Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Sưu tập hiện vật tự tạo của phụ nữ việt nam trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước giai đoạn (1954 1975) tại bảo tàng phụ nữ việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 97 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

KHOA DI SẢN VĂN HÓA

GIANG THU DUNG

SƯU TẬP HIỆN VẬT TỰ TẠO CỦA PHỤ NỮ
VIỆT NAM TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN
CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC GIAI ĐOẠN (1954 - 1975)
TẠI BẢO TÀNG PHỤ NỮ VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH BẢO TÀNG HỌC
Mã số: 52320305

Người hướng dẫn:

PGS.TS. NGUYỄN THỊ HUỆ

HÀ NỘI - 2015

1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 4
Chương 1: TỔNG QUAN SƯU TẬP HIỆN VẬT TỰ TẠO CỦA PHỤ NỮ
VIỆT NAM TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC
GIAI ĐOẠN (1954 -1975) TẠI BẢO TÀNG PHỤ NỮ VIỆT NAM .............. 7
1.1. Khái niệm sưu tập, hiện vật tự tạo, sưu tập hiện vật tự tạo................. 7
1.2. Khái quát về bảo tàng phụ nữ Việt Nam ............................................... 9


1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển .................................................... 9
1.2.2. Đặc trưng, chức năng, nhiệm vụ của bảo tàng................................ 11
1.2.3. Nội dung trưng bày của bảo tàng .................................................... 15
1.3. Tổng quan sưu tập hiện vật tự tạo của Phụ nữ Việt Nam.................. 20
1.3.1.Khái quát những nét chính về vai trò của Phụ nữ việt Nam trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước giai đoạn 1954 – 1975. ............... 20
1.3.2. Quá trình nghiên cứu, sưu tầm hiện vật thuộc sưu tập ................... 25
1.3.3. Phân loại sưu tập hiện vật ............................................................... 26
Chương 2: GIÁ TRỊ CỦA SƯU TẬP HIỆN VẬT TỰ TẠO CỦA PHỤ NỮ
VIỆT NAM TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC
(1954 -1975) TẠI BẢO TÀNG PHỤ NỮ VIỆT NAM ................................... 38
2.1. Giá trị lịch sử .......................................................................................... 38
2.2. Giá trị văn hóa ........................................................................................ 59
2.3. Giá trị mỹ thuật ...................................................................................... 71
2.4. Giá trị kĩ thuật ........................................................................................ 72
Chương 3 : GIẢI PHÁP BẢO QUẢN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ SƯU TẬP
HIỆN VẬT TỰ TẠO CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM TRONG CUỘC KHÁNG
CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC (1954 – 1975) TẠI BẢO TÀNG PHỤ NỮ
VIỆT NAM ......................................................................................................... 76
3.1. Thực trạng công tác bảo quản và phát huy giá trị sưu tập ................ 76
3.1.1. Thực trạng công tác bảo quản hiện vật kho và trên hệ thống trưng
bày .......................................................................................................... 76
2


3.1.2.Thực trạng trong khai thác, phát huy giá trị sưu tập ........................ 82
3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng công tác bảo quản và phát huy giá
trị

................................................................................................................ 87

3.2.1. Các giải pháp nâng cao chất lượng công tác bảo quản ................... 87
3.2.2. Giải pháp phát huy giá trị sưu tập hiện vật bảo tàng ...................... 91

KẾT LUẬN ........................................................................................................ 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 96

3


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Qua bức thư gửi phụ nữ nhân ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 năm 1952, Bác Hồ
có viết “Non sơng gấm vóc Việt Nam do phụ nữ, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu
mà thêm tốt đẹp rạng rỡ”. Ngày 8/3/1965 đánh giá cao cống hiến của phụ nữ miền
Nam, Đảng, chính phủ, Bác Hồ đã tặng bức trướng thêu 8 chữ vàng “Anh hùng –
Bất khuất – Trung hậu – Đảm đang” và Nhà nước đã tặng Phụ nữ miền Nam
Huân chương “Thành đồng” hạng nhất.Đó khơng chỉ là sự khích lệ, động viên mà
còn là sự thừa nhận và đánh giá cao vai trò của phụ nữ Việt Nam:
“Vừa hiền, vừa dịu lại vừa tươi
Mà lúc xông pha mạnh tuyệt vời
Đánh giặc, lo nhà, xây dựng nước
Đảm đang lừng lẫy bốn phương trời”
Đối với nước ta, phụ nữ Việt Nam luôn ln giữ vị trí quan trọng trọng
q trình hình thành cộng đồng dân tộc, trong sự nghiệp đấu tranh dựng nước và
giữ nước.Truyền thống và phẩm giá của phụ nữ nước ta được hình thành qua
hàng nghìn năm lịch sử. Phụ nữ không chỉ chiến đấu anh hùng mà đã lao động
cần cù, gian khó để vượt lên cảnh đói nghèo và lạc hậu, góp phần xây dựng đất
nước ngày càng to đẹp và đàng hoàng hơn. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử,
khơng ai có thể phủ nhận được vai trò to lớn của phụ nữ trên nhiều lĩnh vực.
Năm 1985 Ban Bí thư Trung Ương Đảng có văn bản đồng ý về sự cần

thiết bảo tồn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam trong
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc để giáo dục cho thế hệ trẻ ngày nay và
mai sau. Hai năm sau, ngày 1/10/1987, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ký
quyết định thành lập Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.
Sự ra đời, tồn tại và phát triển của Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam là một sự
kiện văn hóa, chính trị quan trọng trong các phong trào lịch sử, để hôm nay đồng
4


bào, chiến sĩ phụ nữ, nhân dân cả nước được chiêm ngưỡng một bảo tàng về giới
nữ đặt giữa lòng thủ đơ ngàn năm văn hiến. Có thể nói vai trò của phụ nữ các tộc
người trong sáng tạo văn hóa, trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước đấu tranh
giành độc lập dân tộc, xây dựng đất nước dưới sự lãnh đạo của Chủ tich Hồ Chí
Minh, của Đảng, của Nhà nước.
Chính cái nhìn “nhân học – văn hóa”, “nhân học – xã hội”, “nhân học –
chính trị”, “văn hóa giới”…đã giúp cho em muốn tìm hiểu, khám phá nhiều hơn
về phụ nữ Việt Nam. Bản thân em là nữ giới, lại là một người theo học ngành
Bảo tàng học, em muốn biết nhiều hơn những gì mà người phụ nữ Việt Nam
trong lịch sử dân tộc. Việt Nam đất nước đã từng trải qua nhiều cuộc kháng
chiến chống xâm lược, giành độc lập dân tộc và vai trò cùng sự đóng góp của
của người phụ nữ là vơ cùng to lớn trong các cuộc kháng chiến kiến quốc ấy.
Trong số những tài liệu, hiện vật, hình ảnh và các sưu tập hiện vật đa
dạng, phong phú phản ánh về truyền thống lịch sử - văn hóa của phụ nữ Việt
Nam hiện đang lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, có sưu tập
hiện vật tự tạo của phụ nữ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước (giai đoạn 1954 – 1975) chưa được nghiên cứu về nội dung lịch sử - văn
hóa dưới góc độ Bảo tàng học.
Cũng chính vì lí do đó, em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Sưu tập hiện vật
tự tạo của phụ nữ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước giai
đoạn (1954-1975) tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam” làm khóa luận tốt nghiệp

cho mình. Với mong muốn góp một phần khơng nhỏ vào công tác nghiên cứu
khoa học, giáo dục với quảng đại quần chúng trong và ngoài nước về lịch sử đấu
tranh anh hùng của phụ nữ Việt Nam.
2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu khóa luận là sưu tập hiện vật tự tạo của phụ nữ Việt
Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975) tại Bảo tàng Phụ
nữ Việt Nam.
5


3. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu sưu tập hiện vật tự tạo tạo của phụ nữ Việt Nam trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), đang được lưu giữ, trưng bày tại
Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.
4. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu quá trình sưu tầm hiện vật thuộc sưu tập hiện vật tự tạo của
Phụ nữ Việt Nam, nội dung, phân loại các hiện vật trong sưu tập và phân tích
các giá trị của sưu tập.
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo
quản, phát huy giá trị sưu tập hiện vật tự tạo của phụ nữ Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin: Duy vật lịch sử và
duy vật biện chứng
Phương pháp khoa học được sử dụng để tiến hành nghiên cứu: Bảo tàng
học, Xã hội học, Mỹ thuật học…
Các phương pháp khác: Khảo sát, trực tiếp sưu tập, thống kê và phân loại;
tồng hợp và phân tích; chụp ảnh; quan sát; ghi chép những câu chuyện được kể lại…
6. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục bố cục khóa
luận gồm 3 chương.Cụ thể như sau:

Chương 1: Tổng quan sưu tập hiện vật tự tạo của phụ nữ Việt Nam trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước giai đoạn 1954 -1975 tại Bảo tàng Phụ nữ
Việt Nam.
Chương 2: Giá trị của sưu tập hiện vật tự tạo của phụ nữ Việt Nam trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975) tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác bảo
quản và phát huy giá trị sưu tập hiện vật tự tạo của phụ nữ Việt Nam trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975) tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.

6


Chương 1
TỔNG QUAN SƯU TẬP HIỆN VẬT TỰ TẠO CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM
TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC
GIAI ĐOẠN (1954 -1975) TẠI BẢO TÀNG PHỤ NỮ VIỆT NAM
1.1. Khái niệm sưu tập, hiện vật tự tạo, sưu tập hiện vật tự tạo
Sự hình thành của hầu hết các bảo tàng trên thế giới cơ bản giống nhau,
đó là sự dày cơng chuẩn bị các sưu tập, có sự đầu tư xây dựng các sưu tập, bộ
sưu tập hiện vật.Điều đó, khẳng định một trong những yếu tố quyết định và điều
kiện quyết định thành lập các bảo tàng.Vì vậy về nhận thức và quan điểm của
các nhà bảo tàng học trên thế giới coi công tác xây dựng sưu tập hiện vật bảo
tàng là một hoạt động khoa học có nội dung, q trình, kết quả riêng của chính
nó.Mặt khác, khi sưu tập hiện vật bảo tàng được xây dựng nó có vai trị, vị trí
nhất định trong toàn bộ hoạt động của bảo tàng.
Khái niệm sưu tập, sưu tập hiện vật bảo tàng:
Theo quan niệm của các nhà ngôn ngữ học Việt Nam trong cuốn “Từ điển
từ và ngữ Việt Nam” sưu tập được giải thích theo hai nghĩa sau:
Nghĩa 1: Tìm kiếm và tập hợp lại
Nghĩa 2: Tập hợp những cái đã sưu tậm được theo hệ thống.1

Luật Di sản Văn hóa và văn bản hướng dẫn thi hành ban hành năm 2001
lại định nghĩa về sưu tập như sau: “Sưu tập là một tập hợp các di vật, cổ vật,
bảo vật quốc gia hoặc di sản văn hóa phi vật thể, được thu thập, gìn giữ, sắp
xếp có hệ thống theo những dấu hiệu chung về hình thức, nội dung và chất liệu
để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội”2
Trong lĩnh vực khoa học bảo tàng, thuật ngữ sưu tập được sử dụng để chỉ
các sưu tập hiện vật bảo tàng. Sưu tập hiện vật bảo tàng là tổng thể các hiện vật
được tập hợp theo những dấu hiệu đặc trưng nhất định liên quan đến các nội dung,
chủ đề, loại hình hiện vật, cơng dụng hiện vật, thời gian xuất hiện hiện vật.
1
2

Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng,2005, tr880
Luật Di sản văn hóa và văn bản hướng dẫn thi hành, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2007

7


Vậy “Sưu tập hiện vật bảo tàng là gì”?Có khá nhiều cơng trình Bảo tàng
học trên thế giới và Việt Nam đề cập đến khái niệm này.
Các chuyên gia Bảo tàng học của Liên Bang Nga đã viết:
“Sưu tập hiện vật bảo tàng là toàn bộ những hiện vật khác nhau cùng
chủng loại hoặc giống nhau về những dấu hiệu nhất định khơng kể mỗi hiện vật
trong đó có giá trị văn hóa riêng được tập hợp lại đều có ý nghĩa lịch sử, nghệ
thuật, khoa học hay văn hóa”3
Các nhà nghiên cứu về Bảo tàng và Bảo tàng học ở Việt Nam đã đưa ra
khái niệm sưu tập hiện vật bảo tàng như sau:
“Sưu tập hiện vật bảo tàng hay cổ vật là một tập hợp những hiện vật bảo
tàng có liên quan đến một hoặc vài dấu hiệu chung về hình thức, chất liêu, nội
dung; có tầm quan trọng và có giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật và được sắp

xếp, nghiên cứu có hệ thống và tạo thành một bộ tương đối hoàn chỉnh”.4
Khái niệm hiện vật bảo tàng, hiện vật tự tạo:
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Huệ: “Hiên vật bảo tàng là những hiện vật gốc
có hồ sơ khoa học – pháp lý và những thuộc tính của hiên vật bảo tàng, phù hợp
với loại hình bảo tàng được giữ gìn bảo quản lâu dài để phục vụ cho những hoạt
động, những chức năng xã hội bảo tàng”5.
Theo“Từ điển từ và ngữ Việt Nam”, Nguyễn Lân, Nhà xuất bản TP. Hồ
Chí Minh “Hiện vật là vật có thực, thường dùng để làm bằng cớ, để chứng
minh; hiện vật được trưng bày trong nhà lưu niệm”6
Theo “Từ điển Tiếng Việt”, Trung tâm từ điển học, Nhà xuất bản Đà
Nẵng. “Tự tạo là (thiết bị, thường là vũ khí) tự chế tạo lấy để tự trang bị, vì
khơng có điều kiện mua sắm”7.
Sự nghiệp bảo tàng của nước Nga, Cục Di sản Văn hóa xuất bản, Hà Nội, 2006, tr235
Sưu tập hiện vật bảo tàng, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Nxb Văn hóa thơng tin, 1994, tr37
5
Nguyễn Thị Huệ, Cơ sở Bảo tàng học, trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008,
tr152
6
Nguyễn Lân,Từ điển từ và ngữ Việt Nam, NxbTP. Hồ Chí Minh
7
Nguyễn Lân,Từ điển từ và ngữ Việt Nam, NxbTP. Hồ Chí Minh
3
4

8


Tuy nhiên chưa có một khái niệm chính xác nào nhắc đến, có thể nói “tự
tạo” là những hiện vật được chính con người chế tạo ra, phục vụ cho mục đích
của mình khi khơng có khả năng để mua, sắm. Nhưng chúng ta cũng có thể hiểu

rằng hiện vật “tự tạo” là những hiện vật tự chế tạo ra để sự dụng phục vụ cho
những công việc trong cuộc sống.
Như vậy, khái niệm sưu tập hiện vật tự tạo là “Những hiện vật được chế
tạo ra để trang bị, sử dụng trong mọi lĩnh vực trong cuộc sống gắn với phụ nữ Việt
Nam, được sử dụng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước giai đoạn 1954 –
1975. Chúng có những dấu hiệu chung về hình thức, nội dung, chất liệu và được
bảo quản trong Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam”.
1.2. Khái quát về bảo tàng phụ nữ Việt Nam
1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển
Năm 1985, Ban Bí thư Trung ương Đảng có văn bản đồng ý với chủ
trương của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam về sự cần thiết phải bảo tồn và phát
huy những truyền thống tốt đẹp của Phụ nữ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc để giáo dục cho thế hệ trẻ ngày nay và mai sau.
Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam khởi công xây dựng tháng 7-1991, ngày
20/10/1996 Bảo tàng được xếp hạng là Bảo tàng Quốc gia loại I. Cơng trình Bảo
tàng Phụ nữ Việt Nam thực sự là sản phẩm mang tính xã hội hóa sâu sắc, đem
lại ấn tượng cho khách tham quan.
Bảo tàng đặt tại số 36, phố Lý Thường Kiệt, Quận Hai Bà Trưng, thành
phố Hà Nội. Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam ra đời đã có những thành quả bước đầu
và sự mến mộ của công chúng bởi những đặc trưng tiêu biểu sau:
Phụ nữ Việt Nam sớm có vai trị to lớn trong lịch sử dân tộc. Từ cuộc khởi
nghĩa Hai Bà Trưng vào mùa xuân năm 40 mở đầu trang sử nước nhà tới các vị anh
hùng liệt nữ như Võ Thị Sáu, Nguyễn Thị Minh Khai…đến những người mẹ lần
lượt hiến dâng những đứa con của mình trong những cuộc kháng chiến. Cả nước ta

9


hiện nay có trên 3 vạn bà mẹ “Việt Nam anh hùng” trong kháng chiến chống Mỹ
cứu nước. Công lao ấy xứng đáng để xây dựng một Bảo tàng.

Người Phụ nữ Việt Nam sinh ra và lớn lên trên mảnh đất với nhiều sự tích
anh hùng. Từ bến đị, ngọn núi, con sông… nơi đâu cũng ghi dấu những chiến
công lịch sử vang dội. Sang tới thời kỳ hiện đại trước những biến động xã hội
xảy ra trong nước và trên thế giới sẽ nhanh chóng gạt bỏ những gì chưa kịp giữ
lại của quá khứ. Bởi vậy sự quan tâm thiết tha của phụ nữ đến quá khứ, truyền
thống của dân tộc, đến cội nguồn của chân-thiện-mỹ để hoàn thiện cá nhân, để
tìm lại chính mình là một bước phát triển mới, một yêu cầu tất yếu để ra đời
Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.
Sự ra đời của tổ chức Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam do Bác Hồ sáng lập
ra năm 1946 là một mốc son ngời sáng trong lịch sử phong trào Phụ nữ Việt
Nam. Một thế hệ những người phụ nữ được giải phóng, được giác ngộ về giới đã
trở thành một lực lượng có tổ chức trong hệ thống chính trị - xã hội của đất
nước.Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thực sự là điểm tựa đưa tới vị thế cho
người phụ nữ Việt Nam có vai trị trong nước và quốc tế. Hội Liên hiệp Phụ nữ
Việt Nam đã là người tổ chức, xây dựng kịp thời cơng trình Bảo tàng Phụ nữ
Việt Nam, như lời đồng chí Đỗ Mười đánh giá trong cuốn sổ vàng nhân ngày
khánh thành Bảo tàng.
Phụ nữ Việt Nam có truyền thống vẻ vang, có tiểm năng to lớn. Sự tiến bộ
của phụ nữ không chỉ là lợi ích riêng của phụ nữ, của mỗi gia đình mà là lợi ích
chung của cả xã hội. Sự quan tâm và tạo mọi cơ hội cho phụ nữ phát huy tiềm
năng, nâng cao vai trị vị trí và tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các lĩnh
vực: Chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội là động lực quan trọng trong sự nghiệp
đổi mới.
Vì vậy, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam là một cơng trình văn hóa vì mục tiêu
phát triển cuả phụ nữ Việt Nam hơm nay và mai sau. Bảo tàng sẽ góp phần đáng
kể vào việc giữ gìn và phát huy Di sản văn hóa dân tộc. Đặc biệt góp phần vào
10


việc giáo dục truyền thống, lòng yêu quê hương đất nước và bồi dưỡng thế giới

quan khoa học cho phụ nữ và nhân dân.
1.2.2. Đặc trưng, chức năng, nhiệm vụ của bảo tàng
Đặc trưng của bảo tàng Phụ nữ
Chúng ta biết rằng đặc trưng cơ bản và cốt lõi nhất của bảo tàng là hiện
vật gốc, hiện vật bảo tàng và chúng phải phù hợp với nội dung và loại hình của
bảo tàng đó. Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam với nội dung chủ đạo là phản ánh các
vấn đề lịch sử, văn hóa, giới và phát triển của phụ nữ Việt Nam nên hiện vật của
bảo tàng cũng phải phù hợp với nội dung chủ đạo ấy.
Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam có những đặc trưng sau đây:
Thứ nhất: Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam nghiên cứu sưu tầm và trưng bày
những hiện vật gốc mang ý nghĩa, giá trị bảo tàng thể hiện vai trò to lớn của phụ
nữ Việt Nam trong lịch sử dân tộc.
Thứ hai: Tài liệu hiện vật của Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam khơng chỉ thể
hiện khía cạnh lịch sử, văn hóa mà cịn đậm đà “cá tính” giới nữ trong q trình
lịch sử và đời sống văn hóa quốc gia. Đó là những tài liệu hiện vật điển hình,
tiêu biểu cho lao động, sáng tạo, dũng cảm, đức hi sinh cao cả chứng minh cho
vị trí, vai trị của Phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của
dân tộc Việt Nam
Thứ ba: Hiện vật của Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam là hệ thống những tài
liệu hiện vật tiêu biểu cho các vấn đề lịch sử, văn hóa của Phụ nữ Việt Nam
trong tiến trình lịch sử và phát triển của dân tộc Việt Nam. Đó là những hiện vật
điển hình tiêu biểu cho lao động, sáng tạo, dũng cảm, đức hy sinh cao cả minh
chứng cho vị trí, vai trị của Phụ nữ Việt Nam trong tiến trình lịch sử của dân tộc
và trong đời sống văn hóa cộng đồng.
Thứ tư: Hệ thống tài liệu hiện vật của bảo tàng vừa mang đặc trưng của
loại hình bảo tàng, vừa mang tính hài hịa trong lịch sử, văn hóa của dân tộc,
11


phản ánh khách quan hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trên nền tàng lịch sử văn

hóa của dân tộc.
Thứ năm: Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam lưu giữ và trưng bày những tài liệu
hiện vật về sự ra đời và phát triển của tổ chức Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam –
một tổ chức chính trị - xã hội của phụ nữ có uy tín cao trong nước và trên trường
quốc tế. Hội đã thực sự là điểm tựa đưa tới vị thế cho người phụ nữ Việt Nam có
vai trị trong nước và quốc tế.Người tổ chức xây dựng kịp thời cơng trình Bảo
tàng Phụ nữ Việt Nam.
Thứ sáu: Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tạo điểu kiện để công công chúng
cảm nhận các tài liệu hiện vật bảo tàng, các bộ sưu tập hiện vật thông qua hệ
thống trưng bày cố định, các cuộc trưng bày chuyên đề, trưng bày lưu động.
Trên cơ sở đó góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống cho công chúng.
Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam ra đời đã góp vào hệ thống các Bảo tàng Quốc
gia Việt Nam một mô hình bảo tàng mới thể hiện đặc trưng “Giới” và sự phát
triển của “Giới” trong xã hội Việt Nam xưa và nay, thể hiện những giá trị văn
hóa - nhân văn truyền thống của phụ nữ Việt Nam. Chính đặc trưng “Giới” đã
làm cho bảo tàng Phụ nữ Việt Nam có những nét khác biệt so với các bảo tàng
khác trong hệ thống Bảo tàng Quốc gia. Đặc trưng này cũng chi phối hoạt động
giáo dục của bảo tàng đó: Bào tàng Phụ nữ Việt Nam khơng chỉ có vai trị giáo
dục truyền thống mà cịn có vai trị trong giáo dục về “Giới”.
Chức năng của Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam
Với chức năng là một thiết chế văn hóa, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã
góp phần khơng nhỏ vào hoạt động xã hội hóa Bảo tàng hiện nay, nhằm giáo
dục truyền thống lịch sử vẻ vang của Phụ nữ cho các thế hệ hôm nay và ngày
mai. Tuyên truyền đối ngoại phục vụ các đối tượng khách tham quan, đáp ứng
và thỏa mãn nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu những vấn đề về Phụ nữ Việt Nam
nói chung và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam nói riêng.
12


Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam là một thiết chế thơng tin xã hội đa chức năng.

Nó mang đầy đủ 5 chức năng cơ bản của bảo tàng đó là:
• Chức năng nghiên cứu khoa học: Chức năng nghiên cứu khoa học của
bảo tàng có ý nghĩa vơ cùng to lớn. Để thực hiện chức năng này, Bảo tàng Phụ
nữ Việt Nam đã tiến hành song song việc nghiên cứu cơ bản các vấn đề lịch sử,
văn hóa, “Giới” và sự phát triển của phụ nữ Việt Nam với hoạt động nghiên cứu
ứng dụng các vấn đề nghiệp vụ bảo tàng. Vận dụng những kết quả nghiên cứu
đó vào 6 khâu công tác của bảo tàng: Nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản,
trưng bày và tuyên truyền giáo dục.
• Chức năng giáo dục và phổ biến tri thức khoa học: Đây là chức năng
chủ yếu của bảo tàng. Nhờ có chức năng này mà bảo tàng được coi là một thiết
chế văn hóa giáo dục. Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam thực hiện chức năng giáo dục
và phổ biến tri thức khoa học dựa trên hiện vật gốc, các bộ sưu tập hiện vật gốc
đã được tư liệu hóa một cách khoa học. Trên cơ sở các tài liệu hiện vật trong
kho cơ sở của bảo tàng. Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức trưng bày cố định, tổ
chức các cuộc trưng bày chuyên đề, trưng bày lưu động để đưa hiện vật bảo tàng
tiếp cận với công chúng. Thông qua hệ thống trưng bày và triển lãm, Bảo tàng
Phụ nữ Việt Nam tổ chức hướng dẫn tham quan trong và ngồi bảo tàng, từ đó
thực hiện chức năng tun truyền giáo dục của mình. Ngồi ra, Bảo tàng Phụ nữ
Việt Nam còn thực hiện chức năng tuyên truyền bằng các hình thức: Xuất bản
các ấn phẩm của bảo tàng; tổ chức các cuộc tọa đàm để trao đổi, sinh hoạt
truyền thống, hay tuyên truyền qua các phương tiện thơng tin đại chúng.
• Chức năng bảo quản các tài liệu hiện vật gốc: Bảo tàng Phụ nữ Việt
Nam lưu giữ và bảo quản những tài liệu hiện vật, những bộ sưu tập hiện vật gốc
có trong bảo tàng. Tiến hành nghiên cứu, kiểm kê hiện vật, phân loại, đánh số,
xác định khoa học cho hiện vật. Từ đó, khẳng định giá trị bảo tàng của hiện vật
và những thuộc tính vốn có của hiện vật. Chức năng bảo quản tài liệu hiện vật
của bảo tàng còn thể hiện ở việc giữ gìn, bảo vệ chúng khỏi bị đánh cắp, khỏi bị
hư hỏng hay bị mất mát vì lợi nhuận kinh tế nào đó.
13



• Chức năng tài liệu hóa khoa học: Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam là nơi
nghiên cứu, sưu tầm các hiện vật gốc thể hiện vai trị, vị trí và sự đóng góp của
Phụ nữ Việt Nam trong tiến trình phát triển lịch sử và văn hóa của dân tộc; tiến
hành nghiên cứu, xây dựng và hình thành nên những bộ sưu tập hiện vật bảo
tàng từ đó có phương pháp bảo quản, đồng thời tổ chức sắp xếp một cách khoa
học phù hợp với nội dung hoạt động của bảo tàng.
• Ngồi ra, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam cịn có thêm chức năng thu thập
cung cấp thơng tin: Thu thập, cung cấp thông tin khoa hoc, lịch sử – văn hóa và
là nơi tổ chức các sự kiện văn hóa của phụ nữ Việt Nam và Quốc tế…
Nhiệm vụ của Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam
Tuy là bảo tàng còn non trẻ trong hệ thống các Bảo tàng của nước ta
nhưng từ những ngày đầu mới thành lập, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam luôn chú
trọng đề ra những nhiệm vụ trước mắt và lâu dài nhằm thúc đẩy mạnh mẽ cho sự
phát triển của Bảo tàng trong tương lai. Với mục tiêu cơ bản là cần thiết phải
bảo tồn và phát huy truyền thống tốt đẹp của Phụ nữ Việt Nam, Bảo tàng Phụ nữ
Việt Nam đã đề ra các nhiệm vụ sau:
• Nghiên cứu, xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch, dự án, đề án,
công tác ngắn hạn, dài hạn về các mặt hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, nghiên
cứu khoa học phù hợp với các chức năng, nhiệm vụ của mình.
• Tổ chức thực hiện các cơng trình nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo
quản, lâu dài các tài liệu, hiện vật bảo tàng, các bộ sưu tập hiện vật… để phục vụ
công tác trưng bày và nghiên cứu khoa học trong và ngồi bảo tàng.
• Nghiên cứu để khơng ngừng nâng cao tính bác học, thẩm mỹ nhân bản
của hệ thống trưng bày bảo tàng. Tổ chức các trưng bày chuyên đề, các cuộc
trưng bày, triển lãm lưu động nhằm góp phần phục vụ nhiệm vụ chính trị của
Đảng, Nhà nước và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, đáp ứng yêu cầu ngày càng
cao của các đối tượng khách tham quan.
14



• Tuyên truyền và hướng dẫn khách tham quan bảo tàng phục vụ cho nhu
cầu tìm hiểu truyền thơng của Phụ nữ Việt Nam cùng với các hình thức khác
nhằm mục đích thực hiện chức năng tuyên truyền giáo dục của bảo tàng.
• Đặt quan hệ và xây dựng kế hoạch hợp tác khoa học với các bảo tàng
và các cơ quan văn hóa khoa học tương ứng ở trong và ngồi nước trình Trung
ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phê duyệt, tổ chức thực hiện.
• Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ khoa học,
cán bộ quản lý chuyên ngành bảo tàng và các ngành khoa học có liên quan nhằm
đáp ứng yêu cầu hoạt động và phát triển của bảo tàng.
• Tổ chức quản lý tài liệu, hiện vật chuyên ngành lưu giữ tài liệu sách, ảnh,
phim, băng đĩa ghi âm ghi hình và những chương trình khoa học của bảo tàng.
• Tổ chức quản lý các hoạt động của trung tâm văn hóa và dịch vụ, phục vụ
khách tham quan và nghiên cứu tại bảo tàng. Quản lý và sử dụng cơng chức, viên
chức, tài sản, tài chính của bảo tàng theo đúng luật, chính sách hiện hành của Nhà
nước và theo phân cấp của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
1.2.3. Nội dung trưng bày của bảo tàng
Ngay từ khi mới thành lập Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã định hướng cơ
bản cho hệ thống trưng bày là làm sao phải xây dựng được hệ thống trưng bày
phù hợp với nội dung, vừa mang tính dân tộc, hiện đại và độc đáo. Bằng sự cố
gắng nỗ lực của cán bộ trong bảo tàng, sự giúp đỡ tận tình của Bảo tàng Hồ Chí
Minh, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam và hơn 300 nhà khoa học, dựa trên cơ sở
các hiện vật, tài liệu, hình ảnh đã sưu tầm được Bảo tàng Phụ nữ Việt nam đã
tiến hành lựa chọn để xây dựng hệ thống trưng bày cố định ban đầu gồm 1206
tài liệu hiện vật các loại với 4 chủ đề sau:
• Chủ đề 1: Phụ nữ Việt Nam trong cộng đồng dân tộc
• Chủ đề 2: Phụ nữ Việt Nam trong tiến trình phát triển lịch sử dân tộc.
• Chủ đề 3: Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong sự đấu tranh giải
phóng Phụ nữ
15



• Chủ đề 4: Trang phục Phụ nữ các dân tộc Việt Nam.
Các chủ đề trưng bày trên đây tồn tại đến năm 2005, sau đó được đổi mới
và nâng cấp trưng bày hồn tồn.Cơng việc này diễn ra từ năm 2005 đến 2010.
Năm 2005, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam nhận thấy cần phải cải tạo hệ thống trưng
bày thường xuyên do sức hấp dẫn, thu hút hút khách tham quan khơng cịn phù
hợp. Kết quả trưng cầu ý kiến khách tham quan bảo tàng và các nhà chuyên môn
đã cho thấy việc chỉnh lý hệ thống trưng bày là điều cần thiết.Vì vậy,trong lần
chỉnh lý trưng bày mới (2006-2010) Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã xây dựng,
lấy ý kiến khách tham quan, lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia bên ngoài,
tiến hành thảo luận… để xây dựng một hệ thống trưng bày mới thu hút được
khách tham quan và khẳng định được vai trò và vị trí của bảo tàng trong hệ
thống bảo tàng Việt Nam.
Ngày 20/10/2010 nhân kỉ niệm 80 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ
nữ Việt Nam, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam khánh thành hệ thống trưng bày cố
định mới. Để có một bước tiến ấy, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã mất gần 5
nămgian khổ để thay đổi chính mình. Trên bước đường đó, Bảo tàng Phụ nữ
Việt Nam luôn được sự tư vấn, giúp đỡ của đội ngũ chuyên gia giàu lòng nhiệt
huyết và kinh nghiệm ở cả trong và ngồi nước.
Với tổng diện tích trung bình 1500m2 phân bố theo bốn tầng hệ thống
trưng bày cố định của bảo tàng sử dụng 971 tài liệu, hiện vật các loại trong đó có
¾ tài liệu hiện vật gốc, 21 phim tư liệu. Cấu trúc trưng bày của Bảo tàng Phụ nữ
Việt Nam được sắp xếp theo vấn đề trưng bày có sự kết hợp biên niên sử, trưng
bày theo đề cương kết hợp các phương pháp khác nhau như: trưng bày đời sống
thực, tơn trọng tâm…trong đó nổi lên với sự lựa chọn nội dung đặc điểm nổi trội
của Phụ nữ Việt Nam.
Việc biểu đạt nội dung trưng bày trong toàn bộ hệ thống là một sự kết hợp
khéo léo và nhuần nhuyễn giữa nội dung, kỹ thuật và mỹ thuật trưng bày. Các
phương pháp trưng bày của bảo tàng được vận dụng với phương châm: Nâng

16


hiện vật gốc lên tầng nhận thức cao hơn chứ không phải là dùng các yếu tố kỹ
thuật và mỹ thuật để lấn át hiện vật gốc.
Hiện nay, nội dung trưng bày mới của Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam gồm có
3 chủ đề:
Trước khi tham quan nội dung trưng bày chính của bảo tàng, khách tham
quan sẽ đi qua gian khánh tiết trang trọng nhất ở giữa tầng một.Vai trò của
người “Mẹ” được tập trung thể hiện ở gian khánh tiết.Bức tượng “Mẹ Việt Nam”
được dát vàng là điểm tập trung, gây sự chú ý nhất đối với khách tham
quan.Tượng “Mẹ Việt Nam” thể hiện được ý nghĩa của người mẹ trong cuộc
sống gia đình và xã hội … Bức tượng đứng trước một không gian tôn nghiêm để
mỗi người đều có thể cảm nhận được tình mẫu tử ln được coi là thứ tình cảm
thiêng liêng nhất.
Chủ đề 1: Phụ nữ trong gia đình gồm có 2 đề mục:
Đề mục 1: Phụ nữ trong hôn nhân.
Ở phần trưng bày này, bảo tàng đã trưng bày các tài liệu, hiện vật, trang
phục có liên quan đến các nghi lễ của việc cưới xin của các dân tộc trong xã hội
phụ hệ như: Người Dao, người Thái Đen, người Xinh – Mun, người Bru – Vân
Kiều, người Hoa…và trong xã hội mẫu hệ như dân tộc Cơ – Ho, người Mnông
Gar, người Ê – Đê, người Chu – Ru…
Đề mục 2: Phụ nữ và sinh đẻ.
Với đề mục phụ nữ và sinh đẻ các tài liệu, hiện vật của các dân tộc được
trưng bày phản ánh các bước phát triển của phụ nữ ở các giai đoạn từ khi có ý
định sinh con đến mang thai, sinh đẻ, cho đến khi chào đời và làm đầy tháng cho
con. Các tài liệu hiện vật được trưng bày như vòng cổ người Dao sử dụng để cầu
tự, ống nghe tim thai, phiếu siêu âm thai nhi khi mang thai, hiện vật là quần áo
mã, tiền giấy, vàng lá trong lễ cúng Mụ của người Việt…
Chủ đề 2: Phụ nữ trong lịch sử gồm có 4 đề mục:

17


Đề mục 1: Phụ nữ giai đoạn 1930-1945.
Bảo tàng đã đưa ra trưng bày những tài liệu, hiện vật, hình ảnh về các nữ
chiến sĩ cách mạng luôn gan dạ trong chiến đấu giai đoạn 1930-1945 tiêu biểu
có: Nguyễn Thị Minh Khai, Hà Thị Quế, Hoàng Thị Ái, Nguyễn Thị Nhâm…
Đề mục 2: Phụ nữ giai đoạn 1946 – 1954.
Trong giai đoạn 1946-1954 trưng bày các tài liệu, hiện vật, hình ảnh về lực
lượng du kích (tiêu biểu có Hồ Thị Bi, Mạc Thị Bưởi, Nguyễn Thị Chiên, Võ Thị
Sáu…), các hiện vật phản ánh công lao to lớn trong phục vụ kháng chiến:
Du kích:là lực lượng vũ trang quần chúng được thành lập ở các thơn xã có
nhiệm vụ chống càn nhằm tiêu hao sinh lực địch, bảo vệ xóm làng. Các đội nữ du
kích phát triển khắp nơi.Cả nước có 980.000 nữ du kích. Phát triển mạnh nhất là
phong trào du kích Hồng Ngân ở tỉnh Hưng n có tới 7.365 người; chiến đấu
680 trận, 13 lần phá đồn bốt, phá hỏng 16.000m dây điện thoại, tiêu diệt và bắt
sống 383 tên địch...Trong kháng chiến, có 12 nữ du kích được tặng danh hiệu Anh
hùng như: Hồ Thị Bi, Nguyễn Thị Chiên, Mạc Thị Bưởi, Võ Thị Sáu...
Phục vụ kháng chiến: Hưởng ứng các phong trào ủng hộ kháng chiến, phụ
nữ đã tích cực tham gia nhiều hoạt động khác nhau: Chăm sóc cứu chữa thương
binh, đi dân cơng, ủng hộ tài chính và lương thực... Chỉ tính từ khu vực Trung
Bộ trở ra, từ 1951 đến 1954, nhân dân đã đóng góp 1.575.000 tấn thóc thuế nơng
nghiệp, sản xuất 35.730.000m vải. Phụ nữ các vùng tạm chiếm bất chấp nguy
hiểm, ni giấu, đưa đón cán bộ và chuyển công văn tài liệu. Từ năm 1950 đến
1954, nữ dân cơng vùng tự do đã đóng góp 9.578.000 ngày công vận chuyển
lương thực, thực phẩm, súng đạn cho 18 chiến dịch, riêng chiến dịch Điện Biên
Phủ là 2.381.000 ngày công.
Đề mục 3: Phụ nữ giai đoạn 1954 – 1975 .
Giai đoạn 1954 – 1975 đây là giai đoạn miền Bắc giành độc lập tiến lên
xây dựng chủ nghĩa xã hội, còn miền Nam vẫn tiếp tục chiến đấu giành độc lập.


18


Vì vậy, bảo tàng cũng tiến hành trưng bày giai đoạn này theo hai miền của đất
nước. Miền Bắc trưng bày các hiện vật trong cuộc sống thời chiến với phong
trào “Ba đảm đang”, những hiện vật về thanh niên xung phong và bộ đội, tiêu
biểu có La Thị Tám, Trương Thị Khuê…; các tài liệu hiện vật được trưng bày
phản ánh về người phụ nữ miền Nam có liên quan đến những nữ chiến sĩ anh
dũng có cơng lớn như: Bà Nguyễn Thị Định, Võ Thị Mô, Đinh Thị Vân hay bác
sĩ trẻ Đặng Thùy Trâm – người có cơng trong việc chăm sóc thương binh…
Đề mục 4: Phụ nữ giai đoạn 1975 đến thống nhất.
Đưa ra những hình ảnh đánh giá sự hy sinh lớn lao của người phụ nữ
trong chiến đấu cũng như trong thời bình, trưng bày chân dung của các nhân vật
lịch sử, bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Chủ đề 3: Thời trang nữ.
Trong chủ đề này chỉ có một chủ đề duy nhất là “Thời trang nữ” Bảo tàng
Phụ nữ Việt Nam đã trưng bày các hiện vật về nghệ thuật tạo hoa văn là khăn,
yếm, thắt lưng nói lên sự khéo léo của người phụ nữ; trưng bày các bộ trang
phục của các dân tộc Việt Nam như: Thái Đen,Tày, Nùng, Dao đỏ, Dao Thanh
Phán, H’mơng, Việt…; bên cạnh đó cũng trưng bày hiện vật là đồ trang sức của
phụ nữ như hoa tai, vịng tay, xà tích, vịng cổ…Trong phần này bảo tàng cũng
có trưng bày tài liệu hiện vật phản ánh về tục nhuộm răng đen và ăn trầu của
người phụ nữ.
Nhìn tồn bộ hệ thống trưng bày của Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam mỗi chủ
đề đều được thể hiện bằng một ngơn ngữ trưng bày riêng.Chính những yếu tố
này đã tạo nên nét độc đáo, riêng biệt cho bảo tàng. Bảo tàng đã thực sự thành
công trong cách trưng bày với đầy sự tinh tế và sáng tạo. Trong thời gian tới,
bảo tàng sẽ tập trung bổ sung và nâng cấp hệ thống trưng bày cố định, tổ chức
thêm nhiều các trưng bày chuyên đề mới giàu tính văn hóa, truyền thống của

Phụ nữ Việt Nam. Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam ra đời đã phần nào khẳng định vai

19


trị, vị trí vơ cùng quan trọng của Phụ nữ trong xã hội, đóng góp cho khu vực và
trên thế giới một loại hình Bảo tàng mới – Bảo tàng “Giới”.
1.3. Tổng quan sưu tập hiện vật tự tạo của Phụ nữ Việt Nam
1.3.1.Khái quát những nét chính về vai trò của Phụ nữ việt Nam trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước giai đoạn 1954 – 1975.
Sau khi hiệp định Giơnevơ về lập lại hịa bình ở Việt Nam được kí kết
năm 1954, Việt Nam bị chia cắt làm 2 miền. Miền Bắc được giải phóng bước
vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa, là hậu phương chi viện sức
người sức của cho tiền tuyến miền Nam, vừa chiến đấu chống lại các cuộc chiến
tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Miền Nam tiếp tục sự nghiệp đấu tranh thống
nhất đất nước, trực tiếp đấu tranh chống đế quốc Mỹ. Trong hồn cảnh lịch sử
đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, được tập hợp trong tổ chức Hội, phụ nữ hai miền
đã có nhiều hoạt động đóng góp vào sự nghiệp cách mạng chung của dân tộc.
+ Miền Bắc giai đoạn 1954 -1975:
Năm 1965, Mỹ tiến hành chiến lược "Chiến tranh cục bộ" ở miền Nam và
leo thang đánh phá miền Bắc. Phần lớn nam giới được huy động ra mặt trận, phụ
nữ phải gánh vác các nhiệm vụ ở hậu phương. Chị em hăng hái tham gia phong
trào "Ba đảm đang" do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động: đảm đang
sản xuất và công tác; chiến đấu và phục vụ chiến đấu; đảm đang gia đình, góp
phần xây dựng miền Bắc thành hậu phương vững chắc, chi viện cho miền Nam.
Hàng triệu phụ nữ tham gia các lực lượng dân quân tự vệ, bộ đội và thanh niên
xung phong. Quân dân miền Bắc đã bắn rơi 4181 máy bay, bắn cháy 271 tầu
chiến, bắt sống 472 giặc lái... đánh bại cuộc "Chiến tranh phá hoại" của Mỹ
(1965 - 1972) góp phần làm nên thắng lợi của Hiệp định Pari tiến tới giải phóng
miền Nam, thống nhất đất nước vào năm 1975.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã được tặng thưởng Huân chương Độc
lập hạng Nhì, Hn chương Hồ Chí Minh. 12 đơn vị, 181 phụ nữ được phong

20


danh hiệu Anh hùng, 1.718 phụ nữ được thưởng huy hiệu Bác Hồ, trên 3 triệu
hội viên đạt danh hiệu phụ nữ "Ba đảm đang"
Cuộc sống thời chiến: Để chống chiến tranh phá hoại của Mỹ, miền Bắc
thực hiện "Quân sự hóa tồn dân", đào đắp cơng sự, hầm hào, sơ tán dân khỏi
các vùng trọng điểm, đồng thời đẩy mạnh sản xuất, tự cung, tự cấp những mặt
hàng thiết yếu của cuộc sống. Vừa sản xuất vừa sẵn sàng chiến đấu là đặc điểm
của thời kỳ này. Công tác phịng khơng đặc biệt được coi trọng. Người dân ln
phải sẵn sàng ứng phó với các trận khơng kích của giặc; hạn chế sử dụng những
vật màu sáng, ánh đèn có thể thu hút sự chú ý của máy bay, xuống hầm trú ẩn
khi có báo động. Ở nhiều vùng, việc sinh hoạt, học tập diễn ra dưới hầm hoặc
trong lòng địa đạo.
Thanh niên xung phong và bộ đội: Năm 1965, lực lượng "Thanh niên
xung phong chống Mỹ cứu nước" thành lập với nhiệm vụ đảm bảo giao thông
trên các tuyến đường huyết mạch. Hơn 6 vạn nữ thanh niên tham gia mở đường,
san lấp hố bom tại các trọng điểm đánh phá ác liệt như cầu Hàm Rồng (Thanh
Hóa), phà Bến Thuỷ (Nghệ An), ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh)...
Các nữ bộ đội chủ yếu tham gia trong lực lượng y tế, thông tin, một số là
lái xe phục vụ chiến trường. Đội nữ lái xe Nguyễn Thị Hạnh có 35 cơ gái vận
chuyển hàng hố và thương binh trên vùng tuyến lửa Quảng Bình, đã góp phần
làm nên huyền thoại đường Hồ Chí Minh.
Dân quân: Là lực lượng vũ trang quần chúng do Ban chỉ huy quân sự địa
phương chỉ đạo. Vừa lao động sản xuất trên đồng ruộng, nhà máy, xí nghiệp, các
nữ quân vừa phục vụ chiến đấu, trực chiến, vận chuyển thương binh, khắc phục
hậu quả đánh phá của địch. 20 đơn vị đã bắn rơi 28 máy bay và phối hợp với các

đơn vị bộ đội bắn rơi 4.183 máy bay. 245 đơn vị được tặng danh hiệu Anh hùng
Lực lượng vũ trang nhân dân, tiêu biểu như đội dân quân Hoa Lộc, Đông
Phương Hồng, đội pháo binh Ngư Thuỷ.
Địa đạo Vĩnh Linh: Nhằm cắt đứt con đường huyết mạch chi viện cho
miền Nam, địch tập trung lực lượng không quân, hải quân đánh phá hủy diệt Vĩnh
21


Linh, giới tuyến của 2 miền Nam - Bắc. Hệ thống địa đạo ra đời với tổng chiều
dài hơn 10km, nơi sâu nhất là 15m, hàng trăm tiểu địa đạo, hầm chữ A, hầm tránh
bom bi, điểm chốt... Nối liền các địa đạo và trận địa là giao thông hào rộng 1m,
dài hơn 30km. Đây là nơi ăn, ở, sinh hoạt, học tập của hàng ngàn người. Quy mô
nhất là địa đạo thôn Vịnh Mốc, xã Vĩnh Thạch, dài hơn 400m, gồm 2 tầng, có
giếng nước, bệnh xá, nhà hộ sinh, cửa hàng, nơi học tập, hội họp…
+ Miền Nam giai đoạn 1954 – 1975:
Thực hiện phương châm kết hợp đấu tranh chính trị với vũ trang, phụ nữ
miền Nam ln đi đầu trong các cuộc đấu tranh chính trị ở nông thôn và thành thị,
đặc biệt là phong trào Đồng khởi năm 1960.Phụ nữ tích cực tham gia chiến đấu
trong các lực lượng vũ trang; cứu chữa thương bệnh binh; nuôi giấu, bảo vệ cán bộ
và làm giao thông liên lạc... đóng góp xuất sắc trong chiến đấu và phục vụ chiến
đấu. Nhiều người đã anh dũng hy sinh, hàng vạn phụ nữ bị giam cầm, tra tấn dã
man trong các nhà tù của địch vẫn một lòng kiên trung với cách mạng... Với những
đóng góp to lớn đó, phong trào phụ nữ miền Nam đã được tặng Huân chương
Thành đồng hạng Nhất và danh hiệu "Anh hùng - Bất khuất - Trung hậu - Đảm
đang". 200 cá nhân, 56 đơn vị nữ được tuyên dương Anh hùng Lực lượng vũ trang
nhân dân và 30.000 phụ nữ được tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng.
Đấu tranh chính trị: Đến năm 1965, có gần 20 triệu lượt phụ nữ tham gia
đấu tranh. Ở nông thôn, nông dân đấu tranh chống bắt lính, chống dồn dân lập
"Ấp chiến lược", chống bắn pháo, rải chất độc hóa học, địi bồi thường nhân
mạng… Ở thành thị, nữ công nhân, sinh viên, tiểu thương, trí thức, ni sư Phật

tử… tổ chức mít tinh, biểu tình địi hịa bình, quyền sống, bảo vệ nhân phẩm phụ
nữ, đấu tranh bảo vệ văn hoá dân tộc.
Đấu tranh vũ trang: Tồn miền Nam có 40% dân quân du kích, tự vệ là nữ.
Trên 50 đại đội và nhiều trung đội du kích, pháo binh nữ chiến đấu ở các vùng
nông thôn, rừng núi đã bắn cháy nhiều máy bay, xe cơ giới và pháo hạm địch. Ở
thành thị, các đội tự vệ, biệt động nữ tổ chức các trận đánh vào cơ quan đầu não.
22


Tình báo biệt động: Hoạt động thầm lặng, ln đối mặt với hiểm nguy,
các nữ tình báo đã thu thập được nhiều tài liệu bí mật, xử lý chính xác thơng tin,
có những tin tức giá trị làm thay đổi tình thế giữa ta và địch. Ngồi việc chun
chở vũ khí, các nữ biệt động cịn trực tiếp tổ chức các trận đánh bất ngờ vào các
mục tiêu quan trọng của địch.
Liên lạc và nuôi giấu cán bộ: Phụ nữ là lực lượng chính trong các hoạt
động này. Bằng trí thơng minh và lịng quả cảm, các nữ giao liên đã sáng tạo ra
nhiều hình thức độc đáo để cất giấu và vận chuyển tài liệu. Nhiều phụ nữ che
chở và ni giấu cán bộ, bộ đội, du kích, thương binh dưới các hầm bí mật ngay
trong lịng địch.
Đấu tranh trong tù: Chính quyền Sài Gịn xây dựng ở miền Nam 215 nhà
tù.Thủ Đức là nơi giam giữ nữ phạm nhân, đặc biệt là tù chính trị. Ở chuồng cọp
Cơn Đảo, tù nhân bị cùm chân, phải ăn, ngủ, vệ sinh tại chỗ, bị tra tấn bằng dùi
cui, roi điện, vôi bột… Mặc dù vậy, các nữ tù vẫn giữ vững khí tiết, liên tục đấu
tranh địi cải thiện chế độ lao tù, chống ly khai đảng cộng sản, đòi để tang Bác
Hồ, đòi trao trả theo Hiệp định Pari.
Chăm sóc thương binh: Ở chiến trường và vùng giải phóng, các nữ chiến
sỹ quân y đảm nhiệm từ việc đơn giản như sơ cứu vết thương, di chuyển, chăm
sóc thương binh... đến thực hiện các ca mổ phức tạp. Bom đạn ác liệt, các trạm
xá di chuyển liên tục, các chị tham gia làm lán, hầm dã chiến, thức trắng đêm,
dầm mưa dưới hào, nhường khẩu phần ăn... để cứu chữa, đảm bảo an toàn cho

thương binh, giúp họ mau chóng hồi phục sức khoẻ để tiếp tục cơng tác và chiến
đấu. Ở vùng địch, ngồi việc chăm sóc, cứu chữa thương binh dưới hầm bí mật,
chị em cịn làm nhiệm vụ cung cấp thuốc, dụng cụ y tế... cho cách mạng.Cứu
chữa thương binh dưới hào.
Như vậy, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, những nhiệm vụ
của cách mạng được thực hiện thắng lợi có phần cống hiến to lớn của phụ nữ.
Phụ nữ miền Bắc trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, những truyền
23


thống tốt đẹp từ ngàn xưa đã được bồi thêm vào những nội dung, tính cách mới,
đó là tinh thần tập thể, là sức vươn lên mạnh mẽ, tinh thần cầu tiến, tinh thần
ham học, óc sáng tạo, tinh thần cảnh giác cách mạng. Họ đã trở thành những
người sáng tạo và xây dựng ở khắp các ngành nghề, ở khắp mọi nơi. Phụ nữ
miền Nam trong sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đã giữ
trọn được bản sắc dân tộc, nền phong hóa, đạo đức cổ truyền của mình và cịn
phát triển lên những bước cao hơn. Đây là biểu hiện chói ngời của lịng trung
hậu, là biểu hiện tuyệt vời của tinh thần đảm đang đáng quý, xả thân vì cách
mạng với tinh thần bất khuất, chí khí anh dũng kiên cường. Phụ nữ miền Nam
đã đảm nhiệm xuất sắc vai trò của một lực lượng xung kích trong đấu tranh
chính trị chống quân thù, trong đấu tranh vũ trang giết giặc cứu nước, cứu nhà.
Trong phong trào “3 mũi giáp cơng”, phụ nữ cịn là một lực lượng có nhiều khả
năng cơng tác binh vận. Những đóng góp to lớn đó thật xứng đáng với tám chữ
vàng “Anh hung - Bất khuất - Trung hậu - Đảm đang” mà Đảng - Nhà nước trao
tặng cho Phụ nữ Việt Nam.
Hình ảnh của người Phụ nữ Việt Nam khơng chỉ là hình ảnh của người
chiến sĩ giữ nước kiên cường, bất khuất; mà còn là những người lao động thông
minh, cần cù; là trụ cột của gia đình, ni già dạy trẻ; là người nghệ sĩ tài hoa
sáng tạo và bảo vệ nền văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Lịch sử Việt Nam còn ghi đậm nét những hình ảnh về tinh thần lao

động cần cù của người Phụ nữ Việt Nam. Những câu ca dao như“ thân em vất
vả trăm bề ...’’, “ lúa tốt vì bởi có phân, vì tay em lấm, vì chân em mòn…” rõ
ràng phản sánh sự thật lịch sử về vai trò của người Phụ nữ Việt Nam trong lao
động sản xuất. Một nhà viết sử phương Tây đã từng nhận xét: “Phụ nữ ở xứ này
rất năng động, họ làm nhà, làm gốm, chèo thuyền, bán hàng, bật bông, kéo sợi,
dệt vải, may vá quần áo, phần lớn công viêc là do người phụ nữ cáng đáng”.
Bên cạnh đó, người Phụ nữ Việt Nam cịn là chủ gia đình.Những đức tính
quý báu của người phụ nữ gánh vác gia đình là trung hậu, đảm đang. Với những

24


tác phẩm trong văn học dân gian cũng đã phản ánh tinh thần hi sinh của người
Phụ nữ Việt Nam trong gia đình. Người phụ nữ có mặt khắp nơi, gánh vác mọi
việc trong gia đình nhưng khơng bao giờ địi hỏi những lợi ích riêng cho mình.
Trong gia đình người phụ nữ còn đảm nhận trách nhiệm người mẹ nuôi dạy con
từ tuổi bé thơ đến lúc trưởng thành. Điều này đã được xã hội đánh giá rất cao.
1.3.2. Quá trình nghiên cứu, sưu tầm hiện vật thuộc sưu tập
Hiện vật bảo tàng và sưu tập hiện vật có giá trị bảo tàng là cơ sở cho toàn
bộ hoạt động bảo tàng.Vì vậy, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam luôn chú trọng công
tác sưu tầm, xây dựng các sưu tập hiện vật cho bảo tàng.
Từ khi thành lập phòng truyền thống của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
thì công tác sưu tầm hiện vật đã được chú trọng.Là một bảo tàng ra đời muộn, lại
trong thời kỳ đổi mới đất nước phát triển, xã hội có nhiều đổi thay nên việc sưu
tầm hiện vật để xây dựng bảo tàng là một vấn đề gặp khơng ít khó khăn.Nhất là
hiện vật gốc của bảo tàng cần phải chân thực chứng minh cho lịch sử, văn hóa của
Phụ nữ Việt Nam từ buổi đầu dựng nước đến nay. Vấn đề đặt ra với Bảo tàng Phụ
nữ Việt Nam là sưu tầm tài liệu hiện vật ở đâu và sưu tầm như thế nào trong khi
cịn bao khó khăn về tổ chức và cán bộ. Đặc biệt, khi sưu tập hiện vật tự tạo của
Phụ nữ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đòi hỏi phải lựa

chọn được những hiện vật phù hợp với nội dung trưng bày.
Vì thế, trong quá trình hình thành và phát triển của mình bảo tàng đã xây
dựng kế hoạch sưu tầm theo từng giai đoạn cụ thể, trong đó có kế hoạch sưu tầm
ngắn ngày và kế hoạch sưu tầm dài ngày. Kế hoạch sưu tầm ngắn ngày được
thực hiện trong 1 đến 6 tháng. Kế hoạch sưu tầm dài ngày có những đợt thực
hiện đến 2 năm, thậm chí 5 năm…
Kế hoạch sưu tầm được thực hiện với đội ngũ cán bộ sưu tầm để sưu tầm
trực tiếp như: Trần Ngọc Ánh, Phùng Thị Tú Anh, Nguyễn Thị Bích Vân,
Nguyễn Hải Vân…Kế hoạch sưu tầm được đặc biệt ở các chiến trường miền
Bắc và miền Nam.
25


×