Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Khảo sát truyền thuyết và một số phong tục lễ hội ở vùng đảo hà nam quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 97 trang )

Khúa lun tt nghip

đại học văn hoá H Nội
Khoa quản lý văn hoá nghệ thuật



khảo sát truyền thuyết v một số phong tục
lễ hội ở vùng đảo h nam-quảng ninh

khóa luận tốt nghiệp
cử nhân quản lý văn hoá

Ngời hớng dẫn
Sinh viên thực hiện
Lớp
Khóa học

: th.s. nguyễn minh dậu
: là thị diệu linh
: quản lý văn hoá 6a
: 2005-2009

H Nội 2009
Ló Thị Diệu Linh

I

Lớp QLVH 6A



Khóa luận tốt nghiệp

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................... .1
I. Lý do chọn đề tài ................................................................................. .1
II. Lịch sử vấn đề .................................................................................... .3
III. Mục đích nghiên cứu ........................................................................ .4
IV. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ........................................................ .4
V. Đóng góp của khóa luận .................................................................... .5
VI. Phương pháp nghiên cứu .................................................................. .5
VII. Bố cục khóa luận ............................................................................. .7

PHẦN NỘI DUNG ........................................................................... .8
CHƯƠNG I. VÙNG ĐẢO HÀ NAM - ĐỊA DANH LỊCH SỬ
VĂN HÓA ........................................................................ .8
1.1. Vài nét về điều kiện địa lý, lịch sử, xã hội huyện
Yên Hưng, QuảngNinh .................................................................. .8
1.1.1. Vùng đất Quảng Ninh ................................................................... .8
1.1.2. Yên Hưng, mảnh đất anh hùng ..................................................... .9
1.2. Hà Nam - Địa danh lịch sử, văn hóa ............................................ 11
1.2.1. Lịch sử hình thành làng xã và các đặc điểm văn hóa vùng đảo
Hà Nam .......................................................................................... 11
1.2.1.1. Quá trình thành làng xã ............................................................. 11
1.2.1.2. Đặc điểm đời sống văn hóa vùng đảo Hà Nam ......................... 12
1.2.2. Lịch sử đấu tranh bảo vệ quê hương ............................................ 13
1.2.3. Các thể loại văn học dân gian ở Hà Nam ..................................... 14
1.2.3.1. Truyền thuyết ............................................................................. 15
1.2.3.2. Tục ngữ, phương ngôn .............................................................. 16
1.2.3.3. Ca dao dân ca ............................................................................. 18
Lã Thị Diệu Linh


II

Lớp QLVH 6A


Khóa luận tốt nghiệp

CHƯƠNG II. KHẢO SÁT TRUYỀN THUYẾT CỦA VÙNG ĐẢO
HÀ NAM .......................................................................... 21
2.1. Một số truyền thuyết .................................................................... 21
2.1.1. Truyền thuyết Hồ mạch ................................................................ 21
2.1.2. Truyền thuyết Đình Trung Bản .................................................... 22
2.1.3. Truyền thuyết Ả đào ..................................................................... 22
2.1.4. Truyền thuyết Bà chúa Ngoé ........................................................ 22
2.1.5. Truyền thuyết Phạm Nhan (ở thơn Hưng Học, xã Nam Hịa) ...... 23
2.1.6. Truyền thuyết Tứ vị Thánh nương ............................................... 24
2.1.7. Truyền thuyết Phạm Tử Nghi ........................................................ 25
2.2. Nội dung chủ yếu của truyền thuyết vùng đảo Hà Nam ............ 26
2.2.1. Lịch sử hình thành, xây dựng làng xóm q hương và sự ra đời
của các địa danh vùng đất ............................................................. 26
2.2.2. Lịch sử đấu tranh bảo vệ quê hương ............................................ 30
2.2.3. Tín ngưỡng thờ biển trong truyền thuyết ..................................... 33
2.3. Một vài kiểu nhân vật trong hệ thống truyền thuyết ở vùng đảo
Hà Nam ........................................................................................... 38
2.3.1. Nhân vật anh hùng văn hóa .......................................................... 39
2.3.2. Nhân vật anh hùng lịch sử ............................................................ 41
2.3.3. Nhân vật kẻ thù ............................................................................. 43
CHƯƠNG III. TỤC THỜ CÚNG VÀ LỄ HỘI Ở HÀ NAM .............. 50
3.1. Tục thờ cúng ở Hà Nam ................................................................ 50

3.1.1. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ......................................................... 51
3.1.2. Tín ngưỡng thờ Thành hồng ....................................................... 53
3.1.2.1. Miếu Tiên Cơng ......................................................................... 55
3.1.2.2. Đình Phong Cốc ......................................................................... 55
3.1.2.3. Đền Trung Cốc .......................................................................... 57

Lã Thị Diệu Linh

III

Lớp QLVH 6A


Khóa luận tốt nghiệp

3.1.2.4. Đình Trung Bản ......................................................................... 58
3.1.2.5. Đình Yên Giang ......................................................................... 58
3.1.2.6. Đình Hải Yến ............................................................................. 59
3.1.2.7. Miếu Phạm Nhan ....................................................................... 59
3.1.2.8. Đượng Ba thằng ......................................................................... 59
3.1.3. Nghi lễ thờ cúng trong sản xuất ................................................... 60
3.1.3.1. Hội Khai ương (Hội gieo giống mạ) ......................................... 61
3.1.3.2. Hội Xuống đồng (Hội cấy lúa) .................................................. 62
3.1.3.3. Hội Thường tân (Hội ăn cơm mới ............................................. 64
3.2. Từ truyền thuyết Hồ Mạch đến lễ hội Tiên Công ...................... 65
3.2.1. Mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội ..................................... 65
3.2.2. Lễ hội Tiên Công ........................................................................... 67
3.2.2.1. Tục thờ Tiên công ...................................................................... 68
3.2.2.2. Không gian lễ hội ...................................................................... 70
3.2.2.3. Thời gian hội .............................................................................. 71

3.2.2.4. Miêu tả lễ hội ............................................................................. 72
3.2.2.5. Ý nghĩa, sức sống của lễ hội ...................................................... 75

PHẦN KẾT LUẬN .......................................................................... 79
THƯ MỤC THAM KHẢO .................................................................. 84
PHỤ LỤC .............................................................................................. 86

Lã Thị Diệu Linh

IV

Lớp QLVH 6A


Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, truyền thuyết là một
thể loại độc đáo, vừa mang giá trị lịch sử vừa đậm đà giá trị văn hóa, thẩm
mỹ. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói “Những truyền thuyết dân gian
thường có cái lõi là sự thật lịch sử mà nhân dân qua nhiều thế hệ đã lý
tưởng hóa, gửi gắm vào đó tâm tình thiết tha của mình cùng với thơ và
mộng. Chắp đơi cánh của trí tưởng tượng và nghệ thuật dân gian làm nên
những tác phẩm văn hóa mà đời đời con cháu cịn u thích” (Phạm Văn
Đồng, Nhân ngày Giỗ Tổ vua Hùng, báo Nhân Dân, số 549, ngày
29/04/1969). Truyền thuyết là những câu truyện mà con người luôn khao
khát khám phá, không phải chỉ để hiểu thêm về lịch sử, mà còn thấu được
cái hồn, cái đẹp trong trí tưởng tượng của dân gian. Truyền thuyết là thể
loại duy nhất gắn với sinh hoạt văn hóa, tinh thần có ý nghĩa đặc biệt trong

đời sống nhân dân từ bao đời nay, đó là lễ hội. Mối quan hệ giữa truyền
thuyết và lễ hội đã tạo nên nét văn hóa đặc sắc cho nhiều vùng đất. Đó là
lễ hội Đền Hùng hàng năm diễn ra ở Phú Thọ với lịng tưởng nhớ cơng ơn
của các vua Hùng đã dựng lên đất nước. Đó là hội Gióng, hội Hai Bà
Trưng… ghi lại chiên cơng hiển hách của những người anh hùng xả thân
vì tổ quốc. Và ở vùng đảo Hà Nam, một vùng đất thuộc tỉnh Quảng Ninh
chưa được nhiều người biết đến, hàng năm tại mảnh đất này diễn ra lễ hội
Tiên Công để nhân dân lại được hướng về những con người có cơng đầu
khai thác, xây dựng q hương làng xóm với lòng biết ơn và ngưỡng mộ.
Khai thác truyền thuyết và mối quan hệ của nó với lễ hội sẽ góp phần làm
giàu thêm bản sắc văn hóa dân tộc, lưu giữ những nét đẹp cổ truyền của
dân tộc.
Lã Thị Diệu Linh

1

Lớp QLVH 6A


Khóa luận tốt nghiệp

Quảng Ninh ngày nay là một vùng đất công nghiệp trù phú với nhịp
sống hiện đại hối hả, đằng sau đó là một bề dày lịch sử và văn hóa truyền
thống lâu đời. Quảng Ninh mang vẻ đẹp của nền văn hóa biển mà ở đó các
nghệ sỹ dân gian là những người hàng ngày gắn cuộc sống của mình với
sóng gió, với vị mặn của biển. Sống trong cơ chế thị trường, nhiều thuần
phong mỹ tục ở Quảng Ninh đã dần mất đi. Nếp sống công nghiệp khiến
cho truyền thống văn hóa bao đời nay dần bị mai một. Nhưng tại nơi đây
vẫn có một vùng đất mang màu sắc văn hóa truyền thống đậm đà, với một
kho tàng văn học dân gian độc đáo, nhiều phong tục lạ và lễ hội đặc sắc…

Vùng đất này khơng chỉ mang hơi thở của văn hóa biển mà nó cịn là nơi
lưu giữ những nét đẹp của văn hóa Thăng Long xưa. Ở đó cho đến nay
vẫn tồn tại những phong tục, nếp nghĩ, lối sống của người Việt vùng đồng
bằng Châu thổ sơng Hồng cổ xưa. Đó là vùng đảo Hà Nam thuộc huyện
Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh. Việc tìm hiểu, khai thác và khơi phục lại
những nét đẹp văn hóa có ý nghĩa rất quan trọng nhằm bảo tồn và lưu
tryền những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp với một vùng đất hiện đại
như Quảng Ninh.
Sinh ra và lớn lên tại mảnh đất Quảng Ninh vì thế tơi ln cảm nhận
rất rõ cuộc sống ở nơi đây đang thay đổi từng ngày, những giá trị vật chất
dần chiếm ưu thế hơn và chi phối đời sống tinh thần của con người. Tơi
rất muốn góp một phần nhỏ của mình trong việc lưu giữ và phát huy
những truyền thống của vùng đất này. Vì lẽ đó, tơi chọn đề tài “Khảo sát
truyền thuyết và một số phong tục, lễ hội ở vùng đảo Hà Nam - Quảng
Ninh” để nghiên cứu những đặc sắc của một vùng văn hóa, văn học dân
gian chưa được nhiều người biết đến. Những truyền thuyết lịch sử vùng
đảo Hà Nam phần nào sẽ làm dày thêm và khẳng định kho tàng văn hóa
dân gian phong phú của dân tộc. Những lễ hội ở Hà Nam phần nào sẽ góp

Lã Thị Diệu Linh

2

Lớp QLVH 6A


Khóa luận tốt nghiệp

phần làm nên diện mạo văn hóa độc đáo của người Việt Nam bao đời nay.
Đồng thời, với khóa này tơi muốn góp phần bảo tồn và phát huy những giá

trị truyền thống tốt đẹp của vùng đảo Hà Nam trong nền văn hóa đậm đà
bản sắc dân tộc Việt Nam.
II. Lịch sử vấn đề
Hà Nam là vùng đảo nhỏ thuộc huyện Yên Hưng - Quảng Ninh, và
đó là vùng đất mà chưa có nhiều người biết đến. Song như đã nói, Hà
Nam là một vùng đảo có truyền thống văn hóa khá lâu đời đậm đà bản sắc,
được ghi dấu bởi hệ thống các sáng tác dân gian mà ngày nay người dân
Hà Nam vẫn kể, vẫn đọc cho nhau nghe, các phong tục lễ hội dân gian độc
đáo có một khơng hai trên đất Việt Nam. Chính vì thế, văn hóa dân gian,
văn học dân gian vùng đảo Hà Nam là mảng đề tài được khá nhiều người
quan tâm nhưng chưa được nghiên cứu nhiều. Nhìn chung nó mới chỉ
được nhắc đến lẻ tẻ trong một số cơng trình nghiên cứu tổng hợp, chủ yếu
là của các tác giả sinh sống và làm việc tại Quảng Ninh.
Chưa có tài liệu nào chính thức nghiên cứu một cách đầy đủ và sâu
sắc về kho tàng về văn hóa dân gian, vốn rất phong phú và độc đáo của
vùng đảo Hà Nam. Hầu hết các tài liệu đều ghi lại những sáng tác dân gian
này dưới dạng miêu tả, truyện kí hay tản mản chứ khơng phải dưới góc độ
nghiên cứu. Như một số bài được đăng trên báo Quảng Ninh: Hội bơi chải
Đình Cốc của Dương Phương Toại, phong tục cưới đêm ở Hà Nam – Yên
Hưng của Trần Minh… Vì thế những nét độc đáo của nền văn hóa dân
gian Hà Nam mới được kể lại, truyền miệng từ người này sang người
khác, chức chưa được nghiên cứu và nhìn nhận như một di sản phi vật thể
của vùng đất Quảng Ninh nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.
Cùng với khóa luận này, hy vọng sẽ góp phần nhỏ vào việc nghiên
cứu, bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa đặc sắc của một vùng đất

Lã Thị Diệu Linh

3


Lớp QLVH 6A


Khóa luận tốt nghiệp

chưa nhiều người biết đến, mà ở đó những giá trị văn hóa của dân tộc
được lưu giữ và ẩn mình dưới hình thức các lễ hội, phong tục và truyền
thuyết mà người dân Hà Nam còn kể cho nhau nghe.
III. Mục đích nghiên cứu
Như đã nói, khóa luận này được nghiên cứu với mục đích lớn nhất
là góp tiếng nói vào cơng cuộc giữ gìn, làm giàu và phát huy giá trị văn
hóa cổ truyền Hà Nam nói riêng và của dân tộc nói chung. Truyền thuyết,
phong tục và lễ hội là những sản phẩm văn hóa phi vật thể phản ánh rõ nét
nhất đặc điểm của một vùng đất. Chính vì vậy mà việc miêu thuật một số
hiện tượng văn hóa của cư dân Hà Nam là nhằm cung cấp những thông tin
khái quát về văn hóa dân gian của vùng đất này.
Đề tài tập trung khảo sát truyền thuyết, phong tục và lễ hội tiêu biểu
ở vùng đảo Hà Nam, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh. Văn học ở đây
mang đậm màu sắc văn hóa biển nên khơng ít có sự tương đồng với nền
văn hóa ở một số địa phương ven biển khác như: Hải Phòng, Nghệ An…
Các câu truyện truyền thuyết về các nhân vật anh hùng lịch sử ở Hà Nam
cũng có mặt ở hệ thống văn học dân gian ở khá nhiều địa phương khác
như: Phạm Nhan, Trần Hưng Đạo, Tứ vị Thánh nương… Phong tục ở Hà
Nam cũng nằm trong hệ thống các phong tục truyền thống của dân tộc,
mang đậm màu sắc văn hóa Việt Nam. Đặt trong sự tương quan của nền
văn hóa, văn học Việt Nam nền văn hóa, văn học dân gian Hà Nam sẽ có
điều kiện bộc lộ những đặc điểm độc đáo riêng, song vẫn mang đặc trưng
của một nền văn hóa biển có sự giao thoa với văn hóa đồng bằng.
IV. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng

Khóa luận này sẽ tập trung khai thác những đặc trưng văn hóa của
một vùng đất cổ mà chưa nhiều người biết đến.Văn hóa dân gian ở đây

Lã Thị Diệu Linh

4

Lớp QLVH 6A


Khóa luận tốt nghiệp

khơng chỉ được đánh dấu bằng những lễ hội dân gian đặc sắc khơng một
nơi đâu có, cũng không phải chỉ được thể hiện ở những phong tục độc đáo
mang tính truyền thống mà nó cịn được lưu giữ bởi một kho văn học dân
gian khá phong phú, trong đó có sự đóng góp của hệ thống các truyền
thuyết lịch sử. Chính vì vậy đối tượng mà luận văn này hướng vào nghiên
cứu là hệ thống truyền thuyết lịch sử, đặc trưng và nguồn gốc sâu xa của
các lễ hội, phong tục độc đáo trên vùng đảo Hà Nam.
- Phạm vi
Với không gian là vùng đảo Hà Nam, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng
Ninh, phạm vi nghiên cứu về nội dung của khóa luận được xác định như
sau:
+ Phần khảo sát truyền thuyết:
Truyền thuyết là thể loại văn học dân gian độc đáo và có sức sống
mãnh liệt nhất trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân Hà Nam vì
vậy khóa luận sẽ đi sâu vào sưu tầm và nghiên cứu thể loại này.
+ Phần phong tục và lễ hội:
Mảnh đất Hà Nam là nơi có khá nhiều các phong tục đẹp và lạ như
tục cưới đêm, tục tang ma, tục thờ cúng là những phong tục độc đáo.

Chính vì vậy phạm vi nghiên cứu phần phong tục ở vùng đảo Hà Nam
được được khoanh vùng trong tục thờ cúng và nghi lễ thờ cúng trong sản
xuất. Bên cạnh đó khóa luận tập trung vào nghiên cứu lễ hội Tiên Công, lễ
hội “rước người “độc đáo và trọng đại nhất ở Hà Nam.
V. Đóng góp của khóa luận
- Hệ thống và khảo sát những đặc trưng cơ bản về nội dung các
truyền thuyết ở vùng đảo Hà Nam.
- Trình bày, bổ sung tư liệu về văn hóa dân tộc của một vùng đất
thơng qua việc khảo sát một số phong tục, lễ hội.

Lã Thị Diệu Linh

5

Lớp QLVH 6A


Khóa luận tốt nghiệp

- Nghiên cứu mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội, truyền
thuyết với phong tục, tín ngưỡng dân gian. Thơng qua đó, luận văn đóng
góp vào việc bảo tồn và phát huy vốn văn hóa cổ truyền ở Hà Nam nói
riêng và Quảng Ninh nói chung.
VI. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điền dã
Hà Nam là một vùng đảo chưa được nhiều người biết đến và ở đây
những tài liệu lưu giữ những sáng tác dân gian rất ít cũng như việc ghi lại
các phong tục, lễ hội truyền thuyết của vùng đất này. Chính vì vậy, để
hoàn thành luận văn, phương pháp điền dã là phương pháp tối ưu và hết
sức quan trọng. Nguồn khai thác chính của các truyền thuyết và phong tục

dân gian Hà Nam là những người dân địa phương, đặc biệt là những cụ
cao tuổi có vốn hiểu biết rộng về quê hương. Có vậy người nghiên cứu
mới thấy rõ được đời sống thực và vẻ đẹp thật sự của các sáng tác dân
gian.
- Phương pháp so sánh
Từ những nguồn tư liệu thu nhập được qua phương pháp điền dã, sẽ
tiến hành so sánh, đối chiếu các tư liệu ở các vùng miền khác có đặc trưng
về địa lý, văn hóa tương đồng với vùng đảo Hà Nam như các tỉnh thuộc
đồng bằng Châu thổ sơng Hồng như Hải Phịng, Thái Bình và một số vùng
ven biển như Nghệ An…
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành
Khóa luận tập trung vào khảo sát nghiên cứu văn hóa, văn học dân
gian của một vùng miền cụ thể nên việc kết hợp giữa nghiên cứu văn học
dân gian với văn hóa, lịch sử, địa lý… là rất cần thiết. Vì vậy phương pháp
nghiên cứu liên ngành là phương pháp xuyên suốt quá trình nghiên cứu,
qua đó sẽ giúp cho khóa luận có cái nhìn đa chiều và sinh động hơn.

Lã Thị Diệu Linh

6

Lớp QLVH 6A


Khóa luận tốt nghiệp

VII. Bố cục khóa luận
Ngồi phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm ba chương:
Chương I: Vùng đảo Hà Nam - Địa danh lịch sử, văn hóa
Chương II: Khảo sát truyền thuyết vùng đảo Hà Nam.

Chương III: Tục thờ cúng và lễ hội ở Hà Nam.
Phần cuối khóa luận là Thư mục tài liệu tham khảo và phần Phụ lục
với một số hình ảnh về các lễ hội, đình, đền ở Hà Nam.

Lã Thị Diệu Linh

7

Lớp QLVH 6A


Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
VÙNG ĐẢO HÀ NAM - ĐỊA DANH
LỊCH SỬ, VĂN HÓA.
1.1. Vài nét về điều kiện địa lý, lịch sử, xã hội huyện Yên Hưng,
Quảng Ninh
1.1.1. Vùng đất Quảng Ninh
Quảng Ninh là một tỉnh nằm ở phía Đơng Bắc Việt Nam. Vùng đất
này có dáng một hình chữ nhật lệch nằm chếch theo hướng đơng bắc – tây
nam. Phía tây dựa lưng vào núi rừng trùng điệp. Phía đơng nghiêng xuống
nửa phần đầu vinh Bắc Bộ với bờ biển khúc khuỷu nhiều cửa sông bãi
triều, bên ngồi là nhiều hịn đảo lớn nhỏ. Quảng Ninh có biên giới quốc
gia và hải phận giáp với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Với các tỉnh
trong nước, Quảng Ninh có hơn 300 km giáp Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải
Dương và Hải Phịng. Với vị trí địa lý đó, từ xưa Quảng Ninh đã ln là
khu vực phát triển kinh tế sôi động, là một trong những cái nơi văn hóa
của dân tộc. Truyền thống đánh giặc giữ nước là một nét đặc trưng riêng

của lịch sử vùng đất này, thấm đậm vào đời sống vật chất và tinh thần của
con người nơi đây.
Thời phong kiến độc lập, tự chủ, Quảng Ninh lại được coi là một
trong những trung tâm văn hóa quan trọng nhất của lịch sử phát triển văn
hóa dân tộc. Thiền phái Trúc Lâm với Trúc Lâm Tam Tổ và Yên Tử đã trở
thành trung tâm Phật giáo lớn nhất cả nước.
Quảng Ninh là vùng đất có truyền thống đấu tranh bảo vệ và xây
dựng quê hương lâu đời. Trong suốt hàng nghìn năm Bắc thuộc, quân dân

Lã Thị Diệu Linh

8

Lớp QLVH 6A


Khóa luận tốt nghiệp

vùng đất Quảng Ninh ngày nay đã đấu tranh không mệt mỏi giữ yên bờ
cõi. Để đến ngày hơm nay, lịch sử cịn ghi lại bao nhiêu chiến cơng oanh
liệt mà đời đời cịn được ngợi ca trên mảnh đất anh hùng này.
Không chỉ là cái nôi phát triển văn hóa đất nước, là mảnh đất lịch sử
anh hùng, Quảng Ninh cịn là vùng đất có nền kinh tế phát triển khá lâu
đời và sôi động với những tiềm năng và thế mạnh đặc biệt về tài nguyên
thiên nhiên, về con người. Tất cả những điều đó đã tạo nên cho Quảng
Ninh một diện mạo độc đáo, vừa cổ kính, vừa hiện đại và có sức hấp dẫn,
lôi cuốn riêng.
1.1.2. Yên Hưng, mảnh đất anh hùng
Yên Hưng là huyện ven biển nằm ở phía tây nam tỉnh Quảng Ninh,
có diện tích tự nhiên là 33.196,1 ha, dân số là 13,6 vạn người, chiếm

12,7% dân số toàn Tỉnh. Huyện n Hưng có 20 đơn vị hành chính gồm
19 xã và một thị trấn. Thị trấn Quảng Yên nằm giữa tam giác 3 thành phố
và thị xã. Phía bắc giáp thị xã ng Bí và huyện Hồnh Bồ, phía nam giáp
đảo Nam Triệu, phía đơng giáp thành phố Hạ Long, vịnh Hạ Long.
Yên Hưng có bờ biển chạy dài hơn 30 km với nhiều cửa sông và bãi
triều. Hệ thống dòng chảy ở Yên Hưng khá dày đặc, hầu hết chảy theo
hướng tây bắc – đông nam rồi đổ ra biển qua các cửa sơng. Dịng sơng
chính Bạch Đằng chảy ở phía tây ngăn cách Yên Hưng với Hải Phịng và
các chi lưu chảy vào huyện sơng Chanh, sơng Nam, các sông này đều đổ
ra biển ở khu cửa Nam Triệu - Lạch Huyền.
Yên Hưng là một vùng đất đậm nét các giá trị văn hóa vật thể và phi
vật thể, trong đó có hàng chục các di tích lịch sử, văn hóa đã được nhà
nước xếp hạng. Trên địa bàn Huyện có trên 200 di tích, văn hóa với mật
độ bình qn gần một di tích/km2. Đó là những chứng tích ghi lại hàng
nghìn năm lịch sử oanh liệt đã diễn ra tại đây. Năm 938, chúa Nam Hán

Lã Thị Diệu Linh

9

Lớp QLVH 6A


Khóa luận tốt nghiệp

xuất quân tiến đánh nước ta theo đường biển qua đường Ninh Hải, Hạ
Long. Ngô Quyền đã cắm cọc gỗ ở sông Bạch Đằng, mở đầu kỷ nguyên
độc lập tự chủ của dân tộc ta. Năm 981, đạo quân xâm lược nhà Tống lại
dong buồm theo vùng biển Đông Bắc tiến đánh nước ta, nhưng vừa đến
cửa sơng Bạch Đằng thì đã bị đạo qn của Lê Hoàn dùng trận địa cọc

chặn đánh, phải vội vàng rút chạy. Năm 1076, đoàn thuyền chiến của quân
Tống rời Khâm Châu men theo bờ biển Đông Bắc Đại Việt, tiến về cửa
sông Bạch Đằng với ý dồ xâm lược nước ta. Tại đây, Lý Thường Kiệt đã
cho quân yểm sẵn, tập kích địch mười trận khiến cho quân địch thất điên
bát đảo phải tháo chạy. Ta đã phá tan kế hoạch phối hợp tác chiến của
địch, tạo điều kiện thuận lợi cho quân ta giành thắng lợi cuối cùng với bộ
binh địch trên sông Như Nguyệt.
Tiếp đến, vào giữa thế kỷ XIII, trong cuộc kháng chiến chống quân
xâm lược Nguyên Mông, vùng đất này lại một lần nữa chứng tỏ sức mạnh
và ý chí kiên cường của mình. Những năm 1258, 1285, sau khi bị thua đau
ở Đông Bộ Đầu, Chương Dương, Hàm Tử, quân Nguyên Mông đã phải
tháo chạy tơi tả. Lần xâm lược thứ 3 (1287-1288) của quân xâm lược lại
tiếp tục chịu sự thất bại nhục nhã với các trận đại thắng Bạch Đằng của
quân dân nhà Trần trên vùng biển Đơng Bắc.
Có thể nói, n Hưng là một vùng đất có bề dày lịch sử hàng ngàn
năm, nơi ghi dấu của biết bao vị anh hùng đã trở thành huyền thoại. Vì
những lẽ đó, truyền thuyết lịch sử trở thành một thể loại chính, đi vào
trong đời sống của từng người dân, từng nếp nhà Yên Hưng. Bên cạnh đó,
n Hưng cịn có nhiều lễ hội truyền thống, phong tục tập quán đặc trưng
của dân cư vùng Châu thổ sơng Hồng. Đó là những gì tạo nên nét đẹp cổ
truyền hiếm có cịn tồn tại đến ngày nay trên mảnh đất Quảng Ninh nói
riêng và cả đất nước nói chung.

Lã Thị Diệu Linh

10

Lớp QLVH 6A



Khóa luận tốt nghiệp

1.2. Hà Nam - Địa danh lịch sử, văn hóa
1.2.1. Lịch sử hình thành làng xã và các đặc điểm văn hóa vùng đảo
Hà Nam
Hà Nam là một vùng đất nằm ở phía nam huyện Yên Hưng - Quảng
Ninh, được tách khỏi đất liền bởi dịng sơng Chanh. Đảo Hà Nam được
lập đất, khai hoang và chính thức thành làng xã từ thời Tiền Lê, đến nay
hòn đảo đã trở thành một vùng đất trù phú gồm 8 xã: Cẩm La, Phong Cốc,
Phong Hải, Nam Hòa, Yên Hải, Liên Hịa, Liên Vị và Tiền Phong, với
diện tích 9.229 ha va gần 6 vạn dân. Mặt bằng hòn đảo vốn thấp hơn mực
nước thủy triều cường tới hơn 2 km, khi giơng bão, nước cịn lên cao hơn.
Khai hoang lập ấp trên một hòn đảo giữa bốn bề nước mặn, các thế hệ đã
noi gương kiên cường, dũng cảm của các vị tiên công, ra sức đắp đê và
thau chua rửa mặn, tạo nên 34 km đê biển vững chãi.
1.2.1.1. Q trình thành làng xã.

.

Hà Nam có một lịch sử hình thành làng xã riêng và có ảnh hưởng lớn
đến đời sơng văn hóa, tinh thần của người dân nơi đây. Hà Nam trước kia
là một hòn đảo đầy sú vẹt, hàng năm nước ngập, trông xa chỉ có chút gị
cao nổi lên. Xưa kia Hà Nam thuộc huyện Yên Hưng, phủ Yên Đông, đến
thời Trần đổi thành phủ Hải Đông thuộc đảo An Bang, và sau đời Lê
Trung Hưng đổi là phủ An Quảng, sau thành Quảng n.
Hình thành nên mảnh đất Hà Nam ngày hơm nay là nhờ cơng lao của
các nhóm tiên cơng vào thế kỷ XV. Các tướng nhà Trần theo Trần Hưng
Đạo đi đánh Ơ Mã Nhi về, thấy hịn đảo này có đất canh tác, bèn triệu dân
vùng Trà Lý huyện Thái Bình và vùng An Dương thuộc Hải Phịng về đảo
khai phá đất đai. Nhân dân đã đốn cây, đắp đê, phát cỏ, lập nên những

trang ấp và những cánh đồng lúa đầu tiên. Ở xã Vị Dương có ơng Hồng
Kim Bảng và Đồng Đức Hấn, ở xã Lương Quy (nay là Lưu Khê) có ơng

Lã Thị Diệu Linh

11

Lớp QLVH 6A


Khóa luận tốt nghiệp

Đỗ Độ và ơng Đào Bá Lệ.Hai xã lập nên miền Hạ tổng, đất cao, đồng
rộng, dân cư thờ Thành hoàng làng là Trần Hưng Đạo.
Sang đến năm Thuận Thiên thứ 1 có 19 vị tiên cơng ở khu vực Hà
Nội tới khai thác, lập nên xã Bồng Lưu. Ơng Hồng Sung và Hồng Sinh
lập nên xã Trung Bản. Xã Trung Bản sau sát nhập vào xã Bồng Lưu, xã
Bồng Lưu đổi thành xã Phong Lưu và phát triển thành 4 thôn: Yên Đông,
Phong Cốc, Cẩm La và Trung Bản. Bốn thôn thành 4 xã, gọi là khu “Tứ
xã”. Khu tứ xã cùng với xã Hải Yến do dân Tuần Châu tỉnh Quảng Ninh
về khai thác và xã Hưng Học do dân Cơn Sơn huyện Chí Linh tỉnh Hải
Hưng về khai thác, lập nên miền Thượng tổng, dân cư đông đúc hơn và
cánh đồng hẹp hơn so với miền Hạ tổng.
1.2.1.1. Đặc điểm đời sống văn hóa vùng đảo Hà Nam
Việc hình thành làng xã có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống văn hóa,
nếp nghĩ của nhân dân mảnh đất Hà Nam. Các nhóm tiên cơng về đây khai
phá nên mảnh đất Hà Nam đều là những người đến từ các vùng đất thuộc
đồng bằng châu thổ sơng Hồng như Thăng Long, Thái Bình, Hải Phịng,
lúc này nền văn hóa của vùng đồng bằng châu thổ sẽ được các vị tiên cơng
mang theo mình, lưu giữ và phát huy nó trên mảnh đất mới. Vì vậy có thể

nói Hà Nam là mảnh đất mang đặc điểm văn hóa của người Việt vùng
đồng bằng châu thổ sơng Hồng. Đó là sản phẩm tinh thần của cư dân nền
nơng nghiệp lúa nước, quanh năm gắn bó cuộc sống của mình với đồng
ruộng, với vựa lúa bờ tre. Đó là những con người đã chung lưng đấu cật,
đoàn kết một lòng trên mảnh đất thân yêu để xây dựng quê hương đất
nước, bất chấp sự tấn công của thiên nhiên và kẻ thù xâm lược.
Đời sống văn hóa và lao động sản xuất của người Việt vùng đồng
bằng châu thổ có sự tích hợp cả ba yếu tố: núi, đồng bằng và biển. Người
Việt đứng trước biển có 2 cách ứng xử. Một là theo truyền thống nông

Lã Thị Diệu Linh

12

Lớp QLVH 6A


Khóa luận tốt nghiệp

nghiệp, họ quai đê lấn biển, nhằm khai phá những vùng sình lầy, phù sa
ven biển thành đồng ruộng, để phát triển nuôi trồng. Các vị tiên cơng từ
đất Thăng Long, Nam Định, Hải Phịng về đây, thấy đây là một bãi sú vẹt,
có nước ngọt, có thể sinh sống bằng phương pháp khai canh, vì vậy họ đã
tập hợp nhau lại để quai đê lấn biển, xây dựng thành làng xóm để cư trú và
làm nơng nghiệp. Cách ứng xử thứ hai là trong khi áp dụng mơ hình nơng
nghiệp vào vùng dun hải, người Việt nhận ra giá trị của biển, nên đã
phát triển nghề đánh bắt cá ven bờ và nghề đánh cá. Do vẫn hướng về
nông nghiệp, cư dân đánh cá thường cư trú chỗ có nước, có đất để làm
ruộng, mọi sinh họat đều trên đất liền, con thuyền chỉ là công cụ để sản
xuất. Trong quá trình tiếp xúc với biển, người Việt đã dần mở rộng không

gian của một làng nơng nghiệp thành một khơng gian gồm nhiều làng và
có sự đan xen trong sản xuất tạo thành một vùng cư trú ven biển, đặc biệt
là ven các cửa sông. Các làng trong vùng không thể tự cung tự cấp khép
kín mà dựa vào nhau, bổ sung cho nhau. Ở đây, cư dân vừa là những
người nông dân quanh năm lam lũ với ruộng đồng, đất đai, vừa là những
ngư dân sống dựa vào biển.
Chính những điều này đã hình thành đặc điểm cơ bản cho nền văn
hóa mảnh đất Hà Nam, vừa đậm chất biển, vừa mang dấu ấn của nền văn
minh lúa nước. Truyền thuyết về Tứ vị Thánh nương, truyền thuyết Phạm
Tử Nghi, lễ hội bơi chải…là những biểu hiện cụ thể của tín ngưỡng thờ
thần biển, của đời sống văn hóa biển. Truyền thuyết Hồ mạch, lễ hội Tiên
Công, lễ hội xuống đồng…là minh chứng cho nền văn minh lúa nước của
người Việt vùng châu thổ sông Hồng.
1.2.2. Lịch sử đấu tranh bảo vệ quê hương
Yên Hưng là một mảnh đất anh hùng và Hà Nam là một Yên Hưng
thu nhỏ. Đây là nơi đã chứng kiến bao cuộc đấu tranh chống giặc ngoại

Lã Thị Diệu Linh

13

Lớp QLVH 6A


Khóa luận tốt nghiệp

xâm của dân tộc để bảo về chủ quyền của đất nước, đặc biệt là chiến công
oanh liệt của quân dân nhà Trần. Lịch sử chiến tranh đã đi đời sống nhân
dân Hà Nam một cách tự nhiên. Nếu như ở Quảng n, phía bên kia bờ
sơng Chanh có lễ hội Bạch Đằng để tưởng nhớ cơng lao vĩ đại của Trần

Hưng Đạo với cuộc kháng chiến chống qn Ngun Mơng, thì ở Hà Nam
những truyền thuyết về các vị tướng quân tài ba, các đình, đền thờ những
vị anh hùng lịch sử, những câu ca dao về cuộc kháng chiến vĩ đại ấy đã thể
hiện bề dày lịch sử và sức sống mãnh liệt của lịch sử trong đời sống nhân
dân Hà Nam. Thậm chí đến làng nào, người dân cũng nhận Thành hồng
làng mình là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.
Từ cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII các dòng họ đã xây dựng các
ngôi từ đường để tôn thờ các vị tiên công, tôn vinh công lao mở đất, đồng
thời tạo nên sức mạnh truyền thống của vùng đất này. Đặc biệt, với 128 di
tích lịch sử - văn hóa,trong đó có 27 di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia
và cấp tỉnh, Hà Nam được nhìn nhận là một vùng đất có bề dày lịch sử.
Là một vùng đảo nằm trong huyện Yên Hưng có bề dày lịch sử
hàng ngàn năm, Hà Nam là nơi ghi dấu biết bao chiến công oanh liệt của
dân tộc, nơi in dấu chân của biết bao vị anh hùng đã trở thành huyền thoại.
Chiến thắng Ngô Quyền đánh đuổi quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng
đời đời lich sử còn ghi dấu. Cũng tại dòng sông lịch sử này, Hưng Đạo
Vương Trần Quốc Tuấn đã khiến cho quân xâm lược Nguyên Mông phải
ba lần tháo chạy… Chính vì vậy, lịch sử chiến tranh đã đi vào đời sống
nhân dân một cách tự nhiên.
1.2.3. Các thể loại văn học dân gian ở Hà Nam
Hà Nam là vùng đất có đặc điểm văn hóa của vùng đồng bằng châu
thổ có pha vị mặn của biển, nơi người dân vừa làm nghề chài lưới, vừa
làm ruộng. Chính vì vậy, văn học dân gian Hà Nam vừa mang dấu ấn văn

Lã Thị Diệu Linh

14

Lớp QLVH 6A



Khóa luận tốt nghiệp

hóa biển, vừa mang dấu ấn lịch sử của một vùng phên giậu, nơi có núi đồi,
sơng suối đã diễn ra các trận chiến hào hùng của dân tộc. Đặc điểm đó của
nền văn hóa Hà Nam đã được phản ánh sâu sắc trong kho tàng văn học
dân gian phong phú với rất nhiều thể loại như: truyện cổ, truyền thuyết, ca
dao dân ca, tục ngữ, phương ngôn…
1.2.3.1. Truyền thuyết
Các truyền thuyết ở vùng đảo Hà Nam phản ánh rõ nét đặc trưng
của nền văn hóa có sự giao lưu, đan xen sắc thái đồng bằng và sắc thái
biển. Nếu như các truyền thuyết bản địa phần nào mô tả cuộc sống của cư
dân lúa nước (Truyền thuyết Hồ mạch, bà chúa Ngóe…), thì các truyền
thuyết được tiếp biến từ các địa phương khác (Truyền thuyết Tứ vị thánh
nương, Phạm Tử Nghi) lại mang đậm màu sắc văn hóa biển.
Các truyền thuyết như: Truyền thuyết Hồ mạch, truyền thuyết về
Phạm Nhan, truyền thuyết Đình Trung Bản…đều được xây dựng trên một
chủ đề nổi bật là lòng yêu nước tha thiết, ý chí kiên cường bảo vệ nền độc
lập dân tộc và ca ngợi công lao to lớn của những con người đầu tiên xây
dựng lên quê hương làng xóm. Nhiều truyện vừa có nhân vật với những
tính cách được khắc họa bằng hành động cụ thể vừa có kết cấu chặt chẽ
với những tình tiết sinh động, những mâu thuẫn hợp lý, lại được chứng
minh bằng những tên tuổi có thật trong lịch sử hoặc bằng những dấu vết
lịch sử đầy thuyết phục (Truyền thuyết phạm Nhan, truyền thuyết về Tứ vị
Thánh nương). Bên cạnh đó, rất nhiều truyện khơng có kết cấu hồn
chỉnh, nhân vật truyện không được giới thiệu đầy đủ. Song các truyện này
lại có sức hấp dẫn riêng của nó và được lưu truyền bởi những ấn tượng
của các tình tiết, các sự kiện đặc biệt, hoặc những biểu hiện độc đáo trong
tính cách, hành sự của nhân vật. Các truyền thuyết này chính là sự huyền
thoại hóa các nhân vật hoặc sự kiện lịch sử có thật diễn ra trên mảnh đất


Lã Thị Diệu Linh

15

Lớp QLVH 6A


Khóa luận tốt nghiệp

này. Đó là truyện về nơi Trần Hưng Đạo chỉ huy chiến trận,nơi ơng xõa
tóc gội đầu,nơi thuyền ông mắc cạn khi đi xem xét bờ bãi, truyện về 3 tên
giặc sót lại sau trận đánh đã chui vào đống cỏ bị mấy bà làm đồng phát
hiện, dùng liềm bổ chết. Chẳng ai chịu chôn, xác chúng bốc mùi hôi thối.
Làng đặt lệ, mỗi người phải gánh hai sảo đất ra lấp, đất lấp thành gò đống,
tiếng địa phương gọi là “đượng”, từ đó có “Đượng ba thằng”
Nhìn chung, các truyền thuyết ở vùng đảo Hà Nam đều thể hiện độc
đáo cuộc sống và lịch sử của vùng đất giàu truyền thống. Ở đó, cách nghĩ
và lẽ sống của quần chúng các thời đại được bộc lộ sâu sắc, càng ngày yếu
tố thần linh hoang đường càng giảm và truyền thuyết trở nên gần gũi, chân
thực lịch sử.
1.2.3.2. Tục ngữ, phương ngôn
Ở Hà Nam, những câu tục ngữ, phương ngôn mang đậm dấu ấn của
một vùng đất thường xuyên phải đối mặt với sự khắc nghiệt của thiên
nhiên và cuộc sống lao động vất vả. Đó là những tổng kết sâu sắc về kinh
nghiệm trong lao động, sản xuất và trong đời sống, trở thành quy luật,
thành chân lý được nhiều đời thừa nhận và lưu truyền dưới hình thức
những câu có giá trị tu từ đặc sắc, có vần điệu hoặc có đối ý đối chữ, ngắn
gọn súc tích và dễ nhớ.
Trong sản xuất nơng nghiệp, cánh đồng Hà Nam hay ngập úng nên

“Lúa chiêm cắm địn xóc đầu bờ mới chắc”. Nói về cảnh khổ cực khi cấy
lúa tháng 6 thì “Tháng sáu cấy lúa đồng sâu, vú rơi lõm bõm như trâu ăn
mị”. Ngồi ra ở Quảng Ninh cịn có hàng loạt phương ngơn,tục ngữ liên
quan đến vùng biển và nghề biển, có khi chỉ là một kinh nghiệm vặt “Bán
ruộng đầu cầu ăn đầu cá đối” bởi đầu cá đối xương mềm và ăn rất ngon.
Có khi là một tổng kết thật giản dị “Bấc lặng về hơm, nồm lặng về sớm”
có nghĩa là mùa gió bấc biển thường lặng về chiều, mùa gió nam biển

Lã Thị Diệu Linh

16

Lớp QLVH 6A


Khóa luận tốt nghiệp

thường lặng lúc sáng sớm. Có khi cũng chỉ đơn giản bốn chữ “Đầu động
cuối yên” mà kết tinh bao nhiêu quan sát: Bão chưa đến, biển hơi động là
lúc cá xơ gần bờ, có thể cho thuyền ra đánh nhanh một hai mẻ lưới dễ thu
họach lớn. Sau đó phải tìm chỗ cho thuyền tránh bão và đợi bão tan, biển
thật yên mới đánh được cá.
Với người đi thuyền thì kinh nghiệm sơng nước thật sự là lẽ sống
cịn, nên tục ngữ, phương ngơn nghề biển khơng những nhiều mà lời lẽ
cịn hết sức mạnh mẽ, quyết liệt, tha thiết:
Con ơi nhớ lấy lời cha
Cường nam lộng bắc chớ qua sông Rừng
Sông Rừng là sông Bạch Đằng, rất rộng lại chảy theo hướng bắc
nam, lúc thủy triều lên mạnh (cường mạnh), dâng sóng cao mà gặp gió
mùa đơng bắc (lộng gió) thổi ngược lại thì sóng rất lớn. Sóng gió trái

chiều, thuyền gối được sóng thì lại trái chiều gió, tay lái khơng vững rất dễ
bị lật thuyền.
Ở đây cịn có những câu tục ngữ tổng kết kinh nghiệm đánh giặc.
Chẳng hạn, trong chiến trận Bạch Đằng, các chiến binh bảo nhau:
Đánh giặc thì đánh giữa sơng
Chớ đánh vào bãi phải chơng thì chìm.
Qn ta đã cắm cọc ngầm ở bãi sông, phải chiếm giữa sông đánh ép
thuyền địch vào bãi cọc, có thể đây là kinh nghiệm của những lần đại
thắng trước được truyền lại.
Có thể nói, hệ thống tục ngữ, phương ngơn của vùng đảo Hà Nam là
kho tàng tục ngữ phương ngôn Quảng Ninh thu nhỏ, bởi nó vừa mang dấu
ấn của văn hóa biển, vừa phản ánh kinh nghiệm, đời sống của những
người nơng dân gắn bó với ruộng đồng. Nên khơng có gì ngạc nhiên khi

Lã Thị Diệu Linh

17

Lớp QLVH 6A


Khóa luận tốt nghiệp

thấy trong câu chuyện của những người dân nơi đây thường sử dụng các
câu tục ngữ, phương ngơn để lời nói của mình thêm sinh động và xác thực
1.2.3.3. Ca dao dân ca
Hà Nam có một kho tàng ca dao dân ca khá độc đáo, phản ánh đời
sống sinh họat và đời sống tinh thần của những con người đã từng trải qua
nhiều biến cố lịch sử, đặc biệt là dấu ấn của cuộc chiến chống quân
Nguyên Mông oanh liệt trên sông Bạch Đằng của quân dân nhà Trần.

Đó là những bài ca dao miêu tả những sự kiện lịch sử với một âm
hưởng vừa hào hùng vừa trầm lắng. Với chiến tháng Bạch Đằng, nhân dân
Hà Nam còn lưu truyền câu ca dao với đầy lòng tự hào:
Bạch Đằng giang là nơi cửa ải
Tổng Hà Nam là bãi chiến trường.
Ca dao cũng phản ánh một cách sâu sắc sinh hoạt văn hóa và đời
sống tinh thần, tình cảm của người xưa. Lễ hội Tiên Cơng dân gian độc
đáo ở đây được ca dao ghi lại khá đầy đủ các hoạt động chính và khơng
khí tưng bừng của một ngày hội lớn:
Mồng bảy hội miếu Tiên Công
Dưới già đánh vật, trên rồng thì bay
Đêm thì hát đúm vui thay
Bên này thì cấy, bên đây đua thuyền.
Trong lễ hội Tiên Công, trai gái vẫn thường quây quần bên nhau hát
đúm trong một không gian rộn rã. Những câu hát đúm ngắn gọn, súc tích
đã tái hiện sinh động quê hương Hà Nam với vẻ đẹp của một làng q
thanh bình có một truyền thống lịch sử đẹp đẽ:
Kim phường Hoài Đức Duy Linh
Là quê hương của tiền nhân trước ngày

Lã Thị Diệu Linh

18

Lớp QLVH 6A


Khóa luận tốt nghiệp

Phong Lưu đốc hậu là đây

Năm trăm sáu mươi năm dựng xây quê nhà
Ở nơi đó, người dân hàng ngày hăng say lao động nhưng vẫn không
vắng những cuộc hẹn hị tình tứ, những lời u đương tha thiết của con
trai, con gái Hà Nam:
Anh đây con trai Hà Nam
Anh đi kén vợ gặp nàng ở đây
Gặp nàng má đỏ hây hây
Răng đen rưng rức tóc mây rườm rà…
Bên trong những lời ca dao tình tứ ấy, ta vẫn thấy bóng dáng tình
u của các lứa đơi dân chài, cũng có nhớ, thương, hờn, giận được gửi
gắm đầy da diết, đắm say:
Thuyền em cửa Cống mới ra
Thuyền anh thì ở Vạn Hoa mới về
Lênh đênh hai chiếc thuyền kề
Bên ấy có chật thì về bên đây
Bên đây chiếu dải màn quay
Thuyền ơi có nhớ bến này hay chăng?
Và cũng khơng kém phần hóm hỉnh,ngộ nghĩnh:
Thuyền anh ván táu xạp lim
Thuyền em ván dẻ có chim phượng hồng
Có chơi anh thả chim sang
Chim anh sánh với phượng hoàng xứng đôi.
Văn học dân gian Hà Nam là một bộ phận văn học độc đáo, vừa
mang đậm dấu ấn văn hóa biển, vừa phản ánh lịch sử của một vùng phên
giậu, nơi đã diễn ra các trận chiến hào hùng của dân tộc. Đây là một kho

Lã Thị Diệu Linh

19


Lớp QLVH 6A


Khóa luận tốt nghiệp

tàng văn học dân gian phong phú, đó là những câu phương ngơn, tục ngữ
đã trở nên quen thuộc trong đời sống và ngôn ngữ hàng ngày của nhân
dân. Đó là những câu ca thể hiện tình yêu đằm thắm với vùng biển đảo và
một tình yêu sâu nặng đối với con thuyền và nghề biển. Và đó cũng là tình
u mãnh liệt, phóng khống của lứa đôi dân chài được thể hiện dưới
ngôn ngữ dân gian phong phú, uyển chuyển.

Lã Thị Diệu Linh

20

Lớp QLVH 6A


Khóa luận tốt nghiệp

CHƯƠNG II
KHẢO SÁT TRUYỀN THUYẾT CỦA
VÙNG ĐẢO HÀ NAM
2.1. Một số truyền thuyết
2.1.1. Truyền thuyết Hồ mạch
Vào nửa đầu thế kỷ XV, sau khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng
lợi, Lê Lợi lên ngôi vua đã ban hành nhiều chính sách nhằm khơi phục và
xây dựng đất nước Đại Việt thành quốc gia độc lập tự cường và giầu
mạnh. Năm 1434, vua Lê Thái Tông lên ngôi, ông tiếp tục xây dựng đất

nước phồn thịnh, chú trọng phát triển nơng nghiệp, khuyến khích nhân dân
khai phá ruộng đất bỏ hoang, mở rộng diện tích canh tác, lập làng mới.
Nhà vua không ngừng mở rộng kinh thành Thăng Long, các cụ ở phường
Kim Hoa, nay là phường Kim Liên, phủ Hồi Đức, phía nam thành Thăng
Long đã phải đi nơi khác. Nhà vua cho phép hễ các cụ đi đến đâu thấy
hoang phế thì được khai hoang để lập nên làng mạc. Các cụ đi dọc sông
Hồng, đến cửa sông Bạch Đằng thấy đây là một bãi triều rộng lớn, sú vẹt
mọc dày đặc, khi nước triều lên cả bãi sú vẹt ngập trong nước mênh mơng
nhưng có một số ượng đất nổi trên bãi triều. Trước khung cảnh đó, các cụ
dừng thuyền và đi thăm thú. Đêm nằm, các cụ chợt nghe thấy tiêng ếch
kêu râm ran trên gị đất ấy, đốn rằng nơi đây sẽ có hồ nước ngọt. Đến
nơi các cụ thấy có bãi cỏ mọc đầy và nếm thử thấy có nước ngọt thật, lại
có thiên thời, địa lợi, có sơng nước mặn lên xuống theo thủy triều, kênh
rạch ra vào thuận tiện. Các cụ reo lên vui quyết định chọn nơi đây làm quê
hương mới, cùng nhau quai đê lấn biển, thau chua rửa mặn, khai khẩn để
lập lên làng mạc. Thủa ấy chưa có thuế má, anh em ăn ở với nhau hòa
thuận, trên dưới một lòng như một nhà. Các cụ có thề nguyền với nhau là
khơng khai tên, vì sợ có người tuyệt tự thì sau này khơng có người cúng
Lã Thị Diệu Linh

21

Lớp QLVH 6A


×