Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Tìm hiều di tích đình ngô nội (thôn ngô nội, xã trung nghĩa, huyện yên phong, tỉnh bắc ninh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.73 MB, 118 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

KHOA DI SẢN VĂN HĨA

TRẦN THÁI XN

TÌM HIỂU DI TÍCH ĐÌNH NGƠ NỘI
(Xã Trung Nghĩa, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH BẢO TÀNG HỌC
Mã số: 52 32 03 05

Người hướng dẫn khoa học: THS. NGUYỄN ANH THƯ

HÀ NỘI - 2014


1

MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC

1

LỜI CẢM ƠN

3

MỞ ĐẦU



4

Chương 1: ĐÌNH NGƠ NỘI TRONG DIỄN TRÌNH LỊCH SỬ

6

1.1. Vài nét về vùng đất nơi di tích tồn tại

6

1.1.1. Vị trí địa lý - tên gọi di tích

6

1.1.2. Truyền thống văn hóa

9

1.1.3. Dân cư và đời sống kinh tế

13

1.2. Lịch sử xây dựng và q trình tồn tại của đình Ngơ Nội

15

1.3. Sự tích vị thần được thờ tại đình

17


Tiều kết

25

Chương 2: GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT

VÀ LỄ HỘI

ĐÌNH LÀNG NGƠ NỘI

2.1. Giá trị kiến trúc

26
26

2.1.1. Không gian cảnh quan

26

2.1.2. Bố cục mặt bằng

27

2.1.3. Các đơn nguyên kiến trúc

28

2.2. Giá trị nghệ thuật


35

2.2.1. Trang trí kiến trúc

35

2.2.2. Hệ thống di vật tiêu biểu trong di tích

43

2.3. Lễ hội đình làng Ngơ Nội

49

2.3.1. Các ngày lễ trong năm

50

2.3.2. Lễ hội chính

56

Tiểu kết

63

Chương 3: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH ĐÌNH
LÀNG NGƠ NỘI

65



2

3.1. Thực trạng di tích đình Ngơ Nội

64

3.1.1. Thực trạng kiến trúc

64

3.1.2. Thực trạng di vật

65

3.1.3. Thực trạng tổ chức lễ hội

66

3.2. Một số giải pháp bảo tồn di tích đình Ngơ Nội

68

3.2.1. Cơ sở pháp lý

68

3.2.2. Các giải pháp bảo quản kiến trúc


71

3.2.3 Bảo quản các di vật trong di tích

74

3.2.4. Một số giải pháp về quản lý và bảo vệ di tích

75

3.3. Giải pháp bảo tồn lễ hội đình làng Ngơ Nội

75

3.4. Khai thác và phát huy giá trị di tích đình làng Ngơ Nội

77

Tiểu kết

81

KẾT LUẬN

82

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

85


PHỤ LỤC

87


3

LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian sưu tầm tư liệu, khảo sát và điền dã thực tế, dưới sự giúp
đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, tơi đã hồn thiện bài khóa luận này.
Lời đầu tiên, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy giáo, cơ giáo Khoa
Di sản văn hóa đã tận tâm giảng dạy, chỉ bảo và giúp đỡ tơi trong suốt q
trình học tập tại Khoa.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới ThS.
Nguyễn Anh Thư - người hướng dẫn khoa học cho tôi ngay từ khi xác định đề
tài, xây dựng đề cương cho tới khi hồn thiện bài khóa luận.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn Ban quản lý di tích tỉnh Bắc Ninh,
Phịng Văn hóa huyện n Phong, chính quyền xã Trung Nghĩa, các cụ cao
niên trong thôn Ngô Nội đã nhiệt tình cung cấp tư liệu và tạo điều kiện thuận
lợi cho tơi tiếp cận, khảo sát di tích đình làng Ngơ Nội và sưu tầm các nguồn
tư liệu có liên quan đến đề tài khóa luận.
Cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, khích lệ tơi hồn thiện bài khóa
luận này.
Do thời gian có hạn, với điều kiện tư liệu cịn ít, tản mạn và trình độ
cịn nhiều hạn chế của bản thân, khóa luận khó tránh khỏi những thiếu sót.
Kính mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo của các thầy cơ giáo và bạn bè để
khóa luận được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 31 tháng 5 năm 2014

Tác giả khóa luận

Trần Thái Xuân


4

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong hệ thống các di tích lịch sử văn hóa của dân tộc, ngơi đình ln
chiếm một vị trí quan trọng. Đối với mỗi một làng quê Việt Nam, hình ảnh
cây đa, giếng nước, sân đình đã trở thành biểu tượng thân quen với mỗi người
dân. Đình làng là một bộ phận khơng thể thiếu trong đời sống tinh thần của
người Việt, là một trung tâm sinh hoạt văn hóa của làng xã và cộng đồng.
Việc tìm hiểu về các giá trị văn hóa – nghệ thuật của ngơi đình làng sẽ bổ
sung nguồn tư liệu khoa học cho việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa
truyền thống của làng Việt cổ trong đời sống xã hội hiện nay.
Ngô Nội là một làng Việt cổ bên con sông Cầu thuộc xứ Kinh Bắc
xưa. Đình Ngơ Nội là cơng trình kiến trúc nghệ thuật quý hiện còn của nhân
dân xã Trung Nghĩa, đồng thời là di sản văn hóa của nhân dân huyện n
Phong, tỉnh Bắc Ninh. Đình làng Ngơ Nội được xây dựng từ khá sớm, có giá
trị nghệ thuật kiến trúc – điêu khắc độc đáo, giữ vai trò quan trọng trong đời
sống văn hóa, tinh thần của người dân địa phương. Đình cịn lưu giữ được
nhiều di sản Hán Nơm có giá trị, giúp cho việc nghiên cứu, tìm hiểu nguồn
gốc làng xã xưa.
Nhận thức được tầm quan trọng của ngơi đình trong tâm thức và đời
sống tinh thần của người Việt nói chung và người dân xứ Kinh Bắc nói riêng,
tơi đã mạnh dạn chọn Tìm hiều di tích đình Ngơ Nội (thơn Ngơ Nội, xã
Trung Nghĩa, huyện n Phong, tỉnh Bắc Ninh) làm đề tài khóa luận tốt
nghiệp của mình. Nội dung khóa luận giới thiệu về di tích đình Ngơ Nội, xác

định và đánh giá giá trị nghệ thuật kiến trúc của di tích và bước đầu đưa ra
một số giải pháp bảo vệ, phát huy giá trị của di tích đình Ngơ Nội.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu về lịch sử vùng đất và truyền thống văn hóa làng Ngơ Nội.


5

- Từ những nguồn tư liệu có được, tìm hiểu q trình hình thành, tồn tại
của đình Ngơ Nội từ khi xây dựng đến nay và xác định những giá trị của di
tích trên hai phương diện:
+ Giá trị văn hóa vật thể: nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật trang trí kiến
trúc và hệ thống di vật…
+ Giá trị văn hóa phi vật thể: lễ hội đình làng.
- Nghiên cứu thực trạng di tích, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm
bảo vệ và phát huy giá trị vốn có của di tích trong bối cảnh hiện nay.
- Cung cấp thông tin cho những người quan tâm muốn nghiên cứu, tìm
hiểu về di tích đình làng Ngơ Nội.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là di tích và hệ thống di vật trong
đình làng Ngơ Nội (thôn Ngô Nội, xã Trung Nghĩa, huyện Yên Phong, tỉnh
Bắc Ninh).
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: nghiên cứu di tích đình Ngơ nội trong khơng
gian lịch sử, văn hóa của làng Ngơ Nội, xã Trung Nghĩa, huyện Yên Phong,
tỉnh Bắc Ninh.
- Phạm vi thời gian: nghiên cứu q trình hình thành, tồn tại của di tích
đình Ngơ Nội trong phạm vi nguồn tư liệu có được.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin: Duy vật biện

chứng và duy vật lịch sử.
- Phương pháp khảo sát, điền dã: quan sát, đo vẽ, chụp ảnh,…
- Sưu tầm, tập hợp, hệ thống hóa các tư liệu có liên quan đến di tích…
- Phương pháp liên ngành: Bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, Bảo tàng
học, Sử học, Khảo cổ học, Mỹ thuật học, Dân tộc học, Văn hóa học, Xã hội
học, Du lịch học…


6

6. Bố cục khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
khóa luận gồm có 3 chương:
Chương 1: Đình làng Ngơ Nội trong diễn trình lịch sử
Chương 2: Giá trị kiến trúc nghệ thuật và lễ hội đình làng Ngơ Nội
Chương 3: Bảo tồn và phát huy giá trị di tích đình làng Ngô Nội


7

Chương 1
ĐÌNH NGƠ NỘI TRONG DIỄN TRÌNH LỊCH SỬ
1.1. Vài nét về vùng đất nơi di tích tồn tại
1.1.1. Vị trí địa lý - tên gọi di tích
Đình Ngơ Nội hiện nay thuộc địa phận làng Ngô Nội, xã Trung Nghĩa,
huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
Huyện Yên Phong có tên gọi từ trước thời nhà Trần, sách Bắc Ninh
toàn tỉnh Dư địa chí có viết: “trị sở từ đời Trần trở về trước vẫn có tên gọi là
huyện Yên Phong”. Yên được hiểu là An 安, là mảnh đất xinh đẹp, thanh
bình, hịa hợp; Phong 風là đầy đủ, phong lưu, giàu có, tốt đẹp.

Huyện n Phong nằm ở phía Tây tỉnh Bắc Ninh, có tọa độ địa lý
khoảng từ 2108’45 đến 21014’30 độ vĩ Bắc và trong khoảng từ 105057’30 đến
10604’15 độ kinh Đơng. Phía Bắc giáp với huyện Hiệp Hịa và huyện Việt
n của tỉnh Bắc Giang; phía Nam giáp huyện Từ Sơn; phía Tây Nam giáp
huyện Tiên Du và thành phố Bắc Ninh; phía Tây giáp với huyện Đơng Anh và
huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
n Phong có tổng diện tích tự nhiên là 9.868,11 ha, dân số là 123.719
người, mật độ dân số 1.277 người/ km2. Địa hình chủ yếu là đồng bằng, độ
cao trung bình so với mực nước biển là 4,5m. Được hình thành chủ yếu do
quá trình bồi tụ phù sa của hệ thống sơng Hồng và sơng Thái Bình, trực tiếp là
3 con sông: sông Cầu, sông Ngũ Huyện Khê và sông Cà Lồ. Khí hậu nhiệt đới
trung bình cả năm là 230C, nhiệt độ trung bình mùa nóng từ 24 - 290C, 3
tháng có nhiệt độ dưới 200C là tháng 12, tháng 1 và tháng 2; lượng mưa trung
bình 1.512mm/năm; độ ẩm trung bình 82,5% [16].


8

Nằm sát với trung tâm huyện lỵ Yên Phong, xã Trung Nghĩa có tổng
diện tích tự nhiên là 777,11 ha, dân số là 9.283 người, mật độ dân số 1.195
người/km2. Xã Trung Nghĩa nằm bên bờ Bắc sông Ngũ Huyện Khê, xã có
chiều dài theo hướng Đơng Nam - Tây Bắc khoảng 2500m. Phía Bắc xã giáp
với đường tỉnh lộ 286 và đường quốc lộ 18; phía Nam giáp sơng Ngũ Huyện
Khê và xã Phú Lâm (Từ Sơn); phía Đơng giáp xã Long Châu và xã Đơng
Phong; phía Tây giáp với xã Đông Thọ.
Trước Cách mạng Tháng 8/1945, trên địa bàn xã Trung Nghĩa trước đó
gồm có 4 xã, 1 thôn, nằm ở 2 tổng:
+ Xã Yên Từ, xã Đông Mơi thuộc tổng Mẫn Xá.
+ Xã Ngô Xá, xã Tiên Trà, thôn Ngô Nội thuộc tổng Nội Trà.
Khoảng những năm từ 1889 - 1907, thôn Ngô Nội được tách ra thành

đơn vị hành chính cấp xã. Địa bàn xã Trung Nghĩa thời điểm này gồm có 5 xã
thuộc 2 tổng:
+ Xã Yên Từ, xã Đông Mơi thuộc tổng Phong Quang.
+ Xã Tiên Trà, xã Phù Lưu, xã Ngô Nội thuộc tổng Nội Trà.
Sau cách mạng Tháng, đầu năm 1946, đơn vị hành chính cấp tổng, cấp
phủ bị xóa bỏ, một số xã nhỏ được hợp nhất thành xã lớn:
+ Xã Yên Từ, xã Đông Mơi hợp nhất thành xã Đông Từ.
+ Xã Tiên Trà, xã Phù Lưu, xã Ngô Nội hợp nhất thành xã Nội Trà.
Năm 1948, xã Nội Trà sát nhập với xã Đông Từ thành xã Trung Nghĩa,
Tên xã Trung Nghĩa là một biểu tượng đẹp đẽ của truyền thống thượng võ gắn
liền với truyền thống lao động sản xuất cần cù, sáng tạo. Đó là sự kết tinh của
đức tính trung thực, chịu đựng hy sinh và tinh thần nghĩa hiệp cao cả của nhân
dân toàn xã. Ngô Nội thuộc xã Trung Nghĩa, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc
Ninh. Từ năm 1963 – 1997, Ngô Nội thuộc tỉnh Hà Bắc, từ 1997 đến nay
thuộc tỉnh Bắc Ninh.


9

Hiện nay xã gồm có 5 thơn: Ngơ Nội, Tiên Trà, Phù Lưu, Đông Mai,
Yên Từ [16].
Làng Ngô Nội nằm ở khu vực trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của
xã Trung Nghĩa. Phía Tây của làng giáp với thơn Phù Lưu; phía Đơng giáp
sơng Ngũ Huyện Khê; phía Bắc giáp thơn Tiên Trà; phía Nam giáp với đường
179 cách 5km xi đường về phía Nam đi Từ Sơn, theo đường quốc lộ 1A
cách 20km đi Hà Nội.
Ngô Nội là một trong bảy làng Chờ xưa, đó là: Chờ Phú Mẫn, Chờ
Trung Bạn, Chờ Ngân Cầu, Chờ Tiên Trà, Chờ Ngô Nội, Chờ Phù Lưu, Chờ
Nghiêm Xá.
Trải qua các giai đoạn lịch sử dựng nước và giữ nước, địa danh hành

chính của làng cũng có nhiều lần thay đổi.
Thời Lê - Nguyễn, làng Ngô Nội thuộc tổng Nội Trà, huyện Yên
Phong, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh. Ngày đó tổng Nội Trà gồm 11 xã thôn: thôn
Tiên Trà, thôn Phú Mẫn, thôn Trung Bạn, thôn Ngô Xá, thôn Nghiêm Xá,
thôn Ngân Cầu, thôn Trác Bút, thôn Vọng Nguyệt, thôn Nguyệt Cầu, thơn
Đơng Xun, thơn Đơng Lâu.
Khi đó, làng Ngơ Nội cịn có tên là Ngơ Xá, tên Nơm là làng Ngị và
chia thành 5 xóm theo 5 ngõ cổ: ngõ Tiền, ngõ Giữa, ngõ Xép, ngõ Đông, ngõ
Dật. Trong mỗi ngõ có cổng đi chung, trên mỗi cổng có đặt chòi canh bảo vệ
làng rất chặt chẽ. Say này, làng phát triển thêm 4 xóm là xóm mới 1, xóm mới
2, xóm Cầu và xóm đầu làng. Như vậy, làng Ngơ Nội ngày nay là đất của 9
xóm gộp lại thành làng, trong làng có nhiều họ: Nguyễn Đình, Nguyễn Đức,
Nguyễn Đăng, Nguyễn Nghiêm…Trong số các họ lớn lại chia ra các chi: chi
trưởng, chi thứ [17].
Đình làng Ngơ Nội là một ngơi đình đẹp, có nghệ thuật kiến trúc và
trang trí kiến trúc độc đáo, được khởi dựng từ thời Mạc (thế kỷ XVI) và được


10

trùng tu lớn vào thời Nguyễn (thế kỷ XIX). Đến nay đình vẫn cịn lưu giữ
được 3 sắc phong thời Mạc (bản sao), nhiều sắc phong thời Lê Trung Hưng,
Tây Sơn, Nguyễn và một số mảng chạm khắc trang trí kiến trúc từ thời Hậu Lê.
Vì vậy, việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị của di tích là hết sức cần thiết và
quan trọng. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh đã cử cán bộ chun
mơn của Ban quản lý di tích tỉnh về khảo sát, nghiên cứu di tích, tiến hành lập hồ
sơ khoa học pháp lý cho di tích đình làng Ngơ Nội, trình Bộ văn hóa Thể thao và
Du lịch xem xét xếp hạng cho di tích [8]. Xét trên những giá trị cơ bản của di
tích, đình làng Ngơ Nội đã được bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng
đình là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia theo quyết định số 51/QĐ BVHTTDL ngày 27 tháng 12 năm 2001 (Ảnh 1).

Hiện nay, điều kiện giao thơng phát triển nên có thể đi đến di tích một
cách thuận tiện bằng các loại phương tiện giao thông đường bộ với các tuyến
đường khác nhau. Từ thủ đơ Hà Nội xi theo quốc lộ 1A về phía Bắc Ninh,
đến giữa thị xã Từ Sơn thì rẽ trái vào đường tỉnh lộ 295, đi khoảng 7km nữa
đến ngã tư thị trấn Chờ - trung tâm huyện lỵ Yên Phong thì rẽ phải vào đường
tỉnh lộ 286, đi thêm khoảng 600m là tới đường vào đình làng Ngơ Nội. Hoặc
đi từ trung tâm thành phố Bắc Ninh theo đường tỉnh lộ 286 khoảng 14km tới
đường vào thôn Phù Lưu, rẽ tay phải vào đường liên thơn là tới đình làng Ngơ
Nội (Ảnh 2).
1.1.2. Truyền thống văn hóa
Ngơ Nội là một làng Việt cổ hiện còn lưu giữ được bản sắc văn hóa độc
đáo và phong phú thơng qua các hoạt động tín ngưỡng tại đình, chùa và đặc
biệt là việc thờ cúng tổ tiên. Trong tâm thức của người dân Ngơ Nội nói riêng
và người dân Việt nói chung, tục thờ cúng tổ tiên có vai trị quan trọng. Đó là
sự bày tỏ lịng thành kính, biết ơn của con cháu đối với tổ tiên. Trong các gia
đình đều có ban thờ tổ tiên, được đặt ở nơi trang trọng nhất trong nhà, họ tin


11

rằng tổ tiên mình ln ngự trị trên đó để che chở phù hộ cho con cháu. Vào
các ngày mùng 1, ngày rằm, ngày lễ tiết hay trong gia đình có việc hiếu, hỷ…
đều thắp hương thỉnh cầu tổ tiên về chứng giám. Giá trị lớn nhất của tục thờ
cúng tổ tiên là tạo thành truyền thống, nếp sống cho các thế hệ sau luôn ghi
nhớ và thực hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Tục thờ cúng tổ tiên cịn tạo
nên sự đồn kết giữa những người cùng huyết thống, củng cố quan hệ gia
đình, gia tộc thiêng liêng.
Ngồi tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, người dân Ngơ Nội cịn duy trì
thường xun hoạt động tín ngưỡng ở đình, chùa. Chùa làng có tên gọi là
“Linh Quang tự”, tọa lạc trên một địa thế đẹp, cảnh quan đẹp, cây cối xanh

tốt quanh năm, trong chùa có nhiều tượng Phật. Tại chùa hiện còn bảo lưu
được nhiều di vật cổ vật có giá trị.
Đình làng Ngơ Nội thờ Thành hồng làng là Q Minh đại vương.
Ơng là cận thần của Tản Viên Sơn thánh, sau khi nghe tin Tản Viên Sơn
thánh được vua Hùng truyền ngôi, Thục chúa bèn đem quân đến đánh.
Sơn thánh đã triệu tập binh mã, đưa em trai là Nghĩa Lĩnh Hầu làm tướng
tiên phong. Quân Thục thua chạy, Sơn thánh dâng sớ tâu vua để nghi nhận
chiến công của các tướng lĩnh. Vua phong cho Nghĩa Lĩnh Hầu là Q
Minh Đại vương, sau đó Sơn thánh cùng Nghĩa Lĩnh Hầu đem quân đánh
Thục ở Lạng Sơn, nhân dân nô nức đi theo hưởng ứng chống giặc. Quân
giặc thua chạy nhưng Nghĩa Lĩnh Hầu không may trúng tên bị thương.
Quân ta thắng trận chở về xứ Kinh Bắc, phủ Từ Sơn, huyện An Phong.
Nhân dân xã Nội Trà đem lễ ra đón mừng. Nghĩa Lĩnh Hầu thấy ở khu
Phú Mẫn có một khu gị có ao sâu và một con rồng uốn khúc, ông đi đến
đây và hóa vào ngày 10/4 (âm lịch). Sau đó là gió mưa sấm chớp nổi lên,
chỗ ơng hóa biến thành một ngôi mộ lớn, nhân dân xin được lập đền thờ
ơng và tế lễ. Ơng được phong là Q Minh đại vương thượng đẳng thần.


12

Để tưởng nhớ công lao của thần với dân với nước và mong thần phù hộ
cho dân làng bình an, mưa thuận gió hịa, mùa màng bội thu, nhân dân
Ngơ Nội đã lập đền thờ và suy tôn ông làm Thành hoàng làng.
Trong những phong tục tập quán xưa ở địa phương, cịn duy trì được
một số nghi lễ có xuất xứ và gắn liền với nền sản xuất nông nghiệp lúa nước
như: lễ cầu mưa, cầu mát. Mỗi khi gặp hạn hán, dân làng Ngô Nội lại làm lễ
cầu mưa. Trước khi đi rước nước, dân làng sắm sửa lễ vật để ra đình lễ
Thánh. Sau khi làm lễ Thánh, đám rước gồm có ơng quan đám đi đầu, sau đến
là hai hàng bát biểu và tiếp đến là hai chiếc kiệu đặt chóe múc nước được

trang hồng lộng lẫy, sau kiệu là tàn lọng, chiêng, trống, bát âm cùng đơng
đảo nhân dân tham dự. Đồn rước bắt đầu khởi hành từ đình làng đến sơng
Cầu múc nước. Một chiếc thuyền đã được chuẩn bị sẵn ở đó, chở người đã
được lựa chọn ra sông lấy nước, nước được múc ở giữa sơng, đựng vào hai
cái chóe có nắp đậy, nước múc đầy rồi thuyền lại quay vào bờ trong tiếng
trống giục giã náo động. Chóe nước được đưa lên kiệu rồi rước về đình làng.
Sau lời đọc văn tế khấn trời đất, nước được té ra xung quanh trong tiếng trống
cầu đảo, cầu cho mưa thuận gió hịa để dân lành cày cấy. Các cụ cao tuổi
trong thôn kể rằng tục cầu mưa, cầu mát ở đình Ngơ Nội rất linh nghiệm, hễ
làm lễ cầu đảo xong thì thể nào trời cũng mưa xuống. Đây là một tục lệ rất cổ
của cư dân nơng nghiệp nói chung, người Việt cổ nói riêng.
* Truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng
Trải qua các thời kỳ đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, làng
Ngô Nội là nơi chứng kiến và diễn ra nhiều sự kiện lịch sử đánh giặc giữ làng
mỗi khi có họa xâm lăng.
Thời kỳ Bắc thuộc, nơi đây cịn sự tích lưu truyền về Q Minh đại
vương - Thành hồng làng, người đã có cơng giúp Sơn thánh đánh thắng giặc
Thục và anh dũng hi sinh.


13

Dưới thời phong kiến, giặc cướp nổi lên ở các địa phương luôn luôn đe
dọa uy hiếp nhân dân, chúng tiến hành các vụ cướp phá tài sản, mùa màng,
gây nhiều tội ác… Nhân dân Ngơ Nội đã đồn kết cùng nhân dân Tiên Trà,
Phù Lưu chiến đấu chống lại bọn giặc cướp bảo vệ bản xã, giúp đỡ hàng tổng.
Nhiều toán cướp đã bị đánh bại, được hàng tổng mến phục, cho hưởng đặc ân
được quản lý riêng một cầu thịt ở chợ Chờ để thu thuế. Ghi nhận cơng lao
chống giặc cướp, tinh thần đồn kết thượng võ và nghĩa cử cao đẹp của nhân
dân ba làng Chờ, năm Cảnh Hưng ngũ niên (1744) vua Lê Hiển Tông đã ban

thưởng 3 chữ vàng “Trung nghĩa dân” cho các làng Ngô Nội, Phù Lưu, Tiên
Trà. Bức đại tự này vẫn được treo trang trọng trong ngơi đình của ba làng
(Ảnh 18).
Đầu thế kỷ XIX, giặc Pháp xâm lược và cai trị nước ta, hưởng ứng
phong trào Cần Vương, nhân dân Ngô Nội không tiếc sức người sức của ủng
hộ quân lương cho nghĩa binh. Trong phong trào “Nông dân Yên Thế” của
Hoàng Hoa Thám, nhiều trai binh của làng đã tham gia hoạt động trong đội
quân của Đề Thám.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nhiều thanh niên yêu
nước làng Ngô Nội đã tập hợp nhau lại rải truyền đơn, áp phích, tuyên truyền
vận động quần chúng ủng hộ Việt Minh chống giặc Pháp.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, người dân Ngô Nội đã
tiếp sức người sức của để chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam [17].
Như vậy, truyền thống văn hóa và truyền thống đấu tranh cách mạng đã
được nhân dân Ngô Nội qua các thế hệ vun đắp và trở thành một nguồn di sản
tinh thần quý giá, là niềm tự hào và sức mạnh để người dân Ngô Nội hôm nay
và mai sau phấn đấu vươn lên trong sự nghiệp đấu tranh giữ nước và xây
dựng quê hương giàu mạnh, văn minh.


14

1.1.3. Dân cư và đời sống kinh tế
Làng Ngô Nội hiện nay có khoảng 2.690 nhân khẩu, cư trú trong
khoảng 610 hộ gia đình tự quản và có sự liên kết của các dòng họ sinh sống từ
lâu đời. Trong làng có các dịng họ lớn như: Nguyễn Cơng, Nguyễn Như,
Nguyễn Văn, Nguyễn Duy, Nguyễn Hữu, Nguyễn Thế, Nguyễn Đăng,
Nguyễn Quang…
Làng Ngơ Nội là một làng Việt cổ truyền có cơ cấu tổ chức khá chặt
chẽ được liên kết với nhau thông qua các mối quan hệ như quan hệ huyết

thống, quan hệ xóm giềng, quan hệ phường hội, quan hệ hàng giáp…
Trong quan hệ huyết thống gồm có các quan hệ gia đình, dịng tộc, họ
hàng. Mọi thành viên trong gia đình và dịng họ phải chịu sự chi phối điều
hành của người cha, người con trưởng, trưởng họ theo một tôn ti trật tự của 9
thế hệ và quan hệ bề bậc. Bề trên dẫu có ít tuổi vẫn là bề trên, bề dưới dẫu có
cao tuổi vẫn là bề dưới, bề trên nói bề dưới phải chấp hành. Người dân Ngơ
Nội coi trọng tình cảm bề bậc anh em nhưng cũng rất coi trọng tình cảm hàng
xóm, phường hội để giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống hàng ngày, trong sản
xuất nông nghiệp, chống lại thiên tai và các tệ nạn xã hội, trộm cướp. Đó là
tình cảm của sự đoàn kết hữu ái giữ các thành viên trong làng.
Quan hệ hàng giáp là một kiểu tổ chức theo truyền thống, chỉ có nam
giới được tham gia và mang tính chất cha truyền con nối (cha ở giáp nào thì
con ở giáp ấy). Xưa, làng có 4 giáp: giáp Đông, giáp Tây, giáp Giữa và giáp
Nội. Các giáp có nhiệm vụ tổ chức tế lễ, đình đám, hội hè, tang ma hoặc tham
gia vào các công việc khác của làng.
Làng Ngô Nội chủ yếu là làm nông nghiệp trồng lúa nước và các loại
cây hoa màu. Đặc điểm của đồng đất là lồi lõm, bậc thang. Trước đây khi
cơng tác thủy lợi chưa có điều kiện làm tốt thì đồng ruộng rất dễ bị hạn hán
khi nắng và bị ngập úng khi gặp mưa, hàng năm người dân chỉ cấy được một


15

vụ lúa, đời sống rất khổ cực. Sau khi hòa bình lập lại năm 1954, Ngơ Nội
hồn thành việc đánh đuổi bọn địa chủ phong kiến, thực hiện chủ trương cải
cách ruộng đất, chia ruộng lại cho dân cày. Đặc biệt, các cấp chính quyền
ln quan tâm đến cơng tác thủy lợi, khoanh vùng chống úng cho các khu
đồng, do vậy ruộng đất ngày càng phì nhiêu màu mỡ, hệ số sử dụng quay
vòng ruộng đất đạt từ 3 - 4 vụ/năm. So với các làng trong xã thì kinh tế Ngô
Nội thuộc loại khá trong xã, huyện.

Hiện nay, đời sống nhân dân ngày càng ổn định, phát triển toàn diện,
hộ giàu chiếm 14% tổng số hộ, hộ khá chiếm 46% tổng số hộ, tồn thơn
khơng cịn hộ đói, 100% số hộ có nhà ngói, 85% số hộ có phương tiện xe
máy, 95% số hộ có phương tiện nghe nhìn…[17].
Nhiều cơng trình phúc lợi cơng cộng được quan tâm đầu tư xây dựng
nhằm nâng cao đời sống vật chất và đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân
như: xây dựng đường điện lưới phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng, đường
làng ngõ xóm đều được bê tơng hóa, xây dựng trường học, trùng tu tơn tạo
chống xuống cấp các di tích lịch sử văn hóa… Hồn thành xây dựng trường
mầm non của thôn, 100% các cháu trong độ tuổi đi học mầm non đều được
đến trường; bậc tiểu học đạt 100% tổng số cháu trong độ tuổi; bậc trung học
cơ sở đạt 97% tổng số cháu; bậc trung học phổ thông đạt 85% tổng số cháu.
Do điều kiện kinh tế xã hội nên việc học hành thi cử thời xưa ở Ngô
Nội không phát đạt lắm, số người đỗ đạt không nhiều. Tuy nhiên dười thời
phong kiến, số người biết đọc biết viết ở Ngô Nội cũng khá đông, nhiều người
cũng từng lều chõng đi thi nhưng khơng đạt. Chỉ có ơng Nguyễn Danh Phan,
con trai cụ Nguyễn Danh Đắc đi thi đỗ Sinh đò, được bổ làm quan, được
phong tặng Thiếu khanh. Ngày nay, kế thừa truyền thống hiếu học của các
bậc cha ông, nhiều thế hệ người làng Ngô Nội đã học hành thành tài, đỗ đạt
cao. Thơn Ngơ Nội đã có hơn 100 người đỗ bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ ở


16

các chuyên ngành khác nhau, tiêu biểu như ông Nguyễn Như Hải – Thiếu
tướng Công an, ông Nguyễn Bá Mẫn – Giám đốc nhà máy thủy điện Thác
Mơ… Những người dân làng Ngô Nội không ngừng học hỏi, nâng cao trình
độ đã góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng đời sống văn hóa tiên tiến
giàu bản sắc quê hương đất nước.
Hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn

hóa” của Bộ Chính trị, các cán bộ Đảng viên và quần chúng nhân dân đều
đồng tình hưởng ứng tham gia đơng đảo. Các thiết chế văn hóa, thể dục thể
thao được quan tâm đầu tư xây dựng, bao gồm có nhà văn hóa và sân vận
động. Tự hào trước những kết quả và thành tựu đã đạt được trong công cuộc
xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội dưới sự lãnh đạo của các cấp
ủy đảng, chính quyền địa phương, nhân dân Ngơ Nội đang trên con đường
cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa nơng thơn.
1.2. Lịch sử xây dựng và q trình tồn tại của đình Ngơ Nội
Hiện nay, chưa xác định được chính xác đình Ngơ Nội được xây dựng
vào năm nào, nhưng trong đình hiện cịn lưu giữ 53 đạo sắc phong, trong đó
có 3 sắc phong thời Mạc (bản sao), đạo sớm nhất có niên đại Quang Bảo năm
thứ 10 (1555) thời Mạc Phúc Nguyên. Do vậy, ta có thể đốn định rằng đình
được khởi dựng vào kế kỷ XVI. Đình Ngơ Nội hiện cịn lưu giữ được nhiều
dấu tích kiến trúc văn hóa qua các thời kì lịch sử. Đình Ngơ Nội đã qua nhiều
lần tu bổ, sửa chữa lớn vào thời Lê Trung Hưng – Nguyễn. Đình cịn lưu giữ
được 01 bức cửa võng tại tòa đại bái, 01 bức đại tự (Trung Nghĩa Dân – 1744)
và một số cấu kiện kiến trúc, mảng chạm khắc trang trí mang đậm phong cách
mỹ thuật thời Lê Trung Hưng. Trên hai chiếc câu đầu ở tòa đại đình cịn ghi
rõ thời điểm tu bổ sửa chữa gần đây nhất vào ngày đẹp tháng 3 năm Canh
Tuất thời Duy Tân (1911). Kiến trúc hiện nay của đình Ngơ Nội phần lớn là
sản phẩm của lần trùng tu này.


17

Theo lời kể của các cụ cao niên trong làng thì trước đây, đình Ngơ Nội
có quy mơ tương đối hồn chỉnh bao gồm: 01 tịa tiền tế làm theo kiểu chồng
diêm hai tầng tám mái, 01 tịa đại đình có bố cục mặt bằng hình chữ Đinh 丁,
hai tịa giải vũ mỗi dãy 3 gian. Đến những năm kháng chiến chống Pháp, theo
lệnh “Tiêu thổ kháng chiến” thì tịa tiền tế, hai tòa giải vũ và tòa tiền tế và sàn

đình ở tịa Đại đình đã bị phá đi chỉ cịn lại tịa đại đình. Đình hiện nay khơng
cịn sàn, nhưng trên từng chiếc cột trong hậu cung vẫn cịn dấu vết lỗ mộng
liên kết sàn đình cho thấy trước đây sàn đình cao 0,50m.
Chiến tranh qua đi, hịa bình lập lại, đời sống kinh tế của nhân dân làng
Ngô Nội không ngừng được cải thiện. Để bảo vệ, phát huy giá trị của di tích
đình Ngơ Nội, tháng 10 năm 2005, nhân dân làng Ngô Nội đã tiến hành cơng
cuộc đại trùng tu tịa đại đình: lát lại nền, xây lại hệ thống tường bao, thay và
gia cố hệ thống cột, thay một số hồnh, rui, ngói... và sơn lại hệ thống xà cột.
Công cuộc trùng tu được tiến hành dưới sự giám sát của các cơ quan có thẩm
quyền theo đúng nguyên tắc của trùng tu và tơn tạo di tích nên về cơ bản đình
Ngơ Nội vẫn giữ được dáng vẻ uy nghi vốn có của nó.
Cùng với việc trùng tu tịa đại đình, tịa tiền tế 5 gian 2 chái cùng với 6
gian nhà giải vũ nằm song song trước tịa tiền tế, bình phong va tứ trụ biểu đã
được xây dựng mới.
Trong đình hiện còn lưu giữ được nhiều tài liệu, hiện vật cổ như: 01
bản thần tích, 01 ngai thờ, 01 bài vị, các hoành phi, câu đối, nhang án, các đồ
thờ tự như đôi cây đèn, cây nến, đôi hạc thờ, đỉnh hương trong hậu cung, đặc
biệt là 53 đạo sắc phong có niên đại từ thời Mạc đến thời Nguyễn, trong đó
sắc phong có niên đại sớm nhất là đạo sắc: Quang Bảo năm thứ 10 tháng 6
ngày 22 (1555) và đạo sắc được phong tặng gần đây nhất là vào thời Duy Tân
năm thứ 3 tháng 8 ngày 11 (1909). Trong đình cịn lưu giữ bức đại tự in 3 chữ
vàng “Trung nghĩa dân” của vua Lê Hiển Tông, niên hiệu Cảnh Hưng ngũ


18

niên ban tặng (1744). Qua hệ thống các đạo sắc phong có thể khẳng định đình
Ngơ Nội là một trong những ngơi đình cịn bảo tồn và lưu giữ được nhiều di
sản Hán Nơm có giá trị.
Như vậy, đến nay đình làng Ngơ Nội đã có tuổi thọ trên vài trăm năm.

Trải qua thời gian, qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, đình Ngơ Nội vẫn
vững vàng tồn tại, được các lớp lớp thế hệ người dân Ngô Nội bảo vệ, tơn tạo
ngày một khang trang. Ngơi đình như một điểm sáng về văn hóa tinh thần, nơi
hội tụ của tâm linh, chứa đụng nhiều giá trị văn hóa truyền thống mang đậm
bản sắc dân tộc việt.
1.3. Sự tích vị thần được thờ tại đình
Xét về chức năng tơn giáo, ngơi đình là nơi thờ thần của cả làng,
thường là một vị nhưng cũng có khi là nhiều vị được gọi là Thành hoàng làng.
Theo GS. Đào Duy Anh:
“Thành hoàng là một biểu hiện của lịch sử, phong tục, đạo đức, pháp lệ
cùng hy vọng chung của cả làng, lại cũng là thứ quyền uy siêu việt, một mặt
liên lạc siêu hình, khiến cho làng xã thành một đồn thể có tổ chức và hệ
thống” [1].
Hay theo tác giả Nguyễn Duy Hinh: “Thành hoàng làng người Việt là
một vị thần được dân thờ, sau đó mới được vua phong chức tước với chức
danh thành hồng” [10].
Đình làng Ngơ Nội thờ Thành hoàng làng là Quý Minh đại vương.
Theo nội dung của bản thần tích cịn được lưu giữ tại đình Ngơ Nội thì
lý lịch, cơng trạng của Q Minh đại vương có thể trích lược như sau:
“Vua Hùng xây dựng cơ nghiệp đế vương được dài lâu nghìn năm
mn thủa, trải qua mấy nghìn năm dấu tích anh hùng, trên núi Tản có thư
truyền: Có anh em đức thánh Tản Viên và các vị kiến thân tả hữu. Về sau mà
nối mười tám đời vua Duệ Vương lên ngơi đóng kinh đơ ở đất Vật Chi, huyện


19

Bạch Hạc, đặt tên nước là Văn Lang, kinh đô gọi là Phong Châu thành. Vua
Duệ Vương thao lược tài năng, thơng minh, chí giỏi, bên trong sửa sang cung
lăng, điện miếu, trường học, ân đức trị ân, bên ngoài phịng bị chống ngoại

xâm, đất nước thanh bình, nhân dân yên ổn. Than ôi, vua Hùng trị nước đã
lâu, đến đây thế nước đã suy, cơ nghiệp vua Hùng đời cuối. Vua Duệ Vương
sinh ra hai mươi người con trai, các người con trai dần dần bỏ ngôi đi nước
khác, chỉ còn hai người con gái, một người tên là Tiên Dung công chúa, một
người tên là Mỵ Nương công chúa. Người thứ nhất gả cho Chử Đồng Tử, quê
ở Nam Sơn đạo, Khối Châu phủ, Đơng An huyện, An Hòa xã. Người thứ hai
gả cho Tản Viên sơn thánh quê ở Sơn Tây xứ, Hưng Hóa đạo, Thanh Xuyên
huyện, Lăng Xương động – cha là Cao Hành, mẹ là Đinh Thị Điền.
Sơn Thánh (Tản Viên sơn thánh) được thần Trượng ở núi Ngọc Lĩnh.
Tản Sơn được ước thư ở Động Đình thủy, để từ đấy được thần tiên chỉ phép
biến hóa vơ cùng, vua bèn gả cho Sơn Thánh, lúc ấy vua Duệ Vương còn
người con gái thứ hai – Mỵ Nương cơng chúa, vua khơng có con trai nối ngôi,
bèn kén rể cầu hiền để nhường ngôi vua. Dựng một lầu ở cổng thành Việt Trì
đề năm chữ “tuyển tế cầu hiền lâu”. Mong muốn cầu rể thông minh, tài chí,
đức độ anh hùng có thể nhường ngơi vua. Bấy giờ có Tản Viên sơn thánh và
Thủy Thần đông cung cùng tới trước lầu xin vua vào ra mắt. Vua nhìn xem
và khen rằng “hai người thực là người có tài, người nào sáng hơm sau đem kễ
đến trước vua sẽ gả con gái cho. Sơn Thánh đã có ước thư cầu được vật lạ:
voi trắng chín ngà, ngựa trắng ba chân... Hơm sau đem sính lễ đến sớm trức
và được vua gả con gái cho. Thủy Tinh đem sính lễ đến sau thấy việc đã xong
liền nổi giận khơng vui trong lịng bén thù ốn Sơn Thánh, thường thường
đem quân đánh Sơn Thánh ở núi Ngọc Tản Viên Sơn. Bởi vậy hàng năm vào
khoảng tháng bảy tháng tám thường có mưa to gió lớn, nhân dân ở đấy nhiều
năm bị lụt hại đến nay vẫn còn.


20

Lui lại mà nói Sơn Thánh lấy con gái vua rồi, nước có rể hiền, vua Duệ
Vương bèn quyết nhường ngôi cho Sơn Thánh lúc Duệ Vương gần trăm tuổi.

Thục chúa nghe tiếng Duệ Vương vô nhân kế hậu mà nhường ngôi cho con rể
là Sơn Thánh (Thục chúa là con vua nước Ai Lao, cũng là dòng dõi anh hùng)
đem binh mã sang xâm lấn đất nước. Vua Duệ Vương lo sợ, trong triều đình
có người tâu rằng: Nhà vua cứ yên tâm không ngại, vua tôi sẽ cùng lo việc
nước, ngày mai sẽ rèn luyện quân lính, chưa tính giặc đã xâm lấn xã tắc, lấy ai
là người chống đỡ. Nhất định đời vua Thái Tổ, Thái Tông lịng người đã định
việc này ta cũng khơng lo sợ lắm, quân địch dẫu mạnh, phá hoại giang sơn đất
nước mình ta sẽ viết một bức thư đưa cho địch tướng và Thục chúa xem thư
sẽ hoãn quân về sau, vua nghe phải, dùng kế ấy mời Tản Viên Sơn Thánh hỏi,
Sơn Thánh tâu rằng: Hơn hai nghìn năm 17 đời vua, ơn sâu đức rộng khắp
nhân dân, mà nước giàu quân mạnh, ngày nay nhà vua lấy ân đức đối phó bên
ngồi, Thục qn khơng dám xâm lấn mạnh mẽ mà giữ phần thua, kinh
nghiệm ấy đã rõ. Một sớm vua tha thứ cho người có tội, lấy ân nghĩa đánh
giặc thì lo gì đánh giắc mà yên, xin ba nghìn quân coi giữ bờ cõi ra vào xe cỏ
đơn sơ ta sẽ bình được Thục quân. Vua nghe cả mừng chọn ngày trai giới lập
đàn làm lễ, tế cáo thiên địa, rồi lấy Linh quang thần nỏ trao cho Sơn thánh và
bảo Sơn thánh rằng: việc nước yên hay rối là do sức của con. Sau ngày hôm
ấy Sơn Thánh bái tạ nhà vua, kén chọn tướng tài, ngay hôm ấy từ bản quán
Bằng Xương động cùng các vị thần phụ tá tả hữu Sơn Thánh phong cho em
con nhà chú (Cẩn Công) là Trung quân nghi lĩnh hầu (Nghi lĩnh hầu quê ở
Lăng Xương động), là em sơn thánh con nhà ông chú, con ông là Nguyễn
Thận, mẹ là Hồ Thị Ngọc, cha ông hơn 50 tuổi, mẹ ông hơn 40 tuổi mộng
thấy con voi vàngđến năm Đinh Dậu, tháng hai ngày mồng mười giờ ngọ sinh
ông, đến hơn 100 ngày sau đặt tên là Nguyễn Cẩn. Đến năm 15 tuổi, vốn chất
tinh nhanh, sáng suốt, tài chí văn võ kiêm tồn, Sơn Thánh rất u mến lấy


21

làm chân tay, năm tháng theo bước không rời. Đến năm 31 tuổi, sơn thánh

tiến dâng vua phong chức. phong làm Trung quân Nghi lĩnh hầu theo Sơn
thánh đánh Thục qn. Cịn tùy tướng hơn một nghìn viên, hùng binh ba vạn,
song Sơn Thánh lĩnh mạnh đàng hoàng mà đi.
Về sau mà nói Thục quân đã đến Quỳnh Nhai Châu (nay thuộc An Tây
động địa phần). Sơn Thánh tiến quân đến Quỳnh Nhai ra lệnh lập trại đóng
quân ở đấy, khiến em là Cẩn Công Nghi lĩnh hầu kiểm quân tướng phân làm
phiên, đội, cư, ngũ tùy theo địa bàn, đón đánh và theo lệnh Cẩn Cơng ở đấy.
Sơn Thánh đem hai vạn hùng binh tiến thẳng Quỳnh Nhai Châu Sơn, đi sâu
vào hơn 50 dặm hò reo gọi đánh. Thục tướng đem ba mươi vạn quân lại đánh,
quân Sơn thánh giả cách thua chạy. Ở đấy Nghi lĩnh hầu đem quân lấp đánh
hai bên vây lại, đánh nhau hơn mười hiệp chưa phân thắng bại, Sơn thánh
ngồi ngắm trên núi Quỳnh nhai, lấy thần ước ra khấn, đột nhiên ở trời xuống
một vị đại tướng thân mình cao năm trượng, cầm một gỗ dài ba mươi thước
hình ốc sên, đứng trên núi cạnh Sơn Thánh, sấm vang gió giữ dooijthooir lại
một trận gẫy cây, chốc nhà, cát đá bay mịt mù ngày đêm, thục quân cả vỡ trận
thua chạy. Sơn thánh bắt hết thục tướng binh mã các chi binh khơng sót một
người, thần tướng bơng nhiên lên trời biến mất. Sơn thánh viết hịch tâu vua
xin phép cho về kinh, khi ra về đến của quan bái tạ, vua phong Sơn thánh làm
Nhạc phủ kiêm thượng đẳng thần. Em là Nghi lĩnh hầu làm Quế Miêng đại
vương, tả hữu kiêm thần. Tả phong là Cao Sơn đô hộ đại vương, hữu phong
làm Cao Sơn Quế Minh đại vương.
Hai năm sau Thục quân rèn luyện quân lính, lại sang phục thù, cầu cứu
nước bạn, chỉnh đớn binh lính một trăm vạn, kỵ mã tám nghìn chia làm năm
đạo. Một đạo chính bình ba mươi vạn, ngựa năm nghìn con, theo đường thân
đạo Sơn nhạc suất, chia binh mười vạn, ngựa một nghìn năm trăm con theo
đường Lạng Sơn Văn Lan châu suất, hậu binh chính chia hai mươi vạn, ngựa


22


hai nghìn con, theo Đại Nam lộ suất, một đạo giữa mười vạn, ngựa năm trăm
con, theo đường Bố Chính Minh Linh châu suất, một đạo thủy quân, thuyền
một nghìn chiếc theo đóng ở Hoan Châu (nay là Nghệ An), thủy bộ đều tiến hò
reo vang dậy. Vua lấy làm lo sợ, mời Sơn Thánh đến bàn bạc. Sơn Thánh lùi
lại mà tâu rằng: bệ hạ làm gì phải lo, ngày nay nhà nước có giặc, tơi xin cố hết
sức thay mặt thánh giá, tự chọn lấy tướng tài cùng hùng binh ba mươi vạn thì
một ngày gần đây thiên hạ sẽ yên. Vua cho Sơn thánh về lắng Xương Động
cùng em con nhà chú là Nghi Lĩnh hầu (tức Cẩn Cơng) đem mười vạn hùng
binh, ngựa trăm con đón đánh Thục quân ở đất Lạng Sơn, còn tả hữu kiên thần
giữ ở huyện Lập Thạch, còn các tùy tướng theo Sơn Thánh đem hai mươi vạn
quân đều tiến, Sơn thánh bái tạ nhà vua, ngày hôm sau đem quân đến đồn trại
quân giặc chia quân cùng đánh, quân giặc mạnh như sấm sét An Thánh tự mình
suất quân đại phá một trận lấy được Thục chúa binh ấn tín, Sơn thánh bèn viết
thư cho chúa và bảo Thục tướng rằng: nước Văn Lang có một thần tướng, nay
bọn ngươi vâng lệnh soái sư đi đánh, ngươi chớ coi thường. Khi được chiếu
thư, người cầm thư (là Cao Thăng) đưa cho tướng địch và nói là sứ thần của
Thục chúa rồi cưỡi ngựa thẳng đến đồn chính của Thục chúa đưa thư. Thục
quân nhận được thư giữ chặt đồn trại cố thủ, chi bên trái nghe tiếng hoảng sợ,
không kịp viết thư bèn bỏ chạy. Sơn Thánh tiến quân ngày đêm hơn năm mươi
dặm thẳng đến Kinh Đô Thục chúa, chia quân đánh úp, Sơn thánh đọc thần
chú, ty trỏ thần trượng đại phá tặc tướng chính chi bắt sống hết, ba chi thủy bộ
tự nhiên tan vỡ, Sơn Thánh lui quân trở về bắt quân giặc về kinh tấu điệp, ngày
hôm ấy vội đi không ngừng, tiến đến Quảng Đức huyện Vĩnh Thái xã (nay là
An Thái phường) địa phận xã An Loạt, ngày sau xã này xin phụng tự, nhà vua
phong làm Chiêu Phong hiển hựu đại vương.
Thân đệ Sơn Thánh (tức Cẩn Công Nghi lĩnh hầu) đem quân đánh Thục
quân tại Lạng Sơn địa điểm, đại chiến Thục binh, đánh Thục binh tan vỡ thua


23


chạy, Cẩn Công bị nỏ bắn một vết thương ở sườn bụng, đến đây Thục binh đã
bình (tức ngày mồng hai tháng tư) Cẩn Công lui quân trở về đi đến Kinh Bắc
xứ, Từ Sơn phủ, An Phong huyện, Nội Trà xã (tức ngày mồng 10 tháng 4) nhân
dân hành lễ đón mừng. Cẩn Cơng biết vết thương bị bắn khó chữa bèn cười mà
bảo dân Nội Trà rằng: Nhân dân cùng ta có tình nghĩa lâu dài, nay ta nhận nhân
dân trong xã làm người con nhỏ trong nhà, nhân dân cả mừng và vâng lệnh.
Cẩn Công thấy ở đây địa phận Phú Mẫn có một khu gị, một ao sâu, một con
rồng nằm quấn khúc, ông đi đến và hóa tại đây. Một lúc sau tự nhiên đất dùn
lên thánh ngơi mộ lớn. Trong lúc ơng hóa mưa to gió lớn mù mịt trong mười
ngày. Nhân dân tật bệnh liên miên thường mộng thấy binh mã của ông quở
trách. Thời gian ấy nhân dân xã Nội Trà xin lập đền thờ cúng, vua bèn sai sứ
thần về địa phương, gia phong sắc chỉ mỹ tự/ Cho dân Phú Mẫn làm sở tại,
xuân thu hai lần cử các quan về tế lễ, phong làm Quý Minh đại vương thượng
đẳng thần. Về sau vua Duệ Vương sinh nhiều con trai nhưng bị gió bạt mấy
bay khơng người kế hậu, bèn nhường ngôi cho Sơn Thánh. Sơn Thánh từ chối
không nhận, bèn tâu rằng: 18 đời Hùng do trời đã định, đến nay Thục Vương
gây hận với Trung Hoa, Thục chúa cũng là dòng dõi anh hùng của vua chúa đất
nước Ai Lao. Đất nước thay đổi do trời đã định, nhà vua làm gì mà tiếc bờ cõi
nước Nam mà trái lòng trời vậy. Rồi đến nỗi chiến binh giết hại sinh mệnh
nhân dân, không bằng mời Thục chúa đến nhường ngơi cho thì bệ hạ thật là bậc
thánh qn vậy. Hơn nữa thục chúa cũng là bặc hiền quân. Vua nghe lời bèn
mời Thục chúa đến nhường ngôi cho. Việc xong, vua Duệ Vương cùng Sơn
Thánh, Ngọc Hoa công chúa, Cao tăng, tả hữu kiêm thần sáng ngày lên trời
sinh hóa khơng rõ. Bấy giờ là năm Giáp Tìn tháng riêng ngày mồng chín, Thục
An Dương Vương lên ngơi vua, đóng đơ ở Cổ Loa.
Vua Duệ Vương làm vua hơn năm mươi năm, đất nước thanh bình,
quốc gia hưng thịnh, gia phong mỹ tự cho bách thần, sủa sang cung điện, lăng



24

tẩm, đền miếu, mở mang trường học, nhất phong vi Quý Minh uy linh đại
vương. Tháng riêng ngày mồng 4 Thục chúa gia phong Nội trà xã phụng thờ.
Đến thời Đông Hán, Ngô, Tấn , Tống, Tề, Lương (Trung Quốc) hơn 340 năm,
đến đây nước Nam có Đinh, Lê, Lý, Trần bốn họ khai sáng đất nước, giúp
nước cứu dân thường có vua này vua khác gia phong mỹ tự, tiếng thơm muôn
đời không kể xiết. Đến cuối đời nhà Trần – Hồ thị tranh quyền thiên hạ rối
loạn, sau nữa Ái Châu chiếu thiên phủ, Lương Giang huyện, Nam Sơn xã, họ
Lê, húy Lợi khởi nghĩa Lam Sơn ba nghìn quân lữ mạnh đẹp trừ Hồ thị bình
định nước Ngơ, có ngày đi qua đền ơng vào mẫu lễ được âm phù thắng giặc sau
được bình yên, gia phong mỹ tự lên ngôi vua ở đất Nam Sơn, niên hiệu là
Thuận Thiên. Thái tổ hoàng đế sau đổi thụy là Nguyễn, huyện Nam Sơn Lương
dã. Lê Thái Tổ tái gia phong mỹ tự, phong là Quý Minh hiển ứng đại vương
cho đến vua Lê Thái Tôn, Nhân Tôn, Thánh tôn, Hiển Tôn, Túc tôn, Cổn
Dương, Chiêu Tôn. Đến thời vua Chiêu Tôn, Mạc thị tranh quyền lấn ngôi vua
mất nước. Nhà Mạc lên ngôi niên hiệu là Minh Đức, con cháu năm đời nối
ngôi. Sau đến vua Lê Trang Tôn cùng đại thần Thái Úy (tức Thái Úy họ
Nguyễn, Tống Sơn huyện, Gia Niên trang) lại dấy quân dẹp trừ nhà Mạc, niên
hiệu là Nguyên Hòa. Cầu khấn các bách thần âm phù dương trợ giúp nước cứu
dân đánh Mạc thị, sau gia phong mỹ tự. Bấy giờ nhà Mạc đã qt sạch, vua lên
ngơi đóng đơ ở Thăng Long, khao tưởng quân sỹ gia phong tướng sỹ, thiên hạ
thái bình, nhà nước hưng thịnh bèn truy phong các bách thần gia phong mỹ tự
trong nước rất thịnh vượng. Lê Thế Tôn truy phong mỹ tự (tức ngày 14/2), là
Quý Minh uy linh chiêu cảm đại vương, Nội Trà xã phụng thờ.
Kỳ tịch lễ sinh hóa thần, các tiết nhật lệ, cùng tên úy thần, các sắc phục
liệt kê dưới đây:
1. Mùng 10 tháng 2 sinh thần lệ: lợn đen, rượu ngọt, xôi, trầu cau làm lễ.
2. Mùng 10 tháng 4 hóa thần lệ: trâu đen, bánh dầy trắng, rượu ngọt, trầu cau



×