Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Tìm hiểu sưu tập gương đồng cổ trung quốc trưng bày tại bảo tàng cổ vật hoàng long – thành phố thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.55 MB, 102 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA DI SẢN VĂN HĨA

VÕ ANH THƯ

TÌM HIỂU SƯU TẬP GƯƠNG ĐỒNG CỔ
TRUNG QUỐC TRƯNG BÀY TẠI BẢO TÀNG
CỔ VẬT HOÀNG LONG – THÀNH PHỐ THANH HÓA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH BẢO TÀNG HỌC
Mã số: 52 32 03 05

Người hướng dẫn: TS. PHẠM THỊ THU HƯƠNG

HÀ NỘI - 2015


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện bài nghiên cứu khoa học, người viết luôn nhận
được sự giúp đỡ tận tình của ơng Hồng Văn Thơng – Giám đốc Bảo tàng cổ vật
Hoàng Long, anh Nguyễn Trung Hiếu – cán bộ thuyết minh của bảo tàng. Người
viết cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa di sản văn hóa đã
truyền đạt những kiến thức và kỹ năng quý báu cho người viết. Đặc biệt xin gửi
lời cảm ơn sâu sắc tới Tiến sỹ Phạm Thị Thu Hương, người đã nhiệt tình giúp
người viết hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tuy nhiên với năng lực của một sinh viên chưa được tiếp xúc nhiều với
thực tế, còn thiếu kinh nghiệm nên những khuyết điểm khóa luận tốt nghiệp là
không thể tránh khỏi. Rất mong thầy cô và các bạn cùng đóng góp ý kiến để bài
nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Sinh viên thực hiện

Võ Anh Thư


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 3
5. Bố cục của tiểu luận ................................................................................... 3
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ SƯU TẬP VÀ
TỔNG QUAN VỀ BẢO TÀNG CỔ VẬT HOÀNG LONG ........................... 4
1.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về sưu tập ................................................... 4
1.1.1 Khái niệm sưu tập – sưu tập hiện vật bảo tàng ................................... 4
1.1.2 Các tiêu chí để xây dựng sưu tập hiện vật bảo tàng ............................ 7
1.1.3 Quy trình xây dựng sưu tập hiện vật bảo tàng .................................... 8
1.2 Giới thiệu về Bảo tàng cổ vật Hồng Long ............................................. 10
1.2.1 Vài nét về sự hình thành của Bảo tàng cổ vật Hoàng Long .............. 10
1.2.2 Nội dung trưng bày của Bảo tàng cổ vật Hoàng Long ...................... 15
Chương 2. PHÂN LOẠI VÀ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ CỦA SƯU TẬP
GƯƠNG ĐỒNG CỔ TRUNG QUỐC TRƯNG BÀY TẠI BẢO TÀNG CỔ
VẬT HOÀNG LONG..................................................................................... 19
2.1 Vài nét về gương đồng cổ Trung Quốc ................................................... 19
2.1.1 Gương đồng và nguồn gốc hình thành ............................................. 19
2.1.2 Lịch sử phát triển gương đồng cổ Trung Quốc................................. 22
2.2 Quá trình hình thành Sưu tập gương đồng cổ Trung Quốc – trưng bày tại
bảo tàng cổ vật Hoàng Long ......................................................................... 25

2.2.1 Gương đồng cổ Trung Quốc được phát hiện tại Việt Nam ............... 25
2.2.1.1 Gương được chế tác vào thời kỳ kim khí .................................. 25
2.2.1.2 Gương được chế tác vào thời kỳ Bắc thuộc ............................... 26
2.2.2 Thanh Hóa – nơi phát hiện gương đồng cổ Trung Quốc .................. 27
2.2.3 Quá trình hình thành Sưu tập gương đồng cổ Trung Quốc trưng bày
tại Bảo tàng cổ vật Hoàng Long ............................................................... 29


2.3 Phân loại Sưu tập gương đồng cổ Trung Quốc trưng bày tại Bảo tàng cổ
vật Hoàng Long ............................................................................................ 31
2.3.1 Các gương có niên đại thời Hán (TK3 TCN – TK3 SCN)(Bộ ảnh số 1) .. 31
2.3.2 Các gương có niên đại thời Đường (TK 7 – TK 10)(Bộ ảnh số 2) .... 38
2.4 Một số đặc điểm của sưu tập .................................................................. 40
2.4.1 Hình dáng, hoa văn trang trí............................................................. 40
2.4.1.1. Gương có niên đại thời Hán (TK 3 TCN – TK 3 SCN) ............ 40
2.4.1.2 Gương có niên đại thời Đường (TK 7 – TK 10) ........................ 41
2.4.2 Kỹ thuật chế tác ............................................................................... 42
2.5 Giá trị của Sưu tập gương đồng cổ Trung Quốc trưng bày tại Bảo tàng cổ
vật Hoàng Long ............................................................................................ 43
2.5.1 Giá trị lịch sử ................................................................................... 43
2.5.2 Giá trị mỹ thuật và văn hóa .............................................................. 45
2.5.3 Giá trị kỹ thuật ................................................................................. 49
2.5.4 Giá trị kinh tế................................................................................... 50
Chương 3. VẤN ĐỀ BẢO QUẢN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ SƯU TẬP
GƯƠNG ĐỒNG CỔ TRUNG QUỐC TRƯNG BÀY TẠI BẢO TÀNG CỔ
VẬT HOÀNG LONG..................................................................................... 52
3.1 Thực trạng vấn đề xây dựng, bảo quản và phát huy giá trị Sưu tập gương
đồng cổ Trung Quốc trưng bày tại Bảo tàng cổ vật Hoàng Long .................. 52
3.2 Một số giải pháp nhằm xây dựng, bảo quản và phát huy giá trị Sưu tập
gương đồng cổ Trung Quốc trưng bày tại Bảo tàng cổ vật Hoàng Long ....... 56

3.2.1 Một số giải pháp xây dựng sưu tập .................................................. 56
3.2.1.1 Sưu tầm bổ sung hiện vật cho sưu tập ....................................... 56
3.2.1.2 Xây dựng hồ sơ cho hiện vật trong sưu tập ............................... 57
3.2.1.3 Tư liệu hóa sưu tập ................................................................... 58
3.2.2 Một số giải pháp bảo quản sưu tập tại phòng trưng bày ................... 59
3.2.3 Một số giải pháp nhằm phát huy giá trị sưu tập gương đồng cổ
Trung Quốc trưng bày tại Bảo tàng cổ vật Hoàng Long............................ 61
3.2.3.1 Nâng cao đội ngũ cán bộ chuyên môn ....................................... 61


3.2.3.2 Đa dạng hóa các hình thức trưng bày ........................................ 62
3.2.3.3 In ấn, xuất bản, giới thiệu, quảng bá sưu tập ............................. 63
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 68
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thanh Hóa là một tỉnh có bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa. Theo
dặm dài lịch sử từ thuở mở cõi, dựng nước, với nền cảnh một vùng địa lý – nhân
văn khá riêng biệt, hội tụ đủ sông, núi, biển, rừng, cùng sự góp mặt sinh cư của
nhiều tộc người. Thanh Hóa là vùng đất chiếm vị trí quan trọng trong lịch sử các
triều đại phong kiến Việt Nam. Đây cũng là nơi phát tích nền văn hóa Đơng Sơn
rực rỡ mà ảnh hưởng và giá trị của nó đã vượt khỏi biên giới quốc gia. Là đất
quý hương của ba triều vua, hai đời chúa. Trong sách viết về địa chí Thanh Hóa
(Le Thanh Hoa), học giả người Pháp Ch. Robequai đã nhận định: “Thanh Hóa
khơng chỉ là một tỉnh mà đó là một xứ”. Điều đó cho thấy Thanh Hóa là một
vùng đất rộng lớn, hội đủ các yếu tố điển hình của một đất nước.
Với lịch sử lâu đời, ở Thanh Hóa đã phát hiện ra nhiều chiếc gương đồng

cổ Trung Quốc trong những khu mộ cổ của người Hán và quan lại, quý tộc
người Việt. Gương đồng là cổ vật được trưng bày ở khá nhiều Bảo tàng Trung
Quốc. Nó được người Hán đưa vào nước ta từ mạt kỳ văn hóa Đơng Sơn và thời
kỳ Bắc thuộc, nên hiện vật này cũng được tìm thấy ở nhiều nơi trên đất nước
Việt Nam. Sưu tập đầy đặn về gương đồng cổ Trung Quốc là nét độc đáo của
Bảo tàng cổ vật Hồng Long (Thành phố Thanh Hóa).
Bảo tàng cổ vật Hoàng Long là bảo tàng cổ vật tư nhân đầu tiên được
thành lập tại Việt Nam. Đó là biểu hiện của sự chuyển biến tích cực, cũng như
bộc lộ rõ nhu cầu nội tại của các cá nhân/tổ chức trong việc thành lập bảo tàng
kể từ khi Luật di sản văn hóa Việt Nam được ban hành và chính thức có hiệu lực
kể từ ngày 1/1/2002. Đánh dấu một bước phát triển mới trong lĩnh vực bảo tàng
ngồi cơng lập, trong việc tổ chức và quản lý di sản văn hóa của các cá nhân/tổ
chức. Sự ra đời và lớn mạnh không ngừng của các bảo tàng tư nhân nói chung
và Bảo tàng cổ vật Hồng Long nói riêng đã góp phần vào việc gìn giữ và phát
huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc, của nhân loại. Bảo tàng cổ vật Hoàng
Long hiện đang lưu giữ hơn 16 nghìn cổ vật của tất cả các thời kỳ văn hóa trên
1


các vùng lãnh thổ Việt Nam và một số nước ở khu vực Đơng Á, Đơng Nam Á
và; từ đó hình thành nên nhiều bộ sưu tập độc đáo và mang nhiều giá trị sâu sắc.
Trong số đó, Sưu tập gương đồng cổ Trung Quốc là một sưu tập rất độc đáo,
mang nhiều giá trị, với số lượng gương trong sưu tập hiện trưng bày tại bảo tàng
lên đến 91 chiếc gương. Đó là nét đặc sắc riêng có tại Bảo tàng cổ vật Hồng
Long mà khơng nơi nào có được.
Gương đồng cổ Trung Quốc xuất hiện ở nhiều nơi trên đất nước Việt Nam,
đặc biệt là ở một số tỉnh phía Bắc, trong đó có Thanh Hóa chứa đựng nhiều giá
trị cả về lịch sử, mỹ thuật, kỹ thuật, tâm linh, sự giao lưu tiếp biến văn hóa giữa
Việt Nam và Trung Quốc. Song, những tìm hiểu, nghiên cứu một cách tồn diện
về sưu tập cịn khá ít ỏi. Ngoài một số bài viết khái quát, giới thiệu chung về

gương đồng cổ Trung Quốc ở một số tạp chí, bài báo có liên quan hiện tại thì
hiện tại Bảo tàng hầu như chưa có đầy đủ tư liệu về sưu tập này. Cho nên việc
nghiên cứu về Sưu tập gương đồng cổ Trung Quốc là một đề tài hết sức thiết
thực và cần thiết để làm rõ được giá trị cũng như một số phương hướng bảo
quản và phát huy một cách tốt nhất giá trị của Sưu tập gương đồng cổ Trung
Quốc tại Bảo tàng cổ vật Hoàng Long. Với những lý do trên, em đã chọn đề tài:
“Tìm hiểu sưu tập gương đồng cổ Trung Quốc trưng bày tại Bảo tàng cổ vật
Hoàng Long – Thành phố Thanh Hóa” làm bài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu giá trị, thực trạng bảo quản, phát huy giá trị của sưu tập gương
đồng cổ Trung Quốc trưng bày tại Bảo tàng cổ vật Hoàng Long. Qua đó đề xuất
một số ý kiến đề khắc phục những hạn chế của hoạt động này trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Sưu tập gương đồng cổ Trung Quốc trưng bày
tại Bảo tàng cổ vật Hoàng Long, Thành phố Thanh Hóa.
- Phạm vi nghiên cứu: Sưu tập gương đồng cổ Trung Quốc được trưng
bày tại Bảo tàng cổ vật Hoàng Long.

2


4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp điều tra cụ thể thông
qua khảo tả, chụp ảnh, thống kê hiện vật theo niên đại.
- Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, nghiên cứu tư liệu.
- Sử dụng phương pháp mỹ thuật học trong việc xác định từng loại hoa
văn, văn tự trên hiện vật.
- Bên cạnh đó cịn sưu tầm sách báo, tạp chí, các bài viết, kế thừa những
kết quả nghiên cứu có liên quan đến gương đồng cổ Trung Quốc.
5. Bố cục của tiểu luận

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục ảnh, phần nội
dung của tiểu luận được chia làm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về sưu tập và tổng quan về
Bảo tàng cổ vật Hoàng Long.
Chương 2: Phân loại và xác định giá trị của Sưu tập gương đồng cổ
Trung Quốc trưng bày tại Bảo tàng cổ vật Hoàng Long.
Chương 3: Vấn đề bảo quản và phát huy giá trị của sưu tập gương
đồng cổ Trung Quốc trưng bày tại Bảo tàng cổ vật Hoàng Long.

3


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ SƯU TẬP VÀ TỔNG QUAN
VỀ BẢO TÀNG CỔ VẬT HOÀNG LONG
1.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về sưu tập
1.1.1 Khái niệm sưu tập – sưu tập hiện vật bảo tàng
Trước khi đưa ra khái niệm về “sưu tập hiện vật bảo tàng”, chúng ta phải
hiểu thuật ngữ “sưu tập”. Về mặt ngôn ngữ học, “Sưu tập” bắt nguồn từ tiếng
Latinh là Collectio, chuyển sang tiếng Anh và tiếng Pháp là Collection và tiếng
Nga là Kolecxia. Trong các cuốn Đại bách khoa thư của Liên Xô cũ đã giải thích
thuật ngữ sưu tập là sự tập hợp có hệ thống một số lượng hiện vật (cùng loại
hoặc liên kết với nhau bởi nét chung của chủ đề)1. Ngoài ra thuật ngữ sưu tập
còn được đề cập trong cuốn Grande Larouse của Pháp và giải thích là sự liên kết
của một đối tượng và được phân loại nhằm giáo dục, giải trí và sử dụng2.
Trong cuốn “Từ điển từ và ngữ Việt Nam”, sưu tập được giải nghĩa là sự
tìm kiếm cơng phu và tập hợp lại3.
Trong cuốn “Từ điển tiếng Việt” sưu tập lại được giải thích theo hai nghĩa:
- Nghĩa 1: Tìm kiếm và tập hợp lại.
- Nghĩa 2: Tập hợp những cái đã sưu tầm được theo hệ thống4.

Như vậy, qua một số cách giải thích thuật ngữ sưu tập trên đây cho thấy
sưu tập được hiểu là sự liên kết, tập hợp có hệ thống những đối tượng cùng loại
bỏi những nét chung của chủ đề nhằm phục vụ cho mục đích giáo dục, giải trí và
sử dụng…
Sưu tập hiện vật bảo tàng được khẳng định là tiền đề, cơ sở cho sự hình
thành và phát triển của các bảo tàng. Sưu tập hiện vật của mỗi bảo tàng được
xây dựng sẽ là một trong những nguồn tri thức quan trọng của từng lĩnh vực
khoa học, đồng thời phục vụ cho công tác trưng bày – giáo dục – tuyên truyền.
1

Sưu tập hiện vật bảo tàng. Bảo tàng CMVN. Nhà xuất bản VHTT. 1994, tr42 – 43.
Sưu tập hiện vật bảo tàng. Bảo tàng CMVN. Nhà xuất bản VHTT.
3
GS. Nguyễn Lân. Từ điển thuật và ngữ Việt Nam. NXB Thành phố Hồ Chí Minh.
4
Hồng Phê (Chủ biên). Từ điển tiếng Việt. NXB Đà Nẵng. 2005. Tr.880
2

4


Hiện vật và sưu tập hiện vật được trưng bày ở mỗi chủ đề cũng phải trải qua
nhiều khâu công tác thì mới có thể trưng bày để phù hợp với nội dung và loại
hình của bảo tàng, nhằm đem lại hiệu quả giáo dục nhất định.
Nhìn ra thế giới những quốc gia có sự nghiệp bảo tàng phát triển thì họ đã
rất chú ý đến cơng tác xây dựng sưu tập, nghiên cứu mô tả khoa học các sưu tập
và cơng bố các sưu tập. Sự hình thành các sưu tập hiện vật bao giờ cũng xuất
hiện trước khi có bảo tàng. Đó là một q trình lâu dài, quan trọng khơng thể
thiếu để hình thành nội dung trưng bày của bảo tàng. Có những bảo tàng ra đời
từ những bộ sưu tập lớn và hoạt động trên cơ sở phát triển của chính sưu tập đó.

VD: Bảo tàng hoa tuy líp (Hà Lan), Bảo tàng đàn ghita (Tây Ban Nha), Bảo tàng
áo giáp (Nhật Bản), Bảo tàng muối, Bảo tàng cơn trùng, Bảo tàng rượu vang
(Pháp)…; lại có những bảo tàng ra đời và phát triển dựa trên cơ sở nhiều sưu tập
như Viện bảo tàng Louvre (Pháp), Viện bảo tàng Ermitage (Nga)… Chính vì
vậy, các bảo tàng đều coi việc làm phong phú và hoàn thiện các sưu tập là hoạt
động chủ yếu của mình.
Hiện nay, khái niệm về sưu tập hiện vật bảo tàng có nhiều hướng tiếp cận
khác nhau. Nó đã được đề cập đến trong nhiều cuốn từ điển bách khoa của các
nước trên thế giới, trong các cuốn Từ điển thuật ngữ Bảo tàng học và trong
nhiều tài liệu chuyên ngành về bảo tàng học ở trong nước và quốc tế.
Các chuyên gia bảo tàng học của Cộng hòa Liên bang Nga đã viết: “Sưu
tập hiện vật bảo tàng là toàn bộ những hiện vật khác nhau cùng chủng loại hoặc
giống nhau về những dấu hiệu nhất định không kể mỗi hiện vật trong đó có giá
trị văn hóa riêng được tập hợp lại đều có ý nghĩa lịch sử, nghệ thuật, khoa học
hay văn hóa”1.
Các nhà nghiên cứu về bảo tàng và bảo tàng học ở Việt Nam đã đưa ra
khái niệm sưu tập hiện vật bảo tàng như sau: “Sưu tập hiện vật bảo tàng hay sưu
tập cổ vật là một tập hợp những hiện vật bảo tàng có liên quan đến một hoặc vài
dấu hiệu chung về hình thức, chất liệu, nội dung; có tầm quan trọng và có giá trị
1

Sự nghiệp bảo tàng của nước Nga, Cục Di sản văn hóa xuất bản, Hà Nội, 2006, Tr.235 (Bản dịch).

5


lịch sử, khoa học, nghệ thuật và được sắp xếp, nghiên cứu có hệ thống và tạo
thành một bộ tương đối hoàn chỉnh”1.
Tháng 1 năm 1994, tại Hà Nội diễn ra Hội thảo khoa học thực tiễn “Sưu
tập và xây dựng sưu tập hiện vật bảo tàng”. Đây là hội thảo đầu tiên của ngành

Bảo tàng về chuyên đề này. Tại hội thảo có nhiều ý kiến khác nhau về “Sưu tập
hiện vật bảo tàng”.
Theo ơng Đặng Xn Hịa (Bảo tàng Cách mạng Việt Nam): “Sưu tập hiện
vật bảo tàng là sự tập hợp của các hiện vật có đủ 3 tiêu chuẩn giá trị tối thiểu”.
a. Có giá trị pháp lý.
b. Có giá trị nội dung lịch sử.
c. Có giá trị chân thực.
Những hiện vật này có cùng một hay nhiều thuộc tính chung nào đó.
Chúng liên kết lại với nhau để phản ánh thuộc tính chung đó”.
Theo TS Nguyễn Thị Huệ và Thạc sĩ Diêm Thị Đường thì: “Sưu tập hiện
vật bảo tàng là một tổng thể hiện vật được tập hợp theo những dấu hiệu đặc
trưng nào đó liên quan đến các mặt nội dung đề tài, loại hình (hiện vật), chất liệu,
cơng dụng, địa điểm và thời gian xuất hiện, nó chứa đựng các giá trị thông tin,
trở thành nguồn khai thác cho các lĩnh vực hoạt động khoa học giáo dục lịch sử
văn hóa nghệ thuật”2.
Các khái niệm về sưu tập hiện vật bảo tàng được trình bày trên đây đều
khẳng định nội dung, yếu tố quan trọng của một sưu tập, đó là: đối tượng tập
hợp thành sưu tập phải là các hiện vật bảo tàng, có cùng một hay nhiều dấu hiệu
chung (hình thức, nội dung, chất liệu…), đang được lưu giữ bảo quản trong bảo
tàng, cùng phản ánh về một vấn đề nào đó.
Trong Luật di sản văn hóa năm 2001 (được Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 9 thơng qua ngày 29/6/2001, có
hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2002) cũng đã đưa ra định nghĩa về “Sưu tập”
1

Sưu tập hiện vật bảo tàng, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, 1994, Tr.37.
Sưu tập hiện vật bảo tàng, Kỷ yếu hội thảo Khoa học thực tiễn, “Sưu tập và phương pháp xây dựng sưu tập
hiện vật bảo tàng”, Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1994, Tr.47.

2


6


dưới góc độ di sản văn hóa như sau: “ Sưu tập là một tập hợp các di vật, cổ vật,
bảo vật quốc, hoặc di sản văn hóa phi vật thể, được thu thập, gìn giữ sắp xếp có
hệ thống theo những dấu hiệu chung về hình thức, nội dung và chất liệu để đáp
ứng nhu cầu tìm hiểu lịch sử tự nhiên xã hội”1.
Như vậy, đã có nhiều quan điểm và ý kiến khác nhau về khái niệm sưu tập
hiện vật bảo tàng. Dù theo quan điểm nào thì đối với các hoạt động bảo tàng,
sưu tập hiện vật ln giữ một vị trí rất quan trọng. Nó tạo nên sắc thái riêng,
khẳng định giá trị, vai trò xã hội của mỗi bảo tàng. Do đó vẫn đề xây dựng sưu
tập hiện vật là cơ sở, nền tảng quyết định q trình phát triển bảo tàng.
1.1.2 Các tiêu chí để xây dựng sưu tập hiện vật bảo tàng
Xây dựng sưu tập hiện vật bảo tàng là sự liên kết những hiện vật bảo tàng
có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học hoặc nghệ thuật… hàm chứa lượng thơng
tin chính xác, đáng tin cậy về nhiều lĩnh vực của khoa học tự nhiên, khoa học xã
hội của con người và mơi trường xung quanh. Vì vậy khi xây dựng sưu tập hiện
vật thì mỗi một bảo tàng phải căn cứ vào nội dung, loại hình, tính chất cùng với
thành phần hiện vật bảo tàng được lưu giữ, bảo quản trong kho cơ sở để lựa
chọn các tiêu chí xây dựng sưu tập cho phù hợp, đáp ứng yêu cầu và mục đích
của bảo tàng đặt ra.
Những dấu hiệu chung làm cơ sở cho việc xây dựng sưu tập sẽ được coi là
những tiêu chí để lựa chọn giải pháp xây dựng sưu tập hiện vật bảo tàng ở các
loại hình khác nhau. Đối tượng để xây dựng sưu tập hiện vật bảo tàng chủ yếu là
hiện vật bảo tàng. Nhưng không phải tất cả các hiện vật bảo tàng đều được đưa
vào sưu tập mà nó địi hỏi phải nghiên cứu, lựa chọn những hiện vật bảo tàng
phù hợp với đề tài, mục đích và yêu cầu của một sưu tập đặt ra.
Hiện nay, việc xây dựng sưu tập hiện vật bảo tàng đã đưa ra một hệ thống
những tiêu chí làm cơ sở cho các bảo tàng nghiên cứu và vận dụng sao cho phù

hợp với công tác xây dựng sưu tập của bảo tàng mình, nhất là đối với những bảo
tàng thuộc loại hình lịch sử xã hội:
1

Luật Di sản văn hóa và Nghị định hướng dẫn thi hành, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, Tr.11.

7


- Tiêu chí 1: Đề tài lịch sử, chủ đề, sự kiện lịch sử.
- Tiêu chí 2: Loại hình.
- Tiêu chí 3: Cơng dụng .
- Tiêu chí 4: Chất liệu.
- Tiêu chí 5: Địa điểm, nơi sản xuất.
- Tiêu chí 6: Thời gian (tuyệt đối/tương đối).
- Tiêu chí 7: Triều đại.
- Tiêu chí 8: Kỹ thuật chế tác.
- Tiêu chí 9: Tác giả/Trường phái.
- Tiêu chí 10: Dân tộc/Tộc người.
- Tiêu chí 11: Tư nhân/Chủ sở hữu.
- Tiêu chí 12: Danh nhân (gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp của một nhân
vật trong lĩnh vực lịch sử, khoa học, chính trị, qn sự, nghệ thuật…).
Ngồi ra cịn có nhiều tiêu chí khác được sử dụng để xây dựng các sưu tập
hiện vật thuộc loại hình lịch sử tự nhiên – khoa học tự nhiên phù hợp với sự
phân chia và nghiên cứu hệ thống hóa của các ngành khoa học tự nhiên: Họ,
giống, lồi, loại, giá trị…
1.1.3 Quy trình xây dựng sưu tập hiện vật bảo tàng
Để xây dựng một sưu tập thì cần phải tiến hành theo những bước đi cụ thể
và tuần tự. Dưới đây, xin trình bày 5 bước cơ bản xây dựng sưu tập do nhóm tác
giả của Bảo tàng cách mạng Việt Nam nêu ra trong cuốn “Sự nghiệp bảo tàng –

những vấn đề cấp thiết” (Tập 1, tr.136-156) và đã được kiểm chứng chứng minh
tính thực tế, hiệu quả.
- Bước 1: Xác định tên sưu tập
Việc xác định tên tức là tìm kiếm dấu hiệu chung của các hiện vật có
trong sưu tập đó. Đây là bước khởi đầu hết sức quan trọng, nó quyết định sự
hình thành một sưu tập của bảo tàng và từ đó sẽ chi phối các bước tiến hành tiếp
theo. Việc xác đinh này phải căn cứ vào quy mô và nhu cầu sử dụng của bảo

8


tàng. Điều đó sẽ nâng cao tính khả thi của sưu tập cũng như tiết kiệm thời gian,
tiền bạc cho bảo tàng.
- Bước 2: Sơ chọn hiện vật để nghiên cứu đưa vào sưu tập
Đây là bước tập hợp của các hiện vật hiện có tại bảo tàng. Việc sơ chọn
được tiến hành trên cơ sở các loại sổ sách ghi chép của kho và các hồ sơ lí lịch
của hiện vật. Qua đó, sẽ chọn được những hiện vật có chung tiêu chí nào đó phù
hợp với việc xây dựng sưu tập.
- Bước 3: Hoàn thiện hồ sơ từng hiện vật
Hoàn thiện hồ sơ ở đây là hoàn thiện những văn bản cịn thiếu sót trong
hồ sơ hiện vật (Biên bản giao nhận, Biên bản bàn giao…). Tuy nhiên, sự hoàn
thiện chỉ yêu cầu ở mức tối thiểu cần phải có trong hồ sơ. Q trình tiến hành
phải đảm bảo tính chính xác và khoa học, cùng tuân thủ đầy đủ các quy định của
nghiệp vụ lập hồ sơ. Với việc hoàn thiện hồ sơ này sẽ giúp thêm cho bước sơ
loại. Trong khi hoàn thiện hồ sơ, những hiện vật đã qua sơ chọn lại một lần nữa
được kiểm định lại và có thể sẽ xuất hiện những hiện vật khơng đủ tiêu chuẩn do
khơng hoặc chưa có thể hoàn thiện hồ sơ.
- Bước 4: Tiến hành nghiên cứu, thẩm định bổ sung thông tin vào hồ sơ
hiện vật
Bước này rất quan trọng, nó làm cho hiện vật sẽ đưa vào sưu tập có nội

dung đầy đủ, phong phú, chính xác hơn so với khi cịn trong kho.
Thẩm định là việc khẳng định những thơng tin đã có trong hồ sơ, thay thế
những thơng tin khơng chính xác bằng những thơng tin chính xác, Bổ sung là
ghi chép những thông tin mới mà trong hồ sơ hiện vật chưa có. Sau khi triển
khai bước 4, các hiện vật này đã đủ tiêu chuẩn để nhập vào sưu tập.
- Bước 5: Lập hồ sơ sưu tập (Sổ sưu tập)
Sau khi đã tiến hành 4 bước trên, chúng ta đã xác định được những hiện
vật có đầy đủ tiêu chuẩn để đưa vào sưu tập. Bước này là bước làm hồ sơ đăng
kí cho sự ra đời của sưu tập.
Hồ sơ sưu tập sẽ được trình bày như sau:
9


+ Trang bìa: Tên cơ quan chủ quản

Tên nước

Tên cơ quan quản lý:
Tên sổ:
Tên sưu tập:
Kí hiệu:
Quyển sổ:
+ Trang 1: Bìa lót: như trang bìa.
+ Trang 2+3+4: Lời giới thiệu (tóm tắt).
(Giới thiệu tổng qt về vài trị, ý nghĩa của sưu tập và lí do thành lập sưu tập)
Xác nhận của Giám đốc

Những người thực hiện
1…
2…


(Từ các trang sau của Sổ sưu tập là Danh mục các hiện vật trong sưu tập)
1.2 Giới thiệu về Bảo tàng cổ vật Hồng Long
1.2.1 Vài nét về sự hình thành của Bảo tàng cổ vật Hoàng Long
Bảo tàng cổ vật Hoàng Long toạ lạc tại 41 phố Đội Cung, phường Đông
Thọ, Thành phố Thanh Hóa. Trong khn viên Khu ẩm thực Rừng trong phố.
Bảo tàng được xây dựng năm 2000, với tổng diện tích là 3000 m² (bao
gồm: khu hành chính/làm việc, kho bảo tàng, sàn sử dụng cho các khu trưng bày
trong nhà, sàn sử dụng cho dịch vụ), cấp độ của cơng trình bảo tàng là: nhà cấp
4. Năm 2013 ông Giám đốc Hoàng Văn Thông đã khởi công xây dựng bảo tàng
mới ở phường Đông Hương, Thành phố Thanh Hóa với tổng diện tích là
14.300m².
Ơng Hồng Văn Thơng là giám đốc Công ty TNHH Xây dựng dân dụng
và Công trình giao thơng. Với hơn 30 năm đam mê và tâm huyết tìm kiếm và
giữ gìn cổ vật, ơng đã có một kho cổ vật vơ giá với 16.000 cổ vật.
Đầu tiên phải nhắc đến cái duyên của ông Thông đối với cổ vật. Sau khi ra
quân, ông làm nghề xây dựng. Khi thi cơng cơng trình, đào móng nhà ông
thường bắt gặp những mảnh bát, đồ gốm cổ. Vì thấy đẹp nên ông rửa sạch và
giữ lại. Mỗi khi khảo sát, kiểm tra tuyến đường xây dựng, gặp một món đồ cổ
10


giá phải chăng, ông lại mua về làm phong phú thêm bộ sưu tập của mình. Và
cũng khơng ít lần mua phải đồ giả, nhưng ơng coi đó là một bài học kinh nghiệm.
Với lòng say mê trong nghiên cứu và ham học hỏi, ông Thông bắt đầu mua sách
để đọc, tìm hiểu về cổ vật. Từ đó mỗi khi gặp được món đồ u thích, ơng tìm
cách trao đổi hoặc mua bằng tiền. Trong khi hoàn cảnh kinh tế của gia đình vẫn
cịn gặp nhiều khó khăn với tình u và lịng đam mê cổ vật ơng ln phải giấu
vợ mỗi khi mua sách để nghiên cứu hoặc mua cổ vật về.
Năm 1982 là năm quyết định đến cuộc đời sưu tầm của ông Thông. Khi đang

thi công một cơng trình cho Tỉnh đồn Thanh Hóa, thợ đào móng đã đào được một
số bát đĩa cổ, ông đã cho thợ chôn lại. Khi tiếp tục đào tiếp ở chỗ khác lại phát hiện
một vại đựng nhiều bát đĩa rất đẹp. Ơng Thơng đã trình báo với chính quyền địa
phương và xin phép được gìn giữ số cổ vật trên. Và từ đó ơng ln có suy nghĩ sâu
sắc đến tầm quan trọng của các món đồ cổ trong đời sống văn hóa tinh thần của con
người và ấp ủ mơ ước thành lập một bảo tàng xã hội để phục vụ công chúng đến
bảo tàng để tham quan, giải trí, nghiên cứu và học tập.
Lần cùng cơng nhân về thi cơng cơng trình ở huyện Vĩnh Lộc, được xác
định là cùng đất của Chúa Trịnh ngày xưa, lúc đào móng cơng nhân tìm được
một cái am, rồi tiếp đó tìm thấy một con rắn có hình trong suốt như pha lê, nhìn
thấy cả xương và mạch máu. Ơng Thơng đã xin với chính quyền địa phương cho
phép tiếp tục khai quật và gìn giữ những cổ vật này. Và lần đó ơng đào được ba
chiếc trống đồng và nhiều đồ đồng quý.
Lần khác, ông đi công tác ở huyện Thạch Thành. Nghe người dân đồn có
mộ ơng cụ đào được chiếc bát cổ. Ơng Thơng đến chiêm ngưỡng và mua lại
chiếc bát với giá 5 triệu đồng. Sau này chiếc bát được giám định là một báu vật.
Bước chuyển biến là khi ơng có được mảnh đất ở gần cầu Hạc, Thành phố
Thanh Hóa. Ơng Thơng bỏ ra hàng chục năm trời đi sưu tầm hơn 200 loại cây cổ
thụ, cây q hiếm có hơn 100 tuổi.
Ơng lên Cẩm Thủy mua được một ngôi nhà sàn 200 năm tuổi, lên huyện
Thường Xuân mua căn nhà sàn người Thái trong vùng giải phóng mặt bằng xây

11


dựng hồ Thủy điện Cửa Đạt. Ơng cịn đi các huyện mua được hai căn nhà gỗ lợp
ngói có hơn 150 tuổi.
Năm 2004, khi tỉnh Thanh Hóa cho thành lập Hội cổ vật Thanh Hóa với
gần 100 hội viên gồm các nhà nghiên cứu và sưu tầm cổ vật. Ông Thông đã
cùng một số hội viên tổ chức trưng bày cổ vật tại cơ sở Rừng trong phố. Ðưa

hiện vật ra trưng bày và mời thêm một số hội viên cùng tham gia.
Phòng trưng bày cổ vật tổ chức ở tầng 1 khu nhà sàn lợp lá cọ, sau này do
nhu cầu trưng bày thêm hiện vật và du khách tới tham quan đã trở nên chật chội,
ông Thông quyết định tháo cả sàn tầng 2 dành toàn bộ căn nhà rộng 200m2 trưng
bày cổ vật. Ông nhờ họa sĩ và một số nhà chuyên môn ở Hà Nội về giúp thiết kế
và trưng bày. Những di vật, cổ vật thời tiền sử, sơ sử, từ văn hóa Hoa Lộc, văn
hóa Ðơng Sơn đến hiện vật thời Nguyễn; từ những chiếc bình đồng thờ thời Hán
đến đồ gốm sứ thời Minh, thời Thanh đều được trưng bày. Khách đến với phịng
trưng bày cổ vật Rừng Trong Phố khơng chỉ là nhà nghiên cứu. Du khách người
Mỹ, Áo, Pháp, Brunei, Hàn Quốc... khi qua Thanh Hóa đều ghé nơi đây.
Ơng Giám đốc Bảo tàng quốc gia Hàn Quốc sau khi xem phịng trưng bày đã
đề nghị ơng Thơng đưa bộ sưu tập này sang trưng bày ở Hàn Quốc, khi về nước
ông gửi cho ông Thông nhiều sách báo, tài liệu nghiên cứu hoạt động bảo tàng.
Khi Sở Văn hóa - Thơng tin Thanh Hóa có chủ trương đăng ký di vật, cổ
vật ông Thông là người tham gia đăng ký đầu tiên, ông chọn trong số di vật, cổ
vật của mình đăng ký đợt I được 830 hiện vật.
Ðược sự khuyến khích của bạn bè và những người sưu tầm cổ vật, nhất là
sự động viên của Giám đốc Sở Văn hóa - Thơng tin, ơng Thơng bàn với gia đình
và quyết định xin thành lập bảo tàng tư nhân. Chỉ trong một thời gian ngắn,
UBND tỉnh Thanh Hóa có Quyết định thành lập Bảo tàng cổ vật Hoàng Long.
Điều 17, Luật di sản văn hóa năm 2001, được sửa đổi, bổ sung năm 2009,
có ghi: “… Khuyến khích và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân nghiên cứu, sưu
tầm, lưu giữ, truyền dạy và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể. Hướng dẫn
nghiệp vụ bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể theo đề nghị của
tổ chức, cá nhân nắm giữ di sản văn hóa phi vật thể. Đầu tư kinh phí cho hoạt
12


động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, ngăn ngừa nguy cơ
làm mai một, thất truyền di sản văn hóa phi vật thể”.

Là người sưu tầm, gìn giữ hợp pháp, hội tụ đủ những yếu tố và theo quy
định của Luật di sản văn hố năm 2001 được Quốc hội nước Cộng hồ xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 9 thơng qua ngày 29/6/2001, có hiệu
lực thi hành từ ngày 1/1/2002, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá ra quyết định số
2326/QĐ-UBND thành lập Bảo tàng cổ vật Hoàng Long. Là bảo tàng tư nhân
đầu tiên ở Thanh Hóa và là một trong ba bảo tàng tư nhân lớn nhất cả nước.
Ngày 19/11/2006, Bảo tàng cổ vật Hoàng Long khai trương và chính thức mở
cửa đón khách tham quan. Nhiều khách trong nước và quốc tế đến thăm, xác
định : “Cổ vật đang được trưng bày tại Bảo tàng cổ vật Hồng Long là vơ giá.
Trong đó, nhiều cổ vật đồ đồng và đồ gốm có niên đại 2500 năm”.
Hiện nay, đội ngũ cán bộ của bảo tàng có 6 người: 1 giám đốc, 1 phó giám
đốc, 2 chuyên viên và 2 bảo vệ. Như vậy, số lượng và trình độ cán bộ chưa đảm
bảo để bảo tàng hoạt động một cách chuyên nghiệp theo đúng yêu cầu về
chuyên mơn nghiệp vụ.
Bảo tàng cổ vật Hồng Long ra đời là một là 1 trong 10 sự kiện văn hoá
lớn của Việt Nam được tạp chí Thế giới di sản văn hố bình chọn năm 2006,
bởi đây là bảo tàng cổ vật tư nhân đầu tiên trên cả nước được thành lập đánh dấu
sự chuyển biến tích cực kể từ khi luật di sản văn hoá Việt Nam được ban hành
và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2002. Sự kiện đó đã đánh dấu một
bước phát triển mới trong lĩnh vực bảo tàng ngồi cơng lập, trong việc tổ chức
và quản lý di sản văn hóa của các cá nhân/tổ chức. Sự ra đời và lớn mạnh không
ngừng của các bảo tàng tư nhân nói chung và Bảo tàng cổ vật Hồng Long nói
riêng đã góp phần vào việc gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc,
của nhân loại.
Hiện nay bảo tàng đang lưu giữ hơn 16 nghìn cổ vật của tất cả các thời kỳ
văn hoá trên các vùng lãnh thổ Việt Nam và một số nước ở khu vực Đông Á và
Đông Nam Á, với sự phong phú về chủng loại, đa dạng về loại hình, được trưng
bày khoa học và ấn tượng. Tất cả nhằm mục đích mang lại cho nhân dân, các
13



nhà khoa học, du khách tìm hiểu và cảm nhận được những giá trị văn hố mà
cha ơng ta từ ngàn năm trước tạo ra và để lại. Bảo tàng thành lập đã góp phần
vào việc gìn giữ và phát huy những cổ vật quý giá mà hiện nay đang có nguy cơ
“chảy máu cổ vật”.
Đến với Bảo tàng cổ vật Hoàng Long du khách được chiêm ngưỡng chiếc
trống đồng lớn nhất Việt Nam do Bảo tàng và làng nghề Đông Sơn phục chế
bằng phương pháp đúc đồng thủ công truyền thống, chiếc trống có đường kính
đáy 1,54m, cao 1,21m, nặng 739kg, theo phiên bản trống đồng Ngọc Lũ, được
Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam công nhận là lớn nhất Việt Nam. Du khách
được trở về với những nếp sinh hoạt văn hoá từ mấy thế kỷ trước qua những nếp
nhà sàn, nhà rông, nhà Việt cổ… những bộ sưu tập cồng chiêng Tây Nguyên,
bộ sưu tập dụng cụ đánh bắt cá, thưởng thức bát nước chè xanh, mâm cơm dân
dã bên bộ trường kỷ, sập gụ, tủ chè… Các bộ sưu tập gốm, có nhiều cổ vật mang
nhiều giá trị có niên đại từ TK 1 – TK 3 (thời nhà Hán). Đồ gốm sứ với số lượng
lớn của các triều đại phong kiến Việt Nam… Tất cả các hiện vật ấy được ơng
Hồng Văn Thơng dày cơng sưu tập và gìn giữ hơn 30 năm qua.
Hằng năm, Bảo tàng cổ vật Hồng Long đón hàng nghìn lượt khách từ
nhiều nơi tới thăm. Ngoài khách trong nước, bảo tàng cịn đón các đồn khách
du lịch quốc tế, và các nhà khoa học, khảo cổ nghiên cứu về vấn đề cổ vật. Theo
báo cáo của bảo tàng, năm 2013 bảo tàng đã đón gần 400 đồn khách trong đó
có hơn 100 đoàn khách quốc tế.
Bảo tàng cổ vật Hoàng Long thường xuyên mở cửa đón khách tham quan,
đồng thời miễn phí vé vào và hướng dẫn thuyết minh. Ơng Thơng đã th nhiều
nhân viên có trình độ trình độ đại học, am hiểu về lịch sử, văn hóa, cổ vật để
quản lý tại phòng trưng bày và hướng dẫn cho khách tham quan. Ngồi ra, bảo
tàng cịn mở quầy hàng lưu niệm phục vụ khách tham quan, bán các sản phẩm
bằng đồng, gốm sứ và nhận đúc mới sản phẩm đồng, sửa chữa đồ gốm sứ theo
phương pháp thủ công truyền thống.
Hiện nay để cho tương xứng phát triển của Bảo tàng Hoàng Long đang

được đầu tư và xây dựng bảo tàng mới tại phường Đông Hương, Thành phố
14


Thanh Hóa với vốn đầu tư và quy mơ. Hứu hẹn sẽ là một bảo tàng độc đáo kể từ
phong cảnh bên ngồi và thiết kế bên trong tịa nhà bảo tàng với những trang
thiết bị hiện đại sử dụng trong công tác trưng bày, bảo quản hiện vật; cách trưng
bày sẽ được đổi mới hơn nữa để thu hút nhiều khách tham quan. Bảo tàng cổ vật
Hoàng Long đang hướng đến là một bảo tàng tư nhân đầu tiên tại Việt Nam có
số lượng hiện vật lớn, cổ, quý hiếm; có quy mơ lớn; trang thiết bị hiện đại; đội
ngũ cán bộ bảo tàng có trình độ cao. Đặc biệt hơn nữa, việc xây dựng, phát triển
và đổi mới toàn diện bảo tàng sẽ là một chiến lược phát triển du lịch được khai
thác từ hệ thống trưng bày cổ vật đặc sắc tại bảo tàng tư nhân. Nó sẽ vận hành
như một điểm du lịch khám phá. Tạo bước phát triển về nhiều mặt như du lịch,
kinh tế, văn hóa cho tỉnh Thanh Hóa nói riêng và cả nước nói chung.
Là một bảo tàng mang tính chất tư nhân, độc lập trong các khâu tổ chức
nhân sự và tài chính. Nguồn thu chỉ yếu của bảo tàng là từ phí dịch vụ. Nên Bảo
tàng cổ vật Hồng Long không mang đầy đủ và ở mức tốt nhất những đặc trưng
và chức năng xã hội như bảo tàng công lập.
1.2.2 Nội dung trưng bày của Bảo tàng cổ vật Hoàng Long
Hiện nay tổng số hiện vật của bảo tàng là hơn 16000 cổ vật thuộc nhiều
thời kỳ lịch sử khác nhau, trong đó số hiện vật đang trưng bày là 6.200 hiện vật,
với đầy đủ các chất liệu và trải dài qua các thời kỳ lịch sử trên phạm vi toàn lãnh
thổ Việt Nam và một số quốc gia ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á.
Chiếm vị trí trung tâm là những chiếc trống đồng Đơng Sơn, sau đó là rìu,
mũi tên, lao kiếm, cuốc... được đặt ở những nơi trang trọng nhất. Lâu đời nhất là
chiếc rìu đá mũi nhẵn, có tuổi khoảng 4.000 năm, hay chiếc kiếm hình người đội
mũ chóp nhọn (dài 69cm), tai đeo vòng rất độc đáo.
Đồ dùng sinh hoạt hàng ngày có thố, thạp, nồi, ấm, đèn... Đồ trang sức có
chất liệu đồng, mã não, đá màu như vòng tay, nhẫn, khun tai đồng... Riêng

trống đồng Đơng Sơn, bảo tàng có 10 chiếc cịn ngun vẹn, với nhiều hoa văn
trang trí tinh xảo.
Đồ sưu tầm giai đoạn văn hóa Việt - Hán những năm trước thế kỷ X gồm
đỉnh ba chân, bình ba chân cao có tay cầm hoặc khơng, bình kiểu con tiện,
15


gương đồng... Trong đó, một số vừa mang phong cách Hán, vừa có phong cách
Đơng Sơn trang trí hoa văn vịng trịn tiếp tuyến, gắn quai hình chữ U ngược. Đồ
gốm có kiểu phỏng theo bình đồng hình con tiện có quai mặt hổ phù, nồi, vị
trang trí văn in ô vuông, văn ô trám lồng, chén hai tai, mô hình nhà hai tầng, một
tầng, mơ hình chuồng lợn...
Bộ sưu tập gốm thời Lý - Trần - Lê là gốm men ngọc, gốm hoa nâu, gốm
hoa lam gồm bát đĩa, ấm thân trịn hình cầu miệng nhỏ, vịi nhỏ, vai khắc nổi
hình cánh hoa sen. Loại gốm tiêu biểu thời Lý - Trần là gốm men ngọc có chất
men trong, bóng tạo cảm giác sang trọng và gốm hoa nâu trang trí đơn giản, thơ,
nặng mang tính mộc mạc. Trong khi đó, đặc trưng của gốm thời Trần - Lê Nguyễn là gốm hoa lam, trong bộ sưu tập của bảo tàng có lọ hình đàn tỳ bà trang
trí hoa cúc, sen, chim. Ngồi ra cịn có bộ sưu tập súng thần cơng, đỉnh đồng,
bình đồng thế kỷ XIII, XIX,... và cổ vật các tỉnh phía Nam, Chămpa, đồ sứ hoa
lam của Trung Quốc...
Hiện vật được trưng bày theo sưu tập và chất liệu với một số bộ sưu tập
tiêu biểu như: Bộ sưu tập rìu đá cách ngày nay 4 vạn năm; bộ sưu tập trống đồng
minh khí thuộc văn hóa Đơng Sơn cách ngày nay khoảng 2.500 năm; bộ sưu tập
đồ đồng văn hóa Đơng Sơn cách ngày nay khoảng 2.500 năm; bộ sưu tập gương
đồng cổ Trung Quốc; bộ sưu tập bát gốm thời Lý- Trần; bộ sưu tập gốm hoa
nâu thời Trần thế kỷ XIII-XIV; bộ sưu tập bình tỳ bà gốm Chu Đậu thế kỷ XV;
bộ sưu tập ấm thế kỷ I-XIX; bộ sưu tập hiện vật gốm, sứ Trung Hoa thế kỷ XIXVIII... Các bộ sưu tập nói trên là những hiện vật độc đáo và có giá trị cao về
mặt lịch sử, văn hóa, kinh tế, đang được trưng bày khoa học và ấn tượng tạo nên
sự hài hòa và tinh tế trong từng cổ vật làm cho du khách hài lòng khi đến tham
quan và chiêm ngưỡng.

Về nội dung trưng bày của bảo tàng thể hiện qua các bộ sưu tập hết sức đa
dạng và phong phú, trong đó có một số bộ sưu tập hiện vật tiêu biểu, độc đáo
và thu hút nhiều sự quan tâm của khách tham quan khi đến với Bảo tàng cổ
vật Hoàng Long, như:

16


*Sưu tập đồ đồng cổ Đông Sơn được phân thành các sưu tập nhỏ theo các
loại hình hiện vật khác nhau:
-Vũ khí: lưỡi giáo, mũi tên, dao găm, kiếm, rìu chiến, qua, giáp che ngực,
vật dụng đeo binh khí, cung và nỏ. Những hiện vật đặc biệt tiêu biểu trong sưu
tập: có chiếc kiếm lệnh bằng đồng: kiếm dài khoảng 70cm, chuôi kiếm dài
khoảng 12cm, đặc biệt trên chuôi kiếm có trang trí 12 lục lạc, đây là kiếm lệnh
dùng cho thủ lĩnh trong quân đội để tăng vẻ uy nghi và oai phong khi họp quân
lính hoặc khi ra trận. Sưu tập dao găm: 2 chiếc dao chi có khối tượng người
đàn ơng đóng khố – dùng cho vua; 3 chiếc dao găm chi trang trí hình hoa lá –
dùng cho thủ lĩnh, quan lại; và những chiếc dao găm tìm thấy trong các ngơi mộ
cổ, ít trang trí hoa văn.
- Dụng cụ sinh hoạt: Thạp, thố, bình, âu, khay, đĩa, chậu, lọ, ấm, muôi,
đèn dầu, cốc trầm. Trong đó, có chiếc đốt trầm hình rồng, quai đốt trầm hình đầu
rồng, cịn phần nắp được trang trí hình chim phượng đang múa rất tinh xảo, thân
được chạm trổ hình thoi và những hoa văn hình chữ S. Những hiện vật đặc biệt
tiêu biểu trong sưu tập như: Bình đựng rượu hình gà, bình đựng rượu hình hươu,
đèn dầu lạc, đầu gậy hình chim.
- Nhạc cụ: Chng, lục lạc, trống. Ngồi ra cịn có các nhạc cụ như khèn,
chiêng, cồng chỉ tìm thấy trong phần trang trí trên các trống, thạp, thạp, hoặc các
hình tượng nhỏ. Trong đó có: Sưu tập trống đồng (gồm 10 chiếc): 4 trống H1, 1
trống H1 muộn (theo cách phân loại của Heger), 1 trống Mường (trên mặt trống
có trang trí hoa văn cạp váy Mường), 1 trống Lào (trên mặt trống có trang trí hoa

văn dịng sơng và các loại cá đặc trưng của Lào), 1 trống Malaixia. Sưu tập
chuông dùng đeo cổ cho voi và ngựa chiến với đủ kích thước lơn nhỏ khác nhau.
- Đồ trang sức: Vòng tay, vòng chân, vòng tai, khóa thắt lưng. Đặc biệt có
sưu tập khóa thắt lưng rất độc đáo, phân ra nhiều loại khóa thắt lưng dùng cho
các đối tượng khác nhau, khóa thắt lưng dùng cho vua thì có 12 con chim lạc,
khóa thắt lưng dùng cho tướng, thủ lĩnh quân đội thì trang trí tượng rùa hoặc
những hình đơn giản khác.

17


- Hình tượng nhỏ: Thường là các tượng người hay thú đúc nhỏ để gắn
trên các hiện vật khác, dùng để trang trí, vừa có cơng dụng cầm tay hoặc làm
móc chặn.
- Hiện vật minh khí: Đồ thu nhỏ dùng để tùy táng, với hầu hết các vật
dụng bằng đồng thau điển hình dùng trong sinh hoạt hàng ngày. Kỹ thuật đúc
các đồ đồng này thường sơ sài, mỏng manh.
- Sưu tập đồ gốm Trung Quốc, Nhật Bản và gốm Phong kiến Việt Nam:
tiêu biểu có bát sứ triều Minh – Trung Quốc TK 14 – 17; Nai sứ Trung Quốc
trang trí chim phượng, đáy có chữ Khang Hy niên chế.
- Sưu tập ấn, triện TK 13 – 19: của người Chăm, thời Lý Trần và thời
Pháp thuộc.
- Sưu tập đồ trang sức: đá lạt ma, khuyên tai bằng vàng, đá dạ quang, ngọc
lưu ly… trong đó có 3 viên ngọc lưu ly rất hiếm và có giá trị kinh tế cao.
Ngồi ra có những hiện vật hết sức độc đáo mà ông giám đốc bảo tàng đã
sưu tầm được như: bộ kinh chữ Phạn viết trên lá bối hay còn gọi là “Kinh lá bối”
( Bối diệp hay lá bối hay bối đa diệp la, tiếng Phạn là pattra, là một loại cây cọ thực vật miền nhiệt đới, sinh trưởng chủ yếu ở phía Nam mọc nhiều tại các khu
vực Tây Nam Ấn Độ, Tích Lan, Miến Điện và Trung Quốc; lá dái mà dày, có
thể dùng để ghi chép kinh văn); tượng phật Thái Lan; đầu vượn bằng gỗ tìm
thấy trong mộ thuyền ở làng Trang Cát, Hà Ninh, Hà Trung, Thanh Hóa (TK I –

TK III).

18


Chương 2
PHÂN LOẠI VÀ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ CỦA SƯU TẬP GƯƠNG ĐỒNG
CỔ TRUNG QUỐC TRƯNG BÀY TẠI BẢO TÀNG CỔ VẬT
HOÀNG LONG
2.1 Vài nét về gương đồng cổ Trung Quốc
2.1.1 Gương đồng và nguồn gốc hình thành
Gương đồng là đồ dùng thời cổ đại, vào thời kỳ cổ đại, mọi người dùng
nước soi mặt, sau khi phát minh ra đồ đồng, đều dùng chậu đồng chứa nước để
phản chiếu hình ảnh.
Gương cổ Trung Quốc được làm từ kim loại đồng, vàng, bạc, hoặc hợp
kim của đồng với các kim loại khác và hầu hết đều có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Tượng hình văn tự Trung Quốc chỉ ý đầu tiên về “chiếc gương” là nước “Kang” 江 thứ mà dùng để soi: quả thực, chiếc gương đầu tiên là sự phản chiếu
của mặt nước trong.
Vào thời kỳ mà kim loại có thể đánh bóng và soi được được biết đến lần
đầu tiên thì gương kim loại được tìm ra.
Đa số những chiếc gương có niên đại từ thời Chiến quốc (TK V - TK III
TCN) đến đầu đời Đường (TK VII SCN) đều mang màu sắc huyền bí với những
họa tiết về phong thủy, dịch học, Đạo giáo, cùng những hình vẽ, những chữ viết
đầy bí ẩn như để diễn tả, để nói lên một điều gì đó, nhưng cho đến nay trải qua
hàng nghìn năm, vẫn chưa giải mã được hết. Vì vậy, từ đó nảy sinh ra vơ số
huyền thoại quanh chuyện gương cổ. Có những câu chuyện mang tính chất khoa
học, cụ thể, nhưng cũng có những câu chuyện mang nhiều bí ẩn, mà có thể, cũng
xuất phát từ khoa học, nhưng con người chưa lý giải được, nên đó chính là mục
tiêu cần được nghiên cứu để làm sáng tỏ.
Trung Quốc là nơi phát hiện ra đồ đồng sớm nhất và vẫn tồn tại nhiều

truyền thuyết về những di vật vô giá và những chiếc gương đồng cũng vậy.
Gương đã được sử dụng ở Trung Quốc từ thời xa xưa và tầm quan trọng
của chúng được được tăng lên đáng kể bởi sự thật rằng không chỉ con người sử
19


dụng gương là một chiếc kính để soi mà người ta cịn tin rằng những chiếc
gương có sức mạnh kỳ diệu, có khả năng trừ tà và trong một số trường hợp có
thể dự báo được tương lai. Chiếc gương đặc biệt nhất được những thầy thuốc sử
dụng trong việc chuẩn đốn bệnh, họ nói rằng gương có thể phản chiếu phần bên
trong cơ thể bệnh nhân. Như vậy, cách ngày nay 2000 năm người xưa đã hiểu
tính chất của chiếc gương và sử dụng nó như một dụng cụ y tế trong thủ thuật
khám, chữa bệnh, giống như là phương pháp chụp X quang ngày nay. Khám phá
này được xem như là “họ đã tìm ra tia X” vậy.
Đã có một số lượng lớn những truyền thuyết và câu chuyện kể để đáp ứng
một lượng nhu cầu lớn trong các lễ hội và các nghi thức khác nhau. Một người
lính tham gia chiến tranh sẽ đeo chiếc gương trước ngực để bảo vệ bản thân khỏi
nguy hiểm. Cô dâu về nhà chồng sẽ cầm chiếc gương đặt trên trái tim của mình
(phong tục này vẫn cịn tồn tại ở nhiều nơi của Trung Quốc, mặc dù ở một số
nơi chú rể là người cầm gương) để tránh bệnh tật và mang lại may mắn cho cô
dâu. Một quan chức khi được đề bạt vào một vị trí cơng việc mới thì họ sẽ nhận
được những chiếc gương như là những món quà từ bạn bè, gương sẽ giúp anh ta
thăng chức nhanh hơn. Gương là một món quà sinh nhật phù hợp, đặc biệt nếu
chúng có những câu khắc có ý nghĩa chúc thọ, chúc may mắn cho con cháu
người mà nhận được món quà.Những chiếc gương có tay cầm được vũ nữ sử
dụng trong các buổi biểu diễn trước cung điện, và hơn nữa vua có thể viết chữ
khắc lên đó.
Ngày nay, những chiếc gương được nhìn thấy ở trước cửa nhà hay trước cửa
ra vào của cửa hàng để tránh vận rủi ở những nơi gần hoặc đối diện lại (cửa hàng
bán quan tài, kho chứa than và nhiều nơi khác được cho là không may mắn).

Bên cạnh đó, có người lại cho rằng, dùng một loại gương cổ có ký hiệu
nào đó, có thể tìm ra được kho báu hoặc vị trí huyệt đất kết (tức là nơi chôn
người chết sẽ đem lại sự thành đạt, giàu sang phú quý, hoặc địa vị cao trong xã
hội cho con cháu của người quá cố theo luật phong thủy của Trung Quốc và
Đông Á).

20


×