Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Thiết kế và sử dụng các hoạt động khởi động trong dạy học sinh học 9, trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.57 MB, 129 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

LÊ THỊ TUYẾT

THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG CÁC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 9, TRUNG HỌC CƠ SỞ

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM SINH HỌC

HÀ NỘI – 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

LÊ THỊ TUYẾT

THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG CÁC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 9, TRUNG HỌC CƠ SỞ

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM SINH HỌC
CHUYÊN NGÀNH LÍ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
BỘ MÔN SINH HỌC
MÃ SỐ: 8140213.01

Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thế Hƣng

HÀ NỘI – 2021



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, trƣớc tiên tác giả gửi lời cảm ơn chân
thành tới Ban Giám Hiệu của trƣờng Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà
Nội và Khoa Sƣ Phạm sau Đại Học của trƣờng đã tạo điều kiện thuận lợi cho
tác giả học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tác giả xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS.
Nguyễn Thế Hƣng là ngƣời thầy đã hết lịng hƣớng dẫn, chỉ dạy tác giả giúp
tác giải hồn thành luận văn đúng kì hạn.
Tiếp theo, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến BGH trƣờng
THCS Nguyễn Trãi đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình
học tập và tiến hành TN đạt kết quả tốt.
Tác giả cũng xin đƣợc bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:
Các anh chị em đồng nghiệp và bạn bè đã quan tâm, động viên, giúp đỡ
tác giả trong q trình vừa học tập vừa cơng tác. Bên cạnh đó cịn có các em
học sinh đã giúp tác giả thực hiện nghiên cứu và cung cấp cho tác giả những
số liệu vô cùng quý giá để tác giả hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tác giả xin đƣợc gửi lời cảm ơn đến những ngƣời thân yêu
trong gia đình đã ln là chỗ dựa vững chắc cho tác giả cả về vật chất lẫn tinh
thần để tác giả an tâm học tập và thực hiện đề tài.
Tác giả xin chân trọng cảm ơn!
Xác nhận Luận văn đã sửa

Hà Nội, ngày .... tháng ..... năm 2020

sau bảo vệ của Cán bộ hƣớng dẫn

Tác giả luận văn

PGS. TS Nguyễn Thế Hƣng


Lê Thị Tuyết

i


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Chữ đầy đủ

ĐC

Đối chứng

GV

Giáo viên

HĐKĐ

Hoạt động khởi động

HS

Học sinh

THCS

Trung học cơ sở


TN

TN

ii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Kết quả khảo sát đối với GV .......................................................... 32
Bảng 1.2. Kết quả phiếu khảo sát đối với học sinh ......................................... 35
Bảng 2.1. Hệ thống câu hỏi và đáp án thiết kế trong HĐKĐ ......................... 87
Bảng 3.1. Các bài dạy TN sƣ phạm ................................................................ 90
Bảng 3.2. Bảng thống kê học lực cuối năm học 2019 – 2020 của HS 2
cặp lớp tham gia TN ........................................................................................ 90
Bảng 3.3. Biểu hiện về sự hứng thú của HS trong giờ học ............................. 93
Bảng 3.4. Thái độ của HS trong giờ học ......................................................... 93
Bảng 3.5. Bảng điểm bài kiểm tra lần 1 .......................................................... 95
Bảng 3.6. Bảng phân bố tần số điểm bài kiểm tra lần 1 ................................. 96
Bảng 3.7. Bảng tham số đặc trƣng bài kiểm tra lần 1 ..................................... 96
Bảng 3.8. Bảng tổng hợp kết quả điểm kiểm tra lần 1 .................................... 97
Bảng 3.9. Bảng điểm bài kiểm tra lần 2 .......................................................... 97
Bảng 3.10. Bảng phân bố tần số điểm bài kiểm tra lần 2 ............................... 98
Bảng 3.11. Bảng tổng hợp tham số đặc trƣng bài kiểm tra lần 2.................... 98

iii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Cây ngơ tự thụ phấn qua nhiều thế hệ............................................. 20

Hình 1.2. Friendrich August Kekulé (1829 – 1896) ....................................... 21
Hình 1.3. Cấu tạo vịng Benzen ...................................................................... 22
Hình 1.4. Các hệ cơ quan ở ngƣời .................................................................. 27
Hình 1.5. Mô tả các vai hidro và oxi trong kịch bản của HĐKĐ ................... 29
Hình 1.1. Đánh giá mức độ HĐKĐ định hƣớng kiến thức cho HS……….....37
Hình 2.1. Sơ đồ cấu trúc nội dung Sinh học 9 ................................................ 39
Hình 2.2. Sơ đồ quy trình thiết kế và tổ chức các HĐKĐ .............................. 43
Hình 2.7. Các tính trạng ở đậu Hà Lan ........................................................... 46
Hình 2.8. Giao diện chính của trị chơi “Ai lên cao hơn” ............................... 50
Hình 2.9. Phóng sự VTV14 nói về cơ bé mắc chứng bệnh máu khó đơng .... 53
Hình 2.11. Củ cải đƣờng biến đổi gen ............................................................ 54
Hình 2.10. Ngơ biến đổi gen đƣợc trồng ở Việt Nam.................................... 54
Hình 2.12. Cá hồi biến đổi gen ....................................................................... 55
Hình 2.13. Kết quả HĐKĐ trò chơi “Lắp ghép lego” .................................... 64
Hình 2.14. Sơ đồ tƣ duy hệ thống kiến thức bài học ...................................... 75
của lớp TN và ĐC ........................................................................................... 96
Hình 3.1. Thể hiện bảng phân bố điểm kiểm tra lần 1 của lớp TN và ĐC
…………………………………………………………………...……95
Hình 3.2. Thể hiện bảng phân bố điểm kiểm lần 2 của lớp ĐC và lớp
TN……………………………………………………………………………97

iv


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. ii
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iv
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1

1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu .........................................................................................3
4. Giả thuyết khoa học ...........................................................................................3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài........................................................................3
6. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................4
7. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................................4
8. Những đóng góp của luận văn ..........................................................................4
9. Cấu trúc luận văn ...............................................................................................5
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ................... 6
1.1. Lƣợc sử nghiên cứu ........................................................................................6
1.1.1. Những nghiên cứu về HĐKĐ ở nƣớc ngoài ........................................... 6
1.1.2. Những nghiên cứu về HĐKĐ ở trong nƣớc .......................................... 10
1.2. Cơ sở lý luận .................................................................................................12
1.2.1. Hoạt động khởi động và vai trò của hoạt động khởi động trong dạy
học ................................................................................................................... 12
1.3. Thực tiễn việc áp dụng hoạt động khởi động trong dạy học Sinh học .......31
1.3.1. Kết quả khảo sát trên giáo viên ............................................................. 31
1.3.2. Kết quả khảo sát trên học sinh .............................................................. 34
Tiểu kết chƣơng 1............................................................................................ 38
CHƢƠNG 2. THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG CÁC HOẠT ĐỘNG KHỞI
ĐỘNG TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 9 TRUNG HỌC CƠ SỞ ............... 39

v


2.1. Phân tích cấu trúc nội dung Sinh học 9, THCS ...........................................39
2.1.1. Cấu trúc nội dung Sinh học 9 ................................................................ 39
2.1.2. Mục tiêu kiến thức và kỹ năng cần có khi học về các nội dung
chƣơng trình Sinh học 9, THCS ...................................................................... 41
2.2. Xây dựng quy trình thiết kế HĐKĐ trong dạy học Sinh học 9. .................42

2.2.1. Các nguyên tắc thiết kế và sử dụng HĐKĐ trong dạy học ................... 42
2.2.2. Quy trình thiết kế và tổ chức các HĐKĐ trong dạy học Sinh học 9 .... 42
2.3. Đề xuất một số hình thức khởi động trong dạy học Sinh học 9..................55
2.3.1. Khởi động b ng tổ chức trò chơi .......................................................... 56
2.3.2. Khởi động b ng tạo tình huống............................................................. 60
2.3.3. Khởi động b ng các câu hỏi ngắn ......................................................... 61
2.3.4. Khởi động b ng một đoạn vieo, clip ..................................................... 61
2.4. Một số giáo án minh họa ..............................................................................62
2.4.1. Giáo án minh họa HĐKĐ b ng trò chơi: “Lắp ghép lego”................... 62
2.4.2. Giáo án minh họa HĐKĐ qua đoạn video ............................................ 69
2.4.3. Giáo án minh họa HĐKĐ qua trò chơi “Ong non học việc” ................ 78
2.5. Thiết kế các tiêu chí đánh giá hiệu quả của HĐKĐ ....................................87
Tiểu kết chƣơng 2............................................................................................ 88
CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ................................................... 89
3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sƣ phạm.......................................89
3.1.1. Mục đích của TN sƣ phạm .................................................................... 89
3.1.2. Nhiệm vụ của TN sƣ phạm ................................................................... 89
3.2. Nội dung TN sƣ phạm ..................................................................................90
3.3. Đối tƣợng TN ...............................................................................................90
3.4.Thời gian thực nghiệm ..................................................................................90
3.5. Bố trí TN .......................................................................................................90
3.6. Phân tích, đánh giá kết quả TN ....................................................................91

vi


3.6.1. Kết quả định tính ................................................................................... 91
3.6.2. Phân tích, đánh giá kết quả định lƣợng ................................................. 93
Tiểu kết chƣơng 3.......................................................................................... 100
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 101

1. Kết luận ..........................................................................................................101
2. Khuyến nghị...................................................................................................101
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 102
PHỤ LỤC

vii


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay
Trong những năm gần đây, thực hiện chủ trƣơng của lãnh đạo, Đảng và
nhà nƣớc, ngành Giáo dục đã không ngừng đổi mới căn bản và toàn diện, một
trong những thay đổi quan trọng là thay đổi phƣơng pháp dạy học và
giáo dục. Phƣơng pháp dạy học cần phải thay đổi để thu hút HS tham vào các
hoạt động học tập chủ động chiếm lĩnh kiến thức [1].
1.2. Xuất phát từ ưu điểm của HĐKĐ trong việc nâng cao chất lượng dạy
học
Theo Lại Phƣơng Liên (2016), trong mỗi bài học, theo logic của quá
trình nhận thức, thƣờng ngƣời học sẽ phải trải qua các hoạt động: khởi động
nêu vấn đề; hình thành kiến thức bài học; hệ thống hóa kiến thức và luyện tập;
vận dụng kiến thức vào thực tiễn và tìm tịi mở rộng. Là một khâu trong chuỗi
các hoạt động học tập, HĐKĐ hay hoạt động tạo tình huống xuất phát nh m
tạo ra những tình huống, những vấn đề mà ngƣời học cần vận dụng kiến thức
hiện có, những kinh nghiệm, vốn sống của mình để nhìn nhận và giải quyết
theo cách riêng từ đó nhận ra bản thân thiếu hụt kiến thức, thiếu hụt thông tin
để giải quyết vấn đề [4].
Nhƣ vậy, hoạt động khởi động có vai trị quan trọng trong một giờ học.
Hoạt động khởi động tác động đến cảm xúc, trí tuệ của ngƣời học trong toàn
bộ tiết học [2]. Nếu tổ chức hoạt động khởi động mang tính mới, tính sáng tạo

sẽ tạo nên những bất ngờ thú vị cho tiết học, giúp hình thành tâm thế để HS
có thể lĩnh hội chuỗi kiến thức mới ở phía sau một cách dễ dàng hơn. Nhờ các
HĐKĐ đa dạng, HS quên đi cảm giác mệt mỏi của tiết học trƣớc hay khơng
cịn cảm thấy nhàm chán khi thầy cô bắt đầu tiết học mới b ng hình thức kiểm
tra bài cũ hoặc vào bài b ng cách đặt vấn đề đơn thuần. Giờ học có tổ chức

1


các HĐKĐ sẽ phát huy tối đa sự tƣơng tác giữa GV và HS, phát huy đƣợc
năng lực học tập của HS trong các hoạt động học tập tiếp theo của bài học.
1.3. Xuất phát từ đặc điểm kiến thức Sinh học 9 và thực trạng việc dạy học
Sinh học 9, THCS.
Chƣơng trình Sinh học 9 gồm 2 phần: Phần I - Di truyền và biến dị và
phần II - Sinh vật và môi trƣờng [13].
Với hai phần kiến thức trên, nội dung phần di truyền và biến dị vẫn
đƣợc xem là khó và trừu tƣợng hơn so với phần kiến thức Sinh vật và mơi
trƣờng và chƣơng trình Sinh học của các lớp dƣới. Ở nội dung phần I, HS
đƣợc tiếp cận kiến thức về quy luật di truyền của Menđen; ADN và gen cho
đến ứng dụng của di truyền học đối với con ngƣời, công nghệ gen, thành tựu
chọn giống vật nuôi và cây trồng. Tiếp theo, phần II kiến thức đƣợc mở rộng
nghiên cứu về cấp tổ chức sống quần thể, quần xã và hệ sinh thái, con ngƣời,
dân số và môi trƣờng. Ở phần kiến thức này, HS đƣợc trang bị thêm kiến thức
về môi trƣờng, mối quan hệ giữa sinh vật với môi trƣờng để nâng cao ý thức
bảo vệ môi trƣờng sống bền vững.
Nội dung chƣơng trình có tính liên kết cao, tạo điều kiện cho HS phát
triển tƣ duy logic, tuy nhiên, phần lớn nội dung Sách giáo khoa Sinh học 9
đƣợc xây dựng theo định hƣớng nội dung nên GV rất khó khăn trong khâu
thiết kế, áp dụng các phƣơng pháp dạy học mới, HS chƣa thực sự hứng thú
với kiến thức mơn học và chƣa tham gia tích cực vào bài học.

Vì vậy, để mỗi tiết học trở nên sinh động, hấp dẫn nhiều GV đã áp
dụng một số HĐKĐ đầu giờ học nh m giúp HS ôn tập kiến thức đã học, kết
nối các kiến thức bài cũ vào bài mới. Tuy nhiên, nội dung và các hình thức tổ
chức HĐKĐ của phần lớn GV còn nghèo nàn và chƣa hiệu quả do GV chƣa
biết cách thiết kế một HĐKĐ phù hợp.
Trong thực tế dạy học, GV chƣa có sự đầu tƣ hợp lý cho HĐKĐ, về
cách thiết kế và sử dụng các HĐKĐ trong dạy học [3]. Mặt khác, có nhiều
2


thầy cơ giáo thuộc lớp ngƣời đi trƣớc cịn ngần ngại với việc đầu tƣ, học hỏi
nâng cao trình độ, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, do
đó GV cịn gặp phải nhiều khó khăn khi thiết kế và sử dụng các HĐKĐ trên
lớp học.
Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Thiết kế và sử dụng các HĐKĐ
trong dạy học Sinh học 9, Trung học cơ sở” để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Thiết kế các HĐKĐ và đề xuất cách thức tổ chức HĐKĐ góp phần
nâng cao chất lƣợng dạy học Sinh học 9 THCS.
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Chƣơng trình và SGK Sinh học 9.
- Quy trình thiết kế và các nội dung của HĐKĐ
3.2. Khách thể nghiên cứu
- Quá trình dạy học Sinh học 9 THCS.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu thiết kế và tổ chức đƣợc các HĐKĐ đa dạng, phù hợp, mang tính
sáng tạo, logic thì có thể khơi dậy hứng thú, đam mê học tập bộ môn và nâng
cao hiệu quả dạy học Sinh học 9.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về vai trị, quy trình thiết kế và sử dụng HĐKĐ
trong dạy học .
5.2. Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng các HĐKĐ trong dạy học Sinh học
5.3. Phân tích mục tiêu, cấu trúc và nội dung Sinh học 9 THCS.
5.4. Xây dựng nguyên tắc, quy trình thiết kế một số HĐKĐ trong dạy học
Sinh học 9.
5.5. Đề xuất một số nội dung, hình thức của các HĐKĐ trong dạy học Sinh
học 9.
3


5.6. Xây dựng các giáo án có áp dụng các HĐKĐ
5.7. TN sƣ phạm, đánh giá tính khả thi của giả thuyết từ đó điều chỉnh, kiến
nghị cho những hƣớng nghiên cứu tiếp theo
6. Phạm vi nghiên cứu
- Thiết kế và sử dụng các HĐKĐ trong dạy học Sinh học 9.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Nghiên cứu tài liệu về HĐKĐ và dạy học phát triển năng lực.
- Phân tích chƣơng trình SGK, sách bài tập, sách giáo viên Sinh học 9 của Bộ
Giáo dục.
7.2. Phương pháp điều tra
- Khảo sát thực trạng về việc sử dụng HĐKĐ trong dạy học.
- Thu thập số liệu trƣớc và sau tiến hành TN đề tài (lập bảng câu hỏi điều tra,
phỏng vấn, thảo luận nhóm…).
7.3. Phương pháp tham vấn chuyên gia
- Xin ý kiến chuyên gia về mức độ phù hợp của các HĐKĐ đề tài đã thiết kế.
7.4. Phương pháp TN
- Quan sát HS về thái độ học tập, nhận thức, hành vi trƣớc và trong khi học.
- Tổ chức TN sƣ phạm để kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của các HĐKĐ

trong dạy học Sinh học
7.5. Phương pháp xử lí số liệu
- Xử lý số liệu điều tra và số liệu sau TN sƣ phạm b ng các phần mềm thống
kê Excel
8. Những đóng góp của luận văn
8.1. Về mặt lí luận
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm sáng tỏ vai trò của việc sử dụng
các HĐKĐ trong dạy học Sinh học.

4


8.2. Về mặt thực tiễn
- Đề tài đã đề xuất đƣợc quy trình thiết kế và sử dụng các HĐKĐ trong dạy
học Sinh học 9.
- Các nội dung HĐKĐ đã đề xuất sẽ góp phần nâng cao hứng thú học tập của
HS đối với mơn Sinh học, từ đó nâng cao chất lƣợng dạy học.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung chính của luận văn đƣợc
trình bày trong 3 chƣơng:
CHƢƠNG 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
CHƢƠNG 2. Xây dựng quy trình thiết kế và sử dụng các HĐKĐ trong
dạy học Sinh học 9
CHƢƠNG 3. Thực nghiệm sƣ phạm

5


CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Lƣợc sử nghiên cứu

1.1.1. Những nghiên cứu về HĐKĐ ở nước ngồi
Hoạt động khởi động có tên gọi tiếng Anh là WARM UP. Trên thế
giới, từ lâu việc nghiên cứu, sử dụng HĐKĐ trong dạy học đã đƣợc tiến hành
ở nhiều quốc gia. Ở Anh, các nghiên cứu về HĐKĐ đƣợc đặt ra với các câu
hỏi nhƣ:
- HĐKĐ là gì?
- Tại sao phải thiết kế và sử dụng HĐKĐ trong lớp học trong lớp học?
- Có những hình thức khởi động nào?
- Các hình thức HĐKĐ có gây đƣợc hứng thú và đem lại hiệu quả cho
tiết học hay không?
Các câu hỏi trên đã hƣớng các nhà giáo dục đi tìm câu trả lời cho tất cả
các vấn đề liên quan đến HĐKĐ.
Theo Nguyễn Chí Trung và Vũ Thị Thu Hƣơng, HĐKĐ là một hoạt
động đƣợc thực hiện ở đầu tiết học [2], [6], hoạt động này đƣợc thiết kế để tạo
hứng thú cho ngƣời học. Ví dụ, HS có thể thảo luận với bạn học về một chủ
đề nhất định hay có thể phân tích lại một nội dung kiến thức đã học từ tiết học
trƣớc đó [6].
HĐKĐ đƣợc diễn ra khi HS bắt đầu bài học, hoạt động này cần đƣợc
chú ý bởi những kết quả HS nhận đƣợc sau khi tham gia HĐKĐ là rất có ý
nghĩa. Một số nghiên cứu cho thấy, đối với dạy học mơn tiếng Anh, HĐKĐ
rất quan trọng vì những lý do sau:
- HĐKĐ tạo nên hứng thú cho bài học. Ví dụ, một hoạt động q khó khăn
hoặc khó hiểu có thể làm HS nản lịng so với một HĐKĐ vui vẻ tràn đầy năng
lƣợng.
- HĐKĐ thôi thúc HS bắt đầu suy nghĩ và tập trung vào quá trình học tiếng
Anh. Có thể HS đã sử dụng tiếng Anh trƣớc đó một vài ngày, một tuần hoặc
6


thậm chí lâu hơn thì việc giành một chút thời gian cho HĐKĐ ở đây sẽ cải

thiện khả năng tiếp thu của HS hơn rất nhiều.
- HĐKĐ tạo sự chuyển tiếp vào một chủ đề mới. HĐKĐ khi bắt đầu bài học
sẽ kích hoạt kiến thức có sẵn về một chủ đề và thậm chí có thể khiến HS có
thể huy động một số ý tƣởng, từ vựng hoặc thậm chí ngữ pháp quan trọng đối
với bài học.
- HĐKĐ cho phép GV có cơ hội để đánh giá tính cách và khả năng của HS.
Trong HĐKĐ, GV có thể xác định đƣợc năng lực của HS để thành lập các
nhóm học tập tốt nhất cho các hoạt động dạy học tiếp theo [15].
Mỗi GV cần hiểu đƣợc lý do tại sao phải thực hiện HĐKĐ, tùy theo
mục tiêu bài học, môn học và kinh nghiệm mà GV sẽ thiết kế các HĐKĐ
phù hợp.
Cynthia Alby, trong đề tài nghiên cứu về HĐKĐ tác giả đã phân loại
các HĐKĐ thành những dạng sau:
Dạng gợi mở: Dạng này đƣợc thực hiện b ng cách cung cấp cho các
HS các tƣ liệu có tính gợi mở, hình ảnh, kịch bản hoặc bài hát. Sau đó, đặt câu
hỏi yêu cầu cá nhân hoặc nhóm học tập suy nghĩ kỹ để có thể đƣa ra câu trả
lời tốt nhất.
HĐKĐ dạng gợi mở giúp GV thấy đƣợc tƣ duy của HS hoặc những ý
tƣởng mới mà HS có thể có về chủ đề mới và có cách thiết kế các hoạt động
dạy học cho chủ đề phù hợp.
Dạng tập làm họa sĩ: "Một bức tranh đáng giá ngàn lời nói", với chiến lƣợc
này, GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ những gì HS đang hiểu về một nội dung hoặc
một chủ đề cần tìm hiểu. GV kích thích để tính nghệ sĩ, năng lực trong mỗi
HS có thể đƣợc bộc lộ. Với bất kì sơ đồ (tranh) mà HS đã vẽ, GV cũng có thể
xác định những HS đã hiểu những gì, những quan niệm chƣa đúng nào mà HS
đang mắc phải. Ƣu điểm của dạng HĐKĐ này là khiến HS rất có hứng thú với
bài học khi kết hợp các nội dung khoa học khô khan với hội họa, các em đƣợc
7



thỏa sức sáng tạo theo ý mình. Chính điều này mang đến cho GV có một bệ
phóng tuyệt vời để bắt đầu bài học mới.
Dạng bài kiểm tra: Một bài kiểm tra ngay cả khi bài kiểm tra này có
nội dung không quá quan trọng) luôn nhận đƣợc sự chú ý của HS. Để làm cho
bài kiểm tra thú vị hơn, GV có thể u cầu HS thực hiện thơng qua ngôn ngữ
ký hiệu, nhƣ một bức tranh đƣợc vẽ trên bảng trắng hoặc thậm chí bài kiểm
tra qua thơ hoặc qua việc đọc rap. GV có thể làm bất cứ điều gì khiến HS
quan tâm và tham gia, cũng giống nhƣ các chiến lƣợc trƣớc đây, cách này sẽ
bộc lộ những định kiến hoặc quan niệm sai lầm mà HS có thể có, giúp GV
định hƣớng mục tiêu dạy học một cách rõ ràng hơn.
Dạng từ khóa: GVsử dụng hệ thống từ khóa để khởi động khi bắt đầu
tiết học, HS đƣợc cung cấp một danh sách các từ khóa liên quan đến chủ đề
mà GV sắp dạy và đƣợc yêu cầu đoán xem những từ này liên quan đến chủ đề
đó nhƣ thế nào. GV có thể chọn những từ mà HS chƣa bao giờ nghe để khiến
HS phải suy nghĩ.
Ngồi ra, có rất nhiều tác giả nghiên cứu về vai trị của các HĐKĐ:
Nhóm tác giả của trƣờng Đại học Nacional de Colombia, năm 2004 đã
nghiên cứu đề tài về vai trò của HĐKĐ với sự tham gia của 60 HS ở tuổi vị
thành niên trong lớp học tiếng Anh. Thơng qua phân tích dữ liệu, nhóm tác
giả đã đi đến kết luận: “HĐKĐ là một trong những yếu tố có thể gây chú ý
cho HS”. Khi tham gia vào HĐKĐ, HS có cơ hội tham gia vào các hoạt động
trên lớp b ng cách thảo luận để tìm ra câu trả lời từ đó hứng thú tham gia vào
bài học [16].
Một đề tài khác đƣợc đăng tải trên tạp chí nghiên cứu định tính trong
giáo dục - JOQRE của trƣờng ngôn ngữ Medipol Istanbul ở Thổ Nhĩ Kỳ về
việc “Duy trì hiệu quả của các HĐKĐ ở lớp học” với đối tƣợng là các sinh
viên có độ tuổi dao động từ 18 - 21. Trong quá trình dạy học Tiếng Anh,
nh m thúc đẩy các sinh viên tham gia vào hoạt động học tập, GV đã thực hiện
8



các HĐKĐ nhƣng hầu hết sinh viên không muốn tham gia, điều này trở thành
một thách thức cho giáo viên tiếng Anh. Sự không hợp tác của sinh viên khiến
GV bối rối trong một khoảng thời gian và GV đã đƣa ra quyết định điều tra lý
do tại sao sinh viên khơng nhiệt tình tham gia các HĐKĐ [18]. Với một câu
hỏi nhƣ vậy trong đầu, ý định của GV trƣớc tiên là khám phá những phƣơng
pháp có thể tăng cƣờng sự tham gia tích cực của sinh viên vào các HĐKĐ và
tiếp theo là để điều tra nhận thức của sinh viên về việc sử dụng các HĐKĐ
đƣợc thiết kế lại dựa trên những điều GV đã tìm hiểu đƣợc b ng các câu hỏi
hiên cứu nhƣ:
1. Để tăng cường sự tham gia của HS thì các HĐKĐ phải thiết kế như
thế nào?
2. Các HĐKĐ được thiết kế mới tạo ra sự thay đổi như thế nào ở HS?
…[17].
Mustapha, Rahman và Yunus (2010), đã tổng hợp kết quả sau điều tra,
ông khẳng định HĐKĐ là hoạt động GV cần làm để chuẩn bị cho những hoạt
động học tập tiếp theo. HĐKĐ thu hút đƣợc HS nhờ sự dí dỏm trong ngôn
ngữ và cách thức tổ chức hoạt động. B ng cách cố gắng thiết kế một môi
trƣờng học tập có sự hỗ trợ và cởi mở hơn, các nhà giáo dục sẽ khiến HS cảm
thấy thoải mái khi ở trong môi trƣờng học tập này. Đặc biệt, các HĐKĐ có
thể cải thiện năng lực đặc thù và năng lực tự nhận thức trong dạy học của GV
[15].
Từ những nghiên cứu trên cho thấy, việc bắt đầu bài học mới với một
HĐKĐ đƣợc ví nhƣ một “tàu phá băng năm phút” hƣớng HS tập trung vào
một chủ đề mới, mở ra tƣ duy sáng tạo và giúp HS có thể tham gia vào các
hoạt động học tập theo những cách thức mới. Ngồi ra, HĐKĐ có thể đƣa ra
những phản hồi ngay lập tức cho GV, qua đó, GV thấy rõ kiến thức và năng
lực hiện có của ngƣời học thông qua nhiều cách khởi động khác nhau, tùy
thuộc vào đối tƣợng, nội dung học tập mà GV muốn hƣớng tới [19].
9



1.1.2. Những nghiên cứu về HĐKĐ ở trong nước
Từ năm 1993, nghị quyết của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa VII
đã khẳng định “Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc
học... Áp dụng những phương pháp dạy học hiện đại để bồi dưỡng cho học
sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”.
Đến nay, việc đổi mới phƣơng pháp dạy học vẫn còn là thách thức đối
với đội ngũ GV, đổi mới ở tất cả các khâu của quá trình dạy học, trong đó
khơng thể khơng chú ý đến việc thiết kế các HĐKĐ [3].
Góp phần tìm hiểu về HĐKĐ, đề tài: “Thiết kế và sử dụng một số trò
chơi trong HĐKĐ và luyện tập mơn Hố học” của tác giả Nguyễn Thị
Phƣơng trƣờng Trung học cơ sơ Yên Sở - Hƣng n mang đến một khơng khí
mới, một mơ hình mới đảm bảo đƣợc yêu cầu tiến trình bài dạy, đảm bảo
đƣợc mục tiêu bài dạy cũng nhƣ đảm bảo đƣợc việc phát triển toàn diện năng
lực cho HS.
Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã sử dụng hai trị chơi: trị chơi
tìm ẩn số và trị chơi đấu trƣờng Hóa học. Các trị chơi đƣợc sử dụng đơn giản
và hiệu quả trong dạy học mơn Hóa học. Đối với mỗi trò chơi, tác giả đã nêu
ra đƣợc ý nghĩa của trò chơi, cách thiết kế, luật chơi và tổ chức thành hoạt
động trong lớp học cho đối tƣợng là HS ở các lớp 10. Phƣơng pháp trò chơi
mang tính giải trí cao cho cả ngƣời dạy và ngƣời học. Vì thế, việc áp dụng
phƣơng pháp trị chơi vào dạy học là một thành công lớn đối với GV, việc tổ
chức các HĐKĐ b ng các trò chơi đã giúp HS rèn luyện đƣợc kĩ năng phản
xạ nhanh, tập trung suy nghĩ, sử dụng ngơn ngữ hóa học chính xác. Bên cạnh
đó, HS cịn đƣợc rèn kĩ năng phản xạ nhanh và tập trung suy nghĩ khi ngƣời
chơi chính trả lời các câu hỏi của các bạn phía dƣới lớp đặt ra. Thông qua việc
đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi, HS phát triển đƣợc năng lực giải quyết vấn đề,
năng lực sử dụng ngơn ngữ hóa học cũng nhƣ phát triển đƣợc các phẩm chất
đáng có của ngƣời ngƣời học. Phƣơng pháp tổ chức trò chơi để khởi động bải

10


học có thể đƣợc sử dụng rộng rãi ở nhiều mơn học và có nhiều trị chơi khác
có thể đƣợc áp dụng.
Theo tác giả Nguyễn Thị Cúc, đề tài nghiên cứu: “Đổi mới HĐKĐ
trong dạy học bộ môn Ngữ Văn”đã nêu ra mục đích của HĐKĐ là dẫn dắt
HS vào bài học, kết nối bài cũ với bài mới, gợi ý cho HS, kích thích hứng thú,
làm rõ mục đích, tạo đƣợc khơng khí học tập tích cực, sơi nổi ở HS. Qua đó,
tác giả đƣa ra các cơ sở để khẳng định tầm quan trọng của HĐKĐ nhƣ:
Một là: Nền tảng giáo dục của Khổng Tử: “Biết mà học, khơng bằng thích mà
học, thích mà học khơng bằng vui mà học”.
Hai là: Qua thực tế dạy học, tác giả khẳng định niềm vui và sự ham thích sẽ là
một động lực lớn giúp HS vƣợt qua khó khăn để vƣơn lên trong học tập [14].
Nguyễn Thu Phƣơng, nghiên cứu “Giải pháp phát huy tính tích cực
của học sinh qua HĐKĐ trong giờ học Địa Lý cấp Trung học phổ thông”
giáo viên trƣờng Trung học phổ thông Thăng Long – Lâm Hà đã đi sâu
nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tổ chức HĐKĐ trong mỗi tiết
học nói chung và tiết học Địa lý nói riêng ở trƣờng Trung học phổ thơng từ đó
làm cơ sở cho việc thực hiện các giải pháp đổi mới trong HĐKĐ của tiết học
để phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong lĩnh hội kiến thức của
HS. Tác giả kết luận r ng: Đổi mới hoạt động dạy học là cần thiết và phải
đƣợc bắt đầu từ việc đổi mới các HĐKĐ. HĐKĐ cần đƣợc quan tâm, đầu tƣ
đúng mức để tiết học sôi nổi, hứng thú và tạo tâm lý tích cực cho HS ngay từ
đầu mỗi tiết học với việc vận dụng các giải pháp nh m phát huy tính tích cực
của HS qua HĐKĐ trong giờ học Địa lý cấp Trung học phổ thông. Qua quá
trình TN và thu thập kết quả, tác giả nhận thấy đề tài có hiệu quả thiết thực
vào việc đổi mới phƣơng pháp dạy học môn Địa lý và có thể nhân rộng mơ
hình này đối với các bộ môn khác trong nhà trƣờng Trung học phổ thông
nh m phát huy tính tích cực của HS, góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học

của mỗi GV cũng nhƣ của nhà trƣờng. Đồng thời, việc này cũng giúp HS chủ
11


động hơn trong học tập, trong việc tìm hiểu kiến thức và đó cũng là tiền đề
cần thiết để hình thành các kỹ năng sống tích cực cho HS Trung học phổ
thông [5].
1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1. Hoạt động khởi động và vai trò của hoạt động khởi động trong dạy
học
1.2.1.1. Khái niệm hoạt động khởi động
“ Khởi động” theo từ điển tiếng Việt thực chất là một thao tác cơ bản,
nhẹ nhàng trƣớc khi bắt đầu thực hiện một cơng việc cụ thể nào đó.
Theo quan điểm của tác giả Nguyễn Văn Tuấn:“HĐKĐ là hoạt động
gây mâu thuẫn, tạo hứng thú, nhu cầu và động cơ học tập ở HS nhằm lơi cuốn
HS vào hoạt động học tập, kích thích tính tích cực, lịng ham muốn giải quyết
vấn đề nhận thức” [12,Tr20].
Ở Anh, HĐKĐ trong dạy học là một hoạt động ở đầu các tiết học, đƣợc
thiết kế để “kích hoạt” ngƣời học. Ví dụ, đầu giờ học, HS có thể đƣợc yêu cầu
nói về một chủ đề nhất định, xem xét một vấn đề gì đó đã học từ tiết học trƣớc
hoặc xem một đoạn video ngắn nh m giúp HS huy động những kiến thức, kĩ
năng, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề có nội dung liên quan đến bài
học mới. HĐKĐ nhƣ vậy sẽ kích thích tính tị mị, sự hứng thú, tạo tâm thế
sẵn sàng cho HS từ đầu tiết học.
HĐKĐ thƣờng đƣợc tổ chức thông qua hoạt động cá nhân hoặc hoạt
động nhóm sẽ kích thích sự sáng tạo, giúp HS hình thành năng lực hợp tác,
tinh thần học hỏi, giúp đỡ nhau khi thƣc hiện nhiệm vụ. Phần khởi động đƣợc
chuẩn bị nhƣ thế nào cho hiệu quả cần phải dựa vào nội dung bài học, đối
tƣợng HS và cả điều kiện của GV.
Từ những quan điểm trên cho thấy HĐKĐ khơng chỉ là hoạt động khởi

đầu tiết học mà cịn là hoạt động chứa đựng tình huống có vấn đề. HĐKĐ có
thể khơng địi hỏi tƣ duy cao và khơng quá coi trọng về kiến thức mà chủ yếu
12


là tạo tâm thế tốt nhất cho HS, khơi dậy hứng thú lôi kéo HS vào các hoạt
động học tập tiếp theo. Kết quả hƣớng tới là đạt đƣợc mục tiêu và nâng cao
đƣợc chất lƣợng giờ học của mà khơng gây nhàm chán, áp lực cho HS.
1.2.1.2. Vai trị của HĐKĐ
HĐKĐ thƣờng đƣợc thực hiện trong một vài phút đầu giờ nhƣng có ý
nghĩa rất quan trọng trong việc kích hoạt sự tích cực của ngƣời học:
Trƣớc hết, HĐKĐ có vai trị tạo hứng thú học tập cho HS. Một sự khởi
động bài học hiệu quả phải tạo đƣợc hứng thú cho HS vì “Hứng thú là một
thái độ đặc biệt của cá nhân đối với một hiện tƣợng nào đó vừa có ý nghĩa
đối với cuộc sống, vừa mang lại cảm hứng cho cá nhân trong quá trình học
tập”. Khơng phải bất cứ HS nào đều có sẵn niềm say mê, u thích đối với
mơn học. Do đó, nhiệm vụ của HĐKĐ là khơi dậy hứng thú đối với bài học
và hơn thế nữa còn khơi dậy niềm đam mê, gây dựng, bồi đắp tình yêu lâu
bền đối với mơn học. Dạy học trị khơng có hứng thú cũng chỉ nhƣ “đập búa
trên sắt nguội” mà thôi, bởi vậy, ngƣời thầy phải là ngƣời thắp lửa đam mê
cho HS. Đặc biệt đối với môn học Sinh học, chỉ có niềm đam mê mới đƣa
các em khám phá đến tận cùng những kiến thức khoa học ẩn chứa sâu trong
thế giới sinh vật.
Vai trò thứ hai, HĐKĐ huy động vốn tri thức, kĩ năng nền tảng của HS.
Dạy học là một quá trình kiến tạo, nếu tri thức, kĩ năng HS tiếp nhận đƣợc ví
nhƣ một ngơi nhà thì nền móng của ngơi nhà đó sẽ xuất phát từ những tri
thức, kĩ năng vốn có, nền tảng của ngƣời học [15].
Theo quan điểm của Nguyễn Phƣơng Hồng (1997), dạy học tiếp cận
kiến tạo đặc biệt chú ý đến việc huy động kiến thức, kĩ năng, hệ giá trị nền
tảng của cá nhân ngƣời học, tạo tiền đề cho việc tiếp nhận kiến thức mới [3].

Vì vậy, HĐKĐ trong bài học đƣợc xem là hiệu quả khi tạo cơ hội cho HS tự
làm sống lại những kiến thức nền đã có, cần thiết cho việc học bài mới. Việc
thiết kế chƣơng trình mơn Sinh học theo các cấp thực chất là một vòng tròn
13


đồng tâm, cấp học sau là sự mở rộng, nâng cao, đào sâu hơn những tri thức đã
đƣợc trang bị từ cấp học trƣớc. Đó là một tiền đề để thầy cô thiết kế và tổ
chức HĐKĐ vào trong tiết học.
Ví dụ: HS lớp 9 trƣớc khi tìm hiểu kiến thức về Di truyền học ngƣời thì
các em đã đƣợc khám phá kiến thức về các “Quy luật di truyền của Menđen”,
về cơ sở vật chất, cơ chế di truyền biến dị ở cấp độ tế bào (nhiễm sắc thể) và
cấp độ phân tử (ADN, ARN, Protein) từ đó các em dễ dàng hiểu đƣợc thế
nào là bệnh tật di truyền ở ngƣời, qua đó các em vận dụng kiến thức giải
thích, tính tốn đƣợc tại sao ở các thế hệ con cháu tỉ lệ mắc bệnh hay không
mắc bệnh là bao nhiêu, cần phải tƣ vấn di truyền nhƣ thế nào cho một ngƣời
mắc bệnh tật di truyền. Kết thúc kiến thức phần Di truyền học ngƣời các em
đƣợc khám phá kiến thức ở phần “Bảo vệ môi trƣờng” thì HS cũng đã đƣợc
nghiên cứu trƣớc đó các kiến thức về “Sinh vật với môi trƣờng”. Nhờ vậy,
HS hiểu đƣợc mối quan hệ chặt chẽ giữa sinh vật với môi trƣờng. Cụ thể con
ngƣời tồn tại, phát triển đƣợc là nhờ vào việc khai thác nguồn tài nguyên có
trong mơi trƣờng, ngồi những tác động tích cực của con ngƣời tới mơi
trƣờng con ngƣời cũng có hàng loạt các tác động tiêu cực làm hủy hoại môi
trƣờng. Thiên nhiên nổi giận tác động mạnh mẽ trở lại đời sống của con
ngƣời và các loài sinh vật, con ngƣời muốn chung sống hịa bình với mơi
trƣờng cần đề ra các biện pháp khai thác, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên hợp
lý hơn.
Việc các kiến thức có sự liên kết chặt chẽ giúp GV có cơ hội, có
nguyên liệu để thiết kế các HĐKĐ một các hiệu quả.
Vai trò thứ ba, HĐKĐ phát triển năng lực giải quyết vấn đề thông qua

việc tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho ngƣời học. B ng các câu hỏi tình huống,
b ng các thơng tin có vấn đề mà GV đƣa ra, HS cần phải nhận biết, khám
phá kiến thức để giải quyết mâu thuẫn của vấn đề đó.

14


Vai trò thứ tƣ, HĐKĐ giúp HS cải thiện kĩ năng giao tiếp. HS khi tham
gia vào HĐKĐ dạng hoạt động cặp đơi, hoạt động theo nhóm, các em sẽ
mạnh dạn hơn, tự tin hơn trong giao tiếp và giao tiếp ơn hịa với các thành
viên khác của nhóm.
Vai trị thứ năm, HĐKĐ phát triển kỹ năng thuyết trình cho HS. Với
một số HĐKĐ, GV tổ chức trò chơi, tiến hành thí nghiệm, làm mơ hình, vẽ
tranh, sơ đồ hóa… thƣờng kèm theo bản thuyết minh của HS, nhờ đó HS
đƣợc rèn luyện, phát triển kĩ năng thuyết trình trƣớc lớp.
Vai trị thứ sáu, HĐKĐ giúp rèn luyện trí nhớ: Các HĐKĐ đòi hỏi phải
tái hiện trong thời gian ngắn hoặc dài những kinh nghiệm tri giác, thị giác
hoặc thính giác. Trí nhớ của HS đƣợc kiểm tra b ng các trị chơi, câu đố…
qua đó, HS phải huy động tri thức sẵn có để giải đáp những thử thách mà GV
đƣa ra.
Vai trị thứ bảy, HĐKĐ rèn luyện tính sáng tạo cho HS: Những phƣơng
án khác của HĐKĐ thích hợp cho việc kích thích tính sáng tạo của HS. Ví dụ
các HĐKĐ b ng đồ hoạ, vẽ tranh, viết truyện, làm thơ, nghĩ ra các trị đùa,
câu đố, mơ tả những phát kiến trong trí tƣởng tƣợng khiến HS đƣợc thỏa sức
thể hiện qua sản phẩm. Học tập là một quá trình khám phá, quá trình ấy bắt
đầu b ng sự tò mò, nhu cầu cần đƣợc hiểu biết và giải quyết mâu thuẫn giữa
điều đã biết và điều muốn biết. Một HĐKĐ đƣợc coi là thành cơng thì cần
khơi dậy trong HS mong muốn đƣợc tìm hiểu, khám phá b ng những hoạt
động tiếp theo trong giờ học, thậm chí là sau giờ học. Muốn nhƣ vậy, GV
phải là ngƣời có ý tƣởng, biết gieo vấn đề để kích thích trí tị mị của

ngƣời học.
1.2.2.3. Quy trình thiết kế HĐKĐ
Theo Nguyễn Chí Trung, bản chất của HĐKĐ chính là gợi động cơ,
gây hứng thú cho HS và tạo tình huống có vấn đề. HĐKĐ là hoạt động học

15


tập đầu tiên trong chuỗi các hoạt động học tập của giờ học và đƣợc thực hiện
theo các bƣớc giống nhƣ các hoạt động học tập khác, gồm:
Bƣớc 1. Xác định mục tiêu HĐKĐ
Bƣớc 2. Phƣơng pháp, kĩ thuật áp dụng
Bƣớc 3. Cách thức tổ chức hoạt động
Bƣớc 4. Nội dung thực hiện:
Khi thực hiện các hoạt động nhỏ trong HĐKĐ theo tác giả cần chú ý đến các
khâu:
Hoạt động cúa GV

Hoạt động của HS

- Giao nhiệm vụ

- Nhận nhiệm vụ

- Giải thích

- Hiểu nhiệm vụ

- Giám sát; trợ giúp; hƣớng dẫn


- Thực hiện nhiệm vụ

- Nhận xét; khen ngợi

- Báo cáo kết quả
- Ghi chép

- Kết luận

- Đặt câu hỏi

* Giao nhiệm vụ:
HS đƣợc giao nhiệm vụ cụ thể, đƣợc hƣớng dẫn rõ ràng, phƣơng thức
chuyển giao sinh động, lôi kéo đƣợc HS tham gia, HS hiểu và chủ động thực
hiện đƣợc các nhiệm vụ GV giao.
- Nhiệm vụ cụ thể có thể là: câu hỏi, tình huống, bài tập,…
- Điều kiện để thực hiện nhiệm vụ: SGK, tranh ảnh, dữ liệu, video clip,…
- Hình thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ: cá nhân, nhóm, cặp đơi
- Sản phẩm: cá nhân, cá nhân và nhóm
- Thời gian thực hiện: trong 3-7 phút đầu giờ học.
* HS thực hiện nhiệm vụ:
- Bắt đầu từ cá nhân hoặc có thể tổ chức trao đổi theo nhóm hoặc cặp.

16


×