Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Tìm hiểu sưu tập đèn cổ tại bảo tàng lịch sử quốc gia việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.58 MB, 123 trang )

Trờng Đại học Văn hoá H Nội
Khoa DI SảN VĂN HãA
-------------------------

TÌM HIỂU SƯU TẬP ĐÈN CỔ TẠI BẢO TÀNG
LỊCH SỬ QUC GIA VIT NAM

Khoá luận tốt
nghiệp ngnh BảO
TNG HọC
Mó s: 52320305

Người hướng dẫn: Th.S PHẠM THU HẰNG
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THU HƯƠNG

Hμ Néi – 2013

1


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài “Tìm hiểu Sưu tập Đèn cổ tại Bảo tàng
Lịch sử Quốc gia Việt Nam”, em đã nhận được sự giúp đỡ rất tận tình của cơ
giáo - Ths. Phạm Thu Hằng - Giảng viên khoa Di sản Văn hóa - Trường Đại học
Văn hóa Hà Nội. Cơ đã đóng góp những ý kiến q báu và bổ ích giúp em hồn
thành đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả các giảng viên khoa Di sản
Văn hóa - Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, những người đã tận tình truyền đạt
kiến thức trong thời gian chúng em ngồi trên ghế nhà trường, cung cấp cho
chúng em những nền tảng tri thức quan trọng và cần thiết là cơ sở để em thực
hiện đề tài khóa luận này, cũng là hành trang cho em trong chặng đường sắp tới.


Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các cán bộ của Bảo tàng Lịch sử Quốc
gia Việt Nam, thư viện trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã cung cấp cho em
những tài liệu và thơng tin trong q trình làm khóa luận tốt nghiệp.
Khóa luận của em khơng tránh khỏi những thiếu xót, vì vậy em rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp từ phía thầy cơ và bạn bè để làm hồn
thiện hơn nữa cơng trình nghiên cứu này của em.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên

Nguyễn Thu Hương

2


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 4
2. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 5
3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 5
4. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 6
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 6
6. Bố cục khóa luận......................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUỐC GIA VIỆT
NAM VÀ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG SƯU TẬP HIỆN VẬT BẢO TÀNG 7
1.1 Khái quát về Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam ................................... 7
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ........................................................ 7
1.1.2 Các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ ................................................ 13
1.2 Hoạt động xây dựng sưu tập hiện vật tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt
Nam ............................................................................................................... 19

1.2.1 Sưu tập hiện vật và ý nghĩa đối với hoạt động bảo tàng .................... 19
1.2.2 Kho cơ sở của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam ........................ 22
1.2.3 Hoạt động xây dựng sưu tập hiện vật tại kho cơ sở Bảo tàng Lịch sử
Quốc gia Việt Nam ............................................................................ 27
CHƯƠNG 2: PHÂN LOẠI VÀ GIÁ TRỊ CỦA SƯU TẬP ĐÈN CỔ TẠI
BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUỐC GIA VIỆT NAM ........................................... 31
2.1 Vài nét về đèn trong cuộc sống của người Việt Nam ............................... 31
2.1.1 Nguồn gốc của đèn .............................................................................. 31
2.1.2 Sự xuất hiện của đèn ở Việt Nam ....................................................... 32

3


2.2 Sự hình thành Sưu tập Đèn cổ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam
............................................................................................................................. 34
2.3 Phân loại hiện vật trong Sưu tập Đèn cổ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia
Việt Nam............................................................................................................. 36
2.3.1 Phân loại theo niên đại ........................................................................ 36
2.3.1.1 Hiện vật đèn thời sơ sử ........................................................... 36
2.3.1.2 Hiện vật đèn từ thế kỷ I – X.................................................... 38
2.3.1.3 Hiện vật đèn từ thế kỷ XI - đầu thế kỷ XX ............................. 38
2.3.2 Phân loại theo chất liệu ....................................................................... 39
2.3.2.1 Hiện vật đèn chất liệu kim loại ............................................... 40
2.3.2.2 Hiện vật đèn chất liệu gốm ..................................................... 41
2.3.2.3 Hiện vật đèn các chất liệu khác .............................................. 43
2.4 Giá trị của Sưu tập Đèn cổ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam .... 44
2.4.1 Giá trị lịch sử ....................................................................................... 44
2.4.2 Giá trị văn hóa ..................................................................................... 47
2.4.3 Giá trị mỹ thuật ................................................................................... 53
2.4.4 Giá trị kỹ thuật..................................................................................... 55

2.4.5 Giá trị kinh tế....................................................................................... 59
CHƯƠNG 3: BẢO QUẢN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ SƯU TẬP ĐÈN CỔ
TẠI BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUỐC GIA VIỆT NAM ................................... 61
3.1 Thực trạng Sưu tập Đèn cổ ........................................................................ 61
3.1.1 Thực trạng kiểm kê - bảo quản............................................................ 61
3.1.2 Thực trạng khai thác phát huy giá trị .................................................. 66
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, bảo quản và phát huy giá trị của
Sưu tập Đèn cổ ................................................................................................... 68

4


3.2.1 Tăng cường việc sưu tầm, nghiên cứu, hoàn thiện bổ sung hồ sơ cho
Sưu tập .......................................................................................................... 68
3.2.2 Đẩy mạnh q trình số hóa việc quản lý Sưu tập................................ 70
3.2.3 Tăng cường các hoạt động khai thác, phát huy giá trị của Sưu tập .... 72
3.2.4 Đẩy mạnh việc hợp tác với các bảo tàng, tổ chức, cá nhân trong quá
trình nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị Sưu tập .................................. 74
KẾT LUẬN .............................................................................................. 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 78
PHỤ LỤC

5


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lửa đã được người tiền sử phát hiện ra cách đây hàng trăm nghìn năm
trước. Sự phát hiện ra lửa và sử dụng lửa cho mục đích của cuộc sống được coi
là một bước tiến quan trọng trong văn minh của loài người. Nhờ có lửa, con

người dần biết ăn chín, uống sơi, biết dùng lửa để sưởi ấm, xua đuổi côn trùng,
thú dữ… Cũng nhờ có lửa, con người biết đốt nóng kim loại để rèn, đúc dụng cụ,
tăng năng suất lao động, phục vụ nhu cầu cuộc sống. Có thể nói: lửa có mặt
trong mọi hoạt động của cuộc sống con người và trở thành một biểu tượng trong
đời sống tinh thần của người dân. Nói đến lửa, người ta nghĩ đến ánh sáng, hơi
ấm, sức nóng và sự đốt cháy…
Lửa làm thay đổi cuộc sống con người, từ bóng tối bước ra ánh sáng, hoàn
thiện hơn, văn minh hơn. Con người phát hiện ra lửa và dần dần tự tạo ra những
vật dụng để giữ lửa phù hợp với cuộc sống của mình. Từ lửa tự nhiên đến lửa
bằng các loại vật dẫn khác nhau để hình thành những vật giữ lửa, mà đầu tiên
được biết đến là đèn.
Sự xuất hiện của đèn là một dấu ấn quan trọng trong sự phát triển cuộc
sống của con người tiền sử, là vật dụng thiết yếu đem lại ánh sáng cho con
người.
Đèn là một trong những phát minh lâu đời của nhân loại, nhờ có phát minh
này, lồi người đã dần kiểm sốt, chế ngự được lửa khơng chỉ nhằm phục vụ lợi
ích cuộc sống mà cịn tạo cho đời sống tinh thần của mình ngày càng phong phú
và có ý nghĩa hơn. Ở Việt Nam, qua tài liệu khoa học cho thấy, đèn được chế tác
cách ngày nay hàng nghìn năm. Đèn dùng để giữ lửa phục vụ đời sống sinh hoạt
như thắp sáng, sưởi ấm… đồng thời đóng vai trị quan trọng trong nghi lễ tơn
giáo, tín ngưỡng, gắn bó với các khơng gian tâm linh của người Việt. Tìm hiểu

6


về đèn cũng là một trong những cách thức tìm hiểu về lịch sử, truyền thống văn
hóa của dân tộc.
Xã hội hiện đại, con người sống “vội”, sống “nhanh” hòa với xu thế tồn
cầu hóa, đơ thị hóa. Những giá trị văn hóa theo đó cũng có nguy cơ mờ nhạt, mai
một dần. Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta cần tăng cường tìm hiểu, chú trọng

hơn nữa việc nghiên cứu những giá trị truyền thống để bảo tồn và phát huy bản
sắc văn hóa, góp phần gìn giữ tài sản văn hóa cho mn đời, cũng như để qn
triệt đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.
Là sinh viên ngành Bảo tàng học, với vốn kiến thức tích lũy được, tôi nhận
thấy giá trị cũng như tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy những giá trị
văn hóa độc đáo của dân tộc thơng qua các hiện vật bảo tàng - những cây đèn cổ.
Chính vì vậy tơi quyết định chọn đề tài “Tìm hiểu sưu tập đèn cổ tại Bảo tàng
Lịch sử Quốc gia Việt Nam” làm Khóa luận tốt nghiệp Đại học. Tơi hi vọng, kết
quả nghiên cứu của khóa luận sẽ góp phần nhỏ bé vào việc bảo tồn, phát huy
những giá trị văn hóa, di sản văn hóa dân tộc cịn tiềm ẩn, đồng thời tơn vinh
hình ảnh của văn hóa, đất nước, con người Việt Nam.
2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Khóa luận là Sưu tập Đèn cổ tại Bảo tàng Lịch
sử Quốc gia Việt Nam.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Nghiên cứu Sưu tập Đèn cổ gắn với niên đại thực tế của
các hiện vật đèn, đồng thời quan tâm tới quá trình các hiện vật được sưu tầm, lưu
giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam.
- Về không gian: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam.

7


4. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu về Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam và hoạt động xây
dựng sưu tập hiện vật của bảo tàng làm cơ sở cho việc tìm hiểu Sưu tập Đèn cổ.
- Tìm hiểu quá trình hình thành Sưu tập Đèn cổ, phân loại các hiện vật
trong sưu tập, khẳng định và phân tích các giá trị của sưu tập.
- Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, bước đầu đề xuất giải pháp bảo tồn,
nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, phát huy giá trị Sưu tập Đèn cổ trong hoạt

động của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận khoa học của Chủ nghĩa Mác - Lênin: Duy vật lịch sử
và Duy vật biện chứng.
- Phương pháp khoa học được sử dụng để tiến hành nghiên cứu: Bảo tàng
học, Khoa học lịch sử, Khảo cổ học, Xã hội học, Mỹ thuật học…
- Các phương pháp khác: thống kê, miêu tả, so sánh, phân tích, nghiên cứu
tài liệu…
6. Bố cục của Khóa luận
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và phần Phụ lục, bố cục
khóa luận gồm 3 chương. Cụ thể như sau:
Chương 1: Khái quát về Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam và hoạt
động xây dựng sưu tập hiện vật bảo tàng.
Chương 2: Phân loại và giá trị của Sưu tập Đèn cổ tại Bảo tàng Lịch sử
Quốc gia Việt Nam.
Chương 3: Bảo quản và phát huy giá trị Sưu tập Đèn cổ tại Bảo tàng Lịch
sử Quốc gia Việt Nam.

8


Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUỐC GIA VIỆT NAM
VÀ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG SƯU TẬP HIỆN VẬT BẢO TÀNG
1.1 Khái quát về Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam được thành lập trên cơ sở sáp
nhập giữa Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Bảo tàng Cách mạng Việt Nam theo
quyết định số 1647/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 26/9/2011. Đây là
các bảo tàng thuộc hệ thống bảo tàng quốc gia Việt Nam được ra đời từ rất sớm.

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam là một trong những bảo tàng được thành
lập sớm nhất trên cơ sở kế thừa cơ sở vật chất của Bảo tàng Louis Finot - một
bảo tàng thuộc Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp, xây dựng năm 1926, khánh
thành năm 1932. Thời thuộc Pháp, bảo tàng trưng bày chủ yếu các sưu tập hiện
vật nghệ thuật của vùng Viễn Đông, đặc biệt là những di sản văn hóa - nghệ
thuật của các nước Đơng Dương thuộc Pháp trong đó có Việt Nam. Đó là một
bảo tàng khơng chỉ đẹp về kiểu dáng kiến trúc mà còn đẹp cả ở phong cách và
nghệ thuật trưng bày cổ vật. Do đó, đã có một thời, thiết chế này được xếp vào
loại bảo tàng nghệ thuật hàng đầu ở Đông Nam Á. Năm 1954, cuộc kháng chiến
chống Pháp của nhân dân ta kết thúc thắng lợi, miền Bắc được hồn tồn giải
phóng. Ngày 22 - 4 - 1958, Chính phủ Việt Nam chính thức tiếp quản cơng trình
văn hóa này và xúc tiến nghiên cứu, sưu tầm, bổ sung tài liệu hiện vật, chuyển
đổi nội dung từ Bảo tàng nghệ thuật châu Á thành Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.
Ngày 3 - 9 - 1958, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam chính thức mở cửa đón khách
tham quan.

9


Hệ thống trưng bày chính của bảo tàng là cuốn sử sống của dân tộc
Việt Nam từ thời Tiền sử (cách ngày nay khoảng 30 - 40 vạn năm) đến Cách
mạng Tháng Tám - 1945. Với diện tích trưng bày hơn 2.200 m2, gần 7000 tư liệu
hiện vật, hệ thống trưng bày chính của bảo tàng được thể hiện theo nguyên tắc
trưng bày niên biểu, lấy sự phong phú của sưu tập hiện vật làm ngơn ngữ biểu
đạt chính, kết hợp giữa trưng bày phản ánh giai đoạn và sự kiện lịch sử với trưng
bày sưu tập theo hướng trưng bày mở, tạo điều kiện để có thể cập nhật những tư
liệu hiện vật mới do công tác nghiên cứu sưu tầm đem lại, làm cho "diện mạo"
trưng bày luôn mới mẻ, hấp dẫn người xem. Cùng mục đích ấy, bảo tàng thường
xuyên tổ chức các cuộc trưng bày chuyên đề, với hệ thống màn hình ti vi, màn

hình cảm ứng hiện đại, hình ảnh phong phú, sống động, những dữ liệu khoa học
chân xác ngày càng thỏa mãn nhu cầu khách tham quan, các nhà nghiên cứu khi
đến bảo tàng. Nội dung trưng bày của bảo tàng gồm bốn phần trọng tâm:
Phần 1: Việt Nam thời tiền sử: trưng bày những di tích thời tiền sử,
tương đương với giai đoạn từ thời đại đồ đá cũ đến hậu kỳ thời đại đá mới. Tiến
trình này cách ngày nay khoảng 30 - 40 vạn năm đến khoảng 4000 - 5000 năm.
Phần 2: Việt Nam từ thời dựng nước đầu tiên đến triều Trần: Đây
là phần trưng bày với nhiều thời kỳ lịch sử:
- Thời kỳ dựng nước đầu tiên
- 10 thế kỷ đầu công nguyên
- Triều Ngô - Đinh - Tiền Lê đến triều Lý - Trần
Phần 3: Việt Nam từ triều Hồ đến Cách mạng tháng 8 - 1945: Phần
trưng bày gồm nhiều thời kỳ lịch sử:
- Triều Hồ
- Triều Lê sơ - Mạc - Lê Trung Hưng
- Triều Tây Sơn

10


- Triều Nguyễn
- Phong trào chống Pháp và Cách mạng tháng 8 - 1945
Phần 4: Phòng trưng bày sưu tập điêu khắc đá Chămpa: phòng
trưng bày được trưng bày theo niên đại, từ thế kỷ VII - XIII.
Hệ thống trưng bày nói trên là kết quả sau ba năm Bảo tàng Lịch sử
Việt Nam tiến hành chỉnh lý (1998 - 2000). Cùng với đó, bảo tàng cũng tiến
hành triển khai nhiều dự án chỉnh lý, cải tạo, ứng dụng công nghệ thơng tin… để
có thể phục vụ tốt hơn nhu cầu của các đối tượng khách tham quan.
Bảo tàng Cách mạng Việt Nam
Ngay sau ngày miền Bắc được giải phóng, tháng 12 - 1954, phiên họp

của Hội đồng Chính phủ dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thảo luận
và quyết định việc: Xây dựng một Viện Bảo tàng lấy tên là "Viện Bảo tàng Cách
mạng". Đó là một khuôn viên rộng khoảng 1 ha nằm ở trung tâm Thủ đô giáp ba
mặt phố: Trần Quang Khải, Tràng Tiền, Tông Đản. Khi mới ra đời, tổng kho của
Bảo tàng có trên 1 vạn hiện vật, hình ảnh, tài liệu văn bản. Giờ đây, con số đó đã
tăng lên đáng kể, gồm nhiều sưu tập và bộ sưu tập có giá trị cho việc nghiên cứu
khoa học xã hội - nhân văn, cho việc tuyên truyền, giáo dục truyền thống, bồi
dưỡng niềm tự hào dân tộc cho các thế hệ công dân Việt Nam. Các sưu tập hiện
vật đó là nền tảng để bảo tàng tổ chức trưng bày về tiến trình phát triển lịch sử
của dân tộc Việt Nam thời kỳ cận - hiện đại (từ 1858 đến nay).
Ngôi nhà Bảo tàng Cách mạng trước năm 1954 là Sở Thương chính
Đơng Dương do người Pháp xây dựng năm 1917. Hệ thống trưng bày được các
cán bộ bảo tàng đầu tiên của Việt Nam xây dựng và đi vào hoạt động phục vụ
công chúng từ ngày 6 - 1 - 1959. Đây là nơi lưu giữ và trưng bày các tài liệu,
hiện vật, hình ảnh và tư liệu về truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng và
nhân dân ta trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

11


Hệ thống trưng bày thường trực của Bảo tàng Cách mạng Việt Nam sử
dụng trên 2.100 hiện vật, hình ảnh, tư liệu bày trong 29 phịng với tổng diện tích
1.500 m2. Nội dung trưng bày gồm ba phần:
Phần thứ nhất: Thời kỳ đấu tranh giành độc lập của nhân dân
Việt Nam từ 1858 đến 1945.
Phần này được trình bày theo biên niên lịch sử trong 9 phòng đầu tiên
của Bảo tàng. Tiếp cận với 9 phòng trưng bày này, người xem thấy rõ nhiều vấn
đề lớn của lịch sử cận đại Việt Nam trong hơn 80 năm: Quá trình xâm lược Việt
Nam bằng quân sự của thực dân Pháp, vai trò tổ chức và lãnh đạo dân tộc của
Nguyễn Ái Quốc và Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình đấu tranh giành

độc lập… Cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 và sự ra đời của Nhà nước dân
chủ đầu tiên trong lịch sử dân tộc, sự kiện trọng đại đó của lịch sử Việt Nam
trong thế kỷ XX được trưng bày trong hai phòng số 8 và số 9, hai phòng cuối
cùng của phần thứ nhất.
Phần thứ hai: Cuộc kháng chiến chống các thế lực xâm lược để
bảo vệ độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc từ 1945 đến 1975.
Phần trưng bày thứ hai của bảo tàng có nhiều nhóm hiện vật gây ấn
tượng được sử dụng để làm vật chứng cho các sự kiện của 30 năm chiến đấu gian
khổ, anh dũng. Phần này thể hiện trong 14 phòng trưng bày tiếp theo từ phòng số
10 đến phòng số 24. Cuộc kháng chiến trường kỳ kéo dài 9 năm chống thực dân
Pháp (1945 - 1954) và 20 năm chống đế quốc Mỹ (1955 - 1975) của dân tộc Việt
Nam là một cuộc trường chinh đầy gian khổ hy sinh, một bản hùng ca bi tráng
của lịch sử dân tộc.
Ngoài lịch sử kháng chiến là nội dung bao trùm, phần trưng bày này
cịn có một nội dung nữa được trưng bày xen kẽ, đó là cuộc sống lao động, xây
dựng. Từ một nền kinh tế nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu, dù trong hoàn cảnh

12


chiến tranh, nhân dân Việt Nam vẫn cần cù, chịu đựng, vượt qua khó khăn để
học tập, để cải tạo ruộng đồng, để xây dựng nhà máy, cầu đường, để bảo đảm sự
tồn tại và chuẩn bị cơ sở vật chất cho sự phát triển của đất nước sau chiến tranh.
Phần thứ ba: Việt Nam trên con đường xây dựng dân giàu nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh từ 1975 đến nay.
Phần cuối cùng của Bảo tàng giới thiệu lịch sử đang tiếp diễn do đó ba
phịng trưng bày của phần này khơng mang tính cố định.
Nếu hai phần trước Bảo tàng sử dụng phương pháp trưng bày theo
biên niên hoặc kết hợp trưng bày chuyên đề với biên niên, thì ở phần này bảo
tàng kết hợp giới thiệu nội dung khái quát về lịch sử với trưng bày sưu tập.

Phòng số 25 sử dụng các hiện vật, hình ảnh, tư liệu và mơ hình tĩnh để giới thiệu
khái quát lịch sử 25 năm sau chiến tranh.
Ngoài ba phần chính nói trên, Bảo tàng sử dụng hai phòng cuối cùng
(phòng số 28 và 29) trưng bày Bộ sưu tập Tặng phẩm của nhân dân Việt Nam,
nhân dân thế giới tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam với
gần 300 hiện vật nguyên gốc.
Hiện nay, sau khi sáp nhập hai bảo tàng, hệ thống trưng bày mới cũng
khơng có q nhiều thay đổi. Diện tích trưng bày được mở rộng, gần 4.000 m2,
với khoảng 10.000 tài liệu hiện vật, bảo tàng đang ngày một thực hiện tốt chức
năng của mình, phục vụ nhu cầu tìm hiểu của đơng đảo quần chúng nhân dân.
Đội ngũ cán bộ của hai bảo tàng cũng được sáp nhập và thống nhất thành một cơ
cấu tổ chức chung, đảm bảo thực hiện tốt những nhiệm vụ mới, phù hợp với
chức năng của một bảo tàng quốc gia. Cơ cấu tổ chức của Bảo tàng Lịch sử
Quốc gia Việt Nam hiện nay gồm Ban Giám đốc và 16 phòng ban với tổng số
viên chức, người lao động trên 240 người:

13


Ban Giám đốc
Hội đồng khoa học

Phịng
Hành
chính
Tổng
hợp

Phịng
Tổ

chức
cán
bộ

Phịng
Kế
hoạch

Phịng
Tài
chính
Kế
tốn

Phịng
An
ninh
bảo
vệ

Phịng
Kỹ
thuật
cơng
nghệ

Phịng
Nghiên
cứu
Sưu

tầm

Phịng
Quản

hiện
vật

Phịng
Bảo
quản

Phịng
Trưng
bày

Phịng
Giáo
dục
cơng
chúng

Phịng
Truyền
thơng

Phịng

liệu
thư

viện

Phịng
Hợp
tác
quốc
tế

* Phịng Quản lý trưng bày ngồi trời và khơng gian tưởng niệm.
** Ban xây nội dung và hình thức trưng bày Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam.

14

Phòng
QLTB
NT

KG
TN
*

Ban
XD
ND

HT
TB
BTLS
QG
VN**



1.1.2 Các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ
“Bảo tàng - theo nghĩa rộng nhất - là cơ quan được ủy thác giữ gìn
các tài sản của con người và vì lợi ích trong tương lai của lồi người. Giá trị
của nó là ở sự phục vụ xứng đáng cho đời sống cảm xúc và tinh thần của loài
người. Hoạt động của một bảo tàng… là vơ cùng có ích”.1 Bảo tàng Lịch sử
Quốc gia Việt Nam là một trong những bảo tàng lớn nhất và hiện đại nhất ở Việt
Nam hiện nay. Bảo tàng đã và đang thực hiện các hoạt động nghiệp vụ đáp ứng
các yêu cầu của một bảo tàng hiện đại trong nghiên cứu, bảo vệ, bảo quản, trưng
bày và phát huy giá trị các tài liệu, hiện vật về lịch sử dân tộc phục vụ nhu cầu
văn hóa của cộng đồng.
Cơng tác nghiên cứu khoa học:
Đối với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, hoạt động nghiên cứu
khoa học cơ bản và ứng dụng giữ vai trị quan trọng, nhằm mục đích phục vụ
cơng tác trưng bày và bảo quản hiện vật. Thông qua hệ thống trưng bày, bảo tàng
có nhiệm vụ tuyên truyền và phổ biến tri thức lịch sử cho khách tham quan.
Cùng với giới Sử học, giới Bảo tàng học và các cơ quan chuyên ngành khác, Bảo
tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam đã góp phần làm sáng rõ nhiều vấn đề về giai
đoạn tiền sử, sơ sử và lịch sử của dân tộc bằng các hình thức: tổ chức và đồng tổ
chức các cuộc hội thảo khoa học; tham gia các cuộc Hội thảo, Hội nghị khoa học
trong và ngoài nước; xây dựng các đề tài khoa học ngắn hạn và dài hạn cấp cơ
quan và cấp Bộ; phối hợp với các cơ quan ở trong nước và quốc tế nghiên cứu
các đề tài về lịch sử - văn hoá Việt Nam.

1

Gary Edison và David Pean (2000), Cẩm nang bảo tàng, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam dịch và xuất bản,

tr. 24.


15


Công tác sưu tầm hiện vật bảo tàng:
Công tác sưu tầm luôn được lãnh đạo bảo tàng quan tâm, chỉ đạo sâu
sát, tập trung đầu tư để hoạt động này trở thành một trong những hoạt động mũi
nhọn của bảo tàng. Là một bảo tàng thuộc loại hình lịch sử xã hội, nghiên cứu
lịch sử dân tộc từ thuở sơ khai cho đến ngày nay, bên cạnh các phương pháp sưu
tầm thường xuyên, sưu tầm định kỳ hay phát động quần chúng nhân dân sưu tầm
đóng góp hiện vật cho bảo tàng… thì cơng tác sưu tầm của bảo tàng tập trung
chủ yếu vào việc nghiên cứu và khai quật khảo cổ học. Bảo tàng Lịch sử Quốc
gia Việt Nam là một trong ba trung tâm nghiên cứu khảo cổ học lớn của cả nước.
Trong những năm qua, bảo tàng đã đóng góp tích cực vào việc phát hiện, khai
quật các di tích thuộc nhiều thời đại lịch sử khác nhau đặc biệt là giai đoạn Đông
Sơn và tiền Đông Sơn. Các nhà khảo cổ học ở Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt
Nam là những người đi tiên phong trong nghiên cứu táng thức mộ thuyền văn
hố Đơng Sơn. Nhiều di tích hang động văn hố Hồ Bình, Bắc Sơn đã được
phúc tra, khai quật. Những sưu tập hiện vật thuộc các nền văn hoá này cũng
được chỉnh lý, minh định lại và được xuất bản thành sách.
Nhiều kỹ nghệ, văn hoá đã được các nhà khảo cổ học ở Bảo tàng Lịch
sử Quốc gia Việt Nam phát hiện, làm sáng rõ hơn tiến trình phát triển thời tiền
sử. Một trong những đóng góp quan trọng là việc phát hiện và nghiên cứu kỹ
nghệ mảnh tước Ngườm (Thái Nguyên) thuộc hậu kỳ thời đại đá cũ. Phát hiện
này được coi là một trong những thành tựu quan trọng trong việc nghiên cứu thời
đại đá cũ nhiều thập niên cuối thế kỷ XX. Các nền văn hoá nổi tiếng thuộc hậu
kỳ thời đại đồ đá mới - sơ kỳ kim khí như văn hố Hoa Lộc (Thanh Hố), văn
hố Xóm Cồn (Phú Yên - Khánh Hoà) cũng được xác lập và được đưa vào giảng
dạy trong các giáo trình khảo cổ học.


16


Nhiều sưu tập hiện vật đã được bổ sung cho kho bảo tàng và phát huy
trưng bày thông qua những hoạt động khảo cổ học nói trên.
Rất nhiều sưu tập hiện vật có giá trị đã thu được qua khai quật, bổ sung
cho cả hệ thống trưng bày của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam và các bảo
tàng tỉnh (thành phố).
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia hiện là cơ quan duy nhất trong nước hoạt
động khảo cổ học dưới nước. Năm con tàu đắm đã được Bảo tàng Lịch sử Quốc
gia Việt Nam phối hợp với các chuyên gia và tổ chức trong và ngoài nước tiến
hành khai quật. Đó là tàu cổ Hịn Cau (Bà Rịa - Vũng Tàu) khai quật tháng
6/1990 chở gốm sứ thời Thanh có niên đại năm 1690, tàu cổ Hịn Dầm (Kiên
Giang) vận chuyển gốm Thái Lan thế kỷ XV, tàu cổ Cù Lao Chàm (tỉnh Quảng
Nam) khai quật tháng 5/1997 vận chuyển gốm xuất khẩu Việt Nam thế kỷ XV,
tàu cổ Cà Mau khai quật tháng 8/1998 chuyên chở gốm sứ Trung Quốc đầu thế
kỷ XVIII, tàu cổ Bình Thuận chở gốm Trung Quốc thế kỷ XVI - XVII v.v…
Công tác kiểm kê - bảo quản hiện vật bảo tàng:
Công tác kiểm kê - bảo quản luôn được bảo tàng quan tâm đặc biệt bởi
phần lớn hiện vật của bảo tàng là những di sản đồ sộ và vô giá của dân tộc. Từ
sau khi sáp nhập, Bảo tàng đã hoàn thành việc tổng kiểm kê hiện vật tại cơ sở 25
Tơng Đản; kiểm kê, lập danh mục tồn bộ 50.000 đơn vị hiện vật; tổ chức giám
định, xây dựng hồ sơ hiện vật cho 19 bản đồ, tư liệu về chủ quyền biển đảo
Hồng Sa và Trường Sa…
Cơng tác Bảo quản và phục chế hiện vật cũng được Bảo tàng Lịch sử
Quốc gia Việt Nam duy trì nhằm đảm bảo an toàn cho hiện vật. Để kéo dài tuổi
thọ của các loại chất liệu hiện vật, bảo tàng đã đầu tư xây dựng, cải tạo cơ bản hệ
thống kho bảo quản hiện vật với các trang thiết bị cần thiết để kiểm sốt mơi
trường theo đúng u cầu kỹ thuật. Các kho bảo quản hiện vật không những


17


được phân chia theo theo chất liệu mà còn theo giai đoạn lịch sử, nguồn gốc xuất
xứ để vận hành các thiết bị máy móc, khống chế nhiệt độ, độ ẩm cho môi trường
kho bảo quản theo đúng yêu cầu kỹ thuật, phù hợp với từng chất liệu cụ thể.
Đối với các hiện vật đã có hiện tượng bị xuống cấp, Bảo tàng Lịch sử
Quốc gia Việt Nam đã trang bị một phịng thí nghiệm chun về tu sửa bảo quản
hiện vật tiên tiến, với nhiều trang thiết bị hiện đại cần thiết. Nhờ đó, nhiều hiện
vật với chất liệu khác nhau đã được bảo quản thành công tại bảo tàng. Điển hình
như các hiện vật chất liệu hữu cơ, các sưu tập tranh chất liệu giấy, vải đã được
bảo vệ trong mơi trường khí trơ cho kết quả tốt, được nhiều chuyên gia trong và
ngoài nước đánh giá cao. Bảo tàng cũng đã phối hợp với một số nghệ nhân tu
sửa bảo quản, phục dựng hiện vật gỗ sơn son thếp vàng, hiện vật gỗ khảm trai
theo phương pháp truyền thống khá thành công. Nhiều sưu tập hiện vật chất liệu
kim loại như đồ đồng Đông Sơn, đồ đồng phong kiến đã được áp dụng quy trình
xử lý bảo quản tiên tiến. Hàng loạt hiện vật chất liệu gốm, đất nung đã được gắn,
chắp, phục dựng thành công, phục vụ kịp thời cho công tác nghiên cứu và trưng
bày. Chất liệu thạch cao, xi măng trước kia đã được thay thế bằng những vật liệu
mới đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và thẩm mỹ, phù hợp với nguyên tắc bảo quản
phục dựng hiện vật bảo tàng do Hiệp hội bảo tàng quốc tế quy định.
Bên cạnh công tác bảo quản hiện vật tại bảo tàng, Bảo tàng Lịch sử
Quốc gia Việt Nam còn tham gia giúp đỡ một số bảo tàng địa phương và di tích,
xử lý bảo quản, phục dựng nhiều sưu tập hiện vật với các chất liệu khác nhau
theo phương pháp truyền thống…
Trong thời gian qua, nhiều dự án về tu sửa, bảo quản hiện vật đã được
thực hiện tại bảo tàng. Các dự án đã tổ chức nhiều khoá đào tạo bồi dưỡng cho
cán bộ về kỹ thuật bảo quản ở trong và ngoài nước. Thông qua các dự án này,
đội ngũ cán bộ bảo quản của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam và nhiều bảo


18


tàng trong cả nước đã tham gia các khoá tập huấn về bảo quản tu sửa hiện vật
bảo tàng với chất liệu gốm, kim loại, giấy và bảo quản hiện vật ngay tại hiện
trường khai quật… Một số hoá chất chuyên dụng và nhiều máy móc hiện đại đã
được áp dụng trong công tác bảo quản hiện vật.
Cùng với công tác bảo quản, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam còn
thực hiện hoạt động giám định hiện vật và cũng giúp đỡ các bảo tàng địa phương
giám định một số hiện vật trong các di tích lịch sử như đình, đền, chùa, hiện vật
thuộc sưu tập tư nhân nếu có nhu cầu. Nhiều nhà khảo cổ học trong bảo tàng là
uỷ viên Hội đồng giám định cổ vật của Bộ Văn hố, Thể thao và Du lịch.
Cơng tác trưng bày hiện vật bảo tàng:
Bảo tàng nghiên cứu lịch sử, văn hóa dân tộc từ thời Tiền sử đến ngày
nay chủ yếu từ nguồn tư liệu, hiện vật bảo tàng. Bảo tàng cũng thường xuyên cập
nhật bổ sung thông tin, tư liệu hiện vật mới, hoàn thiện hệ thống trưng bày chính
và trưng bày ngồi trời cả nội dung khoa học và nghệ thuật trưng bày theo định
hướng: hàn lâm - hiện đại - hấp dẫn. Hệ thống trưng bày chính hiện nay là kết
quả của nhiều lần chỉnh lý nâng cấp trưng bày sao cho phù hợp với sự phát triển
của thời đại, ứng dụng nhiều phương tiện khoa học hiện đại nhằm đem lại hiệu
ứng tốt nhất đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.
Với gần 4.000 m2 diện tích trưng bày, khoảng 10.000 hiện vật gốc và
nhiều tư liệu, tài liệu khoa học phụ có giá trị, hệ thống trưng bày chính của Bảo
tàng Lịch sử Quốc gia đã phản ánh sinh động những thời kỳ, những sự kiện nổi
bật trong tiến trình lịch sử dân tộc. Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam được
đông đảo các đồng nghiệp, khách tham quan trong nước và ngoài nước đánh giá
là một bảo tàng tầm cỡ trong khu vực.
Hiện nay, bảo tàng đã hoàn thành dự án nâng cấp hệ thống chiếu sáng
phòng trưng bày và tòa nhà bảo tàng tại số 1 Tràng Tiền. Với những thiết bị


19


chiếu sáng hiện đại và nghệ thuật chiếu sáng tinh tế sẽ giúp người xem cảm thụ
giá trị tiềm ẩn trong từng cổ vật, từng sưu tập hiện vật một cách hiệu quả hơn.
Hàng năm bảo tàng phối hợp tổ chức từ 5 - 7 cuộc trưng bày chuyên
đề với các bảo tàng trong cả nước, các hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các
nhà sưu tập tư nhân với chủ đề trưng bày ngày càng đa dạng.
Những năm gần đây, bảo tàng đã tổ chức thành công nhiều cuộc trưng
bày được dư luận xã hội và các nhà nghiên cứu đánh giá cao: Báu vật Hoàng
Cung, Rồng trên cổ vật, Di sản văn hóa biển Việt Nam, Cổ vật Việt Nam …
Mới đây nhất là trưng bày “Văn hóa trầu cau”, “Sưu tập Đèn cổ” và
“Văn hóa Phật giáo”.
Đặc biệt, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam được đánh giá là một
trong số ít các Bảo tàng quốc gia Việt Nam thực hiện nhiều cuộc trưng bày tại
nước ngồi thành cơng vang dội, giúp cho cộng đồng quốc tế có được cái
nhìn đúng và đầy đủ hơn về lịch sử - văn hóa Việt Nam.
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam cũng thường xuyên hỗ trợ các
bảo tàng tỉnh (thành phố), các bảo tàng chuyên ngành trong việc nghiên cứu xây
dựng đề cương trưng bày, giải pháp và thiết kế mỹ thuật.
Công tác giáo dục của bảo tàng:
Công tác giáo dục của bảo tàng luôn được trú trọng đặt lên hàng đầu
và không ngừng phấn đấu để trở thành một trung tâm văn hoá - khoa học lớn của
đất nước. Hàng chục triệu người ở khắp mọi miền đất nước và hàng trăm ngàn
khách quốc tế từ mọi châu lục đã đến tham quan, trong đó có nhiều vị nguyên
thủ quốc gia, các nhà lãnh đạo cao cấp... đã ghi lại những tình cảm tốt đẹp của
mình đối với lịch sử dân tộc Việt Nam trong những trang sổ vàng lưu niệm.
Số lượng khách tham quan đến với bảo tàng ngày càng tăng: những
năm trước đây khoảng 50 - 70 nghìn lượt người, những năm gần đây số lượng ấy


20


khơng ngừng tăng, trung bình mỗi năm từ 100 - 150 nghìn lượt người. Bảo tàng
thường xuyên kết hợp với các trường học tổ chức câu lạc bộ “Em yêu Lịch sử”,
“Giờ học Sử” nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử trong
hệ thống trường học, giúp các em học sinh thêm yêu mến môn lịch sử. Những
buổi sinh hoạt câu lạc bộ đã thực sự trở thành cầu nối để giáo viên và học sinh
đến với bảo tàng.
1.2 Hoạt động xây dựng sưu tập hiện vật tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt
Nam
1.2.1 Sưu tập hiện vật và ý nghĩa đối với hoạt động bảo tàng
“Sưu tập là một tập hợp các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia hoặc di
sản văn hóa phi vật thể, được thu thập, gìn giữ sắp xếp có hệ thống theo những
dấu hiệu chung về hình thức, nội dung và chất liệu để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu
lịch sử tự nhiên và xã hội”2.
Nội dung khái niệm sưu tập bao gồm các thành tố sau:
- Tập hợp các di vật, cổ vật… được thu thập, giữ gìn.
- Sắp xếp có hệ thống theo những dấu hiệu chung: hình thức, nội
dung, chất liệu.
- Đáp ứng nhu cầu tìm hiểu lịch sử tự nhiên và xã hội.
Từ nhận thức đó, những hiện vật đưa vào sưu tập phải là những hiện
vật đã được đăng kí trong sổ kiểm kê bước đầu của bảo tàng, tức là thuộc quyền
sở hữu của bảo tàng.
Sưu tập hiện vật chính là sự tập hợp của các hiện vật bảo tàng, chúng
được liên kết với nhau bởi những thuộc tính đặc trưng về nội dung, hình thức,
chất liệu, có khả năng phản ánh những chủ đề nhất định về lịch sử tự nhiên và xã
hội.
2


Luật di sản văn hóa năm 2001, sửa đổi bổ sung năm 2009, Mục 9, Điều 4, (2010), Nxb. Chính trị quốc gia, tr.
10

21


Ngày nay, vai trò của sưu tập ngày càng được khẳng định trong hoạt
động của Bảo tàng. Sưu tập có tác dụng to lớn đối với các hoạt động bảo tàng, từ
sưu tầm, kiểm kê bảo quản, tuyên truyền và nghiên cứu khoa học đến hoạt động
trưng bày. Đối với mỗi hoạt động, sưu tập có vai trị khác nhau.
* Đối với hoạt động nghiên cứu khoa học:
Trong bảo tàng, các hiện vật bảo tàng là nguồn sử liệu chủ yếu, cơ bản
nhất phục vụ cho nghiên cứu khoa học ở nhiều lĩnh vực khác nhau phù hợp với
nội dung chủ đạo của bảo tàng. Một sưu tập đầy đủ, phong phú về số lượng và
thông tin cần thiết sẽ là một trong những nguồn tri thức quan trọng, góp phần
tích cực cho hoạt động nghiên cứu khoa học (khoa học tự nhiên và khoa học xã
hội). Đồng thời, trong quá trình thực hiện nghiên cứu, cán bộ bảo tàng sẽ phát
hiện được những ưu điểm cũng như hạn chế cịn tồn tại trong sưu tập, từ đó bảo
tàng có cơ sở để bổ sung, chỉnh lý hoàn thiện hơn nữa nội dung, thông tin cho
sưu tập.
* Đối với hoạt động sưu tầm:
Hiện vật được đưa về bảo tàng (phải có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng) sẽ
tiến hành lựa chọn, phân loại và đưa vào sưu tập. Khi sưu tập ra đời, bảo tàng sẽ
phát hiện được sự thiếu hụt những hiện vật cần có trong sưu tập và tiến hành các
hoạt động sưu tầm tiếp theo nhằm đem về bảo tàng những hiện vật đó hồn thiện
và làm phong phú hơn sưu tập. Chính sự phong phú của sưu tập lại tạo ra những
nhận thức mới tác động đến hoạt động sưu tầm, thúc đẩy sưu tầm tìm kiếm, thu
thập những hiện vật mới bổ sung cho sưu tập. Mối quan hệ tạo ra sự vận động
liên tục giữa hoạt động sưu tầm và sưu tập hiện vật. Mặt khác khi một kho bảo
tàng đã được thành lập bởi các sưu tập (bên cạnh những hiện vật đơn lẻ), bảo

tàng sẽ có một cái nhìn đúng và chính xác về các nội dung, chủng loại hiện vật
còn thiếu, cần được bổ sung cho kho… Như vậy, giữa hoạt động sưu tầm với các

22


sưu tập có một mối quan hệ tương hỗ làm cho kho bảo tàng ngày càng đa dạng,
phong phú.
* Đối với hoạt động kiểm kê bảo quản:
Sưu tập hiện vật bảo tàng bao gồm những hiện vật đã được đăng kí
trong sổ kiểm kê bước đầu. Do đặc điểm ra đời của các bảo tàng ở Việt Nam
trong thời kì chiến tranh, phải đi sơ tán ở nhiều nơi, các hồ sơ, lý lịch, biên bản
giao nhận được ghi chép quá sơ sài, thiếu thông tin tối thiểu. Trong quá trình xây
dựng sưu tập, kết quả sơ chọn và phân loại hồ sơ hiện vật sẽ giúp cho bảo tàng
nhìn nhận kho của mình một cách tồn diện, chính xác. Kết quả nghiên cứu, bổ
sung và hoàn thiện hồ sơ sẽ làm tăng thêm số lượng hiện vật được kiểm kê và
góp phần hiệu quả vào việc kiện tồn, nâng cao chất lượng khoa học của kho.
* Đối với hoạt động trưng bày:
Sưu tập có vài trị và giá trị đặc biệt với hoạt động trưng bày của bảo
tàng vì khi đã có sưu tập, bảo tàng sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm chủ đề
cho trưng bày lưu động hay trưng bày cố định. Cán bộ bảo tàng có cái nhìn bao
qt hơn về sưu tập, hiểu rõ, tỉ mỉ để đưa ra những phương án trưng bày hấp dẫn,
hiệu quả nhất thu hút công chúng. Các phương pháp trưng bày mới - hiện đại
cũng sẽ được áp dụng vào trưng bày của bảo tàng khi đã có sưu tập hiện vật
được xây dựng hoặc tổ hợp hiện vật trưng bày đã đầy đủ.
* Đối với hoạt động tuyên truyền, giáo dục:
Công chúng đến với bảo tàng một phần là để tiếp thu nguồn tri thức
thông qua các hiện vật bảo tàng. Như đã nêu trên, sưu tập đầy đủ, phong phú sẽ
góp phần tích cực cho hoạt động nghiên cứu khoa học của bảo tàng. Đối với
khách tham quan cũng vậy. Họ sẽ nắm bắt thông tin một cách trọn vẹn hơn so

với khi tiếp xúc những sưu tập cịn thiếu sót, chưa hồn thiện thơng tin hay với

23


những hiện vật đơn lẻ. Thêm vào đó, cán bộ bảo tàng cũng sẽ khơng gặp nhiều
khó khăn trong q trình thực hiện cơng tác giáo dục, tun truyền.
Đối với bảo tàng, sưu tập là vốn cố định và là tài sản của mỗi bảo tàng,
là sự biểu hiện bản sắc đặc trưng, giá trị đích thực của bảo tàng, tạo nên sắc thái
riêng biệt cho từng bảo tàng và là nền tảng tạo nên vị thế xã hội của bảo tàng
trong hiện tại và tương lai.
Xây dựng sưu tập hiện vật bảo tàng là một vấn đề cấp thiết, đáp ứng
cho các nhu cầu nghiên cứu, trưng bày, phục vụ công chúng, đặc biệt giúp định
hướng công tác sưu tầm hiện tại và tương lai, giúp kho cơ sở của bảo tàng ngày
càng thêm đa dạng và phong phú.
1.2.2 Kho cơ sở của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam
Hệ thống kho cơ sở của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam hiện tại
gồm hai hệ thống kho ở hai bảo tàng thành phần. Kho cơ sở của bảo tàng tại số 1
Phạm Ngũ Lão lưu giữ hơn 100.000 đơn vị hiện vật, gồm nhiều chất liệu, nhiều
sưu tập hiện vật quý hiếm: sưu tập hiện vật thuộc các nền văn hóa Núi Đọ, Hịa
Bình - Bắc Sơn, sưu tập văn hóa Đơng Sơn, sưu tập gốm men cổ Việt Nam, sưu
tập điêu khắc đá Chămpa, sưu tập đồ đồng thời Lê - Nguyễn… Kho cơ sở của
bảo tàng luôn được bổ sung nhiều sưu tập mới có giá trị, đặc biệt từ khu vực
miền Trung, Tây Ngun, Nam Bộ, ngồi biển Đơng và từ các con tàu đắm cổ.
Hiện vật trong hệ thống kho được chia thành 12 kho, mỗi kho là một sưu tập lớn
được sắp xếp theo khung niên đại hoặc chất liệu để dễ dàng quản lý, bảo quản,
trong mỗi kho có nhiều sưu tập nhỏ, có sưu tập số lượng lên đến hàng nghìn, có
sưu tập chỉ gồm mấy chục hiện vật. Hệ thống kho cơ sở này như sau:
1. Kho đá nguyên thủy: trên 42.000 hiện vật, bao gồm các sưu tập có niên
đại từ thời kỳ đồ đá cũ đến sơ kỳ đồ sắt.


24


2. Kho đồng cổ đại: trên 10.000 hiện vật, các sưu tập hiện vật thuộc thời đại
kim khí đến thời kỳ 10 thế kỷ đầu công nguyên.
3. Kho gốm Việt Nam: trên 10.000 hiện vật, niên đại từ 10 thế kỷ đầu công
nguyên đến thời Nguyễn.
4. Kho cổ vật nước ngồi (kho Đơng Nam Á): trên 6.000 hiện vật, gồm các
sưu tập hiện vật của các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Lào,
Campuchia…
5. Kho hữu cơ: gần 3.000 hiện vật, niên đại từ thời sơ sử đến thời Nguyễn.
6. Kho đồng phong kiến: số lượng tương đối, niên đại từ thời Trần đến thời
Nguyễn.
7. Kho đá nước ngoài: số lượng không nhiều, niên đại từ thế kỷ II đến XX,
gồm các hiện vật Việt Nam và các nước khác: Campuchia, Ấn Độ, Thái
Lan, Miến Điện, Lào…
8. Kho Cù Lao Chàm. Đây là kho chuyên biệt của bảo tàng, lưu giữ hiện
vật độc bản và hiện vật được phân chia từ tàu cổ Cù Lao Chàm gồm trên
5.000 hiện vật, niên đại thế kỷ XV.
9. Kho gỗ Việt Nam: gồm các đồ thờ bằng gỗ chạm, sơn son thếp vàng
thuộc thời Lê - Nguyễn, thế kỷXVII - XX.
10. Kho mộ táng: số lượng ít, gồm một số mộ thuyền, xác ướp…
11. Kho đặc biệt: lưu giữ sưu tập bảo vật triều Nguyễn gồm trên 3.000 hiện
vật, đồ dùng trong hoàng cung triều Nguyễn.
12. Kho gốm tham khảo: lưu giữ các hiện vật gốm sứ vỡ, mảnh, chủ yếu của
Việt Nam và một số ít của Trung Quốc, Thái Lan…
Hệ thống kho cơ sở của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam cơ sở 25
Tông Đản lưu giữ các tài liệu, hiện vật, hình ảnh về lịch sử cách mạng Việt Nam
từ năm 1858 đến nay, được phân chia thành 9 kho, bao gồm:


25


×