Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Thực trạng quản lý nhà nước đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản thiên nhiên thế giới vườn quốc gia phong nha kẻ bàng, tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 108 trang )

Trờng Đại học Văn hoá H Nội
Khoa quản lý văn hoá nghệ thuật
-------------------------

THựC TRạNG QUảN Lý NHà NƯớC
ĐốI VớI VIệC BảO TồN Và PHáT HUY GIá TRị
Di SảN THIÊN NHIÊN THế GIớI VƯờN QUốC GIA
PHONG NHA Kẻ BàNG, TỉNH QUảNG BìNH

Khoá luận tốt nghiệp
cử nhân quản lý văn hoá

Giảng viên hớng dẫn

: Ths. Trần Th Diờn

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Thị Thu Huyền

Líp

: QLVH 8C

Khãa häc

: 2007 – 2011

HÀ NỘI - 2011

Khóa luận tốt nghiệp



Nguyễn Thị Thu Huyền


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành bài khóa luận này, ngồi những nỗ lực cá nhân, tôi đã
nhận được nhiều sự giúp đỡ.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến Ths Trần Thị Diên, giảng viên khoa
Quản lý văn hóa – nghệ thuật đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình góp ý cho tơi về
phương pháp nghiên cứu và phần bố cục của khóa luận
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy cơ giáo trong khoa Quản lý văn
hóa- nghệ thuật đã truyền đạt cho tôi những kiến thức chung về Quản lý văn
hóa, giúp tơi hồn thiện phần lý luận của khóa luận.
Tơi xin cảm ơn các cán bộ Thư viện trường Đại học Văn hóa Hà Nội,
cán bộ Trung tâm thư viện Quốc gia đã tạo điều kiện cho tơi trong việc tìm
kiếm và thu thập tài liệu liên quan đến bài làm.
Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn các cán bộ, nhân viên trong Ban
quản lý Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng đã cung cấp cho tơi nhiều thơng
tin và tư liệu để tơi hồn thành bài khóa luận này.
Dù đã có nhiều cố gắng nhưng do thời gian, kinh nghiệm và trình độ
bản thân cịn nhiều hạn chế nên chắc chắn bài khóa luận cịn nhiều thiếu sót.
Rất mong thầy cơ và các bạn góp ý để tơi hồn thành tốt những cơng trình
nghiên cứu sau này.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Huyền

Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thu Huyền



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DSTN
DSVH
UBND
TW
KFW
UNESCO

Khóa luận tốt nghiệp

: Di sản thiên nhiên
: Di sản văn hóa
: Ủy ban nhân dân
: Trung ương
: Ngân hàng tái thiết Đức
: United Nations of Educational, Culture,
Scientific Ogranization.

Nguyễn Thị Thu Huyền


MỤC LỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ
Bảng 1: Diện tích khu di sản trên địa bàn các xã ............................................ 25
Bảng 2: Hệ thống hang động ở Phong Nha - Kẻ Bàng .................................. 31
Bảng 3: Diện tích dân số của các xã Vùng đệm ............................................. 39
Bảng 4: Thành phần dân tộc các xã khu vực Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ
Bàng ................................................................................................................ 40
Sơ đồ Cơ cấu tổ chức quản lý Di sản TNTG Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ
Bàng ................................................................................................................ 44

Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ban quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng ...... 47
Bảng 5: Cơ cấu cán bộ và trình độ của Ban quản lý vườn Quốc gia Phong Nha
Kẻ Bàng .......................................................................................................... 54
Bảng 6 thống kê khách du lịch các năm ........................................................ 66
Bảng 7: nhóm lao động tham gia hoạt động dịch vụ ở vườn Quốc gia Phong
Nha Kẻ Bàng năm 2009 và 2010 ................................................................... 67
Bảng 8: Tình hình phát triển du lịch tại Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng
Phong Nha Kẻ Bàng từ năm 2005-2010 ........................................................ 68

Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thu Huyền


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài khóa luận. ..................................................................... 8
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ............................................................ 9
3. Mục đích nghiên cứu. .............................................................................. 10
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. ........................................... 10
5. Đóng góp của khóa luận.......................................................................... 10
6. Cấu trúc khóa luận .................................................................................. 11
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................ 12
CHƯƠNG 1: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DI SẢN VĂN HÓA MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN. ..................................................................... 12
1.1. Di sản văn hóa- đối tượng của quản lý nhà nước ................................ 12
1.1.1. Khái niệm văn hóa và di sản văn hóa ........................................... 12
1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước và quản lý nhà nước về văn hóa. ...........17
1.2. Nội dung quản lý nhà nước về di sản văn hóa ..................................... 19
1.3. Cơ sở pháp lý trong hoạt động quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa .. 20
1.3.1. Các văn bản quản lý nhà nước đối với Di sản văn hóa.........................20

1.3.2. Các công ước quốc tế về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, và danh
lam thắng cảnh ...................................................................................................25
1.4. Chủ thể của Quản lý nhà nước về Di sản văn hóa ............................... 29
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DSTN THẾ GIỚI
- VƯỜN QUÔC GIA PHONG NHA KẺ BÀNG, TỈNH QUẢNG BÌNH. 31
2.1. Khái quát chung về Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng ................. 31
2.1.1. Vị trí địa lý, Quy mơ ...............................................................................31
2.1.2. Q trình cơng nhận danh hiệu DSTN ..................................................33
2.2. Những giá trị toàn cầu của Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng ....... 34
Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thu Huyền


2.2.1. Các giá trị về mặt tự nhiên ......................................................................34
2.2.1.1. Địa hình ................................................................................................35
2.2.1.2. Địa chất .................................................................................................35
2.2.2. Giá trị đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. ..41
2.2.3. Các giá trị về văn hóa..............................................................................44
2.3. Cơ quan quản lý nhà nước về việc bảo vệ và phát huy các giá trị của
Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng .......................................................... 49
2.3.1. Chỉ định quản lý ......................................................................................50
2.3.2. Ban quản lí Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng ................................52
2.4. Thực trạng quản lý nhà nước đối với Di sản thiên nhiên thế giới Vườn
Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng .................................................................... 60
2.4.1. Cơng tác áp dụng các chính sách Văn hóa vào việc Quản lí Di sản và
nghiên cứu khoa học..........................................................................................60
2.4.2.Cơng tác khoanh vùng, cắm mốc bảo vệ di sản. ....................................64
2.4.3. Công tác bảo vệ rừng và động vật hoang dã. ........................................66

2.4.4.Tình trạng bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường. ....................67
2.4.5. Công tác nghiên cứu khoa học về các giá trị của di sản. ......................68
2.4.6. Cơng tác quản lí di sản gắnvới phát triển Du lịch .................................69
2.4.7. Công tác đầu tư và quản lý tài chính ......................................................75
2.4.8. Cơng tác kiểm tra, xử lí vi phạm. ...........................................................76
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY
GIÁ TRỊ CỦA DSTN THẾ GIỚI - VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA
KẺ BÀNG, TỈNH QUẢNG BÌNH ............................................................... 78
3.1. Đánh giá những yếu tố tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến công tác
quản lý nhà nước đối với di sản thiên nhiên thế giới- Vườn quốc gia Phong
Nha- Kẻ Bàng. ............................................................................................. 78

Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thu Huyền


3.1.1. Yếu tố tích cực.........................................................................................78
3.1.2. Yếu tố tiêu cực.........................................................................................80
3.2. Một số phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả của Quản lý nhà nước
đối với việc bảo tồn và phát huy Di sản thiên thế giới vườn Quốc gia Phong
Nha Kẻ Bàng ............................................................................................... 83
3.3. Một số đề xuất nhằm tăng cường hiệu quả Quản lý nhà nước đối với
việc bảo tồn và phát huy giá trị của vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng . 84
3.3.1. Tăng cường việc áp dụng chính sách, xây dựng chế độ quản lý với di
sản. ......................................................................................................................84
3.3.2. Giải pháp đối với việc bảo vệ môi trường và động vật hoang dã ........85
3.3.3. Giải pháp giảm thiểu tác động xấu của Du lịch đến Di sản. ................85
3.3.4. Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công tác quản lí di sản. ....................86

3.3.5. Tăng cường cơng tác kiểm tra và xử lí vi phạm...................................87
3.3.6.. Tăng cường tuyên truyền pháp luật, nâng cao ý thức bảo vệ di sản ...87
PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................ 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thu Huyền


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài khóa luận.
Trong những năm gần đây, cùng với q trình tồn cầu hóa, đất nước
chúng ta đang có sự chuyển mình rõ rệt về mọi mặt của đời sống xã hội. Tiếp
theo những thành tựu lớn về kinh tế thì nền văn hóa cũng có nhiều dấu hiệu
đáng lạc quan. Cùng với những nỗ lực của các cấp, các ngành, những giá trị,
truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc được tìm kiếm và làm sống lại, nhiều
di sản, di tích được phục dựng, bảo tồn và bảo vệ hợp lí. Một trong những bằng
chứng cho thấy sự thành cơng đó là lượng các di sản văn hóa của Việt Nam
được UNESCO công nhận là di sản thế giới không ngừng tăng lên. Tính đên
thời điểm tháng 4-2011, cả nước đã có tới 11 di sản được cơng nhận là di sản
thế giới. Chúng ta nhận thức được sâu sắc giá tri của di sản văn hóa, DSVH
khơng chỉ là bằng chứng sinh động cho một thời kì, một quá trình lịch sử mà
còn là điểm tựa cho việc xây dựng các giá trị văn hóa cho thế hệ mai sau. Di
sản văn hóa là tài sản quý báu của mỗi quốc gia dân tộc. Nó là một trong những
bộ phận cấu thành nên đặc trưng văn hóa riêng cho từng vùng, miền.
Ở nước ta, ngay từ sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thành lập,
Đảng và Nhà nước đã nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của Di sản văn hóa.
Ngày 23-11-1945, Hồ Chủ Tịch đã kí sắc lệnh 65 về “ Bảo tồn cổ tích trên

tồn cõi Việt Nam”. Từ đó, ngày 23-11 hàng năm được lấy làm ngày di sản
của cả nước, nhờ vậy mà các Di sản văn hóa đã được quan tâm bảo vệ.
Hiện nay, trong bối cảnh đất nước phát triển theo nền kinh tế thị trường,
thế giới đang trong thời kì hội nhập thì văn hóa nói chung và di sản văn hóa
nói riêng cũng đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới. Điều đó đặt

Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thu Huyền


ra nhiều vấn đề trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản văn
hóa, làm sao để đem các di sản văn hóa phục vụ cho đời sống của cộng đồng
nhưng vẫn giữ được những giá trị của di sản là một vấn đề lớn cho các nhà
quản lý văn hóa. Ngồi ra, khi nghiên cứu đề tài này, tơi hi vọng sẽ được tìm
hiểu sâu về các vấn đề: văn hóa và quản lý văn hóa, di sản và bảo tồn, phát
huy giá trị di sản văn hóa...qua đó trải nghiệm các kinh nghiệm thực tế cho
bản thân, củng cố thêm kiến thức chuyên ngành để có một vốn kiến thức nhất
định phục vụ cho công tác sau này.
Tôi sinh ra và lớn lên trên q hương Quảng Bình, tự hào về mảnh đất
gió Lào cát trắng nơi đây không chỉ là mảnh đất của những con người quật
cường trong đấu tranh chống lại thiên tai địch họa và giặc ngoại xâm. Ngày
nay tôi cịn tự hào hơn vì trên q hương mình sừng sững một di sản được
UNESCO công nhận là DSTN thế giới. Tìm hiều về đề tài này cũng như là
một cách để thể hiện tình u và lịng tự hào đến q hương của mình.
Chọn đề tài này tơi khơng có tham vọng gì lớn lao ngồi việc tìm hiểu
về hoạt động quản lý nhà nước hiện nay về di sản thiên nhiên thế giới- Vườn
quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng, qua đó đóng góp một góc nhìn mới của một
tân cử nhân quản lý văn hóa đối với vấn đề bảo tồn và phát triển một di sản
của nhân loại trên quê hương Quảng Bình

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của cơng trình là hoạt động quản lý nhà nước đối
với di sản thiên nhiên thế giới - Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là: các chính sách, văn bản pháp luật liên
quan đến quản lý văn hóa và di sản văn hóa; Các cơ quan quản lý nhà nước
và quản lý sự nghiệp về văn hóa, đặc biệt là ban quản lý Vườn quốc gia
Phong - Nha Kẻ Bàng.
Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thu Huyền


3. Mục đích nghiên cứu.
Từ việc nghiên cứu các tài liệu, văn bản về quản lý nhà nước đối với
văn hóa, hoạt động quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa, mục đích
nghiên cứu của đề tài là:
- Hệ thống hóa những chính sách và pháp luật liên quan đến di sản văn hóa.
- Tìm ra các giá trị nổi bật của vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng,
nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước đối với việc bảo tồn và phát huy
giá trị của di sản thiên nhiên thế giới- Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng.
- Tìm ra những thành tựu và tồn tại trong việc quản lý đối với DSTN
thế giới - Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng nhằm xây dựng một phương
pháp quản lý khoa học, áp dụng riêng cho việc bảo tồn và phát huy giá trị của
di sản thiên nhiên thế giới -Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
- Lý luận của đề tài dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lê Nin
và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đề tài cịn dựa trên quan điểm của Đảng về văn
hóa, lý luận của nhà nước về pháp luật quản lý Văn hóa.
- Để hồn thành bài khóa luận này, tơi đã sử dụng những phương pháp
nghiên cứu, tổng hợp tư liệu; phương pháp điền dã, phương pháp quan sát

thực tế; phương pháp so sánh, phân tích số liệu…
5. Đóng góp của khóa luận.
- Khóa luận đóng góp một cơng trình nghiên cứu quản lý nhà nước
về văn hóa, có giá trị làm tài liệu về quản lý nhà nước nói chung, quản lý văn
hóa và di sản văn hóa nói riêng.
- Khóa luận cung cấp một góc nhìn mới về quản lý DSTN thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, góc nhìn của sinh viên chun ngành
quản lý văn hóa.
Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thu Huyền


- Khóa luận đóng góp những ý kiến nhằm phát huy hiệu quả của quản
lý nhà nước đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị của DSTN thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
6. Cấu trúc khóa luận
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, nội dung
chính của khóa luận gồm ba chương:
Chương 1: Quản lý nhà nước đối với văn hóa và di sản văn hóa- một
số vấn đề lý luận.
Chương 2: Thực trạng của quản lý nhà nước đối với việc bảo tồn và
phát huy các giá trị của Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, tỉnh Quảng
Bình.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp tăng cường quản lý nhà
nước đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị của Vườn Quốc gia Phong
Nha Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình.

Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thu Huyền



PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DI SẢN VĂN HÓA MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN.
1.1. Di sản văn hóa- đối tượng của quản lý nhà nước
1.1.1. Khái niệm văn hóa và di sản văn hóa
1.1.1.1.Khái niệm văn hóa:
Theo chủ nghĩa Mác –Lê Nin, văn hóa là một lĩnh vực của đời sống xã
hội. Cùng với kinh tế, chính trị, pháp luật…, văn hóa góp phần tạo nên kiến
trúc thượng tầng của một dân tộc, một quốc gia.
Nghị quyết Trung ương V, khóa VIII của Đảng đã khẳng định: Văn
hóa là nền tảng tinh thần, là mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế xã
hội. Có thể thấy vai trị của văn hóa trong đời sống xã hội là vơ cùng to lớn.
Vì vậy, vai trị của việc nghiên cứu văn hóa và Quản lý văn hóa là điều khơng
thể phủ nhận.
Tùy vào mục đích và phương pháp nghiên cứu khác nhau mà trên thế
giới hiện nay có rất nhiều khái niệm về văn hóa.
Mặc dù có nhiều khái niệm định nghĩa khác nhau nhưng các nghiên cứu
lịch sử khẳng định Văn hóa xuất hiện cùng với sự xuất hiện của con người. Con
người là chủ thể của Văn hóa đồng thời cũng là sản phẩm của Văn hóa.
Theo nhà ngơn ngữ học người Đức W.Wunlt, khái niệm văn hóa xuất
hiện sớm nhất trong lịch sử là từ Colore, theo tiếng Latinh có nghĩa là gieo
trồng, cày cấy. Từ nét nghĩ này về sau mở rộng ra và được hiểu theo nghĩa
vun trồng, vun đắp, hồn thiện trí tuệ.
Từ thời Phục hưng, thuật ngữ văn hóa đã được sử dụng rộng rãi
với ý nghĩa nhìn nhận văn hóa như một lĩnh vực tồn tại chân chính của con
người, trái với tính tự nhiên bản năng động vật.
Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thu Huyền



Năm 1871, E.B.Taylor đã cơng bố cơng trình nghiên cứu văn hóa
ngun thủy( Primitive Culture). Trong đó ơng đã xác định được đối tượng
của ngành văn hóa học và đưa ra định nghĩa chính thức về văn hóa: “ Văn hóa
là một phức thể bao gồm: kiến thức, tính ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật
pháp, tập quán và mọi khả năng, thói quen mà con người với tư cách là thành
viên xã hội đạt được”
Năm 1982, tại Mêhicô, hội nghị thế giới về chính sách văn hóa
về sự phát triển đã thông qua tuyên bố Mêhicô hay định nghĩa của UNESCO
về văn hóa: “ Văn hóa, theo nghĩa rộng nhất là tổng thể những nét tinh thần
và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay một
nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những
lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị,
những tập tục và tính ngưỡng”.
Khái niệm của UNESCO đã cung cấp cho chúng ta một cái nhìn
khá tổng quan về văn hóa: “Văn hóa đem lại cho con người những khả năng
suy xét về bản thân. Chính văn hóa đã làm cho chúng ta trở thành những sinh
vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách có đạo
lý. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự
biết mình là một phương án chưa hoàn chỉnh đặt ra để xem xét những thành
tựu của bản thân, tìm tịi khơng biết mệt mỏi những ý nghĩ mới mẻ, những
cơng trình vượt trội bản thân”
Tại Việt Nam, trong cuốn sách Đại cương văn hóa Việt Nam, nhà nghiên
cứu văn hóa Đào Duy Anh đã viết: “ văn hóa là những sinh hoạt của con người”
Hồ Chí Minh cũng đã có một khái niệm về văn hóa như sau: “Vì lẽ
sinh tồn và mục đích cuộc sống, lồi người mới phát minh ra ngơn ngữ, chữ
viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công
cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương tiện, phương thức sử
Khóa luận tốt nghiệp


Nguyễn Thị Thu Huyền


dụng. Tồn bộ các phát minh sáng tạo đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng
hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà lồi người đã
sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn.”
Những quan điểm về văn hóa của Hồ Chí Minh giản dị, dễ hiểu mà còn
gần gũi. Một lần nữa người khẳng định “ vì lẽ sinh tồn và mục đích cuộc
sống” nên cịn người mới sáng tạo ra văn hóa. Văn hóa là để phục vụ con
người, làm cho đời sống vật chất và tinh thần của con người hoàn thiện, văn
minh và phong phú hơn.
Nghiên cứu các khái niệm về văn hóa, thấy được điểm đồng thuận
chung là: Văn hóa là tất cả những sản phẩm của con người tạo ra trong
q trình lao động sáng tạo. Đó là những sản phẩm vật chất và tinh thần kết
tinh từ lao động, tri thức, vốn sống, kinh nghiệm của lồi người. Những sản
phẩm đó phục vụ cho đời sống của con người làm cho nó phong phú và văn
minh hơn.
1.1.1.2. Khái niệm di sản văn hóa.
Quan niệm văn hóa của UNESCO coi văn hóa bao gồm văn hóa vật
chất và văn hóa tinh thần, theo tổ chức này thì DSVH lại bao gồm DSVH vật
thể ( Tangible) bao gồm đình, chùa, miếu mạo, lăng tẩm, di vật, cổ vật…và
DSVH vô thể( Intanggible) bao gồm âm nhạc, văn học , sân khấu, hội họa, lễ
hội, phong tục tập quán…
Ở Việt Nam, nghị quyết trung ương V - khóa VIII cũng thống nhất
quan điểm văn hóa được hiểu theo nghĩa rộng bao hàm cả văn hóa vật thể và
phi vật thể. Như vậy, DSVH với tư cách là kết quả của hoạt động văn hóa
đương nhiên là chỉnh thể bao gồm cả di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa
phi vật thể.
Luật Di sản văn hóa được Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam thơng
qua ngày 29-06-2001 quy định:

Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thu Huyền


- Di sản văn hóa
Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc
Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại có vai trị to lớn
trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta.
- Di sản văn hóa vật thể
Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn
hóa, khoa học bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, di vật, cổ vật, bảo vật quốc
gia. (điều 4, khoản 2 luật Di sản văn hóa)
- Di sản văn hóa phi vật thể
Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng
hoặc cá nhân, vật thể và khơng gian văn hóa liên quan; có giá trị lịch sử,
văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng; không ngừng được tái
tạo và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền
nghề, trình diễn và các hình thức khác. (điều 4, khoản 2, luật Di sản văn hóa)
Cơng ước về Bảo vệ di sản văn hóa và di sản tự nhiên của
thế giới đã được thông qua tại lần họp lần thứ 17 của UNESCO ngày 16/11/1972
tại Paris quy định tại điều 1:
- Di sản văn hóa thế giới bao gồm:
Các di tích: Các cơng trình kiến trúc, tác phẩm điêu khắc và hội họa,
các yếu tố hay các cấu trúc có tính chất khảo cổ học, ký tự, nhà ở trong hang
đá và các công trình có sự liên kết giữa nhiều đặc điểm, có giá trị nổi bật toàn
cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khoa học.
Các quần thể các công trình xây dựng: Các quần thể các cơng trình xây
dựng tách biệt hay liên kết lại với nhau mà do kiến trúc của chúng, do tính
đồng nhất hoặc vị trí của chúng trong cảnh quan, có giá trị nổi bật toàn cầu

xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khoa học.

Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thu Huyền


Các di chỉ: Các tác phẩm do con người tạo nên hoặc các tác phẩm
có sự kết hợp giữa thiên nhiên và nhân tạo và các khu vực trong đó có các di
chỉ khảo cổ có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, thẩm mỹ,
dân tộc học hoặc nhân chủng học.
Di sản thiên nhiên thế giới là:
Các đặc điểm tự nhiên bao gồm các hoạt động kiến tạo vật lý hoặc sinh
học hoặc các nhóm các hoạt động kiến tạo có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo
quan điểm thẩm mỹ hoặc khoa học.
Các hoạt động kiến tạo địa chất hoặc địa lý tự nhiên và các khu vực
có ranh giới được xác định chính xác tạo thành một mơi trường sống của các
lồi động thực vật đang bị đe dọa có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan
điểm khoa học hoặc bảo tồn.
Ngồi các di sản và di tích do con người sáng tạo ra, hiện nay trên
thế giới cịn có nhiều địa danh, danh lam thắng cảnh được công nhận là di sản.
Danh lam thắng cảnh cũng là DSVH vật thể và một trong những yếu
tố tạo thành môi trường như di tích lịch sử văn hóa. Theo quy định của công
ước năm 1972 về bảo vệ di sản văn hóa và di sản thiên nhiên của thế giới,
danh lam thắng cảnh được hiểu là “ Các cơng trình của con người hoặc
những cơng trình của con người kết hợp với cơng trình tự nhiên, cũng như
các khu vực, kể cả các di các di chỉ khảo cổ học có một giá trị quốc tế đặc
biệt về phương diện lịch sử, thẩm mỹ, dân tộc học hoặc dân chủng học”.
Ở nước ta hiện nay có rất nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh
được xếp hạng cấp tỉnh và cấp quốc gia. Ngồi ra có những di sản, di tích cấp

quốc gia đặc biệt được UNESCO cơng nhận là di sản thế giới. Trong số đó,
Vịnh Hạ Long và Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ BàngPhong Nha Kẻ Bàng
được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. DSVH đã trở thành

Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thu Huyền


bộ phận quan trọng cấu thành nên môi trường sống của con người. Bởi vậy,
trong quá trình phát triển của đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định vị
trí xứng đáng và ý nghĩa quan trọng của các DSVH, di tích lịch sử văn hóa và
xây dựng chế độ quản lý phù hợp trong từng thời kì.
1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước và quản lý nhà nước về văn hóa.
1.1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước.
Theo từ điển Tiếng Việt, quản lý có hai nghĩa:
Thứ nhất: Quản lý là tổ chức, điều khiển và theo dõi thực hiện
như đường lối của chính quyền quy định: Quản lý thị trường; Quản lý xí
nghiệp.
Thứ 2: Quản lý là việc giữ gìn và sắp xếp như: quản lý hồ sơ và lý lịch
cán bộ ; quản lý thư viện…
Quản lý cũng là khái niệm được định nghĩa nhiều trong các học thuyết
kinh tế xã hội. Theo Các Mác, quản lý là chức năng xã hội đặc biệt nẩy sinh
từ các nền sản xuất “ bất kì lao động trực tiếp hay gián tiếp hay lao động
chung nào đó mà được tiến hành theo một quy mô tương đối lớn đều cần có
sự quản lý ở mức độ nhiều hay ít nhằm phối hợp với những hoạt động cá
nhân và nhằm thực hiện những chức năng chung phát sinh từ hoạt động của
toàn bộ cơ thể sản xuất, sự vận động này khác với sự vận động của các cơ
quan độc lập với cơ thể đó. Một nhạc cơng tự điều khiển mình nhưng một dàn
nhạc phải có nhạc trưởng”

Giáo trình Quản lí hoạt động văn hóa của đại học Văn hóa Hà Nội
viết:” Quản lý là một q trình, đi từ chỗ nắm được, nằm đúng cái hiện có thấy được, thấy đúng cái cần có – biết tìm mọi biện pháp khả thi và tối ưu để
đưa từ cái hiện có lên cái cần có”.

Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thu Huyền


Quản lý nhà nước là một dạng của quản lý xã hội, là sự tác động có tổ
chức và điều chỉnh bằng quyền lực pháp luật của cơ quan nhà nước đối với
các quá trình xã hội, các hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát
triển các mối quan hệ cũng như trật tự xã hội nhằm thực hiện chức năng và
nhiệm vụ của nhà nước.
Theo nghĩa rộng: Quản lý nhà nước là hoạt động tổ chức, điều hành
của cả bộ máy nhà nước, nghĩa là bao hàm cả sự tác động, tổ chức của quyền
lực nhà nước trên các phương diện lập pháp hành pháp và tư pháp. Theo cách
hiểu này, quản lý nhà nước được đặt trong cơ chế " Đảng lãnh đạo, Nhà nước
quản lý, nhân dân lao động làm chủ "
Theo nghĩa hẹp: Quản lý nhà nước chủ yếu là quá trình tổ chức, điều
hành của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước đối với các quá trình xã hội
và hành vi hoạt động của con người theo pháp luật nhằm đạt được những mục
tiêu yêu cầu nhiệm vụ quản lý nhà nước. Đồng thời, các cơ quan nhà nước nói
chung cịn thực hiện các hoạt động có tính chất chấp hành, điều hành, tính
chất hành chính nhà nước nhằm xây dựng tổ chức bộ máy và củng cố chế độ
công tác nội bộ của mình. Chẳng hạn ra quyết định thành lập, chia tách, sát
nhập các đơn vị tổ chức thuộc bộ máy của mình; đề bạt ,khen thưởng, kỷ luật
cán bộ, công chức, ban hành quy chế làm việc nội bộ ...
Quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp này cịn đồng nghĩa với khái niệm
quản lý hành chính nhà nước.

1.1.2.2. Khái niệm quản lý nhà nước về văn hoá.
Quản lý nhà nước về văn hoá là hoạt động của bộ máy nhà nước trong
lĩnh vực hành pháp nhằm giữ gìn, xây dựng và phát triển nền văn hố Việt
Nam. Hay nói cách khác, quản lý nhà nước về văn hố là quản lý các
hoạt động văn hố bằng chính sách và pháp luật .

Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thu Huyền


1.2. Nội dung quản lý nhà nước về di sản văn hóa
- Xây dựng hệ thống pháp luật và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển sự nghiệp bảo tồn và phát huy
giá trị văn hóa.
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về
DSVH.
- Tổ chức chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị các DSVH;
tuyên truyền, phổ biến pháp luật về DSVH.
- Tổ chức quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học; đào tạo đội ngũ cán
bộ chuyên môn về DSVH.
- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy
DSVH
-Tổ chức và quản lý hợp tác quốc tế về bảo vệ và phát huy DSVH.
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại,
tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về DSVH.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chính
phủ thực hiện quản lý nhà nước về DSVH trong việc tổ chức, chỉ đạo, bảo
vệ và phát huy giá trị DSVH trong phạm vi cả nước.
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sử dụng và quản lý các

di tích , tháng cảnh, các bảo tàng địa phương( trừ những đối tượng thuộc
quyền quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
Giám đốc sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước
chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc đăng ký, kiểm
kê những di tích lịch sử văn hóa ở ngồi các bảo tàng và các danh lam thắng
cảnh ở điạ phương.

Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thu Huyền


1.3. Cơ sở pháp lý trong hoạt động quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa
1.3.1. Các văn bản quản lý nhà nước đối với Di sản văn hóa.
Di sản văn hóa ln là đối tượng được quan tâm và ưu tiên trong các
chương trình bảo tồn và phát triển văn hóa của dân tộc. Nhà nước ta ln
nhận thức đúng đắn vai trị của DSVH trong việc xây dựng nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, vì vậy mà trong các đường lối, chính
sách Đảng và nhà nước ln chỉ đạo việc bảo tồn các giá trị của DSVH. Quản
lý văn hóa nói chung, DSVH nói riêng đều phải tuân theo những nguyên tắc
nhất định nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất.
Ngay từ sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thành lập, Hồ Chủ
Tịch đã kí quyết định ban hành sắc lệnh 65 về việc bảo tồn cổ tích trên toàn
cõi Việt Nam. Đây là văn bản đầu tiên được ban hành nhằm bảo tồn các
DSVH của dân tộc thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với
DSVH và cho thấy tầm quan trọng của DSVH trong sự nghiệp xây dựng và
phát triển Đất nước.
Tiếp đó, ngày 19/10/1957, thủ tướng chính phủ đã ban hành nghị định
số 519-TTg về bảo tồn di tích, di vật lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh.
Văn bản này mang tính pháp lý cao và đã được sử dụng từ 1957- 1984 đã xác

định rõ những đối tượng cần được bảo tồn và những vấn đề cơ bản trong quản
lý di tích. Nghị định đã tạo một cơ sở pháp lý rõ rang để ngăn ngừa những
việc làm có thể gây nên những tổn hại nhất định cho di sản, di tích lịch sử văn
hóa, danh lam thắng cảnh. Nghị định đã quy định rõ nhiệm vụ của các cấp
chính quyền, các cơ quan đoàn thể, các đơn vị bộ đội và nhân dân đối với việc
bảo vệ di tích lịch sử và văn hóa. Trong thực tiễn, nghị định là cơ sở để phát
triển sự nghiệp bảo tồn bảo tàng ở nước ta và ngăn chặc được các hành động
vơ tình hay cố ý phá hoại các di tích lịch sử, văn hóa.

Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thu Huyền


Ngày 28/4/1962, bộ trưởng bộ Văn hóa ra quyết định về việc xếp hạng
di tích, danh thắng nhằm đáp ứng nhu càu cấp thiết về việc quản lý DSVH
dân tộc, đồng thời tránh trở ngại cho các cơng trình xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở miền bắc. Quyết định này đã quy định rõ trách nhiệm giữ dìn những di
tích, danh thắng là trchs nhiệm chung của các cấp chính quyền. Ủy ban hành
chính các cấp có nhiệm vụ giúp đỡ các sở văn hóa và các ban quản lý di tích,
trong việc xếp hạng danh thắng và bảo vệ di tích, bảo vệ cổ vật…
Ngồi ra, để đáp ứng nhu cầu cấp thiết của các cơ quan dân sự và quân
sự, đồng thời để bảo vệ các di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh, ngày
29/04/1966, thủ tướng chính phủ đã ra thơng tư 81/ CP về việc bảo vệ di tích
lịch sử, nghệ thuật và hang động được sử dụng vào sơ tán phịng khơng. Mục
đích là nhằm ngăn ngừa những hư hại do ta gây nên, đồng thời cũng đề ra một
số biện pháp về bảo vệ di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh trong
thời chiến.
Ngày 28/06/1967, bộ Văn hóa ra thơng tư 55 VH/TT hướng dẫn việc
thi hành chỉ thị 188/TTg của thủ tướng chính phủ đã xác định rõ mối quan

hệ giữa hai nhiệm vụ: Bảo vệ di tích và phát huy tác dụng của di tích.
Năm 1980, Quốc hội khóa VII ban hành Hiến pháp mới của nước Cộng
hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong đó, điều 46 của hiến pháo quy định “
các di tích lịch sử văn hóa, các cơng trình mỹ thuật cơng cộng, các danh lam
thắng cảnh được tu bổ và bảo vệ”.
Như vậy, việc bảo vệ DSVH đã được quy định trong văn bản pháp lý
cao nhất của hệ thống pháp luật của nước ta.
Sau đó, để tăng cường tính pháp chế của nhà nước đối với việc bảo
vệ di tích, chủ tịch hội đồng nhà nước đã ban hành pháo lệnh số 14
LCT/HDND về “ bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng

Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thu Huyền


cảnh. Trong pháp lệnh này, các di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh
được khẳng định là tài sản quý báu của mỗi quốc gia được đặt dưới sự bảo hộ
của pháp luật. Việc bảo vệ di tích là nghĩa vụ và trách nhiệm của tồn dân, địi
hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa quản lý nhà nước và quyền làm chủ của
nhân dân lao động trong việc bảo vệ, sử dụng cũng như phát huy giá trị di tích.
Đến năm 2001, khi luật Di sản văn hóa chính thức được Quốc hội ban
hành thì việc bảo tồn và phát huy DSVH được thực hiện một cách có quy củ
và đồng bộ hơn.
Năm 2009, luật Di sản văn hóa được quốc hội sửa đổi và bổ sung để
phù hợp với tình hình thực tế hơn. Từ đó đến nay, luật di sản văn hóa sửa đổi
được coi như là văn bản pháp lý cao nhất về quản lý DSVH và được áp dụng
trong công tác bảo tồn, phát huy DSVH ở nước ta.
Pháp luật về DSVH quy định các nguyên tắc quản lý DSVH như sau:
- Nhà nước thống nhất quản lý văn hóa thuộc sở hữu cuả tồn dân;

cơng nhận và bảo vệ các hình thức sở hữu tập thể, sở hữu chung cuả cả cộng
đồng, sở hữu tư nhân( điều 5, luật DSVH)
- Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy giá trị DSVH nhằm nâng
cao đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế xã hội
của đất nước; khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngồi đóng
góp, tài trợ cho việc bảo vệ và phát huy DSVH ( khoản 1, điều 9, luật DSVH)
- Cơ quan văn hóa, thơng tin đại chúng có trách nhiệm tuyên truyền,
phổ biến rộng rãi ở trong nước và ngoài nước các giá trị DSVH của cộng
đồng các dân tộc Việt Nam, góp phần nâng cao ý thức bảo vệ và phát huy giá
trị DSVH trong nhân dân.
Ngoài ra, trong khoản 1, 2, 3, điều 13 Luật DSVH cũng nghiêm cấm
các hành vi:

Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thu Huyền


- Chiếm đoạt, làm sai lệch di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng
cảnh;( khoản 1, điều 13).
- Hủy họai hoặc gây nguy cơ hủy hoại DSVH( khoản 2, điều 13).
- Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ; xây dựng trái phép, lấn
chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh. ( khoản 3,
điều 13)
Ngày 21/9/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 98/2010/NĐ-CP
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hoá và Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật di sản văn hoá. Theo đó, nghị định dưa ra một
số thay đổi trong quản lý di sản như sau:
Theo Nghị định này di sản văn hoá được chia thành hai loại:
- Di sản văn hố phi vật thể, gồm: Tiếng nói, chữ viết; ngữ văn dân

gian; nghệ thuật trình diễn dân gian; tập quán xã hội và tín ngưỡng; lễ hội
truyền thống; nghề thủ công truyền thống; tri thức dân gian.
- Di sản văn hố vật thể, gồm: di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng
cảnh; di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Nghị định quy định 3 nhóm hành vi vi phạm di sản văn hố: Nhóm (1)
hành vi làm sai lệch di tích là làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành của di tích,
tuyên truyền, giới thiệu sai lệch về nội dung và giá trị của di tích, làm thay đổi
mơi trường cảnh quan của di tích; nhóm (2) hành vi gây nguy cơ huỷ hoại
hoặc làm giảm giá trị di sản văn hoá phi vật thể là phổ biến và thực hành sai
lệch nội dung di sản văn hoá phi vật thể, tuỳ tiện đưa những yếu tố mới không
phù hợp làm giảm giá trị di sản văn hố phi vật thể, lợi dụng việc phổ biến,
trình diễn di sản văn hoá phi vật thể để trục lợi; nhóm (3) hành vi đào bới trái
phép địa điểm khảo cổ: Tự ý đào bới, tìm kiến di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
trong khu vực bảo vệ di tích và địa điểm quy hoạch khảo cổ, tự ý tìm kiếm,
trục vớt các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia cịn chìm đắm dưới nước.

Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thu Huyền


Di sản văn hoá phi vật thể đưa vào Danh mục di sản văn hoá phi vật
thể quốc gia phải đáp ứng các tiêu chí: Có tính đại diện, thể hiện bản sắc của
cộng đồng, địa phương; phản ánh sự đa dạng văn hoá và sự sáng tạo của con
người, được kế tục qua nhiều thế hệ; có khả năng phục hồi và tồn tại lâu dài;
được cộng đồng đồng thuận, tự nguyện đề cử và cam kết bảo vệ.
Nghị định số 98/2010/NĐ-CP cịn quy định chính sách của Nhà nước
về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa( điều 3) với nội dung:
- Xây dựng và thực hiện chương trình mục tiêu bảo tồn các di sản văn
hóa tiêu biểu.

- Khen thưởng tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc bảo vệ và phát
huy giá trị di sản văn hóa; xét tặng danh hiệu vinh dự nhà nước và thực hiện
các chính sách ưu đãi về tinh thần và vật chất đối với nghệ nhân, nghệ sĩ nắm
giữ và có cơng phổ biến nghệ thuật truyền thống, bí quyết nghề nghiệp có giá
trị đặc biệt.
- Nghiên cứu áp dụng thành tựu khoa học công nghệ vào các hoạt động
sau đây:
a) Thăm dò, khai quật khảo cổ; bảo quản, tu bổ, tôn tạo và phát huy
giá trị di tích;
b) Thẩm định, quản lý sưu tập, bảo quản hiện vật, chỉnh lý, đổi mới nội
dung, hình thức trưng bày và hoạt động giáo dục của bảo tàng;
c) Sưu tầm, lưu giữ và phổ biến giá trị di sản văn hóa phi vật thể; thành
lập ngân hàng dữ liệu về di sản văn hóa phi vật thể.
- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực bảo vệ
và phát huy giá trị di sản văn hóa.
- Khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trong nước và
nước ngồi đóng góp về tinh thần và vật chất hoặc trực tiếp tham gia các hoạt
động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thu Huyền


- Mở rộng các hình thức hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ và phát
huy giá trị di sản văn hóa; xây dựng và thực hiện các dự án hợp tác quốc tế
theo quy định của pháp luật.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 06/11/2010 và thay
thế Nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hố.

Thơng tư số: 04/2010/TT-BVHTTDL, ngày 30 tháng 6 năm 2010 quy
định việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn
hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
1.3.2. Các công ước quốc tế về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, và danh
lam thắng cảnh
Ngày nay, có thể nói vai trị của văn hóa được đề cao và coi trong hơn
bao giờ hết trên phạm vi tồn cầu. Điều đó khơng chỉ thể hiện trong các lĩnh
vực văn học nghệ thuật, văn hóa đời sống mà cả ở trong lĩnh vực DSVH. Có
thể thấy vai trò của DSVH, DSTN ngày càng được đề cao và tôn vinh. Các di
sản được coi là tài sản vô giá mà thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau. Vì vậy
mà trên thế giới đã hình thành nên những tổ chức chính phủ và phi chính phủ
hoạt động với mục đích là bảo vệ các di sản văn hố của nhân loại. UNESCO,
tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục của Liên hợp quốc, là tổ chức có nhiều
hoạt động trong lĩnh vực văn hóa và có tầm ảnh hưởng lớn trên toàn thế giới.
UNESCO đã soạn thảo một số khuyến cáo quốc tế, trong đó trình bày những
nguyên tắc về bảo vệ di sản văn hóa. Củ thể như sau:
Ngày 11 tháng 6 năm 1962, đại hội VII UNESCO tại Pairs đã phê chuẩn
khuyến cáo về bảo vệ vẻ đẹp và tính chất của các cảnh quan thiên nhiên và khu
vực. Trong phần nguyên tắc chung có nói: Việc bảo vệ khơng chỉ giới hạn ở
các khu vực cảnh quan của tự nhiên mà còn bao gồm cả khu vực cảnh quan do

Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thu Huyền


×