Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Bảo tồn và phát huy hát ví phường vải ở xã kim liên, huyện nam đàn, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 82 trang )

 
 

 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ VĂN HÓA- NGHỆ THUẬT

KHÓA LUẬN CỬ NHÂN QUẢN LÝ VĂN HÓA
Chuyên ngành: Quản lý văn hóa- nghệ thuật
ĐỀ TÀI

BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY HÁT VÍ PHƯỜNG VẢI
Ở XÃ KIM LIÊN, HUYỆN NAM ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN
Giảng viên hướng dẫn:

TS.CAO ĐỨC HẢI

Sinh viên thực hiện:

TỪ THỊ HIỀN

Lớp:

QLVH12

Khóa học:

2011- 2015

 
HÀ NỘI – 2015




 
 

LỜI CẢM ƠN

Để hồn thành bài khóa luận tốt nghiệp này, em xin chân thành cảm ơn
thầy giáo TS. Cao Đức Hải - Giảng viên khoa Quản lý văn hóa - Trường đại
học Văn hóa Hà Nội đã nhiệt tình hướng dẫn và chỉ bảo cho em trong quá
trình thực hiện khóa luận.
Em cũng xin chân thành cảm ơn tới tập thể các thầy cơ giáo khoa Quản
lý văn hóa - Trường đại học Văn hóa Hà Nội đã trang bị cho em những kiến
thức, kinh nghiệm quý báu trong quá trình học tập.
Cuối cùng, em muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến giá đình, bạn bè, các
nghệ nhân trong Câu lạc bộ hát ví phường Vải Kim Liên, chú Trịnh Hưng
Minh Giám đốc Trung tâm Văn hóa huyện Nam Đàn… đã ln hỗ trợ, động
viên, đóng góp ý kiến, giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và thực hiện
khóa luận.
Tuy nhiên, do thời gian và trình độ cịn hạn chế nên khóa luận này khơng
thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
của các thầy cơ giáo cùng tồn thể các bạn đọc để khóa luận được hồn thiện
hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên

Từ Thị Hiền


 

 

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp đề tài: “Bảo tồn và phát huy hát
ví phường Vải ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An”. Những vấn đề
nghiên cứu trong khóa luận này là trung thực .
Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2015
Sinh viên
Từ Thị Hiền

 


 
 

MỤC LỤC
Trang
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................................ 1 
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 3 
3. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................................... 3 
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................................ 4 
5. Đóng góp của đề tài ....................................................................................................................... 4 
6. Bố cục khóa luận ............................................................................................................................ 4 
CHƯƠNG 1 ....................................................................................................................................... 5 
KHÁI QUÁT VỀ HÁT VÍ PHƯỜNG VẢI Ở XÃ KIM LIÊN, ........................................................ 5 
HUYỆN NAM ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN ........................................................................................... 5 
1.1. Khái quát về vùng đất và con người ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An ........... 5 
1.1.1. Vị trí địa lý ....................................................................................................................... 5 

1.1.2. Khí hậu ............................................................................................................................. 6 
1.1.3. Con người ......................................................................................................................... 6 
1.2. Giới thiệu khái quát về một số thể loại hát ví của dân ca xứNghệ .......................................... 8 
1.3. Vài nét về hát ví phường Vải ................................................................................................ 13 
1.3.1. Nguồn gốc của hát ví phường Vải .................................................................................. 13 
1.3.2. Nội dung của hát ví phường Vải .................................................................................... 16 
1.3.3. Diễn biến của một cuộc hát ví phường Vải .................................................................... 18 
1.3.4. Q trình chuyển biến của hát ví phường Vải ............................................................... 23 
CHƯƠNG 2 ..................................................................................................................................... 27 
THỰC TRẠNG CỦA CƠNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY .......................................... 27 
HÁT VÍ PHƯỜNG VẢI Ở XÃ KIM LIÊN, HUYỆN NAM ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN ....... 27 
2.1. Đặc trưng của hát ví phường Vải Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An ..................................... 27 
2.2. Giá trị của hát ví phường vải ................................................................................................. 29 
2.2.1. Giá trị lịch sử ................................................................................................................. 29 
2.2.2. Giá trị văn học ............................................................................................................... 31 
2.2.3. Giá trị tư tưởng .............................................................................................................. 32 
2.2.4. Giá trị âm nhạc .............................................................................................................. 34 
2.3. Cơ sở pháp lý để bảo tồn và phát huy hát ví phường vải ...................................................... 36 
2.4. Các hình thức bảo tồn và phát huy hát ví phường vải ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh
Nghệ An ....................................................................................................................................... 39 


 
 

2.4.1. Đầu tư về cơ sở vật chất ................................................................................................. 39 
2.4.2. Bảo tồn và phát huy trên phương diện nghiên cứu và sưu tầm ...................................... 41 
2.4.3. Phối hợp đưa hát ví phường Vải vào trong các trường học .......................................... 43 
2.4.4. Phổ biến hoạt động văn nghệ quần chúng trong quần chúng nhân dân  ........ 45 
2.4.5. Hoạt động giao lưu văn hóa văn nghệ ........................................................................... 46 

2.4.6. Thành lập trung tâm bảo tồn và phát huy hát ví phường Vải ........................................ 47 
CHƯƠNG 3 ..................................................................................................................................... 50 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ............................................................................ 50 
CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY HÁT VÍ PHƯỜNG VẢI ............................................... 50 
Ở XÃ KIM LIÊN, HUYỆN NAM ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN ........................................................... 50 
3.1. Đánh giá công tác bảo tồn và phát huy hát ví phường Vải ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn,
tỉnh Nghệ An ................................................................................................................................ 50 
3.1.1. Thành tựu ....................................................................................................................... 50 
3.1.2. Hạn chế .......................................................................................................................... 51 
3.2. Tầm quan trọng của công tác bảo tồn và phát huy di sản hát ví phường Vải ở xã Kim Liên,
huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An .................................................................................................... 53 
3.3. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát huy hát ví phường vải ......................................... 56 
3.3.1. Chế độ chính sách đối với nghệ nhân và tăng cường đào tạo đội ngũ kế cận hệ kế cận
hát ví phường vải ..................................................................................................................... 56 
3.3.2. Gắn hát ví phường Vải với phát triển du lịch ................................................................ 58 
3.3.3. Tuyên truyền, quảng bá cho hát ví phường Vải ............................................................. 60 
3.3.4. Sáng tác ca khúc mới ..................................................................................................... 62 
3.3.5. Xã hội hóa sinh hoạt văn hóa hát ví phường Vải ........................................................... 64 
3.3.6. Một số giải pháp khác .................................................................................................... 67 
KẾT LUẬN ...................................................................................................................................... 69 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................ 71 
PHỤ LỤC ẢNH ................................................................................................................................. 1 

PHỤ LỤC ẢNH 


1

 


 

MỞ ĐẦU 
1. Lý do chọn đề tài
Nghệ An từ lâu đã được biết đến là miền đất có điều kiện tự nhiên khắc
nghiệt đất đai cằn cỗi. Song con người xứ Nghệ rất chịu thương chịu khó,
kiên trì chống chọi được mọi thử thách và gian khổ. Nghệ An là một trong
những địa phương giàu truyền thống lịch sử và cách mạng, nơi đã sinh ra
nhiều bậc hiền tài cho đất nước. Rất nhiều người con ưu tú của Nghệ An đã
trở thành những anh hùng trong công cuộc cứu nước vĩ đại đó như Phan Bội
Châu, Trần Tấn, Đặng Như Mai, Nguyễn Xn Ơn, Lê Dỗn Nhã, Đặng
Ngun Cẩn, Đặng Thúc Hứa, Lê Hồng Sơn, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị
Minh Khai…và tiêu biểu nhất là Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc,
danh nhân văn hố thế giới.
Khi nhắc đến nền văn hóa dân gian của xứ Nghệ, trước hết phải nói đến
dân ca Ví, Giặm một di sản không thể thiếu của mảnh đất này, với chất liệu
trữ tình đằm thắm và sâu lắng dân ca Ví, Giặm là món ăn tinh thần khơng thể
thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người dân xứ Nghệ.Câu ca xứ Nghệ đã
bao đời nay cứ vang lên mãi trong lòng người xứ Nghệ và nhân dân cả nước
“Ai đi vô nơi đây, xin dừng chân xứ Nghệ
Ai đi ra nơi đây, xin dừng chân xứ Nghệ
Nghe câu hị, ví dặm càng lắng lại càng sâu
Như sông Lam chảy chậm, đọng bao thuở vui sầu”…
Nam Đàn - một miền quê của xứ Nghệ, mảnh đất thấm đượm nghĩa tình
và truyền thống hiếu học, nơi có điệu hát ví phường Vải một thể loại đặc
trưng của dân ca Nghệ Tĩnh. Hát ví phường Vải Kim Liên - Nam Đàn có
những nét độc đáo khác với các điệu dân ca khác, nó man mác, tình cảm và


2


 

 

chân chất quê mùa của con người nơi đây. Tuy mang những nét đẹp đơn sơ,
giản dị và gần gũi với cuộc sống con người nhưng nó vẫn tốt lên giá trị nghệ
thuật, giá trị nhân văn sâu sắc, phản ánh rõ bản sắc văn hóa của vùng đất Nam
Đàn với đặc trưng riêng. Hát ví phường Vải phản ánh cuộc sống sinh hoạt và
phong tục tập quán của nhân lao động Nam Đàn, nó thể hiện những ước mơ,
những suy nghĩ, những nhận thức của người dân về tình u q hương đất
nước, về tình u đơi lứa.
Cũng như các làn điệu dân gian khác thì hát ví phường Vải cũng tồn tại
và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng phương thức truyền miệng,
vì vậy theo dịng chảy thời gian nó cũng ln chịu tác động bởi nhiều yếu tố.
Từ trước đến nay đã có nhiều nhà nghiên cứu, nhiều sách báo, nhiều nhà sưu
tầm nghiên cứu về hát ví phường Vải ở các mặt, các khía cạnh khác nhau. Các
tác giả phải kể đến là: Ninh Viết Giao, Nguyễn Đổng Chi, Vi Phong…
Hiện nay, trong bối cảnh xu thế hội nhập tồn cầu hóa, nền văn hóa nước
ta có cơ hội giao lưu học hỏi các nền văn hóa trên thế giới, đồng thời cũng có
nhiều nền văn hóa trên thế giới du nhập vào Việt Nam, trong dịng chảy của
nền văn hóa đó cùng với sự tiếp thu văn hóa tiên tiến của thế giới thì dường
như dịng văn hóa truyền thống đang ngày càng mai một và dần đi vào quên
lãng. Thế hệ trẻ khơng cịn hứng thú và ham học hỏi các loại hình nghệ thuật
truyền thống vì trào lưu nhạc trẻ, nhạc thị trường đang thịnh hành. Đứng
trước tình hình đó thì trong Hội nghị Ban chấp hành TW Đảng lần thứ V ra
Nghị Quyết về “Xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà
bản sắc dân tộc”. Hơn lúc nào hết công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn
hóa truyền thống đặc biệt là các làn điệu dân ca là mối quan tâm hàng đầu của
toàn Đảng, toàn dân.



3

 

 

Nam Đàn là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là một vùng đất “Địa
linh nhân kiệt”, giàu truyền thống văn hóa. Việc bảo tồn và phát huy hát ví
phường Vải khơng chỉ mang lợi ích về mặt tư tưởng mà còn mang nhiều ý
nghĩa sâu sắc khác.
Xuất phát từ lý do trên, việc nghiên cứu tìm hiểu bản sắc văn hóa, q
trình trình diễn xướng, giá trịcũng như những nét đẹp của hát ví phường Vải ở
xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An hiện nay là một việc làm cần
thiết nhằm khơi phục một số hình thức hát ví ở Kim Liên, dân ca Nghệ An
cũng như của dân tộc Việt Nam và từ đó có thể đưa ra đề xuất, giải pháp về
việc giữ gìn, sưu tầm, bảo tồn và phát huy các giá trị đó.
Được sinh ra và lớn lên trên quê hương Nam Đàn – Nghệ An. Với tư
cách là một sinh viên chuyên ngành Quản lý văn hóa – Trường Đại học Văn
hóa Hà Nội tơi mạnh dạn chọn đề tài: “Bảo tồn và phát huy hát ví phường
Vải ở xã Kim Liên, huyên Nam Đàn, tỉnh Nghệ An”.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Hát ví phường Vải ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
+ Công tác bảo tồn và phát huy hát ví phường vải ở xã Kim Liên, huyện
Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Phạm vi nghiên cứu: Hát ví phường Vải ở xã Kim Liên, huyện Nam
Đàn, tỉnh Nghệ An.
3. Mục đích nghiên cứu

- Tìm hiểu thực trạng cơng tác bảo tồn và phát huy hát ví phường Vải ở
xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.


4

 

 

- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả cơng tác bảo tồn và phát
huy hát ví phường Vải.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:
- Nghiên cứu tài liệu.
- Khảo sát thực tế.
- Phân tích tổng hợp.
- Các phương pháp liên ngành của quản lý văn hóa.
5. Đóng góp của đề tài
- Các giải pháp đề ra trong đề tài có thể ứng dụng vào thực tiễn góp phần
bảo tồn và phát huy hát ví phường Vải hiện nay.
- Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu về hát
ví phường Vải.
6. Bố cục khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục thì đề tài bao
gồm 3 chương:
Chương 1. Khái quát về hát ví phường Vải ở xã Kim Liên, huyện Nam
Đàn, tỉnh Nghệ An.
Chương 2. Thực trạng của công tác bảo tồn và phát huy hát ví phường
Vải ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

Chương 3. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn
và phát huy hát ví phường Vải ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh
Nghệ An.


5

 

 

CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ HÁT VÍ PHƯỜNG VẢI Ở XÃ KIM LIÊN,
HUYỆN NAM ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN
1.1. Khái quát về vùng đất và con người ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn,
tỉnh Nghệ An
1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Kim Liên trước đây được gọi là Chung Cự, thuộc tổng Lâm Thịnh,
huyện Nam Đàn là một trong những vùng đất nổi tiếng của Nghệ An. Xã Kim
Liên có làng Kim Liên, làng Hồng Trù cùng với các làng: Ngọc Đình, Vân
Hội, Tình Lý, Khoa Cử và Cường Kỵ. Các làng này đều bao quanh núi
Chung.
Núi Chung là một thắng cảnh trong vùng, cũng là một di tích lịch sử.
Trên đó có đền thờ Nguyễn Đắc Đài, một thướng thời nhà Trần có cơng đánh
qn xâm lược.
Phía Đơng Nam là dãy Lam Thành với ba ngọn núi Triều Khẩu, Phượng
Hoàng, Nghĩa Liệt đứng kề ngã ba Tam Chế - Sông Lam. Ở đây có thành
Lam, nơi có kỳ tích “ăn cỗ đầu người” của Nguyễn Biểu - một danh thần đời
Trần Trùng Quang, khi ông giáp mặt đối đầu với giặc Minh là Trương Phụ.
Phía Tây có Hùng Sơn, ở đó có thành Vạn An đền thờ Mai Hắc Đế. Phía

Bắc có núi Đại Vạc, Đại Huệ thế núi nguy nga rất đẹp, ở đây cịn có dấu vết
Thành Qch Hồ Qúy Ly và Hồ Hán thương trong hai cuộc đấu tranh bảo vệ
độc lập dân tộc dưới ngọn sóng xâm lăng của triều đình phong kiến phương
Bắc.
Phía dưới Đại Huệ là dãy Đại Hải, nơi có mộ tổ vua Quang Trung Nguyễn Huệ. Bên dịng sơng Lam cách Kim Liên 4km về phía Tây là làng


6

 

 

Đan Nhiệm, nơi chơng ra cắt rốn của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu –
người đã dương cao ngọn cờ yêu nước chống thực dân Pháp trong hai mươi
năm đầu thế kỷ XX.
Phía Tây Nam là dãy Thiên Nhẫn trùng điệp, ở đó có thành Lục Niên –
đại bản doanh Lê Lợi.
1.1.2. Khí hậu
Làng Kim Liên chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng, ẩm,
lượng mưa lớn (từ tháng 4 đến tháng 10) và mùa Đơng lạnh, mưa ít (từ tháng
11 đến tháng 3 năm sau). Miền đất này chịu tác động của hai hướng gió chủ
đạo là gió mùa Đơng Bắc và gió mùa Tây Nam. Gió mùa Đơng Bắc kéo theo
nhiệt độ thấp gây rét lạnh, gió mùa Tây Nam (gió Lào) khơ nóng.
Khí hậu vùng đất Kim Liên - Nam Đàn - Nghệ An đã để lại cho những
con người, những ai biết đến nơi đây một ấn tượng sâu sắc là không được
thiên nhiên ưu ái, nắng lắm mưa nhiều, đất đai cằn cỗi. Mùa hè nắng cháy oi
bức, mùa đông mưa dầm kéo dài hàng tuần, heo may rét lạnh hàng tháng. Tuy
nhiên do địa hình phức tạp, lượng mưa phân bố không đồng đều trong năm
nên hạn hán, lũ lụt là mối đe dọa thường xuyên đối với sản xuất và cuộc sống

của con người nơi đây. Hoàn cảnh thiên nhiên đó đã ảnh hưởng rất nhiều đến
tính cách và tâm lý của con người nơi đây, họ đã phải đổ ra rất nhiều sức lực
và trí tuệ trong cuộc đấu tranh với tự nhiên để sinh tồn và xây dựng q
hương của mình.
1.1.3. Con người
Người Kim Liên có bản sắc riêng của mình, dù đi đâu hay làm gì thì
người ta cũng có thể nhận ra con người Kim Liên thơng qua cử chỉ, việc làm,
tình cảm cũng như cách cư xử, đối đãi với mọi người và phong tục tập quán


7

 

 

của họ. Từ xưa vùng Kim Liên đã nổi tiếng là nơi có thuần phong mỹ tục, có
truyền thống hiếu học và là con người nặng tình nghĩa.
Nam Đàn ơi! Dẫu rằng đi cùng đất cuối trời,
Vẫn nặng lòng thương nhớ Nam Đàn ơi.
Con người Nam Đàn nói chung và người dân Kim Liên nói riêng từ bao
đời nay họ sống rất nặng nghĩa tình, có tinh thần đồn kết tương thân tương
ái. Dù ở xa hay ở gần họ vẫn luôn yêu thương nhau. Dù đi đâu về đâu thì con
người nơi đây vẫn ln nhớ về q hương của mình, nặng lịng thương nhớ
nơi chơn rau cắt rốn. Đúng như câu hát đi vào lòng người từ bao thế hệ “ Quê
hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người”. Tinh thần đó, tình
u q hương đó ln hiện hữu trong tâm trí của mỗi người con xa quê, và
chúng ta không thể không nhắc đến vị lãnh tụ kính yêu, người con của quê
hương Kim Liên trước lúc lâm thành vẫn vương vấn khôn nguôi về nơi mà
mình đã sinh ra, Bác muốn nghe câu hị nơi q hương đã từng ni lớn tâm

hồn của Bác “Chuyện kể rằng trước lúc người đi xa Bác muốn nghe một câu
hò xứ Nghệ”. Kim Liên, mảnh đất cằn cỗi, gian khó nhưng một ai là người
con của q hương u dấu này thì ln thấy tự hào vì đã sinh ra những
con người, những anh hùng cống hiến cả tuổi trẻ, xương máu cho đất
nước Việt Nam.
Người dân Kim Liên cũng rất hiếu học. Những năm cuối thế kỉ XIX, đầu
thế kỉ XX, Nam Đàn có 4 người học giỏi nổi tiếng được mệnh danh là tứ hổ
thì làng Kim Liên đã có tới 3 người. Đó là Vương Thúc Qúy, Trần Văn
Lương và Nguyễn Sinh Sắc. Công việc cúng tế, cưới xin, hội hè… bao giờ
cũng được họ tổ chức một cách nghiêm trang, nề nếp và quy củ, hiếu đạo
cũng là một đức tính của người dân nơi đây.


8

 

 

Về sinh hoạt tinh thần thì vùng quê Kim Liên có nét bản sắc đậm đà. Nổi
bật là những đêm hát phường Vải. Hát phường Vải là môi trường để anh chị
em giải trí với nhau, cũng là mơi trường thi tài thử trí của cả nam thanh nữ tú.
Sau những ngày lao động vất vả, những thời gian rỗi họ vừa làm thêm việc
phụ để kiếm kế sinh nhai họ vừa hát hị, đối đáp để giải trí qn đi những mệt
nhọc trong cuộc sống. Nhờ những buổi sinh hoạt này mà ngày xưa nhiều
người không biết chữ nhưng khi nói đến nghĩa lý thì họ lại thơng hiểu đến
mức sâu sắc và triết lý, đặc biệt là người phụ nữa và bà Hoàng Thị Loan –
thân mẫu của Bác là người tiêu biểu cho tinh thần đó.
Thiên nhiên khắc nghiệt, lịch sử lắm gian nan, thử thách đã tạo nên nhân
cách con người Kim Liên cần cù và sáng tạo, kiên trung và nghĩa hiệp, cầu thị

và học giỏi. Trên mảnh đất này“Thời nào cũng có danh nhân, có nhiều bậc
anh hùng tài cao chí lớn” đã làm rạng danh quê hương đất nước. Trải qua bao
đời từ thời tiền sơ sử đến nay, Kim Liên không chỉ có nhiều đóng góp quan
trọng vào tiến trình lịch sử dân tộc mà đã kiến tạo nên một vùng văn hoá
đặc sắc.
1.2. Giới thiệu khái quát về một số thể loại hát ví của dân ca xứNghệ
Dân ca là những câu hát do nhân dân sáng tác trong quá trình lao động
và sản xuất được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng các hình thức
khác nhau, được nhân dân ta hát theo phong tục tập quán của từng địa
phương, từng dân tộc.
Ngày 27/11/2014, tại Thủ đô Paris (Pháp), dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh
đã chính thức được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp
quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân
loại, đây là di sản văn hóa phi vật thể thứ 9 của Việt Nam được tôn vinh trên
trường quốc tế.


9

 

 

Dân ca Ví, Giặm có một sức sống cực kì mãnh liệt. Sức sống ấy khơng
phải chỉ có ở q khứ, mà đến nay nó vẫn đang khơng ngừng sinh sơi nảy nở
trong chính tâm hồn người dân xứ Nghệ hơm nay. Chẳng thế mà người xứ
Nghệ có câu nói nổi tiếng rằng: “Bao giờ người xứ Nghệ mất đi giọng nói thì
lúc đó mới mất đi tiếng hát dân ca Ví, Giặm”.
Dân caxứ Nghệcũng như dân ca của các vùng miền khác đó là nó có rất
nhiều thể hát. Nhưng đặc trưng nhất của dân caxứ Nghệ có 3 thể hát chính:

thể hát ví, thể hát dặm và thể hát hị. Ngồi ra cịn có một số thể hát ngoại lại
được Nghệ hóa như hát ru, hát đồng dao, hát xẩm… Dù ở thể loại nào thì dân
ca Nghệ Tĩnh cũng luôn phản ánh được tinh thần, nguyện vọng và cũng như
sự phát triển của lịch sử xã hội.
Hát ví là một thể hát dân ca đặc biệt trong kho tàng Văn hóa của xứ
Nghệ, nguồn gốc của ví, có người cho là “Ví von” vì câu hát thường hay so
sánh ví von, theo Ninh Viết Giao “Ví” là “Với” bên nọ hát với sang bên kia,
ngoài ngõ hát “Với” vào sân nhà. Hát ví chỉ xuất hiện và lưu truyền ở Nghệ
Tĩnh bởi vì chính điều kiện tự nhiên, hình thức sản xuất và tinh thần của
người dân nơi đây đã hình thành nên một nét phong tục tâp quán riêng biệt và
đặc sắc.
Hát ví xứ Nghệ là dân ca trữ tình, hát đối đáp giao duyên giữa nam và
nữ, là dân ca lao động.
Theo sách “Địa chí Nghệ Tĩnh” có 12 điệu ví. Theo thống kê của Vi
Phong thì có khoảng 20 điệu ví. Tên của các điệu ví xứ Nghệhầu hết đều phản
ánh mơi trường lao động và đặc biệt đều gắn với các phường hội nghề nghiệp.
Tại xứ Nghệ hát ví có: Ví phường Vải, ví phường Nón, ví phường Cấy, ví
phường Củi, ví phường Đan, ví phường Bn, ví phường Nốc, ví đị đưa, ví
phường Vàng, ví đị đưa… Sau đây tơi xin trình bày một số thể loại ví cụ thể:


10 

 

* Ví phường Bn:
Hát ví phường Bn thường gắn với những người chuyên sinh sống bằng
đòn gánh đè vai lấy cơng. Tùy theo loại nơng sản hoặc hàng hóa mà thành các
phường như: phường buôn chè, phường buôn chiếu, phường bn nâu… mỗi
lần đi chợ, đó là lúc họ tìm kiếm đồng tiền để sinh tồn những cũng là dịp họ

gặp nhau, gần gũi, họ thường tổ chức các cuộc hát ví. Thơng thường những
đêm trước ngày phiên chợ nghỉ lại quá là những đêm người ta tổ chức sinh
hoạt văn nghệ. Hoặc do phe nam trong làng, hoặc do người khác cùng đi chợ
kéo nhau tìm bạn mà gây nên cuộc hát.
* Ví phường Cấy:
Người dân Nghệ Tĩnh đã phải chịu đựng bao nhiêu cơ cực và khó khăn
với thiên nhiên hà khắc quanh năm như gió Lào, hạn hán, lũ lụt. Trong chế độ
phong kiến cuộc sống làm thuê một nắm hai sương, người nông dân đi cày
cấy trước khi trời chưa sáng trong màn sương dày đặc. Để biểu lộ tình cảm
với nhau trên đồng ruộng, câu hát ví được hình thành trong hồn cảnh đó, nó
mang tính chất bàng bạc, u uất, bâng khng, điển hình là câu “Người ơi” bắt
đầu vào cuộc ví.
*Ví phường Đan:
Ngay ở tên gọi chúng ta đã biết thể loại hát ví này gắn bó với nghề đan
lát ở Ngọc Đình – Làng Sen – Xuân La – Nam Đàn, đóng bè đan lát các đồ
dùng như: nong, nia, rổ, rá…
Nhân dân tranh thủ lúc nông nhàn, tranh thủ lúc buổi trưa, buổi tối để
làm. Đàn ơng thì chẻ lạt, vót nan, trẻ con thì sắp xếp từng loại, cịn đàn bà thì
đan. Một người nổi hứng hát lên câu, nên bài cả nhà đều hưởng ứng rồi dần
dần hàng xóm, anh em mang theo nan lát, vừa làm vừa ca hát có hát cơng việc
của họ mới bớt buồn tẻ, năng suất tăng lên. Từ đấy ví phường Đan phát triển.


11 

 

* Ví phường Củi:
Là loại hoạt động thường xun có những dịp gặp gỡ giữa nam và nữ do
đó những cuộc hát sinh hoạt được tổ chức liên tục và dưới nhiều hình thức

sinh động. hoặc vừa làm vừa hát, người này nối tiếp người kia. Hát trong khi
gánh củi, hát lúc nghỉ dọc đường hay hát sau khi đi củi cỏ về. Loại hát này có
tính chất tranh thủ, nó hình thành tự phát, ít khi theo thủ tục chặt chẽ. Mặc
dầu vậy, nó có sức quyến rũ. Những nam thanh nữ tú coi những cuộc hát này
là cơ hội tập luyện.
* Ví Đị đưa:
Cũng có nơi gọi là ví phường nốc, cũng là một loại sinh hoạt đặc biệt của
ví do điều kiện đi làm trên sơng nước mà có.
Ví Đị đưa có đặc điểm là hát đối đáp nam nữ khi chèo thuyền, chống
thuyền. Thông thường hai phe ở trên hai thuyền khác nhau nhưng cùng đi
theo một tuyến, cũng có khi người hát khơng phải là người chèo thuyền mà là
khách đi thuyền, phe nam, phe nữ hát đối đáp nhau. Hát như vậy cũng được
gọi là hát cuộc, còn người vừa chèo hoặc chống mà hát một mình thì gọi là
hát bng hát lẻ.
Về mặt âm nhạc, tuy cũng có hát ví nhưng do lao động chèo chống mệt
nhọc nên giọng hát cũng có một số biến dạng nhất định. Làn điệu, thủ tục của
hát ghẹo nối đều như hát ví phường Vải. Thực tế nước lụt ảnh hưởng ít nhiều
đến mùa màng nhưng đồng thời tạo hồn cảnh rảnh rỗi cho người nơng dân
nơi đây. Người ta chờ nước rút bằng cách tổ chức cuộc hát. Mỗi nhóm ngồi
trên một nốc cắm cách nhau khơng xa, xung quanh cịn có nhiều nốc khác của
người dự thính hay tiếp cho cuộc khác. Hát ghẹo nốc cũng trải qua ba bước
nhưng đặc biệt ở đây ít có các nho sĩ đóng vai trị trùm đầu “Thầy gà” như ở
ví phường Vải.


12 

 

* Ví phường Vải:

Ví phường vải là hát ví của người dệt vải, cạnh đó cịn có hát ví của
những người đi cấy gọi là ví phường cấy, hát ví của người đi củi gọi là ví
phường củi… bởi hát ví gắn liền với lao động, nên mỗi loại hát ví lại gắn với
một loại hình lao động riêng.
Ở Nghệ Tĩnh việc làm ăn có hội có phường là truyền thống lâu đời.
Nghề thủ công dệt vải, tơ lụa, nuôi tằm nổi tiếng như đât Đồng Môn, các làng
ở Nam Đàn, Thanh Chương, Đơ Lương, Can Lộc… đều có hát phường vải.
Vào mùa thu khi mùa màng đã đã xong, anh chị em phường Vải thường
tụ tập vào một nhà trong xóm, lấy ca hát để giải trí và động viên nhau quên đi
những mệt nhọc trong cuộc sống và sản xuất. Cũng từ đó mà những điệu ví
phường Vải được cất lên bên lũy tre làng, dưới những mái nhà tranh, dưới
những đêm trăng hay bên thềm nhà, các chị e vừa hát cừa tay quay xa, tay
cầm con cửi rút sợi. Tay quay xa khi quay hi dừng, lên lên, xuống xuống
nhịp nhàng hòa với tiếng quay vo vo êm ả, tiếng hát được cất lên thiết tha êm
đềm, biểu hiện ở chỗ bắt đầu từ chữ “Người ơi” nhẹ nhàng, cấu tạo bằng một
quãng 3 chữ, sau đó chuyển sang qng 2 trưởng.
Hát ví phường Vải khác với các hát ví khác là có thủ tục của một cuộc
hát: Đầu tiên chỉ có nhóm chị em phường vải nữ ca hát với nhau. Sau đó có sự
tham gia của nhóm nam. Hát phường Vải là phơi thai của hát đám, do đó có
quy tắc của phường đề ra:
- Sinh hoạt của phường vải nữ
- Hát dạo của trai phường khác
- Vào cuộc: hát chào, hát mừng, hát hỏi rồi đến hát đố, hát đối, chuyển
sang hát mời, hát xe kết, rồi tiễn ra về.


13 

 


1.3. Vài nét về hát ví phường Vải
1.3.1. Nguồn gốc của hát ví phường Vải
Cho tới ngày nay người ta vẫn chưa biết được chính xác hát ví Nghệ
Tĩnh nói chung và hát ví phường Vải nói riêng có mặt từ bao giờ. Nhưng có
điều chắc chắn là hát ví phường vải ra đời từ chính cuộc sống lao động, quay
tơ dệt vải của người dân xứ Nghệ. Nghề dệt vải là một nghề có từ lâu đời và
phổ biến ở những vùng trung du và miền núi. Theo Nguyễn Chung Anh (Tác
giả hát ví Nghệ Tĩnh – NXB văn sử địa 1958) thì từ thời Tây Sơn hát ví đã
thịnh hành và gần gũi với nhân dân lao động từ thế kỷ XVIII.
Câu hát phường Vải có từ xa xưa, bắt nguồn từ phường Vải của các cô
gái, khi nghề trồng bông, dệt vải thịnh hành trên đất Nam Đàn. Buổi tối, khi
các bà, các cô tập trung ở nhà chủ phường vừa quay xa, kéo sợi vừa cất lên
những câu hát có vần là lúc các chàng trai bắt đầu kéo đến, cùng cất lên
những câu hát. Cứ thế suốt đêm những câu ví ngân nga khắp thơn xóm, khi
thì tỉ tê, ngọt ngào sâu lắng, lúc lại hóm hỉnh, vui tươi. Hát ví từ đó mà trở
thành những câu hát của đôi lứa, cứ thế diễn ra trong cả mùa kéo sợi hàng
năm.
Theo cụ Trần Văn Tư, nghệ nhân hát phường Vải Kim Liên thì ngày
xưa, nam thanh nữ tú của làng Kim Liên ai cũng biết hát Ví Phường Vải, bởi
đây là lối trị chuyện, đối đáp thông minh giữa hai bên nam – nữ trong những
làng làm nghề dệt vải. Họ vừa làm, vừa hát để tăng thêm sự lạc quan yêu đời,
yêu lao động. Và cũng từ hát Ví Phường Vải mà nhiều đơi nam nữ đã nên
duyên vợ chồng.
Trước Cách mạng Tháng Tám 1945 hát phường Vải là một bộ phận thân
thiết trong cuộc sống tinh thần của nhân dân huyện Nam Đàn. Vùng Kim Liên
– Nam Đàn hát ví phường Vải phổ biến như vậy là vì dân số ở đây đơng đúc


14 


 

nhưng ruộng đồng lại ít. Nhân dân sống bằng nghề nông là chủ yếu nhưng để
kiếm kế sinh nhai các nghề phụ đã phát triển khá nhiều, có thể kể qua một số
nghề thủ cơng như nghề tơi nón của làng Ngang, làng Thọ Tốn, chợ Liễu,
Nam Kim, Hồnh Sơn... Nong nia, thúng mủng, rổ rá ở các làng Ngọc Đình,
Làng Sen, Xuân La… nghề làm gốm ở Nam Thái; nghề trồng dâu nuôi tằm ở
Long Môn, Nhạn Tháp, Đông Sơn; nghề đóng thuyền ở Vạn Lộc, Hồnh
Sơn… Nhưng chỉ có nghề kéo vải là phổ biến nhất tồn huyện Nam Đàn.
Tiếng quay xa kéo vải có trong hầu hết các mái tranh dưới lũy tre xanh ở các
làng xã Nam Đàn. Thời gian vào tháng Bảy, tháng Tám, tháng Chín mùa
màng đã xong xi, có thời gian rảnh rỗi người dân tranh thủ làm thêm những
nghề phụ để tăng thêm thu nhập, trong lúc làm việc họ cất lên những lời
ca, rồi những câu hát đối đáp qua lại với nhau dần trở thành một thói
quen hát phường.
Nghề kéo vải thường là nghề của đàn bà con gái. Nghề kéo vải là nghề
có động tác nhẹ nhàng. Dụng cụ đơn giản: một cái xa, một cái quay và ít con
cúi. Tối đến, các cơ trong làng nhóm họp tại một nhà, thềm, có khi là một góc
sân… Một tay quay xa, một tay cầm con cúi rút sợi. Tay quay xa khi quay khi
dừng, lê lên xuống xuống, uyển chuyển nhịp nhàng; tay rút sợi cũng khi lên
khi xuống, thoăn thoắt, mềm mại. Tiếng xa kêu hòa với tiếng quay tạo nên
một tiếng nhạc trầm trầm, đều đều. Nhịp điệu khi kéo vải, âm thanh của xa
quay trong đêm khuya thanh vắng nhất là lại có ánh trăng soi chiếu làm cho
chị em dễ có hứng cất lên hát du dương, trầm bổng. Tính chất nhẹ nhàng của
nghề kéo vải đã làm ảnh hưởng khá lớn đến việc sáng tác ra các câu ca và
việc hát hò trong khi phường nhóm họp.
Lúc đầu hát phường Vải là những câu hát riêng giải trí của các chị em
khi ngồi quay tơ kéo vải, chưa có những câu đối đáp giữa trai và gái. Các chị
em vừa kéo sợi vừa hát để động viên nhau, tạo khơng khí vui vẻ, thoải mái và



15 

 

tăng năng suất. Mục đích hát là trực tiếp phục vụ cho cơng việc của mình,
thỏa mãn nhu cầu “văn nghệ” của mình. Cuộc sống của người dân Nam Đàn
vốn dĩ cũng rất khó khăn, vất vả cả ngày làm việc quần quật ngoài đồng áng,
tối đến họ lại phải làm bạn với xa quay để tìm kế sinh nhai. Họ hát với nhau
để thể hiện những ước mơ, nguyện vọng, những tâm tư tình cảm và hát để
quên đi những mệt nhọc trong cuộc sống lao động của mình.
Nhưng có một hơm nào đó có chàng trai đi qua bất chợt nghe được tiếng
hát nhẹ nhàng, tình tứ của các cô gái dưới ánh trăng trong đêm vọng ra.
“Tiếng êm như nhiều, tiếng nhẹ nhàng như tơ”, “Giọng cao đón gió, giọng
trầm lắng sương” tiếng hát khiến cho khách đi qua vương vấn muốn được làm
quen “Đi chẳng được mà ở cũng không yên”, chàng cũng cất lên tiếng hát,
tiếng hát đầu tiên của chàng cũng chỉ để thổ lộ cảm xúc của mình khi thấy
cảnh chị em đang ngồi kéo vải và vui vẻ hát, khi tiếng hát cơ gái cất lên đáp
lại thì họ làm quen nhau qua những câu hát. Tiếng hát của chàng trai và cơ gái
lúc này có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Những đêm sau chàng cố ý đi qua nhà
phường nhưng khơng chỉ là một mình mà là cả một nhóm bạn, tụ họp đến đây
để hát đối đáp với nhóm phường nữ. Khơng chỉ có một phường có các chàng
trai đến hát, tất cả các phường kéo vải kia cũng vậy. Và không chỉ hát một
đêm mà hát đêm này qua đêm khác. Tục hát đối đáp nam nữ của ví phường
Vải bắt đầu như thế rồi lan rộng ra từ đó, truyền mãi về sau, sáng tạo thêm
nhiều hình thức rồi đi đến một chỗ định hình thành một tập tục của người dân
Nam Đàn.
Phường Vải họp là có chủ nhà chứ khơng có chủ phường. Họp ở nhà nào
thì lấy tên nhà đó là tên gọi của phường. Đôi khi tên phường vải không trùng
tên với chủ nhà, mà mang tên người hát hay nhất. Có thể nay họp nhà này mai

họp nhà khác nên tên tổ chức của phường có tính chất “Tự động” nó cũng
giống như phường Cấy, phường Gặt ở nước ta. Mỗi địa điểm họp phường


16 

 

thường có năm, bảy hoặc có khi nhiều thì vài chục chị em cùng quây quần
vừa làm vừa hát với nhau. Mấy câu hát sau đây cho ta thấy rõ tính chất họp
nhóm của phường.
Ờ… là chị em phường Vải ta ơi!
Đến đây ngồi lại ta chơi cùng ơ… phường.
Hát phường Vải là một loại hình văn nghệ dân gian, một loại hát ví đặc
biệt nhất trong gia tài dân ca xứ Nghệ. Nó được hình thành và tồn tại từ lâu,
cho đến naycó những câu hát đã trở thành ca dao, có ý nghĩa răn dạy con
người, răn dạy cuộc đời dùng những từ, những chữ khá cổ xưa… những điệu
hát phường Vải đã đi vào lòng người, vào thơ ca. Di sản văn hóa tinh thần ấy
đã làm nên một khơng gian văn hóa đặc thù của người dân Kim Liên – Nam
Đàn.
1.3.2. Nội dung của hát ví phường Vải
Làng Kim Liên – quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mảnh đất nắng
lắm mưa nhiều của dải đất miền Trung thân thương. Trải qua với cuộc sống
gian khổ, với thiên nhiên hà khắc, với kẻ thù đã tơi luyện cho người dân Nam
Đàn những đức tính cần cù, chịu thương chịu khó, kiên trì, dũng cảm… Hát ví
phường Vải, nhân dân lao động nơi đây bộc lộ tâm hồn của mình là những
rung cảm sâu sắc, điềm tĩnh và cảm động đến tha thiết. Khi chú tâm nghe
những lời ca hát ví phường Vải mới hiểu được tình cảm của người dân Kim
Liên.
Những bài hát phường Vải mô tả mọi mặt của đời sống, từ hạn hán, lũ

lụt, những tập tục thói quen, những ước mơ, tình cảm đến những công việc
hàng ngày… với mọi cung bậc cảm xúc khác nhau. Hát ví phường Vải cịn
chuyển tải nhiều nội dung như tình yêu quê hương đất nước, lòng căm thù


17 

 

bọn thực dân, ca ngợi sự lạc quan yêu đời của người dân xứ Nghệ. Và đặc
biệt nội dung trữ tình chủ yếu của hát ví phường Vải là tình yêu trai gái.
Đến với ví phường Vải chúng ta sẽ thấy những rung cảm thầm kín, tinh
tế của người Kim Liên trong tình yêu, những chuẩn mực đạo đức trong cuộc
sống, trong đối nhân xử thế và những lời nhắn nhủ tâm tình.
“Đường vơ xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
Ai vơ xứ Nghệ thì vơ…”
Người xứ Nghệ ln tự hào về chính q hương của mình có truyền
thống cách mạng vẻ vang và họ tự hào về vẻ đẹp hữu tình của quê hương non
xanh nước biếc như một bức tranh.
Xứ Nghệ khơng chỉ có phong cảnh hữu tình, nên thơ mà cịn có những
con người hiền lành, chất phác, giàu lòng yêu thương. Bên cạnh đó, ví cũng
cũng thể hiện đậm nét tình cảm gia đình, chồng vợ, có những lời hát bình dị
mà chất chứa tình cảm và trách nhiệm với nhau, cùng nhau chia sẻ mọi cơng
việc trong cuộc sống.
Ví cũng có nhiều bài hát nói đến lịng căm thù bọn tham quan hại dân.
Những bài hát này thường rất mạnh mẽ, thể hiện tinh thần chiến đấu chống
phong kiến – chống ngoại xâm của người dân xứ Nghệ.
Vua mà chi
Quan mà chi

Lọng vàng thì có, lọng vàng thì khơng.
Hơn thế nữa chủ đề xuyện suốt của ví phường Vải là tình u đơi lứa.
Bằng câu hát họ đã nói lên tình cảm nồng nàn tha thiết của mình.


18 

 

Đôi ta như con một nhà
Như cau một bẹ như cà một cây.
Bài ca bộc con người nặng nghĩa tình của họ, càng mơ ước về tình u,
gắn bó, thủy chung bao nhiêu thì lời ca càng mạnh mẽ,níu kéo lịng người bấy
nhiêu.
Nội dung hát phường Vải mang đậm tính trữ tình, song lại khác các loại
dân ca khác ở chỗ có sự tham gia của những nhà nho. Vì vậy, tính chất một số
câu hát, quy cách trong khi hát, hình thức câu hát, quá trình của một cuộc
hát... có phức tạp hơn. Một cuộc hát phường vải phải hát có lớp lang như hát
lơ lửng (hát dạo), hát chào, hát mời, hát hỏi, hát đố, hát tình (hát xe duyên),
hát tiễn hẹn trong một không gian, môi trường diễn xướng như ở sân vườn,
sân đình và người phụ nữ đang ngồi quay xa, dệt vải.
Qua những câu ca, những bài hát trên chúng ta càng hiểu hơn về cuộc
sống và tình cảm của con người xứ Nghệ. Dù vất vả khó khăn trong cuộc
sống, hay những dang dở trong tình u thì họ vẫn ln có niềm tin, vẫn ln
khao khát ước mơ về mái ấm gia đình. Chắc cũng bởi từ bao đời nay họ sống
và vượt qua được cuộc sống khó khăn, gian khổ đã tơi luyện cho họ những ý
chí, nghĩ lực và những hi vọng trong cuộc sống. Họ sống giản dị, mộc mạc,
chân thành những cũng giàu nghị lực và tình nghĩa.
1.3.3. Diễn biến của một cuộc hát ví phường Vải
Ở làng Kim Liên, sau những ngày lao động chính người dân thường tìm

thêm những việc làm phụ để kiếm kế mưu sinh. Trồng dâu nuôi tằm là công
việc phổ biến khắp vùng Nam Đàn. Buổi tối sau khi làm xong công việc đồng
áng họ thường tập trung lại một nhà vừa dệt vải vừa hát để giải trí sau ngày
lao động vất vả, dần dần họ tổ chức thành các phường hát phường Vải, Kim
Liên là vùng tiêu biểu cho phong trào này.


19 

 

Hát ví phường Vải tổ chức có thủ tục, có lề lối nhưng không diễn ra theo
một định kỳ nhất định như một số dân ca khác, vì nó khơng gắn bó với phong
tục tín ngưỡng nào cả. Hát phường Vải có cả bốn mùa, tùy theo cơng việc và
sinh hoạt của người dân nhưng sinh hoạt thuận lợi và thường xuyên nhất là
vào những đêm có ánh trăng.
Ở đây gọi là một cuộc mà không gọi là một đêm vì nếu gọi là một đêm
thì đêm đó phải có mọi chặng, mọi bước mà hát phường vải trải qua. Gọi là
một cuộc vì hát phường Vải thường kéo dài hai, ba, bốn có khi năm, sáu đêm
mới đủ mọi chặng mọi bước. Một cuộc hát thường thường có 3 chặng:
Chặng thứ nhất: Gồm hát dạo hay còn gọi là hát lơ lửng, hát chào mừng
và hát hỏi bên nam đến nhà bên nữ hát phải đứng ngoài ngõ, hát dạo thường
là của bên nam, sau hát dạo là hát mừng đến hát hỏi, hát hỏi thường là của bên
nữ. Bên nữ thường hát hỏi bên nam tên tuổi? quê quán ở đâu? Nhà có mấy
người, làm ăn như thế nào?... Chặng này nội dung câu hát chưa sâu sắc, chỉ là
mới làm quen nhau.
Mở đầu cho một cuộc hát phường vải, bao giờ người ta cũng hát dạo vài
câu. Hát dạo có khi người làng khác đến hát, có khi người ở trong nhà hát
vọng ra níu chân khách.
Để cho bên nữ biết là mình đến hát, từ ngồi đường, ngoài ngõ, bên nam

phải hát lên vài câu. Hát dạo của bên nam:
Dừng xa khoan kéo ơi phường
Hình như có khách viễn phương đến nhà.
Cũng có khi bên nữ hát dạo trước. Thấy các chàng trai bàn tán ngoài
đường, các cô không ngại ngùng, e lệ cất lên tiếng hát:
Bóng ai thấp thống vườn hoa,


20 

 

Hình như Kim Trọng đến nhà Kiều, Vân.
Cũng nói thêm rằng khơng chỉ có trai gái thời thanh xn mới đi hát, mà
đàn ơng đã có vợ, đàn bà đã có chồng, cũng hay đi hát. Để cho các bà vợ, ông
chồng ở nhà được yên tâm, trước khi đi hát, người ta xác định rõ tình cảm:
Ai có chồng nói chồng đựn sợ,
Ai có vợ nói vợ đừng ghen,
Tới đây hị hát cho quen
Rạng ngày ai về nhà nấy,
Khơng há lẽ ngọn đèn hai tim.
Trên là vài nét về hát dạo, tiếp đến là hát chào mừng. Hát chào mừng
tăng tính cách lịch sự của hát phường Vải. Khi bên trai đến hát, bên nữ
thường chào mừng bằng những câu khá niềm nở:
Cau non tiệm chũm lòng đào
Trều têm cánh phượng ra chào bạn quen
Đến hát hỏi. Khách đến nhà, chào mừng xong rồi phải hỏi thông tin về
nhau. Hỏi tên tuổi, quê quán:
Hỏi anh tên họ là chi,
Nói cho em biết mai em đi chào?

Đã có chồng hay chưa:
Ngó lên trời bạc mây hồng,
Thương em hỏi thật có chồng hay chưa?
Sau mỗi câu hát hỏi thì bên nam hoặc bên nữ lựa lời mà đáp lại. Hát hỏi
có tác dụng làm cho bên nam và bên nữ hiểu biết nhau hơn.


×