Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Tìm hiểu các di vật tiêu biểu trong cụm di tích đình chùa phương độ xã xuân phương huyện phú bình tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.93 MB, 109 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA BẢO TÀNG
*********

NGUYỄN THỊ BẮC

TÌM HIỂU CÁC DI VẬT TIÊU BIỂU
TRONG CỤM DI TÍCH ĐÌNH - CHÙA PHƯƠNG
ĐỘ XÃ XUÂN PHƯƠNG - HUYỆN PHÚ BÌNH TỈNH THÁI NGUN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH BẢO TÀNG

Người hướng dẫn:

Th.s Nguyễn Sỹ Toản

HÀ NỘI - 2010


1

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 0 
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 4 
2. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 5 
3. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 5 
4. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................ 5 
5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 6 
6. Bố cục khóa luận .............................................................................................. 6 
CHƯƠNG 1 KHÁI QT VỀ CỤM DI TÍCH ĐÌNH - CHÙA PHƯƠNG ĐỘ.. 8 


1.1.Tổng quan về làng Phương Độ...................................................................... 8 
1.1.1.Vị trí địa lý và tên gọi làng PhươngĐộ ........................................................ 8 
1.1.2. Lịch sử dân cư làng Phương Độ .................................................................. 9 
1.1.3. Vài nét về kinh tế, văn hóa, xã hội làng Phương Độ ................................... 9 
1.1.3.1. Đời sống kinh tế ........................................................................................ 9 
1.1.3.2. Cơ cấu tổ chức xã hội .............................................................................. 11 
1.1.3.3. Văn hóa, giáo dục .................................................................................... 12 
1.1.4. Truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm ......................................... 12 
1.2. Cụm di tích đình, chùa Phương Độ trong tiến trình lịch sử ................... 14 
1.2.1. Quá trình hình thành, tồn tại của cụm di tích ............................................ 14 
1.2.1.1. Đình Phương Độ ..................................................................................... 14 
1.2.1.2. Chùa Phương Độ ..................................................................................... 16 
1.2.2. Vài nét về kiến trúc - điêu khắc, lễ hội của cụm di tích ............................. 18 
1.2.2.1. Kiến trúc điêu khắc đình Phương Độ ...................................................... 18 
1.2.2.2. Kiến trúc, điêu khắc chùa Phương Độ .................................................... 20 


2

1.2.2.3. Lễ hội đình - chùa Phương Độ ................................................................ 22 
CHƯƠNG 2 CÁC DI VẬT TIÊU BIỂU TRONG CỤM DI TÍCH ĐÌNH CHÙA PHƯƠNG ĐỘ .......................................................................................... 26 
2.1. Các di vật tiêu biểu trong cụm di tích ....................................................... 26 
2.1.1. Di vật trong đình ........................................................................................ 26 
2.1.1.1. Di vật gỗ .................................................................................................. 26 
2.1.1.2. Di vật giấy ............................................................................................... 32 
2.1.2. Di vật trong chùa ....................................................................................... 36 
2.1.2.1. Di vật bằng đất nung ............................................................................... 36 
2.1.2.2. Di vật bằng đồng ..................................................................................... 49 
2.1.2.3. Di vật gốm ............................................................................................... 55 
2.2. Giá trị các di vật tiêu biểu trong cụm di tích đình - chùa Phương Độ ... 56 

2.2.1. Giá trị lịch sử ............................................................................................. 56 
2.2.2. Giá trị nghệ thuật ....................................................................................... 60 
2.2.2.1. Đề tài trang trí ......................................................................................... 61 
2.2.2.2. Kỹ thuật trang trí và thủ pháp tạo hình ................................................... 70 
2.2.3. Giá trị văn hóa ........................................................................................... 72 
CHƯƠNG 3 BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỦA CÁC DI VẬT
TRONG CỤM DI TÍCH ĐÌNH - CHÙA PHƯƠNG ĐỘ .................................... 76 
3.1. Thực trạng các di vật trong cụm di tích đình - chùa Phương Độ........... 76 
3.2. Bảo tồn các di vật trong cụm di tích đình - chùa Phương Độ ................. 80 
3.2.1. Cơ sở pháp lý để bảo tồn di vật ................................................................. 80 
3.2.1.1. Một số văn bản pháp lý của quốc tế ........................................................ 80 
3.2.1.2. Những văn bản pháp lý của Việt Nam .................................................... 81 


3

3.2.2. Các hoạt động bảo tồn ............................................................................... 85 
3.2.2.1. Phát động quần chúng nhân dân về bảo vệ di vật ................................... 85 
3.2.2.2. Bảo quản di vật trong cụm di tích bằng các biện pháp kỹ thuật ............. 87 
3.3. Khai thác, phát huy giá trị của các di vật ................................................. 91 
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 95 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 97 
PHỤ LỤC


4

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dân tộc Việt Nam có truyền thống lịch sử lâu đời, trải qua 4000 năm đấu

tranh dựng nước và giữ nước, cha ông ta đã để lại cho hậu thế một kho tàng di
sản văn hóa quý báu, phong phú và đa dạng bao gồm di sản văn hóa vật thể và di
sản văn hóa phi vật thể. Đó là những trang sử có sức thuyết phục lớn đối với mọi
thế hệ vì ở đó mang dấu ấn của lịch sử, hơi thở của thời đại truyền lại cho mn
đời sau đồng thời nó biểu trưng cho sự cần cù, thông minh sáng tạo của con
người trong lao động trong đó hệ thống di tích lịch sử văn hóa là một trong
những di sản tiêu biểu.
Trong hệ thống di tích lịch sử văn hóa Việt Nam thì các di tích gắn với tín
ngưỡng, tơn giáo chiếm số lượng khá nhiều. Các di tích ấy bao gồm các cơng
trình kiến trúc cùng với hệ thống di vật được lưu giữ trong đó đã trở thành những
nơi thờ tự linh thiêng đồng thời cũng là nơi sinh hoạt văn hoá tinh thần của cộng
đồng cư dân làng xã. Di vật trong các di tích gắn với tín ngưỡng, tơn giáo đó là
những sản phẩm văn hóa hữu thể, nó chứa đựng những ước vọng truyền đời của
tổ tiên, qua nó như qua thần linh để cầu nguồn hạnh phúc trần gian, nó mang lại
vẻ đẹp tâm linh thánh thiện phản ánh tâm thức của người nông dân trồng lúa
nước. Thơng qua đó, chúng ta có thể tìm về bản thể vẻ đẹp của người xưa, nhờ
đó mà con người nâng cao tinh thần yêu nước, yêu quê hương xứ sở, yêu quý lẽ
nhân bản đồng thời có ý thức trọng đức đẹp của cả đạo và đời. Trải qua những
thăng trầm của lịch sử những di vật ấy vẫn tồn tại song song cùng với các di tích
phục vụ sinh hoạt tín ngưỡng tơn giáo của nhân dân.


5

Sinh ra, lớn lên trên mảnh đất có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời và là
một sinh viên khoa Bảo tàng - trường Đại học Văn hóa Hà Nội, với lịng u
nghề, tình u q hương với mong muốn tìm hiểu giá trị di sản văn hóa của địa
phương được sự nhất trí của khoa Bảo Tàng và sự giúp đỡ tận tình của giảng
viên hướng dẫn Th.s Nguyễn Sỹ Toản tơi đã lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu các di
vật tiêu biểu trong cụm di tích đình - chùa Phương Độ, xã Xuân Phương - huyện

Phú Bình - tỉnh Thái Ngun” làm khóa luận tốt nghiệp. Tơi hi vọng những kết
quả nghiên cứu của mình sẽ góp phần bảo tồn, kế thừa và phát huy giá trị di sản
văn hóa của quê hương.
2. Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận tập trung nghiên cứu các di vật tiêu biểu trong cụm di tích đình chùa Phương Độ, xã Xn Phương - huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên.
3. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu các di vật tiêu biểu trong cụm di tích đình - chùa Phương Độ có
niên đại từ thế kỷ XVII đến nay gắn với quá trình hình thành, tồn tại của cụm di
tích.
4. Mục đích nghiên cứu
Khái qt về cụm di tích đình - chùa Phương Độ và hệ thống những di vật
tiêu biểu trong di tích.
Xác định giá trị về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật… của các di vật tiêu biểu
trong cụm di tích.
Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát thực tế đưa ra một số giải pháp góp phần bảo
tồn và phát huy tốt nhất giá trị của các di vật.


6

5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp liên ngành: Bảo tàng học, sử học, mỹ thuật học, bảo tồn di tích
lịch sử văn hóa…
Khảo sát, đo vẽ, miêu tả, chụp ảnh di vật trong di tích.
Vận dụng phương pháp duy vật lịch sử và duy vật biện chứng của chủ nghĩa
Mác - Lênin để nghiên cứu.
6. Bố cục khóa luận
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, bố cục bài viết
gồm 3 chương. Cụ thể như sau:
Chương 1: Khái qt về cụm di tích đình - chùa Phương Độ.

Chương 2: Các di vật tiêu biểu trong cụm di tích đình - chùa Phương Độ.
Chương 3: Bảo tồn và phát huy giá trị của các di vật trong cụm di tích đình chùa Phương Độ.
Trong q trình nghiên cứu đề tài này, tơi gặp khơng ít khó khăn trong việc
tìm tài liệu viết về di vật trong di tích. Song với sự nỗ lực, cố gắng của bản thân
và sự giúp đỡ của Ban quản lý di tích đình - chùa Phương Độ, Phịng Văn hóa
Thơng tin huyện Phú Bình và đặc biệt là sự hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tận tình
của giảng viên hướng dẫn Th.s Nguyễn Sỹ Toản cùng các thầy cô trong khoa
Bảo Tàng - trường Đại học Văn hóa Hà Nội, tơi đã hồn thành khóa luận tốt
nghiệp của mình.
Là một sinh viên chưa được tiếp xúc nhiều với thực tế, sự nhìn nhận đánh giá
và những đề xuất nêu ra khơng tránh khỏi những thiếu xót. Kính mong các thầy


7

cô giáo, các nhà nghiên cứu và bạn bè đồng nghiệp tham gia đóng góp ý kiến để
khóa luận được hoàn chỉnh hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!


8

CHƯƠNG 1
KHÁI QT VỀ CỤM DI TÍCH ĐÌNH - CHÙA PHƯƠNG ĐỘ
1.1.Tổng quan về làng Phương Độ
1.1.1.Vị trí địa lý và tên gọi làng PhươngĐộ
Làng Phương Độ nay thuộc xã Xn Phương, nằm về phía Tây Bắc của
huyện Phú Bình, cách trung tâm huyện 3,5km. Làng Phương Độ nằm gần quốc
lộ 37 và bên cạnh dịng sơng Cầu nên rất thuận tiện cho việc đi lại cả bằng đường
bộ và đường thủy tạo điều kiện cho việc giao lưu kinh tế, văn hóa.

Làng Phương Độ phía Bắc giáp xã Úc Kỳ; phía Đơng giáp làng Xn La, xã
Xn Phương; phía Nam giáp xóm Núi, xã Xn Phương; phía Tây là sơng Cầu.
Từ xưa, Phương Độ đã có một vị trí rất lý tưởng, thuận tiện cho việc đi lại, giao
thương với các nơi khác trong vùng.
Về tên gọi của làng thì theo sách cổ đầu tiên làng có tên gọi là làng Trung
Độ. Đây là vùng đất có lịch sử lâu đời, khi những đợt di dân tìm miền đất mới
diễn ra thì làng mới chính thức được tạo lập và đặt tên là làng Phương Độ - có
nghĩa là làng có nhiều người từ nhiều phương đến cư trú.
Cuối thời Hậu Lê, đầu thời Nguyễn, Phương Độ thuộc huyện Tư Nơng, phủ
Phú Bình, trấn Thái Ngun. Dưới vương triều Nguyễn, Phương Độ thuộc tổng
La Đình, huyện Tư Nơng, phủ Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
Năm 1965, hai tỉnh Bắc Cạn và Thái Nguyên hợp lại thành tỉnh Bắc Thái thì
Phương Độ thuộc tỉnh Bắc Thái. Năm 1997, tái lập lại tỉnh Thái Nguyên thì
Phương Độ thuộc xã Xuân Phương, huyện Phú Bình và duy trì đến ngày nay.


9

1.1.2. Lịch sử dân cư làng Phương Độ
Theo sách cổ của làng và những chứng tích cịn lại thì làng Phương Độ được
tạo lập chính thức thời Hậu Lê. Người đầu tiên đến lập làng là một tướng quân
người gốc Thanh Hóa, được nhà vua sắc phong làm Thái Bảo đô đốc quận công
danh đức lừng lẫy “thống lĩnh thập tam tuyên thượng tướng nguyên huân bình
Mạc ngụy” (cai quản 13 tỉnh, phị nhà Lê, bình nhà Mạc). Ơng có cơng lao rất
lớn đối với triều đình nhà Lê. Sau khi đất nước n bình, ơng đã đi đến nhiều nơi
và nhận thấy đây là vùng đất trù phú vì thế ông đã vận động mười ba cửa họ từ
Thanh Hóa ra vùng đất này để khai khẩn làm ăn. Các họ Dương Quang, Dương
Hữu là những họ đầu tiên đến lập làng Phương Độ và sinh sống ở đây. Sau khi
vận động người dân đến khai khẩn, sinh sống ơng đã đích thân đi thăm, tìm hiểu
một số nơi và ơng đã chọn khu bãi Nổi là nơi có phong cảnh thiên nhiên ưu ái,

có sơng, có cánh đồng rộng bát ngát thuận thời an cư lạc nghiệp nên đã đóng
dinh ở đây. Dấu tích cịn lại hiện nay như cổng hồ, cửa dinh, trại lính… và trong
làng cịn rất nhiều cây gạo, gốc thơng lâu đời có đường kính từ 1,5 đến 2m.
Nằm ở một vị trí khá thuận lợi về giao thông và ở gần trung tâm huyện Phú
Bình cho nên từ xa xưa làng Phương Độ đã có sự giao lưu về kinh tế, văn hóa, xã
hội… và diều đó đã tác động trực tiếp lên đời sống kinh tế, xã hội của làng.
Chính bởi địa thế và vị thế như vậy mà Phương Độ ngày nay kể từ dáng dấp đến
cơ cấu tổ chức làng xã, sự chuyển dịch dân cư cũng qua nhiều lần biến đổi.
1.1.3. Vài nét về kinh tế, văn hóa, xã hội làng Phương Độ
1.1.3.1. Đời sống kinh tế
Làng Phương Độ cũng như bao làng quê khác của người Việt, từ hàng ngàn
năm đã có nền kinh tế truyền thống là nông nghiệp trồng lúa nước với hệ thống


10

thủy lợi và phương thức canh tác khá phát triển. Đặc điểm chú ý của nền nông
nghiệp trồng lúa nước là tổ chức sản xuất với quy mô nhỏ theo hộ gia đình - đơn
vị kinh tế trong suốt chiều dài lịch sử nông nghiệp nước ta.
Trước cách mạng tháng Tám, sản xuất nơng nghiệp của làng gặp nhiều khó
khăn, hầu hết diện tích đất canh tác chỉ gieo cấy được một vụ lúa chiêm một năm
cịn vụ mùa thì bỏ vì ngập nước. Giống lúa để gieo trồng từ bao đời nay vẫn
không được lai tạo nên dài ngày, cây cao, năng suất thấp vì vậy sản lượng khơng
được là bao. Chính vì thế đời sống của nhân dân càng thêm khó khăn. Sau cách
mạng tháng Tám đặc biệt là sau đổi mới, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và
Nhà nước cùng với bản chất cần cù, vượt khó trong lao động sản xuất, người dân
Phương Độ đã bắt tay vào xây dựng, phát triển kinh tế.
Bên cạnh cây lúa nước người dân trong làng còn trồng các loại rau, củ, quả
theo mùa vụ hoặc xen canh, gối vụ. Một năm có 2 vụ cấy lúa và một vụ hoa màu,
do đặc điểm đất đai ven sông màu mỡ, nguồn nước tưới thuận lợi, người dân cần

cù chăm chỉ nên đạt năng suất cao.Ngồi ra, chăn ni cũng được phát triển toàn
diện, hầu hết các hộ dân trong làng đều chăn nuôi gia súc, gia cầm để nâng cao
đời sống và bắt đầu phát triển nghề thủ công như nghề thủ công mỹ nghệ. Nền
kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp là chủ yếu, thương mại trao đổi hàng hóa
diễn ra ở mạng lưới các chợ với quy mơ nhỏ.
Làng Phương Độ có đội ngũ lao động dồi dào, ngoài bộ phận lao động ở lại
quê hương tham gia sản xuất nông nghiệp và làm nghề thủ cơng thì trong làng
cịn có đội ngũ lao động đi làm xa kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Bằng sự nỗ
lực của mình, người dân làng Phương Độ đã xây dựng nên bộ mặt nông thôn
ngày càng khởi sắc.


11

1.1.3.2. Cơ cấu tổ chức xã hội
Theo lưu truyền trước đây khi mới quần tụ làng Phương Độ gồm 4 xóm: xóm
Trước, xóm Giữa, xóm Giếng, xóm Dải. Các xóm cùng chung một lý trưởng,
cùng chung thành hoàng làng, chung đình chùa, chung hương ước và dĩ nhiên là
chung cả hội làng. Việc điều hành các hoạt động trong làng xã phụ thuộc vào
những người có chức tước nằm trong các tổ chức như: Hội đồng kì mục, hội
đồng lí dịch.
Hội đồng kỳ mục trong làng Phương Độ xưa gồm hai ơng khóa mục và một
ơng viên mục, một cửu phẩm văn giai, một bát phẩm và một lục phẩm xuất đội.
Hội đồng lý dịch bao gồm một lý trưởng, hai phó lý, hai ơng quản tuần, một
tuần đinh, một trưởng bạ và một ban hội đồng. Ban hội đồng là những người làm
chức dịch quản lý và điều hành dân trong một làng do dân bầu lên vì vậy phải là
người đủ đức, đủ tài. Ban hội đồng và lý trưởng có nhiệm vụ tính tiền sưu mà
các suất đinh phải đóng. Phó lý và quản tuần có nhiệm vụ trong nom nội hương,
ngoại ấp, đồng ruộng, phu phen, tạp dịch hàng năm. Hộ lại giữ sổ sách, quản lý
số dân trong làng như tính sổ sinh tử, lập sổ giá thú. Trưởng bạ giữ sổ sách, ghi

số liệu ruộng đất và tình hình mua bán ruộng đất, sang nhượng quyền sở hữu
ruộng đất.
Ngày nay những công việc này thuộc những ban ngành hành chính trong làng
xã. Hiện nay làng Phương Độ gồm các xóm: Thi Đua, Quang Trung, Đồn Kết,
Thắng Lợi, Kiều Chính, Hạnh Phúc, Tân Sơn 8, Tân Sơn 9 và làng Cang.


12

1.1.3.3. Văn hóa, giáo dục
Theo các cụ già trong làng kể lại thì làng Phương Độ khơng có nhiều người
tài, cũng như đỗ đạt cao. Điều này có thể lý giải được bởi Phương Độ vốn là làng
thuần nông, người nông dân bốn mùa lam lũ lại chẳng học hành đến nơi đến
chốn cho nên việc không đỗ đạt cao là chuyện bình thường. Tuy nhiên có một
thực tế là hiện nay trình độ dân trí của người dân ở đây chưa được cao dù là
trong một xã hội hiện đại. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì? Phải chăng
đó là sự tác động của tình hình kinh tế lên đời sống của người dân Phương Độ.
Ngày nay, đời sống của người dân làng Phương Độ đã được nâng cao khá nhiều,
tình trạng đói nghèo đã được giải quyết, nhu cầu hưởng thụ tăng cao, số gia đình
khá giả cũng ngày một nhiều song cũng chính từ đây đã biểu hiện ra những mặt
trái. Người ta mải mê làm kinh tế mà quên đi một điều cần thiết trong cuộc sống
hiện đại đó là tri thức, nhiều trẻ em tự ý bỏ học để ở nhà kiếm tiền khơng nghe
theo sự khun ngăn của gia đình và xã hội.
Tuy vậy, bên cạnh đó trong làng cũng có rất nhiều gia đình quan tâm đến
việc học hành của con cái, nhiều thanh niên có chí học, tỷ lệ học sinh phổ thông
đỗ đại học ngày càng tăng, đây là sự chuyển biến tích cực khi người dân nhìn
nhận được vấn đề đồng thời có sự quan tâm của các cấp lãnh đạo ở địa phương.
1.1.4. Truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm
Cũng như những làng quê khác, người dân Phương Độ từ xưa đã có truyền
thống đấu tranh kiên cường, bất khuất chống lại sự xâm lược của giặc ngoại xâm

đặc biệt là trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Trong những năm đầu của Cách mạng Tháng Tám, làng Phương Độ là nơi
nhiều đồng chí đại biểu cơng hội đỏ về tun truyền, giác ngộ cách mạng. Kết


13

quả nhân dân đã thành lập được đội dân quản, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ xóm
làng. Đồng chí Lê Trung Thành - đại biểu quốc hội tỉnh Thái Nguyên, chủ tịch
chính quyền đầu tiên của tỉnh về vận động nhân dân Phương Độ tuyên truyền
cách mạng.
Tháng 9 năm 1945, làng Phương Độ là nơi tổ chức lễ tế cờ chào mừng Cách
mạng Tháng Tám thành cơng với khí thế hồ hởi của người dân mới thoát khỏi
ách áp bức, nô lệ.
Thời kỳ 1946, làng Phương Độ là nơi “Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác” được
thành lập do giáo sư Trần Văn Giàu tổ chức và chi bộ cộng sản làng Phương Độ
đầu tiên được thành lập đồng thời đây cịn là nơi các đồng chí Nguyễn Văn
Tố,Trần Huy Liệu chọn làm địa điểm tuyên truyền chủ trương, chính sách của
Đảng, chính phủ; vận động tồn dân xóa mù chữ, mở rộng phong trào “bình dân
học vụ”. Hưởng ứng lời kêu gọi của chính phủ lâm thời về việc tồn dân thực
hiện “tuần lễ vàng”, nhân dân Phương Độ đã tích cực qun góp tiền, vàng ủng
hộ cách mạng.
Năm 1955, nhân dân Phương Độ đã vinh dự được Bác Hồ về thăm và mục
đích chuyến đi của Người là thăm cơng trình đập Cầu Mây bị giặc Mỹ bắn phá
trong những năm 1952-1955. Làng Phương Độ còn là nơi trung đoàn 29 thuộc
đại đoàn 300 về ở và huấn luyện quân đội chi viện cho chiến trường. Khi giặc
Mỹ dùng không quân đánh phá kho gang thép Thái Nguyên, từ năm 1966 đến
1968 làng Phương Độ còn là nơi sơ tán và học tập của thầy trò trường Lương
Ngọc Quyến - thành phố Thái Nguyên.



14

Có thể nói, Phương Độ trong hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc đã
đóng góp một phần khơng nhỏ cho việc bồi dưỡng và đào tạo lực lượng cách
mạng, góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Ngày nay khi đất nước thanh bình, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, chính
quyền địa phương nhân dân Phương Độ phát huy truyền thống cần cù, sáng tạo,
đồn kết một lịng xây dựng quê hương, đẩy mạnh phát triển sản xuất nông
nghiệp, xây dựng các cơng trình giao thơng, thủy lợi vì vậy đời sống của nhân
dân đã được nâng lên rõ rệt. Với truyền thống đó, có thể tin chắc rằng trong
tương lai nhân dân Phương Độ sẽ đạt được nhiều thành tựu trong công cuộc đổi
mới đất nước, phát triển kinh tế, xây dựng quê hương giàu mạnh.
1.2. Cụm di tích đình, chùa Phương Độ trong tiến trình lịch sử
1.2.1. Quá trình hình thành, tồn tại của cụm di tích
1.2.1.1. Đình Phương Độ
Đối với người Việt từ lâu các di tích gắn liền với tơn giáo tín ngưỡng là nơi
thờ tự các vị thần linh. Nhắc đến chùa người ta thường nghĩ ngay đến thờ Phật,
đình thờ thành hồng, đền thờ thánh… cũng như những di tích tơn giáo, tín
ngưỡng khác đình Phương Độ là nơi thờ thành hồng làng.
Thờ thành hồng là một tín ngưỡng có từ lâu đời và phổ biến của nhân dân
ta, thành hồng cịn được gọi là thần hồng. Tín ngưỡng thờ thành hồng có
nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng khi sang đến Việt Nam nhân dân ta đã “Việt
hóa” cho phù hợp với đời sống tâm linh của người Việt. Cũng giống như nhiều
ngơi đình làng khác, đình Phương Độ là nơi thờ thành hồng làng - Cao sơn Quý
Minh Dương Tự Minh. Ông là một viên tướng thời Lý, sinh ra và lớn lên ở Qn
Triều ơng đã có nhiều cơng lao trong cuộc kháng chiến chống Tống và trong sự


15


nghiệp xây dựng Tổ quốc Đại Việt. Sau khi ông mất, nhân dân ở nhiều nơi đã lập
đền thờ cúng và sau này rất nhiều ngơi đình ở Thái Ngun tơn thờ ơng là thành
hồng.
Niên đại khởi dựng và q trình tồn tại của đình
Di tích lịch sử văn hóa là sản phẩm của thế hệ trước để lại cho hậu thế, nó
mang trong mình những dấu ấn của thời đại khi hình thành và trong quá trình tồn
tại. Mỗi di tích khi ra đời đều gắn với một thời gian cụ thể. Nó phản ánh tư duy
nghệ thuật của thời kỳ đó thơng qua kiến trúc, hệ thống di vật và vai trị của hình
thái tín ngưỡng gắn với nó. Do vậy việc tìm hiểu niên đại khởi dựng của di tích
có ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Tuy nhiên, việc xác định niên đại của di tích gặp
khơng ít khó khăn vì khơng có tư liệu trực tiếp để lại, nhưng dựa vào các cơng
trình nghiên cứu về kiến trúc, trang trí mỹ thuật hay các văn bản Hán Nơm thì
chúng ta phần nào có thể khẳng định được thời gian ra đời của di tích đó.
Đình Phương Độ trong sách cổ của làng có tên chữ là Úc Tân đình có thể
hiểu đó là nơi thờ cúng mới được tạo lập như tên gọi của nó. Sau khi những cửa
họ ở Thanh Hóa đến vùng Phương Độ khai khẩn làm ăn, họ có cuộc sống no đủ,
yên vui thì đã dựng đình. Nhân dân đã vào tận Thanh Hóa mua gỗ lim và thuê
bốn hiệp thợ khác nhau làm rồi mới chuyển gỗ từ Thanh Hóa về Phương
Độ.Hiện nay khơng thể xác định được niên đại chính xác của đình là xây dựng
vào năm nào. Tuy nhiên, qua lời kể của những người cao tuổi trong làng, thơng
qua khảo sát, nghiên cứu và có sự so sánh với các cơng trình kiến trúc cùng loại
có thể đốn định đình Phương Độ được khởi dựng vào thời Hậu Lê(thế kỷ
XVII). Trải qua một khoảng thời gian tồn tại khá dài và chịu sự tác động của
nhiều yếu tố tự nhiên, xã hội đình Phương Độ đã nhiều lần trùng tu và sửa chữa.


16

Đầu tiên, đình được dựng ngồi bãi Nổi là nơi có phong cảnh thiên nhiên ưu

ái, có sơng, có cánh đồng rộng bát ngát. Nằm ở cảnh quan đẹp “trên bến dưới
thuyền” cách dịng sơng Cầu 50m về hướng Đơng nhưng do mưa lũ bờ sông bị
sạt lở nên đến năm 1901 nhân dân buộc phải di đình vào giữa làng Phương Độ
như ngày nay. Trải qua hàng trăm năm tồn tại, đình Phương Độ đã khơng cịn
được ngun vẹn như xưa. Việc trùng tu và sửa chữa trong những thế kỷ trước
thì khơng cịn bất cứ tài liệu nào ghi lại. Trong những năm 1986-1988, phần trên
mái đình đã được tu sửa hoàn chỉnh. Năm 1997, xây tường rào bao quanh đình
và xây mới cổng đình. Năm 2006, đình được tu sửa lần nữa.
Từ năm 2006 đến nay, nhân dân Phương Độ cũng nhiều lần tu sửa nhỏ làm
cho di tích có dáng vẻ uy nghiêm cổ kính như ngày nay.
Như vậy, có thể nói đình Phương Độ từ khi được xây dựng cho đến nay đã
tồn tại song song cùng với những bước thăng trầm của lịch sử. Mặc dù đã tồn tại
trong khoảng thời gian khá dài nhưng nó vẫn giữ được những nét kiến trúc tiêu
biểu, đáp ứng đời sống tâm linh của nhân dân địa phương.
1.2.1.2. Chùa Phương Độ
Thực tế chùa Phương Độ không bề thế và ảnh hưởng sâu rộng như những
ngôi chùa, ngôi đình nổi tiếng khác nhưng khơng phải vì thế mà không nhận
được sự quan tâm của nhà nước và nhân dân địa phương. Trải qua khoảng thời
gian tồn tại khá dài với bao biến cố của lịch sử, ngôi chùa ngun gốc khơng cịn
giữ được những giá trị ngun bản về kiến trúc nghệ thuật. Nguyên nhân của
những biến đổi trên là do khí hậu nhiệt đới nắng ẩm, mưa nhiều đã phá hủy các
kiến trúc bằng gỗ, thêm vào đó là sự tàn phá của chiến tranh hoặc cũng có thể do


17

người dân chưa nhận thức được rõ giá trị do vậy việc xác định niên đại và những
thay đổi của chùa Phương Độ qua thời gian là rất khó.
Để hiểu về lịch sử hình thành của chùa Phương Độ thì phải dựa vào một số
dấu tích vật chất cịn lại, di vật, những tư liệu và lời kể của người dân địa

phương để đoán định niên đại, sự tồn tại và phát triển của di tích. Theo lời kể của
các cụ cao tuổi trong làng thì ngay sau khi xây dựng đình Phương Độ, dân làng
đã dựng chùa ngay sát đình. Đầu tiên chùa Phương Độ cũng được dựng ngồi bãi
nổi và năm 1901 được di chuyển vào giữa làng Phương Độ như ngày nay. Cũng
giống như bao ngôi chùa khác ở các làng quê miền Bắc nước ta, chùa Phương
Độ là nơi thờ Phật.
Chùa Phương Độ mà chúng ta nhìn thấy hiện nay khơng cịn là kiến trúc khi
mới khởi dựng mà mang dáng vẻ kiến trúc thời Nguyễn với tường hồi bít đốc,
tay ngai trụ biểu. Mặt bằng kiến trúc chữ nhị gồm tiền đường và thượng điện.
Trên câu đầu của tiền đường có ghi niên đại là năm Thành Thái thứ 5, chùa
đã được tu sửa.
Năm 1997, tam quan và gác chuông đã được xây dựng lại.
Trong những năm gần đây, chùa cũng được tu sửa nhỏ vài lần như đảo ngói,
thay thế những dui mục nát.
Cũng như đình, chùa Phương Độ là trung tâm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng
của nhân dân địa phương và du khách thập phương, mấy trăm năm kể từ ngày
khởi dựng cùng với bao thăng trầm, biến cố của lịch sử cùng với chiến tranh liên
miên và sự khắc nghiệt của khí hậu nhiệt đới, chùa Phương Độ đã khơng cịn
được như xưa nhưng vẫn là nơi thờ tự linh thiêng, cổ kính. Ngày nay, chúng ta


18

cần phải nâng niu, giữ gìn để truyền lại cho thế hệ sau, đây cũng chính là một
biểu hiện của sự biết ơn đối với thế hệ đi trước đã để lại những di sản văn hóa có
giá trị và mang đậm bản sắc dân tộc.
1.2.2. Vài nét về kiến trúc - điêu khắc, lễ hội của cụm di tích
1.2.2.1. Kiến trúc điêu khắc đình Phương Độ
Kiến trúc
Đình Phương Độ được dựng trên một mảnh đất cao ráo, thoáng đãng, phía

trước là một ao nhỏ hình bán nguyệt. Đình nằm trên một dải đất cao tượng trưng
cho yếu tố dương hợp với ao nước mang yếu tố âm tạo thành một thể âm dương
hài hòa thể hiện sự phát triển sinh sôi nảy nở. Đây là thế đất tốt đem lại cho dân
làng cuộc sống no đủ.
Hướng đình cũng là một yếu tố quan trọng, đình Phương Độ quay mặt về
hướng Tây đây là hướng phù hợp với quy luật đối đãi âm dương, là hướng tốt
đẹp khiến cho thần n vị.
Đình Phương Độ là hợp thể của các cơng trình: ao đình, nghi mơn, sân, tịa
đại đình.
Phía trước đình là một ao nhỏ hình bán nguyệt, sự có mặt của ao đình là hết
sức cần thiết trong tổng thể kiến trúc của đình.
Nghi mơn là cơng trình được xây dựng lại trong những năm gần đây. Qua
nghi môn đến sân gạch và tiếp đến là tịa đại đình. Tịa đại đình chỉ có một nếp
chữ nhất năm gian hai trái, phần thờ là thượng ban làm gác lửng ở gian giữa từ
hai cột cái trở vào.


19

Trong năm gian của tịa đại đình, sự phân chia cơng năng có sự khác nhau.
Gian giữa là nơi đặt nhang án tạo không gian để mọi người vào lễ cúng. Hai gian
bên cạnh là nơi đặt kiệu rước, hai trái là nơi họp bàn của các cụ trong làng và
đón tiếp khách thập phương. Phía trên gian giữa là gác lửng, đây là nơi đặt tượng
Dương Tự Minh. Trừ mặt phía trước ra thì xung quanh gác lửng được xây tường
gạch bưng kín, tạo ra một khơng gian thực sự là chốn thâm nghiêm, tơn kính của
đình.
Đình Phương Độ được dựng lên bởi 48 cột bao gồm 6 hàng dọc và 8 hàng
ngang chịu lực cho tồn bộ cơng trình. Các cột đều được làm bằng gỗ lim và có
đường kính từ 0,3 đến 0,4 m. Đình Phương Độ có cấu trúc cầu kỳ, phức tạp
nhưng tao nhã và chắc chắn. Các cột đình cân đối với các xà ở trên và nhiều chi

tiết khác trong cấu trúc của một ngơi đình. Bộ vì nóc đình Phương Độ được kết
cấu theo kiểu “giá chiêng” cịn các bộ vì nách thì được tạo bởi các con rường cụt.
Phần nền của đình Phương Độ cao hơn so với mặt sân khoảng 70cm có ba
bậc tam cấp được lát bằng gạch, bước qua ba bậc cửa là vào đến nền đình. Lịng
đình rộng, cao ráo được lát bằng gạch. Trước đây, đình Phương Độ cịn có hệ
thống sàn gỗ nhưng do nhiều nguyên nhân, sàn đình đã bị tháo bỏ, dấu vết cịn
lại là những vết mộng trên các cột.
Kiến trúc đình Phương Độ có bốn mái: mái trước, mái sau và hai mái hồi.
Trên nóc mái có một đường xây bằng gạch gọi là bờ nóc để nối mái trước với
mái sau. Hai đầu bờ nóc có hai đầu rồng đi cong lên gọi là con kìm. Chạy
được gần hai phần ba mái thì bờ dải bắt đầu xịe ra giống một lưỡi rìu gọi là bờ
guột. Ở phần nối giữa bờ dải và bờ guột gọi là khúc nguỷu, thường có một con
vật hình con lân đặt ở khúc nguỷu gọi là con sơ hoặc con náp. Phía trên mái là


20

đôi rồng chầu mặt nguyệt, đầu mái cong lên tạo nên sự thanh thốt, nhẹ nhàng
cho tồn bộ cơng trình. Ngói lợp đình là ngói mũi hài có kích thước lớn.
Điêu khắc, trang trí
Điêu khắc, trang trí trên kiến trúc đình Phương Độ cịn lại khơng nhiều nhưng
vẫn giữ được những nét tiêu biểu. Ở trong đình trên dưới các đầu trụ, câu đầu và
các xà ngang, xà dọc đều được chạm trổ các bộ tứ linh công phu, khéo léo.
Ở gian giữa đình có đặt thượng ban (gác lửng) đây là nơi đặt tượng chạm nổi
Dương Tự Minh. Phần thượng ban được trang trí khá tỉ mỉ: xen giữa các bộ cửa
ở thượng ban là các câu đối cao khoảng 1m, trên các cửa có chạm nổi bộ tứ quý
tinh vi, khéo léo. Đặc biệt trong các đầu dư ở tịa đại đình có chạm khắc các linh
vật: long mã, voi, lân…
Trên đỉnh nóc mái đình có trang trí đôi rồng chầu mặt nguyệt, ở chỗ đầu mái
cong lên có một tổ hợp trang trí gọi là tổ hợp trang trí đầu đao.

Trang trí trên kiến trúc đình Phương Độ khá đẹp với những đường nét mạnh
mẽ, dứt khoát, kĩ thuật chạm trổ tinh vi thể hiện bàn tay đầy khéo léo và tài hoa
cùng với trí tuệ của người nghệ nhân xưa đồng thời trang trí ở đây khơng chỉ có
chức năng làm đẹp cho kiến trúc mà cịn hàm chứa trong đó ý nghĩa triết học sâu
xa gắn với tư duy dân dã của người xưa qua đó thể hiện những ước muốn, khát
vọng của cư dân Việt.
1.2.2.2. Kiến trúc, điêu khắc chùa Phương Độ
Chùa Phương Độ nằm phía sau của đình tạo nên một quần thể kiến trúc tơn
giáo, tín ngưỡng hài hịa, cổ kính đáp ứng đời sống tinh thần của nhân dân địa
phương. Chùa Phương Độ bao gồm các cơng trình: tam quan, tiền đường, thượng


21

điện, nhà Mẫu. Ngoài ra, bên cạnh chùa mới xây dựng thêm một ngôi nhà cấp
bốn là nơi thờ Bác Hồ và là trụ sở làm việc của Ban quản lý di tích đình - chùa
Phương Độ.
Do chùa Phương Độ xây dựng phía sau đình nên tam quan được dựng ở bên
phải chùa, đây là cơng trình được xây dựng lại năm 1997. Tam quan của chùa
ngoài giá trị về giới hạn khơng gian kiến trúc nó cịn mang ý nghĩa hết sức quan
trọng là một trong những thành phần cơ bản cấu thành nên tổng thể kiến
trúc.Tam quan được coi như nhân tố báo hiệu và khẳng định vị trí của mảnh đất
thiêng.Tam quan với một cửa chính và hai cửa phụ với chiều cao khác nhau
được hiểu như là “tam sơn” có nghĩa là núi ba đỉnh gắn với ý nghĩa rất thiêng
liêng thể hiện là gạch nối giữa trời và đất. Tam sơn là tư tưởng chịu ảnh hưởng
của văn hóa Trung Hoa. Phía trên tam quan là gác chng, nơi treo chng chùa
có niên đại Thiệu Trị năm thứ 5. Mặc dù được xây dựng lại trong thời gian gần
đây có ít giá trị về lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật song nó vẫn mạng đầy đủ ý
nghĩa sâu xa của một cơng trình tín ngưỡng cổ truyền Việt Nam. Sự tồn tại của
tam quan là hết sức cần thiết và quan trọng tạo nên sự hồn chỉnh của một tổng

thể kiến trúc chùa Việt. Nó phù hợp với không gian và cảnh quan của ngôi chùa.
Chùa Phương Độ là cơng trình kiến trúc được xây dựng lại đã được trùng tu,
sửa chữa nhiều lần do đó kiến trúc và trang trí trên kiến trúc khơng có gì đặc
biệt. Chùa có kết cấu kiến trúc chữ nhị ( ) gồm tịa tiền đường ở phía trước và tịa
thượng điện ở phía sau. Cả hai tịa nhà này mỗi tịa đều gồm ba gian, bộ vì nóc
kết cấu theo kiểu hiện đại, các cấu kiện trên kiến trúc đều để trơn khơng trang trí.
Nhà thờ mẫu là một ngôi nhà nhỏ, nằm bên trái thượng điện. Giá trị nghệ thuật
của chùa Phương Độ được thể hiện nhiều nhất ở hệ thống tượng thờ và các di vật


22

trong chùa, cũng giống như đình, chùa Phương Độ là trung tâm sinh hoạt văn
hóa, tín ngưỡng của nhân dân địa phương.
1.2.2.3. Lễ hội đình - chùa Phương Độ
Lễ hội là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của cư dân Việt,
nó làm giảm đi cuộc sống cực nhọc hàng ngày, nó là những yếu tố tạo nên sự cân
bằng.
Lễ thông thường như thắp hương, lễ mộc dục… đó là biểu hiện của sự thành
kính cịn hội là sự tụ hội đông người để thực hành một số nguyên tắc nổi bật của
lễ. Trong các hình thức cuộc vui đó thể hiện hai vấn đề cơ bản: biểu hiện ước
vọng cầu phúc thông qua gợi ý cho thần linh hoặc đề cao những biểu tượng tạo
ra nguồn của cải. Lễ hội gắn với sự giáo dục, rèn luyện sự can đảm, khéo léo và
đề cao những hành động đẹp.
Lễ hội cổ truyền là một thuộc tính của văn hố Việt, là nhu cầu khơng thể
thiếu được trong tư duy và sinh hoạt của nhân dân nhất là ở nông thôn. Lễ hội
được coi như tạo ra sự thư giãn tinh thần và biểu hiện cách ứng xử văn hóa với
thiên nhiên, thần thánh, xã hội và cộng đồng.
Hịa mình vào dịng chảy của lễ hội cổ truyền Việt Nam thường diễn ra vào
mùa xuân, mùa thu, lễ hội đình - chùa Phương Độ cũng khơng nằm ngồi thời

điểm đó. Hàng năm, đình - chùa Phương Độ có tổ chức nhiều cuộc tế lễ như: lễ
cầu mát vào 10/4 âm lịch, đại lệ 10/10 âm lịch nhưng ngày 14 tháng Giêng là
ngày lễ hội lớn nhất.
Không gian của lễ hội không chỉ diễn ra ở một làng mà thu hút đông đảo
nhân dân các vùng lân cận đến tham dự.


23

Để chuẩn bị cho lễ hội long trọng này, dân làng đã háo hức họp bàn từ trước
Tết âm lịch. Dân làng bàn cụ thể và bầu ra ban tế lễ gồm 19 người: một chủ tế và
các quan viên nội, viên ngoại. Dân làng tiến hành lựa chọn theo tiêu chuẩn: Các
thành viên trong ban tế thường từ 45-65 tuổi, có sức khỏe tốt, được dân làng tin
cậy, trong gia đình khơng có người mắc các tệ nạn xã hội, khơng có đại tang…
Chủ tế phải là người có uy tín, phẩm hạnh được dân làng kính trọng thay mặt
làng dẫn đầu đoàn tế. Ngoài ban tế, dân làng còn bầu hai người làm trong ban
chấp sự để chuẩn bị lễ cho chủ tế, rót rượu, dâng hương… Đơng xướng - Tây
xướng (hai người) là người phụ trách xướng các nghi lễ theo trình tự.
Song song với việc chuẩn bị người vào cơng việc tế lễ thì việc chuẩn bị lễ vật
cũng rất quan trọng. Lễ vật để dâng cúng của dân làng là bánh giầy, xôi, gà, lợn,
oản và chuối.
Lễ hội đình - chùa Phương Độ diễn ra từ ngày 14 đến hết ngày 16 tháng
Giêng âm lịch.
Cũng giống như những lễ hội cổ truyền khác, nội dung lễ hội đình - chùa
Phương Độ có hai phần: phần lễ và phần hội.
- Phần lễ:
Sáng ngày 14 tháng Giêng, dân làng làm lễ mộc dục. Dân làng cử ra một số
người cao tuổi được nhân dân trong làng kính trọng làm lễ này. Người ta đem
gừng giã rồi đổ rượu vào để tắm tượng, lau ngai thờ.
Ngày 15 tháng Giêng là lễ thượng nguyên (lễ đầu năm). Mục đích của lễ này

là cầu mong cho một năm mới tốt đẹp, mưa thuận gió hịa, mùa màng tươi tốt.


24

Về trang phục tế lễ: các bồi tế mặc quần áo thụng xanh, đi hia, quần xanh áo
trắng đội mũ có dải. Riêng chủ tế thì mặc áo thụng đỏ.
Thời gian tế lễ diễn ra trong khoảng 2-3 giờ đồng hồ với đầy đủ các nghi thức
quan trọng linh thiêng. Tất cả hành động, lễ thức được diễn ra theo sự dẫn dắt,
chỉ đạo của Đông xướng và Tây xướng. Không chỉ đội tế lễ mà người dân đều
cảm nhận như mình được nhìn thấy và tiếp xúc với thần linh. Trong tâm hồn họ
được gạt bỏ đi những toan tính đời thường nhường chỗ cho tâm thánh thiện,
hướng về cuộc sống tốt đẹp hơn. Như vậy, tế lễ trong lễ hội đình chùa Phương
Độ với những nghi thức rất quan trọng, kéo dài đã thể hiện sự tôn vinh và ước
vọng được thần linh che chở, phù hộ.
- Phần hội:
Trong lễ hội đình chùa Phương Độ ngồi phần lễ thì cịn phần hội. Hội là để
vui chơi và chơi cho thỏa thích, thật hồn nhiên thoải mái. Nó khơng bị ràng buộc
bởi nghi lễ tôn giáo, đẳng cấp và tuổi tác. Sau những ngày làm ăn lam lũ, con
người đến với lễ hội trong tinh thần cộng cảm, hồ hởi và hoàn toàn tự nguyện.
Những ngày diễn ra hội làng, nhịp sống trong làng sôi động hẳn lên, khác hẳn
với những ngày thường nhật. Hội là sự vận động liên tục, nhiều khi các trò chơi,
trò diễn chồng chéo lên nhau với đủ loại màu sắc và âm thanh náo nhiệt.
Hội đình - chùa Phương Độ cũng giống như bao lễ hội của các cư dân nơng
nghiệp khác, nó tập trung vào một số trò chơi dân gian như: Cờ người, chọi gà,
đấu vật…


×