Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.8 KB, 4 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔN HOÁ TRONG TRƯỜNG THCS</b>
<b>I. Tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá mơn hố</b>
<b>học</b>
Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là một vấn đề khó , phức tạp về
phương pháp dạy học. Nó có nhiệm vụ làm rõ tình hình lĩnh hội kiến thức, sự thành
thạo về kĩ năng, kĩ xảo của học sinh, bổ sung, làm sâu sắc , củng cố hệ thống hoá ,
khái quát hoá kiến thức đã học, chuẩn bị cho việc tiếp tục nắm vững kiến thức mới –
Nó cịn giúp cho việc đánh giá, việc giảng dạy và học sinh tự đánh giá việc học tập
của mình. Qua việc kiểm tra, giáo viên sẽ nhận thấy những thành công và những vấn
đề cần được rút kinh nghiệm trong giảng dạy, hiểu rõ mức độ kiến thức và kĩ năng
của học sinh để từ đó có những biện pháp sư phạm nhằm nâng cao chất lượng dạy
học. Vì vậy, cần xác định đúng những quan điểm về kiểm tra đánh giá kết quả học tập
của học sinh- tức là trong mỗi chúng ta là những người giáo viên đứng trên bục giảng
cần xác định rõ:
Thứ nhất: Kiểm tra đánh giá là một khâu không thể thiếu được của quá trình
dạy học là biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học.
Thứ 2: Kiểm tra và đánh giá là công việc không chỉ của giáo viên mà cả học
sinh, giáo viên kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh , học sinh tự kiểm
tra và đánh giá việc học tập của mình và kiểm tra đánh giá lẫn nhau. Đối với học sinh
việc tự kiểm tra và đánh giá góp phần tích cực vào việc phát triển tư duy và việc tự
học của học sinh.
Thứ 3: Kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh là trách nhiệm của
giáo viên và học sinh nên trong quá trình này, mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh
được tiến hành một cách bình thường , khơng căng thẳng nhằm đạt được những yêu
cầu về chất lượng học tập về tính tự giác , độc lập sáng tạo của học sinh , về sự trung
thực trong việc đánh giá kết quả giảng dạy học tập.
Thứ 4: Việc kiểm tra đánh giá học sinh chun cịn nhằm mục đích phát hiện
những học sinh có năng khiếu để bồi dưỡng thành học sinh gỏi các cấp.
Nói tóm lại : Kiểm tra và đánh giá kết quả học tập nhằm giúp học sinh nắm
vững nội dung và kiểm soát mức độ nắm vững nội dung ( mức độ lĩnh hội kiến thức
và rèn luyện kỹ năng và rèn luyện đạo đức , tư tưởng chính trị). Qua đó giúp giáo
viên thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng phát hiện
được những học sinh có năng khiếu .
Giáo viên chỉ gọi một học sinh lên bảng trả lời câu hỏi như vậy chỉ tập trung
vào học sinh trên bảng, đánh giá được rất ít học sinh , học sinh dưới lớp mất trật tự,
không chú ý.
- Trong kiểm tra viết:
Giáo viên chưa chú trọng việc ôn tập cho học sinh phần trọng tâm của từng
bài,từng phần hay từng chương.
Đề ra chưa đáp ứng các yêu cầu của học sinh chuyên, chưa đạt được độ khó
cần thiết, chưa đạt độ phân hoá học sinh, chưa chú ý đến khả năng tư duy độc lập tạo
hứng thú học tập cho học sinh.
Chưa có câu hỏi kểm tra liên quan đến vấn đề thực nhgiệm
Giáo viên chưa hướng dẫn và tạo điều kiện để học sinh tham gia vào việc kiểm
tra đánh giá một cách chủ động để tạo hứng thú học tập.
<b>III. Những ý kiến của bản thân về đổi mới kiểm tra đánh giá để thúc đẩy đổi</b>
<b>mới phương pháp dạy học:</b>
Dựa trên những điều mình đã làm, đang làm, sự học hỏi ở bạn bè đồng nghiệp,
tôi xin đưa ra một vài ý kiến nhỏ để thực hiện việc đổi mới kiểm tra đánh giá mụn
hoỏ trong trường chuyên
<b>1. Trong kiểm tra miệng đầu giờ:</b>
- Sau mỗi bài học cần có sự khắc sâu giúp học sinh nắm chắc kiến thức trọng
tâm của bài đó, qua đó học sinh sẽ nhận biết được phải học gì ở nhà. Nếu có thể nên
nêu ra trước câu hỏi, khơng nên kiểm tra bất kì một phần nào mình thích mà khơng
nằm trong trọng tâm của bài học.
- Vận dụng linh hoạt một số hình thức kiểm tra miệng thực sự lơi cuốn học sinh
trong lớp và đánh giá được nhiều học sinh nhất. Ngồi mục đích kiểm tra việc nắm
vững kiến thức của các em, phải một lần nữa khăc sâu thêm kiến thức trọng tâm của
bài cũ cho học sinh.
+ Kiểm tra một học sinh yêu cầu cả lớp lắng nghe, sau đó gọi một số học sinh
nhận xét phần trả lời của bạn trên bảng và giáo viên nhận xét cho điểm xứng đáng đối
với phần nhận xét của học sinh. Cách làm này sẽ lôi cuốn được học sinh cả lớp hăng
hái lắng nghe, hăng hái phát biểu nhận xét để có điểm tốt, mặt khác giáo viên có thể
kiểm tra nhanh được nhiều học sinh, đồng thời củng cố khắc sâu kiến thức cũ.
+ Kết hợp với vấn đáp một học sinh với 1,2 học sinh lên làm thực nghiệm cả
lớp quan sát nhận xét hiện tượng.
chuyên đề cho từng nhóm học sinh nghiên cứu, giáo viên giao cho nhóm trưởng trực
tiếp kiểm tra giám sát còn giáo viên là người chỉ đạo…) và kịp thời có điểm trưởng
để động viên các em.
<b>2. Trong kiểm tra viết nhất là bài kiểm tra 1 tiết:</b>
a. Trong khâu ôn tập: Giáo viên phải giới hạn phần trọng tâm ôn tập cho học
sinh bằng các câu hỏi hoặc các chủ đề lớn để học sinh có thể ôn tập tốt. Giáo viên
phải xác định rằng không những ôn tập ở các tiết của phân phối chương trình mà việc
ôn tập phải được tiến hành ngay trong từng tiết học của bài mới, trong việc tự nghiên
cứu khoa học ở nhà.
<b>3Trong khâu ra đề:</b>
- Việc ra đề kiểm tra đóng một vai trị hết sức quan trọng, tác động trực tiếp và
tức thời đến nội dung, phương pháp dạy học của cả thầy và trò- chất lượng của việc
kiểm tra- đánh giá phụ thuộc rất lớn vào việc thiết kế đề thi, đáp án và biểu điểm. Do
đó việc ra đề thi phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản sau đây:
+ Đề kiểm tra phải đạt độ khó cần thiết, phải đạt được độ phân hố học sinh
+ Đề kiểm tra phải có tích thực tiển, có câu hỏi liên quan đến thực hành.
+ Đề kiểm tra phải chú ý đến khả năng tư duy độc lập, tạo hứng thú học tập
cho học sinh.
- Sử dụng nhiều dạng đề khác nhau, áp dụng các hình thức kiểm tra khoa học
tiên tiến.
Do đó, để làm tốt khâu ra đề thì người giáo viên cần phải đưa ra một số quyết
định trước khi đặt bút ra đề là cần khảo sát gì ở học sinh? đặt phần quan trọng vào
những phần nào của môn học và vào mục tiêu nào? cần phải trình bày các câu hỏi
dưới hình thức nào? mức độ khó hay dễ.
<b>4. Trong khâu coi kiểm tra:</b>
- Giáo viên phải coi chặt chẽ, chính xác bảo đảm đánh giá khách quan, công
bằng.
- Thu bài và đánh giá nhận xét thật khách quan tinh thần, thái độ của học sinh
trong quá trình làm bài phải tuyên dương, phê bình thẳng thắn để tạo cho học sinh có
ý thức tốt trong q trình kiểm tra đánh giá.
<b>5. Trong khâu chấm chữa:</b>
- Trong chấm bài phải xây dựng đáp án chi tiết đến 0,25điểm và phải tìm ý để
thưởng điểm.
- Phải có phần nhận xét vào bài làm của học sinh.
phần nhận xét của giáo viên phải bao gồm nội dung kiến thức, phương pháp làm bài,
hình thức của bài làm, vì qua những nhận xét đó học sinh tự đánh giá được bản thân
từ đó rút ra bài học để có cách học, cách làm bài tốt hơn về sau.
- Ngoài ra giáo viên cịn có thể sử dụng phương pháp hướng dẫn và tạo điều
kiện để học sinh có thể tham gia vào kiểm tra đánh giá một cách chủ động bằng cách
giáo viên xác định và phổ biến tiêu chí đánh giá, cung cấp cho học sinh đáp án, biểu
điểm, hướng dẫn cho các em cách tự đánh giá kết quả bài kiểm tra, và cũng có thể tổ
chức cho học sinh chấm chéo bài và có sự giám sát của giáo viên.
<b>IV. Kiến nghị :</b>
- Có phịng học riêng cho bộ mơn hố học đảm bảo để thí nghiệm tốt.
- Có đầy đủ các loại hoá chất và dụng cụ thí nghiệm với trang thiết bị đảm bảo
an tồn khi tiếp xúc với hóa chất.
- Ra ngân hàng đề, đáp án cho các trường để việc kiểm tra, đánh giá được đồng
bộ.