Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

SANG KIEN KINH NGHIEM LOP 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.12 KB, 16 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>KINH NGHIỆM DẠY BÀI “ TÍNH THỂ TÍCH HÌNH HỘP CHỮ NHẬT – LỚP 5B” TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN CHÂU THÀNH A. A/ MỞ ĐẦU: 1/LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Thực tế cho thấy rằng, tiểu học là cấp học đặt nền tảng cho giáo dục phổ thông và toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. Vì thế trình độ nhận thức học tập và việc nâng cao chất lượng văn hóa cho học sinh có một vị trí rất quan trọng trong việc đào tạo một con người công dân có ích cho xã hội. Qua quá trình giảng dạy tôi đã nhận thấy rằng môn toán chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng, giải toán sẽ có tác động rất lớn giúp các em phát triển năng lực tư duy một cách tích cực, biết huy động các kiến thức đã học vào các tình huống khác nhau và biết vận dụng vào thực tế cuộc sống. Trong thời gian dạy toán lớp 5 tôi đã rút được rất nhiều kinh nghiệm, đặc biệt là chương hình học và tôi đã đưa kinh nghiệm đó vào thực tế giảng dạy và nhận thấy rằng kết quả đạt dược rất cao. Vì thế tôi đã chọn đề tài: “Kinh nghiệm dạy bài : Tính thể tích hình hộp chữ nhật – lớp 5B. ”. Nhằm cung cấp cho học sinh kiến thức, kỹ năng cơ bản, dễ hiểu, các em thích thú học tập lại nắm chắc kiến thức và biết áp dụng vào cuộc sống, làm cơ sở cho các em tiếp tục trên con đường học vấn phong phú và đa dạng. Ngoài ra tôi còn mong muốn đề tài của tôi được các bạn đồng nghiệp công nhận và thực hiện áp dụng rộng rãi ở các trường trong tỉnh. 2/ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:. Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là việc giảng dạy môn toán, kinh nghiệm dạy cho học sinh tính thể tích hình hộp chữ nhật được một các thành thạo của học sinh lớp 5B trường tiểu học Thị Trấn Châu Thành A. 3/PHẠM VI NGHIÊN CỨU:. Đề tài được nghiên cứu, thử nghiệm trong phạm vi lớp 5B trường tiểu học Thị Trấn Châu Thành A. Tổng số học sinh của lớp là 29 em/ 19 nữ. 4/PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Quá trình thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: +Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Trước khi thực hiện đề tài tôi đã nghiên cứu, tìm kiếm các tài liệu tham khảo có liên quan đến tích diện tích các hình, nhất là các tài liệu về hình hộp chữ nhật, hình lập phương.Trong quá trình nghiên cứu tôi đã tìm được các phương pháp, những hình thức tổ chức dạy học thiết thực nhất để thực hiện tốt đề tài này..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> +Phương pháp quan sát: Trong tiết dạy tôi đã tổ chức cho học sinh quan sát dưới nhiều hình thức khác nhau như: Quan sát mô hình thể tích hình hộp chữ nhật, các hình minh họa trong sách giáo khoa... +Phương pháp hỏi đáp: Hỏi đáp là một phương pháp không thể thiếu trong một tiết dạy. Tôi đã đưa ra những câu hỏi, những tình huống cụ thể yêu cầu học sinh trả lời nhằm nắm bắt thông tin hai chiều giữa giáo viên và học sinh. +Phương pháp thực nghiệm: Sau khi thực hiện xong tiết dạy, học sinh nắm vững bài học. Giáo viên tiến hành cho học sinh làm bài kiểm tra trên giấy, chấm điểm và nắm kết quả. +Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Có kết quả bài làm của học sinh giáo viên tiến hành tổng kết, so sánh đối chiếu với kết quả và rút ra bài học kinh nghiệm thiết thực. 5/ NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI: Việc nâng cao chất lượng học tập cho học sinh là nhiệm vụ của nước ta nói chung của bộ giáo dục đào tạo nói riêng mà trong đó đội ngũ giáo viên là lực lượng nồng cốt để thực hiện nhiệm vụ ấy. Ai cũng rõ trong điều kiện hiện nay sự tiến bộ của kĩ thuật và nhịp độ phát triển của khoa học đề ra những yêu cầu ngày càng cao đối với trình độ văn hoá chung của thế hệ trẻ. Do đó, tạo cho các em có điều kiện học tập, trang thiết bị cho các em có nền móng tri thức vững chắc về trình độ. “Đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” cho đất nước. Đó là điều kiện mà tất cả chúng ta phải quan tâm nhất là ngành giáo dục. Trong thực tế kết quả học tập của học sinh chính là thành quả lao động của người giáo viên. Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng đào tạo, đó là một việc làm cần thiết. Nhiệm vụ của đề tài này là đưa ra những định hướng, những phương pháp, cách tổ chức dạy học thiết thực, dễ hiểu học sinh tiếp thu tốt.. 6/THỜI GIAN THỰC HIỆN: Thời gian thực hiện đề tài từ đầu năm học đến giữa học kì II, năm học 2009-2010. B/NỘI DUNG: I/CƠ SỞ LÍ LUẬN: Giáo dục là quốc sách hàng đầu của Đảng ta, yêu cầu này được đặt ra phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta nói riêng và thế giới nói chung. Ngày nay chúng ta đang ở thế kỉ XXI, thế kỉ của tin học vũ trụ, của công nghiệp hoá. Mặc khác, nước ta đã và đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhu cầu này đòi hỏi chúng ta phải tạo ra đội ngũ lao động lành nghề, có trí thức để.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> ứng dụng vào thực tiễn sản xuất, tạo ra những con người khoẻ mạnh về thể lực và trí lực, biết chớp lấy thời cơ, nhanh chóng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nền giáo dục và đào tạo đang góp phần phát triển xã hội, đất nước cũng như con người Việt Nam, sự nghiệp giáo dục và đào tạo hiện nay có một vị trí chiến lược quan trọng trong việc hình thành nhân cách của con người Việt Nam trong cuộc sống đổi mới của đất nước, làm cho đất nước ngày càng đi lên, cần phải nâng cao dân trí, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, đồng thời tạo mọi điều kiện phát huy tài năng của mình. Muốn vậy, chúng ta phải bằng mọi cách nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, phải chăm lo công tác giáo dục cho học sinh ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường và đặc biệt là học sinh tiểu học. Đây là giai đoạn mang tính chất quyết định để các em tiếp tục tiến lên giai đoạn trung học cơ sở. Do vậy yêu cầu được đặt ra phải sử dụng nhiều biện pháp giáo dục khác nhau để nâng cao hiệu quả giáo dục. Trong cuộc sống thì chương hình học được ứng dụng rất nhiều, nhất là việc tính diện tích, thể tích các hình… Do đó nếu trong tự nhiên không có công thức tính diện tích, thể tích thì chúng ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, tính thể tích các hình không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta cũng như trong chương trình dạy và học của giáo viên và học sinh. Từ đó đến nay các bài toán về tính diện tích, thể tích các hình luôn luôn xuất hiện trong các kì thi học sinh giỏi toán ở bậc tiểu học. Vì thế giải thành thạo các bài toán về tính diện tích, thể tích các hình là một yêu cầu đối với tất cả các em học sinh ở cuối bậc tiểu học, đặc biệt là đối với các em học sinh khá giỏi. II/CƠ SỞ THỰC TIỄN: Trường tiểu học Thị Trấn châu Thành A nằm ngay trung tâm Thị Trấn Châu Thành. Điều kiện học tập tương đối thuận lợi, trường gồm 30 phòng học, các phòng chức năng tương đối đầy đủ, trình độ nhận thức của học sinh đồng đều và tương đối nhanh. Bên cạnh đó tôi gặp không ít những khó khăn, nhiều gia đình phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của con em mình, giao khoán việc học của con mình cho giáo viên. Trong quá trình tìm hiểu, thăm dò các bạn đồng nghiệp. Tôi nhận thấy rằng, đa số giáo viên họ rất băn khoăn, lo ngại khi dạy tiết học này vì nội dung kiến thức cho một tiết dạy rất nhiều, hơn nữa kiến thức trừu tượng học sinh khó tiếp thu. Vì thế việc đưa ra những sáng kiến kinh nghiệm, những giải pháp khoa học là một việc làm rất cần thiết. III/NỘI DUNG VẤN ĐỀ: 1/VẤN ĐỀ ĐẶT RA: *Phương pháp dạy bài mới..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> a/Giúp học sinh tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề của bài học: - Hướng dẫn học sinh tự phát hiện vấn đề của bài học. - Giúp học sinh sử dụng kinh nghiệm của bản thân hoặc kinh nghiệm của các bạn trong nhóm để tìm mối quan hệ của vấn đề với các kiến thức đã biết, từ đó tự tìm cách giải quyết vấn đề. b/Tạo điều kiện cho học sinh củng cố và tập vận dụng kiến thức mới học ngay sau khi học bài mới để học sinh bước đầu chiếm lĩnh kiến thức mới: - Giúp học sinh nhận ra kiến thức đã học và vận dụng kiến thức đã học vào bài tập - Giúp học sinh tự làm bài theo khả năng của từng học sinh - Tạo ra sự hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các đối tượng học sinh - Tập cho học sinh có thói quen tự kiểm tra, đánh giá kết quả bài làm - Tập cho học sinh có thói quen tìm nhiều phương án và lựa chọn phương án hợp lý để giải quyết vấn đề của bài tập, không nên thoả mãn với kết quả đã đạt được. 2/YÊU CẦU CẦN ĐẠT:. Sau bài học, học sinh: + Hình thành biểu tượng về thể tích hình hộp chữ nhật. +Tự tìm các tính và lập công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật. + Vận dụng quy tắc tính thể tích hình hộp chữ nhật để giải các bài toán có liên quan. * Vận dụng công thức tính để tính thể tích các đồ dùng hình hộp chữ nhật có trong cuộc sống hằng ngày. 3/GIẢI PHÁP, CHỨNG MINH VẤN ĐỀ:. A.Giúp học sinh tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề của bài học. a/Hướng dẫn học sinh hình thành biểu tượng về thể tích hình hộp chữ nhật. *Hoạt động1: Hoạt động cá nhân + Nêu vấn đề: Học sinh thực hiện theo vấn đề nêu ra. Cho học sinh quan sát mô hình trực quan về hình hộp chữ nhật..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Đây là hình gì? ( Hình hộp chữ nhật ) Thể tích hình hộp chữ nhật là phần nào? ( Yêu cầu học sinh vừa chỉ vào hình vừa nói ) Em hiểu tính thể tích hình hộp chữ nhật tức là ta tính gì? Giáo viên : “Tính thể tích hình hộp chữ nhật chính là tính sức chứa của khối hình chữ nhật đó.” b/ Hình thành quy tắc công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật.. *Hoạt động2: Hoạt động cá nhân Học sinh đọc bài toán trên bảng phụ. Bài toán:Tính thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài 20cm, chiều rộng 16cm và chiều cao 10cm. Bài toán cho ta biết gì? Bài toán yêu cầu ta tính gì? Giáo viên chốt lại đề bài kết hợp ghi số đo các kích thước trên hình hộp chữ nhật. Giáo viên đưa ra mô hình thể tích của hình hộp chữ nhật trong bài toán ( như sgk) yêu cầu học sinh quan sát và giới thiệu. 10cm. 16cm 20cm + Để tính thể tích hình hộp chữ nhật trên bằng xăng -ti-mét khối, ta cần tìm số hình lập phương 1cm3 xếp vào đầy hộp. + Yêu cầu học sinh quan sát hình đã thể hiện xếp được 1 lớp. + Yêu cầu hoc sinh tính lớp đầu tiên xếp được bao nhiêu hình lập phương 1cm3. ( 20 x 16 = 320 hình lập phương 1cm3 ).

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 10cm. 16cm. 20cm. 1cm3. +Xếp được tất cả bao nhiêu lớp như thế? ( 10 : 1 = 10) + 10 lớp có bao nhiêu hình lập phương 1cm3? ( 10 lớp có 320 x 10 = 3200 cm3 ) Giáo viên : Vậy thể tích của hình hộp chữ nhật có chiều dài 20cm, chiều rộng 16cm, chiều cao 10cm là 3200 cm3 +Ta có thể tính thể tích của hình hộp chữ nhật như thế nào? ( 20 x 16 x 10 = 3200 cm3 ) *Hoạt động 3: Hoạt động theo nhóm 2. *Học sinh tự phát hiện và rút ra quy tắc tính diện tích thể tích hình hộp chữ nhật. Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét để rút ra quy tắc tính thể tích hình hộp chữ nhật. + 20cm là gì của hình hộp chữ nhật? ( chiều dài hình hộp chữ nhật ) + 16cm là gì của hình hộp chữ nhật? ( chiều rộng hình hộp chữ nhật ) + 10cm là gì của hình hộp chữ nhật? ( chiều cao hình hộp chữ nhật ). Giáo viên viết lên bảng sơ đồ: 20 x. 16. x 10. = 3200.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> CD. CR. CC =. TT. Chiều cao. Chiều rộng chiều dài Học sinh cùng nhau thảo luận nhóm đôi rút ra quy tắc tính thể tích hình hộp chữ nhật. Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Giáo viên nhận xét đúng và thống nhất rút ra quy tắc tính thể tích hình hộp chữ nhật. *Quy tắc: Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao( cùng một đơn vị đo) Gọi học sinh nhắc lại. Giáo viên ghi bảng quy tắc hoàn chỉnh. Gọi học sinh nhắc lại. *Hoạt động 4: Hoạt động cá nhân. * Rút ra công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật. Giáo viên ghi ký hiệu trên hình hộp chữ nhật ( đồ dùng trực quan ): + Thể tích hình hộp chữ nhật: + Chiều dài hình hộp chữ nhật:. V a. c. + Chiều rộng hình hộp chữ nhật: b + Chiều cao hình hộp chữ nhật:. c. a. b. a Yêu cầu học sinh rút ra công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật, kết hợp 1 học sinh lên bảng ghi.. V=axbxc Gọi học sinh nhắc lại quy tắc, công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> B/Tạo điều kiện cho học sinh củng cố và tập vận dụng kiến thức mới học ngay sau khi học bài mới để học sinh bước đầu chiếm lĩnh kiến thức mới: a. Giúp học sinh nhận ra kiến thức đã học và vận dụng kiến thức đã học vào bài tập: Chẳng hạn: Bài1: ( Làm việc cá nhân ) Tính thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài a, chiều rộng b,chiều cao c: a) a = 5cm ; b = 4cm ; c = 9cm b) a = 1,5cm ; b = 1,1cm ; c = 0, 5cm c) a =. 2 5. cm ; b =. 1 cm ; c = 3. 3 4. cm. Gọi học sinh đọc đề bài toán. Bài tập cho ta biết gì? GV hỏi: Em hiểu yêu cầu của bài như thế nào? ( Bài tập yêu cầu chúng ta tính thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài a, chiều rộng b, chiều cao c và cho giá trị tương ứng của a, b, c. Chúng ta thay các giá trị này vào công thức rồi tính) ( Học sinh nhắc lại quy tắc tính thể tích hình hộp chữ nhật.) - GV yêu cầu HS tự thực hiện vào nháp. - Gọi 1 em lên bảng làm. - Gọi HS nhận xét bài làm của bạn. - Giáo viên nhận xét, chấm điểm. - Bài tập 1 vừa luyện tập cho các em kiến thức gì? (Cách tính thể tích hình hộp chữ nhật.) b/ Giúp học sinh tự làm bài theo khả năng của từng học sinh: Yêu cầu học sinh làm bài lần lượt các bài tập theo thứ tự đã có trong sách giáo khoa. Không tự ý bỏ qua bài tập nào, kể cả các bài tập mà học sinh cho là dễ. Cần lưu ý cho học sinh: Các bài tập củng cố trực tiếp kiến thức mới cũng quan trọng cho mọi đối tượng học sinh. Không nên bắt học sinh phải chờ đợi nhau trong quá trình làm bài. Học sinh đã làm xong bài tập nào nên tự kiểm tra ( nhờ bạn nhóm đôi ) rồi chuyển sang bài tập tiếp theo. Nên trưc tiếp hỗ trợ hoặc tổ chức cho học sinh khá, giỏi hỗ trợ học sinh yếu cách làm bài, không làm bài thay học sinh, khuyến khích học sinh làm bài đúng, trình bày gọn, rõ ràng và tìm được cách giải quyết hợp lí. c/ Tạo ra sự hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các đối tượng học sinh:.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Đầu năm giáo viên cần sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh sau cho một em khá giỏi ngồi gần em trung bình để các em có thể hỗ trợ lẫn nhau trong học tập. Chẳng hạn: Sau khi cho bài tập, các em làm bài rồi kiểm tra bài theo nhóm đôi. Từ đó, bạn làm đúng có nhiệm vụ giải thích, hướng dẫn và chỉ ra những lỗi sai của bạn mình. Bạn làm sai rút kinh nghiệm và sửa sai. Nên cho học sinh trao đổi ý kiến (trong nhóm nhỏ ) về cách giải hoặc các cách giải một bài tập. Nên khuyến khích học sinh nêu nhận xét về cách giải của bạn, tự rút kinh nghiệm để hoàn chỉnh cách giải của mình. Sự hỗ trợ của các học sinh trong nhóm, trong lớp giúp học sinh tự tin vào khả năng của bản thân; tự rút kinh nghiệm về cách học, cách làm bài của mình và tự điều chỉnh sửa chữa những thiếu sót (nếu có ) của bản thân. Cần giúp học sinh nhận ra rằng: Hỗ trợ giúp đỡ bạn cũng có ích cho bản thân thông qua việc giúp đỡ bạn, học sinh càng có điều kiện nắm chắc, hiểu sâu kiến thức của bài học, càng có điều kiện hoàn thiện các năng lực của bản thân. Chẳng hạn: Bài 2: ( Làm việc theo nhóm đôi bạn cùng tiến ). 15cm 15cm 7cm. Tính thể tích của khối gỗ có dạng như hình bên:. 5cm. 12cm 12cm. 5cm. 6cm. 6cm Gọi học sinh đọc đề bài toán. 8cm. Bài toán cho ta biết gi? ( các số đo của khối gỗ ) Bài toán yêu cầu ta tính gì?( Tính thể tích của khối gỗ) GV yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nau thảo luận để tìm cách tính thể tích của khối gỗ. HS thảo luận theo cặp, rồi nêu ý kiến, cả lớp nhận xét và đi đến thống nhất: chia khối gỗ thành 2 hình hộp chữ nhật rồi tính. Gọi 2 em học sinh lên bảng làm bài, ở lớp làm bài vào vở kiểm tra chéo theo nhóm đôi. Kiểm tra nhau, giúp đỡ lẫn nhau khi bạn mình làm sai và nhận xét kết quả. Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Giáo viên nhận xét, chấm điểm. Bài tập 2 vừa luyện tập cho các em kiến thức gì? (Cách tính thể tích hình hộp chữ nhật.) d/Tập cho học sinh có thói quen tự kiểm tra, đánh giá kết quả bài làm: khuyến khích học sinh tự kiểm tra bài đã làm để phát hiện, điều chỉnh, sửa chữa những sai sót. Cho các em tự đánh giá bài làm của bạn mình( bắt lỗi chéo) bằng điểm, dùng bút chì ghi điểm số. GV kiểm tra lại. e/ Tập cho học sinh có thói quen tìm nhiều phương án và lựa chọn phương án hợp lý để giải quyết vấn đề của bài tập, không nên thoả mãn với kết quả đã đạt được. Chẳng hạn: Trong quá trình giải bài tập học sinh có nhiều cách giải khác nhau. Bài tập3: Tính thể tích của hòn đá nằm trong bể nước theo hình dưới đây: GV yêu cầu học sinh quan sát hình, nắm vững đề bài, thảo luận nhóm 4 tìm ra nhiều cách giải khác nhau. Hs thảo luận và nêu các cách làm của mình, cả lớp nhận xét và đi đến thống nhất. Cách1: Tính chiều cao của nước dâng lên rồi tính thể tích hòn đá. Cách2: Tính thể tích nước trước khi có đá, thể tích nước sau khi có đá rồi trừ hai thể tích cho nhau để được thể tích hòn đá.. 7cm. 5cm. 10cm 10cm. 10cm 10cm. Vì thế giáo viên nên khuyến khích học sinh tìm các cách giải khác nhau và lựa chọn phương án hợp lý nhất để giải quyết vấn đề của bài tập ( như đã hướng dẫn ở trên) khuyến khích học sinh giải thích trình bài bằng lời nói phương pháp giải bài tập, ngắn gọn dễ hiểu nhưng đầy đủ chính xác….

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 4/ KẾT QUẢ CỤ THỂ: Sau khi dạy xong bài: “Tính thể tích hình hộp chữ nhật.”. Giáo viên tiến hành cho các em làm bài kiểm tra trên giấy. Chấm điểm và thống kê kết quả như sau: *Năm học: 2008-2009. Năm học:2008-2009. TSHS: 34 em. Điểm giỏi:9-10. Điểm khá:8-7. Điểm TB:6-5. TS 17em. TS % 10em 29.4. TS 7em. % 50. % 20.6. *Năm học: 2009-2010 : Năm học:2009-2010. Điểm giỏi:9-10. Điểm khá:8-7. TSHS: 29 em. TS % 26em 89.7. TS 3em. % 10.3. *Qua kết quả trên cho thấy sau khi dạy theo kinh nghiệm của đề tài tỷ lệ học sinh làm bài đúng, điểm khá giỏi tăng cao so với năm học trước. Các em trình bày gọn, rõ ràng và tìm được cách giải hợp lý. Học sinh càng nắm chắc, hiểu sâu kiến thức của bài học, càng có điều kiện hoàn thiện các năng lực của bản thân. Trên đây là kết quả đạt được của bản thân tôi sau khi thực hiện đề tài này, qua quá trình giảng dạy tôi đã thử nghiệm và nhận thấy có kết quả rất cao, rút được những kinh nghiệm cho bản thân nhưng chưa áp dụng rộng rãi ở các trường. Vì thế tôi nhận thấy rất cần thiết phải đi sâu vào đề tài này để làm thỏa mãn những nhu cầu thích khám phá và ham học hỏi đối với những em yêu thích bộ môn toán. Qua đây tôi xin kiến nghị với ban giám hiệu nhà trường cần phải cung cấp thêm cho giáo viên những tài liệu tham khảo để nâng cao tay nghề, thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy. C/ KẾT LUẬN: 1/ Bài học kinh nghiệm: Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài tôi nhận thấy tầm quan trọng của nó trong công tác giáo dục cho học sinh nói chung và học sinh cuối cấp nói riêng Trong chương trình toán tiểu học, phần giải toán có một vị trí quan trọng. Giải toán không những góp phần hình thành kiến thức, kỹ năng toán học mà còn giúp học sinh phát triển trí thông minh, rèn luyện năng lực tư duy, phương pháp suy luận, biết cách ứng dụng toán học vào cuộc sống. Đây là giai đoạn có tính chất quyết định trong cuộc đời của các em, để các em tiếp tục lên các bậc cao.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> hơn. Vì vậy yêu cầu trong giai đoạn này rất cao, phải nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục, muốn học sinh học tập đạt chất lượng cao, người giáo viên cần phải thực hiện công tác sư phạm một cách đúng đắn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện tôi nhận thấy rằng: “Tính diện tích, thể tích các hình.” cần phải thực hiện thường xuyên và xuyên suốt trong quá trình đào tạo học sinh. 2/ Hướng phổ biến, áp dụng đề tài: Trong năm học tôi sẽ phổ biến đề tài này với các bạn đồng nghiệp trong tổ để áp dụng cho những năm học sau. Nếu được các cấp chấp nhận tôi mong muốn rằng kinh nghiệm của tôi được áp dụng rộng rãi cho các trường trong huyện. 3/ Hướng nghiên cứu tiếp: Trong những năm học tới tôi tiếp tục nghiên cứu tiếp đề tài về “Tính thể tích hình lập phương. ” Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự giúp đỡ của quý đồng nghiệp, ban giám hiệu nhà trường bổ sung, đóng góp ý kiến để đề tài mang lại hiệu quả hơn, thiết thực hơn. D/TÀI LIỆU THAM KHẢO: + Tài liệu bồi dưỡng GV dạy các môn học: ( Bộ giáo dục- Đào Tạo) + Sách giáo khoa- Toán 5. ( Bộ giáo dục- Đào Tạo) + Sách bài soạn -Toán 5. ( Bộ giáo dục- Đào Tạo) + Các bài toán về tính diện tích, thể tích các hình . (Nhà XBGD- Đỗ Trung Hiệu, Nguyễn Áng ) + Các bài toán về diện tích các hình - lớp 5.(NhàXBGD-Phạm Đình Thực). Châu Thành, ngày 10 tháng 10 năm 2010 Giáo viên thực hiện. LÊ THỊ HỒNG THÚY.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> MỤC LỤC O A/ MỞ ĐẦU: Trang -Lí do chọn đề tài……………………………………………………1 -Đối tượng nghiên cứu………………………………………………2 -Phạm vi nghiên cứu………………………………………………... 2 -Phương pháp nghiên cứu………………………………………..…..2 -Nhiệm vụ đề tài..................................................................................2 -Thời gian thực hiện............................................................................2 B/ NỘI DUNG:….……………………………………………………….3 -Cơ sở lí luận………………………………………................……...3 -Cơ sở thực tiễn………………………….......................…………....3 -Nội dung vấn đề………………………………………………….....4 +Vấn đề đặt ra……………………………………………………….4 +Yêu cầu cần đạt…………………………………………………….4 +Giải pháp, chứng minh vấn đề……………………………………..5 -Kết quả cụ thể……………………………………………………...12 C/KẾT LUẬN: .…………………………………………………………12 D/ TÀI LIỆU THAM KHẢO:…………………………………………..13.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> E/ MỤC LỤC: …………………………………………………………..14. UBND Huyện Châu Thành PHÒNG GIÁO DỤC CHÂU THÀNH ---oOo---. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHŨ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc ---oOo---. PHIẾU ĐIỂM ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI SKKN VÀ ĐỀ TÀI NCKH. -Tên đề tài: Kinh nghiệm dạy bài “ Tính thể tích hình hộp chữ nhật–lớp 5B” trường Tiểu học Thị Trấn Châu Thành A. -Tên tác giả: LÊ THỊ HỒNG THÚY -Đơn vị công tác: Trường T.H Thị Trấn Châu Thành A TIÊU CHUẨN. Tiêu chuẩn 1 (Tối đa 2,5điểm). Tiêu chuẩn 1 (Tối đa 5điểm). NHẬN XÉT. ĐIỂM.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Tiêu chuẩn 1 (Tối đa 2,5điểm). Tổng cộng: …………………. điểm Xếp loại: …………………… Thị Trấn, ngày …. Tháng …. Năm 2010 Giám khảo 1: ………………………….. Chữ ký ………. Giám khảo 2: ………………………….. Chữ ký ………. Giám khảo 3: ………………………….. Chữ ký ……….. Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC -------- oOo -------1/ Cấp cơ sở: -Nhận xét: …………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………... * Xếp loại: ………….. Chủ tịch hội đồng khoa học. 2/ Cấp Huyện ( Ngành): -Nhận xét: …………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………... * Xếp loại: ………….. Chủ tịch hội đồng khoa học.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> 3/ Cấp Tỉnh: -Nhận xét: …………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………... * Xếp loại: ………….. Chủ tịch hội đồng khoa học.

<span class='text_page_counter'>(17)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×