Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Văn hóa doanh nghiệp tập đoàn FPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 132 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ VĂN HĨA – NGHỆ THUẬT
*********

VĂN HỐ DOANH NGHIỆP
TẬP ĐỒN FPT
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ VĂN HÓA

Giảng viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Lớp
Niên khóa

HÀ NỘI - 2010

: PGS.TS. Phan Văn Tú
: Nguyễn Thuỳ Minh
: QLVH 7C
: 2006 - 2010


MỘT SỐ DANH TỪ VIẾT TẮT TRONG BÀI
FPT: Công ty Cổ phần FPT
I.L.O: Tổ chức Lao động Quốc tế
DN: Doanh nghiệp
VHDN: Văn hóa doanh nghiệp
TW: Trung ương
BGDĐT: Bộ Giáo dục Đào tạo
WTO: Tổ chức Thương mại Thế giới
UNESCO: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc.


PwC: Công ty Price water house cooper
Ernst & Young: Công ty Ernst & Young
TLKD: Triết lý kinh doanh
STCo: Văn hóa Sờ Ti Cơ(cách gọi của người FPT)
VCCI: Phịng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................... 4
1.Lý do chọn đề tài.................................. Error! Bookmark not defined.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ...................................................... 5
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài. .......................................................... 6
4. Phương pháp nghiên cứu: .................................................................... 6
5. Đóng góp của đề tài: ........................................................................... 6
6. Cấu trúc đề tài .................................................................................... 6
CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP .......... 7
1.1. Một số khái niệm. ............................................................................ 7
1.2. Các thành tố của văn hóa doanh nghiệp. ......................................... 16
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành văn hóa doanh nghiệp. .... 23
1.4. Các giai đoạn hình hành và phát triển văn hoá doanh nghiệp. ........ 35
1.5. Tác động của văn hóa doanh nghiệp đối với sự phát triển của doanh
nghiệp: .................................................................................................. 38
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VĂN HĨA DOANH NGHIỆP TẬP
ĐỒN FPT ............................................................................................. 43
2.1. Khái quát đặc điểm tập đoàn FPT................................................... 43
2.2.Văn hóa Doanh nghiệp Tập đồn FPT. ............................................ 45
2.3. Các hoạt động văn hóa của Tập đồn FPT. ..................................... 79
CHƢƠNG 3 : PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN
HÓA DOANH NGHIỆP TRONG TẬP ĐOÀN FPT............................ 89
3.1. Định hướng và các quan điểm của Đảng về xây dựng văn hóa doanh

nghiệp. .................................................................................................. 89
3.2 Phương hướng phát triển Văn hóa doanh nghiệp trong Tập đoàn FPT.91
3.3. Giải pháp cơ bản cho việc xây dựng Văn hóa doanh nghiệp. .......... 97
KẾT LUẬN ........................................................................................... 108
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
nước ta luôn quan tâm tới sự phát triển của văn hố. Trong q trình
thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta
ngày càng thấy vai trị quan trọng của văn hố, coi phát triển kinh tế hài
hồ với phát triển văn hố- xã hội, bảo vệ tự nhiên và phát triển bền vững.
Có thể nói văn hố khơng đứng tách riêng với các lĩnh vực khác mà phải “
thấm sâu” vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng cá nhân,
từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng vùng, miền, vào mọi lĩnh
vực sinh hoạt và quan hệ con người, tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh
thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc lực sự
nghiệp công nghiệp hố, hiện đại hố, vì mục tiêu “dân giàu nước mạnh, xã
hội công bằng văn minh” như Nghị quyết TW5 khoá VIII đã chỉ rõ.
Trải qua thời gian, kinh nghiệm của nước ta và thế giới đều thấy:
Kinh tế không thể phát triển lành mạnh và lâu bền nếu không dựa trên nền
tảng văn hoá. Và ngược lại, văn hoá không phải là sản phẩm thụ động của
kinh tế, chạy theo kinh tế mà thực tế nó có sức mạnh tinh thần lớn lao, chủ
động tác động và thúc đẩy kinh tế phát triển.
Doanh nhân và doanh nghiệp ngày càng có vị trí cao và đặc biệt
trong xã hội, đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế. Do đó, bàn đến
văn hố doanh nghiệp là giúp chúng ta hiểu rõ vai trò và tầm quan trọng
của vấn đề, từ đó có những tác động góp phần vào sự phát triển của kinh
tế, xã hội.
Từ khi đất nước chuyển từ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp sang

nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước; đặc biệt trong thời kỳ
cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước như hiện nay thì hệ thống doanh
nghiệp Việt Nam cũng có nhũng biến đổi căn bản cả về số lượng và chất


lượng, góp phần quyết định đến sức mạnh của nền kinh tế nước ta. Một số
doanh nghiệp đã sớm xây dựng cho mình một bản sắc văn hố riêng, tạo
nên những thương hiệu nổi tiếng, thu hút sự chú ý, lòng ngưỡng mộ, sự kỳ
vọng của của khách hàng, trở thành nội lực cho doanh nghiệp phát triển bền
vững và ổn định. Bên cạnh đó vẫn cịn khơng ít doanh nghiệp coi trọng lợi
nhuận, đẩy người lao động đối mặt với nhiều vấn đề như: bóc lột lao động,
ơ nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, phẩm giá con người bị coi rẻ, nhân cách
con người bị xúc phạm…Từ đó dẫn đến nhiều doanh nghiệp sản xuất kém
hiệu quả, chất lượng sản phẩm thấp, trình độ kỹ thuật hạn chế, kéo theo
nhiều hệ luỵ: quản lý quan liêu, công nhân bất bình, đình cơng, số người bỏ
việc tăng lên…Tất cả các hiện tượng trên đều cho thấy các doanh nghiệp
đang thiếu chức năng của văn hoá là định hướng, điều tiết và vai trị của
văn hố là động lực thúc đẩy mạnh mẽ. Chưa hiểu và chưa chú trọng đến
“văn hố doanh nghiệp” là một thực tế địi hỏi các doanh nghiệp cần ý
thức được vai trị của văn hố trong sản xuất, kinh doanh và cần thiết phải
xây dựng cho riêng mình một bản sắc văn hố doanh nghiệp.
Văn hố doanh nghiệp khơng cịn là mối quan tâm của riêng ai, mà
đó đã thành niềm trăn trở của tồn xã hội. Tơi chọn đề tài này với mong
muốn tìm hiểu sâu hơn về vấn đề mang tính thời sự: Văn hố doanh
nghiệp nói chung và Văn hố doanh nghiệp Tập đồn FPT nói riêng.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu
Văn hoá doanh nghiệp
- Phạm vi nghiên cứu
Văn hố doanh nghiệp trong Tập Đồn FPT hiện nay.



3. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
- Tìm hiểu tổng quan về văn hoá doanh nghiệp.
- Khảo sát thực trạng văn hố doanh nghiệp Tập đồn FPT.
- Phát huy vai trị văn hố doanh nghiệp Tập đồn FPT.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu tài liệu
- Khảo sát thực tế.
- Phỏng vấn.
- Quan sát.
5. Đóng góp của đề tài:
Tơi chọn đề tài “ Văn hoá doanh nghiệp trong Tập đoàn FPT” với
mong muốn được chia sẻ những hiểu biết và suy nghĩ của mình- một nhà
quản lý văn hố tương lai về cách nhìn nhận văn hố trong các doanh
nghiệp, làm tư liệu nghiên cứu cho những ai quan tâm tới vấn đề này, đồng
thời Tôi hy vọng những ý kiến đóng góp mà mình mạnh dạn đưa ra sẽ giúp
cho Tập đồn FPT có những thay đổi phù hợp và hoàn thiện hơn.
6. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài kiệu tham khảo và phụ lục, đề tài có
cấu trúc gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Tổng quan về văn hoá doanh nghiệp.
Chƣơng 2: Khảo sát thực trạng văn hố doanh nghiệp Tập đồn FPT.
Chƣơng 3: Một số ý kiến nhằm củng cố và phát huy vai trị Văn hố doanh
nghiệp Tập đồn FPT.


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP

1.1. Một số khái niệm.
1.1.1. Khái niệm Văn hoá.
Trong khái niệm văn hoá cũng có nhiều cách hiểu khác nhau, tuỳ
theo góc độ tiếp cận của các nhà nghiên cứu, của các trường phái nghiên
cứu, của mỗi dân tộc. Về ngôn ngữ, thuật ngữ văn hoábắt nguồn từ Châu
Âu, tiếng Pháp và tiếng Anh gọi là culture, tiếng Đức gọi là Kultur. Các
tiếng này lại xuất phát từ tiếng Latinh là Cultus. Cultus có nghĩa là trồng
trọt theo hai nghĩa: Cultus agris trồng trọt trái cây, thảo mộc và Cultus
animi là trồng trọt tinh thần. Vậy từ Cultus- văn hoá hàm chứa hai khía
cạnh: trồng trọt cây trái tức là thích ứng với tự nhiên và giáo dục, khai thác
tự nhiên và giáo dục, đào tạo con người hoặc một cộng đồng để họ trở nên
tốt đẹp hơn.
Triết học Mác- LêNin cho rằng: “Văn hoá là tổng hợp các giá trị vật
chất và tinh thần do con người sáng tạo ra, là phương thức, phương pháp
mà con người sử dụng nhằm cải tạo tự nhiên, xã hội và giáo dục con
người” 1
Định nghĩa rộng rãi nhất về văn hố có lẽ là của E.Herot, theo ơng “ Cái gì
cịn lại khi tất cả những cái khác bị lãng qn- đó là văn hố”. Định nghĩa
này cho ta thấy tầm quan trọng, mức độ bao trùm của văn hố nhưng lại
thiếu tính cụ thể.
Ở phương Đơng, trong tiếng Hán cổ, từ Văn hố bao hàm ý nghĩa:
văn là vẻ đẹp của nhân tính, cái đẹp của tri thức, trí tuệ con người có thể

1

{ Bộ GD_ĐT 1990, Chủ nghĩa Duy vật lịch sử. NXB Tuyên huấn}.


đạt được bằng sự tu dưỡng của bản thân và cách thức cai trị đúng đắn của
nhà cầm quyền. Còn chữ hoá trong văn hoá là việc đem cái văn ( cái đẹp,

cái tốt, cái đúng) để cảm hoá, giáo dục và hiện thực hoá trong thực tiễn, đời
sống.
Như vậy, văn hố trong từ ngun của cả phương Đơng và phương Tây đều
có một nghĩa chung căn bản là sự giáo hoá, vun trồng nhân cách con người
(bao gồm cá nhân, cộng đồng và xã hội lồi người), cũng có nghĩa là làm
cho con người và cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
Cịn theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “ Vì lẽ sinh tồn cũng như vì mục
đích cuộc sống, lồi người mới sáng tạo và phát minh ra ngơn ngữ, chữ
viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những
công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương tiện, phương
thức sử dụng toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó, tức là văn hố. Văn
hố là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của
nó mà lồi người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và
đòi hỏi của sự sinh tồn”.
Hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu xã hội học đồng ý với định nghĩa do
ông Ferderico Mayor, Tổng giám đốc UNESCO đưa ra, theo đó: “Văn hố
bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác dân tộc khác, từ những
sản phẩm tinh vi, hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lối
sống và lao động”.
Văn hoá là phương tiện để con người “điều chỉnh” ( cải tạo) cuộc sống của
mình theo định hướng vươn tới những giá trị chân thiện mỹ; được xem là
“nền tảng”, “vừa là mục tiêu vừa là động lực cho sự phát triển” của con
người và xã hội. Văn hố có tác dụng tích cực đối với mỗi cá nhân cũng
như toàn xã hội. Nội lực của một dân tộc trước hết là mọi nguồn lực tập


hợp từ vốn văn hố truyền thống đã tích luỹ trong lịch sử của chính dân tộc
đó.
Như vậy, thực chất văn hoá là hệ thống các giá trị được sản sinh ra
trong xã hội nhất định, được đặc trưng bởi hình thái kinh tế xã hội nhất

định, bao gồm cả giá trị vật chất và tinh thần.
Văn hố khơng phải là một yếu tố phi kinh tế, trái lại, văn hố và
kinh doanh lại có mối liên hệ qua lại gắn bó mật thiết với nhau: văn hãa và
kinh doanh đều có mục tiêu chung là phục vụ con người, văn hoá là nguồn
lực lớn cho kinh doanh, tuy nhiên mục tiêu ngắn hạn của văn hoá và kinh
doanh lại có thể trái ngược nhau; nếu kinh doanh chỉ chạy theo lợi nhuận
trước mắt thì sẽ gây tác hại cho văn hố, gây xói mịn bản sắc văn hố dân
tộc; khi nền văn hố mang những yếu tố khơng phù hợp sẽ kìm hãm, cản
trở sự phát triển của kinh doanh.
1.1.2. Doanh nghiệp và Văn hoá doanh nghiệp.
1.1.2.1. Doanh nghiệp.
Theo từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học Việt Nam2, được
hiểu là “ Các công việc kinh doanh”. Người làm nghề kinh doanh thì được
gọi là doanh nhân…
Trong quá trình vận động, phát triển của quá trình sản xuất- tiêu thụ
sản phẩm của loài người, đã xuất hiện thuật ngữ doanh nghiệp để chỉ các
công việc kinh doanh của các doanh nhân. Các doanh nghiệp có nhiều tên
gọi khác nhau như: Cơng ty, Tổng cơng ty, Hãng, Tập đồn… Nhưng tất cả
đều được định vị trong khuôn khổ hai chữ “doanh nghiệp”- đó là các tổ
chức chuyên hoạt động trên lĩnh vực kinh tế- kinh doanh theo quy định của
pháp luật. Ở nước ta, thuật ngữ này đã được định nghĩa trong “ Luật doanh
2

trang 260


nghiệp”- ban hành năm 2005. Theo đó thuật ngữ doanh nghiệp được quy
định như sau:
“ Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở
giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật

nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”.
Như chúng ta đã biết, ở nước ta cũng như trên thế giới có rất nhiều
loại hình doanh nghiệp khác nhau về quy mô, về cơ cấu tổ chức, tên gọi và
mặt hàng kinh doanh. Tuy nhiên, tất cả hoạt động của các doanh nghiệp
đều mang những đặc trưng cơ bản như sau:
- Thứ nhất, doanh nghiệp là những tổ chức chuyên hoạt động trên
lĩnh vực kinh doanh nhằm mục đích chính là sinh lợi. Hiệu quả kinh doanh
chính là thước đo giá trị cao nhất của doanh nghiệp.
- Thứ hai, để phù hợp với chức năng hoạt động kinh doanh, cách
thức tổ chức và vận hành của doanh nghiệp cũng mang những đặc trưng
riêng biệt. Nó khơng giống các tổ chức khác trong xã hội. Ví dụ về cách
thức tổ chức, doanh nghiệp được phân định ít nhất thành 4 loại hình sau
đây; Cơng ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh và
Doanh nghiệp tư nhân. Với mỗi lọai hình lại có những đặc điểm riêng
- Thứ ba, doanh nghiệp là trận địa hoạt động của doanh nhân, là nơi
doanh nhân thể hiện mọi tài trí, tâm lực của mình.Doanh nghiệp chính là
nơi mà doanh nhân lao tâm, khổ tứ, lăn lộn… và rèn luyện để trưởng thành
và thành đạt.
Cuối cùng, hoạt động của doanh nghiệp mặc dù lấy kinh doanh- sinh
lợi làm mục tiêu cao nhất, nhưng luôn luôn gắn kết với văn hoá. Yếu tố văn
hoá được sử dụng rộng rãi, thường trực trong doanh nghiệp để đạt tới hiệu
quả kinh doanh.


1.1.2.2.Văn hoá doanh nghiệp
Trước khi đi vào bàn sâu về “ văn hố doanh nghiệp”, chúng ta có
thể phân biệt với một số thuật ngữ khác gần với văn hoá doanh nghiệp,
tránh đồng nhất văn hoá doanh nghiệp với văn hoá kinh doanh và văn hoá
kinh tế.
Thuật ngữ “ văn hoá kinh doanh” xuất hiện trước thuật ngữ văn hoá doanh

nghiệp, khoảng thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, cho đến bây giờ
vẫn tồn tại sự nhầm lẫn giữa khái niệm văn hoá kinh doanh với văn hoá
doanh nghiệp. Sự nhầm lẫn này bắt nguồn từ sự không phân biệt rõ ràng về
cấp độ văn hoá kinh doanh và văn hố doanh nghiệp.
Theo cách phân tích của các nhà nhân học Mỹ, văn hoá kinh doanh
là một kiểu văn hoá, là tiểu văn hoá trong nền văn hoá dân tộc rộng lớn.
Tiếp cận theo góc độ hiệu quả kinh tế PGS.TS Lâm Quang Huyên cho
rằng: “văn hoá kinh doanh” ( hay cịn gọi là kinh doanh có văn hố) có
nghĩa là “ hoạt động kinh tế có hiệu quả, đạt năg suất, sản lượng, giá trị
cao, giá thành thấp, sản phẩm đạt chất lượng cao, tiêu thụ được sản phẩm
trong nước và nước ngoài, làm đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước” .
Xuất phát từ quan niệm kinh doanh là hoạt động có liên quan đến
mọi thành viên trong xã hội, một số nhà nghiên cứu lại coi văn hoá kinh
doanh là một phạm trù ở tầm cỡ quốc gia, do đó văn hố doanh nghiệp chỉ
là một thành phần trong văn hoá kinh doanh.Cách hiểu này ngày càng được
chấp nhận rộng rãi hơn trong đời sống xã hội. Theo cách hiểu này, văn hoá
kinh doanh thể hiện phong cách kinh doanh của một dân tộc, nó bao gồm
các nhân tố rút ra từ văn hoá dân tộc, được các thành viên trong xã hội vận
dụng vào hoạt động kinh doanh của mình, ( như thói quen coi ngày giờ
tốt…), và cả những gía trị, triết lý mà các thành viên này tạo ra trong quá
trình kinh doanh ( như sự coi trọng thành công ở người Mỹ hay tính ưa


chuộng hàng nội địa của người Nhật)… Trong phạm vi luận văn này,
chúng ta tiếp cận cáh hiểu thứ hai, tức là coi văn hoá doanh nghiệp và văn
hoá kinh doanh là hai khái niệm tách biệt, trong đó văn hoá doanh nghiệp
được coi là một bộ phận của văn hoá kinh doanh và là một phần văn hoá
dân tộc.
Cùng với sự xuất hiện thuật ngữ văn hoá kinh doanh, thuật ngữ “văn
hoá kinh tế” cũng được đề cập tới. Tuy nhiên, thuật ngữ này không phổ

biến bằng thuật ngữ trên. Nói đến văn hố kinh tế chính là phương thức
hoạt động kinh tế truyền thống và đặc thù của một quốc gia. Qua thời gian,
hoạt động kinh tế truyền thống ấy tạo nên từ một hệ thống giá trị văn hố,
có vai trị định hướng, đánh giá, khuyến khích đối với các hoạt động kinh tế
của quốc gia đó. Văn hố kinh tế là tiêu chí để cho chúng ta phân định
được những nét khác biệt đặc thù trong hoạt động kinh tế giữa các quốc
gia, các châu lục khác nhau.
Như vậy, theo cách hiểu đó thì văn hố kinh doanh hay văn hoá
doanh nghiệp là một bộ phận trong văn hố kinh tế. Mỗi một doanh nghiệp
đều có thể xây dựng cho mình một kiểu văn hố mang đặc điểm của nền
văn hoá kinh tế các nước, nhưng trong mỗi doanh nghiệp lại tạo cho mình
được những phong cách, những đặc thù riêng. Và chính những nét đặc
trưng ấy là thế mạnh, là sức mạnh tinh thần của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp tồn tại là để sản xuất của cải vật chất và làm dịch vụ.
Mọi hoạt động sản xuất đều gắn liền với một dây chuyền công nghệ nhất
định. Để vận hành được các khâu của dây chuyền này, trong doanh nghiệp
phải có hệ thống tổ chức, quản lý chặt chẽ từ khâu đầu đến khâu cuối. Điều
này có nghĩa là trong các hoạt động của doanh nghiệp, mọi người đều phải
tuân theo những giá trị, chuẩn mực cụ thể nào đó và thực hiện theo những “
khn mẫu văn hoá” nhất định. Như vậy, mỗi doanh nghiệp hoặc tổ chức


kinh doanh là một khơng gian văn hố. Văn hố doanh nghiệp là tồn bộ
giá trị văn hố được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển
của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán,
truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối tình
cảm, nếp suy nghĩ, hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc
theo đuổi và thực hiện các mục đích.
Vào đầu những năm 70 của thế kỷ XX, sau sự thành công rực rỡ của
các công ty Nhật Bản trong vấn đề kinh doanh, các công ty Mỹ bắt đầu chú

ý và tìm hiểu ngun nhân dẫn đến thành cơng đó. Cụm từ “Corporate
culturelorganization culture” ( văn hố doanh nghiệp, hay cịn gọi là văn
hố xí nghiệp, văn hố cơng ty) đã được các chuyên giá nghiên cứu và tổ
chức, các nhà quản lý sử dụng để chỉ một trong những tác nhân chủ yếu
dẫn đến sự thành công của các công ty Nhật Bản trên khắp thế giới
Đầu thập niên 90, người ta bắt đầu đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu về những
nhân tố cấu thành cũng như những tác động to lớn của văn hoá đối với sự
phát triển một doanh nghiệp. Đã có rất nhiều khái niệm về văn hoá doanh
nghiệp được đưa ra, nhưng cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa chuẩn
nào được chính thức cơng nhận.
Ơng Georges de Saite Marie, chun gia người Pháp về các doanh
nghiệp vừa và nhỏ đã đưa ra định nghĩa như sau: “ Văn hoá doanh nghiệp
là tổng hợp các giá trị, các biểu tượng, huyền thoại, nghi thức, các điều cấm
kỵ, các quan điểm triết học, đạo đức tạo thành nền móng sâu xa của doanh
nghiệp”.
Một định nghĩa khác của tổ chức lao động quốc tế I.L.OInternational Labour Organization “ Văn hoá doanh nghiệp là sự trộn lẫn
đặc biệt các giá trị, các tiêu chuẩn, các thói quen và truyền thống, những


thái độ ứng xử và lễ nghi mà toàn bộ chúng là duy nhất đối với một tổ chức
đã biết.”
Tuy nhiên, định nghĩa phổ biến và được chấp nhận rộng rãi nhất là
định nghĩa của nhà xã hội học người Mỹ Edgar.H.Schein “ Văn hố doanh
nghiệp (hay văn hố cơng ty) là tổng hợp những quan điểm chung mà các
thành viên trong cơng ty học được trong q trình giải quyết các vấn đề nội
bộ và xử lý các vấn đề với mơi trường xung quanh.”
Văn hố doanh nghiệp là một hệ thống những ý nghĩa, những giá trị ,
niềm tin chủ đạo, nhận thức và phương pháp tư duy được mọi thành viên
của một tổ chức đồng thuận và có ảnh hưỏng ở phạm vi rộng đến cách thức
hành động của các thành viên, đó là tổng hợp những quan niệm chung mà

các thành viên trong công ty học được trong quá trình giải quyết các vấn đề
nội bộ và xử lý các vấn đề đối với môi trường xung quanh. Điều đó có
nghĩa là trong doanh nghiệp tất cả các thành viên đều gắn bó với nhau bởi
những tiêu chí chung trong hoạt động kinh doanh. Chức năng chủ yếu của
văn hoá doanh nghiệp là tạo nên sự thống nhất của mọi thành viên trong
doanh nghiệp. Ngoài ra, văn hố doanh nghiệp cịn đảm bảo sự hài hồ
giữa lợi ích tập thể với lợi ích cá nhân và giúp cho mỗi cá nhân thực hiện
vai trị của mình theo đúng định hướng chung của doanh nghiệp. Nhìn
chung, văn hố doanh nghiệp động viên nghị lực và ý chí của các thành
viên trong doanh nghiệp, hướng tinh thần đó vào việc phấn đấu cho mục
đích doanh nghiệp.
Như vậy, nội dung của văn hố doanh nghiệp được hình thành trong
q trình hoạt động kinh doanh thực tiễn, trong quá trình liên hệ, tác động
qua lại, như một giải pháp cho những vấn đề mà mơi trường bên trong và
bên ngồi đặt ra cho doanh nghiệp. Văn hoá doanh nghiệp thể hiện được
những nhu cầu, mục đích và phương hướng kinh doanh của doanh nghiệp,


tạo cho doanh nghiệp có màu sắc riêng, tức là nhân cách hố doanh nghiệp
đó. Văn hố doanh nghiệp là cơ sở của toàn bộ các chủ trương, biện pháp
cụ thể trong sản xuất kinh doanh, chi phối kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp. Chính vì vậy, có thể nói thành công hoặc thất bại của các doanh
nghiệp đều gắn với việc có hay khơng văn hố doanh nghiệp theo đúng
nghĩa của khái niệm này.
Từ những quan niệm khá đa dạng ở trên thì ta có thể gợi ra ba cách
hiểu về văn hoá doanh nghiệp:
● Văn hoá doanh nghiệp là một từ tổ hợp chỉ tài năng, mưu mẹo,
khôn khéo trong hoạt động doanh nghiệp( nghệ thuật làm doanh nghiệp).
● Văn hoá doanh nghiệp được hiểu là văn hoá trong doanh nghiệp,
chỉ sự vận dụng các yếu tố văn hố trong lĩnh vực này, nhằm tạo ra mơi

trường đạo đức cho hoạt động doanh nghiệp, làm sao cho hoạt động ấy vừa
diễn ra lành mạnh, vừa đạt hiệu quả kinh tế tối ưu ( đạo đức doanh nghiệp).
● Văn hoá doanh nghiệp là một kiểu lối, một phương thức hoạt động
của những thành viên cùng làm việc trong một tổ chức doanh nghiệp như
một cơng ty, xí nghiệp, tập đồn…nào đó. Văn hố doanh nghiệp nói ở đây
là một thể dạng của văn hoá cộng đồng.
Mỗi người hiểu văn hoá doanh nghiệp theo một cách, nhưng dù là
theo cách nào đi nữa, cũng khơng ngồi mục đích cuối cùng là tạo ra một
niềm tin đối với khách hàng, với các nhà quản lý nhà nước, tạo môi trường
làm việc tốt nhất, thuận lợi nhất, tạo niềm tin cho nhân viên, để họ làm việc
tốt hơn và gắn bó lâu dài với công ty.


1.2. Các thành tố của văn hóa doanh nghiệp.
1.2.1. Các lớp văn hóa doanh nghiệp.
Edgar H.Chein đã chia VHDN thành các lớp khác nhau, thuật ngữ
“lớp” dùng để chỉ mức độ có thể cảm nhận được của các giá trị văn hố
trong doanh nghiệp hay nói cách khác là tính hữu hình của các giá trị văn
hóa đó. Đây là cách tiếp cận độc đáo, đi từ hiện tượng đến bản chất của một
nền văn hóa, giúp cho chúng ta hiểu một cách đầy đủ và sâu sắc những bộ
phận cấu thành nên nền văn hóa đó. Trên cơ sở sự phân tích của mình
Schein đã chia VHDN thành 3 lớp như sau:

Mơ hình các lớp Văn hóa doanh nghiệp

Lớp thứ nhất

Những quá trình và cấu trúc hữu hình của doanh
nghiệp ( Articfacts)


Lớp thứ hai

Những giá trị tuyên bố ( Espoused Values)

Lớp thứ ba

Những quan niệm chung
(Basic Underlying Assumptions)

 Lớp thứ nhất: Những quá trình và cấu trúc hữu hình của doanh
nghiệp
Lớp này bao gồm tất cả các hiện tượng và sự vật mà một người có
thể nhìn, nghe và cảm thấy khi tiếp xúc với một tổ chức có nền văn hóa
xa lạ như:


+ Kiến trúc: cách bài trí, cơng nghệ, sản phẩm
+ Cơ cấu tổ chức, các phòng ban của doanh nghiệp
+ Các văn bản quy định nguyên tắc hoạt động của doanh nghiệp
+ Lễ nghi và lễ hội hàng năm
+ Các biểu tượng, logo, khẩu hiệu, tài liệu quảng cáo của doanh nghiệp
+ Ngôn ngữ, cách ăn mặc, xe cộ, chức danh, cách biểu lộ cảm xúc, hành
vi ứng xử thường thấy ở các thành viên và các nhóm làm việc trong
doanh nghiệp.
+ Những câu chuyện và những huyền thoại về tổ chức…
Nhóm văn hóa này rất dễ nhận thấy nhưng lại rất khó giải đốn được ý
nghĩa đích thực. Ví dụ, cùng một câu nói: “ Chúng tơi sẽ xem xét vấn đề
này”, đối với một số thương nhân, đó là lời từ chối tế nhị ( hàm ý “ chúng
tơi sẽ khơng xem xét, vì chúng tơi khơng quan tâm đến”), nhưng đối với
một số người khác đó là lời hứa hẹn nghiêm túc, biểu lộ sự quan tâm của

họ đến vấn đề được đề cập.
●Lớp thứ hai: Những giá trị được tuyên bố( bao gồm các chiến lược, mục
tiêu, triết lý kinh doanh của doanh nghiệp)
Doanh nghiệp nào cũng có quy định, nguyên tắc, triết lý, chiến lược và
mục tiêu riêng, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của toàn bộ nhân viên và
thường được doanh nghiệp công bố rộng rãi ra công chúng.
Đây cũng là những giá trị được tuyên bố, một phần của văn hóa doanh
nghiệp. “Những giá trị được tun bố” cũng có tính hữu hình vì có thể
nhận biết và diễn đạt chúng một cách rõ ràng, chính xác. Chúng thực hiện
chức năng hướng dẫn cho các thành viên trong doanh nghiệp cách đối phó


với một số tình thế cơ bản và rèn luyện cách ứng xử cho các thành viên mới
trong môi trường doanh nghiệp. Chúng ta có thể lấy ví dụ của hai trong số
4

cơng

ty kiểm sốt

lớn

nhất

thế

giới

Ernst


&Young



PricewaterhouseCooper( PwC) cùng hoạt động trong lĩnh vực kiểm tốn và
có một số giá trị tương đối giống nhau, nhưng cách thể hiện và công bố của
mỗi công ty lại khác nhau.
 Công ty Ernst & Young tuyên bố ngắn ngọn sáu giá trị cốt lõi của
mình gồm: (1) Ln dẫn đầu; (2) Động lực hoạt động; (3) Tinh thần đồng
đội; (4) Hướng tới khách hàng; (5) Cởi mở, tôn trọng và tin cậy lẫn nhau;
(6) Trước sau như một.
 Trong khi đó, cơng ty PricewaterhouseCooper (PwC) có hẳn một bộ
chuẩn mực hành vi cho các nhân viên của mình gồm các nội dung sau:
(1)Những giá trị của công ty( tinh thần đồng đội, sự xuất sắc, luôn dẫn
đầu); (2) Nâng cao danh tiếng của PwC; (3) Hoạt động chuyên nghiệp; (4)
Tôn trọng lẫn nhau; (5) Tư cách thành viên của PwC; (6) Trách nhiệm của
PwC; (7) Chuẩn mực đạo đức cho việc ra quyết định.
Qua những giá trị được tuyên bố này, chúng ta có thể nhận thấy cơng ty
PwC có phần nhấn mạnh đến tư cách là nhân viên của PwC hơn, trong khi
Ernst & Young chú trọng nhiều hơn đến đạo đức trong công việc. Những
giá trị được tuyên bố này dần ăn sâu vào ý thức của các thành viên trong
công ty, góp phần tạo nên những phong cách ứng xử riêng biệt cho các
thành viên của công ty.
● Lớp thứ ba: Những quan niệm chung ( những niềm tin, nhận thức, suy
nghĩ và tình cảm có tính vơ thức mặc nhiên được công nhận trong doanh
nghiệp).


Trong bất cứ cấp độ văn hóa nào ( văn hóa dân tộc, văn hóa nghề
nghiệp, văn hóa doanh nghiệp) cũng đều có các quan niệm chung, được

hình thành và tồn tại trong một thời gian dài; chúng ăn sâu vào tâm lý của
hầu hết các thành viên trong nền văn hóa đó và trở thành điều mặc nhiên
được cơng nhận. Chính những quan niệm này, mặc dù khơng biểu lộ ra
ngồi, nhưng lại đóng vai trị quan trọng trong việc điều chỉnh hành vi của
mọi thành viên trong doanh nghiệp.
Để hình thành được các quan niệm chung, một cộng đồng văn hóa ( ở
bất kỳ cấp độ nào) phải trải qua quá trình hoạt động lâu dài va chạm và xử
lý nhiều tình huống thực tiễn. Chính vì vậy, mỗi khi đã hình thành, các
quan niệm chung sẽ rất khó bị thay đổi. Hàng chục năm nay, bình đẳng
nam – nữ vẫn là một mục tiêu mà nhiều quốc gia, không chỉ ở Châu Á
hướng tới. Tuy nhiên, “ trọng nam khinh nữ” đã trở thành quan niệm chung
không chỉ ở nhiều quốc gia, mà còn của nhiều cấp độ văn hóa. Khi sinh con
nhiều ơng bố bà mẹ vẫn mong có con trai hơn. Khi cân nhắc chọn lựa thăng
chức giữa hai người, một nam, một nữ thì người quản lý có xu hướng thích
chọn nam giới hơn vì “ vấn đề sức khỏe, thời gian cho cơng việc…” Những
hiện tượng này chính là xuất phát từ quan niệm ẩn, đã tồn tại lau đời và
không thể thay đổi nhanh chóng ( dù là trong khoảng thời gian vài chục
năm).
Một khi trong tổ chức đã hình thành quan niệm chung, tức là các thành
viên cùng nhau chia sẻ và hành động theo đúng quan niệm chung đó, họ sẽ
rất khó chấp nhận những hành vi đi ngược lại. Ví dụ, cùng một vấn đề: trả
lương cho người lao động. Các công ty Mỹ và nhiều nước Châu Âu thường
chung quan niệm: trả theo năng lực, một người lao động trẻ mới vào nghề
có thể nhận được mức lương rất cao, nếu họ có năng lực. Trong khi đó,
nhiều doanh nghiệp Châu Á, trong đó có Việt Nam lại chia sẻ quan niệm:


trả theo thâm niên, người lao động thường được đánh giá và trả lương tăng
dần theo thâm niên cống hiến cho doanh nghiệp. Một người lao động trẻ rất
khó có thể nhận được mức lương cao ngay từ đầu.

Có thể lấy một ví dụ đơn giản về việc mặc đồng phục: Một doanh
nghiệp muốn tất cả nhân viên của doanh nghiệp khi làm việc đều khoác áo
đồng phục. Ban đầu có thể sẽ có một số người phản đối. Các biện pháp
khuyến khích, ép buộc được thực hiện một cách thích hợp sẽ tạo ra một nề
nếp (mặc dù có đơi chút ép buộc). Theo thời gian, việc khốc áo đồng phục
dần trở thành thói quen. Cho đến khi nó trở thành phản xạ tự nhiên và mọi
người cảm thấy hãnh diện khi khốc đồng phục. Lúc đó giá trị này đã trở
thành ngầm định. Các nhân viên mới vào doanh nghiệp cũng thấy ngay
được việc khoác áo đồng phục là một hãnh diện, thể hiện mình là thành
viên của doanh nghiệp.
Bản chất của nền văn hóa nằm ở những quan niệm chung của chúng.
Nếu nhận biết văn hóa của một doanh nghiệp ở cấp độ một và hai, chúng ta
có thể hiểu được nền văn hóa đó ở bề nổi. Tức là có khả năng suy đốn mọi
thành viên của doanh nghiệp sẽ “nói gì” trong một tình huống nào đó chứ
khơng biết được họ sẽ “ làm gì” khi vận dụng những giá trị này vào thực
tiễn (Những điều được công bố hay bộc lộ công khai chưa chắc đã phản
ánh đúng thực chất vấn đề). Một minh chứng rất rõ ràng là tệ “ lãng phí của
cơng ( quan niệm chung) tồn tại trong nhiều doanh nghiệp Việt Nam, đặc
biệt là doanh nghiệp nhà nước, mặc dù “ tiết kiệm” ln là tiêu chí được
quy định trong nội quy, điều lệ doanh nghiệp ( giá trị được cơng bố). Có
thể đơn cử hai ví dụ nhỏ, trong các doanh nghiệp này nhân viên thường
tranh thủ sử dụng điện thoại cơ quan vào những mục đích mà nếu đó là
điện thoại cá nhân họ sẽ phải cân nhắc như, như “ buôn dưa lê” điện thoại,
kể cả đường dài và di động. Nhiều nơi các vị thủ trưởng và cán bộ lâu năm,


thường có trình độ vi tính kém, thậm chí khơng biết cách sử dụng nhưng
vẫn xin được trang bị máy tính (nhiều loại rất hiện đại) chỉ với mục đích
trưng bày mà không hề dùng tới, hoặc đơn giản chỉ dùng vào mục đích giải
trí.

1.2.2. Triết lý kinh doanh và vai trị của Triết lý kinh doanh trong Văn
hóa doanh nghiệp.
Một hình thức thể hiện điển hình của “ những giá trị được tuyên bố”
chính là triết lý kinh doanh. Học giả Đỗ Minh Cương đã định nghĩa: “ Triết
lý kinh doanh là những tư tưởng triết học phản ánh thực tiễn kinh doanh
thông qua con đường trải nghiệm, suy ngẫm và khái quát hóa của các chủ
thể kinh doanh”.3 Sở dĩ, TLKD được đề cập riêng thành một mục là do vai
trị quan trọng của nó trong việc giúp tạo dựng nên lớp thứ ba của VHDN.
Hơn nữa, các doanh nghiệp hiện nay vẫn còn quan niệm rất mơ hồ về
TLKD. Một nền văn hóa có định hướng phải được xây dựng theo đúng
những văn bản, quy tắc “ dẫn đạo” cho hành động của các thành viên. Mức
độ cao nhất, cô đọng nhất của những văn bản này là TLKD.
Chúng ta sẽ xem xét TLKD theo các nội dung sau:
(1) Vai trị của TLKD trong tồn bộ VHDN
(2) Hình thức thể hiện của TLKD
(3) Kết cấu nội dung của những TLKD điển hình.
 Vai trị của TLKD trong toàn bộ VHDN.
Triết lý kinh doanh là cốt lõi của VHDN, tạo ra phương thức phát triển
bền vững. TLKD vạch ra sứ mạng, mục tiêu, là một hệ thống các giá trị đạo
đức của doanh nghiệp, từ đó tạo nên một phong thái văn hóa đặc thù của
doanh nghiệp. TLKD của DN sẽ chỉ là những quy tắc đạo đức mang tính lý

3

[ theo văn hóa kinh doanh và triết lý kinh doanh-NXB Chính trị- quốc gia 2001].


thuyết nếu bản thân người lãnh đạo không thấm nhuần và tái hiện chúng
hàng ngày.
Triết lý kinh doanh là công cụ định hướng và quản lý chiến lược của

doanh nghiệp. TLKD có vai trị định hướng, là một cơng cụ hướng dẫn
cách thức kinh doanh phù hợp với văn hóa của doanh nghiệp. Nó được các
nhà quản lý Nhật Bản coi là một nguồn tài sản vơ hình nhưng lại có những
tác động “cực kỳ to lớn”. Cịn nhà khoa học Mỹ, Robert Shoock thì cho
rằng “một triết lý kiên định vững vàng cuối cùng sẽ quyết định tính vĩ đại
của một công ty”.
Đối với tầng lớp cán bộ quản trị, TLKD là một văn bản pháp lý và có cơ
sở văn hóa để họ có thể đưa ra các quyết định quản lý quan trọng, có tính
chiến lược. Vì vậy, trong những công ty xuất sắc của Mỹ như IBM, HP,
Intel …, các nhà quản lý đều có thói quen đối chiếu TLKD với các dự định
hành động cũng như các kế hoạch, chiến lược trong giai đoạn xây dựng.
Họ nhận thức được rằng nếu làm trái với sứ mệnh và các giá trị của cơng ty
thì kế hoạch sẽ bị thất bại và họ sẽ bị xử lý kỷ luật rất nặng.
Triết lý kinh doanh là một phương tiện để giáo dục và phát triển nguồn
nhân lực của doanh nghiệp. Vấn đề đầu tiên mà các cán bộ, cơng nhân viên
mới phải học là sự hịa nhập của họ với mơi trường văn hóa của cơng ty.
TLKD nếu được tổ chức học một cách trang trọng và đúng mức- sẽ truyền
lý tưởng và các giá trị cao cả của một cộng đồng tới từng thành viên, tạo ra
không chỉ sự di truyền văn hóa trong doanh nghiệp mà còn đem lại sứ
mệnh và các chuẩn mực hành vi chung cho nhân viên, làm cho cuộc sống
của họ trở nên tốt đẹp hơn.
 Hình thức thể hiện của triết lý kinh doanh.
TLKD được thể hiện bằng nhiều hình thức và mức độ khác nhau, có thể
là một văn bản được in ra trong các cuốn sách nhỏ phát cho nhân viên hoặc


dưới dạng một vài câu khẩu hiệu hoặc bài hát. Dù dưới hình thức nào,
TLKD cũng được trình bày sao cho có thể tiếp cận thường xuyên nhất tới
mọi thành viên của doanh nghiệp, dần trở thành ý thức thường trực trong
mỗi con người và chỉ đạo những hành vi của họ.

 Kết cấu nội dung của những triết lý kinh doanh điển hình
Phần lớn TLKD được trình bày dưới dạng văn bản với nội dung cơ bản sau:
+ Sứ mạng và các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp:
Ví dụ, sứ mạng mà tập đoàn Unilever đặt ra trong TLKD của mình là “
Tơn chỉ của tập đồn chúng ta là thỏa mãn các nhu cầu hàng ngày của con
người ở mọi nơi, nắm bắt được nguyện vọng của người tiêu dùng và khách
hàng, đáp ứng nguyện vọng đó một cách sáng tạo và hiệu quả thông qua
các dịch vụ và nhãn hàng danh tiếng nhằm nâng cao chất lượng của cuộc
sống”. Đây có thể coi như phần cơ sở cho những phương châm hành động
của doanh nghiệp sau này.
+ Phương thức hành động để hoàn thành sứ mạng và mục tiêu nói trên,
nhằm cụ thể hóa hơn cách thức đạt được những sứ mạng và mục tiêu đó.
- Quan hệ giữa doanh nghiệp với xã hội và các chuẩn mực, hành vi
của nhân viên.
- Độ dài của văn bản TLKD cũng rất khác nhau, các công ty Mỹ
thường có TLKD được trình bày rất bài bản, dài khoảng 20-30 trang.
Các công ty của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… thường chỉ có văn
bản TLKD gói gọn trong một trang giấy.
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự hình thành văn hóa doanh nghiệp.
Q trình hình thành VHDN là một quá trình lâu dài và chịu sự tác động
của nhiều yếu tố, trong đó ba yếu tố có ảnh hưởng quyết định nhất là: văn


hóa dân tộc, nhà lãnh đạo, sự học hỏi từ mơi trường bên ngồi. Chúng ta sẽ
lần lượt phân tích từng yếu tố này và mức độ ảnh hưởng của chúng tới q
trình định hình nền văn hóa của mỗi doanh nghiệp.
1.3.1. Văn hóa dân tộc.
Sự phản chiếu của văn hóa dân tộc lên VHDN là một điều tất yếu vì bản
thân VHDN là một nền văn hóa nằm trong văn hóa dân tộc. Mỗi cá nhân
trong nền VHDN cũng thuộc một bộ phận văn hóa dân tộc cụ thể, với một

phần nhân cách tuân theo các giá trị văn hóa dân tộc. Và khi được thành
lập,một doanh nghiệp bao gồm những thành viên của một nền văn hóa dân
tộc, sẽ mang theo những nét nhân cách đó. Tổng hợp những nét nhân cách
này làm nên một phần nhân cách của doanh nghiệp, đó là các giá trị văn
hóa dân tộc không thể phủ nhận được.
1.3.1.1 Sự đối lập giữa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể:
Bàn về mức độ thể hiện tính đối lập giữa chủ nghĩa cá nhân và chủ
nghĩa tập thể ở các doanh nghiệp thuộc các nước khác nhau, chuyên gia
tâm lý học ngưòi Hà Lan Hofstede phân ra hai nhóm: nhóm mức độ cao và
nhóm mức độ thấp, trong đó các tiêu chí đánh giá là:
Bảng: ¶nh hưởng của chủ nghĩa cá nhân - chủ nghĩa tập thể trong văn
hóa dân tộc và doanh nghiệp

Mức độ thấp

Vênêzuela,
Côlômbia,
Loan, Mêhyco, Hy Lạp

Mức độ cao

Đài Mỹ, Australia, Anh, Canada, Hà Lan

- Công ty giống như gia

- Cơng ty ít mang tính gia đình


đình
- Cơng ty bảo vệ lợi ích của

cơng ty
- Các thơng lệ được xây
dựng dựa trên lịng trung
thành, ý thức, nghĩa vụ và
sự tham gia theo nhóm.

- Nhân viên bảo vệ lợi ích riêng
của họ
- Các thơng lệ được xây dựng
để khuyến khích sự sáng tạo
cá nhân.

Trong nền văn hố mà chủ nghĩa cá nhân được coi trọng, quan niệm
cá nhân hành động vì lợi ích của bản thân hoặc của những người trong gia
đình rất phổ biến. Nền văn hoá coi trọng chủ nghĩa tập thể, ngược lại, quan
niệm con người theo quan hệ huyết thống hay nghề nghiệp thuộc về một tổ
chức có liên kết chặt chẽ với nhau, trong đó tổ chức chăm lo cho lợi ích của
các cá nhân, còn các cá nhân phải hành động và ứng xử theo lợi ích của tổ
chức.
Một ví dụ minh hoạ của Hofstede, văn hóa Mỹ là điển hình của một
nền văn hoá đề cao chủ nghĩa cá nhân. Tại các công ty Mỹ, cá nhân là
người ra quyết định và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Thành
tích cá nhân rất được coi trọng, người Mỹ nói: “ Nếu bạn khơng tự mình
bước đi, bạn sẽ không thể đi xa hơn”. Tự do cá nhân là một giá trị phổ biến,
họ sẵn sàng bỏ việc nếu tìm được chỗ làm tốt hơn, cơng ty sẵn sàng sa thải
nhân viên nếu thấy khơng cần thiết nữa. Bình quân mỗi người lao động Mỹ
thay đổi chỗ làm 8 lần trong cả cuộc đời. Ở Microsoft tự do cá nhân được
khuyến khích tới mức tối đa, mọi người được phép mang cả vật nuôi vào
nơi làm việc.
Ngược lại, văn hoá Nhật Bản lại rất chú trọng chủ nghĩa tập thể,

phương châm của người Nhật là: “ Tập thể nghĩ, cá nhân tôi hành động”.
Các công ty Nhật quan tâm đến thành viên trên tinh thần “ xí nghiệp là
nhà”, tổ chức sinh nhật cho từng thành viên, chỗ ăn, chỗ ở cho cả gia đình


×