Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Tập quán quản lý và khai thác tài nguyên rừng của mường ở xã yên nghiệp, huyện lạc sơn, tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 89 trang )

Trờng đại học văn hoá H Nội
Khoa văn hoá dân tộc thiểu số
------------------------------------

tập quán quản lý v khai thác
ti nguyên rừng của ngời mờng
xà yên nghiệp, huyện lạc sơn, tỉnh Hòa bình

khoá luận tốt nghiệp cử nhân văn hoá
chuyên ngnh văn hoá dân tộc thiểu số
m số: 608

Sinh viên thực hiƯn : Vị ThÞ Kim Anh
H−íng dÉn khoa häc: TS. Nguyễn Hữu Thức

Hà Nội 2009

1


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và khảo sát thực địa, đề tài Tập quán quản lý
và khai thác tài nguyên rừng của người Mường xã Yên Nghiệp, huyên Lạc
Sơn, tỉnh Hồ Bình đã được tiến hành dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn
Hữu Thức và sự trợ giúp của các thày cơ Khoa Văn hố Dân tộc, Viện Dân
tộc học và các đồng nghiệp để đề tài thực hiện một cách tốt nhất.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân
thành nhất tới giảng viên hướng dẫn, các thày cô trong Khoa VHDT, Viện
Dân tộc học.
Xin trân trọng cảm ơn UBND xã Yên Nghiệp và một số bản làng, đồng
bào, nơi tôi nghiên cứu khảo sát về tập quán quản lý và khai thác tài nguyên


rừng.
Do điều kiện nghiên cứu và trình độ có hạn nên đề tài nghiên cứu cịn
nhiều hạn chế, kính mong Hội đồng giám khảo, thày cơ, bạn bè đóng góp ý
kiến q báu để đề tài được hoàn chỉnh hơn.
Một lần nữa xin trân trọng cảm ơn.

Sinh viên

Vũ Thị Kim Anh

2


MỤC LỤC
Mở đầu

4

1. Lý do chọn đề tài

4

2. Tình hình nghiên cứu

5

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

6


4. Đối tượng nghiên cứu

7

5. Các phương pháp nghiên cứu

8

6. Đóng góp của khóa luận

8

7. Bố cục của khóa luận

8

Chương1: Khái quát về điều kiện tự nhiên, xã hội người Mường
xã Yên Nghiệp, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hịa Bình

9

1.1. Khái qt về điều kiện tự nhiên

9

1.2. Khái quát về người Mường ở xã Yên Nghiệp

10

1.3. Điều kiện kinh tế


12

1.4. Hệ thống chính trị

15

1.5. Vài nét về văn hóa

16

Chương 2: Tập quán quản lý và khai thác tài nguyên rừng của
người Mường xã Yên Nghiệp, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hịa Bình

26

2.1. Một số khái niệm

26

2.2. Vai trò của tài nguyên rừng

27

2.3. Tập quán bảo vệ, quản lý nguồn tài nguyên rừng của người Mường
ở xã Yên Nghiệp

29

2.4. Tập quán khai thác tài nguyên rừng ở xã Yên nghiệp


38

2.5. Tập quán sinh hoạt văn hoá liên quan đến việc bảo vệ và khai
thác tài nguyên rừng

46

Chương 3: Tác động của tập quán quản lý và khai thác tài
nguyên rừng của người Mường xã Yên Nghiệp, huyện Lạc Sơn,
tỉnh Hồ Bình

50

3.1. Ảnh hưởng của tập qn quản lý và khai thác tài nguyên rừng
3


đối với đời sống kinh tế xã hội của người Mường

51

3.1.1. Ảnh hưởng tích cực

51

3.1.2. Ảnh hưởng tiêu cực

53


3.2. Những biến đổi trong tập quán quản lý và khai thác tài nguyên
rừng của người Mường ở xã Yên Nghiệp

54

3.2.1. Cơ sở cho sự biến đổi

54

3.2.2. Những biến đổi trong tập quán và quản lý và khai thác tài
nguyên rừng của người Mường ở xã Yên Nghiệp

57

3.3. Một số giải pháp để bảo tồn và phát huy tập quán quản lý và khai
thác tài nguyên rừng của người Mường xã Yên Nghiệp

59

3.3.1. Giải pháp nâng cao nhận thức trong tập quán

59

3.3.2. Giải pháp về kinh tế

61

3.3.3. Giải pháp về văn hoá xã hội

64


3.3.4. Giải pháp về cơ chế chính sách

65

3.3.5. Giải pháp về xây dựng lực lượng

67

KÕt luËn

71

4


Mở đầu
1. Lý do chn ti
Con ngi vn l sản phẩm của tự nhiên và gắn bó mật thiết với thế giới
tự nhiên xung quanh mình. Con người và tự nhiên luôn tồn tạị trong mối quan
hệ thống nhất không thể tách rời. Từ xưa tới nay, điều kiện mơi trường sinh
thái vẫn ln ln chi phối, thậm chí quyết định các hoạt động kinh tế của con
người. Sự phát triển của lực lượng sản xuất ngày càng cao đã hạn chế ít nhiều
sự chi phối của điều kiện tự nhiên trong quá trình sản xuất của các tộc người.
Tuy nhiên, đối với các dân tộc thiếu số ở nước ta thì các hoạt động kinh tế của
họ vẫn chưa hoàn toàn tách khỏi những tác động và chi phối của môi trường
tự nhiên. Để tồn tại và phát triển, các dân tộc miền núi vẫn sùng bái, tôn thờ
và tìm mọi biện pháp để bảo vệ mơi trường sinh thái xung quanh họ. Để đảm
bảo cho các hoạt động kinh tế tồn tại và phát huy thế mạnh của mình, việc đầu
tiên đặt ra các luật tục bảo vệ sinh thái, nguồn tài nguyên thiên nhiên. Một

trong những nguồn tài nguyên quan trọng nhất là tài nguyên rừng. Ở miền núi
tài nguyên rừng cũng bao gồm cả tài nguyên đất đai, bảo vệ rừng không chỉ là
bảo vệ cây cối hay các loại lâm sản khác mà còn bảo vệ đất đai và các nguồn
nước. Vì vậy trong thực tế việc bảo vệ rừng đối với miền núi là cơng việc
hàng đầu, mang ý nghĩa sống cịn của cư dân các dân tộc thiểu số.
Dân tộc Mường là tộc người có nền văn hóa lâu đời, trong tiến trình phát
triển bản sắc văn hóa tộc người được sàng lọc, tích tụ hàng ngàn năm lịch sử
với nhiều giá trị tốt đẹp. Lạc Sơn thuộc Hịa Bình là một vùng đất cổ, trải qua
những thăng trầm của lịch sử đến hơm nay vẫn cịn bảo lưu nhiều yếu tố văn
hóa truyền thống. Trải qua bao đời sống chung với tự nhiên, người Mường đã
tích lũy được nhiều kinh nghiệm tri thức trong việc khai thác bảo vệ nguồn tài
nguyên thiên nhiên nhất là tài nguyên rừng. Tất cả những tri thức ấy nhằm
ngăn chặn tình trạng cạn kiệt, suy thoái của các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Như vậy, nếu sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên rừng thì tri thức địa phương
5


khơng chỉ có giá trị trong một phạm vi một tộc người mà đó là tài sản chung
của cả cộng đồng. Mặc dù vậy, hiện nay vấn đề này chưa được các nhà nghiên
cứu quan tâm đúng mức, hoặc chỉ đề cập sơ lược trong một vài đề tài khác.
Thêm vào đó, trong xu thế đẩy mạnh sự giao lưu văn hóa với các tộc người
khác, nền văn hóa của người Mường ở Lạc Sơn có những thay đổi nhanh
chóng trong thời đại cơng nghiệp và tồn cầu hóa. Do vậy việc tìm hiểu văn
hóa truyền thống và tập quan quản lý và khai thác tài nguyên rừng là việc làm
hết sức cần thiết, không những cho các thế hệ mai sau thấy được truyền thống
tốt đẹp của dân tộc mình đã dày cơng xây đắp từ cội nguồn lịch sử cho tới
ngày nay, mà còn tác dụng cho con cháu thế hệ mai sau thấy được và kế thừa
bản sắc văn hóa quê hương. Quan tâm tới vấn đề này và mong muốn đóng
góp cơng sức của mình vào việc bảo tồn và phát huy vốn văn hóa truyền
thống của người Mường, chúng tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Tập quán quản

lý và khai thác tài nguyên rừng của Mường ở xã Yên Nghiệp, huyện Lạc Sơn,
tỉnh Hòa bình” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Dưới thời phong kiến, người Mường được biết đến qua các ghi chép của
Ngô Sỹ Liên với Đại Việt sử ký toàn thư, Nguyễn Trãi với Dư địa chí, Lê
Q Đơn với Kiến văn tiểu lục…các nguồn tư liệu trên cho biết về vùng cư
dân và đôi nét về tổ chức xã hội vùng Mường, ví dụ trong “Kiếu văn tiểu lục”
khi đề cập đến huyện Mỹ Lương có nói đến xã trưởng, thơn trưởng gọi là lang
đạo. Dưới thời Pháp do nhu cầu muốn biết về người Mường để phục vụ cho
mục đích cai trị các cha cố sỹ quan Pháp đã ghi chép về người Mường và xuất
bản thành sách. Một số tác phẩm có giá trị như người Mường ở tỉnh Hịa
Bình( P.Grossin), Cư dân Đông Sơn và những người Mường(Gouloubeư)
Người Mường (J.Cussiner)- đây là cuốn miêu tả về người Mường thể hiện
khá chi tiết. Tuy nhiên, nghiên cứu về Tập quán quản lý và khai thác tài
nguyên rừng của người Mường trong giai đoạn hiện nay cịn tản mạn ít ỏi.

6


Từ 1954 đến nay, phục vụ cho việc thực hiện chính sách dân tộc Mường,
các cơ quan có trách nhiệm đã bỏ nhiều công sức nghiên cứu người Mường
thể hiện ở các bộ sách, những bài viết đăng trên các tạp chí nghiên cứu lịch
sử khảo cổ học, dân tộc học, ngơn ngữ học…như “Người Mường ở Hịa
Bình” của Trần Từ; “Người Mường ở Tân Lạc, Hịa Bình” của Nguyễn Ngọc
Thanh, Nguyễn Thị Thanh Nga (chủ biên); “Văn hóa dân tộc Mường ” của Sở
Văn hóa Thơng tin, Hội Văn hóa các dân tộc Hịa Bình. Điển hình cho nghiên
cứu về mối quan hệ ruộng đất, trong đó có việc sở hữu và sử dụng đất rừng
trong xã hội truyền thống phải kể tới cơng trình của Mạc Đường (1962) và
Nguyễn Từ Chi (1996) về các hình thức khai thác ruộng đất ở vùng người
Mường trước Cách Mạng tháng Tám 1945 của Phạm Quang Hoan (1994) và

Nguyễn Ngọc Thanh (1999, 2002) về luật tục bảo vệ nguồn tài nguyên thiên
nhiên của một số tộc người ở miền núi phía bắc…Liên quan đến nghiên cứu
thuộc đề tài trên còn phải kể đến cơng trình của các tác giả viết về văn hố tộc
người, song có dành những trang đề cập đến luật tục trong sở hữu và sử dụng
đất đai tuyền thống của các dân tộc. Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới
(1986), nghiên cứu của các nhà khoa học xã hội về luật tục liên quan đến việc
sử dụng đất rừng đã gắn bó mật thiết hơn với sự phát triển kinh tế - xã hội ở
vùng dân tộc thiểu số vùng miền núi phía Bắc nói chung và của người Mường
nói riêng. Tiêu biểu là cơng trình nghiên cứu gần đây nhất là cơng trình
nghiên cứu của Qch Thị Oanh (2003 ) và Trần Đăng Tuấn ( 2003) viết về
vai trò của luật tục trong sử dụng đất rừng và đất nương dãy của người
Mường.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Tìm hiểu về tập qn khai thác và bảo vệ tài nguyên rừng của người
Mường ở xã n Nghiệp, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hịa Bình, qua đó nhằm bổ
sung nguồn tư liệu về văn hóa tộc người này.

7


Tạo cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc định hướng bảo tồn và phát huy
các giá trị văn hóa của tộc người Mường trong cuộc sống đương đại, phục vụ
cho công cuộc xây dựng và triển kinh tế trước mắt cũng như lâu dài ở địa
phương. Hơn nữa khi nghiên cứu về tập quán quản lý và khai thác tài nguyên
rừng của người Mường xã Yên Nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường sẽ
mang một ý nghĩa thực tiễn cao khi nó trực tiếp tham gia vào việc tạo cơng ăn
việc làm cho người dân, xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế.
3.2. Nhiệm vụ
Thực hiện mục đích trên, luận văn sẽ phải thực hiện những nhiệm vụ sau:

- Phác hoạ tổng quan về điều kiện tự nhiên, văn hoá, xã hội của xã Yên
Nghiệp, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hồ Bình.
- Nghiên cứu tập qn quản lý và khai thác tài nguyên rừng từ truyền
thống tới hiện đại trong điều kiện đổi mới của đất nước nhìn từ góc độ dân tộc
và khía cạnh văn hố ở địa bàn cụ thể là xã Yên Nghiệp, huyện Lạc Sơn, tỉnh
Hồ Bình.
4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là tập quán quản lý và khai thác tài nguyên rừng
của người Mường ở xã Yên Nghiệp, huyện lạc Sơn, tỉnh Hịa Bình.
5. Các phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp khảo sát điền dã
- Lựa chọn địa bàn khảo sát là xã Yên Nghiệp, huyên Lạc Sơn vì đây là
địa bàn tập trung đơng người nhất của tỉnh Hịa Bình.
- Xã Yên Nghiệp là nơi người Mường cư trú lâu đời. Đây cũng là nơi có
nhiều diện tích rừng và người dân có nhiều kinh nghiệm trong việc khai thác
và quản lý tài nguyên rừng.
- Quan sát trực tiếp cách khai thác và quản lý tài nguyên rừng.
- Phỏng vấn những người lao động trực tiếp làm việc quản lý và khai
thác tài nguyên rừng.
- Chụp ảnh.
8


5.2. Phương pháp phân tích tổng hợp
- Kế thừa kết quả nghiên cứu về khai thác bảo vệ rừng trong các cơng
trình nghiên cứu đã có, sách, báo tạp chí …liên quan đến nội dung của khóa
luận
6. Đóng góp của khóa luận
- Mơ tả chi tiết những tập qn quản lý và khai thác tài nguyên rừng ở
một xã cụ thể.

- Chỉ ra những biến đổi tích cực, tiêu cực của những tập quán đó với
việc khai thác, quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng.
- Đề xuất những kiến nghị, giải pháp, mang tính khả thi nhằm bảo tồn,
phát huy những biện pháp tốt nhất đối với việc khai thác quản lý và bảo vệ tài
nguyên rừng, góp phần nâng cao chất lượng đời sống cho nhân dân và công
cuộc xây dựng đất nước hiện nay
7. Bố cục của khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài chia
làm ba chương:
Chương 1: Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội người Mường
xã Yên Nghiệp, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình.
Chương 2: Tập quán quản lý và khai thác tài nguyên rừng của người
Mường xã Yên Nghiệp, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hịa Bình.
Chương 3: Tác động của tập qn quản lý và khai thác tài nguyên rừng
của người Mường xã n Nghiệp, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hịa Bình.

9


Chơng 1
Khái quát về điều kiện tự nhiên, x hội ngời
mờng x yên nghiệp, huyện lạc sơn, tỉnh hòa bình
1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên
Vào đầu thời Nguyễn chưa có tỉnh Hịa Bình. Thực hiện chính sách chia
rẽ dân tộc của thực dân Pháp, ngày 22.6.1886, Kinh lược Bắc kỳ ra nghị định
thành lập Tỉnh Mường đặt ở Chợ Bờ thôn Châu Đà Bắc.
Xã Yên Nghiệp là xã cuối của huyện Lạc Sơn
Phía Bắc giáp với xã Bình trân, huyện Lạc Sơn
Phía Nam giáp với xã Thạch Lâm, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh
Hóa

Phía Đơng giáp với xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy
Phía Tây giáp với xã Ân Nghĩa, huyện Lạc Sơn
Xã n Nghiệp có diện tích là 2257 ha, gồm 14 thơn. Là vùng có nhiều
diện tích rừng, với diện tích rừng phịng hộ là 31 ha, diện tích rừng trồng
khoảng 30 ha rất thuận lợi cho việc phát triển lâm nghiệp và phát huy những
kinh nghiệm, phong tục tâp quán trong việc khai thác tài nguyên thiên nhiên
nói chung và tài nguyên rừng nói riêng. Đây là vùng tiếp giáp với vùng đồng
bằng, có nhiều cánh đồng nhỏ, bằng phẳng thuận lợi cho trồng lúa nước cây
ăn quả và chăn ni. Đặc biệt là nằm cạnh dịng sông Bưởi nên rất thuận lợi
để sản xuất nông nghiệp.
Xã Yên Nghiệp nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Một năm có hai
mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng
4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 230C, ngày nóng nhất trong
mùa hè có thể lên tới 360C - 400C, ngày rét nhất trong mùa đông giảm xuống
cịn 60C đến 100C. Lượng mưa trung bình khoảng 1950mm. Hàng năm lượng
mưa tập trung chủ yếu vào tháng 7, 8, 9. Độ ẩm bình quân 84%.
10


Tháng 6, 7 có gió Lào kéo dài một vài ngày. Mỗi năm khoảng 2, 3 đợt,
trong năm có đợt gió mùa đơng bắc, trời rét đậm, đơi khi cịn có lốc và mưa
đá.
Xã n Nghiệp có một diện tích rừng rộng với một thảm thực vật và hệ
động vât vơ cùng phong phú. Trong rừng có nhiều loại gỗ quý hiếm như lim,
sến, táu, lát, nghiến …cùng các loại tre, nứa, bương, vầu, các loại rau rừng,
các loại cây dược liệu. Ngồi ra cịn có nhiều loại động vật quý hiếm như: lợn
rừng, báo, hổ, khỉ, các loài chim, thú…
Trong lịng đất xã n Nghiệp có chứa một số khống chất có giá trị như
than đá, vàng, và nhiều dãy đá vôi là nguồn nguyên liệu dồi dào cho ngành
sản xuất vật liệu xây dựng.

Nhìn chung, với sự ưu đãi của thiên nhiên, xã n Nghiệp có vị trí địa
lý, địa hình và điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho việc phát triển một nền
kinh tế nông lâm nghiêp, có nhiều kinh nghiệm quý báu trong tập quán quản
lý và khai thác tài nguyên rừng.
1.2. Khái quát về người Mường ở xã Yên Nghiệp
1.2.1. Dân cư, dân số
Xã Yên Nghiệp gồm 14 xóm với tổng số dân là 5445 người trong đó nam
là 2895 người, nữ là 2550 người. Tổng số hộ là 1174 hộ, có 420 hộ nghèo.
Có hai dân tộc sinh sống là người Mường (85%) và người kinh (15%)
1.2.2. Lịch sử tộc người
Người Mường là một dân tộc thiểu số ở Việt Nam, với dân số khoảng
trên 914.600 thuộc nhóm ngơn ngữ Việt Mường. Nhiều tài liệu đã kết luận
người Mường và người Việt có nguồn gốc chung. Vào thời các vua Hùng,
người Mường và người Kinh còn là một khối thống nhất, dần dần về sau, bộ
phận người Việt – Mường cư trú trên các miền rừng núi, ít biến động, vẫn bảo
lưu được nhiều nét tộc người cổ xưa, trở thành một dân tộc ít người đó là
người Mường cịn tồn tại đến ngày nay. Còn bộ phận người Việt Mường sinh
sống ở trung du đồng bằng Bắc bộ, gọi là người Kinh.
11


Cư dân người Mường thích ứng với loại địa hình gần bên trung du. Họ
sống ở các cao nguyên nhưng lại gần nguồn nước, họ sống bên sông Đà, sông
Mã, sông Hồng, sông Bôi và sống ở các thung lũng. Người Mường có mặt ở
nhiều tỉnh của dải chữ S Việt Nam: Sơn La, Yên Bái, Phú Thọ, Thanh Hoá,
Đắc Lắc, Ninh Bình, Phú Thọ, Hà Tây và tập trung đơng nhất chiếm 60% là ở
tỉnh Hồ Bình.
1.2.3. Làng bản, dịng họ
Xóm hiện nay là từ thơng dụng để chỉ làng của người Mường. Trải qua
nhiều bước thăng trầm của lịch sử làng Mường càng bộc lộ sức sống mãnh

liệt, và tồn tại một cách bền vững. Đó là một xã hội thu nhỏ, qua đó chúng ta
có thể hiểu phần nào về xã hội cổ truyền của người Mường.
Khác với làng của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ, làng của người
Mường ở Hồ bình nói chung khơng có ngõ vào xóm. Làng có ranh giới
riêng, mặc dù chỉ mang tính ước lệ nhưng được truyền lại qua nhiều thế hệ.
Người Mường thường dựa vào dịng nước sơng, suối, hòn đá gốc cây to để
phân chia danh giới. Khu vực đất đai thiên nhiên chung của làng đã được xác
lập một cách bền vững. Làng thiết lập ở sườn đồi hoặc trên các quả đồi thấp.
Hoặc làng nằm trên mặt bằng của khu vực canh tác, cả làng có đường đi
chung, để vào từng nhà có lối đi riêng.
Làng là đơn vị cơ sở của xã hội Mường gồm nhiều tiểu gia đình phụ
quyền mà tế bào gia đình là cha mẹ và con cái, trong đó quyền thế tập thuộc
về con trưởng. Làng buổi ban đầu là do một dòng họ khai phá lập nghiệp, ở
mường Bi là dòng họ Đinh Thế. Trải qua nhiều biến cố của lịch sử do nhu cầu
về lao động nông nghiệp, trong đó u cầu về thuỷ lợi địi hỏi tính tập thể cao,
do quan hệ hôn nhân, sự tăng tiến nhân khẩu làm cho những bộ phận dân cư
không ngừng di chuyển. Do vậy, làng có thêm nhiều gia đình thuộc nhiều
dịng họ khác đến cư trú. Vì thế làng khơng chỉ có một dịng họ mà vài ba
dịng họ. Tại xã n Nghiệp hiện nay cũng có dịng họ Đinh, Hà, Bùi và
Qch. Người Mường thường nói:“Anh em xa, khơng bằng hai ba nhà cùng
12


rộc”, chính là để chỉ mối quan hệ láng giềng đã có từ lâu đời trong xã hội
Mường. Như vậy, ngay trong cùng một làng vừa là mối quan hệ họ hàng, vừa
là mối quan hệ xóm giềng và điều đó tạo các mối quan hệ ràng buộc nhau.
1.3. Điều kiện kinh tế
Nơng nghiệp là phương thức sản xuất chính của người dân vùng này với
hai hình thức chủ yếu là là trồng trọt và chăn nuôi.
1.3.1. Trồng trọt

Canh tác lúa nước
Môi trường thung lũng chân núi đã tạo điều kiện cho người Mường làm
ruộng nước. Cây trồng chính chủ yếu là lúa, ngô, khoai, sắn đặc biệt là trồng
nhiều mía trắng để cung cấp cho nhà máy đường Hịa Bình. Trong đó cây lúa
với hàng chục các loại giống khác nhau như: tạp dao, bắp thơm, quy, khang
mằn, giống lúa nếp…đóng vai trị quan trọng nhất trong các loại giống cây
trồng. Đối với người Mường “nà” là tên gọi chung chỉ các loại ruộng trồng
lúa nước. Để phân biệt ruộng tốt, ruộng xấu họ có những tên gọi khác nhau,
ruộng tốt ở gần xóm, thuận tiện cho việc chăm sóc cây lúa được gọi chung là
ruộng gần làng. Những ruộng ở chỗ sâu, bùn lầy thụt, gọi là ruộng xa làng. Để
phục vụ cho hoạt động canh tác lúa nước được tốt, dựa trên những nguồn
nước tự nhiên, người Mường đã xây dựng hệ thống thuỷ lợi khá hoàn chỉnh
(Mương, phai, hạnh…).
Cùng với thuỷ lợi, người Mường đã xây dựng một tập quán canh tác
nông nghiệp khá ổn định và thành thạo với từng loại ruộng: ruộng lầy lụt,
ruộng bậc thang, đúc kết thành những kinh nghiệm trong sản xuất. Nhìn
chung ruộng nước với những khâu kĩ thuật liên hồn gồm bốn cơng đoạn kế
tiếp nhau: làm đất gieo trồng, chăm bón và thu hoạch. Bên cạnh đó, một số
tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng đã được người Mường áp dụng như dùng
thuốc trừ sâu, phân bón. Ở mỗi giai đoạn đồng bào đã có những kinh nghiệm
kỹ thuật riêng biệt cho từng khâu sản xuất. Trước khi reo mạ một tháng,
người ta bắt đầu tháo nước, cày bừa làm đất, gánh phân chuẩn bị ruộng trước.
13


Trước ngày gieo mạ, người dân bừa lại và chuẩn bị ruộng kĩ càng hơn và cấy.
Sau đó họ tiến hành các cơng việc chăm sóc cây lúa. Cấy lúa được đồng bào
chú trọng và coi là khâu quyết định sự thành bại của mùa lúa, vì thế người dân
phải tranh thủ hoàn thành các khâu cày bừa để cấy đúng ngày tháng. Khi lúa
đã mọc xanh, đồng bào làm cỏ một lần, kiểm tra nước và tháo nước vào

ruộng. Khi lúa chín người ta tháo nước để ruộng khơ cho dễ gặt. Mùa thu
hoạch diễn ra thuận tiện và hiệu quả.
Canh tác nương rãy
Nương trong tiếng Mường gọi là roọng, khác với ruộng nước, nương bao
gồm những khoảnh đất rừng được phát, đốt để gieo trồng, nhưng không bằng
phẳng. Nương ở người Mường chủ yếu là nương lúa, ngoài ra cịn có nương
sắn, nương ngơ, nương bơng. Trên nương người Mường cũng có tập quán
trồng xen canh một vài loại giống cây trồng khác như: đỗ, vừng trồng xen
ngô…Đặc biệt hơn cả là sự có mặt của nương bầu, bí. Đó thực sự “là vườn
rau” bởi lẽ ngồi những thứ rau hoang mà người phụ nữ hàng ngày hái nhặt,
lúc ra đồng, khi lên nương thì thứ rau độc nhất mà người Mường trồng ở
nương bầu, bí, đu đủ.
Phương thức gieo trồng là dùng gậy chọc hố tra hạt, nếu là sắn thì cuốc
hố, bỏ hom. Người Mường có tập quán trồng xen, chẳng hạn ngô trồng xen
với đậu, vừng đu đủ, dưa, cách trồng này vừa tận dụng đất đai vừa tăng thêm
thu nhập. Sau khi gieo trồng, tùy theo loại đất mau mọc cỏ hay không và loại
cây trồng để từ 20 -25 ngày làm cỏ đợt một. Sau một hay hơn một tháng làm
cỏ đợt hai rồi chờ thu hoạch.Thế nhưng ở những nơi nhiều thú rừng phá hoại,
họ cịn phải cử người đi trơng coi giữ gìn.
Trồng rừng
Với diện tích rừng rộng như đã trình bày ở trên lại sinh sống và gắn
bó với rừng từ bao đời nay đồng bào người Mường xã Yên Nghiệp đã có rất
nhiều kinh nghiệm và phát triển được nghề trồng rừng. Xã có thực hiện dự án
PAM.327 giao đất, giao rừng về cho nhân dân chăm sóc để phủ xanh đất
14


trống đồi núi trọc. Hàng năm, diện tích rừng trồng được tăng lên rất nhiều.
Hầu hết các hộ gia đình đều tham gia và thực hiện việc trồng. Tính tới thời
điểm hiện nay trong tồn xã diện tích rừng trồng đã vào khoảng gần 40 ha.

Nghề trồng rừng phát triển đã giúp ích rất nhiều đối với sự thay đổi và phát
triển nền kinh tế của tồn xã, tạo cơng ăn, việc làm cho người dân và đặc biệt
giúp ích rất nhiều cho việc thực hiện bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên
rừng.
1.3.2. Chăn nuôi
Điều kiện môi trường đã tạo cho chăn nuôi sự phát triển nhưng cũng chỉ
là nghề phụ của từng gia đình. Vật ni có nhiều loại như: gà, vịt, trâu, bò,
ngan, ngỗng. Ngày nay, ở xã n Nghiệp người dân cịn tiến hành đào ao
ni cá. Chăn ni nhằm mục đích lấy sức kéo phục vụ cho sản xuất, một
phần để cung cấp thêm nguồn thức ăn cho gia đình, một phần đem bán.
Chăn ni trâu, bị, lợn…có vị trí đáng kể trong kinh tế gia đình những
con vật ni có thể là như một khoản tiền tiết kiệm khi cần đem bán và mua
sắm đồ đạc và mua lương thực, giúp ích rất nhiều cho đời sống hằng ngày của
người dân.
1.3.3. Các nghề thủ công
Cùng với trồng trọt và chăn nuôi các nghề thủ công truyền thống của
người Mường cũng tương đối phát triển. Trong các nghề thủ công nổi bật là
nghề dệt, nuôi tằm, ươm tơ, đan lát. Dù vậy thủ công ở người Mường chỉ
đóng vai trị phụ và phụ thuộc vào nơng nghiệp. Hoạt động của nghề thủ cơng
mang tính thời vụ, làm lúc nông nhàn, tranh thủ lúc dỗi dãi trong ngày, chưa
đạt tới trình độ chun mơn hóa. Những sản phẩm của nghề thủ công chỉ đáp
ứng cho sản xuất và sinh hoạt hàng ngày nhằm đảm bảo tính tự cấp tự túc
trong phạm vi gia đình, làng bản. Ở đây có hai nghề thủ cơng quan trọng đó là
nghề đan lát ở nam giới và nghề dệt của phụ nữ.
Nghề đan lát: Đây là một nghề phổ biến của người Mường trước kia
cũng như hiện tại. Đến bất kỳ gia đình nào cũng thấy sản phẩm của nghề này.
15


Từ những cơng cụ vận chuyển (thúng, bồ đựng thóc, gùi) đến công cụ đánh

bắt cá (giỏ, nơm…) và rất nhiều đồ gia dụng khác phục vụ cho sinh hoạt gia
đình.
Nghề dệt thổ cẩm: Theo như điều tra, hiện nay tại địa bàn xã Yên Nghiệp
hầu hết các hộ gia đình vẫn cịn các khung dệt và nửa số khung dệt vẫn đang
được sử dụng rất hiệu quả. Nghề dệt vải trong xã hội Mường đã trở thành một
nghề sản xuất quan trọng, có vị trí hàng đầu trong các nghề thủ công truyền
thống của người Mường. Là sản phẩm của văn hoá tộc người, nghề dệt cũng
là thành quả của sự sáng tạo lao động của một quá trình lao động lâu dài trong
lịch sử phát triển của dân tộc Mường.
1.4. Hệ thống chính trị
Cơ cấu hệ thống chính trị của xã khá ổn định và thống nhất. Xã có Đảng
uỷ gồm 300 đảng viên. Trong xã có 14 thôn là 14 chi bộ Đảng. Mỗi chi bộ
Đảng đều bầu ra ban cấp uỷ để lãnh đạo và tổ chức các hoạt động và việc làm
của dân.
Xã cũng bầu ra đầy đủ các cơ quan ban ngành từ cấp xóm, thơn và cao
nhất là cấp xã như: Hội Phụ nữ, Hội người Cao tuổi, Đồn Thanh Niên, Ban
cơng an xã, Hội Nông dân, Hội Khuyến nông, Khuyến lâm…Đặc biệt xã đã
bầu ra Ban Quản lý dự án và bảo vệ rừng. Tổ chức này phối hợp với bên
khuyến nông, khuyến lâm để thực hiện việc quản lý, khai thác và bảo vệ tài
ngun rừng có hiệu quả nhất. Đồn Thanh niên là lực lượng nòng cốt tiên
phong đi đầu trong việc nhận đất để trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi
trọc.
Hiện nay ở xã Yên Nghiệp có 100% gia đình đã được cung cấp và sử
dụng điện, có 3,7km đường nhựa
Về giáo dục: Xã có bốn trường học, trong đó có một trường mầm non,
hai trường tiểu học, một trường trung học cơ sở.
Về y tế: Có một trạm xá, với đội ngũ cán bộ bác sỹ và y tá để chăm lo
sức khỏe cho nhân dân, tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình.
16



Về văn hóa: Xã có Ban Văn hóa - Thể thao, đó là lực lượng nịng cốt để
khơi phục và phát triển văn hóa dân tộc; Các hội diễn văn nghệ quần chúng
tạo nên sân chơi bổ ích cho nhân dân, góp phần nâng cao đời sống tinh thần
cho nhân dân.
Phong trào thể dục thể thao của xã cung rất phát triển. Xã có đội bóng đá,
bóng chuyền và có tổ chức thi đấu giao lưu giữa các xóm vào các ngày lễ
ngày tết.
1.5. Vài nét về văn hóa
1.5.1. Văn hóa vật chất
Nhà ở:
Theo như số liệu điều tra, hiện nay ở xã n nghiệp có 1714 ngơi nhà
sàn. Khi nói đến nhà cửa truyền thống của người Mường, người ta thường
hình dung ra những ngơi nhà sàn trên các sườn đồi hay trong các thung lũng
nhỏ dưới chân núi. Theo truyền thống nhà của người Mường là nhà sàn, bếp
được đặt ngay trong nhà, trâu bò nhốt dưới sàn. Kiểu nhà của người Mường
thường là nhà có bốn mái rốc hình mu rùa. Trong đời sống tâm linh của người
Mường, rùa là con vật thơng minh thiêng liêng. Vì vậy, người Mường làm
nhà theo kiểu hình mái rùa chính là thể hiện một tín ngưỡng thiêng liêng có từ
lâu đời. Đứng dưới góc độ khác, cấu tạo hình thể của mái rùa, chính là thể
hiện khả năng đáp ứng của nhà cửa trước những điều kiện bất lợi của môi
trường. Cho nên mái nhà của người Mường thường rủ xuống khá thấp, che
gần nửa cửa sổ, để chống băng giá, sương muối về mùa đông, mát mẻ về mùa
hè. Cũng nhằm mục đích chống nóng người ta dùng cỏ gianh hay lá gồi là
những thứ có sẵn trong vùng trước đây để lợp mái. Ngơi nhà cịn có cầu thang
và cửa ra vào, cửa sổ. Việc sử dụng cửa sổ khơng chỉ mang ý nghĩa thực tế
mà cịn là cách thức biểu đạt những quan niệm gia đình xã hội và đời sống
tâm linh. Chúng ta biết rằng ngôi nhà không chỉ đơn thuần là chỉ để che mưa
che nắng. Nó cịn chính là hình ảnh thu nhỏ lại của vũ trụ. Chính vì thế, con
người ln nghĩ cách bảo vệ mình chống lại những sức mạnh siêu nhiên trong

17


không gian của ngôi nhà ấy và truyền thống tương trợ trong làm nhà là một
nét đẹp văn hoá được lưu giữ đến nay của người Mường xã Yên Nghiệp. Đến
nay mặc dù có sự biến đổi về mức độ, nhưng nhìn chung những quy tắc trong
việc xây dựng ngơi nhà vẫn còn được lưu giữ.
Về trang phục :
Trang phục của phụ nữ Mường xã Yên Nghiệp còn giữ được nhiều nét cổ
truyền hơn là trang phục của nam giới. Một bộ trang phục đầy đủ của phụ nữ
bao gồm:
Cái mũ - thực chất là cái khăn đội đầu màu trắng, vải dệt thô, không viền
khi đội trùm lên đỉnh đầu và buộc thắt nút ở đằng sau gáy.
Cái yếm trông giống như cái yếm của phụ nữ Việt nhưng ngắn hơn màu
trắng, cổ thắt tròn, nách khoét rộng. Cổ và nách váy áo được viền vải. Yếm có
dây buộc ở cổ và dây đeo nách.
Cái áo cắt thẳng không có eo, ngắn hơn áo cánh của phụ nữ Việt, cổ tròn
nẹp viền chạy vòng tròn cổ xuống hai vạt áo, không khuy, tay nối thân sau áo
là mảnh ghép sống lưng. Áo thường làm bằng vải tơ tằm, vải sợi bông dệt,
màu trắng hay màu hồng, màu xanh.
Cái váy bằng vải tơ tằm hoặc vải sợi bông nhuộm màu đen. Hai đầu váy
may không cân nhau, đầu trên hẹp hơn đầu dưới. Khi mặc, váy bó sát phần
thân từ nách xuống gần mắt cá. Cạp váy được ghép vào đầu trên của váy.
Cạp váy gồm ba mảnh vải nhỏ can lại, mỗi mảnh dệt thành một tấm riêng
và có những mơ típ hoa văn khác nhau.
Cái thắt lưng thường dệt bằng lụa tơ tằm, nhuộm màu xanh lá mạ, màu
lục, khi dùng người ta thắt quanh ngang tầm hông để khép hai tà áo lại, hai
múi khăn buông ngắn hai bên.
Cái áo chùng là áo choàng bên ngoài. Áo được may chẽn eo và xịe ra ở
gấu áo, khơng có khuy.

Trang sức của người phụ nữ Mường rất đơn giản như: nhẫn, bạc, hoa tai
bạc và một hoặc hai cái vịng bạc đeo ở cổ tay, bộ xà tích, người già có thêm
18


túi tràu, ống vôi, cối giã trầu. Lằm là đồ trang sức khá phổ biến cưa người phụ
nữ Mường nơi đây.
Trang phục của nam giới Mường gần giống với trang phục của người
Việt.
Áo: áo cánh, bằng vải mộc trắng, cổ may thấp bằng đốt ngón tay, dài
trùm mơng, vai áo có miếng vải đệm. Áo có đường khâu ghép ở dọc sống
lưng, xẻ tà hai bên. Nẹp áo được may từ cổ xuống dưới gấu, cài khuy, có hai
túi to bên dưới, ngực áo trái cũng may một túi. Tay áo được may liền với vai,
có đoạn nối kể từ cánh tay xuống cổ tay.
Quần: Được may rộng, bằng vải mộc thơ trắng, cũng có khi nhuộm củ
nâu, nhuộm chàm, cạp quần may to.
Về ăn uống:
Sống trong môi trường thung lũng chân núi, lại có núi rừng bao quanh “
nơi ăn chốn ở ”. Do vậy, nguồn lương thực, thực phẩm của người Mường
khơng chỉ có từ lúa gạo, hoa màu, chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng rau trong
vườn nhà, vườn đồi mà cịn có sản phẩm của núi rừng ban tặng, để từ đó chế
biến thành những món ăn đậm đà dân tộc: “ củ mài, rau sắng, măng đắng, mật
ong. Cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui ” hoặc:
“Cơm nếp, cơm chăm, trên nương, trên nà.
Cá nhỏ, cá to trong ao, dưới suối
Săn đuổi trong rừng được thú, được chim
Đi hái, đi tìm được rau được quả”.
Tất cả điều đó cho thấy, nguồn thức ăn của người Mường khá phong phú,
bao gồm lương thực, các loại rau xanh, thú rừng và thuỷ sản. Cho nên, món
ăn cũng rất phong phú và đặc trưng như cơm đồ, củ mài đồ, bánh i, bánh

trắng, bánh trì, bánh chay, thịt gà nấu gừng, thịt gà nấu măng chua, thịt gà
luộc gói lá chuối nướng, thịt trâu xào tiêu rừng, thịt trâu nấu lá lồm, cua
nướng, cá nướng, cá đồ, ruột cá nấu đắng, măng đắng đồ, rau đồ, rau éo luộc
với măng vầu, rau sắng nấu canh…Người Mường có ba cách bảo quản và tích
19


luỹ thức ăn, đó là: Làm khơ, làm chua, muối. Các loại thức ăn thường được
chế biến khô bao gồm các loại thịt và các loại rau. Thức ăn để làm chua gồm
có thịt lợn, măng rau cải xanh, mắm chua và cá. Người Mường chỉ muối thịt
lợn không muối các loại rau quả như người Việt.
Những kiêng kị trong ăn uống:
- Với người phụ nữ sau sinh đẻ kiêng ăn các món ăn chất tanh (các loại
cá, ếch, nhái, thịt vịt), các món ăn có tính lạnh (thịt trâu, bị, trứng gà). Nếu ăn
những thứ đó dễ bị gây hậu sản, đứa trẻ bị tiêu chảy. Thức ăn của sản phụ chỉ
có muối rang, gừng nướng, đu đủ nướng, các loại rau rừng có vị chát. Hai
tháng sau trở ra mới được ăn thịt lợn nạc luộc chín, bóp muối, nướng khô, dần
dần mới cho ăn cá cờ đồ chín.
- Nhà đang có lúa gạo thì khơng được ăn củ mài vì lúa sẽ tự ái, cho là
người khơng quý chúng, vía lúa sẽ bỏ đi.
- Trẻ con kiêng ăn mề gà vì sợ tối dạ, học khơng tốt, ăn phao câu vịt, gà
hay bị mồ côi, bởi phao câu gà, vịt tiếng Mường gọi là “ côi ca, cơi wit ”.
- Khi một gói cơm kèm thức ăn được mang đi đường để ăn nhưng không
sử dụng đến, mang về nhà thì trẻ con, phụ nữ trong độ tuổi sinh nở khơng
được ăn gói cơm đó. Người Mường cho rằng ăn vào khi sinh con hay bị hồn
ma bắt đi hoặc sinh con quái dị.
Thức uống và đồ hút: Trước đây nguồn nước dùng cho nấu ăn của người
Mường là nước suối và nước mưa. Hiện nay đồng bào người Mường đã đào
giếng để lấy nước nấu ăn và sinh hoạt. Hằng ngày dồng bào uống nước đun từ
lá, rễ cây rừng ( cây pang ) hoặc nước nhân trần.

Trong các bữa ăn họ thường uống rượu trắng, rượu cần.
Người Mường thích hút thuốc lào kể cả nam và nữ.
1.5.2. Văn hố tinh thần
Tín ngưỡng tơn giáo
Tín ngưỡng:

20


Cũng như nhiều dân tộc khác ở Việt Nam, người Mường theo đa thần
giáo và tin vào thuyết giáo vạn vật hữu linh. Khơng phải tơn giáo mà chính
các tín ngưỡng dân gian là yếu tố đóng vai trị quan trọng nhất trong đời sống
tơn giáo – tín ngưỡng của người Mường xã Yên Nghiệp. Dựa trên những tín
ngưỡng này, họ thực hiện các nghi lễ thờ cúng:
- Tục thờ cúng tổ tiên: Không chỉ đơn thuần là một yếu tố tín ngưỡng mà
tục thờ cúng tổ tiên cịn phản ánh ý thức sâu sắc về cội nguồn, về tình cảm
ruột thịt và trở thành đạo lý. Việc thờ cúng tổ tiên thể hiện lòng biết ơn sâu
sắc của con cháu với ông bà, tổ tiên những người đã sinh ra và ni dưỡng
mình. Qua đó cầu mong tổ tiên phù hộ những điều may mắn, bình an nhất cho
mình và cuộc sống của mọi thành viên trong gia đình và những người xung
quanh. Mặt khác sự gắn bó giữa các thành viên có cùng một ơng tổ đã tạo ra
sức mạnh của tình đồn kết giữa các thành viên trong gia đình và trong cộng
đồng.
- Thờ thần ruộng: Cạnh một số ruộng, nương. Họ làm một miếu nhỏ thờ
ông đánh gốc, bà nhổ cây, khai phá ruộng để khỏi bị chim muông, thú rừng
phá hoại.
- Tục thờ thần đất thổ công: Trong cộng đồng bản làng người Mường
nơi đây, mỗi hộ gia đình người Mường dựng một ngơi nhà nhỏ ở góc vườn để
thờ thần đất với mong muốn vị thần cai quản đất giữ cho nhà yên lành, hạnh
phúc, bình n.

- Tục thờ Thành hồng làng: Thần này là người khai phá ruộng đất hay
đánh giặc hoặc trừ thú ác cho dân làng. Việc thờ cúng vị thần này là thể hiện
sự trân trọng, tơn kính, lịng biết ơn của các thế hệ mai sau với người đã có
cơng tạo dựng cuộc sống cho mình.
- Tục thờ cây: Cây lúa, cây mía, cây si…và xuất phát từ tín ngưỡng tơn
giáo đa thần cho rằng vạn vật đều có linh hồn. Đặc biệt tục thờ cây lúa không
những phản ánh ước vọng của con người về cuộc sống no đủ mà còn phản

21


ánh vai trò quan trọng hàng đầu của loại cây trồng này đối với cư dân nông
nghiệp.
- Tục thờ vua bếp: cai quản việc nhà và đặc biệt mang đến nhiều việc tốt
cho người phụ nữ khi sinh con.
- Tục thờ vua trời (Bua Klời ): là vị chúa tể cai quản ba tầng, bốn thế
giới.
- Người Mường xưa không ăn thịt rùa vì rùa dạy cho cách làm nhà, báo
cho biết đại lụt.
- Người Mường nơi đây có lễ động thổ sau tết để bắt đầu lao động sản
xuất. Làng nào có thần của làng đó, họ vừa lễ vừa bàn việc làm tại nơi cúng
hay về nhà chủ lễ.
Tơn giáo:
Ngồi sự lựa chọn một số yếu tố đã được bản địa hố, các tơn giáo lớn có
nguồn gốc từ Trung Quốc và Ấn Độ dường như chỉ có ảnh hưởng rất ít tới đời
sống tâm linh của vùng này.
Trên thực tế yếu tố phật giáo tuy có xâm nhập vào cộng đồng Mường
nhưng dấu vết của nó rất mờ nhạt.
Với Đạo giáo, hầu như khơng tìm thấy những dấu vết của những đề tài
miếu theo kiểu Trung Hoa ở vùng Mường. Nhưng ngay trong trường ca “ Đẻ

đất, đẻ nước ” hình ảnh những ơng Cun Chạo hẹ, Keo Heng và công việc mà
họ đảm nhận lại làm người ta nghĩ đến một vì sao tinh tú nào đó trong hệ
thống các chủ thần của tơn giáo thần tiên này. Người Mường ở đây hầu như
không biết đến Ngọc Hoàng – đấng tối cao của các vị thần trong cung điện
thần thánh trên trời. Nhưng trong họ, hình ảnh một ông vua trời lại là vị chúa
để cai quản vũ trụ ba tầng và bốn thế giới.
Nhìn chung, với tư cách là một thiết chế xã hội yếu tố tôn giáo chưa
được người Mường ở đây tiếp nhận mặc dù đã có khoảng thời gian dài các
tơn giáo, phật giáo, thiên chúa giáo nó xâm nhập vào đời sống của cư dân
Mường.
22


Lễ hội
Lễ hội của người Mường ra đời tồn tại và phát triển trên nền tảng của nền
nông nghiệp lúa nước, tiêu biểu là hội ném còn, hát sắc bùa…và có tục đi
rước thần thánh nhân dịp đầu xuân. Với ý nghĩa cầu được mùa, cầu sinh sôi
nảy nở, thịnh vượng, phồn vinh. Hát sắc bùa với bộ cồng chiêng là những
sáng tạo văn hoá đặc sắc của dân tộc Mường. Hàng năm, mỗi khi tết, các
chàng trai, cô gái, có dịp ném cịn, vừa là sinh hoạt văn hố, vừa là cơ hội để
tỏ tình, trao duyên.
Cũng giống như đồng bào người Mường ỏ các địa phương khác, người
Mường xã Yên Nghiệp hàng năm họ cũng tổ chức lễ hội nông nghiệp. Lễ này
chia làm ba giai đoạn: Lễ đầu tiên là lễ xuống đồng vào dịp tháng tư. Sau lễ,
họ cày bừa làm mùa. Khi cấy lúa ruộng xong. Họ bắt đầu làm cỏ. Vào dịp
tháng bảy, họ tổ chức lễ rửa lá lúa mong các đấng thần linh giúp cho mùa
màng tươi tốt, không bị sâu bệnh, chim chóc phá hoại. Lễ cuối cùng, khi thu
hoạch xong xuôi, họ tổ chức ăn cơm mới.
Văn nghệ dân gian
Dân tộc Mường chưa có chữ viết, nhưng ngơn ngữ về căn bản rất thống

nhất và có một nền văn nghệ dân gian phong phú. Có thể nói vốn văn nghệ
dân gian hết sức phong phú của người Mường đã góp phần khơng nhỏ vào
kho tàng văn hố chung của dân tộc. Nền văn học nghệ thuật dân gian Mường
không những đồ sộ về khối lượng mà còn phong phú về thể loại. Người
Mường có một kho truyện cổ, truyện thơ như: Nàng Nga – Hai Mốt: Út Lót –
Hồ Liêu; Nàng Ởm – Chàng Bồng Hương… khơng chỉ nói về tình u nam
nữ mà cịn lên án nạn ép dun chế độ cũ. Ngồi ra cịn có truyện cổ tích, sự
tích, các loại truyện ngụ ngơn, truyện cười, ca dao, tục ngữ phản ánh cuộc đấu
tranh bất khuất của con người với thiên nhiên của nhân dân lao động với bọn
thống trị, mặt khác ca ngợi lao động, tình yêu, phản ánh kinh nghiệm sản
xuất.

23


Thơ ca cũng có nhiều hình thức như: Thường rang, Hát đúm, bộ
mẹng…Thường rang là một lối hát dân gian của người Mường. Họ hát trong
các buổi mừng được mùa, mời rượu, đám cưới, mừng nhà mới. Bất cứ cuộc
vui mừng nào diễn ra trong đời sống cộng đồng là họ đều hát thường rang.
Nội dung của hát thường rang là những lời hay ý đẹp ca ngợi cuộc sống, ca
ngợi việc làm ăn phát đạt. Hát đúm giống như hát ví là thể loại hát đối đáp và
được hát nhiều trong khi đi chợ, lúc gặp nhau dọc đường hoặc trong lao động
sản xuất. Ngồi ra người Mường cịn có các loại hát khác như: hát ru con,
đồng dao, hát đập hoa.
Tục ngữ của người Mường là tổng kết những kinh nghiệm về thời tiết,
khí hậu, và những hiện tượng thiên nhiên trong việc làm nương, làm ruộng:
- Sấm Mường Lạ để dạ mà ăn
Sấm mường Ngay quăng bừa cày kên gác.
- Sấm mường Khời lấy tay đào củ mài
- Sai quả dâu gia được mùa lúa nước

- Sai quả cha được mùa lúa nương
- Măng mọc thì mèo lấy giống
- Mây kéo ngược chẳng có nước mà uống
- Mây kéo xuống chẳng có ruộng mà cấy
- Tháng năm trâu đầm thì cá ngoi
- Ruộng được bừa như dưa được nén
- Cắt gianh chớ trơng, chê chồng chớ ngó
- Có nước có cá, có dạ có con
- Ruộng có phân như đụn có lúa
- Ruộng làm cỏ, như nhà có gạo
- Cấy sớm hơn bừa trưa, bừa lai rai sai thời vụ
Đặc biệt là hát mo có số lượng đồ sộ, họ hát mo từ năm đến bảy ngày
không hết lời, hết tiếng trong đó có sử thi thần thoại “Đẻ đất, đẻ nước” là một
tài liệu văn học dân gian có giá trị. Sử thi, thần thoại “ Đẻ đất, đẻ nước” phản
24


ánh lịch sử xã hội Mường từ khi mới khai sinh vũ trụ cho đến khi lập nước.
Những bài mo là câu chuyện dài hàng vài đêm mới hết, có bài mo dài tới năm
bảy nghìn câu, trong đó kể các câu chuyện truyền thuyết về quá trình xây
dựng bản Mường, về phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp của quê hương hoặc ca
ngợi những con người dũng cảm, những mối tình thuỷ chung, dạy con người
cư xử với nhau sao cho hợp lẽ đời. Những bài mo này mang đậm tính đồng
loại và giàu tính nhân bản. Do đó, các áng mo này được người Mường rất yêu
thích say mê. Đây có thể coi là tài sản quý giá của dân tôc, của đất nước.
Về nghệ thuật: Đáng chú ý là các hoạ tiết hoa văn trang trí trên cạp váy
với nhiều mơ típ rất đẹp như: rồng, cá, hoa…trong bộ nữ phục.

25



×