Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Tìm hiểu lễ hội đền cửa ông thị xã cẩm phả tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 68 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ VĂN HĨA – NGHỆ THUẬT

TÌM HIỂU LỄ HỘI ĐỀN CỬA ƠNG
THỊ XÃ CẨM PHẢ - QUẢNG NINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN VĂN HÓA

Giảng viên hướng dẫn : TS. Lê Thị Hiền
Sinh viên thực hiện

: Từ Thu Thủy

Lớp

: Quản lý văn hoá 7C

Niên khóa

: 2006- 2010

HÀ NỘI – 2010.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ CỦA CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ LỄ
HỘI ............................................................................................................... 8
1.1 Cơ sở pháp lý ....................................................................................... 8
1.2 Cơ sở thực tiễn .................................................................................. 14
CHƢƠNG 2: LỄ HỘI ĐỀN CỬA ÔNG THỊ XÃ CẨM PHẢ, TỈNH


QUẢNG NINH ........................................................................................... 17
2.1 Khơng gian văn hóa thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh .................. 17
2.1.1 Đặc điểm địa lý, kinh tế ................................................................ 17
2.1.2 Đặc điểm văn hoá, phong tục ........................................................ 20
2.1.3 Nguồn gốc, kiến trúc và giá trị di tích đền Cửa Ơng ..................... 24
2.2 Diễn trình lễ hội đền Cửa Ông thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh . 32
2.2.1 Công tác chuẩn bị lễ hội ................................................................ 32
2.2.2 Các nghi thức trong lễ hội ............................................................. 32
2.2.3 Các hoạt động dịch vụ trong lễ hội ................................................ 36
CHƢƠNG 3: Ý KIẾN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ LỄ HỘI ĐỀN CỬA ÔNG THỊ XÃ CẨM
PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH ...................................................................... 40
3.1 Đánh giá thực trạng lễ hội đền Cửa Ơng ......................................... 40
3.1.1 Mặt tích cực .................................................................................. 40
3.1.2 Mặt hạn chế .................................................................................. 41
3.2 Ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả công tác tổ chức và quản lý lễ hội
đền Cửa Ông ........................................................................................... 43
3.2.1 Tuyên truyền, giới thiệu, tôn vinh công trạng của danh nhân được
thờ tại khu di tích và ý nghĩa của lễ hội ................................................. 43
3.2.2 Hoàn thiện bộ hồ sơ, lý lịch của đền Cửa Ông .............................. 44


3.2.3 Gắn lễ hội với phát triển kinh tế và du lịch.................................... 46
3.2.4 Khai thác các sinh hoạt văn hoá, văn nghệ dân gian mang đậm
dấu ấn địa phương ................................................................................. 47
3.2.5 Giới thiệu các đặc sản địa phương ................................................ 47
3.26 Ngăn chặn tình trạng chèn ép, chèo kéo khách thập phương .......... 48
3.2.7 Quy hoạch bãi đỗ, giữ xe .............................................................. 49
3.2.8 Kiểm tra các sản phẩm văn hoá ..................................................... 49
3.2.9 Tuyên truyền, kiểm tra, kiểm soát vấn đề vệ sinh an tồn thực

phẩm...................................................................................................... 49
3.2.10 Bố trí đặt hịm cơng đức hợp lý ................................................... 50
3.2.11 Trang bị thêm nhiều ghế đá để phục vụ du khách thập phương ... 50
KẾT LUẬN ................................................................................................. 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 53
PHỤ LỤC.................................................................................................... 54


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lễ hội truyền thống là một “bảo tàng” phong phú về đời sống tinh thần văn hóa của dân tộc, mà sức mạnh lan tỏa cùng tác động của nó diễn ra liên
tục và mạnh mẽ đến tâm hồn, tư tưởng, tình cảm, cốt cách của bao thế hệ
người Việt. Đồng thời, lễ hội cũng phản ánh quá trình lao động của nhân dân,
cùng những biến cố xã hội quan trọng.
Lễ hội truyền thống cũng chính là dịp để con người giải tỏa, tự thể hiện
mình đồng thời giao lưu, cộng cảm, và trao truyền những đạo lý, tình cảm, mỹ
tục và khát vọng cao đẹp, là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, củng cố tinh
thần cộng đồng, tình yêu quê hương đất nước và lịng tự hào về nguồn gốc
của mình.
Lễ hội đền Cửa Ông được tổ chức vào dịp đầu năm, hai năm một lần. Nơi
đây là dấu ấn chiến tích, chiến cơng đánh giặc giữ nước của tướng sĩ nhà Trần
và cũng bởi nơi đây phong cảnh hữu tình, cổ kính mà hiện đại nên khách
tham quan trong và ngoài tỉnh, các đoàn khách quốc tế khi đến Quảng Ninh
đều mong muốn được một lần đặt chân đến đền Cửa Ông.
Lễ hội đền Cửa Ông là một di sản vơ giá nói lên q trình hình thành, vận
động và phát triển của cộng đồng. Đồng thời nó cịn là điểm tích tụ những giá
trị thẩm mỹ, giá trị tinh thần tình cảm trong sáng của người dân vùng biển
Đơng Bắc.
Nét riêng của lễ hội đền Cửa Ơng chính là những cuộc đua thuyền. Nếu
như cư dân đồng bằng Bắc Bộ, Nam Trung Bộ gắn đua thuyền với tín ngưỡng

cầu mưa, cư dân ven biển miền Trung gắn đua thuyền với tín ngưỡng thờ thần
cá voi thì cư dân vùng biển Đông Bắc lại coi đua thuyền là nghi thức nghênh
thần, là sự cầu xin bình yên, làm ăn phát đạt. Đối với người dân quê, lễ hội


cũng như một cái tết của chu kỳ sản xuất nông, ngư nghiệp, một dịp tổng kết
để chuẩn bị bước vào vụ mới. Lễ hội là một thời điểm bừng sáng, xáo động cả
một tuần hồn các cơng việc vốn phụ thuộc vào thiên nhiên một cách đơn
điệu, tẻ nhạt. Mặt khác, lễ hội cịn đóng vai trị như một cuộc biểu dương lực
lượng, một dịp củng cố, khối kết cộng đồng trong một mối liên hệ với niềm
tin, tín ngưỡng và tình làng nghĩa xóm. Nó như nhắc lại cho mỗi người về nột
hào khí Đơng A chói lọi trong lịch sử.
Qua lễ hội, quần chúng nhân dân còn được giáo dục gián tiếp về truyền
thống giữ nước, những bài học luân lý bổ ích mà người xưa truyền lại.
Một đất nước qua 4000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước trường chinh
khói lửa, một đất nước đã từng trải qua hai cuộc chiến tranh thảm khốc,
thương đau sẽ thấy được hơn ai hết giá trị của thái bình thịnh lạc. Họ tìm đến
với lễ hội để cầu xin sự an bình, thịnh vượng là một điều vơ cùng chính đáng
và cần được khuyến khích.
Lễ hội đền Cửa Ông từ lâu đã được các nhà nghiên cứu văn hố chú ý và
tìm hiểu, phục dựng như: Thạc sĩ văn hố Cao Đức Bình (Sở Văn hố - Thể
thao và Du lịch Quảng Ninh), Nhà nghiên cứu văn hoá Nguyễn Thanh Sỹ
(nguyên Giám đốc Sở VH-TT Quảng Ninh nay là Sở Văn hóa - Thể thao và
Du lịch Quảng Ninh), nhà nghiên cứu văn hố Hồng Xn Chinh, Phan
Đăng Nhật…Tuy nhiên, các bài viết mới chỉ dừng lại ở việc miêu tả về vị trí
địa lý, thời gian tổ chức lễ hội, kết cấu của đền, diễn trình lễ hội một cách sơ
lược và chung chung mà chưa có sự nghiên cứu sâu và so sánh giữa diễn trình
lễ hội đền Cửa Ông ngày nay và trong lịch sử; đặc biệt là chưa chỉ ra được
những giải pháp cụ thể nhằm tăng cường hiệu quả của công tác tổ chức và
quản lý, khai thác lễ hội.

Là một sinh viên theo học chuyên ngành quản lý văn hóa, đồng thời là
người con của vùng biển Đơng Bắc, đã gắn bó và may mắn được tham gia lễ


hội đền Cửa Ông những năm gần đây, em muốn góp phần nhỏ bé của mình
vào xây dựng q hương. Những năm qua, lễ hội đền Cửa Ông đã được tổ
chức lại nhưng chưa thực sự hợp lý, vẫn nặng về phần lễ mà thiếu phần hội.
Mặt khác, nhu cầu bày tỏ lịng thành kính đối với các vị tướng tài trong lịch
sử ngày càng tăng, số lượng khách đến dự lễ hội, vãn cảnh đền ngày một lớn
nên đòi hỏi phải có sự sắp xếp tổ chức lại hoạt động lễ hội sao cho quy mô,
chặt chẽ, phong phú, giản dị và tiết kiệm nhằm đáp ứng được nhu cầu của
đông đảo quần chúng.
2. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn của đề tài
Diễn trình lễ hội đền Cửa Ông thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh hiện nay.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở của cơng tác tổ chức và quản lý lễ hội đền Cửa Ông
- Khảo sát thực trạng lễ hội đền Cửa Ông để từ đó nêu lên những giá trị
của lễ hội này.
- Trên cơ sở phân tích các ưu nhược điểm của lễ hội đền Cửa Ông, đề xuất
một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả công tác tổ chức và quản lý lễ hội, góp
phần phát huy giá trị của lễ hội đền Cửa Ông, phù hợp với yêu cầu của thời kỳ
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp nghiên cứu tư liệu.
- Phương pháp điền dã kết hợp phỏng vấn.
- Phương pháp giải mã biểu tượng.
- Phương pháp đối chiếu.
5. Đóng góp của đề tài
- Đóng góp về tư liệu nghiên cứu.



- Đưa ra những giải pháp đề xuất có thể ứng dụng vào thực tiễn nhằm
khai thác tiềm năng kinh tế - văn hóa - du lịch của vùng Đơng Bắc Tổ
quốc trên cơ sở kế thừa những giá trị tích cực của lễ hội truyền thống đền
Cửa Ơng
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa luận
được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở của công tác tổ chức và quản lý lễ hội.
Chương 2: Thực trạng lễ hội đền Cửa Ông thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
Chương 3: Ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả công tác tổ chức và quản lý lễ
hội đền Cửa Ông thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.


Chƣơng 1
CƠ SỞ CỦA CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ LỄ HỘI
1.1 Cơ sở pháp lý
“Lễ hội” trong tiếng Việt hiện đại là một tên gọi có nguồn gốc tiếng
Hán dùng để chỉ “đình đám”. Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa nhất quán
trong cách sắp đặt trật tự cụm từ này. Có người cịn gọi là “Hội lễ” (GS. Cao
Xuân Phổ, Đinh Gia Khánh). Bùi Thiết cho rằng khi phần hội phong phú hơn
thì gọi là “Hội lễ”, khi phần lễ lấn át thì gọi là “Lễ hội”. Cách gọi “lễ hội” về
cơ bản đã đi vào đời sống văn hoá ở nước ta. Trong Quy chế Tổ chức lễ hội
do Bộ Văn hố thơng tin ban hành năm 2000, từ “Lễ hội” cũng đã được sử
dụng.
Có nhiều cách trình bày khái niệm và định nghĩa lễ hội. Theo “Từ điển
văn hoá cổ truyền Việt Nam” (1995) “Lễ” theo khái niệm đạo đức Khổng học
chính là hình thức cúng tế, cầu thần ban phúc – nghĩa rộng chỉ những quy tắc
của cuộc sống chung trong cộng đồng xã hội (ví dụ: cưới, tang, thăm hỏi) và

ngay cả lối cư xử hàng ngày (ví dụ: nói năng, cử chỉ…). Theo nho giáo, lễ là
“trật tự của trời” (lễ giã giã, thiên chi tự). Trời đất có trên có dưới, có vật lợi
khác nhau, xã hội có tổ chức, về mặt cá nhân, lễ nhằm phòng ngừa những
hành vi và tình cảm khơng chính đáng. Đồng thời, trong khi quy định chi tiết
về thái độ, cử chỉ bên ngoài, lễ tạo điều kiện hình thành một trạng thái tinh
thần tương ứng bên trong. Lễ là một phương tiện đắc lực để sửa mình. Lễ
cũng gắn liền với nhạc. Lễ, nhạc ở đạo Nho được coi như hai mặt chủ yếu của
nền tảng chính trị và giáo hố.
Như vậy, trước hết “Lễ” là hình thức quy cách – nguyên tắc ứng xử của
chúng ta với một đối tượng cử lễ nào đó.


Đoàn Văn Chúc (1984) cho rằng “Lễ (cuộc lễ) là sự bày tỏ kính ý đối
với một sự kiện xã hội, hay tự nhiên, tư tưởng hay có thật, đã qua hay hiện tại,
được thực theo nghi điểm rộng lớn, mức độ rộng lớn, tuỳ thuộc cấp nhóm xã
hội có nhiệm vụ cử hành nhằm biểu hiện giá trị của đối tượng được cử lễ. Hội
là cuộc vui chơi bằng vơ số hoạt động giải trí cơng cộng, diễn ra tại một địa
điểm nhất định vào dịp cuộc lễ kỉ niệm một sự kiện tự nhiên hay xã hội, nhằm
diễn đạt sự phấn khích, hoan hỉ của cơng chúng dự lễ”. Trong định nghĩa này,
lễ hội được coi như một cấu trúc bao gồm hai “mơ đun” chức năng có thể
phân biệt được.
Có thể những cách phát triển khác nhau, tuỳ thuộc vào góc tiếp cận,
nhưng nhìn chung các nhà nghiên cứu đều đã vạch rõ hai cơ cấu chức năng
trong một chỉnh thể hiện tượng lễ hội. Bao gồm một hệ thống hành vi nghi
thức biểu đạt thế ứng xử của cộng đồng hướng tới đối tượng được cử lễ và tổ
chức của những hoạt động văn hoá như là hưởng ứng tinh thần được phát
động bởi nghi lễ.
Dựa trên tinh thần đó, trong đề tài này, em xin đưa ra và vận dụng định
nghĩa của TS. Cao Đức Hải về hiện tượng lễ hội có tính chung nhất như sau:
Lễ hội là một tổ hợp của những hoạt động văn hoá cộng đồng xoay xung

quanh một trục ý nghĩa nào đó diễn đạt bởi hệ thống nghi thức giữ vai trị
trung tâm. Đây là một cách nhìn có tính hình thức về hiện tượng và có thể bao
trùm mọi hiện tượng được gọi là hội hè (Festival).
Quản lý văn hoá là sự quản lý nhằm đạt các mục tiêu văn hoá (bao
trùm cả nghệ thuật, văn chương, nếp sống…) đã định trước vì lợi ích cơng
cộng hay vì lợi nhuận hoặc cả hai.
Theo cách này “Quản lý lễ hội” được hiểu theo hai khía cạnh hay là
được sử dụng trong hai khu vực.


- Quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội: Đó là việc nghiên cứu xây
dựng, củng cố và hồn thiện hệ thống chính sách và luật pháp có liên quan và
can thiệp bằng hệ thống công cụ cơ bản này của cơ quan hữu trách nhằm các
mục tiêu phù hợp với đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như
hệ thống pháp luật hiện hành, đảm bảo các lợi ích văn hố của cơng dân, cộng
đồng và quốc gia dân tộc.
- Quản lý lễ hội đáp ứng các nhu cầu phát triển: Được hiểu như sự huy
động, sự tổ chức và điều hành các nguồn lực nhằm tơn vinh và phát triển các
giá trị vốn có trong lễ hội dân gian cổ truyền lên một tầm mức mới, phù hợp
với các nhu cầu văn hoá - kinh tế - xã hội của cộng đồng, địa phương, đất
nước. Nói cách khác, là việc quản lý lễ hội nhằm các mục tiêu lợi ích cơng
cộng hay mục tiêu lợi nhuận hoặc cả hai đặt trong bối cảnh hiện tại cũng như
xu hướng phát triển của đất nước.
Ở khía cạnh này, quản lý lễ hội còn chỉ cả một loại lao động, một cơng
nghệ thậm chí là một nghề.
Trên tinh thần định hướng của Đảng, Nhà nước, các văn bản quản lý
của chính quyền đã tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý lễ hội được thực
hiện:
- Ngay sau khi giành chính quyền từ tay thực dân Pháp, với tầm nhìn
chiến lược, Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh về bảo tồn di sản văn hóa lịch sử,

trong đó có di tích và lễ hội.
- Tháng 4/1984, Nhà nước đã ban hành pháp lệnh “Bảo vệ và sử dụng
di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh”. Đây là cơ hội và điều kiện
thuận lợi cho hàng loạt các di tích lịch sử văn hóa được trùng tu, tơn tạo;
những giá trị văn hóa được đề cao trong cả nước và trên thế giới. Các chính
sách và thể chế về văn hóa có liên quan đến lễ hội dần được xác lập và hoàn
thiện.


- Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992
cũng đã quy định:“ Nhà nước và xã hội bảo tồn, phát triển các di sản văn hố
dân tộc; chăm lo cơng tác bảo tồn, bảo tàng, tu bổ, tôn tạo, bảo vệ và phát huy
tác dụng của các di tích lịch sử, cách mạng, các di sản văn hố, các cơng trình
nghệ thuật, các danh lam, thắng cảnh. Nghiêm cấm các hành động xâm phạm
đến các di tích lịch sử, cách mạng, các cơng trình nghệ thuật và danh lam,
thắng cảnh”. Đây là cơ sở pháp lý cho việc bảo tồn, bảo tàng, tu bổ, tôn tạo và
phát triển các di sản văn hoá dân tộc, trong đó có lễ hội.
- Quy chế lễ hội của Bộ VHTT (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du
lịch) ngày 7/5/1994 kèm theo quyết định số 636/QĐ - QC ngày 21/5/1994 của
Bộ trưởng Bộ VHTT ( nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) đã chỉ rõ mục
đích của tổ chức lễ hội:
+ Giáo dục truyền thống dân tộc về lịch sử văn hóa trong sự nghiệp
dựng nước và giữ nước.
+ Tưởng nhớ công đức của các danh nhân lịch sử văn hóa, những người
có cơng với dân, với nước.
+ Tìm hiểu các giá trị văn hóa thơng qua các di tích lịch sử văn hóa,
danh lam thắng cảnh, các cơng trình kiến trúc nghệ thuật, giữ gìn, phát huy
vốn văn hóa truyền thống và phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc.
+ Vui chơi, giải trí lành mạnh.
- Chỉ thị 27/CT – TW ngày 12/01/1998 về việc thực hiện nếp sống văn

minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Trên tinh thần của Chỉ thị số 27 –
CT/TW, Thủ tướng chính phủ đã ra Chỉ thị số 14/CT – TTg ngày 28/3/1998
giao trách nhiệm cho các ngành, các cấp tổ chức triển khai có hiệu quả cuộc
vận động “thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội”
theo những định hướng sau:


+ Bảo tồn có chọn lọc, cải tiến, đổi mới những phong tục, tập quán tốt
đẹp của dân tộc; loại bỏ dần trong cuộc sống những hình thức lỗi thời, lạc
hậu; nghiên cứu xây dựng và hình thành dần những hình thức vừa văn minh,
vừa giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong việc cưới, việc tang, lễ
hội.
+ Lành mạnh, tiết kiệm, tránh xa hoa, lãng phí, phiền nhiễu.
+ Chống khuynh hướng kinh doanh, vụ lợi.
+ Xố bỏ hủ tục, bài trừ mê tín dị đoan.
Có thể nói những định hướng kịp thời của Bộ chính trị TW đã giúp
bước đầu hình thành một số nghi thức mới trong việc cưới, việc tang, lễ hội,
cải tạo phong tục tập quán lạc hậu, phát huy truyền thống đạo lý uống nước
nhớ nguồn, hiếu thảo, thuỷ chung của dân tộc.
- Luật di sản văn hóa được Quốc hội thơng qua ngày 29/6/2001. Luật
này quy định: “Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa
nhằm nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế
xã hội của đất nước…”.
Đối với lễ hội, tại điều 25 – Luật quy định: “Nhà nước tạo điều kiện
duy trì và phát huy giá trị của lễ hội truyền thống; bài trừ các hủ tục và chống
các biểu hiện tiêu cực, thương mại hóa trong tổ chức và hoạt động lễ hội. Việc
tổ chức lễ hội phải theo quy định của pháp luật”.
Ngày 18 tháng 6 năm 2009, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XII, Quốc
hội đã ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa số
28/2001/QH10. Trong Luật sửa đổi, bổ sung, di sản phi vật thể trở thành chủ

thể rất được quan tâm. Có tới 5 trong tổng số 11 điều của luật được chỉnh sửa
toàn diện, từ việc định nghĩa lại Di sản văn hóa phi vật thể phù hợp với Cơng
ước UNESCO, đến việc quy định những biện pháp cụ thể để bảo vệ và phát
huy giá trị phong phú của Di sản văn hố phi vật thể, trong đó có lễ hội.


Khơng cịn đưa ra những biện pháp chung chung để duy trì và phát huy giá trị
văn hóa của lễ hội truyền thống như ở Luật Di sản năm 2001, trong Luật sửa
đổi, bổ sung này đã chỉ được ra những giải pháp cụ thể tại điều 25: “Nhà nước
tạo điều kiện duy trì và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội truyền thống thơng
qua các biện pháp sau đây:
1. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức lễ hội;
2. Khuyến khích việc tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ dân gian
truyền thống gắn với lễ hội;
3. Phục dựng có chọn lọc nghi thức lễ hội truyền thống;
4. Khuyến khích việc hướng dẫn, phổ biến rộng rãi ở trong nước và
nước ngoài về nguồn gốc, nội dung giá trị truyền thống tiêu biểu, độc đáo của
lễ hội."
- Quy chế tổ chức lễ hội ban hành kèm theo quyết định số 39/2001/QĐ
– BVHTT của Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thơng tin ngày 23/8/2001. Trong quy
chế này đã nêu ra đối tượng điều chỉnh của quy chế, mục đích tổ chức lễ hội,
việc quản lý và tổ chức lễ hội trong đó quy định việc quản lý và tổ chức đối
với các loại hình lễ hội.
- Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa cơng cộng
ban hành ngày 18/1/2006 kèm theo quyết định số 11/2006/NĐ – CP của
Chính phủ trong đó có những quy định về tổ chức lễ hội. Tại điều 26: “ Người
tổ chức lễ hội phải thực hiện những quy định sau đây:
1. Thành lập Ban Tổ chức lễ hội.
2. Nghi thức lễ hội phải được tiến hành trang trọng theo truyền thống
có sự hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa - thơng tin có thẩm

quyền.
3. Trong khu vực lễ hội, cờ Tổ quốc phải treo ở nơi trang trọng, cao
hơn cờ hội.


4. Việc tổ chức những trò chơi dân gian, hoạt động văn nghệ, thể thao
trong khu vực lễ hội phải có nội dung bổ ích, lành mạnh, phù hợp với quy mơ,
tính chất, đặc điểm của lễ hội.
5. Nguồn thu từ công đức, từ thiện, tài trợ và nguồn thu khác thu được
từ việc tổ chức lễ hội phải được quản lý và sử dụng theo đúng quy định của
pháp luật”.
Quy chế đã góp phần tạo điều kiện để các lễ hội được diễn ra một cách
hoàn thiện hơn và đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu văn hố, tín ngưỡng của nhân
dân.
1.2 Cơ sở thực tiễn
Khơng có mơi trường nào lưu giữ và chuyển tiếp những giá trị văn hoá
cộng đồng, của dân tộc sinh động hơn, đầy đủ hơn là lễ hội. Trong môi trường
của truyền thống thẩm mỹ và những sáng tạo của thẩm mỹ liên tục, những tín
hiệu văn hố tái sinh một cách có chu kỳ, trong đó sự nhắc lại lựa chọn, bổ
sung và sáng tạo diễn ra và để lại dấu ấn trong những chu kỳ dường như là bất
tận tiếp theo. Các thế hệ cứ thế sống trong những không gian lịch đại dường
như khơng có điểm bắt đầu. Các rung cảm và nhận biết cùng với quá khứ qua
mọi khía cạnh: tâm linh, kế sinh tồn, lối sinh tồn, cái ăn, cái ở, cái mặc, văn
chương, nghệ thuật, tuổi xuân, tuổi già, sự chơi… Người ta hay nói, đó là sự
rung cảm tan hoà cùng cội nguồn tổ tiên trong một thời điểm không gian và
thời gian chập làm một. Như thế, lễ hội vừa là nơi lưu giữ, cất dấu những giá
trị văn hoá tinh thần và vật chất, vừa là con đường hướng con người về với
quá khứ, nhập cái hữu hạn vào cái vô hạn trong thăng hoa của mỗi tâm hồn
thuộc mọi thời đại.
Đến lễ hội không chỉ là chuyến công du vào vương quốc của sự thăng

hoa phi trần tục mà cùng lúc, người ta thấy vững tâm hơn bởi ý thức về niềm
tự hào, ý thức về cột trụ tinh thần. Sức mạnh của cộng đồng như nguồn sinh


lực cho những bước đi vững chãi hơn trong đương đại và dứt khoát hơn vào
tương lai. Mỗi thành viên đều cảm thấy mình là một bộ phận khơng thể tách
rời, ràng buộc và cộng sinh với cơ thể lớn lao: Cộng đồng và dân tộc. Ở đây,
lý trí và tình cảm đan xem, trộn lẫn rồi đi vào vơ thức, tạo ra những tính cách
địa phương, tính cách dân tộc. Sự tôn vinh những tên tuổi anh hùng, những
người có cơng khơng chỉ là kỷ niệm và một cá nhân nào đó trong quá khứ, mà
niềm hân hoa đâu đó giữa vơ thức và ý thức bởi sự tơn vinh và được tơn vinh
chính mình. Ý nghĩa ở chỗ, các thành viên tham dự hội cảm nhận như mình
được nâng cao lên hơn. Đó chính là nền cho ý thức và trách nhiệm. Sự cộng
cảm, cộng mệnh về tinh thần đã thúc đẩy ý thức về cộng đồng và trách nhiệm
cá nhân.
Đây là những giá trị cơ bản mang tính chức năng xã hội và văn hố của
lễ hội dân gian mà các nhà nghiên cứu hay gọi là một bảo tồn, một mơi trường
tơn vinh văn hố dân tộc, là tinh thần cộng đồng, cộng cảm và cộng mệnh.
Lễ hội dân gian còn là những cơ hội cho con người, cá nhân thực thi
một nhu cầu vị kỷ đầy lãng mạn. Họ được mơ ước trước sự chứng giám của
thần linh, của uy lực vô biên và chỉ họ biết những điều thầm kín của riêng họ,
họ tín và họ hi vọng. Họ có cảm giác được an ủi. Họ có lý trí để tiếp tục sống
và vươn lên trong cuộc sống vẫn đầy thăng trầm này. Ý nghĩa ở chỗ “cái tôi”
được thăng hoa, được bảo trợ giữa “cái ta” ồn ào và ràng buộc. Niềm tin là lý
do sống của nhiều cuộc đời, nhiều động thái hành vi và đây là động cơ quan
trọng nếu như khơng nói là chủ yếu thúc đẩy khách thập phương trẩy hội.
Trùm lên trên tất cả là niềm vui đi chơi hội, chơi cho “tả tơi” mà ngày
thường khơng có, thậm chí ngày thường bị cấm… ăn cho thoải mái mà ngày
thường không được ăn, không dám ăn. Ăn rồi mang lộc về để cả nhà cùng hân
hoan hội hè.



Lễ hội từ lâu đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được của mỗi
người dân Việt Nam. Ta có thể khẳng định: Việc tổ chức lễ hội là hoạt động
chính đáng vì các lý do sau:
- Lễ hội đáp ứng nhu cầu đi tìm hạnh phúc, ý nghĩa của cuộc sống con
người ngồi cái thơng thường của đời thường bằng việc xác lập niềm tin và
thể hiện niềm tin trước siêu nhiên.
- Lễ hội là phương tiện nhằm củng cố và phát triển mối liên hệ cá nhân
– cộng đồng – quốc gia trên cơ sở một hệ giá trị dân tộc.
- Là môi trường dễ cảm thông giữa các cá nhân, nhóm, cộng đồng,…
có nền văn hóa khác nhau, cũng như thỏa mãn các nhu cầu giao tiếp.
- Lễ hội làm diện mạo của đời sống văn hóa thêm sinh động, đa dạng
và là một nguồn lực quan trọng của tinh thần xã hội.
- Lễ hội được tổ chức có thể đạt tới nhiều mục tiêu: văn hóa, kinh tế,
chính trị, xã hội… (TS. Cao Đức Hải – trường Đại học Văn hóa Hà Nội)
Q trình phục hồi và phát triển lễ hội truyền thống ở nước ta những
năm qua đã góp phần thúc đẩy sự ra đời và đang dần đi đến hoàn thiện của hệ
thống chính sách và luật pháp có liên quan đến lĩnh vực văn hóa, cũng có
nghĩa là đã góp phần hình thành bước đầu một “cơng nghệ quản lý” văn hóa
trong điều kiện mở cửa và nền kinh tế thị trường – một quy luật tất yếu của
phát triển.
Với ý nghĩa phân tích trên, lễ hội khơng chỉ là một di sản quá khứ để lại
mà còn là một tài nguyên, tài sản vô giá đương đại, vốn liếng của nhiều lĩnh
vực: văn hoá - xã hội - kinh tế, nhất là trong bối cảnh một đất nước đang phát
triển như Việt Nam. Đây chính là cơ sở thực tiễn cho việc quản lý tại các lễ
hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.


Chƣơng 2

LỄ HỘI ĐỀN CỬA ÔNG THỊ XÃ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH
2.1 Khơng gian văn hóa thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh
2.1.1 Đặc điểm địa lý, kinh tế
Thị xã Cẩm Phả với diện tích 381km2, dân số 160.745 người, với mật
độ dân số 474 người/km2 (theo thống kê năm 2006). Phía Bắc giáp huyện Ba
Chẽ, phía Tây giáp huyện Hồnh Bồ và thị xã Hịn Gai, phía Đơng giáp huyện
Tiên Yên và huyện đảo Cẩm Phả, phía Nam giáp Vịnh Bái Tử Long.
Thị xã Cẩm Phả có địa hình chủ yếu là đồi núi. Núi non chiếm 55,4%
diện tích (Núi cao nhất là ở Quang Hanh: núi Đèo Bụt 452m, núi Khe Sim
hơn 400m); vùng trung du chiếm 16,29%, đồng bằng chiếm 15,01% và vùng
biển chiếm 13,3%. Ngoài biển là hàng trăm hòn đảo nhỏ, phần lớn là đảo đá
vơi chính là vùng vịnh Bái Tử Long xinh đẹp.
Dân cư thị xã Cẩm Phả hầu hết là người Kinh (92,2%), cịn lại đáng kể
là người Sán Dìu (3,9%), Tày, Nùng.... Người Cẩm Phả phần lớn là công
nhân ngành than, có gốc từ vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Thị xã Cẩm Phả ngày nay được thành lập ngày 12-11-1936, gồm 11
phường (Mơng Dương, Cửa Ơng, Cẩm Thịnh, Cẩm Phú, Cẩm Đông, Cẩm
Tây, Cẩm Thành, Cẩm Trung, Cẩm Thủy, Cẩm Thạch, Cẩm Sơn) và 5 xã
(Quang Hanh, Cẩm Bình, Dương Huy, Cẩm Hải, Cộng Hịa). Trung tâm văn
hố, chính trị, thương mại, dịch vụ là ở phường Cẩm Trung và phường Cẩm
Tây.
Năm 1884, sau khi chiếm được Bắc Kỳ, thực dân Pháp bắt triều đình
Huế khế ước bán khu mỏ Hịn Gai, Cẩm Phả và mộ dân nghèo khắp nơi về
đây khai thác than. Cùng với Hòn Gai, Cẩm Phả là một trong những nơi hình
thành giai cấp cơng nhân Việt Nam. Họ bị thực dân Pháp áp bức, bóc lột một
cách tàn ác nên sớm tìm đường đấu tranh để tự giải phóng giai cấp.


Cuối năm 1928, chi bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội
- tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam - đầu tiên ở Cẩm Phả, Cửa

Ông ra đời.
Đêm mùng 6, rạng sáng mùng 7/11/1929, lá cờ búa liềm của giai cấp
công nhân mỏ Cẩm Phả treo trên đầu cẩu số 1 ở cảng Cửa Ông.
Đầu năm 1930, chi bộ đầu tiên của Đảng Công sản Việt Nam ở Cẩm
Phả, Cửa Ông được thành lập. Từ đây, phong trào công nhân mỏ đã được
nâng lên một tầm mới với những thắng lợi vẻ vang, góp phần cho sự thành
cơng của cơng cuộc giải phóng miền Bắc, thống nhất nước nhà.
Ngày 22/4/1955 khu mỏ Cẩm Phả đã hồn tồn được giải phóng, chấm
dứt 72 năm sống trong cảnh nô lệ lầm than dưới sự đô hộ của thực dân Pháp.
Trong suốt những năm hồ bình và những năm chiến tranh chống Mỹ, nhân
dân Cẩm Phả đã dũng cảm vượt qua gian khổ để tiếp tục sản xuất than vừa
cung cấp cho nhu cầu của miền Bắc, vừa để xuất khẩu.
Cẩm Phả có rất nhiều tiềm năng về phát triển kinh tế như du lịch, công
nghiệp khai thác chế biến than, cơ khí, chế tạo máy, cơng nghiệp đóng tàu và
đặc biệt có cảng than Cửa Ơng có thể tiếp nhận tàu trọng tải hàng vạn tấn.
Cẩm Phả có vùng núi đá vơi rộng lớn, là nguồn ngun liệu dồi dào cho việc
phát triển các ngành sản xuất xi măng, nhiệt điện và vật liệu xây dựng.
Tài nguyên lớn nhất ở Cẩm Phả là than đá. Tổng tiềm năng ước tính
trên 3 tỷ tấn trong tổng số 8,4 tỷ tấn trữ lượng than Quảng Ninh. Khả năng
xuất khẩu than của Cẩm Phả có thể lên tới 6 – 7 triệu tấn/ năm. Chất lượng
than tốt, tiện đường chuyên chở ra cảng nước sâu. Ngoài than, antimon ở Khe
Sim - Dương Huy, đá vơi ở Quang Hanh, nước khống đều là những tài
nguyên quí hiếm. Cẩm Phả là trung tâm sản xuất than của Quảng Ninh và của
cả nước. Ngoài các mỏ than lớn như Cọc Sáu, Ðèo Nai, Cao Sơn, Mơng
Dương, Khe Chàm, Dương Huy, Thống Nhất cịn có những nhà máy cơ khí


lớn, nhà máy sàng tuyển than và bến cảng, công ty địa chất và các xí nghiệp
xây lắp, vận tải. Trong tương lai Thị xã Cẩm Phả sẽ trở thành một khu công
nghiệp điện. Tổng công suất đạt trên 3.000 MW. Hiện nay, Nhà máy nhiệt

điện Cẩm Phả (khu vực Cầu 20, phường Cẩm Thịnh) có cơng suất 300 MW
đã được xây dựng từ năm 2006 và đến tháng 4 năm 2009 đã phát điện. Ngồi
ra, tại phường Mơng Dương sẽ xây dựng 02 nhà máy điện khác có tổng cơng
suất 2400MW, tại Phường Cẩm Thịnh sẽ có dự án Nhà máy điện Cẩm Thịnh
với công suất 400MW-450MW.
Nhà máy xi măng Cẩm Phả được xây dựng tại Km số 6, đây là nhà máy
có cơng suất lớn nhất trong nước hiện nay. Nhà máy này sẽ sản xuất Clanh ke phục vụ sản xuất xi măng tại Cẩm Phả và tại Vũng Tàu để phục vụ nhu cầu
xây dựng trong nước. Ngồi ra, hàng năm Cẩm Phả cịn sản xuất khoảng
100.000 tấn đá vôi, khai thác hơn 100.000m3 đá.
Các Nhà máy Chế tạo thiết bị điện, Cơ khí trung tâm và Nhà máy chế
tạo máy than Việt Nam là các trung tâm cơ khí sản xuất, sửa chữa thiết bị
phục vụ cho ngành than và công nghiệp chung cho cả nước.
Cảng Cửa Ơng là cảng nước sâu và có thể tiếp nhận các tàu có sức chứa
5 - 7 vạn tấn vào cảng tiếp nhận hàng. Ngoài biển, Cẩm Phả cịn có cảng nổi
như Hịn Nét, là điểm bốc rót hàng triệu tấn than hàng năm phục vụ cho xuất
khẩu. Ngồi ra cịn có các cảng lẻ như Km số 6, 10 - 10, Đá Bàn, Khe Dây,
Cẩm Y... cũng là các cảng lẻ phục vụ cho việc bốc rót than cho nội địa và vật
liệu xây dựng như cát, đá, xi măng...
Thị xã Cẩm Phả cịn có đất nơng nghiệp khoảng 1.196ha, trong đó đất
trồng rau màu và cấy lúa 434ha, đất có mặt nước có thể ni trồng thuỷ sản
315ha. Cẩm Phả có 2 khu đất làm muối nhưng nay chỉ còn một khu và ngày
càng thu hẹp. Ðất lâm nghiệp khá rộng, trong đó rừng tự nhiên 12.094 ha. Trữ
lượng gỗ của rừng tự nhiên trên 600.000m3 và rừng trồng trên khoảng


200.000m3 gỗ. Xưa có nhiều lâm sản nay rừng đã kiệt quệ. Cẩm Phả có nghề
khai thác hải sản với hơn 50km bờ biển, nhưng chủ yếu là đánh bắt trong bờ,
sản lượng thấp. Sản lượng khai thác hải sản hiện nay là 600 tấn/năm.
Cẩm Phả cịn có nguồn nước khoáng ở Quang Hanh. Nước khoáng
Quang Hanh được xét nghiệm, phân tích, đánh giá là có chất lượng cao có tác

dụng phục hồi sức khỏe và chữa trị một số bệnh.
Thị xã Cẩm Phả còn là một địa chỉ về di tích, thắng cảnh, du lịch như
Thành Cẩm Phả, đảo Dều, Vũng Đục, Hịn Hai, đảo Nêm với mn màu
mn vẻ.
Đảo Dều: đẹp một cách hoang vu, yên tĩnh. Đến đây, du khách khơng
chỉ được tắm mình, dạo chơi trên bãi cát trắng trải dài trên 1km2 dưới những
hàng phượng vĩ, dừa, thơng…; mà cịn được vui chơi cùng những chú khỉ trên
đảo.
Vũng Đục: một di tích lịch sử ghi dấu sự chiến đấu anh dũng của quân
và dân Cẩm Phả, chiến tích của một thời kỳ kháng chiến chống Pháp oanh liệt
của dân tộc.
Hòn Hai và đảo Nêm: là hai khu đảo nằm trong Vịnh Bái Tử Long có
phong cảnh thơ mộng, bãi tắm cát trắng thoai thoải trải dài. Là nơi nghỉ
dưỡng lý tưởng cuối tuần cho du khách với nhiều dịch vụ đa dạng.
2.1.2 Đặc điểm văn hố, phong tục
Cẩm Phả có một nền văn hóa lâu đời, “văn hóa Hạ Long” đã được đi
vào lịch sử như một mốc tiến hóa của những nền văn minh sông Hồng, sông
Mã, sông Lam…do các cư dân lập nghiệp đến đây mang theo. Những nét
truyền thống văn hóa đa dạng, đa dân tộc đó cịn lưu giữ lại trong cách ăn, ở,
mặc, sinh hoạt, vui chơi, giải trí, phong tục, tập qn, tín ngưỡng, tơn giáo và
lao động…


Về phong tục và văn hóa, ngư dân Cẩm Phả hiện nay còn lưu giữ
những câu hát giao duyên cổ xưa, đó là lối hát đúm, hị biển và hát đám cưới.
Trong đó, theo cụ Nguyễn Văn Cải, ngư dân cao tuổi cho hay: “hát đám cưới
của nơi đây không kém gì lối hát của người quan họ Kinh Bắc, và đám cưới
của cư dân vạn chài cũng khá đặc biệt vì theo phong tục chỉ được tổ chức
trong những ngày rằm vì đây là lúc trên Vịnh có trăng sáng, cá ăn tản, người
dân chài không đi đánh cá”.

Một nét đặc sắc trong văn hoá khiến Cẩm Phả khác biệt hẳn so với các
vùng khác là bên cạnh những di sản văn hố mang nét truyền thống, Cẩm
Phả cịn có một nền “văn hố cơng nhân mỏ” mang đậm hơi thở của cuộc
sống cơng nghiệp hiện đại, góp phần làm cho kho di sản văn hoá của Quảng
Ninh ngày càng thêm phong phú, đa dạng. Văn hóa cơng nhân vùng Mỏ
được hình thành và phát triển gần 150 năm, gắn liền với quá trình lao động,
đấu tranh cách mạng. Văn hóa vùng Mỏ là sự kết hợp của hai yếu tố: những
nét văn hóa truyền thống chắt lọc tinh hoa của khắp các vùng miền trong cả
nước và văn hóa hiện đại ra đời từ cuộc sống cơng nghiệp. Nhiều loại hình
văn hóa hiện đại đã được xây dựng như nghệ thuật biểu diễn cá Voi, công
viên nhạc nước... Những hoạt động văn hóa truyền thống được biểu diễn
chuyên nghiệp trên các phương tiện và sân khấu hiện đại, quy mơ hồnh
tráng mang tầm cỡ quốc tế đã nâng cao giá trị nghệ thuật dân tộc.
Cẩm Phả còn là một trong những thị xã có kho di sản văn hoá lớn,
phong phú và đa dạng với hơn 40 trên tổng số 541 di sản vật thể toàn tỉnh
Quảng Ninh. Đó là những đình, chùa, đền, miếu, danh lam thắng cảnh và
270 trên tổng số 2.848 hồ sơ di sản văn hố phi vật thể tồn tỉnh. Đó là
những phong tục, tập quán, trò chơi dân gian…
Thị xã Cẩm Phả có tới 3 di tích đã được xếp hạng di tích cấp Quốc
gia.


- Di tích Lịch sử Ngã tư đường lên mỏ Đèo Nai thuộc phường Cẩm
Tây, thị xã Cẩm Phả đã được xếp hạng cấp Quốc gia năm 1997. Đây là nơi
mở đầu cuộc tổng bãi công của ba vạn thợ mỏ ngày 12/11/1936. Sau khi
chiếm được vùng mỏ Quảng Ninh, thực dân Pháp đã nhanh chóng tổ chức bộ
máy thống trị của chúng và xúc tiến thăm dò, khai thác than đá. Chúng dùng
mọi thủ đoạn để đạt được lợi nhuận tối đa trên cơ sở bần cùng hóa triệt để
nguời thợ mỏ. Vốn đã mang trong lòng tinh thần quật khởi của dân tộc và mối
thù giai cấp sâu sắc, công nhân mỏ nơi đây đã không ngừng vùng lên đấu

tranh chống lại bọn tư bản thực dân và bè lũ tay sai của chúng. Cuộc tổng bãi
công của ba vạn thợ mỏ được mở đầu bằng cuộc bãi công của công nhân mỏ
Cẩm Phả ngày 12/11/1936, với quy mơ rộng lớn trên tồn khu mỏ. Thời gian
bãi cơng diễn ra liên tục 17 ngày đêm. Cuộc tổng bãi cơng là q trình đấu
tranh cách mạng đầy hy sinh gian khổ nhưng vô cùng anh dũng của công
nhân mỏ gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Cuộc bãi
công mãi mãi là niềm tự hào, là sự cổ vũ lớn lao đối với thế hệ công nhân khu
mỏ và nhân dân các dân tộc Quảng Ninh. Ngày 25/9/1996, nhân kỷ niệm 60
năm tryền thống công nhân mỏ, Đài tưởng niệm 12/11/1936 đã được khởi
công xây dựng, cơng trình nằm cạnh ngã tư đường lên mỏ Đèo Nai.
- Cụm di tích Lịch sử Xí nghiệp Tuyển than Cửa Ông thuộc phường
Cửa Ông, thị xã Cẩm Phả đã được xếp hạng cấp Quốc gia tại Quyết định số
3457/VH-QĐ, ngày 05/11/1997 của Bộ Văn hố Thơng tin (nay là Bộ Văn
hố, Thể thao và Du lịch).
- Di tích Lịch sử Văn hố Đền Cửa Ơng thuộc phường Cửa Ông, thị xã
Cẩm Phả đã được xếp hạng cấp Quốc gia tại Quyết định số 100/VH-QĐ, ngày
21/1/1989 của Bộ Văn hoá (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch).
Các di sản văn hoá của Cẩm Phả được trải dài theo cả thời gian: từ khi
con người đặt chân đến đây ở giai đoạn đồ đá, đồ đồng (cách ngày nay hàng


ngàn năm) đến các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn, giai đoạn chống Pháp,
chống Mỹ...và theo cả không gian, với sự phân bố từ miền núi tới hải đảo.
Bên cạnh đó, Cẩm Phả là địa phương có đại gia đình các dân tộc Việt Nam
như: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Sán Chay, Sán Chỉ, Hoa… mỗi dân tộc lại có
những bản sắc văn hoá riêng.
Các lễ hội ở Cẩm Phả là những giá trị văn hóa phi vật thể quý báu tồn
tại trong đời sống văn hóa tinh thần của người Cẩm Phả. Các lễ hội truyền
thống ở đây mang đặc trưng của ba vùng: Vùng núi - dân tộc thiểu số, vùng
biển và vùng đồng bằng. Thực tế do nhiều nguyên nhân khác nhau mà các lễ

hội của đồng bào dân tộc thiểu số cịn lại tới nay khơng nhiều. Tuy nhiên,
các dân tộc thiểu số nơi đây lại có sự đóng góp vơ cùng to lớn vào kho tàng
văn học dân gian của dân tộc. Đây là một di sản văn hóa phi vật thể nữa tồn
tại qua hàng trăm năm của Cẩm Phả. Trong nền văn học dân gian của họ,
ngoài một số truyện kể theo lối tiểu thuyết thì có lối kể truyện theo thể thất
ngơn trường thiên, một loại thơ rất thích hợp với lối kể lể, tự sự của đồng
bào như "Suồng Cổ" của người Sán Chỉ... Ngoài ra thơ ca, múa và nhạc cụ
cũng góp một phần khơng nhỏ trong kho tàng văn học nghệ thuật dân gian,
các điệu múa phong phú hấp dẫn như: múa chuông, múa trống của người
Dao; múa Chim gâu, Xúc tép của người Sán Chỉ... Nhạc cụ có: đàn tính của
dân tộc Tày; tù và bằng sừng trâu, sáo sơna bằng vỏ ốc của người Sán Dìu.
Mỗi loại hình văn hoá đều mang sắc thái riêng của mỗi dân tộc, nó thể hiện
rõ nhu cầu và bản sắc lối sống của họ. Ðây là một tiềm năng dồi dào để phát
triển văn hoá và du lịch ở Cẩm Phả.
Tất cả những điều trên cho thấy trình độ văn minh của các cư dân Cẩm
Phả - Quảng Ninh không hề thua kém nền văn minh của các cư dân vùng
đồng bằng Bắc Bộ.


2.1.3 Nguồn gốc, kiến trúc và giá trị di tích đền Cửa Ông
2.1.3.1 Nguồn gốc, kiến trúc đền Cửa Ông
Đền Cửa Ông thuộc phường Cửa Ông, thị xã Cẩm Phả. Đền nằm trên
một ngọn núi thấp trong Vịnh Bái Tử Long. Từ cầu 20 đi theo trục đường
18A về phía Đông, vượt qua cảng than trải dài 3km, men theo bờ Vịnh Bái Tử
Long, đứng ở ngã ba trung tâm phường Cửa Ơng, du khách có thể nhìn thấy
đền Cửa Ông với nóc Tam Quan trạm khắc Rồng phượng lấp lánh.
Đền Cửa Ơng khơng chỉ được nhân dân trong tỉnh Quảng Ninh biết tới
mà nhân dân trong cả nước cũng tìm đến đây để dâng hương.
Mặt đền quay ra Vịnh Bái Tử Long, bốn mùa hưởng khơng khí trong
lành của biển cả, lưng đền tựa vào vách núi hưởng sự che chở, bao dung của

đất mẹ. Giữa một vùng công nghiệp than tấp nập, đền vẫn toát lên vẻ đẹp trầm
mặc, uy nghi vốn có. Đền nằm trong tổng thể các di tích, danh lam, thắng
cảnh của Vịnh Hạ Long - một trong những kỳ quan thiên nhiên thế giới.
Ngày xưa, đền Cửa Ông chỉ là một am (am cỏ), dựng dưới gốc cây cổ
thụ, bên bờ Cửa Suốt
“ Miếu Đức Ông là nơi Cửa Suốt
Khách vãng lai thường mộ cúng dâng”
( Trích Bài ca nhập trình của người đi biển vùng Đơng Bắc )
Đức Ơng được nói đến trên đây là Hồng Cần - người con của vùng
Đơng Bắc đã có cơng đánh giặc ngoại xâm. Ở cuốn sách “Đồng Khánh dư địa
chí lược”-1886 đã ghi chép rằng: “Miếu thờ Hoàng Cần đặt tại địa phận thị xã
Cẩm Phả, tức gọi Miếu Đức Ông. Các triều vua phong tặng cho Đức Ông
tước hiệu Khâm Sai Thái Bạch Xuyên Quốc Công Thần. Nhân dân trong châu
và thuyền Bắc Nam qua lại, cũng như quan quân chinh phạt đi qua cầu đảo
đều linh ứng”.


Sách “Đại Nam nhất thống chí” - bộ sử chính thống dưới triều Nguyễn
chép:
“ Ngày xưa có giặc răng trắng, miệng vàng thường cướp bóc nhân dân
vùng ven biển Đơng Bắc. Hoàng Cần là người Hải Lạng (Tiên Yên) tự mình
chiêu mộ trai tráng trong vùng, lập thành đội quân đánh đuổi giặc. Với chiếc
cọc tre trong tay, Hoàng Cần “tả xung hữu đột” đã đánh tan được quân giặc
và đuổi bọn tàn quân chạy thục mạng lên biên giới phía Bắc. Đuổi giặc đến xã
Vơ Ngại (nay thuộc huyện Bình Liêu - Quảng Ninh), Hồng Cần cắm ngược
cọc tre xuống đất làm mốc giới. Từ đó trở đi, tre nơi đây đều mọc ngược. Sau
khi Hoàng Cần chết, vua ban sắc phong cho Hồng Cần làm Khâm Sai Đơng
Đạo Tiết Chế, người địa phương lập Miếu thờ ông.
Cũng trong cuốn sách này, vị trí Miếu thờ Hồng Cần được miêu tả
như sau :

“Cửa Suốt cách châu Tiên Yên 48 dặm về phía Tây Nam, phía Nam là
núi đá, phía Bắc là bãi cát, đi ngược lên là khe Châu Lâm và bãi cát Cẩm Phả,
sau bãi cát có đền, sau đền là vườn nhãn”.
Ở những vị trí chiến lược của đất nước, nhất là vùng biên cương như
Cửa Suốt, các triều đại phong kiến Việt Nam thường giao việc trấn ải cho
những tướng tài ba. Vào giữa thời Trần, việc trấn ải được giao cho Hưng
Nhượng Vương Trần Quốc Tảng – con trai thứ ba của Quốc Công Tiết Chế
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Ngay từ khi còn nhỏ, ơng đã là người
“tính khí mạnh mẽ, thích trừ bọn bạo lực”. Năm Trùng Hưng thứ nhất (1285),
quân Nguyên xâm lược lần thứ hai, được tin quân đội nhà Trần không chống
cự nổi phải rút về Vạn Kiếp, Trần Quốc Tảng vội đưa quân của mình từ trang
ấp của mình ở An Sinh (Đơng Triều) cùng qn của các lộ ở Hà Đông, Vân
Trà, Bà Điểm xin làm lực lượng tiên phong để đánh giặc. Cuộc kháng chiến
chống quân Nguyên Mông lần thứ hai thắng lợi, Trần Quốc Tảng là một trong


×