Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Chất lượng giảng viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 90 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI. TRẦN THANH XUÂN. CHẤT LƯỢNG GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI. LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG. Hà Nội, tháng 3 năm 2021.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI. TRẦN THANH XUÂN. CHẤT LƯỢNG GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG MÃ SỐ: 83.40.403. NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN NGỌC VÂN. Hà Nội, tháng 3 năm 2021.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi nhận được sự giúp đỡ từ phía Nhà trường, thầy giáo hướng dẫn và một số cơ quan, chuyên gia. Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, khoa Hành chính học, phòng Quản lý đào tạo Sau đại học và các quý thầy, cô đã tận tình giảng dạy giúp tôi hoàn thành khoá học. Những kiến thức và kinh nghiệm quý báu được tích lũy trong quá trình học tập tại Trường thời gian qua giúp tôi tự tin hơn trong cuộc sống và trong công việc. Tôi xin cảm ơn thầy giáo TS. Nguyễn Ngọc Vân đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn. Sự quan tâm, hướng dẫn tận tình của thầy đã giúp tôi khắc phục được những thiếu sót và hoàn thành luận văn đảm bảo tiến độ và chất lượng. Bên cạnh đó, tôi cũng nhận được sự quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ của người thân, bạn bè, chuyên gia để hoàn thành luận văn. Bên cạnh đó, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến đội ngũ cán bộ phòng Tổ chức cán bộ, phòng Khảo thí và Bảo đảm chất lượng cùng các đồng nghiệp đã hỗ trợ tôi trong quá trình thu thập tài liệu, điều tra, khảo sát để tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu của luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, ngày. tháng Học viên. năm 2021. Trần Thanh Xuân.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Chất lượng giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Số liệu được sử dụng trong nội dung luận văn này hoàn toàn trung thực, chính xác và có nguồn gốc rõ ràng. Hà Nội, ngày. tháng Học viên. năm 2021. Trần Thanh Xuân.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> DANH MỤC BẢNG BIỂU. Trang Bảng 1. Tổng hợp tiêu chí chất lượng giảng viên. 21. Bảng 2. Tổng hợp yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giảng viên. 27. Bảng 3. Số lượng, cơ cấu giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội giai đoạn 2014-2019. 29. Bảng 4. Kết quả khảo sát chất lượng giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội theo tiêu chí phẩm chất đạo đức. 31. Bảng 5. Thống kê trình độ chuyên môn của giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. 32. Bảng 6. Kết quả khảo sát chất lượng giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội qua tiêu chí trình độ chuyên môn. 33. Bảng 7. Thống kê kết quả nghiên cứu khoa học của giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. 35. Bảng 8. Kết quả khảo sát chất lượng giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội qua tiêu chí năng lực nghiên cứu khoa học. 37. Bảng 9. Kết quả khảo sát chất lượng giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội qua tiêu chí năng lực giảng dạy. 39. Bảng 10. Kết quả khảo sát về sự chủ động nghiên cứu khoa học của giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. 44. Bảng 11. Kết quả khảo sát về sự chủ động học tập, rèn luyện kỹ năng, phương pháp giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. 45. Bảng 12. Kết quả khảo sát ý kiến giảng viên về điều kiện làm việc của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. 46.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài. 1. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu. 2. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu. 5. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 6. 5. Phương pháp nghiên cứu. 7. 6. Đóng góp của luận văn. 9. 7. Cấu trúc của luận văn. 9. Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG GIẢNG VIÊN 1.1.. Giảng viên. 10. 1.1.1.. Khái niệm. 10. 1.1.2.. Đặc điểm lao động của giảng viên. 10. 1.1.3.. Nhiệm vụ cơ bản của giảng viên. 12. 1.2.. Chất lượng giảng viên. 14. 1.2.1.. Khái niệm. 14. 1.2.2.. Ảnh hưởng của chất lượng giảng viên đến sự phát triển của cơ sở đào tạo. 16. 1.2.3.. Tiêu chí chất lượng giảng viên. 16. 1.3.. Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giảng viên. 23. 1.3.1.. Sự chủ động học tập, rèn luyện của giảng viên. 24. 1.3.2.. Môi trường làm việc và đặc điểm công việc chuyên môn của giảng viên. 25. 1.3.3.. Chính sách tạo động lực làm việc đối với giảng viên. 26. Chương 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2014-2019 2.1.. Khái quát về đội ngũ giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. 29. 2.2.. Phân tích thực trạng chất lượng giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội giai đoạn. 30. 2.2.1.. Phân tích thực trạng chất lượng giảng viên theo tiêu chí phẩm chất đạo đức. 30. 2.2.2.. Phân tích thực trạng chất lượng giảng viên theo tiêu chí trình độ chuyên môn, kiến thức nghiệp vụ. 32.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 2.2.3.. Phân tích thực trạng chất lượng giảng viên theo tiêu chí năng lực nghiên cứu khoa học. 34. 2.2.4.. Phân tích thực trạng chất lượng giảng viên theo tiêu chí năng lực giảng dạy. 38. 2.3.. Đánh giá thực trạng chất lượng giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. 40. 2.3.1.. Đánh giá thực trạng chất lượng giảng viên theo tiêu chí phẩm chất đạo đức. 40. 2.3.2.. Đánh giá thực trạng chất lượng giảng viên theo tiêu chí trình độ chuyên môn, kiến thức nghiệp vụ. 41. 2.3.3.. Đánh giá thực trạng chất lượng giảng viên theo tiêu chí năng lực nghiên cứu khoa học. 42. 2.3.4.. Đánh giá thực trạng chất lượng giảng viên theo tiêu chí năng lực giảng dạy. 44. Chương 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2020-2025 3.1. Quan điểm nâng cao chất lượng giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 3.1.1. Nâng cao chất lượng giảng viên cần được xác định là nhiệm vụ thường xuyên. 48. 3.1.2.. Nâng cao chất lượng giảng viên cần được thực hiện bằng những chính sách cụ thể, đồng bộ. 49. 3.2.. Giải pháp nâng cao chất lượng giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. 49. 3.2.1.. Giải pháp nâng cao phẩm chất đạo đức của giảng viên. 49. 3.2.2.. Giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức nghiệp vụ của giảng viên. 51. 3.2.3.. Giải pháp nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên. 55. 3.2.4.. Giải pháp nâng cao năng lực giảng dạy của giảng viên. 57. KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC. 48. 59.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Trong các trường đại học, học viện, trường cao đẳng (sau đây gọi chung là cơ sở đào tạo), giảng viên có vị trí, vai trò quan trọng bậc nhất, quyết định đến sự phát triển của nhà trường. Bối cảnh xã hội hoá giáo dục, đào tạo và cơ chế tự chủ đang đặt ra những thách thức không nhỏ đối với mỗi cơ sở đào tạo để tồn tại và phát triển, đòi hỏi các nhà quản lý cần phải có chiến lược rõ ràng, bài bản, trong đó không thể không xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực trực tiếp thực hiện nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học của nhà trường - đội ngũ giảng viên. Thực tế những năm qua cho thấy, Đảng và Nhà nước ta đã có sự quan tâm nhiều đến việc quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo, phát triển giáo dục và đào tạo, phát triển đội ngũ giảng viên cả về phẩm chất chính trị, trình độ, năng lực, thể hiện qua nhiều chủ trương, chính sách lớn[1][10][20][21]. Đề án đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020 đang được triển khai thực hiện góp phần làm tăng tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sỹ trong các cơ sở đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại học Việt Nam như đã đề ra trong mục tiêu của Đề án[5]. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia, nhà quản lý trong lĩnh vực giáo dục, đạo tạo đánh giá chất lượng của giảng viên các cơ sở đào tạo của Việt Nam hiện vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra trong xu hướng nền giáo dục hội nhập và cơ chế tự chủ đại học. Nghị quyết số 29/NQ-TW năm 2013 của Bộ chính trị nhấn mạnh: “Quản lý giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp”. Bên cạnh đó, số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2018 cho thấy tổng số giảng viên của các cơ sở đào tạo là 73.000 người, trong đó trên khoảng 60% không có khả năng sử dụng ngoại ngữ trong giảng dạy, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền giáo dục trong xu hướng hội nhập và điều này cũng được nhiều chuyên gia, nhà quản lý trong lĩnh vực giáo dục khẳng định[15]. Trong xu hướng phát triển chung của giáo dục, đào tạo Việt Nam, cùng với đó là thực hiện cơ chế tự chủ, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội cũng đang có những bước đi mang tính chất thay đổi để từng bước nâng cao chất lượng đào tạo nói riêng và chất lượng cung ứng dịch vụ công nói chung. Chiến lược phát triển giai đoạn 2014-2020 của Nhà trường đã chỉ rõ thực trạng chất lượng giảng viên và nhấn mạnh đến việc phát triển, nâng cao chất lượng giảng viên là một trong những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp quan trọng: Năm 2014 có 165 giảng viên, trong đó 03 phó giáo 1.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> sư, 21 tiến sĩ, 107 thạc sĩ, 34 đại học[34]; đến năm 2019, số lượng và mặt bằng trình độ chuyên môn của giảng viên Nhà trường được nâng lên với 249 giảng viên, trong đó 06 phó giáo sư, 45 tiến sĩ, 173 thạc sĩ, 25 đại học[34]. Tuy nhiên, chất lượng giảng viên vẫn chưa đồng đều ở các ngành đào tạo và hạn chế lớn ở khía cạnh nghiên cứu khoa học: Nhiều giảng viên chưa khẳng định được năng lực và uy tín giảng dạy và nghiên cứu khoa học cả ở phạm vi trong và ngoài Nhà trường; tỷ lệ giảng viên tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học hàng năm cũng như số lần tham gia rất hạn chế[25]; nhiều giảng viên lên lớp với cường độ cao nên chưa dành nhiều thời gian cho hoạt động nghiên cứu khoa học, học tập nâng cao trình độ[30]. Những hạn chế trên đây đã và đang đặt ra vấn đề quản lý đối với Lãnh đạo Nhà trường, rằng làm thế nào để nâng cao chất lượng giảng viên đáp ứng được những yêu cầu phát triển không ngừng của xã hội và trong bối cảnh tự chủ, cạnh tranh hiện nay. Để giúp giải quyết vấn đề này, việc đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, đánh giá đầy đủ, khách quan thực trạng chất lượng đội ngũ giảng viên Nhà trường rất cần thiết, qua đó thấy được những điểm mạnh, những hạn chế và nguyên nhân để cung cấp thông tin kịp thời cho Lãnh đạo trong việc ra quyết định điều chỉnh chính sách một cách phù hợp. Với lý do trên, cùng với vai trò là viên chức làm việc trong lĩnh vực quản lý đào tạo của Nhà trường, tác giả đã lựa chọn chủ đề “Chất lượng giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2.1. Tình hình nghiên cứu của nước ngoài Liên quan đến vấn đề giảng viên và chất lượng giảng viên, đã có nhiều nghiên cứu nước ngoài được công bố. Trong giới hạn về thời gian nghiên cứu cũng như khả năng tiếp cận thông tin, tác giả tập trung giới thiệu một số công trình nghiên cứu tiêu biểu sau đây: - Berliner, D.C. (2005), “The near impossibility of testing for teacher quality”, Journal of Teacher Education, 56. Tác giả Berliner nghiên cứu chất lượng giảng viên dựa trên cơ sở lý thuyết về mô hình năng lực (Mô hình KSA)[57], đã xây dựng thang đo về tiêu chí kiến thức, kỹ năng, thái độ để đánh giá chất lượng giảng viên, bao gồm, năng lực nắm bắt vấn đề, năng lực thu thập thông tin, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp, năng lực đánh giá, năng lực giảng bài, triển khai vấn đề nghiên cứu, niềm tin, giá trị, v.v. - Arnon, S. and Reichel, N. (2007), “Who is ideal teacher? Am I? Teachers and teaching”, Theory and practice, 13 (5). Trong nghiên cứu này, các tác giả đã chỉ ra hai yếu tố đánh giá giảng viên giỏi - hàm ý rất cụ thể về mức độ đánh giá chất lượng giảng viên, đó là kiến thức chuyên môn và nhân cách nhà giáo. Hai tiêu chí trên được các tác giả lượng hóa bằng các thang đo như sự hiểu biết, sự kiến nhẫn, sự khiêm nhường và lịch sự, khả năng chú ý đến người học, v.v. 2.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Christopher B. Mugimu, Mary Goretti Nakabugo, Eli KatungukaRwakishaya (2013), “Developing Capacity for Research and Teaching in Higher Education: A Case of Makerere University”, World Journal of Education, Vol. 3, No. 6. Nghiên cứu này bàn về chất lượng giảng viên thông qua hai nội dung chính, đó việc phát triển năng lực nghiên cứu và giảng dạy. Một số công trình nghiên cứu liên quan khác như: (1) Strong, M. (2012), “What do we mean by teacher quality? In: M.Strong (Ed), The highly qualified teacher: what is teacher quality and how do we measure it?”, Teachers College, Columbia University, pp.12-17; (2) Fenstermacher, G.D. and Richardson, V. (2005), “On making determinations of quality in teaching”, Teaching College Record, 107; (3) Davies, S.M.B. and Salisbury, J. (2009 in press) “Building educational research capacity through inter-institutional collaboration: An evaluation of the first year of the Welsh Education Research Network”, Welsh Journal of Education. Các công trình nghiên cứu này bàn về chất lượng giảng viên ở trên những khía cạnh cụ thể như: Chất lượng giảng dạy (Fenstermacher, G.D. and Richardson, V., 2005); tính chuyên nghiệp của giảng viên (Strong, M., 2012); khả năng nghiên cứu (Davies, S.M.B. and Salisbury, J., 2009). Kết luận được đưa ra từ các công trình nghiên cứu trên có giá trị tham khảo đối với tác giả trong việc triển khai đề tài nghiên cứu đề tài luận văn, chẳng hạn: Để nâng cao chất lượng giảng viên ở phương diện nghiên cứu khoa học, cần xây dựng mô hình thực hành xã hội trong hoạt động nghiên cứu với các cam kết từ tất cả các bên liên quan khi tham gia hoạt động nghiên cứu (Davies, S.M.B. and Salisbury, J., 2009), v.v. 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Trong quá trình đổi mới giáo dục và đào tạo ở Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến giảng viên, chất lượng giảng viên được công bố với ý nghĩa, giá trị khoa học được đánh giá ở mức cao. Một số công trình tiêu biểu như: - Trần Mai Ước (2013), “Nghiên cứu khoa học của giảng viên - Yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường đại học trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông, số tháng 8/2013. Trong nghiên cứu này, tác giả khẳng định giảng dạy và nghiên cứu khoa học là hai nhiệm vụ chính thể hiện thành hai tiêu chí cơ bản đánh giá chất lượng giảng viên, trong đó tác giả nhấn mạnh đến nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và chỉ ra những lợi ích thiết thực của nhiệm vụ này: Giúp giảng viên cập nhật, trau dồi tri thức; phát triển tư duy, năng lực sáng tạo của giảng viên; giúp giảng viên gắn kết lý luận và thực tiễn, lý thuyết và thực hành. - Phan Xuân Dũng (2012), “Một số biện pháp nâng cao năng lực giảng dạy và nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giảng viên ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng Hà Nội 2”, Tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội, số 28. Tác giả của nghiên cứu này phân tích, đánh giá chất lượng giảng viên của một Trung tâm Giáo dục quốc phòng dựa trên khía cạnh năng lực giảng dạy và năng lực nghiên cứu khoa 3.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> học. Từ kết quả phân tích lý luận và thực tiễn, tác giả đã kết luận rằng: Năng lực giảng dạy và năng lực nghiên cứu khoa học là hai yếu tố song hành, cần phải được đảm bảo tốt ở mỗi giảng viên; đồng thời mỗi cơ sở đào tạo cần coi đó là nhiệm vụ thường xuyên, nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng giảng viên. - Nguyễn Minh Đức (2013), “Nâng cao năng lực nghiên cứu của giảng viên để thực hiện vai trò sáng tạo tri thức của các trường đại học”, Sách chuyên khảo Nâng cao chất lượng giáo dục đại học, Nxb. Thanh niên. Nghiên cứu này đã phân tích thực trạng chất lượng giảng viên thông qua tiêu chí năng lực nghiên cứu, từ đó đề xuất một số giải pháp phát huy năng lực nghiên cứu để nâng cao chất lượng giảng viên, trong đó nhấn mạnh đến hai giải pháp: Thiết lập môi trường và văn hoá nghiên cứu trong trường đại học; sử dụng các kết quả nghiên cứu để đánh giá năng lực giảng viên. - Ngô Sỹ Trung (2017), “Phân tích thực trạng đội ngũ giảng viên tại các cơ sở đào tạo của Việt Nam”, Tạp chí Công thương, số 11. Bằng phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phân tích, tổng hợp, tác giả của nghiên cứu này đã làm sáng tỏ đặc điểm lao động của giảng viên, thực trạng chất lượng giảng viên tại các cơ sở đào tạo của Việt Nam dựa trên các tiêu chí: Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức. Với những kết quả đạt được trong nghiên cứu, tác giả đã góp phần cung cấp thông tin hữu ích đối với các nhà quản lý giáo dục để tiếp tục có những điều chỉnh nhằm hoàn thiện chính sách liên quan đến giảng viên trong thời gian tới. Một số nghiên cứu khác như (1) Nguyễn Thị Thu Hương (2012), “Xây dựng đội ngũ giảng viên trong trường đại học”, Tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội, số 28. (2) Nguyễn Danh Nam (2015), “Chuẩn năng lực của giảng viên sư phạm”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia về bồi dưỡng năng lực cho giảng viên các trường sư phạm, Nxb. Thông tin và Truyền thông; (3) Nguyễn Đức Hiển (2013), “Phát triển nguồn nhân lực giảng viên của Trường Đại học kinh tế quốc dân hướng tới mục tiêu trở thành đại học nghiên cứu”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 197: Các nghiên cứu này cũng bàn về vấn đề giảng viên và chất lượng giảng viên ở nội dung, phạm vi cụ thể, góp phần làm sáng tỏ một số tiêu chí đánh giá chất lượng giảng viên thông qua các năng lực cơ bản và cần thiết; góp phần làm sáng tỏ thực trạng năng lực làm việc của giảng viên của cơ sở đào tạo cụ thể được xác định, mang tính ứng dụng cao. 2.3. Những nội dung kế thừa từ các nghiên cứu liên quan và hướng nghiên cứu đề tài luận văn 2.3.1. Những nội dung kế thừa từ các nghiên cứu liên quan a) Về phương diện lý luận Các công trình nghiên cứu trên phân tích khá rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng giảng viên, trong đó đáng chú ý là các tiêu chí cơ bản và chủ yếu để đánh giá chất lượng đội ngũ này, bao gồm trình độ chuyên môn; năng lực giảng dạy; 4.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> năng lực nghiên cứu khoa học với hệ thống thang đo khá phong phú. Những vấn đề lý luận trên được tác giả tổng hợp, kế thừa có chọn lọc các thang đo để nghiên cứu xây dựng khung lý thuyết cho đề tài luận văn. Và trên cơ sở phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam[4][10][19][20], phù hợp với năng lực và khả năng tiếp cận thông tin, tác giả kế thừa ở khía cạnh lý thuyết bao gồm các tiêu chí cơ bản đánh giá chất lượng giảng viên như đã nêu trên, đó là: (1) Phẩm chất đạo đức; (2) Trình độ chuyên môn, kiến thức nghiệp vụ; (3) Năng lực nghiên cứu khoa học; (4) Năng lực giảng dạy. b) Về phương diện thực tiễn Các công trình nghiên cứu trên đã phân tích làm sáng tỏ thực trạng và đề xuất nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giảng viên, trong đó tập trung vào một số nội dung như: Thiết lập môi trường và văn hoá nghiên cứu trong trường đại học; sử dụng các kết quả nghiên cứu để đánh giá năng lực giảng viên; cần có sự hợp tác giữa các tổ chức khoa học, mở rộng phạm vi cơ hội học tập, sự tham gia với các cộng đồng nghiên cứu và hỗ trợ giữa các cá nhân trong hoạt động nghiên cứu; cần xây dựng mô hình thực hành xã hội trong hoạt động nghiên cứu với các cam kết từ tất cả các bên liên quan khi tham gia hoạt động nghiên cứu, v.v. Các giải pháp trên có ý nghĩa thiết thực đối với cơ sở đào tạo trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể và có thể làm cơ sở tham khảo để nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng giảng viên đối với Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. 2.3.2. Hướng nghiên cứu của đề tài luận văn Bên cạnh những ưu điểm và những vấn đề được kế thừa nêu trên, các công trình nghiên cứu trước cũng bộc lộ những hạn chế nhất định. Một trong những hạn chế cơ bản đó là chưa có công trình nào nghiên cứu về chất lượng giảng viên mang tính chuyên sâu cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn và gắn với một trường đại học cụ thể trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Hạn chế trên đang tạo ra khoảng trống nghiên cứu, thu hút sự quan tâm của nhiều người nghiên cứu sau khi bàn về chủ đề chất lượng giảng viên. Do đó đề tài luận văn sẽ tập trung vào nghiên cứu cơ sở lý luận về chất lượng giảng viên và phân tích, đánh giá đúng thực trạng chất lượng giảng viên của một sơ cở đào tạo cụ thể của Việt Nam - Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, từ đó đề xuất giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lương đội ngũ nhân lực này. Đây chính là điểm mới và là hướng nghiên cứu trọng tâm của đề tài luận văn. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội giai đoạn 2014-2019, Luận văn đề xuất giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực này giai đoạn 2020-2025. 5.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu + Nghiên cứu cơ sở lý luận về chất lượng giảng viên: Thu thập, nghiên cứu tài liệu khoa học, văn bản của Đảng, Nhà nước và của một số cơ quan liên quan đến giảng viên; phân tích lý giải rõ đặc điểm lao động, nhiệm vụ cơ bản của giảng viên; tiêu chí chất lượng giảng viên; yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giảng viên. + Khảo sát thực tiễn, phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội giai đoạn 2014-2019; làm rõ những ưu điểm, những hạn chế cần khắc phục liên quan đến chất lượng giảng viên của Nhà trường. + Nghiên cứu giải pháp phù hợp và biện pháp tổ chức triển khai thực hiện giải pháp đó trong thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội giai đoạn 2020-2025. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chất lượng giảng viên. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian và thời gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội giai đoạn 2014-2019. Các số liệu thứ cấp được tác giả thu thập, sử dụng tính đến ngày 31/12/2019. Các số liệu sơ cấp được tác giả thu thập qua khảo sát trong năm 2020. - Phạm vi nội dung: Chất lượng giảng viên được thể hiện ở nhiều nội dung, bao gồm cả khía cạnh phẩm chất, đạo đức; năng lực tư duy; trình độ chuyên môn; năng lực giảng dạy; năng lực nghiên cứu khoa học; năng lực tư vấn, …. với hệ thống thang đo khá phong phú, được nhiều nhà nghiên cứu đề cập và phân tích làm sáng tỏ nội dung, tiêu chí đánh giá như đã nêu trong phần tổng quan tình hình nghiên cứu. Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài luận văn, tác giả kế thừa có chọn lọc một số tiêu chí cơ bản về chất lượng giảng viên liên quan đến phẩm chất, trình độ, năng lực của đối tượng nhân lực này phù hợp với quy định chung của pháp luật của Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm: Phẩm chất đạo đức; Trình độ chuyên môn, kiến thức nghiệp vụ; Năng lực nghiên cứu khoa học; Năng lực giảng dạy. Việc xác định có chọn lọc các tiêu chí trên vừa vừa đảm bảo những nội dung cơ bản nhất thể hiện chất lượng giảng viên quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành về viên chức, giảng viên; phù hợp với công việc chuyên môn, năng lực nghiên cứu, khả năng tiếp cận thông tin của tác giả phục vụ nghiên cứu triển khai đề tài luận văn, đồng thời cũng phù hợp với thời gian triển khai thực hiện đề tài luận văn.. 6.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu thập thông tin 5.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp Để có được thông tin thứ cấp cần thiết, tác giả thu thập nhiều công trình nghiên cứu trước có liên quan đến giảng viên, chất lượng giảng viên đã được công bố như: Đề tài nghiên cứu khoa học, sách xuất bản, bài tạp chí khoa học chuyên ngành, bài viết mang tính nghiên cứu và trao đổi trên diễn đàn internet, văn bản pháp luật, văn bản quản lý của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội và một số cơ quan liên quan. Sau khi thu thập các tài liệu trên, tác giả thực hiện việc sắp xếp, phân loại theo thời gian, theo từng nội dung cụ thể có liên quan đến các phần, mục trong đề tài để thuận tiện cho việc mã hóa thông tin. 5.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp Để thu thập thông tin sơ cấp, tác giả sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát qua bảng hỏi. Đối tượng điều tra, khảo sát bao gồm các giảng viên của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội ở cả ba khu vực (Hà Nội, Quảng Nam, Tp. Hồ Chí Minh) những người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ đào tạo của Nhà trường. Từ những ý kiến, nhận định, đánh giá của người trả lời bảng hỏi, tác giả phân tích dữ liệu để phục vụ cho việc việc đánh giá thực trạng chất lượng giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội giai đoạn 2014-2019. Các câu hỏi trong bảng hỏi được thiết kế có liên quan đến chất lượng giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội theo một số tiêu chí: Phẩm chất đạo đức; trình độ chuyên môn, kiến thức nghiệp vụ; năng lực nghiên cứu khoa học; năng lực giảng dạy. Quy mô mẫu và nội dung bảng hỏi được trình bày dưới đây: - Về mẫu bảng hỏi: Tính đến hết năm 2019, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội có 249 giảng viên và trong việc thiết kế mẫu điều tra, khảo sát, tác giả dự kiến khảo sát ý kiến của tất cả giảng viên Nhà trường. Như vậy, việc chọn mẫu điều tra, khảo sát được thực hiện trên diện rộng, với 100% giảng viên và trên phương diện nghiên cứu khoa học, có thể khẳng định, mẫu điều tra này là phù hợp[Phụ lục 2]. Đối với các thông tin sơ cấp thu được từ các bảng hỏi, tác giả sử dụng phương pháp thống kê, so sánh… để lượng hóa mức độ đánh giá của các đối tượng trả lời nhằm làm sáng tỏ thực trạng chất lượng giảng viên của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội giai đoạn 2014-2019. - Về nội dung bảng hỏi: Gồm phần giới thiệu của tác giả và phần trả lời câu hỏi dành cho các đối tượng khảo sát. + Phần giới thiệu của tác giả về đề tài nghiên cứu được thiết kế nhằm đảm bảo thông tin tin cậy và tính minh bạch của việc khảo sát. 7.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> + Phần trả lời gồm các câu hỏi đóng, được thiết kế với nội dung riêng nhằm thu thập thông tin theo định hướng của tác giả. Việc thiết kế bảng hỏi được thực hiện dựa trên nguyên tắc khoa học. Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, tác giả đặt ra các câu hỏi khảo sát, sau đó, tổ chức lấy ý kiến góp ý của một số chuyên gia, nhà nghiên cứu, cán bộ giảng dạy có kinh nghiệm trong lĩnh vực có liên quan. Trên cơ sở các ý kiến góp ý đó, tác hoàn thiện phiếu điều tra, khảo sát cả về hình thức và nội dung trước khi đưa vào sử dụng chính thức. 5.2. Phương pháp xử lý thông tin a) Phương pháp thống kê Thống kê là hệ thống các phương pháp dùng để thu thập, xử lý và phân tích các con số (mặt lượng) của những hiện tượng số lớn để tìm hiểu bản chất và tính quy luật vốn có của chúng (mặt chất) trong những điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Phương pháp này giúp người nghiên cứu khái quát được đặc trưng của tổng thể và trong nghiên cứu điều tra chỉ cần nghiên cứu một bộ phận mang tính điển hình, đặc trưng của tổng thể, có thể suy luận cho hiện tượng tổng quát mà vẫn đảm bảo độ tin cậy cho phép. Thông tin được thu ban đầu - những ý kiến đánh giá của giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, có tính rời rạc, khó có thể đưa vào sử dụng phục vụ nghiên cứu nếu không qua xử lý thống kê. Do vậy, tác giả trình bày lại một cách có hệ thống làm cho thông tin thu thập được trở nên gọn lại và thể hiện được tính chất nội dung nghiên cứu. b) Phương pháp phân tích Phương pháp này được dùng để làm rõ nội hàm của vấn đề nghiên cứu. Trên cơ sở các số liệu thu thập, thống kê được thông qua phân tích sẽ chỉ ra được điểm mạnh, hạn chế về đội ngũ giảng viên của Trường, lý giải được nguyên nhân và làm cơ sở cho việc đề xuất kiến nghị, giải pháp phát triển đội ngũ. c) Phương pháp so sánh So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu để xác định xu hướng mức độ biến động các chỉ tiêu, các hiện tượng xã hội được lượng hóa có cùng nội dung, tính chất như nhau thông qua tính toán các tỷ số, so sánh thông tin từ các nguồn khác nhau, từ đó có được những nhận xét xác đáng về vấn đề nghiên cứu. Tác giả sử dụng phương pháp so sánh để đối chiếu kết quả thực hiện nhiệm vụ chiến lược của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội theo các năm trong giai đoạn 2014-2019 gắn với nhiệm vụ phát triển đội ngũ giảng viên. Từ kết quả đó, tác giả có cơ sở để đánh giá hiệu quả quản lý, phát triển nâng cao chất lượng giảng viên của Nhà trường. Ngoài ra, để kiểm chứng, khẳng định thêm mức độ tin cậy của thông tin, tác giả còn sử dụng phương pháp chuyên gia, theo đó trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả xin ý kiến chuyên gia là một số nhà quản lý, nhà nghiên cứu, giảng dạy 8.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> của một số cơ sở đào tạo đại học liên quan để thu thập, bổ sung thông tin đánh giá, ý tưởng mới nhằm hoàn thiện nội dung luận văn. Như vậy, nguồn thông tin được sử dụng trong đề tài luận văn bao gồm cả thông tin thứ cấp (thông qua thu thập, tổng quan tài liệu) và thông tin sơ cấp (thông qua điều tra xã hội học). Từ các thông tin thứ cấp và sơ cấp thu thập được, tác sẽ sử dụng một số kỹ thuật phân tích, thống kê, so sánh,... nhằm làm rõ nội dung cơ bản của đề tài luận văn, bảo đảm tính khoa học và logic giữa các vấn đề được nêu ra. 6. Đóng góp của luận văn - Về lý luận: Luận văn bổ sung và làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng giảng viên: Khái niệm, đặc điểm lao động của giảng viên, nhiệm vụ cơ bản của giảng viên; tiêu chí chất lượng giảng viên…, làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực tiễn tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. - Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu đề tài luận văn góp phần cung cấp thông tin khoa học cho Ban Giám hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội nghiên cứu, tham khảo để tiếp tục có những điều chỉnh kịp thời trong vấn đề quản lý, phát triển đội ngũ giảng viên Nhà trường. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu đề tài luận văn còn có ý nghĩa tham khảo hữu ích trong hoạt động giảng dạy, học tập, nghiên cứu đối với nhiều người nghiên cứu sau khi quan tâm đến vấn đề chất lượng giảng viên. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng giảng viên Chương 2: Thực trạng chất lượng giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội giai đoạn 2014-2019 Chương 3: Quan điểm và giải pháp nâng cao chất lượng giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội giai đoạn 2020-2025.. 9.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG GIẢNG VIÊN 1.1. Giảng viên 1.1.1. Khái niệm Thuật ngữ “giảng viên” được tiếp cận và giải nghĩa trên cả phương diện nghiên cứu và quản lý với ý nghĩa là người làm công tác chuyên môn giảng dạy, nghiên cứu của trường đại học, trường cao đẳng, học viện, viện nghiên cứu và một số đơn vị khác được quy định cụ thể (sau đây gọi chung là cơ sở đào tạo). Đây cũng là quan niệm phổ biến, khái niệm rộng khi xem xét ở trên phạm vi toàn xã hội. Theo nhiều nhà từ điển học Việt Nam, “giảng viên là tên gọi chung những người làm công tác giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng, ở các lớp đào tạo, huấn luyện”[52]. Các nhà quản lý của Việt Nam khẳng định “giảng viên là viên chức chuyên môn đảm nhiệm việc giảng dạy và đào tạo ở bậc đại học, cao đẳng thuộc một chuyên ngành đào tạo của trường đại học hoặc cao đẳng”[2]. Một số nhà nghiên cứu lại có quan điểm về giảng viên theo cách tiếp cận từ góc độ dịch vụ công trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, theo đó “giảng viên được định nghĩa là nhà giáo, nhà khoa học và nhà cung ứng dịch vụ cho cộng đồng”[12]. Như vậy, nhiều nhà khoa học, nhà quản lý có cách tiếp cận khác nhau khi định nghĩa về giảng viên, song điểm chung trong các quan điểm đó là những người hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo. Trong luận văn này, chúng tôi quan niệm rằng: Giảng viên là chức danh chuyên môn của những người làm công tác giảng dạy ở các cơ sở đào tạo đại học. 1.1.2. Đặc điểm lao động của giảng viên Hoạt động của các cơ sở đào tạo chủ yếu là đào tạo và nghiên cứu khoa học, trong đó giảng viên là lực lượng đóng vai trò hạt nhân, lao động của giảng viên trực tiếp tạo ra sản phẩm và quyết định đến sự tồn tại, phát triển của cơ sở đào tạo. Xuất phát từ vị trí, vai trò của giảng viên trong cơ sở đào tạo, có thể nhận thấy những đặc điểm lao động cơ bản của giảng viên, đó là lao động trí tuệ, lao động có tính khoa học, nghệ thuật và sáng tạo, lao động được thể hiện qua sản phẩm đặc biệt, đó là nhân cách (phẩm chất và năng lực) người học. Đây cũng là những đặc điểm cơ bản được nhiều công trình nghiên cứu đề cập[24][67]. - Thứ nhất, lao động của giảng viên là lao động trí tuệ. Trên thực tế, giảng viên đóng vai trò là người hướng dẫn người học tiếp cận, lĩnh hội kiến thức thông qua việc sử dụng các phương pháp giảng dạy, nghiên cứu phù hợp và công cụ hỗ trợ thích hợp. Do đó, các hoạt động nghiệp vụ của giảng viên phải thể hiện được quá trình tích luỹ kiến thức, phương pháp giảng dạy và trau dồi kinh nghiệm thực hành nghề nghiệp của cá nhân mỗi giảng viên để khẳng định năng lực nghề nghiệp của 10.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> mình. Pháp luật của Việt Nam cũng như các quốc gia trên thế giới cũng đều có những quy định cụ thể về tiêu chuẩn trình độ kiến thức chuyên môn đối với những người làm nghề giảng viên, theo đó, họ phải là những người đã trải qua thời kỳ tích luỹ kiến thức chuyên môn ở mức độ cao và được đào tạo, bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy trước khi bước vào nghề[20]. Điều đó cho chúng ta thấy những tiền đề cần thiết mà mỗi cá nhân phải chuẩn bị trước khi thực hiện lao động trí tuệ. - Thứ hai, lao động của giảng viên có tính khoa học, nghệ thuật và sáng tạo. Tính khoa học trong lao động của giảng viên là tư duy khoa học - yếu tố cần thiết phải có ở mỗi giảng viên để thực hiện nhiệm vụ của mình. Nội dung này thể hiện ở chỗ giảng viên phải biết chắt lọc kiến thức từ sự tích luỹ của mình để dẫn dắt người học tiếp cận kiến thức một cách nhanh và phù hợp với khả năng của họ thông qua bài giảng, hướng dẫn khoa học của giảng viên. Bên cạnh đó, nó còn thể hiện ở việc xây dựng kế hoạch, lịch trình giảng dạy, nghiên cứu một cách lôgíc, khiến cho người học lĩnh hội kiến thức một cách thuận lợi nhất. Tính nghệ thuật trong lao động của giảng viên là sự vận dụng khéo léo các yếu tố mang tính quy tắc để đạt được hiệu quả cao nhất trong hoạt động nghiệp vụ của giảng viên. Tính nghệ thuật này thể hiện ở chỗ, hoạt động giảng dạy bị chi phối bởi nhiều quy tắc phù hợp với đặc điểm văn hoá, phong tục, v.v. của mỗi quốc gia, nhưng vấn đề là ở chỗ giảng viên phải biết vận dụng khéo léo các quy tắc đó trong các tình huống dạy học để đạt được hiệu quả giảng dạy và nghiên cứu cao nhất. Bên cạnh đó, đối tượng của hoạt động lao động của giảng viên là con người có mặt bằng kiến thức tương đối tốt với những đặc điểm tâm lý khác nhau và trong khi thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, giảng viên phải tiến hành giao tiếp trực tiếp với họ, đòi hỏi giảng viên phải có hành vi ứng xử khéo léo, tế nhị để hoạt động giao tiếp đạt được hiệu quả cao, phục vụ tốt nhất cho mục đích truyền đạt kiến thức, hướng dẫn tiếp cận kiến thức của mình. Tính sáng tạo trong lao động của giảng viên là sự vận dụng linh hoạt các kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ để đạt hiệu quả cao nhất trong hoạt động nghề nghiệp của giảng viên. Tính sáng tạo này thể hiện ở chỗ, giảng viên cần phải vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp nghiên cứu, giảng dạy phù hợp với từng đối tượng người học, từng tình huống, tránh dập khuôn, máy móc trong việc cung cấp, truyền đạt kiến thức, hướng dẫn kỹ năng cho người học. - Thứ ba, lao động của giảng viên được thể hiện qua sản phẩm đặc biệt, đó là nhân cách (phẩm chất và năng lực) người học. Trên thực tế, đối tượng tác động trong lao động của giảng viên là con người trong môi trường đào tạo, nghiên cứu. Đó là những con người có kiến thức giáo dục nền tảng, đang trong quá trình học tập chuyên môn, nghiệp vụ và hoàn thiện nhân cách để trở thành nguồn lao động có chất lượng 11.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> đáp ứng yêu cầu của xã hội. Chính vì thế, giảng viên cần phải có ý thức tự hoàn thiện mình để xây dựng hình ảnh người thầy và tạo được uy tín đối với người học bằng chính phẩm chất và năng lực của mình; không ngừng trau dồi kiến thức khoa học và công phu rèn luyện phẩm chất tốt đẹp để trở thành tấm gương sáng trong mắt người học. Một trong những tấm gương thường được nhắc đến trong xã hội đó là tâm gương “tự học và sáng tạo”, tấm gương “rèn đức luyện tài”. 1.1.3. Nhiệm vụ cơ bản của giảng viên Giảng viên là chức danh chuyên môn của những người làm công tác giảng dạy ở các cơ sở đào tạo, cho nên có thể thấy ngay nhiệm vụ của giảng viên là thực hiện hoạt động giảng dạy - truyền đạt kiến thức. Tuy nhiên, để thực hiện nhiệm vụ này, giảng viên cần phải có cả một quá trình học tập, nghiên cứu tích lũy kiến thức để có thể có đủ lượng thông tin cần truyền đạt. Do đó, có thể thấy nhiệm vụ chính của giảng viên là nghiên cứu khoa học và giảng dạy. Bên cạnh đó, tuỳ vào vị trí, vai trò cụ thể trong cơ sở đào tạo hoặc đặc thù của môn giảng dạy hay đặc thù của cơ sở đào tạo mà giảng viên còn được giao thực hiện những nhiệm vụ khác như: Cố vấn học tập, tổ chức hoạt động ngoại khoá, tư vấn định hướng nghề nghiệp, v.v. Luật Giáo dục đại học năm 2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2018), Thông tư liên tịch số 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV và Thông tư số 47/2014/TT-BGDĐT quy định nhiều nhiệm vụ của giảng viên, trong đó hai nhiệm vụ chính là nghiên cứu khoa học và giảng dạy. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để tác giả xây dựng nội dung lý luận về nhiệm vụ của giảng viên phục vụ cho việc nghiên cứu khung lý thuyết về chất lượng giảng viên. 1.1.3.1. Nhiệm vụ giảng dạy Nhiệm vụ giảng dạy của giảng viên thể hiện qua việc truyền đạt kiến thức tới người học; dẫn dắt người học tìm kiếm, khám phá tri thức; định hướng về mặt phương pháp học tập, nghiên cứu cho người học. Nhiệm vụ này bao gồm nhiều nội dung: - Nghiên cứu và nắm vững mục tiêu giáo dục, nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục đại học, quy chế thi, kiểm tra, đánh giá, vị trí và yêu cầu của môn học, ngành học được phân công đảm nhiệm; nắm bắt khả năng, kiến thức của người học. - Xây dựng kế hoạch dạy học, đề cương môn học, bài giảng và thiết kế học liệu cần thiết phục vụ cho giảng dạy; giảng bài, phụ đạo và hướng dẫn người học kỹ năng học tập, làm thí nghiệm, thực hành, thảo luận, thực tập nghề nghiệp, tham gia các hoạt động thực tế phục vụ sản xuất và đời sống. - Hướng dẫn sinh viên thực tập tốt nghiệp, xây dựng đề cương và làm đồ án, khóa luận tốt nghiệp đại học; hướng dẫn học viên viết luận văn thạc sĩ, hướng dẫn nghiên cứu sinh viết chuyên đề và luận án tiến sĩ (nếu có đủ tiêu chuẩn theo quy định).. 12.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> - Thực hiện quá trình đánh giá kết quả học tập của người học; tham gia giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho người học, giúp người học phát huy vai trò chủ động trong học tập và rèn luyện; hướng dẫn người học thực hiện mục tiêu đào tạo, nhiệm vụ chính trị của cơ sở đào tạo. - Hướng dẫn người học tham gia đánh giá hoạt động dạy học, thường xuyên cập nhật thông tin từ người học để xử lý, bổ sung, hoàn chỉnh phương pháp, nội dung, kế hoạch giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, đáp ứng yêu cầu của xã hội. - Dự giờ và tham gia đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên khác; tham gia xây dựng và phát triển ngành học, chương trình đào tạo, cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy, nghiên cứu và thực hành môn học. - Biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy; tham gia xây dựng các cơ sở thí nghiệm và thực hành. Trên thực tế, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và nhiệm vụ giảng dạy không chỉ là nhiệm vụ chính của giảng viên, mà còn là những nhiệm vụ mang tính thường xuyên, gắn với chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ sở đào tạo. Do đó, chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ sở đào tạo liên quan trực tiếp đến chất lượng nghiên cứu khoa học và giảng dạy của giảng viên. 1.1.3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học thể hiện qua việc giảng viên chủ động nghiên cứu, tìm tòi, khám phá tri thức để bổ trợ cho công tác giảng dạy và hướng dẫn người học tiếp cận tri thức mới của chuyên ngành giảng dạy. Nhiệm vụ này bao gồm nhiều nội dung: - Chủ trì hoặc tham gia tổ chức, chỉ đạo, thực hiện các chương trình, đề án, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học phục vụ xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng, phục vụ xây dựng giáo trình, tập bài giảng, tài liệu giảng dạy. - Công bố kết quả nghiên liên quan đến lĩnh vực chuyên môn phục vụ hoạt động giảng dạy: Sách tham khảo, sách chuyên khảo, bài viết tạp chí khoa học. - Tổ chức và tham gia các hội thảo khoa học của khoa, bộ môn; hướng dẫn người học nghiên cứu khoa học; viết chuyên đề, tham luận tại các hội nghị, hội thảo khoa học ở trong và ngoài nước. - Thực hiện các hợp đồng nghiên cứu khoa học, chuyển giao kỹ thuật và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế, xã hội; hợp đồng tư vấn về chuyển giao công nghệ, tư vấn kỹ thuật, kinh tế, chính trị, xã hội thuộc lĩnh vực chuyên môn của giảng viên. - Tổ chức và tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học và công nghệ; tham gia các cuộc thi sáng tạo và các hoạt động khác về khoa học và công nghệ. 13.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> - Thâm nhập thực tiễn, phổ biến kiến thức khoa học phục vụ đời sống. 1.2. Chất lượng giảng viên 1.2.1. Khái niệm Chất lượng là vấn đề cơ bản được các tổ chức trong thế giới đương đại quan tâm khi đánh giá các sản phẩm và trở thành vũ khí cạnh tranh quan trọng. Thuật ngữ “chất lượng” được đề cập trên nhiều phương diện khoa học để phục vụ cho việc nghiên cứu, quản lý. Một số nhà từ điển học định nghĩa “chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự vật, sự việc”[53; tr44]. Định nghĩa này được áp dụng nhiều trong nghiên cứu, sản xuất và quản lý, như: chất lượng nhân lực - chất lượng giảng viên; chất lượng sản phẩm, dịch vụ - chất lượng đào tạo; chất lượng các đề tài, dự án,… Một số nhà nghiên cứu khác khẳng định “chất lượng là giá trị vật chất, là sự biến đổi về chất, là sự phù hợp với mục tiêu đề ra, là sự đáp ứng nhu cầu”[64]. Quan điểm này có tính thực dụng khi so sánh sự vật, sự việc với cái ban đầu hoặc cái khác để nhận thấy rõ được giá trị của nó. Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO 8402:1999 về quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành năm 1999, “chất lượng là toàn bộ các đặc tính của một thực thể tạo cho thực thể đó khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra và đã dự định”[6]. Tiêu chuẩn chất lượng này có thể được áp dụng trong nhiều hoạt động, nhưng có lẽ phù hợp hơn với hoạt động quản lý, được các cơ quan, tổ chức áp dụng nghiêm chỉnh khi tham gia quá trình quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Có thể nhận thấy các quan điểm, định nghĩa trên đều đề cập đến giá trị của con người, của sự vật, sự việc thể hiện qua các đặc điểm, thuộc tính vốn có khi đặt trong những điều kiện cụ thể. Đối với giảng viên - nhân lực có đặc điểm trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức được yêu cầu ở mức cao; lao động của họ là lao động trí tuệ, nghệ thuật và sáng tạo; nhiệm vụ chính là giảng dạy và nghiên cứu khoa học, giá trị của giảng viên được khẳng định khi họ thể hiện được phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực của mình. Các giá trị này thường được pháp luật của các quốc gia quy định khá rõ ràng, làm căn cứ để các cơ sở đào tạo tuyển dụng và sử dụng giảng viên; đồng thời các gí trị đó phải được bộc lộ khi họ tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ cho sự phát triển của cơ sở đào tạo. Giá trị đó làm nên chất lượng của đội ngũ nhân lực này. Từ những phân tích trên, có thể hiểu khái quát: Chất lượng giảng viên là giá trị được thể hiện qua phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực đáp ứng tiêu chuẩn nghề nghiệp được quy định và yêu cầu công việc chuyên môn phục vụ cho sự phát triển của cơ sở đào tạo. 14.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Khái niệm trên thể hiện rõ những tiêu chuẩn nghề nghiệp của giảng viên được pháp luật quy định, đồng thời cũng thể hiện năng lực thực tế thông qua những kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn tại cơ sở đào tạo mà họ làm việc. Việc làm rõ nội hàm của thuật ngữ “giảng viên” sẽ giúp cho tác giả có thêm cơ sở lý luận để xây dựng các tiêu chí chất lượng giảng viên phục vụ cho việc nghiên cứu thực tiễn ở địa bàn nghiên cứu đã xác định. 1.2.2. Ảnh hưởng của chất lượng giảng viên đến sự phát triển của cơ sở đào tạo a) Chất lượng giảng viên ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của cơ sở đào tạo Trong bối cảnh xã hội hóa giáo dục, đào tạo được các quốc gia quan tâm và triển khai thực hiện rộng rãi, các cơ sở đào tạo muốn tồn tại và phát triển đều phải đặt mình ở trạng thái cạnh tranh. Nhiều công trình nghiên cứu quốc tế đã nhấn mạnh đến yếu tố chính thể hiện năng lực cạnh tranh của cơ sở đào tạo, đó là chất lượng giảng viên[56][66][74], theo đó các cơ sở đào tạo cần chứng minh được chất lượng giảng viên theo các ngành, chuyên ngành thông qua nhiều tiêu chí như trình độ chuyên môn, năng lực thực tế, những sản phẩm khoa học đóng góp cho xã hội,… Thực tế và cũng là xu hướng chung hiện nay khi các cơ sở đào tạo muốn khẳng định năng lực của họ, đó là việc công bố công khai đội ngũ giảng viên với những nội dung thể hiện được các tiêu chuẩn về phẩm chất, năng lực, kinh nghiệm, đóng góp thực tế trong giảng dạy và nghiên cứu,... Điều đó tiếp tục khẳng định trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, chất lượng giảng viên là yếu tố có tác động ảnh hưởng nhiều đến năng lực cạnh tranh của cơ sở đào tạo. b) Chất lượng giảng viên ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ của cơ sở đào tạo Sản phẩm, dịch vụ của cơ sở đào tạo thể hiện qua phẩm chất, năng lực của người học, các kết quả nghiên cứu được ứng dụng phục vụ cho sự phát triển của chính cơ sở đào tạo và của xã hội, trong khi các sản phẩm, dịch vụ này được thực hiện trực tiếp bởi giảng viên, tức là chất lượng của các sản phẩm, dịch vụ này phụ thuộc vào chất lượng của những người trực tiếp thực hiện nó. Cho nên, có thể khẳng định chất lượng giảng viên là yếu tố chính, quyết định đến chất lượng các sản phẩm, dịch vụ của cơ sở đào tạo. Tempelaar và Ramire trong những công trình nghiên cứu của mình đã kết luận: Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, chất lượng sinh viên - kỳ vọng, động lực, đặc điểm của sinh viên,… nhưng chất lượng giảng viên là yếu tố quan trọng, có tác động mạnh nhất[72][73]. Tác giả Multi Sukrapikhẳng định trong nghiên cứu của mình, rằng chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ sở đào tạo được thể hiện ở hoạt động chuyên 15.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> môn, hoạt động tài chính và trong hoạt động chuyên môn, yếu tố quan trọng hơn cả đó là chất lượng, hiệu quả hoạt động của cá nhân giảng viên[67]. Như vậy, trên cả phương diện lý thuyết và thực tiễn quản lý, nhiều nhà nghiên cứu, nhà quản lý đã đi đến nhận định, kết luận chung, rằng chất lượng giảng viên có ảnh hưởng mạnh đến sự phát triển của cơ sở đào tạo. Điều này này gợi mở nhiều nội dung nghiên cứu khi xây dựng khung lý thuyết về chất lượng giảng viên và phân tích, đánh giá thực tiễn chất lượng giảng viên của cơ sở đào tạo. 1.2.3. Tiêu chí chất lượng giảng viên Đối với mỗi quốc gia, giảng viên được xác định là một lực lượng lao động xã hội đặc biệt, trực tiếp đào tạo nguồn nhân lực khác cho xã hội, cho nên vấn đề về tiêu chí chất lượng giảng viên thường được quy định rất cụ thể với những yêu cầu khá cao. Ở Việt Nam, vấn đề này được quy định rõ trong Luật Viên chức năm 2010, Luật Giáo dục đại học năm 2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2018) và một số văn bản liên quan như: Thông tư liên tịch số 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV, Thông tư số 47/2014/TTBGDĐT, Nghị định số 99/2019/NĐ-CP. Các tiêu chí chất lượng giảng viên được xác định khá rõ theo từng ngạch giảng viên (giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp), bao gồm các nội dung cơ bản: Phẩm chất đạo đức; Trình độ chuyên môn, kiến thước nghiệp vụ; Năng lực nghiên cứu khoa học; Năng lực giảng dạy. 1.2.3.1. Phẩm chất đạo đức Pháp luật hiện hành của Việt Nam quy định giảng viên phải có phẩm chất, đạo đức tốt[4][10][19][20], đó thực chất là là tiêu chí về đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp của viên chức, giảng viên. Nhiều công trình nghiên cứu quốc tế cũng đề cập đến tiêu chí này với những nội dung, ý nghĩa quan trọng: Phẩm chất đạo đức của giảng viên là nền tảng cho việc giảng dạy hiệu quả và thành tích học tập của sinh viên[62] hoặc phẩm chất đạo đức của giảng viên ảnh hưởng mạnh đến cách thức suy nghĩ, hành động của họ trong quá trình thực hiện hoạt động nghề nghiệp và ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng của nhà trường[63] hoặc phẩm chất, năng lực của giảng viên là vấn đề phải được các nhà trường quan tâm, bồi dưỡng thường xuyên, bởi vì nó có tác động đến việc hình thành nhân cách người học; đồng thời mỗi giảng viên phải không ngừng rèn luyện phẩm chất, năng lực để luôn trở thành tấm gương về tự học và sáng tạo, tấm gương về rèn đức, luyện tài[24]. Trên cơ sở những quy định chung của pháp luật Việt Nam về phẩm chất đạo đức của giảng viên, cùng với đó là việc kế thừa có điều chỉnh từ những kết quả nghiên cứu lý luận được công bố nêu trên, tác giả cụ thể hóa phẩm chất đạo đức của giảng viên theo những nội dung (tiêu chí) sau đây: - Tiêu chí 1: Tuân thủ pháp luật. 16.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> Giảng viên phải luôn ý thức chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của ngành Giáo dục và đào tạo, quy định của cơ sở đào tạo - nơi giảng viên thực hiện hoạt động nghề nghiệp của mình. - Tiêu chí 2: Tác phong, lề lối làm việc Giảng viên phải có tác phong, lề lối làm việc phù hợp với công việc của môi trường giáo dục và đào tạo; luôn thể hiện được tinh thần sẵn sàng làm việc và niềm đam mê với công việc. - Tiêu chí 3: Trách nhiệm nghề nghiệp, trách nhiệm xã hội Giảng viên phải thể hiện được trách nhiệm xã hội khi xã hội cần; trách nhiệm với nhiệm vụ được giao; giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín nhà giáo; tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học; kiến quyết đấu tranh chống những biểu hiện, hành vi tiêu cực trong nhà trường. - Tiêu chí 4: Tinh thần, thái độ làm việc Giảng viên phải trung thực, thái độ làm việc nghiêm túc; có tinh thần cống hiến, phục vụ cho nhà trường và xã hội bằng chính năng lực của mình. 1.2.3.2. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ là những kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ mà mỗi cá nhân được đào tạo, bồi dưỡng trước khi được tuyển dụng làm giảng viên và tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cơ sở đào tạo ở từng giai đoạn phát triển. Đây là tiêu chí thể hiện rõ, dễ nhận diện trên cơ sở văn bằng, chứng chỉ của giảng viên, và là điều kiện nền tảng để giảng viên thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn được giao. Nội dung này được nhiều nhà nghiên cứu khẳng định qua những kết quả nghiên cứu đã công bố: Giảng viên phải có trình độ, bao gồm cả trình độ chuyên môn, kiến thức sư phạm, kiến thức xã hội tổng quát và họ không thể giảng dạy những gì họ không biết hoặc thiếu hiểu biết[62]; khả năng giảng dạy phụ thuộc vào độ sâu kiến thức mà giảng viên sở hữu[54] và trình độ chuyên môn không chỉ thể hiện ở bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học, mà còn thể hiện ở những kiến thức sư phạm, kiến thức tin học, ngoại ngữ,… đáp ứng yêu cầu của giáo dục, đào tạo trong bối cảnh hiện tại và xu hướng vận động của giáo dục, đào tạo trong tương lai[24]. Theo quy định của pháp luật[20], tiêu chí về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giảng viên được xác định cụ thể theo hạng chức danh nghề nghiệp - giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp: (1) Giảng viên giảng dạy trình độ đại học phải có bằng tốt nghiệp thạc sĩ trở lên phù hợp với vị trí việc làm, chuyên ngành giảng dạy, có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên; (2) Giảng viên chính phải phải có bằng thạc sỹ trở lên phù hợp với vị trí việc làm, chuyên ngành 17.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> giảng dạy, có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên và chứng chỉ bồi dưỡng giảng viên chính; (3) Giảng viên cao cấp phải có bằng tiến sỹ phù hợp với vị trí việc làm, chuyên ngành giảng dạy, có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên và chứng chỉ bồi dưỡng giảng viên cao cấp. Ngoài ra, giảng viên còn phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản về trình độ ngoại ngữ, tin học theo quy định của pháp luật hiện hành[3]. Từ những quy định của pháp luật, những kết quả nghiên cứu trước được đề cập, tác giả khái quát các tiêu chí trình độ chuyên môn của giảng viên, gồm: - Tiêu chí 5. Trình độ chuyên môn. Giảng viên đạt trình độ chuyên môn theo hạng chức danh nghề nghiệp được quy định: Giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp. - Tiêu chí 6. Nghiệp vụ sư phạm. Giảng viên phải có kiến thức nghiệp vụ sư phạm để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy. Kiến thức sư phạm được quy định thông qua văn bằng, chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm do cơ quan có thẩm quyền cấp. - Tiêu chí 7. Kiến thức ngoại ngữ. Giảng viên phải có kiến thức và khả năng sử dụng ngoại ngữ trong nghiên cứu và giảng dạy chuyên môn. Kiến thức, khả năng sử dụng ngoại ngữ được quy định thông qua văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng do cơ quan có thẩm quyền cấp. - Tiêu chí 8. Kiến thức tin học. Giảng viên phải có kiến thức và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong nghiên cứu và giảng dạy chuyên môn. Kiến thức và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin được quy định thông qua văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng do cơ quan có thẩm quyền cấp. Mặc dù được quy định về hình thức (văn bằng, chứng chỉ), song giảng viên cần phải khai thác được tối đa kiến thức, nghiệp vụ đã qua đào tạo, bồi dưỡng để triển khai thực hiện nhiệm vụ chuyên môn tại cơ sở đào tạo. Có như vậy, tiêu chí trình độ chuyên môn, nghiệp vụ mới được thể hiện và là cơ sở thực tiễn quan trọng để đánh giá chất lượng giảng viên. 1.2.3.3. Năng lực nghiên cứu khoa học Năng lực được hiểu một cách khá phổ biến, đó là “đặc điểm của cá nhân thể hiện mức độ thông thạo, tức là có thể thực hiện một cách thành thục và chắc chắn một hay một dạng hoạt động nào đó”[52] hoặc năng lực là “khả năng làm việc tốt nhờ có phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn”[17]. Theo cách tiếp cận này, năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên có thể hiểu là khả năng thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học được giao dựa trên những phẩm chất, kiến thức, kỹ năng của họ. Trên thế giới, nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến tiêu chí năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên, bao gồm những khả năng thực hiện và kết quả 18.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> (sản phẩm) thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học: Năng lực nghiên cứu khoa học được thể hiện ở số lượng công trình nghiên cứu khoa học, số lượng công trình xuất bản[68]; năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên là sự tổng hợp khả năng và niềm đam mê nghiên cứu và kết quả của nó là những sản phẩm khoa học có ý nghĩa thiết thực về lý luận và thực tiễn[71]. Ở Việt Nam, Thông tư liên tịch số 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV và Thông tư số 47/2014/TT-BGDĐT quy định rõ nhiệm vụ, tiêu chí năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên theo định mức giờ nghiên cứu khoa học được giao/năm học đối với từng hạng chức danh nghề nghiệp của giảng viên. Trên cơ sở những quy định này, các cơ sở đào tạo của Việt Nam cụ thể hóa năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên theo định mức giờ nghiên cứu khoa học/năm học có sự quy đổi từ các hoạt động khoa học đã tham gia hoặc sản phẩm khoa học được công bố: Tham gia tổ chức các hoạt động khoa học; hướng dẫn nghiên cứu khoa học; chủ trì thực hiện các nhiệm vụ khoa học được giao; công bố kết quả nghiên cứu,... Từ đây, tác giả có thêm cơ sở để cụ thể hóa tiêu chí năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên, bao gồm những nội dung chủ yếu sau: - Tiêu chí 9. Chủ trì, tham gia xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn học liệu. Giảng viên có trách nhiệm và tích cực nghiên cứu thông qua việc chủ động đề xuất, đăng ký chủ trì, tham gia xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng và phát triển nguồn học liệu của cơ sở đào tạo (giáo trình, tập bài giảng,...). - Tiêu chí 10. Chủ trì, tham gia thực hiện nhiệm vụ khoa học (đề tài, dự án). Giảng viên phải nỗ lực đăng ký, tuyển chọn để chủ trì thực hiện các nhiệm vụ khoa học, tích cực tham gia thực hiện nhiệm vụ khoa học (đề tài, dự án) phục vụ cho hoạt động giảng dạy chuyên môn và phục vụ cho việc nghiên cứu xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng và phát triển nguồn học liệu của cơ sở đào tạo. - Tiêu chí 11. Hướng dẫn người học nghiên cứu khoa học Giảng viên phải có trách nhiệm và tích cực hướng dẫn người học thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học - hướng dẫn làm đề tài, chuyên đề nghiên cứu khoa học,...: Sẵn sàng nhận nhiệm vụ hướng dẫn nghiên cứu khoa học, chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn nghiên cứu khoa học. - Tiêu chí 12. Công bố kết quả nghiên cứu khoa học Giảng viên phải chủ động nghiên cứu, có trách nhiệm nghiên cứu và tích cực công bố kết quả nghiên cứu khoa học (sách tham khảo, sách chuyên khảo, bài báo khoa học,…) để vừa khẳng định năng lực cá nhân, vừa góp phần bổ sung nguồn học liệu phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, giảng dạy của cơ sở đào tạo. Việc công bố kết quả nghiên cứu không chỉ ở phạm vi trong nước, mà cần hướng đến phạm vi quốc tế. 1.2.3.4. Năng lực giảng dạy 19.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> Năng lực giảng dạy của giảng viên, dựa theo cách tiếp cận về năng lực được đề cập ở mục trên, được hiểu là khả năng thực hiện nhiệm vụ giảng dạy được giao dựa trên những phẩm chất, kiến thức, kỹ năng của họ. Căn cứ nhiệm vụ giảng dạy của giảng viên được quy định trong Thông tư liên tịch số 36/2014/TTLT-BGDĐTBNV và Thông tư số 47/2014/TT-BGDĐT, có thể xác định được năng lực giảng dạy theo kết quả thực hiện các nhiệm vụ mà giảng viên được giao. Đây cũng là tiêu chí chính để đánh giá năng lực của giảng viên, cụ thể: - Tiêu chí 13. Giảng bài, truyền đạt kiến thức Giảng viên phải có khả năng giảng bài (truyền đạt) để người học lĩnh hội kiến thức một cách nhanh và thuận lợi nhất. Khả năng giảng bài của giảng viên thể hiện qua nội dung bài giảng chính thức trên lớp theo chương trình, kế hoạch với những yêu cầu về mặt kiến thức và phương pháp tốt để người học tiếp thu một cách nhanh nhất: Giảng dạy đúng chương trình, kế hoạch; ứng dụng công nghệ thông tin thành thạo trong giảng dạy,… - Tiêu chí 14. Hướng dẫn học tập, thực hành Giảng viên phải có khả năng hướng dẫn người học tự học tập, thực hành để chủ động lĩnh hội kiến thức, kỹ năng. Bằng phương pháp tư duy, phương pháp sư phạm của mình, giảng viên hướng dẫn người học nghiên cứu lý thuyết, làm thí nghiệm, thực hành, thảo luận, thực tập nghề nghiệp, tham gia các hoạt động thực tế phục vụ sản xuất và đời sống; hướng dẫn người học thực tập tốt nghiệp, xây dựng đề cương và làm đồ án, khóa luận tốt nghiệp; hướng dẫn học viên viết luận văn thạc sĩ, hướng dẫn nghiên cứu sinh viết chuyên đề và luận án tiến sĩ (đối với giảng viên có đủ điều kiện hướng dẫn theo quy định). Kết quả học tập lý thuyết, thực hành của người học là yếu tố để đánh giá bài giảng, phương pháp giảng dạy và hoạt động hướng dẫn học tập của giảng viên. - Tiêu chí 15. Đánh giá hoạt động dạy và học Giảng viên phải có năng lực đánh giá hoạt động dạy và học. Công việc này được thực hiện nhằm nhận diện tình hình thực tế năng lực giảng dạy của giảng viên và năng lực học tập của người học, cụ thể: + Đánh giá năng lực thực hiện nhiệm vụ giảng dạy bao gồm việc tự đánh giá năng lực của chính mỗi giảng viên và việc tham gia đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên khác thông qua nhiều hình thức như dự giờ, chấm giảng, v.v. + Đánh giá hoạt động học tập của người học được thực hiện chủ yếu thông qua kết quả học tập của người học (bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài thi,…) và sự tương tác của người học trong quá trình giảng dạy. Để nhận biết được kết quả này, giảng viên cần sử dụng nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá và sử dụng linh hoạt, sáng tạo trong quá trình giảng dạy để nhận biết được chính xác nhất năng lực thực tế (lĩnh hội kiến 20.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> thức, kỹ năng thực hành, phương pháp tư duy, tiếp cận và giải quyết vấn đề, v.v.) của người học để từ đó cho điểm chính xác của học phần giảng dạy đối với mỗi sinh viên. - Tiêu chí 16. Giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho người học Giảng viên phải có năng lực giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho người học. Nhiệm vụ này mang tính xuyên suốt, gắn với mỗi bài giảng của giảng viên, theo đó, giảng viên bằng hình ảnh, phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực chuyên môn của mình không chỉ là người truyền đạt kiến thức chuyên môn tốt, còn là tấm gương về đạo đức, tác phong để người học noi theo; giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho người học, giúp cho người học phát huy vai trò chủ động trong học tập và rèn luyện; hướng dẫn người học thực hiện mục tiêu đào tạo, nhiệm vụ chính trị của cơ sở đào tạo,... Vấn đề này thường được kết hợp với nội dung bài giảng, chương trình đạo tạo, theo đó giảng viên kết hợp việc giảng dạy chuyên môn với giáo dục về nhận thức, hành vi, thái độ cho người học trong phạm vi mục tiêu bài giảng, môn học; giáo dục truyền thống, chính trị, tư tưởng, đạo đức cho người học trong phạm vi mục tiêu chương trình đào tạo,… Ngoài ra, việc xác định năng lực thực thi nhiệm vụ giảng dạy của giảng viên còn có thể dựa vào một số nội dung khác như: Tham gia xây dựng và phát triển ngành học, chương trình đào tạo, cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy, nghiên cứu và thực hành môn học; tham gia xây dựng các cơ sở thí nghiệm và thực hành, v.v. Bảng 1. Tổng hợp tiêu chí chất lượng giảng viên TIÊU CHÍ CHẤT LƯỢNG GIẢNG VIÊN. CHỈ BÁO. I. PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC Tiêu chí 1. Tuân thủ pháp luật. 1. Nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. 2. Nghiêm chỉnh chấp hành quy định của ngành, quy định của cơ sở đào tạo.. Tiêu chí 2. Tác phong, lề lối làm 3. Tác phong, lề lối làm việc phù hợp với công việc của việc môi trường giáo dục và đào tạo. 4. Có tinh thần sẵn sàng làm việc và niềm đam mê với công việc. Tiêu chí 3. Trách nhiệm nghề 5. Có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao. nghiệp, trách nhiệm xã hội 6. Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín nhà giáo. 7. Tôn trọng nhân cách của người học. 8. Đối xử công bằng với người học. 9. Bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học. 10. Kiến quyết đấu tranh chống những biểu hiện, hành vi tiêu cực trong nhà trường. 11. Có trách nhiệm xã hội khi xã hội cần. Tiêu chí 4. Tinh thần, thái độ làm 12. Trung thực, thái độ làm việc nghiêm túc. việc 13. Có tinh thần cống hiến, phục vụ cho nhà trường và xã. 21.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> hội bằng chính năng lực của mình. II. TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN, KIẾN THỨC NGHIỆP VỤ Tiêu chí 5. Trình độ chuyên môn. 14. Đạt trình độ chuyên môn theo hạng chức danh nghề nghiệp được quy định (giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp). 15. Trình độ chuyên môn đã qua đào tạo được khai thác tối đa trong hoạt động nghề nghiệp. Tiêu chí 6. Nghiệp vụ sư phạm. 16. Có kiến thức (chứng chỉ) nghiệp vụ sư phạm để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy. 17. Phát huy được tối đa kiến thức nghiệp vụ sư phạm trong hoạt động nghề nghiệp.. Tiêu chí 7. Kiến thức ngoại ngữ. 18. Có kiến thức (văn bằng, chứng chỉ) ngoại ngữ đạt chuẩn theo quy định. 19. Phát huy được tối đa kiến thức ngoại ngữ trong hoạt động nghề nghiệp.. Tiêu chí 8. Kiến thức tin học. 20. Có kiến thức (văn bằng, chứng chỉ) tin học đạt chuẩn theo quy định. 21. Phát huy được tối đa kiến thức tin học trong hoạt động nghề nghiệp.. III. NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tiêu chí 9. Chủ trì, tham gia xây 22. Chủ trì xây dựng chương trình đào tạo hoặc chương dựng chương trình đào tạo, bồi trình bồi dưỡng. dưỡng, phát triển nguồn học liệu. 23. Tham gia xây dựng chương trình đào tạo hoặc chương trình bồi dưỡng. 24. Chủ biên giáo trình hoặc tập bài giảng. 25. Tham gia biên soạn giáo trình hoặc tập bài giảng. Tiêu chí 10. Chủ trì, tham gia thực 26. Chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học: Cấp khoa, cấp hiện nhiệm vụ khoa học (đề tài, dự trường, cấp bộ, cấp quốc gia. án). 27. Tham gia thực hiện nhiệm vụ khoa học: Cấp khoa, cấp trường, cấp bộ, cấp quốc gia. Tiêu chí 11. Hướng dẫn người học 28. Sẵn sàng nhận nhiệm vụ, trách nhiệm hướng dẫn nghiên cứu khoa học. người học nghiên cứu khoa học. 29. Thường xuyên (hàng năm) hướng dẫn người học nghiên cứu khoa học. Tiêu chí 12. Công bố kết quả 30. Chủ biên sách tham khảo, sách chuyên khảo xuất bản nghiên cứu khoa học. trong nước liên quan đến lĩnh vực chuyên môn. 31. Chủ biên sách tham khảo, sách chuyên khảo xuất bản quốc tế liên quan đến lĩnh vực chuyên môn. 32. Tham gia biên soạn sách tham khảo, sách chuyên khảo xuất bản trong nước liên quan đến lĩnh vực chuyên môn. 33. Tham gia biên soạn sách tham khảo, sách chuyên khảo xuất bản quốc tế liên quan đến lĩnh vực chuyên môn. 34. Tác giả ít nhất 05 bài báo khoa học trong nước. 35. Tác giả bài báo khoa học quốc tế. IV. NĂNG LỰC GIẢNG DẠY Tiêu chí 13. Giảng bài, truyền đạt 36. Giảng dạy đúng chương trình, kế hoạch. kiến thức. 37. Ứng dụng công nghệ thông tin thành thạo trong giảng. 22.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> dạy. Tiêu chí 14. Hướng dẫn học tập, 38. Hướng dẫn người học nghiên cứu lý thuyết, thực hành, thực hành. thảo luận trong bài giảng. 39. Hướng dẫn người học thực tập nghề nghiệp, học tập thực tế. 40. Hướng dẫn người học làm luận văn, đồ án tốt nghiệp. 41. Hướng dẫn người học làm luận văn thạc sĩ hoặc luận án tiến sĩ. Tiêu chí 15. Đánh giá hoạt động 42. Dự giờ, chấm giảng. dạy và học. 43. Chấm bài kiểm tra, tiểu luận, bài thi. 44. Đánh giá sự tương tác của người học trong quá trình giảng dạy. Tiêu chí 16. Giáo dục chính trị, tư 45. Kết hợp việc giảng dạy chuyên môn với giáo dục về tưởng, đạo đức cho người học. nhận thức, hành vi, thái độ cho người học trong phạm vi mục tiêu bài giảng, môn học. 46. Kết hợp giáo dục truyền thống, chính trị, tư tưởng, đạo đức cho người học trong phạm vi mục tiêu chương trình đào tạo.. Nguồn: Tác giả tổng hợp qua nghiên cứu lý thuyết Việc xây dựng các tiêu chí, thang đo trên một cách cụ thể, chi tiết sẽ giúp cho tác giả có cơ sở để xây dựng phiếu khảo sát nhằm thu thập dữ liệu sơ cấp một cách thuận lợi, phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. Với mỗi chỉ báo trên, tác giả thiết kế thang đo 5 mức độ và tiến hành khảo sát theo quy trình bài bản: 1 - Rất không đồng ý; 2 - Không đồng ý; 3 - Không ý kiến; 4 - Đồng ý; 5 - Rất đồng ý (Phụ lục 1). 1.3. Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giảng viên Có nhiều yếu tố tác động ảnh hưởng đến chất lượng giảng viên được nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra và phân tích khá rõ, bao gồm: Yếu tố cá nhân (giới tính, tuổi tác, điều kiện gia đình, sự chủ động học tập, rèn luyện của giảng viên …), yếu tố tổ chức (tuyển dụng giảng viên, sử dụng giảng viên, đãi ngộ giảng viên, đặc điểm công việc chuyên môn và môi trường làm việc,…), yếu tố xã hội (mức độ coi trọng của xã hội đối với chuyên ngành của giảng viên, quan điểm xã hội đối với nghề nghiệp,…)[24][58][60]. Trong đề tài luận văn, tác giả tập trung phân tích ba yếu tố cơ bản, có tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến chất lượng giảng viên, gồm: Sự chủ động học tập, rèn luyện của giảng viên; môi trường làm việc và đặc điểm công việc chuyên môn của giảng viên; chính sách tạo động lực làm việc đối với giảng viên. Sự lựa chọn nghiên cứu các yếu tố này thể hiện ở cả phương diện chủ quan (yếu tố cá nhân giảng viên) và khách quan (yếu tố tổ chức), được kế thừa chủ yếu từ công trình nghiên cứu trước[24] và được nhấn mạnh là những yếu tố có tác động mạnh nhất[60].. 23.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> 1.3.1. Sự chủ động học tập, rèn luyện của giảng viên Sự chủ động học tập nâng cao trình độ, tích luỹ thêm kiến thức chuyên ngành và sự chủ động rèn luyện kỹ năng, phương pháp giảng dạy là những yếu tố có tác động mạnh đến năng lực thực thi nhiệm vụ của giảng viên. Điều này là bởi vì: - Thứ nhất, lao động của giảng viên là lao động trí tuệ, theo đó, điều kiện tiền đề để một cá nhân trở thành giảng viên là phải trải qua một quá trình tích luỹ kiến thức chuyên ngành một cách bài bản và ở cấp độ đào tạo bậc cao. Tuy nhiên, theo quy luật, xã hội vận động không ngừng, các kiến thức chuyên ngành sẽ thay đổi theo hướng mở rộng, đòi hỏi những người lao động trí tuệ như giảng viên phải luôn có sự cập nhật kiến thức của chuyên ngành đã được đào tạo, bên cạnh đó, cũng cần cập nhật, tích luỹ thêm những kiến thức xã hội khác nhằm bổ trợ cho công việc giảng dạy chuyên môn. Việc cập nhật kiến thức có thể được thực hiện bằng hình thức tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng chính thức tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng hoặc chủ động học tập nâng cao trình độ, tích luỹ kiến thức chuyên môn. Trên thực tế, việc tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng chính thức tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng được quy định một cách bài bản theo bậc đào tạo hoặc chương trình bồi dưỡng gắn với vị trí việc làm và bị ràng buộc bởi nhiều yếu tố như: Quy chế hoạt động của cơ quan, tiêu chuẩn đối tượng tham gia, thời gian công tác, công việc đảm nhận, v.v., còn việc giảng viên chủ động học tập nâng cao trình độ, tích luỹ kiến thức chuyên môn thường không bị chi phối bởi tất cả những yếu tố trên, được thực hiện một cách thuận lợi hơn, nhất là trong bối cảnh công nghệ thông tin đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Sự chủ động học tập của giảng viên thường được thực hiện qua việc chủ động cập nhật văn bản, chính sách liên quan đến chuyên ngành giảng dạy; chủ động tìm kiếm và tham gia chương trình đào tạo, bồi dưỡng liên quan đến việc cập nhật, bổ sung kiến thức chuyên ngành,… Qua việc chủ động học tập, giảng viên vừa có sự mở rộng kiến thức chuyên ngành, vừa phát triển kiến thức chuyên sâu theo môn học hoặc chuyên đề giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả thực thi nhiệm vụ giảng dạy của giảng viên. - Thứ hai, hoạt động nghề nghiệp của giảng viên mang tính chất truyền đạt kiến thức, hướng dẫn kỹ năng thực hành, cho nên, bên cạnh việc chủ động học tập tích luỹ kiến thức để truyền đạt cho người học, giảng viên cần phải tích cực rèn luyện kỹ năng, phương pháp giảng dạy, nghiên cứu để luôn có được sự thành thục các kỹ năng nghề nghiệp của mình. Điều đó có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng lớn đến năng lực thực thi nhiệm vụ của giảng viên, theo đó, việc chủ động rèn luyện để thành thục các kỹ năng nghề nghiệp của giảng viên được thực hiện thường xuyên, sẽ giúp cho giảng viên luôn có sự tự tin, chủ động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao. 24.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> Thực tế cho thấy, không chỉ đối với giảng viên, mà đối với các chức danh nghề nghiệp khác, việc thành thục các kỹ năng nghề nghiệp đòi hỏi cả một quá trình làm việc thực tế với sự lặp lại nhiều lần kết hợp với sự chủ động tự đánh giá, rút kinh nghiệm của chủ thể: Chủ động đánh giá, rút kinh nghiệm trong hoạt động giảng dạy theo các bậc đào tạo, hệ đào tạo, chương trình đào tạo, bồi dưỡng. Trong khi đó, giảng viên là người truyền đạt kiến thức, hướng dẫn kỹ năng nghiệp vụ đối với người học, cho nên vấn đề rèn luyện để thành thục cách kỹ năng thực hành, phương pháp truyền đạt, nghiên cứu vừa là yêu cầu cơ bản nhưng cũng là yêu cầu cao đối với giảng viên. Việc rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp của giảng viên bao gồm rèn luyện kỹ năng truyền đạt kiến thức (phương pháp giảng dạy) và rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học (phương pháp nghiên cứu khoa học). Để làm được tốt điều này, giảng viên cần có sự chủ động tìm kiếm, tham gia các chương trình, hội thi liên quan đến việc nâng cao năng lực giảng dạy, kiến thức chuyên ngành; chủ động tìm kiếm, hợp tác trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học; chủ động tìm kiếm, đăng ký, tham gia tuyển chọn đề tài nghiên cứu khoa học; chủ động đăng ký chủ trì, tham gia biên soạn giáo trình, tập bài giảng; chủ động nghiên cứu, xuất bản ấn phẩm khoa học phục vụ giảng dạy (sách tham khảo, sách chuyên khảo, bài báo khoa học,…). Tất cả những hoạt động đó được thực hiện một cách có kế hoạch, sẽ mang lại nhiều kết quả tốt, không chỉ là nâng cao năng lực chuyên môn mà còn khẳng định được uy tín của giảng viên.. 1.3.2. Môi trường làm việc và đặc điểm công việc chuyên môn của giảng viên Môi trường làm việc của giảng viên là nơi thực hiện hoạt động nghiệp vụ và sinh hoạt chuyên môn của giảng viên, bao gồm các hoạt động nghiệp vụ được thực hiện trên lớp và các hoạt động trao đổi chuyên môn tại đơn vị bộ phận nơi giảng viên công tác, có ảnh hưởng mang tính thường xuyên và trực tiếp đến năng lực thực thi nhiệm vụ của họ. Việc giảng dạy trên lớp của giảng viên được tiến thành theo năm học với định mức giờ chuẩn, theo đó nếu định mức giờ chuẩn được đảm bảo theo quy định, cùng với đó là cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho hoạt động chuyên môn của cơ sở đào tạo được đáp ứng tốt, sẽ tạo môi trường tốt để cho giảng viên thực hành nghề nghiệp một cách ổn định và nâng cao tay nghề (kỹ năng nghề nghiệp). Ngoài việc giảng dạy trên lớp, truyền đạt kiến thức, hướng dẫn kỹ năng đối với với người học theo kế hoạch thì vấn đề tiếp xúc, trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp có cùng chuyên ngành trong đơn vị công tác là việc làm cần thiết và cần được thực thiện một cách định kỳ, thường xuyên. Tại các cơ sở đào tạo ở Việt Nam hiện nay, theo quy định của pháp luật, giảng viên được bố trí công tác tại tổ bộ môn theo môn học mà mình giảng dạy và đây là môi trường sinh hoạt chuyên môn chính thức của giảng viên. Thông thường, một giảng viên được sinh hoạt định kỳ hoặc thường xuyên sinh hoạt chuyên 25.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> môn (theo môn học, chuyên đề giảng dạy hoặc theo lĩnh vực nghiên cứu), họ sẽ có sự trau dồi kiến thức chuyên môn, sự chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, tạo nên sự thống nhất kiến thức chuyên môn giữa các giảng viên trong tổ bộ môn và sự thành thục kỹ năng nghề nghiệp cho riêng mình. Ngoài môi trường làm việc thì đặc điểm công việc chuyên môn của giảng viên cũng là yếu tố có tác động ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực thực thi nhiệm vụ của họ. Công việc chuyên môn chính của giảng viên là giảng dạy và nghiên cứu khoa học, thế nhưng mỗi môn học lại có những đặc điểm, vị trí và dung lượng khác khau trong chương trình đào tạo, hoặc cùng một môn học nhưng lại được thiết kế khác nhau theo ngành đào tạo và bậc đào tạo. Đối với môn học đại cương hoặc môn cơ sở ngành của nhiều ngành học, giảng viên sẽ có nhiều cơ hội thực hành nghề nghiệp với tần suất giảng dạy cao, đồng thời có sự điều chỉnh linh hoạt về phương pháp giảng dạy theo sự đa dạng của nội dung của môn học và đây là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao kỹ năng thực hành nghề nghiệp cho giảng viên, nhất là đối với giảng viên mới vào nghề, góp phần nâng cao năng lực thực thi nhiệm vụ của họ. Đối với môn học chuyên ngành, nhất là những chuyên ngành hẹp và đặt trong bối cảnh các cơ sở đào tạo đa ngành với số lượng người học theo đầu ngành ít, thì cơ hội thực hành nghề nghiệp của giảng viên cũng sẽ ít, tức là tần suất giảng dạy thấp, thậm chí chỉ được giảng dạy một lần trong năm học. Điều này ảnh hưởng không tốt đến quá trình tác nghiệp và sự trưởng thành của giảng viên, nhất là giảng viên mới vào nghề, theo đó họ phải mất nhiều năm với sự nỗ lực rất lớn để đạt được sự thành thục kỹ năng giảng dạy đối với môn học được phân công đảm nhận. 1.3.3. Chính sách tạo động lực làm việc đối với giảng viên Chính sách tạo động lực làm việc là yếu tố có tác động ảnh hưởng đến năng lực thực thi nhiệm vụ của giảng viên, theo đó, khi giảng viên được tạo động lực làm việc (chế độ lương, thưởng hợp lý, tương xứng với lao động trí tuệ của họ; chế độ khen thưởng công bằng, kịp thời; có cơ hội học tập, nghiên cứu phát triển chuyên môn, nghề nghiệp,...) họ sẽ làm việc với tinh thần tự giác, hăng say, phát huy được tối đa nội lực và sự sáng tạo của mình để phục vụ tốt cho nhà trường. Ngược lại, nếu kém động lực làm việc hoặc không có động lực làm việc, họ sẽ thờ ơ với công việc, làm việc một cách đối phó, không phát huy được sự sáng tạo, ảnh hưởng đế hiệu suất và sự trưởng thành nghề nghiệp của họ. Thực tế những năm gần đây, giữa nhiều cơ sở đào tạo ở Việt Nam đang có sự cạnh tranh về năng lực đội ngũ giảng viên. Các cơ sở đào tạo nào có chính sách đối với giảng viên tốt, sẽ tạo được động lực làm việc cho giảng viên để học ra sức công hiến cho tập thể, đồng thời vừa thu hút được những giảng viên giỏi từ bên ngoài, lại vừa giữ chân được những giảng viên giỏi, có nhiều kinh nghiệm đang công tác tại 26.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> đơn vị. Đây là vấn đề sẽ còn tiếp diễn, thậm chí ngày càng gay gắt trong thời gian tới do có sự cạnh tranh để tồn tại, phát triển cũng như xếp hạng cơ sở đào tạo nhằm thu hút người học và khẳng định thương hiệu của mỗi cơ sở đào tạo ở Việt Nam. Ngoài ra, còn một số yếu tố khác cũng có tác động ảnh hưởng nhất định đối với năng lực thực thi nhiệm vụ của giảng viên như: Yếu tố hội nhập quốc tế, yếu tố môi trường văn hóa trường học, v.v. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu đề tài, tác giả tập trung phân tích một số yếu tố tác động trực tiếp nêu trên để làm cơ sở phân tích ưu điểm, hạn chế và chỉ ra nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế về năng lực thực thi nhiệm vụ của giảng viên tại địa bàn khảo sát.. Bảng 2. Tổng hợp yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giảng viên Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giảng viên. Nội dung. Sự chủ động học tập, 1. Chủ động cập nhật văn bản, chính sách liên quan đến chuyên rèn luyện của giảng viên ngành giảng dạy. 2. Chủ động tìm kiếm và tham gia chương trình đào tạo, bồi dưỡng liên quan đến việc cập nhật, bổ sung kiến thức chuyên ngành. 3. Chủ động đánh giá, rút kinh nghiệm trong hoạt động giảng dạy theo các bậc đào tạo, hệ đào tạo, chương trình đào tạo, bồi dưỡng. 4. Chủ động tìm kiếm, tham gia chương trình, hội thi liên quan đến việc nâng cao năng lực giảng dạy, kiến thức chuyên ngành. 5. Chủ động tìm kiếm, hợp tác trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học. 6. Chủ động tìm kiếm, đăng ký, tham gia tuyển chọn đề tài nghiên cứu khoa học; đăng ký chủ trì, tham gia biên soạn giáo trình, tập bài giảng. 7. Chủ động nghiên cứu, xuất bản ấn phẩm khoa học phục vụ giảng dạy (sách tham khảo, sách chuyên khảo, bài báo khoa học,…). Môi trường làm việc và 8. Giảng dạy đạt số giờ chuẩn theo định mức năm học. đặc điểm công việc 9. Cơ sở vật chất, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu cho hoạt động nghiên chuyên môn cứu, giảng dạy. 10. Được sinh hoạt chuyên môn thường xuyên tại đơn vị công tác. 11. Mức độ giảng dạy thường xuyên (tần suất giảng dạy cao) của môn học/năm học. Chính sách tạo động lực 12. Chế độ lương, thưởng hợp lý, công bằng. làm việc đối với giảng 13. Có cơ hội học tập, nghiên cứu phát triển chuyên môn, nghề viên nghiệp.. Nguồn: Tác giả tổng hợp qua nghiên cứu lý thuyết. Việc xây dựng nội dung cụ thể của các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giảng viên sẽ giúp cho tác giả có cơ sở để xây dựng phiếu khảo sát nhằm thu thập dữ liệu sơ cấp một cách thuận lợi, phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. Với mỗi nội dung trên, tác giả thiết kế thang đo 5 mức độ và tiến hành khảo sát theo quy trình bài bản: 1 - Rất không đồng ý; 2 Không đồng ý; 3 - Không ý kiến; 4 - Đồng ý; 5 - Rất đồng ý (Phụ lục 1).. 27.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> Tiểu kết Chương 1 Như vậy, trong Chương 1 này, tác giả đã phân tích, góp phần xây dựng được khung lý thuyết nghiên cứu về chất lượng giảng viên. Các vấn đề lý thuyết được làm sáng tỏ bao gồm: Khái niệm, đặc điểm lao động của giảng viên; khái niệm, ảnh hưởng của chất lượng giảng viên đến sự phát triển của cơ sở đào tạo; tiêu chí chất lượng giảng viên; các yêu tố ảnh hưởng đến chất lượng giảng viên. Các vấn đề lý thuyết trên được làm sáng tỏ có ý nghĩa quan trọng, giúp cho tác giả có cơ sở lý luận vững chắc để nghiên cứu thực trạng chất lượng giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trong Chương 2.. 28.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> Chương 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2014-2019 2.1. Khái quát về đội ngũ giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Trường Đại học Nội vụ Hà Nội là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Nội vụ, được thành lập năm 2011 trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội, có chức năng “đào tạo trình độ đại học, sau đại học; nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; hợp tác quốc tế và dịch vụ công phục vụ ngành Nội vụ, nền công vụ và yêu cầu của xã hội”[8]. Sứ mệnh và tầm nhìn của Nhà trường được xác định là: “Mở cơ hội học tập cho mọi người với chất lượng tốt, phục vụ nhu cầu học tập đa dạng với nhiều hình thức đào tạo, đa ngành, đa cấp độ, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực của ngành nội vụ và cho xã hội trong công cuộc xây dựng đất nước và hội nhập quốc tế. Đến năm 2025 trở thành trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực có uy tín trong nước, khu vực và quốc tế…., trở thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu có chất lượng, có uy tín trong nước và khu vực”[36]. Để thực hiện chức năng, sứ mệnh và tầm nhìn nêu trên, việc xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên - lực lượng lao động trực tiếp (giảng dạy, nghiên cứu) trong hoạt động đào tạo của Nhà trường, đảm bảo đủ về số lượng, cơ cấu hợp lý và chất lượng cao là vấn đề quan trọng bậc nhất. Đây cũng là vấn đề đang đặt ra nhiều thách thức đối với lãnh đạo Nhà trường. Trước khi tiến hành nghiên cứu thực trạng chất lượng giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, tác giả khái quát thực trạng số lượng, cơ cấu giảng viên Nhà trường là rất cần thiết để làm cơ sở phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận văn. Thông tin tổng hợp về số lượng, cơ cấu giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội giai đoạn 2014-2019 được tổng hợp trong Bảng 3 dưới đây: Bảng 3. Số lượng, cơ cấu giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội giai đoạn 2014-2019 Đơn vị tính: Người. Năm 2014. Năm 2019. 345. 498. Tổng số. 165. 249. Nam. 51. 82. Nữ. 114. 167. 1. Công chức, viên chức, người lao động 2. Giảng viên. 29.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> 3. Thâm niên công tác Dưới 5 năm của giảng viên Từ 5 năm trở lên. 42. 74. 123. 175. Nguồn: Tác giả tổng hợp từ một số văn bản quản lý của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội[34] Số liệu thống kê trong Bảng 3 cho thấy rõ những lợi thế cũng như thách thức từ số lượng và cơ cấu của đội ngũ giảng viên đối với sự phát triển của Nhà trường, cụ thể là: - Về số lượng, tỷ lệ giảng viên trong tổng số nhân lực của Nhà trường giai đoạn 2014-2019 còn thấp (47,8% năm 2014 và 53,01% năm 2019), trong khi giảng viên là nhận lực trực tiếp thực thi nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học - nhân lực quyết định đến sự phát triển của Nhà trường, thể hiện không chỉ ở khía cạnh chỉ tiêu tuyển sinh được giao theo số lượng giảng viên, mà còn thể hiện ở khía cạnh năng lực, uy tín để thu hút được người học và các hoạt động dịch vụ của Nhà trường. Vấn đề này đang tạo ra thách thức đối với Lãnh đạo Nhà trường và cần sớm có biện pháp, chính sách kịp thời nhằm tạo được sự phù hợp giữa tỷ lệ giảng viên và nhân lực hành chính, giảm gánh nặng về tài chính cho Nhà trường trong bối cảnh tự chủ ở thời điểm hiện tại và tương lai. - Về cơ cấu, có sự chênh lệch giữa giảng viên nam và nữ, do đặc điểm lịch sử phát triển của Nhà trường phát triển từ trường trung cấp với chuyên ngành truyền thống là Văn thư, lưu trữ; đến nay các ngành đào tạo của Trường thuộc lĩnh vực xã hội - nhân văn, tuy nhiên vấn đề này cũng không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng các dịch vụ của Nhà trường. Tỷ lệ giảng viên có thâm niên công tác từ 5 năm trở lên chiếm số đông (74,5% năm 2014 và 66,2% năm 2019) cho thấy đa số giảng viên là những người có kinh nghiệm, là một trong những yếu tố có tác động ảnh hưởng tích cực đến chất lượng đào tạo của Nhà trường. 2.2. Thực trạng chất lượng giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 2.2.1. Thực trạng chất lượng giảng viên theo tiêu chí phẩm chất đạo đức Theo đánh giá chung, giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội có phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp và đặc điểm ngành nghề của Nhà trường, thể hiện qua “tác phong làm việc nghiêm túc; tuân thủ kỷ luật; luôn nỗ lực cố gắng, đoàn kết, nhất trí, hỗ trợ lẫn nhau, khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ”[31]. Đây là yếu tố có tác động ảnh hưởng tích cực, làm nên những thành quả to lớn mà Nhà trường đạt được trong những năm qua, góp phần khẳng định vị thế, uy tín, sự lớn mạnh của Nhà trường trong hệ thống cơ sở đào tạo của quốc gia. Tuy nhiên, giai đoạn 2014-2019, vẫn còn một số trường hợp thực hiện nội quy, quy chế,… chưa nghiêm, cá biệt còn có trường hợp vi phạm đến mức phải kỷ luật và được thông báo rộng rãi trong toàn Trường[50]. 30.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> Kết quả khảo sát của tác giả về phẩm chất đạo đức của giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội cũng cho thấy thông tin tương đồng với những nhận định, đánh giá trên, thể hiện trong Bảng 4 dưới đây. Bảng 4. Kết quả khảo sát chất lượng giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội theo tiêu chí phẩm chất đạo đức N. Tối thiểu. Bình quân. Tối đa. Độ lệch chuẩn. TTPL1: Nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. 241. 3. 5. 4.31. .650. TTPL2: Nghiêm chỉnh chấp hành quy định của ngành, quy định của cơ sở đào tạo. 241. 3. 5. 4.17. .719. TPLV1: Tác phong, lề lối làm việc phù hợp với công việc của môi trường giáo dục và đào tạo. 241. 3. 5. 4.29. .705. TPLV2: Có tinh thần sẵn sàng làm việc và niềm đam mê với công việc. 241. 3. 5. 4.14. .754. TN1: Có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao. 241. 3. 5. 3.98. .752. TN2: Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín nhà giáo. 241. 3. 5. 3.93. .618. TN3: Tôn trọng nhân cách của người học. 241. 3. 5. 4.01. .577. TN4: Đối xử công bằng với người học. 241. 3. 5. 4.15. .530. TN5: Bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học. 241. 3. 5. 4.34. .549. TN6: Kiên quyết đấu tranh chống những biểu hiện, hành vi tiêu cực trong nhà trường. 241. 3. 5. 3.88. .703. TN7: Có trách nhiệm xã hội khi xã hội cần. 241. 3. 5. 3.84. .727. TTLV1: Trung thực, thái độ làm việc nghiêm túc. 241. 3. 5. 4.04. .535. TTLV2: Có tinh thần cống hiến, phục vụ cho nhà trường và xã hội bằng chính năng lực của mình. 241. 3. 5. 4.08. .546. Valid N (listwise). 241. Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả tháng 5 năm 2020 Kết quả khảo sát trong Bảng 4 cho thấy các tiêu chí về phẩm chất đạo đức được giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trả lời khẳng định đạt yêu cầu với mức tối thiểu thang điểm 3 và tối đa thang điểm 5; mức trung bình thấp nhất là 3.84 đối với tiêu chí “Có trách nhiệm xã hội khi xã hội cần” và mức trung bình cao nhất là 4.34 với tiêu chí “Bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học”. Điều đó góp phần khẳng định thêm những nội dung đánh giá đạt yêu cầu của Nhà trường về phẩm chất đạo đức của giảng viên. Tuy nhiên, vẫn còn tỷ lệ giảng viên không có ý kiến trả lời (thang điểm 3) về các tiêu chí phẩm chất đạo đức [Phụ lục 2], cũng cho thấy có sự dè dặt, tâm lý e ngại của một số giảng viên khi trả lời khẳng định các nội dung tiêu chí phẩm chất đạo đức, góp phần chứng tỏ rằng vẫn còn một số giảng viên thực hiện chưa nghiêm những quy định liên quan đến chuẩn mực đạo đức của giảng viên theo như đánh giá chung của Nhà trường. 31.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> 2.2.2. Thực trạng chất lượng giảng viên theo tiêu chí trình độ chuyên môn, kiến thức nghiệp vụ Giai đoạn 2014-2019, trước những yêu cầu về phát triển mở rộng ngành đào tạo, Nhà trường quan tâm đến việc đào tạo nhằm nâng cao chất lượng giảng viên. Đến nay, giảng viên Nhà trường “được trang bị khá cơ bản về kiến thức chuyên môn,… góp phần phục vụ tốt cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học của Nhà trường”[49]. Tính đến năm 2019, giảng viên Nhà trường có trình độ sau đại học chiếm 90%, cao hơn nhiều so với thời điểm năm 2014. Bảng 5. Thống kê trình độ chuyên môn của giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Đơn vị tính: Người Năm 2014. Năm 2019. Năm 2025 (dự kiến). 165. 249. 301. Giảng viên có học hàm GS. 0. 0. 2. Giảng viên có học hàm PGS. 3. 6. 12. Giảng viên có trình độ TS. 21. 45. 101. Giảng viên có trình độ ThS. 107. 173. 186. Giảng viên có trình độ ĐH. 34. 25. 0. Tổng số giảng viên. Nguồn: Tác giả tổng hợp từ một số văn bản quản lý của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội[34] Bảng 5 cho thấy, giai đoạn 2014-2019 mặc dù có sự gia tăng tỷ lệ giảng viên Nhà trường đạt trình độ ThS, TS và giảm tỷ lệ giảng viên có trình độ ĐH, nhưng vẫn còn 25 giảng viên (chiếm 10%) có trình độ ĐH - chưa đạt chuẩn về trình độ chuyên môn theo quy định mới của Luật Giáo dục đại học sửa đổi năm 2018. Tuy nhiên, kết quả đánh giá phân loại hàng năm 2014-2019[7][39][41][42][43][46] của Nhà trường đều khẳng định các giảng viên hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy chuyên môn. Điều này cho thấy giảng viên Nhà trường tuy có mặt bằng trình độ chuyên môn khác nhau, nhưng đều có khả năng vận dụng kiến thức chuyên môn được đào tạo đáp ứng cơ bản những yêu cầu nhiệm vụ giảng dạy chuyên môn được giao. Cùng với sự phát triển mở rộng về quy mô, chuyên ngành đào tạo, đội ngũ giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã có sự phát triển về số lượng và chất lượng, “được bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm dành cho giảng viên đại học, cao đẳng” đảm bảo yêu cầu nghiệp vụ giảng dạy theo quy định chung, thế nhưng mới chỉ “có trình độ nhất định về ngoại ngữ và tin học”[49]. Trong bối cảnh hội nhập và 32.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> cách mạng 4.0, nhân lực của tổ chức ngoài trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành, thì kiến thức tin học, ngoại ngữ đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất, hiệu quả làm việc của mỗi cá nhân. Nhất là đối với nhân lực lao động trí tuệ như giảng viên, việc sử dụng ngoại ngữ để khai thác nguồn học liệu và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, nghiên cứu là một đòi hỏi cao để họ có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ chính của mình - hướng dẫn người học tiếp cận, khám phá, lĩnh hội tri thức. Thực tế tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, giảng viên có mặt bằng trình độ ngoại ngữ, tin học để khai thác hiệu quả các nguồn học liệu và ứng dụng trong nghiên cứu, giảng dạy vẫn ở mức khiêm tốn. Cùng với đó là vẫn còn 10% giảng viên chưa đạt chuẩn về trình độ chuyên môn theo quy định hiện hành, đã và đang là vấn đề thách thức về chất lượng nhân lực trước yêu cầu của giáo dục đại học trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay. Kết quả khảo sát của tác giả năm 2020 về chất lượng giảng viên Nhà trường thông qua tiêu chí trình độ chuyên môn, kiến thức nghiệp vụ cũng cho thông tin tương đồng, góp phần minh chứng thêm cho những nhận định, đánh giá về thực trạng nêu trên, thể hiện qua Bảng 6. Bảng 6. Kết quả khảo sát chất lượng giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội qua tiêu chí trình độ chuyên môn N. Tối thiểu. Bình quân. Tối đa. Độ lệch chuẩn. TĐCM1: Đạt trình độ chuyên môn theo hạng chức danh nghề nghiệp được quy định (giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp). 241. 2. 5. 4.08. .611. TĐCM2: Trình độ chuyên môn đã qua đào tạo được khai thác tối đa trong hoạt động nghề nghiệp. 241. 3. 5. 3.91. .592. NVSP1: Có kiến thức (chứng chỉ) nghiệp vụ sư phạm để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy. 241. 4. 5. 4.61. .489. NVSP2: Phát huy được tối đa kiến thức nghiệp vụ sư phạm trong hoạt động nghề nghiệp. 241. 3. 5. 4.29. .639. NN1: Có kiến thức (văn bằng, chứng chỉ) ngoại ngữ đạt chuẩn theo quy định. 241. 3. 5. 4.08. .666. NN2: Phát huy được tối đa kiến thức ngoại ngữ trong hoạt động nghề nghiệp. 241. 2. 5. 3.53. .975. TH1: Có kiến thức (văn bằng, chứng chỉ) tin học đạt chuẩn theo quy định. 241. 2. 5. 4.09. .925. TH2: Phát huy được tối đa kiến thức tin học trong hoạt động nghề nghiệp. 241. 2. 5. 3.65. .844. Valid N (listwise). 241. Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả tháng 5 năm 2020 Số liệu khảo sát Bảng 6 cho thấy:. 33.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> - Thứ nhất, mức khẳng định về trình độ chuyên môn đạt chuẩn theo hạng chức danh nghề nghiệp là 4.08, vẫn còn 10.8% (25 giảng viên) “không đồng ý” và “không ý kiến” khi trả lời câu hỏi “đạt trình độ chuyên môn theo hạng chức danh nghề nghiệp được quy định” [Phụ lục 2]. Đó cũng là sự trực tiếp hoặc gián tiếp trả lời về việc chưa đạt trình độ chuẩn theo quy định hiện hành - Luật Giáo dục đại học sửa đổi năm 2018. - Thứ hai, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm được phần lớn giảng viên khai thác tối đa trong hoạt động nghề nghiệp với mức đánh giá trung bình 3.91 và 4.29 điểm, tương đương với mức 77,6% khẳng định “trình độ chuyên môn đã qua đào tạo được khai thác tối đa trong hoạt động nghề nghiệp”, 90% khẳng định “phát huy được tối đa kiến thức nghiệp vụ sư phạm trong hoạt động nghề nghiệp” [Phụ lục 2]. - Thứ ba, đa số giảng viên có kiến thức ngoại ngữ, tin học đạt chuẩn theo quy định với mức đánh giá trung bình 4.08 và 4.09 điểm, tương ứng với mức đánh giá 81.8% và 78%. Tuy nhiên, việc phát huy tối đa kiến thức này trong hoạt động nghề nghiệp lại được đánh giá ở mức thấp hơn: 50.7% “không đồng ý” và “không ý kiến” đối với nội dung “phát huy được tối đa kiến thức ngoại ngữ trong hoạt động nghề nghiệp”; 39.5 “không đồng ý” và “không ý kiến” đối với nội dung “phát huy được tối đa kiến thức tin học trong hoạt động nghề nghiệp” [Phụ lục 2]. Kết quả khảo sát trên đã góp phần khẳng định khả năng vận dụng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ của giảng viên đáp ứng cơ bản những yêu cầu nhiệm vụ giảng dạy được giao. Tuy nhiên, việc phát huy kiến thức ngoại ngữ, tin học trong hoạt động nghề nghiệp còn hạn chế, chưa khai thác hiệu quả các nguồn học liệu và ứng dụng công nghệ trong giảng dạy và nghiên cứu. 2.2.3. Thực trạng chất lượng giảng viên theo tiêu chí năng lực nghiên cứu khoa học Năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên được lý giải dựa trên khả năng thực hiện hoạt động nghiên cứu và kết quả nghiên cứu. Ở trường đại học, năng lực này thể hiện rõ nét nhất qua việc nghiên cứu xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn học liệu; thực hiện đề tài dự án; hướng dẫn người học nghiên cứu khoa học; công bố sản phẩm nghiên cứu khoa học phục vụ cho hoạt động giảng dạy chuyên môn. Thực tiễn tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội những năm gần đây (giai đoạn 2014-2019), Nhà trường quan tâm nhiều hơn đến hoạt động khoa học, công nghệ; kiện toàn bộ phận nghiên cứu, quản lý khoa học (Viện Nghiên cứu và Phát triển, Phòng Quản lý khoa học - nay là Phòng Quản lý đào tạo Sau đại học), cùng với đó là Đề án chiến lược phát triển giai đoạn 2014-2019 và nay là Đề án chiến lược phát triển giai đoạn 2019-2025, làm cơ sở, nền tảng thúc đẩy hoạt động khoa học, công nghệ phát 34.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> triển, tạo điều kiện cho giảng viên tham gia nhiều hơn vào hoạt động khoa học, công nghệ, góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên Nhà trường. Theo số liệu báo cáo tổng kết công tác các năm 2014-2019 [26][27][28][29] [30][31] và nội dung báo cáo thực trạng đội ngũ giảng viên trong Đề án chiến lược phát triển giai đoạn 2019-2025[49] của Nhà trường: Hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên được triển khai đồng bộ hàng năm, có hiệu quả hướng vào các nghiên cứu phục vụ giảng dạy, học tập của giảng viên, sinh viên; tuy vậy, kết quả nghiên cứu khoa học thể hiện ở con số khiêm tốn, cho thấy năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên Nhà trường vẫn còn hạn chế, được tổng hợp trong Bảng 7 dưới đây. Bảng 7. Thống kê kết quả nghiên cứu khoa học của giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội STT. Nội dung nghiên cứu khoa học. Kết quả nghiên cứu khoa học Giai đoạn 2014-2019 Năm 2025 (dự kiến) 33. 1. Giáo trình, tập bài giảng. 2. Đề tài, dự án cấp trường. 99. 22. 3. Đề tài, dự án cấp bộ. 36. 07. 4. Đề tài, dự án cấp quốc gia. 01. 03. 5. Hướng dẫn người học NCKH (đề tài NCKH của sinh viên). 356. 160. 6. Bài báo khoa học trong nước. 352. 350. 7. Bài báo khoa học quốc tế. 03. 08. 8. Sách tham khảo, chuyên khảo. 22. Nguồn: Tác giả tổng hợp từ một số văn bản quản lý của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội [26][27][28][29][30][31] Số liệu tổng hợp trong Bảng 7 cho thấy hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội giai đoạn 2014-2019 với nhiều hình thức, sản phẩm nghiên cứu được công bố, thể hiện sự nỗ lực không nhỏ của đội ngũ giảng viên Nhà trường. Tuy nhiên, số lượng công trình nghiên cứu khoa học tính trên đầu giảng viên của Nhà trường giai đoạn 2014-2019 ở con số thấp và điều đó cũng chưa khẳng định được nhiều về chất lượng giảng viên Nhà trường qua tiêu chí năng lực nghiên cứu khoa học, cụ thể: - Kết quả nghiên cứu xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn học liệu: Từ năm 2012, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội bắt đầu triển khai đào tạo bậc đại học, đến năm 2016 bắt đầu đào tạo bậc thạc sĩ và song song với đó là nhiều 35.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> chương trình bồi dưỡng được thực hiện gắn với chức năng cung ứng dịch vụ công được quy định. Trong suốt thời gian này, giảng viên được huy động tham gia xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, góp phần phát triển mở rộng ngành đào tạo, chương trình bồi dưỡng của Nhà trường. Năm 2014, Nhà trường bắt đầu triển khai đề án “Xây dựng và xuất bản giáo trình, tập bài giảng giai đoạn 20142017”[37] với 53 đầu sách giáo trình, tập bài giảng, đã thu hút sự quan tâm, đăng ký tham gia của đông đảo giảng viên, giúp Nhà trường phát huy được nguồn lực hiện có trong việc xây dựng, phát triển nguồn học liệu phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo. Bắt đầu từ năm 2015, đã có 02 giáo trình, 03 tập bài giảng được nghiệm thu; năm 2016 có 03 giáo trình, tập bài giảng được nghiệm thu; năm 2017 có 03 giáo trình, tập bài giảng được nghiệm thu; năm 2018 có 05 giáo trình, 06 tập bài giảng được nghiệm thu; năm 2019 có 09 giáo trình, tập bài giảng được nghiệm thu. Mặc dù số lượng giáo trình, tập bài giảng được nghiệm thu chưa nhiều (33 giáo trình, tập bài giảng), chưa đạt mục tiêu đề ra (53 giáo trình, tập bài giảng giai đoạn 2014-2017), song đó là cả sự nỗ lực của đội ngũ giảng viên Nhà trường những năm qua, cần được tiếp tục phát huy. - Kết quả nghiên cứu đề tài, dự án: Giai đoạn 2014-2019, giảng viên Nhà trường đã nỗ lự tham gia thực hiện đề tài, dự án các cấp (cấp trường, cấp bộ, cấp nhà nước), tuy nhiên số lượng đề tài, dự án được nghiệm thu hàng năm chưa nhiều - tổng số 136 đề tài, bình quân 0,55 đề tài, dự án/giảng viên/6 năm và còn nhiều đề tài nợ đọng[32], cá biệt còn trường hợp đề tài quá hạn bị thanh lý. Điều đó cũng cho thấy, năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên thông qua việc thực hiện các đề tài, dự án còn hạn chế, trong khi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng, là điều kiện để giảng viên tham gia vào các hoạt động thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp[10], đăng ký xét đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư[22], v.v. - Kết quả hướng dẫn người học nghiên cứu khoa học: Giai đoạn 2014-2019, Nhà trường quan tâm nhiều hơn đến hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên, không chỉ tạo cơ hội phát triển năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên, mà còn tạo cơ hội cho giảng viên phát triển năng lực nghiên cứu khoa học thông qua việc hướng dẫn người học nghiên cứu khoa học. Kết quả là, đã có 356 đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên được giao thực hiện và nghiệm thu trong giai đoạn 20142019, bình quân 59,3 đề tài/năm; các giảng viên được giao hướng dẫn cũng hoàn thành nhiệm vụ hướng dẫn nghiên cứu khoa học của mình. Thông qua đó, giảng viên có thêm cơ hội thể hiện vai trò định hướng, dẫn dắt hoạt động nghiên cứu để hoàn thiện năng lực của mình. Số lượng 59,3 đề tài/năm là không lớn so với tổng số gần 2000 sinh viên/năm và 249 giảng viên của Nhà trường hiện nay và trong số đó, nhiều giảng viên cũng chưa từng được giao hướng dẫn người học nghiên cứu khoa 36.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> học, nhưng cũng là sự quan tâm lớn của Nhà trường giai đoạn 2014-2019 so với những giai đoạn trước[49]. Đây cũng là vấn đề cho mỗi giảng viên suy ngẫm và tự nỗ lực hơn để khẳng định năng lực nghiên cứu khoa học của mình và để được giao nhiệm vụ hướng dẫn người học nghiên cứu khoa học với tần suất nhiều hơn. - Kết quả công bố sản phẩm nghiên cứu khoa học: Giai đoạn 2014-2019 có 355 bài báo khoa học của giảng viên được công bố, trong đó 03 bài báo khoa học quốc tế, 352 bài báo khoa học trong nước, bình quân 1,42 bài/giảng viên/6 năm. Số lượng sách tham khảo, chuyên khảo của giảng viên Nhà trường giai đoạn này cũng rất ít - tổng số 22 đầu sách, bình quân 0,09 đầu sách/giảng viên/6 năm. Điều đó cho thấy giảng viên Nhà trường hạn chế lớn về năng lực nghiên cứu khoa học thông qua việc công bố sản phẩm nghiên cứu của mình, không chỉ là hạn chế đối với chính giảng viên, mà còn là hạn chế đối với Nhà trường trong việc xây dựng và phát triển nguồn học liệu phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo. Dựa trên những tiêu chí về năng lực nghiên cứu khoa học được xây dựng ở Chương 1, tác giả tiến hành khảo sát và cho kết quả góp phần khẳng định sự hạn chế về chất lượng giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội qua tiêu chí năng lực nghiên cứu khoa học, được tổng hợp trong Bảng 8 dưới đây. Bảng 8. Kết quả khảo sát chất lượng giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội qua tiêu chí năng lực nghiên cứu khoa học N. Tối thiểu. Bình quân. Tối đa. Độ lệch chuẩn. XDCT1: Chủ trì xây dựng chương trình đào tạo hoặc chương trình bồi dưỡng. 241. 1. 5. 2.63. .821. XDCT2: Tham gia xây dựng chương trình đào tạo hoặc chương trình bồi dưỡng. 241. 1. 5. 3.41. 1.133. XDCT3: Chủ biên giáo trình hoặc tập bài giảng. 241. 1. 5. 2.81. 1.331. XDCT4: Tham gia biên soạn giáo trình hoặc tập bài giảng. 241. 1. 5. 3.54. 1.162. KHCN1: Chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học: Cấp khoa, cấp trường, cấp bộ, cấp quốc gia. 241. 1. 5. 3.43. 1.389. KHCN2: Tham gia thực hiện nhiệm vụ khoa học: Cấp khoa, cấp trường, cấp bộ, cấp quốc gia. 241. 2. 5. 4.04. .950. HDKH1: Sẵn sàng nhận nhiệm vụ, trách nhiệm hướng dẫn người học nghiên cứu khoa học. 241. 3. 5. 4.29. .734. HDKH2: Thường xuyên (hàng năm) hướng dẫn người học nghiên cứu khoa học. 241. 1. 5. 3.49. 1.282. KQNC1: Chủ biên sách tham khảo, sách chuyên khảo xuất bản trong nước liên quan đến lĩnh vực chuyên môn. 241. 1. 5. 2.70. .963. KQNC2: Chủ biên sách tham khảo, sách chuyên khảo xuất bản quốc tế liên quan đến lĩnh vực chuyên môn. 241. 1. 3. 2.41. .627. KQNC3: Tham gia biên soạn sách tham khảo, sách chuyên khảo xuất bản trong nước liên quan đến lĩnh vực chuyên môn. 241. 1. 5. 3.72. 1.187. 37.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> KQNC4: Tham gia biên soạn sách tham khảo, sách chuyên khảo xuất bản quốc tế liên quan đến lĩnh vực chuyên môn. 241. 1. 5. 2.50. .742. KQNC5: Tác giả ít nhất 05 bài báo khoa học trong nước. 241. 1. 5. 2.84. 1.258. KQNC6: Tác giả bài báo khoa học quốc tế. 241. 1. 5. 2.54. .806. Valid N (listwise). 241. Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả tháng 5 năm 2020 Số liệu khảo sát Bảng 8 cho thấy: - Thứ nhất, giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội hạn chế về năng lực nghiên cứu khoa học thể hiện qua việc chủ trì xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng (2.63 điểm); chủ trì biên soạn giáo trình, tập bài giảng (2.81 điểm); chủ biên sách chuyên khảo, sách tham khảo trong nước, quốc tế (2.70 và 2.41 điểm); công bố bài báo khoa học trong nước, quốc tế (2.84 và 2.54 điểm). Tỷ lệ giảng viên trả lời với tần suất cao ở mức thang điểm 1, 2, 3 ở các nội dung trên [Phụ lục 2]. - Thứ hai, việc tích cực nghiên cứu khoa học chỉ được khẳng định qua nội dung tham gia thực hiện nhiệm vụ khoa học (đề tài, dự án) các cấp (4.04 điểm); hướng dẫn người học nghiên cứu khoa học (4.29 điểm). Năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên Nhà trường theo các nội dung còn lại cũng được khẳng định ở mức thấp (dưới 3.0 điểm). 2.2.4. Thực trạng chất lượng giảng viên theo tiêu chí năng lực giảng dạy Theo đánh giá chung hàng năm của Nhà trường [26][27][28]29][30]31], năng lực giảng dạy của giảng viên đạt yêu cầu nhiệm vụ giảng dạy được giao; không có trường hợp giảng viên không hoàn thành nhiệm vụ do hạn chế về năng lực giảng dạy. Từ năm 2014, Nhà trưởng tổ chức lấy ý kiến đánh giá của sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên (1700 phiếu năm 2014) và hoạt động này được duy trì đến nay nhằm thu thập thông tin phản ánh kịp thời từ phía người học về chất lượng giảng viên, từ đó có cơ sở để đưa ra những biện pháp chính sách phù hợp. Kết quả khảo sát của Nhà trường cho thấy giảng viên được sinh viên đánh giá đạt yêu cầu về năng lực giảng dạy; giảng dạy đúng chương trình, kế hoạch; ứng dụng công nghệ thông tin thành thạo trong hoạt động giảng dạy chuyên môn; kết hợp giảng dạy lý thuyết và thực hành khá phù hợp, tạo được sự tương tác tích cực giữa người học và giảng viên thông qua nội dung giảng dạy chuyên môn, xen kẽ với giáo dục truyền thống, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho người học trong phạm vi mục tiêu chương trình đào tạo đã ban hành. Trên cơ sở tiêu chí năng lực giảng dạy được xây dựng trong nội dung lý thuyết ở Chương 1, tác giả tiến hành khảo sát trực tiếp giảng viên Nhà trường, được tổng hợp trong Bảng 9 dưới đây.. 38.

<span class='text_page_counter'>(46)</span> Bảng 9. Kết quả khảo sát chất lượng giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội qua tiêu chí năng lực giảng dạy N. Tối thiểu. Bình quân. Tối đa. Độ lệch chuẩn. GB1: Giảng dạy đúng chương trình, kế hoạch. 241. 3. 5. 4.55. .598. GB2: Ứng dụng công nghệ thông tin thành thạo trong giảng dạy. 241. 3. 5. 3.64. .835. HDHT1: Hướng dẫn người học nghiên cứu lý thuyết, thực hành, thảo luận trong bài giảng. 241. 3. 5. 4.49. .613. HDHT2: Hướng dẫn người học thực tập nghề nghiệp, học tập thực tế. 241. 3. 5. 4.34. .672. HDHT3: Hướng dẫn người học làm luận văn, đồ án tốt nghiệp. 241. 3. 5. 3.77. .844. HDHT4: Hướng dẫn người học làm luận văn thạc sĩ hoặc luận án tiến sĩ. 241. 1. 5. 2.56. .865. ĐGDH1: Dự giờ, chấm giảng. 241. 1. 5. 2.53. .832. ĐGDH2: Chấm bài kiểm tra, tiểu luận, bài thi. 241. 4. 5. 4.46. .499. ĐGDH3: Đánh giá sự tương tác của người học trong quá trình giảng dạy. 241. 3. 5. 4.33. .693. GDCT1: Kết hợp việc giảng dạy chuyên môn với giáo dục về nhận thức, hành vi, thái độ cho người học trong phạm vi mục tiêu bài giảng, môn học. 241. 3. 5. 4.24. .785. GDCT2: Kết hợp giáo dục truyền thống, chính trị, tư tưởng, đạo đức cho người học trong phạm vi mục tiêu chương trình đào tạo. 241. 3. 5. 4.36. .656. Valid N (listwise). 241. Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả tháng 5 năm 2020 Số liệu khảo sát Bảng 9 cho thấy, giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội có năng lực giảng dạy đáp ứng yêu cầu dựa trên điểm đánh giá bình quân của đa số các nội dung tiêu chí năng lực giảng dạy, cụ thể: - Giảng bài, truyền đạt kiến thức: Giảng viên đánh giá việc giảng dạy đúng chương trình, kế hoạch của Nhà trường (4.55 điểm); ứng dụng công nghệ thông tin thành thạo trong giảng dạy (3.64 điểm). Tuy việc ứng dụng công nghệ thông tin không được khẳng định ở mức độ cao, nhưng cùng với việc giảng dạy được duy trì thực hiện đúng quy định, đã tạo nên những điều kiện cơ bản để giảng viên khẳng định năng lực giảng dạy của mình đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. - Hướng dẫn học tập, thực hành: Năng lực này được giảng viên khẳng định ở mức cao với nội dung “hướng dẫn người học nghiên cứu lý thuyết, thực hành, thảo luận trong bài giảng” (4.49 điểm), “hướng dẫn người học làm luận văn, đồ án tốt nghiệp” (3.77 điểm), “hướng dẫn người học thực tập nghề nghiệp, học tập thực tế” (4.34 điểm), cho thấy giảng viên có sự kết hợp khá phù hợp giữa việc giảng bài lý thuyết và hướng dẫn thực hành, học tập thực tế. Tuy nhiên, nội dung “hướng dẫn người học làm luận văn thạc sĩ” được các giảng viên đánh giá ở mức thấp (2.56 điểm), góp phần khẳng định tỷ lệ giảng viên chưa đủ điều kiện hướng dẫn luận văn 39.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> thạc sĩ ở mức thấp (xem bảng 5) hoặc nhiều giảng viên chưa chưa có sự phù hợp giữa trình độ chuyên môn của mình với chuyên ngành đào tạo thạc sĩ của Nhà trường, nên chưa được phân công đảm nhận việc hướng dẫn luận văn thạc sĩ. - Đánh giá hoạt động dạy và học: Giảng viên đánh giá ở mức cao thông qua nội dung “chấm bài kiểm tra, tiểu luận, bài thi” (4.46 điểm) và “đánh giá sự tương tác của người học trong quá trình giảng dạy” (4.33 điểm), chứng tỏ rằng giảng viên thực hiện thường xuyên hai nội dung trên trong quá trình hoạt động nghề nghiệp. Tuy nhiên, việc “dự giờ, chấm giảng” được đánh giá ở mức thấp (2.53 điểm), đã và đang đặt ra vấn đề cần có sự quan tâm hơn nữa từ phía Nhà trường để giảng viên có nhiều cơ hội hơn và thể hiện trách nhiệm nhiều hơn trong việc dự giờ, chấm giảng nhằm không ngừng nâng cao năng lực, rèn luyện phương pháp giảng dạy. - Giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho người học: Hoạt động này được giảng viên đánh giá ở mức cao theo hai nội dung “kết hợp việc giảng dạy chuyên môn với giáo dục về nhận thức, hành vi, thái độ cho người học trong phạm vi mục tiêu bài giảng, môn học” (4.24 điểm) và “kết hợp giáo dục truyền thống, chính trị, tư tưởng, đạo đức cho người học trong phạm vi mục tiêu chương trình đào tạo” (4.36 điểm). Điều đó góp phần cung cấp thêm luận chứng để khẳng định năng lực giảng dạy của giảng viên Nhà trường không chỉ đáp ứng yêu cầu trong giảng dạy kiến thức chuyên môn, mà còn đáp ứng yêu cầu trong việc giáo dục nhận thức, thái độ cho người học phù hợp mới mục tiêu chương trình đào tạo của Nhà trường. 2.3. Đánh giá thực trạng chất lượng giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. 2.3.1. Đánh giá thực trạng chất lượng giảng viên theo tiêu chí phẩm chất đạo đức a) Ưu điểm và nguyên nhân Về tổng thể, giảng viên Nhà trường có phẩm chất đạo đức tốt, tác phong lề lối làm việc nghiêm túc, đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm trong công việc và trách nhiệm xã hội. Nguyên nhân của vấn đề này xuất phát từ nhận thức, hành động của giảng viên và công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, thanh tra, kiểm tra của Nhà trường. - Về phía giảng viên, nhận thức đúng vai trò, trách nhiệm nghề nghiệp và đặc điểm công việc chuyên môn, môi trường giáo dục, đào tạo, giảng viên Nhà trường luôn có ý thức rèn luyện phẩm chất đạo đức; xây dựng hình ảnh, uy tín của người thầy giáo, cô giáo một cách phù hợp, tạo được niềm tin đối với người học và xã hội. - Về phía Nhà trường, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng được thực hiện thường xuyên với sự đa dạng về hình thức: Hội nghị học tập, phổ biến nghị quyết, chỉ thị,… liên quan của Đảng, Nhà nước; hội nghị tuyên truyền, giáo dục pháp luật, … có tác động tích cực đến nhận thức, tư tưởng, lập trường của giảng viên để hướng tới việc hoàn thành các nhiệm vụ chính trị của Nhà trường. Bên cạnh đó, Nhà trường “đẩy mạnh thực hiện nghiêm nền nếp, kỷ cương dạy học, làm việc…, phối hợp với các đơn vị, chính quyền địa phương và cơ quan an ninh làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ; 40.

<span class='text_page_counter'>(48)</span> theo dõi, tổng hợp tình hình tư tưởng của công chức, viên chức, người lao động trong Trường để kịp thời phản ánh, đề xuất biện pháp giải quyết những sai lệch, vướng mắc trong quá trình công tác…, công tác thanh tra được duy trì thường xuyên, kịp thời chấn chỉnh các vấn đề vi phạm quy chế, góp phần giữ vững kỷ luật, kỷ cương và đảm bảo sự ổn định trên các lĩnh vực hoạt động của Trường”[31]. b) Hạn chế và nguyên nhân Theo đánh giá chung của Nhà trường, vẫn còn tình trạng một số giảng viên thực hiện nội quy, quy chế chưa nghiêm: Thực hiện giờ lên lớp không đúng quy định; vi phạm quy định trong công tác tổ chức thi, kiểm tra, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của Trường[26]. Thực tế hoạt động nghề nghiệp, vẫn còn trường hợp giảng viên vi phạm đến mức phải kỷ luật[50]. Nguyên nhân của hạn chế này chủ yếu do ý thức, trách nhiệm làm việc của một số giảng viên, làm ảnh hưởng đến kỷ cương hành chính của Nhà trường. Nhiều trường hợp vì lợi ích cá nhân nên đã không thể hiện được trách nhiệm xã hội, không có tinh thần đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực trong Nhà trường: Có đến 31,1% giảng viên không có ý kiến trả lời về nội dung “kiên quyết đấu tranh chống những biểu hiện, hành vi tiêu cực trong nhà trường” [Phụ lục 2]. 2.3.2. Đánh giá thực trạng chất lượng giảng viên theo tiêu chí trình độ chuyên môn, kiến thức nghiệp vụ a) Ưu điểm và nguyên nhân Với sự chủ động học tập nâng cao trình độ chuyên môn của giảng viên cho nên giai đoạn 2014-2019, tỷ lệ giảng viên Nhà trường có trình độ TS, PGS tăng từ 14,5% lên 20,5% (Bảng 5), tỷ lệ giảng viên có trình độ sau đại học được nâng từ 79% năm 2014 lên 90% năm 2019 và hiện tại có 41 người đang theo học nghiên cứu sinh[31]. Các giảng viên đều chủ động học tập, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ sư phạm dành cho giảng viên đại học, cao đẳng, đảm bảo yêu cầu nghiệp vụ theo quy định. Thực tế quá trình công tác đã khẳng định các giảng viên đã phát huy được những kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ của mình, có sự vận dụng sáng tạo để hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy được phân công. Nguyên nhân của ưu điểm trên trước hết xuất phát từ chính sự nỗ lực, ý thức tự học tập của giảng viên để đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của giáo dục đại học. Bên cạnh đó, Nhà trường có sự quan tâm, động viên giảng viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn và khen thưởng kịp thời đối với những người hoàn thành khóa học. Đó là nguồn động viên lớn đối với các giảng viên, tạo nên một môi trường tự học tập, rèn luyện trong Nhà trường. b) Hạn chế và nguyên nhân Hạn chế về trình độ chuyên môn của giảng viên Nhà trường hiện nay đó là việc vẫn còn giảng viên chưa đạt chuẩn về trình độ chuyên môn theo quy định mới 41.

<span class='text_page_counter'>(49)</span> của Luật Giáo dục đại học sửa đổi năm 2018. Theo đó, 25 giảng viên (chiếm 10%) mới đạt trình độ đại học và mặc dù đang theo học bậc học ThS, nhưng việc này cũng đang tạo ra áp lực về chuyên môn không chỉ đối với chính họ, mà còn ảnh hưởng đến mặt bằng chất lượng chung của giảng viên Nhà trường trong bối cảnh mở rộng quy mô, chuyên ngành đào tạo và sự cạnh tranh trong đào tạo của Nhà trường. Bên cạnh đó, mặt bằng kiến thức tin học, ngoại ngữ của giảng viên Nhà trường mới chỉ đạt ở mức độ nhất định - theo đánh giá chung của Nhà trường[49], là một trong những hạn chế không nhỏ, ảnh hưởng đến năng lực, uy tín nghề nghệp của chính giảng viên và của Nhà trường. Hạn chế trên do nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, năm 2018, Trường Trung cấp Văn thư - Lưu trữ với nhiều giáo viên có mặt bằng trình độ đại học được sáp nhập vào Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, làm gia tăng tỷ lệ giảng viên Nhà trường có trình độ ĐH. Thứ hai, năm 2019, Luật Giáo dục đại học sửa đổi có hiệu lực thi hành với điều kiện, tiêu chuẩn giảng viên phải có trình độ từ ThS trở lên, đã làm cho nhiều giảng viên của Trường ở trình độ ĐH không đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định. Mặc dù có ảnh hưởng chung đến mặt bằng chất lượng của giảng viên, nhưng Nhà trường cũng đã xây dựng và thực hiện lộ trình đến năm 2021 tất cả giảng viên đạt trình độ sau đại học[49] để đảm bảo tiêu chuẩn giảng viên quy định hiện hành. Thứ ba, phần lớn giảng viên có quá trình học tập, nghiên cứu trong nước, cùng với đó là chuyên ngành đào tạo trong lĩnh vực xã hội - nhân văn, sự hạn chế của chủ thể trong việc tự học tập, bồi dưỡng kiến thức tin học, ngoại ngữ, cho nên đã làm cho mặt bằng kiến thức tin học, ngoại ngữ của giảng viên Nhà trường mới đạt mức độ nhất định. 2.3.3. Đánh giá thực trạng chất lượng giảng viên theo tiêu chí năng lực nghiên cứu khoa học a) Ưu điểm và nguyên nhân Giảng viên Nhà trường có sự chủ động tham gia nhiều hoạt động khoa học, công nghệ. Tuy số lượng các công trình nghiên cứu đã công bố của giảng viên chưa nhiều, song đã thể hiện sự nỗ lự của họ những năm qua và cũng là kết quả vượt trội so với các giai đoạn trước đó[49]. Và với những kết quả đạt được trong hoạt động khoa học, công nghệ theo hướng gia tăng của các năm trong giai đoạn 2014-2019, một tín hiệu khả quan sẽ thành hiện thực trong giai đoạn tiếp theo như mục tiêu Nhà trường đã đề ra: Năm 2025 có 03 đề tài cấp nhà nước, 07 đề tài cấp bộ, 22 đề tài cấp cơ sở, 350 bài báo khoa học trong nước, 08 bài báo khoa học quốc tế, v.v.[49]. Lý giải về vấn đề trên, có thể nhận thấy nguyên nhân từ cả hai phía: Sự nỗ lực của giảng viên và sự quan tâm của Nhà trường đối với hoạt động khoa học, công nghệ. - Về phía giảng viên, giai đoạn 2014-2019 trước những yêu cầu phát triển của Nhà trường, các giảng viên có sự chủ động, tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn ở bậc đào tạo cao hơn, đi kèm với đó là những kết quả nghiên cứu 42.

<span class='text_page_counter'>(50)</span> khoa học tương xứng theo yêu cầu của từng bậc đào tạo. Tiếp đến, đó là những yêu cầu của việc nghiên cứu khoa học phục vụ mở ngành, chuyên ngành đào tạo; hướng dẫn người học nghiên cứu khoa học; thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp,… đã gia tăng áp lực đối với giảng viên trong hoạt động khoa học, công nghệ. - Về phía Nhà trường, “nhận thức rõ phát triển khoa học, công nghệ cùng với giáo dục, đào tạo là động lực then chốt để phát triển nhanh và bền vững, Nhà trường luôn chú trọng, tăng cường đầu tư các nguồn lực để nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học,…; kiện toàn, thành lập bộ phận nghiên cứu, quản lý khoa học (Viện Nghiên cứu và Phát triển, Phòng Quản lý khoa học), làm nền tảng, cơ sở thúc đẩy hoạt động khoa học, công nghệ phát triển đa dạng, phong phú với quy mô mở rộng, đáp ứng yêu cầu cả về số lượng, chất lượng nghiên cứu”[49]. Ngoài ra, Nhà trường thường xuyên tổ chức hội thảo, tọa đàm khoa học, nội san với nội dung thiết thực, gắn với các lĩnh vực đào tạo của Nhà trường và ngành Nội vụ [26] [27] [28] [29] [30] [31], tạo cơ hội nhiều hơn cho giảng viên tham gia hoạt động khoa học, công nghệ. b) Hạn chế và nguyên nhân Sự hạn chế về năng lực nghiên cứu của giảng viên Nhà trường thể hiện rõ qua số lượng công trình nghiên cứu khoa học còn rất ít, chưa có công trình nghiên cứu khoa học nổi bật, tạo hiệu ứng tích cực trong hoạt động khoa học, công nghệ. Theo tổng hợp, tính toán từ số liệu Bảng 8, số lượng công trình nghiên cứu bình quân của giảng viên là 0,13 giáo trình, tập bài giảng/giảng viên/6 năm; 0,55 đề tài, dự án/giảng viên/6 năm; 0,09 sách tham khảo, chuyên khảo/giảng viên/6 năm; 0,24 đề tài sinh viên/giảng viên/năm. Theo đánh giá của Nhà trường: Tiến độ triển khai các nhiệm vụ khoa học còn chậm, nhiều đề tài nghiên cứu khoa học quá hạn, nợ đọng kéo dài,…; việc biên soạn giáo trình, tập bài giảng còn chậm, số lượng hạn chế, thiếu giáo trình, tập bài giảng phục vụ hoạt động đào tạo của Nhà trường[28]. Sự hạn chế về năng lực nghiên cứu khoa học có tác động ảnh hưởng đến uy tín nghề nghiệp, chất lượng của giảng viên Nhà trường. Nguyên nhân của hạn chế này gồm cả chủ quan và khách quan. - Về nguyên nhân chủ quan, chính là việc nhiều giảng viên chưa nhận thức rõ được vai trò, lợi ích của hoạt động nghiên cứu khoa học đối với hoạt động giảng dạy chuyên môn; chưa có sự nỗ lực trong nghiên cứu. Bên cạnh đó, giảng viên Nhà trường “chưa tích cực tham gia các cuộc thi, giải thưởng nghiên cứu khoa học, sáng kiến”[28] và “nhiều giảng viên còn lên lớp với cường độ cao, chưa dành nhiều thời gian cho hoạt động nghiên cứu khoa học, nên số lượng và chất lượng nghiên cứu khoa học chưa đồng đều”[31]. Kết quả khảo sát của tác giả trong Bảng 10 cũng góp phần minh chứng cho nhận định trên. 43.

<span class='text_page_counter'>(51)</span> Bảng 10. Kết quả khảo sát về sự chủ động nghiên cứu khoa học của giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội N HTRL5: Chủ động tìm kiếm, hợp tác trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Tối thiểu. Tối đa. Bình. Độ lệch. quân. chuẩn. 241. 1. 5. 2.58. .813. 241. 1. 5. 3.04. .921. 241. 1. 5. 2.70. .891. HTRL6: Chủ động tìm kiếm, đăng ký, tham gia tuyển chọn đề tài nghiên cứu khoa học; đăng ký chủ trì, tham gia biên soạn giáo trình, tập bài giảng HTRL7: Chủ động nghiên cứu, xuất bản ấn phẩm khoa học phục vụ giảng dạy (sách tham khảo, sách chuyên khảo, bài báo khoa học,…) Valid N (listwise). 241. Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả tháng 5 năm 2020 Bảng 10 cho thấy rõ giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội hạn chế trong việc “chủ động tìm kiếm, hợp tác trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học” (mức đánh giá trung bình 2.58) và “chủ động nghiên cứu, xuất bản ấn phẩm khoa học phục vụ giảng dạy (mức đánh giá trung bình 2.70); ít có sự “chủ động tìm kiếm, đăng ký, tham gia tuyển chọn đề tài nghiên cứu khoa học; đăng ký chủ trì, tham gia biên soạn giáo trình, tập bài giảng” (mức đánh giá trung bình 3.04). Điều đó góp phần chứng tỏ phần lớn giảng viên chưa có sự chủ động, nỗ lực trong nghiên cứu khoa học - nguyên nhân chủ quan của những hạn chế về năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên Nhà trường. - Về nguyên nhân khách quan, đó là việc Nhà trường chưa có chính sách hỗ trợ hoạt hoạt động nghiên cứu khoa học đối với việc công bố sản phẩm khoa học (biên soạn, xuất bản sách tham khảo, chuyên khảo; đăng bài tạp chí quốc tế), dẫn đến việc nhiều giảng viên không hăng say, hứng thú với hoạt động này. Bên cạnh đó, Nhà trường “chưa có cơ chế khuyến khích các cá nhân đối với việc tham gia xúc tiến, thu hút các đề tài, dự án khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp nhà nước về cho Trường”[27]. Vấn đề này được chỉ ra từ năm 2016, nhưng đến nay Nhà trường vẫn chưa có cơ chế khuyến khích phù hợp.. 2.3.4. Đánh giá thực trạng chất lượng giảng viên theo tiêu chí năng lực giảng dạy a) Ưu điểm và nguyên nhân Giảng viên Nhà trường có độ tuổi bình quân còn trẻ, nhưng được đánh giá có năng lực giảng dạy đáp ứng yêu cầu chương trình đào tạo theo bậc học của Nhà trường. Vấn đề này trước tiên xuất phát từ nguyên nhân chủ quan - sự chủ động, nỗ 44.

<span class='text_page_counter'>(52)</span> lực học tập, rèn luyện kỹ năng, phương pháp giảng dạy của giảng viên, được lý giải thông qua kết quả khảo sát của tác giả trong Bảng 11 dưới đây. Bảng 11. Kết quả khảo sát về sự chủ động học tập, rèn luyện kỹ năng, phương pháp giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội N. Tối thiểu. Tối đa. Bình. Độ lệch. quân. chuẩn. HTRL1: Chủ động cập nhật văn bản, chính sách liên quan đến chuyên ngành giảng dạy. 241. 4. 5. 4.36. .480. HTRL2: Chủ động tìm kiếm và tham gia chương trình đào tạo, bồi dưỡng liên quan đến việc cập nhật, bổ sung kiến thức chuyên ngành. 241. 3. 5. 3.96. .773. HTRL3: Chủ động đánh giá, rút kinh nghiệm trong hoạt động giảng dạy theo các bậc đào tạo, hệ đào tạo, chương trình đào tạo, bồi dưỡng. 241. 3. 5. 4.16. .755. HTRL4: Chủ động tìm kiếm, tham gia chương trình, hội thi liên quan đến việc nâng cao năng lực giảng dạy, kiến thức chuyên ngành. 241. 3. 5. 4.02. .758. Valid N (listwise). 241. Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả tháng 5 năm 2020 Số liệu khảo sát trên góp phần khẳng định giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đều có sự chủ động học tập, rèn luyện kỹ năng, phương pháp giảng dạy với mức đánh giá trung bình từ 3.96 đến 4.36. Điều này thể hiện rằng, giảng viên Nhà trường không chỉ chủ động cập nhật văn bản, chính sách liên quan đến chuyên ngành giảng dạy; chủ động tìm kiếm và tham gia chương trình đào tạo, bồi dưỡng liên quan đến việc cập nhật, bổ sung kiến thức chuyên ngành; chủ động đánh giá, rút kinh nghiệm trong hoạt động giảng dạy theo các bậc đào tạo, hệ đào tạo, chương trình đào tạo, bồi dưỡng, mà còn chủ động tìm kiếm, tham gia chương trình, hội thi liên quan đến việc nâng cao năng lực giảng dạy, kiến thức chuyên ngành. Đây là yếu tố có tác động tích cực đến việc phát triển năng lực giảng dạy của giảng viên. Bên cạnh nguyên nhân chủ quan trên, một số nguyên nhân khách quan khác có tác động tích cực đến năng lực giảng dạy của giảng viên Nhà trường, đó là: - Hoạt động chấm giảng báo cáo của Nhà trường được thực hiện theo quy trình bài bản, chặt chẽ, theo đó cá nhân được tuyển dụng hoặc chuyển chức danh nghề nghiệp thành giảng viên phải trải qua quy trình giảng báo cáo ba cấp (cấp bộ môn, cấp khoa, cấp trường) và với giáo án chuẩn theo các bước lên lớp[35]. Điều này đã giúp cho giảng viên hình thành kỹ năng, rèn luyện phương pháp giảng dạy ngay từ khi được tuyển dụng hoặc chuyển chức danh nghề nghiệp thành giảng viên. - Công tác thanh tra của Nhà trường được duy trì thường xuyên và tập trung vào hoạt động đào tạo nhằm duy trì nền nếp dạy, học. Bên cạnh hoạt động giảng dạy và học tập trên lớp, các khoa, trung tâm đã chủ động tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa nhằm trau dồi kiến thức, kỹ năng, phương pháp cho giảng viên, sinh 45.

<span class='text_page_counter'>(53)</span> viên, cụ thể như: Hội thi kỹ năng nghề nghiệp; cuộc thi liên quan đến ngành học; tham quan, học tập thực tế,… được tổ chức thường niên. Cùng với đó, Nhà trường thường xuyên có những biện pháp chính sách nâng cao chất lượng giảng dạy; tăng cường hoạt động giám sát, tập trung rà soát, thống nhất giữa các chương trình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo[26][27][28][29][30][31]. - Đa số giảng viên Nhà trường ở độ tuổi còn trẻ, được đào tạo một cách chính quy, bài bản, tiếp đến là sự nỗ lực rèn luyện của mỗi cá nhân giảng viên để trau dồi kinh nghiệm, kỹ năng, phương pháp giảng dạy của chính mình. Cùng với đó là số lượng giảng viên Nhà trường còn ít (Năm 2014: 165/345 người, chiếm 47,8%; năm 2019: 249/498 người, chiếm 50%), trong khi Nhà trường có nhiều ngành, chuyên ngành đào tạo (13 ngành, hơn 20 chuyên ngành) và giữa các ngành, chuyên ngành có sự giao thoa kiến thức khá lớn, cho nên tần suất giảng dạy/năm học của giảng viên Nhà trường cũng lớn[26], là cơ hội tốt để giảng viên, nhất là giảng viên trẻ nhanh chóng phát triển nghề nghiệp. Bên cạnh đó, điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, điều kiện sinh hoạt chuyên môn, chế độ, chính sách, cơ hội học tập tương đối tốt cũng là một trong những yếu tố thuận lợi để giảng viên phát triển năng lực giảng dạy của mình. Vấn đề này được các giảng viên khẳng định thông qua kết quả khảo sát của tác giả trong Bảng 12. Bảng 12. Kết quả khảo sát ý kiến giảng viên về điều kiện làm việc của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội N. Tối thiểu. Tối đa. Bình. Độ lệch. quân. chuẩn. MTLV1: Giảng dạy đạt số giờ chuẩn theo định mức năm học. 241. 3. 5. 4.54. .562. MTLV2: Cơ sở vật chất, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu cho hoạt động nghiên cứu, giảng dạy. 241. 3. 5. 4.24. .818. MTLV3: Được sinh hoạt chuyên môn thường xuyên tại đơn vị công tác. 241. 3. 5. 4.11. .649. MTLV4: Mức độ giảng dạy thường xuyên (tần suất giảng dạy cao) của môn học/năm học. 241. 3. 5. 4.28. .642. CSLV1: Nhà trường có chế độ lương, thưởng hợp lý, công bằng. 241. 2. 5. 3.39. .965. CSLV2: Nhà trường tạo cơ hội học tập, nghiên cứu phát triển chuyên môn, nghề nghiệp. 241. 3. 5. 4.05. .799. Valid N (listwise). 241. Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả tháng 5 năm 2020 Bảng 12 với những số liệu tổng hợp ý kiến trả lời của giảng viên ở mức trung bình từ 3.39 đến 4.54 về điều kiện làm việc tại Trường Đại học Học Nội vụ: Số giờ chuẩn giảng dạy theo định mức năm học được đảm bảo và với tần suất cao; cơ sở vật chất, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu cho hoạt động nghiên cứu, giảng dạy; được sinh hoạt chuyên môn thường xuyên tại đơn vị công tác; chế độ ưu đãi, cơ hội học tập phát 46.

<span class='text_page_counter'>(54)</span> triển chuyên môn, nghề nghiệp phù hợp. Đó là những yếu tố có tác động tích cực, góp phần nâng cao năng lực giảng dạy của giảng viên Nhà trường thời gian qua. b) Hạn chế và nguyên nhân - Thứ nhất, về mặt bằng chung, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của giảng viên trong hoạt động nghề nghiệp vẫn ở mức khiêm tốn (Bảng 9), ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy chuyên môn của họ. Nguyên nhân của hạn chế này chủ yếu xuất phát từ sự nỗ lực học tập, bồi dưỡng, rèn luyện của giảng viên, vì rằng về phía Nhà trường, điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, điều kiện sinh hoạt chuyên môn, chế độ, chính sách, cơ hội học tập tương đối tốt (Bảng 12). Theo đó, mỗi giảng viên ngoài việc đảm bảo tiêu chuẩn về chứng chỉ công nghệ thông tin theo quy định, mà còn phải nỗ lực rèn luyện để ứng dụng, vận dụng sáng tạo, linh hoạt kiến thức công nghệ thông tin phục vụ giảng dạy chuyên môn, thế nhưng việc “phát huy tối đa kiến thức tin học trong hoạt động nghề nghiệp” lại được giảng viên khẳng định ở mức độ không cao (Bảng 6). - Thứ hai, tỷ lệ giảng viên có tiêu chuẩn, năng lực giảng dạy đáp ứng yêu cầu giảng dạy bậc sau đại học còn thấp: 51/249 người, chiếm 20% (Bảng 5), dẫn đến hoạt động đào tạo sau đại học của Nhà trường chưa thực sự chủ động về nhân lực, ít giảng viên tham gia hướng dẫn luận văn thạc sĩ (Bảng 9). Nguyên nhân của hạn chế này chủ yếu xuất phát từ yếu tố khách quan, đó là việc hình thành và phát triển của Nhà trường gắn với bậc đại học mới từ năm 2011, tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ thời điểm đó rất ít (06 người). Đến nay, trải qua 9 năm hình thành và phát triển, mặc dù có sự nỗ lực lớn từ phía giảng viên và sự hỗ trợ, tạo cơ hội, khuyến khích của Nhà trường (Bảng 12) nhưng do trong thời gian ngắn nên sự phát triển về chất của giảng viên Nhà trường vẫn chưa thể đạt kết quả ở mức độ cao như kỳ vọng. Tiểu kết Chương 2 Với việc phân tích thông tin thứ cấp từ những văn bản, báo cáo của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, kết hợp điều tra, khảo sát ý kiến giảng viên để thu thập thông tin sơ cấp, tác giả đã góp phần làm sáng tỏ thực trạng chất lượng giảng viên Nhà trường giai đoạn 2014-2019 theo các tiêu chí: Phẩm chất đạo đức; trình độ chuyên môn, kiến thức nghiệp vụ; năng lực nghiên cứu khoa học; năng lực giảng dạy. Tác giả cũng đã chỉ rõ nguyên nhân chủ quan và khách quan của những kết quả đạt được và những hạn chế về chất lượng giảng viên Nhà trường. Kết quả nghiên cứu trên có ý nghĩa lớn, làm cơ sở để tác giả đề xuất một số giải pháp phù hợp trong Chương 3, góp phần hoàn thành mục tiêu nghiên cứu của đề tài đã đề ra.. 47.

<span class='text_page_counter'>(55)</span> Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2020-2025 3.1. Quan điểm nâng cao chất lượng giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Giảng viên là lực lượng nòng cốt, quyết định trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của cơ sở đào tạo. Do đó, việc nâng cao chất lượng giảng viên là vấn đề luôn cần thiết đối với mỗi nhà trường. Để làm được điều này, nhà quản lý các cơ sở đào tạo cần xác lập quan điểm hành động một cách rõ ràng dựa trên những đặc điểm lao động của giảng viên, dựa vào đặc điểm của cơ sở đào tạo và xu hướng vận động của ngành, lĩnh vực chuyên môn... Từ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về chất lượng giảng viên như đã đề cập trong Chương 1 và Chương 2, tác giả đưa ra một số quan điểm nâng cao chất lượng giảng viên Trường Đại học vụ Hà Nội, đó là: (1) Nâng cao chất lượng giảng viên cần được xác định là nhiệm vụ thường xuyên; (2) Nâng cao chất lượng giảng viên cần được thực hiện bằng những chính sách cụ thể, đồng bộ. 3.1.1. Nâng cao chất lượng giảng viên cần được xác định là nhiệm vụ thường xuyên Nâng cao chất lượng giảng viên cần được xác định là nhiệm vụ thường xuyên của mỗi cơ sở đào tạo. Thực hiện tốt nhiệm vụ này, các cơ sở đào tạo sẽ luôn duy trì được đội ngũ nhân lực nòng cốt đáp ứng yêu cầu phát triển của các chuyên ngành đào tạo và hoạt động nghiên cứu chuyển giao công nghệ gắn với những chức năng, nhiệm vụ chính được giao. Lý giải quan điểm trên có thể nhận thấy tính cần thiết và ý nghĩa to lớn. Điều đó là bởi vì xã hội luôn vận động và phát triển không ngừng; kiến thức của các ngành, lĩnh vực cũng có sự thay đổi theo hướng mở rộng, bổ sung, đòi hỏi mỗi giảng viên (người làm công tác giảng dạy, nghiên cứu) cần thường xuyên có sự cập nhật kiến thức, rèn luyện kỹ năng, phương pháp giảng dạy và nghiên cứu để đáp ứng với yêu cầu giảng dạy và nghiên cứu khoa học theo xu hướng mới. Thế nhưng, thực tế mỗi giảng viên do bị tác động chi phối bởi nhiều yếu tố cá nhân hoặc đặc điểm công việc chuyên môn, mà có thể họ không kịp thời nhận ra sự thay đổi đó để có hướng điều chỉnh phù hợp. Do đó, các cơ sở đào tạo cần phải thường xuyên quan tâm và có những biện pháp đúng lúc nhằm phát huy năng lực, sở trường của mỗi giảng viên, nâng cao chất lượng của đội ngũ nhân lực này phục vụ cho sự phát triển của nhà trường. Trong bối cảnh của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, quan điểm nâng cao chất lượng giảng viên là nhiệm vụ thường xuyên cũng rất phù hợp với mục tiêu[34], tầm nhìn[34] trong chiến lược phát triển của Nhà trường. Điều đó cũng đòi hỏi Nhà trường cần. 48.

<span class='text_page_counter'>(56)</span> xây dựng kế hoạch hành động nhằm nâng cao chất lượng giảng viên theo nhiệm vụ hàng năm. 3.1.2. Nâng cao chất lượng giảng viên cần được thực hiện bằng những chính sách cụ thể, đồng bộ Pháp luật Việt Nam hiện hành quy định các nhiệm vụ của giảng viên trong trường đại học gồm hai nhiệm vụ chính là giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Đây cũng là những tiêu chí cơ bản để đánh giá chất lượng giảng viên được nhiều nhà nghiên cứu khẳng định. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu lý luận về quản trị nhân lực, quản lý giáo dục đã chỉ ra rằng, lao động của giảng viên trong trường đại học là lao động trí tuệ; lao động có tính khoa học, nghệ thuật, sáng tạo; lao động có sản phẩm đặc biệt là nhân cách (phẩm chất, năng lực) con người; bị tác động bởi nhiều yếu tố như chính sách tạo động lực làm việc, môi trường làm việc, đặc điểm công việc chuyên môn, sự rèn luyện của chủ thể, v.v. Cho nên, các cơ sở đào tạo phải quan tâm xây dựng, thực hiện biện pháp phù hợp nâng cao chất lượng giảng viên để họ luôn là đội ngũ nhân lực nòng cốt, thực hiện thành công các nhiệm vụ chiến lược của nhà trường trong từng giai đoạn. Và việc nâng cao chất lượng giảng viên cần được thực hiện bằng những chính sách cụ thể, đồng bộ theo những nội dung tiêu chí đánh giá chất lượng giảng viên, cũng như những yếu tố tác động thúc đẩy đến việc phát huy năng lực, chất lượng giảng viên. Trong bối cảnh của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, để thực hiện được mục tiêu, tầm nhìn như đã nêu trên, việc xây dựng chính sách phát triển, nâng cao chất lượng giảng viên là rất cần thiết và cần được thực hiện theo những nội dung cụ thể, đồng bộ gắn với những nhiệm vụ chính của giảng viên và những yếu tố tác động thúc đẩy phát triển năng lực của giảng viên, cụ thể là: Chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng giảng viên; chính sách hỗ trợ nghiên cứu khoa học đối với giảng viên; chính sách đãi ngộ đối với với giảng viên trình độ cao, chuyên gia, v.v. 3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 3.2.1. Giải pháp nâng cao phẩm chất đạo đức của giảng viên 3.2.1.1. Cơ sở đề xuất giải pháp Mặc dù Nhà trường có sự quan tâm hàng năm đến công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho giảng viên; công tác thanh tra được tiến hành thường xuyên, nhưng vẫn còn tình trạng một số giảng viên thực hiện nội quy, quy chế chưa nghiêm: Thực hiện giờ lên lớp không đúng quy định; vi phạm quy định trong công tác tổ chức thi, kiểm tra, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của Trường[26]. Thực tế hoạt động nghề nghiệp, vẫn còn trường hợp giảng viên vi phạm đến mức phải kỷ luật[50]. Thực trạng trên có nguyên nhân chủ yếu do ý thức, trách nhiệm làm việc của một số giảng viên, làm ảnh hưởng đến kỷ cương hành chính của Nhà trường; vì lợi 49.

<span class='text_page_counter'>(57)</span> ích cá nhân mà thiếu trách nhiệm xã hội, thiếu tinh thần đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực [Phụ lục 2]. Do đó, để duy trì trật tự, kỷ cương trong hoạt động của Nhà trường, bên cạnh việc tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng cho giảng viên, thì việc xử lý nghiêm những trường hợp giảng viên vi phạm quy chế là rất cần thiết và phải được thực hiện công khai, công bằng. 3.2.1.2. Nội dung giải pháp a) Giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho giảng viên Giai đoạn 2014-2019, Nhà trường tổ chức nhiều chương trình giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức dành cho viên chức và người lao động (bao gồm cả giảng viên, chuyên viên) dưới nhiều hình thức như: Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật; chương trình học tập, tập huấn chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng; chương trình dự thi tìm hiểu pháp luật, đạo đức, văn hóa dân tộc, v.v. thường là những hoạt động lồng ghép vào một số hoạt động khác của Nhà trường. Hoạt động này cũng có tác động tích cực đến nhận thức và bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức cho giảng viên, giúp cho giảng viên nắm vững các quy định của pháp luật, quy định của Nhà trường liên quan đến nhiệm vụ của mình; có thái độ chuẩn mực trong hành vi, ứng xử với cấp trên, với cấp dưới và với đồng nghiệp; không tham gia hoặc bị lôi kéo tham gia các cuộc biểu tình, bạo loạn bất hợp pháp, v.v. Thế nhưng, việc giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức theo cách thức trên chưa mang tính chuyên biệt, chưa có sự chọn lọc về đối tượng tham gia là giảng viên, trong khi đây là nhân lực nòng cốt của Nhà trường, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ đào tạo, tạo ra sản phẩm đào tạo của Nhà trường - nhân lực đáp ứng yêu cầu của ngành Nội vụ và của xã hội. Cho nên, việc xây dựng và thực hiện chương trình giao dục chính trị, tư tưởng, đạo đức danh riêng đối với giảng viên cần được tiến hành nghiêm túc, thường xuyên. b) Xử lý nghiêm, công khai, công bằng những trường hợp giảng viên vi phạm quy định trong quá trình thực hiện nhiệm vụ Giai đoạn 2014-2019, công tác thanh tra của Nhà trường được tiến hành thường xuyên, đã phát hiện và chấn chỉnh nhiều trường hợp giảng viên vi phạm quy chế hoạt động chuyên môn. Việc xử lý này được thực hiện chủ yếu thông qua việc đánh giá phân loại tháng theo quy chế của Nhà trường[44], tuy nhiên kết quả xử lý vi phạm theo hình thức đánh giá phân loại tháng ít ảnh hưởng đến kết quả đánh giá phân loại năm, vì rằng 3 tháng trở lên xếp loại D (không hoàn thành nhiệm vụ) mới tác động đến kết quả đánh giá phân loại năm thành loại D. Trong bối cảnh Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đang bước vào giai đoạn thực hiện tự chủ, việc xử lý giảng viên vi phạm quy chế chuyên môn cần tiến hành bằng hình thức kết hợp đánh giá phân loại tháng với hình thức phù hợp kèm theo để gia 50.

<span class='text_page_counter'>(58)</span> tăng tính răn đe. Theo đó, có thể áp dụng biên pháp kinh tế kèm theo, bằng cách cắt, giảm thu nhập tăng thêm trong tháng hoặc trong thời gian nhất định đối với giảng viên tùy theo mức độ vi phạm. Việc xử lý bằng hình thức kết hợp này sẽ có tác dụng kép cả trên phương diện tinh thần và trên phương diện vật chất; đồng thời có sự công khai thông tin trong nội bộ Nhà trường sẽ làm gia tăng tính răn đe đối với mỗi giảng viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, góp phần duy trì trật tự, kỷ cương trong hoạt động của Nhà trường. 3.2.1.3. Thực hiện giải pháp Nhà trường đưa vào kế hoạch công tác hàng năm và tổ chức triển khai thực hiện một cách nghiêm chỉnh. Thực hiện tốt nội dung này, Nhà trường sẽ luôn duy trì được đội ngũ giảng viên có phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ giáo dục và đào tạo, đồng thời cũng là một giải pháp quan trọng để Nhà trường thực hiện được sứ mệnh, chiến lược phát triển của mình đến năm 2025 và xa hơn. Tiếp tục đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục cho đội ngũ giảng viên nhằm nâng cao nhận thức về chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh thông qua các buổi học tập nghị quyết, nói chuyện chuyên đề, phim ảnh, tài liệu... Tổ chức thi tìm hiểu về Đảng, về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong đội ngũ giảng viên; tổ chức toạ đàm về đạo đức nghề nghiệp của giảng viên Thông qua Thanh tra nhà trường là đầu mối kịp thời phát hiện các biểu hiện lệch lạc, sai phạm để có biện pháp xử lý nghiêm khắc. Phòng Tổ chức cán bộ phối hợp với Văn phòng Đảng uỷ, Phòng QLĐTĐH Tham mưu xây dựng kế hoạch chuyên đề hàng năm về giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho giảng viên; chủ trì, phối hợp với các khoa chuyên môn tổ chức thực hiện kế hoạch này một cách nghiêm chỉnh, kết hợp với việc khảo sát, đánh giá hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho giảng viên hàng năm.. 3.2.2. Giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức nghiệp vụ của giảng viên 3.2.2.1. Cơ sở đề xuất giải pháp - Thứ nhất, vẫn còn 25/249 giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội (chiếm 10%) chưa đạt trình độ chuẩn theo quy định của Luật Giáo dục đại học sửa đổi năm 2018 (Bảng 5), đang là vấn đề tác động ảnh hưởng không tích cực đến mặt bằng chất lượng giảng viên Nhà trường, đặt ra thách thức về chất lượng nhân lực trước yêu cầu của giáo dục đại học trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này xuất phát từ thực tiễn khách quan: Trường Trung cấp Văn thư - Lưu trữ sáp nhập vào Trường Đại học Nội vụ Hà Nội năm 2018, làm gia tăng tỷ lệ giảng viên mới chỉ có trình độ đại học; đồng thời, 51.

<span class='text_page_counter'>(59)</span> Luật Giáo dục đại học sửa đổi năm 2018 quy định tiêu chuẩn cao hơn, làm cho những giảng viên có trình độ đại học trở thành nhân lực chưa đạt chuẩn. - Thứ hai, tỷ lệ giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội có trình độ tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư ở mức thấp: 51/249 người, chiếm 20% (Bảng 5), trong khi Nhà trường đang trong giai đoạn phát triển mở rộng đào tạo bậc sau đại học, trở thành thách thức không nhỏ trong công tác quản lý, làm cho hoạt động đào tạo sau đại học của Nhà trường chưa thực sự chủ động về nhân lực trực tiếp giảng dạy. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này gắn với yếu tố khách quan, theo đó sự hình thành và phát triển của Nhà trường ở bậc đại học mới chỉ từ năm 2011, tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ thời điểm đó rất ít (06 người). Đến nay, trải qua 9 năm hình thành và phát triển, mặc dù có sự nỗ lực lớn từ phía giảng viên và sự hỗ trợ, tạo cơ hội, khuyến khích của Nhà trường (Bảng 12) nhưng do trong thời gian ngắn nên sự phát triển về chất của giảng viên Nhà trường vẫn chưa thể đạt kết quả ở mức độ cao như kỳ vọng. - Thứ ba, giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội hạn chế nhất định về năng lực ngoại ngữ, tin học để khai thác hiệu quả các nguồn học liệu và ứng dụng công nghệ thông tin trong nghiên cứu, giảng dạy. Việc phát huy tối đa kiến thức ngoại ngữ, tin học trong hoạt động nghề nghiệp ở mức khiêm tốn (Bảng 6), mà theo đánh giá của Nhà trường là mới chỉ “có trình độ nhất định về ngoại ngữ và tin học”[49] và nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ sự chủ động học tập, rèn luyện của chính giảng viên. Sự hạn chế này đã và đang là vấn đề quản lý đối với các lãnh đạo Nhà trường trước bối cảnh giáo dục đại học trong xu hướng hội nhập và cách mạng công nghiệp 4.0. 3.2.2.2. Nội dung giải pháp a) Quán triệt thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm học tập đối với các giảng viên chưa đạt chuẩn để xây dựng đội ngũ nhân lực giảng dạy của Nhà trường đáp ứng yêu cầu của giáo dục đại học Mặc dù 25 giảng viên (10%) có trình độ chưa đạt chuẩn đang theo học ở bậc học thạc sĩ và theo dự kiến của Nhà trường, tất cả sẽ hoàn thành nhiệm vụ học tập đến năm 2021[49]. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu tất cả giảng viên đạt chuẩn về trình độ chuyên môn vào năm 2021, Nhà trường vẫn cần quán triệt thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm học tập đối với các giảng viên chưa đạt chuẩn và việc này cần được tiến hành thường xuyên, hàng năm với những biện pháp khen thưởng, xử phạt công bằng, công khai để tạo áp lực cho các giảng viên hoàn thành nhiệm vụ học tập đúng tiến độ. b) Thực hiện chính sách hỗ trợ, khuyến khích, khen thưởng, xử phạt phù hợp đối với giảng viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn ở bậc học tiến sĩ; chính sách hỗ trợ, khuyến khích đối với giảng viên đăng ký xét công nhận đạt chuẩn chức danh phó giáo sư, giáo sư 52.

<span class='text_page_counter'>(60)</span> Tính đến hết năm 2019, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội có 51/249 giảng viên đạt trình độ tiến sĩ, trong đó 06 người là phó giáo sư và mục tiêu đến năm 2025 đạt 115 giảng viên có trình độ tiến sĩ, trong đó 12 phó giáo sư, 02 giáo sư (Bảng 5). Như vậy, giai đoạn 2020-2025 Nhà trường cần thêm 64 giảng viên có trình độ tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư, trong khi hiện tại đang có 41 giảng viên của Trường đang theo học nghiên cứu sinh[31]. Để đạt được mục tiêu trên, Nhà trường cần quan tâm thực hiện một số vấn đề sau: - Xây dựng và thực hiện chính sách hỗ trợ, khuyến khích, khen thưởng, xử phạt phù hợp, rõ ràng đối với giảng viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn ở bậc học tiến sĩ. Điều đó là bởi vì, chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức, người lao động của Nhà trường hiện hành mới chỉ quy định về chế độ khuyến khích, hỗ trợ, khen thưởng với “mức hỗ trợ được quy định trong Quy chế chi tiêu nội bộ của Trường; được biểu dương, khen thưởng về kết quả xuất sắc trong đào tạo, bồi dưỡng và xem xét đánh giá thi đua hàng năm theo quy định của Trường”[45], nhưng chưa có quy định xử phạt khi người được cử đi học không hoàn thành đúng tiến độ. Chính sách này được thực hiện sẽ vừa tạo áp lực đối với 41 giảng viên đang học nghiên cứu sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập đúng tiến độ, đồng thời gia tăng cơ hội học tập nâng cao trình độ đối với nhiều giảng viên khác của Nhà trường. - Xây dựng và thực hiện chính sách hỗ trợ, khuyến khích đối với giảng viên đăng ký xét công nhận đạt chuẩn chức danh phó giáo sư, giáo sư. Hiện nay Trường Đại học Nội vụ Hà Nội chưa có chính sách này, trong khi lực lượng giảng viên đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư, giao sư sẽ là yếu tố quyết định đến uy tín, thương hiệu, sự phát triển theo chiều sâu của Nhà trường. Thực tế Nhà trường mới có 06 giảng viên đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư, chưa có chức danh giáo sư, mà mục tiêu đến năm 2025 đạt con số 12 phó giáo sư và 02 giáo sư (Bảng 5), cho nên việc xây dựng và thực chính sách trên mang tính cấp thiết và có ý nghĩa to lớn, giúp đạt mục tiêu chiến lược đã đề ra của Nhà trường. c) Thực hiện chính sách bồi dưỡng, kiểm tra, đánh giá năng lực ngoại ngữ, tin học của giảng viên Việc bồi dưỡng năng lực, ngoại ngữ cho giảng viên được Nhà trường thực hiện thường xuyên trong giai đoạn 2014-2019, tuy nhiên việc phát huy tối đa kiến thức ngoại ngữ, tin học trong hoạt động nghề nghiệp ở mức khiêm tốn (Bảng 6), mà theo đánh giá của Nhà trường là mới chỉ “có trình độ nhất định về ngoại ngữ và tin học”[39]. Do đó, bên cạnh việc bồi dưỡng, Nhà trường cần tiến hành kiểm tra, đánh giá năng lực ngoại ngữ, tin học của giảng viên để phát huy hiệu của của chính sách đào tạo, bồi dưỡng, cụ thể là: 53.

<span class='text_page_counter'>(61)</span> - Hàng năm hoặc theo thời gian dài hơn, Nhà trường xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra, đánh giá năng lực ngoại ngữ và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghề nghiệp của giảng viên. - Đối với những giảng viên không đạt yêu cầu qua kiểm tra năng lực thực tiễn, Nhà trường sẽ có biện pháp bồi dưỡng phù hợp hoặc có sự bố trí công việc phù hợp. Giải pháp này được thực hiện sẽ tạo áp lực tự học tập, rèn luyện nâng cao năng lực ngoại ngữ, tin học của mỗi giảng viên để họ dần vững tin hơn trong việc khai thác hiệu quả nguồn học liệu phục vụ nghiên cứu giảng dạy; vững vàng hơn trong việc thiết kế bài giảng, khai thác mạng xã hội phục vụ nghiên cứu, giảng dạy chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường. 3.2.2.3. Thực hiện giải pháp - Ban Giám hiệu xác định chiến lược phát triển đội ngũ giảng viên là nhiệm vụ quan trọng nhất để phát triển trường. - Phòng Tổ chức cán bộ phối hợp với Phòng QLĐTĐH hiện thực hoá chiến lược về đội ngũ. Xác định số lượng và yêu cầu về chất lượng trong từng giai đoạn. Thực hiện công tác tuyển dụng, thu hút giảng viên có trình độ, năng lực, đáp ứng mục tiêu của trường. + Xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để đội ngũ giảng viên cập nhật hoặc nâng cao kiến thức, kỹ năng, phẩm chất sẵn sàng phục vụ cho hoạt động chuyên môn. + Đôn đốc, nhắc nhở các đơn vị trong việc quán triệt thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm học tập đối với các giảng viên chưa đạt chuẩn, đảm bảo xây dựng đội ngũ nhân lực giảng dạy của Nhà trường đáp ứng yêu cầu của giáo dục đại học đến năm 2021 theo mục tiêu chiến lược đã đề ra. +Tham mưu xây dựng chính sách hỗ trợ, khuyến khích, khen thưởng, xử phạt phù hợp đối với giảng viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn ở bậc học tiến sĩ; chính sách hỗ trợ, khuyến khích đối với giảng viên đăng ký xét công nhận đạt chuẩn chức danh phó giáo sư, giáo sư. + Chủ trì, phối hợp với các khoa chuyên môn trong việc kiểm tra, đánh giá năng lực ngoại ngữ, tin học của giảng viên hàng năm; tham mưu xử lý nghiêm, công khai, công bằng những trường hợp giảng viên vi phạm quy định trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. - Phòng QLĐTĐH và các khoa chuyên môn tăng cường kiểm tra hoạt động chuyên môn của đội ngũ giảng viên thông qua đánh giá chất lượng giáo án, dự giờ, trao đổi chuyên môn, lấy ý kiến người học...; thực hiện nghiêm túc, chất lượng hoạt động giảng báo cáo.. 54.

<span class='text_page_counter'>(62)</span> 3.2.3. Giải pháp nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên 3.2.3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp Năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên Nhà trường còn có hạn chế lớn thể hiện qua số lượng công trình nghiên cứu khoa học được công bố: 0,13 giáo trình, tập bài giảng/giảng viên/6 năm; 0,55 đề tài, dự án/giảng viên/6 năm; 0,09 sách tham khảo, chuyên khảo/giảng viên/6 năm (Bảng 8); chưa có công trình nghiên cứu khoa học nổi bật, tạo hiệu ứng tích cực trong hoạt động khoa học, công nghệ, thậm chí tiến độ triển khai các nhiệm vụ khoa học còn chậm, nhiều đề tài nghiên cứu khoa học quá hạn, nợ đọng kéo dài, việc biên soạn giáo trình, tập bài giảng còn chậm, số lượng hạn chế, thiếu giáo trình, tập bài giảng phục vụ hoạt động đào tạo của Nhà trường[28]. Vấn đề trên là do nhiều giảng viên chưa có sự nỗ lực, cố gắng trong hoạt động nghiên cứu khoa học, bên cạnh đó là việc Nhà trường chưa có chính sách hỗ trợ hoạt hoạt động nghiên cứu khoa học đối với việc công bố sản phẩm khoa học (biên soạn, xuất bản sách tham khảo, chuyên khảo; đăng bài tạp chí quốc tế). Do vậy, cần thực hiện chính sách bắt buộc công bố sản phẩm nghiên cứu khoa học và chính sách hỗ trợ công bố sản phẩm nghiên cứu khoa học một cách phù hợp để vừa gia tăng áp lực và động lực để giảng viên hăng say, hứng thú với hoạt động nghiên cứu khoa học. 3.2.3.2. Nội dung giải pháp a) Thực hiện chính sách bắt buộc hàng năm đối với giảng viên công bố sản phẩm khoa học trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước Quy chế quản lý khoa học của Nhà trường hiện hành[40] quy định hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên, bao gồm nhiều hình thức thể hiện qua các sảm phẩm: Sách xuất bản, bài tạp chí khoa học trong nước, bài tạp chí khoa học quốc tế, bài hội thảo, nội san và nhiều sảm phẩm quy đổi khác. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay việc quy định bắt buộc hàng năm đối với giảng viên công bố sản phẩm khoa học trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước là phù hợp, vì rằng đây không chỉ là nhiệm vụ nghiên cứu khoa học hàng năm, mà còn là điều kiện cần thiết, bắt buộc để giảng viên phát triển nghề nghiệp: Tham gia thi nâng hạng chức danh nghề nghiệp; đăng ký xét đạt công nhận tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư, giáo sư,... Giải pháp trên được thực hiện sẽ tạo sức ép về nhiệm vụ đăng bài tạp chí khoa học hàng năm đối với giảng viên, để thực sự nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của họ. Điều này là bởi vì, bài tạp chí khoa học chuyên ngành, trước hết là bài tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước mang tính phổ quát trong hoạt động khoa học. Và khi giảng viên tích cực viết bài tạp chí khoa học, họ sẽ tự tạo cho mình điều kiện tham gia diễn đàn khoa học trên phạm vi diện rộng để bổ sung, cập nhật kiến thức chuyên môn phục cho hoạt động nghề nghiệp.. 55.

<span class='text_page_counter'>(63)</span> b) Thực hiện chính sách hỗ trợ, khuyến khích viết bài đăng tạp chí khoa học quốc tế đối với giảng viên Bài tạp chí quốc tế đòi hỏi yêu cầu cao đối với mỗi người viết: Yêu cầu về phương pháp tư duy, tiếp cận vấn đề nghiên cứu; yêu cầu về phương pháp triển khai nội dung nghiên cứu; yêu cầu về sử dụng ngoại ngữ chuyên ngành, v.v. Đây cũng là tiêu chuẩn bắt buộc đối với giảng viên khi đăng ký xét đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư, giáo sư[22]: 03 bài đối với ứng viên phó giáo sư, 5 bài đối ứng viên với giáo sư. Đồng thời, bài tạp chí quốc tế của giảng viên là một tiêu chí quan trọng hàng đầu khi đánh giá, xếp hạng trường đại học. Và trong bối cảnh số lượng bài tạp chí quốc tế của giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội giai đoạn 2024-2019 rất ít, mới chỉ có 03 bài/249 giảng viên, dự kiến năm 2025 đạt số lượng 08 bài (Bảng 7), thì việc thực hiện chính sách hỗ trợ, khuyến khích viết bài đăng tạp chí khoa học quốc tế đối với giảng viên là giải pháp cần thiết để thực hiện chiến lược phát triển nhân lực của Nhà trường theo mục tiêu đã đề ra đến năm 2025, cụ thể: - Thành lập nhóm nghiên cứu viết bài tạp chí khoa học quốc tế: Đây là cách thức huy động được sự tham gia của nhiều giảng viên, giúp Nhà trường xây dựng được đội ngũ nhân lực khoa học tập trung để thực hiện nhiệm vụ khoa học, công nghệ vượt ra khỏi phạm vi quốc gia. - Hỗ trợ tài chính đối với mỗi công trình là bài tạp chí khoa học quốc tế của giảng viên: Hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ phí đăng bài tạp chí khoa học quốc tế đối với giảng viên để giảng viên hăng say nghiên cứu và có động lực khi nghiên cứu công bố sản phẩm khoa học quốc tế. Giải pháp này được thực hiện có kết quả, không chỉ nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên, mà còn góp phần thực hiện thành công mục tiêu chiến lược của Nhà trường đến năm 2025 trở thành trường đại học đa ngành, có uy tín trong nước, khu vực và quốc tế. 3.2.3.3. Thực hiện giải pháp - Ban Giám hiệu chỉ đạo quyết liệt việc tham gia, thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên; - Phòng QLĐTSĐH tham mưu sửa đổi, điều chỉnh Quy chế KHCN; phối hợp cùng Phòng KHTC sửa đổi Quy chế chi tiêu nội bộ kịp thời để tạo điều kiện cho giảng viên trong hoạt động KHCN. - Phòng Quản lý đào tạo sau đại học tham mưu xây dựng chính sách bắt buộc hàng năm đối với giảng viên công bố sản phẩm khoa học trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước; chính sách hỗ trợ, khuyến khích viết bài đăng tạp chí khoa học quốc tế đối với giảng viên. Đồng thời, Phòng Quản lý đào tạo sau đại học chủ trì, phối hợp với các khoa chuyên môn triển khai thực hiện, kết hợp đánh giá tác động, hiệu quả của chính sách đến chất lượng giảng viên Nhà trường. 56.

<span class='text_page_counter'>(64)</span> - Khoa chuyên môn phối hợp cùng giảng viên thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học. 3.2.4. Giải pháp nâng cao năng lực giảng dạy của giảng viên 3.2.4.1. Cơ sở đề xuất giải pháp Năng lực giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội được đánh giá đáp ứng yêu cầu chung các nhiệm vụ đào tạo của Nhà trường. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế, ảnh hưởng đến mặt bằng chất lượng chung của đội ngũ giảng viên Nhà trường, đó là: - Thứ nhất, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của giảng viên trong hoạt động nghề nghiệp vẫn ở mức khiêm tốn (Bảng 9), việc “phát huy tối đa kiến thức tin học trong hoạt động nghề nghiệp” lại được giảng viên khẳng định ở mức độ không cao (Bảng 6), ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy chuyên môn của họ, mà nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ sự nỗ lực học tập, bồi dưỡng, rèn luyện của mỗi giảng viên. - Thứ hai, tỷ lệ giảng viên có tiêu chuẩn, năng lực giảng dạy đáp ứng yêu cầu giảng dạy bậc sau đại học còn thấp: 51/249 người, chiếm 20% (Bảng 5), dẫn đến hoạt động đào tạo sau đại học của Nhà trường chưa thực sự chủ động về nhân lực, ít giảng viên tham gia hướng dẫn luận văn thạc sĩ (Bảng 9) và nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ yếu tố khách quan gắn với sự hình thành và phát triển của Nhà trường từ trường cao đẳng lên trường đại học. Những hạn chế trên tuy không lớn, nhưng cũng cần phải có giải pháp khắc phục kịp thời để Nhà trường luôn duy trì, phát triển đội ngũ nhân lực trực tiếp thực thi nhiệm vụ giảng dạy đáp ứng yêu cầu của giáo dục đại học trong xu hướng hội nhập và cách mạng công nghiệp 4.0. 3.2.4.2. Nội dung giải pháp - Thực hiện chính sách bồi dưỡng, kiểm tra, đánh giá kiến thức tin học và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giảng dạy của giảng viên. - Thực hiện chính sách hỗ trợ, khuyến khích, khen thưởng, xử phạt phù hợp đối với giảng viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn ở bậc học tiến sĩ; chính sách hỗ trợ, khuyến khích đối với giảng viên đăng ký xét công nhận đạt chuẩn chức danh phó giáo sư, giáo sư. Do có sự liên quan đến trình độ chuyên môn, kiến thức nghiệp vụ, cho nên nội dung hai giải pháp trên được kế thừa từ “giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức nghiệp vụ” trong mục 3.2.2. đã được đề cập, phân tích trước đó. Tiểu kết Chương 3 Trong Chương 3, trên cơ sở đưa ra quan điểm khoa học nâng cao chat lượng giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, tác giả đề xuất một số giải pháp phù hợp, gắn với các tiêu chí chất lượng giảng viên, bao gồm: (1) Giải pháp nâng cao phẩm 57.

<span class='text_page_counter'>(65)</span> chất đạo đức; (2) Giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức nghiệp vụ; (3) Giải pháp nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học; (4) Giải pháp nâng cao năng lực giảng dạy. Với mỗi giải pháp, tác giả đều xác định rõ cơ sở đề xuất giải pháp và nội dung cụ thể của giải pháp, đảm bảo tính khoa học, tính khả thi. Đồng thời tác giả cũng khuyến nghị cách thức thực hiện giải pháp phù hợp với điều kiện của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Cùng với những kết quả nghiên cứu đạt trược của các chương trước, tác giả đã hoàn thành được mục tiêu nghiên cứu đề tài luận văn đề ra.. 58.

<span class='text_page_counter'>(66)</span> KẾT LUẬN Với lý do lựa chọn đề tài được chỉ ra một cách rõ ràng, tác giả đã góp phần xây dựng được khung lý thuyết nghiên cứu về chất lượng giảng viên phục vụ cho việc nghiên cứu thực tiễn, ứng dụng tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Xét về tổng thể, bên cạnh những kết quả nghiên cứu đạt được, luận văn vẫn còn có hạn chế nhất định, gợi mở những hướng nghiên cứu tiếp theo. 1. Kết quả nghiên cứu đạt được Một số nội dung lý luyết trọng tâm về chất lượng giảng viên được tác giả xác định, bao gồm: Phẩm chất đạo đức; trình độ chuyên môn, kiến thức nghiệp vụ; năng lực nghiên cứu khoa học; năng lực giảng dạy. Từ cơ sở lý thuyết trên, với phương pháp nghiên cứu phù hợp, kết hợp cả việc thu thập thông tin thứ cấp và sơ cấp, tác giả đã phân tích làm sáng tỏ thực trạng chất lượng giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội giai đoạn 2014-2019 theo các nội dung lý thuyết về chất lượng giảng viên nêu trên. Kết quả nghiên cứu, khảo sát thực tế cho thấy: Xét về tổng thể, giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội có phẩm chất đạo đức, năng lực giảng dạy đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ Nhà trường giao; một số giảng viên chưa đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, chưa thực sự phát huy được kiến thức ngoại ngữ, tin học trong hoạt động nghề nghiệp, hạn chế về công trình nghiên cứu. Tác giả cũng đã chỉ rõ nguyên nhân chủ quan và khách quan tác động ảnh hưởng đến chất lượng giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, đồng thời đề xuất giải pháp và khuyến nghị cách thức thực hiện giải pháp một cách phù hợp với điều kiện thực tế của Nhà trường. Với những kết quả nghiên cứu đạt trược trên, tác giả đã hoàn thành được mục tiêu nghiên cứu đề tài luận văn đề ra. 2. Hạn chế và hướng nghiên cứu gợi mở Hạn chế cơ bản của luận văn là tác giả mới chỉ khảo sát trực tiếp các giảng viên Nhà trường; chưa có điều kiện khảo sát nhiều nhóm đối tượng liên quan như cựu sinh viên, sinh viên, viên chức quản lý các khoa chuyên môn để thu thập thông tin đầy đủ hơn. Hạn chế này để loại khoảng trống nghiên cứu và cũng gợi mở định hướng nghiên cứu tiếp theo cho chính tác giả và nhiều người nghiên cứu khác khi quan tâm đến chủ đề chất lượng giảng viên. Tác giả cũng rất hy vọng và mong muốn có điều kiện để khắc phục những hạn chế nghiên cứu trên trong tương lai.. 59.

<span class='text_page_counter'>(67)</span> DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1. Ban Chấp hành Trung ương (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. 2. Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ (1994), Quyết định số 202/TCCB-VC ngày 08/6/1994 ban hành Tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành giáo dục và đào tạo. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Bội vụ (2014), Thông tư liên tịch số 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 28/11/2014 quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập. 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Báo cáo thống kê số lượng giảng viên các trường đại học phân theo trình độ và chức danh 6. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (1999), Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO 8402:1999 về Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng 7. Bộ Nội vụ (2015), Quyết định số 450/QĐ-BNV ngày 08/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc phê duyệt kết quả đánh giá, phân loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của công chức, viên chức, người lao động Bộ Nội vụ năm 2014. 8. Bộ Nội vụ (2018), Quyết định số 468/QĐ-BNV ngày 03/4/2018 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. 9. Bộ Thông tin và truyền thông (2014), Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin. 10. Chính phủ (2019), Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học. 11. Phan Xuân Dũng (2012), “Một số biện pháp nâng cao năng lực giảng dạy và nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giảng viên ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng Hà Nội 2”, Tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội, số 28. 12. Vũ Thế Dũng, “Vài suy nghĩ về vai trò mới của giảng viên đại học”, Bài viết đăng tải trên Website của Văn phòng Đào tạo Quốc tế - Trường Đại học Bách Khoa - Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, địa chỉ: 1.

<span class='text_page_counter'>(68)</span> 13. Nguyễn Minh Đức (2013), “Nâng cao năng lực nghiên cứu của giảng viên để thực hiện vai trò sáng tạo tri thức của các trường đại học”, Sách chuyên khảo Nâng cao chất lượng giáo dục đại học, Nxb. Thanh niên. 14. Nguyễn Đức Hiển (2013), “Phát triển nguồn nhân lực giảng viên của Trường Đại học kinh tế quốc dân hướng tới mục tiêu trở thành đại học nghiên cứu”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 197. 15. Trần Huỳnh (2018), “Chỉ 40% giảng viên có khả năng giảng dạy bằng tiếng Anh”, Báo Tuổi trẻ, địa chỉ truy cập ngày 09/11/2018. 16. Nguyễn Thị Thu Hương (2012), “Xây dựng đội ngũ giảng viên trong trường đại học”, Tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội, số 28. 17. Nguyễn Lân (2006), Từ điển Từ và ngữ Việt Nam, Nxb. Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh. 18. Nguyễn Danh Nam (2015), “Chuẩn năng lực của giảng viên sư phạm”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia về bồi dưỡng năng lực cho giảng viên các trường sư phạm, Nxb. Thông tin và Truyền thông. 19. Quốc hội (2010), Luật Viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15/11/2010. 20. Quốc hội (2012), Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13 ngày 18/6/2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2018). 21. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 17/6/2010 ban hành Đề án đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020. 22. Thủ tướng Chính phủ (2018), Quyết định 37/2018/QĐ-TTg ngày 31/8/2018 ban hành Quy định tiêu chuẩn, thủ tục xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư; thủ tục xét hủy bỏ công nhận chức danh và miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư. 23. Ngô Sỹ Trung (2017), “Phân tích thực trạng đội ngũ giảng viên tại các cơ sở đào tạo của Việt Nam”, Tạp chí Công thương, số 11. 24. Ngô Sỹ Trung (2018), “Nâng cao năng lực thực thi nhiệm vụ của giảng viên Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại Quảng Nam”, Đề tài nghiên cứu khoa học Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, mã số: ĐTCT.2017.86. 25. Ngô Sỹ Trung (2019), “Năng lực thực thi nhiệm vụ của viên chức quản lý các khoa chuyên môn thuộc Trường Đại học Nội vụ Hà Nội”, Đề tài nghiên cứu khoa học Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, mã số ĐTCT.2018.103. 26. Trường Đại học Nội vụ Hà Nội (2014), Báo cáo số 14/BC-ĐHNV ngày 07/12/2014 về tổng kết công tác năm 2014 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2015. 27. Trường Đại học Nội vụ Hà Nội (2016), Báo cáo số 116/BC-ĐHNV ngày 22/01/2016 về tổng kết công tác năm 2015 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2016. 2.

<span class='text_page_counter'>(69)</span> 28. Trường Đại học Nội vụ Hà Nội (2016), Báo cáo số 1831/BC-ĐHNV ngày 30/12/2016 về tổng kết công tác năm 2016 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2017. 29. Trường Đại học Nội vụ Hà Nội (2017), Báo cáo số 2686/BC-ĐHNV ngày 29/12/2017 về tổng kết công tác năm 2017 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2018. 30. Trường Đại học Nội vụ Hà Nội (2019), Báo cáo số 42/BC-ĐHNV ngày 09/01/2019 về tổng kết công tác năm 2018 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2019. 31. Trường Đại học Nội vụ Hà Nội (2019), Báo cáo số 2794/BC-ĐHNV ngày 31/12/2019 về tổng kết công tác năm 2019 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2020. 32. Trường Đại học Nội vụ Hà Nội (2020), Báo cáo số 1131/BC-ĐHNV ngày 29/6/2020 về hoạt động khoa học và công nghệ 6 tháng đầu năm và kế hoạch triển khai nhiệm vụ khoa học 6 tháng cuối năm 2020. 33. Trường Đại học Nội vụ Hà Nội (2017), Công văn số 11/ĐHNV-TCCB ngày 03/01/2017 về việc hướng dẫn thực hiện quy trình giảng báo cáo của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. 34. Trường Đại học Nội vụ Hà Nội (2014), Quyết định số 1099/QĐ-ĐHNV ngày 09/9/2014 ban hành Đề án chiến lược phát triển Trường Đại học Nội vụ Hà Nội giai đoạn 2014-2020, tầm nhìn đến năm 2025. 35. Trường Đại học Nội vụ Hà Nội (2014), Quyết định số 1321/QĐ-ĐHNV ngày 15/10/2014 ban hành Quy định về việc thực hiện quy trình giảng báo cáo. 36. Trường Đại học Nội vụ Hà Nội (2014), Quyết định số 2154/QĐ-ĐHNV ngày 21/12/2016 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. 37. Trường Đại học Nội vụ Hà Nội (2015), Quyết định số 172/QĐ-ĐHNV ngày 27/02/2015 về việc phê duyệt Đề án biên soạn và xuất bản giáo trình, tập bài giảng giai đoạn 2014-2017. 38. Trường Đại học Nội vụ Hà Nội (2015), Quyết định số 265/QĐ-ĐHNV ngày 26/3/2015 giao khối lượng giờ giảng và giờ nghiên cứu khoa học năm học 2014-2015. 39. Trường Đại học Nội vụ Hà Nội (2016), Quyết định số 23/QĐ-ĐHNV ngày 08/01/2016 công nhận kết quả đánh giá, phân loại năm 2015 đối với công chức, viên chức, người lao động. 40. Trường Đại học Nội vụ Hà Nội (2016), Quyết định số 1399/QĐ-ĐHNV ngày 22/8/2016 ban hành Quy chế tổ chức và quản lý hoạt động khoa học và công nghệ của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. 41. Trường Đại học Nội vụ Hà Nội (2017), Quyết định số 43/QĐ-ĐHNV ngày 06/01/2017 công nhận kết quả đánh giá, phân loại năm 2016 đối với công chức, viên chức, người lao động. 42. Trường Đại học Nội vụ Hà Nội (2017), Quyết định số 3060/QĐ-ĐHNV ngày 26/12/2017 công nhận kết quả đánh giá, phân loại năm 2017 đối với công chức, viên chức, người lao động. 3.

<span class='text_page_counter'>(70)</span> 43. Trường Đại học Nội vụ Hà Nội (2018), Quyết định số 2973/QĐ-ĐHNV ngày 24/12/2018 công nhận kết quả đánh giá, phân loại năm 2018 đối với công chức, viên chức, người lao động. 44. Trường Đại học Nội vụ Hà Nội (2018), Quyết định số 516/QĐ-ĐHNV ngày 05/4/2018 ban hành Quy chế về đánh giá, phân loại đối với đơn vị và công chức, viên chức, người lao động Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. 45. Trường Đại học Nội vụ Hà Nội (2019), Quyết định số 3006/QĐ-ĐHNV ngày 02/12/2019 ban hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức, người lao động Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. 46. Trường Đại học Nội vụ Hà Nội (2019), Quyết định số 3260/QĐ-ĐHNV ngày 31/12/2019 công nhận kết quả đánh giá, phân loại năm 2019 đối với công chức, viên chức, người lao động. 47. Trường Đại học Nội vụ Hà Nội (2019), Quyết định số 1718/QĐ-ĐHNV ngày 18/7/2019 công nhận sử dụng sách phục vụ hoạt động đào tạo trình độ đại học tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. 48. Trường Đại học Nội vụ Hà Nội (2019), Quyết định số 2733/QĐ-ĐHNV ngày 05/11/2019 giao khối lượng giờ giảng và giờ nghiên cứu khoa học năm học 2018-2019. 49. Trường Đại học Nội vụ Hà Nội (2019), Quyết định số 1039/QĐ-ĐHNV ngày 27/11/2019 ban hành Đề án chiến lược phát triển Trường Đại học Nội vụ Hà Nội giai đoạn 2019-2025 và tầm nhìn đến năm 2035. 50. Trường Đại học Nội vụ Hà Nội (2018), Thông báo số 1792/TB-ĐHNV ngày 21/9/2018 về việc áp dụng hình thức kỷ luật viên chức. 51. Trần Mai Ước (2013), “Nghiên cứu khoa học của giảng viên – Yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường đại học trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông, số tháng 8/2013. 52. Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 2, Nxb. Từ điển Bách khoa, 2002. 53. Từ điển tiếng Việt - Hoàng Phê (Chủ biên), Nxb. Đà Nẵng, 2011. II. TÀI LIỆU TIẾNG NƯỚC NGOÀI 54. Akiba, M., Letendre, G.K., Scribner, J.P. (2007), “Teacher quality, opportunity gap and national achievement in 46 countries”, Educational Researcher, 36 (7). 55. Arnon, S. and Reichel, N. (2007), “Who is ideal teacher? Am I? Teachers and teaching”, Theory and practice, 13 (5). 56. Baber, M. and Mourshed, M. (2007), How the world’s best-performing school systems come out on top, McKinsey & Company. 4.

<span class='text_page_counter'>(71)</span> 57. Benjamin Bloom (1956), Hierarchy of Learning in Bloom's Taxonomy, Research Gate 58. Berliner, D.C. (2005), “The near impossibility of testing for teacher quality”, Journal of Teacher Education, 56. 59. Christopher B. Mugimu, Mary Goretti Nakabugo, Eli Katunguka-Rwakishaya (2013), “Developing Capacity for Research and Teaching in Higher Education: A Case of Makerere University”, World Journal of Education, Vol. 3, No. 6. 60. Darling, H.L. (2000), “Teacher quality and student achievement: A review of state policy evidence”, Educational Policy Analysis Archives, 8 (1). 61. Davies, S.M.B. and Salisbury, J. (2009 in press) “Building educational research capacity through inter-institutional collaboration: An evaluation of the first year of the Welsh Education Research Network”, Welsh Journal of Education. 62. Eggen, P., Kauchak, D., (2001), Educational psychology: Windows onclassrooms, New Jersey Prentice Hall, Inc. 63. Fazio, R.H. (1990), “Multiple processes by which attitudes guide behavior: The MODE model as an integrative framework”, Advances in Exprimental Social Psychology, Vol.23. 64. Harvey, L. and Green, D. (1993), Defining quality. Asessment and evaluation in Higher. 65. Miranda Nangamso Mgijima (2014), “Needs-based Professional Development of Lecturers in Further Education and Training Colleges: A Strategic Imperative”, Mediterranean Journal of Social Sciences, Vol 5, No 2 (January 2014). 66. Mourshed, M., Chijioke, C., Baber, M. (2010), How the world’s most improved school systems keep getting better, McKinsey & Company. 67. Multi Sukrapi (2014), “The relationship between professional competence and work motivation with the elementary school teacher performance”, Asian Journal of Humanities and Social studies, Vol.2, Issue 5. 68. Mulyasa, H.E. (2007), Standar kompetensi dan sertifikasi guru, PT Remaja Rosdakarya. 69. Fenstermacher, G.D. and Richardson, V. (2005), “On making determinations of quality in teaching”, Teaching College Record, 107. 70. Strong, M. (2012), “What do we mean by teacher quality? In: M.Strong (Ed), The highly qualified teacher: what is teacher quality and how do we measure it?”, Teachers College, Columbia University, pp.12-17. 71. Samsudin, N.H. (2006), “Syllable study for the development of Malay speech synthesizer”, Master thesis, Universiti Sains Malaysia. 5.

<span class='text_page_counter'>(72)</span> 72. Ramirez, C., Schau, C., Emmioglu, E. (2012), “The importance of attitudes in statistics education”, Statistics education reaserch Journal, 11 (2). 73. Tempelaar, D.T., Schimvander Loeff, S., Gijselaers, W.H. (2007), “A structural equation model analysing the relationship of students’ attitudes toward statistics, prior reasoning abilities and course performance”, Statistics education reaserch Journal, 6 (2). 74. Vegas, E., Ganimian, A., Jaimovich, A. (2012), Learning from the best: Improving learning through effective teacher policies, World Bank, Washington. DC.. 6.

<span class='text_page_counter'>(73)</span> Phụ lục 1 PHIẾU KHẢO SÁT GIẢNG VIÊN Kính chào các quý Thầy/Cô - Giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Chúng tôi đang thực hiện đề tài “Chất lượng giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội”. Để có số liệu thống kê phục vụ cho việc phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng giảng viên Nhà trường, chúng tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ của quý Thầy/Cô bằng cách cung cấp thông tin theo các mục trong bảng khảo sát bên dưới. Ý kiến trả lời của quý Thầy/Cô thực sự có ý nghĩa đối với chúng tôi. Tất cả những thông tin quý Thầy/Cô cung cấp sẽ chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu. Chúng tôi rất mong nhận được sự cộng tác của quý Thầy/Cô. I. PHẦN THÔNG TIN CỦA NGƯỜI TRẢ LỜI 1. Họ và tên (có thể không cần ghi): …………………………………. 2. Giới tính: Nam Nữ 3. Độ tuổi: Dưới 30 Từ 30 đến 40 Từ 41 đến 50 Trên 50 4. Trình độ học vấn: THPT Bổ túc văn hoá Khác: …………… 5. Trình độ chuyên môn cao nhất - Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ Tiến sỹ Chuyên ngành: …………... - Chức danh: Giảng viên Giảng viên chính Giảng viên cao cấp - Thời gian công tác tại Trường: Dưới 05 năm Từ 05 năm trở lên 6. Đơn vị công tác: …………………………………………………… II. PHẦN TRẢ LỜI CÂU HỎI Thầy/Cô cho biết suy nghĩ của mình về những nội dung hỏi trong bảng khảo sát bằng cách đánh dấu “x” vào ô cần trả lời theo các thang đo 5 mức độ: 1 - Rất không đồng ý. 2 - Không đồng ý. 3 - Không ý kiến. 4 - Đồng ý. 5 - Rất đồng ý. STT. 1. Vấn đề khảo sát. Nội dung hỏi. Ý kiến trả lời 1. 2. 3. 4. 5. Rất không đồng ý. Không đồng ý. Không ý kiến. Đồng ý. Rất đồng ý. Tuân thủ pháp 1. Nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của luật Nhà nước.. 2. Nghiêm chỉnh chấp hành quy định của ngành, quy định của cơ sở đào tạo.. 2. Tác phong, lề 3. Tác phong, lề lối làm việc phù hợp với công việc của môi trường giáo dục và đào tạo. lối làm việc 4. Có tinh thần sẵn sàng làm việc và niềm đam mê với công việc.. 1.

<span class='text_page_counter'>(74)</span> STT. 3. Vấn đề khảo sát. Nội dung hỏi. Ý kiến trả lời 1. 2. 3. 4. 5. Rất không đồng ý. Không đồng ý. Không ý kiến. Đồng ý. Rất đồng ý. Trách nhiệm 5. Có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao. nghề nghiệp, trách nhiệm xã 6. Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín nhà giáo. hội 7. Tôn trọng nhân cách của người học. 8. Đối xử công bằng với người học. 9. Bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học. 10. Kiến quyết đấu tranh chống những biểu hiện, hành vi tiêu cực trong nhà trường. 11. Có trách nhiệm xã hội khi xã hội cần.. 4. Tinh thần, thái 12. Trung thực, thái độ làm việc nghiêm túc. độ làm việc 13. Có tinh thần cống hiến, phục vụ cho nhà trường và xã hội bằng chính năng lực của mình.. 5. Trình độ 14. Đạt trình độ chuyên môn theo hạng chức danh nghề nghiệp được quy định chuyên môn. (giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp). 15. Trình độ chuyên môn đã qua đào tạo được khai thác tối đa trong hoạt động nghề nghiệp. 6. Nghiệp vụ sư 16. Có kiến thức (chứng chỉ) nghiệp vụ sư phạm để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy. phạm 17. Phát huy được tối đa kiến thức nghiệp vụ sư phạm trong hoạt động nghề nghiệp.. 7. Kiến thức 18. Có kiến thức (văn bằng, chứng chỉ) ngoại ngữ đạt chuẩn theo quy định. ngoại ngữ 19. Phát huy được tối đa kiến thức ngoại ngữ trong hoạt động nghề nghiệp.. 8. Kiến thức tin 20. Có kiến thức (văn bằng, chứng chỉ) tin học đạt chuẩn theo quy định. học 21. Phát huy được tối đa kiến thức tin học trong hoạt động nghề nghiệp.. 9. Chủ trì, tham gia xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn học liệu.. 22. Chủ trì xây dựng chương trình đào tạo hoặc chương trình bồi dưỡng. 23. Tham gia xây dựng chương trình đào tạo hoặc chương trình bồi dưỡng. 24. Chủ biên giáo trình hoặc tập bài giảng.. 2.

<span class='text_page_counter'>(75)</span> STT. Vấn đề khảo sát. Nội dung hỏi. Ý kiến trả lời 1. 2. 3. 4. 5. Rất không đồng ý. Không đồng ý. Không ý kiến. Đồng ý. Rất đồng ý. 25. Tham gia biên soạn giáo trình hoặc tập bài giảng.. 10. 11. 12. Chủ trì, tham gia thực hiện nhiệm vụ khoa học (đề tài, dự án). Hướng người nghiên khoa học.. 26. Chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học: Cấp khoa, cấp trường, cấp bộ, cấp quốc gia. 27. Tham gia thực hiện nhiệm vụ khoa học: Cấp khoa, cấp trường, cấp bộ, cấp quốc gia.. dẫn 28. Sẵn sàng nhận nhiệm vụ, trách nhiệm học hướng dẫn người học nghiên cứu khoa học. cứu 29. Thường xuyên (hàng năm) hướng dẫn người học nghiên cứu khoa học.. Công bố kết 30. Chủ biên sách tham khảo, sách chuyên quả nghiên cứu khảo xuất bản trong nước liên quan đến lĩnh vực chuyên môn. khoa học. 31. Chủ biên sách tham khảo, sách chuyên khảo xuất bản quốc tế liên quan đến lĩnh vực chuyên môn.. 32. Tham gia biên soạn sách tham khảo, sách chuyên khảo xuất bản trong nước liên quan đến lĩnh vực chuyên môn. 33. Tham gia biên soạn sách tham khảo, sách chuyên khảo xuất bản quốc tế liên quan đến lĩnh vực chuyên môn. 34. Tác giả ít nhất 05 bài báo khoa học trong nước. 35. Tác giả bài báo khoa học quốc tế.. 13. Giảng bài, truyền 36. Giảng dạy đúng chương trình, kế hoạch. đạt kiến thức. 37. Ứng dụng công nghệ thông tin thành thạo trong giảng dạy.. 14. Hướng dẫn học 38. Hướng dẫn người học nghiên cứu lý tập, thực hành. thuyết, thực hành, thảo luận trong bài giảng. 39. Hướng dẫn người học thực tập nghề nghiệp, học tập thực tế. 40. Hướng dẫn người học làm luận văn, đồ án tốt nghiệp. 41. Hướng dẫn người học làm luận văn thạc sĩ hoặc luận án tiến sĩ.. 15. Đánh giá hoạt 42. Dự giờ, chấm giảng. động dạy và 43. Chấm bài kiểm tra, tiểu luận, bài thi. học. 44. Đánh giá sự tương tác của người học trong quá trình giảng dạy.. 3.

<span class='text_page_counter'>(76)</span> STT. 16. 17. Vấn đề khảo sát. Nội dung hỏi. Ý kiến trả lời. Giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho người học.. 45. Kết hợp việc giảng dạy chuyên môn với giáo dục về nhận thức, hành vi, thái độ cho người học trong phạm vi mục tiêu bài giảng, môn học.. Sự chủ động học tập, rèn luyện của giảng viên. 47. Chủ động cập nhật văn bản, chính sách liên quan đến chuyên ngành giảng dạy.. 1. 2. 3. 4. 5. Rất không đồng ý. Không đồng ý. Không ý kiến. Đồng ý. Rất đồng ý. 46. Kết hợp giáo dục truyền thống, chính trị, tư tưởng, đạo đức cho người học trong phạm vi mục tiêu chương trình đào tạo.. 48. Chủ động tìm kiếm và tham gia chương trình đào tạo, bồi dưỡng liên quan đến việc cập nhật, bổ sung kiến thức chuyên ngành. 49. Chủ động đánh giá, rút kinh nghiệm trong hoạt động giảng dạy theo các bậc đào tạo, hệ đào tạo, chương trình đào tạo, bồi dưỡng. 50. Chủ động tìm kiếm, tham gia chương trình, hội thi liên quan đến việc nâng cao năng lực giảng dạy, kiến thức chuyên ngành. 51. Chủ động tìm kiếm, hợp tác trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học. 52. Chủ động tìm kiếm, đăng ký, tham gia tuyển chọn đề tài nghiên cứu khoa học; đăng ký chủ trì, tham gia biên soạn giáo trình, tập bài giảng. 53. Chủ động nghiên cứu, xuất bản ấn phẩm khoa học phục vụ giảng dạy (sách tham khảo, sách chuyên khảo, bài báo khoa học,…).. 18. Môi trường làm việc và đặc điểm công việc chuyên môn. 54. Giảng dạy đạt số giờ chuẩn theo định mức năm học. 55. Cơ sở vật chất, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu cho hoạt động nghiên cứu, giảng dạy. 56. Được sinh hoạt chuyên môn thường xuyên tại đơn vị công tác. 57. Mức độ giảng dạy thường xuyên (tần suất giảng dạy cao) của môn học/năm học.. 19. Chính sách tạo động lực làm việc đối với giảng viên. 58. Nhà trường có chế độ lương, thưởng hợp lý, công bằng. 59. Nhà trường tạo cơ hội học tập, nghiên cứu phát triển chuyên môn, nghề nghiệp.. Xin cảm ơn quý Thầy/Cô.. Hà Nội, tháng 5 năm 2020. 4.

<span class='text_page_counter'>(77)</span> Phụ lục 2 THỐNG KÊ KẾT QUẢ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI 1. Kết quả khảo sát về chất lượng giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội theo tiêu chí phẩm chất đạo đức Thống kê mô tả N TTPL1: Nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước TTPL2: Nghiêm chỉnh chấp hành quy định của ngành, quy định của cơ sở đào tạo TPLV1: Tác phong, lề lối làm việc phù hợp với công việc của môi trường giáo dục và đào tạo TPLV2: Có tinh thần sẵn sàng làm việc và niềm đam mê với công việc TN1: Có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao TN2: Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín nhà giáo TN3: Tôn trọng nhân cách của người học TN4: Đối xử công bằng với người học TN5: Bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học TN6: Kiên quyết đấu tranh chống những biểu hiện, hành vi tiêu cực trong nhà trường TN7: Có trách nhiệm xã hội khi xã hội cần TTLV1: Trung thực, thái độ làm việc nghiêm túc TTLV2: Có tinh thần cống hiến, phục vụ cho nhà trường và xã hội bằng chính năng lực của mình Valid N (listwise). Tối thiểu. Bình quân. Tối đa. Độ lệch chuẩn. 241. 3. 5. 4.31. .650. 241. 3. 5. 4.17. .719. 241. 3. 5. 4.29. .705. 241. 3. 5. 4.14. .754. 241 241 241 241. 3 3 3 3. 5 5 5 5. 3.98 3.93 4.01 4.15. .752 .618 .577 .530. 241. 3. 5. 4.34. .549. 241. 3. 5. 3.88. .703. 241 241. 3 3. 5 5. 3.84 4.04. .727 .535. 241. 3. 5. 4.08. .546. 241. Bảng tần xuất TTPL1: Nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Tần số Valid. Không ý kiến Đồng ý Rất đồng ý Tổng. %. % hợp lệ. % tích luỹ. 25. 10.4. 10.4. 10.4. 117. 48.5. 48.5. 58.9. 99. 41.1. 41.1. 100.0. 241. 100.0. 100.0. TTPL2: Nghiêm chỉnh chấp hành quy định của ngành, quy định của cơ sở đào tạo Tần số Valid. Không ý kiến Đồng ý Rất đồng ý Tổng. %. % hợp lệ. % tích luỹ. 45. 18.7. 18.7. 18.7. 110. 45.6. 45.6. 64.3. 86. 35.7. 35.7. 100.0. 241. 100.0. 100.0. 1.

<span class='text_page_counter'>(78)</span> TPLV1: Tác phong, lề lối làm việc phù hợp với công việc của môi trường giáo dục và đào tạo Tần số Valid. Không ý kiến. %. % hợp lệ. % tích luỹ. 35. 14.5. 14.5. 14.5. Đồng ý. 102. 42.3. 42.3. 56.8. Rất đồng ý. 104. 43.2. 43.2. 100.0. Tổng. 241. 100.0. 100.0. TPLV2: Có tinh thần sẵn sàng làm việc và niềm đam mê với công việc Tần số Valid. Không ý kiến Đồng ý. % hợp lệ. % tích luỹ. 22.4. 22.4. 22.4. 100. 41.5. 41.5. 63.9. 87. 36.1. 36.1. 100.0. 241. 100.0. 100.0. Rất đồng ý Tổng. % 54. TN1: Có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao Tần số Valid. Không ý kiến Đồng ý. % hợp lệ. % tích luỹ. 71. 29.5. 29.5. 29.5. 105. 43.6. 43.6. 73.0. 65. 27.0. 27.0. 100.0. 241. 100.0. 100.0. Rất đồng ý Tổng. %. TN2: Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín nhà giáo Tần số Valid. Không ý kiến Đồng ý. % hợp lệ. % tích luỹ. 55. 22.8. 22.8. 22.8. 148. 61.4. 61.4. 84.2. 38. 15.8. 15.8. 100.0. 241. 100.0. 100.0. Rất đồng ý Tổng. %. TN3: Tôn trọng nhân cách của người học Tần số Valid. Không ý kiến Đồng ý. % hợp lệ. % tích luỹ. 39. 16.2. 16.2. 161. 66.8. 66.8. 83.0. 41. 17.0. 17.0. 100.0. 241. 100.0. 100.0. Rất đồng ý Tổng. %. 16.2. TN4: Đối xử công bằng với người học Tần số Valid. Không ý kiến Đồng ý Rất đồng ý Tổng. %. % hợp lệ. % tích luỹ. 18. 7.5. 7.5. 7.5. 168. 69.7. 69.7. 77.2. 55. 22.8. 22.8. 100.0. 241. 100.0. 100.0. 2.

<span class='text_page_counter'>(79)</span> TN5: Bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học Tần số Valid. Không ý kiến Đồng ý. % hợp lệ. % tích luỹ. 9. 3.7. 3.7. 3.7. 140. 58.1. 58.1. 61.8. 92. 38.2. 38.2. 100.0. 241. 100.0. 100.0. Rất đồng ý Tổng. %. TN6: Kiên quyết đấu tranh chống những biểu hiện, hành vi tiêu cực trong nhà trường Tần số Valid. Không ý kiến Đồng ý. % hợp lệ. % tích luỹ. 31.1. 31.1. 31.1. 119. 49.4. 49.4. 80.5. 47. 19.5. 19.5. 100.0. 241. 100.0. 100.0. Rất đồng ý Tổng. % 75. TN7: Có trách nhiệm xã hội khi xã hội cần Tần số Valid. Không ý kiến Đồng ý. % hợp lệ. % tích luỹ. 86. 35.7. 35.7. 35.7. 108. 44.8. 44.8. 80.5. 47. 19.5. 19.5. 100.0. 241. 100.0. 100.0. Rất đồng ý Tổng. %. TTLV1: Trung thực, thái độ làm việc nghiêm túc Tần số Valid. Không ý kiến Đồng ý. % hợp lệ. % tích luỹ. 30. 12.4. 12.4. 12.4. 172. 71.4. 71.4. 83.8. 39. 16.2. 16.2. 100.0. 241. 100.0. 100.0. Rất đồng ý Tổng. %. TTLV2: Có tinh thần cống hiến, phục vụ cho nhà trường và xã hội bằng chính năng lực của mình Tần số Valid. Không ý kiến Đồng ý Rất đồng ý Tổng. %. % hợp lệ. % tích luỹ. 27. 11.2. 11.2. 11.2. 168. 69.7. 69.7. 80.9. 46. 19.1. 19.1. 100.0. 241. 100.0. 100.0. 2. Kết quả khảo sát về chất lượng giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội theo tiêu chí trình độ chuyên môn, kiến thức nghiệp vụ Descriptive Statistics N. Tối thiểu. Bình quân. Tối đa. Độ lệch chuẩn. TĐCM1: Đạt trình độ chuyên môn theo hạng chức danh nghề nghiệp được quy định (giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp). 241. 2. 5. 4.08. .611. TĐCM2: Trình độ chuyên môn đã qua đào tạo được khai thác tối đa trong hoạt động nghề nghiệp. 241. 3. 5. 3.91. .592. 3.

<span class='text_page_counter'>(80)</span> NVSP1: Có kiến thức (chứng chỉ) nghiệp vụ sư phạm để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy. 241. 4. 5. 4.61. .489. NVSP2: Phát huy được tối đa kiến thức nghiệp vụ sư phạm trong hoạt động nghề nghiệp. 241. 3. 5. 4.29. .639. NN1: Có kiến thức (văn bằng, chứng chỉ) ngoại ngữ đạt chuẩn theo quy định. 241. 3. 5. 4.08. .666. NN2: Phát huy được tối đa kiến thức ngoại ngữ trong hoạt động nghề nghiệp. 241. 2. 5. 3.53. .975. TH1: Có kiến thức (văn bằng, chứng chỉ) tin học đạt chuẩn theo quy định. 241. 2. 5. 4.09. .925. TH2: Phát huy được tối đa kiến thức tin học trong hoạt động nghề nghiệp. 241. 2. 5. 3.65. .844. Valid N (listwise). 241. Bảng tần xuất TĐCM1: Đạt trình độ chuyên môn theo hạng chức danh nghề nghiệp được quy định (giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp) Tần số Valid. Không đồng ý. %. % hợp lệ. 5. Không ý kiến Đồng ý. 2.1. 2.1. 21. 8.7. 8.7. 10.8. 165. 68.5. 68.5. 79.3. 50. 20.7. 20.7. 100.0. 241. 100.0. 100.0. Rất đồng ý Total. 2.1. % tích luỹ. TĐCM2: Trình độ chuyên môn đã qua đào tạo được khai thác tối đa trong hoạt động nghề nghiệp Tần số Valid. Không ý kiến Đồng ý. % hợp lệ. % tích luỹ. 22.4. 22.4. 22.4. 155. 64.3. 64.3. 86.7. 32. 13.3. 13.3. 100.0. 241. 100.0. 100.0. Rất đồng ý Tổng. % 54. NVSP1: Có kiến thức (chứng chỉ) nghiệp vụ sư phạm để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy Tần số Valid. Đồng ý. %. % hợp lệ. % tích luỹ. 94. 39.0. 39.0. 39.0. Rất đồng ý. 147. 61.0. 61.0. 100.0. Tổng. 241. 100.0. 100.0. NVSP2: Phát huy được tối đa kiến thức nghiệp vụ sư phạm trong hoạt động nghề nghiệp Tần số Valid. Không ý kiến Đồng ý Rất đồng ý Tổng. %. % hợp lệ. % tích luỹ. 24. 10.0. 10.0. 10.0. 122. 50.6. 50.6. 60.6. 95. 39.4. 39.4. 100.0. 241. 100.0. 100.0. 4.

<span class='text_page_counter'>(81)</span> NN1: Có kiến thức (văn bằng, chứng chỉ) ngoại ngữ đạt chuẩn theo quy định Tần số Valid. Không ý kiến Đồng ý Rất đồng ý Tổng. %. % hợp lệ. % tích luỹ. 44. 18.3. 18.3. 18.3. 133. 55.2. 55.2. 73.4. 64. 26.6. 26.6. 100.0. 241. 100.0. 100.0. NN2: Phát huy được tối đa kiến thức ngoại ngữ trong hoạt động nghề nghiệp Tần số Valid. %. % hợp lệ. % tích luỹ. Không đồng ý. 38. 15.8. 15.8. 15.8. Không ý kiến. 84. 34.9. 34.9. 50.6. Đồng ý. 73. 30.3. 30.3. 80.9. Rất đồng ý. 46. 19.1. 19.1. 100.0. 241. 100.0. 100.0. Tổng. TH1: Có kiến thức (văn bằng, chứng chỉ) tin học đạt chuẩn theo quy định Tần số Valid. %. % hợp lệ. % tích luỹ. Không đồng ý. 20. 8.3. 8.3. 8.3. Không ý kiến. 33. 13.7. 13.7. 22.0. Đồng ý. 94. 39.0. 39.0. 61.0. Rất đồng ý. 94. 39.0. 39.0. 100.0. 241. 100.0. 100.0. Tổng. TH2: Phát huy được tối đa kiến thức tin học trong hoạt động nghề nghiệp Tần số Valid. %. % hợp lệ. % tích luỹ. Không đồng ý. 24. 10.0. 10.0. 10.0. Không ý kiến. 71. 29.5. 29.5. 39.4. 112. 46.5. 46.5. 85.9. 34. 14.1. 14.1. 100.0. 241. 100.0. 100.0. Đồng ý Rất đồng ý Tổng. 3. Kết quả khảo sát về chất lượng giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội theo tiêu chí năng lực nghiên cứu khoa học Thống kê mô tả N XDCT1: Chủ trì xây dựng chương trình đào tạo hoặc chương trình bồi dưỡng XDCT2: Tham gia xây dựng chương trình đào tạo hoặc chương trình bồi dưỡng XDCT3: Chủ biên giáo trình hoặc tập bài giảng XDCT4: Tham gia biên soạn giáo trình hoặc tập bài giảng KHCN1: Chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học: Cấp khoa, cấp trường, cấp bộ, cấp quốc gia KHCN2: Tham gia thực hiện nhiệm vụ khoa học: Cấp khoa, cấp trường, cấp bộ, cấp quốc gia. Tối thiểu. Bình quân. Tối đa. Độ lệch chuẩn. 241. 1. 5. 2.63. .821. 241. 1. 5. 3.41. 1.133. 241. 1. 5. 2.81. 1.331. 241. 1. 5. 3.54. 1.162. 241. 1. 5. 3.43. 1.389. 241. 2. 5. 4.04. .950. 5.

<span class='text_page_counter'>(82)</span> HDKH1: Sẵn sàng nhận nhiệm vụ, trách nhiệm hướng dẫn người học nghiên cứu khoa học HDKH2: Thường xuyên (hàng năm) hướng dẫn người học nghiên cứu khoa học KQNC1: Chủ biên sách tham khảo, sách chuyên khảo xuất bản trong nước liên quan đến lĩnh vực chuyên môn KQNC2: Chủ biên sách tham khảo, sách chuyên khảo xuất bản quốc tế liên quan đến lĩnh vực chuyên môn KQNC3: Tham gia biên soạn sách tham khảo, sách chuyên khảo xuất bản trong nước liên quan đến lĩnh vực chuyên môn KQNC4: Tham gia biên soạn sách tham khảo, sách chuyên khảo xuất bản quốc tế liên quan đến lĩnh vực chuyên môn KQNC5: Tác giả ít nhất 05 bài báo khoa học trong nước KQNC6: Tác giả bài báo khoa học quốc tế Valid N (listwise). 241. 3. 5. 4.29. .734. 241. 1. 5. 3.49. 1.282. 241. 1. 5. 2.70. .963. 241. 1. 3. 2.41. .627. 241. 1. 5. 3.72. 1.187. 241. 1. 5. 2.50. .742. 241. 1. 5. 2.84. 1.258. 241. 1. 5. 2.54. .806. 241. Frequency Table XDCT1: Chủ trì xây dựng chương trình đào tạo hoặc chương trình bồi dưỡng Tần số Valid. Rất không đồng ý. %. % hợp lệ. % tích luỹ. 16. 6.6. 6.6. 6.6. Không đồng ý. 87. 36.1. 36.1. 42.7. Không ý kiến. 113. 46.9. 46.9. 89.6. 19. 7.9. 7.9. 97.5. 6. 2.5. 2.5. 100.0. 241. 100.0. 100.0. Đồng ý Rất đồng ý Tổng. XDCT2: Tham gia xây dựng chương trình đào tạo hoặc chương trình bồi dưỡng Tần số Valid. %. % hợp lệ. % tích luỹ. Rất không đồng ý. 13. 5.4. 5.4. 5.4. Không đồng ý. 42. 17.4. 17.4. 22.8. Không ý kiến. 63. 26.1. 26.1. 49.0. Đồng ý. 79. 32.8. 32.8. 81.7. Rất đồng ý. 44. 18.3. 18.3. 100.0. 241. 100.0. 100.0. Tổng. XDCT3: Chủ biên giáo trình hoặc tập bài giảng Tần số Valid. %. % hợp lệ. % tích luỹ. Rất không đồng ý. 40. 16.6. 16.6. 16.6. Không đồng ý. 78. 32.4. 32.4. 49.0. Không ý kiến. 53. 22.0. 22.0. 71.0. Đồng ý. 28. 11.6. 11.6. 82.6. Rất đồng ý. 42. 17.4. 17.4. 100.0. 241. 100.0. 100.0. Tổng. 6.

<span class='text_page_counter'>(83)</span> XDCT4: Tham gia biên soạn giáo trình hoặc tập bài giảng Tần số Valid. %. % hợp lệ. % tích luỹ. Rất không đồng ý. 19. 7.9. 7.9. 7.9. Không đồng ý. 28. 11.6. 11.6. 19.5. Không ý kiến Đồng ý. 45. 18.7. 18.7. 38.2. 102. 42.3. 42.3. 80.5. 47. 19.5. 19.5. 100.0. 241. 100.0. 100.0. Rất đồng ý Tổng. KHCN1: Chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học: Cấp khoa, cấp trường, cấp bộ, cấp quốc gia Tần số Valid. %. % hợp lệ. % tích luỹ. Rất không đồng ý. 23. 9.5. 9.5. 9.5. Không đồng ý. 60. 24.9. 24.9. 34.4. Không ý kiến. 22. 9.1. 9.1. 43.6. Đồng ý. 63. 26.1. 26.1. 69.7. Rất đồng ý. 73. 30.3. 30.3. 100.0. 241. 100.0. 100.0. Tổng. KHCN2: Tham gia thực hiện nhiệm vụ khoa học: Cấp khoa, cấp trường, cấp bộ, cấp quốc gia Tần số Valid. %. % hợp lệ. % tích luỹ. Không đồng ý. 26. 10.8. 10.8. 10.8. Không ý kiến. 26. 10.8. 10.8. 21.6. 102. 42.3. 42.3. 63.9. 87. 36.1. 36.1. 100.0. 241. 100.0. 100.0. Đồng ý Rất đồng ý Tổng. HDKH1: Sẵn sàng nhận nhiệm vụ, trách nhiệm hướng dẫn người học nghiên cứu khoa học Tần số Valid. %. % hợp lệ. % tích luỹ. Không ý kiến. 40. 16.6. 16.6. 16.6. Đồng ý. 92. 38.2. 38.2. 54.8. Rất đồng ý. 109. 45.2. 45.2. 100.0. Tổng. 241. 100.0. 100.0. HDKH2: Thường xuyên (hàng năm) hướng dẫn người học nghiên cứu khoa học Tần số Valid. %. % hợp lệ. % tích luỹ. Rất không đồng ý. 22. 9.1. 9.1. 9.1. Không đồng ý. 33. 13.7. 13.7. 22.8. Không ý kiến. 60. 24.9. 24.9. 47.7. Đồng ý. 58. 24.1. 24.1. 71.8. Rất đồng ý. 68. 28.2. 28.2. 100.0. 241. 100.0. 100.0. Tổng. 7.

<span class='text_page_counter'>(84)</span> KQNC1: Chủ biên sách tham khảo, sách chuyên khảo xuất bản trong nước liên quan đến lĩnh vực chuyên môn Tần số Valid. Rất không đồng ý. %. % hợp lệ. % tích luỹ. 17. 7.1. 7.1. 7.1. Không đồng ý. 84. 34.9. 34.9. 41.9. Không ý kiến. 117. 48.5. 48.5. 90.5. 23. 9.5. 9.5. 100.0. 241. 100.0. 100.0. Rất đồng ý Tổng. KQNC2: Chủ biên sách tham khảo, sách chuyên khảo xuất bản quốc tế liên quan đến lĩnh vực chuyên môn Tần số Valid. Rất không đồng ý. %. % hợp lệ. % tích luỹ. 18. 7.5. 7.5. 7.5. Không đồng ý. 106. 44.0. 44.0. 51.5. Không ý kiến. 117. 48.5. 48.5. 100.0. Tổng. 241. 100.0. 100.0. KQNC3: Tham gia biên soạn sách tham khảo, sách chuyên khảo xuất bản trong nước liên quan đến lĩnh vực chuyên môn Tần số Valid. Rất không đồng ý. %. % hợp lệ. % tích luỹ. 7. 2.9. 2.9. 2.9. Không đồng ý. 43. 17.8. 17.8. 20.7. Không ý kiến. 41. 17.0. 17.0. 37.8. Đồng ý. 69. 28.6. 28.6. 66.4. Rất đồng ý. 81. 33.6. 33.6. 100.0. 241. 100.0. 100.0. Tổng. KQNC4: Tham gia biên soạn sách tham khảo, sách chuyên khảo xuất bản quốc tế liên quan đến lĩnh vực chuyên môn Tần số Valid. Rất không đồng ý. %. % hợp lệ. % tích luỹ. 17. 7.1. 7.1. 7.1. Không đồng ý. 101. 41.9. 41.9. 49.0. Không ý kiến. 114. 47.3. 47.3. 96.3. Đồng ý. 4. 1.7. 1.7. 97.9. Rất đồng ý. 5. 2.1. 2.1. 100.0. 241. 100.0. 100.0. Tổng. KQNC5: Tác giả ít nhất 05 bài báo khoa học trong nước Tần số Valid. %. % hợp lệ. % tích luỹ. Rất không đồng ý. 27. 11.2. 11.2. 11.2. Không đồng ý. 98. 40.7. 40.7. 51.9. Không ý kiến. 35. 14.5. 14.5. 66.4. Đồng ý. 48. 19.9. 19.9. 86.3. Rất đồng ý. 33. 13.7. 13.7. 100.0. 241. 100.0. 100.0. Tổng. 8.

<span class='text_page_counter'>(85)</span> KQNC6: Tác giả bài báo khoa học quốc tế Tần số Valid. Rất không đồng ý. %. % hợp lệ. % tích luỹ. 17. 7.1. 7.1. 7.1. Không đồng ý. 101. 41.9. 41.9. 49.0. Không ý kiến. 108. 44.8. 44.8. 93.8. Đồng ý. 7. 2.9. 2.9. 96.7. Rất đồng ý. 8. 3.3. 3.3. 100.0. 241. 100.0. 100.0. Tổng. 4. Kết quả khảo sát về chất lượng giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội theo tiêu chí năng lực giảng dạy Descriptive Statistics N GB1: Giảng dạy đúng chương trình, kế hoạch GB2: Ứng dụng công nghệ thông tin thành thạo trong giảng dạy HDHT1: Hướng dẫn người học nghiên cứu lý thuyết, thực hành, thảo luận trong bài giảng HDHT2: Hướng dẫn người học thực tập nghề nghiệp, học tập thực tế HDHT3: Hướng dẫn người học làm luận văn, đồ án tốt nghiệp HDHT4: Hướng dẫn người học làm luận văn thạc sĩ hoặc luận án tiến sĩ ĐGDH1: Dự giờ, chấm giảng ĐGDH2: Chấm bài kiểm tra, tiểu luận, bài thi ĐGDH3: Đánh giá sự tương tác của người học trong quá trình giảng dạy GDCT1: Kết hợp việc giảng dạy chuyên môn với giáo dục về nhận thức, hành vi, thái độ cho người học trong phạm vi mục tiêu bài giảng, môn học GDCT2: Kết hợp giáo dục truyền thống, chính trị, tư tưởng, đạo đức cho người học trong phạm vi mục tiêu chương trình đào tạo Valid N (listwise). Bình quân. Tối đa. Tối thiểu. Độ lệch chuẩn. 241. 3. 5. 4.55. .598. 241. 3. 5. 3.64. .835. 241. 3. 5. 4.49. .613. 241. 3. 5. 4.34. .672. 241. 3. 5. 3.77. .844. 241. 1. 5. 2.56. .865. 241. 1. 5. 2.53. .832. 241. 4. 5. 4.46. .499. 241. 3. 5. 4.33. .693. 241. 3. 5. 4.24. .785. 241. 3. 5. 4.36. .656. 241. Frequency Table GB1: Giảng dạy đúng chương trình, kế hoạch Tần số Valid. %. % hợp lệ. % tích luỹ. Không ý kiến. 13. 5.4. 5.4. 5.4. Đồng ý. 83. 34.4. 34.4. 39.8. Rất đồng ý. 145. 60.2. 60.2. 100.0. Tổng. 241. 100.0. 100.0. 9.

<span class='text_page_counter'>(86)</span> GB2: Ứng dụng công nghệ thông tin thành thạo trong giảng dạy Tần số Valid. Không ý kiến. %. % hợp lệ. % tích luỹ. 142. 58.9. 58.9. 58.9. Đồng ý. 43. 17.8. 17.8. 76.8. Rất đồng ý. 56. 23.2. 23.2. 100.0. 241. 100.0. 100.0. Tổng. HDHT1: Hướng dẫn người học nghiên cứu lý thuyết, thực hành, thảo luận trong bài giảng Tần số Valid. %. % hợp lệ. % tích luỹ. Không ý kiến. 15. 6.2. 6.2. 6.2. Đồng ý. 93. 38.6. 38.6. 44.8. Rất đồng ý. 133. 55.2. 55.2. 100.0. Tổng. 241. 100.0. 100.0. HDHT2: Hướng dẫn người học thực tập nghề nghiệp, học tập thực tế Tần số Valid. Không ý kiến. %. % hợp lệ. % tích luỹ. 27. 11.2. 11.2. 11.2. Đồng ý. 104. 43.2. 43.2. 54.4. Rất đồng ý. 110. 45.6. 45.6. 100.0. Tổng. 241. 100.0. 100.0. HDHT3: Hướng dẫn người học làm luận văn, đồ án tốt nghiệp Tần số Valid. Không ý kiến. %. % hợp lệ. % tích luỹ. 120. 49.8. 49.8. 49.8. Đồng ý. 57. 23.7. 23.7. 73.4. Rất đồng ý. 64. 26.6. 26.6. 100.0. 241. 100.0. 100.0. Tổng. HDHT4: Hướng dẫn người học làm luận văn thạc sĩ hoặc luận án tiến sĩ Tần số Valid. Rất không đồng ý. %. % hợp lệ. % tích luỹ. 17. 7.1. 7.1. 7.1. Không đồng ý. 108. 44.8. 44.8. 51.9. Không ý kiến. 89. 36.9. 36.9. 88.8. Đồng ý. 19. 7.9. 7.9. 96.7. 8. 3.3. 3.3. 100.0. 241. 100.0. 100.0. Rất đồng ý Tổng. ĐGDH1: Dự giờ, chấm giảng Tần số Valid. Rất không đồng ý. %. % hợp lệ. % tích luỹ. 17. 7.1. 7.1. 7.1. Không đồng ý. 108. 44.8. 44.8. 51.9. Không ý kiến. 96. 39.8. 39.8. 91.7. Đồng ý. 12. 5.0. 5.0. 96.7. 8. 3.3. 3.3. 100.0. 241. 100.0. 100.0. Rất đồng ý Tổng. 10.

<span class='text_page_counter'>(87)</span> ĐGDH2: Chấm bài kiểm tra, tiểu luận, bài thi Tần số Valid. %. % hợp lệ. % tích luỹ. Đồng ý. 131. 54.4. 54.4. 54.4. Rất đồng ý. 110. 45.6. 45.6. 100.0. Tổng. 241. 100.0. 100.0. ĐGDH3: Đánh giá sự tương tác của người học trong quá trình giảng dạy Tần số Valid. Không ý kiến. %. % hợp lệ. % tích luỹ. 31. 12.9. 12.9. 12.9. Đồng ý. 100. 41.5. 41.5. 54.4. Rất đồng ý. 110. 45.6. 45.6. 100.0. Tổng. 241. 100.0. 100.0. GDCT1: Kết hợp việc giảng dạy chuyên môn với giáo dục về nhận thức, hành vi, thái độ cho người học trong phạm vi mục tiêu bài giảng, môn học Tần số Valid. %. % hợp lệ. % tích luỹ. Không ý kiến. 52. 21.6. 21.6. 21.6. Đồng ý. 79. 32.8. 32.8. 54.4. Rất đồng ý. 110. 45.6. 45.6. 100.0. Tổng. 241. 100.0. 100.0. GDCT2: Kết hợp giáo dục truyền thống, chính trị, tư tưởng, đạo đức cho người học trong phạm vi mục tiêu chương trình đào tạo Tần số Valid. Không ý kiến. %. % hợp lệ. % tích luỹ. 24. 10.0. 10.0. 10.0. Đồng ý. 107. 44.4. 44.4. 54.4. Rất đồng ý. 110. 45.6. 45.6. 100.0. Tổng. 241. 100.0. 100.0. 5. Kết quả khảo sát về sự chủ động học tập, rèn luyện kỹ năng, phương pháp giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Descriptive Statistics N HTRL1: Chủ động cập nhật văn bản, chính sách liên quan đến chuyên ngành giảng dạy HTRL2: Chủ động tìm kiếm và tham gia chương trình đào tạo, bồi dưỡng liên quan đến việc cập nhật, bổ sung kiến thức chuyên ngành HTRL3: Chủ động đánh giá, rút kinh nghiệm trong hoạt động giảng dạy theo các bậc đào tạo, hệ đào tạo, chương trình đào tạo, bồi dưỡng HTRL4: Chủ động tìm kiếm, tham gia chương trình, hội thi liên quan đến việc nâng cao năng lực giảng dạy, kiến thức chuyên ngành Valid N (listwise). Tối thiểu. Bình quân. Tối đ. Độ lệch chuẩn. 241. 4. 5. 4.36. .480. 241. 3. 5. 3.96. .773. 241. 3. 5. 4.16. .755. 241. 3. 5. 4.02. .758. 241. 11.

<span class='text_page_counter'>(88)</span> Frequency Table HTRL1: Chủ động cập nhật văn bản, chính sách liên quan đến chuyên ngành giảng dạy Tần số Valid. Đồng ý Rất đồng ý Tổng. %. % hợp lệ. % tích luỹ. 155. 64.3. 64.3. 64.3. 86. 35.7. 35.7. 100.0. 241. 100.0. 100.0. HTRL2: Chủ động tìm kiếm và tham gia chương trình đào tạo, bồi dưỡng liên quan đến việc cập nhật, bổ sung kiến thức chuyên ngành Tần số Valid. %. % hợp lệ. % tích luỹ. Không ý kiến. 77. 32.0. 32.0. 32.0. Đồng ý. 97. 40.2. 40.2. 72.2. Rất đồng ý. 67. 27.8. 27.8. 100.0. 241. 100.0. 100.0. Tổng. HTRL3: Chủ động đánh giá, rút kinh nghiệm trong hoạt động giảng dạy theo các bậc đào tạo, hệ đào tạo, chương trình đào tạo, bồi dưỡng Tần số Valid. %. % hợp lệ. % tích luỹ. Không ý kiến. 52. 21.6. 21.6. Đồng ý. 98. 40.7. 40.7. 62.2. Rất đồng ý. 91. 37.8. 37.8. 100.0. 241. 100.0. 100.0. Tổng. 21.6. HTRL4: Chủ động tìm kiếm, tham gia chương trình, hội thi liên quan đến việc nâng cao năng lực giảng dạy, kiến thức chuyên ngành Tần số Valid. Không ý kiến Đồng ý Rất đồng ý Tổng. %. % hợp lệ. % tích luỹ. 66. 27.4. 27.4. 27.4. 103. 42.7. 42.7. 70.1. 72. 29.9. 29.9. 100.0. 241. 100.0. 100.0. 6. Kết quả khảo sát về sự chủ động nghiên cứu khoa học của giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Descriptive Statistics N HTRL5: Chủ động tìm kiếm, hợp tác trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học HTRL6: Chủ động tìm kiếm, đăng ký, tham gia tuyển chọn đề tài nghiên cứu khoa học; đăng ký chủ trì, tham gia biên soạn giáo trình, tập bài giảng HTRL7: Chủ động nghiên cứu, xuất bản ấn phẩm khoa học phục vụ giảng dạy (sách tham khảo, sách chuyên khảo, bài báo khoa học,…) Valid N (listwise). Tối thiểu. Bình quân. Tối đa. Độ lệch chuẩn. 241. 1. 5. 2.58. .813. 241. 1. 5. 3.04. .921. 241. 1. 5. 2.70. .891. 241. 12.

<span class='text_page_counter'>(89)</span> Frequency Table HTRL5: Chủ động tìm kiếm, hợp tác trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học Tần số Valid. Rất không đồng ý. %. % hợp lệ. % tích luỹ. 17. 7.1. 7.1. 7.1. Không đồng ý. 94. 39.0. 39.0. 46.1. Không ý kiến. 109. 45.2. 45.2. 91.3. 15. 6.2. 6.2. 97.5. 6. 2.5. 2.5. 100.0. 241. 100.0. 100.0. Đồng ý Rất đồng ý Tổng. HTRL6: Chủ động tìm kiếm, đăng ký, tham gia tuyển chọn đề tài nghiên cứu khoa học; đăng ký chủ trì, tham gia biên soạn giáo trình, tập bài giảng Tần số Valid. Rất không đồng ý. %. % hợp lệ. % tích luỹ. 9. 3.7. 3.7. 3.7. Không đồng ý. 67. 27.8. 27.8. 31.5. Không ý kiến. 73. 30.3. 30.3. 61.8. Đồng ý. 89. 36.9. 36.9. 98.8. 3. 1.2. 1.2. 100.0. 241. 100.0. 100.0. Rất đồng ý Tổng. HTRL7: Chủ động nghiên cứu, xuất bản ấn phẩm khoa học phục vụ giảng dạy (sách tham khảo, sách chuyên khảo, bài báo khoa học,…) Tần số Valid. %. % hợp lệ. % tích luỹ. Rất không đồng ý. 14. 5.8. 5.8. 5.8. Không đồng ý. 94. 39.0. 39.0. 44.8. Không ý kiến. 89. 36.9. 36.9. 81.7. Đồng ý. 38. 15.8. 15.8. 97.5. 6. 2.5. 2.5. 100.0. 241. 100.0. 100.0. Rất đồng ý Tổng. 7. Kết quả khảo sát về điều kiện làm việc Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Descriptive Statistics N MTLV1: Giảng dạy đạt số giờ chuẩn theo định mức năm học MTLV2: Cơ sở vật chất, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu cho hoạt động nghiên cứu, giảng dạy MTLV3: Được sinh hoạt chuyên môn thường xuyên tại đơn vị công tác MTLV4: Mức độ giảng dạy thường xuyên (tần suất giảng dạy cao) của môn học/năm học CSLV1: Nhà trường có chế độ lương, thưởng hợp lý, công bằng CSLV2: Nhà trường tạo cơ hội học tập, nghiên cứu phát triển chuyên môn, nghề nghiệp Valid N (listwise). Tối thiểu. Bình quân. Tối đa. Độ lệch chuẩn. 241. 3. 5. 4.54. .562. 241. 3. 5. 4.24. .818. 241. 3. 5. 4.11. .649. 241. 3. 5. 4.28. .642. 241. 2. 5. 3.39. .965. 241. 3. 5. 4.05. .799. 241. 13.

<span class='text_page_counter'>(90)</span> Frequency Table MTLV1: Giảng dạy đạt số giờ chuẩn theo định mức năm học Tần số Valid. %. Không ý kiến Đồng ý. % hợp lệ. % tích luỹ. 8. 3.3. 3.3. 3.3. 95. 39.4. 39.4. 42.7. Rất đồng ý. 138. 57.3. 57.3. 100.0. Total. 241. 100.0. 100.0. MTLV2: Cơ sở vật chất, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu cho hoạt động nghiên cứu, giảng dạy Tần số Valid. %. % hợp lệ. % tích luỹ. Không ý kiến. 58. 24.1. 24.1. 24.1. Đồng ý. 66. 27.4. 27.4. 51.5. Rất đồng ý. 117. 48.5. 48.5. 100.0. Total. 241. 100.0. 100.0. MTLV3: Được sinh hoạt chuyên môn thường xuyên tại đơn vị công tác Tần số Valid. %. Không ý kiến Đồng ý. % tích luỹ. 16.2. 16.2. 137. 56.8. 56.8. 73.0. 65. 27.0. 27.0. 100.0. 241. 100.0. 100.0. Rất đồng ý Total. % hợp lệ. 39. 16.2. MTLV4: Mức độ giảng dạy thường xuyên (tần suất giảng dạy cao) của môn học/năm học Tần số Valid. %. Không ý kiến Đồng ý. % tích luỹ. 10.4. 10.4. 123. 51.0. 51.0. 61.4. 93. 38.6. 38.6. 100.0. 241. 100.0. 100.0. Rất đồng ý Total. % hợp lệ. 25. 10.4. CSLV1: Nhà trường có chế độ lương, thưởng hợp lý, công bằng Tần số Valid. %. % hợp lệ. % tích luỹ. Không đồng ý. 63. 26.1. 26.1. 26.1. Không ý kiến. 40. 16.6. 16.6. 42.7. 118. 49.0. 49.0. 91.7. 20. 8.3. 8.3. 100.0. 241. 100.0. 100.0. Đồng ý Rất đồng ý Total. CSLV2: Nhà trường tạo cơ hội học tập, nghiên cứu phát triển chuyên môn, nghề nghiệp Tần số Valid. %. % hợp lệ. % tích luỹ. Không ý kiến. 71. 29.5. 29.5. 29.5. Đồng ý. 87. 36.1. 36.1. 65.6. Rất đồng ý. 83. 34.4. 34.4. 100.0. 241. 100.0. 100.0. Total. 14.

<span class='text_page_counter'>(91)</span>

×