TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA DI SẢN VĂN HĨA
TRẦN CẢNH TỒN
TÌM HIỂU SƯU TẬP CỔ VẬT ĐỒNG ĐƠNG SƠN
CỦA NHÀ SƯU TẬP ĐOÀN ANH TUẤN SỐ NHÀ
27/433 KIM NGƯU - HAI BÀ TRƯNG - HÀ NỘI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH BẢO TÀNG HỌC
MÃ SỐ: 52320205
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN SỸ TOẢN
HÀ NỘI - NĂM 2012
1
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài ““Tìm hiểu sưu tập cổ vật đồng Đông
Sơn của nhà sưu tập Đoàn Anh Tuấn số nhà 27/433 Kim Ngưu – Hai Bà
Trưng – Hà Nội”, em đã nhận được sự giúp đỡ rất tận tình và khoa học của
TS. Nguyễn Sỹ Toản – Trưởng Khoa Di sản văn hóa – Trường Đại học Văn
hóa Hà Nội. Thầy đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu và bổ ích giúp em hoàn
thành đề tài.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể giảng viên Khoa Di sản
văn hóa – Trường Đại học văn hóa Hà Nội, những người đã tận tình truyền
đạt kiến thức trong thời gian chúng em cịn ngồi trên ghế nhà trường, nền tảng
kiến thức tích lũy được là cơ sở để em thực hiện đề tài này, cũng là hành trang
trong chặng đường sắp tới.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới nhà sưu tập cổ vật Đoàn Anh
Tuấn – Giám đốc Trung tâm UNESCO nghiên cứu bảo tồn cổ vật Việt Nam,
đồng cảm ơn các chuyên gia của trung tâm đã đóng góp những ý kiến quý báu
và khoa học giúp em hoàn thành đề tài.
Kính mong nhận được sự góp ý, giúp đỡ và chỉ bảo của các thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Trần Cảnh Toàn
2
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài. ........................................................................................ 6
2. Mục đích nghiên cứu của khóa luận.......................................................... 6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khóa luận. ................................... 7
4. Phương pháp nghiên cứu của khóa luận. ................................................. 7
5.Bố cục khóa luận. ......................................................................................... 7
CHƯƠNG I: VÀI NÉT VỀ VĂN HĨA ĐƠNG SƠN VÀ Q TRÌNH
HÌNH THÀNH SƯU TẬP CỔ VẬT ĐỒNG CỦA NHÀ SƯU TẬP ĐOÀN
ANH TUẤN ...................................................................................................... 8
1.1 Vài nét về văn hóa Đơng Sơn ở Việt Nam ............................................... 8
1.1.1 Lịch sử phát hiện và nghiên cứu văn hóa Đơng Sơn ............................ 8
1.1.2 Đời sống vật chất của cư dân Đông Sơn ............................................. 10
1.1.3 Đời sống tinh thần của cư dân Đông Sơn ........................................... 14
1.2 Khái quát về Trung tâm UNESCO nghiên cứu bảo tồn cổ vật Việt
Nam và quá trình hình thành sưu tập cổ vật.............................................. 16
1.2.1 Khái quát về Trung tâm UNESCO nghiên cứu bảo tồn cổ vật Việt
Nam .............................................................................................................. 16
1.2.2 Quá trình hình thành sưu tập cổ vật đồng Đông Sơn của nhà sưu tập
Đoàn Anh Tuấn ............................................................................................ 22
3
CHƯƠNG II: SƯU TẬP CỔ VẬT ĐỒNG ĐÔNG SƠN CỦA NHÀ SƯU
TẬP ĐOÀN ANH TUẤN .............................................................................. 27
2.1 Một số khái niệm cơ bản......................................................................... 27
2.2 Sưu tập cổ vật đồng Đông Sơn của nhà sưu tập Đoàn Anh Tuấn ..... 29
2.2.1 Nhạc khí .............................................................................................. 29
2.2.2 Đồ trang sức ........................................................................................ 36
2.2.3 Đồ dùng sinh hoạt ............................................................................... 39
2.2.4 Công cụ lao động sản xuất .................................................................. 48
2.2.5 Vũ khí .................................................................................................. 54
2.2.6 Đồ tùy táng .......................................................................................... 60
2.3 Giá trị sưu tập cổ vật đồng Đông Sơn của nhà sưu tập Đoàn Anh
Tuấn ................................................................................................................ 63
2.3.1 Giá trị lịch sử - văn hóa ....................................................................... 63
2.3.2 Giá trị kỹ thuật .................................................................................... 63
2.3.3 Giá trị mỹ Thuật .................................................................................. 64
2.3.4 Giá trị kinh tế ...................................................................................... 65
CHƯƠNG III: BẢO QUẢN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ SƯU TẬP ......... 67
3.1 Cơ sở pháp lý để bảo quản sưu tập ....................................................... 67
3.2 Thực trạng bảo quản và phát huy sưu tập ........................................... 73
3.2.1 Thực trạng bảo quản ........................................................................... 73
3.2.2 Thực trạng phát huy giá trị.................................................................. 77
4
3.3 Một số giải pháp đề xuất nhằm bảo quản và phát huy giá trị sưu tập .... 79
3.3.1 Sưu tầm bổ sung hiện vật cho sưu tập ................................................ 79
3.3.2 Đa dạng hóa các hình thức trưng bày. ................................................ 80
3.3.3 In ấn, xuất bản, giới thiệu quảng bá sưu tập. ...................................... 81
KẾT LUẬN .................................................................................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 88
5
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn hóa Đơng Sơn tồn tại từ thế kỷ VII trước Công nguyên đến thế kỷ I
– II sau Công nguyên, phân bố chủ yếu lưu vực các con sông lớn ở miền Bắc
và Bắc Trung Bộ. Bước vào thời kỳ Đông Sơn cơng nghệ đúc đồng đã đạt tới
trình độ đỉnh cao, hiện vật bằng đồng có mặt trong hầu hết đời sống của cư
dân, loại hình hiện vật rất đa dạng phong phú. Cổ vật đồng văn hóa Đơng Sơn
có giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học phản ánh đời sống vật chất và tinh
thần của cư dân Việt cổ dưới thời đại các vua Hùng.
Sưu tập cổ vật đồng Đơng Sơn của nhà sưu tập Đồn Anh Tuấn phong
phú, đa dạng về loại hình, nhưng nếu khơng có phương pháp bảo quản hợp lý,
nó cũng sẽ bị mai một dần theo thời gian. Chính vì vậy, sưu tập cần phải được
tiếp tục nghiên cứu để tìm hiểu giá trị của sưu tập, và có phương pháp bảo
quản, phát huy giá trị một cách tích cực nhất.
Là sinh viên năm thứ 4 học Khoa Di sản Văn hóa – Trường Đại học
Văn hóa Hà Nội, tuy kiến thức cịn nhiều hạn chế nhưng với lòng đam mê và
mong muốn tìm hiểu về những di sản của cha ơng để lại, nên tơi đã quyết định
chọn đề tài “Tìm hiểu sưu tập cổ vật đồng Đông Sơn của nhà sưu tập Đoàn
Anh Tuấn số nhà 27/433 Kim Ngưu – Hai Bà Trưng – Hà Nội” để làm
khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu của khóa luận.
Nhằm thống kê, phân loại, xác đinh số lượng loại hình và niên đại sưu
tập đồng Đơng Sơn của ơng Đồn Anh Tuấn.
Nghiên cứu đặc điểm, hình dáng bên ngồi, tình trạng bảo quản của
hiện vật trong sưu tập.
Nghiên cứu hoa văn trang trí, đặc điểm tạo hình điêu khắc hội họa của
hiện vật.
6
Xác định giá trị lịch sử văn hóa, kỹ thuật, mỹ thuật của bộ sưu tập góp
phần gìn giữ và phát huy giá trị của sưu tập.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khóa luận.
Đối tượng nghiên cứu: sưu tập cổ vật đồng Đông Sơn của nhà sưu tập
Đoàn Anh Tuấn tại số nhà 27/433 Kim Ngưu – Hai Bà Trưng – Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu các cổ vật đồng Đơng Sơn có trong
sưu tập.
4. Phương pháp nghiên cứu của khóa luận.
Khóa luận sử dụng phương pháp nghiên cứu truyền thống như: điền dã,
phân loại, khảo tả, chụp ảnh, miêu tả hoa văn trang trí.
Khóa luận sử dụng phương pháp nghiên cứu liên nghành như: bảo tàng
học, mỹ thuật học, dân tộc học.
Ngồi ra cịn sử dụng các phương pháp: duy vật lịch sử, duy vật biện
chứng để xem xét, đánh giá sưu tập trong mối tương quan với các tư liệu có
liên quan.
5.Bố cục khóa luận.
Chương 1: Vài nét về văn hóa Đơng Sơn và quá trình hình thành sưu tập cổ
vật đồng của nhà sưu tập Đoàn Anh Tuấn.
Chương 2: Sưu tập cổ vật đồng Đơng Sơn của nhà sưu tập Đồn Anh Tuấn.
Chương 3: Bảo quản và phát huy giá trị sưu tập.
7
Chương 1
VÀI NÉT VỀ VĂN HĨA ĐƠNG SƠN VÀ Q TRÌNH HÌNH THÀNH
SƯU TẬP CỔ VẬT ĐỒNG CỦA NHÀ SƯU TẬP ĐỒN ANH TUẤN
1.1 Vài nét về văn hóa Đơng Sơn ở Việt Nam
1.1.1 Lịch sử phát hiện và nghiên cứu văn hóa Đơng Sơn
Văn hố Đơng Sơn là nền văn hóa vật chất của cư dân Việt cổ, tồn tại
vào khoảng thế kỷ VII trước Công nguyên đến thế kỷ I - II sau Công nguyên
dưới thời đại Hùng vương, văn hóa Đơng Sơn ra đời, phát triển rực rỡ dựa
trên nền tảng của cả một quá trình hội tụ lâu dài những tinh hoa của các giai
đoạn tiền Đơng Sơn (Phùng Ngun, Đồng Đậu, Gị Mun). Văn hóa Đông
Sơn phân bố chủ yếu ở miền Bắc miền Trung Việt Nam, nằm ở lưu vực các
con sông lớn trung tâm chính là: Sơng Hồng, Sơng Mã, Sơng Cả. Hiện vật
văn hóa Đơng Sơn rất đa dạng, phong phú bao gồm đồ trang sức, đồ dùng
sinh hoạt, nhạc khí…
Theo như nhiều thư tịch cổ còn lưu lại đến ngày nay, đã cho chúng ta
biết từ thời phong kiến các vua chúa, quan lại đã chú ý tới việc thu thập và lưu
giữ các cổ vật như trống đồng, chuông đồng. Chùa Đồng Cổ (Thanh Hóa)
hiện cịn một bảng khắc gỗ năm Bảo Hưng thứ 2 (1802) có nội dung ghi chép
về việc phát hiện và khảo tả chiếc trống đồng cổ đặt trong chùa. Điều này
minh chứng các triều đại phong kiến trước đây, đã chú ý đến việc sưu tầm và
lưu giữ cổ vật đồng nhưng ở hình thức rất sơ khai và khơng mang tính hệ
thống.
Năm 1924, một người câu cá tên Nguyễn Văn Lắm đã ngẫu nhiên tìm
được một số đồ đồng ở ven sơng Mã, thuộc địa phận Thanh Hóa. Người này
sau đó đã đem số đồ đồng này bán cho L.Pajot (một viên chức thuế quan tỉnh
thanh hóa). Phát hiện này được báo cáo cho Trường Viễn Đông Bác Cổ,
L.Pajot được ủy nhiệm tiến hành khai quật khảo cổ di chỉ Đông Sơn.
8
Từ năm 1924 đến năm 1932, L.Pajot đã tiến hành nhiều cuộc khai quật
và thu được khoảng 489 hiện vật đủ các chất liệu: đồng, đá, gốm, sắt phát
hiện được di chỉ mộ táng và cột gỗ dựng nhà sàn. Kết quả của những cuộc
khai quật này được giới thiệu trong tác phẩm “Thời đại đồng thau ở bắc kì và
bắc trung kì” tác giả là Goloubew. Văn hóa Đơng Sơn chính thức được phát
hiện và nghiên cứu từ năm 1924, nhưng phải đến năm 1934 một học giả
người Áo là Heine – Geldern mới đề nghị gọi tên nền văn hóa đồ đồng này là
văn hóa Đơng Sơn, từ đó thuật ngữ này được sử dụng một cách phổ biến và
chính thống cho đến ngày nay.
Từ năm 1935 đến năm 1939, Olov Janse nhà khảo cổ học người Thụy
Điển đã 3 lần thực hiện khai quật di chỉ Đông Sơn và nhiều địa điểm khác, kết
quả của những lần khai quật này được báo cáo trong “Nghiên cứu khảo cổ
học ở Đơng Dương”, trong thời gian này cịn có rất nhiều nghiên cứu của các
học giả nước ngoài về văn hóa Đơng Sơn: “Nguồn gốc và sự phân bố của
trống đồng kim loại”, “Cư dân Đông Sơn”, “Nhà Đông Sơn”, “Tuổi của trống
đồng cổ”, “Nguồn gốc văn minh Việt Nam”….
Trong những năm 40 cùng với quá trình xâm lược và đơ hộ nước ta
phát xít Nhật cũng đã có nhiều nghiên cứu về văn hóa đồ đồng ở Việt Nam,
nhưng họ nghiên cứu chủ yếu thông qua tư liệu và hiện vật thật chứ không tổ
chức khai quật khảo cổ như người Pháp.
Sau thành công của cách mạng tháng 8 – 1945, nền khảo cổ học nước
nhà bắt đầu được quan tâm nhiều hơn, gắn với tên tuổi của nhiều nhà khoa
học như: Đào Duy Anh, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn và nhiều cơng trình
nghiên cứu về văn hóa Đơng Sơn đã ra đời: “Văn hóa Đơng Sơn hay văn hóa
Lạc Việt”, “Văn hóa đồ đồng và trống đồng Lạc Việt”. Nhưng phải đến cuối
những năm 50 với việc ra đời của đội khảo cổ thuộc Vụ bảo tồn bảo tàng và
thành lập Bảo tàng lịch sử Việt Nam trên cơ sở bảo tàng L.Finot, thì cơng
cuộc nghiên cứu tìm hiểu văn hóa Đơng Sơn mới được triển khai mạnh mẽ.
9
Trong những năm 1960 các nhà khảo cổ việt Nam tiến hành khai quật ở
di chỉ Thiệu Dương (Thanh Hóa), đã phát hiện nhiều mộ táng huyệt đất và đồ
tùy táng bằng gốm, đồng, đá, đặc biệt còn phát hiện ra nhiều di chỉ mới như:
Đào Thịnh, Yên Hưng, Việt Khê, Nam Chính, Châu Can, Phú Hậu, Thanh
Đình, Núi Nấp, Gị Cơng trên địa bàn phân bố dọc từ Bắc trung bộ đến dải đất
miền trung. Kết quả của những đợt khảo cổ này được tập hợp trong các cơng
trình: “Báo cáo cụ thể về những mũi tên đồng tìm thấy ở Cổ Loa”, “Những
ngơi mộ cổ tìm thấy ở Việt Khê - Hải phòng”, “Khu mộ cổ Châu Can”,
“Những vết tích đầu tiên của thời đại đồng thau Việt Nam”, “Thời đại Hùng
Vương”. Có thể nói những kết quả đạt được càng khẳng định về sự tồn tại của
một nền văn hóa đa dạng, phong phú và có xuất xứ bản địa chứ không phải từ
phương Tây hay Trung Quốc như nhiều giả thuyết của các học giả nước
ngoài.
Hiện vật văn hóa Đơng Sơn được phát hiện rất đa dạng phong phú, đã
cho các nhà khoa học một cái nhìn khái quát nhất về xã hội xưa kia của người
Việt cổ, sự phân hóa tài sản và thân phận, cũng như đời sống tinh thần trong
xã hội người Việt cổ. Trong những năm gần đây mối qua hệ giữa khảo cổ học
Việt Nam và thế giới đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều chuyên gia và
các nhà nghiên cứu nước ngoài đã tới Việt Nam để nghiên cứu về văn hóa
Đơng Sơn. Trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho công tác nghiên cứu ngày càng
hiện đại, và nguồn tư liệu ngày càng phong phú tồn diện thì những kết quả
đạt được cũng ngày càng khả quan và khoa học hơn.
1.1.2 Đời sống vật chất của cư dân Đơng Sơn
* Sản xuất nơng nghiệp
Văn hóa Đơng Sơn là nền văn hóa vật chất của cư dân Việt cổ tồn tại
dưới thời đại các vua Hùng, cư dân Đông Sơn làm nông nghiệp lúa nước,
trinh độ canh tác phát triển cao. Thời kì này nơng nghiệp phát triển dựa vào
điều kiện tự nhiên rất thuận lợi: khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, hệ thống sơng
10
ngòi đày đặc cung cấp nước tưới cho cây trồng, đồng bằng được bồi đắp bởi
phù sa. Sách “Giao châu ngoại vực ký” thế kỉ IV, được dẫn lại trong “Thủy
Kinh Chú” của Lịch Đạo Ngun có đoạn trích: “Ngày xưa lúc Giao Chỉ chưa
có quận huyện, đất đai có lạc điền, ruộng này theo thủy triều lên xuống. Dân
khẩn ruộng ấy mà ăn nên gọi là Lạc Dân, đặt Lạc Vương, Lạc Hầu làm chủ
các quận huyện”.
Cư dân Đông Sơn xưa còn trồng các cây rau củ, cây ăn quả; Chăn nuôi
gia súc, gia cầm; Nghề đánh bắt thủy hải sản; Hái lượm và săn bắn thú rừng
cũng rất phát triển, do công nghệ đúc đồng đã đạt tới trình độ đỉnh cao nên
người Đơng Sơn đã chế tác ra được nhiều cơng cụ lao động, vũ khí bằng đồng
sử dụng vào sản xuất làm tăng năng suất lao động.
Thời gian vừa qua nghành khảo cổ học đã phát hiện hàng trăm di chỉ và
khai quật được hàng vạn công cụ lao động trên khắp địa bàn phân bố của nền
văn hóa Đơng Sơn. Có thể nói việc sử dụng một cách rộng rãi công cụ lao
động bằng đồng và sức kéo của trâu, bò đã tạo ra một cuộc cách mạng trong
nông nghiệp, năng suất lao động được nâng cao, sản phẩm dư thừa nhiều, đó
là yếu tố hàng đầu quyết định đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc
dưới thời đại các vua Hùng.
Lương thực chính của cư dân Việt cổ xưa kia là gạo tẻ (họ ăn gạo tẻ
trong các bữa ăn hàng ngày), ngồi ra họ cịn ăn gạo nếp, và các loại thực
phẩm có nguồn gốc tự nhiên như rau, củ quả. Thức ăn được nấu chín bằng
lửa, ngay từ xa xưa họ đã biết dùng gia vị có nguồn gốc thực vật, biết nấu
rượu… điều này đã được nói trong các thư tịch cổ như: Dị vật chí, Giao Châu
ký, Nam phương thảo mộc trạng, Thủy Kinh chú, Lĩnh Nam chích qi.
* Thủ cơng nghiệp
Nơng nghiệp phát triển, tạo điều kiện cho thủ cơng nghiệp có điều kiện
phát triển tạo ra bước đột phá đó là kỹ thuật luyện kim, đúc đồng chế tác cơng
cụ lao động, vũ khí phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày. Nghề sản xuất đồ gốm
11
không được quan tâm phát triển như trước nhiều, chất liệu gốm chủ yếu là đất
sét pha cát nên xương gốm thơ, thậm chí hiện vật cịn méo mó, hoa văn trang
trí đơn giản chiếm tỷ lệ lớn là hoa văn thừng,văn chải, loại hình chủ yếu là đồ
dùng sinh hoạt có kích thước nhỏ.
Người Đơng Sơn cũng đã biết đến công nghệ chế tác đồ trang sức bằng
thủy tinh (sự giao thoa với văn hóa Sa Huỳnh), nhưng hiện vật bằng thủy tinh
do người Đông Sơn chế tác thô hơn, chuỗi hạt, khun tai (ơng Đồn Anh
Tuấn hiện đang sở hữu 3 chiếc cốc thủy tinh màu xanh và nhiều chuỗi hạt,
khuyên tai rất phong phú về loại hình cũng như màu sắc). Họ còn chế tác
những chuỗi hạt bằng nhuyễn thể như ốc, xương...
Phát hiện nhiều dụng cụ sử dụng trong nghề mộc như: dùi, đục điều
này chứng tỏ người Đông Sơn cũng đã biết sử dụng những vật liệu tự nhiên
để làm nhà ở. Cư dân Đông Sơn làm nhà sàn để ở chống thú dữ, và đối phó
với mơi trường khắc nhiệt (mẫu nhà sàn được đúc nổi trên trống đồng, những
cột gỗ dựng nhà được phát hiện trong các cuộc khai quật của L.Pajot).
Nghề xe sợi dệt vải cũng khá phát triển (công cụ được tìm thấy là chuốt
vải với số lượng lớn, ngồi ra cịn tìm thấy vải trong các ngơi mộ cổ), ngun
liệu chính để dệt vải là cây gai, đay. Khai quật những ngôi mộ cổ, các nhà
khảo cổ học đã phát hiện ra những mẩu vải sót lại của quần áo, đem phân tích
thì tìm thấy thành phần của cây gai.
Những họa tiết trang trí trên đồ gốm và đồ đồng (hoa văn hình đan trên
gốm) cùng nhiều tư liệu khoa học đã cho chúng ta biết vào thời kỳ này con
người còn biết lấy tre nứa để đan những đồ dùng sinh hoạt, trồng cói đan
chiếu (trong một số một táng còn phát hiện dấu vết của những mảnh chiếu
còn sót lại để bọc tử thi, những họa tiết trang trí trên gốm). Nghề chế tác đá
khơng cịn được quan tâm nhiều như trước đây, số lượng công cụ bằng đá
chiếm tỷ lệ rất thấp so với đồ đồng.
* Nhà ở, giao thông đi lại
12
Cư dân Đông Sơn thường sống quần tụ thành những xóm làng với quy
mơ nhỏ, phân bố khơng đồng đều. Họ sống ven các con sông, điều này rất
thuận tiện cho nền nông nghiệp lúa nước, sinh hoạt và giao thông đi lại (sử
dụng thuyền). Nhà sàn được dựng bằng những vật liệu gần gũi với thiên nhiên
như: gỗ, tre, nứa, lá. Hình ảnh nhà sàn được khắc họa trên trống đồng Ngọc
Lũ, Hồng Hạ, Sơng Đà. Có 2 loại nhà sàn chính đó là nhà mái cong và mái
trịn, nhà sàn mái cong hình thuyền, 2 đầu vểnh lên trang trí hình đầu chim.
Mái nhà hình thang cân lợp lá, nhà hình trịn 2 đầu trang trí hoa văn hình xoắn
ốc.
Phương tiện giao thơng chủ yếu của cư dân Đơng Sơn là thuyền bè, vì
họ thường sống ven các con sơng lớn, ngồi ra thuyền cịn là phương tiện sử
dụng để đi biển (bằng chứng là sự giao thoa văn hóa Đơng Sơn, Sa Huỳnh và
phía Nam Trung Hoa), hình ảnh những con thuyền lớn được đúc nổi trên
trống hay thạp đồng, đã chứng minh cho điều đó. Khảo cổ học phát hiện
những ngôi mộ thuyền được làm bằng thân cây khoét rỗng bên trong chôn
người chết và những đồ tùy táng bằng đồng, loại hình mộ này thường tập
trung chủ yếu ở vùng đồng bằng chiêm trũng ở Hải Dương, Hà Tây, Hải
Phòng….
* Trang phục
Trang phục của người Đông Sơn cũng hết sức độc đáo đàn ông cởi trần
đóng khố, đàn bà mặc yếm, áo, váy (hai loại cơ bản là váy quấn và váy chui).
Tóc để theo các kiểu cắt ngắn, búi tó, tết bím, hoặc quấn ngược lên đỉnh đầu
(điều này được thể hiện bằng hình ảnh cập đôi nam nữ đang giao phối trên
thạp đồng Đào Thịnh, hình trang trí trên trống đồng, dao găm có chi trang
trí người phụ nữ). Đầu đội mũ lơng chim (hiện vật bao đầu bằng đồng khá
phổ biến, có trang trí hoa văn). Tai đeo khuyên tai bằng đồng, thủy tinh, đá.
Cổ đeo những chuỗi hạt bằng thủy tinh nhiều màu sắc như xanh, đỏ, vàng,
ngồi ra cịn có vòng đeo tay chất liệu bằng đá, vòng trang sức bằng đồng.
13
Tay đeo nhẫn, vòng tay chất liệu đồng hoặc đá, bao tay bằng đồng, thắt lưng
có móc hình rùa, chim. Chân đeo vịng, bao chân có gắn lục lạc để khi nhảy
múa phát ra âm thanh, những chiếc vòng như vậy thường được sử dụng trong
các lễ hội của cư dân nông nghiệp lúa nước, hoặc được tầng lớp trên trong xã
hội sử dụng.
1.1.3 Đời sống tinh thần của cư dân Đông Sơn
Tư duy khoa học của người Đông Sơn phát triển, thể hiện bằng những
hoa văn hình học trang trí đối xứng, xuất hiện với tần xuất cao trên đồ gốm
cũng như đồ đồng. Mơ típ hoa văn đặc trưng Đơng Sơn là hình trịn đồng tâm,
băng hoa văn đối xứng, hình ngơi sao nhiều cánh trên mặt trống đồng, trịn,
hình trịn tiếp tuyến, chim Lạc….
Người Việt cổ xưa có tục xăm mình dân làm nghề chài cá, thường bị
giao long làm hại, mới kêu với Hùng Vương. Hùng Vương nói: “ Lồi ở chân
núi với lồi thủy tộc khác nhau. Loài kia ưa đồng loại mà ghét dị loại cho nên
làm hại” (trích trong Lĩnh Nam chích quái). Bèn khiến người ta lấy mực mà
xăm mình thành hình thủy qi, từ đó khơng cịn cái nạn giao xà làm hại nữa.
Cái tục xăm mình của người bách việt bắt đầu từ đó.
Thời kỳ này cịn phổ biến tục ăn trầu nhuộm răng, ăn đất, uống nước
bằng mũi, tục giã cối để báo hiệu khi có người chết. Tục lệ ma chay và cưới
xin cũng hết sức độc đáo, người Đông Sơn quan niệm chết chưa phải là hết
mà là bắt đầu một cuộc sống mới ở thế giới bên kia. Chính vì vậy họ vẫn phải
lao động, sinh hoạt nên khi chết họ cũng muốn mang theo những dụng cụ lao
động, đồ dùng cần thiết hàng ngày, đó là lí do giải thích vì sao khi mai táng
họ chôn theo người chết những đồ dùng giống như những đồ mà khi cịn sống
họ vẫn sử dụng: dao, rìu, mũi tên, thạp, bát, đĩa. Loại hình mộ táng phổ biến
thường gặp đó là mộ đất (người chết được đặt duỗi thẳng nằm ngửa trong
huyệt, khơng có áo quan chỉ có đồ tùy táng). Ngồi ra cịn gặp mộ quan hình
14
thuyền (được làm từ những thân cây khoét rỗng), mộ có quan tài được đóng
đinh đồng….
Tục lệ cưới xin thời Đơng Sơn được miêu tả: “Trai gái giá thú thì trước
lấy muối hoặc đất để hỏi, rồi sau mới giết trâu dê làm lễ, lấy cơm nếp đem
nhau vào phòng cùng ăn rồi mới tương đồng”.1
Sưu tập cổ vật đồng Đơng Sơn của nhà sưu tập Đồn Anh Tuấn có 4
hiện vật rất giống cái tráp ăn hỏi thời nay, đó là những chiếc nồi có nắp, hình
trịn có 3 chân hai bên có quai để treo.
Lễ hội là phần rất quan trọng trong đời sống của cư dân nông nghiệp,
hình ảnh lễ hội được phản ánh trên tang trống đồng, hình ảnh đồn người mặc
trang phục lễ hội, đầu đội mũ lơng chim, khốc áo chồng làm bằng lơng
chim, chân tay đeo vịng có gắn lục lạc phát ra âm thanh khi nhảy múa. Hình
ảnh đơi trai gái đang giao hợp trên nắp thạp Đào Thịnh, trai gái đang giã cối
đều thể hiện tín ngưỡng phồn thực mong cho mùa màng tốt tươi, vạn vật sinh
sôi nảy nở.
Trên một số trống đồng đúc nổi hình những chiến binh tay cầm giáo
đang nhảy múa, ở giữa là hình con bị, hình những chiếc thuyền độc mộc mũi
cong đi én, trên thuyền có từ 3 người trở lên tay cầm chèo, đầu đội mũ hay
búi tóc, mặc quần áo ngày hội thể hiện hình ảnh một cuộc đua thuyền.
Tác giả Bùi Uyên trong sách Quảng Châu Ký miêu tả lại ngày hội đúc
trống đồng: “Người Lý Lão đúc đồng làm trống, đúc xong treo ở giữa sân, đặt
rượu mời người đồng loại đến dự. Con gái, con trai các nhà phú hào lấy vàng
bạc làm thoa lớn, dùng đánh vào mặt trống, đánh xong để lại tặng chủ nhân”.
Nói tóm lại thông qua việc nghiên cứu hoa văn họa tiết điêu khắc trên
những hiện vật bằng đồng, và nguồn tư liệu khảo cổ học, chúng ta có thể phần
1
Vũ Quỳnh (1960), Tục lệ cưới xin,tạp chí khảo cổ học (số 14),tr.38.
15
nào hình dung được đời sống tinh thần của cư dân Việt cổ thời dưới thời đại
các vua Hùng.
1.2 Khái quát về Trung tâm UNESCO nghiên cứu bảo tồn cổ vật Việt
Nam và quá trình hình thành sưu tập cổ vật
1.2.1 Khái quát về Trung tâm UNESCO nghiên cứu bảo tồn cổ vật
Việt Nam
* Sự hình thành và phát triển của trung tâm
UNESCO (United Nations Educational Scientific and Cultural
Organization) là tên viết tắt của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của
Liên Hợp Quốc, ra đời vào ngày 16/11/1945 tại thủ đô Paris của Pháp. Việt
Nam gia nhập UNESCO, chính thức từ năm 1976, nhưng phải đến tháng
8/1993 Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam mới chính thức thành lập.
Năm 2005, dưới sự hỗ trợ của Hiệp hội các Câu lạc bộ UNESCO Việt
Nam, Trung tâm UNESCO nghiên cứu bảo tồn cổ vật Việt Nam (UNESCO
Vietnam Centre for Antiquity Preservation and Researche) được thành lập.
Trung tâm là một tổ chức nghiệp vụ, hoạt động theo tôn chỉ và mục đích của
Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam trong lĩnh vực nghiên cứu, bảo tồn cổ
vật có giá trị lịch sử, văn hoá của dân tộc và phổ biến kiến thức văn hố cho
cộng đồng nhằm góp phần vào việc xã hội hố văn hố, nâng cao trình độ dân
trí theo chủ trương của Đảng, Nhà nước và Luật Di sản.
Trung tâm UNESCO nghiên cứu bảo tồn cổ vật Việt Nam chính thức ra
đời ngày 8 – 8 – 2005 theo quyết định số 67QĐ/CT – HH của Tổng thư ký
Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam. Từ đó đến nay trung tâm đã trải qua 8
năm xây dựng và trưởng thành, hiện nay đã có khoảng 600 hội viên chính
thức, 9 câu lạc bộ và 37 chi nhánh trên tồn quốc, tạo ra bước phát triển vững
chắc, đóng góp nhiều thành tựu trong cơng cuộc xây dựng nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
16
Ngay từ khi mới ra đời trung tâm đã có nhiều đóng góp cho cơng cuộc
bảo tồn và phát huy cổ vật nói riêng và di sản văn hóa Việt Nam nói chung.
Trung tâm đã tổ chức triển lãm, hiến tặng cổ vật cho một số bảo tàng tỉnh,
tham gia tuyên truyền phổ biến kiến thức về văn hóa cho sinh viên và những
người đâm mê cổ vật, tổ chức thẩm định cổ vật cho các tổ chức và tư nhân có
nhu cầu.
Năm 2010, ơng Đồn Anh Tuấn cùng các hội viên trong trung tâm
UNESCO nghiên cứu bảo tồn cổ vật Việt Nam đã hiến tặng cho Bảo tàng lịch
sử quân sự Việt Nam 1 trống đồng H1 loại nhỏ và hàng trăm cổ vật đồng
Đông Sơn. Năm 2011 cho Bảo tàng Hậu cần Việt Nam mượn hiện vật để
trưng bày trong phần lịch sử Việt Nam thời sơ sử, hiến tặng cổ vật cho Bảo
tàng Hùng Vương.
Trung tâm UNESCO nghiên cứu bảo tồn cổ vật Việt Nam cũng thường
xuyên phối hợp với các tổ chức, cá nhân trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh thành
tổ chức các buổi giao lưu để hội viên có cơ hội trưng bày hiện vật, trao đổi
kiến thức và giúp đỡ nhau hoạt động tốt hơn. Trong số đó phải kể đến những
đóng góp cho triển lãm phục vụ hội nghị Apec tổ chức tại Việt Nam năm
2008, đại lễ Thăng Long – Hà Nội 1000 năm văn hiến, cuộc bầu chọn cho
quốc hoa 2011 tại thành phố Đà nẵng, triển lãm phục vụ Festival Huế và năm
du lịch quốc gia các tỉnh Duyên hải Bắc Trung Bộ 2012.
Tại Đại hội Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam năm 2010, trung tâm
UNESCO nghiên cứu bảo tồn cổ vật Việt Nam đã vinh dự nhận cờ thi đua và
kỷ niệm chương vì đã có nhiều thành tích trong sự nghiệp phát triển chung
của UNESCO giai đoạn 2005 – 2010.
Tháng 1 – 2012, trưng bày hiện vật nhân kỉ niệm 180 năm ngày thành
lập tỉnh Hưng Yên, triển lãm phục vụ cho cuộc bầu chọn quốc hoa, trưng bày
hiện vật tại bảo tàng tỉnh Phú Thọ nhân dịp giỗ tổ Hùng Vương, triển lãm cổ
vật tại Bảo tàng Nam Định. Trong thời gian tới trung tâm cịn có kế hoạch
17
triển lãm cổ vật đồng Đông Sơn tại một số tỉnh miền Tây Nam Bộ, để quảng
bá những di sản văn hóa của cha ơng để lại tới đơng đảo quần chúng nhân
dân, với mong muốn cộng đồng cùng chung tay góp sức để gìn giữ những di
sản q báu này. Tháng 3 – 2012, tổ chức giao lưu cổ vật ở thành phố Sơn
Tây, Bắc Ninh, Thái Bình thu hút rất nhiều nhà sưu tập và khách tham quan…
Tháng 4 –1012, Trung tâm UNESCO nghiên cứu bảo tồn cổ vật Việt
Nam phối hợp với Trung tâm triển lãm Văn hóa - Nghệ thuật Việt Nam tổ
chức triển lãm cổ vật Đông Sơn phục vụ năm du lịch quốc gia các tỉnh Duyên
hải Bắc Trung Bộ, Festival Huế 2012 và hội nghị các thành phố di sản của
UNESCO tại Thừa Thiên - Huế. Trong đợt triển lãm lần này tại tỉnh Thừa
Thiên - Huế, trung tâm đã đưa vào gần 1000 cổ vật đồng thuộc nền văn hóa
Đơng Sơn (trong số đó gần như tồn bộ là thuộc sưu tập của nhà sưu tập Đồn
Anh Tuấn).
Với những đóng góp thiết thực và có ý nghĩa vơ cùng to lớn đó Trung
tâm UNESCO nghiên cứu bảo tồn cổ vật Việt Nam đã nhận được nhiều bằng
khen của Đảng và chính phủ, Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam, ủy ban
nhân dân các tỉnh thành phố và nhiều bộ nghành khác nhau như: bằng khen
của Thủ tướng chính phủ vì đã góp phần vào thành công của hội nghị Apec
2008, bằng khen của Bộ Công Thương, bằng khen của Bộ trưởng Bộ Văn hóa
Thể thao Du lịch, bằng khen của chủ tịch UBND các tỉnh Quảng Ninh, Đà
Nẵng, Hưng Yên, Nam Định….
* Danh sách Ban Lãnh Đạo:
Ơng Đồn Anh Tuấn - Ủy viên thường trực ban chấp hành liên hiệp các
hội UNESCO Việt Nam - Giám đốc Trung tâm UNESCO nghiên cứu bảo tồn
cổ vật Việt Nam - Chủ tịch Câu lạc bộ UNESCO Nghiên cứu sưu tầm Cổ vật
Việt Nam.
18
Ông Nguyễn Trọng Cơ - Ủy viên Ban chấp hành Liên hiệp các hội
UNESCO Việt Nam - Phó Giám đốc trung tâm UNESCO nghiên cứu bảo tồn
cổ vật Việt Nam.
Ông Hồng Xn Trường - Phó Chủ tịch Câu lạc bộ UNESCO Nghiên
cứu sưu tầm Cổ vật Việt Nam.
Ơng Diệp Hồng Du - Chủ tịch Câu lạc bộ UNESCO Nghiên cứu sưu
tầm Cổ vật Kiên Giang
Ơng Đồn Phước Thuận - Chủ tịch Câu lạc bộ UNESCO Nghiên cứu
sưu tầm Cổ vật Phú n
Ơng Phạm Thành Trì - Chủ tịch Câu lạc bộ UNESCO Nghiên cứu sưu
tầm Cổ vật Bình Định
Ơng Nguyễn Tấn Lực - Chủ tịch Câu lạc bộ UNESCO Nghiên cứu sưu
tầm Cổ vật Quảng Ngãi
Ông Đinh Bá Quang - Chủ tịch Câu lạc bộ UNESCO Nghiên cứu sưu
tầm Cổ vật Lâm Đồng
Ông Lê Văn Bằng - Chủ tịch Câu lạc bộ UNESCO Nghiên cứu sưu tầm
Cổ vật Thái Bình.
Ơng Trần Văn Thứ (Trần Thịnh) – Trưởng Đại diện Câu lạc bộ
UNESCO Nghiên cứu sưu tầm Cổ vật Thái Bình
Ơng Võ Minh Mẫn – Trưởng Đại diện Câu lạc bộ UNESCO Nghiên
cứu sưu tầm Cổ vật Cần Thơ.
Ông Nguyễn Hữu Định - Trưởng Đại diện Câu lạc bộ UNESCO
Nghiên cứu sưu tầm Cổ vật Thừa Thiên Huế.
* Chức năng và nhiệm vụ của trung tâm
Tổ chức các hoạt động nghiên cứu, phân loại cổ vật và hiện vật có giá
trị lịch sử và văn hoá của dân tộc, mời các chuyên gia và các nhà khoa học
tham gia hoạt động dưới hình thức Hội đồng cố vấn, thành lập Hội đồng thẩm
định cổ vật tại các địa phương, nhằm hỗ trợ công tác bảo tồn bảo tàng cho các
19
thành phần xã hội nhằm góp phần thức hiện Luật di sản của Nhà nước và
Công ước Bảo vệ Di sản Văn hoá của UNESCO.
Đề xuất các biện pháp và giải pháp bảo tồn và bảo tàng bao gồm việc
trưng bày và phổ cập các hiện vật có giá trị lịch sử và văn hoá. Trung tâm
UNESCO nghiên cứu bảo tồn cổ vật Việt Nam đã cử các chuyên gia phối hợp
với Bảo tàng tỉnh Hưng Yên, tiến hành chỉnh lý và tổ chức việc thực hiện
trưng bày cổ vật nhân dịp kỷ niệm 180 năm thành lập tỉnh Hưng Yên. Phối
hợp với Bảo tàng Hậu Cần xây dựng kế hoạch, và đóng góp hiện vật cho phần
trưng bày cố định cổ vật qua các thời kỳ.
Tuyên truyền và phổ cập chương trình giáo dục ý thức cơng dân đối với
các giá trị cổ vật và ý thức bảo vệ di sản văn hoá vật thể cho nhân dân, đặc
biệt là cho thế hệ trẻ theo tinh thần Luật di sản và Cơng ước Bảo vệ Di sản
Văn hố của UNESCO. Tổ chức triển lãm di sản văn hoá vật thể, giới thiệu di
sản văn hoá phi vật thể cho quần chúng trong nước và bạn bè quốc tế. Đầu
năm 2012, trung tâm đã cử các chuyên gia tới tham dự và tư vấn cho việc tổ
chức lễ hội của làng đúc đồng Ngũ Xã – tỉnh Bắc Ninh, tham gia triển lãm và
làm ban giám khảo cho lễ hội truyền thống các làng nghề tỉnh Hà Tây diễn ra
ở huyện Thạch Thất năm 2012.
Tổ chức giám định cổ vật cho các cá nhân và tổ chức có nhu cầu, rất
nhiều cổ vật đã được các chuyên gia của trung tâm giám định và cấp giấy
chứng nhận. Trung tâm đã tổ chức giám định cổ vật trong di tích nhà thờ họ
Đoàn, sưu tập tư nhân cũng như bảo tàng nhà nước, đã tạo ra cơ sở pháp lý
cho việc xây dựng và quản lý các sưu tập.
Tổ chức đấu giá cổ vật và vận động mọi công dân tham gia lưu giữ bảo
vệ cổ vật và báu vật quốc gia, phối hợp với sở Văn hóa Thể thao Du lịch các
tỉnh thành phố, và các bảo tàng tỉnh cùng những nhà sưu tập tư nhân, tổ chức
đấu giá cổ vật thuộc sưu tập tư nhân. Thành lập quỹ trích được từ tiền bán đấu
20
giá cổ vật để ủng hộ cho đồng bào bị thiên tai, bão lũ và người nghèo trong cả
nước.
Tổ chức sưu tầm (mua bán) để xây dựng bảo tàng tư nhân và hỗ trợ cho
các bảo tàng nhà nước theo Luật di sản văn hoá. Tổ chức phục chế (sửa chữa,
phục dựng) cổ vật giúp cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu, tham gia đóng
góp vào các sự kiện văn hóa.
Tổ chức các lớp, khố đào tạo về kiến thức cổ vật cho các địa phương
hoặc những người yêu mến cổ vật nói chung, soạn thảo các tài liệu liên quan
tới di sản văn hoá và viết sách về cổ vật.
Xây dựng quan hệ hợp tác, trao đổi kinh nghiệm với các tổ chức liên
quan ở trong nước và quốc tế trên lĩnh vực nghiên cứu và bảo tồn các cổ vật
có giá trị lịch sử và văn hoá. Tổ chức cuộc hội thảo, mời chuyên gia của các
Bảo tàng Đài Loan, Trung Quốc sang Việt Nam để trao đổi kiến thức cổ vật,
đồng thời cũng hợp tác với họ để tiến hành giám định những cổ vật đồng
Đông Sơn, hay gốm của các triều đại phong kiến Việt Nam, gốm Trung
Quốc...
Tham gia và đóng góp tích cực vào các hoạt động thường xuyên của
Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam, phối hợp thường xuyên với các đơn vị
có hoạt động liên quan đến chun mơn của trung tâm và lĩnh vực bảo tồn văn
hoá dân tộc trong Hiệp hội.
Nói tóm lại chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm UNESCO nghiên
cứu bảo tồn cổ vật Việt Nam chính là góp phần vào việc xây dựng một xã hội
lành mạnh về văn hóa, với mong muốn truyền bá được rộng rãi hơn nữa
những kiến thức, kinh nghiệm mà họ đã được tích lũy qua thời gian tới đại bộ
phận dân chúng, để họ hiểu và chung tay giữ gìn các giá trị văn hóa cho thế
hệ mai sau.
21
1.2.2 Quá trình hình thành sưu tập cổ vật đồng Đơng Sơn của nhà
sưu tập Đồn Anh Tuấn
Những năm 1990 trở về trước tệ nạn đánh cắp và tình trạng chảy máu
cổ vật qua biên giới là vấn đề nóng diễn ra thường xun, địi hỏi phải có biện
pháp giải quyết kịp thời, nếu khơng nguồn di sản văn hóa vật thể quý giá này
sẽ ngày càng mai một, việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc là vấn
đề hết sức cấp thiết. Đứng trước tình hình đó Đảng và Nhà nước đã ban hành
nhiều chính sách nhằm khắc phục tình trạng trên, mà sự ra đời của Luật di sản
năm 2001 và Luật di sản văn hóa 2001 được sửa đổi bổ sung năm 2009, là
bước đột phá trong việc sưu tầm và bảo tồn các di sản văn hóa nói chung và
cổ vật nói riêng. Trên cơ sở đó đã xuất hiện nhiều tổ chức và cá nhân tham gia
sưu tầm gìn giữ cổ vật, trong đó cổ vật Đơng Sơn là một trong những loại
hình được quan tâm nhất. Tính đến nay trên địa bàn Hà Nội đã ra đời một số
đơn vị hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu, sưu tầm và bảo tồn cổ vật đó là:
Trung tâm UNESCO nghiên cứu bảo tồn cổ vật Việt Nam, Hội cổ vật Thăng
long, câu lạc bộ những người yêu cổ vật, cùng rất nhiều các nhà sưu tập tư
nhân hoạt động tự do. Trong đó nổi bật là các nhà sưu tập: Đồn Anh Tuấn,
Đào Phan Long, Dương Phú hiến, Nguyễn Đại Dương, Nguyễn Đình Sử, Lê
Văn Tú (Tú cơng an), Đỗ Văn Lâm, Hoàng Quốc Tuệ….
Nhà sưu tập tư nhân thường là người có nguồn thu nhập, ổn định về tài
chính, cộng thêm hiểu biết và niềm đam mê với cổ vật văn hóa Đơng Sơn, nên
họ đã giành nhiều tâm huyết và thời gian để nghiên cứu và sưu tầm, với mong
muốn góp phần gìn giữ những nét đẹp của q khứ. Hiện vật trong các sưu
tập tư nhân thường là những hiện vật độc bản, đẹp, nguyên vẹn, hoa văn trang
trí tinh xảo, loại hình đa dạng. Nguồn sưu tầm chủ yếu thơng qua việc mua
bán, trao đổi, số ít thông qua việc khai quật những ngôi mộ cổ hay tìm thấy ở
những địa điểm cơng trình xây dựng, mua từ các đội thuyền vét cát ven sông,
mua lại của những nhà buôn ở miền núi. Một số nhà sưu tập còn thường
22
xuyên đi “sứ” lên vùng khai thác cát ở Vĩnh Phúc, Phú Thọ, rồi mua lại
những hiện vật từ những đội thuyền ở đó với giá khá mền nhưng hiện vật lại
rất đẹp, lành lặn, vì đồ đồng vớt sơng nên bị axit xâm thực. Nhiều người lại
ngược lên các vùng miền núi phía Bắc như Tuyên Quang, Yên Bái…khi đến
những nơi này họ thường đi vào những vùng có đồng bào người dân tộc sinh
sống rồi mua hay thậm chí xin lại cổ vật đồng của họ, cổ vật trong dân thường
là đồ đào được khi đi làm nương, tìm thấy trong hang đá, được họ mang về
nhà, thậm chí để ở ngồi vườn, gác bếp do khơng biết giá trị đích thực của nó.
Ngồi ra họ cịn mua lại qua trung gian, của những người đi dị tìm kim loại,
thu mua phế liệu, đây cũng là một trong những nguồn cung khá phổ biến thời
kỳ trước.
Những nhà sưu tập hoạt động trong các câu lạc bộ, cũng như hoạt động
tự do cũng xuyên tổ chức giao lưu trao đổi kinh nghiệm, hiện vật và phối hợp
cùng nhau tổ chức triển lãm chuyên đề. Nhiều nhà sưu tập có điều kiện còn
xây dựng các phòng trưng bày tư nhân để triển lãm cổ vật Đông Sơn cho đông
đảo mọi người được tham quan, chiêm ngưỡng tạo ra những tín hiệu tích cực
trong cơng tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa.
Ơng Đồn Anh Tuấn sinh năm 1950, hiện đang sống tại số nhà 27/433
phố Kim Ngưu, Hai Bà Trưng, Hà Nội (trụ sở chính của trung tâm nghiên cứu
bảo tồn cổ vật Việt Nam). Ông là người rất đam mê tâm huyết với những cổ
vật của cha ông để lại, nên sưu tập cổ vật nhiều loại hình và chất liệu khác
nhau (đồ đá, đồ đồng, thủy tinh, đồ gỗ, đồ gốm), nhưng cổ vật đồng Đông
Sơn chiếm số lượng lớn trong sưu tập, cũng là loại hình ơng có niềm đam mê
đặc biệt.
Từ những năm 70, để có tiền mua đồ cổ, ơng đã chịu khó đi bơm vá,
sửa chữa xe đạp, xe máy rồi đi đào vàng, khai thác đá quý ở Yên Bái, mở
xưởng chế tác đá. Công việc tuy rất vất vả và chiếm nhiều thời gian nhưng
vẫn quyết tâm làm để có điều kiện theo đuổi niềm đam mê đồ cổ của mình.
23
Thời gian đầu do kinh tế gia đình cịn khó khăn nên ơng cũng khơng có điều
kiện để mua hiện vật đắt tiền, nhưng do giá trị kinh tế của đồ cổ chưa được
đánh giá cao nên nhiều món món đồ ơng Tuấn mua được với giá khá rẻ, ví
như chiếc trâm cài tóc niên đại 2.500 năm chỉ với giá 200.000 đồng (trong khi
có người phải bỏ ra cả triệu đồng).
Ơng cũng từng nói: "Thật ra chơi đồ cổ cũng giống như đi câu cá vậy,
cần phải có cái dun của người đi câu. Vì con cá đơi khi chẳng chọn những
người có chiếc cần đẹp, miếng mồi đắt tiền để lao vào. Chơi cổ vật cũng vậy,
người có dun thì cổ vật tự khắc tìm đến, cịn người vơ dun thì có bỏ tiền
ra mua cũng rất dễ mua phải hàng rởm. Mà nếu mình khơng mua thì cổ vật rất
dễ bị chảy máu, rồi bao nhiêu tinh hoa sẽ tuồn hết ra nước ngồi mất thơi".
Có lần ông Tuấn đi vào tận Thanh Hóa để mua đồ, khi được một người quen
giới thiệu cho một gia đình nơng dân có chiếc rìu mũi hài văn hóa Đơng Sơn
rất đẹp mặt trước trang trí hoa văn hình giao long. Ơng đã vào nhà người đó
tìm hiểu nhưng thật bất ngờ khi họ không bán, và trân trọng như là báu vật
của gia đình, nhưng cảm cái lịng tâm huyết của ông mà hơn một tuần sau, gia
chủ đã để lại món đồ trên cho ơng.
Những năm 2000, kinh tế gia đình cũng bắt đầu đi vào quỹ đạo ổn định
và khá giả hơn so với thời kỳ trước, nên cổ vật ông sưu tầm đa dạng hơn, bên
cạnh đó vẫn quan tâm sưu tầm cổ vật của nền văn hóa Đơng Sơn. Ơng Đồn
Anh Tuấn cũng nhận được nhiều sự đồng cảm cũng như hỗ trợ từ phía gia
đình cũng như bạn bè đồng nghiệp, ơng kể: “Năm 2008 con gái đầu là chị
Đoàn Cẩm Trà cùng các hội viên trong Trung tâm UNESCO nghên cứu bảo
tồn cổ vật Việt Nam đi dự buổi triển lãm và giao lưu cổ vật ở thành phố Hưng
Yên, chị Trà đã phát hiện ra hai món đồ đồng Đơng Sơn đó là một chiếc bát
chân cao và một chiếc khuy cài áo có lớp Platin bên ngồi màu xanh ngọc
được bày bán. Nhưng đề cập tới giá hai hiện vật trên, mọi người cịn đang
lưỡng lự thì chị Trà đã rút tiền ra và mua ngay hai món đồ đó. Khoảng vài
24
ngày sau khi ông đi công tác về nhà, con gái đã mở chiếc hộp lấy ra hai món
đồ được gói cẩn thận đưa cho ơng xem. Với kinh nghiệm nhiều năm trong
nghề ông đã nhận ra ngay đây là cổ vật Đông Sơn thật, niềm vui của ông như
tăng lên, vì khơng chỉ được sở hữu hai món đồ hiếm mà ơng cịn vui hơn vì đã
truyền được niềm đam mê cho con cháu, đó cũng là điều mong mỏi bấy lâu
nay”.
Năm 2005, dưới sự bảo trợ của Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam
ông thành lập Trung tâm UNESCO nghiên cứu bảo tồn cổ vật Việt Nam, ngay
từ khi ra đời đã tổ chức rất nhiều hoạt động văn hóa bổ ích phục vụ cộng
đồng. Ơng Tuấn tâm sự: "Chơi đồ cổ cốt là để dưỡng tâm chứ khơng phải
dưỡng trí. Vì vậy, nếu mình nhờ bảo tàng giữ hộ thì sẽ có nhiều người được
"sướng" cái sướng của mình, vui cái vui của mình, từ đó sẽ càng có nhiều
người yêu quý đồ cổ và biết đâu đến lúc nào đó cơng việc hiến tặng đồ cổ sẽ
được xã hội hoá. Hơn nữa, xởi lởi rồi trời lại cho, bo bo thì trời buộc, cuộc
đời cũng chẳng nên toan tính nhiều". Năm 2010 ơng cùng các hội viên của
trung tâm đã hiến tặng Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đơi trống đồng Đơng Sơn
có niên đại khoảng 2.500 năm; tặng Bảo tàng Quảng Ninh 105 hiện vật; tặng
Bảo tàng tỉnh Thái Bình 93 cổ vật các thời: hậu kỳ đá mới, Đông Sơn và thời
kỳ phong kiến Lý - Trần.
Với niềm tâm huyết và kiên trì theo đuổi niềm đam mê, đến nay ơng
Đồn Anh Tuấn đã có trong tay một sưu tập cổ vật đồng Đơng Sơn khá hồn
chỉnh (tính đến 17g20 ngày 10 - 05 - 2012 có tổng cộng 917 cổ vật đồng văn
hóa Đơng Sơn) với nhiều loại hình khác nhau.
Trải qua rất nhiều khó khăn, đến nay những thành quả mà ơng có được
là niềm tự hào và càng vinh dự hơn khi những cống hiến đã được “đền đáp”
phần nào, khi mà tâm huyết cuả ông đã truyền lại được cho thế hệ trẻ, đã trực
tiếp đưa những kiến thức về di sản văn hóa đến với cộng đồng để họ hiểu và
cùng chung tay gìn giữ những di sản vơ cùng quý báu của cha ông ta để lại.
25