Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Liên hoan du lịch quốc tế hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 90 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT
-------------------------

LIÊN HOAN DU LỊCH QUỐC TẾ HÀ NỘI

Khãa ln tèt nghiƯp
NGÀNH QUẢN LÝ VĂN HĨA

Giảng viên hƣớng dẫn : ThS. Ngô Ánh Hồng
Sinh viên thực hiện

: Thiều Thị Phương Ly

Lớp

: QLVH 10B

Khóa học

: 2009 - 2013

Hà Nội - 2013


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Nhà trường và quý thầy cô
trong Khoa Quản lý Văn hóa Nghệ thuật - Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã
dạy bảo, tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ em thực hiện và hồn thành khóa
luận của mình.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn ThS. Ngơ Ánh Hồng đã tận tình hướng


dẫn, chỉ bảo, động viên em trong q trình thực hiện và hồn thành khóa luận.
Để hồn thành bài khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn:
Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội đã tận tình giúp đỡ em trong quá
trình tìm kiếm tài liệu.
Thư viện Trường Đại học Văn hóa Hà Nội và Thư viện Quốc gia Hà Nội đã
tạo điều kiện cho em trong quá trình tìm kiếm tài liệu.
Do khả năng và điều kiện thời gian còn nhiều hạn chế nên khóa luận chắc
chắn cịn có những hạn chế thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý
kiến của các thầy cơ và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, tháng 05 năm 2013
Tác giả khóa luận
Thiều Thị Phƣơng Ly


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BTC

Ban tổ chức

CHXHCNVN

Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

DCND

Dân chủ nhân dân

DLVN


Du lịch Việt Nam

GS

Giáo sư

KDL

Khu du lịch

LHDL

Liên hoan du lịch

PGS

Phó giáo sư

TCDL

Tổng cục du lịch

ThS

Thạc sĩ

TP

Thành phố


TS

Tiến sĩ

UBND

Uỷ ban nhân dân

VHNT

Văn hóa nghệ thuật

VHTT-DL

Văn hóa Thể thao và Du lịch

VN

Việt Nam

1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 4
Chƣơng 1: LIÊN HOAN DU LỊCH - MỘT HÌNH THỨC LỄ HỘI MỚI Ở
VIỆT NAM ..................................................................................................... 8
1.1. Cơ sở lý thuyết về liên hoan du lịch ........................................................ 8
1.1.1. Khái niệm và các thuật ngữ liên quan ..................................................... 8

1.1.2. Lược sử hình thành và phát triển của liên hoan du lịch. ........................ 11
1.1.3. Các yêu cầu khi tổ chức liên hoan du lịch. ............................................ 14
1.2.Quy trình tổ chức liên hoan du lịch. ...................................................... 16
1.2.1. Lập bản mô tả các yêu cầu khi tổ chức ................................................. 16
1.2.2. Xây dựng ý tưởng và chủ đề ................................................................. 17
1.2.3. Xây dựng kế hoạch tổ chức .................................................................. 18
1.2.4. Trình bầy kế hoạch xin phê duyệt ......................................................... 18
1.2.5. Tổ chức thực hiện ................................................................................. 19
1.2.6. Tổng kết, đánh giá kết quả sau sự kiện ................................................. 20
1.3.Vai trò của liên hoan du lịch trong việc giao lƣu văn hóa và quảng bá
hình ảnh điểm đến. ....................................................................................... 20
1.2.1.Giao lưu văn hóa ................................................................................... 20
1.3.2. Quảng bá hình ảnh điểm đến ................................................................ 22
Chƣơng 2: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VĂN HĨA HÀ NỘI VÀ SỰ HÌNH
THÀNH LIÊN HOAN DU LỊCH QUỐC TẾ HÀ NỘI .............................. 25
2.1.Những đặc điểm văn hóa Hà Nội. .......................................................... 25
2.1.1. Lịch sử hình thành ................................................................................ 25
2.1.2. Vị trí địa lý: .......................................................................................... 26
2.1.3.Tài nguyên du lịch. ................................................................................ 27
2.1.4. Văn hóa và con người ........................................................................... 29
2.2. Sự hình thành và phát triển Liên hoan du lịch quốc tế Hà Nội .......... 31
2.2.1.Khái quát chung về lễ hội ở Hà Nội. ...................................................... 31
2.2.2. Sự hình thành và phát triển Liên hoan du lịch quốc tế Hà Nội. ............. 32
2


Chƣơng 3: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC LIÊN HOAN DU LỊCH QUỐC TẾ
HÀ NỘI ......................................................................................................... 39
3.1. Liên hoan du lịch quốc tế Hà Nội trong tổng quan lễ hội hiện đại ..... 39
3.1.1. Một số lễ hội hiện đại tiêu biểu ở Việt Nam.......................................... 39

3.1.2. Liên hoan du lịch quốc tế Hà Nội trong tổng quan lễ hội hiện đại ......... 41
3.2. Cấu trúc của Liên hoan du lịch quốc tế Hà Nội ................................... 44
3.3. Đặc trƣng của Liên hoan du lịch quốc tế Hà Nội ................................. 48
3.4. Thực trạng tổ chức Liên hoan du lịch quốc tế Hà Nội ........................ 49
3.4.1. Liên hoan du lịch quốc tế Hà Nội năm 2001, 2003, 2005 ..................... 49
3.4.2. Liên hoan du lịch quốc tế Hà Nội năm 2010 - sự kiện chính thức trong
10 ngày Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. ............................................ 60
3.5. Đề xuất giải pháp nhằm xây dựng thƣơng hiệu Liên hoan du lịch quốc
tế Hà Nội ....................................................................................................... 69
3.5.1. Về chất lượng nghệ thuật ...................................................................... 69
3.5.2. Về công nghệ tổ chức ........................................................................... 71
3.5.3. Về quản lý thực hiện ............................................................................. 75
KẾT LUẬN ................................................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 82
PHỤ LỤC

3


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Là một hình thức lễ hội mới ở Việt Nam, liên hoan du lịch (hay còn là lễ
hội du lịch, festival) được hiểu là những hoạt động của con người mang tư cách
một công cụ văn hóa đa năng diễn ra vào những thời điểm được lựa chọn trên
cơ sở các điều kiện lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội có liên quan ở những địa
bàn nhất định. Liên hoan du lịch được tổ chức nhằm mục đích giao lưu văn hóa
và quảng bá thu hút khách du lịch. Việc tổ chức các liên hoan du lịch (festival)
đã trở thành hoạt động quảng bá tiềm năng, thúc đẩy hợp tác phát triển du lịch,
tạo ra nhiều sản phẩm du lịch độc đáo thu hút du khách ở trong nước và quốc
tế. Sự thành công của các liên hoan du lịch không chỉ thể hiện bằng số lượng

khách đến tham dự mà còn ở sự tham gia phối hợp tổ chức của nhiều cấp,
ngành trong khoảng thời gian dài trên các mặt: hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tạo ra
các sản phẩm du lịch mới, chỉnh trang môi trường, cảnh quan, giáo dục tuyên
truyền trong cộng đồng địa phương cho tới công tác xúc tiến giới thiệu sản
phẩm văn hóa cũng như các giá trị văn hóa đặc trưng cho từng vùng miền. Tuy
nhiên, bên cạnh những thành công đạt được liên hoan du lịch ở một số địa
phương khi tổ chức tính chuyên nghiệp chưa cao, nhất là sự trùng lặp về mặt
nội dung và thiếu tính độc đáo. Điều này đã để lại những ấn tượng khơng tốt
trong lịng du khách khi tham dự liên hoan.
Nhìn nhận liên hoan du lịch, lễ hội du lịch như một cơng cụ văn hóa đa
năng mang lại giá trị nhiều mặt (đặc biệt là giá trị kinh tế) từ các hoạt động của
lễ hội thông qua con đường du lịch, nhiều địa phương đã đứng ra tổ chức liên
hoan du lịch trong đó có thủ đô Hà Nội. Nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa
truyền thống, quảng bá giới thiệu sâu rộng tiềm năng cũng như nguồn lực du
lịch của Hà Nội tới du khách trong nước và quốc tế. Đồng thời, tổ chức khai
thác có hiệu quả các giá trị nhiều mặt của hệ thống di tích lịch sử văn hóa danh
lam - thắng cảnh, những sản phẩm đa dạng của các làng nghề thủ công mỹ
nghệ truyền thống, các sản phẩm văn hóa ẩm thực đem lại các lợi ích kinh tế và
4


lợi ích khác qua con đường du lịch, UBND Thành phố Hà Nội đã phối hợp
cùng với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tiến hành tổ chức Liên hoan du lịch
quốc tế Hà Nội.
LHDL quốc tế Hà Nội đã trải qua 5 lần tổ chức, là một sản phẩm độc
đáo tạo nên thương hiệu riêng của Hà Nội. Liên hoan bao gồm một loạt các
hoạt động tập hợp những sự kiện đa dạng về nội dung và loại hình cùng những
hình thức thể hiện khác nhau của nó. Sự kiện này được tổ chức nhằm quảng bá,
giới thiệu tiềm năng, sản phẩm du lịch - văn hoá đặc sắc của đất nước, con
người Việt Nam, của Hà Nội với đơng đảo bạn bè trong và ngồi nước. Vì là

một loại hình lễ hội mới nên bên cạnh những thành cơng đạt được LHDL quốc
tế Hà Nội cịn tồn tại nhiều bất cập trong công tác tổ chức, hiệu quả kinh tế, xã
hội và văn hóa cịn thấp, chưa tương xứng với tầm vóc của thủ đơ và sự mong
đợi của mọi người. Mặt khác, đây là một vấn đề mới mẻ, ít tài liệu, ít phổ biến
và chưa có cơng trình nào nghiên cứu. Chính vì vậy, em chọn đề tài: “Liên
hoan du lịch quốc tế Hà Nội” làm cơng trình khóa luận tốt nghiệp của mình.
Thơng qua việc nghiên cứu để đưa ra một cái nhìn tổng thể về thực trạng công
tác tổ chức Liên hoan du lịch quốc tế Hà Nội trong thời gian qua nhằm đề xuất
một số giải pháp xây dựng thương hiệu cho sự kiện trên.

2. Mục đích nghiên cứu
- Khái qt mơi trường địa lý, lịch sử hình thành và văn hóa của TP. Hà
Nội.
- Giới thiệu, quảng bá văn hóa, tiềm năng, sản phẩm du lịch Hà Nội.
- Dựng lên bức tranh tồn cảnh và chân thực, chính xác về thực trạng
công tác tổ chức các kỳ Liên hoan du lịch quốc tế Hà Nội (từ năm 2001 đến
2010).
- Đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng thương hiệu cho LHDL quốc
tế Hà Nội.

3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Liên hoan du lịch quốc tế Hà Nội
5


- Phạm vi nghiên cứu: Với đề tài “Liên hoan du lịch quốc tế Hà Nội”,
em tiến hành nghiên cứu các kỳ tổ chức Liên hoan du lịch quốc tế Hà Nội từ
năm 2001 đến 2010 diễn ra tại thủ đô Hà Nội.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

-

Phương pháp thu thập dữ liệu và xử lý thơng tin: Tìm hiểu thơng

tin về LHDL quốc tế Hà Nội từ nhiều nguồn khác nhau như: báo, tạp chí,
internet, các văn bản, thơng tin truyền thơng,…sau đó tiến hành xử lý và chọn
lọc các thông tin, tư liệu phù hợp với đề tài.
-

Phương pháp nghiên cứu liên ngành (dân tộc học, văn hóa học, xã

hội học, nghệ thuật học, v.v…) trong phân tích, tổng hợp các nguồn tư liệu đã
được sưu tập.
-

Phương pháp nghiên cứu trường hợp: nghiên cứu trường hợp Liên

hoan du lịch quốc tế Hà Nội nhằm phân tích, tổng hợp để tìm hiểu thực trạng
và đưa ra giải pháp xây dựng thương hiệu cho LHDL quốc tế Hà Nội.
- Phương pháp phân tích SWOT: dựa trên việc phân tích điểm mạnh,
điểm yếu, cơ hội, thách thức nhằm tìm ra đặc điểm của Liên hoan du lịch quốc
tế Hà Nội.

5. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Việc sưu tầm và nghiên cứu về văn hóa, lễ hội đã trải qua một q trình
lâu dài và đạt được nhiều thành tựu. Tuy nhiên, việc sưu tầm, giới thiệu chủ
yếu hướng tới những lễ hội truyền thống cịn những lễ hội hiện đại, có số lượng
cơng trình nghiên cứu cịn khiêm tốn, nhất là loại hình liên hoan du lịch, lễ hội
du lịch. Cho đến nay, chưa có một cơng trình nghiên cứu cụ thể nào về Liên
hoan du lịch quốc tế Hà Nội mà chủ yếu chỉ là những bài viết trên báo, tạp chí

khoa học giới thiệu về liên hoan. Có thể kể đến một số bài viết được đăng trên
tạp chí DLVN như: “Mấy suy nghĩ về liên hoan du lịch” của Lê Phan
(12/1999); “LHDL Quốc tế Hà Nội ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách” của
Đức Xuyên và Mạnh Kiên (12/2003); “Liên hoan du lịch Quốc tế Hà Nội
2003” của tác giả Hải Hà (10/2003); “Hà Nội - Nhịp cầu hữu nghị và hợp tác”
6


của TS. Nguyễn Quang Lân - Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội (6/2003),... Tuy
nhiên, các bài viết này hầu hết đều được công bố trước khi các kỳ LHDL quốc
tế Hà Nội diễn ra, do đó chỉ dừng lại ở việc miêu tả, phân tích. Một số cơng
trình nghiên cứu khác mới dừng lại ở việc đề cập vấn đề như một dẫn chứng
cho phần nghiên cứu của mình. Chẳng hạn, cuốn Lễ hội trong sự phát triển du
lịch của TS. Dương Văn Sáu (2004). Trong cuốn sách này, mặc dù tác giả
giành cả chương 3 để nói về lễ hội trong sự phát triển du lịch nhưng chỉ đề cập
tới Liên hoan du lịch quốc tế Hà Nội 2003 trong phần ví dụ. Hay cuốn Tìm
hiểu Lễ hội Hà Nội của PGS.TS. Lê Hồng Lý (2010) cũng chỉ đề cập tới một
phần nhỏ về Liên hoan du lịch quốc tế Hà Nội nằm trong chùm sự kiện chính
thức của Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

6. Đóng góp của khóa luận
- Là một sinh viên chuyên ngành Quản lý Văn hóa - Nghệ thuật với
mong muốn được tìm hiểu chuyên sâu về Liên hoan du lịch quốc tế Hà Nội qua
đó để tổng hợp lý thuyết, phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp
nhằm xây dựng thương hiệu cho LHDL quốc tế Hà Nội nói riêng và các lễ hội
mới của Việt Nam nói chung.
- Kết quả của khóa luận có thể làm tài liệu tham khảo hữu ích cho
những ai quan tâm nghiên cứu đến Liên hoan du lịch quốc tế Hà Nội nói riêng
và hình thức lễ hội mới ở Việt Nam nói chung.


7. Kết cấu của khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, phục lục tham khảo, khóa luận được kết
cấu làm 3 chương:
Chương 1: Liên hoan du lịch - một hình thức lễ hội mới ở Việt Nam
Chương 2: Những đặc điểm văn hóa Hà Nội và sự hình thành Liên hoan
du lịch quốc tế Hà Nội
Chương 3: Thực trạng tổ chức Liên hoan du lịch quốc tế Hà Nội

7


Chƣơng 1: LIÊN HOAN DU LỊCH - MỘT HÌNH THỨC
LỄ HỘI MỚI Ở VIỆT NAM
1.1. Cơ sở lý thuyết về liên hoan du lịch
1.1.1. Khái niệm và các thuật ngữ liên quan
a. Sự kiện.
Theo từ điển Tiếng Việt (2005) thì “sự kiện” là “cái gì, việc gì quan
trọng đã xảy ra”. Dưới góc độ quản lý văn hóa, thuật ngữ “sự kiện” được dùng
để chỉ những hoạt động quan trọng, tập trung và nổi trội trong đời sống của các
cộng đồng và tổ chức dưới các hình thức thuộc phạm trù văn hóa như: kỷ niệm
- nhắc nhở và tơn vinh những giá trị có tính dấu mốc lịch sử của cộng đồng hay
cá nhân, phô diễn và tôn vinh những giá trị văn hóa nghệ thuật hay thể thao,
truyền thơng quảng bá chính trị hay thương mại, song chúng đều có tính tổ
chức rất cao với sự phối hợp của nhiều bộ phận khác nhau trên một ý tưởng
thống nhất, một khung chương trình trình hồn chỉnh với các quy mô khác
nhau,…Theo cách hiểu này, LHDL hay festival cũng có thể được xem như là
một sự kiện văn hóa du lịch.
b. Festival.
Festival là một thuật ngữ tiếng Anh đã được quốc tế hóa với khái niệm
tương đương cụm từ lễ hội của Việt Nam. Tên gọi festival thường để chỉ những

lễ hội có tính chất một cuộc liên hoan văn hóa - nghệ thuật dưới các hình thức
mới mẻ và sáng tạo như: Festival hoa Đà Lạt, Festival Hạ Long,…Tuy nhiên,
một số lễ hội được sáng tạo mới người ta vẫn sử dụng cụm từ “lễ hội” như: Lễ
hội Hoa Anh Đào Hà Nội, lễ hội Ẩm thực,…
Trong cuốn Forlklore - Một số thuật ngữ đương đại định nghĩa: “festival
là một khoảng thời gian của một hoạt động có tính thiêng liêng và/hoặc thế tục;
thu hoạch một vụ mùa đặc biệt; một loạt diễn xướng trong nghệ thuật tạo hình
kỷ niệm một tác giả hoặc một nhóm người, một phương tiện thông tin đại
8


chúng (như Shakespeare, âm nhạc, điện ảnh); hay là cuộc đình đám và sự hân
hoan”.1
c. Festival du lịch.
Festival du lịch là ngày hội du lịch của địa phương, vùng, quốc gia, khu
vực được tổ chức thường kỳ gắn kết hoạt động du lịch với các hoạt động khác
như văn hóa, thể thao, hội thảo, mơi trường,…Thơng qua đó, ngành du lịch có
thể giới thiệu, quảng bá sâu rộng với người dân, khách du lịch trong nước và
quốc tế các sản phẩm du lịch, tiềm năng du lịch, đất nước và con người địa
phương, vùng hay quốc gia đó. Hơn nữa, festival du lịch cũng là cơ hội để các
doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh du lịch có thể giao lưu, gặp gỡ học hỏi, hợp
tác với nhau cùng thúc đẩy cho hoạt động du lịch phát triển.
Trên thực tế, đôi khi chúng ta có sự đồng nhất các khái niệm như festival
du lịch và liên hoan du lịch hay lễ hội du lịch nhưng xét về bản chất thì
“festival du lịch” có độ cởi mở hơn, được tổ chức theo kịch bản của người đạo
diễn, được sân khấu hóa nhiều hơn liên hoan du lịch, lễ hội du lịch.
d. Lễ hội.
Cụm từ “lễ hội” vốn có gốc chữ Hán và tùy thuộc vào góc tiếp cận mà
có nhiều cách trình bày khái niệm và định nghĩa khác nhau. Hiện nay lễ hội
đang được xem xét theo hai khuynh hướng: xem xét theo cấu trúc và xem xét

theo tổng thể. Khuynh hướng xem xét theo cấu trúc thường phân chia lễ hội
thành hai phần: phần lễ và phần hội. Đại diện là Bùi Thiết, tác giả cuốn Từ điển
hội lễ Việt Nam cho rằng: “Lễ là các hoạt động đã đạt đến lễ nghi. Hội là các
hoạt động lễ nghi đã phát triển đến mức cao hơn, có các hoạt động văn hóa
truyền thống. Khi phần hội phong phú hơn thì gọi là hội lễ. Cũng có khi phần
lễ lấn át thì gọi là lễ hội”. Khuynh hướng xem xét tổng thể cho rằng không nên
tách phần lễ khỏi phần hội vì lễ hội là một quá trình nảy sinh và tích hợp các
hiện tượng văn hóa phát sinh trong khoảng thời gian nhất định, trong đó nghi lễ
1

Ngơ Đức Thịnh - Frank Poschan (chủ biên, 2005), Folklore - Một số thuật ngữ đương đại, Nxb Khoa học Xã
hội, Hà Nội, tr30, tr31.

9


ln là gốc rễ của lễ hội, cịn phần hội chỉ là hiện tượng phái sinh trên cái gốc
của nghi lễ. Đại diện theo khuynh hướng này có Ngơ Đức Thịnh tác giả bài
“Mấy nhận thức về lễ hội cổ truyền” in trên Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật nhận
định rằng: “Tổng thể của lễ hội không phải là thực thể “chia đơi” như người ta
đã quan niệm, mà nó nảy sinh và tích hợp các hiện tượng văn hóa phát sinh để
tạo nên một tổng thể lễ hội,…Cho nên trong lễ hội phần lễ là phần gốc rễ, chủ
đạo, phần hội là phần phát sinh, tích hợp”. 2
Như vậy, dù ở những góc độ tiếp cận khác nhau nhưng các nhà nghiên
cứu đều chỉ rõ hai cơ cấu chức năng trong một chỉnh thể lễ hội đó là: Hệ thống
hành vi nghi thức biểu đạt thế ứng xử của cộng đồng hướng tới đối tượng nhất
định và tổ hợp của những hoạt động văn hóa như là sự hưởng ứng tinh thần
được cơng bố bởi nghi lễ. Nhìn hiện tượng lễ hội dưới góc độ của cấu trúc loại
hình, trong cuốn Quản lý lễ hội và sự kiện của Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
đã đưa ra định nghĩa về lễ hội: “Lễ hội là tổ hợp các yếu tố và hoạt động văn

hóa đặc trưng của cộng đồng, xoay xung quanh một trục ý nghĩa nào đó, nhằm
tôn vinh và quảng bá cho những giá trị văn hóa nhất định” 3
e. Lễ hội truyền thống.
Theo định nghĩa của UNESCO, Văn hóa truyền thống (Traditional
culture) “Là các tập quán và biểu tượng xã hội mà theo quan niệm của một
nhóm xã hội thì được lưu giữ từ q khứ đến hiện tại thông qua việc lưu truyền
giữa các thế hệ và có một tầm quan trọng đặc biệt (ngay cả trong trường hợp
các tập quán và biểu tượng được hình thành trong khoảng thời gian khơng lâu).
[36 - tr35]. Lễ hội thuộc phạm trù văn hóa cho nên lễ hội truyền thống có thể
bao trùm cả lễ hội cổ truyền đã có từ xa xưa và cả những truyền thống lễ hội
được xác lập mấy chục năm trở lại đây như lễ hội kỷ niệm ngày quốc
khánh,…”.
2

Ngô Đức Thịnh (4/1999), “Mấy nhận thức về lễ hội cổ truyền”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, Hà Nội.

3

Cao Đức Hải (Chủ biên, 2000), Quản lý lễ hội và sự kiện, Nxb Đại học Quốc Gia, Hà Nội, tr14.

10


f. Lễ hội đường phố.
Là hoạt động biểu diễn nghệ thuật mang tính cộng đồng diễn ra trên đường
phố, bao gồm các hoạt động chính như: diễu hành, các đám rước, biểu diễn các
tiết mục nghệ thuật truyền thống, các trò chơi dân gian. Ở Việt Nam, trong các
sự kiện du lịch cũng có nhiều hoạt động trình diễn nghệ thuật được gọi là “lễ
hội đường phố” như: Festival biển Nha Trang, Festival hoa Đà Lạt, tháng du
lịch Hội An, Lễ hội du lịch Hạ Long,…Tuy nhiên, các lễ hội này chỉ mới xuất

hiện ở Việt Nam trong vài năm trở lại đây, do đó việc tổ chức chưa đạt được
tầm quy mô như các lễ hội diễn ra trên thế giới. Mặc dù vậy, các lễ hội đường
phố của Việt Nam bước đầu đã đem lại những hiệu quả tích cực và để lại ấn
tượng tốt đẹp trong lịng du khách khi đến với lễ hội.
g. Lễ hội du lịch.
Lễ hội du lịch là một hiện tượng văn hóa mới được các cơ quan quản lý xếp
vào festival du lịch, liên hoan du lịch hay lễ hội văn hóa du lịch. Lễ hội du lịch
do các tổ chức, đơn vị trong ngành văn hóa thơng tin đứng ra tổ chức để thu
lợi nhiều mặt qua con đường du lịch, trong đó yếu tố kinh tế - xã hội đóng vai
trò nổi trội. Theo định nghĩa của TS. Dương Văn Sáu trong cuốn Lễ hội Việt
Nam trong sự phát triển du lịch: “Lễ hội du lịch là những hoạt động của con
người mang tư cách một cơng cụ văn hóa đa năng diễn ra vào những thời điểm
được lựa chọn dựa trên cơ sở các điều kiện lịch sử, kinh tế, văn hóa xã hội có
liên quan ở những địa bàn nhất định. Lễ hội du lịch nhằm khai thác các giá trị
tổng hợp của truyền thống và hiện đại phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế,
văn hóa xã hội của địa phương và đất nước qua con đường du lịch”. 4
1.1.2. Lược sử hình thành và phát triển của liên hoan du lịch.
a. Trên thế giới.

4

Dương Văn Sáu (2004), Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển Du lịch, Nxb Đại học Văn hóa Hà Nội, tr259.

11


Liên hoan du lịch còn được gọi là các lễ hội du lịch hay festival. Trên thế
giới thường sử dụng thuật ngữ “festival” để chỉ các cuộc liên hoan, hội hè đình
đám. Theo các nhà nghiên cứu văn hóa thì trong xã hội truyền thống ở cả
phương Đông và phương Tây đều có các lễ hội mà trong tiếng Anh gọi chung

là festival. Tuy nhiên, khi chuyển sang xã hội công nghiệp - đô thị, các festival
truyền thống ở phương Tây mất bối cảnh xã hội, phần lớn bị biến mất, một số
chuyển sang các dạng hoạt động văn hóa nghệ thuật khác phù hợp với xã hội
đô thị. Việc ra đời các festival hay LHDL có hai nguyên nhân: Thứ nhất, bản
thân đời sống đô thị - công nghiệp cần có những cách tổ chức riêng, khác với
đời sống nơng thơn. Nhu cầu của cư dân đơ thị địi hỏi cần có các sự kiện văn
hóa làm sống động đời sống tinh thần trong bối cảnh đường phố, quảng trường.
Các festival là cách thức tốt nhất biểu thị bản sắc địa phương. Thứ hai, những
người tổ chức đã nhìn thấy thêm một tiềm năng của festival, đó là có thể mang
lại lợi nhuận thông qua hai "kênh": thu trực tiếp từ festival (bán vé, tài trợ,
quảng bá); "kênh" thứ hai là các hệ thống dịch vụ đi theo nó.
Như vậy, festival/ LHDL ra đời từ phương Tây và nó như một cơng cụ,
một cách để quảng bá hình ảnh của địa phương, đáp ứng yêu cầu của đời sống
tinh thần, và để tạo ra lợi nhuận. Ngày nay, nó đã được lan tỏa ra toàn thế giới
nhất là châu Mỹ (Brazil, Panama, Belize, một số thành phố lớn của Hoa Kỳ,…)
cùng một số nước châu Âu và đều mang những nét rất đặc trưng của từng dân
tộc, địa phương tổ chức. Một số lễ hội nổi tiếng và đã thu hút được sự quan tâm
của nhiều du khách trên thế giới như: Festival Avigonon - một liên hoan kịch
nghệ đương đại của Pháp; Festival Edinburgh ở Anh là một trong những liên
hoan văn hóa, nghệ thuật lớn nhất thế giới, lễ hội hóa trang Notting Hill là sự
kiện lớn của châu Âu về văn hóa nghệ thuật ngồi trời,…
Ở Việt Nam, festival được hiểu là các lễ hội du lịch hay liên hoan du
lịch.
b. Trong nước.

12


Khoảng 15 - 20 năm trở lại đây xuất hiện một loại hình lễ hội mới, đó là
các liên hoan du lịch/ fesstival, các lễ hội văn hóa thể thao du lịch đang bùng

nổ về quy mô thời gian gần đây. Trong các lễ hội mới tạm chia thành 2 loại:
Loại lễ hội nhằm quảng bá thu hút khách du lịch và lễ hội mang tính chất xúc
tiến thương mại dựa trên thế mạnh nổi trội của địa phương. Đặc điểm của loại
hình lễ hội này là chính quyền và đơn vị đăng cai tổ chức lễ hội bỏ kinh phí
cùng với nguồn tài trợ của các thành phần kinh tế qua hình thức xã hội hóa cho
mọi hoạt động diễn ra lễ hội để phục vụ vui chơi giải trí của nhân dân, thơng
qua đó giáo dục chính trị tư tưởng và người dân chủ động tham gia vào lễ hội.
Nhà tổ chức dựa theo kịch bản huy động số lượng lớn các nghệ sĩ chuyên
nghiệp và không chuyên nghiệp tập luyện, trình diễn các loại hình nghệ thuật;
mời gọi các doanh nghiệp tham gia triển lãm, hội chợ thương mại. Tùy từng
chủ đề các nhà viết kịch bản và đạo diễn có sử dụng kết hợp các loại hình văn
hóa đương đại với các loại hình văn hóa truyền thống.
Nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa lễ hội nói chung và của liên
hoan du lịch (lễ hội du lịch, festival) nói riêng đối với việc phát triển du lịch,
tăng cường quan hệ đối ngoại về văn hóa, thu hút vốn đầu tư từ nước ngồi
nhiều địa phương trong cả nước đã tổ chức các kỳ liên hoan du lịch. Khởi đầu
là Festival văn hóa Việt - Pháp năm 1992, do TP. Huế và tổ chức CODEV của
Pháp đã có sáng kiến phối hợp tổ chức. Sau những thành công ban đầu, dưới sự
chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Uỷ ban nhân dân tỉnh và Sở Văn hóa Thừa Thiên
Huế, Festival Huế được tổ chức định kỳ 2 năm/ lần (2000, 2002, 2004, 2006,
2008, 2010, 2012) mang đặc điểm hoành tráng của thời kỳ văn minh hiện đại.
Tiếp sau Huế, TP. Hà Nội cũng tiến hành tổ chức Liên hoan du lịch Hà
Nội 1999 giữa TP. Hà Nội và hãng Hàng không quốc gia Việt Nam nhằm
quảng bá, giới thiệu những giá trị văn hóa cũng như tiềm năng phát triển du
lịch của thủ đô tới du khách trong nước và quốc tế, đồng thời thu hút các nguồn
vốn đầu tư vào thị trường đầy tiềm năng này. Hơn 10 năm qua, Hà Nội đã tổ

13



chức các kỳ Liên hoan du lịch quốc tế Hà Nội (2001, 2003, 2005, 2010) và đạt
được những thành công nhất định.
Từ năm 2003 trở đi, hàng loạt các tỉnh thành phố tổ chức liên hoan du
lịch (festival, lễ hội du lịch) để giới thiệu và quảng bá những đặc trưng văn hóa
của địa phương: Lễ hội văn hóa Quảng Ninh (2003, 2005, 2007) tổ chức hoành
tráng ở thành phố biển Hạ Long, Carnaval Hạ Long (2009, 2010); Lễ hội du
lịch văn hóa kỷ niệm 350 vùng đất Nha Trang (2003), các kỳ Festival biển
Khánh Hòa (2001, 2003, 2005, 2007, 2009, 2011), Festival hoa Đà Lạt (2005,
2007),…
1.1.3. Các yêu cầu khi tổ chức liên hoan du lịch.
Trên tinh thần của Nghị quyết Hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành Trung
ương Đảng (khóa VIII) đã nhấn mạnh về việc “Xây dựng và phát triển nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”, hàng loạt các văn bản pháp
quy quy định việc tổ chức lễ hội đã ra đời. Tuy nhiên, phải đến Quy chế tổ
chức lễ hội năm 2001 kèm theo Quyết định số 39/2001/QĐ - BVHTT của Bộ
trưởng Bộ Văn hóa Thơng tin, thì cơng tác tổ chức các lễ hội du nhập từ nước
ngoài vào Việt Nam, trong đó có LHDL mới được đề cập đến. Tại điều 1 Quy
chế này đã xác định đối tương điều chỉnh của mình cụ thể: 1/ lễ hội lịch sử; 2/
lễ hội lịch sử cách mạng; 3/lễ hội tôn giáo; 4/ lễ hội du nhập từ nước ngồi vào.
Đến năm 2006, Chính phủ ra Nghị định số 11/2006/NĐ - CP về việc ban hành
Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa cơng cộng. Trong
Điều 23 Quy chế đã xác định đối tượng điều chỉnh của mình bao gồm: lễ hội
dân gian, lễ hội lịch sử cách mạng, lễ hội văn hóa du lịch và lễ hội có nguồn
gốc từ nước ngồi.
Trên cơ sở các căn cứ pháp lý, em xin trình bày một số yêu cầu khi tổ
chức liên hoan du lịch:
1) Thứ nhất, liên quan đến mục đích tổ chức LHDL: Trong Quy chế tổ
chức lễ hội (2001) tại Điều 2 đã xác định tổ chức lễ hội nhằm: 1/ tưởng nhớ
14



công đức các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, các liệt sỹ, các bậc tiền bối
đã có cơng xây dựng, bảo vệ Tổ quốc; 2/ Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa
tinh thần của cộng đồng dân tộc Việt Nam; 3/ Đáp ứng nhu cầu văn hóa, tín
ngưỡng, tham quan các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, cơng
trình kiến trúc nghệ thuật, cảnh quan thiên nhiên và các nhu cầu chính đáng của
nhân dân. Như vậy, mục đích tổ chức lễ hội nói chung, liên hoan du lịch nói
riêng theo quy chế đều hướng tới việc giáo dục người dân về truyền thống, bảo
tồn di sản văn hóa, và đáp ứng nhu cầu văn hóa tín ngưỡng của người dân.
2) Thứ hai liên quan đến việc chỉ đạo tổ chức LHDL: Theo Điều 13 của
Quy chế tổ chức lễ hội (2001), ngành văn hóa - thơng tin xác định tất cả các lễ
hội trong đó có liên hoan du lịch đều phải thành lập Ban tổ chức lễ hội. Trong
Điều 26 Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa cơng cộng
số: 103/2009/NĐ-CP cũng quy định người tổ chức lễ hội cần phải: 1/ Thành
lập Ban tổ chức lễ hội; 2/ Nghi thức lễ hội cần phải được tiến hành trang trọng
theo truyền thống, có sự hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa thơng tin có thẩm quyền; 3/ Trong khu vực lễ hội, cờ Tổ quốc phải treo ở nơi
trang trọng, cao hơn cờ hội; 4/ Việc tổ chức những trò chơi dân gian, hoạt động
văn nghệ
3) Thứ ba liên quan đến việc nghiêm cấm một số hành vi tại nơi tổ chức
LHDL: Trong quy chế tổ chức lễ hội năm 2001 đã quy định chi tiết: 1/ Lợi
dụng lễ hội để tổ chức các hoạt động chống lại Nhà nước CHXHCNVN, gây
mất trật tự, an ninh, tuyên truyền trái pháp luật, chia rẽ đoàn kết dân tộc; 2/ Tổ
chức các hoạt động mê tín dị đoan, phục hồi hủ tục trái với thuần phong mỹ tục
của dân tộc; 3/ Tổ chức các dịch vụ sinh hoạt ăn nghỉ và dịch vụ tín ngưỡng
trong khu vực nội tự; 4/ Đánh bạc dưới mọi hình thức.
4) Thứ tư liên quan đến việc cấp phép và tổ chức LHDL: Theo Quy chế
tổ chức lễ hội (2001) quy định những lễ hội được tổ chức định kỳ nhưng có sự
thay đổi về nội dung, thời gian, địa điểm so với truyền thống, những lễ hội du

15



nhập tù nước ngoài vào Việt Nam do nước ngoài hoặc người VN tổ chức phải
xin phép của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
5) Thứ năm liên quan đến thời gian tổ chức LHDL: Trong Quy chế tổ
chức lễ hội năm 2001 đã ghi rõ thời gian tổ chức lễ hội không kéo dài quá 03
ngày, trừ hội chùa Hương (Hà Tây), hội đền Hùng (Phú Thọ), hội Phủ Giầy
(Nam Định), lễ hội chùa Xứ núi Sam (An Giang). Như vậy, ngồi các lễ hội
này ra thì thời gian tổ chức Liên hoan du lịch theo quy định là không quá 03
ngày. Tuy nhiên, trên thực tế các liên hoan du lịch thường được tổ chức trong
thời gian dài hơn 03 ngày.
6) Thứ sáu liên quan đến tài chính của LHDL: Quy chế 2001 xác định
việc bán vé vào cửa tất cả các lễ hội được bãi bỏ. Trong khu vực tổ chức liên
hoan nếu có tổ chức các trò chơi, trò diễn, biểu diễn nghệ thuật, trưng bày thì
được bán vé, giá vé thực hiện theo quy định của cơ quan tài chính có thẩn
quyền. Ngồi ra, Quy chế tổ chức lễ hội còn quy định: tổ chức dịch vụ trong
khn viên di tích phải được quản lý và sử dụng theo đúng quy định của pháp
luật.
Có thể nói, thơng qua các văn bản pháp quy đặc biệt là sự ra đời của Quy
chế tổ chức lễ hội năm 2001, là cơ sở để các tỉnh thành phố tổ chức liên hoan
du lịch ở địa phương đạt hiệu quả cao.

1.2. Quy trình tổ chức liên hoan du lịch.
Như hầu hết quy trình của một dự án văn hóa nghệ thuật, có thể chia quy
trình tổ chức một liên hoan du lịch thành 6 bước cơ bản sau:
1.2.1. Lập bản mô tả các yêu cầu khi tổ chức.
Trước khi bắt đầu vào một kế hoạch tổ chức liên hoan du lịch, tất cả các
bộ phận tham gia phải nắm rõ các yêu cầu cơ bản nhất của liên hoan. Yêu cầu
này do Ban tổ chức chương trình đưa ra và được thể hiện trong một bản bản
yêu cầu (brief), căn cứ vào bản yêu cầu này các bộ phận thực hiện sẽ xác định

được rõ ràng mình cần phải làm gì, các bước tổ chức liên hoan du lịch ra sao.
Một bản yêu cầu cần thể hiện những thông tin như:
16


- Loại hình liên hoan du lịch sẽ tổ chức, ví dụ: Liên hoan du lịch làng
nghề, phố nghề hay Festival Biển, Festival Hoa,…tùy thuộc và lợi thế của địa
phương.
- Mục tiêu tổ chức liên hoan du lịch là gì?
- Liên hoan du lịch (hay lễ hội du lịch, festival) sẽ diễn ra ở đâu? vào
thời gian nào?
- Khách tham dự là những ai?
- Có bao nhiêu khách sẽ tham dự?
- Ngân sách là bao nhiêu?
- Đâu là sản phẩm đặc trưng, những nét văn hóa đặc sắc của địa
phương tổ chức liên hoan?
Việc lập ra một bản mô tả các yêu cầu khi tổ chức liên hoan du lịch là
điều hết sức cần thiết, nó giúp cho người thực hiện đi đúng hướng để tránh hao
phí thời gian và cơng sức vơ ích.
1.2.2. Xây dựng ý tưởng và chủ đề
LHDL là một hình thức hoạt động chính trị - kinh tế - văn hóa xã hội chỉ
mới xuất hiện ở Việt Nam thời gian gần đây. Mọi hoạt động diễn ra trong
LHDL có sự kết hợp giữa các yếu tố truyền thống và hiện đại nhưng nhằm
hướng tới tương lai. Do vậy, muốn tổ chức thành công một LHDL phải xuất
phát từ tình hình thực tế, từ thực tiễn xã hội, phải căn cứ vào bối cảnh của nó:
+ Các mốc thời gian, các sự kiện lịch sử có liên quan của địa phương,
đất nước
+ Điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của địa phương và đất nước
cho phép
+ Tiềm năng, nguồn lực du lịch của địa phương

+ Cơ sở hạ tầng du lịch của địa phương, khả năng đáp ứng về mọi mặt
các yêu cầu đặt ra,…

17


Qua việc phân tích bối cảnh, phân tích các thơng tin thu thập, thảo luận
nhóm từ đó có thể giúp phát hiện ý tưởng và xác định được vấn đề cần giải
quyết của liên hoan du lịch. Ý tưởng (concept) được xem như là “linh hồn” và
chủ đề (theme) là “diện mạo” của một liên hoan du lịch. Vì vậy, ngay sau khi
có ý tưởng cần phải đặt chủ đề cho LHDL. Chủ đề cần phải ấn tượng, phản ánh
được cái hay, cái đặc sắc của địa phương, đơn vị và nó sẽ chi phối tồn bộ nội
dung chương trình cũng như các hoạt động diễn ra trong liên hoan du lịch.
Thông thường, đây là giai đoạn quan trọng nhất và tạo được sự khác biệt giữa
các liên hoan du lịch của những địa phương khác.
1.2.3. Xây dựng kế hoạch tổ chức
Đây là lúc quy trình tổ chức liên hoan du lịch được cụ thể hóa chi tiết
nhất trước khi tiến hành thực thi. Bước này sẽ trả lời cho câu hỏi: cần phải làm
những gì để thực hiện liên hoan và bằng cách nào? BTC cần phải xây dựng một
kế hoạch cụ thể về thời gian, địa điểm, đối tượng, nội dung của liên hoan du
lịch, công tác chuẩn bị, các hoạt động hỗ trợ như kế hoạch quảng cáo, truyền
thông, vấn đề an ninh trật tự, y tế, nhân sự, hậu cần, chương trình nghệ thuật,
âm thanh ánh sáng, thiết kế sân khấu, trang trí khánh tiết, kế hoạch đối phó với
những bất thường xảy ra, ngân sách thực hiện,…
1.2.4. Trình bầy kế hoạch xin phê duyệt
Sau khi đã có trong tay kế hoạch, các thiết kế và dự toán ngân sách cho
sự kiện đơn vị tổ chức bắt đầu cho bước gặp cấp trên để thuyết trình kế hoạch
của mình. Thơng qua việc thuyết trình, đơn vị tổ chức phải làm cho người nghe
hình dung được tiến trình thực hiện kế hoạch sẽ như thế nào, mức độ khả thi ra
sao, đôi khi phải chỉ ra được cơ sở đánh giá, đo lường hiệu quả mà liên hoan du

lịch mang lại trong việc xây dựng hình ảnh điểm đến và xúc tiến đầu tư cho địa
phương.

18


1.2.5. Tổ chức thực hiện
Để tổ chức triển khai một LHDL cần phải có nhân sự thực hiện. Đơn vị
tổ chức có thể huy động nhân sự từ các phịng ban của mình, đơi khi phải th
ngồi để có người hỗ trợ thực hiện.
- Trước khi diễn ra sự kiện (Pre-Event): Cần phải tiến hành các hạng
mục như:
+ Quyết định sự kiện, chọn lộ trình hoặc địa điểm tổ chức
+ Xin các loại giấy phép cần thiết, mua bảo hiểm (nếu cần)
+ Lập kế hoạch quảng bá và mời người tham dự
+ Chuẩn bị cẩn thận cho công tác tổ chức và các tài liệu liên quan
+ Ngồi ra cịn phải dự phịng các rủi ro, sự cố có thể xảy ra đảo để có
biện pháp ứng biến phù hợp nữa.
- Trong ngày diễn ra sự kiện (At-Event): Đơn vị tổ chức cần phải đảm
bảo rằng mọi việc đều được tiến hành tốt đẹp, mọi người được phân công cụ
thể và biết rõ nhiệm vụ của mình. Đơn vị tổ chức cần đảm bảo những người
tham gia được chào đón nồng nhiệt đặc biệt các khách mời quan trọng, báo chí
phải được tiếp đón ngay từ khi họ đến và được thông báo về bất kỳ những hiện
tượng lạ nào bao gồm cả những người tham gia ăn mặc ngộ nghĩnh, hoạt động
mạo hiểm.
Thông báo ngay từ khi bắt đầu chương trình cho người biểu diễn, quần
chúng biết về lộ trình, địa điểm có giải khát khu vực vệ sinh. Đối với những
LHDL có các hoạt động yêu cầu nhiều nỗ lực về thể chất phải chuẩn bị công
tác y tế.
- Khi sự kiện kết thúc (Post-Event):

+ Cảm ơn những người đã giúp đỡ, họp đánh giá rút kinh nghiệm, lập
báo cáo đánh giá sau liên hoan du lịch.
+ Thu dọn, bàn giao địa điểm cho chủ địa điểm, trả lại các thiết bị, vật
dụng thuê mua từ nhà cung cấp, tổ chức một bữa tiệc để chúc mừng sự thành
cơng của chương trình.
19


1.2.6. Tổng kết, đánh giá kết quả sau sự kiện
Một vài ngày sau đó đơn vị tổ chức phải làm các việc sau để gửi báo cáo
tổng kết cho khách hàng và tổng kết, quyết toán với cấp trên:
- Tổng kết lại những gì đã làm được, chưa làm được, đo lường hiệu
quả chương trình: bao nhiêu du khách tham dự liên hoan du lịch do đơn vị tổ
chức?
- Lập phương án, kế hoạch hành động cho tương lai.
- Tổ chức họp tổng kết, rút kinh nghiệm
Trên thực tế, để tổ chức một liên hoan du lịch cần phải thực hiện rất
nhiều công việc khác nhau của một tập thể. Những công việc này cần dựa
trên nguyên tắc nhất quán, những căn cứ khoa học và điều kiện thực tiễn của
địa phương, đơn vị.

1.3.Vai trò của liên hoan du lịch trong việc giao lƣu văn hóa và
quảng bá hình ảnh điểm đến.
1.2.1.Giao lưu văn hóa
Liên hoan du lich hay festival là một lễ hội được du nhập và học hỏi từ
nước ngoài, mà cụ thể là Festival Huế - Festival du lịch được tổ chức đầu tiên ở
Việt Nam có sự ảnh hưởng rất lớn từ Festival Avignon - một liên hoan kịch
nghệ sân khấu, được tổ chức mỗi năm một lần vào mùa hè tại Thành phố
Avignon miền Nam nước Pháp và được tổ chức lần đầu vào năm 1947. Tuy
nhiên, khi du nhập vào Việt Nam nó đã được đan xen hài hịa, chủ động và có

sự thẩm thấu giữa “ văn hóa bản địa” với “văn hóa bên ngồi”. Sự hấp thụ văn
hóa bên ngồi như vậy không phải là sự chuyển giao hay cấy ghép máy móc, vì
nếu như vậy nó sẽ gây ra sự cứng nhắc và đoạn tuyệt với văn hóa dân tộc. Cả
hai phía đều phải chuyển tải những nhân tố hợp lý, có ích của bên kia vào bối
cảnh của mình, sửa đổi và phát huy chúng, làm cho chúng trở nên hữu ích đối
với sự phát triển chung, cách tân nền văn hóa của chính mình và thực hiện một

20


cách thực sự tính đồng nhất và tính liên văn hóa tích cực của các nền văn minh
trên thế giới.
Một trong những đặc điểm của liên hoan du lịch, lễ hội du lịch là nó
mang tính đối ngoại: Việc tổ chức liên hoan du lịch là một phần công việc
trong chương trình hành động của Chính phủ thực hiện khẩu hiệu “Việt Nam
muốn làm bạn với tất cả bạn bè trên thế giới”. Thơng qua LHDL, văn hóa của
các nước bạn đến với chúng ta ngày càng nhiều và ta cũng có điều kiện đưa
văn hóa của mình ra nước ngoài. Đồng thời, nhằm xúc tiến các mối quan hệ cá
nhân, tổ chức trong và ngồi nước, từ đó tạo nên sự hiểu biết và sự thân thiện
trong hợp tác, phối hợp hành động trên nhiều lĩnh vực. Qua việc tham gia
LHDL các thành phần kinh tế, các cơ quan doanh nghiệp và các cá nhân giao
lưu học hỏi lẫn nhau, rút ra những bài học kinh nghiệm cho chính địa phương
mình. Trong những năm qua, việc tổ chức các festival/ liên hoan du lịch ở Việt
Nam ngày càng trở nên chuyên nghiệp hơn. Điều này đã minh chứng cho q
trình hội nhập một cách chủ động của văn hóa Việt Nam với văn hóa thế giới.
Với sự tham gia ngày càng đơng đảo của các đồn nghệ thuật trong nước
và quốc tế, LHDL góp phần tạo bối cảnh chung cho sự đa dạng văn hóa, đảm
bảo cho văn hóa dân tộc được bộc lộ, được lưu truyền và có cơ hội phát triển
đồng đều với văn hóa các dân tộc khác. Đồng thời, nó cung cấp những phương
tiện biểu đạt văn hóa mới mẻ, tạo những cơ hội cho đơng đảo người dân tiếp

cận đa dạng văn hóa. Qua liên hoan du lịch, văn hóa của quốc gia, của mỗi
cộng đồng được suy tôn trở thành nguồn bồi đắp vững bền bản sắc văn hóa dân
tộc.
Liên hoan du lịch hay festival được tổ chức tại nhiều tỉnh thành phố
nước ta trong vòng hơn 10 năm qua tập trung chủ yếu vào việc khai thác các di
sản văn hóa dân tộc, phát triển các sản phẩm du lịch bên cạnh các hoạt động
nghệ thuật khác trong tổ chức sự kiện, do vậy đã tạo ra những đặc thù riêng so
với các festival quốc tế. Nhờ vào việc tổ chức LHDL mà thế giới biết tới một

21


thành phố Đà Lạt được ví như thủ phủ hoa của cả nước, biết tới Nhã nhạc cung
đình Huế, phố cổ Hà Nội và cả một nền văn hóa lâu đời của Việt Nam.
Có thể nói, thơng qua việc tổ chức các LHDL, Việt Nam có thêm cơ hội
giao lưu về văn hóa với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Đồng thời,
là cơ hội tiếp cận các công nghệ tiên tiến, cách thức tổ chức sự kiện văn hóa.
Từ đây đã dần hiện hữu ngành cơng nghiệp văn hóa trong lĩnh vực giải trí,
quản lý, tổ chức sự kiện.
1.3.2. Quảng bá hình ảnh điểm đến
Thành tựu quảng bá văn hóa Việt Nam ra trường quốc tế của các liên
hoan du lịch, festival tổ chức thời gian qua được ghi nhận qua mức độ thành
công. Ngày nay, Việt Nam được biết đến như một điểm đến hấp dẫn với phong
cảnh thiên nhiên kỳ vĩ, nhiều di sản thiên nhiên và văn hóa, người dân thân
thiện, mến khách, ẩm thực phong phú, đa dạng, bãi biển đẹp. Trong những năm
đầu của thế kỷ 21 với khẩu hiệu “Việt Nam - Điểm đến của thiên niên kỷ mới”
và hiện nay là “Việt Nam - Vẻ đẹp tiềm ẩn” đã góp phần chuyển tải một thơng
điệp, cuốn hút đối với du khách nước ngồi. Có thể thấy, lượng khách du lịch
quốc tế đã tăng gần gấp 3 lần kể từ năm 1998 đến nay (từ 1,5 triệu lượt năm
1998 lên 4,3 triệu lượt năm 2008; khách du lịch nội địa tăng gấp đôi, từ 9,6

triệu lượt năm 1998 lên 20 triệu lượt năm 2008); thu nhập từ du lịch tăng gần 5
lần, từ 12.700 tỉ đồng lên 60.000 tỉ đồng năm 2008. Năm 2012, Du lịch Việt
Nam đón 6,847 triệu lượt khách quốc tế, 32,5 triệu lượt khách nội địa, tổng thu
từ khách du lịch đạt 160.000 tỷ đồng. Riêng Hà Nội, năm 2012 tổng lượng
khách du lịch đến Hà Nội đạt 14,4 triệu lượt khách, trong đó có trên 2,1 triệu
lượt khách quốc tế (tăng 11,3% so với năm 2011) và xấp xỉ 12,3 triệu lượt
khách trong nước (tăng 5,5%), thu nhập xã hội từ du lịch thủ đô ước tính tăng
14,5% kể từ năm 2008 đến 2011.
Hiệu quả của LHDL khơng chỉ tính bằng lượng khách tăng lên hàng
năm. Những bài viết về danh thắng Việt Nam, những cuộc gặp gỡ, trao đổi
22


kinh nghiệm, hợp tác với doanh nghiệp du lịch, khách sạn nước ngồi là những
thứ khơng thể tính được bằng tiền. Vào mỗi dịp tổ chức LHDL có hàng trăm
bài báo và hàng chục kênh truyền hình trong và ngồi nước đưa tin về các hoạt
động; có hàng trăm diễn viên quốc tế đến tham dự. Như vậy, việc tổ chức
LHDL đã mở ra cơ hội lớn trong quảng bá về hình ảnh đất nước cũng như từng
địa phương tới du khách trong nước và quốc tế. Tháng 8/2003, TP. Hà Nội đã
được đơc giả Tạp chí “ Travel and Leisure” - một tạp chí có uy tín của Hoa Kỳ
chuyên phân tích chất lượng du lịch đánh giá là “thành phố du lịch tốt thứ 2
châu Á (sau Bangkok - Thái Lan) và thứ 13 trên thế giới”; năm 2005,Việt Nam
được trao giải thưởng “Điểm đến nổi bật nhất khu vực Viễn Đông” tại Hội chợ
du lịch Viaggiatori ở Lugano, Thụy Sỹ. Đi du lịch Việt Nam, Hà Nội đang trở
thành “hiện tượng” tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Úc, Đức. Số lượng khách đến
Hà Nội không ngừng tăng qua các năm với tốc độ tăng từ 20-30% mỗi năm.
Năm 2007, lần đầu tiên Du lịch Việt Nam được quảng bá chính thức trên kênh
truyền hình quốc tế CNN. Ngồi ra, Việt Nam cũng được các cơ quan thơng
tấn trên thế giới nhắc tới nhiều hơn, có thể kể đến một số bài viết như: “ Tiếng
vọng của châu Á cổ trong lòng Hà Nội mới” đăng trên Thời báo Los Angeles Mỹ, ngày 31/12/1999, “ Nha Trang - Biển nhiệt đới Việt Nam” đăng trên Tạp

chí Brutus (Nhật Bản) ngày 15/9/2000,…
Bên cạnh thành tựu là những hạn chế, do hiệu quả kinh tế - văn hóa - xã
hội từ các liên hoan du lịch/ festival đem lại đã thúc đẩy nhiều địa phương, đơn
vị đứng ra tổ chức. Năm 2010 cả nước có khoảng 34 festival và lễ hội đương
đại, tuần văn hóa - du lịch, chưa kể hơn 10 lễ hội dân gian, lễ hội lịch sử, cách
mạng có quy mơ lớn được tổ chức. Mật độ “dày” cùng sự chồng chéo về thời
gian đã dẫn đến sự cạnh tranh, làm phân tán điểm tới của du khách. Ngồi ra,
sự thiếu bền vững trong duy trì bảo vệ thương hiệu; việc khai thác di sản văn
hóa trong các sự kiện LHDL còn nhiều bất cập.
Như vậy, để các LHDL thực sự là những đại sứ văn hóa cần hoàn thiện
việc tổ chức cũng như nội dung các sự kiện, phát triển chúng theo chiều sâu,
23


×