Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.62 KB, 7 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD&ĐT HƯNG HÀ TRƯỜNG THCS KIM TRUNG –––––––––– Số: 10 /KH-THCS. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc lập – Tự do- Hạnh phúc –––––––––––––––––––––. Kim Trung , ngày 29 tháng 9 năm 2012. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NĂM HỌC 2012-2013 A. ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TRONG NĂM HỌC 2011 - 2012 Trong năm học 2011 - 2012, trường THCS Kim Trung đã tích cực trong việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Nhà trường tự đánh giá một cách khách quan, trung thực như sau: - Ưu điểm: + Đại bộ phận giáo viên đã tích cực tìm hiểu, tham khảo để nâng cao nhận thức về chủ trương của Bộ GD&ĐT, của Sở và phòng GD&ĐT trong việc đổi mới chương trình SGK và phương pháp giảng dạy. + Nhà trường đã tổ chức các chuyên đề xoay quanh vấn đề đổi mới phương pháp nhằm tìm ra một giải pháp có tính khả thi và hiệu quả. + Tham gia các đợt bồi dưỡng thường xuyên trong dịp hè do Sở GD&ĐT, Phòng GD &ĐT tổ chức. Thường xuyên cử cán bộ cốt cán ở các bộ môn đi dự các lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ. + Nhà trường thường xuyên tổ chức phong trào thao giảng, dự giờ thăm lớp để góp ý thẳng thắn bằng những ý kiến bổ ích giúp cho thầy cô giáo tìm ra tiếng nói chung. + Trong năm học 2011 - 2012 nhà trường đã tổ chức thành công hội thi GV dạy giỏi cấp truờng. + Số giờ dạy có ứng dụng CNTT và sử dụng thiết bị dạy học tăng cao. Cụ thể trong năm học 2011 – 2012 đã có trên 100 giờ dạy sử dụng CNTT. + Nhà trường tổ chức thành công chuyên đề về phương pháp dạy học ở tất cả các môn học cơ bản. + Nhà trường đã dần từng bước đưa CNTT vào phục vụ cho công tác quản lý và giảng dạy. - Nhược điểm: + Trong quá trình thực hiện kế hoạch đổi mới chương trình, SGK và phương pháp, một bộ phận nhỏ giáo viên vẫn chưa tích cực cải tiến phương pháp, còn nặng nề trong lối dạy cũ, chưa chịu khó học hỏi nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, đặc biệt là ứng dụng CNTT vào giảng dạy. + Một số giáo viên đôi lúc còn chưa thực sự đổi mới trong ý thức soạn giảng..
<span class='text_page_counter'>(2)</span> + Một bộ phận không nhỏ học sinh rỗng kiến thức, ý thức học tập chưa cao. Đây cũng là một rào cản không nhỏ trong công tác đổi mới phương pháp dạy học. + Cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn nên khá nhiều thiết bị bị hư hỏng không sử dụng được làm cho nhiều giáo viên lên lớp gặp khó khăn trong việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học thông qua kỹ năng thao tác thực hành. + Kinh phí hỗ trợ cho công tác chuyên môn còn hạn hẹp. B. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NĂM HỌC 2012-2013: I. MỤC TIÊU - Tận dụng tối đa các điều kiện cơ sở vật chất hiện có như thiết bị dạy học theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá để phục vụ tích cực cho đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục. - Xây dựng đội ngũ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ chuyên môn, về sử dụng công nghệ thông tin và có tâm huyết trong nghề nghiệp để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại hoá nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. - Chấm dứt lối dạy học đọc chép, tăng cường dạy học phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh, dạy học theo chuẩn kiến thức và kỹ năng phù hợp với mọi đối tượng học sinh. - Vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy học, sử dụng có hiệu quả các thiết bị hiện có, phù hợp với đối tượng học sinh. Không lạm dụng CNTT. - Đổi mới kiểm tra đánh giá, kết hợp giữa tự luận và trắc nghiệm khách quan theo hướng ít nhất 50% hiểu và vận dụng sáng tạo. II. KẾ HOẠCH Trong quá trình đổi mới PPDH năm học 2012 - 2013 trường THCS Kim Trung tiến hành thực hiện đồng bộ các kế hoạch sau: 1/ Về đội ngũ - Tham mưu và kiến nghị với Phòng GD&ĐT, Phòng Nội vụ huyện Hưng Hà bổ sung thêm GV môn Thể dục và Công nghệ để trường có cơ cấu đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đồng bộ về chuyên ngành, chuẩn về trình độ. - Khuyến khích cán bộ giáo viên tham gia học nâng cao trình độ chuyên môn bằng các hình thức chuyên tu, từ xa. Đặc biệt là những vấn đề mới về tin học, về khả năng ứng dụng CNTT vào giảng dạy, kỹ năng sử dụng các thiết bị giảng dạy khác. Nắm bắt kịp thời những thông tin mới về tri thức trong chương trình, sách giáo khoa. Nắm chắc lý luận về đổi mới phương pháp dạy học. Mỗi giáo viên đều phải có hồ sơ tự học trong hồ sơ chuyên môn (sổ tự bồi dưỡng). Tăng cường dự giờ thăm lớp để rút kinh nghiệm đổi mới phương pháp dạy học. - Tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng thường xuyên, chuyên đề BDCM cấp trường, cụm, huyện..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> 2/ Về Cơ sở vật chất –Thiết bị dạy học - Đảm bảo phòng học 2 ca, sử dụng phòng học bộ môn lồng ghép hợp lý, có chất lượng. - Đảm bảo cho công tác phụ đạo học sinh yếu kém, ôn thi HSG, hoạt động NGLL, hoạt động hướng nghiệp, hoạt động ngoại khoá. - Phát huy tối đa hiệu quả của các phòng thực hành thí nghiệm, cố gắng có phòng dạy máy chiếu và bảng thông minh; rèn luyện cho học sinh những kỹ năng thực hành cần thiết để nâng cao hiệu quả giảng dạy theo hướng đổi mới phương pháp. 3/ Về các hoạt động chuyên môn - Mỗi giáo viên, cán bộ quản lý có kế hoạch cụ thể thực hiện một đổi mới PPDH và quản lý, nhà trường có kế hoạch cụ thể về đổi mới PPDH và KTĐG, tổ chức cho cán bộ, giáo viên đăng ký thực hiện ít nhất một đổi mới PPDH, KTĐG và nộp về Phòng GD-ĐT vào 05/10/2012. - Chuyên môn nhà trường trực tiếp quán triệt đến tận mỗi giáo viên: Tăng cường dạy học phát huy tính tích cực, hứng thú học tập của học sinh vai trò chủ đạo của giáo viên; bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ, vận dụng sáng tạo kiến thức đã học của học sinh; thực hiện đổi mới gắn với khai thác, sử dụng các thiết bị trên cơ sở dạy học phân hoá theo năng lực học sinh, bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng từng bộ môn. Đi đôi truyền thụ kiến thức bộ môn cần chú trọng tích hợp kiến thức đa môn. - Soạn giảng khoa học, sắp xếp hợp lý hoạt động của GV và HS, hệ thống câu hỏi hợp lý, tập trung vào trọng tâm, tránh nặng nề quá tải. - Đẩy mạnh ứng dụng CNTT để phục vụ đổi mới PPDH, KTĐG. Coi trọng rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu cho HS. Khai thác tối đa hiệu quả các phòng học bộ môn, thiết bị dạy học hiện có. - Tổ chức các hoạt động ngoại khoá, hoạt động giáo dục NGLL theo nội dung của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, rèn luyện kỹ năng hoạt động xã hội cho HS. - Xây dựng tiêu chuẩn GV được soạn giáo án trên máy vi tính. - Tiếp tục phát động phong trào thi sử dụng và làm đồ dùng dạy học bổ sung các thiết bị thí nghiệm thiếu, hư hỏng trong quá trình sử dụng. Chỉ đạo các tổ chuyên môn khai thác và sử dụng công nghệ thông tin để phục vụ một cách có hiệu quả việc dạy học theo phương pháp đổi mới, sử dụng các phần mềm dạy học và sáng tạo các đồ dùng dạy học phù hợp với đặc điểm đối tượng học sinh của nhà trường. - Chỉ đạo một cách tích cực việc giáo viên mượn và sử dụng đồ dùng dạy học, cấm giáo viên dạy chay, dạy không có thiết bị trong khi phòng thực hành có những thiết bị đó đối với những tiết học cần sử dụng các thiết bị thực hành. - Nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn theo hướng: thiết thực, hiệu quả, gọn nhẹ tránh hình thức..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Tổ chức tốt các chuyên đề, hội thảo cấp trường, cụm trường và tham gia chuyên đề, hội thảo chuyên môn cấp huyện. - Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá và công tác sử dụng đồ dùng dạy học. - Trong năm học nhà truờng mở các đợt tập huấn về công nghệ thông tin cho giáo viên toàn trường (tin học cơ bản, các phần mềm hỗ trợ công tác soạn giảng). - Năng lực nhận thức của học sinh cũng là vấn đề không nhỏ quyết định tới quá trình đổi mới PPDH. Vì vậy ngay từ đầu năm học nhà trường phải tiến hành khảo sát chất lượng học sinh, tổ chức phụ đạo học sinh yếu kém vào tháng 9/2012. - Gia tăng đội ngũ học sinh giỏi cũng góp phần cho quá trình đổi mới PPDH đạt hiệu quả cao. Nhà trường sẽ tiến hành ôn thi HSG các khối lớp(từ cuối tháng 9/2012), tiến hành khảo sát và tổ chức KT khảo sát chất lượng HSG hàng tháng . - Tiến hành ôn thi vào lớp 10 THPT cho học sinh lớp 9 từ tháng cuối tháng 10/2012 theo hướng bám chương trình chuẩn, đảm bảo đủ thời lượng, chất lượng nhằm duy trì và nâng cao tỉ lệ học sinh đỗ vào lớp 10 THPT hệ công lập. 4/ Công tác thư viện Để thực hiện tốt ĐMPPDH, thư viện nhà trường thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau đây: - Lên kế hoạch mua thêm SGK, tài liệu tham khảo liên quan đến ĐMPPDH. - Sưu tầm trong giáo viên giáo án tốt, những đề kiểm tra 1 tiết, học kỳ để làm tư liệu cho thầy và trò tham khảo. - Phát động các tổ chuyên môn: Mỗi GV có hai bài soạn giáo án điện tử/năm được đưa vào đĩa CD và nộp về thư viện làm tư liệu. - Cùng với các trường bạn, nhà trường tổ chức tốt việc xây dựng “ Nguồn học liệu mở” các câu hỏi, bài tập, đề KT, giáo án, tài liệu tham khảo sẽ được đưa lên website của trường để các giáo viên và học sinh của nhà trường tham khảo và góp ý. 5/Các công tác nghiên cứu khoa học - Tập trung vào các vấn đề trọng tâm, có tác dụng thiết thực đối với giáo viên trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, trên cơ sở chỉ đạo của Sở và Phòng GD&ĐT. - Mỗi giáo viên đều phải nghiên cứu, thực hiện và viết sáng kiến kinh nghiệm, giải pháp hữu ích, viết chuyên đề trong quá trình giảng dạy. - Ngoài ra, trong quá trình thực hiện kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học, chuyên môn nhà trường sẽ tìm ra những vấn đề mới nảy sinh trong quá trình dạy học để hình thành các chuyên đề mới vừa thiết thực, vừa hiệu quả hơn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. 6/ Tổ chức thao giảng.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Ngoài các chuyên đề, chuyên môn nhà trường chỉ đạo giáo viên dự giờ đúc rút kinh nghiệm giảng dạy theo hướng đổi mới phương pháp dạy học. - Hàng năm, trường chú trọng tổ chức hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp trường và chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học vào trong hội thi, vào các tiết kiểm tra toàn diện HĐSP của GV để động viên khuyến khích phong trào, đúc rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo chuyên môn thực hiện chương trình, sách giáo khoa và đổi mới phương pháp dạy học. - Tích cực tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện do Phòng GD-ĐT tổ chức tại các cụm trường. - Thực hiện chương trình chính khoá, mỗi giáo viên thực hiện ít nhất 4 tiết lên lớp/năm ứng dụng CNTT và đổi mới phương pháp dạy học ( vào các dịp KT toàn diện, thi GVG cấp trường, hội giảng nhân các ngày lễ lớn) - Tổ chức tốt các đợt thao giảng, hội thảo, thi sử dụng và tự làm đồ dùng dạy học theo kế hoạch. 7/ Đổi mới KTĐG thúc đẩy đổi mới PPDH - Thực hiện tốt phương châm “Đánh giá đúng chất lượng thực làm động lực nâng cao chất lượng giáo dục”; đánh giá đúng thực chất chất lượng học tập của học sinh, trên cơ sở đó các em thấy được khả năng của mình để có các giải pháp tốt trong quá trình học tập và nhà trường có những biện pháp quản lý tổ chức ra đề, coi và chấm KT nghiêm túc, khách quan, công bằng và chính xác. - Tiếp tục quán triệt tinh thần về “Chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục”; cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và lồng ghép vào nội dung phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Thực hiện nghiêm túc Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS do Bộ GD-ĐT ban hành. - Coi trọng việc phân tích kết quả kiểm tra, qua đó GV điều chỉnh hoạt động giảng dạy và học tập, giúp HS biết tự đánh giá để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu trong học tập. - Bồi dưỡng GV về kĩ năng ra đề, soạn đáp án và chấm bài kiểm tra, cần kết hợp một cách hợp lý hình thức tự luận với hình thức trắc nghiệm khách quan bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng. - Xây dựng Nguồn học liệu mở các câu hỏi, bài tập, đề thi, giáo án, tài liệu tham khảo trên Website của trường, Phòng, Sở và Bộ GD&ĐT để GV và HS có thể tham khảo trong quá trình giảng dạy, học tập. Mỗi GV đều phải tham gia và có sản phẩm cụ thể trên Website của trường. Mỗi học kỳ các tổ đều nộp ngân hàng đề KT về trường để xây dựng ngân hàng đề chung và nộp về Phòng GD-ĐT. Coi trọng việc biên soạn, phổ biến các tài liệu hướng dẫn, tài liệu tham khảo về đổi mới KTĐG. Đổi mới ra đề kiểm tra, đề thi tuyển sinh, đề thi HSG... coi đây là một trong những giải pháp chính tạo động lực đổi mới KTĐG và đổi mới PPDH..
<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Môn GDCD cần kết hợp đánh giá bằng cho điểm mức độ đạt được về kiến thức và kỹ năng với việc theo dõi sự tiến bộ về thái độ, hành vi trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống của HS. - Đối với các môn KHXH như: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý khi kiểm tra tăng cường ra đề mở nhằm kiểm tra mức độ thông hiểu và vận dụng sáng tạo kiến thức để giải quyết vấn đề và tạo cơ hội cho HS biểu đạt chính kiến khi làm bài. Đối với môn Toán và các môn KHTN, cần phát triển kĩ năng tư duy logic, kĩ năng thực hành, thói quen vận dụng sáng tạo kiến thức vào thực tiễn. - Thực hiện nâng cao chất lượng dạy môn Tiếng Anh theo hướng rèn các kỹ năng nghe- nói- đọc- viết cho HS; chuẩn bị tốt hệ điều kiện để chuyển sang dạy chương trình mới theo đề án “ Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008- 2020” - Từng bước hoàn thành công tác kiểm định chất lượng giáo dục : Có đủ các loại hồ sơ, kiện toàn các minh chứng, có đủ điều kiện để viết báo cáo và công bố kết quả tự đánh giá. Tuyên truyền sâu rộng, tập huấn để mọi cán CBGV hiểu, nâng cao nhận thức về công tác tự đánh giá các hoạt động GD, biết cách làm và phối hợp với các thành viên trong hội đồng tự đánh giá chất lượng giáo dục trong nhà trường. Tổ chức phân công kiểm tra tiến trình công việc của các thành viên, thu thập, bảo quản tốt các hồ sơ, minh chứng. - Mỗi năm học nhà trường sẽ tổ chức hội thảo, sơ kết, tổng kết về đổi mới KTĐG trong toàn trường nhằm thúc đẩy quá trình đổi mới PPDH có hiệu quả cao hơn . 8/ Tổ chức kiểm tra - Ngoài việc thanh tra của Phòng GD&ĐT, nhà trường tổ chức kiểm tra hồ sơ giáo án của giáo viên trong quá trình thực hiện ĐMPPDH. Tăng cường dự giờ, rút kinh nghiệm mà nòng cốt là ở các tổ chuyên môn.Thực hiện tốt kế hoạch KTNB trường học. 9/Tổ chức sơ kết, tổng kết đổi mới PPDH và đánh giá giáo viên - Thực hiện đánh giá giáo viên một cách nghiêm túc, thẳng thắn cuối học kỳ và năm học chú trọng đánh giá việc thực hiện đổi mới PPDH, đổi mới KTĐG. - Cuối mỗi học kỳ, chuyên môn sẽ tổ chức sơ kết nhằm đúc rút kinh nghiệm đồng thời có sự chỉ đạo, điều chỉnh kế hoạch đổi mới PPDH thích hợp. - Cuối năm học, tổ chức tổng kết việc đổi mới phương pháp dạy học một cách trung thực thẳng thắn, tìm ra những nguyên nhân, những bài học trong quá trình thực hiện ĐMPPDH để có hướng bổ sung cho kế hoạch năm học sau. C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Trên đây là kế hoạch đổi mới PPDH của trường THCS Kim Trung năm học 2012-2013, kế hoạch là sự định hướng cho cán bộ giáo viên trong việc thực hiện đổi mới PPDH, là cơ sở để các tổ chuyên môn đề ra các chỉ tiêu và triển khai thực hiện, là.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> căn cứ để nhà trường đánh giá đúng thực chất quá trình đổi mới PPDH hàng năm. Mọi thành viên trong trường có trách nhiệm phối hợp đồng bộ để thực hiện tốt kế hoạch, góp ý kiến để bổ sung kịp thời, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học. Nơi nhận: - PGD&ĐT Hưng Hà (để báo cáo); - Cán bộ, giáo viên (để thực hiện); - Lưu VT.. HIỆU TRƯỞNG (Đã ký) Hoàng Huy Hiệu.
<span class='text_page_counter'>(8)</span>