Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt trên địa bàn xã tân hương huyện phổ yên tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (748.93 KB, 80 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

NGÔ BÁ TÙNG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG NƢỚC SINH HOẠT
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TÂN HƢƠNG, HUYỆN PHỔ YÊN,
TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học mơi trƣờng

Khoa

: Mơi trƣờng

Khóa học

: 2011 - 2015

Giảng viên hƣớng dẫn : TS. Nguyễn Đức Thạnh

Thái Nguyên, năm 2015




i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là việc hết sức cần thiết đối với mỗi sinh viên, nó
chính là cẩm nang, hành trang sẽ đi suốt cuộc đời mỗi sinh viên, giúp cho sinh
viên sau khi ra trường tránh khỏi sự bỡ ngỡ với công việc, tập làm quen với
môi trường và công việc, bổ sung thêm kiến thức chuyên ngành, nâng cao khả
năng giao tiếp cũng như kỹ năng thực hành.
Được sự nhất trí của Nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Môi trường - Trường
đại học Nông Lâm Thái Nguyên và dưới sự hướng dẫn của thầy giáo TS
Nguyễn Đức Thạnh em tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi
trường nước sinh hoạt trên địa bàn xã Tân Hương, huyện Phổ Yên, tỉnh
Thái Nguyên”.
Để hoàn thành bản luận văn này, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo
TS Nguyễn Đức Thạnh đã hướng dẫn, chỉ bảo em nhiệt tình và tạo mọi điều
kiện giúp đỡ em hồn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo, cán bộ Khoa Môi trường Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban giám hiệu Trường Đại Học
Nơng Lâm Thái Ngun đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt lại cho em những kiến
thức quý báu trong suốt 4 năm học vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các cán bộ phòng TNMT
huyện Phổ Yên, UBND xã Tân Hương đã tạo điều kiện tốt nhất để giúp đỡ em
trong quá trình thực hiện khóa luận này.
Với trình độ năng lực và thời gian có hạn, do đó khóa luận của em sẽ
khơng tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp quý báu của các thầy, cơ giáo để bản khóa luận của em được hồn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2015

Sinh viên thực hiện

Ngô Bá Tùng


ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1:
Bảng 2.2:
Bảng 3.1:
Bảng 3.2:
Bảng 3.3:
Bảng 3.3:
Bảng 3.4:
Bảng 4.1:
Bảng 4.2:
Bảng 4.3:
Bảng 4.5:
Bảng 4.6:
Bảng 4.7:
Bảng 4.8:
Bảng 4.9:
Bảng 4.10:
Bảng 4.11:
Bảng 4.12:
Bảng 4.13:
Bảng 4.14:
Bảng 4.15:
Bảng 4.16:

Bảng 4.17:
Bảng 4.18:

Giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước ngầm ................... 8
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt ........ 9
Vị trí lấy mẫu nước giếng khoan ................................................ 21
Vị trí lấy mẫu nước giếng đào .................................................... 22
Vị trí lấy mẫu nước sạch............................................................. 22
Vị trí lấy mẫu nước sạch............................................................. 23
Một số chỉ tiêu và phương pháp phân tích chất lượng nước thải
sinh hoạt ...................................................................................... 24
Các thơn, xóm xã Tân Hương .................................................... 34
Các nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho người dân ................... 36
Số giếng đạt tiêu chuẩn vệ sinh của bộ y tế. .............................. 37
Kết quả đánh giá chất lượng nước ngầm. ................................... 39
Lượng nước thải sinh hoạt trong toàn xã trong năm 2014 ......... 42
Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
chưa xử lý. .................................................................................. 43
ác nguồn tiếp nhận nước thải sinh hoạt. ..................................... 44
Tình hình bón phân cho cây trồng của người dân trong xã ........ 45
Phương pháp xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật ....................... 46
Nguồn tiếp nhận nước thải chăn ni của các hộ gia đình......... 48
Tình hình sử dụng nhà vệ sinh của các hộ gia đình ................... 49
Kết quả phân tích một số chỉ tiêu trong các mẫu nước Giếng
khoan sử dụng cho sinh hoạt tại xã Tân Hương. ........................ 51
Kết quả phân tích một số chỉ tiêu trong các mẫu nước giếng đào
sử dụng cho sinh hoạt tại xã Tân Hương. ................................... 53
Kết quả phân tích một số chỉ tiêu trong mẫu nước sử dụng cho
sinh hoạt ...................................................................................... 55
Kết quả điều tra ý kiến của người dân trong xã về chất lượng

nước sinh hoạt đang dùng ........................................................... 56
Tổng hợp kết quả ý kiến người dân về mức độ ô nhiễm nguồn
nước ............................................................................................ 58
Một số bệnh người dân thường mắc phải ................................... 59


iii


iv

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 4.1:

Biểu đồ tỷ lệ hộ sử dụng nguồn nước sinh hoạt ......................... 36

Hình 4.2:

Tỉ lệ giếng đạt tiêu chuẩn của bộ y tế. ........................................ 37

Hình 4.3:

Tỉ lệ các hộ gia đình có hệ thống lọc nước trước khi sử dụng ... 38

Hình 4.4:

Tỉ lệ ý kiến đánh giá chất lượng môi trường nước ngầm tại địa
phương ........................................................................................ 39

Hình 4.5:


Biểu đồ thể hiện nguồn tiếp nhận nước sinh hoạt ...................... 44

Hình 4.6:

Biểu đồ thể hiện phương pháp xử lý bao bì thuốc BVTV ......... 47

Hình 4.7:

Biểu đồ thể hiện nguồn tiếp nhận nước thải chăn nuôi của các hộ
gia đình ....................................................................................... 48

Hình 4.8:

Biểu đồ tỷ lệ kiểu nhà vệ sinh. ................................................... 49

Hình 4.9:

Biểu đồ chất lượng nước sinh hoạt. ............................................ 57

Hình 4.10: Biểu đồ mức độ ơ nhiễm nguồn nước tại xã Tân Hương. .......... 58
Hình 4.11: Biểu đồ một số bệnh thường gặp do nước sinh hoạt gây ra. ...... 59


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHYT

: Bảo hiểm y tế


BKHCN

: Bộ Khoa học Công nghệ

BOD

: Lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hoá các chất hữu

BTNMT

: Bộ tài nguyên môi trường

BVTV

: Bảo vệ thực vật

BYT

: Bộ y tế

CO

: Lượng oxy hòa tan trong nước cần thiết

COD

: Lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học

CHXHCNVN


: Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

ĐĐKTD

: Đại đồn kết tồn dân

ĐHNL

: Đại học Nơng Lâm

ĐKXDĐSVH

: Đồn kết xây dựng đời sống văn hóa

HĐND

: Hội đồng nhân dân

KH

: Kế hoạch

MT

: Mơi trường

NĐ – CP

: Nghị Định Chính phủ


QCMT

: Quy chuẩn môi trường

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam



: Qyết Định

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TDTT

: Thể dục thể thao

TT

: Thông tư

THCS

: Trung học cơ sở

UBND


: Ủy ban nhân dân


vi

MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2 Mục đích, yêu cầu của đề tài ....................................................................... 2
1.3 Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................ 2
1.3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học. ...................................... 2
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn: ..................................................................................... 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU ........................................................ 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
2.1.1 Cơ sở lý luận ............................................................................................ 4
2.1.2 Cơ sở pháp lý ........................................................................................... 6
2.2. Tình hình tài nguyên nước trên thế giới và Việt Nam ............................. 10
2.2.1. Suy thối và ơ nhiễm nước trên thế giới ............................................... 10
2.2.2 Suy thối và ơ nhiễm nước tại Việt Nam ............................................... 13
2.3. Các giải pháp xử lý nước thải sinh hoạt ................................................... 17
PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 19
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 19
3.2 Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 19
3.2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Tân Hương. ................................ 19
3.2.2 Nguồn nước và tình hình sử dụng nước sinh hoạt của xã Tân Hương .. 19
3.2.3 Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt tại xã Tân Hương ......................... 19
3.2.4 Đề xuất một số giải pháp giải quyết vấn đề vệ sinh môi trường, hạn chế
ô nhiễm nước thải sinh hoạt trên địa bàn xã Tân Hương ................................ 20
3.3 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 20

3.3.1 Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu, thông tin thứ cấp ...................... 20
3.3.2 Phương pháp khảo sát thực địa .............................................................. 20
3.3.3 Phương pháp lấy mẫu, bảo quản mẫu, phân tích trong phịng thí nghiệm. .... 20


vii

3.3.4 Phương pháp tổng hợp so sánh, đối chiếu ............................................. 24
3.3.5 Phương pháp phỏng vấn người dân về hiện trạng môi trường nước ..... 25
3.3.6 Phương pháp thống kê, xử lý số liệu...................................................... 25
PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 26
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Tân Hương .............................. 26
4.1.1 Điều kiện tự nhiên của xã Tân Hương[15] ............................................ 26
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội [15] .............................................................. 27
4.2 Thực trạng cấp thoát nước trên địa bàn xã Tân Hương ............................ 35
4.2.1. Nguồn nước mặt .................................................................................... 35
4.2.2. Nguồn nước ngầm ................................................................................. 35
4.2.3 Các nguồn có khả năng gây ơ nhiễm nguồn nước của xã Tân Hương,
huyện Phổ Yên , tỉnh Thái Nguyên. ................................................................ 40
4.3 Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt tại xã Tân Hương, huyện Phổ Yên,
tỉnh Thái Nguyên............................................................................................. 50
4.3.1 Đánh giá mức độ ô nhiễm của nước sinh hoạt ....................................... 50
4.3.2 Ý kiến người dân về chất lượng nước sinh hoạt trên địa bàn xã Tân Hương..56
4.3.3 Một số căn bệnh của người dân thường mắc phải có liên quan đến
nguồn nước sinh hoạt. ..................................................................................... 59
4.4 Đề xuất một số biện pháp giải quyết vấn đề vệ sinh môi trường.............. 60
4.4.1 Giải pháp về thể chế, chính sách ............................................................ 60
4.4.2 Giải pháp về công tác quản lý ................................................................ 60
4.4.3 Giải pháp kỹ thuật .................................................................................. 61
4.4.4. Giải pháp tuyên truyền giáo dục ........................................................... 64

PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 65
5.1. Kết luận .................................................................................................... 65
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 67


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước là một dạng tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết
yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển của mỗi quốc
gia. Tuy nhiên, trên khắp thế giới, nhiều người cịn chưa có được nước an
toàn và đầy đủ để đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất của họ. Tài nguyên
nước đang bị đe doạ bởi các chất thải và ô nhiễm, bởi việc khai thác sử dụng
kém hiệu quả, bởi sự thay đổi mục đích sử dụng đất, thay đổi khí hậu toàn cầu
và nhiều nhân tố khác…Những hoạt động tự phát khơng có quy hoạch của
con người như chặt phá rừng bừa bãi, canh tác nông, lâm nghiệp không hợp lý
và thải trực tiếp vào môi trường …đã và đang làm cho nguồn nước bị ô
nhiễm, vẫn đề khan hiếm nước sạch ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn nhất
là ở các vùng ít mưa.
Xã Tân Hương nằm ở phía đơng của huyện và có tuyến quốc lộ 3 cùng
tuyến đường sắt Hà Nội – Thái Nguyên chạy qua địa bàn phía tây nam giáp
với xã Đồng Tiến ở phía bắc, giáp với xã Tiên Phong ở phía đơng, giáp với 2
xã Đơng Cao và Trung Thành ở phía nam, giáp với xã Nam Tiến ở phía tây.
Xã Tân Hương có diện tích 9,26km², dân số là 8379 người, mật độ cư trú đạt
804 người/km².
Người dân trên địa bàn xã Tân Hương chủ yếu làm nông nghiệp, những
năm gần đây trước những tác động mạnh của q trình đẩy mạnh cơng nghiệp

hóa, hiện đại hố, cùng với sự gia tăng dân số, lao động tập trung ở thị trấn đã
tạo nên những áp lực làm môi trường suy giảm. Môi trường thiên nhiên như:
mơi trường đất, nước, khơng khí đã và đang bị ơ nhiễm, suy thối. Mơi trường
sống từng ngày thay đổi, song nhận thức và hiểu biết của người dân về mơi
trường trên địa bàn xã cịn hạn chế.


2

Xuất phát từ nhu cầu thực tế về đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh
hoạt của Xã để từ đó đưa ra các giải pháp góp phần giảm thiểu ô nhiễm và cải
thiện chất lượng nước sinh hoạt của xã trong thời gian tới, được sự đồng ý của
ban chủ nhiệm khoa Môi trường, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và
dưới sự hướng dẫn của thầy giáo TS Nguyễn Đức Thạnh, em tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt trên địa bàn xã
Tân Hương Huyện Phổ Yên Tinh Thái Nguyên”.
1.2 Mục đích, yêu cầu của đề tài
*Mục đích:
- Đánh giá hiện trạng chất lượng của nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt
và xác định các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường,..
- Đề xuất giải pháp quản lý môi trường, nâng cao chất lượng nước trên
địa bàn xã Tân Hương.
*Yêu cầu:
- Điều tra thu thập thơng tin, phân tích để xác định các nguồn, các yếu
tố ảnh hưởng đến chất lượng nước sinh hoạt.
- Các số liệu phản ánh trung thực, khách quan.
- Kết quả phân tích các thơng số về chất lượng nước phải chính xác.
- Những kiến nghị đưa ra có tính khả thi, phù hợp với điều kiện của
địa phương.
1.3 Ý nghĩa của đề tài

1.3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học.
- Áp dụng những kiến thức đã học của nhà trường vào thực tế.
- Học được phương pháp nghiên cứu, cách nêu vấn đề và giải quyết vấn
đề theo cách hiểu.
- Nâng cao kiến thức kỹ năng và rút ra kinh nhiệm thực tế phục vụ cho
công tác sau này.


3

- Vận dụng và phát huy các kiến thức đã học tập và nghiên cứu rèn
luyện về kỹ năng tổng hợp và phân tích số liệu.
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn:
- Phản ánh thực trạng về môi trường nước sinh hoạt tại Tân Hương,
huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Ngyên.
- Cảnh báo các vấn đề cấp bách và nguy cơ tiềm tàng về ơ nhiễm suy
thối mơi trường nước.
- Cung cấp những thông tin và giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa nhận
thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường.
- Đề xuất một số kiến nghị để địa phương tạo điều kiện và cung cấp
một số kiến thức về môi trường giúp cho người dân nâng cao nhận thức, có
trách nhiệm với môi trường qua những hành động cụ thể.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1 Cơ sở lý luận

2.1.1.1 Một số khái niệm về nước
Nước là một tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của
sự sống và môi trường. Khơng có nước, sự sống trên trái đất khơng thể tồn tại
được nó quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của đất nước. Mặt khác
nước có thể gây ra tai họa cho con người và môi trường. Nước có thể chia
thành nhiều loại khác nhau, tùy theo đặc tính tự nhiên hay mục đích sử dụng
của con người. Căn cứ vào đặc tính lý hố của nước, nước có thể chia thành
nước mặn, nước ngọt, nước lợ…căn cứ vào dạng tồn tại của nước chia thành
dạng lỏng (lỏng), dạng khí (hơi nước), dạng rắn (băng, tuyết). Căn cứ vào nơi
tồn tại, nước gồm: nước biển, nước hồ, nước ao… căn cứ vào mục đích sử
dụng thì có nước dùng cho sinh hoạt, sản xuất và ni trồng thủy sản, thủy
điện…Dưới góc độ luật mơi trường, nguồn nước được hiểu là “thành phần cơ
bản của môi trường, là yếu tố quan trọng hành đầu của sự sống”[9].
Nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền và hải đảo.
Nước ngầm là nguồn nước nằm dưới bề mặt đất sỏi, và trong những
tầng địa chất thấm qua được.
Nước sinh hoạt là nước có thể dùng cho ăn, uống, vệ sinh của con người.
Nước sạch là nước đảm bảo các u cầu sau:
+ Nước trong, khơng màu.
+ Khơng có mùi vị lạ, khơng có tạp chất.
+ Khơng chứa chất tan có hại.
+ Khơng chứa mầm mống gây bệnh.


5

2.1.1.2 Khái niệm ơ nhiễm nước
- Ơ nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và tính chất nước, có hại cho
hoạt động sống bình thường của sinh vật và con người, bởi sự có mặt của một
hay nhiều chất lạ vượt quá ngưỡng chịu đựng của sinh vật.

- Hiến chương Châu Âu về nước đã định nghĩa về ô nhiễm nước như
sau:" Sự ô nhiễm nước là một biến đổi chủ yếu do con người gây ra đối với
chất lượng nước, làm ô nhiễm nước và gây nguy hại khi sử dụng cho công
nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi - giải trí, cho động vật ni cũng như
các lồi hoang dại”
- Ơ nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên và nhân tạo:
+ Nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió, bão, lũ lụt. Ơ nhiễm này
cịn được gọi là ô nhiễm không xác định nguồn gốc.
+ Nguồn gốc nhân tạo: Là sự thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng
lỏng. Chủ yếu do xả nước thải từ các vùng dân cư, khu công nghiệp, hoạt
động giao thơng vận tải, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, phân bón trong nông nghiệp.
- Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô
nhiễm nước như ô nhiễm vô cơ, ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm hố chất, ơ nhiễm
sinh học, ơ nhiễm bởi các tác nhân vật lý [9].
Hiện tượng ô nhiễm nước xảy ra khi các loại hoá chất độc hại, các loại
vi khuẩn gây bệnh, virut, kí sinh trùng phát sinh từ các nguồn thải khác nhau
như chất thải công nghiệp từ các nhà máy sản xuất, các loại rác thải của các
bệnh viện, các loại rác thải sinh hoạt bình thường của con người hay hố chất,
thuốc trừ sâu, phân bón hữu cơ... sử dụng trong sản xuất nông nghiệp được
đẩy ra các ao, hồ, sông, suối hoặc ngấm xuống nước dưới đất mà khơng qua
xử lí hoặc với khối lượng quá lớn vượt quá khả năng tự điều chỉnh và tự làm
sạch của các loại ao, hồ, sông, suối.
Các xu hướng chính thay đổi chất lượng nước khi bị ơ nhiễm [18].
Giảm độ PH của nước ngọt do ô nhiễm bởi H2SO4, HNO3 từ khí quyển,
tăng hàm lượng SO2- và NO3- trong nước.


6

Tăng hàm lượng các ion Ca2+, Mg2+, SiO32- trong nước ngầm và nước

mưa hòa tan.
Tăng hàm lượng các muối trong nước bề mặt và nước ngầm do chúng
đi vào môi trường nước cùng nước thải, từ khí quyển và từ các chất thải rắn.
Tăng hàm lượng các chất hữu cơ, trước khi là các chất khó phân hủy
bằng con đường sinh học (các chất hoạt động trên bề mặt và thuốc trừ sâu).
Tăng hàm lượng các ion kim loại trong nước tự nhiên, trước hết là:
Pb3+, Cd+, Hg2+, Zn2+, As3+, Fe2+, Fe3+.
Giảm nồng độ oxy tự nhiên hòa tan trong nước tự nhiên do q trình
oxy hóa các hợp chất hữu cơ trong điều kiện yếm khí.
Giảm độ trong của nước.
2.1.2 Cơ sở pháp lý
Quyết định số 104/2000/QĐ – TTg ngày 25/08/2000 của Thủ tướng
chính phủ của việc phê duyệt chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh
nông thôn đến năm 2020.
- Quyết định 35/2002/QĐ-BKHCN ngày 5/6/2000 của Bộ Khoa học
Công nghệ về việc ban hành tiêu chuẩn môi trường Việt Nam (31 tiêu chuẩn).
Nghị định số 149/2004/NĐ – CP ngày 27/07/2004 của Chính phủ quy
định về việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước
thải vào nguồn nước.
- Luật bảo vệ mơi trường năm 2005 Quốc hội nước CHXHCNVN
khóa XI kỳ họp thứ 8 thơng qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực thi hành từ
ngày 01/07/2006.
Quyết định của Bộ Y tế số 08/2005/QĐ – BYT ngày11/03/2005 của Bộ
Y Tế về việc ban hành tiêu chuẩn vệ sinh đối với các nhà tiêu.
- Quyết định số 22/2006/QĐ – BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ
Tài nguyên môi trường về việc bắt buộc áp dụng các tiêu chuẩn Việt Nam
(5 tiêu chuẩn).


7


Thông tư của Bộ Y tế số 15/2006/TT- BYT ngày 30/11/2006 hướng dẫn
việc kiểm tra vệ sinh nước thải sạch, nước ăn uống, nhà tiêu và hộ gia đình.
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP sửa đổ bổ xung nghị định 80/2006/NĐCP của Chính phủ về việc quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều
của luật BVMT.
- Quyết định số 16/2008/QĐ – BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài
nguyên môi trường về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường.
Chiến lược bảo vệ môi trường quốcc gia đến năm 2010 và định hướng
đến năm 2020.
- Luật tài nguyên nước đã được Quốc hội nước CHXHCNVN khoa
XIII , kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2012 và có hiệu lực từ
01/01/2013.
- TCVN 5992:1995 (ISO 5667-2:1991) - Chất lượng nước – lấy mẫu.
Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu.
TCVN 6177 - 1996 (ISO 6332 - 1988) - Chất lượng nước - Xác định
sắt bằng phương pháp trắc phổ dùng thuốc thử 1,10 - phenantrolin;
TCVN 6187 - 1996 (ISO 9308 - 1990) - Chất lượng nước - Phát hiện và
đếm vi khuẩn coliform, vi khuẩn coliform chịu nhiệt và Escherichia coli giả
định - Phần 1 : Phương pháp màng lọc;
TCVN 6663 - 3:2008 - Chất lượng nước. Lấy mẫu. Phần 3: Hướng dẫn
bảo quản và xử lý mẫu;
TCVN 6663 - 1:2011 - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Phần 1: Hướng dẫn
lập chương trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu;
TCVN 6663 - 11:2011 - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Phần 11: Hướng
dẫn lấy mẫu nước ngầm;
Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.
QCVN 02:2009/BYT “Quy chuẩn quốc qia về chất lượng nước sinh
hoạt” (ban hành kèm theo thông tư 05 ngày 01/12/2009 để thay thế Quyết
định số 09/2005/BYT- QĐ ngày 13/3/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc
ban hành tiêu chuẩn Vệ sinh nước sạch).



8

QCVN 09: 2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất
lượng nước ngầm.
QCVN 01:2009/BYT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước ăn uống” do Cục Y tế dự phịng và Mơi trường biên soạn và được Bộ Y
tế ban hành theo thông tư số: 04/2009/TT – BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009.
Tiêu chuẩn về chất lượng nước Việt Nam
Bảng 2.1 Giá trị giới hạn các thông số chất lƣợng nƣớc ngầm
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18

19
20
21
22
23
24
25

Thơng số
pH
Độ cứng (tính theo CaCO3)
Chất rắn tổng số
COD (KMnO4)
Amơni (tính theo N)
Clorua (Cl-)
Florua (F-)
Nitrit (NO-2) (tính theo N)
Nitrat (NO-3) (tính theo N)
Sulfat (SO42-)
Xianua (CN-)
Phenol
Asen (As)
Cadimi (Cd)
Chì (Pb)
Crom VI (Cr6+)
Đồng (Cu)
Kẽm (Zn)
Mangan (Mn)
Thủy ngân (Hg)
Sắt (Fe)

Selen (Se)
Tổng hoạt độ phóng xạ 
Tổng hoạt độ phóng xạ 
E.Coli

Đơn vị

Giá trị giới hạn

5,5 - 8,5
mg/l
500
mg/l
1500
mg/l
4
mg/l
0,1
mg/l
250
mg/l
1,0
mg/l
1,0
mg/l
15
mg/l
400
mg/l
0,01

mg/l
0,001
mg/l
0,05
mg/l
0,005
mg/l
0,01
mg/l
0,05
mg/l
1,0
mg/l
3,0
mg/l
0,5
mg/l
0,001
mg/l
5
mg/l
0,01
Bq/l
0,1
Bq/l
1,0
MPN/100ml không phát hiện thấy


9


26 Coliform

MPN/100ml
3
(Nguồn: QCVN 08: 2008/BTNMT)[3]

Bảng 2.2. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng nƣớc sinh hoạt
T
T

1

Tên chỉ tiêu

Màu sắc

(*)

(*)

2

Mùi vị

3

Độ đục(*)

Đơn

vị
tính

Giới hạn
tối đa cho phép
I

II

TCU

15

15

-

Khơng
có mùi
vị lạ

Khơng
có mùi
vị lạ

NTU

5

5


4

Clo dư

mg/l

5

pH(*)

-

6

Hàm lượng
Amoni(*)

mg/l

7

Hàm lượng
Sắt tổng số
(Fe2+ +
Fe3+)(*)

mg/l

8


Chỉ số
Pecmanganat

mg/l

9

Độ cứng tính
theo CaCO3(*)

mg/l

Phƣơng pháp thử
TCVN 6185 - 1996
(ISO 7887 - 1985)
hoặc SMEWW 2120
Cảm quan, hoặc
SMEWW 2150 B và
2160 B
TCVN 6184 1996(ISO 7027 1996 hoặc SMEWW
2130 B

Trong
SMEWW 4500Cl
khoảng
hoặc US EPA 300.1
0,3-0,5
Trong Trong
TCVN 6492:1999

khoảng khoảng
hoặc SMEWW 4500
6,0 6,0 - H+
8,5
8,5
SMEWW 4500 NH3 C hoặc
3
3
SMEWW 4500 NH3 D
TCVN 6177 - 1996
(ISO 6332 - 1988)
0,5
0,5
hoặc SMEWW 3500
- Fe
TCVN 6186:1996
4
4
hoặc ISO 8467:1993
(E)
TCVN 6224 - 1996
350
hoặc SMEWW 2340

Mức
độ
giám
sát
A


A

A

A

A

A

B

A
B


10

T
T

Tên chỉ tiêu

Đơn
vị
tính

Giới hạn
tối đa cho phép
I


II

1
0

Hàm lượng
Clorua(*)

mg/l

300

-

1
1

Hàm lượng
Florua

mg/l

1.5

-

1
2


Hàm lượng
Asen tổng số

mg/l

0,01

0,05

50

150

0

20

1000

1000

1
3

1
4
1
5

Vi

Coliform tổng khuẩn
số
/
100ml
Vi
E. coli hoặc
khuẩn
Coliform chịu
/
nhiệt
100ml
Tổng chất rắn
mg/l
hoà tan (TDS)

Phƣơng pháp thử
C
TCVN6194 – 1996
(ISO 9297 - 1989)
hoặc SMEWW 4500
- Cl- D
TCVN 6195 – 1996
(ISO10359 - 1 1992) hoặc
SMEWW 4500 - FTCVN 6626:2000
hoặc SMEWW 3500
- As B
TCVN 6187 1,2:1996 (ISO 9308 1,2 - 1990) hoặc
SMEWW 9222
TCVN6187 1,2:1996 (ISO 9308 1,2 - 1990) hoặc
SMEWW 9222


Mức
độ
giám
sát

A

B

B

A

A

SMEWW 2540 C

B

(Nguồn:QCVN02:2009/BYT[2])
Ghi chú:
- (*) Là chỉ tiêu cảm quan.
- Giới hạn tối đa cho phép I: Áp dụng đối với các cơ sở cung cấp nước.
- Giới hạn tối đa cho phép II: Áp dụng đối với các hình thức khai thác
nước của cá nhân, hộ gia đình (các hình thức cấp nước bằng đường ống chỉ
qua xử lý đơn giản như giếng khoan, giếng đào, bể mưa, máng lần, đường ống
tự chảy).
2.2. Tình hình tài nguyên nƣớc trên thế giới và Việt Nam
2.2.1. Suy thoái và ô nhiễm nước trên thế giới



11

Trong thập niên 60, ô nhiễm nước lục địa và đại dương gia tăng với
nhịp độ đáng lo ngại. Tiến độ ô nhiễm nước phản ánh trung thực tiến bộ phát
triển kỹ nghệ.
Ta có thể kể ra đây vài thí dụ tiêu biểu.
Ở nước Anh: Ðầu thế kỷ 19, sông Tamise rất sạch. Nó trở thành ống
cống lộ thiên vào giữa thế kỷ này. Các sơng khác cũng có tình trạng tương tự
trước khi người ta đưa ra các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt. Nước Pháp rộng
hơn, kỹ nghệ phân tán và nhiều sông lớn, nhưng vấn đề cũng khơng khác bao
nhiêu. Dân Paris cịn uống nước sơng Seine đến cuối thế kỷ. Từ đó vấn đề đổi
khác: các sơng lớn và nước ngầm nhiều nơi khơng cịn dùng làm nước sinh
hoạt được nữa, 5.000 km sông của Pháp bị ơ nhiễm mãn tính. Sơng Rhin chảy
qua vùng kỹ nghệ hóa mạnh, khu vực có hơn 40 triệu người, là nạn nhân của
nhiều tai nạn (như cháy nhà máy thuốc Sandoz ở Bâle năm 1986) thêm vào
các nguồn ô nhiễm thường xuyên.
Ở Hoa Kỳ tình trạng thảm thương ở bờ phía đơng cũng như nhiều
vùng khác. Vùng Ðại hồ bị ơ nhiễm nặng, trong đó hồ Erie, Ontario đặc
biệt nghiêm trọng.
Nhu cầu về nước trong công nghiệp: Sự phát triển càng ngày càng cao
của nền cơng nghiệp trên tồn thế giới càng làm tăng nhu cầu về nước, đặc
biệt đối với một số ngành sản xuất như chế biến thực phẩm, dầu mỏ, giấy
luyện kim, hóa chất…, chỉ 5 ngành sản xuất này đã tiêu thụ mất 90% lượng
nước sử dụng cho cơng nghiệp.
Ví dụ: cần 1.700lít nước dể sản xuất 1 thùng bia chừng 120 lít, cần
3000 lít nước để lọc 1 thùng dầu mỏ chừng 160 lít, cần 300.000 lít nước để
sản xuất 1 tấn giấy hoặc 1,5 tấn thép, cần 2.000.000 lít nước để sản xuất 1 tấn
nhựa tổng hợp. Phần nước tiêu hao khơng hồn lại và lượng nước còn lại sau



12

khi đã sử dụng được quay về sông hồ dưới dạng nước thải chứa đầy những
chất gây ô nhiễm [9].
Nhu cầu về nước trong nông nghiệp: Sự phát triển trong sản xuất nông
nghiệp như sự thâm canh tăng vụ và mở rộng diện tích đất canh tác cũng địi
hỏi 1 lượng nước ngày càng cao. Theo M.I.L Vovits (1974), trong tương lai
do thâm canh nơng nghiệp mà dịng chảy cả năm của các con sơng trên tồn
thế giới có thể giảm đi khoảng 700km3/năm. Phần lớn nhu cầu về nước được
thỏa mãn nhờ mưa ở vùng có khí hậu ẩm nhưng cũng thường được bổ sung
nước sông hoặc nước ngầm bằng biện pháp thủy lợi nhất là vào mùa khô.
Người ta ước tính được mối quan hệ giữa lượng nước sử dụng với lượng sản
phẩm thu được trong quá trình canh tác như sau: Để sản xuất 1 tấn lúa mì cần
đến 1500 tấn nước, 1 tấn gạo cần đến 4000 tấn nước và 1 tấn bông vải cần
đến 10000 tấn nước. Sở dĩ cần số lượng lớn nước như vậy chủ yếu là do sự
địi hỏi của q trình thoát hơi nước của cây, sự bốc hơi nước của lớp nước
mặt trên đồng ruộng, sự trực di của nước xuống các lớp đất bên dưới và phần
nhỏ tích tụ lại trong các sản phẩm nông nghiệp. Dự báo nhu cầu về nước
trong nông nghiệp đến năm 2000 sẽ lên tới 3.400 km3/năm, chiếm 58% tổng
nhu cầu về nước trên toàn thế giới [18]. Nhu cầu về nước sinh hoạt và giải trí:
Theo sự ước tính thì các cư dân sinh sống kiểu nguyên thủy chỉ cần 5-10 lít
nước/người/ngày. Ngày nay, do sự phát triển của xã hội loài người ngày càng
cao nên nhu cầu về nước sinh hoạt và giải trí ngày cũng càng tăng theo nhất là
ở các thị trấn và ở các đô thị lớn, nước sinh hoạt tăng gấp hàng chục đến hàng
trăm lần. Theo sự ước tính đó thì đến năm 2000, nhu cầu về nước sinh hoạt và
giải trí sẽ tăng gấp 20 lần so với năm 1990, tức là chiếm 7% tổng nhu cầu
nước trên thế giới [17].
Thiếu nước đã làm nghèo thêm những cộng đồng nghèo. Dân nghèo ở

thủ đô Haiti phải chi 20% thu nhập để mua nước, 1/3 dân số Jacarta


13

(Indonesia) khoảng 2,6 triệu người phải mua nước từ xe bồn với giá 1,5 – 5,2
USD/1m3. Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở Pakistan, Mauritania,
Bangladesh, Nigeria và Hondura, Bắc Kinh (Trung Quốc) đang xem xét dự án
chuyên tải nước từ nguồn xa 1.000 km để cung cấp cho thành phố. Gần toàn
bộ nước sinh hoạt ở Bỉ phải tải theo đường ống từ vùng biên giới với nước
Pháp do toàn bộ hệ thống nước mặt và nước ngầm bị nhiễm bẩn vì phân gia
súc và nhiễm mặn. Hiện nay, 40 % dân số thế giới chung sống trong 250 lưu
vực của các con sơng [12].
Ngồi ra, cịn rất nhiều nhu cầu khác về nước trong các hoạt động khác
của con người như giao thơng vận tải, giải trí, ở ngoài trời như đua thuyền, trượt
ván, bơi lội...nhu cầu này cũng ngày càng tăng theo sự phát triển của xã hội.
2.2.2 Suy thối và ơ nhiễm nước tại Việt Nam
a. Nguyên nhân dẫn đến việc suy thoái tài nguyên nước ở Việt Nam
Trước yêu cầu sử dụng nước còn tiếp tục gia tăng trong khi tài nguyên
nước thì ngày càng bị suy thối nên cần phân tích rõ các ngun nhân suy thoái,
đặc biệt là các nguyên nhân về quản lý để có được các giải pháp nhằm ngăn chặn
và giảm thiểu sự suy thoái đang phát triển nghiêm trọng này. Có 5 ngun nhân
chính dẫn đến việc ơ nhiễm và suy thoái tài nguyên nước ở Việt Nam:
- Do gia tăng nhanh về dân số. Sự gia tăng dân số sẽ kéo theo sự gia
tăng về nhu cầu nước sạch trong ăn uống và lượng nước cần dùng cho sản
xuất. Đồng thời, tác động của con người với môi trường tự nhiên nói chung và
tài nguyên nước nói riêng cũng ngày càng mạnh mẽ, có thể dẫn đến những
hậu quả rất nghiêm trọng.
- Do việc khai thác quá mức tài nguyên nước và các tài nguyên liên
quan đến nước như đất, rừng khiến tài nguyên nước bị suy kiệt.

- Do chưa kiểm soát được các nguồn thải và chưa quan tâm đầu tư thỏa
đáng cho các hệ thống thu gom, xử lý các chất thải lỏng, chất thải rắn. Những


14

năm qua và những năm sắp tới, tốc độ đô thị hóa, cơng nghiệp hóa, làng nghề
thủ cơng ngày càng mở rộng, lượng chất thải rắn, chất thải lỏng chưa kiểm
sốt được thải vào nguồn nước sẽ gây ơ nhiễm, suy thoái nhanh các nguồn
nước mặt, nước dưới đất, làm gia tăng tình trạng thiếu nước sạch và ơ nhiễm
nước nhất là về mùa khô. Việc gia tăng sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu,
diệt cỏ trong thâm canh lúa và các vườn cây cùng việc nuôi trồng thủy sản,
giết mổ gia súc, chế biến các sản phẩm nông nghiệp cũng làm ô nhiễm các
nguồn nước mặt ảnh hưởng tới nguồn nước ngầm dưới đất.
- Do tác động của biến đổi khí hậu tồn cầu, khí hậu tồn cầu đang
nóng lên đã và sẽ gây tác động nhiều đến tài nguyên nước, như làm giảm tổng
lượng dòng chảy, làm băng tan khiến cho nước biển dâng cao, mặn sẽ xâm
nhập sâu hơn ở những vùng đồng bằng thấp khiến nguồn nước ngọt phân bổ
trên các sông chảy ra biển sẽ bị đẩy lùi dần. Tất cả những điều này sẽ làm suy
thối thêm nguồn nước, khiến khơng cịn đủ nguồn nước ngọt để phục vụ sản
xuất đời sống.
- Do những nguyên nhân về quản lý:
+ Về tổ chức: nguyên nhân khách quan là do cịn gặp nhiều khó khăn
về tổ chức quản lý tài nguyên nước, quản lý lưu vực sơng ở cấp bộ và tổ chức
có hiệu lực ở cấp lưu vực sông để quản lý tài nguyên nước
+ Về quy hoạch: Trong thời gian vừa qua nhà nước đã đầu tư nhiều kinh
phí cho cấp bộ, ngành làm quy hoạch. Nhưng do nội dung lập kế hoạch và sự
phối hợp giữa các ngành trên lưu vực sông chưa gắn bó, nên quy hoạch của các
ngành cịn nặng về khai thác phục vụ riêng cho chuyên ngành của mình. Do vậy
cần thiết cần có quy hoạch tổng hợp lưu vực sơng trong đó có quy hoạch bảo vệ

tài nguyên nước, quy hoạch thoát và xử lý nước thải, xử lý các chất thải rắn cho
các đô thị khu công nghiệp, làng nghề thủ công làm cho việc quản lý và đưa quy
hoạch bảo vệ này vào kế hoạch thực hiện hàng năm như là thực hiện quy hoạch
phát triển thủy lợi, thủy điện cấp nước, đô thị công nghiệp.


15

Trên thế giới khi đánh giá về nguyên nhân suy thối tài ngun nước đã
nhận định cơng tác quản lý có vai trị chi phối và có tác động rất lớn.
Ở Việt Nam tài nguyên nước được đánh giá chủ yếu sử dụng cho sản
xuất nông nghiệp, ngư nghiệp, sinh hoạt và thủy điện, cịn cho các nhu cầu
khác thì chưa nhiều [14].
* Tài nguyên nước sử dụng cho nông nghiệp
Bao gồm việc tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp, nước sử dụng cho
chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Để đảm bảo và tăng sản lượng lương thực
bình quân đầu người, cùng với việc tăng diện tích đất canh tác, diện tích gieo
trồng, thâm canh, tăng vụ, tăng năng xuất thì thủy lợi là biện pháp quan trọng
hàng đầu. Đến nay cả nước đã có 75 hệ thống thủy lợi vừa và lớn, rất nhiều hệ
thống thuỷ lợi với tổng giá trị tài sản cố định khoảng 60.000 tỷ đồng. Các hệ
thống thuỷ lợi năm 2010 đã đảm bảo tưới cho 3 triệu ha đất canh tác, tiêu 1,4
triệu ha đất tự nhiên ở các tỉnh Bắc Bộ, ngăn mặn 70 vạn ha, cải tạo 1,6 triệu
ha đất chua phèn ở đồng bằng sơng Cửu Long. Tính đến năm 2010 diện tích
lúa được tưới cả năm gần 7 triệu ha chiếm 84% diện tích lúa. Các cơng trình
thuỷ lợi cịn tưới trên 1 triệu ha rau màu, cây cơng nghiệp và cây ăn quả.
Lượng nước sử dụng cho nông nghiệp rất lớn. Theo tính tốn năm 2000 đã sử
dụng 41 tỷ m3 chiếm 89,8% tổng lượng nước tiêu thụ, năm 2005 sử dụng 46
tỷ m3 chiếm 90% và năm 2010 khoảng trên 60 tỷ m3. Trong chăn nuôi gia súc
gia cầm nhu cầu sử dụng nước uống cho vật ni, nước vệ sinh chuồng trại
cũng rất lớn tính đến năm 2010 nhu cầu sử dụng nước cho chăn nuôi tăng

khoảng 4 -5 lần so với năm 1990 [14].
Thủy sản là một nguồn lợi lớn của nước ta, Việt Nam có Biển Đơng là
biển lớn nhất trong sáu biển lớn của thế giới với diện tích khoảng
3.447.000km2. Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa ẩm, có đường bờ biển
dài hơn 3620km từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến tận Hà Tiên (Kiên Giang)
diện tích vùng nội thủy và lãnh hải rộng hơn 1.000.000km2, có diện tích vùng
đặc quyền kinh tế rộng trên 1.000.000 Km2, trong vùng đảo Việt Nam có trên


16

400 hịn đảo lớn nhỏ, là nơi có thể cung cấp các dịch vụ hậu cần cơ bản, chu
chuyển sản phẩm khai thác đánh bắt, đồng thời làm nơi neo đậu cho tàu
thuyền . Biển Việt Nam cịn có nhiều Vịnh, đầm phà, cửa sơng (trong đó hơn
10.000 ha đang quy hoạch ni trồng thủy sản) [5]. Cùng với đó trong đất liền
cịn có khoảng 35.000 ha diện tích mặt nước có thể ni trồng thủy sản. Diện
tích ni trồng thủy sản năm 2007 tăng thêm gấp 2 lần so với năm 1990 và
đạt tốc độ bình quân 4,07 %/năm (tồn giai đoạn 1990 - 2007) đưa tổng diện
tích ni trồng thủy sản của cả nước đạt 1.008 ha, trong đó thủy vực nước
ngọt chiếm 40 % và nước mặn, nước lợ chiếm chiếm 49% tổng diện tích có
khả năng. Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 62% tổng diện tích ni
trồng thủy sản của tồn quốc, Đồng bằng Sơng Hồng chiếm 10,1%, Miền núi
phía Bắc chiếm 9,1%, Bắc Trung Bộ 5,9%, Nam Trung Bộ 2,9 %, Tây
Nguyên 1,4% và Đơng Nam Bộ 8,6%. Ngồi tài ngun nước mặt thì tài
ngun nước ngầm khơng những được khai thác để phục vụ sinh hoạt mà còn
sử dụng cho các mục đích khác như tưới tiêu cho nơng nghiệp, chăn ni,
thủy sản.... Đặc biệt tưới cho cây cao su, cà phê vào mùa khơ ở các tỉnh miền
núi phía Bắc, miền Trung, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
b. Thực trạng ô nhiễm nước sinh hoạt tại Việt Nam
Chất lượng nước sinh hoạt đang là một vấn đề nổi cộm ở Việt Nam.

Đặc biệt tình trạng chất lượng nước sinh hoạt khơng đảm bảo vệ sinh diễn ra
phổ biến ở nhiều vùng nông thôn. Theo kết quả khảo sát thống kê của
UNICEF và Bộ Y tế, hiện tại ở khu vực nông thơn chỉ có 11,7% người dân
được sử dụng nước máy. Cịn lại 31% hộ gia đình phải sử dụng nước giếng
khoan, 31,2% số hộ gia đình sử dụng giếng đào. Số còn lại chủ yếu dùng
nước ao hồ (11%), nước mưa và nước đầu nguồn sông suối, được khai thác và
sử dụng trực tiếp. Đặc biệt theo kết quả điều tra chất lượng nước sinh hoạt
nông thôn của Cục Y tế dự phịng Việt Nam năm 2010 chỉ có khoảng 40%
dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt đạt QCVN 02:2009/BYT do
Bộ Y tế ban hành [7]. Kết quả này cho thấy rằng phải quan tâm đến chất


17

lượng nguồn nước sinh hoạt tại nông thôn hơn nữa bằng cách tăng tỷ lệ gia
đình có nhà tiêu đạt tiêu chuẩn vệ sinh, chuồng trại được xây dựng cách xa
nguồn nước sinh hoạt và xử lý nguồn nước trước khi sử dụng tại gia đình là
biện pháp hiệu quả. Mặt khác trong các nguồn nước phục vụ sinh hoạt hiện
nay thì chỉ có nước máy là có chất lượng đạt tiêu chuẩn vệ sinh theo QCVN
02:2009/BYT còn các nguồn nước khác phục vụ sinh hoạt thì chưa thể kiểm
chứng được chất lượng. Đây là nguồn nước an toàn nhưng khó tiếp cận với
các hộ gia đình nơng thơn.
Theo thống kê của Bộ Y tế, hơn 1/3 dân số Việt Nam đang nhiễm các
bệnh có liên quan đến việc sử dụng nguồn nước khơng an tồn và các điều
kiện vệ sinh không đảm bảo. Không được tiếp cận với nguồn nước sạch gây
ra những vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe của trẻ em (44% trẻ em bị nhiễm
bệnh giun sán và 27% trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng), gần một nửa
trong số 26 bệnh truyền nhiễm có ngun nhân liên quan tới nguồn nước bị ơ
nhiễm, liên quan đến vệ sinh môi trường và ý thức vệ sinh cá nhân của người
dân cịn kém. Có 2 nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sức khỏe liên quan đến

nước, đó là do vi sinh vật có khả năng truyền bệnh sang người và do các chất
hóa học, chất phóng xạ gây ra. Nước dùng trong sinh hoạt bị nhiễm bẩn sẽ
gây bệnh cho người khi tắm rửa, giặt giũ, sử dụng nước để chế biến thức
ăn,...Vi sinh vật truyền qua nước gây nên hầu hết các bệnh ở đường tiêu
hóa.Vi khuẩn gây bệnh như tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy... Virus gây bệnh
như bại liệt, viêm gan... Kí sinh trùng gây bệnh lỵ, amip, giun sán... Các tác
nhân này có thể xâm nhập vào cơ thể con người trực tiếp qua đường nước
uống hoặc nước dùng chế biến thực phẩm. Những bệnh này có thể gây thành
dịch lớn làm cho số người tử vong cao, rất nguy hại cho cộng đồng nếu khơng
có biện pháp phịng chống tốt. [15]
2.3. Các giải pháp xử lý nước thải sinh hoạt
Hiện nay người ta đã khẳng định nước là nguồn truyền bệnh rộng nhất,
nhanh nhất và nguy hiểm nhất. Hơn nữa tất cả các nguồn nước tự nhiên (nước


×