ngày một tốt hơn.
Đặc biệt với truyền thống văn hoá lâu đời, là một trong những phường
Xoan gốc của tỉnh Phú Thọ; làng An Thái, xã Phượng Lâu tự hào là làng, xã
còn giữ được nhiều di tích lịch sử văn hố đã được nhà nước xếp hạng cấp
quốc gia, cấp tỉnh như đình An Thái, Miếu Cấm….Đây là điều kiện thuận lợi
để các nhà khoa học trên nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt trong chuyên
ngành bảo tồn di tích lịch sử đến nghiên cứu và khai thác thông tin.

Nguyễn Thị Tuyến


11
Khãa ln tèt nghiƯp

1.2. Đình An Thái trong lịch sử

1.2.1. Vài nét về đình làng Việt Nam
Đình làng là cơng trình kiến trúc cơng cộng của làng xã dùng làm nơi
diễn ra các hoạt động chính trị tinh thần- văn hố xã hội của nhân dân ở nơng
thơn làng xã dưới thời phong kiến.
Tên gọi “Đình” là tên gọi chung để chỉ loại cơng trình cơng cộng có
những cơng năng khác nhau. Trong từ điển tiếng Việt “ Đình là nơi thờ Thành
hoàng và họp làng”. Ở bên đường cái quan thời trước thường xây dựng nhà
trọ cho khách qua đường nghỉ ngơi gọi là: q nhai đình. Ngồi ra có lương
đình, đình mơn, dịch đình, qn đình…
Là cơng trình cơng cộng ở làng xã, ngơi đình làng của người Việt có
nhiều chức năng khác nhau phục vụ cộng đồng cư dân, tựu trung lại nó có bốn
chức năng cơ bản: trung tâm hành chính, là trung tâm tơn giáo tín ngưỡng, là
trung tâm văn hố xã hội, là trung tâm văn hoá ẩm thực của làng xã. Tuỳ từng
giai đoạn mà chức năng này nổi trội và phát huy hơn chức năng kia và ngược
lại. Dù thực hiện chức năng nào đi chăng nữa thì ngơi đình được xây dựng để
thờ Thành hồng làng ln là một sự kiện trọng đại mang tính nghiêm túc,
thiêng liêng có sự góp sức của tồn dân làng chứ khơng phải của riêng ai.
Ngơi đình làng của người Việt tồn tại sớm nhất cịn để lại dấu vết cách
đây ngót 400 năm, đó là ngơi đình của Thuỵ Phiêu( xã Thuỵ An, huyện Ba
Vì, tỉnh Hà Tây cũ) có niên hiệu Đại chính nhị niên( 1531). Tiếp đó là sự hiện
diện của một số ngơi đình có niên đại sớm vào cuối thế kỷ XVI như: đình Tây
Đằng, Thổ Hà, Lỗ Hạnh…
Trải qua các thời kỳ, tuỳ theo khả năng kinh tế và trình độ xây dựng của
các tốp thợ và nhiều yếu tố khác chi phối mà ngơi đình làng có thể được xây

Nguyễn Thị Tuyến


12
Khãa ln tèt nghiƯp

dựng với quy mơ, kích thước, chất liệu và trang trí mĩ thuật khác nhau. Nhìn
chung các ngơi đình làng của người Việt thường được xây dựng theo một số
mơ hình kết cấu mặt bằng sau: kiến trúc chữ nhất( -) chỉ bao gồm một tồ đại
đình. Đây là một ngơi đình cổ xây dựng vào thế kỷ XVI, sang đến thế kỷ
XVII đình xuất hiện thêm toà hậu cung và mang kiến trúc chữ đinh ( J ), chữ
nhị (=), thế kỷ XVIII đình phổ biến với chữ công ( I ) và sang thế kỷ XIX, XX
thì đình có nhiều đơn ngun kiến trúc hơn.
Ngơi đình chưa bao giờ mất đi trong đời sống làng xã mà nó vẫn đang
thực hiện chức năng vốn có của mình. Khơng gian văn hố làng xã, tập trung,
ngưng đọng dưới mái đình làng.
1.2.2. Lịch sử hình thành và q trình tồn tại của đình An Thái.
Theo truyền ngơn kể rằng: đình An Thái được làm từ rất lâu. Hiện nay
khơng cịn tư liệu, bia kí gì ghi lại chính xác năm dựng đình. Người dân nơi
đây chỉ nhớ rằng khi mới xây dựng, đình được làm ở giữa làng cách vị trí
đình hiện nay khoảng 50m. Kiến trúc của ngơi đình xưa chỉ có bộ khung gỗ
với phần mái lợp lá cọ, khơng có tường xây xung quanh mà để thơng thống.
Song vì ở vào vị trí thấp thường bị ngập lụt nên dân làng An Thái đã di
chuyển đến vị trí hiện nay vào khoảng đầu thời Nguyễn với kiểu dáng kiến
trúc được giữ nguyên như cũ.
Hiện nay, qua khảo sát trực tiếp tôi thấy rằng ở các cột chịu lực của đình
An Thái vẫn cịn nhưng vết lỗ đục chân cột. Điều này có nghĩa là, trước khi
chuyển đến địa điểm mới vào đầu thời Nguyễn, đình An Thái cũ đã có ván
sàn đình, theo GS. Hà Văn Tấn thì: “Sàn đình là một kết cấu vốn có của
những ngơi đình cổ cịn bảo lưu lại của đình làng thời Mạc.”1.Dựa vào dấu
hiệu trên chúng ta có thể thấy rằng đình An Thái có niên đại khởi dựng cuối
thời Lê.
1

Hà Văn Tấn( 1998). Đình Việt Nam. Nxb.Tp Hồ Chí Minh. Tr. 20


Nguyễn Thị Tuyến


13
Khãa ln tèt nghiƯp
Hơn nữa, cùng với đình An Thái, ta cịn thấy có đình Phượng An cùng
xã Phượng Lâu mà hiện nay các cụ cao niên trong làng thường kể rằng: xưa
kia hai làng An Thái và Phượng An cùng thờ thành hồng làng ở đình An
Thái, về sau dân đông tách làm hai làng riêng và dân làng Phượng An làm
đình riêng- thờ thành hồng như đình An Thái. Từ đó có thể nghĩ rằng đình
Phượng An được xây dựng sau đình An Thái. Hiện nay trên câu đầu đình
Phượng An có ghi niên đại xây dựng: “Cảnh Thịnh nguyên niên, thập nguyệt,
thập nhất nhật, mão thì thụ trụ thượng lương đại cát”( tức là giờ Mão ngày 11
tháng 10 năm Cảnh Thịnh- 1793 dựng câu đầu này). Căn cứ vào dịng chữ
này thì đình Phượng An có niên đại khởi dựng vào thời Tây Sơn (1793)- cuối
thế kỷ XVIII. Như vậy có thể nghĩ rằng đình An Thái phải có niên đại khởi
dựng ít nhất cũng trước năm 1793, tức là vào cuối thời Lê. Đến thời vua Bảo
Đại thứ 12 (1937) đình được trùng tu lớn.
Được khởi dựng vào cuối thời Lê, đình An Thái đã trải qua những lần
trùng tu như sau:
- Lần thứ nhất trùng tu, sửa chữa lớn được các cụ cao niên kể rằng: làm
mới hai câu đầu vì chồng bồn, lợn túi, ba xà nóc, hai tơm bị, hai cột cối xó,
do cụ Nguyễn Văn Cù là thợ cả, người thơn Thạch Quả. Thời gian trùng tu
sửa chữa đình kéo dài khoảng hai tháng.
Hiện nay qua khảo sát ta thấy:
Trên câu đầu chính giữa gian bên trái ghi: “ Hồng triều Bảo Đại nhị
thập niên, nhị nguyệt, sơ thập nhật trùng tu đại cát” ( tức là ngày 10 tháng 02
năm Bảo Đại thứ 12 trùng tu lớn).
Trên câu đầu chính giữa gian bên phải ghi: “ Tuế thứ Bính Tý niên, tam
nguyệt, sơ cửu nhật thụ trụ thượng lương đại cát” (tức là ngày mùng 9 tháng 9

năm Bính Tý dựng câu đầu).

Nguyễn Thị Tuyến


14
Khãa luËn tèt nghiÖp
- Lần sửa chữa thứ 2: vào khoảng tháng 8 năm Canh Thìn( 1940) thay
mái lá cọ bằng lợp ngói Hưng Ký, bỏ tồn bộ sàn gỗ, xây tường bao xung
quanh. Đồng thời xây cổng cột đồng trụ, đắp đao, lát nền và sân đình, xây tả
mạc ba gian.
- Lần sửa chữa thứ 3: tháng 8/1989, đảo ngói, dồn ngói mũi lợp mái
trước, ba mái cịn lại lợp ngói Hưng Ký, thay rui hồnh bị hư hỏng.
Những năm gần đây nhân dân địa phương sửa chữa, tu sửa phần mái
chống dột, sửa chữa lại khuôn cửa gian chính giữa làm kiểu bức bàn 6 cánh,
lát lại nền, xây bệ thờ, sửa chữa lại cổng đình…nhằm bảo tồn di sản văn hố
được lâu dài và khơi phục lại làn điệu hát Xoan của quê hương cho các thế hệ
trẻ.
1.2.3. Lịch sử và sự tích nhân vật được thờ:
1.2.3.1. Sự ra đời nhà nước Văn Lang của các Vua Hùng
Từ xa xưa, trong nhân dân ta đã lưu truyền những huyền sử về thủa khai
thiên lập địa và buổi đầu dựng nước của các Vua Hùng. Đó là những câu
truyện về họ Hồng Bàng, về sự tích con rồng cháu tiên, về truyện 18 đời
Hùng Vương, truyện Thánh Gióng đánh giặc Ân, truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh,
truyện trầu cau, truyện bánh chưng, bánh dầy…Có thể nói, đó là những bộ sử
dân gian vừa thấm đượm màu sắc huyền thoại, vừa chứa đựng “Cốt lõi lịch
sử” trong ký ức hồi cố và truyền khẩu qua nhiều thế hệ.
Vào đời nhà Trần (1226- 1400); nhà Lê (1428- 1527) những truyền
thuyết lịch sử đó bước đầu được thu thập và biên soạn theo quan điểm của các
tác giả đương thời. Những tác phẩm tiêu biểu là:

- Việt điện U Linh của Lý Tế Xuyên với lời tựa viết năm 1329 và cuốn
“ Lĩnh Nam chích quái” do Trần Thế Pháp biên soạn vào cuối đời Trần. Vũ
Quỳnh và Kiều Phú hiệu đính vào thời Lê với lời tựa viết năm 1492-1493.

Nguyễn Thị Tuyến


15
Khãa luËn tèt nghiÖp
- Bộ sử đầu tiên đưa thời Hùng Vương dựng nước Văn Lang vào chính
sử là Việt sử lược, tác phẩm đời Trần. Chương mở đầu với tiêu đề: “ Những
thay đổi trong buổi đầu của đất nước”. Có đoạn viết: “ Đến thời Trang Vương
nhà Chu (696 -682 TCN) ở Bộ Gia Ninh có người lạ dùng ảo thuật áp phục
được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đơ ở Văn Lang, truyền 18 đời
đều gọi là Hùng Vương”.
Đến thế kỷ XV Nguyễn Trãi đã khẳng định vị trí của nước Văn Lang
trong Dư địa chí- tác phẩm địa lý học lịch sử đầu tiên của nước ta.
Đặc biệt Ngô Sỹ Liên đã đưa thời Hùng Vương vào chính sử, đặt trong
“ Kỷ họ Hồng Bàng” thuộc phần ngoại kỷ của bộ Đại Việt sử ký tồn thư.
Đó là những việc làm biểu hiện niềm tự hào, tự tơn dân tộc. Nhưng do
trình độ và phương pháp nghiên cứu của sử học thời Trung cổ không cho
phép các nhà sử học đương thời chứng minh được sự tồn tại của thời kì lịch
sử xa xưa, chưa tìm thấy chữ viết. Thời đại Hùng Vương vẫn chỉ tồn tại trong
tâm thức dân gian, chứ chưa thành hiện thực.
Đến thập kỉ 60- 70, thời đại Hùng Vương trở thành đề tài nghiên cứu, đã
thu hút sự quan tâm và kết hợp của nhiều ngành khoa học. Bằng sự hợp tác
khoa học và phương pháp nghiên cứu liên ngành đã khẳng định:
Thời đại Hùng Vương là thời kỳ có thật trong lịch sử dân tộc. Đó là thời
kỳ ra đời và phát triển của một nền văn minh cổ xưa của dân tộc: Văn minh
sơng Hồng. Nó không chỉ phản ánh trong truyền thuyết, trong thư tịch cổ mà

còn được chứng minh qua hàng loạt các di tích khảo cổ học qua 4 giai đoạn
văn hố Phùng Ngun, Đồng Đậu, Gị Mun, Đơng Sơn.
Nếu lấy Đền Hùng làm trung điểm bán kính 20km ngược lên Phù Ninh,
Lâm Thao, xuống Việt Trì là cả một vùng dày đặc dấu vết của các di chỉ khảo
cổ. Tương truyền vùng đất đó là trung tâm kinh đơ Văn Lang thời các Vua
Hùng, có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với sự phát triển về cư dân, tín

Nguyễn Thị Tuyến


16
Khãa luËn tèt nghiÖp
ngưỡng của người Việt Cổ, đồng thời là một vùng trung tâm của mối quan hệ
tâm linh thời Hùng Vương trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Trong thư tịch cổ thì bộ Văn Lang, bộ trung tâm của Nhà nước Văn
Lang thời các Vua Hùng ở vào hợp lưu của ba con sông: sông Hồng, sông Lô,
sông Đà, bao gồm một vùng đất đai rộng lớn từ thềm Ba Vì tới chân Tam Đảo
là các miền đất thuộc các tỉnh: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, một phần Hà Nội, Hà
Tây, Tuyên Quang, Yên Bái ngày nay. Trên vùng đất này các nhà khảo cổ học
đã phát hiện được các di chỉ khảo cổ học một cách có hệ thống liên tục từ giai
đoạn văn hoá Phùng Nguyên đến Đông Sơn mà khu vực Đền Hùng (trung tâm
của Bộ Văn Lang có mật độ đậm đặc). Đến nay các nhà khảo cổ học đã khai
quật trên vùng Đất Tổ hơn 70 địa điểm thì riêng Lâm Thao có tới 30 và xi
tới Việt Trì là hơn 40 di chỉ.
Sự phát hiện di chỉ khảo cổ văn hoá Phùng Nguyên đã mở đầu cho việc
nghiên cứu xác định nơi cư trú của Tổ tiên ta thời dựng nước trên đất Phú
Thọ. Các địa điểm khảo cổ học thuộc giai đoạn văn hố Phùng Ngun, Đồng
Đậu, Gị Mun phân bố dầy đặc xung quanh khu vực Đền Hùng, dấu vết văn
hố Đơng Sơn được phát hiện nhiều điểm trên đất Lâm Thao, ngày càng lan
toả xuôi về ngã ba Bạch Hạc. Một điều đáng quan tâm, khi khảo sát núi Hùng

các nhà nghiên cứu đã phát hiện được 13 di vật thuộc thời đại Hùng Vương,
gồm: Rừu đá, đục đá, cuốc đá và hai di vật bằng đồng trong đó có một chiếc
trống đồng Hy Cương thuộc Hêgơ I có đường kính mặt 93cm, có những địa
điểm khảo cổ khai quật tầng văn hố dày, có nhiều giai đoạn văn hóa kế tiếp
nhau từ Phùng Ngun, Đồng Đậu, Gị Mun, Đông Sơn như những di chỉ ở
Tứ Xã. Chứng tỏ nơi đây là vùng đất tập trung dân cư đông đúc, liên tục qua
các thời kỳ. Những địa điểm khảo cổ này thường nằm dọc theo các triền sông,
quy tụ xung quanh núi Hùng hợp lưu ở ngã ba Bạch Hạc. Từ hai bộ “ Nha
Chương” bằng đá tìm thấy ở Phùng Nguyên và Xóm Rền (Gia Thanh) đến

Nguyễn Thị Tuyến


17
Khãa luËn tèt nghiÖp
những sưu tập hiện vật ở những ngơi mộ táng ở Gị De (Thanh Đình), những
chiếc vuốt đồng, đặc biệt là bộ khoá đai lưng bằng đồng được làm bằng 8 con
rùa móc lại đã đặt ra nhiều giả thiết về quyền uy của thủ lĩnh, về nhà nước sơ
khai đầu tiên trong lịch sử dân tộc.
Cư dân Việt Cổ để lại dấu vết ở nơi hội tụ- ngã ba sông với di chỉ khảo
cổ học làng Cả vừa là nơi cư trú vừa là khu mộ táng với 311 ngôi mộ thuộc
giai đoạn Đông Sơn qua hai lần khai quật và một lần đào thám sát. Tỷ lệ hiện
vật chôn theo người chết chênh lệch nhau 84,1% mộ bình dân, 15% mộ có từ
2- 5 hiện vật quý hiếm. Khu vực làng Cả thời đại Hùng Vương hẳn là nơi sầm
uất, cư dân đông đúc, thuận lợi giao thông đường thuỷ với các vùng đất khác.
Mà dấu vết về sự định cư đông đúc và dịch chuyển của người Việt Cổ từ đỉnh
tam giác châu sông Hồng tới Lâm Thao- Phù Ninh- Việt Trì là trung tâm đầu
tiên thời dựng nước. Từ tên nước, tên làng truyền thuyết, tín ngưỡng và tâm
linh đều gắn liền với thời Hùng Vương mà Đền Hùng là trung tâm. Các
truyền thuyết có khi được hố thân vào sự tồn tại của đất và nước. Khi bà Âu

Cơ sinh bọc trăm trứng nở thành 100 người con trai. Lạc Long Quân đã nhờ
tiên ông vùng ngã ba Bạch Hạc đặt tên thứ tự cho từng người con. Làng Minh
Nông là nơi Vua Hùng dạy dân cấy lúa, làng Cẩm Đội là nơi vua luyện quân,
Dữu Lâu là vườn trầu của Vua Hùng, làng Thậm Thình là nơi giã gạo làm
bánh dâng Vua, làng An Thái, Kim Đức là nơi vua thường đi săn và là những
làng Xoan gốc nổi tiếng, Tiên Cát là nơi Vua dựng lầu kén rể cho con gái
Ngọc Hoa…
1.2.3.2. Sự tích nhân vật được thờ
Ngọc phả cổ truyền về mười tám đời thánh vương triều Hùng nước Việt
cổ( Bản sao Ngọc phả lưu tại viên quan lang Phụ đạo, cháu chắt của Hùng
Vương, cha truyền con nối, cả làng Trung Nghĩa là dân Hộ nhi trưởng tạo lệ
xã Nghĩa Cương coi giữ) ghi:

Nguyễn Thị Tuyến


18
Khãa ln tèt nghiƯp
“ Ngọc phả cổ tích về Hùng Vương sơn thánh tiền Thái Tổ Cao Hoàng
để lưu truyền lại.
Xưa cháu ba đời của Viêm Đế là Đế Minh (tơn phong là Đế Minh
Vương Cao Cao Hồng Thái Tổ Đại Triều Hoàng đế) sinh ra Đế Nghi, nhân
đi tuần xuống phương Nam, đến núi Nghĩa Lĩnh (địa giới ở động Bạch Hổ
thuộc Vân Nam, vốn nước ta trước đây gọi là quận Giao Chỉ, về sau gọi là
động Xích Quỷ, sau gọi là nước Xích Quỷ. Nay đổi là nước An Nam) gặp
nàng Vụ Tiên thần nữ, rồi sinh ra Kinh Dương Vương. Kinh Dương Dương
Vương là bậc thánh trí thơng minh, vượt hơn lượng độ Đế Nghi. Đế Minh
muốn truyền ngôi báu để trị nước, nhưng Kinh Dương Vương cố nhường cho
anh là Đế Nghi- Đế Nghi nối ngôi cai trị phương Bắc, phong cho Kinh Dương
Vương sang nước Nam cai trị thiên hạ, lấy tên hiệu là nước Xích Quỷ. Kinh

Dương (tơn phong là Hùng Dương Vương Cao Hồng Thái Tổ Thái Bảo Đức
Tơng Hồng đế) vâng chỉ, nghiêm túc theo uy trời đến núi Nam Miên đi xem
phong thuỷ, chon được thế đất tốt để lập đô ấp. Bèn qua Hoan Châu (nay đổi
là các xã: Nội Thiên Lộc, phủ Đức Quang, xứ Nghệ An), xem khắp hình thế,
thấy một vùng phong cảnh lâu đài vạn lớp, gọi là núi Hùng Bảo Thứu Lĩnh,
gồm 199 ngọn (tên cũ gọi là Cựu Đô nay gọi là Ngàn Hống), giáp với cửa Hội
Thống ngoài biển. Núi đi gấp khúc, nước chảy vòng theo, rồng cuộn hổ nằm,
xem khắp bốn phía, mới dựng đơ thành để định triều cống bốn phương. Bấy
giờ, khí xn ơn hồ, vạn vật đua sắc. Vua bình sinh vốn yêu phong thuỷ, bèn
cử giá tuần du ngoài biển, xem khắp địa đồ, bất giác thuyền rồng đến thẳng hồ
Động Đình. Vua sai dừng thuyền trên mặt nước ngắm nhìn, bỗng thấy một
người con gái xinh đẹp yêu kiều từ đáy nước hiện ra. Nàng có dung nhan
tuyệt đỉnh, cho là kỳ ngộ xưa nay, liền sai chèo thuyền lại, vua hỏi rằng: “
Đẹp thay tiên nữ! Nàng từ đâu đến đây?”, Nàng đáp: “Thiếp tên là Thần
Long, chính là con gái vua Động Đình, ở chốn điện vàng cửa ngọc chờ đợi

Nguyễn Thị Tuyến


19
Khãa luËn tèt nghiÖp
người anh hùng đã lâu. Nay trời xui gặp gỡ thiếp nguyện muốn được nâng
khăn sửa túi”. Vua mừng rỡ khôn xiết, bèn mời vào trong thuyền, đưa về
thành đơ, lập Thần Long làm chính khổn. Về sau Vua lại đi tuần thú, trải khắp
núi sông, xa giá đến xứ Sơn Tây, thấy một khu địa hình, núi đẹp sơng hay.
Vua bèn tìm địa mạnh, nhận thấy từ trên núi Cơn Ln giáng khí qua cửa ải,
tựa như cầu vồng thoát mạch, rồng đi vút xa, đế núi Tụ Long, liền đến châu
Thu Vật của xứ Tứ Xuyên quang, biến xuất vạn đợt kim tinh. Mạch thông lưu
đến các huyện Hạ Hoà, Thanh Ba, Sơn Vi, Tây Lan, Phù Ninh của phủ Lâm
Thao, đến chùa Hoa Long của thơn Việt Trì ở sơng ngã ba Bạch Hạc thì dừng.

Cịn mạch bên tả là Thanh long, núi sơng vạn trùng, xuất phát từ các núi ở
Lập Thạch, Bách Ngoã, Chu Diên, Thanh Sơn, Trà Sơn, Từ Sơn, Trạm Sơn,
Tích Sơn, An Lão, núi phục chầu, dẫn đến núi Yên Tử của huyện Hoa Phong,
huyện Đông Triều thuộc xứ Hải Dương, thoát đến tám xã vùng Đồ Sơn miền
biển, làm thế long đầu triều án. Phụ bên hữu, từ Ba thục, Hán Giang.
Nhĩ Hà, sông Lô, sông Thao, núi đi sông uốn theo, đến Thập Châu,
Thanh Nguyên, Bạn Hà, sông Đà Hà của xứ Hưng háo và Tuyên Quang, đến
huyện Bất Bạt, đột ngột tạo ra núi tản Viên. Cung tiên bên hữu Bạch Hổ, vạn
sông muôn núi, xuất phát từ các núi Tây phương, Sài Sơn, Tử Trầm của các
huyện Yên Sơn, Thạch Thất, Phúc Lộc, Minh Nghĩa. Phụ bật bên hữu đến cá
núi Hương Tích, Hữu Na, Nam Công, Vũ Phượng, Đọi Điệp, Nghi Dương
của huyện Đại An và Chương Đức xứ Sơn Nam, làm nội triều phục, thốt đến
núi Chính Đại của biển Thần Phù xứ Sơn Nam, làm nội triều phục, thốt đến
núi Chính Trợ trong biển làm thế hổ đầu triều án, lấy sông Bạch Hạc làm nội
minh đường, ngã Ba Lãnh của sông lớn huyện Nam Xương làm trung minh
đường, núi Thượng Sơn Nam Hải làm ngoại minh đường. Nghìn núi quay lại,
vạn sông chầu về, tất cả đề hướng về núi Tổ Nghĩa Lĩnh, thu hết được hình
thế. Vua nhận thấy thế đất này quý hơn hẳn đô thành cũ ở Hoan Châu, bèn lập

Nguyễn Thị Tuyến


20
Khãa ln tèt nghiƯp
chính điện ở núi Nghĩa Lĩnh. Bấy giờ vua thường ngự giá lưu lại ở đây, bên
ngoài dựng đơ thành Phong Châu (nay đơ thành cũ cịn thấy ở thơn Việt Trì,
xã Bạch Hạc, huyện Bạch Hạc), đặt quốc hiệu là Văn Lang (phía Đơng giáp
biển, phía Tây đến Ba Thục, phía Bắc đến hồ Động Đình, phía Nam giáp
nước Hồ Tơn, nay là nước Chiêm Thành). Vua xa giá trở về đô thành cũ Hoan
Châu dựng đô thành mới ở núi Thứu Lĩnh, sau dựng ở núi Nghĩa Lĩnh. Nay

lấy núi Nghĩa Lĩnh làm đô ấp sở tại của họ Việt Thường. Khi ấy Vua đi tuần
thú, trở về cung điện ở núi Nghĩa Lĩnh, thấy bà cung phi Thần Long quân nữ
mang thai, có điềm lành ứng rồng, ánh hào quang đỏ đầy ắp nhà, trong trướng
sinh hương, mùi thơm ngào ngạt trong mấy tuần, sinh ra Lạc Long Quân( Lạc
Long Quân, huý là Sùng Lãm, ở ngôi 400 năm, thọ 420 tuổi, sinh một bọc
trăm trứng, sinh ra điềm lành trăm người con trai, định trăm họ, đặt trăm tên,
xưng trăm hiệu, phong trăm vương, làm trăm thần, mỗi thần cai quản một
khu, đều xưng thuỷ tổ của Bách Việt, rất linh thiêng. Phụ vương Long Quân
hoá sinh bất diệt, về biển thành tiên, làm đế qn Động Đình). Long qn có
tư chất phi thường, tự có khí tượng của bậc đế vương. Vua mới lập thành
Hồng Thái tử. Bấy giờ có con gái của Đế Lai, tên Âu Cơ, về sống quê mẹ ở
động Lăng Sương (nay đổi là sách Lăng Sương, huyện Bất Bạt) huyện Thanh
Nguyên, châu Đà Bắc. Một hôm Âu Cơ chơi ở bãi cát Trường Sa, xem vua
tuần thú sông Đà, Vua thấy Âu Cơ phong tư đẹp đẽ, u thích lấy làm vợ, lập
làm Hồng phi. Sau Kinh Dương Vương sai Lạc Long Quân ra núi Ngũ Lĩnh,
ngự ở đô thành Phong Châu này giúp thay vua trị nước. Kinh Dương Vương ở
ngôi 215 năm, thọ 260 tuổi. Con là Lạc Long Quân nhiếp chính. Khi Long
Quân lên ngôi, đổi tên hiệu là Hùng Hiền Vương ( tôn phong là Hùng Hiền
Vương Cao Hồng Thái Tổ Quốc Tơng Quang Hưng Hoàng Đế). Bấy giờ,
nàng Âu Cơ mang thai, trải ba năm, ba tháng, mười ngày, thấy trên đỉnh núi
Nghĩa Lĩnh có mây lành ngũ sắc xán lạn. Đến giờ Ngọ, ngày 25 tháng 12 năm

Nguyễn Thị Tuyến


21
Khãa luËn tèt nghiÖp
Giáp Tý, Âu Cơ thấy bào thai chuyển động. Đến giờ Ngọ ngày 28, hương lạ
đầy nhà, hào quang khắp phòng, bà sinh được một bọc bạch ngọc, hương lạ
giáng xuống. Bắt đầu sinh ở núi Nghĩa Lĩnh đất Tổ Thứu phong, ao sen đỉnh

ngọc. Hiền Vương thấy bà sinh ra bọc lạ, cho là xưa nay chưa có, việc lạ
trong nước, bèn triệu văn võ bách quan trong triều chầu trong chính điện. Lúc
ấy giờ Ngọ, bỗng thấy trong thành giữa trời, có ba tiếng hiệu lệnh, làm
chuyển động trời đất sông núi cỏ cây, vạn vật kinh sợ. Mây lành ngũ sắc, sáng
đầy khắp ba nghìn thế giới. Trên thượng điện, vạn chim bay; ngư, lân, tụ hội
theo gió mưa cống triều. Vua thấy quốc gia có điềm lạ khác thường, xuống
chiếu cho các quan văn võ chỉnh đốn ý mạo, tray khiết lòng thành, tề tựu tại
điện Kính Thiên, thắp hương đèn phụng chầu triều bái Hoàng thiên thượng
đế, đến tứ phủ vạn linh. Đến giờ Thân hôm ấy, bỗng thấy một áng mây xanh,
từ hướng Tây kéo đến, tụ tại thềm rồng của điện Kính Thiên, tự nhiên thấy có
bốn vị tướng xuất hiện kì lạ, cao hơn trượng rưỡi, đầu đội mục hoa, thân mặc
bào xanh gấm vóc, eo thắt đai ngọc, chân đi hài sắt, miệng cười như hào
quang sáng rực, mây tuôn cuồn cuộn, tay cầm một chiếc long bài (sắc) của
Ngọc hoàng thượng đế, ban cho Hiền Vương của Nam Miên một bọc trăm
trứng, sinh ra nơi ngọc khuyết, thành trăm người con trai trị nước. Nay sai
bốn vị Đại Thiên Vương giúp đỡ che chở cho nước. Vậy ban sắc! Hiền
Vương chiếu theo long bài, truyền các quan văn võ ngẩng mặt bái tạ trời, lại
bái tạ Thiên Vương…”. “Đến giờ Ngọ ngày rằm tháng Giêng, trăm trứng vỡ
ra thành trăm người con trai, rồng thành năm sắc, điềm ứng sáng ngời. Tất cả
các con đều có giáng hình đẹp lạ, tướng mạo phương phi, anh hùng nổi tiếng
ở đời, cao lớn ba thước bẩy tấc…”. “Khi các con khôn lớn, Vua sai bách quan
thường đến mật đảo tại chùa Thiên Quang, Hoà thượng ở Từ Sơn cầu trời xin
được ứng nghiệm. Người trưởng đích, trừ Thái tử, tục gọi là Hùng Lâm, về
sau đổi tên là Hùng Quốc Vương (tôn phong là Hùng Quốc Vương Thượng

Nguyễn Thị Tuyến


22
Khãa ln tèt nghiƯp

thánh Cao Tơng Ngun Triều Hồng đế), cịn các con theo thứ tự là Xích
Lang, Quỳnh Lang, Mật Lang, Thái Lang, Vĩ Lang, Huân Lang, Yến Lang,
Tiêu Lang, Diệu Lang, Tĩnh Lang, Tập Lang, Ngọ Lang, Hấp Lang, Tiếu
Lang, Hộ Lang, Thục Lang, Khuyến Lang, Chiêm Lang, Vân Lang, Khương
Lang, La Lang, Tuần Lang, Tán Lang, Quyền Lang, Đường Lang, Kiều Lang,
Dũ Lang, Ác Lang, Hạn Lang, Liệt Lang, Lý Lang, Trâm Lang, Tường Lang,
Tróc Lang, Sát Lang, Cốc Lang, Nhật Lang, Sái Lang, Chiểu Lang, Điềm Lang,
Kiềm Lang, Tường Lang, Thuận Lang, Tẩm Lang, Thai Lang, Triệu Lang và Ích
Lang. Năm mươi người con trai này theo về với cha.
Còn Hương Lang, Thiêm Lang, Thận Lang, Văn Lang, Vũ Lang, Linh
Lang, Đào Lang, Nguyên Lang, Miên Lang, Xuyên Lang, Yên Lang, Thiếp
Lang, Bái Lang, Tài Lang, Trừng Lang, Triệu Lang, Cố Lang, Lưu Lang, Lộ
Lang, Quế Lang, Diêm Lang, Huyền Lang, Nhĩ Lang, Tào Lang, Nguyệt
Lang, Sâm Lang, Lâm Lang, Triều Lang, Quán Lang, Canh Lang, Thải Lang,
Lôi Lang, Thấu Lang, Việt Lang, Vệ Lang, Mãn Lang, Long Lang, Trình
Lang, Tuấn Lang, Tịng Lang và Thanh Lang. Năm mươi người con trai này
theo mẹ lên núi…”.
“Vua mới đặt tướng văn, gọi là Lạc hầu; tướng võ gọi là Lạc tướng; con
trai của Vua gọi là Quan Lang, con gái của Vua gọi là Mỵ Nương, quan hữu
ty gọi là Bồ chính. Đương lúc bấy giờ, trên thì nhân ln ngay ngắn, dưới thì
phong hố thuần hậu. Hễ ban bố đề cử đều được tiện ngi. Vua chỉ rủ áo
khoanh tay, hào kính với trời. Dân thì đào giếng cày ruộng, rộn ràng khắp
nơi….Hiền Vương ở ngôi 400 năm. Về sau trở về biển hoá sinh bất diệt. Thái
tử Hùng Quốc Vương đứng đầu trăm người con trai tuân theo nghiệp lớn, lên
nối ngôi báu…”. “Vua hưởng ngơi 221 năm, thọ 260 tuổi, sinh được 50 hồng
tử. Thái tử Hùng Hoa Vương (tôn phong là Hùng Hoa Vương Bảo Tơn Minh
Vương Hồng đế) nối thừa chính thống, ghi nhớ tiền cơng, lấy giáo hố để

Nguyễn Thị Tuyến



×