Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Tìm hiểu đời sống văn hóa của công nhân tại khu công nghiệp phố nối b hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (672.18 KB, 66 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ VĂN HĨA – NGHỆ THUẬT

TÌM HIỂU ĐỜI SỐNG VĂN HĨA CỦA CÔNG NHÂN TẠI
KHU CÔNG NGHIỆP PHỐ NỐI B – HƯNG YÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ VĂN HÓA – NGHỆ THUẬT

Giảng viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện

: Trần Thị Thu

Hà Nội – 2010

1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................... 4
1. Lý do chọn đề tài. ................................................................................. 4
2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu....................................... 5
3. Mục tiêu nghiên cứu. ............................................................................ 5
4. Phương pháp nghiên cứu. ..................................................................... 5
5. Đóng góp của đề tài. ............................................................................. 5
6. Cấu trúc của đề tài. ............................................................................... 6
Chương 1 : SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KHU CƠNG
NGHIỆP PHỐ NỐI B – HƯNG YÊN. ...................................................... 7
1.1. Khái quát về khu công nghiệp Phố Nối B – Hưng Yên. .................... 7
1.1.1. Sự ra đời của khu công nghiệp Phố Nối B – Hưng yên. ............... 7


1.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của khu công nghiệp. ............................ 9
1.1.3. Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh của khu công nghiệp. .........10
1.2. Sự phát triển của Khu công nghiệp. ..................................................11
1.3. Khu công nghiệp Phố Nối B – Hưng Yên với việc phát triển kinh tế,
văn hóa, giáo dục tại địa phương. ............................................................14
Chương 2 : THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG VĂN HĨA CỦA CƠNG
NHÂN TẠI KHU CÔNG NGHIỆP PHỐ NỐI B – HƯNG YÊN. ..........17
2.1. Đời sống lao động và sản xuất của công nhân. ..................................17
2.1.1. Cơ sở vật chất và không gian làm việc của công nhân. ...............17
2.1.2. Đời sống lao động sản xuất và chế độ bảo hiểm người lao động. 19
Đời sống lao động sản xuất: .................................................................19
2.1.3. Thu nhập bình quân và mức sống của công nhân. .......................25
2.2. Đời sống văn hóa của cơng nhân tại khu cơng nghiệp Phố Nối B –
Hưng Yên. ...............................................................................................31
2.2.1. Cơ sở hạ tầng cho các sinh hoạt văn hóa. ....................................31
2.2.2. Các hình thức hưởng thụ văn hóa của cơng nhân. .......................37
2.2.3. Các hoạt động văn hóa phục vụ cơng nhân. ................................48
Chương 3 : Ý KIẾN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỜI SỐNG
VĂN HĨA CỦA CƠNG NHÂN TẠI KHU CÔNG NGHIỆP PHỐ NỐI
B – HƯNG YÊN. .......................................................................................50
3.1. Xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa phục vụ công nhân. .................50
3.1.1. Tầm quan trọng của việc xây dựng đời sống văn hóa cho cơng
nhân tại khu cơng nghiệp trong bối cảnh hiện nay. ...............................50
3.1.2. Xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa tại khu cơng nghiệp Phố Nối
B – Hưng n. .....................................................................................51
3.2. Xây dựng mơ hình chung cư tập thể cho người lao động. .................54
3.3. Đáp ứng đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động...................57

2



3.4. Ý kiến về tổ chức hoạt động văn hóa cho công nhân tại khu công
nghiệp Phố Nối B – Hưng Yên. ...............................................................59
KẾT LUẬN ...............................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................65

3


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.
Lịch sử dân tộc đã chứng minh văn hóa có vị trí đặc biệt quan trọng, là
động lực mạnh mẽ trong quá trình xây dựng và gìn giữ đất nước của dân tộc
Việt Nam. Đảng và nhà nước ta luôn luôn quan tâm tới sự gìn giữ và phát
triển của văn hóa. Trong q trình thực hiện nền kinh tế thị trường – định
hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta ngày càng thấy vai trị quan trọng của văn
hóa, coi phát triển kinh tế hài hịa với phát triển văn hóa – xã hội. Có thể nói,
văn hóa khơng đứng tách riêng với các lĩnh vực khác mà văn hóa đã và đang
“thấm sâu” vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng cá nhân, từng
gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng vùng miền, vào mọi lĩnh vực sinh
hoạt và quan hệ con người tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp,
trình độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc lực sự nghiệp cơng
nghiệp hóa – hiện đại hóa, vì mục tiêu “dân giàu – nước mạnh – xã hội công
bằng – dân chủ và văn minh” như Nghị quyết Trung Ương 5 – khóa VIII đã
nêu rõ.
Trải qua thời gian, kinh nghiệm của nước ta và Thế giới đều thấy: Kinh tế
không phát triển lành mạnh và lâu bền nếu không dựa trên nền tảng văn hóa.
Và ngược lại: văn hóa không phải là sản phẩm thụ động của kinh tế, chạy theo
kinh tế mà thực tế nó có sức mạnh tinh thần lớn lao, chủ động tác động và

thúc đẩy kinh tế phát triển. Kinh tế và văn hóa là hai mặt không thể tách rời
của một xã hội trong quá trình hội nhập như hiện nay của đất nước ta.
Là sinh viên học tập tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội và sinh sống tại
Khu cơng nghiệp Phố Nối B – Hưng n chính vì thế tơi nhận thấy rằng xã
hội có tồn tại và phát triển thì yếu tố văn hóa và kinh tế khơng thể tách rời
nhau, nó phải cùng song song tồn tại và tác động lẫn nhau tạo nên một môi

4


trường sống phát triển về kinh tế với những con người ln được sống trong
một đời sống văn hóa lành mạnh và hưởng thụ cũng như đóng góp nhiều cho
xã hội. Đây chính là lý do vì sao tơi chọn đề tài “ Tìm hiểu đời sống văn hóa
của cơng nhân tại khu công nghiệp Phố Nối B – Hưng n” làm đề tài cho
khóa luận của mình và cũng để tìm hiểu văn hóa cịn ảnh hưởng đến những
khía cạnh nào của kinh tế nữa.
2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.
Đời sống văn hóa của cơng nhân tại khu công nghiệp phố Nối B – Hưng
Yên.
3. Mục tiêu nghiên cứu.
Khái quát về sự ra đời, chức năng và nhiệm vụ của Khu công nghiệp Phố
Nối B – Hưng n.
Tìm hiểu thực trạng đời sống văn hóa của công nhân đang làm việc tại Khu
công nghiệp.
Ý kiến đề xuất về việc xây dựng đời sống văn hóa của công nhân.
4. Phương pháp nghiên cứu.
`
Để thực hiện đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu tư liệu.
Phương pháp khảo sát thực tế kết hợp phỏng vấn.

5. Đóng góp của đề tài.
Đóng góp thêm tư liệu cho công tác xây dựng và phát triển phong
trào văn hóa – văn nghệ, xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của cán bộ cơng
nhân viên tại khu công nghiệp Phố Nối B – Hưng Yên nói riêng cũng như các
khu cơng nghiệp khác trên địa bàn tỉnh Hưng Yên và cả nước.
Ý kiến về xây dựng đời sống văn hóa của cơng nhân tại khu cơng nghiệp
Phố Nối B – Hưng n có thể ứng dụng vào thực tiễn nhằm nâng cao chất

5


lượng đời sống văn hóa cho người lao động tại khu công nghiệp Phố Nối B –
Hưng Yên.
6. Cấu trúc của đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài được chia
làm 3 chương:

Chương 1: Sự hình thành và phát triển của khu công nghiệp Phố Nối
B – Hưng Yên.
Chương 2: Thực trạng đời sống văn hóa của cơng nhân tại khu cơng
nghiệp Phố Nối B – Hưng Yên.
Chương 3: Ý kiến nhằm nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của
cơng nhân tại khu công nghiệp Phố Nối B – Hưng Yên.

6


Chương 1
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KHU CƠNG NGHIỆP
PHỐ NỐI B – HƯNG YÊN.


1.1. Khái quát về khu công nghiệp Phố Nối B – Hưng Yên.
1.1.1. Sự ra đời của khu công nghiệp Phố Nối B – Hưng yên.
Hưng Yên là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, là vùng đất có lịch sử
văn hố lâu đời, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và tam giác tăng
trưởng kinh tế Miền bắc, Việt Nam với nhiều tuyến giao thông quan trọng đi
qua, gần cửa khẩu, cảng biển, các trung tâm công nghiệp và thành phố lớn.
Người dân Hưng Yên có truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động với
nhiều làng nghề, ngành nghề truyền thống. Đây chính là những điều kiện
thuận lợi để Hưng Yên đẩy mạnh phát triển công nghiệp trong những năm
qua, mà bằng chứng là tốc độ tăng trưởng công nghiệp đạt trung bình hàng
năm đạt 25 - 30%.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về công nghiệp của tỉnh Hưng Yên, Khu vực
Phố Nối với vị trí địa lý và quan hệ vùng rất thuận lợi đã và đang trở thành
trung tâm Kinh tế - Công nghiệp - Dịch vụ của tỉnh Hưng Yên, đặc biệt là về
phát triển Công nghiệp. Nhằm khai thác và phát huy thế mạnh của khu vực
này, Tỉnh Hưng Yên quy hoạch Khu Công nghiệp Phố Nối B và được Chính
phủ cho phép thành lập tại Quyết định số: 1665/CP-CN ngày 4/12/2003.
Khu công nghiệp Phố Nối B có tổng diện tích mặt bằng là 583 ha thuộc
địa phận các xã: Nghĩa Hiệp (thuộc huyện Yên Mỹ), và Dị Sử (thuộc huyện
Mỹ Hào) tỉnh Hưng Yên.

7


Mặt bằng khu công nghiệp nằm bên trục ba trục đường chính: đường
Năm – trục đường thơng suốt Hưng n về phía Đơng với các tỉnh thành: Hải
Dương, Hải Phịng, Quảng Ninh, về phía Tây là các tỉnh thành: Bắc Ninh, Hà
Nội.
Ngồi trục đường Năm thì khu cơng nghiệp cịn có trục đường 39A và 39B

chạy xun xuốt tồn tỉnh Hưng Yên, nối liền khu công nghiệp Phố Nối B với
các khu công nghiệp khác trong địa bàn tỉnh, và đi sâu xuống phía Nam là địa
phận tỉnh Thái Bình, tỉnh Hà Nam, Nam Định…
Có thể nói với vị trí địa lý như trên, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn
khu công nghiệp Phố Nối B – Hưng Yên gặp những thuận lợi rất lớn cho việc
vận chuyển hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu và thành phẩm đến các tỉnh
thành khác. Hơn nữa, với ưu thế vị trí địa lý như trên, giúp cho các doanh
nghiệp trên địa bàn thu hút, tập trung được lượng công nhân viên từ các tỉnh
thành khác đến làm việc. Chính những yếu tố này đã giúp cho khu cơng
nghiệp có được sự đầu tư, hoạt động sản xuất của rất nhiều doanh nghiệp
trong và ngồi nước.
Khu cơng nghiệp Phố Nối B được chính phủ cho phép thành lập tại văn
bản số 1665/CP-CN ngày 04 tháng 12 năm 2003; UBND tỉnh Hưng Yên
quyết định thành lập và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ
tầng khu công nghiệp tại văn bản sổ 106/QĐ-UB ngày 15 tháng 01 năm 2004.
Các doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp bao gồm các doanh
nghiệp đã được cấp phép đầu tư vào khu công nghiệp trước ngày 15/05/2004
(gọi tắt là doanh nghiệp đầu tư trước) và các doanh nghiệp được cấp phép đầu
tư vào khu công nghiệp sau ngày 15/01/2004 (gọi tắt là doanh nghiệp đầu tư
sau).

8


Khu công nghiệp hoạt động dưới sự quản lý của Ban quản lý các khu
công nghiệp Hưng Yên, được thành lập theo quyết định số 183/2003/QĐ-TTg
ngày 08/09/2003 của Thủ tướng Chính phủ, thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà
nước đối với khu công nghiệp theo chức năng và thẩm quyền của mình theo
ủy quyền của các Bộ, Ngành, cơ quan quản lý Nhà nước Trung Ương và
UBND tỉnh Hưng Yên, phù hợp với các quy định của Pháp luật Việt Nam.

Khu công nghiệp Phố Nối B – Hưng Yên cho phép đa dạng các ngành
nghề của các doanh nghiệp hoạt động như sau:
Sản xuất, lắp ráp điện tử, cơ khí, giao thông.
Chế biến nông sản, thực phẩm, thức ăn gia súc.
Sản xuất sắt thép và các sản phẩm từ thép.
Sản xuất hang tiêu dùng, măy mặc.
Sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, da giầy.
1.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của khu công nghiệp.
Tổ chức xây dựng và quản lý thực hiện quy hoạch chi tiết, tiến độ xây
dựng phát triển khu công nghiệp, bao gồm: quy hoạch phát triển công trình
kết cấu hạ tầng khu cơng nghiệp; quy hoạch bố trí ngành nghề; tham gia phát
triển cơng trình kết cấu hạ tầng ngồi khu cơng nghiệp có liên quan và khu
dân cư phục vụ công nhân lao động tại khu công nghiệp.
Đôn đốc, kiểm tra việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng trong và
ngồi khu cơng nghiệp liên quan để đảm bảo việc xây dựng và đưa vào hoạt
động đồng bộ các cơng trình hạ tầng đúng quy hoạch và tiến độ duyệt.
Hỗ trợ, vận động các dự án đầu tư vào khu công nghiệp.
Tiếp nhận đơn xin đầu tư kèm theo hồ sơ dự án đầu tư; tổ chức thẩm định
và cấp Giấy phép đầu tư cho các dự án đầu tư nước ngoài, quyết định chấp
nhận đầu tư đối với các dự án đầu tư trong nước theo ủy quyền.

9


Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện giấy phép đầu tư, Hợp đồng gia công sản
phẩm, Hợp đồng cung cấp dịch vụ, Hợp đồng kinh doanh, các tranh chấp kinh
tế theo yêu cầu của đương sự.
Phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước về lao động trong việc kiểm
tra, thanh tra các quy định của Pháp luật về hợp đồng lao động, thỏa ước lao
động tập thể, an toàn lao động và tiền lương.

Quản lý các hoạt động dịch vụ trong khu công nghiệp.
Thỏa thuận với công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp trong việc định
giá cho th lại đất gắn với cơng trình kết cấu hạ tầng đã xây dựng, các loại
phí dịch vụ theo đúng chính sách và pháp luật hiện hành.
Cấp, điều chỉnh và thu hồi các loại giấy chứng chỉ thuộc thẩm quyền hoặc
theo ủy quyền; cấp điều chỉnh và thu hồi các loại giấy phép theo ủy quyền.
Báo cáo định ký và hàng năm theo quy định của Pháp luật về xây dựng,
phát triển và quản lý khu công nghiệp về Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ kế hoạch
và đầu tư cũng như các cơ quan, cấp thẩm quyền có liên quan.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân tỉnh giao có liên quan
đến việc phát triển khu công nghiệp.
1.1.3. Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh của khu công nghiệp.
Khu công nghiệp Phố Nối B – Hưng Yên đi vào hoạt động từ tháng 4 năm
2004, tính đến nay (03/2010) đã có tới 26 doanh nghiệp thuộc khu công
nghiệp đang hoạt động và sản xuất với các ngành nghề được cho phép.
Doanh nghiệp nhà nước: (08)
Dệt may: Tổng công ty dệt may Việt Nam, công ty may Yên Mỹ, công ty
may đan Hưng Long, công ty may Quân đội.
Thực phẩm, thức ăn gia súc: Công ty thực phẩm Đức – Việt, Thức ăn gia
súc Con Cò.

10


Sắt thép,cơ khí: Cơng ty thép Việt – Ý.
Cơng ty cây xanh đô thị Hưng Yên.
Doanh nghiệp tư nhân: (13)
Dệt may: Công ty may Minh Anh, Công ty may Khải Hồn, cơng ty may
Hồ Gươm.
Thực phẩm, nước giải khát: Cơng ty bánh kẹo Kinh Đô, công ty mỳ Vị

Hương, công ty thực phẩm Hiến Thành, cong ty nước giải khát Tribeco.
Cơ khí, phụ tùng: cơng ty Trung Thành, cơng ty Tân Nguyên Hào, công ty
Tân Việt Anh, công ty SuFat, công ty SongLong plastic.
Đồ gỗ, mỹ nghệ: Công ty xuất nhập khẩu mây tre Phú Minh.
Doanh nghiệp liên doanh với nước ngồi:(05)
Cơ khí, phụ tùng: Cơng ty sản xuất và lắp ráp xe máy LiFan, cơng ty điều
hịa ChunLan, Cơng ty T&T.
May mặc và da giầy: Công ty dệt may Canifa, công ty may KiDo, công ty
TNHH da giầy Ngọc Tề.
1.2. Sự phát triển của Khu cơng nghiệp.
Với vị trí giao thơng thuận lợi đó, các doanh nghiệp trong khu cơng
nghiệp Phố Nối B có thể dễ dàng thơng thương với các trung tâm kinh tế lớn
của cả nước bằng đường bộ, cảng biển, cảng sông, cảng hàng không, đường
sắt, vừa tiết kiệm được thời gian và giảm chi phí vận chuyển hàng hóa.
Khu cơng nghiệp Phố Nối B có tổng diện tích 583 ha với tổng vốn đầu
tư hơn 1300 tỷ đồng. Năm 2004 khu cơng nghiệp hình thành một khu liên hợp
công nghiệp – tiểu khu nhà ở đồng bộ và hiện đại, đảm bảo hạ tầng kỹ thuật
gắn liền với hạ tầng xã hội- khu công nghiệp gắn liền với khu dân cư và các
dịch vụ phục vụ cho công nhân và chuyên gia làm việc trong khu công nghiệp.

11


Hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Phố Nối B –Hưng Yên
được đầu tư xây dựng đồng bộ, và hiện đại bao gồm các hạng mục cơng trình:
hệ thống cấp điện, cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, giao thông, thông tin
liên lạc, hệ thống chiếu sáng, trung tâm kho vận, an ninh, môi trường và cây
xanh.... Ngồi lợi thế về vị trí đầu tư và lợi thế về thương mại cùng với cơ sở
hạ tầng đồng bộ hoàn chỉnh với các dịch vụ hoàn hảo, khu cơng nghiệp Phố
Nối B cịn hấp dẫn các nhà đầu tư bởi nơi đây có nguồn nhân lực dồi dào có

thể đáp ứng tối đa mọi nhu cầu sử dụng lao động của các nhà đầu tư, vì vậy
chỉ trong một thời gian ngắn khu công nghiệp đã thu hút được hàng chục dự
án đầu tư lớn.
Trước năm 2007 khu công nghiệp Phố Nối B đã thu hút được gần chục dự
án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư 135 triệu USD). Năm 2008 mặc dù
Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề của tình hình suy thối kinh tế trên thế giới
nhưng khu công nghiệp Phố Nối B vẫn thu hút được 8 dự án đầu tư với tổng
vốn đầu tư đạt 92 triệu USD. Năm 2009 tình hình kinh tế thế giới, có dấu hiệu
phục hồi nhưng nhìn chung vẫn cịn nhiều khó khăn, song khu cơng nghiệp
Phố Nối B vẫn tiếp tục thu hút thêm 4 dự án với tổng vốn đầu tư đạt 106.3
triệu USD; vốn thực hiện: 270 triệu USD/449 triệu USD, đạt 53,5%; vốn đầu
tư bình quân cho 1 dự án khoảng 15,25 triệu USD; vốn đầu tư trung bình cho
1 ha đất: 5,2 triệu USD. Tính đến nay, tổng số các dự án đã thu hút vào khu
công nghiệp Phố Nối B là 26 dự án với tổng vốn đầu tư đạt 449 triệu USD.
Các dự án đến từ 7 quốc gia và vùng lãnh thổ: Nhật, Đức, Hàn Quốc, Trung
Quốc, Malayxia, Đài Loan, Việt Nam.... Trong số 26 dự án có 26 nhà máy đã
đi vào sản xuất, ngồi ra cịn có một số nhà máy đang xây dựng hoặc đang
làm thủ tục cấp phép, đang hoàn thiện hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư.
Được xây dựng theo tiêu chuẩn của một khu công nghiệp sạch, không
gây ô nhiễm mơi trường, vì vậy cơng tác mơi trường trong khu công nghiệp

12


Phố Nối B được đặc biệt quan tâm và coi trọng. Ngoài nhiệm vụ trọng tâm là
thu hút nguồn vốn FDI, khu công nghiệp Phố Nối B luôn hướng tới sự cân
bằng giữa thu hút đầu tư và bảo vệ mơi trường bền vững, vì vậy các ngành
nghề thu hút vào khu công nghiệp cũng phải đảm bảo tiêu chuẩn: không gây ô
nhiễm và ảnh hưởng đến môi trường, bên cạnh đó khơng ngừng cải tạo mơi
trường xung quanh khu công nghiệp và thực hiện nghiêm túc Luật Môi

trường. Hiện khu công nghiệp đã xây dựng nhà máy xử lý nước thải công
suất 5000 m3/ngày đêm để phục vụ cho việc sản xuất của các doanh nghiệp
đang hoạt động tại khu. Do làm tốt công tác bảo vệ môi trường trong khu công
nghiệp, nên khu công nghiệp Phố Nối B đã được Sở Tài nguyên và Môi
trường tỉnh Hưng Yên và Bộ Tài Nguyên và Môi trường đánh giá cao.
Với phương châm hoạt động “minh bạch, công khai, hỗ trợ tối đa cho
các nhà đầu tư” và “thành công của các nhà đầu tư chính là sự thành cơng của
khu công nghiệp Phố Nối B – Hưng Yên”, tập thể cán bộ công nhan viên Ban
quản lý khu công nghiệp luôn đề cao năng lực nghiệp vụ chuyên môn, cùng
tinh thần làm việc nhiệt tình, ln sẵn sàng hỗ trợ cho các nhà đầu tư, tạo mọi
điều kiện giúp nhà đầu tư giải quyết nhanh chóng các thủ tục pháp lý với chi
phí hợp lý nhất và thời gian nhanh nhất.
Hiện nay, khu công nghiệp Phố Nối B – Hưng Yên đã tạo điều kiện cho
vài chục nghìn người lao động tại địa phương và các khu vực khác đến làm
việc và sinh sống.
Trong tình hình “bức tranh kinh tế” trên thế giới vẫn cịn nhiều ảm đảm
với đầy khó khăn và thách thức, vì vậy trong năm 2010 và các năm tiếp theo
khu công nghiệp Phố Nối B – Hưng Yên đã đề ra chiến lược hoạt động kinh
doanh cho doanh nghiệp mình với trọng tâm là: khơng đặt mục tiêu lợi nhuận
cao trong kinh doanh, tiếp tục nỗ lực thu hút đầu tư, phấn đấu ổn định đời
sống, việc làm cho cán bộ công nhân viên. Đồng thời tiếp tục đầu tư các dự án

13


hạ tầng trong khu công nghiệp: xây dựng các công trình phụ trợ cho cơng
nghiệp như Trường Đào tạo nghệ, đường xá, cơng trình văn hóa, nhà ở cho
cơng nhân chuyên gia, công viên cây xanh, đầu tư xây dựng thêm trạm xử lý
nước thải cho khu công nghiệp phố Nối mở rộng, các cơng trình cấp thốt
nước, các cơng trình xã hội, xây dựng, phát triển khu dân cư Phố Nối, phát

triển các dự án về công nghiệp và dịch vụ tại khu vực; liên doanh, liên kết với
các đối tác trong và ngoài nước để phát triển các khu công nghiệp ngày càng
phát triển.
Với năng lực và uy tín của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng
khu công nghiệp Phố Nối B – Hưng Yên, cùng nhiều lợi thế hấp dẫn của khu
công nghiệp được minh chứng sống động bằng hiện thực qua các dự án trong
và ngồi nước đang vận hành thành cơng tại khu công nghiệp là một sự đảm
bảo tuyệt đối cho sự phát triển bền vững và thành công của các nhà đầu tư.
1.3. Khu công nghiệp Phố Nối B – Hưng Yên với việc phát triển kinh tế,
văn hóa, giáo dục tại địa phương.
Về kinh tế: Tính đến nay khu cơng nghiệp Phố Nối B – Hưng Yên đã đi
vào hoạt động được gần chục năm. Thời gian hoạt động của Khu công nghiệp
tại địa bàn tỉnh Hưng Yên tuy chưa dài nhưng nó đã đem lại cho tỉnh một số
thay đổi đáng kể.
Khu công nghiệp đi vào hoạt động đã tạo lên sự phát triển GDP/ đầu người
tăng đáng kể so với trước khi khu công nghiệp đi vào hoạt động. Trung bình
năm 2009 vừa qua, GDP trên đầu người của toàn tỉnh đạt mốc 15,8 triệu đồng.
Người lao động tại địa phương từ khi hình thành khu cơng nghiệp đã có
nhiều phương án lựa chọn để phát triển kinh tế cho mình hơn so với trước đây.
Trước đây kinh tế chủ yếu dựa vào thu nhập từ nông nghiệp, trồng trọt, chăn
nuôi, thủ công nghiệp hoặc buôn bán nhỏ lẻ. Bây giờ thì xuất hiện đa ngành
nghề cho việc phát triển kinh tế như: làm công nhân tại các doanh nghiệp trên

14


địa bàn khu công nghiệp; kinh doanh các dịch vụ phục vụ cho khu công
nghiệp như: ăn uống, bưu điện, cà phê, karaoke, quần áo, bách hóa…; mở
xưởng sản xuất phục vụ cho các cơng trình về nhà xưởng của các doanh
nghiệp như: xưởng cơ khí, xưởng khung nhơm – kính, xưởng bán vật liệu xây

dựng, hợp tác xã xây dựng….
Với đa dạng ngành nghề trong kinh doanh và phát triển kinh tế như vậy, người
lao động cũng như người dân tại địa phương đã có nhiều hướng đi góp phần
thay đổi diện mạo kinh tế cho địa phương nói riêng và tồn tỉnh Hưng n nói
chung.
Về văn hóa, xã hội: Cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa ln đi đơi với việc
phát triển văn hóa xã hội, tạo nên một sự phát triển tồn diện. Về cơ bản thì tại
địa phương nơi hình thành và hoạt động của khu cơng nghiệp Phố Nối B –
Hưng n đã có nhiều thay đổi về các mặt trên của đời sống xã hội.
Các loại hình dịch vụ được hình thành từ nhu cầu hưởng thụ của người lao
động như: nhu cầu vui chơi giải trí, nhu cầu mua sắm đồ dùng, nhu cầu làm
đẹp, nhu cầu ăn uống, nhu cầu tiếp nhận thông tin… Đi kèm với việc đáp ứng
các nhu cầu đó là các cửa hàng kinh doanh như: khu vui chơi, cửa hàng tạp
hóa, siêu thị, cửa hàng thời trang, mỹ phẩm, trung tâm thẩm mỹ, cửa hàng cà
phê, karaoke, internet, hàng ăn…được người dân sinh sống tại địa phương
hoặc nơi khác xây dựng và kinh doanh.
Lượng người nhập cư tăng đáng kể, phần lớn là cán bộ công nhân viên làm
việc tại các doanh nghiệp trong địa bàn khu công nghiệp ở trọ tại địa phương.
Do số lượng người nhập cư không nhỏ mà cơ sở hạ tầng tại các địa phương
chưa kịp đáp ứng nên nảy sinh nhiều vấn đề như: ô nhiễm môi trường do
lượng rác thải quá lớn; gây mất an ninh trật tự do mâu thuẫn nơi ở; nảy sinh
và phát triển nhiều loại hình tệ nạn xã hội như: ma túy, cờ bạc, mại dâm, trộm
cắp, lô đề…

15


Về giáo dục: Giáo dục cũng khá đa dạng và hát triển, đặc biệt là các trung
tâm dạy nghề với các nghề như: may cơng nghiệp, cơ khí, sửa chữa ô tô – xe
máy, điện. Các trung tâm này hầu hết là của các doanh nghiệp tư nhân mở ra.

Có một trung tâm giáo dục thường xuyên Phố Nối là của địa phương.
Tại khu cơng nghiệp hiện có hai trường cao đẳng và một trường đại học: Cao
đẳng Bách Khoa Hưng Yên, cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên và Đại học Chu
Văn An cơ sở 2. Các trường này cũng là những trường có đào tạo một số
ngành nghề phục vụ cho khu cơng nghiệp như: Cơ khí, thiết kế thời trang,
ngoại ngữ, kế tốn… thu hút rất đơng sinh viên đến theo học và sau đó cũng
có một số lượng lớn thực tập và làm việc tại khu công nghiệp.

16


Chương 2
THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG VĂN HĨA CỦA CƠNG NHÂN TẠI KHU
CÔNG NGHIỆP PHỐ NỐI B – HƯNG YÊN.

2.1. Đời sống lao động và sản xuất của công nhân.
2.1.1. Cơ sở vật chất và không gian làm việc của công nhân.
Các doanh nghiệp sau khi nhận mặt bằng đầu tư từ Ban Quản lý Khu
công nghiệp sẽ tiến hành thi công xây dựng nhà xưởng, cơ sở vật chất phục vụ
cho việc sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp mình.
Nhà xưởng được xây dựng theo một mơ hình chung nhằm đảm bảo mỹ
quan cho tn khu cơng nghiệp và tạo nên một khơng gian lao động, sản xuất
đồng nhất: đó là xây một hoặc hai tầng. Mái và bên hông nhà xưởng được ốp
bằng tôn thường hoặc tôn cách nhiệt. Trần nhà xưởng thiết kế tấm ốp trần
chống nóng sáng màu, tạo khơng gian thống mát, thoải mái cho người lao
động. Trên mái là một hệ thống phun nước tản nhiệt tới toàn bộ phân xưởng
giúp cho người lao động có điều kiện làm việc tốt nhất trước cái nóng của
mùa hè trong nhà xưởng. Bên trong nhà xưởng được lắp đặt rất nhiều bóng
đèn điện để cân bằng ánh sáng cho công nhân làm việc, cộng thêm hệ thống
quạt mát vào mùa hè và quạt sưởi vào mùa đông tạo một môi trường thuận lợi

nhất trong công việc cho người lao động.
Công cụ và phương tiện lao động sản xuất tùy theo tính chất ngành nghề,
hầu hết đã được hiện đại hóa 100% bằng các dây chuyền máy móc, trang thiết
bị kỹ thuật hiện đại đạt tiêu chuẩn đo lường chất lượng của các ban ngành liên
quan nhằm phục vụ tốt nhất cho năng suất lao động cũng như chất lượng
thành phẩm của doanh nghiệp mình.
Cụ thể thấy như sau:

17


Công nhân tại các doanh nghiệp sản xuất thuộc lĩnh vực phụ tùng cơng
nghiệp, cơ khí làm việc với các linh kiện, máy móc cơng nghệ ngoại nhập
hiện đại 100%, với các dây chuyền sản xuất được thiết kế phù hợp nhất với
yêu cầu công việc như: dây chuyền sản xuất nhơng xích, dây chuyền sản xuất
giảm xóc cho xe máy; dây chuyền sản xuất bao bì cho các loại đồ hộp, đồ ăn
bằng thiếc; dây chuyền sản xuất thép xoắn từ phôi thép…
Công nhân làm việc tại các doanh nghiệp trong lĩnh vực may mặc, da giầy
sản xuất ra thành phẩm theo các chuyền với các máy móc chuyên ngành phú
hợp với công việc cộng thêm một yếu tố vơ cùng quan trọng đó là sự khéo léo
của đơi tay để các thành phẩm trong ngành hoàn thành đúng kỹ thuật. Máy
móc chun ngành của người cơng nhân làm việc tại các ngành nghề này
gồm: hệ thống máy may thuộc dây chuyền may công nghiệp, hệ thống máy
cắt vải tự động theo mẫu, dây chuyền đóng gói thành phẩm…
Doanh nghiệp sản xuất đồ mỹ nghệ, thủ cơng có một đặc điểm khá khác
biệt so với các doanh nghiệp khác. Người công nhân lao động tại các doanh
nghiệp này cũng phải hồn thành các thành phẩm theo các thơng số kỹ thuật
đã quy chuẩn, làm việc dưới các dây chuyền máy móc chun ngành đồng
thời cũng phải có một đơi tay vô cùng khéo léo để sản phẩm của doanh nghiệp
khơng chỉ đáp ứng về mặt ký thuật mà cịn mang tính nghệ thuật, mang cái

hồn của nghề thủ cơng mỹ nghệ, của sự sáng tạo của người sản xuất. Phần lớn
các sản phẩm được làm bằng tay nếu đó là các chất liệu dân gian như: mây,
tre, gỗ… nhưng nếu là chất liệu hiện đại như cao su, nhựa dẻo thì sẽ được sản
xuất theo các khung đúc sẵn có nhằm tạo hiệu quả trong việc giữ phom mẫu
hàng (khung ảnh cao su, móc chìa khóa…).
Bên trong nhà xưởng chỗ làm việc của cơng nhân được bố trí theo các khu
vực, các tổ, các chuyền nhất định tùy theo tính chất cơng việc để làm sao tiết
kiệm nhất thời gian cho công nhân khi di chuyển nhận đơn hàng.

18


Bên ngồi khn viên nhà xưởng là hệ thống văn phòng của cán bộ quản lý
doanh nghiệp, cùng với khu vực nhà khách, nhà ăn, nhà xe, vườn hoa cây
cảnh, non bộ, phịng tiếp nhân viên…vừa để tạo khơng gian mở cho công
nhân làm việc tại các dãy nhà xưởng sản xuất đồng thời cũng là nơi thể hiện
quy mô, tư duy quy hoạch hay cả về thể hiện tầm cỡ, vị trí của các doanh
nghiệp.
Nhìn chung có thể thấy hệ thống mặt bằng cơ sở vật chất, trang thiết bị
kỹ thuật phục vụ cho việc lao động sản xuất của công nhân viên làm việc tại
khu công nghiệp đã được đáp ứng khá đầy đủ theo tiêu chuẩn quy định của
các khu cơng nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, có một điều mà các doanh nghiệp
còn chưa nghĩ tới, hoặc ó nghĩ tới nhưng khơng thể thực hiện vì nhiều lý do
(thủ tục, ngân sách…) đó là việc xây dựng mơ hình khu nhà chung cư nhằm
tập trung cán bộ cơng nhân viên làm việc tại các doanh nghiệp có thể nghỉ
ngơi, sinh hoạt sau giờ lao động. Điều này góp phần tạo điều kiện cho cán bộ
cơng nhân viên có thời gian nhiều nhất cho các hoạt động khác ngoài giờ lao
động giúp cho họ lấy lại được cân bằng nhiều nhất về cả thể lực lẫn trí lực
phục vụ cho những thời gian làm việc tiếp theo đồng thời cũng giúp họ tạo
niềm tin, sự gắn bó với tổ chức mà mình đang lao động, làm việc.

2.1.2. Đời sống lao động sản xuất và chế độ bảo hiểm người lao động.
Đời sống lao động sản xuất:
Người lao động làm việc theo các phân xưởng sản xuất, dưới sự quản lý
của nhiều cấp quản lý như: gần gũi với người lao động nhất là tổ trưởng tổ sản
xuất – người trực tiếp quản lý, điều hành và phân công công việc cho người
lao động, tiếp theo là sự quản lý của quản đốc của từng phân xưởng, trên cấp
quản đốc là Ban lãnh đạo công ty gồm: giám đốc điều hành, các phó giám
đốc… Người lao động tại khu công nghiệp làm việc trong trường tập thể, phân

19


công lao động theo dây chuyền, nhưng hưởng lương theo chế độ làm khoán
theo sản phẩm (nghĩa là làm được nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít). Mỗi
một dây chuyền sản xuất sẽ được phân thành một tổ và lượng cơng nhân trung
bình của tổ có khoảng 30 – 50 người. Đứng đầu mỗi tổ là tổ trưởng, chịu trách
nhiệm quản lý công nhân của tổ, nhận đơn hàng, phân công công việc cho các
thành viên của tổ, chấm công, nhận và chia lương, đại diện các thành viên
trong tổ đến thăm hỏi khi thành viên trong tổ có việc vui buồn, đau ốm… Các
thành viên còn lại trong một dây chuyền tạo nên những mắt xích cho guồng
máy hoạt động của dây chuyền sản xuất đó, vì thế họ phải có nhiệm vụ bảo
đảm tốt nhiệm vụ của mình để cho dây chuyền hoạt động liên tục nhằm đảm
bảo thu nhập của cá nhân cũng như những mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Làm việc theo chu trình khoa học như vậy sẽ giúp cho người lao động có
được sự năng động, hiểu được giá trị của bản thân mình, học tập được cách
làm việc nhóm, có kỹ năng chịu đựng áp lực cơng việc cao hơn trong q
trình lao động, tạo nên một tác phong làm việc công nghiệp mà trước đó khi
cịn lao động trong mơi trường nơng nghiệp họ chưa có được.
Đội ngũ nhân viên làm việc tại khu công nghiệp hiện nay phần lớn ở độ
tuổi từ 18 – 30. Do đặc thù công việc nên có sự phân chia rõ rệt về tỷ lệ nam

nữ công nhân lao động tại các doanh nghiệp. Cụ thể như sau: về lĩnh vực da
giầy, may mặc, thực phẩm, thủ công mỹ nghệ lượng lao động nữ chiếm tới
95% số lượng cơng nhân. Về cơ khí, phụ tùng, thiết bị cơng nghiệp thì ngược
lại, số lượng lao động nam chiếm tới 60 – 80% lượng lao động trong các
doanh nghiệp này. Có thể thấy đây cũng là một vấn đề cần chú trọng vì có thể
thấy tại khu cơng nghiệp đang xảy ra tình trạng mất cân bằng giới tính tại các
doanh nghiệp phân theo đặc thù ngành nghề công việc. Điều này ảnh hưởng
rất nhiều tới cuộc sống của người lao động trong việc giao lưu kết bạn,lập ra
đình. Trên địa bàn khu cơng nghiệp đã xảy ra nhiều trường hợp một nam công

20


nhân yêu đến 2 hay 3 nữ công nhân (hoặc ngược lại) mà các nữ công nhân này
không hề biết mình đang bị lừa dối do khơng có thời gian tìm hiểu người yêu
của mình, hoặc do tâm lý tại khu cơng nghiệp nhiều lao động nữ, ít lao động
nam nên dễ dàng chấp nhận thói trăng hoa của người u mình, miễn sao
người đó vẫn tồn tại bên mình vớidanh nghĩa người yêu. Hoặc có những
trường hợp khác đau lòng hơn như trường hợp chị Nguyễn Thị Thanh H –
làm việc tại công ty Dệt Canifa. Do thời gian làm việc thường phải tăng ca,
cộng thêm tại công ty chị làm việc số công nhân nữ chiếm gần như tồn bộ
lượng cơng nhân làm việc nên chị khơng có thời gian để tìm hiểu và kết bạn.
Khi có một người đàn ơng có ý định muốn tìm hiểu chị và chị đã nhanh chóng
đồng ý mà chưa hiểu rõ về con người ấy. Sau vài tháng chung sống không hôn
thú cùng anh ta, chị được anh ta “thú thật” rằng đã có vợ con ở quê nhà, và
với một cú sốc lớn như vậy, chị đã hóa tâm thần và được chuyển vào viện
Thần kinh Trung ương để điều trị.
Những đặc thù trên cộng thêm thời gian làm việc thực tế của công nhân tại
doanh nghiệp luôn kéo dài hơn 8 tiếng mỗi ngày, khơng có các kế hoạch sinh
hoạt cơng đồn tập thể, điều kiện sinh sống thấp nên cơng nhân tại khu cơng

nghiệp ít có điều kiện giao lưu kết bạn trong doanh nghiệp mình cũng như với
các doanh nghiệp khác. Chính vì vậy, đa số các anh chị em cơng nhân khơng
gắn bó lâu với nghề, thường chỉ đến lao động tại khu công nghiệp vài ba năm
rồi lại đi nơi khác hoặc trở về quê tìm kiếm việc làm mới, hoặc lập gia đình.
Lượng cơng nhân làm việc tại các doanh nghiệp luôn không ổn định do các
doanh nghiệp chưa thực sự tạo nên sự gắn bó cho cơng nhân với doanh nghiệp
mình cũng như chưa thực sự tạo điều kiện cho công nhân được hưởng những
quyền lợi của họ mà luật lao động đã đề ra. Thực tế cho thấy, nhiều chủ doanh
nghiệp tận dụng triệt để sự thiếu hiểu biết về luật của công nhân và những kẽ
hở của luật lao động để ép công nhân làm tăng ca, thêm giờ trong một thời

21


gian khá dài ( nhất là thời gian vào vụ, trả hàng theo hợp đồng của doanh
nghiệp đó) với những định mức công việc cao nhưng lương và thưởng cho
công nhân lại rất thấp hoặc trả không đúng kỳ hạn, với chế độ thưởng phạt rất
hà khắc.
Một ví dụ cụ thể, Chị Nguyễn Minh Nguyệt tổ trưởng tổ PCS – công ty
TNHH Da giầy Ngọc Tề cho hay: Khi công ty có những đơn hàng bình
thường thì cơng nhân làm việc đủ 8 tiếng một ngày, nghỉ giữa giờ và ăn trưa
là một tiếng, như vậy công nhân chỉ được hưởng lương lao động bình thường,
khơng có thưởng, hoặc nếu có sẽ chỉ là một khoản trợ cấp nhỏ. Nếu cơng nhân
nghỉ ốm hay gia đình có việc hệ trọng được nghỉ tối đa là hai ngày ( ngồi ra
có thể xem xét thời gian nghỉ phép nếu lý do chính đáng), thời gian nghỉ phép
cơng nhân khơng được hưởng lương nếu quá thời hạn cho phép mà vẫn nghỉ
thì tùy theo mức độ nặng nhễ bị trừ lương từ 50.000 – 100.000 đồng mỗi
ngày. Khi cơng ty có nhiều đơn hàng, công nhân dù không muốn vẫn phải làm
thêm giờ để cơng ty trả hàng đúng hẹn, trung bình thời gian này công nhân
phải làm việc từ 9 -14 tiếng/ngày. Công nhân sẽ được hưởng lương làm thêm

và thưởng theo năng lực và công việc được giao, mỗi ca làm thêm giờ cơng
nhân được phát bánh mì ăn giữa ca và vẫn bị phạt nếu nghỉ sai quy định. Tuy
nhiên tại công ty này công nhân vẫn không bị nợ lương hoặc trả lương sai thời
hạn như nhiều công ty khác.
Như vậy có thể thấy, các doanh nghiệp vẫn hoàn toàn chưa quan tâm đến đời
sống lao động của cơng nhân. Cơng đồn cơ sở là nơi đại diện tiếng nói cho
người lao động cũng thực sự chưa thực hiện tốt chức năng bảo vệ quyền lợi
hợp pháp cho người lao động. Có nhiều đơn vị mà ban cán sự cơng đồn
khơng đứng về phía cơng nhân, ngược lại, học đứng về phía doanh nghiệp, trở
thành cơng cụ, tay sai của doanh nghiệp nên tạo nên làn sóng phẫn nộ của

22


công nhân, khiến họ chịu bức bách về tư tưởng dẫn đến đình cơng hoặc bỏ
việc.
Chế độ bảo hiểm cho người lao động:
Bảo hiểm cho người lao động bước đầu được quan tâm tại các doanh
nghiệp. Sau mỗi đợt trả lương cho cơng nhân, phịng kế tốn sẽ trích một phần
nhỏ trong tổng lương để mua bảo hiểm cho người lao động. Người lao động
tại các doanh nghiệp sẽ phải mua hai loại bảo hiểm, đó là bảo hiểm y tế và bảo
hiểm xã hội.
Đối với bảo hiểm xã hội thì chủ lao động đóng 10% cịn người lao động
đóng 5% trên tổng số lương. Tham gia bảo hiểm xã hội, người lao động được
chi trả các khoản phí khi xảy ra ốm đau, tai nạn, hoặc tử vong…
Đối với bảo hiểm y tế thì chủ lao động đóng 2% cịn người lao động
đóng 1% trên tổng số lương. Với bảo hiểm y tế, người lao động được hưởng
các chế độ kiểm tra sức khỏe định kỳ, hỗ trợ chi phí viện phí, thuốc men, phẫu
thuật, sinh nở…
Ngồi ra, hiện nay cịn có một loại hình bảo hiểm rất đáng quan tâm đối

với các doanh nghiệp và người lao động, là Bảo hiểm thất nghiệp. Theo quy
định của Luật bảo hiểm xã hội, mức đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy
định: người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng 1% tiền lương, tiền
công tháng: người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền cơng
tháng và Nhà nước sẽ hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền cơng
tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo
hiểm thất nghiệp. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng của người lao
động bằng 60% mức bình qn tiền lương, tiền cơng tháng đóng bảo hiểm thất
nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp. Thời gian hưởng trợ cấp túy
theo thời gian đóng bảo hiểm trợ cấp.

23


Tuy nhiên, loại hình bảo hiểm này chưa được đơng đảo người lao động tại
Khu công nghiệp biết đến, một phần do trình độ nhận thức, nắm bắt tin tức
của người lao động còn hạn chế, phần khác là do các doanh nghiệp “ém tin”,
hoặc không chịu nộp bảo hiểm đúng thời hạn nên ảnh hưởng đến quyền lợi
của người lao động.
Người lao động làm việc tại Khu công nghiệp hiện tại vẫn đang được bảo
vệ bởi hai chế độ bảo hiểm đó là bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế. Và các
doanh nghiệp cùng phía bảo hiểm bước đầu cũng đã có ý thức, trách nhiệm
trước các quyền lợi mà người công nhân được hưởng khi tham gia mua bảo
hiểm cho mình.
Anh Nguyễn Văn Hồng – cơng nhân xưởng 3 – Công ty sản xuất và
lắp ráp xe máy Lifan người lao động gặp tai nạn lao động và được hưởng trợ
cấp từ Nhà bảo hiểm cho biết: Tháng 9 năm 2008, khi anh đang dập tôn làm
chi tiết máy cho xe tại xưởng, do bất cẩn, anh đã dập vào tay, bị đứt mất 3
ngón tay từ ngón tay giữa đến ngón tay út. Trong quá trình làm việc, anh cũng
như các anh em khác, hàng tháng đều được cơng ty trích lương nộp bảo hiểm

xã hội và bảo hiểm y tế, khi điều trị ở bệnh viện thì cơng đồn cơng ty đã làm
giấy tờ với bên bảo hiểm, do đó khi ra viện anh đã được bên bảo hiểm thanh
toán đầy đủ tiền phẫu thuật, viện phí, thuốc men…như vậy gia đình người
cơng nhân đó đã bớt đi được một khoản chi phí lớn cho anh. Sau khi anh hồi
phục sức khỏe thì doanh nghiệp cũng đã tạo điều kiện cho anh Hoàng trở lại
làm việc trong một dây chuyền sản xuất không quá phức tạp”.
Chị Nguyễn Phương Loan – công nhân may tổ 8 Công ty may Minh Anh
cũng nhận trợ cấp từ việc đóng bảo hiểm đầy đủ cho biết: Chị Loam vào làm
tại cơng ty được hơn 5 tháng thì lập gia đình, 9 tháng sau chị nghỉ sinh con
theo chế độ, như vậy chị đã có 14 tháng đóng bảo hiểm. Trung bình mỗi tháng
chị nhận 1.500.000 đồng tiền lương, chị Loan phải trích ra 80.000 đồng nộp

24


tiền bảo hiểm cả bảo hiểm xã hội và y tế. Khi chị Loan nghỉ sinh con thì chị
có nhận được hỗ trợ từ phía nhà bảo hiểm cho việc sinh nở của mình. Khoản
tiền khơng q lớn nhưng cũng không nhỏ đối với người công nhân đang lao
động tại khu công nghiệp, hơn thế nữa việc quan tâm tới bảo hiểm tạo cho
người cơng nhân sự an tồn, tin tưởng trong lao động cũng như trong cuộc
sống.
Như vậy có thể thấy, trong lao động thì bảo hiểm là một điều vô
cùng cần thiết đối với doanh nghiệp cũng như người lao động. Doanh nghiệp
thực hiện đầy đủ chế độ bảo hiểm cho người lao động của doanh nghiệp mình
để họ yên tâm làm việc và cống hiến cho doanh nghiệp đó, đồng thời giúp cho
doanh nghiệp hồn thành nhiệm vụ phúc lợi xã hội cho cơng nhân của mình.
Người lao động thực hiện đầy đủ chế độ bảo hiểm lao động nhằm thể hiện
trách nhiệm lớn nhất cho bản thân mình.
2.1.3. Thu nhập bình quân và mức sống của cơng nhân.
Thu nhập bình qn:

Thu nhập bình qn của cán bộ công nhân viên được chia làm nhiều
loại. Mức lương được tính trung bình như sau:
Cơng nhân: Lương cứng ( tính theo bậc thợ) + doanh số làm việc (sản
phẩm x đơn giá) + thưởng ( hoàn thành vượt mức chỉ tiêu).
Mức lương của cơng nhân được tính theo bậc thợ, nghĩa là công nhân
cùng làm việc trong một dây chuyền nhưng ở những công đoạn hoặc công
việc khác nhau, tùy theo tính chất cơng việc được phân chia thành các bậc thợ
khác nhau và được hưởng mức lương cứng khác nhau. Sau đó sẽ được cộng
với doanh số làm việc, doanh số làm việc được tính bằng sản lượng sản phẩm
mà người công nhân làm ra trong một tháng nhân với đơn giá của các loại sản
phẩm đó. Trong một tháng, người cơng nhân hồn thành chỉ tiêu số lượng sản

25


×