Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Ẩm thực vỉa hè một nét văn hóa độc đáo ở thành phố vinh, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 74 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ VĂN HểA - NGH THUT
------------------------

đặng thị lý

ẩm thực vỉa hè
một nét văn hóa độc đáo ở
thnh phố vinh, tỉnh nghệ an
CHUYấN NGÀNH: CHÍNH SÁCH VĂN HĨA
MÃ SỐ:

KHĨA LUẬN ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN LÝ VĂN HÓA

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. TRẦN QUỐC BẢNG

Hà Nội – 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan bài khóa luận là kết quả nghiên cứu của riêng tôi,
không sao chép của bất cứ ai. Nội dung khóa luận có tham khảo và sử dụng
tài liệu, thông tin đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và các trang web theo
danh mục tài liệu tham khảo.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả khóa luận

Đặng Thị Lý


LỜI CẢM ƠN


Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cơ giáo trường Đại học
Văn hóa Hà Nội nói chung và thầy cơ giáo trong Khoa quản lý văn hóa nghệ
thuật nói riêng đã giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm
quý báu trong thời gian học tập.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Trần Quốc Bảng đã
tận tình giúp đỡ, trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt q trình làm
khóa luận tốt nghiệp. Trong thời gian làm việc với thầy, tôi không ngừng tiếp
thu thêm nhiều kiến thức bổ ích mà cịn học tập được tinh thần làm việc, thái
độ nghiên cứu khoa học nghiêm túc, hiệu quả, đây là những điều rất cần thiết
cho tôi trong q trình học tập và cơng tác sau này.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến sở Văn hóa Thể thao và Du
lịch thành phố Vinh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thu thập tài liệu và khảo
sát thực tế tại địa phương.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh
nhất. Song do buổi đầu làm quen với cơng tác nghiên cứu, tiếp cận văn hóa
ẩm thực vỉa hè cũng như hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên khơng thể
tránh những thiếu sót nhất định. Tơi rất mong được sự góp ý của thầy cơ và
các bạn để bài khóa luận hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Sinh viên

Đặng Thị Lý


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 4
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ............................................ 4

4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 4
5. Đóng góp của đề tài..................................................................................... 5
6. Bố cục đề tài ................................................................................................ 5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA
ẨM THỰC, ĐẶC TRƯNG CỦA ẨM THỰC VỈA HÈ .............................. 6
1.1 Khái niệm văn hóa .................................................................................... 6
1.2 Khái niệm văn hóa ẩm thực ...................................................................... 9
1.3 Vai trị của văn hóa ẩm thực trong đời sống văn hóa ................................ 11
1.3.1 Gắn kết cộng đồng tạo nên bản sắc văn hóa ......................................... 11
1.3.2 Góp phần tạo điều kiện phát triển kinh tế, du lịch ................................ 13
1.4 Đặc trưng của ẩm thực vỉa hè ................................................................... 14
1.5 Phong cách ăn uống ở vỉa hè..................................................................... 16
Chương 2: TÌM HIỂU MỘT SỐ MÓN ĂN VỈA HÈ ĐỘC ĐÁO
XỨ NGHỆ TẠI THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN ......................... 19
2.1 Khái quát về thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An ............................................. 19
2.1.1 Vị trí địa lý, lịch sử hình thành thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An ............. 19
2.1.2 Điều kiện kinh tế .................................................................................... 22
2.1.3 Truyền thống văn hóa của nhân dân thành phố Vinh ............................. 23
2.2 Ẩm thực vỉa hè thành phố Vinh ................................................................ 25
2.2.1 Nét văn hóa của ẩm thực vỉa hè ở thành phố Vinh ................................ 25
2.2.2 Một số món ăn vỉa hè độc đáo ở thành phố Vinh .................................. 27
2.2.2.1 Món lươn ............................................................................................. 27


2.2.2.2 Bánh bèo.............................................................................................. 33
2.2.2.3 Ốc xào ................................................................................................. 35
2.2.2.4 Ngô nướng ........................................................................................... 36
2.2.2.5 Kẹo cu đơ ............................................................................................ 37
2.2.2.6 Nước chè xanh..................................................................................... 41
Chương 3: GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA

ẨM THỰC VỈA HÈ THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN .................. 47
3.1 Giá trị văn hóa của ẩm thực vỉa hè ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An ....... 47
3.2 Nhận thức về văn hóa ẩm thực vỉa hè ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An .. 49
3.3 Một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa ẩm
thực vỉa hè ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An ................................................... 51
3.3.1 Tăng cường công tác quản quản lý vỉa hè thành phố............................. 51
3.3.2 Quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm ................................................... 52
3.3.3 Xây không gian ẩm thực vỉa hè ............................................................. 53
3.3.4 Xúc tiến, quảng bá các món ăn vỉa hè ở thành phố Vinh....................... 54
3.3.5 Khai thác văn hóa ẩm thực vỉa hè nhằm phát triển du lịch .................... 55
3.3.6 Giáo dục ý thức kinh doanh vỉa hè ẩm thực của người dân................... 56
KẾT LUẬN .................................................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 60
PHỤ LỤC


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất Nước Việt Nam trải dài từ Mục Nam Quan cho đến Mũi Cà Mau,
mỗi một vùng miền đều có bản sắc riêng trong sản xuất, sinh hoạt và những
phong tục tập quán độc đáo tạo nên nét văn hóa riêng của cộng đồng các dân
tộc. Trong sinh hoạt người Việt rất chú ý đến văn hóa ẩm thực và nâng lên
thành nghệ thuật. Từ những món ăn dân dã ngày thường cho đến những món
ăn cầu kỳ phục vụ trong các ngày lễ, ngày hội, đến những món ăn ngồi
đường phố đều mang những nét đẹp rất riêng. Từ xa xưa ông bà ta rất coi
trong việc ăn uống nên có những câu tục ngữ: “Học ăn học nói học gói học
mở”, “ăn cho nên đọi nói cho nên lời”… Nhưng ở mỗi thời đại khác nhau thì
sự quan tâm về ăn uống cũng khác nhau. Ngày nay khi cuộc sống phát triển,

nhu cầu cuộc sống của con người ngày càng cao hơn, ẩm thực nhờ đó cũng đi
vào hồn thiện và đa dạng hơn, vượt ra khỏi ăn no mặc ấm để đạt đến ăn ngon
mặc đẹp, ẩm thực không chỉ đơn giản mang giá trị vật chất, mà xa hơn chính
là mang yếu tố văn hóa, một thành tố văn hóa đậm đà cốt cách tinh thần người
Việt. Mỗi vùng miền trên đất nước có những món ăn khác nhau gắn chặt với
tâm thức của từng cộng đồng. Ăn uống phản ánh truyền thống tập tục ở từng
gia đình, cộng đồng và tập trung ở các phiên chợ quê, các thương cảng, trung
tâm kinh tế, nơi giao lưu trao đổi hàng hóa của xã hội nơng nghiệp.
Người Việt Nam xưa quan niệm, món càng ngon càng phải lê la đầu
làng, dưới gốc cây đa và các phiên chợ, ở đó khơng chỉ là ăn mà còn là nơi
giao lưu chia sẻ của con người vơ cùng bình dị. Có lẽ khơng nơi đâu có được
sự tương tác thân thiện như vậy, nơi đó người bán khơng khe khắt, người ăn


2

cũng chẳng địi hỏi cao. Qn ngồi đường khơng cần quảng cáo mà tên tuổi
đã gắn liền với tên món ăn.
Sự xâm lược của thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX nhà nước phong kiến
Việt Nam trở thành nhà nước thực dân phong kiến, sự giao thoa và tiếp biến
trên tất cả các phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa đã làm thay đổi diện
mạo xã hội Việt Nam. Xu hướng đơ thị hóa là một tất yếu, từ các đơ thị cổ
hình thành những đơ thị mới theo kiến trúc Châu Âu, những ngôi nhà tranh
vách đất, ngõ xóm, trở thành đường phố.
Khái niệm vỉa hè bắt nguồn từ q trình quy hoạch các đơ thị như Hà
Nội, Sài Gịn, Đà Nẵng, Hải Phịng… Vỉa hè khơng chỉ là ranh giới giữa
đường và nhà, mà vỉa hè còn là không gian hoạt động của cộng đồng: Nơi cây
xanh tạo bóng mát cho người đi lại; nơi dành cho người đi bộ, cho khách du
lịch dạo phố; nơi có những biển quảng cáo, nơi để xe đạp, xe máy… Vỉa hè
nhiều công năng, nhưng với tập quán ẩm thực của người Việt, vỉa hè gánh

thêm công năng mới là nơi ăn uống cho các viên chức nghèo, bác phu xe, các
cơ, cậu học sinh ăn uống, vỉa hè cịn là nơi các tri thức nghèo, các văn Nghệ sĩ
nhàn đạm với ly cà phê, cốc trà nóng “quán cóc liêu xiêu một câu thơ”.
Đến Hà Nội chắc chắn không thể bỏ qua các món ngon vỉa hè của nơi
này, đa dạng và phong phú như bánh cuốn Thanh Trì, bún thang, bún đậu
mắm tôm, phở cuốn Tây Hồ… Vào Sài Gịn thì chúng ta vơ cùng thú vị khi
thưởng thức những món ăn vặt vỉa hè như chè Sài Gòn, bánh tráng trộn, bánh
xèo Sài Gòn, hủ tiếu… hay khi đến Huế mảnh đất miền Trung thân thương
bình dị, thì có những món ngon vỉa hè khơng thể bỏ qua như cơm hến, cháo
canh, bánh bèo Huế, ốc… Những vùng miền nổi tiếng về món ăn vỉa hè như
Hà Nội, Sài Gòn, Huế được nhiều người dân cũng như khách du lịch biết đến
và thích thú. Nét đẹp ăn uống vỉa hè ở Hà Nội rất phong phú để rồi đến Đặc


3

phái viên Francois Simon của tờ Le Figaro đã có nhận xét: “Nét hiện đại của
Hà Nội mà cả thế giới sắp tới đây sẽ bắt chước đó là ăn uống ở ngoài đường”
[Ẩm thực 24h].
Thành phố Vinh là thành phố trung tâm hội tụ kinh tế, văn hóa, xã hội
của tỉnh Nghệ An. Xung quanh thành phố là những vùng đất bình dị mỗi vùng
đất lại có những bản sắc văn hóa ẩm thực riêng, những món ăn dân dã của
mỗi vùng miền đã được hội tụ tại thành phố Vinh, không chỉ trong các nhà
hàng sang trọng mà còn trên các hè phố các tuyến đường của thành phố. Ẩm
thực vỉa hè ở thành phố Vinh, là một nơi tiếp nhận nét văn hóa ẩm thực đặc
trưng của nhiều vùng miền Nghệ Tĩnh. Các món ăn vặt vỉa hè Vinh có một
mức giá bình dân nhưng lạ miệng mà ai đã từng ăn qua thì khơng dễ dàng
qn được, đơn giản chỉ là những con ốc đồng, con lươn, được bắt ngoài
ruộng, củ lạc, quả cam, cây chè được người dân nơi đây trồng, hay cao sang
hơn là con tơm, con cua được đánh bắt ở ngồi biển Cửa Lị… nhưng chính

nó đã làm nên một màu sắc văn hóa độc đáo cho thành phố Vinh.
Nghiên cứu về văn hóa ẩm thực có một số nghiên cứu như: “Văn hóa
ẩm thực Hà Nội” của Bùi Việt Mỹ, NXB Lao Động Hà Nội, năm 1999; “Quà
Hà Nội” của Nguyễn Thị Bảy, Viện nghiên cứu văn hóa Hà Nội, năm 2001;
“Văn hóa ẩm thực Việt Nam, các món ăn miền Trung” của Vũ Bằng, Mai
Khôi, NXB Thanh niên, Hà Nội, năm 2002; “Văn hóa ẩm thực trong lễ hội
truyền thống Việt Nam” của Nguyễn Quang Lê, NXB Văn hóa thơng tin, năm
2003; “Văn hóa ẩm thực Việt Nam, các món ăn miền Nam” của Mai Khôi, Vũ
Bằng, Thương Hồng, NXB Thanh niên, năm 2002; “Khám phá ẩm thực
truyền thống Việt Nam” của Ngô Đức Thịnh, NXB trẻ thành phố Hồ Chí
Minh, năm 2000; “Biết ăn là giao lưu” của Trần Quốc Vượng trong tạp chí
Kiến thức gia đình, năm 1999… Ngồi ra cịn trong các tản văn, bút ký,


4

truyện ngắn, phóng sự của nhiều tác giả như: Nguyễn Tn, Tơ Hồi, Sơn
Nam, Vũ Bằng, Toan Ánh… đều đề cập đến các món ăn ngon của từng vùng
miền. Những cơng trình đó phác họa những nét đặc sắc, tinh tế, đa dạng,
nhiều hương sắc của phong tục Việt Nam từ cách ăn thế nào, nấu thế nào, thịt
gà thì phải đi với lá chanh, chén nước mắm phải để chính giữa mâm cơm để
có thể tiện cho tất cả mọi người ngồi ăn. Bữa ăn chính phải có cơm, canh, rau,
dưa, cà, nên có câu “cơm canh rau muống với cà dầm tương”… Nhưng chưa
thấy đề tài nào nói về ẩm thực vỉa hè. Vì vậy, tơi đã chọn đề tài: “Ẩm thực vỉa
hè một nét văn hóa độc đáo ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An” làm đề tài
khóa luận để thực hiện nhiệm vụ học tập.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu về một số cơ sở lý luận về văn hóa và văn hóa ẩm thực Việt Nam.
- Khảo sát, mơ tả, phân tích về ẩm thực vỉa hè tạo nên nét văn hóa độc đáo ở
thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

- Kiến nghị một số giải pháp, đề xuất để giữ gìn và phát triển ẩm thực vỉa hè.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu: Một số món ăn ngon bày bán trên vỉa hè tạo nên
nét văn hóa độc đáo cho thành phố Vinh.
3.2 Phạm vi nghiên cứu: Tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An trong những
năm gần đây.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để tìm hiểu về ẩm thực vỉa hè tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An tôi đã
sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp điều tra, quan sát, mô tả
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp


5

- Phương pháp khảo sát thực địa (Phỏng vấn, ghi âm, chụp ảnh)
5. Đóng góp của đề tài
Làm sáng tỏ một số vấn đề về lý luận và thực tế ẩm thực vỉa hè ở thành
phố Vinh, tỉnh Nghệ An, đóng góp các luận cứ và luận chứng cho việc bảo tồn
và phát huy văn hóa ẩm thực vỉa hè thành phố Vinh trong thời kỳ phát triển và
hội nhập.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài còn
được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về văn hóa và văn hóa ẩm thực, đặc trưng của
ẩm thực vỉa hè.
Chương 2: Tìm hiểu một số món ăn vỉa hè độc đáo xứ Nghệ tại thành phố
Vinh, tỉnh Nghệ An.
Chương 3: Giải pháp bảo tồn và phát huy văn hóa ẩm thực vỉa hè ở

thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.


6

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA ẨM THỰC,
ĐẶC TRƯNG CỦA ẨM THỰC VỈA HÈ
1.1 Khái niệm văn hóa
Ngay từ thuở lọt lịng, chúng ta đã đắm mình trong chất men văn hóa:
Từ lời ru của mẹ, bài học của cha, trò chơi của chị, cho đến tiếng gọi đị bên
sơng, tiếng võng đưa kẽo kẹt lúc trưa hè, tiếng chuông chùa buông khi chiều
xuống… tất cả những sự kiện đó, những ấn tượng đó, những âm thanh đó,
những hình ảnh đó đều thuộc về văn hóa. Cái tinh thần như tư tưởng, ngơn
ngữ là văn hóa; cái vật chất như ăn, ở, mặc cũng là văn hóa. Chính văn hóa đã
ni chúng ta lớn, dạy chúng ta khơn. Người ta nói: Văn hóa Đơng Sơn, văn
hóa Hịa Bình, văn hóa Rìu Vai, văn hóa chính trị, văn hóa ẩm thực, văn hóa
trang phục, văn hóa ứng xử, văn hóa tiêu dùng, văn hóa kinh doanh… Từ
"văn hóa" có nhiều nghĩa, nó được dùng để chỉ những khái niệm có nội hàm
hết sức khác nhau.
Văn hóa là một thuật ngữ đa nghĩa, thường được xem xét ở nhiều khía
cạnh khác nhau. Từ ngữ văn hóa đã được sử dụng khá phổ biến trong đời
sống và cũng được các khoa học tiếp cận nghiên cứu như: Triết học, Tâm Lý
học, Giáo Dục học, Văn Hóa học, Nghệ Thuật học…
Theo nghĩa rộng, văn hóa là tổng thể những nét đặc trưng tiêu biểu nhất
của một xã hội, thể hiện trên các mặt vật chất, tinh thần, tri thức và tình cảm,
biểu hiện phương thức sống và sự sáng tạo của một dân tộc.
Trong lịch sử nhân loại, người Hi Lạp cổ đại đã đưa khái niệm về văn
hóa: Là “cultura” với nghĩa là cấy cày, vun trồng. Như vậy trên thực tế văn



7

hóa lúc ban đầu chỉ mang ý nghĩa là lao động sản xuất. Đến năm 43 trước
công nguyên được gọi là “culturaanimi” chỉ ý nghĩa vun trồng trí tuệ, điều đó
cho thấy sự phát triển về nhận thức của con người theo thời gian.
Theo nghĩa chung nhất, văn hóa là hoạt động phát huy những năng lực
bẩm sinh và bản chất của con người, đó là năng lực của nhận thức, hiểu biết,
sáng tạo, tình cảm, cảm xúc, tưởng tượng hướng tới cái Chân, Thiện, Mỹ.
Văn hóa là hoạt động của con người, bằng lao động và tri thức, tạo ra các giá
trị vật chất và tinh thần, các chuẩn mực xã hội. Cũng như mọi hoạt động của
cá nhân trong cộng đồng, nó vừa là sản phẩm tinh thần, vừa là sản phẩm vật
chất do con người sáng tạo ra.
Tuy được dùng theo nhiều nghĩa khác nhau, nhưng suy cho cùng, khái
niệm văn hóa bao giờ cũng có thể quy về hai cách hiểu chính: Theo nghĩa hẹp
và theo nghĩa rộng. Theo nghĩa hẹp, văn hóa được giới hạn theo chiều sâu
hoặc theo chiều rộng, theo không gian hoặc theo thời gian. Giới hạn theo
chiều sâu, văn hóa được hiểu là những giá trị tinh hoa của nó (nếp sống văn
hóa, văn hóa nghệ thuật...). Giới hạn theo chiều rộng, văn hóa được dùng để
chỉ những giá trị trong từng lĩnh vực (văn hóa giao tiếp, văn hóa kinh
doanh...). Giới hạn theo khơng gian, văn hóa được dùng để chỉ những giá trị
đặc thù của từng vùng (văn hóa Tây Nguyên, văn hóa Nam Bộ...). Giới hạn
theo thời gian, văn hóa được dùng để chỉ những giá trị trong từng giai đoạn
(văn hóa Hồ Bình, văn hóa Đơng Sơn...). Theo nghĩa rộng, văn hóa được
xem là bao gồm tất cả những gì do con người sáng tạo ra. Năm 1940, chủ tịch
Hồ Chí Minh đã viết: "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, lồi
người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật,
khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng
ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và



8

phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức
sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà lồi người đã sản sinh ra nhằm thích
ứng những nhu cầu đời sống và địi hỏi của sự sinh tồn" [3, tr 184].
Năm 2002, UNESCO đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa
là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc quyết
định tính cách của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao
gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con
người, hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng” [23, tr 23].
Tầm quan trọng của văn hóa là vơ cùng lớn, thông điệp của Liên Hợp
Quốc đã từng cho rằng: Văn hóa có vai trị quan trọng trong sự phát triển của
quốc gia, dân tộc, văn hóa đứng ở vị trí trung tâm và đóng vai trị điều tiết xã
hội. Xác định được tầm quan trọng đó, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm
và chỉ đạo sát sao các hoạt động văn hóa trong cả nước qua từng thời kỳ. Tại
nghị quyết trung ương V khóa VIII, Đảng ta đã khẳng định: “Văn hóa là nền
tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là hoạt động thúc đầy sự phát
triển kinh tế xã hội” [5, tr 55].
Từ các quan điểm trên, chúng ta thấy rằng: Văn hóa là sự phát triển
năng lực của con người trong quá trình nâng cao trình độ làm chủ của mình
đối với tự nhiên, xã hội và bản thân nhằm thỏa mãn nhu cầu về tinh thần và
vật chất. Chính lịch sử phát triển của xã hội loại người đã chứng minh điều
đó. Con người vừa là chủ thể, vừa là sản phẩm của văn hóa. Nếu văn hóa là sự
phát triển năng lực khẳng định bản thân con người theo hướng ngày càng đạt
tới cái đúng, cái tốt, cái đẹp, thì sự phát triển của văn hóa – nghệ thuật phải
hướng tới con người.


9


1.2 Khái niệm văn hóa ẩm thực
Theo lẽ đời, con người quan niệm đói thì phải ăn, khát thì phải uống.
Nhưng ăn uống khơng chỉ có như vậy, nó cịn bao hàm trong đó nhiều ý
nghĩa, những triết lý sâu xa về cuộc sống.
Từ muôn đời nay trong cuộc sống hàng ngày, chuyện ẩm thực luôn
luôn chiếm nhiều thời gian và được coi trọng. Với người Việt Nam, việc ăn
uống quan trọng tới mức như trời cũng không giám xâm phạm tới: “Trời đánh
còn tránh miếng ăn”. Mọi hành động của người Việt Nam đều lấy ăn làm đầu:
Ăn uống, ăn mặc, ăn tiêu, ăn thua, ăn chơi, ăn học… Theo thống kê trong từ
điển khơng có từ nào phong phú bằng từ ăn. Nó có thể là một trợ động từ tạo
nên 180 từ và động từ khác nhau. Nếu như người ta thường nói rằng tục ngữ
là “túi khôn” của dân tộc, tức là nơi lưu giữ những kinh nghiệm ứng xử và
triết lý nhân văn thì trong từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam có khoảng
10.000 câu, đã có 1.187 câu nói về ăn uống hay mượn chuyện ăn uống để nói
chuyện đời. Vậy có thể thấy chuyện ăn uống đã đi vào đời sống con người
một cách sâu rộng.
Ngày nay ăn uống đã không cịn là sự thỏa mãn nhu cầu ăn uống đói
khát mang tính sinh lý thuần túy ăn để mà sống nữa, nó được nâng lên thành
một cái thú ở mức nghệ thuật đó là sống để mà ăn – nghệ thuật ăn uống, văn
hóa ẩm thực. Món ăn khơng đơn thuần chỉ là ăn được mà còn đòi hỏi phải
được chế biến sao cho bổ dưỡng, ngon miệng, bày biện sao cho đẹp mắt, đồng
thời cịn phải tạo ra khơng gian thưởng thức phù hợp để cho chủ - khách
không chỉ thấy cái ngon của món ăn mà cịn tìm thấy được trong đó cả một
kho tàng ứng xử, những nét đẹp nhân văn trong từng món ăn và cao hơn hết là
ăn uống còn thể hiện bản sắc văn hóa cộng đồng, của dân tộc, nó trở thành giá
trị văn hóa trong nền văn hóa nói chung.


10


Ơng cha ta có bề dày về một nền văn hóa ăn uống phong phú. Nó kết
tinh thành tinh hoa và được lưu truyền từ đời này sang đời khác, khơng chỉ là
những món ăn ngon, dinh dưỡng, đẹp mắt mà cịn có cả những thói quen,
những tập qn, những lối ứng xử đẹp mắt trong cách ăn uống, lời mời chào
trong bữa cơm gia đình, giao lưu kết “chạ” như tục ăn trầu, tục cúng giỗ,
những hội thi tài nấu ăn… vẫn mãi được lưu truyền và không hề thay đổi,
mặc dù điều kiện kinh tế, xã hội đã có nhiều biến đổi. Như vậy, có thể thấy
rằng ăn uống vừa là di sản văn hóa vật chất vừa là di sản văn hóa tinh thần có
giá trị nhiều mặt.
Theo giáo sư Trần Quốc Vượng: “Cách ăn là cách sống, là bản sắc văn
hóa” [21, tr 6] hay “Truyền thống ẩm thực là một ứng xử văn hóa của các
vùng miền Việt Nam”. Rõ ràng cách thức ăn uống, mục đích ăn uống, thái độ
ăn uống của từng địa phương hay từng con người sẽ là biểu hiện của lối sống,
nhân cách, bắt rễ sâu xa vào truyền thống lịch sử, truyền thống văn hóa của
dân tộc. Ăn uống là thành tố quan trọng tạo nên phong vị dân tộc, quê hương.
Nó lưu giữ và tạo nên những nét văn hóa riêng của vùng miền. Món ăn của
địa phương nào mang đặc điểm văn hóa truyền thống của địa phương đó và có
tác động khơng nhỏ vào tâm tư, tình cảm, cách ứng xử của cộng đồng người,
thói quen của mỗi người, bởi đặc trưng của món ăn, lối ăn được tạo nên từ
những điều kiện địa lý, lịch sử xã hội… của từng vùng miền.
Ẩm thực miền Bắc thường không đậm các vị cay, béo, ngọt bằng các
vùng khác, chủ yếu sử dụng nước mắm lỗng, mắm tơm. Sử dụng nhiều món
rau và các loại thủy sản nước ngọt dễ kiếm như tôm, cua, cá, trai, hến…
Nhiều người đánh giá cao ẩm thực Hà Nội một thời, cho rằng nó đại diện tiêu
biểu nhất của tinh hoa ẩm thực miền Bắc Việt Nam với những món phở, bún
thang, bún chả, các món q như cốm Vịng, ơ mai…


11


Ẩm thực miền Nam, là nơi giao thoa với ẩm thực người Hoa, người Khơ
Me, người Thái, có đặc điểm là thường gia thêm đường và hay sử dụng sữa
dừa. Nền ẩm thực này cũng sản sinh ra vô số loại mắm khơ (như mắm cá sặc,
mắm bị hóc, mắm ba khía…). Ẩm thực miền Nam dùng nhiều đồ hải sản
nước mặn và nước lợ hơn miền Bắc (các loại cá, tôm, cua, ốc biển).
Ẩm thực miền Trung với tất cả tính chất đặc sắc của nó thể hiện qua
hương vị riêng biệt, nhiều món ăn cay và mặn hơn đồ miền Bắc và miền Nam,
màu sắc được phối trộn phong phú, rực rỡ, thiên về màu đỏ và nâu sậm. Các
tỉnh thành miền Trung như Huế, Đà nẵng rất nổi tiếng với mắm tôm chua và
các loại mắm ruốc. Đặc biệt, ẩm thực Huế do ảnh hưởng từ phong cách ẩm
thực hoàng gia, cho nên rất cầu kỳ trong chế biến và trình bày.
Ẩm thực của các dân tộc thiểu số có những bản sắc riêng biệt. Nổi tiếng
như món bánh cuốn trứng (Cao Bằng, Lạng Sơn), Lợn sữa và vịt quay móc
mật Lạng Sơn, phở chua, phở cồn sủi, thắng cố, các món xơi nếp nương của
người Thái, người Mơng...
Khái lược như vậy, có thể hiểu văn hóa ẩm thực là một phần của văn hóa
nằm trong phức thể – tổng thể các đặc trưng diện mạo về tinh thần, vật chất,
tri thức, tình cảm, khắc họa một số bản sắc văn hóa của các vùng miền… nó
chi phối một phần không nhỏ trong cách giao tiếp của cộng đồng, tạo nên đặc
thù riêng cho cộng đồng đó.
1.3 Vai trị của văn hóa ẩm thực trong đời sống văn hóa
1.3.1 Gắn kết cộng đồng tạo nên bản sắc văn hóa
Văn hóa dân tộc là những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng
đồng Việt Nam được vun đắp qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước
và giữ nước. Từ thời xa xưa, dân tộc ta vốn dĩ đã nổi tiếng với truyền thống
đoàn kết, tương thân tương ái, đồng cam cộng khổ chống lại thiên tai, lũ lụt,


12


đồng sức, đồng lòng chống giặc ngoại xâm, xây dựng đất nước Việt Nam có
nhiều giá trị văn hóa truyền thống.
Văn hóa ẩm thực đóng vai trị rất quan trọng trong đời sống xã hội, nó
là tiền đề làm cho mỗi quan hệ giữa người với người sâu sắc, gắn kết giữa con
người với cộng đồng, cá nhân với xã hội. Mỗi quan hệ đó bắt nguồn từ trong
gia đình và bữa cơm hằng ngày. Bữa cơm cả gia đình sum họp quây quần bên
nhau, dùng chung một bát nước chấm, thức ăn được trình bày chung trong
một mâm, vừa ngon vừa hấp dẫn, ai thích món nào thì gắp món đấy, nó tạo sự
vui vẻ, chan hịa, thể hiện sự ấm cúng của gia đình, để rồi khi đi đâu chúng ta
cũng nhớ về gia đình, nhớ những bữa cơm quen thuộc khi mọi người quây
quần bên nhau chính nhờ thế mà có câu ca dao:
“Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương”
Văn hóa ẩm thực cũng đóng vai trị rất quan trọng trong xã hội, thể hiện
tình u thương cội nguồn, tính cộng đồng sâu sắc, gặp gỡ bạn bè, người thân
đồng nghiệp bên mâm cơm, món ăn trị chuyện về cuộc sống, từ đó tạo nên
mỗi quan hệ tốt đẹp hơn. Sự gắn kết cộng đồng trong ẩm thực đã mang lại cho
Việt Nam những bản sắc văn hóa của dân tộc, cộng đồng và các vùng miền.
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, có 54 dân tộc sinh sống trên lãnh
thổ Việt Nam, mỗi dân tộc đều có những giá trị và sắc thái văn hóa riêng. Ẩm
thực cũng vậy, thơng qua món ăn chúng ta biết được đó là dân tộc nào, chẳng
hạn như: Dân tộc Kinh thì không thể không kể đến cơm, canh, cá, dưa cà; dân
tộc Mơng thì có món thắng cố; dân tộc Nùng thì thích ăn ngơ… Mỗi dân tộc
đều có phong cách văn hóa ẩm thực riêng, góp phần làm nên bản sắc văn hóa
dân tộc. Người Việt Nam dù đi đâu cũng có thể dễ dàng nhận ra cách ăn uống
của họ, những ngày lễ hội, ngày tết, ma chay, cưới hỏi… người Việt thường


13


cùng chia sẻ vui buồn qua văn hóa ẩm thực. Điều này thể hiện nét văn hóa
độc đáo khơng hề xen lẫn vào các dân tộc khác trên thế giới.
1.3.2 Góp phần tạo điều kiện phát triển kinh tế, du lịch
Việt Nam từ trước tới nay vốn đã nổi tiếng có lối ẩm thực phong phú và
đa dạng. Từ trong gia đình đến các nhà hàng, khách sạn, quán ăn cố định hay
di động trên vỉa hè, ở khắp mọi miền đất nước nhằm phục vụ cho nhu cầu của
khách, hoặc trưng bày trong các lễ hội hoặc triển lãm ẩm thực, giới thiệu
trong các hội chợ vừa mang lại nguồn lợi nhuận cho người bán, vừa đẹp lòng
cho người mua, góp phần làm phong phú việc giao thương kinh tế và ăn uống
ở đây vừa thỏa mãn nhu cầu vật chất là cầu nối thương thuyết các hợp đồng
kinh tế…
Văn hóa ẩm thực cũng đã góp phần khơng nhỏ vào phát triển du lịch
trong và ngoài nước. Với 54 dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam mỗi
dân tộc đều có món ăn riêng, đặc trưng cho dân tộc mình, đây là điều kiện để
cho ngành du lịch Việt Nam phát triển các sản phẩm du lịch. Khách du lịch
đến và tham quan các khu di tích lịch sử văn hóa hay các danh lam thắng cảnh
nổi tiếng ở các vùng miền đất nước thì điều họ cũng muốn khám phá và
khơng thể bỏ qua đó chính là ẩm thực của vùng miền đó. Trong sự phát triển
phong phú, đa dạng nhu cầu du lịch, ẩm thực không chỉ đóng vai trị là yếu tố
hỗ trợ, phục vụ cho nhu cầu của khách về ăn uống đơn thuần mà đã trở thành
một thành tố văn hóa, một nhu cầu của các chuyến du lịch. Thực tế, nhiều
doanh nghiệp lữ hành trên thế giới đã tổ chức những chương trình du lịch ẩm
thực với mục đích chủ yếu phục vụ nhu cầu để du khách thưởng thức những
hương vị truyền thống đặc sắc tại các điểm du lịch. Trong những năm gần
đây, ngành du lịch Việt Nam phát triển khá mạnh với số lượng khách ngày
một đơng đó cũng chính nhờ sự đóng góp khơng nhỏ của văn hóa ẩm thực đó


14


là: Phở Hà Nội, cháo lươn Nghệ An, cơm hến Huế, bánh tráng Nam Bộ, hủ
tiếu Sài Gòn, phở chua Lạng Sơn... đã làm nên đặc sắc hương vị của các tua
du lịch.
1.4 Đặc trưng của ẩm thực vỉa hè
Ẩm thực vỉa hè trong trung tâm thành phố thường có lịch sử phát triển
từ rất lâu đời. Theo xu hướng phát triển chung của xã hội, những khu vực ấy
ngày càng phát triển mạnh mẽ, phong phú và đa dạng hơn cả về số lượng và
chất lượng. Ẩm thực vỉa hè Việt Nam bắt nguồn từ những gánh hàng rong bán
những món quà vặt rất đỗi giản dị của các mẹ, các chị. Với gánh hàng rong
trên vai, họ đi khắp các đường lớn, ngõ nhỏ, cất tiếng rao bán hàng từ sáng
sớm cho đến tới khuya, bất cứ nơi đâu cũng có thể thấy bóng dáng của họ,
mùa nào thức nấy, họ mang theo cả một nền văn hóa ẩm thực của Việt Nam
trên vai. Những món ăn truyền thống được phát triển qua bao nhiêu đời, trở
thành một nét văn hóa vơ cùng đặc sắc. Ngồi những gánh hàng rong, cịn có
những qn vỉa hè. Gọi là qn vỉa hè, vì nó được bày bán trên vỉa hè, chỉ cần
dăm chiếc bàn, vài chiếc ghế cũng có thể tạo thành một quán ăn. Dần dần, ẩm
thực vỉa hè đã trở nên vô cùng quen thuộc với mỗi người, bởi món ăn đa
dạng, phong phú về chủng loại đáp ứng được nhiều nhu cầu, cơ tầng tâm lý ăn
uống của đơng đảo cư dân, nó trở thành một nét văn hóa ăn sâu vào tâm khảm
mỗi người, Những thứ họ bán đều là những món ăn bình dân, nhưng lại có
một sức hút kì lạ đối với thực khách trong và ngoài nước.
Tại sao nhiều thực khách chọn những món ăn, đồ uống bán ở vỉa hè
chứ khơng phải là trong những nhà hàng sang trọng? Mặc dù, đối với nhiều
người, họ có thừa khả năng để bước vào những nhà hàng sang trọng nhưng
vẫn chọn cho mình những gánh hàng bày bán trên vỉa hè. Có nhiều lý do được
đặt ra, nhưng có lẽ lý do chính vẫn là cảm giác thoải mái, thư thái khi được


15


ngồi dưới một hàng cây xanh, gió thổi lồng lộng, khơng gian thống đãng tự
do và nhâm nhi một chút gì đó. Đơi khi, họ đi ăn vặt vỉa hè mà khơng phải để
ăn uống, mà mục đích chính là gặp gỡ bạn bè hàn huyên, tán gẫu giữa một
không gian rộng lớn mà không sợ làm phiền tới người khác.
Theo khái niệm của tổ chức Y tế thế giới (WHO): “Ẩm thực vỉa hè là
các loại thức ăn, đồ uống đã chế biến sẵn hay sẵn sàng chế biến và phục vụ
tại chỗ theo yêu cầu của khách hàng được bày bán trên vỉa hè, lề đường ở
các đường phố, khu phố đông người hoặc những nơi công cộng khác, chẳng
hạn như các lề đường, công viên, khu du lịch, điểm giải trí, khu phố ăn
uống ngồi trời...” [].
Hầu hết các thức ăn ở vỉa hè là các món phục vụ tại chỗ và là thức ăn
nhanh. Thức ăn được bày bán trên vỉa hè chi phí ít hơn một bữa ăn trong nhà
hàng và nhanh chóng, tiện lợi, giá cả phải chăng nên sức cạnh tranh cao và
được tiêu thụ với số lượng lớn. Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp
Liên Hiệp Quốc (FAO) cho rằng: Khoảng 2,5 tỷ người ăn thức ăn đường phố
mỗi ngày. Thức ăn vỉa hè có mối liên hệ mật thiết, đồ ăn vặt, hàng rong, quà
vặt, (Take-out). Đồ ăn nhẹ, thức ăn nhanh, (snack). Nó được phân biệt bởi
hương vị địa phương và được mua trên đường phố, mà không cần bất kỳ trụ
sở hay cơng trình xây dựng nào.
Từ lâu, thức ăn vỉa hè là một nhu cầu của người dân đơ thị, việc phát
triển các loại hình thức ăn vỉa hè là một nhu cầu tất yếu của xã hội, đem lại
nhiều thuận tiện cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, bên cạnh sự thuận tiện này
là những mối nguy hại tới sức khỏe, tính mạng khách hàng, thậm chí là cả
cộng đồng nếu không được quan tâm đến vệ sinh an toàn thực phẩm.


16

1.5 Phong cách ăn uống ở vỉa hè

Trong văn hóa ẩm thực, người Việt Nam ln coi trọng tính cộng đồng.
Nếu người phương Tây mỗi người dùng riêng một đĩa, ít trị chuyện trong bữa
ăn thì với người Việt, thời điểm ăn là để mọi người cùng thực hiện văn hóa
giao tiếp, cùng gặp mặt, trị chuyện, nắm bắt thơng tin về cuộc sống của nhau.
Và khơng gian ăn chính là nơi để gắn kết chặt chẽ những mối quan hệ giữa
người với người trong gia đình, ngồi xã hội.
Ẩm thực vỉa hè gắn với phong cách ăn uống ở đường phố. Một trong
những thú ăn ngồi đường phải nói đến là sự thoải mái hưởng thụ mọi âm
thanh cuộc sống, tận hưởng được những hương vị của buổi sáng mát lành,
buổi chiều yên ả bóng râm tĩnh lặng. Cái sự mát mẻ của khí trời, khơng gian,
náo nhiệt của phố phường làm cho tâm hồn của họ cảm thấy thảnh thơi, có
chút gì đó tự do, thoải mái. Nếu trước đây, những món ăn vỉa hè đa phần chỉ
dành cho những người lao động phải làm ca, đêm muộn, thì giờ đây ăn uống
ở vỉa hè là thú vui của mọi giới, mọi lứa tuổi và tầng lớp khác nhau.
Buổi sáng vào những quán cháo bên lề đường, với những tơ cháo nóng
hổi, vừa ăn vừa thổi, vừa nhìn khơng gian của bầu trời, nhìn dịng người tấp
nập mới cảm thấy được bát cháo thật thơm ngon. Hay những buổi trưa những
nhân viên văn phịng, cơng nhân cũng dành cho mình một chút thời gian để
ngồi bên lề đường uống một tách cà phê vỉa hè hay vài cốc trà và chỉ vài ba
chiếc ghế nhựa là đủ cho mọi cuộc chuyện trò trong những lúc rảnh rỗi mà
trong giờ làm việc khơng thể nói ra được, có thể là những câu chuyên về bóng
đá, hay những bộ trang phục mới trên các show truyền hình… Cũng có người
chỉ ngắm nhìn đường phố, nhìn những cơ bé, cậu bé vội vã đi học để khỏi
muộn giờ, nét mặt hạnh phúc hiện lên trên khuôn mặt những chàng trai cô gái
đi chơi trên phố…


17

Một điều rất hay và độc đáo nữa mà ẩm thực vỉa hè mang lại đó là khách

đến cứ tìm chỗ nào trống thì ngồi, những lúc đơng q hết ghế, có người cịn
cầm ly cà phê hay chiếc bánh mỳ, bánh bao ngồi lên yên xe máy để thưởng
thức cái thú vui bình dị này, tất cả đều tìm cho riêng mình một góc để thoải
mái trị chuyện, sẻ chia những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống. Ngồi ăn
uống bên lề đường có thể thoải mái tán gẫu đủ thứ chuyện “trên trời, dưới bể”
mà chẳng sợ ảnh hưởng đến ai hay sợ ai đánh giá mà theo thuật ngữ người ta
thường gọi là “ném đá” hoặc “chém gió”. Khơng giống như ở trong các nhà
hàng có người phục vụ tận nơi, nói chuyện cũng khơng giám nói lớn sợ làm
ảnh hưởng đến người khác. Buổi tối, những quán ăn đêm vỉa hè là nơi để gặp
gỡ bạn bè, giãi bày sau những giờ làm việc căng thẳng hay dịp để gia đình,
người thân quây quần thân mật. Mỗi người một mục đích, vì thế mà những
hàng qn đêm luôn đông vui, ai ai cũng râm ran chuyện trị. Có những cơ
cậu tuổi ơ mai tụ tập kéo nhau vào quán nhỏ, xuýt xoa bát ốc nóng, lai rai
chiếc bánh rán, bánh bèo nối tiếp câu chuyện đang dang dở, các cụ già ngồi
húp bát cháo khuya… Tâm lý mỗi người ăn đôi khi cũng mâu thuẫn, người thì
chọn khơng gian n tĩnh kẻ lại ưa thích sự náo nhiệt ồn ào. Vì vậy, mà hình
thành thói quen ngồi qn cóc vỉa hè.
Khơng chỉ như vậy, các qn vỉa hè, gánh hàng rong đã đáp ứng nhu cầu
của người dân, khơng chỉ ngồi ăn uống ở ngồi đường tận hưởng khí trời, mà
cịn thuận tiện cho những con người bận rộn. Khi thời gian chiếm nhiều công
việc của họ, thì quán vỉa hè đã thu gọn lại thời gian. Buổi sáng chỉ cần dừng
bên lề đường mua tạm chiếc bánh mỳ, gói xơi sáng… để đến cơ quan cho kịp
giờ làm hay buổi tối tan ca muộn, mệt mỏi họ dừng bên lề đường mua cho
mình bó rau để về chuẩn bị bữa tối cho gia đình. Quán lề đường là như vậy,
đáp ứng nhanh gọn cần thiết cho người dân.


18

Khách đến với ẩm thực vỉa hè đủ mọi tầng lớp, lứa tuổi từ những cụ già

râu tóc bạc phơ với đơi kính lão nặng trĩu, đến những cơ cậu đang độ tuổi đôi
mươi tràn ngập sức sống, hay cánh tri thức, nhân viên văn phịng, và cả các
đơi tình nhân đi hẹn hị… đó là mn mặt phong cách quán ẩm thực ở vỉa hè.
Tiểu kết: Trong chương 1 khóa luận đã giới thiệu khái niệm văn hóa,
văn hóa ẩm thực. Trình bày ẩm thực Việt Nam để phân tích ẩm thực vỉa hè ở
Việt Nam trên các phương diện văn hóa, kinh tế, du lịch. Đề tài làm sáng tỏ
phong cách ăn uống trên vỉa hè, mà theo giáo sư Trần Quốc Vượng gọi đó là
“cách ăn là cách sống, là bản sắc văn hóa” [21, tr 6]. Đồng thời, khái lược
các đặc trưng của ẩm thực miền Bắc, miền Trung, miền Nam, và mô tả cái
hay của nghệ thuật ăn uống trên vỉa hè. Trong tổng thể kinh tế vỉa hè như là
một đặc sắc mà Đặc phái viên Francois Simon của tờ Le Figaro đã có nhận
xét: “Nét hiện đại của Hà Nội mà cả thế giới sắp tới đây sẽ bắt chước đó là
ăn uống ở ngoài đường” [ Ẩm thực 24h].


19

Chương 2
TÌM HIỂU MỘT SỐ MĨN ĂN VỈA HÈ ĐỘC ĐÁO XỨ NGHỆ
TẠI THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN
2.1 Khái quát về thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
2.1.1 Vị trí địa lý, lịch sử hình thành thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An
Thành phố Vinh có tọa độ địa lý từ 18°38'50” đến 18°43’38” vĩ độ
Bắc, từ 105°56’30” đến 105°49’50” kinh độ Đông, nằm ở trung tâm đồng
bằng Thanh Nghệ Tĩnh, là đồng bằng rộng thứ 3 của Việt Nam. Vinh là thành
phố nằm bên bờ sơng Lam, phía Bắc giáp huyện Nghi Lộc, phía Nam và
Đơng Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Hưng
Nguyên. Thành phố Vinh cách Thủ đô Hà Nội 295 km về phía Nam, cách
thành phố Hồ Chí Minh 1.424 km về phía Bắc, cách thủ đơ Viêng Chăn (Lào)
400 km về phía Tây.

Thành phố Vinh là trung tâm kinh tế, văn hóa, đầu tàu tăng trưởng và
giải quyết các vấn đề trọng điểm về kinh tế của tỉnh Nghệ An và vùng Bắc
Trung Bộ. Thành phố Vinh nằm trong hành lang kinh tế Đông – Tây, nối liền
Myanma – Thái Lan – Lào – Việt Nam – Biển Đông. Nằm trên các tuyến du
lịch quốc gia và quốc tế. Với vị trí đó, Vinh đóng vai trị quan trọng trong
giao lưu kinh tế, thương mại, du lịch, vận chuyển hàng hoá với cả nước khác
trong khu vực.
Diện tích 104,96 km2, là vùng đất có núi sơng bao bọc lại nằm kề cạnh
biển Đông, Vinh là nơi hội tụ tiềm lực nhân văn, thiên nhiên cũng như tinh
hoa xứ Nghệ. Là trung tâm chính trị - kinh tế, văn hố, y tế, giáo dục và du
lịch của Nghệ An.


20

Địa hình Thành phố Vinh được kiến tạo bởi hai nguồn phù sa, đó là
phù sa sơng Lam và phù sa của biển Đơng. Địa hình bằng phẳng và cao ráo
nhưng khơng đơn điệu, có núi Dũng Quyết hùng vĩ và dịng sơng Lam thơ
mộng bao quanh, tạo nên cảnh quan thiên nhiên của thành phố rất hài hịa và
khống đạt.
Thành phố Vinh từ lâu đã có sức hấp dẫn du khách khơng những bằng
nét hiện đại của nó mà bằng cả một quần thể khu du lịch với những nét đặc
trưng tiêu biểu của một đô thị xứ Nghệ. Đến thành phố Vinh du khách có thể
tham gia du lịch do các trung tâm lữ hành tổ chức để tham quan các địa điểm
hấp dẫn trong thành phố: Quảng trường Hồ Chí Minh, Thành cổ Vinh, Lâm
viên Núi Quyết, Chùa Cần Linh, đền Hồng Sơn, chợ Vinh và các bảo tàng,
khu vui chơi giải trí…
Thành phố Vinh thuộc vùng kẻ Vang hoặc kẻ Vĩnh ngày xưa. Sau đó,
lần lượt đổi thành Kẻ Vinh, Vinh Giang, Vinh Doanh, Vinh Thi. Cuối cùng,
tên chính thức của thành phố được rút gọn lại thành một tiếng là Vinh và tồn

tại mãi cho đến tận bây giờ. Là vùng đất có núi bao bọc lại nằm cạnh biển
Đơng. Vinh có một vị trí đặc biệt. Các Vua Đinh, Lê, Lý, Trần đều chú ý đến
Vinh và đã cử các tướng tài vào đây trấn giữ. Nhưng đến thế kỷ XV dưới thời
Lê Lợi và Nguyễn Trãi thì vùng Vinh mới thực sự được quan tâm đặc biệt.
Thế kỷ XVII thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh, Ninh Quận Cơng Trịnh Tồn
nhiều năm đã đóng đại bản doanh ở Núi Quyết, huy động nhân dân và binh
lính xây thành ơng Ninh, đào kênh nối sông Cồn Mộc (tức sông Vinh) với
sông Lam. Ngày 1 tháng 10 năm 1788, Hoàng đế Quang Trung đã quyết định
cho xây dựng đế đô tại vùng đất Yên Trường, nay thuộc phường Trung Đô,
thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An và đặt tên là thành Phượng Hồng Trung Đơ.
Dù rằng, chưa được xây dựng hoàn tất do sự nghiệp nhà Tây Sơn q ngắn
ngủi, nhưng Phượng Hồng Trung Đơ là một dấu son chói lọi trên chặng


×