Tải bản đầy đủ (.docx) (218 trang)

Giao an lop 4 Tron bo da chinh sua Minh NhuongHBinh C

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (776.95 KB, 218 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TUẦN 1 Thứ 2 Ngày soạn :ngày … tháng … năm 2012 Ngày dạy :Thứ … ngày … tháng … năm 2012 TIẾT 1 TẬP ĐỌC: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU I. MỤC TIÊU: 1. Đọc rành mạch, trôi chảy, bước đầu có giọng đọc phù hợp với tính cách nhân vật ( Nhà Trò, Dế Mèn ) 2. Nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu.. Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK) 3.GDKNS: Thể hiện sự cảm thông, Xác định giá trị, Tự nhận thức về bản thân. II. CHUẨN BỊ: tranh minh hoạ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Mở đầu: Giới thiệu 5 chủ điểm của SGK tập 1. GV giải thích ý nghĩa của từng chủ điểm 2. Bài mới a. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài * Luyện đọc: H: 1 HS đọc toàn bài T: chia đoạn Đoạn 1: Một hôm . . . chẳng bay được xa Đoạn 2: Tôi đến gần . . . ăn thịt em Đoạn 3: Phần còn lại H: nối tiếp nhau đọc từng đoạn cho đến hết bài ( 2 lượt ) T: Hướng dẫn HS luyện đọc từ: ngắn chùn chùn, vặt chân, vặt cánh, ăn hiếp, nức nở H: đọc lại từng đoạn (Đọc đến đoạn nào có từ GV hỏi ngay các từ đó ) T: Hướng dẫn tìm hiểu một số từ khó H: Luyện đọc câu đoạn lời ở nhà trò ở đoạn 3: Lời của Dế Mèn H: luyện đọc nhóm 2. 1 số HS thi đọc GV đọc mẫu b) Tìm hiểu bài H: Đọc thầm đoạn 1 T: Dế Mèn nhìn thấy Nhà Trò trong hoàn cảnh như thế nào? ? Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt ? T: Đoạn 1 muốn nói lên điều gì? Ý chính: Hoàn cảnh Dế Mèn gặp Nhà Trò H: 1 HS đọc đoạn 2 ? Dế Mèn đã thể hiện tình cảm gì khi nhìn Nhà Trò? ? Tìm những chi tiết cho thấy Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp? Thể hiện sự cảm thông T: Đoạn này nói lên điều gì.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Ý chính: Tình cảnh đáng thương của Nhà Trò. H: đọc thầm đoạn 3 ? Trước tình cảnh đáng thương của Nhà Trò Dế Mèn đã làm gì: ? Những lời nói và cử chỉ đó cho em biết Dế Mèn là người như thế nào ? Tự xác định giá trị bản thân H: thảo luận nhóm đôi. Đại diện một số nhóm trình bày T: Đoạn này nói lên điều gì? Ý chính: Tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn H: đọc lướt lại toàn bài và nêu 1 hình ảnh nhân hoá mà em thích, cho biết vì sao em thích hình ảnh đó GV liên hệ bản thân HS Tự xác định giá trị bản thân e) Hướng dẫn đọc diễn cảm GV hướng dẫn đọc từng đoạn phù hợp với diễn biến câu chuyện - Treo đoạn cần luyện đọc lên bảng: “Năm trước … ăn thịt em” - GV đọc mẫu đánh dấu những từ ngữ cần nhấn giọng 3. Củng cố, dặn đò: Hỏi: Em học được gì ở Dế Mèn ? Vậy nội dung chính của câu chuyện là gỉ? T: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp bênh vực kẻ yếu, xoá bỏ áp bức, bất công -------------------------------------------------TIẾT 2 TOÁN : ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 1OO OOO.(tiết 1) I.MỤC TIÊU: Giúp HS : - Đọc và viết được các số trong phạm vi 100 000. - Biết phân tích cấu tạo số II. CHUẨN BỊ: -GV vẽ sẵn bảng số trong bài tập 2 lên bảng. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Ổn định: 2.KTBC: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Dạy –học bài mới; Bài 1: h: Đọc yêu cầu H: Tự làm vào vở. Đọc kết quả. T: chữa bài và yêu cầu HS nêu quy luật của các số trên tia số a và các số trong dãy số b T: Nhận xét chốt kết quả đúng Bài 2:H: Đọc yêu cầu T: yêu cầu HS tự làm bài . H: đổi chéo vở để kiểm tra bài với nhau. H: 3 HS lên bảng, yêu cầu HS 1 đọc các số trong bài, HS 2 viết số, HS 3 phân tích số. H + T: Nhận xét, chốt kết quả đúng Bài 3:a, b (dòng 1) H: đọc bài mẫu T: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? H: tự làm bài. Đọc kết quả T: nhận xét và cho điểm. 4.Củng cố- Dặn dò:.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> T:nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập Chuẩn bị bài sau TIẾT 3 CHÍNH TẢ:. DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU. I.MỤC TIÊU: Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng 1 đoạn văn trong bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.( Không mắc quá 5 lỗi trong bài) Làm đúng các bài tập, phân biệt các tiếng có vần ( an,ang) đễ lẫn. II. CHUẨN BỊ: bảng phụ III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở. 2.Bài dạy: a.Giới thiệu bài:. b.Hướng đãn HS nghe – viết: T: Đọc đoạn văn. H: Theo dõi đọc thầm. Chú ý tên riêng, những từ viết dễ nhầm lẫn vào nháp. H: ghi đề bài và gấp SGK. T: Đọc đoạn văn chậm rãi theo từng câu cho HS viết bài. H: Đổi chéo vở trong bàn, dò chính tả. T: Đọc cho HS dò chính tả. T:Chấm 7 – 10 em. Nhận xét. c.Hướng đẫn làm bài tập chính tả: Bài 2:H: đọc thầm nội dung bài tập. H: Làm bài theo cá nhân. Mời 1 em làm bảng phụ. H+T: Nhận xét, chữa bài: Bài 3: Tổ chức cho HS thi đố nhau theo bàn. 3.Củng cố dặn dò: T: Nhận xét tiết học. Dặn: Ghi nhớ những từ còn viết sai. ------------------------------------------------------------------TIẾT 4 KHOA HỌC CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG I. MỤC TIÊU: Giúp HS: -Nêu được con người cần thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng, nhiệt độ để sống II. CHUẨN BỊ: -Các hình minh hoạ trong trang 4, 5 / SGK. -Phiếu học tập theo nhóm. -Bộ phiếu cắt hình cái túi dùng cho trò chơi “Cuộc hành trình đến hành tinh khác” (nếu có điều kiện). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: T: Yêu cầu 1 HS mở mục lục và đọc tên các chủ đề. T: giới thiệu bài * Hoạt động 1: Con người cần gì để sống.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Cách tiến hành: Bước 1: GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm theo các bước: T: Chia nhóm, mỗi nhóm khoảng 4 đến 6 HS. Yêu cầu: Các em hãy thảo luận để trả lời câu hỏi: “Con người cần những gì để duy trì sự sống ?”. Sau đó ghi câu trả lời vào giấy. H: chia nhóm, cử nhóm trưởng và thư ký tiến hành thảo luận. H: Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, GV ghi những ý kiến không trùng lặp lên bảng. H: Các nhóm nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhau. T: Nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm. Bước 2: GV tiến hành hoạt động cả lớp. -Yêu cầu khi GV ra hiệu, tất cả tự bịt mũi, ai cảm thấy không chịu được nữa thì thôi và giơ tay lên. GV thông báo thời gian HS nhịn thở được ít nhất và nhiều nhất. -Em có cảm giác thế nào ? Em có thể nhịn thở lâu hơn được nữa không ? T:Kết luận: Như vậy chúng ta không thể nhịn thở được quá 3 phút. -Hỏi: Nếu nhịn ăn hoặc nhịn uống em cảm thấy thế nào ? -Nếu hằng ngày chúng ta không được sự quan tâm của gia đình, bạn bè thì sẽ ra sau ? * GV gợi ý kết luận: Để sống và phát triển con người cần. . . * Hoạt động 2: Những yếu tố cần cho sự sống mà chỉ có con người cần. Cách tiến hành: Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát các hình minh hoạ trang 4, 5 / SGK. -Hỏi: Con người cần những gì cho cuộc sống hằng ngày của mình ? H: con người cần thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng, nhiệt độ để sống Bước 2: GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm từ 4 đến 6 HS, phát phiếu cho từng nhóm. H:1 HS đọc yêu cầu của phiếu học tập. H: Các nhóm thảo luận. Đại diện nhóm dán kết quả lên bảng, trình bày. H: các nhóm khác nhận xét, bổ sung để hoàn thành phiếu chính xác nhất. H: vừa quan sát tranh vẽ trang 3, 4 SGK vừa đọc lại phiếu học tập. T: Giống như động vật và thực vật, con người cần gì để duy trì sự sống ? -Hơn hẳn động vật và thực vật con người cần gì để sống ? H: Tự do phát biểu. T: kết luận: Ngoài ra con người còn cần các điều kiện về tinh thần, văn hoá, xã hội và những tiện nghi khác như: Nhà ở, bệnh viện, trường học, phương tiện giao thông, … * Hoạt động 3: Trò chơi: “Cuộc hành trình đến hành tinh khác” Cách tiến hành: T: Giới thiệu tên trò chơi sau đó phổ biến cách chơi. H: Chia lớp thành 4 nhóm. Tiến hành chơi. Đại diện các nhóm trình bày T: hỏi từng nhóm xem vì sao lại phải mang theo những thứ đó. T: nhận xét, tuyên dương các nhóm có ý tưởng hay và nói tốt. .2. Củng cố- dặn dò: T: Chúng ta phải làm gì để bảo vệ và giữ gìn những điều kiện đó ? -GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS, dặn HS về nhà học bài và tìm hiểu hằng ngày chúng ta lấy những gì và thải ra những gì để chuẩn bị bài sau. -------------------------------------------------------------.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> TIẾT 5 ĐẠO ĐỨC: TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP (t1) I.MỤC TIÊU: -Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập. - Biết được : Trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến.. - Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của học sinh. - Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập. - GDKNS: Kĩ năng tự nhận thức về sự trung thực trong học tập của bản thân, Kĩ năng bình luận, phê phán những hành vi không trung thực trong học tập, Kĩ năng làm chủ bản thân trong học tập II. CHUẨN BỊ: -SGK Đạo đức 4 -Các mẫu chuyện,tấm gương về trung thực trong học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.KTBC: GV kiểm tra các phần chuẩn bị của HS. 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Nội dung: *Hoạt động 1: Xử lý tình huống H: xem tranh trong SGK. H: Đọc nội dung tình huống: Long mải chơi quên sưu tầm tranh cho bài học. Long có những cách giải quyết như thế nào? H: liệt kê các cách giải quyết của bạn Long T: tóm tắt mấy cách giải quyết chính. a/. Mượn tranh của bạn để đưa cho cô xem b/.Nói dối cô là đã sưu tầm và bỏ quên ở nhà. c/.Nhận lỗi và hứa với cô là sẽ sưu tầm và nộp sau. GV hỏi: + Nếu em là Long, em sẽ chọn cách giải quyết nào? + HS thảo luận nhóm: Tại sao chọn cách giải quyết đó? T: căn cứ vào số HS giơ tay để chia lớp thành nhóm thảo luận. -GV kết luận: *Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân (Bài tập 1- SGK trang 4) -GV nêu yêu cầu bài tập: Việc làm nào thể hiện tính trung thực trong học tập: T: Nêu lần lượt từng việc làm H: lựa chọn theo 3 thái độ: tán thành, phân vân, không tán thành. -HS thảo luận nhóm về sự lựa chọn của mình và giải thích lí do sự lựa chọn. H: Cả lớp trao đổi, bổ sung. Kĩ năng tự nhận thức về sự trung thực trong học tập của bản thân T: kết luận:Việc b, d, g là trung thực trong học tập.Việc a, c, e là thiếu trung thực trong học tập *Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (Bài tập 2- SGK trang 4) -GV nêu từng ý trong bài tập. H: Đại diện các nhóm trình bày các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> -GV kết luận: +Ý b, c là đúng. +Ý a là sai. Kĩ năng bình luận, phê phán những hành vi không trung thực trong học tập 3.Củng cố - Dặn dò: -Tự liên hệ bài tập 6- SGK trang 4 -Các nhóm chuẩn bị tiểu phẩm. Bài tập 5- SGK trang 4.. THỨ 3. Ngày soạn: Ngày dạy:. . . . . / ... . .. Thứ. .... / 2011 . . ./ . . … /2011. TIẾT 1 TOÁN ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 ( tiếp theo) I. MỤC TIÊU: -Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có đến năm chữ số; nhân( chia ) số có đến năm chữ số với ( cho ) số có một chữ số. - Biết so sánh, xếp thứ tự ( đến 4 số) các số đến 100000. II. CHUẨN BỊ: GV kẻ sẵn bảng số trong bài tập 5 lên bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.KTBC: H: 3HS làm bài tập 3 T: chữa bài, nhận xét và ghi điểm 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Hướng dẫn ôn tập: Bài 1 ( cột 1) : H: nêu yêu cầu của bài toán. H: nối tiếp nhau thực hiện tính nhẩm trước lớp, mỗi HS nhẩm một phép tính trong bài. T: nhận xét , sau đó yêu cầu HS làm vào vở. H: Đọc kết quả. H+T: Nhận xét chốt kết quả đúng Bài 2a: H: Nêu yêu cầu bài tập. H: 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. H: nhận xét bài làm của bạn , nhận xét cả cách đặt tính và thực hiện tính. T: Nhận xét, chốt kết quả đúng. Bài 3 (dòng 1,2) : H: Đọc yêu cầu bài tập H: làm bài vào vở. H+T: Nhận xét chốt kết quả đúng. Bài 4b: H: Nêu yêu cầu. H: Tự làm vào vở. H: Đổi chéo vở kiểm tra thống nhất kết quả 3.Củng cố- Dặn dò: -GV nhận xét tiết học . -Về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện thêm .Chuẩn bị bài tiết sau.. TIẾT 2.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> LUYỆN TỪ VÀ CÂU: CẤU TẠO CỦA TIẾNG I. MỤC TIÊU: -Nắm được cấu tạo ba phần của tiếng ( âm đầu,vần , thanh). Nội dung ghi nhớ. - Điền được các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ ở bài 1 vào bảng mẫu II. CHUẨN BỊ: Sử dụng bảng phụ kẻ sẵn bảng Tiếng Âm đầu Vần Thanh III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Kiểm tra bài cũ: 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b. Phần nhận xét: H: đọc yêu cầu 1. T:Yêu cầu HS đếm cá nhân số tiếng trong câu tục ngữ. H: 2-3 em nêu to trước lớp. (8 tiếng) H: đọc yêu cầu 2. H: 1 -2 em đánh vần tiếng “ bầu” T:ghi lại kết quả của HS: bờ; âu; huyền. T:Gọi HS đọc yêu cầu 3. Phân tích cấu tạo tiếng. H: suy nghĩ điền vào bảng, trình bày.. Tiếng âm vần thanh Bầu b âu huyền H: đọc yêu cầu 4. Làm các từ còn lại vào vở bài tập. H: đổi chéo, kiểm tra bài bạn. T: Rút ra ghi nhớ: Tiếng gồm có những bộ phận nào?Tiếng có 3 bộ phận: âm đầu – vần-thanh. c. Luyện tập: Bài tập 1: H: 2 -3 HS nêu yêu cầu. T: Yêu cầu HS làm vào vở sau đó nêu kết quả. T: Nhận xét, ghi điểm. Bài tập 2:H: 2 -3 HS nêu yêu cầu. T:Yêu cầu HS khá giỏi làm vào nháp. Nêu kết quả. T: Giải câu đố: sao; ao. 3.Củng cố dặn dò: H: 2-3 HS nêu lại ghi nhớ. T: Nhận xét tiết học. Về nhà học ghi nhớ. HTL câu đố. ------------------------------------------------------TIẾT 3 LỊCH SỬ: MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ I. MỤC TIÊU: - HS biết môn Lịch sử và Địa lý ở lớp 4 giúp HS hiểu biết về thiên nhiên và con người Việt Nam, biết công lao của ông cha ta trong thời kỳ dựng nước và giữ nước từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn. - Biết môn Lịch sử và Địa lý góp phần giáo dục HS tình yêu thiên nhiên, con người và đất nước Việt Nam..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> II. CHUẨN BỊ: -Bản đồ Việt Nam , bản đồ thế giới . -Hình ảnh 1 số hoạt động của dân tộc ở 1 số vùng . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.KTBC: Giới thiệu về môn lịch sử và địa lý. 2.Bài mới: Giới thiệu: *Hoạt động cả lớp: T:giới thiệu vị trí của nước ta và các cư dân ở mỗi vùng (SGK).. HS trình bày và xác định trên bản đồ VN vị trí tỉnh, TP em đang sống. *Hoạt động nhóm:GV phát tranh cho mỗi nhóm. + Nhóm I: Hoạt động sản xuất của người Thái + Nhóm II: Cảnh chợ phiên của người vùng cao. + Nhóm III: Lễ hội của người Hmông. -Yêu cầu HS tìm hiểu và mô tả bức tranh đó. H: các nhóm làm việc. H:Đại diện nhóm trình bày trước lớp. Các nhóm khác nhận xét bổ sung T: kết luận: “Mỗi dân tộc sống trên đất nước VN có nét Văn hóa riêng . . . .” 3.Củng cố : *Hoạt động cả lớp: T:Để có một tổ quốc tươi đẹp như hôm nay ông cha ta phải trải qua hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước. Em hãy kể 1 gương đấu tranh giữ nước của ông cha ta? H: Tự do phát biểu -GV nhận xét nêu ý kiến –Kết luận: 4.Dặn dò: -Đọc ghi nhớ chung. -Để học tốt môn lịch sử , địa lý các em cần quan sát, thu nhập tài liệu và phát biểu tốt. ----------------------------------------------------TIẾT 4 KỂ CHUYỆN: SỰ TÍCH HỒ BA BỂ I. MỤC TIÊU: - Nghe – kể lại đựoc từng đọan câu chuyện theo tranh minh họa, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện “Sự tích hồ Ba Bể” (Do GV kể) - Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Giải thích sự hình thành hồ Ba Bể và ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái. II. CHUẨN BỊ: Tranh minh hoạ nội dung câu chuyện. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Giới thiệu bài 2.Kể chyuện: T: Kể chuyện lần 1: Giọng thong thả, rõ ràng, hơi nhanh đoạn cuối, chậm rãi ở đoạn cuối cùng, nhấn mạnh từ miêu tả hình dáng, từ ngữ gợi cảm. Kết hợp giải nghĩa. T: kể lần 2: Kết hợp tranh minh hoạ. 3.Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi ý nghĩa: H: đọc yêu cầu bài tập. H: quan sát tranh minh hoạ..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> T: Phân công theo nhóm (4 em 1 nhóm) dùng tranh SGK kể lại câu chuyện. H: Đại diện nhóm kể chuyện.Nêu ý nghĩa câu chuyện. H: Nhận xét các nhóm. T: Nhận xét. T: Ai kể chuyện hay nhất? H: Bình chọn bạn kể hay nhất 4.Củng cố dặn dò: T: Nhận xét tiết học. Về nhà kể lại câu chuyện.. THỨ 4. Ngày soạn: Ngày dạy:. . . . . / ... . .. Thứ. .... / 2011 . . ./ . . … /2011. TIẾT 1 TẬP ĐỌC: MẸ ỐM I. MỤC TIÊU: - Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu biết đọc diễn cảm1,2 khổ thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. - Hiểu nội dung bài: Tình cảm yêu thương sâu sắc và tấm lòng hiếu thảo, biết ơn của người bạn nhỏ với người mẹ bị ốm. ( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3, thuộc ít nhất 1 khổ thơ trong bài.) - GDKNS : Thể hiện sự cảm thông, xác định giá trị, Tự nhận thức về bản thân. II. CHUẨN BỊ: Sử dụng tramh minh hoạ SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Kiểm tra bài cũ: H: 4 Hs nối tiếp nhau đọc 4 đoạn bài “ Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” . Nêu nội dung từng đoạn.1 HS nêu nội dung của bài. T: Nhận xét ghi điểm 2. Bài mới a.Giới thiệu bài: Giới thiệu vài nét về Trần Đăng Khoa, về bài. b.Hướng dẫn luyện đọc, tìm hiểu bài: * Luyện đọc: H: đọc nối tiếp theo dãy bàn đọc hết 7 khổ thơ 2-3 lượt. T: Kết hợp sửa lỗi phát âm, nhịp thơ cho HS. T:Giải nghĩa một số từ sau bài đọc. H: đọc theo cặp. T: đọc mẫu. * Tìm hiểu bài: H: Đọc thầm 2 khổ thơ đầu tiên, trả lời: Em hiểu những câu thơ sau nói lên điều gì? Lá trâu khô giữa cơi trầu . . . Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa H: 1 HS đọc to khổ thơ thứ 3: Sự quan tâm săn sóc của làng xóm đối với bạn nhỏ được thể hiện qua những câu thơ nào? H: 1 HS đọc bài thơ, trả lời câu hỏi: Những chi tiết nào trong bài thơ bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ?.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> (Bạn nhỏ mong mẹ chóng khoẻ, không quản ngại làm những việc để mẹ vui, mẹ là người có ý nghĩa to lớn đối với mình) Thể hiện sự cảm thông T: Chốt nội dung bài. Liên hệ HS Tự nhận thức về bản thân c.Hướng dẫn đọc diễn cảm: H: 3 HS nối tiếp đọc 7 đoạn.Yêu cầu tìm giọng đọc phù hơp cho từng khổ thơ. H: Đọc diễn cảm bài thơ. T:Mời đại diện lên đọc thi trước lớp. T: Nội dung bài thơ nói lên điều gì? (Tình cảm sâu sắc của người con hiếu thảo và làng xóm láng giềng khi người mẹ bị ốm). 3.Củng cố dặn dò: T:Nhận xét tiết học. Dặn: Học thuộc lòng bài thơ. ------------------------------------------------------TIẾT 2 TOÁN : ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (tiếp theo) I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Tính nhẩm, thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có đến năm chữ số; nhân ( chia ) số có đến năm chữ số cho số có 1 một chữ số - Tính giá trị được giá trị của biểu thức II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.KTBC: H: 2 HS lên bảng làm bài tập 2 T: chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Hướng dẫn ôn tập: Bài 1: T: yêu cầu HS tự nhẩm và ghi kết quả vào nháp, nêu kết quả. T: Nhận xét, chốt kết quả đúng Bài 2(b): H: Đọc yêu cầu H: tự thực hiện phép tính vào vở. H: Đổi chéo vở kiểm tra thống nhất kết quả. T: Nhận xét, chốt kết quả. Bài 3a,b: H: Nêu yêu cầu H: nêu thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức rồi làm bài. H: Làm vào vở. 4HS lên bảng chữa bài T: nhận xét và cho điểm HS. 3.Củng cố- Dặn dò: T: nhận xét tiết học. T: Hướng dẫn thêm bài tập 5 yêu cầu HS về cố gắng tự làm bài T: Dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.. TIẾT 3 TẬP LÀM VĂN: I. MỤC TIÊU:. THẾ NÀO LÀ KỂ CHUYỆN?.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 1.Hiểu những đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện. 2.Bước đầu biết kể lại một câu chuyện ngắn có đầu có cuối, liên quan đến 1,2 nhân vật và nói lên được một điều có ý nghĩa. II. CHUẨN BỊ: -Phiếu khổ to ghi nội dung bài tập 1. Bảng phụ ghi các sự việc chính của trong truyện Sự tích hồ Ba Bể. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.KTBC 2. Bài mới: a.Giới thiệu bài:. b.Phần nhận xét: Bài tập 1:H: 2 em học sinh đọc yêu cầu bài tập 1. H: 1 học sinh giỏi kể lại câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể. T: Yêu cầu học sinh ghi vào phiếu học tập thực hiện 3 yêu cầu trong bài tập 1( theo nhóm ) H: đại diện nhóm lên trình bày. T: Nhận xét, chốt kết quả đúng Bài tập 2:H: 2-3 HS đọc yêu cầu bài tập. Trả lời các câu hỏi: + Bài văn có nhân vật không? (Không) + Bài văn có kể các sự việc xảy ra đối với nhân vật không? ( Chỉ giới thiệu những chi tiết về hồ Ba Bể: vị trí, độ cao, chiều dài..) -Yêu cầu HS so sánh bài “Hồ Ba Bể” và “ Sự tích hồ Ba Bể” đâu là bài văn kể chuyện, đâu không phải là bài văn kể chuyện. + Hồ Ba Bể: không phải là bài văn kể chuyện mà chỉ là bài văn giới thiệu về hồ Ba Bể. + Sự tích hồ Ba Bể: là bài văn kể chuyện. Bài tập 3:T: Qua bài tập 1,2. Em hiểu như thế nào là văn kể chuyện? H: rút nội dung bài T: Ghi ghi nhớ lên bảng. c. Luyện tập Bài tập 1: H: 1 HS nêu yêu cầu T: hướng dẫn HS nắm yêu cầu Lưu ý:+ Cần xác định nhân vật của câu chuypện: em và phụ nữ có con nhỏ. + Cần nói sự giúp đỡ thiết thực của em đố với người phụ nữ. + Chú ý cách xưng hô. T: Yêu cầu thực hiện kể chuyện theo nhóm đôi. H: một số HS kể chuyện trước lớp. T: Nhận xét, góp ý. Bài tập 2:H: 2-3 HS đọc yêu cầu bài tập. + Những nhân vật trong chuyên của em kê? + Nêu ý nghĩa? H:Suy nghĩ và phát biểu. T: Nhận xét 3.Củng cố – Dặn dò: -Yêu cầu HS HTL nội dung ghi nhớ..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> -Viết lại câu chuyện em vừa kể vào vở bài tập. ----------------------------------------------------------TIẾT 4 MỸ THUẬT: : VẼ TRANG TRÍ: MÀU SẮC VÀ CÁCH PHA MÀU I. MỤC TIÊU: - HS biết thêm cách pha màu các : da cam, xanh lục ( xanh lá cây) và tím. - HS nhận biết được các cặp bố túc - HS pha được màu theo hướng dẫn. II. CHUẨN BỊ: GV: SGK , SGV hộp màu, bút vẽ. Bảng, pha màu. Bảng màu giới thiệu các màu nóng , màu lạnh và màu bổ túc. HS : SGK vở thực hành. Hộp màu, bút vẽ hoặc sáp màu , bút chì màu, bút dạ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/ Kiểm tra bài cũ: T: Kiểm tra dụng cụ học tập của HS. 2/ Bài mới: Giới thiệu bài ghi bảng. Hoạt động 1: QUAN SÁT NHẬN XÉT - GV giới thiệu cách pha màu . T: GV treo tranh hình 1 / 3 SGK. T:Ở bảng có những màu nào? T: hướng dẫn HS cách pha màu - GV treo tranh vẽ cho HS quan sát - pha màu xanh với màu vàng ta được màu gì? - Pha màu đỏ với màu xanh lam ta đươc màu gì? - GV tóm tắt : như vậy 3 màu cơ bản đỏ, vàng, xanh lam, bằng cách pha màu với nhau tạo thành 3 màu mới Ví dụ : Đỏ bổ túc cho xanh lục Lam bổ túc cho da cam Vàng bỗ túc cho tím T: giới thiệu cho HS biết màu nóng ,lạnh . -GV treo hình 4,5,14, SGK +Màu nóng là những màu gây cảm giác ấm nóng . + Màu lạnh là những màu gây cảm giác mát lạnh . + Hãy kể những màu nóng ? + Hãy kể tên những màu lạnh ? - GV nhấn mạnh ở phần quan sát và nhận xét . Hoạt động 2 : CÁCH PHA MÀU - GV làm mẫu cách pha màu bột, hoặc màu nước ,màu sáp . + Cách pha màu bột + Cách pha màu nước : + Sáp màu chì màu : Có thể vẽ chồng các màu lên nhau để tạo ra màu khác nhau . Hoạt động3 : THỰC HÀNH . H: thực hành vào vở tập vẽ T: nhắc nhở sửa sai cho HS để các em vẽ đúng màu vào đúng hình vẽ . Hoạt động 4 :NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ . T: thu một số bài cho HS nhận xét và xếp loại bài làm của bạn T: nhận xét tuyên dương ..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> 4/ Củng cố Dặn dò : T: Mỹ thuật hôm nay học bài gì ? H: Nêu lại nội dung bài học Nhận xét tiết học . -------------------------------------------------------------TIẾT 5 THỂ DỤC : BÀI 1: GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH, TỔ CHỨC LỚP. TRÒ CHƠI “CHUYỀN BÓNG TIẾP SỨC” I. MỤC TIÊU: -Giới thiệu trương trình thể dục lớp 4. Yêu cầu HS biết được một số nội dung cơ bản của chương trình và một số nội quy trong các giờ học thể dục. - Biết cách tập hợp hàng dọc, dóng hàng thẳng, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ -Trò chơi: “Chuyền bóng tiếp sức ”. Yêu cầu HS nắm được cách chơi, tham gia chơi chủ động, tích cực. II.ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN : Địa điểm : Trên sân trường .Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. Phương tiện : Chuẩn bị 1 còi, 3 quả bóng nhỏ bằng nhựa, cao su hay bằng da. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1 . Phần mở đầu T: Tập hợp lớp, phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học. H: Khởi động: Đứng tại chỗ hát và vỗ tay. H: Trò chơi: “Tìm người chỉ huy”. 2.Phần cơ bản: a) Giới thiệu chương trình thể dục lớp 4: T: giới thiệu tóm tắt chương trình môn thể dục lớp 4 : Thời lượng học , nội dung T: Phổ biến nội quy, yêu cầu tập luyện: T: Biên chế tổ tập luyện: b)Trò chơi : “Chuyền bóng tiếp sức”. T: phổ biến luật chơi: Có hai cách chuyền bóng. T: làm mẫu cách chuyền bóng. T: Tiến hành cho cả lớp chơi thử cả hai cách truyền bóng một số lần để nắm cách chơi. H: chơi chính thức và chọn ra đội thắng thua. 3.Phần kết thúc: H: Đứng tại chỗ vừa vỗ tay vừa hát. T: cùng học sinh hệ thống bài học. T: nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà.. THỨ 5. Ngày soạn: Ngày dạy: 2011. TIẾT 1 TOÁN: BIỂU THỨC CÓ CHỨA MỘT CHỮ I.MỤC TIÊU: Giúp HS:. . . . . / ... . .. Thứ. .... / 2011 . . ./ . . … /.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> -Bước đầu nhận biết được biểu thức chứa một chữ. -Biết tính giá trị của biểu thức chứa một chữ khi thay chữ bằng số. II.CHUẨN BỊ: -Đề bài toán ví dụ chép sẵn trên bảng phụ hoặc bảng giấy. -GV vẽ sẵn bảng ở phần ví dụ (để trống số ở các cột). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.KTBC: H: 3 HS lên bảng làm các bài tập 4 T: chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Giới thiệu biểu thức có chứa một chữ: * Biểu thức có chứa một chữ -GV yêu cầu HS đọc bài toán ví dụ. T:hỏi: Muốn biết bạn Lan có tất cả bao nhiêu quyển vở ta làm như thế nào ? T:treo bảng phụ hỏi: Nếu mẹ cho Lan thêm 1 quyển vở thì Lan có tất cả bao nhiêu quyển vở? T: nghe HS trả lời và viết 1 vào cột Thêm, viết 3 + 1 vào cột Có tất cả. T: làm tương tự với các trường hợp thêm 2, 3, 4, … quyển vở. T: Lan có 3 quyển vở, nếu mẹ cho Lan thêm a quyển vở thì Lan có tất cả bao nhiêu quyển vở? T: giới thiệu: 3 + a được gọi là biểu thức có chứa một chữ. T: yêu cầu HS nhận xét để thấy biểu thức có chứa một chữ gồm số, dấu tính và một chữ. * Giá trị của biểu thức có chứa một chữ T: hỏi và viết lên bảng: Nếu a = 1 thì 3 + a = ? T: nêu: Khi đó ta nói 4 là một giá trị của biểu thức 3 + a. T: làm tương tự với a = 2, 3, 4, … T:hỏi: Khi biết một giá trị cụ thể của a, muốn tính giá trị của biểu thức 3 + a ta làm thế nào ? HS: Nếu a = 1 thì 3 + a = 3 + 1 = 4 T:Mỗi lần thay chữ a bằng số ta tính được gì H: Mỗi lần thay chữ a bằng số ta tính được một giá trị của biểu thức 3 + a. c.Luyện tập – thực hành: Bài 1 H: nêu yêu cầu T: viết lên bảng biểu thức 6 + b và yêu cầu HS đọc biểu thức này. T: Nếu b = 4 thì 6 + b bằng bao nhiêu? T: Vậy giá trị của biểu thức 6 + b với b = 4 là bao nhiêu ? -GV yêu cầu HS tự làm các phần còn lại của bài. H: Nêu kết quả. T: Nhận xét chốt kết quả đúng Bài 2a T: vẽ lên bảng các bảng số như bài tập 2, SGK. T: Hướng dẫn mẫu 1 dòng T:yêu cầu HS tự làm tiếp phần còn lại của bài. H: Nối tiếp nhau lên bảng điền kết quả -GV chữa bài và cho điểm HS..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Bài 3b H: đọc đề bài. T: Hướng dẫn mẫu. H: Làm vào vở. 1 HS chữa bài. T: nhận xét, chốt bài đúng 3.Củng cố- Dặn dò: -GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. -------------------------------------------------------------TIẾT 2 LUỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ CẤU TẠO CỦA TIẾNG I.MỤC TIÊU: 1.Điền được cấu tạo của tiếng theo 3 phần đã học ( âm đầu, vần, thanh)theo bảng mẫu BT! 2.Nhận biết được các tiếng có vần giống nhau ở BT2,3 ( HS khá giỏi làm thêm BT4,5) II. CHUẨN BỊ: -Kẻ bảng phụ Tiếng Âm đầu Vần Thanh III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Kiểm tra bài cũ: +Từ bao gồm các bộ phận nào? H:3-4 đem vở bài tập kiểm tra. T:Nhận xét. 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài, ghi đề. b.Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1: H: 1 HS đọc nội dung bài 1. T:Yêu cầu HS làm bài tập theo nhóm. H: đại diện nhóm trình bày. Chữa bài: Tiếng Khôn ngoan ...... Âm đầu Kh ng ..... Vần ôn oan ..... Thanh ngang ngang ..... Bài 2: H: 1 HS đọc yêu cầu,cả lớp đọc bài tập 2. H:Cả lớp đọc và suy nghĩ trả lời. T: Nhận xét, chốt kết quả đúng: Tiếng bắt vần trong câu tục ngữ: ngoài – hoài. Bài 3: H: 1 HS đọc yêu cầu,cả lớp đọc bài tập 3. H:Cả lớp đọc và suy nghĩ trả lời. T: Nhận xét, chốt kết quả đúng Bài 4: T: Yêu cầu cả lớp đọc bài tập 4, phát biểu ( các em học khá) Bài 5: ( các em học khá) H: 2-3 HS đọc yêu cầu của bài và câu đố. H: Suy nghĩ, phát biểu Dòng 1: chữ bút bớt đầu thành út. Dòng 2: bỏ đuôi thành ú..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Dòng 3,4: Giữ nguyên là bút. 3.Củng cố – Dặn dò: Nhận xét tiết học. Xem lại bài. ----------------------------------------------------TIẾT 3 KHOA HỌC : TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI I. MỤC TIÊU: Giúp HS: -Nêu được một số biểu hiện về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường như: lấy vào khí ôxi, tnức ăn, nước uống; thải ra khí các-bô-níc, phân, nước tiểu. - Hoàn thành sơ đồ về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường . II. CHUẨN BỊ: -Các hình minh hoạ trang 6 / SGK. -3 khung đồ như trang 7 SGK và 3 bộ thẻ ghi từ Thức ăn Nước Không khí Phân Nướctiểu Khí các-bô-níc III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1.Kiểm tra bài cũ: -Giống như thực vật, động vật, con người cần những gì để duy trì sự sống? -Để có những điều kiện cần cho sự sống chúng ta phải làm gì ? 2.Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: * Hoạt động 1:Trong quá trình sống, cơ thể người lấy gì và thải ra những gì Cách tiến hành: Bước 1: GV hướng dẫn HS quan sát tranh và thảo luận theo cặp. -Yêu cầu: HS quan sát hình minh hoạ trong trang 6 / SGK và trả lời câu hỏi: “Trong quá trình sống của mình, cơ thể lấy vào và thải ra những gì ?” Sau đó gọi HS trả lời (Mỗi HS chỉ nói một hoặc hai ý). H: Quan sát tranh, thảo luận cặp đôi và rút ra câu trả lời đúng. T: nhận xét các câu trả lời của HS. T: Kết luận: H: nhắc lại kết luận. Bước 2: GV tiến hành hoạt động cả lớp. H: đọc mục “Bạn cần biết” và trả lời câu hỏi: Quá trình trao đổi chất là gì ? T:Cho HS 1 đến 2 phút suy nghĩ và gọi HS trả lời, bổ sung đến khi có kết luận đúng. T: Nhận xét, kết luận: * Hoạt động 2: Trò chơi “Ghép chữ vào sơ đồ”. T: Chia lớp thành 3 nhóm theo tổ, phát các thẻ có ghi chữ cho HS và yêu cầu:Các nhóm thảo luận về sơ đồ trao đổi chất giữa cơ thể người và môi trường. Hoàn thành sơ đồ và cử một đại diện trình bày từng phần nội dung của sơ đồ. H: Đại diện các nhóm trình bày T: Nhận xét sơ đồ và khả năng trình bày của từng nhóm. Tuyên dương nhóm thắng cuộc * Hoạt động 3: Thực hành: Vẽ sơ đồ trao đổi chất của cơ thể người với môi trường. Cách tiến hành: Bước 1: GV hướng dẫn HS tự vẽ sơ đồ sự trao đổi chất theo nhóm 2 HS ngồi cùng bàn. Bước 2: HS lên bảng trình bày sản phẩm của mình..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> T: Nhận xét cách trình bày và sơ đồ của từng nhóm HS. T: Tuyên dương những HS trình bày tốt. 3.Củng cố- dặn dò: -Nhận xét giờ học, tuyên dương những HS, nhóm HS hăng hái xây dựng bài. -Dặn HS về nhà học lại bài và chuẩn bị bài sau. ---------------------------------------------------------------TIẾT 4 KỸ THUẬT: VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT, KHÂU THÊU (T1) I/ MỤC TIÊU: -HS biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu thêu. -Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ (gút chỉ). II. CHUẨN BỊ: -Một số mẫu vật liệu và dụng cụ cắt, khâu, thêu: vải và chỉ khâu, chỉ thêu các màu. Kim khâu, kim thêu các cỡ .Kéo cắt vải và kéo cắt chỉ. Khung thêu tròn cầm tay, phấn màu. dùng, thước dẹt thước dây, khuy cài khuy bấm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1.Ổn định: Kiểm tra dụng cụ học tập 2.Dạy bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Hướng dẫn cách làm: * Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét về vật liệu khâu, thêu. H: quan sát một số mẫu vải, nêu nhận xét về màu sắc hoa văn T: Nhận xét, giới thiệu một số mẫu: vải gồm nhiều loại vải bông, vải sợi pha, xa tanh, vải lanh, lụa tơ tằm, vải sợi tổng hợp với các màu sắc, hoa văn rất phong phú. T:Bằng hiểu biết của mình em hãy kể tên 1 số sản phẩm được làm từ vải? T: Giới thiệu một số loại vải nên sử dụng khi học. * Chỉ: T: giới thiệu về nguyên liệu làm chỉ, một số loại chỉ. T: Kể tên 1 số loại chỉ có ở hình 1a, 1b. T:Muốn có đường khâu, thêu đẹp phải chọn chỉ khâu có độ mảnh và độ dai phù hợp với độ dày và độ dai của sợi vải. T: kết luận như SGK. * Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kéo: * Kéo:  Đặc điểm cấu tạo: T:cho HS quan sát kéo cắt vải (H.2a) và kéo cắt chỉ (H.2b) và hỏi : +Nêu sự giống nhau và khác nhau của kéo cắt chỉ, cắt vải ? T: giới thiệu thêm kéo bấm trong bộ dụng cụ để mở rộng thêm kiến thức.  Sử dụng: H: quan sát H.3 SGK và trả lời: +Cách cầm kéo như thế nào? T: hướng dẫn cách cầm kéo . * Hoạt động 3: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét một số vật liệu và dụng cụ khác. T: cho HS quan sát H.6 và nêu tên các vật dụng có trong hình. H: quan sát và nêu tên : Thước may, thước dây, khung thêu tròn T: tóm tắt phần trả lời của HS và kết luận..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> 3.Nhận xét- dặn dò: T: Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS. Dặn dò: Chuẩn bị các dụng cụ may thêu để học tiết sau. ---------------------------------------------------TIẾT 5 ÂM NHẠC: ÔN TẬP 3 BÀI HÁT VÀ KÍ HIỆU GHI NHẠC ĐÃ HỌC Ở LỚP 3 I.MỤC TIÊU: -Biết hát theo giai điẹu và đúng lời ca của 3 bài hát đã học ở lớp 3: Quốc ca Việt Nam, Bài ca đi học, Cùng múa hát dưới trăng. -Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc vận động theo bài hát. II. CHUẨN BỊ: Khuông nhạc vẽ 7 nốt: Đô- rê- mi- pha- son- la- si. Dụng cụ gõ cho HS. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Phần mở đầu: Giới thiệu cho HS biết về môn Âm nhạc ở lớp 4. 2.Phần hoạt động: a.Nội dung 1: Ôn 3 bài hát lớp 3. T: chọn 3 bài hát ôn tập: Quốc ca Việt Nam, Bài ca đi học, Cùng múa hát dưới trăng. Ghi lên bảng. T: Hướng dẫn HS tập hát kết hợp gõ đệm hoặc vận động một số động tác phụ họa H: Hát theo hướng dẫn của GV. Gõ phách đúng nhịp, tiết tấu. b.Nội dung 2: Ôn một số kí hiệu ghi nhạc. -Ở lớp 3 em đã học được những kí hiệu nào? - Em hãy kể tên, em biết hình nốt nào? H: Trả lời: Đô- rê- mi- pha- son- la- si. H: đọc 7 nốt nhạc trên khuông nhạc. 3.Phần kết thúc: H: Cả lớp hát lại bài hát. T:Nhận xét tiết học.. THỨ 6. Ngày soạn: Ngày dạy: 2011. . . . . / ... . .. Thứ. .... / 2011 . . ./ . . … /. TIẾT 1. TẬP LÀM VĂN: NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN I. MỤC TIÊU : -Bước đầu hiểu thế nào là nhân vật ( Phần Ghi nhớ ) - Nhận biết được tính cách của từng người cháu (qua lời nhận xét của bà) trong chuyện Ba anh em.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> - Bước đầu biết kể tiếp câu chuyện theo tình huống cho trước, đúng tính cách nhân vật. II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 1. Bài cũ: T: Bài văn kể chuyện khác bài văn không phải là kể chuyện những điểm nào ? T: Nhận xét ghi điểm 2. Bài mới : * HĐ 1 : Nhận xét H: đọc BT1 H: Nêu những chuyện đã em mới học : ( Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Sự tích hồ Ba Bể ) H: thảo luận theo cặp:Nêu tên của các nhân vật có trong 2 truyện trên (nhân vật có thể là người, hoặc đồ vật, con vật, cây cối ....... được nhân hóa ) BT2 : H: Đọc yêu cầu T: Giải thích yêu cầu : Nhận xét tính cách của từng nhân vật H: thảo luận, nêu ý kiến VD : Nhân vật Dế Mèn : Khẳng khái có lòng thương người, ghét áp bức bất công . Sẵn sàng làm việc nghĩa để bênh vực kẻ yếu ........ T: gợi ý giúp HS rút ra ghi nhớ : ( SGK ) H: Nêu lại ghi nhớ * HĐ2 : luyện tập H: đọc yêu cầu nội dung BT1 T: Hướng dẫn HS nắm yêu cầu. H: Thảo luận cả lớp các câu hỏi - Nêu nhận xét của Bà về tính cách của từng cháu - Nhờ đâu mà Bà nhận xét được như vậy ? ( Nhờ quan sát hành động của mỗi người ) T: Nhận xét, kết luận. BT2 : H: nêu yêu cầu BT T: Hướng dẫn HS trao đổi suy nghĩ về các hướng sự việc có thể diễn ra và đi tới kết luận H: Tập kể theo cặp các tình huống, một số HS kể trước lớp T: nhận xét bổ sung 3. Củng cố : T: Nhận xét gời học - Dặn dò: Viết câu chuyện ở bài tập 2 vào vở.. --------------------------------------------------------TIẾT 2 TOÁN:. LUYỆN TẬP. I. MỤC TIÊU : - Tính được giá trị của biểu thức có chứa một chữ khi thay chữ bằng số. - Làm quen công thức tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh là a. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 1. Kiểm tra bài cũ: H: Làm bài tập 3 (2 HS) H: Làm bài tập 3 (2 HS...

<span class='text_page_counter'>(20)</span> 2. Luyện tập : Bài tập 1: H: Nêu yêu cầu. H: Làm vào vở. H: 2 HS lên bảng chữa bài H+T: Nhận xét, chốt kết quả đúng Bài tập 2: ( 2 câu) H: Nêu yêu cầu T: Giúp HS nắm rõ yêu cầu H: Làm vào vở, đổi chéo vở kiểm tra thống nhất kết quả. T: Nhận xét. Bài tập 4 : T: vẽ hình vuông lên bảng có độ dài cạnh là a T: Xây dựng công thức tính : H: Nhắc lại cách tính chu vi hình tứ giác T: Liên hệ hướng dẫn HS tính chu vi P của hình vuông - HS nêu : Chu vi hình vuông bằng độ dài một cạnh nhân với 4. Khi độ dài cạnh bằng a thì chu vi hình vuông P=a x 4 T: nhấn mạnh cách tính chu vi H: tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh là 5cm a = 5 cm thì p= 5 x 4 = 20 ( cm ) T: Nhận xét 3. Củng cố - dặn dò H: Nhắc lại cách tính chu vi hình vuông T: Nhận xét giờ học. Dặn dò : Xem lại các bài tập, chuẩn bị bài sau. ------------------------------------------------------------TIẾT 3 ĐỊA LÝ : LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ ( T1 ) I. MỤC TIÊU : - HS biết bản đồ là một hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt trái đất theo một tỉ lệ nhất định. - Biết một số yếu tố của bản đồ: tên bản đồ, phương hướng, kí hiệu bản đồ. II. CHUẨN BỊ: 1 số loại bản đồ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 1. Kiểm tra : kiểm tra sách ở HS 2. Bài mới : * HĐ1 : Tìm hiểu khái niệm bản đồ ( HĐ cả lớp ) T: treo một số loại bản đồ lên bảng . Yêu cầu HS đọc tên các bản đồ đó . - H: nêu phạm vi lãnh thổ được thể hiện trên mỗi bản đồ T: Kết luận : Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt trái đất theo tỷ lệ nhất định Ngày nay muốn vẽ bản đồ người ta có thể chụp ảnh từ vệ tinh sau đó sẽ vẽ *HĐ 2 : Tìm hiểu một số yếu tố của bản đồ : H: Thảo luận nhóm các câu hỏi +Tên bản đồ cho ta biết điều gì? +Trên bản đồ người ta qui định các phương hướng Bắc, nam, đông, tây như theá naøo?.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> +Tỉ lệ bản đồ cho em biết điều gì? HS đọc thầm ( SGK ) tìm hiểu : ( tên của bản đồ, các hướng trên bản đồ, thể hiện tỷ lệ xích khi vẽ bản đồ, ký hiệu bản đồ ) H: Đại diện các nhóm trình bày T: Nhận xét, tổng hợp H: lên bảng chỉ đường biên giới của nước Việt Nam - của Thủ đô, Thành phố, mỏ khoáng sản 3. Củng cố - dặn dò : - HS nhắc lại khái niệm của bản đồ, kể một số yếu tố của bản đồ T: Nhận xét giờ học, dặn dò. ----------------------------------------------------. TIẾT 4 THỂ DỤC: Bài. 2 : TẬP HỢP HÀNG DỌC, DÓNG HÀNG, ĐIỂM SỐ,. ĐỨNG NGHIÊM , ĐỨNG NGHỈ - TRÒ CHƠI “ CHẠY TIẾP SỨC ” I. MỤC TIÊU : - Biết cách dàn hàng, dồn hàng, động tác quay phải, quay trái đúng với khâu lệnh. Ôn tập cho HS các kỹ năng về ĐHĐN ( tập hợp ...) - Bước đầu biết cách quay và đi đều theo nhịp. - T/C trò chơi “ chạy tiếp sức ”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi đúng luật II.ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN : Địa điểm : Trên sân trường.Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. Phương tiện : Chuẩn bị 1 còi, 2 - 4 lá cờ đuôi nheo, kẻ, vẽ sân trò chơi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 1. Phần mở đầu : H: tập hợp T: Nhận lớp, nêu yêu cầu nội dung tiết học phần cơ bản. H: khởi động các khớp, chạy chậm trên địa hình tự nhiên 2 vòng 2. Phần cơ bản: HĐ1 : Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ T: điều khiển cho lớp tập có nhận xét sửa chữa động tác sai cho HS. T: chia tổ cho HS luyện tập dưới sự điều khiển của tổ trưởng. GV quan sát nhận xét, sửa chữa sai sót cho HS. T: Tập hợp lớp tập lại 1 lần, cho các tổ thi đua trình diễn. GV cùng HS quan sát, nhận xét, biểu dương tinh thần, kết quả tập luyện. HĐ 2 : Tổ chức trị chơi : Chạy tiếp sức ( SGK ) T: nêu tên trò chơi, tập hợp HS theo đội hình chơi. T: giải thích cách chơi và luật chơi: T: cùng một nhóm HS làm mẫu. T: cho một tổ chơi thử, rồi cho cả lớp chơi thử . H: thi đua chơi. T: quan sát, biểu dương tổ thắng cuộc. 3. Phần kết thc, củng cố : H: Làm động tác thả lỏng T: Nhận xt tiết học - dặn dị ------------------------------------------------------.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> TIẾT 5 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ : SINH HOẠT LỚP I. MỤC TIÊU : - Đánh giá nhận xét hoạt động tuần qua để giúp HS nhận ra mặt tốt, mặt tồn tại, hạn chế để HS khắc phục tồn tại và phát huy ưu điểm . II. HÌNH THỨC TỔ CHỨC : 1. Đánh giá: - Lớp trưởng đánh giá chung hoạt động tuần qua. - Các tổ trưởng nêu các đánh giá cụ thể. - Cá nhân phát biểu. - Nhận xét chung của GV. 2. Phương hướng:GV nêu những việc làm tuần tới: -Duy trì sĩ số. -Lao động vệ sinh. -Học bài và làm bài tập. - Bổ sung dụng cụ học tập còn thiếu. \ TUẦN 2 : THỨ 2 TIẾT 1 TẬP ĐỌC:. Ngày soạn: Ngày dạy: 2011. . . . . / ... . .. Thứ. .... / 2011 . . ./ . . … /. DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU ( T2 ). I. MỤC TIÊU:. - Giọng đọc phù hợp tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn. - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp ghét áp bức, bất công, bênh vực chị nhà trò yếu đuối . - Chọn được danh hiệu phù hợp với tính cách của Dế Mèn. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK) - GDKNS: Thể hiện sự cảm thông, Xác định giá trị, Tự nhận thức về bản thân. II. CHUẨN BỊ: - Tranh minh hoạ ( SGK ) + Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:. 1. Kiểm tra: HS đọc thuộc bài “Mẹ ốm ” + trả lời câu hỏi nội dung đoạn H: 1 HS đọc truyện “Dế Mèn ...........” Phần 1 nêu ý nghĩa của truyện T: Nhận xét, chấm điểm 2. Bài mới: a.: Giới thiệu bài b: HD luyện đọc và tìm hiểu bài * Luyện đọc: T: Chia đoạn: 3 đoạn H: đọc tiếp nối nhau từng đoạn ( SGK ) ( 2lượt) T: kết hợp sửa lỗi phát âm cho các em. (Chú ý những tiếng khó đọc) nặc nô, co rúm lại, béo múp béo míp, quang hẳn ...) H: luyện đọc theo cặp. 1 - 2 HS đọc cả bài.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> T: Hướng dẫn HS tìm hiểu các từ khó hiểu trong bài T: Đọc mẫu bài, hướng dẫn HS đọc diễn cảm b) Tìm hiểu bài: H: 1 HS đọc đoạn1 (4 dòng đầu) T: Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào? T: Hướng dẫn HS rút ý đoạn 1 : Trận địa của bọn nhện H: 1 HS đọc đoạn 2: (Tôi cất tiếng ........ giã gạo) T: Dế Mèn làm cách nào để bọn nhện phải sợ? (Dế Mèn hỏi lời lẽ rất oai, giọng thách thức của kẻ mạnh đòi nói chuyện với tên nhện chóp bu, xưng hô: ai, bän mày, ta...Quay phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách ) T: Rút ý đoạn 2 H: đọc đoạn 3:Ý 2 : Dế Mèn ra oai T: Dế Mèn đã nói như thế nào cho bọn nhện nhận ra lẽ phải? H: Dế Mèn đã phân tích để bọn Nhện thấy chúng hành động hèn hạ không quân tử - rất đáng xấu hổ - Đồng thời đe doạ chúng. T: Bọn nhện sau đó đã hành động như thế nào ? ( chúng sợ hãi, cùng dạ ran cuống cuồng chạy dọc ngang , phá hết các dây tơ chăng lối . T: Rút ý 3 : Dế Mèn phân tích cho bọn nhện hiểu lẽ phải T: Nêu câu hỏi 4 H: Đặt danh hiệu cho Dế Mèn : danh hiệu thích hợp : Hiệp sĩ vì : Người có sức mạnh và lòng hào hiệp, sẵn sàng làm việc nghĩa. Tự nhận thức về bản thân c) HS đọc diễn cảm : T: Hướng dẫn HS giọng đọc thể hiện sự khác biệt ở những câu văn mô tả với câu văn thuật lại lời của Dế Mèn ....., chuyển giọng linh hoạt phù hợp từng cảnh, từng chi tiết .Nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả , gợi cảm ( sừng sững, lủng củng, hung dữ, đánh đá, nặc nộ, quay phắt, phóng càng ... ) T: đọc mẫu H: luyện đọc theo cặp ( từng đoạn ) : Thi đọc diễn cảm. 1 -2 HS đọc toàn bài 3. Củng cố - Dặn dò T Bài văn giúp em hiểu điều gì ? H: Nêu Ý chính bài : Bài văn ca ngợi Dế mèn có tấm lòng nghĩa hiệp ghét áp bức bất công bênh vực chị Nhà Trò yếu ớt. Thể hiện sự cảm thông T: Liên hệ thực tế Xác định giá trị T: Dặn: Xem lại bài, chuẩn bị bài sau. TIẾT 2 TOÁN CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ I. MỤC TIÊU : Giúp HS - Biết mối quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề - Biết viết và đọc các số có đến sáu chữ số . II. CHUẨN BỊ: - Bảng phô + bảng cài + Bộ chữ số III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 1. Kiểm tra bài cũ :. SỐ.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> H: chữa BT3 ( SGK ) T: Nhận xét, chấm điểm 2. Bài mới : a) Ôn lại các hàng đơn vị, chục, trăm, nghìn ......., H: nêu quan hệ giữa các đơn vị các hàng liền kề:10 đơn vi = 1 chục ......... b) Hàng trăm nghìn : T: Giới thiệu 10 chục nghìn = 100 nghìn ( viết 100.000 ) c) Viết và đọc số : có 6 chữ số : T: kẻ bảng (SGK ) – H: quan sát - GV ghi số ( theo từng hàng vào bảng) H: xác định số này gồm mấy trăm nghìn, chục nghìn ....... ? đơn vị T:Hướng dẫn HS đọc và viết số T: hướng dẫn HS : Xác định từng hàng của số sau đọc, viết theo từng hàng . VD : 345215 ( Đọc : Ba trăm bốn mươi lăm nghìn hai trăm mười lăm) d. Luyện tập Bài tập 1: H: Nêu yêu cầu. H: Tự làm vào nháp, đọc kết quả. T: Nhận xét chốt kết quả đúng. Bài tập 2: H: Nêu yêu cầu H: thảo luận theo cặp. Đại diện mọtt số cặp trình bày. T: Nhận xét, chốt kết quả đúng. Bài tập 3: T: ghi các số lên bảng. H: nối tiếp nhau đọc các số. Bài tập 4a,b: T: Đọc cho HS viết các số vào vở 3. Củng cố - dặn dò T: Nhận xét giờ học. Dặn: Tập đọc các số có sáu chữ số.. ----------------------------------------------TIẾT 3 CHÍNH TẢ : ( Nghe viết ) MƯỜI NĂM CÕNG BẠN ĐI HỌC I. MỤC TIÊU : - Nghe - viết chính xác . Trình bày đúng bài chính tả sạch sẽ, đúng chính tả. - Làm đúng bài tập 2 và 3a II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ : Hs lên bảng viết những tiếng có vần an/ang trong BT2 ( tiết trước ) 2. Các HS khác viết vào nháp – GV kiểm tra. T: Nhận xét chấm điểm 2. Bài mới : * HĐ1: Hướng dẫn HS nghe, viết T: đọc toàn bài chính tả ( SGK ) – HS theo dõi ( SGK ) H: đọc thầm lại toàn bài . Lưu ý tên riêng cần viết hoa . ( Vinh Quang, Chiêm Hoá ....... ) Chữ số 10 năm, 4ki-lô-mét . Từ dễ viết sai : Khúc khuỷu, gập ghềnh, liệt ......... T: đọc lại bài chính tả 1 lần nữa T: đọc bài – HS nghe và viết bài.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> T: đọc lại bài – HS soát lại bài T: Chấm bài 5 -7 em – H: đổi chéo vở kiểm tra cho nhau. Sữa chữa những lỗi viết sai ( sang lề ở trang vở ) T: nhận xét bài viết * HĐ 3 : Luyện tập : H: làm BT 2 vào vở – GV theo dõi hướng dẫn H: nêu kết quả BT T:nhận xét - Bổ sung :Lát sau - rằng - phải chăng – băn khoăn – không sao - để xem ) BT 3a H: đọc câu đố H: giải vào nháp, nêu kết quả. T: Nhận xét, chốt kết quả đúng 3. Củng cố : T: Nhận xét giờ học. Dặn dò : Chuẩn bị bài sau, viết vào nháp các từ còn sai -----------------------------------------------------------------TIẾT 4 KHOA HỌC : TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI ( TIẾP ) I. MỤC TIÊU : Sau bài học HS nắm được : - Kể tên được một số cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người: tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết - Biết được nếu một trong các cơ quan trên ngừng hoạt động cơ thể sẽ chết II. CHUẨN BỊ: - Tranh hình trang 8 (SGK ) III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Kiểm tra : T: Trong quá trình sống cơ thể người lấy vào từ môi trường những gì và thải ra môi trường những gì? T: Nhận xét, chấm điểm 2. Bài mới : * Hoạt động 1 : a) Xác định những cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất H: quan sát tranh - Thảo luận cặp: Nêu tên của các cơ quan ; chức năng nhiệm vụ; dấu hiệu bên ngoài của quá trình trao đổi chất : Lấy vào, thải ra trong các hình từ 1 đến 4 H: Thảo luận, đại diện các nhóm trình bày kết quả H: nhận xét bổ sung T: ghi tóm tắt ý chính vào bảng kẻ sẳn ( SGK ) H: nhắc lại b) GV giảng về cơ quan tuần hoàn trong việc thực hiện quá trình trao đổi chất diễn ra bên trong cơ thể H: trao đổi nhóm đôi :Tiếp tục hoàn thiện vào bảng H: Một số nhóm trình bày T: Nhận xét, chốt kết quả đúng * Hoạt động 2: Tìm hiểu mối quan hệ giữa các cơ quan trong việc thực hiện trao đổi chất ở người H:Thảo luận nhóm: quan sát sơ đồ (SGK ) tìm ra từ còn thiếu để bổ sung vào sơ đồ. Trình bày được mối quan hệ giữa các cơ quan trong quá trình trao đổi chất H: Đại diện nhóm trình bày kết quả.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> H: các nhóm khác nhận xét, bổ sung T: Rút ra kết luận ( SGK ) T: Điều gì xẽ xảy ra nếu một trong 4 cơ quan trên ngừng hoạt động? H: Thảo luận, nêu ý kiến T: Nhận xét chốt ý đúng: nếu một trong các cơ quan trên ngừng hoạt độngcơ thể sẽ chết 3. Củng cố - Dặn dò T: Nhắc lại nội dung bài. T: Nhắc nhở HS giữ vệ sịn các cơ quan trên. Dặn: Xem lại bài chuẩn bị bài sau. ----------------------------------------------------------------TIẾT 5 ĐẠO ĐỨC : TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP ( T2 ) I. MỤC TIÊU : -Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập. - Biết được : Trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến.. - Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của học sinh. - Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập. - GDKNS: Kĩ năng tự nhận thức về sự trung thực trong học tập của bản thân, Kĩ năng bình luận, phê phán những hành vi không trung thực trong học tập, Kĩ năng làm chủ bản thân trong học tập II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 1. Kiểm tra bài cũ : HS nêu ghi nhớ ( SGK ) - Nêu 1 số hành vi thiếu trung thực trong học tập T: Nhận xét, chốt kết quả đúng 2. Luyện tập, thực hành: * HS thảo luận nhóm đôi ( BT3 SGK ) T: nêu yêu cầu bài tập H: Thảo luận nhóm đôi. H: trình bày kết quả - Lớp trao đổi nhận xét, bổ sung T: kết luận về cách ứng xử đúng trong mỗi tình huống : a) Chịu nhận điểm kém rồi quyết tâm học để gỡ lại b) Báo lại cho cô giáo biết đó chữa lại điểm cho đúng c) Nói bạn thông cảm vì làm như vậy là không trung thực trong học tập . * HS trình bày tư liệu tranh, ảnh đã sưu tầm được H: Đại diện các nhóm trình bày tranh, ảnh, tư liệu sưu tầm được. T: Em nghỉ gì về những mẩu chuyện, tấm gương đó ? H: Tự do phát biểu. Kĩ năngtự nhận thức về sự trung thực trong học tập. T: kết luận : Xung quanh chúng ta có nhiều tấm gương về trung thực trong học tập chúng ta cần học tập các bạn đó . * Trình bày tiểu phẩm ở BT5 ( SGK ) H: Mỗi nhóm cử đại diện trình bày H: Các nhóm khác theo dõi nhận xét T: Nếu em ở vào tình huống đó em có hành động như vậy không ? Vì sao ?.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> H: Tự do phát biểu. T: Nhận xét, chốt lại những hành động nên làm trong tình huống đó Kĩ năng bình luận, phê phán những hành vi không trung thực trong học tập và kĩ năng làm chủ bản thân trong học tập. 3. Củng cố : Nhận xét - dặn dò T: Qua bài học chúng ta cần phải biết quý trọng những bạn trung thực và không bao che chonhững hành vi triếu trung thực trong học tập. T: Liên hệ thực tế. H: nêu gương các bạn trong lớp, trường trung thực trong học tập T: Nhận xét giờ học, dặn dò.. THỨ 3 TIẾT 1 TOÁN :. Ngày soạn: Ngày dạy: 2011. . . . . / ... . .. Thứ. .... / 2011 . . ./ . . … /. LUYỆN TẬP. I. MỤC TIÊU :. - Viết và đọc được các số có tới sáu chữ số II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :. 1. Kiểm tra bài cũ: T: đọc cho HS viết các số: 132456; 436357; 105606; 250787 H: Viết và đọc lại các số. T: Nhận xét, chấm điểm 2. Bài mới a. Giới thiệu bài b. Bài mới: Bài tập 1: H: Nêu yêu cầu H: làm vào nháp, đọc kết quả. T: Nhận xét, chốt kết quả đúng. Bài tập 2: H:Nêu yêu cầu H: Làm theo cặp, đại diện các cặp trình bày. H+T: Nhận xét chốt kết quả đúng Bài tập 3a,b,c: H: Nêu yêu cầu H: Làm vào vở. Đổi chéo vở kiểm tra, thống nhất kết quả. T: Nhận xét, chốt kết quả đúng Bài tập 4a,b: H: Nêu yêu cầu H: Làm vào vở. T: chấm 5 bài, nhận xét chốt kết quả đúng 3 Củng cố - Dặn dò : T: Nhận xét giờ học. T: Dặn: chuẩn bị bài sau. ---------------------------------------------. TIẾT 2 LUYỆN TỪ VÀ CÂU :. MỞ RỘNG VỐN TỪ :. NHÂN HẬU, ĐOÀN KẾT.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> I. MỤC TIÊU : - Biết thêm một số từ ngữ ( gồm cả thành ngữ,tục ngữ và từ Hán Việt. thông dụng ) về chủ điểm thương người như thể thương thân. - Nắm được một số từ có tiếng « nhân » theo 2 nghĩa khác nhau : người, lòng thương người. II. CHUẨN BỊ : Bảng phụ - VBT III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :. 1. Kiểm tra : H: 3 HS lên bảng viết 1 số tiếng mà có bộ phận vần là 1 âm, 2 âm, 3 âm . T: NhẬN xét, ghi điểm 2. Bài mới : Bài tập 1: H:1 HS đọc yêu cầu BT H: trao đổi nhóm đôi – Làm BT vào vở nháp H: nêu kết quả , các HS khác nhận xét bổ sung . T: Nhận xét, ghi ý đúng lên bảng . a)Từ thể hiện lòng nhân hậu : Lòng nhân ái, lòng vị tha, tình thân ái, tình thương mến, yêu quý, xót xa, tha thứ, độ lượng, bao dung, thông cảm .... b) Từ trái nghĩa với từ nhân hậu – yêu thương : Hung ác, tàn ác, tàn bạo, cay độc, ác nghiệt, hung dữ, dữ tợn ..... c) Từ thể hiện tinh thần đùm bọc: Cứu giúp, cứu trợ, ủng hộ, hỗ trî, bênh vực, bảo vệ, che chở ...... d) Từ trái nghĩa với từ đùm bọc: ăn hiếp, hà hiếp, bắt n¹t, hành hạ, .... Bài tập 2: H: Nêu yêu cầu bài tập H: thảo luận nhóm, ghi kết quả vào nháp. Đại diện nhóm trình bày H: Các nhóm nhóm khác bổ sung. T: Nhận xét, chốt kết quả đúng. a) Từ có tiếng nhân có nghĩa là người: Nhân dân, công nhân, nhân loại, nhân ái b) Từ có tiếng nhân có nghĩa là lòng nhân ái : Nhân hậu , nhân ái, nhân từ ... Bài tập 3: H: Nêu yêu cầu: đặt câu H: Làm vào nháp. Đọc kết quả. T: Nhận xét các câu. Bài tập 4 : ( HS khá giỏi )GV ghi các câu thành ngữ lên bảng H: thảo luận: Tìm hiểu nghĩa của từng từ ngữ - HS nêu kết quả - Lớp nhận xét T : Nhận xét, bổ sung a) Ở hiền gặp lành : ( Khuyên người ta sống hiền lành, nhân hậu ) b) Trâu buộc ghét trâu ăn : ( Chê người có tính xấu) c) Một cây làm chẳng ......, ........ núi cao : ( Khuyên người ta đoàn kết ) 3. Củng cố : T : Tóm tắt lại nội dung bài Dặn : Hoàn thành các bài tập. ---------------------------------------------------TIẾT 3 LỊCH SỬ :. LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ (tiếp). I. MỤC TIÊU: - Nêu được các bước sử dụng bản đồ: đọc tên bản đồ, xem bảng chú giải,tìm đối tượng lịch sử hay địa lý trên bản đồ..

<span class='text_page_counter'>(29)</span> - Biết đọc bản đồ ở mức độ đơn giản: nhận biết vị trí, đặc điểm của đối tượng trên bản đồ; dựa vào kí hiệu màu sắc phân biệt độ cao, nhận biết núi, cao nguyên, đồng bằng , vùng biển. II. CHUẨN BỊ: Bản đồ Việt Nam + Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 1. Kiểm tra :H: Bản đồ là gì ? HS đọc tên 1 số bản đồ ( GV đưa ra ) T: Nhận xét, chấm điểm 2. Bài mới : * HĐ1 : Tìm hiểu cách sö dông bản đồ T: Muốn sử dụng bản đồ ta phải làm gì? H: +Đọc tên bản đồ để biết thể hiện nội dung gì? +Xem bảng chú giải để biết ký hiệu đối tượng địa lý. +Tìm đối tượng địa lý dựa vào ký hiệu. H: các nhóm làm bài tập (SGK) +Nhóm I : bài a (2 ý) +Nhóm II : bài b – ý 1, 2. +Nhóm III : bài b – ý 3. H: Đại diện các nhóm trình bày kết quả T: nhận xét đưa ra kết luận : +Nước láng giềng của VN: TQ, Lào, Campuchia. +Biển nước ta là 1 phần của biển Đông. +Quần đảo VN: Hoàng Sa, Trường Sa. +Một số đảo VN: Phú Quốc, côn Đảo … 4.Củng cố : Cả lớp -Treo bản đồ hành chính VN lên bảng. -H : Đọc tên bản đồ, chỉ 4 hướng. Chỉ vị trí tỉnh em đang ở. Chỉ tên tỉnh giáp với tỉnh em ở. T: Nhận xét giờ học, dặn dò.. -------------------------------------------------------TIẾT 4 KỂ CHUYỆN :. KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC. I. MỤC TIÊU :. - Hiểu câu chuyện thơ “ Nàng tiên ốc ” kể lại đủ ý bằng lời của mình . - Hiểu ý nghĩa của chuyện : Con người cần thương yêu, Giúp đỡ lẫn nhau . II. CHUẨN BỊ: Tranh minh họa truyện ( SGK ) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :. 1. Kiểm tra : H: kể chuyện sự tích “ Hồ Ba Bể ”Nêu ý nghĩa c©u chuyện T: Nhận xét, chấm điểm 2. Bài mới : a. giới thiệu bài b. Tìm hiểu câu chuyện : T: đọc bài thơ.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> H: 3 HS đọc tiếp nối 3 đoạn của bài thơ – 1 em đọc toàn bài H: đọc thầm bài thơ theo từng đoạn :LÇn lît tr¶ lời câu hỏi : + Bà lão nghèo làm nghề gì để sinh sống ? ( Bà lão . . . : Mò cua bắt ốc ) + Bà lão làm gì khi bắt được ốc ? ( thấy ốc đẹp bà không muốn bán . . . để nuôi ). + Từ khi có ốc bà lão thấy trong nhà có gì lạ ? ( Đi làm về bà thấy nhà cửa quét sạch sẽ, . . ., vườn rau đã sạch cỏ ). + Khi rình xem – Bà lão đã thấy gì ? ( Thấy 1 nàng tiên từ trong chum nước chui ra ) + Câu chuyện kết thúc như thế nào ? ( Bà lão và nàng tiên sồng hạnh phúc bên nhau ) T:Ý nghĩa câu chuyện c. Hướng dẫn HS kể chuyện * Hướng dẫn HS kể lại câu chuyện bằng lời của mình T: thế nào là kể chuyện bằng lời của mình ? ( Em đóng vai người kể, kể lại câu chuyện cho người khác nghe dựa vào nội dung truyện thơ ) H: tập kể chuyện theo cặp đôi H: 2-3 HS kể cả câu chuyện 3. Củng cố : HS nêu ý nghĩa của chuyện T: Nhận xét, dặn dò.. THỨ 4 TIẾT 1 TẬP ĐỌC :. Ngày soạn: Ngày dạy: 2011. . . . . / ... . .. Thứ. .... / 2011 . . ./ . . … /. TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH. I. MỤC TIÊU :. - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng tự hào, tình cảm - Hiểu nội dung : Bài thơ ca ngợi kho tàng truyện cổ của đất nước . Đó là những câu chuyện vừa nhân hậu, vừa thông minh, chứa đựng kinh nghiệm sống quý báu của cha ông. ( Trả lời được các câu hỏi ở SGK thuộc 10 đầu hoặc 12 dòng thơ cuối) II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY, HỌC :. 1. Kiểm tra : H: 3 em đọc nối tiếp 3 đoạn bài “ Dế Mèn .......” T: Qua bài học em nhớ nhất hình ảnh nào của dế mèn ? Vì sao ? T: Nhận xét, chấm điểm 2. Bài mới : a.Giới thiệu bài. b. Luyện đọc T: chia đoạn: Bài chia làm 5 đoạn như sau : 1. Từ đầu - độ trì 2. Tiếp theo đến nghiêng soi 3. Tiếp của mình 4. Tiếp việc gì ? 5. Còn lại H: đọc nối tiếp đạn: 3lượt T: kết hợp nhắc nhở - Sửa chữa những em phát âm sai, ngắt nghỉ chưa đúng chỗ. T: Hướng dẫn HS tìm hiểu các từ : Đé trì, độ lượng , đa tình, đa mang ......

<span class='text_page_counter'>(31)</span> H: luyện đọc theo cặp H: 2 HS đọc toàn bài : T: Đọc mẫu toàn bài. c. Tìm hiểu bài H: đọc thầm toàn bài - Vì sao tác giả yêu truyện cổ nước nhà ? ( Vì truyện cổ nước mình rất nhân hậu, ý nghĩa rất sâu xa . Truyện cổ giúp ta nhận ra những phẩm chất quý báu của ông cha : Công bằng, thông minh, độ lượng, đa tình, đa mang ) Truyện cổ còn truyền cho ta nhiều điều răn dạy : Nhân hậu, ở hiền, chăm làm , tự tin. ...... - Bài thơ gợi cho em nhớ đến những truyện cổ nào ? ( Tấm cám .....) T: tóm tắt 2 câu chuyện “ Tấm cám . Anh trai cày..... ” và nói về ý nghĩa của 2 câu chuyện đó - Tìm thêm những truyện cổ thể hiện tính nhân hậu của người Việt Nam ? T: Em hiểu ý 2 câu thơ cuối bài như thế nào ? ( Truyện cổ chính là những lời răn dạy của cha, ông đối với đời sau ....) d. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và học thuộc lòng T: đọc mẫu : Hướng dẫn HS đọc . H: đọc diễn cảm theo cặp và học thuộc H: Thi đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng bài thơ trước lớp. 3. Củng cố : T:Nhận xét giờ học. liên hệ thực tế. Dặn dò : Học thuộc lòng cả bài, chuẩn bị bài sau. -----------------------------------------------------TIẾT 2. TOÁN :. HÀNG VÀ LỚP. I. MỤC TIÊU :. - Biết được các hàng trong lớp đơn vị, lớp nghìn. - Biết được giá trị của chữ số theo vị trí của từng chữ số đó trong mỗi số . - Biết viết số thành tổng theo hàng II. CHUẨN BỊ: - Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :. 1. Kiểm tra bài cũ: H: 2 HS chữa BT 3 ( SGK ) T: Nhận xét ghi điểm 2. Bài mới : * HĐ 1 : Giới thiệu lớp đơn vị, lớp nghìn . a) Lớp đơn vi : H: nêu tên các hàng đã học . ( Hàng đơn vị, chục , trăm ..... .) T: giới thiệu hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm . Thuộc lớp đơn vị . - Hàng nghìn, chục ngìn, trăm nghìn hợp lại thành lớp nghìn T: đưa bảng phụ : HS nêu hàng đơn vị, chục, trăm hợp lại thành lớp đơn vị : Hay lớp đơn vị gồm hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm T: viết số 425 vào cột số ( ở bảng phụ : HS lên viết từng chữ số ở các cột ghi bảng . ( 1 ) ở hàng đơn vị , (2 ) ở hàng chục, ( 4 ) ở hàng trăm. + Tiến hành tương tự với số 565 000 và 565 425 ( cho HS viết) ( Lưu ý HS khi viết các hàng vào cột viết theo các hàng từ bé đến lớn).

<span class='text_page_counter'>(32)</span> - HS đọc thứ tự các hàng từ đơn vị - trăm nghìn : * HĐ2 : Luyện tập Bài tập 1: H: Nêu yêu cầu. H: làm vào nháp, đọc kết quả. T: Nhận xét, chốt kết quả đúng. Bài tập 2: H: nêu yêu cầu. H: Làm vào vở, đổi chéo vở kiểm tra, thống nhất kết quả T: Nhận xét, chốt kết quả. Bài tập 3: H: Làm vào vở. T: Chấm 5 bài, nhận xét. 3. Củng cố : T: Nhận xét giờ học Dặn dò : Hoàn thành các bài tập.. ------------------------------------------------------------TIẾT 3 TẬP LÀM VĂN :. KỂ LẠI HÀNH ĐỘNG CỦA NHÂN VẬT. I.MỤC TIÊU:. - HS hiểu :Hành động của nhân vật là thể hiện tính cách của nhân vật; nắm được cách kể hành động của nhân vật - Biết dựa vào tính cách để xác định hành động của từng nhân vật (Chim Sẻ, Chim Chích), bước đầu biết sắp xếp các hành động theo thứ tự trước-sau để thành câu chuyện II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :. 1. Kiểm tra bài cũ :T: Thế nào là kể chuyện ?Nêu các nhân vật trong chuyện “ Nàng Tiên Ốc ” T: Nhận xét, ghi điểm 2. Bài mới : a. giới thiệu bài * Hoạt động 1 : Nhận xét : H: 1 HS đọc chuyện : Bài văn bị điểm kh«ng. H: cả lớp đọc thầm - Trao đổi nhóm đôi T: Đọc yêu cầu của BT 2,3 : Hướng dẫn HS làm bài H: 1 HS xung phong lên bảng : Ghi lại vấn tắt 1 hàng động của 1 cậu bé bị điểm 0 : ( Giờ làm bài : Nộp giấy trắng ) T: nhận xét bài làm của em HS : VD: với yêu cầu của BT2 - GV nhấn mạnh : Ghi vắn tắt : ( Giờ làm bài em không tả, không viết nộp giấy trắng cho cô ) Các em cã thể ghi . Giờ làm bài nộp giấy trắng . H: làm bài vào vở BT - Gọi HS nêu kết quả *Ý1: a) Giờ làm bài : Không tả, không viết : ( HS ghi vắn tắt : Giờ làm bài nộp giấy trắng . b) Giờ trả bài : Làm thinh khi cô hỏi – Mãi sau mới nói “ Thưa cô con không có ba ” HS ghi giờ trả bài : Im lặng mãi mới nói c) Lúc ra về : Khóc khi bạn hỏi HS ghi : Lúc ra về khóc khi bạn hỏi ..

<span class='text_page_counter'>(33)</span> * Ý 2: Mỗi hành động nói trên đều nói lên tình yêu cha, tính cách trung thực của câu : HS ghi thể hiện tính trung thực H: Một số HS khá xung phong diễn đạt đoạn văn cụ thể hơn. Y/C 3 : Các hành động của cậu bé được kể theo thứ tự nào ? Lấy dẫn chứng cụ thể để minh hoạ ? - Em có nhận xét gì về thứ tự kể các hành động nói trên ? - Khi kể lại hành động của nhân vật cần chú ý điều gì ? T: Gợi ý HS rút ra Phần ghi nhớ ( SGK ) H: nhắc lại nhiều lần * Hoạt động 2: Luyện tập H: đọc yêu cầu BT : Thảo luận nhóm đôi : Hướng dẫn HS sắp xếp và điền đúng tên vào chổ trống . Một số HS nêu trình tự đúng. H: kể câu chuyện theo dàn ý đã được sắp xếp T: Nhận xét, chấm điểm một số HS kể tốt. 3. Củng cố - Dặn dò : T: Nhận xét giờ học, tuyên dương các em kể tốt. Dặn: Tập kể ở nhà câu chuyện “Chích và Sẻ” ---------------------------------------------------------TIẾT 4 MỸ THUẬT: VẼ THEO MẪU : VẼ HOA LÁ I. MỤC TIÊU : - Hiểu hình dáng đặc điểm, màu sắc của hoa lá. - Biết cách vẽ hoa, lá. - Vẽ được bơng hoa, chiếc lá theo mẫu ,có ý thức chăm sóc bảo vệ cây coái . II. CHUẨN BỊ : - Tranh ảnh một số loại hoa ,lá cả hình dáng màu sắc đẹp . - Một số bông hoa ,cành lá đẹp để làm mẫu vẽ . - Hình gợi ý cách vẽ hoa ,lá trong bộ đồ dùng dạy học .Bài vẽ của HS các lớp trước III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1/ KTBC : GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS T: nhận xét tuyên dương . 2/ Bài mới : * Hoạt động 1:Quan sát nhận xét . T: nêu câu hỏi . -Trên tay cô đang cầm bông hoa gì ? - Bông hoa hồng có hình dạng ntn, màu gì ? + Em hãy cho cô biết lá này người ta gọi là lá gì? + Lá có hình dạng ntn ,màu gì T: nhận xét bổ sung . * Hoạt động 2 :Cách vẽ hoa ,lá . T: cho HS quan sát một số bài vẽ của lớp trước ,T: yêu cầu quan sát kĩ hoa ,lá trước khi vẽ và tiến hành các bước sau - Vẽ khung hình chung của hoa ,lá.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> - Ước luợng tỉ lệ và vẽ phác các nét chính của hoa ,lá . - Chỉnh sửa cho gần với mẫu . - Vẽ nét chi tiết cho rõ đặc điểm của hoa ,lá . - Tô màu theo mẫu hoặc theo ý thích . Hoạt động 3 : Thực hành : T: yêu cầu HS vẽ vào vở tập vẽ một bông hoa ,hoặc lá vật mẫu của các em mang đến . T: Lưu ý HS : - Quan sát kĩ mẫu truớc khi vẽ ,sắp xếp hình vẽ cho câu đối với tờ giấy ,khung hình . - Vẽ theo trình tự các bước đã hướng dẫn . T: đi từng bàn quan sát hướng dẫn các em ,gợi ý hướng dẫn bổ sung thêm . *Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá . T: thu vở HS chấm nhận xét bài làm của HS . T: tuyên dương những bài vẽ đạt,nhắc nhở động viên những em chưa vẽ đạt yêu cầu . 3/ Củng cố - Dặn dò: - Về nhà chuẩn bị bài sau . Nhận xét tiết học .. ----------------------------------------------------------TIẾT 5 THỂ DỤC:. Bài 3: QUAY PHẢI, QUAY TRÁI, DỒN HÀNG TRÒ CHƠI : “THI XẾP HÀNG NHANH ”. I.MỤC TIÊU : -Củng cố nâng cao kĩ thuật: Quay phải, quay trái, dàn hàng, dồn hàng. Yêu cầu dàn hàng, dồn hàng nhanh, trật tự, động tác quay phải, quay trái đúng kỹ thuật, đều, đẹp, đúng với khẩu lệnh. -Trò chơi: “Thi xếp hàng nhanh”. Yêu cầu HS biết chơi đúng luật, trật tự nhanh nhẹn, hào hứng trong khi chơi. II. CHUẨN BỊ: Địa điểm : Trên sân trường .Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. Phương tiện : Chuẩn bị 1 còi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1 .Phần mở đầu: T:Tập hợp lớp , phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học. H: Khởi động: Đứng tại chỗ hát và vỗ tay, giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp 1-2 , 1-2 H: Trò chơi: “Tìm người chỉ huy”. 2. Phần cơ bản: a) Đội hình đội ngũ -Ôn quay phải , quay trái , dàn hàng , dồn hàng T: điều khiển cho HS tập, có nhận xét sửa chữa những sai sót cho HS H: Chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển, GV quan sát nhận xét cho HS các tổ . H: Tập hợp lớp sau đó cho các tổ thi đua trình diễn nội dung đội hình đội ngũ. GV cùng HS quan sát, nhận xét, đánh giá. GV sửa chữa sai sót biểu dương các tổ thi đua tập tốt. T: điều khiển cho cả lớp tập lại để củng cố . b) Trò chơi : “Thi xếp hàng nhanh” T: nêu tên trò chơi.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> T: Giải thích cách chơi và phổ biến luật chơi: HS đứng không thành hai hàng. GV có thể ra khẩu lệnh cho HS xếp hàng dọc hoặc hàng ngang một cách nhanh chống và thẳng hàng. T: Cho một tổ HS chơi thử, sau đó cả lớp chơi thử . T: Tổ chức cho HS chơi chính thức có thi đua. T: quan sát, nhận xét tuyên dương đội thắng cuộc. 3. Phần kết thúc: H: làm động tác thả lỏng. T: cùng học sinh hệ thống bài học. T: nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bái tập về nhà.. THỨ 5 TIẾT 1 TOÁN :. Ngày soạn: Ngày dạy: 2011. . . . . / ... . .. Thứ. .... / 2011 . . ./ . . … /. SO SÁNH CÁC SỐ CÓ NHIỀU CHỮ SỐ. I. MỤC TIÊU : Giúp HS : - So sánh được các số có nhiều chữ số . - Biết sắp xếp 4 số tự nhiên có không quá sáu chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 1. kiểm tra : H: chữa BT 2 ,3 ( SGK ) T: Nhận xét chấm điểm 2. Bài mới : * So sánh các số có nhiều chữ số a) So sánh số 99 758 và 100 000 T: ghi bảng 99 758 ...... 100 000 H: viết dấu thích hợp vào chỗ chấm . Giải thích T: kết luận : Căn cứ vào số ch÷ số ( Số nào có số chữ số nhiều hơn thì số đó lớn hơn ) b) So sánh 2 số : 693 251 và 693 500 H: so sánh và giải thích vì sao lại điền dấu < T: giúp HS giải thích rõ ràng T: Kết luận : Trong 2 số trên đều có số chữ số bằng nhau . Vậy ta so sánh theo các cặp chữ số từ lớn đến bé : ( hai số trên đều có hàng trăm nghìn, chục nghìn và hàng nghìn bằng nhau . Nhưng ở hàng trăm số đứng trước là 2 và số đứng sau là 5, 2 < 5 vậy ta đánh dấu < T:nhắc lại các cách so sánh các số có nhiều chữ số H: nhắc lại * Luyện tập Bài tập 1: H: Nêu yêu cầu. H: làm vào nháp, đọc kết quả. T: Nhận xét, chốt kết quả đúng. Bài tập 2: H: nêu yêu cầu..

<span class='text_page_counter'>(36)</span> H: Làm vào vở, đổi chéo vở kiểm tra, thống nhất kết quả T: Nhận xét, chốt kết quả. Bài tập 3: H: Làm vào vở. T: Chấm 5 bài, nhận xét. 3. Củng cố - Dặn dò : H: Nhắc lại cách so sánh 2 số cã nhiÒu ch÷ sè T: Nhận xét giờ học. Dặn : hoàn thành các bài tập. ------------------------------------------------TIẾT 2 LUYỆN TỪ VÀ CÂU :. DẤU HAI CHẤM. I. MỤC TIÊU : - Hiểu tác dụng của dấu hai chấm trong câu ( ND ghi nhớ) - Nhận biết tác dụng của cấu hai chấm, bước đầu biết dùng dấu 2 chấm khi viết văn II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 1. Kiểm tra bài cũ: H: làm miệng bài tập 2 T: Nhận xét chấm điểm 2. Bài mới: a. gtb b. HĐ1: Nhận xét H: đọc nội dung BT1 H: đọc từng câu văn, thơ, thảo luận cặp về tác dụng của dấu 2 chấm trong các câu đó . H: Một số HS trình bày. T: Nhận xét, chốt kết quả đúng Câu a : Dấu : Báo hiệu phần sau lời nói của Bác Hồ ... Câu b : ........................................................ của Dế Mèn dùng dấu . . . Câu c: ........................................................... của Bà già . . . T: Rút ra bài học ghi nhớ ( SGK ) H: nhắc lại bài học. c. HĐ2 : Luyện tập Bài tập 1: H: Đọc yêu cầu. H: làm vào nháp. Đọc kết quả. H+T: Nhận xét, chốt kết quả đúng. Bài tập 2: H:Đọc yêu cầu. T: giải thích yêu cầu. H: Làm vào vở. T: Chấm 5 bài, nhận xét, sửa chữa bài cho HS. 3. Củng cố - dặn dò: H: Nhắc lại nội dung ghi nhớ T: Nhận xét giờ học. Dặn: hoàn thành bài tập 2 ---------------------------------------------------------TIẾT 3.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> KHOA HỌC :. CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CÓ TRONG THỨC ĂN. VAI TRÒ CỦA CHẤT BỘT ĐƯỜNG. I. MỤC TIÊU: Giúp HS: -Kể tên các chất dinh dưỡng có trong thức ăn: chất bột đường, chất đạm, chất béo, vita-min, chất khoáng. - Kể tên những thức ăn chứa nhiều chất bột đường: gạo, bánh mì, ngô, khoai, sắn . . . - Nêu được vai trò quan trọng của chất bột đường đối với cơ thể: cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động và duy trì nhiệt độ của cơ thể.. II. CHUẨN BỊ: -Các hình minh hoạ ở trang 10, 11/ SGK (phóng to nếu có điều kiện). -Phiếu học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1.Kiểm tra bài cũ:H: 2 HS trả lời câu hỏi 1) Hãy kể tên các cơ quan tham gia vào quá trình trao đổi chất ? 2) Giải thích sơ đồ sự trao đổi chất của cơ thể người với môi trường. T: Nhận xét cho điểm HS. 2 .Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: T:Hãy cho biết hằng ngày,vào bữa sáng, trưa, tối các em đã ăn, uống những gì ? H: lần lượt kể tên các loại thức ăn, đồ uống hằng ngày. T: ghi nhanh câu trả lời lên bảng. * Hoạt động 1: Phân loại thức ăn, đồ uống. -Phân loại thức ăn dựa vào những chất dinh dưỡng có nhiều trong thức ăn đó. Cách tiến hành: Bước 1: Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ ở trang 10 / SGK và trả lời câu hỏi: Thức ăn, đồ uống nào có nguồn gốc động vật và thực vật ? T: Treo bảng phụ đã kẻ sẵn hai cột: Nguồn gốc động vật và thực vật. H: lần lượt lên bảng ghi tên vào cột đúng tên thức ăn và đồ uống. H: nói tên các loại thức ăn khác có nguồn gốc động vật và thực vật. T:Nhận xét, tuyên dương HS Bước 2: Hoạt động cả lớp. H: đọc phần bạn cần biết trang 10 / SGK. -Hỏi: Người ta còn cách phân loại thức ăn nào khác ? -Theo cách này thức ăn được chia thành mấy nhóm ? Đó là những nhóm nào ? -Có mấy cách phân loại thức ăn ? Dựa vào đâu để phân loại như vậy ? H: Trả lời các câu hỏi T: kết luận: Người ta có thể phân loại thức ăn theo nhiều cách: . . . * Hoạt động 2: Các loại thức ăn có chứa nhiều chất bột đường và vai trò của chúng. Cách tiến hành: Bước 1: GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm theo các bước. T: Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm khoảng 4 đến 6 HS. Yêu cầu HS hãy quan sát các hình minh hoạ ở trang 11 / SGK và tr3 lời các câu hỏi sau: 1) Kể tên nhũng thức ăn giàu chất bột đường có trong hình ở trang 11 / SGK. 2) Hằng ngày, em thường ăn những thức ăn nào có chứa chất bột đường. 3) Nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường có vai trò gì ?.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> H: đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận và các nhóm khác bổ sung T: Nhận xét, tuyên dương các nhóm trả lời đúng, đủ. T: kết luận: Chất bột đường là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể khoai, sắn, đậu và ở đường ăn. Bước 2: GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân T: Phát phiếu học tập cho HS. Yêu cầu HS suy nghĩ và làm bài. H: một vài HS trình bày phiếu của mình. H: khác nhận xét , bổ sung. 3.Củng cố- dặn dò: T: Tổng kết bài học. Nhận xét dặn dò -Dặn HS về nhà trong bữa ăn cần ăn nhiều loại thức ăn có đủ chất dinh dưỡng.. -------------------------------------------------TIẾT 4 KỸ THUẬT: CẮT VẢI THEO ĐƯỜNG VẠCH DẤU I. MỤC TIÊU : - Biết cách vạch dấu trên vải và cắt vải theo đường vạch dấu - Vạch được dấu trên vải (vạch đường thẳng, đường cong) và cắt vải theo đường vạch dấu. Đường cắt có thể mấp mô. II. CHUẨN BỊ: Vải + kéo + thước + phấn vạch trên vải III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 1. Kiểm tra bài cũ: T: Kiểm tra dụng cụ của HS 2. Bài mới a.Giới thiệu bài. b. Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs quan sát - Nhận xét mẫu T: Giới thiệu mẫu H: quan sát - Nhận xét hình dáng các đường vạch dấu . đường cắt vải theo vạch dấu T: Giời thiệu cho Hs biết được tác dụng của việc vạch dấu, các bước cắt vải ( theo đường vạch dấu ) T:Rút ra kết luận ( SGK ) c. Hoạt động 2: hướng dẫn thao tác kỹ thuật 1. Vạch dấu trên vải H: quan sát hình (1a,b SGK ) nêu cách vạch dấu đường thẳng, đường cong . T: gọi 1 HS lên bảng thực hành : (vạch dấu trên vải ) T: hướng dẫn từng bước : Bước 1 : Vuốt thẳng vải Bước 2 : Đánh dấu 2 địa điểm chỉ kích thước cần cắt Bước 3 : dùng thước nối 2 địa điểm đã vạch trên vải ( Lưu ý nếu vạch đường cong, sau khi đánh dấu, tùy theo yêu cầu độ cong để vạch dấu ). 2. Cắt vải theo đường vạch dấu : H: quan sát hình 2a,b ( SGK ) T: nêu cách cắt vải theo đường vạch dấu d. Hoạt động 3: Thực hành T: Nêu yêu càu thực hành.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> H: thực hành tập vạch dấu và cắt vải – GV theo dõi hoạt động e. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập H: trình bày kết quả thực hành. T: Cho HS nhận xét, đánh giá các sản phẩm T: Dựa vào kết quả đánh giá 2 mức : Hoàn thành và chưa hoàn thành 3. Nhận xét - Dặn dò T: Nhận xét giờ học. Dặn : Hoàn thành bài tập, chuẩn bị bài sau. ----------------------------------------------------TIẾT 5 ÂM NHẠC:. ÔN TẬP BÀI HÁT EM YÊU HOÀ BÌNH BÀI TẬP CAO ĐỘ VÀ TIẾT TẤU. I. MỤC TIÊU : - HS biết hát theo giai điệu và lời ca. - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. II. CHUẨN BỊ: Bảng chép sẵn BT cao độ , BT tiết tấu ; Nhạc cụ, 1 số nhạc cụ gõ . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1.Phần mở đầu: T: Giới thiệu nội dung tiết học: H: Nhận biết tên và vị trí 7 nốt nhạc trên khuông. 2. Bài mới: Nội dung 1: T: Gọi 2 HS đọc lời ca rõ ràng, diễn cảm bài hát trong SGK. T: Hướng dẫn HS gõ theo nhịp theo tiết tấu bài yêu cầu. Nội dung 2: T: Dạy hát từng câu. T: Lưu ý những chỗ luyến hai nốt nhạc ở các chữ: tre, đường, yêu, xóm, rã, lắng, cánh thơm, hương, có. H: Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp 2 và theo tiết tấu lời ca. T: Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm hát một câu từ câu 1 đến câu 4, rồi tất cả cùng hát từ câu 5 cho đến hết bài. H: các nhóm hát T: Nhận xét, chấm điểm thi đua. 3. Củng cố – Dặn dò: T: nhận xét giờ học. Dặn: Học thuộc bài hát, tập gõ theo tiết tấu lời ca. THỨ 6. TIẾT 1 TẬP LÀM VĂN :. Ngày soạn: Ngày dạy: 2011. . . . . / ... . .. Thứ. .... TẢ NGOẠI HÌNH CỦA NHÂN VẬT. / 2011 . . ./ . . … /.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN I. MỤC TIÊU :. - HS hiểu : trong bài văn kể chuyện, việc tả ngoại hình của nhân vật trong kể chuyện là cần thiết để thể hiện tính cách của nhân vật . - HS biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách của nhân vật; kể lại được một đoạn câu chuyện “ Nàng tiên Ốc” có kết hợp tả ngoại hình bà lão hoặc nàng tiên. -GDKNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin, kĩ năng tư duy sáng tạo II. CHUẨN BỊ : Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :. 1. Kiểm tra bài cũ : H: nhắc lại ghi nhớ trong bài “ Kể lại hành động của nhân vật ”. Tính cách của nhân vật thường được biểu hiện qua những phương diện nào ? ( Hình dáng, hành động, lời nói, ý nghĩ của nhân vật ) T: Nhận xét, ghi điểm 2. Bài mới : * Hoạt dộng 1 : Nhận xét H: Đọc đoạn vă và thảo luận nhóm 4 bài tập 1,2 (sgk), ghi kết quả vào nháp. H: Thảo luận , đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét bổ sung. Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin. T: Nhận xét kết luận - Chị Nhà Trò có những đặc điểm ngoại hình như thế nào ? + Sức khỏe : Gầy yếu phấn như mới lột + Cánh : Mỏng như cánh bướm non + Trang phục : Mặc áo thâm, dài ....... - Ngoại hình của chị Nhà Trò thể hiện tính cách yếu đuối tội nghiệp, đáng thương, dễ bị bắt nạt T: Gợi ý giúp HS rút ra bài học ghi nhớ ( SGK ) HS nhắc lại * Hoạt động2 : Luyện tập Bài tập 1: H: Đọc yêu cầu. H: Thảo luận theo cặp, trả lời câu hỏi ở SGK. H: Một số HS trình bày kết qủa. T: Nhận xét, chốt câu trả lời đúng. Bài tập 2: H: Đọc yêu cầu. T: Giải thích yêu cầu H: Tập kể theo cặp, một số HS kể trước lớp. Kĩ năng tư duy sáng tạo T: Nhận xét, chấm điểm một số HS kể tốt. 3. Củng cố - dặn dò: H: Nhắc lại nội dung bài. T: Nhận xét giờ học. Dặn : viết bài tập 2 vào vở, chuẩn bị bài sau. -------------------------------------------------TIẾT 2.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> TOÁN :. TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU. I. MỤC TIÊU : Giúp HS :. - Nhận biết hàng triệu, hàng chục triệu và hàng trăm triệu, lớp triệu - Biết viết các số đến lớp triệu. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :. 1. Kiểm tra : HS chữa bài 3 ( SGK ) 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài b. Bài mới * Củng cố về các hàng và lớp đã học : GV ghi số 320 813 – HS chỉ các hàng . T: Lớp đơn vị gồm những hàng nào ? Lớp nghìn gồm những hàng nào ? H: Nêu kết quả,. GV ghi bảng * Giới thiệu các hàng của lớp triệu : ( Gồm hàng triệu , hàng chục triệu, hàng trăm triệu ) H: 1 HS lên bảng viết : 1 nghìn, 10 nghìn, 100 nghìn, 10 trăm nghìn. 1000, 10 000, 100 000, 1 000 000 T: giới thiệu : mười trăm nghìn gọi là một triệu. 1 triệu viết là: 1 000 000 T: Một triệu có mấy chữ số ? T: nêu tiếp : 10 triệu còn gọi là 1 chục triệu - Yêu cầu HS viết : 10 000 000 T: nêu tiếp : 10 chục triệu còn gọi là 1 trăm triệu . T nêu : Hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu hợp thành lớp triệu . ( sau số tròn triệu có 6 chữ số 0 ) T: Vậy lớp triệu gồm những hàng nào ? H: nêu lại các hàng, các lớp từ bé đến lớn . c. Luyện tập : Bài tập 1: H: Nêu yêu cầu. H: Làm vào nháp, đọc kết quả T: Nhận xét, chốt kết quả đúng. Bài tập 2: H: Đọc yêu cầu H: Làm vào vở. Đổi chéo vở kiểm tra. Đọc kết quả. T: Nhận xét, chốt kết quả đúng. Bài tập 3 ( cột 2) : H: Đọc yêu cầu. H: Làm vào vở, 3HS lên bảng chữa bài (3câu) H+T: Nhận xét, chốt kết quả đúng. 3. Củng cố bài : HS nhắc lại các hàng thuộc lớp triệu T: Nhận xét tiết học. Dặn dò : Hoàn thành các bài tập. -----------------------------------------------------TIẾT 3 ĐỊA LÝ: DÃY HOÀNG LIÊN SƠN I.MỤC TIÊU: - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậucủa dy Hồng Lin Sơn: + Dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam: có nhiều đỉnh nhọn, sườn núi rất dốc, thung lũng thường hẹp và sâu..

<span class='text_page_counter'>(42)</span> + Khí hậu ở những nơi cao lạnh quanh năm - Chỉ được dãy núi Hoàng Liên Sơn trên lược đồ và bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. - Sử dụng bảng số liệu để nêu đặc điểm khí hậu ở mức độ đơn giản: dựa vào bảng số liệu cho sẵn để nhận xét về nhiệt độ của Sa Pa vào tháng 1 và tháng 7 II. CHUẨN BỊ: -Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam. -Tranh ảnh :về dãy núi Hoàng Liên Sơn và đỉnh núi Phan-xi-păng. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Kiểm tra bài cũ: T: Bản đồ là gì? Kể tên các yếu tố của bản đồ? T: nhận xét, chấm điểm 2. Bài mới : a.Giới thiệu bài. 1 – Hoàng Liên Sơn dảy núi cao và đồ sộ nhất HĐ 1 : Làm việc cá nhân T: treo bản đồ tự nhiên VN lên bảng . T: chỉ vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn trên bản đồ. H : Dựa vào kí hiệu trên( bản đồ địa lý ) lược đồ hình 1 , chỉ vị trí dãy Hoàng Liên Sơn trên lược đồ ? T: cho HS quan sát và tìm hiểu trong SGK: Kể tên những dãy núi chính ở phía bắc nước ta ? Dãy núi nào dài nhất ? T: Dãy núi Hoàng Liên Sơn nằm ở phía nào của sông Hồng và sông Đà ? T: Dãy Hoàng Liên Sơn dài ? km , rộng ? km ? T: Đỉnh , sườn và thung lũng ở dãy núi Hoàng Liên Sơn như thế nào ? H: Trả lời các câu hỏi trên. T: Nhận xét, chốt câu trả lời đúng HĐ 2 : Thảo luận nhóm T: chia lớp thành 4 nhóm , giao nhiệm vụ cho từng nhóm . + Chỉ vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn và cho biết độ cao của nó ? +Tại sao nói đỉnh Phan – xi - păng là “ nóc nhà của Tổ Quốc”? + Quan sát hình 2  mô tả đỉnh núi Phan - xi - păng ? H: Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình . Nhóm khác nhận xét bổ sung T: nhận xét và chốt ý kiến đúng 2 – Khí hậu quanh năm HĐ 3 : Làm việc cả lớp - Cho HS đọc thầm mục 2 . T: Khí hậu ở nơi cao của HLS như thế nào ? H: lên bảng chỉ vị trí của Sa – Pa trên bản đồ , lược đồ . T: Dựa vào bản đồ, lược đồ , bảng số liện . Hãy nhận xét về khí hậu ở Sa Pa ? T: Nhận xét, rút bài học : SGK 3. Củng cố, dặn dò : - Nhấn mạnh nội dung bài học . - Dặn dò : Học bài, chuẩn bị bài sau.Nhận xét giờ học .. ----------------------------------------------------------.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> TIẾT 4 THỂ DỤC :. ĐỘNG TÁC QUAY SAU TRÒ CHƠI “NHẢY ĐÚNG, NHẢY NHANH” BÀI 4. I.MỤC TIÊU : -Củng cố và nâng cao kĩ thuật: Quay phải, quay trái, đi đều. Yêu cầu động tác đều đúng với khẩu hiệu. -Học kĩ thuật động tác quay sau. Yêu cầu nhận biết đúng hướng xoay người, làm quen với động tác quay sau. -Trò chơi: “Nhảy đúng, nhảy nhanh” Yêu cầu HS chơi đúng luật, nhanh nhẹn, hào hứng, trật tự trong khi chơi. II.ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN : Địa điểm : Trên sân trường.Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. Phương tiện : Chuẩn bị 1 còi và kẻ sẵn sân chơi trò chơi. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1 . Phần mở đầu: H: Tập hợp lớp, ổn định: Điểm danh. T: phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện. H: Khởi động: Đứng tại chỗ hát và vỗ tay. -Trò chơi: “Diệt các con vật có hại”. 2. Phần cơ bản : a) Đội hình đội ngũ: - Ôn quay phải, quay trái, đi đều. T: điều khiển cả lớp tập (4 Lần) H: Chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển, GV quan sát sửa chữa sai sót cho HS các tổ. -Học kỹ thuật động tác quay sau: T: làm mẫu động tác: Lần 1 làm chậm. Lần 2 vừa làm vừa giảng giải động tác: H: 3 HS tập làm thử, GV nhận xét sửa chữa sai sót cho HS. T: Cho cả lớp tập theo khẩu lệnh của GV. H: Chia tổ cho HS luyện tập, GV nhận xét sửa chữa sai sót cho HS. d) Trò chơi : “ Nhảy đúng , nhảy nhanh”. T: Cho HS tập hợp theo đội hình chơi. T: Nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và phổ biến luật chơi. T: cho một nhóm HS làm mẫu cách nhảy, rồi cho một tổ chơi thử . T:Tổ chức cho cả lớp chơi thi đua . T: quan sát, nhận xét, biểu dương đội thắng cuộc. 3. Phần kết thúc: -HS hát một bài và vỗ tay theo nhịp. -GV cùng học sinh hệ thống bài học. -GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà. ---------------------------------------------------------TIẾT 5 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ: SINH HOẠT ĐỘI 1. Sinh hoạt.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> H: Các phân đội trưởng nhận xét các bạn về học tập, sĩ số, vệ sinh. . . H: Các đội viên bổ sung cho nhau. T: Nhận xét chung chi đội. - Tuyên dương: + Các đội viên đi học đều, có học bài ở nhà. + Có nhiều đội viên có nhiều tiến bộ, hăng say phát biểu. - Phê bình: Vinh, Nguyên còn nói chuyện riêng, chưa cố gắng trong học tập. * Đề nghị: + Cần cố gắng ngay từ đầu năm học. + Tăng cường học bài cũ +Vệ sinh cá nhân sạch sẽ. + Nề nếp lớp cần phát huy tốt hơn + Giữ gìn sách vở sạch đẹp 2. Hoạt động tập thể T: Cho HS chơi một số trò chơi nhỏ.. TUẦN 3 THỨ 2. Ngày soạn: . . . / . . . / 2011 Ngày dạy:Thứ . . . . . ./ . . . / 2011. TIẾT 1 TẬP ĐỌC: THƯ THĂM BẠN I. MỤC TIÊU: - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với nỗi đau của bạn. - Hiểu tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn. ( trả lời được các câu hỏi trong SGK; nắm được tác dụng của phần mở đầu và kết thúc bức thư .) - GDKNS: Kĩ năng giao tiếp: ứng xử lịch sự trong giao tiếp; thể hiện sự cảm thông, xác định giá trị, tư duy sáng tạo. II. CHUẨN BỊ: Tranh minh hoạ bài tập đọc Bảng phụ viết sẵn câu , đoạn luyện đọc . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. KTBC: H: 3 HS lên bảng , đọc thuộc lòng bài thơ Truyện cổ nước mình và trả lời câu hỏi : Bài thơ nói lên điều gì ? T: Nhận xét và cho điểm HS . 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: * Luyện đọc: T: Chia đoạn ( 3 đoạn) H: tiếp nối nhau đọc bài trước lớp ( 3 lượt ) . H: 2 HS đọc lại toàn bài T: lưu ý sửa chữa lỗi phát âm , ngắt giọng cho từng HS ..

<span class='text_page_counter'>(45)</span> H: 1 HS đọc phần chú giải trong SGK . T: đọc mẫu lần 1. * Tìm hiểu bài: H: đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi : + Bạn Lương có biết bạn Hồng từ trước không ? + Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì ? + Bạn Hồng đã bị mất mát , đau thương gì ? + Em hiểu “ hi sinh ” có nghĩa là gì ? Đặt câu với từ “ hi sinh ” . + Đoạn 1 cho em biết điều gì ? (T: Ghi ý chính đoạn 1 : Sự mất mát đau thương của Hồng.) H: đọc thầm lại đoạn 2 và trả lời câu hỏi : + Những câu văn nào trong 2 đoạn vừa đọc cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng ? Kĩ năng giao tếp ứng xử lịch sự, thể hiện sự cảm thông. + Những câu văn nào cho thấy bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng ? T: Nội dung đoạn 2 là gì ?( Ghi ý chính đoạn 2 : Sự cảm thông của Lương với Hồng . ) H: đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi : + Ở nơi bạn Lương ở,mọi người đã làm gì để động viên , giúp đỡ đồng bào vùng lũ lụt ? + Riêng Lương đã làm gì để giúp đỡ Hồng ? Xác định giá trị + “ Bỏ ống ” có nghĩa là gì ? + Ý chính của đoạn 3 là gì ? ( Ý 3 : Sự sẻ chia của mọi người với những người gặp nạn.) H: đọc dòng mở đầu và kết thúc bức thư và trả lời câu hỏi : Những dòng mở đầu và kết thúc bức thư có tác dụng gì ? Tư duy sáng tạo T: Nội dung bức thư thể hiện điều gì ? H: Tự do phát biểu T: Chốt câu trả lời đúng.. c) Thi đọc diễn cảm H: 3 HS tiếp nối nhau đọc lại bức thư . T: Yêu cầu HS theo dõi và tìm ra giọng đọc của từng đoạn . H: 3 HS tiếp nối đọc từng đoạn . 1HS đọc toàn bài . T: Đưa bảng phụ , yêu cầu HS tìm cách đọc diễn cảm và luyện đọc đoạn văn . Mình hiểu Hồng đau đớn / . . . . cả những người bạn mới như mình . 3. Củng cố, dặn dò: T: Qua bức thư em hiểu bạn Lương là người như thế nào ? GV chốt nội dung chính : thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn + Em đã làm gì để giúp đỡ những người không may gặp hoạn nạn , khó khăn ? T: Nhận xét tiết học . Dặn HS luôn có tinh thần tương thân tương ái , giúp đỡ mọi người khi gặp hoạn nạn , khó khăn. -------------------------------------------------------------TIẾT 2 TIẾT 3: TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU (Tiếp theo) I.MỤC TIÊU: Giúp HS: -Đọc, viết được mốt số số đến lớp triệu. -Củng cố về các hàng, lớp đã học. II. CHUẨN BỊ: -Bảng các hàng, lớp (đến lớp triệu) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:.

<span class='text_page_counter'>(46)</span> 1.KTBC: H: 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập 3 T: Kiểm tra VBT ở nhà của một số HS. T: Nhận xét, chấm điểm. 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Hướng dẫn đọc và viết số đến lớp triệu : T: treo bảng các hàng, lớp đã chuẩn bị lên bảng. T: vừa viết vào bảng trên vừa giới thiệu: Cô có 1 số gồm 3 trăm triệu, 4 chục triệu, 2 triệu, 1 trăm nghìn, 5 chục nghìn, 7 nghìn, 4 trăm, 1 chục, 3 đơn vị H: 1 HS lên bảng viết số, HS cả lớp viết vào giấy nháp. H: Một số HS đọc trước lớp, cả lớp nhận xét đúng/ sai. T: Hướng dẫn lại cách đọc. +Tách số trên thành các lớp thì được 3 lớp lớp đơn vị, lớp nghìn, lớp triệu. +Đọc từ trái sang phải. Tại mỗi lớp, ta dựa vào cách đọc số có ba chữ số để đọc, sau đó thêm tên lớp đó sau khi đọc hết phần số và tiếp tục chuyển sang lớp khác. T: yêu cầu HS đọc lại số trên. T: viết thêm một vài số khác cho HS đọc. c.Luyện tập, thực hành : Bài 1 T: treo bảng có sẵn nội dung bài tập, trong bảng số GV kẻ thêm một cột viết số. Yêu cầu HS viết các số mà bài tập yêu cầu. H: Viết vào nháp H: 2 HS ngồi cạnh nhau cùng đọc số. T: chỉ các số trên bảng và gọi HS đọc số. Bài 2 H: Nêu yêu cầu T: viết các số trong bài lên bảng, có thể thêm một vài số khác,chỉ định HS bất kì đọc số. T: Hướng dẫn HS đọc đúng Bài 3 H: Nêu yêu cầu T: lần lượt đọc các số trong bài và một số số khác, y/cầu HS viết số theo đúng thứ tự đọc. H: Viết số. T: nhận xét và cho điểm HS. 3 .Củng cố- Dặn dò: T: tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm bài tập 4 thêm và chuẩn bị bài sau.. ------------------------------------------------TIẾT 3 CHÍNH TẢ: ( Nghe viết ). CHÁU NGHE CÂU CHUYỆN CỦA BÀ. I. MỤC TIÊU: - HS nghe - viết và trình bày bài chính tả sạch sẽ, biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát, các khổ thơ. - Làm đúng bài tập 2b II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: H: lên bảng viết từ có âm đầu là x, s trong bài tập 2 tiết trước..

<span class='text_page_counter'>(47)</span> H: Cả lớp viết vào nháp T: nhận xét , chấm điểm 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn HS nghe viết T: đọc lại bài thơ - Gọi 1 HS khá đọc lại T: Nội dung bài thơ nói lên điều gì? H: (Tình thương của 2 bà cháu dành cho một cụ già bị lẫn). H: Cả lớp đọc thầm bài thơ , tìm những từ khó viết. T: nhắc HS lưu ý những tiếng dễ viết lẫn, viết sai. Ví dụ: mỏi, dẫn, bỗng ... T: Nhắc HS cách trình bày bài thơ lục bát. T: đọc từng câu (hoặc từng cụm từ) cho HS viết bài. T: đọc cho HS kiểm tra lại bài. T: Chấm bài 7 bài - nhận xét chung bài viết. H: Đổi chéo bài kiểm tra lỗi chính tả c. Luyện tập : Bài tập 2b: H: Nêu yêu cầu H: làm BT2b vào vở, GV theo dõi HD. H: Nêu kết quả. T: nhận xét bổ sung, chốt kết quả đúng 3. Củng cố - Dặn dò: T: Nhận xét giờ học. Dặn dò: Xem lại bài viết, hoàn thành các bài tập, chuẩn bị bài sau. --------------------------------------------------------------TIẾT 4 KHOA HỌC : VAI TRÒ CỦA CHẤT ĐẠM VÀ CHẤT BÉO I. MỤC TIÊU: Giúp HS: -Kể được tên những thức ăn chứa nhiều chất đạm ( thịt, c, trứng, tơm, cua . . ) và chất béo( dầu mỡ, bơ . . .). -Nêu được vai trò của chất đạm và chất béo đối với cơ thể: + Chất đạm giúp xây dựng và đổi mới cơ thể. + Chất béo giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thu các vi-ta-min A, D, E, K II. CHUẨN BỊ: -Các chữ viết trong hình tròn: Thịt bò, Trứng, Đậu Hà Lan, Đậu phụ, Thịt lợn, Phomát, Thịt gà, Cá, Đậu tương, Tôm, Dầu thực vật, Bơ, Mỡ lợn, Lạc, Vừng, Dừa. -4 tờ giấy A3 trong mỗi tờ có 2 hình tròn ở giữa ghi: Chất đạm, Chất béo. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1.Kiểm tra bài cũ: T: Gọi 2 HS lên kiểm tra bài cũ. 1) Người ta thường có mấy cách để phân loại thức ăn ? Đó là những cách nào ? 2) Nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường có vai trò gì ? T: Nhận xét và cho điểm HS. 2..Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài:.

<span class='text_page_counter'>(48)</span> H: Kể tên các thức ăn hằng ngày các em ăn. * Hoạt động 1: Những thức ăn nào có chứa nhiều chất đạm và chất béo ? * Mục tiêu: Phân loại thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo có nguồn gốc từ động vật và thực vật. Cách tiến hành:  Bước 1: hoạt động cặp đôi. T: Yêu cầu 2 HS ngồi cùng bàn quan sát các hình minh hoạ trang 12, 13 thảo luận và trả lời câu hỏi: Những thức ăn nào chứa nhiều chất đạm, những thức ăn nào chứa nhiều chất béo ? H: trả lời câu hỏi. T: nhận xét, bổ sung và ghi câu trả lời lên bảng.  Bước 2: hoạt động cả lớp. T: Em hãy kể tên những thức ăn chứa nhiều chất đạm mà các em ăn hằng ngày ? T: Những thức ăn nào có chứa nhiều chất béo mà em thường ăn hằng ngày. H: trứng, cua, đậu phụ, thịt lợn, cá, pho-mát, gà. . . dầu ăn, mỡ, đậu tương, lạc. * Hoạt động 2: Vai trò của nhóm thức ăn có chứa nhiều chất đạm và chất béo. Mục tiêu: -Nói tên và vai trò của các thức ăn chứa nhiều chất đạm. -Nói tên và vai trò của các thức ăn chứa nhiều chất béo. Cách tiến hành: T: Khi ăn cơm với thịt, cá, thịt gà, em cảm thấy thế nào ? T:Khi ăn rau xào em cảm thấy thế nào ? T: Kết luận: Những thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo không những giúp chúng ta ăn ngon miệng mà chúng còn tham gia vào việc giúp cơ thể con người phát triển. H: đọc mục Bạn cần biết trong SGK trang 13. T: Kết luận: +Chất đạm giúp xây dựng và đổi mới cơ thể: tạo ra những tế bào mới làm cho cơ thể lớn lên, thay thế những tế bào già bị huỷ hoại trong hoạt động sống của con người. +Chất béo giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi-ta-min: A, D, E, K. * Hoạt động 3: Trò chơi “Đi tìm nguồn gốc của các loại thức ăn” Mục tiêu: Phân loại các thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo có nguồn gốc từ động vật và thực vật. Cách tiến hành:  Bước 1: GV hỏi HS. +Thịt gà có nguồn gốc từ đâu ? +Đậu đũa có nguồn gốc từ đâu ?  Bước 2: GV tiến hành trò chơi T: Chia nhóm HS như các tiết trước và phát đồ dùng cho HS. T: Phổ biến luật chơi, thời gian chơi và hướng dẫn cách chơi  Bước 3: Tổng kết cuộc thi. H: Đại diện các nhóm cầm bài của mình trước lớp. T: cùng 4 HS của lớp làm trọng tài tìm ra nhóm có câu trả lời đúng nhất và trình bày đẹp nhất. T: Tuyên dương nhóm thắng cuộc. T: Như vậy thức ăn có chứa nhiều chất đạm và chất béo có nguồn gốc từ đâu ?.

<span class='text_page_counter'>(49)</span> 3.Củng cố- dặn dò: T:nhận xét tiết học, tuyên dương những HS, nhóm HS tham gia tích cực vào bài, nhắc nhỏ những HS còn chưa chú ý. T: Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết. Chuẩn bị bài sau. ----------------------------------------------------------TIẾT 5 ĐẠO ĐỨC : VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP ( T 1 ) I.MỤC TIÊU: - Biết thế nào là vượt khó trong học tập và vì sao phải vượt khó trong học tập. - Biết được vượt khó trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ. - Có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập - Yêu mến và noi theo những tấm gương HS nghèo vượt khó. - GDKNS : Kĩ năng lập kế hoạch vượt khó trong học tập ; Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ của thầy cô, bạn bè khi gặp khó khăn trong học tập II. CHUẨN BỊ: -Các mẫu chuyện, tấm gương vượt khó trong học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.KTBC: T: nêu yêu cầu kiểm tra: +Nêu phần ghi nhớ của bài “Trung thực trong học tập”. +Kể một mẩu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập. T: nhận xét, ghi điểm. 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Bài mới: *Hoạt động 1: Kể chuyện một học sinh nghèo vượt khó. T: giới thiệu truyện. T: kể chuyện. *Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (Câu 1 và 2- SGK trang 6) T: Chia lớp thành 2 nhóm. Nhóm 1: Thảo đã gặp khó khăn gì trong học tập và trong cuộc sống hằng ngày? Nhóm 2 : Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, bằng cách nào Thảo vẫn học tốt? H: Các nhóm thảo luận.Đại diện các nhóm trình bày ý kiến. H: Cả lớp chất vấn, trao đổi, bổ sung T: ghi tóm tắt các ý trên bảng. T: kết luận: Bạn Thảo đã gặp rất nhiều khó khăn trong học tập và trong cuộc sống, . . . *Hoạt động 3: Thảo luận theo nhóm đôi (Câu 3- SGK trang 6) T: nêu yêu cầu câu 3: Nếu ở trong cảnh khó khăn như bạn Thảo, em sẽ làm gì? H: thảo luận theo nhóm đôi. Đại diện từng nhóm trình bày cách giải quyết. T: ghi tóm tắt lên bảng T: kết luận về cách giải quyết tốt nhất. Kĩ năng lập kế hoạch vượt khó trong học tập *Hoạt động 4: Làm việc cá nhân (Bài tập 1- SGK trang 7). T: nêu btập 1: Khi gặp 1 bài tập khó, em sẽ chọn cách làm nào dưới đây? Vì sao? a/. Tự suy nghĩ, cố gắng làm bằng được. b/. Nhờ bạn giảng giải để tự làm. c/. Chép luôn bài của bạn..

<span class='text_page_counter'>(50)</span> d/. Nhờ người khác làm bài hộ. đ/. Hỏi thầy giáo, cô giáo hoặc người lớn. e/. Bỏ không làm. H: nêu cách sẽ chọn và giải quyết lí do. T kết luận: Cách a, b, d là những cách giải quyết tích cực. T: Qua bài học hôm nay, chúng ta có thể rút ra được điều gì? Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ của thầy cô, bạn bè khi gặp khó khăn trong học tập 4.Củng cố - Dặn dò: -Chuẩn bị bài tập 2- 3 trong SGK trang 7. -Thực hiện các hoạt động:Cố gắng thực hiện những biện pháp đã đề ra để vượt khó khăn trong học tập.Tìm hiểu, động viên, giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn trong học tập.. THỨ 3. Ngày soạn: . . . / . . . / 2011 Ngày dạy:Thứ . . . . . ./ . . . / 2011. TIẾT 1 TOÁN: LUYỆN TẬP I.MỤC TIÊU: - Đọc, viết các số đến lớp triệu. -Củng cố cho HS về hàng và lớp. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.KTBC: H: 3 HS lên bảng yêu cầu làm bài tập 3. T: Nhận xét, chấm điểm. 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Hướng dẫn luyện tập: Bài tập 1: H: Đọc yêu cầu. H: Làm vào nháp. Đọc kết quả. T: Nhận xét, chốt kết quả đúng Bài tập 2: H: Đọc yêu cầu. T: lần lượt viết các số trong bài tập 2 lên bảng, có thể thêm các số khác H: đọc các số này. T: Khi HS đọc số trước lớp, GV kết hợp hỏi về cấu tạo hàng lớp của số. T: Hướng dẫn HS đọc đúng Bài tập 3 ( a,b,c) H: Nêu yêu cầu T: lần lượt đọc các số trong bài tập 3 , yêu cầu HS viết các số theo lời đọc. T: nhận xét phần viết số của HS. T: hỏi về cấu tạo của các số HS vừa viết Bài tập 4(a,b) T: viết lên bảng các số trong bài tập 4 (có thể viết thêm các số khác) T: Trong số 715638, chữ số 5 thuộc hàng nào, lớp nào ? -Vậy giá trị của chữ số 5 trong số 715638 là bao nhiêu ? -Giá trị của chữ số 5 trong số 571 638 là bao nhiêu ? Vì sao ? -Giá trị của chữ số 5 trong số 836 571 là bao nhiêu ? Vì sao ?.

<span class='text_page_counter'>(51)</span> 3.Củng cố- Dặn dò: -GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. ------------------------------------------------TIẾT 2 LUYỆN TỪ VÀ CÂU: TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC I. MỤC TIÊU: - Hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ, phân biệt được từ đơn và từ phức - Nhận biết được từ đơn và từ phức trong đoạn thơ. Bước đầu làm quen với từ điển (hoặc sổ tay từ ngữ) để tìm hiểu về từ . CHUẨN BỊ:  Bảng lớp viết sẵn câu văn : Nhờ / bạn / giúp đỡ / , lại / có / chí / học hành /, nhiều / năm / liền /, Hanh / là / học sinh / tiên tiến .  Giấy khổ to kẽ sẵn 2 cột nội dung bài 1 phần nhận xét và bút dạ .Từ điển III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. KTBC: T:Tác dụng và cách dùng dấu hai chấm . H: Làm miệng bài tập 1 T: Nhận xét và cho điểm HS . 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài b) Tìm hiểu ví dụ H: đọc câu văn trên bảng lớp : Nhờ / bạn / giúp đỡ / lại / có / chí / học hành /nhiều / năm / liền / Hanh / là / học sinh / tiến tiến . T: Mỗi từ được phân cách bằng một dấu gạch chéo . Câu văn có bao nhiêu từ . ( 14 từ) T: Em có nhận xét gì về các từ trong câu văn trên ? H: Trong câu văn có những từ gồm 1 tiếng và có những từ gồm 2 tiếng . Bài 1 H: đọc yêu cầu . T: Phát giấy và bút dạ cho các nhóm . Yêu cầu HS thảo luận và hoàn thành phiếu . H: Thảo luận. Đại diện 2 nhóm HS dán phiếu lên bảng . Các nhóm khác nhận xét , bổ sung . T: Chốt lại lời giải đúng . Bài 2: T: Từ gồm có mấy tiếng ? Tiếng dùng để làm gì ? Từ dùng để làm gì ? T: Thế nào là từ đơn ? Thế nào là từ phức ? H: Trả lời các câu hỏi. GV chốt câu trả lời đúng c) Ghi nhớ H: đọc phần Ghi nhớ . H: tiếp nối nhau tìm từ đơn và từ phức . T: Nhận xét , tuyên dương nhóm tìm được nhiều từ . d) Luyện tập Bài 1 H: 1 HS đọc yêu cầu, tự làm bài . T: viết nhanh lên bảng và gọi 1 HS lên bảng làm . H: nhận xét , bổ sung ( nếu có ) . T: Những từ nào là từ đơn ? Những từ nào là từ phức ? Bài 2 H: 1 HS đọc yêu cầu ..

<span class='text_page_counter'>(52)</span> H: dùng từ điển và giải thích : Từ điển Tiếng Việt là sách tập hợp các từ tiếng Việt và giải thích nghĩa của từng từ . Từ đó có thể là từ đơn hoặc từ phức . H: Hoạt động trong nhóm 1 HS : đọc từ, 1 HS : viết từ . HS trong nhóm tiếp nối nhau tìm từ . H: Đại diện nhóm trình bày kết quả. T: Nhận xét, chốt nhóm thắng cuộc Bài 3 H: đọc yêu cầu và mẫu . T: Yêu cầu HS đặt câu . H: tiếp nối nói từ mình chọn và đặt câu ( mỗi HS đặt 1 câu ). VD: Em rất vui vì được điểm tốt . T: Chỉnh sửa từng câu của HS ( nếu sai ) . 3. Củng cố, dặn dò: + Thế nào là từ đơn ? Cho ví dụ . Thế nào là từ phức ? Cho ví dụ . T: Nhận xét tiết học . - Dặn HS về nhà làm lại bài tập 2, 3 và chuẩn bị bài sau . -----------------------------------------------------------------TIẾT 3 LỊCH SỬ: NƯỚC VĂN LANG I.MỤC TIÊU : -Nắm được một số sự kiện về nhà nước Văn Lang: Thời gian ra đời, những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ: + Khoảng 700 năm TCN nước Văn Lang là nhà nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc ra đời. + Người Lạc Việt biết làm ruộng, ươm tơ, dệt lụa, đúc đồng làm vũ khí và công cụ sản xuất. + Người Lạc Việt ở nhà sàn, họp nhau thành các làng bản. + Người Lạc Viẹt có tục nhuộm răng, ăn trầu,ngày lễ hội thường đua thuyền, đấu vật. . . II.CHUẨN BỊ : -Hình trong SGK phóng to -Phiếu học tập của HS . Phóng to lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.KTBC : -GV kiểm tra phần chuẩn bị của HS. 2.Bài mới : a.Giới thiệu : Nườc Văn Lang b.Tìm hiểu bài : *Hoạt động cá nhân: T: treo lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ và vẽ trục thời gian lên bảng . T:Yêu cầu HS dựa vào trong SGK và lược đồ, tranh ảnh , xác định địa phận của nước Văn Lang và kinh đô Văn Lang trên bản đồ ; xác định thời điểm ra đời trên trục thời gian . T: Đặt các câu hỏi +Nhà nước đầu tiên của người Lạc Việt có tên là gì ? +Nước Văn Lang ra đời vào khoảng thời gian nào ? +Cho HS lên bảng xác định thời điểm ra đời của nước Văn Lang..

<span class='text_page_counter'>(53)</span> +Nước Văn Lang được hình thành ở khu vực nào? + Lên chỉ lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay khu vực hình thành của nước Văn Lang. H: Thảo luận cả lớp các câu hỏi trên. T: nhận xét và sữa chữa và kết luận. *Hoạt động theo cặp:: (phát phiếu học tập ) T: đưa ra khung sơ đồ (để trống chưa điền nội dung ) H: đọc SGK và điền vào sơ đồ các tầng lớp: Vua, Lạc hầu, Lạc tướng, Lạc dân, nô tì sao cho phù hợp trên bảng. T: +Xã hội Văn Lang có mấy tầng lớp? +Người đứng đầu trong nhà nước Văn Lang là ai? +Tầng lớp sau vua là ai? Họ có nhiệm vụ gì? +Người dân thường trong xã hội văn lang gọi là gì? +Tầng lớp thấp kém nhất trong XH Văn Lang là tầng lớp nào ? Họ làm gì trong XH ? T: kết luận. *Hoạt động theo nhóm: -GV đưa ra khung bảng thống kê còn trống phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của người Lạc Việt . H: đọc kênh chữ và xem kênh hình thảo luận nhóm để điền nội dung vào các cột cho hợp lý như bảng thống kê. H: Đại diện các nhóm mô tả bằng lời của mình về đời sống của người Lạc Việt. T: nhận xét và bổ sung. *Hoạt động cả lớp: T::Hãy kể tên một số câu chuyện cổ tích nói về các phong tục của người Lạc Việt mà em biết. -Địa phương em còn lưu giữ những tục lệ nào của người Lạc Việt ? T: nhận xét, bổ sung và kết luận . 4.Củng cố - Dặn dò : H: đọc phần bài học trong khung. T: Dựa vào bài học, em hãy mô tả một số nét về cuộc sống của người Lạc Việt. T: nhận xét giờ học, dặn dò. ---------------------------------------------------TIẾT 4 KỂ CHUYỆN : KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌC I. MỤC TIÊU: - Kể được câu chuyện( mẩu chuyện, đoạn chuyện ) đã nghe, đã đọc có nhân vật, có ý nghĩa, nói về lòng nhân hậu ( theo gợi ý SGK) - Lời kể rỏ ràng,rành mạch, bước đầu thể hiệntình cảm qua giọng kể II. CHUẨN BỊ: Bảng lớp viết sẵn đề bài có mục gợi ý 3 . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. KTBC: H: 2 HS lên bảng kể lại truyện thơ : Nàng tiên Ốc . T: Nhận xét , cho điểm từng HS 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:.

<span class='text_page_counter'>(54)</span> b) Hướng dẫn kể chuyện * Tìm hiểu đề bài H: đọc đề bài .GV dùng phấn màu gạch chân dưới từ : được nghe , được đọc , lòng nhân hậu . H: tiếp nối nhau đọc phần Gợi ý . T: Lòng nhân hậu được biểu hiện như thế nào ? Lấy ví dụ một số truyện về lòng nhân hậu mà em biết . + Em đọc câu chuyện của mình ở đâu ? T: Yêu cầu HS đọc kĩ phần 3 và mẫu .GV ghi nhanh các tiêu chí đánh giá lên bảng . + Nội dung câu chuyện đúng chủ đề : 4điểm + Câu chuyện ngoài SGK : 1 điểm . + Cách kể hay , có phối hợp giọng điệu , cử chỉ: 3 điểm . + Nêu đúng ý nghĩa của truyện : 1 điểm . + Trả lời đúng các câu hỏi của các bạn hoặc đặt được câu hỏi cho bạn : 1 điểm . * Kể chuyện trong nhóm T: Chia nhóm 4 HS . Các nhóm tập kể trong nhóm. T: Theo dõi, giúp đỡ từng nhóm . Yêu cầu HS kể theo đúng trình tự mục 3 . - Gợi ý cho HS các câu hỏi :  HS kể hỏi : + Bạn thích chi tiết nào trong câu chuyện ? Vì sao ? + Chi tiết nào trong truyện làm bạn cảm động nhất ? + Bạn thích nhân vật nào trong truyện ?  HS nghe kể hỏi :+ Qua câu chuyện , bạn muốn nói với mọi người điều gì ? + Bạn sẽ làm gì để học tập nhân vật chính trong truyện ? * Thi kể và trao đổi về ý nghĩa của truyện T: Tổ chức cho HS thi kể . Khi HS kể ,GV ghi tên HS , tên câu chuyện , truyện đọc , nghe ở đâu , ý nghĩa truyện vào một cột trên bảng . H: nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu ở trên . H: Bình chọn : Bạn có câu chuyện hay nhất là bạn nào ? Bạn kể chuyện hấp dẫn nhất ? T:Tuyên dương , chấm điểm cho HS kể tốt. 3. Củng cố, dặn dò: T: Nhận xét tiết học .T:Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện mà em nghe các bạn kể cho người thân, chuẩn bị bài sau .. THỨ 4. Ngày soạn: . . . / . . . / 2011 Ngày dạy:Thứ . . . . . ./ . . . / 2011. TIẾT 1 TẬP ĐỌC: NGƯỜI ĂN XIN I. MỤC TIÊU: - Giọng đọc nhẹ nhàng, bước đầu thể hiện được cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trong truyện. - Hiểu nội dung: Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu biết đồng cảm, thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ. ( Trả lời được câu hỏi 1,2,3).

<span class='text_page_counter'>(55)</span> - GDKNS: Kĩ năng giao tiếp: ứng xử lịch sự trong giao tiếp; thể hiện sự cảm thông, xác định giá trị. II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ viết sẵn câu , đoạn cần hướng dẫn luyện đọc . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. KTBC: H:3 HS tiếp nối đọc bài Thư thăm bạn và trả lời câu hỏi về nội dung bài . T: Nhận xét và cho điểm HS . 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: * Luyện đọc: T: Chia đoạn H: 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn ( 2 lượt HS đọc ) . H: 2 HS khác đọc toàn bài . T: chú ý sửa lỗi phát âm , ngắt giọng cho từng HS . H: 1 HS đọc phần Chú giải . T: đọc mẫu toàn bài : chú ý giọng đọc: đọc với giọng nhẹ nhàng , thương cảm , ngậm ngùi , xót xa , lời cậu bé đọc với giọng xót thương ông lão , lời ông lão xúc động trước tấm lòng của cậu bé . * Tìm hiểu bài: H: đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi : + Cậu bé gặp ông lão ăn xin khi nào ? + Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào ? + Điều gì đã khiến ông lão trông thảm thương đến vậy ? H: 1 HS đọc lại đoạn 1 , cả lớp suy nghĩ , tìm ý chính đoạn . (Ý 1: Sự nghèo khổ của ông lão ăn xin ) H: đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi : + Cậu bé đã làm gì để chứng tỏ tình cảm của cậu đối với ông lão ăn xin ? + Hành động và lời nói ân cần của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu bé đối với ông lão như thế nào ? Kĩ năng giao tiếp: ứng xử lịch sự trong giao tiếp, T: giải nghĩa từ : tài sản , lẩy bẩy . T: Đoạn 2 nói lên điều gì ?( Ghi ý chính đoạn 2: Sự cảm thông của cậu bé với ông lão .) H: đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi . + Cậu bé không có gì để cho ông lão , nhưng ông lại nói với cậu thế nào ? + Em hiểu cậu bé đã cho ông lão cái gì ? + Những chi tiết nào thể hiện điều đó ? + Sau câu nói của ông lão , cậu bé cũng cảm thấy nhận được chút gì đó từ ông . Theo em , cậu bé đã nhận được gì từ ông lão ăn xin ? T: Đoạn 3 cho em biết điều gì ? ( Ghi ý chính đoạn 3: Sự đồng cảm của ông lão ăn xin và cậu bé .) thể hiện sự cảm thông T: Chốt lại bài . * Đọc diễn cảm: H: 1 HS đọc toàn bài , cả lớp theo dõi để phát hiện ra giọng đọc . T: Đưa đoạn văn cần đọc diễn cảm , đọc mẫu . H: tìm ra cách đọc và luyện đọc :.

<span class='text_page_counter'>(56)</span> Tôi chẳng biết làm cách nào . Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia : - Ông đừng giận cháu , cháu không có gì để cho ông cả . Người ăn xin nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm . Đôi mắt tái nhợt nở nụ cười và tay ông cũng xiết lấy tay tôi : - Cháu ơi , cảm ơn cháu !Như vậy là cháu đã cho lão rồi .- Ông lão nói bằng giọng khản đặc Khi ấy , tôi chợt hiểu rằng : cả tôi nữa tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão . H: đọc phân vai . H: 2 HS đọc toàn bài . T: Nhận xét , cho điểm HS . 3. Củng cố, dặn dò: T: Câu chuyện đã giúp em hiểu điều gì ? NDC : Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu biết đồng cảm, thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ. thể hiện sự cảm thông, xác định giá trị T: Nhận xét tiết học, liên hệ, dặn dò. -----------------------------------------------------------TIẾT 2 TOÁN: LUYỆN TẬP I.MỤC TIÊU: - Đọc, viết thành thạo các số đến lớp triệu. - Nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số. II. CHUẨN BỊ: -Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bảng thống kê trong bài tập 3. -Bảng viết sẵn bảng số bài tập 4. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.KTBC: H: 2 HS lên bảng làm các bài tập 2,3 tiết trước. T: chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Hướng dẫn luyện tập: Bài 1 T: viết các số lên bảng, yêu cầu HS vừa đọc, vừa nêu giá trị của chữ số 3 trong mỗi số. H: Đọc số, nêu giá trị của các chữ số 3 trong mỗi số. T: nhận xét và cho điểm HS. Bài 2a,b: H: Nêu yêu cầu H: tự viết số vào nháp. Đọc kết quả. T: nhận xét và cho điểm HS. Bài 3a. T: treo bảng số liệu trong bài tập lên bảng và hỏi:Bảng số liệu thống kê về nội dung gì ? - Hãy nêu dân số của từng nước được thống kê. T: yêu cầu HS đọc và trả lời từng câu hỏi của bài. Có thể hướng dẫn HS, để trả lời các câu hỏi chúng ta cần so sánh số dân của các nước được thống kê với nhau. H: nối tiếp nhau nêu. T: Nhận xét chốt kết quả đúng Bài 4 (giới thiệu lớp tỉ).

<span class='text_page_counter'>(57)</span> T: nêu vấn đề: Bạn nào có thể viết được số 1 nghìn triệu ? T: thống nhất cách viết đúng là 1000000000 và giới thiệu: Một nghìn triệu được gọi là 1 tỉ. T: Số 1 tỉ có mấy chữ số, đó là những chữ số nào ? T: Bạn nào có thể viết được các số từ 1tỉ đến 10 tỉ? H: lên bảng viết, cả lớp viết vào nháp T: thống nhất cách viết đúng, sau đó cho HS cả lớp đọc dãy số từ 1 tỉ đến 10 tỉ. -Nếu còn thời gian, GV có thể viết các số khác có đến hàng trăm tỉ và yêu cầu HS đọc. 3.Củng cố- Dặn dò: -GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. -----------------------------------------------------------TIẾT 3 TẬP LÀM VĂN: KỂ LẠI LỜI NÓI , Ý NGHĨA CỦA NHÂN. VẬT I. MỤC TIÊU: - Biết được hai cách kể lại lời nói, ý nghĩa của nhân vật và tác dụng của nó: nói lên tính cách nhân vật và ý nghĩa câu chuyện. - Bước đầu biết kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật trong bài văn kể chuyện theo 2 cách: trực tiếp và gián tiếp . II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 1, 3 phần nhận xétGiấy khổ to kẻ sẵn 2 cột : lời dẫn trực tiếp – lời dẫn gián tiếp + bút dạ . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. KTBC: H: 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi : 1) Khi tả ngoại hình nhân vật , cần chú ý tả những gì ? 2) Tại sao cần phải tả ngoại hình nhân vật ? T: Nhận xét, chấm điểm. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Tìm hiểu ví dụ Bài 1 H: đọc yêu cầu . H: tự làm bài .vào nháp. trả lời . T: đưa bảng phụ để HS đối chiếu . T: Gọi HS đọc lại . T: Nhận xét , tuyên dương những HS tìm đúng các câu văn . Bài 2 H: 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK . T: Lời nói và ý nghĩ của cậu bé nói lên điều gì về cậu ? T: Nhờ đâu mà em đánh giá được tính nết của cậu bé ? H: Phát biểu, GV nhận xét, chốt kết quả đúng. Bài 3H: đọc yêu cầu và ví dụ trên bảng . H: đọc thầm , thảo luận cặp đôi câu hỏi : Lời nói , ý nghĩ của ông lão ăn xin trong hai cách kể đã cho có gì khác nhau ? H: phát biểu ý kiến ..

<span class='text_page_counter'>(58)</span> T: Nhận xét , kết luận và viết câu trả lời vào cạnh lời dẫn . Cách a) Tác giả dẫn trực tiếp – tức là dùng nguyên văn lời của ông lão . Do đó các từ xưng hô là từ xưng hô của chính ông lão với cậu bé (ông – cháu ) . Cách b) Tác giả thuật lại gián tiếp lời của ông lão , tức là bằng lời kể của mình . Người kể xưng tôi , gọi người ăn xin là ông lão . T: Ta cần kể lại lời nói và ý nghĩ của nhân vật để làm gì ? T:Có những cách nào để kể lại lời nói và ý nghĩ của nhân vật ? H: suy nghĩ, phát biểu c) Ghi nhớ H: đọc phần Ghi nhớ trang 32 , SGK T:Yêu cầu HS tìm những đoạn văn có lời dẫn trực tiếp , lời dẫn gián tiếp . d) Luyện tập Bài 1 H: đọc nội dung . H: tự làm vào vở. H: Lên bảng chữa bài H: dưới lớp nhận xét , bổ sung . T: Nhận xét, kết luận T: Dựa vào dấu hiệu nào , em nhận ra lời dẫn gián tiếp , lời dẫn trực tiếp ? T: Nhận xét , tuyên dương những HS làm đúng . Kết luận Bài 2 H: đọc nội dung . T: Phát giấy và bút dạ cho từng nhóm . Yêu cầu HS thảo luận trong nhóm và hoàn thành phiếu T: Khi chuyển lời dẫn gián tiếp thành lời dẫn trực tiếp cần chú ý những gì ? H: Các nhóm thảo luận. Nhóm xong trước dán lên bảng , các nhóm khác nhận xét , bổ sung . T: Chốt lại lời giải đúng . T: Nhận xét , tuyên dương những nhóm HS làm đúng . Bài 3 Tiến hành tương tự bài 2 . T: Khi chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp cần chú ý những gì ? H: Làm vào nháp, trình bày T: Nhận xét chốt kết quả đúng. 3. Củng cố, dặn dò: T: Nhận xét tiết học . T: Dặn HS về nhà làm lại bài 2 , 3 vào vở và chuẩn bị bài sau . ---------------------------------------------------------------TIẾT 4 MỸ THUẬT: Vẽ tranh ĐỀ TÀI CÁC CON VẬT QUEN THUỘC I- MỤC TIÊU: - HS nhận biết hình dáng, đặc điểm và cảm nhận vẽ đẹp của 1 số con vật quen thuộc. - HS biết cách vẽ và vẽ được tranh về con vật, vẽ màu theo ý thích. - HS yêu mến các con vật và có ý thức chăm sóc vật nuôi. II- THIẾT BỊ DẠY- HỌC: GV: - Chuẩn bị tranh ảnh 1 số con vật. Hình gợi ý cách vẽ. - Bài vẽ con vật của HS lớp trước..

<span class='text_page_counter'>(59)</span> HS: - Tranh, ảnh 1 số con vật con vật. - Giấy vẽ hoặc vở thực hành, bút chì, tẩy, màu,... III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC: - Giới thiệu bài mới. HĐ1: Tìm và chọn nội dung đề tài. - GV cho HS xem tranh và đặt câu hỏi: + Tên con vật ? + Hình dáng, màu sắc con vật? + Các bộ phận chính của con vật ? + Em hãy kể 1 số con vật mà em biết ? + Em thích con vật nào nhất ? Vì sao ? - GV tóm tắt: HĐ2: Hướng dẫn HS cách vẽ - GV y/c nêu cách vẽ tranh con vật. - GV vẽ minh hoạ và hướng dẫn. HĐ3: Hướng dẫn HS thực hành. - GV nêu y/c vẽ bài. - GV gọi 2 đến 3 HS và đặt câu hỏi: + EM chọn con vật nào để vẽ. + Để bức tranh sinh động ,em vẽ thêm hình ảnh nào nữa ? - GV bao quát lớp, nhắc nhở HS nhớ lại đặc điểm, hình dáng,màu sắc,... để vẽ. - GV giúp đỡ HS yếu, động viên HS K,G, HĐ4: Nhận xét, đánh giá: -GV chọn 1 số bài vẽ đẹp, chưa đẹp để n.xét - GV gọi 2 đến 3 HS nhận xét. - GV nhận xét bổ sung. * Dặn dò: - Sưu tầm 1 số hoạ tiết dân tộc. -Nhớ đưa vở, bút chì, tẩy, màu,... để học./. ------------------------------------------------------------------. TIẾT 5 THỂ DỤC :. BÀI 5: ĐI ĐỀU, ĐỨNG LẠI, QUAY SAU. TRÒ CHƠI “KÉO CƯA LỪA XẺ” I.MỤC TIÊU : -Củng cố và nâng cao kĩ thuật: Đi đều, đứng lại, quay sau. Yêu cầu nhận biết đúng hướng quay, cơ bản đúng động tác, đúng khẩu lệnh. -Trò chơi : “Kéo cưa lừa xe” Yêu cầu HS chơi đúng luật hào hứng trong khi chơi. II.ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN : Địa điểm : Trên sân trường .Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. Phương tiện : Chuẩn bị 1 còi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1 . Phần mở đầu: H:Tập hợp lớp, ổn định: Điểm danh. T: phổ biến nội dung : Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện..

<span class='text_page_counter'>(60)</span> H: Khởi động : Đứng tại chỗ hát và vỗ tay. Trò chơi : “Trò chơi hiệu lệnh”. 2. Phần cơ bản: a) Đội hình đội ngũ: -Ôn đi đều, đứng lại, quay sau. * Lần 1 và 2 GV điều khiển lớp tập. * Lần 3và 4 chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển , GV quan sát sửa chữa sai sót cho HS các tổ H: Tập hợp cả lớp đứng theo tổ, cho các tổ thi đua trình diễn. GV quan sát, nhận xét, đánh giá, sửa chữa sai sót, biểu dương các tổ thi đua tập tốt. T: điều khiển tập lại cho cả lớp để củng cố. b) Trò chơi : “Kéo cưa lừa xe: T: tập hợp HS theo đội hình chơi. Nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và phổ biến luật chơi T: cho cả lớp ôn lại vần điệu trước. H: 2 HS làm mẫu, rồi cho một tổ chơi thử . T:Tổ chức cho HS thi đua chơi. T: quan sát, nhận xét, biểu dương các cặp HS chơi đúng luật, nhiệt tình . 3. Phần kết thúc: H: cả lớp chạy đều theo thứ tự 1, 2, 3, 4 nối tiếp nhau thành một vòng tròn lớn, sau khép dần thành vòng tròn nhỏ. H: làm động tác thả lỏng. T: cùng học sinh hệ thống bài học. T: nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bai tập về nhà.. THỨ 5 TIẾT 1 TOÁN:. Ngày soạn: Ngày dạy: 2011. . . . / . . . / 2011 Thứ . . . . . ./ . . . /. DÃY SỐ TỰ NHIÊN. I. MỤC TIÊU: Bước đầu HS nhận biết về số tự nhiên, dãy số tự nhiên và một số đặc điểm của dãy số tự nhiên. II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ (vẽ tia số như SGK).. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Kiểm tra: Gọi HS lên bảng viết số có 7 chữ số, 8 chữ số, 9 chữ số - Nêu các hàng, lớp đã học 2. Bài mới: * Gới thiệu số tự nhiên và dãy số TN a) Số TN: Gọi 1 số HS nêu 1 vài số đã học (9, 15 37 ....) T: ghi bảng và giới thiệu đó là các số TN, 1 số HS nhắc lại b) Dãy số TN: - GV yêu cầu HS viết các số tự nhiên đã học theo thứ tực từ bé đến lớn bắt đầu từ số 0. 0,1,2,3,4,5, ...........10, .......99, 100 ............

<span class='text_page_counter'>(61)</span> H: nhắc lại đặc điểm của các số TN vừa viết (các số TN được viết theo thứ tự từ bé đến lớn bắt đầu từ số 0). GV giới thiệu tất cả các số TN sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn (bắt đầu từ số 0 và kéo dài mãi). H: quan sát hình vẽ tia số - HS nhận xét các số trong dãy - GV nêu: Đây là tia số trên tia số này mỗi số của dãy số TN ứng với 1 điểm , số 0 ứng với điểm gốc. c) Một số đặc điểm của dãy STN: - HS quan sát dãy số TN: 0,1,2,3,4 ...... - GV nêu câu hỏi gợi ý để HS nhận biết 1 số đặc điểm của dãy số TN VD: Thêm 1 vào sau bất cứ số TN nào ta được số liền kề sau nó Bớt 1 vào trước bất cứ số TN nào ta được số liền kề trước nó T: Có thể bớt 1 ở số 0 để được số liền trước số 0 không ? T: Rút ra 1 số đặc điểm: Không có số TN nào lớn nhất . 0 là STN bé nhất 2 STN liền kề thì hơn kém nhau 1 đơn vị H: 1 số HS nhắc lại * Luyện tập Bài tập 1:H: Nêu yêu cầu. H: Tự làm vào nháp. Đọc kết quả. T: Nhận xét, chốt kết quả đúng. Bài tập 2: H: Đọc yêu cầu. H: Thảo luận theo cặp. Đại diện cặp trình bày. T: Nhận xét, chốt kết quả đúng. Bài tập 3: H: Nêu yêu cầu. H: Làm vào vở. 2 HS lên bảng trình bày. T: Nhận xét, chốt kết quả đúng. Bài tập 4a: H: Nêu yêu cầu . H: làm vào vở. H: 2 HS chữa bài. T: Nhận xét, chốt kết quả đúng. 3. Củng cố: H: Nêu lại một số nhận xét về dãy số tự nhiên. T: Nhận xét tiết học. Dặn: Chuẩn bị bài sau, xem btập 4b,c ở nhà. Nhận xét - Dặn dò ------------------------------------------------------------TIẾT 2 LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MỞ RỘNG VỐN TỪ : NHÂN HẬU , ĐOÀN KẾT I. MỤC TIÊU: HS biết thêm một số từ ngữ ( gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm N ( BT2,3,4); biết cách mở rộng vốn từ có tiếng hiền, tiếng ác . II. CHUẨN BỊ: Giấy khổ to kẻ sẵn 2 cột của BT 1 , BT 2 , bút dạ . Bảng lớp viết sẵn 4 câu thành ngữ bài 3 . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. KTBC: H: 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi :.

<span class='text_page_counter'>(62)</span> 1) Tiếng dùng để làm gì ? Từ dùng để làm gì ? Cho ví dụ ? 2) Thế nào là từ đơn ? Thế nào là từ phức ? Cho ví dụ . T: Nhận xét , cho điểm HS 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Hướng dẫn làm bài tập Bài 1 H: đọc yêu cầu . T: Phát giấy + bút dạ cho từng nhóm . Yêu cầu HS có thể huy động trí nhớ của cả nhóm tìm từ có tiếng hiền hay ác xem nhóm nào tìm được nhiều từ nhất. H: 2 nhóm dán phiếu lên bảng . Các nhóm khác nhận xét , bổ sung . T: Tuyên dương nhóm tìm được nhiều từ . T: có thể hỏi lại HS về nghĩa của các từ vừa tìm được . Bài 2 H: đọc yêu cầu . H: tự làm bài trong nhóm : Xếp các từ đã cho vào nhóm thích hợp. H: nhóm xong trước dán bài lên bảng . Các nhóm khác nhận xét , bổ sung . T: Chốt lại lời giải đúng . GV có thể hỏi về nghĩa của các từ, cho HS đặt câu với một số từ T: Nhận xét , tuyên dương những HS có sự hiểu biết về từ vựng . Bài 3 H: đọc yêu cầu . H: Làm vào vở nháp .1 HS làm trên bảng . H: nhận xét bài của bạn . T: Chốt lại lời giải đúng . T: Em thích câu thành ngữ nào nhất ? Vì sao ? Bài 4 H: đọc yêu cầu của bài . T:Gợi ý : Muốn hiểu được các tục ngữ , thành ngữ , em phải hiểu được cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng . Nghĩa bóng có thể suy ra từ nghĩa đen . H: thảo luận cặp đôi, một số HS phát biểu (GV có thể gọi tiếp nối HS cho đến khi có câu trả lời gần đúng thì chốt lại ) T: Hỏi : Câu thành ngữ ( tục ngữ ) em vừa giải thích có thể dùng trong tình huống nào ? 3. Củng cố – dặn dò: T: Nhận xét giờ học. T: Dặn: Xem lại bài, chuẩn bị bài sau. --------------------------------------------------------TIẾT 3 KHOA HỌC: VAI TRÒ CỦA VI-TA-MIN, CHẤT KHOÁNG VÀ CHẤT. XƠ I.MỤC TIÊU: Giúp HS: -Kể tên được các thức ăn có chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ. -Nêu được vai trò của vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ đối với cơ thể: + Vi-ta-min rất cần cho cơ thể, nếu thiếu cơ thể sẽ bị bệnh. + Chất khoáng tham gia xây dựng cơ thể, tạo men thúc đẩy và điều khiển hoạt động sống, nếu thiếu cơ thể sẽ bị bệnh. + Chất xơ không có giá trị dinh dưỡng nhưng rất cần để đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hóa..

<span class='text_page_counter'>(63)</span> II. CHUẨN BỊ:4 tờ giấy khổ A0. Phiếu học tập theo nhóm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Kiểm tra bài cũ: H: 2 HS lên bảng trả lời các câu hỏi: 1) Em hãy cho biết những loại thức ăn nào có chứa nhiều chất đạm và vai trò của chúng ? 2) Chất béo có vai trò gì ? Kể tên một số loại thức ăn có chứa nhiều chất béo ? T: nhận xét và cho điểm HS. 2.Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: * Hoạt động 1: Những loại thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ.  Bước 1: H: tiến hành hoạt động cặp đôi: 2 HS ngồi cùng bàn quan sát các hình minh hoạ ở trang 14, 15 và nói với nhau biết tên các thức ăn có chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng, chất xơ. T: Gợi ý HS có thể hỏi: Bạn thích ăn những món ăn nào chế biến từ thức ăn đó ? T: Yêu cầu HS đổi vai để cả 2 cùng được hoạt động. H: 2 đến 3 cặp HS thực hiện hỏi trước lớp. T: nhận xét, tuyên dương những nhóm nói tốt.  Bước 2: Hoạt động cả lớp. T: Em hãy kể tên những thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng, chất xơ ? H: Kể, GV ghi nhanh những loại thức ăn đó lên bảng. T: giảng thêm: Nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường như: sắn, khoai lang, khoai tây, … cũng chứa nhiều chất xơ. * Hoạt động 2: Vai trò của vi-ta-min, chất khoáng, chất xơ.  Bước 1: thảo luận nhóm T: chia lớp thành 3 nhóm. Đặt tên cho các nhóm là nhóm vi-ta-min, nhóm chất khoáng, nhóm chất xơ và nước, sau đó phát giấy cho HS. Yêu cầu các nhóm đọc phần Bạn cần biết và trả lời các câu hỏi sau: * nhóm vi-ta-min. +Kể tên một số vi-ta-min mà em biết. Nêu vai trò của các loại vi-ta-min đó. +Thức ăn chứa nhiều vi-ta-min có vai trò gì đối với cơ thể ?Nếu thiếu vi-ta-min cơ thể sẽ ntn ? * nhóm chất khoáng. +Kể tên một số chất khoáng mà em biết ? Nêu vai trò của các loại chất khoáng đó ? +Nếu thiếu chất khoáng cơ thể sẽ ra sao ? * nhóm chất xơ và nước:+Những thức ăn nào có chứa chất xơ ? +Chất xơ có vai trò gì đối với cơ thể ? H: Thảo luận. Sau 7 phút gọi 3 nhóm dán bài của mình lên bảng H: Các nhóm khác cùng theo dõi, thảo luận  Bước 2: T: Nhận xét, kết luận * Hoạt động 3: Nguồn gốc của nhóm thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ.  Bước 1:.

<span class='text_page_counter'>(64)</span> T: Chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu học tập cho từng nhóm. Yêu cầu các em thảo luận để hoàn thành phiếu học tập. H: Thảo luận. Sau 3 đến 5 phút đại diện các nhóm dán phiếu học tập lên bảng và đọc. Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung.  Bước 2: T:Các thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng, chất xơ có nguồn gốc từ đâu ? -Tuyên dương nhóm làm nhanh và đúng. 3.Củng cố- dặn dò: -Nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.. ----------------------------------------------------------TIẾT 4 KỸ THUẬT: KHÂU THƯỜNG ( T1 ) I. MỤC TIÊU : - HS biết cách cầm vải, lên kim, xuống kim khi khâu. - HS biết cách khâu và khâu được các mũi khâu thường. Các mũi khâu có thể chưa cách đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm II. CHUẨN BỊ: : Mẫu khâu thường + vải, kim , chỉ ( to ) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : * Hoạt động 1 : HS quan sát và nhận xét mẫu : ( 1 số thao tác khâu thêu cơ bản) T: Cho HS quan sát mẫu khâu thường ( Quan sát mặt trái, mặt phải ) H: Nhận xét về đường khâu , mũi khâu ( mặt trái, mặt phải ) T: Nhận xét, kết luận. * Hoạt động 2 : Hướng dẫn thao tác kỹ thuật H: quan sát H1 ( SGK ) nêu cách cầm vải, cầm kim H: quan sát H 2 ( a,b ) Nêu cách lên kim, xuống kim khi khâu T: làm mẫu kết hợp hướng dẫn thêm bằng lời cach khâu H: quan sát H: Nhắc lại cách khâu ( 3 HS) T: Nhận xét, nhắc lại, hướng dẫn thêm cho HS * Hoạt động 3 : HD thao tác kỹ thuật khâu thường H: quan sát tranh – Nêu các bước khâu thường . H: quan sát H4 : Nêu cách vạch dấu H: Thực hành thao tác khâu mũi thường ( SGV ) T: theo dõi hướng dẫn thêm cho HS IV. CỦNG CỐ : H: Nhắc lại cách khâu thường. T: Nhận xét giờ học. T: Dặn dò: Tập khâu ở nhà, tiết sau thực hành ----------------------------------------------------------------TIẾT 5. ÂM NHẠC:. ÔN BÀI HÁT EM YÊU HÒA BÌNH. BÀI TẬP CAO ĐỘ VÀ TIẾT TẤU. I. YÊU CẦU - Học sinh thuộc bài hát, tập biểu diễn từng nhóm trước lớp kết hợp động tác phụ họa..

<span class='text_page_counter'>(65)</span> - Đọc được bài tập cao độ và thể hiện tốt bài tập tiết tấu. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Nghiên cứu một vài động tác phụ họa, chép sẵn bài tập cao độ, bài tập tiết tấu, thanh phách. - Học sinh: Thanh phách. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Gọi 2 - 3 em lên bảng hát bài em yêu hòa bình. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới a. Giới thiệu bài: - Tiết âm nhạc hôm nay các em sẽ học ôn lại bài hát em yêu hòa bình và đọc bài tập cao độ và tiết tấu. b. Nội dung: * Ôn lại bài hát “Em yêu hòa bình” - Giáo viên bắt nhịp cho học sinh hát dưới nhiều hình thức: cả lớp, dãy, bàn, tổ. - Giáo viên nghe sửa sai cho học sinh * Bài tập cao độ và tiết tấu: - Cho học sinh nhìn lên bảng đọc tên các nốt nhạc trên khuông. Nêu vị trí của từng nốt trên khuông nhạc: Cho học sinh luyện tập tiết tấu * Luyện cao độ và tiết tấu: - Cho học sinh luyện đọc cao độ trước, tiết tấu sau. 4. Củng cố dặn dò - Cho cả lớp đọc cao độ và tiết tấu lại 1 lần. - Giáo viên bắt nhịp cho học sinh hát lại 1 lần nữa bài “Em yêu hòa bình”. - Gọi 1 - 2 em hát cá nhân cho cả lớp nghe. - Dặn dò: Về nhà ôn lại bài hát và bài tập cao độ và tiết tấu.. THỨ 6. Ngày soạn: Ngày dạy: Thứ . . .. . . . / . . . / 2011 . . ./ . . . /2011. TIẾT 1 TẬP LÀM VĂN: VIẾT THƯ I. MỤC TIÊU:  Nắm chắc mục đích của việc viết thư, nội dung cơ bản và kết cấu thông thường của một bức thư .  Vận dụng kiến thức đã học để viết được bức thư thăm hỏi, trao đổi thông tin với bạn. II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ viết sẵn phần Ghi nhớ .Bảng lớp viết sẵn đề bài phần Luyện tập . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. KTBC: T : Cần kể lại lời nói , ý nghĩ của nhân vật để làm gì ? H: 2 HS đọc bài làm bài 1, 2 . T: Nhận xét và cho điểm từng HS ..

<span class='text_page_counter'>(66)</span> 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Tìm hiểu ví dụ H: đọc lại bài Thư thăm bạn trang 25 , SGK . T: Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì ? T: Theo em , người ta viết thư để làm gì ? T: Đầu thư bạn Lương viết gì ? T: Lương thăm hỏi tình hình gia đình và địa phương của Hồng như thế nào ? T: Bạn Lương thông báo với Hồng tin gì ? T: Theo em , nội dung bức thư cần có những gì ? T: Qua bức thư , em nhận xét gì về phần Mở đầu và phần Kết thúc ? H: Trả lời các câu hỏi. T: Nhận xét, chốt phần Ghi nhớ c) Ghi nhớ T: Treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc . d) Luyện tập H: đọc đề bài . T: Gạch chân dưới những từ : trường khác để thăm hỏi , kể , tình hình lớp , trường em + Đề bài yêu cầu em viết thư cho ai ? Mục đích viết thư là gì ? +Thư viết cho bạn cùng tuổi cần xưng hô như thế nào ? ( xưng bạn – mình , cậu – tớ) + Cần thăm hỏi bạn những gì ? ( Hỏi thăm sức khỏe , việc học hành ở trường mới , tình hình gia đình , sở thích của bạn ) + Em cần kể cho bạn những gì về tình hình ở lớp, trường mình ? + Em nên chúc , hứa hẹn với bạn điều gì ?(Chúc bạn khỏe , học giỏi , hẹn thư sau ). T: Gợi ý hướng dẫn thêm cho HS: Nội dung bức thư cần :  Nêu lí do và mục đích viết thư .  Thăm hỏi người nhận thư .  Thông báo tình hình người viết thư .  Nêu ý kiến cần trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm . + Phần Mở đầu ghi địa điểm , thời gian viết thư , lời chào hỏi . + Phần Kết thúc ghi lời chúc , lời hứa hẹn . T: Yêu cầu HS suy nghĩ viết vào giấy đơn. HS dựa vào gợi ý trên bảng để viết thư. H: đọc lá thư mình viết . T: Nhận xét và cho điểm HS viết tốt . 3. Củng cố, dặn dò: T: Nhận xét tiết học . Dặn dò HS về nhà viết lại bức thư vào vở và chuẩn bị bài sau . ------------------------------------------------------------------TIẾT 2 TOÁN: VIẾT SỐ TỰ NHIÊN TRONG HỆ THẬP PHÂN I.MỤC TIÊU: - Biết sử dụng mười chữ số để viết số trong hệ thập phân. -Nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số. II. CHUẨN BỊ:Bảng phụ hoặc băng giấy viết sẵn nội dung của bài tập 1. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.KTBC: H: 2 HS lên bảng làm bài tập 2.

<span class='text_page_counter'>(67)</span> T: chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Nội dung: * Đặc điểm của hệ thập phân: T: viết lên bảng bài tập sau và yêu cầu HS làm bài . 10 đơn vị = ……… chục 10 chục = ……… trăm 10 trăm = ……… nghìn …… nghìn = ……… Trăm nghìn 10 chục nghìn = ……… trăm nghìn H: 1 HS lên bảng điền. Cả lớp làm vào giấy nháp. T: qua bài tập trên bạn nào cho biết trong hệ thập phân cứ 10 đơn vị ở một hàng thì tạo thành mấy đơn vị ở hàng trên liền tiếp nó ?( Tạo thành 1 đơn vị ở hàng trên liền tiếp nó.) T: khẳng định: chính vì thế ta gọi đây là hệ thập phân. * Cách viết số trong hệ thập phân: T: hệ thập phân có bao nhiêu chữ số, đó là những chữ số nào ? H: (Có 10 chữ số. Đó là các số :0,1,2,3,4,5,6,7,8,9.) H : Sử dụng các chữ số trên để viết các số H: 1 HS lên bảng viết. Cả lớp viết vào giấy nháp. T:Như vậy với 10 chữ số chúng ta có thể viết được mọi số tư nhiên . T: Hãy nêu giá trị của các chữ số trong số 999. T: cũng là chữ số 9 nhưng ở những vị trí khác nhau nên giá trị khác nhau. Vậy có thể nói giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó. 3/.Luyện tập thực hành: Bài 1:H: Nêu yêu cầu H: đọc bài mẫu sau đó tự làm bài. H: đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau, 1 HS đọc bài làm của mình trước lớp để các bạn kiểm tra theo. Bài 2: T: viết số 387 lên bảng và yêu cầu HS viết số trên thành tổng giá trị các hàng của nó . H:1 HS lên bảng viết, HS cả lớp viết vào nháp. 387 = 300 + 80 + 7 T: nêu cách viết đúng, sau đó yêu cầu HS tự làm bài. T: nhận xét và cho điểm. Bài 3:H: Nêu yêu cầu T: Giá trị của mỗi chữ số trong số phụ thuộc vào điều gì ? T: viết số 45 lên bảng và hỏi : nêu giá trị của chữ số 5 trong số 45, vì sao chữ số 5 lại có giá trị như vậy ? H: làm bài .vào vở. T: Kiểm tra chốt kết qủa đúng 3.Củng cố- Dặn dò: T: tổng kết tiết học , dặn HS về nhà làm bài tập luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. TIẾT 3 ĐỊA LÍ : MỘT SỐ DÂN TỘC Ở HOÀNG LIÊN SƠN.

<span class='text_page_counter'>(68)</span> I.MỤC TIÊU : - Nêu được một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn: Thái, Mông, Dao. . . - Biết Hoàng Liên Sơn là nơi dân cư thưa thớt. - Sử dụng được tranh ảnh để mô tả trang phục và nhà sàn của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn. + Trang phục: mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng, trang phục của các dân tộc được may, thêu trang trí rất công phu và thường có màu săcd sặc sỡ. . . + Nhà sàn được làm bằng các vật liệu tự nhiên như gỗ, tre, nứa . II.CHUẨN BỊ :Bản đồ Địa lí tự nhiên VN . -Tranh, ảnh về nhà sàn, trang phục, lễ hội, sinh hoạt của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.KTBC : T: -Nêu đặc điểm của dãy núi Hoàng Liên Sơn ? -Nơi cao nhất của đỉnh núi Hoàng Liên Sơn có khí hậu như thế nào ? T: nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới : a.Giới thiệu bài: b.Bài mới : 1/.Hoàng Liên Sơn –nơi cư trú của một số dân tộc ít người : *Hoạt độngcá nhân: H: đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau: +Dân cư ở được những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, về sinh hoạt, trang phục, lễ hội của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn đông đúc hay thưa thớt hơn ở đồng bằng ? +Kể tên một số dân tộc ít người ở được những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, về sinh hoạt, trang phục, lễ hội của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn . +Xếp thứ tự các dân tộc (dân tộc Dao, Mông, Thái) theo địa bàn cư trú từ nơi thấp đến nơi cao +Người dân ở những nơi núi cao thường đi lại bằng phương tiện gì ? Vì sao? H: trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung T: sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. 2/.Bản làng với nhà sàn : *Hoạt động nhóm: -GV phát phiếu học tập cho HS và HS dựa vào SGK, tranh, ảnh về bản làng , nhà sàn cùng vốn kiến thức của mình để trả lời các câu hỏi : +Bản làng thường nằm ở đâu ? +Bản có nhiều hay ít nhà ? +Vì sao một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn sống ở nhà sàn ? +Nhà sàn được làm bằng vật liệu gì ? +Hiện nay nhà sàn ở đây có gì thay đổi so với trước đây? H: Thảo luận. Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung . T: nhận xét và chốt câu trả lời đúng. 3/.Chợ phiên, lễ hội, trang phục : *Hoạt động nhóm :.

<span class='text_page_counter'>(69)</span> -GV cho HS dựa vào mục 3 ,các hình trong SGK và tranh, ảnh về chợ phiên, lễ hội , trang phục ( nếu có) trả lời các câu hỏi sau : +Nêu những hoạt động trong chợ phiên . +Kể tên một số hàng hóa bán ở chợ .Tại sao chợ lại bán nhiều hàng hóa này ?(dựa vào hình 2) . +Kể tên một số lễ hội của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn . +Lễ hội của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn được tổ chức vào mùa nào ? Trong lễ hội có những hoạt động gì ? +Nhận xét trang phục truyền thống của các dân tộc trong hình 3,4 và 5 . H: Các nhóm thảo luận. Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung . T: sửa chữa và giúp các nhóm hoàn thiện câu trả lời . 3.Củng cố : H: đọc bài trong khung bài học . H: trình bày lại những đặc điểm tiêu biểu về dân cư , sinh hoạt ,trang phục ,lễ hội …của một số dân tộc vùng núi Hoàng Liên Sơn . T: Dặn: Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài : “Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn”. T: Nhận xét tiết học .. -------------------------------------------------------TIẾT 4. THỂ DỤC:. ĐI ĐỀU ,VÒNG PHẢI ,VÒNG TRÁI , ĐỨNG LẠI TRÒ CHƠI “BỊT MẮT BẮT DÊ”. I.MỤC TIÊU : -Củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác quay đằng sau. Yêu cầu cơ bản đúng động tác, đúng với khẩu lệnh. -Học động tác mới: Đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại. Yêu cầu HS nhận biết đúng huớng vòng, làm quen với kỹ thuật động tác. -Trò chơi: “Bịt mắt bắt dê” Yêu cầu rèn luyện và nâng cao tập trung chú ývà khả năng định hướng cho HS, chơi đúng luật hào hứng và nhiệt tình trong khi chơi. II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN : Địa điểm : Trên sân trường.Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. Phương tiện : Chuẩn bị 1 còi, 4 – 6 khăn sạch để bịt mắt khi chơi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCl 1 . Phần mở đầu: H: Tập hợp lớp, ổn định: Điểm danh. T: phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện. H: Khởi động: Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp. Trò chơi: “Làm theo khẩu hiệu” 2. Phần cơ bản a) Đội hình đội ngũ -Ôn quay sau. * Lần 1 và2 GV điều khiển lớp tập. HS đứng theo đội hình 4 hàng dọc * Lần 3và 4:.

<span class='text_page_counter'>(70)</span> H: chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển, GV quan sát sửa chữa sai sót cho HS các tổ. T: điều khiển tập lại cho cả lớp để củng cố. * Học đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại. T: làm mẫu động tác chậm. T: vừa làm động tác vừa giảng giải kĩ thuật động tác : Khẩu lệnh “Vòng bên phải (bên trái) … bước !” T: hô khẩu lệnh cho tổ HS đại diện làm mẫu tập. H: Chia tổ tập luyện theo đội hình 1 hàng dọc, GV quan sát sửa sai sót cho HS các tổ . H: Cho HS cả lớp tập lại theo đội hình 2, 3, 4 hàng dọc. b) Trò chơi : “Trò chơi bịt mắt bắt dê H: tập hợp theo đội hình chơi. T: Nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và phổ biến luật chơi. H: 1 nhóm HS làm mẫu cách chơi. T: Tổ chức cho HS cả lớp cùng chơi. T: quan sát, nhận xét, biểu dương HS hoàn thành vai chơi của mình. 3. Phần kết thúc: H: HS chạy theo thành một vòng tròn lớn, sau khép dần thành vòng tròn nhỏ (mới đầu nhanh sau chậm dần) . Vòng cuối cùng HS vừa đi vừa làm động tác thả lỏng, rồi đứng lại quay mặt vào trong. T: cùng học sinh hệ thống bài học. T: nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà. ---------------------------------------------------TIẾT 5 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ : SINH HOẠT LỚP I. MỤC TIÊU : - Đánh giá nhận xét hoạt động tuần qua để giúp HS nhận ra mặt tốt, mặt tồn tại, hạn chế để HS khắc phục tồn tại và phát huy ưu điểm . II. HÌNH THỨC TỔ CHỨC : 1. Đánh giá: - Lớp trưởng đánh giá chung hoạt động tuần qua. - Các tổ trưởng nêu các đánh giá cụ thể. - Cá nhân phát biểu. - Nhận xét chung của GV. 2. Phương hướng:GV nêu những việc làm tuần tới: - Duy trì sĩ số. - Lao động vệ sinh. - Học bài và làm bài tập. - Bổ sung dụng cụ học tập cịn thiếu - Tăng cường học bài ở nhà. - Giữ gìn sách vở sạch đẹp.. TUẦN 4 THỨ 2. Ngày soạn:. . . . / . . . / 2011.

<span class='text_page_counter'>(71)</span> Ngày dạy:Thứ . . .. . . ./ . . . /. 2011 TIẾT 1 TẬP ĐỌC: MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC I. MỤC TIÊU: - Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài. Đọc đúng các từ ngữ: Long Xưởng, tham tri chính sự, giám nghị đại phu. . . - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa ( trả lời được các câu hỏi trong SGK). - GDKNS : Kĩ năng xác định giá trị, tự nhận thức về bản thân, kĩ năng tư duy phê phán. II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ viết sẵn câu , đoạn cần luyện đọc . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. KTBC: H: 3 HS tiếp nối nhau đọc truyện Người ăn xin và trả lời câu về nội dung . T: Nhận xét và cho điểm HS . 2. Bài mới: a . Giới thiệu bài T: Giới thiệu chủ điểm và gt bài b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài * Luyện đọc T: Chia đoạn ( 3 đoạn ) H: 3 HS tiếp nối nhau đọc bài trang 36 , SGK . (2 lượt ) H: 2 HS khác đọc lại toàn bài .GV lưu ý sửa chữa lỗi phát âm , ngắt giọng cho từng HS H: 1 HS đọc phần Chú giải trong SGK . T: kết hợp giải nghĩa một số từ khó. T: đọc mẫu lần 1. Chú ý giọng đọc * Tìm hiểu bài H: đọc đoạn 1 . H: đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi : + Tô Hiến Thành làm quan triều nào ? + Mọi người đánh giá ông là người như thế nào ? + Trong việc lập ngôi vua , sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào ? T: Đoạn 1 kể chuyện gì ? ( gợi ý HS rút ý chính : Sự chính trực của Tô Hiến Thành trong việc lập ngôi vua. ) H: đọc đoạn 2 . HS đọc thầm và trả lời câu hỏi : + Khi Tô Hiến Thành ốm nặng , ai thường xuyên chăm sóc ông ? + Còn gián nghị đại phu Trần Trung Tá thì sao ? T: Đoạn 2 ý nói đến ai ? H: 1 HS đọc đoạn 3 .Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi : + Đỗ thái hậu hỏi ông điều gì ? + Tô Hiến Thành đã tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình ? + Vì sao thái hậu lại ngạc nhiên khi ông tiến cử Trần Trung Tá ? + Trong việc tìm người giúp nước , sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào ?.

<span class='text_page_counter'>(72)</span> + Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành ? T: Kết luận giảng giải thêm về Tô Hiến Thành và tấm lòng trung thực của ông. T: Đoạn 3 kể chuyện gì ? ( gợi ý HS rút ý chính đoạn 2,3: Sự chính trực của Tô Hiến Thành trong việc tiến cử người giúp việc nước.) H: 1 HS đọc toàn bài , cả lớp đọc thầm. * Luyện đọc diễn cảm H: đọc toàn bài . T: Giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc. GV đọc mẫu . H: luyện đọc và tìm ra cách đọc hay. H: Chia nhóm đọc phân vai . T: Nhận xét , cho điểm HS . 3. Củng cố, dặn dò: H: 1 HS đọc lại toàn bài và nêu nội dung chính : Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa T:Vì sao nhân dân ngợi ca những người chính trực như ông Tô Hiến Thành ? T: Nhận xét tiết học . Dặn HS về nhà học bài ---------------------------------------------------------------TIẾT 2 TOÁN: SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN I.MỤC TIÊU: -Giúp HS bước đầu hệ thống hóa một số hiểu biết ban đầu về so sánh hai số tự nhiên, xếp thứ tự các số tự nhiên. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.KTBC: H: 2 HS lên bảng làm bài tập 2 T: kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác. T: chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 2.Bài mới : a.Giới thiệu bài: b.So sánh số tự nhiên: * Luôn thực hiện được phép so sánh: T: nêu các cặp số tự nhiên như 100 và 89, 456 và 231, 4578 và 6325, … rồi yêu cầu HS so sánh xem trong mỗi cặp số số nào bé hơn, số nào lớn hơn. H: Thảo luận các ý kiến T: Kết luận: Vậy bao giờ cũng so sánh được hai số tự nhiên. * Cách so sánh hai số tự nhiên bất kì: T: Hãy so sánh hai số 100 và 99. H: Tiến hành so sánh, nêu cách làm. T: Nhận xét, rút kết luận HS nhắc lại kết luận trên. T: viết lên bảng các cặp số: 123 và 456; 7891 và 7578; … H: so sánh các số trong từng cặp số với nhau, nêu cách làm T: Nhận xét, gợi ý HS rút ra kết luận. * So sánh hai số trong dãy số tự nhiên và trên tia số: H: nêu dãy số tự nhiên. T: Hãy so sánh 5 và 7..

<span class='text_page_counter'>(73)</span> H: So sánh, nêu cách so sánh T: Kết luận. H: vẽ tia số biểu diễn các số tự nhiên. H: so sánh 4 và 10. Trên tia số, 4 và 10 số nào gần gốc 0 hơn, số nào xa gốc 0 hơn ? T: Gợi ý rút kết luận. c.Xếp thứ tự các số tự nhiên : T: nêu các số tự nhiên 7698, 7968, 7896, 7869 và yêu cầu: Hãy xếp các số trên theo thứ tự từ bé đến lớn và theo thứ tự từ lớn đến bé. -Số nào là số lớn nhất trong các số trên ? -Số nào là số bé nhất trong các số trên ? T: với một nhóm các số tự nhiên, chúng ta luôn có thể sắp xếp chúng theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé. Vì sao ? H: nhắc lại kết luận. d.Luyện tập, thực hành : Bài 1 ( cột 1) H: Nêu yêu cầu. H: Làm vào nháp, đọc kết quả, giải thích T: Nhận xét, chốt kết quả đúng. Bài 2 ( a,c) H: Đọc yêu cầu T: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? T: Muốn xếp được các số theo thứ tự từ bé đến lớn chúng ta phải làm gì ? H: Làm vào vở, đổi chéo vở kiểm tra. T: Nhận xét, chốt kết quả đúng. Bài 3 (a) H: Đọc yêu cầu T: Muốn xếp được các số theo thứ tự từ lớn đến bé chúng ta phải làm gì ? H: Làm vào vở. T: Chấm 5 HS nhanh nhất, Nhận xét, chữa bài 3.Củng cố- Dặn dò: T: tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập còn lại.. --------------------------------------------------------------------TIẾT 3 CHÍNH TẢ ( Nhớ viết ) TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH I. MỤC TIÊU: - Nhớ – viết đúng 10 dòng thơ đầu và trình bày bài chính tả sạch sẽ; biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát. - Làm đúng bài tập 2a : phân biệt r / d / g II. CHUẨN BỊ: Bài tập 2a viết sẵn . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. KTBC: H: 2 HS lên bảng tìm các từ : tên đồ đạc trong nhà có dấu hỏi / dấu ngã . T: Nhận xét , chấm điểm 2. Bài mới a. Giới thiệu bài : b. Tìm hiểu đoạn viết: T: đọc bài thơ . 3 đến 5 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ + Vì sao tác giả lại yêu truyện cổ nước nhà ?.

<span class='text_page_counter'>(74)</span> + Qua những câu chuyện cổ , cha ông ta muốn khuyên con cháu điều gì ? * Hướng dẫn viết nhớ viết từ khó H: tìm các từ khó , dễ lẫn . H: đọc và viết các từ vừa tìm được vào nháp T: Lưu ý HS trình bày bài thơ lục bát . H: Tự nhớ lại và viết bài H: Dò lại lỗi chíng tả T: Thu và chấm bài . T: Nhận xét bài viết b. Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài 2a T: Nêu yêu cầu bài cần làm H: 1 HS đọc yêu cầu . H: tự làm bài vào vở. H: 2 HS làm xong trước lên làm trên bảng . H: nhận xét , bổ sung . T: Chốt lại lời giải đúng . gió thổi – gió đưa – gió nâng cánh diều . H: đọc lại câu văn . 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học . - Dặn HS về nhà viết lại BT 2a hoặc 2b và chuẩn bị bài sau . --------------------------------------------------------------------TIẾT 4 KHOA HỌC: TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP NHIỀU LOẠI THỨC ĂN ? I. MỤC TIÊU: - Biết phân loại thức ăn theo nhóm chất dinh dưỡng. - Biết được để có sức khỏe tốt phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món. - Chỉ vào tháp dinh dưỡng cân đối và nói: cần ăn đủnhóm thức ăn chứa nhiều bột đường, nhóm chứa nhiều vi-ta-min và chất khoáng; ăn vừa phải nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm; ăn có mức đọ nhóm chứa nhiều chất béo; ăn ít đường và hạn chế muối. - GDKNS : Kĩ năng nhận thức sự cần thiết phối hợp các loại thức ăn ; bước đầu hình thành kĩ năng tự phục vụ khi lựa chọn các loại thực phẩm phù hợp cho bản thân và có lợi cho sức khoẻ. II. CHUẨN BỊ: -Phiếu học tập theo nhóm.Giấy khổ to.HS chuẩn bị bút vẽ, bút màu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1.Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng hỏi: 1) Em hãy cho biết vai trò của vi-ta-min và kể tên một số loại thức ăn có chứa nhiều vi-ta-min ? 2) Em hãy cho biết vai trò của chất khoáng và kể tên một số loại thức ăn có chứa nhiều chất khoáng ? 3) Chất xơ có vai trò gì đối với cơ thể, những thức ăn nào có chứa nhiều chất xơ ? -GV nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới:.

<span class='text_page_counter'>(75)</span> * Giới thiệu bài: * Hoạt động 1: Vì sao cần phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ?  Bước 1: HS hoạt động nhóm T: Chia nhóm 4 HS. Yêu cầu HS thảo luận và trả lời các câu hỏi: +Nếu ngày nào cũng chỉ ăn một loại thức ăn và một loại rau thì có ảnh hưởng gì đến hoạt động sống ? +Để có sức khoẻ tốt chúng ta cần ăn như thế nào ? +Vì sao phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món. H: Thảo luận theo nhóm  Bước 2: hoạt động cả lớp. H: 2 đến 3 nhóm HS lên trình bày ý kiến của nhóm mình. GV ghi các ý kiến lên bảng T: Nhận xét, kết luận ý kiến đúng. Kĩ năng nhận thức sự cần thiết phối hợp các loại thức ăn . H: 2 HS đọc to mục Bạn cần biết trang 17 / SGK. * Hoạt động 2: Nhóm thức ăn có trong một bữa ăn cân đối.  Bước 1: hoạt động nhóm T: Chia nhóm, mỗi nhóm có từ 6 đến 8 HS, phát giấy cho HS. H: quan sát thức ăn trong hình minh hoạ trang 16 và tháp dinh dưỡng cân đối trang 17 để ghi tên các loại thức ăn nhóm chọn cho 1 bữa ăn. -Cử người đại diện trình bày tại sao nhóm mình lại chọn loại thức ăn đó.  Bước 2: hoạt động cả lớp. H: 2 đến 3 nhóm lên trước lớp trình bày. T: Nhận xét từng nhóm. Yêu cầu bắt buộc trong mỗi bữa ăn phải có đủ chất và hợp lý. H: quan sát kỹ tháp dinh dưỡng và trả lời câu hỏi: Những nhóm thức ăn nào cần: Ăn đủ, ăn vừa phải, ăn có mức độ, ăn ít, ăn hạn chế ? T: Nhận xét, kết luận: * Hoạt động 3: Trò chơi: “Đi chợ” T: Giới thiệu trò chơi: Hãy lên thực đơn cho một ngày ăn hợp lý và giải thích tại sao em lại chọn những thức ăn này. T: Phát phiếu thực đơn đi chợ cho từng nhóm. H: các nhóm thảo luận lên thực đơn và tập thuyết trình từ 5 phút. H: Đại diện các nhóm lên trình bày, sau mỗi lần có nhóm trình bày GV gọi nhóm khác bổ sung, nhận xét. GV ghi nhanh các ý kiến nhận xét vào phiếu của mỗi nhóm. T: Nhận xét, tuyên dương các nhóm Bước đầu hình thành kĩ năng tự phục vụ khi lựa chọn các loại thực phẩm phù hợp cho bản thân và có lợi cho sức khoẻ. H: chọn ra một nhóm có thực đơn hợp lý nhất, 1 HS trình bày lưu loát nhất. T: Tuyên dương. 3.Củng cố- dặn dò: T: Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS, nhóm HS tham gia sôi nổi các hoạt động, nhắc nhở những HS, nhóm HS còn chưa chú ý. -Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết và nên ăn uống đủ chất dinh dưỡng. -------------------------------------------------------.

<span class='text_page_counter'>(76)</span> TIẾT 5 ĐẠO ĐỨC : VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP ( T 2 ) I.MỤC TIÊU: - Biết thế nào là vượt khó trong học tập và vì sao phải vượt khó trong học tập. - Biết được vượt khó trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ. - Có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập - Yêu mến và noi theo những tấm gương HS nghèo vượt khó. - GDKNS : Kĩ năng lập kế hoạch vượt khó trong học tập ; Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ của thầy cô, bạn bè khi gặp khó khăn trong học tập II. CHUẨN BỊ: Phiếu học tập II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC *Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (Bài tập 2- SGK trang 7) T: chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận nhóm: đọc tình huống trong bài tập 4- SGK, nêu cách giải quyết. H: Các nhóm thảo luận, đại diện các nhóm trình bày những khó khăn và biện pháp khắc phục. T: giảng giải những ý kiến mà HS thắc mắc. T: Nhận xét, kết luận *Hoạt động 2: Làm việc nhóm đôi ( Bài tập 3- SGK /7) T: giải thích yêu cầu bài tập. H: Thảo luận theo cặp yêu cầu bài tập H: Một số HS trình bày trước lớp. Các HS khác chất vấn, bổ sung. T: Nhận xét kết luận và khen thưởng những HS đã biết vượt qua khó khăn học tập. *Hoạt động 3: Làm việc cá nhân ( bài tập 4- SGK / 7) T: nêu và giải thích yêu cầu bài tập: Nêu một số khó khăn mà em có thể gặp phải trong học tập và những biện pháp để khắc phục những khó khăn đó theo mẫu- GV giơ bảng phụ có kẻ sẵn như SGK. H: nêu 1 số khó khăn và những biện pháp khắc phục. T: ghi tóm tắt ý kiến HS lên bảng. T: Nhận xét, kết luận, khuyến khích HS thực hiện những biện pháp khắc phục những khó khăn đã đề ra để học tốt. Kĩ năng lập kế hoạch vượt khó trong học tập * Củng cố - Dặn dò: H: nêu lại ghi nhớ ở SGK trang 6 T: Thực hiện những biện pháp đã đề ra để vượt khó khăn trong học tập; động viên, giúp đỡ các bạn gặp khó khăn trong học tập Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ của thầy cô, bạn bè khi gặp khó khăn trong học tập. THỨ 3 TIẾT 1 TOÁN: LUYỆN TẬP I.MỤC TIÊU: - Viết và so sánh được các số tự nhiên.. Ngày soạn: . . . / . . . / 2011 Ngày dạy: Thứ . . . . . ./ . . . /2011.

<span class='text_page_counter'>(77)</span> - Bước đầu làm quen dạng x < 5 với x là số tự nhiên. II. CHUẨN BỊ:Hình vẽ bài tập 4, vẽ sẵn trên bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.KTBC: H: 2 hs làm bài tập 3 T: chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 2.Bài mới : a.Giới thiệu bài: b.Hướng dẫn luyện tập: Bài 1: H: đọc đề bài, sau đó tự làm bài. H: 2 HS lên bảng làm bài. T: nhận xét và cho điểm HS. T: hỏi thêm về trường hợp các số có 4, 5, 6, 7 chữ số. H: đọc các số vừa tìm được. Bài 3 T: viết lên bảng phần a của bài: 859  67 < 859167 và yêu cầu HS suy nghĩ để tìm số điền vào ô trống. H: Điền số 0. T: Tại sao lại điền số 0 ? ( HS giải thích) T: Nhận xét, giải thích cho HS cách làm. H: Làm các bài còn lại vào vở. Đọc kết quả. T: Nhận xét, chốt kết quả đúng. Bài 4 H: đọc yêu cầu. H: Làm vào vở, 2HS lên bảng chữa bài. T: Nhận xét, chốt kết quả đúng. 3.Củng cố- Dặn dò: -GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. ----------------------------------------------------TIẾT 2 LUYỆN TỪ VÀ CÂU: TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY I. MỤC TIÊU: - Nhận biết đượchai cách chính cấu tạo từ phức tiếng Việt: ghép những tiếng có nghĩa với nhau ( từ ghép); phối hợp những tiếng có âm hay vần ( hoặc cả âm và vần) giống nhau (từ láy). - Bước đầu phân biệt được từ từ ghép với từ láy đơn giản (BT1); tìm được từ ghép, từ láy chứa tiếng đã cho ( BT2 ). II. CHUẨN BỊ: Bảng lớp viết sẵn ví dụ của Phần nhận xét . Phiếu học tập III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. KTBC: H: đọc thuộc các câu thành ngữ , tục ngữ ở tiết trước ; nêu ý nghĩa của 1 câu mà em thích . T: Nhận xét và ghi điểm . 2. Bài mới a. Giới thiệu bài b. Tìm hiểu ví dụ.

<span class='text_page_counter'>(78)</span> H: đọc ví dụ và gợi ý . H: suy nghĩ , thảo luận cặp câu hỏi . + Từ phức nào do những tiếng có nghĩa tạo thành ? Từ truyện , cổ có nghĩa là gì ? + Từ phức nào do những tiếng có vần , âm lặp lại nhau tạo thành ? H: Một số HS trả lời các câu hỏi. T: Nhận xét, chốt câu trả lời đúng. T: Kết luận về từ phức và từ ghép. c. Ghi nhớ H: đọc phần Ghi nhớ . T: Thế nào là từ ghép , từ láy ? Cho ví dụ . H: Nêu một số VD d. Luyện tập Bài 1 H: đọc yêu cầu . T: Giải thích yêu cầu. Phát giấy và bút dạ cho từng nhóm HS H: Thảo luận nhóm, trao đổi , làm bài . H:Các nhóm làm xong trước dán phiếu lên bảng, các nhóm khác nhận xét , bổ sung . T: Kết luận lời giải đúng Bài 2: H: đọc yêu cầu . T: chia nhóm, phát giấy và bút dạ cho nhóm . Yêu cầu HS trao đổi , tìm từ và viết vào phiếu . H: Các nhóm thảo luận, đại diện các nhóm dán phiếu , các nhóm khác nhận xét, bổ sung . T: Kết luận đã có 1 phiếu đầy đủ nhất trên bảng . 3. Củng cố, dặn dò: T: Từ ghép là gì ? Lấy ví dụ . Từ láy là gì ? Lấy ví dụ . T: Nhận xét tiết học . Dặn HS về nhà viết lại các từ đã tìm được vào sổ tay từ ngữ và đặt câu với các từ đó . ----------------------------------------------------------------------TIẾT 3 LỊCH SỬ : NƯỚC ÂU LẠC I.MỤC TIÊU : -HS biết nước Âu Lạc là sự nối tiếp của nước Văn Lang. - Nắm được môt cách sơ lược cuộc kháng chiến chống Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc: Triệu Đà nhiều lần kéo quân sang xâm lược Âu Lạc. Thời kỳ đầu do đoàn kết, có vũ khí lợi hại nên giành được thắng lợi; nhưng về sau do An Dương Vương chủ quan nên cuộc kháng chiến thất bại. II.CHUẨN BỊ : -Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Phiếu học tập của HS. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.KTBC : Nước Văn Lang . -Nước Văn Lang ra đời trong thời gian nào ? Ở khu vực nào ? -Em hãy mô tả một số nét về cuộc sống của người Lạc Việt ? -Em biết những tục lệ nào của người Lạc Việt còn tồn tại đến ngày nay ? T: Nhận xét – Đánh giá. 3.Bài mới: a.Giới thiệu : b.Tìm hiểu bài :.

<span class='text_page_counter'>(79)</span> *Hoạt động cá nhân T: phát PBTcho HS , yêu cầu HS đọc SGK và làm bài tập sau: em hãy điền dấu x vào ô  những điểm giống nhau về cuộc sống của người Lạc Việt và người Âu Việt. H: 2 HS lên điền vào bảng phụ, các HS khác nhận xét . T: nhận xét , kết luận :cuộc sống của người Âu Việt và người Lạc Việt có những điểm tương đồng và họ sống hòa hợp với nhau . *Hoạt động cả lớp : T: treo lược đồ lên bảng H: xác định trên lược đồ hình 1 nơi đóng đô của nước Âu Lạc . T: “So sánh sự khác nhau về nơi đóng đô của nước Văn Lang và nước Âu Lạc”. -Người Âu Lạc đã đạt được những thành tựu gì trong cuộc sống? (Về xây dựng, sản xuất, làm vũ khí? ) H: Cả lớp thảo luận và báo cáo kết quả so sánh T: nêu tác dụng của nỏ và thành Cổ Loa (qua sơ đồ): nỏ bắn một lần được nhiều mũi tên. Thành Cổ Loa là thành tựu đặc sắc về quốc phòng của người dân Âu Lạc . *Hoạt động nhóm : H: đọc SGK , đoạn : “Từ năm 207 TCN … phương Bắc”. Sau đó , HS kể lại cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc . T: Vì sao cuộc xâm lược của quân Triệu Đà lại bị thất bại ? +Vì sao năm 179 TCN nước Âu lạc lại rơi vào ách đô hộ của PK phương Bắc ? H: Vài HS trả lời T: nhận xét và kết luận . 4.Củng cố : H: đọc ghi nhớ trong khung . T:Về nhà học bài và chuẩn bị bài :Nước ta dưới ách đô hộ của PKPB ---------------------------------------------------------TIẾT 4 KỂ CHUYỆN: MỘT NHÀ THƠ CHÂN CHÍNH I. MỤC TIÊU: - Nghe kể lại được từng đoạn câu chuyện theo câu hỏi gợi ý (SGK); kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Một nhà thơ chân chính ( do GV kể ) - Hiểu được ý nghĩa của truyện : Ca ngợi nhà thơ chân chính , có khí phách cao đẹp , thà chết chứ không chịu khuất phục cường quyền . II. CHUẨN BỊ: Giấy khổ to viết sẵn các câu hỏi , để chỗ trống cho HS trả lời + bút dạ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. KTBC: H: kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc về lòng nhân hậu, tình cảm thương yêu, đùm bọc lẫn nhau T: Nhận xét , cho điểm HS . 2. Bài mới: a . Giới thiệu bài b.GV kể chuyện T: kể chuyện lần 1. H: đọc thầm các câu hỏi ở bài 1.

<span class='text_page_counter'>(80)</span> T: kể lần 2 . c. Kể lại câu chuyện * Tìm hiểu truyện T: Phát giấy + bút dạ cho từng nhóm . H Thảo luận trong nhóm để có câu trả lời đúng . Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng . Các nhóm khác nhận xét , bổ sung cho từng câu hỏi . T: Kết luận câu trả lời đúng . * Hướng dẫn kể chuyện T: Yêu cầu HS dựa vào câu hỏi và tranh minh họa kể chuyện trong nhóm theo từng câu hỏi và toàn bộ câu chuyện . H: Tập kể theo nhóm. Một số HS kể trước lớp. H: kể toàn bộ câu chuyện . H: nhận xét bạn kể . T: Nhận xét , cho điểm từng HS . * Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện T: Vì sao nhà vua hung bạo thế lại đột ngột thay đổi thái độ ? T: Câu chuyện có ý nghĩa gì ? H: nêu ý nghĩa câu chuyện . H+T: Nhận xét tìm ra bạn kể hay nhất , hiểu ý nghĩa câu chuyện nhất . 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học . - Dặn HS về nhà kể lại truyện cho người thân nghe , sưu tầm các câu chuyện về tính trung thực mang đến lớp .. THỨ 4. Ngày soạn: Ngày dạy: 2011. . . . / . . . / 2011 Thứ . . . . . ./ . . . /. TIẾT 1 TẬP ĐỌC: TRE VIỆT NAM I. MỤC TIÊU: - Bước đầu biết đọc diễn cảm mmột đoạn thơ lục bát với giọng tình cảm. - Đọc đúng các tiếng , từ khó , dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ :nắng nỏ trời xanh , khuất mình , bão bùng , lũy thành, … - Hiểu nội dung bài: Qua hình tượng cây tre , tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam : giàu tình thương yêu , ngay thẳng , chính trực . ( trả lời được các câu hỏi 1,2; thuộc khoảng 8 dòng thơ) II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ viết sẵn đoạn thơ cần luyện đọc . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. KTBC: H: lên bảng đọc bài Một người chính trực và trả lời câu hỏi về nội dung bài . T: Nhận xét và cho điểm HS . 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài * Luyện đọc T: Chia đoạn ( 4 khổ thơ).

<span class='text_page_counter'>(81)</span> + Đoạn 1 : Tre xanh ... bờ tre xanh . + Đoạn 2 : Yêu nhiều ...hỡi người . + Đoạn 3 : Chẳng may ... gì lạ đâu . + Đoạn 4 : Mai sau ... tre xanh . H: Đọc nối tiếp đoạn ( 2 lần) H: 3 HS đọc lại toàn bài . T: chú ý sửa lỗi phát âm , ngắt giọng cho từng HS . T: đọc mẫu : chú ý giọng đọc .Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng , cảm hứng ngợi ca . * Tìm hiểu bài H: đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi : + Những câu thơ nào nói lên sự gắn bó lâu đời của cây tre với người Việt Nam ? + Đoạn 1 muốn nói với chúng ta điều gì ? T: Rút ý 1 ghi bảng : Sự gắn bó lâu đời của cây tre với người Việt Nam H: đọc thầm và trả lời câu hỏi . + Những hình ảnh nào của cây tre tượng trưng cho tình thương yêu đồng loại ? + Những hình ảnh nào của cây tre tượng trưng cho tính ngay thẳng ? T: Em thích hình ảnh nào về cây tre hoặc búp măng ? Vì sao ? T: Đoạn 2 , 3 nói lên điều gì ?- Ghi ý chính đoạn 2 , 3 .( Ý 2 : Cây tre tượng trưng cho phẩm cách cao đẹp của người Việt Nam T: Đoạn thơ kết bài có ý nghĩa gì ? * Đọc diễn cảm và học thuộc lòng H: 1 HS đọc bài thơ , cả lớp theo dõi để phát hiện ra giọng đọc . T: Giới thiệu đoạn thơ cần luyện đọc . H: luyện đọc diễn cảm . H: thi đọc diễn cảm 1đoạn thơ ( tự chọn) T: Nhận xét , tuyên dương HS đọc hay . H: thi đọc thuộc lòng từng đoạn thơ và cả bài . T: Nhận xét , tìm ra bạn đọc hay nhất . 3. Củng cố – dặn dò: T: Nội dung của bài thơ là gì ? ( Ghi nội dung chính của bài : Qua hình tượng cây tre , tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam : giàu tình thương yêu , ngay thẳng , chính trực.) + Qua hình tượng cây tre , tác giả muốn nói lên điều gì ? T:Nhận xét tiết học .Dặn dò HS về nhà học thuộc lòng bài thơ. TIẾT 2 TOÁN: YẾN, TẠ, TẤN I.MỤC TIÊU: Giúp HS: -Bước đầu nhận biết về độ lớn của yến, tạ, tấn; mối quan hệ của yến, tạ, tấn với ki-lôgam. - Biết chuyển đổi đơn vị đo giữa tạ, tấn với kilôgam. -Biết thực hiện phép tính với các số đo: tạ, tấn. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Ổn định: 2.KTBC:.

<span class='text_page_counter'>(82)</span> H: 2 HS lên bảng làm các bài tập 3,4 tiết trước. T: chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 2.Bài mới : a.Giới thiệu bài: b.Giới thiệu yến, tạ, tấn: * Giới thiệu yến: T: Các em đã được học các đơn vị đo khối lượng nào ? T giới thiệu: Để đo khối lượng các vật nặng đến hàng chục ki-lô-gam người ta còn dùng đơn vị là yến.10 kg tạo thành 1 yến, 1 yến bằng 10 kg. T: ghi bảng 1 yến = 10 kg. HS nhắc lại. * Giới thiệu tạ: T: Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục yến, người ta còn dùng đơn vị đo là tạ.10 yến tạo thành 1 tạ, 1 tạ bằng 10 yến. T:10 yến tạo thành 1 tạ, biết 1 yến bằng 10 kg, vậy 1 tạ bằng bao nhiêu ki-lô-gam ? T: ghi bảng 1 tạ = 10 yến = 100 kg. H: Nhắc lại. * Giới thiệu tấn: T: Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục tạ người ta còn dùng đơn vị là tấn. 10 tạ thì tạo thành 1 tấn, 1 tấn bằng 10 tạ. (Ghi bảng 10 tạ = 1 tấn) T:Biết 1 tạ bằng 10 yến, vậy 1 tấn bằng bao nhiêu yến?1 tấn bằng bao nhiêu ki-lô-gam ? T: ghi bảng: tấn = 10 tạ = 100 yến = 1000 kg c. Luyện tập, thực hành : Bài 1 H: Nêu yêu cầu. H: Làm vào vở, 2 HS chữa bài. T: Nhận xét, chốt kết quả đúng T: gợi ý HS hình dung về 3 con vật xem con nào nhỏ nhất, con nào lớn nhất. Bài 2 H: Nêu yêu cầu. H: Làm theo cặp vào nháp. H: Một số HS trình bày kết quả. T: Nhận xét, chốt kết quả đúng và ghi điểm. Bài 3: H: Nêu yêu cầu. T: Yêu cầu HS thực hiện vào vở 2 phép tính nhân và chia. H: Làm vào vở, 2HS lên bảng chữa bài. T: Nhận xét, chốt kết quả đúng 3 .Củng cố- Dặn dò: T: Nêu một số câu hỏi: +Bao nhiêu kg thì bằng 1 yến, 1 tạ, 1 tấn ? +1 tạ bằng bao nhiêu yến ? 1 tấn bằng bao nhiêu tạ ? T: Nhận xét tiết học. Dặn dò HS về nhà làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. -----------------------------------------------TIẾT 3 TẬP LÀM VĂN : CỐT TRUYỆN I. MỤC TIÊU:.

<span class='text_page_counter'>(83)</span> - Hiểu được thế nào là cốt truyện và3phần cơ bản của cốt truyện : mở đầu , diễn biến , kết thúc . - Bước đầu biết sắp xếp các sự việc chính cho trước thành cốt truyện Cây khế và luyện tập kể lại truyện đó. II. CHUẨN BỊ: Giấy khổ to, bút dạ . - Hai bộ băng giấy mỗi bộ gồm 6 băng giấy viết các sự việc ở bài 1 . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. KTBC: T? Một bức thư thường gồm những phần nào ? Hãy nêu nội dung của mỗi phần . H:1 HS đọc lại bức thư mà mình viết cho bạn. T: Nhận xét cho điểm từng HS . 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài b . Tìm hiểu ví dụ Bài 1 H: đọc đề bài . T: Theo em thế nào là sự việc chính ? H: Sự việc chính là những sự việc quan trọng, quyết định diễn biến cac câu chuyện mà khi thiếu nó câu chuyện không còn đúng nội dung và hấp dẫn nữa. T: Phát giấy + bút dạ cho từng nhóm . Yêu cầu các nhóm đọc lại truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu và tìm các sự việc chính . H: Hoạt động nhóm. Nhóm xong trước dán phiếu lên bảng , các nhóm khác nhận xét , bổ sung H+T: Kết luận về phiếu đúng . Bài 2 T: Chuỗi các sự việc như bài 1 được gọi là cốt truyện của truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu . Vậy cốt truyện là gì ? Bài 3 H: đọc yêu cầu . T: + Sự việc 1 cho em biết điều gì ? Sự việc 2 , 3 , 4 kể lại những chuyện gì ?Sự việc 5 nói lên điều gì ? T: Kết luận : T: Cốt truyện thường có những phần nào ? c. Ghi nhớ H: đọc phần Ghi nhớ . d. Luyện tập Bài 1 H: đọc yêu cầu và nội dung . H: thảo luận cặp và sắp xếp các sự việc bằng cách đánh dấu theo số thứ tự 1 , 2, 3, 4 , 5,6. H: 2 HS lên bảng xếp thứ tự các sự việc bằng băng giấy . Cả lớp nhận xét . T: Kết luận : 1b – 2d – 3a – 4c – 5e – 6g. Bài 2 HS đọc yêu cầu . H: tập kể lại truyện trongnhóm T:Tổ chức cho HS thi kể . T: Nhận xét và cho điểm HS . 3.Củng cố – dặn dò: T: Câu chuyện Cây Khế khuyên chúng ta điều gì ?.

<span class='text_page_counter'>(84)</span> T: Nhận xét tiết học . Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau --------------------------------------------------------------------TIẾT 4 MỸ THUẬT: Vẽ trang trí CHÉP HOẠ TIẾT TRANG TRÍ DÂN. TỘC I- MỤC TIÊU: - HS tìm hiểu và cảm nhận được vẽ đẹp của hoạ tiết trang trí dân tộc. - HS biết cách chép và chép được hoạ tiết dân tộc. - HS yêu quí, trân trọng và có ý thức giữ gìn văn hoá dân tộc. II. CHUẨN BỊ: GV: - Sưu tầm 1 số mẫu hoạ tiết trang trí dân tộc. Một số hình ảnh về hoạ tiết trang trí dân tộc trên trang phục, đồ gốm, hoặc trang trí ở đình chùa. - Hình gợi ý cách vẽ. Bài vẽ của HS lớp trước. HS: - Sưu tầm hoạ tiết trang trí dân tộc - Giấy vẽ hoặc vở thực hành, bút chì, tẩy màu,... III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: - GV giới thiệu bài mới. HĐ1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét - GV giới thiệu tranh ảnh về hoạ tiết dân tộc gợi ý bằng các câu hỏi: + Các hoạ tiết trang trí là những hoạ tiết gì ? + Đường nét,cách sắp xếp hoạ tiết n.t.nào? + Hoạ tiết dùng để trang trí ở đâu ? - GV bổ sung và nhấn mạnh. HĐ2: Cách chép hoạ tiết trang trí dân tộc. - GV vẽ minh hoạ bảng và hướng dẫn. + Tìm, vẽ phác h.dáng chung của hoạ tiết. + Vẽ các trục dọc,ngang để tìm vị trí các phần hoạ tiết. + Phác hình bằng các nét thẳng + Hoàn chỉnh hình và vẽ màu. HĐ3: Hướng dẫn HS thực hành. -GV y/c HS chọn và chép hình hoạ tiết dân tộc. -GV bao quát lớp,nhắc nhở HS xác định hình dáng chung và hoạ tiết cho cân đối,... vẽ màu theo ý thích. - HS chép hoạ tiết dân tộc. - Vẽ màu theo ý thích. -GV giúp đỡ HS yếu, động viên HS K,G,.. HĐ4: Nhận xét, đánh giá: - GV chọn 1 số hoạ tiết đẹp,chưa đẹp,... để nhận xét. - GV gọi 2 đến 3 HS nhận xét. - GV nhận xét bổ sung. 3. Dặn dò:- Về nhà sưu tầm 1 số tranh phong cảnh. Chuẩn bị bài sau ----------------------------------------------------------------TIẾT 5 THỂ DỤC : ĐI ĐỀU, VÒNG PHẢI, VÒNG TRÁI, ĐỨNG LẠI. TRÒ CHƠI “CHẠY ĐỔI CHỖ, VỖ TAY VÀO NHAU”.

<span class='text_page_counter'>(85)</span> I.MỤC TIÊU : -Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái.Yêu cầu: thực hiện đúng động tác, đều, đúng với khẩu lệnh. -Ôn đi đều, vòng trái, vòng phải, đứng lại. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác, đi đúng hướng, đảm bảo cự li đội hình. -Trò chơi: “Chạy đổi chỗ vỗ tay nhau” Yêu cầu rèn luyện kỹ năng chạy phát triển sức mạnh, HS chơi đúng luật, hào hứng, nhiệt tình trong khi chơi. II.ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN : Địa điểm : Trên sân trường.Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. Phương tiện : Chuẩn bị 1 còi và vẽ sân chơi trò chơi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1 . Phần mở đầu: H: Tập hợp lớp , ổn định : Điểm danh T: phổ biến nội dung : Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện. H: Khởi động: Đứng tại chỗ hát và vỗ tay. -Trò chơi: Chơi một vài trò chơi đơn giản để HS tập trung chú ý “Trò chơi kết bạn”. 2. Phần cơ bản: a) Đội hình đội ngũ: -Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số , đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái, do cán sự điều khiển. -Ôn đi đều vòng phải, đứng lại: + Lần 1,2: do GV điều khiển . + Các lần sau cán sự điều khiển lớp tập, GV theo dõi, hướng dẫn thêm -Ôn đi đều vòng trái, đứng lại: Cán sự điều khiển, Gv theo dõi hướng dẫn thêm. T: Điều khiển cho cả lớp ôn tổng hợp tất cả nội dung đội hình đội ngũ nêu trên. b) Trò chơi: “Thay đổi chỗ ,vỗ tay nhau ” T: tập hợp HS theo đội hình chơi. Nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và phổ biến luật chơi. T: cho một tổ HS chơi thử . H: cả lớp chơi thi đua. T: quan sát, nhận xét, biểu dương đội thắng cuộc. 3. Phần kết thúc: H:Tập hợp thành 3 hàng dọc, quay thành hàng ngang làm động tác thả lỏng. T: hệ thống bài học, nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà.. THỨ 5. Ngày soạn: Ngày dạy:. Thứ . . .. . . . / . . . / 2011 . . ./ . . . /2011. TIẾT 1 TOÁN: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG I.MỤC TIÊU: - Nhận biết được tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đề-ca-gam, héc-tô-gam. Quan hệ của đềca-gam, héc-tô-gam và gam với nhau. - Biết chuiyển đổi đơn vị đo khối lượng. - Biết thực hiện phép tính với số đo khối lượng..

<span class='text_page_counter'>(86)</span> II. CHUẨN BỊ:-Bảng đơn vị đo khối lượng kẻ sẵn trên bảng phụ : III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.KTBC: H: 2 HS Làm bài tập: 248kg x 6 =? 3105tạ : 5 = ? T: chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 2.Bài mới : a.Giới thiệu bài: b.Nội dung: * Giới thiệu đề-ca-gam, héc-tô-gam. T: giới thiệu : để đo khối lượng các vật nặng hàng chục gam người ta còn dùng đơn vị đo là đề-ca-gam.1 đề-ca-gam cân nặng bằng 10 gam. Đề-ca-gam viết tắt là dag. T: viết lên bảng 10 g =1 dag. H: Nhắc lại T:Để đo khối lượng các vật nặng hàng trăm gam , người ta còn dùng đơn vị đo là hectô-gam. 1 hec-tô-gam cân nặng bằng 10 dag và bằng 100g. Hec-tô-gam viết tắt là hg. T: viết lên bảng 1 hg =10 dag =100g. H: Nhắc lại. * Giới thiệu bảng đơn vị đo khối lượng: H: kể tên các đơn vị đo khối lượng đã học: gam, đề-ca-gam, héc-tô-gam, ki-lô-gam, yến, tạ, tấn. T: Những đơn vị nào nhỏ hơn ki-lô-gam ? Những đơn vị nào lớn hơn ki-lô-gam ? T: Bao nhiêu gam thì bằng 1 dag ? T: viết vào cột dag : 1 dag = 10 g T: Bao nhiêu đề-ca-gam thì bằng 1 hg ? T: viết vào cột : 1hg = 10 dag. T: hỏi tương tự với các đơn vị khác để hoàn thành bảng đơn vị đo khối lượng như SGK. T: Mỗi đơn vị đo khối lượng gấp mấy lần đơn vị nhỏ hơn và liền với nó ? ( Gấp 10 lần) T: Mỗi đơn vị đo khối lượng kém mấy lần so với đơn vị lớn hơn và liền kề nó ? ( Kém 10 lần) H: nêu VD. c/.Luyện tập, thực hành: Bài 1: T: viết lên bảng 7 kg = …… g và yêu cầu HS cả lớp thực hiện đổi . H: đổi, nêu cách làm của mình, sau đó GV nhận xét. T: hướng dẫn lại cho HS cả lớp cách đổi T: viết lên bảng 3 kg 300g =…… g và yêu cầu HS đổi . H: tự làm tiếp các phần còn lại của bài. T: chữa bài , nhận xét và cho điểm . Bài 2: H: Nêu yêu cầu T: nhắc HS thực hiện phép tính bình thường , sau đó ghi tên đơn vị vào kết quả . H: Làm vào vở. T: Chấm 7 bài, nhận xét, chữa bài 3.Củng cố- Dặn dò: T: tổng kết giờ học ..

<span class='text_page_counter'>(87)</span> - Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài tiết sau. ------------------------------------------------------TIẾT 2 LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY I. MỤC TIÊU: - Qua luyện tập, bước đầu nắm được hai loại từ ghép ( có nghĩa tổng hợp, có nghĩa phân loại). - Bước đầu nắm được 3 nhóm từ láy ( giống nhau ở âm đầu, vần, cả âm đầu và vần) II. CHUẨN BỊ: Giấy khổ to kẻ sẵn bảng BT 1 , BT 2 , bút dạ . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. KTBC: T: Thế nào là từ ghép ? Cho ví dụ. T: Thế nào là từ láy ? Cho ví dụ. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1 H: đọc yêu cầu và nội dung . H: thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi . H: Một số HS trình bày T: Nhận xét câu trả lời của câu HS, chốt kết quả đúng. Bài 2 H: đọc yêu cầu và nội dung . T: Phát giấy kẻ sẵn + bút dạ cho từng nhóm Yêu cầu HS trao đổi và làm bài trong nhóm H: thảo luận nhóm, đại diện các nhóm dán kết quả lên bảng. Các nhóm khác nhận xét , bổ sung T: Chốt lại lời giải đúng . T: Tại sao em lại xếp tàu hỏa vào từ ghép phân loại ? T: Tại sao em lại xếp núi non vào từ ghép tổng hợp ? T: Nhận xét, tuyên dương các em giải thích đúng, hiểu bài . Bài 3 H: đọc yêu cầu và nội dung . T: Phát giấy + bút dạ . Yêu cầu các nhóm HS làm việc. H: thảo luận nhóm, đại diện các nhóm dán kết quả lên bảng. Các nhóm khác nhận xét , bổ sung T: Chốt lại lời giải đúng T: Muốn xếp các từ láy vào đúng ô cần xác định những bộ phận nào ? H: phân tích mô hình cấu tạo của một vài từ láy . T: Nhận xét , tuyên dương những em hiểu bài . 3. Củng cố – dặn dò: + Từ ghép có những loại nào ? Cho ví dụ ? + Từ láy có những loại nào ? Cho ví dụ ? T: Nhận xét tiết học .Dặn dò HS về nhà làm bài tập 2 , 3 và chuẩn bị bài sau . ---------------------------------------------------------------------. TIẾT 3 KHOA HỌC: I.MỤC TIÊU: Giúp HS:. TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP ĐẠM ĐỘNG VẬT VÀ ĐẠM THỰC VẬT ?.

<span class='text_page_counter'>(88)</span> - Biết được cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật để cung cấp đầy đủ chất cho cơ thể. - Nêu ích lợi của việc ăn cá: đạm của cá dễ tiêu hơn đạm của gia súc, gia cầm II. CHUẨN BỊ:-Phóng to bảng thông tin về giá trị dinh dưỡng của một số thức ăn chứa chất đạm.. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Kiểm tra bài cũ: ? Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ? ? Những nhóm thức ăn nào cần ăn đủ, ăn vừa, ăn ít, ăn có mức độ và ăn hạn chế ? T: nhận xét cho điểm HS. 2.Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: * Hoạt động 1: Trò chơi: “Kể tên những món ăn chứa nhiều chất đạm”. T: Chia lớp thành 2 đội: Mỗi đội cử 1 trọng tài giám sát đội bạn. Thành viên trong mỗi đội nối tiếp nhau lên bảng ghi tên các món ăn chứa nhiều chất đạm, mỗi HS chỉ viết tên 1 món ăn. H: Các nhóm tiến hành chơi thi đua. T: cùng trọng tài công bố kết quả của 2 đội. Tuyên dương đội thắng cuộc. * Hoạt động 2: Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật ?  Bước 1: GV treo bảng thông tin về giá trị dinh dưỡng của một số thức ăn chứa chất đạm lên bảng và yêu cầu HS đọc.  Bước 2: thảo luận nhóm T: Chia nhóm HS. Yêu cầu các nhóm nghiên cứu bảng thông tin vừa đọc, các hình minh hoạ trong SGK và trả lời các câu hỏi sau: +Những món ăn nào vừa chứa đạm động vật, vừa chứa đạm thực vật ? +Tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc chỉ ăn đạm thực vật ?Vì sao chúng ta nên ăn nhiều cá ? H: Các nhóm thảo luận. Đại diện các nhóm lên trình bày ý kiến thảo luận của nhóm mình. T: Nhận xét và tuyên dương nhóm có ý kiến đúng.  Bước 3: H: đọc 2 phần đầu của mục Bạn cần biết. T: kết luận: * Hoạt động 3: Cuộc thi: Tìm hiểu những món ăn vừa cung cấp đạm động vật vừa cung cấp đạm thực vật. T: tổ chức cho HS thi kể : mỗi HS chuẩn bị giới thiệu một món ăn vừa cung cấp đạm động vật, vừa cung cấp đạm thực vật với các nội dung sau: Tên món ăn, các thực phẩm dùng để chế biến H: các HS trình bày.T: nhận xét, tuyên dương HS. 3.Củng cố- dặn dò: T: Nhận xét tiết học.Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết; Chuẩn bị bài sau. -----------------------------------------------------------TIẾT 4 KỸ THUẬT: KHÂU THƯỜNG ( Tiết 2 ) I. MỤC TIÊU : - HS biết cách cầm vải, lên kim, xuống kim khi khâu..

<span class='text_page_counter'>(89)</span> - HS biết cách khâu và khâu được các mũi khâu thường. Các mũi khâu có thể chưa cách đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm II. CHUẨN BỊ: : Mẫu khâu thường + vải, kim , chỉ ( to ) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 1.Ổn định: Kiểm tra dụng cụ học tập. 2.Dạy bài mới: a)Giới thiệu bài: Khâu thường. b)Hướng dẫn cách làm: * Hoạt động 3: HS thực hành khâu thường H: nhắc lại kĩ thuật khâu mũi thường. H: 1 số HS lên bảng thực hiện khâu một vài mũi khâu thường để GV kiểm tra cách cầm vải, cầm kim, vạch dấu. T: nhận xét, nhắc lại kỹ thuật khâu mũi thường theo các bước: +Bước 1: Vạch dấu đường khâu. +Bước 2: Khâu các mũi khâu thường theo đường dấu. T: nhắc lại và hướng dẫn thêm cách kết thúc đường khâu. H: vừa nhắc lại vừa thực hiện các thao tác để GV uốn nắn, hướng dẫn thêm. H: thực hành cá nhân theo nhóm T: chỉ dẫn thêm cho các HS còn lúng túng. * Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập của HS H: trưng bày sản phẩm thực hành. T: nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm: +Đường vạch dấu thẳng và cách đều cạnh dài của mảnh vải. +Các mũi khâu tương đối đều và bằng nhau, không bị dúm và thẳng theo đường vạch dấu. +Hoàn thành đúng thời gian quy định. T: gợi ý cho HS trang trí sản phẩm và chọn ra những sản phẩm đẹp để tuyên dương nhằm động viên, khích lệ các em. T: Đánh giá sản phẩm của HS . 3.Nhận xét- dặn dò: T:Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS. -Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để học bài “Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường”. ------------------------------------------------------TIẾT 5 ÂM NHẠC: HỌC HÁT: BẠN ƠI LẮNG NGHE. KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC I. YÊU CẦU - Học sinh hát đúng giai điệu và thuộc bài bạn ơi lắng nghe. - Biết bài bạn ơi lắng nghe là dân ca của dân tộc Ba-na (Tây Nguyên). - Biết nội dung câu chuyện: Tiếng hát Đào Thị Huệ. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Chép bài hát lên bảng, thanh phách. - Học sinh: Thanh phách. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ.

<span class='text_page_counter'>(90)</span> - Gọi 2 em hát bài “Em yêu hòa bình” - Giáo viên nhận xét, đánh giá 2. Bài mới a. Giới thiệu bài: - Tiết học hôm nay các em sẽ được học hát 1 bài dân ca của dân tộc Ba-na và nghe kể chuyện âm nhạc. b. Nội dung: - Giáo viên hát mẫu bài hát 1 lần, giới thiệu tác giả, tác phẩm. - Trước khi vào học hát cá nhân cho học sinh luyện thanh âm: o, a. - Giáo viên dạy học sinh hát từng câu: Hỡi bạn ơi cùng nhau lắng nghe. Tiếng dòng suối ngòai xa thì thào. Tiếng đàn cá vui đùa đáy cát, tiếng làn sóng trôi xuôi ào ào. Hỡi bạn ơi dừng chân chút đi. Có nhìn thấy đàn chim câu xanh. Lánh gọi nắng bay về rầy lúa. Lúa mừng nắng lúa reo rì rào. - Cho học sinh hát kết hợp cả bài hát nhiều lần với nhiều hình thức cả lớp, bàn, tổ. * Kể chuyện âm nhạc: - Giáo viên kể cho học sinh nghe câu chuyện “Tiếng hát Đào Thị Huệ” - Câu chuyện này kể về giọng hát hay của ai ? - Cô Đào Thị Huệ đã lấy giọng hát của mình làm gì giúp nước - Để ghi nhớ công ơn của cô nhân dân ta đã làm gì - Gọi 1 - 2 em kể lại chuyện 3.Củng cố - Dặn dò: - Bắt nhịp cho học sinh hát lại bài hát 1 lần. - Nhận xét tinh thần giờ học - Dặn dò: Về nhà ôn lại bài hát chuẩn bị nhạc cụ cho giờ sau.. THỨ 6. Ngày soạn: Ngày dạy: 2011. . . . / . . . / 2011 Thứ . . . . . ./ . . . /. TIẾT 1 TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP : XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN I. MỤC TIÊU: Dựa vào gợi ý về nhân vật và chủ đề (SGK) , xây dựng được cốt truyện có yếu tố tưởng tượng gần gũi với lứa tuổi thiếu nhi và kể lại vắn tắt câu chuyện đó. hủ đề của câu chuyện. II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Kiểm tra H: 1 HS nêu ghi nhớ bài cốt truyện . H: 1 HS kể lại tóm tắt truyện “cây khế” T: Nhận xét, chấm điểm 2. Bài mới:.

<span class='text_page_counter'>(91)</span> a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn xây dựng cốt truyện * Xác định yêu cầu của đề bài H: 1 HS đọc yêu cầu của đề bài: Nhấn mạnh những từ quan trọng. T:Hãy: Tưởng tượng và kể lại vắn tắt 1 câu chuyện có 3 nhân vật “ Bà mẹ ốm ” người con của bà và 1 bà tiên. T: lưu ý HS phải tượng tượng để hình dung điều gì sẽ xẩy ra (diễn biến của câu chuyện). H: nêu các hướnh diễn biến của cá nhân. * Lựa chọn chủ đề của câu chuyện: H: đọc gợi ý 1,2 T: nêu chủ đề lựa chọn: Chuyện về sự hiếu thảo hay về tính trung thực. * Thực hành xây dựng cốt truyện: H: suy nghĩ: Lần lượt trả lời các câu hỏi gợi ý tưởng tượng. H: 1 HS giỏi làm bài mẫu : Lần lượt trả lời câu hỏi (SGK). H: Tập kể theo nhóm: mỗi bạn chuẩn bị một mẩu chuyện sau đó kể cho các bạn trong nhóm nghe. Các bạn cùng theo dõi, góp ý. T: Theo dõi, hướng dẫn thêm cho HS H: thi kể chuyện trước lớp H: Cả lớp nhận xét . T: Nhận xét, cho điểm. H: ghi vắn tắt vào vở cốt truyện của mình. H: Một số HS đọc bài trước lớp. T: Nhận xét, chấm điểm 3. Củng cố - Dặn dò. T: Nhận xét giờ học. T: Dặn: Về nhà hoàn thành câu chuyện của mình vào vở. Chuẩn bị bài sau -----------------------------------------------------------TIẾT 2 TOÁN: GIÂY, THẾ KỈ I.MỤC TIÊU: - Biết đơn vị : giây, thế kỉ. - Biết mối quan hệ giữa giây và phút , giữa năm và thế kỉ . - Biết xác định một năm cho trước thuộc thế kỉ. II. CHUẨN BỊ: -Một chiếc đồng hồ thật , loại có cả ba kim giờ , phút, giây và có các vạch chia theo từng phút -GV vẽ sẵn trục thời gian như SGK lên bảng phụ và giấy khổ to. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.KTBC: H: Làm bài tập 2 tiết trước. T: chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 3.Bài mới : a.Giới thiệu bài: b.Giới thiệu giây, thế kỉ:.

<span class='text_page_counter'>(92)</span> * Giới thiệu giây: T: cho HS quan sát đồng hồ thật, yêu cầu HS chỉ kim giờ và kim phút trên đồng hồ. T: Khoảng thời gian kim giờ đi từ một số nào đó (Ví dụ từ số 1) đến số liền ngay sau đó (ví dụ số 2) là bao nhiêu giờ ? -Khoảng thời gian kim phút đi từ 1 vạch đến vạch liền ngay sau đó là bao nhiêu phút ? -Một giờ bằng bao nhiêu phút ? T: chỉ chiếc kim còn lại trên mặt đồng hồ và hỏi: Vậy kim thứ ba này là kim chỉ gì ? T: giới thiệu: Chiếc kim thứ ba trên mặt đồng hồ là kim giây. Khoảng thời gian kim giây đi từ một vạch đến vạch liền sau đó trên mặt đồng hồ là một giây. H: quan sát trên mặt đồng hồ để biết khi kim phút đi được từ vạch này sang vạch kế tiếp thì kim giây chạy từ đâu đến đâu ? T: Một vòng trên mặt đồng hồ là 60 vạch, vậy khi kim phút chạy được 1 phút thì kim giây chạy được 60 giây. T: viết lên bảng: 1 phút = 60 giây. H: Đọc. * Giới thiệu thế kỉ: T: Để tính những khoảng thời gian dài hàng trăm năm, người ta dùng đơn vị đo thời gian là thế kỉ, 1 thế kỉ dài khoảng 100 năm. T: treo hình vẽ trục thời gian như SGK lên bảng và tiếp tục giới thiệu: Trên trục thời gian, 100 năm hay 1 thế kỉ được biểu diễn là khoảng cách giữa hai vạch dài liền nhau. Người ta tính mốc các thế kỉ như sau: Từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ thứ nhất. Từ năm 101 đến năm 200 là thế kỉ thứ hai. . . . . . Từ năm 1900 đến năm 2000 là thế kỉ thứ hai mươi. T: vừa giới thiệu vừa chỉ trên trục thời gian. T: giới thiệu: Để ghi thế kỉ thứ mấy người ta thường dùng chữ số La Mã. Ví dụ thế kỉ thứ mười ghi là X, thế kỉ mười lăm ghi là XV. H: ghi thế kỉ 19, 20, 21 Bằng chữ số La Mã. c.Luyện tập, thực hành : Bài 1 H: đọc yêu cầu của bài, sau đó tự làm bài. H: đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. T: nhận xét và cho điểm HS. Bài 2( a,b) H: Nêu yêu cầu T: hướng dẫn HS xác định vị trí tương đối của năm đó trên trục thời gian, sau đó xem năm đó rơi vào khoảng thời gian của thế kỉ nào và ghi vào VBT. H: nối tiếp nhau nêu kết quả ( từng ý) T: Nhận xét chốt kết quả đúng 3.Củng cố- Dặn dò: T: tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. ---------------------------------------------------------TIẾT 3 ĐỊA LÝ: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN. Ở HOÀNG LIÊN SƠN I.MỤC TIÊU : - Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Hoàng Liên Sơn: + Trồng trọt: trồng lúa, ngô, chè, trồng rau và cây ăn quả . . ., trên nương rẫy, ruộng bậc thang..

<span class='text_page_counter'>(93)</span> + Làm các nghề thủ công: dệt, thêu, đan, rèn, đúc, . . + Khai thác khoáng sản: a-pa-tít, đồng, chì, kẽm. . . + Khai thác lâm sản: gỗ, mây, nứa. . . - Sử dụng tranh, ảnh để nhận biết một sốhoạt động sản xuất của người dân: làm ruộng bậc thang, nghề thủ công truyền thống, khai thác khoáng sản. - Nhận biết được khó khăn của giao thông miền núi: đường nhiều dốc cao, quanh co, thường bị sụt lở vào mùa mưa. II.CHUẨN BỊ : -Bản đồ Địa lí tự nhiên VN . -Tranh, ảnh một số mặt hàng thủ công ,khai thác khoáng sản … (nếu có ) . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.KTBC : H: Kể tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn . -Kể tên một số lễ hội , trang phục và phiên chợ của họ . -Mô tả nhà sàn và giải thích taị sao người dân ở miền núi thường làm nhà sàn để ở ? T: nhận xét ghi điểm . 2.Bài mới : a.Giới thiệu bài: b.Phát triển bài : 1/.Trồng trọt trên đất dốc : *Hoạt động cả lớp : H: dựa vào kênh chữ ở mục 1, cho biết người dân ở Hoàng Liên Sơn thường trồng những cây gì ? Ở đâu ? H: tìm vị trí của địa điểm ghi ở hình 1 trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN . H: quan sát hình 1 và trả lời các câu hỏi sau : +Ruộng bậc thang thường được làm ở đâu ? Tại sao phải làm ruộng bậc thang ? +Người dân HLS trồng gì trên ruộng bậc thang ? T: nhận xét ,Kết luận . 2/.Nghề thủ công truyền thống : *Hoạt động nhóm : T: chia lớp thảnh 3 nhóm .Phát phiếu học tập cho HS . H: dựa vào tranh ,ảnh, vốn hiểu biết để thảo luận trong nhóm theo các gợi ý sau : +Kể tên một số sản phẩm thủ công nổi tiếng của một số dân tộc ở vùng núi HLS . +Nhận xét về màu sắc của hàng thổ cẩm . Hàng thổ cẩm thường được dùng để làm gì? H: Đại diện nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. T: nhận xét và kết luận . 3/.Khai thác khoáng sản : * Hoạt dộng cá nhân : H: quan sát hình 3 và đọc SGK mục 3 để trả lời các câu hỏi sau : +Kể tên một số khoáng sản có ở HLS . + Ở vùng núi HLS ,hiện nay khoáng sản nào được khai thác nhiều nhất ? + Mô tả quá trình sản xuất ra phân lân . +Tại sao chúng ta phải bảo vệ ,giữ gìn và khai thác khoáng sản hợp lí ? +Ngoài khai thác khoáng sản ,người dân miền núi còn khai thác gì ? + Giao thông ở miền núi có khó khăn gì? H: cả lớp quan sát hình 3 và đọc mục 3 ở SGK rồi trả lời các câu hỏi..

<span class='text_page_counter'>(94)</span> T: Nhận xét, sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu hỏi . 3.Củng cố – Dặn dò : H: đọc bài học trong khung . -Người dân ở Hoàng Liên Sơn làm những nghề gì ?Nghề nào là nghề chính ? -Kể tên một số sản phẩm thủ công truyền thống ở HLS . T: Nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị trước bài :Trung du Bắc Bộ . ------------------------------------------------------------TIẾT 4 THỂ DỤC : BÀI 8: TẬP HỢP HÀNG NGANG, DÓNG HÀNG, ĐIỂM SỐ, QUAY SAU,ĐI ĐỀU VÒNG PHẢI ,VÒNG TRÁI , ĐỨNG LẠI TRÒ CHƠI “ BỎ KHĂN ” I.MỤC TIÊU : -Củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác: Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác, tương đối đều, đúng khẩu lệnh -Trò chơi: “Bỏ khăn” Yêu cầu HS tập trung chú ý, nhanh nhẹn khéo léo, chơi đúng luật, hào hứng, nhiệt tình trong khi chơi. II.ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN : Địa điểm : Trên sân trường .Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. Phương tiện : Chuẩn bị 1 còi, 1 -2 chiếc khăn tay. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1 . Phần mở đầu : H: Tập hợp lớp, ổn định: Điểm danh. T: phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện. H: Khởi động: Đứng tại chỗ hát và vỗ tay. H: Trò chơi: “Diệt các con vật có hại”. 2. Phần cơ bản: a) Đội hình đội ngũ : T: Điều khiển lần 1,2 cho cả lớp tập: Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại. H: Chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển, GV quan sát sửa chữa sai sót cho HS các tổ . T: Tập hợp cả lớp đứng theo tổ, cho các tổ thi đua trình diễn. GV quan sát, nhận xét, đánh giá, sửa chữa sai sót, biểu dương các tổ thi đua tập tốt. T: điều khiển tập lại cho cả lớp để củng cố . b) Trò chơi : “Bỏ khăn”: H: Tập hợp theo đội hình chơi. T: Nêu tên trò chơi. GV giải thích cách chơi và phổ biến luật chơi. T: Cho một nhóm HS ra làm mẫu cách chơi. T: Tổ chức cho cả lớp chơi thử sau đó tổ chức cho HS thi đua chơi. T: quan sát, nhận xét, biểu dương các cặp HS chơi nhiệt tình, không phạm luật. 3.Phần kết thúc: H: chạy thường quanh sân tập 1 đến 2 vòng, làm động tác thả lỏng. T: nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà..

<span class='text_page_counter'>(95)</span> ------------------------------------------------------TIẾT 5 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ: SINH HOẠT ĐỘI 1. Sinh hoạt H: Các phân đội trưởng nhận xét các bạn về học tập, sĩ số, vệ sinh. . . H: Các đội viên bổ sung cho nhau. T: Nhận xét chung chi đội. - Tuyên dương: + Các đội viên đi học đều, có học bài ở nhà. + Có nhiều đội viên có nhiều tiến bộ, hăng say phát biểu: Minh, Xếp, Liên - Phê bình: Vinh, Kê, Nghiệp chưa cố gắng trong học tập. * Đề nghị: + Bổ sung đồ dùng học tập còn thiếu. + Nên học nhóm vào các buổi chiều + Tăng cường học bài cũ + Nề nếp lớp cần phát huy tốt hơn + Giữ gìn sách vở sạch đẹp 2. Hoạt động tập thể T: Tập cho HS một số bài hát mới. Kiểm tra, ngày tháng năm 2011 Khối trưởng. TUẦN 5 THỨ 2. Ngày soạn: Ngày dạy: 2011. . . . / . . . / 2011 Thứ . . . . . ./ . . . /. TIẾT 1 TẬP ĐỌC: NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG I. MỤC TIÊU: - Đọc đúng các tiếng, từ khó : sững sờ, luộc kĩ, dõng dạc, truyền ngôi,… Biết đọc với giọng kể chậm rãi, phân biệt lời các nhân vật với lời người kể chuyện. - Hiểu nội dung câu truyện: Ca ngợi cậu bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật. ( trả lời được các câu hỏi 1,2,3) - GDKNS: Kĩ năng xác định giá trị, Tự nhận thức về bản thân, Tư duy phê phán II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc. Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo trồng/ và giao hẹn: ai thu được nhiều thóc nhất/ sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp/ sẽ bị trừng phạt. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. KTBC: H: 3 HS lên bảng đọc thuộc lòng bài Tre Việt Nam và trả lời câu hỏi sau nội dung ở SGK T: Nhận xét và cho điểm HS ..

<span class='text_page_counter'>(96)</span> 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: * Luyện đọc: T: Chia đoạn: +Đoạn 1: Ngày xưa… đến bị trừng phạt. +Đoạn 2: Có chú bé … đến nảy mầm được. + Đoạn 3: Mọi người … đến của ta. + Đoạn 4: Rồi vua dõng dạc… đến hiền minh. H: Đọc nối tiếp đoạn ( 2 lượt) T: sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có). H: Gv kết hợp giải nghĩa một số từ khó H: 2 HS đọc toàn bài. T: đọc mẫu toàn bài. * Tìm hiểu bài: H: đọc thầm toàn bài và trả lời câu hỏi: Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi? H: đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi: +Nhà vua đã làm cách nào để tìm được người trung thực. +Theo em hạt thóc giống đó có thể nảy mầm được không? Vì sao? T: Đoạn 1 ý nói gì? – Ghi ý chính đoạn 1.( Ý 1 ; Nhiệm vụ khó khăn của vua ban) H: 1 HS đọc đoạn 2. + Theo lệnh vua, chú bé Chôm đã làm gì? Kết quả ra sao? + Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người? T: Ý đoạn 2 nói gì ? ( Ý 2 : Hành động dũng cảm của chú bé Chôm) H: đọc đoạn 3. +Thái độ của mọi người như thế nào khi nghe Chôm nói. +Nhà vua đã nói như thế nào? +Vua khen cậu bé Chôm những gì? +Theo em, vì sao người trung thực là người đáng quý? Kĩ năng xác định giá trị, Tư duy phê phán. T: Đoạn 3-4 nói lên điều gì? ( Ý 3 : Người trung thực là người đáng quý) H: đọc thầm cả bài và trả lời câu hỏi : Câu chuyện có ý nghĩa như thế nào? * Đọc diễn cảm: H: 4 HS đọc nối tiếp, cả lớp theo dõi để tìm ra gịong đọc thích hợp. T: Giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc. T: đọc mẫu. T: Yêu cầu HS tìm ra cách đọc và luyện đọc. H: Luyện đọc diễn cảm đoạn văn. H: 3 HS tham gia đọc theo vai. T:Nhận xét và cho điểm HS đọc tốt. 3.Củng cố – dặn dò: T: Câu chuyện này muốn nói với chúng ta điều gì? Nội dung chính: : Ca ngợi cậu bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật. Kĩ năng Tự nhận thức về bản thân. T: Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học bài. ---------------------------------------------------------.

<span class='text_page_counter'>(97)</span> TIẾT 2 TOÁN : LUYỆN TẬP I.MỤC TIÊU: Giúp HS: - Biết số ngày của từng tháng trong năm, của năm nhuận và năm không nhuận. - Chuyển đổi được đơn vị đo giữa ngày, giờ, phút, giây. - Xác định được một năm cho trước thuộc thế kỉ nào. II. CHUẨN BỊ: -Nội dung bảng bài tập 1 – VBT, kẻ sẵn trên bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.KTBC: H: Lên bảng làm bài tập 3 tiết trước. ( 2HS) T: Kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác. T: Nhận xét, ghi điểm 2.Bài mới : a.Giới thiệu bài: b.Hướng dẫn luyện tập: Bài 1 H: Nêu yêu cầu H: Làm vào vở. 1 HS lên bảng làm vào bảng phụ. H: nhận xét bài làm trên bảng của bạn. T: nhận xét và cho điểm HS. T: Những tháng nào có 30 ngày ? Những tháng nào có 31 ngày ? Tháng 2 có bao nhiêu ngày ? H: Những tháng có 30 ngày là 4, 6, 9, 11. Những tháng có 31 ngày là 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12. Tháng 2 có 28 ngày hoặc 29 ngày. T: giới thiệu về năm nhuận và năm không nhuận. Bài 2 H: Nêu yêu cầu H: tự đổi đơn vị, một số HS giải thích cách đổi của mình. H: Làm vào vở. 3 HS lên bảng chữa bài. H+T: Nhận xét, chốt kết quả đúng. Bài 3 H: đọc đề bài và tự làm bài. H: Trả lời từng câu hỏi và giải thích cách tính. T: Nhận xét, chốt kết quả đúng và cách làm. 3.Củng cố- Dặn dò: T: Tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau --------------------------------------------------------------. TIẾT 3 CHÍNH TẢ: ( Nghe viết ) NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG I. MỤC TIÊU: - Nghe viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ, biết trình bày một đoạn văn có lời nhân vật. - Làm đúng bài tập chính tả phân biệt tiếng có vần en/eng dễ lẫn. II. CHUẨN BỊ: Bài tập 2B viết sẵn 2 lần trên bảng lớp. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. KTBC: T: đọc cho 3 HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào nháp: rạo rực, dìu dịu, gióng giả, con dao, rao vặt,….

<span class='text_page_counter'>(98)</span> T: Nhận xét về chữ viết của HS . 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn nghe- viết chính tả: * Trao đổi nội dung đoạn văn: H: 1 HS đọc đoạn văn. T: Nhà vua chọn người như thế nào để nối ngôi? T: Vì sao người trung thực là người đáng qúy? * Hướng dẫn viết từ khó: H: Đọc thầm, tìm từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. H: luyện đọc và viết các từ vừa tìm được. T: Nhắc lại cho HS cách trình bày lời nói trực tiếp sau dấu 2 chấm phối hợp với dấu gạch đầu dòng. * Viết chính tả: T: đọc cho HS viết theo đúng yêu cầu. T: Đọc lại bài cho HS dò lỗi chính tả. T: Thu 5 bài chấm và nhận xét bài cùa HS : c. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 2:b/. H: 1 HS đọc yêu cầu và nội dung. H: thi làm bài tập theo nhóm điền vào ô trống chữ còn thiếu, và chọn một bạn đọc hay nhất thi đọc với các nhóm. T: Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc với các tiêu chí: Tìm đúng từ, làm nhanh, đọc đúng chính tả. Bài 3: H: 1 HS đọc yêu cầu và nội dung. H: suy nghĩ và tìm ra tên con vật. T: Nhận xét, chốt lời giải đúng. 3. Củng cố – dặn dò: T: Nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà viết lại bài 2a hoặc 2b vào vở. Học thuộc lòng 2 câu đố. -------------------------------------------------TIẾT 4 KHOA HỌC : SỬ DỤNG HỢP LÍ CÁC CHẤT BÉO VÀ MUỐI ĂN I. MỤC TIÊU: - Biết được cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật. - Nêu được ích lợi của muối i-ốt ( Giúp cơ thể phát triển về thể lực và trí tuệ), tác hại của thói quen ăn mặn ( dễ gây bệnh huyết áp cao.) II. CHUẨN BỊ: Sưu tầm các tranh ảnh về quảng cáo thực phẩm có chứa i-ốt và những tác hại do không ăn muối i-ốt. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi: + Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật ? + Tại sao ta nên ăn nhiều cá ? -GV nhận xét và cho điểm HS. 2.Dạy bài mới:.

<span class='text_page_counter'>(99)</span> * Giới thiệu bài: * Hoạt động 1: Trò chơi: “Kể tên những món rán (chiên) hay xào. T: Chia lớp thành 2 đội. Nêu cách chơi: Mỗi đội cử 1 trọng tài giám sát đội bạn. Thành viên trong mỗi đội nối tiếp nhau lên bảng ghi tên các món rán (chiên) hay xào. Lưu ý mỗi HS chỉ viết tên 1 món ăn. H: chia đội và cử trọng tài của đội mình. HS lên bảng viết tên các món ăn. T: cùng các trọng tài đếm số món các đội kể được, công bố kết quả. * Hoạt động 2: Vì sao cần ăn phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật ?  Bước 1: thảo luận nhóm T: Chia HS thành nhóm, mỗi nhóm 4 em Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ ở trang 20 / SGK và đọc kỹ các món ăn trên bảng để trả lời các câu hỏi: +Những món ăn nào vừa chứa chất béo động vật, vừa chứa chất béo thực vật ? +Tại sao cần ăn phối hợp chất béo động vật, vừa chứa chất béo thực vật ? H: Các nhóm thảo luận. GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. H: 2 HS trình bày ý kiến của nhóm mình, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. T: nhận xét từng nhóm.  Bước 2: Hoạt động cả lớp. H: đọc phần thứ nhất của mục Bạn cần biết. T: kết luận: Trong chất béo động vật như mỡ, bơ có chứa nhiều a-xít béo no . . * Hoạt động 3: Tại sao nên sử dụng muối i-ốt và không nên ăn mặn ?  Bước 1: H: quan sát hình minh hoạ và trả lời câu hỏi: Muối i-ốt có lợi ích gì cho con người ? H: 3 đến 5 HS trình bày ý kiến của mình. T: ghi những ý kiến không trùng lặp lên bảng. H: đọc phần thứ hai của mục Bạn cần biết.  Bước 2: T hỏi: Muối i-ốt rất quan trọng nhưng nếu ăn mặn thì có tác hại gì ? H: Nêu các ý kiến. T: ghi nhanh những ý kiến không trùng lặp lên bảng. T kết luận: Chúng ta cần hạn chế ăn mặn để tránh bị bệnh áp huyết cao. 3.Củng cố- dặn dò: T:Nhận xét tiết học. T: Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết, ăn uống hợp lý, không nên ăn mặn và cần ăn muối i-ốt. Chuẩn bị bài sau. ------------------------------------------------TIẾT 5 ĐẠO ĐỨC : BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN I.MỤC TIÊU: - Biết được: Trẻ em cần phải bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. -Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác. Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của bản thân, biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác. II. CHUẨN BỊ: -Mỗi HS chuẩn bị 3 tấm bìa nhỏ màu đỏ, xanh và trắng. -Một số đồ dùng để hóa trang diễn tiểu phẩm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.KTBC:.

<span class='text_page_counter'>(100)</span> H: Trả lời các câu hỏi: +Nhắc lại phần ghi nhớ bài “Vượt khó trong học tập”. +Giải quyết tình huống “Nhà Nam rất nghèo, bố Nam bị tai nạn nằm điều trị ở bệnh viện. Chúng ta làm gì để giúp Nam tiếp tục học tập? Nếu em là bạn của Nam, em sẽ làm gì? Vì sao?” 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: Biết bày tỏ ý kiến. b.Nội dung: *Khởi động: Trò chơi “Diễn tả” T: nêu cách chơi: GV chia HS thành 4- 6 nhóm và giao cho mỗi nhóm 1 đồ vật hoặc 1 bức tranh. Mỗi nhóm ngồi thành 1 vòng tròn và lần lượt từng người trong nhóm vừa cầm đồ vật hoặc bức tranh quan sát, vừa nêu nhận xát của mình về đồ vật, bức tranh đó. H thảo luận : Ý kiến của cả nhóm về đồ vật, bức tranh có giống nhau không? T: kết luận: Mỗi người có thể có ý kiến nhận xét khác nhau về cùng một sự vật. *Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (Câu 1, 2- SGK/9) T:chia HS thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về một tình huống ở câu1.  Nhóm 1 : Em sẽ làm gì nếu em được phân công làm 1 việc không phù hợp với khả năng?  Nhóm 2 : Em sẽ làm gì khi bị cô giáo hiểu lầm và phê bình? Nhóm 3 : Em sẽ làm gì khi em muốn chủ nhật này được bố mẹ cho đi chơi? Nhóm 4 : Em sẽ làm gì khi muốn được tham gia vào một hoạt động của lớp, của trường? T: nêu yêu cầu câu 2: Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến bản thân em, đến lớp em? T: kết luận: Kĩ năng trình bày ý kiến ở gia đình và lớp học . *Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm đôi (Bài tập 1- SGK/9) T: nêu cầu BT 1: Nhận xét về những hành vi, việc làm của từng bạn trong mỗi trường hợp sau: +Bạn Dung rất thích múa, hát. Vì vậy bạn đã ghi tên tham gia vào đội văn nghệ của lớp. +Để chuẩn bị cho mỗi buổi liên hoan lớp, các bạn phân công Hồng mang khăn trải bàn, Hồng rất lo lắng vì nhà mình không có khăn nhưng lại ngại không dám nói. +Khánh đòi bố mẹ mua cho một chiếc cặp mới và nói sẽ không đi học nếu không có cặp mới. H: từng nhóm đôi thảo luận và chọn ý đúng. T: kết luận: Kĩ năng lắng nghe người khác trình bày ; kĩ năng kiềm chế cảm xúc *Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến (Bài tập 2- SGK/10) T: phổ biến cho HS cách bày tỏ thái độ thông qua các tấm bìa màu: đỏ, xanh trắng. T: lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 2 (SGK/10) HS biểu lộ thái độ theo cách đã quy ước. T: yêu cầu HS giải thích lí do. T: kết luận: Các ý kiến a, b, c, d là đúng. Ý kiến đ là sai . 3.Củng cố - Dặn dò: T: Chốt nội dung bài. Nhận xét giờ học. Dặn: Thực hiện yêu cầu bài tập 4..

<span class='text_page_counter'>(101)</span> THỨ 3. Ngày soạn: Ngày dạy:. Thứ . . .. . . . / . . . / 2011 . . ./ . . . /2011. TIẾT 1 TOÁN: TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG. I.MỤC TIÊU: Giúp HS: -Bước đầu hiểu biết về số trung bình cộng của nhiều số. -Biết cách tính số trung bình cộng của 2,3,4 số. II. CHUẨN BỊ: đề bài toán a, b phần bài học SGK viết sẵn trên bảng phụ hoặc băng giấy. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.KTBC: H:Làm bài tập 3 tiết trước. T: chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 2.Bài mới : a.Giới thiệu bài: b.Giới thiệu số trung bình cộng và cách tìm số trung bình cộng: * Bài toán 1: H: đọc đề toán. T: Có tất cả bao nhiêu lít dầu ? T: Nếu rót đều số dầu ấy vào 2 can thì mỗi can có bao nhiêu lít dầu ? H: Nêu lời giải bài toán. H: 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào nháp. T: giới thiệu: Can thứ nhất có 6 lít dầu, can thứ hai có 4 lít dầu. Nếu rót đều số dầu này vào hai can thì mỗi can có 5 lít dầu, ta nói trung bình mỗi can có 5 lít dầu. Số 5 được gọi là số trung bình cộng của hai số 4 và 6. T: Can thứ nhất có 6 lít dầu, can thứ hai có 4 lít dầu, vậy trung bình mỗi can có mấy lít dầu ? T: Số trung bình cộng của 6 và 4 là mấy ? ? Dựa vào cách giải thích của bài toán trên em hãy nêu cách tìm số trung bình cộng của 6 và 4 ? H: nêu ý kiến. T: Hướng dẫn các em nhận xét để rút ra từng bước tìm +Bước thứ nhất trong bài toán trên, chúng ta tính gì ?( Tính tổng số dầu trong cả hai can dầu.) +Để tính số lít dầu rót đều vào mỗi can, ta làm gì ?(Thực hiện phép chia tổng số dầu cho 2 can.) T: Để tìm số trung bình cộng của hai số 6 và 4 chúng ta tính tổng của hai số rồi lấy tổng chia cho 2, 2 chính là số các số hạng của tổng 4 + 6. H: phát biểu lại quy tắc tìm số trung bình cộng. * Bài toán 2: H: đọc đề bài toán 2. T: Bài toán cho ta biết những gì ? T: Bài toán hỏi gì ? H: làm bài. Vào nháp. 1số HS đọc bài. T: nhận xét bài làm của HS và hỏi: Ba số 25, 27, 32 có trung bình cộng là bao nhiêu ? + Muốn tìm số trung bình cộng của ba số 25,27, 32 ta làm thế nào ?.

<span class='text_page_counter'>(102)</span> + Hãy tính trung bình cộng của các số 32, 48, 64, 72. T: yêu cầu HS tìm số trung bình cộng của một vài trường hợp khác. c.Luyện tập, thực hành : Bài 1(a,b,c) H: đọc đề bài, sau đó tự làm bài vào vở. H: 3 HS lên bảng chữa bài. T: Nhận xét, chốt câu trả lời đúng. a) Số trung bình cộng của 42 và 52 là : (42 + 52) : 2 = 47 b) Số trung bình cộng của 36, 42 và 57 là : (36 + 42 + 57) : 3 = 45 c) Số trung bình cộng của 34, 43, 52 và 39 là : (34 + 43 + 52 + 39) : 4 = 42 Bài 2 H: Đọc yêu cầu. T: Bài toán cho biết gì ? T: Bài toán yêu cầu chúng ta tính gì ? H: Làm vào vở, đổi chéo vở kiểm tra. H: Một HS lên bảng chữa bài. 3.Củng cố- Dặn dò: T: Nhận xét giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. ----------------------------------------------------------------TIẾT 2 LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUNG THỰC – TỰ TRỌNG. I. MỤC TIÊU: HS biết thêm một số từ ngữ ( gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm Trung thực – Tự trọng (BT4); tìm được 1,2 từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ trung thực và đặt câu với 1 từ tìm được (BT1, BT2 ); nắm được nghĩa từ tự trọng (BT 3). II. CHUẨN BỊ: Từ điển (nếu có) hoặc trang photo cho nhóm HS . - Giấy khổ to và bút dạ.Bảng phụ viết sẵn 2 bài tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. KTBC: H: Lên bảng tìm 3 từ láy, 3 từ ngép. T: Nhận xét, chấm điểm. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: H: 1 HS đọc yêu cầu và mẫu. T:Phát giấy+ bút dạ cho từng nhóm. Yêu cầu HS trao đổi, tìm từ đúng, điền vào phiếu. H: Thảo luận, điền vào phiếu. Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. T:Kết luận về các từ đúng. Bài 2: H: 1 HS đọc yêu cầu. T:Yêu cầu HS suy nghĩ, mỗi HS đặt 2 câu, 1 câu với từ cùng nghĩa với trung thực, 1 câu trái nghĩa với trung thực. H: Suy nghĩ, nối tiếp nhau nêu câu mình đặt T: Nhận xét, giúp HS hoàn thiện câu mình đặt Bài 3: H: đọc yêu cầu và nội dung..

<span class='text_page_counter'>(103)</span> T: Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để tìm đúng nghĩa của tự trọng. Tra trong tự điển để đối chiếu các từ có nghĩa từ đã cho, chọn nghĩa phù hợp. H: trình bày, các HS khác bổ sung (nếu sai). T: Mở rộng: Cho HS tìm các từ trong từ điển có nghĩa a, b, d. H: đặt câu với 4 từ tìm được. Bài 4: H: đọc yêu cầu và nội dung. H:Thảo luận hóm 4, trao đổi trong nhóm để trả lời câu hỏi. H: trả lời GV ghi nhanh sự lựa chọn lên bảng. Các nhóm khác bổ sung. T: Kết luận T: Có thể hỏi HS về nghĩa của từng câu tục ngữ, thành ngữ hoặc tình huống sử dụng của từng câu để mở rộng vốn từ và cách sử dụng cho HS , phát triển khả năng nói cho HS . Nếu câu nào HS nói không đúng nghĩa,GV giải thích: +Thẳng như ruột ngựa: người có lòng dạ ngay thẳng (ruột ngựa rất thẳng) . . .. 3. Củng cố – dặn dò: T: Em thích nhất câu tục ngữ, thành ngữ nào? Vì sao? T:Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học thuộc các từ vừa tìm được và các tục ngữ. thành ngữ trong bài. TIẾT 3 LỊCH SỬ:. NƯỚC TA DƯỚI ÁCH ĐÔ HỘ CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC. I. MỤC TIÊU: HS biết - Biết được thời gian đô hộ của phong kiến phương Bắc đối với nước ta: từ năm 179 đến năm 938. - Nêu đôi nét về đời sống cực nhục của nhân dân ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc ( một vài điểm chính, sơ giản về việc nhân dân ta phải cống nạp những sản vật quý, đi lao dịch, bị cưỡng bức theo phong tục người Hán.): + Nhân dân ta phải cống nạp sản vật quý. + Bọn đô hộ đưa người Hán sang ở lẫn với nhân dân ta,bắt nhân dân ta phải học chữ Hán, sống theo phong tục người Hán. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Kiểm tra: T: Nêu thành tựu nổi bật ở thời Âu Lạc. T: Nêu nguyên nhân thất bại của An Dương Vương. 2. Bài mới: * Giới thiệu bài. * Tìm hiểu về sự cực nhục của nhân dân ta dưới triều đại phong kiến Phương Bắc. H: đọc và nghiên cứu bài: Từ đầu của người Hán T: Khi đô hộ nước ta các triều đại phong kiến Phương Bắc đã làm những gì? H: (Bắt ND phải lên rừng săn voi, tê giác, bắt chim quí, đẩn gổ trầm, xuống biển mò ngọc trai, bắt đồi mồi, khai thác san hô để cống nạp cho chúng, chia cắt Âu Lạc thành quận huyện do người Hán cai quản bắt dân ta học chữ Hán theo các phong tục người Hán). T: cho HS so sánh các mặt về: Chủ quyền, kinh tế, văn hóa ở thời gian trước năm 179 TCN và từ năm 179 T CN 938. H: So sánh, nêu nhận xét trước lớp..

<span class='text_page_counter'>(104)</span> T: Nhận xét, tổng kết. * TÌm hiểu sự phản ứng và đấu tranh của ND ta. H: đọc nghiên cứu SGK từ không chịu khuất phục hết. T: Trước sự áp bức của bọn phong kiến ND ta đã phản ứng như thế nào? H: (Vẫn giữ được các phong tục tập quán ; liên tục nổi dậy đánh đuổi quân đô hộ) T: Chia nhóm, phát phiếu học tập , yêu cầu các nhóm đọc SGK, thảo luận và hoàn thành bảng H: Thảo luận. Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. T: Nhận xét, chốt câu trả lời đúng. Thời gian Các cuộc khởi nghĩa Thời gian Các cuộc khởi nghĩa Năm : 40 K/N 2 Bà Trưng Năm 766 K/N Phùng Hưng 248 K/N Bà Triệu 905 K/N Khúc Thừa Dụ 542 K/N Lý Bí 931 K/N Dương Đình Nghệ 550 K/N Triệu Quang 938 Chiến thắng Bạch Đằng Phục 722 K/N Mai Thúc Loan 3. Củng cố bài: H: nêu ND chính của bài. T: Nhận xét giờ học - Dặn dò: Xem lại bài chuẩn bị bài sau. -----------------------------------------------------TIẾT 4 KỂ CHUYỆN: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC. I. MỤC TIÊU: - Dựa vào gợi ý ở SGK, biết chọn và kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về tính trung thực. - Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện. II. CHUẨN BỊ: GV và HS mang đến lớp những truyện đã sưu tần về tính trung thực. Đề bài viết sẵn trên bảng lớp. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. KTBC: H: 2 HS tiếp nối nhau kể từng đoạn câu chuyện Một nhà thơ chân chính. T: Nhận xét và cho điểm HS . 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn kể chuyện: * Tìm hiểu đề bài: H: đọc đề bài. T: phân tích đề, dùng phấn màu gạch chân dưới các từ: được nghe, được đọc, tính trung thực. H: tiếp nối nhau đọc phần gợi ý. T: Tính trung thực biểu hiện như thế nào? +Em đọc được những câu chuyện ở đâu? T: Yêu cầu HS đọc kĩ phần 3. T: ghi nhanh các tiêu chí đánh giá lên bảng..

<span class='text_page_counter'>(105)</span> +Nội dung câu chuyện đúng chủ đề:4 điểm. Câu chuyện ngoài SGK (1 điểm). Cách kể: hay, hấp dẫn, phối hợp điệu bộ, cử chỉ: 3 điểm. +Nêu đúng ý nghĩa của chuyện: 1 điểm. +Trả lời được câu hỏi của bạn hoặc đặt được câu hỏi cho bạn: 1 điểm. * Kể chuyện trong nhóm: H: Tập kể theo nhóm 4 HS . T: đi giúp đỡ từng nhóm, yêu cầu HS kể lại truyện theo đúng trình tự ở mục 3. -Gợi ý cho HS các câu hỏi: * Thi kể và nói ý nghĩa câu chuyện: H: thi kể trước lớp. T: ghi tên chuyện, xuất xứ của truyện, ý nghĩa, giọng kể, cho từng HS vào cột trên bảng. H: nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu. H+T: Bình chọn: + Bạn có câu truyện hay nhất. Bạn kể chuyện hấp dẫn nhất. T: Tuyên dương, trao phần thưởng cho HS vừa đoạt giải. 3. Củng cố – dặn dò: T: Nhận xét tiết học. T: Dặn HS về nhà kể lại những câu chuyện em nghe cho người thân nghe và chuẩn bị tiết sau.. THỨ 4. Ngày soạn: Ngày dạy:. Thứ . . .. . . . / . . . / 2011 . . ./ . . . /2011. TIẾT 1 TẬP ĐỌC: GÀ TRỐNG VÀ CÁO I. MỤC TIÊU: - Đọc thành tiếng: - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ lục bát với giọng vui, dí dỏm. Đọc đúng các từ khó đọc: lõi đời, từ rày, sung sướng, sống chung, quắp đuôi,… Hiểu ý nghĩa: Khuyên con người hãy cảnh giác và thông minh như Gà Trống, chớ tin những lời lẽ ngọt ngào của kẻ xấu như Cáo II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. KTBC: H: 2 HS lên bảng đọc bài Những hạt thóc giống và trả lời câu hỏi : Vì sao người trung thực là người đáng quý? Câu truyện muốn nói với em điều gì? T: Nhận xét và cho điểm HS . 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: * Luyện đọc: H: Đọc cả bài T: Hướng dẫn cách đọc toàn bài T: Chia đoạn + Đoạn 1: Nhác trông…đến tỏ bày tình thân. +Đoạn 2: Nghe lời Cáo….đến loan tin ngay. +Đoạn 3: Cáo nghe … đến làm gì được ai. H: Đọc nối tiếp đoạn ( lần 1) GV kết hợp hướng dẫn HS đọc từ khó..

<span class='text_page_counter'>(106)</span> H: Đọc nối tiếp đoạn ( lần 2) – Gv kết hợp hướng dẫn HS tìm hiểu các từ khó hiểu trong bài. H: Đọc theo cặp. H: Đọc toàn bài ( 2 HS) T: Đọc mẫu toàn bài * Tìm hiểu bài: H: đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi: +Gà trống và Cáo đứng ở vị trí khác nhau như thế nào? +Cáo đã làm gì để dụ Gà trống xuống đất? +Tin tức Cáo đưa ra là bịa đặt hay sự thật? Nhằm mục đích gì? T:Đoạn 1 cho em biết điều gì? - Ghi ý chính đoạn 1 : Cáo dùng lời ngon ngọt để dụ Gà Trống. H: đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi: +Vì sao Gà trống không nghe lời Cáo? +Gà tung tin có gặp chó săn đang chạy đến để làm gì? T: Đoạn 2 nói lên điều gì? Ghi ý chính đoạn 2. : Gà Trống tung tin doạ Cáo H: đọc đoạn cuối và trả lời câu hỏi. +Thái độ của Cáo như thế nào khi nghe lời Gà nói? +Thấy Cáo bỏ chạy, thái độ của Gà ra sao? +Theo em Gà thông minh ở điểm nào? T: Rút ý đoạn 3 - Ghi ý chính đoạn 3 : Cáo sợ quá bỏ chạy. Kết luận. * Đọc diễn cảm và học thuộc lòng: H: 3 HS nối tiếp nhau đọc bài thơ. Cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay từng đoạn. H: thi đọc từng đoạn, cả bài. T: Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng. H: Thi đọc thuộc lòng. T: Nhận xét và cho điểm từng HS đọc tốt. 3. Củng cố – dặn dò: T: Câu truyện khuyên chúng ta điều gì? T: Rút ý chính, ghi bảng, : Khuyên con người hãy cảnh giác và thông minh như Gà Trống, chớ tin những lời lẽ ngọt ngào của kẻ xấu như Cáo T: Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học thuộc lòng bài thơ. ---------------------------------------------------------TIẾT 2 TOÁN : LUYỆN TẬP I.MỤC TIÊU: - Tính được số trung bình cộng của nhiều số. - Bước đầu biết giải bài toán về tìm số trung bình cộng. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.KTBC: H: Lên bange chữa bài tập 3. T: chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 2.Bài mới : a.Giới thiệu bài: b.Hướng dẫn luyện tập : Bài 1 H: Nêu yêu cầu.

<span class='text_page_counter'>(107)</span> H: nêu cách tìm số trung bình cộng của nhiều số . H: làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. T: Nhận xét, chốt kết quả đúng Bài 2 H: đọc đề bài. H tự làm bài vào vở. H: 1 HS lên bảng chữa bài. T: Nhận xét, chốt kết quả đúng Bài 3 H: đọc đề bài. T: Chúng ta phải tính trung bình số đo chiều cao của mấy bạn ? H: làm bài.vào vở. T: Chấm 5 bài, nhận xét, chữa bài 3.Củng cố- Dặn dò: -GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. TIẾT 3 TẬP LÀM VĂN: VIẾT THƯ (KIỂM TRA VIẾT) I. MỤC TIÊU: Viết được một lá thư thăm hỏi, chúc mừng hoặc chia buồn đúng thể thức (có đủ 3 phần: đầu thư, phần chính, phần cuối thư ). II. CHUẨN BỊ: Phần ghi nhớ trang 34 viết vào bảng phụ. Phong bì (mua hoặc tự làm) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. KTBC: H: nhắc lại phần ghi nhớ nội dung của một bức thư. T: Treo bảng phụ nội dung ghi nhớ phần viết thư trang 34. Nhận xét, ghi điểm 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Tìm hiểu đề: T: Kiểm tra việc chuẩn bị giấy, phong bì của HS . H: đọc đề trong SGK trang 52. T: Nhắc HS : +Có thể chọn 1 trong 4 đề để làm bài. +Lời lẽ trong thư cần thân mật, thể hiện sự chân thành. +Viết xong cho vào phong bì, ghi đầy đủ tên người viết, người nhận, địa chỉ vào phong bì T: Em chọn viết cho ai? Viết thư với mục đích gì? H: tự do phát biểu c. Viết thư: H: tự làm bài, nộp bài và GV chấm một số bài. 3. Củng cố – dặn dò: T: Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. ---------------------------------------------------------------TIẾT MỸ THUẬT: Thường thức mĩ thuật XEM TRANH PHONG CẢNH I- MỤC TIÊU. - HS thấy được sự phong phú của tranh phong cảnh. - HS cảm nhận được vẽ đẹp của tranh phong cảnh thông qua bố cục, h. ảnh và màu sắc..

<span class='text_page_counter'>(108)</span> - HS yêu thích phong cảnh,có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường thiên nhiên. II. CHUẨN BỊ: GV: - SGK,SGV. Sưu tầm tranh ảnh phong cảnh và 1 số tranh về đề tài khác nhau. - Băng hình về phong cảnh đẹp của đất nước (nếu có) HS: SGK. Sưu tầm tranh ảnh phong cảnh. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC - Giới thiệu bài HĐ1: Hướng dẫn HS xem tranh. 1.Phong cảnh Sài Sơn.Tranh khắc gỗ màu của hoạ sĩ Nguyễn Tiến Chung.(1913-1976) - GV y/c HS chia nhóm - GV y/c HS xem tranh ở trang 13 SGK và phát phiếu học tập cho các nhóm. + Trong bức tranh có những h. ảnh nào ? + Tranh vẽ về đề tài gì? Màu sắc trong tranh như thế nào ? + Hình ảnh chính trong bức tranh là gì ? Trong bức tranh còn có những h. ảnh nào - GV y/c HS bổ sung cho các nhóm. - GV tóm tắt. 2. Phố cổ.Tranh sơn dầu của hoạ sĩ Bùi Xuân Phái: -GV cho HS xem tranh và cung cấp1 số tư liệu về hoạ sĩ Bùi Xuân Phái. - GV y/c HS q.sát tranh và đặt câu hỏi. + Bức tranh vẽ những hình ảnh gì ? + Dáng vẽ của ngôi nhà ? + Màu sắc của bức tranh ? 3.Cầu Thê Húc.Tranh màu bột của Tạ Kim Chi (HS tiểu học). GV y/c HS xem tranh,... + Các hình ảnh trong bức tranh ? + Màu sắc ?. Chất liệu ? + Cách thể hiện ? - GV tóm tắt: HĐ2: Nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét chung về tiết học. Biểu dương 1 số HS tích cực phát biểu XD bài. * Dặn dò: -Về nhà q.sát các loại quả dạng hình cầu. Chuẩn bị bài sau. -------------------------------------------------------------TIẾT 5 THỂ DỤC : BÀI 9. TRÒ CHƠI “ BỊT MẮT BẮT DÊ” I.MỤC TIÊU : -Củng cố và nâng cao kĩ thuật: Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác, tương đối đều, đúng khẩu hiệu. -Trò chơi: “Bịt mắt bắt dê” Yêu cầu rèn luyện, nâng cao khả năng tập trung chú ý, khả năng định hướng, chơi đúng luật, hào hứng nhiệt tình trong khi chơi. II.ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN : Địa điểm : Trên sân trường.Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. Phương tiện : Chuẩn bị 1 còi, 2 đến 6 chiếc khăn sạch để bịt mắt khi chơi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1 .Phần mở đầu:.

<span class='text_page_counter'>(109)</span> H:Tập hợp lớp, ổn định: Điểm danh. T: phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện . H:Khởi động: Trò chơi: “Tìm người chỉ huy”. 2. Phần cơ bản: a) Đội hình đội ngũ: -Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại. * Lần 1 và2 GV điều khiển lớp tập, có nhận xét sửa chữa sai sót cho HS. * Lần 3 và 4 chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển, GV quan sát sửa chữa sai sót cho HS. * GV điều khiển tập lại cho cả lớp để củng cố. b) Trò chơi : “Bịt mắt bắt dê”: T: tập hợp HS theo đội hình chơi. Nêu tên trò chơi. giải thích cách chơi và phổ biến luật chơi. Gv tổ chức cả lớp cùng chơi. T: quan sát, nhận xét, biểu dương HS hoàn thành vai chơi của mình. 3. Phần kết thúc: H: chạy thường thành một vòng tròn quanh sân sau đó khép dần thành vòng tròn nhỏ, chuyển thành đi chậm, vừa đi vừa làm động tác thả lỏng rồi dừng lại mặt quay vào trong. T: cùng học sinh hệ thống bài học. T: nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà .. THỨ 5. Ngày soạn: Ngày dạy: 2011. . . . / . . . / 2011 Thứ . . . . . ./ . . . /. TIẾT 1 TOÁN: BIỂU ĐỒ I. MỤC TIÊU: - Bước đầu có hiểu biết về biểu đồ tranh. - Biết đọc thông tin trên biểu đồ tranh. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. KTBC : H : Làm bài tập 3 T: kiểm tra vở 1 số HS. T: Nhận xét chung. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Làm quen với biểu đồ. H: quan sát biểu đồ “Các con của 5 gia đình” (SGK). T:Biểu đồ trên có mấy cột? (2 cột) T:Mỗi cột biểu thị gì ? H: (Cột bên trái ghi tên của 5 gia đình: Cô Mai, Cô Lan, Cô Hồng, Cô Đào và Cô Cúc). (Cột bên phải nói về số con trai, con gái của mỗi gia đình). T: Biểu đồ trên có mấy hàng? Mối hàng có biểu thi gì? H: - Hàng thứ nhất trong biểu thi gia đình Cô Mai có 2 con gái. - Hàng thứ hai trong biểu thi gia đình Cô Lan có 1 con trai..

<span class='text_page_counter'>(110)</span> H: nhắc lại nội dung biểu đồ được biểu thị ở hình 1 (SGK) c. Luyện tập. Bài tập 1: H: Nêu yêu cầu H: quan sát tranh biểu đồ 2 (VBT). T: Gợi ý để HS nhận biết nội dung biểu đồ: T: Biểu đồ có mấy cột? Cột 1 chỉ gì? Các cột 2,3,4 ,5 chỉ gì? H: làm BT vào vở. H: trình bày kết quả - các HS khác bổ sung. T: Nhận xét, chốt kết quả đúng * Bài tập 2 (a,b) H: Nêu yêu cầu H: quan sát biểu đồ (SGK) - Nhận xét nội dung biểu đồ. T: Gợi ý HS làm bài H: Làm bài vào vở. H: nêu kết quả. T: chữa bài. 3. Củng cố - Dặn dò: T:Nhận xét giờ học. Dặn : Hoàn thành các bài tập, chuẩn bị bài sau ----------------------------------------------------TIẾT 2 LUYỆN TỪ VÀ CÂU: DANH TỪ I. MỤC TIÊU: - Hiểu được danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị). - Nhận biết được danh từ chỉ khái niệm trong số các danh từ cho trước và tập đặt câu. II. CHUẨN BỊ: Bảng lớp viết bài 1 phần nhận xét. Giấy khổ to viết các nhóm danh từ + bút dạ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. KTBC: H: 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu. 1/. Tìm từ trái nghĩa với trung thực và đặt câu với 1 từ vừa tìm được. 2/. Tìm từ cùng nghĩa với trung thực và đặt câu với 1 từ vừa tìm được. T: Nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Nhận xét: Bài 1: H: đọc yêu cầu và nội dung. H: thảo luận cặp đôi và tìm từ. H: đọc câu trả lời. Mỗi HS tìm từ ở một dòng thơ.GV gọi HS nhận xét từng dòng thơ. T: dùng phấn màu gạch chân những từ chỉ sự vật. H: đọc lại các từ chỉ sự vật vừa tìm được. Bài 2: H: đọc yêu cầu. T:Phát giấy và bút dạ cho từng nhóm HS . Yêu cầu HS thảo luận và hoàn thành phiếu. H: Thảo luận. Nhóm xong trước dán phiếu lên bảng, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. T: Kết luật về phiếu đúng..

<span class='text_page_counter'>(111)</span> T:Những từ chỉ sự vật, chỉ người, vật, hiện tượng , khái niệm và đơn vị được gọi là danh từ. T: +Danh từ là gì? Danh từ chỉ người là gì? +Khi nói đến “cuộc đời”, “cuộc sống”, em nếm, ngửi, nhìn được không? +Danh từ chỉ khái niệm là gì? T: giải thích danh từ chỉ khái niệm. +Danh từ chỉ đơn vị là gì? c. Ghi nhớ: H: đọc phần ghi nhớ trong SGK. Nhắc HS đọc thầm để thuộc bài ngay tại lớp. H: lấy ví dụ về danh từ, GV ghi nhanh vào từng cột trên bảng. c. Luyện tập: Bài 1: H: đọc nội dung và yêu cầu. H: thảo luận cặp đội vài tìm danh từ chỉ khái niệm. H: trả lời và HS khác nhận xét, bổ sung. T: +Tại sao các từ: nước, nhà, người không phải là danh từ chỉ khái niệm. +Tại sao từ cách mạng là danh từ chỉ khái niệm? Bài 2: H: đọc yêu cầu. T: Yêu cầu HS tự đặt câu. H: Nối tiếp nhau đọc câu văn của mình. Chú nhắc những HS đặt câu chưa đúng hoặc có nghĩa tiếng Việt chưa hay. T: Nhận xét câu văn của HS .3. Củng cố – dặn dò:T: danh từ là gì? T:Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà tìm mỗi loại 5 danh từ ----------------------------------------------------TIẾT 4 KHOA HỌC ĂN NHIỀU RAU VÀ QUẢ CHÍN. SỬ DỤNG THỰC PHẨM SẠCH VÀ AN TOÀN I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Biết được hàng ngày cần ăn nhiều rau và quả chín, sử dụng thực phẩm sạch và an toàn. -Nêu được: + Một số tiêu chuẩn của thực phẩm sạch và an toàn. ( Giữ được chất dinh dưỡng, nuôi trồng, bảo quản và chế biến hợp vệ sinh; không bị nhiễm khuẩn, hóa chất; không gây ngộ đọc hoặc gây hại lâu dài cho sức khỏe con người). + Một số biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm (chọn thức ăn tươi, sạch, có giá trị dinh dưỡng,không có màu sắc mùi vị lạ; dùng nươc sạch để rửa thực phẩm, dụng cụ và nấu ăn; nấu chín thức ăn, nấu xong nên ăn ngay; bảo quản đúng cách những thức ăn chưa dùng hết. -Có ý thức thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm và ăn nhiều rau, quả chín hàng ngày. II. CHUẨN BỊ: -Một số rau còn tươi, 1 bó rau bị héo, 1 hộp sữa mới và 1 hộp sữa để lâu đã bị gỉ. -4 tờ phiếu có ghi sẵn các câu hỏi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1.Kiểm tra bài cũ: H: 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi: 1) Tại sao cần ăn phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật ? 2) Vì sao phải ăn muối I-ốt và khopong nên ăn mặn?.

<span class='text_page_counter'>(112)</span> T: nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: * Hoạt động 1: Ích lợi của việc ăn rau và quả chín hàng ngày. H: thảo luận theo cặp đôi với các câu hỏi: 1) Em cảm thấy thế nào nếu vài ngày không ăn rau ? 2) Ăn rau và quả chín hàng ngày có lợi ích gì ? H: Một số HS trình bày, các HS khác bổ sung ý kiến. T: nhận xét, tuyên dương HS thảo luận tốt. T: Kết luận: * Hoạt động 2: Trò chơi: Đi chợ mua hàng. T: chia lớp thành 4 tổ, sử dụng các loại rau, đồ hộp mình mang đến lớp để tiến hành trò chơi. Các đội cùng đi chợ, mua những thứ thực phẩm mà mình cho là sạch và an toàn. Sau đó giải thích tại sao đội mình chọn mua thứ này mà không mua thứ kia. H: Sau 5 phút đại diện các đội mang hàng lên và giải thích. T: nhận xét, tuyên dương các nhóm biết mua hàng và trình bày lưu loát. T: kết luận: * Hoạt động 3: Các cách thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm. H: Hoạt động nhóm : Chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu có ghi sẵn câu hỏi cho mỗi nhóm. Các nhóm thảo luận điền vào các phiếu. Sau 10 phút đại diện các nhóm lên trình bày. T: Tuyên dương các nhóm có ý kiến đúng và trình bày rõ ràng, dễ hiểu. 3.Củng cố- dặn dò: H: đọc lại mục Bạn cần biết. T: Yêu cầu HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết. T:Nhận xét tiết học. Dặn: về nhà tìm hiểu xem gia đình mình làm cách nào để bảo quản thức ăn. --------------------------------------------------------TIẾT 4 ÂM NHẠC: ÔN BÀI HÁT: BẠN ƠI LẮNG NGHE. GIỚI THIỆU HÌNH NỐT TRẮNG, BÀI TẬP TIẾT TẤU I. YÊU CẦU - HS hát thuộc và từng nhóm trình diễn bài hát với một số động tác phụ họa trước lớp. - Biết và thể hiện giá trị độ dài của nốt trắng II. CHUẨN BỊ: -GV: Chuẩn bị một số động tác phụ họa, chép sẵn bài tập tiết tấu lên bảng, thanh phách. - Học sinh: Thanh phách. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi 3 em lên bảng hát bài “bạn ơi lắng nghe”. - Giáo viên nhận xét, đánh giá 2. Bài mới a. Giới thiệu bài: - Tiết học hơm nay các em sẽ ôn lại bài hát và làm quen với nốt trắng và tập tiết tấu. b. Nội dung:.

<span class='text_page_counter'>(113)</span> * Ôn lại bài hát “Bạn ơi lắng nghe” - Giáo viên bắt nhịp cho học sinh hát dưới nhiều hình thức: cả lớp, dãy, bàn, tổ. - Giáo viên nghe sửa sai cho học sinh - Gọi 1 - 2 nhóm lên biểu diễn trước lớp. * Tập múa 1 số động tác phụ họa: - Giáo viên làm mẫu 1 lần sau đĩ phân tích hướng dẫn học sinh tập luyện từng động tác. - Học sinh đứng tại chỗ và múa. Gọi 1 - 2 bàn lên bảng biểu diễn trước lớp * Giới thiệu hình nốt trắng: - Giáo viên giới thiệu: Hình nốt trắng (thân nốt hình quả trứng nằm nghiêng) - Độ dài của nốt trắng bằng 2 nốt đen: - Hướng dẫn học sinh thể hiện hình nốt trắng. * Bài tập tiết tấu: - Giáo viên đọc mẫu bài tiết tấu ? Trong bài tiết tấu có những hình nốt gì - Hướng dẫn học sinh đọc và gõ tiết tấu 3. Tổng kết - Cả lớp vỗ tay (hoặc gõ) mỗi hình tiết tấu 1 lần giáo viên làm mẫu trước, học sinh thực hiện theo. - Về nhà ôn lại bài hát và bài tập tiết tấu. -----------------------------------------------------TIẾT 5 KĨ THUẬT: KHÂU GHÉP HAI MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU THƯỜNG I. MỤC TIÊU: - HS biết cách khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường. - Khâu ghép được 2 mép vải bằng mũi khâu thường. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị nhúm II. CHUẨN BỊ: - Bộ đồ dùng dạy học cắt khâu thêu. - Vải, kim, chỉ, kéo, thước. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: T: Kiểm tra dụng cụ học tập của HS 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài : T: Nêu yêu cầu, ND tiết học. Giới thiệu bài. b.Hướng dẫn quan sát và nhận xét mẫu. T: Giới thiệu mẫu khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường. H: nhận xét về đường khâu. T: Giới thiệu 1 số sản phẩm có đường khâu ghép H: nêu ứng dụng của khâu ghép 2 mép vải. T: Kết luận. c. Hướng dẫn thao tác kĩ thuậ.t H: quan sát H 1,2,3 (SGK) để nêu các bước. H: Nêu cách vạch dấu đường khâu 2 mép vải..

<span class='text_page_counter'>(114)</span> H: nêu cách khâu lược, khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường và trả lời câu hỏi trong SGK. T: Nhận xét, nêu lại quy trình khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường. d. Thực hành. H: 2 HS lên bảng thực hiện các thao tác GV vừa HD. T: Nhận xét, hướng dẫn thêm cho HS. H: Tập khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường. T: Theo dõi, hướng dẫn thêm cho HS 3.Củng cố - Dặn dò: H: đọc phần ghi nhớ. T: Nhận xét tiết học. Dặn dò: Tập khâu ở nhà, tiết sau thực hành. THỨ 6. Ngày soạn: Ngày dạy:. Thứ . . .. . . . / . . . / 2011 . . ./ . . . /2011. TIẾT 1 TẬP LÀM VĂN: ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN I. MỤC TIÊU: - Có hiểu biết ban đầu về đoạn văn kể chuyện. ( ND ghi nhớ ) - Biết vận dụng những hiểu biết đã có để tập tạo dựng một đoạn văn kể chuyện. II. CHUẨN BỊ: Tranh minh hoạ truyện Hai mẹ con và bà tiên . Phiếu học tập và bút dạ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. KTBC: H: trả lời câu hỏi. 1/. Cốt truyện là gì? 2/.Cốt truyện gồm những phần nào? T:Nhận xét, ghi điểm cho HS . 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Tìm hiểu ví dụ: Bài 1: H: đọc yêu cầu. H: đọc lại truyện Những hạt thóc giống. T: Chia nhóm 4. Phát giấy và bút dạ cho từng nhóm. Yêu cầu HS thảo luận và hoàn thành phiếu. H: Các nhóm thảo luận, đại diện nhóm xong trước dán phiến lên bảng, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. T: Nhận xét, kết luận lời giải đúng trên phiếu. +Sự việc 1: Nhà vua muốn tìm người trung thực để truyền ngôi, nghĩ ra kế:luộc chín thóc giống rồi giao cho dân chúng, giao hẹn: ai thu hoạch được nhiều thóc thì sẽ truyền ngôi cho. +Sự việc 2: Chú bé Chôm dốc công chăm sóc mà thóc chẳng nảy mầm, dám tâu vua sự thật trước sự ngạc nhiên của mọi người. +Sự việc 3: Nhà vua khen ngợi Chôm trung thực và dũng cảm đã quyết định truyền ngôi cho Chôm. Bài 2:.

<span class='text_page_counter'>(115)</span> T: Dấu hiệu nào giúp em nhận ra chỗ mở đầu và chỗ kết thúc đoạn văn ? T: Em có nhận xét gì về dấu hiệu này ở đoạn 2? T: Nhận xét, kết luận. Bài 3: H: đọc yêu cầu. H: Thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi. H: trả lời câu hỏi, HS khác bổ sung. T: Nhận xét, kết luận. c.Ghi nhớ: H: đọc phần ghi nhớ. T:Nhắc HS đọc thầm để thuộc ngay tại lớp. H: tìm 1 đoạn văn bất kì trong các bài tập đọc, truyện kể mà em biết và nêu sự việc được nêu trong đoạn văn đó. d. Luyện tập: H: đọc nội dung và yêu cầu. T: Câu truyện kể lại chuyện gì? +Đoạn nào đã viết hoàn chỉnh? Đoạn nào còn thiếu? +Đoạn 1 kể sự việc gì? +Đoạn 2 kể sự việc gì? +Đoạn 3 còn thiếu phần nào? +Phần thân đoạn theo em kể lại chuyện gì? H: làm bài cá nhân. H: trình bày, GV nhận xét, cho điểm HS . 3. Củng cố – dặn dò: T: Nhận xét tiết học. T: Dặn HS về nhà viết lại đoạn 3 câu truyện vào vở ----------------------------------------------------TIẾT 2 TOÁN: BIỂU ĐỒ ( Tiếp theo) I.MỤC TIÊU: -Giúp HS: - Bước đầubiết về biểu đồ hình cột. - Biết đọc một số thông tin trên biểu đồ cột. II. CHUẨN BỊ: vẽ sẵn vào bảng phụ biểu đồ Số chuột của 4 thôn đã diệt. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.KTBC: H: Trả lời miệng bài tập 2 tiết trước. T: chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 2.Bài mới : a.Giới thiệu bài: b.Giới thiệu biểu đồ hình cột – Số chuột 4 thôn đã diệt: T: treo biểu đồ Số chuột của 4 thôn đã diệt và giới thiệu: Đây là biểu đồ hình cột thể hiện số chuột của 4 thôn đã diệt. T: Biểu đồ hình cột được thể hiện bằng các hàng và các cột (GV chỉ bảng), em hãy cho biết: +Biểu đồ có mấy cột ? +Dưới chân các cột ghi gì ? +Trục bên trái của biểu đồ ghi gì ? +Số được ghi trên đầu mỗi cột là gì ?.

<span class='text_page_counter'>(116)</span> *Nếu HS không nêu được các đặc điểm này thì GV nêu cho các em hiểu. T: hướng dẫn HS đọc biểu đồ: +Biểu đồ biểu diễn số chuột đã diệt được của các thôn nào ? +Hãy chỉ trên biểu đồ cột biểu diễn số chuột đã diệt được của từng thôn. +Thôn Đông diệt được bao nhiêu con chuột ? +Hãy nêu số chuột đã diệt được của các thôn Đoài, Trung, Thượng. +Thôn nào diệt được nhiều chuột nhất ? Thôn nào diệt được ít chuột nhất ? +Thôn Đoài diệt được nhiều hơn thôn Đông bao nhiêu con chuột ? +Thôn Trung diệt được ít hơn thôn Thượng bao nhiêu con chuột ? +Có mấy thôn diệt được trên 2000 con chuột ? Đó là những thôn nào ? c.Luyện tập, thực hành : Bài tập 1: T: yêu cầu HS quan sát biểu đồ trong VBT và hỏi: Biểu đồ này là biểu đồ hình gì ? Biểu đồ biểu diễn về cái gì ? -Có những lớp nào tham gia trồng cây ? Hãy nêu số cây trồng được của từng lớp. -Khối lớp 5 có mấy lớp tham gia trồng cây, đó là những lớp nào ? -Có mấy lớp trồng được trên 30 cây ? Đó là những lớp nào ? -Lớp nào trồng được nhiều cây nhất ? Lớp nào trồng được ít cây nhất ? -Số cây trồng được của cả khối lớp 4 và khối lớp 5 là bao nhiêu cây ? H: Quan sát biểu đồ, trả lời các câu hỏi của GV T: Nhận xét, chốt kết quả đúng. Bài 2 (a)H: đọc yêu cầu và thông tin cho trước. H: Làm vào nháp. T: Kẻ bảng biểu đồ bài tập 2. H: Nối tiếp nhau lên điền thông tin còn thiếu vào biểu đồ. T: Nhận xét, chốt kết quả đúng. 3.Củng cố- Dặn dò: T: tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. -------------------------------------------------------TIẾT 3 ĐỊA LÍ : TRUNG DU BẮC BỘ I.MỤC TIÊU : - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình của trung du Bắc Bộ : Vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải, xếp cạnh nhau hnhư bát úp. - Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân trung du Bắc Bộ: + Trồng chè và cây ăn quả lànhững thế mạnh của vùng trung du. + Trồng rừng được đẩy mạnh. -Nêu tác dụng của việc trồng rừng ở trung du Bắc Bộ: che phủ đồi, ngăn cản tình trạng đất đang xấu đi. -Có ý thức bảo vệ rừng và tham gia trồng cây . II.CHUẨN BỊ : -Bản đồ Địa lí tự nhiên VN . Tranh, ảnh vùng trung du Bắc Bộ . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.KTBC : T: Người dân HLS làm những nghề gì ?Nghề nào là nghề chính ? -Kể tên một số khoáng sản ở HLS ?.

<span class='text_page_counter'>(117)</span> T: nhận xét ghi điểm . 2.Bài mới : a.Giới thiệu bài: b.Phát triển bài : 1/.Vùng đồi với đỉnh tròn, sướn thoải : *Hoạt động cá nhân : H: 1 HS đọc mục 1 trong SGK hoặc quan sát tranh ,ảnh vùng trung du Bắc Bộ và trả lời các câu hỏi sau : +Vùng trung du là vùng núi ,vùng đồi hay đồng bằng ? +Các đồi ở đây như thế nào ? Mô tả sơ lược vùng trung du. +Nêu những nét riêng biệt của vùng trung du Bắc Bộ . H: trả lời . T: Nhận xét, sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời H: chỉ trên bản đồ VN các tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc,Bắc giang –những tỉnh có vùng đồi trung du . 2/.Chè và cây ăn quả ở trung du : *Hoạt động nhóm : H: dựa vào kênh chữ và kênh hình ở mục 2 trong SGK và thảo luận nhóm theo câu hỏi gợi ý sau : +Trung du Bắc Bộ thích hợp cho việc trồng những loại cây gì ? +Hình 1,2 cho biết những cây trồng nào có ở Thái Nguyên và Bắc Giang ? +Xác định vị trí hai địa phương này trên BĐ địa lí tự nhiên VN . +Em biết gì về chè Thái Nguyên ? Chè ở đây được trồng để làm gì ? +Trong những năm gần đây, ở trung du Bắc Bộ đã xuất hiện trang trại chuyên trồng loại cây gì +Quan sát hình 3 và nêu quy trình chế biến chè . H: Thảo luận, đại diện nhóm trả lời T: sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời . 3/.Hoạt động trồng rừng va cây công nghiệp: * Hoạt động cả lớp: H: cả lớp quan sát tranh, ảnh đồi trọc . H: lần lượt trả lời các câu hỏi sau : +Vì sao ở vùng trung du Bắc bộ lại có những nơi đất trống ,đồi trọc ? (vì rừng bị khai thác cạn kiệt do đốt phá rừng làm nương rẫy để trồng trọt và khai thác gỗ bừa bãi ,…) +Để khắc phục tình trạng này , người dân nơi đây đã trồng những loại cây gì ? +Dựavào bảng số liệu , nhận xét về diện tích rừng mới trồng ở Phú Thọ trong những năm gần đây . T: liên hệ với thực tế để GD cho HS ý thức bảo vệ rừng và tham gia trồng cây 3.Củng cố – Dặn dò:: H: đọc bài học trong SGK . Nêu tác dụng của việc trồng rừng ở vùng trung du Bắc Bộ . T: Nhận xét tiêt học, dặn dò ----------------------------------------------------------------TIẾT 4 THỂ DỤC : BÀI 10 QUAY SAU , ĐI ĐỀU VÒNG PHẢI, VÒNG TRÁI. TRÒ CHƠI “ BỎ KHĂN ”.

<span class='text_page_counter'>(118)</span> I.MỤC TIÊU : -Củng cố và nâng cao kĩ thuật : Quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái .Yêu cầu HS thực hiện đúng động tác, đều, đúng khẩu lệnh. -Trò chơi: “Bỏ khăn” Yêu cầu biết cách chơi, nhanh nhẹn, khéo léo, chơi đúng luật, hào hứng trong khi chơi. II.ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN : Địa điểm : Trên sân trường.Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. Phương tiện : Chuẩn bị 1 còi và khăn để bịt mắt khi chơi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1 . Phần mở đầu: H: Tập hợp lớp , ổn định : Điểm danh T: phổ biến nội dung : Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện H: Khởi động Chạy theo một hàng dọc quanh sân tập (200 - 300m). H: Trò chơi: “Làm theo hiệu lệnh”. 2. Phần cơ bản: a) Đội hình đội ngũ: -Ôn quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại. T: điều khiển lớp tập kết hợp quan sát sửa chữa sai sót cho HS. H:Chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển, GV quan sát sửa chữa sai sót cho HS H: Tập hợp cả lớp đứng theo tổ, cho các tổ thi đua trình diễn. T: quan sát, nhận xét, đánh giá, sửa chữa sai sót, biểu dương các tổ thi đua tập tốt. b) Trò chơi : “Bỏ khăn”: T: tập hợp HS theo đội hình chơi. Nêu tên trò chơi. Giải thích cách chơi và phổ biến luật chơi. H: cán sự điều khiển cho cả lớp cùng chơi. T: quan sát, nhận xét, biểu dương HS tích cực trong khi chơi. 3. Phần kết thúc: H: cả lớp vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp. T: cùng học sinh hệ thống bài học. T: nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà. ---------------------------------------------------TIẾT 5 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ : SINH HOẠT LỚP I. MỤC TIÊU : - Đánh giá nhận xét hoạt động tuần qua để giúp HS nhận ra mặt tốt, mặt tồn tại, hạn chế để HS khắc phục tồn tại và phát huy ưu điểm . II. HÌNH THỨC TỔ CHỨC : 1. Đánh giá: - Lớp trưởng đánh giá chung hoạt động tuần qua. - Các tổ trưởng nêu các đánh giá cụ thể. Cá nhân phát biểu. - Nhận xét chung của GV. Tuyên dương: Minh, Xếp, Liên : có nhiều cố gắng trong học tập. Phê bình: Vinh: vắng nhiều, chưa cố gắng. Phi Líp, Nhường: nói chuyện riêng 2. Phương hướng:GV nêu những việc làm tuần tới:.

<span class='text_page_counter'>(119)</span> - Duy trì sĩ số. - Lao động vệ sinh. - Học bài và làm bài tập. - Bổ sung dụng cụ học tập cịn thiếu - Tăng cường học bài ở nhà. - Giữ gìn sách vở sạch đẹp.. TUẦN 6 THỨ 2. Ngày soạn: Ngày dạy: 2011. . . . / . . . / 2011 Thứ . . . . . ./ . . . /. TIẾT 1 TẬP ĐỌC : NỖI DẰN VẶT CỦA AN-ĐRÂY-CA I. MỤC TIÊU: - Biết đọc với giọng kể chậm rãi, phân biệt lời các nhân vật với lời người kể chuyện. Đọc đúng các tiếng, từ khó: An-đrây-ca, hoảng hốt, nấc lên, nức nở… - Hiểu nội dung câu truyện: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện trong tình thương yêu và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân. - GDKNS: Kĩ năng giao tiếp: ứng xử lịch sự trong giao tiếp; thể hiện sự cảm thông; xác định giá trị. II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. KTBC: H: 3 HS lên bảng đọc thuộc lòng bài thơGà trống và Cáo và trả lời các câu hỏi. +Theo em, Gà trống thông minh ở điểm nào? +Cáo là con vật có tính cách như thế nào? +Câu truyện khuyên chúng ta điều gì? T: Nhận xét và cho điểm HS . 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: * Luyện đọc: H: Đọc cả bài (2 HS) T: Chia đoạn: +Đoạn 1:An-đrây-ca …đến mang về nhà. +Đoạn 2: Bước vào phòng … đến ít năm nữa. H: 2 HS đọc tiếp nối từng đoạn (3 lượt HS đọc) T: Kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt giọng và giải nghĩa từ khó cho HS H: 2 HS đọc toàn bài. T: đọc mẫu chú ý giọng đọc. * Tìm hiểu bài: H: đọc đoạn 1 T: Khi câu chuyện xảy ra An-đrây-ca mấy tuổi, hoàn cảnh gia đình của em lúc đó như thế nào? +Khi mẹ bảo An-đrây-ca đi mua thuốc cho ông, thái độ của cậu như thế nào?.

<span class='text_page_counter'>(120)</span> +An-đrây-ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông? .). Kĩ năng giao tiếp: ứng xử lịch sự trong giao tiếp. T: Đoạn 1 kể với em chuyện gì? (ý 1 : An-đrây-ca ham chơi quên mua thuốc cho ông) H: đọc đoạn 2. T: Chuyện gì xảy ra khi An-đrây-ca mua thuốc về nhà? +Thái độ của An-đrây-ca lúc đó như thế nào? + An-đrây-ca tự dằn vặt mình như thế nào? + Câu chuyện cho em thấy An-đrây-ca là một cậu bé như thế nào? T: Nội dung chính của đoạn 2 là gì? Ghi ý chính đoạn 2.( Ý 2 : An-đrây-ca dằn vặt nghĩ tại mình mà ông chết) Kĩ năng giao tiếp: thể hiện sự cảm thông; xác định giá trị. * Đọc diễn cảm: H: 2 HS đọc thành tiếng từng đoạn. Cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay. T: Đưa đoạn văn cần luyện đọc diễn cảm. Đọc mẫu H: thi đọc diễn cảm đoạn văn. H: Luyện đọc phân vai theo nhóm. H: Thi đọc phân vai H:Thi đọc toàn truyện. T: Nhận xét, cho điểm học sinh. 3. Củng cố-dặn dò: T: Nội dung chính của bài muốn nói lên điều gì? ( rút nội dung, ghi bảng : Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện trong tình thương yêu và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân) T: Nếu đặt tên khác cho truyện, em sẽ tên cho câu truyện là gì? - Nếu gặp An-đrây-ca em sẽ nói gì với bạn? T: Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học bài. ----------------------------------------------------------TIẾT 2 TOÁN: LUYỆN TẬP I.MỤC TIÊU: -Giúp HS: Đọc được một số thông tin trên biểu đồ. II. CHUẨN BỊ: -Các biểu đồ trong bài học. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.KTBC: H: Làm miệng Btập 2 tiết trước. T: Kiểm tra vở, nhận xét, ghi điểm 2. Bài mới : a.Giới thiệu bài: b.Hướng dẫn luyện tập: Bài 1: H: đọc đề bài. T: Đây là biểu đồ biểu diễn gì ? H: đọc kĩ biểu đồ và tự làm bài, sau đó chữa bài trước lớp. T: Nêu các câu hỏi, HS trả lời: -Tuần 1 cửa hàng bán được 2m vải hoa và 1m vải trắng, đúng hay sai ? Vì sao ? -Tuần 3 cửa hàng bán được 400m vải, đúng hay sai ? Vì sao ? -Tuần 3 cửa hàng bán được nhiều vải nhất, đúng hay sai ? Vì sao ?.

<span class='text_page_counter'>(121)</span> -Số mét vải hoa tuần 2 cửa hàng bán nhiều hơn tuần 1 là bao nhiêu mét ? -Vậy điền đúng hay sai vào ý thứ tư ? -Nêu ý kiến của em về ý thứ năm ? T: Nhận xét, chốt câu trả lời đúng nhất. Bài 2 H: Nêu yêu cầu T: Biểu đồ biểu diễn gì ? T: Các tháng được biểu diễn là những tháng nào ? H: Làm các bài còn lại vào vở H: đọc bài làm trước lớp. T: nhận xét và cho điểm HS. 3.Củng cố- Dặn dò: T: tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. -------------------------------------------------------------------TIẾT 3 CHÍNH TẢ: NGƯỜI VIẾT TRUYỆN THẬT THÀ I. MỤC TIÊU: - Nghe – viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ; trình bày đúng lời thoại của nhân vật trong bài Người viết truyện thật thà.. - Làm đúng bài tập2, bài tập 3a viết đúng các từ láy có chứa âm đầu s/x. II. CHUẨN BỊ: Giấy khổ to và bút dạ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.KTBC: H: 1 HS lên bảng đọc các từ ngữ cái kẻng, leng keng, hàng xén,léng phéng cho 3 HS viết. T: Nhận xét chữ viết của HS . 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn viết chính tả: * Tìm hiểu nội dung truyện: T: Đọc truyện. 2 HS đọc lại truyện. T: Nhà văn Ban-dắc có tài gì? +Trong cuộc sống ông là người như thế nào? T: Chốt nội duyng đoạn viết * Hướng dẫn viết từ khó: H: tìm các từ khó viết trong truyện. H: đọc và luyện viết các từ vừa tìn được. * Hướng dẫn nghe viết H: nhắc lại cách trìng bày lời thoại. T: Nhắc lại cho H cách trình bày T: Đọc cho HS viết bài T: Chấm 5 bài nhận xét, chữa bài c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả: Bài 2: H: đọc đề bài . H: ghi lỗi và chữa lỗi vào vở nháp. H: Đổi chéo bài kiểm tra..

<span class='text_page_counter'>(122)</span> T: Chấm một số bài chữa của HS . Nhận xét. Bài 3 a: H: đọc yêu cầu T: Từ láy có tiếng chứa âm s hoặc âm x là từ như thế nào? H: Nêu mẫu: xa xa. . . T: Phát giấy và bút dạ cho HS . Yêu cầu các nhóm thi đua tìm các từ láy có chứa âm đầu s/x. H: Các nhóm thảo luận, nhóm xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung để có 1 phiếu hoàn chỉnh. T: Kết luận về phiếu đúng đầy đủ nhất. 3. Củng cố- dặn dò: T:Nhận xét tiết học. -Dặn HS ghi nhớ các lỗi chính tả, các từ láy vừa tìm được và chuẩn bị bài sau. --------------------------------------------------TIẾT 4 KHOA HỌC: MỘT SỐ CÁCH BẢO QUẢN THỨC ĂN I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Kể tên được một số cách bảo quản thức ăn.: làm khô, ướp lạnh,ướp mặn, đóng hộp . . . -Thực hiện một số biện pháp bảo quản thức ăn ở nhà. II. CHUẨN BỊ: -Một vài loại rau thật như: Rau muống, su hào, rau cải, cá khô. -4 tờ phiếu học tập khổ lớn và bút dạ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Kiểm tra bài cũ: T: 1) Thế nào là thực phẩm sạch và an toàn ? 2) Chúng ta cần làm gì để thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm ? T: nhận xét và cho điểm HS. 2.Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: * Hoạt động 1: Các cách bảo quản thức ăn. T: chia HS nhóm yêu cầu: HS thảo luận nhóm: Các nhóm quan sát các hình minh hoạ trang 24, 25 / SGK và thảo luận theo các câu hỏi sau: +Hãy kể tên các cách bảo quản thức ăn trong các hình minh hoạ ? +Gia đình các em thường sử dụng những cách nào để bảo quản thức ăn ? +Các cách bảo quản thức ăn đó có lợi ích gì ? H: thảo luận nhóm. H: Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. T: nhận xét các ý kiến của HS. T: Kết luận: Có nhiều cách để giữ thức ăn được lâu: Phơi khô, ướp muối, ướp lạnh, đóng hộp, cô đặc với đường. * Hoạt động 2: Những lưu ý trước khi bảo quản và sử dụng thức ăn. T: Yêu cầu HS thảo luận cả lớp: + Hãy kể tên một số loại thức ăn được bảo quản theo các cách trên. +Chúng ta cần lưu ý điều gì trước khi bảo quản và sử dụng thức ăn theo cách đã nêu ? H: Nêu ý kiến.

<span class='text_page_counter'>(123)</span> T: Nhận xét, kết luận: -Trước khi đưa thức ăn vào bảo quản, phải chọn loại còn tươi, loại bỏ phần giập, nát, úa, … sau đó rửa sạch và để ráo nước. -Trước khi dùng để nấu nướng phải rửa sạch. Nếu cần phải ngâm cho bớt mặn (đối với loại ướp muối). * Hoạt động 3: Trò chơi: “Ai đảm đang nhất ?” T: Mang các loại rau thật, đồ khô đã chuẩn bị và chậu nước. T: Yêu cầu mỗi tổ cử 2 bạn tham gia cuộc thi: Ai đảm đang nhất ? và 1 HS làm trọng tài. H: Trong 7’ các HS phải thực hiện nhặt rau, rửa sạch để bảo quản hay rửa đồ khô để sử dụng. T: và các HS trong tổ trọng tài quan sát và kiểm tra các sản phẩm của từng tổ. T: nhận xét và công bố các nhóm đoạt giải. 3.Củng cố- dặn dò: T: nhận xét tiết học, tuyên dương những HS, nhóm HS hăng hái tham gia xây dựng bài. T: Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết trang 25 / SGK. Chuẩn bị bài sau. ---------------------------------------------------TIẾT 5 ĐẠO ĐỨC: BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN ( T2 ) I.MỤC TIÊU: - Biết được: Trẻ em cần phải bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. -Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác. Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của bản thân, biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác - GDKNS : Kĩ năng trình bày ý kiến ở gia đình và lớp học ; kĩ năng lắng nghe người khác trình bày ; kĩ năng kiềm chế cảm xúc ; kĩ năng biết tôn trọng và thể hiện sự tự tin II. CHUẨN BỊ: -Một số đồ dùng để hóa trang diễn tiểu phẩm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: *Hoạt động 1: Tiểu phẩm “Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa” H: Các HS được phân công chuẩn bị tiểu phẩm lên trình bày trước lớp. H: xem tiểu phẩm do một số bạn trong lớp đóng. H: thảo luận: +Em có nhận xét gì về ý kiến của mẹ Hoa, bố Hoa về việc học tập của Hoa? +Hoa đã có ý kiến giúp đỡ gia đình như thế nào? Ý kiến của bạn Hoa có phù hợp không? +Nếu là bạn Hoa, em sẽ giải quyết như thế nào? H: thảo luận và đại diện trả lời. T: kết luận: - GDKNS : Kĩ năng trình bày ý kiến ở gia đình và lớp học *Hoạt động 2: “ Trò chơi phóng viên”. Cách chơi :GV cho một số HS xung phong đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp theo các câu hỏi trong bài tập 3- SGK/10. +Tình hình vệ sinh của lớp em, trường em. Nội dung sinh hoạt của lớp em, chi đội em. +Những hoạt động em muốn được tham gia, những công việc em muốn được nhận làm. +Địa điểm em muốn được đi tham quan, du lịch. . . H: xung phong đóng vai các phóng viên và phỏng vấn các bạn..

<span class='text_page_counter'>(124)</span> T: kết luận: Mỗi người đều có quyền có những suy nghĩ riêng và có quyền bày tỏ ý kiến của mình . kĩ năng kiềm chế cảm xúc ; kĩ năng biết tôn trọng và thể hiện sự tự tin *Hoạt động 3: H: trình bày các bài viết, tranh vẽ (Bài tập 4- SGK/10) T: kết luận chung:Trẻ em có quyền có ý kiến và trình bày ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. Ý kiến của trẻ em cần được tôn trọng. Tuy nhiên không phải ý kiến nào của trẻ em cũng phải được thực hiện mà chỉ có những ý kiến phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của gia đình, của đất nước và có lợi cho sự phát triển của trẻ em.Trẻ em cũng cần biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác. ; kĩ năng lắng nghe người khác trình bày 3.Củng cố - Dặn dò: T: Nhận xét tiết học, liên hệ thực tế T: Dặn: Về chuẩn bị bài tiết sau.. THỨ 3. Ngày soạn: Ngày dạy: Thứ . . .. . . . / . . . / 2011 . . ./ . . . /2011. TIẾT 1 TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG I.MỤC TIÊU: -Viết, đọc, so sánh được các số tự nhiên; nêu được giá trị của chữ số trong một số. -Đọc được thông tin trên biểu đồ cột. -Xác định một năm thuộc thế kỷ nào II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.KTBC: H: Làm miệng bài tập 2 tiết trước. T: nhận xét và cho điểm HS. 2.Bài mới : a.Giới thiệu bài: b.Hướng dẫn luyện tập: Bài tập 1: H: Đọc yêu cầu. H: Làm vào nháp. Đứng tại chỗ đọc kết quả. H+T: Nhận xét, chốt kết quả đúng. T: hỏi thêm số liền trước, số liền sau của các số, giá trị một vài số trong chữ số . Bài tập 2 ( a,c): H: Nêu yêu cầu. H: Làm vào vở bài a,c. H: 2 HS lên bảng chữa bài. T: Nhận xét, chữa bài a. 4759 36 > 457836 c. 2 tấn 750 kg = 2750 kg D. 684725 Bài tập 3 (a,b,c) H: Nêu yêu cầu. H: Quan sát biểu đồ, dựa vào biểu đồ viết tiếp vào chỗ chấm. H: Làm vào nháp. Nêu câu trả lời . Bài tập 4 ( a,b) H: Nêu yêu cầu H: Thảo luận theo cặp..

<span class='text_page_counter'>(125)</span> H: Một số HS trả lời. T: Nhận xét, chốt câu trả lời đúng. a. Năm 2000 thuộc thế kỷ XX b. Năm 2005 thuộc thế kỷ XXI 3.Củng cố- Dặn dò: T: Nhận xét giờ học. Dặn: Xem lại bài, chuẩn bị bài sau. ------------------------------------------------------------------TIẾT 2 LUYỆN TỪ VÀ CÂU: DANH TỪ CHUNG VÀ DANH TỪ RIÊNG I. MỤC TIÊU: - Hiểu được khái niệm danh từ chung và danh từ riêng. ( Nội dung Ghi nhớ). - Nhận biết được DT riêng và DT chung dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng, nắm được quy tắc viết hoa DT riêng và bước đầu vận dụng quy tắc đó vào thực tế. II. CHUẨN BỊ: Giấy khổ to kẻ sẵn 2 cột danh từ chung và danh từ riêng và bút dạ. - Bài tập 1 phần nhận xét viết sẵn trên bảng lớp. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. KTBC: T: Danh từ là gì? Cho ví dụ. H: tìm các danh từ trong đọan thơ sau: Vua Hùng một sáng đi săn,, Trưa tròn bóng nắng nghỉ chân chốn này. Dân dâng một quả xôi đầy Bánh chưng mấy cặp bánh giầy mấy đôi. T: Nhận xét, cho điểm HS . 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Em có nhận xét gì về cách viết các danh từ vừa tìm được trong đoạn thơ? b. Tìm hiểu ví dụ: Bài 1: H: 1 HS đọc yêu cầu và nội dung. H: thảo luận cặp đội và tìm từ đúng. T:Danh từ Hùng được viết hoa, còn các danh từ khác không viết hoa. T: Nhận xét và giới thiệu bằng bản đồ tự nhiên Việt Nam. Bài 2: H: đọc đề bài. H: trao đổi cặp đôi và trả lời câu hỏi. H: trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. T: Những từ chỉ tên chung của một loại sự vật như sông, vua được gọi là danh từ chung.Những tên riêng của một sự vật nhất định như Cửu Long, Lê Lợi gọi là danh từ riêng. Bài 3: H: đọc yêu cầu. H: thảo luận cặp đội và trả lời câu hỏi. H: trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. T: Nhận xét, kết luận: Danh từ riêng chỉ người địa danh cụ thể luôn luôn phải viết hoa. c. Ghi nhớ: T: Thế nào là danh từ chung, danh từ riêng? Lấy ví dụ..

<span class='text_page_counter'>(126)</span> T: Khi viết danh từ riêng, cần chú ý điều gì? H: đọc phần Ghi nhớ. Nhắc HS đọc thầm để thuộc ngay tại lớp. d. Luyện tập: Bài 1: H: đọc yêu cầu và nội dung. T:Phát giấy + bút dạ cho từng nhóm. Yêu cầu HS thảo luận trong nhóm và viết vào giấy. H: Các nhóm thảo luận, nhóm xong trước dán phiếu lên bảng, các nhóm khác nhận xét,bổ sung. T: Kết luận để có phiếu đúng. T: Tại sao em xếp từ dãy vài danh từ chung? Vì sao từ Thiên Nhẫn được xếp vào danh từ riêng? T: Nhận xét, tuyên dương những HS hiểu bài. Bài 2: H: đọc yêu cầu. H: tự làm bài vào vở. 2HS lên bảng làm H: nhận xét bài của bạn trên bảng. T: Họ và tên các bạn ấy là danh từ chung hay danh từ riêng? Vì sao? T: Nhắc HS luôn viết hoa tên người, tên địa danh, tên người viết hoa cả họ và tên đệm. 3. Củng cố- dặn dò: T: Nhận xét tiết học. T: Dặn HS về nhà học bài và viết vào vở: 10 danh từ chung chỉ đồ dùng, 10 danh từ riêng chỉ người hoặc địa danh. -----------------------------------------------------TIẾT 3 LỊCH SỬ: KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG ( Năm 40 ) I.MỤC TIÊU - Kể ngắn gọn cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng ( chú ý nguyên nhân khởi nghĩa, người lãnh đạo, ý nghĩa ). + Nguyên nhân khởi nghĩa: Do căm thù quân xâm lược, Thi Sách bị Trương Định giết hại ( trả nợ nước, thù nhà ). + Diễn biến: Mùa xuân năm 40 tại cửa sông Hát, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa . . . nghĩa quân làm chủ Mê Linh, chiếm Cổ Loa rồi tấn công Luy Lâu, trung tâm của chính quyền đô hộ. + Ý nghĩa: Đây là cuộc khởi nghĩa đầu tiên thắng lợi sau hơn 200 năm nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ; thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta. - Sử dụng lược đồ để kể lại nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa. II.CHUẨN BỊ: -Lược đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Phiếu học tập III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: T: Khi đô hộ nước ta ,các triều đại Phong kiến Phương Bắc đã làm gì ? T: Nhân dân ta đã phản ứng ra sao ? T: nhận xét và cho điểm . 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài : b. Hoạt động 1: Nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa H: Đọc sách ..

<span class='text_page_counter'>(127)</span> T: Nêu nguyên nhân dẫn tới cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng H: trả lời. T: Nhận xét, chốt nội dung: Do căm thù quân xâm lược, Thi Sách bị Tô Định giết hại (trả nợ nước, thù nhà) * Hoạt động 2 :Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng T: Treo lược đồ khu vực chính nổ ra khởi nghĩa Hai Bà Trưng : Giới thiệu cho HS hiểu đây là khu vực chính vì cuộc khởi nghĩa diễn ra trên phạm vi rất rộng H: đọc SGK, xem lược đồ tập tường thuật lại diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng theo cặp. H: Một số HS lên bảng dựa vào lược đồ HS tường thuật lại diễn biến cuộc khởi nghĩa . T: Nhận xét, ghi điểm 1 số HS tường thuật tốt. * Hoạt động 3: Kết quả của cuộc khởi nghĩa T: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã đạt kết quả như thế nào? H: Đây là cuộc khởi nghĩa đầu tiên thắng lợi sau hơn 200 năm nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ; thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta. * Hoạt động 4: Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng H: đọc phần còn lại của SGK và nêu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng T: Nhận xét, chốt ý nghĩa cuộc kháng chiến. H: đọc ghi nhớ 3. Củng cố , dặn dò : T: Với chiến công oanh liệt như trên, Hai Bà Trưng đã trở thành hai nữ anh hùng chống giặc ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước nhà T: Nhận xét tiết học. Dặn: Xem lại bài chuẩn bị bài sau. -------------------------------------------------TIẾT 4 KỂ CHUỆN: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I. MỤC TIÊU: - Dựa vào gợi ý (SGK), biết chọn và kể lại được một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về lòng tự trọng. - Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chínhcủa truyện. II. CHUẨN BỊ: GV và HS chuẩn bị những câu chuyện, tập truyện ngắn nói về lòng tự trọng. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. KTBC: H: kể lại một câu chuyện về tính trung thực và nói ý nghĩa của truyện. T: Nhận xét và cho điểm HS . 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn kể chuyện: * Tìm hiểu đề bài: H: đọc đề bài và phân tích đề. T: gạch chân những từ ngữ quan trọng bằng phấn màu: lòng tự trọng, được nghe, được đọc. H: tiếp nối nhau đọc phần Gợi ý. T: +Thế nào là lòng tự trọng?.

<span class='text_page_counter'>(128)</span> +Em đã đọc những câu truyện nào nói về lòng tự trọng? +Em đọc câu truyện đó ở đâu? H: Nêu những câu chuyện về lòng tự trọng các em đã được đọc. H: đọc kĩ phần 3. T: ghi nhanh các tiêu chí đánh giá lên bảng: +Nội dung câu truyện đúng chủ đề: 4 điểm. +Câu chuyện ngoài SGK: 1 điểm. +Cách kể: hay, hấp dẫn, phốo hợp cử chỉ, điệu bộ: 3 điểm. +Nêu đúng ý nghĩa của chuyện: 2 điểm. +Trả lời được câu hỏi của bạn hoặc đặt được câu hỏi cho bạn: 1 điểm. b/. Kể chuyện trong nhóm: T: Chia nhóm 4 HS . H: Tập kể chuyện trong nhóm T: đi giúp đỡ từng nhóm.yêu cầu HS kể lại theo đúng trình tự ở mục 3 và HS nào cũng được tham gia kể câu chuyện của mình. Gợi ý cho HS các câu hỏi. * Thi kể chuyện: H: Các HS thi kể chuyện. H: nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu. T: Nhận xét, cho điểm HS . H: Bình chọn:Bạn có câu chuyện hay nhất. Bạn kể chuyện hấp dẫn nhất. T:Tuyên dương 3. Củng cố-dặn dò: T: Nhận xét tiết học. T: Dặn HS về nhà kể những câu truyện mà em nghe các bạn kể cho người thân nghe và chuẩn bị tiết sau.. THỨ 4. Ngày soạn: Ngày dạy:. Thứ . . .. . . . / . . . / 2011 . . ./ . . . /2011. TIẾT 1 TẬP ĐỌC: CHỊ EM TÔI I. MỤC TIÊU: - Đọc rành mạch, trôi chảy; Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, bước đầu diễn tả được nội dung câu chuyện. - Hiểu ý nghĩa: Khuyên HS không nói dối vì đó là một tính xấu làm mất lòng tin, sự tôn trọng của mọi người đối với mình. - GDKNS: Tự nhận thức về bản thân, thể hiện sự cảm thông, xác định giá trị II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. KTBC: H: 2 HS đọc lại truyện Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca và trả lời câu hỏi về nội dung truyện. T: Nhận xét và cho điểm HS . 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:.

<span class='text_page_counter'>(129)</span> * Luyện đọc: H: Đọc cả bài T: Chia đoạn và hướng dẫn giọng đọc: +Đoạn 1: Dắt xe ra cửa…đến tặc lưỡi cho qua. + Đoạn 2: Cho đến một hôm… đến nên người. +Đoạn 3: Từ đó …đến tỉnh ngộ. H: Đọc tiếp nối đoạn ( 2 lượt) T: kết hợp hướng dẫn HS đọc đúng các từ khó phát âm và tìm hiểu các từ khó hiểu trong bài. H: Đọc theo cặp H: đọc toàn bài. T: đọc mẫu, chú ý giọng đọc. * Tìm hiểu bài: H: đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi: +Cô chị xin phép ba đi đâu? +Cô bé có đi học thật không? Em đoán xem cô đi đâu? +Cô chị đã nói dối ba như vậy đã nhiều lần chưa? Vì sao cô lại nói dối được nhiều lần như vậy? +Thái dộ của cô sau mỗi lần nói dối ba như thế nào? +Vì sao cô lại cảm thấy ân hận? T: Đoạn 1 nói đến chuyện gì? ( rút ý 1 : Thói quen nói dối của cô chị ) H: đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi. +Cô em đã làm gì để chị mình thôi nói dối? +Cô chị sẽ nghĩ ba sẽ làm gì khi biết mình hay nói dối? +Thái độ của người cha lúc đó thế nào? ( Ý 2 : Cô em giúp cô chị tỉnh ngộ ) T: cho HS xem tranh minh hoạ. T: Gọi HS đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi: +Vì sao cách làm của cô em giúp chị tỉnh ngộ? +Cô chị đã thay đổi như thế nào? T: Ý đoạn 3 muốn nói gì? ( ghi bảng ý 3 : Nói dối là một tính xấu.) Kĩ năng Tự nhận thức về bản thân, thể hiện sự cảm thông. * Đọc diễn cảm: H: 3 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài để cả lớp đọc thầm theo. H: Các nhóm tập đọc phân vai và thi đọc phân vai. T: Nhận xét và cho điểm HS . 3. Củng cố-dặn dò: T: Câu chuyện muốn nói gì? T: Nói và ghi ý chính của bài: Câu chuyện khuyên chúng ta không nên nói dối. Nói dối là một tính xấu, làm mất lòng tin ở mọi người đối với mình. T: Vì sao chúng ta không nên nói dối? Tự nhận thức về bản thân, xác định giá trị T: Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học bài, kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Chuẩn bị bài sau. TIẾT 2 TOÁN: I. MỤC TIÊU:. LUYỆN TẬP CHUNG.

<span class='text_page_counter'>(130)</span> - Viết, đọc, so sánh được các số tự nhiên, nêu được giá trị của chữ số trong một số. - Chuyển đổi được đơn vị đo khối lượng, thời gian - Tìm được số trung bình cộng. II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. KTBC: H: Làm bài tập 3 tiết trước. T: Nhận xét, chấm điểm cho HS. 2. Bài mới. a.Giới thiệu bài b.Hướng dẫn làm bài tập Bài 1: H: Nêu yêu cầu. H: tự làm rồi nêu kết quả. T: Nhận xét, chốt kết quả đúng: a) khoanh vào D; b) khoanhvào B; c)khoanh vào C d) khoanh vào C e) khoanh vào C Bài 2: h: Nêu yêu cầu H: tự làm vào vở. H: Nêu kết quả T: Nhận xét, chôtý kết quả đúng a) Hiền đã đọc 33 quyển sách. b)Hoà đã đọc 40 quyển sách. c)Hoà đã đọc nhiều hơn Thực 15 quyển sách. 3. Củng cố – dặn dò. T: Nhận xét bài học. T: Xem trước bài phép cộng. ---------------------------------------------------------------------TIẾT 3 TẬP LÀM VĂN: TRẢ BÀI VĂN VIẾT THƯ I. MỤC TIÊU: Biết rút kinh nghiệm về bài tập làm văn viết thư ( đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả .. .); tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV. II. CHUẨN BỊ: Bảng lớp viết sẵn 4 đề bài tập làm văn. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Trả bài: T: Trả bài cho HS . T: Yêu cầu HS đọc lại bài của mình. T: Nhận xét kết quả làm bài của HS . * Ưu điểm: + Những HS viết bài tốt: Diên, Thim, Đen. + Nhật xét chung về cả lớp: Một số bạn đã xác định đúng kiển bài văn viết thư, bố cục lá thư, các ý diễn đạt. * Hạn chế: Sai lỗi chính tả quá nhiều, nắm yêu cầu chưa sát, diễn đạt chưa đủ ý, lủng củng Chú ý: Nếu HS không đạt yêu cầu, GV không nên cho điểm mà dặn dò các em về nhà viết lại bài để có kết quả tốt hơn..

<span class='text_page_counter'>(131)</span> 2. Hướng dẫn HS chữa bài: T: Phát phiếu cho từng HS . *Lưu ý: GV có thể dùng phiếu hoặc cho HS chữa trực tiếp trong bài tập làm văn. H:Nhận phiếu hoặc chữa vào vở. Đọc lời nhận xét của GV. Đọc các lỗi sai trong bài, viết và chữa vào phiếu hoặc gạch chân và chữa vào vở. T: Đến từng bàn hướng , dẫn nhắc nhở từng HS. H: Đổi vở hoặc phiếu để bạn bên cạnh kiểm tra lại. T: ghi một số lỗi về dùng từ, về ý, về lỗi chính tả, mà nhiều HS mắc phải lên bảng sau đó gọi HS lên bảng chữa bài. T: Đọc những đoạn văn hay. 3. Củng cố- dặn dò: T: Nhận xét tiết học. -Dặn HS viết chưa đạt về nhà viết lại và nộp vào tiết sau. --------------------------------------------------------------TIẾT 4 MỸ THUẬT: : Vẽ theo mẫu VẼ QUẢ DẠNG CẦU I- MỤC TIÊU. - HS nhận biết hình dáng, đặc điểm và cảm nhận được vẽ đẹp 1 số loại qủa dạng h.cầu - HS biết cách vẽ và vẽ được quả dạng h.cầu, vẽ màu theo mẫu hoặc theo ý thích - HS yêu thiên nhiên, biết chăm sóc và bảo vệ cây trồng. II. CHUẨN BỊ: GV: - Chuẩn bị tranh, ảnh về 1 số loại quả dạng hình cầu. Một vài quả dạng hình cầu có màu sắc đậm nhạt khác nhau. Bài vẽ của HS các lớp trước. HS: - Một số loại quả dạng hình cầu. Giấy vẽ hoặc vở thực hành, bút chì,tẩy,màu vẽ,... III-CÁC HOẠT ĐỘN DẠY-HỌC - Giới thiệu bài mới. HĐ1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét. - GV cho HS xem 1 số quả và tranh, ảnh về 1 số loại quả và đặt câu hỏi. + Đây là quả gì ? Hình dáng, đặc điểm ? Màu sắc? - GV y/c HS nêu 1số loại quả dạng h.cầu. - GV tóm tắt. -GV cho xem 1 số bài vẽ của HS lớp trước HĐ2: Hướng dẫn HS cách vẽ. - GV y/c HS nêu các bước vẽ theo mẫu - HS trả lời: + Vẽ KHC và kẻ trục + Xác định tỉ lệ, phác hình + Vẽ chi tiết hoàn chỉnh hình + Vẽ màu. - GV minh hoạ bảng 1 số hình vẽ sai, đúng - GV vẽ minh hoạ và hướng dẫn. HĐ3: Hướng dẫn HS thực hành. - GV y/c HS chia nhóm và bày mẫu vẽ - HS vẽ bài theo nhóm. Vẽ màu theo mẫu hoặc theo ý thích - GV bao quát các nhóm, nhắc nhở HS nhìn mẫu để vẽ, sắp xếp bố cục cân đối,... - GV giúp đỡ 1 số nhóm yếu, động viên nhóm khá, giỏi,....

<span class='text_page_counter'>(132)</span> HĐ4: Nhận xét, đánh giá. - GV y/c các nhóm trình bày sản phẩm. - GV gọi 2 đến 3 HS nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá bổ sung. * Dặn dò:- Sưu tầm tranh ảnh về đề tài phong cảnh. -------------------------------------------------TIẾT 5 THỂ DỤC : BÀI 11: TẬP HỢP HÀNG NGANG, DÓNG HÀNG, ĐIỂM SỐ.. TRÒ CHƠI : “KẾT BẠN” I. MỤC TIÊU : -Thực hiện được tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang, điểm đúng số của mình. -Trò chơi : “Kết bạn ”. Yêu cầu tập trung chú ý, phản xạ nhanh, chơi đúng luật, hào hứng, nhiệt tình trong khi chơi II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN : -Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. Chuẩn bị 1 còi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1 . Phần mở đầu: H: Tập hợp lớp, ổn định : Điểm danh. T:phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện. H: Khởi động: Đứng tại chỗ hát và vỗ tay. H: Trò chơi: “Diệt các con vật có hại’’ 2. Phần cơ bản: a) Đội hình đội ngũ : -Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số . H:Chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển, GV quan sát sửa chữa sai sót cho HS. H: Tập hợp cả lớp đứng theo tổ, cho các tổ thi đua trình diễn. T: quan sát, nhận xét, đánh giá, sửa chữa sai sót, biểu dương các tổ thi đua tập tốt. T: Điều khiển tập lại cho cả lớp để củng cố. b) Trò chơi : “Kết bạn” T: tập hợp HS theo đội hình chơi. T: Nêu tên trò chơi. Giải thích cách chơi và phổ biến luật chơi. T: Cho một tổ HS lên chơi thử . T: Tổ chức cho HS thi đua chơi. T: quan sát, nhận xét, xử lí các tình huống xảy ra và tổng kết trò chơi. 3. Phần kết thúc: -Cho cả lớp vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp. -GV cùng học sinh hệ thống bài học. -GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà.. THỨ 5 TIẾT 1 TOÁN:. Ngày soạn: Ngày dạy:. PHÉP CỘNG. Thứ . . .. . . . / . . . / 2011 . . ./ . . . /2011.

<span class='text_page_counter'>(133)</span> I.MỤC TIÊU: Giúp HS: -Biết đặt tính và biết thực hiện phép cộng các số có đến sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp. II. CHUẨN BỊ: III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1.KTBC: 2.Bài mới : a.Giới thiệu bài: b.Dạy – học bài mới: * Củng cố kĩ năng làm tính cộng T: viết lên bảng hai phép tính cộng 48352 + 21026 và 367859 + 541728 và yêu cầu HS đặt tính rồi tính. H: 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở giấy nháp. H: cả lớp nhận xét bài làm của cả hai bạn trên bảng cả về cách đặt tính và kết quả tính. T: hỏi HS vừa lên bảng: Em hãy nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính của mình? H: Nêu cách đặt tính, các bước thực hiện T: Nhận xét, nhắc lại cách đặt tính, thực hiện. H: Nhắc lại ( 2HS ) * Hướng dẫn luyện tập Bài 1 H: Đọc yêu cầu. H: Làm vào nháp, 2 HS làm vào phiếu to. H: Làm phiếu dán kết quả lên bảng. T: Nhận xét, chốt kết quả đúng. Bài 2: H: Nêu yêu cầu. H: Làm vào vở. Đổi chéo vở kiểm tra thống nhất kết quả. T: Nhận xét, chốt kết quả đúng Bài 3 H: 1 HS đọc đề bài. T: Tóm tắt H: Tự làm vào vở. 1 HS lên bảng chữa bài T: nhận xét và cho điểm HS 3.Củng cố- Dặn dò: T: tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. ---------------------------------------------------------------TIẾT 2 LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MRVT : TRUNG THỰC – TỰ TRỌNG. I. MỤC TIÊU: - Biết thêm được nghĩa một số từ về chủ điểm Trung thực – Tự trọng ( BT1,2); bước đầu biết xếp các từ Hán Việt có tiếng trung theo hai nhóm nghĩa ( BT3) và đặt được câu với một từ trong nhóm. II. CHUẨN BỊ: Giấy khổ to và bút dạ. Bảng phụ viết sẵn 2 bài tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. KTBC: H: 3 HS lên bảng làm bài tập.cả lớp làm vào vở nháp.:.

<span class='text_page_counter'>(134)</span> Xếp các từ sau thành 2 nhóm: Từ ghép có nghĩa phân loại, từ ghép có nghĩa tổng hợp: Bạn học, bạn đường, bạn đời, anh cả, em út, anh rễ, chị dâu, Anh em, ruột thịt, hoà thuận, yêu thương, vui buồn. T: Nhận xét, chấm điểm 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: H: 1 HS đọc yêu cầu và mẫu. H: Làm vào vở. T: Phát giấy+ bút dạ cho 3 HS H: Các HS làm trên giấy dán kết quả ở bảng. T: Nhận xét, chốt kết quả đúng. Bài 2: H: 1 HS đọc yêu cầu. H: suy nghĩ, làm bài các nhân. T: Yêu cầu 5 HS nối tiếp nhau lên nối nghĩa ở cột A với từ ở cột B. T: Nhận xét, chốt kết quả đúng. Bài 3: H: đọc yêu cầu và nội dung. T: Yêu cầu HS sử dụng từ điển để tìm hiểu nghĩa các từ chưa biết. H: Làm bài cá nhân, 2 HS làm vào phiếu do GV phát: Chọn những từ có cùng nét nghĩa vào một loại. H: HS làm phiếu dán kết quả lên bảng. T: Nhận xét, chốt kết quả đúng. Bài 4: H: đọc yêu cầu và nội dung. H: Suy nghĩ, đặt câu . HS Nối tiếp nhau nêu câu mình đã đặt. T: Nhận xét, sửa chữa các câu cho HS. 3. Củng cố – dặn dò: T: Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài sau. -----------------------------------------------------------TIẾT 3 KHOA HỌC: PHÒNG MỘT SỐ BỆNH DO THIẾU CHẤT DINH DƯỠNG I. MỤC TIÊU: - Nêu cách phòng tránh một số bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng: + Thường xuyên theo dõi cân nặng của em bé. + Cung cấp đủ chất dinh dưỡng và năng luợng. - Đưa trẻ đi khám để chữa trị kịp thời. II. CHUẨN BỊ: -Phiếu học tập cá nhân. HS chuẩn bị tranh, ảnh về các bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1.Kiểm tra bài cũ: H:2 HS trả lời câu hỏi: - Hãy nêu các cách để bảo quản thức ăn ? - Trước khi bảo quản và sử dụng thức ăn cần lưu ý những điều gì ? T: nhận xét câu trả lời của HS và cho điểm. 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: * Hoạt động 1: Quan sát phát hiện bệnh..

<span class='text_page_counter'>(135)</span> T: Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 26 / SGK và tranh ảnh do mình sưu tầm được, sau đó trả lời các câu hỏi: +Người trong hình bị bệnh gì ? +Những dấu hiệu nào cho em biết bệnh mà người đó mắc phải ? H: Nối tiếp nhau trả lời (mỗi HS nói về 1 hình) T: kết luận: (vừa nói vừa chỉ hình) T: Phát phiếu học tập cho HS. H: Hoàn thành vào phiếu học tập H: 2 HS chữa phiếu, các HS khác nhận xét, bổ sung. T: Nhận xét, chốt kết quả đúng. * Hoạt động 2: Trò chơi: Em tập làm bác sĩ. T: hướng dẫn mỗi nhóm 3 HS tham gia trò chơi: 1 HS đóng vai bác sĩ, 1 HS đóng vai người bệnh, 1 HS đóng vai người nhà bệnh nhân. HS đóng vai người bệnh hoặc người nhà bệnh nhân nói về dấu hiệu của bệnh. HS đóng vai bác sĩ sẽ nói tên bệnh, nguyên nhân và cách đề phòng. T: Cho 1 nhóm HS chơi thử. H: Các nhóm thảo luận tập đóng vai trong nhóm. T: Theo dõi, hướng dẫn thêm cho các nhóm. H: xung phong lên trình bày trước lớp. T: nhận xét, chấm điểm trực tiếp cho từng nhóm. Phong danh hiệu bác sĩ cho những nhóm thể hiện sự hiểu bài. 3.Củng cố- dặn dò: +Vì sao trẻ nhỏ lúc 3 tuổi thường bị suy dinh dưỡng ? +Làm thế nào để biết trẻ có bị suy dinh dưỡng hay không ? T: Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS tích cực tham gia xây dựng bài, nhắc nhở HS còn chưa chú ý. Dặn HS về nhà luôn nhắc nhở các em bé phải ăn đủ chất, phòng và chống các bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng. ------------------------------------------------------------TIẾT 4 KỈ THUẬT: KHÂU GHÉP HAI MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU THƯỜNG ( T2) I. MỤC TIÊU: - HS biết cách khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường. - Khâu ghép được 2 mép vải bằng mũi khâu thường. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị nhúm II. CHUẨN BỊ: - Bộ đồ dùng dạy học cắt khâu thêu. Vải, kim, chỉ, kéo, thước. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1.Ổn định: Kiểm tra dụng cụ học tập. 2.Dạy bài mới: a)Giới thiệu bài: b)Hướng dẫn cách làm: * Hoạt động 3: HS thực hành khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường. H: nhắc lại quy trình khâu ghép mép vải.(phần ghi nhớ). T: nhận xét và nêu lại các bước khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường: +Bước 1: Vạch dấu đường khâu. +Bước 2: Khâu lược..

<span class='text_page_counter'>(136)</span> +Bước 3: Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường. T:Kiểm tra sự chuẩn bị của HS và nêu thời gian yêu cầu HS thực hành. H: Thực hành khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường T: Theo dõi, chỉ dẫn thêm cho các HS còn lúng túng và những thao tác chưa đúng. * Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập của HS T: tổ chức HS trưng bày sản phẩm thực hành. T: nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm Hs đánh giá sản phẩm của bạn T: Đánh giá sản phẩm của HS. 3.Nhận xét- dặn dò: T: Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS. -Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để học bài “Khâu đột thưa”. --------------------------------------------------------------TIẾT 5 ÂM NHẠC: TĐN SỐ 1. GIỚI THIỆU MỘT VÀI NHẠC CỤ DÂN TỘC. I. YÊU CẦU - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của hai bài hát đã học. - Nhận biết được một số loại nhạc cụ dân tộc: Đàn nhị, đàn tam, đàn tứ, đàn tì bà. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Chép sẵn bài tập cao độ, tiết tấu, TĐN số 1 lên bảng. - Học sinh: Thanh phách, vở nhạc. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi học sinh lên bảng hát bài “Bạn ơi lắng nghe”. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài: - Tiết học hôm nay các em sẽ TĐN bài số 1 và tìm hiểu về một số nhạc cụ dân tộc. b. Nội dung: *. Tập đọc nhạc: Cho học sinh luyện đọc cao độ. - Cho học sinh luyện tập tiết tấu ? ở hình luyện tập tiết tấu có những nét gì - Hướng dẫn học sinh luyện tập tiết tấu bằng tay và thanh phách. * Chuyển sang bài TĐN số 1: Son la son - Cho học sinh đọc lên nốt trên khuông - Cho học sinh đọc nhạc từng khuông 1 kết hợp đọc cả 2 khuông. - Cho học sinh ghép lời từng khuông kết hợp cả 2 khuông. - Tổ chức cho 1 dãy đọc nhạc 1 dãy hát lời và ngược lại *. Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc: ? Quan sát tranh em thấy có những loại nhạc cụ dân tộc nào ? Những nhạc cụ này có đặc điểm gì - Giáo viên giới thiệu về đặc điểm tác dụng của 4 loại nhạc cụ trên như trong sách giáo viên. 3. Tổng kết - Cho học sinh đọc lại bài nhạc và lời của bài TĐN số 1 1 lần..

<span class='text_page_counter'>(137)</span> - Giáo viên nhận xét tinh thần giờ học. - Về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài tiết sau.. THỨ 6. Ngày soạn: Ngày dạy: 2011. . . . / . . . / 2011 Thứ . . . . . ./ . . . /. TIẾT 1 TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN I. MỤC TIÊU: - Dựa vào 6 tranh minh họa truyện Ba lưỡi rìu và lời dẫn giải dưới tranh để kể lại được cốt truyện . - Biết phát triển ý dưới 2, 3 tranh để tạo thành 2, 3 đoạn văn kể chuyện . II.CHUẨN BỊ: Tranh minh hoạ cho truyện trang 46, SGK .Bảng lớp kẻ sẵn các cột Đoạn …………. Hành động của nhân vật …………. Lời nói của nhân vật …………. Ngoại hình nhân vật …………. Lưỡi rìu Vàng, bạc, sắt …………. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/. Kiểm tra bài cũ: H: 1 HS đọc phần Ghi nhớ Tiết trước (trang 54). 2 HS kể lại phần thân đoạn truyện Hai mẹ con và bà tiên. T: Nhận xét và cho điểm HS . 2/. Dạy- học bài mới: a. Giới thiệu bài: - b. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: H: đọc đề. T: Dán 6 tranh minh hoạ theo đúng thứ tự như SGK lên bảng. Yêu cầu HS quan sát, đọc thầm phần lời dưới mỗi bức tranh và trả lời câu hỏi: +Truyện có những nhân vật nào? +Câu chuyện kể lại chuyện gì? +Truyện có ý nghĩa gì? H: Quan sát tranh tiếp nối nhau trả lời các câu hỏi. T: Nhận xét, bổ sung câu trả lời. T: Yêu cầu HS đọc lời gợi ý dưới mỗi bức tranh. Bài 2: HS đọc yêu cầu. T: Để phát triển ý thành một đoạn văn kể chuyện, các em cần quan sát kĩ tranh minh hoạ, hình dung mỗi nhân vật trong tranh đang làm gì, nói gì, ngoại hình nhân vật như thế nào, chiếc rìu trong tranh là rìu sắt, rìu vàng hay rìu bạc. Từ đó tìm những từ ngữ để miêu tả cho thích hợp và hấp dẫn người nghe. T: làm mẫu tranh 1. T: Yêu cầu HS quan sát tranh, đọc thầm ý dưới bức tranh và trả lời câu hỏi. GV ghi nhanh câu trả lời lên bảng. +Anh chàng tiều phu làm gì?.

<span class='text_page_counter'>(138)</span> +Khi đó chành trai nói gì? +Hình dáng của chàng tiều phu như thế nào? +Lưỡi rìu của chàng trai như thế nào? H: Xung phong xây dựng đoạn 1 của chuyện dựa vào các câu trả lời. H: Các HS khác nhận xét. H: hoạt động trong nhóm đôi với 5 tranh còn lại. T: Tổ chức cho HS thi kể từng đoạn. T:Nhận xét sau mỗi lượt HS kể. H: thi kể toàn chuyện. T: Nhận xét, cho điểm HS . 3/. Củng cố- dặn dò: T: Câu chuyện nói lên điều gì? T: Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà viết lại nội dung câu chuyện vào vở và chuẩn bị bài sau. ------------------------------------------------------------TIẾT 2 TOÁN: PHÉP TRỪ I.MỤC TIÊU: Giúp HS: -Biết đặt tính và biết thực hiện phép trừ các số có đến sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá ba lượt và không liên tiếp. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.KTBC: H: 3 HS lên bảng làm bài tập 2 tiết trước. 2.Bài mới : a.Giới thiệu bài: b.Củng cố kĩ năng làm tính trừ: T: viết lên bảng hai phép tính trừ 865279 – 450237 và 647253 – 285749. H: 2 HS lên bảng đặt tính rồi tính. Cả lớp làm vào nháp. H: cả lớp nhận xét bài làm của hai bạn trên bảng cả về cách đặt tính và kết quả tính. T: hỏi HS vừa lên bảng: Em hãy nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính của mình? T: nhận xét . T: Vậy khi thực hiện phép trừ các số tự nhiên ta đặt tính như thế nào ? Thực hiện phép tính theo thứ tự nào ? H: Nhắc lại các bước trừ ( 3 Lần) c.Hướng dẫn luyện tập : Bài 1 H: Nêu yêu cầu. H: Tự làm vào vở. 3 HS lên bảng chữa bài. H+T: Nhận xét, chốt kết quả đúng. H: Chữa bài vào vở. Bài 2 ( dòng 1)H: Nêu yêu cầu. H: tự làm bài vào VBT, sau đó 1 HS đọc kết quả làm bài trước lớp. H: Theo dõi, thống nhất kết quả. T: Nhận xts, chốt kết quả đúng. Bài 3 H: đọc đề bài. T: yêu cầu HS quan sát hình vẽ trong SGK và nêu cách tìm quãng đường xe lửa từ Nha Trang đến Thành phố Hồ Chí Minh..

<span class='text_page_counter'>(139)</span> H: Làm vào vở. 1 HS lên bảng chữa bài. T: Nhận xét, chữa bài 3.Củng cố- Dặn dò: T: tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. ----------------------------------------------------------TIẾT 3 ĐỊA LÝ: TÂY NGUYÊN I.MỤC TIÊU : - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của Tây Nguyên: + Các cao nguyên xếp tầng khác nhau như Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Viên, Di Linh. + Khí hậu có hai mùa rõ rệt: mùa mưa, mùa khô. - Chỉ được các cao nguyên ở Tây Nguyên trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam: Kon Tum, Plây Ku, Đắk Lắk, Lâm Viên, Di Linh. II.CHUẨN BỊ : -Bản đồ Địa lí tự nhiên VN . -Tranh, ảnh và tư liệu về các cao nguyên ở Tây Nguyên . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.KTBC : T: Dựa vào lược đồ hãy mô tả vùng trung du Bắc Bộ . T: Trung du bắc Bộ thích hợp trồng những loại cây nào ? T: nhận xét ,ghi diểm . 2.Bài mới : a.Giới thiệu bài: b.Phát triển bài : 1/.Tây Nguyên –xứ sở của các cao nguyên xếp tầng : *Hoạt động cả lớp : T: chỉ vị trí của khu vực Tây Nguyên trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN treo tường và nói: Tây Nguyên là vùng đất cao ,rộng lớn, gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau . H: dựa vào kí hiệu chỉ vị trí của các cao nguyên trên lược đồ hình 1 trong SGK. H: đọc tên các cao nguyên theo hướng Bắc xuống Nam . H: lên bảng chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN treo tường và đọc tên các cao nguyên theo thứ tự từ Bắc xuống Nam. T: Nhận xét, nhắc lại. *Hoạt động nhóm : T: chia lớp thành 4 nhóm , phát cho mỗi nhóm 1 tranh, ảnh và tư liệu về một cao nguyên . +Nhóm 1: cao nguyên Đắc Lắc . +Nhóm 2: cao nguyên Kon Tum . +Nhóm 3: cao nguyên Di Linh . +Nhóm 4: cao nguyên Lâm Đồng . H: các nhóm thảo luận theo các gợi ý sau : +Dựa vào bảng số liệu ở mục 1 trong SGK, xếp thứ tự các cao nguyên theo độ cao từ thấp tới cao . +Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của cao nguyên ( mà nhóm được phân công tìm hiểu )..

<span class='text_page_counter'>(140)</span> H: đại diện các nhóm trình bày trước lớp kết quả làm việc của nhóm mình kết hợp với tranh, ảnh . Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. T: Sửa chữa ,bổ sung giúp từng nhóm hoàn thiện phần trình bày . 2/.Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt :mùa mưa và mùa khô : * Hoạt động cá nhân : H: Đọc mục 2 và bảng số liệu trong SGK , từng HS trả lời các câu hỏi sau : +Ở Buôn Ma Thuột mùa mưa vào những tháng nào ? Mùa khô vào những tháng nào? +Khí hậu ở Tây Nguyên như thế nào ? H: Dựa vào SGK trả lời. T: giúp HS hoàn thiện câu trả lời và kết luận . 3.Củng cố : H: đọc nội dung bài trong SGK . T: Tây Nguyên có những cao nguyên nào ?chỉ vị trí các cao nguyên trên BĐ. T: Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa ? Nêu đặc điểm của từng mùa T: Nhận xét tiết học. Dặn: Về chuẩn bị bài tiết sau : “Một số dân tộc ở Tây Nguyên”. -------------------------------------------------------------------TIẾT 4 THỂ DỤC: BÀI 12: ĐI ĐỀU VÒNG PHẢI, VÒNG TRÁI, ĐỨNG LẠI. TRÒ CHƠI :”NÉM BÓNG TRÚNG ĐÍCH” I. MỤC TIÊU : -Củng cố và nâng cao kĩ thuật: Đi đều vòng phải, vòng trái. Yêu cầu đi đều đến chỗ vòng không xô lệch hàng. -Trò chơi: “Ném trúng đích”. Yêu cầu tập trung chú ý, bình tĩnh khéo léo, ném chính xác vào đích. II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN : -Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. -Chuẩn bị 1 còi, 4 - 6 quả bóng và vật làm đích, kẻ sân chơi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1 . Phần mở đầu: H: Tập hợp lớp, ổn định: Điểm danh. T: phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện H: Khởi động: Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông, vai. Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên ở sân trường 100 - 200m rồi đi thường thành một vòng tròn hít thở sâu H: Trò chơi : “Thi đua xếp hàng ” 2. Phần cơ bản: a) Đội hình đội ngũ: -Ôn đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại . T: điều khiển lớp tập. H: Chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển. T: Quan sát sửa chữa sai sót cho HS các tổ. H: Tập hợp cả lớp đứng theo tổ, cho các tổ thi đua trình diễn. T: Quan sát, nhận xét, đánh giá, sửa chữa sai sót, biểu dương các tổ thi đua tập tốt. T: Điều khiển tập lại cho cả lớp để củng cố..

<span class='text_page_counter'>(141)</span> b Trò chơi : “Ném bóng trúng đích ” T: tập hợp HS theo đội hình chơi. Nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và phổ biến luật chơi. H: một tổ chơi thử minh hoạ. GV Tổ chức cho cả lớp cùng chơi. H: thi đua chơi. T: quan sát, nhận xét, biểu dương thi đua giữa các tổ HS. 3. Phần kết thúc: H: làm động tác thả lỏng. H: Đứng tại chỗ hát và vỗ tay theo nhịp. T+H: Hệ thống bài học. T: nhận xét, đánh giá kết quả giờ học ----------------------------------------------------------------------TIẾT 5 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ: SINH HOẠT ĐỘI 1.Tập hợp các lớp ở sân trường-điểm số- báo cáo. 2.Chi đội trưởng đánh giá tình hình mọi mặt trong tuần. + Nề nếp. +Học tập. +Vệ sinh. +Chuyên cần. +Các phong trào của liên đội. 3.GV đánh giá chung. - Nhìn chung nề nếp lớp học được duy trì và thực hiện tốt. -Học tập: Có nhiều em rất tiến bộ,chăm chú trong giờ học làm bài tập và làm bài đầy đủ( Minh, Xếp, Huân...) -Vệ sinh đảm bảo sạch sẽ -Tỉ lệ chuyên cần cao 4.Kế hoạch tới -Đi học đều, duy trì tốt nề nếp lớp học. -Vệ sinh cá nhân và lớp học sạch sẽ. -Học bài và làm bài tập đầy đủ ở nhà.Ngồi học phải chú ý lắng nghe cô giáo giảng bài và học tập tích cực. 5.Sinh hoạt Đội: Ôn lại nghi thức Đội. -Trò chơi: Mèo đuổi chuột. Kiểm tra, ngày tháng năm 2011 Khối trưởng. TUẦN 7 THỨ 2. Ngày soạn: Ngày dạy:. TIẾT 1 TẬP ĐỌC : TRUNG THU ĐỘC LẬP I. MỤC TIÊU: - Đọc thành tiếng:. Thứ . . .. . . . / . . . / 2011 . . ./ . . . /2011.

<span class='text_page_counter'>(142)</span> - Đọc rành mạch ,trôi chảy. Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp nội dung. thể hiện tình cảm yêu mến thiếu nhi, niềm tự hào và ước mơ hi vọng của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của đất nước, của thiếu nhi. - Hiểu ND: Tình yêu thương các em nhỏ của anh chiến sĩ; ước mơ của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước.( trả lời được các câu hỏi SGK ) -Giáo dục hs có niềm ước mơ về tương lai tươi đẹp. - GDKNS: Kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng đảm nhận trách nhiệm ( xác định nhiệm vụ của bản thân) II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. KTBC: H: 3 HS đọc chuyện Chị em tôi và trả lời câu hỏi: +Em thích chi tiết nào trong chuyện nhất? Vì sao? +Gọi HS đọc toàn bài và nêu nội dung chính của truyện. T: Nhận xét và cho điểm HS . 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: * Luyện đọc: H: 2 HS đọc cả bài. T: Chia đoạn+Đoạn 1: Đêm nay…đến của các em. +Đoạn 2: Anh nhìn trăng … đến vui tươi. +Đoạn 3: Trăng đêm nay … đến các em. H: tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (2 lượt HS đọc) T:Kết hợp chữa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS và giải nghĩa từ khó hiểu cho HS. H: Đọc theo cặp. H: Đọcm cả bài. T: Đọc mẫu toàn bài. * Tìm hiểu bài: H: đọc thầm và trả lời câu hỏi. -Thời điểm anh chiến sĩ nghĩ tới Trung thu và các em nhỏ có gì đặc biệt? +Đối với thiếu nhi, Tết Trung thu có gì vui? +Đứng gác trong đêm trung thu, anh chiến sĩ nghĩ đến điều gì? +Trăng trung thu độc lập có gì đẹp? Kĩ năng xác định giá trị T: Đoạn 1 nói lên điều gì? ( Ghi ý 1 : Đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước.) H: đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi: +Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong đêm trăng tương lai ra sao? + Vẻ đẹp tưởng tượng đó có gì khác so với đêm trung thu độc lập? T: Đoạn 2 nói lên điều gì? ( Ghi ý 2 : Cảnh đất nước trong đêm trăng tương lai ) H: đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi: +Hình ảnh Trăng mai còn sáng hơn nói lên điều gì? +Em mơ ước đất nước mai sau sẽ phát triển như thế nào? Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm ( xác định nhiệm vụ của bản thân) T: Ý chính của đoạn 3 là gì? ( Ghi ý 3 : Ước mơ của anh chiến sĩ về tương lai ).

<span class='text_page_counter'>(143)</span> * Đọc diễn cảm: H: 3 HS tiếp nối đọc từng đoạn của bài. T: Giới thiệu đoạn văn cần đọc diễn cảm: Anh nhìn trăng và nghĩ tới ngày mai… to lớn, vui tươi. H: thi đọc diễm cảm đoạn văn. T: Nhận xét, cho điểm HS . 3. Củng cố – dặn dò: H: đọc lại toàn bài. T: Nội dung của bài nói lên điều gì? ( ND chính ; Tình yêu thương các em nhỏ của anh chiến sĩ; ước mơ của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước.) T: Nhận xét. Dặn HS về nhà học bài. ---------------------------------------------------------------TIẾT 2 TOÁN: LUYỆN TẬP I.MỤC TIÊU: Giúp HS: -Có kỉ năng thực hiện phép cộng, phếp trừ và biết cách thử lại phép cộng, phép trừ. - Biết tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ. II. CHUẨN BỊ: III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.KTBC: H: 3 HS lên bảng làm bài tập 2 T: Nhận xét, chốt kết quả đúng. 2.Bài mới : a.Giới thiệu bài: b.Hướng dẫn luyện tập: Bài 1 T: viết lên bảng phép tính 2416 + 5164. H: đặt tính và thực hiện phép tính. H: nhận xét bài làm của bạn. T: Vì sao em khẳng định bạn làm đúng (sai) ? T: nêu cách thử lại: Khi thử lại phép cộng ta có thể lấy tổng trừ đi một số hạng, nếu được kết quả là số hạng còn lại thì phép tính làm đúng. T: yêu cầu HS thử lại phép cộng trên. H: làm phần b vào vở ( có thử lại). Đổi chéo vở kiểm tra thống nhất kết quả. Bài 2 T: viết lên bảng phép tính 6839 – 482. H: đặt tính và thực hiện phép tính. T: yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn làm đúng hay sai. T: Vì sao em khẳng định bạn làm đúng (sai) ? T: nêu cách thử lại: Khi thử lại phép trừ ta có thể lấy hiệu cộng với số trừ, nếu được kết quả là số bị trừ thì phép tính làm đúng. H: thử lại phép trừ trên. H: Làm các bài còn lại vào vở. H: 3 HS lên bảng chữa bài. H+T: Nhận xét, chốt kết quả đúng..

<span class='text_page_counter'>(144)</span> Bài 3 H: nêu yêu cầu của bài tập. H: tự làm bài vào vở. T: Chấm 5 bài nhận xét, chữa bài 3.Củng cố- Dặn dò: T: tổng kết giờ học. Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. -----------------------------------------------------TIẾT 3 CHÍNH TẢ: GÀ TRỐNG VÀ CÁO I. MỤC TIÊU: - Nhớ viết đúng bài chính tả, trình bày đúng các dòng thơ lục bát đoạn từ Nghe lời cáo dụ thiệt hơn… đến làm gì được ai trong truyện thơ Gà Trống và Cáo. - Làm đúng bài tập 2b, 3b Tìm được, viết đúng những tiếng có vần ươn/ ương, các từ hợp với nghĩa đã cho. II. CHUẨN BỊ: Bài tập 2b viết sẵn 2 lần trên bảng lớp. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. KTBC: T: đọc cho 3 HS viết: sung sướng, sững sờ, sốt sắng, xôn xao, xanh xao, xao xác… T: Nhận xét chữ viết của HS trên bảng và ở bài chính tả trước. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn viết chính tả: * Trao đổi về nội dung đoạn văn: H: Đọc thuộc lòng đoạn thơ. ( 3 HS) T: Lời lẽ của gà nói với cáo thể hiện điều gì? T: Gà tung tin gì để cho cáo một bài học. T: Đoạn thơ muốn nói với chúng ta điều gì? * Hướng dẫn viết từ khó: H: tìm các từ khó viết và luyện viết vào nháp. H: nhắc lại cách trình bày bài thơ theo thể thơ lục bát. * Viết, chấm, chữa bài: H: Tự nhớ lại bài thơ và viết bài vào vở. T: Theo dõi HS viết bài. T: Chấm 5 bài nhận xét. c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả: Bài 2b: H: đọc yêu cầu. H: thảo luận cặp đôi và viết bằng chì vào SGK. H: 2 nhóm HS thi điền từ tiếp sức trên bảng. Nhóm nào điền đúng từ, nhanh sẽ thắng. H: nhận xét, chữa bài. đọc đoạn văn hoàn chỉnh. Lời giải: bay lượn, vườn tược, quê hương, đại dương, tương lai, thường xuyên, cường tráng. Bài 3b: H: đọc yêu cầu và nội dung. H: thảo luận cặp đôi và tìm từ. H: đọc định nghĩa và các từ đúng. H: đặt câu với từ vừa tìm được. Đọc các câu đặt được ( nối tiếp ) T: Nhận xét câu của HS ..

<span class='text_page_counter'>(145)</span> 3. Củng cố – dặn dò: T: Nhận xét tiết học, chữ viết của HS. Dặn HS về nhà viết lại bài tập 2b. -------------------------------------------------------------TIẾT 4 KHOA HỌC: PHÒNG BỆNH BÉO PHÌ I. MỤC TIÊU: - Nêu cách phòng bệnh béo phì: - Ăn uống hợp lí, điều độ, ăn chậm nhai kĩ. - Năng vận động cơ thể, đi bộ và luyện tập TDTT - Giáo dục HS có ý thức phòng bệnh béo phì, có thái độ đúng đối với người béo phì. - GDKNS : Kĩ năng giao tiếp hiệu quả ; Kĩ năng quyết định ; Kĩ năng kiên định II. CHUẨN BỊ: -Bảng lớp chép sẵn các câu hỏi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1.Kiểm tra bài cũ: T: 1) Vì sao trẻ nhỏ bị suy dinh dưỡng ? Làm thế nào để phát hiện ra trẻ bị suy dinh dưỡng ? 2) Em hãy kể tên một số bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng ? 3) Em hãy nêu cách đề phòng các bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng ? T: nhận xét và cho điểm HS. 2.Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: * Hoạt động 1: Dấu hiệu và tác hại của bệnh béo phì. T: Yêu cầu HS đọc kĩ các câu hỏi ghi trên bảng. Sau 3 phút suy nghĩ 1 HS lên bảng làm. T: Nhận xét, chữa các câu hỏi và hỏi HS nào có đáp án không giống bạn giơ tay và giải thích vì sao em chọn đáp án đó. T: kết luận bằng cách gọi 2 HS đọc lại các câu trả lời đúng. * Hoạt động 2: Nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì. H: quan sát hình minh hoạ trang 28, 29 / SGK và thảo luận trả lời các câu hỏi: 1) Nguyên nhân gây nên bệnh béo phì là gì ? 2) Muốn phòng bệnh béo phì ta phải làm gì ? 3) Cách chữa bệnh béo phì như thế nào ? H: Thảo luận theo nhóm. Đại diện các nhóm trình bày. ( Mỗi nhóm 1 câu hỏi ) H: Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Kĩ năng giao tiếp hiệu quả ; Kĩ năng quyết định T: nhận xét tổng hợp các ý kiến của HS. T: Kết luận: Để phòng tránh bênh béo phì cần: +Ăn uống hợp lí, ăn chậm, nhai kĩ. +Thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao. +Điều chỉnh lại chế độ ăn uống cho hợp lí. +Đi khám bác sĩ ngay. +Năng vận động, thường xuyên tập thể dục thể thao. 3.Củng cố- dặn dò: T: nhận xét tiết học, tuyên dương những HS tích cực tham gia xây dựng bài, nhắc nhở HS còn chưa chú ý..

<span class='text_page_counter'>(146)</span> T: Dặn HS về nhà vận động mọi người trong gia đình luôn có ý thức phòng tránh bệnh béo phì. Kĩ năng giao tiếp hiệu quả , Kĩ năng kiên định -----------------------------------------------------------------TIẾT 5 ĐẠO ĐỨC : TIẾT KIỆM TIỀN CỦA I.MỤC TIÊU: - Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của . - Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của. - Biết được vì sao cần phải tiết kiệm tiền của. Nhắc nhở bạn bè, anh chị em thực hiện tiết kiệm tiền của. - Giáo dục hs sử dụng tiết kiệm, quần áo ,sách vở, đồ dùng, đồ chơi, điện nước, … trong cuộc sống hằng ngày. - GDKNS: Kĩ năng bình luận, phê phán việc lãng phí tiền của; Kĩ năng lập kế hoạch sử dụng tiền của bản thân. II. CHUẨN BỊ:-SGK Đạo đức 4. Mỗi HS có 3 tấm bìa màu: xanh, đỏ, trắng. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.KTBC: T: +Nêu phần ghi nhớ của bài “Biết bày tỏ ý kiến” +Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến bản thân em? T: Nhận xét, ghi điểm. 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: “Tiết kiệm tiền của” b.Nội dung: *Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (các thông tin trang 11- SGK) T: chia 3 nhóm, yêu cầu các nhóm đọc và thảo luận các thông tin trong SGK/11 H: Các nhóm thảo luận. H:Đại diện từng nhóm trình bày. T: Nhận xét, kết luận: Tiết kiệm là một thói quen tốt, là biểu hiện của con người văn minh, xã hội văn minh. Kĩ năng bình luận, phê phán việc lãng phí tiền của *Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến, thái độ (Bài tập 1- SGK/12) T: lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 1. Yêu cầu HS cùng các bạn trao đổi, bày tỏ thái độ về các ý kiến dưới đây (Tán thành, phân vân hoặc không tán thành … ) H: Cả lớp trao đổi thảo luận. H: giải thích về lí do lựa chọn của mình. T: Nhận xét, kết luận: Các ý kiến c, d là đúng. Các ý kiến a, b là sai. *Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (Bài tập 2- SGK/12) T: chia 2 nhóm và nhiệm vụ cho các nhóm: Nhóm 1 : Để tiết kiệm tiền của, em nên làm gì? Nhóm 2 : Để tiết kiệm tiền của, em không nên làm gì? H: Các nhóm thảo luận, nêu ý kiến của mình, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. T: Nhận xét, kết luận về những việc cần làm và không nên làm để tiết kiệm tiền của. Kĩ năng lập kế hoạch sử dụng tiền của bản thân. 3.Củng cố - Dặn dò:.

<span class='text_page_counter'>(147)</span> T: Dặn: Sưu tầm các truyện, tấm gương về tiết kiệm tiền của (Bài tập 6- SGK/13) -Tự liên hệ việc tiết kiệm tiền của của bản thân (Bài tập 7 –SGK/13) -Chuẩn bị bài tiết sau.. THỨ 3. Ngày soạn: Ngày dạy:. Thứ . . .. . . . / . . . / 2011 . . ./ . . . /2011. TIẾT 1 TOÁN: BIỂU THỨC CÓ CHỨA HAI CHỮ I.MỤC TIÊU: Giúp HS: -Nhận biết được biểu thức đơn giản có chứa hai chữ. -Biết cách tính giá trị một số biểu thức đơn giản có chứa hai chữ. II. CHUẨN BỊ: -Đề bài toán ví dụ chép sẵn trên bảng phụ. - GV vẽ sẵn bảng ở phần ví dụ (để trống số ở các cột). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.KTBC: H: 2 HS lên bảng làm bài tập 3 tiết trước. T: Kiểm tra vở bài tập 1 số HS nhận xét, ghi điểm. 2.Bài mới : a.Giới thiệu bài: b.Giới thiệu biểu thức có chứa hai chữ: * Biểu thức có chứa hai chữ H: đọc bài toán ví dụ. T: treo bảng số và hỏi: Nếu anh câu được 3 con cá và em câu được 2 con cá thì hai anh em câu được mấy con cá ? H: Hai anh em câu được 3 +2 con cá. T: viết 3 vào cột Số cá của anh, 2 vào cột Số cá của em, 3 + 2 vào cột Số cá của hai anh em. T: làm tương tự với các trường hợp anh câu được 4 con cá và em câu được 0 con cá, anh câu được 0 con cá và em câu được 1 con cá, … T: Nếu anh câu được a con cá và em câu được b con cá thì hai anh em câu được bao nhiêu con ? H: Hai anh em câu được a +b con cá. T:giới thiệu: a + b được gọi là biểu thức có chứa hai chữ. . * Giá trị của biểu thức chứa hai chữ T: hỏi và viết lên bảng: Nếu a = 3 và b = 2 thì a + b bằng bao nhiêu? H: nếu a = 3 và b = 2 thì a + b = 3 + 2 = 5. T: Khi đó ta nói 5 là một giá trị của biểu thức a + b. T: làm tương tự với a = 4 và b = 0; a = 0 và b = 1; … T: Khi biết giá trị cụ thể của a và b, muốn tính giá trị của biểu thức a + b ta làm như thế nào ? H:Ta thay các số vào chữ a và b rồi thực hiện tính giá trị của biểu thức. T: Mỗi lần thay các chữ a và b bằng các số ta tính được gì ?( tính được giá trị của biểu thức a +b). c.Luyện tập, thực hành : Bài 1 H: Nêu yêu cầu.

<span class='text_page_counter'>(148)</span> T: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? H: đọc biểu thức trong bài, sau đó làm bài vào vở. Nối tiếp nhau đọc kết quả. H+T: Nhận xét, chốt kết quả đúng. Bài 2 (a,b) H: Nêu yêu cầu H: Tự làm vào vở. H: 2 HS lên bảng làm bài . H+T: Nhận xét, chốt kết quả đúng. Bài 3 ( 2 cột ) T: treo bảng số như phần bài tập của SGK. H: nêu nội dung các dòng trong bảng. T: Khi thay giá trị của a và b vào biểu thức để tính giá trị của biểu thức chúng ta cần chú ý thay hai giá trị a, b ở cùng một cột. H: Làm vào vở, 2 HS làm vào bảng phụ. H+T: Nhận xét, chốt kết quả đúng. 3.Củng cố- Dặn dò: H: mỗi HS lấy một ví dụ về biểu thức có chứa hai chữ, giá trị của các biểu thức trên. T: nhận xét các ví dụ của HS. Tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài ---------------------------------------------------------------------TIẾT 2 LUYỆN TỪ VÀ CÂU: CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÝ VIỆT NAM I. MỤC TIÊU: - Nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt nam. - Biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng 1 số tên riêng Việt Nam (BT1,BT2,mục III ) tìm và viết đúng một vài tên riêng Việt Nam. -Giáo dục hs yêu môn học, viết thành thạo danh từ riêng. II.CHUẨN BỊ: Phiếu kẻ sẵn 2 cột : tên người, tên địa phương. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. KTBC: H: 3 HS lên bảng Mỗi HS viết 3 danh từ chung, 3 danh từ riêng. T:Nhận xét và cho điểm HS . 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Tìm hiểu ví dụ: T: Viết sẵn trên bảng lớp. Yêu cầu HS quan sát và nhận xét cách viết. +Tên người: Nguyễn Huệ, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thị Minh Khai. +Tên địa lý: Trường Sơn, Sóc Trăng, Vàm Cỏ Tây. T: +Tên riêng gồm mấy tiếng? Mỗi tiếng cần được viết như thế nào? +Khi viết tên người, tên địa lý Việt Nam ta cần viết như thế nào? H: Quan sát, thảo luận cặp đôi, nhận xét cách viết. c. Ghi nhớ: H: đọc phần Ghi nhớ. H: Cả lớp theo dõi, đọc thầm để thuộc ngay tại lớp. T: Phát phiếu kẻ sẵn cột cho từng nhóm. Yêu cầu các nhóm hoàn thành phiếu. H: 1 nhóm dán phiếu lên bảng. T: Nhận xét, chốt kết quả đúng..

<span class='text_page_counter'>(149)</span> ?Tên người Việt Nam thường gồm những thành phần nào?Khi viết ta cần chú ý điều gì? H: Nêu nhận xét, Gv chốt lại cách viết đúng. d. Luyện tập: Bài 1: H: đọc yêu cầu. H: tự làm bài vào vở. Đổi chéo vở kiểm tra. H: nhận xét, nêu kết quả đúng. H: 2 HS lên bảng viết. HS viết bảng nói rõ vì sao phải viết hoa tiếng đó . T: Nhận xét, dặn HS ghi nhớ cách viết hoa khi viết địa chỉ. Ví dụ: Nguyễn Lê Hoàng, xóm 10, xã Đông Mỏ, huyện Đồng Hỉ, tỉnh Thái Nguyên. Bài 2: H: đọc yêu cầu. H: tự làm bài. HS lên bảng chữa bài H: nhận xét. H: viết bảng nói rõ vì sao phải viết hoa tiếng đó mà các từ khác lại không viết hoa? Bài 3: H: đọc yêu cầu. H: Thảo luận nhóm tự tìm trong nhóm và ghi vào phiếu thành 2 cột a và b. T:Treo bản đồ hành chính địa phương. Gọi HS lên đọc và tìm các quận, huyện, thi xã, các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở tỉnh hoặc thành phố mình đang ở. T: Nhận xét, tuyên dương nhóm có hiểu biết về địa phương mình. 3. Củng cố – dặn dò: T: Nhận xét tiết học. T: Dặn HS về nhà học bài, làm bài tập và chuẩn bị bản đồ địa lý Việt Nam. ---------------------------------------------------------------TIẾT 3 LỊCH SỬ: CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG (NĂM 938) I. MỤC TIÊU: Kể ngắn gọn trận Bạch Đằng năm 938: + Đôi nét về người lãnh đạo trận Bạch Đằng: Ngô Quyền quê ở xã Đường Lâm, con rể của Dương Đình Nghệ. +Nguyên nhân trận Bạch Đằng : Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ và cầu cứu nhà Nam Hán. Ngô Quyền bắt giết Kiều Công Tiễn và chuẩn bị đón đánhquân Nam Hán. + Những nét chính về diễn biến của trận Bạch Đằng : Ngô Quyền chỉ huy quân ta lợi dụng thuỷ triều lên xuống trên sông Bạch Đằng, nhữ giặc vào bãi cọcvà tiêu diệt địch. + Ý nghĩa của trận Bạch Đằng: Chiến thắng Bạch Đằng kết thúc thời kì nước ta bị phomg kiến phương Bắc đô hộ, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc. II.CHUẨN BỊ :Tranh vẽ diễn biến trận Bạch Đằng.Phiếu họcc tập của HS . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.KTBC : -Hai Bà Trưng kêu gọi nhân dân khởi nghĩa trong hoàn cảnh nào ? -Cuộc k/n Hai Bà Trưng có ý nghĩa như thế nào? T:nhận xét . ghi điểm 2.Bài mới : a.Giới thiệu : b.Phát triển bài : *Hoạt động cả lớp : H: đọc SGK đoạn: “Sang đánh nước ta … hoàn toàn thất bại” để trả lời các câu hỏi sau : +Cửa sông Bạch Đằng ở đâu ? Vì sao có trận Bạch Đằng ?.

<span class='text_page_counter'>(150)</span> +Quân Ngô Quyền đã dựa vào thuỷ triều để làm gì ? +Trận đánh diễn ra như thế nào ? Kết quả trận đánh ra sao ? H: dựa vào kết quả làm việc để thuật lại diễn biến trận BĐ. T: nhận xét, kết luận: Quân Nam Hán sang xâm lược nước ta . Ngô Quyền chỉ huy quân ta, lợi dụng thuỷ triều lên xuống trên sông BĐ, nhử giặc vào bãi cọc rồi đánh tan quân xâm lược. *Hoạt động nhóm : T: phát PHT và yêu cầu HS thảo luận : +Sau khi đánh tan quân Nam Hán ,Ngô Quyền đã làm gì ? + Điều đó có ý nghĩa như thế nào ? H: Các nhóm thảo luận. Đại diện nhóm trình bày. T: Nhận xét, kết luận: Mùa xuân năm 939 , Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa . Đất nước được độc lập sau hơn một nghìn năm bị PKPB đô hộ . 3.Củng cố : H: đọc phần bài học trong SGK . T:Ngô Quyền đã dùng mưu kế gì để đánh tan quân Nam Hán ? T: Chiến thắng BĐ có ý nghĩa như thế nào đối với đất nước ta thời bấy giờ ? T: Nhận xét tiết học . Dặn: Về nhà học bài chuẩn bị bài sau. --------------------------------------------------------TIẾT 4 KỂ CHUYỆN : LỜI ƯỚC DƯỚI TRĂNG I. MỤC TIÊU: - Hiểu được ý nghĩa câu chuyện : Những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi người. - Nghe - kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh hoạ (SGK) ;kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Lời ước dưới trăng ( do GV kể ). -Giáo dục hs biết ước những điều ước cao đẹp. II.CHUẨN BỊ: Bảng lớp ghi sẵn các câu hỏi gợi ý. Giấy khổ to và bút dạ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. KTBC: H: 3 HS lên bảng kể câu truyện về lòng tự trọng mà em đã được nghe (được đọc). T: Nhận xét và cho điểm HS . 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b.GV kể chuyện: H: quan sát tranh minh hoạ, đọc lời dưới tranh H: thử đoán xem câu chuyện kể về ai. Nội dung truyện là gì? T: kể toàn truyện lần 1. Toàn truyện kể với giọng chậm rãi, nhẹ nhàng. T: kể chuyện lần 2: vừa kể, vừavào từng tranh minh hoạ kết hợp với phần lời dưới mỗi bức tranh. c. Hướng dẫn kể chuyện: * Kể trong nhóm: H: chia nhóm 4 HS , mỗi nhóm kể về nội dung một bức tranh, sau đó kể toàn truyện. T: giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.GV có thể gợi ý cho HS kể dựa theo nội dung ghi trên bảng..

<span class='text_page_counter'>(151)</span> * Kể trước lớp: H: Đại diện các nhóm thi kể trước lớp từng tranh H: nhận xét bạn kể. T: Nhận xét cho điểm từng HS . H: thi kể toàn truyện. T: Nhận xét và cho điểm HS . * Tìm hiểu nội dung và ý nghĩa của truyện: H: đọc yêu cầu và nội dung. T: Phát giấy và bút dạ. Yêu cầu HS thảo luận trong nhóm và trả lời câu hỏi. H: 1 nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, nêu ý kiến của nhóm mình. T: Nhận xét tuyên dương các nhóm có ý tưởng hay. H: Bình chọn nhóm có kết cục hay nhất và bạn kể chuyện hấp dẫn nhất. 3. Củng cố – dặn dò: +Qua câu truyện, em hiểu điều gì? T: Liên hệ thực tế, giáo dục HS T: Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà kể lại truyện cho người thân nghe.. THỨ 4. Ngày soạn: Ngày dạy:. Thứ . . .. . . . / . . . / 2011 . . ./ . . . /2011. TIẾT 1 TẬP ĐỌC : Ở VƯƠNG QUỐC TƯƠNG LAI I. MỤC TIÊU: - Hiểu ND: Ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc, có những phát minh độc đáo của trẻ em. ( trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4 SGK ) - Đọc rành mạch, trôi chảy, một đoạn kịch; bước đầu biết đọc lời của nhân vật với giọng hồn nhiên. -Giáo dục hs có những ước mơ đẹp về cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc, có những phát minh hay. II. CHUẨN BỊ: Bảng lớp ghi sẵn các câu , đoạn cần luyện đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. KTBC: H: 3 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài Trung thu độc lập và trả lời câu hỏi về nội dung bài. T: Nhận xét và cho điểm HS . 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:  Màn 1: H: Đọc cả màn 1-GV đọc mẫu. Chú ý giọng đọc. T: Chia đoạn : H: Đọc nối tiếp đoạn . T: Theo dõi hướng dẫn thêm cho HS cách phát âm đúng và các từ khó trong đoạn. T: Đọc cả màn 1 * Tìm hiểu màn 1: H: quan sát hình minh hoạ và giới thiệu từng nhân vật có mặt trong màn 1. T: Cân chuyện diễn ra ở đâu? +Tin –tin và Mi-tin đến đâu và gặp những ai?.

<span class='text_page_counter'>(152)</span> +Vì sao nơi đó có tên là Vương Quốc tương lai? +Các bạn nhỏ trong công xưởng xanh sáng chế ra những gì? +Các phát minh ấy thể hiện những ước mơ gì của con người? +Màn 1 nói lên điều gì? (Gv ghi ý 1: Những sáng chế mới ở Vương quốc Tương Lai) * Thi đọc diễn cảm: H: Luyện đọc phân vai theo nhóm. H: Đại diện các nhóm thi đọc phân vai màn 1. T: Nhận xét, chọn nhóm đọc hay nhất. * Màn 2: H: Đọc cả màn 2 T: Chia đoạn H: Đọc nối tiếp đoạn T: Kết hợp hướng dẫn HS tìm hiểu từ khó . T: Đọc cả màn 2 H: quan sát tranh minh hoạ và chỉ rõ từng nhân vật và những quả to, lạ trong tranh. T: Câu chuyện diễn ra ở đâu? +Em thích gì ở Vướng quốc Tương Lai ? Vì sao? T: Màn 2 cho em biết điều gì? T: Rút ý chính, ghi ý 2 : Những trái cây ở Vương quốc tương lai * Thi đọc diễn cảm: H: Luyện đọc phân vai theo nhóm. H: Đại diện các nhóm thi đọc phân vai màn 2. T: Nhận xét, chọn nhóm đọc hay nhất. 3.Củng cố – dặn dò: T:Vở kịch nói lên điều gì? ( NDC : Ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc, có những phát minh độc đáo của trẻ em.) T: Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học thuộc lời thoại trong bài tập dựng lại vở kịch trong nhóm. ----------------------------------------------------------------------TIẾT 2 TOÁN : TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP CỘNG I.MỤC TIÊU: Giúp HS: - Biết tính chất giao hoán của phép cộng. - Bước đầu biết sử dụng tính chất giao hoán của phép cộng trong thực hành tính. -Giáo dục hs tính cẩn thận, chính xác II. CHUẨN BỊ: -Phiếu học tập, băng giấy kẻ sẵn bảng số có nội dung như sau:. a 20 b 30 a +b a:b III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.KTBC: H: Lên bảng thực hiện các bài tập: Tính giá trị biểu thức c + d với c = 36, d = 64 T: chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.. 350 250. và. 1208 2764. biểu thức a – b với a = 35, b = 16.

<span class='text_page_counter'>(153)</span> 2.Bài mới : a.Giới thiệu bài: b.Giới thiệu tính chất giao hoán của phép cộng: T: treo bảng số như đã nêu ở phần Đồ dùng dạy – học. H: 3 HS lên bảng thực hiện tính giá trị của các biểu thức a + b và b + a . T: Nhận xét, chốt kết quả đúng. a b a +b b+a. 20 30 20 + 30 = 50 30 + 20 = 50. 350 250 350 + 250 = 600 250 +350 = 600. 1208 2764 1208 + 2764 = 3972 2764 + 1208 = 3972. T: Hãy so sánh gtrị của biểu thức a + b với gtrị của biểu thức b + a khi a = 20 và b = 30. H: Đều bằng 50. ( Các giá trị khác tiến hành tương tự ) T: Vậy giá trị của biểu thức a + b luôn như thế nào so với giá trị của biểu thức b + a ? H:Luôn bằng giá trị của biểu thức b +a. T: Ta có thể viết a + b = b + a. ( dán bảng) T: Em có nhận xét gì về các số hạng trong hai tổng a + b và b + a ? T: Khi đổi chỗ, các số hạng của tổng a + b cho nhau thì ta được tổng nào ? ( Ta được tổng b + a) T: Khi đổi chỗ các số hạng của tổng a + b thì giá trị của tổng này có thay đổi không ? H: Không thay đổi T: Rút kết luận đây là tính chất giao hoán của phép cộng, dán bảng, yêu cầu HS đọc lại kết luận. c.Luyện tập, thực hành : Bài 1 H: đọc đề bài. T: Dán bài lên bảng. H: Đứng tại chỗ nêu kết quả. T: Vì sao em khẳng định 379 + 468 = 874? T: Nhận xét chốt nội dung Bài 2 H: Nêu yêu cầu T: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? H: Viết tiếp số còn thiếu vào chỗ chấm. T: Chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu, yêu cầu các nhóm thảo luận, hoàn thành phiếu. H: các nhóm thảo luận, đại diện nhóm dán kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. T: Nhận xét và cho điểm các nhóm HS. 3.Củng cố- Dặn dò: H: nhắc lại công thức và qui tắc của tính chất giao hoán của phép cộng. T: Khuyến khích HS về nhà làm bài tập 3. T: Tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. ----------------------------------------------------------------TIẾT 3 TẬP LÀM VĂN : LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN I. MỤC TIÊU:.

<span class='text_page_counter'>(154)</span> - Dựa trên hiểu biết về đoạn văn đã học, bước đầu biết hoàn chỉnh một đoạn văn của câu chuyện Vào nghề gồm nhiều đoạn ( đã cho sẵn ở cốt truyện ) . -Biết xây dựng đoạn văn. II.CHUẨN BỊ: Phiếu ghi sẵn nội dung từng đoạn, có phần … để HS viết. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. KTBC: H: 3 HS lê bảng mỗi HS kể 3 bức tranh truyện Ba lưỡi rìu. T: Nhận xét và cho điểm HS . 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: H: đọc cốt truyện. H: đọc thầm và nêu sự việc chính của từng đoạn. Mỗi đoạn là một làn xuống dòng.GV ghi nhanh lên bảng. H: đọc lại các sự việc chính. Bài 2: H: 4 HS đọc tiếp nối 4 đoạn chưa hoàn chỉnh của chuyện. T: Phát phiếu và bút dạ cho từng nhóm..Yêu cầu HS trao đổi hoàn chỉnh đoạn văn. Nhắc HS phải đọc kĩ cốt truyện, phần mở đầu hoặc diễn biến hoặc kết thúc của từng đoạn để viết. H: Các nhóm thảo luận, đại diện 4 nhóm dán phiếu lên bảng, đọc đoạn văn hoàn thành. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. T: Nhận xét, chỉnh sửa lỗi dùng từ, lỗi về câu cho từng nhóm. H: các nhóm đọc các đoạn văn đã hoàn chỉnh 3. Củng cố – dặn dò: T:Nhận xét tiết học.Dặn HS về nhà viết lại 4 đoạn văn theo cốt truyện Vào nghề và chuẩn bị bài sau ----------------------------------------------------------------TIẾT 4 MỸ THUẬT: : Vẽ tranh ĐỀ TÀI PHONG CẢNH QUÊ HƯƠNG I. MỤC TIÊU: - HS biết quan sát các hình ảnh và nhận ra vẻ đẹp của phong cảnh quê hương. - HS biết cách vẽ và vẽ được tranh phong cảnh theo cảm nhận riêng. - HS thêm yêu mến quê hương. II. CHUẨN BỊ: GV: - Một số tranh, ảnh phong cảnh. Bài vẽ phong cảnh của HS lớp trước. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: - Giới thiệu bài mới HĐ1: Tìm và chọn nội dung đề tài - GV treo 1 số bức tranh về đề tài phong cảnh và đặt câu hỏi. + Tranh vẽ phong cảnh gì ? + Hình ảnh nào là chính, h. ảnh nào là phụ? Màu sắc như thế nào ? - GV tóm tắt: + GV y/c HS nêu 1 số phong cảnh nơi em ở. + Em đã đi tham quan ở đâu ? Phong cảnh ở đó như thế nào ? HĐ2: Hướng dẫn HS cách vẽ..

<span class='text_page_counter'>(155)</span> - GV y/c HS nêu các bước tiến hành vẽ tranh đề tài. B1: Vẽ mảng chính, mảng phụ B2: Vẽ hình ảnh B3: Vẽ chi tiếthoàn chỉnh hình. B4: Vẽ màu theo ý thích. - GV vẽ minh hoạ bảng và hướng dẫn. HĐ3: Hướng dẫn HS thực hành - GV gọi 2 đến 3 HS và đặt câu hỏi: + Em chọn phong cảnh gì để vẽ ? + Hình ảnh nào là chính, h.ảnh nào là phụ ? - GV bao quát lớp, nhắc nhở HS vẽ h. ảnh chính chiếm phần lớn trong bức tranh,... - GV giúp đỡ HS yếu, động viên HS K, G HĐ4: Nhận xét, đánh giá. -GV chọn 1 số bài đẹp,chưa đẹp để nhận xét. GV gọi 2 đến 3 HS nhận xét - GV nhận xét, đánh giá bổ sung. * Dặn dò: - Về nhà quan sát con vật quen thuộc - Nhớ đưa vở, bút chì, tẩy, màu,... -----------------------------------------------------------------------------------TIẾT 5 THỂ DỤC : BÀI 13: TẬP HỢP HÀNG NGANG, DÓNG HÀNG, ĐIỂM SỐ,. QUAY SAU, ĐI ĐỀU VÒNG PHẢI,VÒNG TRÁI. TRÒ CHƠI “ KẾT BẠN ” I. MỤC TIÊU : -Thực hiện được: Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái tương đối đúng. - Biết cách đi đều vòng trái, vòng phải đúng hướng và đứng lại. -Trò chơi: “Kết bạn” : biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi. nhiệt tình trong khi chơi. II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN : Địa điểm : Trên sân trường .Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. Phương tiện : Chuẩn bị 1 còi.. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1 . Phần mở đầu: H: Tập hợp lớp, ổn định: Điểm danh T: phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học, chấn chỉnh đội ngu , trang phục tập luyện. H: Khởi động: Đứng tại chỗ hát và vỗ tay. Trò chơi: “Trò chơi hiệu lệnh”. 2. Phần cơ bản: a) Đội hình đội ngũ: -Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại, đổi chân khi đi đều sai nhịp. T: điều khiển lớp tập. ( 2 – 3 lần ) H: Chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển, có thể lần lượt từng em lên điều khiển tổ tập 1 lần, GV quan sát sửa chữa sai sót cho HS các tổ . T: điều khiển tập lại cho cả lớp để củng cố . b) Trò chơi : “Kết bạn ” T: tập hợp HS theo đội hình chơi. T:Nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và phổ biến luật chơi..

<span class='text_page_counter'>(156)</span> T: Cho một tổ HS lên thử . H: thi đua chơi T: quan sát, nhận xét, xử lí các tình huống xảy ra và tổng kết trò chơi. 3. Phần kết thúc: H: Cả lớp vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp. H: làm động tác thả lỏng. T: cùng học sinh hệ thống bài học . GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà.. THỨ 5. Ngày soạn: Ngày dạy: 2011. . . . / . . . / 2011 Thứ . . . . . ./ . . . /. TIẾT 1 TOÁN : BIỂU THỨC CÓ CHỨA BA CHỮ I.MỤC TIÊU: - Nhận biết được biểu thức đơn giản có chứa ba chữ, giá trị của biểu thức có chứa ba chữ. - Biết tính giá trị của một số biểu thức đơn giản chứa ba chữ. II. CHUẨN BỊ:Đề bài toán ví dụ chép sẵn trên bảng phụ,vẽ sẵn bảng ở phần ví dụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.KTBC: H: làm bài tập 2 ( 2 HS ) T: Kiểm tra vở 1 số HS. T:chữa bài, nhận xét chung. 2.Bài mới : a.Giới thiệu bài: b.Giới thiệu biểu thức có chứa ba chữ : *Biểu thức có chứa ba chữ H: đọc bài toán ví dụ. T: Muốn biết cả ba bạn câu được bao nhiêu con cá ta làm thế nào ? T: treo bảng số và hỏi: Nếu An câu được 2 con cá, Bình câu được 3 con cá, Cường câu được 4 con cá thì cả ba bạn câu được bao nhiêu con cá ? T: nghe HS trả lời và viết 2 vào cột Số cá của An, viết 3 vào cột Số cá của Bình, viết 4 vào cột Số cá của Cường, viết 2 + 3 + 4 vào cột Số cá của cả ba người. T: làm tương tự với các trường hợp khác. T: nêu vấn đề: Nếu An câu được a con cá, Bình câu được b con cá, Cường câu được c con cá thì cả ba người câu được bao nhiêu con cá ? T: giới thiệu: a + b + c được gọi là biểu thức có chứa ba chữ. H: nhận xét để thấy biểu thức có chứa ba chữ gồm luôn có dấu tính và ba chữ (ngoài ra còn có thể có hoặc không có phần số). * Giá trị của biểu thức chứa ba chữ T:hỏi và viết lên bảng: Nếu a = 2, b = 3 và c = 4 thì a + b + c bằng bao nhiêu ? HS: Nếu a = 2, b = 3 và c = 4 thì a + b + c = 2 + 3 + 4 = 9. T: Khi đó ta nói 9 là một giá trị của biểu thức a + b + c. T: làm tương tự với các trường hợp còn lại..

<span class='text_page_counter'>(157)</span> T: Mỗi lần thay các chữ a, b, c bằng các số ta tính được gì ? H: Ta tính được một giá trị của biểu thức a + b + c. c.Luyện tập, thực hành : Bài 1 H: Nêu yêu cầu. H: đọc biểu thức trong bài, sau đó làm bài. T: Nếu a = 5, b = 7, c = 10 thì giá trị của biểu thức a + b + c là bao nhiêu ? H: Nếu a = 12, b = 15, c = 9 thì giá trị của biểu thức a + b + c là bao nhiêu ? H: Làm vào nháp, 2 HS lên bảng chữa bài T: nhận xét và cho điểm HS. Bài 2 H: đọc đề bài, sau đó tự làm bài. H: Đổi chéo vở kiểm tra, thốnh nhất kết quả. T: Nhận xét, chốt kết quả đúng. 3 .Củng cố- Dặn dò: T: tổng kết giờ học. Dặn HS về nhà làm bài tập 3, 4 và chuẩn bị bài sau. -------------------------------------------------------------------TIẾT 2 LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM I. MỤC TIÊU: - Vậndụng được những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam để viết đúng một số tên riêng Việt Nam trong BT1. - Viết đúng một vài tên riêng theo yêu cầu BT2. II. CHUẨN BỊ: - Phiếu in sẵn bài ca dao, mỗi phiếu 4 dòng, có để dòng … phía dưới. - Giấy khổ to kẻ sẵn 4 hàng ngang. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. KTBC: T: Em hãy nêu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam? Cho Ví dụ? H:1 HS lên bảng viết tên và địa chỉ của gia đình em, 1 HS viết tên các danh lam thắng cảnh mà em biết? T: Nhận xét và cho điểm từng HS . 2. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: H: đọc nội dung và yêu cầu phần chú giải. T: Chia nhóm 4 HS phát phiếu và bút dạ cho HS . Yêu cầu HS thảo luận, gạch chân dưới những tên riêng viết sai và sửa lại. H: Đại diện các nhóm dán phiếu lên bảng để hoàn chỉnh bài ca dao. H: nhận xét, chữa bài. H: đọc lại bài ca dao đã hòan chỉnh. T: Bài ca dao cho em biết điều gì? Bài 2: H: đọc yêu cầu. T: Treo bản đồ địa lý Việt Nam lên bảng. T: Các em sẽ đi du lịch khắp mọi miền trên đất nước ta. Đi đến đâu các em nhớ viết lại tên tỉnh, thành phố, các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử mà mình đã thăm. Chúng ta sẽ tìm xem trong các nhóm, nhóm nào là nhóm Những nhà du lịch giỏi nhất, đi được nhiều nơi nhất. T: Phát phiếu và bút dạ, cho từng nhóm..

<span class='text_page_counter'>(158)</span> H: thảo luận, làm việc theo nhóm. Đại diện các nhóm dán phiếu lên bảng. H+T: Nhận xét, bổ sung để tìm ra nhóm đi được nhiều nơi nhất. 3. Củng cố – dặn dò: T: tên người và tên địa lý Việt Nam cần được viết như thế nào? T: Nhật xét tiết học. Dặn HS về nhà ghi nhớ tên địa danh vừa tìm được và tìm hiểu tên, thủ đô của 10 nước trên thế giới. --------------------------------------------------------------------TIẾT 3 KHOA HỌC : PHÒNG MỘT SỐ BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG TIÊU HOÁ I. MỤC TIÊU: - Giúp HS: - Kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hoá: tiêu chảy, tả, lị,.. - Nêu nguyên nhân gây ra một số bệnh lây qua đường tiêu hoá : uống nước lã, ăn uống không vệ sinh, dùng thức ăn ôi thiu,... -Nêu cách phòng tránh một số bệnh lây qua đường tiêu hoá : Giữ vệ sinh ăn uống. Giữ vệ sinh cá nhân. Giữ vệ sinh môi trường. - Thực hiện giữ vệ sinh ăn uống để phòng bệnh. - Có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh và vận động mọi người cùng thực hiện. - GDKNS : Kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp hiệu quả II. CHUẨN BỊ: Chuẩn bị 5 tờ giấy A4. HS chuẩn bị bút màu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1.Kiểm tra bài cũ: ? Em hãy nêu nguyên nhân và tác hại của béo phì ? ? Em hãy nêu các cách để phòng tránh bệnh béo phì? T: nhận xét và cho điểm HS. 2.Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: T:Em hãy kể tên các bệnh lây qua đường tiêu hoá ? T: giới thiệu bài * Hoạt động 1: Tác hại của các bệnh lây qua đường tiêu hoá. H: Tiến hành hoạt động cặp đôi theo định hướng.:2 HS ngồi cùng bàn hỏi nhau về cảm giác khi bị đau bụng, tiêu chảy, tả, lị, … và tác hại của một số bệnh đó. T: Giúp đỡ các cặp HS yếu. Đảm bảo HS nào cũng được hỏi đáp về bệnh. H: 3 cặp HS thảo luận trước lớp về các bệnh: tiêu chảy, tả, lị. T: nhận xét, tuyên dương các đôi có hiểu biết về các bệnh lây qua đường tiêu hoá. T: Nêu các câu hỏi: 1) Các bệnh lây qua đường tiêu hoá nguy hiểm như thế nào ? 2) Khi mắc các bệnh lây qua đường tiêu hoá cần phải làm gì ? T: kết luận: . Kĩ năng tự nhận thức. * Hoạt động 2: Nguyên nhân và cách đề phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá. H: tiến hành hoạt động nhóm theo định hướng: HS quan sát hình ảnh minh hoạ trong SGK trang 30, 31 thảo luận và trả lời các câu hỏi sau; 1) Các bạn trong hình ảnh đang làm gì ? Làm như vậy có tác dụng, tác hại gì ? 2) Nguyên nhân nào gây ra các bệnh lây qua đường tiêu hoá ? 3) Các bạn nhỏ trong hình đã làm gì để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá ? 4) Chúng ta cần phải làm gì để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá ? H: Các nhóm thảo luận, đại diện nhóm trình bày.

<span class='text_page_counter'>(159)</span> H: Các nhóm khác nhận xét, bổ sung T: nhận xét, tổng hợp ý kiến của các nhóm HS. H: 2 HS đọc mục Bạn cần biết trước lớp. T: Tại sao chúng ta phải diệt ruồi ? 3.Củng cố- dặn dò: T: Em sẽ nói như thế nào với bố mẹ và mọi người xung quanh để mọi người giữ gìn vệ sinh đề phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá và mọi người cùng thực hiện ? Kĩ năng giao tiếp hiệu quả T : nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết trang 31 / SGK, có ý thức giữ gìn vệ sinh đề phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá và tuyên truyền mọi người cùng thực hiện. -----------------------------------------------------------------------TIẾT 4 KĨ THUẬT: KHÂU ĐỘT THƯA (Tiết1 ) I. MỤC TIÊU: -HS biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa. -Khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu. -Hình thành thói quen làm việc kiên trì, cẩn thận. II. CHUẨN BỊ: -Tranh quy trình, mẫu đường khâu đột thưa,vật liệu và dụng cụ cần thiết: III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1.Ổn định : Kiểm tra dụng cụ học tập. 2.Dạy bài mới: a)Giới thiệu bài: Khâu đột thưa. b)Hướng dẫn cách làm: * Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu. T: giới thiệu mẫu đường khâu đột thưa H: quan sát các mũi khâu đột ở mặt phải, mặt trái kết hợp với quan sát H.1 và TLCH : +Nhận xét đặc điểm mũi khâu đột thưa ở mặt trái và mặt phải đường khâu ? +So sánh mũi khâu ở mặt phải đường khâu đột thưa với mũi khâu thường. T: Nhận xét các câu trả lời của HS và kết luận về mũi khâu đột thưa. T: gợi ý để HS rút ra khái niệm về khâu đột thưa (phần ghi nhớ). * Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kỹ thuật. T: treo tranh quy trình khâu đột thưa. H: quan sát các hình 2, 3, 4, (SGK) để nêu các bước trong quy trình khâu đột thưa. H: quan sát H2 và nhớ lại cách vạch dấu đường khâu thường, nêu cách vạch dấu . H: đọc nội dung của mục 2 và quan sát hình 3a, 3b, 3c, 3d (SGK) T: Em hãy nêu cách khâu mũi đột thưa thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm… +Từ cách khâu trên , em hãy nêu nhận xét các mũi khâu đột thưa. T: hướng dẫn thao tác bắt đầu khâu, khâu mũi thứ nhất, mũi thứ hai bằng kim khâu len. GV và HS quan sát, nhận xét. T: Dựa vào H4, em hãy nêu cách kết thúc đường khâu. H: đọc ghi nhớ. T: Nhận xét, kết luận. H: Tập khâu đột thưa trên giấy kẻ ô li với các điểm cách đều 1 ô trên đường dấu..

<span class='text_page_counter'>(160)</span> 3.Nhận xét- dặn dò: T: Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS. Dặn: Chuẩn bị tiết sau thực hành. -----------------------------------------------------------TIẾT 5. ÂM NHẠC :. ÔN TẬP HAI BÀI HÁT: EM YÊU HÒA BÌNH BẠN ƠI LẮNG NGHE. ÔN TẬP TĐN SỐ 1. I. MỤC TIÊU: - Biết vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. - Biết hát kết hợp vận động phụ họa. -Tập biểu diễn bài hát. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Bảng phụ chép sẵn các hình tiết tấu, bài TĐN số 1 son la son, thanh phách. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi 2 em lên bảng đọc nhạc và lời bài TĐN số 1. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài: b. Nội dung: * Ôn tập bài em yêu hòa bình - Giáo viên bắt nhịp cho học sinh hát dưới nhiều hình thức cả lớp, bàn, dãy, tổ. - Giáo viên nghe sửa sai cho học sinh - Gọi cá nhân, nhóm lên bảng hát kết hợp với 1 số động tác phụ họa. * Ôn bài hát bạn ơi lắng nghe - Giáo viên cho học sinh ôn lại bài hát tương tự như bài em yêu hòa bình * Ôn tập đọc nhạc số 1 - Cho học sinh ôn tập cao độ - Cho học sinh nhìn lên bảng bài tập đọc nhạc số 1 và đọc: Cả lớp đọc, lời kết hợp cả nhạc và lời. Một dãy đọc nhạc 1 dãy hát lời. Cho học sinh đọc nhạc - lời của bài TĐN số 1 kết hợp với gõ đệm theo phách. 3. Củng cố - Dặn dò:kết - Cho cả lớp hát lại 2 bài ôn mỗi bài 1 lần. - Giáo viên nhận xét tinh thần giờ học - Dặn dò: Về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài tiết sau.. THỨ 6. Ngày soạn: Ngày dạy:. . . . / . . . / 2011 Thứ . . . . . ./ . . . 2011. TIẾT 1 TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN I. MỤC TIÊU: - Bước đầu làm quen với thao tác phát triển câu chuyện dựa theo trí tưởng tượng. - Biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian. - GDKNS : Kĩ năng tư duy sáng tạo, phân tích, phán đoán ; kĩ năng thể hiện sự tự tin ; kĩ năng hợp tác..

<span class='text_page_counter'>(161)</span> II.CHUẨN BỊ:Bảng lớp viết sẵn đề bài, 3 câu hỏi gợi ý. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. KTBC: H: 2HS lên bảng đọc 1 đoạn văn đã viết hoàn chỉnh của truyện Vào nghề. T: Nhận xét, cho điểm HS . 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn làm bài tập: H: 1 HS đọc đề bài. T: đọc lại đề bài, phân tích đề, dùng phấn màu gạch chân dưới các từ: Giấc mơ, bà tiên cho ba điều ước, trình tự thời gian. H: đọc gợi ý. T: Hỏi và ghi nhanh từng câu trả lời của HS dưới mỗi câu hỏi gợi ý. 1/. Em mơ thấy mình gặp bà tiên trong hoàn cảnh nào? Vì sao bà tiên lại cho em ba điều ước? 2/. Em thực hiện 3 điều ước như thế nào? 3/. Em nghĩ gì khi thức giấc? H: Nối tiếp nhau trả lời. Kĩ năng tư duy sáng tạo, phân tích, phán đoán . H: tự làm bài vào vở nháp. Sau đó 2 HS ngồi cùng bàn kể cho nhau nghe. H: thi kể trước lớp. H: nhận xét bạn kể về nội dung truyện và cách thể hiện. T: Sửa lỗi câu cho HS . Kĩ năng thể hiện sự tự tin ; kĩ năng hợp tác. 3. Củng cố – dặn dò: T: Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS có câu chuyện hay, lời kể sinh động. T:Dặn HS về nhà viết lại câu chuyện theo GV đã sửa và kể cho người thân nghe. ------------------------------------------------------------------TIẾT 2 TOÁN : TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG I.MỤC TIÊU: Giúp HS: - Biết được tính chât kết hợp của phép cộng. - Bước đầu sử dụng được tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng trong th.hành tính . -Giáo dục hs tính cẩn thận, chính xác. II. CHUẨN BỊ: -Bảng lớp kẻ sẵn bảng có nội dung như SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.KTBC: T: Kiểm tra BT về nhà của một số HS. T: chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 2.Bài mới : a.Giới thiệu bài: b.Giới thiệu tính chất kết hợp của phép cộng : T: treo bảng số đã chuẩn bị. H: tính giá trị của các biểu thức (a + b) +c và a + (b + c) trong từng trường hợp để điền vào bảng. T: Hãy so sánh giá trị của biểu thức (a + b) + c với giá trị của biểu thức a + (b + c).

<span class='text_page_counter'>(162)</span> khi a = 5, b = 4, c = 6 ? T: Hãy so sánh giá trị của biểu thức (a + b) + c với giá trị cảu biểu thức a + (b + c) khi a = 35, b = 15 và c = 20 ? . . . T: Vậy khi ta thay chữ bằng số thì giá trị của biểu thức (a + b) + c luôn như thế nào so với giá trị của biểu thức a + (b + c) ? ( Luôn bằng giá trị của biểu thức a + (b +c). T: Vậy ta có thể viết (GV ghi bảng): (a + b) + c = a + (b + c) T: Kết luận: . . . Vậy khi thực hiện cộng một tổng hai số với số thứ ba ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba. H: nhắc lại kết luận, đồng thời GV ghi kết luận lên bảng. c.Luyện tập, thực hành : Bài 1 ( a: dòng2,3; b: dòng1,3) H: Đọc yêu cầu. T: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? T:viết lên bảng biểu thức: 4367 + 199 + 501 H: thực hiện vào nháp. H: Lên bảng trình bày T: Theo em, vì sao cách làm trên lại thuận tiện hơn so với việc chúng ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải ? H: làm tiếp các phần còn lại của bài. H: 3 HS trình bày bài làm trên bảng. T: nhận xét và cho điểm HS. Bài 2 H: đọc đề bài. T: Muốn biết cả ba ngày nhận được bao nhiêu tiền, chúng ta như thế nào ? H: Chúng ta thực hiện tính tổng số tiền của cả ba ngày với nhau. H: Làm vào vào vở. T: Chấm 5 bài nhận xét, chữa bài 3.Củng cố- Dặn dò: T: Nhận xét, tổng kết giờ học. Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. -------------------------------------------------------------------------TIẾT 3 ĐỊA LÍ : MỘT SỐ DÂN TỘC Ở TÂY NGUYÊN I. MỤC TIÊU : - Biết Tây Nguyên có nhiều dân tộc cùng sinh sống ( Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng, Kinh,..) nhưng lại là nơi thưa dân nhất nước ta. - Sử dụng được tranh ảnh để mô tả trang phục của một số dân tộc ở Tây Nguyên :Trang phục truyền thống : nam thường đóng khố, nữ thường quấn váy. * HS khá, giỏi : Quan sát tranh mô tả về nhà rông ở Tây Nguyên. II.CHUẨN BỊ : -Tranh, ảnh về nhà ở ,buôn làng ,trang phục ,lễ hội ,các loại nhạc cụ dân tộc của TN . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.KTBC: T: Nêu tên các cao nguyên ở Tây Nguyên? T: Thời tiết ở Tây Nguyên có gì đặc biệt ? Nêu đặc điểm từng mùa? T: Nhận xét, chấm điểm. 2 .Bài mới : a.Giới thiệu bài:.

<span class='text_page_counter'>(163)</span> b.Phát triển bài : 1/.Tây Nguyên –nơi có nhiều dân tộc sinh sống : *Hoạt động cá nhân: H: đọc mục 1 trong SGK rồi trả lời các câu hỏi sau : +Kể tên một số dân tộc ở Tây Nguyên . +Trong các dân tộc kể trên, những dân tộc nào sống lâu đời ở Tây Nguyên ? Những dân tộc nào từ nơi khác đến ? Mỗi dtộc ở Tây Nguyên có những đặc điểm gì riêng biệt ? +Để Tây Nguyên ngày càng giàu đẹp , nhà nước cùng các dân tộc ở đây đã và đang làm gì? H: trả lời các câu hỏi .GV Nhận xét và kết luận. 2/.Nhà rông ở Tây Nguyên : *Hoạt động nhóm: H: các nhóm dựa vào mục 2 trong SGK và tranh ,ảnh về nhà ở ,buôn làng, nhà rông của các dân tộc ở Tây Nguyên để thảo luận theo các gợi ý sau : +Mỗi buôn ở Tây Nguyên thường có ngôi nhà gì đặc biệt ? +Nhà rông được dùng để làm gì ? + Sự to, đẹp của nhà rông biểu hiện cho điều gì ? H: Các nhóm thảo luận, đại diện các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả trước lớp . H: Các nhóm khác nhận xét bổ sung, GV sửa chữa và giúp đỡ các nhóm . 3/.Trang phục ,lễ hội : * Hoạt động nhóm: H: các nhóm dựa vào mục 3 trong SGK và các hình 1, 2, 3, 5, 6 để thảo luận theo các gợi ý sau : +Người dân Tây Nguyên nam, nữ thường ăn mặc như thế nào ? +Lễ hội ở Tây Nguyên thường được tổ chức khi nào ? +Kể tên một số lễ hội đặc sắc ở Tây Nguyên? +Người dân ở Tây Nguyên thường làm gì trong lễ hội ? +Ở Tây Nguyên, người dân thường sử dụng những loại nhạc cụ độc đáo nào? H: Các nhóm thảo luận, đại diên nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình, các nhóm khác nhận xét bổ sung. T: Nhận xét và giúp các nhóm hoàn thiện phần trình bày của nhóm mình . T: Tóm tắt lại những đặc điểm tiêu biểu về dân cư ,buôn làng và sinh hoạt của người dân ở Tây Nguyên . 3.Củng cố – Dặn dò : H: đọc phần bài học trong khung . H: Kể tên các dân tộc đã sống lâu đời ở Tây Nguyên . T: Nhận xét giờ học. Dặn: Về nhà học bài và chuẩn bị bài : “Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên”. --------------------------------------------------------------------TIẾT 4 THỂ DỤC: BÀI 14: QUAY SAU, ĐI ĐỀU VÒNG PHẢI, VÒNG TRÁI,. TRÒ CHƠI “NÉM BÓNG TRÚNG ĐÍCH ” I. MỤC TIÊU : -Thực hiện được: Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái tương đối đúng..

<span class='text_page_counter'>(164)</span> - Biết cách đi đều vòng trái, vòng phải đúng hướng và đứng lại. -Trò chơi: “Ném bóng trúng đích” : biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi. nhiệt tình trong khi chơi. II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN : Địa điểm : Trên sân trường .Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. Phương tiện : Chuẩn bị 1 còi, 1 số quả bóng. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Phần mở đầu: H: Tập hợp lớp, ổn định: Điểm danh. T: phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện. H: Khởi động: Đứng tại chỗ xoay các khớp cổ chân, cổ tay, đầu gối, hông, vai. Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên ở sân trường 100 - 200m rồi đi thường theo vòng tròn hít thở sâu. H: Trò chơi : “Tìm người chỉ huy”. 2. Phần cơ bản: a) Đội hình đội ngũ -Ôn quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp. T: điều khiển lớp tập 3 lần H: Chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển, GV quan sát sửa chữa sai sót cho HS . H: Tập hợp cả lớp đứng theo tổ, cho các tổ thi đua trình diễn. T: Quan sát, nhận xét, đánh giá, sửa chữa sai sót, biểu dương các tổ thi đua tập tốt. T: Điều khiển tập lại cho cả lớp để củng cố . b) Trò chơi : “Ném trúng đích” T: Tập hợp HS theo đội hình chơi. Nêu tên trò chơi. GV giải thích cách chơi và phổ biến luật chơi. T: Tổ chức cho một tổ chơi thử . H: Thi đua chơi. T: Quan sát, nhận xét, biểu dương thi đua giữa các tổ . 3. Phần kết thúc H: Làm động tác thả lỏng. Đứng tại chỗ hát và vỗ tay theo nhịp. GV cùng học sinh hệ thống bài học. T:Nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà: Ôn các động tác đội hình đội ngũ tập để lần sau kiểm tra. ------------------------------------------------------------------.

<span class='text_page_counter'>(165)</span> TIẾT 5 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ : SINH HOẠT LỚP I. MỤC TIÊU: -Thực hiện nhận xét,đánh giá kết quả công việc tuần qua để thấy được những mặt tiến bộ,chưa tiến bộ của cá nhân, tổ,lớp. - Biết được những công việc của tuần tới để sắp xếp,chuẩn bị. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Đánh giá tình hình hoạt động tuần qua : T: Đánh giá tình hình: - Nền nếp: Đi học đều, đúng giờ. Sĩ số đảm bảo Vệ sinh cá nhân và lớp học sạch sẽ. - Học tập: Một số em đã có tiến bộ, trong học tập, tham gia phát biểu xây dựng bài sôi nổi ( Minh, Huân, Liên,. . . ) * Tồn tại: Thiếu khăn quàng đỏ: Chung, Chúc - Chưa làm bài tập đầy đủ: Vinh, Kê. Nói chuyện riêng: Rô, Nguyên 2. Kế hoạch tới: - Đi học chuyên cần, học bài và làm bài tập, học thuộc bài củ trước khi đến lớp. - Vệ sinh lớp học và cá nhân sạch sẽ. - Hăng say phát biểu xây dựng bài, chăm chú lắng nghe giảng bài. - Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập. Duy trì phong trào “ Vở sạch chữ đẹp”..

<span class='text_page_counter'>(166)</span> TUẦN 8 THỨ 2. Ngày soạn: Ngày dạy: 2011. . . . . / ... . .. Thứ. .... / 2011 . . ./ . . … /. TIẾT 1 TẬP ĐỌC : NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ I. MỤC TIÊU: - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui, hồn nhiên. - Hiểu ND: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các em nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp. - TL được các câu hỏi 1, 2, 4; thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài. HSKG: thuộc và đọc diễn cảm được bài thơ; TL được CH3 II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ viết sẵn khổ thơ 1 và khổ thơ 4. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. KTBC: H: lên bảng đọc phân vai vở: Ở vương quốc Tương Lai và trả lời câu hỏi theo nội dung bài. H: 2 HS đọc lại màn 1, màn 2 và TLCH: Nếu được sống ở vương quốc Tương Lai em sẽ làm gì? T: Nhận xét và cho điểm HS . 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn luệy đọc và tìm hiểu bài: * Luyện đọc: H: Đọc cả bài thơ ( 2 HS ) T: Chia đoạn: ( 3 đoạn) H: đọc nối tiếp nhau từng khổ thơ (2 lượt HS đọc)..

<span class='text_page_counter'>(167)</span> T: chú ý chữa lổi phát âm, ngắt giọng cho từng HS . T: Hướng dẫn HS tìm hiểu các từ khó. H: Đọc theo nhóm đôi. 3 HS đọc toàn bài thơ. T: đọc mẫu toàn bài. * Tìm hiểu bài: H: 1 HS đọc toàn bài thơ. H: đọc thầm và trả lời các câu hỏi. +Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài? +Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì? +Mỗi khổ thơ nói lên điều gì? +Các bạn nhỏ mong ước điều gì qua từng khổ thơ ? H: nhắc lại ước mơ của thiếu nhi qua từng khổ thơ. GV ghi bảng 4 ý chính đã nêu ở từng khổ thơ. +Em hiểu câu thơ Mãi mãi không có mùa đông ý nói gì? +Câu thơ: Hoá trái bom thành trái ngon có nghĩa là mong ước điều gì? +Em thích ước mơ nào của các bạn thiếu nhi trong bài thơ? Vì sao? T: Chốt nội dung chính cả bài * Đọc diễn cảm và thuộc lòng: H: đọc nối tiếp nhau từng khổ thơ để tìm ra giọng đọc hay (như đã hướng dẫn). T: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm 1 khổ thơ. H: Luyện đọc. 1 số HS thi đọc diễn cảm trước lớp H: cùng học thuộc lòng theo cặp. H: Thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ. T: Nhận xét và cho điểm từng HS . 3. Củng cố – dặn dò: T: Chốt nội dung chính, ghi bảng. Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các em nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp. H: Nhắc lại nội dung chính của bài. T: Nếu mình có phép lạ, em sẽ ước điều gì? Vì sao? T: Nhận xét tiết học.Dặn HS về nhà học thuộc lòng bài thơ. ------------------------------------------------------TIẾT 2 TOÁN: LUYỆN TẬP I.MỤC TIÊU: - Tính được tổng của 3 số, vận dụng một số tính chất để tính tổng 3 số bằng cách thuận tiện nhất. - Rèn kĩ năng đặt tính và làm tính, tóm tắt và giải toán có lời văn. II. CHUẨN BỊ: -Bảng phụ kẻ sẵn bảng số trong bài tập 4. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.KTBC: H: 2 HS lên bảng làm bài tập 2 T: Kiểm tra BT về nhà của một số HS khác. T: Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 2.Bài mới : a.Giới thiệu bài:.

<span class='text_page_counter'>(168)</span> b.Hướng dẫn luyện tập : Bài 1(b) H: Nêu yêu cầu T: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? T: Khi đặt tính để thực hiện tính tổng của nhiều số hạng chúng ta phải chú ý điều gì ? H: Làm vào vở. 2 HS lên bảng cả lớp đổi chéo bài kiểm tra T: Nhận xét, chữa bài. Bài 2 ( dòng 1,2 ) H: Nêu yêu cầu của bài tập ? T: Hướng dẫn: Để tính bằng cách thuận tiện chúng ta áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng H: Làm vào vở. T: Chấm 5 bài nhận xét, chữa bài Bài 4a : H: Đọc yêu cầu. H: Làm vào vở. 2 HS lên bảng chữa bài. T: Nhận xét chốt kết quả đúng. H: Chữa bài vào vở. 3.Củng cố- Dặn dò: T: Tổng kết giờ học.Dặn HS về nhà làm bài tập 4 và chuẩn bị bài sau. TIẾT 3 CHÍNH TẢ : ( Nghe viết ) TRUNG THU ĐỘC LẬP I. MỤC TIÊU: - Nghe - viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ. - Làm đúng BT2 a, BT3a. - Rèn kĩ năng viết đúng, đẹp nhanh - Thấy được những ước mơ tươi đẹp trong đêm trung thu độc lập đầu tiên. II. CHUẨN BỊ: Giấy khổ to viết sẵn nội dung bài tập 2a (theo nhóm).Bảng lớp viết sẵn nội dung bài tập 3a. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. KTBC: H: 1 HS lên bảng đọc cho 3 HS viết các từ: khai trương, vườn cây, sương gió, vươn vai, thịnh vượn, rướn cổ,…cả lớp viết vào nháp. T: Nhận xét chữ viết của HS trên bảng và bài chính tả trước. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hứơng dẫn viết chính tả: H: đọc đoạn văn cần viết trang 66, SGK. T: Cuộc sống mà anh chiến sĩ mơ ước tới đất nước ta tươi đẹp như thế nào? +Đất nước ta hiện nay đã thực hiện ước mơ cách đây 60 năm của anh chiến sĩ chưa? T: Nhận xét, chốt nội dung đoạn viết. H: tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết và luyện viết vào nháp. T: Nhắc lại cách trình bày. T: Đọc chậm bài cho HS viết. Đọc lại bài cho HS dò bài T: Chấm bài – nhận xét bài viết của HS : c. Hướng dẫn làm bài tập:.

<span class='text_page_counter'>(169)</span> Bài 2: a/. H: đọc yêu cầu. T: Chia nhóm 4 HS , phát phiếu và bút dạ cho từ nhóm. Yêu cầu HS trao đổi, tìm từ và hoàn thành phiếu. Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. H: Các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có). H: đọc lại truyện vui. Cả lớp theo dõi và trả lời câu hỏi: +Câu truyện đáng cười ở điểm nào? +Theo em phải làm gì để mò lại được kiếm? Bài 3:a. HS đọc yêu cầu. H: thảo luận cặp đôi để tim từ cho hợp nghĩa. H: Trả lời các câu hỏi. T: Nhận xét chốt kết quả đúng. Đáp án: điện thoại, nghiền, khiêng. 3. Củng cố- dặn dò: T: Nhận xét tiết học. Dặn về nhà đọc lại chuyện vui và ghi nhớ các từ vừa tìm được.. TIẾT 4 KHOA HỌC : BẠN CẢM THẤY THẾ NÀO KHI BỊ BỆNH ? I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Nêu được một số biểu hiện khi cơ thể bị bệnh: hắt hơi, sổ mũi, chán ăn, mệt mỏi, đau bụng, nôn, sốt. . . - Biết nói với cha mẹ hoặc người lớn khi cảm thấy trong người khó chịu, không bình thường. - Phân biệt được lúc cơ thể khỏe mạnh và lúc cơ thể bị bệnh. - GDKNS: Kĩ năng tự nhận thức để nhận biết một số dấu hiệu không bình thường của cơ thể; Kĩ năng tìm kiếm sự giúp đỡ khi có những dấu hiệu bị bệnh. II. CHUẨN BỊ: -Bảng lớp chép sẵn các câu hỏi. Phiếu ghi các tình huống. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1.Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi: 1) Em hãy kể tên các bệnh lây qua đường tiêu hoá và nguyên nhân gây ra các bệnh đó ? 2) Em hãy nêu các cách đề phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá ? T: Nhận xét và cho điểm HS. 2.Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: * Hoạt động 1: Kể chuyện theo tranh: Hoạt động nhóm H: quan sát các hình minh hoạ trang 32 / SGK, thảo luận và trình bày theo nội dung sau: +Sắp xếp các hình có liên quan với nhau thành 3 câu chuyện. Mỗi câu chuyện gồm 3 tranh thể hiện Hùng lúc khỏe, Hùng lúc bị bệnh, Hùng lúc được chữa bệnh. +Kể lại câu chuyện cho mọi người nghe với nội dung mô tả những dấu hiệu cho em biết khi Hùng khoẻ và khi Hùng bị bệnh. H: Các nhóm thảo luận. Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. T:Nhận xét, tổng hợp các ý kiến của HS. Nhận xét tuyên dương các nhóm trình bày tốt. * Hoạt động 2: Những dấu hiệu và việc cần làm khi bị bệnh..

<span class='text_page_counter'>(170)</span> T: Tiến hành hoạt động cả lớp theo định hướng. H: đọc, suy nghĩ và trả lời các câu hỏi: 1) Em đã từng bị mắc bệnh gì ? 2) Khi bị bệnh đó em cảm thấy trong người như thế nào ? 3) Khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bị bệnh em phải làm gì ? Tại sao phải làm như vậy ? T: Nhận xét, tuyên dương những HS có hiểu biết về các bệnh thông thường. T: Kết luận: Khi có các dấu hiệu bị bệnh các em phải báo ngay cho bố mẹ hoặc người lớn biết. Nếu bệnh được phát hiện sớm thì sẽ dễ chữa và mau khỏi. Đặc biệt hiện nay có dịch cúm A H1N1 do vậy khi bị bệnh, có dấu hiệu bị cảm cúm phải nói ngay với bố mẹ hoặc người lớn để kịp thời chữa trị, tránh lây lan dịch. Kĩ năng tự nhận thức để nhận biết một số dấu hiệu không bình thường của cơ thể. * Hoạt động 3: Trò chơi: “Mẹ ơi, con bị ốm !” T: Chia HS thành các nhóm nhỏ và phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy ghi tình huống. Sau đó nêu yêu cầu. H: Các nhóm đóng vai các nhân vật trong tình huống. Người con phải nói với người lớn những biểu hiện của bệnh. +Nhóm 1: Tình huống 1: Ở trường Nam bị đau bụng và đi ngoài nhiều lần. +Nhóm 2: Tình huống 2: Đi học về, Bắc thấy hắt hơi, sổ mũi và cổ họng hơi đau. Bắc định nói với mẹ nhưng mẹ đang nấu cơm. Theo em Bắc sẽ nói gì với mẹ ? +Nhóm 3: Tình huống 3: Sáng dậy Nga đánh răng thấy chảy máu răng và hơi đau, buốt. +Nhóm 4: Tình huống 4: Đi học về, Linh thấy khó thở, ho nhiều và có đờm. Bố mẹ đi công tác ngày kia mới về. Ở nhà chỉ có bà nhưng mắt bà đã kém. Linh sẽ làm gì ? H: Các nhóm thảo luận, đóng vai. Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi, nhận xét nhóm bạn. Kĩ năng tìm kiếm sự giúp đỡ khi có những dấu hiệu bị bệnh. T: nhận xét , tuyên dương những nhóm có hiểu biết về các bệnh thông thường và diễn đạt tốt. 3.Củng cố- dặn dò: T: Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS, nhóm HS đã tích cực tham gia xây dựng bài. Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết trang 33. ------------------------------------------------------------------TIẾT 5 ĐẠO ĐỨC : TIẾT KIỆM TIỀN CỦA ( Tiết: 2 ) I.MỤC TIÊU: - Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của . - Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của. - Biết được vì sao cần phải tiết kiệm tiền của. Nhắc nhở bạn bè, anh chị em thực hiện tiết kiệm tiền của. - Giáo dục hs sử dụng tiết kiệm, quần áo ,sách vở, đồ dùng, đồ chơi, điện nước, … trong cuộc sống hằng ngày. - GDKNS: Kĩ năng bình luận, phê phán việc lãng phí tiền của; Kĩ năng lập kế hoạch sử dụng tiền của bản thân. II. CHUẨN BỊ:-SGK Đạo đức 4. Phiếu học tập.

<span class='text_page_counter'>(171)</span> III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: *Hoạt động 1: Làm việc cá nhân. (Bài tập 4- SGK/13) H: nêu yêu cầu bài tập 4: H: Tự làm vào nháp. T: Nêu lần lượt các việc.: a/. Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập. b/. Giữ gìn quần áo, đồ dùng, đồ chơi. c/. Vẽ bậy, bôi bẩn ra sách vở, bàn ghế, tường lớp học. d/. Xé sách vở. đ/. Làm mất sách vở, đồ dùng học tập. e/. Vứt sách vở, đồ dùng, đồ chơi bừa bãi. g/. Không xin tiền ăn quà vặt h/. Ăn hết suất cơm của mình. i/. Quên khóa vòi nước. k/. Tắt điện khi ra khỏi phòng. H: 1 số HS chữa bài tập và giải thích. T: Kết luận: Các việc làm a, b, g, h, k là tiết kiệm tiền của. Các việc làm c, d, đ, e, i là lãng phí tiền của. Kĩ năng bình luận, phê phán việc lãng phí tiền của *Hoạt động 2: Thảo luận nhóm và đóng vai (Bài tập 5- SGK/13) T: chia 3 nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận và đóng vai 1 tình huống trong bài tập 5.  Nhóm 1 : Bằng rủ Tuấn xé sách vở lấy giấy gấp đồ chơi. Tuấn sẽ giải thích thế nào? Nhóm 2 : Em của Tâm đòi mẹ mua cho đồ chơi mới trong khi đã có quá nhiều đồ chơi. Tâm sẽ nói gì với em? Nhóm 3 : Cường nhìn thấy bạn Hà lấy vở mới ra dùng trong khi vở đang dùng vẫn còn nhiều giấy trắng. Cường sẽ nói gì với Hà? H: Các nhóm thảo luận, đóng vai. Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. T: Kết luận về cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống. T: Kết luận chung: Tiền bạc, của cải là mồ hôi, công sức của bao người lao động. Vì vậy, chúng ta cần phải tiết kiệm, không được sử dụng tiền của lãng phí. Kĩ năng lập kế hoạch sử dụng tiền của bản thân. H: đọc ghi nhớ. 3.Củng cố - Dặn dò: -Thực hành tiết kiệm tiền của, sách vở, đồ dùng, đồ chơi, điện, nước, … trong cuộc sống hằng ngày. -Chuẩn bị bài tiết sau.. THỨ 3. Ngày soạn: Ngày dạy: 2011. . . . . / ... . .. Thứ. .... / 2011 . . ./ . . … /. TIẾT 1 TOÁN: TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI SỐ ĐÓ I.MỤC TIÊU: Giúp HS: - Biết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. - Bước đầu biết giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.KTBC: H: Lên bảng chữa bài tập 4 T: Kiểm tra BT về nhà của một số HS khác..

<span class='text_page_counter'>(172)</span> T: chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 2.Bài mới : a.Giới thiệu bài: b.Hướng dẫn tìm hai số khi biết tổng và hiệu của đó : T: Giới thiệu bài toán H: Đọc bài toán ví dụ trong SGK. T: Bài toán cho biết gì ? T: Bài toán hỏi gì ? T: Vì bài toán cho biết tổng và cho biết hiệu của hai số, yêu cầu chúng ta tìm hai số nên dạng toán này được gọi là bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số. T: hướng dẫn HS vẽ sơ đồ như sau: GV vẽ đoạn thẳng biểu diễn số lớn lên bảng. T: yêu cầu HS suy nghĩ xem đoạn thẳng biểu diễn số bé sẽ như thế nào so với đoạn thẳng biểu diễn số lớn ? T: vẽ đoạn thẳng biểu diễn số bé, sau đó yêu cầu HS lên bảng biểu diễn tổng và hiệu của hai số trên sơ đồ. T: Hướng dẫn giải bài toán (cách 1) H: suy nghĩ cách tìm hai lần của số bé. T: Nếu bớt đi phần hơn của số lớn so với số bé thì số lớn như thế nào so với số bé ? T: Phần hơn của số lớn so với số bé chính là gì của hai số ? T:Khi bớt đi phần hơn của số lớn so với số bé thì tổng của chúng thay đổi thế nào ? Tổng mới là bao nhiêu ? T: Tổng mới lại chính là hai lần của số bé, vậy ta có hai lần số bé là bao nhiêu ? H: trình bày bài giải của bài toán. H: đọc lại lời giải đúng, sau đó nêu cách tìm số bé. T: viết cách tìm số bé lên bảngvà yêu cầu HS ghi nhớ. * Hướng dẫn giải bài toán (cách 2) ( Tiến hành tương tự ) T: kết luận về các cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. c.Luyện tập, thực hành : Bài 1 H: đọc đề bài toán. T: Bài toán cho biết gì ? T: Bài toán hỏi gì ? T: Bài toán thuộc dạng toán gì ? Vì sao em biết điều đó ? H: Làm vào vở. 2 HS lên bảng chữa bài. T: Nhận xét chốt bài giải đúng Bài 2 H: đọc yêu cầu của bài. T: Bài toán thuộc dạng toán gì ? H: Làm vào vở. T: Chấm 5 bài. Nhận xét và chữa bài 3.Củng cố- Dặn dò: H: nêu cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. T: tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. ----------------------------------------------------------------TIẾT 2 LUYỆN TỪ VÀ CÂU : CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÝ NƯỚC NGOÀI.

<span class='text_page_counter'>(173)</span> I. MỤC TIÊU: - Nắm được quy tắc viết tên người, tên địa lý nước ngoài. - Biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng tên người, tên địa lý nước ngoài phổ biến, quen thuộc trong các bài tập 1,2 ( mục III) II. CHUẨN BỊ: - Giấy khổ to viết sẵn nội dung :một bên ghi tên nước, tên thủ đô bỏ trống, 1 bên ghi tên thủ đô tên nước bỏ trống và bút dạ (Nội dung không trùng nhau). - Bài tập 1, 3 phần nhận xét viết sẵn trên bảng lớp. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. KTBC: H: 1 HS đọc cho 3 HS viết các câu sau: +Đồng Đăng có phố Kì Lừa Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh +Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng Vải tơ Nam Định, Lụa hàng Hà Đông… T: Nhận xét cách viết hoa tên riêng và cho điểm từng HS . 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Tìm hiểu ví dụ: Bài 1: T: đọc mẫu tên người và tên địa lí trên bảng. H: Đọc nối tiếp. T: Hướng dẫn HS đọc đúng tên người và tên địa lí trên bảng. Bài 2: H: 1 HS đọc yêu cầu trong SGK. H: Thảo luận cặp: Mỗi tên riêng nói trên gồm mấy bộ phận, mỗi bộ phận gồm mấy tiếng.? H: một số Hs trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung. T: Nhận xét, chốt câu trả lời đúng. T: Cách viết hoa trong cùng một bộ phận như thế nào? Bài 3: H: đọc yêu cầu và nội dung. H: trao đổi cặp đôi, trả lời câu hỏi: cách viết tên một số tên người, tên địa lí nước ngoài đã cho có gì đặc biệt. T: Nhận xét, kết luận. c. Ghi nhớ: H: đọc phần Ghi nhớ. H: lên bảng lấy ví dụ minh hoạ cho từng nội dung. H: nhận xét tên người, tên địa lí nước ngoài bạn viết trên bảng. d. Luyện tập: Bài 1: H: Đọc yêu cầu và nội dung. T: Phát phiếu và bút dạ cho nhóm 4 HS . Yêu cầu HS trao đổi và làm bài tập. H: Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. T: Kết luận lời giải đúng. H: Đọc lại đoạn văn. Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi: +Đoạn văn viết về ai? +Em đã biết nhà bác học Lu-I Pa-xtơ qua phương tiện nào? Bài 2: H: đọc yêu cầu và nội dung..

<span class='text_page_counter'>(174)</span> H: 3 HS lên bảng viết. HS dưới lớp viết vào vở.GV đi chỉnh sửa cho từng em. H: nhận xét, bổ sung bài làm trên bảng. T: Nhận xét, kết luận lời giải đúng. -GV có thể dựa vào những thông tin sau để giới thiệu cho HS . Bài 3: H: đọc đề bài quan sát tranh để đoán thử cách chơi trò chơi du lịch. T: Dán 4 phiếu lên bảng. Yêu cầu các nhóm thi tiếp sức. H: Các nhóm thi đua. Đại diện các nhóm đọc phiếu của nhóm mình. H+T: Bình chọn nhóm đi du lịch tới nhiều nước nhất. 3. Củng cố- dặn dò: T: Khi viết tên người, tên địa lí nước ngoài, cần viết như thế nào? T:Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học thuộc lòng tên nước, tên thủ đô của các nước đã viết ở bài tập 3. TIẾT 3 LỊCH SỬ: ÔN TẬP I.MỤC TIÊU: Học xong bài này HS biết: - Nắm được tên các giai đoạn lịch sử đã học từ bài 1 đến bài 5: + Khoảng năm 700 TCN đến năm 179 TCN: Buổi đầu dựng nước và giữ nước. + Năm 179 TCN đến năm 938 : Hơn 1000 năm đấu tranh giành lại nền độc lập. - Kể lại một số sự kiện tiêu biểu về: + Đời sống người Lạc Việt dưới thời Văn Lang. + Hoàn cảnh, diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. + Diễn biến và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng. II. CHUẨN BỊ: - Băngvà hình vẽ trục thời gian. - Một số tranh, ảnh, bản đồ phù hợp với yêu cầu mục một. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: * Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp. - GV treo băng thời gian ( theo SGK )lên bảng và yêu cầu HS ghi nội dung của mỗi giai đoạn. - Tổ chức cho các em lên bảng ghi nội dung sau khi thải luận. * Hoạt động 2 : (Làm việc theo nhóm). - GV phát phiếu cho mỗi nhóm và yêu cầu HS ghi các sự kiện tương ứng với thời gian có trên trục: khoảng 700 năm TCN,179 TCN, 938. -Tổ chức cho các nhóm báo cáo sau khi thảo luận. * Hoạt động 3 : làm việc cá nhân. - yêu cầu các em chuẩn bị cá nhân theo yêu cầu của mục 3 trong SGK. - tổ chức cho chức cho một số em bấo cáo kết quả làm việc của mình trước lớp. *. Củng cố- dặn dò: Xem lại bài. Xem trước bài “ Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân”. ----------------------------------------------------------TIẾT 4 KỂ CHUYỆN: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I. MỤC TIÊU: - Biết Dựa vào gợi ý (SGK). Biết chọn và kể lại được câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về một ước mơ đẹp hoặc ước mơ viển vông, phi lí..

<span class='text_page_counter'>(175)</span> - Hiểu câu chuyện và nêu được ND chính của truyện. - Nhận xét, đánh giá câu truyện, lời kể của bạn. II. CHUẨN BỊ: Bảng lớp viết sẵn đề bài. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. KTBC: H: 4 HS lên bảng tiếp nối nhau kể từng đoạn truyện Lời ước dưới trăng. T: Nhận xét và cho điểm từng HS . 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn kể chuyện: * Tìm hiểu đề bài: H: 1 HS đọc đề bài. T: Phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch chân dưới các từ: được nghe, được đọc, ước mơ đẹp, ước mơ viển vông, phi lí. H: Giới thiệu những truyện, tên truyện mà mình đã sưu tầm có nội dung trên. H: Đọc phần Gợi ý: T: Những câu truyện kể về ước mơ có những loại nào? Lấy vídụ. +Khi kể chuyện cầu lưu ý đến những phần nào? +Câu truyện em định kể có tên là gì? Em muốn kể về ước mơ như thế nào? * Kể truyện trong nhóm: H: Kể chuyện theo cặp. * Kể truyện trước lớp: H: Thi kể chuyện trước lớp, trao đổi, đối thoại về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa truyện theo các câu hỏi đã hướng dẫn ở những tiết trước. H: Nhận xét về nội dung câu chuyện của bạn, lời bạn kể. T: Nhận xét và cho điểm từng HS . 3. Củng cố-dặn dò: T: Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà kể lại cho người thân nghe những câu truyện đã nghe các bạn kể và chuẩn bị tiết sau.. THỨ 4. Ngày soạn: Ngày dạy: 2011. . . . . / ... . .. Thứ. .... / 2011 . . ./ . . … /. TIẾT 1 TẬP ĐỌC : ĐÔI GIÀY BA TA MÀU XANH I. MỤC TIÊU: - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài (giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng, hợp ND hồi tưởng). - Hiểu ND: chị phụ trách quan tâm tới ước mơ của cậu bé Lái, làm cho cậu rất xúc động và vui sướng đến lớp với đôi giày được thưởng (TL được các CH trong SGK). - Đọc lưu loát toàn bài. Nghỉ hơi đúng, tự nhiên ở những câu dài để tách ý, đọc diễn cảm toàn bài. - Thấy được niềm vui sướng của cậu bé khi được thưởng đôi giày. II.CHUẨN BỊ: Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:.

<span class='text_page_counter'>(176)</span> 1. KTBC: H: Lên bảng đọc thuộc bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ và trả lời câu hỏi nội dung đoạn đọc. T: Nhận xét và cho điểm từng HS . 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: * Luyện đọc và tìm hiểu đoạn 1: H: Đọc cả bài. Cả lớp đọc thầm và trả lới câu hỏi: Bài văn chia làm mấy đọc ? Tìm từng đoạn. T: Chia đoạn, hướng dẫn giọng đọc từng đoạn. H: Đọc nối tiếp đoạn ( 2 lượt ). T: Kết hợp hướng dẫn đọc các từ khó và tìm hiểu từ mới. H: Đọc nhóm đôi. H: 2 HS đọc toàn bài. T: Đọc mẫu cả bài. * Tìm hiểu bài: H: đọc đoạn 1. cả lớp theo dõi, trao đổi và trả lời câu hỏi. +Nhân vật Tôi trong đoạn văn là ai? Ngày bé, chị từng mơ ước điều gì? +Những câu văn nào tả vẻ đẹp của đôi giày ba ta? +Ước mơ của chị phụ trách Đội có trở thành hiện thực không? Vì sao em biết? T: Đoạn 1 cho em biết điều gì? (Ghi ý1 : Ước mơ thời bé của chị phụ trách đội.) H: đọc đoạn 2 và trở lời câu hỏi. +Khi làm công tác Đội, chị phụ trách được phân công làm nhiệm vụ gì? +Chị đã làm gì để động viên cậu bé Lái trong ngày đầu tới lớp? +Những chi tiết nào nói lên sự cảm động và niềm vui của Lái khi nhận đôi giày? T: Đoạn 2 nói lên điều gì? ( Ghi ý 2 : Niềm vui của cậu bé Lái.) * Luyện đọc diễn cảm. T: Chọn 1 đoạn văn, hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 2 H: 2 HS đọc đoạn 2 H: Luyện đọc theo nhóm. Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm đoạn 2 T: Nhận xét, chấm điểm. H: đọc toàn bài. T: Nội dung của bài văn là gì? T: Ghi ý chính của bài. 3. Củng cố- dặn dò: T: Qua bài văn, em thấy chi phụ trách là người như thế nào? +Em rút ra điều gì bổ ích qua nhân vật chị phụ trách ? T: Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học bài. --------------------------------------------------------------TIẾT 3 TOÁN: LUYỆN TẬP I.MỤC TIÊU: - HS biết giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:.

<span class='text_page_counter'>(177)</span> .1. KTBC: H:’ Lên bảng làm bài tập 2 T: Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 2 .Bài mới : a.Giới thiệu bài: b.Hướng dẫn luyện tập : Bài 1 H: đọc đề bài, H: Nêu lại cách tìm số lớn, cách tìm số bé trong bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. H: Tự làm bài vào vở H: 3 HS lên bảng chữa bài T: Nhận xét, chốt kết quả đúng. a)Số lớn là: b) Số lớn là: (24 + 6) : 2 = 15 (60 + 12) : 2 = 36 Số bé là: Số bé là: 15 – 6 = 9 36 – 12 = 24 Bài 2 H: Đọc đề bài toán, nêu dạng toán và tự làm bài. T: Chấm 5 bài, nhận xét, chữa bài Bài giải Tuổi của chị là: (36 + 8) : 2 = 22 (tuổi) Tuổi của em là: 22 – 8 = 14 (tuổi) Đáp số: chị 22 tuổi. Em 14 tuổi Bài 4 H: Nêu yêu cầu H: Làm vào vở. Đổi chéo vở kiểm tra. H: 2 HS lên bảng làm bài. T: Nhận xét, chốt kết quả đúng. 3.Củng cố- Dặn dò: T: Tổng kết giờ học. Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. ----------------------------------------------------------TIẾT 3 TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN I. MỤC TIÊU: - Viết được câu mở đầu cho đoạn văn 1, 3, 4 (ở tiết TLV tuần 7)- (BT1) - Nhận biết được cách sắp xếp theo trình tự thời gian của các đoạn văn và tác dụng của câu mở đầu ở mỗi đoạn văn (BT2). - Kể lại được câu chuyện đã học có các sự việc được sắp xếp theo trình tự thời gian (BT3) II. CHUẨN BỊ: Tranh minh hoạ cốt truyện Vào nghề trang 73., SGK.Giấy khổ to và bút dạ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. KTBC: H: Đọc bài viết về giấc mơ ( tiết trước ) T: Nhận xét chấm điểm cho HS..

<span class='text_page_counter'>(178)</span> 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn làm bài tập: H: 2 HS kể lại và tóm tắt nội dung truyện “ Vào nghề ” T: Nhận xét, tóm tắt lại cốt truyện. Bài 1: H: đọc yêu cầu. T: Phát phiếu cho HS . Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và viết câu mở đầu cho từng đoạn. H: Các nhóm thảo luận, đại diện các nhóm mang nộp phiếu. H: 1 HS lên sắp xếp các phiếu đã hoàn thành theo đúng trình tự thời gian. H: nhận xét, phát biểu ý niến. T: Ghi nhanh các cách mở đoạn khác nhau của từng HS vào bên cạnh. T: Kết luận về những câu mở đoạn hay. Bài 2 H: đọc yêu cầu. H: Đọc toàn truyện và thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi. +Các đoạn văn được sắp xếp theo trình tự nào? +Các câu mở đoạn đóng vai trò gì trong việc thể hiện trình tự ấy? Bài 3: H: đọc yêu cầu. -Em chọn câu truyện nào đã đọc để kể? H: kể chuyện trong nhóm. H: tham gia thi kể chuyện. HS chưa kể theo dõi, nhận xét xem câu chuyện bạn kể đã đúng trình tự thời gian chưa? T: Nhận xét, cho điểm HS . 3. Củng cố-dặn dò: T: Phát triển câu truyện theo trình tự thời gian nghĩa là thế nào? T: Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà viết lại một câu truyện theo trình tự thời gian vào vở bài tập và chuẩn bị bài sau.: ------------------------------------------------------------------------. TIẾT 4 MỸ THUẬT: Bài 8: Tập nặn tạo dáng NẶN CON VẬT QUEN THUỘC I. MỤC TIÊU - HS nhận biết được hình dáng, đặc điểm của con vật. - HS biết cách nặn và nặn được con vật theo ý thích - HS thêm yêu mến các con vật. II. CHUẨN BỊ : GV: - Tranh ảnh 1 số con vật quen thuộc.Sản phẩn nặn con vật của HS lớp trước. - Đất nặn hoặc giấy màu, hồ dán,... HS: - Đất nặn hoặc vở thực hành, giấy màu, hồ dán,... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC - Giới thiệu bài mới. HĐ1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét. - GV cho HS xem tranh , ảnh 1 số con vật và đặt câu hỏi: + Đây là con vật gì ? + Hình dáng, các bộ phận của con vật ? + Hình dáng con vật khi hoạt động ? + Kể thêm 1 số con vật mà em biết ?.

<span class='text_page_counter'>(179)</span> - GV tóm tắt: - GV cho xem sản phẩm của HS lớp trước. HĐ2: Hướng dẫn HS cách nặn. - GV y/c HS nêu các bước nặn con vật. + Nặn các bộ phận chính trước. + Nặn chi tiết. + Ghép dính các bộ phận. + Tạo dáng và sữa chữa con vật - GV hướng dẫn: Có 2 cách nặn C1: Nặn từng bộ phận rồi ghép dính lại. C2: Nặn con vật từ 1 thỏi đất,.... HĐ3: Hướng dẫn HS thực hành. - GV y/c HS chia nhóm - GV bao quát lớp, nhắc nhở nhóm nào yếu chọn con vật đơn giản để nặn,...tạo dáng cho sinh độg. - GV giúp đỡ nhóm yếu,động viên nhóm khá giỏi HĐ4: Nhận xét, đánh giá. - GV y/c các nhóm trình bày sản phẩm. - GV gọi 2 đến 3 HS nhận xét. - GV nhận xét bổ, đánh giá bổ sung. * Dặn dò: -Về nhà quan sát, sưu tầm tranh, ảnh hoa, lá - Nhớ đưa vở, bút chì, tẩy, màu,... ------------------------------------------------------TIẾT 5 THỂ DỤC : BÀI 15: ĐI THƯỜNG THEO NHỊP CHUYỂN HƯỚNG PHẢI TRÁI TRÒ CHƠI “ NÉM TRÚNG ĐÍCH ” I. MỤC TIÊU : - Thực hiện động tác đi thường theo nhịp chuyển hướng phải trái cơ bản đúng. - Biết cách chơi và tham gia chơi trò chơi: Ném trúng đích. - Biết giữ đúng khoảng cách trong khi tập luyện II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN : Địa điểm : Trên sân trường.Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. Phương tiện : Chuẩn bị 1 còi, III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Phần mở đầu: T: nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học, chấn chỉnh đội ngũ trang phục tập luyện H: Trò chơi: Diệt các con vật 2. Phần cơ bản: * Đội hình, đội ngũ: * Ôn đi thường theo nhịp chuyển hướng phải trái H: Chia tổ tập luyện. Do tổ trưởng điều khiển T: Quan sát - sửa chữa H: Tập hợp cả lớp, cho từng tổ thi đua trình diễn.

<span class='text_page_counter'>(180)</span> T: Quan sát, nhận xét biểu dương H: Lớp tập lại vài lân kết hợp củng cố * Trò chơi: " Ném trúng đích " T: Tập hợp HS theo đội hình chơi, nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và luật chơi,rồi cho 1 tổ lên chơi thử. H: Cả lớp cùng chơi T: nhận xét tuyên dương tổ chơi tốt 3. Phần kết thúc: H: Cả lớp vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp H:Thả lỏng các khớp chân tay T: Nhận xét đánh giá giờ học. THỨ 5. Ngày soạn: Ngày dạy: 2011. . . . . / ... . .. Thứ. .... / 2011 . . ./ . . … /. TIẾT 1 TOÁN: GÓC NHỌN, GÓC TÙ, GÓC BẸT I.MỤC TIÊU: -Giúp HS: - HS nhận biết được góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt (bằng trực giác hoặc sử dụng ê-ke) - HS biết dùng e ke để nhận dạng góc và kiểm tra. II. CHUẨN BỊ: Thước thẳng, ê ke (dùng cho GV và cho HS) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1.KTBC: H: 2 HS chữa bài tập 4 tiết trước. T: chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 2.Bài mới : a.Giới thiệu bài: b.Giới thiệu góc nhọn, góc tù, góc bẹt : * Giới thiệu góc nhọn T: Vẽ lên bảng góc nhọn AOB như phần bài học SGK. H: Đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc này. T giới thiệu: Góc này là góc nhọn. T: Hãy dùng ê ke để kiểm tra độ lớn của góc nhọn AOB và cho biết góc này lớn hơn hay bé hơn góc vuông. H nêu: Góc nhọn bé hơn góc vuông. H: Lên bảng vẽ 1 góc nhọn (Lưu ý HS sử dụng ê ke để vẽ góc nhỏ hơn góc vuông). * Giới thiệu góc tù T: Vẽ lên bảng góc tù MON như SGK. H: Đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc. T giới thiệu: Góc này là góc tù. H: Dùng ê ke để kiểm tra độ lớn của góc tù MON và cho biết góc này lớn hơn hay bé hơn góc vuông. T nêu: Góc tù lớn hơn góc vuông. H: Lên bảng vẽ 1 góc tù (Lưu ý HS sử dụng ê ke để vẽ góc lớn hơn góc vuông).

<span class='text_page_counter'>(181)</span> *Giới thiệu góc bẹt T: Vẽ lên bảng góc bẹt COD như SGK. H: Đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc. T: Vừa vẽ hình vừa nêu: Cô tăng dần độ lớn của góc COD, đến khi hai cạnh OC và OD của góc COD “thẳng hàng” (cùng nằm trên một đường thẳng). Lúc đó góc COD được gọi là góc bẹt. T hỏi: Các điểm C, O, D của góc bẹt COD như thế nào với nhau ? H: Sử dụng ê ke để kiểm tra độ lớn của góc bẹt so với góc vuông. H: Vẽ và gọi tên 1 góc bẹt. c.Luyện tập, thực hành : Bài 1 H: Đọc yêu cầu H: Quan sát các góc trong SGK và đọc tên các góc, nêu rõ góc đó là góc nhọn, góc vuông, góc tù hay góc bẹt. T: Nhận xét, có thể vẽ thêm nhiều hình khác trên bảng và yêu cầu HS nhận biết các góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt. Bài 2 H: Đọc yêu cầu. T: Hướng dẫn HS dùng ê ke để kiểm tra các góc của 1 hình tam giác trong bài. H: Dùng thước kiểm tra, nêu kết quả. T: Nhận xét, có thể yêu cầu HS nêu tên từng góc trong mỗi hình tam giác và nói rõ đó là góc nhọn, Góc vuông hay góc tù ? 3.Củng cố- Dặn dò: T: tổng kết giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau. --------------------------------------------------------------------TIẾT 3 LUYỆN TỪ VÀ CÂU : DẤU NGOẶC KÉP I. MỤC TIÊU: - Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép, cách dùng dấu ngoặc kép (Nội dung ghi nhớ ) - Biết vận dụng những hiểu biết đã học để dùng dấu ngoặc kép trong khi viết.( mục III ) II. CHUẨN BỊ: Bảng lớp viết sẵn nội dung bài tập 1 phần Nhận xét. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. KTBC: H: 1 HS lên bảng đọc cho 3 HS viết, HS dưới lớp viết vào vở nháp: Lu-I Pa-xtơ, Ga-garin, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-pa,… T: Nhận xét cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài của HS . 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Tìm hiểu ví dụ: Bài 1: H: Đọc yêu cầu và nội dung. H: Đọc thầm và trả lời câu hỏi: +Những từ ngữ và câu nào được đặt trong dấu ngoặc kép? T: Dùng phấn màu gạch chân những từ ngữ và câu văn đó. + Những từ ngữ và câu văn đó là của ai? +Những dấu ngoặc kép dùng trong đoạn văn trên có tác dụng gì? T: Nhận xét, rút kết luận. Bài 2: H: Đọc yêu cầu..

<span class='text_page_counter'>(182)</span> H: Thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: khi nào dấu ngoặc kép được dùng độc lập. Khi nào dấu ngoặc kép được dùng phối hợp với dấu 2 chấm? H: Một số HS trả lời. T: Nhận xét, chốt câu trả lời đúng. Bài 3: H: Đọc yêu cầu và nội dung. T: Giới thiệu về con Tắc kè T: Từ “lầu”chỉ cái gì?T: Tắc kè hoa có xây được “lầu” theo nghĩa trên không? +Từ “lầu” trong khổ thơ được dùng với nghĩa gì? +Dấu ngoặc kép trong trường hợp này được dùng làm gì? H: Trả lời các câu hỏi. T: Nhận xét chốt câu trả lời đúng. c. Ghi nhớ: H: Đọc ghi nhớ. H: Tìm những ví dụ cụ thể về tác dụng của dấu ngoặc kép. T: Nhận xét d. Luyện tập: Bài 1 H: Đọc yêu cầu và nội dung bài. H: Trao đổi theo cặp và tìm lời nói trực tiếp. H: Một số HS trình bày, các HS nhận xét. T: Nhận xét, chữa bài. Bài 2: H: Đọc đề bài. H: Thảo luận và trả lời câu hỏi. H: Trả lời, nhận xét bổ sung. T: Nhận xét, kết luận. Bài 3: a/. H: Đọc yêu cầu và nội dung. H: Làm bài vào vở. 2 HS làm bàiở bảng lớp. T: Kết luận lời giải đúng.: Con nào con nấy hết sức tiết kiệm “vôi vữa”. T: Tại sao từ “vôi vữa” được đặt trong dấu ngoặc kép? b/. tiến hành tương tự như câu a. 3. Củng cố dặn dò: T: Hãy nêu tác dụng của dấu ngoặc kép. T: Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà viết lại bài tập 3 vào vở và chuẩn bị bài sau. ---------------------------------------------------------------TIẾT 4 KHOA HỌC : ĂN UỐNG KHI BỊ BỆNH I. MỤC TIÊU: Giúp HS: -Nhận biết người bệnh cần được ăn uống đủ chất, chỉ một số bệnh phải ăn kiêng theo chỉ dẫn của bác sĩ. - Biết ăn uống hợp lý khi bị bệnh. - Biết cách phòng chống mất nước khi bị tiêu chảy: pha được dung dịch ô-rê-dôn hoặc chuẩn bị nước cháo muối khi bản thân hoặc người thân bị tiêu chảy. - GDKNS : Kĩ năng tự nhận thức về chế độ ăn uống khi bị bệnh thông htường ; Kĩ năng ứng xử phù hợp khi bị bệnh II. CHUẨN BỊ: -Bảng lớp ghi sẵn các câu thảo luận. Phiếu ghi sẵn các tình huống..

<span class='text_page_counter'>(183)</span> III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1.Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi: 1) Những dấu hiệu nào cho biết khi cơ thể khoẻ mạnh hoặc lúc bị bệnh ? 2) Khi bị bệnh cần phải làm gì ? T: Nhận xét và cho điểm HS. 2.Bài mới: * Giới thiệu bài: * Hoạt động 1: Chế độ ăn uống khi bị bệnh. T: Tiến hành hoạt động nhóm theo định hướng: Quan sát hình minh hoạ trang 34, 35 /SGK thảo luận và trả lời các câu hỏi: 1) Khi bị các bệnh thông thường ta cần cho người bệnh ăn các loại thức ăn nào ? 2) Đối với người bị ốm nặng nên cho ăn món đặc hay loãng ? Tại sao ? 3) Đối với người ốm không muốn ăn hoặc ăn quá ít nên cho ăn thế nào ? 4) Đối người bệnh cần ăn kiêng thì nên cho ăn như thế nào ? 5) Làm thế nào để chống mất nước cho bệnh nhân bị tiêu chảy, đặc biệt là trẻ em ? H: Các nhóm thảo luận, đại diện nhóm trình bày ( mỗi nhóm trả lời 1 ý). Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Kĩ năng tự nhận thức về chế độ ăn uống khi bị bệnh thông thường ; T: Nhận xét, tổng hợp ý kiến của các nhóm HS. H: 2 HS đọc mục Bạn cần biết. * Hoạt động 2: Thực hành: Chăm sóc người bị tiêu chảy. H: Tiến hành hoạt động nhóm theo định hướng: HS nhận các đồ dùng GV đã chuẩn bị. T: Yêu cầu HS xem kĩ hình minh họa trang T: Yêu cầu HS xem kĩ hình minh họa trang 35 / SGK và tiến hành thực hành nấu nước cháo muối và pha dung dịch ô-rê-dôn. H: Thực hành theo nhóm T: Giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. H: Một vài nhóm lên trình bày sản phẩm thực hành và cách làm. Các nhóm khác theo dõi, bổ sung. T: Nhận xét, tuyên dương các nhóm làm đúng các bước và trình bày lưu loát. T: Kết luận: Người bị tiêu chảy mất rất nhiều nước. Do vậy ngoài việc người bệnh vẫn ăn bình thường, đủ chất dinh dưỡng chúng ta cần cho họ uống thêm nước cháo muối và dung dịch ô-rê-dôn để chống mất nước. Kĩ năng ứng xử phù hợp khi bị bệnh 3.Củng cố- dặn dò: T: Nhận xét tiết học. T:Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết. ------------------------------------------------------------------TIẾT 5 KĨ THUẬT : KHÂU ĐỘT THƯA ( Tiết 2 ) I. MỤC TIÊU: -HS biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa. -Khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu. -Hình thành thói quen làm việc kiên trì, cẩn thận. II. CHUẨN BỊ: -Tranh quy trình , mẫu đường khâu đột thưa,vật liệu và dụng cụ cần thiết: III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:.

<span class='text_page_counter'>(184)</span> 1.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ của HS. 2.Dạy bài mới: a)Giới thiệu bài: b)HS thực hành khâu đột thưa: * Hoạt động 3: HS thực hành khâu đột thưa H: Nêu các bước thực hiện cách khâu đột thưa. T: Nhận xét và củng cố kỹ thuật khâu mũi đột thưa qua hai bước: +Bước 1:Vạch dấu đường khâu. +Bước 2: Khâu đột thưa theo đường vạch dấu. T: Hướng dẫn thêm những điểm cần lưu ý khi thực hiện khâu mũi đột thưa. T: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS và nêu thời gian yêu cầu HS thực hành. H: Tiến hành thực hành khâu đột thưa. T: Quan sát uốn nắn thao tác cho những HS còn lúng túng hoặc chưa thực hiện đúng. * Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập của HS T: Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành. T: Nêu tiêu chẩn đánh giá sản phẩm: +Đường vạch dấu thẳng, cách đều cạnh dài của mảnh vải. +Khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu. +Đường khâu tương đối phẳng, không bị dúm. +Các mũi khâu ở mặt phải tương đối bằng nhau và cách đều nhau. +Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định. H: Nhận xét các bnaif của bạn, chọn sản phẩm đẹp nhất. T: Nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS. 3. Nhận xét- dặn dò: T: Nhận xét sự chuẩn bị và tinh thần, thái độ, kết quả học tập của HS. Dặn HS chuẩn bị tiết sau. -------------------------------------------------------------TIẾT 5 ÂM NHẠC: HỌC HÁT: TRÊN NGỰA TA PHI NHANH I. MỤC TIÊU: - Hát đúng giai điệu và lời ca, biết thể hiện tình cảm của bài hát. - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Nhạc cụ (thanh phách), chép sẵn nội dung bài hát lên bảng. - Học sinh: Vở, thanh phách. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi 2 em lên bảng hát 1 em hát bài “Em yêu hòa bình” 1 em hát bài “Bạn ơi lắng nghe” - Giáo viên nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài: b. Nội dung: - Giáo viên hát mẫu bài hát 1 lần giới thiệu về tác giả tác phẩm. - Giáo viên dạy học sinh hát từng câu theo lối móc xích..

<span class='text_page_counter'>(185)</span> - Trước khi hát cho học sinh luyện cao độ âm o, a. Trên đường gập ghềnh ngựa phi nhanh3 Trên đường gập ghềnh ngựa phi nhanh Vó câu nhẹ tênh, lắc lư nhịp nhàng Biển bạc, rừng vàng đồng xanh mở rộng Bao la, ta phi khắp chốn thăm các bạn bè yêu mến, tổ quốc mẹ hiền chắp cánh cho đoàn đội ta phi nhanh3 (ta phi nhanh3)3. - Cho học sinh hát kết hợp toàn bài với nhiều hình thức cả lớp - dãy - tổ. ? Qua học bài hát này em cho biết bài hát nói lên điều gì - Cho cả lớp hát lại 1 lần bài hát để thấy được điều đó. 3. Tổng kết - Cho cả lớp hát lại bài hát 1 lần. - Dặn dò: Về nhà các em ôn lại bài hát, giáo viên nhận xét tiết học. THỨ 6. Ngày soạn: Ngày dạy: 2011. . . . . / ... . .. Thứ. .... / 2011 . . ./ . . … /. TIẾT 1 TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP KỂ CHUYỆN I. MỤC TIÊU: - Kể lại được câu chuyện đã học hoặc đã đọc II. CHUẨN BỊ: Mỗi HS chọn 1 câu chuyện đã nghe, đã đọc chuẩn bị kể theo nhóm III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. KTBC: H: Lên bảng đọc lại bài viết của mình tiết trước đã hoàn thành ở nhà. T:Nhận xét và cho điểm từng HS . 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn HS làm bài: Bài 1: H: Đọc yêu cầu. H : Nối tiếp nhau nêu lên câu chuyện mình sẽ kể : tên truyện, các nhân vật trong truyện T : Chia HS thành các nhóm 4, H: Tập kể trong nhóm. T: Theo dõi hướng dẫn HS các nhóm. H: HS các nhóm thi kể bvề câu chuyện của mình. Sau khi kể xong HS nêu nội dung của truyện. Các HS khác nhận xét, T: Nhận xét, cho điểm HS . 3. Củng cố- dặn dò: T: Tổng kết những câu chuyện hay, có ý nghĩa. T:Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà viết lại màn 1 hoặc màn 2 theo 2 cách vừa học. -----------------------------------------------------------------TIẾT 2 TOÁN : HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC.

<span class='text_page_counter'>(186)</span> I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Có biểu tượng về 2 đường thẳng vuông góc. - Kiểm tra được hai đường thẳng vuông góc với nhau bằng ê ke II. CHUẨN BỊ: -Ê ke, thước thẳng (cho GV và HS). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.KTBC: H: 2 HS lên bảng dùng êke kẻ một góc vuông, một góc bẹt, một góc tù T: Kiểm tra BT về nhà của một số HS khác.. T: Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới : a.Giới thiệu bài: b.Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc : T: Vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD. H: Đọc tên hình trên bảng và cho biết đó là hình gì ? T: Các góc A, B, C, D của hình chữ nhật ABCD là góc gì ? (góc nhọn, góc vuông, góc tù hay góc bẹt ?) T: Vừa thực hiện thao tác, vừa nêu: Cô kéo dài cạnh DC thành đường thẳng DM, kéo dài cạnh BC thành đường thẳng BN. Khi đó ta được hai đường thẳng DM và BN vuông góc với nhau tại điểm C. T: Hãy cho biết góc BCD, góc DCN, góc NCM, góc BCM là góc gì ? T: Các góc này có chung đỉnh nào ? ( Chung đỉnh C ) T: Vậy hai đường thẳng BN và DM vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh C. H: Quan sát các đồ dùng học tập của mình, quan sát lớp học để tìm hai đường thẳng vuông góc có trong thực tế cuộc sống. T: Hướng dẫn HS vẽ hai đường thẳng vuông góc với nhau H: Cả lớp thực hành vẽ đường thẳng NM vuông góc với đường thẳng PQ tại O. c.Luyện tập, thực hành : Bài 1 T: Vẽ lên bảng hai hình a, b như bài tập trong SGK. T: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? T: Yêu cầu HS cả lớp cùng kiểm tra. H: Kiểm tra nêu ý kiến. T: Nhận xét, chốt kết quả đúng. Bài 2 H: Đọc đề bài. T: Vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD, sau đó yêu cầu HS suy nghĩ và ghi tên các cặp cạnh vuông góc với nhau có trong hình chữ nhật ABCD vào VBT. H: Nối tiếp nhau đọc kết quả. T: Nhận xét, chốt kết quả đúng. Bài 3 ( a ) H: Đọc đề bài, sau đó tự làm bài. H: 2 HS lên bảng chữa bài. T: Nhận xét, chốt kết quả đúng 3.Củng cố- Dặn dò: T: Tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau..

<span class='text_page_counter'>(187)</span> TIẾT 3 ĐỊA LÍ : HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở TÂY NGUYÊN I.MỤC TIÊU : -Học xong bài này HS biết : -Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Tây Nguyên: + Trồng cây công nghiệp lâu năm ( cao su, cà phê, hồ tiêu, chè . . . ) trên đất ba dan. + Chăn nuôi trâu, bò trên đồng cỏ. - Dựa vào bảng số liệu biết loại cây công nghiệp và vật nuôi được nuôi trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên. - Quan sát hình, nhận xét về vùng trồng cà phê ở Buôn Ma Thuột. II.CHUẨN BỊ : -Bản đồ Địa lí tự nhiên VN . -Tranh, ảnh về vùng trồng cây cà phê,một số sản phẩm cà phê Buôn Ma Thuột. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.KTBC : H: Kể tên các dân tộc đã sống từ lâu đời ở Tây Nguyên. -Nêu một số nét về trang phục và lễ hội ở Tây Nguyên . T: Nhận xét ghi điểm . 2. Bài mới : a.Giới thiệu bài: b.Phát triển bài : 1/.Trồng cây công nghiệp trên đất ba dan : *Hoạt động nhóm : H: Dựa vào kênh chữ và kênh hình ở mục 1, HS trong nhóm thảo luận theo các câu hỏi gợi ý sau : +Kể tên những cây trồng chính ở Tây Nguyên (quan sát lược đồ hình 1). Chúng thuộc loại cây công nghiệp, cây lương thực hoặc rau màu ? +Cây công nghiệp lâu năm nào được trồng nhiều nhất ở đây? (quan sát bảng số liệu ) +Tại sao ở Tây Nguyên lại thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp ? H: Các nhóm thảo luận. Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. T: Sửa chữa ,giúp các nhóm hoàn thiện phần trả lời . T: Giải thích thêm cho HS biết về sự hình thành đất đỏ ba dan. *Hoạt động cả lớp : H: Quan sát tranh ,ảnh vùng trồng cây cà phê ở Buôn Ma Thuột hoặc hình 2 trong SGK ,nhận xét vùng trồng cà phê ở Buôn Ma Thuột (giúp cho HS có biểu tượng về vùng chuyên trồng cà phê) . H: Lên bảng chỉ vị trí ở Buôn Ma Thuột trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN T: Không chỉ ở Buôn Ma Thuột mà hiện nay ở Tây Nguyên có những vùng chuyên trồng cà phê và những cây công nghiệp lâu năm khác như : cao su ,chè , cà phê … T: Các em biết gì về cà phê Buôn Ma Thuột ? T: Giới thiệu cho HS xem một số tranh, ảnh về sản phẩm cà phê của Buôn Ma thuột (cà phê hạt ,cà phê bột…) T: Hiện nay ,khó khăn lớn nhất trong việc trồng cây công nghiệp ở Tây Nguyên là gì ?.

<span class='text_page_counter'>(188)</span> T: Người dân ở Tây Nguyên đã làm gì để khắc phục khó khăn này ? T: Nhận xét , kết luận . 2/.Chăn nuôi gia súc lớn trên các đồng cỏ : *Hoạt động cá nhân : H: Dựa vào hình 1, bảng số liệu ,mục 2 trong SGK ,trả lời các câu hỏi sau : +Hãy kể tên những vật nuôi chính ở Tây Nguyên . +Con vật nào được nuôi nhiều ở Tây Nguyên? +Tại sao ở Tây Nguyên lại thuận lợi để phát triển chăn nuôi gia súc lớn ? +Ở Tây Nguyên voi được nuôi để làm gì ? H: Trả lời câu hỏi , các HS khác nhận xét, bổ sung. T: Sửa chữa và giúp HS hoàn thiên câu trả lời . 4.Củng cố : T: Trình bày tóm lại những đặc điểm tiêu biểu về hoạt động trồng cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn ở Tây Nguyên . H: Đọc bài học trong khung . H: Kể tên các loại cây trồng và con vật chính ở Tây Nguyên ? -Tây Nguyên có những thuận lợi nào để phát triển chăn nuôi gia súc ? T: Nhận xét giờ học. Dặn : Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài này phần tiếp theo. ------------------------------------------------------------------TIẾT 4 THỂ DỤC: BÀI 16: ĐỘNG TÁC VƯƠN THỞ VÀ TAY .. TRÒ CHƠI “NHANH LÊN BẠN ƠI ” I. MỤC TIÊU : - HS bước đầu thực hiện được 2 động tác vươn thở và tay của bài thể dục phát triển chung. - Biết cách chơi và tham gia chơi trò chơi: Nhanh lên bạn ơi!. - Biết giữ đúng khoảng cách trong khi tập luyện II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN : Địa điểm : Trên sân trường.Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. Phương tiện : Chuẩn bị 1 còi, phấn trắng, thước dây, 4 cờ nhỏ, cốc đựng các để phục vụ cho trò chơi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1, Phần mở đầu: T: Nhận lớp, kiểm tra sĩ số, phổ biến nội dung , yêu cầu buổi học. H: Khởi động các khớp chân, tay H: Chơi trò chơi ( tự chọn ) 2, Phần cơ bản: a, Bài thể dục phát triển chung * Động tác vươn thở: T : Nêu đông tác, vừa làm mẫu vừa phân tích động tác, giảng giải tưng nhịp để hs bắt chước T : Vừa hô nhịp chậm vừa quan sát nhắc nhở HS tập. T: Hô nhịp cho hs tập toàn bộ động tác H: Lớp trưởng hô nhịp cho cả lớp tập ( 3 - 4 lần) * Động tác tay:.

<span class='text_page_counter'>(189)</span> T : Nêu động tác và làm mẫu cho hs quan sát và bắt chước H: Vài HS tập mẫu cho cả lớp quan sát H: Lớp trưởng hô cho cả lớp tập T: Quan sát và nhận xét * Trò chơi: "Nhanh lên bạn ơi " T: Nhắc lại cách chơi, cho HS chơi thử một lần. H: Các nhóm thi chơi và phân thắng thua T: Tuyên dương nhóm chơi tốt 3, Phần kết thúc: H: Tập hợp lớp thành 2 hàng dọc, thả lỏng các khớp chân tay T: Nhận xét đánh giá giờ học - Chuẩn bị bài sau --------------------------------------------------------------TIẾT 5 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ:. Sinh hoạt Đội. 1.Tập hợp lớp ở sân trường-điểm số- báo cáo. 2.Chi đội trưởng đánh giá tình hình mọi mặt trong tuần. + Nề nếp.Học tập.Vệ sinh. Chuyên cần. +Các phong trào của chi đội. + Các bạn đội viên khác có ý kiến bổ sung 3.GV đánh giá chung. - Nhìn chung nề nếp lớp học được duy trì và thực hiện tốt. -Học tập: Có nhiều em rất tiến bộ,chăm chú trong giờ học làm bài tập và làm bài đầy đủ( Minh, Xếp, Cam ...) Tuy nhiên còn một số bạn chưa học bài cũ: Nhung, Nhường . . -Vệ sinh đảm bảo sạch sẻ -Tỉ lệ chuyên cần chưa cao. Vắng : Vinh, Phi Líp 4.Kế hoạch tới -Đi học đều, duy trì tốt nề nếp lớp học. -Vệ sinh cá nhân và lớp học sạch sẻ. -Học bài và làm bài tập đầy đủ ở nhà.Ngồi học phải chú ý lắng nghe cô giảng bài và học tập tích cực. Tích cực ôn tập chuẩn bị kiểm tra giữa kỳ I. 5.Sinh hoạt Đội T: Cho HS: + Ôn lại nghi thức Đội. + Chào cờ,quay phải,trái,điểm số báo cáo. -Trò chơi: Kết đoàn. Kiểm tra, ngày tháng năm 2011 P.Khối trưởng.

<span class='text_page_counter'>(190)</span> TUẦN 9 THỨ 2. Ngày soạn: Ngày dạy: 2011. . . . . / ... . .. Thứ. .... / 2011 . . ./ . . … /. TIẾT 1 TẬP ĐỌC : THƯA CHUYỆN VỚI MẸ I. MỤC TIÊU: -Đọc rành mạch, trôi chảy; Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại. Đọc đúng các từ ngữ: kiếm sống, dòng dõi quan sang, phì phào, cúc cắc . . . -Hiểu nội dung : Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý . -GDKNS: Kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng giao tiếp, Kĩ năng thương lượng II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. KTBC: H: 2 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài Đ ôi giày ba ta màu xanh và trả lời câu hỏi về nội dung bài. T: Nhận xét và cho điểm HS . 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: * Luyện đọc : H: Đọc cả bài (1 HS ) T: Chia đoạn: +Đoạn 1: Từ ngày phải nghỉ học … đến phải kiếm sống. +Đoạn 2: mẹ Cương … đến đốt cây bông. T: Hướng dẫn HS chú ý giọng đọc từng đoạn. H: Đọc nối tiếp đoạn 3 lượt. T: Kết hợp hướng dẫn HS phát âm đúng và tìm hiểu một số từ khó. H: Đọc theo cặp. H: 1 HS đọc cả bài. T: Đọc mẫu cả bài. * Tìm hiểu bài: H: Đọc đoạn 1 trao đổi và trả lời câu hỏi: +Cương xin mẹ đi học nghề gì? +Đoạn 1 nói lên điều gì? Kĩ năng giao tiếp. T: Rút ý 1, Ghi ý 1 : Cương muốn được học nghề thợ rèn H: Đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi. +Mẹ Cương phản ứng như thế nào khi em trình bày ước mơ của mình? +Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào? +Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào? +Nội dung chính của đoạn 2 là gì? T: Rút ý 2 : Nghề nào cũng đáng quý. H: Đọc từng đoạn. Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi 4, SGK. H: Trả lời và bổ sung. Kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng thương lượng..

<span class='text_page_counter'>(191)</span> T: Nhận xét, chốt ý đúng * Luyện đọc: H: 3 HS đọc phân vai. Cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay phù hợp từng nhân vật. H: Luyện đọc theo nhóm 3 theo cách đọc đã phát hiện. H: 2 cặp thi đọc T: Hướng dẫn cho HS đọc diễn cảm đoạn văn 2. H: Đọc trong nhóm. H: Thi đọc diễn cảm đoạn 2. T: Nhận xét chấm điểm. 3. Củng cố- dặn dò: T: Nội dung chính của bài muốn nói lên điều gì ? (Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý ) T: Chốt nội dung chính, ghi bảng. Liên hệ thực tế. T: Nhận xét tiết học. Dặn vền nhà học bài, chuẩn bị bài sau. ----------------------------------------------------------------------TIẾT 2 TOÁN : HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG I.MỤC TIÊU: Giúp HS: - HS Có biểu tượng về hai đường thẳng song song. - Nhận biết được hai đường thẳng song song. II. CHUẨN BỊ: -Thước thẳng và ê ke. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.KTBC: H: 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập 2 tiết trước. T: Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 2.Bài mới : a.Giới thiệu bài: b.Giới thiệu hai đường thẳng song song : T: Vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD và yêu cầu HS nêu tên hình. T: Dùng phấn màu kéo dài hai cạnh đối diện AB và DC về hai phía và nêu: Kéo dài hai cạnh AB và DC của hình chữ nhật ABCD ta được hai đường thẳng song song với nhau. H: Tự kéo dài hai cạnh đối còn lại của hình chữ nhật là AD và BC. T: Kéo dài hai cạnh AC và BD của hình chữ nhật ABCD chúng ta có được hai đường thẳng song song không ? T: Hai đường thẳng song song với nhau không bao giờ cắt nhau. H: Quan sát đồ dùng học tập, quan sát lớp học để tìm hai đường thẳng song song có trong thực tế cuộc sống. H: Vẽ hai đường thẳng song song (chú ý ước lượng để hai đường thẳng không cắt nhau là được). c.Luyện tập, thực hành : Bài 1 H: Nêu yêu cầu. T: Vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD, sau đó chỉ cho HS thấy rõ hai cạnh AB và DC là một cặp cạnh song song với nhau. T: Ngoài cặp cạnh AB và DC trong hình chữ nhật ABCD còn có cặp cạnh nào song song với nhau ?.

<span class='text_page_counter'>(192)</span> H: Cạnh AD và BC song song với nhau. T: Vẽ lên bảng hình vuông MNPQ và yêu cầu HS tìm các cặp cạnh song song với nhau có trong hình vuông MNPQ. H: Thảo luận cặp, nêu kết quả. T: Nhận xét, chốt kết quả đúng Bài 2 H: 1 HS đọc đề bài trước lớp. H: Quan sát hình thật kĩ và nêu các cạnh song song với cạnh BE. T: Có thể yêu cầu HS tìm các cạnh song song với AB (hoặc BC, EG, ED). Bài 3a H: Nêu yêu cầu. H: Thảo luận nhóm: Quan sát kĩ các hình trong bài. H: Đại diện nhóm nêu kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. T: Nhận xét, chốt kết quả đúng 3.Củng cố- Dặn dò: T: Tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. -------------------------------------------------------------------TIẾT 3 CHÍNH TẢ : THỢ RÈN I.MỤC TIÊU: - Nghe viết đúng chính tả bài “Thợ rèn”; trình bày đúng các khổ thơ và dòng thơ 7 chữ. - Làm đúng bài tập chính tả phân biệt uôn/uông. II. CHUẨN BỊ: Bài tập 2b viết vào giấy khổ to và bút dạ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. KTBC: H: 2 HS viết bảng lớp, HS dưới lớp viết vào vở nháp: điện thoại, yên ổn, bay liệng, điên điển, chim yến, biêng biếc,… T: Nhận xét chữ viết của HS trên bảng và vở chính tả. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn viết chính tả: * Tìm hiểu bài thơ: H: Đọc bài thơ. H: 1 HS đọc phần chú giải. T: Những từ ngữ nào cho em biết nghề thợ rèn rất vất vả? +Nghề thợ rèn có những điểm gì vui nhộn? +Bài thơ cho em biết gì về nghề thợ rèn? * Hướng dẫn nghe viết : H: Tìm và luyện viết các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả vào nháp. T: Đọc cho HS viết bài. T: Chấm 5 bài, nhận xét lỗi chính tả của HS. c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả: Bài 2b: H: Đọc yêu cầu. T: Phát phiếu và bút dạ cho từng nhóm. Yêu cầu HS làm trong nhóm. Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu sai) T: Nhận xét, kết luận lời giải đúng..

<span class='text_page_counter'>(193)</span> H: Đại diện nhóm đọc lại bài thơ. T: Hướng dẫn cho HS tìm hiểu nội dung các câu ca dao đó. 3. Củng cố- dặn dò: T:Nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà học thuộc các câu ca dao và ôn luyện để chuẩn bị kiểm tra. ----------------------------------------------------------------TIẾT 4 KHOA HỌC: PHÒNG TRÁNH TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC I. MỤC TIÊU: - Nêu được một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước. - Thực hiện được các quy tắc an toàn phòng tránh đuối nước. - Có ý thức phòng tránh tai nạn đuối nước và vận động các bạn cùng thực hiện. - GDKNS: Kĩ năng Phân tích và phán đoán những tình huống có nguy cơ dẫn đến tai nạn đuối nước; Kĩ năng cam kết các nguyên tắc an toàn khi đi bơi hoặc tập bơi. II. CHUẨN BỊ: -Câu hỏi thảo luận ghi sẵn trên bảng lớp.Phiếu ghi sẵn các tình huống. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1.Kiểm tra bài cũ: H: 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi: 1) Em hãy cho biết khi bị bệnh cần cho người bệnh ăn uống như thế nào ? 2) Khi người thân bị tiêu chảy em sẽ chăm sóc như thế nào ? T: Nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: * Hoạt động 1: Những việc nên làm và không nên làm để phòng tránh tai nạn sông nước. H: Thảo luận cặp đôi theo các câu hỏi: + Hãy mô tả những gì em nhìn thấy ở hình vẽ 1, 2, 3. Theo em việc nào nên làm và không nên làm ? Vì sao ? + Theo em chúng ta phải làm gì để phòng tránh tai nạn sông nước ? H: Thảo luận cặp. Đại diện một số cặp trình bày. H: Các HS khác nhận xét, bổ sung T: Nhận xét, chốt các ý đúng H: 2 HS đọc trước lớp ý 1, 2 mục Bạn cần biết. * Hoạt động 2: Những điều cần biết khi đi bơi hoặc tập bơi. T: Chia HS thành các nhóm và tổ chức cho HS thảo luận nhóm. H: Các nhóm quan sát hình 4, 5 trang 37 / SGK, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: 1) Hình minh hoạ cho em biết điều gì ? 2) Theo em nên tập bơi hoặc đi bơi ở đâu ? 3) Trước khi bơi và sau khi bơi cần chú ý điều gì? H: Các nhóm thảo luận, đại diện nhóm trìng bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. T: Nhận xét, chốt ý đúng ; Kĩ năng cam kết các nguyên tắc an toàn khi đi bơi hoặc tập bơi. * Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ, ý kiến. T: Phát phiếu ghi tình huống cho mỗi nhóm..

<span class='text_page_counter'>(194)</span> H: Các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi: Nếu mình ở trong tình huống đó em sẽ làm gì ? +Nhóm 1: Tình huống 1: Bắc và Nam vừa đi đá bóng về. Nam rủ Bắc ra hồ gần nhà để tắm cho mát. Nếu em là Bắc em sẽ nói gì với bạn ? +Nhóm 2: Tình huống 2: Đi học về Nga thấy mấy em nhỏ đang tranh nhau cuối xuống bờ ao gần đường để lấy quả bóng. Nếu là Nga em sẽ làm gì ? +Nhóm 3: Tình huống 3: Minh đến nhà Tuấn chơi thấy Tuấn vừa nhặt rau vừa cho em bé chơi ở sân giếng. Giếng xây thành cao nhưng không có nắp đậy. Nếu là Minh em sẽ nói gì với Tuấn. +Nhóm 4: Tình huống 4: Nhà Linh và Lan ở xa trường, cách một con suối. Đúng lúc đi học về thì trời đổ mưa to, nước suối chảy mạnh và đợi mãi không thấy ai đi qua. Nếu là Linh và Lan em sẽ làm gì ? H: Các nhóm thảo luận. Đại diện nhóm trìnhg bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. T: Nhận xét, chốt câu trả lời đúng cho các tình huống. Kĩ năng Phân tích và phán đoán những tình huống có nguy cơ dẫn đến tai nạn đuối nước 3.Củng cố- dặn dò: T: Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết. Thực hiện điều vừa học ------------------------------------------------------------------TIẾT 5 ĐẠO ĐỨC : TIẾT KIỆM THỜI GIỜ ( T1 ) I.MỤC TIÊU: Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ. - Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ -Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt,...hằng ngày một cách hợp lí. -Giáo dục HS tôn trọng và quý thờigian.Có ý thức làm việc khoa học, hợp lí. - GDKNS : Kĩ năng xác định giá trị của thời gian là vô giá ; Kĩ năng lập kế hoạch khi làm việc, học tập để sử dụng thời gian có hiệu quả ; Kĩ năng quản lý thời gian trong sinh hoạt và học tập hằng ngày ; Kĩ năng phê phán việc lãng phí thời gian. II. CHUẨN BỊ: -Các truyện, tấm gương về tiết kiệm thời giờ. -Mỗi HS có 3 tấm bìa màu: xanh, đỏ và trắng. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:. 1. KTBC: H: H: Nêu phần ghi nhớ của bài “Tiết kiệm tiền của”. T: Nhận xét, chấm điểm. 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: “Tiết kiệm thời giờ” b.Nội dung: *Hoạt động 1: Kể chuyện “Một phút” –trong SGK/14-15 T: Kể chuyện “ Một phút” H: Thảo luận cả lớp theo 3 câu hỏi trong SGK/15. +Mi-chi-a có thói quen sử dụng thời giờ như thế nào? +Chuyện gì đã xảy ra với Mi-chi-a trong cuộc thi trượt tuyết? +Sau chuyện đó, Mi-chi-a đã hiểu ra điều gì? Kĩ năng xác định giá trị của thời gian là vô giá.

<span class='text_page_counter'>(195)</span> T: Nhận xét, kết luận: Mỗi phút điều đáng quý. Chúng ta phải tiết kiệm thời giờ. *Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (Bài tập 2- SGK/16) T: Chia 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về một tình huống. Nhóm 1 : Điều gì sẽ xảy ra nếu HS đến phòng thi bị muộn. Nhóm 2 : Nếu hành khách đến muộn giờ tàu, máy bay thì điều gì sẽ xảy ra? Nhóm 3 : Điều gì sẽ xảy ra nếu người bệnh được đưa đến bệnh viện cấp cứu chậm? H: Các nhóm thảo luận, đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. T: Nhận xét, kết luận: ; Kĩ năng lập kế hoạch khi làm việc, học tập để sử dụng thời gian có hiệu quả ; Kĩ năng quản lý thời gian trong sinh hoạt và học tập hằng ngày *Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ(bài tập 3-SGK) T: Lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 3: H: Nêu ý kiến của mình bằng cách giơ các phiếu : Màu xanh : tán thành, màu đỏ : không tán thành T: Đề nghị HS giải thích về lí do lựa chọn của mình. T: Nhận xét, kết luận: Ý kiến a là đúng. Các ý kiến b, c, d là sai H: 2 HS đọc phần ghi nhớ. ; Kĩ năng phê phán việc lãng phí thời gian. 3.Củng cố - Dặn dò: H: Tự liên hệ việc sử dụng thời giờ của bản thân. T: Nhận xét giờ học. Dặn: Lập thời gian biểu hằng ngày của bản thân (Bài tập 4SGK/16). THỨ 3. Ngày soạn: Ngày dạy: 2011. . . . . / ... . .. Thứ. .... / 2011 . . ./ . . … /. TIẾT 1 TOÁN : VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC I. MỤC TIÊU: -Vẽ được đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng cho trước - Vẽ được đường cao của một tam giác. II. CHUẨN BỊ: - Ê-ke, thước III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1.KTBC: H: 2 HS lên bảng làm bài tập 3 của tiết trước. T: Kiểm tra việc làm BT về nhà của một số HS khác. T: Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 2.Bài mới : a.Giới thiệu bài: b.Hướng dẫn vẽ đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng cho trước : T: Thực hiện các bước vẽ như SGK đã giới thiệu, vừa thao tác vẽ vừa nêu cách vẽ cho HS cả lớp quan sát (vẽ theo từng trường hợp). H: Quan sát theo dõi các bước vẽ của GV. H: Thực hành vẽ vào nháp. T: Nhận xét và giúp đỡ các em còn chưa vẽ được hình..

<span class='text_page_counter'>(196)</span> c.Hướng dẫn vẽ đường cao của tam giác : T: Vẽ lên bảng tam giác của ABC như phần bài học của SGK. H: Đọc tên tam giác. H: Vẽ đường thẳng đi qua điểm A và vuông góc với cạnh BC của hình tam giác ABC. T nêu: Qua đỉnh A của hình tam giác ABC ta vẽ đường thẳng vuông góc với cạnh BC, cắt cạnh BC tại điểm H. Ta gọi đoạn thẳng AH là đường cao của hình tam giác ABC. H nhắc lại: Đường cao của hình tam giác chính là đoạn thẳng đi qua một đỉnh và vuông góc với cạnh đối diện của đỉnh đó. H: Vẽ đường cao hạ từ đỉnh B, đỉnh C của hình tam giác ABC. T : Một hình tam giác có mấy đường cao ? d. Hướng dẫn thực hình : Bài 1 H: Đọc đề bài, sau đó vẽ hình. T: Nhắc lại yêu cầu bài tập. H: Thực hiện vào vở. T: Theo dõi, hướng dẫn thêm cho HS. H: 3 HS lên bảng thực hiện vẽ và nêu các bước thực hiện bài vẽ của mình. H: Các HS trong lớp nhận xét. T: Nhận xét và cho điểm HS. Bài 2 T: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? T: Đường cao AH của hình tam giác ABC là đường thẳng đi qua đỉnh nào của hình tam giác ABC, vuông góc với cạnh nào của hình tam giác ABC ? H: Cả lớp vẽ hình vào vở. H: 3 HS vừa lên bảng vẽ hình và lần lượt nêu rõ cách thực hiện vẽ đường cao AH của mình. T: Nhận xét và cho điểm HS. 3.Củng cố- Dặn dò: T: Tổng kết giờ học. Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. ---------------------------------------------------------------------TIẾT 2 LUYỆN TỪ VÀ CÂU : MỞ RỘNG VỐN TỪ ƯỚC MƠ I. MỤC TIÊU: - Biết thêm một số từ ngữ về chủ điểm Trên đôi cách ước mơ ; bước đầu tìm được một số từ cùng nghĩa với từ ước mơ bắt đầu bằng tiếng ước , bằng tiếng mơ; ghép được từ ngữ sau từ ước mơ và nhận biết được sự đánh giá của từ ngữ đó, nêu được ví dụ minh họa về một loại ước mơ hiểu được ý nghĩa 2 thành ngữ thuộc chủ điểm II. CHUẨN BỊ: Giấy khổ to và bút dạ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. KTBC: T: Dấu ngoặc kép có tác dụng gì? H: 2 HS lên bảng đặt câu. Mỗi HS tìm ví dụ về tác dụng của dấu ngoặc kép. T: Nhật xét bài làm, cho điểm từng HS . 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn làm bài tập:.

<span class='text_page_counter'>(197)</span> Bài 1: H: Đọc đề bài. H: Đọc lại bài Trung thu độc lập, ghi vào vở nháp những từ ngữ đồng nghĩa với từ ước mơ. H: Nối tiếp nhau đọc bài làm của mình. H: Các HS khác nhận xét. T: Nhận xét, chốt kết quả đúng T: Mong ước có nghĩa là gì? Đặt câu với từ mong ước. H: Mong ước : nghĩa là mong muốn thiết tha điều tốt đẹp trong tương lai. T: Mơ tưởng nghĩa là gì? H: “Mơ tưởng” nghĩa là mong mỏi và tưởng tượng điều mình muốn sẽ đạt được trong tương lai. Bài 2: H: Đọc yêu cầu. T:Phát phiếu và bút dạ cho nhóm 4 HS . Yêu cầu HS tìm từ. H: Các nhóm thảo luận. Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung để hoàn thành một phiếu đầy đủ nhất. T: Kết luận về những từ đúng. Bắt đầu bằng tiếng ước Bắt đầu bằng tiếng mơ Ước mơ, ước muốn, ước ao, ước mong, Mơ ước mơ tưởng, mơ mộng. ước vọng. Bài 3: H: Đọc yêu cầu và nội dung. H: Thảo luận cặp đội để ghép từ ngữ thích thích hợp. H: Trình bày,GV kết luận lời giải đúng.  Đánh giá cao: ước mơ đẹp đẽ, ước mơ cao cả, ước mơ lớn, ước mơ chính đáng.  Đánh giá không cao:ước mơ nho nhỏ.  Đánh giá thấp: ước mơ viễn vong, ước mơ kì quặc, ước mơ dại dột. Bài 4: H: Đọc yêu cầu. H: Thảo luận nhóm và tìm ví dụ minh hoạ cho những ước mơ đó. H: Phát biểu ý kiến. Sau mỗi HS nóiGV nhận xét xem các em tìm ví dụ đã phù hợp với nội dung chưa? T: Nhận xét, chốt nội dung bài tập.. 3. Củng cố- dặn dò: T:Nhận xét tiết học. Dặn HS ghi nhớ các từ thuộc chủ điểm ước mơ và học thuộc các câu thành ngữ. ---------------------------------------------------------------TIẾT 3 LỊCH SỬ: ĐINH BỘ LĨNH DẸP LOẠN 12 SỨ QUÂN I.MỤC TIÊU : - Nắm được những nét chính về sự kiện Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân: + Sau khi Ngô Quyền mất,đất nước rơi vào cảnh loạn lạc, các thế lực cát cứ địa phương nổi dậy chia cắt đất nước. + Đinh Bộ Lĩnh đã tập hợp nhân dân dẹp loạn 12sứ quân,thống nhất đất nước - Đôi nét về Đinh Bộ Lĩnh: Đinh Bộ Lĩnh quê ở vùng Hoa Lư, Ninh Bình là một người cương nghị, mưu cao và có chí lớn, ông có công dẹp loạn 12 sứ quân. II.CHUẨN BỊ : -Hình trong SGK .Phiếu học tập của HS ..

<span class='text_page_counter'>(198)</span> III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.KTBC : T: Chiến thắng BĐ xảy ra vào thời gian nào và có ý nghĩa như thế nào đối với LS dtộc? T: Nhận xét, ghi điểm. 2.Bài mới : a.Giới thiệu : b.Phát triển bài : T: Dựa vào phần đầu của bài trong SGK để giúp HS hiểu được bối cảnh đất nước buổi đầu độc lập . *Hoạt động cá nhân : H: Đọc SGK và trả lời câu hỏi : -Sau khi Ngô Quyền mất ,tình hình nước ta như thế nào ? H: Triều đình lục đục tranh nhau ngai vàng ,đất nước bị chia cắt . . . T: Nhận xét kết luận . *Hoạt động cả lớp : T: Đặt câu hỏi : +Quê của đinh Bộ Lĩnh ở đâu ? +Truyện cờ lau tập trận nói lên điều gì về ĐBL khi còn nhỏ ? +Vì sao nhân dân ủng hộ ĐBL ? H: Thảo luận để đi đến thống nhất. T: Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì ? H: Lớn lên gặp buổi loạn lạc, ĐBL đã xây dựng lực lượng đem quân đi dẹp loạn 12 sứ quân .năm 968 ông đã thống nhất được giang sơn T: Sau khi thống nhất đất nước ĐBL đã làm gì ? T: ĐBL lên ngôi vua ,lấy niên hiệu là Đinh Tiên Hoàng ,đóng đô ở Hoa Lư , đặt tên nước là Đại Cồ Việt , niên hiệu Thái Bình . T: Giải thích các từ : +Hoàng :là Hoàng đế ,ngầm nói vua nước ta ngang hàng với Hoàng đế Trung Hoa . +Đại Cồ Việt :nước Việt lớn . +Thái Bình :yên ổn , không có loạn lạc và chiến tranh . *Hoạt động nhóm : H: Các nhóm lập bảng so sánh tình hình đất nước trước và sau khi được thống nhất theo mẫu H: Các nhóm thảo luận và lập thành bảng . H: Đại diện các nhóm thông báo kết quả làm việc của nhóm trước lớp . H: Các nhóm khác nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh T: Nhận xét, chốt kết quả đúng nhất. 3 .Củng cố : H: Đọc bài học trong SGK . T: chốt nội dung chính T: Dặn: -Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài : “Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược lần thứ nhất”. TIẾT 4 KỂ CHUYỆN : LUYỆN TẬP KỂ CHUYỆN . I. MỤC TIÊU: - Chọn được một câu chuyện về những ước mơ mà em đã đọc hoặc được học ở SGK.

<span class='text_page_counter'>(199)</span> - Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý ; biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện . II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 1. KTBC: H: Lên bảng kể câu chuyện đã nghe (đã dọc) về những ước mơ. H: Dưới lớp nêu ý nghĩa câu chuyện bạn vừa kể. T: Nhận xét và cho điểm từng HS . 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn kể chuyện: * Tìm hiểu bài: H: Giới thiệu những truyện, tên truyện mà mình đã sưu tầm có nội dung trên. T: Những câu truyện kể về ước mơ có những loại nào? Lấy vídụ. +Khi kể chuyện cầu lưu ý đến những phần nào? +Câu truyện em định kể có tên là gì? Em muốn kể về ước mơ như thế nào? * Kể truyện trong nhóm: H: Kể chuyện theo cặp. * Kể truyện trước lớp: H: Thi kể chuyện trước lớp, trao đổi, đối thoại về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa truyện theo các câu hỏi đã hướng dẫn ở những tiết trước. H: Nhận xét về nội dung câu chuyện của bạn, lời bạn kể. T: Nhận xét và cho điểm từng HS . 3. Củng cố-dặn dò: T: Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà kể lại cho người thân nghe những câu truyện đã nghe các bạn kể và chuẩn bị tiết sau.. THỨ 4. Ngày soạn: Ngày dạy: 2011. . . . . / ... . .. Thứ. .... / 2011 . . ./ . . … /. TIẾT 1 TẬP ĐỌC : ĐIỀU ƯỚC CỦA VUA MI-ĐÁT I. MỤC TIÊU: - Đọc rành mạch, trôi chảy; Bước đầu biết đọc diễn cảm phân biệt lời các nhân vật ( lới xin khẩn cầu của Mi-đát , lời phán bảo oai vệ của thần Đi-ô-ni-dốt ) . - Hiểu ý nghĩa : Những ước muốn tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ viết sẵn phần h.dẫn hs luyện đọc, tranh minh hoa câu chuyện III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. KTBC H: 2 HS tiếp nối nhau đọc từng đọan bài Thưa chuyện với mẹ và trả lời câu hỏi trong SGK. T: Nhận xét, cho điểm HS . 2. Bài mới: a.Giới thiệu bài:.

<span class='text_page_counter'>(200)</span> b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: * Luyện đọc: H: Đọc cả bài. T: Chia đoạn và hướng dẫn đọc các đoạn. +Đoạn 1: Có lần thần Đi-ô-ni-dốt…đến sung sướng hơn thế nữa. +Đoạn 2: Bọn đầy tớ … đến cho tôi được sống. +Đoạn 3: Thần Đi-ô-ni-dốt… đến tham lam. H: Đọc nối tiếp đoạn ( 2 lượt ) T: Kết hợp hướng dẫn HS phát âm đúng và tìm hiểu các từ mới trong bài. H: Đọc theo cặp. H: 2 HS đọc cả bài. T: Đọc mẫu cả bài. * Tìm hiểu bài: H: Đọc đoạn 1 trao đổi vàv trả lời câu hỏi. +Thần Đi-ô-ni-dốt cho vua Mi-đát cái gì? +Vua Mi-đát xin thần điều gì? +Theo em, vì sao vua Mi-đát lại ước như vậy? +Thoạt đầu điều ước được thực hiện tốt đẹp như thế nào? T: Nội dung đoạn 1 là gì? (Ghi ý 1 : Điều ước của vua Mi-đát được thực hiện.) H: Đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi +Tại sao vua Mi-đát lại xin thần Đi-ô-ni-dôt lấy lại điều ước? T: Đoạn 2 của bài nói điều gì? ( Ghi ý 2 : Vua Mi-đát xin thần lấy lại điều ước ) H: Đọc đoạn 3, trao đổi và trả lời câu hỏi. +Vua Mi-đát có được điều gì khi nhúng mình vào dòng nước trên sông Pác-tôn? +Vua Mi-đát hiểu ra điều gì? T: Nội dung đoạn cuối bài là gì? ( Ghi ý 3 : Ước muốn tham lam không đem lại hạnh phúc.) T: Tóm tắt nội dung bài. * Luyện đọc diễn cảm: T: Treo bảng phụ, hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 3. H: Tập đọc diễn cảm đoạn 3 theo nhóm. H: Đại diện các nhóm thi đọc đoạn 3 H: Bình chọn nhóm đọc hay nhất. T: Nhận xét, chọn nhóm đọc hay nhất 3. Củng cố – dặn dò: T: Nội dung chính của bài muốn nói lên điều gì: ( Ghi bảng ) T: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? T: Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân và chuẩn bị bài sau. TIẾT 2 TOÁN : VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG I. MỤC TIÊU: - Biết vẽ đường thẳng đi qua một điểm và song với một đường thẳng cho trước( bằng thước kẻ và ê ke). Giáo dục hs tính cẩn thận, chính xác. II. CHUẨN BỊ:- phấn màu, êke, thước.

<span class='text_page_counter'>(201)</span> III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1.KTBC: H: 2 HS lên bảng : 1HS vẽ hai đường thẳng AB và CD vuông góc với nhau tại E, 1HS vẽ hình tam giác ABC sau đó vẽ đường cao AH của hình tam giác này. T: Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 2.Bài mới : a.Giới thiệu bài: b.Hướng dẫn vẽ đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng cho trước : T: Thực hiện các bước vẽ như SGK đã giới thiệu, vừa thao tác vẽ vừa nêu cách vẽ cho HS cả lớp quan sát. T: Vẽ lên bảng đường thẳng AB và lấy một điểm E nằm ngoài AB. H: Vẽ đường thẳng MN đi qua E và vuông góc với đường thẳng AB. H: Vẽ đường thẳng đi qua E và vuông góc với đường thẳng MN vừa vẽ. T:Gọi tên đường thẳng vừa vẽ là CD, có n/xét gì về đthẳng CD và đthẳng AB ? T kết luận H: Nêu lại trình tự các bước vẽ đường thẳng CD đi qua E và vuông góc với đường thẳng AB như phần bài học trong SGK. c.Luyện tập, thực hành : Bài 1 T: Vẽ lên bảng đường thẳng CD và lấy một điểm M nằm ngoài CD như hình vẽ trong bài tập 1. T: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? T: Để vẽ được đường thẳng AB đi qua M và song song với đường thẳng CD, trước tiên chúng ta vẽ gì ? H: Thực hiện bước vẽ vừa nêu, đặt tên cho đường thẳng đi qua M và vuông góc với đường thẳng CD là đường thẳng MN. T: Sau khi đã vẽ được đường thẳng MN, chúng ta tiếp tục vẽ gì ? H: Vẽ hình vào vở. T: Đường thẳng vừa vẽ như thế nào so với đường thẳng CD ? H: Đường thẳng này song song với CD. T: Vậy đó chính là đường thẳng AB cần vẽ. Bài 2 H: 1 HS đọc đề bài và vẽ lên bảng hình tam giác ABC. T: Hướng dẫn HS vẽ đường thẳng qua A song song với cạnh BC: +Bước 1: Vẽ đường thẳng AH đi qua A, vuông góc với cạnh BC. +Bước 2: Vẽ đường thẳng đi qua A và vuông góc với AH, đó chính là đường thẳng AX cần vẽ. H: Tự vẽ đường thẳng CY, song song với cạnh AB vào vở. GV kiểm tra, hướng dẫn thêm cho HS. H: Quan sát hình và nêu tên các cặp cạnh song song với nhau có trong hình tứ giác ABCD. 3.Củng cố- Dặn dò: T: Tổng kết giờ học. Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. ---------------------------------------------------------------------TIẾT 3 TẬP LÀM VĂN : LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN.

<span class='text_page_counter'>(202)</span> I. MỤC TIÊU: - Dựa vào trích đoạn kịch Yết Kiêu và gợi ý trong SGK , bước đầu kể lại được câu chuyện theo hình thức tự không gian - Biết dùng từ ngữ chính xác , sáng tạo, lời kể hấp dẫn sinh động II. CHUẨN BỊ: Ý chính 3 đoạn viết sẵn trên bảng lớp. Giấy khổ to và bút dạ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. KTBC: T: Kiểm tra bài viết ở nhà của HS. T: Nhận xét chung 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: H: Đọc từng đoạn trích phân vai, GV là người dẫn chuyện. T nhắc HS : Giọng Yết Kiêu khảng khái, rắn rỏi, giọng người cha hiền từ, động viên; giọng nhà vua dõng dạc, khoan thai. T: Cảnh 1 có những nhân vật nào? +Cảnh 2 có những nhân vật nào? +Yết Kiêu xin cha điều gì? +Yết Kiêu là người như thế nào? +Cha Yết Kiêu có đức tính gì đáng quý? +Những sự việc trong hai cảnh của vở kịch được diễn ra theo trình tự nào? Bài 2: H: Đọc yêu cầu và nội dung. T: Câu chuyện Yết kiêu kể như gợi ý trong SGK là kể theo trình tự nào? H: Câu chuyện kể theo trình tự không gian, Yết Kiêu tới kinh thành, yết kiến vua Trần Nhân Tông kể trước sự việc diễn ra ở quê giữ Yết Kiêu và cha mình. T: Khi kể chuyện theo trình tự không gian chúng ta có thể đảo lộn trật tự thời gian mà không làm cho câu chuyện bớt hấp dẫn. +Muốn giữ lại những lời đối thoại quan trọng ta làm thế nào? +Theo em nên giữ lại lời đối thoại nào khi kể chuyện này? T: Chuyển mẫu văn bản kịch sang lời kể chuyện. T: Tổ chức cho HS phát triển câu chuyện: T: Phát phiếu và bút dạ cho từng nhóm. Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận, H: Hoạt động trong nhóm. Ghi các nội dung chính vào phiếu và thực hành kể trong nhóm. T: Theo dõi, giúp đỡ các nhóm. Nhắc các nhóm dùng 2 câu mở đầu của từng cảnh để làm câu mở đoạn. Khi kể chuyện có thể dùng những từ ngữ để miêu tả hình dáng, nội dung nhân vật. H: Đại diện các nhóm thi kể trước lớp. T: Nhận xét và cho điểm HS . H: Kể toàn chuyện. T: Nhận xét, bình chọn HS kể đúng nội dung hay nhất và cho điểm HS . 3. Củng cố- dặn dò: T: Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện đã chuyển thể và chuẩn bị bài sau. -----------------------------------------------------------------------.

<span class='text_page_counter'>(203)</span> TIẾT 4 MỸ THUẬT:. Bài 9: Vẽ trang trí TẬP VẼ ĐƠN GIẢN HOA, LÁ. I. MỤC TIÊU. - HS nắm được hình dáng,màu sắc và đặc điểm của 1 số loại hoa, lá đơn giản; nhận ra vẻ đẹp của hoạ tiết hoa lá trong trang trí. - HS biết cách vẽ đơn giản 1 bông hoa hoặc 1 chiếc lá,...HS yêu mến vẻ đẹp của thiên nhiên II. CHUẨN BỊ: GV: - Chuẩn bị 1 số hoa lá thật. Bài vẽ của HS lớp trước.Hình hoa lá đã được vẽ đơn giản. HS: - Một vài bông hoa,chiếc lá thật (nếu có điều kiện) - Giấy vẽ hoặc vở thực hành, bút chì, tẩy, màu,... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: - Giới thiệu bài mới. HĐ1:Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét. - GV cho HS xem ảnh chụp về hoa, lá và giới thiệu: hoa, lá có nhiều hình dáng,màu sắc đẹp và phong phú,... -GV cho HS xem hoa, lá thật và đặt câu hỏi. + Cho biết tên gọi của các loại hoa, lá ? + Lá có hình dáng, màu sắc gì ? + Hoa có hình dáng, màu sắc gì ? - GV tóm tắt. - GV cho xem bài vẽ của HS lớp trước. HĐ2: Cách vẽ đơn giản hoa, lá. - GV y/c HS quan sát mẫu vẽ hoa,lá - GV y/c HS nêu cách vẽ hoa, lá. + Vẽ hình dáng chung của hoa, lá. + Vẽ các nét chính cánh hoa và lá + Nhìn mẫu vẽ chi tiết + Vẽ màu theo mẫu ,theo ý thích - GV vẽ minh hoạ bảng và hướng dẫn HĐ3:Hướng dẫn HS thực hành - GV bao quát lớp,nhắc nhở HS nhìn mẫu hoa, lá để vẽ, vẽ hình cho rõ đặc điểm,...vẽ màu theo ý thích. - GV giúp đỡ HS yếu, động viên HS K,G. HĐ4: Nhận xét, đánh giá. - GV chọn bài vẽ đẹp,vẽ chưa đẹp để n.xét - GV gọi 2 đến 3 HS lên nhận xét. - GV nhận xét bổ sung. * Dặn dò: - Về nhà quan sát đồ vật có dạng hình trụ. --------------------------------------------------------------------TIẾT 5 THỂ DỤC: BÀI 17 : ĐỘNG TÁC CHÂN. TRÒ CHƠI “NHANH LÊN BẠN ƠI”.

<span class='text_page_counter'>(204)</span> I. MỤC TIÊU : - Thực hiện được động tác vươn thở, tay và bước đầu biết cách thực hiện động tác chân của bài Thể dục phát triển chung. -Trò chơi: “ Nhanh lên bạn ơi”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia được trò chơi. II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN : Địa điểm : Trên sân trường .Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. Phương tiện : Chuẩn bị 1-2 còi, thước dây, 4 cờ nhỏ, cốc đựng cát. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1 . Phần mở đầu: H:Tập hợp lớp, ổn định: Điểm danh sĩ số. T: Phổ biến nội dung : Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học. H: Khởi động : Đứng tại chỗ xoay các khớp cổ chân, cổ tay, đầu gối, hông, vai. H: Trò chơi : “Trò chơi hiệu lệnh ” 2. Phần cơ bản: a) Bài thể dục phát triển chung: * Ôn động tác vươn thở : H: Tiến hành ôn lại 2 động tác đã học do cán sự điều khiển. T: Theo dõi, hướng dẫn thêm cho HS, nhắc nhở học sinh hít thở sâu khi tập. T: Đếm nhịp hô dứt khoát cho HS luyện tập H: HS tập GV theo dõi để nhắc nhở HS hướng chuyển động và duỗi thẳng chân. * Học động tác chân : T: Nêu tên động tác T: Làm mẫu nhấn mạnh ở những nhịp cần lưu y. T: Vừa làm mẫu chậm từng nhịp vừa phân tích giảng giải từng nhịp để HS bắt chước: T: Vừa hô nhịp chậm vừa quan sát nhắc nhở hoặc tập cùng với các em. T: Hô nhịp cho HS tập toàn bộ động tác. H: Cán sự lớp lên hô nhịp cho cả lớp tập, GV theo dõi sửa sai cho các em. -Tập phối hợp cả 3 động tác vươn thở , tay , chân + Lần 1: GV hô nhịp cho cả lớp tập. + Lần 2: Cán sự vừa tập vừa hô nhịp cho cả lớp tập. + Lần 3: Cán sự chỉ hô nhịp cho cả lớp tập, GV quan sát, sửa sai cho HS, sau đó nhận xét. H: Chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển, GV quan sát sửa chữa sai sót cho HS các tổ T: Tập hợp cả lớp đứng theo tổ, cho các tổ thi đua thực hiện 3 động tác vươn thở, tay, chân. GV quan sát, nhận xét, đánh giá, sửa chữa sai sót, biểu dương các tổ thi đua tập tốt. T: Điều khiển tập lại cho cả lớp để củng cố b) Trò chơi : “Nhanh lên bạn ơi ” T: Tập hợp HS theo đội hình chơi. Nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và phổ biến luật chơi H: Một tổ HS chơi thử T: Tổ chức cho HS thi đua chơi chính thức có phân thắng thua và đưa ra hình thức thưởng phạt -GV quan sát, nhận xét, biểu dương tổ HS chơi đúng luật, nhiệt tình, chủ động..

<span class='text_page_counter'>(205)</span> 3. Phần kết thúc: H: Đứng tại chỗ làm động tác gập thân thả lỏng. GV cùng học sinh hệ thống bài học. T: Nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà.. THỨ 5. Ngày soạn: Ngày dạy: 2011. . . . . / ... . .. Thứ. .... / 2011 . . ./ . . … /. TIẾT 1 TOÁN: THỰC HÀNH VẼ HÌNH CHỮ NHẬT I. MỤC TIÊU - Giúp HS biết sử dụng thước kẻ và ê ke để vẽ một hình chữ nhật biết độ dài hai cạnh cho trước. - Vẽ được hình chữ nhật bằng thước kẻ và êke khi biết độ dài hai cạnh II.CHUẨN BỊ. Thước kẻ và e ke III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1.KTBC: H: 2 HS lên bảng : HS 1 vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và song song với đường thẳng AB cho trước ; HS 2 vẽ đường thẳng đi qua đỉnh A của hình tam giác ABC và song song với cạnh BC. T: Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 2.Bài mới : a.Giới thiệu bài: b.Hướng dẫn vẽ hình chữ nhật theo độ dài các cạnh : T: Vẽ lên bảng hình chữ nhật MNPQ và hỏi HS: +Các góc ở các đỉnh của hình chữ nhật MNPQ có là góc vuông không ? -Hãy nêu các cặp cạnh song song với nhau có trong hình chữ nhật MNPQ. T: Dựa vào các đặc điểm chung của hình chữ nhật, chúng ta sẽ thực hành vẽ hình chữ nhật theo độ dài các cạnh cho trước. T nêu ví dụ: Vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài 4 cm và chiều rộng 2 cm. H: Vẽ từng bước vào nháp như hướng dẫn. T: Vẽ mẫu lên bảng ( 4dm và 2dm ) +Vẽ đoạn thẳng CD có chiều dài 4 dm. GV vẽ đoạn thẳng CD (dài 4 dm) trên bảng. +Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại D, trên đường thẳng đó lấy đoạn thẳng DA = 2 dm. +Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại C, trên đường thẳng đó lấy CB = 2 dm. +Nối A với B ta được hình chữ nhật ABCD. c.Luyện tập, thực hành : Bài 1 H: Đọc đề bài toán. H: Tự vẽ hình chữ nhật có chiều dài 5 cm, chiều rộng 3 cm, sau đó đặt tên cho hình chữ nhật vào vở. H: Đổi chéo bài kiểm tra. 1 số HS nêu cách vẽ của mình trước lớp. T: Nhận xét, chốt kết quả đúng 3 .Củng cố- Dặn dò: T: Tổng kết giờ học. Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau. ------------------------------------------------------------.

<span class='text_page_counter'>(206)</span> TIẾT 2 LUYỆN TỪ VÀ CÂU: ĐỘNG TỪ I. MỤC TIÊU: - Hiểu thế nào là động từ ( từ chỉ hoạt động , trạng thái của sự vật : người , sự vật , hiện tượng ) . - Nhận biết được động từ trong câu hoặc thể hiện qua tranh vẽ (BT mục III ) II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn ở BT1 phần nhận xét. Giấy khổ to và bút dạ. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. KTBC: H: Đọc thuộc lòng và tình huống sử dụng các câu tục ngữ. -Nhận xét và cho điểm từng HS . 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Tìm hiểu ví dụ: H: Đọc phần nhận xét. H: Thảo luận trong nhóm để tìm các từ theo yêu cầu. H: Đại diện các nhóm phát biểu ý kiến. Các HS khác nhận xét, bổ sung. T: Kết luận lời giải đúng. T: Các từ trên chỉ hoạt động, trạng thái của người, của vật. Đó là động từ, vậy động từ là gì? c. Ghi nhớ: H: Đọc phần Ghi nhớ. H: Lấy ví dụ về động từ chỉ hoạt động, động từ chỉ trạng thái. T: Nêu thêm một số VD minh họa. d. Luyện tập: Bài 1: H: Đọc yêu cầu và mẫu. T: Phát giấy và bút dạ cho từng nhóm. Yêu cầu HS thảo luận và tìm từ. H: Các nhóm thảo luận. Nhóm nào xong trước dán phiếu lên bảng để các nhóm khác bổ sung. T: Kết luận về các từ đúng. Tuyên dương nhóm tìm được nhiều động từ. VD: Từ chỉ hoạt động:ăn cơm, xem ti vi, kể chuyện, múa hát, đi chơi, thăm ông bà, đi xe đạp, chơi điện tử… *Từ chỉ trạng thái: bay là là, lượn vòng. Yên lặng… Bài 2: H: Đọc yêu cầu và nội dung. H: Thảo luận cặp đôi. Dùng bút ghi vào vở nháp. H: Một số HS trình bày, HS khác theo dõi, bổ sung (nếu sai). T: Kết luận lời giải đúng. Bài 3: H: Đọc yêu cầu. T: Treo tranh minh hoạ và gọi HS lên bảng chỉ vào tranh để mô tả trò chơi. T: Tổ chức cho HS thi biểu diễn kịch câm trong nhóm. T: Đi gợi ý các hoạt động cho từng nhóm. T: Tổ chức cho từng đợt HS thi: 2 nhóm thi. Một nhóm biểu diễn còn một nhóm đoán động từ và ngược lại..

<span class='text_page_counter'>(207)</span> T: Nhận xét tuyên dương nhóm diễn được nhiều động tác khó và đoán đúng động từ chỉ hoạt động của nhóm bạn. 3. Củng cố- dặn dò: T: Thế nào là động từ? T:Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà viết 10 từ chỉ động tác đã chơi ở trò chơi xem kịch câm ----------------------------------------------------------------TIẾT 3 KHOA HỌC: ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE I.MỤC TIÊU: Ôn tập các kiến thức về: - Sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường - Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng - Cách phòng tránh một số bệnh do ăn thiếu hoặc ăn thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hóa. + Áp dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày. II. CHUẨN BỊ: - Phiếu ghi lại tên thức ăn,. - Các tranh ảnh , mô hình (các rau, quả, con giống bằng nhựa) hay vật thật về các loại thức ăn. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Kiểm tra bài cũ: T: Kiểm tra sự chuẩn bị của một số HS. T: Nhận xét sau kiểm tra. 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: * Hoạt động 1: Thảo luận về chủ đề: Con người và sức khỏe. T: Chia nhóm. Yêu cầu các nhóm thảo luận và trình bày về nội dung của nhóm : +Nhóm 1:Quá trình trao đổi chất của con người. +Nhóm 2:Các chất dinh dưỡng cần cho cơ thể người. +Nhóm 3: Các bệnh thông thường. +Nhóm 4: Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa. H: Các nhóm thảo luận, thư ký ghi các ý kiến vào phiếu. Đại diện các nhóm trình bày. H: Sau mỗi nhóm trình bày, các nhóm khác đều chuẩn bị câu hỏi để hỏi lại nhằm tìm hiểu rõ nội dung trình bày. T: Tổng hợp ý kiến của HS và nhận xét. *Hoạt động 2 Trò chơi: “Ai chọn thức ăn hợp lý ?” H: Tiến hành hoạt động trong nhóm. Lựa chọn ngày ăn gồm 3 bữa sáng, trưa, chiều ăn hợp lý và giải thích tại sao mình lại lựa chọn như vậy. H: Các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét. T: Nhận xét, tuyên dương những nhóm HS chọn thức ăn phù hợp. 3.Củng cố- dặn dò: T: Nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà học thuộc lại các bài học để chuẩn bị kiểm tra. --------------------------------------------------------TIẾT 4 KĨ THUẬT: KHÂU ĐỘT MAU ( tiết 1 ) I. MỤC TIÊU:.

<span class='text_page_counter'>(208)</span> -HS biết cách khâu đột mau và ứng dụng của khâu đột mau. -Khâu được các mũi khâu đột mau theo đường vạch dấu. -Rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận. II. CHUẨN BỊ: +Một mảnh vải trắng hoặc màu, kích 20 x30cm. +Len (hoặc sợi), khác màu vải. +Kim khâu len, thước kẻ, phấn vạch. III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập. 2. Bài mới: a)Giới thiệu bài: Khâu đột mau. b)Hướng dẫn cách làm: * Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu. T: Giới thiệu mẫu đường khâu đột mau, hướng dẫn HS quan sát các mũi chỉ trên mặt phải, mặt trái của mẫu và kết hợp với quan sát H.1a, 1b (SGK) để trả lời câu hỏi về mũi khâu đột mau. +Em hãy nhận xét đặc điểm các mũi khâu đột mau ở mặt trái và phải đường khâu ? T: Giới thiệu đường may bằng máy, hướng dẫn HS quan sát so sánh và đặt câu hỏi để HS nêu sự giống, khác nhau của đường khâu đột mau và đường khâu (may) bằng máy khâu. T: Kết luận về đặc điểm của đường khâu đột mau. T: Gợi ý cho HS rút ra khái niệm khâu đột mau từ đặc điểm đường khâu. H: Quan sát so sánh về độ khít, độ chắc chắn của đường khâu ghép hai mép vải và bằng mũi khâu đột mau. T: Nêu ứng dụng của khâu đột mau là khâu được đường khâu chắc, bền. *Hoạt động 2: Quy trình khâu T: Treo tranh quy trình khâu đột mau và tranh quy trình khâu đột thưa của bài trước, hướng dẫn để HS rút ra điểm giống, khác nhau trong quy trình và kỹ thuật khâu đột thưa, khâu đột mau. H: Quan sát các hình 2 (SGK) để trả lời câu hỏi và hướng dẫn thao tác kết thúc đường khâu đột mau. T: Em hãy nêu cách vạch dấu đường khâu. H: Quan sát hình SGK và trả lời : +Em hãy nêu cách bắt đầu khâu đột mau. +So sánh cách bắt đầu khâu đột mau và khâu đột thưa. +Dựa vào H3b,c,d, em hãy nêu cách khâu mũi đột mau thứ ba và thứ tư… +Từ cách khâu trên , em hãy nhận xét cách khâu mũi đột mau. +Em hãy nêu cách kết thúc đường khâu đột mau. T: Lưu ý HS một số điểm sau:Khâu theo chiều từ phải sang trái. Khâu theo đúng đường vạch dấu. Không rút chỉ chặt quá để được đường khâu thẳng, phẳng. T: Hướng dẫn nhanh lần 2 toàn bộ thao tác để HS biết thực hiện khâu theo quy định. H: Đọc ghi nhớ. H: Tập khâu mũi đột mau trên giấy kẻ ô li với chiều dài mũi khâu là một ô li. 3.Nhận xét- dặn dò: T: Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS. Dặn: Tập khâu ở nhà, chuẩn bị tiết sau thực hành..

<span class='text_page_counter'>(209)</span> -----------------------------------------------------------------TIẾT 5 ÂM NHẠC:. ÔN TẬP BÀI HÁT: TRÊN NGỰA TA PHI NHANH TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 2. I. YÊU CẦU - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. - Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, chép sẵn bài TĐN số 2 nắng vàng . - Học sinh: Sách giáo khoa, thanh phách. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi học sinh lên bảng hát bài “Trên ngựa ta phi nhanh”. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài: - Tiết hôm nay các em sẽ ôn lại bài hát và tập đọc nhạc bài TĐN số 2 nắng vàng. b. Nội dung: Ôn bài hát: Trên ngựa ta phi nhanh: ôn lại bài hát dưới nhiều hình thức: cả lớp - cá nhân, song ca, tốp ca.- Giáo viên bắt nhịp cho học sinh - Giáo viên nhận xét sửa sai cho học sinh (nếu có). - Tổ chức cho 1 dãy hát 1 dãy đệm phách bằng thanh phách và ngược lại. - Dạy cho học sinh múa một số động tác đơn giản. * Tập đọc nhạc bài TĐN số 2: - Cho học sinh luyện cao độ. - Luyện tiết tấu: ? ở bài luyện tiết tấu có những hình nốt gì - Cho học sinh đọc tên tốt và luyện gõ tiết tấu bằng thanh phách. - Cho học sinh đọc bài TĐN số 2 nắng vàng. ? Trên khuông có những hình nốt gì - Gọi học sinh đọc nốt nhạc trên khuông ? Nốt thấp nhất là nốt nào ? Nốt cao nhất là nốt gì - Giáo viên cho học sinh luyện đọc nốt nhạc và ghép lời ca. 3. Củng cố -đặn dò: - Cho học sinh đọc lại bài TĐN số 2 nhạc và lời. - Giáo viên nhận xét tinh thần giờ học - Dặn dò: Về nhà học bài và chuẩn bị bài tiết sau.. THỨ 6 TIẾT 1 TẬP LÀM VĂN :. THÂN. Ngày soạn: Ngày dạy: 2011. . . . . / ... . .. Thứ. .... / 2011 . . ./ . . … /. LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI.

<span class='text_page_counter'>(210)</span> I. MỤC TIÊU: - Xác định được mục đích trao đổi , vai trong trao đổi ; lập được dàn ý rõ nội dung của bài trao đổi để đạt mục đích . - Bước đầu biết đóng vai trao đổi và dùng lời lẽ , cử chỉ thích hợp nhằm đạt mục đích thuyết phục . - GDKNS: Kĩ năng thể hiện sự tự tin, lắng nghe tích cực, kĩ năng thương lượng, kĩ năng đặt mụac tiêu kiên định. II. CHUẨN BỊ: Bảng lớp ghi sẵn đề bài. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. KTBC: H: Kể câu chuyện về Yết Kiêu đã được chuyển thể từ kịch. T: Nhận xét và cho điểm HS . 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn làm bài: * Tìm hiểu đề: H: Đọc đề bài trên bảng. T: Phân tích, dùng phấn màu gạch chân những từ ngữ quan trọng: nguyện vọng, môn năng khiếu, trao đổi, anh (chị), ủng hộ, cùng bạn đóng vai. H: Đọc gợi ý: yêu cầu HS trao đổi và trả lời câu hỏi. +Nội dung cần trao đổi là gì? +Đối tượng trao đổi với nhau ở đây là ai? +Mục đích trao đổi là để làm gì? +Hình thức thực hiện cuộc trao đổi này như thế nào? +Em chọn nguyện vọng nào để trao đổi với anh (chị)? * Trao đổi trong nhóm: T: Chia nhóm 4 HS . Yêu cầu 1 HS đóng vai anh (chị) của bạn và tiến hành trao đổi. 2 HS còn lại sẽ trao đổi hành động , cử chỉ, lắng nghe, lời nói để nhận xét, góp ý cho bạn. H: Các nhóm thực hành trao đổi. T: Theo dõi, hướng dẫn thêm cho HS. Kĩ năng thể hiện sự tự tin, lắng nghe tích cực. * Trao đổi trước lớp: H: Đại diện các nhóm lên trình bày. H: Dưới lớp theo dõi, nhận xét cuộc trao đổi H: Bình chọn cặp khéo léo nhất lớp. T: Nhận xét, chấm điểm cho các HS. Kĩ năng thương lượng, kĩ năng đặt mục tiêu kiên định. 3. Củng cố – dặn dò: T: Nhận xét tiết học. Dặn: Chuẩn bị tiết sau ôn tập. ----------------------------------------------------------TIẾT 2 TOÁN: THỰC HÀNH VẼ HÌNH VUÔNG I.Mục tiêu: -Giúp HS: Vẽ được hình vuông bằng thước kẻ và ê ke. II. CHUẨN BỊ: -Thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét, ê ke (cho GV và HS)..

<span class='text_page_counter'>(211)</span> III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.KTBC: H: 2 HS lên bảng HS 1 vẽ hình chữ nhật ABCD có độ dài các cạnh AD là 5 dm, AB là 7 dm, HS 2 vẽ hình chữ nhật MNPQ có độ dài cạnh MN là 9 dm, cạnh PQ là 3 dm. T: Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 2.Bài mới : a.Giới thiệu bài: b.Hướng dẫn vẽ hình vuông theo độ dài cạnh cho trước : T: Hình vuông có các cạnh như thế nào với nhau ? T: Các góc ở các đỉnh của hình vuông là các góc gì ? T: Chúng ta sẽ dựa vào các đặc điểm trên để vẽ hình vuông có độ dài cạnh cho trước. T nêu ví dụ: Vẽ hình vuông có cạnh dài 3 dm. T: Hướng dẫn HS thực hiện từng bước vẽ như trong SGK: +Vẽ đoạn thẳng DC = 3 dm. +Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại D và tại C. Trên mỗi đường thẳng vuông góc đó lấy đoạn thẳng DA = 3 dm, CB = 3 dm. +Nối A với B ta được hình vuông ABCD. H: Tập vẽ vào nháp hình vuông có cạnh 5cm c.Luyện tập, thực hành : Bài 1 H: Đọc đề bài, sau đó tự vẽ hình vuông có độ dài cạnh là 4 cm, sau đó tính chu vi và diện tích của hình vào vở. T: Chấm vở 5 em nhận xét. H: 2 HS nêu rõ từng bước vẽ của mình. 3.Củng cố- Dặn dò: T: Tổng kết giờ học. Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau. -------------------------------------------------------------------------TIẾT 3 ĐỊA LÍ : HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN. Ở TÂY NGUYÊN (TIẾP THEO) I.MỤC TIÊU : -Học xong bài này HS biết : -Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Tây Nguyên: + Trồng cây công nghiệp lâu năm ( cao su, cà phê, hồ tiêu, chè . . . ) trên đất ba dan. + Chăn nuôi trâu, bò trên đồng cỏ. - Dựa vào bảng số liệu biết loại cây công nghiệp và vật nuôi được nuôi trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên. - Quan sát hình, nhận xét về vùng trồng cà phê ở Buôn Ma Thuột. II.CHUẨN BỊ : -Bản đồ Địa lí tự nhiên VN . -Tranh, ảnh về vùng trồng cây cà phê,một số sản phẩm cà phê Buôn Ma Thuột. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.KTBC : T: -Kể tên những cây trồng chính ở Tây Nguyên . -Kể tên những vật nuôi chính ở Tây Nguyên ..

<span class='text_page_counter'>(212)</span> H:Trả lời các câu hỏi. T: Nhận xét, chấm điểm 2.Bài mới : a.Giới thiệu bài: b.Phát triển bài : 3/.Khai thác nước : *Hoạt động nhóm : H: Làm việc trong nhóm theo gợi ý sau: Quan sát lược đồ hình 4 , hãy : +Kể tên một số con sông ở Tây Nguyên .Những con sông này bắt nguồn từ đâu ? -Tại sao các sông ở Tây Nguyên lắm thác ghềnh ? -Người dân tây Nguyên khai thác sức nước để làm gì ? -Các hồ chứa nước do nhà nước và nhân dân xây dựng có tác dụng gì ? -Chỉ vị trí nhà máy thủy điện Y-a-li trên lược đồ hình 4 và cho biết nó nằm trên con sông nào ? H: Các nhóm thảo luận ghi các câu trả lời vào giấy. H: Đại diện các nhóm trả lời ( mỗi nhóm 1-2 ý). Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. T: Sửa chữa, giúp HS hoàn thiện phần trình bày. H: Lên bản đồ chỉ 3 con sông Xê Xan , Ba , Đồng Nai và nhà máy thủy điện Y-a-li trên BĐ Địa lí tự nhiên VN. 4/.Rừng và việc khai thác rừng ở Tây Nguyên: *Hoạt động cặp : H: Quan sát hình 6, 7 và đọc mục 4 trong SGK ,trả lời các câu hỏi sau : +Tây Nguyên có những loại rừng nào ? H: Một số HS trả lời. T: Nhận xét, sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. T: Giúp HS xác lập mối quan hệ giữa khí hậu và thực vật . * Hoạt động cả lớp : H: Đọc mục 2 ,quan sát hình 8, 9, 10, trong SGK và vốn hiểu biết của mình trả lời các câu hỏi sau : +Rừng ở Tây Nguyên có giá trị gì ? Gỗ được dùng để làm gì ? +Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc mất rừng ở Tây Nguyên ? +Thế nào là du canh ,du cư ? Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ rừng ? H: Trả lời lần lượt các câu hỏi. T: Nhận xét và kết luận . 3.Củng cố – Dặn dò : H: Trình bày tóm tắt những hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên (trồng cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc có sừng ,khai thác nước, khai thác rừng ) . T: Nhận xét giờ học. Dặn: Về nhà học bài và chuẩn bị bài : “Thành phố Đà Lạt”. --------------------------------------------------------------TIẾT 4 THỂ DỤC: BÀI 18: ĐỘNG TÁC LƯNG BỤNG. TRÒ CHƠI “CON CÓC LÀ CẬU ÔNG TRỜI ” I. MỤC TIÊU : -Ôn động tác vươn thở, tay và chân. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng. -Học động tác lưng bụng. Yêu cầu bước đầu biết thực hiện động tác lưng bụng..

<span class='text_page_counter'>(213)</span> -Trò chơi: “ Con cóc là cậu ông trời” Yêu cầu HS biết cách chơi và tham gia được trò chơi. II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN : Địa điểm : Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. Phương tiện : Chuẩn bị 1 còi, kẻ vạch xuất phát và vạch đích. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1 . Phần mở đầu: H: Tập hợp lớp, ổn định: T: Phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học. H: Khởi động: Cho HS chạy một vòng xung quanh sân, khi về HS đứng thành một vòng tròn. +Đứng tại chỗ xoay các khớp cổ chân, cổ tay, đầu gối, hông, vai. +Trò chơi : “Trò chơi hiệu lệnh ”. 2. Phần cơ bản a) Bài thể dục phát triển chung * Ôn các động tác vươn thở tay và chân T: Hô nhịp cho HS tập 3 động tác. H: Cán sự lên hô nhịp cho cả lớp tập, GV quan sát để uốn nắn, sửa sai cho HS (Chú ý : Sau mỗi lần tập GV nên nhận xét kết quả lần tập đó rồi mới cho tập tiếp). H: Từng tổ HS lên tập và HS cùng nhận xét. T: Tuyên dương những tổ tập tốt và động viên những tổ chưa tập tốt cần cố gắng hơn. * Học động tác lưng bụng * Lần 1 : +GV nêu tên động tác. GV làm mẫu cho HS hình dung được động tác. +GV vừa làm mẫu vừa phân tích giảng giải từng nhịp để HS bắt chước. * Lần 2: GV đứng trước tập cùng chiều với HS. * Lần 3: GV hô nhịp cho HS tập toàn bộ động tác và quan sát HS tập. * Lần 4: Cho cán sự lớp lên vừa tập vừa hô nhịp cho cả lớp tập theo, GV theo dõi sửa sai cho các em. * Lần 5: HS tập tương đối thuộc bài GV không làm mẫu chỉ hô nhịp cho HS tập. T: Điều khiển kết hợp cho HS tập ôn cả 4 động tác cùng một lượt. H: Cán sự lớp điều khiển hô nhịp để HS cả lớp tập H: Chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển, GV quan sát sửa chữa sai sót cho HS . H: Tập hợp cả lớp đứng theo tổ, cho các tổ thi đua trình diễn . GV cùng HS quan sát, nhận xét , đánh giá .GV sửa chữa sai sót , biểu dương các tổ thi đua tập tốt T: Điều khiển tập lại cho cả lớp để củng cố b) Trò chơi : “Con cóc là cậu ông trời ” T: Tập hợp HS theo đội hình chơi. Nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và phổ biến luật chơi. H: Chơi thử, GV nhắc nhở HS thực hiện đúng quy định của trò chơi để đảm bảo an toàn. H: Tthi đua chơi chính thức. T: Quan sát, nhận xét, biểu dương những HS chơi chủ động, nhiệt tình. 3. Phần kết thúc: H: Làm động tác thả lỏng tại chỗ, sau đó hát và vỗ tay theo nhịp. GV cùng học sinh hệ thống bài học..

<span class='text_page_counter'>(214)</span> T: Nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà. -------------------------------------------------------------TIẾT 5 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ: SINH HOẠT LỚP I. MỤC TIÊU : - Đánh giá nhận xét hoạt động tuần qua để giúp HS nhận ra mặt tốt, mặt tồn tại, hạn chế để HS khắc phục tồn tại và phát huy ưu điểm . II. HÌNH THỨC TỔ CHỨC : 1. Đánh giá: - Lớp trưởng đánh giá chung hoạt động tuần qua. - Các tổ trưởng nêu các đánh giá cụ thể. - Cá nhân phát biểu. - Nhận xét chung của GV. Tuyên dương: Minh, Xếp, Học: có nhiều cố gắng trong học tập. Phê bình: Nhung vắng nhiều, Vinh, Nghiệp chưa cố gắng. Chung: nói chuyện riêng 2. Phương hướng:GV nêu những việc làm tuần tới: - Duy trì sĩ số. Lao động vệ sinh. - Học bài và làm bài tập. - Bổ sung dụng cụ học tập cịn thiếu - Tăng cường học bài ở nhà chuẩn bị thi giữa kỳ 1. - Giữ gìn sách vở sạch đẹp.. TUẦN 10 THỨ 6 TIẾT 1 TẬP LÀM VẶN:. Ngày soạn: Ngày dạy:. Thứ . . .. . . . / . . . / 2011 . . ./ . . . /2011. KIỂM TRA ĐỊNH KỲ ( GIỮA KỲ I ) ( Kiểm tra, chấm điểm theo đề và đáp án của trường ). TIẾT 2 TOÁN : TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP NHÂN I.MỤC TIÊU: Giúp hs biết: -Nhận biết được tính chất giao hoán của phép nhân. - Bước đầu vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tính toán. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. KTBC: H: 2HS lên sửa BT 2, GV kiểm tra VBT của HS. T: Chữa bài, nhận xét và cho điểm. 2.Dạy-học bài mới: *Giíi thiệu tính chất giao hoán của phép nhân: a. So sánh giá trị của các cặp phép nhân có thừa số giống nhau: T: Viết biểu thức 5 x 7 & 7 x 5.

<span class='text_page_counter'>(215)</span> H: So sánh 2 biểu thức này với nhau. T: Tiến hành tương tự với 4 x 3 & 3 x 4; 8 x 9 & 9 x 8… H: Rút ra nhận xét. T: Kết luận: vậy 2 phép nhân có thừa số giống nhau thì luôn bằng nhau. b. Gthiệu tính chất giao hoán của phép nhân: -GV: kẻ bảng yêu cầu HS th/h tính giá trị biểu thức axb & bxa để điền kết quả vào bảng. T: Hãy so sánh giá trị của biểu thức axb với giá trị của biểu thức bxa khi a=4 & b=8. H: Lên bảng thực hiện, nêu nhận xét. T: Chốt kết quả. Tiến hành tương tự với các cột còn lại. T: Vậy giá trị của biểu thức axb luôn ntn so với giá trị của biểu thức bxa? T: Ta có thể viết: axb = bxa. T: Em có nhận xét gì về các thừa số trong hai tích axb = bxa. T: Khi đổi chỗ các thừa số của tích axb cho nhau thì ta ®ỵc tích nào? H: Đọc kết luận trong SGK T: Nhận xét, kết luận. *Luyện tập-thực hành: Bài 1: : Nêu yêu cầu T: Ghi 4 x 6 = 6 x  lên bảng, yêu cầu HS điền số thích hợp vào ô trống. H: Làm các bài còn lại vào nháp. Nối tiếp nhau đọc kết quả. T: Nhận xét, chốt kết quả đúng. Bài 2 ( a,b ) H: Nêu yêu cầu. H: Làm bài vào vở. T: Chấm 5 bài, nhận xét. 3.Củng cố-dặn dò: H: Nêu lại quy tắc. T: Nhận xét giờ học. Dặn: Làm các bài còn lại vào vở. ------------------------------------------------------------------------TIẾT 3 ĐỊA LÝ: THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT I.MỤC TIÊU : -Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Lạt: +Vị trí:nằm trên cao nguyên Lâm Viên. +Thành phố có khí hậu trong lành, mát mẻ,có nhiều phong cảnh đẹp: nhiều rừng thông, thác nước. +Thành phố có nhiều công trình phục vụ nghỉ ngơi, du lịch. +Đà Lạt là nơi trồng nhiều rau, quả xứ lạnh và nhiều loài hoa. -Chỉ được vị trí của thành phố Đà Lạt trên bản đồ (lược đồ). II. CHUẨN BỊ: - Bản đồ tự nhiên Việt Nam - Tranh, ảnh về TP Đà Lạt III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Kiểm tra : H: Nêu lại ghi nhớ bài học Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên (tt) ..

<span class='text_page_counter'>(216)</span> T: Nhận xét, chấm điểm 2. Bài mới : a.Giới thiệu bài : b. Hoạt động 1 : Thành phố nổi tiếng về rừng thông và thác nước . H: Dựa vào hình 1 , tranh , ảnh , mục I SGK, trả lời các câu hỏi: ?: Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào ? ?: Đà Lạt ở độ cao khoảng bao nhiêu m ? ?: Với độ cao đó , Đà Lạt có khí hậu như thế nào ? T: Sửa chữa , giúp HS hoàn thiện câu trả lời . T: Giải thích thêm : Càng lên cao thì nhiệt độ không khí càng giảm . Trung bình cứ lên cao 1000 m thì nhiệt độ không khí lại giảm đi khoảng 5 – 6 o C c. Hoạt động 2 : Đà Lạt – thành phố du lịch và nghỉ mát . H: Hoạt động nhóm 4- thảo luận theo các gợi ý sau : Dựa vào vốn hiểu biết , hình 3 , mục II + Tại sao Đà Lạt được bình chọn làm nơi du lịch , nghỉ mát ? + Đà Lạt có những công trình nào phục vụ cho việc nghỉ mát , du lịch ? + Kể tên một số khách sạn ở Đà Lạt . H: Thảo luận. Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc nhóm trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. T: Sửa chữa , giúp các nhóm hoàn thiện phần trình bày . d. Hoạt động 3 : Hoa quả và rau xanh ở Đà Lạt . H: Dựa vào vốn hiểu biết , quan sát hình 4 SGK thảo luận cặp đôi các câu hỏi: + Tại sao Đà Lạt được gọi là thành phố của hoa quả và rau xanh ? + Kể tên một số loại hoa , quả và rau xanh ở Đà Lạt . + Tại sao ở Đà Lạt lại trồng được nhiều loại hoa , quả , rau xanh xứ lạnh + Hoa và rau của Đà Lạt có giá trị như thế nào ? H: Một số HS trình bày ( mỗi HS 1ý ). Các HS khác nhận xét, bổ sung. T: Sửa chữa , giúp các nhóm hoàn thiện phần trình bày . 3. Củng cố- Dặn dò : - GV cùng HS hoàn thiện sơ đồ sau ở bảng Đà Lạt. Khí hậu quanh năm mát mẻ. - Nhận xét tiết học .. Thiên nhiên vườn hoa , rừng thông , thác nước. Các công trình phục vụ nghỉ ngơi , du lịch , biệt thự , khách sạn. Thành phố nghỉ mát , du lịch có nhiều loại rau , hoa quả. ---------------------------------------------------------------------TIẾT 4.

<span class='text_page_counter'>(217)</span> THỂ DỤC:. ĐỘNG TÁC LƯNG BỤNG TRÒ CHƠI “CON CÓC LÀ CẬU ÔNG TRỜI ” Bài 20. I. MỤC TIÊU : -Ôn động tác vươn thở, tay và chân. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng. -Học động tác lưng bụng. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác. -Trò chơi: “ Con cóc là cậu ông trời” Yêu cầu HS biết cách chơi và tham gia vào trò chơi nhiệt tình chủ động. II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN : Địa điểm : Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. Phương tiện : Chuẩn bị 1- 2 còi, phấn kẻ vạch xuất phát và vạch đích. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1 . Phần mở đầu: H: Tập hợp lớp, ổn định: Điểm danh. T: Phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học. H: Khởi động: Chạy một vòng xung quanh sân, khi về HS đứng thành một vòng tròn. +Đứng tại chỗ xoay các khớp cổ chân, cổ tay, đầu gối, hông, vai. +Trò chơi : “Trò chơi hiệu lệnh ”. 2. Phần cơ bản a) Bài thể dục phát triển chung * Ôn các động tác vươn thở tay và chân T: Hô nhịp cho HS tập 3 động tác. H: Cán sự lên hô nhịp cho cả lớp tập, GV quan sát để uốn nắn, sửa sai cho HS (Chú ý : Sau mỗi lần tập GV nên nhận xét kết quả lần tập đó rồi mới cho tập tiếp). H: Từng tổ HS lên tập các HS khác quan sát, nhận xét. T: Tuyên dương những tổ tập tốt và động viên những tổ chưa tập tốt cần cố gắng hơn. * Học động tác lưng bụng * Lần 1 : GV nêu tên động tác, làm mẫu cho HS hình dung được động tác. GV vừa làm mẫu vừa phân tích giảng giải từng nhịp để HS bắt chước. * Lần 2: GV đứng trước tập cùng chiều với HS, HS bắt chước theo các động tác của Gv ( 2 lần ) * Lần 3: GV hô nhịp cho HS tập toàn bộ động tác và quan sát HS tập. * Lần 4: Cho cán sự lớp lên vừa tập vừa hô nhịp cho cả lớp tập theo, GV theo dõi sửa sai cho các em. * Lần 5: HS tập tương đối thuộc bài GV không làm mẫu chỉ hô nhịp cho HS tập. T: Điều khiển kết hợp cho HS tập ôn cả 4 động tác cùng một lượt. H: Cán sự lớp điều khiển hô nhịp để HS cả lớp tập H: Chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển, GV quan sát sửa chữa sai sót cho HS các tổ. H: Tập hợp cả lớp đứng theo tổ, cho các tổ thi đua trình diễn . GV cùng HS quan sát, nhận xét , đánh giá .GV sửa chữa sai sót , biểu dương các tổ thi đua tập tốt T: Điều khiển tập lại cho cả lớp để củng cố b) Trò chơi : “Con cóc là cậu ông trời ” H: Tập hợp theo đội hình chơi. T: Nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và phổ biến luật chơi. H: Chơi thử sau đó thi đua chơi chính thức..

<span class='text_page_counter'>(218)</span> T: Quan sát, nhận xét, biểu dương những HS chơi chủ động, nhiệt tình. 3. Phần kết thúc: H: Làm động tác thả lỏng tại chỗ, sau đó hát và vỗ tay theo nhịp. T: Cùng học sinh hệ thống bài học. T: Nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà. -------------------------------------------------------------------TIẾT 5 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ: Sinh hoạt Đội 1.Tập hợp lớp ở sân trường-điểm số- báo cáo. 2.Chi đội trưởng đánh giá tình hình mọi mặt trong tuần. + Nề nếp.Học tập.Vệ sinh.Chuyên cần.Các phong trào của chi đội. + Các bạn đội viên khác có ý kiến bổ sung 3.GV đánh giá chung. - Nhìn chung nề nếp lớp học được duy trì và thực hiện tốt. -Học tập: Có nhiều em rất tiến bộ,chăm chú trong giờ học làm bài tập và làm bài đầy đủ( Minh, Xếp, Thinh ...) Tuy nhiên còn một số bạn chưa học bài cũ: Vinh, Phi Líp, Nhương... -Vệ sinh đảm bảo sạch sẻ -Tỉ lệ chuyên cần chưa cao. Vắng : Nhung, Nhi 4.Kế hoạch tới -Đi học đều, duy trì tốt nề nếp lớp học. -Vệ sinh cá nhân và lớp học sạch sẻ. -Học bài và làm bài tập đầy đủ ở nhà.Ngồi học phải chú ý lắng nghe cô giảng bài và học tập tích cực. 5.Sinh hoạt Đội T: Cho HS: + Ôn lại nghi thức Đội. + Chào cờ,quay phải,trái,điểm số báo cáo. -Trò chơi: Kết đoàn..

<span class='text_page_counter'>(219)</span>

×