Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

đánh giá thực trạng công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh ung thư điều trị hóa chất tại khoa phụ bệnh viện phụ sản hà nội năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (667.08 KB, 49 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

BÙI THỊ HUỆ

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG
CÔNG TÁC GIÁO DỤC SỨC KHỎE
CHO NGƯỜI BỆNH UNG THƯ ĐIỀU TRỊ HÓA CHẤT
TẠI KHOA PHỤ BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI NĂM 2020

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

NAM ĐỊNH - 2020


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

BÙI THỊ HUỆ

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG
CÔNG TÁC GIÁO DỤC SỨC KHỎE
CHO NGƯỜI BỆNH UNG THƯ ĐIỀU TRỊ HÓA CHẤT
TẠI KHOA PHỤ BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI NĂM 2020

Chuyên ngành: Điều dưỡng sản phụ khoa

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
TS. Nguyễn Thị Minh Chính



NAM ĐỊNH - 2020


i
LỜI CẢM ƠN
Trước hết em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo sau đại
học, các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, các thầy cô bộ
môn, đặc biệt cố vấn học tập TS. Nguyễn Thị Minh Chính đã tạo mọi điều kiện,
giúp đỡ, hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập tại trường.
Em xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Minh
Chính đã tận tình hướng dẫn em trong q trình hồn thành chun đề tốt nghiệp
chuyên khoa I này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc bệnh viện phụ sản Hà Nội và
khoa Phụ đã tạo điều kiện tốt nhất cho em trong quá trình thực tế tốt nghiệp và làm
chuyên đề tốt nghiệp này.
Trong quá trình làm chuyên đề tốt nghiệp với kinh nghiệm thực tế và lý luận
còn rất nhiều hạn chế nên khơng tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp, góp ý của thầy cơ trong hội đồng để em có thêm kiến thức,
thêm kinh nghiệm hoàn thiện chuyên đề của mình, góp phần nhỏ bé của mình vào
cơng tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Cuối cùng em cũng xin kính chúc các thầy giáo, cô giáo thật nhiều sức khỏe,
hạnh phúc, thành công trong sự nghiệp trồng người.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2020
Học viên

Bùi Thị Huệ



ii
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là báo cáo chuyên đề của riêng tôi. Nội dung trong bài
báo cáo này hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa được báo cáo lần nào. Báo
cáo này do bản thân tôi thực hiện dưới sự giúp đỡ của Giáo viên hướng dẫn. Nếu có
điều gì sai trái tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.

Người làm báo cáo

Bùi Thị Huệ


iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ.............................................................................. v
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN ......................................... 4
1. Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 4
1.1. Ung thư ............................................................................................................ 4
1.2. Giáo dục sức khỏe: ......................................................................................... 10
2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 15
2.1. Công tác GDSK trong các bệnh viện trên thế giới ........................................... 15
2.2. Công tác GDSK trong các bệnh viện tại Việt Nam.......................................... 17
2.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác GDSK cho người bệnh nội trú ............ 20
Chương 2. MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ................................................ 22

2.1. Một số thông tin khái quát về bệnh viện Phụ Sản Hà Nội................................ 22
2.2. Công tác GDSK của NVYT cho người bệnh nội trú tại BVPSHN .................. 23
Chương 3. BÀN LUẬN ......................................................................................... 32
1. Kết luận ............................................................................................................. 32
2. Một số giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu GDSK cho người bệnh ....................... 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1. BỘ CÂU HỎI PHỎNG VẤN NGƯỜI BỆNH
PHỤ LỤC 2. BẢNG KIỂM TƯ VẤN GDSK CỦA ĐD/HS


iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BYT

Bộ Y tế

GDSK

Giáo dục sức khỏe

UT

Ung thư

BN

Bệnh nhân

NN


Người nhà

CSCB

Chăm sóc cơ bản

WHO

Tổ chức Y tế thế giới (The World Health Organization)

DD

Dinh dưỡng


v
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Thông tin chung về HS/ĐD. .................................................................. 25
Bảng 1.2 : Thông tin chung về NB ........................................................................ 26
Bảng 2.1. Đánh giá về trang phục của ĐD/HS ....................................................... 27
Bảng 2.2. ĐD/HS chào hỏi NB, giới thiệu bản thân ............................................... 28
Bảng 2.3. Thực hành ĐD/HS phổ biến đầy đủ nội quy, quyền lợi NB.................... 29
Bảng 3.1. Tư vấn đầy đủ về phòng và nâng cao sức khỏe cho NB ......................... 30
Bảng 3.2. Hình thức truyền thơng GDSK cho NB khi đi buồng của ĐD/HS .......... 30

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1. Tỷ lệ đánh giá thực hành TTGDSK của ĐD/HS .................................. 31
Biểu đồ 2. Tỷ lệ NB phản hồi thái độ truyền thông GDSK của Đ D/HS (n = 60) ... 31


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình ảnh: Một buổi truyền thơng GDSK ............................................................... 33


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo dục sức khoẻ giúp người dân nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi đối
với sức khoẻ và bệnh tật của mình. Với người bệnh đang điều trị tại bệnh viện thì
nhu cầu được cung cấp kiến thức theo dõi và chăm sóc về bệnh và cách phòng bệnh
càng cần thiết hơn để cùng phối hợp với thầy thuốc đạt kết quả cao nhất trong điều
trị. Do đó nhu cầu được cung cấp kiến thức để thay đổi lối sống và tuân thủ điều trị
đối với người bệnh là rất cần thiết, giáo dục sức khoẻ không chỉ có ý nghĩa với việc
giúp người bệnh chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ mà cịn góp phần làm giảm chi phí
chăm sóc sức khoẻ, phịng ngừa và quản lý các bệnh mãn tính khơng lây nhiễm.
Nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe nhân dân, nâng cao chất lượng điều trị, chăm
sóc, phịng bệnh, đảm bảo hài lịng chất lượng dịch vụ an toàn cho người bệnh, ngày
26/01/2011 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 07/2011/TT-BYT Hướng dẫn cơng tác
điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện [15].
Tuy nhiên theo một số nghiên cứu cho rằng công tác TT - GDSK trong bệnh
viện hiện nay chưa được chú trọng chỉ đạt ở mức độ khiêm tốn, đặc biệt là tư vấn
giáo dục sức khoẻ của điều dưỡng chưa cao, theo Nguyễn Thị Bích Nga – 2015 tại
viện Phổi Trung ương, tỷ lệ TT-GDSK được đánh giá đạt chiếm 50,2% [11], theo
Trần Thị Hương Trà năm – 2018 bệnh viện Lão khoa Trung ương, tỷ lệ người bệnh
được tư vấn giáo dục sức khoẻ có nội dung liên quan đến phương pháp luyện tập
nâng cao sức khoẻ đạt 35,4%, GDSK cung cấp kiến thức cách tự phòng bệnh trong
điều trị nội trú và khi ra viện đạt 36,5%, GDSK người bệnh tự theo dõi, thay đổi chế
độ sinh hoạt có lợi cho sức khỏe trong quá trình điều trị nội trú và khi ra viện chỉ đạt
36,9% [22].
Vậy chất lượng công tác tư vấn giáo dục sức khoẻ cho bệnh nhân nội trú của

bệnh viện Phụ Sản Hà Nội hiện nay là như thế nào? cần có nghiên cứu đánh giá
thực trạng cơng tác truyền thơng giáo dục sức khoẻ của hộ sinh, điều dưỡng tại bệnh
viện trong giai đoạn hiện nay, để hướng tới cải thiện phương pháp, hình thức cung
cấp thơng tin truyền thơng sức khoẻ, mang lại cho người bệnh nội dung giáo dục
sức khoẻ tốt nhất, nhằm nâng cao hiệu quả điều trị, sự hài lòng của người bệnh,
giúp cho người bệnh được hưởng những trải nghiệm về dịch vụ chăm sóc sức khoẻ
tốt nhất tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội.


2
Để đáp ứng được yêu cầu trên tôi tiến hành thực hiện chuyên đề “ Đánh giá
thực trạng công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh ung thư điều trị hóa chất tại
khoa phụ ngoại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội năm 2020”


3
MỤC TIÊU
Mô tả thực trạng công tác giáo dục sức khoẻ cho người bệnh ung thư của
Điều dưỡng, Hộ sinh tại khoa phụ Bệnh viện phụ sản Hà Nội từ tháng 6 đến tháng 8
năm 2020.


4
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1. Ung thư
* Khái niệm ung thư: Ung thư là bệnh lý “ác tính” của tế bào. Khi bị kích
thích bởi các tác nhân gây ung thư, tế bào tăng sinh một cách vô hạn độ, vô tổ chức,
khơng tn theo các cơ chế kiểm sốt về phát triển của cơ thể.

Các liệu pháp điều trị ung thư có thể được sử dụng một mình hoặc kết hợp với
nhau. Phương pháp điều trị tùy thuộc vào vị trí ung thư, mức độ lan, tuổi và tổng
trạng sức khỏe của bệnh nhân, các lựa chọn điều trị sẵn có và mục tiêu cho việc
điều trị. các phương pháp điều trị phổ biến là phẫu thuật, xạ trị và hóa trị.[8]
* Các phương pháp điều trị ung thư:[8]
- Xạ trị: là phương pháp sử dụng các tia bức xạ ion hóa có năng lượng cao để
tiêu diệt tế bào ung thư
- Phẫu thuật là một phương pháp loại bỏ khối u và tổ chức ung thư ra khỏi cơ
thể nhanh chóng, qua phẫu thuật có thể đánh giá chính xác mức độ xâm lấn, di căn
của khối u và xác định được giai đoạn trên lâm sàng để giúp cho thầy thuốc có kế
hoạch điều trị tiếp theo hợp lý. Phẫu thuật cịn giúp cho việc xác định chính xác
chẩn đốn mơ bệnh học. Từ đó có thể đề ra chiến thuật điều trị tiếp theo hiệu quả và
có thể tiên lượng bệnh chính xác hơn.
- Hóa trị là phương pháp dung thuốc để điều trị bệnh ung thư. Những thuốc
này thường được gọi là hóa chất. Thuốc khi vào cơ thể sẽ tiêu diệt các tế bào ung
thư hoặc làm ngừng sự phát triển của chúng.
Hóa trị ung thư được tiến hành theo lịch trình nhất định để cho người bệnh có
thời gian nghỉ ngơi phục hồi sức khỏe khác với các phương pháp điều trị khác vì
hóa chất truyền vào cơ thể rất mạnh mới có thể tiêu diệt được tế bào ung thư. Theo
phác đồ hóa trị liệu có thể kéo dài từ 2-5 ngày, có khi tới 14 ngày. Cứ sau mỗi đợt
điều trị như vậy, người bệnh sẽ được nghỉ ngơi trong thời gian khoảng 2-3 tuần để
phục hồi và sau đó lại quay trở lại hóa trị liệu. Tuy nhiên, thời gian lịch trình sử
dụng hóa chất trị liệu có thể thay đổi dựa vào kết quả của một số xét nghiệm máu
sau mỗi đợt điều trị. Trong thời gian thực hiện hóa trị, người bệnh sau mỗi liệu trình
cần được điều trị đúng hẹn để không làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị.


5
* Các con đường áp dụng hóa chất trị liệu ung thư[8]
- Truyền tĩnh mạch

- Tiêm bắp
- Đường uống
– Tủy sống
- Các khoang: màng phổi, màng bụng, bàng quang…
Mặc dù hóa trị liệu là một cách hiệu quả để điều trị nhiều loại ung thư, nhưng
hóa chất cũng mang lại nhiều tác dụng phụ cho người bệnh.
* Tác dụng phụ của điều trị hóa chất [8]
- Khái niệm tác dụng phụ của thuốc: là những tác dụng không mong muốn gây
khó chịu, thậm chí độc hại sau khi dùng thuốc.
- Tác dụng phụ thường gặp của hóa chất: Các tác dụng phụ thường gặp trong
truyền hóa chất:
+ Tác dụng trên tiêu hóa: Nơn, buồn nơn, chán ăn, viêm niêm mạc họng
miệng, tiêu chảy,táo bón, viêm đại tràng, thủng ruột,thay đổi vị giác, cảm giác sợ
mùi rất thường gặp, đau bụng
+ Tác dụng lên nang tóc: Tóc rụng, thay đổi móng tay thường chuyển sang
màu tím đen nặng có thể bong móng
+ Tác dụng lên thần kinh: Đau đầu, mệt mỏi, hay quên, cảm giác mơ hồ, giảm
trí nhớ
+ Tác dụng lên tim mạch: có cơn nóng bừng mặt, đỏ dọc theo tĩnh mạch tiêm
truyền, cơn nhịp nhanh (khó thở, hồi hộp đánh trống ngực, mạch không đều), đau
thắt ngực, nhồi máu cơ tim
+ Tác dụng trên hệ tạo huyết: giảm ba dòng bạch cầu (sốt, nguy cơ nhiễm các
bệnh nhiễm trùng cơ hội, hồng cầu (thiếu máu, thiếu oxy: chóng mặt, da xanh niêm
mạc nhợt), tiểu cầu (nguy cơ chảy máu )
+ Tác dụng trên thận: thay đổi màu sắc nước tiểu từ màu hồng, đỏ, da cam
+ Tác dụng trên gan: men gan tăng
+ Hội chứng tay chân: ban đỏ, sưng đau, tê bì, mỏng da, tăng nhạy cảm, bong
vảy khơ, ướt, lt lịng gan bàn tay, chân
- Hội chứng giữ nước: phù,tràn dịch



6
* Tâm lý người bị bệnh ung thư [9]
- Ung thư gợi lên nỗi sợ đau, lo lắng, phụ thuộc, biến dạng cơ thể và chết. Nỗi
sợ bệnh tật quá mức làm người bệnh thường ngập ngừng, chậm trễ khi khám bệnh,
hy vọng rằng các triệu chứng ban đầu sẽ biến đi. Khi được báo tin hoặc nghi ngờ
mắc ung thư, người bệnh lại quá lo lắng, ngất xỉu hoặc bồn chồn không yên. Điều
dưỡng là người theo sát gần gũi người bệnh, sẽ là cố vấn tinh thần rất quan trọng
trong quá trình khám chữa và theo dõi bệnh.
- Giai đoạn điều trị phẫu thuật: Hầu hết các người bệnh quan niệm phẫu thuật
là phương pháp chữa khỏi tốt nhất. Tuy nhiên do tính chất xâm nhập, phẫu thuật
làm cho người bệnh sợ hoặc ngại, người bệnh sẽ sợ đau, sợ tử vong do mê khơng
tỉnh…
- Giai đoạn hóa trị liệu: Việc dùng hóa chất liều cao làm người bệnh bị rụng
tóc, giảm bạch cầu tạo nên hình ảnh khủng khiếp về hóa trị liệu.
- Giai đoạn ung thư tái phát, di căn: Tâm lý người bệnh ở mức bi quan hơn.
Người bệnh có thể chịu đựng lần thứ nhất, thứ hai, thứ ba nhưng càng ngày càng
khó khăn hơn.
- Giai đoạn cuối: Hầu hết người bệnh ý thức được tiến trình bất khả kháng của
bệnh tật ở giai đoạn cuối, dù có được giải thích hay khơng 50% người bệnh ung thư
giai đoạn cuối có đau đớn, cần phải cho thuốc giảm đau. Người bệnh thường có nỗi
sợ tâm lý như: Sợ bị bỏ rơi, lo lắng biến dạng cơ thể và mất phẩm giá, sợ đau khơng
có đủ thuốc, sợ bỏ dở công việc của bản thân, gia đình và sự nghiệp.
* Hướng dẫn người bệnh chăm sóc trong q trình điều trị [9]
- Xác định mục đích điều trị để thực hiện nghiêm túc chế độ điều trị
+ Điều trị đủ đợt
+ Dùng thuốc đủ và đúng liều
+ Đến điều trị đúng hẹn
+ Làm các xét nghiệm đầy đủ
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng để duy trì tốt sức khỏe điều trị

- Thực phẩm nên dùng
+ Các loại thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua….
+ Gạo, miến, bún, bánh phở, các loại khoai củ...
+Dầu thực vật (dầu đậu nành, dầu lạc, dầu vừng...)


7
+ Ăn nhiều rau xanh, quả chín, rau thơm, và rau quả nhiều chất xơ. Mỗi ngày
nên ăn 400 – 500g rau, 200 – 400g quả chín.
+ Tăng cường bổ sung thực phẩm chứa nhiều omega-3: Cá hồi, dầu oliu…
+ Sử dụng các thực phẩm giàu vitaminE, C, A, Selen có khả năng chống oxy
hóa như: cà rốt, giá đỗ xanh, cà chua, rau ngót,…
- Thực phẩm hạn chế dùng
+ Các thực phẩm chứa nhiều axit béo như: các món thịt nướng, thịt hun khói,
các món xào, rán, quay, các loại bánh như bánh chả...
+ Các thực phẩm chế biến cơng nghiệp, đóng gói sẵn như: đồ hộp, thịt nguội.
+ Hạn chế uống nước chè ban đêm (nên uống nước chè ban ngày).
- Thực phẩm không nên dùng
+ Dầu mỡ rán đi rán lại nhiều lần.
+ Các loại thức ăn bị nấm mốc như: lạc mốc, đỗ đậu mốc, hạt bí, hạt dưa rang
sẵn bị mốc…
+ Các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá.
+ Chú ý: Chia thành nhiều bữa trong ngày: 4-6 bữa/ ngày.
- Chế độ nghỉ ngơi
+ Hạn chế lao động nặng
+ luyện tập thể dục, xoa bóp tay chân nhẹ nhàng.
+ Thư giãn bằng hình ảnh: nghe nhạc, đọc sách báo….
- Chế độ vệ sinh
+ Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: dung bàn chải mềm, nước xúc miệng: nước
muối, bicabonat, Peridex.. để vệ sinh răng miệng sau mỗi bữa ăn và trước khi đi

ngủ.
+ Chăm sóc da tốt: tránh để xây sát, không để ánh nắng mặt trời chiếu trực
tiếp lên da, đội mũ nón khi đi ra ngoài, nên dung kem dưỡng da để giảm khơ da…
Khơng nên mặc quần áo chật, bó sát người. Mặc vải sợi bong thống, thoải
mái.
- Tâm lý
+ Khơng nên bi quan, tiêu cực, phải tin tưởng vào khoa học hiện đại vào các
Bác sĩ điều dưỡng và người thân chăm sóc cho mình
+ Khơng nên có thai trong qúa trình điều trị.


8
Khi gặp những tác dụng phụ của hóa chất gặp Bác sĩ và điều dưỡng điều trị và
tư vấn cách xử trí.
* Một số lưu ý về chế độ ăn khi gặp một số triệu chứng trong khi điều trị
ung thư
- Táo bón
Nên ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều chất lỏng trong ngày và
cố gắng tăng hoạt động thể chất(nếu có thể).
Nên cố định giờ ăn trong ngày.
Nên cố định giờ đi vệ sinh trong ngày.
Uống từ 8 đến 10 ly chất lỏng mỗi ngày. Nên uống nước ấm, nước ép quả,
nước trái cây ấm, trà và nước chanh ấm. (Đồ uống ấm có thể giúp kích thích vận
động ruột.)
Chỉ sử dụng thuốc nhuận tràng theo chỉ dẫn của bác sĩ
Nên ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ như bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt,
trái cây và rau xanh. Thêm những thức ăn này từ từ vào chế độ ăn uống để tránh bị
đầy hơi.
Nên ăn sáng bằng đồ uống ấm và thực phẩm giàu chất xơ.
Để giảm bớt lượng khơng khí bạn nuốt trong khi ăn, cố gắng đừng nói nhiều ở

bữa ăn và không dùng ống hút để uống. Tránh nhai kẹo cao su và đồ uống ga.
Các loại thực phẩm giàu chất xơ: Gạo lứt, bánh mì nâu, đậu đỗ, khoai tây, táo,
chuối, cam, bưởi,…
- Tiêu chảy
Tiêu chảy khơng kiểm sốt có thể dẫn đến mất nước, điện giải.
Tránh:
+ Các loại thực phẩm có chất xơ cao như: hoa quả sấy khô
+ Thực phẩm giàu chất béo như thực phẩm chiên, rán đi rán lại nhiều lần.
+ Tránh thức ăn có ga và đồ uống ga, nước ngọt, các loại quả có chỉ số đường
huyết cao.
Nên:
+ Giới hạn sữa hoặc các sản phẩm sữa đến 2 ly mỗi ngày.
+ Bù nước và điện giải bằng Oresol hay nước cháo muối
+ Ăn các loại thực phẩm giàu Kali như chuối, táo, cà chua,…


9
+ Chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày, không nên ăn quá no.
- Buồn nôn
+ Ăn 6 đến 8 bữa phụ hay nhiều bữa nhỏ mỗi ngày thay vì 3 bữa chính.
+ Ăn các thức ăn khơ, như bánh quy giịn, bánh mì nướng, ngũ cốc.
+ Ăn thực phẩm ít mùi.
+ Ăn các loại thực phẩm mát, để nguội thay vì thức ăn nóng hoặc cay.
+ Tránh các loại thực phẩm quá ngọt, béo, chiên hoặc cay.
+ Nếu cần phải nghỉ ngơi, ngồi thẳng trong ít nhất một giờ sau khi ăn.
+ Thử các thức ăn nhạt, mềm, dễ tiêu hóa vào những ngày điều trị theo lịch
trình.
+ Ngậm kẹo cứng, như kẹo bạc hà hoặc chanh nếu trong miệng có mùi khó
chịu
+ Nếu nơn, mất nước cần phải uống. Sau khi nôn mửa, rửa miệng, chờ khoảng

30 phút, sau đó thử uống một ngụm nước như nước táo, nước canh.
- Đau hoặc loét miệng hoặc cổ họng
Nên:
Ăn các loại thực phẩm mềm, nhạt và đồ ăn nguội, ấm hoặc mát lạnh có thể
làm dịu.
Ăn các loại kem mềm, kem, súp, khoai tây nghiền, sữa chua, trứng, kem tươi,
ngũ cốc nấu chín, và các chất bổ sung thực phẩm dạng lỏng đóng hộp.
Pha trộn và làm ẩm thực phẩm khơ hoặc rắn. Trộn chúng với súp hoặc nước
sốt, và món hầm
Thức ăn tinh khiết hoặc dạng lỏng được xay, nghiền cho dễ nuốt.
Súc miệng thường xuyên bằng muối, nước soda baking và dung dịch nước (1
muỗng cà phê baking soda và 1 muỗng cà phê muối trộn với 1 lít nước). Điều này
giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.
Tránh:
Tránh các loại thức ăn chua, chua, mặn như dưa chua, cà muối và một số loại
rau đóng hộp.
Tránh các loại thực phẩm thơ hoặc cứng, như bánh mì nướng khơ, bánh quy
giịn, khoai tây chiên, hạt.
Tránh xa rượu, caffeine và thuốc lá.


10
Tránh các loại gia vị khó chịu như bột ớt, cà ri, nước sốt nóng và hạt tiêu,
húng quế.
Tránh sử dụng nước súc miệng chứa cồn (sẽ gây ra cháy
1.1.2. Giáo dục sức khỏe:
Khái niệm về giáo dục sức khỏe
Là một q trình tác động có mục đích, có kế hoạch, tác động đến tình cảm, lý
trí của con người nhằm làm thay đổi hành vi sức khoẻ có hại thành hành vi sức khoẻ
có lợi cho cá nhân, tập thể, cộng đồng

Lịch sử phát triển.
Công tác GDSK đã xuất hiện từ thủa sơ khai của con người, từ cộng sản
nguyên thuỷ đến xã hội hiện đại, ngày nay công tác GDSK luôn được quan tâm và
chú trọng, GDSK đã từng bước phát triển với những hình thức đơn giản như truyền
khẩu trong bộ tộc, là những mối nguy cơ cần tránh vốn được hình thành và tích luỹ
qua kinh nghiệm cuộc sống để giúp con người chống đỡ thiên tai, thú dữ như: lấy lá
cây, vỏ cây che thân mình hay lấy da thú để làm chăn đắp, kê sàn nhà cao để chống ẩm
ướt, đặc biệt con người tìm ra lửa giúp sưởi ấm và biết ăn chín uống sôi.
Các hoạt động GDSK đã tiến xa hơn một bước khi vệ sinh và tổ chức y tế
được biểu thị bằng các quy tắc nghiêm ngặt từ việc tắm giặt, cắt tóc, đến cấm ăn thịt
súc vật lạ, tẩy giun định kỳ cho tất cả mọi người theo đợt, bên cạnh GDSK bằng
phương pháp truyền khẩu khi xã hội lồi người xuất hiện chữ viết thì các thơng tin
GDSK đã được thông qua các văn bản cụ thể.
Công tác GDSK đã phát triển mạnh mẽ hơn nữa qua việc đưa ra lời khuyên
cho sản phụ, chăm sóc sơ sinh, nắn gãy xương…, chữa bệnh bằng muối khoáng, rèn
luyện thân thể bằng cách tập luyện bắt chước các động tác của 5 loài vật, bào chế
tổng hợp các loại thuốc, ăn uống thanh đạm, ít uống rượu, ít ngủ ban ngày.
Ngày nay sự phát triển của các cuộc khoa học kỹ thuật, đánh dấu rằng xã hội
loài người đã và đang phát triển mạnh mẽ, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ
thuật thì y khoa cũng phát triển nhờ có sự xuất hiện của tiêm chủng phịng bệnh, y
học thực nghiệm ra đời, phát minh ra kháng sinh…
Năm 1960 được gọi là kỷ nguyên y khoa, tư vấn GDSK mang tính độc thoại
người thầy thuốc tuyên truyền hoặc nói chuyện với bệnh nhân, đến năm 1970 tư vấn
GDSK chuyển từ độc thoại sang đối thoại.


11
Năm 1980 là giai đoạn phát triển mạnh của truyền thông tiếp thị xã hội, chủ
yếu sử dụng các cách truyền thơng thiếp thị tích hợp. Đến thập kỷ 90 công tác
GDSK đã được sử dụng phương thức lồng ghép đa phương tiện người gửi và người

nhận thông tin đã cùng nhau chia sẻ thơng tin.
Mơ hình GDSK

Mã hóa

Thơng điệp

Giải mã

Chủ thể

Người
Nhận

Phương tiện
truyền thông

Nhiễu

Phản hồi

Phản ứng
đáp lại

Chủ thể: Là người phát tin gửi cho bên cịn lại (bên nhận thơng tin), người gửi
có thể là cá nhân hay một nhóm cán bộ y tế.
Mã hoá: Là chuyển từ ý tưởng sang ký tự chữ viết hoặc biểu tượng, giúp đối
tượng (bên nhận thông tin) nâng cao hiểu biết, thay đổi thái độ và hành vi sức khỏe
theo hướng có lợi cho sức khỏe.
Thông điệp: Là tập hợp các ký tự, biểu tượng bên gửi truyền đi thật chính xác

rõ ràng, ngắn gọn, cụ thể phù hợp với trình độ và nhận thức của bên nhận thông tin
Phương tiện truyền thông: Là các phương thức, các kênh truyền thơng, thơng
qua đó thông điệp được truyền từ người gửi đến người nhận.
Giải mã: Là quá trình người nhận giải nghĩa các ký tự và biểu tượng người gửi
chuyển đến.
Người nhận: Bên nhận thơng điệp của bên gửi, có thể là người bệnh hay người
nhà người bệnh hoặc người đến bệnh viện (BV) với nhiều mục đích khác nhau.
Phản ứng đáp lại: Là phản ứng của người nhận với thông điệp


12
Phản hồi: Là người nhận gửi thông tin phản hồi với chủ thể, dựa vào phản hồi
mà người gửi (chủ thể) đánh giá được tác động của truyền thông đến người nhận.
Nhiễu: Là các yếu tố tác động từ môi trường, xã hội tác động vào quá trình
TT-GDSK làm sai lệch thơng tin trong q trình truyền thơng đến người nhận.
Công tác GDSK của NVYT trong bệnh viện
 Mục tiêu của công tác GDSK trong bệnh viện
Công tác GDSK của NVYT luôn gắn liền, hỗ trợ và bổ sung giữa điều trị và
chăm sóc nhằm đạt được kết quả cao nhất trong cơng tác điều trị và chăm sóc người
bệnh, bao gồm các mục tiêu sau:
Hướng dẫn các thủ tục hành chính nội quy, quy định của khoa phịng, bệnh
viện, quyền và nghĩa vụ của người bệnh khi điều trị tại bệnh viện, để người bệnh
cùng phối hợp thực hiện tốt trong thời gian điều trị
Cung cấp kiến thức cơ bản về bệnh, các nguy cơ diễn biến của bệnh, để người
bệnh hiểu, biết cách theo dõi và tự chăm sóc mình trong thời gian nằm viện
Cung cấp những kỹ năng cần thiết trong việc phòng bệnh, hướng dẫn tập phục
hồi chức năng để phòng các biến chứng, cũng như các kiến thức về dinh dưỡng: chế
độ ăn bệnh lý, nâng cao thể trạng trong khi nằm viện và sau khi ra viện
Hướng dẫn kỹ năng vệ sinh cá nhân và phịng các bệnh lây nhiễm qua đường
hơ hấp, tiêu hoá…[15].

Tạo niềm tin và thái độ trong việc thay đổi hành vi có hại cho sức khoẻ người
bệnh thay thế bằng hành vi có lợi cho sức khoẻ của người bệnh
Thông qua GDSK cho người bệnh đã gián tiếp mang lại GDSK cho cộng đồng
Kết quả GDSK đã góp phần vào nâng cao chất lượng điều trị, chăm sóc, phục hồi
sức khoẻ và dự phòng bệnh cho người bệnh và cộng đồng ngày càng tốt hơn
 Đối tượng được GDSK và nguồn cung cấp thông tin GDSK
Đối tượng được GDSK bao gồm tất cả người bệnh đến khám và điều trị tại
bệnh viện, người nhà người bệnh và tất cả mọi người đến bệnh viện với nhiều mục
đích khác nhau
Nguồn cung cấp thông tin GDSK gồm người chuyên trách phụ trách công tác
GDSK, các nhân viên y tế, các bác sĩ, điều dưỡng, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên đang
làm việc tại bệnh viện hay các phương tiện nghe nhìn: loa, đài, băng đĩa, màn hình
tivi, tranh ảnh, paner, tờ rơi…[15].


13
 Các hình thức GDSK
GDSK gián tiếp: Thơng qua các phương tiện nghe nhìn: loa, đài, màn hình
tivi, băng đĩa, tranh ảnh, áp phích, tờ rơi…
GDSK trực tiếp: Thơng qua các buổi truyền thông lớn cấp bệnh viện, hay các
buổi họp hội đồng người bệnh các cấp, các lớp học GDSK, các buổi tư vấn, thảo
luận, khi thăm khám triệu trị và chăm sóc cho người bệnh… là hình thức giao tiếp
trực tiếp của NVYT với người bệnh [15].
 Nhân lực thực hiện tư vấn GDSK trong bệnh viện
Bao gồm các NVYT bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, hộ sinh viên làm việc
tại bệnh viện. Hình thức tư vấn GDSK cá nhân được NVYT thực hiện phối hợp với
quá trình thăm khám điều trị và thực hiện kỹ thuật chăm sóc cho người bệnh,
GDSK chun đề thơng qua các buổi GDSK nhóm tại các khoa lâm sàng.
Nhiệm vụ chuyên mơn của bác sĩ ngồi cơng tác khám bệnh chữa bệnh cịn có
trách nhiệm giải thích hướng dẫn cho người bệnh về tuân thủ điều trị, dinh dưỡng

và phòng bệnh.
Đối với điều dưỡng, trong cơng tác chăm sóc người bệnh (CSNB) được quy
định trong Thông tư 07/2011/TT-BYT nhiệm vụ chuyên môn của điều dưỡng bao
gồm 12 nhiệm vụ sau: Tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe (GDSK) cho người
bệnh. Chăm sóc, hỗ trợ về tâm lý, tinh thần cho người bệnh. Chăm sóc, hỗ trợ vệ
sinh cá nhân hàng ngày. Chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh. Chăm sóc phục hồi
chức năng (PHCN). CSNB có chỉ định phẫu thuật, thủ thuật. Dùng thuốc và theo
dõi dùng thuốc cho người bệnh. CSNB giai đoạn hấp hối và người bệnh tử vong.
Thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng. Theo dõi, đánh giá người bệnh. Bảo đảm an
tồn và phịng ngừa sai sót chun mơn kỹ thuật trong CSNB. Ghi chép hồ sơ bệnh
án. Trong đó nhiệm vụ tư vấn giáo dục sức khoẻ được đưa lên hàng đầu, các nội
dung GDSK và chăm sóc người bệnh cũng được hướng dẫn cụ thể tại Thơng tư.
Bên cạnh đó Thơng tư quy định các bệnh viện phải có quy định và tổ chức
các hình thức tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khoẻ phù hợp. Người bệnh nằm viện
được điều dưỡng viên, hộ sinh viên tư vấn, giáo dục sức khoẻ, hướng dẫn tự chăm
sóc, theo dõi, phịng bệnh trong thời gian nằm viện và khi ra viện [15].


14
Các văn bản quy định có liên quan đến cơng tác GDSK của NVYT trong
bệnh viện
Năm 1997, Bộ Y tế ban hành Quy chế bệnh viện số 1895/1997/BYT-QĐ ngày
19/9/1997. Tại Quy chế này, Bộ Y tế đã quy định về chức năng nhiệm vụ cụ thể của
bệnh viện, nhân viên y tế cơng tác tại bệnh viện, trong đó nhiệm vụ GDSK cũng
được nghi rõ cho cán bộ y tế [14].
Luật khám chữa bệnh số 40/2009/QH12 được Quốc hội khoa XII, kỳ họp thứ
6 thông qua, quy định quyền và nghĩa vụ của người bệnh. Trong đó “người bệnh có
quyền được khám bệnh, chữa bệnh có chất lượng phù hợp với điều kiện thực tế”,
quy định tại điều 7: “Được tư vấn, giải thích về tình trạng sức khoẻ, phương pháp
điều trị và dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với bệnh. Được điều trị bằng

phương pháp an toàn, hợp lý và có hiệu quả theo các quy định chuyên môn kỹ
thuật” [10].
Thông tư 07/2011/TT-BYT ngày 26 tháng 11 năm 2011 đã được Bộ Y tế ban
hành, đây là tài liệu hướng dẫn công tác điều dưỡng trong bệnh viện. Thông tư này
ra đời đã hướng dẫn cụ thể quy định về nhiệm vụ chăm sóc của điều dưỡng trong
bệnh viện đối với người bệnh điều trị nội trú, nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất
lượng chăm sóc và kết quả điều trị cho người bệnh ngày càng tốt hơn [15].
Tháng 7/2014 tại Hà Nội, Bộ Y tế Cục quản lý khám chữa bệnh (dự án tăng
cường chất lượng nguồn nhân lực trong khám chữa bệnh - JICA) xuất bản tài liệu:
Tài liệu đào tạo liên tục chăm sóc người bệnh tồn diện [6].
Ngày 18 tháng 11 năm 2016, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành quyết định số
6858/QĐ-BYT về việc ban hành thí điểm Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh
viện, tại Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện được đánh giá theo 83 tiêu chí, trong đó
hoạt động của điều dưỡng trong bệnh viện tại mục C6, tại đây công tác TT-GDSK
của điều dưỡng trong bệnh viện đã được đưa vào đánh giá trong tiêu chí [16].
Trong đó cơng tác tư vấn GDSK được chia thành hai mảng, đó là tư vấn
GDSK đối với người bệnh điều trị ngoại trú và tư vấn GDSK đối với người bệnh
điều trị nội trú [25].
Công tác GDSK đối với người bệnh ngoại trú tại khoa khám bệnh định kỳ
hàng năm theo chuyên đề sức khỏe, xây dựng các video, băng đĩa có nội dung
GDSK phát trên màn hình tivi (màn hình ti vi được treo tại các sảnh chờ khám bệnh


15
và các vị trí nơi cơng cộng trong khn viên bệnh viện nơi có vị trí thuận lợi cho
người bệnh, người nhà người bệnh qua sát theo dõi), phát tờ rơi, poster… nội dung
GDSK.
Công tác GDSK đối với người bệnh nội trú: GDSK cho người bệnh nội trú
được giao trực tiếp cho các khoa lâm sàng có bệnh nhân điều trị nội trú. Khoa lâm
sàng xây dựng kế hoạch GDSK thường quy tại khoa, GDSK cá nhân được thực hiện

qua khám, điều trị, chăm sóc người bệnh, GDSK theo nhóm được tổ chức lồng ghép
vào các buổi họp hội đồng người bệnh tại khoa theo quy trình và bảng kiểm GDSK
đã được bệnh viện ban hành, phòng Điều dưỡng, Kế hoạch tổng hợp thực hiện giám
sát hoạt động này.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Công tác GDSK trong các bệnh viện trên thế giới
GDSK là một vấn đề quan trọng của tồn thế giới, năm 1978 tại Alma-Ata thủ
đơ của nước cộng hòa Kazacstan, WHO phối hợp Qũy Nhi đồng Liên hiệp quốc
(UNICEF) tổ chức hội nghị bàn về chiến lược chăm sóc sức khỏe con người đến
năm 2000 với sự tham gia của 134 quốc gia và 67 tổ chức quốc tế, nội dung GDSK
được đặt lên hàng đầu [2].
Theo tuyên bố Alma Ata, Hiến chương Ottawa và nhiều tài liệu quan trọng
khác của quốc tế, các nước trên thế giới đã thực hiện tăng cường sức khỏe bằng
hành động của hệ thống y tế, trong những năm 1980 đã có một số lượng lớn các
bệnh viện ở Bắc Mỹ, Châu Âu, Úc và New zealand đã thực hiện các biện pháp tăng
cường sức khỏe tuy nhiên chỉ được triển khai ở mức độ hẹp, hầu hết chỉ giới hạn
trong giáo dục, thay đổi hành vi từ cá nhân và sàng lọc sức khỏe cho cá nhân [7].
Hội nghị quốc tế lần thứ IV tại Bankok Thái Lan đã xác định 5 lĩnh vực ưu
tiên mới, trong đó có 3 lĩnh vực giành cho sức khỏe con người là: Xây dựng năng
lực phát triển chính sách thực hiện nâng cao sức khỏe và nâng cao hiểu biết về y tế.
Tạo môi trường pháp lý để bảo vệ sức khỏe cộng đồng khỏi các tác nhân có hại, ủng
hộ quan điểm sức khỏe là quyền cơ bản của con người
Tại Thụy Điển 2002 nghiên cứu về chất lượng chăm sóc và xác định các khu
vục cải tiến chất lượng của Muntlin A, Gunningberg L, Carlsson M (2006) cho thấy
có 20% người bệnh cho rằng điều dưỡng không thể hiện quan tâm đến tình hình


16
cuộc sống của họ, người bệnh cũng không nhận được những thơng tin hướng dẫn về
cách tự chăm sóc bản thân [3].

Thực trạng công tác TT-GDSK cho người bệnh đã được nhiều nghiên cứu làm
rõ, theo Aghakhani và cộng cự (2012), đã cho rằng rào cản quan trọng nhất của
GDSK cho người bệnh là tình hình làm việc của điều dưỡng, điều dưỡng có kiến
thức thấp và khơng thấy tầm quan trọng của GDSK, bệnh viện là thiếu các nguồn tài
nguyên để thực hiện GDSK [1].
Công tác GDSK đối với môi trường bệnh viện thực sự cần thiết và để nhấn
mạnh vai trị trung tâm của cơng tác GDSK trong bệnh viện khái niệm “ Bệnh viện
nâng cao sức khỏe – Health promoting hospital” đã được khởi xướng, nhiệm vụ là:
Bệnh viện không chỉ khám, điều trị bệnh, mà phải tích cực GDSK, phịng bệnh,
PHCN cho người bệnh, thân nhân người bệnh và nhân viên bệnh viện để đạt được
sự thoải mái tối đa về thể chất tinh thần xã hội. Bệnh viện phải cung cấp đủ cho
người bệnh trong suốt quá trình điều trị và can thiệp. Mạng lưới bệnh viện nâng cao
sức khỏe bắt đầu từ 1988 tại Vienne (Austria) và đến 2005 đã gồm 700 bệnh viện
thành viên ở châu Âu, Úc, Canada, Mỹ, Đài Loan và các nước Châu Á [5]. Tại
Canada mơ hình bệnh viện nâng cao sức khỏe (HPH) được coi là quốc gia có mạng
lưới TT-GDSK phát triển nhất thế giới, tuy nhiên năm 2014 cơng việc phát triển mơ
hình này trong các bệnh viện cịn gặp nhiều khó khăn [13].
Theo một nghiên cứu tại bệnh viện Chu Giang thuộc Đại học Y Nam Quảng
Châu, Quảng Đông – Trung Quốc (năm 2014-2016), khảo sát trên 168 người bệnh
ung thư đánh giá can thiệp giáo dục sức khỏe của điều dưỡng, người bệnh được
đánh giá sau khi vào viện và trước khi ra viện, thông qua thang điểm Kolcaba bằng
câu hỏi (GCQ), chất lượng của thang đo chất lượng cuộc sống (QOL) và chỉ số
Barthel (BI), cho các hoạt động hàng này (ADL), trạng thái tinh thần của người
bệnh cũng được đánh giá bằng thang điểm đáng giá lo âu Hamilton (HAMA) và
thang điểm đánh giá trầm cảm Hamilton (HAMD). Kết quả điểm số của GCQ,
QOL, BI của nhóm được giáo dục ĐD cao đáng kể so với nhóm khơng được can
thiệp (p<0,05), điểm HAMA và HAMD thấp hơn đáng kể ở nhóm được giáo dục
ĐD (p<0,05) [4].



17
1.2.2. Công tác GDSK trong các bệnh viện tại Việt Nam
Công tác TT-GDSK luôn được Đảng và nhà nước ta quan tâm, nâng cao sức
khỏe bảo vệ giống nòi là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và toàn xã hội, ngành
y tế là nòng cốt. Sau 25 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII và chủ
trương của Đảng, chính phủ, pháp luật của Nhà nước, cơng tác bảo vệ, chăm sóc
sức khỏe nhân dân đã đạt được những kết quả to lớn góp phần xây dựng và bảo vệ
tổ quốc [24]. GDSK trong bệnh viện rất quan trọng nhằm cung cấp kiến thức về sức
khỏe dinh dưỡng, phịng bệnh tự chăm sóc và phụ hồi chức năng cho người bệnh,
giúp người bệnh tay đổi hành vi sức khỏe xấu sang hành vi sức khỏe tốt. GDSK là
nhiệm vụ quan trọng của cán bộ y tế trong bệnh viện, hoạt động này đã giúp cho
người bệnh hiểu được tình hình sức khỏe của bản thân để phối hợp điều trị tốt, dự
phịng, tự chăm sóc về thể chất tinh thần dinh dưỡng, hướng dẫn tập phục hồi chức
năng sớm, nhằm cải thiện sức khỏe tái hòa nhập cộng đồng.
Những năm gần đây Bộ Y tế rất quan tâm đến công tác GDSK trong bệnh
viện, cụ thể Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 07/2011/TT-BYT ngày 26/01/2011,
trong đó đã xác định 12 nhiệm vụ của điều dưỡng trong đó GDSK được quan tâm
đưa lên hàng đầu [15]. Bộ y tế cũng đã đưa tiêu chí này vào bộ 83 tiêu chí đánh giá
chất lượng bệnh viện hàng năm, vì vậy càng nói lên người điều dưỡng cần phải có
kiến thức và kỹ năng để hồn thành nhiệm vụ tư vấn GDSK trong phạm vi hoạt
động chuyên môn của mình [17]. Cơng tác hướng dẫn truyền thơng y tế cũng rất cụ
thể, năm 2017 Bộ Y tế đã ban hành công văn số 359 /BYT-TT-KT ngày
23/01/2017, hướng dẫn số 521 /BYT-TT-KT ngày 30/01/2919 về việc hướng dẫn
công tác truyền thông y tế, tại đây nội dung giải pháp đã nêu rõ GDSK giúp người
dân chủ động thực hiện các hành vi có lợi cho sức khỏe.
Hiện nay GDSK trong bệnh viện hiệu quả chưa cao, qua một số nghiên cứu
cho thấy NVYT vẫn coi trọng khám chữa bệnh thực hiện kỹ thuật và chăm sóc,
cơng tác tư vấn GDSK cịn thống qua, cụ thể theo Bùi Thị Bích Ngà (2011) đánh
giá thực trạng cơng tác chăm sóc của điều dưỡng tại bệnh viện Y học Cổ truyền
Trung ương NC trên 266 người bệnh, tỷ lệ được GDSK chỉ đạt 49,6% [12].

Tại bệnh viện Hữu nghị năm 2012- Dương Thị Bình Minh đã đánh giá trên
216 NB, quan sát 84 điều dưỡng và phỏng vấn sâu lãnh đạo bệnh viện, một số điều
dưỡng tại khoa lâm sàng (chọn đối tượng có chủ đích). Phương pháp nghiên cứu mơ


18
tả cắt ngang phối hợp giữa định lượng và định tính, đã cho thấy cơng tác TT-GDSK
tại bệnh viện cịn nhiều hạn chế, kết quả định lượng cho thấy chỉ có 66,2% được NB
đánh giá GDSK đạt yêu cầu. Kết quả định tính cũng phản ánh những tồn tại chính
trong thực hiện nhiệm vụ tư vấn, hướng dẫn và GDSK cho NB như: cơng tác TTGDSK cịn hơi lơ là, trình độ của điều dưỡng trung cấp cịn e ngại chưa chủ động
đối với người bệnh có trình độ hiểu biết cao, việc tổ chức TT-GDSK chưa bài bản,
khơng có tiêu chuẩn bắt buộc phải thực hiện, nên chưa chủ động [9].
Nghiên cứu mô tả cắt ngang của Nguyễn Thị Thùy Trâm (2014) tại 10 khoa
lâm sàng bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu tỉnh Bến Tre, khảo sát 213 ĐDV cho kết
quả nhiệm vụ được thực hiện kém nhất là tư vấn hướng dẫn GDSK đạt (20,2%) và
chăm sóc vệ sinh cá nhân cho người bệnh đạt (27,2%); đánh giá chung về mức độ
hồn thành 12 nhiệm vụ chăm sóc người bệnh (CSNB) của ĐDV chỉ đạt 60,6%
[23]. NC đã phát hiện ra rằng trình độ chun mơn của ĐDV cũng có mối liên quan
với mức độ hồn thành nhiệm vụ tư vấn GDSK cho NB.
Theo Nguyễn thị Bích Nga - 2015 bệnh viện Phổi trung ương, đã phỏng vấn
207 người bệnh, quan sát 85 điều dưỡng và phỏng vấn sâu điều dưỡng chăm sóc tại
khoa lâm sàng và lãnh đạo bệnh viện (chọn đối tượng PVS có chủ đích), bằng
phương pháp NC cắt ngang kết hợp giữa định lượng và định tính. Tác giả đã phân
tích định lượng đưa ra kết quả của công tác tư vấn giáo dục sức khỏe cho NB còn
đạt ở mức khiêm tốn, kết quả cho thấy chỉ có 50,2% NB đánh giá đạt yêu cầu.
Trong đó được điều dưỡng hướng dẫn cách tự theo dõi, tự chăm sóc trong q trình
điều trị đạt 72,9%, hướng dẫn chế độ ăn uống trong điều trị và sau khi ra viện đạt
68,6%; hướng dẫn NB tự phòng bệnh khi đang điều trị nội trú và khi ra viện là
66,2%; điều dưỡng viên (ĐDV) hướng dẫn cho NB chế độ sinh hoạt trong khi nằm
điều trị và khi ra viện đạt tỷ lệ 65,7% và NB được ĐDV hướng dẫn các phương pháp

luyện tập nâng cao sức khỏe trước khi người bệnh ra viện đạt 59,9%. Phương pháp
định tính bằng phỏng vấn sâu điều dưỡng và lãnh đạo bệnh viện, tác giả đã phản
ánh phần nào những tồn tại nhiệm vụ tư vấn, hướng dẫn và GDSK cho NB: đó là
tình trạng q tải người bệnh, trình độ, thâm niên công tác, thiếu tài liệu GDSK, hạn
chế về thời gian chăm sóc NB của điều dưỡng có ảnh hưởng đến chất lượng TTGDSK. Bên cạnh những yếu tố trên ý kiến của lãnh đạo bệnh viện lại cho rằng TT-


×