Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Nhận xét công tác chăm sóc người bệnh sau mổ ghép khuyết sọ tại bệnh viện hữu nghị việt đức năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (810.54 KB, 41 trang )

BỘYTẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

HỒNG THỊ HOA

NHẬN XÉT
CƠNG TÁC CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SAU MỔ
GHÉP KHUYẾT SỌ TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT
ĐỨC NĂM 2020

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

NAM ĐỊNH - 2020


BỘYTẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

HỒNG THỊ HOA

NHẬN XÉT
CƠNG TÁC CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SAU MỔ
GHÉP KHUYẾT SỌ TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT
ĐỨC NĂM 2020
Chuyên ngành: Ngoại người lớn

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
TS. TRƯƠNG TUẤN ANH


NAM ĐỊNH - 2020


i
LỜI CẢM ƠN
Trong q trình nghiên cứu và hồn thành chuyên đề này, tôi đã
nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cơ, các anh chị, bạn bè, đồng
nghiệp, những người thân trong gia đình và các cơ quan có liên quan.

Tơi bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu, Phòng đào
tạo Sau đại học, bộ môn Điều dưỡng Ngoại người lớn, các thầy cô
giảng dạy của Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã tận tình
hướng dẫn chỉ bảo tơi trong năm học qua.
Tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy
giáo hướng dẫn: TS. Trương Tuấn Anh, đã tận tình hướng dẫn,
động viên, quan tâm và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tơi trong suốt
q trình học, thực hiện và hồn thành chun đề tốt nghiệp này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc Bệnh viện Hữu Nghị
Việt Đức, tập thể bác sỹ, điều dưỡng khoa phẫu Thuật thần Kinh 2
đã cho tôi cơ hội được đi học chuyên sâu về lĩnh vực điều dưỡng
chuyên nghành điều dưỡng ngoại người lớn, tạo điều kiện, giúp
đỡ, động viên tơi trong q trình học tập, cơng tác và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ sự biết ơn đến bố mẹ, những người thân trong
gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và các anh chị em cùng khóa đã động
viên, giúp đỡ tơi về tinh thần để tơi hồn thành chun đề này.

Nam Định, tháng 01 năm 2021

Học viên


Hoàng Thị Hoa


ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là báo cáo chuyên đề của riêng tôi. Nội dung
trong bài báo cáo này hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa được áp
dụng. Báo cáo này do bản thân tôi thực hiện dưới sự giúp đỡ của Giáo
viên hướng dẫn. Nếu có điều gì sai trái tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.

Người làm báo cáo

Hoàng Thị Hoa


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................................ i
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................................... ii
MỤC LỤC....................................................................................................................................... i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC HÌNH......................................................................................................... iv
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC QUY ĐỊNH................................................... 3
1.1. Cơ sở lý luận............................................................................................................... 3
1.1.1. Giải phẫu hộp sọ............................................................................................... 3
1.1.2. Mạch máu đầu mặt cổ:................................................................................... 4
1.1.3. Vật liệu ghép khuyết sọ................................................................................. 7
1.1.4. Dẫn lưu Hemovac............................................................................................. 8
1.2. Các lý luận về khoa học........................................................................................ 8

1.2.1. Chăm sóc người bệnh sau mổ sọ não.................................................. 8
1.2.2. Các loại dẫn lưu................................................................................................. 9
1.3. Các quy định hiện hành...................................................................................... 12
1.3.1. Quy định về ghi hồ sơ................................................................................. 12
1.3.2. Quy định về công tác điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh trong bệnh

viện...................................................................................................................................... 12
Chương 2: MƠ TẢ TRƯỜNG HỢP............................................................................... 19
2.1. Thơng tin chung...................................................................................................... 19
2.1.1. Q trình bệnh lý............................................................................................ 19
2.1.2. Khám bệnh......................................................................................................... 19
2.1.3. Các xét nghiệm cận lâm sàng cần làm :............................................ 20
2.1.4. Các thuốc dùng cho người bệnh:......................................................... 21
2.1.5. Chăm sóc............................................................................................................ 22
Chương 3: BÀN LUẬN........................................................................................................ 28
3.1. Bàn luận cụ thể về trường hợp chăm sóc đã lựa chọn báo cáo..28
3.1.1. Những việc đã làm được............................................................................ 28
3.1.2. Những việc làm chưa tốt........................................................................... 29
3.2. Đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh sau

mổ ghép khuyết sọ............................................................................................... 32
KẾT LUẬN.................................................................................................................................. 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO


iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ĐM


Động mạch

TT-BYT

Thông tư- Bộ Y tế

CBYT

Cán bộ y tế

NKQ

Nội khí quản

CLVT

Cắt lớp vi tính

T

Trái

P

Phải

NMC

Ngồi màng cứng


DMC

Dưới màng cứng

NB

Người bệnh

TM

Tĩnh mạch

PXAS

Phản xạ ánh sáng

HA

Huyết áp


iv
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Mặt trước xương sọ..................................................................................... 3
Hình 1.2: Động mạch cảnh ngồi.............................................................................. 5
Hình 3.1: Cách thức mổ................................................................................................ 30
Hình 3.2: Phim chụp CLVT.......................................................................................... 31


1


ĐẶT VẤN ĐỀ

Phẫu thuật tạo hình khuyết sọ là lập lại sự nguyên vẹn, làm kín
hộp sọ để bảo vệ não bộ và giải quyết chức năng thẩm mỹ [1]. Đây là thì
hai của nhóm người bệnh bị chấn thương sọ não nặng, hoặc có các
bệnh lý về thần kinh mà não bị phù phải phẫu thuật mở nắp sọ giải áp
nhằm tăng thể tích để có thể chứa đựng được các nội dung trong hộp
sọ mà khơng làm thốt vị gây chèn ép các tĩnh mạch vỏ não (thì một).
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức là bệnh viện ngoại khoa hạng đặc biệt,
nơi tiếp nhận các trường hợp chấn thương sọ não nặng, đa chấn thương,
chủ yếu do tai nạn giao thông và những trường hợp bệnh lý nặng, phức
tạp. Đứng trước những thách thức trong công việc như vậy, bệnh viện
luôn không ngừng cải tiến để tạo một mơi trường khám chữa bệnh an tồn
và đem đến một dịch vụ tốt nhất cho người bệnh. Một ca mổ thành cơng
đó là kết quả của sự hợp tác giữa phẫu thuật viên và sự chăm sóc sau mổ
của người điều dưỡng; để dự phòng các biến chứng sau mổ, cơng tác
chăm sóc và theo dõi người bệnh sau mổ là rất quan trọng, nhằm phát
hiện sớm các biến chứng (nếu có) và mang lại hiệu quả điều trị.

Từ 01/10/2018 đến 30/09/2019, số lượng mô xương sọ tự thân
được bảo quản tại ngân hàng mô phôi của Bệnh viện là 1193 trường
hợp, trong đó có 716 trường hợp đã được ghép xương sọ trở lại, tăng
19,8% so với năm 2018[2]. Như vậy số lượng mổ nói chung và mổ ghép
khuyết sọ nói riêng hàng năm có xu hướng tăng dần. Với mục tiêu lấy
người bệnh là trung tâm, luôn đem đến sự hài lòng cho người bệnh khi
tới sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện công tác chăm sóc
người bệnh sau mổ ln được lãnh đạo bệnh viện quan tâm.
Vì vậy, chúng tơi thực hiện chun đề: “Nhận xét cơng tác chăm sóc
người bệnh sau mổ ghép khuyết sọ tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm


2020” với 2 mục tiêu như sau:


2

1. Mơ tả thực trạng cơng tác chăm sóc người bệnh sau mổ
ghép khuyết sọ tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2020
2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng cơng tác chăm sóc
người bệnh sau mổ ghép khuyết sọ tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.


3

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC QUY ĐỊNH
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Giải phẫu hộp sọ

Hình 1: Mặt trước xương sọ
Các xương đầu chia làm hai phần: phần sọ và phần mặt
a. Phần sọ: gồm 8 xương sọ hợp thành hộp sọ. Phần trên
của hộp sọ là vòm sọ và phần dưới của hộp sọ gọi là nền sọ.
- Xương trán ở phía trước, gồm 2
phần: + Phần đứng thuộc vòm sọ.
+ Phần ngang thuộc nền sọ.
- Xương chẩm ở phía sau gồm 2
phần: + Phần đứng thuộc vịm sọ.
+ Phần ngang thuộc nền sọ và có lỗ chẩm để cho hành não đi qua.



4

- Xương thái dương: hai xương thái dương ở 2 bên hộp sọ,
hợp bởi xương trai, xương đã và xương chũm.
- Xương đỉnh: hai xương đỉnh là hai tấm xương hình vng ở 2 bên

đỉnh sọ.
+ Phía trước: hai xương đỉnh khớp với xương trán thành
đường khớp vành.
+ Phía sau: hai xương đỉnh khớp với xương chẩm thành
đường khớp Lamda.
+ Ở trên: hai xương đỉnh khớp với nhau thành đường khớp dọc.

+ Hai bên: hai xương đỉnh khớp với hai xương thái dương
thành đường khớp vảy.
- Xương bướm: nằm giữa nền sọ.
- Xương sàng: nằm ở dưới giữa phần ngang xương trán và
góp phần tạo thành một phần lớn hốc mũi.
b. Phần mặt: gồm 14 xương nằm quanh hàm trên và hợp với
các xương thuộc nền sọ thành ổ miệng, hố mũi, ổ mắt.
1.1.2. Mạch máu đầu mặt cổ:
*Động mạch.
a. Thân động mạch cánh tay đầu: tách từ cung động mạch

chủ chạy lên trên nền cổ bên phải , chia thành động mạch cảnh
chung phải và động mạch dưới đòn phải.
b. Động mạch cảnh chung trái: tách từ cung động mạch chủ,

chạy thẳng lên trên nền cổ trái, ĐM cảnh chung trái dài hơn ĐM

cảnh chung phải, vì có 1 đoạn nằm trong lồng ngực .
Cả 2 động mạch cảnh chung phải và trái từ nền cổ trở lên, có đường
đi giống nhau , chạy dọc 2 bên cổ , dọc theo bờ trước cơ ức đòn chũm , tới
bờ trên sụn giáp , động mạch hơi phình ra , gọi là xoang động mạch cảnh
(phình cảnh) và chia thành 2 ngành cùng là : động mạch cảnh ngồi( nằm
phía trong) và động mạch cảnh trong (nằm phía ngồi).


5

Hình 2: Động mạch cảnh ngồi
c. Động mạch cảnh ngồi: tiếp tục chạy lên trên tới phía sau cổ lồi

cầu xương hàm dưới , chia thành 2 ngành cùng: động mạch thái dương
nông và động mạch hàm , cấp huyết cho da đầu và các vùng sâu ở mặt .
Trên đường đi, động mạch cảnh ngoài cho 6 nhánh bên: động mạch giáp
trên, động mạch lưỡi, động mạch mặt , động mạch chẩm, động mạch hầu
lên và động mạch tai sau, cấp huyết cho vùng tương ứng với tên gọi .

Tóm lại, động mạch cảnh ngồi là động mạch cấp huyết cho
toàn bộ vùng đầu mặt( trừ não bộ)
d. Động mạch cảnh trong: tiếp tục chạy lên tới nền sọ , chui vào lỗ

động mạch cảnh trong , nằm trong ống cảnh (trong xương đá), lướt qua lỗ


6

rách, đến mặt bên hố yên của thân xương bướm, nằm trong xoang
tĩnh mạch hang, đến mỏm yên trước chia thành 4 ngành cùng:

- Động mạch não trước: cấp máu cho mặt trong bán cầu đại não.
- Động mạch não giữa: cấp máu cho mặt ngoài bán cầu đại não.
-

Động mạch mạc trước: đi vào các não thất

- Động mạch thông sau:nối với động mạch não sau ( của động
mạch nền) và nối với bên đối diện để tạo thành vịng động mạch não .

Ngồi ra cịn có 1 ngành bên nhỏ là động mạch mắt , đi vào
ổ mắt, cấp huyết cho nhãn cầu .
Tóm lại, động mạch cảnh trong là động mạch cấp huyết cho
toàn bộ não và nhãn cầu.
e. Động mạch dưới đòn trái: tách từ cung động mạch chủ, cả 2

động mạch dưới đòn trái và phải đều nằm ở nền cổ , đến sau điểm
giữa xương đòn, đổi tên thành động mạch nách, cấp huyết cho chi
trên . Trên đường đi, động mạch dưới đòn cho 5 nhánh bên :
- Động mạch đốt sống: chui vào lỗ mỏm ngang của các đốt sống
cổ, và lỗ lớn xương chẩm, cả 2 động mạch đốt sống phải và trái nhập lại
thành động mạch nền , (nằm ở rãnh nền của cầu não), rồi cho 2 nhánh tận
là động mạch não sau, nối với 2 động mạch thông sau (nhánh tận của
động mạch cảnh trong) tạo nên vòng đa giác động mạch não.

- Động mạch thân giáp cổ: cho 4 nhánh tận:
-

ĐM giáp dưới, ĐM cổ lên, ĐM ngang cổ, ĐM vai trên.

- Động mạch ngực trong : đi hướng xuống vùng ngực, đi


sau đầu ức của xương địn và phía sau các sụn sườn.
- Động mạch thân sườn cổ : cho 2 nhánh tận là ĐM cổ sâu

và gian sườn trên cùng.
- Động mạch vai xuống.


7

- Các nhánh bên của động mạch dưới đòn , cấp huyết cho
các vùng tương ứng ở cổ và thành ngực, và cho rất nhiều nhánh
nối với các động mạch lân cận .
- gian sườn , đi vào 9 khoang gian sườn cuối . Chú ý : 3 cặp
động mạch gian sườn trên không tách trực tiếp từ động mạch chủ
ngực mà tách từ nhánh bên của động mạch dưới đòn .
*Tĩnh mạch:
a. Tĩnh mạch cảnh trong: nhận máu từ các tĩnh mạch ở đầu mặt cổ
và máu từ các xoang tĩnh mạch trong não(xoang tĩnh mạch dọc trên, xoang
tĩnh mạch dọc dưới, xoang tĩnh mạch thẳng, xoang tĩnh mạch chẩm….)
đỗ vào xoang tĩnh mạch ngang, rồi vào xoang tĩnh mạch xích-ma, đỗ vào lỗ
tĩnh mạch cảnh trong (nằm sau xương đá), rồi vào tĩnh mạch cảnh trong (đi
trong bao cảnh, cùng với động mạch cảnh trong), đỗ vào thân tĩnh mạch cánh
tay đầu, rồi vào tĩnh mạch chủ trên, đỗ máu đỏ sậm vào tâm nhĩ phải của tim

Các tĩnh mạch ở đầu và cổ, gồm các tĩnh mạch nông và các
tĩnh mạch sâu .
+Tĩnh mạch nông : gồm : tĩnh mạch mặt , tĩnh mạch chẩm,
tĩnh mạch thái dương nơng, tĩnh mạch cảnh ngồi , tĩnh mạch
cảnh trước. Tất cả đỗ về tĩnh mạch cảnh trong .

+ Tĩnh mạch sâu: là các xoang tĩnh mạch trong hộp sọ , có đặc

điểm : thành xoang chỉ có 1 lớp màng cứng của màng não , nên
khó cầm máu khi vỡ.
b.Thân tĩnh mạch cánh tay đầu phải và trái: nhận máu từ tĩnh
mạch cảnh trong và tĩnh mạch dưới đòn .
c. Tĩnh mạch chủ trên: nhận máu từ đầu mặt cổ, chi trên và
phần trên ngực, do thân tĩnh mạch cách tay đầu phải và thân tĩnh
mạch cánh tay đầu trái hợp thành.
1.1.3. Vật liệu ghép khuyết sọ
- Khuyết sọ có mảnh ghép tự thân: sau mổ chấn thương sọ não, các


8
bệnh lý về thần kinh mà não phù phải giải ép, mảnh xương sọ được bảo quản

ở ngân hàng mô. Thông thường sau khoảng một tháng mảnh
xương sọ được xử lý, chiếu xạ, khử trùng và đánh giá vô trùng
mẫu mô trước khi được ghép lại cho người bệnh.
- Khuyết sọ khơng có mảnh ghép tự thân: Sau mổ chấn
thương sọ não, vết thương sọ não hở, các bệnh lý thần kinh phải
gặm bỏ xương sọ để lại ổ khuyết xương. Những trường hợp này
sẽ dùng vật liệu nhân tạo để ghép ở thì mổ ghép khuyết sọ.
1.1.4. Dẫn lưu Hemovac
Dẫn lưu Hemovac là một hệ thống dẫn lưu kín, bao gồm một ống dẫn
lưu có đục lỗ được gắn vào một lực hút bên ngoài. Áp lực hút được duy trì
nhờ một dụng cụ nén đặc biệt nằm bên trong bình chứa dịch. Sau phẫu thuật,
phẫu thuật viên đặt một đầu của ống trong hay gần vị trí cần dẫn lưu, đầu kia
xuyên qua da, ống dẫn lưu được cố định bằng chỉ, tại vị trí chân dẫn lưu được
chăm sóc như một vết mổ. Áp lực hút sẽ gián đoạn nếu hệ thống có lỗ rị hay

hemovac đã đầy dịch dẫn lưu. Hệ thống bình chứa cần làm trống mỗi 4 đến 8
giờ hoặc khi lượng dịch hay khí đầy hơn ½ bình. [3]

1.2. Các lý luận về khoa học
1.2.1. Chăm sóc người bệnh sau mổ sọ não[4],[5]: các vấn đề cần quan tâm

- Tư thế: người bệnh nằm đầu cao 30 độ
- Hơ hấp: đường thở có thơng khơng, có ứ đọng đờm giãi
khơng, bão hịa Oxy như thế nào, có ống NKQ hoặc MKQ khơng
- Có biến loạn về DHST không: mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở.

- Vết mổ: băng vết mổ có thấm dịch khơng,
- Dẫn lưu: số lượng, màu sắc, vị trí cố định, loại dẫn lưu gì.
- Tình trạng tri giác: theo thang điểm Glasgow
- Quản lý thuốc và dịch truyền của người bệnh
- Tình trạng vận động, tập phục hồi chức năng của người
bệnh, người bệnh có liệt khơng.


9

- Tình trạng vệ sinh
- Tình trạng dinh dưỡng
- Sự hiểu biết về bệnh của người bệnh
- Dự phòng các biến chứng
sau mổ: + chảy máu sau mổ
+ dự phòng viêm phổi, loét
ép + nhiễm trùng vết mổ

+ động kinh

+ huyết khối tĩnh mạch.
1.2.2. Các loại dẫn lưu
Dẫn lưu sau mổ máu tụ ngoài màng cứng: Do chấn thương
sọ não thường gặp có 2 loại dẫn lưu: Dẫn lưu ngồi màng cứng
và dẫn lưu dưới da đầu[6]
* Dẫn lưu ngoài màng cứng;
- Là dẫn lưu được đặt ở khoang giữa màng cứng và bản
trong xương sọ. Dẫn lưu này thường được áp dụng trong phẫu
thuật lấy máu tụ ngoài màng cứng và phẫu thuật lấy bỏ u não...
- Dẫn lưu thường được sử dụng với áp lực âm nhẹ (bằng cách làm xẹp
chai hút) đặc biệt phải đảm bảo màng cứng kín hồn tồn tránh dị dịch não

tủy qua dẫn lưu.
- Dẫn lưu thường được rút trong 48h, trường hợp bất
thường phải có chỉ định của phẫu thuật viên.
* Dẫn lưu dưới da đầu;
- Được đặt ở khoang giữa da đầu, tổ chức dưới da và xương sọ.

- Có tác dụng hút dịch, máu tụ nằm dưới da đầu. Hạn chế
tình trạng phù nề dưới da sau mổ
- Dẫn lưu được nối với áp lực âm nhẹ. (phần dây truyền dịch khơng có
bầu, làm xẹp chai dịch truyền và đặt thấp hơn so với đầu bệnh nhân). Hiện nay
dẫn lưu này đã được thay thế bởi dẫn lưu Hemovac hút áp lực âm, vị trí


10

đặt dẫn lưu không quy định bắt buộc miễn là dẫn lưu luôn được
làm xẹp để tạo áp lực hút.
- Đảm bảo dẫn lưu thông tốt

- Dẫn lưu dưới da đầu thường dịch chỉ ra dưới 300ml máu và nước

máu.
- Dẫn lưu dưới da đầu thường được rút ở 48h sau mổ.
* Dẫn lưu sau mổ máu tụ dưới màng cứng mãn tính;
- Phẫu thuật máu tụ dưới màng cứng mãn tính là phẫu thuật

đưa ống dẫn lưu vào bao máu tụ bơm rửa để lấy các máu cục,
máu đông và dẫn lưu phần nước máu ra ngoài.
- Dẫn lưu máu tụ dưới màng cứng thường là hệ thống kín, là

hệ thống không hút áp lực(áp lực = 0).
- Đặt ngang hoặc thấp hơn đầu bệnh nhân. Không được để cao vì
khơng đảm bảo dẫn lưu được máu tụ và gây ra tình trạng khí trong sọ. Khơng
để thấp q gây chảy nhiều, giảm áp lực sọ nhanh dễ biến chứng chảy máu.
- Dẫn lưu cũng được rút trong 48h sau mổ.

* Dẫn lưu não thất ra ngoài;
- Là hệ thống kín, được đặt ở sừng trán của não thất bên đưa
ra ngoài. Dẫn lưu não thất ra ngoài được chỉ định trong trường hợp:

- Dãn não thất cấp tính sau mổ(do chèn ép vào đường lưu
thông dịch não tủy).
- Chảy máu não thất
- U hố sau
- Tùy vào mức độ kín của hệ thống, dẫn lưu có thể được lưu từ 3 - 15

ngày.
- Càng để lâu dẫn lưu nguy cơ nhiễm trùng ngày càng lớn
- Vạch số 0 để ngang mức ống tai ngoài bệnh nhân

- Phần cao nhất của dây dẫn lưu là mức áp lực cần đạt (thường từ 12 -15 cm


11

H2O)
- Theo dõi dẫn lưu trong các trường hợp đặt dẫn lưu, tối ưu nhất là
điều chỉnh áp lực từ 10 -12ml dịch não tủy thoát ra sau mỗi giờ đồng hồ.

Cách chăm sóc:
- Vì là hệ thống kín, dẫn lưu não thất ra ngồi cần phải được chăm
sóc tuyệt đối vơ trùng, các khớp nối giữa dẫn lưu, bình chứa và túi chứa
dịch phải được đóng mở hợp lý khi thay và hút bớt dịch não tủy trong túi.
- Đảm bảo nguyên tắc một chiều trong hệ thống, không được để hở
- Ln khóa dẫn lưu khi di chuyển bệnh nhân.
- Rút dẫn lưu não thất ra ngoài phải có chỉ định của bác sỹ.
- Khi rút dẫn lưu não thất ra ngoài phải khâu chân dẫn lưu.

* Dẫn lưu não thất ổ bụng:
- Là hệ thống được đặt từ não thất bên đi dưới da vào ổ
bụng (khoang phúc mạc).
- Được áp dụng đối với những bệnh nhân dãn não thất hoặc
dấu hiệu tụt kẹt dù đã được dẫn lưu não thất ổ bụng.
- Dẫn lưu não thất ổ bụng có thể có van với các mức áp lực
khác nhau, hoặc khơng có van.
* Ngun tắc chăm sóc ống dẫn lưu
- Đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối hê thống dẫn lưu
- Tư thế người bệnh giúp dịch dẫn lưu thông tốt
- Hệ thống dẫn lưu dây, ống nối nên có đường kính lớn hơn
ống dẫn lưu để tránh tắc nghẽn

- Theo dõi số lượng màu sắc, tính chất của dịch dẫn lưu và ghi hồ sơ

theo dõi
- Theo dõi da xung quanh chân ống dẫn lưu.
- Hướng dẫn người bệnh cách tự chăm sóc khi có ống dẫn lưu
như cách ngồi ,di chuyển xoay trở để tránh bị tuột, gấp, tắc ốngdẫn lưu.

- Theo dõi dấu hiệu sống; chú ý nhiệt độ xem có sốt khơng;


12

* Thời gian rút dẫn lưu
- Rút dẫn lưu khi có chỉ định
- Dẫn lưu dưới da đầu; thường rút sau 48h
- Dẫn lưu máu tụ thông thường sau 48h
- Dẫn lưu điều trị rút khi đạt mục đích điều trị hoặc rút khi
dẫn lưu khơng cịn hoạt động.
- Dẫn lưu não thất: rút theo chỉ định (tuân thủ nguyên tắc vô
trùng theo dõi số lượng, màu sắc dịch, theo dõi nhiệt độ, theo dõi
dấu hiệu tăng áp lực sọ).
1.3. Các quy định hiện hành
1.3.1. Quy định về ghi hồ sơ [7],[8],[9]
Hồ sơ điều dưỡng là các biểu mẫu, phiếu y học dùng để ghi những diễn
biến của người bệnh, việc thực hiện các y lệnh điều trị và các thực hành chăm
sóc của người điều dưỡng trên người bệnh do Bộ Y tế quy định. Hồ sơ điều
dưỡng còn là tài liệu thông tin giữa các nhân viên y tế trong nhóm chăm sóc,
điều trị, là bằng chứng đánh giá hoạt động chăm sóc của điều dưỡng, là cơ sở
pháp lý để xem xét trách nhiệm của CBYT khi có khiếu kiện, là tài liệu nghiên
cứu khoa học và học tập của sinh viên y khoa. Vì vậy người điều dưỡng cần

phải thực hiện nghiêm túc các quy định về ghi hồ sơ điều dưỡng.

1.3.2. Quy định về công tác điều dưỡng trong chăm sóc người
bệnh trong bệnh viện [8]
Chăm sóc người bệnh trong bệnh viện bao gồm hỗ trợ, đáp ứng các nhu
cầu cơ bản của mỗi người bệnh nhằm duy trì hơ hấp, tuần hồn, thân nhiệt, ăn
uống, bài tiết, tư thế, vận động, vệ sinh cá nhân, ngủ, nghỉ; chăm sóc tâm lý; hỗ
trợ điều trị và tránh các nguy cơ từ môi trường bệnh viện cho người bệnh.

Tại thông tư 07/2011/TT-BYT, ban hành ngày 26 tháng 1 năm
2011, Bộ Y tế hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người
bệnh trong bệnh viện bao gồm 12 điều như sau:
* Điều 4. Tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe


13

- Bệnh viện có quy định và tổ chức các hình thức tư vấn,
hướng dẫn giáo dục sức khỏe phù hợp.
- 2. Người bệnh nằm viện được điều dưỡng viên, hộ sinh
viên tư vấn, giáo dục sức khỏe, hướng dẫn tự chăm sóc, theo dõi,
phịng bệnh trong thời gian nằm viện và sau khi ra viện.
* Điều 5. Chăm sóc về tinh thần
- Người bệnh được điều dưỡng viên, hộ sinh viên và người
hành nghề khám bệnh, chữa bệnh khác chăm sóc, giao tiếp với
thái độ ân cần và thơng cảm.
- Người bệnh, người nhà người bệnh được động viên yên
tâm điều trị và phối hợp với người hành nghề khám bệnh, chữa
bệnh trong quá trình điều trị và chăm sóc.
- Người bệnh, người nhà người bệnh được giải đáp kịp thời

những băn khoăn, thắc mắc trong quá trình điều trị và chăm sóc.
- 4. Bảo đảm an ninh, an toàn và yên tĩnh, tránh ảnh hưởng
đến tâm lý và tinh thần của người bệnh.
* Điều 6. Chăm sóc vệ sinh cá nhân
- Chăm sóc vệ sinh cá nhân cho người bệnh hàng ngày gồm vệ sinh
răng miệng, vệ sinh thân thể, hỗ trợ đại tiện, tiểu tiện và thay đổi đồ vải.

- Trách nhiệm chăm sóc vệ sinh cá nhân:
+ Người bệnh cần chăm sóc cấp I do điều dưỡng viên, hộ
sinh viên và hộ lý thực hiện;
+ Người bệnh cần chăm sóc cấp II và cấp III tự thực hiện
dưới sự hướng dẫn của điều dưỡng viên, hộ sinh viên và được
hỗ trợ chăm sóc khi cần thiết.
* Điều 7. Chăm sóc dinh dưỡng
- Điều dưỡng viên, hộ sinh viên phối hợp với bác sĩ điều trị để đánh
giá tình trạng dinh dưỡng và nhu cầu dinh dưỡng của người bệnh.


14

- Hàng ngày, người bệnh được bác sĩ điều trị chỉ định chế
độ nuôi dưỡng bằng chế độ ăn phù hợp với bệnh lý.
-

Người bệnh có chế độ ăn bệnh lý được cung cấp suất ăn

bệnh lý tại khoa điều trị và được theo dõi ghi kết quả thực hiện
chế độ ăn bệnh lý vào Phiếu chăm sóc.
- Người bệnh được hỗ trợ ăn uống khi cần thiết. Đối với
người bệnh có chỉ định ăn qua ống thơng phải do điều dưỡng

viên, hộ sinh viên trực tiếp thực hiện.
* Điều 8. Chăm sóc phục hồi chức năng
- Người bệnh được điều dưỡng viên, hộ sinh viên hướng
dẫn, hỗ trợ luyện tập và phục hồi chức năng sớm để đề phòng các
biến chứng và phục hồi các chức năng của cơ thể.
- Phối hợp khoa lâm sàng và khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi
chức năng để đánh giá, tư vấn, hướng dẫn và thực hiện luyện tập,
phục hồi chức năng cho người bệnh.
* Điều 9. Chăm sóc người bệnh có chỉ định phẫu thuật, thủ thuật

- Người bệnh được điều dưỡng viên, hộ sinh viên hướng
dẫn và hỗ trợ thực hiện chuẩn bị trước phẫu thuật, thủ thuật theo
yêu cầu của chuyên khoa và của bác sĩ điều trị.
- Trước khi đưa người bệnh đi phẫu thuật, thủ thuật, điều
dưỡng viên, hộ sinh viên phải:
+ Hoàn thiện thủ tục hành chính;
+ Kiểm tra lại cơng tác chuẩn bị người bệnh đã được thực
hiện theo yêu cầu của phẫu thuật, thủ thuật;
+ Đánh giá dấu hiệu sinh tồn, tình trạng người bệnh và báo
cáo lại cho bác sĩ điều trị nếu người bệnh có diễn biến bất thường.
-

Điều dưỡng viên hoặc hộ sinh viên hoặc hộ lý chuyển người bệnh

đến nơi làm phẫu thuật, thủ thuật và bàn giao người bệnh, hồ sơ bệnh án cho


15

người được phân công chịu trách nhiệm tiếp nhận của đơn vị

thực hiện phẫu thuật hoặc thủ thuật.
* Điều 10. Dùng thuốc và theo dõi dùng thuốc cho người bệnh
Khi dùng thuốc cho người bệnh, điều dưỡng viên, hộ sinh viên phải:

- Dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ điều trị.
- Chuẩn bị đủ và phù hợp các phương tiện cho người bệnh
dùng thuốc; khi dùng thuốc qua đường tiêm phải chuẩn bị sẵn
sàng hộp thuốc cấp cứu và phác đồ chống sốc, chuẩn bị đúng và
đủ dung môi theo quy định của nhà sản xuất.
- Kiểm tra thuốc (tên thuốc, nồng độ/hàm lượng, liều dùng một
lần, số lần dùng thuốc trong 24 giờ, khoảng cách giữa các lần dùng
thuốc, thời điểm dùng thuốc và đường dùng thuốc so với y lệnh).
Kiểm tra hạn sử dụng và chất lượng của thuốc bằng cảm quan: màu
sắc, mùi, sự nguyên vẹn của viên thuốc, ống hoặc lọ thuốc.

- Hướng dẫn, giải thích cho người bệnh tuân thủ điều trị.
- Thực hiện 5 đúng khi dùng thuốc cho người bệnh: đúng người bệnh,
đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng đường dùng, đúng thời gian dùng thuốc.

- Bảo đảm người bệnh uống thuốc ngay tại giường bệnh
trước sự chứng kiến của điều dưỡng viên, hộ sinh viên.
- Theo dõi, phát hiện các tác dụng không mong muốn của
thuốc, tai biến sau dùng thuốc và báo cáo kịp thời cho bác sĩ điều trị.
- Ghi hoặc đánh dấu thuốc đã dùng cho người bệnh và thực hiện
các hình thức cơng khai thuốc phù hợp theo quy định của bệnh viện.

- Phối hợp giữa các bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng viên, hộ sinh
viên trong dùng thuốc nhằm tăng hiệu quả điều trị bằng thuốc và hạn
chế sai sót trong chỉ định và sử dụng thuốc cho người bệnh.
* Điều 11. Chăm sóc người bệnh giai đoạn hấp hối và người bệnh


tử vong


16
- Người bệnh ở giai đoạn hấp hối được bố trí buồng bệnh thích hợp,
thuận tiện cho việc chăm sóc, điều trị tránh ảnh hưởng đến người bệnh khác.

- Thông báo và giải thích với người nhà người bệnh về tình
trạng bệnh của người bệnh và tạo điều kiện để người nhà người
bệnh ở bên cạnh người bệnh.
- Động viên, an ủi người bệnh và người nhà người bệnh.
- Khi người bệnh tử vong, điều dưỡng viên hoặc hộ sinh viên phối hợp
với hộ lý thực hiện vệ sinh tử thi và thực hiện các thủ tục cần thiết như quản
lý tư trang của người bệnh tử vong, bàn giao tử thi cho nhân viên nhà đại thể.

* Điều 12. Thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng
- viện có các quy định, quy trình kỹ thuật điều dưỡng phù
hợp, cập nhật trên cơ sở các quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế.
-

Điều dưỡng viên, hộ sinh viên phải tuân thủ quy trình kỹ

thuật chun mơn, kỹ thuật vơ khuẩn.
- Điều dưỡng viên, hộ sinh viên thực hiện các biện pháp
phòng ngừa, theo dõi phát hiện và báo cáo kịp thời các tai biến
cho bác sĩ điều trị để xử trí kịp thời.
- Dụng cụ y tế dùng trong các kỹ thuật, thủ thuật xâm lấn phải
bảo đảm vô khuẩn và được xử lý theo Điều 2 và Điều 3 của Thông tư số
18/2009/TT-BYT ngày 14/10/2009 của Bộ Y tế về hướng dẫn tổ chức thực

hiện cơng tác kiểm sốt nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh và các quy định khác về kiểm soát nhiễm khuẩn.

* Điều 13. Theo dõi, đánh giá người bệnh
- Người bệnh đến khám bệnh được điều dưỡng viên, hộ
sinh viên khoa Khám bệnh đánh giá ban đầu để sắp xếp khám
bệnh theo mức độ ưu tiên và theo thứ tự.
- Điều dưỡng viên, hộ sinh viên phối hợp với bác sĩ điều trị
để đánh giá, phân cấp chăm sóc và thực hiện chăm sóc, theo dõi
phù hợp cho từng người bệnh.


17

- Người bệnh cần chăm sóc cấp I được bác sĩ điều trị, điều
dưỡng viên, hộ sinh viên nhận định nhu cầu chăm sóc để thực
hiện những can thiệp chăm sóc phù hợp.
- Bệnh viện có quy định cụ thể về theo dõi, ghi kết quả theo
dõi dấu hiệu sinh tồn và các can thiệp điều dưỡng phù hợp với
tính chất chuyên môn và yêu cầu của từng chuyên khoa.
-

Người bệnh được đánh giá và theo dõi diễn biến bệnh, nếu phát

hiện người bệnh có dấu hiệu bất thường, điều dưỡng viên, hộ sinh viên và
kỹ thuật viên phải có ngay hành động xử trí phù hợp trong phạm vi hoạt
động chuyên môn và báo cáo cho bác sĩ điều trị để xử trí kịp thời.

*Điều 14. Bảo đảm an tồn và phịng ngừa sai sót chun
mơn kỹ thuật trong chăm sóc người bệnh

- Bệnh viện xây dựng và thực hiện những quy định cụ thể về an
toàn cho người bệnh phù hợp với mơ hình bệnh tật của từng chuyên khoa.

- Điều dưỡng viên, hộ sinh viên thực hiện các biện pháp
phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện, bảo đảm an toàn, tránh nhầm
lẫn cho người bệnh trong việc dùng thuốc, phẫu thuật và thủ thuật.
- Bệnh viện thiết lập hệ thống thu thập và báo cáo các sự cố,
nhầm lẫn, sai sót chun mơn kỹ thuật tại các khoa và tồn bệnh
viện. Định kỳ phân tích, báo cáo các sự cố, sai sót chun mơn kỹ
thuật trong chăm sóc và có biện pháp phịng ngừa hiệu quả.

* Điều 15. Ghi chép hồ sơ bệnh án
- Tài liệu chăm sóc người bệnh trong hồ sơ bệnh án gồm: phiếu
theo dõi chức năng sống, phiếu điều dưỡng và một số biểu mẫu khác theo
Quyết định số 4069/QĐBYT ngày 28/9/2001 về việc ban hành mẫu hồ sơ
bệnh án của Bộ Y tế và theo tính chất chuyên khoa do bệnh viện quy định.

- Tài liệu chăm sóc người bệnh trong hồ sơ bệnh án phải
bảo đảm các yêu cầu sau:
+ Ghi các thơng tin về người bệnh chính xác và khách quan;


18
+ Thống nhất thơng tin về cơng tác chăm sóc người bệnh của điều
dưỡng viên, hộ sinh viên và của bác sĩ điều trị. Những khác biệt trong nhận
định, theo dõi và đánh giá tình trạng người bệnh phải được kịp thời trao đổi
và thống nhất giữa những người trực tiếp chăm sóc, điều trị người bệnh;

+ Ghi đầy đủ, kịp thời diễn biến bệnh và các can thiệp điều dưỡng.


- Hồ sơ bệnh án phải được lưu trữ theo quy định tại Khoản
3 Điều 59 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh


×