Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Lễ cấp sắc của người dao ở huyện sơn động, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.52 MB, 106 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ VĂN HÓA- NGHỆ THUẬT

Đinh Thị Hằng

LỄ CẤP SẮC CỦA NGƯỜI DAO Ở HUYỆN SƠN ĐỘNG,
TỈNH BẮC GIANG

CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH SÁCH VĂN HÓA
MÃ SỐ:
KHÓA LUẬN ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ VĂN HÓA

Người hướng dẫn khoa học: Ths. Đinh Văn Hiển

HÀ NỘI- NĂM 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân được xuất phát
từ yêu cầu phát sinh trong cơng việc học tập, để hình thành hướng nghiên cứu với
sự hướng dẫn, giúp đỡ của thầy Đinh Văn Hiển.
Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng, tuân thủ đúng nguyên tắc và kết quả trình
bày trong luận văn được thu thập được trong quá trình nghiên cứu là trung thực
chưa từng được ai công bố trước đây.


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hồn thành được nghiên cứu khoa học về “Lễ cấp sắc của người
Dao ở huyện Sơn Động, Bắc Giang” này là nhờ sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của
các thầy cơ trong khoa quản lý văn hóa- nghệ thuật và thầy cơ khác trong trường.


Qua đây em xin gửi tới thầy cô lời cảm ơn chân thành nhất, đặc biệt em xin cảm ơn
thầy Đinh Văn Hiển người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, động viên,
khích lệ em trong suốt q trình em làm bài khóa luận. Được học tập trong ngơi
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội cùng với sự dìu dắt tận tình của các thầy cơ là một
sự may mắn của em. Vì vậy, em sẽ cố gắng học tập và rèn luyện thật tốt để trang bị
cho mình đầy đủ kiến thức sau này ra trường có thể cống hiến cho xã hội.
Qua đây, em xin trân trọng cảm ơn các cán bộ Phịng văn hóa- thơng tin
huyện Sơn Động và một số phịng ban khác của Ủy ban nhân dân huyện Sơn Động,
các cô các chú đã tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt để em hồn thành khóa luận.
Trong thời gian đi thực tế làm khóa luận, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình
của các già làng, trưởng bản, thầy cúng và những người cung cấp thông tin ở nhiều
xã trong huyện Sơn Động. Em chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó. Cuối
cùng, em xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã động viên,
giúp đỡ em trong quá trình học tập và hồn thành khóa luận này.
Tác giả

Đinh Thị Hằng


MỤC LỤC
Trang phụ bìa.......................................................................................................
Lời cảm ơn...........................................................................................................
Mục lục ................................................................................................................
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................. 3
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 5
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 5
5. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 6
6. Cấu trúc đề tài ................................................................................................. 6
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI DAO HUYỆN SƠN ĐỘNG,TỈNH BẮC

GIANG ................................................................................................................ 8
1.1. Điều kiện tự nhiên ở Sơn Động – Bắc Giang ............................................. 8
1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội ở Sơn Động – Bắc Giang .................................... 12
1.2.1. Đặc điểm kinh tế ....................................................................................... 12
1.2.2. Đặc điểm xã hội ....................................................................................... 18
1.3. Dân số, lịch sử tộc người và đời sống văn hóa của người Dao ở huyện Sơn
Động, tỉnh Bắc Giang .......................................................................................... 23
1.3.1. Dân số và phân bố dân cư ........................................................................ 23
1.3.2. Nguồn gốc và lịch sử tộc người ................................................................ 24
1.3.3. Khái quát về đời sống văn hóa .................................................................. 25
Chương 2: LỄ CẤP SẮC CỦA NGƯỜI DAO LÔ GANG Ở HUYỆN SƠN ĐỘNG,
TỈNH BẮC GIANG ............................................................................................ 37
2.1. Tên gọi và mục đích của lễ cấp sắc .............................................................. 37
2.2. Nguồn gốc và các bậc của lễ cấp sắc .......................................................... 38
2.3. Công việc chuẩn bị cho lễ cấp sắc ............................................................... 40


2.4. Tiến trình của lễ cấp sắc ............................................................................... 41
2.5. Những điều kiêng kỵ .................................................................................... 42
2.6. Các nghi lễ chuẩn bị ..................................................................................... 44
2.6.1. Sự chuẩn bị trong ngày thứ nhất ............................................................... 44
2.6.1.1. Đi mời thầy tào ....................................................................................... 45
2.6.1.2. Chuẩn bị các cây đèn để hành lễ và dựng đàn tế trời............................ 45
2.6.1.3. Làm các loại tấu, sớ, bùa phép, tiền giấy, quân lương ........................... 46
2.6.2. Sự chuẩn bị trong ngày thứ hai ................................................................. 47
2.6.2.1. Lễ Chạng chà phin ( kính cáo tổ tiên), lễ đón thầy ( sày tỉa) ................. 47
2.6.2.2. Lễ trấn thổ trừ tà, lễ mở tranh và treo tranh ........................................... 49
2.7. Các nghi lễ chính trong lễ cấp sắc............................................................... 51
2.7.1. Lễ trình diện ............................................................................................. 51
2.7.2. Cấp dạo sắc cho người thụ lễ .................................................................... 54

2.7.3. Cấp pháp danh cho người thụ lễ............................................................... 58
2.7.4. Tục gói chăn ( lễ thi giải- sinh lần 2) ....................................................... 60
2.7.5. Các thầy múa tạ ơn thần linh ..................................................................... 62
Tiểu kết chương 2................................................................................................ 64
Chương 3: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRONG LỄ
CẤP SẮC CỦA NGƯỜI DAO Ở HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG
............................................................................................................................. 64
3.1. Các giá trị văn hóa, xã hội của lễ cấp sắc .................................................... 64
3.1.1. Về tâm linh, tơn giáo tín ngưỡng .............................................................. 64
3.1.2. Về văn hóa nghệ thuật ............................................................................... 66
3.1.3. Về phong tục tập quán............................................................................... 67
3.1.4. Về giáo dục................................................................................................ 68
3.1.5. Giá trị cố kết cộng đồng ........................................................................... 71


3.2. Lễ cấp sắc từ góc độ quản lý nhà nước ....................................................... 72
3.2.1. Cơng tác quản lý tơn giáo tín ngưỡng ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang
............................................................................................................................. 72
3.2.2. Quản lý đối với lễ cấp sắc ......................................................................... 75
3.3. Một số đề xuất và khuyến nghị nhằm phát huy giá trị tốt đẹp của lễ cấp sắc
............................................................................................................................. 75
3.3.1. Phương hướng đề xuất .............................................................................. 77
3.3.2. Các biện pháp cụ thể ................................................................................. 78
Tiểu kết chương 3................................................................................................ 80
Kết luận ............................................................................................................... 81
Tài liệu tham khảo ............................................................................................... 84
Phụ lục ................................................................................................................. 85


1


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Văn hóa vốn gắn liền với toàn bộ cuộc sống và song hành cùng sự phát
triển của xã hội. Văn hóa là dịng chảy xuyên suốt quá khứ, hiện tại và tương lai
của dân tộc. Con người ra đời cùng với văn hóa, trưởng thành nhờ văn hóa,
hướng tới tương lai cũng từ văn hóa. Văn hóa của một dân tộc trước hết thể hiện
ở bản sắc của dân tộc ấy. Bản sắc dân tộc thể hiện trong hệ giá trị của văn hóa
dân tộc, nó biểu hiện và định hướng cho sự lựa chọn trong hành động của con
người. Những giá trị văn hóa là thước đo trình độ phát triển và đặc tính riêng của
mỗi dân tộc: “Một dân tộc thiếu văn hóa chưa phải là một dân tộc thật sự hình
thành, một nền văn hóa khơng có bản sắc dân tộc thì nền văn hóa ấy khơng có
sức sống thật sự của nó và một dân tộc đánh mất đi bản sắc văn hóa của dân tộc
mình thì dân tộc đó khơng cịn là một cộng đồng tộc người riêng biệt nữa”.
Cũng như các huyện miền núi khác của khắp các tỉnh trên đất nước Việt
Nam, huyện vùng cao Sơn Động là nơi sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau
trong đó có người Dao. Người Dao là một trong số những dân tộc giữ gìn được
tốt nhất những nét văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc mình. Mỗi dân tộc với
những đặc điểm riêng, đều sớm hình thành những nét văn hóa riêng độc đáo của
mình. Do đặc điểm về điều kiện địa lý, kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện và
nhiều nhân tố ảnh hưởng khác nhau đã hình thành nên sự khác nhau về văn hóa
giữa người Dao ở huyện Sơn Động và người Dao ở nơi khác, có những điểm
khác biệt và mang tính đặc thù. Trong các giá trị văn hóa mà người Dao giữ gìn
được thì có nhiều phong tục tập qn của người Dao vẫn còn đậm sắc truyền
thống như: trang phục, hội cầu mùa, lễ cấp sắc, đám cưới, đám tang và một số
nghi lễ liên quan đến vòng đời khác…và đặc biệt trong đó có lễ cấp sắc là một


2


nghi lễ mang đậm truyền thống dân tộc nhất. Nền văn hóa ấy ảnh hưởng sâu xa
đến từng cá nhân trong cộng đồng người Dao, góp phần làm phong phú thêm
những giá trị cho nền văn hóa đa dân tộc của huyện Sơn Động .
Những năm gần đây, tình hình thế giới cũng như trong nước có nhiều
biến đổi. Xu thế tồn cầu hóa đang diễn ra như một cơn lốc cuốn hút mọi nơi
trên thế giới. Tỉnh Bắc Giang nói chung và huyện Sơn Động nói riêng cũng như
tất cả các tỉnh, huyện khác trong cả nước không thể đứng ngồi dịng chảy này.
Kinh tế thị trường với những ưu điểm và mặt trái của nó, có ảnh hưởng khơng
nhỏ đến nền văn hóa truyền thống của các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc
cư trú trên địa bàn huyện, trong đó có văn hóa của dân tộc Dao. Bên cạnh những
tiến bộ tốt đẹp, tiện lợi mà nền kinh tế thì trường mang lại trong văn hóa truyền
thống của người Dao, cịn có những yếu tố làm cho giới trẻ bị hút vào mà quên
đi giá trị văn hóa truyền thống. Trước sự tác động của cơ chế thị trường, mở rộng
hội nhập quốc tế và giao lưu văn hóa hiện nay, nhiều giá trị văn hóa truyền thống
của các dân tộc trong huyện Sơn Động nói chung, và người Dao nói riêng đang
bị mai một, pha trộn, lai căng, khơng cịn giữ được bản sắc. Cho nên vấn đề bảo
tồn các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn huyện Sơn Động
nói chung và của người Dao nói riêng là rất cần thiết, cấp bách.
Vấn đề khác quan trọng hơn cả, đó là chúng ta đang phấn đấu để có được
sự bình đẳng về mọi mặt giữa các dân tộc, các vùng miền trên cả nước. Để đạt
được điều này phải kết hợp nhiều yếu tố, trong đó văn hóa chiếm vai trị, vị trí
hết sức quan trọng, khơng thể có bình đẳng dân tộc nếu như khơng giữ gìn và
phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số ở nước ta, bởi lẽ vấn đề dân tộc là
vấn đề văn hóa. Hiện nay, Đảng, Nhà nước và cán bộ tỉnh Bắc Giang cũng như
cán bộ huyện Sơn Động đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy


3

phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, tạo

điều kiện để vùng núi Sơn Động phát triển đồng đều và vững chắc, đóng góp vào
việc thực hiện mục tiêu chung của tỉnh, của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh
CNH, HĐH. Tuy nhiên do điều kiện kinh tế - xã hội của huyện vẫn rất khó khăn
nên việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc là rất
khó khăn. Trước tình hình đó thì việc giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc Dao là vấn đề mang tính thời sự, cấp bách trong giai đoạn hiện nay
và việc bảo tồn đó cần đi từ nhiều khía cạnh, bắt đầu với từng phong tục tập
quán. Nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề, để đóng góp phần
cơng sức nhỏ bé vào mục tiêu của cả nước nói chung và của địa phương nói
riêng, tơi chọn vấn đề “lễ cấp sắc của người Dao ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc
Giang" làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hiện nay việc nghiên cứu về người Dao đã có rất nhiều cơng trình nghiên
cứu ở phạm vi và góc độ khác nhau. Các cơng trình nghiên cứu về văn hóa của
người Dao cũng rất đa dạng như nghiên cứu về cuộc sống sinh hoạt hằng ngày
của họ trong cách ăn, mặc, ở… có các cơng trình sau: “ trang phục cổ truyền của
người Dao ở Việt Nam”, Nguyễn Khắc Tụng, Nguyễn Anh Cường, nxb văn hóa
thong tin, 2011. “ Văn hóa trên trang phục cổ truyền của người Dao ở miền núi
phía bắc”, Nguyễn Ngọc Hân, nxb văn học,2011. “Nhà ở của người Dao áo dài ở
tỉnh Hà Giang”, Phạm Minh Phúc, 2012. “Nét đẹp trong trang phục dân tộc
Dao”, Văn Đức. Mười món ăn ngày tết của người Dao”, Đèo Thị Tuyết Nhung.
Về văn học có các cơng trình như: “ Dân ca Dao”, Triệu Hữu Lí, nxb văn hóa
thơng tin, 1990. “Truyện cổ dân gian dân tộc Dao ở Lai Châu”, Đỗ Thị Tác, nxb
văn hóa thơng tin, 2011. “ Thơ ca dân gian người Dao”, Trần Hữu Sơn, 2012. “


4

Vả tạp tàu-: tục ngữ thành ngữ dân tộc Dao”, Triệu Kim Văn, nxb văn hóa dân
tộc,2013. Về tơn giáo, tín ngưỡng của người Dao có: “ tín ngưỡng và tôn giáo

của người Dao ở Việt Nam” , Vương Duy Khang. “ Đời sống tín ngưỡng của
người Dao họ ở Lào Cai” , Phạm Văn Dương. Về các nghi lễ trong cuộc sống
người Dao có các cơng trình nghiên cứu như: “ đại thư- sách dung trong nghi lễ
của người Dao quần chẹt”, Hồng Thị Thu Hương, nxb văn hóa dân tộc, 2011.
“Nghi lễ trong việc cưới việc tang của người Dao Khâu( ở Sìn Hồ, Lai Châu),
Tần Kim Phu, nxb văn hóa Lai Châu, 2012. “Múa trong nghi lễ tết nhảy của
người Dao ở Việt Nam”, Trịnh Quốc Minh. “Ngủ thăm- mỹ tục kì lạ của người
Dao”, Phương Nguyên. “Múa trong lễ cấp sắc của người Dao ở Việt Nam”,
Trịnh Quốc Minh… và một số cơng trình như: “Lời dăn đạo đức trông sách cổ
người Dao”, ẩn Kim Phu, nxb Lai Châu văn hóa dân tộc, 2011. “Tri thức dân
gian người Dao tỉnh Thái Nguyên”, Hà Thị Thu Thủy, Dương Quỳnh Phương,
nxb văn hóa thơng tin, 2012. “Văn hóa dân gian người Dao Bắc Giang”, Nguyễn
Thu Minh, nxb đại học quốc gia Hà Nội, 2010. “Người Dao”, Chu Thái Sơn, nxb
trẻ, 2004. “Người Dao trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam”, Đỗ Quang Tụ,
Nguyễn Liễn, nxb văn học dân tộc, 2010, “Lễ cấp sắc của người Dao ở Bắc
Giang”, Nguyễn Hữu Phương, bxb hội văn học nghệ thuật Bắc Giang, 2006…
Nhìn chung các cơng trình, tác phẩm đã đi vào khai thác những đặc điểm chung
về văn hóa của người Dao và một số đặc điểm riêng của tộc người Dao ở một số
vùng của nước ta. Tuy nhiên, nhưng nghiên cứu này phần lớn chú trọng tới việc
tìm hiểu những giá trị văn hóa, phong tục tập quán của người Dao nhằm giới
thiệu về người Dao, những nét đặc sắc, cái hay cái đẹp của văn hóa dân tộc Dao
chứ chưa đi sâu vào tìm hiểu các biện pháp hay phương hướng để quản lí sao
cho tốt, làm thế nào để kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của


5

người Dao. Thêm một điều nữa là lễ cấp sắc của người Dao Lô Gang ở huyện
Sơn Động, tỉnh Bắc Giang chưa có rất ít cơng trình nghiên cứu mà chỉ được một
số bài báo nói tới là chủ yếu.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của bài khóa luận là nhằm tìm hiểu sâu hơn về lễ tục
cấp sắc của người Dao ở huyện Sơn Động mà đặc biệt là người Dao Lô Gang,
rút ra những giá trị tiêu biểu và đề xuất một số giải pháp cụ thể. Từ đó làm cơ sở
giúp các nhà quản lý hoạch định những biện pháp, chính sách để bảo tồn và phát
huy bản sắc văn hóa của người Dao ở huyện Sơn Động nói riêng và của đồng
bào dân tộc Dao ở tỉnh Bắc Giang nói chung.
Tìm hiểu vài nét về người Dao ở Sơn Động, Bắc Giang như: tên gọi, lịch
sử cư trú, đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội.
Đi sâu tìm hiểu các lễ nghi liên quan đến lễ tục cấp sắc của người Dao ở
huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang
Nêu lên những quan niệm của người Dao ở huyện Sơn Động về vị trí, vai
trò, ý nghĩa của lễ tục cấp sắc trong đời sống xã hội và tâm linh của họ.
Đưa ra được những giá trị tốt đẹp của lễ cấp sắc và đề xuất các biện pháp,
phương hướng giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của lễ cấp sắc đồng thời làm
thế nào để quản lý tốt hoạt động của nhân dân trong việc thực hiện nghi lễ truyền
thống.
4. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp được sử dụng trong bài nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu, tổng hợp và phân tích các tài liệu sẵn có:
nghiên cứu sách, báo, các cơng trình nghiên cứu và cả những trang web để tìm
hiểu.


6

Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn gia đình, cá nhân người được cấp sắc,
thầy cúng và dân làng để biết thêm về những nghi lễ, nghi thức và cả sự chuẩn
bị, lo lắng của gia đình.
Phương pháp điền rã, quan sát: để được cảm nhận khơng khí của những

ngày lễ cấp sắc.
Ngồi ra cịn có các phương pháp: phương pháp logic, phương pháp phân
tích, tổng hợp, so sánh,…
5. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của bài khóa luận là lễ cấp sắc của người Dao ở
huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang .
6. Cấu trúc đề tài
Mở đầu
- Chương 1: Khái quát về người Dao huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang
1.1 Điều kiện tự nhiên ở Sơn Động - Bắc Giang
1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội ở Sơn Động- Bắc Giang
1.3 Dân số, lịch sử tộc người và đời sống văn hóa của người Dao ở huyện
Sơn Động, tỉnh Bắc Giang
- Chương 2: Lễ cấp sắc của người Dao Lô Gang Ở huyện Sơn Động, tỉnh
Bắc Giang
2.1 Tên gọi và mục đích của lễ cấp sắc
2.2 Nguồn gốc của lễ cấp sắc
2.3 Các bậc của lễ cấp sắc
2.4 Công việc chuẩn bị cho lễ cấp sắc
2.5 Tiến trình của lễ cấp sắc


7

2.6 Những điều kiêng kỵ
2.7 Các nghi lễ chuẩn bị
2.8 Các nghi lễ chính
- Chương 3: Bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa trong lễ cấp sắc
của người Dao ở Sơn Động, Bắc Giang
3.1. Các giá trị văn hóa xã hội của lễ cấp sắc

3.2. Lễ cấp sắc từ góc độ quản lý nhà nước
3.3. Một số đề xuất và khuyến nghị nhằm phát huy các giá trị tốt đẹp của
lễ cấp sắc
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


8

Chương 1:
KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI DAO HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG
1.1 Điều kiện tự nhiên ở Sơn Động - Bắc Giang
 Vị trí địa lí
Sơn Động là một trong bốn huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang và cũng là
huyện miền núi cao nhất của tỉnh, nằm ở phía đơng thành phố Bắc Giang ( hình
1- tr.91)
Tọa độ 106 độ 41’11” đến 107độ 02’40” kinh độ đông
21độ 08’46” đến 21độ 30’28” vĩ độ bắc
Phía bắc: giáp với huyện Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn.
Phía nam: giáp với các huyện Ba Chẽ, Hồnh Bồ, Đơng Triều tỉnh Quảng Ninh.
Phía đơng: giáp với huyện Đình Lập tỉnh Lạng Sơn.
Phía tây: giáp với huyện Lục Ngạn và huyện Lục Nam.
Trung tâm huyện lỵ là thị trấn An Châu nằm trên ngã ba quốc lộ 31 và
279, cách trung tâm tỉnh lỵ Bắc Giang 80km về phía đơng bắc. Sơn Động có
tổng diện tích tự nhiên là 84989,91 ha, chiếm 22,08% diện tích tồn tỉnh với 21
xã và 2 thị trấn.
 Địa hình
Địa hình Sơn Động mang đặc điểm của một vùng núi cao, địa hình bị chia
cắt mạnh bởi các dãy núi cao, vực, khe sâu với những dải nhỏ hẹp xen kẽ nhau.

Địa hình của Sơn Động dốc dần từ đơng bắc xuống tây nam, đặc biệt là các xã
nằm ven dãy núi Yên Tử ( bình quân trên 25 độ), độ cao trung bình của huyện là
450m so với mặt nước biển, cao nhất là đỉnh Yên Tử ( 1068m), thấp nhất là 52m
thuộc khu vực thung lũng sông Lục Nam. Sơn Động chỉ có những đồng bằng
nhỏ hẹp xen kẽ giữa những ngọn núi. Phía nam là dãy núi Bắc Thẻ chạy dài từ


9

xã An Châu; phía tây là dãy núi Mặt Quỷ chạy từ địa phận của xã Yên Định đến
hết bản Nừa của xã An Châu; phía bắc là dãy núi Khe Tát chạy dài từ địa phận
bản Mo Reo của xã An Lập đến hết địa phận của xã Vĩnh Khương; cịn phía
đơng là dãy núi Bản Khe thuộc xã Vân Sơn. Các dãy núi trên tạo nên vòng tròn
khép kín biến vùng trung tâm huyện thành một lịng chảo.
 Thủy văn ( sơng ngịi)
Sơng suối trong huyện chiếm 1,53% diện tích tự nhiên (1292ha ). Trên địa
bàn huyện có một sơng chính chảy qua đó là sơng Lục Nam. Thượng nguồn sơng
Lục Nam bắt nguồn từ Đình Lập ( Lạng Sơn), chảy vào Sơn Động ở xã Hữu Sản,
An Lạc, qua địa phận Sơn Động khoảng 40km. Từ Hữu Sản, Khe Rỗ (An Lạc)
song chảy theo hướng đông bắc- tây nam, đến Lệ Viễn đổi hướng đông- tây chảy
qua An Lập, An Châu, An Bá, Yên Định rồi hợp lưu với ba nhánh sơng khác đó
là:
Sơng Rãnh nhánh sơng này bắt nguồn từ xã Long Sơn chảy qua xã Dương
Hưu, một phần An Lạc qua xã An Châu, gặp thượng nguồn sông Lục Nam ở An
Bá chảy về Yên Định. Nhánh sông này dài khoảng 26km.
Sông Cẩm Đàn bắt nguồn từ khu vực xã Thạch Sơn chảy qua Phúc Thắng,
Quế Sơn, Chiên Sơn, Cẩm Đàn theo hướng bắc- nam. Đến Cẩm Đàn sông đổi
hướng đông- bắc chảy qua xã Yên Định nhập với sông Lục Nam. Nhánh sông
này dài khoảng 21km.
Sông Tuấn Đạo bắt nguồn từ lưu vực tây bắc Yên Tử thuộc hai xã Thanh

Sơn, Thanh Luận, chảy qua Tuấn Đạo nhập vào sông Lục Nam ở Đồng Hả xã
Yên Định. Sông này dài khoảng 15km. Tất cả lưu lượng đều chảy sang Lục
Ngạn.


10

Ngồi một sơng chính cịn có rất nhiều suối như: suối Bài ở xã Tuấn Đạo,
suối Nước Vàng ở xã Thanh Sơn, suối Nước Linh ở xã Thanh Luận, sông Om ở
xã Bồng Am… và một số khe nước, hồ đẹp khơng chỉ phục vụ nước cho nơng
nghiệp mà cịn phục vụ cho du lịch như khe Rỗ, khe Nước Vàng ở xã An Lạc,
suối Đường Lội, hồ Khe Chão ở xã Long Sơn.
Nhìn chung mật độ sơng suối của huyện Sơn Động khá dày và đều trên
khắp huyện nhưng phần lớn là đầu nguồn nên lịng sơng, suối hẹp, độ dốc lớn,
lưu lượng nước hạn chế vào mùa khô.
 Khí hậu, thời tiết
Sơn Động ở cách biển khơng xa tuy nhiên do bị án ngữ bởi dãy núi Yên
Tử ở phía nam nên Sơn Động có khí hậu lục địa vùng núi. Có đủ bốn mùa xn,
hạ, thu, đơng. Mùa xuân và mùa thu là hai mùa chuyển tiếp, khí hậu ơn hịa,
mùa hạ nóng, mùa đơng lạnh. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 22,6 độ C, nhiệt
độ trung bình cao nhất là 32,9 độ C, nhiệt độ trung bình thấp nhất là 11,6 độ C.
Mùa mưa chủ yếu tập trung ở các tháng 6, 7, 8. Lượng mưa trung bình
hàng năm là 1564mm , thuộc khu vực có lượng mưa trung bình trong vùng. Số
ngày mưa trung bình trong năm là 128,5 ngày, những ngày có lượng mưa lớn
nhất vào tháng 8 đạt 310,6mm.
Sơn Động nằm trong khu vực che chắn bởi vịng cung Đơng Triều nên ít
chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão.
Do tác động của các yếu tố địa hình nên Sơn Động được chia thành ba khu
vực khí hậu đặc trưng:
Khu vực 1: gồm các xã Yên Định, Long Sơn, Dương Hưu, Bồng Am,

Tuấn Đạo, Thanh Sơn, Thanh Luận, do ảnh hưởng của dãy Yên Tử nên mùa mưa
trong khu vực thường đến sớm hơn các khu vực khác 20- 30 ngày.


11

Khu vực 2: Gồm các xã Thạch Sơn, Phúc Thắng, Cẩm Đàn, Giáo Liêm,
Chiên Sơn, Quế Sơn mùa mưa đến muộn và ít hơn các vùng khác.
Khu vực 3: Gồm các xã An Châu, An Lập, An Bá, An Lạc, Lệ Viễn, Vĩnh
Khương, Vân Sơn, Hữu Sản có lượng mưa và độ ẩm khá lớn, điều kiện khí hậu
tương đối thuận lợi.
 Các nguồn tài nguyên
Đất đai của huyện khá đa dạng tuy nhiên thì đất feralit đỏ vàng là chủ yếu.
Đất đai của huyện cho phép phát triển hệ sinh thái nơng nghiệp và đặc biệt là lâm
nghiệp. Có một số dải đất phù sa thích hợp cho trồng lúa và cây hoa màu, bên
cạnh những vùng đất dốc tận dụng vào phát triển lâm nghiệp với các loại cây
như: keo, bạch đàn… nếu sử dụng đất một cách hợp lí hơn thì có thể vừa tạo độ
che phủ vừa tránh xói mịn đất. Trong đó diện tích đất nơng nghiệp 67917,26 ha
chiếm 80% diện tích, đất phi nơng nghiệp 11430,83 ha chiếm 13,4% diện tích,
đất chưa sử dụng 5641,82 ha chiếm 6,6% diện tích (số liệu thống kê năm 2011).
Rừng: Sơn Động có 53052,44 ha rừng, trong đó diện tích rừng tự nhiên có
39462,12 ha, chiếm 74% diện tích đất có rừng. Diện tích rừng trồng có 13590,52
ha, chiếm 26% diện tích đất có rừng (2011). Tuy nhiên hiện nay rừng tự nhiên có
xu hướng giảm do nhân dân khai thác, chặt phá rừng làm nương dẫy.
Rừng tự nhiên phân bố ở xã An Lạc, Vân Sơn, Hữu Sản, Dương Hưu,
Thanh Luận, Bồng Am… đặc biệt là khu rừng bảo tồn Khe Rỗ xã An Lạc. Thảm
thực vật rừng ở đây vẫn còn độ che phủ lớn ( 68%), chủ yếu là các loài cây bản
địa và các loại gỗ quý như lim, lát, sến, táu, dẻ… Tổng trữ lượng gỗ rừng tự
nhiên của huyện khoảng 500000- 600000m khối.
Về động vật, hiện nay do rừng bị khai thác nhiều và do con người săn bắt

nên chỉ còn lại một số lồi như: khỉ, hươu nai, lợn rừng, sóc…


12

Khống sản: nhìn chung tài ngun khống sản của huyện nghèo nàn cả
về số lượng và chủng loại. Trong toàn huyện có một mỏ đồng ở xã Cẩm Đàn,
một mỏ than ở Đồng Rì xã Thanh Luận và một mỏ đá xây dựng ở xã An Lạc.
Những mỏ này đều có trữ lượng nhỏ, chất lượng thấp và điều kiện khai thác
cũng rất khó khăn.
1.2 . Điều kiện kinh tế- xã hội ở Sơn Động - Bắc Giang
1.2.1 Đặc điểm kinh tế
Là một huyện vùng cao, Sơn Động cũng như bao vùng đất miền núi khác,
điều kiện kinh tế còn rất khó khăn, chủ yếu là dựa vào nơng nhiệp và lâm nghiệp.
Trước bối cảnh kinh tế khó khăn và điều kiện thất thường của thời tiết cán bộ
nhân dân huyện Sơn Động đã luôn luôn cố gắng phát triển kinh tế bằng các biện
pháp kịp thời và phù hợp để khắc phục khó khăn của nền kinh tế địa phương và
phát triển ngày một vững mạnh. Theo thống kê của Ủy ban nhân dân huyện Sơn
Động năm 2013, giá trị sản xuất một số ngành chủ yếu đạt 700,588 tỷ đồng,
trong đó: nơng, lâm nghiệp và thủy sản đạt 287,942 tỷ đồng; công nghiệp - xây
dựng đạt 172,435 tỷ đồng; dịch vụ đạt 240,211 tỷ đồng. Kết quả đạt được cụ thể
trong từng lĩnh vực như sau:
 Sản xuất nông, lâm nghiệp
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tuy cịn gặp rất nhiều khó khăn và
phụ thuộc nhiều vào thời tiết nhưng với sự nỗ lực khắc phục hậu quả của thiên
tai và áp dụng các ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, các giống cây, con có
năng suất, giá trị kinh tế cao đã làm cho sản xuất của huyện đạt kết quả khá tốt.
Bên cạnh đó là sự quan tâm hỗ trợ của nhà nước với các chính sách phát triển
nơng nghiệp có sự liên kết giữa nông dân, hợp tác xã, câu lạc bộ với doanh



13

nghiệp, nhà khoa học. Đã xây dựng điểm cánh đồng mẫu lớn tại xã Tuấn Đạo,
Long Sơn.
Trong trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 8.248,5 ha.
Cây lúa: diện tích đạt 4.551,2 ha, năng suất đạt 47,4 tạ/ha, sản lượng đạt
21.578,8 tấn. Cây ngơ: diện tích đạt 1.458,5 ha, năng suất đạt 41,3 tạ/ha, sản
lượng đạt 6.024,3 tấn. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 27.603 tấn. Sản
lượng cây ăn quả đạt 6.801 tấn, giá trị ước đạt 54,4 tỷ đồng.
Đã hình thành một số sản phẩm mới có khả năng nhân rộng quy mơ sản
xuất hàng hóa như: Mơ hình đã cho sản phẩm (Chè, Dong riềng); mơ hình đang
được thực hiện (cây Dược liệu, cây Thanh Long ruột đỏ,...). Tổng diện tích chè
tồn huyện là 27,6 ha, tăng 5 ha so với năm 2012. Trong đó diện tích cho sản
phẩm là 11,6 ha, sản lượng đạt 30,2 tấn.
Về chăn ni: tuy gặp nhiều khó khăn về giá cả thị trường và dịch bệnh
nhưng tổng đàn vẫn có xu hướng tăng. Sản lượng thịt hơi các loại ước đạt 7,65
nghìn tấn. Bên cạnh những vật nuôi truyền thống đã xuất hiện một số con mới có
giá trị kinh tế cao, giúp người dân thốt nghèo và bước đầu đã được thực hiện
thành công như: Thỏ Newzeland, Dê, Tắc kè, lợn rừng. Tổ chức sản xuất trong
chăn ni có bước tiến bộ, xuất hiện tổ chức hợp tác giữa các hộ chăn nuôi với
nhau thành câu lạc bộ, hợp tác xã và liên kết với doanh nghiệp trong tiêu thụ sản
phẩm . Mơ hình chăn ni kết hợp theo hướng bền vững quy mô gia trại được
triển khai đạt kết quả tích cực; mơ hình sản xuất tiếp tục được duy trì và phát
triển.
Về sản xuất thủy sản: Tồn huyện có 155,4 ha mặt nước ao, hồ, đập nuôi
trồng thuỷ sản, tổng sản lượng đạt 178,5 tấn; giá trị đạt sản xuất thủy sản đạt
12,495 tỷ đồng.



14

Về sản xuất lâm nghiệp: Cơng tác khốn bảo vệ rừng với diện tích là
24.784,3ha cho 947 hộ gia đình; kinh phí ngân sách hỗ trợ đầu tư là 3,612 tỷ
đồng. Tổ chức trồng rừng sản xuất cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn
huyện với tổng diện tích là 3.023,8ha cho 1.500 hộ trên địa bàn các xã, thị trấn;
kinh phí là 13,731 tỷ đồng. Khai thác gỗ rừng tự nhiên là 146 m3, khai thác gỗ
rừng trồng là 78.700m3, khai thác củi là 12.776 ste, khai thác tre nứa là 162.000
cây, khai thác lâm sản khác: 350 nghìn tấn. Giá trị sản xuất lâm nghiệp là
175,817 tỷ đồng, độ che phủ rừng nâng lên 74,8%. Bên cạnh trồng rừng keo lai
làm nguyên liệu giấy đã xuất hiện mơ hình trồng rừng bền vững theo hướng kết
hợp trồng rừng gỗ lớn với cây dược liệu, lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng. Các
cánh rừng cây bản địa như tre nứa, lim xanh, trám trắng, ... được người dân và
cộng đồng gìn giữ. Rừng khu vực đầu nguồn nước tại các địa phương được chính
quyền và nhân dân có ý thức bảo vệ tốt.
Có nhiều chương trình hỗ trợ phát triển cho huyện như: chương trình
30a/PC Vốn hỗ trợ sản xuất hỗ trợ trồng mới trên 1000 ha rừng, hỗ trợ 40 tấn
giống lúa, ngô năng suất, chất lượng cao, gần 5.000 con giống gà ri, gần 300 con
giống lợn nái hậu bị, 70 bộ máy cày, ... đã góp phần quan trọng vào kết quả sản
xuất nơng lâm nghiệp của huyện, giúp các hộ dân cải thiện thu nhập, ổn định đời
sống. Dạy nghề cho lao động nơng thơn có chuyển biến tích cực. Các nghề được
lựa chọn phù hợp với nhu cầu của người dân và điều kiện thực tế địa phương,
người học sử dụng nghề ngay trong q trình học đối với các nghề nơng nghiệp.
Trang thiết bị y tế tiếp tục được đầu tư, góp phần thực hiện tốt chính sách chăm
sóc sức khỏe cho nhân dân. Vốn đầu tư cơ sở hạ tầng tập trung cho giao thông,
thủy lợi, trường học, trạm y tế và nhà văn hóa. Các cơng trình được lựa chọn
thực sự cấp thiết, quy mô đầu tư hợp lý, chất lượng cơng trình đảm bảo. Các


15


cơng trình đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả tích cực, góp phần quan trọng
vào phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. Hay
chương trình xây dựng nơng thơn mới, chương trình 135…
 Sản xuất cơng nghiệp
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp trên địa phương đã
thực sự cố gắng, nỗ lực đổi mới, cơ cấu lại, điều chỉnh quy mơ sản xuất và tìm
kiếm thị trường; cấp ủy, chính quyền đặc biệt quan tâm tháo gỡ khó khăn, vướng
mắc cho các doanh nghiệp về đất đai, thủ tục hành chính nên sản xuất cơng
nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp tiếp tục duy trì đà tăng trưởng về số lượng và chất
lượng. Khu vực ngồi quốc doanh có 516 cơ sở sản xuất với trên 2.000 lao động
(ngành nghề chủ yếu là sản xuất giấy, bột giấy, hương nến, khai thác cát sỏi, sản
xuất giầy dép da, may mặc, sản xuất gạch, rèn, cơ khí, đồ mộc dân dụng), giá trị
sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp ước đạt 61,657 tỷ đồng.
Khu vực công nghiệp điện - than: Năm 2013 khai thác trên 686,388 nghìn
tấn than đạt 102,45% KH, sản xuất điện đạt trên 1 tỷ Kwh. Công ty trách nhiệm
hữu hạn Một thành viên 45 nộp ngân sách nhà nước trên 67 tỷ đồng; Công ty
Nhiệt điện nộp ngân sách nhà nước trên 56 tỷ đồng.
 Hoạt động thương mại, dịch vụ, tài chính, ngân hàng.
Thương mại, giá cả: Cơng tác quản lý và bình ổn giá, kiểm sốt giá cả và
chống đầu cơ, bn lậu, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng được thực hiện
tốt; tham gia bán và giới thiệu sản phẩm hàng hóa tại Hội chợ hàng Việt khu vực
Đơng Bắc - Bắc Giang năm 2013, đẩy mạnh chương trình đưa hàng Việt về nông
thôn... tạo điều kiện cho các doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản
phẩm. Chỉ đạo ngành chức năng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm
ổn định giá cả thị trường; trong năm đã tổ chức kiểm tra 49 lượt, có 49 vụ vi


16


phạm, đã xử lý phạt vi phạm hành chính và bán hàng tịch thu nộp ngân sách nhà
nước 85,912 triệu đồng.
 Giao thơng vận tải và bưu chính - viễn thông:
Công tác quản lý và phục vụ vận tải hành khách đã đáp ứng tốt hơn nhu
cầu đi lại của nhân dân. Tính đến nay tồn huyện có 272 cơ sở kinh doanh vận
tải, (trong đó: kinh doanh vận tải hàng hóa là 242 cơ sở; kinh doanh vận tải hành
khách là 30 hộ) Khối lượng luân chuyển hàng hóa đạt 17.716.000 tấn/km; khối
lượng luân chuyển hành khách đạt 31.842.000 người/km. Tổng doanh thu vận tải
đạt 84,31 tỷ đồng tăng 7,6 % so với năm 2012. Hạ tầng bưu chính - viễn thơng
tiếp tục được đầu tư phát triển.
Tài chính, ngân hàng: Uỷ ban nhân dân huyện chỉ đạo quyết liệt công tác
thu ngân sách ngay từ đầu năm, quản lý chặt chẽ các nguồn thu. Tổng thu ngân
sách năm 2013 ước đạt 610,586 tỷ đồng; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn
ước đạt 38,388 tỷ đồng; trong đó, thu ngoài quốc doanh là 18,983 tỷ đồng , thu
các khoản phí và lệ phí đạt 7,5 tỷ đồng. Thu tiền sử dụng đất đạt 4 tỷ đồng.
Chi ngân sách cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, đảm bảo đúng quy
định. Ước thực hiện chi ngân sách đạt 604,35 tỷ đồng, trong đó chi thường
xuyên 598,85 tỷ đồng.
Ngân hàng Nơng nghiệp, Ngân hàng chính sách xã hội và Quỹ tín dụng
nhân dân An Châu đã thực hiện nhiều biện pháp huy động vốn và tiếp nhận;
đồng thời, thực hiện nghiêm các quy định về lãi suất huy động và lãi suất cho
vay, tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân
tiếp cận vốn tín dụng. Ước đến 31/12/2013, nguồn vốn huy động trên địa bàn đạt
366,9 tỷ đồng; dư nợ tín dụng ước đạt 733,7 tỷ đồng. Nguồn vốn của các tổ chức


17

tín dụng đã tạo điều kiện cho các hộ dân phát triển sản xuất, giải quyết việc làm,
xuất khẩu lao động, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

 Đầu tư phát triển
Tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội năm 2013 là 745,393 tỷ đồng trong đó:
Vốn trung ương đầu tư trên địa bàn là 210 tỷ đồng; vốn ngân sách địa phương
quản lý là 287,393 tỷ đồng; vốn đầu tư của doanh nghiệp là 78 tỷ đồng; vốn đầu
tư của dân cư là 170 tỷ đồng.
Công tác quy hoạch xây dựng: Đang triển khai điều chỉnh quy hoạch
chung thị trấn Thanh Sơn; xây dựng quy hoạch chi tiết thị trấn An Châu, quy
hoạch chi tiết khu trung tâm kinh tế văn hoá du lịch xã Tuấn Mậu. Phê duyệt
xong đồ án xây dựng nông thôn mới cho 5 xã cịn lại, đạt 100% số xã.
 Cơng tác quản lí tài ngun mơi trường
Cơng tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho tổ chức, hộ
gia đình cá nhân được tập trung chỉ đạo; hiện đã cấp được 2.405/1.800 giấy
chứng nhận lần đầu cho hộ gia đình, cá nhân; cấp được 744 giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất cho các trường hợp chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền
sử dụng đất; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường cấp được 89 giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức. Thẩm định 626 hồ sơ đăng ký thuế
chấp vay vốn ngân hàng.
Công tác quản lý nhà nước về môi trường được quan tâm và thực hiện
quyết liệt. Tăng cường kiểm tra, ngăn ngừa vi phạm pháp luật về môi trường,
quản lý các hoạt động khai thác khoáng sản, gắn với xử lý các trường hợp vi
phạm. Cấp được 29 bản cam kết bảo vệ môi trường, 18 đề án bảo vệ môi trường
đơn giản cho các hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn.


18

Tuy nhiên có một số hạn chế sau: Trong nơng nghiệp, ứng dụng tiến bộ
khoa học kĩ thuật trong sản xuất cịn ở mức độ thấp, đại đa số nơng dân chưa chủ
động, tìm tịi cách làm ăn hiệu quả, chưa mạnh dạn vay vốn đầu tư mở rộng sản
xuất; mơ hình sản xuất đem lại thu nhập cao chưa nhiều, chưa phổ biến. Tình

trạng vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng tuy có giảm, song vẫn cịn xảy ra.
Tiến độ xây dựng nơng thơn mới cịn chậm so kế hoạch đề ra.
Thu tiền sử dụng đất không đạt kế hoạch đề ra. Công tác kiểm tra, quản lý
sử dụng ngân sách ở các cấp, các đơn vị chưa được thường xuyên, kịp thời, một
số đơn vị sử dụng ngân sách kém hiệu quả.
Tình hình triển khai đầu tư xây dựng một số cơng trình phụ thuộc vào việc
bố trí ngân sách cấp trên nên triển khai thực hiện cịn kéo dài do thiếu vốn. Một
số cơng trình lập thủ tục hồ sơ hồn cơng, thanh quyết tốn và giải ngân thực
hiện chậm.
Công tác quản lý, bảo vệ tài ngun khống sản, bảo vệ mơi trường ở một
số địa phương còn hạn chế, vi phạm tranh chấp, lấn chiếm đất đai xảy ra chậm
giải quyết hoặc không giải quyết dứt điểm.
1.2.2 Đặc điểm xã hội
Đời sống xã hội của huyện đã được sự quan tâm, chú trọng phát triển của
nhà nước và chính cán bộ nhân dân trong huyện. Điều đó đã mang lại cho đời
sống xã hội có những thành tựu trong các lĩnh vực cụ thể như sau:
 Giáo dục - Đào tạo ( theo số liệu trong năm 2013).
Duy trì ổn định quy mơ trường lớp ở các bậc học, gồm: 23 trường mầm
non, 41 trường tiểu học, THCS, 4 trường THPT.
Cơ sở vật chất, trường lớp, thư viện, các phòng chức năng và trang thiết bị
dạy học được đầu tư bằng nhiều nguồn kinh phí. Đến nay cơ bản đã xây dựng


19

các phòng kiên cố, đạt tỷ lệ là 85,11%; số trường đạt chuẩn Quốc gia đến nay là
37 trường, đạt 57,8%.
 Cơng tác văn hóa, thể thao và du lịch
Ln tập trung chỉ đạo công tác tuyên truyền và tổ chức các hoạt động văn
hóa, văn nghệ chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn và phục vụ nhiệm vụ chính trị

của địa phương với hình thức đa dạng và nội dung phong phú, thiết thực. Công
tác quy hoạch, đầu tư cho các điểm di tích văn hóa, lịch sử được quan tâm, các
hoạt động bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc được đẩy mạnh.
Phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục phát triển.
Chỉ đạo chấn chỉnh việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang
và lễ hội đã có chuyển biến rõ rệt, bước đầu đã đi vào nề nếp. Tồn huyện có
13.820/17.800 hộ gia đình đạt 77,6%; có 64/179 làng, bản, khu phố văn hố, đạt
79,32%. Tổ chức thành cơng Đại hội thể dục thể thao cấp xã và Đại hội thể dục
thể thao cấp huyện lần thứ VII, gắn với Ngày hội văn hóa các dân tộc huyện lần
thứ IV và Tổ chức Lễ đón nhận Huân chương lao động Hạng Ba và tham dự Đại
hội thể dục thể thao cấp tỉnh và toàn quốc, kết quả đạt 18 huy chương các loại
(2013) .
Các ngành, các địa phương tiếp tục xây dựng kế hoạch đẩy mạnh các hoạt
động xúc tiến, quảng bá thu hút khách du lịch đến địa phương như: Khe Rỗ, xã
An Lạc; Đồng Cao, xã Thạch Sơn; du lịch tâm linh tại xã Tuấn Mậu.
 Công tác Y tế, Dân số - KHH gia đình:
Cơng tác quản lý, giám sát và tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm
được triển khai thường xun ; trong năm khơng có vụ ngộ độc thực phẩm xảy
ra, cơ sở y dược tư nhân trên địa bàn khơng có vi phạm.


×