Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Thảo luận nhóm TMU pháp luật tài chính ngân hàng phân tích các quy định của pháp luật điều chỉnh giao dịch tiền gửi giữa tổ chức tín dụng với người gửi tiền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.09 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
------ oOo ------

BÀI THẢO LUẬN
HỌC PHẦN: PHÁP LUẬT TÀI CHÍNH VÀ NGÂN HÀNG

Nhóm thực hiện
Lớp HP
Giảng viên hướng dẫn:

HÀ NỘI - 2021
1

: Nhóm 5
: 2104PLAW1511
: Th.s Nguyễn Thị Nguyệt


MỤC LỤC

2


Câu 1: Phân tích các quy định của pháp luật điều chỉnh giao dịch tiền gửi giữa
tổ chức tín dụng với người gửi tiền. Quy định về lãi suất tiền gửi theo quy định của
pháp luật điều chỉnh hoạt động ngân hàng?
I.Phân tích các quy định của pháp luật điều chỉnh giao dịch tiền gửi giữa tổ
chức tín dụng với người gửi tiền
1. Khái niệm:


- Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng bao gồm các hình thức tiền gửi của tổ chức (trừ
của tổ chức tín dụng), cá nhân dưới hình thức tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn,
tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu - trái phiếu và các hình thức
nhận tiền gửi khác theo ngun tắc có hồn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền
theo thởa thuận.
- Tổ chức tín dụng (TCTD) là một doanh nghiệp được thành lập theo Luật Các Tổ
chức tín dụng và các qui định khác của pháp luật để thực hiện hoạt động kinh doanh tiền
tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên nhận tiền gửi, sử dụng tiền gửi để
cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh tốn.
Như vậy, định nghĩa về tổ chức tín dụng bao gồm các dấu hiệu đặc trưng:
+ Thứ nhất, tổ chức tín dụng là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật
Các Tổ chức tín dụng và những quy định khác của pháp luật.
+ Thứ hai, nội dung hoạt động của doanh nghiệp là kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ
ngân hàng mà cụ thể là thực hiện hoạt động huy động vốn, sử dụng vốn, cấp tín dụng và
thực hiện hoạt động thanh tốn.
2. Pháp luật về giao dịch tiền gửi giữa tổ chức tín dụng với người gửi tiền

2.1. Tiền gửi tiết kiệm

3


Ngày 31/12/2018, Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư số
48/2018/TT-NHNN quy định về gửi tiền tiết kiệm với một số nội dung đáng chú ý như
sau:
a. Đối tượng được gửi tiền tiết kiệm (Điều 3):
1. Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo
quy định của pháp luật.
2. Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị hạn chế năng lực
hành vi dân sự hoặc không mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.

3. Công dân Việt Nam bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành
vi dân sự theo quy định của pháp luật hoặc chưa đủ 15 tuổi thực hiện giao dịch tiền gửi
tiết kiệm thông qua người đại diện theo pháp luật; Cơng dân Việt Nam có khó khăn trong
nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật thực hiện giao dịch tiền gửi tiết
kiệm thơng qua người giám hộ.
=> Phân tích:
+ Theo Thơng tư 48/2018/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 5/7/2019, cơng dân Việt
Nam chưa đủ 15 tuổi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực
hành vi dân sự cũng có thể gửi tiền tiết kiệm. Tuy nhiên, việc này phải thực hiện thông
qua người đại diện theo pháp luật. Đây là nội dung mới so với quy định cũ.
+ Căn cứ theo quy định cũ, đối tượng được gửi tiền tiết kiệm cũng có thể là các cá
nhân người cư trú hoặc người không cư trú là công dân Việt Nam.

4


b. Hình thức tiền gửi tiết kiệm (Điều 6):
- Hình thức tiền gửi tiết kiệm phân loại theo:
+ Thời hạn gửi tiền bao gồm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có
kỳ hạn. Thời hạn gửi tiền cụ thể do tổ chức tín dụng xác định;
+ Tiêu chí khác do tổ chức tín dụng xác định.
- Tổ chức tín dụng quy định cụ thể về từng hình thức tiền gửi tiết kiệm phù hợp với
quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan, đảm bảo an tồn tài
sản cho người gửi tiền và an toàn hoạt động cho tổ chức tín dụng. Quy định về hình thức
tiền gửi tiết kiệm phải có tối thiểu các nội dung về phương thức trả lãi, phương pháp tính
lãi, kéo dài thời hạn gửi tiền, rút trước hạn tiền gửi tiết kiệm, các trường hợp người gửi
tiền phải thông báo trước việc rút trước hạn tiền gửi tiết kiệm.
=> Phân tích:
+ Tùy từng ngân hàng mà có nhiều chế độ ưu đãi và chính sách riêng cho người
gửi tiền tiết kiệm, tuy nhiên tất cả đều bám sát theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ

tuyệt đối được lợi ích của khách hàng là người gửi tiền và đảm bảo phù hợp nhu cầu của
các cá nhân cũng như của tổ chức tín dụng.
c. Đồng tiền nhận, chi trả tiền gửi tiết kiệm (Điều 10):
- Đồng tiền nhận tiền gửi tiết kiệm là đồng Việt Nam, ngoại tệ. Tổ chức tín dụng
xác định loại ngoại tệ nhận tiền gửi tiết kiệm.

5


- Đồng tiền chi trả tiền gửi tiết kiệm là loại đồng tiền mà người gửi tiền đã gửi. Việc
chi trả đối với ngoại tệ lẻ được thực hiện theo hướng dẫn của tổ chức tín dụng.
- Đối với tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam của công dân Việt Nam là người cư
trú, người gửi tiền và tổ chức tín dụng được thỏa thuận việc chi trả gốc, lãi vào tài khoản
thanh toán bằng đồng Việt Nam của chính người gửi tiền.
- Đối với tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam của công dân Việt Nam là người
khơng cư trú gửi từ tài khoản thanh tốn của người gửi tiền, người gửi tiền và tổ chức tín
dụng được thỏa thuận chi trả gốc bằng số tiền đã gửi và lãi tương ứng vào tài khoản thanh
toán bằng đồng Việt Nam của chính người gửi tiền.
- Đối với tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ của công dân Việt Nam là người cư trú gửi
từ tài khoản thanh toán của người gửi tiền, người gửi tiền và tổ chức tín dụng được thỏa
thuận chi trả gốc bằng số tiền đã gửi và lãi tương ứng vào tài khoản thanh tốn bằng
ngoại tệ của chính người gửi tiền.
- Cịn theo thơng tư 49/2018/TT-NHNN quy định về tiền gửi có kỳ hạn thì đồng tiền
nhận gửi tiết kiệm là đồng tiền Việt Nam, ngoại tệ; đồng tiền chi trả gửi tiết kiệm là loại
đồng tiền mà người gửi tiền đã gửi. Lãi suất tiền gửi tiết kiệm, mức phí (nếu có), loại
ngoại tệ nhận tiền gửi tiết kiệm, xử lý với trường hợp nhàu nát, rách, mất thẻ tín dụng
niêm yết được công khai tại điểm giao dịch và trên website (nếu có)
=> Phân tích:
+ Căn cứ theo quy định này, như vậy người gửi tiền có thể tùy ý sử dụng ngoại tệ
để gửi tiết kiệm mà không phải mất thêm một bước đó là quy đổi về tiền Việt, tạo điều

6


kiện nhiều cho cá nhân, ngoài ra cũng hạn chế được việc tiền bị mất giá. Theo quy định
trên thì cá nhân, hộ gia đình được quyền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng bằng đồng ngoại tệ.
Khi gửi bằng ngoại tệ thì khi nhận lại tiền tiết kệm, cá nhân, hộ gia đình cũng sẽ được
nhận lại là đồng ngoại tệ.
d. Kéo dài thời hạn gửi tiền tiết kiệm (Điều 15):
Vào ngày đến hạn của khoản tiền gửi tiết kiệm, nếu người gửi tiền khơng đến rút
tiền và khơng có u cầu hoặc thỏa thuận khác thì tổ chức tín dụng kéo dài thêm một thời
hạn mới theo quy định của tổ chức tín dụng về hình thức tiền gửi tiết kiệm đó.
e. Rút trước hạn tiền gửi tiết kiệm (Điều 17):
- Việc rút trước hạn tiền gửi tiết kiệm được thực hiện theo thỏa thuận giữa tổ chức
tín dụng và người gửi tiền khi gửi tiền.
- Lãi suất áp dụng đối với tiền gửi tiết kiệm rút trước hạn phù hợp với quy định của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về lãi suất áp dụng đối với trường hợp rút trước hạn tại
thời điểm rút trước hạn tiền gửi tiết kiệm.
=> Phân tích
- Qua đây, ta thấy tổ chức tín dụng sẽ quy định lãi suất tiền gửi tiết kiệm phù hợp
với quy định của NHNN về lãi suất trong từng thời kỳ thay vì quy định mức lãi suất phù
hợp với lãi suất thị trường, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và an toàn hoạt động của tổ
chức nhận tiền gửi tiết kiệm như quy định hiện hành

7


- Ngoài ra, ngân hàng và người gửi tiền được thỏa thuận về các biện pháp khác để
người gửi tiền tra cứu khoản tiền gửi tiết kiệm và biện pháp ngân hàng thơng báo cho
người gửi tiền khi có thay đổi đối với khoản tiền gửi tiết kiệm
2.2. Tiền gửi có thời hạn

Ngày 31/12/2018, Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành Thơng tư số
49/2018/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 5/7/2019 quy định về tiền gửi có kỳ hạn với một
số nội dung đáng chú ý như sau:
a. Tổ chức tín dụng nhận tiền gửi có kỳ hạn (Điều 2):

Tổ chức tín dụng nhận tiền gửi có kỳ hạn là tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt
động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, bao gồm:
- Ngân hàng thương mại.
- Ngân hàng hợp tác xã.
- Tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
- Tổ chức tài chính vi mơ.
- Quỹ tín dụng nhân dân.
- Chi nhánh ngân hàng nước ngồi.
=> Phân tích:

8


+ Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và
thường xuyên là nhận tiền kí gửi từ khách hàng.
+ Ngân hàng hợp tác xã (tiếng Anh: Co-operative bank) là một tổ chức tín dụng
hợp tác nhằm tương trợ và tăng cường hiệu quả cho hoạt động của hệ thống các Qũy tín
dụng nhân dân, làm đầu mối của hệ thống Qũy tín dụng nhân dân, giữ vai trị điều hồ
vốn.
+ Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một
số hoạt động ngân hàng như là nội dung kinh doanh thường xuyên, nhưng không được
nhận tiền gửi không kỳ hạn, không làm dịch vụ thanh tốn.
+ Tổ chức tài chính vi mơ (hay tổ chức tài chính quy mơ nhỏ) là các tổ chức được
Ngân hàng nhà nước cấp giấy phép thành lập, việc thành lập tổ chức tài chính vi
mơ được quy định tại Thơng tư 02/2008/TT-NHNN.

+ Quỹ Tín dụng nhân dân là tổ chức hoạt động theo mơ hình hợp tác xã trong lĩnh
vực cho vay vốn ở địa bàn các xã (phường).
+Chi nhánh ngân hàng nước ngoài (tiếng Anh: Foreign bank branch) là một hình
thức của tổ chức tín dụng nước ngồi.
b. Đối tượng gửi tiền gửi có kỳ hạn (Điều 3):

Đối tượng gửi tiền gửi có kỳ hạn (sau đây gọi là khách hàng) bao gồm:
- Người cư trú là tổ chức, cá nhân.
- Người không cư trú bao gồm:
9


+ Cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt
Nam; Văn phòng đại diện, văn phòng dự án của các tổ chức nước ngồi tại Việt Nam;
+ Cơng dân Việt Nam không thuộc các trường hợp quy định tại điểm e và g khoản 2
Điều 4 Pháp lệnh ngoại hối (đã được sửa đổi, bổ sung);
+ Cá nhân nước ngoài được phép cư trú tại Việt Nam với thời hạn từ 6 (sáu) tháng
trở lên.
c. Kéo dài thời hạn gửi tiền (Điều 9):

- Việc kéo dài thời hạn gửi tiền vào ngày đến hạn của khoản tiền gửi có kỳ hạn thực
hiện theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng tại thỏa thuận tiền gửi có kỳ
hạn.
- Đối với người không cư trú là tổ chức, cá nhân nước ngoài và người cư trú là cá
nhân nước ngoài, thỏa thuận kéo dài thời hạn gửi tiền phải phù hợp với quy định tại
khoản 5 Điều 5 Thông tư 49/2018/TT-NHNN.
- Trường hợp không đủ điều kiện để kéo dài thời hạn gửi tiền theo quy định tại
khoản 2 Điều 9, vào ngày đến hạn của khoản tiền gửi có kỳ hạn, tổ chức tín dụng chuyển
gốc và lãi (nếu có) vào tài khoản thanh tốn của khách hàng.
=> Phân tích:

+ Các quy định của pháp luật hướng tới lợi ích và mục tiêu dài hạn cho những cá
nhân là người gửi và các tổ chức tín dụng, trong trường hợp có lí do cá nhân, thì việc
kéo dài thời hạn là điều cần thiết.
10


d. Chi trả trước hạn tiền gửi có kỳ hạn (Điều 10):

- Việc chi trả trước hạn tiền gửi có kỳ hạn được thực hiện theo thỏa thuận giữa tổ
chức tín dụng và khách hàng tại thỏa thuận tiền gửi có kỳ hạn.
- Lãi suất áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn chi trả trước hạn phù hợp với quy định
của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về lãi suất áp dụng đối với trường hợp rút trước hạn
tại thời điểm chi trả trước hạn.
=> Phân tích:
- Thơng tư 49 quy định khách hàng chỉ được gửi, nhận chi trả tiền gửi có kỳ hạn
thơng qua tài khoản thanh tốn của chính khách hàng đó. Quy định này nhằm đảm bảo
tính thống nhất và tính thuận tiện trong quản lý tài khoản của khách hàng, góp phần đảm
bảo an toàn tài sản của khách hàng. Thỏa thuận tiền gửi có kỳ hạn giữa TCTD và khách
hàng phải được lập thành văn bản, trong đó bao gồm tối thiểu các nội dung như: Thông
tin khách hàng; Thông tin TCTD; Số tiền, đồng tiền, thời hạn gửi tiền; ...
- Bên cạnh đó, Thơng tư 49 cho phép các khách hàng được gửi chung tiền gửi có kỳ
hạn bằng một tài khoản chung. Khi gửi chung tiền gửi có kỳ hạn với số lượng tiền gửi
lớn, các khách hàng có thể được hưởng mức lãi suất cao hơn. Tuy nhiên, không phải chủ
thể nào cũng có thể cùng nhau mở tài khoản chung để gửi tiền gửi có kỳ hạn. Theo khoản
4 Điều 5 của Thông tư, người cư trú và người khơng cư trú khơng được gửi tiền gửi
chung có kỳ hạn; Tổ chức và cá nhân không được gửi tiền gửi chung có kỳ hạn bằng
ngoại tệ. Nguyên nhân hình thành nên quy định này là do khung pháp lý điều chỉnh các
đối tượng này có sự khác biệt. Cụ thể, thời hạn gửi tiền của người không cư trú khơng
được dài hơn thời hạn hiệu lực cịn lại của Giấy tờ xác minh thông tin khách hàng (như
11



visa, Giấy phép lao động, Giấy phép hoạt động của tổ chức); trong khi người cư trú
không bị giới hạn về thời hạn gửi tiền.
- Nhìn chung, Thơng tư đã đặt ra được khung pháp lý cơ bản để điều chỉnh hoạt
động gửi tiền gửi có kỳ hạn vốn chưa được hướng dẫn cụ thể trước đây, tạo cơ sở để
thực hiện hoạt động này một cách an toàn và hiệu quả theo hướng tăng cường các câu
khâu kiểm soát nội bộ trong tổ chức tín dụng, hạn chế trường hợp cán bộ, nhân viên lạm
dụng chức vụ, quyền hạn nhằm chiếm đoạt tài sản tiền gửi của khách hàng.
II. Quy định về lãi suất tiền gửi theo quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt
động ngân hàng
1. Khái niệm:
- Lãi suất là tỷ lệ mà theo đó tiền lãi được người vay trả cho việc sử dụng tiền mà
họ vay từ một người cho vay
- Tiền gửi: bao gồm các hình thức tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền
gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu và các hình thức tiền gửi khác của
tổ chức (trừ tổ chức tín dụng), cá nhân
=> Lãi suất tiền gửi ngân hàng: là lãi suất ngân hàng trả cho các khoản tiền gửi vào
ngân hàng. Có nhiều mức khác nhau tùy thuộc vào loại tiền gửi (khơng kì hạn, tiết kiệm,
…), thời hạn gửi và quy mô tiền gửi
2. Pháp luật về lãi suất tiền gửi
* Thông tư số 17/2012/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
30/2011/TT-NHNN ngày 28 tháng 9 năm 2011 quy định về mức lãi suất tối đa đối với
tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài
12


- Tổ chức tín dụng ấn định lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam của các tổ chức (trừ
tổ chức tín dụng) và cá nhân bao gồm cả khoản chi khuyến mại dưới mọi hình thức như

sau:
+ Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là
3%/năm.
+ Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên là 11%/năm;
riêng Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở ấn định mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi kỳ hạn từ 1
tháng trở lên là 11,5%/năm.
+ Tiền gửi bao gồm các hình thức tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền
gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu và các hình thức nhận tiền
gửi khác của tổ chức (trừ tổ chức tín dụng), cá nhân theo quy định tại khoản 13 Điều 4
Luật Các tổ chức tín dụng.
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi quy định tại Điều 1 Thông tư này áp dụng đối
với phương thức trả lãi cuối kỳ và các phương thức trả lãi khác được quy đổi theo
phương thức trả lãi cuối kỳ.
- Tổ chức tín dụng niêm yết công khai lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam tại các
địa điểm nhận tiền gửi theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Nghiêm cấm tổ
chức tín dụng khi nhận tiền gửi thực hiện khuyến mại dưới mọi hình thức (bằng tiền, lãi
suất và các hình thức khác) khơng đúng với quy định của pháp luật và Thông tư này.
* Thông tư số 14/2013/TT-NHNN quy định về lãi suất tối đa đối với tiền gửi
bằng Đô la Mỹ của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngồi

13


- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi ấn định lãi suất tiền gửi bằng
đơ la Mỹ của tổ chức, cá nhân là người cư trú và tổ chức, cá nhân là người không cư trú
bao gồm cả khoản chi khuyến mại dưới mọi hình thức như sau:
+ Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi của tổ chức là người cư trú, tổ chức là
người khơng cư trú (trừ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) là
0,25%/năm.

+ Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi của cá nhân là người cư trú, cá nhân là
người không cư trú là 1,25%/năm.
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi áp dụng đối với phương thức trả lãi cuối kỳ và
các phương thức trả lãi khác được quy đổi theo phương thức trả lãi cuối kỳ.
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi niêm yết cơng khai lãi suất tiền
gửi bằng đô la Mỹ tại các địa điểm nhận tiền gửi theo quy định của Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam. Nghiêm cấm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi nhận tiền
gửi thực hiện khuyến mại dưới mọi hình thức (bằng tiền, lãi suất và các hình thức khác)
khơng đúng với quy định của pháp luật và Thông tư này.
* Thông tư 04/2011/TT-NHNN quy định về áp dụng lãi suất trong trường hợp tổ
chức, cá nhân rút tiền gửi trước hạn tại tổ chức tín dụng
- Tổ chức tín dụng áp dụng lãi suất tối đa bằng mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn
thấp nhất của tổ chức tín dụng theo từng đồng tiền trong trường hợp tổ chức, cá nhân rút
tiền gửi trước hạn; mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn này là thấp nhất tại thời điểm tổ
chức, cá nhân rút tiền gửi trước hạn.
- Tổ chức tín dụng niêm yết công khai lãi suất áp dụng trong trường hợp tổ chức, cá
nhân rút tiền gửi trước hạn tại các địa điểm huy động vốn (Hội sở chính, sở giao dịch, chi
nhánh, phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm). Các thỏa thuận lãi suất tiền gửi trước ngày Thông
14


tư này có hiệu lực thi hành, các bên tiếp tục thực hiện theo thỏa thuận đã cam kết cho đến
hạn trả; hoặc thỏa thuận thực hiện theo quy định tại Thơng tư này.
3. Phương thức tính lãi suất tiền gửi
3.1. Yếu tố tính lãi
- Thời hạn tính lãi
+ Đối với tiền gửi có thời hạn từ 1 ngày trở lên:


Thời hạn tính lãi được xác định từ ngày tiếp theo ngày nhận tiền gửi đến hết ngày thanh


toán khoản tiền gửi (bỏ ngày đầu tính ngày cuối của thời hạn tính lãi)
• Thời hạn xác định số dư để tính lãi: là đầu mỗi ngày trong thời hạn tính lãi
+ Đối với khoản tiền gửi mà thời hạn tính từ khi nhận tiền gửi đến khi thanh toán
hết khoản tiền gửi dưới một ngày: quỹ thỏa thuận với người gửi tiền về thời hạn tính lãi
được tính từ khi nhận tiền gửi đến khi thanh toán hết khoản tiền gửi, nhưng không được
vượt quá 1 ngày
- Số dư thực tế tính lãi: là số dư đầu ngày của số dư tiền gửi mà ngân hàng còn phải
trả cho bên gửi tiền được sử dụng để tính lãi theo thỏa thuận và quy định của pháp luật về
nhận tiền gửi
- Số ngày duy trì số dư thực tế: là số ngày mà số dư thực tế đầu mỗi ngày không
thay đổi
- Lãi suất tính lãi:
+ Được quy đổi theo lãi suất %/năm (lãi suất năm)
+ Thời gian sử dụng để quy đổi lãi suất tính lãi theo tỷ lệ %/tháng, %/tuần, %/giờ
sang mức lãi suất theo tỷ lệ %/ngày, quy đổi mức lãi suất theo tỷ lệ %/ngày sang %/năm
và ngược lại được tính như sau:



Một năm là 365 ngày
Một tháng là 30 ngày
15





Một tuần là 7 ngày
Một ngày là 24 giờ

3.2. Công thức tính lãi
Số tiền lãi của một ngày:
Số tiền lãi ngày =

Số dư thực tế x Lãi suất tính lãi

365
Số tiền lãi của kỳ:
-

Theo ngày:
Số tiền lãi kỳ = số tiền lãi ngày x số ngày trong kỳ tính lãi

-

Theo tháng:
Số tiền lãi kỳ = Số tiền gửi x lãi suất

x số tháng gửi

Đối với các khoản tiền gửi có thời gian duy trì số dư thực tế nhiều hơn 01 ngày
trong kỳ tính lãi, được sử dụng cơng thức rút gọn sau để tính lãi:
STL =∑ (Số dư thực tế x số ngày duy trì số dư thực tế x Lãi suất tính lãi)
365
Ví dụ
A gửi ngân hàng 300.000.000 đồng, tầm 6 tháng sau sẽ rút, ngân hàng đưa ra 2 gói
gửi cụ thể
- Lãi suất gửi khơng kì hạn là 0,8%/năm
- Lãi suất gửi có kì hạn là 6%/năm.
Vậy A nên chọn loại gói nào để được lãi nhiều nhất

Giải:
TH1: Chọn gửi khơng kì hạn
Số tiền lãi = 300.000.000 x (0,008: 12) x 6 = 1.200.600 đồng
16


TH2: Chọn gửi có kỳ hạn
Số tiền lãi = 300.000.000 x (0,06: 12) x 6 = 9.000.000 đồng
=> Vậy A nên chọn gửi có kỳ hạn
3.3. Các phương thức trả lãi
- Trả lãi cuối kỳ: lãi được thanh toán một lần cùng với gốc vào ngày đến hạn của
tiền gửi. Trường hợp vào ngày đến hạn tiền gửi, nếu khách hàng khơng đến lĩnh tiền thì
phần lãi sẽ được nhập gốc và toàn bộ số tiền này sẽ được chuyển sang kì hạn mới tương
đương với kỳ hạn cũ với mức lãi suất tại thời điểm tiền gửi đến hạn
- Trả lãi trước: lãi được thanh toán trước một lần ngay tại thời điểm khách hàng gửi
tiền gửi. Trường hợp rút trước hạn thì khách hàng sẽ phải hồn lại số tiền chênh lệch đã
nhận trước của sản phẩm có kỳ hạn. Lãi suất khách hàng dược hưởng trong trường hợp
này là lãi suất khơng kì hạn
- Trả lãi hàng tháng: lãi được thanh toán vào 1 ngày cố định hàng tháng trong suốt
kỳ hạn gửi của tiền gửi. Trường hợp rút trước hạn thì khách hàng sẽ phải hồn lại số tiền
lãi chênh lệch đã nhận trước của sản phẩm có kỳ hạn. Lãi suất khách hàng được hưởng
trong trường hợp này là lãi suất không kỳ hạn
Câu 2: Ông A muốn vay ngân hàng một số vốn nhưng do khơng có tài sản bảo
đảm có nhờ B đứng ra bảo lãnh bằng tài sản thế chấp là nhà và giá trị thửa đất có
ngơi nhà thuộc sở hữu của ông B trị giá 1,5 tỷ đồng. Sau khi hoàn tất hồ sơ Ngân
hàng thương mại B ký hợp đồng cho A 800 triệu đồng, thời hạn 1 năm., lãi suất
12%/năm. Sau khi vay được 3 tháng trên, A muốn vay thêm 500 triệu đồng với điều
kiện bảo đảm bằng chính tài sản bảo lãnh của B trên.
1.Việc bảo lãnh cho khoản vay lần 2 có cần sự đồng ý của B khơng? Có cần
phải ký hợp đồng bảo lãnh vay vốn giữa ngân hàng và B nữa không?

17


2. Theo anh chị ngân hàng cho vay hoặc không cho A vay với điều kiện (B đồng
ý bảo lãnh cho khoản vay thứ 2 của A bằng tài sản B thế chấp) có được khơng? Tại
sao?
3. Giả sử đến hạn trả nợ A khơng trả nợ ngân hàng thì sẽ xử lý như thế nào?
BÀI LÀM
Ý 1:
- Việc bảo lãnh cho khoản vay lần 2 của A cần có sự đồng ý của B.
- Cần phải ký hợp đồng bảo lãnh vay vốn giữa ngân hàng và B lại một nữa.
 Cùng căn cứ theo khoản 1,2 Điều 296 BLDS2015:

“1. Một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, nếu có giá
trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo
đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
2. Trường hợp một tài sản được bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì bên bảo đảm
phải thơng báo cho bên nhận bảo đảm sau biết về việc tài sản bảo đảm đang được dùng
để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác. Mỗi lần bảo đảm phải được lập thành văn bản.”
 Với tình huống trên đây, việc ông A tiếp tục dùng tài sản bảo lãnh của ông B để tiếp tục
vay vốn lần 2 tại Ngân hàng Thương mại B thuộc trường hợp một tài sản được bảo đảm
để thực hiện nhiều nghĩa vụ. Để muốn tiếp tục được vay vốn lần 2 tại Ngân hàng Thương
mại B bằng tài sản bảo lãnh của ông B thì ơng A phải thơng báo ơng B biết và phải cần có
sự đồng ý của ơng B, và sự đồng ý đó được thể hiện bằng một bản hợp đồng bảo lãnh
khác, điều đó có nghĩa là giữa ơng A và ông B cần phải ký thêm một bản hợp đồng bảo
lãnh khác. Bản hợp đồng bảo lãnh thứ 2 này tách biệt với bản hợp đồng bão lãnh lần thứ
1 để làm căn cứ xác định phần nghĩa vụ của ông B trong từng khoản vay. Việc thông báo
và cần có sự đồng ý của ơng B về bảo lãnh cho khoản vay lần 2 là đúng pháp luật vì ơng
B là người bảo đảm cho khoản vay của ông A đối với Ngân hàng Thương mại B – bên
nhận bảo đảm. Ông B – bên bảo lãnh là người bảo đảm cho khoản vay của ông A nên có

18


nghĩa vụ phải thông báo cho Ngân hàng Thương mại B về vấn đề dùng tài sản bảo đảm
của khoản vay lần 1 để tiếp tục bảo đảm cho khoản vay lần 2, giữa ông B và Ngân hàng
Thương mại B phải lập một văn bản cho vay khác cho khoản vay này. Văn bản này tách
biệt so với văn bản vay lần 2 để có thể làm căn cứ xử lý tài sản bảo đảm.
 Trên thực tế thì pháp luật hiện hành thì chưa có quy định cụ thể nào về vấn đề bảo lãnh
bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Vấn đề này đang gặp rất nhiều tranh
cãi và còn xuất hiện nhiều kẽ hở trong việc vận dụng vào thực tế. Chính vì vậy mà pháp
luật nên có những văn bản luật quy định cụ thể, rõ ràng hơn về vấn đề này để tránh xảy ra
tranh chấp, thiệt hại cho các bên trong quan hệ trên.
Ý 2:


Căn cứ Khoản 3 Điều 336 BLDS 2015:
“3. Cácbên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.”
Do đó khi các bên đã có thỏa thuận thì B đồng ý bảo lãnh cho khoản vay thứ 2 của
A bằng tài sản B thế chấp là điều kiện hợp lý để cho A tiếp tục vay.

-

Giá trị tài sản thế chấp tại thời điểm xác lập giao dịch là nhà và thửa đất có giá trị 1,5 tỉ

-

đồng.
A vay của ngân hàng B 800 triệu thời hạn 1 năm và sau khi vay được 3 tháng thì muốn
vay thêm 500 triệu, như vậy giá trị nghĩa vụ là: 800 + 500 = 1300 triệu đồng = 1,3 tỉ đồng


< 1,5 tỉ đồng.
• Căn cứ theo Khoản 1 Điều 296 BLDS 2015:
“1. Một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự, nếu
có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được
bảo đảm trừ trường hợp có thoải thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.”

19


Như vậy bằng chính tài sản của B trên thì A vẫn có thể tiếp tục được dùng để bảo
đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, cụ thể là được vay thêm 500 triệu nữa do giá trị nghĩa vụ
vẫn nhỏ hơn giá trị tài sản bảo đảm. Với điều kiện là B đồng ý bảo lãnh bằng chính tài
sản B thế chấp cho khoản vay thứ 2 nên A sẽ tiếp tục được vay.
Ý3


Căn cứ theo khoản 1 Điều 335 Bộ Luật dân sự 2015:
“1. Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có
quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ
(sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên
được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ”

-

Như vậy xác định tình huống trên:
+ A là bên được bảo lãnh.
+ B là bên bảo lãnh.
+ Ngân hàng B là bên nhận bảo lãnh.




Căn cứ theo khoản 1, 2, 3 Điều 336 Bộ luật Dân sự 2015 :
“1. Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên
được bảo lãnh.
2. Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường
thiệt hại, lãi trên số tiền chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh”

20


=> Như vậy theo đề bài thì B sẽ bảo lãnh toàn bộ cho A hoặc một phần cho A và
phải chịu trách nhiệm cả về số tiền lãi. Bên cạnh đó tài sản bảo đảm là nhà đất trị giá 1,5
tỷ đồng.
-

Trường hợp 1: B bảo lãnh toàn bộ cho A
+ Khi đến hạn trả nợ ngân hàng mà A khơng có khả năng trả nợ thì B sẽ phải đứng
ra trả nợ cho ngân hàng B theo định nghĩa về bảo lãnh.
+ Nếu B không thực hiện nghĩa vụ đối với ngân hàng B thì theo quy định tại khoản
1 Điều 299 Bộ Luật dân sự 2015: “1. Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên
có nghĩa vụ khơng thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng nghĩa vụ.”
Lúc này thì tài sản bảo đảm sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 301 Bộ Luật dân sự
2015 về Giao tài sản bảo đảm để xử lý: “Người đang giữ tài sản bảo đảm có nghĩa vụ
giao tài sản bảo đảm cho bên nhận bảo đảm để xử lý khi thuộc một trong các trường hợp
quy định tại Điều 299 của Bộ luật này; Trường hợp người đang giữ tài sản khơng giao
tài sản thì bên nhận bảo đảm có quyền u cầu Tịa án giải quyết, trừ trường hợp luật
liên quan có quy định khác”


 Như vậy: Sau khi B hoàn tất nghĩa vụ của minh đối với ngân hàng thì A sẽ phải có nghĩa

vụ với B về khoản nợ mà B đã đứng ra chi trả theo quy định tại Điều 340 Bộ luật Dân sự
2015 về Quyền yêu cầu của bên bảo lãnh: “Bên bảo lãnh có quyền yêu cầu bên được bảo
lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh đã thực hiện, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác.”
-

Trường hợp 2: B bảo lãnh một phần cho A
21


B vẫn sẽ phải thực hiện một phần nghĩa vụ đối với ngân hàng B và sau đó A vẫn sẽ
phải thực hiện nghĩa vụ với B như trên. Tuy nhiên phần nợ còn lại của A sẽ xử lý theo
quy định về hợp đồng vay tài sản tại Điều 463 Bộ Luật dân sự 2015: “Hợp đồng vay tài
sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến
hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng,
chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.
- Tuy nhiên: A khơng trả nợ ngân hàng nên sẽ bị xử lý theo quy định tại khoản 5
Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 về nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:
“5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay khơng trả hoặc trả khơng đầy đủ
thì bên vay phải trả lãi như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn
vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì cịn phải trả lãi theo mức lãi suất quy
định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương
ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

22



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————–
Hà Nội, ngày 23 tháng 03 năm 2021
BIÊN BẢN HỌP NHÓM
(Lần 1)
- Thời gian: 10h đến 11h

Ngày 23.03.2021

- Địa điểm: hội trường V404 trường đại học Thương mại
- Thành phần tham gia: đầy đủ các thành viên nhóm 5
- Nội dung cuộc họp: nhóm trưởng triển khai nội dung thảo luận, phân công công
việc cho từng thành viên
- Cụ thể:
+ Nguyễn Thị Khánh Linh và Vũ Tiến Lực: phần 1 của câu lý thuyết
+ Nguyễn Diệu Linh và Đinh Trang Ly: phần 2 của câu lý thuyết
+ Lê Thị Kiều Linh: phần 1 câu tình huống
+ Nguyễn Phương Nhật Linh: phần 2 câu tình huống
+ Nguyễn Phi Long: phần 3 câu tình huống
+ Vũ Hồng Nhật Linh: thuyết trình
+ Đồn Thị Lệ: tổng hợp word và làm powerpoint
+ Các bạn là câu hỏi lý thuyết và bạn thuyết trình sẽ đặt câu hỏi phản biện cho các
nhóm về phần lý thuyết
+ Các bạn làm câu hỏi tình huống và bạn làm powerpoint sẽ đặt câu hỏi phản biện
cho các nhóm về phần bài tình huống

23



THƯ KÝ

24

NHÓM TRƯỞNG


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————–
Hà Nội, ngày 01 tháng 04 năm 2021
BIÊN BẢN HỌP NHÓM
(Lần 2)

- Thời gian: 10h đến 11h Ngày 01.04.2021
- Địa điểm: hội trường V404 trường đại học Thương mại
- Thành phần tham gia: đầy đủ các thành viên nhóm 5
- Nội dung họp:
+ Nhóm trưởng nhận xét chung q trình làm bài thảo luận của nhóm
+ Thống nhất ý kiến về bài làm, hoàn thiện nội dung thấy thiếu sót và cần sửa đổi

THƯ KÍ

25

NHĨM TRƯỜNG



×