Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Tìm hiểu đề mục mở rộng sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới năm 1945 1960 trưng bày tại bảo tàng hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 92 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA BẢO TÀNG
**********

NGUYỄN THỊ ÁNH TUYẾT

TÌM HIỂU ĐỀ MỤC MỞ RỘNG
“ SỰ HÌNH THÀNH HỆ THỐNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
THẾ GIỚI NĂM 1945-1960” TRƯNG BÀY TẠI
BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH BẢO TÀNG

Người hướng dẫn: TS. Chu Đức Tính
HÀ NỘI – 2010

1


BẢNG NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
BCH TW

Ban chấp hành trung ương



Quyết định

NATO


Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương

NQ

Nghị quyết

CP

Chính phủ

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

Tr

trang

2


MỞ ĐẦU

PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 4
2. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................... 6
3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 6
4. Mục đích nghiên cứu của khóa luận ........................................................................ 7
5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 7
6. Bố cục của khóa luận ................................................................................................ 7

CHƯƠNG 1: BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH VÀ HỆ THỐNG TRƯNG BÀY THƯỜNG
XUYÊN CỦA BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH ................................................................... 9
1.1 Q trình hình thành và phát triển của bảo tàng Hồ Chí Minh ............................. 9
1.2. Đặc trưng và chức năng của Bảo tàng Hồ Chí Minh ........................................... 11
1.2.1. Đặc trưng của Bảo tàng Hồ Chí Minh .......................................................... 11
1.2.2. Chức năng của Bảo tàng Hồ Chí Minh ........................................................ 11
1.3. Nội dung hệ thống trưng bày thường xuyên của Bảo tàng Hồ Chí Minh ............ 13
CHƯƠNG 2 : NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP TRƯNG BÀY ĐỀ MỤC MỞ RỘNG “SỰ
HÌNH THÀNH HỆ THỐNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA THẾ GIỚI NĂM 1945-1960” Ở
BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH.......................................................................................... 23
2.1. Tình hình thế giới năm 1945- 1960 ..................................................................... 23
2.1.1. Sự hình thành và phát triển của hệ thống xã hội chủ nghĩa .......................... 23
2.1.2 Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ năm 1945 đến 1960........................... 29
2.1.3. Quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai .......................................... 32
2.2. Ý nghĩa của trưng bày đề mục mở rộng “Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa
thế giới năm 1945-1960” ............................................................................................ 34
2.2.1. Phản ánh lịch sử thế giới năm 1945-1960 .................................................... 34
2.2.2. Bổ sung cho phần trưng bày về sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí
Minh ........................................................................................................................ 38
2.3. Nội dung trưng bày và giải pháp trưng bày của đề mục mở rộng "Sự hình thành
hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới năm 1945- 1960” ................................................. 44
2.3.1. Nội dung trưng bày ....................................................................................... 44
2.3.2. Giải pháp trưng bày ...................................................................................... 52
CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỈNH LÝ ĐỀ MỤC MỞ RỘNG “SỰ HÌNH
THÀNH HỆ THỐNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA THẾ GIỚI” NĂM 1945-1960. ............. 56
3.1. Nhận xét đề mục mở rộng “Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới năm
1945-1960” ................................................................................................................. 56
3.1.1. Ưu điểm ........................................................................................................ 56
3.1.2. Hạn chế ......................................................................................................... 58
3.2. Yêu cầu chỉnh lý .................................................................................................. 64

3.3. Một số giải pháp chỉnh lý trưng bày đề mục mở rộng “sự hình thành hệ thống xã
hội chủ nghĩa thế giới năm 1945-1960” ..................................................................... 70
KẾT LUẬN..................................................................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

3


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bảo tàng Hồ Chí Minh là một trong những bảo tàng hiện đại với
2000 tài liệu, hiện vật thông qua giải pháp nghệ thuật trưng bày hấp dẫn đã
phản ánh một cách hệ thống về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của
Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn liền với những sự kiện trọng đại của dân tộc
Việt Nam và thế giới từ cuối thế kỷ XX đến ngày nay.
Nơi đây thực sự là một giảng đường lớn cho học sinh sinh viên
nghiên cứu, học tập tấm gương Hồ Chí Minh, là một pho sử dày, sống động
luôn mở cho đông đảo quần chúng nhân dân và bạn bè thế giới đến tìm
hiểu và ngưỡng mộ về Người.
Trưng bày của bảo tàng Hồ Chí Minh khơng chỉ giới thiệu các tài liệu,
hiện vật, hình ảnh và các hình tượng nghệ thuật thể hiện cuộc đời, sự nghiệp
hoạt động cách mạng của Người mà cịn thể hiện cả thời đại Hồ Chí Minh. Đến
bảo tàng Hồ Chí Minh, khách tham quan cịn được tìm hiểu về tình hình thế
giới với những sự kiện tiêu biểu cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX qua nội dung
trưng bày thứ ba: “Các mốc lịch sử thế giới có liên quan tới sự nghiệp cách
mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Việt Nam” được thể hiện bằng các đề mục
mở rộng. Đề mục mở rộng đóng vai trị quan trọng trong hệ thống trưng bày, là
cầu nối giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và thời đại, là “cửa sổ” nhìn ra thế giới từ
con đường Cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tuy nhiên hiện nay trong

phần trưng bày đề mục mở rộng có gian trưng bày thứ IV “Sự hình thành hệ
thống Xã hội chủ nghĩa Thế giới năm 1945-1960” tạm thời vẫn đang trong
tình trạng chưa phát huy hết được giá trị của nó trong việc phục vụ khách tham
quan.
Bảo tàng Hồ Chí Minh khánh thành và mở cửa đón khách tham quan
năm 1990 vào lúc hệ thống Xã hội chủ nghĩa thế giới đang trải qua sự biến
động to lớn. Sau đó mấy tháng khi Bảo tàng Hồ Chí minh mở cửa đón

4


khách tham quan, Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp
đổ. Điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc trưng bày và giới thiệu
cho khách tham quan về gian đề mục mở rộng “Sự hình thành hệ thống Xã
hội chủ nghĩa thế giới năm 1945-1960”. Vì vậy gian đề mục mở rộng này
hầu như không được đưa vào sử dụng và phát huy. Hơn nữa gian trưng bày
này chưa thực sự phản ánh rõ sự ra đời và những thành tựu lớn lao, đầy ý
nghĩa của hệ thống Xã hội chủ nghĩa và khẳng định sức sống vững bền của
nó trong lịch sử nhân loại. Giải pháp trưng bày trừu tượng gây khó hiểu cho
khách tham quan. Một vấn đề đặt ra cho Bảo tàng Hồ Chí Minh là có nên
tiếp tục trưng bày đề mục mở rộng này không. Hiện nay CNXH khơng cịn
với tư cách là một hệ thống, trật tự thế giới hai cực thời chiến tranh lạnh đã
thay đổi, nhưng không đồng nghĩa với việc cho rằng CNXH không còn tồn
tại như một số kẻ đã lợi dụng xuyên tạc. Tuy chỉ cịn lại ở một số nước,
trong đó có Việt Nam, nhưng CNXH vẫn tồn tại với những giá trị của nó và
ngày càng đổi mới và phát triển. Không trưng bày đề mục mở rộng này,
đồng nghĩa với việc đóng lại cửa sổ nhìn ra thế giới, cơ lập cách mạng Việt
Nam với tiến trình phát triển của thế giới giai đoạn 1945-1960. Vì vậy vấn
đề đặt ra cho việc trưng bày là phải vừa phản ánh đúng sự thật lịch sử giai
đoạn 1945-1960 vừa phù hợp với tình hình trong nước và quốc tế hiện nay,

đúng với đường lối của Đảng. Đồng thời đưa ra giải pháp trưng bày phải
kết hợp chặt chẽ giữa phổ cập và nâng cao nhằm phục vụ đông đảo quần
chúng nhân dân lao động, đặc biệt là thế hệ trẻ, để họ hiểu được những giá
trị mà CNXH đem lại cho nhân loại và khẳng định được sức sống của
CNXH.
Những vấn đề đó đã đặt ra yêu cầu cho các cán bộ, các nhà khoa học
Bảo tàng Hồ Chí Minh nghiên cứu để tìm ra giải pháp chỉnh lý, bổ sung
cho trưng bày đề mục mở rộng “Sự hình thành hệ thống Xã hội chủ nghĩa
thế giới năm 1945-1960”. Đưa gian trưng bày đề mục mở rộng “Sự hình
thành hệ thống Xã hội chủ nghĩa thế giới năm 1945-1960” trở lại hành trình
5


tham quan nhằm giới thiệu cho khách biết về một thời kỳ đóng vai trị quan
trọng trong lịch sử thế giới và lịch sử cách mạng Việt Nam, thấy được vai
trị của chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc gắn kết giữa dân tộc và thời đại,
quan trọng hơn hết góp phần khẳng định Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng của xã hội ta và con đường đi lên CNXH
là đúng đắn mà dân tộc ta đã chọn.
Đây là một phần trưng bày khó thể hiện vì vậy mà các cán bộ ở
phịng trưng bày cùng các nhà khoa học, các cán bộ Bảo tàng Hồ Chí Minh
đang cố gắng nghiên cứu và tìm giải pháp hồn thiện.
Trong đợt thực tập ở Bảo tàng Hồ Chí Minh, được sự động viên và
giúp đỡ trực tiếp của nhiều cán bộ Bảo tàng Hồ Chí Minh, đặc biệt là sự
hướng dẫn của thầy giáo Chu Đức Tính - Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh
và sự chỉ bảo tận tình của các cơ chú ở phịng trưng bày em đã chọn đề tài
Tìm hiểu đề mục mở rộng “Sự hình thành hệ thống Xã hội chủ nghĩa
thế giới năm 1945-1960” trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh để làm
khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Bảo tồn- Bảo tàng.
2. Đối tượng nghiên cứu

Nội dung và giải pháp trưng bày đề mục mở rộng "Sự hình thành hệ
thống xã hội chủ nghĩa thế giới năm 1945- 1960"
3. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Nghiên cứu gian trưng bày đề mục mở rộng " Sự hình
thành hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới năm 1945- 1960" từ năm 1990 đến
nay ( từ khi bảo tàng chính thức khánh thành và mở cửa đón khách tham
quan).
- Về không gian:
Trưng bày đề mục mở rộng “Sự hình thành hệ thống Xã hội chủ
nghĩa thế giới năm 1945-1960” ở Bảo tàng Hồ Chí Minh.

6


4. Mục đích nghiên cứu của khóa luận
- Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển, chức năng, nhiệm vụ
của Bảo tàng Hồ Chí Minh.
- Tìm hiểu nội dung và giải pháp đề mục mở rộng “Sự hình thành hệ
thống Xã hội chủ nghĩa thế giới năm 1945-1960”.
- Từ thực trạng của gian trưng bày đề mục mở rộng "Sự hình thành
hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới năm 1945- 1960" của Bảo tàng Hồ Chí
Minh. Đưa ra một số nhận xét và đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần
chỉnh lý, hồn thiện phần trưng bày “Sự hình thành hệ thống Xã hội chủ
nghĩa thế giới năm 1945-1960”.
5. Phương pháp nghiên cứu
-Vận dụng phương pháp luận khoa học của Chủ nghiã Mác-Lê nin:
Duy vật lịch sử và duy vật biện chứng.
- Phương pháp khoa học được sử dụng để tiến hành nghiên cứu:
Bảo tàng học, Khoa học Lịch sử, xã hội học…
- Các phương pháp khác: Thống kê, so sánh, phân tích, nghiên cứu

tài liệu…
6. Bố cục của khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, bố
cục khóa luận gồm ba chương:
- Chương 1:

Bảo tàng Hồ chí Minh và hệ thống trưng bày

thường xuyên của Bảo tàng Hồ Chí Minh
- Chương 2: Nội dung và giải pháp trưng bày đề mục mở rộng
“Sự hình thành hệ thống Xã hội chủ nghĩa thế giới năm 1945-1960” ở
Bảo tàng Hồ Chí Minh
- Chương ba: Một số giải pháp góp phần chỉnh lý đề mục mở
rộng “Sự hình thành hệ thống Xã hội chủ nghĩa thế giới năm 19451960” ở Bảo tàng Hồ Chí Minh

7


Trong q trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận, em đã nhận được
sự giúp đỡ nhiệt tình của các giảng viên khoa Bảo tàng, trường Đại học
Văn hóa Hà Nội; sự tham gia ý kiến, tạo điều kiện thuận lợi trong q trình
nghiên cứu của các cán bộ cơng tác tại phịng trưng bày của Bảo tàng Hồ
Chí Minh. Đặc biệt là sự giúp đỡ hướng dẫn trực tiếp, tận tình của T.s Chu
Đức Tính- Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Em xin chân thành cảm ơn!
Với thời gian và trình độ có hạn, bài viết của em khơng thể tránh
khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp chỉ bảo của các
nhà nghiên cứu, các thầy cơ, cùng tồn thể các bạn.

8



CHƯƠNG 1
BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH VÀ HỆ THỐNG TRƯNG BÀY
THƯỜNG XUN CỦA BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH
1.1 Q trình hình thành và phát triển của bảo tàng Hồ Chí
Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ thiên tài của cách mạng Việt Nam
và là người Cha vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Người đã cống hiến đời mình
cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào
cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hịa bình, độc lập dân tộc dân chủ
và tiến bộ xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà văn hóa lớn của thời đại;
cuộc đời và sự nghiệp vĩ đại của Người là tấm gương cao đẹp tỏa sáng chủ
nghĩa nhân văn mới. Cả cuộc đời của Người là một huyền thoại.
Ngày 2/9/1969 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra đi về với thế giới người
hiền, sau khi Bác Hồ qua đời những di sản mà người để lại trở thành tài sản
vô cùng quý giá của dân tộc Việt Nam. Xuất phát từ lòng ngưỡng mộ kính
yêu Người, từ sự cần thiết cũng như tầm quan trọng của việc gìn giữ, phát
huy những di sản tư tưởng văn hóa mà Người để lại; thể theo nguyện vọng
của tồn Đảng, tồn dân, tồn qn ta Bộ chính trị BCH TW Đảng đã quyết
định xây dựng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và bảo tàng về Người. Ngày 2511- 1970 Ban bí thư TW Đảng đã ra nghị quyết số 206-NQ\TW về việc
thành lập ban phụ trách xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh. Ngay từ buổi đầu
thành lập, cán bộ cơ quan CQ41- văn phòng Phủ chủ tịch đã tình nguyện ở
lại làm nhiệm vụ giữ gìn và phát huy di sản của Bác Hồ. Đây là thời gian
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ bảo quản và tu bổ khu di tích Phủ chủ tịch. Các
tài liệu, hiện vật liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí
Minh được bảo quản, đảm bảo cho sự tồn tại lâu dài và cơ quan triển khai
sưu tầm những tài liệu, hiện vật liên quan tới những giai đoạn khác nhau
trong cuộc đời hoạt động của Bác Hồ mà cơ quan chưa lưu trữ.


9


Ngày 12-9-1977, Bộ Chính trị BCHTW Đảng ra Nghị quyết 04NQ/TƯ về việc thành lập Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh. Sau đó, Chính phủ
cũng phê chuẩn nhiệm vụ thiết kế Bảo tàng Hồ Chí Minh và ban hành Nghị
quyết số 375/CP về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của Viện.
Ngày 30-12-1982, Bộ Chính trị đã ra quyết định số 14- QĐ/TƯ về
xây dựng cơng trình Bảo tàng Hồ Chí Minh, trong đó xác định ngày tháng
cụ thể khởi cơng và hồn tất, đưa vào hoạt động. Từ đó bên cạnh nhiệm vụ
nghiên cứu khoa học chuẩn bị về mặt nội dung, Viện bảo tàng còn phải
phối hợp với Bộ Xây dựng tiến hành thiết kế và xây dựng cơng trình. Ngày
31/8/1985, lễ khởi cơng cơng trình tịa nhà Bảo tàng Hồ Chí Minh đã được tổ
chức trọng thể. Cùng với việc thi cơng cơng trình tịa nhà bảo tàng, các cán bộ
phụ trách nội dung khẩn trương hoàn thiện những khâu cuối cùng cho hệ thống
trưng bày của bảo tàng.
Ngày 19-5-1990, đúng vào ngày kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ
tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, lễ khánh thành Bảo tàng Hồ Chí Minh đã được tổ
chức long trọng, ghi dấu kết quả của những nỗ lực, phấn đấu không mệt
mỏi của tập thể cán bộ, đảng viên trong suốt 20 năm. Lễ khánh thành Bảo
tàng Hồ Chí Minh là một sự kiện quan trọng trong đời sống chính trị của
nhân dân Việt Nam. Cơng trình văn hóa lớn về Hồ chủ tịch được xây dựng
bên cạnh Lăng và khu Di tích của Người tại Phủ Chủ Tịch, thể hiện lịng
kính u và biết ơn sâu sắc của nhân dân Việt Nam đối với Người, thể hiện
lòng trung thành của nhân dân Việt Nam mãi mãi đi theo con đường Người
đã chọn.
Cơng trình Bảo tàng Hồ Chí Minh do kiến trúc sư trưởng Garon
Ixxacovic thiết kế và được xây dựng với sự giúp đỡ của nhân dân Liên Xô.
Ngôi nhà Bảo tàng tượng trưng cho một bông sen cao gần 20m. Diện tích
sử dụng gần 13000m2, trong đó có hơn 4000m


2

trưng bày cố định và

400m2 có thể tổ chức các cuộc triển lãm chuyên đề và các hoạt động văn
hóa khác. Bảo tàng Hồ Chí Minh đã mở cửa đón khách tham quan được
10


gần 20 năm. Nơi đây luôn là điểm hành hương, nơi hội tụ tư tưởng tình
cảm cuả khách mn phương trong và ngồi nước. Họ đến với lịng
ngưỡng mộ, kính yêu, muốn tìm hiểu và học tập về một danh nhân văn hóa
kiệt xuất. Cùng với hệ thống bảo tàng chi nhánh và di tích lưu niệm về
Người, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã trở thành một trung tâm nghiên cứu, giáo
dục truyền thống cách mạng, một địa chỉ tin cậy cung cấp những thông tin, tư
liệu về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Bác thông qua tài liệu hiện vật
trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
1.2. Đặc trưng và chức năng của Bảo tàng Hồ Chí Minh
1.2.1. Đặc trưng của Bảo tàng Hồ Chí Minh

Theo lý luận của bảo tàng học khi nói đến đặc trưng của một bảo
tàng tức là tìm hiểu những đặc điểm riêng biệt nhất của bảo tàng đó nhằm
mục đích phân biệt với các thiết chế văn hóa giáo dục khác. Đặc trưng của
Bảo tàng Hồ Chí Minh thể hiện qua các tiêu chí:
- Bảo tàng Hồ Chí Minh là nơi nghiên cứu sưu tầm, bảo quản, gìn
giữ các tài liệu, hiện vật gốc, sưu tập hiện vật gốc gắn liền với cuộc đời, sự
nghiệp cách mạng của một danh nhân, đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bảo
tàng Hồ Chí Minh thuộc loại hình bảo tàng lưu niệm tiểu sử danh nhân.
- Trên cơ sở tài liệu, hiện vật gốc, sưu tập hiện vật gốc, Bảo tàng Hồ
Chí Minh tiến hành công tác nghiên cứu về cuộc đời sự nghiệp Cách mạng

của Người và tiến hành công tác sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày và
tuyên truyền giới thiệu cho nhân dân Việt Nam và bạn bè thế giới về cuộc
đời, sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh
1.2.2. Chức năng của Bảo tàng Hồ Chí Minh

Chức năng là một thuật ngữ dùng để chỉ mối quan hệ giữa hiện
tượng này với hiện tượng khác như thế nào. Bảo tàng Hồ Chí Minh mang
những chức năng xã hội như các bảo tàng khác.

11


- Chức năng nghiên cứu khoa học.
Bảo tàng đã thực hiện nghiên cứu khoa học toàn diện về cuộc đời sự
nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và tư tưởng, đạo đức tác
phong của Người. Chức năng nghiên cứu khoa học thể hiện nghiên cứu tài
liệu bao gồm: Các hiện vật gốc thể khối, các tài liệu văn bản có chữ viết,
các phim ảnh, băng ghi âm ghi hình liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp Cách
mạng của Người. Chức năng nghiên cứu còn thể hiện trong từng khâu công
tác nghiệp vụ của bảo tàng, triển khai đồng bộ trong các bộ phận chuyên
môn.
- Chức năng giáo dục khoa học.
Đây là chức năng quan trọng nhất và mục đích hướng tới của mỗi
bảo tàng. Vì vậy Bảo tàng Hồ Chí Minh đã tích cực tổ chức các hoạt động
giáo dục tuyên truyền phong phú đa dạng nhằm giới thiệu tuyên truyền
cuộc đời, sự nghiệp Cách mạng và tư tưởng, đạo đức tác phong của Chủ
tịch Hồ Chí Minh. Giáo dục các thế hệ học tập và làm theo tấm gương đạo
đức cách mạng của Người.
- Chức năng tài liệu hóa khoa học.
Trên cơ sở những tài liệu hiện vật có giá trị bảo tàng, Bảo tàng Hồ

Chí Minh đã tiến hành từng bước hoàn thiện hồ sơ hiện vật theo biểu mẫu
thống nhất, đảm bảo những yêu vầu về khoa học, pháp lý cho hiện vật, khai
thác tối đa thông tin từ hiện vật bảo tàng và nghiên cứu ghi chép các thơng
tin đó sẵn sàng phục vụ cho các hoạt động chuyên môn.
- Chức năng bảo vệ và bảo quản di sản văn hóa.
Bảo tàng Hồ Chí Minh đã thực hiện những quy định, quy trình,
nguyên tắc khoa học bảo quản phù hợp với tài liệu hiện vật được lưu giữ
trưng bày trrong bảo tàng. Bảo tàng Hồ Chí Minh có hệ thống nhà kho bảo
quản hiện vật tương đối hoàn thiện, với những trang thiết bị bảo quản hiện
đại đảm bảo được chế độ thích hợp cho tài liệu hiện vật, phim ảnh trong

12


kho. Các tài liệu hiện vật được sắp xếp khoa học trong kho theo các tiêu chí
về chất liệu và chủng loại nhằm bảo quản hiện vật lâu dài.
1.3. Nội dung hệ thống trưng bày thường xuyên của Bảo tàng
Hồ Chí Minh
Trưng bày là một trong sáu khâu cơng tác nghiệp vụ của bảo tàng,
sản phẩm của công tác này chính là hệ thống trưng bày của mỗi bảo tàng, là
đối tượng tìm hiểu của khách tham quan.
Trưng bày bảo tàng được định nghĩa là “Sự trình bày các hiện vật
bảo tàng có mục đích, có định hướng mà những hiện vật đó được lựa chọn,
sắp xếp và giải thích có khoa học, phù hợp với đề tài đã đặt ra trên cơ sở
khoa học, tương ứng với loại hình khoa học của bảo tàng và với mơn khoa
học đó, đồng thời phù hợp với những nguyên tắc hiện đại về cách giải
quyết nghệ thuật- kiến trúc” 1
Trong hoạt động của bảo tàng hệ thống trưng bày có ý nghĩa quan
trọng, nó được coi là ngơn ngữ để bảo tàng thể hiện nội dung của mình.
Nếu khơng có trưng bày, bảo tàng chỉ là một kho bảo quản, gìn giữ đặc biệt

các tài liệu hiện vật, các sưu tập hiện vật đã được nghiên cứu và hệ thống
hóa lại một cách khoa học. Trưng bày là phương thức chủ yếu để bảo tàng
thực hiện chức năng của mình. Mỗi bảo tàng phân biệt với các cơ quan văn
hóa giáo dục khác chính nhờ đặc trưng của chính nó, hệ thống trưng bày
hiện vật gốc có giá trị bảo tàng.
Cơng tác giáo dục của bảo tàng cơ bản được thực hiện trên cơ sở hệ
thống trưng bày, tiến hành công tác giáo dục quần chúng thông qua các tài
liệu hiện vật gốc, các sưu tập hiện vật gốc. Bảo tàng thực sự là cầu nối giữa
công chúng của hiện tại với quá khứ và tương lai.

1

khoa Bảo tàng, Cơ sở Bảo tàng học. Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, 1990, tập III, tr 10.

13


Đến với Bảo tàng Hồ Chí Minh khách tham quan sẽ tìm thấy được sự kết
hợp hài hịa giữa những yếu tố hiện đại và truyền thống.
Trưng bày của Bảo tàng Hồ Chí Minh giới thiệu các tài liệu hiện vật hình
ảnh và các hình tượng nghệ thuật thể hiện thời đại Hồ Chí Minh, bằng giải
pháp trưng bày mở và phân chia tầng trưng bày thành các khơng gian
chính, mỗi khơng gian có ý nghĩa và nhiệm vụ cụ thể riêng, nhưng có quan
hệ hữu cơ với nhau tạo ra một bố cục chặt chẽ và nhất quán.
Bước vào gian mở đầu của Bảo tàng rộng 360m 2 cao 9m là vị trí trung
tâm của tịa nhà. Với cụm kiến trúc nghệ thuật là bức tượng Chủ tịch Hồ
Chí Minh và hình tượng mặt trời, cây đa tượng trưng cho ánh sáng và sự
trường tồn truyền thống của dân tộc Việt Nam. Từ gian long trọng rẽ bên
phải, là phần trưng bày tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh - Mở đầu cho phần
trưng bày tiểu sử là bức bình phong chạm gỗ, bằng hình tượng nghệ thuật

thể hiện câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Các vua Hùng đã có cơng
dựng nước". Đối xứng qua gian long trọng là bức bình phong thứ hai thể
hiện tư tưởng "Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước".
Hệ thống trưng bày chính được chia thành ba khơng gian nhằm thể hiện
mối gắn kết giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh với dân tộc và thời đại.
a. Không gian thứ nhất: đây là đai trưng bày chính, ở vị trí chính
giữa giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp Cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, con đường của Đảng và nhân dân ta thực hiện Di chúc của Người.
Phần trưng bày này được gọi là “con đường Chủ tịch Hồ Chí Minh”, gồm
tám chủ đề được trình bày một cách có hệ thống.
Phần này là nội dung chính trong trưng bày Bảo tàng Hồ Chí Minh,
là hành trình tham quan cơ bản của bảo tàng. Thân thế và sự nghiệp của
Chủ tịch Hồ Chí Minh được giới thiệu theo nguyên tắc “Biên niên- vấn
đề”.
+ Chủ đề thứ nhất: Thời thơ ấu và thanh niên của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, bước đầu hoạt động yêu nước và cách mạng (1890-1911).
14


Chủ đề này được thể hiện bằng tổ hợp “Quê hương của Chủ tịch Hồ
Chí Minh”, phản ánh đặc điểm của thời kì lịch sử Việt Nam khi Chủ tịch
Hồ Chí Minh ra đời và Người dần trưởng thành về ý thức cách mạng từ ảnh
hưởng của hoàn cảnh gia đình và xã hội.
+ Chủ đề 2: Chủ tịch Hồ Chí Minh tìm thấy chân lý của thời đại –
chủ nghĩa Mác- Lênin (1911-1920).
Đây là chủ đề giới thiệu hành trình của Chủ tịch Hồ Chí Minh tìm
con đường cứu nước. Người đã tìm thấy chủ nghĩa Mác- Lê nin, ánh sáng
soi đường cho các dân tộc bị áp bức, tìm thấy con đường cách mạng đúng
đắn cho nhân dân Việt Nam.
+ Chủ đề 3: Chủ tịch Hồ Chí Minh đấu tranh bảo vệ và vận dụng

sáng tạo đường lối của Lê nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (1920- 1924).
Chủ đề giới thiệu cuộc đấu tranh của Chủ tịch Hồ Chí Minh lên án
chủ nghĩa thực dân, đồng thời thức tỉnh các dân tộc thuộc địa cùng đứng
lên chống lại kẻ thù chung, tiến tới tự giải phóng theo con đường của cách
mạng tháng Mười Nga.
+ Chủ đề 4: Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập chính Đảng của giai
cấp công nhân Việt Nam (1924-1930).
Đây được coi là một trọng tâm trong trưng bày Bảo tàng Hồ Chí
Minh, khắc họa vai trị trung tâm của Nguyễn Ái Quốc trong các hoạt động
vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
+ Chủ đề 5: Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng Cộng
Sản Việt Nam lãnh đạo cuộc vận động giải phóng dân tộc và Cách mạng
tháng Tám, sáng lập nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á (19301945).
Chủ đề này giới thiệu hoạt động của Nguyễn Ái Quốc cùng Đảng
Cộng sản Việt Nam đề ra đường lối và tổ chức thực hiện thắng lợi cuộc cách
mạng giải phóng dân tộc.

15


+ Chủ đề 6: Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng lãnh đạo
cuộc đấu tranh giữ vững chính quyền Cách mạng và kháng chiến chống
thực dân Pháp và can thiệp Mỹ (1945-1954).
Chủ đề giới thiệu sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng
cộng sản Việt Nam trong cuộc đấu tranh giữ vững chính quyền Cách mạng
và cuộc kháng chiến tồn dân, tồn diện, trường kì, tự lực cánh sinh.
+ Chủ đề 7: Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng lãnh đạo
cách mạng Xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh chống đế quốc Mỹ
xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ Quốc (1954- 1969).
Giới thiệu đường lối đúng đắn sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và

Trung ương Đảng trong việc lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta
thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược Cách mạng Xã hội chủ nghĩa
ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
+ Chủ đề 8: Mãi mãi đi theo con đường của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Thực hiện lời di chúc của Người, toàn Đảng, toàn dân ta ra sức thi
đua, chiến đấu đánh bại chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, lập lại hịa
bình ở Việt Nam, thống nhất và xây dựng Tổ Quốc theo con đường mà Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn cho dân tộc.
Những tranh ảnh, tài liệu bút tích và hiện vật trên đai tiểu sử được
gắn bó chặt chẽ với giải pháp mỹ thuật đa dạng nhằm tǎng sức hấp dẫn và
sự chú ý của người xem. Theo vành đai tiểu sử, mọi người còn được xem 8
phim tư liệu lịch sử giới thiệu những hình ảnh sống động trên những chặng
đường hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Kết thúc của mỗi chủ đề là những biểu tượng mỹ thuật gợi người
xem suy tư về ý nghĩa của từng giai đoạn lịch sử, đó cũng là những điểm
ghi dấu những mốc quan trọng cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của
cách mạng Việt Nam: tìm ra đường lối cứu nước nǎm 1920, Đảng Cộng
sản ra đời nǎm 1930, đất nước độc lập nǎm 1945, chiến thắng Điện Biên

16


Phủ oanh liệt nǎm 1954, những ngày đau thương nǎm 1969, giải phóng
miền Nam nǎm 1975.
b. Khơng gian thứ 2: Là phần trưng bày về mảnh đất Việt Nam,
cuộc sống, cuộc chiến đấu và thắng lợi của nhân dân Việt Nam dưới sự
lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam. Phần
trưng bày này được thể hiện ở phía bên phải của hành trình khách tham
quan, thể hiện trực tiếp hoặc bổ sung nội dung trưng bày tiểu sử thể hiện
ảnh hưởng của tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực tiễn đấu tranh cách mạng

của nhân dân Việt Nam.
Không gian được chia thành 6 tổ hợp hình tượng.
* Tổ hợp 1: Tổ hợp khơng gian hình tượng “Quê hương”.
Thể hiện mảnh đất sinh ra Chủ tịch Hồ Chí Minh với hình ảnh đầm
sen, mái nhà tranh, lũy tre, khung cửa, võng thừng… nơi hình thành và
nuôi dưỡng tư tưởng yêu nước thương dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh .
Hình tượng q hương được cách điệu trên một đài sen lớn như biểu tượng
của ngọn lửa đấu tranh, bên cạnh đó là biểu tượng ngọn sóng biển tiễn
người thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
* Tổ hợp 2: Tổ hợp khơng gian hình tượng “Xơ viết Nghệ Tĩnh”.
Bằng các hiện vật và hình tượng nghệ thuật mơ phỏng lại bối cảnh xã
hội Việt Nam đầu thế kỉ XX, thể hiện mâu thuẫn giữa bọn thực dân Pháp
với toàn thể nhân dân Việt Nam đã dẫn đến cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh
năm 1930-1931.
* Tổ hợp 3: Tổ hợp khơng gian hình tượng “ Pác Bó cách mạng”.
Được cách điệu nghệ thuật tượng trưng cảnh núi rừng như những
nếp nhăn trên bộ não người. Tổ hợp miêu tả hình ảnh hang Cốc Bó (Cao
Bằng), nơi đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã sống và chỉ đạo phong trào cách
mạng Việt Nam những năm 1941-1945.
* Tổ hợp 4: Tổ hợp khơng gian hình tượng “Việt Nam chiến đấu”

17


Chặng đường kháng chiến trường kì gian khổ của nhân dân Việt
Nam chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ, được thể hiện trên biểu tượng
bông sen 5 cánh. Trung tâm của bông sen là một sưu tập các bức thư, bút
tích, bài báo, thơ chúc tết của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau mỗi cánh hoa là
một tổ hợp nhỏ khái quát cho một nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng
chiến.

* Tổ hợp 5: Gian tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Gian tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh là không gian long trọng và
trang nghiêm trong trưng bày bảo tàng Hồ Chí Minh. Đây là hình ảnh một
ngơi đền thờ nơi tưởng nhớ Người. Và trưng bày hai kỉ vật thiêng liêng là
bản Di chúc lịch sử và chiếc đồng hồ chứng kiến giờ phút lâm chung của
Người.
* Tổ hợp 6: Tổ hợp khơng gian hình tượng “Chiến đấu và chiến thắng”.
Tổ hợp này diễn tả những chặng đường của dân tộc Việt Nam trong những năm
tháng kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược trên bông sen lớn với 5 cánh
lớn và 15 cánh sen nhỏ trưng bày các tặng phẩm của nhân dân Việt Nam và
nhân dân thế giới tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
c. Khơng gian thứ ba: là phần trưng bày chuyên đề và đề mục mở
rộng về các sự kiện lịch sử của thế giới có liên quan hoặc ảnh hưởng trực
tiếp tới cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cách
mạng Việt Nam được trưng bày ở 8 tám gian bao quanh phía sau đai tiểu
sử. Các gian đề mục mở rộng này có thể coi như những giảng đường nhỏ
để nghiên cứu mở rộng các vấn đề của lịch sử thế giới.
* Đề mục mở rộng:
Hình thức trưng bày đề mục mở rộng mang đặc trưng của bảo tàng
Hồ Chí Minh, là một bộ phận cấu thành của tầng trưng bày tiểu sử, mang
tính chất mở rộng và hỗ trợ cho phần trưng bày chính của bảo tàng. Mỗi
vấn đề ở phần trưng bày mở rộng như là cửa sổ từ đất nước Việt Nam nhìn

18


ra thế giới qua thế giới quan của một con người - con người huyền thoại –
chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đề mục mở rộng là một phần gắn bó hữu cơ với các phần trưng bày
khác của bảo tàng không thể tách rời, mỗi đề mục mở rộng lại gắn với một

giai đoạn lịch sử nhất định của Cách mạng Việt Nam theo con đường Hồ
Chí Minh. Các đề mục mở rộng có nhiệm vụ bổ sung trực tiếp cho một
hoặc vài chủ đề tương ứng của phần tiểu sử sự nghiệp, giúp cho người xem
hiểu rộng và sâu hơn những vấn đề cần thiết mà phần trưng bày ở các chủ
đề khơng có điều kiện trưng bày kĩ do hạn chế về diện tích và sự tương
quan giữa các phần. Do đó tên gọi và nội dung cơ bản của các đề mục mở
rộng gắn với các chủ đề tương ứng và khơng gian trưng bày của nó phải
gần với phần trưng bày tiểu sử, sự nghiệp mà nó có nhiệm vụ bổ sung.
Gian đề mục mở rộng là nơi tiến hành các cuộc tham quan riêng biệt, đi sâu
vào một vấn đề nào đó trong hoạt động quốc tế của Người, hiểu thêm ảnh
hưởng của những sự kiện trong lịch sử của nhân loại tác động đến những tư
tưởng và hoạt động cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh. Và những đóng
góp của Người đối với cách mạng thế giới, với thời đại.
Các gian đề mục mở rộng có giải pháp trưng bày khác biệt lớn so với
các phần trưng bày theo chủ đề hay tổ hợp khơng gian hình tượng. Mỗi
gian được trưng bày được cấu tạo như những giảng đường nhỏ khép kín để
tạo nên một khơng gian thích hợp cho việc nghe giảng và nghiên cứu. Mỗi
gian đều có giải pháp trưng bày riêng, phong cách thể hiện riêng. Nếu ở
phần trưng bày tiểu sử sự nghiệp trọng tâm là đai trưng bày tiểu sử và mở
rộng các vấn đề là tài liệu, hình ảnh ở các tuốc ni kê và trưng bày theo
nguyên tắc biên niên và vấn đề, thì ở các gian chuyên đề và đề mục mở
rộng trưng bày theo “vấn đề”. Hình thức trưng bày ở đề mục mở rộng mang
tính chất triển lãm: sử dụng hồn tồn là hiện vật mơ phỏng, khơng có hiện
vật gốc và sử dụng chủ yếu các phương tiện kĩ thuật, hệ thống nghe nhìn,
ánh sáng, âm thanh, đèn chiếu, ảnh, hình tượng nghệ thuật có ý nghĩa trừu
19


tượng cao làm phương tiện biểu đạt cơ bản, thể hiện tư tưởng chủ đạo
nhằm đưa đến thông tin và cảm xúc cho người xem..

+ Có 6 gian đề mục mở rộng và 2 gian chuyên đề. Các gian liên kết với
nhau về mặt nội dung và luôn quay trở vể với trung tâm, trở về với biểu tượng
Hồ Chí Minh và con đường tiểu sử sự nghiệp của Người.
* Đề mục mở rộng 1. Tình hình thế giới cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
Nội dung của đề mục này giới thiệu sự phát triển của cách mạng khoa
học kĩ thuật, văn hóa, chính trị thế giới những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ
XX và ảnh hưởng của nó đối với các nước trên thế giới, được thể hiện bằng các
bức tranh in trên kính.
* Đề mục mở rộng 2: Ý nghĩa quốc tế của Cách mạng tháng Mười Nga.
Gian chuyên đề này có hai khối chính là hình tượng tháp Taclin, biểu
tượng của Quốc tế cộng sản và cỗ xe thời gian thể hiện sự đấu tranh gay go
giữa thế lực cách mạng và phản cách mạng. Phản ánh sự thay đổi của tình hình
thế giới và ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga đối với các dân tộc
thuộc địa và phụ thuộc trong đó có Việt Nam.
*Đề mục mở rộng 3: Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít.
Giới thiệu sự đối lập giữa tiến bộ, sáng tạo của loài người và sự tàn bạo,
hủy diệt của chủ nghĩa phát xít đối với nền văn minh của nhân loại. Qua việc
thể hiện những tác phẩm của các danh họa nổi tiếng thế giới đối lập với những
hình tượng lị thiêu người, sự méo mó của hình thù con người và lồi vật,
những bức tranh đau xót của con người trong cuộc đấu tranh chống cái ác.
* Đề mục mở rộng 4: Sự hình thành của hệ thống xã hội chủ nghĩa
thế giới năm 1945- 1960.
Đề mục này phản ánh sự thay đổi cục diện thế giới sau chiến tranh thế
giới thứ hai. Thế giới tồn tại hai hệ thống chính trị đối lập với sự phát triển của
chủ nghĩa tư bản và sự hình thành của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới năm
1945- 1960. Hệ thống xã hội chủ nghĩa đã có những bước phát triển mạnh mẽ,
cổ vũ cho phong trào cách mạng của các dân tộc bị áp bức, lệ thuộc.
20



* Đề mục mở rộng 5: Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào cách mạng
thế giới.
Bằng hình tượng núi lửa phun trào, đề mục giới thiệu sự phát triển của
phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và Châu Mỹ La tinh. Sự bùng
nổ của các phong trào này tạo nên một lực lượng cách mạng vơ cùng mạnh mẽ,
một trong ba dịng thác cách mạng chống chủ nghĩa đế quốc, nó tác động to lớn
tới cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam sau này.
* Đề mục mở rộng 6: Việt Nam trong cuộc đấu tranh vì hịa bình, độc lập
dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Thể hiện cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam với tư
cách là một bộ phận của phong trào đấu tranh vì hịa bình thế giới, vì sự tiến bộ
và văn minh của lồi người, và ảnh hưởng cuộc đấu tranh của nhân dân Việt
Nam đối với phong trào này.
Kết thúc trưng bày của bảo tàng Hồ Chí Minh là hai chuyên đề mang
tính thời sự.
* Chuyên đề 1: Bác Hồ với thế hệ trẻ.
Đây là một chuyên đề mang tính triết lý cao với hình tượng cái bàn nghiêng và
trái cây nhiệt đới thể hiện những thành tựu và những nguy cơ tiềm ẩn của con
người. Thể hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về thế hệ trẻ (Việt Nam và thế giới),
về vai trò của thế hệ trẻ đối với sự nghiệp bảo vệ hồ bình, bảo vệ mơi sinh
và mơi trường sống...với ý nghĩa lời dạy của Người “Vì lợi ích mười năm
thì phải trồng cây. Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.
* Chuyên đề 2: Việt Nam ngày nay.
Là một gian chiếu phim với ba màn hình giới thiệu những thành tựu
của nhân dân Việt Nam đạt được trong công cuộc đổi mới đất nước vì mục
tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh theo con
đường của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

21



Ba không gian trưng bày với những giải pháp kĩ thuật, mỹ thuật hiện
đại đã thể hiện một cách sâu sắc và hoàn thiện chân dung một con người vĩ
đại Chủ tịch Hồ Chí Minh.

22


CHƯƠNG 2
NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP TRƯNG BÀY ĐỀ MỤC MỞ
RỘNG “SỰ HÌNH THÀNH HỆ THỐNG XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA THẾ GIỚI NĂM 1945-1960” Ở BẢO TÀNG HỒ CHÍ
MINH
2.1. Tình hình thế giới năm 1945 - 1960
2.1.1. Sự hình thành và phát triển của hệ thống xã hội chủ nghĩa

Vào giữa thế kỉ XIX cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống
Chủ nghĩa tư bản địi hỏi phải có lý luận tiên phong dẫn đường. Để đáp ứng
địi hỏi đó, CNXH khoa học do Mác- Anghen sáng lập đã ra đời. Lý luận
CNXH khoa học vạch rõ quy luật diệt vong của chủ nghĩa tư bản, thay thế
nó là CNXH.
“ Chủ nghĩa tư bản là hình thái kinh tế- xã hội thay thế chế độ phong
kiến, dựa trên cơ sở quyền sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất và sự bóc
lột của tư bản đối với lao động làm thuê, xuất hiện ở châu Âu vào thế kỉ
XVI” 2.
“CNXH là hình thái kinh tế xã hội được coi là giai đoạn thấp của xã
hội cộng sản chủ nghĩa dựa trên cơ sở chế độ sở hữu công cộng về tư liệu
sản xuất chủ yếu xóa bỏ đối kháng giai cấp và bóc lột” 3.
Sang thế kỉ XX, cuộc xung đột tranh giành quyền lợi giữa các nước đế
quốc dẫn đến chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914- 1918) làm cho mâu

thuẫn vốn có của chủ nghĩa đế quốc trở nên gay gắt. Cùng với phong trào
cách mạng ở các nước đế quốc, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước
thuộc địa bùng lên mạnh mẽ. Trong bối cảnh ấy, Lê Nin đã đề ra lý luận
cách mạng Xã hội chủ nghĩa có thể thành cơng ở một số nước tư bản, thậm chí
ở số nước tư bản phát triển trung bình, đồng thời nêu lên nguyên lý về cách
mạng giải phóng dân tộc.
Thực tiễn đã chứng minh lý luận của Lê nin là đúng bằng thắng lợi của
cách mạng Xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917.

23


Sự kiện trọng đại này đã mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử thế giới –
thời kỳ hiện đại. Đây là thắng lợi đầu tiên của chủ nghĩa Mác và học thuyết
Lê nin ở một đất nước rộng 1/6 diện tích thế giới. Đó là thắng lợi vĩ đại
nhất của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức do
Đảng tiên phong của giai cấp công nhân lãnh đạo.
Thắng lợi của cách mạng Tháng Mười Nga đã có ảnh hưởng mạnh
mẽ đến tiến trình lịch sử và cục diện thế giới. Sự thành công của cách mạng
Tháng Mười Nga đã khai sinh ra chế độ Xã hội chủ nghĩa đầu tiên trong
lịch sử, chấm dứt thời kỳ làm mưa làm gió của Chủ nghĩa tư bản trên thế
giới, đồng thời mở ra giai đoạn hình thành và phát triển của CNXH. Bằng
lý luận và thưc tiễn của mình, cách mạng tháng Mười đã thúc đẩy và dẫn
tới những bước chuyển biến mới của cách mạng thế giới về nội dung
đường lối và phương pháp phát triển. Ở nhiều nước, Đảng cộng sản ra đời
đảm nhiệm sứ mạng lãnh đạo cách mạng đi theo con đường cách mạng
Tháng mười đã vạch ra là con đường Xã hội chủ nghĩa.
Nằm giữa vòng vây thù địch của chủ nghĩa đế quốc, nhân dân Liên
Xô đã kiên cường xây dựng chế độ mới Xã hội chủ nghĩa, thu được nhiều
thành tựu thắng lợi to lớn.

2, 3

Nguyễn Như Ý, Đại từ điển Tiếng Việt. NXB Văn hóa Thông tingggT- 1998, tr 393, tr

394

Liên Xô đã vươn lên trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai
trên thế giới, có nền văn hóa, giáo dục, khoa học kĩ thuật tiên tiến vào hàng
đầu thế giới.
Những thành tựu to lớn của nhà nước Xã hội chủ nghĩa đầu tiên liên
bang Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Xơ Viết đã tạo nên sức mạnh vật chất kĩ
thuật để nhân dân Xơ Viết đánh bại hồn tồn mọi lực lượng hung bạo của

24


chủ nghĩa phát xít quốc tế. Những thành tựu chứng minh cho tính ưu việt
của CNXH, trở thành một niềm mơ ước, một khn mẫu và là đích hướng
tới cho các nước đang đấu tranh giành độc lập.
Năm 1939, Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra làm cho thế giới tư bản
hi vọng sẽ vĩnh viễn tiêu diệt được Liên bang Xô Viết và dựng lại chủ
nghĩa tư bản ở nước này, nhưng chúng đã hoàn toàn sai lầm. Bốn năm
chiến đấu vô cùng anh dũng nhân dân Liên xơ đã giành được thắng lợi có ý
nghĩa lịch sử toàn thế giới, làm thay đổi tương quan lực lượng trên thế giới
có lợi cho CNXH, cứu lồi người thốt khỏi họa phát xít, giải phóng cho
nhiều dân tộc châu Âu và châu Á, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển
của phong trào cách mạng thế giới.
Với chiến cơng oanh liệt trong chiến tranh chống phát xít, Liên Xơ
đã góp phần quyết định tạo bước ngoặt cơ bản thứ hai trong tiến trình cách
mạng thế giới, đưa CNXH ra khỏi phạm vi một nước. Trong chiến tranh thế

giới thứ nhất với cuộc cách mạng Tháng Mười của Liên Xô vĩ đại đã làm
nổ tung một khâu quan trọng trong sợi xích của chủ nghĩa đế quốc. Sau
chiến tranh thế giới thứ hai, sợi xích đó lại tiếp tục bị phá tung, chun
chính vơ sản đã vượt ra khỏi phạm vi một nước và trở thành một lực lượng
quốc tế. Chiến thắng phát xít đã tạo ra những điều kiện phát sinh và phát
triển cho một hình thức chính trị mới trong một loạt các nước chế độ dân
chủ nhân dân. Trong đó giai cấp cơng nhân liên minh với các tầng lớp khác
trong nhân dân, chủ yếu với nơng dân lao động, góp phần giải phóng dân
tộc, đánh bại những lực lượng phản động.Vì cuộc chiến tranh ái quốc chống
phát xít ở những nước này, đồng thời là cuộc đấu tranh chống những giai cấp
thống trị cũ.
Mục tiêu và âm mưu tìm cách ngăn chặn và tiêu diệt hệ thống xã hội
chủ nghĩa trong kế hoach thống trị thế giới của Mỹ đã hoàn toàn bị phá sản.
Hệ thống xã hội chủ nghĩa không những không bị ngăn chặn mà cịn được
hình thành từ châu Âu sang châu Á và ngày càng phát triển mạnh mẽ.
25


×