Tải bản đầy đủ (.docx) (239 trang)

tuan 6 12 L4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 239 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TUẦN 6 : TỪ NGÀY 17/9 ĐẾN NGÀY 21/9/2012 Thứ hai,ngày 17 tháng 9 năm 2012 Tiết 1 NHẬN XÉT ĐẦU TUẦN Tiết 2 : TẬP ĐỌC: NỖI DẰN VẶT CỦA AN – ĐRÂY - CA I. MỤC TIÊU: 1.Đọc thành tiếng:- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ. - An-đrây-ca, hoảng hốti, an ủi, cứu nổi, nức nở, mãi sau,… - Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện. 2.Đọc - hiểu:- Hiểu các từ ngữ khó trong bài:dằn vặt. - Hiểu nội dung câu truyện: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện trong tình yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.( TL được các câu hỏi trg SGK) *Các KNS:- Giao tiếp ứng xử lịch sự trg giao tiếp. - Thể hiện sự cảm thông .- Xác định giá trị. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. KTBC:- Gọi 3 HS lên bảng đọc thuộc - 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu. lòng bài thơ Gà trống và Cá và trả lời các câu hỏi. ? Theo em, Gà trống thông minh ở điểm nào? ? Cáo là con vật có tính cách như thế nào? ? Câu truyện khuyên chúng ta điều gì? - Nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới: - Lắng nghe. a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: * Luyện đọc: - HS đọc tiếp nối . - Gọi 2 HS đọc tiếp nối từng đoạn (3 lượt + Đ 1: An-đrây-ca … mang về HS đọc) nhà. - GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS + Đ 2: Bước vào phòng … ít năm - Gọi HS đọc phần chú giải. nữa. - GV đọc mẫu, chú ý giọng đọc. - §äc theo cÆp ( 2 ph) * Tìm hiểu bài: - 1 HS đọc thành tiếng. - Gọi HS đọc đoạn 1 - Đọc thần và trả lời. - Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi: ? Khi câu chuyện xảy ra An-đrây-ca mấy + An-đrây-ca lúc đó 9 tuổi. Em tuổi, hoàn cảnh gia đình của em lúc đó như sống với mẹ và ông đang bị ốm rất nặng. thế nào? ? Khi mẹ bảo An-đrây-ca đi mua thuốc cho + An-đrây-ca nhanh nhẹn đi ngay. ông, thái độ của cậu như thế nào? 1) An-đrây-ca đã làm gì trên đường đi mua 1) An-đrây-ca gặp mấy cậu bạn.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> thuốc cho ông?. ? Đoạn 1 kể với em chuyện gì?. đang đá bóng và rủ nhập cuộc. Mải chơi nên cậu quên lời mẹ dặn. Mãi sau mới nhớ ra, cậu vội chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc mang về nhà. §1: An-đrây-ca mải chơi quên lời mẹ dặn. - 1 HS đọc thành tiếng.. - Gọi HS đọc đoạn 2. - Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi: 2) Chuyện gì xảy ra khi An-đrây-ca mua 2) An-đrây-ca hoảng hốt thấy mẹ thuốc về nhà? đang khóc nấc lên. Ông cậu đã qua đời. ? Thái độ của An-đrây-ca lúc đó như thế + Cậu ân hận vì mình mải chơi, nào? mang thuốc về chậm mà ông mất. Cậu oà khóc, dằn vặt kể cho mẹ nghe. 3) An-đrây-ca tự dằn vặt mình như thế nào? 3) An-đrây-ca oà khóc khi biết ông qua đời, cậu cho rằng đó là lỗi của mình. + An-đrây-ca kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe. + Dù mẹ đã an ủi nói rằng cậu không có lỗi nhưng An-đrây-ca cả đêm ngồi khóc dưới gốc táo ông trồng. Mãi khi lớn, cậu vẫn tự dằn vặt mình. 4) Câu chuyện cho em thấy An-đrây-ca là 4) An-đrây-ca rất yêu thương ông, một cậu bé như thế nào? cậu không thể tha thứ cho mình về chuyện mải chơi mà mua thuốc về muộn để ông mất. + An-đrây-ca rất có ý thức, trách nhiệm về việc làm của mình. + An-đrây-ca rất trung thực, cậu đã nhận lỗi với mẹ và rất nghiêm khắc với bản thân về lỗi lầm của ? Nội dung chính của đoạn 2 là gì? mình. - Gọi 1 HS đọc toàn bài: cả lớp đọc thầm và § 2: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca. tìm nội dung chính của bài. - 1 HS đọc thành tiếng. - Ghi nội dung chính của bài. Nội dung: Cậu bé An-đrây-ca là người yêu thương ông, có ý thức, trách nhiệm với người thân. Cậu rất trung thực và nghiêm khắc với * Đọc diễn cảm: bản thân về lỗi lầm của mình. - Gọi 2 HS đọc thành tiếng từng đoạn. Cả - 1 HS đọc. Cả lớp theo dõi, tìm ra lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay. cách đọc hay (như đã hướng dẫn). - 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp theo dõi, tìm ra cách đọc hay. - Cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn. - 4 HS đọc toàn chuyện (người - Hướng dẫn HS đọc phân vai. dẫn chuyện, mẹ, ông, An-đrây-.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Nhận xét, cho điểm học sinh. ca) 3. Củng cố - dặn dò: + Chú bé An-đrây-ca. ? Nếu đặt tên khác cho truyện, em sẽ đặt tên + tự trách mình. cho câu truyện là gì? + Chú bé trung thực. ? Nếu gặp An-đrây-ca em sẽ nói gì với bạn? - Bạn đừng ân hận nữa, ông bạn - Nhận xét tiết học. chắc cũng hiểu bạn mà. - Dặn HS về nhà học bài. - Hãy cố gắng để làm ông vui khi nghĩ đến mình, An-đrây-ca ạ.. Tiết 3: TOÁN TIẾT 26: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: - Giúp HS: Đọc được một số thông tin trên biểu đồ. - GD HS thêm yêu thích môn học. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Các biểu đồ trong bài học. III.HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. KTBC: Kiểm tra VBT về nhà của HS . - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài: - HS nghe giới thiệu. b. Hướng dẫn luyện tập: Bài 1: GV yêu cầu HS đọc đề bài. ? Đây là biểu đồ biểu diễn gì ? - Biểu đồ biểu diễn số vải hoa và vải trắng đã - GV yêu cầu HS đọc kĩ biểu đồ và tự bán trong tháng 9. làm bài, sau đó chữa bài trước lớp. - HS dùng bút chì làm vào SGK. - Tuần 1 cửa hàng bán được 2m vải hoa - Sai. Vì tuần 1 bán 200m vải hoa và 100m và 1m vải trắng, đúng hay sai ? Vì sao ? vải trắng. - Tuần 3 cửa hàng bán được 400m vải, đúng hay sai ? Vì sao ? - Đúng vì : 100m x 4 = 400m - Tuần 3 cửa hàng bán được nhiều vải - Đúng, vì : tuần 1 bán được 300m, tuần 2 bán nhất, đúng hay sai ? Vì sao ? 300m, tuần 3 bán 400m, tuần 4 bán 200m. So - Số mét vải hoa tuần 2 cửa hàng bán sánh ta có: 400m > 300m > 200m. nhiều hơn tuần 1 là bao nhiêu mét ? - Tuần 2 bán được 100m x 3 = 300m vải hoa. Tuần 1 bán được 100m x 2 = 200m vải hoa, vậy tuần 2 bán được nhiều hơn tuần: 300m – 200m = 100m vải hoa. - Vậy điền đúng hay sai vào ý thứ tư ? - Điền đúng. - Nêu ý kiến của em về ý thứ năm ? - Sai, vì tuần 4 bán được 100m vải hoa, vậy Bài 2:- GV yêu cầu HS qua sát biểu đồ tuần 4 bán ít hơn tuần 2 là trong SGK và hỏi: 300m – 100m = 200m vải hoa. ? Biểu đồ biểu diễn gì ? - Các tháng được biểu diễn là những tháng nào ? - Biểu diễn số ngày có mưa trong ba tháng - GV yêu cầu HS tiếp tục làm bài. của năm 2004. - GV gọi HS đọc bài làm trước lớp, sau - Tháng 7, 8, 9. đó nhận xét và cho điểm HS. 4 .Củng cố - Dặn dò: - HS làm bài vào VBT..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - GV chốt lại nội dung bài. - HS theo dõi bài làm của bạn để nhận xét. - GV tổng kết giờ học. - Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.. Tiết 4 :Mĩ thuật(GVC lên lớp) Tiết 5 : ĐẠO ĐỨC Bài 3: BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN (t2) I. MỤC TIÊU: - HS biết các em Biết được quyền có ý kiến , trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. - Có kĩ năng bày tỏ ý kiến của mình trg cuộc sống ở gia đình và ở trường. * HS có ý thức BVMT; biết lắng nghe và ủng hộ những ý kiến đúng đắn của mọi người về vấn đề môi trường. * Các KNS: - Trình bày ý kiến ở gia đình và lớp học. - Lắng nghe người khác trình ý kiến. - Kiềm chế cảm xúc. - Biết tôn trọng và thể hiện tự tin. II.HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động d¹y Hoạt động häc * Hoạt động 1: Tiểu phẩm “Một - HS xem tiểu phẩm do một số bạn buổi tối trong gia đình bạn Hoa” trong lớp đóng. Nội dung: Cảnh buổi tối trong gia - HS thảo luận: đình bạn Hoa. + Em có nhận xét gì về ý kiến của mẹ Hoa, bố Hoa về việc học tập của Hoa? + Hoa đã có ý kiến giúp đỡ gia đình như thế nào? Ý kiến của bạn Hoa có phù hợp không? + Nếu là bạn Hoa, em sẽ giải quyết như thế nào? GV kết luận: Mỗi gia đình có những - HS thảo luận và đại diện trả lời. vấn đề, những khó khăn riêng. Là con cái, các em nên cùng bố mẹ tìm cách giải quyết, tháo gỡ, nhất là về những vấn đề có liên quan đến các em. Ý kiến các em sẽ được bố mẹ lắng nghe và tôn trọng. Đồng thời các con cũng cần phải bày tỏ ý kiến một cách rõ ràng, lễ độ. *Hoạt động 2: “ Trò chơi phóng viên”. Cách chơi :GV cho một số HS xung phong đóng vai phóng viên và phỏng - Một số HS xung phong đóng vai vấn các bạn trong lớp theo các câu các phóng viên và phỏng vấn các hỏi trong bài tập 3- SGK/10. bạn. + Tình hình vệ sinh của lớp em, - HS lần lượt trả lời câu hỏi của.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> trường em. “phóng viên” + Nội dung sinh hoạt của lớp em, chi đội em. + Những hoạt động em muốn được tham gia, những công việc em muốn được nhận làm. + Địa điểm em muốn được đi tham quan, du lịch. + Dự định của em trong hè này hoặc các câu hỏi sau: + Bạn giới thiệu một bài hát, bài thơ mà bạn ưa thích. + Người mà bạn yêu quý nhất là ai? + Sở thích của bạn hiện nay là gì? + Điều bạn quan tâm nhất hiện nay là gì? - GV kết luận: Mỗi người đều có quyền có những suy nghĩ riêng mà có quyền bày tỏ ý kiến của mình. * Để BVMT x/ quanh trường, lớp học các em cần phải làm gì? *Hoạt động 3: - GV cho HS trình bày các bài viết, tranh vẽ (Bài tập 4- SGK/10) - GV kết luận chung: + Trẻ em có quyền có ý kiến và trình bày ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. + Ý kiến của trẻ em cần được tôn trọng. Tuy nhiên không phải ý kiến nào của trẻ em cũng phải được thực hiện... + Trẻ em cũng cần biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác. 4. Củng cố - Dặn dò: - HS nêu lại các KL của bài. - Các em hãy tham gia ý kiến với bố mẹ, anh chị ... về những vấn đề có liên quan đến bản thân, gia đình và môi trường để có cách giải quyết phù hợp. - Về chuẩn bị bài tiết sau.. Thứ ba ngày 18 tháng 9 năm 2012 Tiết 1: TOÁN TIẾT 27: LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU: - Viết , đọc, so sánh được các số tự nhiên; nêu được giá trị chữ số trong một số. - Đọc được thông tin trên biểu đồ hình cột..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Xác định được một năm thuộc thế kỉ nào. II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. KTBC:GV kiểm tra VBT của hs. - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn luyện tập: Bài 1: a.2 835 918. - GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm b.2 835 916. c. 82 360 945 : Gi¸ trÞ cña ch÷ sè 2 bài. lµ: 2 000 000 7 283 096: gi¸ trÞ cña ch÷ sè 2lµ: 200 000 1 547 238: gi¸ trÞ cña ch÷ sè 2 lµ: - GV chữa bài 200 Đáp án: a) 475 0 36 > 475836 Bài 2:( Giảm tải ) c) 5 tấn 175 kg > 5 0 75 kg - GV yêu cầu HS tự làm bài. - Biểu đồ biểu diễn Số học sinh giỏi - GV chữa bài . Bài 3- GV yêu cầu HS quan sat biểu đồ toán khối lớp Ba Trường tiểu học Lê Quý Đôn năm học 2004 – 2005. và hỏi: ? Biểu đồ biểu diễn gì ?-GV yêu cầu HS - HS làm bài. a)Có 3 lớp đó là các lớp 3A,3B, 3C. tự làm bài, sau đó chữa bài. a.Khối lớp Ba có bao nhiêu lớp ? Đó là b) Lớp 3A có 18 học sinh, lớp 3B có 27học sinh, lớp3C có 21học sinh. các lớp nào ? b.Nêusố học sinh giỏi toán của từng lớp? c) Lớp 3B có nhiều học sinh giỏi c. Trong khối lớp Ba, lớp nào có nhiều toán nhất, lớp 3A có ít học sinh giỏi học sinh giỏi toán nhất ? Lớp nào có ít toán nhất. d) Trung bình mỗi lớp có số học học sinh giỏi toán nhất ? d.Trung bình mỗi lớp Ba có bao nhiêu sinh giỏi toán là: (18 + 27 + 21) : 3 = 22 (học sinh) học sinh giỏi toán ? - HS làm bài, Bài 4: Trả lời các câu hỏi: a) Thế kỉ XX. - GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở. b) Thế kỉ XXI. - Nhận xét và cho điểm HS, 4. Củng cố - Dặn dò: - GV chốt lại nội dung bài. - Nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà làm bài tập 2 ý b,d ; bài 4 ý c và chuẩn bị bài sau.. Tiết 2 :LUYỆN TỪ VÀ CÂU DANH TỪ CHUNG VÀ DANH TỪ RIÊNG I. MỤC TIÊU: - Hiểu được khái niệm danh từ chung và danh từ riêng (ND ghi nhớ) - Nhận biết được DT chung và danh từ riêng dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng. (BT1, mục III); Nắm được quy tắc viết hoa DT riêng và bước đầu vận dụng quy tắc đó vào thực tế. (BT2) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bản đồ tự nhiên Việt Nam (có sông Cửu Long), tranh, ảnh vua Lê Lợi. - Giấy khổ to kẻ sẵn 2 cột danh từ chung và danh từ riêng và bút dạ..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động d¹y 1.KTBC:-Gọi 1 HS lên bảng trả lời câu hỏi : Danh từ là gì? Cho ví dụ. - Yêu cầu HS tìm các danh từ trong đọan thơ sau: Vua Hùng một sáng đi săn, Trưa tròn bóng nắng nghỉ chân chốn này. Dân dâng một quả xôi đầy Bánh chưng mấy cặp bánh giầy mấy đôi. - Nhận xét, cho điểm HS. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Nội dung bài I. Nhận xét. Bài 1: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu và nội dung. - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và tìm từ đúng. - Nhận xét và giới thiệu bằng bản đồ tự nhiên Việt Nam và giới thiệu vua Lê Lợi, người đã có công đánh đuổi giặc Minh, lập ra nhà Hậu Lê ở nước ta. Bài 2:- Yêu cầu HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS trao đổi cặp đôi và TLCH. - Gọi HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.. - Vậy: Những từ chỉ tên chung của một loại sự vật như sông, vua được gọi là danh từ chung. - Những tên riêng của một sự vật nhất định như Cửu Long, Lê Lợi gọi là danh từ riêng. Bài 3:- Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS thảo luận cặp đội và trả lời câu hỏi. - Gọi HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.. Hoạt động häc - 1 HS lên bảng thực hiện - 2 HS đọc bài. - HS trả lời: vua / Hùng/một /sáng /trưa/ bóng/ nắng /chân/ chốn / này/ dân/ một / quả/ xôi / bánh chưng/ bánh giầy/ mấy/ cặp/ đôi... - Lắng nghe. - 2 HS đọc thành tiếng. - Thảo luận, tìm từ. a/ sông b/. Cửu Long c/. vua d/. Lê Lợi - 1 HS đọc thành tiếng. - Thảo luận cặp đôi. - Trả lời: + s«ng - tªn chung chØ nh÷ng dßng nớc chảy tơng đối lớn. + Cöu Long - tªn riªng cña 1 dßng s«ng. - So s¸nh c víi d. + Vua - tªn chung chØ nh÷ng ngêi đứng đầu nhà nớc phong kiến. + Lª Lîi - tªn riªng chØ 1 vÞ vua. - Lắng nghe.. - 1 HS đọc thành tiếng. - Thảo luận cặp đôi. - Tên chung để chỉ dòng nước chảy tương đối lớn: sông không viết hoa. Tên riêng chỉ một dòng sông cụ thể Cửu Long viết hoa. - Tên chung để chỉ người đứng đầu.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Danh từ riêng chỉ người địa danh cụ thể nhà nước phong kiến: vua không luôn luôn phải viết hoa. viết hoa. Tên riêng chỉ một vị vua II. Ghi nhớ: cụ thể Lê Lợi viết hoa. - Lắng nghe. + Danh từ chung là tên của một loại ? Thế nào là danh từ chung, danh từ vật: sông, núi, vua, chúa, quan, cô riêng? Lấy ví dụ. giáo, học sinh,… + Danh từ riêng là tên riêng của một ? Khi viết danh từ riêng, cần chú ý điều sự vật: sông Hồng, sông Thu Bồn, gì? núi Thái Sơn, cô Nga,… + Danh từ riêng luôn luôn được viết - Gọi HS đọc phần Ghi nhớ. Nhắc HS hoa. đọc thầm để thuộc ngay tại lớp. - 2 đến 3 HS đọc thành tiếng. d. Luyện tập: Bài 1: - 2 HS đọc thành tiếng. - Yêu cầu HS đọc yêu cầu và nội dung. - Hoạt động trong nhóm. - Yêu cầu HS thảo luận trong nhóm và - Chữa bài. viết vào giấy. Danh từ chung Danh từ - Yêu cầu nhóm xong trước dán phiếu riêng lên bảng, các nhóm khác nhận xét. Bổ Núi/ dòng/ sông/ Chung/ sung. dãy / mặt/ sông/ Lam/ Thiên/ - Kết luận để có phiếu đúng. ánh/ nắng/ đường/ Nhẫn/ Trác/ dây /nhà /trái/ Đại Huệ/ phải/ giữa/ trước. Bác Hồ. +Vì dãy là từ chung chỉ những núi ? Tại sao em xếp từ dãy vào danh từ nối tiếp, liền nhau. chung? + Vì Thiên Nhẫn là tên riêng của ? Vì sao từ Thiên Nhẫn được xếp vào một dãy núi và được viết hoa. danh từ riêng? - Nhận xét, tuyên dương những HS hiểu bài. Bài 2:- Yêu cầu HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS tự làm bài. - 1 HS đọc yêu cầu. - Gọi HS nhận xét bài của bạn trên bảng. - Viết tên bạn vào vở bài tập (nếu ? Họ và tên các bạn ấy là danh từ chung có) hoặc vở nháp. 3 HS lên bảng hay danh từ riêng? Vì sao? viết. - Nhắc HS luôn viết hoa tên người, tên + Họ và tên người là danh từ riêng địa danh, tên người viết hoa cả họ và tên vì chỉ một người cụ thể nên phải đệm. viết hoa. 3. Củng cố - dặn dò: - Lắng nghe. ? Thế nào là DTC ,DTR : cho VD? - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học bài và viết vào vở: 10 danh từ chung chỉ đồ dùng, 10 danh từ riêng chỉ người hoặc địa danh.. Tiết 3 : CHÍNH TẢ NGƯỜI VIẾT TRUYỆN THẬT THÀ.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> I. MỤC TIÊU: - Nghe – viết đúng và trình bày bài CT sạch sẽ; trình bày đúng lời đối thoại của nhân vật trong câu chuyện vui Người viết truyện thật thà. Tự phát hiện ra lỗi sai và sửa lỗi chính tả. Làm đúng BT 2, BT 3b. GD HS rèn chữ viết và cách cầm bút, đặt vở cho đúng. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Giấy khổ to và bút dạ. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. KTBC: - Gv đọc HS lên bảng viết. - Đọc và viết các từ. - Nhận xét chữ viết của HS. + lẫn lộn, nức nở, nồng nàn, ... 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - Lắng nghe. b. Hướng dẫn viết chính tả: + Tìm hiểu nội dung truyện: - Gọi HS đọc truyện. - 2 HS đọc thành tiếng. ? Nhà văn Ban-dắc có tài gì? + Ông có tài tưởng tượng khi viết truyện ngắn, truyện dài. ? Trong cuộc sống ông là người như + Ông là người rất thật thà, nói dối là thế nào? thẹn đỏ mặt và ấp úng. + Hướng dẫn viết từ khó: - Yêu cầu HS tìm các từ khó viết. - Các từ: Ban-dắc, truyện dài, truyện + Hướng dẫn trình bày: ngắn… - Gọi HS nhắc lại cách trìng bày lời thoại. + Nghe-viết; + Thu chấm, nhận xét bài: c.Hướng dẫn làm bài tập chính tả: Bài 1: - Yêu cầu HS ghi lỗi và chữa lỗi vào - 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu và mẫu. vở bài tập - Tự ghi lỗi và chữa lỗi. - Chấm một số bài chữa của HS. - Nhận xét. Bài 2: - Gọi HS đọc. - 1 HS đọc yêu cầu và mẫu. ? từ láy có tiếng chứa âm s hoặc âm + Từ láy có tiếng lặp lại âm đầ s/x x là từ như thế nào? - Phát giấy và bút dạ cho HS. - Hoạt động trong nhóm. - Yêu cầu HS hoạt động trong nhóm - Nhóm xong trước dán phiếu lên - Nhận xét, bổ sung. bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ - Chữa bài. sung để có 1 phiếu hoàn chỉnh. Kết luận về phiếu đúng đầy đủ nhất. 3. Củng cố - dặn dò: - GV chốt lại nội dung bài. - Nhận xét tiết học.-Dặn HS ghi nhớ các lỗi chính tả, các từ láy vừa tìm được và chuẩn bị bài sau..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Tiết 4: KHOA HỌC Bài 11: MỘT SỐ CÁCH BẢO QUẢN THỨC ĂN I/ MỤC TIÊU: Giúp HS:- Kể tên một số cách bảo quản thức ăn: làm khô, ướp lạnh, ướp mặn, đóng hộp... - Thực hiện một số biện pháp bảo quản thức ăn ở nhà. * GD HS biết tiết kiệm đúng cách và biết BVMT xung quanh. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Các hình minh hoạ trang 24, 25 / SGK III/ HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. Kiểm tra bài cũ: 1)Thế nào là thực phẩm sạch và an toàn - HS trả lời. 2) Chúng ta cần làm gì để thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm ? - GV nhận xét và cho điểm HS. 2. Dạy bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Hoạt động 1: 1. Các cách bảo quản thức ăn. - Mục tiêu: Kể tên các cách bảo quản thức ăn. - Cách tiến hành: - GV chia HS thành các nhóm và cho - HS thảo luận nhóm. HS thảo luận - Yêu cầu các nhóm quan sát các hình - Đại diện các nhóm trình bày kết minh hoạ trang 24, 25 / SGK và thảo quả thảo luận. luận: ? Hãy kể tên các cách bảo quản thức + Phơi khô, đóng hộp, ngâm nước ăn trong các hình ? mắm, ướp lạnh bằng tủ lạnh. ? Gia đình các em thường sử dụng + Phơi khô và ướp bằng tủ lạnh, … những cách nào để bảo quản thức ăn ? ? Các cách bảo quản thức ăn đó có lợi + Giúp cho thức ăn để được lâu, ích gì? không bị mất chất dinh dưỡng và ôi thiu. * Để bảo quản thức ăn được sạch sẽ các em phải làm ntn? - GV nhận xét các ý kiến của HS. * Kết luận: Có nhiều cách để giữ - HS lắng nghe và ghi nhớ. thức ăn được lâu, không bị mất chất dinh dưỡng và ôi thiu. Các cách thông thường có thể làm ở gia đình là: Giữ thức ăn ở nhiệt độ thấp bằng cách cho vào tủ lạnh, phơi sấy khô hoặc ướp muối. + Hoạt động 2: Những lưu ý trước khi bảo quản và sử dụng thức ăn. - Mục tiêu: Giải thích được cơ sở khoa học của các cách bảo quản thức ăn..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Cách tiến hành: - GV chia lớp thành 5 nhóm, đặt tên cho các nhóm theo thứ tự. + Nhóm: Phơi khô. + Nhóm: Ướp muối. + Nhóm: Ướp lạnh. + Nhóm: Đóng hộp. + Nhóm: Cô đặc với đường. - Yêu cầu HS thảo luận và trình bày theo các câu hỏi sau vào giấy: 1. Hãy kể tên một số loại thức ăn được bảo quản theo tên của nhóm ? 2. Chúng ta cần lưu ý điều gì trước khi bảo quản và sử dụng thức ăn theo cách đã nêu ở tên của nhóm ?. * GV kết luận: - Trước khi đưa thức ăn vào bảo quản, phải chọn loại còn tươi, loại bỏ phần giập, nát, úa, … sau đó rửa sạch và để ráo nước. - Trước khi dùng để nấu nướng phải rửa sạch. Nếu cần phải ngâm cho bớt mặn (đối với loại ướp muối). 3. Củng cố- dặn dò: ? Để giữ gìn thức ăn được sạch sẽ các em cần làm gì? - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học bài. - Dặn HS về nhà sưu tầm tranh, ảnh về các bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng gây nên.. - HS thảo luận nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận và các nhóm có cùng tên bổ sung.. - HS trả lời: Ví dụ: + Nhóm: Phơi khô. 1. Tên thức ăn: Cá, tôm, mực, củ cải, măng, miến, bánh đa, mộc nhĩ, … 2. Trước khi bảo quản cá, tôm, mực cần rửa sạch, bỏ phần ruột; Các loại rau cần chọn loại còn tươi, bỏ phần giập nát, úa, rửa sạch để ráo nước và trước khi sử dụng cần rửa lại. + Nhóm: Ướp muối. 1.ThÞt ,c¸, t«m , cua ,mùc,... 2. Tríc khi b¶o qu¶n ph¶i chän lo¹i cßn t¬i lo¹i bá phÇn ruét, tríc khi sö dông cÇn röa l¹i hoÆc ng©m níc cho đỡ mặn. + Nhóm: Ướp lạnh. 1. Tªn thøc ¨n: c¸, thÞt, t«m, cua, mùc, c¸c lo¹i rau. 2.Tríc khi b¶o qu¶n cÇn chän lo¹i cßn t¬i, röa s¹ch lo¹i bá phÇn giËp nát, hỏng, để ráo nớc. + Nhóm: Đóng hộp. 1. Tªn thøc ¨n: 2. Tríc khi b¶o qu¶n.... + Nhóm: Cô đặc với đường. 1. Tªn thøc ¨n: møt d©u ,møt nho, møt cµ rèt ,møt khÕ... 2. Trø¬c khi b¶o qu¶n.... Tiết 5 : LỊCH SỬ BÀI 4 : KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG(NĂM 40) I. MỤC TIÊU :- Kể ngắn gọn cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (Chú ý nguyên nhân khởi nghĩa, người lãnh đạo, ý nghĩa): + Nguyên nhân khởi nghĩa: Do căm thù quân xâm lược, Thi Sách bị Tô Định giết hại (Trả nợ nước, thù nhà) + Diễn biến: Mùa xuân năm 40 tại cửa sông Hát, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa... Nghĩa quân làm chủ Mê Linh, chiếm Cổ Loa rồi tấn công Luy Lâu, trung tâm của chính quyền đô hộ. + Ý nghĩa: Đây là cuộc khởi nghĩa đầu tiên thắng lợi sau hơn 200 năm nước ta bị các triều đại PKPB đô hộ; thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta. - Sử dụng lược đồ để kể lại nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình trong SGK.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Lược đồ khởi nghĩa hai Bà Trưng . III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động d¹y 1. Kiểm tra bài cũ: ? Các triều đại PKPB đã làm gì khi đô hộ nước ta? ? Nhân dân ta đã phản ứng như thế nào ? - Cho 2 HS lên điền tên các cuộc kn vào bảng. - GV nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới : a. Giới thiệu : b. Giảng bài: 1. Nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng: - GV yêu cầu HS đọc SGK từ “Đầu thế kỉ thứ I…trả thù nhà”. - GV giải thích khái niệm quận Giao Chỉ: thời nhà Hán đô hộ nước ta, vùng đất Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ chúng đặt là quận Giao Chỉ. + Thái thú: là 1 chức quan cai trị 1 quận thời nhà Hán đô hộ nước ta. - GV đưa vấn đề sau để HS thảo luận : Khi tìm nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa hai Bà Trưng, có 2 ý kiến : + Do nhân dân ta căm thù quân xâm lược, đặt biệt là Thái Thú Tô Định. + Do Thi Sách, chồng của Bà Trưng Trắc bị Tô Định giết hại . ? Theo em ý kiến nào đúng ? Tại sao ?. - GV kết luận : Việc Thi Sách bị giết hại chỉ là cái cớ để cuộc k/n nổ ra, nguyên nhân sâu xa là do lòng yêu nước, căm thù giặc của hai Bà. 2. Diễn biến cuộc k/n hai bà Trưng: - GV treo lược đồ lên bảng và giải thích. - Cuộc khởi nghĩa hai Bà Trưng diễn ra trên phạm vi rất rộng nhưng trong lược đồ chỉ phản ánh khu vực chính nổ ra cuộc khởi nghĩa - GV yêu cầu 2 HS lên bảng trình bày lại diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa trên lược đồ. - GV nhận xét và kết luận. 3. K/q và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa:. Hoạt động häc - HS trả lời.. - HS đọc ,cả lớp theo dõi.. - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả:. + Vì ách áp bức hà khắc của nhà Hán, vì lòng yêu nước căm thù giặc, vì thù nhà đã tạo nên sức mạnh của 2 Bà Trưng khởi nghĩa.. -H§ cá nhân. - HS dựa vào lược đồ và nội dung của bài để trình bày lại diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Làm việc cả lớp.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Trong vßng k ®Çy 1 th¸ng, cuéc nghĩa đã hoàn toàn thắng lợi. - Sau h¬n 2 thÕ kØ bÞ phong kiÕn níc ngoài đô hộ, từ năm 179 TCN đến năm 40 lần đầu tiên nhân dân ta đã giành đợc độc lập. - ND ta rÊt yªu níc vµ cã truyÒn ? Sự thắng lợi của khởi nghĩa Hai Bà thèng bÊt khuÊt chèng giÆc ngo¹i x©m. Trưng nói lên điều gì về tinh thần yêu - Sau h¬n 2 thÕ kØ bÞ phong kiÕn níc nước của nhân dân ta? ngoài đô hộ,từ năm 179 TCN đến năm 40 lần đầu tiên ND ta đã giành ? Nêu lại ý nghĩa của cuộc k/n HBT? đợc độc lập. 4. Củng cố - Dặn dò: - 3 HS đọc ghi nhớ. - Cho HS đọc phần bài học. ? Nêu nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi - HS trả lời. nghĩa của Hai Bà Trưng ? ? Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng có ý nghĩa gì ? - Nhận xét tiết học. - Về nhà học bài và xem trước bài: “Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo” - GV yêu cầu HS cả lớp đọc SGK hỏi: ? Khởi nghĩa hai Bà Trưng đã đạt kết quả như thế nào? ? Khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi có ý nghĩa gì?. Thứ tư ngày 19 tháng 9 năm 2012 Tiết 1 :TOÁN Tiết 28 : LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU:- Viết, đọc, so sánh được các số tự nhiên; nêu được giá trị của mỗi chữ số trong trong một số. - Chuyển đổi được đơn vị đo khối lượng, thời gian. - Đọc được thông tin trên biểu đồ hình cột. - Tìm được số trung bình cộng. II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. KTBC: Bài 5:-36 : Tìm số tròn trăm x, biết : 540 < x < 870. x là 600 ; 700 - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn luyện tập: - GV yêu cầu HS tự làm các bài - HS làm bài, sau đó đổi chéo vở để tập trong thời gian 35 phút, sau đó kiểm tra và chấm điểm chữa bài và hướng dẫn HS cách cho nhau. chấm điểm. Đáp án 2. 2,5 điểm 1. 5 điểm (mỗi ý khoanh đúng được a) Hiền đã đọc được 33 quyển 1 điểm) sách. a) Số gồm năm mươi triệu, năm c) Số quyển sách Hòa đọc nhiều mươi nghìn và năm mươi viết là: hơn Thục là: A. 505 050 ; B. 5 050 050; 40 – 25 = 15 (quyển sách) 3. 2,5 điểm C. 5 005 050 D. 50 050 050.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> b) Giá trị của chữ số 8 trong số 548 762 là: A.80 000; B. 8 000 C. 800 ; D. 8 c) Số lớn nhất trong các số 684 257; 684 275; 684 752; 684 725 là: A.684 257; B.684 275 ; C. 684 752 ;D. 684725 d) 4 tấn 85 kg = … kg Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là: A. 485 ; B.4 850; C.4 085 D 4 058 đ) 2 phút 10 giây = … giây Số thích hợp viết vào chỗ chấm là: A. 30 B. 210 C. 130 D. 70 4. Củng cố - Dặn dò: - GV nhận xét bài làm của HS - Nhận xét tiết học. - Dặn các em về nhà ôn tập các kiến thức đã học .. Bài giải Số mét vải ngày thứ hai cửa hàng bàn là: 120 : 2 = 60 (m) Số mét vải ngày thứ ba cửa hàng bán là: 120 x 2 = 240 (m) Trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được là: (120 + 60 + 240) : 3 = 140 (m) Đáp số: 140 m. Tiết 2: TẬP ĐỌC CHỊ EM TÔI I. MỤC TIÊU: 1. Đọc thành tiếng:- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ: tặc lưỡi, giận dữ, , giả bộ, sững sờ, im như phỗng,,… - Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, bước đầu diễn tả được nội dung câu chuyện. 2.Đọc - hiểu:- Hiểu các từ ngữ: tặc lưỡi, im như phỗng, yên vị, giả bộ, cuồng phong, ráng… - Hiểu nội dung bài: Câu truyện khuyên chúng ta không nên nói dối. Nói dối là một tính xấu làm mất lòng tin, sự tín nhiệm, lòng tôn trọng của mọi người với mình. (HS trả lời được các câu hỏi trong SGK) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 60, SGK - Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. KTBC: - Gọi 2 HS đọc lại truyện Nỗi dằn vặt - HS lờn bảng đọc. của An-đrây-ca và TLCH về nội dung truyện. - Nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - Lắng nghe. b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: + Luyện đọc: - 1 HS khá đọc bài. ? Bài này chia làm mấy đoạn? + Đ 1: Dắt xe ra cửa…đến tặc lưỡi (3 đoạn) cho qua..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> + Đ 2: Cho đến một hôm… đến nên người. + Đ 3: Từ đó …đến tỉnh ngộ. - 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho câu truyện (3 lượt HS đọc). HS (nếu có). - K/hợp giải nghĩa từ. - HD đọc câu khó - Đại diện cặp đọc. - Luyện đọc theo cặp (2 ph) - 1 HS đọc. - GV đọc mẫu, chú ý giọng đọc. + Tìm hiểu bài: - Yêu cầu HS đọc đoạn 1,2 và TLCH: -1HSđọcthành tiếng, cả lớp đọc thầm. 1) Cô chị xin phép ba đi đâu? 1)Cô xin phép ba đi học nhóm. ? Cô bé có đi học thật không? Em + Cô không đi học nhóm mà đi chơi đoán xem cô đi đâu? với bạn bè, đi xem phim hay la cà ngoài đường. ? Cô chị đã nói dối ba như vậy đã + Cô chị đã nói dối ba rất nhiều lần, nhiều lần chưa? Vì sao cô lại nói dối cô không nhớ đây là lần thứ bao nhiêu được nhiều lần như vậy? cô nói dối ba, nhưng vì ba cô rất tin cô nên cô vẫn nói dối. 2) Vì sao mỗi lần nói dối cô chị lại 2) Cô rất ân hận nhưng rồi lại tặc lưỡi thấy ân hận? cho qua. + Vì cô cũng rất thương ba, cô ân hận vì mình đã nói dối , phụ lòng tin của ba. 3) Cô em đã làm gì để chị mình thôi 3) Cô bắt chước chị cũng nói dối ba nói dối? đi tập văn nghệ để đi xem phim, lại đi lướt qua mặt chị với bạn, cô chị thấy em nói dối đi tập văn nghệ để đi xem phim thì tức giận bỏ về. - Khi cô chị mắng thì cô em thủng thẳng trả lời, lại còn giả bộ ngây thơ hỏi lại để cô chị sững sờ vì bị bại lộ mình cũng nói dối ba để đi xem phim. ? Cô chị sẽ nghĩ ba sẽ làm gì khi biết + Cô nghĩ ba sẽ tức giận mắng nỏ mình hay nói dối? thậm chí đánh hai chị em. ? Thái độ của người cha lúc đó thế + Ông buồn rầu khuyên hai chị em cố nào? gắng học cho giỏi. ? Đoạn 1,2 nói đến chuyện gì? §1,2: Nhiều lần cô chị nói dối ba. - GV cho HS xem tranh minh hoạ. - 1 HS đọc thành tiếng. - Gọi HS đọc đoạn 3 và TLCH: 4) Vì sao cách làm của cô em giúp chị 4) Vì cô em bắt chước mình nói dối. tỉnh ngộ? ? Cô chị đã thay đổi như thế nào? * Vì cô biết cô là tấm gương xấu cho em. * Cô sợ mình chểnh mảng việc học hành khiến ba buồn. ? Câu chuyện muốn nói với chúng ta + Cô không bao giờ nói dối ba đi chơi điều gì? nữa. Cô cười mỗi khi nhớ lại cách em.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> gái đã giúp mình tỉnh ngộ. - Chúng ta không nên nói dối. Nói dối là tính xấu. - Nói dối đi học để đi chơi là rất có ? Đoạn 3 cho biết điều gì? hại. - GV Nêu và ghi ý chính của bài: - Nói dối làm mất lòng tin ở mọi + Câu chuyện khuyên chúng ta người. không nên nói dối. Nói dối là một - Anh chị mà nói dối sẽ ảnh hưởng tính xấu, làm mất lòng tin ở mọi đến các em. người đối với mình. § 3: Cô em giúp chị tỉnh ngộ. * Đọc diễn cảm: - Gọi HS tiếp nối nhau đọc toàn bài - Tổ chức cho HS thi đọc phân vai. - Nhận xét và cho điểm HS. 3. Củng cố - dặn dò: 1 HS đọc thành tiếng. HS cả lớp theo * Vì sao chúng ta không nên nói dối? dõi bài trong SGK. ? Em hãy đặt tên khác cho truyện theo tính cách của mỗi nhân vật. - Hai chị em. - Nhận xét tiết học: - Cô bé ngoan. - Dặn HS về nhà học bài, kể lại câu - Cô chị biết hối lỗi. chuyện cho người thân nghe. - Cô em giúp chị tỉnh ngộ.. Tiết 3:Thể dục BÀI 11: TẬP HỢP HÀNG NGANG, DÓNG HÀNG, ĐIỂM SỐ, ĐI ĐỀU VÒNG PHẢI, VÒNG TRÁI, TRÒ CHƠI "KẾT BẠN". I Mục tiêu:- Củng cố và nâng cao KT: Tập hợp hàng ngang, dàn hàng,. đi đều vòng phải, vòng trái.Yêu cầu tập hợp dàn hàng ngang, không xô đẩy, chen lấn nhau. Đi đều không sai nhịp, đến chỗ vòng tương đối đều và đẹp. - Trò chơi "kết bạn". Yêu cầu tập chung chú ý, phản xạ nhanh chơi đúng luật, hào hứng, nhiệt tình trong khi chơi. II. Địa điểm và phương tiện:- Sân trường,- Chuẩn bị 1 cái còi.. III .Nội dung và phương pháp lên lớp Nội dung. Đ lượng. 1. Phần mở đầu 6 phút - Nhận lớp phổ biến nội dung, y/c giờ 22 phút học, chấn chỉnh đội ngũ trang phục 12 phút 2. Phần cơ bản: a, Đội hình đội ngũ: - Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi đều vòng phải, vòng trái - GV q/s, nhận xét, sửa sai 10 phút - Tập chung cả lớp.. Phương pháp * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * - Tổ trởng điều khiển. - Từng tổ biểu diễn..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> 6 phút b, Trò chơi vận động: Trò chơi "kết bạn" 3. phần kết thúc: - Lớp hát cộng vỗ tay - Hệ thống bài học - NX giờ học:Ôn bài. - Cả lớp tập cán sự điều khiển - GV nêu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi - Cho HS chơi thử - Cả lớp cùng chơi - GV quan sát, NX * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *. Tiết 4:KỂ CHUYỆN KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I. MỤC TIÊU: - Dựa vào gợi ý (SGK), Biết chọn và kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc có nội dung về lòng tự trọng. - Hiểu được ý nghĩa, nội dung những câu chuyện bạn kể. -GD HS Có ý thức rèn luyện mình có lòng tự trọng và thói quen ham đọc sách. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng lớp viết sẵn đề bài. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. KTBC:- Gọi HS kể lại câu chuyện về tính trung thực và nói ý nghĩa của truyện. - HS kể chuyện và nêu ý - Nhận xét và cho điểm HS . nghĩa 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn kể chuyện: + Tìm hiểu đề bài: - Lắng nghe. - Gọi HS đọc đề bài và phân tích đề. - GV gạch chân những từ ngữ quan trọng + 1 HS đọc đề bài. bằng phấn màu: lòng tự trọng, được nghe, được đọc. - Gọi HS tiếp nối nhau đọc phần Gợi ý. + 1 HS phân tích đề bằng ? Thế nào là lòng tự trọng? cách nêu những từ ngữ quan trọng trong đề. - 4 HS nối tiếp nhau đọc. ? Em đã đọc những câu truyện nào nói về + Tự trọng là tự tôn trọng lòng tự trọng? bản thân mình, giữ gìn phẩm giá, không để ai coi thường mình. * Truyện kể về danh tướng Trần Bình Trọng * Truyện kể về cậu bé Nenli trong câu truyện Buổi học thể dục ? Em đọc câu truyện đó ở đâu? * Truyện kể về Mai An Tiêm - Yêu cầu HS đọc kĩ phần 3. trong truyện cổ tích Sự tích - GV ghi nhanh các tiêu chí đánh giá: dưa hấu. + Nội dung câu truyện đúng củ đề: 4 điểm. *Truyện kể về anh Quốc.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> + Câu chuyện ngoài SGK: 1 điểm. + Cách kể: hay, hấp dẫn, phối hợp cử chỉ, điệu bộ: 3 điểm. + Nêu đúng ý nghĩa của chuyện: 2 điểm. + Trả lời được câu hỏi của bạn hoặc đặt được câu hỏi cho bạn: 1 điểm. c. Kể chuyện trong nhóm: - Chia nhóm 4 HS. - GV đi giúp đỡ từng nhóm. Yêu cầu HS kể lại theo đúng trình tự ở mục 3 và HS nào cũng được tham gia kể chuyện. - Gợi ý : * HS kể hỏi: ? Trong câu chuyện tớ kể, bạn thích nhân vật nào? Vì sao? ? Chi tiết nào trong chuyện bạn cho là hay nhất? ? Câu chuyện tớ kể muốn nói với mọi người điều gì? * HS nghe kể hỏi:? Cậu thấy nhân vật chính có đức tính gì đáng quý? ? Qua câu chuyện, cậu muốn nói với mọi người điều gì? * Thi kể chuyện: - Tổ chức cho HS thi kể chuyện. Lưu ý: Khi HS kể GV ghi hoặc cử HS ghi tên chuyện, xuất xứ, ý nghĩa, giọng kể trả lời/ đặt câu hỏi của từng HS vào cột trên bảng. - Gọi HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu. -> GV Cho điểm HS. - Bình chọn: + Bạn có câu chuyện hay nhất. + Bạn kể chuyện hấp dẫn nhất. 3. Củng cố - dặn dò: GV chốt lại nội dung bài. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà kể những câu truyện cho người thân nghe và chuẩn bị tiết sau.. trong truyện cổ tích Sự tích con Cuốc. + Em đọc trong truyện cổ tích Việt Nam, trong truyện đọc lớp 4, SGK tiếng Việt 4, xem ti vi, đọc trên báo… - 2 HS đọc thành tiếng.. - 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới cùng kể chuyện, nhận xét, bổ sung cho nhau.. - HS thi kể, HS khác lắng nghe để hỏi lại bạn hoặc trả lời câu hỏi của bạn để tạo không khí hào hứng, sôi nổi trong lớp. - Nhận xét bạn kể.. Tiết 5 :TẬP LÀM VĂN TRẢ BÀI VĂN VIÊT THƯ I. MỤC TIÊU: -Biết rút kinh nghiệm về bài TLV viết thư (Đúng ý, bố cục rõ ràng, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả,...); - Tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV. - HS khá, giỏi biết nhận xét và sửa lỗi để có câu văn hay. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng lớp viết sẵn 4 đề bài tập làm văn..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động d¹y 1. Trả bài:- Trả bài cho HS. - Yêu cầu HS đọc lại bài của mình. - Nhận xét kết quả làm bài của HS. + Ưu điểm: - nêu tên những HS viết bài tốt, số điểm cao nhất. - Nhật xét chung về cả lớp đã xác định đúng điểm bài văn viết thư, bố cục lá thư, các ý diễn đạt. + Hạn chế: Nêu những lỗi sai của HS (không nên nêu tên HS). 2. Hướng dẫn HS chữa bài: - Phát phiếu cho từng HS. * Lưu ý: GV có thể dùng phiếu họăc cho HS chữa trực tiếp vào phần đề bài chữa trong bài tập làm văn. - GV Đến từng bàn hướng dẫn nhắc nhở từng HS. - GV ghi một số lỗi về dùng từ, về ý, về lỗi chính tả, mà nhiều HS mắc phải lên bảng - Gọi HS lên bảng chữa bài. - Gọi HS bổ sung, nhận xét. - Đọc những đoạn văn hay. - GV gọi HS đọc những đoạn văn hay của các bạn trong lớp - Sau mỗi bài, gọi HS nhận xét. 3. Củng cố - dặn dò: GV chốt lại nội dung bài. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS viết chưa đạt về nhà viết lại và nộp vào tiết sau.. Hoạt động häc - Nhận bài và đọc lại.. - Nhận phiếu hoặc chữa vào vở. + Đọc lời nhận xét của GV. + Đọc các lỗi sai trong bài, viết và chữa vào phiếu hoặc gạch chân và chữa vào vở. + Đổi vở hoặc phiếu để bạn bên cạnh kiểm tra lại.. - Đọc lỗi và chữa bài. - Đọc bài. - Nhận xét, tìm ý hay.. Thứ năm ngày 20 tháng 9 năm 2012 Tiết 1: TOÁN TIẾT 29: PHÉP CỘNG I. MỤC TIÊU: - Biết đặt tính và biết thực hiện phép cộng cá số có đến 6 chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp. * GD HS tính cẩn thận, chính xác khi làm toán. II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. KTBC: Không kiểm tra. 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài: - HS nghe giới thiệu bài. b. Nội dung bài 1. Ví dụ: - GV viết lên bảng hai phép tính - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm cộng bài vào giấy nháp..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> 48352 + 21026 và 367859 + 541728 và yêu cầu HS đặt tính rồi tính. - GV yêu cầu HS cả lớp nhận xét bài làm của cả hai bạn trên bảng cả về cách đặt tính và kết quả tính. - Hỏi HS vừa lên bảng: Em hãy nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính của mình? - GV nhận xét sau đó yêu cầu HS TLCH: + Vậy khi thực hiện phép cộng các số tự nhiên ta đặt tính như thế nào ? Thực hiện phép tính theo thứ tự nào ? 2. luyện tập: Bài 1: Đặt tính rồi tính. - GV yêu cầu HS tự đặt tính và thực hiện phép tính, sau đó chữa bài, GV yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện tính của một số phép tính trong bài. a. 4682 5247 + + 2305 2741 6987 7988 - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 2: Tính:-GV theo dõi, giúp đỡ những HS kém trong lớp. 4. Củng cố- Dặn dò: - GV chốt lại bài. - GV n/x giờ học - Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.. - HS kiểm tra bài bạn .. - HS 1 nêu về phép tính: 48352 + 21026. (như SGK) - Ta thực hiện đặt tính sao cho các hàng đơn vị thẳng cột với nhau. Thực hiện phép tính theo thứ tự từ phải sang trái. - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vë. - HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính 5247 + 2741 (cộng không nhớ) và phép tính 2968 + 6524 (cộng có nhớ) b. 2968 3917 + + 6524 5267 9492 9184 - HS tự làm bài vào vë. - 1 sè hs nªu miÖng k/q. a. 4685 + 2347 = 7032 57696 + 814 = 58510 b. 186954 + 247436 = 434 390 793575 + 6425 = 800 000 * HS kh¸ giái lµm thªm dßng 2. 6094 + 8566 = 14660 514625 + 82398 = 597 023. Tiết 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUNG THỰC- TỰ TRỌNG I/ MỤC TIÊU:- Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm Trung thực - Tự trọng. - Sử dụng những từ đã học để đặt câu, chuyển các từ đó vào vốn từ tích cực. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:- Bảng phụ viết BT 1, 2. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. Kiểm tra bài cũ: - HS nêu ghi nhớ. - 1 HS nêu. - GV nhận xét - HS nghe. 2. Bài mới. a. Giới thiệu bài. - 1 HS nêu. b. Hướng dẫn làm bài tập. - HS lµm vë bµi tËp. Bài 1: - Gọi HS nêu yêu cầu của bài. - Vµi hs nªu miÖng k/q - GV nhận xét chốt lại lời giải đúng - HS khác nhận xét, bổ sung. + Tự trọng , tự kiêu, tự ti, tự tin, tự ái ,tự hào - 1 HS đọc..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> - Gọi HS đọc bài đã hoàn chỉnh. Bài 2: - HS đọc yêu cầu và nội dung. * GV chốt lại lời giải đúng: Một lòng một dạ gắn bó với lí tưởng, tổ chức hay với người nào đó là trung thành. * Trước sau như một, k gì lay chuyển nổi đó là trung kiên. * Một lòng một dạ vì việc nghĩa là trung nghĩa. * Ăn ở nhân hậu, thành thật, trước sau như một là trung hậu. * Ngay thẳng thật thà là trung thực. Bài 3 :- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. + GV gợi ý: Chọn ra những từ có nét nghĩa ở giữa xếp vào một loại. + Yêu cầu HS làm vào vở bài tập. - Chấm VBT: 7 em. - Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. a. Trung có nghĩa " ở giữa":Trung thu, trung bình, trung tâm. b. Trung có nghĩa" một lòng, một dạ" Trung thành, trung nghĩa, trung thực, trung kiên, trung hậu. Bài 4: Đặt câu với 1 từ đã cho ở bài tập3. - GV mời các nhóm thi tiếp sức : Nhóm nào tiếp nối nhau liên tục đặt được nhiều câu đúng sẽ thắng cuộc. + VD: Bạn Nam là hs trung bình của lớp. + Thiếu nhi ai cũng thích tết Trung thu. + Các chiến sĩ luôn trung thành với Tổ quốc. + Bạn Chôm rất trung thực. + Bác An là người rất trung nghĩa. + Phụ nữ VN rất trung hậu + Phạm Hồnh Thái là một chiến sĩ CM rất trung kiên. - GV nhận xét- tuyên dương. 3. Củng cố dặn dò. - GV nhắc lại nội dung bài. - GV nhận xét tiết học. - Về nhà làm bài tập 4 vào vở. - Chuẩn bị bài: Cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam.. - 1 HS đọc. - HS suy nghÜ lµm bµi, nèi tõ víi nghÜa. - 1 HS đọc lại.. - 1 HS đọc. - Cả lớp làm vào vở bài tập.. - 1 HS đọc yêu cầu.. - HS dưới lớp cổ vũ. - Nhận xét bài của 2 nhóm.. Tiết 3 :Âm nhạc(GVC lên lớp) Tiết 4 : ĐỊA LÍ Bài 5: TÂY NGUYÊN I. MỤC TIÊU :.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu, của Tây Nguyên: -Các cao nguyên xếp tầng cao, thấp khác nhau Kon Tum, Đăk Lăk, Lâm Viên, Di Linh. + Khí hậu có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. - Chỉ được các cao nguyên ở Tây Nguyên trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN: Kon Tum, Plaay Ku, Đăk Lăk, Lâm Viên, Di Linh. * Một số đặc điểm chính của môi trường, tái nguyên thiên nhiên và việc khai thác tài nguyên thiên nhiên ở miền núi và Trung Du( rừng, khoáng sản, đất đỏ ba gian, sức nước,... * HS biết được tên các cao nguyên ở tỉnh Cao Bằng. II. CHUẨN BỊ :- Bản đồ Địa lí tự nhiên VN III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động d¹y 1. KTBC : - Trung du bắc Bộ thích hợp trồng những loại cây nào? - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài: b. Nội dung bài : 1/. Tây Nguyên- xứ sở của các cao nguyên xếp tầng : *Hoạt động cả lớp : - GV chỉ vị trí của khu vực Tây Nguyên trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN treo tường và nói: Tây Nguyên là vùng đất cao, rộng lớn, gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau. - GV yêu cầu HS dựa vào kí hiệu chỉ vị trí của các cao nguyên trên lược đồ hình 1 trong SGK. - GV yêu cầu HS đọc tên các cao nguyên theo hướng Bắc xuống Nam. - GV gọi HS lên bảng chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN treo tường và đọc tên các cao nguyên theo thứ tự từ Bắc xuống Nam. *Hoạt động nhóm : - GV chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tranh, ảnh và tư liệu về một cao nguyên + Nhóm 1: cao nguyên Đắc Lắc.. + Nhóm 2: cao nguyên Kon Tum. + Nhóm 3: cao nguyên Di Linh.. Hoạt động häc - HS trả lời. - HS khác nhận xét, bổ sung.. - HS chỉ vị trí các cao nguyên .. - HS đọc tên các cao nguyên theo thứ tự - HS lên bảng chỉ tên các cao nguyên. - HS khác nhận xét ,bổ sung. - HS các nhóm thảo luận.. - N1: c/nguyªn §¾c L¾c lµ c/ nguyªn thÊp nhÊt trg c¸c c/ nguyªn ë T©y Nguyªn, bÒ mÆt kh¸ b»ng ph¼ng, nhiều sông suối và đồng cỏ . đây là nơi đất đai phì nhiêu nhất, đông dân nhÊt ë T©y Nguyªn. - N2:C/ nguyªn Con Tum lµ c/ nguyªn réng lín, bÒ mÆt kh¸ b»ng phẳng có chỗ giống nh đồng bằng. - N3: C/ nguyªn Di Linh gåm ng÷ng đồi lợn sóng dọc theo những dòng sông, bề mặt tơng đối bằng phẳng đ-.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> ợc phủ một lớp đỏ ba gian.. + Nhóm 4: cao nguyên Lâm Viên.. - N4: C/ nguyên Lâm Viên có địa h×nh phøc t¹p , nhiÒu nói cao thung lòng s©u, s«ng suèi nhiÒu th¸c ghÒnh, cã khÝ hËu m¸t trg n¨m.. - GV cho HS các nhóm thảo luận theo các gợi ý sau : + Dựa vào bảng số liệu ở mục 1 trong SGK, xếp thứ tự các cao nguyên theo độ cao từ thấp tới cao . + Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của cao nguyên ( mà nhóm được - Đại diện HS các nhóm trình bày kết phân công tìm hiểu ). quả. - GV cho HS đại diện các nhóm trình bày trước lớp kết quả làm việc của nhóm mình kết hợp với tranh, ảnh. - GV sửa chữa, bổ sung giúp từng nhóm hoàn thiện phần trình bày. * Các cao nguyên của tỉnh Cao Bằng: cao nguyên Lạng Cá ( Bảo Lâm), cao nguyên Bình Lạng ( Bảo Lạc), cao nguyên miên đông Cao Bằng. 2/.Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt :mùa mưa và mùa khô : HS dựa vào SGK trả lời. * Hoạt động cá nhân : - Dựa vào mục 2 và bảng số liệu trong + Mùa mưa vào tháng 5,6,7,8,9,10 . SGK , từng HS trả lời các câu hỏi sau : + Ở Buôn Ma Thuột mùa mưa vào + Mùa khô vaò những tháng 1, 2, 3, những tháng nào ? Mùa khô vào những 4, 11, 12 ; Có 2 mùa rõ rệt … tháng nào ? - HS khác nhận xét. + Khí hậu ở Tây Nguyên như thế nào ? - 3 HS đọc và trả lời câu hỏi. - GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời và kết luận 4. Củng cố - Dặn dò: - Cho HS đọc bài trong SGK . - Tây Nguyên có những cao nguyên - HS cả lớp. nào? chỉ vị trí các cao nguyên trên BĐ. - Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa? Nêu đặc điểm của từng mùa ? - Nhận xét tiết học. - Về chuẩn bị bài tiết sau : “Một số dân tộc ở Tây Nguyên”. Tiết 5: KỸ THUẬT. BÀI 4: KHÂU GHÉP HAI MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU THƯỜNG ( T 1 ) I/ MỤC TIÊU:- HS biết cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> - Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau, đường khâu có thể bị dúm. (Với HS khéo tay: Các mũi khâu tương đối đều nhau, đường khâu ít bị dúm) - GD HS Có ý thức rèn luyện kĩ năng khâu thường để áp dụng vào cuộc sống. II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Mẫu đường khâu ghép hai mép vải bằng các mũi khâu thường có kích thước đủ lớn để HS quan sát được .Một số sản phẩm có đường khâu ghép hai mép vải (áo, quần, vỏ gối). - Vật liệu và dụng cụ cần thiết: + Hai mảnh vải hoa giống nhau, mỗi mảnh vải có kích cỡ 20 x 30cm. + Len (hoặc sợi) chỉ khâu. + Kim khâu len kim khâu chỉ, thước may, kéo, phấn vạch. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1 . Kiểm tra dụng cụ học tập. - Chuẩn bị đồ dùng học tập. 2. Dạy bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Hướng dẫn cách làm: * Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu. - GV giới thiệu mẫu khâu ghép hai mép - HS theo dõi. vải bằng mũi khâu thường và hướng dẫn HS quan sát để nêu nhận xét. - Giới thiệu một số sản phẩm có đường -HS nêu ứng dụng của khâu ghép khâu ghép hai mép vải. Yêu cầu HS nêu ứng mép vải. dụng của khâu ghép mép vải. - GV kết luận về đặc điểm đường khâu ghép hai mép vải và ứng dụng của nó: Khâu ghép hai mép vải được ứng dụng nhiều trong khâu, may các sản phẩm. Đường ghép có thể là đường cong như đường ráp của tay áo, cổ áo… Có thể là đường thẳng như đường khâu túi đựng, khâu áo gối,… * Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kỹ thuật. - GV treo tranh quy trình khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường. - Hướng dẫn HS xem hình 1, 2, 3, (SGK) để nêu các bước khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường. -Yêu cầu HS dựa vào quan sát H1 SGK để - HS nêu các bước khâu hai mép nêu cách vạch dấu đường khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường. vải. - Gọi HS lên bảng thực hiện vạch dấu trên vải. - GV hướng dẫn HS một số điểm sau: + Vạch dấu trên mặt trái của một mảnh vải. + Úp mặt phải của hai mảnh vải vào nhau và xếp cho hai mép vải bằng nhau rồi mới.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> khâu lược. + Sau mỗi lần rút kim, cần vuốt các mũi khâu theo chiều từ phải sang trái cho đường khâu thật phẳng rồi mới khâu các mũi khâu tiếp theo. - Gọi 2 HS lên thực hiện thao tác GV vừa hướng dẫn. - GV chỉ ra những thao tác chưa đúng và uốn nắn. - Gọi HS đọc ghi nhớ. -HS đọc phần ghi nhớ ở cuối bài. - GV cho HS xâu chỉ vào kim, vê nút chỉ - HS thực hiện thao tác. và tập khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường. 3. Nhận xét- dặn dò:- Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS. - Chuẩn bị các dụng cụ để học tiết sau.. Thứ sáu ngày 21 tháng 9 năm 2012 Tiết 1 : TOÁN TIẾT 30: PHÉP TRỪ I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Biết đặt tính và biết thực hiện phép trừ các số có đến 6 chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp. - GD HS tính cẩn thận, chính xác khi làm toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình vẽ như bài tập 4 vẽ sẵn trên bảng phụ. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. KTBC - GV gọi HS lên bảng làm bài tập 3, - HS lên bảng thực hiện yêu cầu của 4 - 39. đồng thời kiểm tra VBT về nhà của GV. một số HS khác. - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới : - HS lắng nghe. a. Giới thiệu bài: b. Củng cố kĩ năng làm tính trừ: - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp - GV viết lên bảng hai phép tính trừ làm bài vào nháp. 865279 – 450237 và 647253 – 285749. + Sau đó yêu cầu HS đặt tính rồi tính. - GV yêu cầu HS cả lớp nhận xét bài làm - HS kiểm tra bài bạn và nêu nhận xét. của hai bạn trên bảng. ? Em hãy nêu lại cách đặt tính và thực - HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính: 647 253 – 285 749 (như hiện phép tính của mình ? SGK). - GV nhận xét. ? Vậy khi thực hiện phép trừ các số tự nhiên - Ta thực hiện đặt tính sao cho các ta đặt tính như thế nào ? Thực hiện phép hàng đơn vị thẳng cột với nhau. Thực hiện phép tính theo thứ tự từ phải tính theo thứ tự nào ? sang trái. c. Hướng dẫn luyện tập : Bài 1: Đặt tính rồi tính..

<span class='text_page_counter'>(26)</span> - GV yêu cầu HS tự đặt tính và thực hiện - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp phép tính, sau đó chữa bài. - HS tự làm bài vào vở. 987864 969696 839084 628450 _ 783251 656565 246937 35813 204613 313131 592147 592637 - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 2 : Tính . - GV yêu cầu HS tự làm bài - GV theo dõi, giúp đỡ những HS kém. a ) 48600 - 9455 = 39145 ; b) 80 000 - 48765 = 31235 - GV n/xét cho điểm hs Bài 3: Tóm tắt (như SGK). Bài giải Độ dài quãng đường xe lửa từ Nha Trang đến thành phố HCM là: 1730 - 1315 = 415(km) ĐS : 415 km GV chấm ,chữa bài. 4. Củng cố - Dặn dò: - GV chốt lại nội dung bài. - Nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.. - 1 HS đọc đề bài. - 1 em làm bảng, cả lớp làm vở. Dòng 2 ( Hs khá giỏi làm ) a . 65102 - 13859 = 51243 ; b . 941302 - 298764 = 642538 Tóm tắt Năm nay : Năm ngoái: Bài 4.( dành cho hs khá giỏi ) Bài giải Số cây năm ngoái của hs tỉnh đó trồng là: 214 800 - 80 600 = 134 200 Cả hai năm hs của tỉnh đó trồng được số cây là: 214 800 + 134 200 = 349 000 Đáp số: 349 000. Tiết 2: TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN I. MỤC TIÊU: - Dựa vào 6 tranh minh hoạ truyện Ba lưỡi rìu và lời dẫn giải dưới tranh để kể lại được cốt truyện. (BT1) - Biết phát triển ý nêu dưới 2, 3 tranh để tạo thành 2, 3 đoạn văn kể chuyện. (BT2) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh hoạ cho truyện trang 46, SGK III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1/. Kiểm tra bài cũ: - HS lên bảng thực hiện . - Gọi 1 HS đọc phần Ghi nhớ Tiết trước - Gọi 1HS kể lại toàn truyện Hai mẹ con và bà tiên. - Nhận xét và cho điểm HS. 2/. Bài mới: - Lắng nghe. a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: - 1 HS đọc thành tiếng. - Yêu cầu HS đọc đề. - Yêu cầu HS quan sát, đọc thầm phần lời - Quan sát tranh minh hoạ, đọc thầm.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> dưới mỗi bức tranh và trả lời câu hỏi: + Truyện có những nhân vật nào?. phần lời. Tiếp nối nhau trả lời câu hỏi. + Truyện có 2 nhân vật: chàng tiều phu và cụ già (ông tiên). + Câu chuyện kể lại chuyện gì? + Câu chuyện kể lại việc chàng trai nghèo đi đốn củi và được ông tiên thử thách tính thật thà, trung thực qua việc mất rìu. + Truyện có ý nghĩa gì? + Truyện khuyên chúng ta hãy trung thực, thật thà trong cuộc sống sẽ được hưởng hạnh phúc. - Yêu cầu HS đọc lời gợi ý dưới mỗi bức - 6 HS tiếp nối nhau đọc, mỗi HS đọc tranh. một bức tranh. - Yêu cầu HS dựa vào tranh minh hoạ, kể - 3 đế 5 HS kể cốt truyện. lại cốt truyện ( Ba lưỡi rìu). - GV chữa cho từng HS, nhắc HS nói ngắn gọn, đủ nội dung chính. - Nhận xét, tuyên dương những HS nhớ cốt truyện và lời kể có sáng tạo. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu. - GV Giảng : Để phát triển ý dưới mỗi tranh (Ba lưỡi rìu ) thành 1 đoạn văn k/c các em cần q/s kĩ từng tranh, hình dung nhân vật trong tranh đang làm gì , ngoại hình của nhân vật ntn, chiếc rìu trong tranh là rìu sắt, rìu vàng, hay rìu bạc. - GV làm mẫu tranh 1. - Cả lớp Quan sát kĩ tranh 1 đọc gợi ý dưới tranh suy nghĩ TLCH theo gợi ý a, b. + Anh chàng tiều phu làm gì? + Chàng tiều phu đang đốn củi thì chẳng may lưỡi rìu văng xuống sông. + Khi đó chàng trai nói gì? + Chàng nói: “Cả gia tài nhà ta chỉ có lưỡi rìu này. Nay mất rìu không biết làm gì để sống đây.” + Hình dáng của chàng tiều phu như thế + Chàng trai nghèo, ở trần, đóng khố, nào? người nhễ nhại mồ hôi, đầu quấn một chiếc khăn màu nâu. + Lưỡi rìu của chàng trai như thế nào? + Lưỡi rìu sắt của chàng bóng loáng. - Gọi HS xây dựng đoạn 1 của chuyện dựa - 2 HS kể đoạn 1. vào các câu trả lời. - Gọi HS nhận xét. - Nhận xét lời kể của bạn. Cho hs q/s tõng tranh 2, 3, 4, 5, 6.T×m ý ®o¹n v¨n. - Cho hs ph¸t biÓu ý kiÕn vÒ tõng tranh, sau đó gv dán nội dung chính của từng ®o¹n lªn b¶ng. Đoạ n. Nhân vật làm gì?. Nhân vật nói gì?. Ngoại hình nhân vật. Lưỡi rìu vàng,.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> 1. 2 3. Chàng tiều phu đang đốn củi thì lưỡi rìu bị văng xuống sông Cụ già hiện lên. “Cả gia tài nhà ta chỉ có lưỡi rìu này. Nay mất rìu không biết làm gì để sống đây.”. Cụ hứa vớt rìu giúp chàng trai. Chàng chắp tay cảm ơn. Cụ bảo: “Lưỡi rìu của con đây”, chàng trai nói: “Đây không phải rìu của con.”. Bạc, sắt Lưỡi rìu sắt bóng loáng. Chàng ở trần, đón khố, người nhễ nhại mồ hôi. Cụ già râu tóc bạc phơ, vẻ mặt hiền từ. Chàng trai vẻ Lưỡi rìu mặt thật thà. vàng sáng loá. Cụ già vớt dưới sống lên một lưỡi rìu, đưa cho chàng trai, chàng trai ngồi trên bờ xua tay. 4 Cụ già vớt lên lưỡi Cụ hỏi: “Lưỡi rìu này Lưỡi rìu rìu thứ hai. Chàng của con chứ?”. Chàng bạc sáng trai vẫn xua tay. trai đáp: “Lưỡi rìu lấp lánh này cũng không phải của con”. 5 Cụ già vớy lên lưỡi Cụ hỏi: “Lưỡi rìu này Chàng trai vẻ Lưỡi rìu rìu thứ ba, chỉ tay có phải của con mặt hớn hở. sắt vào lưỡi rìu. không?” chàng trai Chàng trai giơ hai mừng rỡ : “ Đây mới tay lên trời. đúng là rìu của con” 6 Cụ già tặng chàng Cụ khen: “Con là Cụ già vẻ hài trai cả 3 lưỡi rìu. người trung thực, thật lòng. Chàng Chàng chắp tay tạ thà. Ta tặng con cả ba trai vẻ mặt vui ơn. lưỡi rìu”. Chàng trai sướng. mừng rỡ nói: “Cháu cảm ơn cụ”. - Tổ chức cho HS thi kể từng đoạn. - Mỗi nhóm cử 1 HS thi kể GV có thể tổ chức cho nhiều lượt HS thi kể một đoạn. tuỳ thuộc vào thời gian. - Nhận xét sau mỗi lượt HS kể. - Tổ chức cho HS thi kể toàn chuyện. - 2 đến 3 HS kể toàn chuyện. - Nhận xét, cho điểm HS. 3/. Củng cố - dặn dò: ? Muốn phát triển c/chuyện trong bài học ta - Q/s tranh,đọc gợi ý trong lµm ntn? tranh để nắm cốt truyện - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà viết lại nội dung câu chuyện vào vở và chuẩn bị bài sau.. Tiết 3: Thể dục BÀI 12: ĐI ĐỀU VÒNG PHẢI , VÒNG TRÁI TRÒ CHƠI “ NÉM TRÚNG ĐÍCH ” I. MỤC TIÊU : - Củng cố và nâng cao kĩ thuật: Đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại. Yêu cầu đi đều đến chỗ vòng không xô lệch hàng,.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> - Trò chơi: “Ném trúng đích”. Yêu cầu tập trung chú ý, bình tĩnh khéo léo, ném chính xác vào đích. II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN : - Trên sân trường.Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. - Chuẩn bị 1 còi, 6 quả bóng và vật làm đích, kẻ sân chơi. III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP: Nội dung Định Phương pháp tổ chức lượng 1 . Phần mở đầu: 7 phút - Lớp trưởng tập hợp lớp báo cáo.  - Tập hợp lớp, ổn định: Điểm 2 phút danh.  - GV phổ biến nội dung: Nêu 2 phút  mục tiêu - yêu cầu giờ học,  chấn chỉnh đội ngũ, trang phục - Đội hình trò chơi. tập luyện - Khởi động: Xoay các khớp cổ 3 phút tay, cổ chân, đầu gối, hông vai. .. - Trò chơi : “Thi đua xếp hàng ” 2. Phần cơ bản: 22 phút - HS đứng theo đội hình 4 hàng dọc. a) Đội hình đội ngũ: 12 phút  - Ôn đi đều vòng phải, vòng  trái, đứng lại  * GV điều khiển lớp tập.  * Tổ tập luyện do tổ trưởng  điều khiển, GV quan sát sửa GV chữa sai sót cho HS các tổ. - Học sinh 3 tổ chia thành 3 nhóm ở * Tập hợp cả lớp đứng theo tổ, vị trí khác nhau để luyện tập. cho các tổ thi đua trình diễn. GV quan sát, nhận xét, đánh giá, sửa chữa sai sót, biểu  dương các tổ thi đua tập tốt.  * GV điều khiển tập lại cho cả  lớp để củng cố. GV b)Trò chơi:“Ném trúng đích” 10 phút - GV tập hợp HS theo đội hình chơi. - Nêu tên trò chơi. - GV giải thích cách chơi và phổ biến luật chơi. - Cho một tổ chơi thử minh CB GH hoa.ï -Tổ chức cho cả lớp cùng chơi. - Tổ chức cho HS thi đua chơi. - GV quan sát, nhận xét, biểu dương thi đua giữa các tổ HS. 3. Phần kết thúc: - HS làm động tác thả lỏng. 6 phút.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> - Đứng tại chỗ hát và vỗ tay theo nhịp. -Cho HS chơi các trò chơi “Diệt các con vật có hại” - GV cùng học sinh hệ thống bài học. - GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà.- GV hô giải tán .. - Đội hình hồi tĩnh và kết thúc.    GV - HS hô“khỏe”.. Tiết 4 :KHOA HỌC: Bài 12: PHÒNG MỘT SỐ BỆNH DO THIẾU CHẤT DINH DƯỠNG I/ MỤC TIÊU: - Nêu cách phòng chống một số bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng: + Thường xuyên theo dõi cân nặng của em bé. + Cung cấp đủ chất dinh dưỡng và năng lượng. - Đưa trẻ đi khám chữa bệnh kịp thời. * GD HS Có ý thức ăn uống đủ chất dinh dưỡng để đẩm bảo sức khỏe, BVMT. II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Các hình minh hoạ trang 26, 27 / SGK III/ HỌAT ĐỘNG DẠY- HỌC: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. Kiểm tra bài cũ: 1) Hãy nêu các cách để bảo quản thức - HS trả lời. ăn ? 2) Trước khi bảo quản và sử dụng thức ăn cần lưu ý những điều gì ? - GV nhận xét câu trả lời của HS và cho điểm. 2. Dạy bài mới: - HS lắng nghe. * Giới thiệu bài: * Hoạt động 1: Quan sát phát hiện bệnh. * Mục tiêu: - Mô tả đặc điểm bên ngoài của trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng và người bị bệnh bướu cổ. - Nêu được nguyên nhân gây ra các bệnh kể trên. - Hoạt động cả lớp. * Cách tiến hành: hoạt động cả lớp - Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ - HS quan sát. trang 26 / SGK + Hình 1: Bị suy dinh dưỡng. Cơ thể ? Người trong hình bị bệnh gì ? em bé rất gầy, chân tay rất nhỏ. ? Những dấu hiệu nào cho em biết + Hình 2: Bị bệnh bướu cổ, cổ bị lồi to. bệnh mà người đó mắc phải ? - Gọi nối tiếp các HS trả lời (mỗi HS - HS trả lời. nói về 1 hình) - HS quan sát và lắng nghe. + GV kết luận:.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> - Em bé ở H1 bị bệnh suy dinh dưỡng , - Cô ở H 2 bị mắc bệnh bướu cổ.Cô còi xương , cơ thể rất gầy và yếu, chỉ có bị u tuyến giáp ở mặt trước cổ, nên da bọc xương . Đó là dấu hiệu của bệnh hình thành bướu cổ. N/nhân là do thiếu suy dinh dưỡng suy kiệt.N/nhân là em i- ốt. do thiếu chất bột đường, hoặc do bị các bệnh như ỉa chảy, thương hàn ,kiết lị,... làm thiếu năng lượng cung cấp cho cơ thể. * Hoạt động 2: Nguyên nhân và cách phòng chống bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng * Mục tiêu: Nêu các nguyên nhân và cách phòng chống bệnh do thiếu chất dinh dưỡng. * Cách tiến hành: Ngoài các bệnh còi xương, suy dinh dưỡng ,bướu cổ. Các em còn biết bệnh nào do thiếu chất dinh dưỡng nữa? ? Nêu cách phát hiện và đề phòng các bệnh do thiếu chất dinh dưỡng? + Kết luận : - Một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng như: + Quãng gà ,khô mắt do thiếu vi- ta min - a + Bệnh phù do thiếu vi - ta - min - b. + Bệnh chảy máu chân răng do thiếu vi - ta - min - c. - Để đề phòng các bệnh suy dinh dưỡng cần ăn đủ lượng, đủ chất. Đối với trẻ cần được cân thường xuyên . Nếu phát hiện bệnh do thiếu chất dinh dưỡng thì phải điều chỉnh thức ăn cho hợp lí và nên đưa trẻ đến bệnh viện khám và chữa trị. * Hoạt động 3: Trò chơi: (Em tập làm bác sĩ ). * Mục tiêu: Củng cố những kiến thức đã học trong bài. * Cách tiến hành: - GV hướng dẫn HS tham gia trò chơi: - 3 HS tham gia trò chơi: + 1 HS đóng vai bác sĩ, 1 HS đóng vai người bệnh, - HS đóng vai người bệnh nói về dấu hiệu của bệnh. - HS đóng vai bác sĩ sẽ nói tên bệnh, nguyên nhân và cách đề phòng.. - Bệnh quãng gà, khô mắt do thiếu vi - ta - min - a, bệnh phù do thiếu vi ta - min - b, bệnh chảy máu chân răng do thiếu vi - ta - min - c..

<span class='text_page_counter'>(32)</span> - Gọi các nhóm HS xung phong lên trình bày trước lớp. - GV nhận xét, chấm điểm trực tiếp cho từng nhóm. 3. Củng cố - dặn dò:? Vì sao trẻ nhỏ + Do cơ thể không được cung cấp đủ lúc 3 tuổi thường bị suy dinh dưỡng ? năng lượng về chất đạm cũng như các chất khác để đảm bảo cho cơ thể phát triển bình thường. ? Làm thế nào để biết trẻ có bị suy dinh + Cần theo dõi cân nặng thường xuyên dưỡng hay không ? cho trẻ. Nếu thấy 2 – 3 tháng liền * Ngoài phòng chống các bệnh do ăn không tăng cân cần phải đưa trẻ đi thiếu chất dinh dưỡng ra các em cần khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân. làm gì để giữ được vệ sinh cá nhân và môi trường x/ quanh? - Nhận xét tiết học, tuyên dương HS. - Dặn HS về nhà häc bµi vµ chuÈn bÞ bµi sau.. Tiết 5: SINH HOẠT LỚP I. MỤC TIÊU : - Thực hiện nhận xét, đánh giá kết quả công việc tuần qua. - Biết được những công việc của tuần tới để sắp xếp,chuẩn bị. * Giáo dục và rên luyện cho HS tính tự quản, tự giác, thi đua, tích cực tham gia các hoạt động của tổ, lớp, trường. II. CHUẨN BỊ : - Bảng ghi sẵn tên các hoạt động, công việc của HS trong tuần. - Sổ theo dõi các hoạt động, công việc của HS III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : Hoạt động d¹y Hoạt động häc A. Nhận xét, đánh giá tuần qua : * GV ghi sườn các công việc -> h.dẫn HS dựa vào để nhận xét đánh giá: - Hs ngồi theo tổ - Chuyên cần, đi học đúng giờ * Tổ trưởng điều khiển các tổ viên - Chuẩn bị đồ dùng học tập trong tổ tự nhận xét,đánh giá mình. -Vệ sinh bản thân, trực nhật lớp, - Tổ trưởng nhận xét, đánh giá, xếp loại trường các tổ viên - khăn quàng. - Tổ viên có ý kiến - Xếp hàng ra vào lớp, thể dục . Thực - Các tổ thảo luận, tự xếp loai tổ mình hiện tốt A.T.G.T * Ban cán sự lớp nhận xét đánh giá tình - Bài cũ,chuẩn bị bài mới hình lớp tuần qua -> xếp loại các tổ: - Phát biểu xây dựng bài - Lớp theo dõi, tiếp thu + biểu dương - Rèn chữ, giữ vở - Ăn quà vặt - Tiến bộ - Chưa tiến bộ B. Một số việc tuần tới : - Theo dõi tiếp thu - Nhắc HS tiếp tục thực hiện các công việc đã đề ra - Khắc phục những tồn tại - Thực hiện tốt A.T.G.T - Các khoản tiền nộp của HS.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> - Vệ sinh lớp, sân trường.. TUẦN 7: TỪ NGÀY 24/9/2012 ĐẾN NGÀY 28/9/2012 Tiết 1 NHẬN XÉT ĐẦU TUẦN Tiết 2: TẬP ĐỌC TRUNG THU ĐỘC LẬP I. MỤC TIÊU: - Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ. Trăng ngàn, man mác, vằng vặc, quyền mơ ước, thơm vàng,… - Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung. - Hiểu các từ ngữ khó: Tết trung thu độc lập, trại, trăng ngàn, nông trường…. - Hiểu nội dung: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ; mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước. ( TL được các CH trong SGK) * Các KNS: - Xác định giá trị . - Đảm nhận trách nhiệm ( xác định nhiệm vụ của bản thân). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 66, SGK III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. KTBC: - Gọi HS đọc chuyện Chị em tôi: - HS thực hiện . ? Nêu nội dung chính của truyện. - Nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Giảng bài. 1.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: - 1 em khá đọc bài - Cho hs mở sgk. + Đ1: Đêm nay…đến của các em. - HD chia đoạn: (3 đoạn). + Đ2: Anh nhìn trăng … đến vui tươi. -HS đọc nối tiếp đoạn (lần1) + Đ3: Trăng đêm nay … đến các em. - HD đọc từ khó. - HS đọc nối tiếp đoạn (lần 2) - Kết hợp g/ nghĩa từ dưới bài đọc trg sgk. - HD đọc câu khó trg bài. - Cho HS luyện đọc theo cặp (2 ph). - Đại diện cặp đọc. - GV+ HS n/xét cặp đọc. - Gọi 1 HS đọc toàn bài. - 1 HS đọc toàn bài. - GV đọc mẫu toàn bài, chú ý giọng đọc. + ... đêm trăng trung thu độc lập đầu 2 . Tìm hiểu bài:Yêu cầu HS đọc thầm tiên. đoạn 1 và trả lời câu hỏi..

<span class='text_page_counter'>(34)</span> ? Thời điểm anh chiến sĩ nghĩ tới Trung thu và các em nhỏ có gì đặc biệt ? ? Đối với thiếu nhi, Tết Trung thu có gì vui?. + Trung thu là Tết của thiếu nhi, thiếu nhi cả nước cùng rước đèn, phá cỗ. + Anh chiến sĩ nghĩ đến các em nhỏ và tương lai của các em. 1. Trăng ngàn và gió núi bao la. Tr¨ng ? Đứng gỏc trong đờm trung thu, anh chiến soi sáng xuống nớc VN độc lập yêu quÝ tr¨ng v»ng vÆc chiÕu khắp các sĩ nghĩ đến điều gì? thành phố, làng mạc, núi rừng. 1. Trăng trung thu độc lập có gì đẹp? - §1: cảnh đẹp trong đêm trăng trung thu độc lập đầu tiên. Mơ ước của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của trẻ em. 2. ...Dưới ánh trăng, dòng thác nước ? Đoạn 1 nói lên điều gì? đổ xuống làm chạy máy phát điện... - Ghi ý chính đoạn 1. những nông trường to lớn, vui tươi. + Đêm trung thu độc lập đầu tiên, đất - Yêu cầu HS đọc thầm Đ2 và TLCH: 2. Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước nước còn đang nghèo, bị chiến tranh tàn phá. Còn anh chiến sĩ mơ ước về trong đêm trăng tương lai ra sao? vẻ đẹp của đất nước đã hiện đại, giàu ? Vẻ đẹp tưởng tượng đó có gì khác so với có hơn nhiều. §2: Ứơc mơ của anh chiến sĩ về cuộc đêm trung thu độc lập? sống tươi đẹp trong tương lai. - 2 HS nhắc lại. 3. Đất nớc ta đã đổi mới từ bản làng tới thành phố nhà cửa đợc mọc lên nhà máy đợc x/dựng. - Nh÷ng íc m¬ cña anh chiÕn sÜ n¨m xa đã trở thành hiện thực: Nhà máy, ? Đoạn 2 nói lên điều gì? thuû ®iÖn nh÷ng con tµu lín,... - Ghi ý chính đoạn 2. 3. Theo em, cuộc sống hiện nay có gì giống với mong ước của anh chiến sĩ năm xưa?. - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 TLCH: ? Hình ảnh Trăng mai còn sáng hơn nói lên điều gì? 4. Em mơ ước đất nước mai sau sẽ phát triển như thế nào?. - Ý chính của đoạn 3 là gì? - Ghi ý chính lên bảng. ? ND của bài nói lên điều gì?. + ... nói lên tương lai của trẻ em và đất nước ta ngày càng tươi đẹp hơn. 4. Em mơ ước nước ta có một nền công nghiệp phát triển ngang tầm thế giới. * Em mơ ước nước ta không còn hộ nghèo và trẻ em lang thang, k cã bôi, « nhiÔm m«i trêng,... - § 3: niềm tin vào những ngày tươi đẹp sẽ đến với trẻ em và đất nước. Nội dung: Bài văn nói lên tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước. - 2 HS nhắc lại. - 3 HS đọc thành tiếng. Cả lớp theo dõi, tìm ra giọng đọc của từng đoạn. - Đọc thầm và tìm cách đọc hay..

<span class='text_page_counter'>(35)</span> - Nhắc lại và ghi bảng. 3 . Đọc diễn cảm:- Gọi 3 HS tiếp nối đọc từng đoạn của bài. - Giới thiệu đoạn văn cần đọc diễn cảm. - Tổ chức cho HS thi đọc diễm cảm đoạn văn.( đoạn 2). - Nhận xét, cho điểm HS. - Tổ chức cho HS thi đọc toàn bài. - Nhận xét, cho điểm HS. 4. Củng cố – dặn dò: - Gọi HS đọc lại toàn bài. ? Bài văn cho biết tình cảm của anh chiến sĩ với các em nhỏ như thế nào? - N/xét giờ học. - Dặn HS về nhà học bài. Tiết 3 : TOÁN:. TIẾT 31 : LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: Giúp HS:- Có kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng, phép trừ. - Biết tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng , phép trừ * GD HS tính cẩn thận trong khi làm tính. II. HOẠT ĐỘNG dạy - học: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. KTBC: §Æt tÝnh råi tÝnh: - 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới 647252 628450 lớp theo dõi để nhận xét bài làm 285746 35813 của bạn. 361506 592637 - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn luyện tập: - HS nghe. Bài 1: Thö l¹i phÐp céng. a. mÉu.(trg sgk) - GV nêu cách thử lại: Muốn kiểm tra một số tính cộng đã đúng hay chưa chúng ta tiến hành phép thử lại. Khi thử lại phép cộng ta có thể lấy tổng trừ đi một số hạng, nếu được kết quả là số hạng còn lại thì phép tính làm đúng. - GV yêu cầu HS làm phần b. b. TÝnh råi thö l¹i (theo mÉu). 35462 thö l¹i 62981 + 27519 27519 - 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp 62981 35462.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> C¸c phÐp tÝnh cßn l¹i t¬ng tù: Bài 2: Thö l¹i phÐp trõ : a. mÉu (trg sgk) - GV viết lên bảng phép tính 6839 – 482, yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính. - GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn làm đúng hay sai. ? Vì sao em khẳng định bạn làm đúng (sai)? - GV nêu cách thử lại: Muốn kiểm tra một phép tính trừ đã đúng hay chưa chúng ta tiến hành phép thử lại. Khi thử lại phép trừ ta có thể lấy hiệu cộng với số trừ, nếu được kết quả là số bị trừ thì phép tính làm đúng. - GV yêu cầu HS thử lại phép trừ trên. - GV yêu cầu HS làm phần b. b. TÝnh råi thö l¹i (theo mÉu): 4025 thö l¹i 3713 + 312 312 3713 4025 GVn/xÐt cho ®iÓm. Bài 3: T×m x: - GV gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài tập. - GV yêu cầu HS nªu quy t¾c t×m x , tự làm bài x + 262 = 4848 x = 4848 – 262 x = 4586 - GV nhận xét và cho điểm HS. 4. Củng cố - Dặn dò: - GV tổng kết giờ học. - Dặn HS về nhà làm bài tập 4,5 và chuẩn bị bài sau.. làm bài vào vë.. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp. - 2 HS nhận xét. - HS trả lời. - HS nghe GV giới thiệu cách thử lại phép trừ.. - HS thực hiện phép tính 6357 + 482 để thử lại. - 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vë.. - Tìm x. - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vë. x – 707 = 3535 x = 3535 + 707 x = 4242. Tiết 4: Mĩ thuật( GVC lên lớp) Tiết 5: ĐẠO ĐỨC Bài 4: TIẾT KIỆM TIỀN CỦA (t 1) I. MỤC TIÊU:- Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của. - Biết dược ích lợi của tiết kiệm tiền của. * GD hs biết sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước,... trong cuộc sống hằng ngày cũng là một biện pháp BVMT và tài nguyên thiên nhiên. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - SGK Đạo đức 4 - Mỗi HS có 3 tấm bìa màu: xanh, đỏ, trắng. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. KTBC: ?Nêu phần ghi nhớ của bài “Biết - HS thực hiện.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> bày tỏ ý kiến” - GV ghi điểm. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: “Tiết kiệm tiền của” b.Nội dung: *Hoạt động 1: Thảo luận nhóm - GV chia 3 nhóm, yêu cầu các nhóm đọc và thảo luận các thông tin trong SGK/11 + Ở Việt Nam hiện nay nhiều cơ quan có biển thông báo: “Ra khỏi phòng nhớ tắt điện”. + Người Đức có thói quen bao giờ cũng ăn hết, không để thừa thức ăn. + Người Nhật có thói quen chi tiêu rất tiết kiệm trong sinh hoạt hằng ngày. - GV kết luận: Tiết kiệm là một thói quen tốt, là biểu hiện của con người văn minh, xã hội văn minh. *Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến, thái độ (Bài tập 1- SGK/12) - GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 1 - Em hãy cùng các bạn trao đổi, bày tỏ thái độ về các ý kiến dưới đây (Tán thành, phân vân hoặc không tán thanh … ) a/. Tiết kiệm tiền của là keo kiệt, bủn xỉn. b/. Tiết kiệm tiền của là ăn tiêu dè sẻn.. - HS khác nhận xét.. - Các nhóm thảo luận. - Đại diện từng nhóm trình bày.. - HS bày tỏ thái độ đánh giá theo các phiếu màu theo quy ước như ở hoạt động 3- tiết 1- bài 3. c/. Tiết kiệm tiền của là sử dụng tiền của một cách hợp lí, có hiệu - GV đề nghị HS giải thích về lí do lựa chọn quả. của mình. d/. Tiết kiệm tiền của vừa ích - GV kết luận: nước, vừa lợi nhà. + Các ý kiến c, d là đúng. a, b là sai. *Hoạt động 3: Thảo luận nhóm hoặc làm việc cá nhân (Bài tập 2- SGK/12) - GV chia 2 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: - Cả lớp trao đổi, thảo luận. Nhóm 1 : Để tiết kiệm tiền của, em nên làm - Các nhóm thảo luận, liệt kê các gì? Nhóm 2 : Để tiết kiệm tiền của, em không việc nªn làm và không nên làm để tiết kiệm tiền của. nên làm gì? - GV kết luận :Về những việc nên làm và - Đại diện từng nhóm trình bàyLớp nhận xét, bổ sung. không nên làm để tiết kiệm tiền của. Nên : Giữ gìn sách vở sạch đẹp ghi chép hết trang mới sang trang khác. nên thu gom đồ dùng ,đồ chơi để đúng nơi quy định tránh ẩm ướt , dùng được lâu. -Tiết kiệm tiền của, chi tiêu đúng lúc, đúng chỗ,... Không nên: mua quà vặt để đến lớp ăn,... ? Tiền bạc của cải là gì?.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> * Ngoài tiết kiệm tiền của nói trên chúng ta cần làm gì để k bị ô nhiễn môi trường? 4. Củng cố - Dặn dò: ? Em đã làm gì để tiết kiệm tiền của? - N/xét giờ học. - Sưu tầm các truyện, tấm gương về tiết kiệm tiền của (Bài tập 6- SGK/13) - Tự liên hệ việc tiết kiệm tiền của của bản thân (Bài tập 7 –SGK/13) - Chuẩn bị bài tiết sau.. - HS nªu ghi nhí. -Em kể xin tiền bố mẹ để mua quà. - Em chØ xin tiÒn bè mÑ khi cÇn thiết để nộp quỹ lớp, chữ thập đỏ, ñng hé quü tõ thiÖn do nhµ trêng, cấp trên phát động,... - HS tự liên hệ.. Thứ ba ngày 25 tháng 9 năm 2012 Tiết 1:TOÁN Tiết 32 : BIỂU THỨC CÓ CHỨA HAI CHỮ SỐ I. MỤC TIÊU: - Giúp HS: - Nhận biết được biểu thức đơn giản chứa hai chữ. - Biết tính giá trị một số biểu thức đơn giản chứa hai chữ. * GD HS tính cẩn thận trong khi làm tính. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Đề bài toán ví dụ chép sẵn trên bảng phụ hoặc băng giấy. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. KTBC: a + 1245 với a = 1928 ; - 1 HS lên bảng làm bài, HS dưới với a = 1928 thì a = 1245 = 1928 + 1245 lớp theo dõi để nhận xét bài làm = 3173 của bạn. - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài: - HS nghe GV giới thiệu. b. Nội dung bài: 1. biểu thức có chứa hai chữ: - GV yêu cầu HS đọc bài toán ví dụ. - HS đọc. ? Muốn biết cả hai anh em câu được bao - Ta thực hiện phép tính cộng số nhiêu con cá ta làm thế nào ? con cá của anh câu được với số - GV treo bảng số và hỏi: con cá của em câu được. ? Nếu anh câu được 3 con cá và em câu được 2 con cá thì hai anh em câu được mấy - Hai anh em câu được 3 + 2 con con cá ? cá. - GV nghe HS trả lời và viết 3 vào cột Số cá của anh, viết 2 vào cột Số cá của em, viết 3 + 2 vào cột Số cá của hai anh em. - GV làm tương tự với các trường hợp anh câu được 4 con cá và em câu được 0 con - HS nêu số con cá của hai anh cá, anh câu được 0 con cá và em câu được em trong từng trường hợp. 1 con cá, … - GV nêu vấn đề: Nếu anh câu được a con cá và em câu được b con cá thì số cá mà - Hai anh em câu được a + b con hai anh em câu được là bao nhiêu con ? cá. - GV giới thiệu: a + b được gọi là biểu thức có chứa hai chữ..

<span class='text_page_counter'>(39)</span> * Giá trị của biểu thức chứa hai chữ - GV hỏi và viết lên bảng: ? Nếu a = 3 và b = 2 thì a + b bằng bao nhiêu ? - GV nêu: Khi đó ta nói 5 là một giá trị của biểu thức a + b. - GV làm tương tự với a = 4 và b = 0 ; với a = 0 và b = 1; … - GV hỏi: ? Khi biết giá trị cụ thể của a và b, muốn tính giá trị của biểu thức a + b ta làm như thế nào ? - Mỗi lần thay các chữ a và b bằng các số ta tính được gì ? c. Luyện tập, thực hành : Bài 1: Tính giá trị của c + d nếu: - GV: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - GV hỏi lại HS: a. Nếu c = 10 và d = 25 thì giá trị của biểu thức c + d là bao nhiêu ? - GV hỏi lại HS: b. Nếu c = 15 cm và d = 45 cm thì giá trị của biểu thức c + d là bao nhiêu ? - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 2: - GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó tự làm bài. ? Mỗi lần thay các chữ a và b bằng các số chúng ta tính được gì ? a .Nếu a = 32 và b = 20 thì a - b = 32 - 20 = 12 b. nếu a = 45 và b = 36 thì a - b = 45 - 36 = 9. Bài 3:- GV treo bảng số như của SGK. - GV yêu cầu HS nêu nội dung các dòng trong bảng. - Khi thay giá trị của a và b vào biểu thức để tính giá trị của biểu thức chúng ta cần chú ý thay hai giá trị a, b ở cùng một cột. \. - Nếu a = 3 và b = 2 thì a + b = 3 + 2 = 5. - HS tìm giá trị của biểu thức a + b trong từng trường hợp. - Ta thay các số vào chữ a và b rồi thực hiện tính giá trị của biểu thức. -Ta tính được giá trị của biểu thức a+b - Tính giá trị của biểu thức. a) Nếu c = 10 và d = 25 thì giá trị của biểu thức c + d là: c + d = 10 + 25 = 35 b) Nếu c = 15 cm và d = 45 cm thì giá trị của biểu thức c + d là: c + d = 15 cm + 45 cm = 60 cm - 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vë. - ... Tính được một giá trị của biểu thức a – b. * Hs kh¸ lµm ý(c). c. NÕu a = 18m vµ b = 10m th× a - b = 18 - 10 = 8 (m). - HS đọc đề bài. - Từ trên xuống dưới dòng đầu nêu giá trị của a, dòng thứ hai là giá trị của b, dòng thứ ba là giá trị của biểu thức a x b, dòng cuối cùng là giá trị của biểu thức a : b. - HS nghe giảng. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vë.. a 12 28 60 70 b 3 4 6 10 ... 1 gi¸ trÞ cña biÓu thøc axb 36 112 360 700 a + b VD : a+10 b nÕu a = 2 vµ7b = 4 a:b 4 7 th× a + b = 2+ 4 = 8 - GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. 4. Củng cố - Dặn dò: ? Mỗi lần thay chữ bằng số ta tính được gì?.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> - GV tổng kết giờ học, - Dặn HS về nhà làm bài tập 4 và chuẩn bị bài sau. Tiết 2 : LUYỆN TỪ VÀ CÂU. CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÝ VIỆT NAM I. MỤC TIÊU: - Nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam; biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng một số tên riêng Việt Nam ( BT1, 2 mục III, tìm và viết đúng một và tên riêng Việt Nam. * GD HS thêm yêu vẻ đẹp của Tiếng Việt. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Phiếu kẻ sẵn 2 cột : tên người, tên địa phương. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. KTBC:- 3 HS lên bảng. Mỗi HS đặt câu với 2 từ: tự tin, tự ti, tự trọng, - HS làm miệng . tự kiêu, tự hào, tự ái. - Nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Tìm hiểu ví dụ: - Viết sẵn trên bảng lớp. Yêu cầu HS - Quan sát, thảo luận cặp đôi, nhận xét quan sát và nhận xét cách viết. cách viết. + Tên người: Nguyễn Huệ, Hoàng + Tên người, tên địa lý được viết hoa Văn Thụ, Nguyễn Thị Minh Khai. những chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó. + Tên địa lý: Trường Sơn, Sóc + Tên riêng thường gồm 1, 2 hoặc 3 Trăng, Vàm Cỏ Tây. tiếng trở lên. Mỗi tiếng được viết hoa ? Tên riêng gồm mấy tiếng? Mỗi tiếng chữ cái đầu của mỗi tiếng. cần được viết như thế nào? + Khi viết tên người, tên địa lý Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi ? Khi viết tên người, tên địa lý Việt tiếng tạo thành tên đó. Nam ta cần viết như thế nào? - HS lần lượt đọc to trước lớp. Cả lớp c. Ghi nhớ: đọc thầm để thuộc ngay tại lớp. - Yêu cầu HS đọc phần Ghi nhớ. - Làm phiếu. - Phát phiếu kẻ sẵn cột cho từng - Dán phiếu lên bảng nhận xét. nhóm. Tên người Tên địa lý - Yêu cầu 1 nhóm dán phiếu lên bảng. Trần Hồng Minh Hà Nội Em hãy viết 5 tên người, 5 tên địa lý Nguyễn Hải Đăng Hồ Chí Minh vào bảng sau: Phạm Như Hoa Mê Công Nguyễn Anh Cửu Long Nguyệt + Tên người Việt Nam thường gồm: Họ tên đệm (tên lót), tên riêng. Khi ?Tên người Việt Nam thường gồm viết, ta cần phải chú ý phải viết hoa những thành phần nào? Khi viết ta cần các chữa cái đầu của mỗi tiếng là bộ chú ý điều gì? phận của tên người. d. Luyện tập: - HS đọc yêu cầu. Bài 1: Viết tên em và gia đình của - 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp làm em. vào VBT..

<span class='text_page_counter'>(41)</span> - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS nhận xét. - Nhận xét, dặn HS ghi nhớ cách viết hoa khi viết địa chỉ. Bài 2: Viết tên 1 số xã , huyện, tỉnh của em. - Yêu cầu HS viết bảng nói rõ vì sao phải viết hoa tiếng đó mà các từ khác lại không viết hoa? VD : xã : Đàm Thuỷ huyện : Trùng Khánh tỉnh : Cao Bằng Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Treo bản đồ hành chính địa phương. Gọi HS lên đọc và tìm các quận, huyện, thi xã, các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở tỉnh hoặc thành phố mình đang ở. - Nhận xét, tuyên dương. VD : khu di tích lịch sử : hang Pác Bó,... khu danh lam thắng cảnh : thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao. 3. Củng cố – dặn dò: - HS nêu lại ghi nhớ. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học thuộc Ghi nhớ, làm bài tập và chuẩn bị bài sau.. - Nhận xét bạn viết trên bảng. - HS đọc yêu cầu. - HS tự làm bài. - HS nhận xét.. - 1 HS đọc thành tiếng. - Tìm trên bản đồ. - 2 HS lên bảng viết. HS dưới lớp làm vào vở. - Nhận xét bạn viết trên bảng.. Tiết 3 :CHÍNH TẢ: (nhớ - viết) GÀ TRỐNG VÀ CÁO I. MỤC TIÊU:- Nhớ viết chính xác, đẹp đoạn từ Nghe lời cáo dụ thiệt hơn… đến làm gì được ai trong truyện thơ gà trống và Cáo. -Trình bày đúng các dòng thơ lục bát. - Làm đúng bài tập (2) a/b * GD hs viết chữ đẹp , vở sạch. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bài tập 2a hoặc 2b viết sẵn 2 lần trên bảng lớp. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động d¹y Hoạt động häc.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> 1. KTBC: - Gọi 1 HS lên bảng đọc cho 3 HS viết: - 2 HS lên bảng thực hiện . phe phẩy, nghĩ ngợi. - Nhận xét chữ viết của HS trên bảng và ở bài chính tả trước. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn viết chính tả: - Lắng nghe. * Trao đổi về nội dung đoạn văn: - Yêu cầu HS đọc thuộc lòng đoạn thơ. - 3 đến 5 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ. + Thể hiện Gà là một con vật thông ? Lời lẽ của gà nói với cáo thể hiện điều minh. gì? + Gà tung tin có một cặp chó săn ? Gà tung tin gì để cho cáo một bài học. đang chạy tới để đưa tin mừng. Cáo ta sợ chó săn ăn thịt vội chạy ngay để lộ chân tướng. + ... hãy cảnh giác, đừng vội tin ?Đoạn thơ muốn nói với chúng ta điều gì? những lời ngọt ngào. * Hướng dẫn viết từ khó: - Yêu cầu HS tìm các từ khó viết và luyện - Các từ: phách bay, quắp đuôi, viết. khoái chí, phường gian dối,… * Yêu cầu HS nhắc lại cách trình bày - Lời nói trực tiếp đặt sau dấu hai * Viết, chấm, chữa bài chấm kết hợp với dấu ngoặc kép. c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả: Bài 2: a/. Gọi HS đọc yêu cầu. - 2 HS đọc thành tiếng. - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi - Thảo luận cặp đôi và làm bài. - Tổ chức cho 2 nhóm HS thi điền từ tiếp - Thi điền từ trên bảng. sức trên bảng. Nhóm nào điền đúng từ, nhanh sẽ thắng. - HS chữa bài nếu sai. a. Các từ cần điền: trí tuệ, phẩm chất, trong lòng đất, chế ngự, chinh phục, vũ trụ , chủ nhân. - Gọi HS đọc đoạn văn hoàn chỉnh. Bài 3: a/. – Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. - 2 HS đọc thành tiếng. -Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và tìm từ. - 2 HS cùng bàn thảo luận để tìm từ. -Gọi HS đọc định nghĩa và các từ đúng. - 1 HS đọc định nghĩa, 1 HS đọc từ. - Gọi HS nhận xét. Lời giải: ý chí, trí tuệ. 3. Củng cố – dặn dò: - Đặt câu: + GV khen những hs viết chữ đẹp, đúng + Bạn Nam có ý chí vươn lên trong chính tả, đúng độ cao con chữ. học tập. - Nhận xét tiết học. + Phát triển trí tuệ là mục tiêu của - Dặn HS về nhà viết lại bài tập 2a hoặc 2b giáo dục…. và ghi nhớ các từ ngữ vừa tìm được.. Tiết 4: KHOA HỌC Bài 13: PHÒNG BỆNH BÉO PHÌ I/ MỤC TIÊU: + Nêu cách phòng bệnh béo phì:.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> - Ăn uống hợp lí, điều độ, ăn chậm nhai kĩ. - Năng vận động cơ thể, đi bộ và luyện tập TDTT. - Kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hóa: tiêu chẩy, tả, lị,... -Nêu nguyên nhân gây ra một số bệnh lây qua đường tiêu hóa: uống nước lã, ăn uống không hợp vệ sinh, dùng thức ăn ôi thiu. * GD hs có ý thức giữ vệ sinh , BVMT. * CKTNS: - Kĩ năng giao tiếp hiệu quả: nói với những người trg gia đình hoặc người khác nguyên nhân và cách phòng bệnh do ăn thừa chất dinh dưỡng; ứng xử đúng với bạn hoặc người khác bị béo phì. - Kĩ năng kiên định : thực hiện chế độ ăn uống, hoạt động thể lực phù hợp lứa tuổi. II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:- Các hình minh hoạ trang 28, 29 / SGK III/ HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. Kiểm tra bài cũ: - HS nêu ghi nhớ của bài 12. - GV nhận xét và cho điểm HS. 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hoạt động 1: - HS lắng nghe. 1. Dấu hiệu và tác hại của bệnh béo phì. * Mục tiêu: - Nhận dạng dấu hiệu béo phì ở trẻ em. - Nêu được tác hại của bệnh béo phì. * Cách tiến hành: - GV tiến hành hoạt động cả lớp - Hoạt động cả lớp. -Yêu cầu HS đọc kĩ các câu hỏi ghi trên - HS suy nghĩ. bảng. - 1 HS lên bảng làm, HS dưới lớp 1. Dấu hiệu để phát hiện trẻ em béo phì là: theo dõi và chữa . a. cú những lớp mỡ quanh đựi, cỏnh tay 2. Khi còn nhỏ đã bị béo phì sẽ gÆp nh÷ng bÊt lîi g×? trên, vú và cằm. a. Hay bÞ b¹n bÌ chÕ giÔu. b. Mặt to, hai mỏ phỳng phớnh, bụng to b. Lúc nhỏ đã béo phì thì dễ phát triÓn thµnh bÐo ph× khi lín. phưỡn ra hay tròn trĩnh. c. Cân nặng hưn so với những người cùng c. Khi lín sÏ cã nguy c¬ bÞ bÖnh tim m¹ch, cao huyÕt ¸p, rèi lo¹n tuổi và cùng chiều cao từ 5 kg trở lên. khíp x¬ng. d. Bị hụt hơi khi gắng sức. d. Tất cả các ý trên đều đúng. + §¸p ¸n: 2) d . + Đáp án : 1) a, c, d. 3. Béo phì có phải là bệnh k? Vì sao? Không , bệnh béo phì chỉ là tăng trọng lượng cơ thể. + Đáp án :3) a . Có , vì béo phì liên quan đến các bệnh tim mạch, huyết áp cao và rối - 2 HS đọc to, cả lớp theo dõi. loạn khấp xương. - GV kết luận : bằng cách gọi 2 HSđọc lại các câu trả lời đúng. Câu 1: a, c, d . Câu 2 : d . Câu 3 : a . c. Hoạt động 2: 2.Nguyên nhân và cách phòng bệnh béo.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> phì. * Mục tiêu: Nêu được nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì. * Cách tiến hành: - GV tiến hành hoạt động nhóm. - Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 28, 29 / SGK và thảo luận TLCH: N1) Nguyên nhân gây nên bệnh béo phì là gì? N2) Muốn phòng bệnh béo phì ta phải làm gì? N3) Cách chữa bệnh béo phì như thế nào ?. * GV kết luận: N/nhân gây nên béo phì chủ yếu là do ăn quá nhiều sẽ kích thích sự sinh trưởng của tế bào mỡ mà lại ít vận động nên mỡ trong cơ thể tích tụ ngày càng nhiều . Rất ít trường hợp béo phì là do di truyền hay do bị rối loạn nội tiết khi đã bị béo phì cần xem xét, cân đói lại chế độ ăn uống, đi khám bác sĩ ngay để tìm đúng n/ nhân để điều trị. + HS đọc ghi nhớ. d. Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ. * Mục tiêu: Nêu đựơc các ý kiến khi bị béo phì. * Cách tiến hành: * GV chia nhóm thành các nhóm nhỏ và phát cho mỗi nhóm một tờ giấy ghi tình huống. ? Nếu mình ở trong tình huống đó em sẽ làm gì ? Kết luận: Chúng ta cần luôn có ý thức phòng tránh bệnh béo phì, vận động mọi người cùng tham gia tích cực tránh bệnh béo phì. Vì béo phì có nguy cơ mắc các bệnh về tim, mạch, tiểu đường, tăng huyết áp, … 3. Củng cố - dặn dò: - HS nêu lại ghi nhớ của bài. - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS vận động mọi người luôn có ý thức phòng tránh bệnh béo phì.- Dặn HS về nhà tìm hiểu về những bệnh lây qua đường tiêu hoá.. -Tiến hành thảo luận nhóm. - Đại diện nhóm trả lời. -HS dưới lớp nhận xét, bổ sung. N1) ¡n qu¸ nhiÒu chÊt dinh dìng, lời vận đọng nên mỡ tích nhiều dới da. N2) ... ¡n uèng hîp lÝ, ¨n chËm nhai kÜ, thêng xuyªn tËp TDTT. N3) Điều chỉnh lại chế độ ăn uèng cho hîp lÝ, ®i kh¸m b¸c sÜ ngay,năng vận động thờng xuyên vµ TTDTT. - HS lắng nghe, ghi nhớ.. - HS thảo luận nhóm và trình bày kết quả của nhóm mình. - HS nhận xét, bổ sung. - VD : Em của em đã có nguy cơ m¾c bÖnh bÐo ph×, em sÏ cïng mÑ cho em ¨n thÞt vµ uèng s÷a ë møc độ hợp lí - Em sẽ k ăn quà vặt và đồ ngọt,... - HS lắng nghe, ghi nhớ..

<span class='text_page_counter'>(45)</span> Tiết 5 : LỊCH SỬ Bài 5 : CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG DO NGÔ QUYỀN LÃNH ĐẠO (NĂM 938) I. MỤC TIÊU : Kể ngắn gọn trận Bạch Đằng năm 938: + Đôi nét về người lãnh đạo trận Bạch Đằng: Ngô Quyền quê ở xã Đường Lâm, con rể của Dương Đình Nghệ. + Nguyên nhân trận Bạch Đằng: Kiều Công Tiễn diết Dương Đình Nghệ và cầu cứu nhà Nam Hán. Ngô quyền bắt diết Kiều Công Tiễn và chuẩn bị đón đánh quân Nam Hán. +Những nét chính về diễn biến trận Bạch Đằng : Ngô Quyền chỉ huy quân ta lợi dụng thủy triều lên xuống trên sông Bạch Dằng, nhử giặc vào bãi cọc và tiêu diệt quân địch. + Ý nghĩa; Chiến thắng Bạch Đằng kết thúc thời kì nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc. II. CHUẨN BỊ :- Hình trong SGK . - PHT của HS. III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HOC: : Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. KTBC: ? Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng - 1 HS tr¶ lêi. có ý nghĩa như thế nào? - HS khác nhËn xét, bổ sung. - GV nhận xét. 2. Bài mới : a. Giới thiệu : b. Giảng bài: 1 . Nguyên nhân có trận Bạch Đằng: *Hoạt động cá nhân : - Yêu cầu HS đọc SGK - GV yêu cầu HS điền dấu x vào ô trống - HS điền dấu x vào trong PHT những thông tin đúng về Ngô Quyền : của mình Ngô Quyền là ngườiĐường Lâm(Hà Tây) - NQ là người Đường Lâm. Ông  Ngô Quyền là con rể Dương Đình Nghệ. là người có tài, có đức, có lòng  Ngô Quyền chỉ huy quân dân ta đánh quân trung thực và căm thù bọn bán nước và là một anh hùng của dân Nam Hán.  Trước trận BĐ Ngô Quyền lên ngôi vua. - tộc. GV yêu cầu vài em dựa vào kết quả làm việc để giới thiệu một số nét về con người Ngô - HS đọc SGK và trả lời câu hỏi - HS nhận xét, bổ sung Quyền. - GV nhận xét và bổ sung. 2. Diễn biến của trận Bạch Đằng: *Hoạt động cả lớp :- GV yêu cầu HS đọc - ... Qu¶ng Ninh. SGK đoạn: “Sang đỏnh nước ta … hoàn toàn - ... cắm cọc nhọn để đánh giặc, nhö giÆc vµo b·i cäc. thất bại” để trả lời các câu hỏi sau : - HS nêu diễn biến trận đánh trg ?Cửa sông Bạch Đằng nằm ở địa phận nào ? sgk ? Quân Ngô Quyền đã dựa vào thuỷ triều để - ... Qu©n Nam H¸n thÊt b¹i làm gì ? - HS thuật ? Trận đánh diễn ra như thế nào ? ? Kết quả trận đánh ra sao ? - GV yêu cầu HS thuật lại diễn biến trận BĐ..

<span class='text_page_counter'>(46)</span> - GV nhận xét, tuyên dương. 3.ý nghĩa của chiến thắng Bặch Đằng: *Hoạt động nhóm : - GV phát PHT và yêu cầu HS thảo luận : ? Sau khi đánh tan quân Nam Hán, Ngô Quyền đã làm gì? ? Điều đó có ý nghĩa như thế nào? + kết luận: - Mùa xuân năm 939, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa. Đất nước được độc lập sau hơn một nghìn năm bị PKPB đô hộ. 4. Củng cố - Dặn dò: - Cho HS đọc phần bài học trong SGK. ? Chiến thắng BĐ có ý nghĩa như thế nào đối với đất nước ta thời bấy giờ? * Để biết ơn công lao của các vị anh hùng như N/ Quyền các em cần phải làm gì? - Nhận xét tiết học.- Về nhà tìm hiểu thêm một số truyện kể về chiến thắng BĐ của Ngô Quyền . - Chuẩn bị bài tiết sau :” Ôn tập “.. - HS các nhóm thảo luận và trả lời. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Ng« QuyÒn sng v¬ng vµ chän Cæ Loa làm kinh đô. - ... ChÊm døt hoµn toµn thêi k× h¬n 1ngh×n n¨m nh©n d©n ta sèng dới ách đô hộ phong kiến phơng B¾c - 3 HS dọc - ... chÊm døt hoµn toµn thêi k× h¬n 1 ngh×n n¨m ND ta sèng díi ách đô hộ của phong kiến phơng Bắc và mở đầu cho thời kì độc lập l©u dµi.. Thứ tư ngày 26 tháng 9 năm 2012 Tiết 1 :TOÁN Tiết 33: TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP CỘNG I. MỤC TIÊU: - Giúp HS:- Biết tính chất giao hoán của phép cộng. - Bước đầu biết sử dụng tính chất giao hoán của phép cộng trong thực hành tính * GD HS thêm yêu thích môn toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ hoặc băng giấy kẻ sẵn bảng số có nội dung như sau: a 20 350 1208 b 30 250 2764 a+b a:b III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. KTBC: KT vở bài tập của hs. - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài: b.Giới thiệu tính chất giao hoán của phép cộng: - GV treo bảng số như đã nêu ở phần Đồ dùng dạy – học. - GV yêu cầu HS thực hiện tính giá trị của các biểu thức a + b và b + a để điền vào bảng. - GV: Hãy so sánh giá trị của biểu thức. - HS nghe GV giới thiệu bài. - HS đọc bảng số. - 3 HS lên bảng thực hiện, mỗi HS thực hiện tính ở một cột để hoàn thành bảng như sau: - Đều bằng 50..

<span class='text_page_counter'>(47)</span> a + b với giá trị của biểu thức b + a khi a = 20 và b = 30. ? Hãy so sánh giá trị của biểu thức a + b với giá trị của biểu thức b + a khi a = 350 và b = 250 ? ? Hãy so sánh giá trị của biểu thức a + b với giá trị của biểu thức b + a khi a = 1208 và b = 2764 ? ? Vậy giá trị của biểu thức a + b luôn như thế nào so với giá trị của biểu thức b+a? - Ta có thể viết a + b = b + a. ? Em có nhận xét gì về các số hạng trong hai tổng a + b và b + a ? ? Khi đổi chỗ, các số hạng của tổng a + b cho nhau thì ta được tổng nào ? ? Khi đổi chỗ các số hạng của tổng a + b thì giá trị của tổng này có thay đổi không? - GV yêu cầu HS đọc lại kết luận trong SGK. c. Luyện tập, thực hành : Bài 1: Nêu k/quả tính. a. 468 + 379 = 847; b. 6509 + 2876 = 9385 379 + 468 = 847 ; 2876 + 6509 = 9385 Bài 2 :-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - GV viết lên bảng 48 + 12 = 12 + … - GV hd hs làm bài . - GV nhận xét và cho điểm HS. a. 48 + 12 = 12 + 48 ; b. m+ n = n + m 65 + 297 = 297 + 65 ; 84 + 0 = 0 + 84 177 + 89 = 89 + 177 ; a + 0 = 0 + a = a 4. Củng cố - Dặn dò: - HS nhắc lại công thức và qui tắc tính chất giao hoán của phép cộng. - GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.. - Đều bằng 600. - Đều bằng 3 972. - Luôn bằng giá trị của biểu thức b + a. - HS đọc: a + b = b + a. - Mỗi tổng đều có hai số hạng là a và b nhưng vị trí các số hạng khác nhau. - Ta được tổng b + a. - Không thay đổi. - HS đọc thành tiếng. HS đọc y / c cña bµi.Mỗi HS nêu kết quả của một phép tính. c. 4268 + 76 = 4344 76 + 4268 = 4344 - Viết số hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấm. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vë.. - 2 HS nhắc lại trước lớp.. Tiết 2:TẬP ĐỌC Ở VƯƠNG QUỐC TƯƠNG LAI I. MỤC TIÊU: 1. Đọc thành tiếng: - Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ: - vương quốc, Tin-tin, sáng chế, trường sinh….

<span class='text_page_counter'>(48)</span> - Đọc rành mạch một đoạn kịch; bước đầu biết đọc lời nhân vật với giọng hồn nhiên 2. Đọc hiểu:-Hiểu các từ ngữ khó trong bài: sáng chế, thuốc trường sinh,…. - Hiểu nội dung: Mơ ước của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ hạnh phúc, có những phát minh độc đáo của trẻ em( TL được câu hỏi 1, 2,3, 4 SGK) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:-Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 70,71 SGK . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. KTBC: - Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài - 2 HS lờn bảng đọc. Trung thu độc lập và TLCH - Nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. H/ d luyện đọc và tìm hiểu bài:  Màn 1: - HS theo dâi vµ q/s tranh minh ho¹ nhËn - GV đọc mẫu. biÕt 2 nh©n vËt: Tin - tin(trai) Mi - Gọi HS tiếp nối nhau đọc đoạn tin(g¸i) 5 em bÐ. -Em mang chiếc máy có đôi cánh xanh. (2 lần) -Em mang trªn tay thø ¸nh s¸ng k× l¹. - Đ1: 5 dòng đầu Em cã 30 vØ thuèc trêng sinh. - Đ2: 8 dòng tiếp theo. Em cã chiÕc m¸y biÕt bay nh chim. - Đ3 : 7 dòng còn lại. Em cã chiÕc m¸y biÕt dß t×m vËt b¸u trªn mÆt tr¨ng. - Gọi hs đọc đoạn ( lần 2). - 1,2 em đọc. + GV kết hợp giải nghĩa từ - HD hs ngắt giọng: - Tin - tin// - Cậu đang làm gì với đôi cánh xanh ấy? Em bé thứ nhất // - mình sẽ dùng nó vào việc sáng chế trên trái đất. Tin - tin // - Cậu sáng chế cái gì? - Em bé thứ 2 // - Khi nào ra đời, mình sẽ chế ra 1 vật làm cho con người hạnh phúc. - HS đọc nối tiếp nhau toàn bài. Tin - tin // - Vật đó ăn ngon chứ // nó có ồn ào k? - Gọi HS đọc toàn màn 1. - Câu chuyện diễn ra ở trong công xưởng * Tìm hiểu màn 1: xanh. - Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ và giới thiệu từng nhân vật có mặt + Tin-tin và Mi-tin đến vương quốc trong màn 1. Tương lai và trò chuyện với những bạn ? Câu chuyện diễn ra ở đâu? nhỏ sắp ra đời. - Vì những bạn nhỏ sống ở đây hiện nay ? Tin –tin và Mi-tin đến đâu và gặp chưa ra đời, các bạn chưa sống ở thế giới những ai? hiện tại của chúng ta. + Vì những bạn nhỏ chưa ra đời, nên bạn nào cũng mơ ước làm được những điều ? Vì sao nơi đó có tên là Vương Quốc kì lạ cho cuộc sống. tương lai? + Các bạn sáng chế ra: - Vật làm cho con người hạnh phúc. ? Các bạn nhỏ trong công xưởng xanh.

<span class='text_page_counter'>(49)</span> sáng chế ra những gì?. - Ba mươi vị thuốc trường sinh. - Một loại ánh sáng kì lạ. -Một máy biết bay như chim. - Một cái máy biết dò tìm những kho báu còn giấu kín trên mặt trăng. + Là tự mình phát minh ra một cái mới ? Theo em Sáng chế có nghĩa là gì? mà mọi người chưa biết đến bao giờ. + Các phát minh ấy thể hiện ước mơ của ? Các phát minh ấy thể hiện những con người: được sống hạnh phúc sống ước mơ gì của con người? lâu, sống trong môi trường tràn đầy ánh sáng và chinh phục được mặt trăng. - Màn 1: nói đến những phát minh của ? Màn 1 nói lên điều gì? các bạn thể hiện ước mơ của con người. - Ghi ý chính màn 1. - 2 HS nhắc lại. * Đọc diễn cảm: - Tổ chức cho HS đọc phân vai - 8 HS đọc theo các vai: Tin-tin, Mi-tin, - Nhận xét, cho điểm, động viên HS . 5 em bé, người dẫn truyện (đọc tên các - Tìm ra nhóm đọc hay nhất. nhân vật).  Màn 2: Trong khu vườn kì diệu. * Luyện đọc: - Quan sát và 1 HS giới thiệu. - GV đọc mẫu. - Đọc thầm, trả lời câu hỏi. * Tìm hiểu bài: - Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ - Câu chuyện diễn ra trong một khu vườn và chỉ rõ từng nhân vật và những quả kì diệu. to, lạ trong tranh. + Những trái cây đó to và rất lạ: ? Câu chuyện diễn ra ở đâu? * Chùm nho quả to đến nổi Tin-tin tưởng đó là một chùm quả lê. ? Những trái cây mà Tin-tin và Mi-tin * Quả táo to đến nổi Tin-tin tưởng đó là đã thấy trong khu vườn kì diệu có gì một quả dưa đỏ. khác thường? * Những quả dưa to đến nổi Tin-tin tưởng đó là những quả bí đỏ. ? (Giảm tải)Em thích gì ở Vương - HS trả lời theo ý mình: quốc Tương Lai ? Vì sao? - Màn 2: giới thiệu những trái cây kì lạ ? Màn 2 cho em biết điều gì? của Vương quốc Tương Lai. - Ghi ý chính màn 2. - ND : nói lên những mong muốn tốt đẹp - Nội dung của cả 2 đoạn kịch này của các bạn nhỏ ở Vương quốc Tương là gì? Lai. - Ghi nội dung cả bài. - 2 HS nhắc lại. - GV : Các bạn nhỏ trg vương quốc tương lai cũng giống như mỗi chúng ta đều ước mơ có 1 cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc.Ngày nay con người đã trinh phục được vũ trụ, lên tới mặt trăng, đã nghiên cúư, để tạo ra những loại hoa trái to hơn, thơm ngon hơn trước. Các em thiếu nhi ngày càng dành được những thứ hạng cao trg cuộc sống, thi hs giỏi , sáng tạo phần mềm máy tính,... điều đó có nghĩa là.

<span class='text_page_counter'>(50)</span> mọi ước mơ đều có thể thực hiện được khi chúng ta có q/tâm và lòng hăng say lao động. Thi đọc diễn cảm:- GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm HS thi đọc diễn cảm như màn 1. 3. Củng cố – dặn dò: - Vở kịch nói lên điều gì? - Nhận xét tiết học.- Dặn HS về nhà học thuộc lời thoại trong bài. Tiết 3 : Thể dục Bài 13 : TẬP HỢP HÀNG NGANG, DÓNG HÀNG, ĐIỂM SỐ, ĐI ĐỀU VÒNG PHẢI,VÒNG TRÁI - TRÒ CHƠI “ KẾT BẠN ” I. MỤC TIÊU : - Củng cố và nâng cao kĩ thuật: Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái. Yêu cầu tập hợp hàng và dàn hàng nhanh, động tác , đúng động tác, đi đều vòng bên phải, vòng bên trái đều đẹp. - Trò chơi: “Kết bạn” Yêu cầu HS tập trung chú ý, phản xạ nhanh, quan sát nhanh, chơi đúng luật, thành thạo, hào hứng, nhiệt tình trong khi chơi chơi đúng luật hào hứng trong khi chơi. II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN : - Trên sân trường .Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. - Chuẩn bị 1 còi. III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP: Nội dung Định Phương pháp tổ chức lượng 1 . Phần mở đầu: 6 phút - Tập hợp lớp, ổn định: Điểm danh - Lớp trưởng tập hợp lớp - GV phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu báo cáo.  - yêu cầu giờ học, chấn chỉnh đội ngũ , trang phục tập luyện.  - Khởi động: Đứng tại chỗ hát và vỗ  tay.  - Trò chơi: “Trò chơi hiệu lệnh”. GV - Đội hình trò chơi.. 2. Phần cơ bản:. 22 phút a) Đội hình đội ngũ: 12 phút - HS đứng theo đội hình 3 - Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, hàng ngang. điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại.  * GV điều khiển lớp tập.  * Chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều  khiển, có thể lần lượt từng em lên điều  khiển tổ tập 1 lần, GV quan sát sửa  chữa sai sót cho HS các tổ . .

<span class='text_page_counter'>(51)</span> * GV điều khiển tập lại cho cả lớp để củng cố . b) Trò chơi : “Kết bạn ” - GV tập hợp HS theo đội hình chơi. - Nêu tên trò chơi. - GV giải thích cách chơi và phổ biến luật chơi. - Cho một tổ HS lên thử . - Tổ chức cho HS thi đua chơi - GV quan sát, nhận xét, xử lí các tình huống xảy ra và tổng kết trò chơi. 3. Phần kết thúc: - Cả lớp vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp. - HS làm động tác thả lỏng. - GV cùng học sinh hệ thống bài học . - GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà. - GV hô giải tán.. GV - Học sinh 3 tổ chia thành 10 phút 3 nhóm ở vị trí khác nhau để luyện tập. 1 lần 2 lần. - HS chuyển thành đội hình vòng tròn.. 6 phút 2 phút 2 phút 2 phút. - Đội hình hồi tĩnh và kết thúc.       GV - HS hô “khỏe”.. Tiết 4 : KỂ CHUYỆN: LỜI ƯỚC DƯỚI TRĂNG I. MỤC TIÊU:- Nghe kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh họa ( SGK; kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện. Hiểu được ý nghĩa câu chuyện : Những điều mơ ước cao đẹp mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi người. * GD hs về vẻ đẹp của ánh trăng để thấy được giá trị của môi trường thiên nhiên với cuộc sống con người. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Tranh minh hoạ từng đoạn trong câu chuyện trang 69 SGK. -Bảng lớp ghi sẵn các câu hỏi gợi ý cho từng đoạn. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1.KTBC:-Gọi 3 HS lên bảng kể câu chuyện Tranh 3: về lòng tự trọng mà 1: em đã được nghe(được - HS lênTranh bảng kÓ. ? Quê tácđiểm giả có phong gì? ? Không khí ở hồ Hàm Nguyệt đêm đọc).-Nhận xét và cho HS.2. Bàitục mới: Những lời nguyện ước đó có gì lạ? rằm như thế nào? a. Giới thiệu? bài: Tranh 2: ? Chi Ngàn đã làm gì trước khi nói b. GV kể chuyện:-Yêu cầu HS quan sát Tác tranh giả chứng lệ thiêng điều ước? tranh, đọc lời?dưới và thử kiến đoántục xem cùng vớitruyện ai? là gì? ? Chi Ngàn đã khẩn cầu điều gì? câu chuyện kểliêng về ai.này Nội dung ? Đặc về từng hình chi dáng - GV kể chuyện lần điểm 1, kể rõ tiết.nào của chị ? Thái độ của tác giả như thế nào khi Ngàn nhớ kết nhất? nghe chị khẩn cầu? GV kể chuyện lần khiến 2: Kể tác từnggiảtranh hợp ? Tác giảbức có tranh. suy nghĩ như thế nào về Tranh 4: với phần lời dưới mỗi chịkể Ngàn? ? Chị Ngàn đã nói gì với tác giả? c. Hướng dẫn chuyện:.

<span class='text_page_counter'>(52)</span> Tiết 5 : TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN I. MỤC TIÊU: - Dựa vào hiểu biết về đoạn văn đã học, bước đầu biết hoàn chỉnh một đoạn - văn của câu chuyện Vào nghề gồm nhiều đoạn ( đã cho sẵn cốt truyện) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh hoạ truyện Ba lưỡi rìu của tiết trước. - Tranh minh hoạ truyện Vào nghề trang 73, SGK. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. KTBC: - Gọi 1 HS lên bảng kể truyện Ba lưỡi rìu. - HS lên bảng thực hiện . - Nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - Lắng nghe. b. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: - Gọi HS đọc cốt truyện.(Vào nghề) - 3 HS đọc thành tiếng. - Yêu cầu HS đọc thầm và nêu sự việc - Đọc thầm, thảo luận cặp đôi, tiếp chính của từng đoạn. Mỗi đoạn là một lần nối nhau trả lời câu hỏi. xuống dòng. GV ghi nhanh lên bảng. + Đoạn 1: Va-li-a ước mơ trở thành diễn viên xiếc biểu diễn tiết mục phi ngựa đánh + Đoạn 3: Va-li-a đã giữ chuồng đàn. ngựa sạch sẽ và làm quen với chú + Đoạn 2: Va-li-a xin học nghề ở rạp xiếc ngựa diễn. và được giao việc quét dọn chuồng ngựa. +Đoạn 4: Va-li-a đã trở thành 1 Bài 2: diễn viên giỏi như em hằng mong - Gọi 4 HS đọc tiếp nối 4 đoạn chưa hoàn ước. chỉnh của chuyện. - HS đọc lại các sự việc chính. - Y/ cầu HS trao đổi hoàn chỉnh đoạn văn. - 1 HS đọc thành tiếng. Chú ý nhắc HS phải đọc kĩ cốt truyện,phần mở đầu hoặc diễn biến hoặc - 4 HS tiếp nối nhau đọc thành kết thúc của từng đoạn để viết nội dung tiếng. cho hợp lý. - Gọi 4 nhóm dán phiếu lên bảng, đại diện nhóm đọc đoạn văn hoàn thành. Các nhóm - Hoạt động trong nhóm. khác nhận xét bổ sung. - Dán phiếu, nhận xét, bổ sung - Chỉnh sửa lỗi dùng từ, lỗi về câu cho phiếu của các nhóm. từng nhóm. - Theo dõi, sửa chữa. - Yêu cầu các nhóm đọc các đoạn văn đã - 4 HS tiếp nối nhau đọc. - §2: hoàn chỉnh Më ®Çu: Råi 1 h«m, r¹p xiÕc - GV KL: - VD : đoạn 1: th«ng b¸o cÇn tuyÓn diÔn viªn. Va Mở đầu: Mùa giáng sinh năm ấy cô bé - li - a xin bè mÑ cho ghi tªn häc Va- li - a 11 tuổi được bố mẹ đưa đi xem nghÒ. Diễn biến: Sáng hôm ấy, em đến xiếc. gặp bác giám đốc rạp xiếc. Bác Diễn biến : Cương trỡnh xiếc hụm ấy tiết dẫn em đến chuồng ngựa . ở đó có mục nào cũng hay, nhưng Va - li - a thớch 1 chú ngựa bạch tuyệt đẹp. Bác chỉ nhất tiết mục cô gái xinh đẹp vừa phi ngựa vµo con ngùa vµ b¶o:" c«ng viÖc.

<span class='text_page_counter'>(53)</span> vừa đánh đàn. Cô gái phi ngựa thật dũng cảm. Cô k nắm cương ngựa mà 1 tay ôm cây đàn măng - đô - lin tay kia gảy lên những âm thanh rộn rã. Tiếng đàn của cô mới hấp dẫn lòng người làm sao. Va - li a vô cùng ngưỡng mộ cô gái tài hoa đó. Phần kết thúc: ( sgk -73 )- Đ3: Mở đầu : Thế là từ đó, ngày nào Va -li -a đến làm việc trg chuồng ngựa. Diễn biến: (sgk - 73) Kết thúc : Cuối cùng em quen việc và trở nên thân thiết với chú ngựa, bạn diễn tương lai của em. 3. Củng cố - dặn dò: + GV nhắc lại nội dung bài. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà viết lại 4 đoạn văn theo cốt truyện Vào nghề và chuẩn bị bài sau.. cña ch¸u b©y giê lµ ch¨m sãc chó ngùa b¹ch nµy, cho ngùa ¨n uèng vµ quÐt dän chuång ngùa thËt s¹ch sÏ ". Va -li -a rÊt ng¹c nhiªn v× diÔn viªn xiÕc mµ ph¶i ®i quÐt chuång ngùa nhng em vÉn cÇm lÊy chæi. KÕt thóc: ( sgk- 73) Đ4: Mở đầu: Thế rồi cũng đến ngµy Va - li -a trë thµnh diÔn viªn thùc thô. DiÔn biÕn: (sgk) KÕt thóc: Va - li -a kÕt thóc tiÕt môc cña m×nh víi g¬ng mÆt r¹ng ngêi h¹nh phóc. ThÕ lµ íc m¬ thë nhỏ của Va -li -a đã trở thành sự thËt.. Thứ năm ngày 27 tháng 9 năm 2012 Tiết1 : TOÁN Tiết 34 : BIỂU THỨC CÓ CHỨA BA CHỮ SỐ I. MỤC TIÊU: - Giúp HS: - Nhận biết được biểu thức đơn giản chứa ba chữ. - Biết tính giá trị một số biểu thức đơn giản chứa ba chữ. * GD HS tính cẩn thận khi làm toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Đề bài toán ví dụ chép sẵn trên bảng phụ hoặc trên băng giấy. - GV vẽ sẵn bảng ở phần ví dụ (để trống số ở các cột). III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. KTBC: Bài 3 : (43) > < = ? 2975 + 4017 = 4017 + 2975 2975 + 4017 < 4017 + 3000 - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài: - HS nghe GV giới thiệu bài. b. GV gắn lên bảng.Giới thiệu biểu thức có chứa ba chữ : - HS đọc. - GV yêu cầu HS đọc bài toán ? Muốn biết cả ba bạn câu được bao nhiêu - Ta thực hiện phép tính cộng số con con cá ta làm thế nào ? cá của ba bạn với nhau. - GV treo bảng số đã viết sẵn lên bảng và - HS nêu tổng số cá của cả ba ngêi hướng dẫn hs như SGK. trong mỗi trường hợp để có bảng số GV làm tương tự với các trường hợp khác. nội dung như sau: Số cá của An 2. Số cá của Bình 3. Số cá của Cường 4. Số cá của cả ba người 2+3+4.

<span class='text_page_counter'>(54)</span> - GV nêu vấn đề: Nếu An câu được a con cá, Bình câu được b con cá, Cường câu được c con cá thì cả ba người câu được bao nhiêu con cá ? - GV nói : a + b + c được gọi là biểu thức có chứa ba chữ. GV viết lên bảng: Nếu a = 2, b = 3 và c = 4 thì a + b + c bằng bao nhiêu ? - Khi đó ta nói 9 là một giá trị của biểu thức a + b + c. - GV làm tương tự với các trường hợp còn lại. ? Khi biết giá trị cụ thể của a, b, c, muốn tính giá trị của biểu thức a + b + c ta làm như thế nào ? - Mỗi lần thay các chữ a, b, c bằng các số ta tính được gì ? c. Luyện tập, thực hành : Bài 1: Tính giá trị của a + b + c nếu: a) Nếu a = 5, b = 7, c = 10 thì a + b + c = 5 + 7 + 10 = 12 + 10 = 22. b) Nếu a = 12, b = 15, c = 9 thì a + b + c = 12 + 15 + 9 = 27 + 9 = 36 - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 2: a x b x c là biểu thức có chữa ba chữ. Nếu a = 4 , b = 3 và c = 5 thì giá trị của biểu thức a x b x c là: a x c x b = 4 x 3 x 5 = 12 x 5 = 60 Tính giá trị của a x b x c nếu: a) nếu a = 9 , b = 5 và c = 2 thì a x b x c = 9 x 5 x 2 10 9 x 10 = 90 ? Mọi số nhân với 0 đều bằng gì ? b) Nếu a = 15 , b = 0 và c = 37 thì a x b x c = 15 x 0 x 37 0 = 15 x 0 = 0 - Mỗi lần thay các chữ a, b, c bằng các số ta tính được gì? Bài 3: Dành cho hs khá giỏi.(nếu còn thời gian).. - Cả ba người câu được a + b + c con cá.. - HS: Nếu a = 2, b = 3 và c = 4 thì a + b + c = 2 + 3 + 4 = 9. - HS tìm giá trị của biểu thức a + b + c trong từng trường hợp. - Ta thay các chữ a, b, c bằng số rồi thực hiện tính giá trị của biểu thức. - Ta tính được một giá trị của biểu thức a + b + c.. - HS nªu y/c - 2 em lµm b¶ng , c¶ líp lµm vë. - Hs nªu y/c cña bµi. - 2 HS lên bảng làm bài ( dµnh cho hs K, G) - Cả lớp làm bài vào vë.. - Đều bằng 0.. - ... tính đợc một giá trị của biểu.

<span class='text_page_counter'>(55)</span> - GV yêu cầu HS đọc đề bài . a) Nếu m = 10 , n = 5 và p = 2 thì m + n + p = 10 + 5 + 2 = 17 Nếu m = 10 , n = 5 và p = 2 thì m + ( n + p ) = 10 + ( 5 + 2) = 17 - GV chữa bài và cho điểm HS. 4. Củng cố - Dặn dò:? Mỗi lần thay các chữ bằng số ta tính được gì? ? Mọi số nhân với 0 đều bằng gì ? - GV tổng kết giờ học. - Dặn HS về nhà làm bài tập 3 ( ý b, c) , bài 4 và chuẩn bị bài sau.. thøc a x b x c. - 1 HS lên bảng làm bài . - ... ta tính đợc một giá trị của biểu thøc a + b + c. - ... b»ng 0.. Tiết 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM I. MỤC TIÊU:- Vận dụng được những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí` Việt Nam, viết đúng các tên riêng Việt Nam trong BT 1, viết đúng một vài tên riêng ở BT 2. * GD HS biết tôn trọng người khác. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bản đồ địa lý Việt Nam. - Giấy khổ to kẻ sẵn 4 hàng ngang. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. KTBC: ? Em hãy nêu quy tắc viết hoa tên người, tên - HS lên bảng nªu. địa lí Việt Nam? - Gọi 2 HS lên bảng viết họ tên và địa chỉ gia đình em - Nhận xét và cho điểm từng HS. 2. Bài mới: a. GTB : b. HD làm bài tập. Bài 1: Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu - 2 HS đọc thành tiếng. phần chú giải. - Chia nhóm HS phát phiếu và bút dạ cho - Hoạt động trong nhóm theo hướng HS. Yêu cầu HS thảo luận, gạch chân dưới dẫn. - Dán phiếu. những tên riêng viết sai và sửa lại. - Gọi 3 nhóm dán phiếu lên bảng để hoàn Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai, Hàng Thiếc, Hàng hài, Mã Vĩ, chỉnh bài ca dao. Hàng Giầy, Hàng Cót, Hàng Mây, - Gọi HS nhận xét, chữa bài. Hàng Đàn, Phúc Kiến, Hàng Than, hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Ngang, Hàng Đồng, Hàng Nón, Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè, Hàng Bát, Hàng Tre, Hàng Giấy, - Gọi HS đọc lại bài ca dao đã hòan chỉnh. - Cho HS quan sát tranh minh hoạ và hỏi: Hàng The, Hàng Gà. - 1 HS đọc thành tiếng. Bài ca dao cho em biết điều gì?.

<span class='text_page_counter'>(56)</span> Bài 2:- Gọi HS đọc yêu cầu. - Treo bảng đồ địa lý Việt Nam lên bảng. - Các em sẽ đi du lịch khắp mọi miền trên đất nước ta. Đi đến đâu các em nhớ viết lại tên tỉnh, thành phố, các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử mà mình đã thăm. - Phát phiếu và bút dạ, bản đồ cho từng nhóm. - Yêu cầu HS thảo luận, làm việc theo nhóm. - Gọi các nhóm dán phiếu lên bảng. Nhận xét, bổ sung để tìm ra nhóm đi được nhiều nơi nhất. + VD : vùng Tây Bắc , Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Hoà Bình,... + vùng Đông Bắc : Hà Giang , Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái Nguyên ,Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh,... 3. Củng cố - dặn ? Tên người và tên địa lý Việt Nam cần được viết như thế nào? - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà ghi nhớ tên địa danh vừa tìm được và tìm hiểu tên, thủ đô của 10 nước trên thế giới.. - Bài ca dao giới thiệu cho em biết tên 36 phố cổ ở Hà Nội. - 1 HS đọc thành tiếng. - Quan sát. - Lắng nghe.. - Nhận đồ dùng học tập và làm việc trong nhóm. - Dán phiếu, nhận xét phiếu của các nhóm. - Viết tên các địa danh vào vở. + Thµnh phè trùc thuéc trung ¬ng: Hµ Néi , CÇn Th¬. + Danh lam th¨ng c¶nh: vÞnh H¹ Long, hå Ba BÓ,hå Hoµn KiÕm,... + di tÝch lÞch sö: Cæ Loa , V¨n miÕu, hang P¸c Bã , c©y ®a T©n Trµo, bÕn Nhµ Rång,... VD : thủ đô Hà Nội, Hoa Kì : Oasint¬n, Ph¸p: Pa ri, Nga : Matxc¬ va,.... Tiết 3 : Âm nhạc (GVC lên lớp) Tiết 4 : ĐỊA LÍ Bài 6 : MỘT SỐ DÂN TỘC Ở TÂY NGUYÊN I.MỤC TIÊU : -Biết Tây Nguyên có nhiều dân tộc sinh sống ( Gia- rai ; Ê- đê, Ba- na, kinh,...) - nhưng lại là nơi thưa dân nhất nước ta. - Sử dụng được tranh ảnh để mô tả trang phục của dân tộc Tây Nguyên; Trang - phục truyền thống: nam thường đóng khố, nữ thường thường quấn váy. - Yêu quý các dân tộc ở Tây Nguyên và có ý thức tôn trọng truyền thống văn hóa của các dân tộc. + Học sinh biết được đặc điểm nhà ở của 1 số dân tộc tại địa phương. II. CHUẨN BỊ : - Tranh, ảnh trong sgk. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. KTBC :? Kể tên một số cao nguyên ở Tây Nguyên. ?Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa? - 4 HS đọc bài và trả lời câu hỏi. ? Nêu đặc điểm của từng mùa. - HS nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, ghi điểm..

<span class='text_page_counter'>(57)</span> 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài: b. Giảng bài : 1. Tây Nguyên –nơi có nhiều dân tộc sinh sống : *Hoạt động cá nhân: - GV yêu cầu HS đọc mục 1 trong SGK rồi trả lời các câu hỏi sau : ? Kể tên một số dân tộc ở Tây Nguyên. ? Trong các dân tộc kể trên, những dân tộc nào sống lâu đời ở Tây Nguyên ? Những dân tộc nào từ nơi khác đến ? ? Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên có những đặc điểm gì riêng biệt ? ? Để Tây Nguyên ngày càng giàu đẹp, nhà nước cùng các dân tộc ở đây đã và đang làm gì? - GV kết luận: Tây Nguyên tuy có nhiều dân tộc cùng chung sống nhưng đây lại là nơi thưa dân nhất nước ta. 2.Nhà rông ở Tây Nguyên : * Hoạt động nhóm: - GV cho các nhóm dựa vào mục 2 trong SGK và tranh, ảnh về nhà ở, buôn làng, nhà rông của các dân tộc ở Tây Nguyên để thảo luận theo các gợi ý sau : ? Mỗi buôn ở Tây Nguyên thường có ngôi nhà gì đặc biệt ? ? Nhà rông được dùng để làm gì? ? Nhà rông lợp bằng vật liệu gì? ? Mái cao hay mái thấp? ? Sự to, đẹp của nhà rông biểu hiện cho điều gì ? - GV cho đại diện các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả trước lớp. - GV sửa chữa và giúp các nhóm hoàn thiện phần trình bày. * Nhà ở của 1 số dân tộc ở địa phương ntn?. - 2 HS đọc - Vài HS trả lời. - Tiếng nói (ngôn ngữ), phong tục, tập quán sinh hoạt riêng, ... - Nhà nước đầu tư xây dựng các công trình điện, đường, trường, trạm, chợ,... Các dân tộc chung sức xây dựng buôn làng. - HS khác nhận xét. - HS đọc SGK. - Nhµ r«ng. - Tiếp khách sinh hoạt tập thể , héi häp. - ... l¸ cä , c©y. - M¸i rÊt cao. - ... Nhà rông càng to, đẹp chứng tỏ buôn làng giàu có, thịnh vượng. - Các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả. - Nhµ sµn ( d©n téc Tµy, Nïng), nhµ đất ( lập bằng ngói, gianh) của dân téc Tµy, Nïng, M«ng,.. * Ngoài nhà sàn của các dân tộc ra có 1 số - ... nhµ v¨n ho¸. làng còn có ngôi nhà gì để hội họp, sinh hoạt tập thể? - HS các nhóm thảo luận và trình 3. Trang phục, Lễ hội : bày kết quả. Các nhóm khác nhận * Hoạt động nhóm: xét, bổ sung. - GV cho cỏc nhúm dựa vào mục 3 trong N 1 : Nam đóng khố, nữ quấn váy. SGK và các hình 2, 3, 5, 6 để thảo luận theo các gợi ý sau : N 1 :Người dân T/N nam , nữ thường mặc.

<span class='text_page_counter'>(58)</span> ntn? - N/X trang phục truyền thống H1, H2, H3. N2: Lễ hội ở Tây Nguyên thường được tổ chức khi nào ? N 3: Kể tên một số lễ hội đặc sắc ở Tây Nguyên? N4: Người dân ở Tây Nguyên thường làm gì trong lễ hội ?. N2: Lễ hội được tổ chức vào mùa xuân hoặc sau mỗi vụ thu hoạch. N3: Lễ hội cồng chiêng, đua voi, hội xuân, hội đâm trâu, hội ăn cơm mới, N4: Thường múa hát trong lễ hội, đốt lửa, uống rượu cần, đánh cồng chiêng,... N5: Đàn Tơ - rưng, đàn krông - pút, cång chiêng - HS đại diện nhóm trình bày. N5: Ở Tây Nguyên, người dân thường sử - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. dụng những loại nhạc cụ độc đáo nào? - GV cho HS đại diên nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình. - HS tr¶ lêi phÇn ghi nhí(86). - GV sửa chữa và giúp các nhóm hoàn thiện phần trình bày của nhóm mình . ? T/N có ít hay nhiều dân tộc , các dân tộc - 3 HS đoc bài và trả lời câu hỏi. T/ N sống ntn? 4. Củng cố - Dặn dò:- GV cho HS đọc - Dân tộc Ê đê, Mơ nông, Gia rai, Xơ đăng, Kơ ho,... phần bài học trong khung. - Kể tên các dân tộc đã sống lâu đời ở Tây Nguyên. * Các dân tộc sinh sống ở Tây Nguyên phải đoàn kết, không nghe theo kẻ xấu xúi dục, chia rẽ sự đoàn kết. Phải giúp đỡ nhau cùng phát triển, xây dựng buôn làng giàu đẹp. Giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc. - Nhận xét tiết học. - Về nhà học bài và chuẩn bị bài : “Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên”.. Tiết 5 : KỸ THUẬT: BÀI 4: KHÂU GHÉP HAI MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU THƯỜNG (Tiết 2) I/ MỤC TIÊU:- HS biết cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường. - Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường. * Có ý thức rèn luyện kĩ năng khâu thường để áp dụng vào cuộc sống. II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:- Bộ cắt khâu thêu. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. Ổn định lớp: - Chuẩn bị đồ dùng học tập. 2. Dạy bài mới: a) Giới thiệu bài: Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường. b) Hướng dẫn cách làm: * Hoạt động 1 - HS nhắc lại quy trình khâu..

<span class='text_page_counter'>(59)</span> - GV nhắc lại - Giới thiệu một số sản phẩm có đường khâu ghép hai mép vải. Yêu cầu HS nêu ứng dụng của khâu ghép mép vải. - GV kết luận : về đặc điểm đường khâu ghép hai mép vải và ứng dụng của nó: Khâu ghép hai mép vải được ứng dụng nhiều trong khâu, may các sản phẩm. Đường ghép có thể là đường cong như đường ráp của tay áo, cổ áo… Có thể là đường thẳng như đường khâu túi đựng, khâu áo gối,… * Hoạt động 2 HS thực hành - GV treo tranh quy trình khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường. - Gọi HS đọc ghi nhớ. -GV cho HS thực hành 3. Nhận xét đánh giá sản phẩm 4. Nhận xét- dặn dò: - Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS. Chuẩn bị các dụng cụ để học tiết sau.. - HS theo dõi. - HS nêu ứng dụng của khâu ghép mép vải.. - HS nêu các bước khâu hai mép vải bằng mũi khâu thường. - HS thực hiện thao tác. - HS nhận xét. - HS đọc phần ghi nhớ ở cuối bài. - HS thực hiện.. Thứ sáu ngày 28 tháng 9 năm 2012 Tiết 1 : TOÁN Tiết 35: TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Biết được tính chất hợp của phép cộng. - Bước đầu sử dụng được tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng trong thực hành tính. * GD HS thêm yêu môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ hoặc băng giấy kẻ sẵn bảng có nội dung như sau: a b c (a + b) + c a + (b + c) 5 4 6 35 15 20 28 49 51 III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. KTBC: KT vở bài tập của hs. 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài: b.Tính chất kết hợp của phép cộng : - GV treo bảng số lên bảng. - GV yêu cầu HS tính giá trị của các biểu thức - HS đọc bảng số. (a + b) + c và a + (b + c) trong từng trường - 3 HS lên bảng thực hiện, mỗi a b c (a + b) + c a + (b + c) hợp để điền vào bảng. HS thực hiện tính một trường 5 4 6 (5 +4) + 6 = 9 + 6 = 15 5 + ( 4 + 6) = 5 + 10 = 15 hợp để hoàn thành bảng như 35 15 20 (35 + 15) + 20 = 50 + 20 = 35 + (15 + 20) = 35 + 35 = 70 sau: 70 28 49 51 (28 + 49) + 51 = 77 + 51 = 28 + ( 49 + 51) = 28 + 100 = 128 128.

<span class='text_page_counter'>(60)</span> -GV: Hãy so sánh giá trị của biểu thức (a+ b) + c với giá trị của biểu thức a + (b + c) khi a = 5, b = 4, c = 6 ? - GV: Hãy so sánh giá trị của biểu thức (a + b) + c với giá trị của biểu thức a + (b + c) khi a = 35, b = 15 và c = 20 ? - GV: Hãy so sánh giá trị của biểu thức (a + b) + c với giá trị của biểu thức a + (b + c) khi a = 28, b = 49 và c = 51 ? - Vậy khi ta thay chữ bằng số thì giá trị của biểu thức (a + b) + c luôn như thế nào so với giá trị cảu biểu thức a + ( b + c) ? - Vậy ta có thể viết (GV ghi bảng): (a + b) + c = a + (b + c) - GV vừa ghi bảng vừa nêu: *(a + b) được gọi là một tổng hai số hạng, biểu thức (a + b)+c có dạng là một tổng hai số hạng cộng với số thứ ba, số thứ ba ở đây là c. * Xét biểu thức a + ( b + c) thì ta thấy a là số thứ nhất của tổng (a + b), còn ( b + c) là tổng của số thứ hai và số thứ ba trong biểu thức (a + b) + c. * Vậy khi thực hiện cộng một tổng hai số với số thứ ba ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba. - GV yêu cầu HS nhắc lại kết luận, đồng thời ghi kết luận lên bảng. c.Luyện tập, thực hành : Bài 1: ? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - GV viết lên bảng biểu thức: 4367 + 199 + 501 GV yêu cầu HS thực hiện. ? Theo em, vì sao cách làm trên lại thuận tiện hơn so với việc chúng ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải ?. - Giá trị của hai biểu thức đều bằng 15. - Giá trị của hai biểu thức đều bằng 70. - Giá trị của hai biểu thức đều bằng 128.- Luôn bằng giá trị của biểu thức a + (b +c). - HS đọc. - HS nghe giảng.. - Một vài HS đọc trước lớp.. - Tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện nhất. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vë. 4367 + 199 + 501 = 4367 + (199 + 501) = 4367 + 700 = 5067 - GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại - Vì khi thực hiện 199 + 501 của bài. trước chúng ta được kết quả là 4 400 + 2148 + 252 = 4 400 + (2148 + 252 ) một số tròn trăm, vì thế bước = 4 400 + 2400 = 6 800 tính thứ hai là 4367 + 700 làm b.921 + 898 + 2079 = (921 + 2079 ) + 898 rất nhanh, thuận tiện. = 3 000 + 898 - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả = 3898 lớp làm bài vào vë. 467+ 999 + 9533 = ( 467 + 9533) + 999 = 10 000 + 999.

<span class='text_page_counter'>(61)</span> = 10 999. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 2: - GV yêu cầu HS đọc đề bài. ? Muốn biết cả ba ngày nhận được bao nhiêu tiền, chúng ta như thế nào ? - GV yêu cầu HS làm bài. Bài giải Số tiền cả ba ngày quỹ tiết kiệm đó nhận được là: 75 500 000 + 86 950 000 + 14 500 000 = ( 75 500 000 + 14 500 000) + 86 950 000 = 90 000 000 + 86 950 000 = 176 950 000( đồng) Đáp số: 176 950 000 đồng - GV nhận xét và cho điểm HS. 4. Củng cố - Dặn dò: - GV chốt lại nội dung bài. - GV tổng kết giờ học. - HS về nhà làm bài tập 3 và chuẩn bị bài sau.. - HS đọc. - Chúng ta thực hiện tính tổng số tiền của cả ba ngày với nhau. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vë.. TIẾT 2: TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP PHÁ2T TRIỂN CÂU CHUYỆN I. MỤC TIÊU:-Bước đầu làm quen với thao tác phát triển câu chuyện dựa vào theo trí tưởng tượng; biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian. * GD HS biết thông cảm, sẻ chia, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn * CKNS:- Tư duy sáng tạo; phân tích, phán đoán. - Thể hiện sự tự tin. - Hợp tác. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Bảng lớp viết sẵn đề bài, 3 câu hỏi gợi ý. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. KTBC:- Gọi HS lên bảng đọc 1 đoạn văn đó viết hoàn chỉnh của truyện Vào - HS lờn bảng đọc. nghề. - Nhận xét, cho điểm HS. 2. Bài mới: - Lắng nghe. a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn làm bài tập: - HS đọc thành tiếng. - Gọi 1 HS đọc đề bài. - GV đọc lại đề bài, phân tích đề, dùng - Lắng nghe. phấn màu gạch chân dưới các từ: Giấc mơ, bà tiên cho ba điều ước, trình tự thời gian. - 2 HS đọc thành tiếng. - Yêu cầu HS đọc gợi ý. - Hỏi và ghi nhanh từng câu trả lời của HS - Tiếp nối nhau trả lời. dưới mỗi câu hỏi gợi ý. 1/ Em mơ thấy mình gặp bà tiên trong hoàn 1/ Mẹ em đi công tác xa. Bố ốm.

<span class='text_page_counter'>(62)</span> cảnh nào? Vì sao bà tiên lại cho em ba điều nặng phải nằm viện. Ngoài giờ ước? học, em vào viện chăm sóc bố. Một buổi trưa, bố em đã ngủ say. Em mÖt quá cũng ngủ thiếp đi. Em bỗng thấy bà tiên nắm tay em. Bà cầm tay em, khen em là đứa con hiếu thảo và cho em 3 điều ước… 2/ Em thực hiện 3 điều ước như thế nào? 2/ Đầu tiên, em ước cho bố em khỏi bệnh và tiếp tục đi làm. Điều thứ 2 em mong cho người thoát khỏi bệnh tật. Điều thứ ba em mong ướn mình và em trai mình học giỏi để sau này lớn lên trở thành nhữnh kĩ sư giỏi… 3/ Em nghĩ gì khi thức giấc? 3/ Em tỉnh giấc và thật tiếc đó là giấc mơ. Nhưng em vẫn tự nhủ mình sẽ cố gắng để thực hiện được những điều ước đó. - Em biết đó chỉ là giấc mơ thôi nhưng trong cuộc sống sẽ có nhiều tấm lòng nhân ái đến với những người chẳng may gặp cảnh hoạn nạn, khó khăn. - Em rất vui khi nghĩ đến giấc mơ đó. Em nghĩ mình sẽ làm được tất cả những gì mình mong ước và em sẽ học thật giỏi… - Yêu cầu HS tự làm bài. Sau đó 2 HS ngồi - HS viết ý chính ra vở nháp. Sau cùng bàn kể cho nhau nghe. đó kể lại cho bạn nghe, HS nghe - Tổ chức cho HS thi kể. phải nhận xét, góp ý, bổ sung cho -Gọi HS nhận xét bạn kể về nội dung bài chuyện của bạn. truyện và cách thể hiện. GV sửa lỗi cho - HS thi kể trước lớp. HS. - Nhận xét bạn theo các tiêu chí 3. Củng cố - dặn dò: đã nêu. - Tuyên dương những hs phát triển c/ c tốt. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà viết lại câu chuyện theo GV đã sửa và kể cho người thân nghe.. Tiết 3 : Thể dục. Bài 14: ĐI ĐỀU VÒNG PHẢI, VÒNG TRÁI, TRÒ CHƠI “NÉM BÓNG TRÚNG ĐÍCH ” I. MỤC TIÊU :- Củng cố và nâng cao kĩ thuật :đi đều vòng phải, vòng trái . Yêu cầu ,đi đều đến chỗ vòng và chuyển hướng không xô lệch hàng. - Trò chơi: “Ném trúng đích” Yêu cầu tập trung chú ý, bình tĩnh, khéo léo, ném chính xác vào đích. II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN :.

<span class='text_page_counter'>(63)</span> - Trên sân trường .Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. - Chuẩn bị 1 còi, 6 quả bóng và vật làm đích, kẻ sân chơi. III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP: Nội dung Định Phương pháp tổ chức lượng 1. Phần mở đầu: 6 phút - Lớp trưởng tập hợp lớp báo - Tập hợp lớp, ổn định: Điểm danh. 2 phút cáo.  - GV phổ biến nội dung : Nêu mục 2 phút tiêu - yêu cầu giờ học, chấn chỉnh  đội ngũ, trang phục tập luyện.  - Khởi động: Đứng tại chỗ xoay các 2 phút GV khớp cổ chân, cổ tay, đầu gối, hông, - Đội hình trò chơi. vai. Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên ở sân trường 100 - 200m rồi đi thường theo vòng tròn hít thở sâu. - Trò chơi : “Tìm người chỉ huy”.. 2. Phần cơ bản: a) Đội hình đội ngũ - , đi đều vòng phải, vòng trái. * GV điều khiển lớp tập. * Chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển, GV quan sát sửa chữa sai sót cho HS các tổ . * Tập hợp cả lớp đứng theo tổ, cho các tổ thi đua trình diễn. GV quan sát, nhận xét, đánh giá, sửa chữa sai sót, biểu dương các tổ thi đua tập tốt. * GV điều khiển tập lại cho cả lớp để củng cố . b) Trò chơi : “Ném trúng đích” - GV tập hợp HS theo đội hình chơi. - Nêu tên trò chơi. - GV giải thích cách chơi và phổ biến luật chơi. - GV cho một tổ chơi thử . - Tổ chức cho HS thi đua chơi. - GV quan sát, nhận xét, biểu dương thi đua giữa các tổ . 3. Phần kết thúc - HS làm động tác thả lỏng. - Đứng tại chỗ hát và vỗ tay theo nhịp. - GV cùng học sinh hệ thống bài học. - GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà: Ôn các. 22 phút 12 phút. 10 phút. 1 lần 2 lần 6 phút. - HS đứng theo đội hình 3 hàng ngang.    GV - Học sinh 3 tổ chia thành 3 nhóm ở vị trí khác nhau để luyện tập.    GV    GV        - HS chuyển thành đội hình hàng ngang.    GV - Đội hình hồi tĩnh và kết thúc. .

<span class='text_page_counter'>(64)</span> động tác đội hình đội ngũ - GV hô giải tán..    GV HS hô “khỏe”.. Tiết 4 : KHOA HỌC: Bài 14 :PHÒNG MỘT SỐ BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG TIÊU HOÁ I/ MỤC TIÊU: - Kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hóa: tiêu chảy, tả, lị, ... - Nêu nguyên nhân gây ra 1 số bệnh lây qua đường tiêu hoá: uống nước lã, ăn uống k vệ sinh, dùng thức ăn ôi thiu. - Nêu cách phòng tránh 1 số bệnh lây qua đường tiêu hoá: + Giữ vệ sinh ăn uống. + Giữ vệ sinh cá nhân. + Giữ vệ sinh môi trường. - Thực hiện giữ vệ sinh ăn uống để phòng bệnh. - Có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá và vận động mọi người cùng thực hiện. * CKNS:- Kĩ năng tự nhận thức: Nhận thức về sự nguy hiểm của bệnh lây qua đường tiêu hoá( nhận thức về trách nhiệm giữ vệ sinh phòng bệnh của bản thân) - Kĩ năng giao tiếp hiệu quả: Trao đổi ý kiến với các thành viên của nhóm, với gia đình và cộng đồng về các biện pháp phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá. II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Các hình minh hoạ trong SGK trang 30, 31 (phóng to nếu có điều kiện). - Chuẩn bị 5 tờ giấy A3. - HS chuẩn bị bút màu. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. Kiểm tra bài cũ: ? Muốn phòng bệnh béo phì các em cần - HS nªu bµi häc - 29 làm gì? - GV nhận xét và cho điểm HS. 2. Dạy bài mới: - HS lắng nghe. a. Giới thiệu bài: b. Hoạt động 1: 1. Một số bệnh lây qua đường tiêu hoá. * Mục tiêu: Kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hoá và nhận thức được mối nguy hiểm của các bệnh này. * Cách tiến hành: - Thảo luận cặp đôi. - GV tiến hành hoạt động cặp đôi . ? Trong lớp mình có bạn nào đã từng bị - Khã chÞu , ®au , mÖt mái,... đau bụng hoặc tiêu chảy, khi đó em cảm thấy thế nào? 1. Kể tên các bệnh lây qua đường tiêu - KiÕt lÞ , t¶ , tiªu ch¶y, th¬ng hµn,... hoá ? + GV giảng: - Tiêu chảy: Đi ngoài phân lỏng, nhiều.

<span class='text_page_counter'>(65)</span> nước đi nhiều lần trg 1 ngày,cơ thể bị mất nước và muối. - Tả: gây ra ỉa chảy nặng, nôn mửa, mất nước. Nếu k phát hiện kịp thời bệnh tả có thể lây lan nhanh trg gia đình và cộng động rất nguy hiểm. - Lị : Triệu chứng chính là đau bụng quặn mót rặn nhiều đi ngoài nhiều lần phân lẫn máu. . ? Các bệnh lây qua đường tiêu hoá nguy hiểm như thế nào ?. - Các bệnh lây qua đường tiêu hoá làm cho cơ thể mệt mỏi, có thể gây chết người và lây lan sang cộng đồng. - Khi mắc các bệnh lây qua đường tiêu hoá cần đi khám bác sĩ và điều ? Khi mắc các bệnh lây qua đường tiêu trị ngay. Đặc biệt nếu là bệnh lây hoá cần phải làm gì ? lan phải báo ngay cho cơ quan y tế. - HS lắng nghe, ghi nhớ. GV kết luận : Các bệnh như tiêu chảy, tả, lị ,... đều có thể gây ra chết người nếu k được chữa trị kịp thời, đúng cách. Chúng đều bị lây qua đường ăn uống. Mầm bệnh chứa nhiều trong phân, chất nôn và đồ dùng cá nhân rất dễ phân tán lây lan, gây ra dịch bệnh làm thiệt hại về người và của.Vậy cần phải báo kịp thời cho cơ quan y tế để tiến hành các biện pháp phòng dịch bệnh. c. Hoạt động 2: 2. Nguyên nhân và cách đề phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá. * Mục tiêu: Nêu được nguyên nhân và cách đề phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá. * Cách tiến hành: - GV tiến hành hoạt động nhóm. - Yêu cầu HS quan sát hình ảnh minh hoạ trong SGK trang 30, 31 thảo luận và trả lời các câu hỏi sau; ? Các bạn trong hình đang làm gì ? Làm như vậy có tác dụng, tác hại gì ?. - HS tiến hành thảo luận nhóm. - HS trình bày.. + Hình 1, 2- các bạn uống nước l·, ăn quà vặt ở vỉa hè, rất dễ mắc các bệnh lây qua đường tiêu hoá. + Hình 3- Uống nước sạch đun sôi. + Hình 4- Rửa chân tay sạch sẽ. + Hình 5- Đổ bỏ thức ăn ôi thiu. + Hình 6- Chôn nắp kĩ rác thải . a. Ăn uống không hợp vệ sinh, môi trường xung quanh bẩn, uống nước không đun sôi, tay chân bẩn, … - Không ăn thức ăn để lâu ngày, không ăn thức ăn bị ruồi, muỗi bâu N1: a. Nguyên nhân nào gây ra các vào, rửa tay trước khi ăn và sau khi bệnh lây qua đường tiêu hoá ? đi đại tiện, thu rác, đổ rác đúng nơi quy định để phòng các bệnh lây qua N2: Các bạn nhỏ trong hình đã làm gì đường tiêu hoá..

<span class='text_page_counter'>(66)</span> để phòng các bệnh lây qua đường tiêu b. Chúng ta cần thực hiện ăn s¹ch, hoá ? uống sạch, hợp vệ sinh, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, giữ vệ sinh môi trường xung quanh. N3: b. Để phòng bệnh lây qua đường - HS dưới lớp nhận xét, bổ sung. tiêu hoá chúng ta cần làm gì ? - Vì ruồi là con vật trung gian truyền các bệnh lây qua đường tiêu hoá. Chúng thường đậu ở chỗ bẩn rồi lại đậu vào thức ăn. - GV nhận xét, tổng hợp ý kiến của HS. - HS lắng nghe. ? Vì sao chúng ta phải diệt ruồi ? Kết luận: Nguyên nhân gây nên các bệnh lây qua đường tiêu hoá là: Do vệ sinh ăn uống kém, vệ sinh cá nhân kém, vệ sinh môi trường kém. Do vậy chúng ta cần giữ gìn vệ sinh trg ăn uống, giữ vệ sinh cá nhân và môi trường tốt để phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá. d. Hoạt động 3 : 3. Vẽ tranh cổ động: Mục tiêu: Có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh và vận động mọi người cùng thực hiện. - Tiến hành hoạt động theo nhóm. * Cách tiến hành:-GV cho các nhóm vẽ - Chọn nội dung và vẽ tranh. tranh với nội dung: Tuyên truyền cách đề phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá theo định hướng. - Chia nhóm HS. - Cho HS chọn 1 trong 3 nội dung như SGK: (1. giữ vệ sinh ăn uống; 2. giữ vệ sinh cá nhân; 3. giữ vệ sinh môi - Mỗi nhóm cử 1 HS cầm tranh, 1 trường.) HS trình bày ý tưởng của nhóm - GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn mình. để đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm điều được tham gia. -Gọi các nhóm lên trình bày sản phẩm, và các nhóm khác có thể bổ sung.-GV nhận xét tuyên dương các nhóm có ý tưởng, nội dung hay và vẽ đẹp, trình bày - ... tiªu ch¶y, t¶, lÞ,... lưu loát. ? Nêu 1 số bệnh lây qua đường tiêu hoá - Nªu phÇn bµi häc - 31. thường gặp ? ? Để phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá c/ ta cần phải làm gì? 3. Củng cố- dặn dò:+Hs nêu lại ghi nhớ và phần bài học - 31.- GV nhận xét giờ học.- Các em luôn phải có ý thức giữ gìn vệ sinh đề phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá và tuyên truyền mọi người cùng.

<span class='text_page_counter'>(67)</span> thực hiện. - Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết trang 31 / SGK.. Tiết 5: SINH HOẠT LỚP I. MỤC TIÊU : - Thực hiện nhận xét, đánh giá kết quả công việc tuần qua. - Biết được những công việc của tuần tới để sắp xếp,chuẩn bị. * Giáo dục và rên luyện cho HS tính tự quản, tự giác, thi đua, tích cực tham gia các hoạt động của tổ, lớp, trường. II. CHUẨN BỊ : - Bảng ghi sẵn tên các hoạt động, công việc của HS trong tuần. - Sổ theo dõi các hoạt động, công việc của HS III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : Hoạt động d¹y Hoạt động häc A. Nhận xét, đánh giá tuần qua : * GV ghi sườn các công việc -> h.dẫn - Hs ngồi theo tổ HS dựa vào để nhận xét đánh giá: * Tổ trưởng điều khiển các tổ viên - Chuyên cần, đi học đúng giờ trong tổ tự nhận xét,đánh giá mình. - Chuẩn bị đồ dùng học tập - Tổ trưởng nhận xét, đánh giá, xếp -Vệ sinh bản thân, trực nhật lớp, loại các tổ viên trường- khăn quàng. - Tổ viên có ý kiến - Xếp hàng ra vào lớp, thể dục . Thực - Các tổ thảo luận, tự xếp loai tổ hiện tốt A.T.G.T- Bài cũ,chuẩn bị bài mình mới- Phát biểu xây dựng bài -Rèn chữ, * Ban cán sự lớp nhận xét đánh giá giữ vở- Ăn quà vặt- Tiến bộ- Chưa tình hình lớp tuần qua -> xếp loại tiến bộ các tổ: B. Một số việc tuần tới :-Nhắc HS - Lớp theo dõi, tiếp thu + biểu tiếp tục thực hiện các công việc đã đề dương ra- Khắc phục những tồn tại - Theo dõi tiếp thu - Thực hiện tốt A.T.G.T - Các khoản tiền nộp của HS - Vệ sinh lớp, sân trường..

<span class='text_page_counter'>(68)</span> TUẦN 8:TỪ NGÀY 01/10 ĐẾN NGÀY 05/10/ 2012 Thứ hai ngày 01thangs 10 năm 2012 Tiết 1 Nhận xét đầu tuần Tiết 2 :TẬP ĐỌC NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ I. MỤC TIÊU: 1. Đọc thành tiếng: - Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ. - Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng theo ý thơ .Đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui, hồn nhiên. 2. Đọc - hiểu: - Hiểu nội dung bài: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của cá bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4; thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 76, SGK ). - Bảng phụ viết sẵn khổ thơ 1 và khổ thơ 4. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. KT Bài cũ:- Gọi HS lên bảng đọc : Ở vương quốc Tương Lai và trả lời câu hỏi theo nội dung bài. - Nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài:-Treo tranh minh - Bức tranh vẽ cảnh các bạn nhỏ đang hoạ và hỏi: Bức tranh vẻ cảnh gì? cùng múa hát và mơ đến những cánh Những ước mơ đó thể hiện khát vọng chim hoà bình, những tr¸i cây thơm gì? ngon, những chiếc kẹo ngọt ngào. - Vở kịch Ở vương quốc Tương Lai những cậu bé đã mơ ước cuộc sống - Lắng nghe. đầy đủ, hạnh phúc. Bài thơ hôm nay.

<span class='text_page_counter'>(69)</span> các em sẽ tìm hiểu xem thiếu nhi ước mơ những gì? b. H/ dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: * Luyện đọc: - Yêu cầu HS đọc nối tiếp nhau từng khổ thơ (3 lượt HS đọc).GV chú ý chữa lổi phát âm, HD ngắt giọng câu, đoạn cho từng HS. - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - Gọi 1 HS đọc toàn bài thơ. - GV đọc mẫu: Chú ý giọng đọc * Tìm hiểu bài:Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời các câu hỏi. 1) Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài? ? Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì?. 2) Mỗi khổ thơ nói lên điều gì? ? Các bạn nhỏ mong ước điều gì qua từng khổ thơ ?. - 4 HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ . - Đại diện cặp đọc. - 1 HS đọc bài.. - Đọc thầm, trao đổi cùng bạn và tiếp nối nhau trả lời câu hỏi: 1) Câu thơ: Nếu chúng mình có phép lạ được lặp lại ở đầu mỗi khổ thơ và 2 lần trước khi hết bài. + ... nói lên ước muốn của các bạn nhỏ là rất tha thiết. Các bạn luôn mong mỏi một thế giới hoà bình, tốt đẹp, trẻ em được sống đầy đủ và hạnh phúc. 2) Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ. + Khổ 1: Ước cây mau lớn để cho quả ngọt. + Khổ 2: Ước trở thành người lớn để làm việc. + Khổ 3: Ước mơ không còn mùa đông giá rét. + Khổ 4: Ước không có chiến tranh. - 2 HS nhắc lại 4 ý chính của từng khổ thơ.. - Gọi HS nhắc lại ước mơ của thiếu nhi qua từng khổ thơ. GV ghi bảng 4 ý chính đã nêu ở từng khổ thơ. 3) Hãy giải thích ... ? ? Em hiểu câu thơ Mãi mãi không có + Câu thơ nói lên ước muốn của các mùa đông ý nói gì? bạn thiếu nhi: Ước không còn mùa đông giá lạnh, thời tiết lúc nào cũng dễ chịu, không còn thiên tai gây bão lũ, hay bất cứ tai hoạ nào đe doạ con ? Câu thơ: Hoá trái bom thành trái người. + Các bạn thiếu nhi mong ước không ngon có nghĩa là mong ước điều gì? có chiến tranh, con người luôn sống ? Em thích ước mơ nào của các bạn trong hoà bình, không còn bom đạn. + HS phát biểu tự do. thiếu nhi trong bài thơ? Vì sao? ? Bài thơ nói về điều gì? + Bài thơ nói về ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp. - Ghi ý chính của bài thơ..

<span class='text_page_counter'>(70)</span> *Đọc diễn cảm và thuộc lòng:-Yêu cầu HS đọc nối tiếp nhau từng khổ thơ để tìm ra giọng đọc hay(như đã hướng dẫn). - Gọi HS đọc diễn cảm toàn bài. - Nhận xét giọng đọc và cho điểm từng HS . -Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng từng khổ thơ. GV có thể chỉ định theo hàng dọc hoặc hàng ngang các dãy bàn. -Tổ chức choHS đọc thuộc lòng toàn bài. - Bình chọn bạn đọc hay nhất và thuộc bài nhất. - Nhận xét và cho điểm từng HS. 3. Củng cố – dặn dò: ? Nếu mình có phép lạ, em sẽ ước điều gì? Vì sao? - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học thuộc lòng bài thơ.. - 2 HS nhắc lại ý chính. - 4 HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ. Cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay - 2 HS đọc diễn cảm toàn bài. - Nhiều lượt HS đọc thuộc lòng, mỗi HS đọc 1 khổ thơ. - 5 HS thi đọc thuộc lòng - Nhận xét, bình chọn bạn đọc theo các tiêu chí đã nêu.. Tiết 3.TOÁN Tiết 36 :LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: - Tính được tổng của 3 bằng cách thuận tiện nhất. * Giáo dục HS thích học Toán. II.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động d¹y 1. KT Bài cũ: - HS lên bảng làm BT 3(45) a. a + 0 = 0 + a = a b. 5 + a = a + 5 c.( a + 28 ) + 2 = a + (28 + 2) = a + 30 GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài: - GV: ghi bảng. b. Hướng dẫn luyện tập : Bài 1b: ? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? ? Khi đặt tính để thực hiện tính tổng của nhiều số hạng chúng ta phải chú ý điều gì ? - GV yêu cầu HS làm bài. - GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của các bạn trên bảng. - GV nhận xét và cho điểm HS.. số, vận dụng một số tính chất để tính tổng 3 số. Hoạt động häc. - HS nghe.. - Đặt tính rồi tính tổng các số. - Đặt tính sao cho các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau. - 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vë. - HS nhận xét bài làm của bạn cả về đặt tính và kết quả tính..

<span class='text_page_counter'>(71)</span> a.. b.. 2814 3925 + 1429 + 618 3046 535 7289 5078 Bài 2: dòng 1, 2(dòng3 K/G làm) ? Bài 2 yêu cầu c/ ta làm gì? - GV hướng dẫn a) 96 + 78 + 4 = ( 96 + 4) + 78 = 100 + 78 =178 67 + 21 + 79 = 67 + (21 + 79) = 67 + 100= 167 b) 789 + 285 + 15 = 789 + (285 + 15) = 789 + 300= 1089 448 + 594 + 52 = (448 + 52) + 594 = 500 + 594=1094 - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 3. Tìm x: ? Trg phép trừ x gọi là gì? ? Trg phép cộng x gọi là gì? ? Muốn tìm số bị trừ chưa biết ta làm ntn? a. x - 306 = 504 x = 504 + 306 x = 810 Bài 4a - GV gọi 1 HS đọc đề bài. - GV yêu cầu HS tự làm bài.. 26387 + 14075 9210 49672. 54293 + 61934 7652 123789. - Tính bằng cách thuận tiện. - 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vë. - (Dßng 3 hs k, giái lµm) a) 408 + 85 + 92 = ( 408 + 92) + 85 = 500 + 85=585 b.677+ 969 + 123 = (677 + 123) + 969 = 800 + 969 = 1769. - ... sè bÞ trõ. - ... lµ sè h¹ng. - Ta lÊy hiÖu céng víi trõ. - Ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết. b. x + 254 = 680 x = 680 - 254 x = 426. - HS đọc. 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vë. Bài giải a ) Số dân tăng thêm sau hai năm là: 79 + 71 = 150 (người) §¸p sè: 150 ngêi b ) Số dân của xã sau hai năm là: 5256 + 105 = 5400 (người) §¸p sè: 5400 người - HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn 5.(HS khá, giỏi)(Nếu còn thời gian) nhau. ? Muốn tính chu vi của một hình chữ - Ta lấy chiều dài cộng với chiều rộng, nhật ta làm như thế nào ? được bao nhiêu nhân tiếp với 2. ? Vậy nếu ta có chiều dài hình chữ - Chu vi của hình chữ nhật là: nhật là a, chiều rộng hình chữ nhật là b (a + b) x 2 thì chu vi của hình chữ nhật là gì ? - Gọi chu vi của hình chữ nhật là P, ta - Chu vi hình chữ nhật khi biết các có: P = (a + b) x 2 c¹nh. Đây chính là công thức tổng quát để a) P = (16 +12) x 2 = 56 (cm) tính chu vi của hình chữ nhật. b) P = (45 + 15) x 2 = 120 (m) - GV yêu cầu HS làm bài. - GV nhận xét. 4. Củng cố - Dặn dò: - Gv chốt lại bài học - GV NX giờ học. - Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn.

<span class='text_page_counter'>(72)</span> bị bài sau.. Tiết 4 : Mĩ thuật ( GVC lên lớp) Tiết 5: ĐẠO ĐỨC: Bài 4 :TIẾT KIỆM TIỀN CỦA (Tiết: 2) I.MỤC TIÊU:- Nêu được ví dụ về việc tiết kiệm tiền của. - Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của(HS giỏi: Biết được vì sao cần phải tiết kiệm tiền của). * GD hs biếtơ sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện nước,...trong cuộc sống hàng cũng là 1 biện pháp BVMT và tài nguyên thiên nhiên. * Các KNS: - Kĩ năng bình luận, phê phán việc lãng phí tiền của. - Kĩ năng lập kế hoạch sử dụng tiền của bản thân. - Nhắc nhở bạn bè, anh chị em thực hiện tiết kiệm tiền của. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:- SGK Đạo đức 4 - Mỗi HS có 3 tấm bìa màu: xanh, đỏ, trắng. III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. Bài cũ:Hs đọc ghi nhớ của bài. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: “Tiết kiệm tiền của” b. Nội dung: * Hoạt động 1: Làm việc cá nhân. (Bài tập 4 - SGK/13) - GV nêu yêu cầu bài tập 4: - HS làm bài tập 4. Những việc làm nào trong các việc dưới đây là tiết kiệm tiền của? a/ Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập. b/ Giữ gìn quần áo, đồ dùng, đồ chơi. c/ Vẽ bậy, bôi bẩn ra sách vở, bàn ghế, tường lớp học. d/ Xé sách vở. đ/ Làm mất sách vở, đồ dùng học tập. e/ Vứt sách vở, đồ dùng, đồ chơi bừa bãi. g/ Không xin tiền ăn quà vặt h/ Ăn hết suất cơm của mình. i/ Quên khóa vòi nước. k/ Tắt điện khi ra khỏi phòng. - Cả lớp trao đổi và nhận xét. - GV mời 1 số HS chữa bài tập và giải - HS nhận xét, bổ sung. thích. - GV kết luận: + Các việc làm a, b, g, h, k là tiết kiệm tiền của. + Các việc làm c, d, đ, e, i là lãng phí tiền của. * Thế nào là tiết kiệm tiền của? - GV nhận xét, khen thưởng HS đã biết tiết kiệm tiền của và nhắc nhở những.

<span class='text_page_counter'>(73)</span> HS khác thực hiện tiết kiệm tiền của trong sinh hoạt hằng ngày. *Hoạt động 2: Xử lí tình huống (Bài tập 5 - SGK/13) - GV chia 3 nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận và đóng vai 1 tình huống trong bài tập 5.  Nhóm 1 : Bằng rủ Tuấn xé sách vở lấy giấy gấp đồ chơi. Tuấn sẽ giải thích thế nào? Nhóm 2 : Em của Tâm đòi mẹ mua cho đồ chơi mới trong khi đã có quá nhiều đồ chơi. Tâm sẽ nói gì với em? Nhóm 3 : Cường nhìn thấy bạn Hà lấy vở mới ra dùng trong khi vở đang dùng vẫn còn nhiều giấy trắng. Cường sẽ nói gì với Hà? - GV kết luận về cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống. - GV kết luận chung: Tiết kiệm tiền của không phải riêng ai , muốn cho gia đình tiết kiệm em cũng phải biết tiết kiệm và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện. - GV cho HS đọc ghi nhớ. 4. Củng cố - Dặn dò: - Thực hành tiết kiệm tiền của, sách vở, đồ dùng, đồ chơi, điện, nước, … trong cuộc sống hằng ngày. - Chuẩn bị bài tiết sau.. - Các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai. - Một vài nhóm lên đóng vai. - Cả lớp thảo luận:. + Cách ứng xử như vậy đã phù hợp chưa? Có cách ứng xử nào khác không? Vì sao? + Em cảm thấy thế nào khi ứng xử như vậy? - HS thảo luận và đại diện nhóm trình bày. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Một vài HS đọc to phần ghi nhớSGK/12. Thứ ba ngày 02 tháng 10 năm 2012 Tiết 1: TOÁN Tiết 37: TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI SỐ ĐÓ I.MỤC TIÊU:Giúp HS:-Biết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. -Bước đầu biết giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. Bài cũ: - Bài 1 (ý a (46). 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn tìm hai số khi biết tổng - HS nghe. và hiệu của số đó : * Giới thiệu bài toán - GV gọi HS đọc bài toán trong SGK. - 2 HS lần lượt đọc trước lớp. ? Bài toán cho biết gì ? - Tổng 2 số lµ 70, hiệu hai số lµ 10 ? Bài toán hỏi gì ? - Bài toán hái tìm hai số..

<span class='text_page_counter'>(74)</span> * Hướng dẫn và vẽ bài toán - GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ bài toán, nếu HS không vẽ được thì GV hướng dẫn HS vẽ sơ đồ * Hướng dẫn giải bài toán (cách 1) - GVyêu cầu HS quan sát kĩ sơ đồ bài toán và suy nghĩ cách tìm hai lần của số bé. - GV yêu cầu HS trình bày bài giải của bài toán. - Nhận xét. - Tương tự hướng dẫn (cách thứ 2). Rút ra công thức giải.( như sgk - 47) Cách 1: Số bé = ( Tổng – Hiệu) : 2 Cách 2: Số lớn = ( Tổng + Hiệu) : 2 c. Luyện tập, thực hành : Bài 1: - GV yêu cầu HS đọc đề bài toán. - Bài toán cho biết gì ? - Bài toán hỏi gì ? - Bài toán thuộc dạng toán gì ? - GV yêu cầu HS làm bài. Bài giải Cách 1: Hai lần tuổi con là: 58 - 38 = 20 (tuổi ) Tuổi của con là: 20 : 2 = 10 (tuổi) Tuổi của bố là: 10 + 38 = 48 ( tuổi) Đáp số. Con : 10 tuổi Bố : 48 tuổi Cách 3 : Tuổi của con là: (58 - 38) : 2 = 10 (Tuổi) Tuổi của bố là: (58 + 38 ) : 2 = 48 (tuổi) - GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - GV nhận xét và ch điểm HS. Bài 2: GV hd hs làm bài. Bài giải Hai lần số hs trai lớp đó là: 28 + 4 = 32(hs) S ố hs trai lớp đó là: 32: 2 = 16 (hs) Số hs gái lớp đó là: 16 - 4 = 12 (hs). - Vẽ sơ đồ bài toán. SL: 10. SB:. 70. + 2 HS nªu y /c cña bµi . - HS suy nghĩ sau đó phát biểu ý kiến. - HS đọc. - Tuổi bố cộng với tuổi con là 58 tuổi. Tuổi bố hơn tuổi con là 38 tuổi. - Bài toán hỏi tuổi của mỗi người. C¸ch 2 : Hai lÇn tuæi bè lµ: 58 + 38 = 96 (tuæi) Tuæi bè lµ: 96 : 2 = 48 (tuæi) Tuæi con lµ: 48 - 38 = 10 (tuæi) §¸p sè . bè : 48 tuæi Con : 10 tuæi. - 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm theo một cách, HS cả lớp làm bài vào vë. - HS đọc đầu bài toán. Hai lần số hs gái lớp đó là: 28 - 4 = 24(hs) Sè hs g¸i lµ: 24 : 2 = 12(hs) Sè hs trai lµ: 12 + 4 = 16(hs) §¸p sè: G¸i : 12 hs. Trai : 16 hs.

<span class='text_page_counter'>(75)</span> Đáp số: Trai : 16 học sinh Gái : 12 học sinh 4. Củng cố- Dặn dò: - GV yêu cầu HS nêu cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. - GV tổng kết giờ học. - Dặn HS về nhà làm bài tập 3, 4 và chuẩn bị bài sau.. Tiết 2 : LUYỆN TỪ VÀ CÂU CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÝ NƯỚC NGOÀI I. MỤC TIÊU: - Nắm được quy tắc viết tên người, tên địa lí nước ngoài(ND cần ghi nhớ). - Biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng tên người, tên địa lí nước ngoài phổ biến, quen thuộc trong các BT 1, 2(mục III). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Giấy khổ to viết sẵn nội dung: một bên ghi tên nước, tên thủ đô bỏ trống, 1 bên ghi tên thủ đô tên nước bỏ trống và bút dạ. - Bài tập 1, 3 phần nhận xét viết sẵn trên bảng lớp. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1.KT Bài cũ: - GV đọc cho 2 HS viết hoa tên riêng - 2 HS lên bảng viết - Nhận xét cách viết hoa tên riêng và cho điểm từng HS. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - Lắng nghe. b. Tìm hiểu ví dụ: Bài 1:- GV đọc mẫu tên người và tên địa - HS đọc cá nhân, đọc trong nhóm lí trên bảng. đôi, đọc đồng thanh tên người và tên - Hướng dẫn HS đọc đúng tên người và địa lí trên bảng. tên địa lí trên bảng. Bài 2:-Gọi1 HS đọc yêu cầu trong SGK. - 2 HS đọc thành tiếng. + Mỗi bộ phận tên riêng nước ngoài gồm - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi và trả mấy tiếng? lời câu hỏi. Tên người:Lép Tôn-xtôi gồm 2 bộ phận: -Trả lời. Tên địa lí: Lép và Tôn-xtôi. - Hi-ma-lay-a, chØ cã 1 bé phËn gåm Bộ phận 1 gồm 1 tiếng: Lép. 4 tiÕng: Hi / ma / lay / a. Bộ phận 2 gồm 2 tiếng : Tôn / xtôi. - Mô - rít - xơ Mát - tec - lích gồm 2 bộ Đa- nuýp, gåm 2 tiÕng: §a / nuýp Lốt Ăng-giơ-lét cã 2 bé phËn Lèt vµ phận: Mô - rít - xơ và Mát - téc - lích. ¡ng - gi¬ - lÐt. + Bộ phận 1 gồm 3 tiếng: Mô / rít / xơ Bé phËn 2 gåm 3 tiÕng ¡ng / gi¬ / + Bộ phận 2 gồm 3 tiếng: Mát / tec / lích. lÐt. - Tô - mát Ê - đi - xơn gồm 2 bộ phận: Tô -Niu Di-lân cã 2 bé phËn Niu vµ Di l©n - mát và Ê - đi - xơn . Bé phËn 2 gåm tiÕng : Di - l©n. + Bộ phận 1 gồm 2 tiếng: Tô / mát. Công-gô cã 1 bé phËn gåm 2 tiÕng lµ + Bộ phận 2 gồm 3 tiếng: Ê / đi / xơn. C«ng / g«. - Gi÷a c¸c tiÕng trg cïng 1 bé phËn.

<span class='text_page_counter'>(76)</span> - Cách viết các tiếng trg cùng 1 bộ phận tên ntn? Bài 3:- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. - Yêu cầu HS trao đổi cặp đôi, trả lời câu hỏi: - Cách viết tên một số tên người, tên địa lí nước ngoài đã cho có gì đặc biệt? Tên người : Thích Ca Mâu Ni , Khổng Tử, Bạch Cư Dị. - Tên địa lí : Hi Mã Lạp Sơn, Luân Đôn, Bắc Kinh, Thuỵ Điển. c. Ghi nhớ:- Gọi HS đọc phần Ghi nhớ. d. Luyện tập: Bài 1:- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. - Phát phiếu và bút dạ cho nhóm 4 HS. Yêu cầu HS trao đổi và làm bài tập. Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Kết luận lời giải đúng. + Viết lại các tên riêng:Ác-boa, Lu-I, Pa-xtơ, Ác-boa, Quy-dăng-xơ. - Gọi HS đọc lại đoạn văn. Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi: + Đoạn văn viết về ai? Bài 2:- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. - Yêu cầu 3 HS lên bảng viết. HS dưới lớp viết vào vở. GV đi chỉnh sửa cho từng em. - Gọi HS nhận xét, bổ sung bài làm trên bảng. - Kết luận lời giải đúng. Tên người :- An - be Anh - xtanh : Nhà vật lí học nổi tiếng thế giới, người anh ( 1879 - 1955). - Crít - xti - an An - đéc - xen: Nhà văn nổi tiếng thế giới, chuyên viết chuyện cổ tích người Đan Mạch( 1805 - 1875). - I - u - ri Ga - ga - rin : Nhà du hành vũ trụ người Nga, người đầu tiên bay vào vũ trụ ( 1934 - 1968) Bài 3: ( dành cho hs khá giỏi) -Yêu cầu HS đọc đề bài quan sát tranh để đoán thử cách chơi trò chơi du lịch. STT 1 2 3 4. Tên nước Nga ấn Độ Nhật Bản Thái Lan. tªn cã g¹ch nèi. - 2 HS đọc thành tiếng. + ViÕt gièng nh tªn riªng VN - TÊt c¶ các chữ cái đầu của mỗi tiếng đều viÕt hoa. + Những tên ngời, tên địa lí nớc ngoài trg BT là những tên riêng đợc phiªn ©m theo ©m H¸n - ViÖt.. - 1 HS đọc thành tiếng. - Đoạn văn viết về gia đình: Lu-I Pa-xtơ - 2 HS đọc thành tiếng. - HS thực hiện viết tên người, tên địa lí nước ngoài. - Nhận xét, bổ sung, sửa bài (nếu sai) Tên địa lí : - Xanh Pê - téc bua: Kinh đô cũ của Nga . - Tô - ki - ô : thủ đô của Nhật Bản. - An - ma - d«n: tªn 1 dßng s«ng lín ch¶y qua Bra - xin. - Ni - a - ga - ra: tªn 1 th¸c níc lín ë gi÷a Ca - na - ®a vµ MÜ. - Thi điền tên nước hoặc tên thủ đô tiếp sức. Tên thủ đô M¸t - xc¬ - va Niu §ª - li T« - ki - « B¨ng Cèc Oa - sinh - t¬n Luân - đôn Viªn ch¨n Phn«m - pªnh B¸ch - lin Cu - a - la - l¨m - p¬ Gia - c¸c- ta.

<span class='text_page_counter'>(77)</span> 5 Mĩ 6 Anh 7 Lào 8 Cam - pu - chia 9 Đức 10 Ma - lai - xi - a 11 In - đô - nê - xi - a 12 Phi - líp - pin 13 Trung Quốc 3. Củng cố- dặn dò: ? Khi viết tên người, tên địa lí nước ngoài, cần viết như thế nào? - Nhật xét tiết học. - Dặn HS về nhà học thuộc lòng tên nước, tên thủ đô của các nước đã viết ở bài tập 3.. Ma - ri - la B¾c kinh. Tiết 3 : CHÍNH TẢ (Nhớ - viết) TRUNG THU ĐỘC LẬP I. MỤC TIÊU: - Nghe- viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ. - Làm đúng BT(2) a / b, hoặc(3) a / b. - * G/d tình cảm yêu quý vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Giấy khổ to viết sẵn nội dung bài tập 2a hoặc 2b (theo nhóm). - Bảng lớp viết sẵn nội dung bài tập 3a hoặc 3b. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. KT Bài cũ:- Gọi 1 HS lên bảng, đọc cho 3 HS viết các từ: khai trương, sương gió, rướn cổ,… - Nhận xét chữ viết của HS trên bảng 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - Giờ chính tả hôm nay, các bạn nhớ viết đoạn 2 bài văn Trung thu độc lập và làm bài tập chính tả phân biệt r/ d/ gi hoặc iên/ yên/ iêng. b. Hứơng dẫn viết chính tả: 1. Trao đổi nội dung đoạn văn: - Gọi HS đọc đoạn văn cần viết trang - 2 HS đọc thành tiếng. 66, SGK. ? Cuộc sống mà anh chiến sĩ mơ ước + Anh mơ đến đất nước tươi đẹp với tới đất nước ta tươi đẹp như thế nào? dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện, ë giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng bay phấp phới trên những con tàu lớn, những nhà máy chi chít, cao thẳm, những cánh đồng lúa bát ngát, những nông trường to lớn, vui tươi. ? Đất nước ta hiện nay đã thực hiện + Đất nước ta hiện nay đã có được.

<span class='text_page_counter'>(78)</span> ước mơ cách đây 60 năm của anh chiến những điều mà anh chiến sĩ mơ ước. sĩ chưa? Thành tựu kinh tế đạt được rất to lớn: chúng ta có những nhà máy thuỷ điện * Muốn đất nước ta ngày càng giàu , về lớn, những khu công nghiệp, đô thị lớn, kinh tế và vật chất, tinh thần, vẻ đẹp về … thiên nhiên thì các em cần phải làm gì? 2. Hướng dẫn viết từ khó: - Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi - Luyện viết các từ: quyền mơ tưởng, viết và luyện viết. mươi mười lăm, thác nước, phấp phới, - Nghe – viết chính tả: bát ngát, nông trường, … - Chấm bài – nhận xét bài viết của HS 3. Hướng dẫn làm bài tập: - GV chọn phần a. Bài 2:a/ Gọi HS đọc yêu cầu. - Chia nhóm 4 HS, phát phiếu và bút dạ cho từ nhóm. Yêu cầu HS trao đổi, tìm - 1 HS đọc thành tiếng. từ và hoàn thành phiếu. Nhóm nào làm - Nhận phiếu và làm việc trong nhóm. xong trước dán phiếu lên bảng.- Gọi HS đọc lại truyện vui. Cả lớp theo dõi và trả lời câu hỏi: - Nhận xét, bổ sung, chữa bài . ? Câu truyện đáng cười ở điểm nào? - 2 HS đọc thành tiếng. ? Theo em phải làm gì để mò lại được + Anh ta ngốc lại tưởng đánh dấu mạn kiếm? thuyền chỗ rơi kiếm là mò được kiếm. Đáp án: giắt, rơi, dấu - rơi - gì - dấu + Phải đánh dấu vào chỗ rơi kiếm chứ rơi - dấu . không phải vào mạn thuyền. Bài 3 b: Tìm các từ : Có tiếng chứa vần iên hoặc iêng, có nghĩa như sau: Đáp án:- Điện thoại - nghiền - khiêng. 3.Củng cố-dặn dò:-GVkhen những hs viết chữ đẹp,đúng độ cao các con chữ. - Nhận xét tiết học.-Dặn HS về nhà đọc lại chuyện vui hoặc đoạn văn và ghi nhớ các từ vừa tìm được bằng cách đặt câu.. Tiết 4 : KHOA HỌC Bài 15: BẠN CẢM THẤY THẾ NÀO KHI BỊ BỆNH ? I. MỤC TIÊU:- Nêu được một số biểu hiện khi cơ thể bị bệnh: hắt hơi, sổ mũi, chán ăn, mệt mỏi,đau bụng, nôn, sốt,... - Biết nói với cha mẹ, người lớn khi cảm thấy trong người khó chịu, không bình thường. - Phân biệt được lúc cơ thể khoẻ mạnh và lúc cơ thể bị bệnh. * Các KNS: - Kĩ năng tự nhận thức để nhận biết 1 số dấu hiệu k bình thường của cơ thể . - Kĩ năng tìm kiếm sự giúp đỡ khi có những dấu hiệu bị bệnh. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Các hình minh hoạ trang 32, 33 / SGK . III/ HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1.KT Bài cũ:? Em hãy nêu các cách đề - HS trả lời..

<span class='text_page_counter'>(79)</span> phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá ? - GV nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hoạt động 1: 1. Kể chuyện theo tranh.  Mục tiêu: Nêu được những biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh.  Cách tiến hành: - GV tiến hành hoạt động nhóm . - Yêu cầu HS quan sát các hình minh hoạ trang 32 / SGK, thảo luận và trình bày theo nội dung sau: + Sắp xếp các hình có liên quan với nhau thành 3 câu chuyện. Mỗi câu chuyện gồm 3 tranh thể hiện Hùng lúc khỏe, Hùng lúc bị bệnh, Hùng lúc được chữa bệnh. Nhóm 1: Câu chuyện thứ nhất gồm các tranh 1, 4, 8. Hùng đi học về, thấy có mấy khúc mía mẹ vừa mua để trên bàn. Cậu ta dùng răng để xước mía vì cậu thấy răng mình rất khỏe, không bị sâu. Ngày hôm sau, cậu thấy răng đau, lợi sưng phồng lên, không ăn hoặc nói được. Hùng bảo với mẹ và mẹ đưa cậu đến nha sĩ để chữa. c. Hoạt động 2: 2. Những dấu hiệu và việc cần làm khi bị bệnh.  Mục tiêu: Nên nói với cha mẹ hoặc người lớn khi trong người cảm thấy khó chịu, không bình thường.  Cách tiến hành:- GV tiến hành hoạt động cả lớp. -Yêu cầu HS đọc, suy nghĩ và trả lời các câu hỏi trên bảng. 1) Em đã từng bị mắc bệnh gì ? 2) Khi bị bệnh đó em cảm thấy trong người như thế nào ? 3) Khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bị bệnh em phải làm gì ? - GV nhận xét, tuyên dương những HS có hiểu biết về các bệnh thông thường. * Kết luận: Khi khoẻ mạnh thì ta cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Khi có các dấu hiệu bị bệnh các em phải báo ngay cho bố mẹ hoặc người lớn biết. Nếu bệnh được phát hiện sớm thì sẽ dễ chữa và. - HS lắng nghe.. - Tiến hành thảo luận nhóm. - Đại diện nhóm sẽ trình bày 3 câu chuyện, vừa kể vừa chỉ vào hình minh hoạ.  Nhóm 2: Câu chuyện gồm các tranh 6, 7, 9. Hùng đang tập nặn ô tô bằng đất ở sân thì bác Nga đi chợ về. Bác cho Hùng quả ổi. Không ngần ngại cậu ta xin và ăn luôn. Tối đến Hùng thấy bụng đau dữ dội và bị tiêu chảy. Cậu liền bảo với mẹ. Mẹ Hùng đưa thuốc cho Hùng uống. + Kể lại câu chuyện cho mọi người nghe với nội dung mô tả những dấu hiệu cho em biết khi Hùng khoẻ và khi Hùng bị bệnh. - GV nhận xét, tổng hợp các ý kiến của HS. - Nhận xét tuyên dương các nhóm trình bày tốt. ? Còn em cảm thấy trong người như thế nào khi bị bệnh. Hãy nói cho các bạn cùng nghe.  Nhóm 3: Câu chuyện gồm các tranh 2, 3, 5. Chiều mùa hè oi bức, Hùng vừa đá bóng xong liền đi bơi cho khỏe. Tối đến cậu hắt hơi, sổ mũi. Mẹ cậu cặp nhiệt độ thấy cậu sốt rất cao. Hùng được mẹ đưa đến bác sĩ để tiêm thuốc, chữa bệnh. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe và trả lời..

<span class='text_page_counter'>(80)</span> mau khỏi. d. Hoạt động 3: 3. Trò chơi: “Mẹ ơi, con bị ốm !”  Mục tiêu: Nên báo với cha mẹ hoặc người lớn khi thấy cơ thể khác lúc bình thường.  Cách tiến hành:- GV chia HS thành các nhóm nhỏ và phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy ghi tình huống. Sau đó nêu yêu cầu. - Các nhóm đóng vai các nhân vật trong tình huống. - Người con phải nói với người lớn những biểu hiện của bệnh.  Nhóm 1: Tình huống 1: Ở trường Nam bị đau bụng và đi ngoài nhiều lần.  Nhóm 2: Tình huống 2: Đi học về, Bắc thấy hắt hơi, sổ mũi và cổ họng hơi đau. Bắc định nói với mẹ nhưng mẹ đang nấu cơm. Theo em Bắc sẽ nói gì với mẹ ?  Nhóm 3: Tình huống 3: Đi học về, Linh thấy khó thở, ho nhiều và có đờm. Bố mẹ đi công tác ngày kia mới về. Ở nhà chỉ có bà nhưng mắt bà đã kém. Linh sẽ làm gì ?  Nhóm 4: Tình huống 4: Em đang chơi với em bé ở nhà. Bỗng em bé khóc ré lên, mồ hôi ra nhiều, người và tay chân rất nóng. Bố mẹ đi làm chưa về. Lúc đó em sẽ làm gì ? - GV nhận xét , tuyên dương những nhóm có hiểu biết về các bệnh thông thường và diễn đạt tốt. 3.Củng cố- dặn dò:Khi các em khó chịu trg người thì các em cần phải làm gì? * Khi người thân bị ốm em đã làm gì ? - Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS, nhóm HS đã tích cực tham gia xây dựng bài. Nhắc nhở những HS còn chưa chú ý. - Nhận xét tiết học.- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết trang 33. - Dặn HS luôn có ý thức nói với người lớn khi cơ thể có dấu hiệu bị bệnh.. - HS suy nghĩ và trả lời. HS khác lớp nhận xét và bổ sung. - HS lắng nghe và ghi nhớ. - Tiến hành thảo luận nhóm sau đó đại diện các nhóm trình bày. + Các nhóm tập đóng vai trong tình huống, các thành viên góp ý kiến cho nhau.  Nhóm 1: HS 1: Mẹ ơi, con bị ốm ! HS2:Con thấy trong người thế nào ? HS 1: Con bị đau bụng, đi ngoài nhiều lần, người mệt lắm. HS 2: Con bị tiêu chảy rồi, để mẹ lấy thuốc cho con uống.  Nhóm 2: Bắc nói: Mẹ ơi, con thấy mình bị sổ mũi, hắt hơi và hơi đau ở cổ họng. Con bị cảm cúm hay sao mẹ ạ.  Nhóm 3: Linh sẽ sang nhờ bác hàng xóm mua thuốc và nói với bác Linh cảm thấy khó thở, ho nhiều và khi ho có đờm.  Nhóm 4: Gọi điện cho bố mẹ và nói em bị sốt cao, tay chân nóng, mồ hôi ra nhiều, em không chịu chơi và hay khóc. Hoặc Sang nhờ bác hàng xóm giúp đỡ và nói: Em cháu bị sốt, nó không chịu chơi, toàn thân nóng và ra nhiều mồ hôi.. Tiết 5 : LỊCH SỬ Bài 6: ÔN TẬP I. MỤC TIÊU: - Nắm được các giai đoạn lịch sử đã học từ bài 1 đến bài 5..

<span class='text_page_counter'>(81)</span> + Khoảng 700 TCN đến năm 179 TCN: Buổi đầu dựng nước và giữ nước +Năm 179 TCN đến năm 938: Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại nền độc lập. - Kể lại một sự kiện tiêu biểu về: + Đời sống người Lạc Việt dưới thời Văn Lang. + Hoàn cảnh, diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. + Diễn biến và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:- Hình vẽ trục thời gian. - Một số tranh ảnh, bản đồ. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1.KT Bài cũ : ? Ngô Quyền đã dùng - HS trả lời, cả lớp theo dõi, nhận kế gì để đánh giặc? xét. - GV nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới : a. Giới thiệu : b. Nội dung bài : - Hoạt động nhóm : 1. Hai giai đoạn lịch sử đầu tiên trg - HS đọc. Lsử dân tộc. - HS các nhóm thảo luận và đại diện - GV yêu cầu HS đọc SGK / 24 lên điền hoặc báo cáo kết quả - GV treo băng thời gian (theo SGK) - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. lên bảng và phát cho mỗi nhóm một bản yêu cầu HS ghi (hoặc gắn) nội dung của mỗi giai đoạn . Buổi đầu dựng nước và giữ nước. Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập. N¨m 938 - HS lên chỉ băng thời gian và trả lời. - Giai ®o¹n thø nhÊt lµ Buæi ®Çu dùng níc vµ gi÷ níc, giai ®o¹n nµy b¾t ®Çu tõ kho¶ng 700 n¨m TCN vµ kÐo dµi đến năm 179 TCN; giai đoạn thứ hai là Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập , giai đoạn này bắt đầu từ năm 179 TCN cho đến năm 938. + Hoạt động cả lớp : - HS nhớ lại các sự kiện lịch sử và lên 2. Các sự kiện lịch sử tiêu biểu . - GV treo trục thời gian (theo SGK) điền vào bảng. lên bảng yêu cầu HS ghi các sự kiện - HS khác nhận xét và bổ sung cho tương ứng với thời gian có trên trục : hoàn chỉnh. khoảng 700 năm TCN, năm 179 TCN, đến 938. ChiÕn th¾ng - GV tổ chức cho các em lên ghi bảng B¹ch §»ng hoặc báo cáo kết quả. N¨m 938 - GV nhận xét và kết luận. Nước Văn Nước Âu Lạc rơi Lang ra đời vào tay Triệu Đà Khoảng 700 năm Năm 179 TCN ? Chúng ta đã học những giai đoạn lịch sử nào của dân tộc, nêu những thời gian của từng giai đoạn. - Y/ c hs nhớ 2 G/ đoạn trên..

<span class='text_page_counter'>(82)</span> Khoảng700 năm Năm 179 CN + Hoạt động Nhóm: 3. Thi hùng biện. - GV yêu cầu HS chuẩn bị cá nhân theo yêu cầu mục 3 trong SGK : Em hãy kể lại bằng lời hoặc bằng bài viết ngắn hay bằng hình vẽ về một trong ba nội dung sau : ? Đời sống người Lạc Việt dưới thời Văn Lang (sản xuất, ăn mặc, ở, ca hát, lễ hội ) ? Khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra trong hoàn cảnh nào? Nêu diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa? ? Trình bày diễn biến và nêu ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng. - GV nhận xét và kết luận. 4. Tổng kết - Dặn dò - GV chốt lại nội dung bài học. - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài tiết sau : “Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân”.. - HS đọc nội dung câu hỏi và trả lời theo yêu cầu. - Nhóm 1: Kể về đời sống người Lạc Việt dưới thời Văn Lang. - Nhóm 2: Kể về khởi nghĩa Hai Bà Trưng. - Nhóm 3: Kể về chiến thắng Bạch Đằng. - Đại diện nhóm trình bày kết quả. - HS khác nhận xét , bổ sung.. Thứ tư ngày 03 tháng 10 năm 2012 Tiết 1 : TOÁN Tiết 38 : LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: - Biết giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. - Rèn HS kĩ năng giải toán bằng sơ đồ đoạn thẳng. * GD HS tính cẩn thận khi làm toán. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động của gv Hoạt động của hs 1. KT Bài cũ: Bài 4 (47) - Hs nhÈm. - Số lớn là 8 . - Số bé là 0. - Vì 8 + 0 = 8 - 0 = 8.Hoặc hai lần số bé là 8-8= 0.Vậy số bé là o, số lớn là 8. - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 3. Bài mới : a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn luyện tập : Bài 1a,b: - GV yêu cầu HS đọc đề bài, - HS nghe. sau đó tự làm bài. a) Số lớn là: b) Sè lín lµ: (24 + 6) : 2 = 15 (60 + 12) : 2 = 36 Sè bÐ lµ: Số bé là: 36 – 12 = 24 15 – 6 = 9.

<span class='text_page_counter'>(83)</span> - GV nhận xét và cho điểm HS. - GV yêu cầu HS nêu lại cách tìm số lớn, cách tìm số bé trong bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. Bài 2: GV gọi HS đọc đề bài toán, sau đó yêu cầu HS nêu dạng toán và tự làm bài. Bài giải Tuổi của chị là: (36 + 8) : 2 = 22 (tuổi) Tuổi của em là: 22 – 8 = 14 (tuổi) Đáp số: chị 22 tuổi Em 14 tuổi GV nhận xét và cho điểm HS.ài 3 GBài 4:--GV yêu cầu HS tự làm bài. Bài giải Hai lần số sản phẩm do phân xưởng thứ nhất làm ra: 1 200 - 120 = 1080 (sphẩm) Số s/phẩm do phân xưởng thứ nhất làm ra là: 1080 : 2 = 540 (s/ phẩm) Số s/ phẩm do phân xưởng thứ hai làm ra là: 540 +120 = 660 (s/ phẩm) Đ/ số: Phân xưởng 1: 540 s/ phẩm Phân xưởng 2 :660 s/ phẩm 4. Củng cố - Dặn dò: - GV nhắc lại bài học. - Nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.. - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vë. - HS nhận xét bài làm trên bảng của - 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một cách, HS cả lớp làm bài vào vë. Bài giải Tuổi của em là: (36 – 8) : 2 = 14 (tuổi) Tuổi của chị là: 14 + 8 = 22 (tuổi) Đáp số: Em 14 tuổi Chị 22 tuổi - HS làm bài vµo vë. Bài 5 : (HS khá - giỏi) Bµi gi¶i 5 tÊn 2 t¹ = 52 t¹ Hai lÇn sè thãc thu ho¹ch ë thöa ruéng thø nhÊt lµ: 52 + 8 = 60 (t¹) Sè thãc thu ho¹ch ë thöa ruéng thø nhÊt lµ: 60 : 2 = 30 (t¹) 30 t¹ = 3000 kg Sè thãc thu ho¹ch ë thöa ruéng thø hai lµ: 30 - 8 = 22(t¹ ) 22 t¹ = 2 200 kg. §/ sè : 3000 kg thãc 2200 kg thãc.. Tiết 2: TẬP ĐỌC ĐÔI GIÀY BA TA MÀU XANH I. MỤC TIÊU: 1. Đọc thành tiếng: - Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ. - Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm. - Đọc diễn một đoạn trong bài (giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng, hợp nội dung hồi tưởng) 2. Đọc- hiểu:- Hiểu các từ ngữ: ba ta, vận động, cột… - Hiểu nội dung bài: Chị phụ trách quan tâm với ước mơ của cậu bé Lái, làm cho cậu xúc động và vui sướng đến lớp với đôi giày được thưởng. (trả lời - được các câu hỏi trong SGK) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh ảnh minh hoạ bài tập đọc trang 81 SGK. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động d¹y Hoạt động häc.

<span class='text_page_counter'>(84)</span> 1.KT Bài cũ:- Gọi HS lên bảng đọc thuộc bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ và TLCH: + Nêu ý chính của bài thơ. - Nhận xét và cho điểm từng HS. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: + Luyện đọc : - Gọi HS đọc toàn bài. Cả lớp đọc thầm ? Bài văn chia làm mấy đoạn ?. - HS lên bảng thực hiện . - Lắng nghe.. - 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi. - Bài văn chia làm 2 đoạn: + Đ 1: Ngày còn bé đến các bạn tôi. + Đ 2: Sau này đến nhảy tưng tưng. - Cho hs đọc đoạn (lần1) . Kết hợp đọc - Hs đọc nối tiếp đoạn 2 lần từ khó. - Cho hs đọc đoạn (lần2). Kết hợp giải nghĩa từ , đọc câu khó. - Y/c hs luyện đọc theo cặp.(2 ph) - Đại diện cặp đọc. - GV đọc mẫu toàn bài. c. Tìm hiểu bài: - Yêu cầu HS đọc đoạn 1. cả lớp theo dõi, trao đổi và trả lời câu hỏi. ? Nhân vật Tôi trong đoạn văn là ai? + Nhân vật tôi trong đoạn văn là chị phụ trách Đội Thiếu niên Tiền Phong ? Ngày bé, chị từng mơ ước điều gì? + Chị mơ ước có 1 đôi giày ba ta màu xanh nước biển như của anh họ chị. 1) Những câu văn nào tả vẻ đẹp của đôi 1) Những câu văn: Cổ giày ôm sát giày ba ta? chân, thân giày làm bằng vải cứng dáng thon thả, màu vải như màu da trời những ngày thu. Phần thân ôm sát cổ có hai hàng khuy dập, luồn một sợi dây trắng nhỏ vắt qd¹häD ? Đoạn 1 cho em biết điều gì? Đ1: Vẻ đẹp của đôi giày ba ta màu xanh. - Yêu cầu HS đọc đoạn 2 và trở lời câu - 2 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc hỏi. thầm. ? Khi làm công tác Đội, chị phụ trách + Chị được giao nhiệm vụ phải vận được phân công làm nhiệm vụ gì? động Lái, một cậu bé lang thang đi học. - Lang thang có nghĩa là gì? + Lang thang có nghĩa là không có nhà ở, người nuôi dưỡng, sống tạm bợ trên đường phố. ? Vì sao chị biết ước mơ của một cậu + Vì chị đã đi theo Lái khắp các bé lang thang? đường phố. 2) Chị đã làm gì để động viên cậu bé 2) Chị quyết định thưởng cho Lái đôi Lái trong ngày đầu tới lớp? giày ba ta màu xanh trong buổi đầu cậu đến lớp. ? Tại sao chị phụ trách Đội lại chọn + Vì chị muốn mang lại niềm hạnh.

<span class='text_page_counter'>(85)</span> cách làm đó?. 3) Những chi tiết nào nói lên sự cảm động và niềm vui của Lái khi nhận đôi giày?. ? Đoạn 2 nói lên điều gì? ? Nội dung của bài văn là gì? c. HD đọc diễn cảm. - Tổ chức hs đọc diễn cảm. - Nhận xét giọng đọc và cho điểm từng HS. 3. Củng cố - dặn dò:? Qua bài văn, em thấy chi phụ trách là người như thế nào? ? Em rút ra điều gì bổ ích qua nhân vật chị phụ trách ? - Nhận xét tiết học.- Dặn HS về nhà học bài. Chuñ©n bÞ bµi sau.. phúc cho Lái. * Vì chị muốn động viên, an ủi Lái, chị muốn Lái đi học. * Vì chị nghĩ Lái cũng như chị sẽ rất sung sướng khi ước mơ của mình thành sự thật. 3) Tay Lái run run, môi cậu mấp máy, mắt hết nhìn đôi giày lại nhìn xuống đôi bàn chân mình đang ngọ nguậy dưới đất. Lúc ra khỏi lớp, Lái cột 2 chiếc giày vào nhau, đeo vào cổ , nhảy tưng tưng,…. Đ2: Niềm vui và sự xúc động của Lái khi được tặng giày. Nội dung: Chị phụ trách quan tâm với ước mơ của cậu bé Lái, làm cho cậu xúc động và vui sướng đến lớp với đôi giày được thưởng. - 2 HS đọc tiếp nối. để tìm giọng đọc hay. - Hs thi đọc diễn cảm.( Đoạn 2). Tiết 3: Thể dục Bài 14 : ĐI ĐỀU VÒNG PHẢI, VÒNG TRÁI TRÒ CHƠI “NÉM TRÚNG ĐÍCH ” I. MỤC TIÊU :- Củng cố và nâng cao kĩ thuật: Đi đều vòng phải, vòng trái. Yêu cầu đúng hướng, không lệch hàng, đi đều đến chỗ vòng và chuyển hướng không xô lệch hàng - Trò chơi: “Ném trúng đích” Yêu cầu tập trung chú ý, bình tĩnh, khéo léo, ném chính xác vào đích. II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN : - Trên sân trường .Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. - Chuẩn bị 1 còi, 6 quả bóng và vật làm đích, kẻ sân chơi. III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP: Nội dung Định Phương pháp tổ chức lượng 1 . Phần mở đầu :-Tập hợp lớp, 6 phút - Lớp trưởng tập hợp lớp báo cáo.  ổn định : Điểm danh. - GVphổ biến nội dung: Nêu mục  tiêu - yêu cầu giờ học  - Khởi động : Đứng tại chỗ hát và  vỗ tay. GV - Trò chơi : “Kết bạn”. - Đội hình trò chơi. 2. Phần cơ bản: a) Đội hình đội ngũ 22.

<span class='text_page_counter'>(86)</span> - Ôn đi đều vòng phải, vòng trái. * GV điều khiển lớp tập. * Chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển, GV quan sát sửa chữa sai sót cho HS các tổ . * Tập hợp cả lớp đứng theo tổ, cho các tổ thi đua trình diễn. GV quan sát, nhận xét, đánh giá, sửa chữa sai sót, biểu dương các tổ thi đua tập tốt. * GV điều khiển tập lại cho cả lớp để củng cố . b) Trò chơi : “Ném trúng đích” - GV tập hợp HS theo đội hình chơi. - Nêu tên trò chơi. - GV giải thích cách chơi và phổ biến luật chơi. - GV cho một tổ chơi thử . - Tổ chức cho HS thi đua chơi. - GV quan sát, nhận xét, biểu dương thi đua giữa các tổ . 3. Phần kết thúc - HS làm động tác thả lỏng. - Đứng tại chỗ hát và vỗ tay theo nhịp. - GV cùng học sinh hệ thống bài học. - GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà: Ôn các động tác đội hình đội ngũ - GV hô giải tán.. phút 12 phút - HS đứng theo đội hình 3 hàng do - HS theo đội hình hàng ngang theo thứ tự từ tổ 1, 2, 3.   12 phút. GV. - HS thành đội hình ngang.   GV 6 phút - Đội hình hồi tĩnh và kết thúc.  2 phút  2 phút   2 phút GV - HS hô “khỏe”.. Tiết 4 : KỂ CHUYỆN KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I. MỤC TIÊU: - Dựa vào gợi ý SGK, biết chọn và kể lại đượccâu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về một ước mơ viễn vông, phi lí. - Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Tranh ảnh minh hoạ truyện Lời ước dưới trăng. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1.KTBài cũ:-Gọi 1 HS kể toàn truyện - HS lên bảng thực hiện . - Gọi 1 HS nêu ý nghĩa của truyện. - Nhận xét và cho điểm từng HS. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài:? Theo em, thế nào + Ước mơ đẹp là ước mơ về cuộc sống, là ước mơ đẹp? con người, chinh phục tự nhiên. Người ước ở đây không chỉ mơ ước hạnh phúc cho riêng mình. ? Những ước mơ như thế nào bị coi là + Những ước mơ thể hiện lòng tham, viển vông, phi lí? ích kỉ, hẹp hòi, chỉ nghĩ đến bản thân.

<span class='text_page_counter'>(87)</span> - Tiết kể chuyện hôm nay, các em sẽ kể cho nhau nghe những câu chuyện về nội dung đó. b. Hướng dẫn kể chuyện: +Tìm hiểu đề bài: +Gọi 1 HS đọc đề bài :- GV phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch chân dưới các từ: được nghe, được đọc, ước mơ đẹp, ước mơ viển vông, phi lí. - Yêu cầu HS giới thiệu những truyện, tên truyện mà mình đã sưu tầm có nội dung trên. - Yêu cầu HS đọc phần Gợi ý: ? Những câu truyện kể về ước mơ có những loại nào? Lấy ví dụ.. mình. - Lắng nghe.. - 2 HS đọc thành tiếng. - Lắng nghe. - HS giới thiệu truyện của mình.. - 3 HS tiếp nối nhau đọc phần Gợi ý. + Những câu truyện kể về ước mơ có 2 loại là ước mơ đẹp và ước mơ viển vông, phi lí. Truyện thể hiện ước mơ đẹp như: Đôi giầy ba ta màu xanh, Bông hoa cúc trắng, Cô bé bán diêm. Truyện kể ước mơ viển vông, phi lí như: Ba điều ước, vua Mi-đat thích ? Khi kể chuyện cầu lưu ý đến những vàng, Ông lão đánh cá và con cá phần nào? vàng… ? Câu chuyện em định kể có tên là gì? + Khi kể chuyện cầu lưu ý đến tên câu Em muốn kể về ước mơ như thế nào? chuyện, nội dung câu chuyện, ý nghĩa + Kể truyện trong nhóm: của câu chuyện. - Yêu cầu HS kể chuyện theo cặp. + 2 đến 4 HS phát biểu theo phần + Kể truyện trước lớp: chuẩn bị của mình. - Tổ chức cho HS kể chuyện trước lớp, trao đổi, đối thoại về nhân vật, chi tiết, - 2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện, trao ý nghĩa truyện theo các câu hỏi đã đổi nội dung truyện, nhận xét, bổ sung hướng dẫn ở những tiết trước. cho nhau. - Gọi HS nhận xét về nội dung câu - Nhiều HS tham gia kể. Các HS khác chuyện của bạn, lời bạn kể. cùng theo dõi để trao đổi về các nội - Nhận xét và cho điểm từng HS. dung, yêu cầu như các tiết trước. - Cho điểm HS kể tốt. 3/Củng cố-dặn dò:-GVchốt lại nd bài - Nhận xét theo các tiêu chí đã nêu. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà kể lại cho người thân nghe những câu chuyện đã nghe các bạn kể và chuẩn bị những câu chuyện về một ước mơ đẹp của em hoặc của bạn bè, người thân.. Tiết 5 :TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN.

<span class='text_page_counter'>(88)</span> I. MỤC TIÊU: - Viết được câu mở đầu cho các đoạn văn 1, 3, 4(ở tiết TLV tuần 7) (BT1);- nhận biết được cách sắp xếp theo trình tự thời gian của các đoạn văn và tác dụng của câu mở đầu ở mỗi đoạn văn(BT2). - Kể lại được câu chuyện đã học có các sự việc được sắp xếp theo trình tự thời gian(BT3). * Các KNS:- Tư duy sáng tạo; phân tích phán đoán. - Thể hiện sự tự tin .- Xác định giá trị. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:-Tranh minh hoạ cốt truyện Vào nghề trang73.,SGK. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1.KT Bài cũ:-Gọi HS lên bảng kể lại - 3 HS lên bảng kể chuyện. câu chuyện từ đề bài: Trong giấc mơ em được một bà tiên cho ba điều ước và em đã thực hiện cả ba điều ước. - Nhận xét cề nội dung truyện, cách kể và cho điểm từng HS. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: + Lắng nghe. b. Hướng dẫn làm bài tập: (Bài 1,2 Giảm tải )Không soạn Bài 3: - 1 HS đọc thành tiếng. - Gọi HS đọc yêu cầu. - Em kể câu chuyện: ?Em chọn câu truyện nào đã đọc để kể? - Dế mèn bênh vực kẻ yếu. - Lời ước dưới trăng. - Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm. - Ba lưỡi rìu. - Sự tích hồ Ba Bể. - Gọi HS tham gia thi kể chuyện. HS - Người ăn xin. chưa kể theo dõi, nhận xét xem câu - 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới thành 1 chuyện bạn kể đã đúng trình tự thời nhóm. Khi 1 HS kể thì các em khác gian chưa? lắng nghe, nhận xét, bổ sung cho bạn. - Nhận xét, cho điểm HS. - 2 đến 4 HS tham gia kể chuyện. 3.Củng cố-dặn dò:-Phát triển câu truyện theo trình tự thời gian nghĩa là - HS lắng nghe thực hiện thế nào? - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà viết lại một câu truyện theo trình tự thời gian vào vở bài tập và chuẩn bị bài sau.. Thứ năm ngày 04 tháng 10 năm 2012 Tiết 1 : TOÁN Tiết 39 : LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU: - Có kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ; vận dụng một số tính chất của phép cộng khi tính giá trị của biểu thức số. - Giải được bài toàn liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó..

<span class='text_page_counter'>(89)</span> * GD HS thêm yêu môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:- Thước thẳng, ê ke (dùng cho GV và cho HS) III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. KT Bài cũ:- Gọi HS chữa bài 3 - 48 Bài giải - 1HS chữa bài Hai lần số sgk do thư viện cho hs - HS khác nhận xét mượn là: 65 + 17 = 82 (quyển) Số sgk do thư viện cho hs mượn là: 82 : 2 = 41 (quyển) Số sách đọc thêm do thư viện cho hs mượn là: 41 - 17 = 24 (quyển ) Đ/ số: 41 quyển sgk 24 quyển sgk - GV nhận xét ghi điểm. 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài: b. Luyên tập: Bài 1 a: HS đọc yêu cầu - 1HS làm bảng, lớp làm vào vở - GV nhận xét ghi điểm. - Chữa bài 35269 + 27485 = 62754 80326 - 45719 = 34607 Thử lại : 62754 - 27485 = 35269 Thö l¹i : 34607 + 45719 = 80326 Bài 2 : Tính giá trị của biểu thức. (dòng 1) - HS trả lời - Đối với phép tính không có dấu - HS làm vào vở ngoặc đơn mà có phép cộng ,trừ,nhân.. - 1HS lµm bảng .Cả lớp làm vào vở. ý a,b dßng 2(dµnh cho hs K/G) ta thực hiện như thế nào? 168 x 2 : 6 x 4 a.570 - 225 - 167 + 67 = 336 : 24 = 345 - 167 + 67 = 14 = 178 + 67 5625 - 5000 : ( 726 : 6 - 113) = 245 = 5625 - 5000 : ( 121 - 113) b. 468 : 6 + 61 x 2 = 5625 - 5000 : 8 = 78 + 122 = 5625 625 = 200 = 5000 - HS đọc yêu cầu Bài 3: Tính bằng cách thuận tiện - HS thi nhau giải nhanh. nhất: - Chữa bài - Hướng dẫn b) 364 + 136 + 219 +181 a ) 98+ 3 + 97 + 2 = (98+ 2) + (97+ 3) = (364 + 136) + (219 + 181) = 100 + 100 = 200 = 50 + 400 = 900 178 +277 + 123 + 422 56 + 399 + 1 + 4 = (56 + 4)+ (399 + 1) = (178 + 422) + (277 + 123) = 60 + 400= 460 = 600+ 400 = 1000 Bài 4: Bài toán. Bài giải - Cho HS tóm tắt. Hai lần số lít nước chứa trg thùng bé - Phân tích bài toán... là: 600 - 120 = 480 ( l ) - GV chốt lại lời giải đúng. Số lít nước chứa trg thùng bé là: 480 : 2 = 240 ( l ).

<span class='text_page_counter'>(90)</span> 3. Củng cố -Dặn dò: - GV chốt lại nội dung bài. - Nhận xét giờ học. - Dặn hs về nhà làm BT 5 (48) - Về nhà xem bài sau.. Số lít nước chứa trg thùng to là : 240 + 120 = 360 ( l ) Đ / số : Thùng bé :240 lít Thùng to : 360 lít.. Tiết 2 : LUYỆN TỪ VÀ CÂU: DẤU NGOẶC KÉP I. MỤC TIÊU: - Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép,cách dùng dấu ngoặc kép (ND ghi nhớ). -Biết vận dụng những hiểu biết đã học để dùng dấu ngoặc kép trong khi viết (mục III). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh hoạ trong SGK trang 84 - Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 3. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. KT Bài cũ:- Gọi 1 HS lên bảng đọc cho 3 HS viết. HS dưới lớp viết vào vở. - HS lên bảng thực hiện . VD: Lu-I Pa-xtơ, Ga-ga-rin, In-đô-nêxi-a, Xin-ga-pa,… 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - Viết câu văn: Cô hỏi: “Sao trò không chịu làm bài?” ? Những dấu câu nào đã học ở lớp 3. ? Những dấu câu đó dùng để làm gì? - Các em đã được học tác dụng, cách - Đọc câu văn. dùng dấu 2 chấm. Bài học hôm nay - Dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, dấu chúng ta cùng tìm hiểu về tác dụng, chấm hỏi. cách dùng dấu ngoặc kép. - Lắng nghe. b. Tìm hiểu ví dụ: I. Nhận xét: Bài 1:Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. - 2 HS đọc thành tiếng yêu cầu và nội dung. - Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu - 2 HS ngồi cùng bàn đọc đoạn văn hỏi: trao đổi và nối tiếp nhau trả lời câu hỏi. ? Những từ ngữ và câu nào được đặt + Từ ngữ : “Người lính tuân lệnh trong dấu ngoặc kép? quốc dân ra mặt trận”, “đầy tớ trung - GV dùng phấn màu gạch chân những thành của nhân dân”. Câu: “Tôi chỉ từ ngữ và câu văn đó. có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta, hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn được tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn , áo mặc, ai cũng được học hành.” ? Những từ ngữ và câu văn đó là của + Những từ ngữ và câu đó là lời của ai? Bác Hồ. ? Những dấu ngoặc kép dùng trong + Dấu ngoặc kép dùng để dẫn lời nói đoạn văn trên có tác dụng gì? trực tiếp của Bác Hồ. - Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu chỗ - Lắng nghe. trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật..

<span class='text_page_counter'>(91)</span> Lời nói đó có thể là một từ hay một cụm từ như: “người lính vâng lệnh quốc gia”… hay trọn vẹn một câu “Tôi chỉ có một…” hoặc cũng có thể là một đoạn văn. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: ? Khi nào dấu ngoặc kép được dùng độc lập.. - 2 HS đọc thành tiếng. - 2 HS ngồi cùng bàn thảo luận và trả lời câu hỏi. - Dấu ngoặc kép được dùng độc lập khi lời dẫn trực tiếp chỉ là một cụm từ như: “Người lính tuân lệnh quốc dân ra mặt trận”. ? Khi nào dấu ngoặc kép được dùng + Dấu ngoặc kép được dùng phối hợp phối hợp với dấu 2 chấm? với dấu hai chấm khi lời dẫn trực tiếp là một câu trọn vẹn như lời nói của Bác Hồ: “Tôi chỉ có một sự ham Bài 3: muốn được học hành.” - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. - 2 HS đọc thành tiếng. - Tắc kè là loài bò sát giống thằn lằn, - Lắng nghe. sống trên cây to. Nó thường kêu tắc… kè. Người ta hay dùng nó để làm thuốc. ? Từ “lầu”chỉ cái gì? +”lầu làm thuốc” chỉ ngôi nhà tầng ? Tắc kè hoa có xây được “lầu” theo cao, to, đẹp đẽ. nghĩa trên không? + Tắc kè xây tổ trên cây, tổ tắt kè bé, nhưng không phải “lầu” theo nghĩa ? Từ “lầu” trong khổ thơ được dùng với trên. nghĩa gì? + Từ “lầu” nói các tổ của tắt kè rất ? Dấu ngoặc kép trong trường hợp này đẹp và quý. được dùng làm gì? + Đánh dấu từ “lầu” dùng không đúng - Tác giả gọi cái tổ của tắc kè bằng từ nghĩa với tổ của con tắc kè. “lầu” để đề cao giá trị của cái tổ đó. - Lắng nghe. Dấu ngoặc kép trung trường hợp này dùng để đánh dấu từ ‘lầu” là từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt. II . Ghi nhớ: III . Luyện tập: - HS đọc ghi nhớ. Bài 1. Tìm lời nói trực tiếp trg đoạn văn sau: - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài. - Yêu cầu HS trao đổi và tìm lời nói - 3 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc trực tiếp. thầm theo để thuộc ngay tại lớp. - Gọi HS làm bài. - HS tiếp nối nhau đọc ví dụ. - Gọi HS nhận xét, chữa bài. Bài 2: - Yêu cầu HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu - 2 HS đọc , cả lớp đọc thầm theo. hỏi. - 2 HS cùng bàn trao đổi thao luận. - Gọi HS trả lời, nhận xét bổ sung..

<span class='text_page_counter'>(92)</span> Không thể được , vì đây không phải là những lời đối thoại trực tiếp giữa cô giáo và hs - Những lời nói trực tiếp trong đoạn văn không thể viết xuống dòng đặt sau dấu gạch đầu dòng. Vì đây không phải là lời nói trực tiếp giữa hai nhân vật đang nói chuyện. Bài 3: a/ Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. - Gọi HS làm bài. - Gọi HS nhận xét, chữa bài. - Kết luận lời giải đúng. Con nào con nấy hết sức tiết kiệm “vôi vữa” ? Vì sao từ vôi vữa được đặt trg dấu ngoặc kép? b/ tiến hành tương tự như a/ 3. Củng cố - dặn dò: - Hãy nêu tác dụng của dấu ngoặc kép. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà viết làm bài tập 3 vào vở và chuẩn bị bài sau.. - 1 HS đọc bài làm của mình. - Nhận xét, chữa bài (dùng bút chì gạch chân dưới lời nói trực tiếp). - 1 HS đọc thành tiếng. - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi. - Lắng nghe. - Vì từ “Vôi vữa” ở đây không phải có nghĩa như vôi vữa con người dùng. Nó có ý nghĩa đặc biệt . - Lời giải: “trường thọ”, “đoản thọ”.. Tiết 3 :Âm nhạc (GVC lên lớp). Tiết 4 : ĐỊA LÍ : Bài 7:HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤTCỦA NGƯỜI DÂN Ở TÂY NGUYÊN I. MỤC TIÊU :- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Tây Nguyên: + Trồng cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, hồ tiêu, chè,...) trên đất ba Dan. + Chăn nuôi trâu, bò trên đồng cỏ. - Dựa vào các bảng số liệu biết loại cây công nghiệp và vật nuôi được nuôi, trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên. - Quan sát hình, nhận xét về vùng trồng cà phê ở Buôn Ma Thuột. * Hs biết được các hoạt động chăn nuôi gia súc của địa phương . II. CHUẨN BỊ :- Bản đồ Địa lí tự nhiên VN . III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP : Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. KTBC :- Kể tên các dân tộc đã sống từ - HS trả lời câu hỏi lâu đời ở Tây Nguyên. - HS khác nhận xét, bổ sung. - Nêu một số nét về trang phục và lễ hội ở Tây Nguyên. - GV nhận xét ghi điểm. 2. Bài mới :.

<span class='text_page_counter'>(93)</span> a .Giới thiệu bài: b. Giảng bài : 1/.Trồng cây công nghiệp trên đất ba dan . + Hoạt động nhóm : - GV cho HS dựa vào kênh chữ và kênh hình ở mục 1, HS trong nhóm thảo luận theo các câu hỏi gợi ý sau : ? Kể tên những cây trồng chính ở Tây Nguyên (quan sát lược đồ hình 1). Chúng thuộc loại cây công nghiệp, cây lương thực hoặc rau màu ? ? Cây công nghiệp lâu năm nào được trồng nhiều nhất ở đây? (quan sát bảng số liệu ) ? Tại sao ở Tây Nguyên lại thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp ? - GV cho các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. - GV sửa chữa, giúp các nhóm hoàn thiện phần trả lời. + Hoạt động cả lớp :-GV yêu cầu HS quan sát tranh, ảnh vùng trồng cây cà phê ở Buôn Ma Thuột hoặc hình 2 trong SGK, nhận xét vùng trồng cà phê ở Buôn Ma Thuột - GV gọi HS lên bảng chỉ vị trí ở Buôn Ma Thuột trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN. - HS thảo luận nhóm. N1: Cao su, cà phê, hồ tiêu, chè … Chúng thuộc loại cây công nghiệp . N2 : Cây cà phê được trồng nhiều nhất. N3 : Vì phần lớn các cao nguyên ở Tây Nguyên được phủ đất đỏ ba dan. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình . - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS quan sát tranh, ảnh và hình 2 trong SGK. - HS lên bảng chỉ vị trí trên bản đồ.. + Cà phê Buôn Ma Thuột thơm ngon nổi tiếng không chỉ ở trong nước mà còn ở cả nước ngoài. ? các em biết gì về cà phê Buôn Ma - HS xem sản phẩm. Thuột? - GV giới thiệu cho HS xem một số tranh, ảnh về sản phẩm cà phê của Buôn Ma thuột (cà phê hạt, cà phê bột…) ? Hiện nay, khó khăn lớn nhất trong việc + Tình trạng thiếu nước vào mùa trồng cây công nghiệp ở Tây Nguyên là khô. gì? ? Người dân ở Tây Nguyên đã làm gì để + Phải dùng máy bơm hút nước khắc phục khó khăn này ? ngầm lên để tưới cây. + GV nhận xét, kết luận. Đất đỏ ba dan tơi xốp rất thích hợp cho T/ Nguyên trồng các loại cây công nghiệp lâu năm, mang lại nhiều giá trị k/ tế cao . 2/Chăn nuôi trên các đồng cỏ: - Hoạt động cá nhân . - Cho HS dựa vào hình 1, bảng số liệu, - HS dựa vào SGK để trả lời câu mục 2 trong SGK, trả lời các câu hỏi sau : hỏi: ? Hãy kể tên những vật nuôi chính ở Tây + Trâu, bò, voi. Nguyên..

<span class='text_page_counter'>(94)</span> ? Con vật nào được nuôi nhiều ở Tây Nguyên? ? Tại sao ở Tây Nguyên lại thuận lợi để phát triển chăn nuôi gia súc lớn ? ?Ở Tây Nguyên voi được nuôi để làm gì ? * ở Địa phương mình chăn nuôi gia súc như con gì? ? Trên các cao nguyên ở T/ Nguyên có nhữnh vùng đất ntn? 4.Củng cố - Dặn dò:? Kể tên các loại cây trồng và con vật chính ở Tây Nguyên ? ? Tây Nguyên có những thuận lợi nào để phát triển chăn nuôi gia súc ? + GV liên hệ thực tế với địa phương mình. - Nhận xét tiết học. - Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài phần tiếp theo.. + Bò được nuôi nhiều nhất. + Vì Tây Nguyên có đồng cỏ xanh tốt. + Voi được nuôi để chuyên chở hàng hóa. * ... dª, tr©u, bß, lîn, ... - Hs nªu ghi nhí cña bµi(89).. Tiết 5 : KỸ THUẬT KHÂU ĐỘT THƯA(2tiết ) I.MỤC TIÊU:- Biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa. - Khâu được các mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.(HS khá - giỏi khâu được các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm. * Có ý thức rèn luyện kĩ năng khâu đột thưa để áp dụng vào cuộc sống. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:- Tranh quy trình khâu mũi đột thưa. - Hộp đồ dùng kĩ thuật. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: (Tiết 1) Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. KTBC: - Kiểm tra dụng cụ học tập. 2. Dạy bài mới: - Chuẩn bị đồ dùng học tập a) Giới thiệu bài: Khâu đột thưa. b) Hướng dẫn cách làm: + Hoạt động 1:- GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu: - GV giới thiệu mẫu đường khâu đột thưa, hướng - HS quan sát. dẫn HS quan sát các mũi khâu đột ở mặt phải, mặt trái đường khâu kết hợp với quan sát H.1 (SGK) và trả lời câu hỏi : ? Nhận xét đặc điểm mũi khâu đột thưa ở mặt trái và mặt phải đường khâu. - HS trả lời. ? So sánh mũi khâu ở mặt phải đường khâu đột thưa với mũi khâu thường. - Nhận xét các câu trả lời của HS và kết luận về mũi khâu đột thưa..

<span class='text_page_counter'>(95)</span> - GV gợi ý để HS rút ra khái niệm về khâu đột thưa(phần ghi nhớ). - Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kỹ thuật.- GV treo tranh quy trình khâu đột thưa: - Hướng dẫn HS quan sát các hình 2, 3, 4, (SGK) để nêu các bước trong quy trình khâu đột thưa. - Cho HS quan sát H2 và nhớ lại cách vạch dấu đường khâu thường, em hãy nêu cách vạch dấu đường khâu đột thưa. - Hướng dẫn HS đọc nội dung của mục 2 và quan sát hình 3a, 3b, 3c, 3d (SGK) để trả lời các câu hỏi về cách khâu các mũi khâu đột thưa. ? Em hãy nêu cách khâu mũi đột thưa thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm… ? Từ cách khâu trên, em hãy nêu nhận xét các mũi khâu đột thưa. - GV hướng dẫn thao tác bắt đầu khâu, khâu mũi thứ nhất, mũi thứ hai bằng kim khâu len. - GV và HS quan sát, nhận xét. - Dựa vào H4, em hãy nêu cách kết thúc đường khâu. *GV cần lưu ý những điểm sau:+Khâu đột thưa theo chiều từ phải sang trái. + Khâu đột thưa được thực hiện theo quy tắc “lùi 1, tiến 3”, + Không rút chỉ chặt quá hoặc lỏng quá. + Khâu đến cuối đường khâu thì xuống kim để kết thúc đường khâu như cách kết thúc đường khâu thường. - Gọi HS đọc ghi nhớ. - GV kết luận hoạt động 2. - Yêu cầu HS khâu đột thưa trên giấy kẻ ô li với các điểm cách đều 1 ô trên đường dấu. 3. Nhận xét- dặn dò:- Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS. - Chuẩn bị tiết sau.. - HS đọc phần ghi nhớ mục 2. - Cả lớp quan sát. - HS nêu. - Lớp nhận xét. - HS đọc và quan sát, trả lời câu hỏi.. - HS dựa vào sự hướng dẫn của GV để thực hiện thao tác. - HS nêu.. - 2 HS đọc. - HS tập khâu.. Thứ sáu ngày 05 tháng 10 năm 2012 TIẾT 1 : TOÁN Tiết 40: GÓC NHỌN - GÓC TÙ - GÓC BẸT I. MỤC TIÊU: - Giúp HS: - Nhận biết được góc vuông, góc tù, góc nhọn, góc bẹt(bằng trực giác hoặc sử dụng êke). * Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác khi làm toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:- Thước thẳng, ê ke (dùng cho GV và cho HS).

<span class='text_page_counter'>(96)</span> III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động d¹y 1. Bài cũ: - GV gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 5(48) a) X x 2 = 10 X = 10 : 2 X=5 - GV nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới : + Giới thiệu bài : ? lớp 3 các em đã được học góc nào? - Còn giờ học hôm nay cô sẽ giới thiệu với các em .Góc nhọn, góc tù, góc bẹt. a ) Góc nhọn: - GV gắn hình vẽ lên bảng góc nhọn như bài học trg SGK. - GV giới thiệu: Đây là góc nhọn. Đọc là : Góc nhọn đỉnh 0; Cạnh 0A, 0B - GV: dùng ê ke để kiểm tra độ lớn của góc nhọn AOB. ? Góc nhọn lớn hơn hay bé hơn góc vuông? b) Góc tù : - GV gắn hình vẽ lên bảng góc tù MON như SGK. - GV giới thiệu: Đây là góc tù .Đọc là: Góc tù đỉnh 0; cạnh 0M, 0N. - GV: dùng ê ke để kiểm tra độ lớn của góc tù MON. Hoạt động häc - 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. b) X : 6 = 5 X = 5x6 X = 30 - Góc vuông, góc không vuông. - HS nhắc đầu bài. - HS quan sát hình. - HS đọc : Góc nhọn đỉnh 0 ; cạnh 0A, OB.. - Góc nhọn bé hơn góc vuông. + HS nêu lại : Góc nhọn đỉnh 0; cạnh 0A, 0B. + Góc nhọn bé hơn góc vuông. - 1 HS vẽ trên bảng, HS cả lớp vẽ vào giấy nháp. (Lưu ý HS sử dụng ê ke để vẽ góc nhọn nhỏ hơn góc vuông). - HS quan sát hình. - HS nêu: Góc tù đỉnh 0;cạnh 0M, 0N ? Góc tù lớn hơn hay bé hơn góc - Góc tù lớn hơn góc vuông. vuông? + HS nêu lại : Góc tù đỉnh 0 ; cạnh c . Góc bẹt : 0M ; 0N. - GV gắn hình vẽ lên bảng góc bẹt + Góc tù lớn hơn góc vuông. COD như SGK. - 1 HS vẽ trên bảng, HS cả lớp vẽ vào - GV vừa vẽ hình vừa nêu:Thầy tăng giấy nháp. dần độ lớn của góc COD, đến khi hai cạnh OC và OD của góc COD “thẳng - HS quan sát hình. hàng” (cùng nằm trên một đường thẳng) với nhau. Lúc đó góc COD được gọi là góc bẹt. - GVghi bảng : Góc bẹt đỉnh 0; cạnh 0C, 0D. ? 3 điểm C, O, D của góc bẹt COD như thế nào với nhau ? - GV dùng ê ke để kiểm tra độ lớn của góc bẹt với góc vuông. ? Góc bẹt bằng mấy góc vuông? - HS nêu:Góc bẹt đỉnh 0; cạnh 0C , 0D..

<span class='text_page_counter'>(97)</span> c. Luyện tập - thực hành : Bài 1: Trg các góc sau đây, góc nào là góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt: - GV yêu cầu HS quan sát các góc trong SGK.. - GV + hs nhận xét Bài 2: Trong các hình tam giác sau: - GV hướng dẫn HS dùng ê ke để kiểm tra các góc của từng hình tam giác trong bài. - GV nhận xét 4. Củng cố- Dặn dò: - GV chỉ vào các góc trên hình vẽ ở bảng. + Liên hệ : Nêu tên các đồ dùng có góc nhọn, góc tù , góc bẹt , góc vuông (quay kim đồng hồ) - GV N/Xgiờ học.C/bÞ bµi sau.. - Thẳng hàng với nhau. - Góc bẹt bằng hai góc vuông. + HS nêu lại : Góc bẹt đỉnh 0 ; cạnh 0C, 0D. + Góc bẹt bằng hai góc vuông. - 1 HS vẽ trên bảng, HS cả lớp vẽ vào giấy nháp. - HS nhắc lại phần lí thuyết trên. - HS nêu y/ c của bài. - HS nêu miệng k/q. + Góc đỉnh A; cạnh AM, AN và Góc đỉnh D ; cạnh DV, DU là các góc nhọn. + Góc đỉnh B ; cạnh BP, BQ và Góc đỉnh O; cạnh OG, OH là các góc tù. + Góc đỉnh C ; cạnh CI ; CK là góc vuông. + Góc đỉnh E ; cạnh EX; EY là góc bẹt. - HS dùng ê ke kiểm tra góc và báo cáo kết quả: Hình tam giác ABC có ba góc nhọn. Hình tam giác DEG có một góc vuông. Hình tam giác MNP có một góc tù. - HS nêu : Góc nhọn đỉnh O ; cạnh ,... - Góc tù đỉnh O ; ... - Góc bẹt đỉnh O ; ..... Tiết 2 : TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN I. MỤC TIÊU: - Nắm được trình tự thời gian để kể lại đúng nội dung trích đoạn kịch Ở Vương quốc Tương Lai (bài TĐ tuần 7) - BT1. - Bước đầu nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian qua thực hành luyện tập với sự gợi ý cụ thể của GV (BT2, BT3). * Có ý thức dùng từ hay, viết câu văn trau chuốt, giàu hình ảnh. * Các KNS:- Tư duy sáng tạo; phân tích, phán đoán. - Thể hiện sự tự tin. - Xác định giá trị. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh hoạ truyện Ở vương quốc tương lai trang 70, 71 SGK. -Bảng phụ ghi sẵn cách chuyển thể một lời thoại trong văn bản kịch thành lời kể. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. KT Bài cũ:- Gọi HS lên bảng kể một - HS lên bảng kể chuyện. câu chuyện mà em thích nhất. - Gọi HS nhận xét xem câu chuyện bạn kể - HS nhận xét bạn kể. đã đúng trình tự thời gian chưa? Lời kể.

<span class='text_page_counter'>(98)</span> của bạn như thế nào? - Nhận xét và cho điểm từng HS . 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn HS làm bài: Bài 1:-Gọi HS đọc yêu cầu. ? Câu chuyện trong công xưởng xanh là lời thoại trực tiếp hay lời kể? - Gọi 1 HS giỏi kể mẫu lời thoại giữa Tintin và em bé thứ nhất. - Nhận xét, tuyên dương HS. - Treo bảng phụ đã ghi sẵn cách chuyển lời thoại thành lời kể. - Treo tranh minh hoạ truyện Ở vương quốc tương lai. Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm theo trình tự thời gian. - Tổ chức cho HS thi kể từng màn. -Gọi HS nhận xét bạn theo tiêu chí đã nêu. - Nhận xét, cho điểm HS. Bài 2:Gọi HS đọc yêu cầu. ? Trong truyện Ở vương quốc tương lai hai bạn Tin-tin và Mi-tin có đi thăm cùng nhau không? ? Hai bạn đi thăm nơi nào trước, nơi nào sau? - Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm.GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. - Tổ chức cho HS thi kể về từng nhân vật. - Gọi HS nhận xét nội dung truyện đã theo đúng trình tự không gian chưa? Bạn kể đã hấp dẫn, sáng tạo chưa? - Nhận xét cho điểm HS. Bài 3:- Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - Treo bảng phụ, yêu cầu HS đọc, trao đổi và trả lời câu hỏi. + Về trình tự sắp xếp.. - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK. + Câu chuyện trong công xưởng xanh là lời thoại trực tiếp. - HS kể. - Quan sát tranh, 2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện, sữa chữa cho nhau. - 3 đến 5 HS thi kể.. - 1 HS đọc thành tiếng. + Tin-tin và Mi-tin đi thăm khu xưởng xanh và khu vườn kì diệu cùng nhau. + Hai bạn đi thăm công xưởng xanh trước, khu vườn kì diệu sau. - 2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện, nhận xét, bổ sung cho nhau. Mỗi HS kể về một nhân vật Tin-tin hay Mi-tin. - 3 đến 5 HS tham gia thi kể. - Nhận xét về câu truyện và lời bạn kể. - 1 HS đọc thành tiếng. - Đọc trao đổi và trả lời câu hỏi. + Có thể kể đoạn Trong công xưởng xanh trước đoạn Trong khu vườn kì diệu và ngược lại. + Về từ ngữ nối hai đoạn? + Từ ngữ nối được thay đổi bằng các từ ngữ chỉ địa điểm. Theo cách kể 1 Theo c¸ch kÓ 2 Më ®Çu Mở đầu Mi - tin đến khu vơn kì diệu Đ1: Trước hết 2 bạn rủ nhau đến thăm §1: Më ®Çu công xưởng xanh Đ2: Trg khi Mi - tin đang ở khu vờn kì diệu thì Tin - tin tìm đến Mở đầu Đ2: Rời công xưởng xanh Tin - tin và Mi - c«ng xëng xanh. tin đến khu vườn kì diệu - HS lắng nghe . 3. Củng cố - dặn dò: + GV chốt lại ndung bài học. - Nhận xét tiết học..

<span class='text_page_counter'>(99)</span> - Dặn HS về nhà viết lại màn 1 hoặc màn 2 theo 2 cách vừa học.. Tiết 3 : Thể dục Bài 16 : ĐỘNG TÁC VƯƠN THỞ VÀ TAY TRÒ CHƠI “NHANH LÊN BẠN ƠI ” I. MỤC TIÊU :- Học hai động tác vươn thở và tay của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác. - Trò chơi: “Nhanh lên bạn ơi ” Yêu cầu tham gia trò chơi tuơng đối chủ động, nhiệt tình. II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN : -Trên sân trường.Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. -Chuẩn bị 1 còi, phấn trắng, thước dây, 4 cờ nhỏ, cốc đựng cát để phục vụ cho trò chơi. III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP: Nội dung Định Phương pháp tổ chức lượng 1 . Phần mở đầu: 6 phút - Lớp trưởng tập hợp lớp báo - Tập hợp lớp, ổn định: Điểm danh. cáo.  - GV phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học.  - Khởi động : Đứng tại chỗ xoay  các khớp cổ chân, cổ tay, đầu gối,  hông, vai. GV - Trò chơi : “Trò chơi hiệu lệnh ” - Đội hình trò chơi. 2. Phần cơ bản: 22 a) Bài thể dục phát triển chung: phút - Động tác vươn thở: 14 phút * Lần 1 : + GV nêu tên động tác. + GV làm mẫu, vừa làm mẫu vừa phân tích giảng giải từng nhịp để HS bắt chước, GV hướng dẫn cho - HS đứng theo đội hình 3 hàng HS cách hít vào bằng mũi và thở ra ngang. bằng miệng. Nhịp 1: chân trái bước sang ngang  rộng bằng vai, đồng thời hai tay  bước sang ngang ra trước, bàn tay  sấp, mắt nhìn thẳng, hít vào bằng GV mũi. Nhịp 5, 6, 7, 8 : như nhịp 1, 2, Nhịp 2: Từ từ hạ hai tay xuống và 3, 4. thở ra bằng miệng * Treo tranh : HS phân tích, Nhịp 3: Hai tay đưa từ dưới sang tìm hiểu các cử động của động ngang lên chếch cao (hình chữ v) tác tay theo tranh. lòng bàn tay hướng vào nhau, đầu * Lần 2 : GV vừa hô nhịp ngửa, mắt nhìn theo tay và từ từ hít chậm vừa quan sát nhắc nhở và sâu vào bằng mũi. cho 1 – 2 HS tập tốt ra làm Nhịp 4: Từ từ hạ hai tay xuống, mẫu. đồng thời thu chân trái về TTCB và * Lần 3: GV hô nhịp cho HS thở ra bằng miệng tập toàn bộ động tác..

<span class='text_page_counter'>(100)</span> Nhịp 5 , 6, 7, 8 : Như nhịp 1, 2, 3, 4 * Lần 4: Cho cán sự lớp lên nhưng đổi bên. hô nhịp cho cả lớp tập, GV theo * GV treo tranh : HS phân tích, tìm dõi sửa sai cho các em. hiểu các cử động của động tác theo - GV điều khiển kết hợp cho tranh. HS tập 2 động tác cùng một * Lần 2: GV vừa hô nhịp chậm vừa lượt. quan sát nhắc nhơ ûhoặc tập cùng - Cán sự lớp điều khiển hô nhịp với các em để HS cả lớp tập. * Lần 3: GV hô nhịp cho HS tập - GV chia tổ tập luyện do tổ toàn bộ động tác trưởng điều khiển, GV quan sát * Lần 4 : Cho cán sự lớp lên hô sửa chữa sai sót cho HS các tổ . nhịp cho cả lớp tập, GV theo dõi - Tập hợp cả lớp đứng theo tổ, sửa sai cho các em. 4 lần cho các tổ thi đua trình diễn. - Động tác tay : 8 nhịp GV cùng HS quan sát, nhận * Lần 1 : + GV nêu tên động tác. xét, đánh giá. GV sửa chữa sai + GV vừa làm mẫu vừa giải thích sót, biểu dương các tổ thi đua cho HS bắt chước. tập tốt . Nhịp1:Khuỵu gối, lưng thẳng, đồng * GV điều khiển tập lại cho cả thời hai tay giơ sang ngang rồi gập lớp để củng cố . khuỷu tay, các ngón tay đặt lên hõm vai - Học sinh 3 tổ chia thành 3 Nhịp2:Đứng thẳng đồng thời hai nhóm ở vị trí khác nhau để tay dang ngang, bàn tay ngửa. luyện tập. Nhịp3:Khuỵu gối, lưng thẳng, đồng  GV  thời hai tay đưa ra trước và vỗ tay   ngang ngực   Nhịp 4: Về TTCB.   b) Trò chơi : “Nhanh lên bạn ơi” -GV tập hợp HS theo đội hình chơi.  - Nêu tên trò chơi. GV giải thích  cách chơi và phổ biến luật chơi.  - Cho HS chơi thử. GV - Tổ chức cho HS thi đua chơi - HS chuyển thành đội hình chính thức có phân thắng thua và vòng tròn. đưa ra hình thức thưởng phạt vui, ngộ nghĩnh. - GV quan sát, nhận xét, biểu dương những HS chơi chủ động, nhiệt tình. 8 phút. 3. Phần kết thúc:- HS làm động tác thả lỏng.- GV cùng học sinh hệ - Đội hình hồi tĩnh và kết thúc. thống bài học.-GV nhận xét, đánh  giá kết quả giờ học và giao bái tập  về nhà.- GV hô giải tán.  GV - HS hô “khỏe”.. Tiết 4 : KHOA HỌC Bài 16: ĂN UỐNG KHI BỊ BỆNH.

<span class='text_page_counter'>(101)</span> I. MỤC TIÊU:- Nhận biết người bệnh cần được ăn uống đủ chất, chỉ một số bệnh phải ăn kiêng theo chỉ dẫn của bác sĩ. - Biết ăn uống hợp lí khi bị bệnh. - Biết cách phòng chống mất nước khi bị tiêu chảy: pha được dung dịch ô-rê-dôn hoặc chuẩn bị nước cháo muối khi bản thân hoặc người thân bị tiêu chảy. * Có ý thức tự chăm sóc mình và người thân khi bị bệnh. *Các KNS:- Kĩ năng tự nhận thức về chế độ ăn, uống khi bị bệnh thông thường. - Kĩ năng ứng xử phù hợp khi bị bệnh . II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:- Các hình minh hoạ trang 34, 35 - Phiếu ghi sẵn các tình huống. III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. KT Bài cũ: 1) Những dấu hiệu nào cho biết khi cơ - 2 HS trả lời.( phÇn bµi häc - 33) thể khoẻ mạnh ,khi bị bị bệnh? 2) Khi trg người cảm thấy khó chịu, k bình thường ta phải làm gì? - GV nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới: a.Giới thiệu bài:-Các em đã biết - HS lắng nghe. những dấu hiệu khi cơ thể bị bệnh. Còn bài học hôm nay sẽ giúp các em biết chế độ ăn uống khi bị 1 số bệnh thông thường, đặc biệt là bệnh tiêu chảy mà chúng ta rất hay mắc phải. b. Giảng bài: 1. Chế độ ăn uống khi bị bệnh.  Mục tiêu: Nói về chế độ ăn uống khi bị một số bệnh thông thường. 1) Thức ăn có chứa nhiều chất như:  Cách tiến hành: Thịt, cá, trứng, sữa, uống nhiều chất - GV tiến hành làm việc cả lớp. - Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ lỏng có chứa các loại rau xanh, hoa qu¶, đậu nành. trang 34, 35 /SGK ,TLCH: 1) Khi bị các bệnh thông thường ta 2) Thức ăn loãng như cháo thịt băm cần cho người bệnh ăn các loại thức ăn nhỏ, cháo cá, cháo trứng, nước cam vắt, nước chanh, sinh tố. Vì những nào ? 2) Đối với người bị ốm nặng nên cho loại thức ăn này dễ nuốt trôi, không làm cho người bệnh sợ ăn. ăn món đặc hay loãng ? Tại sao ? 3) Đối với người ốm không muốn ăn 3) Ta nên dỗ dành, động viên họ và cho ăn nhiều bữa trong một ngày. hoặc ăn quá ít nên cho ăn thế nào ? 4) Đối người bệnh cần ăn kiêng thì 4) Tuyệt đối phải cho ăn theo hướng dẫn của bác sĩ. nên cho ăn như thế nào ? 5) Làm thế nào để chống mất nước 5) Để chống mất nước cho bệnh nhân cho bệnh nhân bị tiêu chảy, đặc biệt là tiêu chảy, đặc biệt là trẻ em vẫn phải cho ăn bình thường, đủ chất, ngoài ra trẻ em ? - GV nhận xét, tổng hợp ý kiến của hs. cho uống dung dịch ô-rê-dôn, uống nước cháo muối. ? Khi bị bệnh , người bệnh phải được - HS nhận xét, bổ sung. ăn ntn?.

<span class='text_page_counter'>(102)</span> 2. Chăm sóc người bị tiêu chảy.  Mục tiêu: -Nêu được chế độ ăn uống của người bị tiêu chảy. - HS biết cách pha dung dịch ô-rê-dôn và chuẩn bị nước cháo muối.  Cách tiến hành: - GV chia lớp làm 2 nhóm . - Yêu cầu HS xem kĩ hình minh hoạ trang 35 / SGK và nói cách làm : nấu cháo muối và pha dung dịch ô-rê-dôn. - GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. - Gọi một vài nhóm lên trình bày cách làm. - Các nhóm khác theo dõi, bổ sung. - GV nhận xét, tuyên dương các nhóm làm đúng các bước và trình bày lưu loát. ? Ngoài ăn cháo uống dung dịch ô - rê - dôn ra còn cho người bệnh ăn các loại thức ăn bổ dưỡng nào ? + Kết luận: Người bị tiêu chảy mất rất nhiều nước . Do vậy ngoài việc người bệnh vẫn ăn bình thường, đủ chất dinh dưỡng chúng ta cần cho người bệnh uống thêm nước cháo muối và dung dịch ô - rê - dôn để chống mất nước. * Để k bị mắc bệnh tiêu chảy chúng ta cần phải ăn ,uống ntn? 3 . Xử lí tình huống: - GV phát phiếu ghi tình huống cho mỗi nhóm.( SGV). - Yêu cầu các nhóm cùng thảo luận tìm cách giải quyết - GV nhận xét tuyên dương cho nhóm trình bày tốt nhất. 3. Củng cố- dặn dò: + HS nêu lại các kết luận trên. ? Nếu em hoặc người thân bị mắc bệnh thì em phải làm thế nào? - GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS, nhóm HS tích cực tham gia xây dựng bài, nhắc nhở những HS còn chưa chú ý. - Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết. - Dặn HS luôn có ý thức tự chăm sóc mình và người thân khi bị bệnh.. - (hs đọc mục bạn cần biết - 35). - Hoạt động nhóm. + Nhãm 1 . Nãi c¸ch nÊu ch¸o muèi: - Cho 1 n¾m g¹o, 1 Ýt muèi, 4 b¸t níc vào nồi, đun nhỏ lửa đến khi thấy gạo nở bung thì dùng thìa đánh loãng và múc ra bát, để nguội rồi cho ngời bị tiªu ch¶y uèng. + Nhãm 2 . Nãi c¸ch pha dung dÞch « - rª - d«n. - Cho níc vµo cèc víi lîng võa uèng. Dïng kÐo s¹ch c¾t ®Çu gãi dung dÞch và đổ vào cốc có nớc. Lấy thìa khuấy đều cho tan ô - rê - dôn và cho ngời bÖnh uèng. + C¸c lo¹i thøc ¨n nh: c¸ ,thÞt, trøng, rau xanh, hoa qu¶.. - HS tù tr¶ lêi. - C¸c nhãm nhận tình huống và suy nghĩ cách gi¶i quyÕt. - HS trong nhóm tham gia giải quyết tình huống. Sau đó cử đại diện để trình bày trước lớp..

<span class='text_page_counter'>(103)</span> Tiết 5 : SINH HOẠT LỚP I. MỤC TIÊU : - Thực hiện nhận xét, đánh giá kết quả công việc tuần qua. - Biết được những công việc của tuần tới để sắp xếp,chuẩn bị. * Giáo dục và rên luyện cho HS tính tự quản, tự giác, thi đua, tích cực tham gia các hoạt động của tổ, lớp, trường. II. CHUẨN BỊ :- Bảng ghi sẵn tên các hoạt động, công việc của HS trong tuần. - Sổ theo dõi các hoạt động, công việc của HS III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : Hoạt động d¹y Hoạt động häc A. Nhận xét, đánh giá tuần qua : * GV ghi sườn các công việc -> h.dẫn HS dựa vào để nhận xét đánh giá: - Hs ngồi theo tổ - Chuyên cần, đi học đúng giờ * Tổ trưởng điều khiển các tổ viên - Chuẩn bị đồ dùng học tập trong tổ tự nhận xét,đánh giá mình. -Vệ sinh bản thân, trực nhật lớp, - Tổ trưởng nhận xét, đánh giá, xếp trường.Đồng phục, khăn quàng. loại các tổ viên - Xếp hàng ra vào lớp, thể dục, múa hát - Tổ viên có ý kiến tập thể. Thực hiện tốt A.T.G.T - Các tổ thảo luận, tự xếp loai tổ - Bài cũ,chuẩn bị bài mới mình - Phát biểu xây dựng bài * Ban cán sự lớp nhận xét đánh giá - Rèn chữ, giữ vở.Ăn quà vặt tình hình lớp tuần qua -> xếp loại - Tiến bộ hay Chưa tiến bộ các tổ: B. Một số việc tuần tới : - Lớp theo dõi, tiếp thu + biểu - Nhắc HS tiếp tục thực hiện các công dương việc đã đề ra - Khắc phục những tồn tại - Thực hiện tốt A.T.G.T - Các khoản tiền nộp của HS - Vệ sinh lớp, sân trường. - Theo dõi tiếp thu. TUẦN 9 Ngµy so¹n : 9/10 / 2011 Ngµy d¹y : T2/ 10 /10 /2011 TiÕt 1 NhËn xÐt ®Çu tuÇn ------------------------------------TiÕt 2.

<span class='text_page_counter'>(104)</span> TẬP ĐỌC. THƯA CHUYỆN VỚI MẸ I. MỤC TIÊU: 1. Đọc thành tiếng: - Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ. quan sang, cúc cắc, bắn toé, nhễ nhại,... - Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm. - Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung, nhân vật. - Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại. 2. Đọc - hiểu: - Hiểu nội dung bài: Cương ước mơ trở thành một thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý.(trả lời được các câu hỏi trong SGK) * C¸c KNS: - L¾ng nghe tÝch cùc. - Giao tiÕp. - Th¬ng lîng. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 85, SGK . - Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. KTBC: - 2 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn - HS lên bảng thực hiện yêu cầu. trong bài : "Đôi giày ba ta màu xanh"và TLCH. - Gọi 1 HS đọc toàn bài và nêu nội dung chính của bài. - Nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới: - Lắng nghe. a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu - 1 HS đọc bài bài: * Luyện đọc : + Đ1: Từ ngày phải nghỉ học … đến phải kiếm sống. ? Bµi nµy chia lµm mÊy ®o¹n? ( 2 ®o¹n) + Đ2: mẹ Cương … đến đốt cây bông. - Gọi HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc ).GV sữa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS nếu có. - Gọi HS đọc phần chú giải. - Đại diện cặp đọc. - Cho hs luyện đọc theo cặp (2 ph) - GV đọc mẫu chú ý giọng đọc. * Tìm hiểu bài: - 1 HS đọc, cả lớp theo dõi, trao - Gọi HS đọc đoạn 1 trao đổi và TLCH: đổi, tiếp nối nhau trả lời câu hỏi. + “thưa” có nghĩa là trình bày với.

<span class='text_page_counter'>(105)</span> ? Từ “thưa” có nghĩa là gì?. người trên về một vấn đề nào đó với cung cách lễ phép, ngoan ngoãn. 1) Cương xin mẹ đi học nghề rÌn gì? 1) Cương xin mẹ đi học nghề thợ rèn. Cương thương mẹ vất vả. Cương muốn tự mình kiếm sống. ? “Kiếm sống” có nghĩa là gì? + “kiếm sống” là tìm cách làm việc để tự nuôi mình. + Đoạn 1 nói lên điều gì? Đoạn 1: nói lên ước mơ của Cương - Gọi HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi. trở thành thợ rèn để giúp đỡ mẹ. 2) Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế - 1 HS đọc thành tiếng. 2) Mẹ cho là Cương bị ai xui, nhà nào? Cương thuộc dòng dõi quan sang. Bố của Cương sẽ không chịu cho Cương làm nghề thợ rèn, sợ mất 3) Cương thuyết phục mẹ bằng cách thể diện của gia đình. 3) Cương nghèn nghẹn nắm lấy nào? tay mẹ. Em nói với mẹ bằng những lời thiết tha: nghề nào cũng đáng trọng, chỉ có ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường. §o¹n 2: Cương thuyết phục để ? Nội dung chính của đoạn 2 là gì? mẹ hiểu và đồng ý với em. - Ghi ý chính đoạn 2. - 2 HS nhắc lại. - Gọi HS đọc bài. Cả lớp đọc thầm và 1 HS đọc thành tiếng, HS trao đổi trả lời câu hỏi 4, SGK. và trả lời câu hỏi. + C¸ch xng h«: §øng thø bÆc trªn dới trg gia đình. Cxng hô với mẹ rất lÔ phÐp, kÝnh träng.MÑ C¬ng xng mÑ. Gäi con rÊt dÞu dµng ©u yÕm. Qua c¸ch xng h« em thÊy t/c mÑ con rÊt th¾m thiÕt, th©n ¸i. + Cö chØ: Th©n mËt t×nh c¶m. - Néi dung: Cương ước mơ trở thành thợ rèn vì em cho rằng nghề ? Nội dung chính của bài là gì? nào cũng đáng quý và cậu đã thuyết phục được mẹ. * Luyện đọc diÔn c¶m: - HS đọc diễn cảm đoạn: Cơng thấy nghèn nghẹn ở cổ ... khi đốt cây bông. Gọi HS đọc phân vai. Cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay phù hợp từng nhân vật. - Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn văn . - Nhận xét ghi ®iÓm cho hs 3. Củng cố - dặn dò: ? Câu truyện của Cương có ý nghĩa gì? ? Em có ớc mơ làm nghề gì để kiếm.

<span class='text_page_counter'>(106)</span> sèng, nu«i b¶n th©n m×nh? - Nhận xét tiết học. - Dặn về nhà học bài, luôn có ý thức trò chuyện thân mật, tình cảm của mọi người trong mọi tình huống vµ xem bài Điều ước của vua Mi- đát. ------------------------------------TiÕt 3 TOÁN: TiÕt thø 41:. HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC I. MỤC TIÊU: - Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc. - Kiểm tra được hai đường thẳng vuông góc với nhau bằng ê ke. * GD HS tính cẩn thận trong khi làm tính. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Ê ke, thước thẳng (cho GV và HS). III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. KTBC: - KiÓm tra VBT cña hs 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài - HS nghe. b. Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc: - GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD và hỏi: - Hình ABCD là hình chữ nhật. - Đọc tên hình trên bảng và cho biết đó là hình gì ?. ? Các góc A, B, C, D của hình chữ nhật ABCD là góc gì ? (góc nhọn, góc vuông, góc tù hay góc bẹt ?) - GV vừa thực hiện thao tác, vừa nêu: kéo dài DC thành đường thẳng DM, kéo dài cạnh BC thành đường thẳng BN. Khi đó ta được hai đường thẳng DM và BN vuông góc với nhau tại điểm C. - GV: Hãy cho biết góc BCD, góc DCN, góc NCM, góc BCM là góc gì ? ? Các góc này có chung đỉnh nào ? - Như vậy hai đường thẳng BN và DM vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh C. - GV yêu cầu HS quan sát để tìm hai đường thẳng vuông góc có trong thực tế cuộc sống.. - Các góc A, B, C, D của hình chữ nhật ABCD đều là góc vuông. - HS theo dõi thao tác của GV.. - Là góc vuông. - Chung đỉnh C.. HS nêu: hai mép của quyển sách, quyển vở, hai cạnh của cửa sổ, cửa ra vào, hai cạnh của bảng đen, ….

<span class='text_page_counter'>(107)</span> - Hướng dẫn HS vẽ hai đường thẳng vuông góc với nhau. + Vẽ đường thẳng AB. + Đặt một cạnh ê ke trùng với đường thẳng AB, vẽ đường thẳng CD dọc theo cạnh kia của ê ke. Ta được AB và CD vuông góc với nhau. - GV yêu cầu HS cả lớp thực hành vẽ đường thẳng NM vuông góc với đường thẳng PQ tại O. c. Luyện tập, thực hành : Bài 1 - GV vẽ lên bảng hình a, b trong SGK. ? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?. - HS theo dõi thao tác của GV và làm theo.. - 1 HS lên bảng vẽ, HS cả lớp vẽ vào giấy nháp.. - Dùng ê ke để kiểm tra hai đường thẳng có vuông góc với nhau - GV yêu cầu HS cả lớp cùng kiểm tra. không. - GV yêu cầu HS nêu ý kiến. - HS dùng ê ke để kiểm tra hình vẽ ? Vì sao em nói hai đường thẳng HI và trong SGK KI vuông góc với nhau ? - Vì khi dùng ê ke để kiểm tra thì thấy hai đường thẳng này cắt nhau Bài 2 tạo thành 4 góc vuông có chung - GV yêu cầu HS đọc đề bài. đỉnh I. - GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD, sau đó yêu cầu HS suy nghĩ và ghi tên - 1 HS đọc trước lớp. các cặp cạnh vu«ng góc với nhau có - HS viết tên các cặp cạnh, sau đó 1 đến 2 HS kể tên các cặp cạnh trong hình chữ nhật ABCD . mình tìm được trước lớp: - GV nhận xét và kết luận về đáp án AB và AD, AD và DC, DC và CB, CD và BC, BC và AB. đúng. Bài 3: Dùng ê ke để kiểm tra rồi nêu tên tõng cÆp ®o¹n th¼ng vu«ng gãc víi nhau trg ý a. - GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó tự - HS dùng ê ke để kiểm tra các làm bài. hình trong SGK sau đó ghi tên các - GV yêu cầu HS trình bày bài làm cặp cạnh vuông góc với nhau vào trước lớp. vở. - GV nhận xét và cho điểm HS. - Gãc vu«ng ta cã: AE, ED lµ 1 cÆp ®o¹n - 1 HS đọc các cặp cạnh mình tìm được trước lớp, HS cả lớp theo dõi th¼ng vu«ng gãc víi nhau. - CD, DE lµ 1 cÆp ®o¹n th¼ng vu«ng gãc và nhận xét. víi nhau. 4. Củng cố- Dặn dò: - Gv nh¾c l¹i néi dung bµi. - GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. ------------------------------------TiÕt 4 MÜ thuËt GVC lªn líp ------------------------------------TiÕt 5.

<span class='text_page_counter'>(108)</span> ĐẠO ĐỨC Bµi 5. TIẾT KIỆM THỜI GIỜ ( T1 ) I. MỤC TIÊU: - Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ. - Biết được lợi ích của việc tiết kiệm thời giờ.(HS khá - giỏi biết được vì sao cần phải tiết kiệm thời giờ). - Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt,... hằng ngày một cách hợp lí. * GD HS biết quý trọng và sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm. * C¸c KNS: - Kĩ năng xác định giá trị của thời giờ là vô giá. - Kĩ năng lập kế hoạch khi làm việc, học tập để sử dụng thời giờ hiệu quả. - KÜ n¨ng qu¶n lÝ thêi giê trg sinh ho¹t vµ häc tËp h»ng ngµy. - KÜ n¨ng b×nh luËn , phª ph¸n viÖc l·ng phÝ thêi giê. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - SGK Đạo đức 4. - Mỗi HS có 3 tấm bìa màu: xanh, đỏ và trắng. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. KTBC: ? Nêu phần ghi nhớ của bài “Tiết kiệm tiền của”. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài b. Nội dung: * Hoạt động 1: Kể chuyện “Một phút” trong SGK/14- 15 - GV kể mÉu ? Mi - chi - a đã biết tiết kiệm thời giờ cha? ? Chuyện gì xảy ra trg đợt thi trợt tuyÕt?. - HS nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe. - ... cha biÕt tiÕt kiÖm thêi giê, lóc nµo còng nãi 1 phót n÷a th«i. - ... sau VÐch to1phót th«i nhng VÐch to đã đợc giải nhất. - còn Mi -chi - a chỉ đợc giải nhì. - KÕt luËn: Mỗi phút điều đáng *Vậy thời gian có đáng quý k? quý. Chúng ta phải tiết kiệm thời giờ. *Thảo luận nhóm (Bài tập 1- - Các nhóm thảo luận để trả lời tán thành hay không tán thành theo từng SGK/15) - GV chia 3 nhóm và giao nhiệm vụ nội dung tình huống. cho mỗi nhóm thảo luận: - Cả lớp trao đổi, thảo luận và giải Nhóm 1 câu a,b; thích. Nhóm 2 câu c,d; Nhóm 3 câu đ,e *Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (Bài tập 2- SGK/16) - GV chia 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về một tình - ... sẽ k đợc vào phòng thi huống. Nhóm 1 : Điều gì sẽ xảy ra nếu HS.

<span class='text_page_counter'>(109)</span> đến phòng thi bị muộn. Nhóm 2 : Nếu hành khách đến muộn giờ tàu, máy bay thì điều gì sẽ xảy ra? Nhóm 3 : Điều gì sẽ xảy ra nếu người bệnh được đưa đến bệnh viện cấp cứu chậm? - GV chèt l¹i: *Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ (bài tập 3- SGK) Thảo luận nhóm: - GV lần lượt nêu từng ý kiến trong BT 3 Em hãy cùng các bạn trong nhóm trao đổi và bày tỏ thái độ về các ý kiến sau (Tán thành, phân vân hoặc không tán thành) : a/. Thời giờ là quý nhất. b/. Thời giờ là thứ ai cũng có, chẳng mất tiền mua nên không cần tiết kiệm. c/. Tiết kiệm thời giờ là học suốt ngày, không làm việc gì khác. d/. Tiết kiệm thời giờ là tranh thủ làm nhiều việc trong cùng 1 lúc. - GV đề nghị HS giải thích về lí do lựa chọn của mình. - GV kết luận: + Ý kiến a là đúng. + Các ý kiến b, c, d là sai - GV yêu cầu 2 HS đọc phần ghi nhớ. 4. Củng cố - Dặn dò: - Tự liên hệ bản thân. - Lập thời gian biểu hằng ngày của bản thân (Bài tập 4- SGK/16) ? Em đã biết tiết kiệm thời giờ chưa? Hãy trao đổi với bạn bên cạnh 1 số việc cụ thể mà em đã làm để tiết kiệm thời giờ. -Viết, vẽ, sưu tầm các mẩu chuyện, truyện kể, tấm gương, ca dao, tục ngữ về tiết kiệm thời giờ (Bài tập 5-SGK/ 16). - ... cã thÓ bÞ nhì tµu, m¸y bay. - ... có thể nguy hiểm đến tính mạng.. - HS bày tỏ thái độ đánh giá theo các phiếu màu theo quy ước như ở hoạt động 3 tiết 1- bài 3.. - 2 HS đọc.. -----------------------------------------------------------------------Ngµy so¹n : 10 / 10 / 2011 Ngµy d¹y : T 3 / 11/ 10 / 2011 TiÕt1 TiÕt thø 42 TOÁN:.

<span class='text_page_counter'>(110)</span> HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG I. MỤC TIÊU: - Có biểu tượng về hai đường thẳng song song. - Nhận biết được hai đường thẳng song song. * Giáo dục HS thêm yêu môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Thước thẳng và ê ke. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. KTBC: KiÓm tra VBTcña hs - GV nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài: - HS nghe. b. Giới thiệu hai đường thẳng song song : - GV vẽ lên bảng hình chữ nhật - Hình chữ nhật ABCD. ABCD và yêu cầu HS nêu tên hình. - GV dùng phấn màu kéo dài hai - HS theo dõi thao tác của GV. cạnh đối diện AB và DC về hai phía A B và nêu: Kéo dài hai cạnh AB và DC của hình chữ nhật ABCD ta được hai đường thẳng song song với nhau. - GV yêu cầu HS tự kéo dài hai cạnh đối còn lại của hình chữ nhật là AD và BC và hỏi: ? Kéo dài hai cạnh AC và BD của hình chữ nhật ABCD chúng ta có - Kéo dài hai cạnh AD và BC của được hai đường thẳng song song hình chữ nhật ABCD chúng ta cũng không? được hai đường thẳng song song. - GV nêu: Hai đường thẳng song song với nhau không bao giờ cắt - HS nghe giảng. nhau. - GV yêu cầu HS quan sát để tìm hai đường thẳng song song có trong - HS tìm và nêu: 2 mép đối diện của thực tế cuộc sống. quyển sách hình chữ nhật, 2 cạnh đối - GV yêu cầu HS vẽ hai đường diện của bảng đen, của cửa sổ, … thẳng song song. - HS vẽ hai đường thẳng song song. c. Luyện tập, thực hành : Bài 1 - GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD, sau đó chỉ cho HS thấy rõ hai - Quan sát hình. cạnh AB và DC là một cặp cạnh song song với nhau. ? Ngoài cặp cạnh AB và DC trong hình chữ nhật ABCD còn có cặp - Cạnh AD và BC song song với cạnh nào song song với nhau ? nhau. - GV vẽ lên bảng hình vuông.

<span class='text_page_counter'>(111)</span> MNPQ và yêu cầu HS tìm các cặp cạnh // với nhau có trong hình vuông - Cạnh MN song song với QP, cạnh MNPQ. MQ song song với NP. Bài 2 - GV gọi 1 HS đọc đề bài trước lớp. - 1 HS đọc. - GV yêu cầu HS quan sát hình thật kĩ và nêu các cạnh song song với cạnh BE. Bài 3 - GV y/c HS q/s kĩ các hình trong bài. - Trong hình MNPQ có các cặp cạnh nào song song với nhau ? - Trong hình EDIHG có các cặp cạnh nào song song với nhau ? 4. Củng cố - Dặn dò: ? 2 đờng thẳng // với nhau có cắt nhau k? - GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.. - Các cạnh song song với BE là AG,CD.. - Đọc đề bài và quan sát hình. - ... cạnh MN song song với cạnh QP. - ... cạnh DI song song với cạnh HG, cạnh DG song song với IH. - ... k bao giê c¾t nhau.. --------------------. ------------------. TiÕt 2 LUYỆN TỪ VÀ CÂU :. MỞ RỘNG VỐN TỪ: ƯỚC MƠ I. MỤC TIÊU: - Biết thêm một số từ ngữ về chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ ; bước đầu tìm được một số từ cùng nghĩa với từ Ứớc mơ bắt đầu bằng tiếng ước, bằng tiếng mơ (BT1, BT2); ghép được từ ngữ sau từ ước mơ và nhận biết được sự đánh giá của từ ngữ đó(BT3), nêu được ví dụ minh hoạ về một loại ước mơ(BT4); hiểu được ý nghĩa hai thành ngữ thuộc chủ điểm(BT5a, c). * GD HS thêm yêu vẻ đẹp của Tiếng Việt. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Giấy khổ to và bút dạ. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. KTBC: - Gọi HS trả lời câu hỏi: Dấu ngoặc - HS ở dưới lớp trả lời. kép có tác dụng gì? - Nhận xét bài làm, cho điểm từng HS. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - Lắng nghe..

<span class='text_page_counter'>(112)</span> b. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: - Gọi HS đọc đề bài. - 1 HS đọc thành tiếng. - Yêu cầu HS đọc lại bài Trung thu độc - 2 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc lập, ghi vào vở nháp những từ ngữ đồng thầm và tìm từ. nghĩa với từ ước mơ. - Gọi HS trả lời. - Các từ: mơ tưởng, mong ước. ? Mong ước có nghĩa là gì? Mong ước : nghĩa là mong muốn thiết tha điều tốt đẹp trong tương ? Mơ tưởng nghĩa là gì? lai. “Mơ tưởng” nghĩa là mong mỏi và Bài 2: tưởng tượng điều mình muốn sẽ đạt - Gọi HS đọc yêu cầu. được trong tương lai. - Phát phiếu cho nhóm . - 1 HS đọc thành tiếng. - GV + hs nh/xÐt. - Nhận đồ dùng học tập và th¶o - Kết luận về những từ đúng. luËn - §¹i diÖn nhãm tr×nh bµy. - Viết vào vở bài tập. Bắt đầu bằng Bắt đầu bằng Tiếng ước tiếng mơ Ước mơ, ước Mơ ước mơ muốn, ước ao, tưởng, mơ ước mong, ước mộng. Bài 3: vọng. - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. - Yêu cầu HS thảo luận cặp đ«i để ghép - 1 HS đọc thành tiếng. - Yêu cầu 2 HS ngồi cùng bàn trao từ ngữ thích hợp. - Gọi HS trình bày, GV kết luận lời giải đổi, ghép từ. - Viết vào VBT. đúng.  Đánh giá cao: ước mơ đẹp đẽ, ước mơ cao cả, ước mơ lớn, ước mơ chính đáng.  Đánh giá không cao: ước mơ nho nhỏ.  Đánh giá thấp: ước mơ viÓn vông, ước mơ kì quặc, ước mơ dại dột. Bài 4: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm và tìm ví - 1 HS đọc thành tiếng. dụ minh hoạ cho những ước mơ đó. - Gọi HS phát biểu ý kiến. Sau mỗi HS - 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới thảo nói GV nhận xét xem các em tìm ví dụ luận viết ý kiến của các bạn vào vở nháp. đã phù hợp với nội dung chưa? - HS phát biểu ý kiến. Ví dụ minh hoạ: + Ước mơ đợc đánh giá cao: Là những ớc mơ vơn lên làm những việc có ích cho mäi ngêi: ¦íc m¬ trë thµnh b¸c sÜ giái ch÷a bÖnh cho ngêi nghÌo; ¦íc m¬ vÒ một cuộc sống no đủ k có chiến tranh..

<span class='text_page_counter'>(113)</span> + Ước mơ k đánh giá cao: Là những ớc m¬ thiÕt thùc gi¶n dÞ , cã thÓ thùc hiÖn đợc mà k cần nỗ lực lớn: VD : Ước mơ có đợc 1 chiếc xe đạp; Ước mơ đợc đi du lÞch,... + Ước mơ bị đánh giá thấp: Là những ớc mơ tầm thờng, viển vông , phi lí, k thể thực hiện đợc: VD : Ước k phải học bài mà bài làm vẫn đợc điểm cao,... Bài 5: - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. - Yêu cầu HS thảo luận để tìm nghĩa của các câu thành ngữ và em dùng thành ngữ đó trong những trường hợp nào? - Gọi HS trình bày. + GV kết luận về nghĩa đúng hoặc chưa đủ và tình huống sử dụng. + Cầu được ước thấy: đạt được điều mình mơ ước, + Ước sao được vậy: đồng nghĩa với cầu được ước thấy. + Ước của trái mùa: muốn những điều trái với lẽ thường. + Đứng núi này trông núi nọ: không bằng lòng với cái hiện đang có, lại mơ tưởng đến cái khác chưa phải của mình. - Yêu cầu HS đọc thuộc các thành ngữ. 3. Củng cố - dặn dò: + GV chèt l¹i bµi - Nhận xét tiết học. - Dặn HS ghi nhớ các từ thuộc chủ điểm ước mơ và học thuộc các câu thành ngữ.. - 1 HS đọc thành tiếng. - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi thảo luận.  Tình huống sử dụng: + Em được tặng thứ đồ chơi mà hình dáng đang mơ ước. Em nói: thật đúng là cầu được ước thấy. + Bạn em mơ ước đạt danh hiệu học sinh giỏi. Em nói với bạn: Chúc cậu ước sao được vậy. + Cậu chỉ toàn ước của trái mùa , bây giờ làm gì có loại rau ấy chứ. + Cậu hãy yên tâm học võ đi, đừng đứng núi này trông núi nọ kẻo hỏng hết đấy.. TiÕt 3 CHÍNH TẢ:. THỢ RÈN I. MỤC TIÊU: - Nghe - viết đúng chính tả; trình bày đúng các khổ thơ và dòng thơ 7 chữ. - Làm đúng bài tập chính tả phương ngữ(2) a/ b * Giáo dục HS biết “rèn chữ, giữ vở” II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bài tập 2a viết vào giấy khổ to và bút dạ. III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. KTBC: - Gọi HS lên bảng đọc cho 3 HS viết - HS thực hiện theo yêu cầu. bảng lớp, HS dưới lớp viết vào vở nháp. điện thoại, yên ổn, bay liệng, điên.

<span class='text_page_counter'>(114)</span> điển, chim yến, biêng biếc,… - Nhận xét chữ viết của HS trên bảng và vở chính tả. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn viết chính tả: * Tìm hiểu bài thơ: - Gọi HS đọc bài thơ. - Gọi HS đọc phần chú giải. ? Những từ ngữ nào cho em biết nghề thợ rèn rất vất vả?. - Lắng nghe.. - 2 HS đọc thành tiếng. - 1 HS đọc phần chú giải. + Các từ ngữ cho thấy nghề thợ rèn rất vả: ngồi xuống nhọ lưng, quệt ngang nhọ mũi, suốt tám giờ chân than mặt bụi, nước tu ừng ực, bóng nhẫy mồ hôi, thở qua tai. ? Nghề thợ rèn có những điểm gì vui + ... vui như diễn kịch, già trẻ như nhộn? nhau, nụ cười không bao giờ tắt. ? Bài thơ cho em biết gì về nghề thợ + ... nghề thợ rèn vất vả nhưng có rèn? nhiều niềm vui trong lao động. * Hướng dẫn viết từ khó: - Các từ: trăm nghề, quay một trận, bóng nhẫy, diễn kịch, nghịch,… - Yêu cầu HS tìm, luyện viết các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. * Viết chính tả: * Thu, chấm bài, nhận xét: c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả: Bài 2: - 1 HS đọc thành tiếng. a/. – Gọi HS đọc yêu cầu. - Nhận đồ dùng và hoạt động trong Phát phiếu và bút dạ cho từng nhóm. nhóm. Yêu vầu HS làm trong nhóm. Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung . - 2 HS đọc thành tiếng. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. - Đây là cảnh vật ở nông thôn vào - Gọi HS đọc lại bài thơ. những đêm trăng. ? Đây là cảnh vật ở đâu? Vào thời - Lắng nghe. gian nào? - Bài thơ Thu ẩm nằm trong chùm thơ thu rất nổi tiếng của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Ông được mệnh danh là nhà thơ của làng quê Việt Nam. Các em tìm đọc để thấy được nét đẹp của miền nông thôn. 3. Củng cố - dặn dò - Nhận xét chữ viết của HS. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học thuộc bài thơ thu Èm của Nguyễn Khuyến hoặc các câu ca dao và ôn luyện để chuẩn bị.

<span class='text_page_counter'>(115)</span> kiểm tra. TiÕt 4 KHOA HỌC: Bµi 17. PHÒNG TRÁNH TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC I. MỤC TIÊU: - Nêu được một số việc nên và không nên làm dể phòng tránh tai nạn đuối nước: + Không chơi đùa gần hồ, ao, sông, suối; giếng, chum, vại, bể nước phải có nắpđậy. + Chấp hành các quy định về an toàn khi tham gia giao thông đường thuỷ. + Tập bơi khi có người lớn và phương tiện cứu hộ. - Thực hiện được các quy tắc an toàn phòng tránh đuối nước. * GD HS luôn có ý thức phòng tránh tai nạn sông nước và vận động các bạn cùng thực hiện. II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Các hình minh hoạ trang 36, 37 / SGK - Phiếu ghi sẵn các tình huống. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi: 1) Em hãy cho biết khi bị bệnh cần - 2 HS trả lời. cho người bệnh ăn uống như thế nào ? 2) Khi người thân bị tiêu chảy em sẽ chăm sóc như thế nào ? - GV nhận xét và cho điểm HS. 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài: - HS lắng nghe. + Hoạt động 1: Những việc nên làm và không nên làm để phòng tránh tai nạn sông nước. * Mục tiêu: Kể tên một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước. * Cách tiến hành: - Tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi - Tiến hành thảo luận sau đó trình theo các câu hỏi: bày trước lớp. 1) Hãy mô tả những gì em nhìn thấy ở - Hình 1 : k nªn lµm. hình vẽ 1, 2, 3. Theo em việc nào nên - Hình 2 :nªn lµm. làm và không nên làm ? Vì sao ? - Hình 3 : viÖc lµm nµy k nªn lµm + HS gi¶i thÝch v× sao? 2) Theo em chúng ta phải làm gì để 2) ... phải vâng lời người lớn khi tham gia giao thông trên sông nước, phòng tránh tai nạn sông nước ? không nên chơi đùa gần ao hồ. Giếng phải được xây thành cao và có nắp đậy. - GV nhận xét ý kiến của HS..

<span class='text_page_counter'>(116)</span> ? Chúng ta k nên chơi đùa ở đâu? ? C¸c em cÇn chÊp hµnh tèt c¸c quy định nào? + Hoạt động 2: Những điều cần biết khi đi bơi hoặc tập bơi. * Mục tiêu: Nêu một số nguyên tắc khi đi bơi hoặc tập bơi. * Cách tiến hành: - GV chia HS thành các nhóm và tổ chức cho HS thảo luận nhóm. - HS các nhóm quan sát hình 4, 5 trang 37 / SGK, thảo luận và trả lời: 1) Hình minh hoạ cho em biết điều gì?. - HS lắng nghe, nhận xét, bổ sung. - HS đọc ý 1, 2 mục Bạn cần biết.. - HS tiến hành thảo luận. - Đại diện nhóm trình bày kết quả :. 1) Hình 4 minh hoạ các bạn đang bơi ở bể bơi đông người. Hình 5 minh 2) Theo em nên tập bơi hoặc đi bơi ở hoạ các bạn nhỏ đang bơi ở bờ biển. đâu? 2) Ở bể bơi nơi có người và phương 3) Trước khi bơi và sau khi bơi cần tiện cứu hộ. chú ý điều gì ? 3) ... phải vận động, tập các bài tập để không bị cảm lạnh hay “chuột rút”. Sau khi bơi cần tắm lại bằng xà bông và nước ngọt, dốc và lau hết - GV nhận xét các ý kiến của HS. nước ở mang tai, mũi. - Kết luận: ? ChØ tËp b¬i hoÆc b¬i ë nh÷ng n¬i ntn? - HS lắng nghe, nhận xét, bổ sung. + Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ, ý kiến. * Mục tiêu: Có ý thức phòng tránh tai - HS nªu môc b¹n cÇn biÕt ý 3 nạn đuối nước và vận động các bạn - Nhận phiếu, tiến hành thảo luận. cùng thực hiện. * Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm. - Phát phiếu ghi tình huống cho mỗi nhóm.. - Đại diện nhóm trình bày ý kiến.. - Yêu cầu các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi: Nếu mình ở trong tình huống đó em sẽ làm gì ? + Nhóm 1: Tình huống 1: §i häc vÒ Nga thÊy em nhá ®ang tranh cói xuèng bờ ao gần đờng để lấy quả bóng.Nếu là Nga em sÏ lµm g× ? + Nhúm 2: Tỡnh huống 2: Minh đến nhµ TuÊn ch¬i thÊy TuÊn võa nhÆt rau võa cho em bÐ ch¬i ë s©n giÕng. GiÕng. + Em sÏ b¶o c¸c b¹n k lÊy bãng n÷a. đứng xa bờ ao và đi nhờ ngời lớn lấy giúp. Vì trẻ em k nên đứng gần bờ ao rÊt dÔ bÞ ng· xuèng níc. + Em sÏ b¶o Minh mang rau vµo s©n nhà nhặt để và làm vừa trông em. để em bÐ ch¬i c¹nh giÕng rÊt nguy hiÓm... + Em sẽ trở về trờng nhờ sự giúp đỡ cña c¸c thÇy c« gi¸o hay vµo nhµ d©n gần đó nhờ các bác đa qua suối..

<span class='text_page_counter'>(117)</span> x©y thµnh cao nhng k cã n¾p ®Ëy. NÕu lµ Minh em sÏ nãi g× víi TuÊn? + Nhóm 3: Tình huống 3: Nhµ Linh vµ Hµ ë xa trêng , c¸ch 1 con suèi.§óng lúc đi học về thì trời đổ ma to, nớc suối chảy mạnh và đợi mãi k thấy ai đi qua . NÕu lµ Linh vµ Hµ em sÏ lµm g×? - HS nªu môc b¹n cÇn biÕt (37) 3. Củng cố - dặn dò: ? Chóng ta nªn t¾n ë s«ng , suèi ,ao ,hå k? ? Líp m×nh cã b¹n nµo hay ®i t¾m ë n¬i đó k? * Chóng ta nªn t¾m b»ng níc ntn lµ s¹ch? - GV nhận xét tiết học - Dặn HS luôn có ý thức phòng tránh tai nạn sông nước và vận động bạn bè, người thân cùng thực hiện.. TiÕt 5 LỊCH SỬ: Bµi 7. ĐINH BỘ LĨNH DẸP LOẠN 12 SỨ QUÂN I.MỤC TIÊU : - Nắm được những nét chính về sự kiện Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân: + Sau khi Ngô Quyền mất đất nước rơi vào cảnh loạn lạc, các thế lực cát cứ địa phương nổi dậy chia cát đâtd nước. + Đinh Bộ Lĩnh đã tập hợp nhân dân dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước. - Đôi nét về Đinh Bộ Lĩnh: Đinh Bộ Lĩnh quê ở vùng Hoa Lư, Ninh Bình, là một 12 sứ quân. II. CHUẨN BỊ : - Hình trong SGK - PHT của III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP : Hoạt động häc Hoạt động d¹y 1. KTBC : - Chiến thắng BĐ xảy ra vào thời gian - Cả lơp theo dõi và nhận xét. nào? 2. Bài mới : a. Giới thiệu : b. Gi¶ng bµi. 1) T×nh h×nh níc ta sau khi Ng« QuyÒn mÊt: - GV cho HS đọc SGK và trả lời câu - HS đọc. hỏi :.

<span class='text_page_counter'>(118)</span> ? Sau khi Ngô Quyền mất, tình hình - ... Triều đình lục đục tranh nhau nước ta như thế nào ? ngai vàng, đất nước bị chia cắt thành - GV nhận xét . 12 vùng, dân chúng đổ máu vô ích, ruộng đồng bị tàn phá, quân thù lăm 2) Thêi th¬ Êu cña §inh Bé LÜnh: le bờ cõi . ? Quê của đinh Bộ Lĩnh ở đâu? ? Truyện cờ lau tập trận nói lên điều + ... Hoa L, Gia ViÔn, Ninh B×nh. + ... từ nhỏ ĐBL đã tỏ ra có trí lớn. gì về ĐBL khi còn nhỏ? ? Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì? - Lớn lên gặp buổi loạn lạc, ĐBL đã xây dựng lực lượng đem quân đi dẹp loạn 12 sứ quân. năm 968 thống nhất ? Sau khi thống nhất đất nước ĐBL được giang sơn . - ĐBL lên ngôi vua, lấy niên hiệu là đã làm gì ? Đinh Tiên Hoàng, đóng đô ở Hoa Lư, GV giải thích các từ : + Hoàng: là Hoàng đế, ngầm nói đặt tên nước là Đại Cồ Việt, niên hiệu vua nước ta ngang hàng với Hoàng đế Thái Bình. Trung Hoa. + Đại Cồ Việt: nước Việt lớn. + Thái Bình: yên ổn, không có loạn lạc và chiến tranh. 3)T×nh h×nh níc ta sau khi thèng nhÊt: ( th¶o luËn nhãm) - Các nhóm lập bảng so sánh tình hình đất nước trước và sau khi được thống nhất .. Thêi gian. Tríc khi thèng nhÊt. C¸c mÆt -§Êt níc. - BÞ chia thµnh 12 vïng. - Triều đình. - Lục đục. - §êi sèng cña n/d©n. - Làng mạc, đồng ruộng bÞ tµn ph¸, d©n nghÌo khổ, đổ máu vô ích.. - GV nhận xét và kết luận.. Sau khi thèng nhÊt - §Êt níc quy vÒ 1 mèi - §îc tæ chøc l¹i quy cñ - Ruộng đồng trở lại xanh tơi , ngợc xuôi buôn bán,khắp nơi chùa tháp đợc x/dùng.. 4. Củng cố - Dặn dò: - HS đọc bài học trong SGK ? Nếu có dịp được về thăm kinh đô - §¹i diÖn nhãm th«ng b¸o k/qu¶ - Nhãm kh¸c bæ sung. Hoa Lư em sẽ nhớ đến ai ? * §Ó biÕt ¬n c«ng lao cña §BL c¸c em - 2 HS đọc cÇn ph¶i lµm g×? - HS trả lời - Nhận xét tiết học. - Xem lại bài, chuẩn bị bài : “Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược lần thứ nhất”..

<span class='text_page_counter'>(119)</span> -------------------------------------------------------------------------------Ngµy so¹n: 11 / 10 / 2011 Ngµy d¹y : T 4 / 12 / 10 / 2011 TiÕt 1 TẬP ĐỌC:. ĐIỀU ƯỚC CỦA VUA MI- ĐÁT I. MỤC TIÊU: 1. Đọc thành tiếng: - Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ. Mi- đát, Đi- ô- ni- dốt, Pác- tôn, sung sướng, rửa sạch,…. - Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi sau dấu phẩy, dấu chấm và giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm. - Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung , nhân vật. - Bước đầu biết đọc diễn cảm phân biệt lời các nhân vật (lời xin, lời khẩn cầu của Mi- đát, lời phán bảo oai vệ của thần Đi- ô- ni- dốt). 2. Đọc- hiểu: - Hiểu nội dung bài: Những ước muốn tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 90, SGK - Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. KTBC: - Gọi 1 HS đọc đọan 1 bài Thưa - 1 HS lờn bảng đọc. chuyện với mẹ và trả lời câu hỏi trong SGK. + ... nghÒ thî rÌn. ? C¬ng xin mÑ ®i häc nghÒ g×? - Nhận xét, cho điểm HS. - Lắng nghe. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn luyện đọc và tỡm hiểu - 1 hs khá đọc toàn bài. - HS nối tiếp nhau đọc ®o¹n. (2 lÇn) bài: + Đ1: Có lần thần Đi- ô- ni- dốt… * Luyện đọc: đến sung sướng hơn thế nữa. ? Bµi nµy chia lµm mÊy ®o¹n? (3 ®o¹n). + Đ2: Bọn đầy tớ … đến cho tôi được sống. + Đ3: Thần Đi- ô- ni- dốt… đến tham lam. - §äc tõ khã c/nh©n ,®/thanh - §äc tõ míi - §äc c©u khã - Luyện đọc theo cặp (2 ph) - Đại diện cặp đọc.

<span class='text_page_counter'>(120)</span> - 2 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc - GV đọc mẫu, chú ý giọng đọc. thầm 3 . Tìm hiểu bài: + Thần Đi- ô- ni- dốt cho Mi- đát - Yêu cầu HS đọc đoạn 1 trao đổi và trả một điều ước. lời câu hỏi. ? Thần Đi- ô- ni- dốt cho vua Mi- đát 1) Vua Mi- đat xin thần làm cho cái gì? mọi vật ông chạm vào đều biến 1) Vua Mi- đát xin thần §i - « - ni - dèt thành vàng. + Vì ông ta là người tham lam. điều gì? ? Theo em, vì sao vua Mi- đát lại ước 2) Vua bẻ thử một cành sồi, ngắt thử như vậy? 2) Thoạt đầu ®iều ước được thực hiện một quả táo, chúng đều biến thành vàng. Nhà vua tưởng như mình là tốt đẹp như thế nào? người sung sướng nhất trên đời. - §1: Điều ước của vua Mi- đát được thực hiện. ? Nội dung đoạn 1 là gì? - 2 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc - Yêu cầu HS đọc đoạn 2 và trả lời câu thầm hỏi + Khủng khiếp nghĩa là rất hoảng sợ, sợ đến mức tột độ. 3) Tại sao vua Mi- đát lại xin thần Đi- 3) Vì nhà vua nhận ra sự khủng khiếp của điều ước: vua không thể ô- ni- dôt lấy lại điều ước? ăn, uống bất cứ thứ gì. Vì tất cả mọi thứ ông chạm vào đều biến thành vàng. Mà con người không thể ăn vàng được. ? Đoạn 2 của bài nói điều gì? - §2: Vua Mi- đát nhận ra sự khủng - Yêu cầu HS đọc đoạn 3, trao đổi và khiếp của điều ước. trả lời câu hỏi. - 2 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc ? Vua Mi- đát có được điều gì khi thầm nhúng mình vào dòng nước trên sông Pác- tôn? + Ông đã mất đi phép màu và rửa 4) Vua Mi- đát hiểu ra điều gì? sạch lòng tham. 4) Vua Mi- đát hiểu ra rằng hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước ? Nội dung đoạn cuối bài là gì? muốn tham lam. - Gọi HS đọc toàn bài, cả lớp theo dõi - §3: Vua Mi- đát rút ra bài học và tìm ra ý chính của bài? quý. - 1 HS đọc thành tiếng. + Néi dung: Những điều ước tham 4) Luyện đọc diễn cảm: lam không bao giờ mang lại hạnh - Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm . phúc cho con người. ? Khủng khiếp nghĩa là thế nào?. - Tổ chức cho HS đọc phân vai. - Bình chọn nhóm đọc hay nhất.. - 1 HS đọc thành tiếng. HS phát biểu để tìm ra giọng đọc (như hướng.

<span class='text_page_counter'>(121)</span> 3. Củng cố – dặn dò: ? câu chuyện giúp em hiểu điều gì? - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và soạn bài ôn tập tuần 10.. dẫn) - Nhiều nhóm HS tham gia.. - Lßng tham lam cña con ngêi k thÓ mang lại hạnh phúc cho con ngời đợc. ------------------------------------TiÕt 2 ¢m nh¹c GVC lªn líp ---------------------------------------TiÕt 3 TOÁN:. VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC I. MỤC TIÊU : - Vẽ được đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng cho trước. - Vẽ được đường cao của một hình tam giác. * GD HS thêm yêu môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Thước thẳng và ê ke (cho GV và HS). III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. KTBC: Kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác. - Nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài: - HS nghe. 1 . Hướng dẫn vẽ đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng cho trước : - GV thực hiện các bước vẽ như - Theo dõi thao tác của GV. SGK đã giới thiệu, vừa thao tác vẽ vừa nêu cách vẽ cho HS cả lớp quan sát (vẽ theo từng trường hợp). - GV tổ chức cho HS thực hành vẽ. + Yêu cầu HS vẽ đường thẳng AB Điểm E nằm ngoài đường thẳng AB. bất kì. - 1 HS lên bảng vẽ, HS cả lớp vẽ + Lấy điểm E trên đường thẳng AB vào vë. (hoặc nằm ngoài đường thẳng AB). + Dùng ê ke để vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và vuông góc với AB. - GV nhận xét và giúp đỡ các em còn chưa vẽ được hình. 2 . Hướng dẫn vẽ đường cao của tam giác :.

<span class='text_page_counter'>(122)</span> - GV vẽ lên bảng tam giác của ABC như phần bài học của SGK. - GV yêu cầu HS đọc tên tam giác. - GV yêu cầu HS vẽ đường thẳng đi qua điểm A và vuông góc với cạnh BC của hình tam giác ABC. - GV nêu: Qua đỉnh A của hình tam giác ABC ta vẽ đường thẳng vuông góc với cạnh BC, cắt cạnh BC tại điểm H. Ta gọi đoạn thẳng AH là đường cao của hình tam giác ABC. - GV nhắc lại: Đường cao của hình tam giác chính là đoạn thẳng đi qua một đỉnh và vuông góc với cạnh đối diện của đỉnh đó. - GV yêu cầu HS vẽ đường cao hạ từ đỉnh B, đỉnh C của hình tam giác ABC. 3 . LuyÖn tËp , thùc hµnh: Bài 1 - GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó vẽ hình. a) b) C. - Tam giác ABC. - 1 HS lên bảng vẽ, HS cả lớp vẽ vào giấy nháp.. A. H. B. C. - HS dùng ê ke để vẽ.. - 3 HS lên bảng vẽ hình, mỗi HS vẽ theo một trường hợp, HS cả lớp vẽ vào vở. c). E C. E. D D. E. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 2 - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - Đường cao AH của hình tam giác ABC là đường thẳng đi qua đỉnh nào của hình tam giác ABC, vuông góc với cạnh nào của hình tam giác ABC ? - GV yêu cầu HS cả lớp vẽ hình.. - Vẽ đường cao AH của hình tam giác ABC trong các trường hợp khác nhau. - Qua đỉnh A của tam giác ABC và vuông góc với cạnh BC tại điểm H.. - GV, HS nhận xét hình vẽ của các bạn trên bảng . - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 3 - GV yêu cầu HS đọc đề bài và vẽ đường thẳng qua E, vuông góc với DC tại G. - Hóy nờu tờn cỏc hỡnh chữ nhật đó.. - 3 HS lên bảng vẽ hình, mỗi HS vẽ đường cao AH trong một trường hợp, HS cả lớp dùng bút chì vẽ vào vë. - HS vẽ hình vào vë. B E A. D. G. C.

<span class='text_page_counter'>(123)</span> - GV hỏi thêm: - HS nêu : ABCD, AEGD, EBCG. + AB và DC. ? Những cạnh nào vuông góc với EG ? + Các cạnh AB và DC song song với ? Các cạnh AB và DC như thế nào với nhau. nhau? + Các cạnh AD, EG, BC. ? Những cạnh nào vuông góc với AB ? + Song song với nhau. ? Các cạnh AD, EG, BC như thế nào với nhau ? 4. Củng cố - Dặn dò:. - GV chèt l¹i bµi häc. - GV tổng kết giờ học. - Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. --------------------. -----------------TiÕt 4 KỂ CHUYỆN. KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA I. MỤC TIÊU: - Chọn một câu chuyện về ước mơ đẹp đẽ của mình hoặc bạn bè, người thân. - Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý; biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. * C¸c KNS: - ThÓ hiÖn sù tù tin. - L¾ng nghe tÝch cùc. - §Æt môc tiªu. - Kiên định. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ viết vắn tắt phần Gợi ý. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. KTBC: - Gọi HS lên bảng kể câu chuyện đã - HS lên bảng kể. nghe (đã dọc) về những ước mơ. - Nhận xét và cho điểm từng HS. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn kể chuyện: * Tìm hiểu bài:.

<span class='text_page_counter'>(124)</span> - Gọi HS đọc đề bài. - GV đọc, phân tích đề bài, dùng phấn - 2 HS đọc thành tiếng đề bài. màu gách chân dưới các từ: ước mơ đẹp của em, của bạn bè, người thân. - Yêu cầu của đề bài về ước mơ là gì? + Đề bài yêu cầu: Ước mơ phải có Nhân vật chính trong truyện là ai? thật. Nhân vật chính trong chuyện là em + Gọi HS đọc gợi ý 2. hoặc bạn bè, người thân. - Treo bảng phụ. - 3 HS đọc thành tiếng. - Em xây dựng cốt truyện của mình - 1 HS đọc nội dung trên bảng phụ. theo hướng nào? Hãy giới thiệu cho các bạn cùng nghe. * Kể trong nhóm: - Chia nhóm 4 HS, yêu cầu các em kể câu chuyện của mình trong nhóm. - Hoạt động trong nhóm. - GV đi giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn. * Kể trước lớp: - Tổ chức cho HS thi kể. - Mỗi HS kể GV ghi nhanh lên bảng tên HS, tên truyện, ước mơ trong truyện. - Sau mỗi HS kể, GV yêu cầu HS dưới lớp hỏi bạn về nội dung, ý nghĩa, cách thức thực hiện ước mơ đó để tạo không khí sôi nổi, hào hứng ở lớp học. - Gọi HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu ở các tiết trước. - Nhận xét, cho điểm từng HS. 3. Củng cố - dặn dò: - GV chèt l¹i bµi. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà viết lại một câu chuyện các bạn vừa kể mà em cho là hay nhất và chuẩn bị bài kể chuyện Bàn chân kì diệu. --------------------. - 1 sè HS tham gia kể chuyện. - Hỏi và trả lời câu hỏi.. - Nhận xét nội dung truyện và lời kể của bạn.. ------------------. TiÕt 5 TẬP LÀM VĂN. LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN I. MỤC TIÊU: - Dựa vào trích đoạn Yết Kiêu và gợi ý trong SGK, bước đầu kể lại được câu chuyện theo trình tự không gian. * Rèn cho HS tính mạnh dạn khi trình bày bài văn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh hoạ trong SGK - Ý chính 3 đoạn viết sẵn trên b¶ng lớp. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:.

<span class='text_page_counter'>(125)</span> Hoạt động d¹y 1. KTBC: - Gọi HS kể lại chuyện ở vương quốc tương lai theo trình tự không gian và thời gian. - Nhận xét cách kể và cho điểm. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: - Gọi HS đọc từng đoạn trích phân vai, GV là người dẫn chuyện. - Nhắc HS : Giọng Yết Kiêu khảng khái, rắn rỏi, giọng người cha hiền từ, động viên, giọng nhà vua dõng dạc, khoan thai. + Cảnh 1 có những nhân vật nào? + Cảnh 2 có những nhân vật nào? + Yết Kiêu xin cha điều gì? + Yết Kiêu là người như thế nào? + Cha Yết Kiêu có đức tính gì đáng quý?. + Những sự việc trong hai cảnh của vở kịch được diễn ra theo trình tự nào?. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. - Câu chuyện Yết kiêu kể như gợi ý trong SGK là kể theo trình tự nào?. Hoạt động häc - 2 HS kể chuyện. - 2 HS nêu nhận xét. - Lắng nghe. - 3 HS đọc theo vai.. + Cảnh 1 có người cha và Yết Kiêu. + Cảnh 2 có Yết Kiêu và nhà vua. + Yết Kiêu xin cha đi giết giặc. + Yết Kiêu là người có lòng căm thù giặc sâu sắc, quyết chí giết giặc. + Cha Yết Kiêu tuy tuổi già, sống cô đơn, bị tàn tật nhưng có lòng yêu nước, gạt hoàn cảnh gia đình để động viên con lên đường đi đánh giặc. + Những sự việc trong hai của truỵên được diễn ra theo trình tự thời gian. Giặc Nguyên sang xâm lượt nước ta, Yết Kiêu xin cha lên đường giết giặc. Sau khi cha đồng ý, Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long Yết kiến vua Trần Nhân Tông. - 2 HS đọc thành tiếng. - Câu chuyện kể theo trình tự không gian, Yết Kiêu tới kinh thành, yết kiến vua Trần Nhân Tông kể trước sự việc diễn ra ở quê giữ Yết Kiêu và cha mình.. - GV: Khi kể chuyện theo trình tự không gian chúng ta có thể đảo lộn trật tự thời gian mà không làm cho câu chuyện bớt hấp dẫn. + Muốn giữ lại những lời đối thoại quan trọng ta làm thế nào? + Theo em nên giữ lại lời đối thoại nào + Đặt lời đối thoại sau dấu 2 chấm, khi kể chuyện này? trong dấu ngoặc kép. - Văn bản kịch sang lời kể chuyện. + Giữ lại lời đối thoại. - HS lắng nghe. Văn bản kịch. Chuyển thành lời kể.

<span class='text_page_counter'>(126)</span> - Nhà vua: Trẫm cho ngươi nhận lấy một - Cách 1 (có lời dẫn gián tiếp): loại binh khí. Thấy Yết Kiêu xin đi đánh giặc, nhà vua rất mừng, bảo chàng nhận một loại binh khí mà chàng ưa thích. - Cách 2 (có lời dẫn trức tiếp): Nhà vua rất hài lòng trước quyết tâm diệt giặc của Yết Kiêu, bèn bảo: “Trẫm cho nhà ngươi nhận lấy một loại binh khí”. - Tổ chức cho HS phát triển câu chuyện. + Phát phiếu và bút dạ cho từng nhóm. + Hoạt động trong nhóm. Ghi các Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận và làm bài nội dung chính vào phiếu và thực trong nhóm.GV đi giúp đỡ các nhóm. hành kể trong nhóm. - Tổ chức cho HS thi kể trước lớp. + Gọi HS kể từng ®o¹n truyện. - Mỗi HS kể từng đoạn chuyện. + Nhận xét và cho điểm HS. + Gọi HS kể toàn chuyện. + Nhận xét, bình chọn HS kể đúng nội - 3 HS kể toàn truyện. dung hay nhất và cho điểm HS. 3. Củng cố - dặn dò: - GV chèt l¹i néi dung bµi. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS vÒ nhà kể lại câu chuyện đã chuyển thể vào VBT (nếu có) và chuẩn bị bài sau. ------------------------------------------------------------------------------Ngµy so¹n : 11 / 10 / 2011 Ngµy d¹y : T5 / 13 / 10 / 2011 TiÕt 1 TOÁN:. VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG I. MỤC TIÊU: - Biết vẽ đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng cho trước(bằng thước kẻ và êke) * GD HS thích học Toán II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Thước thẳng và ê ke (cho GV và HS). III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. KTBC: K.tra VBT cña hs - GV nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài: - HS nghe. b. N«i dung bµi 1. Hướng dẫn vẽ đường thẳng đi.

<span class='text_page_counter'>(127)</span> qua một điểm và song song với một đường thẳng cho trước : - GV thực hiện các bước vẽ như SGK đã giới thiệu, vừa thao tác vẽ vừa nêu cách vẽ cho HS cả lớp quan sát. + GV vẽ lên bảng đường thẳng AB và lấy một điểm E nằm ngoài AB. + GV yêu cầu HS vẽ đường thẳng MN đi qua E và vuông góc với đường thẳng AB. + GV yêu cầu HS vẽ đường thẳng đi qua E và vuông góc với đường thẳng MN vừa vẽ. + GV nêu: Gọi tên đường thẳng vừa vẽ là CD, có nhận xét gì về đường thẳng CD và đường thẳng AB ? + GV kết luận: Vậy chúng ta đã vẽ được đường thẳng đi qua điểm E và song song với đường thẳng AB cho trước. - GV nêu lại trình tự các bước vẽ đường thẳng CD đi qua E và vuông góc với đường thẳng AB như phần bài học trong SGK. C .Luyện tập, thực hành : Bài 1 - GV vẽ lên bảng đường thẳng CD và lấy một điểm M nằm ngoài CD như hình vẽ trong bài tập 1. ? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?. - Theo dõi thao tác của GV.. - 1 HS lên bảng vẽ, HS cả lớp vẽ vào giấy nháp. - Hai đường thẳng này song song với nhau.. - Vẽ đường thẳng AB đi qua điểm M và // với đường thẳng CD. - Chúng ta vẽ đường thẳng đi qua ? Để vẽ được đường thẳng AB đi qua M và vuông góc với đường thẳng M và song song với đường thẳng CD, CD. trước tiên chúng ta vẽ gì ? - 1 HS lên bảng vẽ hình, HS cả lớp C D thực hiện vẽ hình vào vë. - N/ xÐt . A. M. B. Bài 3 - GV yêu cầu HS đọc bài, sau đó tự - 1 HS đọc đề bài. - 1 HS lên bảng vẽ, HS cả lớp vẽ vẽ hình. vào vë. B B. C E.

<span class='text_page_counter'>(128)</span> A - GV nhận xét và cho điểm HS. 4. Củng cố - Dặn dò: - GV nh¾c l¹i néi dung bµi. - GV tổng kết giờ học. - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.. D. a. Vẽ đờng thẳng đi qua B và // với AD. b. H×nh tø gi¸c ABED cã 4 gãc vu«ng.. --------------------. ------------------. TiÕt 2 LUYỆN TỪ VÀ CÂU:. ĐỘNG TỪ I. MỤC TIÊU: - Hiểu thế nào là động từ (từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật: người, sự vật,hiện tượng). - Nhận biết được động từ trong câu hoặc thể hiện qua trnh vẽ (BT mục III). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn ở BT1 phần nhận xét. - Tranh minh hoạ trang 94, SGK III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. KTBC: - Gọi HS đọc bài tập đã giao từ tiết - 2 HS đọc bài. trước. - Nhận xét và cho điểm từng HS. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - Viết câu văn lên bảng: Vua Mi- đát - HS đọc câu văn trên bảng. thử bẻ một cành såi, cành đó liền biến thành vàng. - Yêu cầu HS phân tích câu. - Phân tích câu: Vua/ Mi- đát /thử /bẻ/ một /cành/ cây sồ/i, cành. Đó/ liền/ biến thành/ - Những từ loại nào trong câu mà em đã vàng. biết? - Em đã biết: danh từ chung : vua, một, cành, sồi, vàng. - Vậy từ loại bẻ, biến thành là gì? - Danh từ riêng; Mi- đát Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời các câu hỏi đó. b. Tìm hiểu ví dụ: - Gọi HS đọc phần nhận xét. - 2 HS nối tiếp nhau đọc thành Yêu cầu HS thảo luận trong nhóm để tìm tiếng từng bài tập. các từ theo yêu cầu. - 2 HS ngồi bàn thảo luận, viết các - Gọi HS phát biểu ý kiến. Các HS khác từ tìm được vào vở nháp. nhận xét, bổ sung. - Phát biểu, nhận xét, bổ sung..

<span class='text_page_counter'>(129)</span> - Chữa bài (nếu sai) - Kết luận lời giải đúng. Các từ: - Chỉ hoạt động của anh chiến sĩ hoặc của thiếu nhi: nhìn, nghĩ, thấy. - Chỉ trạng thái của các sự vật. + Của dòng thác: đổ (đổ xuống) - Các từ nêu trên chỉ hoạt động, trạng + Của lá cờ: bay. thái của người, của vật. Đó là động từ, - Động từ là những từ chỉ hoạt vậy động từ là gì? động trạng thái của sự vật. c. Ghi nhớ: - Gọi HS đọc phần Ghi nhớ. - 3 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc - Vậy từ bẻ, biến thành có là động từ thầm để thuộc ngay tại lớp. không? Vì sao? - Bẻ, biến thành là động từ. Vì bẻ là từ chỉ hoạt động của người, biến - Yêu cầu HS lấy ví dụ về động từ chỉ thành là từ chỉ hoạt động của vật. hoạt động, động từ chỉ trạng thái. - Từ chỉ hoạt động : ăn cơm, xem ti vi, kể chuyện, múa hát, đi chơi, thăm ông bà, đi xe đạp, chơi điện d. Luyện tập: tử… Bài 1: * Từ chỉ trạng thái : bay là là, lượn - Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu. vòng. Yên lặng… - N/xét chốt lại lời giải đúng. + Các hoạt động ở nhà: Đánh răng , röa mÆt, röa cèc chÐn, tr«ng em, cho gµ ¨n, ch¨n vÞt, nhÆt rau, ch¨n tr©u , ®un nớc, nấu cơm , làm bài tập, đọc truyện , xem ti vi,... Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi. Dùng bút ghi vào vở nháp. - Gọi HS trình bày, HS khác theo dõi, bổ sung (nếu sai). - Kết luận lời giải đúng.. Bài 4: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Cho hs q/s tranh minh hoạ trg sgk và. - 1 HS đọc thành tiếng. - Viết vào vở bài tập: - HS nªu miÖng. + Hoạt động ở trờng: Học bài, làm bài, nghe giảng, đọc sách, trực nhật lớp, tập nghi thức đội , sinh hoạt v¨n nghÖ , chµo cê,... - 2 HS đọc thành tiếng. - HS ngồi cùng bàn trao đổi làm bài. - HS trình bày và nhận xét bổ sung. - Chữa bài (nếu sai) a/. đến - Yết kiến - cho - nhận – xin – làm – dùi – có thể - lặn. b/. mỉm cười - ưng thuận - thử bẻ - biến thành - ngắt - thành tưởng- có. - 1 HS đọc thành tiếng. - 2 HS lên bảng mô tả..

<span class='text_page_counter'>(130)</span> * Bạn nam làm động tác cúi gập người xuống. Bạn nữ đoán động tác : Cúi. gọi HS lên bảng chỉ vào tranh để mô tả + Bạn nữ làm động tác gối đầu vào trò chơi. tay, mắt nhắm lại. Bạn nam đoán đó là hoạt động Ngủ. + Từng tæ HS biểu diễn các hoạt - Hỏi HS đã hiểu cách chơi chưa? động có thể nhóm bạn làm bằng các - Tổ chức cho HS thi biểu diễn kịch cử chỉ, động tác. Đảm bảo HS nào câm. cũng được biểu diễn và đoán động tác. + Hoạt động trong nhóm. GV đi gợi ý các hoạt động cho từng nhóm. Ví dụ: * Động tác trong học tập: * Động tác khi vệ sinh thân thể hoặc môi truờng: * Động tác khi vui chơi, giải trí: - Tổ chức cho từng đợt HS thi: 2 nhóm thi. - Nhận xét tuyên dương. 3. Củng cố - dặn dò: ? Thế nào là động từ? - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà viết 10 từ chỉ động tác đã chơi ở trò chơi xem kịch câm ------------------------------------TiÕt 3 THỂ DỤC BÀI 17 ĐỘNG TÁC CHÂN TRÒ CHƠI “NHANH LÊN BẠN ƠI” I. MỤC TIÊU : - Ôn tập 2 động tác vươn thở và tay. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác. - Học động tác chân : Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác. - Trò chơi: “ Nhanh lên bạn ơi”. Yêu cầu tham gia trò chơi nhiệt tình chủ động. II. ĐẶC ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN : Địa điểm : Trên sân trường .Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. Phương tiện : Chuẩn bị 1- 2 còi, phấn viết, thước dây, 4 cờ nhỏ, cốc đựng cát. III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP: Nội dung Định Phương pháp tổ chức lượng 1 . Phần mở đầu: 8 phút.

<span class='text_page_counter'>(131)</span> - Tập hợp lớp, ổn định: Điểm danh sĩ số. - GV phổ biến nội dung : Nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học. - Khởi động : Đứng tại chỗ xoay các khớp cổ chân, cổ tay, đầu gối, hông, vai. - Trò chơi : “Trò chơi hiệu lệnh ” 2. Phần cơ bản: a) Bài thể dục phát triển chung: * Ôn động tác vươn thở : - GV nhắc nhở học sinh hít thở sâu khi tập. - GV uốn nắn cho các em từng cử động ở mỗi nhịp và hô thật chậm để tập HS động tác. * Ôn động các tay: - GV đếm nhịp hô dứt khoát cho HS luyện tập - HS tập GV theo dõi để nhắc nhở HS hướng chuyển động và duỗi thẳng chân. * Ôn hai động tác vươn thở và tay : - GV vừa làm mẫu vừa hô nhịp cho HS tập. - GV cử cán sự lên vừa hô nhịp vừa tập cùng các bạn. - GV nhận xét để nhấn mạnh ưu nhược điểm của hai động tác cho HS nắm. * Học động tác chân : * GV nêu tên động tác *GV làm mẫu nhấn mạnh ở những nhịp cần lưu y.ù *GV vừa làm mẫu chậm từng nhịp vừa phân tích giảng giải từng nhịp để HS bắt chước: (Như SGV) * GV treo tranh: HS phân tích, tìm hiểu các cử động của động tác theo tranh. * GV vừa hô nhịp chậm vừa quan sát nhắc nhở hoặc tập cùng với các em. *GV hô nhịp cho HS tập toàn bộ động tác. * Cho cán sự lớp lên hô nhịp cho. - Lớp trưởng tập hợp lớp báo cáo.. - Đội hình trò chơi. 22 phút - HS đứng theo đội hình 4 hàng ngang. 2–3 lần mỗi động tác 2 lần 8 nhịp. 4–5 lần mỗi lần 2 lần 8 nhịp. 2–3 lần 1–2 lần 1–2 lần.    GV.

<span class='text_page_counter'>(132)</span> cả lớp tập, GV theo dõi sửa sai cho các em. - Tập phối hợp cả 3 động tác vươn thở, tay, chân. 1 lần, mỗi động tác 2 lần 8 + Lần 1: GV hô nhịp cho cả lớp nhịp tập. + Lần 2: Cán sự vừa tập vừa hô nhịp cho cả lớp tập. + Lần 3: Cán sự chỉ hô nhịp cho 4 – cả lớp tập, GV quan sát, sửa sai 5phút cho HS, sau đó nhận xét. + Chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển, GV quan sát sửa chữa 1 lần sai sót cho HS các tổ 2–4 phút + Tập hợp cả lớp đứng theo tổ, cho các tổ thi đua thực hiện 3 động tác vươn thở, tay, chân. GV quan sát, 1 – 2 nhận xét, đánh giá, sửa chữa sai phút sót, biểu dương các tổ thi đua tập tốt. + GV điều khiển tập lại cho cả lớp 1 – 2 để củng cố phút b) Trò chơi : “Nhanh lên bạn ơi ” - GV tập hợp HS theo đội hình chơi - Nêu tên trò chơi - GV giải thích cách chơi và phổ biến luật chơi - Cho một tổ HS chơi thử - Tổ chức cho HS thi đua. - GV quan sát, nhận xét, biểu dương. 3. Phần kết thúc: - HS đứng tại chỗ làm động tác gập thân thả lỏng. - HS đứng tại chỗ vỗ tay hát. - GV cùng học sinh hệ thống bài học. - GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bái tập về nhà. - GV hô giải tán. --------------------. - Học sinh 3 tổ chia thành 3 nhóm ở vị trí khác nhau để luyện tập.  GV  .    GV - HS chuyển thành đội hình vòng tròn.. - Đội hình hồi tĩnh và kết thúc.    GV. HS hô “khỏe”.. -----------------TiÕt 5 ĐỊA LÍ: Bµi 8.

<span class='text_page_counter'>(133)</span> HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở TÂY NGUYÊN (TIẾP THEO) I. MỤC TIÊU : - Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Tây nguyên: + Sử dụng sức nước sản xuất điện. + Khai thác gỗ và lâm sản. - Nêu được vai trò của rừng đối với đời sốg và sản xuất: cung cấp gỗ, lâm sản, nhiều thú quý,... *HS Biết được sự cần thiết phải bảo vệ rừng. - Mô tả sơ lược đặc điểm sông ở Tây Nguyên: có nhiều thác, ghềnh. - Mô tả sơ lược: rừng rậm nhiệt đới( rừng rậm, nhiều loại cây, tạo thành nhiều tầng...), rừng khộp( rừng rụng lá mùa thu). - Chỉ trên bản đồ( lược đồ) và kể tên những con sông bắt nguồn từ Tây Nguyên: sông Xê Xan, sông XrêPôk, sông Đồng Nai. II. CHUẨN BỊ : - Bản đồ Địa lí tự nhiên VN. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP : Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. KTBC : Hs đọc ghi nhớ bài 7 GV nhận xét ghi điểm. - HS khác nhận xét ,bổ sung. 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài: b. Gi¶ng bài : 3. Khai thác søc nước : - Quan sát lược đồ hình 4, hãy : ? Kể tên một số con sông ở Tây - S«ng Ba, s«ng §ång Nai Nguyên. ? Tại sao các sông ở Tây Nguyên - V× c¸c con s«ng ë ®©y ch¶y qua nhiều vùng có độ cao khác nhau nên lắm thác ghềnh? lßng s«ng l¾m th¸c gÒnh ? Người dõn Tõy Nguyờn khai thỏc - ... để chạy tua bin s/x ra điện. sức nước để làm gì ? ? Các hồ chứa nước do nhà nước và - ... gi÷ níc , h¹n chÕ nh÷ng c¬n lò bÊt thêng. nhân dân xây dựng có tác dụng gì ? ? Chỉ vị trí nhà máy thủy điện Y- a- - Hs lªn chØ 3 con s«ng ,sông Xê Xan, li trên lược đồ hình 4 và cho biết nó s«ng Ba, s«ng Đồng Nai và nhà máy thủy điện Y- a- li trên BĐ Địa lí tự nằm trên con sông nào ? * ë Cao B»ng cã c¸c nhµ m¸y thuû nhiên VN. * Thuû ®iÖn Tµ Sa( Nguyªn B×nh), ®iÖn nµo ? 4. Rừng và việc khai thác rừng ở Th«ng Gãt ( Trïng Kh¸nh), suèi Cñn ( ThÞ x·), Nµ TÈ ( Qu¶ng Uyªn), Nµ Tây Nguyên: Loµ( Phôc Hoµ),... - GV yêu cầu HS quan sát hình 6, 7,và đọc mục 4 trong SGK, trả lời cỏc - ... rừng nhiệt đới ,rừng khộp. - Cã nhiÒu gç vµ c¸c l©m s¶n quý. câu hỏi sau : - Làm ra các sản phẩm đồ gỗ. ? Tây Nguyên có những loại rừng nào ? Rõng ë T/Nguyªn cã gi¸ trÞ g×? ? Gỗ đợc sử dụng làm gì?.

<span class='text_page_counter'>(134)</span> - ... cha tèt, vÉn cßn hiÖn tîng khai thác bừa bãi. ảnh hởng xấu đến môi trêng vµ sinh ho¹t cña con ngêi. ? Kể cỏc cụng việc cần phải làm trong - ... Khai thác rừng bừa bãi, đốt phá quy trình sản xuất ra các sản phẩm đồ rõng lµm n¬ng rÉy,më réng diÖn tÝch trång c©y c«ng nghiÖp k hîp lÝ vµ tËp gỗ.( H×nh 8, 9, 10) qu¸n du canh du c. ? ViÖc khai th¸c rõng hiÖn nay ntn? - Là những hộ gia đình cha có nơi sinh sống ổn định nay đây mai đó. - HS lên chỉ tên 3 con sông. ? Nguyên nhân và hậu quả của việc - K chÆt c©y ph¸ rõng. Trồng lại rừng mất rừng ở Tây Nguyên. ở những nơi đất trống, đồi trọc. + HS nªu kÕt luËn ? Thế nào là du canh, du cư ? ? Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ rừng ? - GV nhận xét và kết luận trg sgk 4. Củng cố - Dặn dò: - GV chèt l¹i néi dung bµi * ở địa phơng chúng ta đã bảo vệ rừng vµ ch¨m sãc rõng cha? - Nhận xét tiết học. - Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. --------------------. -----------------TiÕt 5 KỸ THUẬT:. KHÂU ĐỘT THƯA (Tiết 2) I. MỤC TIÊU: - Biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa. - Khâu được các mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.(HS khá - giỏi khâu được các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm. * GD HS có ý thức rèn luyện kĩ năng khâu đột thưa để áp dụng vào cuộc sống. II. ĐỒ DÙNG: Hộp đồ dùng kỹ thuật. III. CÁC HOẠT ĐỘNG: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. Kiểm tra bài cũ: - Chuẩn bị dụng cụ học tập. Kiểm tra dụng cụ của HS. 2. Dạy bài mới: a) Giới thiệu bài: b) HS thực hành khâu đột thưa: * Hoạt động 3:.

<span class='text_page_counter'>(135)</span> HS thực hành khâu đột thưa ? Các bước thực hiện cách khâu đột - HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực thưa. hiện các thao tác khâu đột thưa. - GV nhận xét và củng cố kỹ thuật khâu mũi đột thưa qua hai bước: + Bước 1:Vạch dấu đường khâu. + Bước 2: Khâu đột thưa theo đường vạch dấu. - HS lắng nghe. - GV hướng dẫn thêm những điểm cần lưu ý khi thực hiện khâu mũi đột - HS thực hành cá nhân. thưa. - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS và nêu thời gian yêu cầu HS thực hành. - GV quan sát uốn nắn thao tác cho những HS còn lúng túng hoặc chưa thực hiện đúng. * Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học - HS trưng bày sản phẩm. tập của HS - GV tổ chức cho HS trưng bày sản - HS lắng nghe. phẩm thực hành. - GV nêu tiêu chẩn đánh giá sản phẩm: + Đường vạch dấu thẳng, cách đều cạnh dài của mảnh vải. + Khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu. + Đường khâu tương đối phẳng, không bị dúm. + Các mũi khâu ở mặt phải tương đối bằng nhau và cách đều nhau. - HS tự đánh giá các sản phẩm theo + Hoàn thành sản phẩm đúng thời các tiêu chuẩn trên. gian quy định. - GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS. 4. Nhận xét- dặn dò: - Nhận xét sự chuẩn bị và tinh thần, thái độ, kết quả học tập của HS. - Hướng dẫn HS về nhà đọc trước và chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để học bài “khâu đột mau”. ------------------------------------------------------------------------------------Ngµy so¹n: 12 / 10 / 2011 Ngµy d¹y : T6 /14 / 10 / 2011 TiÕt 1 TOÁN: TiÕt 45.

<span class='text_page_counter'>(136)</span> Q. THỰC HÀNH VẼ HÌNH CHỮ NHẬT THỰC HÀNH VẼ HÌNH VUÔNG I. MỤC TIÊU: - Vẽ được hình chữ nhật, hình vuông( bằng thước kẻ và ê ke) - GD HS thích học Toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Thước thẳng và ê ke (cho GV và HS). III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. KTBC: - GV gọi 1 HS lên bảng vẽ 1 đường - HS lên bảng vẽ hình, HS cả lớp thẳng CD đi qua điểm E và song song với vẽ hình vào giấy nháp. đường thẳng AB cho trước - GV chữa bài, nhận xét, cho điểm HS. 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài: - Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ được thực hành vẽ hình chữ nhật. b. Hướng dẫn vẽ hình chữ nhật theo độ dài các cạnh : M N - GV vẽ lên bảng hình chữ nhật MNPQ và hỏi HS: P Q + Các góc ở các đỉnh của hình chữ nhật + Các góc này đều là góc vuông. MNPQ có là góc vuông không ? - Hãy nêu các cặp cạnh song song với - Cạnh MN song song với QP, nhau có trong hình chữ nhật MNPQ. cạnh MQ song song với PN. - Dựa vào các đặc điểm chung của hình chữ nhật, chúng ta sẽ thực hành vẽ hình chữ nhật theo độ dài các cạnh cho trước. - GV nêu ví dụ: Vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài 4 cm và chiều rộng 2 cm. - GV yêu cầu HS vẽ từng bước như - HS vẽ vào giấy nháp. SGK. + Vẽ đoạn thẳng CD. + Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại D... + Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại.. + Nối A với B ta được hình chữ nhật ABCD.. c. Hướng dẫn vẽ hình vuông theo độ dài cạnh cho trước : - Hình vuông có các cạnh như thế nào - Các cạnh bằng nhau.. ..

<span class='text_page_counter'>(137)</span> với nhau ? - Các góc ở các đỉnh của hình vuông là các góc gì ? - GV nêu: Chúng ta sẽ dựa vào các đặc điểm trên để vẽ hình vuông có độ dài cạnh cho trước. - GV hướng dẫn HS thực hiện từng bước vẽ như trong SGK: + Vẽ đoạn thẳng DC = 3 cm. + Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại D và tại C. Trên mỗi đường thẳng vuông góc đó lấy đoạn thẳng DA = 3 cm, CB = 3 cm. + Nối A với B ta được hình vuông ABCD. d. Luyện tập, thực hành : Bài 1a(54): - GV yêu cầu HS đọc đề bài toán. - GV yêu cầu HS tự vẽ hình chữ nhật có chiều dài 5 cm, chiều rộng 3 cm, sau đó đặt tên cho hình chữ nhật. - GV yêu cầu HS tính chu vi của hình chữ nhật. - GV nhận xét. Bài 2a (54): - GV yêu cầu HS tự vẽ hình .. - Là các góc vuông.. - HS vẽ hình vuông ABCD theo từng bước hướng dẫn của GV.. - 1 HS đọc trước lớp. - HS vẽ vào vë. - Chu vi của hình chữ nhật là: (5 + 3) x 2 = 16 (cm) - Hs vÏ vµo vë. A 4cm. B 3 cm. - GV + hs n /x ghi ®iÓm Bài 1a (55): - GV HS đọc đề bài, tự vẽ hình vuông .. D C - Hs vÏ h×nh vµo vë. 4cm Bài 2a (55): - HS làm bài vào vë.. - GV yêu cầu HS vẽ vào vë đếm số ô vuông trong hình để vẽ hình. 4. Củng cố - Dặn dò: - GV chèt l¹i néi dung bµi häc - GV tổng kết giờ học..

<span class='text_page_counter'>(138)</span> - Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau. --------------------. -----------------TiÕt 2 TẬP LÀM VĂN. LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN I. MỤC TIÊU: - Xác định được mục đích trao đổi, vai trò trao đổi; lập được dàn ý rõ nội dung của bài trao đổi để đạt muc đích. - Bước đầu biết đóng vai trao đổi và dùng lời lẽ, cử chỉ thích hợp nhằm đạt mục đích thuyết phục. - GD HS thích học Tiếng Việt. * C¸c KNS: - ThÓ hiÖn sù tù tin. - L¾ng nghe tÝch cùc. - Th¬ng lîng. - Đặt mục tiêu kiên định. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng lớp ghi sẵn đề bài. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. KTBC: - Gọi HS kể câu chuyện về Yết Kiêu - 3 HS lên bảng kể chuyện. đã được chuyển thể từ kịch. - Nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - Đưa ra tình huống: Ti- vi đang có - Lắng nghe, trao đổi với nhau, trả phim hoạt hình rất hay nhưng anh lại lời câu hỏi tình huống. giục em học bài, khi đó em phải làm gì? - Lắng nghe. - Tiết học này lớp mình sẽ thi xem ai là người ứng xử khéo léo nhất để đạt được mục đích trao đổi. b. Hướng dẫn làm bài: * Tìm hiểu đề: - 2 HS đọc thành tiếng. - Gọi HS đọc đề bài trên bảng. - Lắng nghe. - GV đọc lại, phân tích, dùng phấn màu gạch chân những từ ngữ quan trọng: nguyện vọng, môn năng khiếu, trao đổi, anh (chị), ủng hộ, cùng bạn đóng vai. - 3 HS nối tiếp nhau đọc từng phần. Trao đổi và thảo luận cặp đôi để trả - Gọi HS đọc gợi ý: yêu cầu HS trao lời. đổi và trả lời câu hỏi. + ...về nguyện vọng muốn học thêm một môn năng khiếu của em. ? Nội dung cần trao đổi là gì? + Đối tượng trao đổi ở đây là em trao đổi với anh (chị ) của em..

<span class='text_page_counter'>(139)</span> ? Đối tượng trao đổi với nhau ở đây là + Mục đích trao đổi là làm cho anh ai? chị hiểu rõ nguyện vọng của em, giải đáp những khó khăn, thắc mắc ? Mục đích trao đổi là để làm gì? mà anh (chị) đặt ra để anh (chị) hiểu và ủng hộ em thực hiện nguyện vọng ấy. + Em và bạn trao đổi. Bạn đóng vai anh chị của em. *Em muốn đi học múa vào buổi ? Hình thức thực hiện cuộc trao đổi này chiều tối. như thế nào? *Em muốn đi học vẽ vào các buổi sang thứ bảy và chủ nhật. *Em muốn đi học võ ở câu lạc bộ võ thuật. - HS hoạt động trong nhóm. Dùng ? Em chọn nguyện vọng nào để trao giấy khổ to để ghi những ý kiến đã đổi với anh (chị)? thống nhất. * Trao đổi trong nhóm: - Chia nhóm HS, yêu cầu 1 HS đóng vai anh (chị) của bạn và tiến hành trao đổi. 2 HS còn lại sẽ trao đổi hành động, cử chỉ, lắng nghe, lời nói để nhận xét, - Từng cặp HS thao đổi, HS nhận góp ý cho bạn. xét sau từng cặp. * Trao đổi trước lớp: - Tổ chức cho từng cặp HS trao đổi. - Bình chọn cặp khéo léo nhất lớp. Ví dụ về cuộc trao đổi hay, đúng chuẩn 3. Củng cố – dặn dò: ? Khi trao đổi ý kiến với người thân, em cần chú ý điều gì? - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà viết lại cuộc trao đổi vào VBT . --------------------. ------------------. TiÕt 3 THỂ DỤC: Bµi 18 ĐỘNG TÁC LƯNG BỤNG TRÒ CHƠI “CON CÓC LÀ CẬU ÔNG TRỜI ” I. MỤC TIÊU : - Ôn động tác vươn thở, tay và chân. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng. - Học động tác lưng bụng. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác..

<span class='text_page_counter'>(140)</span> - Trò chơi: “ Con cóc là cậu ông trời” Yêu cầu HS biết cách chơi và tham gia vào trò chơi nhiệt tình chủ động. II. ĐẶC ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN : Địa điểm : Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. Phương tiện : Chuẩn bị 1- 2 còi, phấn kẻ vạch xuất phát và vạch đích. III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP: Nội dung Định Phương pháp tổ chức lượng 1 . Phần mở đầu: 6 – 10 - Tập hợp lớp, ổn định: Điểm phút - Lớp trưởng tập hợp lớp báo danh. cáo. - GV phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu yêu cầu giờ học. - Khởi động. + Trò chơi : “Trò chơi hiệu lệnh ”. Đội hình trò chơi: 2. Phần cơ bản 18 – 22 Vòng tròn a) Bài thể dục phát triển phút chung 2 lần * Ôn các động tác vươn thở tay mỗi lần và chân 2 lần 8 + Tổ chức cho từng tổ HS lên nhịp, tập và nêu câu hỏi để HS cùng nhận xét. - HS đứng theo đội hình 3 hàng + GV tuyên dương. ngang. * Học động tác lưng bụng  * Lần 1 : GV vừa làm mẫu vừa phân tích giảng giải từng nhịp để  HS bắt chước.  * GV treo tranh: HS phân tích, GV tìm hiểu các cử động của động - Học sinh 3 tổ chia thành 3 tác theo tranh. nhóm ở vị trí khác nhau để luyện * Lần 2: GV đứng trước tập tập. cùng chiều với HS, * Lần 3: GV hô nhịp cho HS tập. * Lần 4: Cho cán sự lớp lên vừa tập vừa hô nhịp cho cả lớp tập theo, * Lần 5: GV chỉ hô nhịp cho HS tập. * Chú ý : Khi tập động tác lưng bụng lúc đầu nên yêu cầu HS thẳng chân, thân chưa cần gập sâu mà qua mỗi lần tập GV yêu cầu HS gập sâu hơn một chút. 2 – 3 lần - GV cho HS tập ôn cả 4 động.    GV       .

<span class='text_page_counter'>(141)</span> tác. 1 – 2 lần - Cán sự lớp hô nhịp để HS cả  lớp tập 1 – 2 lần - GV chia tổ tập luyện do tổ  trưởng điều khiển. 1 – 2 lần  * GV điều khiển tập lại cho cả GV lớp để củng cố b) Trò chơi : “Con cóc là cậu ông trời ” - HS chuyển thành đội hình vòng - GV tập hợp HS theo đội hình tròn. chơi. - Nêu tên trò chơi. - GV giải thích cách chơi và phổ biến luật chơi. - Cho HS chơi thử - Tổ chức cho HS thi đua chơi chính thức. - GV quan sát, nhận xét, biểu dương những HS chơi chủ động, nhiệt tình. 3. Phần kết thúc: - HS làm động tác thả lỏng tại - Đội hình hồi tĩnh và kết thúc. chỗ, sau đó hát và vỗ tay theo nhịp. - GV hệ thống bài học. - HS hô “khỏe” - GV nhận xét, đánh giá kết quả - GV hô giải tán. ------------------------------------TiÕt 4 KHOA HỌC : Bµi 18 - 19. ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE I/ MỤC TIÊU: Ôn tập các kiến thức về: - Sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường. - Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng. - Cách phòng tránh một số bệnh do ăn thiếu hoặc ăn thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hoá. - Dinh dưỡng hợp lí. - Phòng tránh đuối nước. * GD HS luôn có ý thức trong ăn uống và phòng tránh bệnh tật, tai nạn. II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Nội dung thảo luận ghi sẵn trên bảng lớp. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. Kiểm tra bài cũ: Hs nªu ghi nhí bµi 17.

<span class='text_page_counter'>(142)</span> 2. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: * Hoạt động 1: Thảo luận về chủ đề: Con người và sức khỏe. * Cách tiến hành: - Các nhóm thảo luận và trình bày về nội dung của nhóm mình. + Nhóm 1: Quá trình trao đổi chất của con người.. - HS lắng nghe.. - Các nhóm thảo luận, đại diện các nhóm lần lượt trình bày. - Nhóm 1: Cơ quan nào có vai trò chủ đạo trong quá trình trao đổi chất? - Hơn hẳn những sinh vật khác con + Nhóm 2: Các chất dinh dưỡng cần người cần gì để sống? cho cơ thể người. - Nhóm 2 : Hầu hết thức ăn, đồ uống có nguồn gốc từ đâu? - Tại sao chúng ta cần ăn phối hợp + Nhóm 3: Các bệnh thông thường. nhiều loại thức ăn? - Nhóm 3: Tại sao chúng ta cần phải diệt ruồi ? - Để chống mất nước cho bệnh + Nhóm 4: Phòng tránh tai nạn sông nhân bị tiêu chảy ta phải làm gì? nước. - Nhóm 4: Đối tượng nào hay bị tai nạn sông nước? - Trước và sau khi bơi hoặc tập bơi - Tổ chức cho HS trao đổi cả lớp. cần chú ý điều gì? - Các nhóm được hỏi thảo luận và - GV tổng hợp ý kiến của HS và đại diện nhóm trả lời. nhận xét. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. * Hoạt động 2: - HS lắng nghe. Tự đánh giá: - Hs dựa vào chế độ ăn uống trg tuần tự đánh giá cho mình. Ghi vào giấy C©u hái ?Em đã ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thay đổi món cha? ? Em đã ăn phối hợp các chất đạm chất béo động vật và thực vật cha? ? Em đã ăn các thức ăn có chứa các lo¹i vi - ta - min vµ kho¸ng chÊt cha? + GV chốt lại : Ăn uống đủ chất dinh dỡng để giúp cơ thể phát triển bình thờng. 3. Củng cố - dặn dò: - GV chèt l¹i néi dung bµi. - N / xÐt tiÕt häc. - VÒ nhµ xem l¹i bµi vµ chuÈn bÞ bµi sau. --------------------. -----------------TiÕt 5.

<span class='text_page_counter'>(143)</span> SINH HOẠT líp MỤC tiªu: - Thực hiện nhận xét, đánh giá kết quả công việc tuần qua. - Biết được những công việc của tuần tới để sắp xếp,chuẩn bị. * Giáo dục và rên luyện cho HS tính tự quản, tự giác, thi đua, tích cực tham gia các hoạt động của tổ, lớp, trường. II. CHUẨN BỊ : - Bảng ghi sẵn tên các hoạt động, công việc của HS trong tuần. - Sổ theo dõi các hoạt động, công việc của HS III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : Hoạt động d¹y Hoạt động häc A. Nhận xét, đánh giá tuần qua : * GV ghi sườn các công việc -> h.dẫn HS dựa vào để nhận xét đánh giá: - Hs ngồi theo tổ - Chuyên cần, đi học đúng giờ * Tổ trưởng điều khiển các tổ viên - Chuẩn bị đồ dùng học tập trong tổ tự nhận xét,đánh giá mình. -Vệ sinh bản thân, trực nhật lớp, - Tổ trưởng nhận xét, đánh giá, xếp trường loại các tổ viên - Đồng phục, khăn quàng. - Tổ viên có ý kiến - Xếp hàng ra vào lớp, thể dục, múa - Các tổ thảo luận, tự xếp loai tổ hát tập thể. Thực hiện tốt A.T.G.T mình - Bài cũ,chuẩn bị bài mới * Ban cán sự lớp nhận xét đánh giá - Phát biểu xây dựng bài tình hình lớp tuần qua -> xếp loại - Rèn chữ, giữ vở các tổ: - Ăn quà vặt - Lớp theo dõi, tiếp thu + biểu dương - Tiến bộ - Chưa tiến bộ B. Một số việc tuần tới : - Nhắc HS tiếp tục thực hiện các công - Theo dõi tiếp thu việc đã đề ra - Khắc phục những tồn tại - Thực hiện tốt A.T.G.T - Vệ sinh lớp, sân trường. ------------ --------------------. -----------------------------------------. TuÇn 10. Ngµy so¹n:16/ 10/ 2011 Ngµy d¹y : T2/ 17/ 10/ 2011 TiÕt 1 NhËn xÐt ®Çu tuÇn ----------------------------------------TiÕt 2 TẬP ĐỌC:. ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 1) I. MỤC TIÊU: + Kiểm tra đọc lấy điểm: - Nội dung: các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9. - Đọc: Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đoc đã học theo tốc độ quy định giữa.

<span class='text_page_counter'>(144)</span> HKI ( khoảng 75 tiếng/ phút) ; Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thư phù hợp với nội dung đoàn đọc. - Hiểu nội dung chính của từng đoạn, ND cả bài; Nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong bản tự sự. - HS khỏ, giỏi đọc diễn cảm được đoạn thơ, đoạn văn (tốc độ trờn 75 chữ / phút) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9. - Phiếu kẻ sẵn bảng ở BT2 III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. Giới thiệu bài: - Nêu mục tiªu tiết học và bèc thăm bài đọc. 2. Kiểm tra tập đọc: - Cho HS lên bảng bắt thăm bài đọc - Từng HS bắt thăm bài. và trả lời câu hỏi trong nội dung đoạn - Đọc và trả lời câu hỏi. - Cả lớp theo dõi và nhận xét. đọc - Gọi HS nhận xét. 3. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 2: - HS ngồi cùng bàn trao đổi. - Gọi HS đọc yêu cầu. + Là những bài có một chuỗi các sự - HS trao đổi và trả lời câu hỏi. ? Những bài tập đọc như thế nào là việc liên quan đến một hay một số nhân vật, mỗi truyện điều nói lên truyện kể? một điều có ý nghĩa. - Hoạt động trong nhóm. ? Hãy tìm và kể tên những bài tập đọc là chuyện kể thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân - GV ghi nhanh lên bảng. - Phát phiếu cho từng nhóm. Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Tên bài Tác giả Nội dung chính Nhân vật Dế mèn Tô Hoài Dế Mèn thấy chị Nhà Trò Dế Mèn, Nhà Trò, bọn bênh yếu đuối bị bọn nhện ức nhện. vực kẻ hiếp đã ra tay bênh vực. yếu Người TuốcSự thông cảm sâu sắc giữa Tôi (chú bé), ông lão ăn ăn xin ghê- nhép cậu bé qua đường và ông xin. lão ăn xin. Bài 3: - HS đoc yêu cầu và tìm - HS đọc thành tiếng. các đọan văn có giọng đọc như yêu cầu. - Dùng bút chì đánh dấu đoạn văn tìm được..

<span class='text_page_counter'>(145)</span> - HS phát biểu ý kiến. - Nhận xét, kết luận đọc - Đọc đoạn văn mình tìm được. văn đúng. - Tổ chức cho HS đọc diễn cảm các đoạn văn đó. a. Đoạn văn có giọng đọc thiết tha: b. Đoạn văn có giọng đọc thảm thiết: c. Đoạn văn có giọng đọc mạnh mẽ, răn đe:. Là đoạn văn cuối truyện người ăn xin: Từ tôi …… gì của ông lão. Là đoạn nhà Trò kể nổi khổ của mình: Từ năm trước …. , vặt cánh ăn thịt em. Là đoạn Dế Mèn đe doạ bọn nhện, bênh vự Nhà Trò Trò Từ tôi thét: - Các ngươi có …. vây đi không?. 4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học. Yêu cầu những HS chưa có điểm kiểm tra đọc, đọc chưa đạt về nhà luyện đọc. - Dặn HS về nhà ôn lại quy tắc viết hoa.. TiÕt 3 TOÁN:. LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: Giúp HS củng cố về: - Nhận biết góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt. đường cao của hình tam giác. - Vẽ hình vuông, hình chữ nhật. * GD HS tính cẩn thận khi làm toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Thước thẳng có vạch chia xăng- ti- mét và ê ke (cho GV và HS). III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. KTBC: KT vë bµi tËp cña hs. 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài: - HS nghe. b. Hướng dẫn luyện tập : Bài 1 - GV vẽ hai hình a, b trong bài - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp tập, yêu cầu HS ghi tên các góc làm bài vào vë. vuụng, gúc nhọn, gúc tự, gúc bẹt cú a) Góc đỉnh A : Cạnh AB, AC là gúc trong mỗi hình. vuông Góc đỉnh B: Cạnh BA, BM là gúc A nhọn M Góc đỉnh B: Cạnh BA, BC là góc nhän . B C Góc đỉnh c: Cạnh CM, CB là góc nhọn.

<span class='text_page_counter'>(146)</span> A. D. B. C. Bài 2: §óng ghi § sai ghi S vµo « trèng: - AH là đờng cao của hình tam giác.( §) - AB là đờng cao của hình tam giác. (§) ? Vì sao AB được gọi là đường cao của hình tam giác ABC ?. Góc đỉnh M: Cạnh MA, MB là góc nhän Góc đỉnh M: Cạnh MB, MC lµ gãc tï. Góc đỉnh M: Cạnh AM, MC là góc bÑt. b) Góc đỉnh A: cạnh AB, AD là góc vu«ng . Góc đỉnh B: Cạnh BD, BC là góc vu«ng. Góc đỉnh D: Cạnh DA , DC là góc vu«ng. Góc đỉnh B: Cạnh BA, BD là góc nhän . Góc đỉnh C: Cạnh CB, CD là gúc nhọn. Góc đỉnh D: Cạnh DA, DB là góc nhän. Góc đỉnh B: Cạnh BA, BC là góc tù. - Vì AB là đường thẳng hạ từ đỉnh A của tam giác và vuông góc với cạnh BC của tam giác. - Vì AH hạ từ đỉnh A nhưng không vuông góc với cạnh BC của hình tam giác ABC. - HS vẽ vào vë, 1 HS lên bảng vẽ và nêu các bước vẽ. - 1 HS lên bảng vẽ, cả lớp vẽ hình vào vë.. ? Vì sao AH không phải là đường cao của hình tam giác ABC ? Bài 3 Bài 4: a - HS tự vẽ hình vuông ABCD có - HS tự vẽ hình chữ nhật ABCD có cạnh dài 3 cm, nêu rõ từng bước vẽ chiều dài AB = 6 cm của mình. chiều rộng AD = 4 cm. - GV nhận xét và cho điểm HS. 4. Củng cố - Dặn dò: GV chèt l¹i néi dung bµi häc - GV tổng kết giờ học. - Dặn HS về nhà làm bài tập 4b và chuẩn bị bài sau. ------------------------------------TiÕt 4 MÜ thuËt GVC lªn líp ---------------------------------------TiÕt 5 ĐẠO ĐỨC : Bµi 5 TIẾT KIỆM THỜI GIỜ ( T2 ) I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS có khả năng hiểu được: - Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ..

<span class='text_page_counter'>(147)</span> - Biết được lợi ích của việc tiết kiệm thời giờ. (HS khá - giỏi biết được vì sao cần phải tiết kiệm thời giờ). - Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt,. .hằng ngày một cách hợp lí. * GD HS biết quý trọng và sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - SGK Đạo đức 4. - Mỗi HS có 3 tấm bìa màu: xanh, đỏ và trắng. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động d¹y Hoạt động häc *Hoạt động 1: Làm việc cá nhân - Cả lớp làm việc cá nhân. (bài tập 1 –SGK) - GV nêu yêu cầu bài tập 1: Em tán thành hay không tán thành việc - HS trình bày, trao đổi trước lớp. làm của từng bạn nhỏ trong mỗi tình huống sau? Vì sao? a, b, c, d, đ, e - GV kết luận: + Các việc làm a, c, d là tiết kiệm thời giờ. + Các việc làm b, đ, e không phải là tiết kiệm thời giờ *Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm đôi - Một học sinh trình bày trước lớp (Bài tập 4- SGK/16) - Lớp trao đổi chất vấn nhận xét - GV nhận xét, khen ngợi những HS đã biết së dông tiết kiệm thời giờ, nhắc nhở những HS còn sử dụng lãng phí thời giờ *Hoạt động 3: Thảo luận theo nhóm đôi - HS thảo luận theo nhóm đôi về (Bài tập 6- SGK/16) việc đã sử dụng thời giờ của bản - GV nêu yêu cầu bài tập 6. ? Em hãy lập thời gian biểu và trao đổi thân với các bạn trong nhóm về thời gian biểu - HS trình bày . của mình. - GV gọi một vài HS trình bày trước - Cả lớp trao đổi, chất vấn, nhận xét. lớp. - GV nhận xét, khen ngợi những HS đã biết sử dụng, tiết kiệm thời giờ và nhắc nhở các HS còn sử dụng lãng phí thời - HS trình bày, giới thiệu các tranh vẽ, bài viết hoặc các tư liệu các em giờ. *Hoạt động 3: Trình bày, giới thiệu các sưu tầm được. - HS cả lớp trao đổi, thảo luận về tranh vẽ, các tư liệu đã sưu tầm. ý nghĩa của các tranh vẽ, ca dao, (Bài tập 5- SGK/16) - GV gọi 1 số HS trình bày trước lớp. tục ngữ, truyện, tấm gương … vừa trình bày. - GV kết luận chung: +Thời giờ là thứ quý nhất, cần phải sử dụng tiết kiệm. +Tiết kiệm thời giờ là sử dụng thời giờ - HS cả lớp thực hiện. một cách hợp lí, có hiệu quả..

<span class='text_page_counter'>(148)</span> 4. Củng cố - Dặn dò: - Thực hiện tiết kiệm thời giờ trong sinh hoạt hàng ngày. - Chuẩn bị bài cho tiết sau. ---------------------------------------------------------------------------------Ngµy so¹n : 17/ 10/ 2011 Ngµy d¹y : T3/ 18/ 10/ 2011 TOÁN TiÕt 1. LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU: Giúp HS củng cố về: - Thực hiện các phép tính cộng, trừ với các số có 6 chữ số. - Nhận biết được hai đường thẳng vuông góc. - Giải bài toán có liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó liên quan đến hình chữ nhật. * GD HS tính cẩn thận khi làm toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Thước có vạch chia xăng- ti- mét và ê ke (cho GV và HS). III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. KTBC: Ktra VBT cña hs - GV chữa bài, nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài: - GV: nêu mục tiêu giờ học và ghi tên - HS nghe. bài lên bảng. b. Hướng dẫn luyện tập : Bài 1a: - HS nêu yêu cầu bài tập, sau đó cho HS tự làm bài. - 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vë. 946 (hs k/giái _lµm ý b) 435 269 _ 726 485 + 386 259 + 528 260 837 452 936 72 529 92 753 647 096 273 549 602 475 342 507 - HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 2a: - Tính giá trị của biểu thức bằng ? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? cách thuận tiện. - Tính chất giao hoán và kết hợp ? Để tính giá trị của biểu thức a, b của phép cộng. bằng cách thuận tiện chúng ta áp dụng tính chất nào ? - 2 HS nêu. - HS nêu quy tắc về tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép cộng. - 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp - GV yêu cầu HS làm bài. làm bài vào vë..

<span class='text_page_counter'>(149)</span> - GV nhận xét và cho điểm HS.. a) 625 7+ 989 + 743 = (6257 + 743) = 7000 + 989 = 7989 b) Dµnh cho ( hs k / giái) - HS đọc thầm. - HS quan sát hình. - Có chung cạnh BC.. Bài 3b: - HS đọc đề bài. - HS quan sát hình trong SGK. - Hình vuông ABCD và hình vuông - Là 3 cm. BIHC có chung cạnh nào ? - Vậy độ dài của cạnh hình vuông BIHC là bao nhiêu ? - HS vẽ hình, sau đó nêu các bước vẽ. - HS vẽ tiếp hình vuông BIHC. - Cạnh DH vuông góc với AD, BC, IH. - Cạnh DH vuông góc với những - HS làm vào vë. ( dµnh cho hs k / giái) ý c. cạnh nào ? c) Chiều dài hình chữ nhật AIHD - Tính chu vi hình chữ nhật AIHD. là: 3 x 2 = 6 (cm) Chu vi của hình chữ nhật AIHD là (6 + 3) x 2 = 18 (cm) - HS đọc. Bài 4 - Biết được số đo chiều rộng và - 1 HS đọc đề bài trước lớp. - Muốn tính diện tích của hình chữ chiều dài của hình chữ nhật. - Cho biết nưả chu vi là 16 cm, và nhật chúng ta phải biết được gì ? chiều dài hơn chiều rộng là 4 cm. - Bài toán cho biết gì ? - Biết được tổng của số đo chiều - Biết được nửa chu vi của hình chữ dài và chiều rộng. - Dựa vào bài toán tìm hai số khi nhật tức là biết được gì ? - Vậy có tính được chiều dài và chiều biết tổng và hiệu của hai số đó ta tính được chiều dài và chiều rộng rộng không? của hình chữ nhật. - Dựa vào bài toán nào để tính ? - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vë. - GV yêu cầu HS làm bài. Bài giải Chiều rộng hình chữ nhật là: (16 – 4) : 2 = 6 (cm) Chiều dài hình chữ nhật là: 6 + 4 = 10 (cm) Diện tích hình chữ nhật là: 10 x 6 = 60 (cm2) Đáp số: 60 cm2 - GV nhận xét và cho điểm HS. 4. Củng cố - Dặn dò: - GV tổng kết giờ học - Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau..

<span class='text_page_counter'>(150)</span> --------------------. -----------------TiÕt 2 LUYỆN TỪ VÀ CÂU. ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 2) I. MỤC TIÊU: - Nghe- viết đúng bài chính tả (Tốc độ viết khoảng 75 chữ/ 15 phút) Không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài văn có lời đối thoại. Nắm được tác dụng của dấu ngặc kép trong bài CT. - Nắm được quy tắc viết hoa tên riêng (Việt Năm và nước ngoài) ; Bước đầu biết sửa lỗi chính tả trong bài viết. HS khá, giỏi viết đúng và tương đối đẹp bài CT (Tốc độ viết trên 75 chữ/ 15 phút). Hiểu được nội dung bài. * GD HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút, đặt vở. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Giấy khổ to kể sẵn bảng BT3 và bút dạ. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. Giới thiệu bài: - Nêu mục tiêu tiết học. 2. Viết chính tả: - GV đọc bài Lời hứa. - 1 HS đọc, cả lớp lắng nghe. - Gọi HS giải nghĩa từ trung sĩ. - Đọc phần Chú giải trong SGK. - HS tìm ra các từ dễ lẫn khi viết - Các từ: Ngẩng đầu, trận giả, trung chính tả và luyện viết. sĩ. - Khi viết: dấu hai chấm, xuống dòng gạch đầu dòng, mở ngoặc kép, đóng ngoặc kép. - Đọc chính tả cho HS viết. - Soát lỗi, thu bài, chấm chính tả. 3. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu. - HS thảo luận cặp đôi và phát biểu ý - 2 HS đọc thành tiếng. kiến. GV nhận xét và kết luận. - 2 HS ngồi cùng bàn thảo luận. a/. Em bé được giao nhiệm vụ gì + Em được giao nhiệm vụ gác kho trong trò chơi đánh trận giả? đạn. b/. Vì sao trời đã tối, em không về? + Em không về vì đã hứa không bỏ vị c/. Các dấu ngoặc kép trong bài dùng trí gác khi chưa có người đến thay. để làm gì? + Các dấu ngoặc kép trong bài dùng để báo trước bộ phận sau nó là lời nói d/. Có thể đưa những bộ phận đặt của bạn em bé hay của em bé. trong dấu ngoặc kép xuống dòng, đặt + Không được sau dấu gạch ngang đầu dòng không? Vì sao? + GV viết các câu đã chuyển hình thức thể hiện những bộ phận đặt trong ngoặc kép để thấy rõ tính không hợp lí của cách viết ấy. (nhân vật hỏi): - Sao lại là lính gác? (Em bé trả lời) :.

<span class='text_page_counter'>(151)</span> - Có mấy bạn rủ em đánh trận giả. Một bạn lớn bảo: - Cậu là trung sĩ. Và giao cho em đứng gác kho đạn ở đây. Bạn ấy lại bảo: - Cậu hãy hứa là đứng gác cho đến khi có người đến thay. Em đã trả lời: - Xin hứa. Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu. - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK. - Phát phiếu cho nhóm 4 HS. Làm - HS trao đổi hoàn thành phiếu. xong dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. - Kết luận lời giải đúng. Các loại Quy tắt viết Ví dụ tên riêng 1. Tên Viết hoa chữ cái đầu. - Hồ Chí Minh. riêng, tên - Điện Biên Phủ. địa lí Việt Nam. 2. Tên - Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ Lu- I a- xtơ. riêng, tên phận tạo thành tên đó. Nếu gồm Xanh Pê- téc- bua. địa lí nhiều tiếng thì giữa các tiếng có Tuốc- ghê- nhép. nước gạch nối Luân Đôn. ngoài. Bạch Cư Dị…. 4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà đọc các bài tập đọc và HTL để chuẩn bị bài sau. -------------------------------------. TiÕt 3. CHÍNH TẢ. ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 3) I. MỤC TIÊU: - Giúp HS rèn luyện kĩ năng đọc ( Mức độ yêu cầu kĩ năng đọc như ở tiết 1). - Kiểm tra các kiến thức cần ghi nhớ về: nội dung chính, nhân vật, giọng đọc của các bài là truyện kể thuộc chủ điểm Măng mọc thẳng. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Giấy khổ to kể sẵn bảng BT2 và bút dạ. - Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc, HTL từ tuần 1 đến tuần 90 có từ tiết 1) III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. Giới thiệu bài: 2. Kiểm tra đọc: - Tiến hành tương tự như tiết 1. 3. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 2:.

<span class='text_page_counter'>(152)</span> - HS đọc yêu cầu. - 1 HS đọc thành tiếng. - HS đọc truyện kể ở tuần 4,5,6 . - Các bài tập đọc: - HS trao đổi, thảo luận để hoàn thành - HS hoạt động trong nhóm 4 HS. phiếu. Nhóm làm xong dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ - Chữa bài (nếu sai). sung . - 4 HS tiếp nối nhau đọc (mỗi HS - Kết luận lời giải đúng. đọc một truyện) - HS đọc phiếu đã hoàn chỉnh. - 1 bài 3 HS thi đọc. - Cho HS đọc từng đoạn hoặc cả bài theo giọng đọc các em tìm được. - Nhận xét tuyên dương những em đọc tốt. Phiếu đúng: Tên Nội dung chính Nhân vật Giọng đọc bài 1. Một Ca ngợi lòng ngay thẳng, - Tô Hiến Thong thả, rõ ràng. Nhấn người chính trực, đặt việc nước Thành giọng ở những từ ngữ thể chính lên trên tình riêng của Tô - Đỗ Thái hiện tính cách kiên định, trực Hiến Thành. Hậu khảng khái của Tô Hiến Thành. 2. Nhờ dũng cảm, trung - Cậu bé Khoan thai, chậm rãi, cảm Những thực, cậu bé Chôm được Chôm hứng ca ngợi. Lời Chôm hạt vua tin yêu, truyền cho - Nhà vua ngây thơ, lo lắng. Lời nhà thóc ngôi báu. vua khi ôn tồn, khi dõng dạc. giống 3. Nỗi Nỗi dằn vặt của An- đrây- An- Trầm buồn, xúc động. nằn ca Thể hiện yêu thương ý đrây- ca vặt thức trách nhiệm với - Mẹ Ancủa người thân, lòng trung đrây- ca Anthực, sự nghiêm khắc với đrây- bản thân. ca 4. Chị Một cô bé hay nói dối ba - Cô chị Nhẹ nhàng, hóm hỉnh, thể em tôi. để đi chơi đã được em gái - Cô em hiện đúng tính cách, cảm xúc làm cho tĩnh ngộ. - Người của từng nhân vật. Lời người cha cha lúc ôn tồn, lúc trầm buồn. Lời cô chị khi lễ phép, khi tức bực. Lời cô em lúc hồn nhiên, lúc giả bộ ngây thơ. 4. Củng cố – dặn dò: ? Những truyện kể các em vừa đọc khuyên chúng ta điều gì? - Nhận xét tiết học. - Dặn những HS chưa có điểm đọc chuẩn bị tốt để sau kiểm tra và xem trước tiết 4. ------------------------------------TiÕt 4 KHOA HỌC Bµi 18 - 19. ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE.

<span class='text_page_counter'>(153)</span> I/ MỤC TIÊU: Giúp HS ôn tập các kiến thức về: - Sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường. - Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng. - Cách phòng tránh một số bệnh do ăn thiếu hoặc ăn thừa chất ding dưỡng và - các bệnh lây qua đường tiêu hóa. Dinh dưỡng hợp lí. - Phòng tránh đuối nước. II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Phiếu bài tập của học sinh III/ HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu cách phòng tránh bệnh lây qua đờng tiêu hoá? 2. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: - HS lắng nghe. * Hoạt động 1: Thảo luận chủ đề: Con người và sức khỏe. - chia ra nhiều nhóm nhỏ thảo luận - Học sinh thảo luận theo nhóm một số câu hỏi sau: đôi trong phiếu bài tập H1: Phối hợp thức ăn như thế nào để - Đại diện từng nhóm lần lượt được đầy đủ mà không bị chán? trình bày trước lớp. H2: Cần cho trẻ bú mẹ thế nào thì hợp - Lớp theo dõi và bổ sung lí? H3: cần thực hiện những nguồn đạm từ H7: cần thức ăn gì để tăng cường đâu? can –xi? H4: cần chú ý hợp lí giữa mỡ dầu thực H8:để chế biến thức an được đảm vật để tỉ lệ cân đối và ăn thêm những bảo cần sử dụng nước như thế loại gì? nào? H5: cần nên sử dụng muối gì? Và lượng H9: làm thế nào để biết được sức muối như thế nào cho hợp lí với cơ thể? khoẻ được duy trì? H6: sử dụng thức ăn như thế nào là an H10: để con người cầc những điều toàn? Và cần ăn thêm nhiều loại gì hằng kiện nào trong cuộc sống? ngày? - Giáo viên kết luận và treo bảng phụ 10 lời khuyên trên bảng 3. Củng cố- dặn dò: - Gọi 2 HS đọc 10 điều khuyên dinh dưỡng hợp lý. - Học sinh lần lượt đọc 10 lời - Về nhà mỗi HS vẽ 1 bức tranh để nói khuyên với mọi người cùng thực hiện một trong 10 điều khuyên dinh dưỡng. - Dặn HS về nhà học thuộc lại các bài học để chuẩn bị kiểm tra. -------------------------------------TiÕt 5 LỊCH SỬ BΜI 8.

<span class='text_page_counter'>(154)</span> CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC LẦN THỨ NHẤT (NĂM 981) I. MỤC TIÊU : - HS biết Lê Hoàn lên ngôi vua là phù hợp với yêu cầu của đất nước, hợp với lòng dân. - Kể lại được diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất. - HS biết đôi nét về Lê Hoàn. Ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình trong SGK phóng to. - PHT của HS III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. Kiểm tra bài cũ: HS đọc ghi nhớ bài 7 - GV nhận xét ghi điểm. - HS khác nhận xét. 2. Bài mới : a. Giới thiệu : b. Giảng bài: - HS lắng nghe. 1.T×nh h×nh níc ta tríc khi qu©n Tèng sang x©m lîc. ? Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh - HS đọc SGK đoạn : “Năm 979 …. sử cũ gọi là nhà Tiền Lê”. nào? ... vua vµ con trëng cña §inh Tiªn ? Lê hoàn được tôn lên làm vua có được -Hoµng bÞ ¸m h¹i. nhân dân ủng hộ không ? - ý kiến thứ 2 đúng : vì khi lên ngôi, Đinh Toàn còn quá nhỏ; nhà Tống đem quân sang xâm lược nước ta; Lê Hoàn đang giữ chức Tổng chỉ huy quân đội; khi Lê Hoàn lên ngôi được quân sĩ ủng hộ tung hô “vạn 2. DiÔn biÕn chÝnh cña cuéc kh¸ng tuế”. chiÕn chèng qu©n Tèng x©m lîc: - HS đọc sgk " Nhà Lê ... thắng lợi. ? Quân Tống xâm lược nước ta vào - ... 981. năm nào? ? Quân Tống tiến vào nước ta theo - Qu©n thuû tiÕn vµo s«ng B¹ch những đường nào? đằng. Quân bộ tiến vào theo đờng L¹ng S¬n. ? Hai trận đánh lớn diễn ra ở đâu và diễn - ... diễn ra trên sông Bạch đằng và ra ntn? ë cöa Chi L¨ng ( L¹ng S¬n) qu©n thuỷ bị đánh bại quân giặc chết đến qu¸ nöa, tíng giÆc chÕt. ? Quõn Tống cú thực hiện được ý đồ - .. . k thực hiện đợc. xâm lược của chúng không ? + HS dựa vào lợc đồ thuật lại. 3. K /qu¶ vµ ý nghÜa cña cuéc kh¸ng chiÕn chèng qu©n Tèng x©m lîc: ? Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Tống đã đem lại kết quả gì cho nhân dân ta ?”.. - HS đọc phần còn lại. - Nền độc lập của nước nhà được giữ vững; Nhân dân ta tự hào, tin tưởng vào sức mạnh và tiền đồ của dân tộc ..

<span class='text_page_counter'>(155)</span> * N¨m 981 cïng víi nh©n d©n c¶ níc, nhân dân các dân tộc Cao Bằng đã liên kết đánh bại cuộc tấn công XL của nhà Tèng, tiªu biÓu lµ ngêi hä Nïng cña ngêi Tµy cæ. - HS nªu bµi häc. - GV nhận xét, kết luận. ( Bµi häc trg sgk). 4. Củng cố - Dặn dò: ? Cuộc kháng chiến chống quân Tống mang lại kết quả gì ? - Nhận xét tiết học - Về nhà học bài và chuẩn bị bài : “Nhà Lý dời đô ra Thăng Long”. ----------------- --------------------------------------------------------Ngµy so¹n : 17/ 10/ 2011 Ngµy d¹y : T4 /19/ 10/ 2011 TiÕt 1 TẬP ĐỌC :. ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (tiết 4) I. MỤC TIÊU: - Hệ thống hoá các từ ngữ, thành ngữ tục ngữ đã học từ tuần 1 đến tuần 9. - Hiểu nghĩa và tình huống sử dụng các tục ngữ, thành ngữ đã học. - Hiểu tác dụng và cách dùng dấu hai chấm, dấu ngoặc kép. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Phiếu kẻ sẵn nội dung và bút dạ. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. Giới thiệu bài: - Từ tuần 1 đến tuần 9 các em đã học - Trả lời các chủ điểm: những chủ điểm nào? + Thương người như thể thương thân. - Nêu mục tiêu tiết học. + măng mọc thẳng. 2. Hướng dẫn làm bài tập: +Trên đôi cánh ước mơ. Bài 1: - HS đọc yêu cầu. - HS nhắc lại các bài MRVT. - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK. - GV ghi nhanh lên bảng. - Các bài MRVT: + Nhân hậu đòn kết trang 17 và 33. + Trung thực và tự trọng trang 48 và 62. - GV phát phiếu cho nhóm 6 HS. + Ước mơ trang 87. Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận và làm - HS hoạt động trong nhóm, 2 HS bài. tìm từ của 1 chủ điểm, sau đó tổng - Gọi các nhóm dán phiếu lên bảng và kết trong nhóm ghi vào phiếu GV đọc các từ nhóm mình vừa tìm được. phát. - Gọi các nhóm lên chấm bài của - Dán phiếu lên bảng, đại diện cho nhau. nhóm trình bày. - Chấm bài của nhóm bạn bằng cách:.

<span class='text_page_counter'>(156)</span> - Nhật xét của GV.. + Gạch các từ sai (không thuộc chủ điểm). + Ghi tổng số từ mỗi chủ điểm mà bạn tìm được. - 1 HS đọc thành tiếng, - HS tự do đọc, phát biểu.. Bài 2: - HS đọc yêu cầu. - HS đọc các câu tục ngữ, thành ngữ. - Dán phiếu ghi các câu tục ngữ, thành ngữ. - HS tự do phát biểu - HS suy nghĩ để đặt câu hoặc tìm tình huống sử dụng.. Thương người như thể Măng mọc thẳng Trên đôi cánh thương thân ước mơ - Ở hiền gặp lành. Trung thực: - Cầu được ước - Một cây làm chẳng nên - Thẳng như ruột ngựa. thấy. non … hòn núi cao. - Thuốc đắng dã tật. - Ước sao được - Hiền như bụt. vậy. - Lành như đất. Tự trọng: - Ước của trái - Thương nhau như chị em - Giấy rách phải giữ lấy mùa. ruột. lề. - Đứng núi này - Môi hở răng lạnh. - Đói cho sạch, rách cho trông núi nọ. - Máu chảy ruột mềm. thơm. - Nhường cơm sẻ áo. - Lá lành dùm lá rách. - Trâu buột ghét trâu ăn. - Dữ như cọp. - Nhận xét sửa từng câu cho HS. Bài 3: - HS đọc yêu cầu. - 1 HS đọc thành tiếng. - HS thảo luận tác dụng của dấu ngoặc kép, - Trao đổi thảo luận ghi ví dụ dấu hai chấm, lấy ví dụ. ra vở nháp. - Kết luận về tác dụng của dấu ngoặc kép và dấu hai chấm. Dấu Tác dụng câu a/. Dấu - Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật. hai Lúc đó, dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hay chấm dấu gạch đầu dòng. b/. Dấu - Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hay của người được câu văn ngoặc nhắc đến. kép Nếu lời nói trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn thì trước dấu ngoặc kép cần thêm dấu hai chấm. - Đánh dấu với những từ được dùng với nghĩa đặc biệt. - HS lên bảng viết ví dụ: + Cô giáo hỏi: “Sao trò không chịu làm bài?” + Mẹ em hỏi: - Con đã học xong bài chưa?.

<span class='text_page_counter'>(157)</span> + Mẹ em đi chợ mua rất nhiều thứ: gạo, thịt, mía… + Mẹ em thường gọi em là “cún con” + Cô giáo em thường nói: “các em hãy cố gắng học thật giỏi để làm vui lòng ông bà cha mẹ”. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học. - VÒ nhµ xem l¹i bµi. --------------------. -----------------TiÕt 2 ¢m nh¹c GVC lªn líp ------------------------------------TiÕt 3 TOÁN. KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ I. ( Theo đề của BGH và tổ trởng chuyên môn ) ---------------------------------TiÕt 4 KỂ CHUYỆN:. -. ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I. (tiết 5) I. MỤC TIÊU: - Kiểm tra đọc lấy điểm (yêu cầu như tiết 1) - Nhận biết các thể loại văn xuôi, kịch, thơ. - Bước đầu nắm được nhân vật và tính cách trong bài tập đọc là truyện kể đã học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Phiếu kẻ sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động d¹y 1. Giới thiệu bài: - Nêu mục tiêu tiết học. 2. Kiểm tra đọc: - Tiến hành tương tự như tiết 1. 3. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 2: - HS đọc yêu cầu. - HS đọc tên các bài tập đọc, số trang thuộc chủ điểm Đôi cánh ước mơ.. - Phát phiếu cho nhóm. HS trao đổi, làm việc trong nhóm. dán. Hoạt động häc. - Đọc yêu cầu trong SGK. - Các bài tập đọc. * Trung thu độc lập trang 66. * Ở vương quốc tương lai trang 70. * Nếu chúng mình có phép lạ trang 76. * Đôi giày ba ta màu xanh trang 81. * Thưa chuyện với mẹ trang 85. * Điều ước của vua Mi- đat trang 90. - Hoạt động trong nhóm..

<span class='text_page_counter'>(158)</span> phiếu lên bảng. Các nhóm nhận xét, bổ sung. - Kết luận phiếu đúng. - Gọi HS đọc lại phiếu. - 6 HS nối tiếp nhau đọc. Tên bài Thể Nội dung chính Giọng đọc loại 1/. Trung Văn Mơ ước của anh chiến sĩ Nhẹ nhàng thể hiện thu độc lập xuôi trong đêm trung thu độc lập niềm tự hào tin tưởng. đầu tiên về tương lai của đất nước và của tiếu nhi. 2/. Kịch Mơ ước của các bạn nhỏ về Hồn nhiên (lời TinỞ vương cuộc sống đầy đủ hạnh phúc, tin, Mi- tin: háo hức, quốc ở đó trẻ em là những nhà phát ngạc nhiên, thán phục, tương lai minh, góp sức phục vụ cuộc lời các em bé: tự tin, sống. tự hào. ) 3/. Nếu Thơ Mơ ước của các bạn nhỏ Hồn nhiên, vui tươi. chúng muốn có phép lạ để làm cho mình có thế giới trở nên tốt đẹp hơn. phép lạ. 4/. Đôi Văn Để vận động cậu bé lang Chậm rãi, nhẹ nhàng giày ba ta xuôi thang đi học, chị phụ trách đã (đoạn 1 – hồi tưởng): màu xanh làm cho cậu xúc động, vui vui nhanh hơn (đoạn sướng vì thưởng cho cậu đôi 2- niềm xúc động vui giày mà cậu mơ ước. sướng của cậu bé lúc nhạn quà) 5/. Thưa Văn Cương ước mơ trở thành thợ Giọng Cương: Lễ chuyện với xuôi rèn để kiếm sống giúp gia phép, nài nỉ, thiết tha. mẹ đình nên đã thu phục mẹ Giọng mẹ: lúc ngạc động tình với em, không xem nhiên. Lúc cảm động, đó nghề hèn kém. dịu dàng. 6/. Điều Văn Vua Mi- đat muốn mọi vật Khoan thai. ước của xuôi mình chạm vào đều biến Đổi giọng linh hoạt vua Mithành vàng, cuối cùng đã phù hợp với tâm trạng đat. hiểu: những ước muốn tham của vua: từ phấn khởi, lam không mang lại hạnh thoả mãn sang hoảng phúc cho con người. hốt, khẩn cầu, hối hận. Lời Đi- ô- ni- dôt phán : Oai vệ. Bài 3: - Tiến hành tương tự bài 2: Nhân vật Tên bài Tính cách - Nhân vật Đôi giày ba ta Nhân hậu, muốn giúp trẻ lang thang. Quan “tôi”- chị màu xanh tâm và thông cảm với ước muốn của trẻ. phụ trách. Hồn nhiên, tình cảm, tích được mang giày Lái dép. - Cương. Thưa chuyện Hiếu thảo, thương mẹ. Muốn đi làm để kiếm Mẹ Cương với mẹ tiền giúp mẹ. Dịu dàng, thương con - Vua Mi- Điều ước của Tham lam nhưng biết hối hận..

<span class='text_page_counter'>(159)</span> đat vua Mi- đat. Thông minh, biết dạy cho vua Mi- đat một - Thần Đibài học. ô- ni- dôt 3. Củng cố – dặn dò: ? các bài tập đọc thuộc chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ giúp em hiểu điều gì? - Chúng ta sống cần có ước mơ, cần quan tâm đến ước mơ của nhau sẽ làm cho cuộc sống thêm vui tươi, hạnh phúc. - Những ước mơ tham lam, tầm thường, kì quặc, sẽ chỉ mang lại bất hạnh cho con người. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà ôn tập các bài: Cấu tạo của tiếng, Từ đơn từ phức, Từ ghép và từ láy, Danh từ ------------------------------------TiÕt 5 TẬP LÀM VĂN: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 6) I. MỤC TIÊU: - Xác định được các tiếng trong đọc văn theo mô hình âm tiết đã học. Các tiếng chỉ có vần thanh, tiếng có đủ âm đầu, vần và thanh trong đoạn văn. - Tìm được từ đơn, từ ghép, từ láy, danh từ, động từ, tính từ, trong các câu văn đọan văn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng lớp viết sẵn đoạn văn. - Phiếu kẻ sẵn và bút dạ. Tiếng ¢m đầu Vần Thanh a/. Tiếng chỉ có vần và thanh b/. Tiếng có đủ âm đầu, vần và thanh III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết học. 2. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: - Gọi HS đọc đoạn văn. - 2 HS đọc thành tiếng. ? Cảnh đẹp của đất nước được quan sát ở vị trí + Cảnh đẹp của đất nước được quan nào? sát từ trên cao xuống. ? Những cảnh của đất nước hiện ra + Những cảnh đẹp đó cho thấy đất cho em biết điều gì về đất nước ta? nước ta rất thanh bình, đẹp hiền hoà. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu. - 2 HS đọc thành tiếng. - Phát phiếu cho HS, thảo luận và - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi và hoàn thành phiếu. làm xong dán phiếu hoàn thành phiếu. lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Chữa bài (nếu sai)..

<span class='text_page_counter'>(160)</span> - Nhận xét, kết luận phiếu đúng. a/. Tiếng chỉ có vần và thanh b/. Tiếng có đủ âm đầu, vần và thanh. Tiếng Ao. Âm đầu. Vần Ao. Thanh Ngang. Dưới Tầm Cánh Chú Chuồn Bay Giờ Là …. D T C Ch Ch B Gi L …. Ươi Am Anh U Uon Ay Ơ A …. Sắc Huyền Sắc Sắc Huyền Ngang Huyền Huyền …. Bài 3: - HS đọc yêu cầu. ? Thế nào là từ đơn, cho ví dụ.. - 1 HS trình bày yêu cầu trong SGK. + Từ đơn là từ gồm 1 tiếng. Ví dụ: ăn… ? Thế nào là từ ghép? Cho ví dụ. + Từ ghép là từ được ghép các tiếng có nghĩa lại với nhau. Ví dụ: Dãy núi, ngôi nhà… ? Thế nào là từ láy? Cho ví dụ. + Từ láy là từ phối hợp những tiếng có âm hay vần giống nhau. Ví dụ: Long lanh, lao xao,… - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và - 2 HS ngồi cùng bàn thảo luận, tìm tìm từ. từ vào giấy nháp. - HS lên bảng viết các từ mình tìm - 4 HS lên bảng viết, mỗi HS viết mỗi được. loại 1 từ. - Gọi HS bổ sung những từ còn - Viết vào vở bài tập. thiếu. - Kết luận lời giải đúng. Bài 4: HS đọc yêu cầu. - 1 HS đọc thành tiếng. ? Thế nào là danh từ? Cho ví dụ? + Danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm, hoặc đơn vị). Ví dụ: Học sinh, mây, ? Thế nào là động từ? Cho ví dụ. đạo đức. + Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật. Ví dụ: ăn, ngủ, yên tĩnh,… - Tiến hành tương tự bài 3. Danh từ Động từ Tầm, cánh, chú, chuồn, tre, gió, bờ ao, Rì rào, rung rinh, hiện ra, gặm, bay, khóm, khoai nước, cảnh, đất nước, ngược xuôi, mây. cánh, đồng, đàn trâu, cỏ, dòng, sông, đoàn, thuyền…. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học. - VÒ nhµ xem l¹i bµi..

<span class='text_page_counter'>(161)</span> ---------------------------------------------------------------------------Ngµy so¹n : 18/ 10/ 2011 Ngµy d¹y: T5 / 20 10/ 2011 TiÕt1 TOÁN. NHÂN VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ I. MỤC TIÊU: - Giúp HS: Biết thực hiện phép nhân số có sáu chữ số với số có một chữ số (không nhớ và có nhớ). - Ap dụng phép nhân số có sáu chữ số với số có một chữ số để giải các bài toán có liên quan. II. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. KTBC: Kiểm tra VBT về nhà của một số HS - GV chữa bài, nhận xét, cho điểm HS. 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn thực hiện phép nhân số có sáu chữ số với số có một chữ số * Phép nhân 241324 x 2 (phép nhân không nhớ) - GV viết lên bảng phép nhân: 241324 x 2. - Dựa vào cách đặt tính phép nhân số có sáu chữ số với số có một chữ số, hãy đặt tính để thực hiện phép nhân 241324 x 2. - Khi thực hiện phép nhân này, ta phải thực hiện tính bắt đầu từ đâu ? - HS suy nghĩ để thực hiện phép tính trên. Yêu cầu HS nêu cách tính của mình, sau đó GV nhắc lại cho HS cả lớp ghi nhớ.. - HS nghe GV giới thiệu bài.. - HS đọc: 241324 x 2.. - 2 HS lên bảng đặt tính, cả lớp đặt tính vào giấy nháp. - Bắt đầu tính từ hàng đơn vị, đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn (tính từ phải sang trái). 241324 * 2 nhân 4 bằng 8, viết 8. x 2 * 2 nhân 2 bằng 4, viết 4. 482648 * 2 nhân 3 bằng 6, viết 6. * 2 nhân 1 bằng 2, viết 2. * 2 nhân 4 bằng 8, viết 8. * 2 nhân 2 bằng 4, viết 4. Vậy 241 324 x 2 = 482 648. * Phép nhân 136204 x 4 (phép nhân có nhớ) - GV viết lên bảng : 136204 x 4. - HS đặt tính và thực hiện phép tính, chú ý đây là phép nhân có nhớ. - GV nêu kết quả nhân đúng, sau đó yêu cầu HS nêu lại từng bước thực - HS đọc: 136204 x 4..

<span class='text_page_counter'>(162)</span> hiện phép nhân của mình. c. Luyện tập, thực hành : Bài 1: Yêu cầu HS tự làm bài. a ) 341231 b) 102426 x 2 x 5 682462 512130. - 1 HS thực hiện trên bảng lớp, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp. - HS nêu các bước như trên.. 214325 410536 x 4 x 3 857300 1231608 - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 3 - GV nêu yêu cầu bài tập và cho HS tự làm bài. - GV nhắc HS nhớ thực hiện các phép tính theo đúng thứ tự.. - 4 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào vë. - Lần lượt từng HS đã lên bảng trình bày cách tính của mình đã thực hiện.. - 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vë. a ) 321475 + 423507 x 2 Bài 4: ( dµnh cho hs kh¸ giái ) = 321475 + 847014 Bµi gi¶i = 1168489 Số quyển truyện các xã vùng thấp đợc 843275 - 123568 x 5 cÊp lµ: = 843275 617840 850 x 8 = 6800 (quyÓn) Số quyển truyện các xã vùng cao đợc = 225435 cÊp lµ: - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp 980 x 9 = 8820 (quyÓn) Số quyển truyện huyện đó đợc cấp là: làm bài vào vở. 6800 + 8820 = 15620( quyÓn) §¸p sè : 15 620 (quyÓn truyÖn) 4. Củng cố- Dặn dò: - HS nh¾c l¹i c¸ch thùc hiÖn phÐp nh©n. - GV tổng kết giờ học. - Dặn HS về nhà làm bài tập 2, 3 (ý b) và chuẩn bị bài sau. --------------------. -----------------TiÕt 2 LUYỆN TỪ VÀ CÂU KIỂM TRA gi÷a häc k× i ( tiÕt 7). (Theo đề của BGH vµ tæ trëng chuyên môn) --------------------. -----------------TiÕt 3 THỂ DỤC Bµi 19. ĐỘNG TÁC toµn th©n TRÒ CHƠI “CON CÓC LÀ CẬU ÔNG TRỜI ” I. MỤC TIÊU :.

<span class='text_page_counter'>(163)</span> - Ôn 4 động tác vươn thở, tay, chân và lưng bụng. yêu cầu HS nhắc lại được tên, thứ tự động tác và thực hiện cơ bản đúng động tác. - Học động tác toµn th©n Yêu cầu thuộc động tác, biết nhận ra được chỗ sai của động tác khi luyện tập - Trò chơi : “ Con cóc là cậu ông trời”. HS biết cách chơi và tham gia trò chơi nhiệt tình, chủ động. II. ĐẶC ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN : Địa điểm : Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập. đảm bảo an toàn tập luyện. Phương tiện : Chuẩn bị 1- 2 còi, các dụng cụ phục vụ trò chơi. III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP: Nội dung Định Phương pháp tổ chức lượng 1 . Phần mở đầu: 6 –10 - Lớp trưởng tập hợp lớp báo - Tập hợp lớp, ổn định: phút cáo. - GV phổ biến nội dung: - Khởi động: - Đội hình trò chơi. + Trò chơi : “Kết bạn”. 2. Phần cơ bản: a.Trò chơi : “Con cóc là cậu ông trời ” - GV tập hợp HS theo đội hình chơi. - Nêu tên trò chơi và luật chơi. - Điều khiển cho HS chơi, quan sát, nhận xét, biểu dương. b) Bài thể dục phát triển chung * Ôn 4 động tác vươn thở, tay, chân và lưng - bụng. 18 – 22 phút. 14 – 16 phút 3 lần mỗi động tác 2 x * Học động tác toµn th©n. 8 nhịp 4–5 * Lần 1 : GV nêu tên động tác. + GV làm mẫu cho HS hình lần dung được động tác. + GV vừa làm mẫu vừa phân tích để HS bắt chước. * Treo tranh: HS phân tích, tìm hiểu các cử động của động tác theo tranh. - GV điều khiển kết hợp cho HS tập ôn cả 5 động tác cùng một lượt. - Cán sự lớp điều khiển hô nhịp 1 – 2 lần để HS ca lớp tập. - GV chia tổ tập luyện do tổ trưởng. - Tập hợp cả lớp đứng theo tổ,. - HS đứng theo đội hình 3 hàng ngang. - HS thực hiện mỗi động tác 2 lần + HS lắng nghe và theo dõi để thực hiện theo. - Học sinh 3 tổ chia thành 3 nhóm ở vị trí khác nhau để luyện tập..

<span class='text_page_counter'>(164)</span> cho các tổ trình diễn. GV cùng HS quan sát, nhận xét, đánh giá, sửa chữa sai sót, biểu dương các tổ thi đua tập tốt. Tập lại cho cả lớp để củng cố. 3. Phần kết thúc: - Trò chơi : “ Làm theo hiệu lệnh ” - HS làm động tác gập thân thả lỏng tại chỗ, sau đó hát và vỗ tay theo nhịp. - Hệ thống bài học. - GV nhận xét, đánh giá giờ học - GV hô giải tán. --------------------. - Đội hình hồi tĩnh và kết thúc.. - HS hô “khỏe -----------------TiÕt 4 ĐỊA LÍ: Bµi 9. THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT I. MỤC TIÊU : - Học xong bài này, HS biết : Vị trí của Đà Lạt là nằm trên cao nguyên Lâm Viên. - Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu của thành phố Đà Lạt . - Dựa vào lược đồ (BĐ) ,tranh, ảnh để tìm kiến thức . - Xác lập được mối quan hệ Địa lí giữa địa hình với khí hậu, giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người. - Chỉ được vị trí của thành phố Đà lạt trên bản đồ (lược đồ). * Học sinh biết đợc một số địa điểm du lịch trg tỉnh Cao Bằng. II. CHUẨN BỊ : - Bản đồ Địa lí tự nhiên VN. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP : Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. KTBC ? Tại sao cần phải bảo vệ rừng và - HS trả lời câu hỏi. - HS nhận xét và bổ sung. trồng lại rừng ? - GV nhận xét ghi điểm. 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài: b. Gi¶ng bài : 1/. Thành phố nổi tiếng về rừng thông và thác nước : *Hoạt động cá nhân : GV cho HS dựa vào hình 1 ở bài 5, tranh, ảnh, mục 1 trong SGK và kiến thức bài trước để trả lời câu hỏi sau : ? Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào ? ? Đà Lạt ở độ cao bao nhiêu mét ?. + Cao nguyên Lâm Viên. + Đà Lạt ở độ cao 1500m..

<span class='text_page_counter'>(165)</span> ? Với độ cao đó Đà Lạt sẽ có khí hậu như thế nào ? ? Quan sát hình 1, 2 (nhằm giúp cho các em có biểu tượng về hồ Xuân Hương và thác Cam Li) rồi chỉ vị trí các điểm đó trên hình 3. ? Mô tả một cảnh đẹp của Đà Lạt. - GV sửa chữa, giúp HS hoàn thiện câu trả lời. 2/. Đà Lạt- thành phố du lịch và nghỉ mát: *Hoạt động nhóm. - HS dựa vào vốn hiểu biết của mình, vào hình 3, mục 2 trong SGK để thảo luận. - GV cho đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình. ? Tại sao Đã Lạt đợc chọn là nơi du lịch nghØ m¸t? ? §µ L¹t cã nh÷ng c«ng tr×nh nµo phôc vô cho viÖc nghØ m¸t , du lÞch? ? Kể tên 1 số khách sạn ở đà Lạt?. + Khí hậu quanh năm mát mẻ. + HS chỉ BĐ.. + HS mô tả. - HS khác nhận xét, bổ sung.. - HS các nhóm thảo luận.. - Các nhóm đại diện lên báo cáo kết quả. - ... cã k khÝ trg lµnh, quanh n¨m mát mẻ, thiên nhiên tơi đẹp - ... kh¸ch s¹n , s©n g«n, biÖt thù.. - §åi Cï, Lam S¬n, C«ng §oµn, Pa la ce. nhận xét, bæ sung. - GV nhận xét, kết luận. ... thác Bản Giốc, động Ngờm * Các địa điểm du lịch trg tỉnh Cao -Ngao( Trïng Kh¸ng), hå Thang B»ng lµ ë nh÷ng ®©u? Hen ( Trµ LÜnh), P¸c Bã ( Hµ Qu¶ng), khu rõng TrÇn Hng §¹o( Nguyªn B×nh),... 3/. Hoa quả và rau xanh ở Đà Lạt : * Hoạt động nhóm): - HS quan sát hình 4, các nhóm thảo luận theo gợi ý sau : ? Tại sao Đà Lạt được gọi là thành phố của hoa quả và rau xanh ?. - HS các nhóm thảo luận.. + Vì đa số dân Đà Lạt trồng hoa và rau xanh và trái cây xứ lạnh, diện tích trồng rau rất lớn. + hoa lan, cảm tú cầu, Hồng, ? Kể tên các loại hoa, quả và rau mi - mô - da, dâu, đào ,mơ, mận, xanh ở Đà Lạt . bơ…; Cà rốt, khoai tây, bắp cải, su hào … + Vì Đà Lạt có khí hậu mát mẻ ? Tại sao ở Đà Lạt lại trồng được nhiều quanh năm. loại hoa, quả, rau xứ lạnh ? + Cung cấp cho nhiều nơi và xuất ? Hoa và rau của Đà Lạt có giá trị như khẩu. thế nào? - HS các nhóm đại diện trả lời kết quả. 4. Củng cố - DÆn dß. - Gv chèt l¹i néi dung bµi . ? Qua bài chúng ta thấy TP Đà Lạt ntn? - ... rất đẹp. ? VËy khu du lÞch trg tØnh Cao B»ng mình có đẹp k? ? Muốn đi thăm cảnh đẹp ở TP Đà Lạt tríc tiªn c¸c em cÇn ph¶i lµm g× tõ b©y.

<span class='text_page_counter'>(166)</span> giê? - NhËn xÐt tiÕt häc. - VÒ nhµ xem l¹i bµi chuÈn bÞ bµi sau. --------------------. -----------------TiÕt5 KĨ THUẬT. KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT tha (Tiết1) I/ MỤC TIÊU: - Biết cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. - Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm. II/ ĐỒ dïng DẠY HỌC: Hộp đồ dïng kỹ thuật. III/ HOẠT ĐỘNG trªn líp. Hoạt động d¹y Hoạt động häc - KT đồ dùng của hs. 1. KTBC: 2. Dạy bài mới: a) Giới thiệu bài: Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột tha. b) Hướng dẫn cách làm: * Hoạt động 1: : GV hướng dẫn lại thao tác kỹ thuật. - HS nhắc lại cách khâu. - Gọi HS nhắc lại. * Hoạt động 2 - GV nhận xét các thao tác của HS - HS lắng nghe. thực hiện. Hướng dẫn theo nội dung - HS đọc nội dung và trả lời và thực hiện thao tác. SGK - GV tổ chức cho HS thực hành khâu - HS thực hiện thao tác. viền đường gấp mép vải bằng mùi khâu - HS tự đánh giá lẫn nhau. đột tha. - Đánh giá một số sản phẩm. - Hôm sau tiết tục thực hiện. 4. NhËn xÐt - DÆn dß. - Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS. Chuẩn bị tiết sau. --------------------------------------------------Ngµy so¹n : 19/ 10/ 2011 Ngµy d¹y : T6 / 21/ 10/ 2011 TiÕt 1 TOÁN. TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP NHÂN I. MỤC TIÊU: - Giúp HS: Nhận biết được tính chất giao hoán của phép nhân. - Sử dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tính toán..

<span class='text_page_counter'>(167)</span> II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ kẻ sẵn bảng số có nội dung như sau: a b axb bxa 4 8 6 7 5 4 III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. KTBC: KT VBT cña hs. - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài: b. Giới thiệu tính chất giao hoán của - HS nghe. phép nhân : * So sánh giá trị của các cặp phép nhân có thừa số giống nhau - GV viết biểu thức 5 x 7 và 7 x 5, HS so sánh hai biểu thức này với nhau. - HS nêu 5 x 7 = 35, 7 x 5 = 35. - GV làm tương tự với các cặp phép vậy 5 x 7 = 7 x 5. nhân khác. - HS nêu: 4 x 3 và 3 x 4 ; 8 x 9 và 9 x 8, … 4x3=3x4;8x9=9x8;… - Hai phép nhân có thừa số giống nhau thì luôn bằng nhau. * Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân - GV treo bảng số, yêu cầu HS thực hiện tính giá trị của các biểu thức a x b và - HS đọc bảng số. b x a để điền vào bảng. - 3 HS lên bảng thực hiện, mỗi HS thực hiện tính ở một dòng để hoàn thành bảng như sau: a b axb bxa 4 8 4 x 8 = 32 8 x 4 = 32 6 7 6 x 7 = 42 7 x 6 = 42 5 x 4 = 20 4 x 5 = 20 55 44 - So sánh giá trị của biểu thức a x b với biểu thức b x a khi a = 4 và b = 8 ? - So sánh giá trị của biểu thức a x b với giá trị của biểu thức b x a khi a = 6 và b = 7 ? - So sánh giá trị của biểu thức a x b với giá trị của biểu thức b x a khi a = 5 và b = 4 ? - Vậy giá trị của biểu thức a x b luôn như thế nào so với giá trị của biểu thức b x a ? - Ta có thể viết a x b = b x a. - Em có nhận xét gì về các thừa số trong hai tích a x b và b x a ?. - Giá trị của biểu thức a x b và b xa đều bằng 32 a x b và b x a đều bằng 42 a x b và b x a đều bằng 20 - Giá trị của biểu thức a x b luôn bằng giá trị của biểu thức b x a ..

<span class='text_page_counter'>(168)</span> - Khi đổi chỗ các thừa số của tích a x b cho nhau thì ta được tích nào ? - Khi đó giá trị của a x b có thay đổi không ? - Vậy khi ta đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó như thế nào ? - HS nêu lại kết luận, đồng thời ghi kết luận và công thức về tính chất giao hoán của phép nhân lên bảng. c. Luyện tập, thực hành : Bài 1:ViÕt sè thÝch hîp vµo « trèng. a) 4 x 6 = 6 x 4 ; 3x5=5x3 207 x 7 = 7 x 207 2 138 x 9 = 9 x 2 138 - GV + HS n / x cho ®iÓm. Bµi 2. TÝnh : a) 1357 x 5 = 6785 7 x 853 = 5971 - N /x cho ®iÓm. * HS kh¸ giái lµm ý c. 23 109 x 8 = 184 872 9 x 1 427 = 12 843 Bài 4 - HS suy nghĩ và tự tìm số để điền vào chỗ trống. a). ax 1 = 1 xa=a. b). ax 0 = 0. xa=0. 4. Củng cố - Dặn dò: - HS nhắc lại công thức và qui tắc của tính chất giao hoán của phép nhân. - GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.. - HS đọc: a x b = b x a. - Hai tích đều có các thừa số là a và b nhưng vị trí khác nhau. - Ta được tích b x a. - Không thay đổi. - Khi ta đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi.. - HS nªu y/ c. - 2 em ®iÒn b¶ng , c¶ líp lµm vë.. - HS nªu y/c - 2 em lµm b¶ng , c¶ líp lµm vë. b) 40263 x 7 = 281841 5 x 1326 = 6630. - HS làm bài. - 1 nhân với bất kì số nào cũng cho kết quả là chính số đó; 0 nhân với bất kì số nào cũng cho kết quả là 0. - 2 HS nhắc lại trước lớp.. --------------------. -----------------TiÕt 2 TẬP LÀM VĂN : KIỂM TRA VIẾT gi÷a häc k× i (TiÕt 8). (Theo đề của BGH vµ tæ trëng chuyên môn) --------------------. -----------------TiÕt3 THỂ DỤC : Bµi 20 TRÒ CHƠI : " NHẢY Ô TIẾP SỨC ” ÔN 5 ĐỘNG TÁC CỦA BAØI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG I. MUÏC TIEÂU :.

<span class='text_page_counter'>(169)</span> - Ôn 5 động tác: Vươn thở, tay, chân, lưng bụng và phối hợp. Yêu cầu thực hiện đúng động tác và biết phối hợp giữa các động tác. - Trò chơi : “Nhảy ô tiếp sức ” Yêu cầu HS tham gia vào trò chơi nhiệt tình chủ động. II. ÑÒA ÑIEÅM – PHÖÔNG TIEÄN : - Trên sân trường .Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. - Chuẩn bị 1- 2 còi, kẻ sân chơi để tổ chức trò chơi. III. NỘI DUNG VAØ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP: Noäi dung Ñònh Phương pháp tổ chức lượng 1 . Phần mở đầu: 6 phuùt - Lớp trưởng tập hợp lớp báo -Tập hợp lớp, ổn định: Điểm caùo. danh só soá. - GV phoå bieán noäi dung: Neâu  mục tiêu - yêu cầu giờ học.  - Khởi động:+ Đứng tại chỗ xoay  các khớp cổ chân , cổ tay, đầu GV goái, hoâng, vai. + Giaäm chaân taïi choã haùt vaø voã tay. + Troø chôi : “Troø chôi hieäu leänh 22 ” phuùt - HS đứng theo đội hình 3 hàng 2. Phaàn cô baûn 14 ngang. a) Baøi theå duïc phaùt trieån chung phuùt * Ôn 5 động tác của bài thể  duïc phaùt trieån chung  + Lần 1 : GV vừa hô nhịp vừa 3 lần  làm mẫu cho HS tập 5 động tác mỗi GV + Lần 2 : GV vừa hô nhịp cho lần 2 x HS tập vừa quan sát để sửa sai 8 nhịp cho HS , dừng lại để sửa nếu nhòp naøo coù nhieàu HS taäp sai + Lần 3 , 4 : Mời cán sự lên hô nhịp cho cả lớp tập, GV quan sát - Hoïc sinh 3 toå chia thaønh 3 để sửa sai cho HS ( Chú ý : Xen nhóm ở vị trí khác nhau để kẽ giữa các lần tập GV nên nhận luyeän taäp. xeùt)   + GV chia toå taäp luyeän do toå  GV    trưởng điều khiển , GV quan sát   sửa chữa sai sót cho HS các tổ   + Tập hợp cả lớp đứng theo tổ, cho caùc toå thi ñua trình dieãn. GV.

<span class='text_page_counter'>(170)</span> cuøng HS quan saùt, nhaän xeùt, đánh giá. GV sửa chữa sai sót, bieåu döông caùc toå thi ñua taäp toát . + GV tuyên dương những tổ tập tốt và động viên những tổ chưa taäp toát caàn coá gaéng hôn. + GV ñieàu khieån taäp laïi cho caû lớp để củng cố . b) Trò chơi : “Nhảy ô tiếp sức ” - GV tập hợp HS theo đội hình chôi. - Neâu teân troø chôi. - GV giaûi thích caùch chôi vaø phoå bieán luaät chôi. - Cho HS chơi thử và nhắc nhở HS thực hiện đúng quy định của 6 troø chôi. phuùt - Chia đội tổ chức cho HS thi đua chơi chính thức. - GV quan saùt, nhaän xeùt, bieåu dương đội thắng cuộc. 3. phaàn keát thuùc - HS làm động tác thả lỏng tại chỗ, sau đó hát và vỗ tay theo nhòp. - Troø chôi “ Keát baïn”. - GV cuøng hoïc sinh heä thoáng baøi hoïc. - GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bái tập về nhà. - GV hoâ giaûi taùn . --------------------.    GV. VXP     .     . - Đội hình hồi tĩnh và kết thúc.    GV -HS hoâ” khoeû”. -----------------TiÕt 4 KHOA HỌC Bµi 20. NƯỚC CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ ? I/ MỤC TIÊU: Giúp HS: - Quan sát và tự phát hiện màu, mùi, vị của nước. Nêu được một số tính chất của nước. - Làm thí nghiệm, tự chứng minh được các tính chất của nước: không có hình dạng nhất định, chảy lan ra mọi phía, thấm qua một số vật và có thể hoà.

<span class='text_page_counter'>(171)</span> tan một số chất. - Nêu được ví dụ về ứng dụng một số tính chất của nước trong đời sống: làm nhà mái dốc chảy xuống, làm áo mưa để mặc không bị ướt,... - Có khả năng tự làm thí nghiệm, khám phá các tri thức. II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Các hình minh hoạ trong SGK trang 42, 43. - GV phân công theo nhóm để đảm bảo có đủ mỗi nhóm: + 2 cốc thuỷ tinh giống nhau. + Nước lọc. Sữa. + Một miếng vải nhỏ (bông, giấy thấm, … ). + Một ít đường, muối, cát. + Thìa 3 cái. - Bảng kẻ sẵn các cột để ghi kết quả thí nghiệm. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. Kiểm tra bài cũ: Nhận xét về bài kiểm tra. - HS lắng nghe. 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài: - HS lắng nghe. b. Hoạt động 1: Màu, mùi và vị của nước. * Cách tiến hành: - GV tiến hành hoạt động trong nhóm - Các nhóm quan sát 2 chiếc cốc thuỷ tinh mà GV vừa đổ nước lọc và sữa vào. Trao đổi và trả lời các câu hỏi : 1) Cốc nào đựng nước, cốc nào đựng sữa ? 2) Làm thế nào, bạn biết điều đó ?. - Tiến hành hoạt động nhóm. - Quan sát và thảo luận về tính chất của nước và trình bày trước lớp. 1) Chỉ trực tiếp.. 2) Vì: Nước trong suốt, nhìn thấy cái thìa, sữa màu trắng đục, không nhìn thấy cái thìa trong cốc. Khi nếm từng cốc: cốc không có mùi là nước, cốc có mùi thơm béo là cốc sữa. 3) Nước không có màu, không có 3) Em có nhận xét gì về màu, mùi, vị mùi, không có vị gì. của nước ? - Nhận xét, bổ sung. - Gọi các nhóm khác bổ sung, nhận xét. GV ghi những ý không trùng lặp về đặc điểm, tính chất của 2 cốc nước và sữa. - GV nhận xét, và kết luận đúng: - HS lắng nghe. + Nước trong suốt, không màu, không mùi, không vị. c. Hoạt động 2: Nước không có hình dạng nhất định, chảy lan ra mọi phía. - HS làm thí nghiệm. * Cách tiến hành:.

<span class='text_page_counter'>(172)</span> - GV cho HS làm thí nghiệm và tự phát hiện ra tính chất của nước. - HS chuẩn bị: Chai, lọ, hộp bằng thuỷ tinh, nước, tấm kính và khay đựng nước. - Các nhóm cử 1 HS đọc phần thí nghiệm 1, 2 SGK, thực hiện, các HS khác quan sát và trả lời các câu hỏi. 1) Nước có hình gì ? 2) Nước chảy như thế nào ?. - Làm thí nghiệm, quan sát và thảo luận. - Nhóm cử đại diện lên làm thí nghiệm, trả lời câu hỏi và giải thích hiện tượng. 1) Nước có hình dạng của chai, lọ, hộp, vật chứa nước. 2) Nước chảy từ trên cao xuống, chảy tràn ra mọi phía. - Các nhóm nhận xét, bổ sung.. - GV nhận xét, bổ sung ý kiến các - HS trả lời. nhóm. ? Qua 2 thớ nghiệm vừa làm, cỏc em - ... K có hình dạng nhất định có kết luận gì về tính chất của nước ? - KÕt luËn : Nước có hình dạng nhất - HS lắng nghe. định không ? - GV chuyển việc: Các em đã biết một số tính chất của nước: Vậy nước còn có tính chất nào nữa ? d. Hoạt động 3: Nước thấm qua một số vật và hoà tan một số chất. * Cách tiến hành: - GV tiến hành hoạt động cả lớp. 1) Khi vô ý làm đổ mực, nước ra bàn em thường làm như thế nào ? 2)Tại sao người ta lại dùng vải để lọc nước mà không lo nước thấm hết vào vải?. - Trả lời. 1) Em lấy giẻ, giấy thấm, khăn lau để thấm nước. 2) Vì mảnh vải chỉ thấm được một lượng nước nhất định.Nước có thể chảy qua những lỗ nhỏ các sợi vải, còn các chất bẩn khác bị giữ lại trên mặt vải. 3) Ta cho chất đó vào trong cốc có 3) Làm thế nào để biết một chất có nước, dùng thìa khấy đều lên sẽ biết được. hoà tan hay không trong nước ? - HS làm thí nghiệm - GV cho HS làm thí nghiệm 3, 4 + Em thấy vải, bông giấy là những + Sau khi làm thí nghiệm em có nhận vật có thể thấm nước. + 3 HS lên bảng làm thí nghiệm. xét gì ? + 3 HS lên bảng làm thí nghiệm với đường, muối, cát xem chất nào hoà tan 1) Em thấy đường tan trong nước; trong nước. 1) Sau khi làm thí nghiệm em có Muối tan trong nước; Cát không tan trong nước. nhận xét gì ? 2) Nước có thể thấm qua một số vật 2) Qua hai thí nghiệm trên em có nhận và hoà tan một số chất. xét gì về tính chất của nước ? - KÕt luËn : Níc thÊm qua 1 sè vËt vµ - Hs nªu bµi häc. níc cã thÓ hoµ tan 1 sè chÊt..

<span class='text_page_counter'>(173)</span> ? Níc lµ g×? 3. Củng cố- dặn dò: - Níc k mµu, k mïi, k cã vÞ, k cã ? KÓ ra nh÷ng t / chÊt cña níc mµ em h×nh d¹ng, thÊm 1 sè vËt, ch¶y tõ cao biÕt trg bµi häc? xuèng thÊp, lan ra mäi phÝa, níc hoµ tan 1 sè chÊt. - Nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết, về nhà tìm hiểu các dạng của nước. --------------------. -----------------TiÕt 5 Sinh ho¹t. + Nhận xét, đánh giá kết quả tuần qua: - VÒ chuyªn cÇn. - VÒ häc tËp. - VÒ vÖ sinh. + Ph¬ng híng tuÇn tíi: - Tiếp tục thực hiện các công việc đề ra. - Kh¾c phôc c¸c c«ng viÖc cßn tån t¹i.. --------------------. ------------------. TuÇn 11. Ngµy so¹n : 23/ 10 / 2011 Ngµy d¹y: T2/ 24/ 10/ 2011 TiÕt 1 NhËn xÐt ®Çu tuÇn ------------------------------------TiÕt 2 TẬP ĐỌC:. ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU I. MỤC TIÊU: 1. Đọc thành tiếng: - Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn .Thả diều, nghe giảng, mảng gạch vì, vỏ trứng, chữ tốt, dễ,… - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn. 2. Đọc- hiểu: - Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ trạng nguyên khi mới 13 tuổi. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK) - Hiểu nghĩa các từ ngữ: trạng, kinh ngạc,… * C¸c KNS: - Xác định giá trị. - Tù nhËn thøc b¶n th©n. - §Æt môc tiªu - L¾ng nghe tÝch cùc II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:.

<span class='text_page_counter'>(174)</span> k×.. - Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 104, SGK. - Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. KTBC: k v× võa KT gi÷a häc. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b.HD luyện đọc và tìm hiểu bài: * Luyện đọc: - Cho hs më sgk. ? Bµi nµy chia lam mÊy ®o¹n?. - Lắng nghe. - 1 kh¸ HS đọc - ... 4 bèn ®o¹n. + đoạn 1: từ đầu đến làm diều để chơi. + đoạn 2:tiếp đến chơi diều. + đoạn 3:tiếp đến học trò của thầy. + ®o¹n 4:phÇn cßn l¹i.. - §äc nèi tiÕp ®o¹n ( lÇn 1) - HD đọc từ khó - §äc nèi tiÕp ®o¹n (lÇn 2) - KÕt hîp g/ nghÜa tõ( trg sgk). HD - HS luyện đọc theo cặp( 2 ph) đọc câu khó. - 1 hs đọc cả bài - GV đọc mẫu, chú ý giọng đọc. * Tìm hiểu bài: - HS đọc đoạn 1, 2 trả lời câu hỏi: 1) T×m nh÷ng chi tiÕt nãi lªn t chÊt th«ng minh cña NguyÔn HiÒn? + Đoạn 1, 2 nãi lªn điều gì?. - 2 HS đọc và trả lời câu hỏi. 1) ... Nguyễn Hiền học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thờng có thÓ thuéc 20 trang trg ngµy mµ vÉn cßn th× giê ch¬i diÒu. +Đoạn 1, 2: nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền.. - HS đọc đoạn 3 trao đổi và trả lời câu hỏi: 2) NguyÔn HiÒn ham häc vµ chÞu khã 2) ... nhµ nghÌo, HiÒn ph¶i bá häc nhntn? ng ban ngày đi chăn trâu, cậu đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, đợi bạn học thuộc bài rồi mợn vở của b¹n ,s¸ch cña HiÒn lµ lng tr©u nÒn lµ cát,bút là ngón tay,mảnh gạch vỡ, đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trg . Mỗi lÇn cã k× thi HiÒn lµm bµi vµo l¸ chuèi kh« nhê b¹n xin thÇy chÊm hé. ? §o¹n 3 nãi lªn ®iÒu g×? - Đọan 3: nói lên đức tính ham học và chịu khó của Nguyễn Hiền. - HS đọc thầm đoạn 4 - 2 HS đọc và trả lời câu hỏi. 3) Vì sao chú bé Hiền được gọi là 3)... v× cËu đỗ trạng nguyên khi mới “Ông trạng thả diều”? 13 tuổi, lóc Êy cËu vÉn thÝch ch¬i -1 HS đọc câu hỏi 4 trao đổi và trả diÒu. lời. - 1 HS đọc câu hỏi 4 trao đổi và trả +"Cã chÝ th× nªn": Nãi lªn NguyÔn Hiền còn nhỏ mà đã có chí hớng ông lời. quyÕt t©m häc khi gÆp nhiÒu khã kh¨n. - Đoạn 4: bài cho em biết điều gì?.

<span class='text_page_counter'>(175)</span> - HS trao đổi và tìm nội dung chính của bài. + §o¹n 4: Ca ngợi Nguyễn Hiền +Câu chuyện khuyên ta điều gì? thông minh, có ý chí vượt khó nên đã * Đọc diễn cảm: đỗ trạng nguyên khi mới 13 tuổi. - HS đọc từng đọan. Cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay. - HS luyện đọc đoạn văn: "ThÇy + ... Khuyên ta phải có ý chí, quyết phải kinh ngạc ... đom đóm vào tõm thỡ sẽ làm được điều mỡnh mong trg". muốn. - HS thi đọc diễn cảm . - 4 HS đọc, cả lớp phát biểu, - Nhận xét, cho điểm HS. 3. Củng cố - dặn dò: + Câu chuyện ca ngợi ai? Về điều gì? Giúp em hiểu điều gì? ? §Ó trë thµnh ngêi tµi giái c¸c em cÇn ph¶i lµm g×? - Nhận xét tiết học. - Về nhà đọc lại bài này và chuẩn bị bµi sau. ------------------------------------TiÕt 3 TOÁN:. NHÂN VỚI 10, 100, 1000, ... CHIA CHO 10, 100, 1000, ... I. MỤC TIÊU: - Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000, …và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, … cho 10, 100, 1000, … - Ap dụng phép nhân số tự nhiên với 10, 100, 1000, … chia các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, … cho 10, 100, 1000, … để tính nhanh. - GD HS tính tự giác, tích cực trong học tập. II. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. KTBC: - HS lờn bảng đọc bảng cửu chơng - GV nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới : - HS nghe. a. Giới thiệu bài: b. Nhân một số tự nhiên với 10, chia số tròn chục cho 10 : * Nhân một số với 10 - HS nêu: 35 x 10 = 10 x 35 - GV viết 35 x 10. - Dựa vào tính chất giao hoán cho biết - Bằng 35 chục. ? 35 x 10 bằng gì ? - Vậy 10 x 35 = 1 chục x 35. - Là 350. - 35 chục là bao nhiêu ? - Vậy 10 x 35 = 35 x 10 = 350. - Vậy khi nhân một số với 10 có thể viết - Khi nhân một số với 10 ta thêm ngay kết quả của phép tính như thế nào ? một chữ số 0 vào bên phải số đó. - HS nhẩm và nêu: - Hãy thực hiện:.

<span class='text_page_counter'>(176)</span> 12 x 10 78 x 10 457 x 10 7891 x 10 * Chia số tròn chục cho 10 - Tương tự: GV viết 350 : 10 và HS suy nghĩ để thực hiện phép tính. - Có nhận xét gì về số bị chia và thương trong phép chia 350 : 10 = 35 - Khi chia số tròn chục cho 10 ta viết ngay kết quả của phép chia như thế nào ? - Hãy thực hiện: 70 : 10 140 : 10 2 170 : 10 7 800 : 10. - HS suy nghĩ.. - Ta chỉ việc bỏ đi một chữ số 0 ở bên phải số đó. - Ta chỉ việc bỏ đi một chữ số 0 ở bên phải số đó. - HS nhẩm và nêu: 70 : 10 = 7 ; 140 : 10 = 14 2 170 : 10 = 217 ; 7 800 : 10 = c. Nhân một số tự nhiên với 100, 1000, 780 … chia số tròn trăm, tròn chục, tròn nghìn, … cho 100, 1000, … : - Hướng dẫn HS tương tự như nhân với 10, chia một số tròn trăm, tròn nghìn, … cho 100, 1000, … d. Kết luận : - Ta chỉ việc viết thêm một, hai, ba, … chữ số 0 vào bên phải số đó. e. Luyện tập, thực hành : - Ta chỉ việc bỏ bớt đi một, hai, Bài 1: TÝnh nhÈm ba, … chữ số 0 ở bên phải số đó. a) 18 x 10 = 180 18 x 100 = 1 800 18 x 1000 = 18 000. - HS nªu y/ c bµi tËp. - Làm bài, sau đó mỗi HS nêu kết quả của một phép tính. b) 9 000 : 10 = 900 9 000 : 100 = 90 9 000 : 100 = 9. 82 x 100 = 8 200 75 x 1000 = 75 000 19 x 10 = 190 Bài 2: ViÕt sè thÝch hîp vµo chç chÊm. - GV hd theo c¸ch lµm mÉu nh sgk. 6 800 : 100 = 68 70 kg = 7 yÕn 420 : 10 = 42 800kg = 8 t¹ 2 000 : 1 000 = 2 300t¹ = 30 tÊn - GV n/ x chÊm bµi. ( 3 dßng cuèi dµnh cho hs kh¸ giái lµm) - 3 hs lµm b¶ng , c¶ líp lµm vë. 120 t¹ = 12 tÊn 5 000 kg = 5 tÊn 4 000 g = 4 kg 4. Củng cố - Dặn dò: ? Nh©n mét sè tù nhiªn víi 10 ,100, 1000 , ... ta lµm ntn? ? Khi chia sè trßn chôc, trßn tr¨m , trßn ngh×n cho 10, 1000, 1 000 ,... ta lµm ntn? - GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập 1 ( cét 3 ý a, cét 3 ý b) và chuẩn bị bài sau..

<span class='text_page_counter'>(177)</span> --------------------. -----------------TiÕt 4 MÜ thuËt GVC lªn líp ------------------------------------TiÕt 5 ĐẠO ĐỨC :. THỰC HÀNH KỸ NĂNG GIỮA HỌC KỲ I I/ MỤC TIÊU - Giúp HS ôn lại những kiến thức các bài đã học từ tuần 1 đến tuần 10. * Giáo dục các em có ý thức thực hành những điều đã học II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động d¹y 1.Kiểm tra bài cũ - KiÓm tra sù chuÈn bÞ cña hs 2. Bài mới. a/ Giới thiệu bài b/ Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập. ? Từ tuần 1 đến tuần 10 các em đã được học những bài đạo đức nào ? Tại sao các em phải trung thực trong học tập ? - Các em đã trung thực trong học tập chưa? + Khi gặp khó khăn trong học tập các em phải làm gì ? + Thế nào là vượt khó trong học tập ? + Vượt khó trong học tập giúp ta điều gì ? + Điều gì sẽ x¶y ra nếu như các em không được bày tỏ ý kiến + Đối với những việc có liên quan đến mình, các em có quyền gì ? ? Qua bài tiết kiệm tiền của em rút ra bài học gì ? + Thế nào là tiết kiệm thời giờ ? + Vì sao cần tiết kiệm thời giờ ? c/ Hoạt động 2: Thực hành các kĩ năng - Các nhóm trình bày tiểu phẩm tự chọn trong các bài đã học - GV nhận xét chung, tuyên dương nhóm có tiểu phẩm hay nhất 4. Củng cố , dặn dò - GV nh¾c l¹i bµi «n tËp. - Nhận xét tiết học.. Hoạt động häc. - HS nhắc lại - HS nêu - HS trả lời, HS khác bổ sung. - HS tự nêu. - HS trả lời - HS trả lời - HS phát biểu ý kiến. - HS lần lượt nêu. - Hoạt động nhóm đôi - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét. - 3 nhóm lần lượt trình bày - Nhóm khác nhận xét.

<span class='text_page_counter'>(178)</span> - Về nhà xem lại các bài đã ôn. - Chuẩn bị bài sau: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. ----------------------------------------------------------------------------Ngµy so¹n: 24/ 10/ 2011 Ngµy d¹y: T3/ 25/ 10/ 2011 TiÕt 1 TOÁN. TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP NHÂN I. MỤC TIÊU: Giúp HS : - Nhận biết được tính chất kết hợp của phép nhân. - Bước đầu biết sử dụng tính chất kết hợp của phép nhân trong thực hành tính. * GD HS tính cẩn thận trong khi làm tính. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ kẻ sẵn bảng số có nội dung như sau: a b c (a x b ) x c a x (b x c) 3 4 5 5 2 3 4 6 2 III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động d¹y 1. KTBC: GV ghi b¶ng : 255 x 10 = 2550 2550 : 10 = 255 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài: b. Giới thiệu tính chất kết hợp của phép nhân : * So sánh giá trị của các biểu thức (2 x 3) x 4 và 2 x (3 x 4) Yêu cầu HS tính giá trị rồi so sánh giá trị của hai biểu thức này với nhau. - GV làm tương tự với các cặp biểu thức khác: * Giới thiệu tính chất kết hợp của phép nhân - GV treo bảng số. - Yêu cầu HS thực hiện tính giá trị của các biểu thức (a x b) x c và a x (b x c) để điền vào bảng. a. b. Hoạt động häc 255 x 100 = 25 500 25 500 : 100 = 255 - HS lắng nghe. - HS tính và so sánh: (2 x 3) x 4 = 6 x 4 = 24 và 2 x (3 x 4) = 2 x 12 = 24 vậy (2 x 3) x 4 = 2 x (3 x 4). - HS đọc bảng số. - 3 HS lên bảng thực hiện, mỗi HS thực hiện tính ở một dòng để hoàn thành bảng như sau:. c. ( a x b) x c. ax(bxc). 3. 4. 5. (3 x 4 ) x 5 = 60. 3 x ( 4 x 5 ) = 60. 5. 2. 3. ( 5 x 2 ) x 3 = 30. 5 x (2 x 3 ) = 30.

<span class='text_page_counter'>(179)</span> 4. 6. 2. (4 x 6 ) x 2 = 48. - Hãy so sánh giá trị của biểu thức (a x b) x c với giá trị của biểu thức a x (b x c) ở bảng. - Vậy giá trị của biểu thức (a x b) x c luôn như thế nào so với giá trị của biểu thức a x (b x c) ? - Ta có thể viết: (a x b) x c = a x (b x c). - GV vừa chỉ bảng và nêu kết luận. - HS nêu lại kết luận.. 4 x ( 6 x 2 ) = 48. - Giá trị của hai biểu thức đều bằng 60, bằng 30, bằng 48. - Giá trị của biểu thức (a x b) x c luôn bằng giá trị của biểu thức a x (b x c). - HS đọc: (a x b) x c = a x (b x c). - HS nghe giảng. - HS nêu kết luận.. c. Luyện tập, thực hành : Bài 1: TÝnh b»ng 2 c¸ch theo mÉu - GV viết biểu thức: 2 x 5 x 4 - HS đọc biểu thức. - Biểu thức là tích của mấy số ? - Có cách nào để tính giá trị của biểu - Có dạng là tích có ba số. - Có hai cách: thức ? + Lấy tích của số thứ nhất và số thứ hai nhân với số thứ ba. + Lấy số thứ nhất nhân với tích của - GV yêu cầu HS tính giá trị của biểu số thứ hai và số thứ ba. - 1 HS lên bảng làm bài, c¶ líp lµm thức theo hai cách. vë. - GV nhận xét và nêu cách làm đúng, - ( HS kh¸ giái lµm ý b) - T¬ng tù ý a. cho HS tự làm bài. a) C1: 4 x 5 x 3 = ( 4 x 5) x 3 = 20 x 3 = 60 C2 : 4 x 5 x 3 = 4 x ( 5 x 3 ) = 4 x 15 = 60 C1: 3 x 5 x 6 = ( 3 x 5) x 6 = 15 x 6 = 90 C2 : 3 x 5 x 6 = 3 x (5 x 6 ) = 3 x 30 = 90 Bài 2: TÝnh b»ng c¸ch thuËn tiÖn nhÊt: - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - GV viết biểu thức: 13 x 5 x 2 - Hãy tính giá trị của biểu thức trên theo hai cách.(¸p dông T/C giao ho¸n , T/C kÕt hîp) - GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài. a) 15 x 3 x 2 = ( 13 x 5 ) x 2 = 65 x 2 = 130 - ¸p dông t/c kÕt hîp :. - Tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện nhất. - HS đọc biểu thức. - 2 HS lên bảng thực hiện, mỗi HS thực hiện theo một cách: - 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vë..

<span class='text_page_counter'>(180)</span> 13 x 5 x 2 = 13 x ( 5 x 2) = 13 x 10 = 130 5 x2 x 34 = ( 5 x 2 ) x 34 = 10 x 34 = 340 5 x 2 x 34 = 5 x ( 2 x 34 ) = 5 x 68 = 340 - GV chữa bài và cho điểm HS. Bài 3: (HS giỏi) - GV gọi một HS đọc đề bài toán. - Bài toán cho ta biết những gì? Hỏi gì ? - GV yêu cầu HS suy nghĩ và giải bài toán bằng hai cách. Bài giải Số bộ bàn ghế có tất cả là: là: 15 x 8 = 120 (bộ) Số học sinh có tất cả là: có là:. - HS đọc. - HS trả lời Bàilàm giảibài, HS cả lớp - 2 HS lên bảng Số học sinh của mỗi lớp làm bài vào VBT. 2 x 15 = 30 (học sinh) Số học sinh trường đó. - GV chữa bài, nhận xét. 4. Củng cố - Dặn dò: + GV chèt l¹i néi dung bµi ? Khi thùc hiÖn nh©n mét tÝch hai sè víi sè thø ba ta lµm thÕ nµo? - Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. --------------------. -----------------TiÕt 2 LUYỆN TỪ VÀ CÂU:. LUYỆN TẬP VỀ ĐỘNG TỪ I. MỤC TIÊU: - Nắm được một số từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ (đã, đang, sắp). - Nhận biết và sử dụng các từ đó qua các Bt thực hành (1, 2, 3) trong SGK. * GD HS thấy được vẻ đẹp của Tiếng Việt và thêm yêu tiÕng mẹ đẻ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng lớp viết sẵn 2 câu văn của BT 1 III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. KTBC: - KiÓm tra VBT cña hs 2. Bài mới: - Lắng nghe. a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: - 1 HS đọc yêu cầu và nội dung. - HS đọc yêu cầu và nội dung. - HS gạch chân dưới các động từ - 2 HS làm bảng lớp, dưới lớp gạch được bổ sung ý nghĩa trong từng câu. bằng chì vào VBT. - Từ sắp bổ sung cho ý nghĩa gì cho + Từ sắp bổ sung ý nghĩa thời gian động từ đến? cho động từ đến..

<span class='text_page_counter'>(181)</span> ? Nó cho biết điều gì? + Từ đã bổ sung ý nghĩa gì cho động từ trút? ? Nó gợi cho em biết điều gì? Bài 2: - HS đọc yêu cầu và nội dung. - HS trao đổi và làm bài. Mỗi chỗ chấm chỉ điền một từ và lưu ý đến nghĩa sự việc của từ. - Gọi HS nhận xét, chữa bài. - Kết luận lời giải đúng. (đã, sắp, ®ang) Bài 3: - HS đọc yêu cầu và truyện vui. - HS tự làm bài. - GV d¸n bµi lªn b¶ng líp + Lời giải đúng: Một nhà bác học ®ang lµm viÖc trg phßng, ngêi phôc vô bíc vµo, nãi nhá víi «ng: - Tha gi¸o s, cã trém lÐn vµo th phßng cña ngµi. Gi¸o s hái: - Nó đọc gì thế? ( hoặc nó đang đọc g× thÕ? ). + Nó cho biết sự việc sẽ gần diễn ra. + Từ đã bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ trút. + Nó gợi cho em đến những sự việc được hoàn thành rồi. - 2 HS đọc từng phần. - HS trao đổi, thảo luận nhóm. 2 HS lên bảng làm, dưới lớp viết bằng bút chì vào vở nháp. - Nhận xét, sửa chữa bài cho bạn. - Chữa bài . - 2 HS đọc. - 2 em lµm b¶ng. - HS đọc và chữa bài.. ? Truyện đáng cười ở điểm nào?. - 2 HS đọc lại. + Truyện đáng cười ở chỗ vị giáo sư 3. Củng cố - dặn dò: - Những từ ngữ nào thường bổ sung rất đãng trí. .... quý giá của ông. ý nghĩa thời gian cho động từ ? - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. ------------------------------------TiÕt 3 CHÍNH TẢ: ( nhí - viÕt). NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ. I. I. MỤC TIÊU: - Nhớ, viết chính xác bài chính tả. - Làm đúng bài tập 3 (viết lại chữ sai CT trong các câu đã cho) ; Làm được BT (2) a / b. * GD HS ngồi viết đúng tư thế , cách cầm bút, đặt vở. * C¸c KNS: - Kiên định. - §Æt môc tiªu II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bài tập 2a hoặc 2b và bài tập viết vào bảng phụ. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. KTBC: GV n /x gi÷a häc k×.

<span class='text_page_counter'>(182)</span> 2. Bài mới: - Lắng nghe. a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn nhớ - viết chính tả: + Trao đổi về nội dung đoạn thơ: - 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc - Gọi HS mở SGK đọc 4 khổ thơ đầu thầm theo. - Gọi HS đọc thuộc lòng 4 khổ thơ. + Hướng dẫn viết chính tả: - Các từ ngữ: hạt giống, đáy biển, đúc - Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn thành, trong ruột,… khi viết và luyện viết. - Chữ đầu dòng lùi vào 3 ô. Giữa 2 - HS nhắc lại cách trình bày thơ. khổ thơ để cách một dòng. + HS nhớ- viết chính tả: + Soát lỗi, chấm bài, nhận xét: c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả: - 1 HS đọc thành tiếng. lớp làm vào Bài 2: vở nháp. a. Gọi HS đọc yêu cầu. tự làm bài. - Nhận xét, chữa bài của bạn trên - Gọi HS nhận xét, chữa bài. bảng. - Kết luận lời giải đúng. - 2 HS đọc lại bài thơ. - Gọi HS đọc bài thơ. - 1 HS đọc thành tiếng Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu. - Nhận xét, bổ sung bài của bạn trên - Yêu cầu HS tự làm bài. nhận xét, bảng. chữa bài. - 1 HS đọc thành tiếng. - Gọi HS đọc lại câu đúng. - Nói ý nghĩa của từng câu theo ý hiểu - HS giải nghĩa từng câu. GV kết của mình. luận lại cho HS hiểu nghĩa của từng câu, 3. Củng cố - dặn dò: - HS đọc thuộc lòng những câu trên. - Nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài sau. ------------------------------------TiÕt 4 KHOA HỌC: Bµi 21. BA THỂ CỦA NƯỚC I. MỤC TIÊU: - Nêu được nước tồn tại ở 3 thể: Rắn, lỏng, khí. - Nêu được sự khác nhau về tính chất của nước tồn tại ở 3 thể khác nhau. - Làm thí nghiệm về sự chuyển thể của nước từ thể lỏng sang thể khí và ngược lại. * GD HS Biết giữ gìn nguồn tài nguyên nước và BVMT nước. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Hình minh hoạ trang 45 / SGK - Chuẩn bị theo nhóm: Cốc, nến, nước đá, giẻ lau, nước nóng, đĩa. III. HOẠT ĐỘNG trªn líp: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. Kiểm tra bài cũ: KiÓm tra ghi nhí bµi 20 2. Dạy bài mới:.

<span class='text_page_counter'>(183)</span> a . Giới thiệu bài: - HS lắng nghe. b . Gi¶ng bµi - Hoạt động 1: HiÖn tîng níc tõ thÓ láng ChuyÓn sang thể khí và ngược lại. Cách tiến hành: - GV tiến hành hoạt động cả lớp. 1) Hãy mô tả những gì em nhìn thấy ở 1) Hình 1 vẽ các thác nước đang chảy mạnh từ trên cao xuống. Hình hình vẽ số 1 và số 2. 2 vẽ trời đang mưa. 2) Hình vẽ số 1 và số 2 cho thấy nước 2) Hình vẽ số 1 và số 2 cho thấy nước ở thể lỏng. ở thể nào ? 3) Hãy lấy một ví dụ về nước ở thể 3) Nước mưa, nước giếng, nước máy, nước biển, nước sông, lỏng ? - Khi dùng khăn ướt lau bảng em - HS lên bảng. GV dùng khăn ướt lau thấy mặt bảng ướt, có nước nhưng chỉ một lúc sau mặt bảng lại khô. bảng, yêu cầu HS nhận xét. - HS làm thí nghiệm. - Vậy nước trên mặt bảng đi đâu? + Quan sát và nêu hiện tượng. Chúng ta làm thí nghiệm để biết. ? NÕu mÆt b¶ng kh« ®i th× níc trªn mÆt b¶ng biÕn ®i ®©u? + KÕt luËn: + Sù chuyÓn thÓ cña níc tõ thÓ láng sang thÓ khÝ, tõ thÓ khÝ sang thÓ láng,... + Níc ë thÓ láng thêng xuyªn bay h¬i thµnh thÓ khÝ. + H¬i níc lµ níc ë thÓ khÝ. H¬i níc k thÓ nh×n thÊy b»ng m¾t thêng. + H¬i níc gÆp l¹nh ngng tô thµnh níc ë thÓ láng. - Hoạt động 2: HiÖn tîng níc ë thÓ láng Chuyển thµnh thể rắn và ngược lại. Cách tiến hành: - Hoạt động nhóm trả lời - Cho hs q/s h×nh 4, 5 ( 45) + Cho HS hoạt động nhóm. 1) Nước thể lỏng trong khay đã biến thµnh thể gì ? ? Níc ë thÓ r¾n cã h×nh d¹ng ntn? 1) Thể r¾n. 2) HiÖn tîng níc ë chuyÓn tõ thÓ láng sang thể rắn đợc gọi là gì? - ... có hình dạng nhất định. 3) Q/s khi để khay nớc ra ngoài tủ 2) Hiện tượng đú gọi là đụng đặc. lạnh xem điều gì đã xảy ra và nói lên hiện tợng đó gọi là gì? 3) Nước chuyển từ thể rắn sang thể - Nhận xét, bổ sung của các nhóm. lỏng hiện tợng đó đợc gọi là sự nóng - Hoạt động 3: Sơ đồ sự chuyển thể ch¶y . của nước. - Các nhóm bổ sung. - GV tiến hành hoạt động c¶ lớp. 1) Nước tồn tại ở những thể nào ?.

<span class='text_page_counter'>(184)</span> 2) Nước ở cỏc thể đú cú tớnh chất - HS trả lời và vẽ sơ đồ. chung và riêng như thế nào ? 1) Thể rắn, thể lỏng, thể khí. 2) Cả 3 thể nớc đều trong suốt, không có màu, không có mùi, không có vị. - Nước ở thể lỏng và thể khí không có hình dạng nhất định. - GV nhận xét, bổ sung cho từng câu - Nước ở thể rắn có hình dạng nhất trả lời của HS. định. - HS vẽ sơ đồ sự chuyển thể của - HS lắng nghe. nước, sau đó trình bày sự chuyển thể của nước ở những điều kiện nhất định. - HS vẽ. Sự chuyển thể của nước từ dạng KHÍ này sang dạng khác dưới sự ảnh Bay hơi Ngưng tụ hưởng của nhiệt độ. Ở đây khi hơi nước gặp không khí lạnh hơn ngay LỎNG LỎNG lập tức ngưng tụ lại thành nước. Nóng chảy Đông đặc RẮN - GV nhận xét. + GV: tãm t¾t néi dung bµi. - Nớc từ thể lỏng sang thể rắn đợc gọi là sự đông đặc. - Níc tõ thÓ r¾n chuyÓn sang thÓ láng gäi lµ sù nãng ch¶y. ? Níc cã thÓ tån t¹i ë thÓ nµo? 3. Củng cố - dặn dò: - GV chèt l¹i néi dung bµi. * Các em cần làm gì để bảo vệ đợc - Hs nêu ghi nhớ trg SGK. nguån níc vµ k bÞ « nhiÔm m«i trêng ? - GV nhận xét giê häc. - HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết. -----------------------------------TiÕt 5 LỊCH SỬ: Bµi 9. NHÀ LÝ DỜI ĐÔ RA THĂNG LONG I. MỤC TIÊU : - Nêu được những lí do khiến Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La : Vùng trung tâm của đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, nhân dân không khổ vì ngập lụt. - HS biết vài nét về công lao của Lý Công Uẩn: Người sáng lập ra vương triều Lý, có công dời đô ra Đại La và đổi tên kinh đô là Thăng Long. * Hs biết đợc ngời anh hùng dân tộc Nùng Trí Cao. II. CHUẨN BỊ : - PHT của HS..

<span class='text_page_counter'>(185)</span> III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP : Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. KTBC : HS nªu bµi häc cña bµi 8. 2 . Bài mới : a. Giới thiệu bài : - HS lắng nghe. b. Gi¶ng bài : 1. Nhµ LÝ - Sù tiÕp nèi cña nhµ Lª - HS dựa vào lược đồ và kênh chữ trong SGK đoạn: Từ năm 1005 đến nhµ LÝ b¾t ®Çu tõ ®©y. ? Sau khi Lª §¹i Hµnh mÊt, t×nh h×nh - Sau khi Lª §¹i Hµnh mÊt , Lª Long đất nớc ntn? §Ünh lªn lµm vua. Nhµ vua tÝnh t×nh rÊt b¹o ngîc nªn lßng ngêi rÊt o¸n hËn. ? V× sao khi Long §Ünh mÊt, c¸c quan - V× Lý C«ng UÈn lµ 1 vÞ quan trg trg triều lại tôn Lý Công Uẩn lên làm triều đình nhà Lê.Ông vốn là ngời thông minh , văn võ đều tài đức độ vua? cảm hoá đợc lòng ngời. - Khi Lª Long §Ünh mÊt, c¸c quan trg triÒu t«n Lý C«ng UÈn lªn lµm vua. - ... nhµ Lý b¾t ®Çu tõ n¨m 1009. ? V¬ng triÒu nhµ Lý b¾t ®Çu tõ n¨m nµo? + KÕt luËn: Nh vËy n¨m 1009 , nhµ Lª suy tµn, nhµ Lý tiÕp nèi nhµ Lª xây dựng đất nớc ta 2. Nhà Lý dời đô ra Đại La, đặt tên kinh thµnh lµ Th¨ng Long. + GV treo bản đồ hành chính VN. - HS chØ vÞ trÝ cña vïng Hoa L, Ninh B×nh, vÞ trÝ Th¨ng Long - HN trªn b¶n ? Năm 1010, vua Lý Công Uẩn quyết đồ. - ... từ Hoa L ra thành Đại La và đổi định rời đô từ đâu về đâu? tªn lµ thµnh Th¨ng Long. + GV chia nhóm hs thảo luận để TLCH: ? So với Hoa L thì vùng đất Đại La có - Về vị trí địa lí thì vùng Hoa L k phải gì thuận lợi hơn cho việc phát triển là trung tâm của đất nớc, còn vùng Đại La lại là trung tâm của đất nớc. đất nớc? + Về địa hình, vùng Hoa L là vùng núi + GV gợi ý: Vị trí địa lí và địa hình non chật hẹp, hiểm trở, đi lại khó của vùng đất Đại La có gì thuận lợi khăn, còn vùng Đại La lại ở giữa đồng b»ng réng r·i, b»ng ph¼ng. h¬n so víi vïng Hoa L? - §¹i diÖn nhãm ph¸t biÓu ý kiÕn. + GV tãm t¾t l¹i nh÷ng ®iÓm thuËn - Vua Lý Th¸i Tæ tin r»ng muèn cho lợi của vùng đất Đại La với Hoa L ? Vua Lý Thái Tổ suy nghĩ thế nào con cháu đời sau XD đời sống ấm no khi dời đô ra Đại La và đổi tên là thì phải dời đô từ miền núi chật hẹp Hoa L về vùng Đại La một vùng đồng Th¨ng Long? b»ng réng lín, mµu mì. - Gi¶ng : Mïa thu n¨m 1010 ,vua Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa L ra Thăng Long. Sau đó, Lý Thánh Tông * Thủ lĩnh Nùng Trí Cao đợc nhà Lý giao cho cai quản đất Quảng Uyên đổi tên nớc là Đại Việt. ( Cao Bằng ngày nay). Sau đó Nùng Trí Cao đợc nhà Lý tin dùng điều về kinh đô học hành. Năm 1043, Nùng Trí Cao đợc phong làm Thái Bảo và đợc giao đô ấn..

<span class='text_page_counter'>(186)</span> * Thái Bảo: Chức danh trg triều đình nhµ Lý . * Đô ấn: con dấu( tơng đơng với con dÊu ngµy nay) 3. Kinh thµnh Th¨ng Long díi thêi Lý. - Cho hs q/s c¸c ¶nh chôp 1 sè hiÖn vËt cña kinh thµnh Th¨ng Long trg SGK. ? Thăng Long dưới thời Lý được xây dựng như thế nào?. - Thăng Long có nhiều lâu đài, cung điện, đền chùa. Dân tụ họp ngày càng đông và lập nên phố, nên phường. - HS nªu phÇn bµi häc trg SGK- 31. ? §îc t«n lªn lµm vua, Lý C«ng UÈn đã làm gì? 4. Củng cố - dÆn dß ? Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa L đi nơi nµo? cã tªn lµ g×? * Việc Lý Công Uẩn lên ngôi vua và lập ra nhà Lý đánh dấu một giai đoạn mới của nước Đại Việt. Việc Lý Công Uẩn quyết định dời đô ra Thăng Long là một quyết định sáng suốt tạo bước phát triển mạnh mẽ của đất nươc ta những thế kỉ tiếp theo. - Nhận xét tiết học. - Về chuẩn bị trước bài: “Chùa thời Lý”. ---------------------------------------------------------------------------Ngµy so¹n: 25/ 10/ 2011 Ngµy d¹y: T4/ 26/ 10/ 2011 TiÕt1 TẬP ĐỌC:. CÓ CHÍ THÌ NÊN I. MỤC TIÊU: 1. Đọc thành tiếng: - Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ. - Đọc trôi chảy rõ ràng, rành mạch từng câu tục ngữ. - Đọc các câu tục ngữ với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi. 2. Đọc - hiểu: - Hiểu nghĩa các từ ngữ: nên, lành, lận, ke, cả, rã,… - Hiểu lời khuyên qua các câu tục ngữ: cần có ý chí, giữ vững mục tiêu đã chọn, không nản lòng khi gặp khó khăn. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK) * C¸c KNS : - Xác định giá trị - Tù nhËn thøc b¶n th©n - L¾ng nghe tÝch cùc II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 108, SGK III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:.

<span class='text_page_counter'>(187)</span> Hoạt động d¹y. Hoạt động häc. 1. KTBC: - HS đọc bài : Ông trạng thả diều và TLCH 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: + Luyện đọc: - HD hs đọc - HS tiếp nối nhau đọc từng câu tục ngữ. GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS - HS luyện đọc theo cặp. - Gọi HS đọc toàn bài. - Gọi HS đọc phần chú giải. - GV đọc mẫu. Chú ý giọng đọc. + Các câu tục ngữ có giọng rõ ràng, nhẹ nhàng, thể hiện lời khuyên chí tình. + Nhấn giọng ở các từ ngữ c. Tìm hiểu bài: - HS đọc thầm trao đổi và trả lời câu hỏi. - Gọi HS đọc câu hỏi 1. - Phát phiếu và bút dạ cho nhóm 4 HS. - Gọi 2 nhóm dán phiếu lên bảng và cử đại diện trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung. - Kết luận lời giải đúng.. Khẳng định rằng có ý chí thì nhất định sẽ thành công 1. Có công mài sắt có ngày nên kim…. 4. Người có chí thì nên…. - Lắng nghe. - 1 em đọc toàn bài, cả lớp theo dõi - HS nối tiếp nhau đọc từng câu tục ngữ. - 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc. - 2 HS đọc toàn bài. - 1 HS đọc phần chú giải. - Đọc thầm, trao đổi. - HS đọc thành tiếng. - Thảo luận trình bày vào phiếu. - Dán phiếu lên bảng và đọc phiếu. - Nhận xét bổ sung để có phiếu đúng.. Khuyên người ta giữ vững Khuyên người ta không mục tiêu đã chọn nản lòng khi gặp khó khăn. 2. Ai ơi đã quyết th× hành… 3. Thua keo này, bày keo 5. Hãy lo bền chí câu cua…. … 6. Chớ thấy sóng cả mà rã… 7. Thất bại là mẹ…. - HS đọc câu hỏi 2, trao đổi và trả lời câu hỏi. - Cách diễn đạt của câu tục ngữ thật dễ nhớ dễ hiểu vì: + Ngắn gọn, ít chữ (chỉ bằng 1 câu) + Có vần có nhịp cân đối cụ thể: - Có hình ảnh.. - HS đọc. 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi và trả lời câu hỏi. a) Ngắn gọn chỉ bằng 1 câu. b) Có hình ảnh: Gợi cho em hình ảnh.

<span class='text_page_counter'>(188)</span> + Theo em, HS phải rèn luyện ý chí gì? Lấy ví dụ về biểu hiện một HS không có ý chí.. ? Các câu tục ngữ khuyên chúng ta điều gì?. người làm việc như vậy sẽ thành công.. c) Có vần điệu. + HS phải rèn luyện ý chí vượt khó, cố gắng vươn lên trong học tập, cuộc sống, vượt qua những khó khăn gia đình, bản thân. + Những biểu hiện của HS không có ý chí: * Hơi bị bệnh là muốn nghỉ học ngay. * Bị điểm kém là chán học. * Gia đình có chuyện không may là ngại không muốn đi học. - Khuyên chúng ta giữ vững mục tiêu đã chọn không nản lòng khi gặp khó khăn và khẳng định: có ý chí thì nhất định thành công. - 2 HS nhắc lại.. - Ghi nội dung chính của bài. d. Đọc diễn cảm và học thuộc lòng: - HS đọc thuộc lòng. - HS đọc thuộc lòng từng câu theo hình thức truyền điện hàng ngang hoặc hàng dọc. 3. Củng cố – dặn dò: - 4 HS luyện đọc, học thuộc lòng, ? Em hiểu các câu tục ngữ trong bài - Mỗi HS học thuộc lòng một câu tục muốn nói lên điều gì? ngữ theo đúng vị trí của nình. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học thuộc lòng 7 câu tục ngữ. ------------------------------------TiÕt 2 ¢m nh¹c GVC lªn líp ------------------------------------TiÕt 3 TOÁN. NHÂN VỚI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CHỮ SỐ 0 I. MỤC TIÊU: - HS biết cách thực hiện phép nhân với các số có tận cùng là chữ số 0 vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm. * GD HS tính cẩn thận khi làm toán. II. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. KTBC: - Gäi 2 hs lµm BT1 ý b - 61 C1: 5 x 2 x 7 = (5 x 2) x 7 = 10 x 7 = 70 3 x 4 x 5 ( t¬ng tù) C2 : 5 x 2 x7 = 5 x (2 x7) = 5 x (2 x 7 ) = 5 x 14 = 70 - N / X ghi ®iÓm hs 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn nhân với số tận cùng là chữ số 0 :.

<span class='text_page_counter'>(189)</span> + Phép nhân 1324 x 20 - GV viết phép tính 1324 x 20. ? 20 có chữ số tận cùng là mấy ? - 20 bằng 2 nhân mấy ? - Vậy ta có thể viết: 1324 x 20 = 1324 x (2 x 10) - Tính giá trị của 1324 x (2 x 10) - Vậy 1324 x 20 bằng bao nhiêu ? 2648 là tích của các số nào ? - Nhận xét gì về số 2648 và 26480 ?. - HS đọc phép tính. - Là 0. 20 = 2 x 10 = 10 x 2. - HS lên bảng tính, cả lớp thực hiện vào giấy nháp: + 1324 x 20 = 26480. + 2648 là tích của 1324 x 2. - 26480 chính là 2648 thêm một chữ số 0 vào bên phải. - Có một chữ số 0 ở tận cùng.. - Số 20 có mấy chữ số 0 ở tận cùng ? - Khi nhân 1324 x 20 ta chỉ thực hiện 1324 x 2 rồi viết thêm một chữ số 0 vào bên phải tích 1324 x 2. - Hãy đặt tính và thực hiện tính - 1 HS lên bảng thực hiện, HS cả 1324 x 20. lớp làm vào giấy nháp. - Nhân 1324 với 2, được 2648. Viết thêm một chữ số 0 vào bên phải 2648 được 26480. - GV yêu cầu HS thực hiện tính: 123 x 30 4578 x 40 5463 x 50 - GV nhận xét. + Phép nhân 230 x 70 - GV viết lên bảng phép nhân 230 x 70. - HS đọc phép nhân. 230 x 70 = (23 x 10) x (7 x 10) - GV: Hãy áp dụng tính chất giao hoán - HS nêu: 230 = 23 x 10.... và kết hợp của phép nhân để tính giá trị - HS nêu: 70 = 7 x 10. của biểu thức (23 x 10) x (7 x 10). (23 x 10) x (7 x 10) = (23 x 7)x (10 x 10) = 161 x 100 = 16100 - Nhận xét gì về số 161 và 16100 ? ? Vậy cả hai thừa số của phép nhân - Có hai chữ số 0 ở tận cùng. 230 x 70 có mấy chữ số 0 ở tận cùng ? - GV: Hãy đặt tính và thực hiện tính - HS lên bảng thực hiện, cả lớp làm 230 x 70. vào giấy nháp. - HS nêu cách thực hiện phép nhân. - HS lên bảng đặt tính và tính, sau - GV yêu cầu HS thực hiện tính: đó nêu cách tính như với 230 x 70. c. Luyện tập, thực hành : - HS nªu y/c. Bài 1: §¹t tÝnh råi tÝnh. - HS lên bảng làm bài - HS tự làm bài a) 1342 b) 13546 ; c) 5642 40 30 200 53680 406380 1128400 - HS đọc y/c. Bài 2: TÝnh..

<span class='text_page_counter'>(190)</span> a) 1 326 x 300 = 397 800 b) 3 450 x 20 = 69 000 c) 1 450 x 800 = 1 160 000 + GV+HS nhËn xÐt ghi ®iÓm. Bài 4 (Dành cho HS giỏi) - GV gọi HS đọc đề bài. - Bài toán hỏi gì ? - HS làm baì. - GV nhận xét.. - HS làm bài.. 4. Củng cố - Dặn dò: + GV chèt l¹i néi dung bµi. - GV tổng kết giờ học. - Dặn HS về nhà làm bài tập 3 và chuẩn bị bài sau. --------------------. Bài giải Chiều dài tấm kính là: 30 x 2 = 60 (cm) Diện tích của tấm kính là: 60 x 30 = 1800 (cm2) Đáp số: 1800 cm2. ------------------. TiÕt 4 KỂ CHUYỆN. BÀN CHÂN KÌ DIỆU I. MỤC TIÊU: - Nghe, quan sát tranh để kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Bàn chân kì diệu (Do GV kể). - Hiểu ý nghĩa của truyện: Ca ngợi tấm gương Nguyễn Ngọc Ký giàu nghị lực, có ý chí vươn lên trong học tập và rèn luyện. - Tự rút ra bài học cho mình từ tấm gương Nguyễn Ngọc Kí. * GD hs biết giúp đỡ ,cảm thông, chia sẻ với những bạn bị khuyết tật. * C¸c KNS: - KÜ n¨ng hîp t¸c. - ThÓ hiÖn sù c¶m th«ng. - Tù nhËn thøc. - §Æt môc tiªu. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh hoạ truyện trong SGK trang 107 III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. KTBC: k v× võa KTGHKI. 2 . Bài mới: a. Giới thiệu bài: - Lắng nghe. b. Kể chuyện: - GV kể lần 1: - GV kể lÇn 2: Vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ và đọc lời phía dưới mỗi tranh. c. Hướng dẫn kể chuyện: a/. Kể trong nhóm: - HS thảo luận. Kể chuyện. Các em - Chia nhóm 4 HS. trao đổi, kể khác lắng nghe, nhận xét và góp ý chuyện trong nhóm. cho bạn. b/. Kể trước lớp: - HS kể từng đoạn trước lớp..

<span class='text_page_counter'>(191)</span> - Mỗi nhóm cử 1 HS thi kể. - Nhận xét từng HS kể. - Tổ chức cho HS thi kể toàn chuyện. - Nhận xét chung và cho điểm. c/. Tìm hiểu ý nghĩa truyện: +... Khuyên chúng ta hãy kiên trì, ? Câu truyện muốn khuyên chúng ta nhẫn nại, vượt lên mọi khó khăn sẽ điều gì? đạt được mong ước của mình. + Em học được tinh thần ham học, ? Em học được điều gì ở Nguyễn quyết tâm vươn lên cho mình trong Ngọc Kí. hoàn cảnh khó khăn. - Thầy Nguyễn Ngọc Kí là một tấm gương sáng về học tập, ý chí vươn lên trong cuộc sống. Từ một cậu bé bị tàn tật, ông trở thành một nhà thơ, nhà văn. 2. Củng cố - dặn dò: + GV chèt l¹i néidung bµi. * Chúng ta cần làm gì để giúp đỡ nh÷ng b¹n bÞ tµn tËt? - Nhận xét tiết học. - Về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe. ------------------------------------TiÕt 5 TÂP LÀM VĂN:. LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN I. MỤC TIÊU: - Xác định được đề tài, nội dung hình thức trao đổi ý kiến với người thân theo đề bài trong SGK. - Bước đầu biết đóng vai, trao đổi một cách tự nhiên, cố gắng đạt được mục đích đề ra. * GD HS biết khắc phục khó khăn để vươn lên trong học tập. * C¸c KNS : - ThÓ hiÖn sù tù tin. - L¾ng nghe tÝch cùc. - Giao tiÕp - ThÓ hiÖn sù c¶m th«ng. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng lớp viết sẵn đề bài và một vài gợi ý trao đổi. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. KTBC: - KiÓm tra VBT cña hs 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - Lắng nghe. b. Hướng dẫn trao đổi: * Phân tích đề bài:.

<span class='text_page_counter'>(192)</span> - Gọi HS đọc đề bài. - Cuộc trao đổi diễn ra giữa ai với ai? + Trao đổi về nội dung gì? + Khi trao đổi cần chú ý điều gì? - Khi trao đổi cần phải thể hiện thái độ khâm phục nhân vật trong truyện. * Hướng dẫn tiến hành trao đổi: - Gọi 1 HS đọc gợi ý. - HS đọc tên các truyện đã chuẩn bị. - Nhân vật của các bài trong SGK. + NguyÔn HiÒn. + NguyÔn Ngäc Ký. + Cao B¸ Qu¸t - Gọi HS nói tên nhân vật mình chọn.. - 2 HS đọc. + Diễn ra giữa em với người thân trong gia đình: bố, mẹ ông bà, anh, chị, em.. + Trao đổi về một người có ý chí vươn lên. + Cần chú ý nội dung truyện.. - 1 HS đọc thành tiếng. - Kể tên truyện nhân vật đã chọn. - 2 HS đã chọn nhau cùng trao đổi. Thống nhất ý kiến và cách trao đổi. Từng HS nhận xét và bổ sung cho nhau. - Một vài cặp HS tiến hành trao đổi. Các HS khác lắng nghe. - HS đọc thành tiếng. - Gọi HS đọc gợi ý 2. + Hoàn cảnh sống của nhân vật (những khó khăn khác thường). - Gọi HS đọc gợi ý 3. - Gọi 2 HS thực hiện hỏi- đáp. + Người nói chuyện với em là ai? + Em xưng hô như thế nào? + Em chủ động nói chuyện với người thân hay người thân gợi chuyện. c/. Thực hành trao đổi: - Trao đổi trong nhóm. Trao đổi trong nhóm. - Gọi HS nhận xét từng cặp trao đổi. - Nhận xét chung và cho điểm 3. Củng cố - dặn dò: - GV nh¾c l¹i néi dung bµi. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà viết lại nội dung trao đổi.. --------------------------------------------------------------------------------------Ngµy so¹n : 26/ 10/ 2011 Ngµy d¹y : T5/ 27/ 10/ 2011 TiÕt 1 TOÁN:. ĐỀ – XI – MÉT VUÔNG I. MỤC TIÊU: - Biết đề - xi - vuông là ĐV đo diện tích. - §ọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đề- xi- mét vuông. - Biết được 1 dm 2 = 100 cm 2. . Bước đầu biết chuyển đổi từ dm2 sang cm2 và ngược lại. * GD HS tính cẩn thận, chính xác khi học toán..

<span class='text_page_counter'>(193)</span> II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV vẽ sẵn trên bảng hình vuông có diện tích 1dm2 được chia thành 100 ô vuông nhỏ, mỗi ô vuông có diện tích là 1cm 2. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. KTBC: KiÓm tra BT4 - 62. - 1 HS lên bảng làm bài. Bµi gi¶i ChiÒu dµi tÊm kÝnh HCN lµ: 30 x 2 = 60 (cm) DiÖn tÝch tÊm kÝnh HCN lµ: 30 x 60 = 1800 (cm2) §¸p sè: 1800 cm2. 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài: + Gìơ học toán hôm nay c/ ta sẽ đợc làm quen với 1 đơn vị đo d/ tích khác - HS nghe. lín h¬n x¨ng - ti - mÐt - vu«ng. b. Ôn tập về xăng- ti- mét vuông : - GV vẽ một hình vuông có diện tích là 1cm 2. 1cm2 1cm ? 1cm2 là diện tích của hình vuông có cạnh là bao nhiêu xăng- ti- mét ? c. Giới thiệu đề- xi- mét vuông (dm2) 1. LÝ thuyÕt: * Để đo diện tích người ta còn dùng đơn vị là đề- xi- mét vuông . + GV treo h×nh vu«ng cã diÖn tÝch 1dm 2 lªn b¶ng vµ giíi thiÖu : - Hình vuông trên bảng có diện tích là Một đề - xi - mét - vuông (1dm 2). - GV võa viÕt võa nãi vµ chØ trªn b¶ng. - Y/C hs lªn b¶ng đo c¸c cạnh của hình vuông. ? C¹nh h×nh vu«ng lín trªn b¶ng lµ bao nhiªu dm? ? Mçi h×nh vu«ng nhá cã diÖn tÝch lµ bao nhiªu cm2? * 1dm2 chính là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1dm. * Đề- xi- mét vuông viết t¾t là dm 2. - GV viết lên bảng các số đo diện tích: + 3dm2, 24dm2, ... * Mối quan hệ giữa xăng- ti- mét vuông và đề- xi- mét vuông - Hãy tính diện tích của hình vuông có cạnh dài 10cm. 10cm bằng bao nhiêu đề- xi- mét ?. - HS: ... có cạnh dài 1cm.. - Hs lªn b¶ng đo c¸c cạnh của hình vuông. - Cạnh hình vuông lín là 1dm. - Mçi h×nh vu«ng nhá cã diÖn tÝch lµ 1cm2. - Kí hiệu đề- xi- mét viết thêm số 2 vào phía trên, bên phải (dm2). - Một số HS đọc trước lớp.. - HS tính và nêu: - 10cm x 10cm = 100cm2.

<span class='text_page_counter'>(194)</span> - 10cm = 1dm. - Vậy hình vuông cạnh 10cm có diện tích bằng diện tích hình vuông cạnh 1dm. - Hình vuông cạnh 10cm có diện tích là bao nhiêu? -Ta thÊy hình vuông 1dm2 gåm 100 h×nh vu«ng 1cm2 có diện tích là 1cm2. 1dm2. = 100cm2 VD : 2dm2 = 200cm2 ; 4dm2 = 400cm2 2. Luyện tập, thực hành : Bài 1 . §äc: - 32 dm2 : Ba mơi hai đề - xi - mét vu«ng. - 911dm2 : Chín trăm mời một đề - xi mét vuông. - 1952dm2 : Mét ngh×n chÝn tr¨m n¨m mơi hai đề - xi - mét vuông. - 492 000dm2 : Bèn t¨m chÝn m¬i hai nghìn đề -xi - mét vuông. Bµi 2. ViÕt theo mÉu:. §äc. - Là 100cm2.. - HS đọc: 1dm2. =100cm2 - Hs nªu miÖng. - Hs nªu y/c BT - 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vë, HS nhận xét. - Hs nªu y/c BT - 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vë, HS nhận xét. Một trăm linh hai đề - xi - mét vuông Tám trăm mơi hai đề - xi - mét vuông. ViÕt 102dm2. Một nghìn chín trăm sáu mơi chínđề 812dm2 xi- mÐt vu«ng 2 Hai nghìn tám trăm mơi hai đề - xi - 1969dm mÐt vu«ng. Bài 3. ViÕt sè thÝch hîp vµo chç chÊm: 1dm2 =100cm2 100cm2 = 1dm2. Bµi 4 .( Dµnh cho Hs kh¸ giái) > < ? =. 2812dm2 - HS tự điền vàovë: 48 dm2 = 4 800 cm2 2 000cm2 = 20dm2 1 997dm2 = 199 700 cm2 9 900cm2 = 99dm2 - HS nhận xét - Hs nªu y/c BT 210 cm2 = 2dm2 10cm2 6dm2 3cm2 = 603cm2 1954cm2 > 19dm2 50cm2 2001cm2 < 20 dm2 10cm2. Bài 5. đúng ghi Đ, sai ghi S: - HS tính diện tích của từng hình, sau Điền Đ vào a . đó ghi Đ (đúng), S (sai) vào từng ô S vào b, c, d. trống. - GV nhận xét và cho điểm HS. 4. Củng cố - Dặn dò: - GV chèt l¹i néi bµi..

<span class='text_page_counter'>(195)</span> - GV tổng kết giờ học. - Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. --------------------. -----------------TiÕt 2 LUYỆN TỪ VÀ CÂU:. TÍNH TỪ I. MỤC TIÊU: - Hiểu được tính từ là những từ miêu tả đặc điểm, hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái, ... (ND ghi nhớ) - Nhận biết được tính từ trong đoạn văn ngắn (Đoạn a hoặc đoạn b. BT1, mục III), Đặt được câu có dùng tính từ (BT2). * GD HS thêm yêu môn học. * C¸c KNS: - T duy s¸ng t¹o - L¾ng nghe tÝch cùc - Tù nhËn thøc b¶n th©n II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng lớp kẻ sẵn từng cột ở BT2. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. KTBC: - KiÓm tra VBT cña hs 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Tìm hiểu ví dụ: I. NhËn xÐt: Bài 1. đọc truyện sau. - HS đọc truyện Cậu HS ở Ac- boa. - 2 HS đọc chuyện. - HS đọc phần chú giải. - 1hs đọc. + Câu chuyện kể về ai? + Kể về nhà bác học nổi tiếng người Pháp tên là Lu- I Pa- xtơ. - Bµi 2. T×m c¸c tõ trg truyÖn trªn - 1 HS đọc yêu cầu. miªu t¶: - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, dùng bút chì viết những từ thích hợp. 2 HS - Gọi HS nhận xét, chữa bài cho bạn. lên bảng làm bài. - Nhận xét, chữa bài cho bạn trên + Kết luận các từ đúng. bảng. a) ch¨m chØ, giái. b) - Nh÷ng chiÕc cÇu(Tr¾ng phau) - Lắng nghe. - M¸i tãc cña thÇy R¬ - nª( x¸m) c) - ThÞ trÊn ( nhá) - Vên nho ( con con) - Nh÷ng ng«i nhµ ( nhá bÐ ,cæ kÝnh) - Dßng s«ng ( hiÒn Hoµ) - Da cña thÇy R¬ - nª( nh¨n nheo) Bài 3: - GV: Từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ nào? - Từ nhanh nhẹn diễn tả dáng đi như.

<span class='text_page_counter'>(196)</span> thế nào? - GV: Những từ miêu tả đặc điểm tính chất của sự vật, hoạt động trạng thái của người, vật được gọi là tính từ. ? Thế nào là tính từ? II. Ghi nhớ: - Gọi HS đọc phần ghi nhớ. - HS đặt câu có tính từ. - Nhận xét, tuyên dương III. Luyện tập: Bµi1: T×m tÝnh tõ trg c¸c ®o¹n v¨n sau: - HS trao đổi và làm bài. - Gọi HS nhận xét, bổ sung. - Kết luận lời giải đúng. a) gÇy gß, cao, s¸ng, tha, cò, cao, cæ, trắng, nhanh nhẹn, điềm đạm, đầm Êm, khóc chiÕt, râ rµng. b) quang, s¹ch bãng, x¸m, tr¾ng,xanh, dµi, hång, to tíng, Ýt, vót, dµi, thanh m¶nh. Bài 2: H·y viÕt mét c©u cã dïng tÝnh tõ: a) Nãi vÒ người bạn hoÆc người thân của em, có đặc điểm gì? Tính tình ra sao? Tư cách như thế nào? VD:VÒ tÝnh t×nh: - MÑ em rÊt dÞu dµng. Về đặc điểm : - B¹n LuyÕn cao . VÒ t chÊt: - B¹n §ång häc rÊt ch¨m chØ.. - 1 HS đọc thành tiếng. - Từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ đi lại. + Từ nhanh nhẹn gợi tả dáng đi hoạt bát nhanh trong bước đi. - Lắng nghe.. - Tính từ là từ miêu tả đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động trạng thái…. - 2 HS đọc phần ghi nhớ. - Tự do phát biểu. - HS đọc yêu cầu và nội dung. - 2 HS cùng bàn dùng bút chì gạch chân dưới các tính từ. - Nhận xét, bổ sung bài của bạn.. - HS đọc yêu cầu. + Đặc điểm: cao gầy, béo, thấp… + Tính tình: hiền lành, dịu dàng, chăm chỉ, lười biếng, ngoan ngoãn,… + Tư chất: thông minh, sáng dạ, - HS đặt câu, GV nhận xét chữa lỗi khôn, ngoan, giỏi,… - HS Viết 1 câu vào vở. dùng từ, ngữ pháp cho từng em. - HS viết bài vào vở. 3. Củng cố - dặn dò: b) - Bé quÇn ¸o nµy cña em cßn míi - Thế nào là tính từ? Cho ví dụ. - Nhận xét tiết học. Học ghi ghớ và tinh . - Vờn rau nhà em luôn đợc chăm chuẩn bị bài sau. sãc nªn rÊt xanh tèt. - ... --------------------. -----------------TiÕt 3 THỂ DỤC: Bài 21. TRÒ CHƠI “ NHẢY Ô TIẾP SỨC ”.

<span class='text_page_counter'>(197)</span> ÔN 5 ĐỘNG TÁC CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG I. MỤC TIÊU : - Ôn và kiểm tra thử 5 động tác đã học của bài phát triển chung. Yêu cầu thực hiện đúng động tác. - Trò chơi: “Nhảy ô tiếp sức ” Yêu cầu HS tham gia vào trò chơi nhiệt tình chủ động. II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN : - Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. - Chuẩn bị 1 còi, kẻ sân chơi để tổ chức trò chơi. III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP: Nội dung Định Phương pháp tổ chức lượng 1 . Phần mở đầu: 6 phút - Lớp trưởng tập hợp lớp báo - Tập hợp lớp, ổn định: cáo. - GV phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học. - Khởi động + Trò chơi: “Trò chơi hiệu lệnh”. 2. Phần cơ bản: 22 a) Bài thể dục phát triển chung: phút * Ôn 5 động tác của bài thể dục - HS đứng theo đội hình 3 phát triển chung hàng ngang. - Kiểm tra thử 5 động tác, GV gọi lần lượt 3- 5 em lên để kiểm tra b) Trò chơi : “Nhảy ô tiếp sức ” - GV tập hợp HS theo đội hình chơi. 7 phút - Nêu tên trò chơi. - HS ngồi theo đội hình hàng - GV giải thích cách chơi và phổ ngang. biến luật chơi. - GV nhắc nhở HS thực hiện đúng quy định của trò chơi. - GV quan sát, nhận xét, biểu dương đội thắng cuộc. 3. Phần kết thúc: - GV cùng học sinh hệ thống bài 2 phút học. - Đội hình hồi tĩnh và kết - GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ thúc. học. - HS hô “ khỏe”. - GV hô giải tán. --------------------. ----------------TiÕt 4 ĐỊA LÍ Bµi 10. ÔN TẬP I. MỤC TIÊU : - Chỉ được dãy núi Hoàng Liên Sơn, các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN. - Hệ thống được những đặc điểm chính về thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông.

<span class='text_page_counter'>(198)</span> ngòi; dân tộc, trang phục và hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn, trung du Bắc Bộ và Tây Nguyên. * GD HS tinh thần đoàn kết với các dân tộc anh em. II. CHUẨN BỊ : - Bản đồ tự nhiên VN. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP : Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. KTBC : - KiÓm tra ghi nhí bµi 9 - Cả lớp nhận xét. 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài: b. gi¶ng bài : *Hoạt động cả lớp: - Phát PHT cho từng HS và yêu cầu HS - HS điền tên vào lược đồ điền tên dãy núi HLS, các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt vào lược đồ . - HS lên chỉ vị trí dãy núi HLS, các cao - HS lên chỉ vị trí các dãy núi và nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà cao nguyên trên BĐ. Lạt trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN. - HS cả lớp nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét và điều chỉnh lại. *Hoạt động nhóm : - HS các nhóm thảo luận câu hỏi. - GV phát cho mỗi nhóm một bảng phụ. - HS các nhóm thảo luận và điền Các nhóm tự điền các ý vào trong bảng. vào bảng phụ. - Cho HS đem bảng treo lên cho các - Đại diện các nhóm lên trình bày nhóm khác nhận xét. - Các nhóm khác nhận xét, bổ - GV nhận xét sung. * Hoạt động cả lớp : + Hãy nêu đặc điểm địa hình trung du Bắc Bộ. - HS trả lời. + Người dân nơi đây đã làm gì để phủ - HS khác nhận xét, bổ sung. xanh đất trống, đồi trọc. GV hoàn thiện phần trả lời của HS. 4. Củng cố - Dặn dò: - GV chèt l¹i néi dung bµi. - GV nhận xét giê häc . - Xem và chuẩn bị bài : “Đồng bằng Bắc Bộ”. ------------------------------------TiÕt 5 KỸ THUẬT:. KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT( tiết 2) I/ MỤC TIÊU: - Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau đúng quy trình, đúng kỹ thuật. * GD HS tính kiên trì, cẩn thận. Biết giữ vệ sinh lớp học..

<span class='text_page_counter'>(199)</span> II/ đồ DÙNG DAY- HOC: - Bộ đồ dùng kĩ thuật III/ HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. KTBC: KT đồ dùng của hs 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: Tiếp tục Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột . b) Hướng dẫn cách làm: * Hoạt động 1: : GV hướng dẫn lại thao tác kỹ thuật. - HS nhắc lại cách khâu. - Gọi HS nhắc lại. * Hoạt động 2 - HS lắng nghe. - GV nhận xét các thao tác của HS - HS đọc nội dung và trả lời và thực thực hiện. Hướng dẫn theo nội dung hiện thao tác. SGK - HS thực hiện thao tác. - GV tổ chức cho HS thực hành khâu viền đường gấp mép vải bằng - HS tự đánh giá lẫn nhau. mùi khâu đột tha - Đánh giá một số sản phẩm. - Hôm sau tiết tục thực hiện. 4. NhËn xÐt , dÆn dß. - Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS. Chuẩn bị tiết sau. -----------------------------------Ngµy so¹n : 26/10 /2011 Ngµy d¹y : T6/ 28/ 10/ 2011 TiÕt 1 TOÁN TiÕt thø 53. MÉT VUÔNG I. MỤC TIÊU: - Biết 1m2 là đơn vị đo diện tích; đọc, viết được “mét vuông”, “m2”. - Biết được 1m2 = 100 dm2 . Bước đầu biết chuyển đổi từ m2 sang dm 2 , cm2 . * GD HS tính cẩn thận trong làm toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV vẽ sẵn trên bảng hình vuông có diện tích 1m2 được chia thành 100 ô vuông nhỏ, mỗi ô vuông có diện tích là 1dm2. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. KTBC: KiÓm tra VBT cña hs 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài: - HS nghe. b. Giới thiệu mét vuông : * Giới thiệu mét vuông (m2).

<span class='text_page_counter'>(200)</span> - GV hình vuông có diện tích là 1m2 và được chia thành 100 hình vuông nhỏ, mỗi hình có diện tích là 1 dm2. - HS nhận xét về hình vuông trên bảng. + Hình vuông lớn có cạnh dài bao nhiêu ? + Hình vuông nhỏ có độ dài bao nhiêu ? + Cạnh của hình vuông lớn gấp mấy lần cạnh của hình vuông nhỏ ? + Mỗi hình vuông nhỏ có diện tích là bao nhiêu ? + Hình vuông lớn bằng bao nhiêu hình vuông nhỏ ghép lại ? + Vậy diện tích hình vuông lớn bằng bao nhiêu ? - Vậy hình vuông cạnh dài 1m có diện tích bằng tổng diện tích của 100 hình vuông nhỏ có cạnh dài 1dm. - Ngoài đơn vị cm2 và dm2 người ta còn dùng đơn vị đo diện tích là mét vuông. Mét vuông chính là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1m. - Mét vuông viết tắt là m2. 1m2 bằng bao nhiêu đề- xi- mét vuông ? - GV viết lên bảng: 1m2 = 100dm2 - GV hỏi tiếp: 1dm2 bằng bao nhiêu xăng- ti- mét vuông ? - GV: Vậy 1m2 bằng bao nhiêu xăngti- mét vuông ? - GV viết lên bảng: 1m2 = 10 000cm2 - HS nêu lại mối quan hệ giữa mét vuông với đề- xi- mét vuông và xăngti- mét vuông. c. Luyện tập , thực hành : Bài 1: ViÕt theo mÉu. - Bài tập yêu cầu các em đọc và viết các số đo diện tích theo mét vuông - HS tự làm bài. - Gọi 5 HS lên bảng, đọc các số đo diện tích theo mét vuông, yêu cầu HS viết. - GV chỉ bảng, yêu cầu HS đọc lại các số đo vừa viết. Bài 2: ViÕt sè thÝch hîp vµo chç. - HS quan sát hình.. + Hình vuông lớn có cạnh dài 1m (10 dm). + Hình vuông nhỏ có độ dài là 1dm. + Gấp 10 lần. + Mỗi hình vuông nhỏ có diện tích là 1dm2. + Bằng 100 hình nhá ghÐp l¹i. + Bằng 100dm2.. 1m2 = 100dm2. - HS nêu: 1dm2 =100cm2 - HS nêu: 1m2 =10 000cm2. 1m2 =100dm2 1m2 = 10 000cm2. - HS nghe GV nêu yêu cầu bài tập. - HS làm bài vào vë. - HS viết. - 1 HS lên bảng làm bài .CV¶ líp lµm vë.( HS kh¸ giái lµm cét 2) 400dm2 = 4 m2 2110m2 = 211000dm2.

<span class='text_page_counter'>(201)</span> chÊm. - HS tự làm bài. 1m = 100 cm 100 dm = 1m 1m = 10 000 cm 10 000 cm = 1m. 15m2 = 150 000cm2 10dm2 2cm2 = 1002cm2 - HS đọc. - 1 em lµm b¶ng , c¶ líp lµm vë. Bµi gi¶i. Diện tích của một viên gạch là: 30cm2 x 30cm2 = 900cm2 Bài 3 - HS đọc đề bài. Diện tích của căn phòng là: - Với HS khá, GV yêu cầu HS tự giải 900cm2 x 200 = 180 000cm2 , bài toán, với HS trung bình, yếu, GV 180 000cm2 = 18m 2. gợi ý HS - GV nhận xét và cho điểm HS.. 4. Củng cố - Dặn dò: + GV chèt l¹i néi dung bµi häc. - GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm bài tập 4 chuẩn bị bài sau. --------------------. ------------------. TiÕt 2 TẬP LÀM VĂN. MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN I. MỤC TIÊU: - HS Nắm được 2 cách mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp trong bài văn kể chuyện (ND ghi nhớ) - Nhận biết được mở bài theo cách đã học (BT1, BT2, mục III) ; Bước đầu viết được đoạn mở bài theo cách gián tiếp (BT3, mục III). * GD HS tính tự giác, tích cực trong học tập. * C¸c KNS: - KÜ n¨ng hîp t¸c - Tù nhËn thøc b¶n th©n - KÜ n¨ng giao tiÕp - L¾ng nghe tÝch cùc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ viết sẵn 2 mở bài trực tiếp và gián tiếp truyện Rùa và thỏ. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. KTBC: 2 em thực hiện trao đổi với ngời thân về 1 ngêi cã nghÞ lùc, cã ý trÝ v¬n lªn trg cuéc sèng. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - Lắng nghe b. Gi¶ng bµi: I. NhËn xÐt: - Treo tranh minh hoạ và hỏi: em biết - Câu chuyện kể về cuộc thi chạy gì qua bức tranh này? giữa rùa và thỏ. Kết quả rùa đã về đích trước thỏ trong sự chứng kiến - Để biết nội dung truyện t×nh tiết của nhiều muông thú..

<span class='text_page_counter'>(202)</span> truyện chúng ta cùng tìm hiểu. Bài 2: - Gọi 2 HS đọc truyện. Cả lớp đọc thầm theo và thực hiện yêu cầu. Tìm đoạn mở bài trong truyện trên. - HS đọc đoạn mở bài tìm được. - Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. HS trao đổi trong nhóm. - Treo bảng phụ ghi 2 cách mở bài. - HS phát biểu và bổ sung đến khi có câu trả lời đúng. - Cách mở bài thứ nhất: kể ngay vào sự việc đầu tiên của câu chuyện là mở bài trực tiếp. Còn cách kể bài thứ hai là cách mở bài gián tiếp: nói chuyện khác để dẫn vào chuyện mình định kể. - Thế nào là mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp? II. Ghi nhớ: - HS đọc phần ghi nhớ. III. Luyện tập: Bài 1: - HS đọc yêu cầu và nội dung, c¶ lớp theo dõi, trao đổi và trả lời câu hỏi; Đó là những cách mở bài nào? Vì sao em biết? - Nhận xét chung, kết luận về lời giải đúng. + Cách a / là mở bài trực tiếp (kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện). + Cách b / là mở bài gián tiếp (nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể) - Gọi 2 HS đọc lại 2 cách mở bài. Bài 2: - HS đọc yêu cầu câu chuyện hai bàn tay. HS cả lớp trao đổi và trả lời câu hỏi? - Nhận xét chung, kết luận câu trả lời đúng. Bài 3: - HS đọc yêu cầu. - Có thể mở bài gián tiếp cho truyện bằng lời của những ai?. - Lắng nghe. - 2 HS đọc truyện. + Mở bài: Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông. Một con rùa đang cố sức tập chạy. HS đọc, 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi để trả lời câu hỏi.. - Cách mở bài của BT3 không kể ngay vào sự việc rùa đang tập chạy mà nói ngay rùa đang thắng thỏ. + Mở bài trực tiếp: kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện. + Mở bài gián tiếp: nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể. - 2 HS đọc, cả lớp đọc theo để thuộc ngay tại lớp. - 4 HS đọc từng cách mở bài. 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, trả lời câu hỏi.. - 1 HS đọc cách a/., 1 HS đọc cách b/. - 1 HS, cả lớp theo dõi, trao đổi và TL. - Truyện Hai bàn tay mở bài theo kiểu mở bài trực tiếp - kể ngay sự việc ở đầu câu truyện.. - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK. - Có thể mở bài gián tiếp cho truyện bằng lới của người kể chuyện hoặc là của Bác Lê. - HS tự làm bài các HS trong nhóm cùng lắng nghe, nhận xét. - 5 đến 7 HS đọc mở bài của mình..

<span class='text_page_counter'>(203)</span> - HS tự làm bài. Sau đó đọc cho nhóm nghe. - HS trình bày. GV sửa lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp. - Nhận xét bài viết hay. 3. Củng cố - dặn dò: ? Có những cách mở bài nào trong bài văn kể chuyện? - Nhận xét tiết học. - VÒ nhµ xem l¹i bµi vµ chuÈn bÞ bµi sau. --------------------. -----------------TiÕt 3 THỂ DỤC: Bài 22. - KIỂM TRA 5 ĐỘNG TÁC CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG TRÒ CHƠI “KẾT BẠN ” I. MỤC TIÊU :- Kiểm tra 5 động tác : vươn thở, tay, chân, lưng – bụng và toàn thân. Yêu cầu thực hiện đúng kĩ thuật động tác vá đúng thứ tự. - Trò chơi: “Kết bạn” Yêu cầu HS chơi nhiệt tình chủ động. II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN : - Trên sân trường .Vệ sinh nơi tập . đảm bảo an toàn tập luyện. - Chuẩn bị còi, đánh dấu 3 – 5 điểm theo hàng ngang, mỗi điểm cách nhau 1 - 1,5m bằng phấn hoặc sơn trắng trên sân tập. - Học sinh chuẩn bị bàn ghế cho GV ngồi kiểm tra. III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP: Nội dung Định Phương pháp tổ chức lượng 1 . Phần mở đầu: 6 phút - Tập hợp lớp, ổn định. - Lớp trưởng tập hợp lớp báo - GV phổ biến nội dung: Nêu cáo. mục tiêu - yêu cầu và cách thức tiến hành kiểm tra. + Trò chơi : “Trò chơi hiệu lệnh”. 22 phút 2. Phần cơ bản: 16 phút a) Kiểm tra bài thể dục phát triển 2 lần chung: mỗi * Ôn 5 động tác của bài thể dục động phát triển chung tác 2 * Kiểm tra 5 động tác của bài thể lần 8 - HS đứng theo đội hình 3 dục phát triển chung nhịp hàng ngang. + Nội dung kiểm tra : Mỗi HS - HS vẫn đứng theo đội hình 3 thực hiện 5 động tác theo đúng hàng ngang. thứ tự . + Tổ chức và phương pháp kiểm tra: Kiểm tra theo nhiều đợt, mỗi đợt từ 2 đến 5 em dưới.

<span class='text_page_counter'>(204)</span> sự điều khiển của 1 HS thuộc đợt kiểm tra hoặc cán sự. Mỗi HS chỉ tham gia kiểm tra 1 lần, trường hợp em nào chưa hoàn thành thì sẽ kiểm tra lại lần 2. + Cách đánh giá: Đánh giá dựa trên mức độ thực hiện kỹ thuật động tác và thành tích đạt được của từng HS theo các mức sau. Hoàn thành tốt: Thực hiện cơ bản cả 5 động tác. Hoàn thành : Thực hiện cơ bản đúng 4 động tác, kĩ thuật sai nhiều. Chưa hoàn thành: Thực hiện sai 2 – 3 động tác. b) Trò chơi : “Kết bạn” - GV tập hợp HS theo đội hình chơi. - Nêu tên trò chơi. giải thích cách chơi và phổ biến luật chơi. - Cho chơi thử. - Tổ chức cho HS chơi chính thức. - GV quan sát, nhận xét. 3. Phần kết thúc: - GV nhận xét, đánh giá, công bố kết quả kiểm tra. - GV hô giải tán. --------------------. - Đội hình hồi tĩnh và kết thúc. - HS hô “khỏe”.. -----------------TiÕt 4 KHOA HỌC: Bµi 22. MÂY ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THỀ NÀO ? MƯA TỪ ĐÂU RA ? I. MỤC TIÊU: - HS hiểu được mây, mưa là sự chuyển thể của nước trong tự nhiên. * Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường nước tự nhiên xung quanh mình. * C¸c KNS: - KÜ n¨ng hîp t¸c - KÜ n¨ng t×m kiÕm th«ng tin - KÜ n¨ng giao tiÕp II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Các hình minh hoạ trang 46, 47 / SGK III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. Kiểm tra bài cũ: ? Níc cã thÓ tån t¹i ë thÓ nµo? - HS trả lời. 2. Bài mới:.

<span class='text_page_counter'>(205)</span> * Giới thiệu bài: - Khi trời nổi giông em thấy có hiện - Gió to, mây đen kéo mù mịt và trời tượng gì ? đổ mưa. - Vậy mây và ma đợc hình thành từ đâu? các em cùng học bài hụm nay để biết điều đó. 1. Sự hình thành mây. - HS tiến hành hoạt động cặp đôi - HS thảo luận cặp đôi. - HS quan sỏt các hình vẽ, đọc các mục 1, 2, 3 sau đó đại diện 2 cặp nh×n vµo h×nh vÏ tr×nh bµy phÇn ch÷ díi h×nh sù h×nh thµnh cña m©y. trg sgk 46. - Níc ë s«ng, hå, biÓn bay h¬i vµo kh«ng khÝ. Cµng lªn cao, gÆp kh«ng khÝ l¹nh h¬i níc ngng tô thµnh nh÷ng h¹t níc nhá li ti. NhiÒu h¹t n- Nhận xét các cặp trình bày và bổ sung. íc nhá kÕt hîp víi nhau t¹o thµnh m©y. ? Mây đợc hình thành ntn? * Kết luận: Mây được hình thành từ hơi nước bay vào không khí khi gặp nhiệt độ lạnh. + Thảo luận cặp đôi. - HS q/s hình 4, 5 sau đó đại diện 2 cÆp nh×n vµo h×nh vÏ tr×nh bµy phÇn ch÷ díi tranh ma tõ ®©u ra? trg sgk - 47 + Cỏc đám mõy được bay lờn cao - GV nhận xét. hơn nhờ gió. Càng lên cao càng lạnh. Các hạt nước nhỏ kết hợp * Kết luận: C¸c giät níc cã trg c¸c thành những giọt nước lớn hơn, trĩu đám mây rơi xuống đất tạo thành ma. nặng và rơi xuống tạo thành mưa. ? Hỏi: Khi nào thì có tuyết rơi ? Nước mưa lại rơi xuống sông, hồ, ao, đất liền. ? Mây đợc hình thành ntn ? Mây từ ®©u ra? - Khi hạt nước trĩu nặng rơi xuống 3. Trũ chơi đóng vai Tụi là giọt nớc: - GV chia lớp thành 3 nhóm đặt tên gặp nhiệt độ thấp dưới 00C hạt nước là: Nước, Hơi nước, Mây trắng, Mây sẽ thành tuyết. - HS tr¶ lêi mục Bạn cần biết trg đen, Giọt mưa. - Yêu cầu các nhóm tù giới thiệu về sgk - 47. mình . - HS tiến hành hoạt động. 1) Nhãm Giät níc. 2) Nhãm h¬i níc. 3) Nhãm M©y tr¾ng. - Chuẩn bị lời thoại. Trình bày trước 4) Nhãm M©y ®en. 5) Nhãm Giät ma. nhóm để tham khảo, nhận xét, tìm được lời giới thiÖu hay nhất. - Nhóm cử đại diện trình bày lời giới thiệu. 2. Mưa từ đâu ra ? + Y/c hs thảo luận cặp đôi..

<span class='text_page_counter'>(206)</span> - GV gọi các nhóm trình bày, sau đó - Cả lớp lắng nghe. nhận xét từng nhóm. 3. Củng cố - dặn dò: * V× sao chúng ta phải giữ gìn môi trường nước tự nhiên xung quanh mình? * Muèn nguån níc k bÞ c¹n kiÖn th× c¸c em cÇn ph¶i b¶o vÖ nh÷ng g×? - GV nhận xét tiết học. - Dặn về nhà học bài; - Vì nước rất quan trọng; Vì nước biến đổi thành hơi nước rồi lại thành nước và chúng ta sử dụng. --------------------. -----------------TiÕt 5 Sinh ho¹t. I. MỤC TIÊU:- Đánh giá các hoạt động tuần qua, đề ra kế hoạch tuần đến. - Rèn kỹ năng sinh hoạt tập thể. - GDHS ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể. II. CHUẨN BỊ: - Nội dung sinh hoạt III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1) Đánh giá các hoạt động tuần qua: a) Hạnh kiểm:- Các em có tư tưởng đạo đức tốt. - Đi học chuyên cần ,biết giúp đỡ bạn bè. b) Học tập: - Các em cha có ý thức học tập , cha hoàn thành bài trước khi đến lớp. - Sinh ho¹t 15 phút đầu giờ cha tù gi¸c. - Một số em có tiến bộ vÒ chữ viết. c ) Các hoạt động khác: -Tham gia sinh hoạt đội, sao đầy đủ. 2) Kế hoạch tuần tíi : - Duy trì tốt nề nếp qui định của trường, lớp. - Thực hiện tốt Đôi bạn học tập để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. IV .Cñng cè - dÆn dß: - Chuẩn bị bài vở Thứ Hai đi học. ---------------------------------------------------------------------------------. TUẦN 12.

<span class='text_page_counter'>(207)</span> Ngµy so¹n : 30/ 10/ 2011 Ngµy d¹y :T2 / 31/ 10/ 2011 TiÕt 1 NhËn xÐt ®Çu tuÇn ------------------------------------TiÕt 2 TẬP ĐỌC. “VUA TÀU THỦY” BẠCH THÁI BƯỞI I. MỤC TIÊU: 1.Đọc thành tiếng:- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ. - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; Bước đầu biết đoc diễn cảm đoàn văn. 2.Đọc- hiểu:- Hiểu nghĩa các từ ngữ: hiệu cầm đồ, trắng tay, độc chiếm, diễn thuyết, thịnh vượng, … - Ca ngợi Bạch Thái Bưởi từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lưc và vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng. (trả lời được câu hỏi 1, 2, 4 trong SGK. HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 3 trong SGK.) * C¸c KNS: - Xác định giá trị - Tù nhËn thøc b¶n th©n - §Æt môc tiªu. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 115, SGK. - Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. KTBC: - HS htl bµi : Cã chÝ th× nªn 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - Lắng nghe. b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: * Luyện đọc: - 1 HS khá đọc bài, cả lớp theo dõi. - HS më SGK ? Bµi nµy chia lµm mÊy ®o¹n?( 4 ®o¹n) - Đ1: Từ đầu đến cho đi học. - §2 : N¨m 21 tuæi ... kn¶n chÝ - §o¹n 3 : B¹ch Th¸i Bëi ... Trng NhÞ - §o¹n 4 : phÇn cßn l¹i - HS đọc đọc nối tiếp đoạn (lần 1 ) + HD đọc từ khó - KÕt hîp gi¶i nghÜa tõ ( trg SGK) - HD đọc câu khó. + Cho hs luyện đọc theo cặp (2 ph) - Gọi 1 HS đọc toàn bài. - GV đọc mẫu, chú ý giọng đọc. c. Tìm hiểu bài: - HS đọc đoạn 1, 2 và trả lời câu hỏi ? B¹ch Th¸i Bëi xuÊt th©n ntn?. - HS đọc nối tiếp đoạn (lần 2) - Đại diện cặp đọc.. - 2 HS đọc., trao đổi và trả lời câu hỏi. - ... må c«i cha tõ nhá, ph¶i theo mÑ quẩy gánh hàng rong sau đợc nhà họ B¹ch nhËn lµm con nu«i vµ cho ¨n häc..

<span class='text_page_counter'>(208)</span> 1. Tríc khi ch¹y tµu thuû, B¹ch Th¶i B- 1. ... n¨m 21 tuæi «ng lµm th kÝ cho 1 ëi lµm nh÷ng c«ng viÖc g×? h·ng bu«n , sau bu«n gç , bu«n ng«, mở hiệu cầm đồ,lợp nhà in khai thác má,... ? Nh÷ng chi tiÕt nµo chøng tá «ng lµ - Chi tiÕt: Cã lóc mÊt tr¾ng tay, anh ng¬i rÊt cã trÝ? vÉn k n¶n chÝ. ? Đoạn 1, 2 cho em biết điều gì? + Đoạn 1, 2: nói lên Bạch Thái Bưởi là người có chí. - HS đọc đoạn còn lại, trao đổi và trả - 1 HS đọc thành tiếng. HS cả lớp lời đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi. - ... vµo lóc nh÷ng con tµu cña ngêi câu hỏi. ? Bạch Thái Bởi mở công ty vào thời Hoa đã độc chiếm các đờng sông miÒn B¾c ®iÓm nµo? 2. ... đã cho ngời đến các bến tàu 2. Bạch Thái Bởi đã làm gì để cạnh diễn thuyết .Trên mỗi chiếc tàu ông d¸n dßng ch÷" Ngêi ta th× ®i tµu ta". tranh víi chñ tµu ngêi níc ngoµi? - ... «ng lµ kh¸ch ®i tµu cña «ng ? Thành công của Bạch Thái Bởi trg ngày 1 đông , ngời chủ tàu ngời Hoa, cuéc c¹nh tranh ngang søc víi chñ tµu ngêi Ph¸p ph¶i b¸n l¹i tµu cho «ng. Råi «ng mua xëng söa ch÷a tµu, kÜ s ngêi níc ngoµi lµ g× ? giái tr«ng nom. 3) ( HS k/ giái TL) lµ nh÷ng ngêi 3) Em hiÓu thÕ nµo lµ 1 bËc anh hïng kinh doanh giái, mang l¹ lîi Ých k/ tÕ cho quèc gia, d©n téc... kinh tÕ? 4) BTB thµnh c«ng nhê ý chÝ ,nghÞ 4) Theo em hê ®©u mµ BTB thµnh lùc , cã trÝ trg kinh doanh. - BTB đã biết khơi dậy lòng tự hào c«ng? cña hµnh kh¸ch ngêi VN , ñng hé chñ tµu VN gióp k/tÕ VN ph¸t triÓn. + § 3, 4 : nói về sự thành công của Bạch Thái Bưởi. - Lắng nghe. ? §o¹n 3,4 nãi lªn ®iÒu gì? - Có những bậc anh hùng không phải trên chiến trường. Bạch Thái Bưởi đã cố gắng vợt lên những khó khăn để trở thành con người lừng lẫy trong kinh doanh. ? Nội dung chính của bài là gì?. - Ca ngợi Bạch Thái Bưởi giàu nghị lực, có ý chí vươn lên để trở thành vua tàu thuỷ. - 4 HS tiếp nối nhau đọc. d . Đọc diễn cảm: - HS đọc tiếp nối từng đoạn của bài. - 3 HS đọc diễn cảm. theo dõi tìm giọng đọc phù hợp với nội - 3 đến 5 HS tham gia thi đọc. dung bài. - HS luyện đọc diễn cảm đoạn 1, 2. - Nhận xét và cho điểm HS. - Nhận xét và cho điểm từng HS. 3. Củng cố – dặn dò: - Gọi HS đọc lại toàn bài. ? Qua bài tập đọc, em học được điều gì ở Bạch Thái Bưởi? - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học bài. -------------------------------------.

<span class='text_page_counter'>(209)</span> TiÕt 3 TOÁN :. NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG I.MỤC TIÊU: - Biết cách thực hiện nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số. * GD HS tính tích cực, tự giác trong học toán. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 1. III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. KTBC: KiÓm tra VBT hs lµm ë nhµ 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - HS nghe. b) Néi dung bµi. 1. Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức: - GV viết 2 biểu thức : 4 x ( 3 + 5) và 4 x 3 + 4 x 5 - HS lên bảng làm bài, cả lớp làm - HS tính giá trị của 2 biểu thức trên. nháp. - So sánh 2 biểu thức với nhau ? - Vậy ta có : 4 x ( 3 + 5) = 4 x 3 + 4 x 5 2. Quy tắc nhân một số với một tổng - GV nêu biểu thức có dạng tích của một số nhân với một tổng. - HS đọc biểu thức: 4 x 3 + 4 x 5 - Vậy khi thực hiện nhân một số với - Lấy số đó nhân với từng số hạng một tổng, chúng ta làm thế nào ? của tổng rồi cộng các kết quả lại với nhau - Gọi số đó là a, tổng là ( b + c ), hãy a x ( b + c) viết biểu thức a nhân với tổng đó. ? Hãy viết biểu thức thể hiện điều đó ? axb+ axc - Vậy ta có : a x ( b + c) = a x b + a x c - HS viết và đọc lại công thức. - Yêu cầu HS nêu lại quy tắc một số - HS nêu như phần bài học trong nhân với một tổng . SGK. 3. Luyện tập , thực hành Bài 1: TÝnh gi¸ trÞ cña biÓu thøc råi viÕt vµo « trèng ( theo mÉu) - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - Tính giá trị rồi viết vào ô trống - HS đọc các cột trong bảng. - HS đọc thầm. - GV + Hs nhËn xÐt cho ®iÓm. - 2 em lµm b¶ng , c¶ líp lµm vë. Bài 2: TÝnh b»ng 2 c¸ch: - Bài tập a yêu cầu chúng ta làm gì ? -Tính giá trị của biểu thức theo 2 - Để tính giá trị của biểu thức theo 2 cách cách ta phải áp dụng quy tắc nh©n một - HS nghe số với một tổng..

<span class='text_page_counter'>(210)</span> a . 36 x ( 7 x3 ) = 360 36 x 7 + 36 x 3 = 360 b ) TÝnh b»ng 2 c¸ch (theo mÉu) 5 x 38 + 5 x 62 = ? C1: 5 x 38 + 5 x 62 = 190 x 310 = 500 C2: 5 x 38 + 5 x 62 = 5 x ( 38 + 62) =5x 100 = 500 - Nhận xét và cho điểm HS Bài 3: TÝnh vµ so s¸nh gi¸ trÞ cña biÓu thøc. ( 3 + 5 ) x 4 vµ 3 x 4 + 5 x 4 . Gi¶i ( 3 + 5) x 4 = 8 x 4 = 32 3 x 4 + 5 x 4 = 12 + 20 = 32 VËy: ( 3 + 5 ) x 4 = 3 x 4 + 5 x 4 ? Vậy khi thực hiện nhân một tổng với một số, ta có thể làm thế nào? - HS ghi nhớ quy tắc nhân một tổng với một số. 4. Củng cố - Dặn dò: - HS nêu lại tính chất một số nhân với một tổng, một tổng nhân với một số - GV nhận xét tiết học. - VÒ nhµ xem l¹i bµi vµ chuÈn bÞ bµi sau.. - 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vë.. - HS lên bảng, cả lớp làm bài vào vở.. - Ta nh©n mçi số hạng của tổng nhân với số đó rồi cộng các kết quả lại với nhau.. TiÕt 4 MÜ thuËt GVC lªn líp ------------------------------------TiÕt 5 ĐẠO ĐỨC Bµi 6. HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ ( t 1 ) I. MỤC TIÊU:- Biết được: con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công ơn ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình. - Biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng một số việc làm cu thể trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình. - HS giỏi hiểu được: con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công ơn ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình. * C¸c KNS : - Kĩ năng xác định giá trị t/ cảm của ông bà, cha mẹ dành cho con cháu. - KÜ n¨ng l¾ng nghe lêi d¹y b¶o cña «ng bµ, cha mÑ. - KÜ n¨ng thÓ hiÖn t×nh c¶m yªu th¬ng cña m×nh víi «ng bµ, cha mÑ II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:- Bài hát “Cho con”- Nhạc và lời: Phạm Trọng Cầu. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. KTBC: - Hs đọc ghi nhớ của bài trớc..

<span class='text_page_counter'>(211)</span> 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Nội dung: + Hoạt động 1: T×m hiÓu truyÖn kÓ - GV kÓ cho hs nghe c/chuyÖn: PhÇn thëng N1: Em cã nhËn xÐt g× vÒ viÖc lµm cña b¹n Hng trg c©u chuyÖn? N2 : Theo em bµ b¹n Hng sÏ c¶m thÊy NTN tríc viÖc lµm cña b¹n Hng? N3 : C/ ta phải đối sử với ông bà , cha mÑ ntn? V× sao? - GV kết luận. C / ta ph¶i hiÕu víi «ng bµ, cha mÑ. + Cho hs đọc câu thơ: " C«ng cha nh nói th¸i s¬n NghÜa mÑ nh níc trg nguån ch¶y ra. Mét lßng thê mÑ kÝnh cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con". + Hoạt động 2: ThÕ nµo lµ hiÕu th¶o víi «ng bµ , cha mÑ? Thảo luận nhóm - GV mời đại diện các nhóm trình bày. - GV kết luận: + Tình / h : b, d, đ đúng, là thể hiện lßng hiÕu th¶o víi «ng bµ, cha mÑ. + T/ h: a, c sai v× cha quan t©m «ng bµ, cha mÑ. + Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (Bài tập 2) - GV chia 2 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm. Hãy đặt tên cho mỗi tranh (SGK/19) và nhận xét về việc làm của b¹n nhỏ trong tranh. - GV kết luận về nội dung các bức tranh. - GV cho HS đọc ghi nhớ trong khung. 4. Củng cố - Dặn dò: ? Chúng ta cần làm gì để tỏ lòng biết ơn «ng bµ, cha mÑ? * Em đã làm những việc gì để chăm sóc «ng bµ ,cha mÑ? - VÝ dô : em lÊy níc cho «ng bµ uèng khi èm,... - Ví đụ : Ông em đã già em lấy nớc và lÊy ch¸o cho «ng ¨n. - N/x tiÕt häc. - Chuẩn bị bài tập 5- 6 (SGK/20). - HS theo dâi - HS th¶o luËn theo 3 nhãm TLCH N1: B¹n Hng rÊt yªu quý bµ, biÕt quan t©m ch¨m sãc bµ. N2 : Bµ b¹n Hng sÏ rÊt vui. N3 : Ph¶i kÝnh träng quan t©m, ch¨m sãc... v× bè mÑ lµ ngêi sinh ra, nu«i nÊng vµ yªu th¬ng c/ ta.. - Cả lớp thảo luận, nhận xét về cách ứng xử. - HS trao đổi trong nhóm, đại diện các nhóm trình bày kết quả. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.. - C¸c nhãm th¶o luËn vÒ néi dung c¸c bøc tranh. - C¸c nhãm tr×nh bµy, nhãm kh¸c bæ sung.. -----------------------------------------------------------------------------Ngµy so¹n: 30/10/ 2011 Ngµy d¹y: T3/ 1/ 11/ 2011.

<span class='text_page_counter'>(212)</span> TiÕt1 TOÁN TiÕt 55. MỘT SỐ NHÂN VỚI MỘT HIỆU I. MỤC TIÊU: - Biết cách thực hiện nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu với một số. - Biết giải bài toán và tính giá trị của biểu thức liên quan đến phép nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu với một số. * GD HS tính tích cực, tự giác trong học toán. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:-Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 1, trang 67 SGK. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. KTBC: KiÓm tra VBT cña hs lµm ë nhµ. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài - HS nghe. b) Néi dung bµi 1.Tính và so sánh giá trị của 2 biểu thức - Viết 2 biểu thức : - 1 HS lên bảng, cả lớp làm vào 3 x ( 7 – 5) và 3 x 7 – 3 x 5 nháp. - HS tính giá trị của 2 biểu thức trên. - So sánh gía trị của 2 biểu thức trên. - Vậy ta có : 3 x ( 7 – 5) = 3 x 7 – 3 x 5 2. Quy tắc nhân một số với một hiệu - Biểu thức 3 x ( 7 – 5 ) có dạng tích của một số nhân với một hiệu. - Có thể nhân số đó với số bị trừ và - Vậy khi thực hiện nhân một số với số trừ, rồi trừ 2 kết quả cho nhau. một hiệu, ta có thể làm thế nào ? - HS viết a x ( b – c ) - Gọi số đó là a, hiệu là ( b – c). Hãy viết biểu thức a nhân với hiệu ( b - c) - HS viết a x b – a x c - Biểu thức a x ( b – c) có dạng là một số nhân với một hiệu, khi thực hiện ta còn có cách nào khác ? - HS viết và đọc lại. - Vậy ta có a x ( b – c) = a x b – a x c - HS nêu như phần bài học trong - HS nêu lại quy tắc một số nhân với SGK một hiệu. 3. Luyện tập , thực hành: Bài 1: TÝnh gi¸ trÞ cña biÓu thøc råi viÕt vµo « trèng (theo mÉu) - Tính giá trị rồi viết vào ô trống. - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - HS đọc thầm. - GV treo bảng phụ, HS đọc các cột trong bảng. Biểu thức a x ( b – c) và a x b – a x c - Chúng ta phải tính giá trị của các biểu thức nào ? - 1 HS lên bảng cả lớp làm bài vào - HS tự làm bài. vở. - GV hỏi để củng cố lại quy tắc một.

<span class='text_page_counter'>(213)</span> số nhân với một hiệu : + Bằng nhau và cùng bằng 12. + Nếu a = 3 ; b = 7 ; c = 3 , thì giá trị của 2 biểu thức a x ( b – c) và a x b – a x c như thế nào với nhau ? - Như vậy giá trị của 2 biểu thức như thế nào khi thay các chữ a, b, c bằng cùng một số ? Bài 3 - Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì? - Cho HS làm bài vào vở . Tãm t¾t. Cã : 40 giá để trứng. Mçi gi¸ cã : 175 qu¶ §· b¸n hÕt : 10 gi¸ Cßn l¹i : ... qu¶ trøng? Bµi gi¶i C1 : Số giá để trứng còn lại sau khi b¸n. 40 - 10 = 30 (gi¸ trøng) Sè quatrøng cöa hµng cßn l¹i. 175 x 30 = 5250 ( qu¶) §¸p sè : 5 250 qu¶ trøng. Bài 4 - HS tính 2 giá trị biểu thức trong bài - Gía trị của 2 biểu thức như thế nào với nhau ?( b»ng nhau) -Biểu thức thứ nhất có dạng như thế nào ? - Biểu thức thứ hai có dạng như thế nào? - Nêu nhận xét. + BiÓu thøc: (7 - 5) x 3 lµ d¹ng 1 hiÖu nh©n víi 1 sè. + BiÓu thøc : 7 x 3 - 5 x 3 lµ hiÖu cña hai tÝch. GV + HS ch÷a bµi. (7- 5)x3=2x3=6 7 x 3 - 5 x 3 = 21 - 15 = 6 ? Khi thực hiện nhân một hiệu với một số chúng ta có thể làm thế nào ? 4 . Củng cố - Dặn dò: - HS nhắc lại quy tắc nhân một hiệu với một số. - Tổng kết giờ học - Dăn dò HS về nhà làm bài tập 2 và chuẩn bị bài sau. --------------------. - Luôn bằng nhau.. - Tìm số trứng còn lại sau khi bán. - 2 HS lên bảng làm, mỗi HS một cách. ( ¸p dông T/ c nh©n mét sè víi mét hiÖu) C2: Số quả trứng cửa hàng đó còn lại lµ: 1 75 x ( 40 - 10 ) = 5 250 ( qu¶ trøng) §¸p sè : 5 250 qu¶ trøng.. - 1 HS lên bảng, cả lớp làm bài vào vở - Có dạng một hiệu nhân một số. - Là hiệu của hai tích. - HS nêu nhận xét.. ------------------. TiÕt 2 LUYỆN TỪ VÀ CÂU.

<span class='text_page_counter'>(214)</span> MỞ RỘNG VỐN TỪ: Ý CHÍ – NGHỊ LỰC I. MỤC TIÊU: - Biết được một số từ ngữ (kể cả tục ngữ, từ Hán Việt) nói về ý chí, nghị lực của con người. Bước đầu biết xếp các từ Hán- Việt (Có tiếng chí) theo 2 nhóm nghĩa (BT1); Hiểu nghĩa từ nghị lực (BT2); điền đúng một số từ (nói về ý chí, nghị lực) vào chỗ trống trong đoạn văn (BT3); Hiểu ý nghĩa chung của một số câu tục ngữ theo chủ điểm đã học (BT4). * GD HS có ý chí phấn đấu vươn lên trong cuộc sống. * C¸c KNS: - L¾ng nghe tÝch cùc. - Hîp t¸c. - T×m kiÕm sù hç trî. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ viết nội dung bài tập 3. - Giấy khổ to kẻ sẵn nội dung và bút dạ. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. KTBC: - HS tr¶ lêi miÖng BT1 t×m tÝnh tõ ë trg ®o¹n v¨n BT 1b tiÕt tríc. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - Lắng nghe. b. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: - HS đọc yêu cầu. + ChÝ ph¶i, ý chÝ, chÝ lÝ, chÝ th©n, chÝ - HS đọc. khÝ, chÝ t×nh, chÝ híng, chÝ c«ng, quyÕt - HS lên bảng làm lớp làm vào vở chÝ. nháp. - GV ph¸t phiÕu cho vµi nhãm hs - Nhận xét, bổ sung bài trên bảng. - HS nhận xét, chữa bài. - §¹i diÖn nhãm tr×nh bµy k/q. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. - HS lµm vë. ChÝ cã nghÜa lµ rÊt, hÕt søc( biÓu thÞ M: ChÝ ph¶i, chÝ lÝ, chÝ th©n, chÝ t×nh, chÝ c«ng. mức độ cao nhất) ChÝ cã nghÜa lµ ý muèn bÒn bØ theo M: ý chÝ, chÝ khÝ, chÝ híng, quyÕt chÝ. đuổi một mục đích tốt đẹp Bài 2: - HS đọc yêu cầu và nội dung. - HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi. - Gọi HS phát biểu và bổ sung. ? Làm việc liên tục, bền bỉ là nghĩa như thế nào? ? Chắc chắn, bền vững, khó phá vỡ là nghĩa của từ gì? ? Có tình cảm rất chân tình sâu sắc là nghĩa của từ gì? Bài 3: - HS đọc yêu cầu, tự làm bài. - Gọi HS nhận xét, chữa bài cho bạn. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. + C¸c tõ cÇn ®iÒn theo thø tù lµ: NghÞ lùc, n¶n chÝ, quyÕt t©m, kiªn nhÉn,. - HS đọc. - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi. + Làm việc liên tục bền bỉ, đó là nghĩa của từ kiên trì. + Chắc chắn, bền vững, khó phá vỡ đó là nghĩa của từ kiên cố. + Có tình cảm rất chân tình, sâu sắc là nghĩa của từ chí tình , chí nghĩa. - 1 HS đọc, làm trên bảng. - Nhận xét và bổ sung bài của bạn..

<span class='text_page_counter'>(215)</span> nguyÖn väng. - Gọi HS đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh. Bài 4: - HS đọc yêu cầu và nội dung. - HS trao đổi thảo luận về ý nghĩa của 2 câu tục ngữ. - Giải nghĩa đen cho HS. a) §õng sî vÊt v¶, gian nan,vÊt v¶, thö th¸ch con ngêi, gióp con ngêi ®i v÷ng vµng cøng cái h¬n. b) §õng sî b¾t ®Çu hai bµn tay tr¾ng. Nh÷ng ngêi tõ hai bµn tay tr¾ng mµ lµm nên sự nghiệp, càng đáng kính trọng kh©m phôc. - Nhận xét, kết luận về ý nghĩa của từng câu tục ngữ. 3. Củng cố - dặn dò: + GV chèt l¹i néi dung bµi häc. * Để đạt đợc nh mong muốn của mình c¸c em cÇn ph¶i ntn? - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học thuộc các từ vừa tìm được và các câu tục ngữ. --------------------. - 1 HS đọc thành tiếng. - 1 HS đọc. - 2 HS ngồi cùng bàn đọc, thảo luận với nhau về ý nghĩa của 2 câu tục ngữ. - Lắng nghe. c) Khuyên người ta phải vất vã mới có lúc thanh nhàn, có ngày thành đạt. - HS phát biểu ý kiến và bổ sung cho đúng ý nghĩa của từng câu tục ngữ.. -----------------TiÕt 3 CHÍNH TẢ: ( ng- v). NGƯỜI chiÕn SĨ GIÀU NGHỊ LỰC I. MỤC TIÊU: - Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng đoạn văn Người chiến sĩ giàu nghị lực. - Làm đúng bài chính tả phân biệt ch/tr hoặc ươn/ ương. - GD HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút, đặt vở. * C¸c KNS: - L¾ng nghe tÝch cùc. - Tù nhËn thøc. - Hîp t¸c - Tr×nh bµy. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bài tập 2a hoặc 2b viết trên 4 tờ phiếu khổ to và bút dạ. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. KTBC: -1 HS đọc 4 câu thơ tiết c/tả trớc BT 3( 72) 2. Bài mới: - Lắng nghe. a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn viết chính tả: + Tìm hiểu nội dung đoạn văn: - 1 HS đọc thành tiếng. - Gọi HS đọc đoạn văn trong SGK. + Đoạn văn viết về hoạ sĩ Lê Duy ? Đoạn văn viết về ai? Ứng. + Lê Duy Ứng đã vẽ bức chân ? Câu chuyện về Lê Duy Ứng kể về dung Bác Hồ bằng máu chảy từ.

<span class='text_page_counter'>(216)</span> chuyện gì cảm động?. đôi mắt bị thương của anh.. + Hướng dẫn viết từ khó. - Yêu cầu HS tìm từ khó, đễ lẫn khi viết và luyện viết. - Viết chính tả. - Soát lỗi và chấm bài: c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả: Bài 2: a/. – Gọi HS đọc yêu cầu. - yêu cầu các tổ lên thi tiếp sức, mỗi HS chỉ điền vào một chỗ trống. - GV cùng 2 HS làm trọng tài chỉ từng chữ cho HS nhóm khác, nhận xét đúng/ sai. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng.. - 1 HS đọc. - Các nhóm lên thi tiếp sức.. - Chữa bài.Thø tù tõ cÇn ®iÒn lµ: Trung Quèc, chÝn, tr¸i, chª, chÕt, ch¸u, ch¸u, ch¾t, truyÒn, trêi, tr¸i, nói. - 2 HS đọc thành tiếng.. - Gọi HS đọc lại truyện Ngu Công dời núi. b. Các từ cần điền là : Vơn, chờng, trờng, trơng, đờng, vợng. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét chữ viết của HS. - Dặn HS về nhà kể lại chuyện Ngu công dời núi, chuẩn bị bài sau. ---------------------------------------------------------------------------TiÕt 4 KHOA HỌC Bµi 23. SƠ ĐỒ VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC TRONG TỰ NHIÊN I/ MỤC TIÊU: Mây - Hoàn thành sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên - Mô tả vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên: chỉ vào sơ đồ và nói về sự bay hơi, ngưng tụ của nước trong tự nhiêu Mưa hơi nước * Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường nước xung quanh mình. * C¸c KNS: - Tù nhËn thøc. - T×m kiÕm vµ xö lÝ th«ng tin - Hîp t¸c. II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Hình minh hoạ trang 48, 49 / SGK - Các tấm thẻ ghi: BAY III/ HOẠT ĐỘNG trªn líp HƠI : Hoạt động d¹y. MƯA. NGƯNG TỤ Hoạt động häc. Mây. Mây.

<span class='text_page_counter'>(217)</span> 1. Kiểm tra bài cũ: HS nªu bµi häc cña bµi 22 2. Dạy bài mới: - HS lắng nghe. a) Giới thiệu bài: b) Hoạt động 1: Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. + Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm - HS hoạt động nhóm. - HS quan sát hình minh hoạ 48/SGK và thảo luận trả lời các câu hỏi: - Dßng s«ng nhá ch¶y qua s«ng lín, 1) Hình trg sơ đồ vẽ những gì? biÓn. - Hai bªn dßng s«ng cã lµng m¹c, cánh đồng. - Có các đám mây trắng và mây ®en. - Những giọt nớc ma từ những đám m©y ®en r¬i xuèng. 2) Bay hơi, ngưng tụ, mưa của 2) Sơ đồ trên mô tả hiện tượng gì ? nước. 3) Hãy mô tả lại hiện tượng đó ? 3) HS mô tả lại hiện tượng. - Gọi 1 nhóm trình bày, các nhóm - Mỗi HS đều phải tham gia thảo khác bổ sung, nhận xét. luận. - Ai có thể viết tên thể của nước vào - HS bổ sung, nhận xét. hình vẽ mô ta vòng tuần hoàn của nước - HS lên bảng viết tên. - GV nhận xét, tuyên dương HS viết đúng. - GV vÏ « trèng lªn b¶ng + Kết luận : Nớc đọng ở ao, hồ, sông, suèi, biÓn., k ngõng bay h¬i biÕn thµnh níc. Mây đen Mây c) Hoạt động 2: Em vẽ: “Sơ đồ vòng trắng tuần hoàn của nước trong tự nhiên”. + Cách tiến hành: - Cho HS hoạt động cặp đôi. Mưa Hơi - Hai HS ngồi cùng bàn thảo luận, nước quan sát hình minh hoạ trang 49 và thực hiện yêu cầu vào vë. - Gọi các đôi lên trình bày. Níc - Yêu cầu tranh vẽ tối thiểu phải có đủ 2 mũi tên và các hiện tượng: bay hơi, mưa, ngưng tụ. - GV nhận xét, tuyên dương các nhóm - Thảo luận đôi. - Thảo luận, vẽ sơ đồ, tô màu. vẽ đẹp, đúng, có ý tưởng hay. - Gọi HS lên ghép các tấm thẻ có ghi chữ vào sơ đồ vòng tuần hoàn của nước - 1 HS cầm tranh, 1 HS trình bày ý trên bảng. tưởng của nhóm mình. - GV gọi HS nhận xét. - Vẽ sáng tạo. 3. Củng cố – dặn dò: - Em h·y m« t¶ vßng tuÇn hoµn cña níc - HS lên bảng ghép. trg thiªn nhiªn?.

<span class='text_page_counter'>(218)</span> - HS nhận xét. - HS nhận tình huống và phân vai. - Nớc đọng ở hồ ,ao, sông ,biển, k ngõng bay h¬i biÕn thµnh níc. - H¬i níc bèc lªn cao gÆp l¹nh, ngng tô thµnh nh÷ng h¹t níc bèc lªn cao, gÆp l¹nh ngng tô thµnh nh÷ng hạt nớc rất nhỏ, tạo thành các đám * Chúng ta cần làm gì để giữ gìn nguồn mây. - Các giọt nớc ở trg đám mây rơi níc? xuèng níc t¹o thµnh ma. - GV nhận xét tiết học. - Níc ma ë ao, hå s«ng ,biÓn l¹i k - Dặn HS về nhà vẽ lại sơ đồ vòng ngõng bay h¬i tiÕp tôc vßng tuÇn tuần hoàn của nước. hoµn cña níc trg thiªn nhiªn. - Dặn HS mang cây trồng từ tiết trước để chuẩn bị bài 24. --------------------. -----------------TiÕt5 LỊCH SỬ Bµi 10. CHÙA THỜI LÝ I.MỤC TIÊU : Giúp HS biết được những biểu hiện phát triển của đạo Phật thời Lý: -Nhiều vua nhà Lý theo đạo Phật. -Thời Lý chùa được xây dựng ở nhiều nơi. -Nhiều nhà sư được giữ cương vị quan trọng trong triều đình. - GD HS biết tự hào với lịch sử dân tộc. *Vẻ đẹp của chùa, giáo dục ý thức trân trọng di sản văn hoá của cha ông có thái độ, hành vi giữ gìn sự sạch sẽ cảnh quan môi trờng. * HS biết ý nghĩa một số đền, chùa tại tỉnh: Kỳ Sầm, Vua Lê ... II.CHUẨN BỊ : - PHT của HS. III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP : Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. KTBC: - HS nªu ghi nhí bµi 9 - GV nhận xét ghi điểm. 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài : - HS lắng nghe. b. Gi¶ng bài : 1. §¹o phËt khuyªn lµm ®iÒu thiÖn,tr¸nh ®iÒu ¸c. - HS đọc SGK “Đạo phật …. thịnh đạt" - HS đọc. ? §¹o phËt khuyªn ta ntn? - ... phải biết yêu thơng đồng loại, nhờng nhị giúp đỡ nhau... ? V× sao nh©n d©n ta tiÕp thu d¹o phËt? biÕt - Vì đạo phật phù hợp với nhân dân - GV nhận xét kết luận: §ạo Phật ta. khuyªn lµm ®iÒu thiÖn, tr¸nh lµm ®iÒu ¸c. 2. Sự phát triển của đạo phật dới thêi Lý. - HS đọc trg SGK GV phát PHT cho HS.

<span class='text_page_counter'>(219)</span> ? Nh÷ng sù viÖc nµo cho thÊy díi thêi - HS các nhóm thảo luận . Lý, đạo phật rất thịnh đạt? - Đạo phật đợc truyền bá rộng rãi trg cả nớc, nhân dân theo đạo phật rất đông nhiều nhà vua thời này cũng theo đạo phật.Nhiều nhà s đợc gi÷ c¬ng vÞ quan träng trg triÒu đình. - Chïa mäc lªn kh¾p n¬i , n¨m 1031,triều đình bỏ tiền d/x 950 ngôi chùa, nhân dân cũng đóng góp tiền x©y chïa. - GV kết luận: Dới thời Lí , đạo phật - Cỏc nhúm khỏc nhận xột, bổ sung cho hoàn chỉnh. rất phát triển và đợc xem là quốc giáo. ( lµ t«n gi¸o cña quèc gia) * Hãy kể tên một số đền, chùa ở Cao B»ng? 3 . Chùa trg đời sống sinh hoạt của n/ d©n. ? Chïa g¾n víi sinh ho¹t v¨n ho¸ cña - HS đọc trg SGK. nh©n d©n ta ntn? - Chïa lµ n¬i tu hµnh cña c¸c nhµ s, là nơi tế lễ của đạo phật nhng cũng 4. Mét sè ng«i chïa thêi LÝ: - Cho hs q/s chïa 1 cét m« t¶ c¶nh chïa lµ trung t©m v¨n ho¸ cña c¸c lµng xã, nhân dân đến chùa để lễ phật, 1 cét ë HN héi häp, vui ch¬i... - HS m« t¶. + Chïa 1 cét ë HN. + Chùa 1 cột có kiến trúc rất độc đáo giống nh 1 bông sen mọc lên giữa hồ, chùa dựng trên 1 cột đá cao gi÷a hå linh triÓu, gièng nh c¸i ngã sen trg lßng hå trång nhiÒu sen trªn cột đá làm toà sen đỡ cột chùa nhỏ, lµm toµn b»ng gç. Trg chïa thê phËt Quan ¢m. + Chïa 1 cét ngµy nay vÉn lµ 1 trg nh÷ng di tÝch cæ nhÊt gi÷a thñ đôHN, nằm trg quần thể kiến trúc qu¶ng trêng Ba §×nh lÞch sö. 4. Củng cố - DÆn dß: - HS nªu ghi nhí trg SGK + GV chèt l¹i bµi häc. * §Ó gi÷ g×n vµ b¶o vÖ di s¶n v¨n ho¸ của cha ông để lại các em cần phải làm g×? - Nhận xét tiết học. - VÒ nhµ xem l¹i bµi - Chuẩn bị trước bài: “Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai”. -------------------------------------------------------------------------------Ngµy so¹n: 31/10/2011 Ngµy d¹y : T4/ 2/ 11/ 2011 TiÕt 1 TẬP ĐỌC. VẼ TRỨNG I.. MỤC TIÊU:.

<span class='text_page_counter'>(220)</span> 1. Đọc thành tiếng: - Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ. - Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ thể hiện sự miệt mài, lời dạy chí tình của thầy Vê- rô- ki- ô - Đọc đúng tên riêng nước ngoài (Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi, Vê-rô-ki-ô); bước đầu đọc diễn cảm được lời của thầy giáo (nhẹ nhàng, khuyên bảo ân cần) 2. Đọc- hiểu: - Hiểu nội dung bài: Lê- ô- nác- đô đa Vin- xi đã trở thành một hoạ sĩ thiên tài nhờ khổ công rèn luyện. - Hiểu nghĩa các từ ngữ: khổ luyện, kiệt sức, thời đại phục Hưng. * C¸c KNS: - Xác định giá trị - Tù nhËn thøc b¶n th©n - §Æt môc tiªu - Kiên định. II. DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 121, SGK . - Bảng phụ viết sẵn câu đọc hướng dẫn luyện đọc. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. KTBC: - HS đọc lại bài " Vua... Thái Bởi", TLCH theo néi dung trg SGK 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - Quan sát và lắng nghe. b. H/ dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: Luyện đọc: ? HD chia ®o¹n: ( 2 ®o¹n) - Đoạn 1: Từ đầu đến nh ý.( chia ra 3 ý - 1 HS khá đọc bài . nhá) - §o¹n 2 phÇn cßn l¹i. - Gọi HS đọc phần chú giải. - HD đọc câu khó. - HD hs đọc nhẫn giọng những từ ngữ. - GV đọc mẫu, chú ý cách đọc. + Toàn bài đọc với giọng kể từ tốn. Lời thầy giáo đọc với giọng khuyên bảo nhẹ nhàng. Đoạn cuối bài đọc với giọng cảm hứng, ca ngợi. c. Tìm hiểu bài: - HS đọc đoạn 1 trao đổi và trả lời câu hỏi. ? Sở thích của Lê - ô - nác - đô khi còn nhá lµ g×? 1) V× sao trg nh÷ng ngµy ®Çu häc vÏ, cậu bé Lê - ô - nác - đô cảm thấy chán ng¸n? ? T¹i sao thÇy Vª - r« - ki - « l¹i cho r»ng vÏ trøng lµ k dÔ.. - HS đọc nèi tiÕp ®o¹n ( lÇn 1) - Luyện đọc từ khó - HS đọc nèi tiÕp ®o¹n ( lÇn 2). - Luyện đọc theo cặp (2 ph) - Đại diện cặp đọc. - 1 hs đọc toàn bài. - HS đọc thầm. - ... rÊt thÝch vÏ. 1) V× suèt mêi mÊy ngµy cËu chØ vÏ trứng, vẽ hết quả này đến quả khác. - V× theo thÇy ,trg hµng ngh×n qu¶.

<span class='text_page_counter'>(221)</span> 2) ThÇy Vª - r« - ki - « cho häc trß vÏ trứng để làm gì ? Đoạn 1 cho em biết điều gì? - HS đọc đoạn 2 trao đổi và trả lời câu hỏi. 3) Lê - ô - nác - đô đa - vi - xi thành đạt ntn?. 4) Theo em nh÷ng ng/ nh©n nµo khiÕn cho Lê - ô - nác - đô đa Vịn - xi trở thµnh ho¹ sÜ næi tiÕng?. ? Trg nh÷ng ng/ nh©n trªn ng /nh©n nµo lµ quan träng nhÊt? ? Nội dung của đoạn 2 là gì? - GV: Ngay từ hôm nay, các em hãy cố gắng học giỏi hơn nữa để ngày mai làm việc thật tốt. ? Nội dung chính bài này là gì? * Đọc diễn cảm: - Gọi 2 HS đọc bài. Cả lớp theo dõi, tìm cách đọc hay. - Giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc ( Thầy Vê - rô - ki - ô bèn bảo ... đều có thể vẽ đợc nh ý) - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm cả đoạn văn - Nhận xét và cho điểm từng HS. - Tổ chức cho HS thi đọc toàn bài. - Nhận xét và cho điểm từng HS. 3. Củng cố – dặn dò: ? Câu chuyện về danh hoạ Lê- ô- nácđô đa Vin- xi giúp em hiểu điều gì? - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học bài.. trøng, k cã lÊy 2 qu¶ gièng nhau.Mỗi quả trứng đều có nét riêng mà phải khổ công mới vẽ đợc. 2) ... để biết cách q/s 1 sự vật 1 cách cô thÓ tØ mØ, miªu t¶ nã trªn giÊy vÏ chÝnh x¸c. + Đoạn 1: Lê- ô- nác- đô khổ công vẽ trứng theo lời khuyên chân thành của thầy. - 1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm trao đổi và trả lời câu hỏi. 3) ... trë thµnh danh ho¹ kiÖt xuÊt, các tác phẩm của ông đợc trân trọng bµy ë nhiÒu b¶o tµng lín trªn thÕ giíi, lµ niÒm tù hµo cña nh©n lo¹i. ¤ng cßn lµ nhµ ®iªu kh¾c, kiÕn tróc s, kĩ s, nhà bác học lớn của thời đại phôc Hng 4) ... nhê: - ¤ng ham thÝch vÏ vµ cã tµi bÈm sinh - ¤ng cã ngêi thÇy tµi giái, tËn t×nh d¹y b¶o. - ¤ng khæ luyÖn , miÖt mµi nhiÒu n¨m tËp vÏ. - ¤ng cã ý chÝ quyÕt t©m häc vÏ. - C¸c ng / nh©n trªn t¹o nªn thµnh công của Lê - ô - nác - đô đa Vin xi nhng ng / nhân quan trọng nhất là sù khæ luyÖn cña «ng. - § 2: Sự thành đạt của Lê- ô- nácđô đa Vin- xi. - Lắng nghe. - ND: Bài văn ca ngợi sự khổ công rèn luyện của Lê- ô- nác- đô đa Vinxi, nhờ đó ông đã trở thành danh hoạ nổi tiếng. - 2 HS đọc nối tiếp.. - 2 đến 5 HS đọc.. + Phải khổ công rèn luyện mới thành tài. Thành tài nhờ tài năng và khổ công tập luyện..

<span class='text_page_counter'>(222)</span> + Thầy giáo Vê- rô- ki- ô có những cách dạy học trò rất giỏi. ------------------------------------TiÕt 2 ¢m nh¹c GVC lªn líp ------------------------------------TiÕt 3 TOÁN LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU:- Giúp học sinh củng cố về : - Tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép nhân, nhân một số với một tổng (hiệu), một hiệu. Thực hành tính nhanh. - Tính chu vi và diện tích của hình chữ nhật. - GD HS thêm yêu môn học. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. KTBC : BT 2 ( 68 ®Çu trang) - 2 HS lên bàng làm. - Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới : a) Giới thiệu bài b) Hướng dẫn luyện tập Bài 1 (dòng 1) - Nêu yêu cầu của bài tập, sau đó cho - 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở. HS tự làm bài. b) C1: 642 x ( 30 - 6 = 642 x 24 a)C1: 135 x ( 20 + 3) = 135 x 23 = 15 408 = 3 105 C2: 135 x (20 +3) = 135 x 20 + 135 x C2: 642 x (30 - 6 ) = 642 x 30 - 642 x6 3 = 19 260 - 3 = 2700 + 405 852 = 3105 = 15 408 - Nhận xét và cho điểm HS. Bài 2 (a, b: dòng 1) - Bài tập a yêu cầu chúng ta làm gì ? - Tính giá trị của biểu thức bằng - HS tự làm các phần còn lại. cách thuận tiện. 134 x 4 x 5 = 134 x (4 x 5 ) - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp = 134 x 20 làm bài vào vở. = 2 680 5 x 36 x 2 = (5 x 2) x 36 = 10 x 36 = 360 42 x 2 x 7 x 5 = ( 42 x 7 ) x ( 2 x 5) = 290 x 10 = 2 940 - Phần b yêu cầu chúng ta làm gì ? - HS tính giá trị của biểu thức trên theo - Tính theo mẫu. mẫu. - HS lên bảng làm, lớp làm vào vë..

<span class='text_page_counter'>(223)</span> 137 x 3 + 137 x 97 = 137 x ( 3 + 97) = 137 x 100 = 13 700 428 x 12 - 428 x 2 = 428 x (12 - 2) = 428 x 10 = 4 280 - Nhận xét và cho điểm HS. Bài 4 (chØ tính chu vi) - HS đọc đề toán - GV cho HS tự làm bài - GV nhận xét và cho điểm HS HS đọc đề. - HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào vở . Bµi gi¶i Chiều rộng sân vận động là: 180 : 2 = 90 ( cm) 4. Củng cố - dặn dò: Chu vi của sân vận động là: - GV chèt l¹i bµi ( 180 + 90) x 2 = 540 ( m) §¸p sè : 540 - Nhận xét giờ học. m - Dặn HS về nhà làm bài và chuẩn bị bài sau. --------------------. -----------------TiÕt 4 KỂ CHUYỆN. KỂ CHUYỆN Đà NGHE, Đà ĐỌC I. MỤC TIÊU: - Dựa vào gợi ý (SGK) biết chọn và kể được câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn chuyện) đã nghe, đã đọc nói về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống. - Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện. * GD HS có ý chí phấn đấu vươn lên trong cuộc sống. * C¸c KNS: - §Æt môc tiªu. - Hîp t¸c. - L¾ng nghe tÝch cùc. - Tù nhËn thøc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Đề bài và gợi ý 3 viết sẵn trên bảng. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. KTBC: - 1 hs kÓ l¹i c/ chuyÖn " Bµn ch©n k× diÖu" 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - Lắng nghe. b. Hướng dẫn kể chuyện: 1. Tìm hiểu đề bài: - HS đọc đề bài. - GV phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch các từ: được nghe, được đọc, có nghị lực. - HS đọc gợi ý. - Gọi HS giới thiệu những chuyện em đã - HS đọc từng gợi ý. được đọc, được nghe về người có nghị lực và - Lần lượt HS giới thiệu truyện. nhận xét. - Lần lượt 3 HS giới thiệu về nhân - Gọi HS giới thiệu về câu chuyện mình định vật mà mình định kể..

<span class='text_page_counter'>(224)</span> --------------------. -----------------TiÕt 5 TẬP LÀM VĂN KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN I. MỤC TIÊU: - Hiểu và nhận biết được thế nào là kết bài mở rộng, kết bài không mở rộng trong văn kể chuyện. - Bước đầu viết được đoạn kết bài cho bài văn kể chuyện theo cách mở rộng. - Kết bài một cách tự nhiên, lời văn sinh động, dùng từ hay. * GD HS tính tự giác trong học tập. * C¸c KNS : - Hîp t¸c - L¾ng nghe tÝch cùc. - T duy s¸ng t¹o. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ viết sẵn kết bài Ông trạng thả diều theo hướng mở rộng và không mở rộng. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. KTBC: HS đọc lại mở bài gián tiếp trg bài v¨n : Hai bµn tay. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - Lắng nghe. b. Tìm hiểu ví dụ: Bài 1,2: - HS đọc truyện Ông trạng thả diều..

<span class='text_page_counter'>(225)</span> Cả lớp đọc thầm, trao đổi và tìm đoạn kết chuyện. - Gọi HS phát biểu. - Có 2 cách mở bài: + Mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp. - Nhận xét chốt lại lời giải đúng. - Lắng nghe. - KÕt bµi: ThÕ råi vua më khoa thi. - 2 HS đọc thầm, dùng bút chì gạch Chú bé thả diều đỗ trạng nguyên. Đó là chõn đoạn kết bài trong truyện. tr¹ng nguyªn trÎ nhÊt cña níc VN ta. - Đọc thầm lại đoạn kết bài. Bài 3: - HS đọc yêu cầu và nội dung. - 2 HS đọc. - HS làm việc trong nhóm. - HS ngồi cùng bàn trao đổi thảo luận. - HS phát biểu, GV nhận xét, sửa lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp cho từng HS. + Tr¹ng nguyªn NguyÔn HiÒn cã ý chÝ, nghị lực và ông đã thành đạt. + C©u chuyÖn gióp em hiÓu h¬n lêi d¹y cña «ng cha ta tõ ngµn xa. " cã chÝ th× nªn" + NguyÔn HiÒn lµ tÊm g¬ng s¸ng vÒ ý chÝ vµ nghÞ lùc v¬n lªn trg cuéc sèng cho muôn đời sau. Bài 4: - HS đọc yêu cầu. So sánh. - 2 HS đọc. - HS ngồi cùng bàn trao đổi thảo luận. - Cách kết bài ở BT3 cho biết kết cục của truyện, còn có lời nhận xét đánh giá làm cho người đọc khắc sâu, ghi nhớ ý nghĩa của chuyện. - GV kết luận: + Cách thứ nhất : ChØ cho biÕt kÕt côc cña c©u chuyÖn k b×nh luËn thªm lµ c¸ch kÕt bµi k më réng. + Cách thứ hai: §o¹n kÕt trë thµnh mét ®o¹n thuéc th©n bµi.Sau khi cho biết kết cục, có lời đánh giá, nhận xét b×nh luËn thªm vÒ c/ chuyÖn lµ c¸ch kÕt bµi më réng. ? Thế nào là kết bài mở rộng, không mở rộng? c. Ghi nhớ: - HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. d. Luyện tập: Bài 1: - HS đọc yêu cầu và nội dung. Cả lớp theo dõi, trao đổi và trả lời câu hỏi: Đó là những kết bài theo cách nào? Vì sao em biết? - Gọi HS phát biểu.. - HS nªu ghi nhí trg SGK. - HS đọc, 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận. a) Lµ kÕt bµi k më réng v× chØ nªu kÕt thóc c/c Thá vµ Rïa. b, c, d, e lµ kÕt bµi më réng v× ®a thªm ra nh÷ng lêi b×nh luËn, n / x x / quanh kÕt côc cña truyÖn..

<span class='text_page_counter'>(226)</span> Bài 2: - HS đọc yêu cầu và nội dung, tự làm bài. - Gọi HS phát biểu. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. a) Mét ngêi chÝnh trùc: T« HiÕn Thµnh t©u: " NÕu Th¸i hËu ... TrÇn Trung T¸" ( kÕt bµi k më réng) b) Nèi d»n vÆt cña An - ®r©y - ca nhng An - đrây - ca k nghĩ nh vậy ... đợc ít n©m n÷a!"( kÕt bµi k më réng) Bài 3: - HS đọc yêu cầu. - HS làm bài cá nhân. - HS đọc bài. GV sữa lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp cho từng HS. + Nâi d»t vÆt cña A - ®r©y - ca : nhng An - đrây - ca k nghĩ nh vậy . ... đợc ít n¨m n÷a ! Thªm ®o¹n sau: Nèi d»n vÆt cña An ®r©y - ca cho thÊy em lµ mét chó bÐ trung thùc, giµu t×nh c¶m vµ nhÊt lµ rÊt nghiªm kh¾c víi nèi lÇm cña b¶n th©n. - GV n/ x. 3. Củng cố – dặn dò: ? Có những cách kết bài nào? - Nhật xét tiết học. - Về nhà chuẩn bị bài kiểm tra 1 tiết. - HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm. - HS đọc. 2 HS ngồi cùng bàn thảo luận, dùng bút chì đánh dấu kết bài của từng chuyện. - HS vừa đọc đoạn kết bài, vừa nói kết bài theo cách nào.. - HS đọc yêu cầu. - Viết vào vở bài tập. - 5 đến 7 HS đọc kết bài của mình.. ---------------------------------------------------------------------------Ngµy so¹n : 1/ 11/ 2011 Ngµy d¹y : T5/ 3/ 11/ 2011 TiÕt1 TOÁN. NHÂN VỚI SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Biết thực hiện nhân với số có hai chữ số. - Nhận biết tích riêng thứ nhất và thứ hai trong phép nhân với số có hai chữ số. - Áp dụng phép nhân với số có hai chữ số để giải các bài toán có liên quan. - GD HS tính cẩn thận trong học toán. II. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. KTBC: BT 3: ( 68 cuèi trang) ; ý ( b, c) - 2 HS lên bảng làm bài, lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. GV n/x cho ®iÓm. 2. Bài mới: - HS lắng nghe. a. Giới thiệu bài: b. Phép nhân 36 x 23 + Đi tìm kết quả: - GV viết phép tính 36 x 23, sau đó yêu cầu HS áp dụng tính chất một số.

<span class='text_page_counter'>(227)</span> nhân với một tổng để tính. - Vậy 36 x 23 bằng bao nhiêu ? + Hướng dẫn đặt tính và tính: - HS tính: - Để tính 36 x 23, chúng ta phải thực hiện hai phép nhân là 36 x 20 và 36 x 3, - 36 x 23 = 828 sau đó thực hiện một phép tính cộng 720 + 108, như vậy rất mất công. Người ta đặt tính và thực hiện tính nhân theo cột dọc. - GV nêu cách đặt tính đúng sao cho hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục, viết dấu nhân rồi kẻ vạch ngang. - GV hướng dẫn thực hiện phép nhân. + Thực hiện cộng hai tích vừa tìm được với nhau. - GV giới thiệu: - GV yêu cầu HS đặt tính và thực hiện lại phép nhân 36 x 23. - GV yêu cầu HS nêu lại từng bước nhân. c. Luyện tập, thực hành: Bài 1: - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - Các phép tính trong bài đều là phép tính nhân với số có hai chữ số, thực hiện tương tự như 36 x 23. - GV chữa bài. - GV nhận xét và cho điểm HS. a) 86 b) c) 53 ; ... ; ... 258 Bài 3: - GV yêu cầu HS đọc đề bài, tự làm bài. - GV chữa bài trước lớp. Bµi gi¶i 25 quyÓn vë cïng lo¹i lµ: 48 x 25 = 1 200 (trang) §¸p sè: 1 200 trang 4. Củng cố - Dặn dò: - Nªu c¸ch nh©n sè cã hai ch÷ sè. TÝnh tÝch riªng thø nhÊt . TÝnh tÝch riªng thø hai. - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS về nhà làm bài tập 2 và chuẩn bị bài cho tiết sau. --------------------. - 1 HS lên bảng đặt tính, HS cả lớp đặt tính vào giấy nháp.. - HS theo dõi và thực hiện phép nhân. - Đặt tính rồi tính. - HS nghe giảng, sau đó 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vë.. - HS đọc đề. - 1 HS lên bảng làm bài , c¶ líp lµm vë.. TiÕt2. ------------------.

<span class='text_page_counter'>(228)</span> LUYỆN TỪ VÀ CÂU. TÍNH TỪ (TIẾP THEO) I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Nắm được một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất. - Nhận biết được từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất; bước đầu tìm được một số từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất và tập đặt câu với từ tìm được. - GD HS thêm yêu thích tìm hiểu môn Tiếng Việt. * C¸c KNS: - L¾ng nghe tÝch cùc. - Hîp t¸c. - T duy s¸ng t¹o. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ viết BT1 luyện tập. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. KTBC: HS nªu ghi nhí cña tiÕt tÝnh tõ ë tiÕt tríc. Cho vÝ dô vÒ tõ lo¹i" tÝnh tõ" ch¨m chØ , giái , tr¾ng phau. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài b. Tìm hiểu ví dụ - Lắng nghe. Bài 1: - HS đọc yêu cầu và nội dung. - 1 HS đọc. - HS trao đổi, thảo luận, TLCH. - HS phát biểu, nhận xét đến khi có câu - HS trao đổi, thảo luận để tìm câu trả lời. trả lời đúng. a) Từ giấy này trắng - Mức độ trung - TÝnh tõ tr¾ng b×nh - TÝnh tõ l¸y tr¨ng tr¾ng b) Tờ giấy này trăng - Mức độ thấp tr¾ng - Tõ ghÐp tr¾ng tinh c) Tờ giấy này trắng - Mức độ cao tinh + GV kÕt luËn: - Ở mức độ trắng trung bình thì dùng - Lắng nghe. tính từ trắng. ít trắng thì dùng từ láy trăng trắng. Ở mức độ trắng phau thì dùng từ ghép trắng tinh. Bài 2: - HS đọc. - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi và - HS trao đổi, thảo luận và trả lời. trả lời. - Kết luận: có 3 cách thể hiện mức độ - Lắng nghe. của đặc điểm, tính chất. + Tạo ra từ ghép hoặc từ láy với tính từ đã cho. + Thêm các từ : rất, quá, lắm, vào trước hoặc sau tính từ. + Tạo ra phép so sánh..

<span class='text_page_counter'>(229)</span> ? Có những cách nào thể hiện mức độ - Cã 3 c¸ch ... . của đặc điểm tính chất? c. Ghi nhớ: - HS đọc phần ghi nhớ. - 2 HS đọc thành tiếng. - HS lấy các ví dụ về các cách thể hiện. Ví dụ: tim tím, tím biếc, rất tím, đỏ quá, cao thất, cao hơn, thấp d. Luyện tập: hơn… Bài 1: - HS đọc yêu cầu và nội dung. - HS tự làm bài. - 1 HS đọc thành tiếng. - Dùng phấn màu gạch chân những từ ngữ biểu thị mức độ - HS chữa bài và nhận xét. của đặc điểm, tính chất,. - Nhật xét, kết luận. - Nhận xét, chữa bài của bạn trên + Những từ ngữ biểu thị mức độ của đặc bảng. ®iÓm t/chÊt: - ®Ëm, ngät, rÊt, l¾m, ngµ, ngäc, ngµ ngäc, h¬n, h¬n, h¬n. - HS đọc lại đoạn văn. Bài 2: - HS đọc yêu cầu và nội dung. - HS trao đổi và tìm từ. - HS dán phiếu lên bảng và cử đại diện - HS đọc thành tiếng. đọc các từ vừa tím được. - HS trao đổi, tìm từ, ghi các từ - Gọi HS nhóm khác bổ sung. tìm được vào phiếu. N1: Tạo từ ghép , từ láy, với tính từ đỏ. ( Đỏ, đo đỏ, đỏ rực, đỏ hồnh, đỏ tắm, đỏ - 2 nhúm dỏn phiếu lờn bảng và chót, đỏ chói,... đọc các từ vừa tìm được. N1: Cao: cao cao, cao vót, cao chãt vãt, - Bổ sung những từ nhóm bạn cao vêi vîi, ... N3: Vui : vui vÎ, vui h¬n, vui nhÊt, vui chưa có. nh tÕt, ... Bài 3: - HS đọc yêu cầu. - HS đọc thành tiếng. - Lần lượt đọc câu mình đặt: VD: BÇu trêi cao vêi vîi. Em rất vui mừng khi đợc điểm 10 Mặt trời đỏ chói. Quả ớt đỏ chót BÇu trêi cao vót.. 3. Củng cố - dặn dò: + GV chèt l¹i néi dung bµi. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà viết lại 20 từ tìm được và chuẩn bị bài sau. ------------------------------------TiÕt 3 THỂ DỤC BÀI 23. HỌC ĐỘNG TÁC THĂNG BẰNG TRÒ CHƠI “MÈO ĐUỔI CHUỘT”.

<span class='text_page_counter'>(230)</span> I. MỤC TIÊU : -Trò HS nắm được luật chơi, chơi tự giác, tích cực và chủ động. Học động tác thăng bằng. HS nắm được kĩ thuật động tác và thực tương đối đúng II. ĐẶC ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN : Địa điểm : Trên sân trường .Vệ sinh nơi tập. đảm bảo an toàn tập luyện. Phương tiện : Chuẩn bị 1- 2 còi. III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP: Nội dung Định Phương pháp tổ chức lượng 1 . Phần mở đầu: 6 – 10 - Tập hợp lớp, ổn định: Điểm danh phút - Lớp trưởng tập hợp lớp báo sĩ số. cáo. - GV phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học. - Khởi động: + Trò chơi: “Trò chơi hiệu lệnh”. 18 – 22 2. Phần cơ bản: ph - HS đứng theo đội hình 3 a) Bài thể dục phát triển chung: 2 lần hàng ngang. * Ôn 5 động tác của bài thể dục mỗi phát triển chung động * Học động tác thăng bằng tác + Lần 1: 2x8 - GV nêu tên động tác. nhịp - GV làm mẫu cho HS hình dung được động tác. - GV vừa làm mẫu vừa phân tích giảng giải từng nhịp để HS bắt chước. đổi chân * HS phân tích, tìm hiểu các cử 1 – 2 động của động tác theo tranh. lần - Cho HS tập ôn cả 5 động tác cùng một lượt - Cán sự lớp điều khiển hô nhịp để - Học sinh 3 tổ chia thành 3 HS cả lớp tập. nhóm ở vị trí khác nhau để - GV chia tổ tập luyện do tổ trưởng luyện tập. điều khiển. - Tập hợp cả lớp đứng theo tổ nhận xét, đánh giá. GV sửa chữa sai sót, biểu dương các tổ thi đua tập tốt. *GV điều khiển tập lại cho cả lớp để 5 – 6 củng cố. phút b) Trò chơi : “Mèo đuổi chuột” - GV tập hợp HS theo đội hình chơi. - Nêu tên trò chơi. - GV giải thích cách chơi và phổ biến luật chơi..

<span class='text_page_counter'>(231)</span> - Cho HS chơi thử . - Cho HS chơi chính thức. 3. Phần kết thúc: - HS đứng vỗ tay và hát. - Thực hiện các động tác thả lỏng. - GV, nhận xét, đánh giá kết quả giờ học - GV hô giải tán. --------------------. - Đội hình hồi tĩnh và kết thúc. - HS hô “khỏe”.. -----------------TiÕt4 ĐỊA LÍ: Bµi 11. ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ I. MỤC TIÊU : - HS nhận biết được vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN. - Trình bày một số đặc điểm của đồng bằng Bắc Bộ (hình dạng, sự hình thành, địa hình, sông ngòi), vai tro của hệ thống đê ven sông. -Dựa vào bản đồ, lược đồ để tìm một số sông chính: sông Hồng, sông Thái Bình. *GD HS có ý thức tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của con người. + Đắp đê ven sông , sử dung nớc để tới tiêu. + Trồng rau xứ lạnh vào mùa đông ở đồng bằng Bắc Bộ. * HS biết đợc một số con sông lớn ở tỉnh Cao Bằng. II. CHUẨN BỊ : - Bản đồ Địa lí tự nhiên VN. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP : Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. KTBC : Nªu ghi nhí bµi 9 1. Bài mới : a. Giới thiệu bài: b. Gi¶ng bài : 1. Đồng bằng lớn ở miền Bắc : + Hoạt động cả lớp : - GV chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ. HS dựa vào kí hiệu tìm vị trí đồng bằng Bắc Bộ ở lược đồ trong - HS tìm vị trí đồng bằng Bắc Bộ trên SGK. - HS lên bảng chỉ vị trí của đồng lược đồ. - HS lên bảng chỉ BĐ. bằng Bắc Bộ trên bản đồ. - HS lắng nghe. - GV chỉ BĐ và nói cho HS biết đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác với đỉnh ở Việt Trì, cạnh đáy là đường bờ biển. - HS trả lời câu hỏi. + Hoạt động cá nhân HS dựa vào ảnh đồng bằng Bắc Bộ, - HS khác nhận xét. kênh chữ trong SGK, trả lời các câu - ... s«ng Hång s«ng Th¸i B×nh. hỏi : ? Đồng bằng Bắc Bộ do những sông - Thứ hai sau đồng bằng nam Bộ. nào bồi đắp nên?.

<span class='text_page_counter'>(232)</span> ? §ång b»ng cã diÖn tÝch lín thø mÊy - HS q/s H2 : §Þa h×nh thÊp b»ng trg các đồng bằng của nớc ta? phẳng,sông chảy ở đồng bằng, thờng ? Địa hình , bề mặt có đặc điểm gì ? uốn lợn quanh co, những nơi có màu sÉm h¬n lµ lµng m¹c cña ngêi d©n. 2. Sông ngòi và hệ thống đê ngăn lũ : + Hoạt động cả lớp: - HS trả lời câu hỏi (quan sát hình 1…) của mục 2, sau đó lên bảng chỉ trên BĐ một số sông của đồng bằng Bắc Bộ. - HS liên hệ thực tiễn theo gợi ý : ? Tại sao sông có tên gọi là sông Hồng ? - GV chỉ trên bản đồ sụng Hồng và sông Thái Bình đồng thời mô tả sơ lược về sông Hồng : Sông Thái Bình do ba sông : sông Thương, sông Cầu, sông Lục Nam hợp thành. - HS trả lời câu hỏi: Khi mưa nhiều, nước sông, ngòi, hồ, ao như thế nào ? - GV nói về hiện tượng lũ lụt ở đồng bằng Bắc Bộ + Hoạt động nhóm : - HS dựa vào kênh chữ trong SGK để thảo luận. - GV nói thêm về tác dụng của hệ thống đê, ảnh hưởng của hệ thống đê đối với việc bồi đắp ĐB. Sự cần thiết phải bảo vệ đê ven sông ở ĐB Bắc Bộ. ? N1: Ngời dân ĐBBB đắp đê ven sông để làm gì? ? N2 : Hệ thống đê có đặc điểm gì?. - HS quan sát và lên chỉ vào BĐ.. - Vì có nhiều phù sa nên quanh năm sông có màu đỏ. - HS lắng nghe.. - Nước sông dâng cao thường gây ngập lụt ở đồng bằng.. - HS thảo luận và trình bày kết quả. - ... ng¨n lò. - Hệ thống để ĐBBB là 1 công trình vĩ đại, hệ thống đê này ngày càng đợc đắp cao, bề mặt thì to ra, vững chắc h¬n. - ... s«ng B»ng, s«ng G©m, s«ng Qu©y S¬n.. ? N3: Ngoài việc đắp đê, ngời dân còn làm gì để sử dụng nớc các sông - 3 HS đọc cho s/x? - ... lũ lụt ,đồng ruộng và ngời. * Em nµo kÓ 1 sè con s«ng ë tØnh Cao B»ng? * §Ó nguån níc ë s«ng, níc sö dông hµng ngµy k bÞ « nhiÔm MT c¸c em cÇn ph¶i lµm g×? 4. Củng cố - Dặn dò: - HS đọc phần bài học trong khung. ? Hµng n¨m ë §BBB vµo mïa ma thêng g©y thiÖt h¹i g×? * §Ó k g©y lò lôt c/ta ph¶i lµm g×? - N/x giê häc. - Về xem lại bài, chuẩn bị bài sau:.

<span class='text_page_counter'>(233)</span> ------------------------------------TiÕt5 KĨ THUẬT. KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT tha( tiết3) I/ MỤC TIÊU: - Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau đúng quy rình, đúng kỹ thuật. - Hoàn thành sản phẩm. + GD HS biết giữ gìn vệ sinh lớp sau tiết học. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Hộp đồ dùng kỹ thuật. III/ HOẠT ĐỘNG trªn líp: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. KTbài cũ: - KT đồ dùng học tập cña hs. 2. Dạy bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Hướng dẫn cách làm: + Hoạt động 1: GV hướng dẫn lại thao tác kỹ thuật. - Gọi HS nhắc lại. - HS nhắc lại cách khâu. + Hoạt động 2 - GV nhận xét các thao tác của HS - HS lắng nghe. thực hiện. - Hướng dẫn theo nội dung SGK - HS đọc nội dung và trả lời và thực hiện thao tác. - GV tổ chức cho HS thực hành khâu - HS thực hiện thao tác. viền đường gấp mép vải bằng mùi khâu đột tha. - HS tự đánh giá lẫn nhau. c) Đánh giá sản phẩm - Cho HS Đánh giá sản phẩm lẫn nhau. - Đánh giá từng sản phẩm 3. Nhận xét- dặn dò: - Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS. Chuẩn bị tiết sau. ---------------------------------------------------------------------------Ngµy so¹n: 2/ 11/ 2011 Ngµy d¹y : T6/ 4 /11/ 2011 TiÕt 1 TOÁN TiÕt 60. LUYỆN TẬP I.MỤC TIÊU : Củng cố về : - Thực hiện phép nhân với số có hai chữ số. - Áp dụng nhân với số có hai chữ số để giải các bài toán có liên quan. II.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. KTBC : 45 89 - 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới 25 16 lớp theo dõi để nhận xét..

<span class='text_page_counter'>(234)</span> 225 534 90 89 1125 1424 - Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới : a) Giới thiệu bài b) Hướng dẫn luyện tập Bài 1: §ặt tính rồi tính. a) 17 ; b) .... ; c) ... 86 102 136 1462 - Nhận xét, cho điểm HS. Bài 2 (cột 1, 2). - HS nghe. - 3 HS lên bảng làm bài. cả lớp làm vào vở.. - HS nªu y/c. - 1 em lµm b¶ng , c¶ líp lµm vë. m m x 78. 3. 30. 3 x 78 = 234. 30 x 78 = 2 340. Bài 3: - Gọi 1 HS đọc đề bài, tự làm bài. - GV hd hs lµm bµi. Bµi gi¶i 1 giê = 60 phót 24 giê cã sè phót lµ: 60 x 24 = 1 440(phót) Số lần tim ngời đó đập trg 24 giờ là: 75 x 1 440 = 108 000(lÇn) §¸p sè : 108 000 lÇn - GV nhận xét, cho điểm HS.. - Chấm, Chữa bài và cho điểm HS. 4. Củng cố - dặn dò : + GV chèt l¹i néi dung bµi. - N / x giờ học - Dặn dò HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau --------------------. - HS đọc, 2 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở. Bài 4 (dành cho HS giỏi) - Yêu cầu HS đọc đề bài sau đó tự làm bài. Gi¶i Số tiền bán 13 kg đờng loại 5 200 đồng một kglà: 5 200 x 13 = 67 600(đồng) Số tiền bán 18 kg đờng loại 5 500 đồng một kg là : 5 500 x 18 = 99 000(đồng) Khi bán hết hai loại đờng cửa hàng thu đợc số tiền là: 67 600 + 99 000 = 166 600(đồng) §¸p sè : 166 600 đồng.. -----------------TiÕt 2 TẬP LÀM VĂN.

<span class='text_page_counter'>(235)</span> KỂ CHUYỆN (Kiểm tra viết) I. MỤC TIÊU: - HS thực hành viết một bài văn kể chuyện. - Bài viết đúng nội dung, yêu cầu của đề bài, có nhân vật, sự kiện, cốt truyện (mở bài, diễn biến, kết thúc). - Lời kể tự nhiên chân thật, dùng từ hay, giàu trí tưởng tượng và sáng tạo. - Diễn đạt thành câu, trình bày sạch sẽ độ dài bài viết khoảng 120 chữ. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:-Bảng lớp viết dàn bài vắn tắt của bài văn kể chuyện. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. KTBC: - Kiểm tra giấy bút của HS. 2. Thực hành viết: - GV có thể sử dụng 3 đề gợi ý trang 124, SGK để làm đề bài kiểm tra hoặc tự mình ra đề cho HS. - Lưu ý ra đề: + Ra 3 đề để HS lựa chọn khi viết bài. + Đề 1 là đề mở. + Nội dung ra đề gắn với các chủ điểm đã học. - Cho HS viết bài. - Thu, chấm một số bài. - Nêu nhận xét chung ---------------------------------------------------------------------------TiÕt 3 THỂ DỤC Bµi 24. HỌC ĐỘNG TÁC NHẢY TRÒ CHƠI “ MÈO ĐUỔI CHUỘT ” I. MỤC TIÊU : - Trò chơi: “Mèo đuổi chuột”. Yêu cầu HS tham gia chơi. - Học động tác thăng bằng . HS nắm được kĩ thuật động tác, thực hiện tương đối đúng. II. ĐẶC ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN : Địa điểm : Trên sân trường .Vệ sinh nơi tập. đảm bảo an toàn tập luyện. Phương tiện : Chuẩn bị 1 - 2 còi. IIINỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP: Nội dung Định Phương pháp tổ chức lượng 1 . Phần mở đầu: 6 – 10 - Tập hợp lớp, ổn định: phút - Lớp trưởng tập hợp lớp báo - GV phổ biến nội dung: Nêu cáo. mục tiêu - yêu cầu giờ học. - Khởi động: - HS đứng theo đội hình vòng + Trò chơi: “Trò chơi hiệu tròn. lệnh”. 2. Phần cơ bản: 18 – 22 a) Trò chơi : “Mèo đuổi phút chuột”.

<span class='text_page_counter'>(236)</span> - GV tập hợp HS theo đội hình chơi. - Nêu tên trò chơi. - GV giải thích lại cách chơi và phổ biến luật chơi. - Cho HS chơi thử và nhắc nhở HS thực hiện đúng quy định của trò chơi. - Cho HS chơi chính thức và có hình phạt vui với những HS phạm luật. b) Bài thể dục phát triển chung: * Ôn 6 động tác của bài thể dục phát triển chung đã học Xen kẽ giữa các lần tập GV nhận xét. + GV chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển, GV quan sát sửa chữa sai sót cho HS các tổ. + Tập hợp cả lớp đứng theo tổ, cho các tổ thi đua trình diễn. GV cùng HS quan sát, nhận xét, đánh giá. sửa chữa sai sót, biểu dương các tổ thi đua tập tốt. * Học động tác nhảy: - GV nêu tên động tác, làm mẫu cho HS - GV vừa làm mẫu vừa phân tích giảng giải từng nhịp để HS bắt chước. * GV treo tranh: HS phân tích, tìm hiểu các cử động của động tác theo tranh. - GV điều khiển cho HS tập hoàn chỉnh động tác vừa học. 3. Phần kết thúc: - Thực hiện tập các động tác thả lỏng. - GV cùng học sinh hệ thống bài học. - GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học. - GV hô giải tán.. 12 – 14 phút 2 lần mỗi động tác 2x8 nhịp. - Học sinh 3 tổ chia thành 3 nhóm ở vị trí khác nhau để luyện tập.. 4–6 phút. - Đội hình hồi tĩnh và kết thúc. - HS hô “khỏe”. --------------------------------------- ----------------------------------TiÕt5 KHOA HỌC : Bµi 24.

<span class='text_page_counter'>(237)</span> NƯỚC CẦN CHO SỰ SỐNG I/ MỤC TIÊU: - Biết vai trò của nước đối với sự sống con người, động vật và thực vật: Nước giúp cơ thể hấp thu được những chất dinh dưỡng hoà tan lấy từ thức ăn và tạo thành các chất cần cho sự sống của sinh vật. Nước giúp thải các chất thừa, chất độc hại. - Biết được vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và vui chơi giải trí. * Có ý thức bảo vệ và giữ gìn nguồn nước địa phương. * C¸c KNS:- Hîp t¸c. - L¾ng nghe tÝch cùc .- Giao tiÕp .- Tù nhËn thøc. II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Các hình minh hoạ SGK trang 50, 51. - Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên trang 49 / SGK. III/ HOẠT ĐỘNG trªn líp: Hoạt động d¹y Hoạt động häc 1. Kiểm tra bài cũ Nªu bµi häc bµi 23. - HS nªu. 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài: - HS lắng nghe. b. Gi¶ng bµi 1. Vai trò của nước đối với sự sống của con người, động vật và thực vật. * Cách tiến hành: - Cho HS thảo luận theo nhóm, 2 nhóm - HS thảo luận. 1 nội dung. - Đại diện các nhóm lên trình bày - Các nhóm quan sát hình minh hoạ trước lớp. theo nội dung của nhóm mình thảo luận - HS bổ sung và nhận xét. và trả lời câu hỏi: ? Điều gì sảy ra nếu ngời,động , thực - ... thiếu nớc con ngời sẽ k sống vËt, thiÕu níc? næi, con ngêi sÏ chÕt v× kh¸. - NÕu thiÕu níc c©y cèi sÏ bÞ hÐo chÕt. - Nếu thiếu nớc động vật sẽ chết kh¸t. + Kết luận: Nước có vai trò đặc biệt đối với sự sống của con người, thực vật và động vật. Nước chiếm phần lớn trọng lượng cơ thể. Mất một lượng nước từ mười đến hai mươi phần trăm nước trong cơ thể sinh vật sẽ chết. - Gọi 2 HS đọc mục Bạn cần biết. 2. Vai trò của nước trong một số h/động của con người. * Tiến hành: Hoạt động cả lớp. ? Trong cuộc sống hàng ngày con người còn cần nước vào những việc gì ? + Ghi các ý kiến không trùng lập. ? Nhu cầu sử dụng nước của con người. - HS đọc. - HS hoạt động. - ...con người cần nước để sinh hoạt, vui chơi, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp..

<span class='text_page_counter'>(238)</span> chia ra làm 3 loại đó là những loại nào ? - HS sắp xếp. - HS sắp xếp các sử dụng nước của con người vào cùng nhóm. Vai trò của nước trong sản xuất công nghiệp. Vai trò của nước trong sinh hoạt. Vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp. Quay tơ chạy máy bơm nước, chạy ô tô, chế biến hoa quả, làm đá, chế biến thịt hộp, cá hộp, làm bánh kẹo, sản xuất xi măng, gạch men,. Uống, nấu cơm, nấu canh. Tắm, lau nhà, giặt quần áo. - HS đọc. Đi bơi, đi vệ sinh.. Trồng lúa, tưới rau, trồng cây non, tưới hoa, tưới cây cảnh, ươm cây giống, gieo mạ, …. - Gọi 2 HS đọc mục Bạn cần biết trang 51 / SGK. 3. Thi hùng biện: Nếu em là nước. Cách tiến hành: - Tiến hành hoạt động cả lớp. - Nếu em là nước em sẽ nói gì với mọi người ? - GV gọi 3 đến 5 HS trình bày - GV nhận xét và cho điểm. VD : NÕu em lµ níc em sÏ nãi g× víi mäi ngêi?. - HS suy nghĩ độc lập đề tài mà GV đưa ra trong vòng 5 phút - HS trả lời.. - ... lµ t«i rÊt cÇn thiÕt cho con ngêi và động vật , vậy các bạn hãy giữ g×n , b¶o vÖ t«i , cho t«i s¹ch sÏ. - Các bạn đừng dùng tôi lãng phí,... v× t«i cã h¹n th«i ,.... 4. Củng cố - dặn dò: - GV chèt l¹i néi dung bµi . - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà học bài. ChuÈn bÞ bµi sau. -------------------------------------------TiÕt 5 SINH HOẠT líp I. MỤC TIÊU: - Đánh giá các hoạt động tuần qua, đề ra kế hoạch tuần đến. - Rèn kỹ năng sinh hoạt tập thể. - GDHS ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể. II. CHUẨN BỊ: - Nội dung sinh hoạt III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1) Đánh giá các hoạt động tuần qua: a) Hạnh kiểm: - Các em có tư tưởng đạo đức tốt. - Đi học chuyên cần ,biết giúp đỡ bạn bè. b) Học tập: - Các em cha có ý thức học tập , cha hoàn thành bài trước khi đến lớp. - Sinh ho¹t 15 phút đầu giờ cha tù gi¸c. - Một số em có tiến bộ vÒ chữ viết. c ) Các hoạt động khác:.

<span class='text_page_counter'>(239)</span> -Tham gia sinh hoạt đội, sao đầy đủ. 2) Kế hoạch tuần tíi : - Duy trì tốt nề nếp qui định của trường, lớp. - Thực hiện tốt Đôi bạn học tập để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. IV . cñng cè - dÆn dß: - Chuẩn bị bài vở Thứ Hai đi học. HĐTT: SINH HOẠT I. MỤC TIÊU : Giúp HS : - Thực hiện nhận xét, đánh giá kết quả công việc tuần qua. - Biết được những công việc của tuần tới để sắp xếp,chuẩn bị. - Giáo dục và rên luyện cho HS tính tự quản, tự giác, thi đua, tích cực tham gia các hoạt động của tổ, lớp, trường. II. CHUẨN BỊ : - Bảng ghi sẵn tên các hoạt động, công việc của HS trong tuần. - Sổ theo dõi các hoạt động, công việc của HS III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Nhận xét, đánh giá tuần qua : * GV ghi sườn các công việc -> h.dẫn HS dựa vào để nhận xét đánh giá: - Hs ngồi theo tổ - Chuyên cần, đi học đúng giờ * Tổ trưởng điều khiển các tổ viên - Chuẩn bị đồ dùng học tập trong tổ tự nhận xét,đánh giá mình. -Vệ sinh bản thân, trực nhật lớp, trường - Tổ trưởng nhận xét, đánh giá, xếp - Đồng phục, khăn quàng, bảng tên loại các tổ viên - Xếp hàng ra vào lớp, thể dục, múa hát - Tổ viên có ý kiến tập thể. Thực hiện tốt A.T.G.T - Các tổ thảo luận, tự xếp loai tổ mình - Bài cũ,chuẩn bị bài mới * Ban cán sự lớp nhận xét đánh giá - Phát biểu xây dựng bài tình hình lớp tuần qua -> xếp loại các - Rèn chữ, giữ vở tổ: - Ăn quà vặt  Lớp phó học tập - Tiến bộ  Lớp phó lao động - Chưa tiến bộ  Lớp phó V-T - M  Lớp trưởng B. Một số việc tuần tới : - Lớp theo dõi, tiếp thu + biểu dương - Nhắc HS tiếp tục thực hiện các công việc đã đề ra - Khắc phục những tồn tại - Theo dõi tiếp thu - Thực hiện tốt A.T.G.T - thi đua giành nhiều điểm tốt chào mừng ngày NGVN 20/11 - Vệ sinh lớp, sân trường. ---------------------------------------------------. ---------------------------------------------.

<span class='text_page_counter'>(240)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×