Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Sang kien kinh nghiem Mon TD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.57 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHƯƠNG PHÁP “GIÚP HỌC SINH YÊU THÍCH MÔN THỂ DỤC” A/ĐẶT VẤN ĐỀ: -Trong lời kêu gọi toàn dân tập Thể dục của Bác Hồ năm 1946:Giữ gìn dân chủ xây dựng nước nhà gây đời sống mới việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công .Mỗi người dân yếu ớt tức làm cho cả nước yếu ớt một phần ,mỗi người dân khỏe mạnh thì góp phần cho cả nước mạnh khỏe . -Xây dựng chiến lược phát triển con người Việt Nam là quốc sách hàng đầu để đất nước có lớp người trẻ: Phát triển về trí tuệ,cường tráng về thể chất,phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức.Là mục đích của toàn Đảng,toàn dân ta. -Thể dục thể thao là một mặt giáo dục toàn diện không thể thiếu được trong môi trường giáo dục ,là một biện pháp tích cực nhằm bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho học sinh cải thiện chất lượng cuộc sống,đẩy mạnh sự phát triển toàn diện nhịp nhàng, cân đối của các em.Đồng thời thông qua đó để bồi dưỡng cho các em có tính dũng cảm, ngoan cường ,ý thức tổ chức kỷ luật cao,đoàn kết tương trợ lẫn nhau ,xây dựng thói quen rèn luyện thân thể ,giữ gìn vệ sinh sân trường ,đồng thời làm cho không khí nhà trường tươi vui ,lành mạnh sôi nổi trẻ trung . -Theo nghĩa này Bộ Giáo dục và Đào tạo cảm thấy Thể dục là một bộ môn không thể thiếu trong môi trường giáo dục nó nhằm giúp cho học sinh có được một sức khỏe tốt để nâng cao trí tuệ và có nhiều sáng kiến hơn nữa trong quá trình học tập của học sinh. -Tuy nhiên bên cạnh đó lại có một số em chưa ý thức được vấn đề tập luyện Thể dục thể thao cũng như không thích học môn Thể dục và luôn xem nó là không quan trọng ,không có ý nghĩa gì đối với mình cũng như trong quá trình học tập,chính vì thế mà ta cần có một biện pháp ,phương pháp như thế nào? Để cho học sinh thấy được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tập luyện Thể dục thể thao cũng như yêu thích học môn Thể dục .. B/NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: I.QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH NGHIỆM: -Là một giáo viên đã qua bốn năm giảng dạy tại trường ,đã có ích nhiều những kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy và qua bốn năm giảng dạy và tự tu dưỡng kiến thức của bản thân,tự rút ra cho mình được một bài học kinh nghiệm quý giá trong việc truyền đạt kiến thức cho học sinh và làm thế nào để cho học sinh ý thức được việc tập luyện Thể dục thể thao cũng như yêu thích học môn Thể dục . -Khi mới nhận công tác giảng dạy Thể dục tiểu học buổi đầu tiếp xúc với học sinh tôi thật sự rất bở ngỡ như sau một thời gian thì thầy và trò cũng dần dần tạo được mối quan hệ mật thiết và gắn bó hơn,trong quá trình giảng dạy và học tập tôi cảm thấy một số em ý thức được vấn đề tập luyện Thể dục thể thao cũng như yêu thích học môn Thể dục nhưng bên cạnh đó lại có một số em chưa ý thức được việc tập luyện Thể dục thể thao và có thái độ lơ là trong học tập và em không biết lí do tại sao do mình hay là tại học sinh ..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> -Và như vậy sau một thời gian tìm hiểu tôi đã phát hiện ra nguyên nhân mà khiến cho một số học sinh đó không yêu thích học môn Thể dục ,đó là các em chưa ý thức được việc tập luyện Thể dục thể thao và cảm thấy học môn Thể dục không đem lại lợi ích gì cho bản thân vả lại còn tốn kém nhiều thời gian cho việc tập Thể dục. -Qua nhiều lần học hỏi và trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp qua các lần họp tổ và dự chuyên đề tôi đã tự rút ra cho mình một kinh nghiệm đó là :”Phương pháp nhằm giúp học sinh yêu thích học môn Thể dục” nhưng không biết rằng phương pháp này có đem lại kết quả như mong muốn không và tôi đã mạnh dạng áp dụng phương pháp này vào chương trình giảng dạy ở học kỳ I năm học: 2007-2008. II.BIỆN PHÁP VỚI THỰC HIỆN: Về phía giáo viên: - Đổi mới phương pháp dạy học môn Thể dục ở tiểu học . - Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy cao độ tính chủ động ,sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập. - Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển khả năng tự học của học sinh . - Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng kết hợp hoạt động cá nhân với hoạt động nhóm và phát huy khả năng của học sinh . - Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng sử dụng phương tiện kỹ thuật hiện đại vào quá trình dạy học. +Ví dụ: Khi dạy trò chơi “Dẫn bóng” ở lớp Bốn, giáo viên chúng ta cho học sinh hiểu đây là bước đầu để các em chơi môn bóng rổ… +Khi dạy môn tự chọn: Đá cầu ở lớp Bốn,Năm không chỉ đơn thuần là tâng cầu,phát cầu mà phải cho các em hiểu luật đá cầu … -Vạch rõ kế hoạch,chương trình giảng dạy và học tập của bộ môn ở cả năm học . -Chuẩn bị một tâm lí thoải mái trước khi lên lớp dù có chuyện gì đi nữa thì cũng phải gạt bỏ sang một bên ,để tạo ra một không khí sinh động trước khi lên lớp phải tỏ ra hết sức thân thiện với học sinh ở trong cũng như ngoài giờ học và làm sao để cho học sinh thấy được không có sự phân biệt giữa thầy và trò ,học sinh cảm thấy có thể gần gũi và chia sẽ với giáo viên những gì mà mình chưa hiểu rõ : Trò chơi vận động , bài tập rèn luyện tư thế kỹ năng và vận động cơ bản ,đá cầu, ném bóng,luật bóng đá mini (5 người) … -Là người giáo viên thì mình phải hiểu rõ cá tính của từng học sinh để đánh giá đúng về tâm lí của học sinh.Qua đó mình cũng phải bày tỏ tính cách của mình để cho học sinh nắm được có thể không ngần ngại khi tiếp xúc với giáo viên ,có thể trò chuyện và vui chơi thoải mái. -Nhưng mình cũng phải cho học sinh thấy rõ lúc nào học là học còn lúc nào chơi là chơi để cho học sinh ý thức được việc học chớ không phải học cũng như chơi mà chơi cũng như học như vậy sẽ vô tình làm cho học sinh coi thường môn học của mình. -Phải chuẩn bị trang phục hết sức chỉnh tề trước khi lên lớp để tạo một ấn tượng tốt và gây được cảm tình trong lòng học sinh về người giáo viên..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> -Trong lúc giảng dạy có thể pha thêm một vài trò chơi vui để tăng thêm sự hưng phấn và sinh động trong lớp hoặc tổ chức một số trò chơi dân gian gây sự hứng thú cho học sinh ,chủ động tích cực tham gia (bổ trợ cho môn học) không gây cho học sinh có sự nhàm chán. -Ngoài giờ học có thể tâm sự với học sinh về cuộc đời của mình về những thành tích mà mình đạt được trong quá trình học tập như giảng dạy ,để học sinh có thể phấn đấu và đạt được kết quả như mình mong muốn. -Người giáo viên phải khái quát về tầm quan trọng của việc học tập cũng như trong việc tập luyện Thể dục thể thao (môn giáo dục thể chất trong trường học ) được cụ thể hóa bằng những ưu điểm sau: + Góp phần rèn luyện nếp sống lành mạnh ,tác phong nhanh nhẹn,kỷ luật,hiểu biết được một số kiến thức kỹ năng cơ bản để tập luyện Thể dục thể thao để giữ gìn sức khỏe ,nâng cao thể lực. +Phát động phong trào tập thể dục buổi sáng cho học sinh. Về phía học sinh: -Phải biết “Tôn sư trọng đạo” có ý thức học tập tốt. -Phải có ý thức tự tập luyện Thể dục thể thao cũng như học tập môn giáo dục thể chất trong nhà trường . -Có kỹ luật,tác phong nhanh nhẹn khỏe mạnh trong hoạt động Thể dục thể thao . -Thực hiện nếp sống lành mạnh không uống rượu bia, hút thuốc không tàn trữ sử dụng các chất ma túy. -Biết ứng xử đẹp trong các tình huống giao tiếp cũng như trong hoạt động Thể dục thể thao và trong sinh hoạt hằng ngày. +Ví dụ: Khi học bài thể dục phát triển chung, học sinh đã biết áp dụng bài học vào tập thể dục thường xuyên vào buổi sáng hằng ngày. +Khi thực hiện múa sân trường học sinh tham gia tích cực III.CHUYỂN BIẾN CỦA SỰ VIỆC: -Sau một quá trình thực hiện thì tôi cảm thấy trong học sinh đã có sự chuyển biến tích cực bằng chứng là kết quả của học kỳ một năm học :2007-2008 các em đạt được kết quả cao và số lượng học sinh nghỉ học Thể dục cũng giảm rất nhiều so với năm học trước. -Đa số học sinh đã thấy được tầm quan trọng của việc tập luyện Thể dục thể thao cũng như môn học giáo dục thể chất trong nhà trường ,vì vậy các em học tập một cách hăng say ,nhiệt tình và năng động .Bên cạnh đó,còn chủ động tích cực tham gia các phong trào do trường tổ chức nhằm chào mừng các ngày lễ lớn 20/11,22/12,26/3… -Ngoài việc học tập trong nhà trường các em còn rèn luyện thêm Thể dục thể thao vào buổi sáng và chiều trong ngày..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> IV.KINH NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN: 1.KẾT QUẢ THỰC HIỆN: -Qua một thời gian áp dụng phương pháp này kết quả đạt được . +Khối 3: A+22 A 56 Tổng số 78 +Khối 4: A+24 A 59 Tổng số 83 +Khối 5: A+20 A 86 Tổng số 106 -Ngoài kết quả học tập nêu trên tôi còn cảm thấy rất mừng là học sinh đã ý thức được việc học và thấy được tầm quan trọng của việc tập luyện Thể dục thể thao cũng như môn học giáo dục thể chất trong nhà trường . -Ngoài ra tôi cũng rất tự hào khi đội bóng đá U11 của trường đoạt cúp vô địch giải bóng đá “Mừng Đảng,mừng xuân” do Trung tâm văn hóa Thể dục thể thao huyện Thoại Sơn tổ chức. -Là giáo viên dạy thể dục chúng ta không chỉ thực hiện nhiệm vụ đến giờ là lên lớp,mà phải thường xuyên kết hợp cùng Tổng phụ trách,Bí thư Đoàn trường tổ chức các hoạt động thể dục thể thao 2.BÀI HỌC KINH NGHIỆM: -Là một giáo viên mới chuyển sang dạy Thể dục ,tuy chưa có nhiều kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy .Nhưng khi áp dụng phương pháp này tôi cảm thấy rất tự tin và đã tạo cho mình một kinh nghiệm bổ ích giúp tôi hiểu rõ hơn về tâm tư nguyện vọng học sinh mình đang dạy . -Phương pháp này tôi cảm thấy nó rất phù hợp khi áp dụng đối với học sinh,vừa tạo được sự gắn bó thân thiết giữa thầy và trò vừa góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh nói riêng và chất lượng giáo dục trong nhà trường nói chung V.KẾT LUẬN CHUNG -Ông bà xưa có câu “Có thực mới giật được đạo”cũng giống như vậy khi chúng ta muốn làm một việc gì đó trước mắt đòi hỏi chúng ta phải có một sức khỏe tốt. -Vì vậy cái quý nhất của mỗi con người là sức khỏe và trí tuệ,có sức khỏe tốt sẽ tạo điều kiện cho trí tuệ phát triển được tốt hơn và ngược lại.Do đó khi học sinh có ý thức về tập luyện Thể dục thể thao cũng như môn học thể dục trong nhà trường sẽ giúp các em có được một sức khỏe tốt,từ đó các em học tập các môn trong lớp và tham gia các hoạt động phong trào do nhà trường tổ chức sẽ đạt hiệu quả cao hơn,góp phần nâng cao chất lượng giáo dục để các em trở thành những con người có ích cho xã hội. -Để có được kết quả như mong muốn thì trong quá trình giảng dạy bản thân thầy và trò phải luôn có sự kết hợp hài hòa,gắn bó mật thiết với nhau để cùng giúp nhau thực hiện thành công nội dung chương trình giáo dục đã đề ra.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×