Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Tìm hiểu lễ hội mường xia ở xã sơn thủy huyện quan sơn thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 82 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ VĂN HỐ NGHỆ THUẬT

TÌM HIỂU LỄ HỘI MƢỜNG XIA Ở XÃ
SƠN THUỶ - HUYỆN QUAN SƠN –
THANH HOÁ

C

KH A LUẬN T T NGHIỆP
NH N QUẢN LÝ VĂN H A - NGHỆ THUẬT

Giáo viên hƣớng dẫn:

T.S Cao Đức Hải

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Thị Nhung

Lớp

: QLVH7C

Khoá học

Hà Nội, năm 2010

: 2006-2010



Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

Khóa luận Tốt nghiệp

2

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng cá nhân tơi. Nếu
có vấn đề gì sai trái tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.

Sinh viên

Nguyễn Thị Nhung

Nguyễn Thị Nhung

Lớp Quản lý văn hóa 7C


Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

3

Khóa luận Tốt nghiệp

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................................. 5
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 5
2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................. 7
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài: ............................................. 7

4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 7
5. Đóng góp của đề tài ................................................................................ 7
6. Bố cục của đề tài .................................................................................... 8
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ, KINH TẾ, VĂN H A XÃ
SƠN THỦY, HUYỆN QUAN SƠN, TỈNH THANH H A .......................................... 9
1.1. Địa điểm địa lý, kinh tế xã Sơn Thủy, huyện Quan Sơn, tỉnh
Thanh Hóa ............................................................................................... 9
1.2. Một số đặc trƣng sinh hoạt văn hố tín ngƣỡng của ngƣời Thái ở
Mƣờng Xia .............................................................................................. 11
1.2.1. Nguồn gốc tên gọi Mường xia .................................................... 11
1.2.2. Một số đặc trưng văn hóa tín ngưỡng của người Thái Mường Xia
............................................................................................................. 15
CHƢƠNG 2 : LỄ HỘI MƢỜNG XIA. .......................................................................... 24
2.1. Nguồn gốc lễ hội Mƣờng xia .................................................................. 24
2.2. Quá trình chuẩn bị lễ hội ................................................................ 27
2.2.1. Chuẩn b v nhõn s( Những người chịu trách nhiệm chính trong
viƯc tÕ lƠ)........................................................................................... 27
2.2.2. Chuẩn bị về địa điểm .................................................................. 29
2.2.3. Chuẩn bị về đồ lễ ........................................................................ 29
2.3. Diễn trình lễ hội ............................................................................... 30
2.3.1 Phần Lễ........................................................................................ 30
3.3.2 Phần Hội ...................................................................................... 52
CHƢƠNG 3 : MỘT SỒ GIẢI PHÁP NHẰM BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY LỄ HỘI
MƢỜNG XIA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY....................................................... 59
3.1. Ý nghĩa của việc bảo tồn di sản lễ hội hiện nay .............................. 59
3.2. Nhu cầu của địa phƣơng về bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội
Mƣờng Xia. ............................................................................................. 65
3.3. Giải pháp bảo tồn và phát triển lễ hội Mƣờng Xia ở xã Sơn Thuỷ,
huyện Quan Sơn, Thanh Hoá ................................................................ 66
3.3.1. Bảo tồn, lưu giữ và phát triển lễ hội Mường Xia trong khơng gian

văn hố ngun bản của nó. ................................................................. 66
3.3.2. Khơng ngừng nâng cao, phát triển đời sống vật chất cho người
dân nơi đây ........................................................................................... 67
3.3.3. Tôn tạo, bảo vệ môi trường cảnh quan thiên nhiên ...................... 68
3.3. 4. Xây dựng cơ sở vật chất, quy hoạch, mở rộng không gian lễ hội.
............................................................................................................. 68
3.3.5. Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện lễ hội Mường Xia ...................... 69
Nguyễn Thị Nhung

Lớp Quản lý văn hóa 7C


Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

4

Khóa luận Tốt nghiệp

KẾT LUẬN: ............................................................................................... 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................. 73
PHỤ LỤC ............................................................................................................................... 75

Nguyễn Thị Nhung

Lớp Quản lý văn hóa 7C


Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

5


Khóa luận Tốt nghiệp

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Tộc người Thái là một tộc người tồn tại rất lâu đời trên đất nước Việt
Nam và có quan hệ gần gũi với Tộc người Mường. Cùng với tiến trình của sự
phát triển lịch sử xã hội, trong vườn hoa 54 dân tộc anh em trên đất nước Việt
Nam - Người Thái là một trong những tộc người có nhiều điều kiện tiếp cận
với trình độ hiện đại. Vì vậy, việc giữ gìn di sản văn hoá dân tộc trong nhịp
độ phát triển kinh tế xã hội mạnh mẽ như ngày nay chính là giữ lại một di sản
văn hố vơ cùng q báu của dân tộc Việt Nam.
Theo dòng chảy của thời gian, những y phục, nhà cửa, công cụ lao
động sản xuất, ẩm thực và những lễ hội, lễ tục, trò chơi, trò diễn.... của nền
văn hóa truyền thống của Tộc người Thái sẽ mai một dần đi. Nền văn hóa ấy
có thể phai mờ cùng thời gian theo quy luật phát triển của xã hội lồi người.
Tuy nhiên, nó sẽ được lưu giữ lại mãi mãi trong các cơng trình văn hóa nghệ
thuật, trong cuộc sống đương đại nếu ta có cơ chế, chính sách phù hợp.
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của kinh tế hàng hóa, đời
sống đồng bào dân tộc miền núi đã từng bước được cải thiện. Tuy nhiên,
những giá trị văn hoá cổ truyền chứa đựng bản sắc văn hóa truyền thống của
dân tộc đang dần mất đi. Nền văn hóa mới mà chúng ta đang xây dựng vẫn
chưa định hình. Hiện tượng này đã tạo nên một vùng trống văn hóa trên địa
bàn cư trú của các dân tộc, điều này đồng nghĩa với việc tạo ra một vùng
trống trong tâm tư, tâm lý của đồng bào dân tộc.
Trong những năm qua, Đảng và nhà nước đã có nhiều chủ trương,
chính sách cụ thể nhằm xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòngan ninh vùng đồng bào miền núi các dân tộc thiểu số, đặc biệt là tuyến biên
giới. Tuy nhiên, cơng tác bảo tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hố

Nguyễn Thị Nhung

Lớp Quản lý văn hóa 7C


Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

6

Khóa luận Tốt nghiệp

thuộc lĩnh vực văn hoá phi vật thể, văn hoá tộc người của đồng bào các dân
tộc thiểu số thì vẫn chưa được quan tâm, chú trọng đầu tư đúng mức.
Lễ hội Mường Xia dân tộc Thái tại xã Sơn Thuỷ huyện Quan Sơn là lễ
hội lớn, có tầm ảnh hưởng tín ngưỡng rộng, thể hiện đậm nét tập tục, sinh
hoạt văn hoá tâm linh cuả người Thái. Song từ năm 1957 trở lại đây lễ hội
Mường Xia không được tổ chức thường xuyên, điều này đã kéo theo sự mai
một và dần biến mất nét sinh hoạt văn hoá tâm linh đầy ý nghĩa này. Điều này
đồng nghĩa với việc sẽ biến mất các lễ tục, trò chơi, trò diễn đậm sắc thái của
đồng bào Thái. Trước tình hình trên, việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy những
giá trị văn hoá phi vật thể đặc sắc của người Thái, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ
văn hoá và sinh hoạt văn hoá tâm linh của đồng bào Thái là việc làm cần thiết
trong giai đoạn hiện nay.
Việc tìm hiểu Lễ hội Mường Xia của dân tộc Thái tại xã Sơn Thủy, huyện
Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa khơng chỉ cho ta một bức tranh về nền văn hoỏ độc
đáo mà qua đó cịn có thể bổ sung thêm những hiểu biết về cội nguồn của văn
hóa Thỏi nói chung, Tộc người Thái vùng biên giới phíaTây của tỉnh Thanh Hóa
nói riêng.
Nhận thức được vai trị, vị trí, tầm ảnh hưởng của lễ hội trong đời sống
tâm linh của người Thỏi. Năm 2009, Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện Quan

Sơn đã phục dựng Đền thờ Tư Mã Hai Đào - Một Tướng quân có cơng bảo vệ
vùng biên giới phía Tây từ Sơn La, Hồ Bình Thanh Hố và Nghệ An ngày
nay thế kỷ XVII (Thời Lê Trung Hưng). Đặc biệt, ngày 25 /3/2010 (tức ngày
10, tháng 2 âm lịch năm 2010), được sự hỗ trợ về nghiệp vụ của Phòng
Nghiệp vụ Văn hóa - Sở Văn hố, Thể thao và Du lịch Tỉnh Thanh Hoá,huyện
vùng cao biên giới Quan Sơn long träng tổ chức Lễ hội M-êng Xia.
Chính từ những lý do trên người viết đã chọn đề tài “Tìm hiểu Lễ hội
Mƣờng Xia của dân tộc Thái, xã Sơn Thuy, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh
Hóa làm bài khóa luận Tốt nghiệp nhằm góp phần đề ra những giải pháp, chính
Nguyễn Thị Nhung

Lớp Quản lý văn hóa 7C


Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

7

Khóa luận Tốt nghiệp

sách phù hợp để bảo lưu giá trị văn hóa truyền thống đồng bào dân tộc Thái
vùng biên giới.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lễ hội Mường Xia nhằm tìm hiểu:
- Tế lễ và phong tục tế lễ được thực hiện trong lễ hội Mường Xia;
- Dân ca, dân vũ được thực hiện trong lễ hội Mường Xia;
- Trò chơi, Trò diễn được thực hiện trong lễ hội Mường Xia;
- Tục thờ vía và rước vía, tục chơn dấu Lặc Mắn (Hịn đá vía) trong lễ
hội Mường Xia
- Đề xuất một số biện pháp nhằm bảo tồn, khôi phục và phát triễn lễ

hội Mường xia- “vốn văn hoá phi vật thể của dân tộc Thái” trong tương lai.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Tìm hiểu lễ hội Mường xia của dân tộc Thái xã Sơn Thủy huyện
Quan Sơn- Thanh Hóa.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra điền dã.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp thống kê, tổng hợp.
- Phương pháp phỏng vấn.
5. Đóng góp của đề tài.
- Cung cấp thêm tư liệu trong lĩnh vực quản lý lễ hội nói chung và
quản lý lễ hội Mường Xia nói riêng.
- Một số ý kiến đề xuất có thể được ứng dụng vào thực tiễn ở địa
phương, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Mường Xia.

Nguyễn Thị Nhung

Lớp Quản lý văn hóa 7C


Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

8

Khóa luận Tốt nghiệp

6. Bố cục của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được
kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1 : Khái quát về người Thái ở xã Sơn Thủy, huyện Quan Sơn, tỉnh

Thanh hóa.
Chương 2: Lễ hội Mường Xia.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển lễ hội Mường
Xia trong giai đoạn hiện nay.

Nguyễn Thị Nhung

Lớp Quản lý văn hóa 7C


Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

9

Khóa luận Tốt nghiệp

ChƯƠng 1
KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ- KINH TẾ- VĂN H A XÃ
SƠN THỦY, HUYỆN QUAN SƠN, TỈNH THANH H A
1.1. Đặc điểm địa lý, kinh tế xã Sơn Thủy, huyện Quan Sơn- Thanh hóa
Là một xã vùng cao biên giới, cách huyện lỵ Quan Sơn 40 km về phía
Tây Bắc. Phía Bắc xã Sơn Thủy tiếp giáp với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân
Lào và một phần của huyện Quan Hóa, phía Tây giáp xã Na Mèo và nước Bạn
Lào; phía Nam giáp xã Mường Mìn, phía Đơng giáp xã Thiên Phủ (huyện Quan
Hóa) và xã Sơn Điện. Là địa bàn cư trú của phần lớn tộc người Thái (Nhóm Thái
Đen). Ngồi tộc người Thái, Sơn Thủy cịn có các tộc người khác cùng sinh
sống bên nhau đồn kết như tộc người Mông, người Mường và người Kinh.
Trước đây- Sơn Thủy cịn có tên gọi là Tổng Hữu Thủy bao gồm xã
Xuyên Thủy và xã Sơn Trà; đến năm 1951 đổi tên thành xã Sơn Thủy bao
gồm Sơn Thủy và Sơn Điện ngày nay; tháng 6 năm 1963 xã Sơn Thủy chia

tách thành hai xã Sơn Thủy và Sơn Điện và đến năm1999 xã Sơn Thuỷ lại
một lần nữa được chia tách thành hai xã Sơn Thủy và Na Mèo hiện nay.
Với 658 hộ, 3.134 nhân khẩu được phân bố trong 12 bản bao gồm Bản
Thủy Sơn, Bản Chung Sơn, Bản Xuân Thành, Bản Thủy Thành, Bản Thủy
Chung, Bản Khà, Bản Mùa Xuân, Bản Xía Nọi, Bản Muống, Bản Cóc, Bản
Hiết và Bản Chanh, trong đó có hai bản người Mơng là Bản Xía Nọi và Bản
Mùa Xn, còn lại các bản chủ yếu là tộc người Thái, một số ít tộc người
Mường và người Kinh.
Đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của bà con các dân tộc Sơn Thủy đã và
đang từng bước được cải thiện, nâng cao, tăng cường khối đại đoàn kết thống
nhất trong Đảng bộ, chính quyền và quần chúng nhân dân.
Bên cạnh đó Sơn Thuỷ cịn là vùng đất “sơn thuỷ hữu tình” là vùng đất in
dấu rất nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. Bất cứ ai khi đặt chân đến
Nguyễn Thị Nhung

Lớp Quản lý văn hóa 7C


Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

10

Khóa luận Tốt nghiệp

Sơn Thuỷ đều ngạc nhiên trước vẻ đẹp của phong cảnh nơi đây. Cú khe suối
và con sông Luồng uốn lượn mềm mại dưới chân những núi đá vôi kỳ vĩ, bên
trong những núi đá vôi kia là hệ thống hang động còn nguyên vẻ đẹp kỳ lạ và
hoang sơ như Hang Bo Cúng, Hang Co Láy, Hang Poong, Hang Luôn Lang,
Hang Khua nhiều nơi chưa có dấu chân người đặt tới. Những đỉnh núi với các
tên Pha Hen, Pha Bo, Pha Dùa gắn với truyền thuyết về những câu chuyện

tình còn lưu truyền mãi trong dân gian.
Trong số gần 10 hang động của Sơn Thủy. Chỉ tính riêng Bản Chanh đã
có tới 4 hang động và mạch nước nóng đùn lên giữa dòng suối Xia.Trong số 4
hang động của Bản Chanh, có hang Co Láy và Hang Hữu Tình có thể thuộc
vào loại danh thắng độc nhất vô nhị Xứ Thanh.
Hiện nay, hang Bo Cúng (hay còn gọi là hang Hữu Tình) nằm ở lưng
chừng núi Chanh, soi bóng xuống suối Xia - nơi có mạch nước ngầm nóng trên
40 độ đùn lên giữa dòng lại nằm kề bên đường vành đai biên giới hiện nay đã
thơng suốt đó là điều kiện tốt để các huyện vùng cao biên giới xích gần lại bên
nhau, là điểm dừng chân lý tưởng cho tua du lịch miền núi phía Tây Xứ Thanh,
trong đó có Động Bo Cúng (được du khách ví đẹp như Phong Nha Kẻ Bàng thứ
hai) đã được công nhận. Danh thắng cấp tỉnh đã thu hút nhiều khách du lịch
trong những năm gần đây.
Ngoài con số gần mười hang động đẹp và mạch nước nóng của suối
Xia, Sơn Thủy cịn có một danh thắng mà thiên nhiên ban tặng vơ cùng độc
đáo, đó chính là núi Đá trắng, ngọn núi đầy Lá Hoa. Vào cuối tháng 3, đầu
tháng 4 âm lịch, tồn bộ núi Lá Hoa bừng lên mn sắc màu, đi trên đỉnh núi
ta như lạc vào một “vườn hoa mn hồng ngàn tía”, nhìn xa như một bó hoa
khổng lồ nổi lên giữa mầu xanh điệp trùng, tạo nên một phong cảnh đẹp đến
ngỡ ngàng. Núi Lá Hoa và mạch nước nóng của suối Xia đã bổ sung hoàn tất
cho Mường Xia (xã Sơn Thủy ngày nay) một địa danh sơn, thủy hữu tình.

Nguyễn Thị Nhung

Lớp Quản lý văn hóa 7C


Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

11


Khóa luận Tốt nghiệp

Ngồi núi Lá hoa Sơn Thuỷ còn biết đến với núi Pha Dùa - nơi gắn với
tuyền thuyết về chuyện tình Pha Dùa làm sao xuyến lòng người và đã
lưu truyền trong dân gian từ đời này qua đời khác. Xuất phát từ tình u
lứa đơi; vượt lên trên tất cả là khát vọng yêu đương, khát vọng tự do,
chống lại lễ giáo hà khắc và cuối cùng cả hai người cùng tìm đến cái
chết. Và như vậy, trong cái tổng hồ về bản sắc văn hố Việt, vừa đa
dạng, vừa thống nhất, thì văn hố của người Thái lại có cách lý giải
riêng, hình thái văn hố riêng được gắn bó chặt chẽ với phong tục, tập
qn, tín ngưỡng của mình. Đây chính là nét văn hố đặc sắc, độc đáo
được xây dựng, bồi đắp và tồn tại với thời gian trong đó có truyền thuyết
về chuyện tình Pha Dùa đầy vương vấn lòng người.
Ngày nay khi Quốc lộ 217 và những cây cầu nối liền những sông, suối
hiểm trở về đất Mường Xia (Huyện Quan Sơn) đã hoàn tất. Sơn Thủy trở
thành một trọng điểm thông thương thuận lợi về giao thơng thì đời sống văn
hố tinh thần của đồng bào dân tộc vùng cao biên giới huyện Quan Sơn nói
chung trong đó có xã Biên giới Sơn Thủy cũng được nâng lên từng bước.
1.2. Một số đặc trƣng sinh hoạt văn hố tín ngƣỡng của ngƣời Thái ở
Mƣờng Xia.
1.2.1. Nguồn gốc tên gọi Mƣờng xia.
Mường Xia - Mường Chu Sàn bao gồm 2 xã Sơn Thuỷ và Na Mèo
ngày nay - là một trong những Mường lớn của tộc người Thái nằm ở khu
vực miền núi biên giới phía Tây tỉnh Thanh Hố. Đặc biệt, Mường Xia cịn
có hai Mường kết chạ (Kết nghĩa), đó là Mường Bén và Mường Xơi (của
nước bạn: Cộng hồ dân chủ nhân dân Lào).
Tương truyền, vào khoảng thế kỷ thứ XV, vùng đất Sơn Thủy ngày nay
chính là nơi giao hịa giữa dịng suối Xia bắt nguồn từ nước bạn Lào, chảy
róc rách men theo các chân núi đá thơ mộng, trong đó có núi Lá Hoa. Suối


Nguyễn Thị Nhung

Lớp Quản lý văn hóa 7C


Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

Khóa luận Tốt nghiệp

12

Xia cứ hiền hòa, len lỏi qua đồi, qua núi chảy về hịa nhập vào con sơng
Luồng ngay tại trung tâm đất Mường Chu Sàn tạo nên vùng ngã ba sông suối. Một vùng đất sơn thủy, hữu tình gắn với nhiều truyền thuyết và chuyện
tình núi Pha Dùa từ bao đời nay đã làm xao xuyến lòng người. Nơi ngã ba
sơng - suối này cũng chính là nơi sầm uất nhất bởi đây chính là trung tâm
của đất Mường Chu Sàn.
Mường Chu Sàn cịn có tuyến đường giao thơng men theo biên giới từ
Tén Tằn, suối n sang, sơng Lị về và Khằng, Kiết (Thiên phủ, Hiền kiệt,
Hiền Chung) tới nên thuận lợi đơi ngả (đây chính là tuyến đường vành đai
biên giới nối các huyện miền núi vùng cao biên giới phía tây Thanh Hố
ngày nay). Do đó, địa điểm của thủ phủ Tập đoàn Mường Chu Sàn xứng
đáng là một vùng đất địa danh sơn - thủy hữu tình.
Được thiên nhiên ưu đãi cho một vùng danh thắng kỳ vĩ, đất đai trù
phú, con người nhân hậu, hiền hòa Thiên thời - Địa lợi - Nhân hòa nên mọi
dịng họ, mọi gia đình đều sống bên nhau đồn kết. Họ cùng nhau dựng xây
Mường, bản ngày càng giầu có, tươi đẹp.
Bỗng vào một ngày kia, Tạo Mường Chu Sàn chết trẻ để lại người vợ
là bà Nàng Mường Chu Sàn xinh đẹp đang độ tuổi xuân và hai cậu con trai
khôi ngô tuấn tú nhưng chưa đến tuổi đi học cái chữ, càng chưa đến tuổi

cầm con dao nắp và cái nỏ trong tay đi rừng tìm săn con thú nói gì đến làm
Tạo để lo việc Mường, việc Bản thay cha. Bà Nàng Mường Chu Sàn vô
cùng lo lắng vì vừa phải chung vai gánh vác việc Mường với các chức việc
trong Mường lại bên nách hai đứa con trai cịn trẻ nít.
Trước tình thế đó, để cho các con nên người - Bà Nàng cho mời một
thầy đồ (Kéo Sày - một thầy giáo người Kinh) về dạy chữ cho các con. Cuộc
sống của người phụ nữ tài sắc vẹn toàn đang độ tuổi xuân bên cạnh người
thầy giáo độc thân còn trẻ, đã làm cho hai người nẩy nở tình cảm và xích lại
bên nhau. Và, điều gì đến sẽ đến hai người cơ đơn chính thức sống với nhau.
Nguyễn Thị Nhung

Lớp Quản lý văn hóa 7C


Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

13

Khóa luận Tốt nghiệp

Năm tháng trôi qua, họ sinh thêm một người con trai. Hai người cùng
nhau nuôi dạy ba con khôn lớn. Nhưng đúng lúc cuộc sống yên bình nhất,
khi các con đến tuổi trưởng thành thì họ lại thay nhau đi về Mường Ma. Một
lần nữa để lại ba người con trai cùng mẹ khác cha. Trong khi đó, người được
chọn làm Tạo Mường Chu Sàn vẫn chưa có. Cũng chính vì thế mâu thuẫn
thường nổ ra giữa ba anh em trai.
Vào vụ đơng xn năm đó, trong lúc con trai, con gái đất Mường Chu
Sàn đang cùng nhau cầy cấy trên những thửa ruộng của nhà Tạo Mường
Chu Sàn thì trên trời bỗng xuất hiện một con diều hâu lớn, con diều hâu cứ
lượn đi, lượn lại trên đầu mọi người. Đúng lúc đó, Ơng Mụ Mường phát ra

một câu như lời Sấm truyền:
- Dân Mường Chu Sàn hãy nghe đây, ba con trai Tạo Mường Chu Sàn
hãy nghe đây! trong cả ba ngươi - ai muốn làm Tạo Mường Chu Sàn thì
hãy bắn rơi con diều hâu đang bay trên bầu trời kia. Nếu người nào bắn
được con diều hâu rơi xuống đất - người đó sẽ được làm Tạo Mường Chu
Sàn!
Nghe xong, người anh cả liền bắn một phát, con diều đang bay trên
cao lập tức xà xuống sát đất, mọi người hồi hộp tưởng con diều hâu rơi.
Nhưng khơng, nó bỗng dưng bay vút lên khơng trung rồi tiếp tục chao
liệng trên bầu trời như chưa có điều gì xảy ra.
Ngay sau anh trai cả, người anh thứ hai bắn một phát, không thấy con
diều rơi xuống hay liệng xuống chút nào... nó vẫn vơ tư bay lượn trên đầu
mọi người như chưa có điều gì xảy ra.
Cuối cùng, đến lượt người con trai út, anh ngắm theo cánh diều một
lúc rồi bắn một phát trúng luôn vào cánh, con diều bị thương rơi xuống
đất và từ đó không thấy bay lên trước con mắt chứng kiến của toàn bộ
những người đang làm việc trên cánh đồng nhà Tạo Mường Chu Sàn.

Nguyễn Thị Nhung

Lớp Quản lý văn hóa 7C


Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

14

Khóa luận Tốt nghiệp

Như vậy, trong ba người con trai, có hai người cùng làm cho diều rơi

xuống đất. Nhưng ở người anh Cả, con diều hâu tuy không bị thương nhưng
vẫn liệng xuống sát đất rồi sau đó lại tiếp tục vút lên không trung. Mụ
Mường lấy ý kiến dân bản ngay tại chỗ thì mọi người đều ủng hộ người anh
trai cả.
Họ lý giải rằng: Tuy anh Cả bắn không trúng nhưng con diều vẫn xà
xuống đất, điều đó chính là thần linh đã phù hộ cho người này được làm Tạo
Mường Chu Sàn. Còn Chàng Út bắn trúng cánh, làm con diều gãy cánh rơi
xuống là lẽ đương nhiên.
Tuy nhiên, cách lý giải đó chưa làm thoả mãn một số người trong
Mường Bởi vậy, đêm đó về Bản, Mụ Mường tiếp tục triệu tập các Tạo trong
Mường cùng với các Pọng và tồn thể dân chúng trong Mường Chu Sàn
phân tích, lý giải, sau đó tồn bộ quan và dân Mường Chu Sàn đều đồng ý
tôn vinh người anh Cả làm Tạo Mường là hợp lý.
Chàng Út vô cùng buồn bã và cho đó là việc khơng cơng bằng với
Chàng nên Chàng đã làm đơn kiện về Tiết Độ Xứ (Tương đương cấp tỉnh
ngày nay). Căn cứ vào lý do chàng Út là người bắn trúng cánh diều nên Tiết
Độ Xứ đã quyết định cho Chàng làm Tạo Mường Chu Sàn.
Từ khi Chàng Út được làm Tạo Mường Chu Sàn, mâu thuẫn giữa ba
anh em ruột cùng mẹ khác cha ngày càng thêm gay gắt. Lúc đó, hai anh em
con ơng Tạo Mường cũ vận động dân bản bỏ Mường Chu Sàn chạy sang
một số Mường khác như Phú Hiếu, Phú Kèn, Mường Xóc, Khóc Cang
(Nghệ An ngày nay); một số hộ khác bỏ sang đất Mường Bén và Mường Xôi
(Nước Lào) sinh sống.
Từ sự kiện các con của ông Tạo Mường cũ không được làm Tạo
Mường cùng với việc dân bỏ Mường mà đi - tên Mường Chu Sàn không còn
nữa và một tên Mường mới được bắt đầu: Mường Xia (Mường Mất), chính
là mất đi quyền lực bao đời của dòng họ Tạo Mường cũ, dành lại quyền cai
Nguyễn Thị Nhung

Lớp Quản lý văn hóa 7C



Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

Khóa luận Tốt nghiệp

15

quản cho một dịng họ khác, đó là Chàng Út (Con ơng thầy giáo người Bơng
Báo - Chính là dịng họ Phạm Bá ngày nay).
Từ đó khơng cịn tên gọi là Mƣờng Chu Sàn nữa mà thay vào đó là
một tên mường mới xuất hiện - Tên gọi Mường mới là Mƣờng Xia.
1.2.2. Một số đặc trƣng văn hóa tín ngƣỡng của ngƣời Thái Mƣờng
Xia:

 Tín ngƣỡng vịng đời:
 Làm vía:
- Khi đƣa bé ra đời:
Truyền thuyết kể rằng: Vía của con người ở trên trời do nhà trời cai
quản.
Truyền thuyết của người Thái quan niệm rằng: Vía của con người ta là
do nhà trời cai quản. Vía ở trên trời lâu ngày thấy buồn chán nên mới vén
mây ngó xuống trần gian thấy đẹp liền tâu với vua trời cho vía được xuống
trần gian để thành người. Được vua trời đồng ý, vía xuống trần gian rồi nhẹ
chân rón rén bước tới chỗ ngủ của một cô gái và xin được vào ở trong bụng
của người con gái ấy.
Vào bụng nàng nên hòn máu
Vào bụng mẹ đầu thai nên con
Thế rồi cơ gái có mang....
Khi đứa bé ra đời, bà đỡ liền lấy ngón tay ngốy vào miệng nó để thơn

họng, sau đó lại lấy thanh nứa cật cắt rốn cho đứa bé. Tiếp đến tắm rửa sạch
sẽ rồi đặt đứa bé lên một cái nia đã lót sẵn manh lá chuối bỏ đứa bé vào trong,
bà đỡ bưng ra phía cầu thang và làm động tác như xảy lúa và vừa làm, bà đỡ
vừa khấn trong miệng những lời sau:
Nguyễn Thị Nhung

Lớp Quản lý văn hóa 7C


Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

16

Khóa luận Tốt nghiệp

Hỡi các lồi ma
Hỡi các vị thần
Ở bốn góc trời, năm góc đất
Nếu con của ma thì ma đến bắt
Con của trời thì trời đến lấy
Khơng thì bột Mường Bằng ta ni
Cơm Mường dưới ta bón...
Khấn xong những câu nói trên, bà đỡ đưa trả đứa bé cho mẹ. Từ đó trở
đi, bé được bú sữa mẹ.
Khi đứa bé được ba đêm (3 ngày tuổi) thì người ta làm vía "Lọt sàn";
Vía " Lọt sàn" của người Thái gọi là vía đang lạc bơ vơ đâu đó trở về trong
vịng tay âu yếm của người mẹ và mọi người trong gia đình.
Mâm cỗ làm vía "Lọt sàn" có 4 bát cơm và một gói cá đồ đặt ngay cạnh
chỗ nằm của hai mẹ con sản phụ. Người ta làm một chiếc thang bằng cây dâu
tằm, chiếc thang được bắc từ lỗ sàn (Nơi đứa trẻ sơ sinh nằm) xuống đất.

Việc làm này do bà đỡ thực hiện. Bà ngồi cạnh mâm cỗ vía khấn gọi vía đứa
bé sơ sinh ở dưới đất lên nhà ăn cơm, ăn cá cho chóng lớn thành trai, thành
gái.
Khi đứa trẻ được 30 đêm (tức 1 tháng) thì tiếp tục làm lễ ra khỏi xó
"c khọ". Lần này bà đỡ ẵm bé vào lòng, nếu đứa bé là trai thì mang theo
cái túi đựng tiền hoặc bạc. Nếu là con gái mang theo cái vợt để bắt cá. Bà đỡ
ẵm bé xuống sân, bế cháu bé nằm ngửa và khấn cáo với trời đất rằng: Nhà
này hiện đã có thêm một người mới, xin trời đất hãy phù hộ cho cháu hay ăn
chóng lớn, lúc đã trưởng thành thì làm ăn phát đạt. Từ đó, cả hai mẹ con được
rời khỏi bếp lửa và dọn chỗ ngủ lên giữa nhà.

Nguyễn Thị Nhung

Lớp Quản lý văn hóa 7C


Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

Khóa luận Tốt nghiệp

17

Khi bé được ba tháng thì làm vía lớn. Mâm cỗ vía lớn cũng bao gồm
cơm trứng và cá. Lần này ai đi gọi vía cũng được. Miễn là người đó biết khấn
gọi vía để vía nghe gọi mà trở về nhà. Lời khấn như sau:
...Vía... hãy về nhà mà ở
Ăn cơm đã có người lo
Ăn Cá đã có người tìm...
Khấn xong, người gọi vía cúi xuống nhặt một hịn sỏi (hay có thể nhặt
bất cứ vật gì) đặt vào lịng áo của bé vo lại mang về nhà. Khi người gọi vía về

đến nhà, lúc bước lên cầu thang để lên nhà, mọi người trong nhà đều phải
chạy ra để chào, hỏi vía. Ơng đặt cái áo có hịn sỏi vào cạnh mâm vía. Làm
vía xong, đứa bé được ăn trước mỗi thứ một miếng rồi cả nhà mới cùng ăn
mừng trẻ nhà ta từ nay đã có vía lành, vía khoẻ.
Khi bé được một năm tuổi thì tiếp tục làm vía đặt tên. Cuộc làm vía đặt
tên này do bên ngoại chủ trì. Từ đó trở đi, mọi việc lớn nhỏ, vui buồn đều
phải mời ông Ậu bên ngoại.
 Cưới xin:
- Tục cƣới hỏi của ngƣời Thái:
Tục cưới hỏi của người Thái là một phong tục độc đáo. Thời kỳ cưới
xin kéo dài từ 1 đến 3 năm với nhiều thủ tục, nghi lễ.
Nhà trai nhờ bà mối (Hay ông mối) mang lễ vật tới nhà gái ăn hỏi. Nhà
gái nhận lễ rồi hẹn ngày lành, tháng tốt cho chàng trai đến ở rể. Lúc này,
chàng trai chưa được làm rể chính thức, chỉ được phép nằm ở gian đầu nhà
sàn giành cho khách nam giới và phải đảm đương mọi việc của gia đình nhà
vợ trong vịng ba năm. Hết hạn ở rể ba năm, nếu nhà gái ưng thuận mới chính
thức đồng ý chính thức làm lễ cưới xin.
- Lễ cƣới của ngƣời Thái:

Nguyễn Thị Nhung

Lớp Quản lý văn hóa 7C


Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

18

Khóa luận Tốt nghiệp


Lễ cưới được bắt đầu khi họ nhà trai đến rước dâu.
Theo lệ: Bên nhà trai (trừ ông bố, ông mối và chàng rể) đồn rước dâu
cịn phải có 20 mươi người nữa bao gồm: 4 chàng trai, 4 cô gái, 4 ông già, 4
bà già và 4 người gánh gạo nếp, gánh bánh chưng và trầu rượu.
Bên nhà gái đưa cô dâu về nhà chồng, riêng tư trang của nàng dâu phải
nhờ bên nhà trai (những người đi đón dâu gánh), bên nhà gái không được
mượn những người của gia đình nhà gái trong đồn đưa dâu về nhà chồng
gánh tư trang của cô dâu. Trước khi cô dâu ra khỏi buồng của mình để về nhà
chồng, ơng mối đại diện cho nhà trai và chàng rể nói lên những lời ca ngợi
công ơn bố mẹ vợ đã sinh thành và nuôi nấng cô dâu nên người để về làm dâu
nhà mình và sẽ tạo ra dịng giống cho dịng họ cổ bằng bạc, biếu mẹ vợ một
vò rượu, 1 đĩa trầu và vài miếng vải đẹp dùng để may váy áo với hàm nghĩa
biết ơn.
Trên đường đi đón dâu về, khi đến đầu bản của mình, nhà trai phải qua
lễ mở cửa Bản bao gồm 1 chai rượu, một cơi trầu với ý nghĩa từ nay, người
con gái này sẽ thành người của bản.
Về đến nhà, chàng rể phải nắm tay nàng dâu đi lên cầu thang, chàng rể
đi phía ngồi, nàng dâu đi phía trong, phải sau chú rể một chút. Lên đến cầu
thang ( Nhà sàn) bà mối múc nước trong cái sanh đồng để rửa chân cho cô
dâu và chú rể, lúc này trong sanh đồng đã bỏ sẵn vào hào bạc hay nén bạc.
Chàng rể rửa chân phải, nàng dâu rửa chân trái.
Đi qua nhà sàn rồi, chàng rể ngồi phía ngồi, nàng dâu ngồi phía trong,
ơng mối đặt mâm cơm, trong mâm cơm ngồi xơi, thịt gà cịn phải có hai quả
trứng gà luộc, hai cây mía cịn cả ngọn, hai bát cơm, hai đơi đũa, một vị rượu
và hai cái cần, hai cây nến bằng nhau. Sau khi đốt hai cây nến (1của chú rể, 1
của nàng dâu) ông mối làm lễ rồi tuyên bố cho hai người cùng ăn, cùng uống
rượu cần. Chàng rể chủ động mời cô dâu: Cơm, canh, rượu, thịt... cô dâu mời
chú rể: Cơm, rượu, thịt, trầu, nước....
Nguyễn Thị Nhung


Lớp Quản lý văn hóa 7C


Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

19

Khóa luận Tốt nghiệp

Mâm cơm này gọi là: Mâm cơm rượu chung tình vợ chồng (Phưởn
khau lau huồm).
Tiếp theo, bà mối đeo trằm vào tai và búi tóc cho cơ dâu. Lúc này cơ
dâu phải ngồi cạnh cây cột chính của nhà, tay vịn vào cây cột chính (sâu
hoọng), điều này có hàm ý báo cáo cho ma nhà chú rể biết rằng: Từ nay ta là
người của gia đình này.
Sau đó, cả hai họ bắt đầu ăn cơm, uống rượu vui vẻ, cô dâu cũng được
ngồi ăn để tiếp 4 cô gái và 4 bà già bên họ nhà trai. Ăn xong, họ nhà gái ngồi
tại chỗ, nàng dâu bưng mâm trầu ra chào, ai có gì thì cho. Cuối lễ cưới, hai họ
cùng nhau uống rượu cần, trong khi uống rượu, họ đánh cồng chiêng và hát
đối đáp theo làn điệu dân ca Thái, đây chính là lúc vui vẻ nhất của đám cưới
người Thái.
- Lễ trả ơn:
Ngày hôm sau, đôi vợ chồng mới phải đến nhà ông mối (Bà mối) làm lễ
trả ơn. Lễ này bao gồm một mâm xôi, trong đó có một vai lợn, một vị rượu
và trầu cau. Nếu gia đình khá giả thì ngồi mâm xơi, vai lợn, cơ dâu, chú rể có
thể đi trả ơn thêm một chiếc chăn và một chiếc gối.
Cũng ngày hơm đó, đơi vợ chồng trẻ cịn phải có đơi gà, xơi, trầu, rượu
dắt nhau về nhà mẹ vợ. Lệ này gọi là tục trở lại theo vết chân (tương tự như
người kinh gọi là lại mặt).
Sau những thủ tục bắt buộc như vây, đôi vợ chồng trẻ mới bắt đầu thực

sự những tháng ngày mới trong cuộc sống của một đôi vợ chồng.
 Tang ma:
Người Thái quan niệm người chết đi là vẫn còn sống, bởi họ chỉ đi về
thế giới Mường trời. Việc tang ma của người Thái thường diễn ra trong 5
ngày.
Ngày thứ nhất gọi là Quàn và thức ma dậy (Đoi, púc phi tứn);
Nguyễn Thị Nhung

Lớp Quản lý văn hóa 7C


Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

20

Khóa luận Tốt nghiệp

Ngày thứ hai gọi là đón rể (hặp khươi);
Ngày thứ ba gọi là ngày đặt (mự pông);
Ngày thứ tư gọi là ngày đưa (mự xống);
Ngày thứ năm và những ngày sau gọi là những ngày đổ mâm cơm của
ma (thóc pan khẩu phi); Trong những ngày này, con cái, anh em trong dòng
họ đưa cơm ra cúng tại mộ cho đến 12 ngày thì thơi. Người Thái chỉ chơn một
lần, khơng cải táng.
Xưa, người Thái Mường Trịnh Vạn (Huyện Thường Xuân) cịn có tục
đốt xác. Mỗi khi trong mường có người về với Mường ma, xác lại được thiêu
trên đỉnh một quả đồi gọi là đồi thiêu xác. Tuy nhiên, sau này vì việc khói đốt
xác lan toả đã ảnh hưởng đến môi trường nên bỏ tục đốt xác. Hiện nay tại Bản
Lùm Nưa vẫn còn ngọn đồi thiêu xác.
 Trang phục:

Trang phục nữ Thái Mường Xia có áo gần như áo khóm của dân tộc
Mường, áo chui đầu, cài cúc bạc tròn bên vai. Thân váy mầu đen, đầu và chân
váy đều thêu hoa văn.
Trang sức của phụ nữ gồm: Vòng cổ, vòng tay, khuyên tai bằng bạc,
trước kia phụ nữ Thái vấn tóc và thường nhuộm răng đen (ở độ tuổi 55 trở
lên). Ngày nay, phụ nữ Thái Mường Xia để răng trắng, tóc khơng vấn lên.
Trang phục nam giới thường mặc áo mầu chàm xanh đen, cổ tròn, cài
cúc vải, có hai túi dưới vạt trước, quần chân què mầu chàm đen. Tuy nhiên
vài chục năm trở lại đây, ngoại trừ phụ nữ còn giữ lại trang phục truyền
thống, nhưng cũng chỉ còn mặc vào những dịp lễ hội, cưới xin hay năm mới
tết đến, riêng nam giới đã mặc âu phục như người kinh. Cũng bởi vì giá thành
một bộ âu phục rẻ hơn nhiều lần một bộ trang phục truyền thống tự dệt.
 Nhà ở:

Nguyễn Thị Nhung

Lớp Quản lý văn hóa 7C


Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

21

Khóa luận Tốt nghiệp

Nhà ở truyền thống của Mường Xia hiện nay cũng là một trong những
giá trị văn hoá đặc sắc nhất. Bởi hiện nay, người Thái Mường Xia hiện vẫn
còn trên 90% giữ được nếp nhà sàn truyền thống. Nhà sàn của người Thái
thưng vách và lát sàn bằng gỗ thường có hai cửa có hai cầu thang hai bên, cầu
thang ở cuối nhà (Gọi là cầu thang phụ) giành cho phụ nữ, cầu thang chính

giành cho nam giới hiên nhà thường có lan can.
Trong nhà ít có vách ngăn nên rộng và thống, có các đệm thổ cẩm dùng
làm ghế ngồi. Nhà thường có hai bếp, một bếp dùng để nấu nướng sinh hoạt
cho gia đình, phía bên trên có gác (gọi là gác bếp) dùng để sấy các loại lương
thực, thực phẩm. Ngồi ra, cịn có một bếp ở gian chính gọi là bếp khách (bếp
giành cho khách). Gian buồng giành cho con gái.
 Dân ca, dân vũ:
Vốn dân ca, dân vũ, dân nhạc hay chữ Thái ở đất Mường Xia là một
kho tàng văn hố dân gian vơ cùng phong phú và quý báu đã không ngừng
tác động đến đời sống văn hoá tinh thần của quần chúng nhân dân, trong kho
tàng văn hố dân gian vơ cùng phong phú và q báu đó có nhiều những trị
chơi, trị diễn, dân ca, dân vũ. Tuy nhiên, đại diện cho các dân ca, dân vũ và
dân nhạc của người Thái phải kể đến những trò chơi, trò diễn sau:
- Dân nhạc (Khua Luống):
Đến Mường Xia để được xem các cô gái thái xinh tươi, khỏe mạnh,
căng tràn sức sống dệt khăn, hát khặp và nhảy cá sa với những bước nhảy làm
sao xuyến lòng người, đặc biệt là nhịp điệu của khua luống. Nếu Xoè là nét
đặc trưng của Thái Tây Bắc thì Khua Luống là một nét văn hố trong sinh
hoạt cộng đồng tiêu biểu của người Thái vùng biên giới Xứ Thanh - Mường
Xia.
Khua luống có 12 giai điệu khác nhau bao gồm :
(1). Loong phắt phứm (Luống đón dâu)
Nguyễn Thị Nhung

Lớp Quản lý văn hóa 7C


Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

Khóa luận Tốt nghiệp


22

(2). Loong tạc khạch (Luống chào khách)
(3). Loong boong bù (Luống mời khách uống rượu cần)
(4). Loong mướng cháng (Luống tiễn khách ra về)
(5). Loong tiều (Luống báo hiệu gia đình có việc buồn)
(6). Loong pạp (Luống chào khách đến viếng gia đình có người chết)
(7). Loong xảm ((Luống sinh hoạt)
(8). Loong tặp xạp (Luống kéo co)
(9). Loong xam két (Luống giã gạo)
(10). Pha lươm (Luống mời hương hồn người chết ăn cơm)
(11). Loong pe (Luống tiễn đưa người đã khuất về mường ma - mường
trời)
(12). Loong pạp tùng (Luống động viên an ủi gia đình có người về mường
ma).
- Dân ca (Khặp Con mƣờng):
Khặp con mường là một loại dân ca nghi lễ của người Thái Mường Xia.
Vào dịp đầu xuân năm mới, hoặc khi Mường Xia tổ chức Lễ hội thì nam
thanh, nữ tú đất Mường Xia lại tổ chức khặp con mường. Nội dung khặp con
mường của mường chủ nhà khặp với các mường khách đều khác nhau, khơng
trùng lắp lời, chỉ trùng lắp về giai điệu.
Để có thể khặp được giai điệu của lời khặp con mường, khách phải
khặp trả lời lại đủ được ý nghĩa những câu mường chủ nhà khặp trong lời hát
của bài khặp con mường, ngược lại mường bạn muốn mường chủ nhà "mở
cổng" cho mình vào tham gia lễ hội thì buộc phải suy nghĩa để tìm câu trả lời
đúng theo cách khặp mang tính chất ướm hỏi thì mường chủ nhà mới phục và
sau khi thoả mãn những câu hát khặp mang tính chất chất vấn hay gạn hỏi thì
mường chủ nhà mới "mở cổng" cho mường khách vào.
Nguyễn Thị Nhung


Lớp Quản lý văn hóa 7C


Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

23

Khóa luận Tốt nghiệp

- Dân vũ ( Cá Sa).
Cá Sa của người Thái là dân vũ thuộc thể loại nghi lễ, khi người Thái
tổ chức lễ hội cắp sắc (lễ thăng chức cho Thày mo), hoặc lễ Xên Bản, Xên
Mường, hay như lễ Chá Mùn - một lễ hội mừng được mùa của người Thái,
thường tổ chức nhảy Cá Sa.
Để có thể tổ chức được múa Cá Sa, người ta phải làm một cây hoa
bông rất lớn, gọi là cây hoa bông nhưng được làm bằng gỗ nhuộm phẩm mầu
đẹp mắt, bên cạnh hoa bơng cịn có nhiều hình con vật cũng được làm bằng
gỗ treo lên cây hoa bông để tượng trưng cho sự no đủ của bà con. Cây hoa
được đặt giữa một vịng trịn rộng, các cơ gái Thái trong sắc phục dân tộc sặc
sỡ đẹp mắt, vai quàng khăn thổ cẩm, hai đầu khăn có đính những đồng tiền
đồng cổ (để khi nhảy múa tung khăn sẽ tạo nên tiếng kêu leng keng nhộn
nhịp), họ vừa múa hát quanh cây hoa trong khơng khí nhộn nhịp tiếng trống,
chiêng, khua luống, múa sạp, tung còn diễn ra bên cạnh phụ hoạ theo, làm
khơng khí ngày hội thêm phần náo nhiệt.

Nguyễn Thị Nhung

Lớp Quản lý văn hóa 7C



Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

Khóa luận Tốt nghiệp

24

CHƢƠNG 2
LỄ HỘI MƢỜNG XIA.

2.1. Nguồn gốc lễ hội Mƣờng xia:
Lễ hội Mường Xia có nguồn gốc gắn liền với truyền thuyết của tướng
quân Tư Mã Hai Đào (Phò Mã Tén Tằn). Theo tài liệu dịch từ sách cổ của
người Thái (Dịch từ chữ Thái) và lời kể của các vị cao niên, vào khoảng thế
kỷ thứ XVII có một người con trai tên là Hai Đào - người ở làng Đào thuộc
Mường Khô xưa (nay là huyện Bá Thước). Là đứa trẻ mồ côi cha mẹ phải đi
ở chăn trâu cho nhà Lang, Đạo, lại là người làng Đào nên mọi người thường
gọi là Hai Đào lâu dần mà trở thành tên gọi.
Lúc nhỏ đi chăn trâu, Hai Đào là đứa trẻ giỏi chơi đu, chơi cù, luyện
kiếm, khi lớn lên có dáng người cao lớn, trán cao, mắt sắc rực lửa, râu hàm,
mày nón, tướng mạo phi phàm, tay dài như vượn, võ luyện tinh tài. Lúc bấy
giờ, khắp nơi trong vùng nghe tin triều đình mở hội đấu võ chiêu mộ anh tài,
phò vua diệt giặc ngoại xâm. Chàng trai Hai Đào nghe tin liền lập tức xuôi về
kinh kỳ, kẻ chợ dâng sớ tấu trình xin được tham gia hội thi đấu võ. Trong võ
đài năm ấy, Hai Đào liên tục thắng cuộc trước con mắt thán phục của nhiều
người. Và như duyên xe, trời định chàng thanh niên mồ côi tài giỏi Hai Đào
lọt vào mắt xanh cơng chúa. Khi biết tin con gái phải lịng chàng trai người
rừng - Nhà vua lập tức cho triệu Hai Đào vào yết kiến. Nhìn tướng mạo phi
phàm của chàng trai thật xứng danh bậc anh tài liền đồng ý tác hợp cho đôi
lứa và truyền cho thầy dạy học văn võ song toàn. Từ một kẻ nghèo hèn, nay

bỗng trở thành Phò Mã, lại được học hành thành tài. Hai Đào nguyện đem hết
khả năng của mình phục vụ giang sơn, đất nước.
Vào thời điểm này, vùng biên giới nước ta xảy ra nhiều biến cố, giặc
ngoại xâm rình rập, đánh chiếm liên miên. Dân đói khổ trước nạn xâm lăng
Nguyễn Thị Nhung

Lớp Quản lý văn hóa 7C


Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

Khóa luận Tốt nghiệp

25

nên ai ốn. Phị Mã Hai Đào lập tức xin phép vua cha cho được cầm quân đi
dẹp giặc - giữ yên vùng biên giới. Vua đồng ý liền sắc phong Tướng quân cho
chàng và cấp lương thực, vũ khí cho quân đủ dùng, voi ngựa cấp cho đủ tiến
quân, súng cấp cho 50 khẩu. Hai Đào vui mừng trở về quê triệu tập thêm binh
Mường, rèn thêm vũ khí rồi chọn ngày lành, tháng tốt xuất binh.
Dưới sự chỉ huy của Phị Mã Hai Đào, đồn qn rầm rộ tiến lên biên
giới (Tén Tằn ngày nay) đánh đuổi giặc ngoại xâm, trấn ải biên cương. Tên là
Phò Mã Tén Tằn bắt đầu xuất hiện từ đó. Đồn qn của Phị mã Tén Tằn
đánh cho quân giặc nhiều phen điêu đứng, thế mạnh như chẻ tre, đánh một
trận giặc bị thua lớn, đánh nhiều trận giặc càng thua đau. Thừa thắng, quân ta
đuổi giặc ra khỏi biên giới. Trước tình hình đó, để cứu nguy, quân giặc liền
cho quân về triều đình mang ra trận một cái Coọng lớn. Khi đã có chiếc
Coọng trong tay, chúng bắt đầu phản cơng trở lại, đánh chiếm biên giới nước
ta. Mỗi lần đánh nhau, chờ khi quân ta xông trận, tiếng Coọng của quân địch
lại nổi lên và lập tức, quan, quân của ta chân tay bủn rủn, đầu đau như búa bổ

nên phải bỏ chạy, quân địch thừa thắng đánh chiếm đến tận Quán Lào (Quán
Lào - Yên Định ngày nay) và Dốc Lào (Thạch Thành ngày nay).
Trước tình hình đó, Phị mã Tén Tằn đã phải nhiều đêm thức trắng, suy
nghĩ, tìm hiểu nguyên do thua trận của quân ta. Và cuối cùng ngun nhân
thua trận cũng được tìm ra, đó chính là sự mầu nhiệm của âm thanh phát ra từ
chiếc Coọng lớn mà qn địch có trong tay. Ơng lập tức tính kế và cho Ĩt
Đanh, Ĩt Dọ (hai anh em võ nghệ tinh thông trong đội quân của Hai Đào) đột
nhập vào đồn giặc, đánh tráo Coọng thần. Bằng sự mưu trí, gan dạ và dũng
cảm của mình, hai anh em Ót Đanh, Ót Dọ đã lấy được chiếc Coọng thần
mang về tấu trình Phị Mã Hai Đào (Phị mã Tén Tằn).
Khi có được chiếc Coọng thần trong tay. Phò mã Tén Tằn lập tức xuất
quân ra trận. Tiếng Coọng thần được quân ta đánh vang lên, quân giặc cũng
lập tức bủn rủn chân tay chen nhau tháo chạy, quân ta thừa thắng xông tới,
Nguyễn Thị Nhung

Lớp Quản lý văn hóa 7C


×