Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Tập quán cưới xin truyền thống người đan lai huyện con cuông tỉnh nghệ an và tác động đến phong trào xây dựng đời sống văn hóa mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 89 trang )

1

TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ VĂN HÓA – NGHỆ THUẬT

TẬP QUÁN CƢỚI XIN TRUYỀN THỐNG CỦA NGƢỜI ĐAN
LAI HUYỆN CON CUÔNG – TỈNH NGHỆ AN VÀ TÁC
ĐỘNG ĐẾN PHONG TRÀO XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG
VĂN HÓA MỚI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ VĂN HÓA – NGHỆ THUẬT

Giảng viên hướng dẫn: Th.s Phạm Bích Huyền
Sinh viên thực hiện

: Lương Thị Bình

Lớp

: QLVH 9B
Hà Nội – 2012

Khóa luận tốt nghiệp

Lương Thị Bình – QLVH 9B


21

LỜI CẢM ƠN


Sau quá trình học tập, rèn luyện tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội
với sự giúp đỡ tận tình của cơ giáo Th.s Phạm Bích Huyền, cùng với sự cố
gắng nỗ lực của bản thân đã giúp em hồn thành bài khóa luận tốt nghiệp
này. Qua đây em xin được gửi tới cô lời cảm ơn chân thành nhất.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến: các thầy cô giáo trong
khoa Quản lý văn hóa; Trung tâm TTTV trường Đại học Văn hóa Hà Nội;
Thư viện tỉnh Nghệ An; chính quyền địa phương huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ
An và bà con dân bản đã cung cấp tư liệu cho bài khóa luận này.
Do thời gian có hạn và trình độ cịn hạn chế nên bài khóa luận khó
tránh khỏi những sai sót nhất định. Rất mong nhận được sự giúp đỡ và chỉ
bảo tận tình của q thầy cơ và độc giả để em có cái nhìn sâu sắc, đúng đắn
hơn phục vụ tốt cho công tác thực tế sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!

Khóa luận tốt nghiệp

Lương Thị Bình – QLVH 9B


23

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ................................................................................................. 6
1. Lý do chọn đề tài ............................................................... 6
2. Mục đích nghiên cứu .......................................................... 7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................ 7
4. Phương pháp nghiên cứu. .................................................... 7
5. Nguồn tư liệu..................................................................... 7
6. Đóng góp của khóa luận ...................................................... 8

7. Bố cục khóa luận................................................................ 8
CHƢƠNG 1 ............................................................................................ 9
KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN................................................. 9
KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN CON CUÔNG – TỈNH NGHỆ AN ...... 9
1.1. Đặc điểm tự nhiên ........................................................... 9
1.1.1. Vị trí địa lý................................................................................ 9
1.1.2. Địa hình .................................................................................. 10
1.1.3. Khí hậu ................................................................................... 10
1.1.4. Sinh vật rừng .......................................................................... 11
1.1.5. Nguồn nước ............................................................................ 12
1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ............................................... 12
1.2.1. Tình hình kinh tế ..................................................................... 12
1.2.2. Đặc điểm văn hóa, xã hội ....................................................... 14
1.3. Tổng quan về người Đan Lai huyện Con Cuông – tỉnh Nghệ
An ....................................................................................... 16
1.3.1. Lịch sử cư trú.......................................................................... 16
1.3.2. Các giá trị văn hóa ................................................................. 18
CHƢƠNG 2 .......................................................................................... 24
TẬP QUÁN CƢỚI XIN TRUYỀN THỐNG CỦA NGƢỜI ĐAN LAI
HUYỆN CON CUÔNG – TỈNH NGHỆ AN ............................................. 24
2.1 Quan niệm chung về hôn nhân .......................................... 24
2.1.1. Các tiêu chuẩn trong hơn nhân ............................................... 25

Khóa luận tốt nghiệp

Lương Thị Bình – QLVH 9B


4
2.1.2 Các quy tắc trong hôn nhân .................................................... 27

2.1.3 Cư trú sau hơn nhân ................................................................ 29
2.2 Q trình dẫn tới hôn nhân và một số luật tục của người Đan
Lai huyện Con cuông – tỉnh Nghệ An ..................................... 29
2.2.1 Quá trình tìm hiểu dẫn tới hơn nhân ........................................ 29
2.2.2 Một số luật tục trong hôn nhân của người Đan Lai ................ 31
2.3 Các nghi lễ trong cưới xin truyền thống của người Đan Lai
huyện Con Cuông - tỉnh Nghệ An ........................................... 32
2.3.1 Các tục lệ trước khi cưới ......................................................... 32
2.3.2. Các tục lệ khi cưới .................................................................. 41
2.3.3 Tục lệ sau khi cưới ................................................................... 49
2.3.4. Một số trường hợp hôn nhân đặc biệt của người Đan Lai ....... 50
2.4. Hôn nhân của người Đan Lai ở huyện Con Cuông ngày nay 52
CHƢƠNG 3 .......................................................................................... 54
TÁC ĐỘNG CỦA TẬP QUÁN CƢỚI XIN TRUYỀN THỐNG
NGƢỜI ĐAN LAI ĐẾN PHONG TRÀO XÂY DỰNG ........................... 54
ĐỜI SỐNG VĂN HÓA MỚI ............................................................... 54
3.1 Khái quát về cơng tác xây dựng đời sống văn hóa ở Con Cuông
........................................................................................... 54
3.1.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề hơn nhân ........... 54
3.1.2 Các tiêu chí của huyện Con Cng về xây dựng đời sống văn
hóa mới ............................................................................................ 55
3.1.3 Kết quả đạt được trong phong trào xây dựng đời sống văn hóa
mới ................................................................................................... 56
3.2 Tập quán cưới xin truyền thống và việc xây dựng đời sống văn
hóa mới ............................................................................... 58
3.2.1 Tác động tích cực từ cưới xin truyền thống của người Đan Lai 59
3.2.2 Tác động tiêu cực từ cưới xin truyền thống của người Đan Lai 61
3.3 Một số nhận xét ban đầu .................................................. 65
3.3.1 Những nét đẹp trong đám cưới người Đan Lai cần phát huy... 65
3.3.2 Những tập tục cần khắc phục ................................................... 66

3.3.3 Phương hướng giữ gìn và phát huy nét đẹp trong hơn nhân của
người Đan Lai .................................................................................. 67
Khóa luận tốt nghiệp

Lương Thị Bình – QLVH 9B


5
3.4 Một số kiến nghị, giải pháp .............................................. 70
3.4.1 Giải pháp phát triển kinh tế ..................................................... 70
3.4.2 Giải pháp về y tế, giáo dục ...................................................... 71
3.4.3 Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động ........................... 72
3.4.4 Huy động, xây dựng và nâng cao nguồn lực ............................ 72
KẾT LUẬN ........................................................................................... 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................. 78
PHỤ LỤCDANH SÁCH NHỮNG NGƢỜI CUNG CẤP TƢ LIỆU .. 80

Khóa luận tốt nghiệp

Lương Thị Bình – QLVH 9B


6

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một đất nước có nền văn hóa đa dạng, phong phú, đặc sắc
với sự thống nhất của hơn 54 dân tộc anh em.Bên cạnh những nét văn hóa
chung tạo nên sự thống nhất đó thì mỗi dân tộc có những nghi lễ, phong tục
tập quán riêng mà không thể trộn lẫn với bất kỳ các dân tộc khác. Một trong

những nét văn hóa đặc trưng, tiêu biểu của các dân tộc đó là tập qn cưới
xin. Việc cưới khơng chỉ đánh dấu một sự kiện quan trọng trong bước đường
đời của đơi lứa mà cịn là một hình thức sinh hoạt văn hóa của cả cộng đồng,
nó đã trở thành tục lệ của bao đời nay tạo nên một dòng chảy liên tục trong
cuộc sống của mỗi con người.
Từ xưa đến nay, lễ cưới là nghi lễ tốt đẹp trong đời sống của tất cả mọi
người ở khắp nơi trên đất nước. Nó gắn với đời sống tâm linh của cộng đồng
dân cư đó, đến với đám cưới ta có thể thấy được những nét văn hóa tiêu biểu,
đặc trưng của các dân tộc. Đám cưới không chỉ là ngày trọng đại của đơi lứa
mà cịn là ngày vui của họ hàng, làng xóm, láng giềng, là dịp để mọi người
gặp gỡ, giao lưu sinh hoạt văn hóa, trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất, là cơ
hội để đôi lứa gái trai tâm tình, tìm hiểu nhau. Bên cạnh những nét văn hóa
đặc sắc, tiêu biểu của các dân tộc đó cũng cịn có nhiều vấn đề đáng quan tâm
trong lễ cưới, đặc biệt là các dân tộc thiểu số như: các tục lệ thách cưới, quan
niệm về hôn nhân, độ tuổi kết hôn... Tuy nhiên, mỗi dân tộc, vùng miền lại có
những đặc trưng riêng, vì vậy cần phải tìm hiểu và làm sáng tỏ. Quan niệm về
cưới xin của người Đan Lai có nhiều điểm khác biệt so với các dân tộc khác,
Là sinh viên năm thứ tư trường Đại Học Văn Hóa Hà Nội, tơi chọn đề tài
“Tập quán cưới xin truyền thống của người Đan Lai huyện Con Cuông –
tỉnh Nghệ An và tác động đến phong trào xây dựng đời sống văn hóa mới”

Khóa luận tốt nghiệp

Lương Thị Bình – QLVH 9B


7
làm khóa luận tốt nghiệp của mình, qua đó nhằm chỉ ra những nét lạc hậu làm
ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của dân tộc, đồng thời đóng góp ý kiến để
giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, nhất là tập quán cưới xin của

người Đan Lai ở xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An.
2. Mục đích nghiên cứu
Khóa luận tập trung tìm hiểu các nghi thức, tập tục trong cưới hỏi của
người Đan Lai, từ đó thấy được sự thay đổi trong đám cưới truyền thống và
đám cưới hiện nay. Đồng thời thấy được những tác động tới việc xây dựng
đời sống văn hóa mới hiện nay, nhận biết được những mặt tồn tại, phát huy
những nét đẹp trong đám cưới của người Đan Lai góp phần làm giàu cho văn
hóa Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Khóa luận chỉ xoay quanh vấn đề tục cưới xin,
những nghi lễ trong cưới xin và những tác động của nó tới việc xây dựng đời
sống văn hóa mới hiện nay của người Đan Lai huyện Con Cuông.
Phạm vi nghiên cứu: lễ cưới của người Đan Lai xã Môn Sơn, huyện
Con Cng, tỉnh Nghệ An.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu tài liệu, các cơng trình có liên quan của các tác giả đi trước
- Khảo sát thực tế, phỏng vấn trực tiếp người dân tại bản Búng, Cò
Phạt, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông – tỉnh Nghệ An.
5. Nguồn tƣ liệu
Nguồn tư liệu nghiên cứu chủ yếu của khóa luận là tài liệu điền dã,
khảo sát thực tế tại xã Mơn Sơn, huyện Con Cng, tỉnh Nghệ An.
Ngồi ra cịn sử dụng tư liệu trong các cơng trình nghiên cứu, các báo,
tạp chí dân tộc học, báo cáo tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương.

Khóa luận tốt nghiệp

Lương Thị Bình – QLVH 9B



8
6. Đóng góp của khóa luận
- Khóa luận đóng góp thêm tài liệu nghiên cứu về lễ cưới của người
Đan Lai huyện Con Cuông – tỉnh Nghệ An.
- Đưa ra những kiến nghị từ đó có thể áp dụng vào thực tiễn nhằm góp
phần nâng cao đời sống văn hóa, đồng thời để bảo tồn và gìn giữ các giá trị
văn hóa tốt đẹp của người Đan Lai huyện Con Cng – tỉnh Nghệ An, góp
phần xây dựng văn hóa tộc người độc đáo và đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.
7. Bố cục khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận và phụ lục nội dung chính của khóa luận
bao gồm:
Chƣơng 1: Khái quát điều kiện tự nhiên – kinh tế -xã hội huyện
Con Cuông – tỉnh Nghệ An.
Chƣơng 2: Tập quán cƣới xin truyền thống của ngƣời Đan Lai
huyện Con Cuông – tỉnh Nghệ An.
Chƣơng 3: Tác động của tập quán cƣới xin truyền thống ngƣời
Đan Lai đến phong trào xây dựng đời sống văn hóa mới.

Khóa luận tốt nghiệp

Lương Thị Bình – QLVH 9B


9

CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN CON CUÔNG – TỈNH NGHỆ AN
1.1. Đặc điểm tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý

Con Cng là huyện miền núi thuộc tỉnh Nghệ An, nằm trong khoang
thứ hai của dải đất miền trung, nằm về phía Tây Nam của tỉnh, phía Bắc giáp
huyện Tương Dương, phía Nam giáp huyện Anh Sơn, phía Đơng giáp huyện
Tân Kỳ và Quỳ Hợp, phía Tây giáp Bu Li Khăm Xay(Lào), với đường biên
giới dài 68km, chiều dài của huyện khoảng 30km, chiều rộng tính theo đường
chim bay khoảng 68km, tổng diện tích tự nhiên 173.381 ha, diện tích sơng
suối và núi đá 8.446 ha, đất nông nghiệp 4.035 ha, đất lâm nghiệp 104.663 ha.
Về địa giới hành chính, huyện có 12 xã, 1 thị trấn, bao gồm:
Thị trấn Con Cuông
Xã Môn Sơn

Xã Lục Dạ

Xã Yên Khê

Xã Bồng Khê

Xã Chi Khê

Xã Châu Khê

Xã Cam Lâm

Xã Lạng Khê

Xã Bình Chuẩn

Xã Đơn Phục

Xã Mậu Đức


Xã Thạch Ngàn

Môn Sơn là xã vùng cao, biên giới của huyện Con Cuông – tỉnh Nghệ
An, đây là xã duy nhất có tộc người Đan Lai sinh sống, phía Bắc giáp xã Lục
Dạ, phía Tây giáp xã Châu Khê, phía Đơng giáp 2 huyện Anh Sơn và Thanh
Chương, phía Nam giáp Lào. Với tổng diện tích tự nhiên của xã là: 40.679,64
ha, diện tích đất lâm nghiệp là 38.419,0 ha.Có đường biên giới với nước bạn
Lào 35km, có 14 thơn bản với tổng số khẩu là: 8.633, tổng số hộ là 1.983 hộ.
Khóa luận tốt nghiệp

Lương Thị Bình – QLVH 9B


10
Đây là vùng đệm của vườn quốc gia Pù Mát, với vị trí địa lý như vậy xã Mơn
Sơn nói riêng và huyện Con Cng nói chung có nhiều điều kiện thuận lợi để
giao lưu, học hỏi để phát triển văn hóa – kinh tế.
1.1.2. Địa hình
Là một huyện miền núi vùng cao, cách thành phố Vinh khoảng 140km,
nhìn chung huyện Con Cng có địa hình tương đối phức tạp, bị chia cắt bởi
nhiều núi đá vôi. Tuy nhiên, lại có dịng sơng Lam và sơng Giăng chảy qua đã
tạo cho vùng có nhiều thung lũng nhỏ và hẹp. Nhìn chung có các dạng địa
hình chính như sau:
- Dạng địa hình đồi: đây là dạng địa hình phổ biến nhất với độ cao
trung bình từ 300-700m. chủ yếu là những dải đồi nhỏ, hẹp.
- Dạng địa hình núi: chủ yếu là núi thấp từ 700-1000m, những dãy
núi này trùng trùng điệp điệp uốn lượn khắp cả huyện Con Cuông.
- Dạng địa hình thung lũng: nằm dọc theo dịng sơng Giăng là các
thung lũng nhỏ và hẹp chủ yếu thuộc các xã Lục Dạ, Mơn Sơn.Tuy nhiên,

dạng địa hình này khơng phổ biến như hai dạng địa hình trên.
Với các dạng địa hình như vậy huyện Con Cng có khá nhiều điều
kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp lúa nước, chăn ni gia súc và
phát triển du lịch.
1.1.3. Khí hậu
Huyện Con Cng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai
mùa phân ra rõ rệt: mùa nóng và mùa lạnh.
+ Mùa nóng: từ tháng 4 đến tháng 9, do chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ
của gió phơn Tây Nam (gió Lào) nên nhiệt độ tăng khá cao, trung bình
khoảng 32oC, nhiệt độ cao nhất vào giữa tháng 6, có ngày lên đến 40oC.
+ Mùa lạnh: từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình
khoảng 15oC. Dưới ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc hơn nữa lại thuộc vùng

Khóa luận tốt nghiệp

Lương Thị Bình – QLVH 9B


11
miền núi nên nhiệt độ giữa ngày và đêm khá chênh lệch, vào ban đêm nhiệt
độ có thể xuống 8oC.
Lượng mưa bình quân hàng năm khoảng 1800mm, vào tháng 8 hàng
năm lượng mưa cao nhất lên đến 800mm, tháng thấp nhất là tháng 1: 20mm.
Độ ẩm khơng khí bình qn là 80%.
Chế độ gió: Mùa đơng có gió mùa Đơng Bắc, tốc độ gió 0,7m/s, thường
mang theo mưa phùn, mùa hè có gió Tây Nam, tốc độ gió 0,5m/s. Tuy nhiên,
ở đây thường xảy ra lũ quét gây thiệt hại lớn về người và của.
Điều kiện tự nhiên như vậy đã tạo thuận lợi cho việc sản xuất cũng như
sinh hoạt của người dân nơi đây. Độ ẩm tương đối cao, do vậy tài nguyên
rừng ở đây phát triển tốt, Con Cng là huyện cịn giữ được nhiều khu rừng

ngun sinh có giá trị để phát triển du lịch sinh thái.
1.1.4. Sinh vật rừng
Tài ngun rừng ở Con Cng có trữ lượng lớn và khá phong phú:
động vật khoảng 66 lồi có vú, 137 lồi chim, 25 lồi lưỡng cư, 45 lồi cá;
thực vật 986 lồi, diện tích rừng thuộc vườn quốc gia Pù Mát có nhiều loại gỗ
quý như: lim, táu, gụ, pơ mu, sến,...và nhiều chủng loại động vật như: voi, hổ,
vượn, khỉ, sao la, gấu, hươu...được bảo vệ khá nghiêm ngặt. Rừng ở đây còn
cho nhiều lâm sản như: nứa, mét, song, mây, giang... làm nguyên liệu lâu dài
cho nghề thủ cơng gia đình nhỏ như đan lát. Ngồi ra cịn phải kể đến cánh
kiến và nguồn dược liệu tự nhiên quý hiếm như: Sa nhân, ngũ xa bì...Có thể
nói rừng là tài ngun khơng chỉ có giá trị đối với riêng huyện Con Cuông,
tỉnh Nghệ An mà còn là “rừng xanh” của cả đất nước. Hiện nay diện tích rừng
và đất rừng được thống kê như sau: Tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp là
104.663 ha, trong đó có 61.752 ha rừng đặc dụng (55.928 ha thuộc khu bảo
tồn thiên nhiên Vườn quốc gia Pù Mát, 5824 ha thuộc khu bảo tồn thiên nhiên
Pù Huống). So với những năm 50 của thế kỷ XX, rừng ở Con Cng đang có

Khóa luận tốt nghiệp

Lương Thị Bình – QLVH 9B


12
nguy cơ bị đe dọa nhiều hơn do tác động nạn phá rừng làm nương rẫy tràn lan
của con người, làm cho diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp. Để nguồn tài
nguyên rừng trở lại phong phú, cần có sự đầu tư hiệu quả của Nhà nước, khai
thác đi đôi với bảo vệ và phát triển rừng, sử dụng hợp lý nhằm ngăn chặn các
tác hại do tự nhiên và con người gây ra cho rừng.
1.1.5. Nguồn nước
Huyện có nhiều sông suối nhỏ rải rác như Khe Mọi, Khe Choăng, Khe

Thơi, sông Giăng...phân bố rộng khắp trên địa bàn. Sông suối Con Cuông
không chỉ cung cấp nguồn nước cho sinh hoạt hang ngày của người dân nơi
đây mà còn có ảnh hưởng rất lớn tới cấu tạo địa hình, cảnh quan. Dịng sơng
Lam bắt nguồn từ hợp lưu của sông Nậm Nơn và Nậm Mộ tại Cửa
Rào(Tương Dương) chảy qua địa phận Con Cng 30km, cịn sơng Giăng
chảy qua Mơn Sơn nhập vào dịng sơng Lam ở Thanh Chương.
Tuy nhiên các con sông thường gây ra lũ lụt, bào mòn lớn vào mùa
mưa gây ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của người dân. Ngồi ra nguồn
nước ngầm có giá trị cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho người dân nhưng
hiện nay chưa có nguồn thống kê cụ thể.
1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
1.2.1. Tình hình kinh tế
+ Nông nghiệp
Người dân huyện Con Cuông sống dựa vào kinh tế nông nghiệp là chủ
yếu, từ xa xưa họ đã biết chọn cho mình những thung lũng màu mỡ, ven các
con sông suối thuận lợi cho nơi sinh hoạt và làm nơi định cư canh tác lâu dài.
Ruộng nước, nương rẫy là nơi để người dân thâm canh cây lúa và sản xuất
hoa màu, trong đó chủ yếu là nươgn rẫy bởi do địa hình đồi núi quy định.
Ngồi hai vụ lúa người dân còn trồng xen canh các loại cây lương thực khác
như: ngơ, khoai, sắn, bầu, bí... Tuy nhiên, năng suất các loại cây trồng trên

Khóa luận tốt nghiệp

Lương Thị Bình – QLVH 9B


13
rẫy phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Hoạt động sản xuất nương rẫy ở Con
Cuông chủ yếu là của người Thái, nương rẫy thường được người dân dùng
cuốc hoặc tay để làm. Đây là hình thức sản xuất phổ biến của cư dân vùng

nhiệt đới ẩm ướt, tất cả các nương nói chung đều phải trải qua các khâu như:
chọn đất, phát rẫy, đốt rẫy, dọn rẫy, gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch hoa
màu hoặc lúa. Theo quan niệm của người dân rừng càng già, nhiều cây cối lâu
năm thì nương rẫy càng tốt. Họ chọn và định hướng sản xuất, ổn định cuộc
sống không di chuyển chỗ ở mà chỉ luân chuyển diện tích canh tác trên nương
rẫy của mình. Sự luân chuyển canh tác theo một chu kỳ khép kín trên một
vùng lãnh thổ nhất định, mỗi một mảnh nương chỉ gieo trồng được 1-3 vụ, rồi
bỏ hóa cho rừng tái sinh sau đó tiếp tục chuyển sang mảnh đất khác, cứ lần
lượt như vậy rồi quay lại đám nương ban đầu.
+ Chăn nuôi: Cùng với trồng trọt, chăn nuôi là hoạt động kinh tế bổ trợ
đã tồn tại từ lâu, chăn nuôi được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau: dùng
để làm sức kéo trong nông nghiệp, làm phương tiện vận chuyển, làm vật
phẩm để hiến tế thần linh trong các dịp lễ tết, và tự túc tự cấp cho cuộc sống
hàng ngày của người dân. Tuy vậy, chăn nuôi ở đây vẫn chỉ là nghề phụ, bổ
trợ cho nông nghiệp, chưa tách khỏi trồng trọt, việc chăn nuôi mới chỉ dừng
lại ở phạm vi gia đình và chủ yếu là nhằm tự túc, tự cấp là chính.
+ Tiểu thủ cơng nghiệp và dịch vụ: Cũng giống như các dân tộc thiểu
số khác, mặc dù có lịch sử phân bố lâu đời nhưng thủ công nghiệp ở huyện
Con Cuông vẫn chỉ là nghề phụ. Tuy nhiên với nhiều mức độ khác nhau
mỗi nghề thủ cơng đều góp phần cùng các hoạt động kinh tế khác đảm bảo
cho những nhu cầu tối thiểu của đời sống tự cung, tự cấp. Đặc biệt ở các xã
Môn Sơn, Lục Dạ nghề thủ công của người Thái nổi bật nhất là dệt, kỹ
thuật dệt đã đạt đến trình độ khá cao, sự tinh xảo và thuần thục thể hiện ở
cả kiểu dệt và hình thức tạo hoa văn trang trí trên sản phẩm của họ. Sản

Khóa luận tốt nghiệp

Lương Thị Bình – QLVH 9B



14
phẩm dệt rất phong phú và đa dạng như: chăn, màn, khăn piêu, chân váy,
áo, đệm...trong những năm vừa qua tại Môn Sơn đã mở 05 lớp dệt thổ cẩm
tại các thôn bản với số lượng tham gia là 250 người. Bên cạnh nghề dệt cịn
có các nghề thủ cơng khác như: đan lát, rèn nhưng chưa phát triển. Đồng
thời, tận dụng có hiệu quả tiềm năng trên địa bàn như Đập Pha Lài, sông
Giăng để phát triển du lịch, từ đó các sản phẩm dệt thổ cẩm trên địa bàn xã
cũng được nhiều du khách biết đến.
+ Hái lượm, đánh cá và săn bắt: Đây là hoạt động kinh tế, trong đó con
người chỉ bỏ sức lao động để thu các sản phẩm có sẵn trong tự nhiên, do tập
quán phân công lao động tự nhiên phụ nữ và trẻ em làm cơng việc hái lượm,
cịn đánh cá và săn bắt chủ yếu là công việc của con trai, họ dùng lưới và chài
để đánh bắt trên các con suối, dịng sơng.
1.2.2. Đặc điểm văn hóa, xã hội
+ Đặc điểm dân cư
Huyện Con Cng hiện nay có 5 dân tộc anh em cùng sinh sống, ngồi
người Kinh cịn có các dân tộc thiểu số như: Thái, Đan Lai, Hoa, Nùng. Trong
đó: người Hoa có 21 hộ, 76 khẩu, sống tập trung ở Thị trấn Con Cuông chủ
yếu họ buôn bán và làm kế sinh nhai; người Nùng từ tỉnh Cao Bằng vào định
cư tại xã Yên Khê từ năm 1995 gồm 28 hộ, 129 khẩu, sinh sống chủ yếu bằng
nghề sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi; người Thái và Đan Lai sinh sống chủ
yếu ven sông, suối, trong các thung lũng.
Bản, làng là đơn vị cư trú nhỏ nhất của đồng bào các dân tộc ở huyện
Con Cuông. Ở đây bản, làng thường nằm ven các con sơng, dịng suối, mỗi
bản thường duy trì từ 40- 60 hộ gia đình, trong bản chỉ có duy nhất một dân
tộc sinh sống, ít có sự đan xen giữa các dân tộc với nhau.
+ Phong trào văn hóa, văn nghệ
Trong những năm vừa qua, huyện Con Cng tích cực đẩy mạnh phong
trào “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa”, các phong trào văn


Khóa luận tốt nghiệp

Lương Thị Bình – QLVH 9B


15
nghệ, thể thao sôi nổi. Tổ chức tốt các hoạt động Văn hóa – Văn nghệ - TDTT
chào mừng ngày thành lập Đảng; ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2; ngày thành
lập Đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, ngày Quốc tế phụ nữ 8/3. Tổ
chức lễ hội Môn Sơn và kỷ niệm ngày thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên ở miền
Tây xứ Nghệ (1931-2011). Đồng thời tiếp tục tuyên truyền các chủ trương
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tới đồng bào vùng sâu, vùng xa
trên địa bàn toàn huyện. Trong quý I đã xây dựng được 60m2 cụm cổ động,
200 băng rôn, khẩu hiệu mừng Đảng, mừng xuân. Tuyên truyền 350 lượt trên
hệ thống phát thanh từ huyện đến các xã, thị trấn, các thôn bản.
+ Hoạt động giáo dục và đào tạo
Chất lượng giáo dục các cấp học có nhiều chuyển biến, nhất là khối
trung học phổ thong, năm 2011 tỷ lệ tốt nghiệp toàn huyện là 98,9%, xây
dựng được thêm 5 trường chuẩn Quốc Gia (22/48 trường đạt chuẩn Quốc
Gia). Thi học sinh giỏi lớp 9 cấp tỉnh năm học 2010-2011 có 46/53 lượt đạt
giải, trong đó 4 giải nhất, 13 giải nhì, 17 giải 3 và 12 giải khuyến khích.
Huyện Con Cng cũng đã làm tốt công tác phổ cập tiểu học và phổ
thong cơ sở, duy trì tốt các chế độ dạy và học, ổn định sỹ số học sinh ở các
cấp học, bậc học. Đội ngũ giáo viên có nhiều tiến bộ, nhất là lĩnh vực ứng
dụng tin học và từng bước đổi mới thiết bị, công nghệ dạy học. Chương trình
kiên cố trường lớp học đúng tiến độ, khn viên cảnh quan trường học được
chú trọng xây dựng, nhất là bậc mầm non và tiểu học.
+ Hoạt động y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Trong những năm gần đây bệnh viện huyện và các trạm y tế tại các xã
đã thực hiện tốt cơng tác chăm sóc sức khỏe cho người dân, đề phòng dịch

bệnh, đặc biệt là công tác tuyên truyền vận động người dân không sinh con
thứ 3. Tại các xã Lục Dạ năm 2011 trạm y tế đã khám chữa bệnh cho 1279
lượt người, cấp phát thuốc cho trẻ 6 tuổi được 590 cháu, tổ chức chiến dịch
Khóa luận tốt nghiệp

Lương Thị Bình – QLVH 9B


16
chăm sóc sức khỏe sinh sản cho 230 phụ nữ. Xã Môn Sơn tổ chức khám chữa
và điều trị ban đầu tại trạm cho trên 7.032 lượt người, trong đó trẻ em 867
người, 137 số trẻ được tiêm chủng mở rộng đầy đủ, tổ chức cân trẻ dưới 5
tuổi đạt 600 trẻ, trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng 180 trẻ, tỷ lệ suy dinh dưỡng
30%, số trẻ được uống Vitamin A 468 đạt 98%. Nhờ làm tốt công tác phòng
chống dịch bệnh nên bệnh dịch sốt rét trong vùng ổn định, không thấy bệnh
sốt rét xẩy ra trên địa bàn xã, huyện.
1.3. Tổng quan về ngƣời Đan Lai huyện Con Cuông – tỉnh Nghệ An
1.3.1. Lịch sử cư trú
Bộ tộc Đan Lai là một nhóm người nhỏ, được chính phủ Việt Nam xếp
vào dân tộc Thổ. Người Đan Lai cư trú chủ yếu bản Cò Phạt, Khe Khặng - xã
Môn Sơn, huyện miền núi Con Cuông – tỉnh Nghệ An, ở độ cao 1200m so với
mặt nước biển. Tộc người này chủ yếu sống trong rừng sâu, địa hình hiểm trở,
lắm sông suối, thác ghềnh, biệt lập với bên ngồi, có nhiều ý kiến khác nhau
lý giải về nguồn gốc của người Đan Lai.
Người Đan Lai – Ly Hà ở xã Môn Sơn, Châu Khê, Lục Dạ (thuộc
huyện Con Cuông) và người Tày Pọng ở Bản Phồng xã Tam Thái (thuộc
huyện Tương Dương). Trước đây được nhiều nhà dân tộc học cho rằng họ là
cư dân Kinh di cư từ thượng nguồn huyện Thanh Chương lên tận huyện Con
Cuông và ở lại đầu nguồn sông suối dọc biên giới Việt- Lào và mở rộng nơi
sinh sống lên tận hạ Tương Dương. Nơi ở tương đối ổn định từ sau Cách

mạng tháng 8 đến nay. Các dân tộc kề cạnh, kể cả nhóm người Thổ khác coi
họ cũng như người Cuối Chăm ở Tân Kỳ. Ở đây, đồng bào có quan hệ xã hội
gần gũi với người đồng tộc của họ ở Lào thuộc các nhóm Tày Pụm, Tày Tăm,
Tày Chăm, Tày Hung đang sinh sống ở vùng Khăm Muộn. (tài liệu điền giã
của Đặng Văn Hường)

Khóa luận tốt nghiệp

Lương Thị Bình – QLVH 9B


17
Theo tài liệu của Đặng Nghiêm Vạn người Đan Lai có thể là cư dân từ
Thanh Chương, Nghi Xuân, Nghi Lộc chuyển lên do không chịu nổi chế độ tô
thuế và ách áp bức cường hào của các quan lại phong kiến trước đây. Cũng
cónhiều cách lý giải khác nhau về nguồn gốc của người Đan Lai như:
Tộc Đan Lai, Ly Hà hay Tày Pọng có nguồn gốc từ người Kinh, chủ yếu
là dòng họ La. Theo như lời kể của các già làng thì dịng họ này vốn dĩ chạy trốn
sự ác bá của bạo chúa miền Hoa Quân (nay thuộc huyện Thanh Chương –Nghệ
An). Vốn ngang tàng và hiểm ác nên Hoa Quân đã ra sắc chỉ bắt dịng họ La ở
đây tìm và nộp 100 cây nứa bằng vàng, một chiếc thuyền chèo liền mái, nếu
không sẽ bị thảm sát cả họ. Dĩ nhiên yêu cầu quái gở trên sẽ không thể nào thực
hiện được. Để cứu nguy và bảo tồn dịng họ mình nên người dịng họ La kia
đành phải ngược dịng sơng Giăng mà chạy trốn. Họ cứ dắt díu nhau mải miết
chạy, quên ngày quên đêm mà vượt thác, vượt gềnh, cho tới nơi khơng gian cơ
quạnh, khơng cịn dấu chân người, ấy là vùng lõi của khu vực rừng Quốc gia Pù
Mát bây giờ thì dừng chân, họ chặt lá làm lều náu thân. Nhớ quê, họ đã lấy chữ
Đan trong chữ Đan Nhiệm của miền quê cũ và chữ Lai trong sự lai tạp của mình
để hình thành lên từ Đan Lai cho dân tộc mình.
Một số người cho rằng người Đan Lai có gốc từ người Kinh và cũng

gắn với tích “bè nứa vàng và thuyền liền mái chèo” kia. bộ phận người Kinh
ấy trước đây ở Đan Nhiệm, nơi này có 2 nhánh cổ của con sơng Lam có tên là
Đan Lai và Ly Hà. Sau khi chạy trốn, lên miền đất mới, nhớ quê và tránh sự
săn đuổi của quan quân nên bộ phận người Kinh dòng họ La ở Đan Nhiệm,
Thanh Chương này đã lấy tên một trong 2 nhánh sông cổ ấy để làm tên mới
cho dân tộc mình, cái tên Đan Lai bắt đầu có từ đó. Cho đến nay vẫn chưa có
tài liệu nào khẳng định chác chắn về nguồn gốc của người Đan Lai.
Do xuất phát từ một cuộc sống bị truy đuổi, lại thêm việc tách khỏi
cộng đồng, không giao lưu với các dân tộc khác nên người Đan Lai đã duy trì

Khóa luận tốt nghiệp

Lương Thị Bình – QLVH 9B


18
tập tục hơn nhân cận huyết thống, thậm chí là đồng huyết. Thanh niên nam nữ
người Đan Lai cứ 13 – 14 tuổi là có thể đi tìm bạn và có quan hệ giới tính rồi
lập gia đình. Họ có thể sinh con đẻ cái một cách thoải mái nên nhiều gia đình
người Đan Lai thế hệ cũ thường có từ 10 con trở lên.
Người Đan Lai có thể là dân tộc duy nhất và lạc hậu nhất trong cách
canh tác của mình. Cuộc sống chỉ chủ yếu dựa vào tự nhiên, bằng cách săn
bắn, hái lượm. Những năm trước đây, người Đan Lai không biết làm nhà, họ
chủ yếu làm lều lán lợp bằng lá cây trong rừng để sống tạm qua ngày. Có
nhiều người, nhiều gia đình cịn làm chòi trên cây như tổ chim để ngủ để
tránh thú dữ hay người lạ.
1.3.2. Các giá trị văn hóa
Người Đan Lai là một tộc người nhỏ, họ khơng có phong tục tập qn
riêng, khơng có bản sắc văn hóa, tiếng nói. Có thể thấy rằng các giá trị văn
hóa của họ là sự pha trộn lai tạp giữa dân tộc xung quanh, đặc biệt là dân tộc

Thái. Cụ thể như sau:
 Văn hóa vật thể
+ Nhà ở:
Trước đây người Đan Lai không làm nhà kiên cố mà chỉ dựng các túp
lều, lán trong rừng hay làm chòi trên các cây to để tránh thú dữ.
Nhà ở của người Đan Lai được làm bằng tranh, tre, nứa, luồng, đôi khi
mái nhà lợp bằng lá cây trong rừng. Người Đan Lai trước đây không làm nhà
to, kiên cố mà họ chỉ làm tạm bở, do cuộc sống của họ phụ thuộc vào tự nhiên
nay đây mai đó, ngơi nhà chỉ là nơi để buổi tối tránh các con thú dữ, còn ban
ngày họ phải vào rừng để kiếm thức ăn. Tuy nhiên, từ khi họ nhận thức được
rằng thú dữ sẽ khơng cịn hại nếu như họ có những ngơi nhà kiên cố và khi có
nhà cửa thì họ sẽ làm ruộng, trồng hoa màu tự sản xuất để phục vụ cuộc sống
hàng ngày chứ không phải vào rừng đào củ mài để sống qua ngày.

Khóa luận tốt nghiệp

Lương Thị Bình – QLVH 9B


19
Nhà ở của người Đan Lai hiện nay là những ngôi nhà sàn bằng gỗ, từ 2
đến 3 gian, mỗi gian dài khoảng 2,5m giống ngôi nhà sàn của người Thái. Để
làm được những ngơi nhà sàn gỗ thì việc đầu tiên là phải chọn những cây gỗ
to để làm cột, sàn, vách, mái, kèo, tranh, nứa, tre...khi dựng nhà có sự giúp đỡ
của tất cả mọi người trong cộng đồng. Sau khi dựng nhà xong người Đan Lai
có phong tục giết lợn, trâu bò làm lễ mừng nhà mới. Họ không hay quan niệm
về hướng chọn nhà cửa, chỉ dựng nhà ở những nơi có địa hình tương đối bằng
phẳng và gần với nguồn nước sinh hoạt, thường là ven các con suối.
+ Ăn uống:
Trong bữa ăn hàng ngày của người Đan Lai sử dụng nhiều lương thực,

thực phẩm khác nhau, đó là các sản phẩm từ trồng trọt như: các loại lúa ( lúa
nếp, lúa tẻ), ngô, khoai mài, sắn... và nguồn thực phẩm từ chăn nuôi đem lại
đã đáp ứng được nhu cầu của đời sống hàng ngày. Đó là các loại gia súc, gia
cầm như trâu, bò, lợn, gà, vịt, cá...
Nguồn lương thực, thực phẩm quan trọng khác là khai thác từ những
sản phẩm tự nhiên trong rừng như: củ mài, cây báng, các loại rau rừng, lá tàu
bay, hoa chuối, các loại măng...
Các loại thú săn được cũng bổ sung một phần quan trọng vào nguồn
đạm hàng ngày. Thú săn được là chồn, cáo, chim, gà rừng, sóc, lợn rừng...
Do sống gần nguồn nước nên đánh bắt thủy sản cũng tương đối phổ
biến ở người Đan Lai. Ngồi các loại cá họ cịn bắt ếch, nhái, dế... Nguồn
lương thực, thực phẩm trên được người Đan Lai chế biến thành các món ăn
hàng ngày phổ biến như:
Cơm (cơm nếp và cơm tẻ)
Canh: Canh rau, thịt, cá...
Luộc: Nguyên liệu luộc chủ yếu là rau, thịt (gà, lợn, trâu, bị...). Để
chấm các món luộc người ta thường dùng muối trộn mì chính và ớt.

Khóa luận tốt nghiệp

Lương Thị Bình – QLVH 9B


20
Món chẻo: Đây là món rất được ưa chuộng và thường dùng để chấm
xơi. Món này được nấu theo kiểu giã nhuyễn cá sau khi đã nướng cùng thịt
băm nhỏ với ớt, tỏi, muối, mì chính, rau thơm.
Tiết canh: Người Đan Lai thường làm tiết canh khi làm thịt những con
vật như: lợn, gà, dê, vịt, ngan...
Mọoc: Đây là món ăn đặc trưng của người Đan Lai, món này được chế

biến từ các loại cá bắt từ sông về ngâm trong ống tre, nứa để khoảng 2 – 3
ngày, sau đó ngâm gạo giã thành bột rồi trộn đều với cá cùng rau thơm và gia
vị, gói trong lá dong sau đó hấp cho đến khi chín là được. nếu dùng gạo nếp
sẽ thơm và dẻo hơn, món này thường làm vào các dịp lễ, tết...
Nướng: các loại thịt
Làm chua: thịt chua để trong ống tre hoặc các loại măng.
Thức uống: Rượu cần, rượu siêu, nước chè, các loại nước từ lá trong
rừng...
Ăn trầu: là một tập quán phổ biến của người Đan Lai, tất cả mọi người
đặc biệt là phụ nữ từ trẻ em đến người già đều ăn trầu.
+ Trang phục: Trang phục của người Đan Lai trước đây được làm bằng
lá và vỏ cây, họ khơng có quần áo mặc, người lớn mới có quần áo mặc còn trẻ
em dưới 15 tuổi vẫn ở trần. Người Đan Lai khơng có truyền thống trồng bơng
dệt vải, trang phục của họ chủ yếu là mua hoặc trao đổi với các dân tộc khác
trong khu vực lân cận. Hiện nay trang phục của người Đan Lai cũng giống
trang phục của người kinh, bộ trang phục của người phụ nữ trong các ngày lễ
tết thường mặc giống người Thái, bao gồm: áo, thắt lưng, váy...
Váy được may bằng vải dệt thủ công, vải nền đen hoặc màu chàm. Ở
phần chân váy có thêu hoa văn trang trí bằng chỉ nhiều màu hình hoa lá,
hươu, nai,...
Khóa luận tốt nghiệp

Lương Thị Bình – QLVH 9B


21
Thắt lưng: Thường ngày phụ nữ Đan Lai thường dùng thắt lưng bằng
vải tơ tằm, nhuộm màu chàm hoặc đen, dài khoảng chừng 200cm, rộng 15cm,
hai đầu của thắt lưng có thêu hoa văn.
+ Phương tiện vận chuyển và cơng cụ sản xuất:

Phương tiện vận chuyển truyền thống của người Đan Lai là chiếc gùi,
tùy thuộc vào người sử dụng mà có nhiều loại gùi khác nhau. Bên cạnh đó
người Đan Lai còn dùng ống cây tre, luồng để đựng nước sinh hoạt hàng ngày
lấy từ các con suối.
Công cụ sản xuất chủ yếu của người Đan Lai là: rìu, dao, cuốc, thuổng,
nạo cỏ, gậy, chài, lưới đánh bắt cá, gùi, ống tre đựng nước...
 Văn hóa phi vật thể:
Các giá trị văn hóa phi vật thể là những sản phẩm sáng tạo của mỗi
dân tộc, bao gồm: ca dao, tục ngữ, âm nhạc, phong tục tập qn, tín
ngưỡng tơn giáo... Đối với người Đan Lai các giá trị văn hóa phi vật thể
khơng có những nét đặc sắc, đặc trưng riêng mà chỉ là sự hỗn hợp giữa các
dân tộc lân cận, họ chỉ còn giữ lại được rất ít nét riêng của mình đó là các
bài cúng, những tập tục kỳ lạ.
+ Tín ngưỡng tơn giáo:
Tín ngưỡng là một trong những nhu cầu của đời sống cá nhân và cộng
đồng. Trong mỗi gia đình người Đan Lai họ đều có tín ngưỡng thờ cúng ơng
bà tổ tiên, người thân đã mất. Ngoài ra trong cuộc sống hàng ngày họ đều tin
vào những lực lượng siêu nhiên đó là “ma” (ma rừng,ma nhà), vì thế nên họ
thường làm những thủ tục cúng bái để cầu mong được khỏe mạnh, an lành.
+ Ca dao, tục ngữ:
Những kinh nghiệm trong lao động sản xuất, sinh hoạt hàng ngày được
đúc kết thông qua các bài cúng, vào các dịp lễ tết, cưới hỏi người Đan Lai
thường cúng để báo cáo với tổ tiên, hát đối đáp để căn dặn con cái trước khi
về nhà chồng về đạo đức sống, về kinh nghiệm trồng trọt...
Khóa luận tốt nghiệp

Lương Thị Bình – QLVH 9B


22

+ Những tập tục khác:
Ngồi tín ngưỡng thờ cúng những người đã mất, người Đan Lai cịn thờ
thổ cơng, ma nhà, ma rừng... Bên cạnh đó, họ cịn có những tập tục kỳ lạ mà
có những ảnh hưởng nhất định đến đời sống của người dân nơi đây.
Tục ngủ ngồi: Trước đây, trong nhà của người Đan Lai khơng có
giường để ngủ, khơng màn chiếu, họ chỉ có bếp lửa cháy thâu đêm, các thành
viên trong gia đình ngồi ngủ quây quần bên bếp lửa cho đến sáng. Ngủ ngồi
theo kiểu hai tay nắm chặt đầu thanh củi tỳ vào trán hoặc hai tay nắm lại
khuỷu tay tỳ xuống đùi đỡ lấy trán để ngủ hay đẽo cây chàm kê vào dưới cổ
để ngủ cho đỡ mỏi... Thông thường người Đan Lai thường ngủ bằng cách
chống gậy là phổ biến nhất vì cách này họ khơng mỏi khi ngủ đồng thời đề
phịng thú dữ tấn cơng trong khi ngủ say.
Người Đan Lai còn ngủ trên cây mỗi khi đi săn bắt, hái lượm, cứ mỗi
lần người trong bản đi săn cũng khoảng vài ngày. Mỗi lần đi săn như vậy
họ thường trèo lên cây cao ngủ để tránh thú dữ, chỉ cần vài ba đoạn cây
làm điểm tựa là họ ngủ ngồi suốt cả đêm. Tục ngủ ngồi đã có từ lâu và kéo
dài từ đời này qua đời khác nên người dân trong bản không quen nằm
giường. Sống giữa rừng sâu nhiều muỗi và các loại côn trùng họ ngủ không
màn, không chăn chiếu nên tỷ lệ mắc bệnh ngoài da ở trẻ em tăng cao, đặc
biệt là bệnh sốt rét.
Tục đẻ ngồi: Ngoài tục ngủ ngồi người Đan Lai cịn có tục đẻ ngồi,
theo như người dân trong làng kể lại thì khi người phụ nữ mang thai gần đến
ngày đẻ mà chồng không ở nhà hoặc không có người thân trong gia đình thì
họ ngồi ở góc nhà đẻ và tự đỡ đẻ cho mình ln, sau khi đẻ xong thì cắt rốn
rồi mới cho mọi người tắm cho đứa trẻ, hôm sau họ lại đi lên nương như
những người bình thường khác. Đứa trẻ khi mới sinh được người phụ nữ
trong gia đình, dịng họ tắm bằng cách đưa ra nhúng nước lạnh ở suối hoặc

Khóa luận tốt nghiệp


Lương Thị Bình – QLVH 9B


23
dịng sơng 3 lần, nếu đứa trẻ nào vượt qua được thì mới đưa về ni. Người
Đan Lai quan niệm rằng bất kì mỗi đứa trẻ khi sinh ra phải vượt qua những
thử thách đó, bởi cuộc sống của họ phụ thuộc vào tự nhiên, do thiên nhiên
quyết định, vì vậy nếu như ai không vượt qua những thử thách đầu tiên đó thì
phải chấp nhận số phận của mình.
Có thể nói rằng, người Đan Lai ở xã Mơn Sơn, huyện Con Cng, tỉnh
Nghệ An có khá nhiều nét khác biệt, để có thể hiểu hết về những nét văn hóa
phải có sự đầu tư thời gian và cơng sức. Vì vậy trong phạm vi bài khóa luận
tơi chỉ xin được điểm qua những nét cơ bản về đời sống vật chất, tinh thần
của người Đan Lai mà chỉ tập trung đi sâu tìm hiểu về tập quán cưới xin
truyền thống. Đây đang là vấn đề được quan tâm hơn hết bởi nó ảnh hưởng
trực tiếp đến việc xây dựng đời sống văn hóa mới hiện nay. Phần này sẽ được
trình bày cụ thể ở chương tiếp theo.

Khóa luận tốt nghiệp

Lương Thị Bình – QLVH 9B


24

CHƢƠNG 2
TẬP QUÁN CƢỚI XIN TRUYỀN THỐNG CỦA NGƢỜI ĐAN
LAI HUYỆN CON CUÔNG – TỈNH NGHỆ AN
2.1 Quan niệm chung về hôn nhân
Ngay từ thời xa xưa, con người đã ý thức được vai trị, vị trí của mình

trong xã hội, ý thức được sức mạnh của cộng đồng trong việc cùng chung sức
đấu tranh chống lại kẻ thù, chống lại thú dữ, chống lại thiên nhiên để sinh tồn.
Trong mơi trường sống đó vấn đề tái tạo ra con người đã trở thành một việc
làm có ý nghĩa hết sức quan trọng. Trước thực tế đó hơn nhân tất yếu ra đời
với mục đích cố kết cộng đồng, tái tạo con người, tăng cường sức mạnh và
năng lực con người.
Cũng giống như tất cả các dân tộc anh em khác trên đất nước Việt
Nam, người Đan Lai ở xã Môn Sơn – huyện Con Cuông – tỉnh Nghệ An coi
việc cưới xin, tạo lập gia đình, xây dựng hạnh phúc cho con cháu trong gia
đình, dịng họ là một trong ba việc hệ trọng trong đời sống xã hội. Ba việc hệ
trọng đó là: cưới xin, làm nhà và tang ma. Như vậy cưới xin là việc hệ trọng
đầu tiên của mỗi con người khi bước vào đời để xây dựng cuộc sống tự lập,
trở thành một tế bào của xã hội. Với vai trò hết sức quan trọng đó cho nên khi
con cái trưởng thành, gia đình nào cũng phải lo toan việc “dựng vợ gả chồng”
cho con, tức là tổ chức lễ cưới. Việc lấy vợ, lấy chồng là một bước ngoặt có ý
nghĩa quan trọng trong cuộc đời của mỗi con người, của mỗi thành viên trong
cộng đồng tộc người làng bản. Trải qua bao thế hệ, từ đời này qua đời khác
việc cưới xin đã trở thành một phong tục của người Đan Lai với những nghi
lễ, cách thức tổ chức nhất định.
Ngày cưới là ngày hạnh phúc nhất của đơi lứa, của gia đình, dòng họ,
làng bản. Đối với cha mẹ đây là ngày báo hiệu rằng họ đã làm tròn nghĩa vụ
và trách nhiệm ni dưỡng con cái mình trưởng thành.
Khóa luận tốt nghiệp

Lương Thị Bình – QLVH 9B


25
Hôn nhân là việc hệ trọng như vậy nên đối với các chàng trai, cơ gái
lấy vợ lấy chồng có ý nghĩa rất lớn trong cuộc sống sau này của họ và khẳng

định những bước trưởng thành hoàn thiện về mọi phương diện của từng cá
nhân như nhân cách, đạo đức, tâm lý...
Quan niệm về hôn nhân của người Đan Lai cịn mang tính chất nặng nề
với những hủ tục lạc hậu , trước đây là bắt buộc người con gái lấy chồng theo
sự sắp đặt của cha mẹ, những gia đình giàu có quyền lựa chọn bạn đời của
mình, có sự phân biệt giàu nghèo rõ rệt. Do vậy mà điều kiện kinh tế cũng là
cản trở lớn trong việc cưới hỏi của người Đan Lai. Trong quan niệm truyền
thống của người Đan Lai con trai là người có quyền hồn tồn chủ động trong
mọi việc, cịn người con gái khơng có quyền tự do lựa chọn bạn đời của mình
như ngày nay.
2.1.1. Các tiêu chuẩn trong hơn nhân
Mỗi dân tộc đều có những khn mẫu lý tưởng của riêng mình. Trong
quan niệm về hơn nhân và việc lựa chọn bạn đời của mình cũng vậy, các bậc
cha mẹ, cũng như thanh niên trai gái thường xuất phát từ những đặc điểm tâm
lý dân tộc cũng như quan điểm cá nhân mình, tuy nhiên cũng phải thừa nhận
rằng các yếu tố tâm lý đã trở thành khuôn mẫu chi phối việc lựa chọn của họ.
Ở mỗi dân tộc hay từng nhóm người đã có những định hướng nhất định trong
hơn nhân mà nó đã trở thành khn mẫu, tiêu chuẩn được đánh giá bền vững
và mang tính chủ đạo. Từ những tiêu chuẩn đó mà mỗi người khi lựa chọn
bạn đời của mình đều phải đắn đo, suy nghĩ.
* Tiêu chuẩn chọn người vợ tốt
Cũng như các dân tộc khác, việc lựa chọn một người vợ tốt là rất quan
trọng. Theo quan niệm trước đây của người Đan Lai trước hết cơ gái đó phải
có tư cách đạo đức, biết kính trên nhường dưới, ăn ở có đức độ, phải thương
yêu, nghe lời dạy bảo của anh chị em, ơng bà, cha mẹ, làng xóm. Ngồi ra

Khóa luận tốt nghiệp

Lương Thị Bình – QLVH 9B



×