Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

báo cáo đổi mới kiểm tra đánh giá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.41 KB, 4 trang )

PHÒNG GD – ĐT TX QUẢNG TRỊ CỘNG HOÀ XA HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS THÀNH CỔ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 ……………………
BÁO CÁO
ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
ĐỂ THÚC ĐẨY PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
I.Đặt vấn đề:
- Kiểm tra đánh giá là một khâu quan trọng không thể thiếu trong quá trình dạy học,
giúp GV có thể nắm bắt cụ thể ,chính xác năng lực và chất lượng học tập của mổi HS. Từ
đó có những tìm tòi, sáng tạo để linh hoạt hơn trong phương pháp giảng dạy, KTĐG nhằm
nâng cao chất lượng dạy và học.
- Trong thời gian gần đây cùng với việc đổi mới nội dung chương trình, SGK THCS
,Bộ GD-ĐT cũng đồng thời đổi mới PPDH và đánh giá kết quả học tập của HS theo hướng
toàn diện hơn, đa dạng hơn, tăng cường tính chính xác và khách quan.
Sự đổi mới KTĐG thể hiện rõ ở hình thức ra đề tự luận, kết hợp trắc nghiệm và tự
luận. Qua thực tế giảng dạy, thực hiện theo y/c đổi mới KTĐG chúng tôi nhận thấy các
hình thức KTĐG vẫn còn nhiều bất cập.Loại hình kiểm tra nào cũng có ưu điểm,nhược
điểm. Vấn đề đặt ra là làm sao tìm được một giải pháp KTĐG tối ưu nhất, phù hợp với
chương trình SGK và khả năng chiếm lĩnh các đơn vị kiến thức trong từng bài học, cấp
học của HS. Đó là điều mà GV chúng ta còn nhiều băn khoăn trăn trở, bàn luận để tìm
hướng đi tốt nhất.
II. Thực trạng:
1. Những khó khăn và thuận lợi trong việc dạy Văn:
a) Khó khăn:
- Do ảnh hưởng của xã hội trong định hướng nghề nghiệp tương lai, HS ít chú trọng
các môn học xã hội mà thiên về các môn học tự nhiên.
- Do đặc trưng của bộ môn Văn hơi khó ,HS không nắm được PP học tập để đạt kết quả
mong muốn từ đó ngại học Văn, đọc văn.
- Sách tham khảo quá nhiều khiến HS lười suy nghĩ ,lệ thuộc vào sách.
- Một số phụ huynh ít quan tâm.
b) Thuận lợi:


- Dẫu sao thì môn Văn là một trong hai môn chính, rất cần thiết, hữu ích cho các em sau
này, nên phần lớn HS đều có cố gắng.
- Tư liệu dạy và học khá phong phú.
2. Phân tích những mặt mạnh, mặt yếu của các hình thức KTĐG:
a) Hình thức KT trắc nghiệm:
* Mặt mạnh:
- KT lưọng kiến thức của HS rộng: Nội dung đề cập nhiều khía cạnh, nhiều vấn đề, nhiều
tác phẩm, thể loại …
- Rèn luyện cho HS năng lực tư duy, kĩ năng ứng dụng, thao tác nhanh nhạy.
- Bỏ thói quen học tủ, học lệch mà cần phải học rộng và nắm nhiều kiến thức trọng tâm,
khoa học, chính xác.
- Giảm số lượng HS yếu kém.
* Điểm yếu:
- Kiểm tra kiến thức rộng mà không sâu.
- Không rèn được kĩ năng diễn đạt cho HS mà môn Văn cần giúp HS có kĩ năng trình bày
trong nói và viết.
- Không phát huy được tính sáng tạo và bộc lộ chính kiến riêng của HS trong bài làm cũng
như năng lực giải quyết các vấn đề phức tạp khác…
- Văn học là tiếng nói của tâm hồn, tình cảm, kiểm tra trắc nghiệm khó gợi được những
rung động trong tâm hồn, tình cảm của các em.
- Khó đáng giá chính xác chất lưọng của HS khi kiểm tra tại lớp. Vì điều kiện CSVC còn
thiếu , HS đông nên HS dể hỏi bài, nhìn bài dù GV có nhiều mã đề khác nhau, thế nên dù
giảm số lượng HS yếu kém nhưng không phải là thực chất, tạo sự hài lòng, thoã mản ảo
cho HS lẫn phụ huynh về chất lượng học tập của con em mình.
- Tạo cho HS tính lười nhác, ít đầu tư công sức vào học bài, làm bài mà trông chờ, ỷ lại
vào bạn hoặc làm bài theo may rủi.
- Đối với GV, qua thực tế tập huấn hè 2008 tôi nhận thấy không phải GV nào cũng nắm
được tiêu chí kĩ thuật ra đề KT ( Thiết lập ma trận) phần lớn kiến thức KT trắc nghiệm
nằm ở mức độ nhận biết là chính, ít thông hiểu và vận dụng. Thế nên đề kiểm tra khi quá
dể, khi quá khó thiếu khoa học. GV mất nhiều thời gian công sức để ra đề trong khi số tiết

chuẩn của GV chưa giảm.
- Ở một số vùng khó, điều kiện CSVC còn quá thô sơ nên khó cho việc ra đề, in ấn đề
KT.
b) Hình thức KT tự luận:
* Mặt mạnh:
- Vùng kiểm tra kiến thức có hẹp hơn nhưng đánh giá thực chất được năng lực học Văn
của mỗi HS.Kiểm tra tự luận phân loai HS giỏi,khá, trung bình,yếu ,kém rất rõ ràng.Từ đó
có kế hoạch bồi dưỡng HS giỏi và phụ đạo HS yếu sát hợp hơn.
- Rèn luyện được kĩ năng nói và viết cho hs.Đó là một y/c quan trọng đối với việc học
văn.Thông qua bài viêt hs biết tự lập,đào sâu suy nghĩ,chủ động, sáng tạo,không dựa
dẫm ,ỷ lại vào bạn bè .
- Đề tự luận giúp hs tự bày tỏ ý kiến,quan điểm ,tư tưởng,tình cảm riêng của bản thân.
* Điểm yếu:
-Hs ít ưa thích kiểm tra tự luận vì bắt buộc các em muốn làm tốt bài kiểm tra phải học
nhiều,đọc nhiều,hiểu sâu.
- Hs có tình trạng học tủ
-Phần nào kết quả học tập thấp hơn so với kiểm tra trắc nghiệm
3.So sánh số liệu cụ thể qua hai kì kiểm tra học kì của khối 9 năm học 2007-2008 và
2008-2009:
Chất lượng điểm thi môn văn học kì II năm 2007-2008 ( có kết hợp trắc nghiệm và
tự luận ) và điểm thi môn văn học kì I năm 2008-2009 ( hoàn toàn tự luận ) của trường
THCS Luơng Thế Vinh.
Năm
học
Tổng
số
Điểm
8-10
Điểm
6,5-7,9

Điểm
5-6,5
Điểm
3,5-5
Điểm
dưới 3,5
Điểm
0-2
07-08 125 8 em 34 em 40 em 32 en 7 em 4 em
08-09 141 12 em 31em 48 em 39 em 9 em 2 em
Nhận xét:
- Đối chiếu kết quả chất lượng bài làm của HS: Tỉ lệ HS trung bình ,yếu của HK I (2008-
2009) nhiều hơn so với HK II năm 2007-2008 .Chứng tỏ hs còn yếu về kĩ năng trình bày
và diễn đạt trong bài làm .
III/ Giải pháp: Để khắc phục tình trạng trên chúng tôi đã thực hiện những giải pháp sau:
- Thay đổi tỉ lệ điểm kiểm tra TN và TL : 2-8.Chỉ kiểm tra TN vào bài 15 phút,1 tiết ,HK
hoàn toàn tự luận .
- Đổi mới hình thức ra đề tự luận theo hướng đề mở,nhất là những vấn đề gần gũi,thiết
thực với các em trong cuộc sống hàng ngày .
- Đổi mới khâu chấm,chữa bài : Chấm bài công bằng,khách quan ,giành nhiều thời gian
để lưu ý những lỗi sai về dùng từ,đặt câu,diễn đạt, giúp hs khắc phục,sửa lỗi .Đồng thời
khuyến khích,khen ngợi ,biểu dương những bài tự luận tốt ,biết bày tỏ chính kiến riêng
,suy nghĩ sáng tạo của trò.
- Đổi mới hình thức kiểm tra bài cũ bằng nhiều hình thức khác nhau ví như không nhất
nhất kiểm tra vở soạn của hs mà Gv có thể trực tiếp kiểm tra kiến thức đọc -hiểu tác phẩm
của học sinh qua vấn đáp…( tránh tình trạng hs có soạn do chép sách tham khảo mà hoàn
toàn không đọc tác phẩm )
- Tổ chức các cuộc thi viết về môi trường ,ước mơ về một mái trường thân thiện … để
rèn kĩ năng viết cho trò,khơi dậy trong các em niềm đam mê,hứng thú học môn văn.
Suy cho cùng không có giải pháp nào là tối ưu,trọn vẹn nếu Gv không thực sự đam

mê,tâm huyết với nghề .Khi chúng ta biết yêu nghề, mến trẻ thì nhất định chúng ta sẽ tìm
ra phương pháp giảng dạy và phương pháp kiểm tra đánh giá phù hợp nhất.
IV/ Kiến nghị:
- Nên áp dụng hình thức kiểm tra tự luận hoàn toàn vì :
+ Rèn luyện được kĩ năng nói và viết tốt hơn cho HS
+ Thay đổi cách học của 1 số HS hiện nay,nhác học,nhác đọc ,chỉ cần nắm ý chính để
làm bài trắc nghiệm ,ít chú trọng cách trình bày,diễn đạt ý trong nói và viết.
- Cần đầu tư thêm một số đồ dùng ,trang thiết bị phù hợp với bộ môn Văn
- Các lớp bồi dưỡng thường xuyên trong hè cần có nội dung và hình thức phù hợp hơn ,sát
với thực tế để GV vận dụng có hiệu quả vào giảng dạy. (Bồi dưỡng hè là cách ra đề trắc
nghiệm,đề học kì lại tự luận hoàn toàn )
- Sở GD – ĐT xây dựng đề cương ôn tập ,giới hạn chương trình để thuận lợi cho HS ôn tập
vì hiện tại sách giáo khoa còn nhiều vấn đề quá tải,khó đối với trình độ của HS./.
Quảng trị, ngày 16 tháng 02 năm 2009
Người thực hiện
Trương Thị An.

×