Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Tìm hiểu tri thức địa phương về sử dụng và quản lý đất trồng của người mường ở xã vân am, huyện ngọc lặc, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.71 MB, 121 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
-----------------------------

TRI THỨC ĐỊA PHƯƠNG VỀ SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ
ĐẤT TRỒNG CỦA NGƯỜI MƯỜNG Ở XÃ VÂN AM,
HUYỆN NGỌC LẶC, TỈNH THANH HÓA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Văn hóa Dân tộc thiểu số
Mã số: 608

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Văn Đạt
Hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Việt Hương

HÀ NỘI - 2012


Nguyễn Văn Đạt

Khóa luận tốt nghiệp

LỜI CẢM ƠN
*
Để hồn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp này. Em xin được gửi lời cảm ơn chân
thành đến các phòng ban trực thuộc UBND huyện Ngọc Lặc đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều
kiện thuận lợi, cung cấp tài liệu khoa học cho đề tài.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn khoa học TS. Nguyễn
Thị Việt Hương, đã hướng dẫn và chỉ bảo cho em những vấn đề trọng tâm của đề tài này
ngay từ khi nghiên cứu, xây dựng đề cương đến khi hoàn thành khóa luận.
Qua đây, em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến các thầy cơ giáo trong khoa Văn


hóa dân tộc thiểu số đã tận tình giảng dạy, cung cấp các kiến thức chuyên nghành, kinh
nghiệm thực tiễn trong suốt khóa học vừa qua.
Đồng thời, em xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình, tạo điều kiện thuận lợi của
cấp chính quyền địa phương và bà con dân tộc Mường xã Vân Am, huyện Ngọc Lặc, tỉnh
Thanh Hóa. Nhân dịp này, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả.
Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù đã rất cố gắng, nhưng do còn hạn chế về
nhiều mặt. Chắc chắn đề tài sẽ khơng tránh khỏi những khuyết điểm, thiếu sót. Em mong
nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu từ các thầy cơ để đề tài được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 05 năm 2012
Sinh viên

Nguyễn Văn Đạt

Khoa: Văn hóa dân tộc thiểu số

Niên khóa: 2008 - 2012


Nguyễn Văn Đạt

Khóa luận tốt nghiệp

MỘT SỐ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT TRONG BÀI
BCH: Ban chấp hành
CNH – HĐH: Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
CNXH: Chủ nghĩa xã hội
DTH: Dân tộc học
DTTS: Dân tộc thiểu số
DS/KHHGĐ: Dân số, kế hoạch hóa gia đình

HĐND – UBND: Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân
HTX – DVNN: Hợp tác xã – dịch vụ nông nghiệp
HTX: Hợp tác xã
KHXH: Khoa học xã hội
NPK: Phân bón NPK
NXB: Nhà xuất bản
R-R-V-R: Rừng – Rẫy – Vườn – Ruộng
TN & MT: Tài nguyên và môi trường
TNTN: Tài nguyên thiên nhiên
TW: Trung ương
VAC – R: Vườn – Ao – Chuồng – Ruộng
VAC: Vườn – Ao – Chuồng

Khoa: Văn hóa dân tộc thiểu số

Niên khóa: 2008 - 2012


Nguyễn Văn Đạt

Khóa luận tốt nghiệp

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................. 3
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................... 4
3.1. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 4
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................... 4
4. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 5

5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 5
6. Đóng góp của đề tài ........................................................................................ 6
7. Bố cục của đề tài ............................................................................................ 6
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI MƯỜNG Ở XÃ VÂN AM,
HUYỆN NGỌC LẶC, TỈNH THANH HÓA ................................................. 8
1.1. Khái quát về xã Vân Am, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa ..................... 8
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên .................................................................................... 8
1.1.2. Đặc điểm xã hội ........................................................................................ 11
1.2. Khái quát về người Mường ở xã Vân Am, Ngọc Lặc, Thanh Hóa ............. 14
1.2.1. Tộc danh, dân số và sự phân bố dân cư ................................................... 14
1.2.2. Lịch sử tộc người và quá trình cư trú ...................................................... 17
1.2.3. Hoạt động kinh tế ..................................................................................... 19
1.2.4. Thiết chế xã hội truyền thống ................................................................... 22
1.2.5. Phong tục tập quán truyền thống ............................................................. 23
1.2.6. Văn hóa vật chất truyền thống ................................................................. 25
1.2.7. Văn hóa tinh thần ..................................................................................... 27
Tiểu kết: .............................................................................................................. 30

Khoa: Văn hóa dân tộc thiểu số

Niên khóa: 2008 - 2012


Nguyễn Văn Đạt

Khóa luận tốt nghiệp

Chương 2: TRI THỨC ĐỊA PHƯƠNG VỀ VIỆC SỬ DỤNG VÀ QUẢN
LÝ ĐẤT TRỒNG CỦA NGƯỜI MƯỜNG Ở VÂN AM, NGỌC LẶC,
THANH HÓA TRONG TRUYỀN THỐNG ................................................ 32

2.1. Khái niệm tri thức địa phương .................................................................... 32
2.2. Nhận thức của người Mường về các loại đất trồng...................................... 34
2.3. Tri thức địa phương của người Mường trong việc sử dụng
các loại đất...... .................................................................................................... 36
2.3.1. Tri thức địa phương trong việc sử dụng đất ruộng nước ......................... 36
2.3.1.1. Tri thức trong canh tác ruộng nước ....................................................... 36
2.3.1.2. Tri thức trong canh tác đất mạ ............................................................. 38
2.3.1.3. Tri thức làm đất ruộng nước ................................................................. 40
2.3.1.4. Tri thức trong gieo cấy ruộng nước ...................................................... 44
2.3.1.5. Tri thức trong chăm sóc và thu hoạch .................................................. 49
2.2.2. Tri thức địa phương trong sử dụng đất nương rẫy ................................... 51
2.2.3. Tri thức địa phương trong sử dụng đất Vườn .......................................... 57
2.2.4. Tri thức địa phương trong sử dụng đất Đồi - Rừng ................................. 58
2.3. Tri thức địa phương của người Mường trong việc quản lý các loại
đất trồng ............................................................................................................. 61
2.3.1. Tri thức địa phương trong quản lý đất ruộng nước ................................. 61
2.3.2. Tri thức địa phương trong quản lý đất nương rẫy ................................... 65
2.3.3. Tri thức địa phương trong việc quản lý đất vườn .................................... 68
2.3.4. Tri thức địa phương trong việc quản lý đất đồi - rừng ............................ 69
2.4. Các tập tục liên quan đến việc sử dụng và quản lý đất trồng
của người Mường ............................................................................................... 72
Tiểu kết: ............................................................................................................. 74

Khoa: Văn hóa dân tộc thiểu số

Niên khóa: 2008 - 2012


Nguyễn Văn Đạt


Khóa luận tốt nghiệp

Chương 3: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY VỐN TRI THỨC ĐỊA PHƯƠNG
TRONG SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ ĐẤT CỦA NGƯỜI MƯỜNG Ở VÂN
AM, NGỌC LẶC, THANH HÓA ................................................................... 77
3.1. Đánh giá tác động của tri thức địa phương đến việc sử dụng và quản lý
đất trồng của người Mường ở Vân Am - Ngọc Lặc ........................................... 77
3.1.1. Những tác động tích cực .......................................................................... 77
3.1.2. Những hạn chế ......................................................................................... 78
3.2. Thực trạng sử dụng và quản lý đất trồng của người Mường Vân Am
hiện nay ............................................................................................................... 79
3.3. Những nhân tố tác động đến việc người Mường ít sử dụng tri thức
địa phương trong sử dụng và quản lý đất trồng hiện nay ................................... 82
3.3.1. Tác động của luật đất đai ........................................................................ 82
3.2.2. Chính sách giao đất, giao rừng ............................................................... 83
3.3.3. Tác động từ các chính sách phát triển kinh tế - xã hội ............................ 84
3.4. Một số giải pháp bảo tồn và phát huy vốn tri thức địa phương trong
sử dụng và quản lý đất của Mường Vân Am hiện nay........................................ 86
3.5. Một số đề xuất kiến nghị của đề tài ............................................................ 90
Tiểu kết: ............................................................................................................. 92
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 97
DANH SÁCH NGƯỜI CUNG CẤP TÀI LIỆU ............................................ 99
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 100

Khoa: Văn hóa dân tộc thiểu số

Niên khóa: 2008 - 2012



Nguyễn Văn Đạt
tốt nghiệp

Khóa luận
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Văn hóa các dân tộc thiểu số như những sợi chỉ màu lấp lánh, vừa đa
dạng và độc đáo để thêu dệt lên tạo thành “ tấm thổ cẩm ” cho nền văn hóa
Việt Nam. Dân tộc Mường - một trong những dân tộc thiểu số có dân cư đơng
đúc, có cảnh quan mơi sinh phong phú. Trong q trình tồn tại và phát triển
của mình, người Mường đã sáng tạo ra những giá trị văn hóa vơ cùng đặc sắc.
Đó là một nền “Văn hóa thung lũng” đậm đà bản sắc góp phần làm cho nền
văn hóa Việt Nam thêm phong phú đa dạng.
Thật vậy; cùng với nền văn hóa lâu đời của cộng đồng các dân tộc Việt
Nam. Dân tộc Mường đã tạo nên một nền văn hóa mang bản sắc riêng, phản
ánh truyền thống, lịch sử hình thành và niềm tự hào dân tộc. Đối với đồng bào
Mường, tài nguyên thiên nhiên được xem là môi trường sống quan trọng. Đó
khơng chỉ là nguồn sống khơng thể thiếu mà cịn là nét biểu tượng văn hóa
của dân tộc Mường. Trong đó 3 loại tài nguyên thiên nhiên không thể thiếu và
được xem là quan trọng nhất gồm: đất, nước và rừng…
Trong quá trình sinh sống và gắn bó với tự nhiên, người Mường cũng
như các dân tộc khác ở Việt Nam đã tích lũy cho mình những tri thức dân
gian quý báu, những hiểu biết, kinh nghiệm về sử dụng và quản lý tài nguyên
thiên nhiên để phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa bàn nơi cư trú. Tài
nguyên đất được xem là tư liệu sản xuất có giá trị nhất quyết định sự sinh tồn
và no đủ của cộng đồng, gắn liền với sự hưng thịnh, giàu có của làng. Đồng
thời là một đối tượng thờ cúng quan trọng. Tuy nhiên, vốn tri thức này đang
dần bị mai một cùng với sự cạn kiệt của tài nguyên thiên nhiên, nhất là khi
dân số tăng nhanh, tốc độ đơ thị hóa đang diễn ra từng ngày từng giờ… làm

cho đất đai đang dần bị thu hẹp và thối hóa.

Khoa: Văn hóa dân tộc thiểu số

Niên khóa: 2008 - 2012


Nguyễn Văn Đạt
tốt nghiệp

Khóa luận

Chính vì thế; tìm hiểu, nghiên cứu tri thức địa phương vì mục tiêu bảo
vệ và khai thác tốt các nguồn tài nguyên thiên nhiên nói chung, tài nguyên đất
nói riêng, phục vụ cho sự phát triển bền vững ở vùng miền núi, dân tộc hiện
nay có ý nghĩa thực tiễn lớn lao.
Kiến thức bản địa là lời giải cho nhiều bài toán phát triển cộng đồng và
đang được nhiều nhà khoa học, nhà dân tộc học, nhà quản lý môi trường chú
ý... tuy nhiên hoạt động nghiên cứu kiến thức bản địa ở Việt Nam cịn rất hạn
chế. Văn hóa Mường ở Việt Nam nói chung và ở Ngọc Lặc - Thanh Hóa nói
riêng đã được nghiên cứu nhiều, nhưng tri thức địa phương, kiến thức bản địa
của người Mường trong canh tác sử dụng và quản lý đất trồng lại ít được quan
tâm ghi chép, tư liệu hóa rõ ràng cụ thể.
Do đó cần có những nghiên cứu nhằm bảo tồn phát huy nguồn tri thức
địa phương. Việc nghiên cứu tìm hiểu những tri thức địa phương trong việc
sử dụng và quản lý tài nguyên đất hiện nay sẽ góp phần quan trọng trong việc
bảo lưu những giá trị văn hóa truyền thống của người Mường. Giúp ta nhìn
nhận được chính xác hơn diện mạo văn hóa của một tộc người, từ đó thúc đẩy
hơn nữa sự phát huy các giá trị văn hóa tộc người. Qua đó nhằm phục vụ cho
nhiệm vụ phát triển bền vững ở khu vực người Mường nói riêng, vùng miền

núi các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung.
Là sinh viên khoa Văn hóa dân tộc thiểu số, Trường Đại học Văn hóa
Hà Nội. Người viết mạnh dạn chọn đề tài: Tìm hiểu tri thức địa phương về sử
dụng và quản lý đất trồng của người Mường ở xã Vân Am, huyện Ngọc Lặc,
tỉnh Thanh Hóa làm đề tài khóa luận tốt nghiệp, với mong muốn đóng góp
một phần nhỏ vào công tác bảo tồn và phát huy vốn tri thức dân gian địa
phương của người Mường trong việc quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên
thiên nhiên này một cách hợp lý.

Khoa: Văn hóa dân tộc thiểu số

Niên khóa: 2008 - 2012


Nguyễn Văn Đạt
tốt nghiệp

Khóa luận

Trên cơ sở nghiên cứu đó sẽ góp phần cung cấp và làm sáng tỏ thêm
những cứ liệu khoa học nhằm nhận diện và đánh giá đúng sự vận động của
văn hóa Mường nói riêng, văn hóa các dân tộc Việt Nam nói chung, góp phần
xây dựng và phát triển một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc
dân tộc.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Việc nghiên cứu dân tộc Mường đã được nhiều nhà khoa học trong và
ngoài nước quan tâm. Đã có nhiều hội nghị, hội thảo về văn hóa Mường đã
được tổ chức ở một số quốc gia trên thế giới đã thu hút được sự chú ý của
nhiều nghành khoa học khác nhau.
Ở Việt Nam, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu đề cập đến các lĩnh vực

khác nhau trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của tộc người Mường. Có
thể đề cập đến các cơng trình tiêu biểu như: Người Mường (địa lí nhân văn và
xã hội học) của Jean Cusinier, Tập quán hoạt động kinh tế của một số dân tộc
thiểu số ở Tây Bắc Việt Nam của Trần Bình, Người Mường ở Việt Nam của
Bùi Tuyết Mai, Người Mường ở Hịa Bình của Trần Từ, Văn hóa dân gian
Mường của Cao Sơn Hải, Văn hóa truyền thống một số tộc người ở Hịa Bình
của Nguyễn Thị Thanh Nga, Gia đình và hơn nhân của dân tộc Mường ở Phú
Thọ của Nguyễn Ngọc Thanh...
Những năm gần đây, các chuyên khảo về tri thức địa phương của người
Mường trong sử dụng và quản lý tài nguyên thiên nhiên xuất hiện ngày càng
nhiều trong các cơng trình nghiên cứu như: Tri thức địa phương của người
Mường trong sử dụng và quản lý tài nguyên thiên nhiên của hai tác giả
Nguyễn Ngọc Thanh; Trần Hồng Thu. Hay trong luận văn thạc sĩ của tác giả
Mai Văn Tùng về: Tri thức địa phương về sử dụng và quản lý tài nguyên
thiên nhiên của người Mường ở huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa…

Khoa: Văn hóa dân tộc thiểu số

Niên khóa: 2008 - 2012


Nguyễn Văn Đạt
tốt nghiệp

Khóa luận

Như vậy, đã có rất nhiều nghiên cứu bàn về tri thức địa phương của
người Mường trong việc quản lý tài nguyên thiên nhiên, nhưng phần lớn cịn
chung chung, nặng về nghiên cứu vùng, rất ít cơng trình đi sâu vào nghiên
cứu điểm một cách có hệ thống. Do đó, cần có một nghiên cứu sâu tìm hiểu

nhận thức của người Mường về tài nguyên thiên nhiên, phong tục tập quán
trong quản lý các loại đất trồng, để đưa ra những cách thức ứng dụng các tri
thức bản địa vào việc sử dụng và giữ gìn bảo vệ hiệu quả các tài nguyên thiên
nhiên của khu vực mà người Mường đang sinh sống.
Trên địa bàn của huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều cơng
trình nghiên cứu về văn hóa Mường. Tuy chưa có cơng trình chuyên biệt nào
về vấn đề tri thức địa phương, song đan xen trong các phần viết của một số
công trình ít nhiều có đề cập đến những chuyển biến của một hay một vài khía
cạnh nào đó của văn hóa Mường nơi đây. Nói chung đây là nguồn tư liệu quý
giá giúp người viết thực hiện đề tài.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Thơng qua việc tìm hiểu tri thức địa phương trong sử dụng và quản lý
các loại đất trồng của người Mường ở xã Vân Am, huyện Ngọc Lặc - Thanh
Hóa. Đề tài nhằm đánh giá những giá trị tích cực của kho tàng tri thức này, từ
đó đề xuất những giải pháp bảo tồn và phát huy hơn nữa những ảnh hưởng
tích cực đó tới đời sống của người Mường hiện nay nói riêng, tới bản sắc văn
hóa các tộc người ở Việt Nam nói chung.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, đề tài sẽ phải giải quyết những nhiệm vụ
sau:

Khoa: Văn hóa dân tộc thiểu số

Niên khóa: 2008 - 2012


Nguyễn Văn Đạt
tốt nghiệp


Khóa luận

- Giới thiệu những nét tổng quan về người Mường ở xã Vân Am, huyện
Ngọc Lặc - Thanh Hóa. Đây là cơ sở tiền đề biến những nội dung cơ bản của
việc ứng dụng tri thức địa phương của người Mường.
- Khảo sát chi tiết những biểu hiện cụ thể của tri thức địa phương trong
việc sử dụng và quản lý tài nguyên đất của người Mường ở Vân Am - Ngọc
Lặc, Thanh Hóa.
- Đề xuất những giải pháp góp phần bảo tồn và phát huy vốn tri thức
địa phương trong sử dụng và quản lý đất đai trên địa bàn người Mường ở Vân
Am - Ngọc Lặc một cách hợp lý; giúp chính quyền địa phương các cấp đề ra
và thực hiện tốt các chính sách dân tộc, các chương trình phát triển kinh tế,
văn hóa, xã hội phù hợp với tộc người Mường trong thời kì mở cửa hội nhập,
phát triển CNH - HĐH đất nước.
4. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung tìm hiểu Tri thức địa phương trong sử dụng và quản lý
đất trồng của người Mường với 3 phương diện biểu hiện sau:
- Việc nhận thức về quá trình khai thác, sử dụng và quản lý các loại đất
trồng.
- Những kinh nghiệm, tập tục trong việc canh tác, sử dụng và quản lý
các loại đất trồng.
- Những phong tục tập quán có liên quan đến việc sử dụng và quản lý
nguồn tài nguyên đất.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau. Trong đó
người viết chủ yếu sử dụng các phương pháp điền dã dân tộc học qua khảo sát
thực tế, quan sát thu thập tài liệu tại địa phương; tiến hành điều tra xã hội học,

Khoa: Văn hóa dân tộc thiểu số


Niên khóa: 2008 - 2012


Nguyễn Văn Đạt
tốt nghiệp

Khóa luận

phỏng vấn người dân… bên cạnh đó đề tài cịn sử dụng các phương pháp
thống kê, phân tích tổng hợp, so sánh đối chiếu trên cơ sở tài liệu sẵn có từ
các nguồn sách báo, tạp chí trong các thư viện và nguồn tài liệu từ mạng
internet.
6. Đóng góp của đề tài
Đề tài là cơng trình chuyên sâu nghiên cứu về vốn tri thức dân gian,
nhằm cung cấp cho bạn đọc hiểu biết về tri thức địa phương của cộng đồng
Mường ở Vân Am - Ngọc Lặc trong việc sử dụng và quản lý, bảo vệ nguồn
tài nguyên đất trong truyền thống cũng như hiện nay.
Từ việc tìm hiểu, phân tích, đánh giá, đề tài góp phần làm rõ những sắc
thái tộc người trong văn hóa Mường. Tập trung làm rõ các vấn đề về tri thức
địa phương trong sử dụng và quản lý tài nguyên đất trồng (đất ruộng nước,
ruộng mạ, đất nương rẫy, đất rừng - vườn - đồi…). Qua đó phần nào cho thấy
sự vận động và biến đổi trong qua trình nhận thức, đúc rút những kinh nghiệm
thực tiễn, vốn tri thức dân gian của người Mường với tài nguyên đất nói riêng,
và các tài nguyên thiên nhiên khác nói chung. Trên cơ sở đó đề tài đã đề xuất
được một số giải phát nhằm giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa cộng
đồng Mường trong giai đoạn hiện nay.
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham
khảo trong việc nghiên cứu văn hóa Mường, cũng có thể giúp cho các nhà
quản lý tại địa phương có cơ sở lí luận và thực tiễn trong việc giải quyết các
vấn đề kinh tế - văn hóa - xã hội. Hoạch định các chính sách phát triển bền

vững khu vực người Mường nói riêng, và vùng các dân tộc thiểu số miền núi
Việt Nam một cách có hiệu quả hơn trong thời kì CNH - HĐH, hội nhập và
phát triển ở nước ta hiện nay.
7. Bố cục của đề tài

Khoa: Văn hóa dân tộc thiểu số

Niên khóa: 2008 - 2012


Nguyễn Văn Đạt
tốt nghiệp

Khóa luận

Ngồi phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của đề tài được thực hiện trong 3 chương:
Chương 1: Khái quát về người Mường ở Xã Vân Am, huyện Ngọc
Lặc, tỉnh Thanh Hóa.
Chương 2: Tri thức địa phương về việc sử dụng và quản lý đất trồng
của người Mường ở Vân Am, Ngọc Lặc, Thanh Hóa trong truyền thống.
Chương 3: Bảo tồn và phát huy vốn tri thức địa phương trong sử
dụng và quản lý đất trồng của người Mường ở Vân Am, Ngọc Lặc, Thanh
Hóa.

Khoa: Văn hóa dân tộc thiểu số

Niên khóa: 2008 - 2012



Nguyễn Văn Đạt
tốt nghiệp

Khóa luận
Chương 1

KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI MƯỜNG Ở XÃ VÂN AM, HUYỆN
NGỌC LẶC, TỈNH THANH HÓA
1.1. Khái quát về xã Vân Am, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa
1.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Ngọc Lặc là huyện miền núi nằm giữa ở khu vực miền tây tỉnh Thanh
Hóa. Ngọc Lặc nằm trong tọa độ từ 19055’ đến 20055’ vĩ độ Bắc, từ 105031’
đến 104055’ kinh độ Đơng. Trung tâm hành chính của huyện nằm ở
20004’08” vĩ độ Bắc, 105022’39” kinh độ Đông 1
Như vậy; về mặt vị trí địa lý, Ngọc Lặc là vùng chuyển tiếp giữa khu
vực đồng bằng châu thổ và khu vực miền núi của tỉnh Thanh. Vì thế; Ngọc
Lặc là huyện giàu tiềm năng kinh tế, có vị trí chiến lược hiểm yếu trong bảo
vệ biên giới, an ninh quốc phịng của Thanh Hóa và cả nước.
Xã Vân Am là một xã vùng sâu, vùng xa của huyện Ngọc Lặc. Cách
trung tâm huyện lỵ 12 km về phía tây. Xã có tổng diện tích tự nhiên là
44.88,45ha, với tổng số 972 hộ dân và 5.737 nhân khẩu. Xã gồm có 17 thơn
bản với 4 dân tộc cùng sinh sống đó là người Mường, Thái, Dao và người
Kinh. Trong đó người Mường tập trung sinh sống tại đây chiếm tới hơn 80%
trong tổng số dân cư của xã.
+ Ranh giới hành chính của Xã
Phía đơng giáp xã Cao Ngọc và Minh Sơn (Ngọc Lặc)
Phía tây giáp huyện Thường Xuân và huyện Lang Chánh
Phía nam giáp xã Phùng Giáo (Ngọc Lặc)
Phía bắc giáp xã Mỹ Tân (Ngọc Lặc)


1

Nguồn: Ban địa chính xã Vân Am

Khoa: Văn hóa dân tộc thiểu số

Niên khóa: 2008 - 2012


Nguyễn Văn Đạt
tốt nghiệp

Khóa luận

Với dân số đơng, địa bàn phức tạp lại tiếp giáp với nhiều huyện trong
tỉnh. Đặc biệt là kinh tế xã hội phát triển, giao lưu kinh tế được mở rộng hơn,
đa dạng hơn. Vì vậy; Vân Am là xã giàu tiềm năng kinh tế, có vị trí chiến
lược hiểm yếu trong bảo vệ biên giới, an ninh quốc phòng của huyện Ngọc
Lặc và tỉnh Thanh Hóa.
* Địa hình và đất đai
Vân Am có tổng diện tích tự nhiên là 4483.98 ha. Trong đó đất nơng
nghiệp là 3845.20 ha; đất phi nông nghiệp là 349.48 ha; đất lâm nghiệp có
rừng là 2683.70 ha; đất ở là 114.67 ha; đất chuyên dùng là 93.66 ha; đất sông
suối, núi đá, nghĩa trang - nghĩa địa và mặt nước chuyên dùng là 141.15ha;
và diện tích đất chưa sử dụng là 289.30ha…2
Do nằm ở vùng đồi núi phía tây huyện Ngọc Lặc thuộc vị trí giáp liền
giữa vùng châu thổ và miền núi, lại ảnh hưởng bởi dải đồi núi trung lưu sơng
Mã và sơng Chu nên địa hình Vân Am tương đối phức tạp. Vừa có đồng bằng,
lại vừa có đồi núi, đặc biệt là núi đá vơi. Vùng núi cao và thoai thoải chiếm

quá nửa diện tích thuận tiện cho việc trồng các loại cây công nghiệp, cây
nguyên liệu và trồng rừng kết hợp với kinh tế trang trại tổng hợp.
Đây cũng là nơi có nhiều cánh đồng thung lũng chân núi thuận lợi cho
trồng lúa, hoa màu, rau quả và chăn ni đại gia súc. Đó là nguồn tiềm năng
lớn để Vân Am phát triển các nghành khai thác lâm sản, trồng rừng, phát triển
cây nguyên liệu, xây dựng mơ hình kinh tế nơng - lâm kết hợp, chăn ni gia
súc gia cầm...
* Khí hậu, thời tiết
Vân Am nằm trong vùng khí hậu “á nhiệt đới” nóng ẩm, hơi giống với
khí hậu vùng Tây Bắc. Tuy vậy; tính chất gió mùa ở đây đã suy yếu và biến
tính, đặc biệt là vào nửa đầu mùa hạ. Vùng chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió
2

Nguồn: Ban địa chính xã Vân Am - số liệu báo cáo Phòng TN & MT huyện Ngọc Lặc (
ngày 1/7/2011).

Khoa: Văn hóa dân tộc thiểu số

Niên khóa: 2008 - 2012


Nguyễn Văn Đạt
tốt nghiệp

Khóa luận

tây vào khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm. Về mùa đông,
tiết trời âm u, mưa phùn, gió bấc... là vùng chịu ảnh hưởng của gió mùa đơng
bắc, có mùa đơng lạnh kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Độ ẩm tương
đối cao xấp xỉ 85%. Về mùa hè có mưa nhiều nhất vào khoảng từ tháng 4 đến

tháng 9, lượng mưa trung bình khoảng 2.400mm/năm nhưng do phân bố
không đều trong năm nên thường gây ra úng lụt vào mùa mưa và hạn hán vào
mùa khô. Nhiệt độ trung bình /năm là 33.5 0c. Thời kỳ có gió Phơn Tây nam (
người dân thường gọi là gió Lào ), thời tiết khơ, nóng. Nhiều ngày nhiệt độ
lên tới 41 - 42 0c.
* Sơng ngịi và chế độ thủy văn
Huyện Ngọc Lặc có ba dịng sơng lớn: Sơng Âm từ biên giới Lào chảy
qua huyện Lang Chánh vào Ngọc Lặc về phía tây nam qua các xã Vân Am,
Phùng Giáo, Phùng Minh đổ ra sông Chu. Sông Cầu Chày còn gọi là Ngọc
Chày từ Thạch Lập đến Thúy Sơn, Ngọc Khê, chảy qua trung tâm huyện rồi
chảy đến các huyện Thọ Xuân, Yên Định, Thiệu Hóa rồi nhập vào sơng Mã
tại Xã Định Cơng (n Định). Phía bắc và Đông bắc huyện là sông Chu chảy
qua các xã Ngọc Liên, Lộc Thịnh, Cao Thịnh rồi chảy qua các huyện n
Định, Hà Trung. Mạng lưới sơng ngịi, khe suối dày đặc trên đất Ngọc Lặc đã
tạo điều kiện để phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp, cung ứng nguồn nước
cho sản xuất đồng thời tạo điều kiện phát triển giao thông đi lại và thủy điện
nhỏ cho vùng.
* Thảm thực vật, hệ động vật và tài nguyên khoáng sản
Do nằm ở vị trí là gạch nối giữa đồng bằng châu thổ và miền núi nên
vùng có hệ thống thảm thực vật khá phong phú, đa dạng. Vùng núi cao có
rừng dày trồng nhiều cây lâm sản quý như: Sến, lát hoa, keo tai tượng, xoan,
luồng, giang, nứa… vùng đồi núi thấp thuận lợi cho các loại cây lương thực,
cây nguyên liệu, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày.

Khoa: Văn hóa dân tộc thiểu số

Niên khóa: 2008 - 2012


Nguyễn Văn Đạt

tốt nghiệp

Khóa luận

Vân Am có nhiều núi đá vôi nên đây là nơi cung cấp đá nguyên liệu
cho nghành vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, huyện Ngọc Lặc đã
phát hiện được các mỏ quặng khoáng sản với trữ lượng vừa và nhỏ như: mỏ
sắt ở xã Cao Ngọc, mỏ quặng Crômit ở xã Phùng Giáo, mỏ Đồng, phơtphorít
ở xã Lộc Thịnh…
Tóm lại; thiên nhiên nơi đây đã tạo cho mảnh đất Vân Am - Ngọc Lặc
màu mỡ, giàu tài nguyên khoáng sản để phát triển kinh tế - xã hội. Song thiên
nhiên cũng gây khơng ít khó khăn: khí hậu khắc nghiệt, rét đậm rét hại, lũ
ống, sạt lở đất, hạn hán… đồng thời thiên nhiên cũng in đậm trong dấu ấn tri
thức địa phương và trong mọi thành tố văn hóa của từng tộc người đang sinh
sống trong vùng, từ trong gian khó, thử thách đã hun đúc nên những phẩm
chất cao đẹp. Đồng bào các dân tộc trong vùng đã phát huy ưu thế về điều
kiện tự nhiên, phát triển kinh tế, giữ vững an ninh quốc phòng ở vùng đất bản
lề giữa vùng thượng du và đồng bằng có vị trí chiến lược quan trọng về kinh
tế, văn hóa, quốc phịng ở tỉnh Thanh Hóa. Vậy nên; vùng đất Ngọc Lặc thật
xứng đáng với tên gọi thành phố miền tây của Thanh Hóa.
1.1.2. Đặc điểm xã hội
* Hệ thống hạ tầng cơ sở
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được xây dựng theo xu hướng xây
dựng nông thôn mới. Hệ thống giao thông liên thôn, liên xã được nâng cấp và
làm mới, đáp ứng yêu cầu vận chuyển hàng hóa bằng phương tiện cơ giới. Hệ
thống thủy lợi được nâng cấp, làm mới hàng chục hồ, đập vừa và nhỏ đáp ứng
ngày càng tốt hơn yêu cầu chống úng và chống hạn. Hệ thống bưu chính viễn
thơng, điện nước được đầu tư, phát triển phục vụ đắc lực sản xuất và đời sống
đồng bào trong xã.
* Thành tựu phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa

Là một xã miền núi giáp lền với vùng châu thổ, Vân Am hội nhập đầy
đủ các yếu tố hình thành, phát triển một nền kinh tế - xã hội mang tính kết

Khoa: Văn hóa dân tộc thiểu số

Niên khóa: 2008 - 2012


Nguyễn Văn Đạt
tốt nghiệp

Khóa luận

hợp giữa vùng đồng bằng và trung du miền núi. Nền kinh tế của xã cơ bản là
nền kinh tế nơng lâm nghiệp được hình thành phát triển khá sớm, sản xuất
nông nghiệp là sự kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi, làm ruộng nước và
nương rẫy. Trong những năm gần đây, đồng bào các dân tộc Vân Am tiến
hành tạo dựng lại vốn rừng. Tuy nhiên, các nghề thương mại, dịch vụ và tiểu
thủ cơng nghiệp chậm phát triển, sản xuất cịn mang tính chất tự cấp, tự túc.
+ Kinh tế: trong những năm qua, Đảng ủy, HĐND - UBND xã đã tập
trung đẩy mạnh chiến dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển kinh tế tồn
diện. Thu nhập bình qn ( tính theo giá hiện tại) là 9,6 triệu đồng/ người/
năm; lương thực bình quân đầu người là: 385 kg/ người/năm. Tốc độ tăng
trưởng GDP tăng từ 9,17/ năm (2003 -2005) lên 11,66/ năm (2009 - 2011).
+ Xây dựng cơ bản: xã đã khởi công xây dựng và bàn giao đưa vào sử
dụng cơng trình nước sạch theo dự án nước sạch nông thôn tại làng Vân
Thượng, huy động nhân dân các làng đóng góp hàng trăm ngày cơng tu sửa
các tuyến đường liên thôn, liên xã. Chủ động tu sửa bai, đập kênh mương để
phục vụ sản xuất, đảm bảo nước tưới tiêu cho mùa vụ và chủ động phòng
chống thiên tai trong mùa mưa.

+ Địa chính: giải quyết tốt các tranh chấp đất đai ở khu trung tâm và
các làng. Tiến hành cấp đất cho nhân dân được 3 làng đạt 17,6% kế hoạch.
Thực hiện công tác đổi điền dồn thửa tại 7 làng (Làng Bà, Ba Nhà, Giỏi Hạ,
Khén Nội, Khén Ngoại, Làng Sống, Làng Liếu) nâng tổng số làng được dồn
thửa đổi điền lên 8 làng toàn xã.
+ Cơng tác văn hóa - xã hội: tham gia ngày hội văn hóa truyền thống
các dân tộc huyện Ngọc Lặc lần thứ III năm 2011. Làm tốt công tác thông tin
tuyên truyền cho nhân dân thực hiện tốt cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa
XIII và bầu cử Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016; tuyên truyền
vận động nhân dân thực hiện các chỉ thị, nghị quyết số 02 của BCH tỉnh ủy và
chỉ thị số 03 của Bộ chính trị khóa XI.

Khoa: Văn hóa dân tộc thiểu số

Niên khóa: 2008 - 2012


Nguyễn Văn Đạt
tốt nghiệp

Khóa luận

Làm tốt cơng tác thơng tin tuyên truyền cho nhân dân về các chủ
trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với vùng đặc biệt
khó khăn, phát động nhiều phong trào văn hóa - thể thao, xây dựng gia đình
văn hóa, nếp sống văn minh, khu dân cư văn hóa ở các làng.
+ Giáo dục: chỉ đạo làm tốt công tác tổng kết và đánh giá chất lượng
học sinh trong năm học 2010 - 2011. Kết quả khối trung học có 597 học sinh,
tỷ lệ học sinh lên lớp đạt 98%; khối tiểu học có 478 học sinh, tỷ lệ học sinh
lên lớp đạt 98%; khối mầm non có 347 học sinh, tỷ lệ học sinh lên lớp đạt

100%.
+ Y tế, DS/KHHGĐ: xã đã tập trung chỉ đạo công tác khám chữa bệnh
cho nhân dân. Trong năm tổng số lượt đến khám chữa bệnh là 4.893 lượt
người. Thực hiện phun tẩm hóa chất phịng bệnh sốt rét cho nhân dân. Chỉ
đạo cơng tác tuyên truyền pháp lệnh dân số cho nhân dân. Thực hiện tốt kế
hoạch phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em, cấp phát đầy đủ thẻ khám
chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi. Làm tốt công tác tuyên truyền các tháng
hành động vì sức khỏe và vệ sinh an tồn thực phẩm.
+ An ninh - quốc phịng, thơng tin truyền thơng: cơng tác An ninh quốc phịng được giữ vững, các tệ nạn xã hội giảm mạnh. Hoạt động dịch vụ
có những bước phát triển cả về loại hình và quy mô đáp ứng nhu cầu sản xuất
và đời sống của nhân dân. Mạng lưới dịch vụ thương mại, cơng tác điểm bưu
điện văn hóa xã, đài phát thanh địa phương ngày càng được hồn thiện và mở
rộng.
+ Chính sách xã hội: để đạt được các thành tựu về kinh tế, văn hóa, xã
hội như hiện nay. Đồng bào các dân tộc trong xã đã không ngừng nỗ lực vươn
lên xóa đói giảm nghèo, cộng với đó là sự hỗ trợ tích cực của các cấp ủy
chính quyền trung ương và địa phương. Trong hơn 15 năm qua, Đảng và
chính quyền huyện Ngọc Lặc đã ban hành các chính sách cụ thể sau: tháng 5 -

Khoa: Văn hóa dân tộc thiểu số

Niên khóa: 2008 - 2012


Nguyễn Văn Đạt
tốt nghiệp

Khóa luận

1996, Huyện ủy ra nghị quyết 02 chỉ đạo toàn huyện chiến dịch cơ cấu mùa

vụ, cây trồng vật nuôi; thực hiện nghị quyết 07 của Ban thường vụ tỉnh ủy về
khuyến khích phát triển trang trại, triển khai thực hiện nghị định 77 của chính
phủ về bảo vệ rừng, huyện đã mở hàng trăm lớp tập huấn bảo vệ rừng cho
nhân dân.v.v…
1.2. Khái quát về người Mường ở xã Vân Am, Ngọc Lặc, Thanh Hóa
Trước hết phải khẳng định người Mường ở Vân Am - Ngọc Lặc là một
bộ phận của cộng đồng người Mường Việt Nam. Vì vậy; người Mường ở đây
vẫn mang trong mình bản sắc chung của văn hóa Mường:
Củ mài, rau sắng, măng đắng, mật ong
Cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui, ngày lui tháng tới
hay:
Cơm nếp, cơm chăm, trên nương, trên nà
Cá nhỏ cá to, trong ao, dưới suối
Săn đuổi trong rừng được thú, được chim
Đi hái, đi tìm, được rau, được quả [ 2, tr.56]
Tuy nhiên; khi bắt đầu đi sâu tìm hiểu kĩ, ta vẫn nhận ra sắc thái địa
phương rất xứ Thanh, đó là tính phong phú mang nét đặc sắc văn hóa vùng
biên cương tỉnh Thanh. Đồng thời cũng phần nào cho ta cảm nhận được sắc
thái văn hóa ở đây đậm chất nắng gió của miền trung khắc nghiệt.
1.2.1. Tộc danh, dân số và sự phân bố dân cư
* Tộc danh
Do những đặc điểm về vị trí địa lý, lịch sử cư dân của vùng núi tỉnh
Thanh. Có thể nói; Ngọc Lặc là một điểm giao thoa trong nội bộ tộc người
Mường, giữa các nhóm Mường trong và ngồi tỉnh. Qua đó góp phần làm
sáng tỏ những giá trị của văn hóa Mường xứ Thanh - một vùng văn hóa giàu
sắc thái văn hóa vùng biên và những dấu ấn của mối quan hệ Việt - Mường.

Khoa: Văn hóa dân tộc thiểu số

Niên khóa: 2008 - 2012



Nguyễn Văn Đạt
tốt nghiệp

Khóa luận

Người Mường ở Ngọc Lặc - Thanh Hóa tự gọi mình là Moibi (mà theo
tên tự gọi thì người Mường ở đây tự xưng là: Mon, Mol hay Mual, Mul… có
nghĩa là người). Với tên gọi Moibi thì bộ phận người ở Ngọc Lặc rõ ràng là từ
vùng Mường Bi của Hà Sơn Bình di cư vào.
Lý giải rõ hơn về tên gọi Moibi tác giả Nguyễn Dương Bình đã viết: “
Trước đây Molbi là tên tự gọi của những người có quê hương ở vùng Mường
Bi: Moibi hoặc Molbi - Mường Bi. Về thực chất tộc danh Molbi khơng có ý
nghĩa khinh rẻ dân tộc. Từ “Mol” ở đây chỉ người Mường theo cách gọi của
người Thái, còn “ Bi ” nhằm chỉ địa phương xuất phát của nhóm người đó.
Lâu dần Moibi trở thành tên gọi chính thức của một nhóm Mường địa phương
rồi được coi như tên gọi của một dân tộc” 3
* Dân số và sự phân bố dân cư
Tính đến ngày 1/4/1999: theo thống kê của ban Dân tộc và miền núi
Thanh Hóa. Tổng số người Mường ở Thanh Hóa là 322.869 người, dân số
Mường phân bổ ở các huyện miền núi như sau:
TT
1
2
3
4
5
6
7

8
9
10
11

Tên huyện
Mường Lát
Quan Hóa
Quan Sơn
Bá Thước
Ngọc Lặc
Lang Chánh
Thường Xuân
Cẩm Thủy
Thạch Thành
Như Thanh
Như Xuân

Số nhân khẩu

Tỉ lệ (%)

231
9.242
625
46.638
55.581
15.820
1.390
52.550

68.387
17.402
3.189

0,83
22,3
1,79
47
44
37,43
1,6
56,8
50,4
21,9
5.75

3

Nguyễn Dương Bình, Tìm hiểu thành phần người Moi Bi ở miền Tây tỉnh Thanh Hóa, Tạp chí
Dân tộc học, số 2, 1974, tr. 33 - 41.

Khoa: Văn hóa dân tộc thiểu số

Niên khóa: 2008 - 2012


Nguyễn Văn Đạt
tốt nghiệp

Khóa luận


Biểu 1.1: Sơ đồ biểu thị người Mường phân bổ ở các huyện miền núi Thanh Hóa
700
600
500
400
Nhân Khẩu

300

tỉ lệ

200
100
0

Mường
lát

Quan
sơn

Ngọc
Lặc

Thường
Xn

Thạch
Thành


Như
Xn

(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Ngọc Lặc)
Ngồi ra; người Mường còn cư trú xen kẽ tại 26 xã thuộc các huyện
vùng thấp với tổng số là 14.817 người.
Theo số liệu thống kê từ cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở của Chi cục
thống kê huyện Ngọc Lặc ngày 21/7/2011. Dân số toàn huyện là 143.648
người, Trong đó dân tộc Mường chiếm 68,5% dân số tồn huyện. Còn lại là
dân tộc Dao: 1,01%, dân tộc Kinh: 29,6%, dân tộc Thái: 0,76%, các dân tộc
khác: 0,13%. Có thể khẳng định rằng với dân số đông, cư trú trên một địa bàn
rộng. Vậy nên; văn hóa Mường nơi đây là nổi trội hơn so với các dân tộc khác
và ln giữ vai trị là "trung tâm điểm" trong huyện.
Tỉ lệ
Thái, 0.76
Dao, 1.01

DT khác, 0.13
Mường

Kinh, 29.6

Kinh
Dao
Thái
Mường, 68.5

DT khác


Biểu 1.2: Sơ đồ thành phần cư dân ở huyện Ngọc Lặc
(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Ngọc Lặc)

Khoa: Văn hóa dân tộc thiểu số

Niên khóa: 2008 - 2012


Nguyễn Văn Đạt
tốt nghiệp

Khóa luận

1.2.2. Lịch sử tộc người và quá trình cư trú
Ở Việt Nam hiện nay, người Mường đã trở thành tộc danh chính thức.
Các quan điểm về người Mường có nguồn gốc bản địa và chung nguồn gốc
với người Việt vẫn được duy trì ủng hộ. Đại bộ phận các nhà khoa khọc đều
thống nhất người Mường là bộ phận dân cư bản địa mà tổ tiên trực tiếp của họ
là người Lạc - Việt. Một trong các chủ nhân của nền văn hóa Đơng Sơn và
văn minh sơng Hồng nổi tiếng. Có nhiều ý kiến chủ trương họ là những cư
dân bản địa, có người lại cho rằng họ thiên di từ Hịa Bình vào.
Thuở xa xưa, vùng miền núi xứ Thanh là nơi sinh tụ của người Mường,
sau đó là người Thái, Thổ, Khơ Mú, Dao và sau này, khoảng chừng mấy thế
kỷ gần đây là người HMông, người Việt (Kinh). Nhiều dữ liệu đều cho chúng
ta thấy, có một bộ phận người Mường đã có mặt từ rất sớm ở vùng núi xứ
Thanh.
Nhận xét về cảnh quan, môi trường tự nhiên và con người huyện Ngọc
Lặc. Sách Địa chí tỉnh Thanh Hóa viết: “ Nếu xét dưới góc độ sinh thái thì
đây là khu vực của vùng nhiệt đới và hệ sinh thái, thảm thực vật, hệ động vật
rất phong phú và đa dạng. Tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sống định cư với

sự xuất hiện sớm của nghề nông. Người ta gặp ở đây các thung lũng màu mỡ
của vùng Mường Vìn, Sông Âm, Mường Um, Cổ Lũng... nơi đây cũng là nơi
dân cư đơng đúc, nơi hình thành nên các Mường Lớn với các dòng họ nối đời
làm Lang đạo” 4.
Điều này chứng tỏ rằng khu vực này người Mường ở đây đã cư trú từ
rất lâu đời.
Sách Địa chí tỉnh Thanh Hóa cũng ghi: “ huyện Ngọc Lặc được thành
lập từ năm 1925. Xưa kia đây là rừng núi đại ngàn, chỉ có người Mường sinh
sống. Mường Ống, Mường Ai được coi là Mường gốc. Mường Ống, Mường
4

Địa chí tỉnh Thanh Hóa, Nxb Khoa học xã hội, H.1999, tr.37

Khoa: Văn hóa dân tộc thiểu số

Niên khóa: 2008 - 2012


Nguyễn Văn Đạt
tốt nghiệp

Khóa luận

Ai xưa kia hầu hết là địa bàn của huyện Bá Thước và Ngọc Lặc ngày nay. Từ
“Ống” trong lớp từ Mường cổ có nghĩa là lớn. Những địa danh này có từ
trong sử thi, truyền thuyết của người Mường”.
Biểu 1.3: Các Mường truyền thống ở Ngọc Lặc
TT

Tên Mường (xưa)


Tên thuộc xã (hiện nay)

1

Mường Rặc

Quang Trung, Ngọc Liên

2

Mường Men

Minh Sơn

3

Mường Um

Vân Am, Phùng Giáo

4

Mường Ứn

Phúc Thịnh, Nguyệt Ấn

5

Mường Cao


Cao Thịnh, Ngọc Trung

6

Mường Vìn

Kiên Thọ

7

Mường Vực Lồi

Ngọc Trung

(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Ngọc Lặc)
Còn trong quan niệm của người Mường ở Thanh Hóa, bộ phận người
Mường có mặt từ lâu đời ở vùng núi xứ Thanh gọi là: người Mường trong, bộ
phận từ người Mường từ các tỉnh khác di cư vào gọi là người Mường ngoài.
Về vấn đề này, tác giả Vương Anh nêu cụ thể rằng: “người Mường Xứ
Thanh được cấu thành ít nhất từ ba dịng chính: gốc người Mường từ tỉnh Hịa
Bình di dân vào… tràn vào đất Thanh Hóa hầu hết gồm các tộc hệ ở đất
Mường ( Bi, Vang, Thàng, Động…) đều là những Mường lớn của bà con Hịa
Bình. Tất nhiên chủ yếu vẫn là dân vùng Mường Bi, được gọi là Moibi hoặc
Monbi. Bộ phận thứ hai là q trình vận động của người Việt hóa, hoặc Thái
hóa. Bộ phận đáng chú ý nhất và cũng là cái lõi của vùng Mường Xứ Thanh là
tộc Mường bản địa, tính bản địa của bộ phận đáng kể này khơng pha tạp,
khơng lẫn lộn vào hai dịng trên từ tiếng nói, trang phục của bộ nữ phục ” 5
Vương Anh, Đặc trưng văn hóa Mường Thanh Hóa, trong sách Kỷ yếu Văn hóa dân tộc Mường,
xuất bản 1995, tr. 208 - 209.


5

Khoa: Văn hóa dân tộc thiểu số

Niên khóa: 2008 - 2012


Nguyễn Văn Đạt
tốt nghiệp

Khóa luận

Nghiên cứu về Đặc điểm phân bố các tộc người ở miền núi Thanh Hóa,
tác giả Lê sỹ Giáo cũng có ý kiến về vấn đề này: “bộ phận đáng kể người
Mường ở Thanh Hóa là di cư từ Hịa Bình vào, cịn một số khác là những bộ
phận người Việt, người Thái bị Mường hóa. Tuy nhiên chúng ta khơng thể
phủ nhận tính bản địa của một bộ phận người Mường. Phần lớn những người
Mường hiện tại đều muốn xem mình là người dân bản địa ” 6
Trong Kỷ yếu đẻ đất đẻ nước của tỉnh Thanh Hóa xuất bản năm 1974,
đã chủ trương rằng: người Mường là cư dân vốn hình thành tại chỗ.
Như vậy; Có thể nói người Mường ở Ngọc Lặc cùng với cộng đồng
Mường ở Thanh Hóa là sự hội tụ của ba nguồn chính: nguồn thứ nhất là bộ
phận người Mường bản địa, nguồn thứ hai là do quá trình Việt hóa hay Thái
hóa trở thành người Mường, nguồn thứ ba là những người Mường di cư từ
tỉnh ngoài vào đặc biệt ở Hịa Bình mà nhiều nhất, rõ rệt nhất là ở vùng
Mường Bi.
1.2.3. Hoạt động kinh tế
* Trồng trọt
Cũng giống như hầu hết các dân tộc ở Tây Bắc, trồng trọt là hoạt động

kinh tế chủ đạo đảm bảo đời sống của nhân dân xưa kia. Tuy nhiên; do điều
kiện tự nhiên ưu đãi cũng như sự chủ động của đồng bào nên việc trồng trọt ở
đây tương đối thuận lợi và đạt năng suất cao.
Môi trường thung lũng chân núi đã tạo điều kiện thuận lợi cho người
Mường làm ruộng nước. Loại hình sản xuất trên được tiến hành ở những nơi
có địa hình bằng phẳng gần sơng ngịi, những doi đất nhỏ hẹp dưới chân các
dãy núi, ven các đồi gị thấp. Với nghề nơng nghiệp ruộng nước, dĩ nhiên
công cụ sản xuất chủ yếu của họ là cày, bừa, cuốc, liềm, hái… cây trồng chủ
yếu là lúa các loại, ngô, sắn, khoai, lạc, đỗ… trong đó cây lúa với hàng chục
6 Lê Sỹ Giáo, Đặc điểm phân bố của các tộc người ở miền núi Thanh Hóa, tạp chí dân tộc học số
5/1997, tr. 58.

Khoa: Văn hóa dân tộc thiểu số

Niên khóa: 2008 - 2012


×