Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Đánh giá thực trạng công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng của điều dưỡng khoa nội tiêu hóa bệnh viện e

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 52 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

CHU THỊ HẢI YẾN

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC SỨC KHỎE
CHO NGƯỜI BỆNH VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG CỦA
ĐIỀU DƯỠNG KHOA TIÊU HÓA BỆNH VIỆN E

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
TỐT NGHIỆP ĐIỀU DƯỠNG CHUYÊN KHOA CẤP I

NAM ĐỊNH - 2020



BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

CHU THỊ HẢI YẾN

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC SỨC KHỎE
CHO NGƯỜI BỆNH VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG CỦA
ĐIỀU DƯỠNG KHOA TIÊU HÓA BỆNH VIỆN E
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Điều dưỡng Nội người lớn
Giảng viên hướng dẫn: TS.BS. Ngơ Huy Hồng

NAM ĐỊNH - 2020




LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban giám hiệu Trường Đại học
Điều Dưỡng Nam Định, các thầy cơ giáo trong tồn trường đã tạo điều kiện giúp
đỡ tơi trong suốt q trình học tập tại trường.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới Thầy giáo TS.BSTTƯT. Ngô Huy Hồng, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Điều dưỡng Nam ĐịnhNgười thầy đã chia sẻ nhiều bài học bổ ích và hướng dẫn tơi trong q trình thực
hiện chun đề tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, phòng Điều dưỡng Bệnh viện, các
bác sỹ và Điều dưỡng tại khoa Nội tiêu hóa - Bệnh viện E đã quan tâm giúp đỡ tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện chuyên đề.
Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã ln giúp
đỡ tơi trong q trình thực hiện chun đề.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện chuyên đề một cách hồn chỉnh
nhất; Xong khơng thể tránh khỏi những thiếu sót mà bản thân chưa thấy được. Tơi
rất mong được sự đóng góp của q thầy cơ và các bạn trong lớp, đồng nghiệp để
chuyên đề được hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2020
Học viên

Chu Thị Hải Yến


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là báo cáo chuyên đề của riêng tôi. Nội dung trong bài báo
cáo này hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa được cơng bố trong bất cứ một
cơng trình khoa học nào khác. Báo cáo này do bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng
dẫn của TS. Ngơ Huy Hồng. Nếu có điều gì sai trái tơi xin hồn tồn chịu trách
nhiệm.
Người làm báo cáo


Chu Thị Hải Yến



MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .................................................. 5
1.1 Cơ sở lý luận ...................................................................................................... 5
2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................... 10
CHƯƠNG 2: MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ........................................... 133
2.1. Giới thiệu sơ lược về Bệnh viện E ................................................................. 133
2.2. Thực trạng cơng tác GDSK của ĐD khoa Nội Tiêu hóa ................................ 133
CHƯƠNG 3: BÀN LUẬN ...................................................................................... 26
3.1. Thực trạng của vấn đề .................................................................................. 26
3.2. Phân tích ưu, nhược điểm của cơng tác GDSK .............................................. 299
3.3. Đề xuất giải pháp .............................................................................................. 32
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 344
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BS

Bác sĩ


ĐD

Điều dưỡng

GDSK

Giáo dục sức khỏe

KCB

Khám chữa bệnh

NB

Người bệnh

NCSK

Nâng cao sức khỏe

VLDDTT

Viêm loét dạ dày tá tràng


iv

DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1: Đặc điểm nhân khẩu học của người bệnh (n=95) .............................................................. 16

Bảng 2: Kết quả kiến thức về triệu chứng của bệnh VLDDTT ....................................................... 18
Bảng 3: Thay đổi kiến thức của NB về nguyên nhân gây bệnh ...................................................... 20
Bảng 4: Thay đổi kiến thức của NB về chế độ sinh hoạt ................................................................. 21
Bảng 5: Thay đổi kiến thức của NB VLDDTT về phòng bệnh ...................................................... 22
Bảng 6: Thay đổi kiến thức chung của NB về bệnh VLDDTT ....................................................... 24
Bảng 7: Nhận định của NB về mức độ cần thiết của công tác GDSK............................................. 26
Bảng 8: Nhận định của NB về phương pháp truyền đạt tư vấn GDSK ........................................... 27
Bảng 9: Các hình thức tư vấn giáo dục sức khỏe nên bổ sung

…………………………………26

Bảng 10: Nhận định chung của NB về chất lượng GDSK của ĐD ................................................ 28

DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Nguồn thông tin NB thu nhận các kiến thức về triệu chứng bệnh........ 19
Biểu đồ 2: Các nguồn thông tin NB thu nhận các kiến thức về nguyên nhân bệnh ...... 20
Biểu đồ 3: Nguồn thông tin NB thu nhận các kiến thức về chế độ sinh hoạt ......... 22
Biểu đồ 4: Nguồn thông tin NB thu nhận các kiến thức về phòng bệnh................. 24
Biểu đồ 5: Tỷ lệ thay đổi điểm trung bình kiến thức của NB VLDDTT ................ 25
Biểu đồ 6: Nhận định của NB về sự phù hợp địa điểm tổ chức công tác GDSK ... 26
Biểu đồ 7: Nhận định chung của NB về chất lượng GDSK của ĐD .………….....22


3

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sức khỏe của một cộng đồng chỉ có thể được cải thiện khi người dân trong
cộng đồng đó hiểu biết về cách phòng ngừa bệnh tật, chủ động tham gia vào việc phịng
ngừa và kiểm sốt bệnh, đóng góp ý kiến để giải quyết các vấn đề liên quan đến sức
khỏe của chính họ, cũng như các hoạt động chăm sóc sức khỏe. Những hoạt động nhằm

cung cấp cho người dân kiến thức, kĩ năng để phòng ngừa bệnh tật, bảo vệ sức khỏe cho
chính họ và cộng đồng xung quanh chính là những hoạt động truyền thơng sức khỏe để
giáo dục sức khỏe (GDSK). Trong mười nội dung về chăm sóc sức khỏe ban đầu thì nội
dung GDSK được xếp hàng đầu, điều này cho chúng ta thấy vai trò của GDSK rất quan
trọng. Một trong các tiêu chuẩn JCI (Joint Commission International) công nhận cho
các bệnh viện năm 2014 là bệnh viện phải hướng dẫn, GDSK, hỗ trợ NB và gia đình họ
tham gia vào các quyết định chăm sóc và q trình chăm sóc.
Ý thức rất rõ vấn đề này lãnh đạo Bệnh viện E đã quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện
để công tác GDSK cho NB khám và điểu trị tại bệnh viện thực hiện được tốt. Đặc biệt
bệnh viện đã hợp tác với Tổ chức Y tế Thế giới triển khai chương trình Bệnh viện nâng
cao sức khỏe bắt đầu từ năm 2006, đây là tiền đề để tăng cường công tác GDSK cho
người bệnh (NB) và người nhà NB. Cho tới nay cơng tác GDSK vẫn được duy trì thơng
qua việc phát tờ rơi hướng dẫn, các buổi GDSK tập trung tại các khoa phòng, khi bác sỹ
thăm khám và khi điều dưỡng (ĐD) chăm sóc NB hàng ngày.
Mặc dù GDSK là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người ĐD nhưng lại
chưa được tiến hành một cách thường xuyên bài bản. Trong khi đội ngũ những người
điều dưỡng được công nhận là một trong các trụ cột của hệ thống y tế, là người có thời
gian gần gũi, chăm sóc, tiếp xúc nhiều nhất và hiểu rõ nhất về tâm tư, nguyện vọng của
người bệnh. Vậy làm thế nào để tăng cường chất lượng công tác GDSK của điều dưỡng,
nhằm phát huy hết những tiềm năng mà người điều dưỡng đang có.
Để có căn cứ khách quan và khoa học về thực trạng công tác tư vấn, giáo dục sức
khỏe của người điều dưỡng trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp khả thi nhằm tăng
cường chất lượng và hiệu quả việc GDSK cho người bệnh chúng tôi tiến hành thí điểm
chun đề: “Đánh giá thực trạng cơng tác tư vấn,giáo dục sức khỏe cho người bệnh
viêm loét dạ dày tá tràng của Điều dưỡng tại khoa Nội Tiêu hóa Bệnh viện E” tại khoa


4

Nội Tiêu hóa, kết quả của chuyên đề sẽ là cơ sở cho việc nhân rộng hoạt động GDSK

trong toàn bệnh viện.
Mục tiêu của chuyên đề:
1. Đánh giá thực trạng công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh viêm loét dạ
dày tá tràng của điều dưỡng khoa Nội tiêu hóa Bệnh viện E.
2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tư vấn,
giáo dục sức khỏe của điều dưỡng cho người bệnh.


5

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. 1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Giáo dục sức khỏe
1.1.1 .1. Một số khái niệm
Khái niệm đầu tiên về giáo dục sức khỏe xuất hiện vào năm 1943 và cho đến
nay có nhiều định nghĩa về giáo dục sức khỏe (GDSK) nhưng còn chưa hoàn chỉnh và
thống nhất, chẳng hạn:
GDSK là “Giúp quần chúng đạt được sức khỏe bằng chính nổ lực của họ”Badgly
1975.
GDSK là “Một hoạt động nhằm vào các cá nhân để đưa đến việc thay đổi hành
vi”WHO, 1977.
GDSK là “…bao gồm những hoạt động nhằm thông tin, động viên và giúp đỡ
quần chúng chấp nhận và duy trì những hành vi có lợi cho sức khỏe…”Taskforce on
HE, NY 1976.
GDSK là “Sự kết hợp toàn bộ các kinh nghiệm rèn luyện có kế hoạch nhằm thúc
đẩy sự thích nghi một cách tự nguyện những hành vi dẫn tới sức khỏe “L.W Green,
1980.
GDSK là “Một quá trình nhằm giúp nhân dân tự thay đổi những hành vi có hại
cho sức khỏe để chấp nhận thực hiện những hành vi tăng cường sức khỏe” Bộ Y tế

(1993).
Ngồi ra cịn có khái niệm về nghiên cứu sức khỏe (NCSK), chẳng hạn:
“NCSK là sự kết hợp các tiến trình thay đổi tạo nên hồn cảnh thuận lợi yểm trợ
về môi trường, kinh tế, tổ chức và giáo dục dẫn tới sức khỏe”. Hay “NCSK là một loạt
các tiến trình được sử dụng để thay đổi các điều kiện có tác động tới sức khỏe”. Cịn
GDSK là “một nghề nghiệp tận dụng các tiến trình GDSK và nâng cao sức khỏe để đẩy
mạnh hành vi sức khỏe và thay đổi các điều kiện ảnh hưởng đến hành vi này cũng như
các điều kiện ảnh hưởng đến sức khỏe”.Bruce G.Simons-Morton, Walter H.Greene,
Nell Gottlieb (1995).
“NCSK là sự kết hợp các hỗ trợ giáo dục và môi trường cho các hành động và
các điều kiện sống đem lại sức khỏe”Coreen và Kreuter (1991).


6

“NCSK là một tiến trình làm cho nhân dân có khả năng tăng thêm sự kiểm soát
sức khỏe của họ và cải thiện nó?”WHO (1977)
1.1.1.2. Đánh giá kết quả giáo dục sức khoẻ
 Định nghĩa
Đánh giá là một phương pháp đo lường và xét đoán các kết quả GDSK đạt được,
nhằm đưa ra các quyết định để cải tiến toàn bộ quá trình GDSK. Việc đo lường các kết
quả GDSK phải căn cứ trên các thông tin phản hồi thu thập được từ đối tượng giáo dục,
cho biết những chuyển biến về 3 khía cạnh: nhận thức, thái độ và thực hành của đối
tượng nhận GDSK.
Việc xét đoán các kết quả GDSK là sự so sánh giữa các mức độ thay đổi hành vi sức
khỏe (các chỉ số hay chỉ tiêu sức khỏe) với các tiêu chuẩn đã xác định trong mục tiêu
GDSK.
Dựa trên cơ sở đó, người làm GDSK có thể đưa ra những quyết định đúng đắn nhằm cải
tiến, thay đổi các mục tiêu, nội dung và phương pháp GDSK cho thích hợp hơn, để lần
GDSK sau đạt hiệu quả cao hơn lần trước.

 Các chỉ tiêu đánh giá cơ bản
Mỗi một mục tiêu GDSK, cần được đánh giá trên một số chỉ tiêu cơ bản. Mỗi chỉ
tiêu đều cần xác định rõ mức độ phải đạt được của mỗi tiêu chuẩn cụ thể dùng làm căn
cứ để so sánh với kết quả thực tế đã thực hiện. Trong các chỉ tiêu đánh giá về kiến thức,
thái độ và thực hành thì chỉ tiêu thực hành tức là thay đổi hành vi sức khỏe của đối
tượng giáo dục là chỉ tiêu khách quan nhất, chính xác nhất, có giá trị nhất để nói lên
mức độ thành cơng của quá trình GDSK, đồng thời cần chú ý đến các chỉ số về chất
lượng hơn là số lượng.
 Thời điểm thu thập các thông tin phản hồi để đánh giá
- Thời điểm 1 - Đánh giá ban đầu
Là đánh giá hành vi sức khỏe của đối tượng trước khi được giáo dục, nhằm xác
định được mục tiêu GDSK cụ thể thích hợp. Nghĩa là, cần phải tiến hành khảo sát đối
tượng GDSK trên thực địa trước khi vạch kế hoạch GDSK.
- Thời điểm 2 - Đánh giá tức thời


7

Là đánh giá ngay trong khi tiến hành việc GDSK, thơng qua các câu hỏi, lời nói,
thái độ và thao tác thực hành tại chỗ của đối tượng GDSK. Việc đánh giá này nhằm thu
thập ngay các đáp ứng của đối tượng, để có thể rút kinh nghiệm kịp thời.
- Thời điểm 3 - Đánh giá ngắn hạn
Được thực hiện sau đợt GDSK một vài tuần, nhằm xác định những chuyển biến
thực sự của đối tượng GDSK.
- Thời điểm 4 - Đánh giá dài hạn
Là đánh giá những thay đổi trong hành vi sức khỏe mà đối tượng giáo dục đã đạt
được, đã duy trì và phát triển trong cộng đồng, sau vài tháng hoặc một năm kể từ khi
tiến hành GDSK.
1.1.2. Bệnh Viêm loét dạ dày tá tràng
1.1.2.1 Đại cương

Viêm dạ dày- tá tràng hay viêm niêm mạc dạ dày- tá tràng là một nhóm bệnh
mang tính chất viêm của niêm mạc dạ dày- tá tràng bao gồm những khác nhau về hình
ảnh lâm sàng, đặc điểm mơ học và cơ chế gây bệnh. Loét dạ dày-tá tràng là sự mất chất
của niêm mạc dạ dày-tá tràng.
1.1.2.1 Nguyên nhân gây bệnh
- Do nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP)
- Do căng thẳng thần kinh, tâm lý, chấn thương về tình cảm, tinh thần, thức khuya...
- Rối loạn chức năng nội tiết, một số bệnh nội tiết: basedow, cường vỏ thượng thận.
- Rối loạn nhịp điệu và tính chất thức ăn: Bữa ăn không đúng giờ, ăn nhiều vị chua
cay, lạm dụng rượu bia, thuốc lá.
- Những đặc điểm về thể trạng, di truyền,…
- Bệnh lý của các cơ quan khác kèm theo: Xơ gan, viêm gan mạn, u tụy…
- Do sử dụng thuốc không đúng cách hoặc kéo dài: sử dụng corticoid, Aspirin….
1.1.2.2 Triệu chứng
 Triệu chứng lâm sàng
Nói chung các triệu chứng cơ năng và dấu hiệu lâm sàng của bệnh viêm loét dạ
dày-tá tràng (VLDDTT) thường nghèo nàn, chỉ trong những đợt tiến triển NB mới có
đau vùng thượng vị, rối loạn tiêu hóa.


8

a. Đau vùng thượng vị
- Kéo dài từ 15 phút - 1 giờ, có thể khu trú ở bên trái nếu là viêm loét dạ dày hoặc
bên phải nếu là loét tá tràng. Cơn đau có thể lan ra vùng hạ sườn phải hoặc có thể
xuyên ra sau lưng (nếu loét ở mặt sau dạ dày) hoặc có thể lan lên ngực.
- Đau có tính chu kỳ và trở nên đau dai dẳng liên tục nếu là viêm mạn tính, loét lâu
ngày hoặc loét xơ chai.
- Đau thường xuất hiện lúc đói, về đêm và giảm ngay sau khi uống sữa hoặc dung
dịch antacid nếu là loét tá tràng; thường xuất hiện sau khi ăn hoặc ít thuyên giảm với

antacid nếu là lt dạ dày. Cơn đau có tính chất quặn thắt hoặc nóng rát, hoặc nặng
nề âm ỉ.
- Khi đau, khám có thể phát hiện thấy vùng thượng vị đề kháng khi sờ nắn.
b, Rối loạn tiêu hóa, táo bón
- Nơn mửa, buồn nơn thường xảy ra trong trường hợp loét dạ dày nhưng ít xảy ra
trong loét tá tràng nếu khơng có biến chứng.
- NB chán ăn hoặc ăn vẫn ngon miệng nhưng có cảm giác chậm tiêu, thường là
nặng, trướng bụng hoặc ợ hơi, ợ chua sau các bữa ăn.
 Triệu chứng cận lâm sàng
Để chẩn đoán viêm loét dạ dày-tá tràng, người ta có thể dùng phương pháp:
- Gián tiếp: Như hút dịch vị cho thấy có tăng HCl tự do 2 giờ sau khi kích thích dạ
dày trong trường hợp loét tá tràng. Ngược lại tình trạng vơ acid dịch vị sau khi kích
thích bằng pentagastrin gợi ý đến một khả năng ung thư dạ dày nhiều hơn.
- Trực tiếp: X quang dạ dày - tá tràng với những hình ảnh trực tiếp như hình chêm,
hình ổ hoặc cứng ở một đoạn hoặc đơi khi là một túi Hawdeck với 3 mức baryt,
nước, hơi cùng với những hình ảnh gián tiếp như tăng trương lực, tăng nhu động.
Ngoài ra trong những trường hợp loét ở tá tràng cịn có hình ảnh dấu ách chuồn hoặc
tampon của toa xe lửa (tampon du wagon). Tuy nhiên những ổ loét dưới 0,5cm sẽ
không thể thấy được và ngược lại những ổ loét lớn hơn 3cm cần phải nghĩ đến một
ung thư.
- Tuy nhiên chính xác nhất vẫn là nội soi dạ dày - tá tràng bằng ống mềm
(fibroscope) và sinh thiết ổ loét để chẩn đoán phân biệt với loét ung thư hóa (97%


9

trường hợp) có 8% ổ lt có vẻ lành tính trên X quang nhưng lại được phát hiện là ác
tính nhờ nội soi.
- Ngoài ra, hiện nay với quan niệm về vai trò của Helicobacter Pylori trong bệnh
sinh loét dạ dày-tá tràng (hiện diện 80 - 100% trong những ổ lt khơng do steroid

hoặc non steroid), người ta cịn chẩn đoán sự nhiễm HP bằng các test chẩn đoán
nhanh.
1.1.2.3. Biến chứng
Thông thường trong những đợt tiến triển, mỗi đợt đau có thể kéo dài vài ngày
hoặc 2-3 tuần lễ rồi tự nhiên hết. Nhưng cũng có khoảng 10- 20% trường hợp thường
xảy ra các biến chứng như:
- Xuất huyết tiêu hóa: chiếm 15% trường hợp thường gặp trong loét tá tràng và ở
người trên 60 tuổi, lúc đó NB đột nhiên có cảm giác khó chịu, mệt muốn xỉu, khát
nước, vã mồ hôi lạnh, dấu hiệu shock, đôi khi nôn ra máu và sau đó đại tiện phân đen.
Khoảng 20% NB sẽ khơng có những biểu hiện như trên.
- Thủng: khoảng 6 - 7% trường hợp hay xảy ra trong loét tá tràng nhưng tỷ lệ tử vong ít
hơn thủng dạ dày 3 lần. Có thể thủng vào khoang màng bụng tự do với biểu hiện:
+ Đau như dao đâm ở vùngthương vị và hạ sườn (P).
+ Lúc đầu mạch và huyết áp cịn ổn định nhưng NB thở nơng, sau đó xuất hiện
trạng thái shock với dấu hiệu viêm phúc mạc.
+ Khám bụng thấy có dấu hiệu co cơ đề kháng tại chỗ, vài giờ sau đau lan tỏa
khắp bụng, có khi đau lan lên 2 bờ vai, 2 cơ thẳng bụng nổi rõ lên, sờ nắn thấy có dấu
hiệu bụng gỗ.
+ NB nôn mửa và không trung tiện được.
+ Thăm trực tràng khi chạm vào túi cùng Douglas rất đau.
+ Chụp X quang bụng không chuẩn bị cho thấy tràn khí màng bụng kèm liềm hơi
trước gan hoặc trên gan.
+ Sau 12 giờ bụng căng trướng, NB rơi vào trạng thái nhiễm trùng, nhiễm độc.
Lúc đó có can thiệp cũng vơ ích, thường thì NB sẽ chết sau 3 ngày.
- Hẹp: Chiếm khoảng 1 - 2% NB. Có thể định khu ở môn vị, giữa dạ dày hoặc tá
tràng. Nguyên nhân có thể do co thắt, viêm và phù quanh ổ loét hoặc co rút do liền sẹo,
viêm quanh tạng. Lúc này đau thay đổi tính chất và trở nên liên tục, NB thường nôn ra


10


thức ăn cũ hơm trước. Khám bụng thấy có dấu hiệu óc ách, sóng vỗ lúc đói.
- Ung thư hóa: Tỉ lệ loét ung thư hóa thấp 5-10%, và thời gian loét kéo dài >10 năm.
Hiện nay người ta thấy rằng viêm mạn hang vị nhất là thể teo, thường đưa đến ung thư
hóa nhiều hơn (30 %), cịn lt tá tràng rất hiếm khi bị ung thư hóa.
1.1.2.4 Nguyên tắc điều trị
- Làm giảm acid và pepsin ở dịch vị bằng các thuốc ức chế bài tiết hoặc trung hòa
acid.
- Tăng cường các yếu tố bảo vệ niêm mạc bằng các thuốc tạo màng che phủ, băng
bó vết loét, kích thích sự tái tạo của tế bào niêm mạc dạ dày- tá tràng.
- Diệt HP bằng thuốc kháng sinh.
- Nâng cao thể trạng cho NB.
1.1.2.5 Chế độ sinh hoạt
- Tránh thức khuya, suy nghĩ căng thẳng, lao động quá sức kéo dài.
- Ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa, ăn những loại thức ăn mềm lỏng, dễ tiêu hóa,
khơng uống rượu bia, khơng ăn các chất kích thích.
- Khơng hút thuốc lá.
- Uống thuốc theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc không tự ý uống thuốc.
- Cần tuân thủ chế độ điều trị của bác sỹ.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Một số nghiên cứu về bệnh
Bệnh VLDDTT là bệnh phổ biến trên thế giới và tại Việt Nam, chiếm gần 10 %
dân số mắc. Đặc điểm bệnh mạn tính hay tái phát và diễn biến có chu kỳ, dễ gây biến
chứng nguy hiểm như chảy máu, thủng ổ loét, ung thư dạ dày...Bệnh gặp ở nhiều lứa
tuổi, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và công việc, làm giảm sức lao động
của toàn xã hội.
Trên thế giới mỗi năm có khoảng 4 triệu người bị ảnh hưởng mới căn bệnh này,
trong đó 10- 20 % gặp phải các biến chứng, đặc biệt thủng ổ loét chiếm 2-14 %, đe dọa
tính mạng thậm chí cướp đi sinh mạng của người bệnh (tỷ lệ tử vong là 10- 40 %). Theo
thống kê tại Mỹ cho thấy mỗi năm có khoảng 500.000 ca mắc mới và 4 triệu ca tái phát

mỗi năm. Thống kê tại Châu Âu ghi nhận ở Nga tỷ lệ mắc bệnh là 35 %, Ở Israel là


11

22,5 %, Italy là 3,4 %.Tại Châu Á thì Trung Quốc có tỷ lệ mắc là 6,9 %, Đài Loan là
5,4 %. [19][20].
Trong khi tỷ lệ VLDDTT cao như vậy nhưng nhận thức của người dân về bệnh
này như thế nào? Nghiên cứu tại Ấn Độ cho thấy 34 % người tham gia nghiên cứu có
trình độ nhận thức về bệnh VLDDTT ở mức kém [22]
1.2.2. Một số nghiên cứu về GDSK cho người bệnh VLDDTT
Ở Việt Nam tỷ lệ mắc bệnh lên tới 26 % (khoảng ¼ dân số), chiếm 16 % và đứng
đầu về số ca phẫu thuật bệnh lý tiêu hóa mỗi năm, tỷ lệ người mắc bệnh VLDDTT tăng
lên 0.2% mỗi năm. Tuy nhiên nhận thức của người bệnh về VLDDTT cũng còn thấp.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Lệ Thủy và CS cho thấy nhận thức của người bệnh đã
từng phẫu thuật thủng ổ loét dạ dày tá tràng chưa cao, điểm nhận thức trung bình chỉ đạt
7,2 / tổng 20 điểm [8]. Nghiên cứu của tác giả Hoàng Thị Lệ cho thấy nhận thức chung
về phòng tái phát loét của NB tại BV đa khoa tỉnh Hà Nam chỉ đạt 19,56 ± 6,40 điểm trên
tổng 42 điểm của thang đo trước khi có can thiệp GDSK của ĐD [4]. Một nghiên cứu
khác của tác giả Nguyễn Thị Khánh và cộng sự khi khảo sát 404 học sinh trung học trên
địa bàn Nam Định cũng nhận thấy cịn trên 40 % các em có nhận thức chưa tốt về các vấn
đề liên quan tới bệnh... [9].
Trước thực trạng trên cho thấy việc cần thiết phải có sự can thiệp GDSK cho
người dân và người bệnh về bệnh VLDDTT để họ có thể tự phát hiện triệu chứng bệnh
khởi phát cũng như tái phát mà đi khám và điều trị kịp thời. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra
vai trò to lớn của đội ngũ ĐD trong công tác tư vấn GDSK cho NB về các triệu chứng
biểu hiện sớm của bệnh, về nguyên nhân cũng như chế độ điều trị, chăm sóc, phịng
ngừa biến chứng và tái phát bệnh.
Nghiên cứu can thiệp của nhóm ĐD tại BV đa khoa tỉnh Hà Nam đã tăng điểm
nhận thức của NB tại đây từ 19,56/42 điểm trước can thiệp GDSK lên 36,73/42 điểm

sau can thiệp bằng GDSK [4].
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Huyền Trang và CS tại BV đa khoa tỉnh Nam
Định cho thấy tỷ lệ người bệnh có kiến thức tốt trước và sau can thiệp GDSK về phòng
tái phát bệnh VLDDTT tăng lên rõ ràng và sự khác biệt với p < 0,01.
Các nghiên cứu trong nước và thế giới đều chỉ ra rằng hiện nay tỷ lệ mắc bệnh
VLDDTT trên thế giới và trong nước đều đang rất cao và nguy hiểm bởi tính chất bệnh


12

rất dễ tái phát và nguy cơ gây ra các biến chứng. Theo thống kê của Thư viện Y tế Quốc
gia Mỹ thì tỷ lệ tái phát viêm loét dạ dày tá tràng trong vòng 2 năm sau khi diệt vi khuẩn
Helicobacter pylori(H.P) là 3,02% nhưng sẽ tăng lên đến 83,9% đối với những người
bệnhthường xuyên sử dụng rượu bia, các chất kích thích và thuốc chống viêm. Theo
nghiên cứu của Seo tại Hàn Quốc (2016) thì xác suất tích lũy 5 năm của tái phát loét dạ
dày tá tràng là 36,4% ở nhóm âm tính với H.P và 43,8% ở nhóm khơng được điều trị triệt
để với H.P [19]. Theo khảo sát của Bộ Y tế Việt Nam, phần lớn các trường hợp thì loét sẽ
tự lành sẹo sau 2-3 tháng nhưng tỉ lệ tái phát bệnh trong 2 năm đầu tương đối cao chiếm
trên 50% các trường hợp.


13

Chương 2
MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
2.1. Giới thiệu sơ lược về Bệnh viện E
BV E là BV đa khoa trung ương hạng I trực thuộc Bộ Y tế, được thành lập ngày
17/10/1967, có trụ sở tại số 89 Trần Cung, Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội. Trải qua gần
60 năm xây dựng và phát triển nay BV E đã trở thành bệnh BV đa khoa hoàn chỉnh với
quy mô trên 1000 giường bệnh kế hoạch và khoảng 1300 giường thực kê. BV có 56

khoa phịng, tổng số nhân viên là 1154, trong đó có 239 BS và 687 ĐD, KTV, HS, hộ lý
61 còn lại 39 dược sỹ và 128 nhân viên khác. BV triển khai thực hiện đầy đủ, hiệu quả
các chức năng nhiệm vụ của mình theo quy định về: công tác khám chữa bệnh, phát
triển kỹ thuật mới, công tác đào tạo, chỉ đạo tuyến, nghiên cứu khoa học, kiểm soát
nhiễm khuẩn, hợp tác quốc tế, quản lý tài chính, cải cách thủ tục hành chính trong cơng
tác khám chữa bệnh. Bên cạnh việc chăm sóc điều trị cho NB, Bệnh viện cũng rất quan
tâm đến công tác GDSK cho NB và người nhà NB; Các khoa trong bệnh viện mỗi tuần
có ít nhất 1 buổi tổ chức tư vấn GDSK trực tiếp cho NB điều trị nội trú. Công tác này
đã được thực hiện thường xuyên từ năm 2006 và vẫn duy trì đến tận ngày nay. Tuy
nhiên mơ hình hoạt động và cách thức tư vấn GDSK ở mỗi khoa phịng có những nét
đặc thù riêng, do đó hiệu quả cũng khác nhau tại từng khoa.
Khoa nội tiêu hóa là khoa được thành lập ngay từ khi hình thành bệnh viện, hiện
nay khoa có tổng số 21 nhân viên, trong đó 6 BS và 14 ĐD (9 ĐD có trình độ Đại học,
5 ĐD Cao đẳng), 1 hộ lý. Số giường kế hoạch là 45, thực kê là 76. Khoa có chức năng
khám và điều trị các bệnh về ống tiêu hóa cho NB khu vực Hà Nội và các tỉnh trong cả
nước. Ngồi ra khoa cịn tham gia làm các thủ thuật nội soi và nội soi can thiệp như nội
soi chẩn đoán các bệnh về thực quản, dạ dày, tá tràng, nội soi can thiệp tiêm cầm máu,
kẹp clip, cắt tách mảng niêm mạc điều trị ung thư sớm đường tiêu hóa, nội soi ruột non
bóng kẹp, cắt polyp qua nội soi, tiêm xơ tĩnh mạch phình vị bằng Histoacryl ở NB xơ
gan nhằm điều trị và dự phòng xuất huyết tiêu hóa..., đồng thời tham gia đào tạo cho
sinh viên và tham gia công tác chỉ đạo tuyến, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế...
2.2. Thực trạng công tác GDSK của Điều dưỡng khoa Nội Tiêu hóa
Như đã đề cập ở Chương “Cơ sở lý luận và thực tiễn”, người bệnh VLDDTT có
vai trị rất quan trọng trong cơng tác phòng bệnh tái phát khi họ nhận thức đúng và đầy đủ


14

về các biện pháp đó. Điều này đặt ra một trọng trách vô cùng to lớn cho các nhân viên y
tế là phải làm thế nào để NB hiểu được một cách đầy đủ nhất về các nguyên nhân, biểu

hiện bệnh để phát hiện kịp thời và thực hiện chế độ ăn, chế độ sinh hoạt hợp lý nhất cho
việc lành bệnh và phịng tái phát được hiệu quả. Cơng tác GDSK vì thế cần được quan
tâm và thực hiện một cách thường xuyên, bài bản để đạt hiệu quả cao nhất tới mỗi NB.
Với các bác sỹ (BS) thì cơng tác tư vấn GDSK khơng mấy khó khăn vì họ là người có đủ
năng lực trình độ chun mơn để giải thích và ra quyết định hợp lý nhất cho NB ở mỗi
giai đoạn của bệnh cũng như với mỗi cơ thể bệnh. Tuy nhiên, người BS cũng không có
đủ thời gian để tư vấn một cách đầy đủ và tỉ mỉ từng nội dung cho NB. Trong khi điều
dưỡng là người hàng ngày tiếp xúc gần gũi nhất và nhiều nhất với NB, có nhiều cơ hội
tìm hiểu cũng như chia sẻ tâm tư tình cảm với NB, từ đó họ có thể có những chăm sóc
một cách tồn diện nhất cho NB.
Theo quy định tại Thơng tư 07 về cơng tác chăm sóc NB tồn diện thì người ĐD
cần phải làm tốt công tác GDSK và chăm sóc về mọi mặt cho NB. Xong hiện nay, cơng
tác GDSK cho NB lại gặp những khó khăn với người ĐD khi thực hiện, như: ĐD chưa
được khuyến khích thực hiện công việc này một cách thường quy và bài bản, thiếu cơ sở
vật chất để thực hiện GDSK bao gồm tài liệu chuẩn để GDSK, góc tư vấn có đầy đủ tranh
ảnh, băng đĩa để minh họa...thiếu kiến thức cơ bản đầy đủ để có thể tự tin tư vấn độc lập
mọi nội dung theo yêu cầu của NB mà không cần phải phụ thuộc và phối hợp với BS mỗi
khi tổ chức các buổi tư vấn GDSK, thiếu thời gian để thực hiện tư vấn kỹ càng cho họ về
tất cả những vấn đề NB có nhu cầu giải đáp...Thiếu người giám sát đơn đốc để ĐD có thể
thực hiện một cách hết mình với NB.
Bệnh viện E cũng khơng nằm ngồi những khó khăn trên, tuy nhiên để có những
bằng chứng khách quan và khoa học về vấn đề này chúng tơi lựa chọn Khoa Nội tiêu
hóa, một trong những khoa mà qua công tác kiểm tra đánh giá của Bệnh viện cho thấy
hầu hết các công tác đều được thực hiện khá tốt để đánh giá công tác GDSK cho người
bệnh của điều dưỡng đối với một bệnh khá phổ biến và có tỷ lệ tái phát cao là
VLDDTT làm căn cứ cho đề xuất các giải pháp phù hợp.
2.2.1. Đối tượng và phương pháp đánh giá


15


Để đảm bảo tính khách quan, chúng tơi đánh giá thực trạng công tác GDSK của
ĐD cho người bệnh VLDDTT thông qua khảo sát người bệnh đang điều trị tại khoa Nội
tiêu hóa về:
1- Kết quả về sự thay đổi kiến thức NB về bệnh VLDDTT trước và sau GDSK,
các nguồn để NB ghi nhận các thông tin trên.
2- Những nhận định của NB về công tác tư vấn, GDSK: Sự cần thiết, Sự phù hợp
địa điểm tổ chức GDSK, phương pháp truyền đạt tư vấn GDSK, hình thức tư vấn
GDSK có phù hợp khơng, bổ sung thêm gì, chất lượng GDSK...
Do khuôn khổ hạn chế của một chuyên đề tốt nghiệp, chúng tôi tiến hành khảo sát
trong khoảng thời gian 2 tháng từ tháng 10 đến tháng 11 năm 2020.
Nội dung đánh giá
Kiến thức thức của NB về nguyên nhân gây bệnh: Là các kiến thức của NB về các
nguyên nhân gây nên bệnh viêm loét dạ dày- tá tràng như: chế độ lao động, sinh hoạt,
các thói quen, các bệnh khác có thể gây nên bệnh VLDDTT.
Kiến thức của NB về biểu hiện (triệu chứng) của bệnh: Là các kiến thức của NB
về các biểu hiện của bệnh viêm loét dạ dày- tá tràng: các triệu chứng cơ năng như đau,
nôn, đầy bụng...
Kiến thức của NB về chế độ sinh hoạt của bệnh nhân bị bệnh viêm loét dạ dày- tá
tràng: Là các kiến thức của NB về chế độ sinh hoạt của NB bị bệnh viêm loét dạ dày- tá
tràng như: chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, làm việc, giải trí…
Kiến thức của NB về cách phịng bệnh: Là các kiến thức của NB, người nhà NB
về chế độ sinh hoạt: chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, làm việc, thay đổi các thói quen có hại
như thế nào để tránh được bệnh viêm loét dạ dày- tá tràng.
Tiêu chuẩn đánh giá
Đối với kiến thức cụ thể như: nguyên nhân gây bệnh, biểu hiện, chế độ sinh hoạt,
phòng bệnh được đánh giá thành 3 mức gồm: Kém khi được 0-4, Trung bình khi được
5-7 điểm và Tốt khi được 8-10 điểm.
Đối với kiến thức chung của NB về bệnh được đánh giá theo 3 mức: 0-19 điểm =
Kém, 20-31 điểm = Trung bình và 32-40 điểm = Tốt.

Trong khoảng thời gian 8 tuần chúng tôi đã tiến hành khảo sát kiến thức của 95
người bệnh VLDDTT trước - sau GDSK và nhận thức của họ về công tác GDSK của


16

ĐD thơng qua q trình can thiệp tự nhiên là các buổi GDSK tại khoa cho NB, kết quả
thu được như sau:
2.2.2. Kết quả kiến thức của người bệnh trước và sau GDSK của điều dưỡng
2.2.2.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu
Bảng 1: Đặc điểm nhân khẩu học của người bệnh (n=95)
Biến số
Giới

Đặc diểm

Số lượng

Tỷ lệ %

Nam

51

53,7

Nữ

44


46,3

<30

15

15,8

30-50

20

21,0

>50

60

63,2

7

7,4

Trung học cơ sở

22

23,2


Trung học phổ thông

34

35,8

Sau trung học phổ thơng

32

33,6

Cơng nhân

11

11,6

Cơng chức/ văn phịng

15

15,8

Tự do

26

27,4


Hưu trí

39

41,1

Học sinh/ sinh viên

4

4,2

63

66,3

32

33,7

Tuổi
Tiểu học
Học vấn

Nghề nghiệp

Đã từng điều Đã điều trị
trị DDTT

Chưa điều trị



×