Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Mot vai bien phap giup hoc sinh tap luyen tot monbong da o cap Tieu Hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (387.9 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>I. ĐẶT VẤN ĐỀ - Sức khỏe là vốn quý của con người. Để có một sức khỏe tốt, không thể không nói đến thể dục thể thao. Đặc biệt giáo dục thể chất ở học sinh tiểu học là hết sức quan trọng và cần thiết. Vì đây là bước đầu hình thành cho các các em, các kiến thức cơ bản, sơ giản, một số kỹ năng vận động. Nhờ đó giúp các em học tốt hơn ở các lớp trên. Qua bộ môn thể dục không chỉ giúp học sinh tự rèn luyện bản thân mình một cách có thức, năng động, linh hoạt hơn mà còn giáo dục cho các em những đức tính cần thiết tạo điều kiện để giúp các em học tốt các môn học khác. “Muốn có một trí tuệ minh mẫn thì trước hết phải có một thể lực cường tráng”. Đó là ước muốn chung của tất cả mọi người chúng ta. Đối với học sinh Tiểu học sự suy nghĩ của các em còn đơn giản, chưa hiểu biết tầm quan trọng của việc rèn luyện thân thể. Chính vì thế mà các em chưa có ý thức trong việc tập luyện thể dục thể thao. Do đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học rất hiếu động, thích các loại hoạt động trò chơi, giải trí dựa vào thế mạnh này. Tôi hướng dẫn cho các em học theo cách “Học mà chơi, chơi mà học”. Khi các em đã quen với phương pháp học tập này thì tôi thấy kết quả được nâng cao rõ rệt. Đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài: “Một vài biện pháp giúp học sinh tập luyện tốt môn bóng đá ở cấp Tiểu Học”.. II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH 1. Thuận lợi: - Trường tiểu học Phú Hoà II là trường đạt chuẩn quốc gia với cơ sở vật chất được trang bị khá đầy đủ. - Được sự quan tâm, tạo điều kiện của Phòng Giáo dục và Đào tạo Thị xã, của Ban giám hiệu nhà trường , sự hỗ trợ của phụ huynh học sinh. - Các em yêu thích môn học này vì vui khỏe, đơn giản dễ thực hiện, sôi nổi, sinh động, nên thu hút được các em tham gia nhiệt tình..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 2. Khó khăn: Song song với những thuận lợi trên, cũng còn một vài khó khăn nhất định như: - Một số học sinh còn nhút nhát, chưa mạnh dạn, chưa ý thức khi tập luyện. - Bản thân tôi là một giáo viên giảng dạy bộ môn Anh văn được chuyển sang dạy bộ môn thể dục nên chưa có nhiều kinh nghiệm. Vì thế, tôi phải tìm tòi nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm về phong trào thể dục thể thao, một số kĩ năng cơ bản vận dụng trong giảng dạy nhằm nâng cao kĩ năng tập luyện tốt cho học sinh. 3. Xác định yêu cầu: - Thể dục là môn học bắt buộc ở trường Tiểu học, rèn luyện cho học sinh được luyện tập thực hành nhằm phát triển thể chất cho các em. Giáo viên cung cấp cho các em một số tri thức, một số hiểu biết nhất định về bộ môn thể dục nhằm củng cố nâng cao mức độ thực hiện. - Giúp cho các em có thói quen tập luyện tốt thể dục thể thao, giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh tập thể. Từ đó, biết cách áp dụng vào đời sống sinh hoạt hàng ngày ở trường cũng như ở nhà. Đồng thời giáo dục cho các em phẩm chất đạo đức, tinh thần tổ chức kỷ luật, sự đoàn kết thương yêu giúp đỡ nhau và tính thật thà, trung thực. Qua đó giúp cho các em trong đội tuyển có những hiểu biết về tập luyện một cách đầy đủ, chính xác, đúng kỹ thuật, nhằm nâng cao dần thành tích tập luyện trong phong trào thể dục thể thao.. III. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 1. Đặc điểm của bộ môn: Đối với học sinh Tiểu học thể lực đang phát triển theo tầm vóc. Do đó, các em phải biết thực hiện được một số kiến thức, kỹ năng cơ bản với kỹ thuật chính xác để nâng cao thể lực, giữ gìn sức khoẻ. Đối với học sinh trong đội tuyển việc rèn luyện cho các em tác phong nhanh nhẹn, thói quen tự giác tập luyện. Biết cách vận dụng ở mức nhất định những điều đã học vào nề nếp sinh hoạt hàng ngày. Vì thế sự chỉ dẫn của giáo.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> viên là rất quan trọng trong quá trình tập luyện với các kỹ năng vận động cơ bản như đi, chạy, nhảy… 2. Nhận định đối tượng: Trong quá trình giảng dạy, tôi thường xuyên kiểm tra và chọn một số em đáp ứng đủ yêu cầu để tập luyện tham gia phong trào như: + Đúng độ tuổi + Thể lực tốt + Có năng khiếu + Có tính tổ chức kỷ luật cao + Học lực trung bình trở lên, ưa thích thể dục thể thao. 3. Các phương pháp cơ bản: a/ Khởi động tạo hứng thú trong tập luyện Các em là học sinh ở khối lớp 3, lớp 4 và lớp 5, biết hành động theo sự hướng dẫn của giáo viên. Để học sinh tập luyện không gò bó, thì giáo viên phải hướng dẫn một cách ngắn gọn, dễ hiểu, dễ thực hiện. Khi các em tập sai giáo viên khéo léo động viên sửa sai cho các em. Phát huy những mặt tích cực của các em nhằm tạo sự hứng thú trong khi tập luyện. b/ Thời gian tập luyện của giáo viên và học sinh: Ngay từ đầu năm học tôi đã lên lịch tập luyện cụ thể cho các em. Ví dụ: Bóng đá mini Các em tập luyện từ 07h đến 09h (sáng thứ 7, chủ nhật hàng tuần). c/ Những sai sót thường mắc phải trong thi đấu: Mặc dù rất nỗ lực tập luyện nhưng một phần do yếu tố tâm lý trong thi đấu, phần khác do giáo viên dạy thể dục còn chủ quan ở một số động tác, thao tác khi hướng dẫn học sinh, từ đó dẫn tới kết quả chưa được như mong muốn đối với môn bóng đá khi tham gia Hội khoẻ Phù Đổng cấp Thị: Đây là môn thể thao có “tính tập thể ’’ đòi hỏi sự đồng tâm hiệp lực của toàn đội , tâm lý thi đấu ổn định, chính vì vậy mà các lỗi sai thường mắc phải:.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Chuyền banh không chuẩn xác. - Hấp tấp đưa chân cao trước khi bóng rơi. - Tay chạm bóng. - Thủ môn phạm sai lầm. d/ Một vài biện pháp rèn luyện kỹ năng cơ bản: Để giúp học sinh khắc phục những thiếu sót trên tôi hướng dẫn thật kỹ từ cách khởi động, đúng kỹ thuật và chú ý đến những điểm đặc trưng của môn bóng đá - Đây là môn thể dục thể thao tập thể được nhiều học sinh ham thích, nhưng cũng rất khó đạt thành tích. Hơn nữa được sự hỗ trợ nhiệt tình của phụ huynh và sự tích cực luyện tập của học sinh. Vì là môn bóng đá vừa chạy vừa dẫn banh cho đồng đội nên đòi hỏi học sinh phải khởi động thật kỹ các khớp. - Khởi động: Xoay cổ tay, cổ chân (nhớ đổi chiều xoay), xoay khớp gối, vặn mình, chạy bước nhỏ, nâng cao đùi, căng cơ, chạy lúp xúp, chạy tăng tốc, thực hiện động tác giả (cho các em chạy chéo, tưởng tượng như có banh ở chân để chuyền banh cho đồng đội hoặc tấn công về khung thành đối phương). - Ở trường khi tập luyện giáo viên chọn học sinh và chia hai đội (mỗi đội 5 hoặc 6 em) đá bóng với nhau đòi hỏi các em phải chuyền bóng chuẩn, chính xác, đội đầu cho bóng đi ra ngoài khi đối phương tấn công vào khung thành . Thủ môn cũng có vai trò rất quan trọng trong thi đấu, phải chụp bóng chính xác, nhanh nhẹn, khéo léo khi bóng được đối phương tấn công vào khung thành. Các em phải nắm vững kỷ thuật trước khi thi đấu (phạt góc, phạt đền, đá biên, phạt gián tiếp, phạt trực tiếp…). Chú ý trong khi chơi hoặc khi thi đấu các em phải chơi đẹp, không chơi xấu. - Khắc phục những hạn chế trong thi đấu đòi hỏi các em học sinh phải có tinh thần tập thể cao, tập luyện thường xuyên mới đạt kết quả như mong muốn..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> d/ Tính nghiêm khắc trong quá trình tập luyện:.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Trong quá trình tập luyện đòi hỏi người dạy và người học phải nghiêm túc khi khởi động xoay các khớp. Ngược lại nếu các em khởi động không đúng kỹ thuật sẽ có kết quả xấu dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như: Cong vẹo cột sống, bệnh tim mạch, chấn thương … Để đạt được hiệu quả thì các em phải tập trung xem hướng dẫn từng kỹ thuật động tác của giáo viên. Từ đó sẽ hỗ trợ tốt cho việc tập luyện đạt hiệu quả cao trong thể dục thể thao của các em. Ngoài hướng dẫn học sinh tập luyện các động tác, kỹ thuật chính xác, giáo viên phải nắm được tâm lý của từng đối tượng học sinh, tạo không khí hào hứng thoải mái phấn khởi trong giờ luyện tập. Giáo viên là người tiếp cận gần gũi thân mật, động viên các em với nhiều hình thức như: tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, chuẩn bị nước uống giải khát, bánh kẹo hoặc trái cây cho các em ăn trong giờ giải lao …. IV. KẾT QUẢ Với sự nỗ lực tập luyện không mệt mỏi, kết quả đạt được so với các trường bạn còn rất khiêm nhường nhưng đó cũng là nguồn động viên cho phong trào thể dục thể thao của nhà trường với thành tích như sau: Đạt giải nhì môn bóng đá mi ni khối Tiểu Học hội khỏe phù đổng cấp Thị năm học: 2010 -2011. V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:  Giáo viên cần phải nghiên cứu thật kĩ nội dung chương trình sách giáo khoa và các phương pháp dạy học..

<span class='text_page_counter'>(7)</span>  Nắm chắc mục đích yêu cầu nội dung và phương pháp luyện tập của bài dạy.  Chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng dạy học.  Phát huy tính tích cực của học sinh trong tập luyện. “Học đi đôi với hành” giáo viên cần tạo cho buổi tập luyện của các em nhẹ nhảng, thoải mái, tự tin sẽ đạt kết quả tốt.  Giáo viên nắm bắt kịp thời đối tượng học sinh có năng khiếu để bồi dưỡng, phát huy những mặt mạnh mà các em đã có, tập luyện nâng cao dần các kĩ năng luyện tập để các em vươn lên đạt thành tích cao nhất.  Thời gian tập luyện của học sinh phải phù hợp với sức khỏe của các em. Tạo cho các em tinh thần luyện tập bền bỉ, thường xuyên và khoa học.  Cần nêu cao tính nghiêm khắc trong quá trình tập luyện. Đây cũng là một trong những yếu tố quyết định dẫn đến sự thành công.  Bản thân tôi luôn học hỏi đồng nghiệp đi trước, nghiên cứu kĩ các tài liệu để biết thêm cái mới, cái hay trong những phương pháp giảng dạy cũng như nâng cao trình độ chuyên môn của mình.  Thành tích đạt được là nhờ sự hỗ trợ của đồng nghiệp, nhiệt tình của phụ huynh, sự nỗ lực cố gắng và sự đoàn kết của học sinh.. VI. KẾT LUẬN Trên đây là kinh nghiệm của cá nhân tôi được đúc kết và rút ra từ quá trình dạy học, quá trình tập luyện trong thi đấu ở các phong trào, chắc hẳn còn nhiều thiếu sót. Kính mong quý thầy cô, đồng nghiệp chân thành đóng góp ý kiến xây dựng giúp sáng kiến kinh nghiệm được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn. Phú Hòa, ngày 7 tháng 2 năm 2011 Người viết.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Nguyễn Thị Kiều Thu.

<span class='text_page_counter'>(9)</span>

×