Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Ke hoach chuyen mon nam hoc 2012 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.78 KB, 12 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD HƯƠNG SƠN TRƯỜNG TH SƠN KIM 2 Số /2012/KH. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do - Hạnh phúc Sơn Kim 2, ngày 15 tháng 9 năm 2012. KẾ HOẠCH CHUYÊN MÔN Năm học 2012 - 2013 Căn cứ hướng dẫn Số: 95 /CV-PGD& ĐT V/v: Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2012-2013 đối với giáo dục tiểu học của Phòng Giáo dục và Đào tạo Hương Sơn. Căn cứ kế hoạch năm học và điều kiện thực tiễn của nhà trường. Trường Tiểu học Sơn Kim 2 xây dựng kế hoạch chuyên môn năm học 2012 - 2013 như sau: PHẦN I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH 1. Giáo viên Năm học 2012 - 2013, Trường Tiểu học Sơn Kim 2 có 19 giáo viên trong đó trên chuẩn: 19/19 = 100%. Trong số 19 giáo viên có 14 giáo viên dạy văn hoá và làm công tác chủ nhiệm lớp, 1 giáo viên Âm nhạc, 2 giáo viên Mĩ thuật, 01 giáo viên dạy Thể dục, 01 giáo viên dạy Tin học, 01 giáo viên tiếng Anh liên trường. Giáo viên có lòng nhiệt tình công tác, có tinh thần trách nhiệm và có khả năng hoàn thành công việc được giao. Giáo viên ngoại xã đông. Số lượng giáo viên đủ theo quy định. 2. Học sinh Năm học 2012 - 2013, trường có 260 học sinh, trong đó có 121 nữ, biên chế thành 11 lớp, mỗi khối 2 lớp. Riêng lớp 2 có 3 lớp, bình quân 21,66 học sinh/lớp. Học sinh có nền nếp học tập và sinh hoạt khá ổn định, các em chấp hành tốt nội quy của nhà trường, 5 nhiệm vụ của học sinh Tiểu học, không có học sinh cá biệt, không có học sinh kém về nhận thức. Có 4 em học sinh khuyết tật; 17 học sinh dân tộc, 11em con mồ côi, 55 em con hộ nghèo. 3. Cơ sở vật chất Trường có đủ phòng học 2 buổi/ ngày cho tất cả các lớp, 100% học sinh được học 2 buổi/ngày. Lớp học được thiết kế khoa học, có hệ thống ánh sáng, hệ thống quạt điện, thuận lợi cho thầy và trò học tập trong mọi điều kiện thời tiết. Lớp học có đủ biểu bảng trang trí, bảng lớp là bảng chống lóa Hàn Quốc..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Về đồ dùng, thiết bị dạy học: có 11 bộ đồng bộ, 28 bộ máy vi tính, 2 máy chiếu, 1 cattsett và một số thiết bị có từ trước, cơ bản đáp ứng được những bài dạy chủ yếu của thầy và trò. Học sinh có sách giáo khoa, vở viết và đồ dùng học tập tương đối đầy đủ. Vở học sinh được trang bị đồng loạt có logo của nhà trường. 4. Kết quả thi đua năm học trước: 4.1. Chất lượng mũi nhọn: - Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh: 01; cấp huyện: 04 - Học sinh giỏi tỉnh: 1, Học sinh giỏi cấp huyện: 29 em 4.2. Chất lượng đại trà: - Hạnh kiểm: Thực hiện đầy đủ 256/256 đạt 100% - Học lực: Loại giỏi: 67 em = 26,4%; Loại khá: 98em = 38,6%; Loại TB: 87 em = 34,3% ; Loại yếu: 2 em = 0,79% - Học sinh hoàn thành chương trình tiểu học lần 1là 42 em /44, tỷ lệ 95,4%; lần 2 là 02 em. Tỉ lệ HTCTTH là 100%. PHẦN II. CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU 1. Chất lượng mũi nhọn: 1.1.Trường: Tập thể lao động tiên tiến xuất sắc; Công đoàn vững mạnh xuất sắc ; Đội sao xuất sắc cấp huyện 1.2: Giáo viên: - CBQL giỏi cấp huyện: 02 đồng chí; SKKN cấp tỉnh: 03 SKKN, cấp huyện: 05 SKKN; Thi văn hay chữ đẹp: 03 Gv (Cô Nguyễn Thị Thanh Hương, Trịnh Thị Hà, Trần Thị Tuyết); 04 giáo viên giỏi huyện; cấp tỉnh 01 đ/c; CSTĐ cấp cơ sở: 03 người ; LĐTT: 17 người. - Cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Xuất sắc: 10 (Tỉ lệ: 47,7%); Khá: 07 (Tỉ lệ: 33,3%); Trung bình: 04 (Tỉ lệ: 19%) 1.3. Học sinh: - Cấp tỉnh: 01 em GTQM cấp tỉnh. - Cấp huyện: + GTQM khối 4, 5: 12 em. Trong đó: Khối 4: 06 em; Khối 5: 06 em. + Khảo sát học sinh xếp văn hóa giỏi cấp huyện: 15 em. Trong đó: Khối 4: 8 em; Khối 5: 7 em. - Học sinh giỏi Tiếng Anh qua mạng: 3 em - Mỗi khối 1 em (3,4,5) 2. Chất lượng đại trà: * Về học lực: Chất lượng đại trà:.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Khối. Số HS. Giỏi SL 15 18 16 14 13 76. % 36,5 31 30,7 25 26,5 29,6. Khá(TT) SL % 15 36,5 21 36,2 19 36,5 24 42,8 19 38,8 98 38,3. Trung bình SL % 11 27 18 31 16 30,8 18 32,2 17 34,7 80 31,3. Yếu SL. %. 1 43 2 59 1 1,7 3 52 1 2,0 4 57 5 49 + 260(256) 2 0,8 * Hạnh kiểm: - Hạnh kiểm: Thực hiện đầy đủ 5 nhiệm vụ của người học sinh 260/260 đạt 100% + Học sinh lớp 5 hoàn thành chương tình tiểu học đạt 100%. + Hoàn thành Phổ cập giáo dục tiểu học: Mức độ 2. PHẦN III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1. Thực hiện chương trình, sách giáo khoa Tiểu học: Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn, trường chỉ đạo thực hiện chương trình như sau: Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5 Số tiết chính khoá 22 23 23 25 25 Số tiết tăng thêm 11 10 10 9 9 Trong đó: Hoàn thành mục tiêu kiến thức kĩ năng cơ bản ở buổi thứ nhất. Buổi thứ hai dành để củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng cho học sinh, bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu, học sinh có hoàn cảnh khó khăn và học sinh khuyết tật hoặc giải quyết những phần việc, phần bài tập mà học sinh chưa hoàn thành ở buổi thứ nhất. Thiết kế hệ thống bài tập có sự liên kết kiến thức, kĩ năng ở các tiết trước, theo mạch kiến thức, đồng thời tham khảo các dạng bài tập có thể áp dụng được để nâng cao khả năng tư duy cho học sinh ở mức độ phát huy tính tích cực, chủ động học tập ở học sinh, tránh dạy theo kiểu nhồi nhét kiến thức, học tủ học lệch. Việc xác định nội dung chương trình kế hoạch; kiến thức, kĩ năng cơ bản ở mỗi khối lớp căn cứ vào Quyết định 16/2006/QĐ-BGD-ĐT ngày 5/5/2006, công văn 896/BGD&ĐT-GDTH ngày 13/02/2006, công văn 9832 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Khối 1, 2 bồi dưỡng hai môn năng khiếu là Âm nhạc và Mĩ thuật, khối 3, 4, 5 dạy môn tự chọn là Tiếng Anh theo chương trình thí điểm 2 tiết/ tuần của Bộ, Tin học theo chương trình Quyển 1, quyển 2, quyển 3. Nội dung các tiết HĐGDNGLL tập trung vào rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh, bồi dưỡng kiến thức thực tiễn, kiến thức xã hội, các hoạt động vui chơi, văn nghệ, thể dục- thể thao, giáo dục truyền thống văn hoá, phát huy các công trình văn hoá, lịch sử và cách mạng. Thời gian còn lại bố trí theo hướng dẫn của Phòng Giáo dục Hương Sơn, bồi dưỡng cho một số môn học khác và tăng cường rèn luyện chữ viết cho học sinh..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 2. Việc soạn bài và tổ chức giờ dạy trên lớp - Giáo viên có bài soạn trước ít nhất 02 ngày, tổ trưởng kí duyệt giáo án của các tổ viên, PHT kí duyệt giáo án cho tổ trưởng và mỗi tháng kiểm tra giáo án của giáo viên. Việc soạn giáo án cần căn cứ vào yêu cầu kiến thức, kĩ năng cơ bản được quy định trong Quyết định 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/5/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, công văn 869/BGD&ĐT-GDTH ngày 13/2/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; sách giáo khoa, tham khảo sách giáo viên, công căn số 100/CV-PGD &ĐT Hương Sơn về Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học Giáo dục Tiểu học và các tài liệu khác. Giáo án cần cô đọng, thể hiện được nhiều thông tin trong đó làm rõ hoạt động của thầy và trò, qua các hoạt động học sinh chiếm lĩnh được kiến thức, kĩ năng. Không soạn theo kiểu liệt kê các bước lên lớp. Quy định tất cả các giáo viên soạn tay 25% số tiết chính khóa. GV văn hóa soạn giáo án viết tay vào thứ 6 hàng tuần và tiết toàn ngày thứ 5. Riêng lớp 2A, 2B có tiết của BGH thì soạn tiết tập đọc thứ 5; GV đặc thù: Cô Minh Ngọc: 02 tiết; cô Loan 02 tiết; thầy Thắng 02 tiết; Cô Vân: 02 tiết; cô Tâm: 01 tiết. - Phân môn Tập đọc: nêu rõ các từ ngữ khó cần giải thích, các tiếng khó đọc, đoạn văn sẽ hướng dẫn học sinh luyện đọc. Các câu hỏi trong phần tìm hiểu bài, những câu hỏi dạng "vì sao" cần có câu hỏi phụ, câu hỏi gợi ý và phương án trả lời chuẩn. - Môn chính tả: Đối với khối 3, 4, 5 giáo viên hướng dẫn học sinh lập Sổ tay chính tả, giúp học sinh dần dần sửa ngọng và viết sai chính tả. Bản thân giáo viên cũng cần tự hoàn chỉnh việc phát âm chuẩn, viết đúng chính tả. - Phân môn Luyện từ và Câu: Đối với những dạng bài hệ thống, củng cố và mở rộng vốn từ và bài tập quản lí vốn từ, giáo viên phải xây dựng được phương pháp học tập cho học sinh, mở rộng từ theo trường nghĩa chứ không chỉ dạy các từ có trong bài, dạy các trường hợp đơn lẻ. Những bài tập tìm từ theo mẫu, giáo viên phải làm chủ hệ thống từ để gợi ý, giúp học sinh tìm ra, cung cấp khi cần trong phạm vi ngưỡng phát triển của học sinh. - Phân môn Tập làm văn: Khai thác triệt để ngữ liệu đưa ra, giúp học sinh hình thành bài học bằng chính ý hiểu của học sinh. Sử dụng hợp lí hệ thống câu hỏi để giúp học sinh quan sát, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá. Tập luyện cho học sinh nói và viết đúng chính tả, câu văn đúng ngữ pháp, bồi dưỡng cho học sinh viết văn có hình ảnh, bài viết sinh động, thể hiện được thái độ tính cảm của người viết. - Môn Toán: Nêu cụ thể kiến thức, kĩ năng học sinh cần đạt được sau mỗi tiết học. Thể hiện được các hoạt động học tập mà thông qua đó, học sinh có thể chiếm lĩnh được kiến thức, kĩ năng… - Môn Đạo đức: Tận dụng tối đa các tình huống. Xem xét tình huống kĩ càng và giúp học sinh giải quyết một cách triệt để. Thực hiện dạy đi từ quyền đến nghĩa vụ, trách nhiệm của học sinh trong 5 mối quan hệ. - Môn TN-XH đối với khối 1, 2, 3; Môn Khoa học, Lịch sử, Địa lí đối với khối lớp 4, 5, tổ chức giờ dạy bằng các hoạt động học tập, trong đó quan tâm nhiều đến.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> hoạt động của trò. Các hoạt động này cần được trình bày theo thứ tự các bước và có hoạt động bổ sung đối với những kiến thức khó, sử dụng tranh ảnh sách giáo khoa làm nguồn kênh hình chủ yếu, học sinh thuộc các kí hiệu trong sách giáo khoa. - Môn Kĩ thuật lớp 4, lớp 5 thực hiện theo chương trình, sách giáo khoa năm 2007. Tăng cường kĩ năng thực hành. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên ghi chép lại những ý kiến nhận xét của mình về tính sư phạm, tính khả thi để góp ý với Bộ. - Trên lớp, cần tổ chức tiết dạy sao cho thời gian học sinh hoạt động nhiều hơn là thời gian ngồi nghe, ngồi xem, không bắt học sinh khoanh tay nghe giảng. Những kiến thức cần phải thuyết trình thì dùng lời ngắn gọn, dễ hiểu, lấy ví dụ thực tiễn… Phối hợp các hình thức dạy học linh hoạt sao cho giờ dạy nhẹ nhàng, hiệu quả, học sinh hứng thú học tập. - Không nặng lời trách mắng học sinh khi các em có lỗi hoặc chưa hoàn thành yêu cầu bài học. Cần chỉ rõ những sai sót và cách khắc phục với thái độ ân cần, hết lòng vì học sinh. Khi chữa bài, cần chữa triệt để, không bỏ rơi khiến học sinh hiểu lầm. - Sử dụng các phương tiện hỗ trợ như bảng con, giấy nháp, bút màu, giấy khổ lớn… vào dạy học. Khi học sinh làm bài tập, giáo viên cần quan sát, tái hướng dẫn những học sinh chưa hiểu bài, giúp đỡ học sinh yếu, học sinh khuyết tật… không làm việc riêng hoặc ngồi để mặc học sinh tự làm bài… - Bài soạn khớp với chương trình, thời khóa biểu, không đảo tiết, ghi đầy đủ thời gian soạn giảng. - Bài soạn đủ mục tiêu, nội dung chương trình. Soạn đủ, chính xác nội dung bài học. Khi soạn bám sát kiến thức kĩ năng môn học, lồng ghép giáo dục môi trường, Tích hợp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào bài dạy. - Bài soạn ghi rõ từng đối tượng học sinh: Bài nào dùng cho học sinh khá giỏi, bài nào luyện thêm. - Trình bày bài soạn bằng giáo án vi tính lưu ý lỗi chính tả. - Bài soạn buổi 2 ngắn gọn, đủ thông tin. Tài liệu: Vở Luyện tập Toán và Tiếng Việt lớp 1,2,3. Lớp 4,5 vở Bài tập Toán, Tiếng Việt lấy tài liệu ở các sách tham khảo - Khuyến khích soạn bài bằng giáo án điện tử. * Chỉ tiêu Hồ sơ: Tốt : 10 bộ; Khá: 8 bộ; Trung bình: 01 bộ 3. Phương tiện, thiết bị dạy học, công tác thư viện Sử dụng hết những đồ dùng có trong kho, mượn và tập sử dụng trước để không bị lúng túng khi thực dạy. Nhắc học sinh chuẩn bị đồ dùng học tập trước, có thể thông báo đến cha mẹ học sinh để cha mẹ học sinh chuẩn bị cho con em chu đáo..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Những bài dạy cần đồ dùng mà trong thư viện không có, giáo viên có thể tự làm từ vật liệu đơn giản, dễ kiếm nhưng phải cho hiệu quả sử dụng cao và đảm bảo tính thẩm mĩ. Giáo viên phải nắm vững các nguyên tắc sử dụng đồ dùng, phương tiện dạy học. Sử dụng giáo án điện tử để giảng dạy cho học sinh, tạo ra sự mới mẻ, sinh động cho học sinh, học tập để có thể soạn giảng thành thạo trên phần mềm Microsoft Power Point. Tổ công tác thư viện hoạt động thường xuyên theo kế hoạch. Từng bước phấn đấu xây dựng thư viện tiên tiến. Phục vụ bạn đọc tốt hơn. Xây dựng tủ sách dùng chung, cho học sinh con gia đình chính sách, học sinh khó khăn, học sinh khuyết tật mượn sách để học. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên sử dụng máy vi tính, soạn và dạy bằng giáo án điện tử. Phấn đấu mỗi tuần có 1- 2 tiết dạy bằng giáo án điện tử. Xây dựng kho tư liệu điện tử dùng chung. - Giáo viên lên lớp sử dụng ĐDDH trong mỗi tiết dạy. Khi sử dụng cần khai thác ĐDDH cho có hiệu quả. - GV có theo dõi tên ĐDDH được sử dụng qua số báo giảng. - Đối với giáo viên lớp 1 cần hướng dẫn HS sử dụng ĐDDH môn học vần, toán cho thành thạo, có chất lượng. - Hằng năm, mỗi giáo viên tự làm một ĐDDH có chất lượng để góp vào kho ĐDDH của nhà trường. * Biện pháp chỉ đạo - BGH kiểm tra, theo dõi các buổi dạy - học trên lớp, kiểm tra qua số báo giảng. - Tăng cường các hình thức kiểm tra. - Hỗ trợ kinh phí tự làm ĐDDH cho giáo viên. * Chỉ tiêu: - 100% tiết dạy có ĐDDH phải sử dụng. - Mỗi giáo viên làm một ĐDDH/ năm. 4. Đánh giá xếp loại học sinh Thực hiện đánh giá xếp loại theo Quyết định 32/2009/QĐ-BGD&ĐT ngày 11/12/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đánh giá theo định hướng công bằng, khách quan, vô tư và tao điều kiện để học sinh phát triển. Qua đánh giá giúp học sinh nhận ra ưu điểm, khuyết điểm để phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu. Kết hợp đánh giá với tự đánh giá. Những môn học đánh giá bằng định tính, giáo viên cần thu thập đủ chứng cứ trước khi đánh tích vào sổ, thời điểm đánh giá chủ yếu là cuối học kì I và cuối năm học. Đối với đánh giá hạnh kiểm, học sinh chỉ được công nhận là Thực hiện đầy đủ khi thực hiện được cả 5 nhiệm vụ của học sinh Tiểu học. Đối với các môn đánh giá cho điểm, giáo viên cần cho điểm công khai, chính xác, công bằng. Kết hợp kiểm tra miệng, kiểm tra viết với kiểm tra định kì. Soát lỗi.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> kĩ càng, không để sót lỗi, chữa lỗi chính tả ở tất cả các môn học chứ không chỉ riêng môn Chính tả. Quy định số lần chấm tối thiểu theo đơn vị tháng; Môn Toán: 8 lần Phân môn Tập đọc: 2 lần Phân môn LT&C: 2 lần Phân môn TLV: 2 lần Phân môn Chính tả: 2-4 lần Phân môn Kể chuỵên: 1 lần Môn Khoa học: 1 lần Môn Lịch sử và Địa lí: 1 lần Đối với các môn đánh giá bằng điểm số cần đánh giá cả mức độ nắm kiến thức, vận dụng kiến thức làm bài tập. Đối với những môn đánh giá bằng nhận xét, giáo viên nêu lời nhận xét ngắn gọn, rõ ràng sao cho học sinh nhớ được, không cần ghi vào vở của học sinh. Nhận xét 65% trở lên tổng số sản phẩm học tập, thực hành của học sinh. Đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh hoà nhập khuyết tật thực hiện theo hướng dẫn tại quyết định 29 về đánh giá học sinh khuyết tật. 5. Xây dựng và duy trì nền nếp Vở sạch - chữ đẹp Số lượng và nội dung từng vở theo quy định của Phòng Giáo dục Quy định về ghi vở của học sinh: Lớp 1: Luyện tập chung, Tập viết, Chính tả (HKII), Ghi chung (HKII), Luyện viết, vở luyện tập Toán và Tiếng Việt Lớp 2, lớp 3: Toán, Tập viết, Chính tả, vở Bài tập Tiếng Việt, vở luyện tập Toán và Tiếng Việt. Ghi chung, Luyện viết Lớp 4, lớp 5: Toán, Tập viết, Chính tả, vở Bài tập Tiếng Việt, vở Bài tập Toán Toán và vở ô ly Tiếng Việt. Ghi chung, Luyện viết, Tập làm văn. Môn Toán: Làm 1- 2 bài tập Môn Tiếng Việt: Ghi nội dung bài học cô đọng, ngắn gọn, dễ hiểu và bài tập cần thiết. Trong đó: Vở Chính tả: Ghi bài viết. Vở Tập làm văn: Ghi bài học hoặc bài tập làm văn, bài tập xây dựng đoạn bài. Mỗi tháng chấm VS-CĐ một lần ở lớp, báo cáo kết quả về trường vào ngày cuối tháng. Một năm học chấm ở cấp trường 4 lần theo lịch. Kết quả tính vào các tiêu chí thi đua của giáo viên và tập thể lớp. Tổ chức trưng bày Vở sạch - chữ đẹp cho học sinh. 6. Công tác chủ nhiệm lớp - Lập kế hoạch chủ nhiệm theo Sổ Chủ nhiệm. - Nội dung giáo dục học sinh là 5 điều Bác Hồ dạy Thiếu niên - Nhi đồng, Điều lệ Trường Tiểu học. Luật Giáo dục 2005, Nội quy trường lớp và các quy định khác. - Quan tâm đến mọi đối tượng học sinh, giáo dục để các em có ý thức chấp hành kỉ luật, có tinh thần trách nhiệm, biết yêu thương mọi người, chấp hành giao.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> thông đúng luật lệ, sống theo pháp luật. Góp phần thực hiện phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". 7. GIẢNG DẠY - Truyền thụ kiến thức cơ bản đầy đủ, chính xác. - Sau mỗi bài học cần nhấn mạnh nội dung trọng tâm cần nhớ. - Xác định đúng mục tiêu bài dạy - Giáo viên cần phối hợp các PPDH cho phù hợp với từng phân môn. - Dạy đúng chương trình, dạy đủ các môn, không đảo tiết, bỏ tiết. - Quy định thời gian trung bình mỗi tiết 35 phút, cho phép di dịch trước và sau 5 phút. - Khi dạy cần chú ý đến các đối tượng học sinh: Giỏi, khá, trung bình, yếu. Cần quan tâm đến 2 đối tượng yếu và giỏi để có biện pháp giảng dạy phù hợp. * Biện pháp chỉ đạo - Tăng cường dự giờ, thăm lớp, thao giảng, thanh tra nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, rút kinh nghiệm giờ dạy. - Tổ chức các chuyên đề về các PPDH ở một số môn. -Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề, tăng cường bổ sung kiến thức cho giáo viên. - Giảng dạy bám sát kiến thức, kĩ năng môn học, lồng ghép giáo dục môi trường vào bài dạy. Dạy Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường vào các tiết hoạt động tập thể. Chú ý dạy cho tất cả các đối tượng học sinh. * Chỉ tiêu - Dự giờ: Mỗi giáo viên 1- 2 tiết/ tuần. - Thao giảng: 1 -2 tiết/năm/giáo viên. - Xếp loại giờ dạy: Tốt 10 người; Khá: 8 người; Trung bình: 01 người 8. Công tác bồi dưỡng giáo viên giỏi, học sinh giỏi, nâng cao chất lượng mũi nhọn trong nhà trường Bồi dưỡng về phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm cho giáo viên. Bồi dưỡng nâng cao trình độ bằng việc tạo điều kiện cho giáo viên đi học nâng chuẩn. Bồi dưỡng bằng chương trình bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng chu kì, bồi dưỡng thông qua tổ chuyên môn… Tài liệu là các tạp chí chuyên ngành, qua các phương tiện thông tin… qua học hỏi ở đồng nghiệp… Tổ chức cho giáo viên học tập, nắm vững nhiệm vụ năm học và những vấn đề trọng tâm của năm học. Nâng cao trình độ hiểu biết cho giáo viên….

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Bồi dưỡng học sinh giỏi ngay tại lớp vào các buổi học chính khoá, giao thêm phần việc hoặc phần bài tập khi các em đã hoàn thành nội dung học tập tại lớp. Tăng cường những bài tập khó nhằm rèn luyện khả năng tư duy cho học sinh ở những buổi thứ hai. Tổ chức cho học sinh đọc và giải Toán tuổi thơ, thành lập các câu lạc bộ Toán, Tiếng Việt ở các khối lớp. Phân công giáo viên có năng lực phụ trách, bồi dưỡng vào các buổi 2. - Giáo viên tự bồi dưỡng, bồi dưỡng bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình. + PPDH: Bồi dưỡng qua thăm lớp dự giờ + Kiến thức: Qua các kì thi học sinh giỏi, giáo viên giỏi, qua các đợt chuyên đề của tổ, qua bảng tin của trường. - Bố trí giáo viên có năng lực bồi dưỡng học sinh giỏi vào các buổi 2. - Giao trách nhiệm cho giáo viên chủ nhiệm phụ đạo học sinh yếu vào buổi 2 và qua dạy học hàng ngày. - Thành lập tổ Giải toán qua mạng do cô Minh phụ trách. Lập danh sách học sinh giỏi, phân công giáo viên hướng dẫn học sinh giải. *Biện pháp chỉ đạo - Giáo viên tự nghiên cứu tài liệu: Toán tuổi thơ, Văn học tuổi trẻ, Sách tham khảo,… - Khảo sát học sinh giỏi mỗi tháng một lần. Khảo sát học sinh yếu theo định kì. - Mua sách Luyện giải Violympic để giáo viên và học sinh rèn luyện thêm. * Chỉ tiêu: - Bồi dưỡng học sinh giỏi khối 4,5 để có 15 học sinh giỏi huyện - Phụ đạo học sinh yếu theo khối lớp nhằm giảm tỉ lệ học sinh yếu dưới 1% - Khảo sát học sinh giỏi, yếu mỗi tháng một lần. 9. Hồ sơ, sổ sách - Có đủ hồ sơ giáo viên, hồ sơ tổ chuyên môn, hồ sơ chuyên đề và các hội thi. - Sổ theo dõi, đánh giá: Đọc lại nội dung phân phối chương trình đầu năm. Theo dõi học sinh sát thực, nhận xét đánh giá nhằm phản ánh kiến thức, kĩ năng của học sinh. Giáo viên phải theo dõi thật nhất là đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét. Thời điểm đánh dấu tích là cuối mỗi học kì. - Vào học bạ theo công văn hướng dẫn nhiệm vụ năm học của Sở Giáo dục và Đào tạo. Vào điểm học lực môn môn Tiếng Việt với tất cả các khối lớp, các môn Khoa học, Lịch sử và Địa lí vào điểm KTĐK. Nếu vào nhầm hoặc sai thì gạch đi, viết sang bên cạnh bằng mực khác màu và đề nghị Hiệu trưởng xác nhận sửa chữa trong bảng..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Thường xuyên liên lạc với cha mẹ học sinh bằng sổ liên lạc. Nếu cần có thể mời cha mẹ học sinh đến trường để trao đổi. - Sổ dự giờ: Dự đủ số giờ quy định. Đối với tổ trưởng là 1-2 tiết/ tuần, với giáo viên là 1tiết/ tuần. Sau khi dự cần rút kinh nghiệm với giáo viên dạy. Cho điểm công bằng, công khai và theo tinh thần động viên khích lệ nhau nhưng không vì thế mà cho quá rộng hoặc sai biểu điểm. Đánh giá giờ dạy theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo. 10. Sinh hoạt tổ chuyên môn Mỗi tháng tổ chuyên môn sinh hoạt 2 lần vào các tuần thứ hai của tháng. Nội dung sinh hoạt tập trung vào vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, rèn chữ viết cho học sinh, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Học tập các chuyên đề trên các báo chí chuyên ngành, xem băng tư liệu... Tổ trưởng cần có kế hoạch trước khi sinh hoạt ít nhất 1 tuần, phân công giáo viên trong tổ chuẩn bị nội dung và ý kiến thảo luận. 11. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm múa hát sân trường, thể dục giữa giờ, hoạt động theo chủ điểm và hoạt động ngoài giờ theo kế hoạch mỗi tháng 1 buổi. Dạy kĩ năng sống cho học sinh qua tiết HĐTT. 12. Chuyên đề Nội dung chuyên đề tập trung vào các vấn đề sau: - Đổi mới phương pháp và hình thức dạy học, tập trung vào hai môn Toán và Tiếng Việt. Kế thừa các chuyên đề năm trước đã thực hiện, những chuyên đề nào thành công thì tiếp tục áp dụng, chuyên đề nào chưa thực sự khả thi thì bổ sung, cải tiến. - Dạy học buổi thứ hai như thế nào sao cho nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả. Thu hút học sinh đến trường. Tăng cường tính tích cực của học sinh, giúp học sinh biết tự học, chủ động trong việc học của mình, học tập có kế hoạch. - Sửa ngọng và lỗi chính tả cho học sinh. - Rèn nền nếp giữ vở sạch, viết chữ đẹp cho học sinh. Đầu tư thời gian nghiên cứu, viết báo cáo và dạy minh hoạ thực sự có chất lượng. Cách thực hiện một chuyên đề: - Trình bày báo cáo chuyên đề. - Dạy minh hoạ. - Thảo luận, nhận xét, đánh giá rút kinh nghiệm. - Rút ra những kết luận cần thiết có thể áp dụng vào thực tiễn dạy học và giáo dục. 13. Viết và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Mỗi cán bộ quản lí và giáo viên viết một SKKN, nội dung tập trung vào vấn đề quản lí, chỉ đạo và nâng cao chất lượng giáo dục. Nội dung SKKN phải phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi. Đăng kí tên SKKN ngay từ đầu năm và được trình bày ở tổ chuyên môn để mọi người cùng áp dụng. Để SKKN có chất lượng, người viết cần đầu tư thời gian, công sức điều tra, quan sát, đọc tài liệu, tham khảo những công trình trước đó… trong quá trình viết nên tham khảo ý kiến đòng nghiệp… Báo cáo SKKN trình bày theo hướng dẫn của Phòng Giáo dục. Nộp về tổ chuyên môn cuối tháng 3/2012. Việc chấm SKKN thực hiện như hướng dẫn của Phòng Giáo dục và Đào tạo. Cho giáo viên đăng kí tên sáng kiến kinh nghiệm mình sẽ viết ngay từ đầu năm. - Bắt buộc 100% giáo viên phải có sáng kiến kinh nghiệm. - Trao đổi, góp ý về nội dung viết SKKN cho giáo viên để có phương pháp viết tốt. - Ngay từ đầu năm học, giáo viên cần định hướng nội dung viết để tiến hành làm trong suốt năm học. - Cuối năm giáo viên nạp bản thảo cho hội đồng đánh giá để góp ý, bổ sung hoàn chỉnh SKKN nạp ở phòng. - Giáo viên có thêm kinh nghiệm trong dạy học, qua thực nghiệm SKKN sẽ cho kết quả cao Chỉ tiêu 100% giáo viên có SKKN nạp ở trường. Trong đó: 03 SKKN đạt cấp tỉnh; 5 SKKN đạt cấp huyện. 14. Các hội thi và đợt sinh hoạt cao điểm Tổ chức hội thi Học vui - vui học vào tháng 3/2011. Nội dung thi là những kiến thức đã học trong nhà trường và kiến thức xã hội do Đoàn kết hợp Đội tổ chức. Thi biểu diễn văn nghệ vào ngày 20-11 và ngày 08/3 Mỗi tháng các lớp tổ chức biểu diễn các tiết mục văn nghệ về dân ca các vùng miền. - Kiểm tra định kì 2 môn Toán và Tiếng Việt Định kì lần 1: ngày 6; 7/11/2012 Định kì lần 2 (cuối kì I): ngày 8; 9/01/2013 Định kì lần 3: ngày 19; 20/3/2013 Định kì lần 4 (cuối năm): ngày 15; 16/5/2013 - Thi cán bộ quản lí giỏi cấp huyện (Dự kiến đầu tháng 01 năm 2013); lựa chọn cán bộ dự thi cấp tỉnh (dự kiến tuần từ 11/3/2013 đến 15/3/2013) - Thi “Văn hay - chữ đẹp” các cấp. - Thi Giải toán qua mạng, Tiếng Anh qua mạng các cấp.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Khảo sát học sinh có văn hoá xếp loại giỏi lớp 4, lớp 5 (tháng 4 năm 2013).. BẢNG PHÂN CÔNG CHUYÊN MÔN TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15. Họ và tên Nguyễn Thị Tuyết Thanh Nguyễn Thị Bích Cảnh Phan Thị Kiều Ly Phạm Thị Hà Trần Thị Định Trần Thị Tuyết Huỳnh Thị Mỹ An Nguyễn Thị Thanh Hương Trịnh Thị Hà Nguyễn Thị Thanh Chương Trần Thị Kim Hoa Đinh Thị Thu Hương Nguyễn Thị Hồng Nhung Lê Huy Chinh Nguyễn Thị Minh Ngọc. 16. Nguyễn Thị Thanh Tâm. 17 18 19. Trần Thị Vân Nguyễn Thị Loan Trần Xuân Thắng. Nhiệm vụ được giao CN & dạy lớp 1A CN & dạy lớp 1B CN & dạy lớp 2A CN & dạy lớp 2B CN & dạy lớp 2C CN & dạy lớp 3A CN & dạy lớp 3B CN & dạy lớp 4A CN & dạy lớp 4B CN & dạy lớp 5A CN & dạy lớp 5B CN & dạy lớp 3,4,5. Công tác khác. Thay đổi, bổ sung. Khối trưởng 1 Khối trưởng 2 TT 1,2,3 ;KT khối 3 Tổ phó 1,2,3 Khối trưởng khối 4 TP 4,5;KT khối 5 Tổ trưởng 4,5-CTCĐ. BD Toán3,4,5; GTQM 3,4,5. Dạy Lịch sử-Địa lí 4,5 Dạy MT 3,4,5 +Thủ công 1,2,3 Dạy MT lớp 1,2 + Kĩ thuật 4,5 Dạy Thể dục lớp 1-5 Dạy Âm nhạc 1-5 Dạy Tin học 3,4,5. TPT Đội Cắt khẩu hiệu, trang trí ngày lễ Cắt khẩu hiệu, trang trí ngày lễ Phụ trách đội tuyển TDTT. P. HIỆU TRƯỞNG. Nguyễn Thị Hồng Minh PHẦN PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH CỦA HIỆU TRƯỞNG. ………………………………………………………………………................... ………………………………………………………………………................... ………………………………………………………………………................... ………………………………………………………………………....................

<span class='text_page_counter'>(13)</span>

×