Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Nghệ thuật sân khấu chèo truyền thống tại nhà hát chèo hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 93 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ VĂN HÓA – NGHỆ THUẬT

NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU CHÈO TRUYỀN THỐNG TẠI
NHÀ HÁT CHÈO HẢI DƢƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ VĂN HÓA – NGHỆ THUẬT

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Văn Cần
Sinh viên thực hiện

: Trần Thị Lệ

Lớp

: Âm nhạc 2

Hà Nội – 2013


1

LỜI CẢM ƠN

Để hồn thành khóa luận này, tác giả đã nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt
tình của thầy cơ, bạn bè cũng nhƣ các cán bộ, diễn viên của Nhà hát Chèo Hải
Dƣơng. Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến giảng viên hƣớng dẫn PGS.TS
Nguyễn Văn Cần. Thầy là ngƣời hƣớng dẫn tác giả trong suốt quá trình làm
khóa luận, thầy đã ln động viên tinh thần tác giả rất nhiều.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Nhà hát Chèo Hải


Dƣơng đã tạo mọi điều kiện tiếp đón và giải đáp những thắc mắc để tác giả có
đƣợc nguồn tƣ liệu cho bài viết.
Cuối cùng tác giả xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể thầy cơ và bạn bè đã
có những ý kiến đóng góp cho bài viết đƣợc hồn thành một cách đầy đủ.
Mặc dù đã có những cố gắng rất nhiều, tuy nhiên với lƣợng kiến thức
còn hạn chế nên bài viết khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả kính mong
nhận đƣợc sự đóng góp của thầy cơ, bạn bè và độc giả.


2

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 2
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 4
2. Mục đích của đề tài ................................................................................. 5
3. Nhiệm vụ................................................................................................. 5
4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 6
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................... 6
6. Cấu trúc của đề tài ................................................................................... 7
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU CHÈO
TRUYỀN THỐNG VÀ NHÀ HÁT CHÈO HẢI DƢƠNG ......................... 8
1.1. Tổng quan về nghệ thuật sân khấu Chèo truyền thống ................... 8
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ................................................................ 8
1.1.2. Lịch sử hình thành và đặc điểm nghệ thuật sân khấu Chèo truyền
thống ...................................................................................................... 12
1.2. Tổng quan về Nhà hát Chèo Hải Dƣơng ......................................... 27
1.2.1. Lịch sử hình thành Nhà hát Chèo Hải Dƣơng ............................... 27
1.2.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của nhà hát Chèo Hải
Dƣơng .................................................................................................... 29
Tiểu kết chƣơng 1 .................................................................................... 32

Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU CHÈO TRUYỀN
THỐNG TẠI NHÀ HÁT CHÈO HẢI DƢƠNG ....................................... 33
2.1. Đặc điểm các thành tố của nghệ thuật Chèo truyền thống tại nhà
hát Chèo Hải Dƣơng ............................................................................... 33
2.1.1. Đặc điểm về đề tài và nội dung vở diễn ........................................ 33
2.1.2. Đặc điểm về nghệ thuật ngôn từ ................................................... 37
2.1.3. Đặc điểm về âm nhạc và múa ....................................................... 49


3
2.1.4. Đặc điểm về trang phục và hóa trang ............................................ 55
2.2. Phản ánh đặc điểm sân khấu Chèo truyền thống tại nhà hát Chèo
Hải Dƣơng thông qua một số nhân vật (vai diễn) Chèo tiêu biểu ......... 60
2.2.1. Vai diễn Thị Mầu ......................................................................... 62
2.2.2. Vai diễn Súy Vân ......................................................................... 65
2.2.3. Vai diễn Hề .................................................................................. 67
Tiểu kết chƣơng 2 .................................................................................... 70
CHƢƠNG 3: BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU
CHÈO TRUYỀN THỐNG TẠI NHÀ HÁT CHÈO HẢI DƢƠNG ......... 72
3.1. Một số nhận xét, đánh giá ................................................................ 72
3.2. Giải pháp bảo tồn và phát triển nghệ thuật sân khấu Chèo truyền
thống tại Nhà hát Chèo Hải Dƣơng ........................................................ 76
3.2.1. Bảo lƣu và phát triển nghệ thuật sân khấu Chèo chuyên nghiệp ....... 77
3.2.2. Bảo lƣu và phát triển nghệ thuật Chèo cơ sở................................. 78
3.2.3. Bảo lƣu và phát triển nghệ thuật Chèo trong đào tạo diễn viên ..... 79
Tiểu kết chƣơng 3 .................................................................................... 80
KẾT LUẬN ................................................................................................. 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 83
PHỤ LỤC.................................................................................................... 85



4

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong nền văn hóa dân tộc Việt Nam, sân khấu là một loại hình nghệ
thuật vô cùng đặc sắc. Sân khấu đƣợc biết đến là một loại hình nghệ thuật thứ
sáu của nhân loại, đƣợc hình thành và phát triển từ bao đời nay. Trải qua bao
thăng trầm của lịch sử, nền nghệ thuật sân khấu Việt Nam ngày nay đã đạt
đƣợc nhiều thành tựu to lớn và trở thành món ăn tinh thần khơng thể thiếu của
ngƣời dân Việt.
Khi nói tới loại hình nghệ thuật sân khấu Việt Nam thì khơng thể khơng
nhắc đến nghệ thuật sân khấu Chèo.
“Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
Hoa xoan lớp lớp rụng rơi đầy
Hội chèo làng Đặng đi qua ngõ
Mẹ bảo thơn Đồi hát tối nay…”
( Mưa xuân – Nguyễn Bính)
Từ bao đời nay Chèo đã trở thành một loại hình sinh hoạt văn hóa nghệ
thuật quen thuộc của ngƣời dân Việt Nam. Nghệ thuật Chèo đã hiện hữu trong
đời sống tinh thần của dân tộc Việt không phải một, hai thế hệ mà là lớp lớp
thế hệ; không phải một, hai thế kỉ mà nhiều thế kỉ; không phải một, hai nơi
mà khắp cả vùng đồng bằng châu thổ sơng Hồng. Nó là kết tinh những vẻ đẹp
tâm hồn của ngƣời lao động, là thành quả của trí tuệ dân gian, là cơng trình
sáng tạo nghệ thuật…
Nghệ thuật sân khấu Chèo Việt Nam ra đời trong những chiếc nôi đầu
tiên của vùng đồng bằng Bắc Bộ nhƣ: chiếng Chèo Nam (Nam Định – Thái
Bình), chiếng Chèo Đoài (Hà Tây), chiếng Chèo Bắc (Bắc Ninh – Bắc
Giang), chiếng Chèo Đông (Hải Dƣơng – Hƣng Yên).Từ cái nôi ấy sau bao



5
thăng trầm của lịch sử nghệ thuật Chèo ngày càng phát triển và khẳng định
tầm quan trọng trong nền văn hóa dân gian của dân tộc. Ngày nay loại hình
nghệ thuật sân khấu này đã và đang phát triển rộng rãi không chỉ quen thuộc
với ngƣời dân trong nƣớc mà còn để lại nhiều ấn tƣợng và dƣ âm sâu sắc tại
nƣớc ngoài. Hải Dƣơng cũng là một trong những nơi có nghệ thuật hát Chèo
từ lâu đời. Hiện nay nghệ thuật sân khấu Chèo ở Hải Dƣơng thực sự hấp dẫn
và để lại nhiều ấn tƣợng cho ngƣời xem, nhƣng việc khai thác nghệ thuật sân
khấu Chèo truyền thống tại nhà hát Chèo Hải Dƣơng vẫn chƣa đƣợc triển khai
triệt để. Chính vì vậy, để góp phần cơng sức nhỏ bé của mình vào việc phát
triển nghệ thuật sân khấu Chèo truyền thống tại Hải Dƣơng ngƣời viết đã lựa
chọn đề tài: “Nghệ thuật sân khấu Chèo truyền thống tại nhà hát Chèo
Hải Dƣơng” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
Việc khai thác nghệ thuật sân khấu Chèo truyền thống tại nhà hát Chèo
Hải Dƣơng chính là góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát triển loại hình nghệ
thuật độc đáo của dân tộc Việt Nam cũng nhƣ của ngƣời dân Hải Dƣơng.
Đồng thời cũng là cách giới thiệu với bạn bè năm châu về kiệt tác phi vật thể
này đóng góp vào nền văn hóa chung của nhân loại.
2. Mục đích của đề tài
Nêu lên đặc điểm độc đáo của nghệ thuật sân khấu Chèo truyền thống
tại nhà hát Chèo Hải Dƣơng và sự đóng góp của nhà hát Chèo Hải Dƣơng với
loại hình nghệ thuật này.
3. Nhiệm vụ
- Khái quát hóa về lý luận nghệ thuật sân khấu Chèo truyền thống và
nhà hát Chèo Hải Dƣơng.
- Chỉ rõ đặc điểm riêng biệt của nghệ thuật sân khấu Chèo truyền thống
tại nhà hát Chèo Hải Dƣơng.



6
- Nêu lên những nhận xét, đánh giá và đề xuất bảo tồn và phát triển
nghệ thuật sân khấu Chèo truyền thống tại nhà hát Chèo Hải Dƣơng.
4. Phạm vi nghiên cứu
Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu Chèo truyền thống và thực trạng nghệ
thuật sân khấu Chèo tại Nhà hát Chèo Hải Dƣơng hiện nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong đề tài ngƣời viết đã sử dụng các phƣơng pháp sau: thu thập và xử
lý tài liệu; điều tra thực địa; thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp
5.1. Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu
Là phƣơng pháp chính đƣợc sử dụng trong đề tài. Trên cơ sở thu thập
thông tin tƣ liệu từ nhiều lĩnh vực, nhiều nguồn khác nhau có liên quan đến đề
tài nghiên cứu. Ngƣời viết sẽ xử lý, chọn lọc để đƣa ra những kết luận cần
thiết, mang tính khái quát về vấn đề nghiên cứu.
5.2. Phương pháp điều tra thực địa
Quá trình thực địa giúp sƣu tầm, thu thập tài liệu nhằm nhận đƣợc
những thông tin xác thực, cần thiết để thành lập ngân hàng số liệu cho việc
hoàn thiện đề tài.
5.3. Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh tổng hợp
Phƣơng pháp này giúp định hƣớng, thống kê, phân tích để có cách nhìn
tƣơng quan, phát hiện ra các yếu tố và sự ảnh hƣởng của các yếu tố tới thực
trạng nghệ thuật sân khấu Chèo truyền thống mà đề tài nghiên cứu. Việc phân
tích, so sánh tổng hợp các thơng tin và số liệu mang lại cho đề tài cơ sở trong
việc thực hiện các mục tiêu dự báo, các chƣơng trình phát triển, các chiến
lƣợc và giải pháp nhằm bảo tồn, gìn giữ và phát triển nghệ thuật sân khấu
Chèo trong phạm vi nghiên cứu.


7
6. Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, khóa
luận gồm 3 chƣơng:
Chương 1: Tổng quan về nghệ thuật sân khấu Chèo truyền thống và
Nhà hát Chèo Hải Dương
Chương 2: Đặc điểm nghệ thuật sân khấu Chèo truyền thống tại Nhà
hát Chèo Hải Dương
Chương 3: Bảo tồn và phát triển nghệ thuật sân khấu Chèo truyền
thống tại Nhà hát Chèo Hải Dương


8

Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU
CHÈO TRUYỀN THỐNG VÀ NHÀ HÁT CHÈO HẢI DƢƠNG
1.1. Tổng quan về nghệ thuật sân khấu Chèo truyền thống
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Khái niệm nghệ thuật
Thời Cổ đại, ngƣời ta chia nghệ thuật ra làm bảy loại hình nghệ thuật tự
do (artes libersles) là: trivium(3 con đƣờng) bao gồm: Văn phạm, Logic,
Hùng biện; quadrivium (4 con đƣờng) bao gồm: Số học (lý thuyết về các con
số). hình học(các con số trong không gian), âm nhạc(các con số trong thời
gian) và Thiên văn học( Các con số trong không gian và thời gian).
Thời Trung cổ, nghệ thuật đƣợc coi là đứa con của tự nhiên. Dần dần
nghệ thuật chỉ còn là những gì mà ngƣời xƣa coi là nghệ thủ cơng. Từ “nghệ
thuật” địi hỏi một cái gì đó đƣợc tạo nên một cách khéo léo bởi ngƣời nghệ sĩ.
Ngày nay, thật khó định nghĩa đƣợc nghệ thuật. Đã qua cái thời có thể
chỉ ra đƣợc cái gì là nghệ thuật, cái gì khơng phải là nghệ thuật.
Quan điểm dựa trên lý thuyết về nguồn gốc của nghệ thuật lại cho rằng
nghệ thuật là các đồ vật hoặc hình ảnh do con ngƣời tạo ra với một ý nghĩa
tƣợng trƣng nhƣ một phƣơng thức giao tiếp. Tuy nhiên, không phải tất cả các

hình ảnh đó đều là nghệ thuật mà một số chỉ đơn thuần là các kí hiệu mà thơi.
Khơng có một định nghĩa nào rõ ràng về nghệ thuật. Nghệ thuật là cái
gì đó chúng ta chỉ có thể cảm thấy mà không tài nào diễn giải đƣợc bằng lời.
Nó giống nhƣ một trải nghiệm huyền bí vậy.
Trong tác phẩm “nghệ thuật là gì?” đƣợc xuất bản năm 1896, tác giả
Lev Tolstoy đã định nghĩa nghệ thuật nhƣ hình thức truyền đạt các cảm xúc
mà một ngƣời đã trải qua tới những ngƣời khác, khiến cho những ngƣời này
cũng bị lây nhiễm các cảm xúc đó và thấy nhƣ mình cũng trải qua những kinh


9
nghiệm đó. Theo Lev Tolstoy, để hiểu nghệ thuật một cách đúng đắn chúng ta
cần từ bỏ các thói quen coi nghệ thuật nhƣ cơng cụ tạo nên khối lạc nhƣ
hành động tạo nên cái đẹp. Cái Đẹp là một khái niệm chủ quan, vì thế khơng
thể dùng cái Đẹp nhƣ một tiêu chuẩn khách quan để định ra cái gì là nghệ
thuật, cái gì khơng phải là nghệ thuật. Nghệ thuật là một trong những điều
kiện của cuộc sống con ngƣời, là một trong những phƣơng thức giao tiếp giữa
con ngƣời với nhau. Nghệ thuật không phải là của riêng một giai cấp đặc biệt
nào trong xã hội. Việc giới hạn nghệ thuật nhằm phục vụ quyền lợi của một
vài giai cấp nào đó, bất kể tƣ sản, cơng nhân hay nông dân… là chối bỏ chân
lý rằng nghệ thuật là quan trọng trong toàn xã hội. Nhƣ vậy, theo Tolstoy,
nghệ thuật là phi giai cấp. Mọi quan điểm cho rằng nghệ thuật nhằm phục vụ
lợi ích của bất cứ giai cấp, tầng lớp, đảng phái chính trị nào trong xã hội đều
là nhảm nhí. Các đảng phái có thể tiêu vong, các chế độ chính trị có thể suy
tàn nhƣng nghệ thuật đích thực tồn tại mãi mãi.
Nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội đặc thù mang tính quy luật
phản ánh khả năng sáng tạo của ngƣời nghệ sĩ. Với tƣ cách là một hình thái ý
thức xã hội đặc biệt, nghệ thuật phản ánh đối tƣợng thẩm mỹ với toàn bộ nội
dung và các loại hình loại thể, ngƣời nghệ sĩ, các tác phẩm của họ và công
chúng thƣởng ngoạn. Nghệ thuật phản ánh thực tại bằng hình tƣợng nghệ

thuật. Tác phẩm nghệ thuật phản ánh cuộc sống đƣơng thời, vì thế ngƣời nghệ
sĩ đƣợc ví nhƣ ngƣời thƣ kí của thời đại.
Nghệ thuật là sự sáng tạo ra những sản phẩm vật thể hoặc phi vật thể
chứa đựng những giá trị lớn về tƣ tƣởng thẩm mỹ, mang tính chất văn hóa
làm rung động cảm xúc, tƣ tƣởng tình cảm cho ngƣời thƣởng thức.
Nghệ thuật là cái hay, cái đẹp để ngƣời ta chiêm ngƣỡng qua các giác
quan từ đó ngƣỡng mộ bởi trình độ, tài năng, kĩ năng, kĩ xảo cao vƣợt lên trên
mức thông thƣờng phổ biến.


10

1.1.1.2. Khái niệm sân khấu
Sân khấu là một nhánh của nghệ thuật trình diễn. Dù một vài loại trình
diễn đƣợc xem là sân khấu - nhƣ một nghệ thuật trình diễn, nó thƣờng đƣợc
xem là những buổi biểu diễn trực tiếp mang tính kịch. Sân khấu là nghệ thuật
mang tính tổng hợp cao. Trong một tác phẩm sân khấu hôi tụ giá trị văn học,
diễn xuất, hội họa, âm nhạc, múa… Nói một cách hình tƣợng, thì sân khấu
nhƣ một cái lò luyện nên hợp kim từ những nguyên liệu khác nhau song vẫn
kết hợp với nhau bởi một số thuộc tính. Thuộc tính sân khấu là một từ trƣờng
mạnh để chi phối, hút những thành tố nghệ thuật cần để tạo nên ngôn ngữ sân
khấu. Vũ đạo trong một tác phẩm sân khấu là vũ đạo sân khấu ; hội họa, kiến
trúc trên sân khấu trở thành nghệ thuật của khơng gian sân khấu; nghệ thuật
biểu diễn khơng cịn mang nghĩa chung của sự trình diễn, biểu diễn mà sẽ là
nghệ thuật diễn xuất của diễn viên trên sân khấu trong sự thể hiện nhân vật;
kịch bản văn học phải trở thành kịch bản sân khấu. Tất cả các thành tố nghệ
thuật tham gia tạo nên nghệ thuật sân khấu đã đƣợc mang một màu sắc khác,
khơng cịn là nguyên khi nó tồn tại độc lập mà chịu sự chi phối của một dịng
lực – thuộc tính sân khấu.
Những thành tố cơ bản đầu tiên của sân khấu là kịch bản (tích), diễn

xuất (trị), cơng chúng. Trong hành trình phát triển, nghệ thuật sân khấu bổ
sung cho mình những thành tố mới: kỹ xảo điện ảnh, âm thanh, ánh sáng hiện
đại, sự tạo dựng một “sân khấu hình ảnh” có khả năng diễn đạt một cách ấn
tƣợng những thay đổi, những biểu hiện cảm xúc của nhân vật trên sân khấu.
Dù có sự gia nhập của những yếu tố hiện đại nào đi chăng nữa, song khi đề
cập tới sân khấu ngƣời ta nhấn mạnh khả năng diễn xuất của diễn viên.
Thế kỷ XX, với xu thế sân khấu khơng muốn là “cái bóng” của văn
học, khi nghệ thuật đạo diễn “lên ngơi” thì nghệ thuật diễn xuất càng khẳng
định vị trí của mình. Nghệ thuật diễn xuất bao giờ cũng là linh hồn, là trung


11
tâm, là thành tố chính yếu để tạo nên sân khấu. Thiếu kịch bản chi tiết ngƣời
diễn có thể diễn theo ý tƣởng của mình. Thiếu trang trí ngƣời diễn viên có thể
tạo ra trang trí, tạo nên khơng gian, thời gian bằng chính những động tác, diễn
xuất của mình. Nhƣng thiếu nghệ thuật diễn viên thì “bất thành” sân khấu.
1.1.1.3. Khái niệm Chèo
Có rất nhiều ý kiến khác nhau của các nhà nghiên cứu khoa học đƣa ra
định nghĩa về Chèo:
Chèo là một sự tích “hát” và “diễn” trên sân khấu với sự cộng tác của
một dàn nhạc đệm.
Xếp cạnh các loại hình nghệ thuật sân khấu tƣơng tự, Chèo có thể
đem so sánh với loại nhạc kịch Âu Tây. Nhạc kịch không dùng đối thoại
hoặc chỉ xen đối thoại vào những đoạn phụ thuộc. Chèo cũng vậy, các tài tử
trên sân khấu khơng nói với nhau theo giọng nói thƣờng mà chỉ đối đáp trên
những “điệu”, những “làn” thích hợp. Nếu thỉnh thoảng trong vở có xen
thêm một vài mẩu đối thoại (thƣờng rất ngắn) thì cách diễn tả cũng khơng
đúng hẳn lời nói tự nhiên, mà là cách nói đặc biệt (nói đệm, nói sử, nói giáo
đầu…), trong đó luật âm thanh (trầm. bổng, khoan, mau) phải đƣợc coi trọng
nhƣ đối với bản hát.

Chỗ khác nhau (về phƣơng diện hình thức và kỹ thuật cấu tạo) giữa
Chèo và nhạc kịch: Nhạc Kịch là một nhạc phẩm sân khấu gồm một số nối
tiếp những khúc nhạc, hình thức là những điệu riêng cho sân khấu, khuôn khổ
quy định chặt chẽ (tự tình, giao duyên, đối xứng, đơn ca, đồng ca, hợp xƣớng,
ca vũ khúc…). Cơng việc chính của ngƣời soạn nhạc ở đây là sáng tác phần
âm nhạc (gồm các giai điệu, hợp điệu, phụ xƣớng, phụ tấu) cho phần văn
chƣơng của vở kịch đã soạn sẵn (thƣờng dƣới hình thức các thể thơ). Nhƣ
vậy, mỗi một nhạc kịch xét về phƣơng diện âm nhạc là một sáng tác mới, với


12
một vở viết ra nhạc sĩ có thể soạn nên nhiều nhạc kịch bằng cách thay đổi
phần âm nhạc của vở đó.
Chèo thì khơng thế, ngƣời soạn vở Chèo khơng sáng tác nên những giai
điệu mới. Bằng một số “làn” thuộc lịng, sẵn có, ngƣời soạn Chèo chỉ làm
cơng việc lựa chọn những làn điệu thích hợp với từng đoạn theo cốt truyện và
sửa đổi, thêm bớt hoặc viết lại hẳn phần lời ca hợp với vai trò hay với tình tiết
của sự tích đem đi biểu diễn. Nhƣ vậy, đứng về phƣơng diện âm nhạc một vở
Chèo mới chƣa phải là một sáng tạo mới.
Chèo là một sản phẩm nghệ thuật sân khấu nảy sinh phát triển từ nền
ca vũ nhạc dân tộc và những sinh hoạt văn hóa dân gian.
Chèo là biến âm của “Trào” sau gọi lệch đi là Chèo. Chèo gắn với động
tác chèo thuyền tồn tại trong đời sống và trong tín ngƣỡng phong tục lâu đời
của ngƣời Việt. Chèo đi ra từ nghi lễ tơn giáo cổ xƣa.
Tựu chung lại thì chèo đƣợc hiểu là: loại hình nghệ thuật tổng hợp bắt
nguồn từ kho tàng văn nghệ dân gian, lấy ca dao, dân vũ làm nền tảng, thể
hiện sự hợp tác lý thú giữa văn hóa cổ điển và dân gian (GS. Trần Bảng).
1.1.2. Lịch sử hình thành và đặc điểm nghệ thuật sân khấu Chèo
truyền thống
1.1.2.1. Lịch sử hình thành nghệ thuật sân khấu Chèo truyền thống

Kinh đơ Hoa Lƣ (Ninh Bình) là đất tổ của sân khấu Chèo, ngƣời sáng
lập là bà Phạm Thị Trân, một vũ ca tài ba trong hoàng cung nhà Đinh vào thế
kỷ X, sau phát triển rộng ra đồng bằng Bắc Bộ. Địa bàn phổ biến từ Nghệ Tĩnh trở ra.
Đồng bằng châu thổ sông Hồng luôn là cái nôi của nền văn minh lúa
nƣớc của ngƣời Việt. Mỗi khi vụ mùa đƣợc thu hoạch, họ lại tổ chức các lễ
hội để vui chơi và cảm tạ thần thánh đã phù hộ cho vụ mùa no ấm. Từ thiên


13
niên kỷ thứ nhất trƣớc công nguyên, họ đã biết biểu diễn các vở chèo đầu tiên
trên sân đình. Nhạc cụ chủ yếu của Chèo là trống chèo. Chiếng trống là một
phần của văn hóa cổ Việt Nam, ngƣời nơng dân thƣờng đánh trống để cầu
mƣa và biểu diễn chèo.
Chèo bắt nguồn từ âm nhạc và múa dân gian, nhất là trò nhại từ thế kỷ
X. Qua thời gian, ngƣời Việt đã phát triển các tích truyện ngắn của Chèo dựa
trên các trò nhại này thành các vở diễn trọn vẹn dài hơn. Sự phát triển của
Chèo có một mốc quan trọng là thời điểm một binh sỹ quân đội Mông Cổ đã
bị bắt ở Việt Nam vào thế kỷ XIV. Binh sỹ này vốn là một diễn viên nên đã
đƣa nghệ thuật Kinh kịch của Trung Quốc vào Việt Nam. Trƣớc kia Chèo chỉ
có phần nói và ngâm các bài dân ca, nhƣng do ảnh hƣởng của nghệ thuật do
ngƣời lính bị bắt mang tới, Chèo có thêm phần hát.
Vào thế kỷ XV, vua Lê Thánh Tông đã không cho phép biểu diễn
Chèo trong cung đình do chịu ảnh hƣởng của Đạo Khổng, Chèo trở về với
nông dân, kịch bản lấy từ truyện viết bằng chữ Nôm.
Tới thế kỷ XVIII, hình thức Chèo đã đƣợc phát triển mạnh ở vùng
nông thôn Việt Nam và tiếp tục phát triển, đạt đến đỉnh cao vào cuối thế kỷ
XIX. Những vở nổi tiếng nhƣ: Quan Âm Thị Kính, Lƣu Bình – Dƣơng Lễ,
Kim Nham, Trƣơng Viên… xuất hiện trong giai đoạn này.
Đến thế kỷ XIX, Chèo ảnh hƣởng của Tuồng, khai thác một số tích
truyện nhƣ Tống Trân, Phạm Tải, hoặc tích truyện Trung Quốc nhƣ Hán Sở

tranh hùng.
Đầu thế kỷ XX, Chèo đƣợc đƣa lên sân khấu thành thị trở thành Chèo
văn minh. Có thêm một số vở mới ra đời dựa theo các tích truyện cổ tích,
truyện Nơm nhƣ Tơ Thị, Nhị Độ Mai.


14
1.1.2.2. Đặc điểm nghệ thuật sân khấu Chèo truyền thống
 Nội dung của Chèo
Không giống Tuồng chỉ ca tụng hành động anh hùng của các giới
quyền quý, Chèo còn miêu tả cuộc sống bình dị của ngƣời dân nơng thơn.
Nhiều vở Chèo còn thể hiện cuộc sống vất vả của ngƣời phụ nữ sẵn sàng hy
sinh bản thân vì ngƣời khác. Nội dung của các vở Chèo lấy từ những truyện
cổ tích, truyện Nơm; đƣợc nâng lên một mức cao bằng nghệ thuật sân khấu
mang giá trị hiện thực và tƣ tƣởng sâu sắc. Trong Chèo, cái thiện luôn thắng
cái ác, các sỹ tử tốt bụng, hiền lành, luôn đỗ đạt, làm quan cịn ngƣời vợ thì
tiết nghĩa, cuối cùng sẽ đƣợc đồn tụ với chồng.
Các tích trị chủ yếu lấy từ truyện cổ tích, truyện Nơm; ca vũ nhạc từ
dân ca dân vũ; lời thơ chủ yếu là thơ dân gian. Lối Chèo thƣờng diễn những
việc vui cƣời, những thói xấu của ngƣời đời nhƣ các vai: thầy mù, hƣơng
câm, đồ điếc, Quan Âm Thị Kính. Ngồi ra Chèo cịn thể hiện tính nhân đạo
nhƣ trong vở “Trƣơng Viên”.
Chèo ln gắn với chất "trữ tình", thể hiện những xúc cảm và tình cảm
cá nhân của con ngƣời, phản ánh mối quan tâm chung của nhân loại: tình yêu,
tình bạn, tình thƣơng.
 Nhân vật Chèo
Nhân vật trong Chèo thƣờng mang tính ƣớc lệ, chuẩn hóa và rập khn.
Tính cách của các nhân vật trong Chèo thƣờng không thay đổi với chính vai
diễn đó. Những nhân vật phụ của Chèo có thể đổi đi và lắp lại ở bất cứ vở
nào, nên hầu nhƣ khơng có tên riêng. Có thể gọi họ là thầy đồ, phú ông, thừa

tƣớng, thƣ sinh, hề v.v...Tuy nhiên qua thời gian, một số nhân vật nhƣ Thiệt
Thê, Thị Kính, Thị Mầu, Súy Vân đã thốt khỏi tính ƣớc lệ đó và trở thành
một nhân vật có cá tính riêng.


15
Diễn viên đóng Chèo nói chung là những ngƣời khơng chuyên, hợp nhau
trong những tổ chức văn nghệ dân gian gọi là phƣờng chèo hay phƣờng trò…
Đặc điểm nổi bật của Chèo là sự xuất hiện của yếu tố hài qua nhân vật
hề tạo nên giá trị thẩm mĩ độc đáo. "Hề" là một vai diễn thƣờng có trong các
vở diễn chèo. Anh hề đƣợc phép chế nhạo thoải mái cũng nhƣ những anh hề
trong cung điện của vua chúa Châu Âu. Các cảnh diễn có vai hề là nơi để cho
ngƣời dân đả kích những thói hƣ tật xấu của xã hội phong kiến hay kể cả vua
quan, những ngƣời có quyền, có của trong làng xã. Có hai loại hề chính bao
gồm: hề áo dài và hề áo ngắn.
Hề áo ngắn (hề tích cực) đại diện cho những ngƣời lao động tích cực
nghèo khổ, địa vị thấp kém nhƣng thông minh đứng lên trên quan điểm của
nhân dân để phê phán giai cấp thống trị tiêu biểu nhƣ: hề mồi, hề gậy, mẹ mõ,
lính canh…
Hề áo dài đại diện cho tầng lớp trên: quan lại, hào lý, thầy đồ, thầy bói
… họ tự bộc lộ bản chất tham lam ngu ngốc giả dối.
 Kĩ thuật kịch
Chèo là loại hình nghệ thuật tổng hợp các yếu tố dân ca, dân vũ và các
loại hình nghệ thuật dân gian khác ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nó là hình thức
kể chuyện bằng sân khấu, lấy sân khấu và diễn viên làm phƣơng tiện giao lƣu
với cơng chúng, và có thể đƣợc biểu diễn ngẫu hứng. Sân khấu Chèo dân gian
đơn giản, những danh từ Chèo sân đình, chiếu Chèo cũng phát khởi từ đó.
Đặc điểm nghệ thuật của Chèo bao gồm yếu tố: kịch tính, kỹ thuật tự
sự, phƣơng pháp biểu hiện tính cách nhân vật, tính chất ƣớc lệ và cách
điệu. Ngơn ngữ Chèo có những đoạn sử dụng những câu thơ chữ Hán, điển

cố, hoặc những câu ca dao với khn mẫu lục bát rất tự do, phóng khoáng
về câu chữ.


16
Chèo khơng có cấu trúc cố định năm hồi nhƣ trong sân khấu Châu Âu
mà các nghệ sĩ tham gia diễn Chèo thƣờng ứng diễn. Do vậy, vở kịch kéo dài
hay cắt ngắn tùy thuộc vào cảm hứng của ngƣời nghệ sĩ hay địi hỏi của khán
giả. Khơng giống các vở opera buộc các nghệ sĩ phải thuộc lòng từng lời và
hát theo nhạc trƣởng chỉ huy, nghệ sĩ Chèo đƣợc phép tự do “bẻ làn”, “nắn
điệu” để thể hiện cảm xúc nhân vật.
 Âm nhạc trong Chèo
Nói tới đặc trƣng của nghệ thuật Chèo ngƣời ta thƣờng nghĩ ngay tới
tính chất cách điệu của nó. Dĩ nhiên cịn nhiều yếu tố khác nữa, nhƣng tính
chất cách điệu theo lối Chèo đƣợc xem nhƣ yếu tố bao trùm và nổi bật để
nhận diện và phân biệt Chèo với các môn nghệ thuật khác. Chính từ ý nghĩa
đó danh xƣng Chèo có lúc biến thành tính từ để chỉ tính chất một cử chỉ, một
giọng nói, một cách ứng xử có phần khác thƣờng với đời sống thƣờng nhật,
mang một vẻ rất riêng.
Chèo – suy cho cùng là một dạng ca kịch đặc thù Việt Nam lấy âm
nhạc làm phƣơng tiện chủ yếu. Tuy vậy vẫn còn quan niệm đơn giản cho rằng
phần âm nhạc của nó chỉ biểu hiện qua các làn điệu hát (bao gồm cả các làn
điệu hát – nói nhƣ lối nói sử, nói chênh, nói lệch, nói lối, nói đếm, kể hạnh…)
mà khơng chú tâm tới tính âm nhạc của lối nói thƣờng chiếm lĩnh một thời
lƣợng lớn trong tiến trình Chèo.
Âm nhạc trong Chèo biểu thị qua ba hình thức: hát, hát – nói và nói.
Ngồi ra cịn ở những trạng thái khơng lời khác.
Về Hát, đƣợc biểu hiện qua các điệu nhƣ Sa lệch, Đƣờng trƣờng, Vãn,
Sắp… với những giai điệu và tiết tấu đƣợc định hình thành những bài bản cố
định nhằm mơ tả một trạng thái tâm lý, một tình huống nào đó mang những

sắc thái riêng biệt.


17
Về loại Hát – nói, biểu hiện qua các làn nhƣ vỉa, ngâm, nói sử, nói
chênh, nói lệch, nói lối… là những phƣơng tiện tạo nên hơi Chèo. Loại này
thƣờng khơng định hình nghiêm ngặt nhƣ các điệu hát, mà tiến hành giai điệu
một cách tự do về tiết tấu dựa trên sự dẫn dắt của lời thơ, thƣờng dùng trong
những trƣờng hợp: đối cảnh sinh tình, suy tƣ, gợi cảm hoặc bắc cầu nối vào
những điệu hát mang tính chất riêng biệt.
Hình thức biểu hiện thứ ba của âm nhạc Chèo là Nói. Nói trong Chèo
là một phƣơng tiện biểu hiện rất phong phú và đa dạng, bao gồm cách nói của
ngƣời trung, kẻ nịnh, của vai chín, vai hề, của lão say, tiên ông, của mục
đồng, tiểu tốt… lại có cả cái trang trọng của vua, cái thâm trầm hiền sĩ, cái
yểu điệu thục nữ, cái dân dã thôn làng, cái oai phong tƣớng sĩ… Tất cả đƣợc
phủ lên một sắc thái âm nhạc rất tinh tế, hình thành nên lối nói Chèo – một
trong những nét đặc trƣng quan trọng nhất của ngôn ngữ, thi pháp thể loại.
Với một cách nhìn thấu đáo thì nghệ thuật nói trong Chèo hàm chứa đủ cả
những thành tố của ngôn ngữ âm nhạc nhƣ độ cao thấp (cao độ), độ dài ngắn
(trƣờng độ), độ mạnh nhẹ (cƣờng độ) và độ tối sáng, thuận nghịch mang tính
kịch rõ nét.
Thanh điệu tiếng Việt đƣợc tạo thành bởi các cung bậc: thanh huyền,
sắc, hỏi, ngã, nặng mang tính âm nhạc cao. Văn trong Chèo lại là văn biền
ngẫu có cấu trúc vần điệu cân đối cùng với văn vần, lục bát và các biến thể
thơ khác đã tạo nên một sự cách điệu mang tính âm nhạc trong sự diễn đạt lời
nói thơng thƣờng trong q trình kể chuyện của Chèo. Đó là điểm khác biệt
lớn giữa Chèo với thể loại kịch nói. Cách nói của kịch gần với lối nói thơng
thƣờng trong đời sống. Cịn cách nói Chèo lại nhƣ đƣợc phủ lên một tấm màn
nhung mƣợt mà thấm đậm chất nhạc, chất thơ. Yếu tố cao độ của âm nhạc
đƣợc chỉ định bởi dấu giọng của lời thơ, lại đƣợc phát ra trong một giọng

nhạc ở độ cao nhất định đã tạo nên cái “hơi nhạc” của tiến trình Chèo. Nếu


18
ngƣời diễn khơng “bám” đƣợc vào cái hơi giọng đó thì rất khó bắt vào các làn
hát và sẽ có hiện tƣợng lạc giọng, ngang cung.
 Nhạc cụ trong Chèo
Dàn nhạc Chèo đóng vai trị quan trọng cho biểu diễn và ca hát của
diễn viên. Vì vậy thành phần các nhạc cụ dàn nhạc tƣơng đối phong phú. Dàn
nhạc Chèo gồm có các nhạc cụ gõ và các nhạc cụ ti, trúc nhƣ sau:
- Nhạc gõ có trống đế, trống cơm, trống ban, trống bộc, trống cái, mõ,
thanh la, chuông, tiu, sảnh, não bạt, sinh tiền.
- Nhạc ti trúc có: Nhị, hồ, nguyệt, tam, bầu, tam thập lục, tiêu, sáo.
Tuỳ vào các tình huống của câu chuyện kịch mà ngƣời ta sử dụng nhạc
cụ khác nhau cho phù hợp.Nhƣng hầu nhƣ trong một vở chèo bao gồm những
nhạc khí chủ yếu là trống,bộ gõ đầy đủ có trống cái, trống con, trống cơm,
sênh, thanh la, mõ và hai loại nhạc cụ dây là đàn nguyệt và đàn nhị, sáo.
 Sân khấu Chèo
Trƣớc đây Sân khấu chèo đơn giản tất cả việc đời diễn ra trên chiếc
chiếu trải giữa sân đình. Sân khấu chống bốn mặt, khán giả quây quần bốn
phía xem chèo. Có khi thì hậu trƣờng phân biệt với sân khấu đƣợc đặt vào
một cổng làng hay dƣới mái tam quan và nhƣ vậy thì hậu trƣờng là sau cánh
cửa, và sân khấu chỉ có một mặt quay ra khán giả, phơng cảnh khơng hề có,
vài chiếc hịm đựng đồ, lúc diễn đƣợc đem dùng để bố trí khung cảnh, khi là
ngai vàng nhà vua khi là quả núi… có khi ngƣời ta dàn cảnh một cách rất kì lạ
ví dụ tƣợng Phật trong vở “Quan Âm Thị Kính” thì lấy ngƣời đóng giả. Khi
hết màn thì tƣợng cứ việc đứng dậy mà đi vào.Trong quá trình phát triển và
cách tân ngày nay Chèo đƣợc biểu diễn trên sân khấu chuyên nghiệp.
 Múa trong Chèo
Ngoài âm nhạc, nghệ thuật cơ bản trong các vai của diễn viên Chèo còn

là múa. Những nghệ nhân lớp trƣớc thƣờng nói rằng: “Múa là hình tƣợng đẹp


19
đẽ của nội tâm”. Điệu múa trong Chèo khơng hồn tồn mang tính trừu tƣợng
và tƣợng trƣng, ƣớc lệ nhƣ một số loại hình nghệ thuật thơng thƣờng khác bởi
lẽ nguồn gốc của nó là những hình ảnh sinh hoạt, lao động ở nông thôn.
Những điệu múa trong Chèo là những điệu múa dân tộc.Nguồn gốc của các
điệu múa trong Chèo là múa dân gian ngày xƣa, múa rƣớc kiệu, múa cơ đào ở
cửa đình và nhất là các điệu múa trực tiếp xuất phát từ sinh hoạt lao động.
Các động tác cơ bản của các điệu múa trong Chèo bắt nguồn từ các động tác
lao động nhƣ cấy lúa, quay tơ, dệt vải, chèo đò, khâu áo…Khi sân khấu Chèo
có nhân vật vua quan thì múa Chèo vay mƣợn một số yếu tố múa Tuồng để
thể hiện những nhân vật vua quan văn võ, những cuộc đao binh. Tuy trong
Chèo các điệu múa đã đƣợc cách điệu hóa nhiều nhƣng chúng vẫn mang
phong thái dân tộc ở những bƣớc đi, ở bàn tay múa, ở chiếc quạt trên tay diễn
viên khi mở khi khép uyển chuyển linh hoạt.
 Phân loại Chèo
Hiện nay loại hình nghệ thuật sân khấu Chèo có khoảng trên 200 làn
điệu.Các điệu ca khúc chính trong Chèo là những làn điệu dân tộc nhƣ: nói
sử, hát cách, hát vãn, hát làn thảm… Và trong số làn điệu dần dần đƣợc đƣa
thêm vào Chèo thì các làn dân ca đƣợc “chèo hóa” chiếm đại đa số. Các điệu
ca khúc của Chèo cũng nhƣ các làn dân ca “ chèo hóa” đều là những điệu
nhạc vang lên từ đồng ruộng, xóm làng.Trong đó chia ra thành 4 loại chính:
Chèo sân đình, Chèo cải lƣơng, Chèo chải hê, Chèo hiện đại.
 Chèo sân đình
Chèo sân đình chính là Chèo dân gian truyền thống, chỉ biểu diễn trong
các dịp hội làng, lễ tết ở sân đình. Sân khấu của Chèo là sân đình rộng lớn,
phƣờng Chèo biểu diễn ngay trƣớc tiền đình. Xƣa kia phƣờng Chèo do một
ơng trùm cầm đầu đi diễn ở các thôn, xã. Mỗi phƣờng Chèo chỉ khoảng mƣơi



20
mƣời lăm ngƣời kể cả nhạc công mà bộ gõ chiếm vị trí quan trọng. Ngƣời
đóng trị gồm đào, kép, lão, mụ, hề. Có khi chỉ cần một đào, một kép, một hề
xuất sắc là nổi đình nổi đám. Tính chất ƣớc lệ của sân khấu Chèo không chỉ
thể hiện ở diễn xuất mà cả về trang trí. Chẳng có phơng màn chỉ có một tấm
vải nhuộm màu ngăn đơi buồng trò và sàn diễn. Hai chiếc chiếu trải ở giữa,
khán giả ngồi vây ba mặt. buổi diễn thƣờng mở đầu bằng điệu hát vỡ nƣớc,
một hồi trống rung lên, một ngƣời ra giáo đầu, buổi diễn kết thúc có hát vãn
trị và trống dã đám. Chèo cổ cịn có tên gọi khác là "trị nhời". Ngồi việc
biểu diễn ở sân đình lúc hội hè, đình đám, các gánh Chèo còn đƣợc mời hát ở
các đám cƣới, đám khao.
Mặc dù vậy, phƣờng Chèo vẫn là một gánh hát không chuyên. Ở đó,
ngƣời nghệ sĩ khơng lấy hát Chèo làm nguồn sống chính. Diễn viên Chèo vẫn
là nhà nơng và chỉ đi hát theo mùa hay khi có dịp. Nguồn sống chính của họ
vẫn trơng vào lao động sản xuất nơng nghiệp ở thôn quê. Một số ngƣời khác
là thợ mộc, hay ngƣời bn bán cũng có thể tham gia phƣờng Chèo. Vùng đất
tổ xƣa, cũng có lúc đã hình thành phƣờng Chèo chuyên nghiệp nhƣ các
phƣờng Bồ Điền, Bàn Mạch, Tuân Chỉnh (ở Vĩnh Lạc), Cao Phong (ở Lập
Thạch)... nhƣng rồi các phƣờng ấy cũng chẳng tồn tại đƣợc lâu bởi chỉ dựa
vào lệ đánh bạc gây quỹ. Các phƣờng Chèo ở vùng đất tổ Vĩnh Phú đều thờ
ông tổ sƣ Chèo Đơng Phƣơng Sóc.
Mỗi phƣờng có một tƣợng nhỏ Đơng Phƣơng Sóc bằng gổ để mộc,
khơng tơ vẽ, đặt trong một hộp gỗ nhỏ, do trùm phƣờng cất giữ rất cẩn thận.
Phƣờng Chèo gồm một số ngƣời cùng thôn hay cùng một làng xã. Phần nhiều
có họ hàng với nhau. Vào mùa diễn, các phƣờng lên đƣờng rất đơn giản, nhẹ
nhàng. Tồn bộ y phục, trang trí, đạo cụ để gọn vào một đơi hịm do một
ngƣời gánh bởi hát Chèo cổ không cần phông màn.



21
Chèo sân đình diễn theo lối ƣớc lệ, cảnh trí chỉ đƣợc thể hiện theo ngôn
ngữ, động tác cách điệu của diễn viên. Đạo cụ của ngƣời diễn hay sử dụng là
chiếc quạt.
Trên đƣờng xâm nhập ngày càng sâu vào mọi mặt sinh hoạt đời thƣờng
của bà con thơn xóm, những ngƣời làm Chèo đã nhanh chóng kịp thời chuyển
địa điểm diễn qua sân đình, từ lịng đình hoặc thềm đình quay ra ba phƣơng
sáu hƣớng, lấy đấy làm khán trƣờng ngồi trời rộng rãi phóng khống; cứ thế,
dần hình thành cả loạt nguyên tắc kịch thuật linh hoạt độc đáo, mà nhiều nhà
chuyên môn gọi là sân khấu ba mặt.
Trong Chèo cổ, cái cƣời chiếm thời gian dài, chú ý phản ánh những
thói hƣ tật xấu của đời thƣờng, điều đó làm cho tính xã hội của Chèo ngày
mỗi nổi đậm về sau. Nổi bật hơn cả là lớp việc làng chỉ bằng nói thƣờng, nói
lối, nói rao, "ngâm thơ", với đủ thành phần nhân sự của bộ máy chính quyền
cơ sở đại diện cho pháp luật, tập tục, đạo lý, tôn giáo, bị vạch mặt thật ê chề.
Chèo sân đình q trình thu hút hịa nhập số loại hình dân ca, dân vũ,
diễn xƣớng và trị diễn dân gian làm thành bản thân nghệ thuật chèo, mà thực
tế diễn xuất của số vở truyền thống còn hằn rõ dấu vết. Chèo từ loại Giáo phát
triển thành có tích, có nhân vật, từ đấy du nhập, chuyển biến các loại hát bỏ
bộ (trong sinh hoạt hát Xoan, hát Dậm, hát Dơ...), các loại hát nói(trong hát Ả
đào, hát Văn, hát Xẩm...), kết hợp với số động tác trong múa (hát) chèo đị,
múa (hát) cửa đình (các khn múa bàn tay, múa lƣợn ngón, múa cánh tay,
múa mâm đên, múa qnạt, múa cờ…), với cả những trị nói mặt, trị trình nghề
vốn rất phổ biến trong những hội làng, đánh dấu từng mức trình độ sáng tạo
và thƣởng ngoạn nghệ thuật của đồng bào từng vùng. Quá trình tìm cách thể
hiện các tích mới, nhân vật mới, tình huống mới, nghệ nhân đã vay mƣợn các
loại dân ca, dân vũ trị diễn dân gian và "chèo hố" chúng dần cho tới khi
thành thủ pháp của vốn nghề nhà.



22
Nhƣ vậy, Chèo sân đình hình thành ngơn ngữ nghệ thuật ngay khi
thành hình và phát triển kịch chủng, là đã lƣu ý nhiều đến số lớp trò chuyên
dùng, xếp cạnh số lớp trị đa dùng. Trong đó, âm nhạc giữ vai trị rất quan
trọng. Nói cách khác, những gì làm ngƣời xem phân biệt Chèo với các kịch
chủng cùng nằm trong loại hình kịch hát dân tộc (Việt) nhƣ Tuồng, kể thêm
Cải lƣơng, chƣa nói ơpêra hay kịch nói, những cái lọt vào tai, hiện ra trƣớc
mắt ngƣời xem (dù là tâm tƣ tình cảm nhân vật hay khơng gian thời gian xảy
ra sự biến) chính là âm nhạc, gồm cả nhạc gõ, nhạc khí, và làn điệu qua nghệ
thuật biểu diễn của nhà nghề.
Do phải phụ thuộc hoặc chịu ảnh hƣởng nhiều ít của những biến thiên
văn hóa xã hội mỗi thời kỳ lịch sử mà từ Lý Trần về trƣớc, nhạc dân gian và
nhạc cung đình, hịa hợp gần nhƣ là một. Sang đời Hậu Lê có lúc nhạc cung
đình hƣớng ngoại cố giữ vị trí chủ lƣu, song không bao lâu cũng chịu bất lực
để "tục nhạc" (trong đó có nhạc Chèo) bùng lên, ùa tràn vào các lễ nghi triều
miếu, bất chấp mấy lần vua Lê chúa Trịnh ra sắc chỉ cấm đoán ngăn chặn,
nhƣ từng chép ở “Ðại Việt sử ký”, “Vũ trung tuỳ bút”. Tới thế kỷ XIX, nhà
Nguyễn có lúc muốn thâu tóm tất cả những gì thuộc lễ nhạc về một mối, lập
hẳn một Thự, rồi một ban Hiệu Thƣ chuyên lo mà cũng chỉ cản trở chuyện đó
phần nào. Bởi Chèo sân đình nhờ bám chắc vào đời sống đơng đảo bà con và
các hội làng, nên dù ở hoàn cảnh nào cũng đƣợc nhân dân bù trì khích lệ mà
tồn tại và lớn dần đến ngày nay.
Con đƣờng gần 5 thế kỷ từ Chèo thuyền bản đến Chèo kiều, hoặc có
thể nói, từ trị nhà Phật (có thể gọi là Chèo sân chùa) chuyển sang Chèo sân
đình qua biết bao biến thiên văn hóa xã hội, chính trị đã để lại cho đời cả một
kho tàng nghệ thuật sân khấu dân tộc quý giá, đòi các thế hệ sau quan tâm bảo
tồn, kế thừa, phát huy và phát triển.



23

Sự hình thành khn diễn cho từng loại nhân vật hay cho từng nhân vật
cụ thể là cả một công trình nghệ thuật mang tính tập thể cao độ. Vì thế hình
tƣợng vai đóng đã hầu thành khn diễn chung trên đƣờng nét cơ bản đòi kẻ
đi sau phải cố gắng tuân thủ, nhất thể đối với số vai hay, vở diễn hay, đã đƣợc
giới nghề coi là vốn cũ truyền thống.
 Chèo cải lƣơng
Chèo cải lƣơng là một dạng Chèo cách tân do Nguyễn Đình Nghị khởi
xƣớng và theo đuổi để thực hiện từ đầu những năm 1920 đến trƣớc Cách
mạng tháng Tám 1945, theo xu hƣớng phê phán tính ƣớc lệ của Chèo cổ.
Chèo cải lƣơng đƣợc soạn thành màn, lớp, bỏ múa và động tác cách điệu
trong diễn xuất, xử lý những mơ hình làn điệu Chèo cổ, đƣa nguyên những
bài dân ca có sẵn vào bổ sung cho hát Chèo.
Trên phƣơng diện hình thức nghệ thuật, Chèo cải lƣơng tuyên ngôn cải
cách Chèo theo tinh thần tả thực của sân khấu phƣơng Tây. Có phơng màn,
bày biện cảnh trí để quy định khơng gian cụ thể.
Về trang phục thì nhân vật lên sân khấu đƣợc ăn mặc nhƣ ngồi đời,
ngƣời thì đầu quấn khăn lƣợt lỏng lẻo, quần lá tọa, áo cánh màu trắng cháo
lòng, chân lận giày mõm ngóe; ngƣời thì quần tây, áo vét màu vàng nhạt hoặc
trắng nhờ màu nếp, đầu đội mũ phớt tàng,chân mang giày đơ cu lơ…
Về biểu diễn thì Chèo cải lƣơng bỏ những lớp trò ƣớc lệ, bỏ hình thức
múa hoa tay, múa cổ tay.
Về âm nhạc, trong Chèo cải lƣơng du nhập nhiều loại dân ca, bài bản,
ca khúc Tây, Tàu không cần tùy thuộc vào bản chất, tính cách nhân vật. Các
làn điệu dân ca Bắc Bộ nhƣ cị lả, trống qn, hát ví, sa mạc, bồng mạc…
đƣợc đƣa vào vở diễn không cần phải “chèo hóa”. Ngồi ra ơng cịn chú ý sử
dụng các bản nhạc cổ nhƣ bình bán, hành vân, giao duyên



24
Còn về nội dung, Chèo cải lƣơng chú trọng vào việc răn đời, lấy lời ca,
giọng hát và tiếng cƣời tao nhã mà duy trì phong hóa và cảnh tỉnh thế đạo
nhân tâm”. Các vở diễn phê phán nghiêm khắc những kẻ cờ bạc, rƣợu chè,
nghiện hút...đề cao nhân phẩm, đề cao tình nghĩa bạn bè, bảo vệ gia đình, yêu
cầu sinh hoạt lành mạnh, làm ăn lƣơng thiện (Mảnh gƣơng nhân sự, Chữa
bệnh ghen, Lƣợng cả bao dung, Kiến nghĩa đƣơng vi...); lên án gay gắt lũ
tham quan ô lại, cƣờng hào cấu kết với nhau áp chế, bóp nặn ngƣời lƣơng
thiện một cách độc ác (Vụ án Hà thành), vẽ lên những ông thông, ông phán,
hào phú rƣợu chè, cờ bạc, hút xách, chơi bời... trƣớc sau sẽ chịu hậu quả xấu
xa, thảm hại, rồi nhờ mẹ hiền, vợ thảo, con khôn mà nhận ra sai trái, trở lại
với gia đình (Quá chơi nên nỗi, Say và tỉnh).
Thế giới nhân vật trong Chèo cải lƣơng là những chàng công tử ăn
chơi, những cô tiểu thƣ diêm dúa, gã trai đàn đúm say mê cờ bạc, hút xách
cho đến thằng ở, con sen, cô đầu, gái ăn sƣơng, thậm chí cả chú khách, tây
đen,... Họ sống cầu an hƣởng lạc với những khát vọng, thèm muốn rất tầm
thƣờng, thậm chí thấp hèn, dễ sa đà vào bẫy trụy lạc.
Do sự mở rộng đề tài mà bút pháp thể hiện của Nguyễn Đình Nghị có
sự giống và khác biệt so với bút pháp Chèo sân đình. Các vở diễn của ông
luôn luôn chú ý đến cốt truyện, đặc biệt quan tâm đến yếu tố bi và hài trong
một vở diễn. Ngôn ngữ kịch bản phần lớn viết theo các thể thơ, ít khi văn vần,
chen vào các đoạn nói thƣờng, biến ngẫu đối ý, đối vần... Ở điểm này tác giả
đã tiếp thu và cố gắng phản ánh trong tác phẩm của mình những tinh hoa của
nghệ thuật Chèo cổ. Tuy nhiên, cũng do sự mở rộng đề tài mà cách xây dựng
nhân vật cũng đƣợc mở rộng. Nhân vật trong các vở diễn của Nguyễn Đình
Nghị khơng phải chỉ là sự biểu hiện của nhân tình mà đã đƣợc đặt vào thế
thái. Bối cảnh xã hội tác động đến các nhân vật nhƣ là sự trình bày giải thích
ngun nhân của mỗi nhân tình.



×