Tải bản đầy đủ (.ppt) (42 trang)

Đôi mới PPDH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.9 KB, 42 trang )


I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐỔI MỚI
PHƯƠNG PHÁP DẠY NGHỀ PHỔ THÔNG

1. Vì sao phải đổi mới phương pháp dạy học?

a. Về mặt lí luận

Luật Giáo dục, Nghị quyết 40/2000/QH 10 về đổi mới
chương trình giáo dục phổ thông và Chỉ thị 14/2001/CT-
TTg ngày 11 tháng 6 năm 2001 của Thủ tướng Chính
phủ.

Định hướng chung về đổi mới PPDH là:

- Phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo
của HS.

- Bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận
dụng kiến thức vào thực tiễn

- Đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS.

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐỔI MỚI
PHƯƠNG PHÁP DẠY NGHỀ PHỔ THÔNG

b. Về mặt thực tiễn

- Tâm lí xã hội, thi cử làm cho học sinh (HS)
không quan tâm học đều các môn học.


- Giáo viên tham gia dạy nghề phổ thông được
đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau , chưa tạo
được môi trường học tập tích cực cho HS, làm
HS trở nên thụ động, ít hứng thú với việc học
tập, khả năng tự học, vận dụng kiến thức đã học
được vào thực tiễn yếu.

- Đòi hỏi của xã hội và sự phát triển mạnh mẽ
của khoa học- công nghệ

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐỔI MỚI
PHƯƠNG PHÁP DẠY NGHỀ PHỔ THÔNG

2. Quan điểm chung về đổi mới PPDH môn
giáo dục nghề phổ thông

- Đổi mới PPDH phải phù hợp với xu thế
chung đổi mới PPDH của cấp học, bậc học.

- Đổi mới PPDH phải xuất phát từ mục tiêu và
hướng tới mục tiêu, chương trình, nội dung SGK
mới của hoạt động giáo dục nghề phổ thông .

- Đổi mới PPDH phải tính đến điều kiện dạy
học thực tế ở các trung tâm KTTH-HN và các
trường trung học phổ thông.

II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC


a. Thay đổi cách xác định mục tiêu

- Mục tiêu là căn cứ để xây dựng tiêu chí
đánh giá

- Mục tiêu xác định cụ thể những yêu cầu cần
đạt của đầu ra

Thay đổi cách xác định mục tiêu bài học như thế
nào?

- Xác định mục tiêu bài học cho HS

- Mục tiêu phải được bắt đầu bằng động từ xác
định để có thể kiểm chứng và đánh giá được


+ Mục tiêu về kiến thức: Thường được thể hiện là
biết và hiểu được. Nếu ở mức độ “ biết”, HS phải có
khả năng nêu được, trình bày lại được, nhớ lại
được, mô tả được, liệt kê được... Nếu ở mức độ “
hiểu” , HS có khả năng phân tích được, xác định
được, giải thích được, minh hoạ được

+ Mục tiêu về kĩ năng thường được thể hiện bằng
những động từ ở đầu câu như: làm được.......; sử
dụng được....; Nhận biết, phân biệt được....; áp dụng
được....; giải quyết được...; lựa chọn được... thực
hiện được......; thiết kế được....( nên ghi cụ thể mức
độ đạt được).


+ Mục tiêu về thái độ: nên thể hiện bằng các động
từ ở đầu câu như quan tâm đến......; đánh giá
được.....


b. Thay đổi cách thiết kế kế hoạch bài
học

Quá trình dạy học gồm hai giai đoạn cơ
bản là:

- Giai đoạn thiết kế : có tác dụng định
hướng cho thi công, được thể hiện trong
bản thiết kế kế hoạch bài học.

- Giai đoạn thi công : triển khai bản
thiết kế vào quá trình tổ chức giờ học


- Phần mở đầu: bao gồm các nội dung về thời gian học tập, tên môn
học, tên bài học và thời gian dành cho bài học.

- Mục tiêu bài học: bao gồm mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ.

- Các điều kiện thực hiện kế hoạch bài học: bao gồm các phương
tiện dạy học GV và HS cần chuẩn bị để thực hiện bài học đạt mục tiêu
đã xác định.

- Tiến trình giờ học: ghi rõ các bước, các hoạt động được thực hiện

trong giờ học.

Thông thường, tiến trình giờ học được cấu trúc như sau:

+ Giới thiệu bài

+ Các hoạt động dạy học (hay còn gọi là phần bài mới) : Thể hiện cụ
thể các nội dung chủ yếu của bài học, cách sử dụng các phương pháp
dạy học, hình thức dạy học, phương tiện dạy học nhằm đạt được mục
tiêu bài học.

Thay đổi cách thiết kế các hoạt động theo hướng lấy HS làm trung
tâm: lấy thiết kế hoạt động của HS làm cơ sở để xác định các hoạt
động của GV

+ Kết thúc
Cấu trúc chung của kế hoach bài học

* Một số mẫu kế hoạch bài học(Dïng ®Ó tham kh¶o)
Nội dung chủ yếu Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Kế hoạch bài học soạn theo cách chia làm 3 cột
2. Kế hoạch bài học soạn theo cách chia làm 4 cột
Phương tiện
dạy học
Nội dung
chủ yếu
Hoạt động
của GV
Hoạt động
của HS


3. Kế hoạch bài học soạn theo cách chia làm 5 cột
Thời
gian
Nội dung
chủ yếu
Hoạt động của
GV
Hoạt động của
HS
Phương tiện
dạy học
4. Kế hoach bài học soạn theo cách không chia cột
- Hoạt động 1 (ghi rõ tên của hoạt động, bắt đầu bằng
động từ)
Mục tiêu (của hoạt động 1)
Cách tiến hành ( hoạt động 1)
- Hoạt động 2
Mục tiêu (của hoạt động 2)
Cách tiến hành (hoạt động 2)
- …


2. Mục tiêu và phương pháp dạy học đặc trưng của HĐGD
nghề phổ thông

Mục tiêu chủ yếu của dạy học nghề phổ thông là hình thành kỹ
năng kĩ thuật cho HS, bao gồm các kỹ năng chung và kỹ năng
chuyên biệt.


Kĩ năng kĩ thuật là những thuộc tính khác nhau của nhân cách,
tạo tiền đề cho việc thực hiện thành công những hoạt động kĩ thuật.
Kĩ năng được hình thành qua huấn luyện và luyện tập.

Kĩ năng là điều kiện cần thiết để hoàn thành một cách có ý thức
hoạt động lao động.

Điều kiện:

- HS phải hiểu rõ mục đích, nhiệm vụ và phương thức đạt đến mục
đích.

- HS phải có kiến thức cần thiết tương ứng với nhiệm vụ.

- Có sự phù hợp giữa PPDH với đặc điểm của kĩ năng.

- Luyện tập đủ sức, phức tạp hoá dần nhiệm vụ và đảm bảo tính
hiệu quả của huấn luyện.

- Đánh giá kịp thời và khách quan.

- Chủ thể phải tích cực hoạt động.

Các kĩ năng được hình thành qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1- Hướng dẫn ban đầu nhằm
tạo hình ảnh, biểu tượng vận động và
chuyển chúng thành động hình vận động
về công việc cần thực hiện.


Giai đoạn 2 - Giai đoạn luyện tập thực
hành nhằm hình thành kỹ năng ban đầu.

Giai đoạn 3 - Giai đoạn kết thúc và đánh
giá kết quả thực hành.

Phương pháp dạy học đặc trưng của môn giáo dục
nghề phổ thông là phương pháp thực hành.

a. Nhóm phương pháp thực hành:

Phương pháp thực hành là phương pháp dạy học do giáo viên
tổ chức nhằm giúp học sinh hiểu rõ và vận dụng kiến thức lý
thuyết vào thực hành rèn kĩ năng .

Nhóm phương pháp thực hành, gồm:

Phương pháp làm mẫu là phương pháp dạy học trong đó giáo
viên biểu diễn các thao tác kĩ thuật kết hợp với giải thích nhằm
giúp học sinh hiểu rõ cách thực hiện từng thao tác kĩ thuật trong
quy trình kĩ thuật hoặc hoàn thành công việc đạt kết quả.

Phương pháp này thường được sử dụng khi tiến hành hướng
dẫn ban đầu

Phương pháp huấn luyện- luyện tập: là phương pháp dạy học
trong đó học sinh thực hiện lặp đi lặp lại các thao tác dưới sự
hướng dẫn, chỉ đạo của giáo viên nhằm hình thành kĩ năng kĩ
thuật.


Phương pháp này thường được sử dụng khi tiến hành hướng
dẫn thường xuyên trong giai đoạn tổ chức cho HS thực hành


- Làm cho HS hiểu rõ mục đích, yêu cầu của bài thực hành.

- Làm cho HS có được hình ảnh, biểu tượng rõ ràng, đầy đủ
về sản phẩm phải hoàn thành bằng cách trình diễn vật mẫu kết
hợp các PPDH khác như giải thích, quan sát, vấn đáp…

- Trong quá trình hướng dẫn thao tác kĩ thuật, bản thân GV
phải là người thực hiện thành thạo các thao tác trong quy trình
kĩ thuật.

- Dụng cụ, vật liệu sử dụng để hướng dẫn thao tác kĩ thuật
phải điển hình, có kích thước đủ lớn

- Khi hướng dẫn thao tác kĩ thuật cần hướng dẫn cách thực
hiện các thao tác theo đúng quy trình kĩ thuật và luôn có sự
liên hệ kiến thức, kĩ năng đã học với kiến thức, kĩ năng mới

- Tập trung hướng dẫn những thao tác mới, khó. Có thể
hướng dẫn 2 lần
Kĩ thuật sử dụng phương pháp thực hành


- Luôn đặt các câu hỏi để HS động não suy nghĩ và phát triển
khả năng sáng tạo trong quá trình GV hướng dẫn kĩ thuật để
HS phát hiện lỗi, giải thích lỗi và đưa ra giải pháp khắc phục
lỗi.


- Trước khi tổ chức thực hành, giáo viên cần tổ chức cho HS
thực hiện thử những thao tác kĩ thuật chủ yếu trong quy trình

- Chú ý nhắc nhở an toàn lao động và kiểm tra sự chuẩn bị
vật liệu, dụng cụ thực hành của học sinh để đảm bảo cho mọi
học sinh đều tham gia được hoạt động thực hành.

- Vị trí thực hành phải có đầy đủ ánh sáng và thuận lợi cho
việc thực hiện các thao tác kĩ thuật.

- Có thể tổ chức thực hành theo nhóm hoặc thực hành cá
nhân.

- Cần dành thời gian thích hợp để tổ chức cho học sinh báo
cáo kết quả và đánh giá kết quả thực hành. Khi đánh giá, cần
kết hợp tự đánh giá của HS với đánh giá của GV, kết hợp
đánh giá với nhận xét và đổi mới phương pháp đánh giá.


b. Phương pháp dùng ngôn ngữ

- Phương pháp dùng ngôn ngữ là phương pháp dạy học trong đó
giáo viên sử dụng ngôn ngữ (lời nói, kí hiệu, quy ước kĩ thuật) để
giúp học sinh tiếp thu kiến thức và hình thành thái độ theo mục tiêu
đã xác định.

- Nhóm phương pháp dùng ngôn ngữ gồm nhiều phương pháp như
giải thích - minh hoạ, giảng giải, thuyết trình, đàm thoại (vấn đáp),
nêu vấn đề …


- PPDH dùng ngôn ngữ được áp dụng trong hầu hết các bước lên
lên, từ khi bắt đầu đến khi kết thúc giờ học.

Sử dụng PPDH dùng ngôn ngữ như thế nào trong dạy học tích
cực?

- Ngôn ngữ phải trong sáng, rõ ràng, dễ hiểu. Ngôn ngữ kĩ thuật
phải rõ ràng, chính xác

- Diễn đạt thong thả, tính cảm. Giải thích ngắn gọn, rõ ràng. Những
chỗ khó phải giảng với tốc đọ chậm và kĩ hơn.

- Luôn kết hợp chặt chẽ với việc sử dụng các phương pháp dạy
học khác. Tránh kéo dài thời gian sử dụng đơn điệu phương pháp
dùng ngôn ngữ trong giờ học, nhất là đối với những bài học dạng lý
thuyết.

- Khi sử dụng phương pháp đàm thoại, phải lấy kiến thức, khái
niệm, hiểu biết HS đã có làm xuất phát điểm.


c. Phương pháp dạy học đàm thoại

* Khái niệm: Phương pháp đàm thoại là PPDH dùng ngôn
ngữ, trong đó GV khéo léo đặt hệ thống câu hỏi để HS trả lời.
Qua đó giúp HS sáng tỏ những vấn đề mới hoặc tự khai phá
những tri thức mới bằng sự tái hiện những tài liệu đã học hoặc
từ những kinh nghiệm tích luỹ được trong cuộc sống nhằm
giúp HS củng cố, mở rộng, đào sâu, tổng kết, hệ thống hoá tri

thức đã tiếp thu được và kiểm tra, đánh giá được mức độ lĩnh
hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo của HS.

- Phương pháp đàm thoại thường được sử dụng khi:

+ Cần hồi phục những kiến thức, kĩ năng liên quan đến bài
học

+ GV muốn tạo cơ hội cho HS đề xuất, lựa chọn phương án
(vật liệu, phương tiện, điều kiện) hành động hoặc tự phát hiện
ra mối liên hệ giữa kiến thức, kỹ năng đã có với kiến thức, kĩ
năng trong bài học mới.

+ GV muốn biết được mặt bằng trình độ hiện có và nhu cầu
cụ thể của HS đối với bài học.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×