Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Bảo tồn và phát huy giá trị của dân ca hmông ở xã mản thẩn, huyện si ma cai, tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 82 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT
-------------------------------

KHÓA LUẬN CỬ NHÂN QUẢN LÝ VĂN HĨA
CHUN NGÀNH: CHÍNH SÁCH VĂN HĨA

BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỦA DÂN CA
HMÔNG Ở XÃ MẢN THẨN, HUYỆN SI MA CAI,
TỈNH LÀO CAI

Giảng viên hướng dẫn : TS. Phạm Bích Huyền
Sinh viên thực hiện

: Vũ Thị Nhung

Lớp

: QLVH 12B

Khóa học

: 2011 - 2015

HÀ NỘI – 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan rằng, khóa luận tốt nghiệp “Bảo tồn và phát huy giá trị
của dân ca Hmông ở xã Mản Thẩn, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai” là cơng trình


nghiên cứu của riêng tơi.
Các kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực, chưa hề được sử dụng
để bảo vệ một học vị nào và các thơng tin trích dẫn trong khóa luận đã được chỉ rõ
nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 29 tháng 4 năm 2015
Sinh viên thực hiện

Vũ Thị Nhung


LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến TS. Phạm Bích Huyền, người
trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi về kiến thức và phương pháp để tơi hồn thành
được khóa luận tốt nghiệp này.
Tơi xin chân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Quản lý Văn hóa
Nghệ thuật, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã hướng dẫn, giảng dạy, cung cấp
kiến thức và phương pháp trong 4 năm qua để tôi có được thành cơng như ngày
hơm nay.
Đồng thời tơi cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn tới UBND xã Mản Thẩn,
Thư viện Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Trung tâm Thư viện tỉnh Lào Cai và
Thư viện Viện Dân tộc học đã giúp tơi trong q trình tìm kiếm tài liệu, tư liệu để
phục vụ cho việc nghiên cứu hoàn thành đề tài này.
Được sự giúp đỡ của thầy cô và bạn bè, cùng với sự nỗ lực của bản thân, tơi
đã hồn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Bảo tồn và phát huy giá trị của dân
ca Hmông ở xã Mản Thẩn, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai”. Do trình độ nghiên
cứu và thời gian có hạn nên khóa luận này khơng tránh khỏi những sai sót và hạn
chế. Rất mong được sự góp ý và chỉ dẫn của thầy cô.
Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 29 tháng 4 năm 2015
Sinh viên thự hiện

Vũ Thị Nhung


1

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt

Viết đầy đủ

CHXHCN

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa

HĐND

Hội đồng nhân dân

UBND

Ủy ban nhân dân

TW

Trung ương


VH – TT & DL

Văn hóa – Thể thao & Du lịch

VH – TT –TT

Văn hóa – Thơng tin – Thể thao


2

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................... 1 
MỞ ĐẦU ............................................................................................. 5 
Chương 1 ........................................................................................... 10 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ
ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG VÀ KHÁI QUÁT VỀ DÂN CA
HMÔNG ............................................................................................ 10 
1.1 Cơ sở lý luận về bảo tồn và phát huy giá trị của âm nhạc truyền thống .....................10 
1.1.1 Khái niệm ...................................................................................................................10 
1.1.2 Các hình thức bảo tồn và phát huy âm nhạc ..........................................................13 
1.1.3 Vai trò của việc bảo tồn và phát huy giá trị của âm nhạc truyền thống ..............17 
1.1.4 Định hướng, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về khuyến khích
bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống của văn hóa dân tộc ....................................18 
1.2 Khái quát đặc điểm của dân ca Hmông ở xã Mản Thẩn, huyện Si Ma Cai, tỉnh
Lào Cai .....................................................................................................................................20 
1.2.1 Các thể loại dân ca ....................................................................................................20 
1.2.2 Nội dung của các bài dân ca .....................................................................................20 
1.2.3 Môi trường ca hát......................................................................................................22 

1.3 Giá trị của dân ca Hmông ở xã Mản Thẩn, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai...............22 
1.4 Các hình thức diễn xướng dân ca Hmơng ở xã Mản Thẩn ...........................................23 
1.4.1 Người diễn xướng ......................................................................................................23 
1.4.2 Trang phục biểu diễn ................................................................................................24 
1.4.3 Nghệ thuật trình diễn ................................................................................................24 

Chương 2 ........................................................................................... 25 
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ
TRỊ CỦA DÂN CA HMÔNG Ở XÃ MẢN THẨN, HUYỆN SI
MA CAI, TỈNH LÀO CAI ............................................................... 25 


3

2.1 Công tác chỉ đạo của địa phương ....................................................................................25 
2.2 Các nguồn lực cho bảo tồn và phát huy các giá trị của dân ca Hmông .......................26 
2.2.1 Nguồn nhân lực .........................................................................................................26 
2.2.2 Chính sách bảo tồn của nhà nước ............................................................................30 
2.2.3 Cơ sở vật chất ............................................................................................................32 
2.3 Các hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị của dân ca Hmông ..............................34 
2.3.1 Dân ca trong môi trường lao động, sản xuất của người dân .................................34 
2.3.2 Hoạt động dạy và hát dân ca Hmông ......................................................................36 
2.3.3 Tuyên truyền, phổ biến dân ca Hmông ...................................................................37 
2.3.4 Cơ chế tài chính .........................................................................................................38 
2.4 Đánh giá cơng tác bảo tồn và phát huy dân ca Hmông ở xã Mản Thẩn, huyện Si
Ma Cai, tỉnh Lào Cai ..............................................................................................................39 
2.4.1 Những thành tựu .......................................................................................................39 
2.4.2 Những hạn chế ...........................................................................................................40 
2.5 Nguyên nhân ......................................................................................................................41 
2.5.1 Nguyên nhân của những thành công .......................................................................41 

2.5.2 Nguyên nhân của những hạn chế .............................................................................43 

Chương 3 ........................................................................................... 46 
GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DÂN CA
HMÔNG Ở XÃ MẢN THẨN, HUYỆN SI MA CAI, TỈNH LÀO
CAI..................................................................................................... 46 
3.1 Nhóm giải pháp về nâng cao nhận thức cho cán bộ và nhân dân ở xã Mản Thẩn .....46 
3.1.1 Giải pháp về đào tạo, tập huấn cán bộ văn hóa xã.................................................46 
3.1.2 Cơng tác tun truyền về giá trị của dân ca Hmông ..............................................48 
3.1.3 Phát huy vai trò của trưởng dòng họ, già làng, trưởng bản và người có uy tín
trong cộng đồng .......................................................................................................................50 
3.2 Nhóm giải pháp triển khai bảo tồn và phát huy các giá trị của dân ca Hmông ở xã
Mản Thẩn ................................................................................................................................52 
3.2.1 Xây dựng chương trình giao lưu và thi tiếng hát dân ca .......................................52 
3.2.2 Đưa dân ca vào các hoạt động học tập cộng đồng, sinh hoạt cộng đồng..............53 


4

3.2.3 Mở các lớp dạy học chữ và dạy hát dân ca Hmơng ...............................................55 
3.2.4 Xây dựng hồn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị ................................................56 
3.2.5 Thu thập tư liệu .........................................................................................................58 

KẾT LUẬN ....................................................................................... 60 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 61 
PHỤ LỤC .......................................................................................... 64 
JANGX NAOX NCAO ..................................................................... 64 
(Người sưu tầm: Giàng Seo Châu – xã Mản Thẩn) ....................... 64 



5

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Dân tộc Hmơng có một nền văn hóa rất phong phú, đa dạng và đặc sắc thể
hiện sự thích ứng với điều kiện khu vực cư trú của mình. Tính đa dạng phong phú
thể hiện ở cả văn hoá vật thể và phi vật thể. Nghiên cứu nền văn hóa của dân tộc
Hmơng sẽ góp phần khẳng định các giá trị truyền thống mà họ đã sáng tạo ra và gìn
giữ qua nhiều thế hệ. Trong truyền thống văn hóa dân tộc Hmơng thì dân ca là thể
loại âm nhạc dân gian giàu bản sắc, có nhiều giá trị nhất. Dân ca Hmơng cũng có
nhiều thể loại như dân ca giao duyên, dân ca than thân, dân ca nghi lễ, phong tục gia
đình... đặc biệt là tác phẩm "khúa kê" và "tiếng hát làm dâu".
Dân tộc Hmông ở huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai vẫn đang lưu giữ các bài
dân ca mang đậm hương sắc núi rừng, một kho tàng dân ca dân gian phong phú với
những làn điệu dân ca tả cảnh quê hương, ca ngợi tình yêu cuộc sống và lao động,
tình yêu nam – nữ... Tất cả những bài dân ca đó tạo nên một nền văn hóa tộc người
với những bản sắc riêng biệt, phản ánh về đời sống văn hóa của một dân tộc ít
người vùng biên cương của Tổ quốc. Những nét đẹp của các bài dân ca đó cần được
gìn giữ và phát huy.
Mản Thẩn là một xã nghèo của huyện Si Ma Cai, có 99% dân tộc Hmông
sinh sống. Ở đây, người Hmông vẫn còn lưu giữ được nhiều bài dân ca mang đậm
bản sắc và có giá trị văn hóa cao.
Cho tới nay, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về dân ca dân tộc Hmơng đó
là những tác phẩm có giá trị và làm tư liệu quan trọng để nghiên cứu về dân ca của
dân tộc Hmơng. Tuy nhiên, chưa có một cơng trình nghiên cứu nào bài bản có hệ
thống về dân ca Hmông trong bối cảnh đổi mới hiện nay. Vì vậy, việc nghiên cứu
dân ca Hmơng để tìm ra giải pháp bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp trong
văn hóa dân ca dân tộc Hmơng là hết sức cần thiết.



6

Xuất phát từ đó tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Bảo tồn và phát huy giá trị
của dân ca Hmông ở xã Mản Thẩn, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai”
2. Lịch sử nghiên cứu
Nghiên cứu dân ca dân tộc Hmơng truyền thống nói chung, dân ca dân tộc
Hmơng ở xã Mản Thẩn nói riêng nhằm mục đích bảo vệ và phát huy các giá trị tốt
đẹp của thể loại dân ca này trong cộng đồng, phục vụ cho sự nghiệp phát triển vùng
đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn. Nhằm thực hiện thành cơng cuộc vận
động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.
Các tác phẩm tiêu biểu gồm: Tác phẩm “Dân ca Mèo”– Nxb Văn học năm
1967 của nhà sưu tầm và biên dịch văn học dân gian Dỗn Thanh. Đây là cơng trình
sưu tập hệ thống các bài hát dân ca của dân tộc Hmông – một yếu tố quan trọng làm
nên văn hóa Hmơng, gồm có 5 loại chính: Tiếng hát mồ cơi (Gầu tú giua – Gâux tuz
njuôs), tiếng hát làm dâu (Gầu ua nhang – Gâux nhangs), tiếng hát tình u (Gầu
plềnh – Gâux plênhx), tiếng hát cưới xin (Gầu xống – Gâu yôngz), tiếng hát cúng
ma (Gầu tuớ – Gâux tuôs). Tác giả đã giới thiệu những đặc điểm cơ bản về nội dung
và diễn xướng của từng loại dân ca Hmông.
Năm 1974 tác giả Doãn Thanh tiếp tục cho ra mắt cơng trình “Dân ca Mèo”
gồm 45 bài, in song ngữ Việt – Hmơng. Trong cơng trình này tác đã giúp bạn đọc có
thể đối chiếu lời Việt và lời Hmơng và là nguồn tư liệu quý giá cho những đọc giả
yêu dân ca các dân tộc thiểu số.
Năm 1984, hai tác giả Doãn Thanh, Hồng Thao đã tiến hành tuyển chọn, bổ
sung một số bài dân ca Hmông và cho ra mắt cuốn sách “Dân ca Hmông” với lời
giới thiệu của Chế Lan Viên có tựa đề là “Tâm hồn và tiếng hát Hmông”. Bài viết
của Chế Lan Viên đã chỉ ra những giá trị nội dung và nghệ thuật biểu hiện tâm hồn
tình cảm, tư tưởng dân tộc của người Hmông qua những bài dân ca của họ.
Tác phẩm “Ghi chép về văn hóa dân gian Hmơng” của nhà văn Mã A Lềnh
– Nxb Văn hóa Thơng tin năm 2009. Ơng có đề cập tới các thể loại dân ca Hmông
trong từng lễ thức sinh hoạt. Đã làm nổi bật từng thể loại dân ca trong từng hoàn



7

cảnh khác nhau và khẳng định dân ca Hmông là tư tưởng tạo nên bản sắc Hmông, là
tinh thần quật cường bất diệt của Hmông. Nghiền ngẫm trong cõi dân ca Hmơng sẽ
cho ta giàu có về thơ trữ tình và khích lệ tình u sáng tạo, tình u nhân loại.
Những tác phẩm đó đã khẳng định tầm quan trọng của văn hóa dân tộc
Hmơng, đặc biệt là dân ca Hmơng trong đời sống hằng ngày. Vì vậy, việc nghiên
cứu về dân ca Hmông để đề xuất những giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị
của dân ca Hmông trong bối cảnh hiện nay là việc làm hết sức quan trọng của các
nhà nghiên cứu khoa học.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Dân ca Hmông ở xã Mản Thẩn, huyện Si Ma Cai,
tỉnh Lào Cai.
- Địa bàn nghiên cứu: Ở xã Mản Thẩn, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai.
- Thời gian nghiên cứu: 10 năm trở lại đây
4. Mục tiêu nghiên cứu
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về bảo tồn và phát huy
giá trị dân ca Hmông ở xã Mản Thẩn, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai.
- Đánh giá thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị dân ca Hmông ở xã Mản
Thẩn, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến bảo tồn và phát huy giá trị dân ca
Hmông ở xã Mản Thẩn huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai.
- Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị của dân ca Hmông ở xã Mản
Thẩn, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
* Cơ sở lý luận về bảo tồn và phát huy giá trị âm nhạc truyền thống và khái
quát về dân ca Hmông.
- Cơ sở lý luận về bảo tồn và phát huy giá trị của âm nhạc truyền thống



8

- Giới thiệu đặc điểm của dân ca Hmông ở xã Mản Thẩn, huyện Si Ma Cai,
tỉnh Lào Cai
* Thực trạng công tác bảo tồn và phát huy giá trị của dân ca Hmông ở xã
Mản Thẩn, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai.
- Công tác chỉ đạo của địa phương
- Các nguồn lực cho bảo tồn và phát huy các giá trị của dân ca Hmông
- Các hoạt động bảo tồn
- Đánh giá công tác bảo tồn và phát huy dân ca Hmông ở xã Mản Thẩn,
huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai
- Nguyên nhân: Nguyên nhân của những thành công và nguyên nhân của
những hạn chế
* Giải pháp bảo tồn và phát huy dân ca Hmông ở xã Mản Thẩn, huyện Si Ma
Cai, tỉnh Lào Cai.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp thu thập thông tin
sau:
- Phương pháp điền dã, nghiên cứu thực địa:
+ Phương pháp phỏng vấn
+ Phương pháp thống kê
+ Phương pháp quan sát
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
7. Đóng góp của đề tài
- Bổ sung tư liệu cho việc nghiên cứu dân ca Hmông và văn hóa Hmơng
- Kết quả nghiên cứu có thể là tài liệu tham khảo cho các cơ quan, cá nhân…



9

8. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục thì đề tài được chia
làm ba chương như sau:
- Chương 1. Cơ sở lý luận về bảo tồn và phát huy giá trị âm nhạc truyền
thống và khái quát về dân ca Hmông
- Chương 2. Thực trạng công tác bảo tồn và phát huy giá trị của dân ca
Hmông ở xã Mản Thẩn, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai.
- Chương 3. Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị dân ca Hmông ở xã Mản
Thẩn, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai


10

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ ÂM NHẠC
TRUYỀN THỐNG VÀ KHÁI QUÁT VỀ DÂN CA HMÔNG
1.1 Cơ sở lý luận về bảo tồn và phát huy giá trị của âm nhạc truyền thống
1.1.1 Khái niệm
1.1.1.1 Âm nhạc truyền thống
Khái niệm âm nhạc truyền thống ở đây trước hết cần được hiểu là: “Những
tác phẩm âm nhạc chính thống, phản ánh sinh động, sâu sắc hiện thực cách mạng
và đời sống tinh thần phong phú của quần chúng cách mạng dưới sự lãnh đạo của
Đảng”. Những bài ca cách mạng của Lưu Hữu Phước, Đỗ Nhuận, Văn Cao,
Nguyễn Đình Thi ra đời trước Cách mạng tháng Tám, những bài hát thời kháng
chiến chống Pháp, rồi sau đó là xây dựng hồ bình ở miền Bắc, đấu tranh thống
nhất giải phóng miền Nam, dựng xây Tổ quốc xã hội chủ nghĩa chính là âm nhạc
truyền thống. Lùi về quá khứ trước khi có Đảng ra đời, cũng có thể coi kho tàng dân
ca là âm nhạc truyền thống, vì có thể tìm thấy trong kho tàng đó tất cả mọi khía

cạnh tinh tế, phong phú, sinh động của tâm hồn người Việt Nam. Những phẩm chất
tốt đẹp nhất của người lao động xưa cũng được biểu hiện khá đầy đủ trong dân ca.
Lần theo lịch sử, đi suốt chiều dài cách mạng kháng chiến, xây dựng Tổ
Quốc của dân tộc, khối lượng các tác phẩm âm nhạc truyền thống cứ đồ sộ thêm.
Và phẩm chất công dân của mỗi người Việt Nam được thể hiện trong các tác phẩm
âm nhạc không chỉ ở ý thức chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc mà còn ở rất nhiều khía cạnh
khác như: Lao động, xây dựng cơng cuộc đổi mới, hoàn thiện các mối quan hệ tốt
đẹp trong xã hội. Ngồi tình cảm đối với Tổ quốc, với ý nghĩa những cơng dân có ý
thức, âm nhạc truyền thống cịn giáo dục nhiều tình cảm tốt đẹp khác như tình mẫu
tử, tình bạn, tình đồng loại và đặc biệt là tình u lứa đơi. (Nguyễn Đình San - Theo
Tạp chí Tuyên giáo)


11

1.1.1.2 Dân ca
Có nhiều khái niệm khác nhau về dân ca, tùy vào mục đích nghiên cứu của
từng tác giả. Khái niệm dân ca được các tổ chức, các nhà nghiên cứu định nghĩa
như sau:
“Dân ca là những bài hát và câu hát dân gian, trong đó có cả phần lời và
phần giai điệu đều có vai trị quan trọng đối với việc xây dựng hình tượng hồn
chỉnh của tác phẩm” 5; Tr.411
Từ điển Tiếng Việt phổ thông của Viện ngơn ngữ học – Nhà xuất bản
Phương Đơng (2006) nói: Dân ca là bài hát lưu truyền trong dân gian, không rõ tác
giả. Từ điển Từ và Ngữ Việt Nam của nhà xuất bản Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh nêu:
Dân ca là bài hát phổ biến trong nhân dân. Gíao trình văn học dân gian của Trường
Đại học Sư phạm – Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội (1998) cho rằng: Dân
ca là những bài hát có hoặc khơng có chương khúc do nhân dân sáng tác, lưu
truyền trong dân gian ở từng vùng hoặc phổ biến ở nhiều vùng có nội dung trữ tình
và có giá trị đặc biệt về âm nhạc. Tác phẩm văn học dân gian của Đinh Gia Khánh,

Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn – Nhà xuất bản Giaó dục (2006) đã định nghĩa:
Dân ca là những bài hát và câu hát dân gian trong đó có cả phần lời và phần giai
điệu đều có vai trị quan trọng đối với việc xây dựng hình tượng hồn chỉnh của tác
phẩm. PGS.TS Tú Ngọc quan niệm: Dân ca là một hiện tượng sinh hoạt văn hóa
âm nhạc trong dân gian. Sinh hoạt ấy gắn với những môi trường nhất định, xã hội
nhất định, đồng thời mang tính đặc thù về thẩm mỹ. GS. Nguyễn Xuân Kính viết:
Dân ca bao gồm phần lời (câu hoặc bài), phần giai điệu (giọng hoặc làn điệu),
phương thức diễn xướng và cả môi trường, khung cảnh ca hát.
Như vậy, các tác giả, các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng: Dân ca có
những đặc điểm đặc trưng của nhiều thể hát dân gian trong môi trường diễn xướng
tự nhiên. Do đó, hiện nay dân ca được giới nghiên cứu văn hóa dân gian dùng làm
thuật ngữ để chỉ chung cho tồn bộ các hình thức ca hát dân gian bao gồm cả nhạc,
lời, điệu bộ, lề lối sinh hoạt.


12

Trên cơ sở đó, dân ca các dân tộc thiểu số với những nét đặc trưng trong kết
cấu ngôn ngữ, cách sử dụng hình tượng, nhạc điệu… đã tạo nên dấu ấn về phong
cách, màu sắc riêng của văn hóa miền ngược – GS. Đinh Gia Khánh nhận xét: “Dân
ca các dân tộc thiểu số có vị trí quan trọng trong chỉnh thể nguyên hợp văn hóa dân
gian Việt Nam”
1.1.1.3 Bảo tồn
Từ điển Tiếng Việt cắt nghĩa: “Bảo tồn là giữ lại không để cho mất đi”.
Bảo tồn di sản được hiểu như là các nỗ lực nhằm bảo vệ và giữ gìn sự tồn tại
của di sản theo dạng thức vốn có của nó.
Bảo tồn là bảo vệ và giữ gìn sự tồn tại của sự vật hiện tượng theo dạng thức
vốn có của nó. Bảo tồn là khơng để mai một, “khơng để bị thay đổi, biến hóa hay
“biến thái”. Như vậy, trong nội hàm của thuật ngữ này, khơng có khái niệm “cải
biến”, “nâng cao” hoặc “phát triển”. Hơn nữa, khi nói đối tượng bảo tồn “phải được

nhìn là tinh hoa”, chúng ta đã khẳng định giá trị đích thực và khả năng tồn tại theo
thời gian, dưới nhiều thể trạng và hình thức khác nhau của đối tượng được bảo tồn.
Bảo tồn nguyên vẹn (bảo tồn trong dạng “tĩnh”): Bảo tồn văn hóa phi vật thể
ở dạng thức văn hóa phi vật thể như nó hiện có theo quy trình khoa học nghiêm túc
chặt chẽ, “giữ” chúng trong sách vở, các ghi chép, mô tả băng hình (video), băng
tiếng (audio), ảnh… Tất cả các hiện tượng văn hóa phi vật thể này có thể lưu giữ
các kho lưu trữ, các viện bảo tàng.
Bảo tồn trên cơ sở kế thừa (bảo tồn trong dạng “động”): Đối với các di sản
văn hóa phi vật thể, bảo tồn “động” trên cơ sở kế thừa là bảo tồn các hiện tượng văn
hóa đó ngay chính trong đời sống cộng đồng. Bởi lẽ, cộng đồng không những là
môi trường sản sinh ra các hiện tượng văn hóa phi vật thể mà cịn là nơi tốt nhất để
giữ gìn, bảo vệ, làm giàu và phát huy văn hóa phi vật thể trong đời sống xã hội theo
thời gian. Các hiện tượng văn hóa phi vật thể tồn tại trong ký ức cơng đồng, nương
náu trong tiếng nói, trong các hình thức diễn xướng, trong các nghi lễ, nghi thức,
quy ước dân gian.


13

1.1.1.4 Phát huy
Từ điển Tiếng Việt cắt nghĩa: “Phát huy là làm cho cái hay, cái tốt tỏa sáng
tác dụng và tiếp tục nảy nở thêm”.
Phát huy trước hết là sử dụng giá trị tinh thần của di sản văn hố trong cơng
tác tun truyền, giáo dục tư tưởng tình cảm; đồng thời, khái niệm “phát huy” cũng
đã bao hàm cả các hoạt động khai thác. Tuy nhiên, nếu sử dụng từ “khai thác” thay
cho “phát huy” di sản văn hố thì sẽ bị hiểu là q thiên về tính hiệu quả kinh tế
trong sử dụng.
Phát huy di sản có nghĩa là những hành động nhằm đưa di sản văn hóa vào
trong thực tiễn xã hội, coi đó như là nguồn nội lực, tiềm năng góp phần thúc đẩy sự
phát triển xã hội, mang lại những lợi ích vật chất và tinh thần cho con người, thể

hiện tính mục tiêu của văn hóa đối với sự phát triển của xã hội.
Phát huy các giá trị di sản là để đưa giá trị văn hóa đến với cộng đồng, giúp
cộng đồng phát triển kinh tế và đáp ứng cho công tác bảo tồn di sản văn hóa hồn
thiện hơn.
1.1.2 Các hình thức bảo tồn và phát huy âm nhạc
Trong tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Quốc tế lần thứ nhất, các tổ chức
chuyên ngành trong lĩnh vực văn hóa tại Montreal nêu rõ: Văn hóa chỉ có thể thực
hiện được đúng chức năng vai trị của mình khi tiếp cận được với tính đa dạng rộng
lớn của các hình thức thể hiện nghệ thuật phản ánh sự phong phú, phức tạp và đa
dạng các kinh nghiệm cuộc sống của con người.
Vậy để các thế hệ có thể tiếp cận được với tính đa dạng của nghệ thuật âm
nhạc cổ truyền (cũng như những hình thức nghệ thuật cổ truyền khác), theo GS.
Trần Quang Hải (Gíao sư Nhạc học – Chuyên gia về Âm nhạc Á Châu trên Thế
giới) là cần áp dụng cùng lúc 3 biện pháp sau:
1. Biện pháp thứ nhất: Duy trì trong khơng gian thực hành nghệ thuật
Âm nhạc cổ truyền có 3 khơng gian thực hành nghệ thuật


14

- Thực hành trong lao động
- Thực hành trong phong tục và tín ngưỡng
- Thực hành nghề nghiệp
Cả ba khơng gian thực hành này đều chịu sự tác động rất lớn của những thay
đổi thể chế, thay đổi quan hệ và thay đổi môi trường sống xã hội. Mỗi một thay đổi
đều có khả năng dẫn đến sự mai một hoặc sự phát triển âm nhạc cổ truyền. Chính
những thay đổi, những biến động ấy làm cho hàm lượng văn hóa của nghệ thuật ấy
tăng cao hoặc suy giảm. Vì vậy, duy trì nghệ thuật âm nhạc cổ truyền trong khơng
gian thực hành nghệ thuật là điều kiện cần có để duy trì hàm lượng văn hóa, hàm
lượng nghệ thuật ngay trong những hình thức âm nhạc ấy.

Nhiều năm nay chúng ta chưa có những chương trình, dự án nhằm duy trì
một cách tự giác những hình thức nghệ thuật có giá trị trong khơng gian thực hành
văn hóa của nó. Hầu hết chúng ta đều chạy theo sự phục hồi tự phát của nhân dân
(dùng khái niệm phục hồi tự phát để chỉ những hình thức sinh hoạt văn hóa nghệ
thuật do nhân dân tự phục hồi để phục vụ nhu cầu đời sống văn hóa của họ). Do vậy,
có nhiều hình thức được phục hồi đúng nhưng cũng có khá nhiều hình thức bị phục
hồi sai, gán ghép, vay mượn (vay mượn cả cổ truyền lẫn đương đại, gán ghép giữa
vùng nọ với vùng kia).
2. Biện pháp thứ hai: Duy trì bằng giáo dục và đào tạo
* Giáo dục – yếu tố quan trọng
Thuở xưa, khi văn hóa nghệ thuật khép kín trong một làng, một vùng, khi ít
có sự giao thoa và cạnh tranh mạnh mẽ giữa hình thức nghệ thuật này với nghệ
thuật kia thì sự hưởng thụ nghệ thuật, giáo dục nghệ thuật trong cộng đồng làng xã
dường như xảy ra cùng một lúc và thường xuyên.
Ngày nay khác hẳn, bởi khả năng thông tin tồn cầu có tốc độ rất nhanh,
những thơng tin này phá vỡ sự cố nghệ thuật, văn hóa của cộng đồng làng xã xưa.
Con người được lựa chọn “khẩu vị nghệ thuật của mình” và cũng rất căng thảng


15

ngay trong khi lựa chọn khẩu vị bởi tính phong phú của các hình thức nghệ thuật, sự
hấp dẫn của giá cả mà các công ty thương mại cạnh tranh nhau ồ ạt đưa ra các sản
phẩm văn hóa nghệ thuật. Chính yếu tố này đang góp phần làm băng hoại sự hiểu
biết, sự quý trọng văn hóa nghệ thuật cổ truyền.
Để cứu vãn nhanh tình trạng này, chúng ta chỉ còn cách duy nhất là tổ chức
sâu và rộng công tác giáo dục cộng đồng làm sao cho người Việt Nam phải biết yêu,
biết trân trọng giá trị sáng tạo, giá trị lịch sử của văn hóa nghệ thuật cổ truyền. Phải
thấy, phải nhận rõ đấy là một phần quan trọng trong “cuốn phim” ký ức của mỗi
dân tộc. Con người sẽ lạc lõng khi khơng có ký ức, một dân tộc cũng sẽ khơng cịn

tồn tại khi đánh mất ký ức của chính mình.
* Đào tạo – yếu tố bảo tồn phát triển
Đào tạo xảy ra cùng lúc khi con người ta nhận biết được tầm quan trọng của
việc duy trì những giá trị sáng tạo cho mn đời sau ở trạng thái động (tức trạng
thái phát triển). Đây là điều kiện tiên quyết để nâng cao tầm văn hóa nghệ thuật của
mỗi quốc gia.
Thuở xưa đào tạo nghệ thuật của nhân dân xảy ra trong mỗi gia tộc, mỗi
phường nghề, cịn triều đình thì tổ chức đào tạo chính quy hơn với nhiều tổ chức
chặt chẽ hơn. Cả ba tổ chức đào tạo này đã cùng lúc duy trì, phát triển một cách có
hiệu quả và tồn diện những hình thức nghệ thuật cổ truyền.
Ngày nay, cùng với Nhạc viện Hà Nội, nhiều trường nghệ thuật trong cả
nước đã đào tạo được nhiều thế hệ người biểu diễn nhạc dân tộc có kiến thức văn
hóa âm nhạc, có kỹ năng nghề nghiệp cao trong biểu diễn những tác phẩm âm nhạc
đương đại và cổ truyền. Nhiều, rất nhiều người trong số họ đang là những cán bộ
tham gia quản lý nghệ thuật, quản lý văn hóa trên mọi miền đất nước.
Dẫu là vậy, chúng ta vẫn ước ao làm sao những người quản lý, đang thực
hành giảng dạy của khoa nhạc cụ cổ truyền của Nhạc viện cũng như của các trường
nghệ thuật khác có được một phương án, một kế hoạch đào tạo toàn diện hơn, sâu
hơn những hình thức nghệ thuật cổ truyền, những nhạc cụ cổ truyền mà cha ông ta


16

đã đưa nó đến đỉnh cao trong quá khứ. Đừng để một thời gian nữa chúng ta ngồi
nghĩ lại, thở dài thốt lên “giá mà … như thế… thì…”, đã khơng thiếu những người
có khả năng thổi kèn bầu, chơi đàn đáy, hát ca trù, chơi đàn tam, thổi tiêu, những
nhóm biểu diễn tài ba những hình thức hịa đàn dân tộc như dàn nhạc Xẩm và hát
Xẩm, dàn nhạc Cung đình biểu diễn Nhã nhạc, Huyền nhạc, Tế nhạc và cịn biết bao
nhiêu hình thức âm nhạc khác nữa.
Gíao dục toàn diện và rộng khắp, đào tạo toàn diện với chất lượng cao vốn

nghệ thuật cổ truyền là điểm mẫu chốt để bảo tồn phát triển âm nhạc cổ truyền trong
đời sống hôm nay.
3. Biện pháp thứ ba: Duy trì bằng các giải pháp cơng nghệ
Để giữ lại vốn âm nhạc cổ truyền bằng các giải pháp công nghệ hiện có như
băng từ, đĩa CD, VCD là giữ nó dưới dạng đóng, dưới dạng tư liệu cổ vật hoặc sẽ là
cổ vật. Đây là phương pháp phòng tránh tốt sự thất thốt những hình thức nghệ
thuật cổ truyền trong đời sống xã hội đương đại. Phương pháp này đã được áp dụng
từ những năm 1957 và được Viện Âm nhạc thực hiện khá đồng bộ trong vòng 5
năm trở lại đây.
- Hệ thống hóa các tư liệu bằng tin học hiện đại.
- Từ các tư liệu sẵn có, sản xuất các chương trình nghe, nhìn
- Đã thành lập và dần hồn thiện phịng trưng bày nhạc cụ Việt Nam cơ sở
xây dựng Bảo tàng âm nhạc khi có điều kiện.
- Tiến tới xây dựng Ngân hàng dữ liệu âm thanh làm cơ sở để khách hàng
quốc tế cũng như trong nước khai thác
- Viện đã xây dựng xong trang web, nhạc cụ truyền thống Việt Nam đã và
đang chạy trên mạng internet
Từ góc nhìn chun ngành nghiên cứu âm nhạc, 3 biện pháp trên đây nhằm
để bảo tồn nền âm nhạc truyền thống Việt Nam. Nếu 3 biện pháp này cùng được


17

song tiến hành, chắc chắn sẽ góp phần tích cực để bảo tồn và phát triển nền âm nhạc
truyền thống Việt Nam.
1.1.3 Vai trò của việc bảo tồn và phát huy giá trị của âm nhạc truyền thống
Việc bảo tồn các giá trị âm nhạc truyền thống sẽ giúp lưu giữ các bài dân ca
và tránh làm mai một các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc bởi vì âm nhạc truyền
thống góp phần giáo dục tình cảm tốt đẹp khác như tình mẫu tử, tình bạn, tình đồng
loại và đặc biệt là tình u lứa đơi.

Bảo tồn và phát huy âm nhạc truyền thống sẽ giúp giữ gìn, lưu truyền, phổ
biến cho thế hệ mai sau những giá trị độc đáo của âm nhạc. Nâng cao nhận thức và
lòng tự hào trong cộng đồng, trách nhiệm của các thế hệ, nhất là thế hệ trẻ trong
việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc. Từng bước bảo tồn phát huy giá trị
âm nhạc truyền thống trở thành sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng, góp phần thúc
đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
Phát huy các giá trị âm nhạc sẽ giúp kế thừa có chọn lọc những tinh hoa của
đời trước để lại, làm cho các giá trị của âm nhạc truyền thống thấm sâu, lan tỏa vào
đời sống cộng đồng để cộng đồng nhận diện được giá trị, biết trân trọng những giá
trị ấy và tránh có cái nhìn phiến diện. Từ đó mà khơi lịng tự hào để chung tay vào
bảo tồn những di sản văn hóa của địa phương, của dân tộc và của cả nhân loại.
Mặt khác, việc phát huy các giá trị di sản văn hóa (âm nhạc truyền thống) sẽ
thu hút mạnh mẽ khách du lịch trong và ngoài nước, giúp cho ngành du lịch phát
triển bền vững, giúp cho nền kinh tế của địa phương ổn định. Và điều tất nhiên, để
du lịch phát triển bền vững thì những giá trị văn hóa phải được nuôi dưỡng, bồi đắp,
luôn được tỏa sáng thật sự. Và muốn làm được điều đó thì mối quan hệ giữa bảo tồn
và phát huy luôn được gắn kết với nhau. Bảo tồn phải giữ gìn được giá trị của dân
ca và khai thác, phát huy phải đáp ứng lại việc bảo tồn theo một quy trình bảo tồn
→ phát huy → bảo tồn. Mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy ln đặt ra trong tiến
trình này.


18

1.1.4 Định hướng, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về khuyến
khích bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống của văn hóa dân tộc
Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đời sống, tâm lý, tập quán của
đồng bào cũng có biến đổi. Một số yếu tố văn hóa truyền thống khơng cịn điều kiện
duy trì, dẫn đến sự mai một. Việc tổ chức hoạt động ngày hội là cần thiết để bảo tồn
giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc. Nghị quyết TW năm của Đảng cũng khẳng

định: “Văn hóa Việt Nam là thành quả hàng nghìn năm lao động sáng tạo đấu tranh
kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là kết quả
giao lưu và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn minh trên Thế giới để khơng ngừng
hồn thiện mình. Văn hóa Việt Nam đã hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh
Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc”. Như vậy, những thành tựu ông
cha ta đã hun đúc hàng nghìn năm, qua sự thử thách của thời gian, đọng lại trở
thành di sản văn hóa là sự tồn tại hiện thực của văn hóa. Nói bảo tồn và phát huy
bản sắc văn hóa dân tộc, cũng chính là kế thừa và phát huy di sản văn hóa của dân
tộc.
Ở nước ta, ngay khi Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (CHXHCN) Việt Nam
ra đời với sắc lệnh số 65 do chính Hồ chủ tịch ký đã chứng tỏ sự quan tâm đặc biệt
của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn những di sản văn
hóa, nhằm phục vụ công cuộc xây dựng cuộc sống mới trên đất nước ta.
Đến năm 1957, Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị định số 519/TTg ngày 29
tháng 10 gồm 7 mục, 32 điều trong đó điều 1 ghi rõ: “Tất cả những bất động sản có
giá trị lịch sử hay nghệ thuật (kể cả những bất động sản còn nằm dưới đất hay dưới
nước) và những danh lam thắng cảnh ở trên lãnh thổ đất nước Việt Nam, bất cứ là
thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, một đơn vị hành chính, một cơ quan, một đoàn
thể hoặc một tư nhân từ nay đều đặt dưới chế độ bảo vệ của Nhà nước”
Vào năm 1984, Chủ tịch Hội đồng, Nhà nước CHXHCN Việt Nam, đồng chí
Trường Chinh đã ký Pháp lệnh số 14 – KCT/HĐNN ngày 31 tháng 3, về việc bảo
vệ và sử dụng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh. Pháp lệnh là cơ sở


19

pháp lý cao nhất cho đến nay của Nhà nước ta về mặt bảo tồn bảo tàng nhằm bảo vệ
và sử dụng những di sản văn hóa dân tộc và hiện nay Quốc hội đã thông qua việc
nâng Pháp lệnh này lên thành luật.
Từ năm 2008, Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4 được xác lập theo

Quyết định số 1668/QĐ-TTg ngày 17/11/2008 của Thủ tướng Chính phủ, hàng năm
tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) và
tại các địa phương đều tổ chức nhiều hoạt động, giao lưu, gặp mặt cộng đồng các
dân tộc, trong đó các chương trình nghệ thuật do các nghệ nhân, diễn viên quần
chúng thể hiện.
Quyết định số 1270/QĐ - TTg ngày 27/7/2011 (Đề án 1270), nhằm tập trung
ưu tiên cho phát triển văn hố các dân tộc thiểu số rất ít người, các dân tộc khơng có
điều kiện tự bảo vệ và phát huy di sản văn hố của dân tộc mình. Trong đó tập trung
vào địa bàn: Miền núi, dân tộc thiểu số. Ưu tiên cho vùng sâu, vùng xa, vùng đặc
biệt khó khăn, biên giới, hải đảo; những vùng phải di dời để phát triển kinh tế; vùng
có nguy cơ cao bị mai một bản sắc văn hóa; vùng dân tộc trọng điểm (Tây Bắc, Tây
Nguyên và Tây Nam Bộ).
Tất cả những Nghị quyết, Nghị định trên đã khẳng định sự quan tâm của
Đảng và Nhà nước trong công tác bảo tồn, nhân bản di sản văn hóa dân tộc mà đỉnh
cao là việc Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa VIII) đã
dành hẳn hội nghị lần thứ năm để bàn về văn hóa và thơng qua nghị quyết “Về xây
dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc”. Như
vậy, để bảo tồn và phát triển một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc
chúng ta phải thực hiện hai nhiệm vụ liền với nhau. Bảo tồn văn hóa dân tộc khơng
có nghĩa là ơm khư khư vốn có khơng cho nó thay đổi, trái lại phải ln ln làm
cho nó lớn mạnh hơn, bổ sung cho nó yếu tố mới, một chỗ đứng vững chắc bền lâu
trong đời sống văn hóa của người dân.


20

1.2 Khái quát đặc điểm của dân ca Hmông ở xã Mản Thẩn, huyện Si Ma Cai,
tỉnh Lào Cai
1.2.1 Các thể loại dân ca
Dân ca Hmơng có nhiều loại và nhiều cách phân chia khác nhau. Nhà sưu

tầm dân gian Dỗn Thanh đã ph ân loại dân ca Hmơng thành 5 loại chính: Tiếng hát
mồ cơi, tiếng hát làm dâu, tiếng hát tình yêu, tiếng hát cưới xin, tiếng hát cúng ma.
Dựa vào phương pháp phân loại theo phương pháp loại hình – lịch sử của các
nhà nghiên cứu văn học dân gian – Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội căn cứ vào
thực tế các loại hình dân ca Hmông ở Lào Cai, tác giả Trần Hữu Sơn phân loại dân
ca Hmơng thành 3 loại hình chính: Dân ca giao duyên; dân ca than Thân; dân ca
nghi lễ phong tục gia đình (gồm tiếng hát dân ca nghi lễ đám cưới và tiếng hát dân
ca nghi lễ tang ma). Ngồi ra, theo tác giả bài viết thì trong dân ca nghi lễ phong tục
gia đình cịn có tiếng hát trong sinh hoạt tâm linh. Dựa vào tình hình thực tế của dân
ca Hmơng ở xã Mản Thẩn thì dân ca cũng được phân loại thành 3 loại chính như
ơng Trần Hữu Sơn đã phân loại.
1.2.2 Nội dung của các bài dân ca
* Dân ca giao duyên: Dân ca giao duyên là bộ phận lớn nhất, có nhiều bài
hát có giá trị nhất trong dân ca Hmơng. Đó là những lời tỏ tình, tương tư, thề thốt
thể hiện tâm tư của các chàng trai cô gái với nhau. Nội dung các bài hát tập trung
thể hiện những tình cảm yêu thương cho người yêu, hay là cả những éo le, trắc trở
trong tình u... ln đề cao tình u chân chính, coi trọng hạnh phúc gia đình, phản
ánh những khát vọng về tình yêu. Riêng về đề tài tiếng hát giao dun trong tình
u lại có thể chia ra thành 5 nhóm bài:
- Các bài hát của người con trai hát với người con gái
- Các bài hát của người con gái hát với người con trai
- Các bài hát của nam giới với đàn bà (có chồng hoặc đã bỏ chồng)


21

- Các bài hát với đàn bà góa
- Các bài hát với đàn ơng góa
* Dân ca than thân: Trong kho tàng dân ca Hmơng có loại dân ca phản ánh
nỗi khổ của người mồ cơi, người làm dâu đó chính là dân ca than thân. Trong gia

đình người Hmơng với những quan niệm phong kiến, tập tục bất công đối với người
phụ nữ ngày xưa khiến cho họ phải sống cuộc sống cơ cực vất vả. Họ là nạn nhân
của nạn tảo hôn, cưỡng hôn và làm việc vất vả. Vì vậy, dân ca than thân được hát
lên để khóc than cho cuộc sống cùng cực, là tiếng hát thấm đẫm nước mắt, đơi khi
cịn là máu, là những cái chết đầy bi thương của người phụ nữ. Đồng thời đó cũng
là tiếng nói căm phẫn, phản kháng và phê phán xã hội cũ.
* Dân ca nghi lễ phong tục gia đình
- Loại dân ca nghi lễ đám cưới: Trong đời sống của người dân tộc Hmông ở
xã Mản Thẩn, lễ cưới là một sinh hoạt phong tục có vị trí quan trọng và nó cũng
tn theo các bước lễ nghi như dạm hỏi, ăn hỏi (hẹn cưới) và lễ đón dâu. Đám cưới
của người Hmơng ở đây tn thủ theo một quy trình khép kín và chặt chẽ. Nội dung
các bài hát thường chúc tụng cho cô dâu, chú rể sống hạnh phúc. Kể về công ơn
sinh thành, nuôi dưỡng của bố mẹ nhà gái và răn dạy con gái đi làm dâu phải hiếu
thảo với bố mẹ chồng,... Đồng thời các bài ca cũng là lời thỏa thuận, trao đổi, bàn
bạc giữa ơng mối với gia đình nhà gái bằng lời ca có vần điệu.
- Loại dân ca nghi lễ tang ma: Trong đám tang bài đầu tiên là “Răn đường”
(khúa kê) nội dung là để hướng người chết và cả người sống trở về với cội nguồn
căn gốc, giải thích các hiện tượng sinh tồn để người chết tiếp tục đầu thai sang kiếp
khác. Bài ca có nhiều chương hồi mở đầu là kiểm tra sự chết thật hay giả của người
đã chết, sau đó là nói về đường đi để người chết trở về với cõi vĩnh hàng, về với tổ
tiên nguồn gốc của người Hmơng xưa. Sau đó người ta tiếp tục các bài ca để cho
người chết ăn cơm, uống rượu trên đường tiễn về cõi chết. Những bài hát này nói về
ơn đức của người quá cố để cho con cháu khắc cốt ghi xương mà chịu ơn, noi
gương sống cho tốt. Khi chết được ba ngày sẽ tổ chức lẽ để báo cho người chết biết


22

là đã chết thật và thầy hành lễ hát để vĩnh biệt người chết, không cho người chết
được quay lại với người sống nữa. Khi được một tháng thì làm lễ đầy tháng với các

bài hát tiễn người chết về đầu thai làm kiếp khác. Lúc nào con cháu có đủ điều kiện
thì tiến hành giỗ trâu ma để mổ trâu và bài hát tập trung vào việc giao trâu cho
người chết mang đi làm sản vật, đồng thời cầu nguyện người chết sẽ phù hộ con
cháu trong nhà làm ăn phát đạt, lập được nhiều công danh.
- Loại dân ca trong sinh hoạt tâm linh: Khi ăn tết, ăn cơm mới hay ăn rằm
người Hmông ở đây lại tiến hành làm bánh, làm cơm, làm thịt để ăn mừng. Trước
khi ăn họ hát bài ca gọi ông bà (Hu pus zoưv). Nội dung là mời những người đã mất
về cùng ăn, cùng uống để trả ơn công đức của họ và mong người mất phù hộ cho
gia đình, khơng ốm đau, bệnh tật, gia súc gia cầm không bị bệnh.
1.2.3 Môi trường ca hát
Các bài hát giao duyên thường được người dân hát trong các ngày lễ hội, đây
là nơi đơng người, thường có rất nhiều người tham gia nghe. Các đơi trai gái có thể
hát với nhau từ khi mới mở hội cho tới khi hết hội. Còn các bài hát than thân thì mơi
trường ca hát của nó là những buổi lên làm ruộng nương, lấy củi. Trong các lễ nghi
sinh hoạt gia đình thì mơi trường biểu diễn là trong nhà, các bài hát được trình bày
một cách có trật tự theo quy định. Trong đám cưới thì mọi người vui vẻ. Trong đám
tang, đám giỗ khơng khí ảm đạm tràn đầy nỗi đau thương bi ai của tang gia.
1.3 Giá trị của dân ca Hmông ở xã Mản Thẩn, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai
* Giá trị về mặt văn học, dân ca Hmông có âm, có vần và có điệu được
người nghệ sỹ gọt rũa và lựa chọn cho ăn khớp và nhịp nhàng với nhau. Một bài có
nhiều chương hồi, có mỗi quan hệ chặt chẽ với nhau để tạo nên sức cuốn hút của bài
hát. Vì vậy, xét về mặt văn học dân ca Hmơng là một tàng thơ trữ tình.
* Giá trị về mặt nghệ thuật, về phương diện nghệ thuật dân ca Hmông làm
phong phú thêm nghệ thuật của người dân tộc thiểu số ở xã Mản Thẩn. Đó là một
hình thức nghệ thuật diễn xướng dân gian có kết cấu nội dung, quy trình chặt chẽ


×