Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Ung dung CNTT trong thiet ke bai giang dia li 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.81 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ỨNG DỤNG CNTT ĐỂ THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐỊA LÝ 11 - THPT THEO HƯỚNG DẠY HỌC TÍCH CỰC Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Mai - K57A Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS.TS Đặng Văn Đức ĐẶT VẤN ĐỀ Trong thời đại cách mạng khoa học công nghệ hiện đại phát triển như vũ bão, công nghệ thông tin (CNTT) được ứng dụng mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Việc ứng dụng CNTT trong dạy học đã trở thành xu hướng của dạy học địa lí hiện đại. Ứng dụng CNTT trong bài học địa lí cũng là một tiếp cận quan trọng nhằm hiện đại hóa và nâng cao chất lượng, hiệu quả của các bài học địa lí. Môn học Địa lí nói chung và chương trình Địa lí 11 nói riêng (Địa lí kinh tế - xã hội thế giới) có rất nhiều điều kiện để ứng dụng CNTT vào dạy học. Việc ứng dụng CNTT để đưa vào bài giảng các bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video, tạo hiệu ứng, các cách thức trình chiếu đa dạng, hợp lí,… chắc chắn sẽ làm cho nội dung bài giảng về một quốc gia, một khu vực,… trở nên hấp dẫn, khơi dậy trong các em niềm đam mê tìm tòi, khám phá những điều mới mẻ về thế giới xung quanh qua mỗi bài học. Vì thế, thiết kế bài học có ứng dụng CNTT là một trong những phương thức tiếp cận đổi mới phương pháp dạy học địa lí theo hướng tích cực ở trường THPT. NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận 1.1. Sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học Địa lí trong nhà trường Cách mạng khoa học công nghệ, kinh tế tri thức đòi hỏi nhà trường phải tạo ra những con người mới thông minh, sáng tạo, thích ứng, thích ứng nhanh với những yêu cầu mới của thời đại; có tri thức khoa học uyên thâm; có kĩ năng, kĩ xảo vững chắc; có ý thức nghề nghiệp để giải quyết “trúng, nhanh, sáng tạo” các nhiệm vụ của thực tiễn đạt ra. Quá trình toàn cầu hoá yêu cầu giáo dục phải tạo ra những con người có trình độ học vấn cao; có cá tính và bản sắc riêng; có ý chí, hoài bão; có tinh thần dân tộc, biết giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống, những nét tinh hoa của dân tộc. Việt Nam đang bước vào thời kì mới - thời kì mở cửa chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> quản lí của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Giáo dục nhà trường cần có sự đổi mới toàn diện để đáp ứng những yêu cầu mới của đời sống xã hội. 1.2. Phương pháp dạy học tích cực: Phương pháp dạy học tích cực thực chất là cách dạy hướng tới việc hoạt động hoá, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học; nghĩa là tập trung và phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào người dạy. Giáo viên trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để học sinh tự chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình. 1.3. CNTT với việc đổi mới PPDH Địa lí theo hướng tích cực Đổi mới phương pháp giảng dạy theo nghĩa của CNTT là "Phương pháp làm tăng giá trị lượng thông tin, trao đổi thông tin nhanh hơn, nhiều hơn và hiệu quả hơn" 1.4. Thiết kế bài giảng địa lí ở trường phổ thông 1.4.1. Những định hướng cơ bản đối với việc thiết kế một bài giảng địa lí theo hướng tích cực Đổi mới quá trình dạy học Địa lí cũng có nghĩa là tổ chức, thiết kế quá trình dạy học theo lối mới, tức là tạo lập cho chủ thể của quá trình dạy học địa lí (Thầy - Trò) những giá trị mới, những chức năng mới và những điều kiện, môi trường mới. Thiết kế tức là lập kế hoạch cho quá trình dạy học cả về mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện và hình thức dạy học. 1.4.2. Bài giảng có sự hỗ trợ CNTT với việc đổi mới phương pháp dạy học địa lí theo hướng tích cực Các bài giảng có sử dụng CNTT đã góp phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp dạy học. Nó làm cho các giờ học hấp dẫn nhờ những đoạn video clip sinh động, những hình ảnh, bản đồ với màu sắc đẹp,... minh hoạ được những hình ảnh, mô phỏng những hoạt động, quá trình hình thành, phát triển và tạo thành của các đối tượng địa lí mà nếu không có nó thì học sinh rất khó tưởng tượng và giáo viên cũng rất khó giải thích. Những hình ảnh minh hoạ đó đã thay thế cho rất nhiều lời giảng. 2. Cơ sở thực tiễn. 2.1. Khái quát nội dung chương trình và SGK Địa lí 11 – THPT. Chương trình Địa lí 11 gồm 2 ban: Ban khoa học tự nhiên (Ban cơ bản) và Ban khoa học xã hội và nhân văn (Ban nâng cao). Nội dung Địa lí KT-XH thế giới lớp 11 gồm một hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo địa lí được lựa chọn.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> sắp xép theo trình tự nhất định, đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu đào tạo của nhà trường THPT. Nội dung thực hành: Tập trung rèn luyện các kỹ năng phân tích số liệu thống kê, xây dựng biểu đồ, nhận xét và giải thích một hiện tượng Địa lí KT-XH trên bản đồ cũng như tập viết báo cáo, trình bày một vấn đề nào đó có liên quan đến một quốc gia cụ thể trên cơ sở tư liệu cho trước. SGK 11 mới được biên soạn theo cấu trúc mở, nhiều nội dung trong bài không được trình bày một cách trọn vẹn mà có những vấn đề trống, dành cho sự tham gia bổ sung trực tiếp của HS thông qua các hoạt động học tập đa dạng dưới sự hướng dẫn của GV. 2.2. Đặc điểm tâm lí và trình độ nhận thức của học sinh THPT Học sinh THPT đã có sự hoàn thiện hơn về mặt thể chất, sự ổn định hơn về phát triển của bộ não và chức năng thần kinh. Hơn nữa, học sinh THPT thể hiện mạnh mẽ ý thức, động cơ học tập, tính năng động, tính tích cực, chủ động trong các hoạt động nhận thức. Ở học sinh THPT, khả năng tri giác đã trở nên sâu sắc và nhạy bén hơn. Không chỉ có khả năng ghi nhớ đã được nâng cao, mà khả năng tư duy trừu tượng, tư duy lí luận, tư duy sáng tạo (phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa…) đã phát triển ở mức độ cao hơn. 2.3. Thực trạng ứng dụng CNTT trong thiết kế bài giảng địa lí ở THPT Việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy Địa lí ở một số trường đã thu được nhiều kết quả khả quan. Các bài giảng ứng dụng CNTT đã làm cho HS có hứng thú trong giờ học, khiến giờ học sôi nổi, khả năng tiếp thu bài học của HS cũng nhanh hơn và phát huy được tính tích cực, chủ động của HS trong giờ học. 3. Một số phần mềm có khả năng khai thác và sử dụng để thiết kế bài giảng Địa lí 11 3.1. Các chương trình, phần mềm tiện ích để thu thập, thiết kế tài liệu Địa lí 11. 3.1.1. Encarta Encyclopedia Encarta là phần mềm bách khoa toàn thư về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Trong đó có rất nhiều nội dung, kiến thức Địa lí 3.1.2. World Atlas World atlas là một phần mềm Địa lí có nhiều tư liệu cần thiết cho GV và HS trong dạy học Địa lí, gồm có hai phần lớn: Một là nội dung các bản đồ động: bản đồ hành chính thế giới, các quốc gia châu lục; Hai là phần nội dung tư liệu,.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> các dữ kiện về hành chính, tự nhiên, xã hội… ngoài ra phần mềm này còn có nhiều tranh ảnh, phim và các số liệu thống kê tiện ích khác. 3.1.3. Chương trình Microsoft Excel. Microsoft Excel, tên đầy đủ là Microsoft Office Excel, là chương trình xử lí bảng tính nằm trong bộ Microsoft Office của hãng phần mềm Microsoft. Excel có nhiều tính năng ưu việt và có giao diện rất thân thiện với người dùng. Excel hiện nay đã là phiên bản thứ 5 của Microsoft kể từ năm 1993. 3.1.4. Tìm kiếm thông tin trên mạng Internet. Internet là nguồn tư liệu khổng lồ, là cuốn bách khoa toàn thư đầy đủ nhất, sống động nhất về tư liệu của khoa học và đời sống, trong đó có khoa học Địa lí. 4. Ứng dụng một số phần mềm để thiết kế bài giảng Địa lí 11 – THPT theo hướng tích cực. Các phần mềm được ứng dụng để thiết kế bài giảng Địa lí 11- THPT theo hướng cực là phần mềm Power Poit, phần mềm Violet. 4.1. Các chương trình phần mềm tiện ích để thiết kế bài giảng Địa lí 11 Chương trình PowerPoint: Là chương trình phần mềm ứng dụng trong bộ Microsoft Office có sẵn trong cài đặt của tất cả các máy tính. Đây là phương tiện trình bày trực quan, chuyên nghiệp, rất hữu hiệu trong quá trình soạn bài và lên lớp của giáo viên. Phần mềm Violet: là công cụ giúp cho các giáo viên có thể xây dựng được phần mềm hỗ trợ dạy học theo ý tưởng của mình một cách nhanh chóng. Violet chú trọng hơn trong việc tạo ra các bài giảng có hình ảnh, âm thanh, chuyển động và tương tác… 4.2. Thiết kế một số bài giảng Địa lí 11 theo hướng tích cực có ứng dụng CNTT Tác giả đã ứng dụng CNTT để thiết kế 2 bài giảng: Bài 11 : Nhật Bản (Ban nâng cao) Bài 11 : Khu vực Đông Nam Á (Ban cơ bản) KẾT LUẬN Đề tài đã đạt được một số ưu điểm sau: - Nghiên cứu và tì hiểu được những mặt tích cực của CNTT và ứng dụng CNTT để thiết kế các bài giảng Địa lí 11 - THPT theo hướng tích cực. - Giúp cho giáo viên biết cách áp dụng CNTT để thiết kế các bài giảng Địa lí cụ thể theo hướng tích cực một cách hợp lí..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Đặng văn Đức, Nguyễn Thị Thu Hằng, Phương pháp dạy học Địa lí theo hướng tích cực, 2003. [2]. Đặng Văn Đức, nguyễn Thị Thu Hằng, Th.S Mai Hà Phương, Giáo trình lí luận dạy học phần cụ thể, NXB ĐHSP Hà Nội. [3]. Nguyễn Trọng Phúc, Phương tiện kỹ thuật trong dạy học Địa lí, 2001. [4]. Nguyễn Trọng Phúc, Một số vấn đề trong dạy học Địa lí ở trường phổ thông, NXB Đại học quốc gia Hà Nội..

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

×