Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Nghiên cứu các nghi lễ tang ma của người tày bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.1 MB, 104 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ VĂN HÓA – NGHỆ THUẬT

NGHIÊN CỨU CÁC NGHI LỄ
TANG MA CỦA NGƢỜI TÀY BẮC KẠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN VĂN HÓA

Giảng viên hướng dẫn : PGS-TS Nguyễn Thị Lan Thanh
Sinh viên thực hiện

: Bế Thị Thời

Lớp

: Quản lý văn hoá 7C

Niên khóa

: 2006- 2010

HÀ NỘI – 2010.


Khóa luận tốt nghiệp

2

LỜI CẢM ƠN!
Trong q trình thực hiện khóa luận này cùng với sự nỗ lực tìm hiểu,


nghiên cứu và học hỏi của bản thân, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ
nhiệt tình và chân thành. Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn tới các Thầy, Cơ
giáo trong trường đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt cho em những kiến thức
cơ bản giúp em có một nền tảng cơ sở ban đầu cho cơng trình nghiên cứu của
mình. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS – TS Nguyễn Thị
Lan Thanh, đã tận tình quan tâm hướng dẫn em trong suốt q trình thực hiện
khóa luận tốt nghiệp.
Đồng thời em xin chân thành cảm ơn Sở Văn Hóa – Thể thao và Du lịch
Bắc Kạn cùng các thầy Tào Triệu La Phủ, Lường Văn Việt, những người dân
ở các cơ sở thực tế tại Bắc Kạn mà em tới khảo sát, đã cung cấp cho em
nguồn tư liệu vô cùng quý báu giúp em hoàn thành tốt bài nghiên cứu của
mình.
Do thời gian nghiên cứu và trình độ, kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên
cứu khoa học còn hạn chế nên khóa luận khơng tránh khỏi những thiếu sót
nhất định, em mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của thầy cơ và
bạn bè để khóa luận được hoàn thiện hơn.

Sinh viên thực hiện.
Bế Thị Thời.

Bế Thị Thời – QLVH 7C


Khóa luận tốt nghiệp

3

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 5

1. Lí do chọn đề tài. ................................................................................... 5
2. Mục đích nghiên cứu. ............................................................................ 7
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. ....................................................... 7
4. Phƣơng pháp nghiên cứu. ..................................................................... 7
5. Đóng góp của đề tài. .............................................................................. 8
6. Cấu trúc đề tài. ...................................................................................... 8
CHƢƠNG 1 .................................................................................................. 9
KHÁI QUÁT VỀ DÂN TỘC TÀY Ở BẮC KẠN ....................................... 9
1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn. ........................... 9
1.1.1. Điều kiện tự nhiên. ....................................................................... 9
1.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội. .......................................................... 11
1.2. Giới thiệu sơ lƣợc về dân tộc Tày ở Bắc Kạn. ................................ 17
1.2.1. Đời sống kinh tế. ......................................................................... 17
1.2.2. Phong tục tập qn. .................................................................... 18
1.2.3. Tín ngưỡng, tơn giáo. ................................................................. 24
CHƢƠNG 2 ................................................................................................ 28
CÁC NGHI LỄ TANG MA CỦA NGƢỜI TÀY BẮC KẠN.................... 28
2.1. Một số khái niệm, quan niệm về tang ma. ...................................... 28
2.2. Các nghi lễ tang ma cổ truyền của ngƣời Tày Bắc Kạn. ................ 30
2.2.1: Ứng xử trước tang lễ. ................................................................. 30
2.2.2. Các nghi lễ trong quá trình tổ chức tang ma .............................. 32
2.2.3. Các nghi lễ sau khi chôn. ........................................................... 46
2.3. Sự biến đổi của các nghi lễ tang ma của ngƣời Tày Bắc Kạn trong
giai đoạn hiện nay. .................................................................................. 48
Bế Thị Thời – QLVH 7C


Khóa luận tốt nghiệp

4


2.4. Các lễ thức trong tang ma dành cho những trƣờng hợp đặc biệt.. 53
2.5. Bản sắc văn hóa trong các nghi lễ tang ma của ngƣời Tày Bắc Kạn.
.................................................................................................................. 57
CHƢƠNG 3 ................................................................................................ 67
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA TRONG ................... 67
CÁC NGHI LỄ TANG MA CỦA NGƢỜI TÀY BẮC KẠN.................... 67
3.1. Giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa. .............. 68
3.2. Giải pháp tuyên truyền, giáo dục. ................................................... 74
3.3. Đầu tƣ cho việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa................. 78
3.4. Chế độ chính sách đãi ngộ với các cán bộ văn hóa vùng cao. ........ 80
KẾT LUẬN ................................................................................................. 82
DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 85
PHỤ LỤC

Bế Thị Thời – QLVH 7C


Khóa luận tốt nghiệp

5

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Trong cộng đồng 54 dân tộc anh em cùng sinh sống trên dải đất Việt
Nam hình chữ S, mỗi dân tộc lại mang trong mình một bản sắc văn hóa, một
âm hưởng truyền thống riêng. Hội tụ tất cả những bản sắc ấy lại thành một
vườn hoa văn hóa đa sắc màu trong nền văn hóa Việt Nam thống nhất. Văn
hóa dân tộc là kết tinh tinh hoa cuộc sống, là tiếng nói của các thế hệ cha ơng
từ bao đời truyền lại. Việc tìm hiểu nền văn hóa dân tộc là trách nhiệm của

những thế hệ sau, có như vậy thì thế hệ chúng ta và các thế hệ tương lai mới
có thể hiểu được những gì cha ơng đã gửi gắm lại thơng qua các giá trị văn
hóa, để từ việc hiểu biết đi đến tơn trọng, giữ gìn và phát huy những giá trị
văn hóa ấy.
Dân tộc Tày là một tộc người có số lượng dân cư khá lớn trong các dân
tộc thiểu số ở Việt Nam, cư trú chủ yếu ở các tỉnh miền núi Việt Bắc. Họ có
tập qn và trình độ sản xuất khá tiến bộ, có nền văn hóa lâu đời, phong phú,
độc đáo và đặc sắc. Truyền thống văn hóa của dân tộc Tày nói riêng và cộng
đồng các dân tộc Việt nam nói chung đang bị biến đổi sâu sắc bởi sự giao lưu
kinh tế, văn hóa giữa các dân tộc trong và ngồi nước. Vì vậy, hơn bao giờ hết
chúng ta phải nhìn nhận thật nghiêm túc về vấn đề khơi phục, bảo tồn và phát
huy các giá trị văn hóa dân tộc trong thời đại mới, cuộc sống văn minh, công
nghiệp chỉ được phát triển trên nền tảng vững chắc là nền văn hóa dân tộc.
Điều này đã được khẳng định trong Nghị quyết TƯ 5 khóa VIII, Văn kiện Đại
hội Đảng khóa VII, khóa VIII.
Văn hóa tâm linh và tín ngưỡng, tơn giáo chiếm một vị trí quan trọng
trong đời sống văn hóa Việt Nam nói chung và từng tộc người nói riêng. Mỗi
con người ngồi quan hệ giao lưu, liên hệ với cộng đồng xã hội còn quan tâm
Bế Thị Thời – QLVH 7C


Khóa luận tốt nghiệp

6

đến thế giới bên ngồi cuộc sống, đó là thế giới của thần linh và thế giới của
người chết (Thế giới linh hồn). Mối quan tâm ấy thể hiện qua các nghi lễ, lễ
hội và việc thực hiện nghi lễ chính là sự giao lưu, giao cảm của con người với
các thần linh, linh hồn, đặc biệt được thể hiện qua tang lễ là cả một hệ thống
các nghi lễ tơn giáo, tín ngưỡng liên quan tới người chết mà ở dân tộc nào

cũng có.
Là một thành tố quan trọng trong lĩnh vực văn hóa xã hội, các nghi lễ
tang ma của người Tày Bắc Kạn đã biểu hiện hết sức sâu sắc đạo hiếu, đạo
nghĩa của những người còn sống dành cho người đã mất. Cái chết kết thúc
một cuộc đời con người trên cõi trần gian để bước vào thế giới vĩnh hằng, một
thế giới siêu thực cho đến nay vẫn vơ cùng bí ẩn nhưng lại có trong tâm thức
của mỗi người. Trong khi con người đang cố gắng tìm hiểu về cái tâm thức ấy
trong quan niệm tang ma của các dân tộc nói chung và của người Tày nói
riêng thì các nghi lễ biểu hiện của nó đã có nhiều biến đổi do sự giao thoa
mạnh mẽ và ngày càng sâu sắc của xã hội trong nền kinh tế thị trường. Xu
hướng đơn giản hóa các nghi lễ tinh thần trong tang ma cầu kỳ, phức tạp, các
tập tục ăn uống và lệ làng ngày càng rõ, nhiều khi làm biến dạng các nghi lễ,
tập tục truyền thống. Mặt khác thế hệ các thầy Tào lớp trước lớn tuổi đang
nhanh chóng mất dần, trong khi các thế hệ trẻ không muốn kế tục nghề làm
thầy cúng của cha ơng mình. Điều đó khiến cho các nghi lễ và các quan niệm
giữa sự sống và cái chết của người Tày ngày càng bị thất truyền.
Là một người con sinh ra và lớn lên ở Bắc Kạn, lại là người dân tộc Tày
nên phần nào có sự hiểu biết sơ lược về nền văn hóa của dân tộc mình. Bản
thân tác giả cũng nhận thấy sự biến đổi và mai một dần của các giá trị văn hóa
dân tộc, trong đó có hệ thống các nghi lễ tang ma. Việc tìm hiểu, nghiên cứu
về các nghi lễ tang ma của người Tày Bắc Kạn là một việc làm thiết thực để
đóng góp một phần cơng sức nhỏ bé vào việc bảo lưu, giữ gìn và phát huy các
Bế Thị Thời – QLVH 7C


Khóa luận tốt nghiệp

7

giá trị văn hóa dân tộc Tày, góp phần xây dựng một nền văn hóa Việt Nam

tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
2. Mục đích nghiên cứu.
Khóa luận bước đầu tìm hiểu các nghi lễ tang ma của người Tày Bắc Kạn
từ khi chuẩn bị có người chết cho tới khi kết thúc đám tang và một số thủ tục
cúng, giỗ người chết. Thơng qua đó, hiểu và nắm bắt được những giá trị tích
cực và tiêu cực trong tang ma người Tày.
Nghiên cứu tâm linh, tín ngưỡng và các hình thức văn hóa được sử dụng,
thể hiện trong tang ma cổ truyền của người Tày Bắc Kạn để rút ra những giá
trị văn hóa, những quan điểm mang tính nhân văn về sự sống và cái chết trong
mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng về cả mặt tích cực và tiêu cực, tiến bộ
và lạc hậu, từ đó có những định hướng trong việc tổ chức, thực hiện các nghi
lễ tang ma phù hợp với sự phát triển của thời đại và được nhân dân chấp nhận.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
Các nghi lễ tang ma cổ truyền gồm các qui tắc, nghi lễ tang ma, hoạt
động của người sống dành cho người chết, quan niệm về sự sống và cái chết
theo triết lý của người Tày Bắc kạn. Một số sự biến đổi trong các nghi lễ tang
ma của người Tày Bắc Kạn trong giai đoạn hiện nay.
Thực hiện nghiên cứu trên phạm vi địa bàn tỉnh Bắc Kạn tập trung chủ
yếu vào các địa điểm thị xã Bắc Kạn và hai huyện Bạch Thông, Chợ Mới.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Cơ sở lý luận của khóa luận có tham khảo, sử dụng phương pháp duy vật
biện chứng, vận dụng và tham khảo quan điểm của Đảng và nhà nước thông
qua các văn kiện, nghị quyết, nghị định, thông tư… liên quan tới việc tổ chức
hội hè, đình đám, cưới xin, tang ma ở Việt Nam.
Kế thừa những thành tựu nghiên cứu, lý luận và phương pháp luận của
các nhà nghiên cứu, các nhà dân tộc học .
Bế Thị Thời – QLVH 7C


Khóa luận tốt nghiệp


8

Phương pháp được sử dụng chủ yếu là điền dã dân tộc học với các hoạt
động: tham dự trực tiếp các nghi lễ tang ma, khảo sát, phỏng vấn, ghi chép lấy
thông tin từ các thầy Tào, người giúp việc thầy Tào, người cao tuổi ở địa
phương.
5. Đóng góp của đề tài.
Đóng góp thêm nguồn tư liệu có từ thực tiễn, qua đó thấy được sắc thái
riêng của địa phương, góp phần cung cấp cho các nhà nghiên cứu, những
người quan tâm tới đề tài những hiểu biết sơ lược về phong tục, tập quán của
người Tày Bắc Kạn nhất là các nghi lễ trong tang ma.
Kết quả tìm hiểu, nghiên cứu của khóa luận cung cấp tư liệu cho các
cấp chính quyền, các nhà quản lý văn hóa tỉnh Bắc Kạn cơ sở để định hướng
các chính sách xã hội – văn hóa, giáo dục giúp cho địa phương lưu giữ, bảo
tồn các giá trị tích cực, lược bỏ các yếu tố tiêu cực trong phong tục tang ma
của người Tày nói riêng và các giá trị văn hóa của cộng đồng các dân tộc
trong tỉnh nói chung nhằm giữ gìn và phát huy các nét đẹp văn hố dân tộc.
6. Cấu trúc đề tài.
Ngồi mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục thì nội dung chính
của khóa luận bao gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về dân tộc Tày tỉnh Bắc Kạn.
Chương 2: Các nghi lễ tang ma của người Tày Bắc Kạn.
Chương 3: Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa trong các nghi lễ tang
ma của người Tày Bắc Kạn.

Bế Thị Thời – QLVH 7C


Khóa luận tốt nghiệp


9

CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ DÂN TỘC TÀY Ở BẮC KẠN
1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn.
1.1.1. Điều kiện tự nhiên.
Bắc Kạn là một tỉnh miền núi nằm trong khu vực Đông Bắc nước ta,
trong hệ tọa độ từ 21048,47,, đến 22044,17,, độ vĩ Bắc và 105025, 08,, đến
106024,47,, độ kinh Đông. Lãnh thổ của tỉnh phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng,
phía Nam giáp tỉnh Thái Ngun, phía Đơng giáp tỉnh Lạng Sơn và phía Tây
giáp tỉnh Tuyên Quang. Diện tích tự nhiên của Bắc Kạn là 4.857,2 km2, chiếm
1,45 % diện tích cả nước. Thị xã Bắc Kạn nằm trên trục quốc lộ số 3 cách Hà
Nội 166 km về phía Bắc.
Địa hình: Địa hình của tỉnh Bắc Kạn đa dạng, phức tạp chủ yếu là đồi và
núi cao và có thể chia ra làm 3 khu vực:
Khu vực phía Đơng: là các dãy núi kéo dài của cánh cung Ngân Sơn,
cánh cung liên tục nhất, điển hình nhất ở vùng Đơng Bắc. Đây là dãy núi cao
có cấu tạo tương đối thuần nhất. Về kinh tế, địa hình nơi đây chủ yếu thuận
lợi phát triển lâm nghiệp.
Khu vực phía Tây: cũng là khối núi cao chót vót trên lãnh thổ Bắc Kạn.
Cấu tạo chủ yếu của núi là đá phiến thạch anh, đá cát kết và đá vơi có lớp dày
nằm trên đá kết tinh cổ.
Khu vực trung tâm: dọc thung lũng sơng Cầu có địa hình thấp hơn nhiều.
Đây là một nếp lõm được cấu tạo chủ yếu bởi đá phiến, đá vơi, đá sét vơi có
tuổi rất cổ, nhưng đá vơi khơng nhiều. Địa hình nơi đây thích hợp phát triển
nông nghiệp, giao thông.
Đất đai: tài nguyên đất của Bắc Kạn có nhiều loại khác nhau. Nhiều
vùng có tầng đất khá dày, hàm lượng mùn tương đối cao. Đặc biệt một số loại
Bế Thị Thời – QLVH 7C



Khóa luận tốt nghiệp

10

đất là sản phẩm phong hố từ đá vôi, thuận lợi cho việc phát triển cây công
nghiệp, cây ăn quả. Phần lớn diện tích đất của tỉnh là loại đất feralit thuận lợi
để phát triển nông, lâm nghiệp.
Khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản của Bắc Kạn tương đối phong phú.
Hai loại có trữ lượng khá lớn là chì và kẽm, theo điều tra sơ bộ Bắc Kạn có 42
mỏ trong tổng số 71 mỏ chì kẽm của cả nước, các mỏ này tập trung chủ yếu ở
huyện Chợ Đồn.
Ngồi ra cịn có vàng ở dạng sa khống ở các huyện Ngân Sơn, Na Rì,
Chợ Mới. Các loại khống sản như: sắt, mangan, thiếc, đá vơi… phân bố ở
nhiều nơi. Đây là một thế mạnh để tỉnh phát triển cơng nghiệp khai thác
khống sản và phát triển kinh tế, xã hội.
Khí hậu: khí hậu cũng nằm trên nền nhiệt chung của vùng nhiệt đới ẩm
gió mùa, có sự phân hoá do độ cao và hướng núi. Nhiệt độ trung bình năm từ
20-22 0. Lượng mưa trung bình năm từ 1400-1600 mm/năm, tập trung phần
lớn vào mùa hạ từ tháng 4 đến tháng10. Khí hậu có sự phân hố theo mùa:
mùa hạ nhiệt cao, mưa nhiều; mùa đông nhiệt độ thấp, mưa ít và chịu ảnh
hưởng rõ rệt của gió mùa Đơng Bắc. Ngồi ra khí hậu cịn có sự phân hoá
theo độ cao: càng lên cao nhiệt độ càng giảm thấp.
Thuỷ văn: Mạng lưới sơng ngịi của Bắc Kạn tương đối phong phú, phần
lớn là các nhánh thượng nguồn với đặc điểm chung là ngắn, dốc, thuỷ chế thất
thường. Tiêu biểu là thượng nguồn sông Cầu, sông Bằng Giang… Nước của
hệ thống sơng ngịi này là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho nơng nghiệp. Do
địa hình dốc, sơng ngịi Bắc Kạn có tiềm năng để phát triển thuỷ điện vừa và
nhỏ, tuy nhiên cũng vì sơng ngịi lắm thác ghềnh nên khó khăn cho giao thơng

đường thuỷ.

Bế Thị Thời – QLVH 7C


Khóa luận tốt nghiệp

11

Ngồi ra cịn có một số lượng lớn ao, hồ phải kể đến là hồ Ba Bể- hồ
nước ngọt tự nhiên lớn nhất nước ta, là một trong hai mươi hồ nước ngọt đặc
biệt của thế giới, có nhiều giá trị lớn, đặc biệt là giá trị về du lịch.
Sinh vật: Rừng là một trong những thế mạnh của tỉnh Bắc Kạn. Diện tích
rừng tính đến ngày 31/12/1999 là 235,2 nghìn ha, gồm có 224,1 nghìn ha
rừng tự nhiên và 11,1 nghìn ha rừng trồng. Độ che phủ ở mức 49 %.
Thành phần sinh vật trong rừng rất phong phú: thực vật có 826 lồi với
300 lồi lấy gỗ, 300 cây thuốc, 52 loài được đưa vào sách đỏ Việt Nam ( như:
lim, gụ, sến, nghiến…); hệ động vật cũng hết sức đa dạng, có nhiều loại quí
hiếm. Tài nguyên sinh vật với các loại động thực, vật như vậy rất có giá trị về
kinh tế, du lịch và đặc biệt có giá trị trong bảo tồn nguồn gen với nhiều loại
quí hiếm, đặc hữu. Nổi bật và tiêu biểu nhất cho nguồn tài nguyên này là
vườn quốc gia Hồ Ba Bể (thành lập năm 1977) với hệ sinh thái còn tương đối
nguyên vẹn trên vùng núi đá vơi.
(7; 47-49)
1.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội.
Bắc Kạn là một tỉnh miền núi mới được tái lập từ năm 1997, tình hình
kinh tế, xã hội cịn rất nhiều khó khăn. Được sự quan tâm của Đảng, của Nhà
nước cùng với sự nỗ lực, cố gắng của nhân dân trong tỉnh, Bắc Kạn đã có
những bước phát triển mới: đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các
dân tộc trong tỉnh đã được cải thiện, tình hình kinh tế, xã hội ngày càng phát

triển.
Về kinh tế tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Giai đoạn
1991 – 1996 mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 5%, đến những năm
1997 – 2000 đã tăng gấp 2 lần (9,9%), và tốc độ tăng trưởng trong năm năm
tiếp theo 2001 – 2005 đạt 12%. Theo báo cáo tổng kết một số kết quả đạt
được sau 10 năm tái thành lập tỉnh của tỉnh Bắc Kạn thì hiện nay trung bình
Bế Thị Thời – QLVH 7C


Khóa luận tốt nghiệp

12

mỗi năm nền kinh tế phát triển khá với tốc độ phát triển bình quân đạt
10,85%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỉ trọng
công nghiệp - xây dựng, dịch vụ và giảm dần tỉ trọng nơng - lâm nghiệp.
Trong đó, khu vực công nghiệp – xây dựng tăng từ 9,6% lên 20,8%; khu vực
dịch vụ tăng từ 22,8% lên 38,2% và khu vực nơng, lâm nghiệp giảm từ 61,6
xuống cịn 41%. GDP bình quân đầu người trên 4 triệu đồng/năm. Thu ngân
sách 105 tỷ đồng. Tỷ lệ hộ đói nghèo giảm xuống cịn 41,42% (tiêu chí mới).
Nơng nghiệp: là một ngành được tỉnh chú trọng chỉ đạo phát triển bằng
nhiều chủ trương, nhiều biện pháp tích cực làm thay đổi tập quán canh tác,
chuyển đổi cây trồng vật nuôi như: tăng vụ, đưa giống mới vào sản xuất, mở
rộng và tu sửa hệ thống thuỷ lợi… Điều kiện tự nhiên của Bắc Kạn rất thuận
lợi cho việc phát triển các loại cây trồng như Ngô, Khoai, Sắn... tỉnh đang ứng
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trồng các loại cây cao sản như: Cà chua, dưa
hấu, các loại rau sạch ở thị xã Bắc Kạn, huyện Bạch Thông và trồng hoa xuất
khẩu ở Đồn Đèn - Hồ Ba Bể. Ngoài ra diện tích đất đồi, rừng đã giao cho nơng
dân có thể trồng các loại cỏ làm thức ăn chăn nuôi. Nhờ vậy năng suất cây
trồng ngày càng được nâng cao, đảm bảo an ninh lương thực. Hiện nay tỉnh

đang thực hiện đề án lớn về phát triển chăn ni trâu, bị giai đoạn 2006 2010. Việc thực hiện Đề án phát triển đàn trâu, bị đã được nhân dân nhiệt
tình ủng hộ và đã hình thành Chợ mua bán gia súc (Chợ Bị xã Nghiên Loan
huyện Pác Nặm). Ngồi ra tỉnh Bắc Kạn có thể phát triển mạnh ngành chăn
ni lợn , gà, dê... và nuôi cá Hồi phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Đàn
trâu, bò và đàn lợn phát triển ở mức cao. Nhiều nghề mới như nuôi trồng thuỷ
sản cũng bắt đầu phát triển.
* Lâm nghiệp: là một thế mạnh của tỉnh và đang trên đà phát triển, tăng
trưởng do thực hiện chủ trương giao đất, giao rừng, đồi theo dự án 134, 135
của chính phủ. Bắc Kạn có tổng diện tích rừng lâm nghiệp là 420.990,5 ha,
Bế Thị Thời – QLVH 7C


Khóa luận tốt nghiệp

13

trong đó: Đất có rừng là 263.503,9 ha; rừng tự nhiên 224.151,4 ha; rừng trồng
39.352,5 ha; đất chưa có rừng là 157.484,6 ha. Cơ cấu rừng so với tổng diện
tích đất lâm nghiệp như sau: rừng sản xuất 276.557,3 ha, chiếm 65,69%; rừng
phòng hộ 118.449,2 ha, chiếm 28,14%; rừng đặc dụng 25.984 ha, chiếm
6,17%. Sản lượng gỗ khai thác hàng năm trên 63.000 m3. Đồng thời gắn liền
với cơng tác chăm sóc bảo vệ rừng, mở rộng diện tích trồng cây nguyên liệu
giấy, cây dược liệu và cây lấy gỗ.
Đi đôi với phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp là cuộc vận động định
canh, định cư với các dân cư bản địa và dân di cư từ nơi khác đến địa bàn
tỉnh. Các dự án vận động định canh, định cư góp phần phân bố dân cư hợp lý,
ổn định và nâng cao đời sống cho nhân dân trong tỉnh.
* Công nghiệp, thương mại, dịch vụ là những ngành kinh tế giữ vai trị
tích cực trong sự phát triển kinh tế hàng hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng cơng nghiệp hố - hiện đại hoá.

Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn đã xác định kế hoạch phát triển công nghiệp, thủ
công nghiệp dài hạn và ngắn hạn. Ban hành các chính sách thu hút vốn đầu tư
cho các nhà máy trọng điểm, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển
theo luật doanh nghiệp, tạo nên một xu thế phát triển mới ngày càng cao của
công nghiệp, dịch vụ.
Bắc Kạn có tiềm năng phát triển cơng nghiệp khai thác và chế biến
khoáng sản, vật liệu xây dựng. Hiện nay, đã có một số Doanh nghiệp đầu tư
xây dựng nhà máy chế biến quặng chì, kẽm ở quy mô nhỏ, sản phẩm mới chỉ
đạt ở mức tinh quặng chì, kẽm và chưa luyện được thành kẽm thỏi có hàm
lượng cao. Dự án đầu tư xây dựng nhà máy Silic tại huyện Ngân Sơn đã bắt
đầu có sản phẩm và đang được một số khách hàng trong và ngoài nước quan
tâm ký hợp đồng tiêu thụ.

Bế Thị Thời – QLVH 7C


Khóa luận tốt nghiệp

14

Với trữ lượng khống sản của tỉnh, Bắc Kạn có triển vọng đầu tư chế
biến sâu ở quy mô vừa và nhỏ để nâng giá trị các loại khoáng sản lên cao hơn
và tốt hơn phục vụ cho các ngành công nghiệp trong nước và tiến đến xuất
khẩu. Đặc biệt là ngành sản xuất vật liệu xây dựng như xi măng, đá ốp lát, bột
đá công nghiệp, rất có triển vọng ở Bắc Kạn.
Ngồi ra, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn cịn có nhiều hệ suối là đầu nguồn
sông Đáy, sông Gâm, sông Chu… lưu vực nhỏ và độ dốc dịng chảy lớn, lịng
hẹp và có nhiều thác ghềnh thuận tiện cho việc đầu tư các công trình thuỷ
điện nhỏ.
Tỉnh Bắc Kạn có khu cơng nghiệp Thanh Bình thuộc địa bàn xã Thanh

Bình huyện Chợ Mới, nằm dọc trên trục đường Quốc lộ 3 cách trung tâm Hà
Nội 130 km. Là nơi đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư đầu tư vào khu vực,
tạo điều kiện phát triển sản xuất cơng nghiệp. Tổng diện tích đất của khu công
nghiệp là 153,8 ha.
Cơ sở thương mại cũng phát triển rộng khắp từ thị xã đến trung tâm các
huyện và tới các bản làng xa xôi để thực hiện tốt việc cung cấp các mặt hàng
thiết yếu cho nhân dân.
* Du lịch: đã được xác định là một trọng điểm phát triển kinh tế của tỉnh.
Tỉnh Bắc Kạn được thiên nhiên ban tặng cho một danh lam thắng cảnh là Hồ
Ba Bể. Ba Bể là một trong 20 hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất thế giới. Hồ có
diện tích rộng 500 ha, nằm trong khu vực vườn quốc gia Ba Bể, có hệ thống
rừng nguyên sinh trên núi đá vơi với 417 lồi thực vật, 299 lồi động vật có
xương sống, trong hồ có 49 lồi cá nước ngọt. Hiện nay đang trình UNESCO
cơng nhận vườn quốc gia Ba Bể là di sản thiên nhiên thế giới.
Ngồi ra, gần khu vực thị xã Bắc Kạn cịn có 02 địa điểm có thể đầu tư
xây dựng khu du lịch sinh thái và hệ thống vui chơi giải trí khá lý tưởng là:

Bế Thị Thời – QLVH 7C


Khóa luận tốt nghiệp

15

Khu du lịch sinh thái Thác Bạc và Khu du lịch sinh thái Nặm Cắt, cách thị xã
Bắc Kạn chỉ khoảng chừng trên 10 km.
Bắc Kạn có nhiều di tích lịch sử được xếp hạng, đặc biệt là các di tích
lịch sử cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ như
khu ATK Chợ Đồn; Khu di tích Nà Tu, Cẩm Giàng( Nơi Bác Hồ tặng Thanh
niên bốn câu thơ “ Khơng có việc gì khó / Chỉ sợ lịng khơng bền / Đào núi và

lấp biển / Quyết chí ắt làm nên” ); di tích chiến thắng Phủ Thơng- Đèo Giàng
trong chiến dịch Việt Bắc năm 1947…
* Cơ sở hạ tầng: việc xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu cũng đã có
nhiều kết quả. Hệ thống đường giao thông, mạng lưới cấp điện và thông tin
liên lạc đã được đầu tư và nâng cấp, mở rộng tạo điều kiện phát triển kinh tế,
xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, phục vụ nhiệm vụ củng cố an ninh, quốc
phòng. Tuy Bắc Kạn là tỉnh nằm sâu trong lục địa, song có Quốc lộ 3 nối từ
Hà Nội đến cửa khẩu Tà Lùng tỉnh Cao Bằng hiện đã được cải tạo nâng cấp
và khá thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá. Khoảng cách từ tỉnh Bắc Kạn
đến cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị và cửa khẩu Tân Thanh - Lạng Sơn khoảng
200 km, đường bộ từ thị xã Bắc Kạn đến Sân bay Nội Bài 150 km và Cảng
Hải phòng chỉ trên 200 km. Như vậy có thể thấy việc giao lưu thơng thương
hàng hố từ Bắc Kạn đến các cửa khẩu của Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng
Ninh, Hải Phòng và Hà Nội là khá thuận tiện. Hệ thống điện lưới quốc gia và
hệ thống thông tin liên lạc đã được đầu tư đến tất cả các xã; các trung tâm thị
trấn, thị xã đã phủ sóng điện thoại di động.
Riêng thị xã Bắc Kạn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh
được xây dựng với nhịp độ khẩn trương đến nay đã hồn thành nhiều cơng
trình và được đưa vào sử dụng tạo nên diện mạo mới của một thị xã tỉnh lị.
Cơ sở vật chất của các trung tâm huyện và hệ thống trường học, trạm y tế,
trạm phát thanh truyền hình, thơng tin liên lạc đã được xúc tiến xây dựng.
Bế Thị Thời – QLVH 7C


Khóa luận tốt nghiệp

16

* Về giáo dục: thực hiện quan điểm của Đảng, Nhà nước coi giáo dục
đào tạo là quốc sách hàng đầu, tỉnh Bắc Kạn đã xác định và chỉ đạo thực hiện

chủ trương đẩy nhanh quá trình nâng cao dân trí, đào tạo lực lượng lao động,
chú trọng xây dựng kiên cố trường lớp, tăng cường trang thiết bị cho giáo dục
nhất là các vùng khó khăn. Từng bước chuẩn hoá đội ngũ giáo viên theo
chuẩn của bộ Giáo dục và Đào tạo… Đồng thời mở rộng và nâng cao hệ
thống trường lớp từ cấp mẫu giáo đến cấp phổ thông, cao đẳng, mở các
trường đào tạo nghề. Từ những cố gắng ấy tỉnh Bắc Kạn đã nâng cao tỉ lệ lao
động được đào tạo lên 10,6%, đã có một số giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi
đạt danh hiệu giỏi quốc gia.
* Ngành y tế tiến hành mở rộng mạng lưới phòng chữa bệnh và xây dựng
cơ sở vật chất, cung cấp trang thiết bị, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun
mơn và bổ sung đội ngũ thầy thuốc nhất là ở các vùng sâu, vùng xa. Hệ thống
bệnh viện đa khoa tỉnh và các trung tâm y tế xã, phường đã được xây dựng.
Công tác tiêm chủng mở rộng phòng chống bệnh đã được thực hiện thường
xuyên, đạt được hiệu quả tốt.
* Sự nghiệp văn hố thơng tin, thể dục- thể thao: cũng có bước phát triển
và góp phần xây dựng đời sống văn hố của nhân dân trong tỉnh. Cuộc vận
động toàn dân xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư được triển khai rộng
khắp, tạo ra nhiều chuyển biến mới, bản sắc văn hoá dân tộc được phát huy
làm cho đời sống tinh thần ngày càng phong phú hơn.
Qua hơn mười năm phát triển từ ngày tái lập tỉnh cho đến nay tỉnh Bắc
Kạn đã có những bước tiến cơ bản về kinh tế - xã hội tạo điều kiện, tiền đề
cho tỉnh phát triển trong quá trình phấn đấu cho mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh theo quan điểm của Nghị quyết
Đại hội X Đảng cộng sản Việt Nam.
(15; 60-63), (24)
Bế Thị Thời – QLVH 7C


Khóa luận tốt nghiệp


17

1.2. Giới thiệu sơ lƣợc về dân tộc Tày ở Bắc Kạn.
Ở Bắc Kạn, người Tày đã cư trú từ lâu đời và ln có số lượng đông
nhất, theo điều tra dân số năm 1999: số nhân khẩu người Tày gồm 149.459
người (chiếm 54,31% dân số toàn tỉnh), tập trung chủ yếu ở các huyện Ba Bể,
Chợ Đồn, Chợ Mới và cư trú xen kẽ cùng các dân tộc anh em khác trong tỉnh.
Về nguồn gốc lịch sử có thể chia người Tày Bắc Kạn ra làm ba bộ phận: Bộ
phận bản địa từ thời nguyên thuỷ, được gọi là “ cần Tày cốc đin mác nhả” (
nghĩa là người Tày gốc đất hạt cỏ) đã sinh sống tại địa phương từ xa xưa; Bộ
phận người Tày gốc Kinh từ miền xuôi lên, ở lại và từng bước bị Tày hoá; Và
bộ phận Tày- Nùng từ Quảng Tây( Trung Quốc) đến đất Bắc Kạn lập nghiệp.
1.2.1. Đời sống kinh tế.
Trong nền kinh tế của người Tày Bắc Kạn có nhiều ngành nghề khác
nhau, mỗi ngành đều có tầm quan trọng của nó. Nền kinh tế đó bao gồm các
ngành như trồng trọt, chăn nuôi, thủ công nghiệp, thương nghiệp, hái lượm,
săn bắt… Mặc dù tồn tại nhiều ngành như vậy nhưng nghề trồng lúa nước đã
chiếm vai trò chủ đạo từ lâu đời. Các ngành khác hỗ trợ, tạo thành một hệ
thống sinh hoạt kinh tế hoàn chỉnh.
Người Tày là cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, họ khai phá đất đai
tạo nên những cánh đồng, những thửa ruộng bậc thang ở các khe suối, thung
lũng. Từ lâu đời họ đã biết thâm canh và áp dụng rộng rãi các biện pháp thuỷ
lợi như đào mương, bắc máng, đắp phai, làm cọn lấy nước tưới ruộng. Ngoài
trồng lúa nước người Tày cịn trồng lúa khơ (lúa nương), hoa màu, cây ăn
quả…Và mỗi gia đình đồng bào Tày đều có một mảnh vườn nhỏ để trồng rau
khi mùa đông đến hoặc một số loại đỗ trong mùa hè. Ở rìa vườn trồng các loại
gia vị như nghệ, gừng, xả, ớt... Công cụ sản xuất trên đồng ruộng chủ yếu là
chiếc cày, chiếc bừa, bên cạnh đó là một số công cụ khác là cuốc, mai, thuổng

Bế Thị Thời – QLVH 7C



Khóa luận tốt nghiệp

18

để cuốc, xúc đất, đắp bờ, con dao phát cỏ bờ bụi, chiếc cào răng thưa để làm
cỏ lúa…
Chăn nuôi: Do nhu cầu về thực phẩm, sức kéo và phân bón các hộ gia
đình người Tày đều chăn ni gia súc, gia cầm thích hợp với khả năng, điều
kiện kinh tế của gia đình. Gia cầm phổ biến là gà, vịt, ngan, ngỗng; chăn nuôi
gia súc chủ yếu là trâu, bị, dê và cách ni gia súc thả rơng cho đến nay vẫn
cịn nhiều ở các vùng trong tỉnh.
Nghề thủ cơng gia đình: Đây là các ngành nghề tạo ra các sản phẩm,
vật dụng cho đời sống sinh hoạt cũng như hoạt động lao động sản xuất. Người
Tày khá thành thạo các nghề kéo sợi, dệt vải, đan lát, ép mía nấu mật, làm
ngói đất, làm nhà, đóng bàn ghế, làm hịm quạt thóc, làm cối xay, cối giã, chõ
đồ xơi, chõ nấu và cất rượu. Có người cịn tinh thơng nghề rèn sắt làm dao,
cuốc, đục đẽo. Phụ nữ Tày phần lớn đều biết kéo sợi, dệt vải. Vải dùng để làm
quần áo, chăn màn, dệt thổ cẩm, làm mặt chăn, địu trẻ nhỏ và vải được nhuộm
chàm để có màu xanh. Nghề đan lát với nghệ thuật đan trên nhiều vật liệu với
nhiều hình thức và kiểu cách như: dần, sàng, nong, nia, dậu gánh, phên phơi
thóc…
Thu hái lâm thổ, sản: Từ lâu đời người Tày cư trú ở vùng rừng núi có
nguồn lâm, thổ sản dồi dào về cả thực vật và động vật. Đồng bào thường vào
rừng khai thác các loại rau rừng như măng, nấm, các loại quả, các loại cây
dược liệu như sa nhân, mật ong, các loại gỗ, nứa, song, mây…
1.2.2. Phong tục tập quán.
* Nơi cư trú, nhà cửa:
Người Tày định cư lâu đời tạo nên những bản, làng nơi chân núi, sườn

đồi, bên cánh đồng, gần sông suối ở các vùng thung lũng, đồi thấp. Xung
quanh bản, quanh nhà đồng bào thường rào giậu, làm vườn rau, vườn cây ăn
quả.
Bế Thị Thời – QLVH 7C


Khóa luận tốt nghiệp

19

Do ở vùng núi, cây rừng rậm rạp; lại chịu tác động của nắng, mưa, độ ẩm
cao, nhiệt độ khơng đều của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa; lại có nhiều cơn
trùng, rắn rết, thú dữ… nên ngôi nhà truyền thống của người Tày Bắc Kạn là
nhà sàn có hai hoặc bốn mái lợp ngói, tranh hay lá cọ. Xung quanh bưng ván
gỗ hoặc che bằng liếp nứa. Nhà sàn với bộ khung vững chãi ba hoặc năm gian
có các cột gỗ to làm trụ chính. Mặt bằng sàn là nơi quan trọng, thể hiện đậm
nét tơn ti trật tự và sinh hoạt trong gia đình. Mặt sàn được dát bằng ván xẻ
hoặc cây mai, vầu, tre. Giữa nhà có bếp lửa đun nấu thức ăn, đồ uống, là nơi
thờ vua bếp. Đồng thời cũng là nơi sưởi lửa, tụ họp gia đình nhất là khi trời
lạnh. Ngày nay, do kinh tế phát triển cùng với sự giao lưu văn hố, nhà sàn
đang có chiều hướng giảm dần, thay vào đó là nhà cửa được xây dựng kiên
cố.
* Trang phục:
Người Tày ưa dùng quần áo màu chàm bằng vải bông dệt may, cắt may
đơn giản. Phụ nữ mặc áo dài năm thân trong đó có một thân cụt, cài cúc cổ và
nách bên phải, hơi thắt ở phần eo, có ống tay chật. Áo dài tới bụng chân, có
yếm lót bên trong. Tóc dài cuốn ngang, chít khăn vng tạo nên vịng trịn
hoặc mỏ quạ giống phụ nữ Kinh. Các cô gái thường trang điểm thêm vịng cổ,
khun tai, thắt lưng đeo đơi chuỗi dây xà tích bằng bạc… Nam giới thường
mặc áo ngắn 4 thân, xẻ ngực đính bằng cúc vải và quần lá tọa cắt theo kiểu

chân què. Quần và áo đều làm bằng vải thô do phụ nữ cắt và khâu.
Đồ trang sức, so với đàn ơng, phụ nữ có trang sức phong phú hơn. Phụ
nữ thường đeo hoa tai và vòng tay. Vịng tay thường có hai loại là mặt cắt
hình trịn và mặt cắt hình bán nguyệt. Chất liệu đồ trang sức thường được làm
bằng bạc, riêng hoa tai đôi khi được làm bằng đồng.
Về đồ đội thường là mũ nồi, nón lá, ơ… Nón tự tạo bằng lá cọ hoặc đan
bằng tre, nứa được sử dụng khi đi làm.
Bế Thị Thời – QLVH 7C


Khóa luận tốt nghiệp

20

Ngày nay trang phục của người Tày đã có một số thay đổi, họ chuyển
cách ăn mặc sang kiểu trang phục, quần áo phổ thông như người Kinh. Việc
đeo trang sức cũng giảm. Trong cưới xin, lễ hội đã ít dần người mặc theo kiểu
truyền thống.
* Ăn uống:
Người Tày ăn cơm gạo tẻ nên trên đồng ruộng chủ yếu là trồng lúa tẻ.
Trước kia những ngày giáp hạt, thiếu đói đồng bào thường ăn cơm độn ngơ,
độn khoai, sắn hoặc các loại củ trong rừng. Ngoài cơm tẻ và các loại hoa màu
các gia đình cịn thường nấu cơm nếp, đồ xôi. Gạo nếp thường dùng để chế
biến các loại xôi, bánh rất đặc trưng cho từng kỳ lễ, tết hàng năm: Tết Nguyên
Đán đón năm mới thì làm bánh chưng, bánh gio, bánh khảo, chà lam, khẩu
thuy; Tết mùng ba tháng ba (thanh minh) thì làm xôi nhiều màu, bánh dậm
ngải cứu, đặc biệt là bánh bột có nhân trứng kiến; Tháng 9 mùa cốm, họ còn
hái lúa nếp non để giã cốm… Hàng ngày, người Tày ăn hai bữa chính: bữa
trưa và bữa tối, ngồi ra có thể ăn sáng, ăn chiều(ăn phụ cịn gọi là chin lèng)
trước khi đi làm.

Cùng với các món ăn từ lương thực, người Tày cịn chế biến các món
ăn từ thịt, cá, các loại rau, măng. Có một số món dân giã quen thuộc như: thịt
xào gừng nghệ, thịt lợn hầm lá mác mật, cá hầm trám trắng, nấm đất, măng
chua.
Nước chè là đồ uống đặc trưng của vùng này. Khi ốm đau hay mắc một
số bệnh, người ta dùng một số loại lá cây đun uống. Rượu cũng là đồ uống
phổ biến của vùng. Tiếp khách và cưới xin thì nước chè và rượu là hai thứ đồ
uống không thể thiếu, đi ăn cưới ở đây người đồng bào còn gọi là “ kin lẩu”
tức là uống rượu.

Bế Thị Thời – QLVH 7C


Khóa luận tốt nghiệp

21

* Phương tiện đi lại, chuyên chở:
Địa hình nơi cư trú của đồng bào Tày là miền núi, lắm dốc, đất rộng,
người thưa nên việc xây dựng đường giao thơng gặp nhiều khó khăn. Trước
đây chưa có xe cộ nên việc đi lại của đồng bào phổ biến là đi bộ, có một số
nơi thì dùng ngựa để đi lại trên các đoạn đường dài. Những làng gần sơng
suối thì cùng hợp sức nhau bắc cầu tre, cầu gỗ để đi lại thuận tiện.
Về chuyên chở chủ yếu là gánh.Với những thứ nhỏ gọn người Tày
thường cho vào dậu ( vật dụng đựng đồ đan bằng tre, nứa) để gánh hoặc cho
vào túi vải để đeo trên vai. Cịn những thứ cồng kềnh thì dùng sức người
khiêng vác hoặc dùng trâu bị để kéo. Ngồi ra họ cịn dùng mảng để chở trên
sơng, suối.
* Dịng họ, gia đình:
Người Tày theo chế độ phụ quyền, các con lấy họ bố, vì vậy khi khơng

có con trai họ thường lấy con hoặc cháu người anh, em trong họ làm con nuôi
để sau này thờ tự giữ họ nhà, hưởng gia tài. Các họ khơng có nhà thờ họ,
khơng tổ chức cúng lễ chung tại nhà trưởng họ mà công việc đó thuộc từng
tiểu gia đình. Tuy nhiên đối với những mộ tổ chung, con cháu trong họ đều
đến thăm nom và tảo mộ, thể hiện rõ ý thức về cuội nguồn, dịng họ. Trong
một dịng họ có 3 mối quan hệ chính: bên nội, bên ngoại và họ vợ, xưa nay
người Tày vẫn trọng họ nội hơn họ ngoại. Mối quan hệ dòng họ của người
Tày thường chỉ đến đời thứ 4 hoặc thứ 5 đối với bên nội, bên ngoại thì ngắn
hơn và sau đó nhạt dần chứ khơng mở rộng thành nhiều chi, ngành như người
Việt.
Gia đình người Tày Bắc Kạn là kiểu tiểu gia đình phụ quyền, gồm vợ
chồng và các con. Cha mẹ khi về già ở cùng con trai đầu lịng nên đơi khi cả
ông bà, cha mẹ và con cháu tạo nên những gia đình 3 đến 4 thế hệ cùng chung
sống. Trong gia đình quyền hành trội ở người đàn ơng, sau đó là con trai
Bế Thị Thời – QLVH 7C


Khóa luận tốt nghiệp

22

trưởng, phụ nữ là người có ít quyền cả trong gia đình và ngồi xã hội. Ngày
nay gia đình người Tày đã có sự thay đổi tính chất phụ quyền đã giảm đi
người phụ nữ đã có quyền hành và vai trị bình đẳng với nam giới.
* Hôn nhân:
Nam nữ người Tày được tự do yêu đương, tìm hiểu nhưng có thành vợ
chồng hay khơng lại tuỳ thuộc vào bố mẹ hai bên và “số mệnh” của họ có hợp
nhau hay khơng. Cuộc hơn nhân thành bại phần lớn do cha mẹ quyết định vì
thế trong quá trình đi tới hơn nhân phải có bước cha mẹ nhà trai xin lá số của
cô gái về so với lá số con trai mình. Trong cưới xin xưa cịn mang tính chất

mua bán “Nhình khai chài dự” nghĩa là gái bán trai mua nên cịn có tục thách
cưới của nhà gái đối với nhà trai.
Người Tày Bắc Kạn thực hiện hôn nhân một vợ một chồng, cư trú bên
nhà chồng. Những cặp vợ chồng khơng có con thì người chồng lấy thêm vợ
lẽ. Khi hai người đã có quan hệ hơn nhân thì những người thân thuộc của hai
người đó trong phạm vi ba đời khơng tiến hành hơn nhân với nhau nữa, mọi
người là thông gia của nhau và xưng hô theo con của cặp vợ chồng mới.
* Sinh đẻ:
Khi có mang cũng như trong thời gian đầu sau khi sinh người phụ nữ
phải kiêng cữ nhiều thứ khác nhau, với ước muốn mẹ trịn, con vng, đứa trẻ
chóng lớn, khoẻ mạnh và tránh được những vía độc. Khi đầy tháng đứa trẻ,
gia đình tổ chức lễ đầy tháng gọi là “ma nhét” để ăn mừng và đặt tên cho trẻ.
* Ma chay:
Theo quan niệm của người Tày, con người sinh ra có linh hồn. Song để
linh hồn người chết được siêu thốt, trở về đồn tụ với tổ tiên ở bên kia thế
giới thì làm ma chay càng có ý nghĩa quan trọng. Tục ma chay của người Tày
đã có từ xa xưa, đây là nghi lễ mang đậm tính tín ngưỡng, tơn giáo. Làm ma
chay cho người chết là sự báo hiếu của người sống đối với người chết, hay tỏ
Bế Thị Thời – QLVH 7C


Khóa luận tốt nghiệp

23

rõ cơng ơn sinh thành dưỡng dục với đạo lý truyền thống “uống nước nhớ
nguồn” từ lâu đời. Tập tục ma chay là lĩnh vực thuộc cõi tâm linh, nhằm thỏa
mãn nhu cầu tình cảm của con người với con người, là sự thể hiện lòng hiếu
thảo của con cháu với người quá cố.
Đồng bào Tày cho rằng, con người chết đi là sự kết thúc cuộc đời ở trần

thế và từ đây linh hồn sẽ chuyển sang một thế giới khác. Do vậy, đám ma
thường được tổ chức linh đình với nhiều nghi lễ với những ý nghĩa khác nhau
nhằm mục đích báo hiếu và đưa hồn người chết về bên kia thế giới sống cuộc
sống yên vui, đầy đủ, hạnh phúc. Sau khi chôn cất ba năm người Tày làm lễ
mãn tang đưa hồn người chết lên bàn thờ tổ tiên. Hằng năm tổ chức cúng giỗ
vào một ngày nhất định. Mồ mả người đã mất thường được chơn cất cố định
một nơi ít khi cải táng.
* Học tập:
Người Tày dùng chữ nôm Tày, thứ chữ phổ biến để làm chữ viết. Chữ
nôm Tày xây dựng dựa trên mẫu tượng hình gần giống chữ Nơm Việt ra đời
khoảng thế kỷ XV. Dùng để ghi chép truyện thơ, bài hát, bài cúng. Chữ Tày,
Nùng dựa trên cơ sở chữ La tinh ra đời 1960 và được người Tày sử dụng phổ
biến, nhưng số người biết viết chữ nơm Tày và chữ Tày-Nùng hiện nay cịn
lại rất ít.
* Văn nghệ:
Người Tày có rất nhiều làn điệu dân ca như hát sli, hát lượn, hát giao
duyên, hát then…với các làn điệu thường gặp như phong slư, lượn nàng ơi.
Tiêu biểu nhất là làn điệu hát Then với nhạc cụ độc đáo là cây đàn Tính, đây
là một làn điệu dân ca tạo nên bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc Tày.
* Vui chơi:
Trong lễ tết, hội hè đồng bào Tày thường tổ chức các trò chơi: ném
Cịn, kéo co, múa sư tử, nơi có sơng hồ rộng thì tổ chức đua thuyền độc mộc.
Bế Thị Thời – QLVH 7C


Khóa luận tốt nghiệp

24

Ngày thường, trẻ em Tày hay đánh khăng, đánh đáo, đánh quay, đánh chắt,

chơi chuyền, chơi ô.
1.2.3. Tín ngưỡng, tơn giáo.
Ở người Tày Bắc Kạn có các loại hình tín ngưỡng, tơn giáo xuất hiện từ
thời ngun thủy và có thêm một số loại hình khi xã hội đã có giai cấp. Đó là
các loại: thờ cúng tổ tiên, thờ thổ công, thờ thần bản, nghi lễ liên quan đến sản
xuất( đặc biệt là sản xuất nông nghiệp), ma thuật chữa bệnh, bói tốn và ma
thuật tình yêu…
* Thờ cúng tổ tiên:
Thờ cúng tổ tiên là một cơng việc rất quan trọng trong lĩnh vực tơn giáo,
tín ngưỡng. Con cháu luôn tin rằng linh hồn ông bà tổ tiên có tác động lớn
đến mọi mặt, mọi cơng việc trong gia đình vì vậy phải tơn thờ, q trọng hồn
người quá cố để họ phù hộ, ban phước cho cuộc sống được yên vui.
Người Tày Bắc Kạn không có tục cúng chung dịng họ hay dịng tộc mà
chỉ thờ cúng những người liên quan trực tiếp đến gia đình của mình, hiện nay
vẫn cịn trơng nom mồ mả. Việc giữ mồ, mả khơng thống nhất, có nhà giữ 4,
5 đời, có nhà giữ lâu hơn hoặc ít hơn.
Bàn thờ tổ tiên được đặt ở vị trí quan trọng nhất trong nhà. Bàn thờ là nơi
tôn nghiêm nhất trong nhà và là nơi gắn với mọi nghi lễ trong nhà. Khi trong
nhà có giỗ chạp, ma chay, cưới xin, mừng trẻ đầy tháng, lên nhà mới … người
Tày đều phải đặt lễ lên bàn thờ thắp hương, cầu khấn báo cho tổ tiên biết.
Người Tày thờ tổ tiên ba đời từ cụ, cha, ông. Người mới chết được lập bàn
thờ riêng bên cạnh bàn thờ tổ tiên. Sau khi mãn tang, linh hồn người chết mới
được rước lên thờ chung trên bàn thờ tổ tiên. Người Tày tin rằng linh hồn của
tổ tiên là những hồn ma lành, thường phù hộ cho con cháu nhưng khi phật ý
cũng gây ra những điều chẳng lành. Vào Tết Nguyên Đán, bàn thờ được dọn
dẹp sạch sẽ, trang trí đẹp bằng giấy màu. Ở cạnh bàn thờ còn buộc hai hoặc
Bế Thị Thời – QLVH 7C


Khóa luận tốt nghiệp


25

bốn cây mía đẹp cịn ngun cả ngọn vào chân bàn thờ để làm lộc xuân và
làm gậy chống cho các cụ về hưởng lễ của con cháu.
Ngồi thờ cúng tổ tiên ở nhà người Tày cịn thể hiện chữ hiếu với tổ tiên
vào dịp 3/3 âm lịch hàng năm. Đây là lịch tết thanh minh cố định của người
Tày Bắc Kạn chứ khơng tính theo tiết thanh minh như người Kinh. Vào dịp
này con cháu làm bánh, làm xơi và những đồ cúng trang trí đem ra mộ thắp
hương để tảo mộ, tỏ lịng thành kính và hiếu thảo của mình đối với ơng bà, tổ
tiên.
* Thờ thổ công:
Trước kia đồng bào người Tày lập bàn thờ thổ cơng chung cho cả bản ở
rìa làng, bản. Trong ý niệm thì đây là vị thần trơng giữ bản, làng nên được
mọi người kính trọng.
Ngày nay việc thờ thổ cơng đã đổi khác, mỗi gia đình tự có bàn thờ
riêng. Bàn thờ thổ công thường được dựng ở trong vườn hoặc góc sân như
một cái miếu nhỏ, được làm bằng tre hoặc gỗ, mỗi khi chuẩn bị đến năm mới
chủ nhà tu sửa và trải lại giấy đỏ trong bàn thờ thổ công. Việc cúng tế chỉ diễn
ra vào dịp Tết Ngun Đán.
Ngồi thờ thổ cơng người Tày cịn lập bàn thờ ơng Táo ở trong bếp.
Đây là một bàn thờ nhỏ thờ Táo quân vị thần trông nom nhà cửa, vào năm
mới bàn thờ này được trang trí bằng giấy màu xanh, đỏ, tím, vàng…(trừ màu
trắng).
* Nghi lễ, tín ngưỡng liên quan đến sản xuất:
Người Tày là cư dân nơng nghiệp và ln có niềm tin rằng lúa gạo cũng
có hồn. Vì thế họ có những tín ngưỡng liên quan đến sản xuất nông nghiệp.
Sau tết đồng bào Tày tổ chức hội “Lồng tồng” có nghĩa là hội xuống
đồng. Trong lễ hội, họ làm mâm cỗ cúng thần nông và các vị thần thiên nhiên


Bế Thị Thời – QLVH 7C


×