Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Tìm hiểu sưu tập gốm hoa nâu thời trần thế kỷ XIII XIV tại bảo tàng nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 92 trang )

 

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA BẢO TÀNG

PHẠM NGỌC QUYÊN

TÌM HIỂU SƯU TẬP GỐM HOA NÂU THỜI TRẦN
THẾ KỶ XIII – XIV TẠI BẢO TÀNG NAM ĐỊNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH BẢO TÀNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: NGUYỄN SỸ TOẢN

HÀ NỘI - 2010


2



Lời cảm ơn
Trong quá trình thực hiện đề ti Tìm hiểu su tập gốm hoa nâu thời
Trần thế kỷ XIII - XIV tại Bảo tng Nam Định, em đà nhận đợc sự giúp
đỡ rất tận tình v khoa học của Thạc sĩ Nguyễn Sỹ Toản - phó trởng khoa
Bảo tng - Đại học Văn hoá H Nội, thầy đà có những ý kiến quý báu v bổ
ích cho đề ti.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong khoa Bảo tng, trờng Đại


học Văn hoá H Nội - những ngời đà tận tâm truyền đạt những kiến thức bổ
ích, giúp em có cơ sở để thực hiện đề ti ny.
Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ của Bảo tng Nam
Định đà tạo ®iỊu kiƯn gióp ®ì cho em hoμn thμnh kho¸ ln ny.
Kính mong nhận đợc sự góp ý v chỉ bảo của quý thầy cô v các bạn!
Em xin chân thnh cảm ơn.
Sinh viên
Phạm Ngọc Quyên


 

3
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu của khóa luận ............................................................ 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 3
4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 4
5. Bố cục khóa luận .......................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ BẢO TÀNG NAM

ĐỊNH VÀ NỘI

DUNG XÂY DỰNG SƯU TẬP GỐM HOA NÂU THỜI TRẦN (TK XIIIXIV) TẠI BẢO TÀNG
1.1. Khái quát về Bảo tàng Nam Định .............................................................. 5
1.1.1. Sự hình thành và phát triển của bảo tàng Nam Định .............................. 5
1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Bảo tàng Nam Định ................................... 8
1.2. Nội dung xây dựng sưu tập gốm hoa nâu thời Trần (TK XIII- XIV) tại

Bảo tàng Nam Định ........................................................................................ 10
1.2.1. Những nguyên tắc trong xây dựng sưu tập ........................................... 10
1.2.2. Các bước tiến hành xây dựng sưu tập .................................................. 12
1.2.2.1. Xác định tên sưu tập ........................................................................... 12
1.2.2.2. Tiến hành sơ chọn các hiện vật có thuộc tính chung đã được xác định
bởi tên sưu tập ................................................................................................. 12
1.2.2.3. Hoàn thiện hồ sơ đối với hiện vật thuộc sưu tập................................ 14
1.2.2.4. Tiến hành nghiên cứu để thẩm định và bổ sung thông tin nhằm phong
phú nội dung từng hiện vật gốm hoa nâu ........................................................ 14
1.2.2.5. Lập hồ sơ sưu tập ............................................................................... 15
1.2.3. Nội dung trưng bày sưu tập gốm hoa nâu thời Trần (TK XIII- XIV) tại
Bảo tàng Nam Định ......................................................................................... 16


 

4

1.2.4. Vị trí của sưu tập gốm hoa nâu thời Trần (TK XIII - XIV) đối với hoạt
động của Bảo tàng Nam Định ......................................................................... 18
1.2.4.1. Đối với hoạt động nghiên cứu, sưu tầm ............................................. 18
1.2.4.2. Đối với hoạt động kiểm kê, bảo quản ................................................ 18
1.2.4.3. Đối với hoạt động trưng bày của Bảo tàng ........................................ 19
1.2.4.4. Đối với hoạt động tuyên truyền, giáo dục .......................................... 19
1.2.4.5. Đối với hoạt động chung của Bảo tàng .............................................. 20
CHƯƠNG 2: SƯU TẬP GỐM HOA NÂU THỜI TRẦN (TK XIII -XIV)
TẠI BẢO TÀNG NAM ĐỊNH
2.1. Một vài nét khái quát về triều Trần .......................................................... 21
2.2. Một số khái niệm và lịch sử gốm hoa nâu tại Việt Nam.......................... 23
2.2.1. Một số khái niệm ................................................................................... 23

2.2.2. Lịch sử gốm hoa nâu tại Việt Nam ....................................................... 28
2.2.2.1. Thuật ngữ gốm hoa nâu...................................................................... 28
2.2.2.2. Lịch sử gốm hoa nâu tại Việt Nam .................................................... 29
2.3. Sưu tập gốm hoa nâu thời Trần (TK XIII-XIV) tại Bảo tàng
Nam Định ........................................................................................................ 32
2.3.1. Loại hình ............................................................................................... 32
2.3.2. Hoa văn trang trí
2.3.3. Giá trị Sưu tập gốm hoa nâu thời Trần (TK XIII-XIV) tại Bảo tàng
Nam Định ........................................................................................................ 54
2.3.3.1. Giá trị lịch sử ...................................................................................... 54
2.3.3.2. Giá trị văn hóa .................................................................................... 55
2.3.3.3. Giá trị mỹ thuật .................................................................................. 57
2.3.3.4. Giá trị kỹ thuật ................................................................................... 58
2.3.2.5. Giá trị kinh tế ..................................................................................... 59


 

5

CHƯƠNG 3: VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ SƯU TẬP
GỐM HOA NÂU THỜI TRẦN (TK XIII - XIV) TẠI BẢO TÀNG NAM
ĐỊNH
3.1. Thực trạng vấn đề bảo quản sưu tập gốm hoa nâu thời Trần
(TK XIII - XIV) tại Bảo tàng Nam Định ........................................................ 60
3.1.1. Những kết quả đạt được từ công tác bảo quản sưu tập gốm hoa nâu thời
Trần (TK XIII - XIV) tại Bảo tàng Nam Định................................................ 60
3.1.1.1. Công tác bảo quản tại kho .................................................................. 61
3.1.1.2. Cơng tác bảo quản tại phịng trưng bày ............................................. 63
3.1.2. Một số tồn tại trong công tác bảo quản sưu tập gốm hoa nâu thời Trần

(TK XIII - XIV) tại Bảo tàng Nam Định ........................................................ 65
3.2. Một số giải pháp nhằm phát huy giá trị sưu tập gốm hoa nâu thời Trần
(TK XIII-XIV) tại Bảo tàng Nam Định .......................................................... 68
3.2.1. Sưu tầm bổ sung hiện vật cho sưu tập .................................................. 68
3.2.2. Đa dạng hóa các hình thức trưng bày ................................................... 69
3.2.3. In ấn, xuất bản, giới thiệu quảng bá bộ sưu tập .................................... 71
KẾT LUẬN .................................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 75
PHỤ LỤC ẢNH


6

 

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nam Định là một tỉnh có bề dày lịch sử và văn hóa truyền thống, nằm ở
vị trí trung tâm của châu thổ sơng Hồng, cùng với tiến trình lịch sử đã bao lần
thay da đổi thịt. Ngay vào thời Hùng Vương, Nam Định đã có tên trong bản
đồ hành chính: thuộc lộ Lục Hải là một trong 15 lộ của nước Văn Lang. Rồi
thuộc quận Giao Chỉ (thời Hán), thuộc Châu Giao (thời Tam Quốc), thuộc
quận Ninh Hải (thời Lương) và Giao Chỉ (thời Tùy). Khi nền độc lập tự chủ
của quốc gia Đại Việt được xác lập dưới vương triều nhà Lý, Nam Định lại
thành lộ Hoàng Giang, đến thời Trần lập phủ Thiên Trường. Thời Tây Sơn
đổi thành trấn Sơn Nam hạ. Năm 1822, trấn Sơn Nam hạ đổi tên thành trấn
Nam Định. Năm 1823, Minh Mệnh đặt tên tỉnh Nam Định. Trải qua bao biến
cố thăng trầm, quá trình bồi tụ của phù sa sơng Hồng đã hình thành nên làng
mạc, xóm ấp trù phú bao quanh các dịng sơng. Nam Định ln được xem như
là một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của cả nước.

Thiên Trường xưa - Nam Định nay là vùng đất mang đậm văn hóa truyền
thống đã góp phần làm phong phú thêm kho tàng di sản văn hóa dân tộc thông
qua những giá trị tư tưởng, đạo đức, tôn giáo, mỹ thuật hết sức sâu sắc. Bên cạnh
rất nhiều làng nghề truyền thống đến nay còn tồn tại như làng nghề sơn mài Cát
Đằng, xã Yên Tiến, Ý Yên; làng nghề làm nón ở Nghĩa Châu, Nghĩa Hưng thì
một số làng nghề truyền thống từ xa xưa đến nay đã khơng cịn . Tuy vậy những
sản phẩm của làng nghề vẫn được lưu truyền đến tận ngày nay và trở thành
những cổ vật, di vật mang đậm giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học và kinh tế.
Nghệ thuật làm gốm nói chung và nghệ thuật làm gốm hoa nâu nói
riêng từ lâu đã trở di sản nghệ thuật đặc sắc của tổ tiên. Cộng đồng các dân
tộc Việt Nam đã viết nên những trang sử hào hùng chống giặc ngoại xâm và


 

7

cũng chính bàn tay đánh giặc, cày cuốc đó lại khéo léo tạo nên những sản
phẩm giàu tính thẩm mỹ rất đặc trưng của dân tộc.
Người nghệ nhân qua bàn tay nhào nặn tài hoa đã thổi hồn cho đất mẹ,
biến những cái tưởng chừng như vô tri thành những tác phẩm nghệ thuật
mang tính chất thẩm mỹ, mang được tư tưởng của người nghệ nhân trong đó.
Nói đến nghệ thuật làm gốm hoa nâu thời Trần thế kỷ XIII - XIV, người ta
không chỉ nghĩ đến các tác phẩm nghệ thuật phục vụ riêng cho nhu cầu thẩm
mỹ thưởng thức cái đẹp mà còn quan tâm đến khối lượng không nhỏ những
tác phẩm nghệ thuât phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày mà vẫn đáp
ứng được nhu cầu thẩm mỹ của tầng lớp quý tộc, quan lại.
Trong giai đoạn hiện nay khi cơ hội giao lưu hội nhập được mở rộng thì
việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của ơng cha ta để lại từ bao đời nay cần
được quan tâm và chú trọng. Chính sự quan tâm của xã hội, cộng đồng đến

vai trò của di sản văn hóa, hướng đến sự phát triển bền vững, tạo nên sự hài
hòa giữa bảo tồn và phát triển, đã và đang tạo điều kiện cho kho tàng di sản
văn hóa nghệ thuật có cơ hội được hồi sinh.
Nghiên cứu về sưu tập gốm hoa nâu thời Trần chúng ta sẽ cảm nhận
được phần nào đó về tình hình chính trị, văn hóa, xã hội, của dân tộc ta nói
chung và Nam Định - xứ Sơn Nam hạ trong bối cảnh thế kỷ XIII - XIV.
Đề tài gốm hoa nâu đã được rất nhiều chuyên gia đầu ngành nghiên cứu
và có những cơng trình có giá trị rất cao. Tuy nhiên đó đều là những cơng
trình nghiên cứu trên quy mô rộng, phạm vi tiến hành trên cả nước, chưa có
bài viết mang tính chun sâu về đặc trưng gốm hoa nâu thời Trần thế kỷ
XIII-XIV trên mảnh đất Nam Định giàu truyền thống lịch sử, văn hóa.
Để tiếp tục phát huy truyền thống “uống nước nhớ nguồn” và góp phần
bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử, văn hóa dân tộc, người viết đã mạnh dạn
chọn đề tài “ Tìm hiểu sưu tập gốm hoa nâu thời Trần thế kỷ XIII-XIV tại
Bảo tàng Nam Định” làm khóa luận tốt nghiệp.


8

 

2. Mục đích nghiên cứu của khóa luận
- Qua việc tiến hành thống kê, khảo tả, phân loại hiện vật gốm hoa nâu
thời Trần đang được trưng bày và bảo quản tại Bảo tàng Nam Định thấy được
nét đặc trưng về số lượng, loại hình, đề tài, thủ pháp kỹ thuật; các giá trị về
lịch sử, văn hóa, kinh tế cũng như nghệ thuật của bộ sưu tập.
- Xác định được vị trí sưu tập đối với 6 khâu cơng tác nghiệp vụ của
bảo tàng: nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày và giáo dục.
- Đánh giá hiện trạng sưu tập, đề xuất và tiến hành một số giải pháp bảo
quản, trưng bày nhằm bảo tồn kéo dài tuổi thọ hiện vật, đồng thời phát huy

giá trị của sưu tập gốm hoa nâu
Với một số mục đích trên, khi chọn đề tài khóa luận này người viết
muốn góp phần vào việc tìm hiểu rõ hơn đặc trưng của sưu tập gốm hoa nâu
thời Trần thế kỷ XIII - XIV tại Bảo tàng Nam Định. Đó là di sản văn hóa q
giá của ơng cha ta để lại cho nhân loại, chúng ta phải có ý thức giữ gìn, trân
trọng và phát huy hơn nữa giá trị của nó.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sưu tập gốm hoa nâu thời Trần thế
kỷ XIII - XIV đang trưng bày và bảo quản tại Bảo tàng Nam Định.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tập trung nghiên cứu giá trị của sưu
tập gốm hoa nâu đang trưng bày và bảo quản tại Bảo tàng Nam Định.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Khóa luận sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp
điều tra cụ thể thông qua khảo tả, chụp ảnh, thống kê hiện vật theo loại hình
và trang trí.
- Khóa luận cịn sử dụng phương pháp phân loại, miêu tả trong việc xác
định từng loại hình dáng, hoa văn trang trí trên sưu tập gốm hoa nâu thể hiện
phong cách gốm thời Trần thế kỷ XIII - XIV tại Bảo tàng Nam Định.


9

 

- Bên cạnh đó cịn thực hiện việc khảo cứu sách, báo, tạp chí có liên
quan đến đề tài, đến phịng trưng bày do bảo tàng nghiên cứu.
5.Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, cùng tài liệu tham khảo, phụ lục
thì nội dung của bài chia làm 3 phần:
- Chương 1: Khái quát về Bảo tàng Nam Định và nội dung xây

dựng sưu tập gốm hoa nâu thời Trần (TK XIII - XIV) tại bảo tàng
- Chương 2: Sưu tập gốm hoa nâu thời Trần (TK XIII - XIV) tại
Bảo tàng Nam Định
- Chương 3: Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị sưu tập gốm hoa
nâu thời Trần (TK XIII-XIV) tại Bảo tàng Nam Định.


10

 

CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ BẢO TÀNG NAM ĐỊNH VÀ NỘI DUNG
XÂY DỰNG SƯU TẬP GỐM HOA NÂU THỜI TRẦN (TK XIII-XIV)
TẠI BẢO TÀNG
1.1. Khái quát về Bảo tàng Nam Định
1.1.1. Sự hình thành và phát triển của Bảo tàng Nam Định
Sau kháng chiến chống Pháp, hịa bình lặp lại trên miền Bắc năm 1954,
tỉnh Nam Định cũng như các tỉnh khác lúc đó đã thành lập Ty Văn hóa. Ban
đầu nghiệp vụ Bảo tàng cùng với Thư viện, Triển lãm là các bộ phận nằm
trong phịng Văn hóa đại chúng trực thuộc Ty Văn hóa, đến năm 1958 được
tách ra đứng độc lập gọi là phòng Bảo tàng.
Tháng 4 năm 1965, hai tỉnh Nam Định và Hà Nam sát nhập thành một
đơn vị hành chính mới là tỉnh Nam Hà. Lực lượng cán bộ ngành Bảo tàng của
hai tỉnh được bổ sung. Thời gian này (8/1964), giặc Mỹ leo thang đánh phá
miền Bắc, bảo tàng được sơ tán về xã Cộng Hòa (Vụ Bản), năm 1965 chuyển
địa điểm sơ tán lên xã Nhân Nghĩa (Lý Nhân). Năm 1968, bảo tàng từ Nhân
Nghĩa chuyển về thành phố, nhưng chỉ một bộ phận nhỏ (lãnh đạo) làm việc
cùng với văn phòng Ty Văn hóa ở 19 Nguyễn Du, cịn tất cả các bộ phận
nghiệp vụ và kho hiện vật ở chùa Tháp - xã Lộc Vượng, ngoại thành Nam

Định. Năm 1972 chuyển lên Bảo Long (Mỹ Hà - Mỹ Lộc) để đề phòng cuộc
rải thảm bom máy bay B.52 của Mỹ.
Tháng 12 năm 1975, hai tỉnh Nam Hà và Ninh Bình hợp nhất thành
tỉnh mới với tên gọi là Hà Nam Ninh. Tháng 6 năm 1980 UBND tỉnh Hà Nam
Ninh ra quyết định nâng cấp phòng Bảo tàng lên thành Bảo tàng Hà Nam
Ninh vẫn trực thuộc Sở Văn hóa - Thơng tin (Ngày 31/7/2007 đổi thành sở
Văn hóa – Thể thao và Du lịch). Đây là điểm mốc trong sự phát triển của bảo


11

 

tàng tỉnh, thừa nhận một sự cố gắng cống hiến của cán bộ công nhân viên bảo
tàng trong những năm qua. Đồng thời cũng là sự quan tâm, mong muốn của
nhân dân, lãnh đạo tỉnh, ngành hướng tới sự đi lên, làm tốt hơn nữa công tác
Bảo tồn - Bảo tàng.
Năm 1988, Bảo tàng tỉnh được chia làm hai đơn vị sự nghiệp thuộc Sở
Văn hóa thơng tin. Đó là Bảo tàng tỉnh và ban Quản lý Di tích Lịch sử và
danh thắng. Trong thời gian phải hoạt động độc lập, công tác của bảo tàng đã
trải qua nhiều vấn đề khó khăn.
Đến năm 1989, hai đơn vị Bảo tàng và Ban quản lý Di tích hợp nhất lấy
tên gọi là Bảo tàng Hà Nam Ninh. Bộ máy quản lý được trẻ hóa, đội ngũ cán bộ
cơng nhân viên được sàng lọc, tuyển chọn, hoạt động nghiệp vụ sôi nổi, thuận
lợi. Năm 1990, bảo tàng được phân cho khu nhà K (số 3 Hoàng Hoa Thám, vốn
là nhà của một viên Quản đốc nhà máy Dệt thời Pháp) làm trị sự chính.
Tháng 12 năm 1991, Quốc hội khóa VIII - kỳ họp thứ nhất đã quyết
định chia tỉnh Hà Nam Ninh ra làm hai tỉnh Nam Hà và Ninh Bình. Đây là
một sự kiện xã hội làm thay đổi toàn diện đối với chính quyền và hai tỉnh
mới. Bảo tàng Nam Hà lúc này chỉ còn 14 người (sau bổ sung lên 18 người),

cán bộ nghiệp vụ chỉ có 5 - 6 người, cịn lại là kế tốn, hành chính, bảo
vệ…Nhưng chính thời kỳ này lại là giai đoạn sơi động trong công tác và đạt
nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Tháng 11 năm 1996, Quốc hội khóa XI - kỳ họp thứ 10 đã phê chuẩn:
tỉnh Nam Hà chia thành hai tỉnh Hà Nam và Nam Định. Lại một lần nữa phân
chia tổ chức con người và tài sản (chủ yếu là kho hiện vật). Nhưng lần này số
cán bộ người Hà Nam và hiện vật thuộc địa bàn Hà Nam ít, ảnh hưởng khơng
lớn tới các điều kiện và mơ hình hoạt động của Bảo tàng Nam Định.
Trong mấy năm từ 1998 đến 2000, việc bảo vệ, trùng tu, tơn tạo và phát
huy tác dụng Di tích Lịch sử - Văn hóa trên phạm vi cả nước có những vấn đề


12

 

cần phải xem xét lại trong công tác quản lý. Nhằm khắc phục những tình
tranh bức xúc nêu trên và cũng cần chun mơn hóa để đạt hiệu quả cao cho
hoạt động ở cả hai mảng Bảo tồn và Bảo tàng, tháng 10 năm 2000, UBND
tỉnh Nam Định quyết định thành lập Ban Quản lý Di tích Lịch sử Danh thắng
trực thuộc Sở Văn hóa - Thơng tin, là một đơn vị sự nghiệp không nằm trong
cơ cấu bảo tàng.
Lại một lần nữa khó khăn có tính đặc thù thách thức những người hoạt
động ở lĩnh vực Bảo tàng Nam Định. Tới lúc này khi phải đứng độc lập những
người làm bảo tàng buộc phải tìm lại đường đi và nhiệm vụ của mình cùng
những giải pháp để khắc phục khó khăn. Một loạt hoạt động của bảo tàng mang
tính nghiệp vụ cơ bản được thực hiện từ đó, và tiếp tục được duy trì, ngày càng
trở nên chun mơn hóa để xây dựng bộ mặt bảo tàng như ngày nay.
Bảo tàng Nam Định hiện nay được xây mới tại vị trí số 3 Hồng Hoa
Thám, trên khu đất có tổng diện tích 9.403,2m², quy mơ xây dựng 5.250m² bao

gồm tịa nhà chính 3 tầng, tầng 1 là khu hành chính, bảo quản hiện vật; tầng 2
và 3 dành cho khu trưng bày, phần ngoại thất được thiết kế kết hợp sân vườn,
cây xanh, thảm cỏ với trưng bày ngoài trời và các dịch vụ phụ trợ khác. Tổng
mức đầu tư của dự án là 64,167 tỷ đồng, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà
nước và các nguồn hỗ trợ khác. Thời gian thực hiện của dự án chia làm 2 giai
đoạn: giai đoạn 1 thực hiện xây lắp và giai đoạn 2 là trưng bày nội, ngoại thất.
Đây là một cơng trình kiến trúc đẹp, đan xen giữa đường nét truyền thống
với hiện đại, hài hòa với cảnh quan môi trường xung quanh (bên cạnh bảo tàng
là di tích lịch sử cột cờ, quảng trường và vườn hoa). Giai đoạn 1 của cơng trình
được khánh thành vào đúng dịp tưởng nhớ ngày Lễ giỗ Đức Thánh Trần, kết hợp
giới thiệu kết quả khai quật khảo cổ khu di tích lịch sử văn hóa thời Trần. Kết
quả đó là cơ sở cho sự trùng tu tôn tạo phát huy giá trị khu di tích lịch sử, văn
hóa thời Trần. Giai đoạn 2 của cơng trình là hệ thống sân, vườn, đường và tường


13

 

bao cùng với nội dung trưng bày của bảo tàng sẽ hồn thành vào năm tới, đây là
cơng trình chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, trong đó có 175
năm Thăng Long - Thiên Trường - Nam Định.
Phần trưng bày của bảo tàng bao gồm:
- Trưng bày cố định bao gồm 228 hiện vật (trong đó gồm 202 hiện vật
gốc và 26 hiện vật phục chế) cùng với diện tích trưng bày là 300 m². Nội dung
trưng bày gồm 2 trọng tâm như sau:
+ Giới thiệu nền Văn hóa từ thời kỳ đồ đá đến Văn hóa Lý - Trần
+ Trưng bày hiện vật từ thời kỳ hậu Lê – Mạc cho đến thời Nguyễn
- Trưng bày chuyên đề
Có thể nói tuy số lượng hiện vật cịn khiêm tốn nhưng vơ cùng hấp dẫn

và có giá trị độc đáo, Bảo tàng Nam Định được coi là trường học thứ hai để
phổ biến tri thức khoa học lịch sử, giáo dục truyền thống văn hóa, phục vụ
nghiên cứu khoa học của nhân dân Thành Nam nói riêng cũng như cả nước
nói chung.
1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Bảo tàng Nam Định
Về khái niệm Bảo tàng, có rất nhiều định nghĩa khác nhau, sau đây là
một số định nghĩa điển hình:
Theo ICOM “Bảo tàng là một thiết chế phi vụ lợi, hoạt động lâu dài
phục vụ cho sự nghiệp phát triển xã hội, mở cửa cho công chúng đến xem, có
chức năng sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu, tuyên truyền, trưng bày các bằng
chứng vật chất về con người và mơi trường sống của con người vì mục đích
nghiên cứu, giáo dục và thưởng thức”1
Hiệp hội các Bảo tàng Mỹ định nghĩa “ Bảo tàng là một cơ quan được
thành lập, hợp thức hóa hoạt động lâu dài và khơng có lợi nhuận, khơng chỉ
nhằm mục đích thực hiện các trưng bày đương đại, được miễn thuế thu nhập
                                                            
1

Luật Di sản văn hóa và văn bản hướng dẫn thi hành (2009), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội,


14

 

quốc gia và liên bang, mở cửa đón cơng chúng và hoạt động theo hướng quan
tâm của cơng chúng. Có mục đích và bảo tồn nghiên cứu, giới thiệu, tập hợp
và trưng bày có hướng dẫn phục vụ cho nhu cầu giáo dục bao gồm cả những
tác phẩm nghệ thuật, những cơng trình khoa học, những hiện vật lịch sử,
những cơng trình khoa học, những hiện vật lịch sử, những cơng trình khoa

học ứng dụng. Do vậy các Bảo tàng sẽ bao gồm cả vườn thực vật, sở thú,
những khu thủy sinh, các cung thiên văn, những di tích và những tòa nhà lịch
sử xã hội…đáp ứng được yêu cầu vừa nêu ra ở trên.”.1
Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về bảo tàng nhưng nhìn chung
các định nghĩa đều nhấn mạnh vào những mặt cơ bản sau:
* Nhiệm vụ cơ bản, cốt lõi nhất của bảo tàng là 6 khâu công tác nghiệp
vụ: nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày, giáo dục tuyên truyền.
* Mục đích hoạt động của bảo tàng là nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên
cứu, tìm hiểu, thưởng thức văn hóa của công chúng.
* Khách tham quan là đối tượng mà bảo tàng hướng tới.
Bảo tàng Nam Định là một cơ quan nghiên cứu, giáo dục khoa học, nó
phải thực hiện 6 khâu công tác liên tục (nghiên cứu khoa học, sưu tầm, kiểm
kê, bảo quản, trưng bày, giáo dục) để thực hiện tốt chức năng tuyên truyền,
giáo dục, nghiên cứu khoa học cho công chúng. Để thực hiện tốt các chức
năng đó thì Bảo tàng Nam Định phải hồn thành tốt các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu, sưu tầm các di vật từ thời cổ đại cho đến nay tại khắp các
vùng trên mảnh đất Nam Định.
- Nghiên cứu, phân loại, đánh giá, lập hồ sơ lý lịch cho các di vật một
cách đầy đủ, chính xác.
- Kiểm kê, bảo quản, tu sửa, phục chế các tài liệu, hiện vật.
                                                            
1

Bảo tàng Cách mạng Việt Nam (2000), Cơ sở Bảo tàng


15

 


- Xây dựng phần trưng bày thường trực, chuyên đề, lưu động nhằm
tuyên truyền giới thiệu các di sản Văn hóa của đất Thành Nam dưới nhiều
hình thức.
Ngồi ra, Bảo tàng còn thực hiện các nhiệm vụ: cung cấp tư liệu nghiên
cứu cho các ngành dưới nhiều hình thức; nghiên cứu hiện vật gốc, xây dựng lý
lịch, xuất bản các ấn phẩm phản ánh kết quả nghiên cứu thông tin về bảo tàng;
xây dựng hệ thống thông tin, tư liệu, thư viện và cơ sở, vật chất kỹ thuật cần thiết
cho công tác nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, trưng bày.
Hiện nay, Bảo tàng đã và đang từng bước thực hiện tốt chức năng và
nhiệm vụ của mình
Kể từ khi phòng Bảo tàng được thành lập cho đến nay đã gần nửa thế kỷ
hoạt động. Nửa thế kỷ với bao biến cố, thăng trầm, bao khó khăn và thử thách.
Tuy nhiên càng gian khổ thì lịng người càng quyết tâm, càng nhiệt tình cống
hiến, chung sức, chung lịng để vun đắp thành diện mạo bảo tàng hơm nay.
Đó chính là mồ hôi, công sức của những người trực tiếp làm nghề, sự
quan tâm của các cấp lãnh đạo tỉnh, trung ương cùng đơng đảo tầng lớp nhân
dân đã góp phần giữ gìn và phát huy tác dụng của những di sản văn hóa vơ
cùng q giá mà ơng cha ta đã để lại.
1.2. Nội dung xây dựng sưu tập gốm hoa nâu thời Trần (TK XIII XIV) tại Bảo tàng Nam Định
1.2.1. Những nguyên tắc trong xây dựng sưu tập
Trước khi xây dựng bất cứ sưu tập nào thì bảo tàng cũng cần đề ra
những nguyên tắc nhất định để hồn thành có hiệu quả cơng việc. Bắt đầu từ
việc cán bộ bảo tàng cần nghiên cứu, xác định các yếu tố trong sưu tập là gì,
phân chia theo loại hình nào, mang thơng tin càng chính xác, đầy đủ, phong
phú thì giá trị sưu tập càng lớn và ngược lại.


16

 


Do đó nguyên tắc chung quan trọng nhất khi xây dưng sưu tập là phải
lấy những hiện vật đã được đăng ký trong sổ kiểm kê của Bảo tàng Nam
Định. Những hiện vật này đã bao gồm là hiện vật gốc và có hồ sơ pháp lý
kèm theo. Khơng lấy những hiện vật chưa được đăng ký vào sổ kiểm kê và
những hiện vật làm lại một cách khoa học và chính xác, ngay cả những hiện
vật trong sổ kiểm kê nhưng nội dung đang cần được bổ sung cũng không
được đưa vào sưu tập. Đối với những hiện vật thiếu thơng tin này thì trong
q trình nghiên cứu, xây dựng cần đầu tư tìm hiểu thơng tin, giá trị của hiện
vật và bổ sung cho hồn thiện. Nếu khơng bổ sung đầy đủ thông tin, cũng
không được đưa vào sưu tập.
Nguyên tắc này có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó tạo cơ sở pháp lý cho
những hiện vật sẽ được đưa vào sưu tập. Vì vậy, bảo tàng cần xem xét, lập hội
đồng thẩm định, xét duyệt có hiệu quả những hiện vật được sưu tầm về trước
khi cho nhập kho, đăng ký vào sổ kiểm kê. Đó chính là tiền đề quan trọng cho
việc xây dựng sưu tập trong bảo tàng.
Nguyên tắc thứ hai là cần tập hợp đầy đủ, chính xác các hiện vật hiện
có tại Bảo tàng Nam Định để nghiên cứu và đưa vào sưu tập. Tránh trường
hợp một số hiện vật có giá trị, phù hợp với sưu tập lại không được nghiên cứu
thơng tin đầy đủ, dẫn đến tình trạng hiện vật trong kho thì nhiều nhưng số
lượng hiện vật trong sưu tập lại ít cả về số lượng và chất lượng. Đây là một
nguyên tắc xuất phát từ thực tiễn kho bảo quản tại Bảo tàng Nam Định.
Nguyên tắc thứ ba là phải tiến hành đầy đủ các bước và phải được sự
thẩm định của hội đồng khoa học Bảo tàng Nam Định. Hội đồng khoa học
được lập ra do giám đốc làm chủ tịch hội đồng, có vai trị tương tự như hội
đồng thẩm định xét duyệt hiện vật sau khi sưu tầm được nhập kho cơ sở. Sau
qua trình thẩm định từng cơng đoạn, phải có xác nhận bằng chữ ký và con dấu
thể hiện đúng một hồ sơ khoa học pháp lý.



17

 

1.2.2. Các bước tiến hành xây dựng sưu tập gốm hoa nâu
Sau một quá trình tìm hiểu kho và nghiên cứu cách làm của một số bảo
tàng đi trước, cán bộ bảo tàng đã đưa ra một quy trình xây dựng sưu tập gốm
hoa nâu thời Trần (TK XIII – XIV) tại Bảo tàng Nam Định.
1.2.2.1. Xác định tên sưu tập
Trên cơ sở tìm hiểu kho và thực tế là những hiện vật được xác định
trong một không gian hẹp và một biên độ thời gian nhất định thì tính khả
thi, độ chính xác sẽ cao hơn khi xác định sưu tập trong một không gian
rộng và biên niên lịch sử dài. Vì vậy, sưu tập gốm hoa nâu đã có cơ sở để
thực hiện, nó sẽ là một sưu tập con trong sưu tập gốm thời Trần trong
tương lai. Dấu hiệu chung của sưu tập là: gốm, hoa văn mầu nâu thời Trần
ở Bảo tàng tỉnh Nam Định.
1.2.2.2. Tiến hành sơ chọn các hiện vật ở Bảo tàng tỉnh Nam Định
co thuộc tính chung đã được xác định bởi tên sưu tập
Đây là công việc thực hiện nguyên tắc tập hợp đầy đủ hiện vật có ở bảo
tàng (nằm trong sổ kiểm kê)
Nội dung bước này chính là cơng việc tiếp cận sổ kiểm kê, sổ nhập tạm
thời, lập ra một danh sách những hiện vật (mẫu 1) có dấu hiệu chung: đồ gốm,
men trắng ngà, hoa văn màu nâu.
STT

Tên và nội dung tóm tắt hiện vật Số đăng ký Hiện ở đâu Ghi chú

1
2
3

(Mẫu 1)

Ngày…tháng…năm….
Người thống kê

Trên cơ sở bảng thống kê sơ bộ đó, cán bộ bảo tàng sẽ tiến hành kiểm
tra bước đầu hồ sơ của từng đồ gốm để phân loại nghiên cứu.


18

 

Nội dung của việc phân loại là phải phân ra các hiện vật đã và đang vào
sổ kiểm kê, hiện vật đã có đủ tiêu chí để lập sưu tập hoặc hiện vật thiếu tiêu
chí nào (pháp lý, nội dung lịch sử, xuất xứ). Việc phân loại này được thể hiện
qua các bảng thống kê khoa học sau:
Bảng thống kê khoa học các hiện vật trong sổ kiểm kê
(đã được pháp lý hóa)
STT

Tên và nội dung

Số đăng

tóm tắt hiện vật



Giá trị hồ sơ

Pháp lý

Nội dung

Xuất xứ

Ngày tháng và

Ghi

người sưu tầm

chú

(Mẫu 2)
Ngày…..tháng….năm……
Người thống kê
Trên cơ sở bản thống kê sơ bộ đó, cán bộ bảo tàng sẽ tiến hành kiểm tra
bước đầu hồ sơ của từng đồ gốm để phân loại nghiên cứu.
Nội dung của việc phân loại là phải phân ra các hiện vật đã và đang vào
sổ kiểm kê, hiện vật đã có đủ tiêu chí để lập sưu tập hoặc thiếu tiêu chí nào
(pháp lý, nội dung lịch sử, xuất xứ). Việc phân loại này được thể hiện qua các
bảng thống kê khoa học sau:


19

 

Bảng thống kê khoa học các hiện vật chưa pháp lý hóa

(đang ở trong sổ tạm thời)
STT

Tên và nội dung

Số đăng

tóm tắt hiện vật



(Mẫu 3)

Giá trị hồ sơ
Pháp lý

Nội dung

Ngày tháng và
Xuất xứ

Ghi chú

người sưu tầm

Ngày….tháng…..năm….
Người thống kê

1.2.2.3. Hoàn thiện hồ sơ đối với hiện vật thuộc sưu tập
Sau khi đã lập bảng thống kê khoa học như trình bày ở trên, cán bộ bảo

tàng sẽ tiếp cận từng hồ sơ, nghiên cứu và hoàn thiện những văn bản cần thiết
nếu còn thiếu như: biên bản giao nhận, biên bản bàn giao, bản ghi chép hiện
vật. Sự hoàn thiện các nội dung lý lịch và pháp lý ở đây chỉ ở mức độ tối thiểu
cần phải có.
Trong q trình này, cán bộ bảo tàng sẽ giữ nguyên những văn bản cũ
dù nó chưa hồn thiện, thơng tin sai hoặc thiếu, khơng sửa chữa vào văn bản
cũ. Sau đó, các văn bản cũ, mới sẽ được đính vào hồ sơ.
Kết thúc bước này, nếu hiện vật nào khơng hồn thiện được hồ sơ khoa
học sẽ bị loại.
1.2.2.4. Tiến hành nghiên cứu để thẩm định và bổ sung thông tin
nhằm phong phú nội dung từng hiện vật gốm hoa nâu.
Công đoạn này, cán bộ sẽ nghiên cứu và bổ sung thông tin đối với
những hiện vật đã hoàn thiện hồ sơ ở bước ba. Điều đó có nghĩa là cán bộ Bảo
tàng sẽ nghiên cứu lại tất cả những hiện vật đã được đăng ký với nội dung cụ


20

 

thể như sau: xác định lại nội dung đã có, thay thế những thơng tin khơng
chính xác, bổ sung thơng tin mới.
Khi thẩm định và bổ sung thông tin cho hồ sơ cần phải ghi rõ xuất xứ
tài liệu làm cơ sở thẩm định: ngày, tháng bổ sung thông tin. Kết quả bổ sung
phải làm thành một văn bản riêng đính kèm vào hồ sơ.
Theo kinh nghiệm của một số bảo tàng khi tiến hành bước này có thể
phát hiện ra những thơng tin cần có ở bước trước. Gặp trường hợp này không
nên bỏ qua mà cần ghi chép lại để hoàn thiện hồ sơ cho những hiện vật bị loại
ở bước trước. Kết thúc bước này, các cán bộ bảo tàng sẽ tập hợp được những
hiện vật bảo tàng có những thuộc tính chung.

Vì vậy, cơng việc xây dựng xây dựng sưu tập đến giai đoạn này cơ bản
được hồn thành.
1.2.2.5. Tiến hành lập hồ sơ sưu tập
Cơng việc chính là làm hồ sơ đăng ký chính thức cho sự ra đời của sưu
tập hiện vật: lập sổ sưu tập.
Sổ sưu tập gồm những nội dung sau:
1.Trang bìa
2.Nội dung: sẽ gồm 3 phần:
Phần 1:
- Giới thiệu nội dung sưu tập
- Nêu số lượng hiện vật và những thông tin liên quan đến hiện vật thuộc
sưu tập
- Ngày…tháng…năm sưu tập
- Người lập hồ sơ sưu tập
-Xác nhận của giám đốc Bảo tàng tỉnh Nam Định


21

 

Phần 2:
Lập danh mục hiện vật thuộc sưu tập gốm hoa nâu thời Trần ở Bảo tàng
tỉnh Nam Định
STT

Tên và nội dung

Số lượng


Số đăng

Ngày tháng đưa

Ghi



vào sưu tập

chú

tóm tắt

Phần 3:
- Để ghi những hiện vật thuộc sưu tập gốm hoa nâu ngoài Bảo tàng tỉnh
Nam Định
- Ghi những hiện vật mới đưa vào sưu tập sau ngày lập sổ sưu tập
- Ghi những thông tin mới bổ sung sau ngày lập sổ sưu tập gốm hoa
nâu thời Trần
Có thể nói, Bảo tàng Nam Định đã hình thành các bước xây dựng một
sưu tập nói chung mà cụ thể là sưu tập gốm hoa nâu thời Trần (TK XIII –
XIV) một cách rất khoa học. Bắt đầu từ khâu chọn tên sưu tập cho đến khâu
tiến hành lập hồ sơ sưu tập đều được tiến hành hết sức chặt chẽ, theo những
ngun tắc nhất định. Chính từ khâu cơng tác chuẩn bị này đã giúp định
hướng cho việc xây dựng sưu tập trong bảo tàng đạt hiệu quả cao, số lượng
hiện vật đa dạng phong phú cả về số lượng và chất lượng.
1.2.3. Nội dung trưng bày sưu tập gốm hoa nâu thời Trần
(TK XIII- XIV) tại Bảo tàng Nam Định
Bảo tàng Nam Định hiện đang lưu giữ sưu tập gốm hoa nâu thời Trần

(TK XIII – XIV) với số lượng gần 50 hiện vật gồm các loại hình: thạp, thống,
âu, bát, chân đèn…và nhiều mảnh vỡ độc đáo được sản xuất tại phủ Thiên


22

 

Trường với bốn chữ Hán “Thiên Trường phủ chế” ở dưới trơn. Đó là những
đồ vật được dùng trong sinh hoạt hàng ngày với nhiều loại hình khác nhau,
gắn bó với đời sống sinh hoạt của tầng lớp vua chúa, quan lại, mang trong đó
nhiều lớp giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học, kinh tế.
Phần trưng bày sưu tập gốm hoa nâu thời Trần (TK XIII - XIV) nằm
trong tổng thể nội dung trưng bày phần số 1: Giới thiệu nền Văn hóa từ thời
kỳ đồ đá đến văn hóa Lý - Trần.
Có thể nói trong hệ thống trưng bày của Bảo tàng Nam Định thì phịng
trưng bày số 1 là nơi tập trung rất nhiều cổ vật quý, tiêu biểu của thời đại LýTrần, là bằng chứng về thời kỳ phát triển của Di sản Văn hóa xứ Nam. Niên
đại của phòng trưng bày trải dài từ thế kỷ XI - XIV với nhiều hiện vật gốc,
gồm nhiều chất liệu khác nhau: gố, đá, sành sứ… đặc biệt trong đó có sưu tập
gốm hoa nâu thời Trần (TK XIII - XIV).
Sưu tập gốm hoa nâu thời Trần (TK XIII - XIV) không đứng trong
không gian riêng lẻ mà đan xen cùng những hiện vật với nhiều chất liệu, loại
hình khác nhau.
Theo tuyến tham quan từ trái qua phải sẽ thấy ngay những hiện vật của
sưu tập được bố trí trong những tủ kính đặt sát tường, những hiện vật có kích
thước lớn được đặt riêng trong tủ kính theo hệ thống trưng bày nhất định.
Hiện nay, Bảo tàng Nam Định đã được khánh thành trên một địa điểm
mới với quy mô to lớn, khang trang hơn, đây là cơng trình kỷ niệm 1000 năm.
Thăng Long - Hà Nội. Một phần hiện vật trưng bày thuộc sưu tập được chuyển
sang khu trưng bày mới như thạp, thống, đĩa…số hiện vật còn lại trong sưu tập

vẫn đang được bảo quản trong kho cơ sở của bảo tàng cũ.
Phần trưng bày sưu tập gốm hoa nâu thời Trần (TK XIII - XIV) là một
phần quan trọng trong hệ thống trưng bày thường trực của Bảo tàng Nam
Định. Ông cha ta đã để lại cho thế hệ sau một nguồn di sản văn hóa vơ tận, đó
có thể là Di sản Văn hóa vật thể hay Di sản Văn hóa phi vật thể.


23

 

Sưu tập gốm hoa nâu bao gồm hiện vật thể khối tiêu biểu cho một thời kỳ
phát triển về nghệ thuật trang trí, loại hình sản phẩm tiêu biểu dành cho tầng lớp
quan lại. Nó khẳng định được sự nâng cao tầm nhận thức của con người, đồ
dùng sinh hoạt hàng ngày không chỉ dừng lại ở chức năng sử dụng mà cịn mang
tính thẩm mỹ, đánh dấu sự phát triển rực rỡ của những làng nghề truyền thống,
đặc biệt là những cơ sở sản xuất gốm tại phủ Thiên Trường.
1.2.4. Vị trí của sưu tập gốm hoa nâu thời Trần (TK XIII - XIV)
đối với hoạt động của Bảo tàng Nam Định
1.2.4.1. Đối với hoạt động nghiên cứu, sưu tầm
Khi tiến hành thống kê danh mục các hiện vật gốm hoa nâu trong kho
có cùng niên đại Trần (TK XIII-XIV) sẽ nảy sinh ra một vấn đề: đó là việc
còn thiếu hiện vật cho sưu tập, số lượng hiện vật trong sưu tập cịn hạn chế.
Vì vậy, sau khi xây dựng sưu tập, những hiện vật còn thiếu sẽ được đưa vào
kế hoạch sưu tầm tiếp theo để làm phong phú cho kho cơ sở và sưu tập gốm
hoa nâu đầy đủ hơn.
Mặt khác, để công tác sưu tầm có định hướng và hiệu quả thì mỗi lần đi
sưu tầm, cán bộ sưu tầm phải xem xét sưu tập gốm hoa nâu và các sưu tập
khác để tránh tình trạng sưu tập thừa hoặc thiếu, để bổ sung cho sưu tập và
hướng tới sưu tập mới chưa có. Do vậy mà giữa hai cơng việc này có quan hệ

tác động qua lại lẫn nhau.
1.2.4.2. Đối với hoạt động kiểm kê, bảo quản
Khi muốn thống kê đầy đủ và khoa học hiện vật gốm hoa nâu tại kho
cần dựa vào hệ thống sổ sách kiểm kê tại kho bảo quản. Trong quá trình sơ
chọn và phân loại cán bộ bảo tàng rà soát và xác minh lại nội dung và tính
pháp lý một lần nữa. Một số hiện vật có giá trị sẽ được bổ sung vào hệ thống
hiện vật của Bảo tàng, được đăng ký vào sổ kiểm kê của kho cơ sở, một số
hiện vật qua quá trình xem xét lại thấy không phù hợp sẽ được đưa ra hội
đồng thẩm định lại.


24

 

Do vậy, việc xây dựng sưu tập gốm hoa nâu có tác động giúp cho kho
bảo quản hồn thiện hồ sơ, tăng thêm số lượng hiện vật, nâng cao thêm chất
lượng của kho vì nhiều khi hiện vật gốm hoa nâu được sưu tầm về (qua khảo
cổ) chưa được ghi chép một cách khoa học hoặc chưa đưa vào sổ đăng ký.
1.2.4.3. Đối với hoạt động trưng bày của Bảo tàng
Trong những năm gần đây, các bảo tàng Việt Nam và trên thế giới đã áp
dụng nhiều phương pháp trưng bày như: phương pháp trưng bày đời sống thực,
trưng bày cảnh tượng lịch sử, trưng bày gợi liên tưởng, tổng hợp… Đó là những
phương thức trưng bày mang hiệu quả cao và được công chúng chấp nhận.
Phương pháp trưng bày trên chỉ có thể áp dụng khi có các sưu tập. Các
hiện vật đơn lẻ không thể đáp ứng được những phương pháp trưng bày đó và
khi trong kho có nhiều sưu tập sẽ giúp cho việc trưng bày thêm phong phú, đa
dạng, thu hút được nhiều khách tham quan đến với bảo tàng.
1.2.4.4. Đối với hoạt động tuyên truyền, giáo dục & nghiên cứu
khoa học

Nếu như chưa xây dựng sưu tập, các hiện vật chưa được tập hợp theo
những dấu hiệu chung hoặc chủ đề nội dung cụ thể chưa được bổ sung lý lịch
và nội dung một cách hồn chỉnh thì sẽ gây khó khăn cho cơng tác nghiên cứu
khoa học, sử dụng trong việc tuyên truyền, giáo dục.
Thông qua việc xây dựng sưu tập, công tác nghiên cứu và tun truyền
sẽ thuận lợi hơn vì các thơng tin đã được tập trung chính xác, phong phú giúp
người xem có cảm nhận tốt hơn và xúc động hơn khi được tiếp xúc trực tiếp
theo trực quan sinh động đối với hiện vật bảo tàng.
Vì vậy, khi sưu tập gốm hoa nâu hình thành, nó có tác dụng to lớn đối
với hoạt động nghiên cứu, tuyên truyền và giáo dục. Thông qua những hiện
vật này sẽ giúp cho công tác tìm hiểu, nghiên cứu kỹ thuật chế tác, nghệ thuật


25

 

trang trí của gốm hoa nâu, giúp cho việc tìm hiểu đời sống văn hóa xã hội thời
Trần đương thời trên địa bàn tỉnh Nam Định.
1.2.4.5. Đối với hoạt động chung của Bảo tàng
Trong mỗi bảo tàng, để xác định được giá trị của kho hiện vật và phân loại
bảo tàng nhằm đầu tư ngân sách nghiên cứu, phát triển thì người ta lấy các sưu
tập hiện vật làm trong kho bảo tàng làm một trong những tiêu chí chính.
Bảo tàng có nhiều sưu tập chứng tỏ được rằng cơng tác nghiên cứu,
sưu tầm, kiểm kê đạt hiệu quả cao. Cán bộ bảo tàng đã nghiên cứu kỹ đề
cương để sưu tập được các nhóm hiện vật với hình thức hoặc nội dung liên
quan với nhau đưa về bảo tàng. Qua q trình xét duyệt, các hiện vật đó đủ
tiêu chuẩn được nhập kho, đăng ký vào sổ kiểm kê, số lượng hiện vật đa dạng
phong phú có nhiều mối tương quan tạo điều kiện dễ dàng trong việc hình
thành các sưu tập chung nhất.

Chính vì vậy, khi hiện vật đã được đưa vào sưu tập có nghĩa là nó đã
được nghiên cứu, bổ sung về mặt nội dung và pháp lý thêm một lần nữa. Do
đó khi sưu tập gốm hoa nâu hình thành sẽ có vị trí quan trọng trong các khâu
cơng tác của bảo tàng, góp phần cho sự phát triển của bảo tàng.
Từ những vị trí và tác dụng của sưu tập gốm hoa nâu đã trình bày ở trên
đã khẳng định vai trị và mục đích của nó trong các hoạt động của bảo tàng,
tạo ra nét đặc thù của Bảo tàng tỉnh Nam Định.
Sưu tập gốm hoa nâu tại Bảo tàng Nam Định giúp cho chúng ta hiểu
rõ hơn về một trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa thế kỷ XIII - XIV, là
kinh đô thứ hai sau Thăng Long, nơi có nhiều cung điện, lầu gác của vua
chúa, quý tộc Trần.


×