Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Tìm hiểu lễ hội đền voi phục thủ lệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 80 trang )

Tìmhiểu lễ hội đền Voi Phục – Thủ Lệ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ VĂN HÓA – NGHỆ THUẬT
*********

TÌM HIỂU LỄ HỘI ĐỀN VOI PHỤC - THỦ LỆ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Phan Văn Tú
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Bích Hoan

HÀ NỘI - 2011

Khóa luận tốt nghiệp

1

Nguyễn Thị Bích Hoan


Tìmhiểu lễ hội đền Voi Phục – Thủ Lệ

LỜI CẢM ƠN

Để hồn thành khóa luận của mình , em xin chân thành bày tỏ lòng biết
ơn đối với sự giúp đỡ nhiệt tình và những ý kiến đóng góp q báu của các
thầy cơ trong khoa Quản lý Văn hóa và các thầy cơ giáo trong trường Đại học
Văn hóa Hà Nội. Đặc biệt em xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới thầy trưởng
khoa Quản lý Văn hóa: PGS.TS Phan Văn Tú – Người đã trực tiếp hướng dẫn


em hồn thành khóa luận
Tơi xin chân thành cảm ơn Ủy ban nhân dân phường Ngọc Khánh, Ban
quản lý di tích Đền Voi Phục – Hà Nội và các cán bộ văn hóa cơ sở đã tạo
điều kiện, cung cấp tài liệu cho tơi hồn thành khóa luận.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do còn hạn chế về mặt kiến thức và
thời gian nên khóa luận khơng thể tránh khỏi cịn nhiều thiếu sót. Rất mong
được sự góp ý của các thầy cơ để khóa luận hồn thiện hơn

Khóa luận tốt nghiệp

2

Nguyễn Thị Bích Hoan


Tìmhiểu lễ hội đền Voi Phục – Thủ Lệ

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 5
2. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 6
3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 6
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 6
5. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 7
6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 7
7. Bố cục của đề tài gồm ................................................................................ 7
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ DI TÍCH ĐỀN VOI PHỤC – THỦ LỆ .... 8
1.1. Khái quát về địa lý – lịch sử - văn hóa di tích đền Voi Phục. ................ 8
1.1.1. Khái quát về địa lý của di tích đền Voi Phục – Thủ Lệ .................. 8
1.1.2. Sự thay đổi địa danh hành chính khu vực Thủ Lệ: ........................ 10

1.2. Văn hóa tín ngưỡng khu vực Thủ Lệ: .................................................. 11
CHƯƠNG 2: LỄ HỘI ĐỀN VOI PHỤC – THỦ LỆ ........................................ 18
2.1. Lễ hội ở đền Voi Phục – Thủ Lệ xưa và nay:....................................... 18
2.1.1. Truyền thuyết lịch sử: .................................................................... 18
2.1.2 Ý nghĩa lịch sử của khu vực Thủ Lệ và đền thờ: ............................ 29
2.2. Diễn trình lễ hội đền Voi Phục: ............................................................ 31
2.2.1 Lễ hội cồ truyền của đền Voi Phục xưa: ......................................... 31
2.2.2. Lễ hội đền Voi Phục ngày nay ....................................................... 36
2.2.3. Các trò diễn, trò vui trong lễ hội đền Voi Phục: ............................ 44
CHƯƠNG 3: Ý NGHĨA, GIÁ TRỊ, BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ NHỮNG
VẤN ĐỀ THỰC TIỄN ................................................................................................ 50
3.1 Thực trạng lễ hội Đền Voi Phục những năm gần đây: .......................... 50
3.2 Những nét hay, nét đẹp trong đời sống văn hóa .................................... 53

Khóa luận tốt nghiệp

3

Nguyễn Thị Bích Hoan


Tìmhiểu lễ hội đền Voi Phục – Thủ Lệ

3.2.1. Giá trị bản sắc của lễ hội đền Voi Phục ......................................... 53
3.2.2 Một số vấn đề đặt ra trong việc quản lý lễ hội đền Voi Phục ......... 54
KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 61
PHỤ LỤC......................................................................................................................... 62

Khóa luận tốt nghiệp


4

Nguyễn Thị Bích Hoan


Tìmhiểu lễ hội đền Voi Phục – Thủ Lệ

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử phát triển của xã hội VN đã từng trải qua những bước thăng
trầm, từ những ngày dữ dội và khốc liệt nhất khi quân xâm lược phong kiến
Phương Bắc đô hộ đến thực dân đế quốc Pháp – Mĩ xâm lược. Đó khơng chỉ
đơn thuần là sự xâm chiếm bờ cõi mà còn là sự đồng hóa về văn hóa, là âm
mưu hủy diệt những giá trị văn hóa to lớn của cả một dân tộc.
Song song với việc đoàn kết chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước,
nhân dân ta còn bảo vệ cả một nền Văn hiến. Quá trình lịch sử lâu dài ấy của
dân tộc đã để lại cho chúng ta ngày nay một kho tàng văn hóa dân gian phong
phú và đa dạng. Trong kho tàng ấy, lễ hội là nơi thể hiện rõ ràng nhất những
giá trị văn hóa của dân tộc. Trong lễ hội, các hình thức sinh hoạt văn hóa dân
gian được gìn giữ, bảo lưu và phát triển với rất nhiều những phong tục tập
quán, những trò chơi dân gian thể hiện bản sắc riêng của con người VN. Đến
với VN, ở bất kỳ một vùng miền nào của tổ quốc cũng đều thấy sự xuất hiện
và tồn tại của các lễ hội cổ truyền. Từ những hội làng của vùng đồng bằng
Bắc Bộ, đến những lễ hội của các dân tộc thiểu số như : lễ hội xuống đồng, lễ
hội cầu mùa, lễ hội mừng năm mới…
Lễ hội cổ truyền là một hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian có lịch sử
lâu đời và mang tính dân tộc sâu sắc. Cùng với sự phát triển của nhân loại, lễ hội
trải qua những biến đổi và những bước thăng trầm. Có thời kì hình thức văn hóa
này hầu như bị lãng qn, thậm chí cịn bị bài xích, cho rằng mang nặng màu sắc

mê tín dị đoan. Sở dĩ có hiện tượng đó là vì lễ hội vốn là loại hình rất phức tạp,
bao gồm nhiều phương diện, nhiều đặc điểm và tính chất mà thoạt nhìn tưởng
chừng như chúng trái ngược nhau, mâu thuẫn với nhau nhưng thực chất chúng
có mối quan hệ chặt chẽ hữu cơ với nhau, nếu chúng ta quan sát chúng thiếu
tồn diện thì khơng thể thấy hết được những giá trị đích thực của nó.

Khóa luận tốt nghiệp

5

Nguyễn Thị Bích Hoan


Tìmhiểu lễ hội đền Voi Phục – Thủ Lệ

Trong lịch sử mấy nghìn năm, lễ hội hình thành và biến đổi dưới những
tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và lịch sử, nó là tấm gương
phản chiếu trung thực hoàn cảnh và lối sống của một dân tộc. Từ năm 1986
trở lại đây thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng và Nhà nước xác định : văn hóa
đóng một vị trí, vai trị quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước, văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển. Trên khắp các miền
quê của đất nước với tư cách là một thành tố của văn hóa dân gian, bằng sức
sống nội sinh và dưới tác động của các tổ chức quản lý, các lễ hội dân gian đã
được khơi phục. Một mặt nó thỏa mãn nhu cầu tinh thần nội tại của quần
chúng, mặt khác nó giáo dục tinh thần đoàn kết, yêu nước, các giá trị nhân
văn và quan trọng hơn, nó góp phần khẳng định bản sắc văn hóa của dân tộc.
Việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có
việc khơi phục, tổ chức các lễ hội cổ truyền là một nhiệm vụ rất quan trọng
góp phần xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở từng địa phương, từng vùng
miền dân cư, nhằm nâng cao đời sống tinh thần nhân dân, tạo động lực thúc

đẩy hoàn thành các nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.
2. Đối tượng nghiên cứu
Lễ hội truyền thống Đền Voi Phục – Thủ Lệ cùng các truyền thuyết dân
gian về Đức Thánh Linh Lang – vị thần được thờ phụng tại Đền.
3. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu về lễ hội truyền thống Đền Voi Phục tại khu vực Thủ Lệ
trong một vài năm gần đây.
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đã có một vài nghiên cứu về đền di tích đền Voi Phục nhưng chưa có
nghiên cứu chuyên sâu về Lễ hội.

Khóa luận tốt nghiệp

6

Nguyễn Thị Bích Hoan


Tìmhiểu lễ hội đền Voi Phục – Thủ Lệ

5. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu về lễ hội đền Voi Phục trên
cơ sở tìm hiểu về diễn trình lễ hội, và các giá trị do lễ hội mang lại, cùng với
việc tìm hiểu cơng tác quản lý tại lễ hội. Từ đó phát hiện những mặt tích cực
và hạn chế trong cơng tác quản lý lễ hội. Đồng thời đưa ra một số giải pháp
nhằm làm cho lễ hội đền Voi Phục đáp ứng được các mục tiêu phát triển về
kinh tế, văn hóa, xã hội.
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp quan sát, tổng hợp tài liệu,
Phương pháp điều tra, sưu tầm, khảo sát

Phương pháp phỏng vấn người dân tại địa phương.
7. Bố cục của đề tài gồm
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, nội dung
chính của khóa luận gồm ba chương
Chương 1: Khái quát về địa lý – lịch sử - văn hóa khu vực Đền Voi
Phục
Chương 2: Lễ hội Đền Voi Phục
Chương 3: Ý nghĩa, giá trị, bản sắc văn hóa và những vấn đề thực
tiễn.

Khóa luận tốt nghiệp

7

Nguyễn Thị Bích Hoan


Tìmhiểu lễ hội đền Voi Phục – Thủ Lệ

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ DI TÍCH
ĐỀN VOI PHỤC – THỦ LỆ
1.1. Khái quát về địa lý – lịch sử - văn hóa di tích đền Voi Phục.
1.1.1. Khái qt về địa lý của di tích đền Voi Phục – Thủ Lệ
Thủ Lệ nằm ngay bên bờ sông Tô Lịch, sông Nhuệ, xa hơn nữa là Hồ
Tây, sông Hồng, xung quanh là đầm hồ nối tiếp nhau. Khi chưa đắp đê và đắp
thành Đại La, người ta có thể dung thuyền đi từ sông Hồng qua Hồ Tây vào
cập bến Long Thủ. Vết tích cịn lại chính là cổng làng Thủ Lệ, xưa gọi là bến.
Cũng vì đặc điểm nêu trên mà đất làng Thủ Lệ rất ít, chỉ nhiều đầm, ruộng thì
gần như khơng có. Truyền thuyết kể rằng chỉ sau khi vua Lý Thánh Tông
phong “Thượng Đẳng Phúc Thần” cho Đức Thánh Linh Lang và giao cho dân

làng Thủ Lệ trông coi thời cúng tại Đền Voi Phục, đổi tên Thị Trại thành Thủ
Lệ (giữ lệ), làng mới được vua ban cho 36 mẫu ruộng công để phục vụ việc
cúng lế hang năm. Đồng thời làng cũng được miễn mọi phu phen tạp dịch để
chuyên lo hương đăng cho đền. Khu ruộng cơng này nằm ở vị trí ngã ba đê La
Thành kéo tới hồ Ngọc Khánh ngày nay. Ruộng cơng được giao cho một số
gia đình cầy cấy cứ 3 năm lại chia lại một lần, Hầy hết dân trong làng đều
sống bằng nghề đánh giậm, mò cua bắt ốc men theo các dịng sơng và trên các
đầm hồ. Trai đinh lớn lên được chia trên dưới một sào đầm. Xưa kia đầm rất
nơng có thể cấy được một vụ chiêm. Câu ca nổi tiếng nói về nghề sinh sống
của dân Thủ lệ cịn truyền lại là “ba rơ chín tiền” (tính lần hồi thường nhật,
mỗi ngày đi kiếm cá, cua. Có cá mới có tiền). Như vậy cuộc sống của dân
Thủ Lệ xưa hoàn toàn dựa vào nguồn sơng nước, ao hồ, đói, no, may rủi đều
từ nguồn nước. Và người dân Thủ Lệ đã sớm nhờ thủy thần.
Đền Voi Phục thuộc làng Thủ Lệ, phường Ngọc Khánh quận Ba Đình
Hà Nội thờ thần Linh Lang Đại Vương là một trong những trung tâm hành

Khóa luận tốt nghiệp

8

Nguyễn Thị Bích Hoan


Tìmhiểu lễ hội đền Voi Phục – Thủ Lệ

hương của người dân kinh thành Thăng Long xưa và cũng như du khách thập
phương ngày nay. Xưa kia Đền nằm trong hệ thống Tứ Trấn, giữ trọng trách
trấn thủ phía Tây Kinh Thành.
Đền Voi Phục hiện nay nằm tại phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình,
Hà Nội. Trước đây, đền nằm trong hệ Tứ Trấn, “giữ” phía Tây kinh thành.

Nơi đây vốn là đất lắm hồ ao, lầy lội, là một trong Thập tam trại có từ thời Lý.
Đương thời, thuộc tổng nội, huyện Quảng Đức, phủ Phụng Thiên (trước đó
là øng Thiên). Từ thời Gia Long trở đi, lúc nhập về Hà Đơng lúc thuộc Hà
Nội. Tới năm 1942 thì ổn định nằm trong đất đô thành. Đền Voi Phục nằm
trên gò long thủ (đầu rồng) quay hướng Nam, ngả chút ít sang đơng, đó là các
hướng của nguồn sinh lực vũ trụ vô biên, của thánh thần, cũng là hướng của
đế vương. Ý nghĩa này càng được khẳng định với những đầm hồ nối tiếp làm
nền cho gò Lớn, gò Đất, gị Nhót, gị Đầm Tràng, Núi Trúc, Núi Rùa, Núi
Bị…người xưa thường cho rằng đó là hình thức tượng trưng khắp nơi chầu
về điện Thánh. Mặt khác, thời gian gần đây (đầu thế kỷ XX về trước) khu
vực này cịn mang bóng dáng của một làng Việt cổ truyền, phía Đơng của đền
là nơi cư trú, cịn phía Tây gắn với các kiếp đời đã qua, có cây cối như một
khu rừng nhỏ.
Địa bàn quanh đền Voi Phục (trước đây) rất ít ruộng đất, dân sống chủ
yếu bằng đánh bắt thuỷ sản…Nhưng, có lẽ từ rất sớm, đền thờ thánh Linh
Lang này đã là một trong tứ trấn của kinh thành Thăng Long, nên được các
đời nối nhau tôn tạo thay mới, vì thế khó có thể tìm được ở đây những dấu vết
cổ truyền. Tuy nhiên, có thể nghĩ, khơng gian của đền được bảo trợ của tín
ngưỡng dân gian và tư tưởng thiền lão mà đường dẫn vào cửa thánh với cây
cối la đà như con đường dẫn khách hành hương hoà nhập vào cõi tâm linh.
Mở đầu cho đền, hiện nay là cổng tứ trụ, như những trục vũ trụ đem sinh khí
từ tầng trên truyền xuống trần gian (đây là sản phẩm của thế kỷ XIX - XX),

Khóa luận tốt nghiệp

9

Nguyễn Thị Bích Hoan



Tìmhiểu lễ hội đền Voi Phục – Thủ Lệ

hai bên cổng có bia hạ mã và đơi voi chầu phục (hiện mới được xây thêm
nghi môn tứ trụ nữa, ở sát với đường lớn).
1.1.2. Sự thay đổi địa danh hành chính khu vực Thủ Lệ:
Trước đây Thủ Lệ là một trong mười ba làng trại (thường gọi là thập
tam trại) được thành lập từ đời vua Lý Thái Tông (1028 – 1054) thuộc phủ
Ứng Thiên, Kinh thành Thăng Long. Năm 1469, vua Lê Thánh Tông đổi tên
phủ Ứng Thiên thành phủ Phụng Thiên gồm hai huyện Vĩnh Xương và Quảng
Đức. Trại Thủ Lệ lúc đó thuộc Tổng Nội, huyện Quảng Đức.
Đến thời Nguyễn, năm Gia Long thứ tư (1805), Thăng Long lại có sự
thay đổi về tên đơn vị hành chính. Phủ Phụng Thiên đổi thành Phủ Hồi Đức,
huyện Vĩnh Xương đổi thành huyện Thọ Xươn, huyện Quảng Đức đổi thành
huyện Vĩnh Thuận. Thủ Lệ vẫn nằm trong Tổng Nội – một trong năm tổng
của huyện Vĩnh Thuận là Tổng Yên Thành, Tổng Nội, Tổng Thượng, Tổng
Trung, Tổng Hạ.
Năm Minh Mạng thứ 12 (1831) đã bỏ tên thành Thăng Long lập ra tỉnh
Hà Nội. Thủ Lệ vẫn thuộc Tổng Nội, huyện Vĩnh Thuận và đổi tên trại thành xã.
Sau khi thực dân Pháp chiếm được toàn bộ nước ta (1884) và lập xong
bộ máy cai trị trên tồn Đơng Dương (1887) thì ở Hà Nội, chúng lập ra khu
vực ngoại thành. Thủ Lệ được gọi là thôn Thủ Lệ thuộc Tổng Nội, huyện
Hoàn Long.
Năm 1915, toàn bộ huyện Hoàn Long cắt về tỉnh Hà Đơng. Từ đó thơn
Thủ Lệ thuộc tỉnh Hà Đơng. Đến cuối năm 1942, huyện Hồn Long lại được
cắt trả lại Hà Nội, lấy tên là Đại lý đặc biệt Hà Nội, Thủ Lệ thuộc Tổng Nội
ngoại thành Hà Nội.
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa chia khu vực ngoại thành ra làm năm khu hành chính, Thủ Lệ thuộc
khu Đại La ngoại thành Hà Nội.


Khóa luận tốt nghiệp

10

Nguyễn Thị Bích Hoan


Tìmhiểu lễ hội đền Voi Phục – Thủ Lệ

Sau khi thực dân Pháp đánh chiếm lại Việt Nam, năm 1948 chúng lại
thiết lập lại bộ máy thống trị, Thủ Lệ thuộc Tổng Nội quận Cầu Giấy.
Trong thời kỳ đó, chính quyền Cách mạng phân Thủ Lệ thuộc huyện
Trấn Tây – Hà Nội.
Từ 1954 – 1957 khi Hà Nội mới giải phóng, Thủ Lệ tạm trực thuộc
quận Cầu Giấy.
Từ 1957 – 1961, Thủ Lệ thuộc xã Phúc Lệ, quận 6 ngoại thành Hà Nội.
Từ 1961 – 1974, thôn Thủ Lệ đổi tên là khối 68 trực thuộc khu phố Ba
Đình, nội thành Hà Nội.
Năm 1974 ở Hà Nội thành lập các tiểu khu, tiểu khu Thủ Lệ thuộc khu
phố Ba Đình.
Năm 1979, tiểu khu Thủ Lệ sát nhập vào tiểu khu Cầu Giấy. Năm
1981, tiểu khu Cầu Giấy đổi tên thành phường Cầu Giấy.
Từ ngày 1/7/1997 theo Nghị định số 74 của Chính phủ, phường Cầu
Giấy đổi tên thành phường Ngọc Khánh gồm Thủ Lệ, Ngọc Khánh, phố Cầu
Giấy và các khu tập thể trong khu vực.
1.2. Văn hóa tín ngưỡng khu vực Thủ Lệ:
Cuộc sống của dân Thủ Lệ xưa dựa hồn tồn vào sơng, hồ, đầm. Như
vậy đói, no, may rủi đều từ nguồn nước, người dân ở đây đã có tục thờ thủy
than. Đó là Thần Rắn – vị thần của sơng nước. Tên “Linh Lang” có nghĩa là
“Rắn thiêng”. Trong quá trình phát triển, các lớp văn hóa đã phủ lên các lớp

huyền thoại và mang đậm tính lịch sử. Thần thiêng muốn tồn tại vĩnh hằng
trong đời sống tâm linh người Việt thì phải được gắn với lịch sử dựng nước
và giữ nước của dân tộc. Điều này cũng được chính quyền phong kiến hết sức
tranh thủ để tạo uy quyền với dân và thu phục lịng dân xây dựng đất nước.
Sự tích kể rằng ở thời nhà Lý, thần rắn Linh Lang đã được tư duy của người

Khóa luận tốt nghiệp

11

Nguyễn Thị Bích Hoan


Tìmhiểu lễ hội đền Voi Phục – Thủ Lệ

Việt hóa thân thành hoàng tư rồi thành một vị anh hung dân tộc giúp vua cha
chống giặc ngoại câm, xong việc hóa thành Thánh Nhân.
Như vậy, tín ngưỡng thờ thần Rắn ở đền Voi Phục – Thủ Lệ thực chất
gắn với ước vọng cầu nước của cư dân nơng nghiệp nói chung. Theo dịng chảy
của tín ngưỡng mà Linh Lang được thờ ở rất nhiều nơi. Dựa vào tư liệu của sở
Văn hóa Hà Nội thì có tới 269 nơi thờ Ngài. Nhiều người coi đây không phải là
con số thực mà có thể là con số phiếm chỉ tượng trưng cho số nhiều.
Việc thời thần Rắn ở khu vực Thủ Lệ gắn với ước vọng cầu nước, khác
với ước vọng chống lụt. Dân làng Thủ Lệ nằm ở vùng đất cao, khơng bị tác
động của nạn lụt. Điều này có thể giải thích tại sao Thủ Lệ nằm trong thập
tam trại nhưng khơng thờ Thánh Hồng Lệ Mật (người có công khai phá lập
nên thập tam trại) gắn với tục chém rắn, ước vọng về chống lụt như các làng
trại khác. Vì các làng trại khác đều nằm trong vùng đất trũng do người người
khai phá mà lập nên. Hàng năm đều bị nạn lụt đe dọa nên họ thờ thần chem.
Rắn - một tín ngưỡng về chống lụt. (Kiếm tượng trưng cho sấm chớp, chém

Rắn là chém xuống nước, tức là chém quỷ dâng nước).
Ở Thủ Lệ khơng có chùa, chỉ có Đền Voi Phục thờ Đức Thánh Linh
Lang. Dân làng Thủ Lệ đều theo đạo Phật.
Đền Voi Phục – Thủ Lệ là một trung tâm hành hương của người dân
kinh thành Thăng Long xưa, người dân Thủ đô Hà Nội ngày nay và khách
thập phương. Đền nằm trong hệ thống tứ trấn của kinh thành Thăng Long với
“trách nhiệm” trấn thủ phía Tây cùng với đền Bạch Mã trấn thủ phía Đơng,
đền Qn Thánh trấn thủ phía Bắc, đền Kim Liên trấn thủ phía Nam. Đồng
thời do ảnh hưởng trực tiếp của những biến cố lịch sử và chiến tranh nên đền
ln bị hủy hoại, vì thế đền cũng được tu bổ ln. Hiện nay ngồi di vật của
thời Lê Sơ thì dấu vết thời Mạc (thế kỷ XVI), thời kỳ Lê Trung Hưng, Lê mạt
(đầu thế kỷ XNII), đầu thời Nguyễn (đầu thế kỷ XIX) gần như rất hiếm. Ngày

Khóa luận tốt nghiệp

12

Nguyễn Thị Bích Hoan


Tìmhiểu lễ hội đền Voi Phục – Thủ Lệ

21/1/1947 sau khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, chiến trận diễn ra ác
liệt ở Cầu Giấy – cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội và Đền Voi Phục Thủ
Lệ đã bị thực dân Pháp đốt trụi. Kiến trúc hiện nay của đền là sản phẩm của
thời kỳ muộn. Đền được khởi công xây dựng lại vào năm 1952. Trong những
năm gần đây, đền thường xuyên được tu bổ thêm. Tuy nhiên đền vẫn giữ
được kết cấu và đồ thờ cùng cách bài trí theo phong cách truyền thống. Người
xưa đã tơn trọng vị trí cổ truyền để dựng lại đơn nguyên kiến trúc tương ứng.
Sự tôn trọng thần, ý thức đề cao thế đế vương cua thần để thể hiện tính nhân

ái của thần nên người xưa mở cửa đền ở phía Nam nhìn ra dịng nước chảy từ
phải sang trái và nhinfra những núi, gị ở phía tây thành Thăng Long. Tư cách
ấy như sự chầu của thập phương về với Đức Thánh Linh Lang, là sự quy tụ
của các thế lực siêu nhiên hướng về Đức Thánh vì người xưa quan niệm Đền
là nơi tụ linh, tụ phúc.
Mặt khác theo quan niệm phong thủy, dòng chảy từ vùng Đầm Tràng
sang sông Tô Lịch đi qua trước mặt đền tức là chảy từ phải sang trái cũng có
nghĩa là chảy từ dương sang âm. Đó là dịng chảy thuận khiến cho Đền Voi
Phục - Thủ Lệ khác hướng so với các đền khác. Hiện tượng khác hướng cho
chúng ta nghĩ tới việc chầu về Hoàng Thành của Đức Thánh Linh Lang (trong
tứ trấn Thăng Long chỉ có riêng Thánh Linh Lang được coi là hoàng tử của
Vua nên phải chầu về Hồng Thành).
Hai bên đền cịn có nhiều kiến trúc phụ. Bên phải đền là một sân rộng có
nhiều cây lớn, cuối sân là một bệ thờ Thân Nơng, trên có bát hương đá mang
nghệ thuật của thế kỷ XVIII. Về nguyên tắc thờ thần Nông nghiệp là chỉ có
một bệ thờ lộ giữa trời. Thần Nơng là thần của đất, tượng trưng cho âm, vì vậy
bao giờ bệ thờ Thần Nông cũng để bên phải cửa đền theo hướng quay ra.
Con đường gần trăm mét dẫn vào một kiến trúc ba gian tường hồi bít
đốc, đó là nghi môn nội, được gọi là “Thượng đẳng môn” có hồnh phi “Cao

Khóa luận tốt nghiệp

13

Nguyễn Thị Bích Hoan


Tìmhiểu lễ hội đền Voi Phục – Thủ Lệ

minh thánh”…, dấu vết xưa còn lại của kiến trúc này gồm đơi rồng mây hố

bằng đá có niên đại khoảng thế kỷ XVIII, kèm theo là mấy mảng chạm đầu
rồng cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII. Theo các cụ truyền lại thì ngày
thường, nghi mơn nội chỉ mở hai cửa phụ. Qua cửa này một hệ bậc đá dẫn
xuống đường chính vào cửa điện. Hiện nay tường bó sân điện (phía trước)
được xây bằng gạch hịm sớ, sản phẩm của thế kỷ XV - XVI. Đường lên sân
có ba lối, chính giữa có 12 bậc đá rộng, nơi chỉ để rước kiệu trong ngày lễ,
bình thường đi hai lối bên. Trước mặt lối giữa là một giếng vuông mang ý
nghĩa tụ thuỷ tụ phúc, nơi xưa kia lấy nước cúng (có lẽ giếng đã được sửa
thành vng trong thời gian gần đây). Ý nghĩa cầu nước và cầu no đủ cịn
được thể hiện ở đơi rồng mây “chạm trịn” bằng đá, một sản phẩm khoảng
giữa thế kỷ XIX và đơi hổ phù gắn hai bên tường cửa chính được chạm nổi,
mang nét chuẩn mực.
Đền chính được kết cấu chữ cơng, có tiền bái 5 gian tường hồi bít đốc,
sát hai bên có am nhỏ là nơi đặt ngựa đỏ và trắng, như vừa biểu hiện quyền uy
nhà thánh, vừa như mang ý nghĩa “mã đáo thành cơng”.Nóc điện đắp đơi rồng
chầu, hồnh phi đề “Linh Lang từ”.Ngồi ra cịn có các hình rồng, phượng,
lân, rùa…vẫn như những biểu hiện của siêu lực tầng trên và ước vọng truyền
đời thuộc tư duy nông nghiệp, đồng thời chúng đã như chứa đựng cả những ý
niệm cổ truyền nhắc nhở chúng sinh dọn mình trong sạch trước khi bước vào
cõi thánh thiện. Vượt qua toà tiền bái, nền điện được đắp cao dần, đó là dấu
vết cịn sót lại của một kiến trúc khá cổ. Toà “ống muống” (kết cấu nối tiền
bái và hậu cung) được dựng đơn giản, hai bên bao ván bức bàn - ngăn cách
với hậu cung là bộ cửa thờ, phần trên chạm thủng, phần dưới đóng
ván…Tồ hậu cung kết cấu một gian hai trái với bốn góc mái cong duyên
dáng, mỗi góc đều có đầu đao kiểu hồi long và một con lân khá chuẩn mực,
về tạo hình trong thế chầu vào trung tâm. Kiến trúc này, được bưng kín nhằm
tạo nên sự thâm u, vì thế chủ yếu bên trong chỉ bào trơn đóng bén.

Khóa luận tốt nghiệp


14

Nguyễn Thị Bích Hoan


Tìmhiểu lễ hội đền Voi Phục – Thủ Lệ

Theo dịng trôi chảy của lịch sử, dù là một kiến trúc tứ trấn, nhưng để
tồn tại trong xã hội trọng nông thì hiện tượng dân gian hố đã hội vào đền
nhiều vị thần liên quan đến nông nghiệp, như bệ thờ Thần Nông ở bên phải
cửa điện, nhà phe giáp, nhà quản tiền hậu ở bên trái, đặc biệt là hệ thống điện
Mẫu ở phía trước (gồm mẫu thoải / thuỷ và mẫu thượng ngàn). Trong dân
chúng còn tồn tại một câu chuyện, dù cho mẫu là mẹ tối linh, nhưng trong
khơng gian của đền thì vía của thần Linh Lang quá mạnh, nên không thể đặt
điện mẫu cùng một độ cao che mặt thần ở phía trước, vì thế buộc phải đặt
thấp xuống. Suy cho cùng hiện tượng đó đã nói lên vai trị chính phụ của các
đơn ngun kiến trúc trong di tích này.
Bên trái chính điện có tịa nhà 8 gian được làm theo kiểu bao trơn, đóng
bén,cửa bức bàn bao kín, xung quanh và mặt sau được xây gạch chat vữa. Tịa
nhà này có 2 gian nhơ ra hơn nhà tiền bái cịn 6 gian phía trong ở bên mặt
sườn. Như vậy, nó vừa mang bong dáng của tả vu, đồng thời cũng mang bong
dáng của hành lang. Ý nghĩa của tòa nhà 8 gian là tượng trưng cho dân chúng
8 phương (8 giáp) hội tụ về để hội họp, bàn bạc. Nhưng thực tế, ở đền Voi
Phục, dân làng Thủ Lệ xưa chỉ có 3 giáp: Giáp đơng, giáp Cả và giáp Nhì.
Nối với gian ngồi phía trước là gian thờ quản tiền, quản hậu, (Tịa tấu
tượng). Dưới sâu, phía bên phải đền là miếu thờ Bà Chúa thượng ngàn và
Mẫu thoải. Bà Chúa thượng ngàn và Mẫu Thoải thường khơng có đền thờ hay
miếu thờ riêng biệt mà được thời riêng một ban, song cùng trong một khn
viên di tích. Và hầu hết các đền, miếu, chùa ở Việt Nam đều có ban thờ Thánh
Mẫu, với ý nghĩa tượng trưng cho người mẹ mà trong tiềm thức dân gian việt

Nam vai trò của người mẹ được tôn vinh rất cao.
Thượng Ngàn Thánh mẫu là bà mẹ thế gian gắn với người Việt từ thời
nguyên thủy. Trước đây bà khơng chỉ có mặt ở núi rừng mà cịn có mặt ở
khắp mọi miền theo cơ cấu của làng xóm cổ truyền. Rừng là nơi chứa đựng

Khóa luận tốt nghiệp

15

Nguyễn Thị Bích Hoan


Tìmhiểu lễ hội đền Voi Phục – Thủ Lệ

những của cải tiềm ẩn, nuôi sống con người khi giáp hạt, mất mùa, là nơi
kiếm chất đốt và đặc biệt còn là nơi chơn người chết. Vì thế trong tư duy của
người Việt, bà mẹ rừng tối linh, tối thiện đã nâng đỡ các kiếp đời đã qua, để
những người có tâm lành thì được tái sinh thành cơ và cậu (trong hệ thống
điện thờ mẫu thì các cơ các cậu phần lớn được đặt ở ban thờ này).
Mẫu Thoải (Thủy), vị thần sang tạo ra mọi miền của nước, biển, sông,
suối, hồ, đầm. Ngàu được người nông dân Việt Nam hết sức kính trọng vì
thực chất nhân vật Mẫu Thoải là đỉnh cao sự ngưng kết, chắt lọc của tín
ngưỡng thờ thần nước trong xã hội cũ, khi nèn kinh tế nơng nghiệp lạc hậu
cịn triền mien dai dẳng. Hệ thống thờ ngài và các thần linh liên quan có mặt ở
hầu khắp mọi nơi, như một đảm bảo cho nguồn nước nông nghiệp luôn được
đầy đủ và sau này ngài còn mang chức năng gần giống quan âm Nam Hải
trong tư cách các vị thần gắn với thương mại và chài lưới.
Theo truyền thuyết dân gian, việc xây dựng miếu thờ Bà chúa thượng
ngàn cũng rất đặc biệt. câu chuyện kể lại rằng: khi mua gỗ lim dựng đền Voi
Phục từ miền rừng núi về, có rất nhiều điều linh thiêng ứng nghiệm. vì vậy

sau khi xây dựng đền thì miếu thờ Bà Chúa thượng ngàn cũng được dựng lên.
Lúc ấy là dựng ở trên nền đất cao bằng đền Voi Phục, song do vía của Đức
Thánh Linh Lang quá mạnh đã át đi, nên việc dựng miếu không thành. Sau đó
miếu được dựng ở phía dưới, trước cửa đền như hiện nay. Tỏa bóng mát cho
miếu là một cây muỗm đại thụ, mọc ngay sau miếu, rễ cây muỗ là nền vững
chãi cho miếu. Tương truyền, miếu rất thiêng, các em nhỏ nghịch ngợm trèo
lên cây muỗm rồi cứ ngồi n trên đó khơng sao xuống được. Người nhà phải
ra kêu cầu trước cửa miếu Chúa, ngài mới tha cho. Ý nghĩa của những câu
chuyện thiêng là tiêu cực hay tích cực? chỉ biết rằng qua những tin truyền
miệng đó có thể giáo dục sự thành kính, tơn trọng những cơng trình của
người xưa để lại cho tồn thể dân chúng từ già tới trẻ. Như vậy theo lời truyền

Khóa luận tốt nghiệp

16

Nguyễn Thị Bích Hoan


Tìmhiểu lễ hội đền Voi Phục – Thủ Lệ

thì miếu được dựng cùng thời với đền Voi Phục – Thủ Lệ tức là từ thời Lý thế
kỷ X. Song qua năm tháng, miếu bị hư hại nhiều nên đã được tu sửa và tôn tạo.
Miếu thờ Mẫu Thoải ngay cạnh đó, trước đây vốn là Miếu của ơng
đồng Rọi nằm ở ngồi nghi mơn ngoại. do việc xây dựng cơng viên Thủ Lệ,
hồ được đào rộng ra, tới phạm vi của miếu vì thế nên miếu được rời tơi trước
cửa đền, ở phía bên trái, cạnh giếng từ năm 1992. Lúc đầu miếu quay hướng
vào đền, tức quay mặt vào miếu Bà Chúa thượng ngàn. Song do khách đi lễ
góp ý nhiều vì đứng lễ ở miếu này lại quay lưng lại miếu kia thật bất tiện. nên
gần đây Ban quản lý di tích đền Voi Phục – Thủ Lệ đã xây dựng lại trên nền

cũ nhưng hướng miếu Mẫu Thoải quay ra hướng cổng đền – tức là quay ra
giếng như hiện nay.
Trước năm 1947 (khi đền Voi Phục chưa bị đốt cháy), những năm nào
khấm khá thì vào dịp khai xuân (14 tháng giêng) ở miếu thờ Mẫu Thoải có lễ
rước nước. Lễ rước bắt đầu từ vị trí miếu thờ Mẫu Thoải trước đây (phái
ngồi nghi mơn ngoại đền Voi Phục, bên trái bia hạ mã) nay vị trí ấy thuộc
phạm vi lịng hồ Thủ Lệ rước qua đền Voi Phục – Thủ Lệ qua cổng làng lên
đường ra Cầu Giấy rồi trở về miếu.

Khóa luận tốt nghiệp

17

Nguyễn Thị Bích Hoan


Tìmhiểu lễ hội đền Voi Phục – Thủ Lệ

CHƯƠNG 2: LỄ HỘI ĐỀN VOI PHỤC – THỦ LỆ
2.1. Lễ hội ở đền Voi Phục – Thủ Lệ xưa và nay:
2.1.1. Truyền thuyết lịch sử:
Theo Ngọc phả Linh Lang Đại Vương (Hồng tử thứ tư của vua Lý
Thánh Tơng)
Xưa kia nước Nam mở vận, thánh tổ xây dựng cơ đồ hơn 2000 năm,
đặt hiệu là Hùng Vương. Trải qua các đời Đinh, Lê, Lý, Trần tất cả đều là con
cháu Hùng Vương, đều là các bậc anh quân kế nối trị nước. Đời nhà Lý, tạm
vị vua thayy nhau trị nước. Vào đời vua Lý Thánh Tơng trị vì, ngài là bậc đức
rộng tài cao, có đức đơ của bậc qn mình. Vì thế thiên đế cho bậc kỳ tài
giáng sinh, hoàng gia sinh ra bậc thánh nhân. Đến đời Lý Thánh Tơng, truyền
rằng bấy giờ giáp Đơng Đồn xã Bồng Lai huyện Từ Liêm phủ Quốc Oai xứ

Sơn Tây có một gia đình họ Nguyễn tên là Thức lấy bà họ lê tên Năng. Vợ
chồng ông Nguyễn vốn là gia đình hào phú, ơng bà hiền lành chất phác. Bấy
giờ ông đã ngoài năm mươi tuổi chung sống với bà đã lâu, phịng lan sớm nẩy
hai nhành, nở được đóa hoa. Một hơm bà nằm ở phịng lan, mơ màng ngủ thiếp
đi, bỗng nhiên thấy một con rắn mây đuổi mặt trăng. Bà nằm ngửa lên nhìn,
bỗng nhiên mặt trăng sa vào đúng miệng. Bà bàng hồng tình giấc liền đem
những điều thấy trong mộng mị đến nói lại cho ơng nghe. Ơng Nguyễn nói:
- Điềm lành thấy trong mộng ắt hẳn trời cho ta sinh quý nữ. Vả lại đạo
trời màu nhiệm huyền vi, họa phúc không sao lường hết được. Những điều
thấy trong giấc mộng hư thực thế nào phải đợi sau này mới biết được.
Đúng một trăm ngày sau bà quả nhiên có thai. Khi mãn kỳ, bà sinh
được một người con gái (sinh ngày 15 tháng 3 năm Đinh Sửu), phong tư yểu
điệu, mắt phượng long lanh, mặt ngọc phương phi, sắc đẹp có thể sánh với

Khóa luận tốt nghiệp

18

Nguyễn Thị Bích Hoan


Tìmhiểu lễ hội đền Voi Phục – Thủ Lệ

Hằng Nga, mơi son má phấn, thân hình rất đượm sắc xn. Cha mẹ rất yêu
quý nàng. Khi được ba tháng, cha nàng liền đặt cho là nàng Hạo. năm nàng
lên ba tuổi, người cha mắc bệnh rồi mất, hôm ấy là mồng 5 tháng 9. Bà mẹ
làm lễ chôn cất rồi cư tang vừa đủ ba năm. Bà mẹ nàng có một người dì lấy
chồng ở phường Thị Trại thành Thăng Long (phường này nằm trong địa giới
huyện Vĩnh Thuận, sau đó đổi tên thành trại Thủ Lệ). Gia đình bà dì là người
hào phí dống bề nghề bn bán tơ lụa, vải vóc. Hai mẹ con bà liền dắt nhau

đến ở cùng. Bấy giờ nàng Hạp vừa đầy mười bảy tuổi, một đóa hoa đào mười
phần xuân sắc. Nàng có vẻ đẹp chim sa cá lặn, ngọc thẹn hoa hờn, Cơng,
dung, ngơn, hạnh, tứ đức kiêm tồn, song cung thiềm cịn đương khóa, ngọc
nhụy chính đương phong kín. Nhan sắc ấy đáng giá ngàn vàng, song số trời
đã định, duyên lành cịn đợi đó. Một hơm vua Lý Thánh Tơng ngự giá ra
ngoại thành, nhân dân nô nức kéo đếm xem. Bấy giờ nàng Hạo cũng đến xem
đứng ở bên trái đường. Nhà vua thấy có dung nghi nhan sắc tươi tốt, nghĩ
rằng người thường không thể như thế được, đây khơng là tiên nữ ở Bồng
Doanh thì cũng là người ở nơi Lãng Uyển. Nhà vua rất quý mến rồi sai sứ
thần đến hỏi, rồi đón về cung, ban thưởng cho bà mẹ 100 nắm vàng. Vua Lý
Thánh Tông vô cùng yêu quý nang, lại cho lập ngay một cung điện ở đất
phường Thị Trại (vùng đất này là phần phải của mảnh đất Thăng long, một
phiến rồng uốn lượn chầu về tổ đứng ở chỗ đất này. Hai bên tả hữu có hình
tinh phong dẫn mạch, nhị thủy ở án tiền). Nhà vua cho phép cùng này là đất
Thủ Lệ sở tại. Từ đó họ hang quý hiển, hương ấp (Bồng Lai là quê hương bản
quán, Thủ Lệ là nơi dựng cung điện) vinh hoa. Được ba bốn năm bà mẹ mắc
bệnh rồi mất ở phường Thị Trại. Khi ấy bà cung phi cúi đầu lạy nhà vua rồi
cin phép được về làm lễ mai tang. Nhà vua ưng thuận, lại ban cấp cho vàng
bạc. vải lụa kể đến ngàn cân đồng thời sai quan đình về làm lễ chôn cất ở
ngay đất ấy (tức phường Thị Trại). Cơng việc xong xi đâu đấy, bà cung phi

Khóa luận tốt nghiệp

19

Nguyễn Thị Bích Hoan


Tìmhiểu lễ hội đền Voi Phục – Thủ Lệ


xin phép ở lại cư tang không dám vào triều. Được hơn hai năm, một hôm bà
ra bờ Hồ Tây giặt lụa và tắm rửa để chuẩn bị vào cung hầu vu. Trong khi
đương tắm thấy một con giao long từ ngoài hồ sâu lao thẳng vào chỗ bà tắm
(giao long quấn chặt lấy thân bà ba vòng) phun rớt rãi ra đầy người, có mùi
hương thơm nức. Láy sau giao long lao ra giữa hồ. phun nước thành mây ngũ
sắc bay thẳng lên không trung, giao long lặn rồi biến mất. Bà cung phi bàng
hoàng sợ hãi vội vã quay về, khiếp sợ đến năm sáu ngày sau không dậy nổi.
Nhà vua liền sai quan đình thần mang xa giá đến đón rước bà cung phi về
cung. Từ đó bà có mang. Khi mang thai được 14 tháng, một hôm bà ngồi chơi
ở vườn hoa, bỗng nhiên mơ màng ngủ thiếp đi, chợt mơ thấy một đại trượng
phu mình dài chín thước, đầu đội mũ rồng sang chói, mình mặc áo bào đai
ngọc rạng rỡ, cưỡi mây đạp mưa đến thẳng trước mặt bà cung phi thưa rằng:
- Thần vốn là con trai Long Vương tên Hồng Lang, có lệnh cho xuất
thế thác sinh làm con vua.
Nói chưa hết lời, cung phi tự nhiên tỉnh giấc. Hôm ấy là ngày sinh nhật,
tức là 13 tháng 12 năm Giáp Thìn, bỗng nhiên thấy một trận cuồng phong nổi
lên, trời đất tối tăm mù mịt, gió thơm ngào ngạt ở phịng lan, khí lành rực rỡ
nơi buồng sản. Gió mưa ào ào, kinh động đất trời, sấm sét dữ dội kéo dài suốt
ngày cho đến khi cung phi sinh được một cậu con trai. Đứa bé mặt phượng,
cổ rồng, mày hùm hàm én, hình dung to lớn, thể mạo khơi kỳ, sau lưng có 28
tinh tú, giống hệt như vẩy kỳ lân, trước bụng có ngơi sao Bắc Đẩu, có chuỗi
ngọc phân ra như bình diệu. Sinh được bảy ngày, nhà vua dựa theo mộng
triệu mà đặt tên là Hồng Lang. Ngay hơm ấy tức ngày 20 tháng 12, nhà vua
liền mở tiệc lớn ăn mừng. Sau đó ban thưởng tiền bạc cho mẹ con cung phi
rồi đem loan giá đưa về cung ấp sở tại (tức phường Thị Trại).
Sau đó một tháng, tức hồng tử sinh được một tháng bảy ngày thì bỗng
nhiên có giặc Trinh Vĩnh ở phương Bắc nổi loạn kéo đến ngàn vạn hùng binh,

Khóa luận tốt nghiệp


20

Nguyễn Thị Bích Hoan


Tìmhiểu lễ hội đền Voi Phục – Thủ Lệ

âm mưu xâm chiếm đất nước. Quân giặc kéo đến như sấm động, làm rối loạn
cả kinh sư, thế nước nghiêng ngả. Quần thần đều bó tay, ai nghe thấy tin đều
khiếp sợ. Biên thư cấp báo một ngày mấy lần. Nhà vua rất lo sợ bèn cho lập
đàn trai giới cáo tế thiên địa, lại truyền đi cho bách quan đi cầu đảo bách thần
ở các đền thờ thượng đẳng tối linh (bấy giờ xã Bồng lai có hai đền là Kinh
Hựu và Yến Minh) để xin các thần âm phù nước đánh giặc. Lập đàn cầu tế
vừa được ba ngày, trời đất tối tăm mù mịt, Công việc xong xuôi, đêm hơm đó
nhà vua ngự ở cung Thái Hịa. Bấy giờ mưa gió nổi lên, nhà vua mơ màng
ngủ thiếp đi, bỗng nhiên nghe thấy tiếng đọc thơ rõ rang như rót vào tai:
Thế nước giao neo, có thánh tài
Vận trời đã định há lo hoài
Nếu cần người giỏi nơi phường Trại
Giặc TrinhVĩnh kia chết chẳng sai.
Nghe xong tiếng ngâm tụng, nhà vua chợt tỉnh giấc, biết đó là giấc
mộng. Nhà vua nghĩ rằng những điều thấy trong giấc mộng kia là thiên địa
quỷ thần báo cho viết bèn sai người đi cầu các bậc anh hung hào kiệt trong
thiên hạ, xem ai là người tài giỏi có mưu lược phá giặc, ắt sẽ trọng thường.
Lại nói chuyện bấy giờ Hoàng Lang mới sinh được một tháng bảy
ngày, khi nghe tiếng quan đến rao ở vùng đất Thị Trại, Hoàng Lang đang nằm
trên sập liền nhổm dậy, tự nhiên cất tiếng hỏi mẹ:
- Xá nhân đi giao có việc gì đấy?
Bà mẹ rất đỗi ngạc nhiên liền nói:
- Nay nước nhà có giặc Trinh Vĩnh đến xâm chiếm, dân chúng lầm

than, triều đình bó tay, thế nước ngả nghiêng. Do vậy nhà vua sai xá nhân đi
tìm người tài giỏi trong thiên hạ về giúp nước. Con còn thơ dại,chả nhẽ lại
muốn đánh giặc để báo nghĩa vua tôi hay sao mà hỏi thế?

Khóa luận tốt nghiệp

21

Nguyễn Thị Bích Hoan


Tìmhiểu lễ hội đền Voi Phục – Thủ Lệ

Hồng Lang lại giục mẹ mau mau mời xá nhân vào. Bà cung phi thấy
làm lạ liền sai gia thần mời xá nhân vào cung phủ. Hồng Lang nói với xá
nhân rằng:
- Ngươi mau mau về báo với vua, xin sắm sửa cho ta một lá cờ lớn dài
10 thước và một con voi rồi mang lại đây ngay, đủ để một mình ta phá giặc,
xin nhà vua đừng lo ngại gì cả.
Xá nhân nghe nói bàng hồng quay trở lại tâu với nhà vua. Nhà vua hết
sức vui mừng, ngay ngày hôm ấy lền sai làm một cây cờ cán dài 10 thước và
chọn một con voi lớn cùng năm người binh lính chiêu mộ được đưa đến
phường Thị Trại làm gia thần. Ở Thủ Lệ tuyển được 121 người. Bấy giờ
phường THủ lệ có Lê Cơng Bảo và Hoa Cơng Hoằng làm tì tướng hành
khiển, ln ở hai bên tả hữu đốc thúc gia thần theo giúp Hoàng lang. Các họ
Đinh, Nguyễn, Đặng, Trương… cũng đều theo giúp.
Hoàng lang liền nghiêng mình lắc mạnh, thân hình bỗng nhiên cao loén
đến 9 thước, tay cầm lá cờ lớn 10 thước nhảy lên lưng con voi. Con voi liền
quỳ xuống đỡ lên (vè sau nơi đây gọi là đền Voi Phục). Hoàng lang liền vung
cờ thét lớn:

- Ta là thiên tướng!
Con voi lồng lên chạy như bay, lao như tên bắn đến thẳng đồn giặc,
đánh một trận lớn. Trời đất tối tăm mù mịt. Hồng Lang cưỡi trên mình voi,
tay phải cầm cờ vẫy mạng, chỉ vào đám giặc. Tướng giặc Trinh VĨnh sợ hãi
ngã lăn ra. Ngài liền chém lấy đầu, treo dưới cờ. Quân giặc sợ hãi chạy toán
loạn. Quân ta đuổi chém được hơn 3000 đầu, tàn quân còn lại bị bắt sống hết
cả, xe khơng sót một chiếc, ngựa khơng sót một con. Ngài liề sai đưa về kinh
đơ. Dẹp giặc giã, Hồng Lang trở về triều báo tin thắng trận. Nhà vua nghe
tin ấy rất mừng. Ngay ngày hôm ấy (tức ngày 12 tháng 9) cho mở yến tiệc lớn

Khóa luận tốt nghiệp

22

Nguyễn Thị Bích Hoan


Tìmhiểu lễ hội đền Voi Phục – Thủ Lệ

ăn mừng. Sau đó nhà vua thưởng cơng cho các tướng sĩ cơng thần, trong khi
đang yến ẩm vui vầy, lịng vua rung động bèn ngự đề bài thơ rằng:
Trời cao đã định có tài minh
Qt sạch bụi thần, nước thái bình
Đức trẫm tỏ tưởng trời chẳng phụ
Ngàn năm bấy hủ đời quang vinh.
Hoàng Lang cũng đọc bài thơ rằng:
Tự trời giáng xuống quét phong trần
Đế đức từ nay càng sang hơn
Thế nước thanh bình đều vững chắc
Mỗi nhà yên ấm hội quần thần.

Lại có chuyện sau khi dẹp xong giặc được mấy tháng, nhà vua có ý
muốn nhường ngơi cho Hồng Lang. Tứ hồng tử một mực từ chối khơng
chịu nhận. Bấy giờ Hoàng Lang vỗng mắc phải bệnh đậu mùa. Sinh được bảy
tháng mà mắc bệnh đậu mùa suốt ba tháng không sao chữa khỏi. Tất cả các
bậc lương y trong nước, hễ người nào có phương thuốc hay đều được mời đến
song ai nấy đều bó tay nhìn nhau khơng có cách nào cứu chữa được. Nhà vua
ngự tới cung của Hoàng lang, đến tận nơi ngài nằm, thấy đậu rất nặng, khó
lịng qua khỏi liền nói:
- Nếu như khanh phải là con ta thì bệnh đậu mùa nguy nan đến đâu
cũng có thể tự khỏi được, cần gì phải đi cầu các bậc lương y thuốc tốt.
Hoàng Lang nghe thấy nhà vua nói thế bèn nói rằng:
- Thần vốn không phải con vua mà là con của Long Quân thác sinh vào
làm hoàng tử do thấy thế nước gian nguy. Vâng theo thiên mệnh thần thác
sinh vào hoàng gia để giúp nước diệt giặc. Nay giặc đã dẹp yên, thần xin trở
về thủy quốc. Lệnh trời đã định thần khơng dám dây dưa để trái thiên mệnh.

Khóa luận tốt nghiệp

23

Nguyễn Thị Bích Hoan


Tìmhiểu lễ hội đền Voi Phục – Thủ Lệ

Nhà vua nghe xong, rất lấy làm lạ cho đây là việc quái dị. Nên ngay
ngày hôm ấy, tức là ngày mồng 6 tháng 2 nhà vua cho mời văn võ bá quan
đến thương nghị xem nên thưởng phạt như thế nào. Bách quan văn võ liền
dâng sớ tâu rằng:
- Nhờ vào hồng phúc của bệ hạ nên khi nước có giặc giã, thế rất gian

nguy, trời đã sai hoàng tử con Long Quân ở thủy phủ lên dương gian phù trợ
đất nước, dẹp gian trừ nguy. Đức thánh đã không phải là con của hồng gia
thì triều đình ta đâu dám khen thưởng, nếu bệ hạ trọng thưởng chẳng bằng
ban cho nhân dân địa phương thờ phụng để phị nước thì lòng trời cũng thuận
mà thần tướng được cơ phò giúp dân đất nước muôn đời
Nhà vua thấy quần thần xin tâu, can gián như vậy, lòng cũng thấy thư
thái bèn theo kế ấy, rồi phán bảo Hoàng Lang rằng:
- Nay ngươi tuy không phải là con ta, song một ngày đã nên nghĩa
quần thần mà ngươi đã lập được một cơng lớn với đất nước há lại khơng có
chút gì báo đền sao. Nay ta phong thưởng cho ngươi được hưởng tước lộc ở
nơi lâu dài cùng đất nước. Như vậy có được khơng? Ngươi hãy nói rõ ý định
cho ta được biết,
Hoàng Lang bèn thưa rằng:
- Thần nguyện xin được phong thưởng ở đất Bồng Lai là quê hương mẹ
thần, xin cho dựng một đền thờ để sau này thần và mẹ thần đều được hưởng
phúc một nơi, Còn như đất Thị Trại thì các ngày lễ sinh hóa cũng xin cho
giống như đất Bồng Lai này. Hôm nay (tức ngàu 10 tháng 2) xin đưa thần đến
chốn hòn đá, nơi đất thiêng mà trời đã định, kỳ hạn đã đến việc gấp lắm rồi.
xin bệ hạ xem xét cho, chớ có do dự kỳ hỗn.
Nhà vua nghe biết, liền sai đêm xa giá rước Hoàng Lang ra chỗ Hịn đá,
đặt Hồng lang ngồi trên tảng đá, Nhà cua cũng ngự giá đến xem, quần thần

Khóa luận tốt nghiệp

24

Nguyễn Thị Bích Hoan


Tìmhiểu lễ hội đền Voi Phục – Thủ Lệ


văn võ bá quan cưỡi voi, ngựa đứng hầu hai bên. Khi ấy nhà vua lại hỏi
Hoàng Lang rằng
- Đất nước được thanh bình cũng là nhờ vào cơng sức của nhà ngươi
đấy. Trẫm khơng biết lấy gì để đền báo. Ý trẫm những muốn cho ngươi được
hưởng lộc ở các nơi trong nhân dân, ở đó sau này được hưởng thờ cúng,
khơng biết ý ngươi thế nào.
Hồng Lang lại thưa rằng:
- Bệ hạ đã có lịng thương đến thần thì xin cho thần lá cờ được cầm khi
đi đánh giặc, thần sẽ vung lên bay trên không trung, cờ che đến đâu thì xin
cho các nơi ấy được thờ phụng.
Nhà vua ưng thuận, Hoàng Lang liền cắm lá cờ vung lên không trung.
Cờ tự bay đi, con voi cũng nằm phủ phục xuống. Hồng Lang liền lao thẳng
đến chỗ hịn đá rồi tự hóa đi. Thân ngài hóa thành con rắn trắng dài hơn trăm
trượng, bò thẳng xuống hồ Tây biến mất. Nhân dân khắp bốn biển kéo đến
xem. Khi ấy đất trời tối tăm mờ mịt. Suốt 10 ngày, ban ngày mời mịt như đêm
tối, song nước trong hồ cuộn cuộn sơi lên, xơ đẩy xa tít tắp. Ba ba, cá, rùa,
thuồng luồng nổi lên cả mặt nước. Nhà vua và các quan đều khiếp phục. lại
thấy lá cờ lớn bau đi, nay lại bay về cắm ngay vào phía trước chỗ vua ngồi.
Nhà vua lại càng kinh hãi. Đến hôm sau nhà vua sai bách quan làm lễ bái tạ.
Sau đó nhà vua lại lệnh cho bách quan về phường Thị Trại tu sửa lại hai nơi:
nơi ngài hóa và lập đền thờ chính ở Thủ Lệ và một đền thờ ở quê mẹ tại Bồng
lai. Phường Thị Trại là nơi ngài hóa được cho phép làm nơi hộ nhi sở tại, các
việc quan binh lương tạp dịch đều được miễn trừ. Xã Bồng Lai là quê mẹ
được lập đền thờ chính, cho phép là hộ nhi hương. Lại truyền lệnh cho nhân
dân các nơi, hễ nơi nào có lá cờ bay đến thì phải lập đền thờ cúng. Tất cả gồm
269 nơi đều lập đền thờ. Ngay ngày hôm ấy, nhà vua lại bao phong cho mỹ tự
là Thượng Đẳng Phúc Thần, muôn đời huyết thực, hương hỏa cịn mãi.

Khóa luận tốt nghiệp


25

Nguyễn Thị Bích Hoan


×