Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.96 KB, 13 trang )

PHẦN I: MỞ ĐẦU
I.

Lí do chọn đề tài
Trong chương trình môn Ngữ văn ở trường THPT, bài ôn tập, tổng kết có

vai trị đặc biệt quan trọng. Nhiệm vụ của loại bài này nhằm củng cố , hệ thống hóa
những kiến thức cơ bản của một giai đoạn lịch sử nhất định. Theo các nhà nghiên
cứu , củng cố và ôn tập thường xuyên có ý nghĩa đặc biệt để đạt được tính bền
vững của kiến thức. Việc ơn tập, củng cố kiến thức được thực hiện thường xuyên
trong từng bài học của chương trình và trong kiểu bài ơn tập , sơ kết , tổng kết " .
Tổ chức, hướng dẫn ôn tập thường xuyên trong dạy học ngữ văn ở trường
THPT nhằm ba mục tiêu cơ bản: làm cho học sinh có vốn kiến thức bền vững, hình
thảnh tư tưởng, tình cảm, lịng ham thích học tập và rèn luyện các kĩ năng tư duy,
kĩ năng thực hành bộ môn.
Thực tế dạy học ngữ văn ở trường phổ thơng nói chung, việc ơn tập nói
riêng trong những năm qua còn những hạn chế chủ yếu sau: giáo viên thực sự chưa
quan tâm đúng mức đến củng cố, ôn tập kiến thức thường xuyên cũng như việc dạy
học các bài ôn tập, sơ kết, tổng kết. Trong các bài học nghiên cứu kiến thức mới,
giáo viên thường chỉ chú ý đến việc cung cấp kiến thức mới , chưa dành thời gian
hợp lý cho phần sơ kết bài học để củng cố kiến thức. Trong bài ôn tập, sơ kết, tổng
kết giáo viên cịn trình bày lại những sự kiện, khái niệm đã học mà chưa tổ chức
các hoạt động học tập theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Thậm chí
bài ơn tập , tổng kết cuối học kì cịn có thể bị bỏ qua hoặc nếu dạy có giáo viên cịn
tiến hành qua loa, chiếu lệ. Vì vậy, học sinh cảm thấy khơng hứng thú với các tiết
học này. Học sinh nhận thức chưa đúng về phương pháp học tập khi cho rằng chỉ
cần học thuộc lòng . Hạn chế này một phần còn do chính cách dạy của giáo viên .
Khi củng cố, ơn tập, GV thường chỉ chú ý đến việc hướng dẫn học sinh ghi nhớ
kiến thức mà chưa dạy học sinh cách vận dụng kiến thức đã học vào tiếp thu kiến



thức mới hoặc giải quyết những vấn đề mang tính thực tiễn cao nhằm mở rộng vốn
hiểu biết . Việc ơn tập kiến thức cịn chưa hưởng tới việc hình thành, phát triển các
kĩ năng học tập cần thiết cũng như nâng cao hứng thú học tập của học sinh. Mặt
khác do khơng được định hướng đúng mục đích của việc ôn tập kiến thức, học sinh
chi ôn tập khi chuẩn bị kiểm tra , thi cử mà chưa chú ý thường xuyên trong quá
trình học tập. Những học sinh này thường “ học thuộc lòng ” nội dung bài học
được ghi chép trong vở , “ trả bài ” thầy cơ khi kiểm tra , rồi nhanh chóng qn
kiến thức đã học.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tơi đã chọn đề tài: “Một số hình thức
tổ chức hoạt động Dạy – học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết
ơn tập ở chương trình Ngữ Văn 10” làm vấn đề nghiên cứu
II. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý thuyết về ôn tập và vận dụng vào đề xuất một số biện pháp
hướng dẫn học sinh tự ôn tập đạt hiệu quả cao trong việc học tập môn ngữ văn.
III. Đối tượng nghiên cứu
- Các biện pháp hướng dẫn học sinh tự ôn tập kiến thức phần văn học dân
gian lớp 10.
VI. Thời gian, địa điểm nghiên cứu
- Quá trình nghiên cứu chia làm ba giai đoạn:
1. Tháng 10/ 2019 - 1/ 2020: Tìm hiểu thực trạng ôn tập văn học ở học
sinh phổ thông, tại Trường THPT Hòn Gai.
2. Tháng 2/ 2020 - 11/ 2020: Biện pháp tiến hành và hiệu quả ôn tập học
phần văn học dân gian.
3. Tháng 12/ 2020: Hoàn thành đề tài.
- Địa điểm:


+ Tích luỹ tư liệu, thiết kế giáo án tại nhà và tại thư viện Trường THPT Hòn
Gai
+ Đã thử nghiệm tại lớp 10A5, trường THPT Hòn Gai.

V. Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung kiến thức: văn học dân gian lớp 10.
- Về phạm vi khảo sát: THPT Hòn Gai.
- Về hình thức tổ chức: tập trung vào hình thức tổ chức học sinh tự ơn tập
ngồi giờ lên lớp.
VI. Ý nghĩa khoa học của đề tài:
- Nghiên cứu khái niệm ôn tập, đặc điểm kiến thức văn học dân gian làm
cơ sở phân tích vai trị của tự ôn tập trong học tập môn ngữ văm; yêu cầu của việc
hướng dẫn tự ôn tập theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh;
- Khảo sát những khó khăn của học sinh trong q trình ơn tập và đề xuất
một số biện pháp hướng dẫn học sinh tự ôn tập hiệu quả trong học tập môn Ngữ
văn nói chung và phần văn học dân gian (lớp 10) nói riêng.
VII. Ý nghĩa thực tiễn
- Những biện pháp hướng dẫn học sinh tự ôn tập được đề xuất trong báo
cáo có khả năng ứng dụng vào thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học
môn ngữ văn ở trường THPT.
PHẦN II: NỘI DUNG
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái niệm phương pháp ôn tập
Ôn tập là phương pháp dạy học giúp học sinh mở rộng, đào sâu, khái quát
hoá, hệ thống hoá tri thức đã học, nắm vững những kỹ năng, kỹ xảo đã được hình


thành, phát triển trí nhớ, tư duy của họ. Đồng thời qua đó có thể điều chỉnh, sửa
chữa những sai lầm trong hệ thống tri thức của họ.
1.1.2 Phân loại
Căn cứ vào chức năng ôn tập, người ta phân loại:
- Ôn tập bước đầu thường được sử dụng ngay sau khi lĩnh hội tri thức, kỹ
năng, kỹ xảo. Ôn tập này diễn ra thường ngày nhằm củng cố sơ bộ những tri thức,

kỹ năng, kỹ xảo vừa mới lĩnh hội.
- Ôn tập khái quát hoá, hệ thống hoá tri thức. Ôn tập này thường diễn ra sau
khi học xong một chương, một số chương, một môn học. Việc ôn tập này nhằm
khái quát hoá, hệ thống hoá, đào sâu, mở rộng tri thức, hồn thiện những kỹ năng,
kỹ xảo. Nó diễn ra trong quá trình lĩnh hội tri thức mới, luyện tập, vận dụng tri
thức để giải những bài toán, những vấn đề thực tế.
1.1.3 Những yêu cầu sử dụng phương pháp ôn tập
Để ôn tập đạt kết quả, cần:
- Ôn tập phải có kế hoạch, có hệ thống và kịp thời.
- Ơn tập phải bằng nhiều hình thức khác nhau.
- Ơn tập trước khi qn, ơn rải ra, ơn xen kẽ từng mơn.
- Ơn tập phải có tính chất tích cực: ơn tập bằng cách tái hiện lại, cấu trúc lại
tri thức để giải quyết vấn đề nhằm lĩnh hội tri thức mới, có khả năng vận dụng tri
thức trong hoàn cảnh đã biết và hoàn cảnh chưa biết.


- Học sinh cần phải lập sơ đồ, bảng nhằm hệ thống hoá những khái niệm,
định luật và mối liên hệ giữa chúng, sự phát triển những khái niệm theo hệ thống
những câu hỏi nhất định.
1.1.4 Phương pháp chung dạy tiết ôn tập
- Vấn đề thứ nhất : Trước hết giáo viên cần xác định được vị trí của tiết ôn
tập trong chương trình giáo dục phổ thông.
Tiết ôn tập có tác dụng hồn thiện các kiến thức cơ bản mà tiết lý thuyết
vừa cung cấp.
Nâng cao lý thuyết trong chừng mực có thể.
Làm cho học sinh nhớ và khắc sâu hơn những vấn đề lý thuyết đã học.
- Vấn đề thứ hai : Nắm được mục tiêu chung của tiết ơn tập
Một là: hồn thiện hoặc nâng cao ở mức độ phổ thông cho phép đối với
phần lý thuyết của tiết học trước thông qua một số tiết học trước, thông qua hệ
thống bài tập đã được sắp xếp hợp lý theo kế hoạch lên lớp ( Chú ý hệ thống

bài tập trong SGK, sách bài tập, các bài tập tự chọn tự sáng tạo của giáo viên tùy
theo mục đích và chủ ý của từng giáo viên ).
Hai là: rèn luyện cho học sinh các kỹ năng , kiến thức thông qua hệ thống
bài tập đã được sắp xếp theo chủ ý của giáo viên.
Ba là: thông qua phương pháp và nội dung cần rèn luyện cho học sinh nề
nếp làm việc có tính khoa học , phương pháp tư duy cần thiết
-

Vấn đề thứ ba : Cấu trúc tiết ôn tập

+ Thứ nhất : Chữa các bài tập kỳ trước
Số bài tập , dự kiến thời gian


Chốt lại vấn đề gì qua các bài tập nầy
+ Thứ hai là: Học sinh là bài tập mới ( giáo viên chọn trong sách giáo khoa
hoặc trong sách bài tập hay là giáo viên soạn ra )
Số bài tập , dự kiến thời gian
Bài tập đưa ra có dụng ý gì ?
+ Thứ ba là: Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài sau tiết ôn tập
Hệ thống các bài tập về nhà làm ( giáo viên chọn trong sách giáo khoa hoặc
trong sách bài tập hay là giáo viên soạn ra ).
Gợi ý gì đối với từng bài tập cho học sinh giỏi ? học sinh yếu ?
1.2 Cơ sở thực tiễn: Vài nét về nội dung ôn tập trong chương trình ngữ văn
THPT
Thời lượng dành cho Văn học Việt Nam, Văn học nước ngồi có nhiều nội
dung mới và hay đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá, khả năng hội nhập và giao lưu văn
hoá. Dù còn mới mẻ nhưmg nội đung các bài như Thơ Hai- cư ( Văn học Nhật Bản
), Người trong bao (Sê- khốp, Văn học Nga ), Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (
Nguyễn Dữ ), Hầu trời ( Tản Đà), Chiếc thuyền ngoài xa ( Nguyễn Minh Châu)...

của văn học Việt Nam.. nhiều tác phẩm nhật dụng. Nghị luận đi góp phần đáng kế
giúp học sinh có cái nhìn toàn diện, hệ thống về tri thức vân hoc. Kéo theo đó số
tiết ơn tâp , trong đó có phần ôn tập Văn học ( Văn học Việt Nam và Ván học nước
ngồi) tăng lên, được bố trí ở cuối học kì cuối năm học hay kết thúc một bộ phận,
giai đoạn, khuynh huớng văn học nào.
Bài ôn tập văn học được biên soạn có nhiều cải tiến so với trước đây. Cụ
thể, nội dung ơn tập khơng chỉ có câu hỏi thuầ túy mà cịn có định hướng về nội
dung và phương pháp ôn tập. Nội dung bài ôn tập bao gồm cả Văn học Việt Nam,


văn học nước ngồi, lí luận văn học.. Sự phân bố như vậy là hợp lí, khơng chỉ về
kiến thức mà cả về phương pháp.
Chương 2: Nội dung nghiên cứu
2.1 Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Trong phân phối chương trình ở trung học phổ thơng, hầu như khối nào
cũng có tiết ơn tập văn học và nó gây nhiều khó khăn cho giáo viên cũng như bản
thân tôi. Lý do:
- Riêng tiết ơn tập văn học khơng có tài liệu tham khảo, cho nên đến những
tiết này giáo viên không biết phải ôn theo hướng nào.
- Trong khi phải giải quyết một nội dung kiến thức rất rộng trong thời gian
hạn hẹp.
- Phải lặp lại những điều đã giảng rồi, nếu giáo viên khơng có phương
pháp ơn mới mẻ thì sẽ gây tâm lý nhàm chán cho học sinh
- Tình hình ngại học các bộ mộn khoa học xã hội nhân văn, trong đó có bộ
mơn Ngữ văn đang khá phổ biển ở học sinh phố thông: kiến thức học xong là quên,
nhất là những kiến thức cơ bản cấn phải ghi nhớ, trên lớp học sinh ngại thảo luận,
tranh luận, một khơng khí buồnn tẻ bao bọc nhiều giờ văn . Nguyên nhân trước hết
là do một số giáo viên Ngữ văn chưa tich cực tìm giải pháp nâng cao chất lượng
giờ học, quá nặng nề việc trang bị kiến thức mà không thấy kiến thức ấy phải
được tổ chức thể nào để giúp học sinh tiếp nhận một cách hứng thú. Việc ôn tập

nhiều người cho rằng dễ vì đi có trong sách giáo khoa.
2.2 Giải pháp
* Trong chương trình văn học Việt Nam có nhiều tiết ơn tập văn học ở
nhiều dạng:
+ Ôn tập văn học dân gian.
+ Các giai đoạn văn học Việt Nam.
+ Văn học nước ngoài.


Tất cả các dạng này giáo viên đều có thể áp dụng phương pháp hướng dẫn
học sinh thuyết trình để ôn tập. Tuy nhiên người viết không tham vọng giải quyết
hết các dạng nói trên mà chỉ đi sâu vào "ơn tập văn học dân gian" trong chương
trình văn học lớp 10.
* Các biện pháp để tổ chức thực hiện:
Để thực hiện tốt 2 tiết ơn tập nói trên theo phương pháp hướng dẫn học
sinh thuyết trình tơi đã lần lượt tiến hành theo từng bước sau đây:
1- Bước chuẩn bị:
a) Soạn hệ thống câu hỏi, ôn tập và đáp án:
Trước khi tiến hành ôn tập khoảng 4 tuần tôi bắt tay vào công việc soạn hệ
thống câu hỏi ôn tập và soạn đáp án cho hệ thống câu hỏi ôn tập đó.
- Hệ thống câu hỏi phải tương ứng với trình độ từng đối tượng học sinh
trong lớp. Điều quan trọng là hệ thống câu hỏi này phải làm nổi bật được những
kiến thức trọng tâm.
- Giáo viên nên lưu ý đến thời lượng của từng câu hỏi sao cho học sinh
thuyết trình mỗi câu khơng q 5 phút. Riêng những câu hỏi nâng cao học sinh có
thể trình bày đến 7 - 8 phút. Trong trường hợp này ta sẽ dùng thời gian thừa ra của
những câu hỏi đơn giản mà học sinh thuyết trình khơng hết 5 phút để bù lại.
Sau khi đã chuẩn bị song hệ thống câu hỏi ôn tập, giáo viên cần soạn đáp
án cho hệ thống câu hỏi đó. Đáp án chỉ cần trình bày dưới dạng dán ý khái quát.
Việc soạn giáo án giúp giáo viên dễ theo dõi và phát hiện kịp thời những sai sót

của học sinh trong q trình thuyết trình, nó cũng là cơ sở để giáo viên nhận xét và
cho điểm học sinh được chính xác. Dưới đây là hệ thống câu hỏi cho 2 tiết ôn tập
văn học dân gian:
- Văn học dân gian cịn có những tên gọi nào khác, nêu nhiều cách hiểu
khác nhau về khái niệm văn học dân gian.
- Văn học dân gian được sáng tác như thế nào?


- Hãy nêu về mỗi thể loại của văn học dân gian, một tác phẩm mà anh chị
biết căn cứ vào đâu mà người ta chỉ ra những thể loại như thế? Thử phân tích đặc
trưng một thể loại để làm ví dụ.
- Nhân vân Đam San được thể hiện như thế nào trong đoạn trích "Đi bắt nữ
thần mặt trời".
- Phân tích và làm sáng rõ ý nghĩa cơ bản của truyền "Chữ Đồng Tử".
- Hãy làm rõ ý nghĩa phê phán chế diễu của nhân dân lao động qua "Làm
theo Vợ dặn".
- Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật em yêu trong đoạn trích "Thân
em chỉ bằng thân con bọ ngựa".
- Đời sống tư tưởng của nhân dân ta được thể hiện như thế nào qua cao
dao.
- Cảm nghĩ của em khi học xong "những câu hát than thân".
- Anh chị hãy phân tích chùm thơ "Những câu hát tình nghĩa".
b) Phổ biến hệ thống câu hỏi đến học sinh và hướng dẫn các em làm đề
cương:
- Trước khi ôn tập khoảng 3 tuần giáo viên phổ biến câu hỏi đến học sinh
và hướng dẫn các em làm đề cương cho từng câu hỏi, đề cương được chuẩn bị dưới
dạng dàn ý chứ không phải ghi thành văn. Khi thuyết trình học sinh nhìn vào dàn ý
mà diễn đạt thành lời văn nói.
- Giáo viên thơng báo cho học sinh biết, mỗi câu hỏi được trình bày trong
5 phút và yêu cầu các em thuyết trình ngắn gọn tránh dài dòng, lan man.

- Trong khoảng thời gian trước khi tiến hành thuyết trình học sinh có thể
nêu mọi thắc mắc từ nội dung câu hỏi đến hình thức thuyết trình ... giáo viên sẽ
giải đáp tất cả các ý kiến của các em. Giáo viên giải đáp ngoài giờ học để tránh
trường hợp "lấn sân" sang những tiết học khác làm trễ chương trình.
c) Chuẩn bị phần thưởng:


Giáo viên có thể xuất tiền của cá nhân hoặc trích quỹ lớp mua 3 phần quà
để thưởng cho 3 học sinh thuyết trình xuất sắc nhất, phần thường này sẽ trao cho
các em sau khi kết thúc tiết ôn tập.
d) Phân công học sinh xếp bàn ghế:
Trước khi ôn tập khoảng 1 ngày giáo viên đến lớp hướng dẫn học sinh
cách thức sắp xếp bàn học trong giờ ôn tập theo hình chữ U cần bố trí một bàn
riêng ở phía trên để những học sinh được gọi lên thuyết trình ngồi chuẩn bị.
2- Các bước thực hiện:
a) Các thức thực hiện: Có 3 cách
Cách 1: Giáo viên chia đều số câu hỏi cho các tổ và để cho tổ trưởng họp
tổ phân công các thành viên trong tổ chuẩn bị thuyết trình.
Cách 2: Tất cả các học sinh trong lớp đều phải chuẩn bị nhưng đến lúc tiến
hành thì giáo viên chỉ gọi những học sinh tình nguyện lên thuyết trình.
Cách 3: Tất cả học sinh đều phải chuẩn bị và giáo viên lần lượt gọi tên học
sinh lên bốc thăm.
Để tránh tích trạng ỉ lại, trơng cậy vào bạn bè của một số học sinh lười học
tôi chọn cách thứ 3 để tất cả học sinh trong lớp ln đặt mình trong tư thế sẽ lên
thuyết trình. Như vậy các em sẽ chuẩn bị tốt hơn, đạt hiệu quả hơn.
b) Tiến hành:
Đến giờ ôn tập giáo viên mời Ban giám hiệu, giáo viên trong tổ chuyên
môn cùng mình ngơi ở dạy bàn cuối lớp đối diện với học sinh thuyết trình để có thể
quan sát kỹ phong cách thuyết trình của các em và theo dõi được toàn bộ mọi hoạt
động của lớp.

- Giáo viên đặt câu hỏi đã được viết rời từng câu trong một chiếc hộp đặt
trước mặt và gọi học sinh lên bốc thăm. Nếu học sinh có trình độ trung bình trở
xuống bốc thăm những câu khó giáo viên có thể cho các em đổi lại nhưng không
quá 3 lần. Những học sinh khá giỏi thì bốc thăm câu nào thì thuyết trình câu đó.


- Kinh nghiệm cho thấy rằng những học sinh lên thuyết trình đầu tiên
thường mất bình tĩnh, thậm chí do quá giun nên bỏ cuộc, để khắc phục tình trạng
này giáo viên nên gọi những học sinh dạn dĩ và học khá lên bốc thăm những lượt
đầu tiên để qua phần thuyết trình các em cả lớp cùng rút kinh nghiệm. Trước tiên
giáo viên gọi một học sinh lên bốc thăm rồi đến ngồi vào chiếc bàn riêng đã được
chuẩn bị để lấy lại bình tĩnh và ghi lại dàn ý trước khi lên thuyết trình. Học sinh
này được 5 phút để chuẩn bị trước khi cho học sinh thứ nhất lên thuyết trình giáo
viên gọi học sinh thứ hai lên bốc thăm và chuẩn bị, cứ luân phiên như thế mà tiến
hành cho hết giờ ôn tập.
- Khi lên thuyết trình học sinh được cầm theo dàn ý vừa mới được ghi lại
trong 5 phút chuẩn bị để triển khai thành lời văn nói trước lớp. Giáo viên lưu ý học
sinh chỉ đi vào những vấn đề cốt lõi và nói ngắn gọn trong thời hạn 5 phút. Trên
thực tế nếu học sinh chuẩn bị tốt không để mất thời gian chết thì phần thuyết trình
của em sẽ đảm bảo đúng thời gian quy định.
- Sau phần thuyết trình của mỗi học sinh, giáo viên đứng tại chỗ nhận xét
và cho điểm. Khi nhận xét giáo viên nhớ nhắc cả lớp bổ sung những ý còn thiếu
vào đề cương để xây dựng một dàn bài hoàn chỉnh.
Phần nhận xét: Giáo viên cần nêu ngắn gọn để những học sinh lên thuyết
trình sau rút kinh nghiệm.
- Trung bình trong 2 tiết ơn tập bằng phương pháp này sẽ có khoảng 12 13 học sinh được thuyết trình. Như vậy khi ra câu hỏi cho học sinh chuẩn bị giáo
viên cần cô đọng lượng kiến thức trong số lượng câu hỏi nói trên.
- Trước khi hết giờ khoảng 5 phút giáo viên lên trước lớp tổng kết ngắn
gọn về mức độ chuẩn bị của học sinh, nhắc nhở động viên những học sinh thuyết
trình chưa tốt và tuyên dương những học sinh thuyết trình lơi cuốn hấp dẫn.

2.3 Kết quả nghiên cứu:


Qua thực tế nhiều năm sử dụng phương pháp này để hướng dẫn học sinh
tôi đã thu được một kết quả rất khả quan.
- Phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong quá
trình chuẩn bị và tham gia thuyết trình theo phương pháp dạy học lấy học sinh làm
trung tâm.
- Rèn luyện cho học sinh một tư duy khoa học, khả năng diễn đạt một vấn
đề thuộc lĩnh vực khoa học xã hội trước một tập thể bằng ngơn ngữ nói nhằm tạo
cho các một thái độ tự tin vào năng lực bản thân, có thể làm chủ được mình khi
trình bày ý kiến trước đám đơng.
Tạo mối quan hệ gần gũi thân tình giữa thầy trị để người thầy có điều kiện
hiểu hơn về năng lực của học sinh. Từ đó có biện pháp giảng dạy thích hợp hơn,
ngược lại học sinh có thể cảm nhận được lòng quan tâm sâu sắc của thầy cơ đối với
mình.
Một điều đáng mừng là thái độ tích cực hưởng ứng của học sinh tinh thần
chuẩn bị nghiêm túc của các em và kết quả thuyết trình đạt yêu cầu chiếm tỷ lệ
cao. Trong đó nhiều học sinh thuyết trình hay có tính thuyết phục.

PHẦN 3: KẾT LUẬN
Bài ơn tập định kỳ thường là tiết học ít gây hứng thú với người học bởi
nhiều kiến thức cũ thiếu hấp dẫn. Đổi mới phương pháp giảng dạy cũng đồng
nghĩa với việc đổi mới hoạt động ôn tập để học sinh (HS) tham gia vào giờ học có
ý nghĩa tổng kết một chặng đường tri thức đã qua một cách sinh động, hiệu quả.
Tỏ chức ôn tập phẩn Văn học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động
của họcsinh là cách làm phù hợp với thực tiễn quá trình đổi mới phương pháp dạy
học văn trong nhà trườg phổ thơng phù hợp với sự đối mới chương trình, sách giáo
khoa, đỗi mới về phương pháp kiểm tra đánh gia, ứng dụng công nghệ thông tin



trong dạy học Ngữ văn hiện nay. Cách làm này thực chất là biến những gì thuộc về
lí thuyết khơ cứng thành tư duy sáng tạo - con đường nhanh nhất, đúng đấn nhất
nhẳm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh. Nhìn một cách tổng
thể, việc ơn tập văn học theo cách này chính là đã tạo ra một môi trường hoạt
động- giao lưu nhầm kích thích hng thú học tập của học sinh. Chúng ta đã và đang
tìm kiếm con đường nâng cao hiệu quả học tập, phát huy tính tích cực sáng tao ,
tơn trọng chủ thể học sinh thì đây sẽ là cách làm có thể coi là hiệu quả bởi nó phù
hợp với trình độ, tâm lí lứa tuối của đa số học sinh, nhất là phù hợp với nhiều địa
phươmg ( kể cả những vùng sâu, vùng xa ). Nói như một nhà phương pháp: không
nhảy xuống nước làm sao có được lý thuyết bơi. Những tìm tịi thể nghiệm của
bản thân tổi trong quá trình dạy học những năm qua đã thu được những kết quả
nhất định.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Đường (chủ biên) - Thiết kế bài giảng Ngữ Văn 10, tập 2,
NXB Hà Nội, 2007
2. Phan Trọng Luận (chủ biên) - Thiết kế bài giảng Ngữ Văn 10, NXB Hà
Nội, 2007



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×