Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Di tích chùa cả la xã dương nội huyện hoài đức hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3 MB, 115 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA BẢO TÀNG
----------------------------

NGUYỄN THANH LOAN

DI TÍCH CHÙA LA CẢ
XÃ DƯƠNG NỘI – HUYỆN HỒI ĐỨC – HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH BẢO TÀNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN :

HÀ NỘI- 6/2009


2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................................4 
.1 Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... .... ... 4
2.Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................... 5
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................................6 
4. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................................6
5. Bố cục của khóa luận ....................................................................................................6
Chương 1: CHÙA CẢ LA TRONG DIỄN TRÌNH LỊCH SỬ...............................................6 
1.1. TỔNG QUAN VỀ LÀNG LA CẢ .............................................................................8 


1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ........................................................................8 
1.1.2. Dân cư và đời sống kinh tế ................................................................................10 
1.1.2.1. Thành phần dân cư .................................................................................................10 
1.1.2.2. Tổ chức làng xóm ...................................................................................................12 
1.1.2.3. Đời sống kinh tế .....................................................................................................16 
1.1.3. Văn hóa - xã hội ................................................................................................20 
1.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH TỒN TẠI CHÙA LÀNG LA CẢ ....26 
Chương 2 .............................................................................................................................30 
GIÁ TRỊ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT CỦA CHÙA LA CẢ ..............................................30 
2.1. GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC .............................................................................................30 
2.1.1. Không gian cảnh quan .......................................................................................30 
2.1.2. Bố cục mặt bằng tổng thể ..................................................................................34 
2.1.3. Kết cấu kiến trúc ...............................................................................................36 
2.1.3.1. Phương đình ...........................................................................................................36 
2.1.3.2. Tiền đường .............................................................................................................37 
2.1.3.3. Thượng điện ...........................................................................................................40 
2.1.3.4. Điện Mẫu ................................................................................................................42 
2.1.4. Trang trí trên kiến trúc ......................................................................................43 
2.2. TƯỢNG THỜ VÀ CÁC DI VẬT TRONG CHÙA ..................................................... 48 
2.2.1. Tượng thờ .................................................................................................................. 48 
2.2.1.1. Tượng Phật giáo (Xem sơ đồ hệ thống tượng ở phần phụ lục) .............................. 49 
2.2.1.2. Tượng Mẫu ............................................................................................................65 
2.2.1.3. Tượng Tổ ...............................................................................................................66 
2.2.1.4. Tượng hậu .............................................................................................................67 
2.2.2. Một số di vật tiêu biểu .......................................................................................67 
2.2.2.1. Các di vật bằng đá .................................................................................................67 
2.2.2.2. Các di vật bằng đồng .............................................................................................70 
2.2.2.3. Các di vật bằng gốm sứ ..........................................................................................72 
2.2.2.4. Các di vật bằng gỗ .................................................................................................74 
Chương 3 .............................................................................................................................76 

BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH CHÙA LA CẢ .......................................76 
3.1. THỰC TRẠNG DI TÍCH CHÙA LA CẢ ...............................................................76 
3.1.1. Thực trạng di tích ..............................................................................................76 
3.1.2. Thực trạng di vật ...............................................................................................79 
3.2. VẤN ĐỀ BẢO TỒN CHÙA LA CẢ .......................................................................80 
3.2.1. Cơ sở pháp lý.....................................................................................................80 
3.2.2. Bảo tồn không gian cảnh quan ..........................................................................82 


3

3.2.3. Quy hoạch di tích ..............................................................................................83 
3.2.4. Bảo tồn các cấu kiện kiến trúc ..........................................................................84 
3.2.5. Bảo tồn các di vật ..............................................................................................87 
3.3. VẤN ĐỀ TƠN TẠO DI TÍCH .................................................................................88 
3.4. VẤN ĐỀ KHÁI THÁC, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH .......................................89 
KẾT LUẬN .........................................................................................................................95 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................98 
PHỤ LỤC .........................................................................................................................100 


4

PHẦNMỞĐẦU

1. Tínhcấpthiếtcủađềtài
Di tích Việt Nam đã trải qua một quá trình lịch sử lâu dài dựng nước
và giữ nước. Với quá trình lịch sử oanh liệt ấy, người Việt Nam đã sáng tạo
nên một nền văn hóa mang đậm bản sắc riêng. Trong đó di sản văn hóa trong
một sự phân chia tương đối bao gồm văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể là

những giá trị văn hóa được xây dựng từ đời này qua đời khác. Trải qua bao
thăng trầm của lịch sử các di sản trở thành dấu ấn huy hoàng của quá khứ,
nền tảng của đời sống đương đại và là bậc thềm vững chắc để dân tộc ta bước
tới tương lai.
Theo luật Di sản văn hóa, di tích lịch sử- văn hóa là một bộ phận cấu
thành nên hệ thống di sản văn hóa và được xếp vào dạng di sản văn hóa vật
thể. Nhưng bên trong nó bao hàm cả giá trị văn hóa phi vật thể. Nó đã và
đang thực sự khẳng định được vị trí vai trị của mình trong đời sống xã hội.
Đồng hành trong suốt thời gian dài cùng lịch sử dân tộc nên ngôi chùa
hiện diện ở hầu hết các làng quê Việt Nam từ bao đời. Điều này được khẳng
định qua tấm bia chùa Thiên Phúc, Bắc Giang, do một nhân vật nổi tiếng thời
Trần là sử thần Lê Quát viết: “Chỗ nào có người ở tất có chùa Phật, bỏ rồi lại
xây, hỏng rồi lại sửa, chuông trống lâu đài chiếm đến nửa phần dân cư”1.
Đạo Phật thịnh rất dễ mà được rất mực tôn sùng là vậy! Đến với chùa
là người ta tìm đến sự yên bình trong tâm hồn và hướng tới những điều thiện.
Bên cạnh đó ta cịn được hiểu biết thêm về lịch sử kiến trúc, cảm nhận được ý
nghĩa của những pho tượng cùng với nghệ thuật điêu khắc chạm trổ đặc sắc.

1

Hà Văn Tấn (1993)- Chùa Việt Nam – Nxb KHXH – Hà Nội; tr.43.


5

Vì những lý do đó chùa trở thành một thực thể văn hóa có vai trị quan trọng
trong đời sống tinh thần cũng như trong việc tiếp cận nghiên cứu.
Chùa La Cả (tên chữ là Hoa Nghiêm Tự) là một trong những di tích cổ
nằm trong làng La Cả một vùng quê giàu truyền thống văn hóa của xã Dương
Nội- huyện Hoài Đức- Hà Nội. Qua khảo sát các tư liệu cho biết ngơi chùa có

niên đại khá sớm mang nhiều nét kiến trúc điêu khắc của thời Mạc. Trải qua
hơn nửa thế kỷ chiến tranh và biến động xã hội nhưng chùa làng La Cả vẫn
bảo tồn được những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Giá trị vật thể được
thể hiện cụ thể thông qua không gian kiến trúc, cảnh quan và một số hiện vật
(tượng thờ) cùng với các giá trị tâm linh có ý nghĩa biểu đạt sâu sắc (ngày giỗ
tổ, ngày sóc, vọng v.v…). Ngồi ra chùa cịn lưu giữ các di vật có giá trị tiêu
biểu như: chng đồng thời Nguyễn, khánh thời Tây Sơn và các tấm bia thời
Hậu Lê. Bên cạnh đó là những giá trị văn hóa phi vật thể với những nét đặc
sắc riêng, thông qua những hoạt động văn hóa của cộng đồng cư dân làng La
Cả. Chính vì vậy, ngơi chùa đã được Bộ Văn hóa -Thơng tin (nay là Bộ Văn
hóa- Thể Thao-Du lịch) xếp hạng là Di tích lích sử văn hóa theo Quyết định
06/2000 QĐ/BVHTT, ngày 13/4/2000. Bởi vậy, việc nghiên cứu tồn diện từ
góc độ bảo tồn bảo tàng sẽ góp phần lưu giữ bảo tồn và phát huy các giá trị
văn hóa vật thể và phi vật thể trong điều kiện hiện nay. Vì lý do trên nên em
chọn đề tài “ Tìm hiểu di tích chùa La Cả, xã Dương Nội, huyện Hồi Đức,
Hà Nội” làm khố luận tốt nghiệp Đại học của mình.
2.Mụcđíchnghiêncứu
Khóa luận có mục đích tìm hiểu lịch sử, sự ra đời và quá trình tồn tại
của chùa La Cả, nghiên cứu, khảo tả các giá trị kiến trúc, nghệ thuật. Qua tìm
hiểu thực trạng của di tích, vận dụng những kiến thức lý luận đã học, bước
đầu đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của di tích
trong giai đoạn hiện nay.


6

3.Đốitượngvàphạmvinghiêncứu
Khố luận tập trung nghiên cứu tồn diện chùa La Cả trong đó trọng
tâm nghiên cứu về kiến trúc và hệ thống tượng thờ cùng với các đặc điểm của
không gian văn hóa làng La Cả.

4.Phươngphápnghiêncứu
Sử dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử làm phương
pháp luận để xem xét di tích theo qui luật tất yếu khách quan.
Phương pháp nghiên cứu liên nghành: Bảo tàng học, bảo tồn di tích, mĩ
thuật học, sử học, xã hội học… Trong đó sử dụng chủ yếu phương pháp khảo
sát tại thực địa để: quan sát, miêu tả, đo vẽ, chụp ảnh, phỏng vấn, thu thập
nguồn tài liệu hiện có ở di tích.
5.Bốcụccủakhóaluận
Khóa luận ngồi lời mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu
tham khảo gồm ba chương:
Chương1:ChùaLaCảtrongdiễntrìnhlịchsử
Chương này giới thiệu khái quát về vùng đất nơi di tích tồn tại đồng
thời tập trung nghiên cứu tư liệu xác định niên đại khởi dựng và quá trình tồn
tại của di tích.
Chương 2: Giá trị văn hóa nghệ thuật của chùa La Cả
Đây là chương chính của khóa luận tập trung khảo tả giá trị kiến trúc
nghệ thuật, nghiên cứu hệ thống đồ thờ tự và các hoạt động tín ngưỡng cùng
với các giá trị văn hóa phi vật thể gắn liền với chùa.
Chương 3: Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích chùa La Cả
Chương ba tập trung phân tích thực trạng của di tích, đề xuất một số
giả pháp nhằm tơn tạo và phát huy các giá trị của chùa La Cả.


7

Qua quá trình học tập và nghiên cứu, luận văn đã đưa ra một số giải
pháp bước đầu góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của di tích. Để hồn
thành được bài khóa luận này, ngồi sự nỗ lực của bản thân, em còn nhận
được sự hướng dẫn tận tình của TS. Phạm Thu Hương, cùng giúp đỡ các thầy
các thầy cô giáo trong khoa Bảo tàng và bạn bè trong lớp. Nhân đây em xin

bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc, giảng viên hướng dẫn, các thầy cơ giáo trong
khoa, Ban quản lý Di tích chùa La Cả và các bạn đã giúp.
Là một cơng trình đầu tay, với kiến thức có hạn và thời gian nghiên
cứu khơng nhiều, bài khóa luận khơng tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy,
em rất mong nhận được sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến chân thành của thầy
cơ, các bạn và các quý vị đại biểu.
Em xin chân thành cảm ơn!


8

Chương 1
CHÙA LA CẢ TRONG DIỄN TRÌNH LỊCH SỬ

1.1.TỔNGQUANVỀLÀNGLACẢ
1.1.1.Vịtríđịalývàđiềukiệntựnhiên
Nằm sát Thăng Long - Hà Nội, trên vị trí đầu mối giao thông quan
trọng, các làng thuộc xã Dương Nội ngày nay được người Việt cổ khai phá từ
khá sớm. Theo tư liệu lưu truyền trong dân gian cho biết: hai làng La Nội và
Ỷ La xưa là “Đại La trang” nằm trong hệ thống “bảy làng La” gồm: La Nội,
Ỷ La, La Tinh và bốn làng La (Đông-Nam-Tây- Bắc). Thuộc tổng La Nội
xưa còn ba làng Mỗ: Tây Mỗ, Đại Mỗ và Phú Thứ. Đây là những làng cổ
được hình thành từ thời các vua Hùng dựng nước. Trong truyền thuyết về
Đương Cảnh Cơng, vị thành hồng của hai làng La Nội và Ỷ La vốn là một
bộ tướng của Hùng Duệ Vương đã có cơng diệt trừ hổ ác cứu dân làng.
La Cả là một trong bảy làng La ở ven thị xã Hà Đông cũ (nay là quận
Hà Đông - thành phố Hà Nội). Về địa giới hành chính, làng La Cả phía Bắc
giáp ba xã: xã An Khánh, xã Tây Mỗ và xã Đại Mỗ; phía Đơng giáp với xã
Văn Khê; phía Nam giáp với xã Yên Nghĩa và xã Đơng La; phía Tây giáp với
xã La Phù. La Cả là một làng cổ, vào thời Lê thuộc La Nội tổng, Từ Liêm

huyện, Quốc Oai phủ, Sơn Tây trấn.
Theo sách “ Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX”, cuối thời Lê, đầu
thời Nguyễn, các thôn làng của xã Dương Nội ngày nay cũng là những xã độc
lập: hai làng (cũng là xã) La Nội và Ỷ La (gọi chung là làng La Cả, tức Kẻ
La) thuộc tổng La Nội; còn làng La Dương thuộc tổng Yên Lũng.Cả ba xã
đều thuộc huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây. Năm Tân Mão


9

(1831), huyện Từ Liêm cắt về phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội - đơn vị hành chính
được thành lập trong khuôn khổ cuộc cải cách của vua Minh Mạng.
Đến đầu thế kỷ XIX nhà Nguyễn dời kinh đô vào Huế năm 1834 đặt
tỉnh Hà Nội, đến năm 1888 lập tỉnh Cầu Đơ. Sau đổi thành tỉnh Hà Đông, La
Cả lại thuộc địa phận các tỉnh trên.
Năm 1889, thực dân Pháp chia tỉnh Hà Nội thành ba đơn vị hành chính
gồm thành phố Hà Nội và hai tỉnh: Hà Nam và Cầu Đơ. Các làng xã của
huyện Từ Liêm thuộc tỉnh Cầu Đơ (từ năm 1904 đổi thành tỉnh Hà Đông).
Năm 1918, theo đạo dụ của vua Khải Định quy định cấp huyện ngang cấp
phủ thì huyện Từ Liêm khơng tồn tại trên thực tế, các làng xã của huyện trực
thuộc phủ Hồi Đức.
Cách mạng tháng Tám thành cơng, chính quyền nhân dân lâm thời xã
La Nội (chung cả hai làng La Nội và Ỷ La) được thành lập, còn La Dương
vẫn là một xã riêng. Cả hai đều thuộc huyện Hồi Đức, tỉnh Hà Đơng.
Tháng 12-1948, trước u cầu chỉ đạo phong trào kháng chiến, các xã
La Nội, La Dương, La Khê được nhập thành một xã mang tên Đại La (Đại La
lần thứ nhất) thuộc huyện Liên Bắc, tỉnh Hà Đông. Đến tháng 7-1949, thôn
La Khê được cắt về thị xã Hà Đông, các thôn La Nội (Ỷ La) và La Dương
sáp nhập với xã Thái Tri để thành một xã lớn mang tên Đại La (Đại La lần
thứ hai).

Tháng 7-1956, sau khi hoàn thành cải cách ruộng đất, xã Đại La được
chia thành bốn xã thuộc huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Đông. Xã Dương Nội gồm
ba thôn: La Nội, Ỷ La và La Dương.
Năm 1965, xã Dương Nội thuộc huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây đến
tháng 12-1975 thuộc tỉnh Hà Sơn Bình (nay tách ra là Hà Tây và Hịa Bình).
Đầu năm 1979, xã Dương Nội thuộc huyện Hoài Đức được cắt chuyển về


10

thành phố Hà Nội. Đến tháng 10-1991, lại được cắt trả về tỉnh Hà Tây, sau
khi tỉnh Hà Sơn Bình được chia thành hai tỉnh Hà Tây và Hịa Bình. Năm
2008, Hà Tây được sáp nhật về Hà Nội vì vậy làng La Cả thuộc xã Dương
Nội, Hà Đông, Hà Nội.
Khí hậu làng La Cả khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc Bộ với đặc
điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa
đơng lạnh, mưa ít. Nằm trong vùng nhiệt đới, làng La Cả quanh năm tiếp
nhận được lượng bức xạ mặt trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Đặc điểm khí
hậu làng La Cả rõ nét nhất là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh.
Từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng và mưa, từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau
là mùa đông ở thời tiết khơ ráo. Giữa hai mùa đó lại có hai thời kỳ chuyển
tiếp (tháng 4 và tháng 10) cho nên làng La Cả có đủ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu,
Đơng.
Địa hình làng La Cả chủ yếu là đồng bằng rất thuận lợi cho trồng trọt
và phát triển nông nghiệp. Mặt khác sự hình thành của các nhánh dịng chảy
từ sông Nhuệ đã cung cấp một lượng nước lớn cho tưới tiêu và khu vực đất
bồi ven sông màu mỡ.
1.1.2.Dâncưvàđờisốngkinhtế
1.1.2.1. Thành phần dân cư
Sau khi thiết lập ách đô hộ lên đất nước ta, thực dân Pháp giữ nguyên

cơ cấu tổ chức, lệ tục của làng xã phong kiến để cai trị nhân dân. Tại mỗi
làng La Nội và Ỷ La vẫn có đủ các bộ máy: Kỳ mục, chức dịch, cùng hệ
thống xóm ngõ, phe giáp trợ thủ. Thông qua hệ thống các thiết chế tổ chức
cùng các lệ tục, chính quyền phong kiến tay sai ràng buộc người nông dân
trong những nghĩa vụ nặng nề với nhà nước thực dân. Tầng lớp thợ thủ cơng
sống trong tình cảnh khó khăn. Người thợ cửi làm quanh năm suốt tháng mà


11

vẫn khơng đủ ăn, vì đa số họ đều nghèo, khơng có hoặc có rất ít vốn, phải đi
mua tơ chịu của những người buôn tơ để dệt. Gặp lúc tơ cao gạo kém, hàng ế,
bán chỉ đủ vốn, nhiều khi lỗ vốn vẫn phải làm hàng và bán hàng vì nếu khơng
làm hàng thì đến phiên chợ khơng có hàng bán để trả nợ cũ, cũng khơng có
tiền để mua chịu tơ gạo mới để kiếm ăn. Thường thì, một năm chợ chỉ đắt
hàng vài ba tháng cuối năm, còn thời gian khác ế ẩm và cứ mỗi phiên chợ bị
ế hàng đó lại bị thâm vào vốn. Thợ thủ công dần dần bị phá sản. Như vậy,
trước năm 1930 làng La Cả có ba tầng lớp dân cư: Địa chủ phong kiến làm
tay sai cho thực dân Pháp dựa vào hai tầng lớp nông dân và thợ thủ công để
làm giàu cho bản thân.
Bước sang những năm 1930, chính sách khai thác thuộc địa của thực
dân Pháp cùng các phong trào đấu tranh trong cả nước đã có ảnh hưởng lớn
đến tình hình địa phương. Giai cấp địa chủ phong kiến ở làng La Cả trở thành
tay sai đắc lực cho thực dân Pháp để đàn áp và bóc lột nhân dân. Tuy nhiên,
giai cấp địa chủ ở địa phương không lớn, cả về số lượng cũng như mức độ sở
hữu ruộng đất. Giai cấp nông dân ngày càng bị bần cùng hóa dưới ách thống
trị và bóc lột của thực dân phong kiến nhưng họ lại chiếm một số lượng đông
đảo và là lực lượng cách mạng tích cực nhất. Tầng lớp thợ thủ cơng ở địa
phương rất đơng đảo, hình thành ở khắp các thơn xóm. Xuất thân từ nông dân
và gắn chặt với nông dân, tuy chưa trở thành giai cấp nhưng do nghề nghiệp

là ngành sản xuất hàng hóa với kỹ thuật khá cao nên thợ thủ cơng có những
nét gần gũi với cơng nhân công nghiệp.
Từ những năm 20 của thế kỷ XX trở đi, tại địa phương đã xuất hiện
một tầng lớp cư dân khác đó là những thanh niên trí thức. Họ xuất thân từ
những gia đình trí thức phong kiến, những gia đình này tương đối khá giả,
nên họ được học cả chữ Hán, chữ Quốc ngữ và chữ Pháp và tiếp thu nhiều
luồng tư tưởng mới. Những thanh niên này có đặc điểm nổi bật là giao thiệp


12

rộng, cầu tiến bộ, nhạy bén với thời cuộc, quan tâm tới đời sống chính trị, vận
mệnh của đất nước.
Nhân dân La Cả cùng với nhân dân cả nước đã đi từ hết thắng lợi này
đến thắng lợi khác trong công cuộc lật đổ ách thống trị của bọn phong kiến
tay sai, thực dân Pháp và đế quốc Mỹ thống nhất đất nước vào năm 1975.
Đến nay thành phần dân cư của làng La Cả gồm có: Nơng dân, thợ thủ
cơng, thương nhân và trí thức. Trong đó tầng lớp thợ thủ công và thương
nhàn chiếm khoảng 70% số dân của làng và đóng góp một phần đáng kể vào
việc thay đổi bộ mặt kinh tế của làng.
1.1.2.2. Tổ chức làng xóm
Trên cơ sở nên kinh tế nơng nghiệp làng La Cả đã biết kết hợp chặt chẽ
với thủ công nghiệp nên cơ cấu tổ chức làng xóm sớm được định hình. Căn
cứ vào các tài liệu văn bia cịn lưu giữ tại địa phương, vào giữa thế kỉ XVI cư
dân sinh sống thuộc tổng La tương đối đông đúc. Hai làng Ỷ La và La Nội
vốn từ một làng lớn mang tên La Cả tách ra (từ “Cả” ở đây có nghĩa là lớn),
gồm 20 xóm: Đằng Đơng, Đằng Giếng, Vót Bơng, Đằng Gạo, Đồng Má, Ngõ
Kệ, Ngõ Má, Đằng Trong, Ngõ Soi; Đằng Trên, Vang Nội, Vang Ngoại, Dục
Thượng, Dục Hạ, Ngõ Cà, Ải, Chợ, Tiên, Vang, Vối. Xóm là nơi cộng cư theo
quan hệ láng giềng của cộng đồng cư dân nói chung. Theo quy định chung,

18 tuổi thì làm lễ vào xóm, lễ vật gồm: Trầu, cau (số lượng đủ cho mỗi đinh
nam đã vào xóm mỗi người một miếng) cùng một khoản tiền, tùy từng thời
điểm. Có một số xóm quy định người có vợ mới được vào xóm, vì quan niệm
có vợ mới biết lo cho cuộc sống gia đình, mới có thể đảm đương được các
nghĩa vụ của cộng đồng. Mỗi xóm có một điếm xóm vừa là nơi tổ chức các
sinh hoạt chung, vừa là nơi tuần phiên canh gác nhằm bảo vệ trật tự trị an
công đồng cư dân nơi đây.


13

Đứng đầu một xóm là nậu xóm (trưởng xóm), cắt cử lần lượt theo thứ
tự tuổi tác từ 49 tuổi trở xuống, làm nhiệm vụ chỉ đạo các công việc trong
Xóm như cử người tuần phịng (mỗi xóm mỗi đêm năm người), dọn vệ sinh,
cúng hậu xóm, tổ chức các kỳ cúng lễ trong năm vv…
Ngồi xóm, ở các làng Việt khác trên vùng châu thổ Bắc Bộ, làng La
Cả cịn có giáp là đặc trưng phân chia nam giới trong làng, đảm nhận nhiều
công việc như tổ chức biện lễ, phục vụ tế lễ, rước sách thờ thành hoàng làng,
lo tang lễ cho người chết…
Quá trình phát triển đã làm cho số lượng dân cư tăng nhanh, đã nảy
sinh những yêu cầu mới trong sinh hoạt cộng đồng và về quản lý xã hội nên
làng La Cả đã chia thành hai làng (cũng là hai xã). Xong cũng chưa rõ việc
phân chia này diễn ra từ bao giờ. Bài Văn ghi trên tấm bia “Hoa Nghiêm tự
bi” lập ngày 20 tháng 5 niên hiệu Sùng Khang thứ 10 (đời vua Mạc Mậu Hợp
1575) hiện còn lưu trong chùa Hoa Nghiêm đã ghi tên hai xã La Nội và Ỷ La.
Việc phân chia này có thể diễn ra từ sau năm Canh Tuất 1490, khi vua Lê
Thánh Tông quy định tách xã: Những đại xã (xã lớn có trên 500 hộ) nếu có
số dư trên 100 hộ thì tách số hộ này cho lập xã mới. Điều đáng lưu ý là mặc
dù chia thành hai làng (cũng là hai xã) với hội đồng kỳ mục và bộ máy chức
dịch riêng, nhưng cả hai cụm dân cư vẫn chung đình chùa, chung hương ước,

thờ chung thành hoàng và cùng tổ chức hội lệ hay lễ hội hàng năm. Điều đặc
biệt hơn, cư dân hai làng được phân chia theo lối “đồng canh, hỗn cư”, nghĩa
là khu cư trú không phân thành hai cụm riêng biệt rạch ròi mà xen kẽ nhau:
Hai gia đình ở kề bên nhau nhưng sinh hoạt ngơi thứ tại hai làng lại khác
nhau. Sự phân chia làng ở đây dựa vào tổ chức giáp và cụm giáp là hiện
tượng rất đặc biệt trên vùng châu thổ Bắc Bộ. Theo các cụ cao niên hai làng
cho biết trước Cách Mạng Tháng Tám 1945 làng La Nội được chia làm ba
“thơn” là: Thượng Thanh, Hịa Lạc, Đồng Tỉnh; làng Ỷ La gồm bốn thôn:


14

Đông Đại, Trung Thôn, Thượng Nguyễn và Nguyễn Thôn. Mỗi thơn lúc đầu
có ba giáp, mỗi giáp có ba dịng họ. Sự hình thành và phát triển của các làng
là kết quả của một q trình lâu dài các dịng họ ở đây đoàn kết, chung lưng
đấu cật, cải tạo đồng ruộng, xây dựng nên hệ thống đường làng, ngõ xóm,
đình chùa, qn… Làng La Cả, theo lưu truyền có tới 63 dịng họ, có những
dịng họ lớn, có nhiều đóng góp xây dựng làng xã như Dương, Đặng, Nguyễn
Trung, Nguyễn Xuân, Trần… Hiện nay hầu như các dòng họ này đều có nhà
thờ họ.
Nhà thờ các dịng họ cũng là một nét văn hóa của làng La Cả. Làng
hiện có 3 ngơi nhà thờ họ có giá trị đó là nhà thờ họ Đặng được dựng vào
ngày tốt tháng 4 niên hiệu năm Minh Mạng năm thứ 18 (1837); nhà thờ họ
Dương ở xóm Đằng Giếng (La Nội) mới được dựng lại. Tại đây có tấm bia
“Từ đường biệt tự bi ký” lập ngày tốt tháng 2 niên hiệu Tự Đức năm thứ 21
(1868); nhà thờ họ Nguyễn Xuân ở Ỷ La vừa là nơi thờ tổ, vừa là nơi thờ
Nguyễn Khoa Đệ - người có cơng mở lại đường khoa cử cho làng La Cả.
Như vậy, từ xa xưa làng La Cả có bảy thơn với 21 giáp, 63 dòng họ.
Tại quán La Cả hiện còn câu đối nói về việc này:
Phiên âm:

Nhị xã thất thơn dân, thượng mục hạ hòa khai thắng tịch,
Hoa cung tam thánh tượng, nhất thần lưỡng hóa hợp chân linh
Dịch nghĩa:
Hai xã, bảy thơn, trên thuận dưới hịa, bày mở hội vui lớn,
Cung hoa ba tượng thánh, một về thần, hai tiên hóa, hợp chân linh.
Trên thực tế hiện nay, các bậc cao niên trong làng không nhớ hết được
tên các giáp của từng “thôn” mà chỉ biết, mỗi giáp gồm một số gia đình của


15

một vài dịng họ. Nhưng dù hình thành theo hướng nào thì việc chia làng La
Cả thành hai làng (cũng là hai xã) La Nội và Ỷ La theo nguyên lý “thôngiáp” là vấn đề khá lý thú mà giới sử học và dân tộc học cần đi sâu lý giải để
hiểu rõ hơn về một kiểu tổ chức xã hội khá độc đáo của làng Việt vùng châu
thổ Bắc Bộ thời phong kiến.
Đứng đầu mỗi thôn ở các làng là một “thôn trưởng”, chịu trách nhiệm
điều hành các công việc chung trong thôn như đốc thúc các giáp chuẩn bị đồ
cúng tế, cờ quạt, đuốc cho đám rước, khám xét đê điều; cùng lý - phó trưởng,
kỳ mục hịa giải các vụ tranh chấp, xử phạt các vụ vi phạm hương ước.
Nhiệm kỳ của “thôn trưởng” là ba năm, hết nhiệm kỳ nếu khơng mắc lỗi có
thể bầu lại một lần nữa, nếu khơng làm tiếp thì được vị thứ trong đình.
Sau khi La Cả chia thành hai làng La Nội và Ỷ La, cơ chế hoạt động
của các xóm vẫn giữ nguyên như cũ nhưng có sửa đổi đôi chút theo hướng:
Thành viên sinh hoạt theo làng La Nội thường được gọi là “anh”, được xếp
ngôi thứ trên, phải làm nghĩa vụ trước. Các thành viên cùng lứa tuổi của làng
người Ỷ La thực hiện mọi nghĩa vụ sau. Thủ từ đình và quán theo truyền
thống bao giờ cũng là người La Nội.
Mỗi thành viên nam giới sinh ra ở làng La Cả đều phải gánh vác nghĩa
vụ với làng thơng qua giáp và xóm, trong đó có ba nghĩa vụ nặng nề nhất là
làm lềnh (trưởng giáp), nậu (trưởng xóm) và “trưởng phe”. Trong bối cảnh

của xã hội các làng Việt ở Bắc Bộ trước Cách mạng Tháng Tám, sự phân
chia cư dân thành các hạng dựa trên phẩm hàm, bằng cấp, chức tước…ở làng
La Cả diễn ra rất rõ nét và trở thành vấn đề nổi bật của đời sống xã hội làng
xã. Một bộ phận lớn đinh nam không theo tiêu chuẩn trên, chỉ là “bạch đinh”,
khơng được tham dự các sinh hoạt chính trị - xã hội ở đình; số cịn lại được
chia thành tám “nhịng”, tức tám hạng dân có ngơi thứ ở đình là: Quan viên,


16

Tư văn, Hương lão, Xã cựu, Lý hương dịch, Cựu binh, Tân binh, Thơn
trưởng.
Những người có ngơi thứ càng cao thì càng được trọng vọng. Theo bản
Hương Lệ lập vào niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 13 (1752) thì người có tam
phẩm trong triều về hưu được hai xã mừng thịt trâu, xơi rượu trị giá sáu quan;
có hàm từ tứ phẩm trở xuống thì mừng thịt trâu, xơi rượu trị giá năm quan,
quan viên tư văn, cựu xã thôn trưởng, hương lão hai xã đến chúc mừng tại
nhà.
Tuy nhiên để có ngơi thứ trong làng xã, người nhận chức sắc phải khao
vọng lớn. Vẫn theo bản hương lệ trên, người được bằng sắc của Nhà nước,
khi về làng phải “khai đọc sắc mệnh”, tức phải khao làng: Nếu là quan trong
triều thì phải nộp cho hội tư văn hai quan tiền cổ; các quan viên khác nộp một
quan hai mạch; ai muốn vào hàng tư văn, tư võ phải vọng một con trâu, một
mâm xôi, một hũ rượu…
1.1.2.3. Đời sống kinh tế
* Nông nghiệp
Từ xưa dân làng La Cả sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Nằm trên
địa thế đất cao, nên đồng ruộng trong làng chủ yếu là đồng mùa, số ruộng cấy
chiêm rất ít. Trải bao đời khai phá và cải tạo đất đai, dân làng đã tạo lập nên
những cánh đồng tương đối màu mỡ. Đặc điểm của đồng ruộng địa phương là

chia thành hai cấp: Vàn hay đồng (ở thế cao) và dộc (ở thế thấp), độ cao
chênh lệch thường là trên dưới một mét. Đất ở vàn thường mềm hơn, ngồi
lúa mùa có thể trồng thêm vụ màu (chủ yếu là khoai lang); còn đất ở dộc
thường là đất thịt, gặt mùa xong gặp thời tiết hanh khô rất rắn, không thể
trồng màu được.


17

Để cấy được lúa, người nông dân làng La Cả phải bỏ nhiều cơng sức
để đắp cừ, đìa giữ nước.“Cừ” hoặc “đìa” hình thành tùy theo thế đất của các
“vàn” và “dộc” mỗi khi vào vụ (giữa tháng ba âm lịch), tuần phiên làng phải
có nhiệm vụ cầm đìa, tức đắp chặn các chỗ hổng nẻ để giữ nước. Mỗi “cừ và
đìa” có một cống điều tiết nước khi cấy ở vàn xong mới tháo cống để cấy ở
dộc. Vàn thường cấy các giống lúa: Dự hương, tám thơm, nếp quýt, nếp dảnh,
dé hoa, tẻ một .vv.., dộc chủ yếu cấy dé nước là giống lúa cây cao, chịu úng.
Tất cả các giống lúa đều cho hạt gạo trắng, ngon cơm, có độ thơm cao.
Tuy nhiên với sự phát triển của tư hữu, sở hữu ruộng đất của làng biến
đổi theo chiều hướng ruộng công của nhà nước ngày càng bị thu hẹp, ruộng
tư chiếm tỷ lệ tuyệt đối. Làng Ỷ La theo địa bạ ghi chép vào niên hiệu Gia
Long năm thứ 4 (1805) có 822 mẫu ruộng đất các loại trong đó chỉ có ba mẫu
ba sào ruộng tam bảo (ruộng quan điền do nhà chùa sử dụng), ruộng hậu thần
hậu Phật có 9 mẫu 9 sào quá trình phát triển của làng xã, nhất là trong thời kỳ
trị vì của nhà Nguyễn (từ 1802 trở đi) làm cho tình hình ruộng đất của các
làng có nhiều thay đổi. Bên cạnh việc tập trung ruộng vào một số người thì
cũng xuất hiện hiện tượng ruộng tư chuyển thành ruộng công dưới dạng đặt
hậu (hậu Phật, hậu họ, hậu giáp). Vì vậy ruộng cơng làng xã tăng lên nhiều so
với thực tế khai báo của các chức dịch trong sổ địa bạ. Theo số liệu thống kê
sơ bộ vào đầu năm 1981, trước cách mạng riêng cánh đồng Trưa của làng La
Cả có 192 mẫu nhưng chỉ có tám mẫu thuộc sở hữu của người làng, số còn lại

là do người làng khác xâm canh đến nay theo lời kể của các cụ trong làng thì
làng hiện có 1500 mẫu ruộng nhưng ruộng công đã chiếm 800 mẫu nên ruộng
tư rất ít.
* Thủ cơng nghiệp
Để đảm bảo cuộc sống trong những khi “tháng Ba ngày tám” và cũng
để tăng thêm thu nhập, ngồi nghề nơng làng La Cả cịn có nghề dệt the, lụa.


18

Theo bản Ngọc phả thánh sư nghề dệt sao lại vào niên hiệu Duy Tân năm thứ
ba (1909) vào cuối thời Minh, có bốn anh em: Lý Khắc Liêm, Lý Bích Cơng,
Lý Khắc Q và Lý Q Cơng, q ở xã Tây Hương, huyện Long Khê, phủ
Chương Châu, tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc), không chịu sự nô dịch của quân
Hung Nô đã đưa vợ con vượt biển sang Việt Nam. Họ đem theo nghề dệt lụa
hoa và diềm hoa, gấm dây truyền cho dân phường Hồ Khẩu (nay thuộc
phường Bưởi, quận Ba Đình, Hà Nội). Từ Hồ Khẩu, con cháu họ ngày càng
đông đúc, đi truyền nghề cho dân các làng Bùng (Thạch Thất), Mỗ La. Hai
người trực tiếp truyền nghề cho dân làng La Cả là Lý Đạt Kính dạy dệt the
lụa có các loại hoa văn cho làng La Nội và Lý Phúc Trường- cháu nội của Lý
Khắc Quý dạy nghề cho dân làng Ỷ La. Nhớ công ơn của các vị thánh sư, dân
làng La Cả lập miếu thờ, ở cạnh chùa Hoa Nghiêm. Tại đây còn lưu giữ một
bức chân dung cỡ lớn song chưa rõ là chân dung của vị thánh sư nào. Tấm
bia lập ngày tốt tháng sáu năm Giáp Thân niên hiệu Chính Hòa năm thứ
25(1704) ở tường sau của nhà thờ cho biết, ở thời điểm này, những người làm
nghề dệt đã lập thành một phường gọi là “Lăng La phường” (phường dệt the)
gồm bốn giáp: Đơng – Nam – Đồi – Bắc. Mỗi giáp có chín câu đương.
Những người này lại cử ra 4 ông trùm để điều hành công việc trong giáp.
Mục đích của lăng La phường là động viên giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động
nghề nghiệp, hàng năm tổ chức hội tưởng nhớ thánh sư nghề dệt ngày 8 đến

12 tháng 3 âm lịch.
Các sản phẩm the, lụa của làng La Cả nổi tiếng cả nước và đi vào ca
dao: “The La, lĩnh Mỗ, chồi Phùng” hoặc “The La, lụa Vạn, vải Canh”, the
La Cả có ưu thế riêng so với the của làng La Khê vì có hoa trơn dệt cơng phu.
Với nghề dệt làng xóm La Cả xưa quanh năm nhộn nhịp, đầu làng cuối
xóm ln vang lên tiếng thoi đưa lách cách. Sự phân công lao động giữa làm
nơng và dệt trong từng gia đình tương đối rõ nét. Chồng chuyên lo việc đồng


19

áng, thậm chí cả việc nội trợ, để vợ chuyên nghề dệt, người già và trẻ nhỏ
phụ giúp quay tơ. Sự phân công này đã tạo ra những nét riêng của người làng
La Cả “Đàn ông Kẻ La, đàn bà Kẻ Cót”. Một số gia đình khá giả có 5- 7
khung dệt, thuê thợ dệt hàng ngày.
The lụa làng La Cả từ lâu đã trở thành hàng hóa được nhiều nơi biết
đến. Làng có chợ La, một tháng họp 12 phiên, vào các ngày 3- 5- 8- 10, trong
đó phiên ngày 3 và ngày 8 là phiên chợ tơ, để người làng mua tơ về dệt và
bán những tấm the lụa lẻ; cịn những xấp the lụa chính được bán vào các
phiên ngày 5 và 10 tại nhiều điểm dọc đường làng để những người buôn the
lụa của làng và các nơi đến mua rồi đem ra bán ở Thăng Long – Hà Nội, chợ
Cầu Đơ (sau này là thị xã Hà Đơng). Chính trong q trình mua bán này đã
hình thành một nét đẹp văn hóa của làng nghề. Trong bản hương ước của
làng lập vào niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 13 (1752) trong điều 5 có quy
định: “Các phường dệt the mỗi khi mang hàng vào kinh thành Thăng Long
bán khơng được vì lợi mà tranh chấp với nhau. Người đến trước không bán
và đem hàng đi nơi khác rồi thì người đến sau mới được bán. Ai tranh bán thì
người kia trình bản xã phân xử, nếu đúng sự thật thì phạt 2 quan tiền cổ”.
Đối với những người vào làng mua hàng, làng cũng quy định: “Người nào
mang the lụa ra khỏi làng thì phải nộp tiền ra cửa, một tấm the dày phải nộp

một mạch tiền cổ, the mỏng nộp 6 văn, lụa dày nộp 36 văn, lụa mỏng nộp 5
văn. Ai bán lậu thì phạt 6 mạch. Người nào ở kinh thành cho việc nộp tiền ra
cửa là nhỏ mọn, lại chửi bới người làng thì các phường dệt trong hai xã
khơng bán hàng cho người ấy nữa. Ai vi phạm thì phạt rượu thịt trị giá 3
quan tiền cổ”.
Do có nghề dệt tương đối phát đạt, đất canh tác lại ít nên xưa kia nhiều
gia đình ở làng La Cả có khung dệt ít chú trọng đến nơng nghiệp. Những nhà
có ruộng thường cho thuê hoặc mướn người về làm theo vụ. Ngày nay nghề


20

dệt của các làng vẫn được duy trì và cải tiến về kỹ thuật, tạo ra nhiều sản
phẩm chiếm lĩnh thị trường, ngồi ra cịn xuất khẩu sang thị trường các nước
Pháp, Nhật, Đơng Âu vv... Do đó cả 3 làng được mọi vùng biết đến là làng
nghề thủ công truyền thống.
Bên cạnh đó nghề dệt truyền thống đã được nâng cấp và cải tiến về
mọi mặt. Ngồi ra có nhiều nghề mới với công nghệ tiên tiến được đưa về địa
phương như nghề dệt vải. Hiện nay, trong làng có 10 xưởng dệt hiện đại với
máy móc tối tân đã thu hút được rất nhiều lao động trong làng. Ngồi ra trong
làng cịn có các cơ sở chế biến gỗ, sản xuất len xuất khẩu, thổi túi niloong,
làm xi đánh giầy, sản xuất má phanh ô tô. Nhiều cơ sở có 2-3 xưởng sản xuất.
Các cơ sở sản xuất này đã giải quyết công ăn việc làm cho hơn 800 lao động.
* Thương nghiệp
Cùng với nông nghiệp và thủ công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ
cũng rất phát triển. Ngoài chợ La được cải tạo, nâng cấp, thu hút 115 hộ kinh
doanh, tồn xã Dương Nội cịn có ba chợ ở ba thôn, 180 hộ mở cửa hàng dịch
vụ về lương thực, các sản phẩm chăn ni, tạp hóa, vật tư nông nghiệp, vật
liệu xây dựng vv…Một số khu vực làm nghề và buôn bán khá sầm uất như:
Dọc đường 72, khu trung tâm xã, khu Bờ sông (đầu thôn Ỷ La).

Sự phát triển của sản xuất nông nghiệp, ngành nghề và dịch vụ đã tạo
ra diện mạo mới về kinh tế cải thiện căn bản đời sống của nhân dân trong
làng.
1.1.3.Vănhóa‐xãhội
* Truyền thống khoa bảng
Nói đến Dương Nội là nói đến vùng đất văn hiến với hai đặc điểm nổi
bật: “Là vùng quê có truyền thống hiếu học, khoa bảng; Nơi hội tụ đậm đặc


21

các di tích lịch sử văn hóa cùng nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa độc
đáo”2.
Căn cứ vào các nguồn tài liệu, ngay từ đầu thời Lê Sơ, làng La Cả đã
có người đỗ đại khoa là Tạ Tử Điền (đỗ khoa Mậu Thìn niên hiệu Thái Hịa
đời Lê Nhân Tơng -1448) sau đó thường xun có người đỗ trung khoa qua
các kỳ thi. Theo lưu truyền dân gian cho biết vào đầu thời Lê Trung Hưng, cả
tổng La bị triều đình cấm thi do có liên quan đến nhân vật Trần Chân trong
giai đoạn đầu thế kỷ XVI. Nhưng người làng La Cả vẫn chuyên tâm học tập,
chờ cơ hội được triều đình “giải oan”. Đến năm niên hiệu Khánh Đức (16491652), ở làng Ỷ La có ơng Nguyễn Xuân Đệ mang the ra phố Hàng Đào bán.
Khi đi qua Văn Miếu - Quốc Tử Giám, biết có kỳ thi ơng bèn lén vào ngó
xem. Thấy đề bài thi ra sai, ơng bèn nói to phá tan khơng khí đang yên lặng
của trường thi. Quan giám khảo sai lính đưa ông ra khỏi khu vực thi và hỏi
chỗ sai của đề thi. Nguyễn Xuân Đệ chỉ chữa một chữ đã làm đề thi đúng
nghĩa hơn. Nhân cơ hội này, ông Đệ bày tỏ được nỗi oan bị cấm thi của
người làng mình lên nhà vua và lệnh cấm đối với tổng La bị bãi bỏ. Tại kỳ thi
Hương tổ chức vào năm sau, người tổng La lại đi thi và có đến 17 người đỗ
hương cống. Về sau, dân các làng trong tổng La đã suy tông Nguyễn Xuân
Đệ là “Cụ Khai Khoa” (mở lại đường khoa cử), dựng bia tại phần mộ. Hàng
năm cứ đến ngày Xuân tế và Thu tế, quan viên tư văn các xã trong tổng phải

đến tế tại mộ của ông. Mộ phần và tấm bia lập ngày 2 tháng 5 niên hiệu Cảnh
Hưng năm thứ 45 (1784) ghi lại câu chuyện trên, đến nay vẫn còn tồn tại.
Câu chuyện trên đây dù chỉ là truyền thuyết, có vài chi tiết thiếu logic
nhưng vẫn toát lên ý nghĩa: Người làng La Cả dẫu bị cấm thi vẫn ham học và
học giỏi. Theo bản Hương Lệ thì làng có chế độ khuyến học rất thỏa đáng.
2

Lịch sử cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Dương Nội giai đoạn 1930 – 2000 (2003), NXB Quân Đội,
tr. 41.


22

Nội dung của điều 3 bản Hương Lệ có quy định: “Kẻ sĩ chăm chỉ học hành
được miễn lực dịch binh phần, đến 26 tuổi mà chưa có tên gọi vào trường thi
thì khơng được dự lệ này. Ai ni được 2-3 người con chăm chỉ học hành,
thông về văn lý thì được ngồi cùng hàng với thơn trưởng, nếu có người đỗ
tiến sĩ thì cho vào hội tư văn”. Đối với người đỗ đạt, điều 2 của bản Hương
ước có quy định: “ Ai đỗ tiến sĩ ( ngạch văn) tạo sĩ ( ngạch võ) hai xã mừng
ba quan tiền cổ, thưởng một mẫu ruộng, nếu người đó dự vào các ban thì cho
5 sào. Ai đỗ sĩ vọng, võ trúng bác cử, ai làm quản binh, hai xã thưởng ba sào
ruộng. Ai đỗ tứ trường cả thi văn và thi võ cũng được thưởng như vậy”.
Chính nhờ có chế độ khuyến học trên đây, làng La Cả có rất nhiều người theo
đuổi việc học hành và nhiều người đỗ đạt. Các sách về khoa cử cho biết, dưới
thời phong kiến, làng La Cả có 7 người đỗ đại khoa học vị Tiến sĩ, thời
Nguyễn có thêm Phó bảng là: Tạ Tử Điền, Nguyễn Tử Mỹ, Bùi Hưng Tạo,
Đặng Cơng Mậu, Dương Ngun Huống, Dương Đặng Dụng, Dương Cơng
Bình. Ngồi 7 vị đại khoa, làng La Cả cịn có một số lượng lớn người đỗ
trung khoa thời Lê. Theo “Từ Liêm đăng khoa lục” thì làng có 43 người đỗ
đạt tất cả đều vào thời Lê. Ngoài ra làng La Cả cịn có nhiều người đỗ tiểu

khoa (học vị sinh đồ thời Lê và Tú tài thời Nguyễn).
Truyền thống hiếu học và khoa bảng của làng La Cả được nằm trong
“tứ danh hương” (4 nơi có tiếng về văn học): “Nhất Mỗ, nhì La, thứ ba Canh
Cót” của huyện Từ Liêm xưa. Đến nay, làng La Cả vẫn còn hai từ chỉ lộ thiên
ghi danh các học sĩ đã đỗ đạt cao như là một minh chứng vật chất cho truyền
thống học hành và khoa bảng của làng, đồng thời là tấm gương cho các thế hệ
con cháu noi theo học tập.
* Các di tích lịch sử văn hóa
Trải qua hàng nghìn năm lao động cần cù, các thế hệ người làng La Cả
đã tập trung để dựng lên trên mảnh đất làng quê mình một hệ thống các di


23

tích: Đình- chùa- miếu, lớn về mặt quy mơ, đẹp về mặt khơng gian cảnh quan
đó vốn là đặc trưng của văn hóa làng xã.
+ Chùa Hoa Nghiêm
Đầu tiên phải nói đến Chùa La Cả, như đã trình bày, làng La Cả mặc
dù đã chia thành 2 làng La Nội và Ỷ La từ giữa thế kỷ XVI, nhưng cả hai
cụm dân cư vẫn dựng chung chùa. Chùa có tên chữ là Hoa Nghiêm tự, dân
làng thường gọi là chùa Cả. Chùa ở ngay sau đình, ngoảnh hướng Nam, mặt
bằng kiến trúc kiểu “Nội cơng ngoại quốc”. Ngơi chùa cịn mang nhiều
đường nét của điêu khắc thời Nguyễn. Trong chùa ngồi hệ thống bia, cịn có
một di vật q là quả chuông “Hoa Nghiêm tự chung” được khánh thành vào
thời vua Minh Mệnh năm thứ 20 (1839) có đường kính miệng đến 1,2m,
khánh đồng được đúc vào niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 7 (1798). Với những giá
trị to lớn, chùa đã được xếp hạng Di tích Lịch sử văn hóa, theo Quyết định
06/2000 QĐ/ BVHTT, ngày 13/4/2000.
Ngoài chùa Hoa Nghiêm, làng La Cả cịn có 7 chùa khác, mỗi chùa do
“thơn” (tức cụm giáp) trơng nom. Có ba chùa La Nội gồm: Quan Âm cịn gọi

là chùa Âm của thơn Thượng Thanh, Phổ Quan (chùa Võ, thơn Hịa Lạc), Am
Hảo (chùa Hếu, thôn Đồng Tỉnh); 4 chùa của Ỷ La là: Trung Sơn (chùa
Trong, do thôn Đông Đại trông coi), Bạch Lễ (chùa Lễ), chùa Gạo và chùa
Quán. Cho đến nay, chỉ còn lại 2 chùa Am Hảo và Quan Âm của La Nội.
Việc mỗi thơn (giáp) có một chùa cũng là một nét độc đáo trong cơ cấu tổ
chức và văn hóa của làng La Cả.
+ Đình làng La Cả
Như đã trình bày ở trên, làng La Cả mặc dù đã chia thành hai làng La Nội
và Ỷ La từ giữa thế kỷ XVI, nhưng cả hai cụm dân cư vẫn dựng chung đình.
Đình xưa là đình lợp lá, nhỏ hẹp, đến thời Nguyễn được dựng với quy mô lớn,


24

bề thế. Đình nhìn theo hướng Tây, có kết cấu kiểu chữ “nhị”, gồm nhà tiền tế và
đại đình. Đại đình gồm 5 gian, 2 chái, hàng cột cái to, chu vi xấp xỉ đến 2 mét.
Căn cứ vào các hàng chữ trên các câu đầu đình thì hai làng dựng chung gian
giữa, các gian cịn lại của đình mỗi làng dựng một nửa (La Nội dựng nửa bên
phải theo hướng đình; Ỷ La dựng nửa bên trái). Kiến trúc và điêu khắc của đình
mang đậm phong cách của thời Nguyễn, song bức cửa võng là một cơng trình
điêu khắc nghệ thuật thời Lê khá đẹp. Đình thờ Đương Cảnh Cơng (cùng với hai
người vợ của ơng). Ơng là một bộ tướng của vua Hùng Vương thứ 17 có cơng
diệt trừ hổ ác cứu dân. Hiện tại đình cịn lưu giữ 22 đạo sắc của các triều vua
phong kiến phong cho thành hoàng. Các đạo sắc đều đều phong cho Đương
Cảnh Công là “Đô đốc linh ứng đại vương”.Hai làng La Nội và Ỷ La cùng tổ
chức lễ thành hoàng ngày sinh (10 tháng giêng âm lịch), ngày hóa thần (mồng 2
tháng Chạp âm lịch), Xuân tế (12 tháng 2 âm lịch), Kỳ an (mồng 1 tháng 4 âm
lịch), Hạ điền (mồng 1 tháng 6 âm lịch), thu tế (10 tháng 8 âm lịch) và Thường
tân (lễ cơm mới 10-10 âm lịch).
Trong các dịp lễ chính, hội lệ và lễ hội diễn ra với quy mô khác nhau. Hội

làng La Cả theo truyền thống, hàng năm vào ngày 2 tháng Chạp kỳ mục và chức
dịch 2 làng họp ở đình để quyết định việc mở hội cho năm sau. Hội lệ bình
thường chỉ diễn ra trong ngày 7 tháng Giêng âm lịch với lễ thức đơn giản: Chỉ
rước oản đặt trên long đình từ chùa Hoa Nghiêm lên quán, các vãi tụng kinh
xong lại rước về chùa hưởng lộc. Vào những năm phong đăng hòa cốc, hội diễn
ra với quy mô lớn (đại đám), từ mồng 7 đến hết 14 tháng Giêng âm lịch. Nhìn
chung, hội làng La Cả là một trong những hội lớn, có nhiều yếu tố độc đáo,
được sánh vai với những hội tiêu biểu nhất, không chỉ của tỉnh Hà Tây (cũ) “Bơi
Đăm, rước Giá, hội Thày, vui thì vui vậy chẳng tày Giã La” mà của cả vùng
châu thổ Bắc Bộ, đang được các ngành chức năng đề ra hướng bảo tồn.


25

+ Miếu ( quán) làng La Cả
Làng La Cả còn ngôi miếu được dựng từ lâu, mới được trùng tu năm
Ất Hợi đời vua Bảo Đại (1935). Trong miếu gồm nhà tiền tế và hậu cung có
kết cấu chữ “Đinh”. Trong qn có tượng của Đức Đương Cảnh cơng và hai
vị phu nhân ngồi ra cịn có 10 câu đối ca ngợi cơng đức thành hồng và
truyền thống văn hiến của làng.
+ Nhà thờ tổ nghề Dệt
Trong làng cịn có nhà thờ Thánh sư nghề Dệt ở cạnh chùa Hoa
Nghiêm, gồm ba gian nhìn hướng Nam. Tại đây cịn lưu giữ chân dung tổ sư
nghề dệt và 2 tấm bia 2 mặt chữ, lập vào các năm: Niên hiệu Chính Hòa năm
thứ 25 (1704) và niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 37 (1776), nội dung ghi rõ
quy định về tổ chức và thể lệ cúng tế của dân phường “Tứ giáp”, tổ chức
nghề nghiệp của những người làm nghề dệt. Hội thờ tổ sư nghề Dệt được tổ
chức từ mồng 8 đến 12 tháng 3 âm lịch. Hội có tổ chức lễ rước chân dung tổ
sư nghề dệt từ miếu Thánh về chùa Hoa Nghiệm để viếng Phật và tổ chức tế
lễ tại miếu.

+ Các từ chỉ
Từ chỉ thứ nhất ở La Nội nằm trong khuôn viên của trường Trung học
cơ sở Dương Nội. Từ chỉ được dựng vào niên hiệu Vĩnh Thịnh năm thứ 6
(1710), gồm bia“ Tiên hiền tọa” (nơi đây các vị thần linh tiên hiền trú ngụ),
bia có niên hiệu Minh Mạng năm thứ 4 (1823) khắc riêng tên Phó bảng
Dương Cơng Bình và bia niên hiệu Khải Định năm thứ 3 (1918) ghi tên, học
vị, năm đỗ của các Tiến sĩ : Nguyễn Tử Mỹ, Bùi Hưng Vận, Đặng Công
Mậu; hai bia ghi danh những người đỗ tam trường, tứ trường thi Hương, song
hầu hết chữ trên bia đã bị mờ.


×